Tài liệu Đề tài Thiết kế xưởng: LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội chúng ta ngày càng phát triển ,sự phát triển đó kéo theo những nhu cầu thiết yếu của con người tăng lên .Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu về giao thông -vận tải .Trong thời đại ngày nay ,ngành giao thông vận tải là một nghành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ,và ô tô là phương tiện quan trọng .Yêu cầu đặt ra là phải có những ô tô vận chuyển hàng hóa tốt ,nhanh chóng và an toàn .Để đảm bảo cho sự vận hành liên tục cho xe thì chúng ta phải có những quy định
Xuất phát từ những yêu cầu đó ,yêu cầu cần phải có nhưng thiết bị kiểm định ra đời ,kèm theo sự can thiệp của nhà nước trong vấn đề kiểm định xe nhằm đảm bảo cho xe có thể đạt các điều kiện vận hành tốt nhất .kiểm định nhằm phân loại đồng thời kiểm định chất lượng của xe cơ giới ,loại bỏ các xe củ nát nhằm đảm bảo lưu hành an toàn cho người ,tránh tai nạn đáng tiếc .Góp phần không nhỏ vào đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ ,góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tai nạn giao thông ,giảm đi thiệt hại v...
51 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thiết kế xưởng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội chúng ta ngày càng phát triển ,sự phát triển đó kéo theo những nhu cầu thiết yếu của con người tăng lên .Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu về giao thông -vận tải .Trong thời đại ngày nay ,ngành giao thông vận tải là một nghành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ,và ô tô là phương tiện quan trọng .Yêu cầu đặt ra là phải có những ô tô vận chuyển hàng hóa tốt ,nhanh chóng và an toàn .Để đảm bảo cho sự vận hành liên tục cho xe thì chúng ta phải có những quy định
Xuất phát từ những yêu cầu đó ,yêu cầu cần phải có nhưng thiết bị kiểm định ra đời ,kèm theo sự can thiệp của nhà nước trong vấn đề kiểm định xe nhằm đảm bảo cho xe có thể đạt các điều kiện vận hành tốt nhất .kiểm định nhằm phân loại đồng thời kiểm định chất lượng của xe cơ giới ,loại bỏ các xe củ nát nhằm đảm bảo lưu hành an toàn cho người ,tránh tai nạn đáng tiếc .Góp phần không nhỏ vào đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ ,góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tai nạn giao thông ,giảm đi thiệt hại và nỗi đau cho toàn xã hội. Muốn vậy chúng ta phải có cơ sở mặt bằng phù hợp ,trang thiết bị hiện đại ,có như vậy chúng ta mới đảm bảo được những yêu cầu trên .
Trên cơ sở của môn học “ thiết kế xưởng” ,và quá trình tham khảo các trạm kiểm định trong quá trình thực tế ,và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy PHẠM VIỆT THÀNH đã giúp em hoàn thành bài tập này .Trong quá trình thiết kế không tránh khỏi thiếu sót nhất định ,mong được sự giúp đở của thầy để đề tài của em được hoàn thành
Em xin chân thành cảm ơn .
Bài tập lớn
Môn : Thiết kế xưởng
Để tài : Thiết kế trạm đăng kiểm ôtô
Thực hiện : Nhóm 1 lớp CN ÔTÔ 2-K2 : - Nguyễn Văn Chiến
Lưu Văn Chiến
Nguyễn Mạnh Cường
Tô Công Chung
Đinh Văn Chung
Nguyễn Văn Chí
Hà Đình Anh
Nguyễn Sỹ Anh
Trương Công Biên
CÁC NỘI DUNG CHÍNH :
Mục lục
Lời nói đầu ………………………………………………………………………
Chương 1 : Tổng quan về đề tài
Khái niệm về kiểm định
Thực trạng công tác KĐKT PTVT ô tô ở nước ta
Quy định đăng kiểm đối với trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
A.Quy định chung
B.cơ sở vật chất kĩ thuật
C.thiết bị thông tin ,lưu trữ và truyền số liệu
D.Nhân lực của trung tâm
1.4 Các thiết bị chuyên dùng trong dây chuyền kiểm định
1.5 Quy trình kiểm đinh
1.6 Mức thu phí kiểm định do nhà nước kiểm định
1.7 Tầm quan trọng của việc xậy dựng một quy trình kiểm định hợp lí
1.8 Xây dựng quy trình kiểm đinh ATKT và BMVT với xe cơ giới
1.8.1 Các hạng mục kiểm tra
1.kiểm tra nhận dạng
2.động cơ và hệ thống liên quan
3.Bánh xe
4.Hệ thống phanh
5.Hệ thống lái
6.hệ thống truyền lực
7.Hệ thống treo
8.Hệ thống chiếu sáng,tín hiệu
9.Khung võ
10.Kiểm tra về bảo vệ môi trường
1.8.2 Quy trình kiểm định ATKT và BMVT với xe cơ giới
1.8.2.1 thực hiện thủ tục kiểm định
1.8.2.2 Nội dung quy trình kiểm định ATKT và BMVT
Chương 2 : Thiết kế mặt bằng trạm
2.1 Lựa chọn mặt bằng
2.1.1 Yêu cầu chung khi chọn mặt bằng thiết kế trạm đăng kiểm
2.1.2 các phương án bố trí mặt bằng trạm đăng kiểm
2.2 Các thiết bị lắp đặt cho dây chuyền
2.3 Phương án bố trí thiết bị trong dây chuyền kiểm tra
2.3.1 Dây chuyền kiểm tra xe lớn
2.3.1.1 Tính năng của dây chuyền
2.3.1.2 Kích thước chính của dây chuyền
2.3.1.3 Công suất của dây chuyền
2.3.2 Dây chuyền kiểm tra xe con
2.3.1.1 tính năng của dây chuyền
2.3.1.2 kích thước chính của dây chuyền
2.3.1.3 công suất thiết kế của dây chuyền
Chương 3 Tư liệu máy kiểm định
Chương I Tổng quan về đề tài
KHÁI NIỆM VỀ KIỂM ĐỊNH.
Kiểm định hay kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là tiến hành kiểm tra đánh giá trạng thái kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe theo tiêu chuẩn và qui định hiện hành để chứng nhận phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đủ điều kiện tham gia giao thông đường bộ .
Mục đích của KĐKT PTCGĐB là nhằm giám sát, chỉ định cho các phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông phải thường xuyên đảm bảo thực hiện duy trì các chỉ tiêu kỹ thuật nằm trong pham vi an toàn cho phép.
Bản chất của công tác KĐKT PTCGĐB khác với công tác bảo dưỡng kỹ thuật là KĐKT PTCGĐB thực chất là một công việc chẩn đoán nhanh không tháo nhằm đánh giá trạng thái kỹ thuật của các bộ phận liên quan đến an toàn chuyển động và bảo vệ môi trường.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KĐKT PTVT Ô TÔ Ở NƯỚC TA.
Vài năm gần đây công tác KĐKT PTVT ô tô ở Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể. Cụ thể là chóng ta đã triển khai xây dựng được một mạng lưới tram kiểm định rộng khắp trên cả nước, ổn định về tổ chức, nhân sự ... Đảm bảo việc thực hiện kiểm tra đánh giá trạng thái kỹ thuật, cho phép phương tiện được tham gia giao thông.
Tuy nhiên hệ thống văn bản pháp quy về đăng kiểm mới chỉ chủ yếu là áp dụng của các nước trên thế giới mà chưa có sự xây dựng thống nhất từ thực tế khách quan, cụ thể ở Việt Nam
Nội dung và chu kó kiểm định hiện nay mà chóng ta đang áp dụng còng mới chỉ dựa trên cơ sở tài liệu tham khảo của nước ngoài chứ thực chất ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu triệt để về vấn đề này để xác đình nội dung và lập ra một quy trình kiểm định hoàn chỉnh hợp lý cho từng hệ thống, tổng thành trên PTCGĐB, trong điều kiện khai thác cụ thể ở Việt Nam.
Quy định điều kiện đối với trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
A . QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực của Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, hoạt động của các Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Trung tâm).
B . CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
Điều 3. Địa điểm Trung tâm Địa điểm xây dựng Trung tâm phải phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thuận tiện cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là xe cơ giới) ra, vào kiểm định.
Điều 4. Diện tích xây dựng Trung tâm
1. Diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra theo quy định sau đây:
Diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra có một dây chuyền (m2)
Kích thước tối thiểu lắp đặt dây chuyền dài x rộng (m)
Loại dây chuyền kiểm định
180
30 x 6
Dây chuyền kiểm định xe có tải trọng trục đến 2.000 kG
264
40 x 6,6
Dây chuyền kiểm định xe có tải trọng trục đến 13.000 kG
Đối với Trung tâm có nhiều dây chuyền kiểm định, xưởng kiểm tra phải có diện tích tối thiểu cho mỗi dây chuyền theo bảng trên.
2. Diện tích bãi đỗ xe và đường ra, vào kiểm định của Trung tâm có một dây chuyền kiểm định tối thiểu bằng 5,5 lần diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra tương ứng. Trường hợp Trung tâm có nhiều dây chuyền kiểm định thì kể từ dây chuyền thứ hai trở đi, diện tích bãi đỗ xe và đường ra vào phải tăng thêm 1,5 lần so với diện tích tương ứng của dây chuyền đầu tiên.
3. Diện tớch nhà văn phũng tối thiểu là 90 m2.
Điều 5. Yêu cầu về nhà, xưởng và bãi đỗ xe
1. Mặt bằng Trung tâm phải có hệ thống thoát nước bảo đảm Trung tâm không bị ngập óng.
2. Xưởng kiểm tra phải có hệ thống hút khí thải, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra, chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành. Đối với xưởng kiểm tra lắp dây chuyền thiết bị kiểm tra xe có tải trọng trục đến 13.000 kG, chiều cao thông xe không thấp hơn 4,5 mét.
3. Nhà văn phòng phải bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch.
4. Hệ thống đường cho xe cơ giới ra, vào tối thiểu phải bảo đảm theo quy định đối với đường bộ cấp 2 đồng bằng, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 03 mét và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12 mét để bảo đảm cho phương tiện ra vào thuận tiện.
5. Bãi đỗ xe phải bảo đảm theo quy định đối với đường cấp III đồng bằng của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 4054 - Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.
Điều 6. Thiết bị kiểm định
1. Kiểu loại thiết bị kiểm tra bố trí trong dây chuyền kiểm định phải được cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định phê duyệt nhằm bảo đảm tính thống nhất trong toàn mạng lưới Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên toàn quốc.
2. Trang bị cho một dây chuyền kiểm định tối thiểu phải có các thiết bị kiểm tra sau đây:
- Thiết bị kiểm tra phanh;
- Thiết bị cân trọng lượng;
- Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe có cảm biến ghi nhận kết quả chỉ khi có phương tiện vào và ra khỏi thiết bị;
- Thiết bị phân tích khí xả;
- Thiết bị đo độ khói;
- Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi;
- Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước;
- Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm;
- Cầu nâng xe phục vụ cho việc kiểm tra khônggầm và các bộ phận bên dưới thân xe. Trường hợp không sử dụng cầu nâng thì có thể thay thế bằng hầm kiểm tra gầm ô tô.
Kích thước hầm kiểm tra xe có tải trọng trục đến 2.000 kG có chiều dài 6.000 mm, chiều rộng 600 mm và chiều sâu tối thiểu 1.300 mm; Kích thước hầm kiểm tra xe có tải trọng trục đến 13.000 kG: chiều dài 12.000 mm, chiều rộng 750 mm và chiều sâu tối thiểu 1.200 mm. Vị trí của hầm phù hợp với thiết kế của dây chuyền kiểm tra, lối lên xuống phải thuận tiện và có lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Hầm phải có đủ ánh sáng, có dụng cụ kê kích để có thể thay đổi khoảng cách giữa đăng kiểm viên và gầm xe.
3. Thiết bị kiểm tra trong dây chuyền phải có chương trình điều khiển thống nhất có chức năng điều khiển quá trình hoạt động của thiết bị theo quy trình kiểm định, cài đặt được các tiêu chuẩn đánh giá, thiết lập trình tự kiểm định tuó thuộc vào phương án bố trí thiết bị kiểm định; cơ sở dữ liệu của chương trình phải được bảo mật và kết nối được với chương trình quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định.
4. Đối với Trung tâm có nhiều dây chuyền, tối thiểu phải trang bị 01 thiết bị đo độ ồn phương tiện.
5. Khuyến khích trang bị máy phát điện để cung cấp điện cho các thiết bị kiểm tra khi có sự cố về điện.
Điều 7. Dụng cụ kiểm tra trong dây chuyền kiểm định Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu các dụng cụ sau đây:
1. Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp;
2. Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp còn lại;
3. Đèn soi;
4. Bãia chuyên dùng kiểm tra;
5. Thước đo chiều dài;
6. Kích nâng phù hợp với loại phương tiện kiểm định.
C . THIẾT BỊ THÔNG TIN, LƯU TRỮ VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU
Điều 8. Thiết bị thông tin, lưu trữ và truyền số liệu 1. Tại các vị trí kiểm định phải có thiết bị để nhập, lưu trữ và truyền số liệu kết quả kiểm tra. Các thiết bị phải được nối mạng nội bộ để bảo đảm việc lưu trữ và truyền số liệu. 2. Máy chủ của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải được nối mạng với máy chủ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định để thường xuyên truyền, báo cáo số liệu kiểm định.
Điều 9. Các trang thiết bị khác của Trung tâm Ngoài các thiết bị, dụng cụ quy định tại các phần trên, Trung tâm phải có các trang thiết bị sau đây:
1. Máy điện thoại; 2. Máy Fax; 3. Máy photocopy; 4. Máy tính văn phòng; 5. Máy in; 6. Camera quan sát và chụp ảnh phương tiện vào kiểm định; thiết bị này phải nối vào mạng LAN của Trung tâm, có hiển thị thời gian chụp trên ảnh và truyền hình ảnh trực tiếp ra phòng chờ của người đưa xe đến kiểm định; 7. Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; 8. Các bảng, biểu niêm yết công khai về phí, lệ phí kiểm định, nội quy của Trung tâm và các quy định khác.
D . NHÂN LỰC CỦA TRUNG TÂM
Điều 10. Các chức danh làm việc tại Trung tâm
1. Các chức danh làm việc tại Trung tâm bao gồm:
a) Giám đốc, Phó Giám đốc;
b) Phụ trách dây chuyền;
c) Đăng kiểm viên các hạng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định;
d) Nhân viên nghiệp vụ gồm kế toán, thủ quỹ, nhân viên hồ sơ, nhân viên máy tính.
2. Số lượng Đăng kiểm viên của một Trung tâm phụ thuộc vào số lượng dây chuyền và năng suất kiểm định do cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định quy định, nhưng tối thiểu như sau:
Lưu lượng bình quân/năm vào kiểm định
Số dây chuyền kiểm tra của Trung tâm
Số lượng đăng kiểm viên tối thiểu
Đến 6.000
1
3
Trên 6.000 đến 12.000
1
5
Trên 12.000 đến 24.000
2
7
Trên 24.000 đến 30.000
2
9
Trên 30.000 đến 36.000
3
11
Trên 36.000 đến 42.000
3
13
Trên 42.000 đến 48.000
4
15
Trên 48.000 đến 54.000
4
17
Trên 54.000 đến 60.000
5
21
Trên 60.000 đến 66.000
5
23
Riêng đối với Trung tâm chỉ có 01 dây chuyền kiểm tra tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, có lưu lượng phương tiện bình quân/năm vào kiểm định thấp, số lượng đăng kiểm viên tối thiểu được quy định trên cơ sở thống nhất giữa cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định và Sở Giao thông vận tải địa phương nhưng không ít hơn 2/3 số lượng đăng kiểm viên tối thiểu được quy định ở trên.
Điều 11. Tiêu chuẩn các chức danh làm việc tại Trung tâm
1. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là đăng kiểm viên có kinh nghiệm kiểm định tối thiểu 03 năm. Khi bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc phải có thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định.
2. Phụ trách dây chuyền phải là đăng kiểm viên có kinh nghiệm kiểm định tối thiểu 02 năm.
3. Đăng kiểm viên xe cơ giới phải được Cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên.
4. Nhân viên nghiệp vụ phải được Cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm xe cơ giới.
5. Trong quá trình hoạt động kiểm định xe cơ giới, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ phải tham dự các khóa học bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
6. Cán bộ, nhân viên của Trung tâm phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động khi làm việc
1.4 CÁC THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG TRONG DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH
TT
Tên thiết bị
Mã thiết bị
Hãng SX
Nước SX
1
KT Trượt ngang
MSS8300 MSS6300 MINC MINC II
Beissbarth Beissbarth Maha Maha
Đức Đức Đức Đức
2
KT Phanh
MB8000 MB6000 IW2 IW4
Beissbarth Beissbarth Maha Maha
Đức Đức Đức Đức
3
KT cân
MB8000 MB6000 IW2, IW4 FWT1
Beissbarth Beissbarth Maha Maha
Ðức Ðức Ðức Đức
4
KT khí xả động cơ xăng
MHC 222; MGT5
Hermann Maha
Ðức Ðức
5
KT khí xả diezel
DO 285 MDO2
Hermann Maha
Ðức Ðức
6
KT đèn pha
HPA 4502B; PLA-20 ; LM5 LITE3, LITE12
Simples Luminoscope Maha
Italia Bỉ Đức
7
KT độ ồn
2400 2100
Quest Test, C - Noise
Mỹ Đài Loan
8
KT tốc độ
2001LKWP TPS1, TPS2
Semmler Maha
Đức Đức
9
Cầu nâng 2 trụ
R230 Sl-560
Istobal Chiaranglurn
Đức Đài Loan
10
Hỗ trợ kiểm tra gầm
PMS 101 KH1
Maha TTĐK Khánh Hoà
Đức Việt Nam
1.5 Qui trình kiểm định
1ĐẬU XE VÀO BÃI
- Đậu xe đúng nơi quy định theo sự hướng dẫn của bảo vệ.
2. LẤY SỐ THỨ TỰ
(Ngồi chờ gọi số thứ tự) Lấy số thứ tự như sau:
- Nhấn nút số 1, cho các loại xe:
+ Xe con;
+ Xe tải có tải trọng đến 1500Kg;
+ Xe khách đến 16 chỗ ngồi.
- Nhấn nút số 2, cho các loại xe:
+ Xe tải cẩu;
+ Xe tải có tải trọng trên 1500Kg;
+ Xe Khách trên 16 chỗ ngồi.
3. NỘP HỒ SƠ
(Nghe loa gọi số thứ tự) Các giấy tờ cần thiết khi kiểm định
1. Hồ sơ kiểm tra lần đầu để cấp sổ kiểm định gồm:
a) Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản chính Đăng ký xe ô tô, hoặc Giấy hẹn cấp Đăng ký xe đó có biển số, hoặc bản sao Đăng ký xe ôtô có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, hoặc xác nhận đang thuộc sở hữu của cơ quan cho thuê tài chính đối với xe cơ giới vào kiểm tra, các giấy tờ thên còn hiệu lực);
b) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; c) Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ôtô nhập khẩu hoặc Thông báo miễn kiểm tra chất lượng ôtô nhập khẩu (chỉ áp dụng với xe nhập khẩu);
d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo (chỉ áp dụng với xe cơ giới cải tạo);
e) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải (chỉ áp dụng với xe cơ giới có kinh doanh vận tải).
f) Hai bộ bản cà số khung, số máy.
2.Hồ sơ kiểm định lần tiếp theo gồm:
a) Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; c) Sổ kiểm định, Giấy chứng nhận và Tem kiểm định của lần kiểm định trước đó; d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo (chỉ áp dụng với xe cơ giới cải tạo);
e) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải (chỉ áp dụng với xe cơ giới có kinh doanh vận tải).
4. ĐƯA XE VÀO DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH
(Nghe loa gọi số thứ tự và số xe) Chủ xe hoặc Lái xe đưa xe vào đầu dây chuyền kiểm định, tại khu vực kiểm tra khí thải.
- Số thứ tự đầu số 1: Kiểm định dây chuyền số 1
- Số thứ tự đầu số 2: Kiểm định dây chuyền số 2 Sau khi giao xe xong Lái xe về cuối dây chuyền để nhận xe và kết quả kiểm định.
+ Phương tiện đạt: Lái xe ra ngoài bãi đậu xe, vào phũng chờ nhận kết quả và dán tem;
+ Phương tiện không đạt: Nhận Thông báo không đạt, lái xe đưa phương tiện đi khắc phục những hạn mục không đạt. Sau đó đưa lại thông báo Không đạt cho Đăng kiểm viên đầu dây chuyền để được đăng ký kiểm định lại.
5. DÁN TEM
Sau khi kiểm định phương tiện đạt, lái xe đưa xe ra bãi đậu, chờ nhân viên ra dán tem.
6. NHẬN HỒ SƠ
Vào phũng nhận hồ sơ. Giữ tem kiểm định cũ. Chờ nhân viên gọi biển số để nhận lại hồ sơ gồm:
+ Sổ chứng nhận có dán trang Giấy chứng nhận kiểm định;
+ Giấy đăng ký xe;
+ Giấy Bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
+ Hóa đơn GTGT
1.6 Mức thu phí kiểm định được nhà nước quy định
Cụ thể, mức phí kiểm định ôtô tải, rơ moóc, đầu kéo có tải trọng trên 20 tấn và các loại ôtô chuyên dùng, máy kéo là 400.000 đồng; loại từ 7 - 20 tấn là 250.000 đồng; ôtô tải có tải trọng trên 2 tấn đến 7 tấn là 230.000 đồng và dưới 2 tấn là 200.000 đồng; ôtô khách trên 40 ghế, xe buýt là 250.000 đồng, trên 25 ghế là 230.000 đồng và từ 10 - 24 ghế là 200.000 đồng; ôtô dưới 10 chỗ ngồi là 160.000 đồng.
Biểu phí kiểm định các phương tiện cải tạo như sau: thay đổi công dụng nguyên thuỷ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng 650.000 đồng của chiếc thứ nhất và 200.000 đồng chiếc thứ hai; thay đổi hệ thống tổng thành của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng 400.000 đồng chiếc thứ nhất và 130.000 đồng chiếc thứ hai...
Xe ô tô khách có thời gian sử dụng từ 15 năm trở lên (tính từ năm sản xuất) và ô tô tải các loại có thời gian sản xuất từ 20 năm trở lên, 3 tháng phải đi kiểm định chất lượng một lần và phải nộp phí. Trước đây, những xe này kiểm định một lần được miễn phí một lần.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỘT QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH HỢP LÝ.
Từ thực trạng công tác KĐKT PTVT ô tô của nước ta như đã trình bầy trên ta thâý, việc nghiên cứu nội dung tác kiểm định dựa trên cơ sở có xét đến điều kiện khai thác cụ thể của nước ta, với việc xác định hợp lý các hạng mục kiểm định và xây dựng được một quy trình kiểm định mang tính thực tế khách quan là hết sức cần thiết. Điều đó có một ý nghĩa hết sức to lớn cho công tác kiểm định của nước ta hiện nay.
Một quy trình kiểm định hợp lý mang lại những lợi ích sau:
+ Đảm bảo cho phương tiện tham gia giao thông duy trì được các chỉ tiêu kinh tế _kỹ thuật nằm trong phạm vi an toàn cho phép. Quy trình kiểm định hợp lý gióp ta làm tốt công tác KĐKT PTCGĐB sẽ giảm bớt số vụ tai nạn giao thông do sự cố kỹ thuật.
+ Là cơ sở để thiết kế xây dựng bố trí thiết bị kiểm tra và tổ chức nhân sự cho trạm đăng kiểm hợp lý nhằm:
- Hiện đại hoá trạm đăng kiểm.
- Giảm chồng chéo công việc, tăng năng suất lao động.
XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH ATKT VÀ BVMT ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI.
Quy trình kiểm định quy định nội dung, phương pháp và trình tự kiểm tra định kó các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới) nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật(ATKT) và bảo vệ môi trường(BVMT).
1.8.1 Các hạng mục cần kiểm tra
1, Kiểm tra nhận dạng
Mục đích của công đoạn này là xác định chính xác phương tiện vào kiểm định đóng là phương tiện được ghi trong hồ sơ và không có sự thay đổi tuó tiện của chủ phương tiện.
Công đoạn kiểm tra nhận dạng bao gồm các hạng mục cụ thể như sau:
a, Kiểm tra biển số đăng kí và biểu chưng
Biển số đăng ký là chi tiết để chứng thực rằng phương tiện đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cho phép tham gia giao thông. Biển số còng là một chứng từ để quản lý phương tiện tham gia giao thông một cách có hệ thống. Là tài liệu để truy cứu trách nhịêm của chủ xe khi phương tiện tham gia giao thông gặp rủi ro. Vì vậy bất kì một phương tiện nào khi tham gia giao thông đều phải mang biển số và biểu chưng rõ ràng và đóng quy định của cơ quan quản lí.
b, Mầu sơn, chất lượng sơn, kích thước giới hạn
Mầu sơn, chất lượng sơn, kích thước giới hạn của xe phải khíp với hồ sơ gốc, nếu có thay đổi thì phải ghi rõ trong hồ sơ để dễ dàng cho công tác quản lý.
c, Hình dáng bố trí chung
Hình dáng bố trí chung xét đến kích thước cơ bản của xe, sự bố trí động cơ, các tổng thành …trên xe. Hình dáng bố trí chung của xe phải đóng với hồ sơ gốc của xe, đảm bảo xe không có dấu hiệu thay đổi gì của chủ phương tiện .
2, Động cơ và các hệ thống có liên quan
Trong công tác kiểm định động cơ thường chóng ta chỉ quan tâm đến tình trạng làm việc của động cơ với các hạng mục sau:
Nhận dạng động cơ: vị trí đánh số động cơ, số động cơ thực tế, quy cách của các kí tự.
Kiểm tra các dây cua roa (dẫn động quạt gió, máy nén khí). Để đảm bảo cho các quạt gió hoạt động bình thường để làm mát động cơ, máy nén khí làm việc bình thường cung cấp khí nén cho các hệ thống.
Các bộ phận định vị, bắt chặt động cơ và các bộ phận lắp trên động cơ phải được kiểm tra cẩn thận: đảm bảo cho động cơ được bắt chặt trên khôngxe.
3, Bánh xe
Bánh xe là một bộ phận hết sức quan trọng liên quan trực tiếp đến an toàn chuyển động khi ô tô lăn bánh trên đường. Để đảm bảo an toàn chuyển động thì bánh xe phải đảm bảo :
- Số lượng lốp: phải đầy đủ theo yêu cầu của nhà sản xuất.
- Cỡ lốp: cỡ lốp phải đúng quy định của nhà sản xuất. Cỡ lốp thay
đổi làm cho lực phanh thay đổi dẫn tới mất an toàn chuyển động:
Mp không đổi, khi d tăng thì pp giảm
áp suất lốp: lốp xe ô tô phải đảm áp suất trong giới hạn cho phép:
+ Loại lốp có áp suất thấp Pw = (0.08¸0.5) MN/m2
+ Loại lốp có áp suất cao Pw = (0.5¸0.7) MN/m2
- Hoa lốp và chiều sâu hoa lốp: hoa lốp phải phù hợp với từng loại địa hình khai thác. Chiều sâu hoa lốp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng bám giữa lốp và mặt đường, do đó chiều sâu của hoa lốp phải nằm trong giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn chuyển động khi ô tô tham gia giao thông.
- Lốp xe phải được kiểm tra cẩn thận tránh hiện tượng nổ lốp khi xe đang tham gia giao thông, nhất là lốp trước, khi bị nổ sẽ làm cho làm xe chuyển động lệch ra khỏi quỹ đạo mà người lái không thể kiểm soát được gây ra mất an toàn.
- Các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng
4, Hệ thống phanh
Phanh là một hệ thống đảm bảo cho việc lái ô tô an toàn.
Trong quá trình sử dụng ô tô, ở hệ thống phanh có thể phát sinh những hư hỏng sau đây: Phanh không ăn (mặc dù chỉ ở một trong các phanh), phanh ăn không đều, phanh nhả không hết hoặc bị kẹt.
Hiệu quả phanh không đảm bảo thì không dừng được ô tô kịp thời trong những điều kiện bình thường, còn trong những tình huống phức tạp sẽ là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Phanh ăn không đều thì không thể dừng ô tô kịp thời và dẫn tới hiện tượng bị lệch quỹ đạo khi chuyển động. Phanh bị bãi sẽ gây cho trống phanh quá nóng, làm cháy má phanh dẫn đến giảm hiệu quả phanh.
Nguyên nhân phanh không ăn có thể do hệ thống dẫn động thuỷ lực hoặc hệ thống dẫn động khí nén không kín, bộ phận điều chỉnh cơ cấu dẫn động và cơ cấu phanh bị hỏng, má phanh và trống phanh bị mòn hoặc dính dầu.
Vì vậy để đảm bảo cho hệ thống phanh hoạt động tốt thì công tác kiểm định phải quan tâm tới hạng mục sau đây:
a) Kiểm tra phanh chính:
- Hiệu quả phanh chính
+ Lực phanh tổng cộng
* Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả phanh hệ thống phanh chính khi thử phanh trên bệ thử:
Hiệu quả phanh chính khi thử trên bệ thử phải thoả mãn:
+ Hiệu quả toàn bộ (còn gọi là lực phanh riêng) không nhỏ hơn 50% trọng lượng phương tiện.
Hiệu qủa toàn bộ Pp là tỉ số giữa tổng lực phanh trên tất cả các bánh xe và trọng lượng của ô tô khi thử:
Trong đó:
åPP là tổng lực phanh tác dụng lên tất cả các bánh xe.
G là trọng lượng của ô tô thử.
* Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả phanh hệ thống phanh chính khi thử trên đường:
Quãng đương phanh Sp(m) hoặc gia tốc chậm dần Jpmax (m/s2) với chế đô
thử không tải ở tốc độ 30km/h phảI thoả mãn tiêu chuẩn 22TCN 224-95.
Cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Ô tô con, ô tô cùng loại: Sp không lớn hơn 7,2 m
Jpmax không nhỏ hơn 5,8 m/s2
- Nhóm 2: Ô tô tải, trọng lượng toàn bộ không lớn hơn 8000 KG; ô tô khách có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5 m: Sp không lơn hơn 9,5 m
Jpmax không nhỏ hơn 5,0 m/s2
- Nhóm 3: Ô tô hoặc ô tô đoàn có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 8000 KG; ô tô khách có tổng chiều dài lớn hơn 7,5 m : Sp không lớn hơn 11 m
Jpmax không nhỏ hơn 4,2 m/s2
- Sai lệch lực phanh trên một trục
+ Đánh giá sự sai lệch lực phanh trên một trục
* Tiêu chuẩn đánh giá sai lệch lực phanh trên một trục khi thử trên băng thử phanh:
- Chênh lệch lực phanh của hai bên bánh còn (gọi là hệ số không đều của lực phanh Kd) được xác đinh riêng cho từng trục và trên mỗi một trục không lớn hơn 25% với công thức đánh giá:
Trong đó :
là lực phanh tác dụng lên bánh phải.
là lực phanh tác dụng lên bánh trái.
là lực phanh lớn nhất trong số và.
* Tiêu chuẩn đánh giá sai lệch lực phanh trên một trục khi thử trên đường:
- Khi phanh, quỹ đạo chuyển động của ô tô không lệch quá 80 hoặc không lệch khỏi hành lang 3,50 m.
b) Kiểm tra phanh đỗ:
- Đánh gía hiệu quả phanh đỗ: Phanh đỗ phải đảm bảo giữ được xe đứng yên khi xe dừng lại trên dốc và là phanh dự phòng khi cơ cấu phanh chính bị hỏng.
+ Kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu điều khiển: các đòn dẫn động phanh, các đường ống dẫn môi chất.
+ Lực phanh tổng cộng
+ Hiệu quả phanh đỗ xe
* Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả phanh hệ thống phanh đỗ khi thử phanh trên bệ thử:
Hiệu qủa phanh tay khi thử trên băng thử phải thoả mãn: Hiệu quả phanh toàn bộ (lực phanh riêng) không nhỏ hơn 20%trọng lượng phương tiện.
* Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả phanh hệ thống phanh đỗ khi thử phanh trên đường:
- Hiệu quả phanh đỗ là đạt nếu như thoả mãn một trong hai chỉ tiêu sau:
- Quãng đường phanh Sp(m) hoặc gia tốc chậm dần Jpmax(m/s2)với chế độ thử không tải ở tốc độ km/h phải thoả mãn tiêu chuẩn 22 TCN 225-95. Cụ thể như sau:
- Sp không lớn hơn 6,0 m
- Jpmax không nhỏ hơn 2,0 m/s2
- Phanh tay phải giữ được xe đỗ (đứng yên) trên mặt dốc có độ dốc 23%.
c) Kiểm tra các cơ cấu dẫn động phanh:
+ Cơ cấu dẫn động cơ khí: các cơ cấu dẫn động cơ khí phải hoạt động bình thường, đảm bảo độ tin cậy khi điều khiển.
+ Cơ cấu dẫn động thuỷ lực: đảm bảo hoạt động bình thường, không được rạn nứt, rò rỉ chất lỏng.
+ Cơ cấu dẫn động khí nén: không có rạn nứt, rò rỉ đảm bảo đủ áp suất.
5, Hệ thống lái
Hệ thống lái là hệ thống dùng để điều khiển cho ô tô lăn bánh trên đường theo đóng quỹ đạo mà người lái mong muốn. Do đó ô tô không được phép lưu hanh khi hệ thống lái bị hư hỏng. Thông thường hệ thống lái có những hư hỏng sau:
Độ dơ của tay lái lớn hơn mức cho phép làm cho người lái không có cảm giác lái dẫn đến việc sử lý tình huống không kịp thời gây mất an toàn khi ô tô tham gia giao thông; hệ thống lái bị kẹt; các chi tiết cuả hệ thống lái bị mòn nhiều; ốc vít bắt lỏng, chôt chẻ bị hỏng. Bất kó những hư hỏng kể trên đều làm cho ô tô khó chạy thẳng, khó vòng và có thể dẫn tới hoàn toàn không điều khiển được. Nghiêm cấm sử dụng ô tô có một trong những hư hỏng trên.
Do đó để đảm bảo cho hệ thống lái hoạt động tốt thì công tác kiểm tra cần phải thông qua các hạng mục:
- Kiểm tra vô lăng lái:
+ Kiểm tra độ dơ góc của vô lăng lái: Độ dơ góc của vành vô lăng lái không được vượt quá 100 đối với ô tô con, ô tô khách đến 12 chỗ, ô tô tải tải trọng đến 1500 Kg; 200 đối với ô tô khách, 250 đối với ô tô tải có tải trọng lớn hơn 1500 Kg.
- Kiểm tra trục lái:
+ Kiểm tra độ dơ của trục lái: trục lái phải được lắp chắc chắn không co độ dơ dọc trục và độ dơ ngang.
- Cơ cấu lái, các đòn dẫn động lái: kiểm tra hư hỏng và tình trạng lắp đặt của các bộ phận, kiểm tra độ kín khít của hộp cơ cấu lái.
- Các khíp cầu, khíp chuyển hướng: kiểm tra độ dơ của các khíp, các chi tiết phòng lỏng, kiểm tra sự rạn nứt, hư hỏng của vỏ bọc chắn bụi.
- Ngâng quay lái: kiểm tra độ dơ của ngâng quay lái.
- Kiểm tra hệ trợ lực lái: kiểm tra độ kín khít của máy tăng áp thuỷ lực, kiểm tra đường ống dẫn chất lỏng, kiểm tra dây cua roa của hệ thống.
6, Hệ thống truyền lực
a, Hộp số
Những hư hỏng chính ở hộp số: mòn vòng bi, mòn bánh răng, thanh khía và hỏng cơ cấu dẫn động. Hầu hết các hư hỏng trên ít ảnh hưởng tới an toàn chuyển động nên công tác kiểm tra hộp số chủ yếu là kiểm tra các cơ cấu kẹp chặt, định vị hộp số trên sát xi của ô tô, kiểm tra các cơ cấu khoa hãm đảm bảo ra vào số dễ dàng, không tự động nhảy số trong quá trình hoạt động.
b, Li hợp
Các hư hỏng thường gặp ở li hợp: li hợp đóng không hoàn toàn(li hợp bị trượt) hoặc ngắt không hoàn toàn và li hợp đóng đột ngột.
Khi li hợp bị trượt, mô men xoắn từ trục của động cơ không truyền hoàn toàn cho các bánh chủ động (đặc biệt khi ô tô có hàng leo lên dốc).
Li hợp ngắt không hoàn toàn có thể gây cho bánh răng bị sứt mẻ. Nguyên nhân của việc li hợp ngắt không hoàn toàn có thể do: các đĩa bị động bị lệch hoặc bị vênh; khe hở không đều nhau giữa các đĩa; má ma sát đĩa li hợp bị vỡ; đĩa ép bị lệch.
Li hợp đóng đột ngột: làm cho ô tô chuyển bánh bị giật. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do những đường rạn nứt nhỏ trên các đĩa chủ động gây nên sau khi chóng bị quá nóng.
Tất cả những hư hỏng trên của bộ li hợp gây trở ngại cho việc điều khiển ô tô, làm cho ngưới lái sao lãng việc quan sát đường sá làm trở ngại giao thông cho các phương tiện khác, và tất cả cái đó làm người lái chóng mệt moỉ, xuất hiện cảm giác mất tin tưởng và trong tình huống đường sá phức tạp dễ gây nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông.
Các hư hỏng nói trên thường thể hiện qua các hành trình của bàn đạp li hợp.
Quá trình kiểm tra li hợp thương quan tâm tới các hạng mục sau:
+ Sự lắp đặt của bàn đạp ly hợp
+ Hành trình tự do
+ Hành trình làm việc
+ Khe hở tương đối với sàn xe
+ Kiểm tra sự rò rỉ của chất lỏng trên hệ thống dẫn động thuỷ lực ly hợp
Các trị số nói trên phải nằm trong phạm vi của nhà sản xuất.
c, Các đăng
Các đăng là trục truyền động đổi hướng, có kết cấu là trục dài, được bố trí dưới gầm xe. Trong qua trình chuyển động các đăng có thể xảy ra các hư hỏng dẫn đến mất an toàn chuyển động:
- Chi tiết cố định trục bị lỏng ra, cổ trục, vòng bi của các khíp nối đổi hướng, các mối ghép then bị mòn.
- Trục các đăng bị võng là một hư hỏng nghiêm trọng mà nguyên nhân là do trục bị biến dạng uốn hay khíp nối then hoa bị mòn.
- Độ dơ quá mức cho phép gây ra hiện tượng các đăng bị lắc khi quay tạo ra lực quán tính lớn làm mất ổn định có thể làm gãy trục các đăng dẫn đến mất an toàn khi ô tô tham gia giao thông.
d, Cầu xe
Cầu xe thường xảy ra các hư hỏng xoay quanh các chi tiết định vị và kẹp chặt, sự rò rỉ chất lỏng do vỏ cầu bị dạn nứt.
7, Hệ thống treo
Hệ thống treo có nhiệm vụ giảm các tải trọng động và dập tắt các dao động của các bộ phận được treo đảm bảo cho ô tô chuyển động êm dịu. Trong công tác kiểm tra hệ thống treo ta thừơng quan tâm tới các hạng muc sau:
a) Kiểm tra nhíp
Nhíp là bộ phận chịu lực tương đối lớn, nhíp mà bị gãy thì sẽ rất nguy hiểm vì vậy điều quan tâm trong công tác kiểm tra 4nhíp là:
+ Độ bền mỏi của các lá nhíp
+ Sự định vị của các lá nhíp với nhau
+ Sự định vị của nhíp với khôngxe
+ Sự định vị của nhíp với dầm cầu
+ Kiểm tra sự bôi trơn của nhíp
+ Kiểm tra độ dơ của các chi tiết nối ghép
c) Kiểm tra lò xo
b) Kiểm tra thanh xoắn
d) Kiểm tra thanh giằng ngang và các đòn của bộ phận dẫn hướng
e) Kiểm tra giảm chấn
8, Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu
9, Khung vỏ
10, Kiểm tra về bảo vệ môi trường
a) Khí thải
Mật độ ô tô ở nước ta ngày càng tăng theo sự phát triền của xã hội.Vì vậy vấn đề khí thải và ô nhiễm môi trường đang được hết sức quan tâm.Do đó công tác kiểm tra khí thải là hết sức quan trọng và không thể thiếu được.
Để đảm bảo rằng phương tiện không gây ô nhiễm môi trường thì phải đánh giá sự đạt tiêu chuẩn của phương tiện về nồng độ CO, nồng độ HC, độ khói động cơ diesel. Kiểm tra tình trạng hư hỏng và rò rỉ khí xả trên các đường dẫn khí xả và bầu lọc khí. Kiểm tra sự lắp đặt và các mối ghép.
b) Độ ồn
Độ ồn của xe có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của con người. Đặc biệt đối với những người đang tham gia giao thông, tiếng ồn làm ảnh hưởng tới thần kinh gây ra cảm giác đau đầu, buồn ngủ nên dễ xảy ra tai nạn giao thông. Vì vậy độ ồ phải được đảm bảo nằm trong một giới hạn cho phép.
Giá trị mức độ ồn tối đa cho phép
TT
Loại phương tiện
Độ ồn tối đa cho phép dB(A)
1
Ô tô con
103
2
Ô tô các loại hạng nhẹ, G£3500 kg
103
3
Ô tô các loại hạng trung, G>3500 kg
và P£150(Kw)
105
4
Ô tô các loại hạng nặng G>3500 kg
và P>150(Kw)
107
5
Phương tiện đặc biệt
110
1.8.2 Quy trình kiểm định ATKT và BVMT đối với xe cơ giới.
Một quy trình kiểm định hợp lý là một quy trình có sự nghiên cứu một cách triệt để đến các hạng mục có ảnh hưởng đến sự an toàn chuyển động của ô tô:
- Tính đầy đủ của các hạng mục có liên quan đến ATKT và BVMT
- Mức độ kiểm tra của từng hạng mục, có xét đến điều kiện khai
thác cụ thể của Việt Nam
Xuất phát từ mục đích và tính chất của công tác kiểm định, đề tài đưa ra một quy trình kiểm định như sau:
1.8.2.1 Thực hiện thủ tục kiểm định.
Thủ tục kiểm định là một thủ tục hành chính bắt buộc mà mỗi xe ô tô khi vầo vào kiểm định đều phải thông qua. Để đơn giản, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động thì một thủ tục kiểm định bao gồm các bước sau:
1, Nhận và kiểm tra hồ sơ kiểm định.
Xe cơ giới khi vào kiểm định phải có đầy đủ các giấy hợp lệ như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Giấy chứng nhận đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
- Sổ chứng nhận kiểm định cùng giấy chứng nhận và tem kiểm định còn hiệu lực
- Các giấy tờ có liên quan khác phù hợp với nội dung yêu cầu kiểm định(giấy chứng nhận tạm ngừng lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải, giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu, giấy chứng nhận chất lượng sản suất, lắp ráp, cải tạo xe cơ giới).
2, Vào sổ, lập phiếu theo dõi hồ sơ kiểm định.
3, Thu giá, phí và lệ phí kiểm định.
4, Nhập các dữ liệu của phương tiện.
5, In phiếu kiểm định.
1.8.2.2 Nội dung quy trình kiểm định ATKT và BVMT
Hiện nay nội dung KĐKT PTCGĐB của nươc ta là như nhau đối với các loại phương tiện.
Để nghiên cứu tính hợp lý của nội dung KĐKT PTVTĐB thì trước hết phải xuất phát từ mục đích và tính chất của công tác này.
Từ đó, trên cơ sở phân tích các hạng mục cần kiểm tra để đảm bảo an toàn chuyển động cho ô tô khi lăn bánh trên đường, đề tài xét thấy một quy trình kiểm định đầy đủ cần phải đảm bảo các hạng mục nói trên và bố trí sắp xếp hợp lý nhằm:
Đơn giản hoá công việc kiểm định, giảm cường độ lao động của đăng kiểm viên, tăng năng suất lao động
1. Hạng mục kiểm tra công đoạn 1: Kiểm tra nhận dạng phần trên và bên ngoài.
TT
Hạng mục và nội dung kiểm tra
phương pháp kiểm tra
(1)
(2)
(3)
1
Biển số đăng ký và biểu chưng
- Số lượng
- Vị trí gắn
- Định vị, kẹp chặt
- quy cách và chất lượng
- Quan sát, dùng tay lắc và đo bằng thước
- So sánh với giấy chứng nhận đăng ký
2
Số khung động cơ
-Vị trí đánh số khung
- Số khôngthực tế
- Quy cách, chất lượng của các ký tự
- Quan sát, kết hợp với đèn soi
- So sánh với giấy chứng nhận đăng ký
3
Số động cơ
- Vị trí đánh số động cơ
- Số động cơ thực tế
- Quy cách, chất lượng của các ký tự
- Quan sát, kết hợp với đèn soi
- So sánh với giấy chứng nhận đăng ký
4
Động cơ và các hệ thống có liên quan
- Định vị, bắt chặt động cơ và các bộ phận có liên quan
- Các dây cua roa
- Sự làm việc của động cơ
- Độ kín khít của hệ thống nhiên liệu, bôI trơn, làm mát
- Quan sát, kết hợp với đèn soi
- Dùng búa chuyên dùng
- Cho động cơ hoạt động (để tay số ở vị trí 0, dừng xe bằng phanh đỗ xe ). Nghe tiếng động cơ.
5
Mầu sơn, chất lượng sơn, kích thước giới hạn
- Mầu sơn thực tế
- Chất lượng sơn
- Quan sát
- So sánh với giấy chứng nhận đăng ký và các giấy tờ khác.
6
Hình dáng, bố trí chung
- Hình dáng chung
- Sự bố trí các cụm tổng thành trên phương tiện
- Quan sát
- Đo các kích thước
- So sánh với tàI liệu kỹ thuật
7
Bánh xe
-Số lượng lốp, cỡ lốp, áp suất lốp
- Hoa lốp và chiều sâu hoa lốp
- Các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng
- Tình trạng hư hỏng
- Quan sát
- Dùng bãia chuyên dùng
- Đo chiều sâu hoa lốp, áp suất lốp bằng thiết bị chuyên dùng
8
Các cơ cấu chuyên dùng
- Chốt kéo của sơ mi rơ moóc
- Chốt hãm container
- Xích tiếp đất của xi tec
- Vận hành và quan sát
-Dùng bãi chuyên dùng
- So sánh với tài liệu kỹ thuật
9
Các cơ cấu khoá
- Số lượng.
- Sự hoạt động
- Quan sát
- Dùng tay lắc
10
Đèn chiếu sáng phía trước
- Sự lắp đặt, số lượng
- Chùm sáng
- Mầu ánh sáng
- Sự đồng bộ
- Quan sát
- Dùng tay lắc
- Đo bằng thiết bị chuyên dùng
11
Các đèn tín hiệu, đèn lùi
- Sự lắp đặt, số lượng
- Cường độ sáng, mầu sáng
- Sự đồng bộ
- Tần số nháy và thời gian chân tác dụng của đèn xin đường
- Quan sát
- Dùng tay lắc
- Dùng đồng hồ bấm giây
- Đo bằng thiết bị chuyên dùng
12
Những thay đổi về kết cấu tổng thành
- Dùng thước đo
- So sánh với hồ sơ kỹ thuật
- Vận hành và quan sát
2, Hạng mục kiểm tra công đoạn 2: Kiểm tra phần trên xe
TT
Hạng mục và nội dung kiểm tra
phương pháp kiểm tra
(1)
(2)
(3)
13
Kính xe
- Sự định vị và bắt chặt
- Quy cách và chất lượng
- Quan sát
14
Gạt nước và phun nước rửa kính
- Số lượng
- Sự định vị và bắt chặt
- Sự hoạt động, diện tích quét
Cho hệ thống hoạt động và kiểm tra đánh gía
15
Gương quan sát phía sau
- Số lượng
- Sự định vị và bắt chặt
- Quan sát
16
áp suất khí nén và các đồng hồ; đèn chỉ báo
- áp suất khí nén trên đồng hồ đo
- các đồng hồ và đèn chỉ báo tình trạng hoạt động của xe trong buồng lái
Để tay số ở vị trí số 0, dừng xe bằng hệ thống phánh đỗ, cho động cơ làm việc và quan sát.
17
Vô lăng lái, càng lái, độ dơ góc
- Sự lắp đặt vô lăng lái, càng lái
- Độ dơ góc của vô lăng lái
- Độ dơ dọc và ngang
- Quan sát
- Dùng tay lắc
- Đo độ dơ góc bằng thiết bị chuyên dùng
18
Trục lái
- Sự lắp đặt và các mối ghép
- Độ dơ
- Quan sát
- Dùng tay lắc kiểm tra độ dơ
19
Hiệu qủa trợ lực lái
Tình trạng hoạt động
Để tay số ở vị trí số 0, dừng xe bằng hệ thống phánh đỗ, cho động cơ làm việc và quan sát.
20
Các bàn điều khiển: li hợp, phanh, ga
- Vị trí lắp đặt, các mối ghép
- Hành trình tự do của bàn đạp li hợp và bàn đạp phanh
- Hành trình làm việc
- Quan sát
- Dùng tay lắc
- Dùng thước đo
21
Cơ cấu sang số
- Sự lắp đặt và mối ghép
- Sự hoạt động và tình trạng hư hỏng
- Hành trình làm việc và dự trữ
- Quan sat
-Dùng tay ra vào số nguội
22
Cơ cấu điều khiển phanh đỗ
- Sự lắp đặt và mối ghép
- Hành trình làm việc và dự trữ
- Quan sat
- kéo và nhả phanh đỗ
23
Ghế người lái, nghế hành khách , dây an toàn
- Số lượng và quy cách
- Sự lắp đặt và mối ghép
- cơ cấu điều chỉnh
- Quan sat
- Dùng thước đo
24
Cửa xe
Số lượng, tình trạng hư hỏng
- Quan sat
Đóng mở cửa
25
Sàn bệ, khôngxương
- Chất lượng sàn bệ, không xương
- Sự lắp đặt và mối ghép
Quan sát
Dùng bãi chuyên dùng
3. Hạng mục kiểm tra công đoạn 3:Hạng mục kiểm tra có sử dụng thiết bị
TT
Hạng mục, nội dung kiểm tra
Phương pháp kiểm tra
(1)
(2)
(3)
26
Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng
- Xác định độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng
- Thực hiện trên thiết bị chuyên dùng
27
Hiệu quả phanh chính
- Kiểm tra trên thiết bị chuyên dùng
+ Lực phanh trên một trục
+ Lực phanh tổng cộng
+ Hiệu quả phanh
- Thực hiện trên thiết bị chuyên dùng
- Thực hiện kiểm tra trên đường
+ Dùng thước đo
+ Dùng thiết bị đo gia tốc phanh
28
Sai lệch lực phanh trên một trục
- Đánh giá sự sai lệch lực phanh trên một trục
- Kiểm tra trên thiết bị chuyên dùng
+ Độ lệch lực phanh trên một trục
- Thực hiện kiểm tra trên đường
- Thực hiện kiểm tra trên đường
+ Dùng thước đo
+ Dành lang phanh
29
Hiệu quả phanh đỗ
- Đánh gía hiệu quả phanh đỗ
- Kiểm tra trên thiết bị chuyên dùng
+ Lực phanh tổng cộng
+ Hiệu quả phanh đỗ xe
- Thực hiện trên thiết bị chuyên dùng
- Thực hiện kiểm tra trên đường hoặc trên dốc
4. Hạng mục kiểm tra công đoạn 4: Kiểm tra hệ thống tín hiệu, chiếu sáng và môi trường.
30
Kiểm tra độ ồn
- Đánh giá sự đạt tiêu chuẩn của phương tiện về độ ồn ngoài
- Đo bằng thiết bị chuyên dùng
Còi điện
- Âm lượng
- Đo bằng thiết bị chuyên dùng
32
Kiểm tra nồng độ CO
- Đánh giá sự đạt tiêu chuẩn của phương tiện về nộng độ CO
- Đo bằng thiết bị chuyên dùng
33
Kiểm tra nồng độ HC
- Đánh giá sự đạt tiêu chuẩn của phương tiện về nộng độ HC
- Đo bằng thiết bị chuyên dùng
34
Độ khói động cơ diezen
- Đánh giá sự đạt tiêu chuẩn của phương tiện về độ khói động cơ diesel
- Đo bằng thiết bị chuyên dùng
5. Hạng mục kiểm tra công đoạn 5: Kiểm tra phần dưới phương tiện.
TT
Hạng mục, nội dung kiểm tra
Phương pháp kiểm tra
(1)
(2)
(3)
35
khôngxe, móc kéo
- Sự lắp đặt, các mối ghép
- Tình trạng hư hỏng
- Quan sát
- Dùng búa chuyên dùng
Dẫn động phanh chính
- Sự lắp đặt, các mối ghép
- Sự khín khít của các bộ phận chứa, dẫn truyền môI chất
- Quan sát
- Dùng tay lắc
- Đạp pê đan phanh đề kiểm tra sự rò rỉ
36
Dẫn động phanh đỗ xe
- Sự lắp đặt, các mối ghép
- Sự hoạt động và tình trạng hư hỏng
- Quan sát
- Dùng tay lắc
- Kéo nhả cần phanh
37
Dẫn động li hợp
- Sự lắp đặt, các mối ghép
- Sự hoạt động và tình trạng hư hỏng
- Sự rò rỉ môi chất
- Quan sát
- Dùng tay lắc
- đạp nhả pê đan li hợp
38
Cơ cấu lái, các đòn dẫn động lái
- Sự lắp đặt, các mối ghép
- Sự hoạt động và tình trạng hư hỏng
- Sự rò rỉ môi chất
- Quan sát
- Quay vô lăng lái
- Dùng tay lắc
39
Các khíp cầu, khíp chuyển hướng
- Sự lắp đặt, các mối ghép
- Độ dơ của các khíp
- Sự hoạt động và tình trạng hư hỏng
- Quan sát
- Quay vô lăng lái
40
Ngâng quay lái
- Sự lắp đặt, các mối ghép
- Độ dơ và tình trạng hư hỏng
- Quan sát
- Kích bánh dẫn hướng kiểm tra độ dơ, độ bãi của moay ơ
41
Moay ơ bánh xe
Kiểm tra độ dơ và bãi kẹt
Quan sát
42
Nhíp, lò xo, thanh xoắn, hạn chế hành trình
- Độ bền mỏi
- Chủng loại, số lượng lá nhíp, lò xo
- Sự lắp đặt, các mối ghép
Quan sát
Dùng búa chuyên dùng
Chèn bánh xe, di chuyển xe, kiểm tra các mối ghép
43
Thanh đẩy, thanh ổ định
- Số lượng và chủng loại
- Sự lắp đặt và các mối ghép
- Tình trạng hư hỏng
- Quan sát
- Dùng búa chuyên dùng
- Dùng tay lắc
44
Giảm chấn
- Số lượng và chủng loại
- Sự lắp đặt và các mối ghép
- Tình trạng hư hỏng
- Quan sát
- Dùng búa chuyên dùng
- Dùng tay lắc
45
Hộp số
- Sự lắp đặt và các mối ghép
- Sự rò rỉ chất lỏng
- Quan sát
- Dùng búa chuyên dùng
46
Cầu xe
- Sự lắp đặt và các mối ghép
- Sự rò rỉ chất lỏng
- Quan sát
- Dùng búa chuyên dùng
47
Hệ thống dẫn khí thải , bầu giảm âm
- Sự lắp đặt và các mối ghép
- Sự rò rỉ khí xả
- Quan sát
- Dùng búa chuyên dùng
48
Bình chứa khí nén, bấu chân không
- Số lượng, quy cách
- Sự lắp đặt, các mối ghép
- Tình trạng hư hong, độ kín khít
- Các loại van
- Quan sát
- Dùng búa chuyên dùng
49
Dây dẫn điện phần dưới
- Quan sát
- Dùng búa chuyên dùng
Chương II THIẾT KẾ MẶT BẰNG TRẠM
2.1 LỰA CHỌN MẶT BẰNG :
2.1.1 Yêu cầu chung khi chọn mặt bằng thiết kế trạm đăng kiểm.
Để thực hiện tốt các công đoạn kiểm tra, mặt bằng lựa chọn cho dây truyền phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Địa điểm của trạm đăng kiểm phải bố trí đảm bảo cho phương tiện ra vào kiểm tra được dễ dàng thuận lợi, không gây cản trở giao thông. Diện tích mặt bằng trạm phải đảm bảo đủ để lắp đặt thiết bị kiểm tra, mỗi dây truyền kiểm tra phải đáp ứng được diện tích tối thiểu sau đây:
- Chiều dài 28m
- Chiều rộng 8m
+ Đảm bảo bố trí các công đoạn phải hợp lý.
+ Có khả năng phát triển trong tương lai: Phải có quỹ đất dự trữ cho việc phát triển trong tương lai.
+ Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường: Trạm phải được xây dựng ở nơi cao ráo rễ thoát nước, không nên xây dựng trạm ở những nơi đông dân cư.
+ Thiết bị bị kiểm tra phải được thiết kế, lắp đặt chắc chắn trên mặt bằng của trạm nhằm đảm bảo độ chính xác và an toàn trong quá trình thiết bị làm việc.
+ Nhà xưởng phả có kết cấu và mái che vững chắc thoả mãn chiều cao tối thiểu lớn hơn 35m để phương tiện ra vào kiểm tra được dễ dàng.
1.2.2 Các phương án bố trí mặt bằng trạm đăng kiểm.
Trên cơ sở quy trình kiểm định đã xây dựng ở trên với việc thoả mãn các yêu cầu khi lựa chọn mặt bằng thiết kế trạm đăng kiểm, chúng ta bố trí trạm đăng kiểm theo sơ đồ dưới đây và diện tích đạt khoảng 780 m².
*Loại 60m x 13m(Hoặc 54m x 13m)
Loại này được bố trí 02 dây chuyền kiểm tra, một cho xe con và một cho xe lớn.
1- Phòng làm thủ tục kiểm tra.
2- Băng thử trượt ngang
3- Cabin điều khiển băng thử phanh.
4- Băng thử phanh.
5- Ruler quay tự do.
6- Băng thử tốc độ.
7- Cabin điều khiển băng thử độ .
8- Màn hình hiển thị của băng thử phanh.
9- Cuộn dây hót khí xả.
10- Thiết bị đo độ khói động cơ điêzen .
11- Thiết kiểm tra khí xả động cơ xăng.
12- Thiết bị kiểm tra đèn pha.
13- Hầm kiểm tra xe lớn.
14- Băng thử trượt ngang
15- Băng thử phanh
16- cabin đìêu khiển BTP
17- màn hinh hiển thị
18- Băng thử tốc độ
20- Hầm kiểm tra xe con
21- phòng trả kết qủa
+ Ưu điểm:
Có thể bố trí được tât cả các công đoạn kiểm tra trên cùng một dây chuyền.
Bố trí được hai dây chuyền kiểm tra song song đảm bảo cho ít nhất là 10 xe cùng được kiểm tra (cả hai dây chuyền)
Có khả năng phát triển trong tương lai.
+ Nhược điểm
Diện tích mặt bắng lớn
Vốn đầu tư để lắp đặt thiết bị lớn
Chỉ phù hợp với những nơi có số lượng đầu xe vào kiểm định lớn
☼ Sơ đồ tổng thể của nhà máy :
Đây là mặt bằng tổng thể của trạm kiểm định bao gồm hệ thống của vào được chia làm 2 ngã ,dành cho xe vào và xe ra trong quá trình kiểm định
Đường xe vào là vào trạm kiểm định, nơi đăng kí lấy phiếu kiểm định
Đường ra theo cơ cấu 1 chiều là nơi để trả kết quả khi xe đã kiểm tra và kiểm định xong .
Xung quanh được trồng nhiều cây xanh đảm bảo khả năng xanh sạch ,chống bụi .
Ưu điểm : trạm kiểm định được bố trí khép kín , khuôn viên đẹp , gọn gàng . hệ thống kiểm định được bố trí một cách khoa học .
Nhược điểm : bố trí vận chuyển ,nâng hạ bị cắt nhau .
Đây là hệ thống khá khả quan và khoa học , hệ thống được bố trí khá hoàn chỉnh đáp ứng được nhiều khía cạnh của điều kiện thành phố đông dân .
.
2.2 CÁC THIẾT BỊ LẮP ĐẶT CHO DÂY CHUYỀN
1- Băng thử trượt ngang (loại dùng cho xe lớn và loại dùng cho xe con).
2- Băng thử phanh (loại dùng cho xe lớn và loại dung cho xe con).
3- Băng thử tốc độ
4- Thiết bị đo độ khói đen động cơ diesel.
5- Thiết bị phân tích khí xả động cơ xăng.
6- Thiết bị kiểm tra đèn pha.
7- Thiết bị đo độ ồn.
2.3 PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ THIẾT BỊ TRONG DÂY CHUYỀN KIỂM TRA
2.3.1 Dây chuyền kiểm tra xe lớn
2.3.1.1 Tính năng của dây chuyền:
Dây chuyền này được sử dụng để kiểm tra xe lớn(các loại xe tải, xe khách, xe chuyên dùng)
2.3.1.2 Kích thước chính của dây chuyền
Chiều dài dây chuyền là 60m được chia ra làm 4 khu vực kiểm tra:
Khu vực kiểm tra nhận dạng, phần trên và bên ngoài dài 12m.
Khu vực kiểm tra hiệu qủa phanh, trượt ngang và tốc độ dài16m.
Khu vực kiểm tra hệ thống chiếu sáng, tín hiệu và môi trường dài 15m.
Khu vực kiểm tra phần dưới phương tiện dài 17m.
Chiều rộng của dây chuyền là 7m được phân chia: khoảng cách từ tâm dây chuyền tới đường bao là 3,5m, kích thước này được chọn theo giới hạn nhỏ nhất theo quy định của hãng sản xuất thiết bị – 3315mm với băng thử phanh MB8000.
Tại vị trí đầu và cuối của dây chuyền được bố trí các phòng làm việc:
Phòng làm thủ tục kiểm tra, diện tích: 9m2.
Phòng trả kết quả kiểm tra, diện tích: 9m2.
(Hai phòng này có thể mở rộng theo yêu cầu của trạm nhưng chỉ được kéo dài theo chiều dài của trạm).
Khoảng cách từ tâm băng thử trượt ngang đến tâm dây chuyền được chọn là 1000mm. Đây là kích thước lấy theo thiết kế của nhà sản xuất.
Khoảng cách từ băng thử trượt ngang đến băng thử phanh được chọn là 2000mm. Đây là khoảng cách ngắn nhất cho phép tránh trường hợp xe vào kiểm định là xe có 3 cầu (2 cầu sau là cầu kép) vào thử phanh cầu thứ 2 thì các bánh xe của cầu thứ 3 đè lên băng thử trượt ngang. Khoảng cách này còng không nên vượt quá 2000mm vì nếu lớn quá thì khi cầu trước vào thử phanh, cầu sau có thể đè lên băng thử trượt ngang.
Khoảng cách từ băng thử phanh đến Roller quay tự do là 1500mm. Kích thước này được chọn với mục đích rút ngắn khoảng cách từ băng thử phanh đến băng thử tốc độ mà vẫn đảm bảo kích thước cần thiết cho các hố lắp đặt thiết bị.
Khoảng cách từ roller quay tự do đến băng thử tốc độ là 1500mm. đây là kích thước của hãng sản xuất.
Khu vực kiểm tra phần dưới phương tiện: chiều dài của hầm là: 13,5m chiều dài này được chọn trên cơ sở đảm bảo kiểm tra được những xe có chiều dài nhất mà không phải dịch chuyển xe nhiều lần. Chiều rộng của hầm là: 0,9 m. Với khoảng cách này cho phép đăng kiểm viên thao tác thuận tiện khi kiểm tra.
2.3.1.3 Công suất của dây chuyền.
Công suất thiết kế cho dây chuyền xe lớn được tính ở công đoạn kiểm tra lâu nhất. Theo kinh nghiệm cho thấy tại các trạm đăng kiểm thì công đoạn kiểm tra ở bên dưới phương tiện là lâu nhất, khoảng 7 phút
Vậy công suất thiết kế của trạm là:
Ntk1=60 x 8/7 » 68(xe/ngày)
2.3.2 Dây chuyền kiểm tra xe con
2.3.1.1 Tính năng của dây chuyền:
Dây chuyền này sử dụng các thiết bị kiểm tra xe con và chỉ kiểm tra các loại xe du lịch và xe tải nhỏ.
2.3.1.2 Kích thước chính của dây chuyền
Chiều dài dây chuyền là 60m được chia ra làm 4 khu vực kiểm tra:
1-Khu vực kiểm tra nhận dạng, phần trên và bên ngoài dài 12 m.
2- Khu vực kiểm tra hiệu qủa phanh, trượt ngang và tốc độ dài 18 m.
Khu vực kiểm tra hệ thống chiếu sáng, tín hiệu và môi trường dài 18 m.
Khu vực kiểm tra phần dưới phương tiện dài 18m.
Chiều rộng của dây chuyền là 6m được phân chia: khoảng cách từ tâm dây chuyền tới đường bao là 2,5 m, kích thước này được chọn theo giới hạn nhỏ nhất theo quy định của hãng sản xuất thiết bị – 2190 mm với băng thử phanh MB 6000.
Khoảng cách từ băng thử trượt ngang đến tâm dây chuyền là 750 mm. Đây là kích thược theo thiết kế của nhà sản xuất.
Khoảng cách từ băng thử trượt ngang đến băng thừ phanh là 1200 mm .Kích thước này được chọn với mục đích tránh trường hợp những xe có chiều dàI cơ sở nhỏ khi cầu trước vào thử phanh thì các bánh xe của cầu sau có thể đè lên băng thử trượt ngang (xe DAEWOO tảI nhỏ có chiều dài cơ sở là 1830mm).
Khoảng cách từ băng thử phanh đến băng thử tốc độ là 10000 mm. Nếu đặt hai băng thử này gần nhau có thể xảy ra trường hợp sau: khi xe có cầu trước chủ động vào thử tốc độ thì các bánh xe của cầu sau có thể đè lên băng thử trượt ngang hoặc băng thử phanh và khi xe vào thử phanh cầu sau thì các bánh xe cầu trước có thể đè lên băng thử tốc độ.
Khu vực kiểm tra phần phía dưới phương tiện
Chiều dài hầm là 9000 mm, kích thước này được chọn trên cơ sở chiều dài cơ sở của xe và kích thước cầu thang lên xuống của hầm. Chiều rộng của hầm chọn bằng 750 mm, trên cơ sở đăng kiểm viên có thể di chuyển thuận lợi khi kiểm tra và đảm bảo cho xe đi qua dễ dàng.
2.3.2.3 Công suất thiết kế của dây chuyền
Công suất thiết kế cho dây chuyền xe con cũng được tính tương tự như dây chuyền xe lớn:
Vậy công suất thiết kế cuả dây chuyền là:
Ntk2=60 x 8/7 » 68(xe/ngày)
* Công suất tối đa theo thiết kế của trạm là:
Ntk = Ntk1 + Ntk2 = 68 + 68 = 136 (xe/ngày)
CHƯƠNG 3 TƯ LIỆU MÁY KIỂM ĐỊNH
Sau đây là 1 số hình ảnh về Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới số 2904V, địa chỉ: Phường Quan Hoa - Cầu Giấy - Hà Nội.
Cụ thể là một só hình ảnh về bệ thử phanh được sử dụng trong trạm đăng kiểm này .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập lớn Thiết kế tram kiểm định.doc