Tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam: Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1 : Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam 23
Bảng 2.2 : Thị phần cao su của Việt Nam 27
Bảng 2.3 : Diện tích, năng suất và sản lượng trồng cao su phân theo địa phương năm 2007. 30
Bảng 2.4 : Lượng cao su xuất khẩu qua các tháng 31
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày này xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn phải thực hiện.
Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực này, Việt Nam đã xác định Nông Sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu q...
52 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1 : Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam 23
Bảng 2.2 : Thị phần cao su của Việt Nam 27
Bảng 2.3 : Diện tích, năng suất và sản lượng trồng cao su phân theo địa phương năm 2007. 30
Bảng 2.4 : Lượng cao su xuất khẩu qua các tháng 31
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày này xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn phải thực hiện.
Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực này, Việt Nam đã xác định Nông Sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cao su là một trong những mặt hàng Nông Sản được nhiều người tiêu dùng biết đến về tính hấp dẫn khi sử dụng và tác dụng vốn có không chỉ ở Việt Nam, đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, xuất khẩu cao su đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, khối lượng và kim ngạch tăng nhanh, đem về một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước, đứng thứ ba trong xuất khẩu hàng Nông Sản sau gạo và cà phê. Với nền tảng đó, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su..Tuy nhiên xuất khẩu cao su hiện nay cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế và thúc đẩy các lợi thế cho các hoạt động xuất khẩu cao su hiện nay.
Chính vì thế, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam”. Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu tình hình xuất khẩu cao su của nước ta trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nhắm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu cao su trong thời gian tới. Với mục đích như vậy, đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương I : Một số vấn đề lí luận chung vế xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Chương II : Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Chương III : Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su trong những năm tới.
Do còn nhiều hạn chế trong việc cập nhật thông tin cùng với những hạn chế về kiến thức của bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề án được hoàn chỉnh.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS. Hoàng Đức Thân đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này .
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM
1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hoá nói chung và cao su nói riêng:
Theo một cách hiểu chung nhất thì xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dưới góc độ marketing, xuất khẩu được coi là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là nhằm khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/1998 có hiệu lực ngày 10/8/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán với nước ngoài thì “Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá.
Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, dưới nhiều hình thức khác nhau, từ hàng hoá tiêu dùng cho đến máy móc thiết bị, công nghệ hay nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất……nhưng mục đích chính cuối cùng của xuất khẩu cho dù dưới hình thức nào cũng đem lại lợi ích cho quốc gia. Xuất khẩu là hoạt động không bị giới hạn về không gian hay thời gian. Nó có thể diễn ra chỉ trong thời gian ngắn hay hàng thập kỉ, có thể chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc có thể diễn ra ở nhiều quốc gia.
Cao su cung là một loại hàng hoá, do vậy việc xuất khẩu nó một cách tổng thể cũng như việc xuất khẩu bất kì một loại hang hoá nào khác: xuất khẩu cao su là việc đưa mặt hàng cao su hay các sản phẩm từ cao su từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Cây cao su đã xuất hiện lâu đời ở Việt Nam và được xác định là cây trồng có giá trị cao. Mặt khác phần lớn diện tích vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta rất thích hợp cho việc trồng loại cây này. Đây là lợi thế to lớn của ngành cao su Việt Nam. Hiện nay, cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Do đó viêc thúc đẩy xuất khẩu cao su trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO là hết sức cần thiết.
2. Nội dung hoạt động xuất khẩu
2.1 Thực hiện nghiên cứu tiếp cận thị trường
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lý các thông tin nhằm giúp người xuất khẩu ra quyết định đúng đắn và lợi nhất, đồng thời hoạch định chính sách marketing phù hợp
Trong bước này nhà xuất khẩu cần đạt được các mục đích sau
- Phải nắm vững thị trường nước ngoài như dung lương thị trường, tập quán, thị hiếu tiêu dung, các kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thống pháp luật điều chỉnh thương mại.
- Nhận biết được vị trí của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài cũng như nhu cầu của khách hàng và loại hàng xuất khẩu đó
- Lựa chọn khách hàng.
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường qua báo đài, Internet, các cơ quan xúc tiến thương mại, tư vấn, hội chợ, triển lãm
Kết quả nghiên cứu và tiếp cận thị trường là nhà nhập khẩu sẽ chọn được mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu .
2.2. Lập phương án kinh doanh
Sau khi lựa chọn được mặt hàng, thị trường nhà xuất khẩu cần lập ra kế hoạch kinh doanh, thời gian xuất khẩu. đối tác xuất khẩu, đánh giá sơ lược về hiệu quả kinh doanh, những khó khăn và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng đó sang thị trường đó và đưa ra các phương án giải quyết
2.3. Giao dich, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu
Sau khi lựa chọn được đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dich đàm phán với đối tác về thời gian xuất khẩu, mặt hàng, hình thức vận chuyển, phương thức thanh toán để đi đến kí kết hợp đồng.
Có thể giao dịch đàm phán theo các cách sau đây
Đàm phán qua thư tín
Đàm phán qua điện thoại
Đàm phán trực tiếp
Tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cách đàm phán nào để phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất đối với doanh nghiệp mình. Nhưng thông thường đầu tiên, người ta thường dùng các đàm phán qua thư để thiết lập và duy trì mối quan hệ và đàm phán qua điện thoại để kiểm tra những thông tin khi cần thiết. Còn với những hợp đồng giá trị lớn thì người ta dùng cách đàm phán trực tiếp.
2.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Hai bên làm các thủ tục để tiến hành xuất khẩu: Xin giấy phép xuất khẩu , chuẩn bị nguồn hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thuê tầu lưu cước, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng với tàu, làm thủ tục thanh toán
3. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa nói chung và cao su nói riêng.
3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân:
3.1.1_Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển ở nước ta. Để CNH đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, kĩ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: liên doanh với nước ngoài, vay nợ, viện trợ, tài trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ, xuất khẩu sức lao động.
Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vay nợ và viện trợ…..tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kì sau. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập nhẩu tiến hành CNH là từ xuất khẩu. Xuuất khẩu quyết định đến qui mô và tốc độ tảng của nhập khẩu.
Nước ta thời kì 1986-1990, nguồn thu về xuất khẩu đảm bảo trên 55% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, tương tự như vậy, thời kì 1991-1995 và 1996-2000 lần lượt là 75,3% và 84,5%.
Một điều đáng chú ý nữa là cơ hội đầu tư và vay nợ từ nước ngoài à các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ - hiện thực. Vì thế, xuất khẩu quả thực có vai trò rất quan trọng trong tiến trình CNH-HĐH đất nước.
3.1.2 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đảy sản xuất phát triển:
Thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như là một tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới
Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuât vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nếu nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản vãn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ đông chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vãn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế rất chậm chạp
Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường quốc tế là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến dich chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động đến sản xuất thể hiện ở:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho
sản xuất phát triển ổn định
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước
Xuất khẩu tao ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của nước ta sẽ tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thị trường thế giới và giá cả chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường
3.1.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân:
Tác động của sán xuất đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu giúp tái sản xuất ra sức lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của nhân dân. Tham gia vào hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần đem hàng hóa đến với bạn bè thế giới, góp phần vào việc mở rộng khả năng tiêu dùng của nhận loại mà còn mang bản sắc của dân tộc mình giới thiệu cho thế giới
3.1.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta
Xuất khẩu thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại và làm cho nền kinh tế quốc dân gắn chặt với sự phân công lao động quốc tế . Hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển chẳng hạn như xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng , đầu tư ,vận tải quốc tế …. Đến lượt mình các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu
3.2 Đối với doanh nghiệp ngoại thương
Dưới góc độ vĩ mô của một nền kinh tế hoạt động xuất khẩu đem lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với mỗi doanh nghiệp.
Trước tiên hoạt động xuất khẩu tạo tiền đề vốn cho doanh nghiệp ngoại thương bởi vì hoạt động này ảnh hưởng tích cực tới xu thế phát triển theo hướng CNH tổng thể nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào sống trong tổng thể ấy nên cũng chịu tác động dương trước hiệu quả kinh doanh đột biến mà nguyên nhân là những khoản lợi nhuận khổng lồ được đem đến bởi những hợp đồng xuất khẩu qui mô lớn từ đó nó tạo tiền đề về vốn cho doanh nghiệp
Khi đã có điều kiện về vốn doanh nghiệp có thể nhập khẩu máy móc thiết bị kĩ thuật … đem đến khả năng mở rộng qui mô sản xuất dẫn đến một loạt các tác động tích cực sẽ sảy ra. Doanh nghiệp sẽ có lợi thế về qui mô – chi phí bình quân cho sản xuất sẽ giảm dần khi qui mô sản xuất tăng lên cũng mang nghĩa là giá thành sản phẩm sẽ giảm, chất lượng mẫu mã sản phẩm được cải thiện và nâng cao, kế tiếp là hiệu quả tích cực –doanh nghiệp năng cao được khả năng cạnh tranh, và mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đã đạt được – lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên chưa từng thấy
Bên cạnh đó khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu doanh nghiệp sẽ học hỏi được rất nhiều từ đối tác nước ngoài như các cơ hội nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, các phương thức tổ chức quản lý. Đồng thời trong môi trường kinh doanh quốc tế mọi chuyện không đơn giản như như kinh doanh nội địa, tính rủi ro của môi trường kinh doanh rất cao nếu các doanh nghiệp không tìm cách tự hoàn thiện tri thức cũng như sự hiểu biết của mình thì doanh nghiệp sẽ bị động và gặp rủi ro. Nắm bắt khoa học công nghệ cũng là một nhân tố khiến cho doanh nghiệp tìm cách thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình
3.3. Vai trò riêng có của xuất khẩu cao su trong nền kinh tế nước ta:
3.3.1 _ Xuất khẩu cao su góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động :
- Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, trên vùng đất Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có ít cây công nghiêp nào mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây cao su. Theo tính toán, năm 2006, bình quân mỗi ha cao su đã đạt mức tổng thu khoảng 46 triệu đồng (đối với khối quốc doanh), và khoảng 27 triệu đồng (đối với cao su tiểu điền), riêng của Tổng công ty Cao su Việt Nam đạt mức bình quân hơn 50 triệu đồng/ha.
- Cây cao su gắn liền với việc làm và đời sống của hàng chục vạn nông dân vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Ngoài hiệu quả kinh tế như đã đuợc ghi nhận, cây cao su còn góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên 77.000 hộ nông dân tiểu điền. Những năm gần đây, do thị trường và giá cả thuận lợi, năng suất lại gia tăng..., nên thu nhập của người trồng cao su có nhiều cải thiện đáng kể; nhiều địa phương đã sử dụng cây cao su như một giải pháp xóa đói giảm nghèo.
- Thực tế, tại các vùng trồng cây cao su, hệ thống giao thông vận chuyển được đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây cao su trong những năm gần đây.
3.3.2 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp cân bằng môi trường sinh thái:
Việc phát triển cây cao su đã khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái. Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam có nhiều vùng đất, khí hậu thích hợp cho cây cao su. Tính đến nay, vừa tròn 110 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam (1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su mới chỉ có 76.600 ha (riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng 40.200 tấn. Năm 2005, cả nước đã có 480.000 ha, và đạt sản lượng 468.600 tấn mủ. Riêng khối quốc doanh có khoảng 287.800 ha (chiếm 72,7%) và 380.500 tấn (81,2%) với năng suất khá cao, do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống cao sản. Diện tích cao su tiểu điền và tư nhân ước khoảng 194.370 ha (chiếm 40,5% tổng diện tích) và sản lượng khoảng 88.000 tấn (chiếm 19% tổng sản lượng).
Với diện tích năm 2006 khoảng 500.000 ha, cây cao su cũng còn được các chuyên gia đánh giá là đã góp phần đáng kể vào việc che phủ và chống xói mòn đất, nhất là tại các vùng đồi núi khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Xuất khẩu cao su cũng như bất cứ hoạt động xuất khẩu hàng hóa nào khác của doanh nghiệp cũng chịu tác động của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu như là tập hợp những điều kiện, yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phổ biến nhất là cách liệt kê hoặc phân nhóm các yếu tố hợp thành môi trường kinh doanh theo hai dạng, đó là môi truơng vi mô và môi trường vĩ mô.
4.1. Môi trường vi mô của doanh nghiệp : gồm các nhóm yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp vá nhóm yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp.
4.1.1 Môi trường tác nghiệp: các yếu tố trong môi trường này bao gồm khách hàng, người cung ứng, đối thủ cạnh tranh, trung gian thương mại và cuối cùng là công chúng.
- Khách hàng : là cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong được thỏa mãn. Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng rất đa dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi cư trú….Người ta có thể căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân chia khách hàng nói chung thành các nhóm khách hàng khác nhau, như phân chia theo phạm vi địa lý thì có khách hàng trong vùng, trong địa phương; trong nước, ngoài nước…Mỗi nhóm có đặc trưng riêng, phản ánh quá trình mua sắm của họ và những đặc điểm này sẽ là gợi ý quan trọng để doanh nghiệp đưa ra biện pháp phù hợp thu hút khách hàng.
- Người cung ứng : là các tổ chức, doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải xác định số lượng, chủng loại mặt hàng, sự lớn mạnh và khả năng cung ứng của nguồn hàng trong hiện tại lẫn tương lai. Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su cần nắm rõ đặc điểm của những nguồn hàng , rồi trên cơ sở đó tiến hành lựa chọn nguồn cung hàng tốt nhất về chất lượng, giá cả và sự ổn định.
- Đối thủ cạnh tranh : là những đơn vị có mặt hàng giống như mặt hàng của doanh nghiệp hoặc có khả năng thay thế lẫn nhau. Đây là yếu tố hết sức phức tạp đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu cao su nói riêng. Nếu đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá bán và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, khi các dối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh cả về giá là đáng kể, mọi cuộc cạnh tranh về giá cả đều dẫn đến những tổn thương. Việc hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình trong môi trường kinh doanh không phải là việc đơn giản , hơn nữa lại là môi trường kinh doanh quốc tế cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Do vậy mà kinh doanh quốc tế thường hàm chứa tính rủi ro cao.
- Các trung gian thương mại : là các cá nhân, tổ chức giúp doanh nghiệp tuyên truyền, quảng cáo, phân phối hàng hóa và bán hàng đến tận tay người tiêu dùng . Trong thương mại quốc tế, hệ thống các trung gian thương mại có ý nghĩa rất quan trọng, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Công chúng : là bất kì nhóm người nào có một quyền lợi thực tế và hiển nhiên hay tác động đến khả năng doanh nghiệp nhằm trở thành đối tượng của doanh nghiệp, bao gồm công luận, chính quyền, công chúng tích cực và công chúng nội bộ doanh nghiệp. Đối với yếu tố này, trong hoạt động xuất khẩu cao su, các daonh nghiệp cần quan tâm bỏ ra thời gian, chi phí để hướng dẫn công chúng ( như việc các doanh nghiệp xuất khẩu cao su liên kết với nhau trên cơ sở phối kết hợp với Nhà nước để hình thành một cách hệ thống ), thấu hiểu nhu cầu, ý kiến và liên kết họ nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
4.1.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp xuất khẩu :
Nhân tố này bao gồm các tiềm năng và các mục tiêu của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp xuất khẩu có một số tiềm năng phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị truờng. Khi đánh giá đúng đắn tiềm năng của doanh nghiệp cho phép xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh; tận dụng tối đa thời cơ với chi phí thấp để mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Các yếu tố quan trọng để đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh bao gồm: sức mạnh về tài chính, trình độ quản lí và kĩ năng của con người trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, tình hình trang thiết bị hiện có, nhãn hiệu hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp, sự đúng đắn của mục tiêu kinh doanh và khả năng kiên định trong quá trình thực hiện hướng tới mục tiêu….
4.2. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.
Đây là những yếu tố không thể kiểm soát được, doanh nghiệp phải chịu sự chi phối và tìm cách thích ứng với chúng. Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý thêm rằng, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp ngoại thương không chỉ bó hẹp trong nội địa mà còn mở rộng ra cả thị trường quốc tế. Vì thế, doanh nghiệp xuất khẩu phải đương đầu với ít nhất hai mức độ yếu tố không thể kiểm soát được chúa không phải một như doanh nghiệp thương mại trong nước.
4.2.1 Môi trường kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà nhiều doanh nghiệp thường phân tích là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Đây là các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng và dạng tiêu dùng hàng hóa, chúng quy định cách thức doanh nghiệp xuất khẩu cao su sử dụng các nguồn lực của mình.
4.2.2 Môi trường công nghệ
Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho các chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực ngành cũng như nhiều doanh nghiệp .Thế kỷ XX là thế kỷ của khoa học và công nghệ. Do đó việc phân tích, phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết. Sự thay đổi của công nghệ đương nhiên ảnh hưởng tới chu kỳ sống của một sản phẩm hay một dịch vụ. Hơn nữa sự thay đối công nghệ cũng ảnh hưởng tới các phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như thái độ ứng xử của người lao động. Kỹ thuật và công nghệ là cơ sở cho yếu tố kinh tế, bao gồm các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển kỹ thuật, công nghệ của nền kinh tế .
4.2.3 Môi trường văn hóa – xã hội
Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và hành vi của con người, qua đó, ảnh hưởng tới hành vi mua sắm của khách hàng , gồm : dân số và xu hưống vận động , các hộ gia đình và xu hướng vận động , sự di chuyển của dân cư … Doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng , sự thay đổi của tháp tuổi , tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ …Trình độ dân trí ngày càng cao đã , đang và sẽ là một thách thức cho các nhà sản xuất . Yếu tố văn hóa xã hội này là điều mà các doanh nghiệp xuất khâu phải luôn chú ý đến nếu không muốn bị coi là “ người nước ngoài” trong kinh doanh quốc tế .” Người nước ngoài “ ở đây theo nghĩa văn hóa của nước chủ nhà xa lạ đối với doanh nghiệp xuất khẩu
4.2.4 Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng
Cao su là một loại nông phẩm mang tính mùa vụ rõ nét , do vậy các yếu tố về yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng gây ra những áp lực nhất định cho việc sản xuất , chế biến và tiêu thụ cho mặt hàng này . Chúng bao gồm các yếu tố về trình độ hiện đại của cơ sở hạ tầng sản xuẩt : đường xá giao thông thông tin liên lạc …; các yểu tố thuộc về môi trường tụ nhiên như thời tiết ,khi hậu … ảnh hưởng đến tình hình cung cao su. Các nhà chiến lược khôn ngoan thường có những quan tâm đến môi trường khí hậu và sinh thái . Đe dọa của những thay đổi không dự báo được đôi khi đã được các doanh nghiệp mà sản xuất , dịch vụ của họ có tính mùa vụ xem xét một cách cẩn thận .
4.2.5 Môi trường chính phủ, luật pháp và chính trị
Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải phân tích, dự đoán về chính trị và pháp luật cùng xu hướng vận động của nó, bao gồm: sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao; sự cân bằng các chính sách của Nhà nước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ…Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho doanh nghiệp. Môi trường luật pháp điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế không chỉ là luật pháp của mỗi quốc gia, mà còn là luật pháp quốc tế như các Hiệp ước, Điều ước quốc tế, các Hiệp định thương mại song phương, đa phương….
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU CỦA
VIỆT NAM
1. Khái quát về tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su của Việt Nam.
1.1. Đặc điểm của cao su.
Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.
Cao su là một loại vật liệu polime vừa có độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đàn hồi lớn.
Có hai loại cao su: Cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.
Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được san xuất trực tiếp từ mủ cây cao su
Cao su tổng hợp là những vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, do con người điều chế từ các chất hữu cơ đơn giản, thường bằng phản ứng trùng hợp. Cao su tổng hợp là một sản phẩm từ quá trình craking dầu mỏ, do đó, giá cả cao su tổng hợp phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu mỏ.
Theo hệ thống phân loại Hài Hoà (HS), cao su tự nhiên (4001) được chia thầnh các phân nhóm chủ yếu sau:
4001.10: Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hoá, được sử dụng để sản xuất bao tay, bong bóng…
Mủ cao su được chia làm hai loại: Loại có hàm lượng Amoniac thấp và loại có hàm lượng Amoniac cao.
Mủ tờ xông khói (USS) : Người trồng cao su có thể sản xuất USS bằng cách cô dọng mủ cao su, kéo thành tấm và cuộn tròn lại sau khi đã được làm khô ngoài không khí.
4001.21: Cao su xông khói (RSS) là một dạng mủ cao su được sấy khô bằng khói hoặc nhiệt độ dưới dạng tấm, thường gặp các loại như RSS1, RSS2,…,RSS6. Cao su tấm xông khói có độ bền cao, thích hợp cjo việc sản xuất lốp xe, phà cho xe tăng và các sản phẩm công nghiệp khác.
4001.22 : Cao su tự nhiên định chuẩn kĩ thuật (TSNR) được phân loại theo tiêu chuẩn cao su – qui định kĩ thuật TSR của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO.
4001.29 : Các loại khác như:
+ Cao su tấm khô bề ngoài trông giống cao su tấm xông khói nhưng sáng hơn do không qua xông khói. ADS được sản xuất trong nhà máy nhỏ sử dụng mủ cao su tươi mua của nông dân, Thị trường nhỏ vì loại cao su này chỉ dành cho công nghệ sử dụng cuối cùng trong sản xuất các loại sản phẩm cao su có mầu.
+ Váng xốp là sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất mủ cao su.
+ Cao su Crepe là mủ cao su dạng lỏng, được tẩy trắng, được nghiền nhiều lần, được làm khô nhờ nhiệt độ tự nhiên. Cao su Crepe được dùng dể sản xuất các dụng cụ y tế, giày dép và bất cứ sản phẩm nào đòi hỏi những đặc tính như sáng màu, nhẹ, độ co giãn tốt.
+ Mủ latex li tâm: Mủ cô đặc được làm từ mủ tươi sử dụng công nghệ li tâm. Mủ cô đặc được sử dụng sản xuất các đồ dùng ngâm nước.
+ Cao su miếng vụn.
4001.30 : Nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa cây họ sacolasea và các loại nhựa thiên nhiên tương tự .
SVR : Cao su tiêu chuẩn Việt Nam, có các loại SVR3L, SVR5L, SVR10L, SVR20L,SVR50,60
Sau khi khai thác, mủ cao su tươi có thể được bán trực tiếp cho nhà máy chế biến. Giá trị được tính theo hàm lượng cao su khô của mủ tươi. Vì thế, việc bán cao su tươi yêu cầu phải xác định DRC. DRC bị ảnh hưởng bởi giống cây, tuổi cây và thời gian thu hoạch trong năm.
Cao su đang là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau gạo và cà phê. Thế nhưng chính thành tích này cũng đang đặt ngành cao su Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
1.2. Tình hình sán xuất, chế biến và xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Tại Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu cao su có tốc độ phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hiện Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm tới 64% lượng xuất khẩu), tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ… Từ năm 1995, số lượng cao su thiên nhiên Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khá lớn và có sự tăng vọt từ năm 2005 đến nay. Sở dĩ vì nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc là 1,7 triệu tấn/năm, trong khi sản xuất không đáp ứng nổi nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế biến. Các cơ quan quản lý kỳ vọng nhiều vào sự tăng trưởng ở giá trị , bởi dự báo giá cao su trên thế giới vẫn duy trì ở mức tăng cao, do sản lượng trên thế giới thâm hụt nhiều. Theo khuyến cáo của Bộ Công Thương, để tránh việc bị chi phối do tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc, các DN xuất khẩu cao su nên khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su năm 2007 có mức tăng trưởng rất lớn vào thị trường Nga, đặc biệt về giá, ví dụ loại cao su SVR tăng tới 165 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ tăng trên 130 USD/tấn, tiếp theo mới là Trung Quốc khoảng trên 70 USD/tấn, Nhật Bản tăng 64 USD/tấn…
Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất khẩu gần 660.000 tấn cao su, đạt kim ngạch hơn 1,2 tỷ USD, tăng 78% so với cả năm trước và là mức cao nhất từ trước tới nay. Với kết quả này, cao su đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các mặt hàng nông lâm sản đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chỉ sau gạo và gỗ. Dự kiến trong tháng 12, cả nước sẽ khai thác, chế biến và xuất khẩu thêm trên 70.000 tấn mủ cao su.
Ngoài cao su SVR 3L chiếm trên 50% lượng xuất khẩu, các đơn vị xuất khẩu còn nâng tỷ lệ chế biến các loại cao su khác có giá trị xuất khẩu cao hơn như các loại SVR10 từ 10% lên 20%, mủ Latex lên 17%./
Trong năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã tích cực mở rộng diện tích trồng cao su (chủ yếu là cao su tiểu điền), đưa tổng diện tích cây cao su trên cả nước tăng lên hơn 480.000ha. Các công ty cao su quốc doanh và các hộ trồng cao su tiểu điền cũng đã thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật để chăm sóc, thâm canh và khai thác diện tích cao su đang trong thời kỳ thu hoạch, nâng cao năng suất thu hoạch mủ.
Để nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu, phần lớn trong khoảng 70 nhà máy chế biến mủ cao su của cả nước đều đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Tổng Công ty Cao su Việt Nam hiện có 37 nhà máy chế biến mủ với công suất trên 330.000 tấn/năm, trong đó có 12 nhà máy chế biến được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Cao su cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ thương hiệu và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại.
2. Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam.
2.1. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng giảm thất thường do giá cao su trên thị trường thế giới có nhiều biến động. Năm 2001, lượng xuất khẩu đạt 522 ngàn tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 165 triệu USD. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, giá xuất khẩu cao su tự nhiên ngày càng tăng và kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đã vượt mốc 1 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng 30.6% về kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su. Cao su là một trong những nông sản đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Hai tháng đầu năm 2008, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 82,7 ngàn tấn, trị giá gần 190 triệu USD, giảm 15,92% về lượng, nhưng lại tăng 14,28% về trị giá so với hai tháng đầu năm 2007.
Bảng2.1 : Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam
Năm
Khối lượng xuất khẩu
( tấn )
Kim ngạch xuất khẩu
( 1000USD )
Giá xuất khẩu bình quân ( USD/tấn )
2001
495
156841
316.6
2002
522
165073
315.7
2003
449
267832
597
2004
433
377864
872
2005
513
578877
1163
2006
587
804126
1369
2007
717
1306886
1822
Đáng chú ý trong tháng 2/2008, xuất khẩu cao su SVR CV50 tăng rất mạnh, tăng từ 73 tấn cùng kỳ năm 2006 lên 1,14 ngàn tấn. Loại cao su này được xuất chủ yếu sang thị trường Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Italia, với giá xuất từ 2.187- 2.717 USD/tấn, Fob cảng phía Nam.
So với cùng kỳ năm 2007, xuất khẩu cao su SVR3L tiếp tục tăng khá, tăng 20,02% về lượng và tăng 57,33% về trị giá, đạt 13,64 ngàn tấn, trị giá 34,61 triệu USD và là chủng loại cao su xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tháng 2, chiếm 44% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, giá xuất trung bình đạt 2.538 USD/tấn, tăng 3,83% so với giá xuất khẩu tháng trước và tăng 31% so với giá xuất khẩu cùng kỳ năm 2007.
Xuất khẩu cao su SVR10 cũng tăng 18,68% về lượng và tăng 61,72% về trị giá so với tháng 2/2007, đạt 3,75 ngàn tấn, với trị giá trên 9 triệu USD. Giá xuất khẩu loại cao su này sang thị trường Malaysia đạt giá cao 2.610 USD/tấn, tiếp đến là Nhật Bản đạt 2.608 USD/tấn. Ngoài ra, giá xuất khẩu sang Nga, Italia, Đài Loan, Hàn Quốc cũng đạt từ 2.460- 2.595 USD/tấn. Mặc dù, lượng xuất sang thị trường Trung Quốc đạt khá cao nhưng giá xuất khẩu sang thị trường này luôn thấp hơn giá xuất khẩu sang các thị trường trên từ 100- 200 USD/tấn. Hai tháng đầu năm, xuất khẩu cao su SVR10 của cả nước đạt trên 16 ngàn tấn, trị giá 36, 17 triệu USD, tăng 26,96% về lượng và tăng 69,76% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
2.2. Cơ cấu xuất khẩu cao su của Việt Nam.
2.2.1. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Nếu xét theo cách phân loại HS thì cơ cấu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam vẫn chưa phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của thế giới vì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu mủ cao su và các sản phẩm cao su ở dạng sơ chế.
Hiện nay Việt Nam có bốn chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu đó là:
SVR chiếm khoảng 58% khối lượng xuất khẩu. Trong đó chủ yếu là loại SVR thường có các hạng sản phẩm 3L, 5L; các loại cao su như SVR10L, 20L, loại CV50, CV60…chiếm một tỷ lệ không đáng kể.
Mủ cao su nguyên liệu (HS400110) và các loại mủ cao su sơ chế như mủ kem và mủ ly tâm, dùng để sản xuất găng tay, ủng chiếm 3% khối lượng xuất khẩu.
Mủ tờ xông khói (RSS – HS400121) chiếm khoảng 1,4% khối lượng xuất khẩu.
Cao su Crepe ( HS400129) chiếm khoảng 0,2%
Thời gian qua, cao su Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng SVR3L, SVR5L và một số mủ tờ RSS, Crepe…trong đó loại SVR5L và SVR3L chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các loại cao su như SVR10, SVR20, RSS, Crepe đang dược ưa chuộng trên thị trường thế giới thì Việt Nam chỉ sản xuất được một khối lượng hạn chế. Mủ cao su SVR10, SVR20 có nhu cầu nhập khẩu cao tại các thị trường như Ba Lan, Italia, Tây Ban Nha, Hoa Kì…nhưng do cao su Việt Nam chưa đáp ứng được nên lượng cao su xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Cơ cấu chủng loại là một trong những nguyên nhân chính khiến cao su Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, điều đó cũng gây bất lợi cho cao su tự nhiên Việt Nam trong viêc mở rộng thị trường theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Vì vậy, Việt Nam chỉ có thể đa dạng hoá thị trường nếu các doanh nghiệp đa dạng hoá chủng loại sản phẩm vì nhiều chủng loại sản phẩm hiện nay chỉ có thể tiêu thụ tốt ở thị trường Trung Quốc.
2.2.2. Giá thành sản xuất
Mặc dù năng suất mủ cao su còn thấp nhưng do nguồn lực lao động dồi dào, chi phí lao động thấp cùng với việc áp dụng các biện pháp canh tác đơn giản nên giá thành sản xuất cao su của Việt Nam tương đối thấp hơn so với các nước trong khu vực. Điều này cho thấy rằng Việt Nam cũng là nước có lợi thế tương đối về chi phí giá thành trong việc sản xuất cao su. Tuy nhiên trong những năm gần đây, giá thành sản xuất cao su của Việt Nam cũng đã tăng so với các năm trước đây.
2.2.3. Giá xuất khẩu.
Gía xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung ở mọi thời điểm đều thấp hơn so với giá thế giới 10-15% cho tất cả sản phẩm, thậm chí có thời điểm thấp hơn tới 20%. Thường giá trị cao su của Việt Nam cùng chủng loại và chất lượng nhưng thua hẳn giá tại NewYork từ 150-500 USD/tấn, ở Kualalumpur từ 100-250 USD/ tấn, tại Singapore từ 100-200USD/tấn. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp cũng như Hiệp hôih cao su Việt Nam còn thiếu các thong tin cập nhật về giá, thị trường bên ngoài do đó hay bị thua thiệt khi buôn bán trao đổi với nước ngoài. Hơn nữa khâu xúc tiến, điều tiết hoạt động xuất khẩu còn chưa hiệu quả, còn thiếu tổ chức, tạo sự mất cân đối về tiến độ xuất khẩu và dễ bị bạn hàng ép giá.
Theo Bộ Công Thương, giá cao su xuất khẩu bình quân hiện ở mức 2.271 USD/tấn, tăng 27% so cùng kỳ năm trước. Cao su tự nhiên vẫn có thuận lợi cả về giá và thị trường trong thời gian tới do giá dầu thế giới đã vượt ngưỡng 100 USD/thùng và nhu cầu cao su tự nhiên vẫn ổn định ở mức cao. Trong tuần cuối tháng 2/2008, giá cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng và đã đạt ngưỡng 20.000 NDT/T.
Trong những ngày này, hoạt động xuất nhập khẩu cao su tại khu vực cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng khá sôi động. Hiện nay tỉ lệ giữa cầu và cung là 12,5/10. Phía đối tác nhập khẩu đang thực hiện một số cơ chế hành chính để giảm cầu nhằm mục đích ép giá xuống dưới mức 19.000 NDT/T. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, mục đích này của phía đối tác khó có thể đạt được bởi trong thời điểm hiện nay nhu cầu về nguyên liệu cao su của thị trường Trung Quốc đang rất cao, hoạt động khai thác mủ cao su tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á sắp bước vào thời kỳ giáp vụ và giá nhiều mặt hàng là nhiên liệu, nông, lâm sản tiếp tục tăng. Thực tế tại cửa khẩu tiểu ngạch Lục Lầm, đã có hiện tượng hàng chục doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc tranh mua cao su Việt Nam. Lượng xuất 700-800 tấn/ngày hiện nay vẫn là ít so với nhu cầu nhập khẩu của đối tác. Dự báo, giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng lên từ 200-300 NDT/T.
2.3. Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam
2.3.1. Thị trường xuất khẩu.
Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam là các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc….và một số nước Châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Italia….Và xuất khẩu cao su tự nhiên sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng nhanh từ năm 2002 sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức ký kết hiệp định Thương mại Việt – Mỹ.
Trong năm 2006, cao su Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 40 thị trường trên thế giới. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, chiếm 66,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt gần 470 ngàn tấn với trị giá 851,38 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 64% về trị giá so với năm 2005.
Bảng 2.2: Thị phần cao su của Việt Nam
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Thái Lan
40.5
39.41
44.66
45.33
42.73
41.61
42.67
Indonexia
25.8
28.54
28.50
29.04
27.92
28.97
29.04
Malaixia
18.27
16.11
16.81
16.52
13.79
13.93
15.21
Việt Nam
9.25
10.26
8.51
7.6
9.67
10.01
10.25
Thị trường năm 2007 khá cân đối giữa cung và cầu. Nhu cầu cao su khá mạnh. Khách hàng Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đều tích cực mua, song hầu hết chỉ mua ít một mặc dù lượng dự trữ trong kho của các nhà sản xuất lốp xe còn rất ít, bởi giá cao. Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới đã nhập khẩu 1.350.000 tấn cao su từ tháng 1 đến hết tháng 10/2007, tăng 2,4% so với cùng kì năm 2006.
Tại Việt Nam, Tổng thư kí hiệp hội cao su Việt Nam, bà Trần Thị Thuý Hoa, cũng cho rằng xuất khẩu cao su Việt Nam có thể không đạt mục tiêu 780.000 tấn trong năm 2007 do khó khăn về nguồn cung ở các nước láng giềng, làm giảm lượng nhập khẩu. Việt Nam xuất khẩu 80% sản lượng mủ cao su của mình và mua cao su từ Thái Lan, Campuchia và Indonexia để tái xuất khẩu. Khoảng 64% luợng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc .
Triển vọng thị trường cao su thiên nhiên năm 2008 sẽ tiếp tục khả quan hơn bởi 3 yếu tố: giá dầu mỏ cao; nhu cầu của các nước tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh và nguồn dự trữ ở các nước sản xuất và các nhà nhập khẩu, nhất là các hãng sản xuất lốp xe, đều eo hẹp do giá quá cao vào năm 2007 khiến người mua không dám mua nhiều nên không củng cố được kho dự trữ.
2.3.2. Đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh chính của cao su Việt Nam là các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Malaixia… đều là những nước xuất khẩu cao su tự nhiên vào bậc nhất thế giới, chủng loại cao su tự nhiên của những nước này phù hợp với nhu cầu thế giới do các nước này đầu tư rất mạnh vào công nghiệp chế biến cao su.
Sản phẩm cao su cua Thái Lan, Malaixia, Indonexia hầu hết đã có mặt ở cac thị trường. Các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…là những nước có nhu cầu cao su lớn nhung chỉ có những nước như Thái Lan, Malaixia, Indonexia mới đáp ứng được những nhu cầu này. Bên cạnh đó ngàng cao su của họ đã được Nhà nước chú trọng và quan tâm từ rất lâu nên lộ trình mở rộng thị trường rất hiệu quả bởi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và các nhà sản xuất, chế biến. Đặc biệt là dự án Thành phố cao su của Thái Lan tập trung vào những khách hang dung cao su nguyên chất , phục vụ cho chế biến trực tiếp. Sản lượng cao su lớn nhất thế giới có thể giảm 1,5% xuống khoảng 3 triệu tấn trong năm 2007 do mưa nhiều làm gián đoạn việc thu hoạch mủ. Năm 2008, nguồn cung ở Indonexia khả quan hơn cả so với hai nước kia, cộng với giá rẻ hơn, nên hấp dẫn được nhiều khách hang. Song nhiều lúc các nhà xuất khẩu Indonexia cũng bất lực do không có hang để bán. Hin nay Malaysia, đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu mủ cao su, đang bắt đầu chủ trương giảm dần diện tích cao su, thay vào đó là cây cọ dầu – loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiện nay, cao su tự nhiên của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu qua các nhà nhập khẩu trung gian như Sígapore, Hồng Kông…Vì vậy trong thời gian tới Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường.
2.4. Sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện nay, cây cao su không những phát triển mạnh ở miền Đông Nam bộ, Tây nguyên và các tỉnh miền Trung mà còn được trồng ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An…, nếu như đến năm 1995 cả nước nước chỉ có 181.000 ha cao su thì đến thời điểm hiện nay, diện tích trồng cao su cả nước là 454.000 ha, ( trong đó khu vực quốc doanh chiếm trên 70 % diện tích) với tổng sản lượng trên 550.000 tấn/ năm.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng trồng cao su phân theo địa phương năm 2007.
Vùng
Diện tích (ha )
Năng suất (100kg/ha )
Sản lượng (100kg)
Đông Nam Bộ
325200
15
374600
Tây Nguyên
110100
12
80000
Bắc Trung Bộ
39000
10
13600
Nam Trung Bộ
5900
10
3000
Về năng suất, sản lương mủ cao su khai thác cũng đã liên tục tăng theo từng năm. Nếu như trước đây, năng suất bình quân mủ cao su, chỉ đạt từ 5 đến 8 tạ/ ha/ năm, thì trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các biện pháp thâm canh, lai ghép và đưa vào trồng cao su giống mới, tổ chức luyện tay nghề, thi thợ cạo mủ giỏi…, nên năng suất trung bình của toàn ngành cao su đã đạt 1,75 tấn/ ha/ năm, tăng gấp hai lần năng suất so với trước. Đặc biệt, hiện nay toàn ngành cao su đã có 37 nông trường đạt năng suất từ 2 tấn mủ/ha/năm trở lên (và chiếm khoảng 50 % tổng diện tích của toàn ngành có năng suất đạt 2 tấn/ ha/ năm). Hầu hết các công ty thành viên, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã nhận được chứng chỉ chất lượng ISO 9002. Nhờ không ngừng hoàn thiện quy trình sản xuất và quản lý nâng cao năng suất, chất lượng, nên sản lượng xuất khẩu hàng năm của toàn ngành cũng tăng nhanh. Năm 1990, sản lượng mủ cao su xuất khẩu của cả nước mới đạt 76.000 tấn, năm 1996 tăng lên 265.000 tấn, năm 2000 là 280.000 tấn. Đến năm 2005, sản lượng cao su xuất khẩu của cả nước đã tăng gần gấp hai lần so với trước đó với sản lượng đạt 550.000 tấn. Trong 11 tháng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước đã đạt 659.000 tấn với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 200 triệu USD. Sản lượng cao su của Việt Nam năm 2007 ước đạt 600.000 tấn, tăng so với 553.500 tấn năm 2006.
Theo Hiệp hội Cao su VN, trong 2 tháng đầu năm 2008, sản lượng cao su xuất khẩu đạt trên 91.000 tấn, giảm 7,6% về lượng, nhưng nhờ giá tăng nên kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 207 triệu USD, tăng 24,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự đoán trong ba tháng đầu năm sẽ xuất khẩu được khoảng 136.000 tấn, giảm 4,2% về lượng, đạt kim ngạch 299 triệu USD, tăng 25,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2008, sản lượng cao su dự kiến sẽ tăng khoảng 10%, ước đạt 660.000 tấn. Dù lượng cao su tạm nhập tái xuất có thể giảm do Campuchia tăng xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng và lượng cao su chế biến trong nước tăng, nhưng lượng cao su xuất khẩu vẫn tăng khoảng 6,3%, ước đạt 760.000 tấn. Mục tiêu xuất khẩu cao su trong năm 2008 của nước ta là 1,5 tỷ USD.
Bảng 2.4
2.5. Chất lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam
Chất lượng cao su xuất khẩu của các công ty quốc doanh nhất là của các công ty thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam được đánh giá tốt nhờ hệ thống các nhà máy sơ chế đủ năng lực hoạt động.
Hiện cả nước có trên 70 nhà máy sơ chế cao su có công suất từ 500 đến 20.000 tấn/năm. Riêng Tổng Công ty Cao su Việt Nam hiện có 37 nhà máy sơ chế với công suất thiết kế trên 330.000 tấn chiếm 73% sản lượng cao su của cả nước, trong đó có 14 nhà máy chế biến có công suất từ 10.000 đến 20.000 tấn/năm, 12 nhà máy chế biến đã được chứng nhận chất lượng cao. Các nhà máy sơ chế cao su của Tổng Công ty Cao su Việt Nam được đầu tư trên cơ sở công nghệ, thiết bị tiên tiến bao gồm cả khâu kiểm phẩm. Hiện Tổng Công ty có 5/12 phòng kiểm phẩm đạt chuẩn quốc tế.
Cao su là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu thứ hai sau lúa, đứng trên cà phê và là mặt hàng xuất khẩu thứ 8 trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, ngành cao su Việt Nam đang cố gắng đầu tư trang thiết bị để khắc phục dần sản lượng xuất khẩu thô, đưa cao su trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà.
3. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam.
3.1 Những kết quả đạt được:
- Tính đến nay, vừa tròn 110 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam (1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Năm 1920 cả nước có 7.077 ha tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ, đến nay diện tích cây cao su của cả nước đã tăng lên ước đạt trên 512 nghìn ha, trong đó diện tích kinh doanh trên 350 nghìn ha, tổng sản lượng mũ khai thác đạt trên 500.000 tấn, khoảng 90 % sản lượng cao su Việt Nam được xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD mỗi năm.
- Hai tháng đầu năm của năm 2008, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 82,7 ngàn tấn, trị giá gần 190 triệu USD, giảm 15,92% về lượng, nhưng lại tăng 14,28% về trị giá so với hai tháng đầu năm 2007.
- Cao su đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các mặt hàng nông lâm sản đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chỉ sau gạo và gỗ. Dự kiến trong tháng 12, cả nước sẽ khai thác, chế biến và xuất khẩu thêm trên 70.000 tấn mủ cao su.
- Năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5. Riêng về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4, với sản lượng tăng dần qua các năm, từ 273.400 tấn (năm 2000), lên 308.100 tấn (2001), 454.800 tấn (2002), 433.106 tấn (2003), 513.252 tấn (2004), 587.110 tấn (2005) và 690.000 tấn (năm 2006).
- Cơ cấu thị trường xuất khẩu đã đuợc đa dạng hóa. Nếu như năm 1996, cao su Việt Nam mới được xuất khẩu sang 19 nước và vùng lãnh thổ thì đến năm 2006 đã xuất khẩu được sang hơn 40 thị trường. Từ chỗ cao su Việt Nam chỉ xuất khẩu được sang thị trường Châu Á, Châu Âu thì từ năm 2004 đã vươn tới thị trường Hoa Kỳ, Nam Phi và Châu Úc. Trong năm 2007 Việt Nam vẫn giữ được phần thị trường Trung Quốc và tăng xuất khẩu sang Châu Âu đặc biệt là Đông Âu, trong đó Nga và Cộng hòa Sec là những thị trường mới.
- Nhờ có mở rộng thị trường xuất khẩu, phần lớn là mở rộng theo chiều sâu, xuất vào thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nên kim ngạch cao su tự nhiên đã tăng đáng kể và tăng tới 1,3 tỉ USD, là một trong những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỉ USD nên đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Trên thị trường thế giới, Việt Nam đã chiếm khoảng 10% trong tổng khối lượng xuất khẩu của thế giới , đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su tự nhiên sau Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia.
- Cơ cấu sản phẩm cao su tự nhiên xuất khẩu đã có sự thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu thế giới và giá xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam cũng đã tăng đáng kể:
3.2. Những hạn chế còn tồn tại:
- Mặc dù sản lượng cao su của Việt Nam vẫn đạt 600.000 tấn cao su trong năm 2007, tăng so với 553.500 tấn năm 2006 nhưng nguồn nhập khẩu cao su của Việt Nam từ các nước láng giềng giảm đi do nguồn cung hạn hẹp từ các nước này. Việt Nam xuất khẩu 80% sản lượng mủ cao su của mình và mua cao su từ Thái Lan, Campuchia và Indonexia để tái xuất khẩu.
- Hiện tại cơ cấu sản phẩm cao su của VN vẫn còn bất hợp lý, bởi lẽ những sản phẩm thị trường có nhu cầu cao như: ly tâm; SVR 10,20; RSS thì chúng ta lại sản xuất được rất ít. Trong khi những sản phẩm khác thị trường có nhu cầu thấp thì sản lượng của chúng lại chiếm tới 60%.
- Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường truyền thống , vẫn chưa khai phá được nhiều thị trường mới chủ yếu do năng lực cạnh tranh thấp.
- Thị trường cao su tự nhiên của Việt Nam mặc dù đã được đa dạng hóa cho đến nay vẫn không ổn định, còn lệ thuộc vào một số thị trường đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Các thị trương mới mở như thị trường Hoa Kì, Nhật Bản đã góp phần làm đa dạng hóa cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam nhưng tỉ trọng cao su xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn thấp.
- Sản phẩm cao su của Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh được với sản phẩm cao su của các nước trong khu vực và chưa xây dựng được thương hiệu mạnh cho cao su tự nhiên của Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Thêm một khó khăn mà hoạt động xuất khẩu cao su đang gặp phải cùng với nhiều ngành hàng khác là cước phí bốc dỡ container (THC) mà các hàng tàu mới áp dụng. Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng, cước THC đang ảnh hưởng rất nhiều đến xuất khẩu cao su của Việt Nam. Vì thế Hiệp hội sẽ kiên quyết không áp dụng cước THC theo lời kêu gọi của Hiệp hội Cao su Đông Nam Á để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
3.3. Nguyên nhân:
- Phần lớn cao su tự nhiên của Việt Nam được trồng rất lâu đời và đang đi vào quá trình thanh lí, do đó tỉ lệ mủ và chất lượng không tốt so với các cây cao su giống mới củấcc nước trong khu vực.
- Quá trình thu gom chưa khoa học , còn để xảy ra hiện tượng tranh bán, tranh mua giữa các doanh nghiệp thu gom làm cho giá cả biến động bất thường khi thì lên cao, khi lại xuống thấp. Mặt khác lại không được sự hướng dẫn của doanh nghiệp, của các Bộ, các ngành nên đã để xảy ra hiện tượng khi giá cả xuống thấp thì các khu vực trồng cao su chặt cây cao su đi trồng cây thay thế, điều đó làm cho cung giảm, đẩy giá lên cao. Chính vì thế gây ra vòng luẩn quẩn giữa các hộ trồng cây cao su.
- Cơ sở hạ tầng của các khu trồng cao su còn yếu kém, điều kiện vận chuyển, dự trữ sản phẩm rất hạn chế, làm giảm hiệu quả sản xuất, xuất khẩu và tăng giá thành. Năng suất cao su nước ta vẫn xòn thấp hơn so với các nước trong khu vực và thế giới.
- Cao su tự nhiên Việt Nam phần lớn xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô nên mang lại gia tăng, lợi thế cạnh tranh thấp. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến sản phẩm cao su trong nước phát triển chậm, do đó khả năng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của các thị trường nhập khẩu còn thấp , chưa có chính sách thu hút đầu tư thích hợp vào công nghiệp chế biến sản phẩm cao su nhằm tăng sử dụng nguyên liệu mủ cao khô sơ chế, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su quá tập trung vào một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hàn Quốc…nên công tác phát hiện tìm kiếm các thị trương mới còn chưa được chú trọng .
- Công tác xúc tiến xuất khẩu của Nhà nứơc và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa cung cấp các thông tin cập nhật về giá cả, biến động cung cầu …Nên các doanh nghiệp sản xuất cao su nước ta còn chịu nhiều thua thiệt hơn so với các nước trong khu vực.
- Vai trò của Nhà nước và Hiệp hội cao su còn mờ nhạt. Nhà nước chưa quan tâm giúp đỡ các khu vực tiểu điền để tăng năng suất và chất lượng cao su cũng như chưa quan tâm đúng mức đến phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su để tăng giá trị xuất khẩu và giảm tỉ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô. Mặt khác, Nhà nước và các Hiệp hội cần cung cấp thông tin một cách cập nhật cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su về thị trường nhập khẩu và giá cả để hàng xuất khẩu của Việt Nam không bị thua thiệt so với bạn hàng trên thế giới.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1.Phương hướng xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã mở rộng giao thương buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt Việt Nam đã gia nhập WTO, điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đai hay tuân thủ các qui định giống như các nước thành viên khác cùng trong một sân chơi với những luật chơi chung đã được qui định trong tổ chức Thương mại thế giới. Chúng ta có thể thấy quá trình hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam phất huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, sinh thái để phát triển những sản phẩm và có tính cạnh tranh cao. Cao su là một trong những nông sản điển hình đó và Nhà nước ta đã có định hướng cụ thể cho việc xuất khẩu cao su đến năm 2010. Định hướng xuất khẩu cao su đến năm 2010 nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2001-2010, cụ thể hơn là trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam đến 2010 trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế như sau:
1.1 Về kim ngạch xuất khẩu.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã là một trong những thành viên của tổ chức thương mại thế giới, nước ta đã có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Cùng nhịp phát triển của nền kinh tế, ngành xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cao su nói riêng đã và đang tạo dựng cho mình những bước tiến vững chắc.
Trên cơ sở giá xuất khẩu đang tiến triển thuận lợi cộng với nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới tiếp tục tăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt khoảng 1,5 tỷ USD, tăng gần 0,7% so với năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn thấp so với các nước khác trên thế giới. Các doanh nghiệp trong nước cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa nước ta lên vị thế cao hơn trên thị trường thế giới về xuất khẩu cao su. Điều đặc biệt quan trọng là chúng ta cần giảm sản lượng các mặt hang thô hoặc sơ chế, nâng cao sản lượng các sản phẩm hoàn thiện từ cao su, đáp ứng đúng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực để đạt được muc tiêu xuất khẩu cao su là 1,5 tỷ USD trong năm 2008 này và tăng mạnh đến năm 2010.
1.2 Về thị trường xuất khẩu.
Tại Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu cao su có tốc độ phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hiện Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm tới 64% lượng xuất khẩu), tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ… Theo khuyến cáo của Bộ Công Thương, để tránh việc bị chi phối do tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc, các DN xuất khẩu cao su nên khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su năm 2007 có mức tăng trưởng rất lớn vào thị trường Nga, đặc biệt về giá, ví dụ loại cao su SVR tăng tới 165 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ tăng trên 130 USD/tấn, tiếp theo mới là Trung Quốc khoảng trên 70 USD/tấn, Nhật Bản tăng 64 USD/tấn…
Trong thời gian tới, Việt Nam giảm bớt kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc để tránh lệ thuộc vào một thi trường. Đồng thời chúng ta sẽ mở rộng vào các thị trượng như Nga, các nước Đông Âu…
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Cao su cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ thương hiệu và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại
2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam.
2.1. Giải pháp từ phía nhà nước
2.1.1. Về công tác quy hoạch phát triển cây cao su
Trong thời gian vừa qua, do công tác quy hoạch chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉ chú ý phát triển theo chiều rộng nên đã bố trí một số diện tích cây cao su không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su, giảm sản lượng mủ khai thác, gây hậu quả không tốt đến sản xuất cũng như mở rộng thị trường. Ngoài ra, vườn cây cao su chưa được thâm canh đúng quy trình ngay từ đầu đã dẫn tới việc kéo dài thời gian dự kiến cơ bản, số cây đủ tiêu chuẩn cho mủ đạt tỷ lệ thấp. Chính điều đó đã đòi hỏi Nhà nước phải có các văn bản chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển cây cao su một cách rõ ràng, chính xác.
2.1.2. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến
Hiện nay, nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam được tạo từ hai nguồn: sản xuất trong nước và tạm nhập khẩu để tái xuất (chủ yếu là ở Campuchia và Lào). Vậy vấn đế đặt ra là nguồn hàng sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém, từ khâu trồng trọt, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thiết kế cơ bản, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đến công nghiệp chế biến cao su nguyên liệu. Thực tế, năng suất cao su Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, công nghệ thiết bị lạc hậu, thiếu các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại nên cơ cấu chủng loại cao su còn hạn chế, chất lượng thấp, vì vậy xuất khẩu với giá thấp hơn so với các nước khác. Vì vậy, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công nghệ chế biến. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thành lập các phòng thí nghiệm cao su do Nhà nước quản lý để đảm bảo chất lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi cây cao su cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế thì công tác mở rộng thị trường sẽ đạt hiệu quả hơn.
2.1.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Kinh nghiệm của một số nước thành công trong lĩnh vực xuất khẩu cao su cho thấy cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước. Xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động:
Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng, mặt hàng ở từng khu vực thị trường.
Xử lý các thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường vụ thể về các mặt: chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả.
Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã được xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, … tới người sản xuất để họ có căn cứ xác định phương hướng sản xuất lâu dài, ổn định và phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Cung cấp các thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ về sản phẩm của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia với các hoạt động dài hạn, mang tính chất chuyên sâu chứ không chỉ dừng lại ở các dự án nhỏ mang tính khảo sát thị trường nước ngoài. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong xuất khẩu cao su, cần coi trọng công tác nghiên cứu và thông tin thị trường vì thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội thị trường. Nhưng để thực hiện tốt công tác này, một mặt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương và Bộ quản lý chuyên ngành. Mặt khác, các cơ quan nhà nước cần nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán ký kết thoả thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp những hướng xuất khẩu mới có hiệu quả hơn
2.1.4. Khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành chế biến sản phẩm cao su
Trên thực tế, thu hút đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài vào sản xuất các sản phẩm cao su xuất khẩu là giải pháp có tính lâu dài. Nhà nước cần hoàn thiện chính sách rõ ràng nhất quán với ngành cao su và các ngành liên quan. Bởi vì theo một số chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến việc các công ty Hoa Kỳ chưa đầu tư vào Việt Nam là do môi trường đầu tư thiếu ổn định trong chính sách thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu. Với tình hình này, Nhà nước cần có những chính sách rõ ràng, nhất quán đối với ngành công nghiệp cao su và chiến lược phát triển sản xuất để thay đổi cơ cấu sản phẩm và chính sách công nghiệp nhằm phát triển các mặt hàng mới hướng về xuất khẩu với quy mô lớn đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, có nghĩa là cần hoàn thiện chính sách không chỉ trong phạm vi ngành cao su mà còn cả chính sách liên quan đến ngành sản xuất ô tô. Do bảo hộ cao đối với ngành sản xuất ô tô nên nhu cầu săm lốp ô tô tăng chậm, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư vào ngành sản xuất săm lốp ô tô ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi nhập khẩu đối với các nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm cao su mà trong nước chưa sản xuất được như hoá chất, thiết bị… để kích thích sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm công nghiệp cao su không những có giá trị gia tăng cao hơn cao su nguyên liệu mà còn có cơ hội và khả năng để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, điều này lại vượt quá khỏi tầm giải quyết của các cơ sở sản xuất do đó Nhà nước cần tập trung thu hút đầu tư để phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu, đầu tư cho khâu chế biến để tăng giá trị xuất khẩu. Mặt khác, Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc ngành cao su và có chính sách vay vốn ưu đãi đối với người sản xuất, các nhà đầu tư để phát triển sản xuất, chế biến cao su.
2.1.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội cao su
Hiệp hội cao su Viêt Nam đã được thành lập vào năm 2004. Hiện nay, Hiệp hội có khoảng trên 50 hội viên là các doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân, cổ phần. Hiệp hội có mối quan hệ chặt chẽ với các hiệp hội cao su của các nước Thái Lan, Indonexia, Malaixia. Hiệp hội cao su Việt Nam đã tham gia chính thức vào hội đồng doanh nghiệp cao su Đông Nam Á từ đầu năm 2005 và là thành viên thứ 5 của hội đồng.
Trong thời gian qua, ngành cao su Việt Nam ở trong tình trạng không có sự quản lý thống nhất của một cơ quan chức năng nào nên hiện tượng phát triển sản xuất một cách tự phát, tranh mua, tranh bán, tranh bán mủ và các sản phẩm cao su diễn ra khá phổ biến, làm giảm hiệu quả xuất khẩu cao su. Kinh nghiệm của các nước xuất khẩu cao su chủ yếu trên thế giới cho thấy, họ có một tổ chức có chức năng quản lý thống nhất toàn ngành và tổ chức này thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết, phổ biến chính sách của nhà nước đối với ngành cao su. Do vậy, để nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội và phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, Hiệp hội cao su Việt Nam cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc rà soát lại chiến lược và quy hoạch phát triển, theo dõi và giám sát việc thực hiện quy hoạch đất trồng cao su, góp phần thực hiện tốt mục tiêu nâng cao giá trị và điều chỉnh hợp lý cơ cấu các mặt hàng cao su xuất khẩu.
- Mở rộng mạng lưới hội viên đến các doanh nghiệp mạnh để làm chỗ dựa phát triển cao su tiểu điền và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thiết lập các chương trình xúc tiến thương mại trong Chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia, tập trung xây dựng và phát triến thương hiệu cao su Việt Nam.
- Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường, cần tập trung vào các thông tin và dự báo chiến lược về tình hình thị trường và giá cả cao su trên thế giới để các doanh nghiệp có các giải pháp chiến lược cho phù hợp
- Tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, xuất khẩu cao su Việt Nam.
2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp
2.2.1 Giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu
Lộ trình thúc đẩy xuất khẩu cao su bao gồm nhiều công đoạn như trồng trọt, thu mua, chế biến, xuất khẩu… Để sản xuất tốt thì phải có những cây giống tốt và một quy trình sản xuất đúng khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tích cực đẩy mạnh nghiên cứu để tìm ra các giống cây trồng tốt, đất đai phù hợp với cây cao su. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác thu gom khi đến mùa thu hoạch để không xảy ra hiện tượng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp. Hơn thế, để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh khâu chế biến ra sản phẩm cuối cùng để nâng cao giá trị gia tăng, việc chế biến bao gồm cả gỗ cao su và mủ cao su.
2.2.2 Giải pháp phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm
Thực tế cho thấy, phần lớn các cơ chế chế biến cao su Việt Nam chỉ sản xuất được cao su theo khối lượng tiêu chuẩn Việt Nam và mủ ly tâm để sản xuất latex, với cơ cấu : SVR3L; 5L 55-60%; SVR 10-20; SVRCV 10-15%; Mủ ly tâm latex 10-15%; RSS 4-5%. Cơ cấu các sản phẩm cao su như vậy chỉ phù hợp với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu cao su tự nhiên một cách bền vững thì doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ mới để tăng tỷ trọng sản xuất các loại cao su kỹ thuật. Các doanh nghiệp sản xuất cần xây dựng mới và nâng cấp thiết bị cho các nhà máy chế biến mủ để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và linh hoạt trong cơ cấu sản phẩm chế biến, tạo điều kiện mở rộng và phát triển các sản phẩm cao su có sức cạnh tranh trong xuất khẩu.
Một vấn đề bức thiết còn tồn tại trong xuất khẩu cao su Việt Nam là xuất khẩu sản phẩm thô còn chiếm hơn 80% sản lượng cao su. Điều này không những làm giảm giá trị xuất khẩu của cao su nói chung mà còn không có điều kiện và khả năng phát triển các sản phẩm mới xuất khẩu trong khi lực lượng lao động nông nghiệp nước ta dồi dào. Để khắc phục hạn chế đó, các doanh nghiệp sản xuất cao su nguyên liệu phải đa dạng hóa sản phẩm, và phải tạo ra sự liên kết trong việc đầu tư vào việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su.
2.2.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, đặc biệt là nghiên cứu thị trường.
Để mặt hàng cao su có thể thâm nhập được vào nhiều thị trường một cách hiệu quả hơn thì doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. Chính hoạt động này mới có thể đảm bảo cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp vào những thị trường đã thâm nhập được có thể tồn tại lâu dài.
Nghiên cứu thị trường là một trong những khâu cực kì quan trọng. Để nghiên cứu thị trường một cách chính xác thì công việc quan trọng nhất là thu thập thông tin. Để thu nhập thông tin xác đáng và có chất lượng cao, doanh nghiệp ngoài việc thu thập thông tin sơ cấp còn có thể tiếp cận với nguồn thông tin thứ cấp.
Mỗi loại thị trường đều có các đặc điểm và yêu cầu khác nhau đối với cao su nguyên liệu và cao su thành phẩm, chính vì vậy để mở rộng xuất khẩu cao su đến các thị trường khác nhau thì cũng cần phải có các giải pháp khác nhau.
- Đối với thị trường Trung Quốc – một trong những thị trường xuất khẩu chính của cao su Việt Nam, trong những năm tới đây, Việt Nam sẽ giảm tỷ lệ xuất khẩu cao su nguyên liệu sang Trung Quốc vì để tránh tập trung và lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cần phải có một quá trình chuẩn bị nhiều mặt cả về công tác xúc tiến thị trường và đầu tư chuyển dịch cơ cấu sản phẩm.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su của Việt Nam cần phải tập trung vào những khách hàng trực tiếp là các nhà sản xuất săm lốp ô tô của Trung Quốc để chuyển mạnh buôn bán cao su với Trung Quốc từ con đường tiểu ngạch sang chính ngạch. Xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới, các doanh nghiệp tận dụng được một số thuận lợi như giảm thuế nhập khẩu, tiết kiệm một số chi phí về bao bì, không đòi hỏi cao về chất lượng và an toàn vệ sinh dịch tễ…vv
- Ngành cao su Việt Nam cần mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm bằng việc mở thêm các văn phòng đại diện hoặc khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong ngành lập cơ sở phân phối tại các tỉnh, thành phố lớn để phát triển bán hàng, đa dạng hóa hình thức kinh doanh.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tham gia tích cực, có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của Bộ Công Thương. Các doanh nghiệp cao su xuất khẩu giữ vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy tiêu chuẩn hóa sản phẩm cao su nguyên liệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu cho cao su xuất khẩu của Việt Nam.
- Ngoài việc củng cố thị phẩn ở những thị trường truyền thống như Singapore, Nhật bản, Đài Loan,… vì các thị trường này trong tương lai vẫn là những thị trường lớn, bạn hàng quan trọng và nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam, thì ngành cao su Việt Nam cũng cần tích cực tìm kiếm các thị trường mới như các nước Mỹ Latinh, các nước Châu Phi…, để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi sản phẩm đã trở nên bão hòa ở thị trường truyền thống.
2.2.4.Đổi mới và lựa chọn công nghệ cho phù hợp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su phải chủ động đổi mới công nghệ chế biến để có thể sản xuất được các loại cao su kỹ thuật xuất khẩu sang các thị trường với khối lượng lớn. Nhu cầu nhập khẩu vào thị trường các nước rất đa dạng và phong phú không chỉ nguyên liệu cao su, săm lốp ô tô mà còn rất nhiều sản phẩm từ cao su như ống cao su, ủng cao su, găng tay từ cao su…Vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu cũng như công tác mở rộng thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đầu tư đổi mới các trang thiết bị để chế biến các sản phẩm cao su phù hợp với yêu cầu của thị trường
2.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả.
Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Sự thất bại hay thành công trong kinh doanh chủ yếu là do nhân tố con người quyết định. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới thì môi trường kinh doanh ngày càng rộng lớn, điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ trong ngành cao su phải có kiến thức, kinh nghiệm và nhạy bén trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiếp sản xuất và chế biến cao su phải bồi dưỡng, đào tạo công nhân, kỹ sư thành những công nhân lành nghề, những kỹ sư có năng lực, trình độ, đủ khả năng vận hành các dây chuyền sản xuất sản phẩm cao su hiện đại. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ năng lực cho những nhà quản trị những người trực tiếp làm công tác đàm phán và ký kết cũng như thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Nếu nguồn nhân lực mạnh mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ vận hành một cách đồng bộ, doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu cũng như kế hoạch đề ra của năm thực hiện.
3. Một số kiến nghị.
Kiến nghị đối với nhà nước:
3.1 Chính sách về thị trường xuất khẩu cao su
Tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường xuất khẩu cao su, giảm bớt các thủ tục thành lập và giải thể công ty. Đồng thời cần có những chính sách khuyến khích các công ty xuất khẩu hiệu quả xuất khẩu nhiều bằng các biện pháp khen thưởng, ưu đãi về thuế và vốn vay từ các quỹ hỗ trợ của nhà nước.
Chính sách về thị trường cần thay đổi cho linh hoạt, xây dựng quan hệ ngoại giao tốt, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại giữa các nước thuận lợi. Đồng thời thoát ngỡ vướng mắc để khắc phục các thị trường cũ. Đây thực sự là các thị trường tiêm năng, nhu cầu xuất khẩu lớn, yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe phù hợp với đặc điểm sản xuất của Việt Nam.
Chính sách về giá linh động không làm cản trở hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu nhưng cũng không để người nông dân bị ép giá: đồng thời làm tăng giá nhiều để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu nói chung, cao su xuất khẩu nói riêng.
3.2 Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu
Nhà nước cần nỗ lực giải quyết tình trạng sản xuất manh mún, phân tán gây khó khăn cho việc thu mua nông sản chất lượng cao với khối lượng lớn. Hạn chế tình trạng công ty xuất khẩu một đơn hàng mà phải gom hang từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến chất lượng không đồng đều, đồng thời làm tăng chi phí khi mua.
Nhà nước cần xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất tập chung với quy mô lớn. Tổ chức nghiên cứu khai thác các vùng có điều kiện sản xuất phù hợp để phát huy lợi thế.
Trong các vùng đó , nhà nước cần chủ trương gắn khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến bảo quản vận chuyển bốc xếp. Tiêu thụ sản phẩm thong qua hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp xuất khẩu- cơ sở chế biến – HTX
Có làm được như vậy thì nhà nước với các doanh nghiệp xuất khẩu mới đảm bảo được nguồn đầu vào về số lượng, chất lượng, hạ giá thành cao su xuất khẩu, hạn chế tình trạng đẩu cơ nguồn hàng, đảm bảo giá mua hợp lý, có lợi cho cả người sản xuất và người tiêu thụ.
3.3 Nghiên cứu dự báo thị trường xuất khẩu
Hoạt động dự báo và nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp rất kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân về trình độ nhận thức, về chi phí, về kinh nghiệm…Các doanh nghiệp cũng chưa thực sự ý thức được vai trò quan trọng và có sự đầu tư thích đáng. Một nguyên nhân quan trọng là do những thông tin thu thập được hiện nay còn nhiều hạn chế và chưa phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp chủ yếu lấy thông tin từ cơ quan nhà nước, hiệp hội ngành hang…Nhưng các thong tin này thiếu chính xác và độ kịp thời vì vậy kém hiệu quả.
Nhà nước cần hỗ trợ hoạt động này. Nguồn tin quan trọng nhất hiện nay là từ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Nhà nước cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn tin này như đầu tư cho cán bộ thu thập thong tin trực tiếp từ thị trường các nước nhập khẩu, tổng hợp gửi về kịp thời. Đồng thời ngay trong nước cần bộ phận chuyên trách thu thập thong tin, phân tích một cách có hệ thống, khoa học đưa ra kết quả chính xác kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu.
3.4. Hình thành và phát triển sàn giao dịch hàng nông sản.
Một trong những diểm yếu của hoạt động kinh doanh nông sản của Việt Nam là khối lượng xuất khẩu ở mỗi hợp đồng không lớn do khó khăn khi thu mua hàng trong cùng một thời điểm. Do vậy, Việt Nam thường bị động về quyết định giá cả, bị ép giá không có vị thế trên thương trường.
Nhà nước cần nhanh chóng hình thành sàn giao dịch cho hàng nông sản gom lượng hàng lớn để xuất khẩu những đơn hàng lớn. Qua đó điều tiết thị trường trong nước quy định mức giá sàn giá trần cho hàng nông sản khi vào mùa cũng như khi trái mùa. Tuy nhiên việc đưa ra mức giá phải phù hợp với thị trường thế giới mà vẫn đảm bảo mức giá thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu
Muốn vậy công tác nghiên cứu thị trường của nhà nước phải thực sự hiệu quả chính xác. Có như vậy mức giá đưa ra mới phù hợp đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu và thích ứng với xu hướng biến động của thế giới.
KẾT LUẬN
Ngày nay, khi Việt Nam đã là một trong những thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, việc thúc đẩy xuất khẩu càng phải được chú trọng hơn nữa. Cao su là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu thứ hai sau lúa, đứng trên cà phê và là mặt hàng xuất khẩu thứ 8 trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Cao su đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các mặt hàng nông lâm sản đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chỉ sau gạo và gỗ. Trong thời gian vừa qua, ngành xuất khẩu cao su đã đạt được không ít kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên cũng không ít những han chế, những tồn tại cần được khắc phục trong tương lai. Ngoài việc tăng kim ngạch và mở rộng thị trường xuất khẩu, Nhà nước ta đã và đang đề ra những hướng đi mới cho ngành cao su xuất khẩu. Xuất khẩu cao su đang là một trong những thế mạnh của Việt Nam và có lẽ trong tương lai, vị thế của ngành còn được khẳng định một cách vững chắc hơn nữa.
Cuối cùng, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến GS.TS. Hoàng Đức Thân đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế Thương mại – Chủ biên : GS.TS. Đặng Đình Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân. ( nhà xuất bản Thống kê).
Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng (chủ biên) – Giáo trình kinh tế quốc tế, nhà xuất bản lao động 2004.
Giáo trình Quản trị chiến lược – Chủ biên : PGS.TS. Lê Văn Tâm. (nhà xuất bản Thống kê HN – 2005)
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại – tập 1- Đồng chủ biên: PGS.Ts. Hoàng Minh Đường – PGS.Ts. Nguyễn Thừa Lộc. ( nhà xuất bản Lao động – xã hội).
Tạp chí Ngoại thương các số năm 2007,2008
Tạp chí kinh tế Việt Nam các số năm 2008.
Website:
Mot.gov.vn
Vinanet.com.vn
Vra.com.vn
Vnexpress.net
M ỤC L ỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT09.docx