Tài liệu Đề tài Thiết kế phân xưởng sản xuất trà sữa trân châu: MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Chỉ tiêu cảm quan của sữa bột gầy 11
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hóa lý của sữa bột gầy 11
Bảng 2.3: Hàm lượng kim loại nặng trong sữa bột gầy 12
Bảng 2.4: Hình dạng bên ngoài của trân châu 13
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn hóa lý của trân châu 13
Bảng 2.6: Tiêu chuẩn vi sinh 13
Bảng 2.7 : Bảng tiêu chuẩn trà xanh (TCVN 1457-83) 14
Bảng 2.8: Bảng tiêu chuẩn trà xanh (TCVN 1457-83) 15
Bảng 2.9: Chỉ tiêu hóa lý cuả đường saccharose 16
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu của nước dùng trong sản xuất 16
Bảng 2.11: Chỉ tiêu cảm quan sản phẩm trà sữa trân châu 23
Bảng 2.12: Chỉ tiêu hóa học sản phẩm trà sữa trân châu 23
Bảng 3.1: Các thông số của nguyên liệu trà, sữa 24
Bảng 3.3: Thông số quá trình trích ly trà 24
Bảng 3.4: Bảng tổng kết tính cân bằng vật chất cho 1 ngày sản xuất 26
Bảng 4.1: Thông số thiết bị trích ly trà 28
Bàng 4.2: Thông số công nghệ của thiết bị lọc trà 30
Bảng 4.3: Thông số thiết bị hoàn nguyên sữa 31
Bảng 4.4: Thông số kĩ thuật thiết bị n...
45 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thiết kế phân xưởng sản xuất trà sữa trân châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Chỉ tiêu cảm quan của sữa bột gầy 11
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hóa lý của sữa bột gầy 11
Bảng 2.3: Hàm lượng kim loại nặng trong sữa bột gầy 12
Bảng 2.4: Hình dạng bên ngoài của trân châu 13
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn hóa lý của trân châu 13
Bảng 2.6: Tiêu chuẩn vi sinh 13
Bảng 2.7 : Bảng tiêu chuẩn trà xanh (TCVN 1457-83) 14
Bảng 2.8: Bảng tiêu chuẩn trà xanh (TCVN 1457-83) 15
Bảng 2.9: Chỉ tiêu hóa lý cuả đường saccharose 16
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu của nước dùng trong sản xuất 16
Bảng 2.11: Chỉ tiêu cảm quan sản phẩm trà sữa trân châu 23
Bảng 2.12: Chỉ tiêu hóa học sản phẩm trà sữa trân châu 23
Bảng 3.1: Các thông số của nguyên liệu trà, sữa 24
Bảng 3.3: Thông số quá trình trích ly trà 24
Bảng 3.4: Bảng tổng kết tính cân bằng vật chất cho 1 ngày sản xuất 26
Bảng 4.1: Thông số thiết bị trích ly trà 28
Bàng 4.2: Thông số công nghệ của thiết bị lọc trà 30
Bảng 4.3: Thông số thiết bị hoàn nguyên sữa 31
Bảng 4.4: Thông số kĩ thuật thiết bị nấu syrup 33
Bảng 4.5: Thông số thiết bị làm nguội 34
Bảng 4.6: Thông số thiết bị phối trộn 35
Bảng 4.7: Thông số thiết bị rót và đóng nắp 36
Bảng 4.8: Thông số công nghệ thiết bị tiệt trùng 37
Bảng 4.9: Tổng kết các thiết bị trong phân xưởng 38
Bảng 4.10: Phân bố thời gian làm việc của các thiết bị và bố trí công nhân trong 1 ca sản xuất 39
Bảng 5.1: Thông số nồi hơi 41
Bảng 5.2: Công suất điện của các thiết bị chính trong nhà máy 41
Bảng 6.1: Kích thước thiết bị sử dụng trong qui trình 43
Bảng 6.2: Bảng tổng kết nguyên liệu trong 1 ngày 44
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1: Sản phẩm trà sữa trên thị trường 7
Hình 1.2: Bản đồ qui hoạch chung 8
Hình 2.1: Trân châu 12
Hình 2.2: Trà đen 13
Hình 2.3: Qui trình công nghệ sản xuất trà sữa trân châu 19
Hình 2.1: Thiết bị nấu syrup 20
Hình 2.2: Nguyên lý làm việc của thiết bị dạng bản mỏng 21
Hình 4.1: Thiết bị trích ly trà 27
Hình 4.2: Khung và bản 28
Hình 4.3: Thiết bị lọc khung bản 29
Hình 4.4: Thiết bị hoàn nguyên sữa 30
Hình 4.5: Bảng vẽ thiết bị hoàn nguyên sữa 31
Hình 4.6: Thiết bị nấu syrup 32
Hình 4.7: Thiết bị làm nguội 33
Hình 4.8: Bản vẽ thiết bị làm nguội 34
Hình 4.10: Thiết bị rót và đóng nắp 36
Hình 4.11: Thiết bị tiệt trùng Hydrolock 37
Lời mở đầu
Ngành công nghiệp nước giải khát phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân về những sản phẩm nước giải khát mang lại giá trị dinh dưỡng cao, và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì vậy, ngoài các sản phẩm nước ngọt có gas thông dụng các loại nước uống có nguồn gốc thiên nhiên đang càng ngày được yêu thích tại Việt Nam.
Trà sữa trân châu là một loại thức uống bổ dưỡng có nguồn gốc từ Đài Loan, làm từ trà trộn với sữa và hạt trân châu làm từ bột sắn hay các loại thạch trái cây. Uống nước trà giúp tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, gây hưng phấn, sảng khoái, xua tan mệt mỏi và sản phẩm có chứa các chất có hoạt tính chống oxi hóa. Sữa có giá trị dinh dưỡng cao vì có hàm lượng protein cao, tỉ lệ cân đối các acid amin không thay thế.
Thời gian gần đây trà sữa đã trở thành món “ruột” của các bạn trẻ vì hương vị mới lạ của loại thức uống này. Do đó, nhiều quán trà sữa mở ra trong thành phố và các tỉnh nhưng chất lượng thì ít được quan tâm.
Đáp ứng nhu cầu của thị trường sản phẩm trà sữa trân châu đóng chai ra đời mang lại tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian, giá cả hợp lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chương 1
LẬP LUẬN KINH TẾ
Giới thiệu
Trà trân châu hay trà sữa trân châu có “quê quán” từ Đài Loan. Nó là một thứ nước giải khát chế biến từ lá chè trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Khi trà sữa trân châu được giới thiệu vào các nước châu Á, nó có tiếng Anh là “bubble tea”.
Trà trân châu bắt nguồn từ Đài Loan vào đầu thập niên 1980. Nancy Yang, một chủ quán trà người Đài Loan đã thử thêm trái cây, sirô, khoai lang tẩm đường, và trân châu vào trà sữa. Mặc dù thức uống này lúc đầu không phổ biến, nhưng một số đài truyền hình Nhật Bản đã khiến các doanh nhân chú ý. Vào thập niên 1990, trà trân châu trở nên nổi tiếng ở hầu hết các nước Đông Nam Á.
Trà trân châu ở nhiều nước có các tên gọi khác nhau như black pearl tea, black pearl iced tea, boba drink, boba milk tea (bōbà nǎichá), 'large balls' milk tea, bubble milk tea, milk pearl tea, pearl iced tea, pearl milk tea (zhēnzhū nǎichá) Putonghua, pearl sago tea, tapioca, pearl tea, tapioca drink, tapioca tea
1.2 Lựa chọn sản phẩm
Hiện nay trên thị trường Việt Nam các loại thức uống có pha sữa có những dạng sản phẩm. Công ty Nước giải khát Kirin Acecook VN đã chính thức giới thiệu loại thức uống thiên nhiên pha sữa mang tên Latte. Đây là loại thức uống hoàn toàn mới tại thị trường VN. Năng suất sản xuất 400.000 thùng/tháng với tổng vốn đầu tư thiết bị là 23 triệu USD.
Hình 1.1: Sản phẩm trà sữa trên thị trường
Tuy nhiên trà sữa trân châu đóng chai sản xuất ở qui mô công nghiệp thì vẫn chưa xuất hiện. Cùng với ưu điểm của sản phẩm ở dạng chai nên dễ vận chuyển, phân phối, bảo quản, thuận tiện khi sử dụng. Nên đồ án đã chọn năng suất thiết kế ban đầu là 200.000 thùng/ tháng (thùng 12 chai 450 ml) để bước đầu thăm dò thị trường và có thể mở rộng khi nhu cầu thị trường tăng lên.
1.3 Địa điểm xây dựng nhà máy
Khu Công nghiệp Tân Tạo
Hình1.2: Bản đồ qui hoạch chung
Hồ sơ pháp lý
Khu công nghiệp Tân Tạo là một trong những khu công nghiệp tập trung đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 906/TTg ngày 30/11/1996 (Khu Hiện hữu) và Quyết định số 752/QĐ - TTg ngày 16/08/2000 (Khu Mở rộng ) của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian hoạt động: 50 năm
Khu hiện hữu: bắt đầu từ năm 1997
Khu mở rộng: bắt đầu từ năm 2000
Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Tân Tạo tọa lạc phía tây nam thành phố, thuộc xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh với chiều dài mặt tiền 3,5km chạy dọc theo Quốc lộ 1A. Đây là con đường huyết mạch nối từ Nam ra Bắc, đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hiện nay đang được mở rộng 60m. Là địa điểm đầu mối quan trọng cho việc phát triển kinh tế, giao thông của các tỉnh miền Tây, gần khu dân cư, lực lượng lao động tại chỗ dồi dào và có thể cung cấp nơi ăn ở cho CBCNV cũng như việc phát triển Trung tâm công nghiệp và thương mại của Thành phố.
Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 12 km.
Cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 12 km.
Cách cảng Sài Gòn khoảng 15 km.
Trong tương lai, theo kế hoạch phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Tân Tạo có những thuận lợi sau :
Nằm cạnh vùng đô thị mới.
Cạnh đường Xuyên Á.
Gần ga và tuyến đường sắt.
Diện tích khuôn viên và các phân khu chức năng:
Tổng diện tích toàn khu công nghiệp: 444ha. Trong đó:
Khu hiện hữu: 181,8 ha
Đất XD nhà xưởng sản xuất: 100 ha.
Đất xây dựng công trình phụ trợ: 4 ha.
Cây xanh tập trung: 50 ha.
Giao thông: 22 ha.
Kho tàng, bãi nguyên vật liệu, phế liệu: 5,8 ha
Khu mở rộng: 262,25ha
Đất XD xí nghiệp công nghiệp: 141,18 ha
Đất xây dựng trung tâm công trình công cộng: 5,85 ha
Đất xây dựng kho bãi: 2,78 ha
Đất dành cho xử lý rác và vệ sinh môi trường: 2,77 ha
Hành lang an toàn điện: 23,33 ha
Đất cây xanh : 19,29 ha
Đất giao thông: 67,05 ha
Tỷ lệ đất đã cho thuê
Tân Tạo (giai đoạn 1): 100%
Tân Tạo (mở rộng): còn 22 ha đất cho thuê
Cơ sở hạ tầng
Giao thông: Đường giao thông nội bộ hoàn chỉnh
Cấp điện: Mạng lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp 110 / 15 22 (KV) – Trạm biến áp Phú Lâm
Cấp nước: Hệ thống cấp nước của thành phố với dung lượng 10.000 m3/ngày đêm và Nguồn
nước dự phòng từ các trạm xử lý nước ngầm với công suất 5.000 m3/ngày đêm
Thông tin liên lạc: Trong nước và quốc tế
Xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước thải với công suất thiết kế 12.000 m3/ngày đêm
Giá thuê đất: 210 – 250 USD/m2
Giá điện: giờ bình thường (4-18h) 860đồng/KWh, giờ thấp điểm (22-4h) 480 đồng/KWh, giờ cao điểm (18-22h) 1715 đồng/KWh (chưa bao gồm VAT).
Giá nước: 4.500 đ/m3 (giá đã bao gồm VAT).
Phí xử lý nước thải: 0,2 USD/m3.
Nguồn lao động
Lực lượng lao động dự kiến: 15.000 – 20.000 lao động.
Loại hình công nghiệp ưu tiên
Đây là khu công nghiệp chủ yếu dành để bố trí các loại hình công nghiệp thông thường ít gây ô nhiễm như cơ khí chế tạo, linh kiện thiết bị điện – điện tử, sản phẩm hoá chất, dụng cụ y tế, chế biến lương thực, thực phẩm…
Chương 2
QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1 Nguyên liệu
2.1.1 Sữa bột gầy
Sữa bột gầy là loại sữa có hàm lượng béo không vượt quá 1%. Trong qui trình công nghệ chọn sữa bột gầy vì hàm lượng béo thấp nên giảm hiện tượng ôi hóa chất béo khi bảo quản. Khi sử dụng sữa bột gầy do hàm lượng béo thấp nên không cần đồng hóa khi hoàn nguyên và sữa bột gầy cũng dễ tan trong nước hơn sữa bột nguyên do không có nhóm kị nước.
Các tiêu chuẩn cần kiểm tra khi nhập sữa bột gầy.
Bảng 2.1: Chỉ tiêu cảm quan của sữa bột gầy
Chỉ tiêu
Cảm quan
Màu sắc
Màu tự nhiên từ trắng sữa đến vàng nhạt
Mùi vị
Mùi thơm, ngọt dịu, không có mùi vị lạ
Trạng thái
Dạng bột, đồng nhất, không vón cục, không có tạp chất
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hóa lý của sữa bột gầy
Tên chỉ tiêu
Mức
Độ ẩm, %, không lớn hơn
5.0
Hàm lượng chất béo, %, không lớn hơn
1
Hàm lượng protein, tính theo hàm lượng chất khô không có chất béo, %, không nhỏ hơn
33
Độ acid chuẩn độ, tính theo acid lactic, không lớn hơn
18
Chỉ số không hòa tan
Max 1 (ml)/50 (ml)
Bảng 2.3: Hàm lượng kim loại nặng trong sữa bột gầy
Tên chỉ tiêu
Mức tối đa (mg/kg)
Hàm lượng chì (Pb)
0.05
Hàm lượng asen (As)
0.5
Hàm lượng thủy ngân (Hg)
0.05
Hàm lượng cadimi (Cd)
1.0
Hàm lượng aflatoxin không lớn hơn 0.5µg/kg.
2.1.2 Trân châu
Hạt trân châu được làm từ củ sắn. Hạt trân châu hay còn gọi là bola đun sôi khoảng dưới nửa tiếng cho tới khi chín hoàn toàn, nhưng vẫn còn độ dẻo, khi đó hạt nở ra đáng kể.
Các hạt trân châu lớn , làm từ bột sắn nằm ở dưới đáy cốc. Các hạt thường lớn hơn 6 mm, màu nâu, mờ mờ không trong suốt và nâu đậm hơn ở giữa hạt. Hạt trân châu được hút bằng ống hút to (thường được cắm sẵn vào li trà ), người uống trà vừa uống trà vừa nhai hạt trân châu.
Hình 2.1: Trân châu
Thay cho hạt bột truyền thống, thạch dừa hoặc thạch konjac còn được dùng để làm trà trân châu. Thạch được cắt thành viên nhỏ, hình lập phương hoặc hình hộp, có độ dẻo và dai. Trà trân châu có thể pha chế thành trà trân châu thập cẩm, khi có cả trân châu và thạch. Có nhiều loại thạch khác như thạch vải, thạch cà phê và thạch trái cây hỗn hợp.
Các tiêu chuẩn kiểm tra trân châu khi nhập vào kho
Bảng 2.4: Hình dạng bên ngoài của trân châu
Trình bày
Túi giấy 25 kg
Màu sắc
Xám trắng
Mùi
Không mùi
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn hóa lý của trân châu
Carbohydrates (min)
80%
Ashes (max)
0.50 %
Độ ẩm (max)
13%
SO2 (max)
80 ppm
pH (sol 10%)
4.5- 6.5
Kích thước hạt
10-20 mm
Bảng 2.6: Tiêu chuẩn vi sinh
Tổng số vi sinh vật
Max 50000/g
Nấm men nấm mốc
Max 1000/g
Coliforms
Không có
Bacillus
Max 1000/g
Salmonella
Không có
2.1.3 Trà
Hiện nay có 2 loại trà dùng để pha trà sữa. Loại phổ biến nhất là hồng trà. Hồng trà là loại trà đã được lên men 100% nên không có vị chát của trà, loại này chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc. Loại thứ 2 là lục trà, là trà xanh được sao khô, loại trà này uống thấy vị đắng chát nhưng ngọt hậu và thanh khiết. Trong qui trình này, loại trà đen được sử dụng.
Hình 2.2: Trà đen
Bảng 2.7 : Bảng tiêu chuẩn trà đen (TCVN 1457-83) sử dụng để kiểm tra chất lượng trà khi nhập nguyên liệu
Tên chỉ tiêu
Loại chè
Ngoại hình
Màu nước
Mùi
Vị
OP
Xoăn, tương đối đều, đen tự nhiên, thoáng tuyết
Đỏ nâu sáng, rõ viền vàng
Thơm đượm
Đậm dịu, có hậu
FBOP
Nhỏ, mảnh gẫy của OP và P tương đối đều, đen có tuyết
Đỏ nâu đậm, có viền vàng
Thơm đượm
Đậm có hậu
P
Tương đối xoăn, tương đối đều đen, ngắn hơn OP
Đỏ nâu sáng, có viền vàng
Thơm dịu
Đậm, dịu
PS
Tương đối đều, đen hơi nâu, hơi khô, thoáng cọng nâu
Đỏ nâu
Thơm vừa
Đậm, vừa
BPS
Tương đối đều, mảnh gãy của PS, đen hơi nâu
Đỏ nâu hơi nhạt
Thơm nhẹ
ít đậm
Bảng 2.8: Bảng tiêu chuẩn trà đen (TCVN 1457-83) sử dụng để kiểm tra chất lượng trà khi nhập nguyên liệu
Tên chỉ tiêu
Mức
1. Hàm lượng chất hoà tan, %, không nhỏ hơn
2. Hàm lượng tro không tan trong axit, %, không lớn hơn
3. Hàm lượng tro tổng số, %
4. Độ ẩm, %, không lớn hơn
5. Hàm lượng tanin, %, không nhỏ hơn
6. Hàm lượng cafein, %, không nhỏ hơn
7. Hàm lượng sắt, %, không lớn hơn
8. Hàm lượng tạp chất lạ, %, không lớn hơn
9. Hàm lượng chất xơ, %, không lớn hơn
10. Hàm lượng vụn, %, không lớn hơn
OP, P, PS
FBOP
BPS
11. Hàm lượng bụi, %, không lớn hơn
OP, P, PS
FBOP, BPS
F
32
1,0
4-8
7,5 7
9,0
1,8
0,001
0,2
16,5
3
22
10
0,5
1
5
2.1.4 Đường saccharose
Sử dụng đường saccharose tính luyện. Các chỉ tiêu cần kiểm tra khi nhập đường saccharose.
Bảng 2.9: Chỉ tiêu hóa lý cuả đường saccharose
Chỉ tiêu
Mức
Dư lượng SO2
Các chất nhiễm bẩn
Asen (As)
Đồng (Cu)
Chì (Pb)
mức tối đa 70mg/kg
1mg/kg
2mg/kg
0.5mg/kg
Bảng 2.10: Chỉ tiêu vi sinh vật của đường
Tên chỉ tiêu
Yêu cầu
Tổng số vi sinh vật hiếu khí, CFU/10g, không lớn hơn
200
Nấm men, CFU/10g, không lớn hơn
10
Nấm mốc, CFU/10g, không lớn hơn
10
2.1.5 Nước
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu của nước dùng trong sản xuất
STT
Tên chỉ tiêu
Ðơn vị tính
Giới hạn tối đa
Phương pháp thử
I
Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1.
Màu sắc (a)
TCU
15
TCVN 6185-1996
(ISO 7887-1985)
2.
Mùi vị (a)
Không có mùi, Vị lạ
Cảm quan
3.
Ðộ đục (a)
NTU
2
(ISO 7027 - 1990)
TCVN 6184- 1996
4.
pH (a)
6,5-8,5
AOAC hoặc SMEWW
5.
Ðộ cứng (a)
mg/l
300
TCVN 6224 - 1996
6.
Tổng chất rắn hoà tan (TDS) (a)
mg/l
1000
TCVN 6053 –1995
(ISO 9696 –1992)
7.
Hàm lượng nhôm (a)
mg/l
0,2
ISO 12020 – 1997
8.
Hàm lượng Amoni, tính theo NH4+ (a)
mg/l
1,5
TCVN 5988 – 1995(ISO 5664 1984)
9.
Hàm lượng Antimon
mg/l
0,005
AOAC hoặc SMEWW
10.
Hàm lượng Asen
mg/l
0,01
TCVN 6182 – 1996
(ISO 6595 –1982)
11.
Hàm lượng Bari
mg/l
0,7
AOAC hoặc SMEWW
12.
Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat và Axit boric
mg/l
0,3
ISO 9390 – 1990
13.
Hàm lượng Cadimi
mg/l
0,003
TCVN6197 - 1996
(ISO 5961-1994)
14.
Hàm lượng Clorua (a)
mg/l
250
TCVN6194 - 1996
(ISO 9297- 1989)
15.
Hàm lượng Crom
mg/l
0,05
TCVN 6222 - 1996
(ISO 9174 - 1990)
16.
Hàm lượng Ðồng (Cu) (a)
mg/l
2
(ISO 8288 - 1986)
TCVN 6193- 1996
17.
Hàm lượng Xianua
mg/l
0,07
TCVN6181 - 1996
(ISO 6703/1-1984)
18.
Hàm lượng Florua
mg/l
0,7 – 1,5
TCVN 6195- 1996
(ISO10359/1-1992)
19.
Hàm lượng Hydro sunfua (a)
mg/l
0,05
ISO10530-1992
20.
Hàm lượng Sắt (a)
mg/l
0,5
TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1988)
21.
Hàm lượng Chì
mg/l
0,01
TCVN 6193- 1996 (ISO 8286-1986)
22.
Hàm lượng Mangan
mg/l
0,5
TCVN 6002- 1995
(ISO 6333 - 1986)
23.
Hàm lượng Thuỷ ngân.
mg/l
0,001
TCVN 5991-1995 (ISO 5666/1-1983 ¸ ISO 5666/3 -1983)
24.
Hàm lượng Molybden
mg/l
0,07
AOAC hoặc SMEWW
25.
Hàm lượng Niken
mg/l
0,02
TCVN 6180 -1996 (ISO8288-1986)
26.
Hàm lượng Nitrat
mg/l
50 (b)
TCVN 6180- 1996
(ISO 7890-1988)
27.
Hàm lượng Nitrit
mg/l
3 (b)
TCVN 6178- 1996 (ISO 6777-1984)
28.
Hàm lượng Selen
mg/l
0,01
TCVN 6183-1996 (ISO 9964-1-1993)
29.
Hàm lượng Natri
mg/l
200
TCVN 6196-1996 (ISO 9964/1-1993)
30.
Hàm lượng Sunphát (a)
mg/l
250
TCVN 6200 -1996
(ISO9280 -1990)
31.
Hàm lượng kẽm (a)
mg/l
3
TCVN 6193 -1996 (ISO8288-1989)
32.
Ðộ ô xy hoá
mg/l
2
Chuẩn độ bằng KMnO4
2.2 Qui trình công nghệ sản xuất trà sữa trân châu
Lọc
Làm nguội
Làm nguội
Phối trộn
Sản phẩm
Tiệt trùng
Đóng bao bì
Chai
Trân châu
Bột sữa
Nước
Trà đen
Đường
Nước
Hoàn nguyên
Nước
Trích ly
Nấu
Hình 2.3: Qui trình công nghệ sản xuất trà sữa trân châu
2.2.1 Nấu syrup
Mục đích quá trình: tạo ra một sản phẩm syrup có độ đồng nhất cao, nhiệt độ cao trong quá trình nấu cũng ức chế một số vi sinh vật tạp nhiễm.
Thiết bị nấu là thiết bị hình trụ đáy cầu bằng thép không rỉ, xung quanh phần thân dưới và đáy là lớp vỏ áo để gia nhiệt. Bên trong thiết bị có cánh khấy để đảo trộn hỗn hợp. Nước được gia nhiệt đến 600C cho cánh khuấy hoạt động 40 vòng/phút, cho đường vào, cho đường tan hoàn toàn, gia nhiệt đến sôi 30 phút, nhiệt độ nấu 100oC. Sau đó, dung dịch đường sẽ được bơm qua thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng để làm nguội về nhiệt độ bảo quản 350C. Nồng độ syrup sau khi nấu khoảng 350Bx.
Hình 2.1: Thiết bị nấu syrup
2.2.2 Làm nguội
Mục đích: làm nguội syrup và dịch trà về nhiệt độ phối trộn khoảng 350C chuẩn bị cho quá trình phối trộn.
Thiết bị: sử dụng thiết bị làm nguội dạng bản mỏng. Tác nhân làm nguội là nước lạnh.
Hình 2.2: Nguyên lý làm việc của thiết bị dạng bản mỏng
2.2.3 Hoàn nguyên sữa
Mục đích: Hòa tan sữa bột gầy vào nước tạo ra dung dịch đồng nhất.
Thiết bị: Sử dụng máy hoàn nguyên sữa tốc độ cao. Sữa sẽ được hoàn nguyên với nước theo tỉ lệ khối lượng sữa: nước = 1:2.
Hình 2.3: Nguyên lý hoạt dộng của thiết bị hoàn nguyên sữa
2.2.4 Trích ly trà
Khai thác: Quá trình trích ly sẽ tách các cấu tử hòa tan (catechin, amino acid, caffeine, saccharide, khoáng, pectin, fluoride, flavonoid, vitamin B1, B2, C, P, và một phần protein, chrolophyl)
Phương pháp thực hiện và thiết bị: Thiết bị là một hệ thống gồm nhiều nồi mắc nối tiếp nhau. Tỉ lệ nguyên liệu: dung môi = 1:10, nhiệt độ trích ly 80-1000C, nồng độ dịch trích 4-6%.
2.2.5 Phối trộn
Mục đích: trộn các thành phần dịch trà, sữa và syrup lại với nhau thành hỗn hợp đồng nhất để đạt dược chỉ tiêu hóa lý và cảm quan theo yêu cầu.
Thiết bị phối trộn hình trụ đứng có cánh khuấy bằng thép không rỉ, phối trộn tại nhiệt độ phòng.
2.2.6 Lọc
Mục đích: làm sạch và loại bỏ các tạp chất không tan có trong dịch trích để nâng cao chất lượng của sản phẩm. Thông thường, dịch trích ly còn lẫn bã lá trà, cát, đất, bụi bẩn…đã không được giữ lại hoàn toàn khi dòng dịch trích ra khỏi thiết bị trích ly. Quá trình lọc sẽ loại bỏ các tạp chất này.
Thiết bị: Sử dụng thiết bị lọc khung bản với màng lọc vải có phủ một lớp bột trợ lọc diatomite. Trong quá trình lọc, nhập liệu được bơm vào thiết bị lọc, dung dịch lọc sẽ được tháo ra ở áp suất khí quyển.
2.2.7 Rót và đóng chai
Mục đích công nghệ: hoàn thiện sản phẩm, phân chia vào các hộp, tạo ra các đơn vị sản phẩm.
Thiệt bị: việc rót trân châu, rót trà sữa và đóng nắp trong một thiết bị
2.2.8 Tiệt trùng
Mục đích công nghệ: hồ hóa trân châu trong lúc tiệt trùng, tiêu diệt vi sinh vật kéo dài thời gian bảo quản.
Thiết bị: sử dụng thiết bị tiệt trùng liên tục Hydrolock. Nhiệt độ tiệt trùng 1210C, thời gian 20 phút.
2.3 Sản phẩm trà sữa trân châu
Sản phẩm trà sữa trân châu đóng chai PET, thể tích 450 ml.
Bảng 2.11: Chỉ tiêu cảm quan sản phẩm trà sữa trân châu
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Màu sắc
Màu nâu nhạt
Mùi
Mùi thơm của sữa và trà
Vị
Vị ngọt
Trạng thái
Lỏng có các hạt trân châu ở đáy
Bảng 2.12: Chỉ tiêu hóa học sản phẩm trà sữa trân châu
Chỉ tiêu
Yêu cầu (mg/l)
Asenc(As)
0.1
Chì (Pb)
0.2
Thủy ngân (Hg)
0.05
Cadimi (Cd)
1.0
Bảng 2.13: Chỉ tiêu vi sinh sản phẩm trà sữa trân châu
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Tổng số vi sinh vật hiếu khi, số khuẩn lạc trong 1ml sản phẩm
102
E.coli số vi khuẩn trong 1ml sản phẩm
0
Coliforms số vi khuẩn trong 1ml sản phẩm
10
Cl. Perfringhens số vi khuẩn trong 1ml sản phẩm
0
Streptococcci faecal số vi khuẩn trong 1ml sản phẩm
0
Tống số nấm men nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 ml sàn phẩm
10
Chương 3
TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT
3.1 Các thông số tính toán
Bảng 3.1: Các thông số của nguyên liệu trà, sữa
Thông số
Giá trị
Độ ẩm của sữa (% khối lượng)
5
Chất khô hòa tan của trà (% khối lượng)
32
Độ ẩm của trà (%)
7.57
Bảng 3.3 Thông số quá trình trích ly trà
Thông số
Giá trị
Hiệu suất quá trình trích ly so với lượng ban đầu (% khối lượng)
65.5
Tỉ lệ trà : nước ( khối lượng)
1:10
Nồng độ dịch trích
6
Bảng 3.3: Tổn thất qua các quá trình
Quá trình
Tổn thất (% kl)
Ghi chú
Trích ly trà (f1)
1
Tổn thất do thiết bị trích ly
Lọc trà (f2)
0.5
Tổn thất do dính vải lọc
Hoàn nguyên sữa (f3)
1
Tổn thất do đường ống từ thiết bị hoàn nguyên đến phối trộn
Nấu syrup (f4)
1
Tổn thất do đường ống từ thiết bị nấu đến phối trộn và bay hơi nước trong khi nấu syrup
Phối trộn (f5)
0.5
Tổn thất do đường ống từ thiết bị phối trộn đến tót bao bì
Rót bao bì (f6)
1
Tổn thất trong quá trình rót
Tiệt trùng (f7)
0.5
Tổn thất trong quá trình tiệt trùng
3.2 Tính cân bằng vật chất cho 100 kg trà nguyên liệu
3.2.1 Khối lượng dịch trà thu được qua quá trình trích ly
Khối lượng chất khô hòa tan trong 100 kg trà:
Mck1 = 100*32/100 = 32 (kg)
Khối lượng chất khô sau quá trình trích ly trà:
Mck2 = Mck1*65.5/100 = 32*65.5/100 = 20.96 (kg)
Khối lượng dịch trích thu được sau quá trình trích ly:
Mdd trà = Mck2*(1-f1/100)*100/6 =345.84 (kg)
3.2.2 Khối lượng dịch trà thu được sau quá trình lọc trà
Mdd lọc = Mdd trà*(1-f2/100) = 345.84*99.5/100 = 344.1108 (kg)
3.2.3 Khối lượng sữa thu được sau quá trình hoàn nguyên
Msữa = (1000+Mnước 1)*(1-f3/100) = (1000+2000)*99/100 = 2970 (kg)
Mnước 1: khối lượng nước dùng để hoàn nguyên sữa (kg)
3.2.4 Khối lượng syrup thu được sau quá trình nấu syrup
Msyrup = (500+Mnước 2)*(1-f4/100) = (500+1000)*99/100 = 1485 (kg)
Mnước 2: khối lượng nước dùng để nấu syrup
3.2.5 Khối lượng dung dịch trà sữa sau khi phối trộn
Mtrà sữa = (Mdd lọc + Msữa + Msyrup)*(1-f5/100)
= (344.1108+2970+1485)*99.5/100 = 4775.115 (kg)
3.2.6 Khối lượng dịch trà sữa sau khi rót bao bì
MSau rót bao bì = (Mtrà sữa + Mtrân châu)*(1-f6/100)
= (4775.115+450)*99/100 = 5172.864 (kg)
3.2.7 Khối lượng trà sữa sau khi tiệt trùng
Msản phẩm = MSau rót bao bì*(1-f7/100) = 5172.864*99/100 = 4914.221
3.3 Tính cân bằng vật chất cho 1 ngày sản xuất
Bảng 3.4: Bảng tổng kết tính cân bằng vật chất cho 1 ngày sản xuất
Nguyên liệu
Đơn vị
100 kg trà
1 ngày
Khối lượng dịch rót
Kg
4914.221
36000
Trà
Kg
100
732.568
Sữa
Kg
1000
7325.68
Đường
Kg
500
3662.84
Trân châu
Kg
450
3296.56
Nước
Kg
4000
29302.7
Dịch đường
Kg
1485
10878.6
Dịch trà
Kg
344.1108
2520.84
Dịch sữa
kg
2970
21757.3
Chương 4
LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHÍNH
Thiết bị trích ly trà
Thiết bị là một hệ thống nhiều 3 nồi lắp nối tiếp nhau. Các nồi được nạp trà nguyên liệu còn dung môi lần lượt đi qua tất cả các nồi để lấy lượng chất tan cần thiết trong trà. Qua hệ thống, dung dịch sẽ đạt nồng độ chất khô yêu cầu.
Đầu tiên, cho dung môi vào nồi 1 và từ đó dung dịch sẽ đi qua các nồi còn lại. Quá trình cứ thế tiếp tục cho đến khi đạt được độ trích ly cần thiết của nồi thứ nhất. Sau đó tháo hết dung môi khỏi nồi thứ nhất rồi cho vật liệu mới vào, lúc này nồi 1 trở thành thiết bị cuối và nồi 2 trước kia bây giờ thành nồi thứ nhất.
Sau khi đạt được độ trích ly cần thiết thì lại tháo dung môi và bã ra khỏi nồi thứ hai, cho vật liệu mới vào, nồi thứ hai lại trở thành thiết bị cuối cùng, nồi thứ ba thành nồi thứ nhất. Các nồi cứ lần lượt thay phiên nhau tháo nạp liệu như thế, nên hệ thống làm việc liên tục.
Hình 4.1 Thiết bị trích ly trà
Thông số kĩ thuật quá trình trích ly
Tỉ lệ trà và dung môi: 1/10
Nhiệt độ trích ly: 80 - 1000C
Nồng độ dịch chiết trà: 4 – 6%
Khối lượng trà sử dụng trong 1 ngày: 732 kg
Chọn 1 thiết bị trích ly trà năng suất 400kg/mẻ
Bảng 4.1: Thông số thiết bị trích ly trà
Model
TD-200
Kích thước (LxWxH)
3*0.9*3m
Nhiệt độ làm việc
40-1000C
Năng suất
400 kg/mẻ
Động cơ
18+18 Kw
Hãng sản xuất
Sunny Machinery Technology Co., Lt China
Thiết bị lọc trà
Cấu tạo thiết bị lọc ép khung bản
Thiết bị lọc ép khung bản được cấu tạo bởi bộ phận chủ yếu là khung và bản. Khung giữ vai trị chứa bã lọc và là cửa nhập huyền phù. Bản lọc tạo ra bề mặt lọc với các rãnh dẫn nước lọc, giữa khung và bản có đặt vật ngăn lọc, chung quanh khung và bản hình thành bề mặt nhô cao để tạo sự bít kín lúc ghép khung, bản lại. Ở đây ta sử dụng vật ngăn lọc là vải làm từ sợi tổng hợp.
Hình 4.2 Khung và bản
Nguyên tắc hoạt động:
Huyền phù trước khi lọc được chứa trong thùng chứa. Để tăng hiệu quả lọc, ta có thể dùng cánh khuấy để khuấy huyền phù, sau đó để cho các hạt huyền phù lắng xuống rồi tiến hành lọc. Vì khi bắt đầu lọc ta bơm được hàm lượng pha rắn nhiều, kích thước các hạt lớn, các hạt rắn sẽ tập trung trên vải lọc và nhanh chống trở thành lớp bã lọc.
Huyền phù được bơm vào hệ thống ống nhập liệu tràn vào khoảng rỗng trong khung. Dưới tác động của áp suất cao, nước lọc sẽ thấm qua vải lọc đi theo các khe của bản, tập trung vào ống tháo liệu thoát ra ngoài. Phần bã rắn được giữ lại càng nhiều cho đến khi đầy khoảng rỗng, lúc đó nước lọc không còn chảy nữa vì trở lực quá lớn. Ngừng cung cấp huyền phù và tiến hành rữa bã hoặc cạo bỏ bã, thay vải lọc.
Khối lượng dịch lọc: 2520.84 kg
Chọn 1 thiết bị lọc trà với năng suất 1200 kg/h
Hình 4.3: Thiết bị lọc khung bản
Bảng 4.2: Thông số công nghệ của thiết bị lọc trà
Kích thước (LxWxH)
6800 mm x 1200 mm x 1100m
Áp lực làm việc
25-28MP
Năng suất
1200kg/h
Diện tích lọc
54m2
Khối lượng
4800 kg
Động cơ
2.2 KW
Hãng sản xuất
SHENZHEN NORINCO INDUSTRIES CO., LTD
Thiết bị hoàn nguyên sữa
Hình 4.4 Thiết bị hoàn nguyên sữa
Thiết bị hoàn nguyên được sử dụng để pha trộn các chất rắn trong chất lỏng. Trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nó được sử dụng như một giải pháp hoàn hảo cho sữa hoàn nguyên...
Khối lượng dung dịch sữa trong 1 ngày: 21757.3 kg
Chọn 1 thiết bị hoàn nguyên sữa năng suất: 65000 l/h
Bảng 4.3: Thông số thiết bị hoàn nguyên sữa
Model
M-440
Kích thước(LxQxH)
950x410x1375mm
Thể tích thùng chứa
1000L
Công suất động cơ
11 kW
Lưu lượng chất lỏng
65.000 l/h
sản xuất
INOXPA
Tốc độ cánh khuấy
3000 vòng/phút
Vật liệu
AISI-316L
Đường kính ống dẫn
Inlet
Outlet
3’’
5’’
Hình 4.5: Bảng vẽ thiết bị hoàn nguyên sữa
Thiết bị nấu syrup
Thiết bị nấu là thiết bị hình trụ đáy cầu bằng thép không rỉ, xung quanh phần thân dưới và đáy là lớp vỏ áo để gia nhiệt. Bên trong thiết bị có cánh khấy để đảo trộn hỗn hợp. Nước được gia nhiệt đến 600C cho cánh khuấy hoạt động 40 vòng/phút, cho đường vào, cho đường tan hoàn toàn, gia nhiệt đến sôi 30 phút. Sau đó, dung dịch đường sẽ dược bơm qua thiệt bị lọc nóng để tách tạp chất và cuối cùng bơm qua thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng để làm nguội về nhiệt độ bảo quản. Nồng độ saccharose sau khi nấu là 35% khối lượng.
Khối lượng syrup trong 1 ngày: 10876.8 kg
Chọn 2 thiết bị nấu syrup năng suất: 300l/mẻ
Hình4.6: Thiết bị nấu syrup
Bảng 4.4: Thông số kĩ thuật thiết bị nấu syrup
Model
HT-300
Kích thước(LxQxH)
1200*800*1700mm
Thể tích thùng chứa
300L
Công suất động cơ
1.1 kW
Gia nhiệt
Hơi nước
Hãng sản xuất
Jiangsu China (Mainland)
Tốc độ cánh khuấy
40-200 vòng/phút
Trọng lượng
150 Kg
4.5 Thiết bị làm nguội
Thiết bị gồm những bản mỏng đặt sát vào nhau. Độ dày các bản rất mỏng và trên bề mặt của chúng có các khe lồi lõm nhằm tăng hệ số truyền nhiệt và bề mặt truyền nhiệt. Khi các tấm bản ghép lại với nhau trên khung của thiết bị sẽ tạo nên những đường dẫn vào và ra cho thực phẩm và chất tải nhiệt.
Hình 4.7: Thiết bị làm nguội
Bảng 4.5: Thông số thiết bị làm nguội
Model
Base-3
Kích thước(LxQxH)
510×180×545mm
Năng suất làm nguội (l/h)
4500
Hãng sản xuất
Alfa Laval
Đường kính ống dẫn (mm)
25
Hình 4.8 Bản vẽ thiết bị làm nguội
Khối lượng dịch syrup trong 1 ngày: 10876.8 Kg
Khối lượng dịch trà trong 1 ngày: 2520.84 Kg
Chọn 1 thiết bị làm nguội cho syrup, 1 thiết bị làm nguội cho dịch trà
Thiết bị phối trộn
Sử dụng thiết bị trộn dạng trụ đáy côn, có cánh khuấy tốc độ cao hoạt động liên tục.
Khối lượng dịch rót trong 1 ngày:36000 kg
Khối lượng dịch rót trong 1 giờ: 3600 kg
Chọn 3 thiết bị phối trộn thể tích chứa: 2000 lit
Hình 4.9 Thiết bị phối trộn
Bảng 4.6: Thông số thiết bị phối trộn
Model
KRMT-1
Đường kính* chiều cao
1200*2200 mm
Thể tích thùng chứa
2000 L
Công suất động cơ
1.5 kW
Tốc độ cánh khuấy
60 vòng/phút
Hãng sản xuất
Zhejiang China (Mainland)
4.7 Thiết bị rót bao bì và đóng nắp
Hệ thống rót bao bì bao gồm: rửa chai, làm đầy hạt, rót nước và đóng nắp.
Việc cung cấp chai, rửa chai, làm đầy hạt, rót nước và đóng nắp được hoàn tất bên trong thiết bị. Thiết bị có thể áp dụng rót lạnh hoặc rót nóng.
Số lượng chai trong 1 ngày: 80000 chai
Chọn 1 thiết bị rót: 10000 chai/h
Hình 4.10 Thiết bị rót và đóng nắp
Bảng 4.7: Thông số thiết bị rót và đóng nắp
Model
RCGF16-12-6
Kích thước(LxQxH)
2100*1500*2200 mm
Thể tích thùng chứa
3000 L
Công suất động cơ
5.88 KW
Chai chuẩn (mm)
Đường kính: φ50-φ92
Cao :150-310
Năng suất
10000 chai/h
Độ chính xác
≤5mm (mực chất lỏng)
Hãng sản xuất
Jiangsu China (Mainland)
Lượng nước tiêu thụ rửa chai
800 l/h
Khối lượng
4.8 Thiết bị tiệt trùng
Thiết bị tiệt trùng hydrolock dạng hình trụ nằm ngang chia làm hai khoang: khoang gia nhiệt và khoang giữa nhiệt nằm phía trên (tác nhân gia nhiệt là hơi nước) và khoang làm nguội nắm bên dưới (tác nhân làm nguội là nước). Hai khoang này được ngăn cách bởi tấm cách nhiệt và được liên thông với nhau tại vài vị trí để băng chuyền đưa sản phẩm từ khoang gia nhiệt – giữ nhiệt và làm nguội. Băng chuyền có dạng ống lưới, sản phẩm được rót và bao bì, đóng nắp rồi được đặt vào bên trong các ống lưới của băng chuyền. Trong quá trình vận hành, hơi nước bão hòa và nước sẽ lắp đầy khoang bên trong thiết bị. Để nước không bị rò rỉ ra ngoài, người ta sử dụng một cái bơm hoạt động liên tục để đưa nước làm nguội liên tục vào khoang dưới của thiết bị. Khi thoát ra khỏi thiết bị, sản phẩm được tiếp tục đưa xuống vùng phía dưới để làm nguội bằng không khí lạnh.
Chọn 1 thiết bị tiệt trùng năng suất 10000 chai/h
Hình 4.11: Thiết bị tiệt trùng Hydrolock
Bảng 4.8: Thông số công nghệ thiết bị tiệt trùng
Model
ACB 200
Kích thước(LxQxH)
18.7*2.70*3.80 m
Năng suất
10000 chai/h
Kích thước chai
120 ml- 1.5 L
Gia nhiệt
Hơi nước
Công suất động cơ
1.1 KW
Tiêu hao hơi nước
1000 kg/h
Hãng sản xuất
ACB HYDROLOCK
4.9 Tổng kết các thiết bị trong phân xưởng
Bảng 4.9 Tổng kết các thiết bị trong phân xưởng
Tên thiết bị
Năng suất
Số lượng
Hãng cung cấp
Model
Công suất (KW)
Kích thước(mm)
(LxWxH)
Trích ly trà
400kg/mẻ
1
Sunny Machinery China
TD-200
36
3000*900*3000
Lọc khung bản
1200kg/h
1
Shenzhen Norinco
2.2
6800*1200*1100
Hoàn nguyên sữa
65000l/h
1
Inoxpa
M-440
11
950*410*1375
Nấu syrup
300Kg/mẻ
2
Jiangsu China (Mainland)
HT-300
1.1
1200*800*1700
Thiết bị làm nguội
4500l/h
2
Alfa Laval
IC-15WC
1.5
510*180*54
Phối trộn
2000L
3
Zhejiang China (Mainland)
KRMT-1
1.5
200*2200
Rót bao bì
10000 chai/h
1
Jiangsu China (Mainland)
RCGF16-12-6
5.88
2100*1500*2200
Tiệt trùng
10000 chai/h
1
ACB Hydrolock
ACB 200
1.1
18700*2700*3800
Phân bố thời gian làm việc của các thiết bị và bố trí công nhân trong 1 ca sản xuất
Bảng 4.10: Phân bố thời gian làm việc của các thiết bị và bố trí công nhân trong 1 ca sản xuất
Tên thiết bị
Năng suất
Số lượng
Số công nhân
Thời gian làm việc
6h30-7
7h-7h30
7h30-8
8-8h30
8h30-9
9-9h30
9h30-10
10-10h30
10h30-11h
11h-1h30
Trích ly trà
400
kg/mẻ
1
1
x
Hoàn nguyên sữa
65000/h
1
1
x
Lọc khung bản
1200kg/h
1
1
x
x
Nấu syrup
300Kg/mẻ
2
1
x
x
x
x
x
x
Thiết bị làm nguội
4500 l/h
2
1
x
x
x
x
Phối trộn
2000L
3
1
x
x
x
x
x
x
Rót bao bì
10000 chai/h
1
1
x
x
x
x
x
x
x
x
Tiệt trùng
10000 chai/h
1
1
x
x
x
x
x
x
x
x
Số lượng: 8 công nhân, 1 kĩ sư và 1 quản lý phân xưởng
Tổng cộng: 10 người/ca
Chương 5
TÍNH NỒI HƠI -ĐIỆN-NƯỚC
5.1 Tính hơi và chọn nồi hơi
5.1.1 Quá trình nấu syrup
Khối lượng dịch đường trong 1 ngày: m1= 15955kg/ngày
Nhiệt độ đầu vào: t11= 30oC
Nhiệt độ đầu ra t12= 90oC
Nhiệt dung riêng của dịch đường : C=4.081 (KJ/Kg.độ)
Nhiệt lượng cần cung cấp: Q1 = m1.c1.(t11 – t12) = 3906741 kJ/ ngày
Lượng hơi 4at cần cung cấp: H1 = 1,05 . Q1 / (0,9r1) = 2128 kg/ ngày
Trong đó:
1,05: tổn thất nhiệt ra môi trường ngoài 5%
0,9: lượng hơi ngưng 90%
r1 = 2141 kJ/kg: ẩn nhiệt hoá hơi của nước ở áp suất 4at
5.1.2 Quá trình tiệt trùng
Khối lượng dịch cần tiệt trùng trong 1 ngày: m4= 360000 kg/ ngày
Nhiệt dung riêng của dịch sữa: c4 = 3.9 kJ/kgK
Nhiệt lượng cần cung cấp: Q4 = m4.c4.(t42 – t41) =20592000/ ngày
Lượng hơi 4at cần cung cấp: H2 = 1,05 . Q3 / (0,9r1) = 11 221 kg/ ngày
Trong đó:
1,05: tổn thất nhiệt ra môi trường ngoài 5%
0,9: lượng hơi ngưng 90%
R4 = 2141 kJ/kg: ẩn nhiệt hoá hơi của nước ở áp suất 4at
5.1.3 Chọn nồi hơi
- Tổng lượng hơi sử dụng trong nhà máy trong 1 ngày:
H = H1 + H2 =13349 kg/ ngày
Lượng hơi sử dụng trung bình trong 1 giờ: Htb = H / 10 = 1335kg/giờ
Chọn hệ số sử dụng đồng thời k = 1,4
Þ Năng suất hơi tối thiểu của lò hơi = 1335 *1,4 = 1869.kg/giờ
Chọn nồi hơi có năng suất bốc hơi: 2000 kg/giờ
Bảng 5.1: Thông số nồi hơi
Model
LD2/10W
Áp suất làm việc
10KG/cm2
Năng suất sinh hơi
2000 kg/h
Nhiệt độ hơi nước bão hòa
183oC
Hãng sản xuất
Viet Nam boiler join stock company
Nhiên liệu
Do, Fo, Gas
5.2 Tính toán điện
5.2.1Tính điện động lực: điện vận hành thiết bị
Bảng 5.2: Công suất điện của các thiết bị chính trong nhà máy
STT
Thiết bị
Công suất (kW)
SL
Tổng công suất (kW)
1
Trích ly trà
36
1
36
2
Lọc khung bảnNo table of figures entries found.
2.2
1
2.2
3
Hoàn nguyên sữa
11
1
11
4
Nấu syrup
1.1
8
8.8
5
Thiết bị làm nguội
1.5
2
3
6
Phối trộn
1.5
3
4.5
7
Rót bao bì
5.88
1
5.88
8
Tiệt trùng
1.1
1
1.1
Tổng cộng
72.48
- Tổng công suất điện của các thiết bị chính: 72.48 kW
- Công suất của hệ thống cấp nước, xử lý nước thải,… lấy bằng 10% tổng công suất thiết bị chính 10%*72.48 = 7.248 kW
Þ Công suất điện của nhà máy: P = 72.48+7.248=79.728 kW.
Tính điện chiếu sáng
Điện chiếu sáng dùng trong các bóng đèn trong nhà máy.
Chọn điện chiếu sáng bằng 10% điện của nhà máy
Như vậy công suất điện dùng trong chiếu sáng là:
79.728*10%=7.9728 kW
Tổng điện sử dụng: 79.728+7.9728= 87.6 kW
5.3 Tính toán nước dùng trong sản xuất
5.3.1 Nước công nghệ dùng trong quy trình sản xuất:
Lượng nước dùng trong sản xuất: N1=42977 (lit)
Nước công nghệ trong quy trình sử dụng dùng để rửa chai
Trung bình tiêu hao 1lít nước/1Kg nguyên liệu. Lượng nước dùng để rửa nguyên liệu là
N2= 800*10 = 8000 (lít)
5.3.2 Nước vệ sinh thiết bị, nước vệ sinh nhà máy, nước sinh hoạt, nước dùng cho công nhân
Lượng nước vệ sinh thiết bị: được dự trù khoảng 1000 lít/ ca sản xuất, ngày làm 2 ca
N3 = 1000*2 = 2000 (lit)
Nước vệ sinh nhà máy: N4 = 20% N2 = 1600 (lit)
Nước sinh hoạt
Nước dùng cho công nhân làm việc trong phân xưởng 20 lit/người/ca.
Ta đã chọn số lượng công nhân làm việc trong phân xưởng là 42 người.Như vậy lượng nước dùng trong 1 ngày là:
N4 = 20*20=400 lít
Nước rò rỉ: 5% tổng lượng nước
Tổng lượng nước sử dung trong vòng 1 ngày của phân xưởng là:
N= N1 + N2 + N3 + N4
= (42977+8000+1600+ 400)*1.05=53377lít=53.377m3
Chương 6
BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
6.1 Tính diện tích thiết bị
Việc bố trí thiết bị trong phân xưởng có liên quan nhiều vấn đề:
Công nghệ
Thao tác vận hành, sữa chữa. Nếu xếp đặt hợp lý thì thao tác thoải mái, ít gây ra tai nạn
Thông gió, ánh sáng tự nhiên
Mỹ quan: sắp xếp gọn gàng, màu sắc hài hòa, thông thoáng Tạo sự hấp dẫn thoải mái khi làm việc
Các máy móc thiết bị phải được xếp đặt một cách liên tục theo đúng quy trình công nghệ. Máy này nối tiếp máy kia một cách hợp lý, đường đi không được cắt nhau hoặc không bố trí theo hình xoắn ốc chọn cách bố trí theo đường dích dắc
Dây chuyền bố trí trên 1 tầng
Bảng 6.1: Kích thước thiết bị sử dụng trong qui trình
STT
Thiết bị
Kích thước (LxHxW)mm
SL
1
Trích ly trà
3000*9000*3000
1
2
Lọc khung bản
6800*1200*1100
1
3
Hoàn nguyên sữa
950*410*1375
1
4
Nấu syrup
1200*800*1700
2
5
Thiết bị làm nguội
510*180*545
2
6
Phối trộn
1200*2200
3
7
Rót bao bì
2100*1500*2200
1
8
Tiệt trùng
18700*2700*3800
1
Tổng diện tích thiết bị: 75.28 m2
6.2 Tính diện tích kho chứa nguyên liệu, bao bì và sản phẩm
Bảng 6.2: Bảng tổng kết nguyên liệu trong 1 ngày
Nguyên liệu
Đơn vị
100 kg trà
1 ngày
Trà
kg
100
1075
Sữa
kg
1000
10744
Đường
kg
500
5372
Trân châu
kg
450
4835
Nước
kg
4000
42977
Năng suất nhà máy trong 1 ngày: 6667 thùng/ngày
Kích thước thùng: 0.36*0.24*0.2 m.
Chọn chiều cao xếp thùng là 2 m, dành 30% cho diện tích lối đi, diện tích kho chứa hộp tính cho 1 ngày:
0.36*0.24*6667/10*1,3= 75 m2
Chọn thời gian bảo quản sản phẩm là 2 ngày, diện tích kho chứa sản phẩm là 75*5=150 m2
Diện tích kho nguyên liệu và bao bì bằng ½ diện tích kho sản phẩm
6.3 Tổng diện tích mặt bằng
Chọn diện tích xây dựng các phân xưởng sản xuất
Dựa vào kích thước thiết bị, hệ thống thiết bị
Khoảng cách giữa các thiết bị chính: chọn 2-3m
Thiết bị cách tường: chọn 2 m
Bề rộng của các lối đi chính trong phân xưởng: chọn 3m
Chiều cao của phân xưởng sản xuất: 6m
Chọn lưới cột: khẩu độ nhà nhỏ, chọn bước cột là 6
Tổng diện tích thiết bị: 75.28 m2
Diện tích làm việc của công nhân: 10*4= 40 m2
Diện tích phòng điều hành: 4*3 = 12m2
Diện tích đường đi: 30% S tổng thiết bị
Diện tích phân xưởng: 864 m2
Tài liệu tham khảo
Lê Văn Việt Mẫn, Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Trà, Công nghệ chế biến thực phẩm, NXB Đại Học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Văn Việt Mẫn, 2010, Công nghệ chế biến các sản phẩm từ sữa và thức uống pha chế, NXB Đại Học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7042-2002, TCVN 1457-83.
www.inopa.com
www.acb-hydrolock.com
www.tantaocity.com
www.alfalaval.com
www.boiler.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TKPXSX tra sua tran chau.doc