Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ

Tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Sản phẩm đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu phát triển tương đối mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây.Tuy mới phát triển xong đồ gỗ Việt Nam đã thể hiện là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn và đóng góp góp quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.Liên tục trong các năm từ 2000 đến nay,kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã chiếm vị trí trong top 5 các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,trong đó thị trường chủ lực của mặt hàng này hiện nay là Hoa Kỳ.Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa phải là bền vững,giá trị gia tăng của mặt hàng này còn thấp.Thị trường đồ gỗ Việt Nam ở Hoa Kỳ còn được coi là rất trẻ, và xuất khẩu có xu hướng chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này trong nước gặp nhiều khó khăn.Trước những phân tích như trên em thấy cần thiết lựa chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ” để nghiên cứu. ài viết gồm có ba chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu đồ g...

doc58 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Sản phẩm đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu phát triển tương đối mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây.Tuy mới phát triển xong đồ gỗ Việt Nam đã thể hiện là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn và đóng góp góp quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.Liên tục trong các năm từ 2000 đến nay,kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã chiếm vị trí trong top 5 các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,trong đó thị trường chủ lực của mặt hàng này hiện nay là Hoa Kỳ.Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa phải là bền vững,giá trị gia tăng của mặt hàng này còn thấp.Thị trường đồ gỗ Việt Nam ở Hoa Kỳ còn được coi là rất trẻ, và xuất khẩu có xu hướng chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này trong nước gặp nhiều khó khăn.Trước những phân tích như trên em thấy cần thiết lựa chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ” để nghiên cứu. ài viết gồm có ba chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ Chương II: Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của GS.TS Hoàng Đức Thân đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành đề án này. Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1.1. Tầm quan trọng xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam 1.1.1 Khái niệm và các hình thức xuất khẩu hàng hóa 1.1.1.1 Khái niệm Trong chiến lược kinh doanh quốc tế,các doanh nghiệp cần phải xác định dược những yếu tố quan trọng mang lại thành công cho chiến lược của mình,một trong những yếu tố đó là cách thức xâm nhập thị trường. Xuất khẩu được coi là một hình thức xâm nhập thị trường ít rủi ro và chi phí thấp so với các hình thức khác. Có thể hiểu xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia,là hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế.Đó chính là việc bán hàng hóa , dịch vụ trong nước ra nước ngoài. (Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005) xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 1.1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu trực tiếp: là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Để thâm nhập thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu trực tiếp các Công ty thường sử dụng hai hình thức. Đại diện bán hàng: Là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hóa bán được. Trên thực tế, đại diện bán hàng họat động như là nhân viên bán hàng của Công ty ở thị trường nước ngoài. Công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước đó. Đại lý phân phối: Là người mua hàng hóa của Công ty để bán theo kênh tIêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi phân phối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường nước đã phân định và thu lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức bán hàng hóa, dịch vụ của Công ty ra nước ngoài thông qua trung gian ( thông qua người thứ ba ).Các trung gian mua bán hàng hóa này không chiếm hữu hàng hóa của công ty nhưng trợ giúp Công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài. Đại lí ( Agent ): Là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài. Đại lí chỉ thực hiện một công việc nào đó để nhận thù lao. Đại lí không chiếm hữu và sở hữu hàng hóa. Đại lí là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài. Công ty quản lý xuất khẩu ( Export Management Company ): Là các công ty nhận ủy thác và quản lí công tác xuất khẩu hàng hóa. Công ty quản lí xuất nhập khẩu hàng hóa là họat động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu nên là nhà xuất khẩu gián tiếp. Công ty quản lí xuất khẩu đơn thuần làm các thủ tục xuất khẩu và thu phí xuất khẩu. Bản chất của công ty xuất khẩu là làm các dịch vụ quản lí và thu được một khoản thù lao nhất định từ các họat động đó. Công ty kinh doanh xuất khẩu ( Export Tranding Company ): Là Công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng ngoài nước với các công ty trong nước để đưa hàng hóa ra nước ngoài tIêu thụ. Ngoài việc thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến xuất khẩu. Các công ty này còn cung ứng các dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại đối lưu. Thiết lập và mở rộng các kênh phân phối, tài trợ cho các dự án thương mại và đầu tư, thậm chí trực tiếp thực hiện sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó cho các sản phẩm ( ví dụ: bao gói, in ấn… ). Đại lí vận tải: Là các Công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như khai báo hải quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận và chuyên trở bảo hiểm. 1.1.2 Sự cần thiết xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam Việt Nam là một nước có thế mạnh về xuất khẩu những mặt hàng nông sản,trong đó ngành công nghiệp đồ gỗ có những lợi thể lớn có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế,góp phần không nhỏ vào tăng trưởng của đất nước.Sản phẩm đồ gỗ cũng là mặt hàng đang có xu hướng gia tăng cao với những đặc điểm sau đay. Có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đạt mức khá cao lên tới 54% trong giai đoạn 1994 – 1999, 7- 8%/năm trong những năm tới. Năm 2004, theo WTO, mức tiêu thụ toàn cầu về sản phẩm gỗ đạt con số kỷ lục là 180 tỷ USD với tăng trưởng 8%. Nhưng theo Liên Hợp Quốc ngay từ năm 2002, mức tiêu thụ đó thông qua nhập khẩu đã đạt được 200 tỷ USD. Đây được gọi là cơ hội lớn đối với nhà xuất khẩu. Đồ gỗ nội thất là mặt hàng tăng trưởng nóng trong những năm gần đây. Năm 2003 tăng 18% so với 2002, tức là gấp 2,2 lần so với kim ngạch của đồ gỗ thế giới, đạt giá trị kim ngạch 35 tỷ USD; năm 2004 lên đến 33%; dự báo 2005 có thể đạt 35%. Mua bán với quy mô lớn, mẫu mã, chủng loại sản phẩm rất đa dạng với khoảng 12.000 dạng khác nhau, ngày càng độc đáo và hấp dẫn, từ sản phẩm gỗ nguyên thô tới tinh chế. Các thị trường giao dịch chính là Mỹ, EU, Nhật Bản (chiếm tới 70% kim ngạch buôn bán gỗ toàn cầu). Mỹ, EU, Nhật Bản chuyển dịch nhanh từ những nước xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới thành trung tâm nhập khẩu thế giới. Cơ hội cho xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam rất lớn. 1.1.3. Vai trò của xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Từ năm 2002-2007, sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia vùng lãnh thổ. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lưc lớn thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giầy dép, và thủy sản.Kim ngạch xuất khẩu của nó đã tăng lên con số 2,8 tỷ USD trong năm 2008,đóng góp không nhỏ vào thu nhập quốc dân. 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tính đến hết năm 2007 Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình công nghiệp hóa đất nước.Việc thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng sản phẩm gỗ.Đồng thời thúc đẩy phát triển các ngành phụ trợ như vận tải, trồng rừng, sơn mài, đồ cơ khí, sơn, keo, các loại giấy,… Tạo ra nguồn vốn quan trọng thỏa mãn nhu cầu tích lũy và sản xuất nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do thu hút được nhiều DN FDI nên các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tiếp cận và đã áp dụng công nghệ chế biến gỗ hiện đại để sản xuất mặt hàng gỗ xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng. Ngoài các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU và Nhật, các sản phẩm gỗ Việt Nam đã và đang thâm nhập vào thị trường Đông Âu, Trung Đông và Nam Mỹ.Việt Nam nhập khẩu gỗ từ rất nhiều quốc gia trên thế giới,đồng thời thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng rất rộng lớn là 120 nước,thúc đẩy việc mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam,giúp giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Nâng cao mức sống của người dân,nhu cầu lao động của ngành gỗ rât lớn,về cơ bản cỏ thể tận dụng lao động phổ thông. Đồng Nai có khoảng 142 cơ sở tập trung ở TP Biên Hòa, huyện Trảng Bom, Xuân Lộc, số còn lại phân bố rải rác ở các huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ, Long Thành; tổng số lao động tham gia ngành nghề này là 768 người.. Doanh thu năm 2007 của ngành gỗ mỹ nghệ là 26,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động từ 900.000 - 1.800.000 đồng/người/tháng. Tại Bình Dương ngành chế biến gỗ cũng là một trong những ngành chiếm nguồn lao động nhiều nhất hiện nay.Theo Sở Thương mại - Du lịch, tổng số lao động trong ngành chế biến gỗ hiện nay lên đến 90.000, bình quân hàng năm lượng lao động cần cho ngành chế biến gỗ lên đến 10.000 - 12.000 lao động. Bình Định là cũng một trong 4 tỉnh, thành có hoạt động chế biến gỗ mạnh nhất nước .các cơ sở chế biến gỗ xuất khẩu đã thu hút khoảng 18.000 lao động ở các địa phương với mức thu nhập bình quân 1,6 triệu đồng/người/tháng. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đễn xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam Xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhưng bị đánh giá là thiếu bền vững,kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng giá trị gia tăng trong xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ chưa cao do nhiều yếu tố tác động. 1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường trong nước Đồ gỗ là mặt hành xuất khẩu còn mới do đó năng lực cung ứng sản phẩm gỗ cho xuất khẩu còn hạn chế phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp,trình độ công nghệ sản xuất chế biến, trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh và tay nghề của đội ngũ lao động đặc biệt phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. 1.2.1.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu Thực tế nguyên liệu gỗ ở Việt Nam không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ xuất khẩu. Từ sau 2001 với mục đích bảo vệ nguồn rừng tự nhiên của quốc gia, Chính phủ đã khống chế sản lượng gỗ khai thác và không thay đổi qua các năm là 300.000m3/năm.Bởi vậy, nguồn chính cung cấp gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam là 80% nhập khẩu từ nước ngoài. Theo tính toán của bộ công thương,hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận,trong 3 năm trở lại đây(2005-2007) thì cứ xuất khẩu được 2USD đồ gỗ thì doanh nghiệp phải bỏ ra 1USD để nhập khẩu gỗ nguyên liệu.Mặc dù trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ lên tới 2,8 tỷ USD nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ đã lên tới 1,4 tỷ USD và xu hướng của năm sau càng cao hơn nhiều năm trước..Năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 97 thị trường. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 4 thị trường lớn là Malaysia, Mỹ, Lào và Trung Quốc đạt mức trên 100 triệu USD, mức cao nhất từ trước đến nay, chiếm 49% trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của cả nước. Tuy nhiên nhiều nước như Lào, Myanma, Inđônêxia - vốn là bạn hàng cung cấp đồ gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam - nay đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô, nên ta phải nhập gỗ qua sơ chế, giá thành đắt,trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao.Mặc dù nguồn nguyên liệu gỗ không thiếu nhưng vì giá cả gỗ ở từng thị trường từng khu vực khác nhau, doanh nghiệp Việt Nam thì thiếu vốn không thể kham nổi giá nguyên liệu quá cao.Tiếp đó, khác với các mặt hàng khác. Gỗ là mặt hàng cồng kềnh nên chi phí vận chuyển khá tốn kém cần xem xét về yếu tố khoảng cách địa lí. Trong khi ấy, hiện tại và trong tương lai, chi phí vận chuyển đang và sẽ tiếp tục tăng cao. Vả lại, tình hình sản xuất ngày càng khó khăn, nhưng doanh nghiệp lại rất khó điều chỉnh tăng giá bán, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Biểu đồ kim ngạch xuất sản phẩm gỗ và nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ năm 2006 - tháng 10/2008 1.2.1.2 Vấn đề tài chính Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới từ đầu năm 2008 với nhiều biến động khó khăn phức tạp, nền kinh tế Mỹ vẫn suy yếu do những tác động tiêu cực của khủng hoảng tín dụng, bất động sản, đồng đô la Mỹ mất giá; tỷ lệ lạm phát tăng cao tại hầu hết các khu vực trên thế giới; giá nhiên liệu liên tục thay đổi. Những khó khăn chung của kinh tế thế giới tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung, các doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng. Năm 2008 nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị hạn chế do Chính phủ thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát và do sự thay đổi bất thường của thị trường thế giới. Những tháng đầu năm 2008, các doanh nghiệp chế biến gỗ gặp trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng, đặc biệt là ngoại tệ, trong khi lãi xuất cho vay tiền VNĐ cao và thời hạn vay chưa phù hợp với thực tế sản xuất xuất khẩu sản phẩm gỗ. Mặt khác, một số doanh nghiệp có khả năng tự huy động vốn thì các doanh nghiệp không thể mua ngoại tệ bằng đồng USD từ ngân hàng để nhập nguyên liệu. Một số doanh nghiệp đã buộc phải mua USD trên thị trường tự do và chấp nhận chịu thiệt do chênh lệch tỷ giá. Các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu rất thấp chỉ vào khoảng trên dưới 20%, trong khi đó nợ phải trả đến 70%. Phần lớn tài sản dưới dạng vốn lưu động là nguyên vật liệu dự trữ và thành phẩm trong kho chờ xuất bán hoặc sản phẩm đã giao nhưng chưa thu được tiền. Khoảng 300 doanh nghiệp FDI có quy mô lớn, tạo ra kim ngạch xuất khẩu chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước, còn lại hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước có quy mô nhỏ và vừa. Trong những năm qua, số lượng các cơ sở chế biến gỗ tăng lên không nhiều mà chủ yếu tăng công suất thiết kế. 1.2.1.3 Lực lượng lao động của ngành công nghiệp đồ gỗ Nhân lực là vấn đề lớn của ngành gỗ, việc thiếu cả công nhân lành nghề cùng cán bộ quản lý khiến cho hiệu quả sản xuất không cao, năng suất lao động thấp. Với quy mô khoảng 170.000 lao động trong 2000 nhà máy chế biến gỗ với tỷ lệ lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 3%, công nhân kỹ thuật gần 30%, số còn lại gần 70% chủ yếu là lao động phổ thông. Với yêu cầu thực tế hiện nay thì nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn cả ở bậc công nhân, kỹ sư. Theo tính toán của các chuyên gia, tuỳ theo quy mô nhà máy, năng lực sản xuất, số lượng kỹ sư có thể dao động trong khoảng 7-10% tổng số lao động phổ thông. Như vậy, với tổng số lao động hiện nay nhu cầu kỹ sư CBLS cần phải là 17.000. Với quy mô đào tạo hiện nay số lượng kỹ sư CBLS, công nhân kỹ thuật không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp. Ở hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu cán bộ quản lý, kỹ sư giỏi công nhân lành nghề, khiến cho năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất không cao. Điều này sẽ hạn chế sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực. Ngành gỗ Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị phần gỗ trên thế giới. Cụ thể, trong ngành chế biến gỗ, bình quân một người làm ra chưa được số sản lượng tương đương 10.000 USD/năm, trong khi ở Trung Quốc con số này đã là 15.000 USD/năm. Số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân chế biến gỗ Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của ngành, còn thiếu nhiều kỹ năng, trong đó chưa biết hoặc chưa được đào tạo về khả năng tận dụng thời gian thao tác, đứng máy, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu gỗ...Chính điều này khiến doanh nghiệp khó trả lương cao cho nhân viên để giữ chân họ.Do chưa có một trường đào tạo chuyên cho ngành gỗ nên số lượng công nhân có tay nghề rất hiếm, vì vậy đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp trễ hẹn giao hàng. Nguyên nhân cũng là do Việt Nam chưa có đủ các trường đào tạo dạy nghề, kế đến là sự phát triển của ngành khá nhanh trong 5-6 năm gần đây kéo theo nhiều nhà máy chế biến gỗ ra đời khiến cho Cung nhân sự không theo kịp Cầu. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp trong ngành không có khả năng tự huấn luyện lao động mà tập trung vào việc thu hút lao động lành nghề từ các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, việc ra đời nhiều máy móc chế biến gỗ hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải biết nhiều hơn về cơ giới, máy tính, kỹ thuật số...nên đòi hỏi người lao động phải được đào tạo liên tục, song việc này cũng không dễ cho các doanh nghiệp thực hiện. chính vì vậy nhân lực cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang trở thành nỗi bức xúc của nhiều doanh nghiệp. 1.2.1.4 Công nghệ chế biến gỗ còn lạc hậu Nhìn chung, có thể thấy rằng tình trạng máy móc thiết bị chế biến gỗ chưa được đầu tư đổi mới nhiều, còn lạc hậu,hiệu quả chưa cao,cụ thể công suất chế biến theo các loại thiết bị như sau: Thiết bị cưa xẻ gỗ và đồ gỗ sơ chế chiếm 30% tổng công suất chế biến, trong đó chủ yếu là máy cưa vòng, cưa đĩa, máy bào một mặt, máy xoi, khoan nằm... được chế tạo trong nước, chỉ có một số ít là của Pháp, Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Nga, Tiệp... Thiết bị đồ gỗ tinh chế hoàn chỉnh sản phẩm chiếm khoảng 50% tổng công suất chế biến gồm các máy bào 2, 3 hay 4 mặt, máy phay 1 hay 2 trục... Những năm gần đây, đa số các cơ sở nhập dây chuyền đồng bộ hoặc các thiết bị lẻ có chất lượng cao của Nhật, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc… Dây chuyền thiết bị sản xuất ván nhân tạo chỉ chiếm khoảng 20% tổng công suất chế biến. Một số dây chuyền tuy đồng bộ nhưng thuộc loại thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu. Những năm ngần đây,các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho công nghệ nhưng chưa đồng bộ và so với Trung Quốc,Malaysia …vẫn còn lạc hậu 1.2.2. Các nhân tố ngoài nước Ngoài những nhân tố thuộc về các điều kiện trong nước ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nước ta,ngành công nghiệp ngỗ Việt Nam cũng chịu những tác động của môi trường khu vực và thế giới. Sự gia tăng dân số thế giới (theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người vào năm 2020) và kinh tế tăng trưởng ở các quốc gia, khu vực sẽ làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng các nông, lâm sản nói chung và mặt hàng gỗ nói riêng. Điều này sẽ mở ra những cơ hội cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, hiện đang là ngành có thế mạnh của Việt Nam. Nằm trong khu vực sôi động của thị trường gỗ, đây là những thị trường không phải khó tính, mức bảo hộ thấp, điều này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận thị trường và tăng cường buôn bán các mặt hàng gỗ (kể cả sản phẩm gỗ và gỗ nguyên liệu) với các thị trường khác. Ngày nay,toàn cầu hóa kinh tế và hộ nhập kinh tế thế giới là xu hướng chung của tất cả các nước trên thế giới,việc mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các nước mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho ngành đồ gỗ nói riêng,và tìm kiếm các thị trường cung cấp nguyên liệu thuận tiện và giá cả phù hợp hơn. Một năm sau khi gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam được mở rộng tới hơn 120 nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,34 tỉ USD tăng hơn 30% so với năm 2006, các thị trường trọng điểm là Mỹ đạt kim ngạch 900 triệu USD, EU trên 600 triệu USD, Nhật Bản cũng đạt trên 300 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cũng đang tăng lên mạnh mẽ, ngoài ra còn các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác như Hàn Quốc, Canada cũng phát triển mạnh.Việt Nam gia nhập WTO hứa hẹn tăng trưởng mạnh hơn về nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường quốc tế cũng như được hưởng những điều kiện đối xử tối huệ quốc của tất cả các thành viên WTO, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, hàng rào thuế quan được cắt giảm, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp ngành chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất định như mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt với không ít đối thủ từ các nước thành viên có nền kinh tế phát triển, với trình độ kỹ thuật cao hơn, đã và đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ tại Việt nam với qui mô lớn. Tính đến nay, đã có hơn 400 doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư vào ngành công nghiệp Gỗ Việt Nam, chủ yếu là từ Đài Loan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Thuỵ Điển, Na Uy, Đan Mạch… Châu Á chiếm 50% trong tổng số 15,6 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Mỹ, 50% của con số 13 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ gia dụng của Anh và 90% kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Nhật (tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD). Gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã có những tác động đáng kể,khiến cho ngành công nghệp đồ gỗ cũng lao đao.Kinh tế khó khăn, thay vì sử dụng các mặt hàng cao cấp, người dân bắt đầu có xu hướng chuyển sang các sản phẩm phổ thông hơn.Hiện thị trường chính nhập khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn là Mỹ, Nhật Bản và EU. Riêng thị trường Mỹ kim ngạch giảm khoảng 35%. Thứ hai là các nhân tố luật pháp,các điều kiện quy định đối với sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu. Đồ gỗ xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi một số sắc thuế nhập khẩu, tập tục thương mại quốc tế, luật chống bán phá giá. Kể từ khi gia nhập AFTA và WTO, thuế nhập khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam vào các thị trường nằm trong khu vực này chỉ ở mức khoảng 3% nên rất cạnh tranh so với nhiều quốc gia lân cận khác. Ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cần biết và cẩn trọng đối với các đạo luật trong đó quy định những yêu cầu khắt khe như: Ngày 18/6/2008, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Nông nghiệp. Đạo Luật này sẽ tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh, phát triển xuất khẩu hàng đồ gỗ nội thất và các sản phẩm gỗ khác, hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ gỗ và các loại cây trồng của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Mỹ và EU cũng là hai thị trường đòi hỏi các nhà xuất khẩu đồ gỗ phải có chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khá khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng rừng trồng ở Việt Nam. 1.3. Thị trường đồ gỗ Mỹ Vị trí địa lý: Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại tây dương, phía tây là Bắc Thái bình dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô. Tổng diện tích: 9.629.091 km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.158.960 Km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2. Diện tích Hoa Kỳ bằng nửa Nga; bằng khoảng 3/10 Châu Phi; bằng khoảng nửa Nam Mỹ; rộng hơn Trung Quốc không đáng kể; và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần.Hoa Kỳ là nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới hiện nay. 1.3.1 Tổng quan về thị trường Mỹ 1.3.1.1 Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu. Theo Hội đồng phi lợi nhuận về Cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005, nước Mỹ đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Theo các cách tính toán khác nhau, GDP của Hoa Kỳ chiếm từ 20 đến 30% GDP thế giới.Trong giai đoạn từ 1983 đến 2004, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 20% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới. Quốc gia 2007 2008 Đến tháng 1-2008 Đến tháng 1-2009 % tăng hay giảm 2009 so với 2008 đơn vị 1.000 Dollars China 323.085.455 337.504.220 26.098.732 24.771.652 -5,1% Canada 312.504.524 334.839.564 26.383.659 17.290.425 -34,5% Mexico 210.158.774 216.328.394 17.061.847 12.364.585 -27,5% Japan 144.927.923 139.112.312 11.697.354 8.108.076 -30,7% Germany 94.416.170 95.827.932 6.932.057 5.095.385 -26,5% United Kingdom 56.872.782 58.418.616 4.379.184 3.132.344 -28,5% Saudi Arabia 35.284.462 54.282.804 3.254.241 2.069.126 -36,4% Venezuela 37.582.264 50.281.189 3.758.318 2.110.497 -43,8% Korea 45.368.319 46.687.424 3.733.896 3.618.706 -3,1% France 41.236.567 43.371.807 3.326.700 2.689.641 -19,1% Nigeria 32.525.048 38.236.166 3.076.587 778.594 -74,7% Taiwan 38.052.373 36.203.596 3.175.033 2.435.034 -23,3% Italy 35.020.484 36.015.168 2.929.716 2.182.326 -25,5% Ireland 30.292.123 31.298.138 2.133.209 2.244.411 5,2% Malaysia 32.754.722 30.633.426 2.761.276 1.811.800 -34,4% Cộng 1.470.081.992 1.549.040.758 120.701.809 90.702.602 -24,9% Các nước còn lại 472.780.946 541.441.997 42.109.300 31.773.379 -24,5% Tổng cộng 1.942.862.938 2.090.482.755 162.811.109 122.475.981 -24,8% Kim ngạch của các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ Với dân số: 290.809.777 (năm 2003), trong đó 21% ở độ tuổi 0 -14, 66,4% ở độ tuổi 15 - 64 và 12,6% ở độ tuổi trên 65. Tốc độ tăng dân số năm 2002 ước tính 0,89%. Nước Mỹ đứng thứ 10 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người mỗi năm (có điều chỉnh để phản ánh ngang giá sức mua ở các nước khác) - khoảng 43.500 đô-la trong năm 2006,dân Mỹ được xem là dân có mức tiêu dùng lớn nhất trong các nước có nền công nghiệp phát triển.Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc thì nếu sức tiêu dùng của các gia đình Nhật,EU là 1 thì của các gia đình Mỹ là 1,7. Chất lượng hành hóa nhập khẩu vào Mỹ rất linh hoạt.Dân Mỹ có mức sống rất đa loại ,nên có hệ thống cửa hàng cho người có thu nhập cao,cửa hàng cho người có thu nhập thấp.Chính vì vậy,hàng nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng,đa loại từ nhiều nước khác nhau,phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau,đồng thời cũng là thị trường có tính cạnh tranh cao. 1.3.1.2 Tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ Hoạt động nhập khẩu vào Mỹ chịu sự điều tiết bởi hệ thống luật chặt chẽ,chi tiết và chính phủ mỹ thông qua 5 cơ quan cơ bản để điều tiết nền ngoại thương của Mỹ.Để xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt hiệu quả cao,các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm được những vấn đề cơ bản sau về cơ chế quản lý của Mỹ đối với hàng nhập khẩu. Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào Mỹ: Luật thuế suất năm 1930,luật buôn bán năm 1974, hiệp định buôn bán năm 1979,Luật tổng hợp về buôn bán cạnh tranh năm 1988. Quy định đối với xuất xứ hàng nhập khẩu đưa vào Mỹ. Khi xuất khẩu sang Mỹ, muốn được hưởng thuế suất ưu đãi theo nước xuất xứ,luật Mỹ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ. Ngoài ra,nhãn hiệu hàng hóa phải được đăng kí tại cục hải quan Mỹ. Mỹ cũng có những quy định đối với từng mặt hàng cụ thể.Đối với sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu vào Mỹ phải đáp ững những điều kiện sau đây. Việc nhập khẩu hàng gỗ và gỗ nội thất phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chung như được xác định trong các bộ luật của các quy định liên bang (các văn bản nhập khẩu – 19 CRF 141; điều tra Hải quan – 19 CFR 151 và thuế Hải quan 19 CFR – 159). Mức thuế ở Mỹ nói chung là thấp. Đối với đồ gỗ thuộc mã HS 44, thuế quan thay đổi từ 0 đến 10,7%. Trên thực tế, thuế đánh vào gỗ dán cao nhất (8 và 10,7%). Thuế suất được áp dụng cho hàng gỗ nội thất (mã HS94) đa số là 0% và có một số mặt hàng đệm giường bằng lông vịt có mức thuế 9 và 13%. Cần có giấy chứng nhận xác nhận rằng các sản phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của gỗ. Quy định này do Văn phòng điều tra sức khỏe động thực vật ban hành tại các điều khoản của 7 CFR 300 và 7 CFR 319. Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng Luật dán nhãn và đóng gói hợp lý -15 CFR, mục 500-503 và những điều phù hợp sau đây Phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) về giám định tại cảng đến.Phù hợp với Luật liên bang về sâu bệnh ở cây. Phù hợp với quy định của Hội đồng thương mại Liên bang (FTC) và Hội đồng an toàn tiêu dùng (nếu là hàng tiêu dùng.Phù hợp với các quy định về lập hóa đơn (đối với một số hàng gỗ). Phù hợp với các quy định của FWS về giấy phếp nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu của nước xuất xứ, các quy định về tài liệu giao hàng và hồ sơ theo dõi (nếu là gỗ quý hiếm).Nhập vào cửa khẩu/cảng theo chỉ định của FWS và phù hợp với các quy định của FWS và Hải quan về việc thông báo hàng đến và giám định tại cảng đến (nếu thuộc loại quý hiếm). Nhập khẩu gỗ cây phải xin giấy phép của APHIS thuộc USDA.Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi nhãn (Marking) rõ ràng bê ngoài container tên và địa chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xác chủng loại gỗ. Phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng của Uỷ ban an toàn tiêu dùng (CPSC) về an toàn tiêu dùng.Đối với đệm: phù hợp với các tiêu chuẩn Underwriter’s Laboratory (UL), do CPSC quản lý. 1.3.2. Thị trường đồ gỗ Mỹ 1.3.2.1 Đặc điểm thị trường đồ gỗ Mỹ Mỹ là thị trường tiêu thụ mạnh đồ gỗ. Hàng năm, người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ khoảng 75 tỷ USD cho đồ gỗ. Chi tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng một cách đáng kể ở khắp các bang trên toàn nước Mỹ, trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu. Hiện tại bang California, Washinton là thị trường hàng gỗ và nội thất quan trọng nhất của Mỹ, Texas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất khẩu hàng gỗ và nội thất trên toàn thế giới. Không chỉ nhập khẩu, Mỹ cũng là nước xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hàng đầu thế giới và ngành công nghiệp gỗ của Mỹ cũng rất năng động. Tổng số các công ty chế biến gỗ ở Mỹ lên tới 86.000 công ty, trong đó có khong 19.000 công ty sản xuất gỗ, 53.000 công ty sản xuất đồ gỗ và 14.000 công ty chế tạo nội thất. Ngành công nghiệp gỗ của Mỹ rất chủ động trong việc xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 5-6 tỷ USD. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức độ năng động của ngành công nghiệp gỗ bị gim sút, nguyên nhân chủ yếu là vì hàng hoá Mỹ bị đội giá do giá lao động cao và tỷ giá đô la Mỹ ngày càng cao so với nhiều đồng tiền khác. 1.3.2.2 Nhu cầu và thị hiếu sản phẩm đồ gỗ Mỹ Người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu, màu sắc có tự nhiên hay không, họ cần hoàn thiện sản phẩm một cách chu đáo, phong cách trang trí đơn giản và màu sắc thích hợp, thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt, bả lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng. Phong cách trang trí đong một vai trò hết sức quan trọng để họ quyết định có nên mua hay không. Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. Hàng đồ gỗ chạm khảm hoa lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Mỹ, thậm chí những đường cong, đường uốn cũng phải được giảm thêỉu một cách tối đa. Trang trí chủ yếu là các đường thẳng chìm hoặc nổi và các nắm tay câm to hình tròn bằng gỗ hoặc bằng đồng. Tất cả đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn ghế, tủ áo quần, tủ đựng thuốc, tủ đựng đồ tắm, tủ đựng chăn, tủ trang điểm, khung gương… Một số sản phẩm rất được ưa chuộng gần đây là các loại tủ nhiều ngăn (4-6 ngăn) có tay cầm hình tròn, khung ảnh và khung gương to bản… Phân tích nhập khẩu của Mỹ cho thấy những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất là: bàn ghế bằng gỗ (chiếm 15% nhập khẩu của nhóm HTS94), phụ tùng ghế dùng cho xe cộ bằng kim loại (13%), đồ gỗ nhà bếp (8%), bàn nghế văn phòng (7%), gỗ tùng bách (39% nhập khẩu của nhóm HTS44). Theo ông Jeff Dilley, người biết rất rành về đồ gỗ Việt Nam, cũng là đại diện cho 4-5 tập đoàn lớn thu mua đồ gỗ nội thất khác ở Mỹ cho biết, người Mỹ xem đồ gỗ nội thất có mối quan hệ mật thiết với thời trang, vì thế khi có ý định mua họ thường chấm ngay sản phẩm nào tạo ra được ngẫu hứng bất chợt đối với họ. Đa phần người Mỹ thích kiểu dáng chuyển tiếp từ cổ điển sang hiện đại nhưng tiện dụng. Đồ gỗ trong nhà của người Mỹ không quá phô trương, cần hài hòa với vật dụng khác trong phòng, màu sắc không lòe loẹt, chói rực.Đặc biệt những sản phẩm có thể tháo ráp và thay đổi công dụng được ưa chuộng. Người giàu ở Mỹ thích sản phẩm gỗ kiểu cổ điển, thanh thoát, hoa văn hơi phức tạp, kiểu thế kỷ 18 hoặc mang vóc dáng châu Âu.  1.3.2.3. Những nhà cung cấp của thị trường đồ gỗ Mỹ. Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên có sự cạnh tranh rất ác liệt. Nước có lao động rẻ như Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị phần lớn nhất xuất khẩu vào Mỹ, Canada đứng thứ 2. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, năm 2007 Đồ gỗ Việt Nam hiện đứng thứ năm trong top 5 các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, sau Trung Quốc (chiếm 49% thị phần đồ gỗ tại Mỹ), Canada (15%), Mehico (14%), Italia (3%), Việt Nam (2%)… Riêng 5 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ đã chiến đến 80% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của quốc gia này. 1.3.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Mỹ. Từ quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ Trước năm 1994, buôn bán giữa Việt Nam và Mỹ không đáng kể, chỉ một vài trăm nghìn USD, chủ yếu do Mỹ thực hiện cấm vận đối với Việt Nam. Từ năm 1995, sau khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ được thiết lập, xuất khẩu của Việt Nam đã vượt lên, đạt 170 triệu USD; Mỹ đứng thứ 8 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Từ năm 2000, đặc biệt từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết và thực thi, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng lên với tốc độ rất cao và Mỹ trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu hàng hóa của Việt Nam. Năm 2000 đạt 733 triệu USD và Mỹ vượt lên đứng thứ 6; Năm 2001 đạt 1.065 triệu USD và Mỹ vượt lên đứng thứ 3; Năm 2002 đạt 2.453 triệu USD và Mỹ vượt lên đứng thứ 3; Năm 2003 đạt 4.554 triệu USD và Mỹ vượt lên đứng thứ 1; Năm 2004 đạt 5.275 triệu USD và Mỹ tiếp tục đứng thứ 1; Xuất khẩu năm 2004 đã gấp 55,6 lần năm 1994, bình quân 1 năm tăng 49,4% - vượt xa so với các chỉ số tương ứng 6,5 lần và 20,7% của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và các chỉ số tương ứng của bất cứ bạn hàng nào của Việt Nam. Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đạt kim ngạch lớn là dệt may, thủy sản, giày dép, sản phẩm gỗ, dầu thô, hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, hạt tiêu... Hoa Kỳ đã trở thành bạn hàng xuất khẩu số một của Việt Nam và cũng là thị trường Việt Nam xuất siêu lớn nhất. Năm 2007, Việt Nam xuất siêu vào Hoa Kỳ 8 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 12,4 tỷ USD.  Các nhân tố khác Dự luật nông nghiệp Farm Bill được quốc hội Hoa Kỳ thông qua áp dụng sẽ có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2009 trong hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khi thắt chặt hơn việc quản lý nguồn gốc của sản phẩm. Ngoài ra Hoa Kỳ cũng đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng trồng rừng tại Việt Nam. Trong năm 2009, việc đáp ứng tất cả các yêu cầu và tiêu chuẩn mới do Hoa Kỳ đưa ra đối với gỗ và sản phẩm sẽ gây cản trở lớn cho hoạt động xuất khẩu.      Sự chênh lệch về cung và cầu ngoại tệ sẽ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng giá đồng USD khoảng 3-6% so với VND. Đây sẽ là yếu tố chính trong số ít những yếu tố có tác động tích cực, là động lực khuyến khích tăng xuất khẩu nông lâm thủy sản nói chung và ngành hàng gỗ nói riêng của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tác động này không đủ lớn để làm tăng xuất khẩu gỗ lên do có nhiều yếu tố khác tác động mạnh hơn theo chiều hướng tiêu cực. Nhìn chung năm 2009, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ sẽ giảm mạnh và chỉ có thể phục hồi khi nền kinh tế Hoa Kỳ đã có dấu hiệu vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ.      Tại Hoa Kỳ,đạo luật Lacey vừa được ban hành,bát đầu có hiệu lực vào cuối năm nay,căn cứ theo đó,hành động lấy gỗ,khai thác sở hữu,vận chuyển hoặc xuất khẩu vi phạm quy định của bất kỳ quốc gia nào cũng được xem là vi phạm ở Hoa Kỳ.Nguyên liệu gỗ Việt Nam chủ yếu nhập từ Thái Lan,Myanmar…thường không rõ ràng về nguồn cung cấp,nhiều khả năng có thể bị chính phủ nước này tịch thu hàng,phạt tiền hay thậm chí bỏ tù theo luật mới sửa đổi của Hoa Kỳ.   Hơn nữa một loạt các nước xuất khẩu vào Mỹ đang có dấu hiệu giảm sút thị phần. Trung Quốc và Canada thì đang chịu mức thuế chống phá giá nên một số mặt hàng khó cạnh tranh về giá với sản phẩm từ Việt Nam. Ngay cả Mehico cũng giảm. Indonesia, nước đứng thứ 8 trong các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ với 2% thị phần, cũng chuyển hướng sang thị trường khác do chất lượng khó cạnh tranh với các nước “chiếu trên”.Hoa Kỳ đang có xu hướng chuyển đối tác hợp tác làm ăn nguyên nhân chủ yếu có thể do Trung Quốc đang trở thành đối thủ chiến lược của Hoa Kỳ. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã lên tới mức kỷ lục (200 tỉ USD trong năm qua). 1.4. Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ của một số nước vào thị trường Mỹ 1.4.1 Trung quốc Số liệu gần đây nhất của Cơ quan Thống kê Liên hiệp quốc (Comtrade) cho thấy, Trung Quốc (tính cả Hồng Kông và Ma cao) đã vượt qua Italia để trở thành thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới trong năm 2005.Với sự trợ giúp của chính phủ, việc đầu tư vào các công xưởng và vận tải đã góp phần dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành chế tạo các sản phẩm gỗ có giá trị cao, đặc biệt là đồ gỗ. Trong thập kỷ qua, kim ngạch xuất khẩu gồ gỗ của Trung Quốc ước đạt mức tăng trưởng bình quân 34%/năm. Trung Quốc đã trở thành nước cung ứng đồ gỗ lớn nhất cho thị trường Mỹ.Lợi thế đối với ngành gỗ Trung Quốc là chi phí nhân công rẻ có thể bù đắp cho sự gia tăng chi phí nguyên liệu, năng lượng và vận tải.Tuy nhiên, nguyên liệu cho ngành gỗ xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là do nhập khẩu,không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,không đáp ứng được yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn của hàng hóa nên khi Mỹ có những quy định chặt chẽ hơn,thì doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Mỹ đã gặp không ít khó khăn. Bài học rút ra đối vỡi việt Nam là phải biết tận dụng nguồn nguyên liệu,nhân công giá rẻ và cung ứng đa dạng hơn các chủng loại,quy cách sản phẩm.Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm thật kỹ những yêu cầu và quy định về xuất khẩu vào Mỹ để tránh bị kiện hay bị phạt. 1.4.2. Malaysia Malaysia hiện là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất châu Á với tổng kim ngạch từ đầu năm đến nay khoảng 2 tỉ USD. Tuy nhiên, sản phẩm gỗ của Malaysia chủ yếu làm từ gỗ cao su, trong khi theo tham tán thương mại Mỹ tại Kuala Lumpur, thị trường Mỹ và châu Âu cần những sản phẩm chất lượng cao hơn và làm từ gỗ cứng. Năm 2006, Malaysia chiếm 11% tỷ trọng gỗ nhập khẩu của Mỹ. John Chan, giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc của AHEC cho rằng, do Việt Nam đang nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Malaysia tại khu vực ASEAN (Hiệp hội Các nước Đông Nam Á), Malaysia cần phải cải thiện chất lượng các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu. Theo ông John Chan, Việt Nam đã vượt qua Malaysia trở thành nước nhập khẩu gỗ cứng hàng đầu của Mỹ tại ASEAN với kim ngạch ước đạt 50 triệu USD năm 2006, cao hơn so với mức bình quân 32 triệu USD/năm trong 3 năm qua của Malaysia. Mặc dù đồ gỗ Malaysia đứng đầu khu vực với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 7 tỷ Ringgit (1,97 tỷ USD) năm 2006, đồ gỗ Việt Nam cũng đang nhanh chóng tiến gần tới mức này. Theo Jonathan Gressel, Đại sứ Mỹ tại Kuala Lumpur, Malaysia cần phải tìm được chỗ đứng thích hợp tại thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) qua việc cải thiện chất lượng sản phẩm, có định hướng rõ ràng về nguồn cung gỗ cứng từ nước ngoài và ngành đồ gỗ không nên chỉ dựa vào nguồn nguyên liệu gỗ cao su. Ông Chan cũng cho rằng, giá trị các sản phẩm đồ gỗ của Malaysia sẽ tăng lên nếu Malaysia biết kết hợp nguồn nguyên liệu gỗ cao su với nhiều chủng loại gỗ cứng khá Chương II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 2.1. Tổng quan về xuất khẩu đồ gỗ trong giai đoạn hiện nay. 2.1.1 Ngành công nghiệp đồ gỗ trong giai đoạn hiện nay. 2.1.1.1 Quy mô của ngành đồ gỗ 10 năm qua, Việt Nam đã có khá nhiều cụm công nghiệp chế biến gỗ quy mô tương đối lớn ở Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam... với 2.526 doanh nghiệp năm 2007 , trong đó chủ yếu là các DN dân doanh (1.961 DN), thu hút khoảng 170.000 lao động. Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư từ các nước vào Việt Nam. Hiện nay cả nước có 410 dự án đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến gỗ, trong đó có hơn 300 dự án đã thực hiện với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Chỉ tính trong năm 2006, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong chế biến gỗ đã đóng góp hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ 1,93 tỷ USD. Bình Dương, nơi đóng góp gần 40% kim ngạch xuất khẩu gỗ cả nước, có tới 369 doanh nghiệp chế biến gỗ; trong đó có 194 doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư hơn 700 triệu USD.Các doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường quy mô sản suất với những tên tuổi được nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài biết tới như Khải Vy, Trường Thành, Tiến Đạt, Đại Thành, Tiến Triển. Công ty TNHH Khải Vy từ 2 nhà máy ở TPHCM và Bình Định đã đầu tư nâng lên 4 nhà máy, sử dụng 4.800 công nhân, xuất khẩu mỗi tháng hơn 500 container đồ gỗ và đang đàm phán mua thêm một nhà máy trị giá 25 triệu USD. Trong danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghiệp 100% vốn trong nước, đã chứng tỏ sự vươn lên của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước vốn lâu nay thường bị xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nói đến công nghiệp đồ gỗ thì không thể không nhắc đến các làng nghề truyền thống của Việt Nam.Hiện nay cả nước có khoảng 342 làng nghề gỗ mỹ nghệ, trong đó có những làng nghề lớn như Vân Hà (Hà Nội), Hữu Bằng, Dư Dụ, Vạn Điểm, Chuyên Mỹ, Nhị Khê (Hà Tây), Bích Chu (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng Minh (Hải Phòng), La Xuyên (Nam Định), Kim Bồng (Quảng Nam).v.v. Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng, các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam còn phong phú về mẫu mã, chủng loại, phục vụ cho mọi nhu cầu đa dạng của cuộc sống từ đồ trang trí nội thất như bàn, ghế, tủ, đèn... đến các loại tượng, đồ trang sức, đồ dùng nhà bếp. Sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt ở thị trường hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần mang lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD/năm. Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao. 2.1.1.2 Chất lượng, mẫu mã, giá cả. Đa số sản phẩm gỗ của Việt Nam là sản phẩm có chất lượng trung bình,hướng tới nhóm sản phẩm bình dân giá thấp. Tuy nhiên theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tính toán, do chi phí đầu vào quá cao đã đẩy giá hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam cao hơn các nước khác (thậm chí, một số mặt hàng còn có giá cao hơn hàng sản xuất tại Mỹ) nên khó cạnh tranh để giành đơn hàng. Giá các sản phẩm của Việt Nam cao hơn của Trung Quốc khoảng 20%,do đó sản phẩm gỗ Việt Nam đang gặp khó khăn trong cạnh tranh về giá với đối thủ của lớn nhất là Trung Quốc. Bên cạnh những mặt hàng giá thấp,đồ gỗ Việt Nam cũng đã quam tâm phát triển đến mặt hàng có giá trị cao hơn. Ông Trần Quốc Mạnh, Tổng Giám đốc Công ty Sadaco cho biết, việc sản xuất đồ gỗ của VN hiện nay đã bắt đầu đi theo hướng sản xuất những mặt hàng có giá trị cao. Nếu những năm trước, một bộ bàn ghế có giá trị từ 500 - 600 USD thì hiện nay VN đã sản xuất những bộ bàn ghế có giá từ 1.100 - 1.800 USD Sản phẩm gỗ Việt Nam có xu hướng nhấn mạnh đến tính dân tộc hoặc văn hóa của sản phẩm, tuy nhiên cần xem xét những đặc tính này trong việc xuất khẩu vì nõ có thể có giá trị đối với dân tộc hoặc nền văn hóa này song lại chẳng có ý nghĩa gì đối với một dân tộc hoặc một nền văn hóa khác Thực tế điểm yếu chung của các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh đồ gỗ cũng như các làng nghề Việt Nam là sự nghèo nàn về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Nghĩa là sự sáng tạo của các DN không theo kịp với những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu tiêu dùng. Hiện tại, 90% mẫu mã hàng dựa trên mẫu đặt hàng từ người mua.Tuy nhiên sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ở các làng nghề chủ yếu là do tinh chế, tận dụng được trình độ lành nghế của lao động, đặc biệt là các nghệ nhân được đánh giá là tỷ mỉ, sâu sắc và phong cách nghiêng về châu Âu( ảnh hưởng từ Pháp) . 2.1.1.3 Các lỗ lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Sự phát triển mạnh của ngành đồ gỗ trong những năm gần đây một phần nhờ những điều kiện thuận lợi khách quan nhưng chủ yếu phải ghi nhận sự nỗ lực mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm, chủ động tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ cũng như sự hỗ trợ, liên kết của các Hiệp hội đồ gỗ và các chương trình xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ do Nhà nước hỗ trợ. Năm 2004 là năm khởi đầu cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ mang tính hệ thống, liên tục và khá chuyên nghiệp và được đưa vào chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia. Các hội chợ triển lãm, hội thảo, tập huấn khảo sát thị trường chuyên ngành đỗ gỗ được tổ chức liên tiếp. Đáng chú ý là Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hochiminh City Expo) đã thu hút được sự quan tâm của khách quốc tế đối với ngành đồ gỗ Việt Nam. Năm 2008, Hội chợ này được tổ chức với quy mô 824 gian hàng của 319 doanh nghiệp trong và ngoài nước, và đã thu hút số lượng khách tham quan đáng kể, trên 22.500 lượt khách trong nước và khoảng 7.500 khách nước ngoài , trong đó có khoảng 800 nhà nhập khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ đến từ 26 quốc gia như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Úc, Nga… đã trực tiếp hoặc gián tiếp đàm phán, ký kết 125 hợp đồng tại Hội chợ có trị giá trên 25,6 triệu USD. Bên cạnh đó, Cục Xúc tiến thương mại cũng phối hợp với Hiệp hội đồ gỗ thành phố HCM tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia và khảo sát thị trường đồ gỗ tại Hội chợ High Point (New York) 2004-2005 và Hội chợ Las Vegas Market 2006- 2008 nhằm quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ cũng như khách thăm quan quốc tế. Tại các kỳ hội chợ này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thu được những đơn hàng có giá trị cao cũng như học hỏi được mẫu mã, tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu đồ gỗ của thị trường. Hiện nay, việc Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Sở Công Thương TP HCM tổ chức Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp với Hiệp hội đồ gỗ Thành phố HCM tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ tại Mỹ đã trở thành hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia thường niên do Cục XTTM làm đơn vị chủ trì. Ngoài ra, Hiệp hội đồ gỗ Việt Nam cũng đã tổ chức các đoàn khảo sát thị trường đồ gỗ, tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ ở nước ngoài, các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ. Bên cạnh việc tổ chức các sự kiện, hoạt động quảng bá cho đồ gỗ Việt Nam cũng đã bước đầu được thực hiện mang tính chuyên nghiệp và bài bản hơn với sự hỗ trợ kinh phí từ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Từ năm 2004 đến nay, ngành gỗ Việt Nam được quảng bá thường xuyên trên tạp chí Furniture Today - tạp chí về chuyên ngành đồ gỗ lớn của Mỹ với số lượng xuất bản là 20,000. Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, giới chuyên môn quốc tế đối với ngành gỗ Việt Nam ngày một tăng. 2.1.2 Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam kể từ năm 2000 trở lại đây luôn có mức tăng trưởng cao,nhìn chung có thể chia làm 2 giai đoạn: từ trước năm 2004,và giai đoạn từ năm 2004 trở lại đây.Biểu đồ sau cho thấy kim ngạch xuất khẩu của hai giai đoạn của xuất khẩu đồ gỗ. Đvt: triệu USD Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2000– 2004 Sau khi nhà nước chủ trương mở của nền kinh tế, xuất nhập khẩu vào nước ta nói chung đều tăng trưởng cao.Đối với ngành đồ gỗ,kể từ 2000 có những mức tăng rất cao. Năm 2004 là năm đánh dấu thành công lớn của ngành chế biến gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 86% so với năm 2003.Đưa đồ gỗ trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kể từ năm 2004, tốc độ tăng trưởng của đồ gỗ xuất khẩu tiếp tục tăng nhanh và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2005 xuất khẩu đồ gỗ tiếp tục tăng tốc, đạt gần 1,6 tỷ USD và chính thức đứng vào tốp 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của cả nước (sau dầu khí, giầy dép, dệt may, thuỷ sản).Tính đến tháng 6 năm 2008 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước đạt khoảng 1,36 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chỉ thực hiện được 45,6% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 12/2008 đạt 269,4 triệu USD, tăng 17,1% so với tháng 11 và tăng 3,1% so với cùng kỳy năm 2007. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt được 93,3% kế hoạch năm. Về thị trường, tính từ năm 2006 đến nay Mỹ, EU và Nhật Bản là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 77,92% kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm 38,36%, EU chiếm 26,23%, Nhật Bản chiếm 13,33% Nguồn: Thống kê của Tổng cục hải quan, thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008 trên www.agroviet.gov.vn Biểu đồ cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các quốc gia từ năm 2006 - tháng 8/2008 Hiện nay các sản phẩm xuất khẩu của nước ta bao gồm các nhóm hàng sau: Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế, vườn, ghế băng, che nắng, ghế xích đu… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vậtliệu khác như sắt, nhôm, nhựa. Đây là nhóm hàng chủ lực xuất khẩu hiện nay của nước ta hiện nay chiếm tỷ lệ đến 90%. Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải… Trong những năm gần đây nhóm hàng này đã có sự tăng trưởng về xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ… áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 30 triệu USD Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như các loại gỗ keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm, gỗ bạch đàn…. Kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ năm 2005 đạt 150 triệu USD, trong đó: Thị trường Nhật bản 55.7%, Hàn Quốc 5.6%, Đài Loan 3.7% và Trung Quốc 35%. Nguồn: Nguyễn Chí Tân, tình hình xuất nhập khẩu gỗ tháng 6/2008 Theo Vụ Châu Âu, Bộ Công thương Về doanh nghiệp, trong 2008 có khoảng 973 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sản phẩm gỗ, tăng 21% so cùng kỳ năm 2007. Những công ty dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu lại là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Cty TNHH Great Veca Việt Nam ; Cty TNHH Shing MarkVina. 2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ. 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu. Đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt từ sau thời điểm Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực (ngày 10/12/2001) Theo một con số thống kê, năm 2001 Việt Nam chỉ mới xuất khẩu vào Hoa Kỳ một lượng rất nhỏ đồ gỗ, 16,1 triệu USD, chiếm 0,06% tỷ trọng nhập khẩu đồ gỗ của nước này. Sang năm 2002, con số này nhảy vọt, đạt 44,7 triệu USD, tăng 178% so với 2001 và vượt qua cả tốc độ tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ 1,84 lần, đạt tỷ trọng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước. Những năm tiếp theo đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ tuy vẫn giữ ở mức độ khá cao, song đã có nhiều dấu hiệu thiếu ổn định. Ví dụ, năm 2003 đạt 116 triệu USD, tăng 160% và đây là mức tăng cao nhất trong số 25 nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu sang Mỹ, tăng gần gấp 6 lần tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ (98%) và chiếm 20% thị phần đồ gỗ của Việt Nam. Đến năm 2004, con số này là 388 triệu USD, tăng 235% và là mức tăng kỷ lục do năm đầu Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Trong số 3 thị trường nhập khẩu đồ gỗ chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, kể từ năm 2005, Hoa Kỳ đã vươn lên vị trí cao nhất, chiếm 44%, trong cơ cấu thị trường của đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn: Thống kê của Tổng cục hải quan, thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008 trên www.agroviet.gov.vn Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các quốc gia từ năm 2006 - tháng 8/2008. Theo số liệu thống kê, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,11 tỉ USD, tăng 18,87% so với năm 2007. Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn là thị trường chủ lực cho hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Hơn 70% tỷ trọng kim ngạch XK sản phẩm gỗ vào Mỹ là đồ nội thất, ngoài ra còn có đồ gỗ dùng trong xây dựng, trang trí và gỗ xẻ, gỗ tấm. Năm 2008, xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Hoa Kỳ tiếp tục là mặt hàng đứng đầu trong các mặt hàng Nông Lâm Thủy sản xuất sang thị trường này. Với kim ngạch xuất khẩu đạt 960,2 triệu USD, tăng khoảng 22,06% so với năm 2007. Tuy nhiên ngoài đồ gỗ nội thất ra, xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ khác đang có xu thế giảm (gỗ cây giảm 88,63%, hòm gỗ, hộp kệ gỗ giảm 33,62%, các sản phẩm gỗ khác giảm 43,37%) Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Hoa kỳ các tháng năm 2008 Đơn vị: Triệu USD Tháng 1 89,51 Tháng 2 37,49 Tháng 3 75,75 Tháng 4 79,82 Tháng 5 83,00 Tháng 6 81,01 Tháng 7 88,59 Tháng 8 87,31 Tháng 9 86,18 Tháng 10 91,07 Tháng 11 76,67 Tháng 12 82,25 Tuy vẫn là thị trường chủ lực xong trong khoảng 3 năm gần đây xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ có xu hướng giảm về tốc độ tăng trưởng. Dự báo, ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ năm 2009 có nhiều khả năng sẽ giảm mạnh (khoảng 22,19% so với năm 2008). M Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2008 và dự báo 2009 Đơn vị: % 2006 28,13% 2007 27,18% 2008 18,8% 2009 (Dự báo) -22,19% 2.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Các mặt hàng xuất khẩu chính vào Mỹ là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ, đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ, đồ nội thất dùng trong văn phòng... Hơn 70% tỷ trọng kim ngạch XK sản phẩm gỗ vào Mỹ là đồ nội thất, ngoài ra còn có đồ gỗ dùng trong xây dựng, trang trí và gỗ xẻ, gỗ tấm.Trong đó cơ cấu xuất khẩu năm 2008 là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ, chiếm đến 55% tỷ trọng, đồ nội thất phòng khách, phòng ăn, chiếm 24%; đồ nội thất văn phòng, chiếm khoảng 10%... Tuy nhiên các mặt hàng này đang có xu hướng bị giảm dần.Dự báo, ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ năm 2009 có nhiều khả năng sẽ giảm mạnh (khoảng 22,19% so với năm 2008). Mặt hàng đồ gỗ nội thất vẫn sẽ tiếp tục là mặt hàng đứng đầu về xuất khẩu nhưng kim ngạch sẽ giảm xuống còn khoảng 752 triệu USD (giảm 22,2%). Các mặt hàng gỗ khác (gỗ ván chưa lắp ghép, gỗ cây, hộp kệ gỗ...) kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ giảm trung bình khoảng 21%. Kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ năm 2008 Đơn vị: nghìn USD Đồ nội thất trong ngành Y 383 Sản phẩm bằng gỗ khác 3.928 Đồ ăn và đồ bếp bằng gỗ 1.997 Đồ gỗ dùng trong xây dựng 3.851 Các loại thùng gỗ 680 Hòm, hộp, kệ, giá gỗ 1.628 Gô dán, gỗ dán ván lạng 3.822 Ván sợi bằng gỗ 286 Tà vẹt, thanh ngang bằng gỗ 434 Một thực trạng nữa là các doanh nghiệp chủ yếu vẫn bán hàng qua khâu trung gian (chiếm 90% lượng sản phẩm và việc nhận làm gia công theo mẫu mã thiết kế, hợp đồng đặt hàng của nước ngoài ngày càng nhiều đã biến các doanh nghiệp của chúng ta thành người làm thuê cho thương hiệu nước ngoài. Tất cả những điều này đang làm ảnh hưởng đến thương hiệu gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới. 2.3 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Với chủ trương tạo mọi điều kiện để phát triển ngành công ngiệp chế biến gỗ xuất khẩu,chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như phát triển vùng nguyên liệu, giao đất giao rừng,khai thác,chế biến,lưu thông gỗ…như: Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu nguyên liệu gỗ, lâm sản và Thông tư số 01/1998/TT/BNN-PTLN ngày 10/1/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn Quyết định số 1124/1997/QĐ-TTg ngaỳ 25/12/1997 về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Quyết định số 02/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/1/2003 của Bộ thương mại về chính sách thưởng xuất khẩu. Năm 2004 ban hành chỉ thị số 19 về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Theo đó, Bộ Thương mại và Hiệp hội Gỗ & lâm sản Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường nhập khẩu, tạo điều kiện nhập khẩu thuận lợi nhất là gỗ rừng tự nhiên cho sản xuất sản phẩm gỗ. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007, quyết định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 nhằm khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và phát triển rừng sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản để tạo được nghề rừng ổn định và phát triển bền vững. Về nhập khẩu, trừ gỗ nhập khẩu từ Campuchia phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Thương mại hai nước, các doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu cầu, không phải xin giấy phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%) từ 1/12/2008. Tuy nhiên do năm 2008, Chính phủ tập trung nỗ lực kìm chế lạm phát và giảm nhập siêu nên xuất khẩu đồ gồ cũng giảm đi. Với đầu ra của sản phẩm sản xuất luôn không thay đổi, trong khi đầu vào (chi phí) là những con số biến đổi theo chiều hướng tăng. Lợi nhuận của sản phẩm gỗ xuất khẩu tối đa cũng chỉ được 10%, trong khi các yếu tố đầu vào tác động đến giá thành từ 18% - 20% là một gánh nặng đối với doanh nghiệp. Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên sau khi Việt nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước. Nhà nước ta đã có định hướng chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam đến năm 2020 về việc phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Hội chợ đồ gỗ EXPO 2008 sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 12-10, là sự kiện xúc tiến thương mại lớn nhất được tổ chức hàng năm tại TPHCM, hiện đã có khá nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ đăng ký qua mạng của nhà tổ chức là Sở Công Thương TPHCM để đến tham quan hội chợ dịp này.  Bên cạnh đó, Cục Xúc tiến thương mại cũng phối hợp với Hiệp hội đồ gỗ thành phố HCM tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia và khảo sát thị trường đồ gỗ tại Hội chợ  High Point (New York) 2004-2005 và  Hội chợ  Las Vegas Market 2006- 2008 nhằm quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ cũng như khách thăm quan quốc tế. Tại các kỳ hội chợ này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thu được những đơn hàng có giá trị cao cũng như học hỏi được mẫu mã, tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu đồ gỗ của thị trường. Hiện nay, việc Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Sở Công Thương TP HCM tổ chức Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp với Hiệp hội đồ gỗ Thành phố HCM tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ tại Mỹ đã trở thành hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia thường niên do Cục XTTM làm đơn vị chủ trì. Ngoài ra, Hiệp hội đồ gỗ Việt Nam cũng đã tổ chức các đoàn khảo sát thị trường đồ gỗ, tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ ở nước ngoài, các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ. Bên cạnh việc tổ chức các sự kiện, hoạt động quảng bá cho đồ gỗ Việt Nam cũng đã bước đầu được thực hiện mang tính chuyên nghiệp và bài bản hơn với sự hỗ trợ kinh phí từ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Từ năm 2004 đến nay, ngành gỗ Việt Nam được quảng bá thường xuyên trên tạp chí Furniture Today - tạp chí về chuyên ngành đồ gỗ lớn của Mỹ với số lượng xuất bản là 20,000. Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, giới chuyên môn quốc tế đối với ngành gỗ Việt Nam ngày một tăng. 2.4 Đánh giá về thực trạng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường 2.4.1 Những kết quả Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đánh kể,trở thành một trong năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xếp thứ 3 trong những mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ.Mặt hàng đồ gỗ có mặ trên thị trường của 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Là mặt hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch trên 2ty USD mỗi năm. Giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lâm sản (tính theo phương pháp công xưởng) tăng mạnh trong thời kỳ 2000-2005, so với năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 bằng 4,44 lần theo giá trị thực tế và 2,9 lần tính giá so sánh năm 1994. Tổng giá trị thực tế năm 2000 đạt: 13.500 tỷ đồng, năm 2005 đạt: 60.059 tỷ đồng, sấp sỉ 4 tỷ USD (tính giá thực tế). Năm 2006 -2008 bằng 2,5 lần so với thời kỳ năm 2000 – 2005. Năm 2005, 1 đồng vốn đầu tư (TSCD) làm ra 9,67 đồng giá trị sản xuất theo giá thực tế (tính toán trên số liệu của Tổng cục thống kê, 2005). Theo số liệu điều tra điển hình 60 doanh nghiệp trong nước chế biến đồ gỗ xuất khẩu của tỉnh Bình Định cho thấy chỉ tiêu này thấp hơn: năm 2006: 3,18; năm 2007: 3,7 và 2008: 4,0. Nếu tính chỉ tiêu hiệu quả đồng vốn (cố định và lưu động): năm 2006 cần 1,07 đồng vốn để sản xuất ra 1 đồng doanh thu, năm 2007: 0,97 và năm 2008 ước tình là 0,91. Chỉ tiêu doanh thu thuần/vốn (1 đồng vốn làm ra được bao nhiêu đồng doanh số) bình quân thời kỳ 2000 – 2006 đạt 1,259 tăng dần từ năm 2001 đến 2006, chỉ tiêu này năm 2006 đạt 1,267. Nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ không cao. Tỷ suất lợi nhuận (trước thuế)/vốn bình quân của cả nước đạt 2,5%; các DN miền Nam đạt 5,48%, cao hơn các doanh nghiệp Miền Bắc gấp gần 14 lần, Miền Bắc chỉ đạt 0,04%, đại bộ phận doanh nghiệp lỗ, lớn nhất doanh nghiệp vùng tây Bắc đến – 6,8%. Doanh nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có tỷ suất lợi nhuận cao nhất 9,24%, thứ đến là vùng Đông Nam Bộ 3,28%, các doanh nghiệp vùng Tây Nguyên cũng lỗ, tỷ suất lợi nhuận đạt - 0,35%. Năng suất lao động tính theo chỉ tiêu doanh thu/lao động bình quân các doanh nghiệp cả nước thời kỳ 2000- 2006 đạt: 65,689 triệu đồng/lao động, tăng đều hàng năm. Năm 2006 dạt 123,265 triệu đồng bằng 176% năm 2000, tốc độ tăng bình quân 10,85%/năm. Chỉ tiêu này của 60 doanh nghiệp tình Bình Định là: năm 2006 đạt 102 triệu đồng/LD/năm (6180 USD); 130 triệu đồng (2007) và 154 triệu đồng (2008). Thu nhập bình quân của người lao động là 12 triệu đồng/năm năm 2006; 13 triệu đồng/năm năm 2007 và 16 triệu đồng (2008). Trước đây, ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt Nam có thể chen chân vào các siêu thị lớn trên thế giới thì nay, hầu hết các siêu thị lớn trên thế giới đều có bán đồ gỗ chế biến tại Việt Nam. Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ quốc tế tới tham dự hội chợ EXPO đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong 4 năm qua, để tìm hiểu và ký kết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới. 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân. Chất lượng tăng trưởng thấp: Ngành chế biến gỗ Việt Nam trung bình chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu dưới 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung quốc là 16.000 USD/công nhân/năm, tại Malaysia là 17.500 USD/công nhân/năm, tại Đức khoảng 70.000 USD/công nhân/ năm. Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam (chủ yếu dựa vào xuất khẩu) phát sinh không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ trong sản xuất, mà chủ yếu là gia công và phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế và có thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng. Sức cạnh tranh yếu: Số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân chế biến gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của ngành, hiện còn thiếu nhiều kỹ năng, trong đó chưa biết hoặc chưa được đào tạo về khả năng tận dụng thời gian thao tác, đứng máy, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu gỗ. Nhập khẩu 80% nguyên liệu nên bị động về nguồn nguyên liệu gỗ. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ nhưng sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu cung ứng nguyên liệu và thực hiện hầu hết các công đoạn của quá trình chế biến gỗ. Các doanh nghiệp này khó khăn về vốn và phải vay thương mại để kinh doanh, phân bổ chi phí quản lý cho nhiều quá trình nên hiệu quả thấp hơn nhiều so với các nhà máy quy mô lớn. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những hỗ trợ trực tiếp từ nhà nước đã và đang bị cắt giảm, như: hỗ trợ tín dụng đầu tư, thưởng kim ngạch xuất khẩu, các chính sách trợ cước, trợ giá… Trong khi đó, các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), yêu cầu chứng chỉ nguồn gốc nguyên liệu gỗ… buộc các doanh nghiệp chế biến gỗ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thích nghi. Chứng nhận FSC, CoC đang trở thành áp lực từ phía người tiêu dùng tại các thị trường có trách nhiệm cao về xã hội, môi trường. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng. Đến đầu năm 2008, có khoảng 148 doanh nghiệp có chứng nhận FSC-CoC, 01 doanh nghiệp có chứng nhận FSC. Chưa xây dựng được thương hiệu “Gỗ Việt”. Khoảng hơn 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam phải bán qua các thị trường trung gian và còn bị động, phụ thuộc vào các kênh phân phối này. Chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Dự luật nông nghiệp Farm Bill được quốc hội Hoa Kỳ thông qua áp dụng sẽ có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2009 trong hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khi thắt chặt hơn việc quản lý nguồn gốc của sản phẩm. Ngoài ra Hoa Kỳ cũng đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng trồng rừng tại Việt Nam. Trong năm 2009, việc đáp ứng tất cả các yêu cầu và tiêu chuẩn mới do Hoa Kỳ đưa ra đối với gỗ và sản phẩm sẽ gây cản trở lớn cho hoạt động xuất khẩu. Nhưng một cản trở tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Mỹ, đó là thiếu tiền. Với 4,5 triệu m3 gỗ nhập khẩu, năm 2007 các doanh nghiệp đã phải vay khoảng 800 triệu USD. Để đạt được mục tiêu đề ra của năm 2008, số tiền doanh nghiệp phải vay từ các ngân hàng sẽ khoảng 1 tỷ USD.Ngoài các doanh nghiệp FDI có nguồn vay từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước chỉ còn biết trông chờ vào các ngân hàng thương mại cổ phần. Một sự án vay vốn ngân hàng, thời gian xét duyệt mất khoảng từ 2 đến 3 tháng. Điều này rất bất lợi cho các doanh nghiệp. Chủng loại hàng hoá còn nghèo nàn. Mẫu mã, kiểu dáng chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng ở Mỹ. Thế ngồi của người Mỹ khác với của Việt Nam nên phải thiết kế cho phù hợp. Cần có đầu tư nghiên cứu cho khâu này. Do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ còn hạn chế, chính sách thương mại và  các yếu tố khác làm đẩy giá thành cao, không cạnh tranh được với Trung  Quốc. Các công ty của Mỹ  nhập khẩu hàng phần lớn của Trung Quốc vì giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và quy mô sản xuất lớn hơn. Trung Quốc đã chiếm gần 40% thị phần đồ gỗ và nội thất của Mỹ và gần 30% của EU. Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 3.1 Dự báo về thị trường đồ gỗ Mỹ 3.1.1 Số lượng Mỹ là thị trường tiêu thụ mạnh đồ gỗ. Hàng năm, người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ khoảng 75 tỷ USD cho đồ gỗ. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research Institute) sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng 25,5% trong giai đoạn 2000 – 2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010. Chi tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng một cách đáng kể ở khắp các bang trên toàn nước Mỹ, trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu. Hiện tại bang California, Washinton là thị trường hàng gỗ và nội thất quan trọng nhất của Mỹ, Texas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất khẩu hàng gỗ và nội thất trên toàn thế giới. Các bang được dự đoán có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong tương lai là Nevada, Utah, Arizona và Colorado Tuy nhiên dự báo,kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ năm 2009 có nhiều khả năng sẽ giảm mạnh (khoảng 22,19% so với năm 2008). Mặt hàng đồ gỗ nội thất vẫn sẽ tiếp tục là mặt hàng đứng đầu về xuất khẩu nhưng kim ngạch sẽ giảm xuống còn khoảng 752 triệu USD (giảm 22,2%). Các mặt hàng gỗ khác (gỗ ván chưa lắp ghép, gỗ cây, hộp kệ gỗ...) kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ giảm trung bình khoảng 21%. Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm bởi sự suy giảm trong xây dựng địa ốc, lãi suất thị trường dài hạn cao hơn kèm theo thất nghiệp tăng. Nền kinh tế tăng trưởng thấp, hoạt động kinh doanh bất động sản đóng băng sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu gỗ trong xây dựng và nội thất trang trí . 3.1.2 Xu hướng, thị hiếu và kiểu cách mẫu mã . Người Mỹ thường rất ưa chuộng những sản phẩm có tính cách và có sự thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên, họ cũng đòi hỏi những đồ dùng như bàn, ghế, giường, tủ... phải gần gũi với thiên nhiên, trong đó chứa đựng cả yếu tố bảo vệ môi trường.. Nó đòi hỏi những nhà cung cấp sản phẩm phải chứng minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu làm nên sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức chứng minh nguồn gốc này phải tiện dụng thì mới hấp dẫn được người tiêu dùng Hoa Kỳ. Các tạp chí về thời trang cũng góp phần định hướng tiêu dùng cho người dân Mỹ, vì thế doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các tạp chí này để đoán sản phẩm, kiểu dáng nào sẽ được ưa chuộng, thịnh hành trong tương lai. Theo nhiên cứu các khách hàng thuộc vùng đông - bắc nước Mỹ có xu hướng mua đồ gỗ cao nhất, vì điều kiện khí hậu ở đây khá khắc nghiệt, đòi hỏi phải thay đồ gỗ thường xuyên hơn. Về lứa tuổi, thông thường người Mỹ ở độ tuổi 35-45 là những người mua nhà lần đầu, cuộc sống bắt đầu ổn định nên có nhu cầu sử dụng bàn ghế đồ gỗ; nhóm tuổi 45-54 thì giàu có hơn, thường muốn mua thêm bộ ĐGNT thứ 2, hoặc trang bị cho ngôi nhà thứ 2 của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm đến các nhóm khách hàng đồ gỗ ở Mỹ, như: nhóm "Truyền thống cấp tiến", nhóm "Truyền thống thực dụng", nhóm "Cố gắng duy trì địa vị xã hội", nhóm "Đam mê đồ gỗ"… Chẳng hạn, nhóm "Cố gắng duy trì địa vị xã hội" là những khách hàng có thu nhập thấp nhưng muốn tỏ ra giàu có, thường tìm mua hàng hiệu có giá thấp. Nhóm "Truyền thống cấp tiến" thường quan tâm đến hàng hóa có giá trị cao, hay tìm kiếm đồ gỗ chất lượng cao ở những cửa hàng chuyên dùng, nhưng không sẵn sàng trả mức giá cao tương ứng. Nhóm "Truyền thống thực dụng" thì không quan tâm đến hình ảnh sản phẩm. Nhóm "Đam mê đồ gỗ" lại đánh giá cao những sản phẩm có thiết kế độc đáo, giá có cao cũng mua… Người tiêu dùng đồ gỗ Mỹ được chia làm 5 loại theo tuổi tác: từ 19-28 tuổi (có sức mua lớn trong tương lai, hiện nhu cầu mua sắm đồ gỗ chưa nhiều), từ 29-39 tuổi (khoảng 47 triệu người, vừa trưởng thành, thích sản phẩm tiện dụng, gọn nhẹ, giá vừa phải), từ 40-48 tuổi (khoảng 78 triệu người, đã đóng góp nhiều cho xã hội, bắt đầu nghiêng về mẫu mã, kiểu dáng, có thể chấp nhận giá cao), từ 48-57 tuổi (đang tính đến việc về hưu, song vừa chăm lo con cái, vừa lo cho cha mẹ, nên ít mua sắm), từ 58-67 tuổi (thường sống một mình, có mức chi tiêu cao nhất vì con cái đã lớn, cha mẹ đã qua đời, thích sản phẩm độc đáo, giá trị cao), từ 68 trở lên (thích mua sản phẩm gỗ có diện tích nhỏ, sắc sảo). 3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển xuất khẩu đồ gỗ trong giai đoạn 2005-2010 và 2010-2020 3.2.1 Mục tiêu chung Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, đặt ra mục tiêu sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế chủ yếu dựa vào nguồn gỗ và lâm sản ngoài gỗ nội địa bền vững; áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng về cơ bản các nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành Lâm nghiệp. Nhiệm vụ Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản để đáp ứng cơ bản các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15- 20%; thu hút 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn. Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ cho các mặt hàng xuất khẩu 3.2.2 Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2005-2010 và 2010- 2020 Theo chiến lược xuất khẩu của bộ Thương mại đề ra,xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2010 là 5,56 tỷ USD .Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam dự báo,đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ sẽ tăng bình quân 27,7%, Anh 27%, Hà Lan 12%, Hàn Quốc 10% và Trung Quốc 41%,mục tiêu đến năm 2020 là đạt 7 tỷ USD.Theo tính toán, để đầu tư cho ngành công nghiệp gỗ, từ nay đến năm 2020 cần khoảng 100.000 tỷ đồng (khoảng gần 7 tỷ USD) và việc trồng mới rừng cũng cần từ 800 triệu USD đến 1 tỷ USD. Ước đoán kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ từ năm 2006-2010 Đơn vị (triệu USD) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giai đoạn 2006-2010 KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng 2.164 38,4 2.782 28,6 3.555 27,8 4.482 26,1 5.564 24,1 18.546 28,9 Nguồn:”Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010” của Bộ Thương mại Theo tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, để phát triển, mở rộng thị trường gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, trước hết cần phải chủ động được nguồn nguyên liệu và Việt Nam cần phát triểm mạnh công nghiệp chế biến gỗ theo 3 hướng: Cơ cấu lại nghành chế biến gỗ, tập trung phát triển những mặt hàng trọng điểm, trong tương lai nhu cầu ván nhân tạo sẽ rất lớn, sản xuất mặt hàng này sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu rừng trồng, khuyến khích người dân trồng rừng. Xây dựng chiến lược mặt hàng trong 5 năm trở lên, ví dụ từ 2006-2010 đồ gỗ nội thất và đồ gỗ ngoại thất chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng gỗ xuất khẩu; giai đoạn 2010-2020 thì ván nhân tạo lại là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo. Xã hội hoá đầu tư vào ngành chế biến gỗ. Đặt mục tiêu đến năm 2020 phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu của ngành gỗ Việt Nam với sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn 7-10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên. Sản lượng dự kiến cho khai thác để phục vụ ngành gỗ vào năm 2020 sẽ đạt 20 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. 3.3. Biện pháp thức đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ 3.3.1. Từ phía nhà nước Các giải pháp thị trường:Tăng cường cộng tác xúc tiến thương mại, thị trường ngoài nước, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, giảm sự phù thuộc vào thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới; Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại bằng cách tập trung, không dàn đều. Phát triển mạnh hội chợ trong nước, Nhà nước hỗ trợ triển lãm trong nước bằng cách quảng bá thông tin để thu hút khách hàng đến hội chợ. Thu hút khách nước ngoài đến Việt nam vừa xem hàng, vừa phát triển du lịch, giảm chi tăng thu ngoại tệ, góp phần quân bình cán cân nhập siêu. Các giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững, hạn chế nhập siêu:Nguồn nguyên liệu là mạch máu của sản xuất. Tài nguyên gỗ, tuy là tài nguyên tái tạo nhưng cũng may mắn là tái sinh được. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách sử dụng gỗ tiết kiệm, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường và khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ. Tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để tự túc nguồn nguyên liệu gỗ vào năm 2020, đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván nhân tạo vào năm 2010. Khẩn trương thành lập chợ nguyên liệu ở các vùng chế biến gỗ trọng điểm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến gỗ mua nguyên liệu. Có thể thực hiện dưới hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước với các tập đoàn của nước ngoài chuyên cung cấp gỗ nguyên liệu. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều công ty nước ngoài cung cấp gỗ nguyên liệu của Canada, Mỹ và một số nước Bắc Mỹ đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chợ nguyên liệu sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ về chất lượng, tư vấn về sử dụng, bảng giá của từng loại gỗ, các thông tin về xu hướng tiêu dùng đồ gỗ trên thế giới Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ đáp ứng số lượng, chất lượng và thời gian với giá cả cạnh tranh. Chính phủ cần ký kết với Chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào các thỏa thuận về cung cấp gỗ dài hạn cho Việt Nam. Về chính sách:Nhà nước cần có những cơ chế mạnh hơn và hữu hiệu hơn về quy hoạch và cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Đặc biệt cần hạn chế tối đa xuất khẩu các sản phẩm thô và làm gia công để nâng cao giá trị gia tăng cho đất nước. Nhà nước cần sớm cụ thể hóa luật đất đai về lâm nghiệp để các Doanh nghiệp tiếp cận được với đất để trồng rừng đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phát triển sản xuất một cách bền vững. Thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ. Các công ty Mỹ còn ít đầu tư vào Việt Nam vì môi trường đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu của họ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ còn có khoảng cách so với quan hệ Mỹ-Trung. Do vậy, phần lớn họ đến Trung Quốc đầu tư và xuất khẩu về Mỹ. Ngay các nước ASEAN cũng bị Trung Quốc thu hút đầu tư từ Mỹ mạnh hơn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo tính tương thích đối với quy định của luật pháp Mỹ và hiệp định thương mại Việt- Mỹ. Phát huy vai trò của Hiệp Hội, các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước về cập nhật và phổ biến thông tin về thị trường ngành gỗ từ nguyên liệu, sản phẩm, thị trường cho doanh nghiệp. Phổ biến, tập huấn cho các doanh nghiệp về các chính sách, luật thời kỳ WTO. Nhà nước cần xây dựng các Trung tâm thử nghiệm chất lượng gỗ và sản phẩm gỗ cấp Quốc gia và xây dựng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn Quốc tế. Các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm định chất lượng và được cấp giấy chứng nhận phù hợp với các tiêu chí về chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quy định. Xây dựng chiến lược Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Chế biến lâm sản ở các bậc Công nhân kỹ thuật, Kỹ sư chế biến lâm sản nhằm đáp ứng mục tiêu về xuất khẩu gỗ trong giai đoạn từ nay đến 2020. Thành lập các Trung tâm đào tạo nghề, cơ sở đào tạo chất lượng cao để thu hút người học và doanh nghiệp. Ngoài ra còn có một số giải pháp như sau: Xem xét điều chỉnh hợp lý lãi suất tiền đồng Việt Nam. Đây là biện pháp hữu hiệu để kích cầu và thúc đẩy sản xuất. Ưu tiên cấp tín dụng và đảm bảo cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp gỗ thu mua nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu. Đảm bảo duy trì tỷ giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Xem xét giảm thuế tài nguyên và thuế xuất  khẩu các mặt hàng  gỗ xuất khẩu từ nguồn gỗ nhập khẩu. Mở rộng định mức vay và giãn thời gian trả nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gỗ. Xem xét giảm mức lãi xuất cho vay tín dụng xuất khẩu đang áp dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra các biện pháp ứng phó với các hành vi bảo hộ thương mại của Mỹ và EU đối với mặt hàng đồ gỗ. Theo dõi, cập nhật và phân tích thị trường để thông báo thường xuyên cho các doanh nghiệp. Nắm bắt và có phương pháp đối phó kịp thời với các tình huống phát sinh. Đề nghị các Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài tăng cường cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý và khả năng thanh toán cảu đối tác, nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao kết hợp đồng xuất khẩu, nhất là ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang chịu tác động ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng tài chính. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu./ 3.3.2. Từ phía doanh nghiệp Tăng cường đầu tư, tạo năng lực mới cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu; tăng cường thu hút FDI. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cần liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, gỗ xuất khẩu, trong đó, mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên môn hoá một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm… Quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, xúc tiến việc xin cấp chứng chỉ rừng: Tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu lâm sản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để khẩn trương đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Trong chiến lược sản phẩm, cần hướng tới phát triển các sản phẩm nội thất (indoor), đồng thời tăng tỉ lệ hàng cao cấp trong cơ cấu các mặt hàng gỗ nội thất vì làm hàng cao cấp có lãi suất cao và phát triển gỗ mỹ nghệ xuất khẩu để tận dụng được lợi thế cạnh tranh của ta là tay nghề khéo léo của công nhân. Tiếp cận thị trường Mỹ Tiếp thị mạnh và đi đúng hướng, có chiến lược thị trường và có chương trình xúc tiến thương mại cho mặt hàng này vào Mỹ. Thiết kế kiểu dáng phù hợp với thị trường hơn và lựa chọn mặt hàng thích hợp để tiếp thị. Cần phát huy vai trò của Hiệp hội trong việc tiếp thị và định hướng thị trường. Cần thiết có thể thuê các công ty tư vấn Mỹ trong khâu phát triển sản phẩm cũng như tiếp thị. Tìm đối tác lớn để xây dựng quy mô sản xuất cho phù hợp. Để lôi kéo các công ty Mỹ vào đặt hàng Việt Nam mạnh hơn, cần phải có chính sách cạnh tranh trong lĩnh vực này. Phần lớn các công ty Mỹ hiện đầu tư vào Trung Quốc và làm hàng xuất khẩu về Mỹ rất lớn. Tham gia Hội chợ gỗ lớn của Mỹ ở Higt Point, North Carolina. Đây là Trung tâm đồ gỗ của nước Mỹ được tổ chức hàng năm vào tháng 4 và tháng 10.Thông tin về các công ty Mỹ tham gia hội chợ đồng thời cũng là các nhà nhập khẩu và bán buôn bán lẻ đồ gỗ của Mỹ xem trên website: ww. ihfc.com. Diện tích khu hội chợ rất rộng. Cần chọn đối tác trước khi đến thăm gian hàng của họ. Hiện nay có nhiều cửa hàng đồ gỗ Việt kiều ở Mỹ nhưng đang bán hàng của Trung Quốc và các nước Châu Á khác. Cần tiếp cận nguồn này để triển khai mạng lưới bán hàng của Việt Nam sang Mỹ. Cần có sự đầu tư kho và cung cấp hàng cho họ bán lẻ. Vấn đề khó nhất ở đây là thuyết phục được họ lấy thêm hàng Việt nam về bán và dần dần sẽ tăng khối lượng và chủng loại hàng cung ứng cho họ. Chế tài của Mỹ là một hàng rào thương mại rất thông dụng do các nhà sản xuất nội địa của Mỹ sử dụng khi cần thiết đê bảo hộ sản xuất trong nước. Tháng 10/2003 Trung Quốc vừa bị kiện phá giá hàng đồ gỗ dùng trong phòng ngủ. Vì vậy khi xuất khẩu vào Mỹ cần phải chú ý đến chiến lược phát triển thị trường thích hợp, tránh gây ấn tượng cho các nhà bảo hộ sản xuất trong nước và các nhà hoạch định chích sách trong Chính phủ Mỹ Ông Kevin D.McPherson - Công ty mua hàng Mohr & McPherson (Mỹ) - cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường năng lực thiết kế tạo nét riêng cho sản phẩm để có thể cung cấp nhiều mẫu mã đáp ứng thị hiếu thay đổi nhanh của người tiêu dùng Mỹ. Nhiều công ty Mỹ thường đặt hàng với khối lượng rất lớn và yêu cầu thời gian giao hàng chính xác. Do đó, doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị tốt về năng lực sản xuất mới nên nhận đơn hàng. Việc giao hàng chậm trễ, không đúng chất lượng, số lượng theo yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến uy tín và dẫn đến mất cơ hội làm ăn lâu dài trên thị trường này. Thị trường Mỹ vẫn có những phân khúc dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo ông, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nên nhắm đến khả năng cung cấp những mặt hàng chuyên biệt. Điều này giúp doanh nghiệp có sự khác biệt so với công ty khác để không phải cạnh tranh về giá. Mặt khác, những mặt hàng chuyên biệt cũng thường có giá tốt hơn. Những người làm công tác bắc cầu các sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ cho biết, động lực để thực hiện công việc này không chỉ là kiểu dáng, chất lượng mà giá cũng phải rẻ. Đòi hỏi này nghe có vẻ nghịch lý nhưng không phải không có lý bởi họ có nhiều sự lựa chọn. Doanh nghiệp cần minh bạch trong mua bán, sổ sách kế toán, để sẵn sàng chứng minh mình không bán phá giá hoặc nếu bị áp thuế thì chỉ ở mức thấp nhất để tránh những trường hợp bị kiện bán phá giá. ông Trần Quốc Mạnh, Phó Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), còn cho rằng, mua nguyên liệu gỗ từ thị trường tiêu thụ sẽ khuyến khích người tiêu dùng ở thị trường đó sử dụng hàng nhập khẩu. "Theo chúng tôi biết người tiêu dùng Mỹ rất thích sử dụng mặt hàng gỗ mà họ tin chắc rằng, chúng được tạo ra từ nguyên liệu của Mỹ", ông Mạnh giải thích thêm. Ngoài ra, để tránh bị kiện bán phá giá, ông Mạnh khẳng định, doanh nghiệp Việt Nam sẽ không đi theo "vết xe đổ" của doanh nghiệp Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt Nam chú trọng vào thị trường trung bình và cao, đồng thời áp dụng chính sách giá cả hợp lý, thay vì sản xuất đại trà và giá rẻ như hàng Trung Quốc. Xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ thường chỉ tăng mạnh vào quý 3 và quý 4. Trong nửa đầu năm, các doanh nghiệp thường tập trung vào việc chuẩn bị nguyên liệu và sản xuất. Và cũng nhiều ý kiến cho rằng đến quý 3, nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi. Do dân số đông, có thu nhập cao, nên một phân khúc thị trường nhỏ của Mỹ cũng đủ đơn đặt hàng cho nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam sản xuất cả năm. Vì thế doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm vào một phân khúc thị trường nhất định. Thật ra, cũng có nhiều người Mỹ không đủ tiền mua sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng, chấp nhận mua sản phẩm tương tự, giá rẻ hơn được sản xuất từ các nước khác. Theo bà Elizabeth Rose Daly, Giám đốc Kinh doanh quốc tế của Văn phòng Thị trưởng New York (Mỹ), doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này thì vừa phải vạch ra chiến lược dài hạn, biết lựa chọn sản phẩm phù hợp, số lượng lớn, chất lượng tốt, mẫu mã bao bì đúng quy định, giá cả cạnh tranh, vừa phải biết làm hàng theo thương hiệu nước ngoài và nâng cao năng lực sản xuất...; đồng thời phải làm tốt công tác xúc tiến thương mại. Theo đó, thông tin thương mại có thể thực hiện tốt thông qua việc xây dựng một số website có chất lượng, tham gia hội chợ tiêu biểu và tổ chức thành các gian hàng quốc gia, nhân cơ hội đó quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam... Tuy nhiên, một vấn đề mà bà Elizabeth lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam là phải biết đưa các thương hiệu có uy tín thâm nhập thị trường. Mặt khác, nhà nước cần tăng cường hỗ trợ thông tin và đào tạo chuyên môn khi đối diện với các vụ kiện chống bán phá giá cho doanh nghiệp. Chính phủ cần xây dựng các trung tâm thương mại có văn phòng đại diện và phòng trưng bày mẫu tại một số thành phố lớn của Mỹ. Ngoài ra, các doanh nghiệp có “nội lực” nên xây dựng hệ thống đại lý phân phối. Hình thức này tuy tốn kém nhưng là cách làm phù hợp tại thị trường đầy tiềm năng này. Với các đối tác nhập khẩu tại Mỹ Về giá cả, ông Joseph Condra, Giám đốc Phát triển sản phẩm và nguồn cung ứng sản phẩm gỗ thuộc Công ty Cresent Fine Furniture (Mỹ) cho biết, hiện mặt bằng giá cả giữa châu Mỹ và châu á chênh lệnh không bao nhiêu, vì thế để giữ tỷ lệ lợi nhuận như các năm trước, nhà nhập khẩu Mỹ đang có hướng bán giảm giá để tiêu thụ được số lượng lớn. Các cơ quan chức năng Việt Nam nên theo dõi chặt chẽ biến động giá cả và giá các sản phẩm tương tự của Trung Quốc tại thị trường Mỹ, kịp thời thông báo đến các doanh nghiệp nhằm có các biện pháp chủ động phòng tránh việc bán giá quá thấp hoặc quá cao. Nên nhớ, các nhà nhập khẩu Mỹ đều biết nhau và thường xuyên trao đổi thông tin với nhau. Song, giá cả vẫn không là yếu tố quan trọng nhất đối với nhà nhập khẩu Mỹ mà thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm vẫn là tiêu chí hàng đầu. Cũng như doanh nghiệp Việt Nam, nhà nhập khẩu Mỹ sẽ mất khách hàng nếu không giao hàng đúng hẹn và đúng chất lượng. Ông W.Towne Baker, Giám đốc điều hành Công ty Indochina Wood (Mỹ) cho biết, để xâm nhập thị trường Mỹ, sản phẩm gỗ Việt Nam có hai phương cách là bán trực tiếp cho nhà bán lẻ (như Haverygs, Pottery Barn, Crate and Barrel…) hoặc qua các nhà nhập khẩu. Bán qua các nhà bán lẻ sẽ được giá cao vì không qua môi giới, nhưng số lượng đặt hàng ít và họ không biết nhiều về công nghệ chế biến nên không hỗ trợ được gì cho nhà sản xuất. Còn đối với các nhà nhập khẩu, do hầu hết đều có nhiều kinh nghiệm trong chế biến gỗ nên hiểu những khó khăn của nhà sản xuất, vì thế có thể giúp các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, chất lượng và do có mạng lưới tiêu thụ rộng nên dễ dàng cung cấp cho nhà sản xuất thị hiếu của thị trường hoặc tiếp thị hiệu quả cho sản phẩm. Khi có đơn hàng từ đối tác Mỹ, doanh nghiệp cần có nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi của khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình ảnh nhà xưởng ngăn nắp, gọn sạch, đời sống công nhân tốt, thiết bị máy móc đồng bộ… cũng là hình ảnh tốt, nói lên với đối tác sự ổn định sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng. Nhà nhập khẩu Mỹ cũng lo sợ trước rủi ro của đối tác, vì rủi ro của đối tác cũng sẽ là rủi ro của họ. Khi giới thiệu hay trưng bày sản phẩm ở các hội chợ triển lãm không nên đưa ra sản phẩm có khuyết điểm dù nhỏ, nên chọn trưng bày sản phẩm hoàn hảo 100% để khẳng định chất lượng, tạo ấn tượng tốt ban đầu. KẾT LUẬN Từ thực trạng của xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam cho thấy việc cần thiết phải tìm ra những giải pháp thúc đẩy, nâng cao kim ngạch xuất khẩu cũng như giá trị gia tăng cho mỗi sản phẩm để mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn.Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên thị trường thế giới nói riêng và thị trường Hoa Kỳ nói chung, và đang từng bước thâm nhập vào những thị trường tiềm năng mới.Tuy còn rất nhiều khó khăn cũng như hạn chế,nhưng ngành này hứa hẹn mức tăng trưởng cao và đóng góp quan trọng vào thu nhập quốc dân. Do đó, thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ cần phải được sự quan tâm và tạo điều kiện của nhà nước, cũng như lỗ lực phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu.Nhà nước,các doanh nghiệp và các hiệp hội về đồ gỗ và lâm sản cần liên kết chặt chẽ với nhau để phát triển ngành công nghiệp đồ gỗ cả về chiều rộng và chiều sâu,tăng trưởng bền vững.Đối với thị trường Hoa Kỳ với quy mô vô cùng lớn thì cần có những nghiên cứu cụ thể để có những định hướng cụ thể và biện pháp tiếp cận, xuất khẩu được những mặt hàng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ, tìm hiểu đầy đủ thông tin để việc xuất khẩu thuận lợi tránh những vi phạm đáng tiếc gây thiệt hại về phía doanh nghiệp xuất khẩu. Với những phân tích trên em hi vọng có thể đóng góp tích cực cho hoạt động xuất khẩu đồ gỗ trong thời gian tới.Tuy nhiên bài làm còn nhiều thiếu sót,rất mong sự nhận xét đánh giá của thầy cô để giúp em hoàn thiện thêm đề án môn học Kinh Tế Thương Mại.Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách: Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ- PGS.TS Võ Thanh Thu-Nhà xuất bản Thống Kê. 8. Tham luận: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỂ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU TS. Vũ Huy Đại, Chủ nhiệm Khoa CBLS, Trường Đại học Lâm nghiệp Tham luận : “Thực trạng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sau hai năm gia nhập WTO và một số ý kiến nhằm phát triển thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.” Th.S Lê Ánh Tuyết, giảng viên Bộ môn Chế biến Lâm sản Khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh 10. Tham luận tại Hội thảo: "Đánh giá tác động hội nhập sau 2 năm gia nhập WTO đối với ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ" Lê Duy Phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6129.DOC
Tài liệu liên quan