Tài liệu Đề tài Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu nhà ở, biệt thự phường Phước Long B – quận 9 thành phố Hồ Chí Minh: LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Khu nhà ở, biệt thự phường Phước Long B quận 9 ra đời sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở hiện ngày càng tăng của người dân.
Việc xây dựng Khu nhà ở, biệt thự phường Phước Long B quận 9 sẽ tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đảm bảo và nâng cao chất lượng xây dựng đô thị theo đồ án quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình hình nghiên cứu:
Cần phải xây dựng hệ thống cấp nước một cách hoàn chỉnh hơn; các khu đô thị mới và dân cư có thể xây dựng một hệ thống cấp nước hoàn chỉnh để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trong khu vực.
Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng những kiến thức đã học thực hiện quy hoạch hệ thống cấp nước cho một hồ sơ quy hoạch một đô thị.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tính toán quy hoạch mạng lưới cấp nước khu nhà ở, biệt thự phường Phước Long B – quận 9 TP. HCM có diện tích 33,22 ha.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận
Do nhu cầu cấp thiết của dự án về vấn đề cấp nước sinh hoạt c...
58 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu nhà ở, biệt thự phường Phước Long B – quận 9 thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Khu nhà ở, biệt thự phường Phước Long B quận 9 ra đời sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở hiện ngày càng tăng của người dân.
Việc xây dựng Khu nhà ở, biệt thự phường Phước Long B quận 9 sẽ tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đảm bảo và nâng cao chất lượng xây dựng đô thị theo đồ án quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình hình nghiên cứu:
Cần phải xây dựng hệ thống cấp nước một cách hoàn chỉnh hơn; các khu đô thị mới và dân cư có thể xây dựng một hệ thống cấp nước hoàn chỉnh để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trong khu vực.
Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng những kiến thức đã học thực hiện quy hoạch hệ thống cấp nước cho một hồ sơ quy hoạch một đô thị.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tính toán quy hoạch mạng lưới cấp nước khu nhà ở, biệt thự phường Phước Long B – quận 9 TP. HCM có diện tích 33,22 ha.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận
Do nhu cầu cấp thiết của dự án về vấn đề cấp nước sinh hoạt cho khu vực dự án. Hiện nay chỉ có mạng lưới cấp nước khu vực, không đáp ứng được nhu cầu xây dựng và sử dụng nước của khu dân cư.
- Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu tính toán được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, cách tính toán theo các sách do các chuyên gia đầu ngành viết. Bên cạnh đó thì có tham khảo một số thông tin trên Internet.
- Phương pháp xử lý số liệu
Phần mềm xử lý số liệu là: Excel, EPANET sau đó sẽ dùng Autocad để vẽ.
- Phạm vi và giới hạn đề tài: Trong phạm vi thực hiện luận văn tốt nghiệp, nhiệm vụ của em là Tính toán quy hoạch mạng lưới cấp nước cho khu nhà ở, biệt thự phường Phước Long B – quận (có diện tích 33,22 ha).
Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Hoàn thiện tính toán quy hoạch mạng lưới cấp nước cho khu nhà ở, biệt thự phường Phước Long B – quận (có diện tích 33,22 ha).
Hình 1.1 : bảng vẽ mặt bằng quy hoạch và giao thông
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN
Vận dụng những kiến thức đã học:
+ Quy hoạch hệ thống cấp nước, quy hoạch chi tiết và thiết kế kỹ thuật.
+ Kết hợp với các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về quy hoạch hệ thống cấp nước và thiết kế các hệ thống cấp nước trong đô thị. Từ đó sinh viên vận dụng vào công tác quy hoạch các hệ thống cấp nước đô thị cho một đô thị quy mô lớn hay nhỏ tùy theo các điều kiện thực tế và đặc thù của từng khu vực.
Đây là đồ án giúp sinh viên ứng dụng tất cả các kiến thức đã học để thực hiện đầy đủ trình tự công tác quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị từ việc nghiên cứu các điều kiện quy hoạch và định hướng quy hoạch, các điều kiện hiện trạng về nguồn cung cấp, mạng lưới hiện hữu.
Sinh viên vận dụng kiến thức của cả quá trình học một cách tổng hợp để triển khai quy hoạch, thiết kế hệ thống cấp nước đô thị theo chuyên ngành đào tạo, tạo kỹ năng cần thiết để có thể độc lập hoặc phối hợp thực hiện các đồ án quy hoạch hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật thực tế sau khi ra trường.
Từ đó có thể thực hiện quy hoạch hệ thống cấp nước cho một hồ sơ quy hoạch một đô thị.
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG VÀ KHU VỰC QUY HOẠCH
Theo quyết định số 123/1998/QĐ-TT của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Quận 9 có vị trí là cửa ngõ phía Đông Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi này có vị trí thuận tiện về tiếp cận giao thông:
Nằm trên trục đường Xa Lộ Hà Nội là trục đối ngoại cấp quốc gia, thuận tiện lưu thông hàng hóa, kích thích phát triển kinh tế, trao đổi và giao lưu các nền văn hoá trong khu vực.
Nằm trên đường vành đai nối với Đồng Nai, khu phía Nam thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây.
Theo chủ trương của thành phố việc xây dựng khu đô thị Đông Nam với tính chất là đô thị của thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, việc hình thành khu đô thị với quy mô khoảng 33,22 ha tại quận 9 không những sẽ là tiền đề để xây dựng khu đô thị mới ở quận 9 mà còn là khu nối kết với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước đây Quận 9 là một quận sống chủ yếu về nông nghiệp, kinh tế chưa phát triển, đất rộng, sức lao động dư thừa. Nay được Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ An Thiên Lý đề xuất lập dự án Đầu tư Xây dựng Khu nhà ở, biệt thự phường Phước Long B – quận 9 với những mặt thuận lợi như sau :
Diện tích đất rộng nên có thể lập dự án đầu tư với quy mô tập trung, giá đền bù ở quận ngoại thành sẽ hợp lý và ổn định, giá thành đầu tư sẽ thấp và phù hợp với những nhà đầu tư trong nước.
Quận 9 không xa thành phố lắm, nằm trên trục lộ giao thông chính Xa Lộ Hà Nội rất thuận lợi trong việc di dời một lượng người trong nội thành, góp phần giảm áp lực về dân cư và giao thông trong khu vực nội thành.
Thu hút được lực lượng lao động dư thừa, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, góp phần nâng cao đời sống và phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách về đời sống và kinh tế với các quận nội thành.
Quy hoạch khu dân cư kèm theo tái định cư là phương án tối ưu không gây xáo trộn cho đời sống của người dân có đất bị đền bù giải tỏa tại khu vực thực hiện dự án. Mặt khác, với khu dân cư được quy hoạch hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho Quận 9 có cơ sở sắp xếp lại những khu nhà ở không đúng quy hoạch. Bên cạnh đó phục vụ cho nhu cầu nhà ở cho cán bộ công nhân viên của Khu Công Nghệ Cao, tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp cũng có được căn nhà thật sự là của mình.
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
Phân tích mối liên hệ giữa khu đất với toàn đô thị :
1.3.1. Các khu dân cư mới:
Phía đông Thành phố Hồ Chí Minh có đô thị mới Thủ Thiêm với diện tích khoảng 700 ha theo quy hoạch là đô thị mang tính môi trường, hiện đại, bền vững. Tận dụng điều kiện sông rạch tự nhiên tạo môi trường sống trong lành.
Phía Nam có đô thị mới Nam Sài Gòn với tổng diện tích 2600 ha với 21 khu chức năng phát triển. Cũng được quy hoạch theo tiêu chí môi trường tự nhiên được tận dụng tối đa, tổ chức hình thức ở cao cấp với nhiều loại hình nhà cư trú.
Phía Đông với việc quy hoạch mở rộng những khu dân cư thuộc Bình Tân, Tân Phú và một phần của Bình Chánh.
1.3.2. Hệ thống các trung tâm dịch vụ của Thành phố được tổ chức theo hướng đa tâm, gồm trung tâm hành chính, giáo dục, lịch sử văn hóa, thương mại tại trung tâm và mở rộng về phía Quận 2, Nam Sài Gòn, dọc xa lộ Hà Nội ngã tư An Sương gần với Quốc Lộ 22 và Tân Kiên – Bình Chánh gần với Quốc Lộ 1A.
1.3.3. Hệ thống các công trình văn hóa, lịch sử, giải trí :
- Sân golf Quận 2, thảo cầm viên bố trí tại phía bắc Quận 9, các khu du lịch như Suối Tiên, các công viên nước và công viên Đầm Sen.v.v…
- Các trung tâm sinh hoạt văn hóa thanh thiếu niên, vui chơi giải trí, thể dục thể thao bố trí gắn với sông rạch, hồ nước kết hợp thành nhưng không gian xanh ở địa bàn các Quận 9.
1.3.4. Hệ thống các khu công nghiệp.
Hệ thống các khu công nghiệp được bố trí theo hướng cải tạo các khu công nghiệp hiện có cho phù hợp với quy hoạch chung của thành phố, đồng thới phát triển thêm một số khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu công nghệ cao làm tiền đề phát triển kinh tế để cạnh tranh và hội nhập.
Một số khu công nghiệp: Khu chế xuất Tân Thuận, Nhà Bè ở phía Nam; khu chế xuất Linh Trung ở Thủ Đức; khu công nghiệp Tân Tạo ở huyên Bình Chánh phía Đông; khu công viên phần mềm Quang Trung ở Quận 12; đặc biệt là khu công nghệ cao tại quận 9.v.v..
Với lợi thế vị trí của quận 9 trong mối tương quan với các quận huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh về các mặt dân cư, công nghiệp hệ thống các công trình dịch vụ, thuận lợi về giao thông và hiện trạng sử dụng đất xây dựng nêu ở trên, thì nơi đây thích hợp cho việc quy hoạch thành một đô thị dịch vụ và cụm công nghiệp có đầy đủ các chức năng có thể phục vụ nhu cầu cho dân cư trong khu vực ngoài ra còn thu hút lao động từ trung tâm thành phố với một môi trường sống được tổ chức hợp lý. Trong đó khu dân cư bố trí đa dạng: nhà ở cao tầng kết hợp với thương mại dịch vụ, nhà biệt thự, nhà liên kế phố. Khu công nghiệp tập trung kết hợp với các công trình dịch vụ đô thị cấp thành phố, như trung tâm thương mại, vui chơi giải trí ..v..v với các công viên ven sông với mục đích bảo vệ hệ sinh thái, phục vụ tốt chất lượng sống của dân cư trong đô thị.
Để đảm bảo quỹ đất cho việc phát triển của khu dân cư và công nghiệp trên địa bàn, việc lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 tại khu vực là cần thiết cho việc quản lý quỹ đất. Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên đất và hướng dẫn các đầu tư phát triển đúng phương hướng dự kiến quy hoạch đã xác định.
1.4. CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA ĐỒ ÁN
1.4.1. Các căn cứ pháp lý :
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Công Ty TNHH Xây Dựng và dịch vụ An Thiên Lý theo giấy phép thành lập số: 2324 do UBND Thành Phố cấp ngày 5/9/1996,giấy phép kinh doanh số 51095 do sở KH-ĐT Thành Phố cấp ngày 12/061996.
Căn cứ vào tờ chương trình số 51/UB-QLĐT ngày 22 tháng 3 năm 2004 của UBND Quân 9 về việc xin giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng để đầu tư xây dựng phường Phước Long B Quận 9 cho Công Ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ An Thiên Lý.
Căn cứ vào công văn số 916/QHKT-QH ngày 23 tháng 3 năm 2004 của Sở Quy Hoạch Kiến trúc Thành Phố về việc quyết định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 khu dân cư xóm mới 2 Phường Phước Long B Quận 9 diện tích 99.1 ha.
Căn cứ vào công văn số 426/GT-ĐT ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Sở Giao Thông Công Chánh Thành Phố chấp nhận cho Công Ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ An Thiên Lý được phép san lấp rạch trong khu đất dự án khu nhà ở tại Phường Phước Long B Quận 9.
Căn cứ vào công văn số 3842/ TNMT-QHSDĐ ngày 24 tháng 6 năm 2004 của Sở Tài Nguyên Môi Trường về việc giao đất cho Công Ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ An Thiên Lý để đầu tư xây dựng nhà ở tại Phường Phước Long B Quận 9.
Căn cứ vào công văn số 3235/QĐ-UB ngày 30 tháng 6 năm 2004 quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố về viêc thu hồi và tam giao đất cho Công Ty TNHH Xây Dựng và Dịch Vụ An Thiên Lý để đầu tư xây dựng khu nhà ở tại Phường Phước Long B Quận 9.
1.4.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế:
Tiêu chuẩn 33-2006: Tiêu chuẩn cấp nước đô thị.
Giáo trình cấp nước đô thị của TS. Nguyễn Ngọc Dung.
Qui chuẩn Xây Dựng Việt Nam, tập 1 – 1997.
“ Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng “ ban hành theo quyết định số 498/BXD – GĐ ngày 18/09/1996 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng.
“ Qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng “ , TCVN 5308 – 91.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
2.1. VỊ TRÍ, PHẠM VI VÀ QUY MÔ KHU VỰC THIẾT KẾ QUY HOẠCH
Khu vực quy hoạch xây dựng nằm về hai phía và giáp đường Dương Đình Hội nối đường Đỗ Xuân Hợp ra Xa Lộ Hà Nội, cách trung tâm TP HCM khoảng 6,5km về phía Đông. Phạm vi thiết kế quy hoạch được xác định như sau:
Vị trí khu đất thuộc phường Phước Long B, quận 9, có phía Đông và phía Nam giáp đất trống và sông Rạch Chiếc; phía Tây giáp dự án khu dân cư xây dựng mới và khu đất quy hoạch giáo dục và y tế; phía Bắc giáp khu dân cư hiện hữu và đường Dương Đình Hội.
Khu vực quy hoạch có diện tích 33,22ha.
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Địa hình : khu đất được san lấp nền nên có địa hình bằng phẳng
Khí hậu : nằm trong khu vực Tp.HCM là vùng khí hậu nóng ẩm quanh năm thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ bình quân 29,5oC.
Nhiệt độ cao nhất : tháng 5 (34oC).
Nhiệt độ thấp nhất : tháng 12 (24oC).
Khí hậu nhiệt đới chia làm hai mùa rõ rệt
Nắng từ tháng 12 ¸ tháng 4.
Mưa từ tháng 4 ¸ tháng 11.
Độ ẩm bình quân 75%.
Cao nhất vào tháng 9: 90%.
Thấp nhất vào tháng 3: 75%.
Lượng mưa trung bình trong năm là 159 ngày đạt 1.949mm (trong khoảng từ 1.392 ¸ 2.318mm).
Lượng bốc hơi khá lớn trong năm là 1.350mm, trung bình 37mm/ngày.
Gió : thịnh hành vào mùa khô
Gió Đông – Nam : chiếm 30 ¸ 40%
Gió Đông : chiếm 20 ¸ 30%
Gió: thịnh hành vào mùa mưa:
Gió Tây – Nam : chiếm 20 ¸ 30%
2.3. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
Dân cư đang sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu.
2.4. HIỆN TRẠNG
Kiến trúc : Khu đất quy hoạch đã được Sở Quy hoạch-Kiến trúc thỏa thuận sơ bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại văn bản số 3746/QHKT-ĐB2 ngày 15/12/2004. UBND quận 9 đã ban hành Quyết định số 304/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 Khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9.
- Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cho các hạng mục công trình chính trong khu vực quy hoạch:
+ Đối với nhóm nhà ở cao tầng: với chức năng là căn hộ kinh doanh và căn hộ phục vụ tái định cư trên địa bàn quận 9, diện tích lô đất xây dựng là 25.527,2 m2; quy mô dân số: 6.364 người; mật độ xây dựng: 40% (tính trên diện tích lô đất xây dựng chung cư); hệ số sử dụng đất: 6; tầng cao xây dựng: 15 tầng.
+ Đối với nhóm nhà ở thấp tầng: diện tích: 220.339,9m2; chức năng là nhà ở riêng lẻ thấp tầng, bao gồm nhà biệt thự đơn lập, nhà ở liên lập và nhà liên kế có sân vườn; quy mô dân số: 4.704 người; mật độ xây dựng: 56,24; tầng cao xây dựng: 03 tầng; tổng số căn hộ là 676 căn, trong đó có 75 căn nhà ở biệt thự đơn lập, 210 căn nhà ở liên kế có sân vườn loại 1 và 391 căn nhà ở liên kế có sân vườn loại 2.
+ Công trình thương mại – dịch vụ: với chức năng chính là thương mại dịch vụ phục vụ khu ở, diện tích 4.836m2; mật độ xây dựng: 45%; hệ số sử dụng đất: 1,35; tầng cao xây dựng: 3 tầng.
Hình 2.1: Hiện trạng khu vực tiếp giáp sông Rạch Chiếc
Hình 2.2: Hiện trạng khu nhà ở
Giao thông :
Đường Dương Đình Hội : đường trục chính vào khu với chiều rộng mặt đường 8m
Đường Đỗ Xuân Hợp : là một trong những trục đường chính của Quận 9 nối các phường Phước Long A, Phước Long B và Phước Bình.
Hình 2.3: Đường Dương Đình Hội dẫn vào khu quy hoạch
Cấp nước :
Hiện có mạng ống nước D200 dọc theo đường Dương Đình Hội của Công ty Cổ phần cấp nước Thủ Đức rất thuận lợi cho việc đấu nối vào mạng lưới cấp nước của khu.
Cấp điện : dọc theo khu đất có mạng lưới điện và các lưới hạ thế.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHU ĐẤT QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
Vị trí dự kiến đầu tư xây dựng khu nhà ở biệt thự phường Phước Long B – quận 9 phù hợp với hướng phát triển không gian đô thị chủ đạo của Thành phố về phía Đông Nam.
Thuận lợi về giao thông:
+ Giao thông bộ : trục đường chính dẫn vào khu quy hoạch thuận lợi cho giao thông kết nối với Xa Lộ Hà Nội vào trung tâm Thành Phố.
+ Giao thông thuỷ : phía Tây và Bắc khu đất là nhánh sông Rạch Chiếc của sông Sài Gòn. Đây là tuyến vành đai đường thuỷ thành phố phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá, giao thông hành khách.
Đất đai còn đủ rộng (14.470 ha) cho khả năng phát triển lâu dài.
Đất nông nghiệp (năng suất thấp, do nước nhiễm phèn) chiếm tỷ lệ lớn sẽ thuận lợi cho công tác đầu tư xây dựng mới. Chi phí đền bù giải tỏa ít tốn kém.
CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
3.1. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG NƯỚC
- Nước dùng cho ăn uống sinh hoạt của người dân bao gồm: nước ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân và các nhu cầu phục vụ cho sinh hoạt khác…v..v..
- Nước tưới bao gồm: nước tưới đường, rửa đường, nước tưới quảng trường đã hoàn thiện, nước tưới cây xanh đô thị, vườn hoa trong công viên…
- Nước cấp cho các công trình công cộng bao gồm: trường học, trụ sở cơ quan hành chính, trạm y tế, khách sạn…
- Nước dùng để chữa cháy.
3.2. ĐIỀU KIỆN HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN
- Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt hiện tại ở khu quy hoạch là sông Rạch Chiếc có chiều rộng 40-50m.
- Hiện trạng tuyến đường trục vào khu quy hoạch là đường Dương Đình Hội đã có đường ống cấp nước hiện hữu của Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức, khu vực còn lại nước sinh hoạt thường dùng là nước giếng.
3.3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC
Hiện trạng: Nguồn cấp nước là nguồn nước từ hệ thống cấp nước có đường ống nước đường Dương Đình Hội, qua liên hệ với Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức để đấu nối đường ống cấp nước vào khu quy hoạch thì tuyến ống cấp nước để đấu nối là ống uPVC D220, với áp lực nước cung cấp từ 2,0 ÷ 2,5bar.
Giải pháp cấp nước: Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ An Thiên Lý sẽ đầu tư thi công mạng lưới cấp nước trong khu và liên hệ với Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức để giám sát quá trình công, đấu nối nguồn nước và bàn giao mạng lưới cấp nước cho Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức quản lý và khai thác (nghị định 117/2007 của Thủ tướng Chính Phủ)
Thi công các tuyến ống cấp nước với đường kính ống phù hợp đủ lượng nước yêu cầu cho trước mắt và tương lai.
Thu lượng nước tốt và thuận tiện cho việc bảo vệ vệ sinh nguồn nước.
Đủ đất, địa chất, và địa hình để xây dựng hệ thống các công trình dẫn, xử lý và phân phối nước.
Đảm bảo bậc tin cậy cấp nước cần thiết theo yêu cầu.
Có đủ khoảng cách đất để đảm bảo, bảo vệ vệ sinh nguồn nước theo đúng qui định như :
Đối với phạm vi khu vực I: Vùng bảo vệ vệ sinh cho nguồn nước, bảo vệ tầng nước chứa, điều kiện thuỷ văn và cách giếng (d>30m) vì nguồn nước đã được bảo vệ tốt.
Đối với phạm vi khu vực II: nghiêm cấm xây dựng chuồng trại chăn nuôi cách ranh giới khu vực l dưới 300m, cấm xây bãi chăn thả gia súc cách khu vực l dưới 100m, có rào, cây xanh cách ly giữa nhà máy và khu dân cư, đảm bảo an toàn.
Hình 3.1: Vị trí khu quy hoạch
3.4. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
Để bảo đảm an toàn, liên tục cho mạng lưới khi cấp nước trong đô thị, trong điều kiện bình thường hay có sự cố về đường ống. Nên ta chọn hệ thống mạng lưới vòng để cấp nước. Mạng lưới vòng bao gồm đường ống chính làm nhiệm vụ vận chuyển nước ống cấp I và đường ống phân phối ống cấp II tạo thành mạng lưới vòng khép kín dẫn nước đến các điểm cấp nước chính trong khu quy hoạch, khắc phục được tình trạng mất nước cho từng khu vực khi có sự cố, đảm bảo cung cấp nước liên tục cho đô thị, và giảm được lượng nước thất thoát.
Các đường ống vận chuyển và phân phối chia đô thị thành 5 khu vực, mỗi khu vực là 1 vòng.
Để cấp nước cho các khu vực dân cư, công trình công cộng … Ta dùng mạng lưới cụt gồm các đường ống cấp III lấy nước từ đường ống cấp II hoặc cấp I để cung cấp nước đến các hộ gia đình, các công trình dùng nước.
NGUYÊN TẮC VẠCH TUYẾN
Sau khi đã có số liệu về hiện trạng, tài liệu quy hoạch cho giai đoạn thiết kế. Đã xác định được chế độ tiêu thụ nước trong khu quy hoạch, chế độ cung cấp nước của tuyến ống khu vực, dung tích đài nước. Và căn cứ vào số liệu về nguồn nước đã chọn, điều kiện địa chất thuỷ văn, bản đồ qui hoạch. Ta kết hợp với sơ đồ mạng lưới đã chọn cùng với các nguyên tắc vạch tuyến và tiêu chuẩn TCXD 33-2006 để vạch ra tuyến mạng lưới như bản vẽ. Đảm bảo các yêu cầu nguyên tắc cơ bản sau:
Vạch tuyến theo các tuyến đường chính trong đô thị.
Vạch tuyến theo địa hình và độ dốc của khu đất san lắp.
Mạng lưới cấp nước phải bao trùm tất cả các điểm dùng nước trong đô thị.
Hướng vận chuyển chính của mạng lưới là hướng Bắc –Nam được bố trí 2 đường ống chính song song nhau chạy dọc theo hướng vận chuyển chính và được nối với nhau bởi các đường ống cấp 2 tạo nên một vòng khép kín trên toàn đô thị.
Khoảng cách 2 đường ống chính cách nhau là : 128 m.
Khoảng cách 2 đường ống nối cách nhau là : 100 - 300m.
Các đường ống ít đi qua mặt cắt ngang đường phố, ngã giao nhau, ít gấp khúc co.
Mạng lưới cấp nước phải kết hợp chặt chẽ với hệ thống thoát nước, cấp điện và các tuyến đường ngầm, ống ngầm khác, để bố trí đường ống hợp lý và an toàn.
* Sơ đồ vạch tuyến ống cấp nước :
Hình 3.2: Vạch tuyến mạng lưới cấp nước
Ưu điểm: hệ thống cấp nước bao gồm 2 tuyến cống chính có tổng chiều dài nhỏ hơn phương án chọn. Giá thành xây dụng nhỏ.
Nhược điểm: hệ thống cấp nước gồm 2 tuyến ống chính khoảng cánh 2 tuyến này là hơn 100m do đó không thể đảm bảo áp lực đầy đủ. Khả năng phục vụ mạng lưới rất cao có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của người dùng nước.
Nhận xét: Qua những ưu điểm qua khuyết điểm ta nhận thấy rằng là phương án khả thi nhất nó đáp ứng toàn bộ những chỉ tiêu về dùng nước, chỉ tiêu về khoảng cách, áp lực…
3.6. XÁC ĐỊNH NHU CẦU DÙNG NƯỚC
- Diện tích tổng cộng của khu đô thị : F = 33,22 (ha)
- Diện tích công viên là: fcv = 5,44 (ha).
- Do vậy diện tích của khu dân cư khi trừ đi diện tích của công viên là:
Fdc = F – fcv = 33,22 – 5,44 = 27,78 (ha).
- Số dân hiện tại của khu đô thị là:
No = F x P
Trong đó: F – là diện tích của khu đô thị, F = Fdc = 27,78 ha.
P – là mật độ số của khu đô thị, P = 350 (người /ha).
Suy ra: No = 27,78 x 350 = 9723 (người).
- Với Niên hạn thiết kế của công trình là: 25 năm. Ta có dân số của khu đô thị sau 25 năm sẽ được xác định theo công thức sau:
N = No x (1 + r% )t
Trong đó: No – là số dân hiện tại của khu đô thị; No = 9723(người).
t – là niên hạn thiết kế; t = 25(năm)
r% - là là tốc độ gia tăng dân số; r% = 0,5%
Do vậy :
N = 9723 x (1 + 0,5%)25 = 11014 (người).
* Xác định lưu lượng nước tiêu thụ của khu dân cư:
- Lưu lượng tiêu thụ trung bình được xác định theo công thức:
Qtb = (m3/ng.đ) ;
Trong đó: q – là tiêu chuẩn dùng nước; q = 250(l/người.ngđ).
N – là số dân của khu dân cư, N = 11014(người).
Qtb = = 2753,5 (m3/ngđ).
- Lưu lượng nước sinh hoạt trong ngày dùng nước lớn nhất:
= Qtb x
Trong đó: Qtb = 2753,5 (m3/ngđ).
– hệ số không điều hoà ngày, chọn = 1,35.
Suy ra : = 2753,5 x 1,35 = 3717,225 m3/ ngđ
- Lưu lượng nước sinh hoạt trong giờ dùng nước lớn nhất:
Ta có : = ; với = a x b
Trong đó: a - hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của công trình và các điều kiện tự nhiên; a = 1,1 –1,4, chọn a = 1,1;
b - là hệ số kể đến số dân; b được lấy theo bảng 4.1
Bảng 3.1
1000 dân
1
1,5
2,5
4
6
10
20
50
100
b
2,0
1,8
1,6
1,5
1,4
1,3
1,2
1,15
1,1
Do dân số của khu dân cư là N = 11014 người; nên ta chọn b = 1.2.
=> = 1,1 x 1,2 = 1,32 ; chọn = 1,35
= 3717,225 m3/ ngđ
Do đó = = 209,1 (m3/h).
* Xác định lưu lượng nước tưới cây, tưới đường:
Lưu lượng tưới cây :
- Lưu lượng nước tưới cây bao gồm: lượng nước dùng để tưới cây cho công viên của khu quy hoạch và lượng nước dùng để tưới cây dọc các con đường.
- Lưu lượng nước dùng để tưới cây được xác định theo công thức sau:
Qtc = (Fdđ + Fcv) x qt ;
Trong đó: Fdđ – là diện tích tưới cây dọc đường, Fdđ = (5% - 10%)F (F : là diện tích của khu quy hoạch, F = 27,78 ha),
chọn Fdđ = 5%F = 5%x27,78 = 1,389ha = 13890 m2
Fcv – là diện tích công viên cần tưới, Fcv = 5,44 ha = 54400 m2
qt – là tiêu chuẩn tưới cây, qt = 0,5 – 6(l/m2.ngđ) chọn qt = 2 (l/m2.ngđ)
mà tưới cây là chỉ tưới trong 8 giờ (sáng từ 6 đến 9 giờ ; chiều 4 đến 7 giờ )
Do đó : => Qtc = = 45530 (l/8h) = 45,53 (m3/8h)
- Vậy lưu lượng nước tưới cây trong 1 giờ là :
=> Q tc = = 5.7(m3/h) = 1.584 (l/s).
Lưu lượng tưới đường :
Qtđ = Ftđ x qt ;
Trong đó: qt = 2 (l/m2. ng.đ)
Ftđ = 20% F = 20% x 27.78 = 5.556(ha) = 55560(m2)
- Tưới đường thường tưới trong 8 giờ (từ 8 giờ đến 16 giờ )
Do đó ta có : Qtđ = = 37040 (l/8h) = 37.04 (m3/8h)
- Vậy lưu lượng nước tưới đường trong 1 giờ là
=> Qtđ = = 4.63 (m3/h) = 1.3 (l/s)
*Xác định lưu lượng nước chữa cháy:
Ta có : Qcc = qc x nc
trong đó: qc – tiêu chuẩn dùng nước cho 1 đám cháy, (l/s)
nc – là số đám cháy xảy ra đồng thời
Với dân số của khu dân cư là N = 11014 người và ta chọn loại nhà hỗn hợp các tầng không phụ thuộc vào bậc chịu lửa; tra bảng 4.2 ta có : nc = 1
qc = 15 (l/s).
suy ra : Qcc = 15 x 1 = 15 (l/s).
nhưng đám cháy chỉ xảy ra có 10 phút nên:
Qcc10’ = 15x10x60x10-3 = 9 (m3).
Bảng 3.2
Số dân (1000) người
Số đám cháy xảy ra đồng thời
Lưu lượng nước cho 1 đám cháy, (l/s)
Nhà 2 ầng trở xuống với bậc chịu lửa
Nhà hỗn hợp các tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa
Nhà 3 tầng trở lên không phụ thuộc bậc chịu lửa
I,II,III
IV,V
Đến 5
10
25
50
100
200
300
400
500
1
1
2
2
2
3
3
3
3
5
10
10
15
20
20
-
-
-
5
10
10
20
25
-
-
-
-
10
15
15
20
30
30
40
50
60
10
15
15
25
35
40
55
70
80
*Xác định lưu lượng nước dùng trong các trường học:
- Ta có : Trường cấp 1-2 có N1,2hs = 1000 (hs ), trường cấp N3hs = 700 (hs ). Mà tiêu chuẩn dùng nước của 1 học sinh là qhs = 15 – 20 (l/hs.ngđ), (theo “ tiêu chuẩn Việt Nam 4513:1988 cấp nước bên trong công trình”),
chọn qhs = 20 (l/hs.ngđ).
Mà học sinh chỉ học có 8 giờ(sáng từ 7h đến 11h, chiều từ 13h đến 17h)
Qthcấp 1-2 = (N1,2hs + Ngv) x qhs = (1000 + 35) x 20 = 20700 (l/ng.đ) = 0.24(l/s)
Qthcấp3 = (N3hs + Ngv) x qhs = (700 + 30) x 20 = 14600 (l/ng.đ) = 0.17 (l/s)
Ta có: Qthcấp 1.2.3 = 0.17 + 0.24 = 0.41(l/s) = 11.736 (m3/8h)
- Ta có lưu lượng nước cần cung cấp cho khu dân cư là:
Ta có : Qtt = Qtđ + Q tc + Qsh + Qthcấp1,2 + Qthcâp3 .
Trong đó: Qsh – lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt khu dân cư
Qsh = a x ; a = 1.1 :hệ số kể đến lượng nước dùng trong tiểu thủ công nghiệp.
= 43.03 (l/s): lưu lượng dùng nước lớn nhất trong ngày
do vây: Qsh = 1.1 x 43.03 = 47.333 (l/s) = 4089.5712 (m3/ngđ)
Q tđ = 1.3 (l/s); Qtc = 1.584 (l/s) ; Qthcâp1,2 = 0.24 (l/s), Qthcâp 3 = 0.17 (l/s)
=> Qtt = 1.3 + 1.584 + 47.333 + 0.24 + 0.17 = 50.627 (l/s) =4378.061(m3/ng.đ)
- Lưu lượng nước bị rò rỉ :
Qtkrr = 10% Qtt = 10%x 4378.061 = 437.82 (m3/ng.đ).
Ta có bảng thống kê nhu cầu dùng nước của khu dân cư theo giờ (với hệ số không điều hoà giờ là Kh = 1.35 thì ta có được % chế độ dùng nước theo từng giờ của khu dân cư như trong bảng thống kê.
Bảng 3.3 : thống kê nhu cầu dùng nước:
Giờ
Qsh
Tưới cây
Tưới đường
Trường cấp I,II,III
Qrr
(m3)
Qt
% Qsh
m3
% Qtc
m3
% Qtđ
m3
% Qth
m3
m3
%Q
0-1
3.0
122.6871
18.2425
140.9296
3.0493
1-2
3.2
130.8663
18.2425
149.1088
3.2262
2-3
2.5
102.2393
18.2425
120.4818
2.6068
3-4
2.6
106.3289
18.2425
124.5714
2.6953
4-5
3.5
143.135
18.2425
161.3775
3.4917
5-6
4.1
167.6724
12.5
5.7
18.2425
191.6149
4.1459
6-7
4.5
184.0307
12.5
5.7
5
0.5868
18.2425
208.56
4.5126
7-8
4.9
200.389
12.5
5.7
5
0.5868
18.2425
224.9183
4.8665
8-9
4.9
200.389
12.5
5.7
12.5
4.63
28
3.28608
18.2425
232.24758
5.0251
9-10
5.6
229.016
12.5
4.63
6
0.70416
18.2425
252.59266
5.4653
10-11
4.9
200.389
12.5
4.63
3
0.35208
18.2425
223.61358
4.8383
11-12
4.7
192.21
12.5
4.63
18.2425
215.0825
4.6537
12-13
4.4
179.9411
12.5
4.63
5
0.5868
18.2425
203.4004
4.4009
13-14
4.1
167.6724
12.5
4.63
7
0.82152
18.2425
191.36642
4.1405
14-15
4.1
167.6724
12.5
4.63
32
3.75552
18.2425
194.30042
4.204
15-16
4.4
179.9411
12.5
5.7
12.5
4.63
6
0.70416
18.2425
209.21776
4.5268
16-17
4.3
175.8515
12.5
5.7
3
0.35208
18.2425
200.146088
4.3305
17-18
4.1
167.6724
12.5
5.7
18.2425
191.6149
4.1459
18-19
4.5
184.0307
12.5
5.7
18.2425
207.9732
4.5
19-20
4.5
184.0307
18.2425
202.2732
4.3765
20-21
4.5
184.0307
18.2425
202.2732
4.3765
21-22
4.8
196.2994
18.2425
214.5419
4.642
22-23
4.6
188.1203
18.2425
206.3628
4.465
23-24
3.3
134.9558
18.2425
153.1983
3.3147
å
100
4089.5712
100
45.6
100
37.04
100
11.736
218.91
4621.7672
51.4233
Dựa vào bảng thống kê tiêu thụ nước theo giờ trong ngày ta có biểu đồ tiêu thụ nước như sau:
Bảng 3.4: Biểu đồ dùng nước theo giờ trong ngày
3.7. TÍNH TOÁN THỦY LỰC CẤP NƯỚC
Khi tính toán thủy lực mạng lưới vòng theo 6 bước sau:
Bước1: Vạch tuyến mạng lưới cấp nước theo kích thước quy định, đánh số nút và xác định chiều dài từng đọan ống. Sơ bộ vạch hướng nước chảy bắt đầu từ các nguồn nước.
Bước 2: Tính toán lưu lượng dọc đường đơn vị (qđv), lưu lượng dọc đường của từng đọan ống (qdđ) và lưu lượng dọc đường quy về các nut (qnut).
Bước 3: Sơ bộ phân bố lưu lượng nước tính toán trên từng đọan ống thỏa mãn phương trình Sqnut= 0
Bước 4: Trên cơ sở lưu lượng đã phân bố sơ bộ cho từng đọan ống, tra bảng tính toán thủy lực xác định đường kính ống theo vận tốc kinh tế trung bình.
Bước 5: Chạy phần mềm Epanet tính tổn thất áp lực trên mỗi đọan ống của mạng lưới
3.7.1. Trường hợp giờ dùng nước lớn nhất không có cháy xảy ra:
Theo bảng thống kê nhu cầu dùng nước của đô thị theo giờ dùng nước lớn nhất, thì giờ dùng nước lớn nhất là giờ thứ 9 -10. do đó ta có :
Qt = 252.59266 (m3/h) = 70.1646 (l/s) .
ta có Qtập trung = Qth1,2,3 = 0.41 (l/s).
- Xác định lưu lượng đơn vị:
Ta có : qđv = =
Bảng 3.5 : Bảng thống kê lưu lượng dọc đường
STT
Đoạn ống
Chiều dài
(m)
Lưu lượng đơn vị
(l/s.m)
Lưu lượng dọc đường
(l/s)
1
1_2
98
0,0255
2,497
2
2_3
136
0,0255
3,465
3
3_4
72
0,0255
1,834
4
4_5
263
0,0255
6,700
5
5_6
125
0,0255
3,185
6
1_7
117
0,0255
2,981
7
7_8
255
0,0255
6,497
8
8_9
262
0,0255
6,675
9
9_5
128
0,0255
3,261
10
4_8
128
0,0255
3,261
11
2_10
84
0,0255
2,140
12
10_11
153
0,0255
3,898
13
11_3
94
0,0255
2,395
14
4_12
145
0,0255
3,694
15
12_13
267
0,0255
6,802
16
5_13
134
0,0255
3,414
17
13_14
171
0,0255
4,356
18
6_14
106
0,0255
2,701
TỔNG
69,755
- Lưu lượng nút: Ta có : qn = ½ qdt + qtập trung
Bảng 3.6 : Bảng thống kê lưu lượng nút
STT
NÚT
LƯU LƯỢNG (l/s)
1
1
2,739
2
2
4,051
3
3
3,847
4
4
7,915
5
5
8,520
6
6
2,943
7
7
4,739
8
8
8,216
9
9
4,968
10
10
3,019
11
11
3,146
12
12
5,248
13
13
7,286
14
14
3,528
TỔNG
70,1646
Bảng 3.7: Bảng thống kê các thông số cấp nước
STT
ĐOẠN ỐNG
L(m)
q(l/s)
D(mm)
V(m/s)
1
1_2
98
59,807
200
0,8
2
2_3
136
51,539
200
0,8
3
3_4
72
45,744
200
0,8
4
4_5
263
22,97
150
0,8
5
5_6
125
5,121
100
0,8
6
1_7
117
8,029
100
0,8
7
7_8
255
3,29
50
0,8
8
8_9
262
1,6294
50
0,8
9
9_5
128
3,3386
50
0,8
10
4_8
128
6,555
100
0,8
11
2_10
84
4,217
100
0,8
12
10_11
153
1,198
50
0,8
13
11_3
94
1,948
50
0,8
14
4_12
145
8,134
100
0,8
15
12_13
267
2,886
50
0,8
16
5_13
134
5,75
100
0,8
17
13_14
171
1,35
50
0,8
18
6_14
106
2,178
50
0,8
3.7.2. Trường hợp giờ dùng nước lớn nhất có cháy xảy ra:
Ta có : vì giờ dùng nước lớn nhất có chữa cháy nên lưu lượng tổng cộng là :
åQt = 70.1646 + 15 = 85.1646 (l/s)
Qcc = 15(l/s)
Trường cấp I ,II ,III
Có QcấpI,II,III = 0.41 (l/s)
3.8. TÍNH TOÁN DUNG TÍCH ĐÀI NƯỚC VÀ BỂ CHỨA
3.8.1. Xác định dung tích đài nước:
Nhiệm vụ của đài nước:
Đài nước làm nhiệm vụ điều hoà lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp II và mạng lưới đồng thời dự trữ một lượng nước chữa cháy trong 10 phút đầu, ngoài ra còn có nhiệm vụ tạo áp để cấp nước cho mạng lưới vì nó ở trên cao.
Chế độ làm việc của đài nước:
Từ bảng thống kê lưu lượng cho thấy chế độ tiêu thụ nước trên mạng lưới rất phức tạp và thay đổi theo từng giờ. Trong khi đó, áp lực và lưu lượng mạng lưới tăng giảm cũng theo nhu cầu sử dụng nước, do đó sẽ có giờ thừa nước và giờ thiếu nước với chế độ tiêu thụ nước của mạng lưới. Vì vậy muốn cấp nước đầy đủ và liên tục cho mọi đối tượng dùng nước, thì trên mạng lưới cấp nước cần xây dựng đài nước.
Khi lượng nước tiêu thụ ít áp lực nước tăng cao, lúc này sẽ dẫn tới nước vào mạng sẽ thừa, lượng nước thừa sẽ được dẫn lên đài và được giữ lại tại đó. Ngược lại, khi lượng nước tiêu thụ nhiều áp lực nước mạng lưới sẽ giảm, khi đó nước từ đài sẽ chảy xuống bổ sung vào lượng nước thiếu cần để cung cấp theo chế độ tiêu thụ của mạng lưới.
Chế độ bơm:
- Chế độ bơm của trạm bơm cấp II được lựa chọn sao cho có đường làm việc gần với đường tiêu thụ nước đồng thời thể tích đài nước và thể tích bể chứa nhỏ nhất.
- Nếu có nhiều bơm ghép song song thì bước nhảy của của các bậc làm việc của trạm bơm phải thỏa điều kiện hệ số giảm lưu lượng α khi các bơm làm việc đồng thời:
+ 2 bơm làm việc đồng thời: α = 0.9
+ 3 bơm làm việc đồng thời: α = 0.88
+ 4 bơm làm việc đồng thời: α = 0.85
-Xét các phương án sau:
+ Phương án 1: bơm 1 cấp
Qb = 4.17%
+ Phương án 2: bơm 2 cấp, 3 bơm giống nhau
- Từ 0h – 4h : Qb = 2,5 % (bơm 1 cấp, chạy 1 bơm)
- Từ 4h – 24h : Qb = 4,5% (bơm 2 cấp, chạy 2 bơm)
+ Phương án 3: bơm 3 cấp, 4 bơm giống nhau
- Từ 1h – 3h và 22h – 24h : Qb = 2.1% (bơm 1 cấp, chạy 1 bơm)
- Từ 4h – 6h và 19h – 21h : Qb = 3.8% (bơm 2 cấp, chạy 2 bơm)
- Từ 7h – 18h : Qb = 5.38% (bơm 3 cấp, chạy 3 bơm)
(Với 6*Qb + 2*6*0.9*Qb + 3*12*0.88*Qb = 100% => Qb = 2.1%)
Tính toán các phương án :
+ Phương án 1: bơm 1 cấp Qb = 4.17%
Bảng 3.8: Xác định thể tích đài nước theo chế độ bơm 1 cấp 1 bơm
Giờ trong ngày
Lưu lượng tiêu thụ (%Qng.đ)
Trạm bơm cấp (%Qng.đ)
Nước vào đài
(%Qng.đ)
Nước ra đài
(%Qng.đ)
Nước còn lại trong đài (%Qng.đ)
Số bơm làm việc
0 – 1
3.0493
4.16
1.1107
0
1.956
1
1 - 2
3.2262
4.16
0.9338
0
2.8898
1
2 – 3
2.6068
4.16
1.5532
0
4.443
1
3 – 4
2.6953
4.16
1.4647
0
5.9077
1
4 – 5
3.4917
4.16
0.6683
0
6.576
1
5 – 6
4.1459
4.17
0.0241
0
6.6001
1
6 – 7
4.5126
4.17
0
0.3426
6.2575
1
7 – 8
4.8665
4.17
0
0.6965
5.561
1
8 – 9
5.0251
4.17
0
0.8551
4.7059
1
9 – 10
5.4653
4.17
0
1.2953
3.4106
1
10 – 11
4.8383
4.17
0
0.6683
2.7423
1
11 – 12
4.6537
4.17
0
0.4837
2.2586
1
12 – 13
4.4009
4.17
0
0.2309
2.0277
1
13 – 14
4.1405
4.17
0.0295
0
2.0572
1
14 – 15
4.204
4.17
0
0.034
2.0232
1
15 – 16
4.5268
4.17
0
0.3568
1.6664
1
16 – 17
4.3305
4.17
0
0.1605
1.5059
1
17 – 18
4.1459
4.17
0.0241
0
1.53
1
18 – 19
4.5
4.17
0
0.33
1.2
1
19 – 20
4.3765
4.17
0
0.2065
0.9935
1
20 – 21
4.3765
4.17
0
0.2065
0.787
1
21 – 22
4.642
4.16
0
0.482
0.305
1
22 – 23
4.465
4.16
0
0.305
0
1
23 – 24
3.3147
4.16
0.8453
0
0.8453
1
å
100
100
6.6537
6.6537
Thể tích điều hòa của đài nước: Vdh = 6.6001% * 4621.7672 = 305.04 m3
+ Phương án 2: bơm 2 cấp, 3 bơm giống nhau
- Từ 0h – 4h : Qb = 2,5 % (bơm 1 cấp, chạy 1 bơm)
- Từ 4h – 24h : Qb = 4,5% (bơm 2 cấp, chạy 3 bơm)
Ta dựa vào chế độ dùng nước và biểu đồ tiêu thụ nước của khu đô thị, chọn bơm làm việc theo chế độ bậc thang, các bơm làm việc song song với nhau; ta chọn chế độ làm việc của trạm bơm theo 2 bậc.
Từ 0 giờ đến 4 giờ trạm có 1 bơm làm việc. Lưu lượng do trạm bơm cấp bằng với lưu lượng của 1 bơm.
QTr = Qb = 2.5% Qngđ
Hai mươi giờ còn lại, trạm có 2 bơm làm việc. Lưu lượng của trạm bơm lúc này là:
QTr = K.n.Qb = 0.9 x 2 x 2.5% Qngđ = 4.5%Qngđ
Trong đó: K – hệ số giảm lưu lượng khi các bơm làm việc song song (có 2 bơm làm việc song song), K = 0.9
QTr – lưu lượng của trạm bơm.
Qngđ – lưu lượng nước tiêu dùng trong một ngày ở chế độ tính toán của khu vực dùng nước.
Qb – lưu lượng của máy bơm.
n – số bơm cùng làm việc; n = 2 bơm
Ta có bảng thống kê lượng nước ra - vào đài :
Bảng 3.9: Xác định thể tích đài nước theo chế độ bơm 2 cấp 2 bơm
Giờ trong ngày
Lưu lượng tiêu thụ (%Qng.đ)
Trạm bơm cấp (%Qng.đ)
Nước vào đài
(%Qng.đ)
Nước ra đài
(%Qng.đ)
Nước còn lại trong đài (%Qng.đ)
Số bơm làm việc
0 – 1
3.0493
2.5
0
0.5493
2.0274
1
1 - 2
3.2262
2.5
0
0.7262
1.3012
1
2 – 3
2.6068
2.5
0
0.1068
1.1944
1
3 – 4
2.6953
2.5
0
0.1953
0.9991
1
4 – 5
3.4917
4.5
1.0083
0
2.0074
2
5 – 6
4.1459
4.5
0.3541
0
2.3615
2
6 – 7
4.5126
4.5
0
0.0126
2.3489
2
7 – 8
4.8665
4.5
0
0.3665
1.9824
2
8 – 9
5.0251
4.5
0
0.5251
1.4573
2
9 – 10
5.4653
4.5
0
0.9653
0.492
2
10 – 11
4.8383
4.5
0
0.3383
0.1537
2
11 – 12
4.6537
4.5
0
0.1537
0
2
12 – 13
4.4009
4.5
0.0991
0
0.0991
2
13 – 14
4.1405
4.5
0.3595
0
0.4586
2
14 – 15
4.204
4.5
0.296
0
0.7546
2
15 – 16
4.5268
4.5
0
0.0268
0.7278
2
16 – 17
4.3305
4.5
0.1695
0
0.8973
2
17 – 18
4.1459
4.5
0.3541
0
1.2514
2
18 – 19
4.5
4.5
0
0
1.2514
2
19 – 20
4.3765
4.5
0.1235
0
1.3749
2
20 – 21
4.3765
4.5
0.1235
0
1.4984
2
21 – 22
4.642
4.5
0
0.142
1.3564
2
22 – 23
4.465
4.5
0.035
0
1.3914
2
23 – 24
3.3147
4.5
1.1853
0
2.5767
2
å
100
100
4.1079
4.1079
Thể tích điều hòa của đài nước: Vdh = 2.5767% * 4621.7672 = 119.1 m3
+ Phương án 3: bơm 3 cấp, 3 bơm giống nhau
- Từ 1h – 3h và 22h – 24h : Qb = 2.1% (bơm 1 cấp, chạy 1 bơm)
- Từ 4h – 6h và 19h – 21h : Qb = 3.8% (bơm 2 cấp, chạy 2 bơm)
- Từ 7h – 18h : Qb = 5.38% (bơm 3 cấp, chạy 3 bơm)
(Với 6*Qb + 2*6*0.9*Qb + 3*12*0.88*Qb = 100% => Qb = 2.1%)
Bảng 3.10: Xác định thể tích đài nước theo chế độ bơm 3 cấp 3 bơm
Giờ trong ngày
Lưu lượng tiêu thụ (%Qng.đ)
Trạm bơm cấp (%Qng.đ)
Nước vào đài
(%Qng.đ)
Nước ra đài
(%Qng.đ)
Nước còn lại trong đài (%Qng.đ)
Số bơm làm việc
0 – 1
3.0493
2.1
0
0.9493
2.1654
1
1 - 2
3.2262
2.1
0
1.1262
1.0392
1
2 – 3
2.6068
2.1
0
0.5068
0.5324
1
3 – 4
2.6953
2.1
0
0.5953
-0.063
1
4 – 5
3.4917
3.8
0.3083
0
0.2454
2
5 – 6
4.1459
3.8
0
0.3459
-0.101
2
6 – 7
4.5126
3.8
0
0.7126
-0.813
2
7 – 8
4.8665
5.39
0.5235
0
-0.29
3
8 – 9
5.0251
5.39
0.3649
0
0.0753
3
9 – 10
5.4653
5.39
0
0.0753
0
3
10 – 11
4.8383
5.39
0.5517
0
0.5517
3
11 – 12
4.6537
5.38
0.7263
0
1.278
3
12 – 13
4.4009
5.38
0.9791
0
2.2571
3
13 – 14
4.1405
5.38
1.2395
0
3.4966
3
14 – 15
4.204
5.38
1.176
0
4.6726
3
15 – 16
4.5268
5.38
0.8532
0
5.5258
3
16 – 17
4.3305
5.38
1.0495
0
6.5753
3
17 – 18
4.1459
5.38
1.2341
0
7.8094
3
18 – 19
4.5
5.38
0.88
0
8.6894
3
19 – 20
4.3765
3.8
0
0.5765
8.1129
2
20 – 21
4.3765
3.8
0
0.5765
7.5364
2
21 – 22
4.642
3.8
0
0.842
6.6944
2
22 – 23
4.465
2.1
0
2.365
4.3294
1
23 – 24
3.3147
2.1
0
1.2147
3.1147
1
å
100
100
9.8861
9.8861
Thể tích điều hòa của đài nước: Vdh = 8.6894% * 4621.7672 = 401.6 m3
Bảng 3.11: Bảng tổng kết đài nước theo các phương án
Phương án
Số bơm
Thể tích điều hòa (m3)
Bơm 1 cấp
1
305.04
Bơm 2 cấp
2
119.1
Bơm 3 cấp
3
401.6
3.8.2. Lựa chọn phương án
- Phương án 1: thể tích điều hòa của đài nước tương đối lớn tốn chi phí xây dựng, chỉ có 1 máy bơm nên chế độ vận hành và bảo trì đơn giản, quy mô trạm bơm nhở.
- Phương án 2 : thể tích điều hòa của đài nước nhỏ ít tốn chi phí xây dựng, chế độ bơm 2 cấp dễ vận hành.
- Phương án 3 : thể tích điều hòa của đài nước lớn tốn chi phí xây dựng.
Từ đó ta nhận thấy phương án 2 là hợp lý nhất trong các phương án. Tóm lại, ta chọn phương án 2.
3.8.3. Xác định dung tích đài nước
- Đài nước làm nhiệm vụ điều hòa giữa trạm bơm cấp II và mạng lưới tiêu thụ (Khi bơm thừa nước sẽ vào đài dự trữ, khi bơm thiếu nước sẽ từ đài ra cung cấp nước xuống mạng) và tạo cột áp để vận chuyển nước đền nơi tiêu thụ. Dung tích điều hòa được xác định dựa vào chế độ làm việc của trạm bơm cấp II và chế độ tiêu thụ nước của khu dân cư.
- Từ kết quả phía trên ta đã chọn được phương án chọn bơm và tính được sơ bộ thể tích đài nước. Theo bảng 3.10, ta có:
Ta có dung tích của đài nước là :
Wđ = Wđh + Wcc10’
Với Wđh : là dung tích điều hoà của đài
Wcc10’ : là dung tích nước phục vụ cho chửa cháy trong 10 phút khi máy bơm chưa kịp thời làm việc
Chọn giờ đài cạn nước là lúc 11 – 12h. Theo bảng thống kê lượng nước ra vào đài ta có lượng nước còn lại trong đài lớn nhất là: 2.5767% Qng.đ. Do đó dung tích điều hoà của đài là :
Wđh = 2.5767%Qng.đ ;
với Qng.đ = 4621.7672 (m3/ng.đ) (lưu lượng tổng cộng trong bảng thống kê nhu cầu dùng nước của khu đô thị)
= > Wđh = 2.5767% x 4621.7672 = 119.0891 (m3)
Ta có cháy chỉ xảy ra có 10 phút nên :
Wcc10’ = åqc x 0.6 = 15 x 0.6 = 9 (m3)
Do vậy dung tích của đài nước là :
Wđ = 119.0891 + 9 = 128.0891 (m3)
= > chọn Wđ = 129 m3.
Ta chọn đài đặt đầu mạng lưới nên khi tính toán thuỷ lực cần xét đến 2 trường hợp là :
giờ dùng nước lớn nhất
giờ dùng nước lớn nhất có chữa cháy.
* Tính toán sơ bộ kích thước đài nước:
+ Ta chọn chiều cao đài là 10 m
Suy ra: Tiết diện đài nước
S = m2
Mà: S =
d = m , chọn D = 4m
Vậy: Dđài = 4 m và Hđài = 10m
3.8.4. Xác định dung tích bể chứa
Nhiệm vụ , chế độ làm việc của bể chứa:
a. Nhiệm vụ của bể chứa:
Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II, đồng thời dự trữ một lượng nước chữa cháy trong 3 giờ liền và một lượng nước cần thiết cho bản thân trạm xử lý.
b. Chế độ làm việc của bể chứa:
Như chúng ta đã biết, trạm bơm cấp I làm việc theo chế độ 1 bậc điều hoà suốt ngày đêm 4,17%Qngđ. Trong khi đó, trạm bơm cấp II làm việc theo 2-3 bậc. Do chế độ làm việc khác nhau giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II, nên cần phải xây dựng trong trạm bể chứa nước để dự trữ một lượng nước do trạm bơm cấp I bơm đến khi trạm bơm cấp II bơm không hết và bổ sung lượng nước thiếu khi trạm bơm cấp II bơm nhiều hơn so với trạm bơm cấp I
Do trạm bơm cấp II dùng bơm biến tần nên đường làm việc của trạm bơm cấp II bám sát với chế độ tiêu thụ nước của mạng lưới.
* Tính toán dung tích bể chứa
- Thể tích bể chứa được xác định theo phương án bơm 2 cấp (dùng 3 bơm) đã chọn ở phần trên. Phương pháp xác định dung tích bể chứa cũng giống như phương pháp xác định dung tích đài nước.
- Lưu lượng từ đường ống cấp nước chính chảy vào bể chứa xem như không đổi
Qb = 4.17%Qngd
* Thể tích bể chứa được xác định theo công thức sau:
Vbể = Vdh + V + VBTT
Với:
Vbể : thể tích bể chứa nước
VBTT: thể tích dùng cho bản thân trạm
VBTT = 10% * Qcấp = 462.17672 m3
V : thể tích nước dự trữ dùng để chứa cháy trong 3h
Ta có:
V = m3
Với :
n: Số đám cháy xảy ra đồng thời (n = 1 theo phụ lục II Sách hướng dẫn đồ án môn học mạng lưới cấp nước)
qcc: lưu lượng dập tắt đám cháy (qcc = 15 l/s theo bảng 3.5)
Bảng 3.12: Bảng tổng hợp thể tích điều hóa của bể chứa
Giờ
Lưu lượng bơm của trạm bơm
(%Qngđ)
Lưu lượng cấp từ ống chính (%Qngđ)
Lưu lượng vào bể
(%Qngđ)
Lưu lượng
ra bể
(%Qngđ)
(%Qngđ)
0 – 1
2.5
4.16
1.66
0
1.66
1 - 2
2.5
4.16
1.66
0
3.32
2 – 3
2.5
4.16
1.66
0
4.98
3 – 4
2.5
4.16
1.66
0
6.64
4 – 5
2.5
4.16
0
0.34
6.3
5 – 6
4.5
4.17
0
0.33
5.97
6 – 7
4.5
4.17
0
0.33
5.64
7 – 8
4.5
4.17
0
0.33
5.31
8 – 9
4.5
4.17
0
0.33
4.98
9 – 10
4.5
4.17
0
0.33
4.65
10 – 11
4.5
4.17
0
0.33
4.32
11 – 12
4.5
4.17
0
0.33
3.99
12 – 13
4.5
4.17
0
0.33
3.66
13 – 14
4.5
4.17
0
0.33
3.33
14 – 15
4.5
4.17
0
0.33
3
15 – 16
4.5
4.17
0
0.33
2.67
16 – 17
4.5
4.17
0
0.33
2.34
17 – 18
4.5
4.17
0
0.33
2.01
18 – 19
4.5
4.17
0
0.33
1.68
19 – 20
4.5
4.17
0
0.33
1.35
20 – 21
4.5
4.17
0
0.33
1.02
21 – 22
4.5
4.16
0
0.34
0.68
22 – 23
4.5
4.16
0
0.34
0.34
23 – 24
4.5
4.16
0
0.34
0
Vdh: Thể tích điều hòa bể chứa
Vdh = 6.64% * 4621.7672 = 306.88 m3
Thể tích bể chứa:
Vbể = Vdh + V
= 306.88 + 162 = 468.88 m3
* Chọn thể tích bể chứa Vbể = 469 m3.
* Tính toán sơ bộ kích thước bể chứa:
+ Ta chọn xây 1 bể chứa thể tích Vbể = 469 m3
+ Ta chọn chiều cao bể Hbể = 5m
Diện tích bể chứa:
Sbể = m2
+ Ta chọn Lbể = 10 m
=> Bbể = m. Chọn Bbể = 9.4m
Vậy: Ta xây bể chứa với kich thước bể như sau:
+ Hbể = 5 m
+ Lbể = 10 m
+ Bbể = 9.4 m
3.9. Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước
3.9.1. Giới thiệu chương trình EPANET
EPANET là một chương trình máy tính được phát triển bởi khoa cung cấp nước và nguồn nước thuộc tổ chức Bảo vệ môi trường của Mỹ (US EPA) nhằm thực hiện các mô phỏng tính chất thủy lực và chất lượng nước theo thời gian trong mạng lưới đường ống có áp. Xuất phát từ một mô tả mạng lưới đường ống (bao gồm các đoạn ống, điểm nối các ống, bơm, van, đài nước và bể chứa), các điều kiện ban đầu, các ước lượng về nhu cầu nước và các qui luật về sự vận hành của hệ thống (van, bơm, đài nước), chương trình EPANET sẽ dự báo lưu lượng trong mỗi ống, áp suất tại mỗi nút, chiều sâu nước trong mỗi đài nước và chất lượng nước trong toàn mạng lưới cho một mô phỏng theo thời gian. Ngoài ra tuổi của nước và theo vết nguồn nước cũng có thể được mô phỏng.
Chương trình EPANET được thiết kế như là một công cụ nghiên cứu nhằm cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về chuyển động và số phận của các thành phần chất trong nước sinh hoạt trong các mạng lưới phân phối nước. Mô đun chất lượng nước của chương trình EPANET được trang bị để mô hình các hiện tượng như phản ứng trong dòng chảy, phản ứng ở thành ống và trao đổi chất giữa dòng chảy và thành ống. Chương trình có thể tính đồng thời một lời giải cho cả hai điều kiện thủy lực và chất lượng nước. Hoặc nó có thể chỉ tính thủy lực mạng lưới và lưu kết quả này vào file, hoặc dùng một file thuỷ lực đã lưu trước đó để tiến hành mô phỏng chất lượng nước.
Chương trình EPANET có thể có nhiều áp dụng khác nhau trong phân tích hệ thống cung cấp nước, thiết kế mạng lưới, hiệu chỉnh mô hình thủy lực, phân tích hàm lượng clo dư thừa và đánh giá sự tiêu thụ nước (của mạng lưới hiện hữu) là một ví dụ. Chương trình EPANET có thể giúp đánh giá các chiến lược quản lý khác nhau nhằm cải thiện chất lượng nước trên toàn hệ thống. Các chiến lược này bao gồm:
- Thay đổi việc sử dụng nguồn trong hệ thống bao gồm nhiều nguồn nước.
- Thay đổi sơ đồ bơm và làm đầy hay tháo cạn đài nước.
- Sử dụng xử lý thứ yếu, chẳng hạn tái xử lý bằng clo tại các đài nước.
- Làm sạch và thay thế ống được chỉ định.
Chương trình EPANET có thể cho xem kết quả mô phỏng ở dạng các bản đồ màu của mạng lưới, các đồ thị của biến thay đổi theo thời gian và các bảng biểu.
3.9.2. Thiết lập thông số tính toán cho EPANET
Thiết lập thông số cơ bản để chạy Epanat cho mạng lưới cấp nước khu dân cư Long Tân. vaøo Project >> Defaults , thiết lập các thông số như hình vẽ:
Hình 3.3 : Thiết lập thông số cơ bản chạy Epanet
Công thức tính tổn thất: H-W (Hazen-William)
Số vòng lặp lớn nhất : 40
Độ chính xác: 0.001
Nếu không cân bằng thì: Chương trình tiếp tục chạy
3.9.3. Vẽ mạng lưới
Vẽ bể chứa bấm vào biểu tượng BỂ CHỨA:
Vẽ đài nước bấm vào biểu tượng ĐÀI NƯỚC:
Vẽ nút bấm vào biểu tượng NÚT:
Vẽ đường ống bấm vào biểu tượng đường ống:
Vẽ bơm bấm vào biểu tượng bơm:
Sau khi vẽ mạng lưới, ta được sơ đồ mạng lưới cấp nước như sau:
Hình 3.4: Sơ đồ mạng lưới cấp nước khu dân cư vẽ bằng EPANET
3.9.4. Khai báo Chu kỳ thời gian (Pattern)
- Vào Date Browser, Bấm và nút ADD ta được bảng khái báo chu kỳ thời gian như hình 11
- Nhập vào Patern ID cho số thứ tự của chu kỳ
- Nhập vào Multiply cho hệ số nhân theo từng thời điềm của nhu cầu cơ bản (base demand).
Xác định hệ số Pattern cho khu dân cư
Bảng 3.13: Hệ số Pattern cho sinh hoạt+rò rỉ
STT
GIỜ
LƯU LƯỢNG NƯỚC
Pattern
1
0-1
140.93
0.570
2
1-2
149.109
0.603
3
2-3
120.482
0.487
4
3-4
124.571
0.504
5
4-5
161.378
0.653
6
5-6
185.915
0.752
7
6-7
202.273
0.818
8
7-8
218.632
0.884
9
8-9
218.632
0.884
10
9-10
247.259
1.000
11
10-11
218.632
0.884
12
11-12
210.453
0.851
13
12-13
198.184
0.802
14
13-14
185.915
0.752
15
14-15
185.915
0.752
16
15-16
198.184
0.802
17
16-17
194.094
0.785
18
17-18
185.915
0.752
19
18-19
202.273
0.818
20
19-20
202.273
0.818
21
20-21
202.273
0.818
22
21-22
214.542
0.868
23
22-23
206.363
0.835
24
23-24
153.198
0.620
Hình 3.5: Thiết lập hệ số Pattern cho nhu cầu sinh họat
Xác định hệ số Pattern cho trường học cấp I,II,III:
Theo tính toán, nhu cầu dùng nước của trường học không liên tục trong ngày. Khu dân cư có 2 trường học, ta cho lấy nước tập trung tại nút số 4 và 5 . Lưu lượng tại mỗi nút là:
Q = 0.17 (l/s), Q = 0.24 (l/s),
Bảng 3.14: Hệ số Pattern cho trường học
Giờ
%Q
Hệ số Pattern
0-1
0
1-2
0
2-3
0
3-4
0
4-5
0
5-6
0
6-7
0
7-8
0.5868
0.833
8-9
0.5868
0.833
9-10
3.2861
4.666
10-11
0.7042
1
11-12
0.3521
0.5
12-13
0
13-14
0.5868
0.833
14-15
0.8215
1.167
15-16
3.7555
5.333
16-17
0.7042
1
17-18
0.3521
0.5
18-19
0
19-20
0
20-21
0
21-22
0
22-23
0
23-24
0
Hình 3.6: Thiết lập hệ số Pattern cho trường học
Hình 3.7: Thiết lập hệ số Pattern cho bơm 1
Hình 3.8: Thiết lập hệ số Pattern cho bơm 2
Hình 3.9: Thiết lập hệ số Pattern cháy
3.9.5. Đặt đặc tính cho Nút
Khi đối tượng được thêm vào đã được khai báo mặc định một số tính chất như đầu bài đã nói. Để thay đổi các giá trị này cho phù hợp bài toán, ta cần:
- Bấm chuột vào đối tượng cần chọn.
- Rồi bấm phím phải chuột, chọn Properties từ Menu động.
- Nhập vào giá trị Junction ID để thay đổi số hiệu nút
- Nhập vào giá trị X-Coordinate(hoặc Y-coordinate) để thay đổi tọa độ.
- Nhập vào giá trị Elevation để thay đổi cao trình đối tượng (Ta chọn l 0 vì đây là khu quy họach, địa hình bằng phẳn).
- Nhập vào Base Demand để thay đổi nhu cầu tại đối tượng
- Nhập vào Demand Pattern để đưa đối tượng vào nhóm chu kỳ thay đổi của nhu cầu (Ta phải khai báo cho nhóm chu kỳ này)
3.9.6. Chọn đường kính sơ bộ cho các đọan ống:
Chọn đường kính phụ thuộc vào lưu lượng và vận tốc nước chảy trong ống, nếu tăng vận tốc nước chảy trong ống thì đường kính sẽ giảm, do đó sẽ giảm giá thành xây dựng. Mặt khác, nếu tăng vận tốc nước chảy trong ống thì kéo theo sự tăng tổn thất áp lực, dẫn đến tăng chiều cao cột áp của bơm, đo đó tăng chi phí do địên năng cao vì công suất của máy bơm tỷ lệ thuận với áp lực.
Vì vậy ta phải xác định vận tốc sao cho chi phí xây dựng và quản lý là nhỏ nhất, khi đó chúng ta sẽ có vận tốc và đường kính tương ứng
- Bấm chuột vào đối tượng cần chọn.
- Rồi bấm phím phải chuột, chọn Properties từ Menu động.
- Nhập vào giá trị Pipe ID để thay đổi số hiệu ống
- Nhập và giá trị X-Coordinate(hoặc Y-coordinate) để thay đổi tọa độ.
- Máy sẽ tính tự động khoảng cách từ 2 nút để ra chiều dài ống (m)
- Nhập vào Diameter để thay đổi đường kính ống (mm).
- Nhập vào Roughness để cho hệ số nhám thành ống: 130 (chọn ống uPVC)
3.9.7. Kết quả chọn sơ bộ đường kính ống
Hình 3.10: Chọn sơ bộ đường kính các đoạn ống
3.9.8. Đặc tính cho đài nước
- Đài nước có nhiệm vụ điều hòa nước giữa trạm bơm cấp II và mạng lưới tiêu thụ, ngoài ra còn nhiệm vụ là dự trữ nước chữa cháy trong 15 phút.
* Các phương án xây dựng đài:
- Phương án 1: Đài đặt ở đầu mạng lưới
- Phương án 2: Đài đặt ở giữa mạng lưới
- Phương án 3: Đài đặt ở cuối mạng lưới
- Đài trong mạng lưới được bố trí sao cho chiều cao đài là thấp nhất, đồng nghĩa với việc đài được đặt ở vị trí có địa hình cao trong mạng lưới. Do địa hình bằng phẳng, ta chọn phương án đặt đài ở cuối mạng lưới phù hợp với mỹ quan trong khu dân cư.
- Bấm chuột vào đài nước cần chọn.
- Rồi bấm phím phải chuột, chọn Properties từ Menu động.
- Nhập vào giá trị Resorvoir ID để thay đổi số hiệu đài nước.
- Nhập và giá trị X-Coordinate(hoặc Y-coordinate) để thay đổi tọa độ.
- Nhập vào giá trị Elevation để thay cao độ đài nước (m)
- Nhập vào Initial level để thay đổi cao trình mặt nước lúc đầu trong đài (m)
- Nhập vào Minimum level để thay đổi cao trình mặt nước thấp nhất có thể tính từ đáy đài
- Nhập vào Maximum level để thay đổi cao trình mặt nước cao nhất có thể tính từ đáy đài
- Nhập Diameter để vào đường kính đài nước (m)
3.9.9. Đặt đặc tính cho bể chứa
- Bấm chuột vào bể chứa cần chọn.
- Rồi bấm phím phải chuột, chọn Properties từ Menu động.
- Nhập vào giá trị Resorvoir ID để thay đổi số hiệu Bể chứa
- Nhập và giá trị X-Coordinate(hoặc Y-coordinate) để thay đổi tọa độ.
- Nhập vào giá trị Total Head để thay đổi cột áp tổng (m)
Hình 3.11: Đặc tính cho bể chứa
3.9.10. Đặc tính cho bơm
Bơm được nối vào mạng để tăng cường cột áp. Bơm phải làm việc tuân theo đường đặc tính của bơm. Ta phải tạo ra một đường đặc tính cho loại bơm trên mạng.
- Trong Menu Date Browser, chọn Curve.
- Bấm chuột vào nút Add ta có được bảng đường cong đặc tính.
- Nhập vào các thông số flow và head
- Bấm OK
- Bấm chuột vào bơm cần chọn.
- Rồi bấm phím phải chuột, chọn Properties từ Menu động.
- Nhập vào Start ID va End ID để gán nút đầu và nút cuối cho bơm.
- Nhập Pump Curve là số thứ tự của đường cong ta vừa tạo
- Nhập Initial Status để gán cho trạng thái mở của bơm lúc đầu.
Hình 3.12: Đặc tính cho bơm
3.10. Kết quả tính toán thủy lực
* Kết quả chọn đường kính ống
Hình 3.13. Kết quả chọn đường kính ống
Hình 3.14. Kết quả vận tốc cho giờ dùng nước nhiều nhất trong ngày
Network Table - Nodes at 9:00 Hrs
Node ID
Demand
Head
Pressure
LPS
m
m
Junc n1
1.65
30.55
30.55
Junc n2
2.44
30.14
30.14
Junc n3
2.32
29.76
29.76
Junc n4
0.00
29.61
29.61
Junc n5
0.00
28.97
28.97
Junc n6
1.77
28.91
28.91
Junc n7
2.86
30.20
30.20
Junc n8
4.95
28.85
28.85
Junc n9
3.00
25.99
25.99
Junc n10
1.82
30.00
30.00
Junc n11
1.90
29.02
29.02
Junc n12
3.16
29.18
29.18
Junc n13
4.39
28.59
28.59
Junc n14
2.13
28.76
28.76
Bảng 3.15: Thống kê chi tiết số liệu các nút trong giờ sử dụng nước nhiều nhất
Network Table - Links at 9:00 Hrs
Link ID
Diameter
Roughness
Flow
Velocity
mm
LPS
m/s
Pipe o1-2
200
130
27.08
0.86
Pipe o2-3
200
130
21.92
0.70
Pipe o3-4
200
130
18.60
0.59
Pipe o4-5
150
130
9.58
0.54
Pipe o5-6
150
130
4.22
0.24
Pipe o1-7
100
130
3.67
0.47
Pipe o7-8
50
130
0.81
0.41
Pipe o8-9
50
130
1.20
0.61
Pipe o8-4
100
130
-5.34
0.68
Pipe o5-9
50
130
-1.80
0.92
Pipe o2-10
100
130
2.72
0.35
Pipe o10-11
50
130
0.89
0.46
Pipe o11-3
50
130
-1.00
0.51
Pipe o4-12
100
130
3.67
0.47
Pipe o12-13
50
130
0.50
0.26
Pipe o5-13
100
130
3.57
0.45
Pipe o13-14
50
130
0.32
0.16
Pipe o6-14
100
130
2.44
0.31
Pipe 20
150
130
0
0
Bảng 3.16: Thống kê chi tiết số liệu các ống trong giờ sử dụng nước nhiều nhất
Time Series Table - Node dainuoc
Time
Demand
Head
Pressure
Hours
LPS
m
M
0:00
18.36
13.00
3.00
1:00
13.99
18.26
8.26
2:00
10.06
22.27
12.27
3:00
6.69
25.15
15.15
4:00
3.99
27.07
17.07
5:00
2.07
28.21
18.21
6:00
-0.10
28.80
18.80
7:00
-0.04
28.77
18.77
8:00
-0.02
28.76
18.76
9:00
-0.01
28.76
18.76
10:00
-0.00
28.76
18.76
11:00
-0.00
28.75
18.75
12:00
3.33
28.75
18.75
13:00
1.43
29.71
19.71
14:00
0.00
30.00
20.00
15:00
0.00
30.00
20.00
16:00
0.00
30.00
20.00
17:00
0.00
30.00
20.00
18:00
0.00
30.00
20.00
19:00
0.00
30.00
20.00
20:00
0.00
30.00
20.00
21:00
0.00
30.00
20.00
22:00
0.00
30.00
20.00
23:00
0.00
30.00
20.00
24:00
-4.79
30.00
20.00
Bảng 3.17: Thống kê chi tiết số liệu đài nước trong ngày
Network Table - Nodes at 9:00 Hrs
Demand
Head
Pressure
Node ID
LPS
m
m
Junc nut1
0.99
14.49
14.49
Junc nut2
16.8
12.92
12.92
Junc nut3
0.91
16.59
16.59
Junc nut4
1.79
16.14
16.14
Junc nut5
0.52
20.15
20.15
Junc nut6
1.25
21.52
21.52
Junc nut7
3.02
22.15
22.15
Junc nut8
2.55
22.08
22.08
Junc nut9
1.75
19.83
19.83
Junc nut10
1.77
19.87
19.87
Junc nut11
2.02
21.15
21.15
Junc nut12
2.73
21.53
21.53
Junc nut13
2.48
20.21
20.21
Junc nut14
1.61
20.2
20.2
Bảng 3.18: Kết quả áp lực và vận tốc khi xảy ra cháy (tại điểm bất lợi nhất: Nút 4) trong giờ sử dụng nước lớn nhất
Đường kính ống (mm)
Vận tốc kinh tế (m/s)
Đường kính ống (mm)
Vận tốc kinh tế (m/s)
100
0.15 ÷ 0.86
350
0.47 ÷ 1.58
150
0.28 ÷ 1.15
400
0.5 ÷ 1.78
200
0.38 ÷ 1.15
450
0.6 ÷ 1.94
250
0.38 ÷ 1.48
500
0.7 ÷ 0.2.1
300
0.47 ÷ 0.1.52
600
0.95 ÷ 2.6
Bảng 3.19: Bảng tra vận tốc kinh tế
* Trong trường hợp có cháy xảy ra vận tốc không được vượt quá 2.5 m/s
- Từ bảng trên ta thấy vận tốc trong trường hợp không cháy và có cháy đều thỏa mãn yêu cầu.
CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
4.1. THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG: 4.1.1. Địa điểm và độ sâu chôn ống:Để quyết định chọn địa điểm và độ sâu chôn ống, dựa trên tiêu chuẩn ta có :
Đường kính (mm)
Chiều sâu chôn ống (m)
50 I 100
0,8 -1,0
150 I 200
1,0 – 1,2
300 I 400
1.2 – 1,3
500 I 600
1.3 – 1,4
Bảng 4.1 : đường kính và độ sâu chôn cống
Địa điểm chôn ống : ta chôn ống trên vỉa hè của đường phố 4.1.2/ Cắm tuyến:- Dựa trên bản vẻ thiết kế chi tiết, địa hình khu vực ta lựa chọn phương án thi công bằng thủ công và áp dụng cơ giới. Công tác cắm tuyến này đòi hỏi ta phải có kiến thức về trắc địa, địa chất và đọc bản vẽ.
- Sử dụng các loại máy kinh vĩ để xác định cao độ của tuyến, độ sâu chôn ống và chiều sâu cần đào.
- Để cắm tuyến khi công trình đi qua đường giao thông ta sử dụng các thiết bị bằng đinh cắm để đánh dấu tuyến.
4.1.3/ Đào mương đặt ống:
Dựa trên các tuyến đã vạch ta tiến hành thi công và lắp đặt tuyến ống.
* Chú ý: Đối với các đường ống cấp nước, với thì chiều sâu chôn ống từ 1m trở lên , do đó ta cần có các biện pháp kỷ thuật để bảo đảm an toàn cho công nhân . Ta phải khảo sát xem khu vực đường ống đi qua có các công trình ngầm nào đặt hoặc vừa mới thi công không, có làm ảnh hưởng dến các công trình khác không .
4.1.4/ Lắp ống :
- Công tác lắp ống là công tác rất quan trọng, nó sẽ quyết định chất lượng của công trình, độ an toàn, độ bền, củng như điều kiện để bảo dưỡng cho tuyến ống. Để tiến hành lắp ống ta tiến hành theo các bước sau:
- Vận chuyển ống từ kho bải ra ngoài công trường, công tác này được tiến hành liên tục trong suốt quá trình thi công. Quá trình này được thực hiện bằng cơ giới, các loại ống có đường kính từ 80 ÷500 mm làm bằng nhựa PVC và gang đều có trọng lượng rất lớn. Ta vận chuyển đến bằng ôtô rồi cẩu dở xuống bằng cẩu trục hoặc bằng chính các loại gầu xúc kết hợp, một trong những nguyên tắc cơ bản khi cẩu dở ống là không dùng xích bao quanh ống khi cẩu. Cẩu dở ống phải đảm bảo an toàn tránh va đập gây nên rạn nứt ống dẫn đến phải cắt bỏ một phần ống hoặc toàn bộ cây ống sẽ không sử dụng được.
- Khi cẩu ống trong điều kiện mặt bằng và không gian chật hẹp, phải lưu ý tránh để ống va chạm dây cáp điện, nhà cửa hay cây cối.
- Khi thi công lắp đặt, các cây ống được vận chuyển ra vị trí lắp đặt bằng phương pháp thủ công là dùng xe cải tiến hoặc khiêng tay. Khi đó, ống sẽ được đặt bên một thành hào, không đặt bên phía có đào đất vì ống sẽ lăn xuống hào. Khi thi công cần phải có biển báo nghiêm cấm các loại xe chạy trong phạm vi thi công, trên các mặt dốc cần phải neo ống để đảm bảo ống không tự lăn.
- Khi hạ ống xuống mương ta dùng phương pháp cơ giới, có thể dùng tời để hạ ống hoặc dùng xe cẩu gầu xúc. Trên gầu xúc có móc, ta dùng móc này treo hoặc buộc ống và hạ ống, khi đó công nhân chỉ việc đứng dưới hào và điều chỉnh ống để hạ đúng vị trí.- Để xác định chính xác độ sâu chôn cống khi thi công ta làm như sau: đặt các thước móc tại các vị trí thích hợp, sau khi đặt ống xuống thì ta sử dụng một cây thước đo từ đỉnh ống và ngắm so với hai thước mốc gần kề nhau. Trên thực tế người ta thường thướng xác định chính xác cao độ mặt bằng thi công rồi đo bằng cách đặt thước ngang trên miệng hào, sau đó đo từ thước xuống đỉnh ống để kiểm tra.
- Sau khi đã hoàn thiện các công việc chuẩn bị nền đặt ống, ta bắt đầu tiến hành lắp ống. Tất cả các đoạn ống trước khi lắp đều phải được làm sạch bụi bẩn, dầu mở phía ngoài. Trong trường hợp ống đi qua đường ray xe lửa thì ta phải làm sạch cả lòng trong của ống lồng.- Đoạn ống đã lắp sẽ được lắp lại ngay lập tức, chỉ để hở một đoạn đầu nối để tiến hành lắp các đoạn ống tiếp theo sau.
4.1.5/ Lắp đặt với mối nối miệng bát:
- Theo tiêu chuẩn của các nhà sản xuất ống, mối nối miệng bát được lắp đặt với các ống sản xuất sẵn. Dưới đây là một số cấu tạo của mối nối miệng bát cho các loại đường ống có kích thước 100 - 600mm. Các loại ống này được sản xuất một đầu loe ra, có các gờ, các nấc ở phía trong miệng loe ( gọi là miệng bát ) để lắp đặt gioăng cao su, đầu kia được mài trơn để lúc lắp đặt được dễ dàng . Việc lắp đặt bao gồm các thao tác: lắp gioăng, đưa đầu ống vào miệng bát và dùng lực thúc để lắp hai ống vào với nhau
4.1.6/ Thử nghiệm áp lực đường ống:
Việc thử nghiệm áp lực đường ống phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
Việc thử nghiệm áp lực đường ống phải được tiến hành trước khi lấp đất. Có thể thử với từng đoạn ống riêng biệt hoặc thử nghiệm với từng tuyến ống. Có thể kết hợp thử nghiệm cả thiết bị và mối nối. Áp lực thử bằng 1.5 lần áp lực công tác .
Trong quá trình thử nghiệm không điều chỉnh lại mối nối .
Trong quá trình thử nghiệm nếu có gì nghi vấn phải giữ nguyên giá trị áp lực thử tại thời điểm đó để kiểm tra xem xét toàn bộ đường ống, đặcbiệt là các mối nối .
Thử nghiệm áp lực đường ống tại hiện trường:
- Mục đích của việc thử áp lực của đường ống là để đảm bảo rằng : Tất cả các mối nối trên tuyến ống, các điểm lắp phụ tùng, các gối đỡ, T , cút … đều chịu được áp lực va đập của nước trong ống khi làm việc và đảm bảo kín nước. Trước khi thử áp lực, phải đảm bảo nền ống đã ổn định, các gối đỡ bằng bêtông đã đủ cường độ chịu lực và đã cách li toàn bộ các nhánh rẽ; van xả cặn, van xả khí bằng mặt bít đặt tại các điểm có van xả khí phải lấp tạm ống cao su có van chặn để xả hết khí trong đường ống .
CHƯƠNG 5 : DỰ TRÙ KINH PHÍ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
BẢNG 5.1 : BẢNG DỰ TOÁN
CÔNG TRÌNH : MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC KHU NHÀ Ở, BIỆT THỰ P. PHƯỚC LONG B- QUẬN 9
STT
MÃ HIỆU
ĐƠN GIÁ
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐƠN VỊ
KHỐI
LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
MÁY
THÀNH TIỀN
VẬT LIỆU
NHÂN CÔNG
VẬT LIỆU
NHÂN CÔNG
MÁY
1
AB.11444
Đào móng cột trụ, hố kiểm tra, rộng >1m,sâu >1m, đất cấp IV
m3
4,032
109.578
441.818
Hố đấu nối : 1*1,8*1,6*1,4 = 4,032
2
AB.11624
Đào đất đặt đường ống, đường cáp không mở mái ta luy, đất cấp IV
m3
680,040
171.511
116.634.340
Ong PVC D200 : 306*0,4*0,9 = 110,16
Ong PVC D150: 408*0,4*0,8 = 130,56
Ong PVC D100: 714*0,4*0,7 = 199,92
Ống PVC D50: 1330*0,3*0,6 = 239,4
3
AB.13412
Đắp cát móng đường ống
m3
246,531
135.991
27.160
33.525.997
6.695.782
Ong PVC D200: 306*0,4*0,4 = 48,96
Ong PVC D150: 408*0,4*0,35 = 57,12
Ống PVC D100: 714*0,4*0,3 = 85,68
Ống PVC D50: 1330*0,3*0,2 = 79,8
Trừ ống:
Ong PVC D200: -306*3,14*0,2*0,2/4 = -9,608
Ong PVC D150: -408*3,14*0,15*0,15/4 = -7,206
Ong PVC D100: -714*3,14*0,1*0,1/4 = -5,605
Ong PVC D50: -1330*3,14*0,05*0,05/4 = -2,61
4
AB.13111
Đắp đất nền móng công trình, độ chặt K = 0,85
m3
433,509
26.224
11.368.340
Bằng khối lượng đào : 680,04 = 680,04
Trừ cát: -246,531 = -246,531
5
AF.11413
Beton bệ máy đá 1x2 M200
m3
1,691
900.000
112.855
19.782
1.521.900
190.838
33.451
Bục chặn: 0,4*0,4*0,3*16 = 0,768
Chụp van >=100: (0,25*0,25*0,2+0,4*0,4*0,2)*14 = 0,623
Họng cứu hỏa: 0,3*0,6*0,15*4 = 0,108
Bục chận họng cứu hỏa: 0,4*0,4*0,3*4 = 0,192
6
BB.19203
Lắp đặt ống nhựa miệng bát đk 200mm bằng phương pháp nối gioăng, đoạn ống dài 6m
100m
3,060
25.962.296
1.052.327
79.444.626
3.220.121
306/100 = 3,06
7
BB.19202
Lắp đặt ống nhựa miệng bát đk 150mm bằng phương pháp nối gioăng, đoạn ống dài 6m
100m
4,080
18.100.000
788.976
73.848.000
3.219.022
408/100 = 4,08
8
BB.19201
Lắp đặt ống nhựa miệng bát đk 100mm bằng phương pháp nối gioăng, đoạn ống dài 6m
100m
7,140
11.936.100
751.816
85.223.754
5.367.966
714/100 = 7,14
9
BB.19106
Lắp đặt ống nhựa miệng bát đk 50mm bằng phương pháp dán keo, đoạn ống dài 4m
100m
13,300
2.487.000
565.478
33.077.100
7.520.857
1330/100 = 13,3
10
BB.36106
Lắp đặt van mặt bích đường kính 200mm
cái
2
4.803.280
55.555
9.606.560
111.110
11
BB.36105
Lắp đặt van mặt bích đường kính 150mm
cái
8
3.279.000
43.981
26.232.000
351.848
12
BB.36104
Lắp đặt van mặt bích đường kính 100mm
cái
1
2.543.450
34.722
2.543.450
34.722
13
BB.33113
Lắp đặt bu đường kính 200mm
cái
2
404.290
23.158
808.580
46.316
14
BB.33109
Lắp đặt bu đường kính 150mm
cái
2
206.000
18.311
412.000
36.622
15
BB.33106
Lắp đặt bu đường kính 100mm
cái
10
123.380
14.541
1.233.800
145.410
16
TG.108
Lắp đặt thập gang bằng phương pháp nối gioăng bu lông, đường kính 200mm/100mm
cái
1
9.575.260
355.000
9.575.260
355.000
17
TG.107
Lắp đặt thập gang bằng phương pháp nối gioăng bu lông, đường kính 150mm/100mm
cái
1
6.560.565
177.013
12.581
6.560.565
177.013
12.581
18
TG.106
Lắp đặt tê gang bằng phương pháp nối gioăng bu lông, đường kính 200/200mm FFB
cái
2
4.789.000
95.000
9.578.000
190.000
19
TG.105
Lắp đặt tê gang bằng phương pháp nối gioăng bu lông, đường kính 200/100FFB
cái
2
3.817.477
55.471
7.634.954
110.942
20
TN.109
Lắp đặt tê PVCbằng phương pháp dán keo, đường kính 100mm
cái
1
111.850
3.231
111.850
3.231
21
TN.106
Lắp đặt tê PVCbằng phương pháp dán keo, đường kính 50mm
cái
2
27.436
1.993
54.872
3.986
22
BB.33305
Lắp đặt mối nối mềm đường kính 200mm
cái
2
1.082.150
37.699
2.164.300
75.398
23
BB.33304
Lắp đặt mối nối mềm đường kính 150mm
cái
2
635.000
29.620
1.270.000
59.240
24
BB.33303
Lắp đặt mối nối mềm đường kính 100mm
cái
2
417.450
24.773
834.900
49.546
25
BB.29110
Lắp đặt côn nhựa miệng bát đk 200/150mm bằng phương pháp nối gioăng bu lông
cái
1
3.386.697
75.116
3.386.697
75.116
26
BB.29109
Lắp đặt côn gang miệng bát đk 200/100mm bằng phương pháp nối gioăng bu lông
cái
1
2.373.323
74.847
2.373.323
74.847
27
BB.29108
Lắp đặt côn gang miệng bát đk 150/100 bằng phương pháp nối gioăng bu lông
cái
2
1.113.048
64.308
2.226.096
128.616
28
BB.29106
Lắp đặt côn nhựa miệng bát đk 100/50mm bằng phương pháp dán keo
cái
6
69.540
43.231
417.240
259.386
29
BB.29129
Lắp đặt cút gang miệng bát đk 200mm bằng phương pháp nối gioăng bu lông
cái
1
2.585.225
54.847
2.585.225
54.847
30
BB.29128
Lắp đặt cút gang miệng bát đk 150mm bằng phương pháp nối gioăng bu lông
cái
1
1.833.048
44.308
1.833.048
44.308
31
BB.29126
Lắp đặt cút nhựa miệng bát đk 100mm bằng phương pháp dán keo
cái
2
91.560
3.231
183.120
6.462
32
BB.29123
Lắp đặt cút nhựa miệng bát đk 50mm bằng phương pháp dán keo
cái
4
15.960
1.993
63.840
7.972
33
GTT.021
Lắp đặt bu lon + tán 16 x80
con
248
7.600
731
1.884.800
181.288
34
GTT.0001
Lắp đặt chụp van gang D150
cái
1
1.015.000
25.000
1.015.000
25.000
35
BB.34102
Lắp đặt trụ cứu hỏa đường kính 100mm
cái
4
10.660.340
27.466
42.641.360
109.864
36
GTT.0002
Xây dựng bể chứa và đài nước
cái
1
570.000.000
12.000.000
570.000.000
12.000.000
37
BB.40501
Khử trùng ống nước đường kính 100mm
100m
28
5.546
40.391
33.365
154.456
1.124.889
929.215
2785/100 = 27,85
TỔNG CỘNG
1.014.026.673
170.502.064
975.248
BẢNG 5.2 : BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH : MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC KHU NHÀ Ở BIỆT THỰ PHƯỜNG PHƯỚC LONG B - QUẬN 9
STT
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
KÝ HIỆU
CÁCH TÍNH
THÀNH TIỀN
I/.
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1
Chi phí vật liệu
VL
A
1.014.026.673
2
Chi phí nhân công
NC
B*1,29
219.947.663
3
Chi phí máy thi công
M
C*1,1
1.072.772
4
Trực tiếp phí khác
TT
1,5% x (VL + NC + M )
18.525.707
Cộng chi phí trực tiếp
T
VL + NC + M + TT
1.253.572.815
II/.
CHI PHÍ CHUNG
C
T x 4,5%
56.410.777
GIÁ THÀNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG
Z
T + C
1.309.983.592
III/.
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
LT
( T + C ) x 5,5%
72.049.098
Giá trị xây lắp trước thuế
G
( T + C + TL )
1.382.032.689
IV.
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
GTGT
G x 10 %
138.203.269
Giá trị dự toán xây dựng sau thuế
GXDCPT
G + GTGT
1.520.235.958
Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
GXDLT
G x1% x 1,1
15.202.360
Chi phí xây dựng
GXD
GXDCPT + GXDLT
1.535.438.318
BẢNG 5.3: BẢNG TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ
CÔNG TRÌNH : MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC KHU NHÀ Ở BIỆT THỰ PHƯỜNG PHƯỚC LONG B - QUẬN 9
STT
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
KÝ HIỆU
CÁCH TÍNH
THÀNH TIỀN
1
Chi phí xây dựng
GXD
GXDCPT+GXDLT
1.535.438.318
1.1
Chi phí xây dựng công trình chính, phụ trợ, tạm phụ vụ thi công
GXDCPT
GXDCPT
1.520.235.958
1.2
Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
GXDLT
GXDLT
15.202.360
2
Chi phí khác thuộc dự toán
Gkdt
Gkdt
50.720.134
3
Chi phí khác thuộc tổng dự toán
Gktdt
Gktdt
28.847.815
4
Chi phí dự phòng
Gdp
Gxd x 5%
76.771.916
TỔNG CỘNG
V
Gxd +Gk + Gdp
1.691.778.183
CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN.
Trên cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế của khu nhà ở biệt thự phường Phước Long B – quận 9 – TP. HCM, qua quá trình thực hiện đề tài tính toán thiết kế kỹ thuật mạng lưới cấp nước, tóm tắt các đặc điểm của dự án như sau:
Khía cạnh môi trường:
Do vị trí và tính chất đô thị phù hợp với nhu cầu phát triển của Quận 9, việc thực hiện dự án mạng lưới cấp nước sạch cho các hộ dân là cần thiết để đảm bảo nhu cầu về sử dụng nước và an sinh xã hội, góp phần giảm bớt việc khai thác sử dụng nước dưới đất góp phần bảo vệ môi trường.
Khía cạnh kỹ thuật
Mạng lưới cấp nước được thiết kế rõ ràng vật tư thi công được sử dụng rộng rãi phổ biến, không quá phức tạp về mặt kỹ thuật. Mạng lưới cấp nước đảm bảo lưu lượng và áp lực cho nhu cầu sử dụng của các hộ dân ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Nguồn nước cung cấp khu vực rất tốt đảm bảo, đã có dự án nâng cấp mở rộng tuyến ống cấp nước khu vực của Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức trong tương lai.
6.2. KIẾN NGHỊ
Trong giới hạn của đề tài thực hiện chỉ đề cập đến việc thiết kế mạng lưới cấp nước, với những điều kiện phù hợp về khía cạnh kỹ thuật và khả thi về mặt kinh tế. Trên thực tế, cần phải lưu ý các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu để hoàn chỉnh các qui định về quản lý đô thị và vệ sinh môi trường trên cơ sở các điều luật hiện hành về bảo vệ môi trường.
+ Có kế hoạch xây dựng và củng cố năng lực cơ quan quản lý chuyên ngành Cấp nước của thành phố, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ tiếp thu và bảo quản trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ mới.
+ Nghiên cứu các chính sách liên quan đến việc định giá việc sử dụng nước sạch và phí bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TCXD: 33-2006 - Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế.
2. Cấp nước đô thị, TS.Nguyễn Ngọc Dung. Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội, NXB Xây dựng, Hà Nội 2003.
3. Hướng dẫn đồ án môn học cấp và thoát nước, Hoàng Huệ , NXB Xây dựng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THUYET MINH DO AN HOÀN THÀNH.doc