Tài liệu Đề tài Thử nghiệm nước đá so với xét nghiệm điện thần kinh cơ trên 20 bệnh nhân sụp mi do nhược cơ – Ngô Văn Phượng: 76
THỬ NGHIỆM NƯỚC ĐÁ SO VỚI XÉT NGHIỆM ĐIỆN
THẦN KINH CƠ
TRÊN 20 BỆNH NHÂN SỤP MI DO NHƯỢC CƠ
NGÔ VĂN PHƯỢNG
Khoa mắt Bệnh viện 175- Bộ quốc phòng
TÓM TẮT
20 bệnh nhân bị sụp mi do nhược cơ được làm xét nghiệm điện thần kinh cơ – chuỗi
kích thích lặp lại liên tiếp (Repetitive stimulation) và thử nghiệm nước đá. Kết quả cho
thấy thử nghiệm nước đá dương tính 17/20 (85%) trường hợp, điện thần kinh cơ dương
tính 13/20 (65%) trường hợp. Thử nghiệm nước đá đơn giản, nhanh chóng, góp phần
chẩn đoán sụp mi do nhược cơ.
Bệnh nhược cơ (Myasthenia
gravis) là một hỗn loạn miễn dịch thường
gặp nhất trong bệnh lý của synáp thần
kinh cơ, với tần suất khoảng 1/10 000 ở
mọi lứa tuổi [1]. Yếu cơ ngoại nhãn hoặc
sụp mi là biểu hiện đầu tiên chiếm
khoảng 50% trường hợp và xuất hiện
trong quá trình bệnh là 90% trường hợp.
Osserman phân loại tiến triển lâm
sàng của bệnh nhược cơ như sau:
I- Nhược cơ thể mắt (chiếm 15-30%
tổng số bệnh nhân)
II- A/ Nhược cơ t...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thử nghiệm nước đá so với xét nghiệm điện thần kinh cơ trên 20 bệnh nhân sụp mi do nhược cơ – Ngô Văn Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76
THỬ NGHIỆM NƯỚC ĐÁ SO VỚI XÉT NGHIỆM ĐIỆN
THẦN KINH CƠ
TRÊN 20 BỆNH NHÂN SỤP MI DO NHƯỢC CƠ
NGÔ VĂN PHƯỢNG
Khoa mắt Bệnh viện 175- Bộ quốc phòng
TÓM TẮT
20 bệnh nhân bị sụp mi do nhược cơ được làm xét nghiệm điện thần kinh cơ – chuỗi
kích thích lặp lại liên tiếp (Repetitive stimulation) và thử nghiệm nước đá. Kết quả cho
thấy thử nghiệm nước đá dương tính 17/20 (85%) trường hợp, điện thần kinh cơ dương
tính 13/20 (65%) trường hợp. Thử nghiệm nước đá đơn giản, nhanh chóng, góp phần
chẩn đoán sụp mi do nhược cơ.
Bệnh nhược cơ (Myasthenia
gravis) là một hỗn loạn miễn dịch thường
gặp nhất trong bệnh lý của synáp thần
kinh cơ, với tần suất khoảng 1/10 000 ở
mọi lứa tuổi [1]. Yếu cơ ngoại nhãn hoặc
sụp mi là biểu hiện đầu tiên chiếm
khoảng 50% trường hợp và xuất hiện
trong quá trình bệnh là 90% trường hợp.
Osserman phân loại tiến triển lâm
sàng của bệnh nhược cơ như sau:
I- Nhược cơ thể mắt (chiếm 15-30%
tổng số bệnh nhân)
II- A/ Nhược cơ toàn thân mức độ nhẹ
tiến triển chậm không có cơn nhược cơ
(30%)
B/ Nhược cơ toàn thân mức độ vừa
ảnh hưởng nặng đến hệ cơ xương (25%).
III- Cơn nhược cơ cấp tính và khốc liệt,
tỉ lệ u tuyến ức cao (15%)
IV- Nhược cơ giai đoạn cuối mức độ
nặng (10%)[1].
Để chẩn đoán bệnh nhược cơ ngoài
các dấu hiệu lâm sàng còn có các xét
nghiệm thăm dò khác: 1-Test thuốc
(tensilon, neostigmine). 2-Test điện thần
kinh cơ. 3-Test điện sợi cơ đơn độc. 4-
Định lượng kháng thể kháng thụ thể
Acetycholin trong máu bằng miễn dịch
huỳnh quang. 5-CTscan tuyến ức. Không
có xét nghiệm nào hoàn toàn chắc chắn
cho chẩn đoán bệnh nhược cơ [2].
Ở nước ngoài, thử nghiệm nước đá
để chẩn đoán sụp mi do nhược cơ lần đầu
tiên được mô tả bởi Saavedra và cộng sự
(1979), nhưng hoàn toàn bằng định tính
[3]. Năm 1998, Kenneth C. Kubic và
cộng sự đã so sánh thử nghiệm nước đá
với thử nghiệm nghỉ ngơi bằng định
lượng ở 10 bệnh nhân sụp mi do nhược
76
cơ và 15 bệnh nhân sụp mi không do
nhược cơ.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, chưa
thấy áp dụng thử nghiệm nước đá để
chẩn đoán sụp mi do nhược cơ, tuy nhiên
từ 1992 xét nghiệm điện thần kinh cơ lần
đầu tiên tại Việt Nam được ứng dụng tại
viện quân y 175. Với máy điện cơ thế hệ
hiện đại, từ năm 2000 chúng tôi vừa thực
hiện xét nghiệm điện thần kinh cơ, vừa
làm thử nghiệm nước đá trên bệnh nhân
sụp mi do nhược cơ nhằm so sánh độ tin
cậy giữa 2 xét nghiệm, hy vọng có thể
đề xuất 1 thử nghiệm khá đơn giản,
nhanh chóng, ít tốn kém góp phần cùng
với các xét nghiệm khác để chẩn đoán
sụp mi do nhược cơ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1- Thiết kế nghiên cứu: Quan sát
mô tả, tiền cứu theo chiều dọc.
2- Đối tượng và phương pháp:
Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Đưa vào mẫu nghiên cứu là những
bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là
sụp mi do nhược cơ, được làm xét
nghiệm điện thần kinh cơ, làm thử
nghiệm nước đá, có chức năng nâng mi
cải thiện 2,0 mm sau 1 tháng điều trị
bằng thuốc kháng cholinesterase:
Pyridostigmin (Mestinon) và corticoid
(Prednisolon).
Tiêu chuẩn loại trừ :
- Bệnh nhược cơ mà không có biểu
hiện sụp mi
- Sụp mi không phải do nhược cơ:
sụp mi bẩm sinh, sụp mi trong H/C
nhược cơ (H/C Lambert – Eaton), sụp mi
do liệt dây III, sụp mi do nhiễm trùng
nhiễm độc
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Đo điện thần kinh cơ (chuỗi kích
thích lặp lại liên tiếp – Repetitive
stimulation), 10 chuỗi kích thích liên tiếp
với tần số 3Hz ở 3 nhóm cơ: cơ ô mô cái,
cơ thang, cơ vòng cung mi. Khi có hiện
tượng suy giảm (decrement) ít nhất ở 2
nhóm cơ từ 5-10% nghi ngờ bệnh
nhược cơ ( ); > 10% bệnh nhược cơ
(+)
Đo biên độ nâng mi bằng mm
trước và sau khi áp găng tay phẫu thuật
có chứa nước đá lên mi bị sụp trong 5
phút. Thử nghiệm (+) khi biên độ nâng
mi 2mm.
Đo sự cải thiện mức nâng mi sau 1
tháng điều trị bằng Mestinon và
Corticoid; được coi là đáp ứng điều trị
khi mức nâng mi 2mm
KẾT QUẢ
Tuổi trung bình: 24 (thấp nhất 13
tuổi, cao nhất 46 tuổi )
Giới: nữ 13 (65%) nam 7 (35%)
Mắt bị sụp: MP 9, MT 9, 2M 2
76
So sánh kết quả của 2 xét nghiệm
Kết quả
Xét nghiệm
Nghi ngờ (±) Âm tính (–) Dương tính (+)
Điện thần kinh cơ 4 7 9
Thử nghiệm nước đá 3 17
Điện thần kinh cơ (+) và (±) 13/20 (65%). Thử nghiệm nước đá (+) 17/20 (85%)
Mối liên quan giữa bệnh nhân đã hoặc chưa được điều trị (Mestinon và hoặc corticoid)
với biên độ nâng mi trong thử nghiệm nước đá
Biên độ nâng mi ≤ 3 mm Biên độ nâng mi ≥ 3 mm
Đã điều trị 8 0
Chưa điều trị 5 7
BÀN LUẬN
Bệnh nhược cơ được xem là bệnh
tự miễn với đặc điểm lâm sàng là yếu sức
cơ vân xương, yếu cơ tăng lên khi vận
động, phục hồi khi nghỉ ngơi và thuyên
giảm rõ rệt khi dùng thuốc kháng
Cholinesterase. Ca bệnh đầu tiên được
Thomas Willis báo cáo năm 1672. Đến
1960 Straus chứng minh sự có mặt của
kháng thể kháng cơ vân trong huyết
thanh của bệnh nhân bị bệnh nhược cơ.
Liên quan tự miễn như là quá trình sinh
lý bệnh học của bệnh. Trước đây tỷ lệ tử
vong là 30 – 40%, ngày nay chỉ còn 3 –
4%.
Bệnh nhược cơ xuất hiện tự phát ở
bất kỳ tuổi nào, nữ thường ở tuổi 28,
nam khoảng 42 tuổi với tỷ lệ nữ /nam
6/4 [4]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng
phù hợp với nhận xét đó (tuổi trung bình
24, nữ/nam = 13/7). Xuất hiện sụp mi ở
2M không có sự khác biệt (MP: 9, MT:
9, 2M: 2).
Chẩn đoán lâm sàng sụp mi do
nhược cơ thường dựa vào các dấu hiệu
khá đặc trưng như: mi sụp về chiều nhiều
hơn là sáng sớm, sụp mi gia tăng khi trời
nắng nóng, mi sụp xuống nhiều hơn khi
bắt buộc cơ nâng mi hoạt động và phục
hồi sau một thời gian nghỉ ngắn (thao tác
Orlic), dấu hiệu Cogan’s lid, có thể kèm
theo song thị, yếu các cơ mặt, nuốt khó,
nói khó, mỏi mệt Tuy nhiên không
phải lúc nào lâm sàng cũng dễ dàng cho
chẩn đoán. Rất nhiều bệnh có biểu hiện
sụp mi mà bác sĩ nhãn khoa cần phải
chẩn đoán loại trừ để có chỉ định điều trị
phù hợp. Phẫu thuật nâng mi có thể có
kết quả cho sụp mi bẩm sinh nhưng
không thể có kết quả cho sụp mi do
nhược cơ. Vì vậy việc chẩn đoán có phải
sụp mi do nhược cơ hay không như một
76
thách đố mặc dù có khá nhiều xét
nghiệm.
Test Tensilon có thể cho kết quả
dương tính giả, âm tính giả và có thể gây
rung thất, ngừng tim. Test Neostigmin
nếu âm tính cũng không loại trừ hẳn
được bệnh nhược cơ. Kháng thể kháng
thụ thể Acetyncholin trong máu dương
tính trong 60% trường hợp nhược cơ thể
mắt và 85 – 90% trường hợp nhược cơ
toàn thân. Theo Dumitru xét nghiệm này
vẫn kém nhạy hơn so với xét nghiệm
điện sợi cơ đơn độc (Single fiber EMG).
Độ nhạy của xét nghiệm điện sợi cơ đơn
độc cao hơn hẳn so với tất cả các xét
nghiệm khác về bệnh nhược cơ (70 –
100%) [2]. Tuy nhiên ở nước ta chưa có
bởi đòi hỏi thiết bị đặc biệt và đắt tiền.
Năm 1941 Harvey và Masland là
những người đầu tiên dùng phương pháp
điện thần kinh cơ (phương pháp kích
thích lặp lại liên tiếp) để lượng hoá các
biến đổi của sức co cơ. Với kích thích
này, người ta tính toán sự sút giảm hay
tăng lên về biên độ của co cơ khi kích
thích điện nhiều lần liên tiếp, so sánh
những co cơ đi sau với co cơ đầu tiên và
tính ra %. Desmedt là người đã chuẩn
hoá kỹ thuật này và là hình ảnh tương đối
đặc hiệu cho bệnh nhược cơ. Tuỳ từng
tác giả, độ tin cậy của xét nghiệm có thể
tới 95% hay chỉ khoảng 41% [2]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, điện thần kinh
cơ (nếu tính cả những trường hợp nghi
ngờ) có độ tin cậy 65% và thử nghiệm
nước đá có độ tin cậy 85%. Golmik và
cộng sự đã chẩn đoán sụp mi do nhược
cơ và không do nhược cơ bằng thử
nghiệm nước đá ở 20 bệnh nhân, nhận
thấy độ tin cậy của thử nghiệm nước đá
đến 80% và độ chuyên biệt 100% [5].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi
nhận thấy có mối liên quan giữa việc
bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc
kháng Cholinesterase (Mestinon) và hoặc
corticoid (Prednisolon) với biên độ nâng
mi trước và sau thử nghiệm nước đá.
Trong 20 bệnh nhân, có 8 bệnh nhân
được điều trị trước khi làm thử nghiêm,
không có ai có biên độ nâng mi > 3mm.
Trong khi 12 bệnh nhân chưa điều trị, có
đến 7 bệnh nhân có biên độ nâng mí >
3mm. Phải chăng với bệnh nhân mới bị
sụp mi do nhược cơ chưa được điều trị,
mức độ (+) của thử nghiệm nước đá càng
rõ hơn?
Cơ chế chính xác khi làm lạnh sẽ
làm tăng chức năng cơ bị yếu chưa được
giải thích chính xác. Simpson lần đầu
tiên mô tả tác dụng trên cơ bị nhược vào
năm 1960. Borenstein và Desmedt đã mô
tả nhiệt độ ấm tại chỗ như tắm nước
nóng có khuynh hướng làm cơ yếu thêm
ở người bị nhược cơ. Trong khi đó,
những người khó nuốt cảm thấy nuốt
thức ăn lạnh dễ dàng hơn là thức ăn
nóng. Trên lâm sàng người ta thấy nhiệt
độ lạnh làm tăng lực cơ học, hiệu quả
này ngược lại khi cơ bị nóng. Có thể
nhiệt độ lạnh đã ảnh hưởng đến chỗ nối
synap thần kinh cơ bởi làm giảm tác
dụng của men Cholinesterase và tăng
76
hiệu quả của Acetylcolin ở nơi phân cực
đầu mút thần kinh [5]
KẾT LUẬN
Qua 20 bệnh nhân sụp mi do nhược
cơ được ghi nhận ở Bệnh viện 175, thử
nghiệm nước đá dương tính 17/20 (85%)
trường hợp, cao hơn xét nghiệm điện
thần kinh cơ 13/20 (65%), phù hợp với
nhận xét của các tác giả nước ngoài.
Ngoại trừ xét nghiệm điện sợi cơ đơn
độc là phương pháp nhạy cảm nhất để
chẩn đoán bệnh nhược cơ, với thể bệnh
nhược cơ ổ mắt có sụp mi thì xét nghiệm
nước đá là phương pháp chẩn đoán đơn
giản, nhanh chóng có độ tin cậy cao hơn
điện thần kinh cơ. Số liệu còn ít, chúng
tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu với mẫu lớn
hơn để có sức thuyết phục hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. EMILY MARTINEZ: New study test effectiveness of drug for Myasthenia
gravis, The University of Texas Southwestern Medical Center at Dallas
2. NGUYỄN HỮU CÔNG: Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh cơ. Nhà
xuất bản y học, 1998 tr. 130.
3. SAAVEDRA J., FEMIMININI R.: A cold test for Myasthenia gravis.
Neurology 1979, 29: 1075
4. AASHIT K. SHAH: Medicine – Myasthenia gravis, American Academy of
Neurology, August 27, 2002
5. KENNETH C. KUBIC: The Ice test Versus the rest test in Myasthenia
gravis . Ophthalmology 11/2000, 107
HÌNH ẢNH MINH HOẠ
76
Trước thử nghiệm nước đá Sau thử nghiệm nước đá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_thu_nghiem_nuoc_da_so_voi_xet_nghiem_dien_than_kinh_c.pdf