Đề tài Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y của lợn con sau cai sữa và điều tra một số bệnh thường gặp tại trại lợn của công ty TNHH Thiên Phúc-Nghĩa Hưng-Nam Định

Tài liệu Đề tài Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y của lợn con sau cai sữa và điều tra một số bệnh thường gặp tại trại lợn của công ty TNHH Thiên Phúc-Nghĩa Hưng-Nam Định: PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay do tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao năng xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ trong nước, giúp nền kinh tế nước ta phát triển. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì bệnh tật ngày càng phát triển ngày càng mạnh, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề đảm bảo sức khỏe của của con người là một bài toán khó cần có câu trả lời. Do vậy vấn đề làm sao trong chăn nuôi vừa có năng xuất cao, vừa bảo vệ môi trường, vừa giảm thiểu bệnh tật và nâng cao chất lượng thịt... Được các nhà khoa học, người chăn nuôi tìm tòi và phát triển. Zeolite là một loại khoáng tự nhiên có nguồn gốc từ núi lửa và có cấu trúc tinh thể dạng khung kiên kết. Từ năm 1956 nhà địa chất Cronstede người Thuỵ Điển phát hiện ra khoáng chất zeolite tự nhiên là loại khoáng muối acid Silic chứa kim loại kiềm và kiềm thổ. Hiện nay có trên 40 loại Zeolite ...

doc60 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y của lợn con sau cai sữa và điều tra một số bệnh thường gặp tại trại lợn của công ty TNHH Thiên Phúc-Nghĩa Hưng-Nam Định, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay do tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao năng xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ trong nước, giúp nền kinh tế nước ta phát triển. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì bệnh tật ngày càng phát triển ngày càng mạnh, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề đảm bảo sức khỏe của của con người là một bài toán khó cần có câu trả lời. Do vậy vấn đề làm sao trong chăn nuôi vừa có năng xuất cao, vừa bảo vệ môi trường, vừa giảm thiểu bệnh tật và nâng cao chất lượng thịt... Được các nhà khoa học, người chăn nuôi tìm tòi và phát triển. Zeolite là một loại khoáng tự nhiên có nguồn gốc từ núi lửa và có cấu trúc tinh thể dạng khung kiên kết. Từ năm 1956 nhà địa chất Cronstede người Thuỵ Điển phát hiện ra khoáng chất zeolite tự nhiên là loại khoáng muối acid Silic chứa kim loại kiềm và kiềm thổ. Hiện nay có trên 40 loại Zeolite tự nhiên, nhưng sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi là loại có nguồn gốc từ núi lửa, có tia hổng, xốp, hình thành từ biến đổi nhiệt dịch đá núi lửa. Trên Thế Giới việc nghiên cứu ứng dụng Zeolite trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y học, bảo vệ môi trường, lọc hoá dầu, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi đã được tiến hành từ những năm 60. Hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng của Zeolite trong chăn nuôi đều khẳng định được tác dụng của Zeolite khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn là giảm hàm lượng N-NH3 và mùi thối trong phân (Bernal và Lopez-real, 1993), giảm hàm lượng nguyên tố kim loại nặng độc hại và làm tăng các nguyên tố vi lượng trong các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa và một chừng mực nào đó làm cải thiện tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Ward và cộng tác viên, 1991). Nước đầu tiên sử dụng Zeolite trong chăn nuôi là Nhật Bản, rồi các nước Liên Xô cũ, Hoa Kỳ. Những năm gần đây thì Trung Quốc sử dụng Zeolite tự nhiên rất phổ biến trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi thì tình hình dịch bệnh cũng xảy ra đa dạng và phức tạp. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài. “Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y của lợn con sau cai sữa và điều tra một số bệnh thường gặp tại trại lợn của công ty TNHH Thiên Phúc-Nghĩa Hưng-Nam Định ”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Điều tra tình hình chăn nuôi và một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại lợn công ty TNHH Thiên Phúc – Nghĩa Trung – Nghĩa Hưng – Nam Định. - Bước đầu thử nghiệm chế phẩm Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy, quá trình hô hấp của lợn con sau cai sữa và một số chỉ tiêu vệ sinh. - Biết cách thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHẾ PHẨM KHOÁNG ZEOLITE 2.1.1. Khái niệm Zeolit là các aluminosilicat tinh thể có cấu trúc không gian 3 chiều với hệ thống mao quản (pore) đồng đều và rất trật tự. Hệ thống mao quản này có kích thước cỡ phân tử cho phép phân chia (rây) phân tử theo hình dạng và kích thước. Vì vậy zeolit còn được gọi là rây phân tử. 2.1.2. Công thức hoá học MxO.Al2O3.mSiO2.nH2O M là kim loại kiềm (x = 2) hoặc kim loại kiềm thổ (x = 1) 2.1.3. Thành phần hoá học Thành phần chủ yếu là Silicon Dioxide SiO2, Al2O3, nước và kim loại kiềm hoặc kim loại kiềm thổ. Zeolite hàm chứa SiO2 60 % trở lên (nhiều mỏ ở Trung Quốc đạt 73 %), hàm chứa hơn 20 loại nguyên tố vi lượng: Cu, Zn, Co, Ag, Vi, Ni, Se,Cr, Ba, Pb, As, Hg, Cd… 2.1.4. Phân loại Phân loại Zeolite theo nhiều tiêu chí khác nhau: Phân loại theo nguồn gốc: gồm Zeolite tự nhiên và Zeolite tổng hợp Theo chiều hướng không gian của các kênh hình thành cấu trúc mao quản: gồm Zeolite có cấu trúc mao quản 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều. Theo tỉ lệ Si/Al: Zeolite hàm lượng Si thấp (Si/Al = 1 – 1.5: A, X), hàm lượng Si trung bình (Si/Al = 2 – 5: Zeolite Y, chabazit...), hàm lượng Si cao (ZSM - 5) Zeolite ZSM - 5 Zeolite X Theo điều kiện hình thành Zeolite được chia làm 2 loại: Zeolite tự nhiên và Zeolite tổng hợp. Trong tự nhiên có khoảng 40 loại Zeolite. Zeolite tự nhiên không có độ tinh khiết cao nên việc ứng dụng chúng còn hạn chế, một số ít được dùng làm chất độn, chất trao đổi ion trong các chất tẩy rửa, làm chất hấp phụ, chất mang cho phân bón hoá học...Nếu yêu cầu hàm lượng lớn, độ tinh khiết không cao. Một số loại Zeolite tự nhiên là lerynit, chabazit, stibit, analcime... Zeolite tổng hợp đã được nghiên cứu chế biến có cấu trúc giống với cấu trúc tự nhiên và cũng có nhiều cấu trúc không tồn tại trong tự nhiên. Zeolite tổng hợp có nhiều tính chất ưu việt hơn: Đồng nhất về thành phần, độ tinh khiết cao, độ bền cơ học cao... Được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong công nghiệp như các lĩnh vực hấp phụ, xúc tác, tách lọc các chất lỏng và khí... Ngày nay có 200 loại Zeolite có cấu trúc khác nhau đã được tổng hợp. Nếu phân biệt theo thành phần thì có thể chia làm 4 nhóm: Zeolite có hàm lượng Silic thấp (R < 4) Zeolite có hàm lượng Silic trung bình (4 < R < 20) Zeolite có hàm lượng Silic cao (20 < R < 200) Zeolite biến tính Với: R = SiO2/Al2O3 và R > = 2 Cách phân loại này rất phù hợp với mục đích nghiên cứu. 2.1.5. Cấu trúc Zeolite được hình thành từ mạng lưới ba chiều của các tứ diện SiO4 liên kết trong không gian 3 chiều tạo thành các khối đa diện, trong đó một số nguyên tố Si được thay thế bằng nguyên tử Al tạo thành khối tứ diện AlO4 Do Si hoá trị 4 được thay thế bằng Al hoá trị 3 nên để trung hoà điện cần có sự kết hợp thêm với cation, thường là kim loại kiềm hoặc kiềm thổ. Các tứ diện SiO4 và AlO4 kết hợp với nhau tạo thành đơn vị cấu trúc sơ cấp (SBU, secondary building unit). Các SBU kết hợp với nhau tạo thành đơn vị cấu trúc tinh thể và hệ thồng mao quản khác nhau. 2.1.6. Đặc tính và tác dụng của Zeolite Zeolite làm thức ăn bổ sung, tăng nhanh hiệu quả sinh trưởng phát triển của động vật; giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, giảm tỉ lệ bệnh trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng thịt, Zeolite có 4 đặc điểm sau: Đặc tính vật lý: Có thể dung giải với những nguyên tố hữu ích, hấp phụ những nguyên tố có hại và ammonium, mùi hôi, đặc biệt có khả năng khống chế hoạt tính vi khuẩn có hại (khuẩn độc), bảo vệ sức khoẻ động vật, đồng thời cải thiện, làm sạch môi trường chăn nuôi và sử lý nước trong nuôi trồng thuỷ sản. Về hoá tính: Có khả năng trao đổi và chọn lọc lớn, cũng như có vai trò chất xúc tác. Có tác dụng với các nguyên tố vi lượng hữu ích như trong đường ruột tăng cường khả năng hấp phụ Ca... Và nhiều loại nguyên tố vi lượng hữu ích khác trong cơ thể động vật. Có tác dụng tăng cường khả năng nghiền, ma sát trong dạ dày động vật, đặc biệt là đối với gia cầm. Làm giảm tốc độ di chuyển thức ăn trong đường ống dạ dày và đường ruột do đó tăng khả năng tiêu hoá trong dạ dày và đường ruột, từ đó tăng hiệu quả hấp phụ, sử dụng thức ăn. 2.1.7. Quy trình tổng hợp Zeolite Quy trình tổng hợp Zeolite thông dụng: Qui trình tổng hợp từ kaolin: Kaolin trước khi tổng hợp được nung ở 400 – 650oC để chuyển thành dạng metakaolin: 2Al2Si2O5(OH)4 → 2Al2Si2O7 + 4H2O kaolin metakaolin Về kaolin: Kaolin là một loại khoáng sét. Nhóm Kaolin bao gồm kaolinit, dickit, nacrit. Khoáng kaolin là những nhôm silicat ngậm nước và có thành phần xấp xỉ 2H2O.Al2O3.2SiO2. Kaolinit là khoáng kaolin thông dụng nhất. Cấu trúc của kaolinit bao gồm một lớp tứ diện SiO4 và một lớp bát diện nhôm oxit kết hợp với nhau thành một lớp cơ sở của kaolin. Trong kaolinit, có sự hình thành liên kết hydrogen giữa các lớp đồng thời liên kết bên trong một lớp rất bền vững do vậy mạng tinh thể rắn chắc và ổn định, kích thước tinh thể tương đối lớn. Khả năng hấp phụ, độ trương nở, độ dẻo, độ co thấp, khả năng trao đổi cation khá yếu. Như vậy cả kaolin và zeolite đều là những aluminosilicat tinh thể ngậm nước nhưng cấu trúc khác nhau. Vấn đề tổng hợp zeolite từ nguồn kaolin rẻ tiền là khả thi. 2.1.8. Các nghiên cứu và ứng dụng Zeolite trong nước. Ở Việt Nam cũng đã có những công trình nghiên cứu về Zeolite trong thời gian vừa qua. Việt Nam cũng có một số mỏ khoáng Zeolite tự nhiên trữ lượng lớn được các nhà địa chất phát hiện ở nhiều nơi như: Đèo Bảo Lộc, đèo Rù Rì, dọc duyên hải từ bắc Tuy Hoà đến nam Nha Trang, khu vực An Xuân – cao nguyên Vân Hoà. Đức Linh – Bình Thuận, Long Phước - Bà Rịa – Vũng Tàu... Với trữ lượng khác nhau từ 10 – 75%, trữ lượng và chất lượng chưa được đánh giá kỹ lưỡng (Đỗ Đình Toát, Phạm Văn An, 1995; Lê Thị Nghinh, Petrova, 1996; Trần Kim Phượng, 2000) Đặc biệt trong thời gian vừa qua TS Tạ Ngọc Đôn cùng GS.TSKH Hoàng Trọng Yêm đã nghiên cứu thành công việc biến đất sét thành Zeolite bằng phương pháp không nung, phương pháp này không chỉ mới ở Việt Nam mà với cả Thế giới. Ngày 30/9/1999 nhóm tác giả đã làm được Zeolite từ khoáng sét mà không cần dùng phương pháp nung ở nhiệt độ cao. Đề tài "Chuyển hóa vật liệu Zeolit từ khoáng sét thiên nhiên Việt Nam" của nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa, Hà Nội, đã làm nên một bước đột phá với sáu ứng dụng ban đầu, mở ra nhiều hướng đi mới cho phát triển kinh tế và cải tạo môi trường. Những ứng dụng của vật liệu Zeolite chuyển hoá từ khoáng sét. 1. Trong nuôi trồng thủy sản: Làm sạch hồ nuôi. Đã xây dựng các nhà máy ở Quảng Bình,Cần Thơ, Phú Yên. 2. Trong nông nghiệp: Cải tạo đất. Đã thử nghiệm trên vụ lúa hè - thu 2005 tại Thanh Hoá làm lợi khoảng 600 nghìn đồng/ha. 3. Trong chăn nuôi: Tăng sản lượng và chất lượng vật nuôi. Đang thử nghiệm quy mô chính quy. 4. Trong chế tạo nhiên liệu sạch: Tạo ra ethanol có nồng độ trên 99,5% từ cồn có nồng độ thấp. 5. Trong bảo vệ môi trường: Xử lý nước và không khí ô nhiễm. 6. Trong lọc - hóa dầu: Chất hấp phụ và chất xúc tác chuyển hóa hóa học. Ở Việt Nam việc ứng dụng Zeolite chủ yếu được ứng dụng trong ngành lọc hoá dầu, ngành nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ môi trường, trồng trọt, bước đầu ứng dụng trong chăn nuôi. Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng cột hấp phụ bằng Zeolite vào xử lý nước sinh hoạt nông thôn bị nhiễm bẩn amôni" do sinh viên Đinh Đức Anh và Nguyễn Thị Thanh Huyền lớp Môi trường 48, Khoa Đất môi trường Trường Đại học Nông nghiệp I. Kết quả thu được rất khả quan, mẫu nước thu được cuối cùng có hàm lượng NH4+ còn lại là 2.25mg/l thấp hơn tiêu chuẩn cho nước sinh hoạt Việt Nam (3mg/l – TCVN 5502:2003). Tính khả thi của mô hình này còn ở chỗ cột hấp phụ này thiết kế đơn giản, khoáng dễ kiếm. Đề tài “Nghiên cứu và chọn lọc các nguồn kaolinite trong nước để tổng hợp vật liệu chứa zeolite, đồng thời xây dựng qui trình công nghệ bảo vệ môi trường thủy sản ở VN” do các sinh viên Nguyễn Khánh Diệu Hồng, Phạm Minh Hảo, Nguyễn Xuân Phi sinh viên khoa Công nghệ hóa học Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây là đề tài có tính kế thừa từ những nghiên cứu của TS Tạ Ngọc Đôn và GS.TSKH Hoàng Trọng Yêm. Zeolite còn được sử dụng để tách các ion kim loại nặng, amoni, các hợp chất hữu cơ độc hại trong nước thải và nước sinh hoạt. Sản phẩm đã được thử nghiệm để làm sạch nước Hồ Văn và cho kết quả tốt. Ngoài ra, đây cũng là vật liệu dùng trong chế tạo cồn tuyệt đối (do tính chất tách nước chọn lọc của zeolite), lọc hoá dầu (do tính chất hấp phụ và xúc tác), hoá dược và hoá chất bảo vệ thực vật. Trong nuôi tôm cá thâm canh, Zeolite được sử dụng nhằm mục đích làm giảm TAN (NH3 và NH4+) trong môi trường. Kết quả cho thấy Zeolite có tác dụng hấp thụ TAN tốt nhất trong môi trường nước ngọt, 1 g Zeolite có khả năng làm giảm 0,12 mg TAN. Độ mặn càng cao tác dụng hấp thụ TAN của Zeolite càng giảm. Zeolite có tác dụng làm tăng hàm lượng Oxy hoà tan. Sau 12 giờ xử lí, Zeolite không còn khả năng hầp thụ TAN [Luận văn cao học của Nguyễn Lê Hoàng Yến, Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy Sản khoá 9, Trường Đại Học Cần Thơ]. Trung tâm công nghệ lọc hoá dầu đã nghiên cứu thành công hai loại phân nhả chậm trên cơ sở Zeolite: - Phân Urê nhả chậm Lượng Urê bón trực tiếp xuống đồng ruộng thường bị rửa trôi khoảng 40% còn cây trồng chỉ hấp thụ tối đa 60%. Họ đã tiến hành cho Urê hấp phụ vào trong khoang của Zeolite . Dưới tác dụng của môi trường bên ngoài Urê sẽ từ từ giải hấp. Điều này sẽ giúp cho cây trồng hấp thụ được Urê tránh được sự rửa trôi nhiều Urê như cách bón phân cổ điển. Ngoài ra các nguyên tố vi lượng cũng cần thiết cho cây trồng. Loại phân bón chứa Zeolite đã được ứng dụng trong vụ lúa hè thu 2005 trên 3.000m2 tại 3 huyện của tỉnh Thanh Hoá. Kết quả cho thấy loại phân này giúp làm lợi 300 - 600 nghìn đồng/ha so với đối chứng. Các nhà khoa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành công quy trình chế tạo các chất tạo phức có tên thương mại là BK-DO015 và BK-DO017 từ cao lanh. Đây là những loại hợp chất đáp ứng tốt cho việc kết tinh tạo ra các hỗn hợp Zeolit X, Y trong dung dịch. Trộn hai thành phần zeolit X, Y và đất sét (được khai thác tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) vào hợp phần thức ăn chăn nuôi và phân bón sẽ tạo thành các sản phẩm BK-ZCR2, BK-ZAF2a, BK-ZAF3 sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt và trồng các cây lúa, lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua thử nghiệm trong chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại ở huyện Lạng Giang và trồng lúa, lạc tại huyện Hiệp Hòa từ năm 2007 đến nay cho thấy lạc vụ xuân thu lãi tăng thêm trên 2,6 triệu đồng/ha, lạc vụ đông thu lãi trên 1,3 triệu đồng/ha, năng suất thực thu tăng từ 4 - 6%; lúa xuân thu lãi tăng thêm trên 4,7 triệu đồng/ha, lúa mùa tăng thêm trên 1,4 triệu đồng/ha, năng suất tăng khoảng 2,6% so với khi chưa sử dụng sản phẩm công nghệ trên. Đối với lợn thịt, sử dụng BK-ZCR2 như một chất phụ gia trong thức ăn đã làm tăng thêm lợi nhuận từ trên 100.000 đồng đến hơn 330.000 đồng/đầu lợn, tiết kiệm được khoảng 4% tổng lượng thức ăn và điều quan trọng nhất là chất lượng thịt lợn tốt hơn, sạch hơn, an toàn hơn. Thời gian tới tỉnh Bắc Giang dự kiến sẽ ứng dụng rộng rãi công nghệ này trong chăn nuôi, trồng trọt bằng việc quy hoạch vùng nguyên liệu khoáng sét tại chỗ và xây dựng các dây chuyền sản xuất zeolit và các chất phụ gia chứa zeolit đạt công suất khoảng 3.000 tấn/năm.(Theo tin tức/Việt Nam) Trong chăn nuôi cũng đã có những nghiên cứu về tác dụng của Zeolite đối với vật nuôi. Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Zeolite trong khẩu phần thức ăn đến năng xuất sinh trưởng, chất lượng thịt và một số chỉ tiêu sinh lý sinh hoá máu của lợn nuôi thịt trong điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng ở Việt Nam” của các tác giả Trần Quốc Việt, Trịnh Vinh Hiển, Ninh Thị Len và Hoàng Hương Giang ở Bộ môn Nghiên cứu Dinh dưỡng và Thức ăn Chăn nuôi. Kết quả cho thấy bổ sung Zeolite trong khẩu phần không có premix khoáng vô cơ cho lợn thịt lai F2 ở mức 3 – 5 % không làm ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, các chỉ tiêu sinh hoá máu, làm giảm hàm lượng tồn dư một số kim loại nặng trong thịt nạc. Mức sử dụng 3% cho hiệu quả cao nhất. Theo ông Lê Bá Lịch - Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì Zeolite vừa dùng làm thức ăn bổ sung khoáng vi lượng nuôi dưỡng gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, vừa làm chất độn chuồng nuôi gia cầm , gia súc, nó hút mùi hôi thối, diệt khuẩn, vừa làm chất lọc nước, sạch môi trường nuôi trồng thuỷ sản (Đặc san khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi - số 4/2004). 2.1.9. Các nghiên cứu và ứng dụng Zeolite trên Thế giới Từ năm 1956 Nhà địa chất Cronstede người Thuỵ Điển phát hiện ra khoáng chất Zeolite. Hiện nay trên Thế giới có hơn 40 loại Zeolite thiên nhiên. Nước đầu tiên sử dụng Zeolite trong chăn nuôi là Nhật Bản, rồi đến các nước Liên Xô cũ, Hoa Kỳ, những năm gần đây Trung Quốc sử dụng Zeolite tự nhiên rất phổ biến trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1982 Gevorkyan và cộng tác viên đã đưa ra khuyến cáo nên bổ sung 3% Zeolite vào khẩu phần ăn. Năm 1984 Shurson và cộng tác viên đã đưa ra khuyến cáo bổ sung 5% Zeolite vào khẩu phần lợn sinh trưởng. Năm 1991 Ward và cộng và cộng tác viên đã nghiên cứu và đưa ra kết luận khi bổ sung Zeolite đã làm giảm hàm lượng các nguyên tố kim loại độc hại và làm tăng các nguyên tố vi lượng trong các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa và một chừng mực nào đó làm cải thiện tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Năm 1993 Bernal và Lopez-real đã nghiên cứu và khẳng định khi bổ sung Zeolite vào khẩu phần ăn đã làm giảm hàm lượng N-NH3 và mùi thối trong phân. Theo IM, 12/2004 thì quặng zeolit thương mại ở Mỹ chứa 60 - 80% clipnotilolit (năng lực trao đổi  cation, (CEC) là 1,0 - 1,6 mili đương lượng/ g) và có diện tích bề mặt từ 15 đến 60m2/gam. Zeolit tự nhiên chủ yếu được dùng để cung cấp thức ăn bổ sung cho gia súc, làm ổ cho súc vật, sử dụng trong thiết bị lọc nước, cải tạo đất và sản xuất nhiều loại sản phẩm hút ẩm. Công ty Teague Mineral ở phía Nam Oregon còn khai thác zeolite với diện tích bề mặt cao và hàm lượng kali cao dùng làm phụ gia thủy lực cho xi măng. Ưu điểm chính của chất phụ gia này là làm giảm lượng xi măng sử dụng và tăng độ rắn chắc của xi măng. Một ứng dụng quan trọng của khoáng chất zeolit này là kiểm soát mùi. * Ứng dụng trong thức ăn bổ sung cho gia súc Ở Mỹ, người ta bổ sung khoảng 1/2 pao zeolit mịn cho một tấn thức ăn gia súc hoặc 2 aoxơ/ đầu vật/ ngày. Zeolit được bổ sung vào thức ăn để làm phụ gia thực phẩm theo quy định liên bang. Các nghiên cứu trong 30 năm gần đây cho thấy, Zeolit có thể giúp điều tiết hoạt động của dạ dày ở bò sữa và bò thịt, tác động như chất liên kết các chất độc để vô hiệu hóa những tác động xấu của thức ăn mốc, cải thiện mức tăng trọng trung bình hàng ngày cho lợn sữa và gia cầm. Zeoltit có thể cải thiện chất lượng trứng và tuổi thọ của gà đẻ trứng, cải thiện môi trường bằng cách giảm mùi hôi, giảm sự thất thoát nitơ và tăng tỷ lệ đạm/lân trong phân bón. Hiện tại, các cơ quan Chính phủ Mỹ chưa chấp nhận những tuyên bố về ích lợi của zeolit trong thức ăn gia súc. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra các nghiên cứu lớn cho thấy các lợi ích khác nhau từ liên kết chất độc đến kiểm soát mùi vị. Theo kết quả điều tra ở Mỹ, ít nhất zeolit cũng phải có mặt trong khẩu phần thức ăn của vài trăm nghìn bò sữa và bò thịt. 1 - 2% nguyên liệu khô nguyên chất trong khẩu phần ăn được dùng để kiểm soát mùi vị và ô nhiễm môi trường khi nuôi động vật trong chuồng trại. Nếu chứng minh được đồng thời lợi ích về môi trường và hiệu quả chăn nuôi của Zeolit trong thức ăn, thì có thể dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất và kinh doanh zeolit vài năm tới. Ngoài ra họ còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: Ứng dụng trong lọc nước, ứng dụng trong cải tạo đất…. 2.2. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ Ở LỢN CON Ở lợn con, do cấu tạo cũng như chức năng của các cơ quan, bộ phận cơ thể chưa hoàn chỉnh. Do đó môi trường ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể vật nuôi và vật nuôi chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh và cùng với các vi sinh vật có trong đường ruột như E.coli, Salmonella, protozoa, Rotavius,… Nhân cơ hội này đã nhân lên mạnh trong ruột của lợn con. Vì vậy, làm mất sự cân bằng giữa vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại, khi sức đề kháng của con vật giảm, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển mạnh mẽ để gây bệnh. Tuy nhiên tự bản thân nó không gây ra được bệnh, chỉ khi môi trường thay đổi là các vi sinh vật có hại ở đường ruột nhân cơ hội này phát triển làm con vật ỉa chảy mạnh. Các yếu tố liên quan gián tiếp là khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn thay đổi đột ngột làm mất đi sự cân bằng trong cơ thể, quá trình tiêu hoá bị rối loạn dẫn đến quá trình loạn khuẩn trong đường ruột. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh cả về số lượng và độc lực gây bệnh. 2.2.1. Đặc điểm tiêu hoá của lợn con Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Phát triển nhanh thể hiện sự tăng lên về dung tích dạ dày, ruột non và ruột già. Nhưng cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa được hoàn thiện là do một số men tiêu hoá thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu. Lúc đầu ở dạ dày nồng độ ion H+ rất thấp, thậm chí không có, khả năng diệt trùng rất thấp, sau một tháng HCl bắt đầu tiết ra sau một thời gian bú sữa làm nồng độ HCl bắt đầu tăng lên. Các tuyến tiêu hoá dần dần được phát triển và khả năng tiêu hoá tốt hơn. Nhìn chung bộ máy tiêu hoá của lợn con biến đổi theo tuổi, còn ở giai đoạn lợn con theo mẹ độ pH rất thấp ở dạ dày (Trần Cừ 1972) 2 tuần tuổi: pH= 2,82 9 tuần tuổi: pH= 4,96 Theo Đào Trọng Đạt, Lê Ngọc Mỹ, Phan Thanh Phương, Huỳnh Văn Kháng (1996), lợn con trên 14 - 16 ngày tuổi tình trạng thiếu axit HCl tự do trong dạ dày không còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thường nữa. Do đó việc tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt là việc cai sữa sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl, hoạt hoá hoạt động miễn dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể. 2.2.2. Đặc điểm thích nghi của lợn con Lợn con theo mẹ có những điểm yếu khiến lợn con thích ứng kém với môi trường: hệ thống enzym tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, hệ thống miễn dịch chưa phát triển, điều hoà thân nhiệt kém, dự trữ năng lượng cơ thể rất ít, thiếu sắt. * Hệ thống enzyme tiêu hoá chưa hoàn chỉnh Ở lợn 15 - 21 ngày hệ thống enzyme chỉ thích ứng cho tiêu hoá sữa (chimozin, chimotripsin cho tiêu hoá protein sữa, lipaza cho lipid và lactaza cho lactoz). Bắt đầu từ 3 tuần, hoạt tính enzyme tiêu hoá. Vì vậy, việc cho lợn con tập ăn sớm sẽ kích thích sự phát triển đầy đủ các loại enzyme tiêu hoá * Hệ thống miễn dịch chưa phát triển Lợn con sơ sinh nhận từ sữa đầu một lượng kháng thể đặc hiệu (IgG) có hiệu quả trong 10 ngày đầu. Nhưng sự hấp thụ Immuglobulin của sữa đầu cũng giảm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Do đó tất cả các tác nhân, yếu tố hạn chế bú sữa đầu đều làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong sau khi sinh. Miễn dịch chủ động được thực hiện bắt đầu từ 3 tuần tuổi. * Điều hoà thân nhiệt kém Hệ thống thần kinh ở lợn con chưa phát triển, chưa có các phản xạ có điều kiện, khả năng điều tiết nhiệt ở đại não và các trung khu vỏ não là rất kém. Thân nhiệt ở gia súc non thường cao hơn ở gia súc trưởng thành và hay biến động. Khả năng giữ nhiệt ở da kém, thường thay đổi theo ngoại cảnh và khó thích nghi với điều kiện môi trường cho nên rất dễ bị cảm lạnh về mùa đông. Thân nhiệt ở lợn con dao động từ 39,5 - 40,5OC thường cao, còn ở lợn trưởng thành ổn định ở mức trung bình 38 - 40 OC. * Dự trữ năng lượng cơ thể rất ít Khi mới sinh, cơ thể lợn con chứa 80% nước và 20% chỉ có lipid, còn ở 3 tuần có 65% là nước và 12% là lipid. Ngoài chất dự trữ cơ thể là lipid còn có glycogen. Tổng năng lượng dự trữ (lipid + glycogen) khoảng 1000 - 1200 Kcal, chỉ tương đương với 1 lít sữa, năng lượng này chỉ đủ cho lợn con sống khoảng 2 ngày. Do đó đòi hỏi phải đảm bảo cho lợn con bú sữa sớm và giữ ấm. Vì năng lượng và các chất dinh dưỡng thu được đều được sử dụng vào việc cấu tạo cơ thể. Có thể nói con vật giai đoạn này rất dễ bị mắc bệnh. *Thiếu sắt Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu do thiếu hàm lượng Hb (Hemoglobin) dẫn tới hạn chế khả năng sản sinh kháng thể. Hàm lượng huyết sắc tố trong máu của các loài gia súc khác nhau là khác nhau, và ngay trong cùng một giống thì hàm lượng cũng dao động lớn. Ngoài ra gia súc ở độ tuổi khác nhau thì số lượng hemoglobin cũng thay đổi. Qua nghiên cứu thấy số lượng hồng cầu và hàm lượng Hemoglobin (Hb) thấp ở lợn sơ sinh, sau đó tăng ở lợn 1 - 2 tháng tuổi, rồi lại giảm dần và ổn định ở lứa tuổi trưởng thành (Trần Cừ, Cù Xuân Dần 1979). Trong điều kiện nóng ẩm thì hàm lượng Hemoglobin (Hb) cũng tăng lên điều đó liên quan đến sự phân bố máu và tác dụng kích thích của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời đến cơ quan tạo máu. Hàm lượng hemoglobin còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ. Dự trữ sắt lúc mới sinh rất ít (60 - 70 mg ở gan), trong khi đó nhu cầu của cơ thể lợn tới 6 - 7 mg/ngày, mà lượng sắt ở sữa chỉ có 1mg/con/ngày. Điều đó cho thấy lợn con thiếu sắt, nhất là sau khi cai sữa. Do vậy việc bổ sung sắt là việc làm rất cần thiết trong chăn nuôi lợn nhằm tăng trọng nhanh, hạn chế bệnh lợn con ỉa phân trắng. 2.2.3. Hệ vi sinh vật đường ruột của lợn * Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn bao gồm: Eshcherichia coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, Proteus,… trong đó chủ yếu là nhóm vi khuẩn đường ruột “Enterobacteriaceae”. Enterobacteriaceae: là một họ vi khuẩn bao gồm các trực khuẩn Gram âm, sống trong đường tiêu hoá của người và gia súc, tồn tại trong phân rác, trong đất và thực vật. Enterobacteriaceae đại diện có: E.coli, Samonella, Shigella, Klebsiella, Proteus. Escherichia (E.coli): vi khuẩn luôn tồn tại trong đường tiêu hoá của người và gia súc, gia cầm. Đây là loại vi khuẩn phổ biến có mặt ở mọi nơi. Khi có điều kiện thuận lợi thì trong cơ thể các chủng E.coli trở lên cường độc gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, có đủ ba loại kháng nguyên. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên người ta xác định được 170 kháng nguyên: 80 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số quyết định kháng nguyên F. Bệnh lợn con ỉa phân trắng do serotype O78, K88 gây ra ở lợn con thường làm chết lợn ở 1 tuần tuổi và 2 tuần tuổi, do E.coli vào trong cơ thể gây tiêu chảy và bại huyết. - Salmonella (Sal) Ở điều kiện bình thường Salmonella không gây bệnh mà có vai trò góp phần giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hoá. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào một số cơ quan nội tạng và gây bệnh. Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp bao gồm 3 loại: kháng nguyên O, kháng nguyên H, kháng nguyên K. Salmonella có hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố.Trong đó nội độc tố là độc tố nguy hiểm, gây độc thần kinh, hôn mê, co giật, gây phù nề mảng payer và hoại tử ruột. - Klebsiella: là vi khuẩn không di động, không hình thành nha bào, thường sinh giáp mô và sản sinh niêm dịch. Vi khuẩn Klebsiella có ba loại kháng nguyên: kháng nguyên K, kháng nguyên O dạng S, kháng nguyên O dạng R. - Proteus: thường ký sinh trong đường ruột, bình thường với số lượng ít không gây bệnh. Nhưng khi có các yếu tố bất lợi tác động vào cơ thể làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm thì vi khuẩn trỗi dậy gây bệnh và gây tổn thương tại nơi cư trú. - Shigella: không có khả năng di động, cư trú tại ruột già, là một trong những tác nhân gây nên viêm dạ dày - ruột. 2.2.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch của lợn con Lợn con mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Lượng kháng thể tăng nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu. Vì thế khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ. Trong sữa đầu của lợn nái, hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ hàm lượng protein chiếm tới 18 - 19%, trong đó hàm lượng γ-globulin chiếm số lượng khá lớn (34 - 35%) có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Quá trình hấp thu nguyên vẹn γ-globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi lợn con mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó nếu lợn con không được bú sữa đầu sớm thì khả năng mắc bệnh rất cao. Đây là điều rất quan trọng, đòi hỏi người chăn nuôi cần phải biết, hiểu rõ để có phương pháp chăn nuôi tốt, nhất là chăn nuôi lợn nái sinh sản. (Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn (2000). 2.3. HIỂU BIẾT VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY * Nguyên nhân gây bệnh Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng thể hiện tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tuỳ theo độ tuổi mắc bệnh. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn, từ sơ sinh cho đến độ tuổi sinh sản nhưng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh đến cai sữa [Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần thị Hạnh (1998) ]. Sử An Ninh (1993), [Lê Văn Tạo và cộng sự (1993)], [Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng], [Nguyễn Thị Khanh, Nguyễn Thị Vân (1997) ], cho biết ở nước ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào vụ Đông Xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm. Thực chất tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên quan đến nhiều yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Việc phân biệt rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy là vấn đề không đơn giản và nó chỉ mang tính chất tương đối, nhằm mục đích xác định nguyên nhân nào là chính, xuất hiện trước, nguyên nhân nào là kế phát, xuất hiện sau để có biện pháp phòng trị hữu hiệu nhất [Nguyễn Bá Hiên (2001)]. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả cho thấy dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó bao giờ cũng gây nên viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối cùng là một "quá trình nhiễm trùng" là vai trò tác động của vi sinh vật [Đào Trọng Đạt, (1996)], [Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch, (1997) ]. * Do vi khuẩn Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái, bình thường thì hệ sinh thái này ở trạng thái cân bằng và có lợi cho cơ thể vật chủ. Dưới tác động của yếu tố gây bệnh, làm cho trạng thái cân bằng của vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột và hậu quả là con vật bị tiêu chảy. Theo Cù Xuân Dần (1996) cho biết: Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, vi khuẩn gây thối là nguồn gây bệnh đường ruột. Vi khuẩn gây thối hoạt động, phân giải các chất đường ruột sinh ra CO2, H2S, NH3, CH4... hợp chất phenol, indol, scatol... làm biểu mô niêm mạc đường tiêu hoá bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh. Nguyễn Thị Nội (1985), đã xác định được các tác nhân gây tiêu chảy cho lợn ngoài E.coli còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như: E.coli, Streptococccus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas...Trong đó chủ yếu là E.coli độc, Salmonella và Streptococ. Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998), còn phát hiện thêm vai trò của Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy của lợn. + E.coli Vi khuẩn E.coli được Escherich phân lập năm 1985 từ phân trẻ em. E.coli luôn có sẵn trong đường ruột của động vật, nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của động vật bị giảm sút do chăm sóc nuôi dưỡng kém, cảm lạnh, cảm nóng... E.coli là một vi khuẩn chiếm nhiều nhất trong số các vi khuẩn hiếu khí sống trong đường tiêu hoá động vật. Đào Trọng Đạt và cộng sự (1996), nghiên cứu bệnh lợn con phân trắng cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, E.coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. * Sức đề kháng: E.coli bị diệt ở 550C trong vòng 1h, ở 600C trong thời gian 15 - 30 phút, đun sôi 1000C chết ngay. Các chất sát trùng thông thường như axit phenic, biclorua thuỷ ngân, Fomol, hydropexyt 1‰ có thể diệt vi khuẩn trong 5 phút. Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài, các chủng E.coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng. * Các yếu tố gây bệnh của E.coli - Khả năng bám dính: Đây là yếu tố gây bệnh quan trọng, thực hiện bước đầu tiên của quá trình gây bệnh. Quá trình bám dính thực hiện nhờ một hay nhiều yếu tố bám dính, các yếu tố bám dính quan trọng là F4 (K88), F5 (K99), F6 (987p) và F41. - Khả năng xâm nhập: Chính là quá trình mà chúng vượt qua hàng rào bảo vệ của lớp mucosa trên bề mặt niêm mạc ruột để xâm nhập vào tế bào epitel, sinh sản và phát triển trong đó, tránh được các đại thực bào của lớp hạ niêm mạc. - Khả năng dung huyết: Một số chủng E.coli có khả năng sản sinh ra men haemolysin có tác dụng dung giải hồng cầu. Khả năng gây dung huyết là yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn E.coli gây bệnh đường tiết niệu và E.coli phân lập từ cơ quan cảm nhiễm ngoài đường ruột thường có khả năng gây dung huyết cao hơn E.coli phân lập từ phân (49% so với 8 - 18%). Có 4 kiểu dung huyết nhưng quan trọng nhất là hai kiểu a và b. - Yếu tố kháng khuẩn (Colicin V): Để tạo thuận lợi cho quá trình phát triển của mình và trở thành vi khuẩn chiếm ưu thế trong đường ruột, E.coli thường sản sinh ra một loại chất kháng khuẩn có khả năng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn khác, đó là Colicin V. E.coli sản sinh Colicin V thông qua plasmid col. Colicin V được coi là bacteriocin, có tác dụng độc đối với các loại vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacae. Có khoảng 40% các chủng E.coli của người và động vật có đặc tính sản sinh Colicingenic hay còn gọi là các E.coli col. Hầu hết các chủng E.coli gây bệnh đều chứa các gen mã hoá cho Colicin V nằm trên plasmid. - Độc tố đường ruột: Vi khuẩn E.coli có khả năng sản sinh ra độc tố đường ruột. Độc tố này gồm độc tố chịu nhiệt và độc tố không chịu nhiệt. + Độc tố chịu nhiệt ST(Stabile toxin): Độc tố ST chịu nhiệt, chịu được nhiệt độ 1210C/5 phút, dựa vào đặc tính hoà tan trong Methanol và hoạt tính sinh học chia độc tố ST thành 2 nhóm là STa vá STb. Trong đó STa là một protein không có tính kháng nguyên, STb là một protein có tính kháng nguyên yếu. + Độc tố chịu nhiệt LT(Labile toxin): Độc tố này bị vô hoạt ở nhiệt độ 600C/5 phút. Độc tố LT có phân tử lượng lớn, có hai tiểu phần A và B. Trong đó tiểu phần B có 5 phần nhỏ, tiểu phần này có khả năng gắn với thụ thể của tế bào biểu mô ruột. Tiểu phần A mới mang hoạt tính sinh học. Tiểu phần A và B được tổng hợp trong tế bào, di chuyển đến gần màng tế bào vi khuẩn, chúng kết hợp với nhau để tạo thành độc tố hoàn chỉnh và được tiết ra bên ngoài. Khi tác động vào tế bào, tiểu phần B sẽ gắn vào Receptor của tế bào biểu mô ruột, tiểu phần A sẽ hoạt hoá enzym Adenylate Cyclaza để chuyển ATP thành cAMP tăng cao sẽ gây hiện tượng tăng bài xuất nước và các chất điện giải từ mô bào vào xoang ruột, cản trở sự hấp thu nước từ xoang ruột vào mô bào, làm cho nước trong xoang ruột tăng cao và từ đó gây ỉa chảy. - Tính kháng kháng sinh của E.coli: [Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho và cộng sự (1996)], nghiên cứu tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli phân lập được từ lợn mắc bệnh phân trắng lợn con đã kết luận có 40% đa kháng với 5 loại thuốc, 10% đa kháng với 4 loại và 6% đa kháng với 3 loại. Theo Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho và cộng sự (1996), khi sử dụng kháng sinh hay hoá trị liệu điều trị bệnh E.coli trong một thời gian dài thì vi khuẩn sẽ có tính kháng thuốc, có thể là đa kháng hay đơn kháng, tính kháng thuốc của E.coli ngày càng tăng. Bùi Thị Tho (2003), cho biết việc sử dụng thuốc trong điều trị ở các địa phương khác nhau nên dẫn đến tính kháng thuốc ở các địa phương này cũng rất khác nhau. Vì vậy, để có kết quả cao trong điều trị bệnh, cần phải làm kháng sinh đồ. Việc làm kháng sinh đồ cho ta kết luận về tính kháng thuốc của E.coli và lựa chọn thuốc có tác dụng tốt trong điều trị. + Salmonella Vi khuẩn Salmonella lần đầu tiên được phát hiện bởi D.E Salmon và Smith. Theo Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2003), hiện nay người ta đã phân lập được trên 2300 chủng Salmonella, nhưng chỉ có khoảng 5% trong số đó là gây bệnh. Salmonella thường gây bệnh cho lợn lứa tuổi 45 - 90 ngày tuổi. Lợn ở các lứa tuổi khác cũng mắc nhưng ít hơn. - Các yếu tố gây bệnh của Salmonella: Quá trình gây bệnh của Salmonella có sự tham gia của độc tố và các yếu tố không phải là độc tố. Kháng nguyên O, yếu tố bám dính, Khả năng xâm nhập, được coi là các yếu tố không phải là độc tố, là yếu tố gây bệnh gián tiếp. Một mặt chúng tác động gây bất lợi cho vật chủ, một mặt chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn tác động gây bệnh. Độc tố của Salmonella gồm nội độc tố và ngoại độc tố, trong đó nội độc tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh. Nội độc tố (Endotoxin) thường là Lipoposaccharide (LPS) được giải phóng từ vách tế bào vi khuẩn bị dung giải. [Evan D.G, Evan D.J, Gorbach S.L (1973)], khi nghiên cứu về độc tố đường ruột của Salmonella cho biết, độc tố gồm hai thành phần là độc tố thẩm xuất nhanh (Rapid permeabity Factor viết tắt là RPF) và độc tố thẩm xuất chậm (Delaye permeabity Factor viết tắt là DPF). Độc tố RPF giúp Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột, nó có cấu trúc và thành phần giống độc tố chịu nhiệt E.coli và được gọi là độc tố chịu nhiệt Salmonella. Độc tố DPF có thành phần giống độc tố không chịu nhiệt của E.coli, nên gọi là độc tố không chịu nhiệt của Samonella. + Clostridium perfringens Clostridium perfringens là thành viên điển hình của họ Clostridium, đòi hỏi điều kiện yếm khí tuyệt đối cho quá trình phát triển. Clostridium perfringens có khả năng sản sinh nha bào, Gram(+), catalaza (-). Hiện tại, người ta đã phát hiện Clostridium perfringens có 5 type là A, B, C, D và E. Chúng được phân chia theo các dạng độc tố gây chết mà chúng sản sinh (alpha,beta, epsilon, iota). Clostridium perfringens type A đã được phân lập từ ruột lợn nhiều năm và được xem như một trong những vi sinh vật bình thường trong đường tiêu hoá của người và động vật. Nguyễn Như Thanh, Trần Thị Lan Hương (2001), Clostridium perfringens type A thường gây viêm ruột cho bê, thỏ. Type D và E gây nhiễm độc cừu ở mọi lứa tuổi. Chúng cũng gây bệnh ở Dê, trâu bò và có thể ở người. Công thức kháng nguyên của type D là a, b, g, d, e, q, k, l, m và n; type E có công thức kháng nguyên là a, q, k, l, m và n. Trong số 5 type huyết thanh của Clostridium perfringens, type C là type phân bố rộng rãi và quan trọng nhất, đặc biệt ở lợn. Clostridium perfringens type C có thể phân lập được trong chất chứa đường ruột của động vật khoẻ. Viêm ruột hoại tử ở lợn con do Clostridium perfringens type C được coi là một bệnh ở lợn con từ năm 1995, khi những trường hợp bệnh đầu tiên được mô tả ở Anh và Hungari [Nguyễn Bá Hiên (2001) ]. Clostridium perfringens sản sinh ra 12 loại độc tố khác nhau, một trong số các độc đặc biệt quan trọng, gây ra những tình trạng bệnh lý đặc trưng và gây chết con vật, các độc tố a, b, e, i là các độc tố gây chết chủ yếu. mặt khác, mỗi loại độc tố có vai trò quan trọng trong việc nhận biết các chủng gây bệnh khác nhau của Clostridium perfringens [Đào trọng Đạt (1996) ]. * Do virus Nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về vai trò của một số loại virus trong quá trình gây tiêu chảy như: Rotavius, TGE, Enterovirrus, Parvovirus, Adenovirus. Lecce J.M, Kinh M. W, Mock R (1976) , nghiên cứu về virus gây bệnh đường tiêu hoá đã xác định vai trò của Rotavirus trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Rotavirus thường gây bệnh tiêu chảy ở lợn, bò và người. Niconxki. V.V (1986) , đã thống kê được hơn 10 loại virus có tác động làm tổn thương đường tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy. Theo Lecce J.M, Kinh M. W, Mock R (1976), trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân lợn bị tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2% có Enterovirus, 0,7% có Parvovirus. * Do ký sinh trùng Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như: Sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski), giun đũa lợn (Ascarissuum)... Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) , giun đũa ký sinh trong ruột non của lợn là loại Ascarissuum. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) cho biết, sán lá ruột lợn và giun đũa lợn ký sinh trong đường tiêu hoá, chúng làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy. * Các nguyên nhân khác - Do thời tiết khí hậu: Ngoại cảnh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia súc. Khi có sự thay đổi của các yếu tố như: Nhiệt độ, ẩm độ, độ thoáng khí của chuồng nuôi... Đều ảnh hưởng tới sức khoẻ của vật nuôi. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), cho rằng các yếu tố stress lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lớn tới lợn sơ sinh, lợn con vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích cho lợn là 75 - 85%. Vì thế việc làm khô và giữ ấm chuồng nuôi là vô cùng quan trọng. - Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng: Việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng sẽ đem lại sức khoẻ tăng trưởng tốt cho đàn lợn. Khi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp, là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh. - Do Stress: Theo Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), hệ thống tiêu hoá của lợn mẫn cảm đặc biệt với Stress. Hiện tượng stress thường gây nên hiện tượng chán ăn, nôn mửa, tăng nhu động ruột, đau bụng và có khi tiêu chảy. Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, thời tiết, mật độ chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi, vận chuyển đi xa đều là những tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi, dẫn đến hậu quả làm giảm sút sức khoẻ vật nuôi, là nguy cơ xảy ra các bệnh trong đó có hội chứng tiêu chảy. 2.4. HIỂU BIẾT VỀ HỆ HÔ HẤP CỦA LỢN Cơ quan hô hấp của lợn gồm: Đường dẫn khí và phổi. Đường dẫn khí gồm: Mũi, họng, hầu, khí quản, phế quản. Các phế quản phân bố nhỏ dần đi khắp phổi. Dọc đường dẫn khí là hệ thống mạch máu dày đặc để sưởi ấm không khí trước khi vào phế nang. Dọc đường dẫn khí còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy có tác dụng giữ lại bụi bặm trong không khí, sau đó nhờ sự vận động của lớp tế bào tiên mao, bụi bặm được đẩy dần ra ngoài. Đường hô hấp rất mẫn cảm với các thành phần lạ chứa trong không khí, từ đó tạo ra những phản xạ tự vệ như hắt hơi, ho để đẩy chất lạ ra ngoài. Các nhánh phế quản nhỏ lại phân thành những ống nhỏ hơn gọi là ống phế bào. Tận cùng những phân nhánh của ống phế bào được nối với phế bào thành phế nang. Nhiều phế nang tạo thành lá phổi. Xung quanh phế nang có mao mạch bao phủ dày đặc. Số lượng phế nang rất lớn, do đó bề mặt trao đổi khí rộng tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa máu và không khí thuận lợi. Phổi là một tổ chức bao gồm nhiều sợi đàn hồi do đó nó có tính đàn hồi và co giãn. Phổi sinh lý có màu hồng nhạt, xốp. Trong xoang ngực, phổi được bao bọc bởi hai lá: - Lá thành là lớp màng lót mặt trong của xoang ngực. - Lá tạng bao phủ sát trên bề mặt của phổi. Khoảng trống giữa lá thành và lá tạng gọi xoang màng ngực. Trong xoang có chứa chất dịch làm giảm ma sát khi phổi co giãn (Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự, 1996). * Cơ chế hô hấp + Phổi không có cấu tạo cơ nên tự nó không thể co giãn mà phổi co giãn một cách thụ động nhờ các cơ hô hấp gồm cơ hoành và các cơ gian sườn. Các cơ này đóng vai trò động lực chính cho động tác hô hấp, làm cho lồng ngực mở rộng hay thu hẹp, dẫn đến làm biến đổi áp lực âm xoang màng ngực, kéo theo sự vận động của phổi và động tác hô hấp. + Tần số hô hấp: Tần số hô hấp là số lần thở/phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc. Gia súc non có cường độ trao đổi chất mạnh nên tần số hô hấp cao. Ngoài ra, trạng thái sinh lý, vận động, nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến nhịp thở. Theo tài liệu của bộ môn sinh lý gia súc, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội thì tần số hô hấp của lợn là 20 - 30 lần/phút. Theo Vũ Khắc Hùng (1999), tần số hô hấp của lợn con và lợn sau cai sữa là 15 - 40 lần/phút, lợn trưởng thành là 25-35 lần/phút, lợn nái mang thai là 15 - 20 lần/phút. + Phương thức hô hấp: Có 3 phương thức hô hấp chính: - Phương thức hô hấp ngực - bụng: Có sự tham gia của cả hoành và cơ gian sườn. Phương thức này biểu hiện ở gia súc khoẻ mạnh bình thường. - Phương thức hô hấp bụng: Do tác dụng của cơ hoành là chủ yếu, là phương thức hô hấp khi gia súc mắc bệnh về tim, phổi, hoặc khi xoang ngực bị tổn thương. - Phương thức hô hấp ngực: Động tác hít vào chủ yếu do tác dụng của cơ gian sườn ngoài, là trường hợp khi gia súc chửa và khi gia súc bị viêm ruột, viêm dạ dày. + Sinh lượng phổi: Là tổng dung tích khí tối đa mà phổi có thể chứa được. Sinh lượng phổi = Khí lưu thông + Khí dự trữ hít vào + Khí thở ra thêm. Sinh lượng phổi là một chỉ tiêu đánh giá khả năng hô hấp của động vật. + Điều hoà hoạt động hô hấp: Hoạt động hô hấp được điều hoà nhờ hai yếu tố: Thần kinh và thể dịch. - Điều hoà của hệ thần kinh: Cơ trơn phế quản, nhánh phế quản nhỏ chịu sự điều hoà của hệ thần kinh thực vật. Thần kinh phó giao cảm tiết Axetylcholin làm co phế quản. Thần kinh giao cảm tiết Adrenalin và Noradrenalin làm giãn phế quản. Vì thế, lúc khó thở, tiêm Adrenalin hoặc uống Ephedrin có tác dụng tốt hoặc tiêm Atropin để ức chế thần kinh phó giao cảm cũng có hiệu quả. - Điều hoà thể dịch: Nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp yếu là nồng độ CO2 trong máu. Nếu CO2 tăng, O2 giảm sẽ gây hưng phấn trung khu hô hấp, dẫn đến làm tăng tần số hô hấp và ngược lại (Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự, 1996). * Một số vi khuẩn thường gặp ở đường hô hấp của lợn - Vi khuẩn Streptococcus Vi khuẩn Streptococcus thường gây bệnh thể bại huyết dẫn đến chết hoặc gây nhiễm trùng tại chỗ như viêm màng não, viêm khớp, viêm nội tâm mạc ở lợn con 7 – 10 ngày tuổi. Bệnh viêm màng não do vi khuẩn Streptococcus gây ra ở lợn cai sữa và lợn vỗ béo sau khi chúng được nhốt, nuôi chung với lợn bệnh. Bệnh gây chết lợn đột ngột với biểu hiện sốt, có triệu chứng thần kinh, viêm khớp. Ở lợn con, bệnh viêm khí quản và phổi thường do Streptococcus suis dung huyết yếu gây ra. Ở Việt Nam, [Nguyên Ngọc Nhiên]. đã điều tra hệ vi khuẩn đường hô hấp của 162 lợn bị bệnh ho thở truyền nhiễm và thấy rằng tỷ lệ nhiễm Streptococcus chiếm 74%. Ở Việt Nam, theo các Báo cáo từ Cục Thú y và kết quả nghiên cứu của Viên Thú Y từ những năm 90 cho tới nay vẫn chưa có ổ dịch trên lợn nào mà nguyên nhân do Streptococcus suis gây ra. Tuy nhiên, từng trường hợp lẻ tẻ ở người có thể bị nhiễm vi khuẩn này thì vẫn chưa được nghiên cứu [Dẫn theo Trần Đình Trúc, 2007 ]. - Vi khuẩn Pasteurella multocida: Pasteurella multocida được biết đến là nguyên nhân gây tụ huyết trùng cho các loài gia súc, gia cầm, trong đó có lợn. Tuy nhiên, Pasteurella multocida còn là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi lợn. Bệnh viêm phổi lơn do Pasteurella multocida gây ra là kết quả của sự lây nhiễm vi khuẩn vào phổi. Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm phổi cục bộ hay ở những bệnh ghép ở đường hô hấp của lợn. Hội chứng viêm phổi rất thường thấy ở lợn. Những số liệu gần đây của Mỹ cho thấy trong 6634 mẫu lấy từ lợn để kiểm tra thì (74 %) lợn bị viêm phổi và (13 %) bị viêm màng phổi. - Vi khuẩn Bordetella bronchiseptica Bordetella bronchiseptica được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh teo xương xoăn. Sau khi gây bệnh bằng cách nhỏ vài giọt canh trùng Bordetella bronchiseptica vào trong tai của những con lợn sữa một vài ngày tuổi, người ta có thể thấy lợn mắc bệnh với những triệu chứng bệnh tích điển hình. - Viêm mũi: Dấu hiệu ban đầu của bệnh là chảy nước mũi và sổ mũi ở lợn con. Lợn giảm ăn uống. - Viêm phế quản: thường gặp ở lợn mắc bệnh trong mùa đông, biểu hiện ra ngoài là ho, khó thở, sốt. Trong đó sốt là biểu hiện không thường xuyên. [Switzer và Frrington, (1975)]. - Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae là nguyên nhân gây viêm phổi - màng phổi ở lợn. Actinobacillus pleuropneumoniae trước đây đã được gọi tên là Haemophilus parahaemolyticus hay H. pleuropneumoniae, nhưng sau này đã được xếp vào họ Actinobacillus và đặt tên là A. pleuropneumoniae do đã xác định được chúng có sự tương đồng về DNA giữa H. pleuropneumoniae và A.ligrieressi (Pohl và cộng sự, 1983). Viêm phổi màng phổi là một bệnh nhiễm trùng quan trọng ở đường hô hấp của lợn và xảy ra ở hầu hết các nước có nền công nghiệp chăn nuôi tiên tiến. Bệnh đã gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi vì ngoài việc gây chết còn làm giảm tăng trọng, gầy yếu và tốn kém do chi phí thuốc men. A. pleuropneumoniae là nguyên nhân gây viêm phổi – màng phổi ở lợn. PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đàn lợn con sau cai sữa 10 ngày đến xuất chuồng của công ty TNHH Thiên Phúc – Nghĩa Hưng – Nam Định. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều tra tình hình chăn nuôi và một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại lợn công ty TNHH Thiên Phúc - Nghĩa Hưng - Nam Định. - Bước đầu thử nghiêm chế phẩm khoáng Zeolite trong chăn nuôi lợn nhằm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao phẩm chất và chất lượng thịt. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu được chúng tôi thu thập qua sổ sách của công ty - Thông qua kết quả điều tra trong thời gian từ tháng 7/2009 – 11/2009. 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được chúng tôi bố trí theo phương pháp phân lô: TN và ĐC Lô đối chứng và lô thí nghiệm cho ăn khẩu phần giống nhau Lô thí nghiêm (TN): Được bổ sung 3% Zeolite vào khẩu phần ăn. Tiến hành cân trọng lượng 15 ngày/1lần. Thí nghiệm được tiến hành đến khi xuất chuồng (khi lợn được 4 – 4.5 tháng tuổi). Các lô lợn được cho ăn ở máng ăn bán tự động, ăn theo hình thức tự do, có máng núm uống tự động. 3..3.3. Phương pháp lấy mẫu - Lấy mẫu nước: mẫu nước được lấy là nước rửa chuồng của cả 2 lô TN và ĐC - Lấy mẫu phân: mẫu phân được lấy ở các vị trí khác nhau trong cả 2 lô TN và ĐC. 3.3.4. Phương pháp phân tích mẫu Các mẫu nước thải và mẫu chất thải được phân tích tại trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y TƯ1: ISO 6222:1999; AOAC 2000; ISO4832:2006/ TCVN 6848:2006; SenION1-HACH; ISO 16649:2001; DR/2010-HACH; DR/2010-HACH; ISO 4833:2003/TCVN 6884:2000; DR/2010-HACH 3.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi Khối lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (kg). Khối lượng lợn sau cai sữa 10 ngày – lúc bắt đầu thí nghiệm (kg). Khối lượng lúc lợn 4 – 4.5 tháng tuổi – lúc kết thúc thí nghiệm (kg). Khả năng tăng trưởng và hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR). Hiệu quả về phòng bệnh so với lô đối chứng. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung Zeolite/kg tăng trọng (VNĐ/con). + Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh Tổng số con theo dõi x 100 Tỷ lệ khỏi (%) = Tổng số con khỏi Tổng số con điều trị x 100 Tỷ lệ tái phát (%) = Tổng số con mắc lại Tổng số con điều trị khỏi x 100 Tỷ lệ chết (%) = Tổng số con chết Tổng số con theo dõi x 100 Tỷ lệ tử vong (%) = Tổng số con chết Tổng số con mắc x 100 FCR (Hệ số chuyển hoá thức ăn) = Lượng tiêu tốn thức ăn Khối lượng tăng trọng 3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu + Sử dụng cân đồng hồ điện tử để cân lô lợn lúc sau cai sữa 30 ngày tuổi (khi bắt đầu thí nghiệm); cân giai đoạn 1, giai đoạn 2 và khi kết thúc thí nghiệm. + Cân lượng thức ăn cho ăn hàng ngày cho từng ô chuồng (lô thí nghiệm và lô đối chứng) và lượng thức ăn thừa khi kết thúc thí nghiệm. + Hàng ngày theo dõi, ghi chép đầy đủ số liệu những con mắc bệnh tiêu chảy, hô hấp và các bệnh khác. + Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm Minitab. PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC THÚ Y TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN PHÚC 4.1.1. Vài nét về cơ sở thực tập Công ty TNHH Thiên Phúc thành lập ngày 13 tháng 10 năm 2006. Giám đốc là ông Phạm Văn Đông, sinh năm 1952. Trụ sở Công ty TNHH Thiên Phúc tại Đội 2 - Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định. Tổng diện tích Trại lợn công ty là: 2.328,8 m2. * Vị trí địa hình khu trang trại như sau: Phía Bắc: giáp cánh đồng lúa đội 2 xã Nghĩa Trung. Phía Nam: giáp đất thổ cư gia đình chủ trang trại. Phía Đông: giáp ngõ đi vào cánh đồng lúa đội 2. Phía Tây: giáp đất vườn hộ gia đình ông Dân. * Điều kiện khí hậu, thuỷ văn: Khu vực Trang trại Công ty nằm trên địa bàn Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng, phía Tây có sông Đáy, phía đông gần Thị trấn Liễu Đề. Các Xã phía Bắc Huyện Nghĩa Hưng nói chung và Xã Nghĩa Trung nói riêng có đặc điểm là đất đồng bằng có cao độ từ 0.1 - 0.6 m chiếm 80%. Khí hậu khu vực Huyện Nghĩa Hưng mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều của tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng. - Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình năm: 27 - 28,9 oC + Nhiệt độ trung bình mùa hè: 35,7 oC + Nhiệt độ trung bình mùa đông: 24,3 oC - Độ ẩm + Độ ẩm trung bình hàng năm: 84% + Độ ẩm trung bình cao nhất: 94% + Độ ẩm trung bình thấp nhất: 65% - Mưa + Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.829,7 mm + Lượng mưa ngày lớn nhất: 350 mm + Lượng mưa ứng với tần xuất 10 %: 270 mm - Gió + Tốc độ gió lớn nhất: 45 m/s + Tốc độ gió trung bình: 2,4 m/s + Hướng gió chủ đạo mùa hè: Đông Nam + Hướng gió chủ đạo mùa đông: gió Bắc (*Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Tỉnh Nam Định) * Khu chuồng khép kín 1 gồm: - Chuồng số 2: chuồng lợn nái bố mẹ hậu bị 175,5m2 - Chuồng số 3: chuồng lợn nái chửa 210,6m2 - Chuồng số 4: chuồng nái đẻ 218,4m2 - Chuồng số 5: chuồng lợn con sau cai sữa 201,6m2 * Khu chuồng khép kín 2 gồm: Chuồng (6), (7), (8) chuồng lợn thịt. Ngoài ra trang trại xây dựng một chuồng cách ly (chuồng số 1) để dự phòng tách lợn bị nhiễm bệnh có diện tích 81,13m2. Một nhà kho chứa cám, một phòng pha chế và bảo quản tinh dịch, một chuồng lợn đực. Về mặt thiết kế chuồng xây dựng theo mô hình khép kín có quạt thông gió và dàn làm mát, mái chuồng được lợp bằng Prociment, mái trần bằng nilon cách nhiệt, hệ thống cửa sổ bằng kính trắng. Bên trong các ô chuồng được thiết kế bằng khung sắt như chuồng chửa, chuồng đẻ, chuồng cai sữa. Chuồng lợn choai, lợn thịt, chuồng đực được làm bằng khung sắt nền bê tông có độ dốc thích hợp. Ô chuồng đẻ được lát bằng tấm bê tông cho lợn mẹ và sàn nhựa cho lợn con. Máng ăn bằng Inox cho lợn nái đẻ và lợn sau cai sữa. Máng ăn xây rãnh cho lợn đực, lợn chờ phối, hậu bị, lợn choai và lợn thịt. Nước uống là nước giếng khoan qua bể lọc theo đường ống dẫn tới từng ô chuồng và tại đây có van uống tự động. Nguồn nhân lực: tổng số lao động của công ty TNHH Thiên Phúc là 10 người trong đó lãnh đạo 2 người, 1 nhân viên kế toán, 1 kỹ sư chăn nuôi, 1 bác sỹ thú y và 5 người trực tiếp sản xuất. 4.1.2. Tình hình chăn nuôi tại công ty TNHH Thiên Phúc Công ty TNHH Thiên Phúc mới thành lập, do vậy mới đi vào chăn nuôi từ năm 2007. Trang trại của Công ty chăn nuôi giống lợn ngoại ông bà sinh sản, ứng dụng công nghệ cao. Sản phẩm tạo ra là các giống lợn bố mẹ, lợn thương phẩm giá trị cao cung cấp cho thị trường các Huyện trong Tỉnh và cung cấp giống cho các Tỉnh lân cận đáp ứng nhu cầu của người dân. Đàn lợn sinh sản của Công ty được nhập về từ các Trung tâm giống lợn có uy tín tại Việt Nam như: Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương thuộc Viện chăn nuôi Hà Nội, Công ty Charoen Pokphand Việt Nam (CP), và các Trung tâm giống ngoại lai 3 máu hoặc 5 máu khu vực phía Bắc. Lợn nái ông bà gồm các giống: C1230, C1050 nhập từ Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương. Giống bố mẹ gồm các giống CA, C22 nhập từ Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, số còn lại nhập từ Công ty CP, các Trung tâm khác. Lợn đực giống gồm các giống: L19, Duroc, Pidu, Pietrain. Lợn đực dùng để phối giống trực tiếp cho lợn của Công ty, ngoài ra còn khai thác tinh bán cho nhân dân vùng lân cận. Cơ cấu đàn lợn của Công ty TNHH Thiên Phúc qua các năm được trình bày ở bảng 4.1 như sau: Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn của công ty TNHH Thiên Phúc Loại lợn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lợn nái sinh sản(con) - 67 86 Lợn nái hậu bị(con) 60 25 13 Lợn đực làm việc(con) 6 6 4 Lợn đực hậu bị(con) 1 - - Lợn con (con) - 1400 1948 Tổng(con) 67 1498 2051 Qua bảng 4.1 ta thấy năm 2007 do công ty mới thành lập do vậy Công ty mới chỉ nhập lợn nái hậu bị từ các Trung tâm về nên chưa có lợn con sinh ra. Công ty đã nhập 6 đực làm việc của Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương và 1 đực hậu bị. Tổng lợn nái hậu bị là 67 con. Sang năm 2008 Công ty đã nhập thêm 7 lợn nái và đã gây giống 25 lợn nái hậu bị do lợn nái của Trang trại sinh ra. Số lợn con sinh ra trong năm 2008 là 1400 con lợn. Do lợn nái sinh nứa đầu do vậy số con sinh ra trong một ổ còn thấp, chỉ khoảng 9.5con/ổ, trung bình 2.2 lứa/năm. Năm 2008 còn 6 lợn đực làm việc, do một lợn đực không đủ tiêu chuẩn do vậy loại thải. Đến tháng 10 năm 2009 ta thấy số lợn nái của Công ty đã tăng lên 86 nái sinh sản do một số lợn nái hậu bị đã chuyển lên thành lợn nái sinh sản, 13 lợn nái hậu bị. Đến tháng 10 năm 2009 số lợn đực chỉ còn 4 con là do 2 đực làm việc bị đau chân, làm việc không tốt lên loại thải. Số lợn con đến tháng 10 năm 2009 là 1948 con. Năm 2009 đa số lợn sinh sản đã đẻ lứa 3 - 4 do vậy số con sinh ra trong một ổ cao hơn năm 2008, trung bình 10.3con/ổ và 2.2 lứa/năm. Như vậy qua bảng trên cho thấy qua các năm thì số đầu lợn nái sinh sản tại Trại lợn Công ty TNHH Thiên Phúc đều tăng thêm, cùng với sự tăng số lợn nái sinh sản thì số lợn con sinh ra năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân của sự tăng này là do sự phát triển của Công ty, do kỹ thuật chăm sóc, do sự phát triển của đàn lợn nái.... 4.1.3. Công tác thú y tại công ty TNHH Thiên Phúc * Vệ sinh phòng bệnh Vệ sinh phòng bệnh nhằm tiêu diệt mần bệnh bên ngoài môi trường, đồng thời nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho gia súc. Trang trại của Công ty được thiết kế và xây dựng theo mô hình khép kín, các công trình đều được xây dựng hợp lý giúp cho công tác vệ sinh phòng bệnh được dễ dàng. Hàng ngày công nhân vào trại đều phải thay quần áo bảo hộ lao động, đội mũ, đeo khẩu trang. Tuyệt đối không cho người lạ, khách tham quan vào trong Trại. Thường xuyên và định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại và xung quanh Trại. Trong trại định kỳ 2 lần/ tuần một lần bằng thuốc BENKOCID của Công ty thuốc y TW (NAVETCO) sản xuất. Xung quanh Trại được phát quang bụi rậm không cho chuột trú ẩm, thường xuyên phúc thuốc sát trùng, rắc vôi bột. Hàng ngày thu dọn phân, vệ sinh chuồng. Đối với chuồng nái chờ phối, chuồng nái chửa, chuồng nái đẻ hót phân vào bao, ngày 2 lần. Chuồng lợn con cai sữa và chuồng lợn thịt thì thu phân cho xuống bể Biogas để sử lý. Tắm cho lợn, vào mùa hè, lợn nái chửa, nái chờ phối, lợn thịt 2 lần/ ngày. Mùa Đông 2 - 3 ngày tắm một lần, chỉ tắm cho lợn vào ngày có nắng và tắm vào trưa nắng, lúc nhiệt độ cao. Lợn nái nuôi con không tắm vì tắm sẽ làm ướt con, là nguyên nhân dẫn đến bệnh Phân trắng lợn con. Máng ăn thường xuyên được rửa sạch, không để thức ăn thừa, ôi mốc. Sau mỗi bữa ăn tiến hành rửa máng ăn, thu thức ăn thừa. Nước uống được lấy từ nguồn nước giếng khoan, nước được bơm lên bể lọc để xử lý, sau đó được đưa đến các ô chuồng bằng các ống dẫn nước bằng nhựa. Nước giếng khoan của Công ty đảm bảo chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). TT Thông số Đơn vị TCVN 5942-1995(B) Kết quả NN2 NN3 1 PH mg/l 6,5-8,5 7,1 6,9 2 TSS mg/l 750 đến 1500 18 26 3 Cl- mg/l 200 đến 600 42,54 56,72 4 Độ cứng (theo Ca) mg/l 300 đến 500 11,02 13,5 5 Fe mg/l 1 đến 5 0,7 0,92 6 NO-3 mg/l 45 0,375 0,23 Ghi chú: -NN2 nước khoan nhà ông Phạm Văn Chín (phía Đông khu vực trại) -NN3 nước giếng khoan tại Trang trại Công ty TNHH Thiên Phúc. Bảng kết quả phân tích nước ngầm khu vực Trang trại Công ty TNHH Thiên Phúc. Kết quả phân tích trên do Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường Tỉnh Nam Định cung cấp ngày 26 tháng 01 năm 2007. Sau mỗi lứa đẻ sàn chuồng được tháo ra và ngâm vào dung dịch xút để rửa sạch và tiêu diệt mần bệnh, sau đó chuồng được để trống một thời gian. Dụng cụ thú y như: xi lanh, kim tiêm, kìm bấm nanh, kéo, panh, kìm cắt đuôi... Sau khi sử dụng đều được rửa sạch, trước khi sử dụng được sát trùng kỹ bằng nước nóng hay dung dịch sát trùng. * Phòng bệnh bằng vacxin và một số loại thuốc hỗ trợ Biện pháp tiêm phòng vacxin cho gia súc, gia cầm hiện nay là biện pháp hiệu quả nhất. Tiêm phòng vacxin cho gia súc nhằm tạo miễn dịch chủ động, chống lại mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể gia súc. Trại lợn của Công ty đã chủ động tiêm vacxin phòng một số bệnh hay sảy ra trên đàn lợn. Bảng 4.2: Quy trình tiêm phòng vacxin cho đàn lợn con của công ty Ngày tuổi Tên vacxin - thuốc Phòng bệnh Liều lượng Cách dùng 3 NAODEX – 100 Baycox 5% Thiếu sắt( lần1) Cầu trùng 1ml/con 0,5ml/con IM Uống 7 RespiSure Suyễn lợn 2ml/con IM 10 NAODEX - 100 Thiếu sắt( lần2) 1ml/con IM 21 PTH THT PTH( lần1) THT( lần1) 2ml/con 1ml/con IM IM 28 PTH THT PTH(lần2) THT(lần2) 2ml/con 1ml/con IM IM 35 HOGCHOL ERA DTL(lần1) 1ml/con IM 60 HOGCHOL ERA DTL(lần2) 1ml/con IM (* Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH Thiên Phúc) Đối với lợn con sinh ra được tiêm phòng vacxin và thuốc rất chặt chẽ vì lợn con sơ sinh hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh rất dễ mẫn cảm với nhiệt độ và độ ẩm gây nên hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Lợn con sinh ra được bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì trong sữa đầu cung cấp kháng thể thụ động cho lợn con, lợn con sơ sinh có rất ít kháng thể trong máu. Kháng thể thụ động của mẹ cung cấp cho lợn con chỉ duy nhất qua sữa đầu. Lợn con được bấm nanh ngay trong ngày đầu tiên khi sinh để khi bú răng nanh của lợn con không làm đau hoặc tổn thương vú mẹ. Sau 3 ngày tiêm sắt, cắt đuôi, nhỏ Baycox phòng bệnh cầu trùng. Bảng 4.3: Quy trình tiêm phòng vacxin cho đàn lợn nái của công ty Loại lợn Thời gian dùng thuốc Tên vacxin Phòng bệnh Liều lượng (ml/con) Cách dùng Lợn hậu bị ( trước phối giống) 5 tuần FarrowSure B Xoắn khuẩn Đóng dấu Pavovirus 5ml IM PR- Vacplus Giả dại 2ml IM 4 tuần HOGCHOLER Dịch tả 2ml IM Lợn mang thai( trước khi đẻ) 4 tuần HOGCHOLER Dịch tả 2ml IM 2 tuần Rocovac E.coli Rotavirus 2ml IM PR- Vacplus Giả dại 2ml IM Lợn nái nuôi con ( sau khi đẻ) 12-15 ngày FarrowSure B Xoắn khuẩn Đóng dấu Pavovirus 5ml IM (* Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH Thiên Phúc) Qua bảng lịch tiêm phòng vacxin trên tôi có nhận xét sau: Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn vật nuôi thì ngoài hiệu quả của vacxin, phương pháp sử dụng vacxin, loại vacxin... Còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ con vật. Trên cơ sở đó công ty chỉ tiêm phòng vacxin cho mhững con khoẻ mạnh, được chăm sóc tốt không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mạn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Sau khi sử dụng vacxin cần bảo quản mẫu để đánh giá chất lượng vacxin và xem hiện tượng con vật bị sốc thuốc để kịp thời cứu chữa. Ngoài ra công ty còn tiến hành tiêm vacxin không định kỳ phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Bệnh tai xanh( PRRS), Bệnh lở mồm long móng... Các loại vacxin này được tiêm khi mà nguy cơ bùng phát dịch ở mức độ cao. Nhìn chung do công tác tiêm phòng đầy đủ và khâu vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt chính vì vậy mà từ khi trại bắt đầu đi vào hoạt động cho đến nay không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm nào. 4.2. KẾT QỦA THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ĐÀN LỢN NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN PHÚC Do công tác phòng bệnh chăm sóc tốt, do vậy trong suốt thời gian vừa qua trại lợn của Công ty không xảy ra tình hình dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho Công ty. Trong thời gian vừa qua mặc dù có xảy ra một số dịch bệnh nguy hiểm như dịch bệnh tai xanh (PRRS), dịch LMLM... ở trong Tỉnh cũng như các Tỉnh lân cận, nhưng Trại lợn của Công ty không xảy ra các dịch bệnh này. Trong thời gian thực tập tại Trại lợn của Công ty, tôi có theo dõi trên đàn lợn có sảy ra một số bệnh, nhưng không có các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trong Trại lợn của Công ty. Các bệnh xảy ra đều được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, do vậy hiệu quả điều trị cao, giảm chi phí thuốc điều trị, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi. Sau đây là một số bệnh thường gặp trên đàn lợn mà tôi theo dõi trong thời gian thực tập tại Trại lợn Công ty TNHH Thiên Phúc: 4.2.1. Kết quả theo dõi tình hình mắc một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản Trong quá trình thực tập chúng tôi đã theo dõi các bệnh xảy ra chủ yếu trên đàn lợn nái sinh sản của công ty: bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, viêm phổi, áp xe và ghẻ với tỷ lệ mắc khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Kết quả theo dõi một số bệnh hay gặp trên đàn lợn nái sinh sản STT Tên bệnh Số nái theo dõi ( n = 91con) Số con mắc bệnh(con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con điều trị khỏi(con) 1 Viêm tử cung 9 9,89 8 2 Viêm vú 5 5,49 4 3 Viêm phổi 5 5,49 3 4 Áp xe 8 8,79 8 5 Ghẻ 15 16,48 12 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ mắc một số bệnh trên đàn lợn nái tại công ty TNHH Thiên Phúc. Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.1 chúng tôi thấy trên đàn lợn nái tại Trại của Công ty tỷ lệ mắc bệnh ghẻ là cao nhất với (16,48%). Nguyên nhân ở đây là do khâu vệ sinh còn kém, tắm trải cho lợn chưa sạch, các ô lợn nái gần nhau là nguyên nhân làm bệnh lây lan. Bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao là (9,89)%, nguyên nhân ở đây là do trong quá trình đỡ đẻ đã can thiệp thô bạo làm sây xát tử cung, vệ sinh tay, dụng cụ không sạch khi can thiệp lợn đẻ, chuồng đẻ không sạch. Một nguyên nhân cũng rất quan trọng là do trong quá trình đẻ lợn nái đẻ rặn đẻ yếu do vậy không thải hết sản dịch ra ngoài, do vậy sản dịch trong tử cung sẽ phân huỷ gây viêm tử cung. Ngoài ra trong giai đoạn lơn nái chờ phối và sắp đẻ thì âm hộ sưng to, cổ tử cung mở rộng. Do vậy trong giai đoạn này khâu vệ sinh không tốt thì các vi khuẩn ngoài môi trường sẽ xâm nhập vào tử cung và gây viêm tử cung. Một nguyên nhân khác nữa là do trong quá trình thụ tinh nhân tạo do không thực hiện đúng động tác làm sây xát đường sinh dục cũng làm viêm tử cung. Viêm tử cung làm lợn nái chậm động dục lại sau khi cai sữa, trong thời gian nuôi con nếu lợn mẹ viêm tử cung sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra và giảm chất lượng sữa. Bệnh áp xe chiếm tỷ lệ (8,79%). Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình tiêm thuốc không đúng kỹ thuật, thuốc tiêm không tốt dẫn đến hình thành áp xe. Một nguyên nhân khác là do lợn nái nuôi trong ô chuồng hẹp bằng khung kim loại, do vậy khi lợn cọ xát vào chuồng dễ gây sây xát dẫn đến các ổ áp xe. Để khắc phục hiện tượng áp xe ta cần thực hiện tiêm đúng kỹ thuật, tiêm đúng vị trí, sau khi tiêm kháng sinh dầu ta cần phải xoa nhẹ vào vị trí tiêm cho thuốc khuyếch tán nhanh không gây áp xe. Đối với chuồng nuôi ta hạn chế góc cạnh sắc để không làm sây xát lợn. Bệnh viêm vú chiếm (5,49%). Nguyên nhân là do chăm sóc không đúng kỹ thuật, không giảm thức ăn khi lợn gần đẻ dẫn tới sữa tiết quá nhiều lợn con không bú hết, sữa đọng laịi là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm vú. Ngoài ra do sau khi đẻ không bấm răng nanh sớm do vậy khi lợn con bú sẽ làm sây xát núm vú là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm vú. Một nguyên nhân khác là do kế phát từ bệnh viêm vú. Bệnh viêm phổi chiếm (5,49%). Nguyên nhân do vệ sinh chuồng trại chưa tốt, hoặc do kế phát từ một số bệnh khác. Ngoài các bệnh trên thì trai lợn của Công ty còn mắc một số bệnh khác như viêm móng, viêm khớp... nhưng tỷ lệ mắc các bệnh này thấp không đáng kể. 4.2.2. Kết quả theo dõi tình hình mắc một số bệnh trên đàn lợn con từ 1 – 60 ngày tuổi . Lợn con có cấu tạo cơ thể chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém nên rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là nhiệt độ, độ ẩm. Khí hậu quá nóng, quá lạnh, mưa gió, độ ẩm cao kết hợp với vệ sinh chuồng trại chăm sóc nuôi dưỡng không tốt sẽ làm cho lợn con dễ mắc bệnh. Ở đây chúng tôi tiến hành theo dõi một số bệnh thường xảy ra trên đàn lợn con. Bảng 4.5: Một số bệnh thường gặp trên lợn con từ 1 - 60 ngày tuổi tại Trại lợn Công ty TNHH Thiên Phúc. STT Tên bệnh Số con theo dõi ( n = 170con) Số con mắc bệnh(con) Tỷ lệ mắc bệnh(%) Số con điều trị khỏi(con) Tỷ lệ khỏi bệnh(%) 1 Tiêu chảy 63 37,05 60 95,23 2 Viêm phổi 15 8,82 13 86,66 3 Viêm khớp 6 3,52 4 66,67 4 Hecni 4 2,35 - - Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ mắc và tỷ lệ điều trị khỏi một số bệnh trên đàn lợn con từ 1 – 60 ngày tuổi tại Công ty TNHH Thiên Phúc. Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.2 chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trên đàn lợn con là rất cao với (37,05%). Nguyên nhân ở đây là do đàn lợn con sau khi sinh ra do các chức năng chưa hoàn chỉnh do vậy trong khoảng thơì gian từ 1 – 21 ngày tuổi lợn con dễ mắc bệnh lợn con phân trắng. Do các chức năng chưa hoàn thiện do vậy các điều kiện như lạnh quá, ẩm quá, mưa gió thất thường... kết hợp với vệ sinh chuồng trại kém là nguyên nhân phát sinh bệnh. Bệnh xảy ra làm giảm khả năng phát triển của lợn con. Bệnh xảy ra nếu không điều trị tốt, kịp thời thì con vật sẽ mất nước, chất điện giải và chết. Tỷ lệ chữa khỏi ở traị lợn của công ty là 95,23 % . Bệnh viêm phổi tỷ lệ mắc là 8,82 %. Nguyên nhân do chuồng trại không hợp vệ sinh, ẩm thấp là nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm phổi. Một nguyên nhân khác là do độ ẩm cao kết hợp với nhiệt đọ chuồng nuôi quá thấp, đặc biệt về ban đêm và gần sáng. Bệnh nếu phát hiện sớm điều trị tích cực thì tỷ lệ khỏi bệnh cao, trong thời gian thực tập tại Trại chúng tôi điều trị khỏi tới (86,66%). Bệnh Hecni là do bẩm sinh do sinh ra lỗ rốn hay lỗ bẹn quá rộng làm ruột xa xuống tạo ra hecni rốn hay hecni âm nang. Bệnh chiếm tỷ lệ 2.35 %. Bệnh hecni là bệnh ngoại khoa do vậy chỉ cần phẫu thuật là khỏi, nhưng trong thực tế tại Trại không phẫu thuật và các con bị hecni vẫn sống và phát triển chậm hơn con bình thường. Những con bị hecni thường nuôi lớn sau đó giết thịt cung cấp cho nhu cầu thực phẩm của Trại. Bệnh viêm khớp nguyên nhân có thể do con vật bị đánh đập, trượt ngã, khớp xương bị va mạnh vào vật cứng gây lên. Có thể do gia súc bị nhiễm khuẩn nhất là do loại liên cầu khuẩn dung huyết, chúng xâm nhập vào cơ thể gây viêm họng, viêm hạch amêdan, rồi sau đó theo mạch máu, mạch lâm ba đến gây viêm khớp. Một nguyên nhân khác là do gia súc thường xuyên bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất lợi như nóng lạnh bất thường, chuồng trại ẩm thấp, gió lùa, kết hợp với nuôi dưỡng chăm sóc không tốt, gia súc gầy yếu sức đề kháng giảm sút làm cho gia súc dễ mắc bệnh khớp. Qua các bảng tình hình dịch bệnh tại Trại lợn công ty TNHH Thiên Phúc ta thấy mặc dù công tác phòng bệnh là rất tốt nhưng bệnh vẫn xảy ra, tuy nhiên các bệnh xảy ra không nhiều, không thành dịch, không có dịch bệnh nguy hiểm. 4.3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM ZEOLITE TRÊN ĐÀN LỢN SAU CAI SỮA TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN PHÚC * Thí nghiệm 1: Địa điểm: Trại lợn công ty TNHH Thiên Phúc – Nghĩa Hưng – Nam Định. Thời gian thực hiện: từ ngày 10/07/2009 đến 30/10/2009 (110 ngày) Liều lượng sủ dụng: 3% (3 kg Zeolite/ 100 kg thức ăn). Thức ăn BELL FEED 8651 và BELL FEED 8652S. Hình thức cho ăn tự do, máng ăn bán tự động, lợn được nuôi trong cùng một điều kiện khách quan như nhau. Bảng 4.6. Kết quả thử nghiệm chế phẩm Zeolite Các chỉ tiêu kiểm tra Trại lợn công ty TNHH Thiên Phúc Nhóm kiểm tra ĐC TN Khác biệt Số lợn thí nghiệm (con) 20 20 Trọng lượng TB ban đầu/lợn (kg) 7,5 7,4 -0,1 Trọng lượng TB kết thúc thí nghiệm/ lợn(kg) (110 ngày) 88,2 92,4 4,2 Tổng tăng trọng TB trong cả quá trình/ lợn (A) 80,7 85 4,3 Lượng thức ăn thu nhận TB/lợn/ngày (kg) 1,58 1,62 0,04 Thức ăn thu nhận TB trong quá trình nuôi/ lợn (kg) (B) 173,53 177,82 4,29 FCR tỷ lệ chuẩn hoá thức ăn (B/A) 2,15 2,09 -0,06 Thí nghiệm 2: Địa điểm: Trại lợn công ty TNHH Thiên Phúc – Nghĩa Hưng – Nam Định. Thời gian thực hiện: từ ngày 10/07/2009 đến 10/11/2009 (110 ngày) Liều lượng sủ dụng: 3% (3 kg Zeolite/ 100 kg thức ăn). Thức ăn BELL FEED 8651 và BELL FEED 8652S. Hình thức cho ăn tự do, máng ăn bán tự động, lợn được nuôi trong cùng một điều kiện khách quan như nhau. Bảng 4.7: Kết quả thử nghiệm chế phẩm Zeolite Các chỉ tiêu kiểm tra Trại lợn công ty TNHH Thiên Phúc Nhóm kiểm tra ĐC Lô 1 Lô 2 TN Khác biệt TN Khác biệt Số lợn thí nghiệm (con) 25 25 25 Trọng lượng TB ban đầu/lợn (kg) 7,2 7,3 0,1 7,1 -0,1 Trọng lượng TB kết thúc thí nghiệm/lợn (kg) 87,5 91,4 3,9 89,2 1,7 Tổng tăng trọng TB trong cả quá trình TN (kg) (A) 80,3 84,1 3,8 82,1 1,8 Lượng thức ăn thu nhận TB/lợn/ ngày (kg) 1,56 1,6 0,04 1,59 0,03 Thức ăn TB trong quá trình nuôi/ lợn (kg) (B) 171,7 176,4 4,7 174,5 2,8 FCR tỷ lệ chuẩn hoá thức ăn B/A 2,14 2,1 -0,04 2,12 -0,02 4.3.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Zeolite đối với khả năng tăng trưởng, khả năng thu nhận thức ăn của lợn con giai đoạn từ sau cai sữa đến xuất chuồng. Bảng 4.8. Kết quả tăng trọng sau khi thử nghiệm chế phẩm Zeolite của 2 lần thí nghiệm Các chỉ tiêu theo dõi Lô TN (70 con) Lô ĐC(45 con) Khác biệt Giai đoạn lợn từ 7kg – 20 kg P Khối lượng ban đầu (kg)/con 7,3 7,4 - 0,1 Khối lượng gđ 1(kg)/con 24,3 23,5 0,8 TĂ/con/ngày (gam) 628 603 25 TTTĂ/kg P (kg) 1,11 1,12 -0,01 Tăng trọng BQ gđ 1(gam)/con 566 536 30 Tổng TĂ/con gđ 1(kg) 18,84 18,09 0,75 Giai đoạn lợn từ 20 kg– 50 kg P Khối lượng gđ 2 (kg)/con 58,2 56,4 1,8 TĂ/con/ngày (gam) 1,65 1,62 0,03 TTTĂ/kg P (kg) 2,04 2,07 - 0,03 Tăng trọng BQ gđ 2 (gam)/con 807 783 24 Tổng TĂ/con gđ 2 (kg) 69,3 68,04 1,26 Giai đoạn lợn từ 50kg - xuất chuồng Khối lượng kết thúc (kg)/con 92,4 88,2 4,2 TĂ/con/ngày (kg) 2,36 2,3 0,06 TTTĂ/kg P (kg) 2,62 2,75 - 0,13 Tăng trọng BQ gđ 3 (gam)/con 900 836 64 Tổng TĂ/con gđ 3 (kg) 89,68 87,4 2,28 Giai đoạn lợn từ 7kg - xuất chuồng TĂ/con/ngày (kg) 1,62 1,58 0,04 TTTĂ/kg P (kg) 2,1 2,15 - 0,05 Tăng trọng BQ cả gđ (gam)/con 774 735 39 Tổng TĂ/con cả gđ (kg) 177,82 173,53 4,29 Qua bảng 4.8 cho thấy: Khối lượng trung bình bắt đầu thí nghiệm của lô TN là 7.3kg/con, của lô ĐC là 7.4kg/con, khác biệt là -0.1 kg. Sau khi làm thí nghiệm 110 ngày thì khối lương trung bình của lô TN là 92.4kg/con, lô ĐC là 88.2kg/con, lúc này sự khác biệt là 4.2 kg. Như vậy tăng trọng trung bình trong cả quá trình làm thí nghiệm của lô TN là 85.1kg/con và lô ĐC là 80.8kg/con, khác biệt là 4.3 kg, như vậy lô TN tăng trọng hơn so với lô ĐC là 5,3%. Bảng trên cũng cho thấy khi trộn Zeolite vào trong khẩu phần ăn không làm ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn của lợn mà có xu hướng kích thích lợn ăn nhiều hơn so với lô ĐC. Trung bình toàn quá trình lô TN thu nhận 1.62 kg/con/ngày, trong khi đó lô ĐC thu nhận 1.58 kg/con/ngày. Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của lô TN là 2.1 kg TĂ/kgP, lô ĐC là 2.15 kgTĂ/kgP. Như vậy tỷ lệ tiêu tốn thức ăn của lô TN thấp hơn lô ĐC. Như vậy qua bảng 4.8 ta nhận thấy khi bổ sung Zeolite vào khẩu phần ăn của lợn đã làm tăng khả năng tăng trọng, không ảnh hưởng đến khă năng thu nhận thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng. Nguyên nhân của kết quả trên là do đặc tính của Zeolite có ảnh hưởng tốt đến quá trình tiêu hoá, làm giảm tốc độ di chuyển thức ăn trong đường ống dạ dày và đường ruột do đó làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Zeolite có tính trao đổi ion và tính hấp phụ nên nó làm tăng sự ổn định độ axit trong dịch dạ dày, tăng sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, hấp phụ và thải ra ngoài cơ thể những sản phẩm độc của quá trình tiêu hoá, những chất độc lẫn vào thức ăn. Với việc sử dụng Zeolite vào thức ăn đã làm cho việc tiêu tốn thức ăn giảm xuống đồng thời tăng khả năng chống lại bệnh tật với ngoại cảnh môi trưòng hay thay đổi thời tiết đột nhột làm lợn hay bị tiêu chảy. 4.3.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung Zeolite trong thức ăn đến khả năng phòng bệnh tiêu chảy và hô hấp của lợn con sau cai sữa đến xuất chuồng Lợn con sau khi cai sữa tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hô hấp rất cao, khi lợn bị mắc bệnh này thì giảm khả năng tăng trọng, tăng tiêu tốn thức ăn, giảm hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Kết quả theo dõi tỷ lệ tiêu chảy của 2 lô thí nghiệm được chúng tôi tổng hợp trong bảng 4.9. Bảng 4.9: Kết quả theo dõi mắc hội chứng tiêu chảy 2 lô thí nghiệm Chỉ tiêu theo dõi Thí nghiệm Đối chứng Số con theo dõi (con) 70 45 Số con mắc bệnh (con) 10 8 Tỷ lệ mắc bệnh (%) 14,2 17,7 Qua bảng 4.9 cho thấy: số con mắc hội chứng tiêu chảy lô TN là 10 con, chiếm tỷ lệ 14,2%; lô ĐC là 8 con, chiếm tỷ lệ 17,7%. Như vậy lô TN cho kết quả tốt hơn lô ĐC, có thể kết luận là việc bổ sung Zeolite vào khẩu phần ăn của lợn đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy trên đàn lợn con cai sữa đến xuất chuồng. Kết quả trên có thể giải thích là do Zeolite có tác dụng trao đổi chọn lọc lớn, có tính hấp phụ mạnh, có tính xúc tác, tính ổn định, chịu axit, hấp phụ ammonium, hấp phụ các chất độc trong cơ thể động vật. Thúc đẩy trao đổi chất, nâng cao khả năng kháng bệnh và miễn dịch. Ngoài ra Zeolite còn hàm chứa hơn 20 loại nguyên tố vi lượng có thể thúc đẩy sinh trưởng động vật, nâng cao hệ số chuyển hoá thức ăn. Kết quả xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Zeolite trong thức ăn đến khả năng phòng ngừa hội chứng ho - thở của lợn con sau cai sữa đến xuất chuồng, được trình bày tại bảng 4.10. Bảng 4.10: Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở cả 2 lô thí nghiệm Chỉ tiêu theo dõi Thí nghiệm Đối chứng Số con theo dõi (con) 70 45 Số con mắc bệnh (con) 9 6 Tỷ lệ mắc bệnh (%) 12,9 13,3 Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy số con mắc bệnh hô hấp ở lô ĐC là 6 con chiếm tỷ lệ 13,3%, lô TN là 9 con chiếm tỷ lệ 12,9%. Ta thấy tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở lô ĐC cao hơn so với lô TN là 0,4% nguyên nhân là do tại thời điểm tiến hành thí nghiệm nhiệt độ thay đổi đột ngột, mưa nhiều, độ ẩm cao gây nên hiện tượng khó thở ở lợn. Mặt khác Zeolite có cấu trúc tinh thể dạng khung liên kết nên chúng có khả năng hấp phụ các chất độc có trong thức ăn đặc biệt là các độc tố của nấm mốc Aflatoxin, có tác dụng kìm hãm sự hoạt động của vi khuẩn, vì vậy vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như Mycoplasma không có điều kiện phát triển gây bệnh. Tuy nhiên tình trạng lợn bị mắc bệnh hô hấp chỉ mắc ở những tuần đầu làm thí nghiệm, sau 4 tuần làm thí nghiệm với sự điều trị tích cực nên tình trạng bệnh đã khỏi. Sau khi thử nghiệm Zeolite trên đàn lợn con cai sữa đến khả năng tăng trọng, khả năng phòng bệnh thì chúng tôi tính được hiệu quả kinh tế mà nó mang lại trong chăn nuôi. 4.3.3. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm Zeolite trong khẩu phần ăn của lợn con sau cai sữa đến xuất chuồng Trong nền kinh tế trang trại, đặc biệt đối với các trang trại lớn, thì việc hoạch toán kinh tế với từng khâu trong chăn nuôi là điều rất quan trọng, điều đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Do vậy, khi tiến hành làm thí nghiệm chúng tôi tiến hành hoạch toán chi phí thực nghiệm cho từng quá trình như chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí mua chế phẩm Zeolite. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.11 và bảng 4.12. Vật giá của một số nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm tại thời điểm thực tập (11/2009) tại công ty TNHH Thiên Phúc – Nam Định. Giá giống lợn thời điểm tháng 7/2009 là: 750.000vnđ/con Giá thức ăn bán ra của công ty CP: Cám 8651 là 7.960vnđ/kg Cám 8652S là 7.520vnđ/kg Giá chế phẩm Zeolite là: 2000vnđ/kg Giá lợn thịt bán ra là: 28.000vnđ/kg Thí nghiệm 1 Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế thu được khi bổ sung 3% Zeolite trong thức ăn Diễn giải Đơn giá TN(20con) ĐC(20con) Khối lượng (kg) thành tiền (VNĐ) khối lượng (kg) Thành tiền (VNĐ) Chi Con Giống 750. 000 VNĐ/con 7,4 750 7,5 750 Cám 8651 7.960 VNĐ/kg 18,8 150 18,1 144 8652S 7.520 VNĐ/kg 158,9 1195 155,4 1168 Zeolite 2. 000 VNĐ/kg 5,3 10,6 0 0 Tổng chi (VNĐ) 2105,6 2062 Thu Lợn thịt 28. 000 VNĐ/kg 92,4 2587 88,2 2470 Lợi nhuận (VNĐ) 481,4 408 Qua bảng hạch toán kinh tế trên chúng tôi nhận thấy lợi nhuận của lô TN là 481,4 nghìn đồng, còn lô ĐC là 408 nghìn đồng và so sánh kết quả giữa lô ĐC với lô TN thì khi bổ sung Zeolite vào khẩu phần ăn của lợn cho lợi nhuận thêm 73.400vnđ. * Thí nghiệm 2 Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế thu được khi bổ sung 3% Zeolite trong thức ăn Diễn giải Đơn giá ĐC(25con) TN 1(25con) TN 2(25con) Khối lượng (kg) Thành tiền (vnđ) Khối lượng (kg) Thành tiền (vnđ) Khối lượng (kg) Thành tiền (vnđ) Chi Con Giống 750. 000 VNĐ/con 7,2 750 7,3 750 7,1 750 Cám 8651 7.960 VNĐ/kg 18,15 144,5 18,9 150,4 18,6 148 8652S 7.520 VNĐ/kg 153,5 1154 157,5 1184 155,9 1172 Zeolite 2. 000 VNĐ/kg 0 0 5,3 10,6 5,2 10,4 Tổng chi (VNĐ) 2048,5 2095 2080,4 Thu Lợn thịt 28. 000 VNĐ/kg 87,5 2450 91,4 2559 89,2 2497,6 Lợi nhuận (VNĐ) 401,5 464 417 Qua bảng 4.12 chúng tôi thấy: Lợi nhuận thu được của lô ĐC là 401.500vnđ. Lợi nhuận thu được của lô TN tương ứng là 464.000vnđ ở lô TN1 và 417.000vnđ ở lô TN 2. Như vậy so với đối chứng thì lợi nhuận của lô TN 1 là 62.500vnđ và lô TN 2 là 15.500vnđ. Vậy sau khi hạch toán kinh tế và so sánh kết quả giữa lô ĐC với các lô TN cho thấy. Nếu sử dụng chế phẩm Zeolite với quy mô chăn nuôi lớn, đặc biệt là áp dụng với lợn thịt thương phẩm sẽ thu được lợi nhuận cao trong chăn nuôi. Kết quả thu được đã đáp ứng được mục tiêu đặt ra của đề tài. 4.3.4. Ảnh hưởng của Zeolite đến kết quả phân tích các chỉ tiêu vệ sinh thú y trong chuồng nuôi. Bảng 4.13: Kết quả phân tích mẫu nước thải, chất thải trong chuồng nuôi STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Lô TN Lô ĐC Kết quả phân tích mẫu nước thải 1 VKHK CFU/ml ISO 6222:1999 3,1x1010 6,5x1010 2 Cl.perfringens CFU/ml AOAC 2000 6,5x10 3,4x103 3 Coliforms CFU/ml ISO4832:2006/ TCVN 6848:2006 2,8x106 3,0x107 4 pH - SenION1-HACH 7,2 6,9 5 Amoniac(NH3) mg/l DR/2010-HACH 184 360 6 Sulfua (S2-) mg/l DR/2010-HACH 3,75 9,8 7 COD mg/l DR/2010-HACH 1792 3753 Kết quả phân tích mẫu chất thải 1 VKHK CFU/g ISO 4833:2003/ TCVN 6884:2005 2,5x104 1,7x106 2 E.coli CFU/g ISO 16649:2001 1,7x106 2,0x106 (* Nguồn: Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y TWI) Qua bảng phân tích các chỉ tiêu vệ sinh thú y mẫu nước thải và chất thải ở lô TN và lô ĐC tại công ty TNHH Thiên Phúc được phân tích tại Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y TƯ1. Các thông số chất lượng nước thải như: VKHK, Coliforms, pH, Amoniac, Sulfua, COD ở lô TN thấp hơn rất nhiều so với lô ĐC. Cụ thể VKHK (tổng số vi khuẩn hiếu khí) là số vi khuẩn hiếu khí có trong một thể tích nước ở nhiệt độ 300C – 350C/24-48giờ ở lô TN là 3,1x1010 thấp hơn lô ĐC là 6,5x1010 như vậy Zeolite đã phần nào ảnh hưởng đến số lượng vi khuẩn trong chuồng nuôi. Kết quả ở bảng trên có được là do Zeolite có thể dung giải với những nguyên tố hữu ích, hấp phụ những nguyên tố có hại và ammonium, mùi hôi, đặc biệt có khả năng khống chế hoạt tính vi khuẩn có hại (khuẩn độc), bảo vệ sức khoẻ động vật đồng thời cải thiện làm sạch môi trường chăn nuôi và xử lý nước thải. Nhờ thế mà việc chăn nuôi gặp nhiều thuận lợi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Với việc sử dụng chế phẩm như thế làm cho nhu cầu chăn nuôi được nâng cao với giảm chi phí tiền thuốc để chữa bệnh hay khả năng hấp thu của thức ăn tốt khi đem chế phẩm vào sử dụng.. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1/ Công ty TNHH Thiên Phúc có số đầu lợn hàng năm lớn. Việc tiêm phòng vacxin cho đàn lợn được thực hiện tốt, tỷ lệ tiêm phòng đạt 100%, với lợn choai và lợn giống tiêm phòng 5 loại vacxin, lợn hậu bị và lợn nái tiêm phòng 7 loại vacxin. 2/ Định mức cho ăn của lợn các lứa tuổi khác nhau thì khác nhau. 3/ Nhìn chung, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của công ty trong một vài năm trở lại đây đang có dấu hiệu chuyển biến khá tích cực. Các bệnh nội khoa, sản khoa, ký sinh trùng đã từng bước được kiểm soát và chỉ xảy ra lẻ tẻ ở đàn lợn. 4/ Trên đàn lợn nái chủ yếu mắc các bệnh viêm tử cung, viêm vú, viêm phổi, áp xe và ghẻ trong đó tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung là (10,46%), bệnh viêm vú (5,81%), viêm phổi là (3,48%), bệnh áp xe (9,3%) và bệnh ghẻ (17,44%). 5/ Trên đàn lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa mắc chủ yếu hội chứng tiêu chảy, hội chứng ho - thở, viêm khớp và hec-ni. Trong đó tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con là (37,05%), tỷ lệ mắc hội chứng ho - thở là (8,82%), bệnh viêm khớp (3,52%) và hec-ni mắc thấp nhất (2,35%). - Khi bổ sung Zeolite chúng tôi thu được kết quả sau: + Thí nghiệm 1: trong giai đoạn thử nghiệm TTTĂ/kg P ở lô TN là 2,1 và lô ĐC là 2,15. Tăng trọng BQ cả giai đoạn lô TN là 773 gam, lô ĐC là 734 gam. Số lãi thu được chênh lệch so với đối chứng là 73,4vnđ. + Thí nghiệm 2: trong giai đoạn thử nghiệm TTTĂ/kg P ở lô ĐC là 2,14; ở lô TN1 là 2,09 và lô TN2 là 2,13. Tăng trọng BQ cả giai đoạn lô ĐC là 730 gam, lô TN1là 764gam và lô TN2 là 746gam. Số lãi thu được chênh lệch so với đối chứng tương ứng là 62,5vnđ và 15,5vnđ. - Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lô TN bổ sung 3% Zeolite là thấp hơn rất nhiều so với ĐC. - Tỷ lệ mắc hội chứng ho - thở ở lô TN thấp hơn so với lô ĐC. Sử dụng chế phẩm Zeolite bước đầu đã cho những kết quả đáng khích lệ đạt được mục tiêu của đề tài đặt ra. Thông qua kết quả của đề tài để làm cơ sở nhân rộng việc bổ sung Zeolite tại các trang trại. 5.2. ĐỀ NGHỊ Trong thời gian thực tập tại cơ sở tôi có một số đề nghị với cơ sở như sau: Đối với trại lợn của công ty quy trình chăn nuôi cần nghiêm ngặt hơn nữa, hạn chế sự đi lại của công nhân giữa các chuồng tránh lây lan dịch bệnh. Đầu tư cơ sở vật chất để mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng con giống tốt cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tiếp tục thử nghiệm chế phẩm Zeolite trong việc bổ sung thức ăn ở các tỷ lệ khác nhau. Để có kết quả khách quan và chính xác hơn. PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO 6.1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Thị Thu, Phùng Tiến Đạt  ‘‘Kết quả bước đầu nghiên cứu về Zeolite tự nhiên ở Việt Nam’’. ; TB Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội ; Năm 1997 ; Số 1 ; Trang 42-46 2. Nguyễn Đức Chung ‘‘Kết quả nghiên cứu bước đầu về tổng hợp Zeolite Y từ khoáng sét Việt Nam’’; TB Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội; Năm 1997; Số 4; Trang 15-19. 3. Nguyễn Đức Chung Nguyễn Thị Thu ‘‘Tổng hợp Zeolite Na-Pl từ khoáng sét Việt Nam’’; TB Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội; Năm 2000; Số 1; Trang 41-44. 4. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1972), "Sinh lý học gia súc". Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội. 5. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguễn Quang Tuyên (2004), Sử dụng chế phẩm Bíosubtyl để phòng và điều trị bệnh tiêu chảy, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội. 6. Cù Xuân Dần (1996), Sinh lý gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Đào Trọng Đạt và cộng sự (1995), Bệnh đường tiêu hoá ở lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Đào Trọng Đạt (1996), Bệnh lợn con phân trắng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Tạ Ngọc Đôn  ‘‘Nghiên cứu tổng hợp một số Zeolite từ khoáng cao lanh’’; Tạp chí Hóa học và công nghiệp hoá chất; Năm 1999; Số 6; Trang 20-25 11.Tạ Ngọc Đôn, Vũ Đào Thắng, Hoàng Trọng Yêm ‘‘ Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất tạo phức khác nhau đến quá trình chuyển hóa cao lanh thành zeolite Y. ; ; Năm 2001 ; Số 7 ; Trang 7-10. 12. Tạ Ngọc Đôn ‘‘ Nghiên cứu sự kết tinh Zeolite từ cao lanh nung ở các nhiệt độ khác nhau’’. Tạp chí Hóa học và công nghiệp hóa chất; Năm 2001; Số 7; Trang 24-28. 13. Tạ Ngọc Đôn ; Vũ Đào Thắng ‘‘Tổng hợp thủy nhiệt Zeolite trực tiếp từ cao lanh không nung’’. Tạp chí Hóa học; Năm 2001; Tập 39; Số 3; Trang 53-56. 14. Tạ Ngọc Đôn; Vũ Đào Thắng; Hoàng Trọng Yêm ‘‘Ảnh hưởng của các chất tạo phức khác nhau đến quá trình chuyển hoá cao lanh thành zeolite kiểu gismondin’; Tuyển tập các công trình Hội nghị khoa học và công nghệ Hoá hữu cơ toàn quốc lần thứ 2 ; Năm 2001 ; Trang 400 – 404. 15. Tạ Ngọc Đôn, Vũ Đào Thắng; Hoàng Trọng Yêm ‘‘Ảnh hưởng của tỷ lệ SiO2/AlO3 trong gel đến quá trình chuyển hóa cao lanh thành zeolite X’’ Tuyển tập các công trình Hội nghị Khoa học và công nghệ Hóa hữu cơ toàn quốc lần thứ 2; Năm 2001; Trang 405-410. 16. Tạ Ngọc Đôn ‘‘Nghiên cứu chuyển hóa cao lanh không nung thành sản phẩm chứa zeolite A có tỉ số SiO2/Al2O3=1,85 ứng dụng để tách ion Pb2+ trong dung dịch’’. Tạp chí Hóa học và ứng dụng; Năm 3002; Số 3; Trang 29-32, 40. 17. Tạ Ngọc Đôn  ‘‘Tính chất hấp phụ Pb2+ đối với zeolite NaP được tổng hợp từ cao lanh không nung’’; Tạp chí Hóa học và ứng dụng; Năm 2003; Số 2; Trang 24-27. 18. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho và cộng sự (1996), "Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các tỉnh phía bắc trong 20 năm qua", Tạp chí KHKT, Tập III, Số 4/1996. 21. Phạm Khắc Hiếu, Lê Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống con người và vật nuôi, NXB Nông nghiệp,Hà Nội. 22. Pham Văn Khuê, Phan Lục (1996), Giáo trình ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà nội. 23. Nguyễn Văn Lãm (1968), "Chế vacxin phó thương hàn lợn con", Kết quả nghiên cứu khoa học Thú y (1968 - 1978), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 280 - 289. 24. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), "Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn", Tạp chí KHKT Thú y, Tập IV (Số 2), Tr. 39 - 45 25. Nguyễn Ngọc Nhiên, Khương Bích Ngọc (1994), “Bệnh đường hô hấp trong chăn nuôi lợn công nghiệp”, tạp chí KHKT Thú y, số 4. 26. Vũ Văn Ngữ và cộng sự (1979), ‘‘Loạn khuẩn đường ruột và tác dụng điều trị của Colisuptil’’. NXB Y học, Hà Nội. 27. Sử An Ninh (1993), "Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm, thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng", Kết quả nghiên cứu khoa học khoa chăn nuôi Thú y ĐH Nông nghiệp I (1991 - 1993), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 48. 28. . Nguyễn Thị Nội (1986), Tìm Hiểu vai trò E.coli trong bệnh phân trắng lợn con và vacxin dự phòng, Luận án PTS - KH, Viện thú y quốc gia, Hà Nội. 29. Nguyễn Như Thanh - Nguyễn Bá Hiên - Trần Thị Lan Hương (2001),“Giáo trình vi sinh vật thú y”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Nguyễn Đình Thành ‘‘Nghiên cứu tổng hợp và các tính chất hóa lý của Zeolite và một số hệ xúc tác oxit trên cơ sở oxit nhôm’’. Luận án phó tiến sĩ ; Năm 1990 31. Phạm Ngọc Thạch, Hồ Văn Nam, Chu Đức Thắng (2006), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 32. Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998), "Kết quả điều tra tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn trong một trại giống lợn hướng nạc", Tạp chí KHKT Thú y, Tập IV (Số 4), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 33. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, NXB Hà Nội, Hà Nội. 34. Trần Đình Trúc (2007), “Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật hoá học, khả năng gây bệnh của vi khuẩn Streptococcus ở lợn và biện pháp phòng trị bệnh”. Luận văn Thạc Sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 6.2. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 35. Niconxki. V. V (1986), Bệnh lợn con (Phạm Quân, Nguyễn Đình Trí dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 36. US2003049199 Manufacturing method of zeolite from waste: Phương pháp sản xuất zeolite từ nước thải 37. WO0170629 Process for manufacture of zeolites and zeolite mixtures having enhanced cation exchange properties products produced thereby, and detergent compositions formulated therewith: quá trình sản xuất zeolit và hỗn hợp zeolit từ muối nhôm được tăng cường sự trao đổi cation, thành phần chất tẩy và các sản phám của chúng. 38. RU2160228 method of production of zeolite, type mordenite : phương pháp sản xuất zeolite, kiểu mondenite.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctran_123_1__3729.doc
Tài liệu liên quan