Đề tài Thu bảo hiểm xã hội và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thu bảo hiểm xã hội thành phố Hải Dương

Tài liệu Đề tài Thu bảo hiểm xã hội và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thu bảo hiểm xã hội thành phố Hải Dương: LỜI MỞ ĐẦU BHXH là một chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia, bất kể quốc gia đó có thể chế chính trị như thế nào và theo định hướng gì (thị trường hay kế hoạch). Chính sách BHXH được xây dựng nhằm bảo vệ, trước hết cho một lực lượng lao động đông đảo trong xã hội, đó là những người làm công ăn lương, trước những sự kiện, những “rủi ro xã hội”, dẫn đến làm giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp. Tiếp đến là sự mở rộng phạm vi áp dụng cho những nhóm đối tượng khác, khi điều kiện kinh tế-xã hội cho phép và đa số các nước đang thực hiện theo xu hướng này. Đây chính là tính nhân văn khách quan của BHXH, là nền tảng cho sự ổn định và phát triển xã hội. Kinh tế của mỗi quốc gia chỉ có thể tăng trưởng một cách bền vững khi người dân được phân phối công bằng, khi người dân được thụ hưởng các thành quả của kinh tế. BHXH chính là một “kênh” quan trọng tạo ra sự công bằng này. Một trong những công tác quan trọng đảm bảo tài chính cho quỹ BHXH là vấn đề thu BHXH. Xuất phát từ nhận thức trên nê...

doc38 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thu bảo hiểm xã hội và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thu bảo hiểm xã hội thành phố Hải Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU BHXH là một chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia, bất kể quốc gia đó có thể chế chính trị như thế nào và theo định hướng gì (thị trường hay kế hoạch). Chính sách BHXH được xây dựng nhằm bảo vệ, trước hết cho một lực lượng lao động đông đảo trong xã hội, đó là những người làm công ăn lương, trước những sự kiện, những “rủi ro xã hội”, dẫn đến làm giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp. Tiếp đến là sự mở rộng phạm vi áp dụng cho những nhóm đối tượng khác, khi điều kiện kinh tế-xã hội cho phép và đa số các nước đang thực hiện theo xu hướng này. Đây chính là tính nhân văn khách quan của BHXH, là nền tảng cho sự ổn định và phát triển xã hội. Kinh tế của mỗi quốc gia chỉ có thể tăng trưởng một cách bền vững khi người dân được phân phối công bằng, khi người dân được thụ hưởng các thành quả của kinh tế. BHXH chính là một “kênh” quan trọng tạo ra sự công bằng này. Một trong những công tác quan trọng đảm bảo tài chính cho quỹ BHXH là vấn đề thu BHXH. Xuất phát từ nhận thức trên nên trong quá trình thực tập tại BHXH TP Hải Dương em đã chọn đề tài:” Thu bảo hiểm xã hội và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thu BHXH thành phố Hải Dương”. Bài viết của em gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về BHXH và vai trò của công tác thu BHXH Chương II: Thực trạng công tác thu BHXH thành phố Hải Dương Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thu BHXH thành phố Hải Dương. CHƯƠNG i TổNG QUAN Về BHXH Và CÔNG TáC THU BHXH TổNG QUAN Về BHXH. 1. Sự ra đời và phát triển của BHXH. Sự ra đời và phát triển của BHXH trên thế giới. Bảo hiểm xã hội đã có lịch sử hàng trăm năm mà hình thức sơ khai của nó là bắt nguồn từ Nam Âu vào thế kỷ thứ XIII khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên hệ thống BHXH thực sự đầu tiên ra đời tại Cộng hoà liên bang Đức (1850) bằng việc thủ tướng Đức Bismark đã ban hành đạo luật BHXH đầu tiên trên thế giới. Theo đạo luật này, hệ thống BHXH ra đời với sự tham gia bắt buộc của cả người làm công ăn lương và giới chủ. Nhà nước đảm bảo một số chế độ và giữ vai trò quản lý, định hướng hoạt động của BHXH. Đây là nguồn gốc của sự ra đời nguyên tắc bảo hiểm bắt buộc và việc quy định người được bảo hiểm phải đóng phí BHXH, và có sự tham gia ba bên: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Cho đến ngày nay hình thức này vẫn tồn tại và phát triển trong những nước có hệ thống BHXH. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, Bảo hiểm xã hội đã có sự tham gia của hàng loạt các nước Mỹ Latinh, Hoa Kỳ, Canada. Sau chiến tranh thứ 2 cùng với việc giành được độc lập cho mình, các nước ở Châu Phi, Châu á và vùng Caribê cũng đã hình thành BHXH tại nước mình. Cho đến nay trải qua hơn 150 năm ra đời và phát triển, BHXH trở lên phong phú, đa dạng và được áp dụng hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia có sự khác nhau, do đó BHXH cũng có những điều kiện khác nhau. 1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng và Nhà nước đã sớm quan tâm đến vấn đề BHXH bằng việc ban hành sắc lệnh 54/SL ngày 01 tháng 11 năm 1945 ấn định những điều kiện cho công chức về hưu. Sắc lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 đã ấn định cụ thể các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối với công nhân. Sau hoà bình lập lại ở miền Bắc nước ta, thực hiện hiến pháp năm 1959, Hội đồng chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ trợ cấp BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước kèm theo nghị định 218/CP ngày 27 tháng 11 năm 1961. Chế độ BHXH bao gồm 6 loại trợ cấp: + Chế độ trợ cấp ốm đau. + Chế độ trợ cấp hưu trí. + Chế độ trợ cấp tử tuất. + Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Chế độ trợ cấp thai sản. + Chế độ trợ cấp mất sức lao động. Căn cứ vào kinh nghiệm thực hiện nghị định 43/CP từ trước đến nay, cơ chế BHXH đã được chế định thành một chương trong Bộ Luật lao động thông qua ngày 23/06/1994. Được cụ thể hoá trong Điều lệ BHXH mới kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam. 2. Đối tượng tham gia BHXH Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1. Điều 1 nghị định số 01/2003/NĐ-CP (NĐ số 01/CP bổ xung 1 số điều của NĐ số 12/CP ngày 26/01/1995) gồm: * Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau: - Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; - Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân; - Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; - Doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; - Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; - Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể. Các hội quần chúng tự trang trải về tài chính; - Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; - Trạm y tế xã phường, thị trấn; - Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. * Cán bộ, công chức, viên chức theo pháp lệnh cán bộ, công chức. * Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật hợp tác xã. * Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. * Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nêu trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công do doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sử dụng lao dộng trả thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc. 3. Vai trò của BHXH với đời sống kinh tế xã hội. Qúa trình hình thành và sự phát triển của BHXH cho chúng ta thấy rõ BHXH không chỉ có vai trò lớn đối với đời sống của người lao động, đảm bảo được thu nhập của người lao động khi họ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...mà thông qua đó trật tự xã hội được đảm bảo, tạo điều kiện thúc đẩy xã hội phát triển công bằng và văn minh hơn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nhiều biến động không ngừng. BHXH tồn tại phát triển hoạt động và dựa trên mối quan hệ chặt chẽ người sử dụng lao động với người lao động thông qua bên thứ ba - Tổ chức bảo hiểm xã hội chuyên trách dưới sự bảo trợ đặc biệt của Nhà nước, trong mối quan hệ đó: - Về phía chủ sử dụng lao động: Mặc dù phải đóng một phần tiền lương, tiền công vào quỹ bảo hiểm xã hội nhưng họ không phải chi ra những khoản tiền lớn khi những người lao động gặp rủi ro. - Về phía người lao động: BHXH là chỗ dựa về mặt tâm lý cho họ, giúp cho họ yên tâm trong công tác từ đó nâng cao hiệu quả công việc, hạn chế được tình hình ngưng trệ sản xuất kinh doanh, giảm thiệt hại cho người sử dụng lao động. - Đối với Nhà nước: BHXH là một chính sách lớn của mỗi quốc gia. Vì thực hiện BHXH góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Thực hiện BHXH sẽ hình thành quỹ tiền tệ tập trung có thể đầu tư một phần vào các hoạt động kinh tế để sinh lời, tăng nguồn thu cho quỹ BHXH. Do việc chi trả không phải lúc nào cũng diễn ra thường xuyên, cho nên Nhà nước có thể đầu tư trở lại để bảo toàn quỹ. Mặt khác, BHXH giúp cho Nhà nước điều tiết và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Như vậy tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội đưa lại lợi ích cho cả ba bên: Người lao động, chủ sử dụng lao động, Nhà nước và xã hội. Cùng với sự phát triển xã hội, BHXH ngày càng trở thành một nhu cầu thường xuyên, tự nhiên, chính đáng của người lao động. Nó cần phải được đáp ứng hàng loạt nhu cầu thiết yếu khác của con người. Là một bộ phận cấu thành trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội mà còn mang ý nghĩa kinh tế - chính trị to lớn. Tính kinh tế thể hiện BHXH phải cân đối được nguồn Thu - Chi một cách hợp lý và phải bảo tồn và phát triển được nguồn quỹ. Bảo hiểm xã hội có ý nghĩa chính trị bởi thông qua đó tính ưu việt, trình độ văn minh của một thể chế chính trị của một quốc gia, của một Nhà nước được thể hiện. Ngoài ra BHXH còn mang tính nhân đạo, tính nhân văn cao cả, tính cộng đồng, nó thực hiện theo quy luật ”lấy số đông bù cho số ít”, tức là lấy sự đóng góp nhỏ của số đông chu cấp cho số ít mà vì lý do nào đó ( bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...) mà họ bị giảm đi hoặc mất 1 phần thu nhập hay gặp rủi ro trong cuộc sống bình thường. Vai trò của BHXH trong nền kinh tế còn được thể hiện: - Đối với người lao động tạo tâm lý ổn định, yên tâm hơn trong sản xuất, làm cho năng suất lao động của cá nhân và xã hội không ngừng tăng lên. - Đối với giới chủ mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, thuê mướn nhân công từ đó làm cho sản xuất của họ phát triển... - Bảo hiểm xã hội góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế cho đất nước, do quỹ BHXH khi ở thời kỳ nhàn rỗi đầu tư lại cho sản xuất, góp phần đáng kể cho việc phát triển nền kinh tế của Nhà nước. 4. Phân biệt BHXH với BH thương mại. Điểm giống nhau: - Đều góp phần ổn định cuộc sống cho người tham gia bảo hiểm khi họ không may gặp rủi ro không lường trước được, từ đó góp phần khôi phục sản xuất, đảm bảo an toàn xã hội. - Hoạt động BHXH và BH thương mại đều thực hiện an sinh xã hội, lấy số đông bù số ít. - Tính chất của hai loại hình bảo hiểm xã hội cũng giống nhau cơ bản. BHXH, BHTM đều mang tính kinh tế, tính xã hội, tính dịch vụ, tính khách quan phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian, tính nhân đạo - nhân văn cao cả. - Quỹ đều được hình thành trên cơ sở đóng góp của những người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, do tính chất cơ bản của nó chi phối quỹ nên quỹ được tách ra thành các quỹ thành phần để quản lý. Điểm khác nhau: - Đối tượng tham gia: BHXH là người lao động và người sử dụng lao động, BHTM là tất cả các cá nhân và các tổ chức xã hội. - Nguồn hình thành quỹ: Quỹ BHXH được hình thành từ ba nguồn người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước góp thêm. Quỹ BHTM chủ yếu từ sự góp phí của các đối tượng tham gia tạo nên. - Mục đích sử dụng quỹ: Quỹ BHXH dùng để chi trả các chế độ về BHXH và dùng để quản lý BHXH ở các cấp. Trong hệ thống tài chính Quốc gia gồm 3 khâu: + Ngân sách. + Tài chính trung gian. + Tài chính cơ sở (hoặc tài chính doanh nghiệp) Quỹ BHTM nằm trong khâu tài chính cơ sở (tài chính doanh nghiệp) vì vậy quỹ này dùng với nhiều mục đích khác nhau như bồi thường thiệt hại, dự trữ, dự phòng, nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước... - Cơ chế quản lý quỹ: Quỹ BHXH được quản lý theo cơ chế cân bằng thu- chi, quỹ BHTM theo cơ chế hạch toán kinh doanh có lãi. - Phạm vi bảo hiểm: Phạm vi bảo hiểm hiện nay ở nước ta theo luật BHXH được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 khoá XI (từ ngày 16/05 – 29/06/2009) gắn với 5 chế độ BHXH. Phạm vi BHTM gắn với các hệ thống quy tắc trong từng nghiệp vụ. - Phí bảo hiểm: Phí BHXH được xác định bằng nguyên tắc dựa trên cơ sở tiền lương, tiền công và quỹ lương. Phí BHTM được xác định chính xác bằng số tuyệt đối dựa trên cơ sở số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, hạn mức trách nhiệm. - Cơ sở quản lý và tổ chức thực hiện: BHXH cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Lao động và Thương binh xã hội, quản lý sự nghiệp là Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đối với BHTM cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ tài chính, đơn vị thực hiện là bản thân các công ty bảo hiểm. MộT Số VấN Đề Về Quỹ BHXH Khái niệm quỹ BHXH Trong đời sống kinh tế-xã hội, người ta thường nói đến nhiều loại quỹ khác nhau như: quỹ tiêu dùng, quỹ sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ tiết kiệm...Tất cả các loại quỹ này đều có một điểm chung là tập hợp các phương tiện tài chính hay vật chất khác cho những hoạt động nào đó theo mục tiêu định trước với những quy định/quy chế nhất định. Quỹ lớn hay nhỏ biểu thị khả năng về mặt phương tiện và vật chất để thực hiện mục tiêu đề ra. Tất cả các loại quỹ đều không tồn tại với chỉ một khối lượng tĩnh tại một thời điểm mà còn luôn luôn biến động theo hướng tăng lên ở các đầu vào với các nguồn thu và giảm đi ở đầu ra với các khoản chi như một dòng chảy liên tục. Có thể hình dung quỹ như một bể chứa nước, trong đó đầu vào có nước luôn chảy để nước trong bể luôn chảy để nước trong bể ngày càng nhiều lên còn đầu ra là quá trình sử dụng nước làm cho nước trong bể vơi dần đi. Để bảo đảm cho đầu ra ổn định, người ta thiết lập một lượng dự trữ. Tương tự như với bể nước, đầu vào phải có nhiều hơn đầu ra thì trong bể mới luôn luôn có nước. Bởi vậy, để quản lý và điều hành được một quỹ nào đó thì không phải chỉ quản lý được khối lượng tĩnh của nó tại một thời điểm, mà quan trọng hơn là phải quản lý được lưu lượng của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Tương tự như vậy, quỹ BHXH cũng được hình thành từ các nguồn thu khác nhau và được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người thụ hưởng và các chi phí quản lý khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy, quỹ BHXH phải tính toán sao cho nguồn thu đủ lớn và phải “chảy” vào “bể” liên tục để đảm bảo các chi phí - “đầu ra” của BHXH không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai. Khi mức “chảy” ra lớn, những người hoạch định phát triển BHXH phải tìm cách để tăng cường nhiều hơn mức “chảy” vào. Theo quan niệm về quỹ nói chung như trên, thì quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH (bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp) và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được thụ hưởng BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ BHXH. Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính chất xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Nguồn hình thành quỹ BHXH. Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ thuộc vào pháp luật BHXH và tuỳ thuộc vào mục đính hệ thống BHXH của mỗi nước. Nhìn chung, nguồn hình thành quỹ BHXH có thể gồm sự tham gia của Nhà nước, sự đóng góp của người sử dụng lao động, sự đóng góp của người tham gia BHXH, thu nhập từ lãi đầu tư của quỹ BHXH và các khoản thu nhập khác. Trong các nguồn trên, khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động là chủ yếu. Đối với hệ thống BHXH đã có thời gian hoạt động đủ lớn thì các khoản lãi từ các hoạt động đầu tư là nguồn khá quan trọng. Tuy nhiên, việc quyết định hình thành các thành phần của nguồn quỹ BHXH không thuần tuý mang tính kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia. ở một số quốc gia phát triển quỹ BHXH phần lớn là các khoản thu từ thuế, nhất là các khoản thuế đặc biệt như rượu, thuốc lá dùng để chi trả cho các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ. Quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở thuế thường được áp dụng cho hệ thống BHXH toàn dân, cho cả những người tham gia lực lượng lao động và không tham gia lực lượng này. Đa số các nước có nền kinh tế thị trường, quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở có sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động khi tham gia BHXH phải đóng góp một khoản trên cơ sở tiền lương/thu nhập của mình. Lưu ý rằng khoản đóng góp BHXH của người lao động khác với đóng thuế ở chỗ đóng góp BHXH để tăng phúc lợi của bản thân người lao động. Người sử dụng cũng có nghĩa vụ đóng góp BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn hoặc sử dụng. Khoản đóng góp của người sử dụng lao động thường được tính trên cơ sở bằng một tỷ lệ nào đó trên tổng quỹ lương của đơn vị và được tính vào chi phí trong giá thành sản phẩm. Một hệ thống BHXH trong đó quỹ BHXH chủ yếu sử dụng đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, không có sự đóng góp hoặc hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước được gọi là hệ thống tự trang trải. Các khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động có thể là tỷ lệ nào đó theo thu nhập hoặc bằng một tỷ lệ theo một mức cố định (mức cố định có thể là mức lương tối thiểu hoặc mức lương trung bình xã hội). ở nhiều nước, nếu các mức đóng dựa theo thu nhập cá nhân thị trường có quy định mức giới hạn thu nhập (sàn và trần). Người có thu nhập dưới mức sàn thì không tham gia BHXH mà do Nhà nước hỗ trợ (theo hệ thống trợ giúp xã hội của an sinh xã hội). Người có thu nhập cao hơn mức trần cũng chỉ tham gia BHXH theo mức trần đó hoặc không tham gia BHXH mà tham gia vào bảo hiểm thương mại (bảo hiểm nhân thọ). Có những nước, ngoài hệ thống chung còn có hệ thống BHXH chỉ có người lao động đóng góp theo quy định của pháp luật (thường là hệ thống BHXH tự nguyện). Hệ thống này áp dụng cho những đối tượng chưa tham gia BHXH theo quy định chung (thường ở những nơi không có quan hệ chủ - thợ); cũng có nước áp dụng cho cả những người đã tham gia vào hệ thống chung, nhưng có nhu cầu thoả mãn cao hơn. Như vậy, xét về mặt bản chất, dù có thực hiện theo nhiều mô hình khác nhau, chỉ có hai cách tạo nguồn BHXH là không phải đóng góp (Nhà nước tài trợ thông qua thuế) và đóng góp (của người lao động và/hoặc của người sử dụng lao động). Cả hai cách thức tạo nguồn quỹ BHXH (thuế và đóng thuế) đều được đưa vào tiêu chuẩn lao động của tổ chức lao động quốc tế (ILO). Trong công ước số 102 về các tiêu chuẩn tối thiểu về BHXH của ILO đã quy định: “Các chi phí cho các trợ cấp BHXH và các chi phí về quản lý của hệ thống BHXH phải được tài trợ từ quỹ BHXH bằng cách đóng góp BHXH hoặc bằng thuế hoặc kết hợp cả hai cách đó, theo những thể thức để giảm bớt tình trạng khó khăn cho người thiếu thốn phương tiện sống có lưu ý tới tình hình kinh tế từng nước thành viên và những nhóm người được bảo vệ”. Hiện nay, đại đa số các nước có BHXH đều thực hiện theo cách người lao động và người sử dụng lao động đóng góp BHXH. Với cách thức này, một cách chung nhất, cơ cấu nguồn thu của quỹ BHXH như sau: Qt =ĐLĐ+ĐSDLĐ+ĐNN+TNP+LĐT+TK Trong đó: ĐLĐ: khoản đóng góp của người lao động từ tiền lương/thu nhập; ĐSDLĐ: khoản đóng góp của người SDLĐ; ĐNN: sự đóng góp/hỗ trợ của Nhà nước trong một số trường hợp; TNP: khoản nộp phạt của các doanh nghiệp/đơn vị chậm nộp BHXH; LĐT:khoản lãi do đầu tư phần nhàn rỗi của quỹ BHXH; Tk: các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH; Một đặc điểm rất cơ bản của BHXH trong cơ chế thị trường là sự đóng góp của người lao động diễn ra trong thời gian khá dài (20 đến 30 năm đối với các chế độ BHXH dài hạn) và thời gian thụ hưởng của họ cũng rất lâu (từ 10 - 15 hoặc 20 năm sau). Vì vậy, các khoản đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động (các nguồn cơ bản hình thành quỹ BHXH) phải được tính toán, điều chỉnh cho phù hợp, có tính đến các yếu tố lạm phát, đầu tư và sự thay đổi mức sống của dân cư. Hơn nữa, cũng phải tính đến mức hưởng của người nghỉ hưu sau 15-20 năm, khi mức sống chung của dân cư đã thay đổi rất nhiều (nâng lên). Đây là những tính toán cơ bản của quá trình cân đối quỹ BHXH theo mô hình quỹ có sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúp cho việc dàn trải rủi ro được thực hiện theo cả hai chiều không gian và thời gian, đồng thời giúp giảm tối thiểu thiệt hại kinh tế cho người sử dụng lao động, tiết kiệm cho cả ngân sách Nhà nước và ngân sách gia đình Nội dung chi của quỹ BHXH. Chi trả các chế độ BHXH theo công ước 102 năm 1952 bao gồm 9 chế độ BHXH. Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện 5 chế độ BHXH là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Chi trả BHXH bao gồm: chi trả các chế độ BHXH, chi quản lý và chi khác. Chi quản lý bao gồm chi sự nghiệp BHXH và quản lý quỹ BHXH. Chi sự nghiệp BHXH là các khoản chi phục vụ các sự nghiệp phúc lợi công cộng nhằm nâng cao sức khoẻ tuổi thọ và đời sống vật chất, tinh thần của những người lao động tham gia BHXH khi họ đang còn làm việc hoặc nghỉ hưu như chi phí cho các nhà nghỉ mát, nhà an dưỡng, dưỡng lão...Chi quản lý quỹ BHXH và các khoản chi cho bộ máy quản lý BHXH như các khoản trả lương và các chế độ phúc lợi xã hội cho nhân viên ngành BHXH, chi phí mở các lớp bồi dưỡng cán bộ làm công tác BHXH, in ấn hồ sơ và giấy tờ, chi phí sửa chữa nhỏ và mua sắm trang thiết bị, chi đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH... Như vậy, theo cơ cấu chi, quỹ BHXH gồm: QCBH=CTC+CQL+CK Trong đó: QCBH : Quỹ BHXH CTC: Chi trả các chế độ BHXH CQL: Chi quản lý CK: Chi khác Các nguyên tắc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH Do quỹ BHXH có những đặc trưng, khác hẳn với những tổ chức tài chính khác, nên việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH phải trên cơ sở những nguyên tắc nhất định: Nguyên tắc thứ nhất:phải đảm bảo an toàn khi đầu tư Mục tiêu hình thành quỹ BHXH là để góp phần đảm bảo an toàn thu nhập cho người lao động và sâu xa hơn là đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân. Vì vậy, an toàn là nguyên tắc hàng đầu trong việc đầu tư quỹ BHXH. Quỹ BHXH được bảo toàn và tăng trưởng tốt sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người lao động tham gia BHXH và góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần vào ổn định và phát triển đất nước. Ngược lại, nếu quỹ BHXH không được sử dụng đúng, không đảm bảo được giá trị, mất an toàn (thâm hụt) thì đời sống của người tham gia và thụ hưởng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên; hậu quả là sẽ dẫn đến rối loạn xã hội nghiêm trọng. Nhiều Chính phủ đã phải sụp đổ do những vấn đề có liên quan đến lợi ích của người tham gia BHXH. Để thực hiện được nguyên tắc này, Nhà nước cần có những định hướng đầu tư và ở những chừng mực nào đó Nhà nước phải bảo hộ cho đầu tư của quỹ BHXH sao cho ít rủi ro nhất. Việc đầu tư tăng trưởng của quỹ BHXH cần chú ý đến 3 yếu tố sau: + Xác định xác suất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư. + Tính toán chặt chẽ khả năng sinh lời. + Xác định lợi ích xã hội của việc đầu tư. Nguyên tắc thứ hai: Phải có sinh lời. Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, nếu không sinh lời (không có lợi nhuận) thì không nhà đầu tư nào bỏ tiền ra để đầu tư. Do đó xét trên giác độ kinh tế, sinh lời cũng là mục tiêu quan trọng trong hoạt động của quỹ BHXH. Hơn nữa, quỹ BHXH còn phải thực hiện các mục tiêu chính là đảm bảo thu nhập (cả về quy mô và giá trị) cho người lao động tham gia BHXH không chỉ hiện tại mà cả tương lai của họ. Vì vậy, đầu tư của quỹ phải đảm bảo được nguyên tắc có lãi. Nguyên tắc thứ ba: phải có khả năng thanh toán (thanh khoản); Mục tiêu lập quỹ BHXH là để đáp ứng được những chi trả các trợ cấp BHXH vào bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ đâu. Nói cách khác, quỹ BHXH luôn ở chế độ sẵn sàng có tiền để chi trả các trợ cấp BHXH định kỳ hoặc đột xuất. Chính vì vậy, phần chưa dùng đến của quỹ BHXH mới được gọi là phần nhàn rỗi tương đối (hoặc tạm thời). Do đó, một nguyên tắc rất cơ bản khi tổ chức các hoạt động đầu tư của quỹ BHXH là dù đầu tư quỹ vào lĩnh vực nào, dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo khả năng chuyển đổi các tài sản đầu tư thành tiền và có thể thu hồi được dễ dàng để chi trả các trợ cấp BHXH. Nguyên tắc thứ tư: Đảm bảo lợi ích xã hội. BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. Mục đích của BHXH là đảm bảo thu nhập cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và mục đích xa hơn của BHXH là nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao mức sống chung của nhân dân. Vì vậy, song song với các yêu cầu về hiệu quả kinh tế nhằm tăng trưởng quỹ, việc đầu tư quỹ BHXH phải đạt hiệu quả về mặt xã hội. Đầu tư quỹ BHXH phải luôn gắn liền với các chính sách về xã hội như dân số, lao động, việc làm. cải thiện môi trường lao động và môi trường sống...Việc đầu tư quỹ BHXH cần chú trọng tới các dự án phục vụ công cộng và các mục tiêu xã hội thực sự, mặc dù lợi nhuận (hiệu quả kinh tế) đầu tư có thể thấp. Các dự án đầu tư phải là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đông đảo người lao động, phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Do vậy quỹ BHXH có thể được đầu tư vào các công trình dân sinh, nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp, tham gia vào các quỹ giải quyết việc làm, quỹ hỗ trợ dạy nghề cho người lao động, quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động. III. Vai trò của công tác thu BHXH Công tác thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH, đây là công tác trọng tâm của hoạt động BHXH. 1. Vai trò của công tác thu BHXH trong việc tạo lập quỹ. Công tác thu được triển khai và tiến hành tạo ra một quỹ tài chính đấy là quỹ BHXH. Quỹ này tạo ra để đảm bảo khả năng tài chính chi trả BHXH. Công tác thu được tiến hành đều đặn hàng tháng (theo quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của tổng giám đốc BHXH ra quyết định ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc) đối với tất cả các ngành, các đơn vị có sử dụng lao động sẽ giúp Nhà nước trong việc giảm chi từ ngân sách Nhà nước trong việc chi trả các chế độ BHXH. Do vậy công tác thu có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà. Vì hàng năm khoản chi này từ ngân sách Nhà nước là rất lớn. Mặt khác, thu nhanh, thu đủ đã tạo ra một khoản tiền lớn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến, đây cũng là một trong những nguồn tiền cho vay rất có ích đối với đất nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Bởi nhiều công trình, hạng mục của đất nước muốn được thi công thì phải có vốn mà ngay lập tức Nhà nước chưa thể cung cấp kịp thời. 2. Công tác thu trong việc tạo lập mối quan hệ giữa các bên trong BHXH. Sự nghiệp BHXH, bước đầu được luật pháp hoá trong chương XII Bộ luật Lao động và được cụ thể hoá bằng điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ và đặc biệt công tác BHXH đã được ban hành thành luật BHXH số 71/2006/QH 11. Điều luật có quy định việc thực hiện các chế độ hưởng BHXH phải dựa trên cơ sở đóng và thời gian đóng BHXH của từng người. Vì vậy thu BHXH đòi hỏi phải được theo dõi, ghi chép kết quả đóng của từng người trong cơ quan đơn vị, để làm cơ sở cho việc tính mức hưởng BHXH theo quy định. Đây là những nội dung mang tính nghiệp vụ chuyên sâu và đòi hỏi sự chuẩn xác cao, cụ thể từng người lao động trong từng tháng và liên tục kéo dài trong nhiều năm. Kết quả thu BHXH luôn gắn liền với nghiệp vụ chi trả các chế độ BHXH, do đó việc theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH phải được thực hiện từ đơn vị cơ sở nơi người chủ sử dụng lao động, người lao động có trách nhiệm đóng BHXH. BHXH thành phố có nhiệm vụ đôn đốc thu BHXH, đồng thời trực tiếp thanh quyết toán và chi trả các chế độ cho người lao động.Để có căn cứ thu BHXH, công tác nhgiệp vụ phải căn cứ vào mẫu biểu quy định của Bộ Tài chính. Ví dụ tên đơn vị sử dụng lao động, tổng số lao động đóng BHXH, tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Danh sách, họ tên, tuổi và mức tiền lương của từng người lao động thuộc quỹ tiền lương của từng đơn vị đến từng người lao động. Trên cơ sở danh sách theo dõi kết quả đóng BHXH nói trên để ghi kết quả đóng BHXH vào sổ theo dõi của từng người, tạo thành mối quan hệ ba bên là người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Mối quan hệ này càng trở nên khăng khít khi công tác thu BHXH tiến hành đều đặn và nhiệt tình. Công tác thu diễn ra tốt đã góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 3. Công tác thu trong việc đảm bảo công bằng trong BHXH. Một trong các nguyên tắc của BHXH không thể không nhắc tới, đó là nguyên tắc có đóng có hưởng trong BHXH. Có đóng góp phí BHXH thì mới có hưởng các chế độ BHXH. Chính nhờ sự theo dõi, đôn đốc thu của công tác thu đã làm cơ sở đảm bảo công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ về BHXH. Cũng chính nhờ sự theo dõi cẩn thận trong quá trình thu đã góp phần khắc phục các tiêu cực trong giải quyết chế độ chính sách BHXH. CHƯƠNG II THựC TRạNG CÔNG TáC THU BHXH TạI THàNH PHố HảI DƯƠNG. THựC TRạNG TìNH HìNH THU BHXH ở BHXH TP HảI DƯƠNG 1. Quy trình thu BHXH. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu như sau: Phân cấp thu thực hiện theo nguyên tắc: Căn cứ vào số lượng các đơn vị sử dụng lao động đã được xác định trên địa bàn, BHXH tỉnh tiến hành thực hiện phân cấp thu BHXH. Việc phân cấp thu BHXH được quy định như sau: * BHXH tỉnh thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại tỉnh bao gồm: - Các đơn vị thuộc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh. - Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý. - Các đơn vị, tổ chức quốc tế có trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 50 lao động trở lên. Trường hợp các huyện thuộc tỉnh không đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dưới 50 lao động hoặc các đơn vị Trung ương, đơn vị thuộc tỉnh có số lao động không nhiều, thì giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định việc phân cấp thu đối với từng đơn vị cụ thể. * BHXH huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại huyện bao gồm: - Các đơn vị thuộc cấp huyện trực tiếp quản lý. - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động đến dưới 50 lao động. - Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiêm vụ thu theo quyết định phân cấp thu. Trường hợp BHXH tỉnh mở rộng đối tượng thu BHXH tự nguyện đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động phải báo cáo BHXH Việt Nam để trình hội đồng quản lý xem xét quyết định. Lập kế hoạch và giao kế hoạch thu BHXH, BHYT - BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị tham gia BHXH, BHYT do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra đối chiếu, tổng hợp và lập 2 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu số 4-KHT) 01 bản lưu tại BHXH huyện, 01 bản lưu tại BHXH tỉnh trước ngày 20/10. - BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra đối chiếu, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH, BHYT của BHXH các huyện lập 02 bản (theo mẫu 5-KHT), 01 bản lưu tại tỉnh, 01 bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10. - BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH, BHYT do BHXH các tỉnh và BHXH khối lực lượng vũ trang lập, giao số kiểm tra về thu BHXH, BHYT cho BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 15/11 hàng năm. - Căn cứ số kiểm tra của BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh đối chiếu với tình hình trên địa bàn, BHXH khối Lực lượng vũ trang đối chiếu với quân số sĩ trang, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương, hạ sĩ quan và binh sĩ hưởng phụ cấp đang quản lý nếu chưa phù hợp thì phản ánh về BHXH Việt Nam để xem xét điều chỉnh. - BHXH Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc tình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt để giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH Lực lượng vũ trang trong vòng 1 năm sau. - BHXH tỉnh căn cứ dự toán thu BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHX, BHYT cho các đơn vị thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 15/01 của năm kế hoạch. 2. Tình hình thu BHXH từ năm 2004 đến năm 2006. Để hiểu thực trạng thu một cách toàn diện thì chuyên đề tập trung vào những nội dung sau đây: - Quản lý đối tượng tham gia. - Quản lý trích nộp quỹ. - Quản lý tiền Thu. Bảng biểu số 1: Bảng tổng hợp tình hình thu BHXH từ năm 2004-2006 Đơn vị: Đồng Năm Số đơn vị Số lao động Tổng quỹ lương BHXH phải thu BHXH đã thu (%) Thực/phải thu (%) Đã thu năm sau/ trước 2004 274 9.540 97.084.504.101 16.294.896.383 16.973.850.399 104,1 2005 322 11.944 107.247.537.761 25.536.000.000 27.762.145.709 108.7 163.6 2006 428 18.157 207.984.799.100 43.891.551.402 46.963.960.001 107 277.6 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của BHXH TP Hải Dương. 2.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH. Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nghiệp vụ thu BHXH. Vì đây là cơ sở để hình thành nên nguồn quỹ BHXH cũng như là việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động của BHXH. Trong thời gian qua BHXH TP Hải Dương đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến người lao động trong tất cả các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Dương. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đã động viên người lao động yên tâm làm việc, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, đồng thời cũng tạo nên sự công bằng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH là do các nguyên nhân sau: - Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nên tìm mọi cách trốn tránh đóng BHXH. - Các doanh nghiệp chịu sự chi phối mạnh mẽ của quy luật kinh tế thị trường, phần đông doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều có quy mô sản xuất nhỏ, thiếu ổn định. Lực lượng lao động thường xuyên thay đổi, những biến động tăng, giảm thu nộp BHXH diễn ra hàng ngày. Vì vậyviệc theo dõi quản lý đối tượng lao động tham gia BHXH hết sức khó khăn, đặc biệt là việc theo dõi cấp phiếu khám chữa bệnh luôn phải điều chỉnh. Nên việc quyết toán, đối chiếu thu, chi BHXH gặp khó khăn. Hàng năm số lao động tăng thêm khoảng 2000-2500 lao động nhưng số lao động tham gia đóng BHXH chỉ tăng 15-20%. Trong khi đó lao động thôi việc hưởng trợ cấp một lần chiếm hơn 10% trong tổng số lao động tăng mới. Việc người lao động phải đóng toàn bộ 20% phí BHXH vẫn xảy ra ở một số doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đây là việc làm trái với quy định. Các doanh nghiệp trốn đóng BHXH bằng cách không ký kết hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng với người lao động. Việc phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra và giám sát các đơn vị sử dụng lao động chưa thường xuyên dẫn đến các đơn vị chưa thật sự nghiêm túc. Số lao động tham gia mỗi năm tăng nhiều nhưng số lao động được đóng BHXH lại không tương xứng. 2.2 Quản lý quỹ lương trích nộp BHXH Cùng với việc quản lý đối tượng tham gia BHXH thì vấn đề đặt ra là cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra quản lý quỹ lương trích nộp BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động. Trong những năm qua quỹ lương trích đóng BHXH luôn không ngừng tăng điều đó là do số lượng người lao động và lương của công nhân tăng lên không đáng kể. Một nguyên nhân khác là do các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Nếu năm 2004 tổng quỹ lương là 97 tỷ thì đến năm 2006 con số này tăng vọt lên 207 tỷ tăng gấp 2,1 lần sau 3 năm. Mặc dù tăng cao như vậy nhưng con số đó chỉ là tương đối, vì có những đơn vị còn trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH cho người lao động nên họ không khai hết quỹ tiền lương đóng BHXH tại doanh nghiệp. Để tránh tình trạng doanh nghiệp không khai báo đúng và đầy đủ quỹ lương trích nộp BHXH, BHXH TP Hải Dương đã tiến hành công tác kiểm tra tình hình lao động và khai báo quỹ trích nộp BHXH một cách thường xuyên hơn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao tìm ra được giải pháp hữu hiệu nhất để tình trạng trên không kéo dài, gây thiệt thòi cho người lao động và bất lợi cho cơ quan BHXH. 2.3 Quản lý nguồn thu BHXH Xác định nguồn thu BHXH là vấn đề quan trọng cho nên ngay sau khi đi vào hoạt động, BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định 177/BHXH ngày 30/12/1996 về quy định quản lý thu BHXH. Theo đó nguồn thu quỹ BHXH bao gồm: - Đóng góp của các đối tượng tham gia BHXH theo quy định tai điều 36 của điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. - Ngân sách chuyển sang gồm có: + Chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH trước ngày ban hành điều lệ BHXH (cụ thể NSNN chi trả các đối tượng hưởng BHXH trước 01/01/1995). + Đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động sau ngày ban hành điều lệ BHXH. + Đóng BHYT cho người đang được hưởng các chế độ BHXH. - Tiền lãi, tiên sinh lời từ việc thực hiện phương án bảo hiểm và phát triển quỹ BHXH. - Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế trong nước và quốc tế. - Gía trị tài sản của BHXH được đánh giá theo quy định của Chính phủ. - Thu khác. Thông qua số liệu ở bảng biểu số 1 chúng ta có thể thấy được việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH TP Hải Dương theo phân cấp quản lý có thể nói là chặt chẽ thông qua việc rà soát số lượng lao động tại mỗi cơ quan doanh nghiệp. Thông qua danh sách lao động được lập theo biểu C45/TBH của BHXH Việt Nam với đầy đủ các yếu tố làm cơ sở và tính toán mức đóng BHXH của từng cá nhân và của các đơn vị, đồng thời làm căn cứ gốc của từng năm để điều chỉnh tăng, giảm giữa các cơ quan BHXH TP với các cơ quan, doanh nghiệp về số lao động, tổng quỹ tiền lương cấp bậc làm cơ sở để tính toán phí BHXH phải nộp hàng tháng, quý và tổng cả năm. Tính đến cuối năm 2006 số tiền BHXH còn bị nợ đọng là2.746.743.509, số đơn vị nợ đọng là 84 đơn vị. Thực tế cho thấy việc nợ đọng phí BHXH ở các doanh nghiệp chủ yếu là do: Sự ràng buộc về pháp luật đối với các doanh nghiệp chưa có một Bộ Luật hoàn chỉnh, do đó vẫn có kẽ hở để chủ lao động lợi dụng trốn hoặc làm chậm trễ trong việc đóng phí BHXH theo quy định. Cơ quan BHXH biết nhưng không có quyền xử lý triệt để mà chỉ có quyền hạn, từ chối việc thanh toán các quyền lợi về BHXH khi các đơn vị, doanh nghiệp chưa nộp lệ phí BHXH. Điều này sẽ chỉ gây thiệt thòi cho người lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp nói trên khi quyền lợi của họ bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo điều 9 Chương II thuộc quy chế “Quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam” kèm theo quyết định số 02/2003/QĐ-TT ngày 02/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định thì “Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động chậm nộp bảo hiểm từ 30 ngày trở lên so với quy định, thì ngoài việc phải nộp số tiền chậm nộp và nộp phạt hành chính theo quy định hiện hành, còn phải nộp số tiền phạp chậm nộp theo mức lãi suất tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. Đối với những đơn vị cố tình vi pham hoặc chây ì thì BHXH được quyền đề nghị kho bạc Nhà nước, ngân hàng nơi đơn vị giao dịch trích tiền từ tài khoản của đơn vị để nộp đủ số tiền đóng bảo hiểm xã hội và tiền nộp phạt chậm mà không có sự chấp nhận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động (trừ các đơn vị được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép nộp chậm)”. Tuy nhiên lãi suất mà ngân hàng Nhà nước ấn định thường thấp hơn lãi suất mà doanh nghiệp đi vay, nên các doanh nghiệp sẵn sàng chịu nộp phạt để chiếm dụng số tiền đóng phí BHXH nói trên để làm vốn kinh doanh mà không phải thế chấp hay chịu sự ràng buộc nào khác. Nguyên nhân thứ hai mà không thể không đề cập đến đó là sự làm ăn, kinh doanh thua lỗ, người lao động thiếu việc làm của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, ngành công nghiệp...Trên địa bàn thành phố hiện nay có 12 doanh nghiệp xây dựng thì cả 12 doanh nghiệp đều nợ đọng một số lượng lớn phí BHXH là 700 triệu đồng. Giải quyết việc kinh doanh thua lỗ, người lao động không có việc làm, giảm thu nhập không thuộc riêng trách nhiệm của hệ thống BHXH mà liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Quyền lợi của người lao động còn ảnh hưởng ở việc khi người lao động đã đóng đủ 5% cho chủ doanh nghiệp nhưng chủ doanh nghiệp lại chưa nộp đủ 15% còn lại . Nguyên nhân thứ ba dẫn đến việc nộp chậm phí BHXH là sự chiếm dụng vốn lẫn nhau của các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Trong cơ chế thị trường và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thường tự bỏ vốn của mình ra để thực hiện các hợp đồng kinh tế nhưng đến khi hoàn thành bên A lại chậm thanh toán đó là nguyên nhân dẫn đến một số doanh nghiệp chậm BHXH. Ngoài vấn đề nợ đọng phí BHXH của các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP Hải Dương là việc khai thác thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên và hợp đồng từ 3 tháng trở lên đều phải thực hiện BHXH. Hiện tại trên địa bàn TP Hải Dương có 195 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đóng BHXH nhưng tình trạng nợ đọng của các doanh nghiệp này tính đến cuối năm 2006 là 1,4 tỷ đồng. Nếu tính số lượng doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc cho người lao động thì con số này sẽ cao hơn nhiều. Thực tế cho thấy doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực hiện BHXH đối với người lao động là do việc hợp đồng giữa người lao động và chủ hợp đồng lao động hầu hết thoả thuận bằng miệng hoặc bằng văn bản rất đơn giản không theo quy định, do vậy sự thiếu ràng buộc giữa chủ sử dụng lao động với người lao động về việc đảm bảo chế độ BHXH. Trong 3 năm qua BHXH TP Hải Dương đã thực hiện đầy đủ chức năng quản lý và khai thác thu BHXH đối với các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp trên địa bàn theo phân cấp của BHXH tỉnh Hải Dương được thể hiện số liệu thu năm sau luôn cao hơn năm trước điều đó thể hiện công tác thu BHXH của thành phố là có hiệu quả. Song vấn đề nợ đọng phí BHXH vẫn là một tồn tại cần sớm tìm ra hướng giải quyết như vậy mới đảm bảo cho quỹ BHXH luôn tồn tại và phát triển. TìNH HìNH THựC HIệN CáC CHế Độ TạI BHXH TP HảI DƯƠNG Chi trả BHXH Chi trả BHXH bao gồm: chi trả các chế độ BHXH, chi quản lý và chi khác. Hiện nay chi trả chế độ ở BHXH thành phố được chia thành hai phần tương ứng với hai nguồn NSNN cấp và quỹ BHXH đảm bảo như sau: * Chi các chế độ BHXH từ nguồn NSNN cấp: (Đối với những người đã nghỉ việc hưởng hưu trí và trợ cấp BHXH trước 01/01/1995 hoặc được giải quyết hưu trí và trợ cấp BHXH từ 01/01/1995 trở đi nhưng do nguồn NSNN cấp theo quy định). - Chi hàng tháng: + Lương hưu: quân đội, công nhân viên chức + Trợ cấp BHXH: đối tượng hưởng chế độ mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, người phục vụ tai nạn lao động, người hưởng tuất(tuất cơ bản và tuất nuôi dưỡng), trợ cấp 91/CP. - Trợ cấp một lần: + Trợ cấp tuất đối với người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Mai táng phí đối với người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Chi đóng BHYT: Chi đóng BHYT cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) được tính bằng 3% tổng số tiền lương hưu, trợ cấp (không tính phụ cấp khu vực) - Trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động - Lệ phí chi trả - Chi khác (nếu có) * Chi các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH: (Đối với những người nghỉ việc hưởng hưu trí hoặc trợ cấp BHXH từ 01/01/1995 trở đi). - Chi hàng tháng: + Lương hưu: quân đội, công nhân viên chức + Trợ cấp BHXH: đối tượng hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người phục vụ tai nạn lao động, cán bộ xã phường, người hưởng tuất cơ bản, tuất nuôi dưỡng. - Trợ cấp một lần + Trợ cấp theo điều 28, điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. + Trợ cấp một lần đối với cán bộ xã, phường theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ. + Trợ cấp cho người lao động có thời gian đóng BHXH trên 30 năm (theo điều 27 khoản 2, điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 06/01/1995 của Chính phủ) + Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp tuất đối với người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Mai táng phí đối với người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cán bộ xã, phường. - Chi trợ cấp ốm đau, thai sản cho người lao động đang làm việc. Chi đóng BHYT: Chi đóng BHYT cho đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng( hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) được tính bằng 3% tổng số tiền lương hưu, trợ cấp (không tính phụ cấp khu vực). - Trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động. - Lệ phí chi trả - Chi khác (nếu có). Phân tích tình hình chi trong 2 năm 2005 và 2006. Biểu số 2: Bảng chi BHXH năm 2005 Đơn vị: Đồng Nội dung Chi từ quỹ BHXH Chi từ NSNN Tổng số Hỗ trợ quỹ BHXH 41.966.949.186 86.177.216.600 128.144.165.786 Lương hưu 35.909.870.416 78.815.007.500 114.724.877.916 Hưu xã, phường 32.080.081 0 32.080.081 ốm đau 408.854.117 0 408.854.117 Thai sản 1.019.044.187 0 1.019.044.187 Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ 654.592.000 0 654.592.000 Mất sức lao động 0 5.278.040.200 5.278.040.200 Trợ cấp 91 0 48.326.000 48.326.000 Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 262.901.400 269.203.700 532.105.100 Mai táng phí 67.760.000 245.120.000 312.880.000 Tử tuất 470.472.700 1.207.835.200 1.678.307.900 Thanh toán KCB bắt buộc 1.523.221.791 0 1.523.221.791 Thanh toán KCB người nghèo 1.220.250.213 0 1.220.250.213 Chi KCB tự nguyện 258.065.281 0 258.065.281 Lệ phí chi trả 139.837.000 313.684.000 453.521.000 Tổng cộng 41.966.949.186 86.177.216.600 128.144.165.786 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của BHXH TP Hải Dương. Nhìn vào bảng chi trong năm 2005 ta thấy BHXH TP Hải Dương đã chi cho các chế độ là 128144.165.786 đồng. Trong đó chi từ quỹ BHXH là 41.966.949.186 đồng chiếm khoảng 32,6% trong tổng số nguồn chi. Trong đó chi cho lương hưu chiếm tỷ lệ cao nhất 98,5% trong số tổng chi, tiếp đó là chi mất sức lao động 4,2%, chi tử tuất là 1,3%...còn các khoản chi khác chiếm tỷ lệ nhỏ là 5%. Trong năm 2005 chi BHXH thành phố vẫn chủ yếu do NSNN cấp chiếm đến 67,3%, tuy nhiên BHXH thành phố vẫn đang cố gắng trong mục tiêu của toàn ngành là đến năm 2020 quỹ BHXH không phụ thuộc vào NSNN. Biểu số 3: Bảng chi BHXH năm 2006 Đơn vị: Đồng Nội dung Chi từ quỹ BHXH Chi từ NSNN Tổng số Hỗ trợ quỹ BHXH 41.966.949.186 86.177.216.600 128.144.165.786 Lương hưu 35.909.870.416 78.815.007.500 114.724.877.916 Hưu xã, phường 32.080.081 0 32.080.081 ốm đau 408.854.117 0 408.854.117 Thai sản 1.019.044.187 0 1.019.044.187 Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ 654.592.000 0 654.592.000 Mất sức lao động 0 5.278.040.200 5.278.040.200 Trợ cấp 91 0 48.326.000 48.326.000 Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 262.901.400 269.203.700 532.105.100 Mai táng phí 67.760.000 245.120.000 312.880.000 Tử tuất 470.472.700 1.207.835.200 1.678.307.900 Thanh toán KCB bắt buộc 1.523.221.791 0 1.523.221.791 Thanh toán KCB người nghèo 1.220.250.213 0 1.220.250.213 Chi KCB tự nguyện 258.065.281 0 258.065.281 Lệ phí chi trả 139.837.000 313.684.000 453.521.000 Tổng cộng 41.966.949.186 86.177.216.600 128.144.165.786 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của BHXH TP Hải Dương. Năm 2006 chúng ta thấy thực trạng chi BHXH cho trợ cấp hưu trí vẫn còn chiếm tỷ trọng cao nhất 87,95%. Còn các chế độ khác chiếm 1 tỷ trọng nhỏ còn lại và trong tổng số chi BHXH do 2 nguồn kinh phí đảm bảo thì tỷ trọng kinh phí do nguồn ngân sách đảm bảo chiếm tỷ lệ cao trong khi từ quỹ BHXH lai thấp hơn nhiều. Tuy nhiên nguồn quỹ BHXH đã chiếm cao hơn so với năm 2005 là 32,6% thì đến năm 2006 con số này là 38,89%. 3. Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH năm 2005 và năm 2006. 3.1 Báo cáo tổng hợp thu của năm 2005 Đơn vị : Đồng Loại hình quản lý Số đơn vị Số lao động Quỹ lương BHXH phải thu BHXH đã thu Chuyển sang kỳ sau Thừa Thiếu A.BHXH phải đóng (23%) 417 19.624 157.389.158.280 36.199.506.404 37.247.535.711 1.158.119.550 2.506.816.007 I.Doanh nghiệp nhà nước 48 8.222 64.058.822.455 14.733.529.165 15.400.387.818 888.011.346 1.298.328.501 II.DN có vốn ĐTNN 10 1.161 5.945.628.102 1.367.494.463 928.495.470 0 465.726.552 III.DN ngoài quốc doanh 123 2.490 13.688.469.815 3.148.348.057 3.374.725.685 17.384.368 600.598.636 IV.HCSN, đảng,Đoàn thể 233 7.681 73.410.759.808 16.884.474.756 17.476.815.885 252.602.535 142.162.319 V.HTX 03 70 285.478.100 65.659.963 67.110.853 121.300 0 B.Xã, Phường(18%) 17 234 1.366.991.092 246.058.397 245.983.368 2.369.939 136.556 C.LĐ làm việc có thời hạn ở nước ngoài(15%) 03 71 585.623.100 87.843.466 92.197.394 915.479 0 D.Đối tượng chỉ tham gia BHYT (3%) 14 897 3.020.520.000 90.615.600 93.287.748 31.329 0 E.Đối tượng khác (20%) 20 68 311.852.500 62.370.500 81.179.020 1.092.060 7.923.560 Tổng cộng 471 20.894 162.674.144.972 36.686.394.367 37.760.183.241 1.162.528.057 2.514.876.123 Nguồn : Báo cáo tổng kết năm của BHXH thành phố Hải Dương Theo số liệu thống kê ta thấy trong năm 2005 BHXH thành phố Hải Dương đã thu 471 đơn vị với 20.894 lao động trên tổng quỹ lương là 162,6 tỷ đồng. * BHXH phải đóng 23%: Số tiền thu của khối là 37,2 tỷ đồng tăng 102,9% kế hoạch được giao chiếm 98,6% tổng số đã thu BHXH trong năm. - Khối DNNQD có 123 đơn vị với số lao động là 2.490 lao động. Trên thực tế thì số lao động sử dụng của khối này là lớn nhưng chỉ có 2.490 lao động được đơn vị tham gia BHXH. Các chủ sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ được cho là đối tượng chính không tuân thủ chính sách BHXH, họ không đăng ký với cơ quan BHXH, hoặc có đăng ký nhưng trốn tránh hoặc từ chối đóng BHXH. - Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể với số đơn vị tham gia nhiều nhất 233 đơn vị với tổng số lao động là 7.681 lao động và tổng quỹ lương lên đến 73,4 tỷ. Nguyên nhân số lượng đơn vị nhiều là do thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế-chính trị của tỉnh Hải Dương có nhiều đơn vị, tổ chức lấy thành phố làm trụ sở. - Doanh nghiệp Nhà nước có 48 đơn vị với 8.222 lao động tham gia đóng BHXH. Số tiền BHXH thành phố thu được là hơn 15,4 tỷ đồng. * Mức đóng 18% đối với xã phường : toàn thành phố hiện nay có 13 xã phường với 234 cán bộ. BHXH đã thu được 245,9 triệu đồng bằng 99,97% kế hoạch. * Mức đóng 3% với đối tượng chỉ tham gia đóng BHYT: Đây là những đối tượng thuộc thân nhân các cơ quan, học sinh, sinh viên tham gia đóng BHYT tuy số lượng không nhiều nhưng cũng đã góp phần tích cực trong công tác thu quỹ BHXH. Tính đến 31/12/2005, BHXH thành phố đã tổ chức thu của 471 đơn vị với số đối tượng tham gia là 20.894 người. Số đã thu là 37,7 tỷ đồng bằng 102,9% kế hoạch và tăng so với cùng kỳ năm 2003 là 108,1%. 3.2 Tình hình thu BHXH năm 2006 Biểu số 4 : Bảng tổng hợp thu BHXH năm 2006 Đơn vị (Đồng) Loại hình quản lý Số đơn vị Số lao động Quỹ lương BHXH phải thu BHXH đã thu Chuyển sang kỳ sau Thừa Thiếu A.BHXH phải đóng (23%) 488 20.520 192.717.480.119 44.325.020.427 47.660.686.377 680.996.294 4.590.667.752 I.Doanh nghiệp nhà nước 36 5.192 57.580.269.600 13.243.462.007 14.557.556.463 230.128.560 1.006.695.398 II.DN có vốn ĐTNN 11 2.148 11.696.261.550 2.690.140.157 2.162.738.717 750 1.047.048.331 III.DN ngoài quốc doanh 196 5.201 33.672.830.678 7.744.751.056 7.285.018.790 158.759.775 1.999.489.640 IV.HCSN, đảng,Đoàn thể 240 7.897 89.409.521.478 20.564.189.940 23.572.355.453 291.983.479 537.434.383 V.HTX 05 82 358.596.813 82..477.267 83.016.954 123.730 0 B.Xã, Phường(18%) 17 254 1.667.305.486 383.480.262 485.851.912 11.270.598 14.214.286 C.LĐ làm việc có thời hạn ở nước ngoài(15%) 0 14 276.426.600 41.463.990 42.225.001 0 0 D.Đối tượng chỉ tham gia BHYT (3%) 0 951 3.472.753.333 104.182.600 100.556.008 0 4.639.345 E.Đối tượng khác (20%) 20 0 251.440.700 50.288.140 50.257.240 0 4.803.520 Tổng cộng 525 21.739 198.385.406.238 44..904.435.419 48.339.576.538 692.266.892 4.614.324.903 Nguồn : Báo cáo tổng kết năm của BHXH thành phố Hải Dương Theo số liệu thống kê trong năm 2006 BHXH thành phố Hải Dương đã thu 525 đơn vị với số lượng lao động là 21.739 người trên tổng quỹ lương là 198,3 tỷ đồng. * BHXH phải đóng 23%: - Khối doanh nghiệp Nhà nước có 36 đơn vị với tổng số người tham gia BHXH là 5.192 lao động chiếm 23,88% tổng số lao động tham gia đóng BHXH với số tiền BHXH thành phố thu được là 14,55 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn còn 1 tình trạng nợ đọng của một số công ty như Công ty khai thác Thuỷ Lợi biển Hàng Hải với số tiền là 10,2 triệu đồng, chi cục phòng chống Lụt Bão&Đê Điều 55,8 triệu đồng, công ty cơ điện NN Thuỷ Lợi 4 101,5 triệu đồng... - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: so với năm 2005, BHXH thành phố quản lý thêm 1 doanh nghiệp. Tín hiệu đáng mừng là tình trạng nợ đọng của các doanh nghiệp này không còn. Trong năm 2006 có tổng số 2.148 lao động tham gia BHXH thu về cho BHXH 2,16 tỷ đồng. - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: số lượng 196 tăng thêm 73 doanh nghiệp so với năm 2005. Điều này thể hiện công tác tuyên truyền tham gia BHXH đã có hiệu quả hơn, việc thanh tra kiểm tra các đơn vị ngoài quốc doanh tiến hành thường xuyên nên bắt buộc một số đơn vị thực hiện phải đóng BHXH cho người lao động. So với năm 2005 tình hình thu BHXH tăng lên, con số cụ thể là 7,28 tỷ đồng. - Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể với số đơn vị tăng lên 240 đơn vị với 7.897 cán bộ tham gia đóng BHXH. Tổng quỹ lương tăng từ 73,4 tỷ lên 89,4 tỷ. Và một tín hiệu đáng mừng là trong năm 2006 không còn tình trạng nợ đọng ở khối này, vì vậy số tiền cụ thể thu được là 23,57 tỷ đồng. Số thu BHXH của khối này tăng lên một phần là do không có tình trạng nợ đọng, một phần là do chính sách thay đổi. Mức đóng BHXH của các cán bộ là 23% chứ không phải 18% như trước nữa. * Mức đóng 3% với đối tượng chỉ tham gia BHYT: Trong năm 2006 không có gì thay đổi nhiều. Với 951 người tham gia BHXH thu được 100,5 triệu đồng. * Mức đóng 15% với người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Việc khối này có số lượng lao động giảm là do một số lao động đã hết hạn hợp đồng về nước nên số lao động giảm từ 71 xuống còn 14 lao động vì vậy số tiền thu BHXH cũng giảm xuống còn 42,2 triệu đồng. Như vậy tính đến 31/12/2006,BHXH Thành phố đã tổ chức thu được 48,33 tỷ đồng bằng 107,6% kế hoạch và tăng so với năm 2005 là 128%. Có thể nói việc thu nộp BHXH thành phố Hải Dương theo phân cấp của tỉnh Hải Dương đã bảo đảm công tác thu đúng, thu đủ, kịp thời và không để tình trạng thất thu. Số thu luôn đạt và vượt kế hoạch cấp trên giao, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHXH. Số thu tăng đều trong các năm qua là sự chỉ đạo đúng đắn và sự quan tâm lãnh đạo của Thành uỷ-HĐND, UBND TP Hải Dương. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban nghành trên địa bàn thành phố trong việc quản lý các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và người lao động không để tình trạng nợ đọng, trốn tránh đóng BHXH kéo dài. Ngoài ra BHXH thành phố đã tích cực chủ động tuyên truyền chính sách và các lợi ích của việc tham gia BHXH đối với người sử dụng lao động cũng như người lao động. Kết quả thu BHXH trong những năm qua của BHXH thành phố Hải Dương nói trên thể hiện sự cố gắng không ngừng của các cán bộ luôn vượt khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những kết quả trên chưa nhiều nhưng có một ý nghĩa hết sức quan trọng nó thể hiện được chính sách BHXH luôn được mọi người đón nhận và thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Nó còn thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chính sách an sinh xã hội đối với người dân là đúng đắn và sáng suốt. CHƯƠNG III MộT Số GIảI PHáP NHằM TĂNG cường hiệu quả của hoạt động THU BHXH thành phố HảI DƯƠNG Qua quá trình thực tập tại Bảo Hiểm Xã Hội TP Hải Dương em muốn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thu của BHXH TP Hải Dương nói riêng và BHXH nói chung. 1. Mở rộng nguồn thu bảo hiểm xã hội. Tích cực khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo Nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ, BHXH thành phố phải coi đây là mục tiêu chiến lược, là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản thường xuyên trước mắt và lâu dài. Hệ thống BHXH thành phố phải đề ra những biện pháp và lộ trình cụ thể để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Chú trọng khảo sát các đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc các khu vực ngoài Nhà nước để tham mưu với Thành uỷ, UBND TP để kịp thời chỉ đạo triển khai việc tham gia BHXH, BHYT cho các đối tượng và người lao động, hạn chế việc né tránh tham gia BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động làm ảnh hưởng đến quyền lợi về BHXH, BHYT của người lao động. Cần phải mở rộng diện áp dụng và số người tham gia BHXH vì đây là điều kiện cơ bản để tăng thu hằng năm của quỹ BHXH. Đối với việc tham gia BHXH cho người nông dân nên được thực hiện vì đây là điều kiện tạo công bằng cho xã hội nhưng vì thu nhập của người dân trung bình hằng năm là rất thấp nên trước hết cho họ tham gia vào hình thức BHXH tự nguyện (sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2008). 2. Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý thu và chống thất thu quỹ BHXH. Công tác thu quỹ bảo hiểm xã hội có yêu cầu rất cao đối với những cán bộ làm công tác này, nó đòi hỏi người cán bộ phải năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc. Do vậy BHXH TP cần có những chế độ ưu đãi đối với họ như: phương tiện đi lại, thanh toán công tác phí theo chế độ riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó BHXH TP cũng nên quan tâm đến các tổ chức, đơn vị mà chúng ta quản lý. Chúng ta có thể tiến hành các hình thức khen thưởng, khuyến khích đến các đơn vị luôn thực hiện đúng tiến độ thu bảo hiểm xã hội. Còn đối với các đơn vị nộp chậm, nộp thiếu tiền bảo hiểm xã hội thì chúng ta nên xem xét tình hình cụ thể của đơn vị. Nếu đơn vị thực sự gặp khó khăn thì đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi, giúp họ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn. Nếu đơn vị cố tình chiếm dụng quỹ trong khi có đủ khả năng nộp tiền bảo hiểm xã hội thì phải có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc. Chúng ta không thể dừng lại ở các biện pháp xử phạt hành chính vì nhiều đơn vị sẵn sàng chấp nhận nộp phạt nếu như họ thấy tiền lãi thu được do việc chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội vào hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn số tiền họ phải nộp phạt mà trong một số trường hợp chúng ta phải mạnh dạn đề nghị các cơ quan thực thi pháp luật tiến hành truy tố họ vì không đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đối với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chất thời vụ thì cần xác định thời điểm thu hợp lý để tạo điều kiện cho họ nộp đúng, nộp đủ. 3. Bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội Muốn công tác chi trả được thực hiện tốt hơn và để đảm bảo khả năng chi trả thì phải có các biện pháp bảo tồn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. Để bảo tồn được giá trị của quỹ cần phải sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm quỹ, cần tăng nguồn thu, chi đúng mục đích, đối tượng và tăng cường công tác kiểm tra sử dụng quỹ. Do vậy, cần phải đầu tư quỹ sao cho có hiệu quả cao nhất trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro. Trong những năm tới chúng ta vẫn phải tiến hành đầu tư trên các lĩnh vực quen thuộc như: mua tín phiếu, trái phiếu của Chính phủ, cho các tổ chức tín dụng của Nhà nước vay, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp lớn được sự bảo hộ của Nhà nước. Bên cạnh đó chúng ta sẽ phải tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao hơn mặc dù yếu tố rủi ro cũng tăng lên để đa dạng hoá các loại hình đầu tư. Đây là hình thức đầu tư phổ biến trên thế giới vừa đem lại lợi nhuận cao hơn vừa hạn chế được yếu tổ rủi ro. 4. Cải cách thủ tục hành chính Đây là vấn đề cần phải được quan tâm ở bất kỳ cơ quan nhà nước nào cũng vậy, rất nhiều người phàn nàn về thủ tục hành chính quá rườm rà (nhất là trong khâu tiếp nhận, di chuyển hưu trí hoặc khâu giải quyết chế độ như tử tuất ...) Cải cách thủ tục hành chính tức là giảm bớt những phần công việc, giấy tờ không cần thiết . Khách ở đây chủ yếu là các bác đã về hưu ( có tuổi ) rất ngại phải đi lại nên có thể linh động cho các bác tạm thiéu một số giấy tờ không quan trọng nào đó. 5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam mới đi vào hoạt động theo cơ chế mới, hạch toán độc lập, cân đối thu chi nên việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội là hết sức cần thiết. Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm xã hội trong những năm qua đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Đó là nâng cao nhận thức xã hội đối với bảo hiểm xã hội, đưa ra những hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn và đã xây dựng được đội ngũ đông đảo cộng tác viên. Nhưng so với yêu cầu và nhiệm vụ chung của ngành, công tác thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Nhìn chung số đông người lao động, chủ sử dụng lao động chưa có hiểu biết rõ ràng về bảo hiểm xã hội, thêm vào đó công tác tuyên truyền chưa được quan tâm một cách đúng mức, kinh phí tuyên truyền còn quá ít ỏi, hiệu quả tuyên truyền thấp. Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền cần phải thực hiện theo các hướng sau: - Về nội dung: Ngoài tuyên truyền chính sách, pháp luật và các chế độ bảo hiểm xã hội, giải đáp hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, kết quả các mặt hoạt động của ngành... Cần đặc biệt quan tâm đến nội dung mà lâu nay ít được đề cập đến đó là tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo nhân văn của bảo hiểm xã hội. Nếu chúng ta làm được điều đó thì sẽ từng bước thay đổi được tâm lý nặng nề của họ hiện nay là bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Từ đó hình thành ở họ thái độ tự giác, tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội và có trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội. Trước đây chúng ta thường tuyên truyền nhiều về nội dung thu chi, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và giải quyết về bảo hiểm xã hội là chưa đủ. Đó mới chỉ là biện pháp để thực hiện mục đích nhân đạo. Nội dung tuyên truyền mới chỉ dành riêng cho nội bộ ngành, chưa thu hút được đông đảo người lao động, chủ sử dụng lao động và các thành viên khác trong xã hội. - Về hình thức tuyên truyền: Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam ra đời đánh dấu một mốc lịch sử trong công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội. Thời gian qua, các bài báo viết chủ yếu là của các nhà quản lý bảo hiểm xã hội, đội ngũ cộng tác viên chưa đáp ứng được số lượng, chất lượng bài viết. Để phục vụ độc giả tốt hơn, tạp chí bảo hiểm xã hội phải đa dạng hoá nội dung và hình thức thực hiện. Trước hết là đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên phải có những bài viêt với chất lượng cao. Bài viết không dừng lại ở thông tin một cách đơn thuần những kết quả đã đạt được mà phải dựa trên sự phân tích một cách khoa học, mang tính lập luận nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội. Bài viết đăng trên tạp chí phải đầy đủ thông tin cần thiết và chính xác cập nhật. Đòi hỏi đội ngũ biên tập viên, cộng tác viên trong và ngoài ngành phải có trình độ chuyên môn, trách nhiệm cao. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chung (Đài truyền hình, truyền thanh, báo chí...) để tuyên truyền sâu rộng hơn về bảo hiểm xã hội. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý của mọi người. Tổ chức thực hiện một số hình thức tuyên truyền trực quan sinh động: in tờ gấp, tranh cổ động, áp phích, sách hỏi đáp giới thiệu về pháp luật và các chế độ bảo hiểm xã hội, phát hành rộng rãi đến từng đơn vị sử dụng lao động. Có biện pháp để thu hút các nhà chuyên môn, chuyên gia nổi tiếng trên các lĩnh vực: văn hoá, hội hoạ, nhạc kịch... Sáng tác các tác phẩm có tinh hoa văn hoá nghệ thuật cao,có nội dung tuyên truyền được quần chúng ưa thích. Các bài hát, bài thơ, các vở kịch, phim tranh cổ động phải được dàn dựng, thể hiện và trình bày công phu để giới thiệu rộng rãi đến toàn xã hội với cách tốt nhất là thông qua đài truyền hình, qua các cuộc thi. Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp trong đó có các đại diện của cơ quan bảo hiểm xã hội, chủ sử dụng lao động, đại diện của người lao động để nhằm mục đích tuyên truyền về bảo hiểm xã hội giúp các bên tham gia hiểu rõ tính pháp luật của các bảo hiểm xã hội, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng thời qua đó thu nhập tổng hợp các ý kiến thắc mắc đóng góp từ phía người lao động, chủ sử dụng lao động để đưa ra các biện pháp phù hợp với nguyên vọng của họ. Phấn đấu mỗi cán bộ bảo hiểm xã hội của TP Hải Dương là một tuyên truyền viên vì hơn ai hết họ hiểu rõ mục đích, bản chất, tác dụng và cách thức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội . Hiệu quả của tuyên truyền phải được đánh giá bởi mức độ ảnh hưởng thay đổi nhận thức, thái độ của đối tượng tham gia theo mục đích đã định, số lượng đối tượng được tuyên truyền, chi phí cho tuyên truyền. 6. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn bằng các biện pháp tổ chức đào tạo và đào tạo lại, khuyến khích cán bộ học hỏi tìm tòi thực tiễn. Định kỳ hàng quý nên có hoạt động đánh giá, nhận xét, cho điểm công việc của từng cán bộ để rút kinh nghiệm cho những quý tiếp theo. Có chế độ khuyến khích không những về mặt tinh thần và cả về mặt vật chất đối với những đơn vị và cá nhân hoàn thành, hoàn thành vượt mức kế hoạch thu BHXH cũng như thực hiện tốt công tác chi BHXH theo kế hoạch được giao. Kiên quyết xoá bỏ tác phong làm việc hành chính sự vụ xây dựng tác phong phục vụ cho mỗi cán bộ công nhân viên. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đối chiếu với đơn vị sử dụng lao động theo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời không để trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc chưa được tham gia BHXH, đối tượng tham gia BHYT bắt buộc không được hưởng quyền lợi về BHYT. Kết luận Bảo hiểm xã hội là một nhu cầu cần thiết và khách quan của người lao động nói chung ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy nó đã trở thành một trong những quyền về con người và được Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua trong tuyên ngôn về nhân quyền ngày 10/12/1948. BHXH ngày nay là một trong những chính sách xã hội lớn của quốc gia, chính sách này thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý Nhà nước. Việc phân tích tình hình thu và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thu BHXH của đề tài đã khẳng định được vai trò của chính sách BHXH. Để hoàn thiện công tác thu hiện nay đề tài đã đưa ra một số vấn đề cơ bản. Để thực hiện vấn đề đó được tốt hơn cần thiết phải làm công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, đồng thời cần sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành liên quan, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động BHXH, công tác thu và tăng cường hiệu quả thu BHXH, góp phần ổn định và phát triển quỹ BHXH , ổn định kinh tế xã hội, trật tự và an toàn xã hội . Qua quá trình thực hiện đề tài này, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thái Bá Cẩn và các cô chú trong phòng thu BHXH thành phố Hải Dương. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ bản thân và thời gian có hạn nên bài luận văn còn có những thiếu xót nhất định. Kính mong được sự cảm thông và góp ý từ phía các thầy cô để luận văn em được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc13283.DOC
Tài liệu liên quan