Tài liệu Đề tài Thông báo bốn bệnh nhân sán máng và xác định loài sán máng Schistosoma Hematobium ở Việt Nam bằng hình thái học và sinh học phân tử - Nguyễn Văn Đề: 150 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
THÔNG BÁO BỐN BỆNH NHÂN SÁN MÁNG VÀ XÁC ĐỊNH
LOÀI SÁN MÁNG Schistosoma hematobium Ở VIỆT NAM BẰNG
HÌNH THÁI HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ
Nguyễn Văn Đề1, Lê Văn Duyệt2, Phạm Ngọc Minh1, Radsapho Boua Saykham3
1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Nhiệt đới quốc gia; 3Bộ Y tế Lào
Sán máng Schistosoma ký sinh trong tĩnh mạch cửa gây tổn thương hệ tiêu hóa, gan, lách hoặc tĩnh
mạch bàng quang gây tổn thương hệ tiết niệu. Angola là vùng dịch tễ của sán máng Schistosoma hemato-
bium gây tổn thương hệ tiết niệu trong đó có bàng quang. Bốn bệnh nhân nhiễm sán máng Schistosoma
hematobium từ Angola về Việt Nam đều có triệu chứng đái máu, trong đó có 1 bệnh nhân bị chẩn đoán
nhầm với ung thư và bị cắt bỏ bàng quang. Trứng sán thu thập từ nước tiểu 4 bệnh nhân được xác định là
loài Schistosoma hematobium bằng phương pháp hình thái học và sinh học phân tử. Đây là những bệnh
nhân sán máng lần đầu tiên được thông báo ở Việt Nam.
...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thông báo bốn bệnh nhân sán máng và xác định loài sán máng Schistosoma Hematobium ở Việt Nam bằng hình thái học và sinh học phân tử - Nguyễn Văn Đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
150 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
THÔNG BÁO BỐN BỆNH NHÂN SÁN MÁNG VÀ XÁC ĐỊNH
LOÀI SÁN MÁNG Schistosoma hematobium Ở VIỆT NAM BẰNG
HÌNH THÁI HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ
Nguyễn Văn Đề1, Lê Văn Duyệt2, Phạm Ngọc Minh1, Radsapho Boua Saykham3
1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Nhiệt đới quốc gia; 3Bộ Y tế Lào
Sán máng Schistosoma ký sinh trong tĩnh mạch cửa gây tổn thương hệ tiêu hóa, gan, lách hoặc tĩnh
mạch bàng quang gây tổn thương hệ tiết niệu. Angola là vùng dịch tễ của sán máng Schistosoma hemato-
bium gây tổn thương hệ tiết niệu trong đó có bàng quang. Bốn bệnh nhân nhiễm sán máng Schistosoma
hematobium từ Angola về Việt Nam đều có triệu chứng đái máu, trong đó có 1 bệnh nhân bị chẩn đoán
nhầm với ung thư và bị cắt bỏ bàng quang. Trứng sán thu thập từ nước tiểu 4 bệnh nhân được xác định là
loài Schistosoma hematobium bằng phương pháp hình thái học và sinh học phân tử. Đây là những bệnh
nhân sán máng lần đầu tiên được thông báo ở Việt Nam.
Từ khóa: Đái máu, sán máng, Schistosoma hematobium
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sán máng Schistosoma ký sinh trong tĩnh
mạch, chúng đẻ trứng và những trứng này
xuyên vào ruột (đối với các loài ký sinh ở tĩnh
mạch cửa) để ra ngoài môi trường theo phân
hoặc chui vào bàng quang (đối với loài ký sinh
ở tĩnh mạch bàng quang) để theo nước tiểu ra
ngoài. Trứng sán máng xuống nước nở ấu
trùng lông rồi xâm nhập vào ốc thích hợp để
phát triển thành ấu trùng đuôi chẽ, ấu trùng
này xâm nhập vào người qua da khi người
tiếp xúc với nước [1].
Bệnh sán máng (Schistosomiasis) đã được
biết đến từ lâu qua việc phát hiện các trứng
sán máng đã bị vôi hóa trong xương chậu của
xác ướp người Ai Cập. Trong số 19 loài sán
máng thuộc giống Schistosoma có 6 loài được
xác định là gây bệnh ở người như Schisto-
soma hematobium chủ yếu ký sinh trong tĩnh
mạch bàng quang gây tổn thương ở bàng
quang; S. japonicum, S. mekongi, S. intercala-
tum, S. malayensisvà S. mansoni chủ yếu ký
sinh ở tĩnh mạch cửa và gây tổn thương ở hệ
thống gan - mật, lách, ruột [1; 2].
Bệnh sán máng lưu hành ở 78 nước trên
thế giới, trong đó 52 nước có bệnh sán máng
lưu hành nặng và vừa với trên 200 triệu người
mắc bệnh và có khoảng 20.000.000 người
chết hàng năm do bệnh sán máng. Có 61,6
triệu người điều trị sán máng và 258 triệu
người được điều trị dự phòng sán máng năm
2014 [2]. Đặc biệt các nước có chung đường
biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Lào
và Campuchia đều có bệnh sán máng lưu
hành cao. Tại Trung Quốc, lưu hành sán
máng S.japonicum với 900.000 người nhiễm,
ở Lào lưu hành sán máng S. mekongi với tỉ lệ
nhiễm ở vùng đảo Khong là 14% và ở
Campuchia lưu hành sán máng S. mekongi
với tỉ lệ nhiễm ở Kratie là 11,2% [3 - 5].
Ở Việt Nam chưa có thông báo bệnh sán
máng ở người, nhưng đã xác định có ốc
Tricular aperta, Oncomelania và ốc Manillgila
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Đề, Bộ môn Ký Sinh trùng,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: ngvdeyhn@gmail.com
Ngày nhận: 08/10/2018
Ngày được chấp thuận: 10/12/2018
TCNCYH 117 (1) - 2019 151
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
spp là trung gian truyền bệnh sán máng tương
tự như loài ốc ở Lào, Campuchia và Trung
Quốc [6; 7;]. Tuy vậy, chúng ta cần đề phòng
những ca bệnh ngoại lai như bốn trường hợp
trong bài báo này từ Angola vào Việt Nam.
Công bố này nhằm mục tiêu mô tả triệu
chứng chính và định danh loài sán máng S.
haematobium để cảnh báo cho các bác sĩ lâm
sàng và dịch tễ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Bốn bệnh nhân làm việc từ Angola trở về
Việt Nam năm 2014 - 2015 bao gồm hai ở Hải
Dương và hai ở Nghệ An.
2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Bộ môn Ký
sinh trùng, thời gian tháng 6 năm 2016.
3. Phương pháp
- Lập bệnh án và mô tả ca bệnh với triệu
chứng lâm sàng chính.
- Xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm
nước tiểu tìm trứng sán máng theo phương
pháp ly tâm lắng cặn.
- Chụp ảnh trứng sán qua kính hiển vi và
đo kích thước bằng vi mét thị kính.
- Định danh loài sán bằng hình thái học và
sinh học phân tử sử dụng chỉ thị di truyền gen
cytochrome C oxidase subunit 1 (cox1) thuộc
hệ gen ty thể.
Sinh học phân tử theo quy trình kỹ thuật
PCR bao gồm tách chiết DNA tổng số, chọn
mồi đặc hiệu (primer), chạy PCR theo quy
trình, giải trình tự gen, so sánh các chuỗi gen
chuẩn trong GenBank và xác định tỷ lệ tương
đồng nucleotide giữa chủng sán máng trong
nghiên cứu với các chủng thế giới sử dụng
phần mềm ATGC 7.02 và Clustal W. Xác định
vị trí trong cây phả hệ của sán máng trong
nghiên cứuvới các chủng sán máng khác
trong GenBank sử dụng phần mềm MEGA
6.1.
4. Đạo đức nghiên cứu
Các bệnh nhân đều đồng ý tham gia nghiên
cứu và đảm bảo bí mật cá nhân cho họ.
III. KẾT QUẢ
1. Mô tả 4 bệnh nhân
Bốn bệnh nhân đều là nam giới, bệnh nhân
thứ nhất 30 tuổi và bệnh nhân thứ hai 49 tuổi
quê ở xã Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An.
Bệnh nhân thứ ba 43 tuổi quê ở xã Quang
Minh, Gia Lộc, Hải Dương. Bệnh nhân thứ tư
27 tuổi ở xã Cổ Thành, Chí Linh, Hải Dương.
Cả 4 bệnh nhân đều lao động ở Angola năm
2015 và cùng đánh bắt cá vào ngày nghỉ cuối
tuần. Đầu năm 2016 về Việt Nam đều có triệu
chứng đái ra máu và đau tức vùng hạ vị.
Số thứ tự
bệnh nhân Đái ra máu Đau tức hạ vị Eo tăng
Trứng sán
trong nước tiểu
Chẩn đoán K
bang quang
1 + + + + -
2 + + + + -
3 + + + + +
4 + + + + -
* Eo = Bạch cầu ái toan; C/đoán K bq = chẩn đoán ung thư bàng quang.
152 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Trong số 4 bệnh nhân đều có đái ra máu, đau tức hạ vị, bạch cầu ái toan tăng cao và tìm thấy
trứng sán trong nước tiểu; trong đó có một bệnh nhân (bệnh nhân thứ 3) vào bệnh viện K được
chẩn đoán ung thư bàng quang và mổ cắt bàng quang, sau đó mới đến chuyên gia Ký sinh trùng
tìm được trứng sán máng trong nước tiểu. Tất cả đều được điều trị khỏi bằng thuốc praziquantel.
2. Định loại ký sinh trùng
- Định loại bằng hình thái học: Trứng sán có kích thước165 x 65 mcm, có gai ở cuối và chứa
ấu trùng (miracidium) bên trong. Đây là hình thái của trứng sán máng Schistosoma hematobium
(hình 1).
Hình 1. Trứng sán máng Schistosoma hematobiumthu thập từ 4 bệnh nhân (1 - 4)
Định loại bằng sinh học phân tử
Bảng 1. Giải trình tự đoạn gen cytochrome C oxidase subunit 1 (cox1) của loài Schisto-
soma Việt Nam* so sánh với chuỗi gen Schistosoma haematobium trong GenBank
SchiVN Vietnam Người 180 bp Schistosoma haematobium - NC này
Schi1 Gabon - 180 bp Schistosoma haematobium KT354659 Mone et al, 2015
Schi2 Gabon - 180 bp Schistosoma haematobium KT354660 Mone et al, 2015
Schi3 Benin - 180 bp Schistosoma haematobium KT354661 Mone et al, 2013
Schi4 Kenya - 180 bp Schistosoma haematobium JQ397386 Webster et al, 2012
Schi5 South Africa - 180 bp Schistosoma haematobium JQ397397 Webster et al, 2012
Schi6 Mauritius - 180 bp Schistosoma haematobium JQ397398 Webster et al, 2013
Schi7 Tanzania - 180 bp Schistosoma haematobium GU257354 Webster et al, 2013
Schi8 Tanzania - 180 bp Schistosoma haematobium GU257355 Webster et al, 2009
Ghi chú: * Kết quả nghiên cứu này.
TCNCYH 117 (1) - 2019 153
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Tỷ lệ tương đồng về nucleotide của gen cox1 Schistosoma Việt Nam
so với Schistosoma haematobium trong GenBank
SchiVN là Schistosoma Việt Nam; Schi1, Schi2, là Schistosoma haematobium Gabon
(GenBank số: KT354659 và KT354660); Schi3 là Schistosoma haematobium Benin (GeneBank
số: KT354661), Schi4 là Schistosoma haematobium Kenya (GeneBank số: JQ397386), Schi5 là
Schistosoma haematobiumNam Phi (GeneBank number: JQ397397), Schi6 là Schistosoma
haematobium Mauritius (GeneBank số: JQ397398), và Schi7, Schi8 là Schistosoma haemato-
bium Tanzania (GeneBank số: GU257354, GU257355).
Tỷ lệ tương đồng nucleotide của sán máng Việt Nam so với chủng Schistosoma haematobium
quốc tế là 99%.
Hình2. So sánh 180 nucleotide của chuỗi gen cytochrome C oxidase subunit 1 (cox1)
Schistosoma Việt Nam (SchiVN) với các chuỗi gen S. haematobium khác
* S. haematobium từ Gabon (Schi1 và Schi2), từ Benin (Schi3), từ Kenya (Schi4), từ Nam Phi
(Schi 5), từ Mauritius (Schi6), từ Tanzania (Schi7 và Schi8). Các nucleotide giống với chủng Việt
Nam biểu thị bằng dấu chấm, nếu khác sẽ biểu thị bằng tên của nucleotide.
SchiVN Schi1 Schi2 Schi3 Schi4 Schi5 Schi6 Schi7 Schi8
SchiVN 99 99 99 99 99 99 99 99
Schi1 99 99 99 99 99 99 99 99
Schi2 99 99 99 99 99 99 99 99
Schi3 99 99 99 99 99 99 99 99
Schi4 99 99 99 99 99 99 99 99
Schi5 99 99 99 99 99 99 99 99
Schi6 99 99 99 99 99 99 99 99
Schi7 99 99 99 99 99 99 99 99
Schi8 99 99 99 99 99 99 99 99
154 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Hình 3. Vị trí của Schistosoma haematobium Việt Nam trong cây phả hệ so với các loài
sán máng khác trong GenBank sử dụng Neighbor-Joining (NJ) với MEGA5.4
(Tamura et al., 2004)
* SchiVN = Schistosoma Việt Nam; S. haematobium khác (GenBank số: KT354659,
KT354660, KT354661, JQ397386, JQ397397, JQ397398, GU257354, GU257355). Schistosoma
japonicum từTrung Quốc (GenBank số: AM689521.1, AM689522.1, AM689523.1, AM689524.1,
JQ004397.1, JQ004398.1 và U22161.1), Schistosoma mansoni từ Ghana (GenBank số:
AY896636.1, AY896640.1, AY896643.1, AY896645.1, AY896651.1, AY896652.1, và
AY896653.1). Schistosoma rodhaini từ Kenya (GenBank số: AY446142.1 và AY446143.1). Schis-
tosoma sinensium từ Trung Quốc (GenBank số: AY090786.1). Schistosoma intercalatum
(GenBank số: AJ519515.1, AJ519519.1, và U22160.1). Schistosoma guineensis từ Cameroon
TCNCYH 117 (1) - 2019 155
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
(GenBank số: AJ519517.1, AJ519522.1 và AJ519523.1). Schistosoma adwardiense từ Uganda
(GenBank số: AY197347.1). Schistosoma hippopotami từ Uganda (GenBank số: AY197346.1).
Trong cây phả hệ, sán máng trong nghiên cứu nằm cùng nhóm với Schistosoma haemato-
bium thế giới.
IV. BÀN LUẬN
Cả 4 bệnh nhân sán máng schistosomiasis
được công bố trong bài báo này đều nhiễm
sán máng Schistosoma hematobium từ An-
gola do tiếp xúc với nước có mầm bệnh khi
đánh bắt cá và sau đó trở về Việt Nam mới
phát bệnh (biểu hiện triệu chứng lâm sàng).
Schistosomiasis gây bệnh bởi Schistosoma
hematobium là bệnh ký sinh trùng lưu hành
nặng ở Angola. Đây là bệnh gây tổn thương
nặng nề hệ tiết niệu, đặc biệt là bàng quang.
Nghiên cứu của Monica và cộng sự cho thấy
điều tra 300 người tuổi từ 15 đến 75 trong
năm 2017 - 2018 cho thấy tỷ lệ nhiễm sán
máng S. haematobium 71,7% (215/300). Triệu
chứng chủ yếu bao gồm chứng đái khó
(91,2%), đau vùng hạ vị (88,7 %) và đái ra
máu (87,1%). Schistosoma haematobium là
bệnh ký sinh trùng phổ biến với hơn 100 triệu
người mắc, đặc biệt tại các nước đang phát
triển, chúng gây bệnh ở đường tiết niệu và có
liên quan đến ung thư bàng quang [8; 9].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả 4 bệnh
nhân đều có tức vùng hạ vị và đái ra máu, đặc
biệt đều có trứng sán máng trong nước tiểu và
bạch cầu ái toan tăng cao, trong đó có 1 bệnh
nhân chẩn đoán ung thư bàng quang và cắt
bỏ bàng quang (đây là vấn đề cần lưu ý).
Trứng sán máng được thu thập từ 4 bệnh
nhân đã được xác định bằng hình thái học
(hình 1) và thẩm định bằng sinh học phân tử
làSchistosoma haematobium. Chỉ thị di truyền
sử dụng là cox1 (cytochrome C oxidase sub-
unit 1) so sánh chủng Việt Nam với các chủng
chuẩn trong GenBank (bảng 1, 2) và kết quả
cho thấy có 99% nucleotide tương đồng (bảng
2, hình 2). Như vậy, loài sán máng trong
nghiên cứu này là Schistosoma haematobium.
Trong cây phả hệ (hình 2) cho thấy rất rõ vị trí
của Schistosoma haematobium Việt Nam.
V. KẾT LUẬN
Bốn bệnh nhân sán máng do Schistosoma
haematobium gây nên là những trường hợp
bệnh ngoại lai từ Angola và đây cũng là bệnh
sán máng được xác định đầu tiên ở Việt Nam.
Triệu chứng chủ yếu là tức hạ vị và đái ra
máu, có trứng sán trong nước tiểu và bạch
cầu ái toan tăng cao. Trứng sán được xác
định là loài bằng hình thái học và sinh học
phân tử. Một trong 4 bệnh nhân chẩn đoán là
ung thư bàng quang và mổ cắt bàng quang.
Lời cám ơn
Kết quả nghiên cứu có sự tài trợ của Quỹ
phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia
(Nafosted) đề tài mã số 108-05-2017.301.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CDC (2017). Schistosomiasis infec-
tion.https://www.cdc.gov/dpdx/schistosomiasis/
index.html
2. WHO (2016). Fact Sheet Updated Feb-
ruary 2016.
3. Attwood SW (2004). Schistosomes in
the Me Kong river of Cambodia: the detection
of Schistosoma mekongi in a natural popula-
tion of snails and observations on the interme-
156 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
diate host's distribution. Ann Trop Med Parasi-
tol, 3, 221 - 300.
4. Attwood SW, Fatih FA, Upatham ES
(2008). DNA-sequence variation among Schis-
tosoma mekongi populations and related taxa;
phylogeography and the current distribution of
Asian schistosomiasis. PLoS Negl Trop Dis, 2
(3): e200.
5. Mark Hofstetter (1981). Infection with
Schistosoma mekongi in Southeast Asian
Refugees. Journals Medicine The Journal of
Infectious Diseases, 144(5), 44 - 46.
6. Đặng Tuấn Đat (2001). Bước đầu điều
tra bệnh sán máng (Schistosomiasis) ở Tây
Nguyên. Tạp chí Y học Dự phòng, 4, 30 - 34.
7. Nguyễn Văn Đề (2000). Thông báo
bước đầu về một số loài ốc tại các điểm điều
tra sán máng ở Việt Nam. Thông tin phòng,
chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng-
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, 1, 73 - 75.
8. Botelho MC., Figueiredo J., Alves H
(2015). Bladder cancer and urinary Schisto-
somiasis in Angola. J Nephrol Res, 1(1), 22 -
24.
9. Birgitte Bruun Jens Aagaard-Hansen
(2008). The social context of schistosomiasis
and its control. World Health Organization,
2008ISBN9241597186, 9789241597180: 39.
Summary
REPORT FOUR SCHISTOSOMIASIS PATIENTS AND IDENTIFICATION
SPECIES OF Schistosoma hematobium IN VIETNAM
BY MORPHOLOGY AND MOLECULAR METHODS
Schistosoma lives as a parasite in the portal vein, causing intestinal, liver and spleen issues;it
also can live in the vein of the urinary bladder causing lesions of the urinary system. Angola is an
endemic area of Schistosoma haematobium, which causes lesions of the urinary system, includ-
ing the urinary bladder. Four Vietnamese patients infected with Schistosoma haematobium in An-
gola returned to Vietnam. All of the patients felt strange , reportedcystalgia and haematuria, and
one of them was subsequently diagnosed with urinary bladder cancer. In this case,surgery was
necessary to remove the cancer. Eggs obtained from the urine of these four patients were identi-
fied as Schistosoma haematobium by morphology and molecular methods. These patients were
the first reported cases of Schistosoma in Vietnam.
Key words: Hematuria, Schistosoma, Schistosoma haematobium
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_thong_bao_bon_benh_nhan_san_mang_va_xac_dinh_loai_san.pdf