Đề tài Thiết kế hệ thống cấp nước cho khu đô thị mới Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, công suất 25.000m3/ngày

Tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống cấp nước cho khu đô thị mới Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, công suất 25.000m3/ngày: LỜI CẢM ƠN Trong thời đại ngày nay, “môi trường và sự phát triển bền vững” là chiến lược quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch của con người ngày càng cao cả về chất lượng và lưu lượng. Để đảm bảo cung cấp nước đủ về cả lưu lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho người dân cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước hoàn chỉnh có quy mô và công suất đáp ứng nhu cầu đặt ra . Với việc chọn Đề tài “Thiết kế hệ thống cấp nước cho khu đô thị mới Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, công suất 25.000m3/ngày” nhằm tính toán thiết kế hệ thống cấp nước cho đô thị Bình Sơn đến năm 2025. Mục đích của đồ án là vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thiết kế thực tế. Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy hướng dẫn Trần Anh Tuấn và các...

doc108 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống cấp nước cho khu đô thị mới Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, công suất 25.000m3/ngày, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong thời đại ngày nay, “môi trường và sự phát triển bền vững” là chiến lược quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch của con người ngày càng cao cả về chất lượng và lưu lượng. Để đảm bảo cung cấp nước đủ về cả lưu lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho người dân cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước hoàn chỉnh có quy mô và công suất đáp ứng nhu cầu đặt ra . Với việc chọn Đề tài “Thiết kế hệ thống cấp nước cho khu đô thị mới Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, công suất 25.000m3/ngày” nhằm tính toán thiết kế hệ thống cấp nước cho đô thị Bình Sơn đến năm 2025. Mục đích của đồ án là vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thiết kế thực tế. Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy hướng dẫn Trần Anh Tuấn và các Thầy cô trong khoa Kỹ thuật môi trường và công nghệ sinh học đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Kính mong quý Thầy cô góp ý để em rút kinh nghiệm cho công việc sau này. Sinh viên Trương Thị Thu Hạnh MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1 : Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2 Bảng 2 : Phân bố lương mưa và ngày mưa bình quân trong năm 3 Bảng 3 : Thống kê tài nguyên đất xã Bình Sơn 4 Bảng 4 : Bảng thống kê các loại đất chính 5 Bảng 5 : Diện tích đất các công trình hành chính, công cộng 6 Bảng 6 : Hệ số b theo dân cư 12 Bảng 7 : Bảng số liệu chất lượng nước nguồn 15 Bảng 8 : Xác định hàm lượng cặn 17 Bảng 9 : Lưu lượng làm việc của trạm bơm cấp II 49 Bảng 10 : Chế độ làm việc của đài nước 50 Bảng 11 : Chế độ làm việc của bể chứa 52 Bảng 12 : Phân loại nhu cầu dùng nước và thời gian dùng nước 54 Bảng 13 : Chiều dài tính toán của các đoạn ống 55 Bảng 14 : Đường kính của các đường ống 60 Bảng 15 : Xác định lưu lượng tại các nút 65 Bảng 16 : Tổng hợp hệ số Patterm 68 Bảng 17 : Tính toán cao trình tại các nút 70 Bảng 18 : Áp lực nút trong giờ dùng nước lớn nhất không cháy 75 Bảng 19 : Lưu lượng tại nút trong giờ dùng nước lớn nhất không cháy 77 Bảng 20 : Lưu lượng dọc đường & vận tốc đường ống trong giờ dùng nước lớn nhất không cháy 79 Bảng 21 : Áp lực nút trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy 83 Bảng 22 : Lưu lượng, nhu cầu dùng nước tại nút trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy 85 Bảng 23 : Lưu lượng dọc đường và vận tốc ống trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy 88 Bảng 24 : Dự toán chi phí xây dựng trạm xử lý 90 Bảng 25 : Khái toán chi phí xây dựng mạng lưới cấp nước 91 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ sử dụng đất đô thị Bình Sơn đến 2025 9 Hình 2: Dây chuyền công nghệ xử lý nước theo phương án 1 16 Hình 3: Dây chuyền công nghệ xử lý nước theo phương án 2 16 Hình 4: Cấu tạo song chắn rác 20 Hình 5: Cấu tạo lưới chắn rác 22 Hình 6: Cấu tạo họng thu nước 23 Hình 7: Mặt đứng công trình thu và trạm bơm cấp 1 27 Hình 8: Mặt bằng công trình thu và trạm bơm cấp 1 30 Hình 9: Cấu tạo bể trộn và tiêu thụ phèn 34 Hình 10: Cấu tạo bể trộn cơ khí 38 Hình 11: Mặt bằng trạm xử lý 46 Hình 12: Cao trình trạm xử lý 47 Hình 13: Biểu đồ dùng nước của đô thị 54 Hình 14: Chiều dài đường ống 59 Hình 15: Biều đồ đường kính đường ống 62 Hình 16: Hệ số patterm dùng cho sinh hoạt 69 Hình 17: Hệ số Patterm dùng cho tưới cây 69 Hình 18: Hệ số Patterm dùng cho dịch vụ, công nghiệp 70 Hình 19: Biểu đồ cao trình tại các nút 71 Hình 20: Hệ số Patterm dùng cho bơm 1 cấp II 72 Hình 21: Hệ số Patterm dùng cho bơm 2 cấp II 73 Hình 22: Bản đồ áp lực nước trong giờ dùng nước lớn nhất không cháy 76 Hình 23: Bản đồ áp lực nước trong giờ dùng nước lớn nhất không cháy 77 Hình 24: Bản đồ phân vùng lưu lượng dùng nước giờ dùng nước lớn nhất không cháy 78 Hình 25: Bản đồ phân vùng nhu cầu dùng nước giờ dùng nước lớn nhất không cháy 79 Hình 26: Biểu đồ làm việc của bơm B1 81 Hình 27: Biểu đồ làm việc của bơm B2 81 Hình 29: Bản đồ phân vùng áp lực nước vào giờ dùng nước lớn nhất có cháy 84 Hình 30: Bản đồ phân vùng áp lực nước vào giờ dùng nước lớn nhất có cháy 85 Hình 31: Bản đồ phân vùng lưu lượng dùng nước trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy 87 Hình 32: Bản đồ nhu cầu giờ dùng nước lớn nhất có cháy 87 Hình 33: Biểu đồ làm việc của bơm B3 89 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Nước, một nhu cầu thiết yếu cho toàn bộ sự sống trên trái đất, không có nước, cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại được. Hàng ngày cơ thể người cần từ 3 đến 10 lít nước cho các hoạt động bình thường. Lượng nước này thông qua con đường thức ăn, nước uống đi vào cơ thể để thực hiện các quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, sau đó theo con đường bài tiết mà thải ra ngoài. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, đó là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thực vật. Trong sinh hoạt, nước cấp dùng cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí, các hoạt động công cộng như cứu hoả, phun nước, tưới cây rửa đường,…trong các hoạt động công nghiệp, nước cấp được dùng cho các quá trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước giải khát, rượu bia…hầu hết mọi ngành công nghiệp đều sử dụng nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế được trong sản xuất. Cấp nước sạch và đầy đủ là những điều kiện tiên quyết để cải thiện sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt và ô nhiễm dần. Vì thế, con người phải biết khám phá và xử lý các nguồn nước mới để có thể đáp ứng đủ nước sạch cho cộng đồng và nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của người dân. Mục đích Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp và mạng lưới cấp nước nhằm đảm bảo nhu cầu cung cấp nước sạch cho nhu cầu dùng nước : sinh hoạt, công nghiệp, tưới tiêu dịch vụ và công cộng, chữa cháy đến năm 2025 của đô thị Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai Tuỳ thuộc vào mức độ phát triển công nghiệp và mức sinh hoạt cao cấp của mỗi cộng đồng mà nhu cầu về nước với chất lượng khác nhau cũng rất khác nhau. Ở các nước phát triển, nhu cầu dùng nước có thể gấp nhiều lần so với các nước đang phát triển. Nước cấp cho nhu cầu công nghiệp ngoài các chỉ tiêu chung về chất lượng, còn tuỳ thuộc vào từng mục đích sử dụng mà đặt ra những yêu cầu riêng. Ví dụ nước cấp nồi hơi ở các quá trình sử dụng hơi nước cần phải được làm mềm trước khi sử dụng, nước cấp cho các quá trình sản xuất thực phẩm phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về mặt vệ sinh. Ở đây, em xin trình bày về “Thiết kế hệ thống cấp nước cho khu đô thị mới Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, công suất 25.000m3/ngày” CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ BÌNH SƠN HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN : Vị trí địa lý : Bình Sơn nằm phía Đông Nam huyện Long Thành, cách thị trấn Long Thành 8km về phía Tây, ranh giới hành chính của xã được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã Bình An Phía Nam giáp xã Long An, Suối Trầu Phía Đông giáp xã Cẩm Đường Phía Tây giáp Lộc An và Long Đức Địa hình, địa mạo : Bình Sơn có địa hình bằng và lượn sóng nhẹ: cao độ trung bình biến đổi từ 2 -10m, độ dốc dao động từ 0 - 80, nhưng phần lớn độ dốc < 30, nên khả năng tiêu thoát nước hạn chế, dễ dẫn đến ngập úng khi mưa lớn, đặc biệt là một số khu vực ven sông suối. Đất ở xã Bình Sơn có nền móng tốt (nền phù sa cổ và đá bazan), rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơ sở công nghiệp và phát triển dân cư. Đối với nông nghiệp, do nguồn nước mặt hạn chế, nên chủ yếu thích hợp với cây công nghiệp dài ngày. Điều kiện tự nhiên : Khí hậu : Có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu của xã có đặc trưng cơ bản sau: Nắng nhiều (trung bình khoảng 2.600 – 2.700 giờ/năm), nhiệt độ cao đều trong năm (cả năm trung bình 260 C, trung bình thấp nhất 250C và trung bình cao nhất cũng chỉ trong khoảng từ 28 - 290C) Lượng mưa khá (trung bình 1.800 – 2.000mm/năm), nhưng phân hoá sâu sắc theo mùa, trong đó: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình 1.100 – 1.300mm/năm, trong đó mùa khô thường gấp 2 - 3 lần mùa mưa, tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm, nhất là trong các tháng cuối mùa khô nên cây trồng cần được tưới bổ sung mới cho năng suất và chất lượng cao. Nhiệt độ không khí : Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C) Bảng 1 : Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 26 24.7 25.4 26.8 28 27 26.6 26.2 26.2 26.2 251 25.7 26 Như vậy, có thể đánh giá đặc trưng nhiệt độ như sau: Nhiệt độ trung bình năm :260C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất : 27,60C (vào tháng 2). Nhiệt độ cao tuyệt đối : 36,40C (vào tháng 4). Nhiệt độ trung bình tháng, thấp nhất : 24,00C). Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 18,80C. Độ ẩm : Độ ẩm trung bình : 64,8% Độ ẩm cao nhất : 99,6% Độ ẩm thấp nhất : 30,0 % Nắng : Số giờ nắng trung bình một ngày : 7,4 giờ Số giờ nắng ngày cao nhất : 13,8 giờ Số giờ nắng ngày thấp nhất : 5 giờ Mưa : Mưa phân theo mùa rõ rệt trong năm. Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm, trung bình 1.800 mm. Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất ít, chỉ bằng 10%. Bảng 2 : Phân bố lượng mưa và ngày mưa bình quân trong năm Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 mm 15,7 6,2 15,2 67,4 220,7 284,7 322 300,8 353,7 276,6 106,8 44 Yếu tố cần được lưu ý để tổ chức hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo cho khu xây dựng không xảy ra tình trạng ngập úng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của khu công nghiệp cũng như vệ sinh môi trường. Gió : Gió Đông Nam xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 5 với tốc độ lớn nhất là 8,4m/s. Gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 9 với tốc độ lớn nhất là 10,9m/s. Gió Bắc xuất hiện vào tháng 11 với tốc độ lớn nhất là 6m/s. Lượng bay hơi : Lượng bay hơi tương đối cao và thay đổi theo mùa : Lượng bay hơi trung bình ngày : 3,5 mm. Lượng bay hơi ngày cao nhất : 6,95 mm. Lượng bay hơi ngày thấp nhất : 1,97 mm. Một số đặc điểm cần lưu ý về khí hậu, thuỷ văn : Khu vực xây dựng cũng như các nơi khác trong vùng, lượng bốc hơi hằng năm tương đối lớn (khoảng 1.300 mm/năm). Đặc biệt trong các tháng mùa khô, lượng bốc hơi càng lớn, lượng nước thiếu hụt nghiêm trọng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách là phải tạo nguồn nước sạch ổn định cung cấp cho khu xây dựng, đảm bảo yêu cầu sản xuất và cho cả dịch vụ, sinh hoạt. Khu quy hoạch tiếp giáp với suối Bưng Môn, là điều kiện thuận lợi để thoát nước và sử dụng nguồn nước mặt để phục vụ thi công giai đoạn đầu và tưới cây đô thị, mặt khác phải xử lý nước bẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu trước khi thải ra suối Bưng Môn. Địa chất thuỷ văn : Do địa hình quy hoạch nằm trên khu vực tương đối cao, theo các kết quả khoan thăm dò và thực tế sử dụng nước ngầm của nhân dân trong khu vực, độ sâu xuất hiện nước ngầm từ 20 - 36m trữ lượng nước không lớn và chất lượng nước tốt. Mực nước ngầm này hoàn toàn thuận lợi cho công tác xây dựng. Địa chất công trình : Qua kết quả khoan thăm dò địa chất được thực hiện tại khu đất dốc 47 với mũi khoan sâu 50m, kết quả cho thấy cấu tạo nền với các lớp đất đá thuận lợi cho xây dựng công trình công nghiệp. Tại khu quy hoạch chưa có số liệu khoan thăm dò địa chất . Các nguồn tài nguyên : Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra, trên địa bàn xã có 03 nhóm đất chính bao gồm : Bảng 3 : Thống kê tài nguyên đất xã Bình Sơn STT TÊN ĐẤT VIỆT NAM FAO/UNESCO Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất đỏ vàng FERRALSOLS 1.229,28 26,85 Đất đỏ thẩm tích tụ sét Acri-Rhodic Fluvisols 1.193,00 100,00 2 Nhóm đất đen GLEYSOLS 247,30 5,40 Đất đen kết vón nhiều, nông Epihyperferrric Luvisols 240,00 100,00 3 Nhóm đất xám ACRISOLS 3.073,73 67,14 Đất xám, tầng kết vón nhiều, nông Epihyperferrric Acrisols 2.983,00 100,00 Sông suối, hồ 27,65 0,60 Tổng diện tích tự nhiên 4.577,96 100,00 Bình Sơn là một xã có tài nguyên đất đa dạng về chủng loại, tương đối tốt và tầng đất dày phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây dài ngày. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn chứa đựng những yếu tố hạn chế như : đất dễ bạc màu, đất phân bố trên cao nên dẫn đến hạn chế về nguồn nước tưới, đất phân bố ở khu vực địa hình thấp trũng dễ bị ngập lụt… Tùy theo mức độ hạn chế mà trong quá trình sử dụng cần chú trọng các biện pháp phù hợp. Tài nguyên rừng : Tổng diện tích đất rừng trên địa bàn xã 100,7ha, phần lớn là rừng trồng sản xuất do hộ gia đình cá nhân quản lý và sử dụng. Diện tích đất rừng tập trung chủ yếu ở ấp 7. Diện tích rừng cây gỗ có giá trị không cao, chủ yếu là đất rừng tràm. Vì vậy mà tài nguyên rừng về lâu dài là không ổn định. Thực trạng môi trường : Trong quá trình đô thị hoá, sự phát triển kinh tế – xã hội của xã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống nhân dân trong xã, ô nhiễm môi trường không khí do xe cộ lưu thông từ trục lộ 769, môi trường đất nước bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và buôn bán của người dân và chất thải công nghiệp… Đất nông lâm nghiệp ngày càng giảm cần quy hoạch các khu cây xanh và diện tích xây dựng đúng tiêu chuẩn góp phần vào sự phát triển bền vững của đô thị. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập : Năm 2009 dân số của xã là 10.235 người. Tỷ lệ tăng dân số 1,51% (giảm 0,39% so với năm 2005), trong đó : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2% Tỷ lệ tăng cơ học 0,31% Tổng số hộ trên địa bàn xã tính đến tháng 6/2009là 1.984 hộ. Toàn xã có 4.198 người trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định, trong đó khoảng 1.200 người làm việc ở nông trường Bình Sơn, số còn lại làm công nhân ở các khu công nghiệp. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm không ổn định chiếm khoảng 4,5%. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,5 triệu đồng/ năm. Hiện trạng sử dụng đất : Sử dụng đất của xã Bình Sơn : Theo kết quả thống kê năm 2009 diện tích đất tự nhiên của xã là 4.577,95 ha chiếm 8,48% diện tích đất toàn huyện Long Thành. Có các loại đất chính như sau : Bảng 4 : Bảng thống kê các loại đất chính STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích đất tự nhiên 4577,96 100,00 Đất nông nghiệp 4215,35 92,08 Đất sản xuất nông nghiệp 4101,73 97,30 Đất trồng cây hàng năm 266,41 6,50 Đất trồng cây lâu năm 3835,32 93,50 Đất lâm nghiệp 100,70 2,39 Đất nuôi trồng thuỷ sản 12,92 0,31 2 Đất phi nông nghiệp 358,89 7,84 Đất ở 51,43 14,33 Đất chuyên dùng 270,63 75,41 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,23 0,62 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6,95 1,94 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 27,65 7,70 3 Đất chưa sử dụng 3,72 0,08 Đất bằng chưa sử dụng 3,72 Hiện trạng về xây dựng : Tình hình xây dựng tại khu vực quy hoạch chưa được phát triển : Công trình công cộng: Các công trình hành chính trên địa bàn tạm ổn định ở quy mô nhỏ và đáp ứng được yêu cầu phục vụ hiện tại. Các công trình công cộng như bưu điện, nhà trẻ, trường học, y tế đã đầy đủ và bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng . Các công trình thương mại, dịch vụ trên địa bàn quy hoạch còn thiếu, có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của nhân dân . Bảng 5 : Diện tích đất các công trình hành chính, công cộng STT Danh mục đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 8,69 46,59 2 Đất cơ sở y tế 2,72 14,58 3 Đất cơ sở giáo dục đào tạo 4,57 24,50 4 Đất TDTT 2,49 6,59 5 Đất chợ 0,18 0,96 Cộng 18,65 100 Nhà ở : Khu vực quy hoạch có 2 dạng nhà ở chính : Nhà vườn bám theo 2 bên suối Bưng Môn có quy mô đất mỗi hộ tương đối rộng từ 100 - 1000 m2. Nhà ở chia lô được bố trí tại 2 khu vực nằm 2 bên trục lộ 769. Tại 2 khu vực này nhà ở có quy mô diện tích nhỏ (70 -120 m2/hộ) đa phần là nhà cấp 4 và cơ sở hạ tầng tại đây kém phát triển như cấp thoát nước, đường đất nhỏ hẹp. Nhà ở tại khu vực quy hoạch có khoảng 1.126 hộ. Trong đó : Nhà kiên cố : 22 căn chiếm 2% Nhà bán kiên cố : 675 căn chiếm 60% Nhà tạm : 428 căn chiếm 38% . Hệ thống cấp thoát nước Khu vực trung tâm xã Bình Sơn chưa có hệ thống cấp nước. Nước sinh hoạt chủ yếu là nước ngầm (giếng khoan người dân tự ý khai thác) Hệ thống thoát nước mặt còn hạn chế, chủ yếu có một số đoạn ở trục giao thông chính. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Động lực phát triển đô thị : Các quan hệ nội ngoại vùng : Đô thị Bình Sơn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Long Thành, có điều kiện thuận lợi để đưa trung tâm xã lên thành đô thị Bình Sơn do có các yếu tố sau : Có hệ thống giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua: tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, tuyến đường nối đô thị Tam Phước với Đô thị Bình Sơn và gần sân bay quốc tế Long Thành . Xung quanh Đô thị Bình Sơn có nhiều khu công nghiệp tập trung như: khu công nghiệp Long Đức (500 ha), khu công nghiệp Lộc An (500 ha) và Cụm công nghiệp Bình Sơn 58 ha . Đất đai thuận lợi cho xây dựng và phát triển mở rộng . Dễ tiếp cận với hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, san nền, cấp điện, thoát nước. Cơ sở kinh tế – kỹ thuật tạo thị : Phát triển công nghiệp : tại Bình Sơn không phát triển công nghiệp nặng mà chủ yếu phát triển tiểu thủ công nghiệp và một số ít công nghiệp nhẹ như may mặc đồ da, điện tử, cơ khí sửa chữa như hiện nay… làm yếu tố tạo thị và giải quyết công ăn việc làm . Phát triển dịch vụ : dịch vụ thương mại sẽ là động lực và mũi nhọn của Đô thị Bình Sơn có khả năng hình thành các cụm dịch vụ cao cấp phục vụ ngành hàng không như: tài chính thương mại, khách sạn, ngân hàng, cao ốc văn phòng và các dịch vụ khác như: vui chơi, giải trí, nhà ở công nhân v.v… Các ngành thuộc quản lý hành chính, trật tự trị an và bảo vệ pháp luật. Các ngành này bao gồm các cơ quan lãnh đạo của đô thị, Công an v.v… Các ngành giáo dục, dạy nghề, Y tế, Văn hoá, TDTT v.v.. Các ngành thương mại dịch vụ, ăn uống, nhà ở, khách sạn, giải trí công cộng vv… Các ngành tài chính ngân hàng, thông tin, bưu điện . Các khối dịch vụ trên cần phải chú ý tới nhu cầu của dân cư tại chỗ, song cũng phải vươn lên để phục vụ nhu cầu của các chuyên gia, công nhân . Phát triển nông nghiệp: Ngoài việc duy trì và phát triển diện tích cây cao su trên địa bàn ngành nông nghiệp cần hướng vào sự phát triển các vùng cây ăn trái đặc sản, tập trung vùng rau xanh và chăn nuôi công nghiệp nhằm cung ứng cho các khu công nghiệp và dân cư lân cận, cũng như cung cấp nguyên liệu công nghiệp và xuất khẩu . Tính chất và chức năng của đô thị Bình Sơn Là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của Đô thị Bình Sơn và tiểu vùng phía Đông của huyện Long Thành Là đô thị thương mại dịch vụ phục vụ sân bay Long Thành và các khu công nghiệp, các nông trường xung quanh đô thị Bình Sơn . Là khu dân cư, tái định cư lớn của huyện Long Thành . Quy mô dân số : Dân số đô thị Bình Sơn phát triển nhờ các yếu tố chính sau : Chủ trương phát triển 2 khu dân cư, tái định cư Bình Sơn và Lộc An (quy mô hơn 500 ha) của UBND tỉnh Đồng Nai bao gồm các hộ dân phải di dời giải toả từ các dự án sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc v.v… Dân số tăng cơ học do công nhân các khu công nghiệp và các nông trường xung quanh Bình Sơn. Dân số tăng tự nhiên của khu vực xã Bình Sơn . Dân số tăng cơ học do vị trí địa lý sự phát triển ngành dịch vụ của đô thị Bình Sơn . Dự báo dân số đô thị Bình Sơn Năm 2015 : 60.000 người Năm 2025: 80.000 người Quy mô đất đai : Dự kiến đô thị Bình Sơn đến năm 2025 đạt đô thị loại 4 song có khu tái định cư lớn và chỉ tiêu tái định cư có diện tích 300 m2/hộ. Do đó chỉ tiêu đất dân dụng bình quân là 98 m2/ng. Đất dân dụng năm 2025 khoảng 580 – 590 ha Đất ngoài dân dụng khoảng 280 – 290 ha Đất giao thông đối ngoại khoảng 20-22 ha Quy mô đất đô thị Bình Sơn từ 880 - 900 ha. Đánh giá phân hạng quỹ đất, chọn đất xây dựng đô thị : Đánh giá chung về việc sử dụng đất khu vực xây dựng đô thị : Đất xây dựng đô thị tại khu vực trung tâm xã Bình Sơn khá thuận tiện, do phần nhiều là đất cây cao su, đất nhà ở xây dựng tập trung ở 2 khu vực và ven suối Bưng Mòn, quỹ đất xây dựng đô thị còn rất lớn . Lựa chọn đất xây dựng và hướng phát triển : Căn cứ hiện trạng khu vực trung tâm xã Bình Sơn và khu vực xung quanh, việc mở rộng phát triển đô thị Bình Sơn về cả 2 phía của suối Bưng Môn và khu vực xã Lộc An giáp xã Bình Sơn là thuận lợi nhất vì quỹ đất xây dựng lớn, địa hình bằng phẳng (chủ yếu là đất cây cao su). Còn nếu phát triển một phía của suối Bưng Môn và theo hướng của đường 769 thì đô thị bị kéo dài ảnh hưởng giao thông và xây dựng hạ tầng bị tốn kém . Ranh giới đất quy hoạch: Ranh giới đất khu vực quy hoạch có các mặt tiếp xúc như sau : Phía Nam giáp lộ giới đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Phía Bắc giáp đất cây cao su xã Bình Sơn Phía Tây giáp đất cây cao su xã Lộc An Phía Đông giáp ấp 11 thuộc xã Bình Sơn . Quy mô đất nghiên cứu quy hoạch : 900 – 1000 ha Quy hoạch : 880 – 900 ha Hình 1: Bản đồ sử dụng đất đô thị Bình Sơn đến 2025 CHƯƠNG II - TÍNH TOÁN TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP HIỆN TRẠNG VỀ CẤP NƯỚC : Đô Thị Bình Sơn hiện nay chưa có hệ thống cấp nước tập trung, dân cư và khu công nghiệp trong địa bàn hiện sử dụng nguồn nước ngầm, bằng giếng khoan cục bộ của từng công trình và giếng đào tay cho dân cư, chất lượng nước ngầm của khu vực có trữ lượng nhỏ, hàm lượng sắt cao do đó chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn. Tình hình nguồn nước trong khu vực : Nước ngầm : Chưa có tài liệu thăm dò cụ thể cho riêng khu vực Đô Thị, nhưng qua thực tế khai thác nước ngầm của các giếng đã có tại các khu vực xung quanh, và một tài liệu của liên đoàn 8 địa chất thủy văn làm trong những năm 1982 - 1986 thăm dò nước ngầm cho khu vực Bình Sơn – Gò Dầu cho thấy khu vực nằm ở vùng nghèo nước, tỉ lượng q < 1m3/h.m Tỉ lưu : 0,44 l/s.m Lưu lượng bơm : 4,4 l/s = 16 (m3/giờ) Mực nước tĩnh : 8,8 m Độ hạ thấp : 9,9 m Độ sâu giếng : 100m Tổng độ khoáng hoá : M = 0,38 mg/l Từ cơ sở trên rút ra các chỉ số cho việc khai thác sử dụng nước ngầm tại khu vực Đô Thị như sau : Độ sâu giếng khoan 60 - 80 m Lưu lượng giếng 15 - 20 m3/h Chỉ nên khai thác ở mức độ thấp với 1 cụm từ 2 - 3 giếng, tổng công suất không quá 1.000 - 1.200 m3/ngày . Chất lượng nước ngầm trong khu vực được đánh giá là trung bình Nước mặt : Sông Thị Vải : Hướng chảy của sông gần như song song với quốc lộ 51, thượng lưu của sông là suối Bưng Môn (sông Đồng Hựu) sông đổ trực tiếp ra vịnh Gành Rái, trên chiều dài hơn 20km chảy ra biển, sông Thị Vải nhận rất nhiều suối nhỏ đổ vào, đó là suối Cả, rạch Nước Lớn và một số suối nhỏ khác, sông cách khu đô thị Bình Sơn khoảng 4km, sông có độ mặn cao và hiện nay đang bị ô nhiễm nặng do việc xả thải của Vedan do vậy không thể làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Hồ Cầu Mới : Là hồ dùng cho tưới tiêu nông nghiệp của khu vực hồ có dung tích lớn khả năng cấp nước sinh hoạt 60.000 - 80.000m3/ngày, chất lượng nước tương đối tốt, hồ cách đô thị Bình Sơn khoảng 6km về hướng Đông Nam.. Theo quy hoạch cấp nước vùng hành lang quốc lộ 51 và định hướng quy hoạch cấp nước Đô Thị tỉnh Đồng Nai các đô thị và khu công nghiệp dọc hành lang quốc lộ 51 sẽ được cung cấp nước bằng nhà máy cấp nước Thiện Tân và Nhơn Trạch công suất Q1 = 100.000 m3/ngày, Q2 = 400.000m3/ngày. Và trên tuyến đường Quốc Lộ 1 và Đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây sẽ có các tuyến ống cấp nước Ø800 (theo định hướng cấp nước hành lang quốc lộ 51 và đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây) và 1 tuyến ống Ø600 đi trên đường D7 của đô thị Bình Sơn nối với tuyến ống cấp nước của Đô thị Tam Phước và đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây Lựa chọn nguồn nước : Từ các nguồn nước như trên phân tích nguồn nước cung cấp cho đô thị Bình Sơn được lựa chọn. Giai đoạn đầu khi chưa có tuyến ống cấp nước trên Đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây và tuyến từ Đô thị Tam Phước cấp xuống theo đường D7 thì tiếp tục sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ bằng các giếng khoan cục bộ cho từng công trình hoăc một nhóm công trình, nhưng cần lắp đặt các thiết bị khử sắt để đạt chất lượng nước sinh hoạt, đấu 1 tuyến ống nối với tuyến ống cấp nước của khu công nghiệp Lộc An (hiện đã có quy hoạch chi tiết). Giai đoạn sau, khi có nguồn nước từ nhà máy cấp nước Thiện Tân Q1=100.000m3/ngày, Q2 = 400.000m3/ngày đưa về cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp dọc quốc lộ 51 và các tuyến ống cấp nước trên quốc lộ 51 cũng như đường cao tốc Đô Thị Bình Sơn sẽ được lấy nước từ tuyến ống Ø800 và Ø600 theo quy hoạch. Nếu nhu cầu dùng nước của toàn vùng lớn sẽ xây dựng nhà máy nước Hồ Cầu Mới và đô thị Bình Sơn cũng sẽ lấy nước bổ sung từ nguồn nước này. SỐ LIỆU TÍNH TOÁN : Các tài liệu làm cơ sở nghiên cứu thiết kế : Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng của huyện Long Thành Các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành của nhà nước Các chỉ tiêu chất lượng nguồn nước Hiện trạng sử dụng nước của khu vực nghiên cứu Số liệu dự báo quy mô phát triển dân số của khu khu đô thị Lưu lượng Lưu lượng sinh hoạt: Dân số của đô thị Bình sơn là N = 80.000 người vào năm 2025 Tiêu chuẩn cấp nước là q0 = 150 (l/người.ngđ) Hệ số không điều hoà ngày lớn nhất Kngay max. Hệ số không điều hoà ngày lớn nhất là tỉ số lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất và lưu lượng ngày dùng nước trung bình. Hệ số này phụ thuộc vào quy mô đô thị, cách tổ chức đời sống xã hội, mức độ trang thiết bị vệ sinh trong công trình, chế độ làm việc của các xí nghiệp, sự thay đổi nước theo mùa về chất lượng nước, lưu lượng nước… (theo TCXD 33 – 2006) Kngày max = 1,2 ¸ 1,4 Đối với các thành phố có quy mô lớn, nằm trong vùng có khí hậu khô nóng quanh năm như TP Hố Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu … có thể áp dụng ở mức Kngày max = 1,1 ¸ 1,2 Ta có thể chọn Kngày max = 1,15 Hệ số không điều hoà giờ K giờ xác định theo công thức a : Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của các cơ sở sản xuất và các điều kiện địa phương khác như sau : (TCXD 33 – 2006) amax = 1,2 ¸ 1,5 Chọn amax = 1,3 b : Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư lấy theo bảng 3.2 (TCXD 33 - 2006) Bảng 6 : Hệ số b theo dân cư Số dân (1.000 người) 0,1 0,15 0,20 0,30 0,50 0,75 1 2 bmax 4,5 4,0 3,5 3,0 2,5 2,2 2,0 1,8 bmin 0,01 0,01 0,02 0,03 0,05 0,07 0,10 0,15 Số dân (1.000 người) 4 6 10 20 50 100 300 ≥1000 bmax 1,6 1,4 1,3 1,2 1,15 1,1 1,05 1,0 bmin 0,20 0,25 0,40 0,50 0,60 0,70 0,85 1,0 Dân số khu đô thị là 80.000 người nên sẽ nằm trong khoảng Số dân (1000 người) 50 100 bmax 1,15 1,1 bmin 0,6 0,75 Nội suy ta có bmax = 1,12 Vậy ta có : Chọn Kgiomax = 1,5 Lưu lượng tính toán trong ngày dùng nước trung bình là : Vậy lưu lượng tính toán trong ngày dùng nước lớn nhất của khu dân cư là Lưu lượng tưới : Lưu lượng nước tưới có thể lấy không quá 8 – 12% tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt ngày max nên có thể lấy là 10%Qsh. Trong đó có thể phân ra là 6%Qsh là lưu lượng dùng cho tưới cây, còn 4%Qsh là lượng nước dành cho tưới đường Lưu lượng tưới cây : Lưu lượng tưới cây xác định là 6%Qsh Lưu lượng tưới đường : Lưu lượng tưới đường xác định là 4%Qsh Thời gian tưới cây là 6h ngày được phân ra là sáng từ 5h – 8h, chiều từ 16h – 19h Thời gian tưới đường là 8h ngày 8h – 16h mỗi ngày Lưu lượng nước dịch vụ : Dịch vụ của khu đô thị nằm rải rác trên toàn khu đô thị với quy mô khác nhau nên có thể xác định theo lưu lượng sinh hoạt ngày max là từ 10 – 20%Qsh. Lấy bằng 10%Qsh Lưu lượng nước sử dụng cho công nghiệp : Khu công nghiệp có diện tích là 56,8ha với sự tập trung của nhiều ngành công nghiệp, có ngành sử dụng nhiều nước nhưng có ngành sử dụng ít nước nên có thể lấy chung tiêu chuẩn cấp nước cho khu công nghiệp là 40m3/ha Vậy Tổng lưu lượng nước sử dụng của khu đô thị : Tổng lưu lượng nước sử dụng cho khu đô thị là bao gồm lưu lượng nước sinh hoạt của dân cư, lưu lượng nước tưới cây, rửa đường, nước sử dụng cho các ngành dịch vụ, lượng nước sử dụng cho khu công nghiệp Lưu lượng nước rò rỉ, thất thoát : Lượng nước rò rỉ thất thoát được xác định Đối với khu công nghiệp lưu lượng nước thất thoát lấy 10% tổng lưu lượng nước sử dụng cho khu công ngiệp Đối với đô thị lượng nước thất thoát lấy bằng 20% lượng nước sử dụng cho khu đô thị Vậy lượng nước thất thoát được xác định Tổng lượng nước cấp vào mạng lưới : Lượng nước cấp vào mạng lưới bao gồm tổng lượng nước sử dụng cho khu đô thị và lượng nước rò rỉ, thất thoát Lượng nước sử dụng cho nhà máy xử lý nước : Lượng nước sử dụng cho nhà máy xử lý nước được tính bằng 10% tổng lượng nước cấp vào mạng lưới cấp nước đô thị Tổng công suất nhà máy xử lý nước cần xử lý : Lượng nước cần xử lý để phục vụ cho khu đô thị và cả nhà máy được tính bằng tổng lượng nước sử dụng cho nhà máy và tổng lượng nước cấp vào mạng lưới Vậy chọn lưu lượng cần xử lý của nhà máy là 25.000m3/ngay Nguồn nước Phân tích chất lượng nước nguồn : Các số liệu về chất lượng nước nguồn Bảng 7 : Bảng số liệu chất lượng nước nguồn TT Chỉ tiêu được xác định Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn 1 Độ pH 7,81 6,5 ¸ 8,5 2 Mùi vị Không 3 Nhiệt độ 0C 24,5 ¸ 28 4 Độ màu Platin - Coban 25 ¸ 70 ≤ 15 5 Độ đục NTU 68 ¸ 100 ≤ 2 6 Độ kiềm toàn phần mgđl/l 2,3 7 Độ cứng tổng cộng độ Đức 3,35 ≤ 12 8 Độ cứng tạm thời độ Đức 0,44 9 Độ cứng vĩnh cửu độ Đức 2,91 10 Độ oxy hóa mg/l 5,12 11 Cặn lớn nhất mg/l 148 ≤ 3 12 Hàm lượng muối (TDS) mg/l 136,07 < 400 13 Oxy hòa tan mg/l 5,5 14 CO2 tự do mg/l 5,14 15 Fe3+ mg/l 0,32 ≤ 0,3 16 Al3+ mg/l 0,01 ≤ 0,2 17 Ca2+ mg/l 17,68 ≤ 100 18 Mn2+ mg/l 0,066 ≤ 0,2 19 NH4+ mg/l 0,18 ≤ 1,5 20 mg/l 8,4 ≤ 250 21 NO2- mg/l 0,02 ≤ 3 22 NO3- mg/l 1,62 ≤ 50 23 SiO32- mg/l 4,0 24 Cl- mg/l 24,2 ≤ 250 25 Vi sinh Ecoli/100 ml 1.000 0 Số liệu thu thập từ công ty khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Đồng Nai (Tiêu chuẩn chất lượng nước lấy theo phụ lục 6 TCVN 33 – 2006) Đánh giá chất lượng nguồn nước : Từ các số liệu của nước nguồn, ta thấy các chỉ tiêu về chất lượng nước phần lớn đều đạt tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt. Chỉ tiêu về độ đục NTU = 68, hàm lượng sắt là 1.82mg/l và vi trùng E.coli lên đến 1000 con/100ml. Với hàm lượng sắt trên có thể được khử trong quá trình xử lý, do đó chọn phương pháp xử lý làm trong và khử trùng bằng hoá chất. Yêu cầu chất lượng nước sau khi xử lý Cung cấp số lượng nước đầy đủ và an toàn về mặt hóa học, vi trùng học để thỏa mãn nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, dịch vụ,sản xuất công nghiệp và phục vụ sinh hoạt công cộng của các đối tượng dùng nước. Cung cấp nước có chất lượng tốt, không chứa các chất gây vẩn đục, gây ra màu, mùi, vị của nước. Cung cấp nước có đủ thành phần khoáng chất cần thiết cho việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Chất lượng nước sau khi sử lý phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01: 2009/BYT Lựa chọn dây chuyền công nghệ : Các phương án lựa chọn Theo chỉ tiêu chất lượng nguồn nước và phần đánh giá chất lượng nguồn nước ở trên ta có thể đề ra các phương án dây chuyền công nghệ như sau. Phương án 1 : Hình 2: Dây chuyền công nghệ xử lý nước theo phương án 1 Phương án 2 : Hình 3: Dây chuyền công nghệ xử lý nước theo phương án 2 Đánh giá lựa chọn dây chuyền công nghệ : Với các yêu cầu xử lý của nước nguồn thì đây là dây chuyền công nghệ hợp lý. Tuy nhiên cần phải có lựa chọn dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh đạt được hiệu quả xử lý cao nhất, công nghệ đơn giản, quản lý vận hành thuận tiện và kinh tế nhất thì còn cần phải có sự đánh giá so sánh về kỹ thật, kinh tế… Nước sông Cầu Mới sẽ được thu bằng hệ thống thu nước đặt gần bờ, được qua song chắn rác để loại bỏ các loại rác lớn, các loại sinh vật nước sông như cá, tôm…sau đó nước từ trạm bơm cấp 1 được đưa dẫn về nhà máy xử lý nước, tại đây nước sẽ được xử lý qua các bước : Đầu tiên nước sẽ được đưa vào bể trộn, tại bể trộn ta sẽ cho hóa chất là phèn và Clo vào, Sau khi qua bể trộn nước sẽ được dẫn qua lọc tiếp xúc với những lớp vật liệu lọc để lọc và loại bỏ cặn bẩn Nước ra từ bể lọc là nước sạch sẽ được đưa qua bề chứa để cung cấp cho mạng lưới phân phối (tại bể chứa sẽ cho Clo vào để khử trùng) Yêu cầu nước sau khi xử lý phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01: 2009/BYT Xác định liều lượng hóa chất Xác định liều lượng phèn : Xử lý nước đục Hàm lượng cặn trong nước theo (bảng 0 – 1) là Cmax = 148mg/l, theo tiêu chuẩn TCVN 33 – 2006 hàm lượng phèn cần xử lý là Bảng 8 : Xác định hàm lượng cặn Hàm lượng cặn (mg/l) Liều lượng phèn không chứa nước dùng để xử lý nước đục (mg/l) đến 100 101 - 200 201 - 400 401 - 600 601 - 800 801 - 1.000 1.001 - 1.500 25 - 35 30 - 40 35 - 45 45 - 50 50 - 60 60 - 70 70 - 80 Theo bảng hàm lượng cặn là Cmax = 148mg/l vậy liều lượng phèn không chứa nước dùng để xử lý nước đục là từ 30 – 40mg/l. Ta chọn hàm lượng phèn cần đưa vào là Pphèn = 35mg/l Xử lý có độ màu Với độ màu M = 70 Platin - Coban ta tính liều lượng phèn cần đưa vào xử lý theo công thức 6 – 1 TCVN 33 – 2006 Trong đó : PP : Hàm lượng phèn cần đưa vào xử lý M : Độ màu của nước nguồn tính bằng độ theo thang màu độ Coban Với M = 70 Platin - coban => So sánh 2 giá trị theo 2 cách ta chọn lượng phèn không chứa nước dùng để xử lý nước đục là PP = 35mg/l Xác định mức độ kiềm hoá Lượng vôi đưa vào kiềm hoá được xác định theo công thức 6 – 2 điều 6.15 TCVN 33 – 2006 Trong đó : Pp : Lượng phèn cần đưa vào để keo tụ : Pp = 35(mg/l) e : Đương lượng phèn, dùng phèn nhôm Al2(SO2)3 : e = 57(mgđ/l) k : Độ kiềm ban đầu của nước nguồn, k = 2,3mgđl/l K : Đương lượng của chất kiềm hoá, chọn vôi (theo CaO) K = 28 Vậy DK Do đó không cần phải kiềm hoá Kiểm tra sự ổn định của nước nguồn sau khi keo tụ bằng phèn Sau khi cho phèn vào độ kiềm và độ pH đều giảm nên nước có khả năng có tính xâm thực. Vì vậy ta cần kiểm tra lại chỉ số ổn định của nước theo công thức Trong đó : pH0 : Độ pH của nước xác định bằng máy đo pH. pH0 = 7,81 pHs : Độ pH của nước sau khi đã bão hoà cácbonát đến trạng thái cân bằng được xác định theo công thức : Trong đó : Theo hình 6 - 1 Đồ thị để xác định pH của nước đã bão hoà Canxi cácbonát đến trạng thái cân bằng f1(t) : Trị số phụ thuộc vào nhiệt độ. Với nhiệt độ của nước là 280C ta tra đồ thị 6 -1 TCVN 33 – 2006 f1(t) = 1,96 f2(Ca2+) : Trị số phụ thuộc nồng độ Canxi. Với nồng độ Canxi trong nước là 17,68 ta tra đồ thị có f2(Ca2+) = 1,22 f3(K) : Trị số phụ thuộc vào độ kiềm. Với độ kiềm của nước là 2,3 ta tra đồ thị có f3(K) = 1,36 f4(P) : Trị số phụ thuộc vào tổng hàm lượng muối trong nước. Với hàm lượng muối trong nước là 136,07 ta tra đồ thị có f4(P) = 8,736 Vậy Vậy chỉ số bão hoà J được xác định J = - 0,306 < -0,25 nước có tính xâm thực nhưng không nhiều do đó không cần dùng vôi hoặc sô da để xử lý ổn định nước. Hàm lượng cặn lớn nhất khi đưa hoá chất vào : Trong đó Comax : : Hàm lượng cặn ban đầu trong nước. Comax = 148 M : Độ màu của nước nguồn M = 70 Platin – coban Kp : Hệ số ứng với loại phèn, phèn không sạch Kp = 1 Pp : Liều lượng phèn đưa vào Pp = 35(mg/l) Clo hóa sơ bộ thực hiện trước quá trình xử lý để xúc tiến quá trình keo tụ, quá trình khử màu, khử trùng cũng như để đảm bảo yêu cầu vệ sinh cho các công trình. Lượng Clo thường lấy bằng 2 ¸ 6 (mg/l) chọn lượng Clo dùng để Clo hoá sơ bộ là 3(mg/l). TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH TRẠM XỬ LÝ Công trình thu : Vị trí công trình thu Vị trí đặt cửa thu nước phải có độ sâu cần thiết và chất lượng nước phải đảm bảo. Điều này liên quan tới dạng mặt cắt ngang hồ. Nhìn chung, vị trí dự định đặt công trình thu có bờ hồ dạng bậc thềm. Vì mực nước trên hồ Cầu Mới có sự dao động lớn do sự vận hành điều tiết nước trong mùa lũ và mùa kiệt của hệ thống thuỷ lợi Cầu Mới. Mực nước cao nhất : Ñmax = 15,0 m Mực nước thấp nhất : Ñmin = 8,2 m (ứng với mực nước chết trong hồ chứa) Cao độ đáy hồ : Ñđáy = 5,5 m Công trình thu phải thu nước chất lượng tốt và thu với công suất 25000m3/ngày. Nên cửa lấy nước phải đặt tại lòng sông và chọn công trình thu kiểu xa bờ, đồng thời kết hợp với trạm bơm cấp I. Khi đó sẽ giảm được chi phí xây dựng và quản lý. Vị trí đặt công trình thu tại bờ sông Song chắn rác : Song chắn rác được đặt ở cửa thu nước của công trình. Cấu tạo của nó gồm các thanh thép tiết diện tròn cỡ Æ8 hoặc Æ10, hoặc tiết diện chữ nhật đặt song song với nhau, hàn vào một khung thép. Khoảng cách giữa các thanh thép từ 40 ¸ 50mm. Song chắn rác được nâng thả nhờ ròng rọc hoặc tời quay tay bố trí trong ngăn quản lý. Diện tích song chắn rác được xác định theo công thức Trong đó : Q : Lưu lượng tính toán của công trình (m3/ s) với Q = 0,289m3/s v : Vận tốc nước chảy qua song chắn rác (m/s) chọn v = 0,6m/s (theo TCVN 33 – 2006 không lấy lớn hơn 0.6m/s) K1 : Hệ số co hẹp do các thanh thép, tính theo công thức Trong đó: a : Khoảng cách giữa các thanh thép từ 40 ¸ 50mm chọn a = 50mm d : Đường kính giữa các thanh thép cỡ Æ8 hoặc Æ10. Chọn Æ8 vậy K2 : Hệ số co hẹp do rác bám vào song. Thường lấy K2 = 1,25 K3 : Hệ số kể đến ảnh hưởng hình dạng của thanh thép, tiết diện tròn lấy K3 = 1,1 n : Số cửa thu nước chọn 2 cửa thu nên n = 2 Diện tích song chắn rác là : Vậy: Kích thước song chắn rác là Bs x Hs = 0,62 x 0,62 Kích thước khung song chắn rác Bks x Hks = 0,72 x 0,72 Hình 4: Cấu tạo song chắn rác Lưới chắn rác : Có hai loại lưới chắn rác là lưới chắn phẳng và lưới chắn quay. Lưới chắn quay thường được sử dụng cho các công trình cỡ lớn nên ta sử dụng lưới chắn phẳng Lưới chắn phẳng có cấu tạo gồm một tấm lưới căng trên khung thép. Tấm lưới đan bằng các khung thép đường kính 1 ¸ 1,5mm, mắt lưới 2 x 2 ¸ 5 x 5mm. Trong một số trường hợp, mặt ngoài của tấm lưới được đặt thêm một tấm lưới nữa có kích thước mắt lưới 25 x 25mm đan bằng dây thép đường kính 2 ¸ 3mm để tăng cường khả năng chịu lực của lưới. Diện tích công tác của lưới được xác định theo công thức : Trong đó : Q : Lưu lượng tính toán của công trình Q = 0,289m3/s n : Số lượng cửa đặt lưới chọn n = 2 v : Vận tốc nước chảy qua lưới chọn v = 0.6m/s (theo TCVN 33 – 2006 không lấy lớn hơn 0.6m/s) K1 : Hệ số co hẹp xác định theo công thức : a : Kích thước mắt lưới từ 2 x 2 ¸ 5 x 5mm ta chọn kích thước mắt lưới là 4 x 4mm d : Đường kính dây đan lưới từ 1 ¸ 1,5mm chọn d = 1mm p : Tỉ lệ giữa phần diện tích bị khung và các kết cấu khác chiếm so với diện tích công tác của lưới lấy p = 0,2 Vậy K2 : Hệ số co hẹp do ảnh hưởng của rác bám vào lưới K2 = 1,5 K3 : Hệ số ảnh hưởng bởi hình dạng. Lấy K3 = 1,15 ¸ 1,5 chọn K3 = 1,2 Diện tích lưới chắn rác là Kích thước lưới chắn rác là : Bl x Hl = 1,1 x 1,1 Kích thước khung lưới chắn : Bkl x Hkl = 1,2 x 1,2 Hình 5: Cấu tạo lưới chắn rác Họng thu nước : Họng thu nước là bộ phận đầu tiên của công trình thu nước xa bờ. Nó có nhiệm vụ thu đủ khối lượng nước yêu cầu với chất lượng đảm bảo để dẫn qua ống tự chảy hoặc ống xiphông về công trình. Theo cấu tạo và đặc điểm thu nước có thể chia làm ba nhóm ta chọn nhóm họng thu thường xuyên ngập. Đặc điểm của nhóm họng thu nước thường xuyên ngập là luôn luôn nằm thấp hơn mực nước trên sông. Cấu tạo của nó gồm miệng thu có đặt song chắn rác nối với ống tự chảy hoặc ống xiphông và bộ phận cố định, bảo vệ miệng thu. Miệng thu có thể bố trí hướng lên trên, hướng xuôi theo dòng chảy hoặc thu từ phía bên. Bộ phận cố định có thể là các cọc gỗ, bê tông hoặc các khối bê tông Chiều cao đặt họng thu nước có thể xác định như sau : h1 : Chiều sâu lớp nước tính từ mực nước thấp nhất đến đỉnh họng thu :h1 ³ 0,3m chọn h1 = 0,5m h2 : Chiều cao bảo vệ h2 = 0,1 ¸ 0,3m. Chọn h2 = 0,2m h3 : Khoảng cách từ đáy sông đến mép dưới miệng thu ta lấy h3 = 0,5 ¸ 1m. Chọn h3 = 0,7m hs : Chiều cao lấy theo kích thước song chắn rác : hs = Hks = 0,72m Hình 6: Cấu tạo họng thu nước Ống tự chảy : Ống tự chảy cũng là bộ phận quan trọng của công trình thu nước xa bờ, cần phải tính toán sao cho công trình làm việc chắc chắn, cấp nước an toàn và tổn thất mực nước qua ống nhỏ. Để đảm bảo cho công trình làm việc an toàn số lượng ống nên chọn tối thiểu là hai Đường ống nên đặt thẳng, tránh đến mức tối thiểu các đoạn ống thay đổi hướng để giảm tổn thất thuỷ lực Vận tốc nước chảy trong ống nên chọn sao cho không gây lắng đọng. Tuy nhiên cũng không nên chọn vận tốc quá lớn vì như vậy có thể làm tăng độ sâu đặt công trình thu. Theo kinh nghiệm, giá trị vận tốc nên chọn trong khoảng 0,7 ¸ 1,5m/s ta chọn v = 1m/s Chọn hai ống tự chảy lưu lượng mỗi ống tự chảy là Vận tốc ống ta chọn v = 1m/s Đường kính ống tự chảy là Chọn đường kính ống tự chảy là Æ450mm Thử lại với đường kính ống Æ450mm : Vậy ta đường kính ống tự chảy là 450mm = 0,45m Ống tự chảy được đặt dốc vào công trình thu i = 0,5% Tổn thất thủy lực trong ống tự chảy được xác định theo công thức : Trong đó: L : Chiều dài ống tự chảy chọn đường dài ống tự chảy là L = 50m g : Gia tốc trọng trường g = 9.8m/s2 Tra theo bảng tính toán thủy lực của Sevelep với Q = 144.675/s = 0,145m3/s, đường kính ống tự chảy là D = 450mm và chiều dài ống L = 50m V : Vận tốc nước chảy trong ống. V = 0,92l/s x : Hệ số tổn thất cục bộ x = 0,1134 i : Tổn thất đơn vị theo chiều dài 1000i = 2,63 Vậy : Côn thu nước : Với diện tích song chắn rác Bs x Ls = 0,72 x 0,72 vậy thể chọn miệng côn thu nước có đường kính Æ750mm. Với đường kính ống tự chảy là Æ450mm. Vậy ta chọn côn thu có đường kính là Æ750 x Æ450mm Rửa ống tự chảy : Khi tính ống tự chảy, vận tốc nước trong ống được chọn là vận tốc không gây lắng cặn. Trong thực tế chế độ thủy văn của sông luôn thay đổi, hàm lượng cặn trong nước cũng thay đổi nên không tránh khỏi hiện tượng lắng cặn trong đường ống. Vì vậy cần định kỳ tẩy rửa. Có hai phương pháp rửa là rửa thuận và rửa ngược. Ta sử dụng phương pháp rửa thuận. Phương pháp rửa thuận là dòng nước rửa cùng chiều với dòng nước khi làm việc bình thường. Trong trường hợp này ống đặt dốc về phía ngăn thu. Khi rửa đóng bớt 1/3 ¸ 1/2 số ống. Các ống còn lại phải làm việc tăng cường, vận tốc nước trong ống tăng, cặn lắng sẽ được tẩy rửa. Thời gian tẩy rửa phụ thuộc vào lượng cặn lắng và vận tốc rửa. Rửa theo phương pháp này có ưu điểm là đơn giản trong quản lý và không làm giảm lưu lượng của công trình trong thời gian rửa. Nhưng nhược điểm là nếu ống dài, mực nước trên sông thấp thì không tạo được vận tốc rửa cần thiết nên thời gian rửa kéo dài. Ngăn thu – ngăn hút : Công trình thu nước dù là kiểu ven bờ hay xa bờ cũng đều có ngăn thu, ngăn hút. Thường thì mỗi ngăn thu tương ứng có một ngăn hút. Số lượng ngăn thu, ngăn hút chọn phụ thuộc vào lưu lượng công trình. Nên chọn tối thiểu hai ngăn thu và ngăn hút để tăng độ tin cậy làm việc của công trình và có thể luân phiên thau rửa các ngăn. Trong ngăn thu bố trí song chắn rác, thang lên xuống, thiết bị tẩy rửa. Trong ngăn hút bố trí lưới chắn rác, ống hút của máy bơm cấp một, thang lên xuống, thiết bị tẩy rửa. Trong gian quản lý bố trí thiết bị nâng, thiết bị điều khiển, tẩy rửa, thiết bị vớt rác và có thể có cả song chắn rác và lưới chắn rác dự trữ. Kích thước ngăn đước xác định dựa vào yêu cầu bố trí thiết bị và điều kiện thi công. Dùng lưới chắn phẳng nên kích thước mặt bằng của ngăn thu có thể xác định như sau: Chiều dài ngăn thu A1 = 1,6 ¸ 3m chọn A = 2m Chiều rộng ngăn thu B1 = Bl + 2e Với Bl chiều rộng lưới chắn rác Bl = 1,1m, e = 0,4 ¸ 0,6m chọn e = 0,5m Vậy chiều rộng ngăn thu là B1 = 1,1 + 2 x 0,5 = 2,1m Kích thước mặt bằng ngăn hút có thể xác định như sau Chiều rộng : B2 ³ 3Df Df : Đường kính phễu hút lấy đường kính phễu hút Df = (1,3 ¸ 1,5)Dh Dh : Đường kính ống hút và được xác định theo công thức : Trong đó: Qh : Lưu lượng của một ống hút. Theo thiết kế chọn 3 ngăn hút trong đó 2 làm việc và 1 dự phòng nên lưu lượng của một ống hút làm việc là : Vận tốc nước chảy qua ống là từ 1,2 ¸ 2m/s ta chọn v = 1,2m/s Vậy đường kính của ống hút là Ta chọn đường kíng ống hút là Dh = 400mm sử dụng ống thép : Đường kính phễu hút là Df = (1,3 ¸ 1,5)Dh chọn Df = 1,5Dh = 1,5 x 400 = 600mm Khoảng cách giữa hai phễu hút kề nhau tối thiểu là (1,5 ¸ 2)Df chọn 1,5Df Vậy khoảng cách giữa hai phễu hút kề nhau là 1,5 x 600 = 900mm = 0,9m Khoảng cách từ phễu hút đến tường tối thiểu là (0,5 ¸ 1)Df chọn 0,75Df Vậy khoảng cách từ phễu hút đến tường là 0, 75 x 600 = 450mm = 0,45m Chiều dài ngăn hút lấy A2 = 1,5 ¸ 3m tùy theo đường kính có thể chọn là A2 = 2m Kích thước mặt đứng công trình : Khoảng cách từ mép dưới công trình đến đáy hồ từ 0,7 ¸ 1m ta chọn h1 = 1m Khoảng cách từ mép dưới cửa đặt lưới đến đáy công trình từ 0,5 ¸ 1m chọn h2 = 0,5m Khoảng cách từ mực nước thấp nhất đến mép trên cửa h3 ³ 0,5m chọn h3 = 0,5m Khoảng cách từ mực nước thấp nhất đến miệng vào phễu hút h6 ³ 0,5 và h6 ³ 1,5Df = 1,5 x 0,6 = 0,9 ³ 0,5m thoả điều kiện vậy ta chọn h6 = 1m Khoảng cách từ mực nước cao nhất đến sàn công tác h4 ³ 0,5m chọn h4 = 0,5m Khoảng cách từ đáy ngăn hút đến miệng vào phễu hút h5 ³ 0,5m và h5 ³ 0,8Df = 0,8 x 0,6 = 0,48m, chọn h5 = 0,5m Cao trình mực nước trong ngăn thu và ngăn hút : Cao trình mực nước của hồ là : Mực nước cao nhất : Ñmax = 15,0 m Mực nước thấp nhất : Ñmin = 8,2 m (ứng với mực nước chết trong hồ chứa) Cao độ đáy hồ : Ñđáy = 5,5 m Sơ bộ có thể lấy tổn thất qua song chắn rác và lưới chắn rác là hs = hl = 0,05m Cao trình mực nước trong ngăn thu là : Khi mực nước hồ xuống mức thấp nhất thì nước thô được chuyền tải theo ống tự chảy vào. Vậy với tổn thất thủy lực trong ống tự chảy là H = 0,018m Cao trình mực nước trong ngăn hút : Hình 7: Mặt đứng công trình thu và trạm bơm cấp 1 Trạm bơm cấp I : Trạm bơm cấp một bơm nước từ công trình thu đưa lên trạm xử lý. Nó có thể là các trạm bơm giếng khoan, các trạm bơm bơm nước từ các công trình thu nước sông hồ… Trạm bơm cấp một yêu cầu cấp nước liên tục, không được gián đoạn một giây phút nào. Nếu cấp nước gián đoạn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghệ, chất lượng sản phẩm hoặc gây ra các thiệt hại đáng kể về kinh tế, chính trị. Trạm bơm cấp một nước mặt có kết cấu đa dạng và phức tạp do độ dao động mực nước trên sông hồ giữa mùa lũ và mùa kiệt tương đối lớn nên trạm bơm cấp một thường xây dựng theo kiểu chìm hoặc nửa chìm Trạm bơm cấp một làm việc điều hoà nên lưu lượng bơm lên trạm bơm cấp một được xác định theo công thức : Trong đó: b : Hệ số kể đến lượng nước dùng cho các nhu cầu chưa tính hết và lượng nước dự phòng cho rò rỉ, thất thoát trên mạng lưới thường lấy từ 1,15 ¸1,3 ta chọn b = 1,2 c : Hệ số kể đến lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý. Thường lấy từ 1,05 ¸ 1,06 ta chọn c = 1,05 : : Lưu lượng tiêu thụ trong ngày trong giờ dùng nước lớn nhất của khu vực = 25.000m3/ngày = 1.041,67m3/h = 289,4l/s T : thời gian làm việc trong ngày của trạm bơm cấp một. Vì trạm bơm làm việc điều hoà, và làm việc liên tục nên thời gian làm việc của trạm bơm là T = 24h Lưu lượng của trạm bơm cấp một là: Chọn trạm bơm cấp một sử dụng 4 bơm trong đó 3 bơm làm việc và 1 bơm dự phòng. Vậy lưu lượng của một máy bơm làm việc là : Số máy bơm đặt trong trạm là 4 bơm nên ta chọn dùng 2 ống hút chung và 2 ống đẩy chung. Ống hút của trạm bơm có độ dốc i = 0,005 về phía máy bơm. Tại vị trí thay đổi đường kính ống ta đặt côn xiên Cột áp của trạm bơm cấp một : Xác định cột áp của trạm bơm cấp một dựa vào sơ đồ bố trí của trạm bơm. Trạm bơm cấp một bơm nước lên trạm xử lý nên cột áp toàn phần của trạm bơm được xác định Trong đó: Hdh : Chiều cao bơm nước địa hình, được xác định bằng hiệu cao trình mực nước cao nhất trên trạm xử lý và cao trình mực nước thấp nhất trong ngăn hút của công trình thu. Hdh = 37,6 – 8,2 = 29,4m hh : Tổng tổn thất thủy lực trên đường ống hút kể từ phễu hút đến máy bơm. Các giá trị tổn thất trên đường ống hút bao gồm tổn thất dọc đường và tổn thất cục bộ. Xác định theo công thức : Trong đó: i : Tổn thất đơn vị theo chiều dài. Tra theo bảng tra thủy lực của Sêvêlep với lưu lượng Q = 144.65l/s, đường kính ống hút là Dh = 400mm vậy V =1,15 và1000i = 4,71 Sx : Tổng hệ số tổn thất cục bộ. Phụ thuộc vào hình dáng, loại chi tiết gây tổn thất. hệ số tổn thất cục bộ của các loại thiết bị chi tiết là : Côn thu sử dụng một côn thu nên x = 0,1 Khóa sử dụng hai khoá nên x = 2 x 1 = 2 Phễu hút sử dụng một phễu hút nên x = 0,5 Tê sử dụng hai tê nên x = 2 x 1,5 =3 Cút 900 sử dụng một cút nên x = 0,5 Vậy L : Chiều dài ống hút, L = 8m V : Vận tốc nước chảy trong ống V = 1,15m2/s g : Gia tốc trọng trường g = 9.8m/s2 Tổn thất thuỷ lực của ống hút là hd : Tổng tổn thất thủy lực trên đường ống đẩy kể từ máy bơm đến trạm xử lý được xác định theo công thức Trong đó i : Tổn thất đơn vị theo chiều dài. Tra theo bảng tra thủy lực của Sêvêlep với lưu lượng Q = 144.65l/s, vận tốc ống đẩy theo bảng 7 điều 7.15 TCN 33 -2006 V = 1 – 3(m/s) vậy với Vh = 1,15(m/s) ta chọn Vd = 1,15(m/s) vậy đường kímh ống đẩy là Dd = 400mm và 1000 i = 4,71 và có x = 0,2085 Sx : Hệ số tổn thất cục bộ Sx = 0,2085 L : Chiều dài ống hút, L = 6000m V : Vận tốc nước chảy trong ống V = 1,15m2/s g : Gia tốc trọng trường g = 9.8m/s2 Tổn thất thuỷ lực của ống hút là Cột áp toàn phần của trạm bơm cấp I được xác định là : H = 29,4 + 0,45 + 2,84 = 32,69 m Hình 8: Mặt bằng công trình thu và trạm bơm cấp 1 Chuẩn bị hóa chất Trước khi cho vào nước các chất phản ứng phải hoà thành dung dịch qua các giai đoạn hoà tan, điều chỉnh nồng độ rồi chứa trong bể hoặc thùng tiêu thụ. Bể hòa trộn hóa chất Dung tích bể hoà trộn tính theo công thức : Trong đó : q : Lưu lượng nước xử lý (m3/h) q = Qtong = 289m3/s = 1.040,4m3/h p : Liều lượng hoá chất dự định cho vào nước. Liều lượng phèn cho vào nước p = PP = 35(g/m3) n : Số giờ giữa hai lần hoà tan đối với trạm công suất 10.000 ¸ 50.000m3/ngay nên có thời gian giữa các lần hoà tan là n = 8 ¸ 12 giờ chọn n = 8 giờ bh : Nồng độ dung dịch hoá chất trong thùng hoà trộn tính bằng %. (theo điều 6.20 TCVN 33 – 2006) nồng độ phèn trong bể hoà trộn lấy bằng 10 ¸ 17% chọn bh = 10% g : Khối lượng riêng của dung dịch lấy g = 1T/m3. Vậy dung tích bể hoà trộn là Chọn hai bể hoà trộn kích thước của mỗi bể là B1 x L1 x H1 = 1,1 x 1,3 x 1 Chiều cao an toàn mực nước trong bể hoà trộn là từ 0,3 ¸ 0,5 ta chọn 0,5. Vậy chiều cao xây dựng của bể hoà trộn là Bể tiêu thụ hoá chất Dung tích bể tiêu thụ Trong đó: bt : Nồng độ dung dịch hoá chất trong thùng tiêu thụ. (theo điều 6.20 TCVN 33 – 2006) nồng độ dung dịch phèn trong bể tiêu thụ lấy bằng 4 ¸ 10% tính theo sản phẩm không ngậm nước lấy bt = 5% Vậy : Theo điều 6.21 TCVN 33 – 2006 cấu tạo bể hoà tan phải đảm bảo khả năng dùng phèn sạch và phèn không sạch. Số bể tiêu thụ không được nhỏ hơn hai, vậy chọn hai bể tiêu thụ. Dung tích mỗi bể là 2,91m3 Kích thước của mỗi bể là B2 x L2 x H2 = 1,2 x 1,7 x1,45 Chiều cao an toàn mực nước trong bể tiêu thụ là từ 0,3 ¸ 0,5 ta chọn 0,3. Vậy chiều cao xây dựng của bể tiêu thụ là Máy quạt gió và ống dẫn khí nén : Có hai bể tiêu thụ làm việc đồng thời. Tổng diện tích hai bể là Lưu lượng gió cần phải cung cấp thường xuyên cho bể tiêu thụ là : Trong đó : Wt : Cường độ sục khí trong bể tiêu thụ Wt = 5l/s.m2 Ft : Diện bể tiêu thụ Ft = 4,08m2 Vậy lưu lượng gió cần xác định là Tổng lưu lượng gió cần sử dụng cho cả hai bể hoà trộn và bể tiêu thụ là : Để phân phối không khí cần dùng ống có lỗ bằng vật liệu chụi axit. Tốc độ không khí trung bình lấy bằng 10 – 15m/s Đường kính ống gió chính được xác định là Trong đó v : Tốc độ gió trong ống nằm trong khoảng từ 10 – 15m/s ta chọn v = 15m/s Qg : Lưu lượng gió cần sử dụng cho cả hai bể hoà trộn và tiêu thụ Qg = 2,94l/s Vậy đường kính ống gió chính là Chọn đường kính ống là Do = 65mm Thử lại với vận tốc Thỏa với vận tốc gió trong không khí theo quy phạm vậy đường kính ống dẫn gió chính là 65mm Đường kính ống dẫn gió đến thùng hoà trộn : Trong đó Qh : Lưu lượng gió sử dụng cho bể hoà trộn Qh = 1,716l/s V : Vận tốc gió trong ống từ 10 – 15m/s chọn v =15m/s Vậy đường kính ống dẫn gió đến thùng hoà trộn là : Vậy ta chọn đường kính ống dẫn gió đến thùng hoà trộn là 50mm Đường kính ống dẫn gió đến đáy thùng hoà trộn Qh : Lưu lượng gió sử dụng cho bể hoà trộn Qh = 1,716l/s v : Vận tốc gió trong ống từ 10 – 15m/s chọn v = 15m/s Vậy đường kính ống dẫn gió đến thùng hoà trộn là : Vậy ta chọn đường kính ống dẫn gió đến đáy thùng hoà trộn là 35mm Đường kính ống nhánh dẫn gió vào thùng hoà trộn : thiết kế ba nhánh Qnh : Lưu lượng gió sử dụng cho bể hoà trộn v : Vận tốc gió trong ống từ 10 – 15m/s chọn v =15m/s Vậy đường kính ống dẫn gió đến thùng hoà trộn là : Vậy ta chọn đường kính ống nhánh dẫn gió đến là 20mm Tính số lỗ khoan trên giàn ống gió ở bể hoà trộn : Theo TCVN 33 – 2006 Tốc độ không khí qua lỗ bằng 20 – 30m/s chọn v = 25m/s Đường kính lỗ bằng 3 – 4mm chọn d = 3mm Lỗ phải hướng xuống dưới, áp lực không khí ép từ 1 – 1,5at Chiều dài ống nhánh L1 = 1,3m Diện tích lỗ : Tổng diện tích các lỗ trên một ống nhánh: Trong đó Qnh : Lưu lượng gió qua ống nhánh Qnh = 0,286l/s = 0,0048l/phút v : Vận tốc không khí qua lỗ v = 25m/s Vậy diện tích lỗ là Số lỗ trên một ống nhánh là Vậy ta chọn số lỗ trên một ống nhánh là 27 lỗ. Khoan một hàng lỗ vậy khoảng cách giữa các lỗ là Bể hoà tan và bể trộn phèn được thiết kế với tường đáy nghiêng một góc 45 – 500 so với mặt phẳng nằm ngang chọn góc nghiêng là 450. Để xả cặn và xả kiệt bể phải bố trí ống có đường kính không nhỏ hơn 150mm Đáy bể tiêu thụ phải có độ dốc không nhỏ hơn 0,005 về phía ống xả. Ống xả phải có đường kính không nhỏ hơn 100mm chọn đường kính ống xả là 150mm. Ống dẫn dung dịch đã điều chế phải đặt cách đáy 100 – 200mm chọn cách đáy là 150mm Mặt trong bể hoà trộn và bể tiêu thụ phải được bảo vệ bằng lớp vật liệu chụi axit để chống tác dụng ăn mòn của dung dịch phèn Để bơm dung dịch phèn phải sử dụng bơm chụi được axit hoặc ejecto. Tất cả đường ống hoá chất phải làm bằng vật liệu chụi axit. Kết cấu ống dẫn hóa chất phải đảm bảo khả năng xúc rửa nhanh Hình 9: Cấu tạo bể trộn và tiêu thụ phèn Kho dự trữ hoá chất : Hoá chất dùng cho việc xử lý nước cần phải được dự trữ đảm bảo có thể sử dụng liên tục. Lượng hoá chất dự trữ phải đủ cho 1 – 2 tháng tiêu thụ. Đối với nhà máy lớn tối thiểu phải dự trữ đủ cho 15 ngày. Kho chứa hoá chất phải khô ráo, có mái che. Diện tích sàn kho có thể xác định Trong đó: Q : Công suất trạm xử lý Q = 25.000m3/ngay đêm P : Liều lượng phèn tính toán P = 35g/m3 T : Thời gian giữa hoá chất trong kho chọn T = 30 ngày a : Hệ số tính đến diện tích đi lại và các thao tác trong kho a = 1,3 Go : Khối lượng riêng của hoá chất thường lấy bằng 1,1tấn/m3 Pk : Độ tinh khiết của hoá chất lấy Pk = 80% h : Chiều cao cho phép của lớp hoá chất sử dụng phèn nhôm cục nên h = 2m Vậy diện tích sàn kho là Diện tích của kho hóa chất : Bhc x Lhc = 4 x 5 Kho chứa hoá chất phải lợp mái để chống bụi và mưa, phải thuận tiện cho việc bốc dỡ hoá chất từ các phương tiện vận chuyển xuống kho, phải đặt các thiết bị để cơ khí hoá các thao tác trong kho. Thiết bị định lượng hoá chất vào nước : Các hoá chất thường dùng trong xử lý nước thường được định lượng vào nước dưới dạng dung dịch lỏng. Thiết bị định lượng có nhiệm vụ điều chỉnh tự động lượng hóa chất cần thiết đưa vào nước theo quản lý. Hoá chất sử dụng trong quá trình xử lý nước là phèn nên thiết bị định lượng phèn có thể đặt trong nhà. Thiết bị dùng để chuyển dung dịch phèn trước khi đưa vào bể trộn ta chọn thiết bị tự chảy vào bể trộn, vì đây là thiết bị sử dụng cho trạm có công suất vừa và lớn và sẽ giảm bớt chi phí cho quá trình bơm dung dịch pha trộn xuống bể trộn. Bể trộn cơ khí: So với khối lượng nước xử lý, lượng hoá chất sử dụng thường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng vài chục triệu phần. Mặt khác phản ứng của chúng lại xảy ra rất nhanh chóng ngay sau khi tiếp xúc với nước. Vì vậy cần phải khuấy trộn để phân phối nhanh và đều hoá chất ngay khi cho chúng vào nước. Mục tiêu của quá trình trộn là đưa các phần tử hoá chất vào trạng thái phân tán đều trong môi trường nước khi phản ứng xảy ra đồng thời tạo điều kiện tiếp xúc tốt nhất giữa chúng với các phần tử tham gia phản ứng, việc này được thực hiện bằng cách khuấy trộn để tạo ra dòng chảy rối trong nước. Hiệu quả của quá trình trộn phụ thuộc vào cường độ và thời gian khuấy trộn. Đặc biệt khi pha phèn vào nước nếu cường độ khuấy trộn quá nhỏ thì không đạt yêu cầu phân phối hoá chất, nếu quá lớn sẽ làm cho các phần tử tham gia phản ứng trượt khỏi nhau khi tiếp xúc. Cường độ khuấy trộn phụ thuộc trực tiếp vào năng lượng tiêu hao. Để tạo dòng chảy rối ta sử dụng bể trộn cơ khí. Nguyên lý hoạt động bể trộn cơ khí : Trộn cơ khí là dùng năng lượng của cánh khuấy để tạo ra dòng chảy rối. Việc khuấy trộn tthường được tiến hành trong các bể trộn hình tròn hoặc hình vuông. Với tỉ lệ chiều cao và chiều rộng là 2 : 1. Bể trộn cơ khí có ưu điểm hơn các loại bể trộn thủy lực là có thể điều chỉnh cường độ khuấy trộn theo ý muốn. Thời gian khuấy trộn ngắn nên dung tích bể trộn nhỏ, tiết kiệm được vật liệu xây dựng. Tuy nhiên bể trôn cơ khí có nhược điểm là phải có máy khuấy và các thiết bị cơ khí, đòi hỏi người quản lý vận hành phải có trình độ nhất định. Bể trộn cơ khí thường áp dụng cho các trạm xử lý có công suất vừa và lớn, có mức độ cơ giới hoá cao. Với công suất của trạm xử lý là Q = 25000m3/ngđ và mức độ cơ giới ngày càng cao nên chọn bể trộn cơ khí trong công nghệ xử lý nước là hợp lý. Tính toán bể trộn cơ khí là Thể tích của bể trộn được xác định : Trong đó : Q : Lưu lượng nước thô cần xử lý Q = 25.000m3/ngay.đêm = 0,289m3/s n : Số lượng bể trộn ta sử dụng một bể trộn nên có n = 1 T : Thời gian lưu nước trong bể trộn cơ khí tacó T từ 45 ¸ 90s theo TCVN 33 – 2006. ta chọn thời gian lưu nước là T = 45s Vậy thể tích của bể trộn là : Bể trộn cơ khí thường thiết kế kiểu hình tròn hoặc hình vuông nên Bbt = Lbt Kích thước của bể trộn là Bbt x Lbt x Hbt = 1,9 x 1,9 x 3,65 Ta sử dụng bể trộn hình tròn Cường độ khuấy trộn theo gradient : Vậy năng lượng cần thiết để cho cánh khuấy có thể chuyển động trong nước được xác định theo công thức Trong đó: P : Năng lượng cần thiết m : Độ nhớt động lực của nước (N.s/m2). Đối với nước có nhiệt độ trung bình 200C m = 0,001 (N.s/m2). V : Thể tích của bể trộn (m3). V = 13,005m3 G : Cường độ khuấy trộn theo Gradient tốc độ (s-1) . Bể trộn cơ khí cường độ khuấy trộn theo Gradient tốc độ từ 500 ¸ 1.500s-1. Ta chọn G = 800(s-1) Vậy năng lượng cần thiết để cho cánh khuấy trộn có thể hoạt động Số vòng quay trong một giây được xác định Từ công thức tính năng lượng cần tiết của cánh khuấy : Nên số vòng quay được xác định theo công thức : Trong đó: P : Là năng lượng cần thiết (W). Với P = 1.323,2/s r : Khối lượng riêng của chất lỏng (kG/m3) r = 1(kG/m3) D : Đường kính cánh khuấy (m), đường kính cánh khuấy D £ ½ Bbt = ½ x 1,1 = 0,55m. Vậy ta chọn đường kính cánh khuấy là D = 0,5m K : Hệ số sức cản của nước, phụ thuộc vào kiểu cánh khuấy, lấy theo số liệu của Rushton. Ta chọn cánh khuấy tuabin bốn cánh nghiêng 450 vậy K = 1,08 Số vòng quay trong một giây của cánh khuấy trộn là : n : Số vòng quay trong một giây (vg/s). Ta sử dụng cánh khuấy tuabin bốn cánh nghiêng 450 nên số vòng quay là từ 50 ¸ 500 vg/s, Máy khuấy đặt cách đáy h = D = 1m Chiều rộng cánh khuấy bằng 1/5 đường kính cánh khuấy b = 1/5D = 1/5 x 1 = 0,2m Chiều dài cánh khuấy bằng 1/5 đường kính cánh khuấy b = 1/4D = 1/4 x 1 = 0,25m Ống dẫn nước từ bể trộn sang bể tiếp theo có vận tốc từ 0,8 ¸ 1m/s ta chọn v = 1m/s. Đường kính ống với lưu lượng là Q = 296l/s và vận tốc là 1m/s ta tra theo bảng tra thủy lực có đường kính ống là D = 500mm . Thời gian lưu nước lại trong ống không quá 2 phút Hình 10: Cấu tạo bể trộn cơ khí Bể lọc tiếp xúc : Nguyên lý hoạt động: Bể lọc được dùng để lọc một phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước tùy thuộc vào yêu cầu đối với chất lượng nước của các đối tượng dùng nước. Bể lọc gồm : Vỏ bể, lớp vật liệu lọc, hệ thống thu nước lọc và phân phối nước rửa, hệ thống dẫn nước vào bể lọc và thu nước rửa lọc. Quá trình lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với chiều dầy nhất định đủ để giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong nước. Trong dây chuyền xử lý nước ăn uống sinh hoạt, lọc là giai đoạn cuối cùng để làm trong nước triệt để . Hàm lượng cặn còn lại trong nước sau khi qua bể lọc phải đạt tiêu chuẩn cho phép là phải nhỏ hơn hoặc bằng 3mg/l. Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại làm tốc độ giảm dần. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc phải thổi rửa bể lọc bằng nước hoặc gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Bể lọc luôn luôn phải hoàn nguyên. Chính vì vậy quá trình lọc nước được đặc trưng bởi hai thông số cơ bản là tốc độ lọc và chu kỳ lọc. Tốc độ lọc là lượng nước được lọc qua một đơn vị diện tích bề mặt của bể lọc trong một đơn vị thời gian (m/h) Chu kỳ lọc là khoảng thời gian giữa hai lần rửa bể lọc T (h) Để thực hiện quá trình lọc ta sử dụng bể lọc tiếp xúc hay còn gọi là bể lọc ngược tức là nước chảy qua vật liệu lọc từ dưới lên. Bể lọc tiếp xúc được sử dụng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt có dùng chất phản ứng đối với nguồn nước có hàm lượng cặn đến 150mg/l và có độ màu đến 150 platim – coban với công suất bất kỳ. Khi dùng bể lọc tiếp xúc dây chuyển xử lý nước mặt sẽ không cần có bể phản ứng và bể lắng . Hỗn hợp nước phèn sau khi qua bể trộn sẽ vào thẳng bể lọc tiếp xúc. Các thông số tính toán của bể lọc tiếp xúc Xác định diện tích của bể lọc trong trạm xử lý theo công thức : Trong đó: Q : Công suất hữu ích của trạm (m3/ngay). Công suất hữu ích bằng công suất xử lý của trạm vậy Q = 25.000(m3/ngay) T : Thời gian làm việc của trạm trong ngày đêm. Trạm xử lý làm việc liên tục trong ngày nên T = 24h Vtb : Tốc độ lọc tính toán ở chế độ làm việc bình thường. Theo bảng 6.18 điều 6.143 TCVN 33 – 2006 số lượng bể lơn hơn 6 bể nên Vtb = 5(m/h) a : Số lần rửa mỗi một bể trong một ngày đêm ở chế độ làm việc bình thường. Theo điều 6.102 TCVN 33 – 2006 ta chọn a = 2 W : Cường độ nước rửa. Theo bảng 6.13 điều 6.115 TCVN 33 – 2006 với đường kính hiệu dụng là 0,9 – 1,1 độ nở tương đối của vật liệu lọc là 25% và cường độ rửa bể lọc là 16 – 18(l/s-m2). Ta chọn W = 16 (l/s - m2) t1 : Thời gian rửa (h). Theo bảng 6.13 điều 6.115 TCVN 33 – 2006 thời gian rửa bể lọc là 5 – 6 phút. Chọn t1 = 5 phút t2 : Thời gian ngừng bể lọc để rửa. Theo điều 6.102 t2 = 0,35h Theo điều 6.104 TCVN 33 – 2006 số lượng bể không được nhỏ hơn hai vậy với tổng diện tích của bể lọc là 219,42m2 thể chọn số bể lọc là Vậy ta chọn số bể lọc là 8 bể. Tính tốc độ lọc tính toán ở chế độ làm việc tăng cường Vtc được xác định theo công thức : Trong đó: Vtb : Tốc độ lọc tính ở chế độ làm việc bình thường. Theo bảng 6.18 điều 6.143 TCVN 33 – 2006 Vtb = 5(m/h) N : Số bể lọc của trạm xử lý. N = 8 bể N1 : Số bể lọc ngừng lại để sửa chữa. có thể chọn N1 = 1 bể Vậy tốc độ lọc tính ở chế dộ làm việc tăng cường là : Vậy diện tích của một bể là : Chọn kích thước bể là Bbl x Lbl = 5 x 5,5m Tổn thất áp lực trong bể lọc được xác định. Đây là sử dụng bể lọc tiếp xúc nên theo điều 6.106 TCVN 33 – 2006 tổn thất áp lực được lấy bằng 3 – 3,5m ta chọn tổn thất áp lực của bể lọc là 3m Theo điều 6.107 TCVN 33 – 2006. Chiều cao lớp nước trên mặt lớp lọc trong bể lọc hở không lấy nhỏ hơn 2m. Khi ngừng bể để rửa lọc với số bể trong trạm là xử lý là8 bể tốc độ lọc trong bể được phép tăng lên đến 20%. Vậy chiều cao phụ Hph được xác định theo công thức : Trong đó: W : Khối lượng nước tích lũy trong thời gian một lần rửa bể lọc. Ta sử dụng 8 bể lọc mà khối lượng nước cần lọc là Q = 25.000m3/ngđ = 17,36m3/phút. Vậy dung tích nước một bể lọc có cần phải lọc là : Số bể lọc ngưng rửa cùng lúc là 2 bể vậy khối lượng nước tích luỹ trong một lần rửa bể là W = 2 x W1 = 2 x 2,17 = 4,34m3 SF : Tổng diện tích tổng cộng của nhưng công trình tích lũy nước, diện tích của một bể là F1=7,43m2. Ta ngừng cùng lúc 2 bể để rửa lọc nên số bể hoạt động là 4 bể diện tích tổng cộng của những công trình tích lũy nước là F = 6 x F1 = 6 x 27,43 = 164,58m2 Vậy chiều cao phụ của bể được tính là : Theo điều 6.154 TCVN 33 – 2006 xác định cỡ hạt và chiều dày của lớp đỡ khi dùng hệ thống phân phối trở lực lớn lấy theo bảng 6.12 TCVN 33 – 2006 chọn cỡ hạt là 2 – 5mm vậy chiều dày các lớp đỡ là 300 – 400mm ta chọn chiều dày lớp đỡ là 400mm Vật liệu lọc sử dụng cát thạch anh theo điều 6.149 TCVN 33 – 2006 lấy chiều dày lớp vật liệu lọc là từ 2 – 2,3m chọn chiều dày lớp vật liệu lọc là 2m đường kính hiệu dụng của hạt bằng 1 – 1,3mm, hệ số không đồng nhất đến 2 và cỡ hạt vật liệu lọc của bể lọc tiếp xúc bằng 0,7 – 2mm Khoảng cách từ đáy ống phân phối đến đáy bể lọc phải lấy bằng 80 – 100mm chọn khoảng cách này là 80mm Vật liệu lọc sử dụng sỏi từ nhỏ đến lớn làm vật liệu đỡ. Hệ thống thu nước lọc và phân phối nước rửa lọc ta sử dụng hệ thống ống khoan lỗ gồm các ống chính và ống nhánh khoan lỗ ghép với nhau thành hình xương cá Rửa bể lọc ta sử dụng biện pháp rửa gió nước kết hợp vậy cỡ hạt của lớp đỡ là từ 2 – 5mm và chiều dày lớp đỡ là 300 – 400mm mỗi lớp. Chế độ rửa theo điều 6.155 TCVN 33 – 2006 thổi gió trong 1 – 2 phút, rửa phối hợp gió và nước với cường độ nước 2 – 3l/s.m2 trong 6 – 7 phút và sau cùng rửa bằng nước với cường độ 6 – 7 l/s.m2 trong 6 – 4 phút. Tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối bằng ống khoan lỗ của bể lọc được xác định : Trong đó: Vc : Tốc độ ở đầu ống chính (m/s). Theo điều 6.111 TCVN 33 – 2006 tốc độ nước ở đầu ống chính là từ 1 – 2m/s chọn Vc = 1,5m/s Vn : Tốc độ ở đầu ống nhánh tốc độ ở đầu ống nhánh theo TCVN 33 – 2006 tốc độ ở đầu ống nhánh trong khoảng 1,6 – 2m/s chọn Vn = 1,8m/s x : Hệ số sức cản. Theo điều 6.95 TCVN 33 – 2006 Trong đó: W : Tỉ số giữa tổng diện tích các lỗ trên ống và diện tích tiết diện ngang ở cuối ống 0,15 £ W £ 2 chọn W = 1 Vậy Tổn thất áp lực trong ống phân phối là Theo tiêu chuẩn tổn thất áp lực không được lớn hơn 7m cột nước vậy h = 0,93m là đạt yêu cầu Đường kính ống dẫn nước rửa lọc. lưu lượng nước rửa lọc của một bể là Chọn đường kính ống là 400mm. Vận tốc nước chảy trong ống được xác định Cường độ rửa gió thuần túy là W = 16l/s.m2. Tốc độ gió trong ống dẫn V = 15m/s Lưu lượng gió tính toán cho 1 bể lọc Đường kính ống dẫn gió chính Hệ thống thu rửa lọc. Để thu và dẫn nước rửa phải thiết kế máng thu. Tính toán diện tích tiết diện ngang của máng dẫn của hệ thống ống phân phối trở lực phải lấy cố định cho cả chiều dài. Tốc độ nước chảy trong máng dẫn nước nước rửa đến bể lọc cần lấy từ 1,5 – 2m/s, ở đầu ống phân phối chính 1 – 2m/s, ở đầu ống nhánh 1,6 – 2m/s. Theo điều 6.117 TCVN 33 – 2006 để thu và dẫn nước rửa phải thết kế các máng có tiết điện nửa tròn hay năm cạnh và các thiết bị khác, khoảng cách giữa các tim máng kề nhau không được lớn hơn 2,2m và chiều rộng máng đước xác định Trong đó: Qm : Lưu lượng nước rửa tháo theo máng a : Tỉ số giữa chiều cao của phần chữ nhật với nửa chiều rộng của máng lấy bằng 1 – 1,5 ta chọn a = 1,2 K : Hệ số lấy bằng 2 Tính toán khử trùng nước : Tính toán khử trùng nước cần dựa vào yêu cầu chất lượng nước được sử dụng. Ta sử dụng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư nên ta sử dụng phương pháp khử trùng bằng Clo. Theo điều 6.160 hóa chất Clo dùng để khử trùng nước cần phải cho vào đường ống dẫn nước đã lọc (đường ống dẫn nước trong khi chảy vào bể chứa). Theo điều 6.162 TCVN 33 – 2006 lượng Clo cần để khử trùng nước có thể xác định là : đối với nước mặt ta lấy 2 – 3mg/l ta chọn lượng Clo đưa vào nước là 2mg/l. Vậy lượng Clo cần sử dụng trong quá trình xử lý nước bao gồm cả lượng Clo dùng để Clo hóa sơ bộ và lượng Clo đưa vào nước sau quá trình xử lý là Trong đó: Lsb : Lượng Clo dùng để Clo hóa sơ bộ. Theo tính kết quả chọn trong phần tính toán lượng hóa chất đưa vào xử lý nước Lsb = 3mg/l Lkt : Lượng Clo đưa vào nước để khử trùng sau quá trình xử lý có Lkt = 2mg/l Vậy tổng lượng Clo cần sử dụng là : Nồng độ Clo tự do còn lại trong nước sau thời gian tiếp xúc từ 40 phút đến 1h tại bể chứa nước sạch không được nhỏ hơn 0,3mg/l và không lớn hơn 0,5mg/l hoặc nồng độ Clo liên kết không nhỏ hơn 0,8mg/l và không lớn hơn 1,2mg/l. Khi dự trữ nước trong bể chứa thì trong thời gian cho một bể ngưng hoạt động để sửa chữa cần phải tăng liều lượng Clo cho vào các bể còn lại lên gấp đôi so với bình thường. Lượng Clo sử dụng trong một giờ là để xử lý nước là : Trong đó: Q : Lưu lượng nước cần xử lý Q = 25.000m3/ngđ = 1.041,67m3/h LCl : Lượng Clo cần dùng để xử lý nước LCl = 5mg/l = 5.10-3kg/m3 Vậy lượng Clo cần sử dụng là : Theo điều 6.164 TCVN 33 – 2006 sự hóa hơi của Clo cần tiến hành trong bình, thùng hoặc thiết bị bay hơi riêng. Năng suất bốc hơi của Clo khi không đốt nóng thành bình ở nhiệt độ không khí bình thường trong phòng đối với bình đựng Clo từ 0,7 – 1kg/h ta chọn năng suất bốc hơi của Clo là 0,9kg/h Vậy số lượng bình đựng Clo cần sử dụng là : Trong đó: QCl : Lượng Clo sử dụng trong một giờ QCl = 5,21kg/h Cbh : Năng suất bốc hơi của Clo Cbh = 0,9kg/h Vậy số thùng đựng Clo cần sử dụng là : Vậy ta chọn số thùng đựng là 6 thùng Theo điều 6.169 TCVN 33 – 2006 lượng nước tính toán để cho Cloator làm việc lấy bằng 0,6m3 cho 1kg Clo Vậy lượng nước cần sử dụng cho trạm Clo là : Lượng nước Clo xả ra khi buồng định lượng Clo có sự cố phải cho qua bể có chứa chất khử axit Theo điều 6.172 TCVN 33 – 2006 để dẫn Clo phải sử dụng các loại ống đảm bảo độ kín và chụi được áp lực cần thiết. Khi vận chuyển khí Clo từ kho đến máy định lượng số ống dẫn không được nhỏ hơn 2 trong đó 1 ống dự phòng. Ống dẫn Clo và các phụ tùng được tính đối với áp lực công tác là 16kg/cm2 và áp lực thử nghiệm 23kg/cm2. Ống dẫn Clo cần có độ dốc chung 0,01 về phía thùng đựng Clo lỏngvà không được phép có các mối nối có thể tạo thành vật chắn thủy lực hoặc nút khí. Đường kính ống dẫn Clo được tính theo công thức : Trong đó: Q : Lưu lượng giây lớn nhất của Clo lỏng. Lấy lớn hơn lưu lượng trung bình giờ từ 3 – 5 lần ta chọn lấy lớn hơn lưu lượng trung bình là 3 lần. Vậy lưu lượng giây lớn nhất của Clo lỏng là : Trong lượng thể tích của Clo lỏng là 1,4T/m3 Vậy khối lượng của Clo là lỏng là Q = QCl – long x 1,4 = 0,434.10-3 x 1,4 = 0,0061m3/s V : Vận tốc trong đường ống clo lỏng nên V = 0,8m/s Vậy đường kính ống dẫn Clo là : Đường kính của ống dẫn Clo không được lớn hơn 80mm nên chọn đường kính ống dẫn Clo là d = 80mm Ống Clo phải sử dụng ống chụi được nước Clo. Các đoạn ống đặt hở ở ngoài thì cần phải có lớp bảo vệ chống tác dụng của ánh sáng mặt trơi, phải có trụ đỡ, nếu đặt trong phòng phải có giá đỡ gắn vào tường Để Clo hóa sơ bộ cần phải có kho chứa Clo tiêu thụ hàng ngày. Cần phải đảm bảo khả năng Clo hóa nước sơ bộ trước công trình xử lý và khả năng Clo hóa nước sau công trình xử lý để khử trùng. Phải đảm bảo khuấy trộn đều Clo cho vào nước xử lý Bể chứa : Tổng dung tích bể chứa là 4.650m3 chia làm 4 bể kích thuớc mỗi bể là Bể chứa xây dựng bằng bể tông cốt thép. Ta sử dụng đất đắp trên nắp bể chiều dày khoảng 200 – 300mm theo TCVN 33 – 2006. Bể chứa dùng chứa nước dùng cấp cho ăn uống sinh hoạt nên phải đảm nước lưu thông trong thời gian không quá 48 giờ và không nhỏ hơn 1 giờ. Cần phải bố trí ống đưa nước vào, ống dẫn nước ra, ống tràn ống xả kiệt, thiết bị thông gió, lỗ thăm bậc thang cho người lên xuống và vận chuyển trang thiết bị Đầu các đường ống dẫn nước vào bể phải làm loe miệng phễu với miệng nằm ngang mép phễu cao hơm mực nước cao nhất trong bể 50 – 100mm. Khi đặt ống qua thành bể phải đặt lá chắn thép để tránh nước thấm qua tường Trên đường ống dẫn nước ra đầu ống đặt trong bể cần bố trí côn thu. Mép nằm ngang của côn thu khi đặt trên đáy bể cũng như mép gờ trên của rốn bể cần phải cao hơn đáy bể > 50mm.Trên côn thu dẫn nước ra hay rốn thu cần bố trí tấm lưới chắn dạng ô cờ để loại trừ các xoáy nước rút khí vào ống khi mực nước trong bể xuống thấp. Đường kính của ống xả lấy bằng 100 – 200mm. Đáy bể chứa cần có độ dốc không nhỏ hơn 0,005 về phía ống xả Hình 11: Mặt bằng trạm xử lý Hình 12: Cao trình trạm xử lý CHƯƠNG III – TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CÔNG TRÌNH TRONG MẠNG LUỚI CẤP NƯỚC : Trạm bơm cấp II : Trạm bơm cấp II có nhiệm vụ bơm nước từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới tiêu thụ. Căn cứ vào biểu đồ dùng nước của đô thị ta chọn ra cấp bơm của trạm bơm cấp nước : Chọn 2 cấp bơm cho trạm bơm cấp 2 Cấp 1 làm việc trong 8 giờ Cấp 2 làm việc trong 16 giờ Lưu lượng làm việc của một máy bơm là: Trong đó : Qngay : Lưu lượng nước tiêu thụ của đô thị trong ngày Qngay = 22.372m3/ngd Vậy lưu lượng của một máy bơm là : Khi sử dụng hai máy bơm cùng lúc thì lưu lượng nước được bơm vào mạng là Trong đó: a : Là hệ số giảm lưu lượng. Khi có 2 bơm hoạt động song song thì hệ số a = 0,9 Vậy: Bảng 9 : Lưu lượng làm việc của trạm bơm cấp II Giờ TỔNG MẠNG TRẠM BƠM CẤP II %Q %Q 0 - 1 2.26 2.5 1 - 2 2.26 2.5 2 - 3 2.26 2.5 3 - 4 2.26 2.5 4 - 5 2.88 2.5 5 - 6 4.12 5.0 6 - 7 4.73 5.0 7 - 8 5.35 5.0 8 - 9 5.04 5.0 9 - 10 4.73 5.0 10 - 11 5.50 5.0 11 - 12 5.50 5.0 12 - 13 4.73 5.0 13 - 14 4.73 5.0 14 - 15 5.04 5.0 15 - 16 5.35 5.0 16 - 17 5.66 5.0 17 - 18 5.81 5.0 18 - 19 5.81 5.0 19 - 20 4.12 5.0 20 - 21 3.81 5.0 21 - 22 3.19 2.5 22 - 23 2.57 2.5 23 - 24 2.26 2.5 Tổng 100 100 Đài nước Xác định dung tích của đài nước ta dựa vào chế độ làm việc của bơm cấp 2 : Bảng 10 : Chế độ làm việc của đài nước Giờ TỔNG MẠNG TRẠM BƠM CẤP II %Qvaodai %Qradai %Qconlai %Q %Q 0 - 1 2.26 2.5 0.24 1.79 1 - 2 2.26 2.5 0.24 2.02 2 - 3 2.26 2.5 0.24 2.26 3 - 4 2.26 2.5 0.24 2.49 4 - 5 2.88 2.5 0.38 2.11 5 - 6 4.12 5.0 0.88 2.99 6 - 7 4.73 5.0 0.27 3.26 7 - 8 5.35 5.0 0.35 2.91 8 - 9 5.04 5.0 0.04 2.87 9 - 10 4.73 5.0 0.27 3.14 10 - 11 5.50 5.0 0.50 2.64 11 - 12 5.50 5.0 0.50 2.13 12 - 13 4.73 5.0 0.27 2.40 13 - 14 4.73 5.0 0.27 2.67 14 - 15 5.04 5.0 0.04 2.63 15 - 16 5.35 5.0 0.35 2.28 16 - 17 5.66 5.0 0.66 1.62 17 - 18 5.81 5.0 0.81 0.81 18 - 19 5.81 5.0 0.81 0.00 19 - 20 4.12 5.0 0.88 0.88 20 - 21 3.81 5.0 1.19 2.08 21 - 22 3.19 2.5 0.69 1.39 22 - 23 2.57 2.5 0.07 1.31 23 - 24 2.26 2.5 0.24 1.55 Tổng 100 100 Dung tích điều hoà của đài nước Dung tích điều hoà của đài với 10 phút chữa cháy Khu dân cư có 80.000 người nên chọn số đám cháy đồng thời là 2 lưu lượng nước sử dụng cho mỗi đám cháy là 20l/s Công nghiệp có S<150ha nên chọn số đám cháy là 1 với lưu lượng nước sử dụng cho 1 đám cháy là 10l/s Vậy tổng lưu lượng chữa cháy là Vậy dung tích điều hoà của đài cần xây dựng là Xác định chiều cao xây dựng đài nước Dung tích đài nước xác định Vậy đường kính đài là Chọn đường kính đài là 11,2m Vậy chiều cao đài nước là Chọn chiều cao xây dựng đài nước là 8 m Chiều cao xây dựng của đài nước Hxd = 0,25 + H + 0,2 Trong đó : 0,25 : Chiều cao có tính đến lớp cặn đọng lại 0,2 : Chiều cao thành đài Vậy chiều cao của đài nước là 8,5m Bể chứa Xác định dung tích của bể chứa ta dựa vào chế độ làm việc của trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II : Bảng 11 : Chế độ làm việc của bể chứa TRẠM BƠM CẤP I TRẠM BƠM CẤP II %Qvao be %Qrabe %Qcon lai %Q %Q 4.17 2.50 1.67 6.67 4.17 2.50 1.67 8.33 4.17 2.50 1.67 10.00 4.17 2.50 1.67 11.67 4.17 2.50 1.67 13.33 4.17 5.0 0.83 12.50 4.17 5.0 0.83 11.67 4.17 5.0 0.83 10.83 4.17 5.0 0.83 10.00 4.17 5.0 0.83 9.17 4.17 5.0 0.83 8.33 4.17 5.0 0.83 7.50 4.17 5.0 0.83 6.67 4.17 5.0 0.83 5.83 4.17 5.0 0.83 5.00 4.17 5.0 0.83 4.17 4.17 5.0 0.83 3.33 4.17 5.0 0.83 2.50 4.17 5.0 0.83 1.67 4.17 5.0 0.83 0.83 4.17 5.0 0.83 0.00 4.17 2.50 1.67 1.67 4.17 2.50 1.67 3.33 4.17 2.50 1.67 5.00 100 100 Xác định dung tích bể chứa Trong đó: Wdh : Dung tích điều hoà của bể chứa Wcc dung tích nước dùng cho chữa cháy trong 3h Khu dân cư có 80.000 người nên chọn số đám cháy đồng thời là 2 lưu lượng nước sử dụng cho mỗi đám cháy là 20l/s Công nghiệp có S ≥ 150ha nên chọn số đám cháy là 1 với lưu lượng nước sử dụng cho 1 đám cháy là 10l/s Vậy tổng lưu lượng chữa cháy là Wbt dung tích dùng cho bản thân trạm xử lý Wbt = (4÷6)%QMANG Vậy tổng dung tích bể chứa là Lấy tròn là 4.650 m3 Chia làm 4 bể mỗi bể có dung tích là 1.162,5m3 Kích thước của mỗi bể là MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC : Vạch tuyến mạng lưới cấp nước : Dựa vào dự án quy hoạch đối với đô thị Bình Sơn – Long Thành – Đồng Nai đến năm 2025. Nên hệ thống mạng lưới cấp nước phải đảm bảo cấp nước được an toàn tránh các sự cố gây mất nước nếu đường ống gặp sự cố vì vậy ta sử dụng mạng vòng để cấp nước cho đô thị và đảm bảo những yêu cầu sau : Đáp ứng yêu cầu cấp nước cho đầy đủ cho nhu cầu dùng nước của đô thị. Áp suất phải đảm bảo tối thiểu cho điểm bất lợi nhất Cần xác định đường kính thích hợp tránh tổn thất nhiều và cũng có lợi về mặt kinh tế. Tốt nhất nên đặt ống trên vỉa hè. Khoảng cách đặt ống cấp nước so với các công trình ngầm khác phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Không đặt ống quá sâu để tránh đào đắp nhiều và quá nông để tránh tác động cơ học làm hư hại ống Nếu khu vực đặt ống có tác động cơ học như nằm dưới đường xe cộ đi lại nhiều, đoạn ống băng qua đường, cầu… cần phải có ống lồng, ống bọc bên ngoài ống Bố trí đài nước : Đài nước có nhiệm vụ điều hòa nước giữa trạm bơm cấp II và mạng lưới tiêu thụ. Ngoài ra đài còn có nhiệm vụ dự trữ nước dùng cho chữa cháy trong 10 phút. Đài nên đặt ở đầu hoặc cuối mạng lưới hoặc những nơi có cốt mặt đất ở vị trí cao hơn những nơi khác để tiết kiệm chiều cao xây bựng đài nước, Xác định các thông số tính toán : Theo bảng thống kê lưu lượng nước trong ngày giờ dùng nước lớn nhất là 18 – 19h ta sử dụng chương trình epanet để tính toán cho giờ dùng nước lớn nhất Phân loại nhu cầu dùng nước : Nhu cầu dùng nước của các đối tượng theo giờ trong ngày khác nhau lưu lượng cũng khác nhau và được thể hiện trong bảng : Bảng 12 : Phân loại nhu cầu dùng nước và thời gian dùng nước SỬ DỤNG Qmang SỐ GIỜ THỜI GIAN SỬ DỤNG SINH HOẠT 13800 24 0÷24 DỊCH VỤ 1380 20 4÷24 TƯỚI CÂY 828 6 5÷8 -> 16÷19 TƯỚI ĐƯỜNG 552 8 8÷16 CÔNG NGHIỆP 2500 24 0÷24 RÒ RỈ 3312 24 0÷24 Hình 13: Biểu đồ dùng nước của đô thị Xác định chiều dài tính toán của các đoạn ống : Trong đó : L : Chiều dài thực tế của đoạn ống m : Hệ số phục vụ của đoạn ống phụ thuộc vào nhu cầu dùng nước của từng khu vực. Nếu phục vụ cho một bên của đoạn ống đi qua thì m = 0,5 Nếu phục vụ cho cả hai bên của đoạn ống đi qua thì m = 1 Nếu phục vụ cho hai bên nhưng một bên nhu cầu dùng nước ít như là cây xanh, nhà vườn...thì m = 0,75 Nếu đường ống truyền tải thì m = 0 Bảng 13 : Chiều dài tính toán của các đoạn ống STT Điểm bắt đầu Điểm kết thúc Chiều dài đoạn ống Hệ số phục vụ Chiều dài tính toán 1 1 2 272 0.5 136 2 2 3 529 1 529 3 3 4 710 1 710 4 4 5 214 1 214 5 5 6 575 0.75 431.25 6 6 7 779 0.75 584.25 7 7 8 422 0.75 316.5 8 8 9 952 0.75 714 9 9 10 1029 0.75 771.75 10 2 11 980 0.5 490 11 11 5 525 0.75 393.75 12 12 13 473 1 473 13 14 15 301 1 301 14 1 12 574 0.5 287 15 3 13 480 1 480 16 15 13 156 1 156 17 14 12 314 0.5 157 18 16 17 466 1 466 19 17 18 1162 0.75 871.5 20 18 19 22 1 22 21 19 20 848 1 848 22 20 21 438 1 438 23 21 22 313 1 313 24 22 23 627 1 627 25 6 19 298 1 298 26 7 20 157 1 157 27 8 21 161 1 161 28 9 23 164 1 164 29 24 25 311 1 311 30 25 26 626 1 626 31 26 27 519 1 519 32 27 28 160 0.75 120 33 21 24 219 1 219 34 22 25 217 1 217 35 23 26 218 1 218 36 29 30 229 1 229 37 30 31 1239 1 1239 38 31 32 408 1 408 39 32 33 321 1 321 40 33 34 444 1 444 41 34 35 228 1 228 42 20 31 717 1 717 43 24 32 506 1 506 44 25 33 497 1 497 45 26 34 479 1 479 46 36 37 888 1 888 47 37 38 410 1 410 48 30 36 291 1 291 49 14 16 461 0.5 230.5 50 16 29 604 0.5 302 51 39 40 229 0.5 114.5 52 29 39 574 0.5 287 53 36 40 262 1 262 54 40 41 1724 0.5 862 55 38 41 247 1 247 56 35 41 1193 0.5 596.5 57 17 30 603 1 603 58 32 38 250 1 250 59 4 15 830 0.75 622.5 60 10 28 440 0.5 220 61 28 35 809 0.5 404.5 62 31 37 247 1 247 63 42 43 593 0.5 296.5 64 43 44 369 0.75 276.75 65 44 45 276 1 276 66 42 45 709 0.5 354.5 67 43 46 284 0.5 142 68 46 47 559 0.75 419.25 69 47 48 337 1 337 70 46 49 468 0.5 234 71 49 50 557 1 557 72 50 51 325 1 325 73 51 52 322 1 322 74 52 53 328 1 328 75 53 54 106 1 106 76 47 51 603 0.75 452.25 77 48 54 867 0.5 433.5 78 49 55 299 0.5 149.5 79 55 56 558 1 558 80 56 57 510 0.75 382.5 81 57 58 319 1 319 82 58 59 330 1 330 83 59 60 161 1 161 84 50 56 313 1 313 85 51 57 293 1 293 86 52 58 299 1 299 87 53 59 296 1 296 88 54 60 301 0.5 150.5 89 55 61 309 0.5 154.5 90 61 62 552 1 552 91 62 63 709 0.75 531.75 92 63 64 324 1 324 93 64 65 334 1 334 94 65 66 202 1 202 95 56 62 303 1 303 96 57 63 299 0.75 224.25 97 58 64 303 1 303 98 59 65 302 1 302 99 60 66 298 0.5 149 100 61 67 261 0.5 130.5 101 67 68 602 0.75 451.5 102 68 69 869 1 869 103 69 70 322 1 322 104 70 71 330 1 330 105 71 72 203 1 203 106 62 68 259 0.75 194.25 107 63 69 262 1 262 108 64 70 263 1 263 109 65 71 268 1 268 110 66 72 265 0.5 132.5 111 67 73 315 0.5 157.5 112 73 74 602 0.5 301 113 74 75 1050 0.5 525 114 75 76 655 0.5 327.5 115 76 77 204 0.5 102 116 61 74 312 1 312 117 69 75 305 1 305 118 71 76 301 1 301 119 72 77 303 0.5 151.5 120 44 47 309 0.75 231.75 121 45 48 341 0.5 170.5 122 68 74 312 1 312 Tổng 54571 43758.75 Hình 14: Chiều dài đường ống Bảng 14 : Đường kính của các đường ống Link Diameter Chiều dài Link Diameter Chiều dài mm m mm m Pipe P1 200 272 Pipe P65 150 369 Pipe P2 200 529 Pipe P66 150 276 Pipe P3 200 710 Pipe P67 200 709 Pipe P4 200 214 Pipe P68 400 284 Pipe P5 200 575 Pipe P69 150 559 Pipe P6 200 779 Pipe P70 150 309 Pipe P7 200 422 Pipe P71 150 337 Pipe P8 200 952 Pipe P72 150 341 Pipe P9 150 1029 Pipe P73 400 468 Pipe P10 200 980 Pipe P74 200 557 Pipe P11 200 525 Pipe P75 200 325 Pipe P12 400 574 Pipe P76 150 603 Pipe P13 200 473 Pipe P77 200 322 Pipe P14 200 480 Pipe P78 150 328 Pipe P15 400 314 Pipe P79 150 106 Pipe P16 200 301 Pipe P80 150 867 Pipe P17 200 830 Pipe P81 350 299 Pipe P18 200 214 Pipe P82 150 558 Pipe P19 400 461 Pipe P83 150 510 Pipe P20 200 466 Pipe P84 100 319 Pipe P21 200 1162 Pipe P85 100 330 Pipe P22 200 22 Pipe P86 100 161 Pipe P23 200 848 Pipe P87 150 313 Pipe P24 150 157 Pipe P88 150 293 Pipe P25 150 438 Pipe P89 100 299 Pipe P26 150 161 Pipe P90 100 296 Pipe P27 150 313 Pipe P91 100 301 Pipe P28 100 627 Pipe P92 300 309 Pipe P29 100 164 Pipe P93 150 552 Pipe P30 150 717 Pipe P94 150 709 Pipe P31 150 506 Pipe P95 100 324 Pipe P32 150 217 Pipe P96 100 334 Pipe P33 100 218 Pipe P97 100 202 Pipe P34 150 311 Pipe P98 150 303 Pipe P35 100 626 Pipe P99 150 299 Pipe P36 100 519 Pipe P100 100 303 Pipe P37 100 160 Pipe P101 100 302 Pipe P38 100 440 Pipe P102 100 298 Pipe P39 350 604 Pipe P103 200 261 Pipe P40 300 229 Pipe P104 150 602 Pipe P41 200 603 Pipe P105 150 869 Pipe P42 200 1239 Pipe P106 100 322 Pipe P43 150 408 Pipe P107 100 330 Pipe P44 150 321 Pipe P108 100 203 Pipe P45 100 444 Pipe P109 150 259 Pipe P46 100 479 Pipe P110 150 262 Pipe P47 100 228 Pipe P111 100 263 Pipe P48 100 809 Pipe P112 100 268 Pipe P49 150 250 Pipe P113 100 265 Pipe P50 150 247 Pipe P114 200 315 Pipe P51 200 574 Pipe P115 150 602 Pipe P52 150 291 Pipe P116 150 1050 Pipe P53 200 888 Pipe P117 150 655 Pipe P54 150 410 Pipe P118 150 204 Pipe P55 150 262 Pipe P119 150 312 Pipe P56 150 229 Pipe P120 150 305 Pipe P57 200 1724 Pipe P121 100 301 Pipe P58 150 247 Pipe P122 100 303 Pipe P59 100 1193 Pipe P123 200 50 Pipe P60 150 497 Pipe P124 200 50 Pipe P61 150 219 Pipe P125 200 50 Pipe P62 200 298 Pipe P126 500 25 Pipe P63 200 56 Pipe P127 500 25 Pipe P64 400 593 Hình 15: Biều đồ đường kính đường ống Lưu lượng lấy ra tại các nút được xác định : Tổng số nút của mạng lưới là 77 nút. Lưu lượng tổng cộng cấp vào mạng lưới là Qtong = 22.732m3/ngd. Bao gồm nước phục vụ cho sinh hoạt của dân cư đô thị, lưu lượng phục vụ cho tưới, dịch vụ, công nghiệp … Xác định lưu lượng đơn vị : Trong đó : Qtong : Tổng lưu lượng vào mạng lưới Qtong = 22.372m3/ngd SLtt : Tổng chiều dài tính toán của các đoạn ống trong mạng lưới SLtt = 43.758,75m Qtaptrung : Tổng lưu lượng nước tập trung của mạng lưới. Qtaptrung được xác định là : Trong đó : QDV : Lưu lượng dịch vụ bao gồm lưu lượng của bệnh viện, trường học, bến xe… QDV = 1.380m3/ngd QCN : Lưu lượng của khu công nghiệp QCN = 2.500m3/ngd Qtuoicay : Lưu lượng nước tưới cây được Qtuoicay = 828m3/ngd Tổng lưu lượng nước tập trung của mạng lưới là : Tính toán qdv Xác định lưu lượng dọc đường của đoạn ống qdd = qđv x ltt Xác định lưu lượng tai các điểm lấy nước là lưu lượng nút : Trong đó : qtaptrung : Lưu lượng nước tập trung lấy tại nút đó. qsh : Lưu lượng nước sinh hoạt lấy ra tại nút Lưu lượng sinh hoạt tại các nút được xác định Trong đó : SLttnut : Tổng chiều dài tính toán của các đoạn ống đi qua nút đó Lưu lượng dịch vụ lấy ra tại các nút. lưu lượng dịch vụ được lấy ra tại 18 nút gồm 20 khu vực dịch vụ. Mà ta coi lưu lượng dịch vụ lấy đều tại các điểm lấy nước phục vụ cho nhu cầu dùng nước của dịch vụ gồm 20 điểm. Vậy lưu lượng dịch vụ lấy ra tại các nút là : Lưu lượng tưới lấy ra tại các nút. lưu lượng tưới được lấy ra tại 12 nút. Mà ta coi lưu lượng tưới cây lấy đều tại các điểm lấy nước phục vụ cho nhu cầu dùng nước tưới cây gồm 12 điểm. Vậy lưu lượng tưới cây lấy ra tại các nút là : Bảng 15 : Xác định lưu lượng tại các nút STT Số ống liên kết SLtt SLtt/2 qsh qtuoicay qdichvu qcongnghiep Qtong 1 2 423 211,5 0,99 0,8 1,79 2 3 1155 577,5 2,70 2,70 3 3 1719 859,5 4,02 4,02 4 3 1546,5 773,25 3,61 3,61 5 3 1039 519,5 2,43 0,8 3,23 6 3 1313,5 656,75 3,07 3,07 7 3 1057,8 528,88 2,47 2,47 8 3 1191,5 595,75 2,78 2,78 9 3 1649,8 824,88 3,85 3,85 10 2 991,75 495,88 2,32 0,8 3,12 11 2 883,75 441,88 2,06 0,8 2,86 12 3 917 458,5 2,14 0,8 2,94 13 3 1109 554,5 2,59 2,59 14 3 688,5 344,25 1,61 1,61 15 3 1079,5 539,75 2,52 0,8 0,8 4,12 16 3 998,5 499,25 2,33 2,33 17 3 1940,5 970,25 4,53 4,53 18 2 893,5 446,75 2,09 28,9 31,02 19 3 1168 584 2,73 2,73 20 4 2160 1080 5,05 0,8 5,84 21 4 1131 565,5 2,64 2,64 22 3 1157 578,5 2,70 2,70 23 3 1009 504,5 2,36 2,36 24 3 1036 518 2,42 2,42 25 4 1651 825,5 3,86 0,8 4,66 26 4 1842 921 4,30 0,8 5,10 27 2 639 319,5 1,49 0,8 2,29 28 3 744,5 372,25 1,74 1,74 29 3 818 409 1,91 1,91 30 4 2362 1181 5,52 0,8 6,32 31 4 2611 1305,5 6,10 6,10 32 4 1485 742,5 3,47 0,8 4,27 33 3 1262 631 2,95 2,95 34 3 1151 575,5 2,69 2,69 35 3 1229 614,5 2,87 2,87 36 3 1441 720,5 3,37 3,37 37 3 1545 772,5 3,61 0,8 1,6 6,01 38 3 907 453,5 2,12 2,12 39 2 401,5 200,75 0,94 0,94 40 3 1238,5 619,25 2,89 2,89 41 3 1705,5 852,75 3,98 0,8 4,78 42 2 651 325,5 1,52 0,8 2,32 43 3 715,25 357,63 1,67 1,67 44 3 784,5 392,25 1,83 1,83 45 3 801 400,5 1,87 1,87 46 3 795,25 397,63 1,86 1,86 47 4 1440,3 720,13 3,36 3,36 48 3 941 470,5 2,20 2,20 49 3 940,5 470,25 2,20 0,8 3,00 50 3 1195 597,5 2,79 2,79 51 4 1392,3 696,13 3,25 0,8 4,05 52 3 949 474,5 2,22 2,22 53 3 730 365 1,71 1,71 54 3 690 345 1,61 1,61 55 3 862 431 2,01 2,01 56 4 1556,5 778,25 3,64 0,8 4,43 57 4 1218,8 609,38 2,85 0,8 3,65 58 4 1251 625,5 2,92 0,8 3,72 59 4 1089 544,5 2,54 2,54 60 3 460,5 230,25 1,08 1,08 61 3 837 418,5 1,96 1,96 62 4 1581 790,5 3,69 3,69 63 4 1342 671 3,14 3,14 64 4 1224 612 2,86 2,86 65 4 1106 553 2,58 2,58 66 3 483,5 241,75 1,13 0,8 1,93 67 3 739,5 369,75 1,73 1,73 68 4 1826,8 913,38 4,27 0,8 0,8 5,86 69 4 1758 879 4,11 0,8 4,91 70 3 915 457,5 2,14 1,6 3,73 71 4 1102 551 2,57 0,8 3,37 72 3 487 243,5 1,14 0,8 1,94 73 2 458,5 229,25 1,07 1,07 74 3 1450 725 3,39 3,39 75 3 1157,5 578,75 2,70 2,70 76 3 730,5 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc08HMT1_DATN_rev30_in.doc