Đề tài Thiết kế hệ thống thoát nước khu đô thị Thạch Phúc – Hà Nội

Tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống thoát nước khu đô thị Thạch Phúc – Hà Nội: Đồ án tốt ngiệp khóa 2005-2010 Tên đề tài: thiết kê hệ thống thoát nước khu đô thị thạch phúc – hà nội Lời nói đầu Hiện nay, bảo vệ môi trường là vấn đề bức xúc trên toàn cầu nhất là tại các nước đang phát triển. Nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới nên việc quan tâm đến môi trường là điều tất yếu. Vấn đề bảo vệ sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường sống trong đó bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm đã và đang được Đảng và nhà nước, các tổ chức và mọi người dân đều quan tâm. Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước khỏi sự ô nhiễm của rác thải và nước thải đó chính là thu gom và xử lý chúng một cách triệt để nhất trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hướng tới các mục tiêu đó và đồng thời tổng hợp các kiến thức đã học trong 5 năm học tại khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường Đô Thị, ngành Cấp thoát nước, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, em đã nhận đề tài tốt n...

doc237 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống thoát nước khu đô thị Thạch Phúc – Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt ngiệp khóa 2005-2010 Tên đề tài: thiết kê hệ thống thoát nước khu đô thị thạch phúc – hà nội Lời nói đầu Hiện nay, bảo vệ môi trường là vấn đề bức xúc trên toàn cầu nhất là tại các nước đang phát triển. Nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới nên việc quan tâm đến môi trường là điều tất yếu. Vấn đề bảo vệ sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường sống trong đó bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm đã và đang được Đảng và nhà nước, các tổ chức và mọi người dân đều quan tâm. Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước khỏi sự ô nhiễm của rác thải và nước thải đó chính là thu gom và xử lý chúng một cách triệt để nhất trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hướng tới các mục tiêu đó và đồng thời tổng hợp các kiến thức đã học trong 5 năm học tại khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường Đô Thị, ngành Cấp thoát nước, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, em đã nhận đề tài tốt nghiệp: " Thiết kế hệ thống thoát nước khu đô thị Thạch Phúc –Hà Nội". Trong quá trình thể hiện đồ án em đã nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trong bộ môn Thoát nước, đặc biệt là sự hướng dẫn của TS.Mai Liên Hương. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án . Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo. Hà nội, ngày 8 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Khuất Thị Thu Hiền Mục lục Chương 1. TổNG QUAN CHUNG Về KHU ĐÔ THị MớI THạCH PHúC-Hà NộI 1.1. Điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lý. Khu Đô thị Thạch Phúc, Hà Nội có vị trí tự nhiên nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Đường trục phát triển kinh tế Bắc – Nam, Hà Tây cũ (điểm đầu của tuyến đường có mặt cắt 150m). Khu vực nghiên cứu quy hoạch bao gồm một phần phạm vi địa giới hành chính xã Phụng Thượng – huyện Phúc Thọ và các xã Đại Đồng, Lại Thượng, Phú Kim – huyện Thạch Thất. - Phía Bắc giáp đường Quốc lộ 32. - Phía Tây giáp sông Tích Giang. - Phía Đông giáp xã Ngọc Tảo, Huyện Phúc Thọ. - Phía Nam giáp thị trấn Liên Quan, Huyện Thạch Thất. * Quy mô đất đai khu vực nghiên cứu: diện tích khoảng 657ha. 1.1.2. Địa hình, địa mạo. Khu vực tả ngạn sông Tích Giang có địa hình đồng bằng, khá bằng phẳng, cao độ trung bình dao động từ 3-10m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết. Khu Đô thị Thạch Phúc, Hà Nội nằm trong vùng khí hậu tỉnh Hà Tây cũ với đặc điểm nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Mùa đông- Từ tháng 11 đến tháng 3 (đồng thời là mùa khô): Lạnh rõ rệt so với mùa hạ, chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất xuống đến 16 - 170. Thời tiết nồm và mưa phùn là hiện tượng khá độc đáo của nửa cuối mùa đông ở Đồng Bằng Bắc Bộ. Hướng gió chủ đạo trong mùa là gió Đông Bắc. Mùa Hè – Từ tháng 4 đến tháng 10 (đồng thời là mùa mưa): Nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1700 – 1850 mm và tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa. Mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9 trong mấy tháng này lượng mưa đạt từ 822,8mm. Lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 12, 01, 02 trong 3 tháng chỉ đạt 19,9mm, số ngày mưa trong năm 140,2 ngày. Hướng gió chủ đạo trong mùa là gió Đông Nam, thỉnh thoảng có gió Tây Nam vào các tháng 6, 7. Nhiệt độ + Nhiệt độ trung bình năm là 22,40C. + Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27,20C. + Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 20,70C. + Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 41,00C + Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 4,50C. + Biên độ trung bình của nhiệt độ không khí là 6,50C. b. Độ ẩm không khí. Độ ẩm trung bình các tháng đều lớn hơn 80%, độ ẩm giữa các tháng biến đổi ít, giữa các tháng ẩm nhất và khô nhất chỉ chênh nhau khoảng 5-10%, độ ẩm năm đạt khoảng 84% 1.1.4. Địa chất thuỷ văn. Khu vực lập quy hoạch chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của Sông Tích. Sông Tích cung cấp nguồn nước mặt và là dòng chính để tiêu thoát nước cho khu vực. Sông Tích nằm ở phía Nam khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, bắt nguồn từ dãy núi Tản Viên có nhiệm vụ tiêu chính cho toàn bộ phí Tây Bắc của tỉnh Hà Tây, con sông này chảy theo hướng Bắc xuống Nam hợp lưu vực sông Đáy ở xã Đại Đồng huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây. Mực nước ngầm nông ( từ 5-8 m) và khá dồi dào 1.1.5. Địa chất công trình. Khu vực có nền đất khá đồng nhất, có tầng đất dày trên 1m, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong. 1.1.6. Tài nguyên khoáng sản và sinh vật Hiện trạng khu vực không có tài nguyên, khoáng sản gì đáng kể. Sét có nhiều ở Đại Đồng, dùng để sản xuất gạch, ngói, đá ong cung cấp vật liệu xây dựng khu đô thị. 1.1.7. Cảnh quan môi trường Khu vực nghiên cứu không có đặc điểm cảnh quan nổi bật, ngoại trừ một số tuyến ao hồ ven làng và hệ thống kênh mương nội đồng ruộng có thể tận dụng tạo cảnh quan cho quy hoạch đô thị và kết hợp với việc tiêu thủy về mù lũ. Các khu dân cư làng xóm nằm rải rác, không có đặc điểm cảnh quan nổi bật và di tích danh thắng cần bảo vệ và lưu giữ. 1.2. Đặc điểm hiện trạng Đặc điểm nổi bật và cũng là yếu tố thuận lợi nhất cho phát triển khu vực là: - Diện tích đất thổ canh lớn, thuận lợi cho đầu tư xây dựng; - Các công trình kiến trúc không có gì nổi bật, nhỏ lẻ chủ yếu là các công trình nhà ở dân cư thôn xóm tập trung thuận lợi cho phân khu quy hoạch. - Trong khu vực nghiên cứu không có dự án nhỏ lẻ nào được lập và phê duyệt. Ngoại trừ dự án quy hoạch chi tiết 1/2000 Tây Thăng Long đã được phê duyệt nằm sát với đường 32 và có một phần xác định là đất công nghiệp sản xuất thuộc xã Phụng Thượng huyện Phúc Thọ. Tuy nhiên đồ án này sẽ phải điều chỉnh lại do hướng tuyến của đường trục kinh tế xã hội Bắc Nam tỉnh Hà Tây cũ đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu sử dụng đất cũng như hướng tuyến đường trục chính của khu đô thị này. - Khu vực có khá nhiều khu mộ rải rác trong các thửa ruộng của dân cần có biện pháp quy hoạch quy tập hợp lý. Khu tượng đài liệt sĩ tại xã Đại Đồng và Phụng Thượng cần được tôn trọng, chỉnh trang cải tạo thành một thành phần của khu đô thị. 1.2.1. Dân số và lao động Tỷ lệ làng xã trong khu vực là nhỏ và quan điểm giữ nguyên làng cũ không phát triển rộng ra mà sẽ xây dựng đô thị hiện đại ở khu vực ngoài ranh giới làng xóm do vậy số liệu dân số sẽ không ảnh hưởng nhiều tới phương án quy hoạch mà chỉ là con số tính toán cho công tác quản lý và hướng nghiệp cho nhân dân chuyển đổi nghề nghiệp. Phân bố dân số theo từng đơn vị hành chính như sau: Bảng I.1: Thống kê số liệu dân số trên địa bàn huyện Thạch Thất Số TT Tên xã Diện tích (ha) Tổng dân số (người) Chỉ tiêu (m2/ng) 1 Xã Đại Đồng 508 9.500 535 2 Xã Lại Thượng 813 8.415 966 3 Xã Phú Kim 598 8.812 679 Cộng 26.727 Cơ cấu lao động của huyện như sau: - Lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 60,4% - Lao động công nghiệp và xây dựng: 29,6% - Lao động thương mại và dịch vụ: 10% 1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai: Tổng diện tích khu vực nghiên cứu khoảng 655 ha, trong đó đất đai của các xã để nghiên cứu quy hoạch cụ thể như sau: BảngI.2: Tổng hợp đất nghiên cứu khu đô thị Thạch Phúc theo các huyện, xã Tổng diện tích nghiên cứu QH 1/2000: 657ha STT Tên xã/huyện Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) I Huyện Thạch Thất 498.2789 75.86 1 Xã Đại Đồng 226.6478 34.51 2 Xã Lại Thượng 107.6669 16.39 3 Xã Phú Kim 163.9642 24.96 II Huyện Phúc Thọ 158.5510 24.14 1 Xã Phụng Thượng 158.5510 24.14 Cộng đất NCQH 656.8299 100 Trong khu vực phần lớn là đất ruộng, còn lại chủ yếu là đất chưa sử dụng và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, gia cầm. Nghiên cứu không tính phần đất làng xóm hiện trạng. Phần đất này được đề nghị giữ nguyên trạng và có khoảng đệm dự trữ cho phát triển là ranh giới tiếp giáp với khu vực đô thị. Bảng I. 3: Tổng hợp sử dụng đất hiện trạng Chức Năng Diện tích (m2) Tỷ trọng (%) Khu A- Xã Đại Đồng - Thạch Thất 2266478 100 Đất ở 9953 0.44 Đất công cộng 724 0.03 Đất sản xuất 31427 1.39 Đất nông nghiệp 2027562 89.46 Đất chăn nuôi 104041 Đất hoa màu 49024 Đất Trồng lúa 1874497 Đất mặt nước 94770 4.18 Đất nghĩa trang 15820 0.70 Đất giao thông 86946 3.84 Đường nhựa 8960 Đường thửa ruộng 77986 Khu B- Xã Phụng Thượng - Phúc Thọ 1585510 100 Đất ở 9057 0.57 Đất sản xuất 8238 0.52 Đất nông nghiệp 1515378 95.58 Đất chăn nuôi 100283 Đất Trồng lúa 1415095 Đất mặt nước 8117 0.51 Đất nghĩa trang 6945 0.44 Đất giao thông 37775 2.38 Đường thửa ruộng 37775 Khu C- Xã Phú Kim - Thạch Thất 1639642 100 Đất ở 13494 0.82 Đất sản xuất 18446 1.13 Đất nông nghiệp 1518707 92.62 Đất chăn nuôi 11001 Đất Trồng lúa 1507706 Đất kỹ thuật 1533 0.09 Đất mặt nước 50116 3.06 Đất nghĩa trang 2564 0.16 Đất giao thông 34782 2.12 Đường thửa ruộng 34782 Khu D- Xã Lại thượng - Thạch Thất 1076669 100 Đất ở 9387 0.87 Đất sản xuất 11100 1.03 Đất nông nghiệp 975522 90.61 Đất chăn nuôi 8124 Đất trồng lúa 963626 Đất hoa màu 3772 Đất mặt nước 18047 1.68 Đất giao thông 62613 5.82 Đường thửa ruộng 62613 Tổng diện tích đất nghiên cứu 6568299 Nguồn: Số liệu đo được trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 1.2.3. Hiện trạng kiến trúc - xây dựng: - Hiện tại trên khu vực nghiên cứu chưa khai thác, sử dụng vào mục đích xây dựng nên chưa có công trình xây dựng cơ bản nào, chủ yếu chỉ có một số nhà dân xây dựng đơn giản nằm rải rác trong khu vực. Do vậy việc xây dựng mới trong khu vực này sẽ không có ảnh hưởng lớn tới đời sống của dân cư nội tại. - Ngoài ra, trong khu vực còn có một số các hộ dân nằm sát tuyến quốc lộ 32 và gần nút giao giữa đường 32 và đường trục kinh tế xã hội Bắc – Nam, Hà Tây cũ và đường tỉnh lộ 419 cần có biện pháp quy hoạch hợp lý cho bộ phân dân cư này; nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân với cân bằng lợi ích của nhà đầu tư và không gian cảnh quan đô thị. Khu đô thị sẽ chuyển đổi một lượng lớn đất nông nghiệp mục đích khai thác đô thị, nên việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho nông dân khu vực được học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp cần được tính đến trong dự án. Bảng I.4. Thống kê hiện trạng nhà ở trong khu vực nghiên cứu (*) TT Chức năng Diện tích (m2) Số lượng (nhà/lô) Đất Tạm/ 1 tầng 2-5 tầng > 5 tầng I Huyện Phúc Thọ 1 Xã Phụng Thượng 9057 10 (lô trống); 2 (đang xây) 9 (nhà tạm); 16 (nhà B1) 7 (nhà B2); 4 (nhà B3); 5 (nhà B4) 0 II Huyện Thạch Thất 1 Xã Đại Đồng 9953 1 (lô trống) 39 (nhà tạm) 1 (nhà B2) 2 Xã Lại Thượng 9387 27 (lô đất) 3 Xã Phú Kim 13494 69 (lô đất) 3 (nhà B1) 1 (nhà B2); 2 (nhà B3) (*):Theo số liệu đo được trên bản đồ địa hình và khảo sát hiện trạng. Hiện một số hộ dân đang tiến hành xây dựng nhà kiên cố. 1.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: - Giao thông: Hiện trạng giao thông đối ngoại đi qua khu vực nghiên cứu có hai tuyến đường chính, bao gồm: + Quốc lộ 32: Quy mô đường cấp 4 đồng bằng, áo đường làm bằng bêtông atfan chất lượng tốt. Chiều rộng nền đường từ 9-28.5m, chiều rộng mặt đường từ 8.5 – 22.5m + Đường tỉnh 419 (tỉnh lộ 80 cũ): Quy mô cấp 5 đồng bằng, áo đường làm bằng bêtông atfan chất lượng tốt. Bình quân nền đường rộng 6.5 – 7m, mặt đường rộng 4.5m + Ngoài ra còn có đường mới xây dựng thuộc xã Đại Đồng nối ra quốc lộ 32, chất lượng đường tốt, chiều rộng mặt đường khoảng 7m và đường Cần Thơ vào xã Lại Thượng có chiều rộng mặt đường khoảng 4m. Hiện tại tất cả các xã nằm trên địa bàn nghiên cứu đều có đường ôtô tới trung tâm, mặt đường chủ yếu đã được cứng hoá, giao thông nội đồng đã được cấp phối hoặc tôn nền đất. - Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật: Các công trình thuỷ lợi: Trong khu vực nghiên cứu có rất nhiều các sông, kênh mương thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu nội đồng và các hồ điều hoà. Đi qua địa bàn có kênh tưới Đồng Mô qua xã Lại Thượng, Phú Kim, có bề rộng trung bình 30m; kênh tưới nối với đường 32 chạy dọc từ Bắc tới Nam qua Đại Đồng, sát với đường 419 ở Phú Kim, có bề rộng trung bình khoảng 7m; và mương tưới qua xã Phụng Thượng sát với Thôn Nam có bề rộng khoảng 6m, phục vụ tưới tiêu cho nội đồng. Công trình đầu mối hiện tại không có trạm bơm thuỷ lợi lớn nào nằm trong khu vực mà chỉ có các trạm bơm nhỏ phục vụ cho việc tưới tiêu với quy mô nhỏ. Hiện trạng nền: Khu vực ruộng lúa có cao độ nền hiện trạng từ 1.5m – 10.5m; độ dốc nền i = 0.0015. Khu vực đã xây dựng có cao độ nền từ 2m – 12m Hiện trạng thoát nước mưa: Khu vực nghiên cứu hầu như chưa có hệ thống thoát nước mưa, chủ yếu nước chảy tràn trên bề mặt địa hình tự nhiên và thoát ra sông suối. Hiện trạng cấp nước: Hệ thống cấp nước sạch đi vào khu dân cư chưa có, dân cư tại đây vẫn chủ yếu sử dụng nguồn nước mưa, nước giếng khoan và nước mặt chưa qua xử lý chất lượng không đảm bảo. Hiện trạng cấp điện: Lưới điện cao áp: Qua khu vực nghiên cứu có hệ thống đường dây 110 KV tiết diện AC - 185 Lưới điện trung thế: Từ trạm trung gian 110KV có các xuất tuyến 35, 15, 6KV, các xuất tuyến này được đi trên không và cấp điện cho các trạm biến áp khu vực. Trạm biến áp phân phối: Khu vực dân cư hiện trạng sử dụng các trạm biến áp phân phối loại treo trên cột bê tông. Trên địa bàn chủ yếu là đất ruộng và đất trồng màu nên chưa có nhu cầu phụ tải điện. Lưới điện hạ thế 0.4KV: Hầu hết trên địa bàn sử dụng lưới điện nổi 380/220V ba pha bốn dây trung tính nối đất - Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Hiện trạng thoát nước bẩn: Hiện tại khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước bẩn, nước thải sinh hoạt chủ yếu xả trực tiếp vào hệ thống kênh mương ao hồ tự nhiên. Hiện trạng thu gom chất thải rắn: Việc thu gom quản lý chất thải rắn hiện nay chưa có đơn vị nào đảm nhiệm, khu vực chưa có một bãi xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh. Hiện trạng nghĩa trang: Khu vực nghiên cứu có hai khu nghĩa trang liệt sĩ của hai xã Phụng Thượng và Đại Đồng; ngoài ra có rất nhiều khu mộ của dân chôn rải rác lẫn với đất canh tác trên địa bàn, chủ yếu là tự phát. Các khu mộ chôn cất tự do lãng phí quỹ đất và ành hưởng đến điều kiện vệ sinh cảnh quan môi trường. Cần có biện pháp quy hoạch và quy tập các diện mộ này nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như cảnh quan chung của khu vực. Bảng I.5. Tổng hợp đánh giá hiện trạng STT Tên hạng mục Đơn vị tính Khối lượng Dây 110 Kv KM 3.34 01 Hệ thống điện Dây 35Kv KM 7.12 Dây 22 Kv KM 7.96 Trạm biến áp Trạm 10 02 Kênh mương Mương xây M 7.86 Mương đất M 11.52 Đường đất KM 14.59 03 Giao thông Đường tỉnh lộ KM 6.6 Đường làng KM 22.15 1.2.5. Đánh gía hiện trạng Khu vực nghiên cứu trong địa giới hành chính của 4 xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ; Đại Đồng, Lai Thượng và Phú Kim huyện Thạch Thất. Đất đai chủ yếu là đất canh tác và một số hồ đầm nuôi trồng thuỷ sản; trừ một số hộ dân nằm rải rác trên các trục đường chính: đường quốc lộ 32 và tỉnh lộ 419 theo các quyết định cấp đất của huyện. Cần có biện pháp đối với các hộ dân này nhằm đảm bảo ổn định đời sống tránh xáo trộn quá mức. Trừ những trường hợp bắt buộc phải di dời để đảm bảo cảnh quan chung khu vực còn lại cố gắng tôn trọng hiện trạng tránh di dời. Đất đi khu vực nghiên cứu hiện là đất canh tác nên việc lựa chọn, thay đổi chức năng sử dụng đất có ảnh hưởng tơi đời sống của người dân, cần có nghiên cứu chuyển đổi nghề nhằm đảm bảo cuộc sống dân cư sở tại. Trong khu vực có các tuyến đường chính quốc lộ 32 và tỉnh lộ 419 và thêm vào đó là tuyến đường trực dự kiến xây dựng mới với mạt cắt 150m là điều kiện thuận lợi chuyên đổi nghề nhằm pháp triển khu đô thị mới. Khu vực còn rất nhiều đường dây điện cả cao thế và trung hạ thế đi qua, cần có biện pháp chuyển hướng tránh ảnh hưởng tới khu vực quy hoạch sau này. Hệ thống tiêu thoát nước chủ yếu cho phần nội đồng, khu dân cư trong làng cần chủ yếu dùng thoát nước tự nhiên. Đây là vấn đề cần xem xét trong đồ án để đảm bảo thoát nước và tránh ảnh hưởng đến khu vực dân cư cũ. 1.3. Khái quát về vấn đề quy hoạch khu đô thị Thạch Phúc. Quy mô: Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực khoảng 657ha Tính chất: Là khu đô thị mới, hiện đại theo hướng bền vững và cân bằng sinh thái Cơ sở quy hoạch: * Các cơ sở kinh tế: Là hoạt động thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí và ở đô thị theo dạng khu đô thị mới xây dựng trên quan điểm cân bằng sinh thái. * Quan điểm phát triển: + Phát triển hài hoà trên cơ sở tiềm năng sẵn có của khu vực và kêu gọi mọi nguồn vốn đầu tư, kể cả đầu tư 100% vốn nước ngoài. + Bảo đảm tốt cảnh quan môi trường và không phá vỡ cảnh quan xung quanh. + Bảo đảm an toàn và hiện đại đáp ứng được yêu cầu cao về công nghệ và quy mô hoạt động. + Phù hợp với tiềm năng của quỹ đất và hiện trạng khu vực. * Cơ sở kỹ thuật: Tuyến đường có sẵn là: + Trục đường chính Bắc – Nam có mặt cắt rộng 150m (trong đó đường đối ngoại có mặt cắt 42m và hai dải đường đô thị có mặt cắt 54m) và các tuyến đường chính khác theo Quy hoạch chung Đường trục phát triển kinh tế Bắc - Nam, tỉnh Hà Tây cũ. + Tuyến đường tỉnh lộ 80 chạy qua khu vực nghiên cứu thuộc huyện Thạch Thất đã và đang được xây dựng cải tạo nâng cấp rải nhựa là một yếu tố quan trọng cho phát triển khu vực. + Hệ thống kênh mương và ao hồ trong khu vực nghiên cứu, đặc biệt là kênh Đồng Mô - là kênh nội đồng lớn chạy qua khu vực nghiên cứu. Đây là một yếu tố thuận lợi cho khai thác cảnh quan cũng như xử lý hệ thống thoát nước mặt về mùa lũ. * Quy mô xây dựng: + Căn cứ kết quả điều tra khảo sát và đánh giá tiềm năng về các điều kiện tự nhiên, hiện trạng quỹ đất xây dựng và hiện trạng hạ tầng khác + Căn cứ tính chất của khu đô thị. * Chỉ tiêu sử dụng đất: Do đây là mô hình đô thị mới xây dựng theo quan điểm sinh thái nên chỉ tiêu có thể lấy cao hơn chỉ tiêu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. - Phân bố dân cư: + ở thấp thầng: 25 - 40m2/người + ở cao tầng: 10 - 15m2/người + ở làng xóm và tái định cư: 30 - 50m2/người - Phân bố cơ cấu đất đai cơ bản: + Đất ở: 30 – 40% + Đất công công cộng: 10 - 15% + Đất giao thông: 15 - 25% + Đất cây xanh: 10 – 15% Phải đảm bảo có vành đai xanh bảo vệ và các yêu cầu cây xanh cách ly khác như cách ly tuyến điện, đê, khu vực đặc biệt .v..v... 1.4. Những tiền đề phát triển 1.4.1.Vị trí và tác động của mối quan hệ trong khu vực Khu đô thị Thạch Phúc nằm trên tuyến Đường trục kinh tế Bắc –Nam giao cắt với đường quốc lộ 32 là nút giao thông quan trọng, có ý nghĩa lớn về mặt cảnh quan và kinh tế của khu vực. Thêm vào đó Khu vực nằm gần khu đô thị Tây Thăng Long đã được phê duyệt quy hoạch với các chức năng là khu đô thị mới và chủ yếu phát triển công nghiệp về phía giáp với đường 32. Đây là một động lực quan trọng cho việc hình thành và phát triển Khu đô thị Thạch Phúc nhằm bổ trợ thêm các chức năng sử dụng đất cho khu đô thị này. Một đặc điểm quan trọng nhất đó là khu vực phần lớn là đất ruộng, chỉ có rải rác một số nghĩa địa của dân và một số ít dân cư nằm trên các trục đường chính. Do vậy rất thuận lợi cho việc phát triển đô thị cũng như giảm chi phí đầu tư xây dựng, đảm bảo tính khả thi cao cho dự án. 1.4.2. Tính chất Thuộc hai huyện Phúc Thọ và Thạch Thất, Khu đô thị Thạch Phúc có các tính chất đặc trưng sau: - Là Khu đô thị được xây dựng trên quan điểm sinh thái; - Là Khu vực mang tính chất thương mại dịch vụ và ở; - Là khu vực gần các làng xóm cũ, bên cạnh đó còn có một số khu vực nhà ở nằm rải rác và xen kẽ trên các trục đường chính đã phát triển mạnh theo xu thế hiện đại; - Là khu vực cửa ngõ của tuyến Đường trục Bắc – Nam (phần có mặt cắt 150m); 1.4.3. Quy mô đất đai và dân số Do tính chất của khu vực là khu đô thị sinh thái, nên chỉ tiêu đất đai được lấy cao hơn quy chuẩn. Khu vực nghiên cứu gần khu vực làng xóm cũ với mật độ dân cư thấp, do vậy việc tăng chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn khoảng 10 – 20% là chấp nhận được. Chỉ tiêu đất đai xác định khoảng 72m2/người làm cơ sở tính toán cho toàn khu đô thị. Chỉ tiêu được tính cao hơn cho các lô biệt thự, nhà ở thấp tầng và thấp hơn cho các chung cư cao tầng, nhà ở cao tầng hỗn hợp. Chênh lệch từ 16 – 50m2/người. 1.5. Định hướng phát triển không gian và sử dụng đất 1.5.1. Chọn đất xây dựng và chọn hướng phát triển Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, triệt để khai thác quỹ đất hiện có, hạn chế di dời nhà dân và xáo trộn đời sống dân cư sở tại, đảm bảo gìn giữ bản sắc cuộc sống mang tính truyền thống lâu đời của làng, theo nguyên tắc: - Khống chế khu vực phát triển của làng là các khoảng đệm cây xanh kinh tế như trồng rau sạch, cây ăn quả mang hiệu quả kinh tế cao nhằm đảm bảo cuộc sống của dân cư sau khi chuyển đổi nghề nghiệp; hoặc là các mặt nước kênh mương nhằm tạo ra khu vực sinh thái và không phá vỡ cấu trúc không gian truyền thống của làng, tạo cảnh quan đẹp cho làng cũng như khu vực đô thị, tránh tình trạng “làng trong phố”, “hay phố trong làng”. - Không gian tiếp theo là các khu vực đất giành cho tái định cư và tách hộ của dân cư sở tại đồng thời với các khu vực phát triển dịch vụ thương mại phục vụ cho chuyển đổi nghề của nông dân các xã bị lấy đất làm đô thị, đảm bảo cuộc sống ổn định và lối sống hiện đại. - Khu vực hai bên tuyến Đường trục Bắc – Nam là khu vực phát triển mạnh đô thị với các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật hiện đại đảm bảo xây dựng một đô thị đẹp hiện đại và cân bằng sinh thái. - Một số khu vực dân cư nằm trên tuyến đường bắt buộc phải mở rộng, cần có biện pháp di dời tái định cư và các chế độ ưu đãi khác để đảm bảo ổn định cuộc sống. - Các khu vực nghĩa địa nhỏ lẻ nằm rải rác cần phải quy tập về một khu vực gần nhất và nằm trong khu cây xanh để đảm bảo cảnh quan khu đô thị cũng như vệ sinh môi trường đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng. - Di chuyển hoặc đề nghị chuyển đổi chức năng các xí nghiệp công nghiệp nhỏ lẻ, không thích hợp lấy đất xây dựng khu công cộng nhằm đảm bảo tính mỹ quan và đồng bộ của khu đô thị. 1.5.2. Cơ cấu tổ chức quy hoạch 1. Định hướng chung và phân khu vực quy hoạch Định hướng chung của quy hoạch định hướng Đường trục kinh tế Bắc – Nam, tỉnh Hà Tây cũ đã được xác định, trong khu vực nghiên cứu có những khu vực ổn định như sau: Các làng xóm hiện có (trừ một số nhà ở trên tuyến đường chính bắt buộc phải di dời do mở rộng mặt cắt đường) Mạng lưới giao thông chủ yếu hiện có, có nghiên cứu mở rộng mặt cắt đảm bảo phù hợp với khu đô thị hiện đại. Hệ thống kênh mương thoát nước chính. Trên cơ sở hiện trạng và định hướng phát triển của Quy hoạch chung đường trục Bắc – Nam khu vực với hai trục đường chính đường tỉnh lộ 80 và đường trục Bắc nam dự kiến xây dựng) đã phân chia phường thành 3 khu vực tương đối xấp xỉ nhau về quy mô (xem bản vẽ QH-03), bao gồm: Khu vực 1: Bao gồm phần đất phía Tây của đường trục Bắc - Nam và giới hạn bởi đường tỉnh lộ 80 qua khu vực nghiên cứu, thuộc đất xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất. Khu vực 2: Phần đất phía Tây của đường tỉnh lộ 80, thuộc đất của các xã Lại Thượng và một phần của Phú Kim, huyện Thạch Thất. Khu vực 3: Phần đất phía Đông của đường trục Bắc – Nam thuộc một phần đất xã Đại Đồng, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất và chủ yếu là đất xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ 2. Tổ chức và phân bố các công trình công cộng A/ Các cơ quan: Các cơ quan hành chính cấp khu vực và cấp khu nhà ở được bố trí theo tiêu chuẩn quy phạm và đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu cho khu vực. + Khu hành chính cấp khu vực bao gồm các công trình UBND, công an, y tế, giáo dục, PCCC, bưu điện… được bố trí tập trung tại khu 3 trên tuyến đường chính vào khu vực này đảm bảo tính uy nghiêm và chức năng của công trình + Các khu hành chính cấp khu ở bao gồm các công trình như UBND, công an, trạm y tế, nhà văn hóa khu vực... được bố trí theo các đơn vị ở, đảm bảo phục vụ đủ các dịch vụ thiết yếu. B/ Công trình dịch vụ văn hoá, cây xanh, TDTT, vui chơi giải trí: Tiêu chí phát triển đô thị là đảm bảo cân bằng sinh thái và tạo cảnh quan môi trường đẹp và đảm bảo điều kiện vi khí hậu tốt nhất, do vậy đô thị được xây dựng trên cơ sở nối kết giữa các tuyến cây xanh và các khu cây xanh tập trung kết hợp với hệ thống kênh mương, hồ, ao xây dựng mới làm thành một thảm xanh cho các công trình nằm lọt trong nó. - Toàn khu đô thị có 4 khu vực cây xanh tập trung chính, ngoài ra là các khu vực cây xanh dọc tuyến đường, dọc hệ thống kênh mương và phần đệm sinh thái. Khu vực cây xanh tập trung bao gồm: + Khu cây xanh công viên tại khu vực 1 nằm trong lõi của khu vực này, tạo điểm không gian xanh cho khu vực này và cải tạo vi khí hậu khu vực. + Khu cây xanh công viên trung tâm với chức năng công viên vui chơi giải trí và nghỉ tĩnh của toàn khu đô thị. Khu vực này cũng chính là trọng tâm của 2 tuyến đường giao thông chính (hai tuyến có dải phân cách cây xanh rộng) nối khu vực hai bên của tuyến Đường trục Bắc – Nam. + Hai tuyến cây xanh còn lại một ở khu vực 2 và một ở khu 3, khu ở phía Nam, là các tuyến cây xanh kết hợp dịch vụ buôn bán theo dạng tuyến phố đi bộ vừa có ý nghĩa về mặt cảnh quan cải tạo vi khí hậu vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế cho việc phát triển đô thị bền vững. - Ngoài ra các lõi cây xanh còn được bố trí trong nội bộ khu ở đảm bảo độ thông thoáng và tiêu chuẩn quy phạm. Mật độ cây xanh đảm bảo không dưới 30%. - Khu vực trung tâm TDTT nằm sát với công viên trung tâm bổ trợ cho chức năng của công viên này và đồng thời đảm bảo nhu cầu thể dục thể thao cho dân cư đô thị hiện đại. - Toàn khu đô thị một khu tổ hợp vui chơi giải trí, văn hóa, biểu diễn hỗn hợp đặt tại khu vực 1 nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu giải trí của khu đô thị nói riêng và của toàn bộ khu vực đô thị Tây Thăng Long ở phía Bắc của đường 32. C/ Các công trình dịch vụ thương mại: Đây là một trong những chức năng quan trọng đảm bảo ý nghĩa kinh tế của tuyến Đường trục Bắc – Nam. Các công trình dịch vụ thương mại chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo 2 bên tuyến Đường trục Bắc – Nam. Một số chức năng thương mại dịch vụ còn được kết hợp với khối văn phòng và ở làm phong phú thêm loại chức năng này. Chức năng thương mại dịch vụ kết hợp với trục đi bộ tạo nên một hình thức hoạt động kinh tế mới và hiện đại mang hiệu quả kinh tế cao và hấp dẫn các nhà đầu tư và tạo lập một không gian cảnh quan sinh động. Trung tâm tài chính là trọng tâm của khu đô thị với các khối nhà tổ hợp tài chính ngân hàng và khối văn phòng dịch vụ kết hợp với ở cao cấp là điểm nhấn cho không gian toàn khu vừa mang ý nghĩa về cảnh quan chiều thứ 3 và đồng thời mang ý nghĩa trọng tâm của khu đô thị là dịch vụ thương mại. Khối khách sạn 5 sao và văn phòng khách sạn cho thuê dọc trục bên phải của tuyến đường trục đi từ Bắc xuống Nam. Kết cuối trục là dải dịch vụ dọc tuyến tạo lập bộ mặt cho toàn tuyến. Khu phố nhà ở thương mại là một dạng dịch vụ kiểu mới kết hợp với nhà ở thấp tầng cho các hộ kinh doanh kinh doanh theo dạng phường hội hay theo tuyến nghề dạng phố cổ Hà Nội (36 phố phường). Đây là một ý tưởng táo bạo vừa mang tính kinh tế, cảnh quan kiến trúc còn mang ý nghĩa về mặt nhân văn. Dân cư chuyển đổi nghề nghiệp cũng có thể tham gia dạng kinh doanh này một cách dễ dàng và phù hợp với kiểu sinh hoạt theo phe giáp của các làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ. D/ Các công trình đào tạo giáo dục: - Bố trí các trường cấp 1, 2 theo đơn vị khu ở và hai trường trung học cho toàn khu đô thị ở hai khu vực 1 và 3, đảm bảo phục vụ nhu cầu. - Nhà trẻ mẫu giáo bố trí hỗn hợp trong các cụm nhà ở hoặc các khu cây xanh tập trung của đơn vị ở đảm bảo bán kính phục vụ 200m. 3. Đối với khu dân cư: Nguyên tắc: Do bối cảnh các làng xã xung quanh khu vực nghiên chưa bị ảnh hưởng mạnh của đô thị hoá, bản sắc cuộc sống vẫn mang tính truyền thống lâu đời và mang đậm dấu ấn lịch sử của làng. Vì vậy, việc lập quy hoạch tôn trọng và cố gắng làm nổi bật tính chất này. Trong quá trình phát triển, để phát huy hết tiềm năng về quỹ đất hiện có, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mới, cụ thể như sau: * Khu cải tạo chỉnh trang: Bao gồm khu vực làng xóm bắt buộc phải di dời do mở đường quy hoạch; cần phải có quan điểm rõ ràng về xây dựng và phát triển mới cũng như cải tạo cho phù hợp với cảnh quan chung của tuyến phố quy hoạch. Khu vực cần phải di dời là khu dân cư trên đường tỉnh lộ 419 khu vực dân cư thuộc xã Đại Đồng ở phía Đông Bắc đường tỉnh lộ 419 sát đài tượng niệm liệt sĩ và một số hộ sát đường nhựa mới xay dựng của xã Đại Đồng, nhà ở chủ yếu là nhà tạm, xây dựng manh mún ảnh hưởng mỹ quan chung của đô thị; và các khu phân lô dãn dân của xã Lại thượng và Phú Kim, hiện một số rất ít đang xây dựng, chủ yếu là đất đã được chia lô. Do vậy việc di dời sẽ không gây xáo trộn quá lớn tới đời sống của người dân khu vực. Thêm vào đó, khu vực dân cư này nằm sát với tuyến đường trục, nơi cần có các công trình điểm nhấn cao tầng, có quy mô lớn do vậy cần thiết phải di dời đảm bảo mỹ quan chung của khu đô thị. Quy hoạch đề nghị di dời tái định cư các diện hộ dân này vào lô đất quy hoạch sát đường tỉnh lộ 419 (Lô PC-05 có diện tích khoảng 2,93ha) và được thực hiện theo dự án riêng. Chủ đầu tư và các cơ quan chức năng cần có các biện pháp hỗ trợ di dời theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và tránh xáo trộn cuộc sống của người dân. * ở những nơi đất trống xây dựng mới các khu ở đảm bảo tính mỹ quan cũng như các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu ở theo hướng hiện đại và cân bằng sinh thái. 4. Các chỉ tiêu đạt được: Các chỉ tiêu đạt được của đồ án đạt và vượt chỉ tiêu theo quy chuẩn nhưng xét về tiêu chí phát triển và tính chất của khu vực thì các tiêu chí này là hợp lý, đảm bảo đúng mục tiêu phát triển của khu đô thị. Các chỉ tiêu chính quy hoạch đạt được là: Các chỉ tiêu Chỉ tiêu quy hoạch đạt được (m2/người) - Chỉ tiêu đất đai khu vực đô thị: 80,48 + Đất đơn vị ở: 37,79 + Đất công cộng cấp đô thị và khu ở 8,15 + Đất cây xanh cấp đô thị và khu ở 8,79 1.5.3. Quy hoạch sử dụng đất các ô đất: Để tạo cơ sở cho quản lý đất đai, kiến trúc cảnh quan đô thị, toàn khu vực được chia ra các ô đất để kiểm soát phát triển và đầu tư xây dựng. Trong mỗi ô đất có 4 thông số được đưa ra là tổng diện tích, mật độ xây dựng trung bình tối đa, tầng cao: Cao nhất và Thấp nhất, hệ số sử dụng đất trung bình tối đa. Dân số được tính toán theo chỉ tiêu đất ở đã xác định theo định hướng quy hoạch khoảng từ 20-45m2/người. Ngoài ra, trong mỗi ô đất còn thể hiện được chức năng và diện tích của các thành phần đất đai theo chức năng của từng lô đất được xác định theo quy hoạch 1/ Đất công trình công cộng: Bao gồm các công trình phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của dân cư trong đô thị, được chia thành công trình công cộng cấp khu vực và công trình công cộng cấp đơn vị ở. Trong từng đơn vị ở bao gồm có các công trình như câu lạc bộ văn hoá, đài liệt sỹ, các cơ quan quản lý hành chính của từng khu vực và công cộng đơn vị ở khác... Ngoài ra trên tổng thể toàn khu dự án bố trí các loại công trình công cộng cấp khu vực với quy mô lớn như: Trung tâm văn hoá biểu diễn. Khu vực có tổng diện tích khoảng 22,15 ha, chiếm 4,35% tổng diện tích đất khu đô thị. Mật độ xây dựng từ 20 – 40%, tầng cao trung bình là 2,5 – 6, hệ số sử dụng đất từ 0,8 – 2,1 lần. 2/ Đất giáo dục, y tế Đất giáo dục – Y tế: Bao gồm các công trình phục vụ cho cấp đơn vị ở và cấp khu vực. Tổng diện tích khoảng 29,37ha chiếm 5,77% tổng diện tích khu đô thị. Có 03 công trình nhà trẻ quốc tế bố trí tại 3 khu vực 1,2,3; 05 trường tiểu học và 05 THCS bố trí đi cùng cặp theo các đơn vị ở; 02 trường PTTH tại hai khu đông và Tây của đường trục dảm bảo thuận tiện cho việc đi lại của học sinh; và 01 bệnh viện quốc tế cấp khu vực. 3/ Đất hỗn hợp, dịch vụ khách sạn, văn phòng nhà ở: - Đất ở hỗn hợp: Bao gồm các loại đất xây dựng các công trình phục vụ cho các hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch và các dịch vụ thiết yếu của các khu nhà ở, các toà nhà có chức năng hỗn hợp kết hợp giữa văn phòng cho thuê với các trung tâm thương mại và khách sạn. Có tổng diện tích 88,712ha, chiếm tỷ lệ 17,43% tổng diện tích khu đô thị. Loại đất này được bố trí chủ yếu trong khu trung tâm. Các khách sạn cao tầng tiêu chuẩn cao phục vụ nhu cầu khách du lịch đến đây tham quan. 4/ Đất ở xây dựng mới Bao gồm các loại đất xây dựng nhà ở mật độ cao, trung bình, mật độ cao kết hợp với trung bình và thấp có tổng diện tích khoảng 150,3196ha, chiếm tỷ lệ 29,53% tổng diện tích đất khu đô thị. - Nhà ở mật độ trung bình: có chiều cao tầng từ 6-20 tầng. - Nhà ở mật độ thấp: các nhà biệt thự có chiều cao tầng trung bình 2-3 tầng. - Nhà ở khu phố nhà ở thương mại: tầng cao trung bình là 4 tầng. 5/ Đất dịch vụ chuyển đổi nghề nghiệp Tổng diện tích 132,9525ha chiếm 20,24% tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch. Bao gồm các công trình dịch vụ, thiết thực cho người dân khi chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các loại hình dịch vụ. 6/ Đất cây xanh công cộng Khu cây xanh công cộng bao gồm các công trình dịch vụ vui chơi giải trí và cây xanh vườn hoa, đặc biệt có hồ nước tạo kiến trúc cảnh quan cho toàn khu đô thị. Ngoài ra còn một số điểm công viên cây xanh vườn hoa tạo cảnh quan cho cả toàn thể khu nhà ở cũng như các đơn vị ở tạo môi trường sinh thái và là điểm giao lưu giải trí của các đơn vị ở. Khu này có diện tích 55,5743 ha chiếm 10,92% bao gồm khu vườn cây xanh, mặt nước. Bảng I.6. Cơ cấu đất cây xanh đô thị Tên lô Chức năng Diện tích (m2) MĐXD (%) H.TB Hệ số SDD Chỉ tiêu (m2/ng) Tỷ trọng (%) đất Cây xanh 555743 8.79 10.92 CX-01 vườn hoa 6246 - - - CX-02 vườn hoa 13356 - - - CX-03 công viên 110542 15 2 0.3 CX-04 vườn hoa 9074 - - - CX-05 vườn hoa 26505 - - - CX-06 vườn hoa 18612 - - - CX-07 CX-Quảng trường 37390 - - - CX-08 CX đơn vị ở 23206 5 1 - CX-09 CX ĐƠN Vị ở 16388 5 1 - CX-10 cx đơn vị ở 26582 10 2 0.2 CX-11 vườn hoa 15576 - - - CX-12 vườn hoa 14417 - - - CX-13 vườn hoa 15197 - - - CX-14 vườn hoa 18168 - - - CX-15 vườn hoa 17128 - - - CX-16 Công viên t.tâm 131548 15 3 0.45 CX-17 CX đơn vị ở 3834 5 1 - CX-18 CX đơn vị ở 3834 5 1 - CX-19 CX đơn vị ở 27735 5 1 - CX-20 CX đơn vị ở 9407 5 1 - CX-21 vườn hoa 10998 - - - 7/ Đất giao thông Đường giao thông trong khu vực nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm có đường Phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam tỉnh Hà Tây chạy qua dự án và hệ thống giao thông trong đô thị liên hệ các khu chức năng và khu vực. Đường giao thông quy hoạch đô thị có diện tích 159,5285ha, chiếm tỷ lệ 31,34%. Mạng lưới giao thông đối ngoại diện tích 13,1793ha. Bảng I.7. Cơ cấu đất giao thông Tên lô Chức năng Diện tích (m2) MĐXD (%) H.TB Hệ số SDD Chỉ tiêu (m2/ng) Tỷ trọng (%) Đất Giao thông 1595285 25.22 31.34 Giao thông đối nội 1285331 20.32 25.25 Giao thông tĩnh 18760 đX-01 bãi đỗ xe 8674 10 2 0.2 ĐX-02 bãi đỗ xe 10086 10 2 0.2 Mạng lưới giao thông 1266571 24.88 Đường tỉnh lộ 80/419 73022 Giao thông khu vực 1193549 Giao thông khớp nối hạ tầng (54mx2) 309954 8/ Đất hạ tầng kỹ thuật: Khu đất hạ tầng kỹ thuật bao gồm một số ô đất bố trí trong dự án với chức năng làm khu xử lý nước thải, thu gom rác thải, trạm điện cao áp, trạm bơm cấp nước tăng áp của toàn khu đô thị. Diện tích: 3,4104 ha chiếm 0,67% diện tích đất khu đô thị Trong khu đô thị có đường điện 110KV chạy qua, dải cây xanh cách ly được bố trí vào các khu cây xanh đô thị nên không tính riêng đất này mà sẽ có quy định cụ thể cho khoảng cách ly này trong phần quy hoạch không gian. Bảng I.8. Cơ cấu đất hạ tầng kỹ thuật Tên lô Chức năng Diện tích (m2) Chỉ tiêu (m2/ng) Tỷ trọng (%) Đầu mối HTKT 34104 0.54 0.67 ĐMHT-01 Đầu mối htkt 9452 ĐMHT-02 Đầu mối htkt 8768 ĐMHT-03 Đầu mối htkt 7128 ĐMHT-04 Đầu mối htkt 8756 9/ Quy hoạch nghĩa trang: Trong khu vực hiện có rất nhiều mộ chôn rải rác tự do lẫn với đất canh tác làm ảnh hưởng môi trường. Quy hoạch đề nghị quy tập lại thành các khu vực công viên nghĩa trang nhằm đảm bảo cuộc sống cũng như hoạt động và môi trường cho khu đô thị. Xét với phong tục và truyền thốgn của người dân, để tránh sự xung đột và mẫu thuẫn của việc xây dựng đô thị với yếu tố tâm linh của dân cư hiện trạng, quy hoạch cố gắng xác định một số các vị trí công viên nghĩa trang theo các xã, nằm ngoài đô thị có khoảng đệm ngăn cách với đô thị cũng như khu vực làng xóm và trên cơ sở tại khu vực đó đã có nhiều mộ cũ. Quy mô của các khu công viên nghĩa trang này khoảng từ 3 – 5ha. Quy hoạch đề nghị mở rộng khu nghĩa trang xã Đại Đồng trên đường tỉnh lộ 419 thành công viên nghĩa trang và quy tập toàn bộ các mộ rải rác của xã về khu vực này; Khu công viên nghĩa trang của xã Lại Thượng bố trí về phía Tây cuối đường Cần Thơ; Khu công viên nghĩa trang xã Phú Kim bố trí tại 2 khu vực mộ phía Nam sát với khu dịch vụ và phía Đông Nam gần đường tỉnh lộ 419 gần nhà tang lễ của khu đô thị; Khu công viên nghĩa trang xã Phụng Thượng bố trí tại khu vực mộ cũ phía Đông cuối đường vào thôn Nam. Các khu công viên nghĩa trang này được thực hiện theo dự án riêng và đảm bảo các quy định về xây dựng và quản lý khu nghĩa trang. Trong tương lai xã cần có quy hoạch nghĩa trang theo tầm vĩ mô hơn và quy tập theo quy hoạch nghĩa trang của tỉnh nhằm đảm bảo tính hợp lý cũng như tiết kiệm đất đai xây dựng. 1.6. Định hướng quy hoạch hệ thống thoát nước và bảo vệ môi trường 1.6.1. Mục tiêu xây dựng hệ thống thoát nước và bảo vệ môi trường. Thu gom nước thải được tiêu thoát đến khu vực xử lý, xử lý đảm bảo vệ sinh trước khi xả thải vào nguồn. Nước mưa được thu gom một cách nhanh nhất, đảm bảo vệ sinh, chống ngập úng cho đô thị Phân tích đánh giá tác động môi trường, phát hiện những vấn đề nổi cộm của khu vực. Dự báo, phân tích và đánh giá các tác động môi trường trong quá trình thực hiện dự án, đề xuất xây dựng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ, quản lý để giảm thiểu các tác động môi trường. Cùng với đó nghiên cứu, lập chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường của dự án. 1.6.2. Tiền đề xây dựng hệ thống thoát nước và bảo vệ môi trường. 1. Cơ sở pháp lý. Theo thiết kế quy hoạch được duyệt 2. Nguồn vốn. Khu đô thị Thạch Phúc – Hà Nội nằm trong chuỗi khu đô thị dọc trục kinh tế Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư 7.694 tỷ đồng, do công ty TNHH tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư theo hợp đồng BT (Xây dựng – Chuyển giao) 3. Chủ chương đầu tư Coi trọng môi trường: xây dựng hệ thống thoát nước thải, nước mưa, trạm xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn, xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường và các kế hoạch quản lý, khai thác. Chống ngập úng cho đô thị: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa đảm bảo nước mưa được tiêu thoát kịp thới không gây ngập úng cho đô thị. Nguồn vốn: công ty TNHH tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư và thực hiện theo hợp đồng BT. Nguồn vốn dự kiến cho phần hạ tầng và bảo vệ MT chiếm 20% nguồn vốn cấp cho dự án. Quản lý và khai thác sau này: sau khi xây dựng, hệ thống sẽ được chuyển giao cho chính địa phương. Kinh phí quản lý và vận hành hệ thống được duy trì theo quy định của nhà nước, có sự đóng góp của cộng đồng trong khu vực. 1.6.3. Dự kiến quy hoạch thoát nước cho đô thị. 1. Cơ sở chọn hệ thống thoát nước. + Hiện trạng hệ thống thoát nước + Các điều kiện về khí hậu, địa hình + Diện tích tính toán và đặc điểm của lưu vực + Xây dựng hệ thống thoát nước mới hoàn toàn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Lựa chọn hệ thống thoát nước. Khu đô thị mới Thạch Phúc hầu như chưa có hệ thống thoát nước, vì vậy mục tiêu lâu dài là dựng toàn bộ hệ thống thoát nước đảm bảo tốt việc thoát nước nhanh chóng các loại nước thải và nước mưa. Cần xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý nước thải tới độ sạch cho phép trước khi xả ra sông. Ngòai việc xây dựng hệ thống nước thải đồng thời cần quan tâm tới vấn đề cấp nước sạch, vấn đề quản lý chất thải rắn vệ sinh môi trường để đảm bảo chất lượng sống của người dân trong khu vực. Giải pháp 1: Xây dựng một hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn: + Nước mưa: hệ thống thoát nước mưa có đặc điểm sau: Các tuyến nước mưa được bố trí trên trục các khu phố. Hệ thống thoát nước mưa được bố trí để xả đến các kênh mương gần nhất. Hệ thống thoát nước mưa ở đây là hoàn toàn tự chảy Nước mưa cuối cùng sẽ được xả ra mương,sông, không có biện pháp xử lý nào đi kèm. + Nước bẩn: hệ thống thoát nước thải ở đây có một số đặc điểm sau: Toàn bộ nước thải sinh hoạt của đô thị được tập trung về khu xử lý Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được xả ra sông . Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống thoát nước theo kiểu nửa riêng Theo phương án này cả nước mưa và nước thải đêu xả chung vào hệ thông thoát nước của đô thị Tại các cửa xả ra kênh mương bố trí các ga tách nước mưa/nước thải. Nước thải sau và nước mưa đợt đầu khi được tách tại các ga tách nước sẽ được thu theo hệ thống cống bao nối các ga tách nước, sau đó đưa về khu xử lý. Trong điều kiện bình thương không có mưa thì chỉ có nước thải chảy trong các cống thoát nước chung. Cống thoát nước thiết kế để khi có mưa vân tốc nước chảy trong rãnh đủ lớn để tự làm sạch. Nước mưa phần lớn sẽ tự tràn tại các ga tách nước xả thẳng ra các kênh mương. Toàn bộ nước thải sinh hoạt của đô thị được tập trung về khu xử lý Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được xả ra sông công. Trên cơ sở những yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường và cùng với sự hiện đại hoá nhanh chóng của đô thị, ta chọn hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn với các lý do: + Cường độ mưa trong khu vực lớn: q20 = 289 l/s-ha rất lớn so với lưu lượng nước thải sinh hoạt. + Nước bẩn trong khu vực phải được xử lý tới mức độ cần thiết nên việc sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn sẽ làm giảm quy mô công suất trạm xử lý nước thải dẫn tới giảm chi phí xây dựng và quản lý đảm bảo cho các công trình làm việc một cách điều hoà và đạt hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật. + Khu đô thị mới Thạch Phúc có địa hình dốc về phía về phía Nam nơi có sông Tích Giang chảy qua, hệ thống sông hồ phong phú, đa dạng. Do đó khả năng thoát nước mưa tốt và việc xả thẳng nước mưa trong thành phố ra mương xây xung quanh đô thị rồi đổ ra sông mà không qua xử lý là có thể chấp nhận được. + Việc xây dựng hệ thống thoát nước riêng - qui hoạch, phân vùng và xây dựng tuyến cống bao để thu toàn bộ nước thải sinh hoạt, và các khu dịch vụ công cộng của toàn thành phố. + Xây dựng trạm xử lý nước thải cho toàn đô thị. + Khơi thông, nạo vét , kè đá cho các sông hồ để cho việc thoát nước được nhanh chóng. Chương 2 Thiết kế mạng lưới thoát nước khu đt thạch phúc hà nội 2.1. Các số liệu cơ bản. 2.1.1 Tài liệu căn cứ. Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Thạch Phúc, Hà Nội 2.2.2. Tiêu chuẩn dùng nước Ta lấy tiêu chuẩn dùng nước của khu đô thị dựa trên tiêu chuẩn dùng nước bên trong: 4513-1988. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt: Đối với khu biệt thự cao cấp: q0 = 350 l/người .ngày Đối với khu Biệt thự tiêu chuẩn bình thường : q0 = 200 l/người.ngày Đối với khu phố chợ: q0= 180l/người .ngày Đối với khu hỗn hợp ( bao gồm nhiều loại hình ở, dịch vụ…): q0 = 120 l/người.ngày Đối với khu Nhà ở - Văn phòng : q0 = 80l/người.ngày. Đối với khu dịch vụ: q0 = 130l/người.ngày; Các khu khách sạn, các khu công cộng khác: tuỳ vào từng loại hình, quy mô: mà có tiêu chuẩn phù hợp tương ứng. Tiêu chuẩn dùng nước cho các đơn vị dùng nước tập trung (Nhà trẻ, trường học, bệnh viện) Nhà trẻ: q0 =75l/trẻ.ngày Trường học: q0 = 20l/trẻ.ngày Bệnh viện: q0 = 250l/dường bệnh.ngày 2.2. Xác định lưu lượng tính toán của khu dân cư. Từ công thức: Qtbngđ = Trong đó: N - Dân số tính toán. q0 - Tiêu chuẩn thải nước. Theo tài liệu quy hoạch tỉ lệ 1/2000 khu đô thị Thạch Phúc - Hà Nội. Ta xác định dân số của từng khu chức năng. Từ công thức trên ta xác định được lưu lượng dùng nước của từng khu chức năng. (Lưu lượng thải của từng khu chức năng được thống kê trong bảng II.1) ký hiệu chức năng Diện tích (m2) dân số t/c dùng nước (l/ng.ng) Qtbng (m3/ng) Qtbs (l/s) biệt thự cao cấp 192472 4896 350 1713.60 19.83 TT-01 biệt thự cao cấp 22019 560 350 196.00 2.27 TT-02 biệt thự cao cấp 16452 418 350 146.30 1.69 TT-04 biệt thự cao cấp 28976 737 350 257.95 2.99 TT-05 biệt thự cao cấp 19828 505 350 176.75 2.05 TT-06 biệt thự cao cấp 19591 498 350 174.30 2.02 TT-07 biệt thự cao cấp 19574 498 350 174.30 2.02 TT-08 biệt thự cao cấp 7974 203 350 71.05 0.82 TT-09 biệt thự cao cấp 28998 737 350 257.95 2.99 TT-10 biệt thự cao cấp 29060 740 350 259.00 3.00 đất ở biệt thự 438207.8 12575 200 2515.00 29.11 TT-11 ở biệt thự 33605 923 200 184.60 2.14 TT-12 ở biệt thự 40073 1098 200 219.60 2.54 TT-13 ở biệt thự 27913 768 200 153.60 1.78 TT-14 ở biệt thự 30707 842 200 168.40 1.95 TT-15 ở biệt thự 41414 1134 200 226.80 2.63 TT-16 ở biệt thự 31158 858 200 171.60 1.99 TT-17 ở biệt thự 19591 538 200 107.60 1.25 TT-18 ở biệt thự 20008 551 200 110.20 1.28 TT-19 ở biệt thự 32848 903 200 180.60 2.09 TT-20 ở biệt thự 12984 354 200 70.80 0.82 TT-21 ở biệt thự 27143.4 746 200 149.20 1.73 TT-22 ở biệt thự 2184.8 600 200 120.00 1.39 TT-23 ở biệt thự 27999.6 770 200 154.00 1.78 TT-24 ở biệt thự 27692 761 200 152.20 1.76 TT-25 ở biệt thự 17895 492 200 98.40 1.14 TT-26 ở biệt thự 22650 623 200 124.60 1.44 TT-27 ở biệt thự 22342 614 200 122.80 1.42 Đất ở cao tầng 223187.1 17607 180 3169.26 36.68 CT-01 ở cao tầng 29025 2560 180 460.80 5.33 CT-02 ở cao tầng 26839.4 2366 180 425.88 4.93 CT-03 ở cao tầng 50191.6 3425 180 616.50 7.14 CT-04 ở cao tầng 55552.8 3788 180 681.84 7.89 ct - 05 ở cao tầng 61578.3 5468 180 984.24 11.39 Nhà phố thơng mại 417009.9 14059 180 2530.62 29.29 PC-01 nhà phố thương mại 17915 574 180 103.32 1.20 PC-02 nhà phố thương mại 15256 495 180 89.10 1.03 PC-03 nhà phố thương mại 15402 499 180 89.82 1.04 PC-04 nhà phố thương mại 8575 293 180 52.74 0.61 PC-05 nhà phố thương mại 25991 915 180 164.70 1.91 PC-06 nhà phố thương mại 30003 1061 180 190.98 2.21 PC-07 nhà phố thơng mại 30296 1069 180 192.42 2.23 PC-08 nhà phố thương mại 23032 835 180 150.30 1.74 PC-09 nhà phố thương mại 15390.4 561 180 100.98 1.17 PC-10 nhà phố thương mại 23314.8 729 180 131.22 1.52 PC-11 nhà phố thương mại 23313 727 180 130.86 1.51 PC-12 nhà phố thương mại 17722.2 554 180 99.72 1.15 PC-13 nhà phố thương mại 23311.3 728 180 131.04 1.52 PC-14 nhà phố thương mại 13138.7 536 180 96.48 1.12 pc-15 nhà phố thương mại 28164 1025 180 184.50 2.14 PC-16 nhà phố thương mại 26252.8 822 180 147.96 1.71 PC-17 nhà phố thương mại 25918.4 812 180 146.16 1.69 PC-18 nhà phố thương mại 26218.3 812 180 146.16 1.69 PC-19 nhà phố thương mại 14964.8 564 180 101.52 1.18 PC-20 nhà phố thương mại 12831.2 448 180 80.64 0.93 đất ở hỗn hợp 454357.79 14035 120 1684.20 19.49 HH-01 DV - VP - Nhà ở (*) 26142.83 503 120 60.36 0.70 HH-02 DV - VP - Nhà ở (*) 9286 341 120 40.92 0.47 HH-03 DV - VP - Nhà ở(*) 72528 2268 120 272.16 3.15 HH-05 DV-NO hỗn hợp (*) 26341.3 917 120 110.04 1.27 HH-06 DV-NO hỗn hợp (*) 40614.5 1370 120 164.40 1.90 HH-07 tuyến phố tm-dv (*) 87480.46 2374 120 284.88 3.30 HH-08 DV - VP - Nhà ở (*) 14755 519 120 62.28 0.72 HH-09 DV - VP - Nhà ở (*) 21630.3 745 120 89.40 1.03 HH-10 DV - VP - Nhà ở (*) 28799.4 910 120 109.20 1.26 HH-11 DV - VP - Nhà ở (*) 26143.3 820 120 98.40 1.14 HH-12 tuyến phố tm-dv (*) 61525.3 1972 120 236.64 2.74 HH-13 t.mại - d.vụ - nhà ở (*) 39111.4 1296 120 155.52 1.80 khách sạn 102477.6 1800 435.00 5.03 ks-01 khách sạn 5 sao 101050.2 1500 250 375.00 4.34 ks-02 khách sạn 1427.4 300 200 60.00 0.69 văn phòng - nhà ở 74246.5 5982 80 478.56 5.54 vn-o1 V phòng - Nhà ở (**) 20431.3 470 80 37.60 0.44 vn-02 V phòng - Nhà ở (**) 26515 598 80 47.84 0.55 vn-03 V phòng - Nhà ở (**) 27300.2 622 80 49.76 0.58 vn-04 V phòng - Nhà ở (**) 61553 1335 80 106.80 1.24 vn-05 V phòng - Nhà ở (**) 37864.4 1105 80 88.40 1.02 vn-06 V phòng - Nhà ở (**) 16622 405 80 32.40 0.38 vn-07 V phòng - Nhà ở (**) 51322 1119 80 89.52 1.04 vn-08 V phòng - Nhà ở (**) 16418 328 80 26.24 0.30 đất dịch vụ 1278876.1 32422 130 4214.86 48.78 Dv-01 dv ĐạI ĐồNG 46810 975 130 126.75 1.47 DV-02 dv ĐạI ĐồNG 91908 1915 130 248.95 2.88 DV-03 dv ĐạI ĐồNG 175277 3685 130 479.05 5.54 DV-04 dv ĐạI ĐồNG 130397.5 2878 130 374.14 4.33 DV-05 dv lạI thƯợNG 20035 680 130 88.40 1.02 DV-06 dv lạI thƯợNG 55167 1886 130 245.18 2.84 DV-07 dv phú kim 137361 4188 130 544.44 6.30 DV-08 dv phụng thượng 35722 1086 130 141.18 1.63 Dv-09 dv phụng thượng 14104 365 130 47.45 0.55 Dv-10 dv phụng thượng 14894 462 130 60.06 0.70 Dv-11 dv phụng thượng 216101.61 5548 130 721.24 8.35 Dv-12 dv phú kim 24688 868 130 112.84 1.31 dv -13 dv phú kim 316411 7886 130 1025.18 11.87 dv -14 DV phụng thượng 31052.1 648 130 84.24 0.98 dv -15 dv phụng thượng 22740.85 580 130 75.40 0.87 dv -16 dv phú kim 129059.2 2870 130 373.10 4.32 dất công cộng 200849.1 1950 42.30 0.49 CC-01 cc cấp đv ở 4008 50 30 1.50 0.02 CC-02 cc cấp đv ở 5500 60 30 1.80 0.02 CC-03 đài liệt sỹ 12532 - - - - CC-04 văn hóa biểu diễn 44758 500 15 7.50 0.09 CC-05 hành chính 14254 150 30 4.50 0.05 CC-06 cc cấp đv ở 9695 100 30 3.00 0.03 CC-07 nhà tang lễ 11760 300 15 4.50 0.05 CC-08 hành chính 30881.1 150 30 4.50 0.05 CC-09 CC CấP ĐV ở 9286 100 30 3.00 0.03 CC-10 CC cấp Đv ở 14193 120 30 3.60 0.04 CC-11 tổ hợp tdtt 43982 420 20 8.40 0.10 tổng cộng 16783.40 194.25 Từ bảng thống kê trên ta có: - Tổng lưu lượng trung bình nước thải sinh hoạt thải ra trong một ngày đêm là: Qshngđ = 16783,4 (m3/ngđ) - Lưu lượng nước thải trung bình giây: qtbs Theo công thức: qstb = = 194,25 (l/s) Từ lưu lượng trung bình giây, để có lưu lượng tính toán cho toàn đô thị ta phải đi tìm hệ số không điều hòa kch. Tra theo bảng “Trị số kch phụ thuộc qtbs” Hệ số không điều hòa Kc Lưu lượng thoát nước thải trung bình l/s ( q) 5 10 20 50 100 300 500 1000 ≥5000 Kc max 2,5 2,1 1,9 1,7 1,6 1,55 1,5 1,47 1,44 Kc min 0.38 0.45 0.5 0.55 0.59 0.62 0.66 0.69 0.71 =>kch = 1,58. Từ hệ số K =1,58 ta xác định được lưu luợng nước phân bổ theo từng h trong ngày (Sự phân bổ này được thể hiện trong bảng:IV.1- lưu lượng nước thải theo h) Cũng từ bảng này ta xác định được lưu lượng nước thải giờ dùng nước max, min Lưu lượng nước thải Max: Qhmax = 1197.64 (m3/h) Lưu lượng nước thải min: Qhmin = 260,39 (m3/h) 2.3. Xác định lưu lượng tập trung. Các lưu lượng tập trung đổ vào mạng lưới thoát nước bao gồm nước thải từ các bệnh viện, trường học, nhà trẻ mẫu giáo và các khu công nghiệp. 2.3.1. Bệnh viện. Trong khu vực có một bệnh viện đa khoa với diện tích 43236 m2. Số giường bệnh nhân theo quy hoạch: 500 giường bệnh Lưu lượng thải trung bình trong ngày là: Qtbngày = = = 125(m3/ngày) B: số lượng dường bệnh: N=500 giường bệnh. q0 = 250l/dường bệnh (q0: Tiêu chuẩn dùng nuớc tính cho mỗi dường bệnh; tính cả lượng nước dùng cho các công tác phục vụ chăm sóc). Lưu lượng thải trung bình giờ là: Qtbgiờ= = = 5,12(m3/h) Lưu lượng Max giờ là: Qhmax= kh. Qtbgiờ = 2,5x5,12 = 13,02 (m3/h) Lưu lượng Max giây là: qsmax = = 3,62(l/s) 2.3.2. Trường học. Trong khu vực có 12 trường học lớn nhỏ với tổng diện tích: 161288 m2 Số lượng học sinh theo quy hoạch thiết kế là: 17800 học sinh - Tiêu chuẩn thải nước: qth0 = 20 (l/ng.ngđ) - Hệ số không điều hòa giờ kh = 1,8 - Trường học làm việc 12 giờ trong ngày Do vậy ta tính được các số liệu cơ bản đối với 1 trường học như sau: - Lưu lượng thải trung bình ngày là: Qtbngày = (m3/ngày) - Lưu lượng thải trung bình giờ là: Qtbgiờ= (m3/h) - Lưu lượng Max giờ là: Qhmax=kh. Qtbgiờ (m3/h) - Lưu lượng Max giây là: qsmax = (l/s) 2.3.3. Nhà trẻ Trong khu vực có 3 nhà trẻ với tổng diện tích: 49590 m2 Số lượng học sinh theo quy hoạch thiết kế là: 3400 trẻ - Tiêu chuẩn thải nước: qth0 = 75 (l/ng.ngđ) - Hệ số không điều hòa giờ kh = 1, 8 Tương tự như trường học với giờ làm việc là: 12 h ta cũng xác định được lưu lượng nước thải của các nhà trẻ với công thức tương tự như khu trường học Như vậy các công trình công cộng bao gồm: 1 Bệnh viện với Q=125 (m3/ngđ) 12 Trường học với Q = 278 (m3/ngđ) 3 Nhà trẻ với Q = 255 (m3/ngđ) (Tổng hợp nước thải tập trung từ các công trình công cộng theo bảng II.2) 2. Lưu lượng nước thải tập trung từ các công trình nhà trẻ – bệnh viện – trường học. Bệnh viện – trường học - nhà trẻ T/c dùng nước (l/ng.ng) Qtbng (m3/ng) Qtbh (m3/h) kh Qmaxh (m3/h) Qmaxs (l/s) Bệnh viện diện tích Giường bệnh BV-01 Bệnh viện quốc tế 43236 500 250 125.00 5.21 2.50 13.02 3.62 đất nhà trẻ diện tích trẻ NT-QT-01 Nhà trẻ 16530 1034 75 77.55 6.46 1.80 11.63 3.23 NT-QT-02 Nhà trẻ 16530 1233 75 92.48 7.71 1.80 13.87 3.85 NT-QT-03 Nhà trẻ 16530 1133 75 84.98 7.08 1.80 12.75 3.54 tổng 49590 3400 75 255.00 21.25 1.80 38.25 10.63 Trường học diện tích học sinh TH-01 Tiểu học 12095 1000 20 20.00 1.67 1.80 3.00 0.83 TH-02 Tiểu học 16190 1400 20 28.00 2.33 1.80 4.20 1.17 TH-03 Tiểu học 15788 1300 20 26.00 2.17 1.80 3.90 1.08 TH-04 TH cơ sở 14752 1200 20 24.00 2.00 1.80 3.60 1.00 TH-06 Tiểu học 10397 900 20 18.00 1.50 1.80 2.70 0.75 TH-07 TH cơ sở 8250 800 20 16.00 1.33 1.80 2.40 0.67 TH-08 tiểu học 14292 1200 20 24.00 2.00 1.80 3.60 1.00 TH-09 TH cơ sở 10576 900 20 18.00 1.50 1.80 2.70 0.75 TH-11 TH cơ sở 11584 1000 20 20.00 1.67 1.80 3.00 0.83 TH-12 tiểu học 11584 1000 20 20.00 1.67 1.80 3.00 0.83 TH-05 TH phổ thông 18820 1800 20 36.00 3.00 1.80 5.40 1.50 TH-10 TH phổ thông 16960 1400 20 28.00 2.33 1.80 4.20 1.17 Tổng 161288 13900 20 278.00 23.17 1.80 41.70 11.58 - Tổng lưu lượng nước thải công cộng: +; Lưu lượng trung bình ngày: 658 m3/ngày +; Lưu lượng trung bình giờ: 49,63 m3/h +; Lưu lượng lớn nhất theo giờ: 92,97 (m3/h) +; Lưu lượng lớn nhất giây: 25,83 (l/s) Như vậy lượng nước thải toàn đô thị thải ra trong một ngày là: Q = Qsh + Qbv + Qth + Qnt = 16783.4 + 125 + 278 + 255 = 17441.40 (m3/ngđ) 2.4. Lưu lượng nước thải theo giờ. 2.4.1. Nước thải sinh hoạ khu dân cư. Căn cứ vào hệ số không điều hoà chung Kch = 1,58 ta xác định được lượng phân bố nước thải theo các giờ trong ngày ( Cột 2 - bảng II.3) 2.4.2. Nước thải từ bệnh viện. Từ hệ số không điều hoà giờ Kh = 2,5 ta được sự phân bố lưu lượng nước thải của bệnh viện theo các giờ, cột 4 - bảng II.3) 2.4.3. Nước thải từ trường học - nhà trẻ. Từ hệ số không điều hoà giờ Kh = 1,8 ta được sự phân bố lưu lượng nước thải của trường học theo các giờ, cột 6 - bảng II.3) bảng II.3: lưu lượng nớc thải theo giờ Giờ Nước thải sinh hoạt Bệnh Viện Trường học Nhà trẻ Tổng hợp Kh=1,58 Kh=2,5 Kh=1,8 Kh=1,8 Lưu lượng %Q % m3 % m3 % m3 % m3 m3 1 2 3 4 5 6 7 6 7 14 15 0-1 1.55 260.14 0.2 0.25 260.39 1.49 1-2 1.55 260.14 0.2 0.25 260.39 1.49 2-3 1.55 260.14 0.2 0.25 260.39 1.49 3-4 1.55 260.14 0.2 0.25 260.39 1.49 4-5 1.55 260.14 0.5 0.63 260.77 1.50 5-6 4.35 730.08 0.5 0.63 730.70 4.19 6-7 5.95 998.61 3 3.75 8.42 23.41 6.55 16.70 1042.47 5.98 7-8 5.80 973.44 5 6.25 7.55 20.99 5.76 14.69 1015.36 5.82 8-9 6.70 1124.49 8 10.00 7.55 20.99 5.76 14.69 1170.16 6.71 9-10 6.70 1124.49 10.4 13.00 7.55 20.99 15.36 39.17 1197.64 6.87 10-11 6.70 1124.49 6 7.50 7.55 20.99 15.36 39.17 1192.14 6.84 11-12 4.80 805.60 9.6 12.00 7.55 20.99 15.36 39.17 877.76 5.03 12-13 3.95 662.94 9.4 11.75 15.2 42.26 3.72 9.49 726.44 4.17 13-14 5.55 931.48 6 7.50 7.55 20.99 3.72 9.49 969.45 5.56 14-15 6.05 1015.40 5 6.25 7.55 20.99 10.34 26.37 1069.00 6.13 15-16 6.05 1015.40 8.1 10.13 7.55 20.99 5.76 14.69 1061.20 6.08 16-17 5.60 939.87 5.5 6.88 7.55 20.99 5.76 14.69 982.42 5.63 17-18 5.60 939.87 5 6.25 8.43 23.44 6.55 16.70 986.26 5.65 18-19 4.30 721.69 5 6.25 727.94 4.17 19-20 4.35 730.08 5 6.25 736.33 4.22 20-21 4.35 730.08 3.7 4.63 734.70 4.21 21-22 2.35 394.41 2 2.50 396.91 2.28 22-23 1.55 260.14 1 1.25 261.39 1.50 23-24 1.55 260.14 0.5 0.63 260.77 1.50 Tổng 100.00 16783.40 100 125.00 100 278.00 100 255.00 17441.40 100,00 2.5. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước sinh hoạt. 2.5.1. Nguyên tắc vạch tuyến. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước ( MLTN ) là bố trí MLTN trên mặt bằng quy hoạch đô thị . Giá thành xây dựng MLTN thông thường chiếm (50-70)% giá thành toàn bộ hệ thống .Vì vậy việc vạch tuyến và tính toán MLTN cần tuân thủ những nguyên tắc và những qui định ,qui phạm kỹ thuật một cách chặt chẽ. Công tác vạch tuyến mạng lưới được tiến hành theo nguyên tắc sau: Triệt để lợi dụng địa hình để sao cho mạng lưới thoát nước là tự chảy. Tổng chiều dài mạng lưới đường ống là nhỏ nhất, đồng thời MLTN phải phù hợp với hệ thống thoát nước đã lựa chọn, tránh vạch tuyến MLTN chảy vòng Hạn chế vạch tuyến đường ống thoát nước qua sông, hồ , đầm lầy, dưới đường giao thông có mật độ lớn, dưới nền đất yếu. Đặt đường ống phải phù hợp với điều kiện địa chất thủy văn khu vực và tuân theo các quy định về khoảng cách đối với các đường ống kỹ thuật khác và các hệ thống công trình ngầm. Khi vạch tuyến MLTN đã cần phải lưu ý sử dụng các nguyên vật liệu địa phương để phục vụ cho xây dựng mạng lưới. Trạm xử lý phải đặt ở vị trí thấp nhưng không quá thấp để tránh ngập lụt. Thường trạm xử lý đặt ở phía thấp so với địa hình Thành phố, nằm ở cuối nguồn nước, cuối hướng gió chính và phải đảm bảo khoảng cách vệ sinh đối với các khu dân cư và các xí nghiệp công nghiệp. Dựa vào nguyên tắc trên mà ta đưa ra 2 phương án vạch tuyến như sau: a. Phương án 1: Xem trong bản vẽ 02. b. Phương án 2: Xem trong bản vẽ 03. Cả hai phương án đều sử dụng một tuyến cống chính chạy dọc theo phần địa hình thấp nhất của khu đô thị và thoát nước ra sông Tích. Trên tuyến cống chính bố trí các trạm bơm có tác dụng giảm độ sâu chôn cống. Nước thải từ các lưu vực được thu gom về trạm bơm chính để bơm về Trạm xử lý đặt sát bờ sông Tích. Hai phương án có vị trí trạm xử lý khác nhau. Phương án 2 đặt trạm xử lý chếch hơn về phía đông, có ưu điểm thuận tiện hơn cho khu vực thoát nước ở phía tây kênh đồng mô, tuy nhiên so với phương án 1, trạm xử lý đặt hơi xát khu khu dân cư nên về mặt môi trường chưa được đảm bảo. 2.5.2. Lưu lượng thoát nước tiểu khu. Dựa vào dân số và diện tích của từng khu chức năng, ta sẽ xác định mật độ dân số của từng khu theo công thức: n = N/F (người/m2) Trong đó: N: dân số của tiểu khu (người) F: diện tích của tiểu khu (m2) Sau khi phân chia các lưu vực thoát nước, ta xác định được diện tích của từng lưu vực trong tiểu khu. Xác định dân số của từng lưu vực theo công thức: Ni = n.Fi (người) Trong đó Fi: diện tích lưu vực tiểu khu. Ni: Dân số lưu vực tiểu khu. Lưu lượng nước thải trong lưu vực tiểu khu là: Q = Ni. q0 (m3/ngày) Trong đó: Ni: dân số của lưu vực trong tiểu khu (người). qo: Tiêu chuẩn thoát nước tiểu khu (l/người. ngày) Từ công thức trên, ta xác định lưu lượng nước thải của từng lưu vực trong tiểu khu theo bảng (II.4) Khu Ký hiệu Diện tích (m2) Dân số (người) Tiêu chuẩn dùng nước (l/ng.ng) Qtb (m3/ng) Qtb (l/s) biệt thự cao cấp TT-01 22019 560 350 196.00 2.27 tt-o1a 10785 274 350 96.00 1.11 tt-01b 11234 286 350 100.00 1.16 TT-02 16452 418 350 146.30 1.69 tt-02a 8226 209 350 73.15 0.85 tt-02b 8226 209 350 73.15 0.85 TT-04 28976 737 350 257.95 2.99 tt-04a 2302 59 350 20.49 0.24 tt-04b 13013 331 350 115.84 1.34 tt-04c 13661 347 350 121.61 1.41 TT-05 19828 505 350 176.75 2.05 tt-05a 8448 215 350 75.31 0.87 tt-05b 2932 75 350 26.14 0.30 tt-05c 8448 215 350 75.31 0.87 TT-06 19591 498 350 174.30 2.02 tt-06a 8227 209 350 73.20 0.85 tt-06b 3137 80 350 27.91 0.32 tt-06c 8227 209 350 73.20 0.85 TT-07 19574 498 350 174.30 2.02 tt-07a 8146 207 350 72.54 0.84 tt-07b 3282 84 350 29.23 0.34 tt-07c 8146 207 350 72.54 0.84 TT-08 7974 203 350 71.05 0.82 TT-09 28998 737 350 257.95 2.99 tt-09a 2406 61 350 21.40 0.25 tt-09b 13296 338 350 118.27 1.37 tt-09c 13296 338 350 118.27 1.37 TT-10 29060 740 350 259.00 3.00 tt-10a 2186 56 350 19.48 0.23 tt-10b 13437 342 350 119.76 1.39 tt-10c 13437 342 350 119.76 1.39 TT-11 33605 923 200 184.60 2.14 tt-11a 15287 420 200 83.98 0.97 tt-11b 12885 354 200 70.78 0.82 tt-11c 5433 149 200 29.84 0.35 TT-12 40073 1098 200 219.60 2.54 tt-12a 19625 538 200 107.54 1.24 tt-12b 2880 79 200 15.78 0.18 tt-12c 17568 481 200 96.27 1.11 TT-13 27913 768 200 153.60 1.78 tt-13a 10426 287 200 57.37 0.66 tt-13b 2543 70 200 13.99 0.16 tt-13c 14944 411 200 82.23 0.95 TT-14 30707 842 200 168.40 1.95 tt-14a 4885 134 200 26.79 0.31 tt-14b 22726 623 200 124.63 1.44 tt-14c 3096 85 200 16.98 0.20 TT-15 41414 1134 200 226.80 2.63 tt-15a 5126 140 200 28.07 0.32 tt-15b 25168 689 200 137.83 1.60 tt-15c 6783 186 200 37.15 0.43 tt-15d 4337 119 200 23.75 0.27 TT-16 31158.5 858 200 171.60 1.99 tt-16a 11753 324 200 64.73 0.75 tt-16b 5519.5 152 200 30.40 0.35 tt-16c 13886 382 200 76.47 0.89 TT-17 19591.4 538 200 107.60 1.25 tt-17a 7350.4 202 200 40.37 0.47 tt-17b 4905.5 135 200 26.94 0.31 tt-17c 7335.5 201 200 40.29 0.47 TT-18 20008 551 200 110.20 1.28 tt-18a 7520 207 200 41.42 0.48 tt-18b 4968 137 200 27.36 0.32 tt-18c 7520 207 200 41.42 0.48 TT-19 32848.4 903 200 180.60 2.09 tt-19a 13784.4 379 200 75.79 0.88 tt-19b 7215.7 198 200 39.67 0.46 tt-19c 11848.3 326 200 65.14 0.75 TT-20 12984.4 354 200 70.80 0.82 tt-20a 6492.2 177 200 35.40 0.41 tt-20b 6492.2 177 200 35.40 0.41 TT-21 27143.4 746 200 149.20 1.73 tt-21a 13604.5 374 200 74.78 0.87 tt-21b 13538.9 372 200 74.42 0.86 TT-22 21848.8 600 200 120.00 1.39 TT-23 27999.6 770 200 154.00 1.78 tt-23a 12144 334 200 66.79 0.77 tt-23b 12208 336 200 67.14 0.78 tt-23c 3647.6 100 200 20.06 0.23 TT-24 27692 761 200 152.20 1.76 tt-24a 12124 333 200 66.64 0.77 tt-24b 12124 333 200 66.64 0.77 tt-24c 3444 95 200 18.93 0.22 TT-25 17895 492 200 98.40 1.14 tt-25a 9966 274 200 54.80 0.63 tt-25b 3829.5 105 200 21.06 0.24 tt-25c 4099.5 113 200 22.54 0.26 TT-26 22650 623 200 124.60 1.44 tt-26a 9057 249 200 49.82 0.58 tt-26b 6485 178 200 35.67 0.41 tt-26c 7108 196 200 39.10 0.45 tt-27 22342 614 200 122.80 1.42 tt-27a 6255 172 200 34.38 0.40 tt-27b 9832 270 200 54.04 0.63 TT- 27c 6255 172 200 34.38 0.40 cao tầng CT-01 29025 2560 180 460.80 5.33 ct-01a 6908 609 180 109.67 1.27 ct-01b 8560 755 180 135.90 1.57 ct-01c 13557 1196 180 215.23 2.49 CT-02 26839.4 2366 180 425.88 4.93 ct-02a 7241.4 638 180 114.90 1.33 ct-02b 11927 1051 180 189.25 2.19 ct-02c 3016 266 180 47.86 0.55 ct-02d 4655 410 180 73.86 0.85 CT-03 50191.6 3425 180 616.50 7.14 CT-04 55552.8 3788 180 681.84 7.89 ct-05 61578.3 5468 180 984.24 11.39 ct-05a 41564.9 3691 180 664.35 7.69 ct-05b 20013.4 1777 180 319.89 3.70 nhà phố thương mại PC-01 17915 574 180 103.32 1.20 pc-01a 7154 229 180 41.26 0.48 pc-01b 10761 345 180 62.06 0.72 PC-02 15256 495 180 89.10 1.03 pc-02a 6109 198 180 35.68 0.41 pc-02b 9147 297 180 53.42 0.62 PC-03 15402 499 180 89.82 1.04 pc-03a 8409 272 180 49.04 0.57 pc-03b 6993 227 180 40.78 0.47 PC-04 8575 293 180 52.74 0.61 pc-04a 2671 91 180 16.43 0.19 pc-04b 5904 202 180 36.31 0.42 PC-05 25991 915 180 164.70 1.91 pc-05a 13232 466 180 83.85 0.97 pc-o5b 12759 449 180 80.85 0.94 PC-06 30003 1061 180 190.98 2.21 pc-06a 12196 431 180 77.63 0.90 pc-06b 2734 97 180 17.40 0.20 pc-06c 12057 426 180 76.75 0.89 pc-06d 3016 107 180 19.20 0.22 PC-07 30296 1069 180 192.42 2.23 pc-07a 11945 421 180 75.87 0.88 pc-07b 3131 110 180 19.89 0.23 pc-07c 11889 420 180 75.51 0.87 pc-07d 3331 118 180 21.16 0.24 PC-08 23032 835 180 150.30 1.74 pc-08a 9769 354 180 63.75 0.74 pc-08b 1837 67 180 11.99 0.14 pc-08c 9539 346 180 62.25 0.72 pc-08d 1887 68 180 12.31 0.14 PC-09 15390.4 561 180 100.98 1.17 pc-09a 6146.6 224 180 40.33 0.47 pc-09b 6155.2 224 180 40.39 0.47 pc-09c 3088.6 113 180 20.27 0.23 PC-10 23314.8 729 180 131.22 1.52 pc-10a 6040.5 189 180 34.00 0.39 pc-10b 11233.8 351 180 63.23 0.73 pc-10c 6040.5 189 180 34.00 0.39 PC-11 23313 727 180 130.86 1.51 pc-11a 9206 287 180 51.67 0.60 pc-11b 2893 90 180 16.24 0.19 pc-11c 8165 255 180 45.83 0.53 pc-11d 3049 95 180 17.11 0.20 PC-12 17722.2 554 180 99.72 1.15 pc-12a 7028.7 220 180 39.55 0.46 pc-12b 1862.7 58 180 10.48 0.12 pc-12c 7028.7 220 180 39.55 0.46 pc-12d 1802.1 56 180 10.14 0.12 PC-13 23311.3 728 180 131.04 1.52 pc-13a 8438 264 180 47.43 0.55 pc-13b 3001.9 94 180 16.87 0.20 pc-13c 8469.1 264 180 47.61 0.55 pc-13d 3402.3 106 180 19.13 0.22 PC-14 13138.7 536 180 96.48 1.12 pc-14a 5835.7 238 180 42.85 0.50 pc-14b 7303 298 180 53.63 0.62 pc-15 28164 1025 180 184.50 2.14 pc-15a 11469 417 180 75.13 0.87 pc-15b 16695 608 180 109.37 1.27 PC-16 26253 822 180 147.96 1.71 pc-16a 9542 299 180 53.78 0.62 pc-16b 16711 523 180 94.18 1.09 PC-17 25918.4 812 180 146.16 1.69 pc-17a 9009.6 282 180 50.81 0.59 pc-17b 8454.4 265 180 47.68 0.55 pc-17c 8454.4 265 180 47.68 0.55 PC-18 26218.28 821 180 147.78 1.71 pc-18a 17861.4 559 180 100.68 1.17 pc-18b 8356.88 262 180 47.10 0.55 PC-19 14964.8 564 180 101.52 1.18 PC-19a 7607.7 287 180 51.61 0.60 pc-19b 7357.1 277 180 49.91 0.58 PC-20 12831.2 448 180 80.64 0.93 pc-20a 6454.9 225 180 40.57 0.47 pc-20b 6376.3 223 180 40.07 0.46 đất ở hỗn hợp HH-01 26142.83 503 120 60.36 0.70 hh-01a 10112.83 195 120 23.35 0.27 hh-01b 16030 308 120 37.01 0.43 HH-02 9286 341 120 40.92 0.47 hh-02a 4643 171 120 20.46 0.24 hh-02b 4643 171 120 20.46 0.24 HH-03 72528 2268 120 272.16 3.15 hh-03a 26281 822 120 98.62 1.14 hh-03b 25495 797 120 95.67 1.11 hh-03c 20752 649 120 77.87 0.90 HH-05 26341.3 917 120 110.04 1.27 hh-05a 22264.3 775 120 93.01 1.08 hh-05b 4077 142 120 17.03 0.20 HH-06 40614.5 1370 120 164.40 1.90 HH-07 87480.4 2374 120 284.88 3.30 hh-07a 5139 139 120 16.74 0.19 hh-07b 20466.4 555 120 66.65 0.77 hh-07c 14931 405 120 48.62 0.56 hh-07d 3837 104 120 12.50 0.14 hh-07e 3640 99 120 11.85 0.14 hh-07f 16491 448 120 53.70 0.62 HH-07g 22976 624 120 74.82 0.87 HH-08 14755 519 120 62.28 0.72 HH-09 21630.3 745 120 89.40 1.03 hh-09a 10863 374 120 44.90 0.52 hh-09b 10767.3 371 120 44.50 0.52 HH-10 28799.4 910 120 109.20 1.26 HH-11 26143.3 820 120 98.40 1.14 HH-11a 10112.8 317 120 38.06 0.44 HH-11b 16030.5 503 120 60.34 0.70 HH-12 61525.3 1972 120 236.64 2.74 hh-12a 6771.8 217 120 26.05 0.30 hh-12b 13392.1 429 120 51.51 0.60 hh-12c 8998.4 288 120 34.61 0.40 hh-12d 9037.5 290 120 34.76 0.40 hh-12e 23325.5 748 120 89.72 1.04 HH-13 39111.3 1296 120 155.52 1.80 hh-13a 19453.6 645 120 77.35 0.90 hh-13b 19657.7 651 120 78.17 0.90 Khách sạn KS-01 101050.2 1500 250 375.00 4.34 KS-02 1427.4 300 200 60.00 0.69 văn phòng - nhà ở vp-01 20431.3 837 80 66.96 0.78 vn-01a 5643.3 231 80 18.49 0.21 vn-01b 9147.7 375 80 29.98 0.35 vn-01c 5640.3 231 80 18.49 0.21 vn-02 26515 1268 80 101.44 1.17 vn-02a 12012 574 80 45.96 0.53 vn-02b 14503 694 80 55.48 0.64 vn-03 27300.2 1126 80 90.08 1.04 vn-03a 22782.9 940 80 75.17 0.87 vn-03b 4517.3 186 80 14.91 0.17 vn-04 61553 2688 80 215.04 2.49 vn-04a 31219 1363 80 109.07 1.26 vn-04b 30334 1325 80 105.97 1.23 vn-05 37864.4 1684 80 134.72 1.56 vn-05a 8289 369 80 29.49 0.34 vn-05b 25109 1117 80 89.34 1.03 vn-05c 3976 177 80 14.15 0.16 vn-05d 490.4 22 80 1.74 0.02 vn-06 16622 874 80 69.92 0.81 vn-06a 6526 343 80 27.45 0.32 vn-06b 6490.7 341 80 27.30 0.32 vn-06c 3605.3 190 80 15.17 0.18 vn-07 51322 2548 80 203.84 2.36 vn-07a 25678 1275 80 101.99 1.18 vn-07b 22039 1094 80 87.53 1.01 vn-07c 3605 179 80 14.32 0.17 vn-08 13965.4 687 80 54.96 0.64 dịch vụ Dv-01 46810 975 130 126.75 1.47 DV-02 91908 1915 130 248.95 2.88 DV-03 175277 3685 130 479.05 5.54 dv-03a 120176 2527 130 328.45 3.80 dv-03b 55101 1158 130 150.60 1.74 DV-04 130397.5 2878 130 374.14 4.33 dv-04a 30845.5 681 130 88.50 1.02 dv-04b 41467 915 130 118.98 1.38 dv-04c 32433 716 130 93.06 1.08 dv-04d 25652 566 130 73.60 0.85 DV-05 20035 680 130 88.40 1.02 DV-06 55167 1886 130 245.18 2.84 dv-06a 33717 1153 130 149.85 1.73 dv-06b 21450 733 130 95.33 1.10 DV-07 137361 2868 130 372.84 4.32 dv-07a 33707 704 130 91.49 1.06 dv-07b 30169 630 130 81.89 0.95 dv-07c 37763 788 130 102.50 1.19 DV-08 35722 1086 130 141.18 1.63 Dv-09 14104 365 130 47.45 0.55 Dv-10 14894 462 130 60.06 0.70 dv-10a 7885 245 130 31.80 0.37 dv-10b 7009 217 130 28.26 0.33 Dv-11 213164.4 5548 130 721.24 8.35 dv-11a 54368.61 1415 130 183.96 2.13 dv-11b 115816.6 3014 130 391.86 4.54 dv-11c 9333.217 243 130 31.58 0.37 dv-11d 13620 354 130 46.08 0.53 dv-11e 7920 206 130 26.80 0.31 dv-11f 12106 315 130 40.96 0.47 Dv-12 24688 868 130 112.84 1.31 dv-12a 10400 366 130 47.53 0.55 dv-12b 10843 381 130 49.56 0.57 dv-12c 3445 121 130 15.75 0.18 dv-13 316411 7886 130 1025.18 11.87 dv-13a 80029 1995 130 259.30 3.00 dv-13b 30289 755 130 98.14 1.14 dv-13c 40912 1020 130 132.56 1.53 dv-13d 118509 2954 130 383.97 4.44 dv-13e 46672 1163 130 151.22 1.75 DV-14 31052.1 648 130 84.24 0.98 DV-14A 13375.5 279 130 36.29 0.42 DV14B 17676.6 369 130 47.95 0.56 DV-15 22739.0 580 130 75.40 0.87 dv-15a 8644.0 220 130 28.66 0.33 dv-15b 14095.0 360 130 46.74 0.54 DV-16 129058.8 2870 130 373.10 4.32 DV-16A 28337.0 630 130 81.92 0.95 dv-16b 33824.6 752 130 97.78 1.13 dv-16c 38065.2 846 130 110.04 1.27 dv-16d 18946.6 421 130 54.77 0.63 dv-16e 9885.4 220 130 28.58 0.33 công cộng CC-01 4008 50 30 1.50 0.02 CC-02 5500 60 30 1.80 0.02 CC-04 44758 500 15 7.50 0.09 CC-05 14254 150 30 4.50 0.05 CC-06 9695 100 30 3.00 0.03 CC-07 11760 300 15 4.50 0.05 CC-08 30881.1 150 30 4.50 0.05 cc-08a 8384.1 41 30 1.22 0.01 cc08b 22497 109 30 3.28 0.04 CC-09 7388 100 30 3.00 0.03 CC-10 11682 120 30 3.60 0.04 CC-11 39941 420 20 8.40 0.10 cc-11a 16912 178 20 3.56 0.04 cc-11b 17709 186 20 3.72 0.04 CC11c 5320 56 20 1.12 0.01 2.6. Xác định lưu lượng tính toán cho từng ống. Lưu lượng tính toán của đoạn cống được coi là lưu lượng chảy suốt từ đầu tới cuối đoạn ống và được tính theo công thức: qntt = (qndd + qnnhb + qnvc)Kch + Sqttr l/s Trong đó: qntt - Lưu lượng tính toán của đoạn cống thứ n. qndd - Lưu lượng dọc đường của đoạn cống thứ n. qnnhb - Lưu lượng của các nhánh bên đổ vào đầu đoạn cống thứ n. qnvc - Lưu lượng vận chuyển qua đoạn cống thứ n, là lưu lượng tính toán của đoạn cống thứ (n - 1). qvcn-1 = qttn-1= (qddn-1+qnhbn-1+qvcn-1) x Kch+Sqttr. Kch - Hệ số không điều hoà chung. Sqttr - Lưu lượng tính toán của các công trình công cộng,nhà máy,xí nghiệp đổ vào đầu đoạn cống tính toán. Ghi chú: Trong khi xác định lưu lượng tính toán cho các đoạn cống của mạng lưới, ta đã dùng công thức sau để xác định hệ số không điều hoà: 2.7. Tính toán thuỷ lực mạng lưới sinh hoạt. - Các đoạn đầu của mạng lưới thoát nước vì phải theo qui định về đường kính nhỏ nhất, nên mặc dù lưu lượng không lớn cũng phải dùng ống cỡ 200mm. Đối với trường hợp này mặc dù không đảm bảo được các điều kiện về độ dốc ( i³ 0,0005), vận tốc (v³ 0,7m/s) của dòng nước. Do vậy ta có thể cho các đoạn ống này là các đoạn không tính toán, chỉ cần đặt đoạn theo độ dốc nhỏ nhất. Vì vậy nên đoạn ống không đảm bảo được vận tốc, cho nên muốn đảm bảo cho đoạn ống không bị lắng cặn thì phải thường xuyên tẩy rửa muốn thế có thể thiết kế thêm giếng rửa. Và với các đoạn cống có D<300mm ta chọn vật liệu làm cống là nhựa PVC, làm tăng độ trơn nhẵn, ưu tiên về mặt quản lý, dễ dàng cho việc thau rửa. - Khi tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước tại một số điểm tính toán của mạng lưới có độ sâu chôn cống quá lớn do vậy để khắc phục ta phải dùng bơm. Nếu dùng bơm xảy ra hai trường hợp: + Lấy độ sâu chôn cống tại điểm đó bằng độ sâu chôn cống tại điểm đầu tiên của mạng lưới nhưng gặp bất lợi là lưu lượng lớn vì phải cộng thêm cả lưu lượng của nhánh bên, chiều cao ống hút của máy bơm lớn. Trường hợp này thường dùng khi ta bơm nước thải từ nhánh có lưu lượng nhỏ sang đường cống có lưu lượng lớn hơn (cống chính). + Lấy độ sâu chôn cống tại điểm đó bằng độ sâu chôn cống của nhánh bên thì gặp bất lợi là độ sâu chôn cống qúa lớn. Do vậy thi công đào đất nhiều hơn và phải đặt nhiều trạm bơm hơn. Trường hợp này thường dùng khi ta muốn giảm độ sâu chôn cống của ống chính khi độ sâu chôn cống đã quá lớn. Kết quả tính toán lưu lượng và tính toán thủy lực các tuyến cống được thể hiện trong phụ lục 1. Chỉ lưu ý rằng khi kiểm tra tuyến sau bơm mà ngắn ( chỉ gồm 1 đoạn ống) thì tiến hành kiểm tra tuyến ống sau nó. 2.8. Khái toán kinh tế phần mạng lưới thoát nước sinh hoạt, chọn phương án thoát nước. Cơ sở tính toán dựa vào tài liệu: Định mức dự toán cấp thoát nước ban hành kèm theo quyết định 411/BXD ngày 29/6/1996 của bộ xây dựng. 2.8.1. Khái toán kinh tế phần đường ống. Phương án 1: Bảng khái toán kinh tế phần đường ống (pa1) STT Đường kính Chiều dài Vật liệu Đơn giá Giá thành mm m 1000đ/m (triệu đồng) 1 200 17546 Bê tông 0.15 2631.9 2 250 3252 Bê tông 0.17 552.84 3 300 1960 Bê tông 0.18 352.8 4 350 1745 Bê tông 0.195 340.275 5 400 2423 Bê tông 0.205 496.715 6 450 755 Bê tông 0.25 188.75 7 600 808 Bê tông 0.335 270.68 8 700 891 Bê tông 0.46 409.86 Tổng 29380 5243.82 b. Phương án 2: Bảng khái toán kinh tế phần đường ống (pa2) STT Đường kính Chiều dài Vật liệu Đơn giá Giá thành mm m Triệu đồng/m (triệu đồng) 1 200 17552 Bê tông 0.15 2632.8 2 250 2904 Bê tông 0.17 493.68 3 300 1049 Bê tông 0.18 188.82 4 350 1995 Bê tông 0.195 389.025 5 400 2201 Bê tông 0.205 451.205 6 450 1096 Bê tông 0.25 274 7 600 1245 Bê tông 0.335 417.075 8 700 716 Bê tông 0.460 329.36 Tổng 28758 5178.968 2.8.2. Khái toán kinh tế phần giếng thăm: Giếng thăm được xây dựng bằng bê tông và bê tông cốt thép. Các giếng thăm có đường kính trung bình 1m, thành giếng dày 0,15m, tính trung bình các giếng sâu 4.0m. Giá thành trung bình mỗi giếng là 2 triệu đồng/giếng. a. Phương án 1: + Giếng thăm được xây dựng trên toàn tuyến lấy trung bình 50 m / 1 giếng + Số lượng giếng thăm là 500 giếng. + Tổng giá thành xây dựng giếng thăm: 500 x 2 =1000 (triệu đồng). b. Phương án I1: + Giếng thăm được xây dựng trên toàn tuyến lấy trung bình 50 m / 1 giếng + Số lượng giếng thăm là 500 giếng. + Tổng giá thành xây dựng giếng thăm: 500 x 2 =1000 (triệu đồng). 2.8.3. Khái toán kinh tế cho trạm bơm cục bộ. Sơ bộ tính giá thành mỗi trạm bơm cục bộ là 200 triệu đồng/ TB, trong đó bao gồm tiền xây dựng nhà trạm và tiền mua trang thiết bị cho trạm bơm...). a. Phương án 1: + Số lượng trạm bơm cục bộ là 12 trạm. + Tổng giá thành xây dựng trạm bơm cục bộ: 12 x 200 = 2400 (triệu đồng). b. Phương án I1: + Số lượng trạm bơm cục bộ là 10 trạm. + Tổng giá thành xây dựng trạm bơm cục bộ: 10 x 200 = 2000 (triệu đồng). 2.8.4. Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp xây dựng mạng. + Hai phương án có chung cách phân chia lưu vực thoát nước, chỉ khác nhau cách bố trí tuyến ống nên cả hai phương án có tổng chiều dài mạng lưới như nhau. + Tính sơ bộ lấy giá thành cho 1 m3 đất đào đắp: 20 000 (đồng/m3). + Dựa vào chiều dài đường cống , độ sâu đặt cống và đường kính cống ta tính được thể tích khối đất cần đào đắp. a. Phương án 1: + Với tổng chiều dài tuyến cống L = 29380 (m). + Sơ bộ lấy chiều rộng trung bình đường hào là b = 1.5 (m) và chiều cao trung bình đường hào là h = 3 (m). Ta có: Vđất = L xb x h = 29380 x 1,5 x 3 = 132210 (m3). + Giá thành đào đắp: 132210 x 20000 = 2644.20 (triệu). Phương án II: + Với tổng chiều dài tuyến cống L = 28758 (m). + Sơ bộ lấy chiều rộng trung bình đường hào là b = 1,5 (m) và chiều cao trung bình đường hào là h = 3 (m). Ta có: Vđất = L xb x h = 28758 x 1,5 x 3 = 129411 (m3). + Giá thành đào đắp: 129411 x 20000 = 2588.22 (triệu). 2.8.5. Chi phí quản lý mạng lưới cho một năm. a. Phương án 1: + Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý: U = 0,2%MXD Trong đó: MXD: Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới. Ta có MXD = S( G đường ống, G giếng thăm, G trạm bơm cục bộ, G đào đắp). MXD = 5243.82 + 1000 + 2400 + 2644.2 = 11288.02 (triệu đồng). (triệu đồng). + Lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý: L = N x b x 12 N: Số cán bộ,công nhân viên quản lý mạng lưới Tổng chiều dài mạng lưới(Km) 29380 N = = = 20 người 1.5(Km/người) 1000 b: lương và phụ cấp cho công nhân, b = 0,7 triệu/người.tháng Vậy L = 20 x 0,7 x 12 = 168 (triệu đồng). + Chi phí tiền điện chạy máy bơm tại các trạm bơm tăng áp cục bộ trên mạng được tính theo công thức: Trong đó: Q – Lưu lượng ngày đêm (m3/ngđ) H- áp lực trung bình của bơm. n1- Hiệu suất bơm n1= 0,8. n2- Hiệu xuất bơm n2= 0,6. a : Giá điện = 1500đ/KWh. stt Q H N Thành tiền l/s m KW (triệu đồng) 1 3430.1 4 102286.5 153.4 2 23638 3 528668.5 793.0 3 2711.2 3.1 62657.7 94.0 4 1980.3 3.91 57724.4 86.6 Tổng 751337.1 1127.0 + Chi phí sửa chữa mạng lưới: S1 = 5% x MXD = 0,05 x 11288.02 = 564.401 (triệu đồng). + Chi phí sửa chữa trạm bơm: S2 = 3% x GTB = 0.03 x 1000 = 30 (triệu đồng). + Tổng chi phí sửa chữa: S = S1 + S2 = 564.401 + 30 = 594.401 (triệu đồng). + Chi phí khác: K = 5% (U + L + D + S) K = 0.05 x (32.576 + 168 + 1127 + 594.401) = 96.1 (triệu đồng). + Tổng chi phí quản lý: P = U + L + D + S + K = 2018.077 (triệu đồng). + Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm: Kc = 3% giá thành xây dựng mạng lưới thoát nước. Kc = 3%MXD = 3% x 11288.82 = 338.66 (triệu đồng). Các chỉ tiêu kinh tế của phương án I: Xuất đầu tư: Vốn đầu tư để vận chuyển 1 m3 nước thải đến trạm bơm chính: + Theo đồng/m3: + Theo đồng/người: + Theo m cống/người: + Theo m cống/ha: Giá thành quản lý: + Giá thành vận chuyển 1m3 nước thải đến trạm bơm chính: + Chi phí quản lý hàng năm tính theo đầu người: b. Phương án II: + Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý: U = 0,2%MXD Trong đó: MXD: Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới. Ta có MXD = S( G đường ống, G giếng thăm, G trạm bơm cục bộ, G đào đắp). MXD = 5178.968 + 1000 + 2000 + 2588.22 = 10767.188 (triệu đồng). (triệu đồng). + Lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý: L = N x b x 12 N: Số cán bộ,công nhân viên quản lý mạng lưới Tổng chiều dài mạng lưới(Km) 28758 N = = = 19 người 1.5(Km/người) 1000 b: lương và phụ cấp cho công nhân. b = 0,7 triệu/người.tháng Vậy L = 19 x 0,7 x 12 = 159.6(triệu đồng). + Chi phí tiền điện chạy máy bơm tại các trạm bơm tăng áp cục bộ trên mạng được tính theo công thức: Trong đó: Q – Lưu lượng ngày đêm (m3/ngđ) H- áp lực trung bình của bơm. n1- Hiệu suất bơm n1= 0,8. n2- Hiệu suất bơm n2= 0,6. a : Giá điện = 1500đ/KWh. stt Q H N Thành tiền l/s m KW tr. đồng 1 2764.8 4.23 87187.8 130.8 2 4939.5 4.08 150242.8 225.4 3 2711.2 3.1 62658.5 94.0 4 1980.3 3.91 57724.0 86.6 5 6468.8 3.95 190489.1 285.7 6 1980.3 3.91 57724.4 86.6 Tổng 820152.526 909.1 + Chi phí sửa chữa mạng lưới: S1 = 5% x MXD = 0,05 x 10767.188= 538.36 (triệu đồng). + Chi phí sửa chữa trạm bơm: S2 = 3% x GTB = 3% x 1000 = 30 (triệu đồng). + Tổng chi phí sửa chữa: S = S1 + S2 = 538.36 + 30 = 568.36 (triệu đồng). + Chi phí khác: K = 5% (U + L + D + S) K = 0.05 x (21.53 + 159.6 + 909.1 + 568.36) = 82.93 (triệu đồng). + Tổng chi phí quản lý: P = U + L + D + S + K = 1741.52 (triệu đồng). + Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm: Kc = 3% giá thành xây dựng mạng lưới thoát nước. Kc = 3%MXD = 3% x 10767.188 = 323.01 (triệu đồng). Các chỉ tiêu kinh tế của phương án II: Xuất đầu tư: Vốn đầu tư để vận chuyển 1 m3 nước thải đến trạm bơm chính: + Theo đồng/m3: + Theo đồng/người: + Theo m cống/người: + Theo m cống/ha: Giá thành quản lý: + Giá thành vận chuyển 1m3 nước thải đến trạm bơm chính: + Chi phí quản lý hàng năm tính theo đầu người: 2.8.6.So sánh lựa chọn phương án. a.Phương án 1: + Giá thành xây dựng mạng lưới: MXD = 11288.82 triệu đồng. + Chi phí quản lý mạng lưới: P = 2018.077 triệu/năm + Giá thành vận chuyển 1m3 nước thải: G = 368.96 đ/m3. b. Phương án 2: + Giá thành xây dựng mạng lưới MXD = 10767.188 triệu đồng. + Chi phí quản lý mạng lưới: P = 1741.52 triệu/năm + Giá thành vận chuyển 1m3 nước thải: G = 323.21 đ/m3 ã Lựa chọn phương án: Ta chọn phương án II vì lý do: Giá thành xây dựng mạng lưới và chi phí quản lý mạng nhỏ. Quản lý mạng lưới đơn giản Tuyến cống đặt hợp lý giảm được trạm bơm cục bộ và tập trung nhanh chóng nước thải vào tuyến cống chính. Cả hai phương án trên, nước thải được xử lý tập trung tại trạm xử lý sát bờ sông Tích Giang. Chương 3. Thiết kế trạm xử lý nước thải 3.1. Các số liệu tính toán: * Lưu lượng nước thải. Lưu lượng nước thải do sinh hoạt: Q = 17441,4 (m3/ngđ) Ta làm tròn Q = 17500 (m3/ngđ) Trong đó: Nước thải từ khu dân cư: Q = 16783,40 (m3/ngđ) Nước thải sinh hoạt từ khu công cộng: Qbv = 125 (m3/ngđ) Qntr = 285 (m3/ngđ) Qth = 278 (m3/ngđ) 3.2. Lưu lượng tính toán đặc trưng của nước thải: Lưu lượng thiết kế trạm xử lý là: Q = 17500 (m3/ngđ) Lưu lượng trung bình giờ: Lưu lượng trung bình giây : - Lưu lượng giờ lớn nhất: Qhmax = 1192,14 (m3/h) - Lưu lượng giây lớn nhất: - Lưu lượng giờ nhỏ nhất: Qhmin = 60,39 (m3/h) - Lưu lượng giây nhỏ nhất: 3.3. Xác định nồng độ bẩn của nước thải: 3.3.1. Hàm lượng cặn lơ lửng: Hàm lượng các chất lơ lửng của nước thải sinh hoạt của khu đô thị xác định theo công thức: Theo bảng 25 TCVN- 7957: 2008 lượng chất bẩn tính cho một người dân thì khối lượng cặn lơ lửng C0 = 60 -65 (g/ng.ngđ); Chọn C0 = 60 (g/người.ngđ). N: Dân số đô thị: N=91.219 người Q: lưu lượng nước thải sinh hoạt trong một ngày: Q = 17500 (m3/ngđ) Vậy hàm lượng cặn lơ lửng của nước thải sinh hoạt là: Do trong khu vực chỉ có nước thải sinh hoạt không có họat động sử dụng nước của các loại hình nước thải khác do đó: C = Csh = 314 (mg/l) 3.3.2. Hàm lượng BOD20 của nước thải: Hàm lượng BOD20 của nước thải sinh hoạt của khu đô thị xác định theo công thức: - Theo bảng 25 TCVN 7957-2008 ta có lượng BOD20 một người thải ra trong một ngày đêm là: C0 = 35 g/người ngđ (Tính theo nước thải đã lắngsơ bộ) - N: Dân số tính toán của đô thị: N = 91219 (người) - Q: Lưu lượng nước thải ngày đêm: Q = 17500 (m3/ngđ) Như vậy hàm lượng BOD20 của nước thải sinh hoạt toàn đô thị: Do trong khu vực chỉ có nước thải sinh hoạt không có họat động sử dụng nước của các loại hình nước thải khác do đó: C = Csh = 182.43 (mg/l) Các giá trị về hàm lượng các chất bẩn ở trên chỉ là các thông số giả định để tính toán trạm xử lý, để biết được chính xác cần phải đặt thiết bị đo hàm lượng chất bẩn và theo dõi hàng ngày trước công trình xử lý sau khi dự án được đưa vào sử dụng. Khi đó nếu thấy thực tế hàm lượng chất bẩn vượt quá giá trị tính tóan hoặc thấp hơn quá nhiều thì lúc đó cần có các biện pháp xử lý để đảm bảo xử lý hiệu quả. 3.3.3. Dân số tương đương. Trong khu vực thiết kế Ntđ = Nqh =91219 (người) 3.3.4.Xác định mức độ cần thiết làm sạch của nước thải. Nước thải sau khi được vận chuyển qua hệ thống cống thoát nước đô thị, sẽ được bơm vào trạm xử lý. Sau khi được xử lý đến mức độ nhất định sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận là: Sông Tích Giang Sông Tích Giang được bắt nguồn từ núi Ba Vì, chảy giáp qua khu vực quy hoạch về phía Tây Nam và có bề rộng khoảng 50m. Đây là một con sông nhỏ, có vận tốc trung bình dòng chảy là: 0,3 m/s. Đây là dòng sông có vai trò quan trọng trong khu vực. Trong khu vực hiện tại chưa có nước cấp, người dân khu vực hai bên bờ sông còn sử dụng nước ngầm và nước mặt. Và Sông Tích trở thành nguồn nước bổ cập quan trọng cho nước sinh hoạt trong khu vực. Ngoài ra, do việc quy hoạch định hướng phát triển lâu dài của khu vực, mở rộng và phát triển đô thị về phía Nam => Do vậy, từ các đặc điểm trên ta không xét đến vai trò làm sạch của sông mà xả thải nước đạt đến tiêu chuẩn loại B1. Như vậy theo QCVN 08-2008/BTNMT:Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm được quy định như sau: BOD20 = 20 mg/l. Tổng chất rắn lơ lửng SS = 50 mg/l. Vậy Ccp = 50mg/l Lcp = 20 mg/l. * Hiệu quả xử lý nước thải nước thải: Theo BOD20: Theo Căn lơ lửng : 3.4. Chọn phương án xử lý và sơ đồ dây chuyền công nghệ. 3.4.1. Chọn phương pháp xử lý. Để đảm bảo vệ sinh nguồn nước, ta quyết định chọn phương án xử lý sinh học hoàn toàn theo điều kiện nhân tạo. trên cơ sở các số liệu tính toán ở trên ta có thể kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp cơ học : tách pha rắn ra khỏi nước thải bằng các phương pháp lắng lọc. Phương pháp hóa học : là các quá trình khử trùng nước thải bằng các hóa chất hoặc keo tụ tiếp tục nước thải trước khi sử dụng lại. Phương pháp hóa lí : tách các tạp chất không tan ,keo và một phần chất hòa tan ra khỏi nước bằng các chất ( keo tụ và trợ keo tụ). Phương pháp sinh học: phân hủy các chất bẩn hữu cơ nhờ hoạt động sống của các vi sinh vật. Khử trùng nước thải : dùng clo hơi để khử trùng nước thải. * Các phương pháp xử lý cặn. - Các thông số cần thiết: + Theo hàm lượng chất lơ lửng C : D = 84,08% + Theo hàm lượng BOD20 : D = 89% - Công suất trạm : Q =17500 m3/ng.đ Để đảm bảo vệ sinh nguồn nước, ta quyết định chọn phương pháp xử lý sinh học hoàn toàn theo điều kiện nhân tạo. Xử lý nước thải với mức độ làm sạch theo BOD20 với D = 89%. 3.4.2. Chọn dây chuyền xử lý. Sơ đồ và các công trình xử lý thành phần trong trạm xử lý nước thải phụ thuộc vào các yếu tố sau: Mức độ cần thiết làm sạch nước thải, điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn, các yếu tố địa phương và các tính toán kinh tế kỹ thuật của khu vực. Như vậy, Với công suất trên ta có các phương án xử lý nước thải. Trong đó khối xử lý cơ học là giống nhau (bao gồm ngăn tiếp nhận, song chắn rác, bể lắng cát (cát từ bể lắng cát được đưa ra sân phơi cát)). Tiếp theo có thể là bể lắng đợt I ( bể lắng ngang đợt I hoặc bể lắng đứng đợt I) tiếp đến bể xử lý sinh học (Aeroten hoặc Biophin) Bể lắng II.Sau đó là các công trình máng trộn vách ngăn,bể tiếp xúc, bể mêtan, khối công trình làm khô bùn cơ học… Sơ bộ tính toán ta có: - Lấy hiệu suất bể lắng ngang đợt I là 55% (hiệu suất bể lắng ngang đợt I từ 50%-60%) =>qua bể lắng ngang đợt I thì hàm lượng cặn lơ lửng còn 45% tức là hàm lượng cặn C1 = Chh.45% =314x0,45 =141,3 (mg/l) < 150 mg/l. Như vậy không phải làm thoáng sơ bộ nước thải tức là không phải thiết kế bể đông tụ sinh học. Đối với BOD sau khi qua bể lắng ngang 1, hàm lượng BOD giảm xuống: 60%HSS = 60%x55% = 33% Như vậy hàm lượng BOD trong nước thải sau khi qua bể lắng 1 để vào các công trình làm sạch sinh học là: Lt = 67%x182.43 =159 (mg/l) - Còn qua bể lắng đứng đợt I (hiệu suất đạt 45-48%),lấy hiệu suất max là 48% thì hàm lượng cặn lơ lửng còn 52%, tức là hàm lượng cặn C1=Chh.52% =314x0,52=163,28 (mg/l)> 150 mg/l. Như vậy phải làm thoáng sơ bộ tức là phải thiết kế bể đông tụ sinh học. Xét 2 trường hợp trên thì trường hợp dùng bể lắng ngang đạt hiệu quả kinh tế hơn. Do vậy ta có 2 phương án: * Thuyết minh phương án I ở phương án I, nước thải từ hệ thống thoát nước đường phố được máy bơm ở trạm bơm nước thải bơm đến trạm xử lý bằng ống dẫn có áp đến ngăn tiếp nhận. Qua song chắn rác có đặt máy nghiền rác, nước thải đã được tách loại các rác lớn tiếp tục được đưa đến bể lắng cát. Sau một thời gian, cát lắng từ bể lắng cát được đưa đến sân phơi cát. Nước sau khi qua bể lắng cát được đưa đến bể lắng ngang đợt I, tại đây các chất thô không hoà tan trong nước thải như chất hữu cơ,.. được giữ lại. Cặn lắng được đưa đến bể Mêtan còn nước sau lắng được đưa tiếp đến bể Aeroten. Để ổn định nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aeroten giúp tăng hiệu quả xử lý, tuần hoàn lại một phần bùn hoạt tính về trước bể, lượng bùn hoạt tính dư được đưa qua bể nén bùn giảm dung tích, sau đó được đưa đến bể Mêtan. Bùn hoạt tính sẽ được lắng ở bể lắng II, và thành phần không tan chưa được giữ ở bể lắng I. Sau bể lắng ngang đợt II, hàm lượng cặn và BOD trong nước thải đã đảm bảo yêu cầu xử lý xong vẫn còn chứa một lượng nhất định các vi khuẩn, … gây hại nên ta phải khử trùng trước khi xả ra nguồn. Toàn bộ hệ thống thực hiện nhiệm vụ này gồm trạm khử trùng, máng trộn, bể tiếp xúc. Sau các công đoạn đó nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận. Toàn bộ lượng bùn cặn của trạm xử lý sau khi được lên men ở bể Mêtan đưa ra sân phơi bùn (hoặc thiết bị làm khô bùn cặn). Bùn cặn sau đó được xử lý chế biến tạo thành phân vi sinh cung cấp cho nông nghiệp. * Thuyết minh phương án II ở phương án này, nước thải từ hệ thống thoát nước đường phố được máy bơm ở trạm bơm nước thải bơm đến trạm xử lý bằng ống dẫn có áp đến ngăn tiếp nhận. Qua song chắn rác có đặt máy nghiền rác, rác nghiền được đưa đến khối xử lý bùn cơ học còn nước thải đã được tác loại các rác lớn tiếp tục được đưa đến bể lắng cát. Sau một thời gian, cát lắng từ bể lắng cát được đưa đến sân phơi cát. Nước sau khi qua bể lắng cát được đưa đến bể lắng ngang đợt I, tại đây các chất thô không hoà tan trong nước thải như chất hữu cơ,.. được giữ lại. Cặn lắng được đưa đến bể Mêtan còn nước sau lắng được đưa tiếp đến bể Biophin cao tải. Bể lắng đợt II giữ màng vi sinh vật từ bể Biophin và các thành phần chất không hòa tan chưa được giữ lại ở bể lắng đợt I. Qua bể lắng ngang đợt II, hàm lượng cặn và BOD trong nước thải đã đảm bảo yêu cầu xử lý xong vẫn còn chứa một lượng nhất định các vi khuẩn,… gây hại nên ta phải khử trùng trước khi xả ra nguồn. Toàn bộ hệ thống thực hiện nhiệm vụ này gồm trạm khử trùng, máng trộn, bể tiếp xúc. Sau các công đoạn đó nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận. Toàn bộ lượng bùn cặn của trạm xử lý sau khi được lên men ở bể Mêtan được đưa ra sân phơi bùn (hoặc thiết bị làm khô bùn cặn). Bùn cặn sau đó qua một giai đoạn xử lý, chế biến tạo thành phân vi sinh cung cấp cho nông nghiệp. 3.5. Tính toán dây chuyền công nghệ và thuỷ lực paI. 3.5.1.Ngăn tiếp nhận nước thải. - Nước thải của thành phố được bơm từ ngăn thu nước thải trong trạm bơm lên ngăn tiếp nhận nước thải theo đường hai ống có áp. Ngăn tiếp nhận được bố trí ở vị trí cao để từ đó nước thải có thể tự chảy qua các công trình của trạm xử lý. - Lưu lượng tính toán: + Lưu lượng trung bình giờ : QhTB = 729,17 (m3/h) + Lưu lượng giờ max : Qhmax = 1192,17 (m3/h) + Lưu lượng giờ min : Qhmin = 260,39 (m3/h) + Lưu lượng trung bình giây: qsTB = 202,56 (l/s). + Lưu lượng giây max : qsmax = 331,15 (l/s) + Lưu lượng giây min : qsmin = 57,33 (l/s) Với lưu lượng Qhmax = 1192,17 (m3/h) Theo phục lục 3- kích thước cơ bản của một số công trình xử lý nước thải của Pgs. Ts. Trần Đức Hạ. Ta có thể xác định kích thước của ngăn tiếp nhận theo bảng sau Bảng III.1 : Kích thước ngăn tiếp nhận nước thải Q(m3/h) Kích thước cơ bản (mm) Dống (mm) A B H H1 h h1 b l l1 2ống 1000 - 1400 2000 2300 2000 1600 750 750 600 1000 1200 250 Trong đó: A: Chiều dài ngăn tiếp nhận B: Chiều rộng ngăn tiếp nhận H: Chiều cao ngăn tiếp nhận h1: Chiều cao mương dẫn nước đến công trình tiếp theo h: Chiều cao từ đáy ngăn tiếp nhận đến đáy mương H1: Chiều cao lớp nước trong ngăn tiếp nhận b: Chiều rộng của mương dẫn l: Khoảng cách giữa tâm hai ống áp lực l1: Khoảng cách từ tâm ống đến miệng xả Hình VI.5.1. Sơ đồ ngăn tiếp nhận nước thải Vậy nước thải từ trạm bơm nước thải được dẫn bằng hai đường ống áp lực có D=250 tới ngăn tiếp nhận của trạm xử lý nước thải. 3.5.2.Mương dẫn nước thải. Nước thải được dẫn đến từ ngăn tiép nhận đến các công trình tiếp theo bằng mương có tiết diện hình chữ nhật. Bảng III.2 - Kết quả tính toán thủy lực của mương. Thông số tính toán Lưu lượng tính toán (l/s) qtb= 202,56 qmax = 331,15 qmin = 57,33 Độ dốc i 0,0014 0,0014 0,0014 Chiều ngang B (mm) 600 600 600 Tốc độ v(m/s) 0,84 0,92 0,60 Chiều cao h(m) 0,402 0,60 0,162 - Chiều cao xây dựng mương: H = hmax +hbv (m). Trong đó: hmax - Chiều cao xây lớp nước lớn nhất trong mương, hmax = 0,6 m hbv - Chiều cao bảo vệ mương, hbv = 0,4 m ị Chiều cao xây dựng mương: H = 0,6 + 0,4 = 1m 3.5.3.Tính toán song chắn rác: Hình VI.5.2_ Sơ đồ song chắn rác. Nước thải theo mương chảy đến song chắn rác. Mỗi song chắn được chọn sẽ có một mương dẫn riêng và lưu lượng tính toán sẽ chia đều cho số mương tương ứng. Dựa vào kết quả tính toán, ta chọn hai song chắn rác trong đó một song làm việc và một song dự phòng. Chiều sâu lớp nước ở song chắn rác lấy bằng chiều sâu lớp nước trong mương dẫn ứng với vận tốc max. h1 = hmax = 0,6 (m) - Số khe hở ở song chắn rác được tính: 0 1 max k h b v q n ´ ´ ´ = Trong đó: + k0 = 1,05 - hệ số tính đến mức độ cản trở dòng chảy, cào rác bằng cơ giới. + n: Số khe hở. + qmax : lưu lượng giây lớn nhất của nước thải). qmax = 331,15 l/s = 0,33115 m3/s. + v : tốc độ nước chảy qua song chắn rác lấy theo TCVN 7957-2008(0,8 á 1 m/s); chọn v = 0,9 (m/s). + b : khoảng cách giữa các khe hở của song chắn. b = 0,016 m. (khe) Chiều rộng song chắn được tính theo công thức: Bs = S(n1 - 1) + b.n1 Trong đó: S - Chiều dày thanh song chắn = 0,008 (m) Vậy Bs = 0,008´(40 - 1) + 0,016´40= 0,952 (m). Kiểm tra lại vận tốc dòng chảy tại vị trí mở rộng của mương trước song chắn ứng với lưu lượng nước thải nhỏ nhất nhằm tránh sự lắng cặn tại đó. Vận tốc này phải > 0,4 m/s. Với qmin =57,33 l/s = 0,057331 m3/s, hmin = 0,162 m. = 0,37 (m/s) Kết quả trên không thoả mãn yêu cầu tránh lắng cặn. Do đó ta tính ngược lại để xác định bề rộng của song chắn. Chọn Vmin = 0,4m/s để đảm bảo yêu cầu tránh lắng căn. => Bs = Chọn Bs = 0,88 m. Như vậy ta sẽ có số song chắn rác sẽ là: Từ công thức: Bs = S(n1 - 1) + b.n1 => n = Tốc độ nước chảy trong song chắn rác tại thời điểm qmax = 0,33115 l/s là: Thỏa mãn vs = 0,8 – 1 m/s (TCVN – 7957:2008) - Độ dài phần mở rộng l1 được tính: (m) Với: + Bm - Chiều rộng mương dẫn, Bm = 0,6 m. + Bs - chiều rộng thanh chắn, Bs = 0,88 (m) + j - Góc mở rộng của mương; j = 20 0, tg200 0,364 l1 = Chọn l1 = 0,4 m - Độ dài phần thu hẹp l2 được tính theo cấu tạo: l2 = 0,5´l1 = 0,5 ´ 0,4 = 0,2 m - Chiều dài đoạn mương mở rộng chọn theo cấu tạo l = 1,5 m.Vậy chiều dài mương chắn rác là: lXD = l1 + l + l2 = 0,4 + 1,5 + 0,2 = 2,1 (m). Lấy lXD= 2,1 m. - Tổn thất áp lực qua song chắn: Trong đó: + Vmax = 0,92m/s, vận tốc nước ở kênh trước song chắn ứng với lưu lượng lớn nhất. + k : hệ số tính đến hệ số tổn thất áp lực do vướng mắc rác ở song chắn.Chọn k = 2. + x: hệ số tổn thất cục bộ qua song chắn, phụ thuộc vào loại song chắn (hình dáng, tiết diện, cách đặt song chắn). Với: + b = 1,79 - Hệ số phụ thuộc vào tiết diện ngang của thanh song chắn theo bảng 3.4² Xử lý nước thải- tính toán thiết kế công trình -Trường đại học xây dựng 1974” với tiết diện tròn d = 0,01m. + a = 600 - góc nghiêng của song chắn so với mặt phẳng nằm ngang. ị x=sin600 = 0,83. Tổn thất qua song chắn rác: = 0,072 (m) =7,2 (cm) - Chiều cao xây dựng đặt song chắn rác: HXD = hmax + hs + hbv = 0,6 + 0,072 + 0,4 = 1,072 (m) Với hbv = 0,4 - Chiều cao bảo vệ. - Lượng rác lấy ra từ song chắn được tính: Với: + a - Lượng rác tính theo đầu người trong 1 năm, theo bảng 5-4 TCVN 7957- 2008 với b = 0,016 (m) có a = 8 l/người/năm. + Ntt - Dân số tính toán theo chất lơ lửng Ntt = 91219 (người). (m3/ngày - đêm). Với khối lượng riêng của rác là 750 kg/m3 (theo 8.14 TCVN 7957-2008), thì trọng lượng rác trong ngày sẽ là: P = 750 ´ 2 = 1500 (kg/ngđ) = 1,5 (T/ngđ) Lượng rác trong từng giờ trong ngày đêm: + Kh : hệ số không điều hòa giờ của rác đưa tới trạm bơm lấy sơ bộ Kh = 2 (theo 8.14 TCVN 7957-2008). + Rác được nghiền nhỏ để dẫn ngược trở lại song chắn rác. - Lượng nước cần cung cấp cho máy nghiền rác là 10 m3/1T rác Q = 10 x P = 10 ´ 1,5 = 15 (m3/ngđ) 3.5.4. Bể lắng cát ngang. Bể lắng cát ngang được xây dựng để tách các hợp phần không tan vô cơ chủ yếu là cát ra khỏi nước thải. Bể lắng cát ngang phải đảm bảo vận tốc chuyển động của nước là 0,15 m/s Ê v Ê 0,3 m/s và thời gian lưu nước trong bể là 30” Ê t Ê 60”. Việc tính toán bể lắng cát ngang được thực hiện theo chỉ dẫn ở mục 8.3.3- TCVN 7957-2008. - Mương dẫn nước thải vào bể có tiết diện hình chữ nhật. Có kích thước giống như mương dẫn nước vào song chắn rác. Hình VI.5.3_ Sơ đồ cấu tạo bể lắng cát ngang. - Chiều dài của bể lắng cát ngang: Trong đó: + Hn - Chiều cao tính toán của bể lắng cát Hn = 0,6 m (Theo 8.3.4 TCVN 7957-2008 Hn = 0,25-1 m) + u0 - Độ thô thuỷ lực của hạt cát (mm/s). + Với điều kiện bể lắng cát giữ lại các hạt cát có đường kính lớn hơn 0,25 mm. Theo bảng 26TCVN 7957-2008, ta có u0 = 24,2 mm/s. + K - Hệ số lấy theo bảng 27 TCVN7957-2008, với bể lắng cát ngang K = 1,3. +V - Vận tốc dòng chảy trong bể ứng với qsmax , V = 0,3 m/s (Theo 8.3.4 TCVN 7957-2008 ). Diện tích mặt thoáng của bể: (m2) Trong đó: U - Tốc độ lắng trung bình của hạt cát và được tính theo công thức: Với W là thành phần vận tốc chảy rối theo phương thẳng đứng. W = 0,05. Vmax = 0,05´ 0,3 = 0,015 (m/s). U0 - Vận tốc lắng tĩnh, u0 = 24,2 (mm/s). ị - Chiều ngang của bể là: Xây bể lắng cát gồm 3 ngăn, 2 ngăn công tác và một ngăn dự phòng Kích thước mỗi ngăn là: L = 9,5 (m) và B = 0,92 (m). - Kiểm tra chế độ làm việc của bể tương ứng với lưu lượng nhỏ nhất. qsmin = 57,33 (l/s) = 0,05733 (m3/s). Vmin = (m/s). Với hmin là chiều sâu lớp nước trong bể ứng với lưu lượng nước thải nhỏ nhất. (Lấy bằng chiều sâu lớp nước nhỏ nhất trong mương dẫn). Hmin = 0,162m. Vmin= > 0,15 (m/s). Đảm bảo yêu cầu về vận tốc tránh lắng cặn. - Thời gian nước lưu lại trong bể ứng với qmax: Đảm bảo yêu cầu về thời gian lưu nước trong bể. - Thể tích phần cặn lắng của bể: (m3). Trong đó: + P: Lượng cát thải tính theo tiêu chuẩn theo đầu người trong một ngày đêm giữ lại trong bể; P = 0,02 (l/ng-ngđ) + Ntt : Dân số tính toán theo chất lơ lửng; Ntt = 91219 (người). + T: Chu kỳ thải cát, để tránh thối cặn gây mùi khó chịu ta chọn chu kỳ T = 1 ngày. WC = 1,824(m3) - Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát: 0,1(m). - Chiều cao xây dựng của bể: HXD = hn+ hc+ hbv (m). Trong đó: Hn - Chiều cao công tác của bể lắng cát; hn = 0,6 (m). hc - Chiều cao lớp cặn trong bể; hc = 0,1 (m). hbv - Chiều cao bảo vệ; hbv = 0,4 (m). Vậy HXD = 0,6 + 0,1 +0,4 = 1,1 (m). Để đưa cát ra khỏi bể, dùng thiết bị cào cát cơ giới về hố tập chung và dùng thiết bị nâng thủy lực đưa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochien05n1 9-5.doc
Tài liệu liên quan