Đề tài Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội

Tài liệu Đề tài Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội: Lời nói đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế đang phát triển của đất nước ta hiện nay, du lịch đóng vai trò rất quan trọng và to lớn. Hàng năm ngành dịch vụ (trong đó bao gồm ngành du lịch) chiếm gần 40 % tổng thu nhập GDP. Du lịch càng phát triển đồng nghĩa với việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch là điều không thể tránh khỏi vì vậy doanh nghiệp nào cũng luôn tìm cho mình những hướng đi mới, những chính sách hấp dẫn để thu hút nguồn khách. Việc tìm hiểu về thị trường khách rất thiết thực đối việc thiết kế tổ chức và thực hiện tour du lịch. Theo đó, việc nắm được thị hiếu tiêu dùng du lịch của khách giúp cho nhà cung ứng du lịch thuận lợi hơn rất nhiều trong việc đưa ra những sản phẩm du lịch phù hợp cho từng tập khách riêng biệt, đáp ứng đúng nhu cầu của sở thích của du khách, từ đó tạo ra lòng yêu mến, sự tin cậy của du khách đối với doanh nghiệp. Qua sự tìm hiểu thực tế, sinh viên thấy được đây là một thị trường tương đối hấp dẫn đối với du lịch nội địa. Nhiều côn...

doc57 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế đang phát triển của đất nước ta hiện nay, du lịch đóng vai trò rất quan trọng và to lớn. Hàng năm ngành dịch vụ (trong đó bao gồm ngành du lịch) chiếm gần 40 % tổng thu nhập GDP. Du lịch càng phát triển đồng nghĩa với việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch là điều không thể tránh khỏi vì vậy doanh nghiệp nào cũng luôn tìm cho mình những hướng đi mới, những chính sách hấp dẫn để thu hút nguồn khách. Việc tìm hiểu về thị trường khách rất thiết thực đối việc thiết kế tổ chức và thực hiện tour du lịch. Theo đó, việc nắm được thị hiếu tiêu dùng du lịch của khách giúp cho nhà cung ứng du lịch thuận lợi hơn rất nhiều trong việc đưa ra những sản phẩm du lịch phù hợp cho từng tập khách riêng biệt, đáp ứng đúng nhu cầu của sở thích của du khách, từ đó tạo ra lòng yêu mến, sự tin cậy của du khách đối với doanh nghiệp. Qua sự tìm hiểu thực tế, sinh viên thấy được đây là một thị trường tương đối hấp dẫn đối với du lịch nội địa. Nhiều công ty du lịch chỉ hướng đến khách ở độ tuổi thanh niên độ tuổi mà con người có năng suất lao động cao nhất, là trụ cột kinh tế của gia đình, là người sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ. Nhưng với thị trường khách người cao tuổi thì ít được chú ý hơn trong khi đó nhu cầu du lịch của người cao tuổi hiện nay tương đối lớn. Hơn nữa trong qúa trình làm hướng dẫn viên thực tập cho một số công ty, sinh viên đã được tiếp xúc với nhiều đoàn khách cao tuổi, sinh viên đã được hiểu phần nào nhu cầu và sở thích của họ, những điểm chung và sự khác biệt với các đối tượng khách khác. Sinh viên mong muốn càng ngày xã hội càng có sự quan tâm đặc biệt hơn đến người già trong đó có du lịch là một phần thể hiện sự quan tâm ấy. Vì vậy để hiểu biết sâu rộng hơn nữa về tập khách này, sinh viên lựa chọn họ là đối tượng nghiên cứu của mình. Là sinh viên khoa du lịch và sau này là một người làm du lịch, đối với bản thân sinh viên, việc nghiên cứu này là rất cần thiết và hữu dụng cho bản thân. Nó là bước đầu tiên để có thể hiểu được nhu cầu của du khách, để làm sao có thể “bán những gì khách cần..”. Việc nghiên cứu này chưa thể nói là đã đầy đủ, tuy nhiên đó là những bước đầu tiên để sinh viên chuẩn bị cho mình một phần kỹ năng và kiến thức trước khi bước vào thị trường du lịch đầy cam go. Và sinh viên đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu là: “Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài sinh viên nghiên cứu trước hết để hiểu được về sở thích du lịch của người cao tuổi, họ thích gì, họ mong muốn gì nhằm ứng dụng cho các bộ phận tham gia làm du lịch như bộ phận marketing, điều hành, hưóng dẫn viên, nhà cung ứng du lịch tại điẻm. Hy vọng với bài nghiên cứu này, sinh viên sẽ có cơ sở giúp ích cho hoạt động du lịch của mình trong tương lai cho dù ở vị trí người điều hành hay hướng dẫn viên du lịch hay là nhân viên của một khách sạn nào đó, sinh viên tin mình có thể làm tốt công việc, mang lại cho du khách sự tin tưởng và hài lòng. 3. Đối tượng nghiên cứu Để có thể đáp ứng tôt được những nhu cầu nguyện vọng chính đáng của du khách, nhà cung ứng du lịch phải có quá trình thâm nhập thị trường khách để tìm hiểu thị hiếu khách. Với bài báo cáo này, sinh viên đã tập trung tìm hiểu về thị hiếu tiêu dùng du lịch của khách. Báo cáo tập trung làm nổi bật lên những sở thích chung của tập khách này khi đi du lịch. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một bài khoá luận tốt nghiệp thì phạm vi nghiên cứu về đối tượng tương đối hạn chế. Có thể kết quả nghiên cứu chỉ đánh giá được một phần về một tập khách cụ thể , nó không đại diện cho thị trường khách rộng lớn của du lịch. Sinh viên tập trung tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng du lịch của khách như sở thích về điểm du lịch, mua sắm, ăn ở, đi lại và các dịch vụ khác của tour du lịch. Độ tuổi của tập khách này từ 60 đến dưới 70 tuổi. Đây là đối tượng tương đối có thời gian rảnh rỗi , đã có sự tích luỹ về kinh tế và rất có nhu cầu về du lịch ,nghỉ dưỡng. Sinh viên xác định địa bàn nghiên cứu là bốn quận thuộc thành phố Hà Nội đó là quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân. 5. Phương pháp nghiên cứu Với bài báo cáo này sinh viên lựa chọn cho mình một số phương pháp nghiên cứu theo sinh viên là thích hợp nhất để giúp cho bài báo cáo đạt được kết quả khả quan nhất trong khả năng nghiên cứu của bản thân. Các phương pháp mà sinh viên chọn là thu thập tài liệu, khảo sát thực địa và điều tra xã hội học. Với nội dung và mục đích của báo cáo thì các phương pháp trên sẽ cho một kết quả khách quan nhất, thực tế nhất. 6. Kết cấu báo cáo Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của báo cáo được chia thành 3 chương. Chương 1. Phân tích thị trường khách Chương này sinh viên tập trung nghiên cứu về các đặc điểm chung mang tính khách quan về tập khách này như đặc điểm địa lý kinh tế, đặc điểm văn hoá xã hội, đặc điểm tâm lý chung của khách. Đồng thời nêu lên xu hướng du lịch của người cao tuổi thành phố Hà Nội . Chương 2. Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội Trong chương này, sinh viên nêu lên quá trình khảo sát thị trường của mình trong thời gian làm báo cáo. Những kết quả mà sinh viên đã điều tra và tìm hiểu được. Đó là sở thích của khách khi đi du lịch như đi như thế nào, ăn ở ra sao, đi đến đâu, mua sắm những gì và một số thị hiếu khác nữa. Chương 3. ứng dụng của kết quả nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội Kết quả nghiên cứu này theo sinh viên có thể áp dụng cho bộ phận marketing, cho bộ phận điều hành, bộ phận hướng dẫn và cho nhà cung ứng du lịch tại điểm đến khi tiếp nhận bộ phận khách này. Chương I thị trường khách du lịch cao tuổi Hà Nội 1.1. Đặc điểm địa lý kinh tế 1.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý Thành phố Hà Nội nằm tại trung tâm Đồng Bằng Bắc Bộ ở vị trí đến vĩ độ Bắc đến Kinh độ Đông. địa hình cơ bản là bằng phẳng. Hà Nội là trung tâm văn hoá chính trị của cả nước. Cách thành phố Hồ Chí Minh 1760 Km. Là nơi thu hút rất nhiều dân cư các vùng lân cận đến sinh sống. Bản thân Hà Nội cũng có rất nhiều danh lam thắng cảnh khiến cho du khách nơi khác phải ngưỡng mộ như: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hệ thống các chùa chiền …Hơn nữa từ Hà Nội toả đi các hướng đều gần những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: phía nam và tây nam có Tam Cốc Bích Động ( Ninh Bình), Phủ Dày và hệ thống chùa tháp Nam Định, ở phía đông và đông bắc tiện lợi dể đi Hải Phòng, Hạ Long, phía bắc có Đền Hùng ( Phú Thọ), Tam Đảo ( Vĩnh Phúc), Hồ Núi Cốc ( Thái Nguyên).. và các khu du lịch ở Hà Tây như: Khoang Xanh, Thác Đa, Ba Vì, Resort Tản Đà, Đầm Long, …Các khu du lịch ở Hoà Bình như: Thác Bạc Suối Sao, Thác Thăng Thiên, Khu du lịch Mai Châu.. rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng ngắn ngày trong dịp cuối tuần. Bên cạnh đó Hà Nội là nơi tập trung đầu mối giao thông nơi có các loại hình giao thông phát triển , các tuyến đường đi các tỉnh như quốc lộ 1A, 2, 32, 5, 18…góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, cùng với hệ thống cầu lớn nổi tiếng ở hai bên bờ sông Hồng như: Long Biên, Chương Dương, cầu Nam Thăng Long, cầu Thanh Trì đang xây dựng…Giao thông thuận lợi sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Vận chuyển du lịch vì thế mà thông thoáng hơn rất nhiều. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế Hà Nội được coi như là đầu tầu kinh tế của Việt Nam. Trong những năm gần đây nền kinh tế của Hà Nội đang rất phát triển, các ngành dịch vụ du lịch giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố . Từ xưa 36 phố phường sầm uất đã là nơi giao thương buôn bán rất phát triển. Cho đến ngày nay Hà Nội vẫn giữ được sự phát triển đó và đang ngày càng gia tăng. Ta có thể thấy sơ qua về một vài chỉ số sau của thành tựu kinh tế năm 2007: GDP tăng 12.07% ( cao nhất trong mười năm trở lại đây) Công nghiệp tăng 21.4% Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tăng 21.9% Xuất khẩu tăng 22% so với mức bình quân 15.3% cho giai đoạn 2000-2005 Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22% Tổng số vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006 lên 341.7 ngàn tỷ đồng Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội hiện nay tăng rất cao. Hà Nội chiếm 3.9% về dân số và 0.3% về diện tích lãnh thổ nhưng đóng góp 8.4% vào GDP cả nước, 8.3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8.2% giá trị sản xuất công nghiệp, 9.6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, 10.2% vốn đầu tư xã hội, 14.1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14.9% doanh thu ngân sách nhà nước. Nền kinh tế thủ đô phát triển nhanh toàn diện và vững chắc đã taọ nên cho thủ đô bộ mặt mới. Diên mạo của thành phố đạng ngày càng thay đổi với nhiều nhà cao tầng mọc lên san sát , nhiều trung tâm thương mại lớn được mở ra. Diện tích không chỉ bó hẹp ở bốn quận nội thành mà mở ra thành chín quận. Mức sống người dân được cải thiện tất nhiều, GDP bình quân đầu người ở thành phố Hà Nội khoảng 19 triệu đồng/ năm (2004) và tăng lên 28,6 triệu đồng/năm (2006). Điều đó cho thấy đời sống của người dân thành phố Hà Nội ngày càng được nâng cao, có sự tích luỹ lớn về của cải vật chất. Mức tiêu dùng của người dân ngày càng nâng cao cả về chất và lượng. Hơn nữa khi kinh tế phát triển , khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi vào đời sống vì thế người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn trước đây. Đối với lứa tuổi ngoài lao đông, với đặc điểm nên kinh tế chung của Hà Nội như vậy thì họ là những người có sự ổn định về kinh tế , có sự chi trả khá và có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn cả. Vì vậy đây là đối tượng có nhiều khả năng sẵn sàng đi du lịch. 1.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội 1.2.1. Văn hoá sinh hoạt 1.2.1.1. Văn hoá ẩm thực của người Hà Nội Người Hà Nội có văn hoá ẩm thực riêng của mình. Văn hoá ẩm thực của người Hà Nội trên nền văn hoá ẩm thực của người Việt Nam nhưng có nét tinh sành hơn. Cái tinh sành thể hiện ở chỗ người Hà Nội rất kỹ tính trong việc ăn uống. Mùa nào thức nấy, họ chọn những thứ đầu mùa, những thứ ngon nhất, đẹp nhất, tươi nhất để ăn. Ngay cả trong một ngày có những thứ quà người Hà Nội chỉ ăn vào buổi sáng, có thứ chỉ ăn vào buổi trưa, và có thứ chỉ ăn vào buổi tối. Có nhiều người có sở thích ăn quà vào buổi đêm. Người Hà Nội vốn sành ăn đến độ tinh tế, trở thành phong cách nghệ thuật trong ẩm thực. Sự tinh tế của người Hà Nội là ăn không cần nhiều nhưng món ăn, món uống phải được bày biện đẹp đẽ, tinh tế, sạch sẽ. Phong cách ăn uống là cho ngon cho vui, không ăn cho no. Có thể nói trước khi cảm nhận món ăn bằng vị giác thì người Hà Nội đã cảm nhận cái ngon cái sạch sẽ của món ăn bằng thị giác, thính giác, khứu giác, bằng các cách thức riêng phù hợp với từng loại thức ăn. Đó chính là sự ăn vật chất hoà lẫn sự ăn tình thần, tạo nên sắc thái riêng cho văn hoá ẩm thực Hà Nội. Văn hoá ẩm thực của Hà Nội không chỉ là sản phẩm nội sinh mà còn là sự hội nhập của nhiều nhân tố ngoại sinh, là kết quả của sự giao lưu văn hoá Đông – Tây, Nam – Bắc, được kết tinh từ miền nông thôn đến thành thị. Hầu hết các của ngon vật lạ ở các nơi đều hội tụ ở đất Hà Thành nên sinh ra tính cách của người Hà Nội sành ăn sành chơi. “ Thứ nhất Kinh Kỳ- thứ nhì Phố Hiến” “ Ăn Băc mặc Kinh” Hà Nội tiếp nhận nhiều món ăn xứ quê và làm chúng trở nên nổi tiếng. Nhà văn Tô Hoài cho rằng “ cái gì đến Hà Nội cũng bị Hà Nội thu nhận làm một thứ riêng của Hà Nội, rất Hà Nội “ . Thiên nhiên ưu đãi cho Hà Nội những sản vật nhưng người Hà Nội cũng làm giàu thêm văn hoá ẩm thực của mình bằng nghệ thuật chế biến tài hoa. Người Hà Nội chuộng các món luộc nhưng không phải là luộc đơn thuần mà trong món luộc ấy cũng đã kết hợp những gia vị khác làm món ăn không nhạt nhẽo. Họ thích ăn theo kiểu tổng hợp, dung hợp các vị chua, cay, mặn đắng và rất chú trọng gia vị trong nghệ thuật chế biến món ăn. Họ tận dụng mọi thứ rau, gia vị làm cho món ăn nổi hương vị lên, bớt đi vị béo, ngậy, gắt mà vẫn đậm đà ( ví dụ món ăn canh cá rô nấu canh cải nhất thiết phải có gừng ). Cơ cấu bữa ăn cũng giống như bữa ăn của người dân miền Bắc gồm cơm, canh, rau và thức ăn mặn ( thịt, cá, trứng…) Người Hà Nội ăn uống phải kiểu cách chứ không xô bồ, ăn phải có sự chọn lọc. Món ăn được chế biến theo cảm nhận, sở thích, văn hoá của mỗi người. Nếu chỉ nói riêng về nước chấm thôi cũng đã có rất nhiều cách chế biến tuỳ theo mỗi loại thức ăn và khẩu vị, sở thích. Phong cách ẩm thực của người Hà Nội thể hiện rất rõ nét tính cộng đồng “ ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”, “ một miếng ngoài đàng bằng một sàng xó bếp”… Người Hà Nội thích hội họp ăn uống, thích tụ tập bạn bè mỗi khi có dịp, có của ngon vật lạ thường hay chia sẻ với người thân bạn bè cùng thưởng thức chứ không ăn một mình. Văn hoá hoá ẩm thực của người Hà Nội đóng góp không nhỏ vào nền văn hiến ngàn năm của đất Kẻ Chợ- Kinh kỳ Thăng Long. Người Hà Nội có thể đói, có thể thiếu nhưng không phải cái gì cũng ăn, lúc nào cũng ăn mà ăn có chọn lọc, có văn hoá, ăn cho tinh tế, thanh tao và lịch lãm. Những điều này làm nên văn hoá ẩm thực riêng của của người Hà Nội. 1.2.1.2. Văn hoá mặc của người Hà Nội Người Hà Nội trước khi Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long (1010) thì trang phục của người dân cũng giống như người dân Văn Lang Âu Lạc nói chung. Nam thì để mình trần đóng khố, nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực và bó sát người, bên trong mặc áo yếm che kín. Trên áo có hoa văn trang trí, thắt lưng quấn ngang bụng, áo, váy bó sát. màu sắc thường là màu vàng, đen, đỏ, nâu xám nhạt, vàng nhạt. Họ chuộng đeo trang sức như vòng tay, vòng cổ chân, vòng tai bằng đá, bằng đồng ( trang sức phổ biến cho cả nam và nữ), đàn bà ăn trầu cho răng đen môi đỏ. Các thế hệ sau này khi chính trị ổn định, Thăng Long trở thành kinh đô, là trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. Việc chăn tằm dệt vải phát triển, việc thông thương bang giao giữa các nước cũng làm cho thị trường vải vóc phục vụ cho nhu cầu may mặc càng trở nên phong phú. Thời này nữ mặc áo tứ thân cổ tròn, quấn thân khăn the bóng, thắt lưng lụa, giầy dép bằng da. Đàn ông cởi trần hoặc áo the đen, quần lụa thâm, cạo trọc đầu. Đên cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 trang phục người Hà Nội có nhiều thay đổi về kiểu dáng và chất liệu. Các loại vải the, lĩnh, lượt.. được sử dụng khá phổ biến với các kiểu tứ thân cho nữ, áo dài cài chéo vai cho nam. Sang hơn nữa thì mặc lụa trắng bên trong áo dài, ngoài mặc áo may bằng sa, xuyến. Người Hà Nội rất sành trong cách mặc. Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong trang phục của nam và nữ, của người già cũng như trẻ em đều trang nhã, hài hoà. Mỗi người ăn vận đúng với nghề nghiệp và vị trí xã hội của mình. Dân lao động chủ yếu dùng áo vải nhuộm nâu. Các thiếu nữ bình dân ưa thích vải mỏng nhuộm nâu non (nâu nhạt) để may áo cánh, người khá giả dùng màu nâu nhưng là lụa, đũi nhuộm nâu. Với nhà giàu khi cha mẹ thượng thọ được con cháu tặng áo the đỏ. Màu đào chuyên dùng cho các diễn viên gánh hát, màu xanh nhạt được mắc lót bên trong hoặc may lót vào áo kép áo bông, các cô gái ngoại thành thích màu hoa hiên, áo cánh nâu non, yếm lụa thắt lưng màu hoa hiên là trang phục được ưa chuộng một thời của các cô gái Hà Nội. Người Hà Nội thích đồ trang sức đi cùng trang phục như khuy áo bằng đồng, bạc, thậm chí bằng ngọc của nam giới. Vòng vàng, nhẫn, dây chuyền, xuyến, xà tích.. làm xúng xính thêm cho trang phục của nữ giới. Cho đến ngày nay, người Hà Nội vẫn luôn giữ cho mình phong cách ăn mặc kín đáo giản dị mà rất tinh tế. Xu thế hội nhập thế giới đang rất mạnh, nhiều phong cách thời trang mới lạ đang thâm nhập vào đời sống người Hà Nội. Những kiểu cách ăn mặc thời trang với những nét cắt xẻ táo bạo trong trang phục nũ giới theo xu hướng thời trang phương Tây hay những trang phục màu mè kiểu cách cho nam giới xuất hiện rất nhiều nhưng người Hà Nội vẫn cho mình phong cách lịch lãm chứ không tiếp nhận một cách xô bồ. Người Hà Nội vẫn ưa chuộng cách mặc truyền thống nhưng không lỗi thời mà có sự dung hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại tạo ra tính năng động của con người thế kỷ 21 mà vẫn sang trọng, đằm thắm và dịu dàng. 1.2.1.3 Văn hoá ở Hà Nội xưa quần tụ dân thập phương tứ xứ lập ra 36 phố phường với các dãy nhà ở sát nhau và có chung một kiểu dáng. Các phố chi chít dọc ngang, nhà làm theo kiểu “ nhà ống” . Các nhà ở đây được thiết kế bề ngang hẹp, chiều dài sâu có khi thông ra ngõ, phố khác. Gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc sản xuất, sau đến sân lộ thiên để lấy ánh sáng, trên sân có bể cạn ( có hòn non bộ, cá vàng.. để thu gom thiên nhiên vào căn nhà. Trong cùng là nơi ở và tiếp theo là khu phụ. Nhà khu phố cổ bé bỏng bình dị, vừa là xưởng vừa là cửa hàng vừa là nơi sinh hoạt gia đình. Nhà cạnh nhà, liền mái liền tường nên người ở gần nhau dễ dàng sum vầy nâng đỡ nhau. Ngày nay di tích phố cổ vẫn còn đó tuy đã biến đổi ít nhiều nhưng bóng dáng của một thời xưa vẫn còn lưu gữu lại. và cuộc sống của con người cũng thay đổi theo thời gian. Hà Nội ngày nay được mở rộng rất nhiều, nhiều nhà cao tầng mọc nên và tạo cho độ thị một bộ mặt khang trang, hiện đại, người dân có nơi ăn ở sinh hoạt thông thoáng hơn góp phần nâng cao chất lượng đời sống. Về thành phần gia đình thì ngưòi Hà Nội vẫn có tập quán sống nhiều thế hệ trong một gia đình. Bao gồm ông bà, bố mẹ, con cháu. Đây là tập quán chung của người Việt Nam. Như vậy khi về già người cao tuổi sẽ không phải chịu cảnh cô đơn mà luôn được vui vầy với con cháu. 1.2.2 Văn hoá ứng xử và tính cách của người Hà Nội Người Hà Nội cảm thấy phải có những ứng xử đẹp trong đời sống riêng tư cũng như sinh hoạt gia đình và xã hội, để có được lòng tự hào về thuần phong mỹ tục, xứng đáng với lời ca ngợi “ người thanh tiếng nói cũng thanh”, tựa như “chuông kêu khi đánh bên thành cũng kêu”. ý thức nói trên ăn sâu vào tâm lý cộng đồng, được củng cố bởi dư luận xã hội và thấm thía trong ý thức của mỗi người . Thăng Long xưa là nơi cư trú của những cư dân từ bốn phương hội tụ nên “ bán anh em xa mua láng giềng gần”. Họ sinh sống bên nhau với tình thân thiết quan tâm giúp đỡ nhau tạo nên tính cách hoà hợp cởi mở, tạo thành cộng đồng đoàn kết chặt chẽ. Đó là cách cư xử đáng quý của người Hà Nội. Người Hà Nội luôn có lòng thương người, nhân ái khoan dung, yêu chuộng hoà bình. Lòng nhân ái của người Hà Nội vốn đã có nguồn gốc sâu xa từ chính cuộc sống, sinh hoạt và sự đấu tranh lâu dài của dân tộc. Tính nghị lực, trung thực,thẳng thắn và giàu nghĩa khí luôn sẵn có trong mỗi con người. Người dân ở các vùng của đất nước đưa nghề thủ công về Hà Nội tạo thành nghề 36 phố phường sầm uất. Nghị lực của người Hà Nội còn được thể hiện ở con đê ngăn lũ sông Hồng đắp suốt chiều dài lịch sử xây dựng đê thành từ hàng ngàn năm. Người Hà Nội luôn có óc thực tế, sáng tạo và nhạy cảm với cái mới. Do hoàn cảnh đô thị hội tụ người bốn phương nên khách quan đòi hỏi người Hà Nội có óc thực tế, thể hiện ở các mặt như xem xét tính toán trong làm ăn để có lợi nhuận, “ khéo tay hay làm, đất lề kẻ chợ”, là câu ngạn ngữ quen thuộc ca ngợi tài hoa sáng tạo của những người thợ thủ công kinh thành. Nguời Hà Nội xưa và nay có khả năng thích nghi rất nhanh, rất nhạy cảm, khá năng động, không ngại tiếp nhận những cái mới, luôn chịu khó tìm tòi cải tiến sáng tạo thành cái của mình. Điều này thể hiện trong các công trình kiến trúc, văn hoá, trong việc du nhập các luồng tư tưởng tôn giáo, không chỉ giao lưu với các nền văn hoá phương Bắc mà còn giao lưu tiếp nhận nền văn hoá phương Tây. Trong học thức, người Hà Nội chuộng cái đẹp. Vì Hà Nội là nơi hội tụ đỉnh cao của nền văn hoá dân tộc, nên vùng đất Thăng Long cũng là nơi con người có tinh thần ham học và quý trọng trí thức. Do sống trong môi trường đô thành, có học vấn khá nên người Hà Nội cảm nhận được vẻ đẹp từ thiên nhiên, cảnh quan môi trường, kiến trúc nghệ thuật , thích thưởng ngoạn nơi thiên nhiên tươi đẹp, những bức tranh tuyệt vời của tự nhiên, thích được đắm mình vào không gian yên tĩnh, không khí trong lành của tự nhiên. Người Hà Nội nổi tiếng là thành lịch: “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dầu không thanh lịch cũng người Tràng An” Người Hà Nội tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp, xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại uyển chuyển mà hiệu quả cao. Sự thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện qua từng lời nói trang phục hay cách ăn uống . Những đặc trưng lối sống của người Hà Nội trải qua lịch sử cho thấy có những đặc trưng truyền thống đã trở thành giá trị văn hoá tốt đẹp cho nền văn hoá chung của dân tộc. 1.2.3. Phong tục tập quán Phong tục tập quán là những nề nếp thói quen lâu đời, những ứng xử lặp đi lặp lại thành thói quen của con người trong những tình huống nhất định trở thành các định chế và được lan truyền rộng rãi. Phong tục tập quán được coi là một khía cạnh của tính dân tộc, là giá trị trong bản sắc của dân tộc, trở thành một dị biệt của sản phẩm du lịch, có tác động khêu gợi hướng dẫn nhu cầu động cơ đi du lịch của con người. Nó ảnh hưởng tới việc quyết định hay từ chối tiêu dùng các sản phẩm hay dịch vụ du lịch. Phong tục tập quán Hà Nội chính là cái bản lĩnh chung của dân tộc hoà với cái sắc thái riêng của đất nước thủ đô để hình thành ra lề thói sống của “ người Kinh Kỳ”, “ người Tràng An” thấm nhuần một hương vị thanh lịch thoang thoảng nhưng rất đậm rất bền. Cuộc sống cửa người Hà Nội nói riêng cũng như người Việt Nam nói chung gắn bó với xóm làng, quê hương. Làng phường là một tổ chức chặt chẽ về mặt xã hội, có tục lệ riêng, những người sống trong cộng đồng của làng, phường có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quan hệ dòng họ, làng xóm hay nghề nghiệp…Giữa làng thủ đô hiện đại đổi mới ngày nay vẫn còn lưu giữ như làng hoa Ngọc Hà, làng đào Nhật Tân, làng Quât Quảng Bá, làng Vòng….. Tục thờ cúng: Tín ngưỡng của người việt là thờ tổ tiên, người Hà Nội cũng không ngoại lệ, hầu như nhà nào cũng có ban thờ gia tiên ở vị trí trang trọng nhất. Người Việt Nam tin rằng người quá cố và người sống luôn có quan hệ tâm linh nên người sống hưởng thế nào buồn vui ra sao cũng không được quên người chết. Tục thờ cúng vẫn luôn được gìn giữ, duy trì và chở thành phong tục đẹp của người dân Việt Nam. Trong phong tục chung của cả nước có lề thói riêng của từng vùng. Mỗi vùng, bằng những đặc điểm và đặc sắc riêng về địa lý, lịch sử văn hoá sẽ đóng góp các nét riêng biệt của mình vào phong tục tập quán chung, để cùng tạo nên sự phong phú cho diện mạo sinh hoạt của một dân tộc về cả hai mặt tinh thần và vật chất. Về mặt này, Hà Nội lẽ tất nhiên không phải ngoại lệ. Từ xưa trên mảnh đất này đã hình thành một vùng “ văn hoá Kinh Kỳ” riêng. Phong tục tập quán của người Hà Nội hoà cùng với phong tục tập quán của cả nước nhưng vẫn giữ cho mình những sắc thái rất riêng biệt Một cộng đồng chỉ có thể phát triển mạnh, bền vững khi biết gìn giữ những phong tục đẹp và gạt bỏ những thói quen tập quán dở, lỗi thời đồng thời biết nâng niu quý trọng gạn lọc và phát huy những gì tinh hoa văn hoá của phong tục. Người Thăng Long - Hà Nội lạc quan yêu đời lại thu nhận được tinh hoa tứ xứ giàu trí tuệ, tài hoa nên để được khuây khoả, họ biết tổ chức vui chơi giải trí nhưng cũng là rèn luyện thể chất và tinh thần nội tâm. Người Thăng Long có tục lệ nghe bình văn thơ, thi thơ thi vẽ cảnh…., thích tổ chức lễ hội và tự tạo cho mình nhiều thú vui chơi. Như vậy có thể thấy từ ngày xưa nhu cầu vui chơi giải trí của con người là không thể thiếu dù là người Hà Nội hay bất kỳ nơi nào khác. Vì thế nhu cầu du lịch là một phần không thể thiếu của cuộc sống vốn sôi động và cũng đầy căng thẳng đó. 1.2.4. Tôn giáo tín ngưỡng Tín ngưỡng là sự tin tưởng vào sự siêu nhiên và niềm tin đó chi phối cuộc sống tinh thần vật chất và hành vi của của con người, nó tạo nên sự yên tâm tin tưởng an ủi con người sẽ tránh được những nguy hiểm rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống. Tôn giáo là hình thức tổ chức có cương lĩnh mục đích, có nghi thức và hệ thống lý luận riêng nhằm đưa lại cho con người một tín ngưỡng nào đó một cách bền vững. Hà Nội là nơi tập trung nhiều tôn giáo khác nhau như đạo phật, công giáo và các tín ngưỡng dân gian thờ mẫu Về Tôn giáo Vì Hà Nội là trung tâm mọi mặt của cả nước nên tôn giáo cũng tập trung nhiều ở nơi đây tạo nên bức tranh đa dạng và phong phú. Các tôn giáo ở Hà Nội tồn tại trên cơ sở tôn trọng nhau, không có sự bài trừ hay phân biệt. Đạo Phật được du nhập vào nước ta sớm nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong nhân dân. Đặc biệt dưới thời Thăng Long -Đông Đô đạo Phật càng phát triển mạnh. Những chùa nổi tiếng ở Hà Nội như chùa Một Côt, chùa Trấn Quốc, Quán Sứ, Kim Liên, chùa Hà….là sự chứng minh về việc gìn giữ và phát triển Phật giáo ở Hà Nội. Công giáo cũng được du nhập và thâm nhập vào đời sống người dân. nhiều nhà thờ lớn được xây dựng từ xưa và tồn tại đến ngày nay như Nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ Hàm Long, nhà thờ Thái Hà… nhiều nhà thờ mới cũng được xây dựng theo sự phát triển mở rộng khu dân cư. Về Tín ngưỡng - Thờ Thành Hoàng Làng ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, Cao Biền đã coi thần sông Tô Lịch là Thần Thành Hoàng Thành Đại La. Đến các thời đại Lý, Trần, Lê vẫn duy trì các tục thờ Thành Hoàng của thành Thăng Long. Ngày nay người dân vẫn giữ tín ngưỡng này. Thành Hoàng được thờ tại các đình, Thành Hoàng là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc sống sóng gió.( đình Triều Khúc –Thanh Trì, đình Vạn Phúc - Ba Đình , đình Nam Đồng - Đống Đa ) - Tín ngưỡng thờ mẫu Chế độ Mẫu hệ còn để lại ảnh hưởng khá đậm trong đời sống xã hội của cư dân Việt Nam. Vì thế người việt có truyền thống thờ nữ thần, môt đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng cư dân nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ mẫu đi cùng với hệ thống các huyền thoại, thần tích, các bài văn chầu, truyện thơ Nôm…và nhiều hình thái diễn xướng như âm nhạc ,hát chầu văn, hát bóng, lên đồng.….Một trong những nơi thờ Mẫu lớn nhất Việt Nam đó là Phủ Tây Hồ quận Tây Hồ – Hà Nội. Nơi đây thờ bà chúa Liễu Hạnh – người được dân gian tôn thờ là Thánh Mẫu. Hàng năm vào rằm tháng giêng âm lịch nơi đây tổ chức lễ hội rất lớn thu hút người dân thành phố Hà Nội và du khách đến để lễ Mẫu và xin Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn. 1.2.5 Đặc điểm xã hội Hà Nội từ bao đời đã là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Nơi đây đời sống của người dân cao hơn rất nhiều so với các khu dân cư khác trong vùng. Hà Nội là nơi tập trung mọi ngành nghề, mọi thành phần lao động trong xã hội tạo nên một xã hội năng động. Mọi mặt của xã hội đều phát triển như y tế, giáo dục, khoa học công nghệ… Số giờ làm việc trung bình của người dân được giảm tải đáng kể, lao động được nghỉ thứ bảy và chu nhật hàng tuần, tổng số giờ làm việc trong tuần là 40 giờ. Xã hội phát triển khiến thời gian làm việc của con ngưòi it đi phù họp với thể trạng và sự phục hồi sức lực. Thay vào đó là thời gian nhàn rỗi tăng lên nên nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng được đáp ứng nhiều hơn, việc đến các trung tâm giải trí trong thành phố hay di dã ngoại, di du lịch trở nên thường xuyên hơn. Tuy nhiên ngày nay vịêc đô thị hoá quá mức ngày càng tác động đến đời sống người dân. Sức ép về nhiều mặt như dân số quá đông ( mật độ dân số Hà Nội hiện nay là 3568 người/ km2 với số dân 3.289.300 người trên tổng diện tích là 921,8 km2 chưa kể số lượng người dân ngoại tỉnh đến học tậo, kàm việc), ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng ( khói bụi, ô nhiễm nguồn nươc, nhiều loại khí thải độc hại…), mạng lưới giao thông công cộng trở nên quá tải với các hiện tượng ùn tắc thường xuyên xảy ra… làm cho con nguời dễ bị căng thẳng, mệt mỏi. Nhu cầu du lịch vì thế mà cao hơn rất nhiều. 1.3. Đặc điểm tâm lý người cao tuổi Hà Nội Hiện nay số lượng người có độ tuổi ngoài độ tuổi lao động cả nước (trên 60 tuổi) lên đến trên 10 triệu người, trong đó Hà Nội là hơn 360.000 người. Vào thời điểm bắt đầu nghỉ hưu, là giai đoạn chuyển từ trung niên sang cao tuổi nên nếu không được chuẩn bị kỹ về mặt tinh thần thì người cao tuổi rất dễ bị sốc vì không chỉ đối mặt với việc giảm sút sức khoẻ bản thân rất rõ rệt mà còn chịu cảnh ở nhà suốt ngày khi con cái đi làm vắng. Cảm giác không giúp ích cho đời, không làm ra tiền , lúc nào cũng chỉ đối mặt với bản thân, không biết nói chuyện với ai… càng làm cho người già có sự tủi thân, bi quan. Tuy nhiên truyền thống Việt Nam là gia đình gồm nhiều thế hệ cùng sinh sống nên ông bà được gần gũi với con cháu, cảm thấy lạc quan yêu đời hơn. Theo cuộc điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng tiến hành (2002) cho thấy tỉ lệ người cao tuổi sống bằng thu nhập của bản thân là rất thấp (28.3%) điều này tạo ra sự không thoải mái về tinh thần, 50% luôn lo âu cho việc làm ăn của con cái, lo cho sức khoẻ bản thân, và khoảng 30% người cao tuổi cảm thấy hoàn toàn thoải mái về tinh thần. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay thì người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phần nào khắc phục được tình trạng tâm lý trên. Người cao tuổi ở Hà Nội hiện nay có nhiều người có khả năng lao động, và vẫn giữ vai trò chính trong kinh tế gia đình. Hơn nữa người cao tuổi luôn có nhu cầu hoạt động xã hội, những hoạt động mang tính cộng đồng. Các phường hội được thành lập như : Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ Dưỡng sinh, Câu lạc bộ Người cao tuổi..). và nhu cầu được gia đình xã hội chăm sóc. Đây chính là thời điểm họ cần được nghỉ ngơi sau cả một quá trình lao động vất vả trong cuộc đời. Cũng là thời gian họ tự do thoải mái làm những gì mình thích. Họ được tham ra vào các câu lạc bộ, các hội trong khu dân cư mình sinh sống và thường xuyên tổ chức những chuyến du lịch , lễ hội, du lịch cuối tuần , thăm thân, du lịch thăm lại chiến trường xưa (những chuyến đi mang tính chất truyền thống nhân ngày lễ như 8/3, 30/4, 1/5, 22/12..) Những chuyến du lịch sẽ giúp cho cuộc sống người cao tuổi có ý nghĩa hơn, giúp cho họ yêu đời hơn và đó là nhu câu chính đáng của người cao tuổi. 1.4. Xu hướng du lịch của người cao tuổi Hà Nội Mỗi cá nhân đều có nhu cầu đi du lịch nhưng điều đó có được đáp ứng hay không còn tuỳ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như sức khoẻ, điều kiện kinh tế, thời gian…Lứa tuổi nào cũng thích đi du lịch. Trẻ thì học tập, giao lưu, gặp gỡ, khám phá thế giới mới lạ,khám phá bản thân….. Người lớn thì nghỉ dưỡng, thư giãn, giảm sức ép công việc, tái phục hồi sức lao động sản xuất …Và người già cần đi du lịch là để hưởng thụ cuộc sống nhàn hạ sau bao năm vất vả, để cân bằng lại tâm lý của người sau nghỉ hưu và những chuyến đi phù hợp sẽ rất tốt cho sức khoẻ của người cao tuổi. 1.4.1. Các chương trình du lịch ưa thích Người cao tuổi hiên nay được coi là thế hệ giao thời giữa thời kỳ chiến tranh và thời kỳ hoà bình. Đa phần người cao tuổi có sự tham gia vào cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ những năm cuối cùng, vì thế trong nếp sống, nếp nghĩ còn thiên về tư tưởng truyền thống. Vì vậy những chuyến du lịch mà họ lựa chọn nhiều chuyến đi về nguồn, thăm lại chiến trường xưa… Bên cạnh đó cũng đã có những tiếp thu những tư tưởng mới của xã hội hiện đại nên có tâm lý thoải mái hơn, lạc quan yêu đời hơn. Có rất nhiều chuyến đi mang tính nghỉ ngơi thư giãn tại các điểm du lịch cuối tuần ở các tỉnh phụ cận như Hà Tây, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Người già vốn ưa thích sự gặp mặt, đoàn tụ nên cũng thường hay tổ chức các chuyến du lịch thăm thân. Bên cạnh đó là sở thích đi chùa. Người Việt Nam có câu “ trẻ vui nhà già vui chùa” chính vì vậy rất nhiều chuyến du lịch thăm và lễ đền chùa được người già ủng hộ. Những lần đi này hầu như được tổ chức thường niên và mỗi năm có thể đi nhiều lần. 1.4.2. Thời gian đi du lịch Người cao tuổi có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Họ thường đi vào các ngày cuối tuần khi cả gia đình đều được nghỉ cho những chuyến đi du lịch gần như đi nghỉ ngơi thư giãn tại các khu du lịch sinh thái. Đối với các chuyến đi xa hơn thì những ngày cuối tuần cũng được chọn. Bên cạnh đó là những dịp lễ như 30/4 - 1/5, 2/9…Trong dịp lễ hội thì tháng giêng thu hút khách hơn cả vì đó là khoảng thời gian nhàn rỗi nhất trong năm và có nhiều lễ hội diễn ra. Nếu đi nghỉ dưỡng thì mùa hè là rất lý tưởng với các khu du lịch nghỉ mát, khí hậu trong lành và có khoảng cách gần với Hà Nội . Đó là những thời điểm mà du khách thường lựa chọn cho mình để có được chuyến du lịch như ý nhất. Mỗi chuyến đi sẽ giúp người ta thấy mình trẻ lại thấy yêu cuộc sống, yêu đời hơn và cuộc sống có ích hơn cho gia đình và cho xã hội. Vì thế mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội cần luôn khuyến khích động viên tinh thần người cao tuổi bằng những việc làm cụ thể như giúp các cụ hoà đồng vào xã hội thông qua các tập thể,các hoạt động tại chỗ và các chuyến đi du lịch nhằm giúp cho các cụ có cuộc sống khoẻ, sống vui, sống có ích cho gia đình và xã hội. Chương II Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội 2.1. quá trình khảo sát 2.1.1 Khảo sát thực địa và thu thập số liệu. Mọi nghiên cứu đều khởi đầu bằng phương pháp thu thập số liệu và phân tích tư liệu thứ cấp. Trong thời gian làm báo cáo này, sinh viên đã tự tìm cho mình những tài liệu có nội dung tương ứng nhằm hỗ trợ tốt cho việc nghiên cứu. Những tài liệu đó bao gồm: sách, báo, các tập bài giảng của các thầy cô giáo trong khoa và các bài đăng trên các trang điện tử. Khi sử dụng phương pháp này sinh viên đã có được một cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, những kết quả đã được giải quyết và những vấn đề còn đang tồn tại. Tuy nhiên nhiều tư liệu cùng nghiên cứu về một vấn đề nhưng có thông tin không giống nhau và một số thông tin không mang tính cập nhật. Vì vậy bản thân sinh viên khi sử dụng những tài liệu này có sự chọn lọc nhất định và tự rút ra cho mình những bài học mang tính khách quan. Sau khi đã thu thập tài liệu cho mình, sinh viên có quá trình nghiên cứu thực địa ngắn. sinh viên đã khảo sát tại địa bàn dân cư nơi đối tượng khách mà sinh viên nghiên cứu đang sinh sống và làm việc. Sinh viên đã tiến hành thăm dò một số ý kiến của những người cao tuổi trên địa bàn thành phố mà sinh viên đã lựa chọn. Cùng với việc thăm dò ý kiến , sinh viên đã đến gặp gỡ trao đổi thông tin với một số công ty du lịch đóng trên địa bàn và đạt kết quả cao trong việc khai thác thị trường này. Nổi bật là công ty Du lịch Việt ( Viettour ) tại địa chỉ 31 Núi Trúc – Ba Đình – Hà Nội. Là một công ty có lượng khách là người cao tuổi rất lớn tại các quận Ba Đình, Cầu Giấy, công ty du lịch Trung Đức 9 Tô Vĩnh Diện… Và công ty du lịch Tân Đông Phương địa chỉ 98 Triều Khúc- Thanh Trì - Hà Nội . Đây cũng là công ty có lượng khách người cao tuổi tương đối lớn và có tính trung thành. Tại các công ty này, sinh viên đã được tiếp cận với các số liệu thống kê về lượng khách từ năm 2007 đến thời điểm này của năm 2008 và những năm trước đó. Kết hợp với quá trình sinh viên đã có khoảng thời gian thực tập và cộng tác tại các công ty này. Trong quá trình cộng tác với các công ty trên, sinh viên đã được đi tour thực tế vào các dịp lễ hội đầu năm, các tour thăm di tích lịch sử cùng với các cựu quân nhân, cựu thanh niên xung phong . Thời gian đó sinh viên đã được trực tiếp tìm hiểu về tâm lý, nhu cầu và sở thích của du khách, trực tiếp quan sát các hoạt động của khách cũng như các phản ứng khác nhau của du khách đối với các điểm du lịch, các dịch vụ của diểm đến và các dịch vụ khác mà công ty du lịch cung cấp. Qua đó sinh viên đã tự tổng hợp các kết quả phục vụ cho bài nghiên cứu của mình. 2.1.2. Quá trình điều tra xã hội học Trong quá trình này sinh viên khảo sát đặc điểm xã hội của đối tượng khách du lịch, lấy ý kiến điều tra xã hội học, sinh viên tập trung chủ yếu vào việc điều tra phân tích thị trường như điều tra sở thích, nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu của khách, tìm hiểu sức hấp dẫn của các điểm du lịch tài nguyên du lịch và chất lương dịch vụ đối với khách. Trong thời gian tiến hành điều tra, sinh viên đã lần lượt thực hiện các bước sau: - Mục đích điều tra: Quá trình điều tra nhằm thu thập ý kiến khách hàng, mang lại các kết quả thực tế cho bài nghiên cứu. Từ các kết quả này sinh viên tổng hợp thành các thị hiếu chung của du khách. - Đối tượng điều tra: Đó là người cao tuổi - Phạm vi điều tra: Sinh viên lựa chọn người cao tuổi ở các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân. Với độ tuổi trong khoảng 60 đến 70 tuổi. Tổng số người điều tra là 800 người. Thời gian tiến hành điều tra từ 5/4 đến 20/4/2008. Trong dịp này thì đối tượng điều tra đã kết thúc các chuyến đi tour đầu năm và định hướng cho các chuyến đi tiếp theo vào dịp 30/4 - 1/5 và thời điểm mùa hè. Vì vậy họ sẽ có các thông tin tương đối xác thực. - Phương pháp điều tra: Sinh viên đã thiết kế bảng hỏi với các câu hỏi xoay quanh sở thích của khách trong khi đi du lịch. Sinh viên đã đến các địa bàn trên, gặp gỡ người cao tuổi trong các công viên vào buổi sáng và buổi chiều khi họ vừa kêt thúc các bài tập thể dục để phát phiếu điều tra. Ngoài ra còn liên hệ với các Hội Phụ Nữ, hội Người cao tuổi, Hội Cựu Chiến Binh tìm sự giúp đỡ. Trên mỗi địa bàn sinh viên phát ra 200 phiếu, tổng cộng 4 quận là 800 phiếu. Do đối tượng là người cao tuổi nên sinh viên đã thiết kế bảng hỏi với số lượng câu hỏi không quá nhiều, chủ yếu là các câu hỏi đóng, nội dung các câu hỏi không khó trả lời. - Kết quả điều tra: Sau khi điều tra, sinh viên đã tổng hợp số liệu và cho ra kết quả sau: Bảng kết quả khảo sát: (Đơn vị tính %) STT Thị hiếu Tổng Phân Loại 1 Điểm đến 100 Đền chùa Khu DTLS Khu DLST biển Vùng núi thấp 38.25 23 16 13.5 9.25 2 ẩm Thực Ăn chính Tđ nhiều rau xanh, món ăn nhẹ, ít dầu mỡ Tđ nhiều đặc sản + rau xanh 100 84 16 Ăn phụ Buýt-phê Bún phở cháo Các loại khác 100 14.25 76 9.75 3 Khách sạn 100 Mini Vừa Lớn 18.5 80.375 1.125 4 Mua Sắm Bánh kẹo TP Đồ lưu niệm Dược phẩm May mặc+ mỹ phẩm Thủ công mỹ nghệ 39.375 99.625 11 2.75 5.5 5 Hình thức tour 100 Đoàn thể Nhóm nhỏ Gia đình Một mình Không quan trọng 71.875 6.125 9 0.0 13 6 Phương tiện vc 100 Ôtô Tàu hoả Máy bay Tàu thuỷ 91.5 7.625 0.875 0.0 7 Thời lượng 1 ngày 2 đến 3 ngày 4 ngày Trên 4 ngày 100 27 2.25 0.75 8 Mật độ Tq/ngày 100 ít điểm và Tq kĩ Nhiều điểm và Tq nhanh 43 57 Ký hiệu trong bảng: DTLS: Di tích lịch sử DLST: Du lịch sinh thái Tđ : Thực đơn Tp : Thực phẩm Tq : Tham quan 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.2. Thị hiếu về điểm đến Với mỗi chương trình du lịch, điểm đến luôn là sự lựa chọn đầu tiên của du khách. Mỗi điểm đến có sức hấp dẫn khác nhau đối với khách du lịch ở các độ tuổi khác nhau. Nếu người trẻ tuổi như học sinh và sinh viên thích vùng núi hoang sơ, để được hoà mình vào với thiên nhiên, khám phá thiên nhiên vĩ đại và kỳ bí, để thoả mãn trí tò mò lòng hiếu kỳ. Vậy họ sẽ đến với Vườn quốc gia Cúc Phương, núi Tam Đảo, biển đảo Cát Bà, vùng Tây Bắc rộng lớn và hùng vĩ….. Hay nếu muốn thoả sức vẫy vùng cùng các con sóng lớn thì họ sẽ đến với biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Mỹ Khê, Nha Trang… Tại đó họ tìm được thú vui và cảm hứng cho chính mình. Nếu người độ tuổi trung niên thích những khu nghỉ dưỡng yên tĩnh và sang trọng như SunSpa Resort (Quảng Bình), Vạn Chài resort (Sầm Sơn)… hay thích đến những khu du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, SaPa.. và những khu vui chơi giải trí hiện đại như Tuần Châu, Đồ Sơn, Vinperland Nha Trang… Thì đối với người cao tuổi lại thiên về các điểm du lịch có tính cổ kính, tính lịch sử hay cách mạng. Người cao tuổi lại phân chia sở thích theo giới tính khác nhau. Phụ nữ thường thích các điểm du lịch đến các chùa chiền, đền thờ.. những danh lam thắng cảnh gắn liền với đời sống tâm linh. Đền chùa Các điểm du lịch đền chùa thì được 38,25% khách lựa chọn. Các địa danh như Chùa Hương, Yên tử, đền Mẫu, Phủ Dày..luôn hấp dẫn họ đặc biệt là các dịp lễ. Với những mong ước cho bản thân, gia đình, con cái luôn bình an, sức khoẻ, làm ăn phát đạt và sống hạnh phúc, họ tìm đến các chùa để lễ lạt, cầu xin đấng linh thiêng. Vào dịp hội xuân đầu năm các hội phụ nữ, hội người cao tuổi …tổ chức rất nhiều chuyến du xuân cầu lễ với niềm tin rằng “ có thờ có thiêng”. Người già cao tuổi sức yếu nhưng niềm tin và tín ngưỡng thì lại mãnh liệt hơn bao giờ hết. Mỗi khi đi lễ chùa, du khách cảm thấy thật thanh thản, từ cửa Phật bước ra mọi nỗi buồn trong cuộc sống đều tan biết nhường chỗ cho sự lạc quan yêu đời. Lễ chùa trở thành nếp sống đẹp của người dân Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Tuy rằng không phải ai cũng theo đạo phật nhưng khi về già thì người ta luôn hướng Phật. Không chỉ lễ đầu năm mà những ngày mùng 1 và ngày rằm đều rắt thích đi lễ chùa. Đặc điểm của nước ta là các lễ hội hầu hết diễm ra vào dịp đầu năm “ Tháng giêng là tháng ăn chơi” cũng là khoảng thời gian để người ta có dịp đi du lịch lễ hội đến những chùa nổi tiếng là đẹp và linh thiêng. Nơi đón khách đông nhất là Yên Tử và Chùa Hương. “ Dù ai quyết chí tu hành Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu “ Các bà còn khuyên các con cháu rằng nếu trong 3 năm liền mà đi lễ Chùa Hương thì cầu gì được nấy. Nhiều người vì thế năm nào cũng đi Chùa Hương. Các chùa khác trong khu vực cũng có sức hấp dẫn tương đối lớn. Theo nhiều người đi chùa thì không nhất thiết phải là chùa lớn, miễn trong tâm có phật…Như Hội Phụ nữ phường Ngọc Hà, đầu năm 2008 đã tổ chức rất nhiều tour du lịch lễ hội thông qua công ty Du Lịch Việt. Điểm đến là các chùa Hải Phòng (Chùa Dư Hàng, Chùa Hàng Kênh, Chùa Đỏ, Đền Bà Đế) các chùa Nam Định, Phủ Dày và một số chùa ở Hà Tây (Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Chùa Trầm, Chùa Trăm Gian). Và lễ chùa thì không kể chùa đó ở miền núi hay đông bằng. Có những ngôi chùa, đền toạ lạc ở những vùng núi cao, phải đi bộ, phải trèo đèo nhưng họ không hề ngại (Đền Đức Thánh Cả ở đỉnh núi Ba Vì, đền mẫu ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn) đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ) ... trước đây khi chưa có điều kiện xây dựng các đường cáp treo ở Chùa Hương, Yên Tử thì lớp lớp người già vẫn thành tâm leo lên cửa chùa cách mặt đất đến nghìn mét độ cao. Thậm chí cho đến bây giờ khi đã có cáp treo rồi nhưng nhiều cụ già vẫn muốn leo lên bằng đôi chân của mình, vừa đi vừa cầu khấn. Đến khi đã chồn chân mỏi gối rồi mà khi lên đến đỉnh, mọi sự mệt mỏi dường như tan biến, các cụ lại thấy khoẻ khoắn, tinh thần sảng khoái, tâm thanh thản như thể mỗi bướcđi đều rũ bỏ một phần lo âu phiền muộn. ý thích đi lễ chùa vừa do tâm lý phát sinh vưa do tác động của xã hội và ảnh hưởng cuả văn hoá truyền thống. Thế nên cứ mỗi dịp đầu năm, các điểm lễ hội lại dồn dập đón một lượng khách lớn từ thập phương đổ về. Khu di tích lịch sử cách mạng Xét về lứa tuổi này, có nhiều người từng là cựu quân nhân, là các chiến sĩ, các thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chông đế quốc Mỹ năm xưa. vì vậy các chuyến đi về những di tích lịch sử luôn thu hút và được ủng hộ hơn nhất là đối với nam giới. Có 23% khách lựa chọn các chuyến di về các khu di tích lịch sử cách mạng Nhiều công ty du lịch hiện nay trên địa bàn Hà Nội tổ chức các tour du lịch về nguồn với các tuyến: - Hà Nội –ATK Định Hoá - Thái Nguyên - Hà Nội – K9 Đá Chông- Ba Vì - Hà Nội – Tân Trào – Pác Bó.. các tuyến thăm chiến trường xưa như: - Hà Nội – Ngã ba Đồng Lộc -Nghĩa Trang Trường Sơn- Thành cổ Quảng Trị- Đường 9 Nam Lào… - Hà Nội – Điện Biên Phủ Những chuyến đi như thế luôn đem lại cảm xúc bồi hồi cho du khách, gợi lại cho họ những hoài niệm về một quá khứ oanh liệt mà chính bản thân họ đã trải qua dù it dù nhiều. Các khu du lịch sinh thái Đối với các khu du lịch mang tính nghỉ dưỡng như các resort cũng có sức hấp dẫn đối với du khách ở lứa tuổi này. người già thường đi du lịch nghỉ dưỡng cùng với con cháu trong gia đình trong dịp cuối tuần. Các điểm nghỉ dưỡng được chọn như khu vực Ba Vì ( Hà Tây ) với nhiều resort đẹp và hấp dẫn( ASEAN resort, Tản Đà resort…) Khu du lịch biển Du lịch nghỉ biển thường là Vịnh Hạ Long(Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng) , Sầm Sơn (Thanh Hoá)…. Tỷ lệ lựa chọn là 13.5% và thường là lựa chọn của những người đi theo gia đình hay nhóm nhỏ. Những điểm này ít thu hút khách cao tuổi đi theo đoàn lớn vì nó được coi là không phù hợp. Người cao tuổi không có nhiều hứng thú với việc đùa giỡn với sóng biển hay đắm mình nơi làn nước trong xanh của đại dương. Người cao tuổi cũng không ham thích với việc leo núi lội rừng để khám phá, chiêm ngưỡng thiên nhiên…. Cái họ cần là một không gian yên tĩnh, một bầu không khí trong lành và sự quan tâm chăm sóc trong chuyến đi cả về vật chất lẫn tinh thần. Khu du lịch vùng núi thấp Điểm tham quan ở các khu vực núi thấp chiếm 9.25% sự lựa chọn.Tỉ lệ này không cao so với các lựa chọn khác. Người cao tuổi đi thăm quan các địa danh gần khu vực thành phố Hà Nội thường là các điểm Côn Sơn – Kiếp Bạc, Tam Cốc Bích Động, Hồ Núi Cốc, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên… 2.2.3. Thị hiếu ẩm thực Đi du lịch với mong muốn tâm lý được thoải mái thoát khỏi trạng thái thường ngày mọi thứ đều phải khác biệt nhất là trong vấn đề ăn uống. Ai cũng thích trong mỗi chuyến đi, mỗi điểm đến đều được thưởng thức những món khác nhau, là đặc sản địa phương của các vùng miền. ở Hà Nội thức gì cũng có, của ngon vật lạ đều không thiếu song, được đến tận quê hương của những của ngon vật lạ ấy, được chính bàn tay của người dân địa phương làm ra và và phục vụ thì cảm giác ngon và thú vị tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên người già có sự khác biệt về ăn uống so với các độ tuổi khác. Người già rất kỹ tính trong việc ăn uống của chính mình, nhất là với người Hà Nội đã vốn có sự tinh sành về ăn uống. Với một đoàn du khách đông người, du khách luôn ưa thích ăn ở nhà hàng tiên lợi nhất về mặt đi lại, chỗ ngồi thoáng mát, bàn ăn phải đẹp và lịch sự, không quá ồn ào (các nhà hàng ở trong khách sạn là hợp lý nhất). Với các bữa ăn sáng thì các món tương đối quen thuộc và dễ ăn nhất với người già là bún, phở hay cháo. 76% du khách cao tuổi thường xuyên chọn các món này. Kiểu ăn buýt-phê cũng tương đối được ủng hộ (14.25%). 9.25% chọn các món khác (các loại bánh, đồ ăn nhẹ khác) Các bữa chính được lựa chọn nhiều với thực đơn nhiều rau xanh, củ quả kết hợp với một số đặc sản… những món giàu chất xơ, ít béo, ít đường, đạm (84%). Bữa ăn dược chế biến với độ chín kỹ, độ mềm phù hợp. Hạn chế những món tanh (hải sản, cua, ốc…). Một phần nhỏ khách thích bữa ăn có nhiều đặc sản địa phương tất nhiên những món này cũng phải được chế biến phù hợp. 2.2.4. Thị hiếu về dịch vụ lưu trú Dịch vụ lưu trú bao gồm các nhà nghỉ khách sạn, những cơ sở sẵn sàng tiếp nhận du khách ngủ nghỉ qua đêm. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới phân loại khách sạn theo các cấp độ từ 1-5 sao. Trong bài nghiên cứu này sinh viên tạm thời chia làm 3 loại khách sạn khác nhau đó là khách sạn mini (chưa được xếp sao đến 1 sao), khách sạn vừa (2-3 sao), khách sạn lớn (4-5 sao) Đối với giá phòng của khách sạn mini thì mọi du khách đều có khả năng chi trả. Tuy nhiên khách đi theo đoàn đông không thích ở loại khách sạn này do điều kiện cơ sở vật chất hầu như không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách. Với khách sạn mini thì số lượng phòng từ 10-20 phòng, nhiều khi là thiếu và không phải chất lượng phòng bao giờ cũng đồng đều. Đội ngũ nhân viên của loại khách sạn sẽ khó đáp ứng kịp thời được nhu cầu của đoàn nhất là với tình trạng đội viên ở khách sạn mini thường là không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Nếu như phải tiếp nhận một đoàn khách lớn rất dễ gặp lúng túng trong thao tác nghiệp vụ… Điều đó gây cảm giác không hài lòng cho khách. Hơn nữa trong một khách sạn không những chỉ có một đoàn khách lưu trú mà còn tiếp nhận nhiều khách khác nhau vì thế nếu một đoàn khách tương đối đông lưu trú trong khách sạn mini sẽ gặp một số khó khăn (vấn đề nước sinh hoạt bị thiếu là hay gặp nhất ) Tuy nhiên đó là đối với đoàn khách đông. đối với đoàn khách đi theo gia đình, đi ít người thì lại có sự lựa chọn khác. Trong hệ thống khách sạn mini có nhiều khách sạn tuy nhỏ nhưng việc kinh doanh phát triển vì thế mọi dịch vụ tương đối tốt với giá phòng hợp lý. Những khách sạn này thường có kiểu dáng kiến trúc đẹp mắt, cách bài trí nội thất sang trọng đội ngũ nhân viên nhiệt tình chu đáo, có tính chuyên môn tương đối cao ( khách sạn Hoa Lan ở Huế, Anh Đào ở Tam Đảo) Loại khách sạn này là sự lựa chọn của một lượng khách đi theo nhóm, những khách sạn này thường có không gian yên tĩnh do it khách, hơn nữa bản thân khách đó thường là những người không thích sự ồn ào sôi động vì thế không gây sự phiền hà cho những người xung quanh. Có 18.5% số người được hỏi lựa chọn loại khách sạn này. Với các khách sạn lớn từ 4-5 sao như Sài Gòn Hạ Long hotel (Hạ Long), Morin (Huế), Victoria ( Sapa) ...thì tất cả mọi cơ sở vật chất , trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên của loại khách sạn đều mang tính ưu việt hơn cả. Tuy nhiên dịch vụ tốt tỉ lệ thuận với giá cả. Giá phòng của hệ thống khách sạn này so với mức thu nhập trung bình của người dân là rất cao. Mức giá của loại phòng standard thường là từ 80 USD/ phòng/ đêm trở lên tương đương với gần 1.3 triệu đồng Việt Nam. Mức giá này phù hợp với khách thương gia, khách công vụ và khách có chi trả cao. Chính vì thế đối với những người cao tuổi thì lượng khách sẵn sàng chi trả cho mức giá này là rất thấp.( 1.125%) Nguời già luôn có sự tiết kiệm nhất định. Nếu phải chi trả quá nhiều cho việc lưu trú của mình thì bị coi là quá lãng phí. Loại cơ sở lưu trú còn lại là loại khách sạn vừa từ 2-3 sao được coi là phù hợp hơn cả với tập khách có mưc chi trả trung bình. Loại khách sạn này rất phổ biến ở các khu du lịch. Các khách sạn này có nhiều loại phòng để khách lựa chọn với mức giá hợp lý thường từ 20-40 USD/phòng/đêm, mức giá này thì khách hoàn toàn có thể chấp nhận được. Có 80.375% khách thường xuyên ở loại khách sạn này. Tâm lý của người Việt nói chung và người cao tuổi nói riêng thì thường thích đi theo đoàn. Người ta khó chấp nhận một đoàn đi du lịch lại ở hai khách sạn khác nhau cho dù chúng ở gần nhau. Hơn nữa khi ở một khách sạn thì luôn mong muốn ở cùng tầng, cùng khu, tầng càng thấp càng tốt. Phòng có view thì rất được ưa chuộng, nó không chỉ tạo sự thoáng đãng mà còn có thể giúp khách được thư giãn, thoải mái khi quan sát bức tranh thiên nhiên bên ngoài. Vị trí của khách sạn cũng rất được khách quan tâm. Điều kỳ vọng đầu tiên của khách khi đến khu du lịch là khách sạn phải ở khu vực trung tâm, tiện cho việc đi lại, thăm quan, mua sắm,…Khách sạn gần trục đường chính, dễ nhận biết để tránh rắc rối trong viêc quên đường khi khách có thời gian tự do thăm quan khu du lịch. Kiểu dáng kiến trúc của khách sạn là góp phần tạo ra sự thích thú, thoải mái đối với du khách. Với tập khách mà sinh viên nghiên cứu thì hầu như ai cũng ưu thích các khách sạn có kiểu dáng hiện đại, sáng sủa thoáng đãng như khách sạn Holiday View, Hướng Dương, Giếng Ngọc ( Cát Bà), , Vân Hải, Bạch Đằng..Hoa Cương…( Hạ Long) , khách sạn Thăng Long, Biển Đợi, Nhà Khách Quân Khu 4…( Sầm Sơn). Nơi ăn chốn ở cho khách du lịch rất quan trọng. Vì thế để đảm bảo sự thành công cho một tour du lịch thì phải có cơ sở lưu trú tốt không chỉ nhằm làm tư giãn, phục hồi sức khoẻ cho khách sau một ngày tham quan mà còn phải tạo ra được cho du khách sự yêu thích, hứng khởi trong thời gian lưu lại đó. 2.2.5. Thị hiếu về mua sắm Việc mua sắm phụ thuộc vào từng chuyến đi là từng điểm đến. Nơi khách đến có những sản phẩm gì làm cho khách ưa thích hay có những sản phẩm đặc biệt gì là đặc trưng của địa phương, những sản phẩm gì ghi dấu ấn đến sự thăm quan của khách…? Những thứ đó quyết định việc khách có chi tiêu hay không cho việc mua sắm. Trên thực tế thì các mặt hàng sau được khách thường mua ( sắp xếp theo thứ tự giảm dần ). 1. Đồ lưu niệm (99.625%) 2. Bánh kẹo ,thực phẩm (39.375%) 3. Thủ công mỹ nghệ– dược phẩm –hàng may mặc, mỹ phẩm( dưới 11%) Hiện nay nhiều công ty du lịch tổ chức các tour du lịch kết hợp mua sắm với đích đến là các cửa khẩu với hàng dân dụng giá rẻ. Các loại hàng được ưa chuộng đối với mọi du khách là các loại hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan như đồ điện tử: quạt, nồi cơm điện, lò vi sóng..các mặt hàng khác như chiếu trúc, chăn bông, ga gối và các hàng điện tử cao cấp như Ipod, Cellphone, đầu kỹ thuật số, hàng mỹ phẩm,.. Của khẩu thu hút nhiều khách là cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Lao Bảo… Tuy nhiên đối với người già thì mua sắm trong tour đơn giản hơn nhiều. Họ không có nhu cầu đi mua sắm mà chỉ có mua sắm khi mình đi du lịch. Đồ lưu niệm Ngoài các khu mua sắm kể trên thì các khu du lịch dù lớn hay nhỏ đều có các shop hàng lưu niệm, các sản vật địa phương. Nếu như đi du lịch biển thì có các mặt hàng làm từ ốc biển ( vòng ốc, vỏ ốc ), từ chất liệu gỗ, đá, than đá…những loại hàng này có giá rẻ và giá trị lưu niệm cao. Thường thường trên các sản phẩm hay đề tên các điểm du lịch ( Cửa Lò, Hạ Long, Nha Trang…) dễ được du khách lựa chọn mua về làm quà. Mức giá trung bình của các sản phẩm này từ 10-20 nghìn đồng phù hợp với khả năng chi trả của mọi đối tượng khách. Với du khách là người cao tuổi thì thích mua vật lưu niệm nhỏ nhỏ xinh xinh mà không quá đắt để làm kỉ niệm. Hầu hết các du khách đều mua quà lưu niệm cho gia đình và người thân nhất là cháu nhỏ. Ví dụ như các đồ lưu niên được bán ở của hàng nơi của chùa để cầu may, một số đồ chơi trẻ em lạ mắt….. người già ít có nhu cầu mua sắm cho bản thân mình nhưng khi đi chơi thì hay nghĩ đến người ở nhà và có tâm lý mua gì đó về làm quà. Tỉ lệ người chưa từng mua các loại mặt hàng lưu niệm rất ít, chỉ vào 0.375% , số còn lại hay mua quà lưu niệm là 99,625%. tuy nhiên, còn một số tồn tại đó là đồ lưu niệm ở nước ta hiện nay không có sự khác biệt nhiều mang tính chất vùng miền, địa phương. Nếu khách đi vào khu chùa chiền ở nhiều nơi khác nhau nhưng sẽ thấy bán các loại sản phẩm giống nhau. Tình trạng này cũng xảy ra với khu vực miền biển hay khu du lịch miền núi. Vì thế mỗi du khách chỉ mua số lượng hàng rất ít. Về bánh kẹo, thực phẩm Mỗi vùng miền đều có đắc sản bánh kẹo riêng của mình và trở thành những thương hiệu nổi tiếng trong nước như bánh đậu xanh Hải Dương, bánh gai Nam Định, mè xửng Huế, cu-đơ Ngệ An, bánh củ mài các vùng miền núi phía Bắc….thường được du khách lựa chọn. Các loại thực phẩm tươi ở các địa phương rất được ưa chuộng. Ngày nay người ta ai cũng thích các loại rau quả nhất là rau quả được coi là sạch ( không thuốc sâu, thuốc kích thích…). Các loại rau nổi tiếng khắp vùng mìên đó là rau sắng ( Chùa Hương ) su su ( Tam Đảo ) măng đắng ( Yên Tử ), các loại rau ở SaPa.. Nếu đi đúng mùa thì hầu hết các du khách đều tìm mua cho mình những đặc sản ấy. Loại thực phẩm tiếp theo được ưa chuộng đó là hải sản. Tại các khu vực như Đồ Sơn,Sầm Sơn, Cửa Lò ,đến mùa hè cung cấp rất nhiều hải sản cho du khách như Tôm, Cua Bể, Ghẹ,Mực tưoi, Mực khô.. ở đó còn có chợ hải sản thu hút rất nhiều các du khách đến thăm quan và mua hàng. Hải sản tươi được đóng vào các thùng đá rất gọn, tiện lợi và an toàn. du khách có thể mang về nhà mà không sợ bị hư vì thế khách rất thích mua về cho gia đình mỗi khi có dịp đến các vùng đó . Tỷ lệ khách thích mua các mặt hàng này chiếm 39.375%. Hàng thủ công mỹ nghệ, dược phẩm, hàng may mặc, mỹ phẩm Tỷ lệ người cao tuổi mua các loại như dược phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc và mỹ phẩm thì không cao lắm. Những thể loại này chỉ chiếm dưới 11% trong các sự lựa chọn của du khách. Đối với hàng hóa may mặc thì phụ nữ thường chỉ mua sắm những thứ đơn giản như khăn quàng cổ, vải vóc, găng tay, tất chân… . Những loại mặt hàng này phải là những loại có chất lượng tương đương nhưng có giá thấp hơn so với giá tại địa bàn cư trú của khách thì mới được ưa chuộng. Mặt hàng mỹ phẩm hầu như không được quan tâm cho lắm. các mỹ phẩm thông dụng như: dầu gội đầu, sữa tắm hay xà bông.. thì đã có con cháu ở nhà lo chu đáo chẳng mấy ai chịu khó mua mấy thứ đó về. Chỉ một số it người để ý đến việc mua sắm hàng hóa mỹ phẩm. Nếu là dược phẩm thì thường được mua tại những khu nổi tiếng như SaPa- Lào Cai, Hoà Bình…nơi có nhiều loại thuốc nam và thuốc bắc nổi tiếng, có tác dụng cho sức khoẻ của người già như chữa đau lưng, đau khớp chân khớp tay, chữa bệnh mất ngủ, khó tiêu. Các loại thuốc để ngâm rượu uống hoặc để xoa bóp hay được khách mua về sử dụng. Hàng thủ công mỹ nghệ được ưa thích chủ yếu là các loại hàng như vải thổ cẩm, tranh thêu, tượng đá,tranh sơn mài, … nhưng không chiếm tỷ lệ cao trong thị hiếu chung của người cao tuổi 2.2.5. Về hình thức tour ở lứa tuổi này tính cách con người có sự khoáng đạt pha lẫn cổ điển, trong những chuyến đi, những khi hội họp cùng bạn bè đôi khi tự cho mình còn rất trẻ vì thế họ cũng có sự sôi động hào hứng khi tham gia mọi hoạt động và rất nhiệt tình. Những điều đó cũng quyết định đến kiểu đi du lịch it hay nhiều người, cá nhân hay tập thể. Thông thường ở lứa tuổi này người ta thường tổ chức các tour du lịch cho tập thể, cho phường hội. 71.875% thích đi tour theo đoàn thể, 9% chỉ thích đi cùng gia đình. 6.125% thích đi hteo nhóm nhỏ và 13% còn lại cho rằng điều đó không quan trọng lắm. Theo số liệu thống kê được từ các công ty du lịch thì tỷ lệ tổ chức tour cho đoàn đông thường chiếm đến 86% trong tổng số khách người cao tuổi ký hợp đồng mua tour. Đa phần là do tập thể đứng ra tổ chức như: Hội Phụ Nữ phường Ngọc Hà - Ba Đình, Hội Người cao tuổi phường Tứ Liên – Quận Tây Hồ, Hội Cựu Chiến Binh phường Thành Công- Đống Đa. khi đi đoàn đông như vậy, họ được găp gỡ nhau, được trò chuyện, kể cho nhau nghe về “ chuyện ngày xưa..”, kể về niềm tự hào mà mình đang có về sự thành đạt của con cái, về những đứa cháu đáng yêu… Có nhiều du khách coi đó là một dịp để thể hiện những năng khiếu của mình như hát, đọc thơ, kể chuyện… Có cụ bà đoàn Phụ nữ phường Ngọc Hà đã 70 tuổi những vẫn hát dân ca rất mượt mà và được cả đoàn hoan nghênh nhiệt liệt. Hay một số cụ ông phường Thành Công, trong mỗi chuyến đi của mình đều mang theo một tập viết và một đống giấy tờ là bản thảo của những bài thơ do chính cụ viết, có bài khiến người nghe bồi hồi xúc động và cũng có bài làm người khác cười nghiêng ngả…Tất cả tạo ra một không khí vô cùng thân thiện, thoải mái và vui vẻ khiến ai cũng thấy mình trẻ ra và khoẻ lại. Với thể loại khách đoàn như thế thì thời gian đi đa phần là một ngày cho các chuyến đi ngắn, chủ yếu trong các dịp lễ đầu năm. - Hà Nội - Chùa Hương. - Hà Nội – Yên Tử. - Hà Nội – Phủ Dày - Đền Trần ( Nam Định ) … Các chuyến đi dài tập trung chủ yếu vào dịp tháng 3 - tháng 8 là những tour thăm quan nghỉ dưỡng như: - Hà Nội – Hạ Long( 2 ngày 1đêm ) - Hà Nội - Cửa Lò – Quê Bác ( 3 ngày 2 đêm ) Các chuyến đi dài hơn với các cựu quân nhân thường là các tuyến: Hà Nội -Ngã ba Đồng Lộc – Nghĩa Trang Trường Sơn – Địa Đạo Vĩnh Mốc - Thành Cổ Quảng Trị ( 4 ngày 3 đêm). Những tour này thường kết hợp việc đi thăm quan với việc thăm lại chiến trường xưa đã gần như thành truyền thống của cựu quân nhân Việt Nam . Các tour dài ngày như vậy luôn được đặt qua các công ty du lịch với hình thức trọn gói. Với hệ thống dịch vụ du lịch phát triển như hiện nay thì đi tour trọn gói được coi là giải pháp tối ưu cho một chuyến đi dài ngày. Du khách nhất là người già không thể tự mình vừa đi du lịch vừa xoay sở với việc đặt dịch vụ được. Vì thế họ tìm đến các công ty du lịch lữ hành để gửi trọn niềm tin vào việc lên kế hoạch, thiết lập chương trình, đặt mọi dịch vụ và triển khai mọi hoạt động trong tour. Đối với các tour trong ngày thì thường có xu hướng theo tour mở. Công ty tổ chức các dịch vụ vận chuyển , điểm thăm quan và hướng dẫn viên còn vấn đề ăn uống, có khi cả vấn đề mua vé thăm quan tại điểm khách sẽ tự lo. Họ cũng thấy một điều lợi là nếu đi theo một tour như vậy sẽ tiết kiệm một phần chi phí và đôi khi được tự do thoải mái hơn. Ví dụ khi nghỉ ăn trưa khách có thể ăn uống theo sở thích của mình, ăn trong nhà hàng hay đồ ăn đã được chuẩn bị từ nhà … còn nếu như muốn ăn uống nghỉ ngơi thì chẳng khó khăn gì khi nhờ hướng dẫn viên giúp đỡ liên hệ. 2.2.6 Về phương tiện vận chuyển Với các chương trìng cho người cao tuổi như thế thì phương tiện vận chuyển là yếu tố hết sức quan trọng liên quan đến vấn đề sức khoẻ. Ôtô là phương tiện chuyên dụng nhất cho du lịch hiện nay. Trong các chuyến đi xa thì có thể kết hợp các phương tiện khác nhau như: máy bay, tàu hoả (các chuyến đi Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) nhằm rút ngắn thời gian và đảm bảo sức khoẻ cho du khách. Các chuyến đi thăm quan biển đảo du khách sẽ phải đi bằng tàu thuỷ (thăm Vịnh Hạ Long, Tàu Cánh Ngầm ra đảo Cát Bà, đường ra đảo Cát Bà gồm có cả đường bộ và đường thuỷ) Tuy nhiên với người cao tuổi ôtô là phương tiện được sử dụng nhiều nhất. Nó chủ động về mặt thời gian, thuận tiện cho việc nghỉ dừng giữa chặng, an toàn về mặt đồ đạc do không phải chia sẻ phương tiện với khách khác. Hơn nữa các loại ôtô phục vụ cho du lịch hiện nay đều là các ôtô đời mới như : Aero Space, Aero town, County 29, County 24 các dòng xe nhỏ như: Ford Transit (16 chỗ) Mercedec Sprinter (16 chỗ) luôn làm cho khách cảm thấy dễ chịu với nội thất sạch sẽ, sang trọng, máy lạnh luôn hoạt động và thậm chí có cả dàn đầu đĩa, âm thanh đời mới phục vụ khách. Vì thế rất thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động trên xe.. Tuy nhiên vấn đề thái độ của lái xe cũng rất quan trọng trong chuyến đi. với khách là người cao tuổi thì họ luôn mong muốn một người lái xe từ tốn điềm đạm và nhã nhặn trước hết để đảm bảo cho chuyến đi được an toàn, họ sẽ cảm thấy yên tâm thoải mái và được tôn trọng, điều đó đóng góp lớn vào mức độ thành công của chuyến đi. 2.2.7 Các thị hiếu khác Đa số các khách thích được đi nhiều điểm trong một tour. Họ đã có phần nào hiểu biết về các điểm đó nên trong thời gian thăm quan đã tiếp thu khá nhanh thông tin về điểm đến. Nhất là những tour 1 đên 2 ngày. Khi sức khoẻ cho phép thì họ có thể đi được nhiều điểm khác nhau trong cùng một khu vực. Ví dụ như thăm khu K9 - Đá Chông thì buổi sáng sớm khách tranh thủ thì ghé thăm và lễ ở Chùa Mía trứơc sau đó đến K9. sau khi thăm K9 họ tiếp tục lên đỉnh núi Ba Vì để lễ Đền Thánh Cả, thăm đền thờ Bác Hồ. Trên đường về ghé thăm Chùa Tây Phương hoặc Chùa Thầy …Các hoạt động trong tour được khách yêu thích và ủng hộ chủ yêu diễn ra trên xe khi vận hành. Họ rất vui thích khi được hướng dẫn viên khởi động chương trình thăm quan bằng một bài hát tặng cả đoàn sau khi đã có sự làm quen với đoàn. Những điệu dân ca để lại ấn tượng rất lớn cho khách vì ở lứa tuổi này họ quen với các làn điệu dân ca, cổ nhạc, hay nhạc cách mạng. nếu hướng dẫn viên là người hát hay, họ có ấn tượng rất tốt. Nếu hát không hay lắm thì cũng đã khiến họ rất vui và hài lòng. Họ thích được nghe hướng dẫn viên kể chuyện, đọc thơ, trao đổi thông tin và thích được tham gia hoạt động cùng hướng dẫn viên trên xe. Như đã tìm hiểu, người Hà Nội thích bình văn bình thơ, yêu ca hát và những thú vui tao nhã. Nên mỗi đoàn đi là cả một kho văn hoá và kinh nghiệm đời sống. Họ muốn chia sẻ và trao đổi những vốn quý của mình với người khác cũng để giàu phong phú thêm tâm hồn mình. Đôi khi họ không cần nghe giới thiệu quá nhiều, quá chi tiêt về điểm đến, chỉ cần một số thông tin cơ bản là đủ, quan trọng phải có không khí vui vẻ thoải mái, gần gũi và thân mật. Đó là những ý thích chung của khách, những thị hiếu trong du lịch nội địa. Từ những thị hiếu này, chúng ta có thể ứng dụng cho các bộ phân Marketing , bộ phận điều hành, của doanh nghiệp du lịch, ứng dụng cho hướng dẫn viên khi dẫn đoàn và ứng dụng cho cơ sở cung ứng du lịch khác như nhà hàng khách sạn… Những ứng dụng đó sẽ được trình bày ở chương kế tiếp. Chương iii ứng dụng kết quả nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội 3.1. Đối với công ty du lịch 3.1.1 Bộ phận marketing Marketing là một dạng hoạt động của con ngươi nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ qua trao đổi. Mục đích của Marketing là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức hàng hoá hay dịch vụ sẽ đáp ứng thị hiếu của khách và từ đó được tiêu thụ. Vậy Marketing trong du lịch là sự nhận biết và hiểu về khách du lịch và thúc đẩy tiêu thu du lịch. Với kết quả nghiên cứu này sẽ giúp bộ phân Marketing giảm thiểu thời gian điều tra tìm hiểu, khi nhắm vào thị trường khách này. Bộ phận Marketing sẽ có được các câu trả lời về các vấn đề như khách hàng tiềm năng mong muốn thoả mãn nhu cầu gì? Họ sống và làm việc ở đâu? Họ mua ở đâu, khi nào và như thế nào và doanh nghiệp có thể thu hút bao nhiêu khách tiềm năng… một cách nhanh nhất. Khi đã định vị được thị trường mục tiêu, kết quả nghiên cứu trên sẽ giúp cho việc lập kế hoạch marketing dễ dàng hơn từ việc xây dựng chương trình hoạt động đến việc thực hiện kế hoạch. (thời gian tiếp thị chương trình, giá cả, nhấn mạnh những điều kiện phù hợp với thị hiếu của khách…) Doanh nghiệp có thể dự đoán được khối lượng tiêu thụ đối với thị trường khách cao tuổi để định hướng cho việc mở rộng hướng phát triển kinh doanh trong tương lai. Bộ phận Marketing cũng có thể dựa trên kết quả cơ bản của nghiên cứu này để phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm của mình đối với tập khách người cao tuổi (xem xét xem mình đã có chương trình dành riêng cho người cao tuổi chưa, chương trình đã phù hợp chưa, còn vấn đề gì cần giải quyết…) sau đó tập trung nỗ lực marketing vào khai thác. Khi đã hiểu được tập khách này, bộ phận Marketing phối hợp với bộ phận điều hành xây dựng các chương trình du lịch từ nội dung đến mức giá phù hợp với nhu cầu của người qua độ tuổi lao động. Chủ động đưa ra các chính sách xúc tiến , quảng bá nhắm trúng thị hiếu của khách. Bộ phận Marketing có thể giảm chi phí hoạt động xúc tiến trên diện rộng thay vào đó là tập trung vào một tập khách cụ thể với những chương trình phù hợp đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn. Tạo ra sự thuận lợi hơn trong việc hoạch định các chiến lược của mình khi nhắm tới thị trường mục tiêu là tập khách ngoài độ tuổi lao động. Các chính sách như giảm giá nhân dịp lễ tết, giảm giá tour cho hội người cao tuổi, quà tặng kèm tour hay một số chương trình miễn phí trong tour sẽ khích lệ quyết định mua tour của khách 3.1.2. Với bộ phận điều hành Trong công ty lữ hành bộ phận điều hành thông thường lớn hơn cả, bao gồm nhiều đối tượng phụ trách nhiều công việc khác nhau. Chức năng chính là tổ chức thực hiện các chương trình du lịch của công ty. Với việc thiết kế các tour thì việc nghiên cứu này sẽ giúp xây dựng một chương trình du lịch phù hợp, đáp ứng mong muốn và khả năng du lịch của khách. Khi đã hiểu về khách bộ phận Điều hành sẽ liên hệ điều chỉnh các dịch vụ trên cơ sở các kế hoạch và thông báo về khách do bộ phận Marketing gửi tới. Ví dụ như đặt chỗ trong khách sạn thì yêu cầu khách sạn sắp xếp cho khách ở cùng một tầng và tầng thấp giúp cho khách tiện lợi cho việc đi lại, di chuyển, sắp xếp đồ đạc, tiện liên lạc với nhau khi cần. Khách Việt Nam nhất là ngưòi già rất không thích việc ở cách xa nhau( khác tầng khách sạn, khác khu nhà, đặc biệt là việc ở tách khách sạn khi không cần thiết) Nếu như công ty có đặt khách sạn mà khách phải ở tầng cao thì nhất thiết khách sạn phải có thang máy. Người cao tuổi không dễ dàng khi phải lên xuống các tầng lầu bằng cầu thang bộ. Các phòng đều phải có vật dụng thiết yếu nhất như điện thoại, ti vi, bình nóng lạnh… Về vấn đề ăn uống, bộ phận điều hành nên đặt cho khách những bữa ăn tại nhà ăn của khách sạn để tiện cho việc đi lại. Nên dặn nhà bếp thức ăn phải được nấu chín kỹ, độ mềm phù hợp, hạn chế dầu mỡ, hạn chế những thức ăn khó tiêu hóa. Bộ phận điều hành cần thông tin với hướng dẫn viên tính chất đoàn khách để hướng dẫn viên hiểu về khách. Chuẩn bị kỹ về thuôc men thông dụng Chuẩn bị sẵn nước uống, khăn lạnh phục vụ khách trên xe Điều phối xe du lịch chất lượng cao, lưu ý thái độ phục vụ của lái xe cần nhã nhặn, nhiệt tình. Nếu như xe ôtô không đạt tiêu chuẩn thì khách du lịch rất dễ bị say xe ảnh hưởng đến quá trình thăm quan. Hơn nữa đề phòng trường hợp xe bị hỏng trên đường. Trong qúa trình thực hiện tour nên gọi điện hỏi thăm tình hình sức khoẻ khách, hỏi thăm tình hình chuyến đi để tỏ rõ sự quan tâm chăm sóc của mình. 3.2. ứng dụng cho hướng dẫn viên Hướng dẫn viên được đánh giá là có vai trò to lớn trong một chương trình du lịch. Sự thành công hay không của chuyến đi phụ thuộc rất nhiều vào hướng dẫn viên. Nếu như mọi khâu đều rất tôt, mọi dịch vụ được đặt đều hoàn hảo nhưng hướng dẫn viên không làm hài lòng khách thì công sức đó gần như bị khách lãng quên. Ngược lại mọi dịch vụ ở mức vừa phải nhưng có một hướng dẫn viên tốt thì khách sẽ dễ bỏ qua một số lỗi trong dịch vụ (ngoại trừ dịch vụ cung ứng qua tồi khiến du khách cảm thấy việc mình bỏ tiền ra một cách không xứng đáng) Người già có cách nhìn nhận khác với người trung niên, khác với người trẻ tuổi. Hướng dẫn viên là người trẻ tuổi thì phải tạo được niềm tin của khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. (Nếu như hướng dẫn viên có sự hiểu biết về thị hiếu của khách, thì việc sẽ trở lên dễ dàng hơn). Ngoài những nghiệp vụ cơ bản thì hướng dẫn viên còn cần chuẩn bị riêng cho mình về vấn đề tâm lý. Đó là sự hoà nhã cởi mở, sự nhiệt tình và sự kiên nhẫn. Người già đi du lịch thì có nhiều người đến sớm hơn rất nhiều so với giờ hẹn đồng thời cũng có nhiều người đến chậm hơn giờ hẹn rất nhiều vì các lý do khác nhau. Bản thân khách khi chờ đợi nhau cũng rất dễ nảy sinh tâm lý cáu gắt. Hướng dẫn viên phải là người vừa có sự kiên nhẫn nhất định vừa là người động viên giải toả tâm lý cho khách. Do khách là người có suy nghĩ tương đối cổ điển và truyền thống nên hướng dẫn viên chuẩn bị trang phục cho phù hợp, nên mặc nhẹ nhàng kín đáo, tránh mặc đồ thời trang, màu mè sặc sỡ, tránh có nhiều phụ kiện kèm theo trang phục. Tóc nên trải gọn gàng không để xoà xuống mặt. Không để tóc tém và nhuộm màu quá sặc sỡ. Nên để mặt mộc hoặc trang điểm nhẹ nhàng, không đi giày dép quá cao, không mặc áo ngắn hở lưng, quần quá bó sát… Người giá rất thích không khí vui vẻ trẻ trung nhưng không vì thế mà hướng dẫn viên phải cười nói liên tục. Hướng dẫn viên cần có sự từ tốn lễ phép, có sự kính trọng người già. Không tỏ ra mình là người hiện đại, sành điệu trước khách. Cần có sự khôn khéo khi tổ chức các chương trình trên xe. Người già thích giao lưu nhưng sẽ không mạnh dạn ngay từ phút đầu tiên vì vậy hướng dẫn viên phải khéo léo khích lệ động viên, hướng các du khách trên xe ủng hộ chương trình của mình, lôi kéo họ tham gia. Khi có người tham gia thì việc lôi kéo những người khác rất dễ dàng. Riêng đối với người già hướng dẫn viên nên chuẩn bị cho mình một số bài hát thuộc thể loại dân ca, cách mạng, những bài thơ mang tính tình cảm sâu sắc dễ nhớ,dễ hiểu (bài thơ Người Đàn Bà Thứ Hai của nhà thơ Vĩnh Hà rất được ưa thích…). Cần thường xuyên nhắc nhở họ về giờ giấc lịch trình. ở độ tuổi này dù chưa phải là quá suy yếu về thể chất nhưng hướng dẫn viên phải luôn gần khách để có thể xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ không mong muốn xảy ra ( ngã, chuột rút, đau bụng, cảm…). Với các tour lưu trú qua đêm hướng dẫn viên cần giúp khách phân phòng, nhận phòng, dặn dò kỹ khách cách sử dụng điện thoại nội bộ và nói kỹ về các dịch vụ bổ xung trong khách sạn, cái gì được miễn phí và cái gì phải trả tiền tránh cho khách sự hiểu lầm. Trong việc tổ chức ăn uống cho khách thì hướng dẫn viên trước giờ ăn phải luôn nhắc nhở nhà hàng nếu như có yêu cầu chế biến theo khẩu vị của người già. đồng thời luôn nhắc nhở giờ ăn cho khách… Khi đi thăm quan nếu điểm du lịch khá rộng và nhiều lối đi hướng dẫn viên cần tập trung khách đi theo đoàn tránh lạc đường vì người già độ quan sát bị giảm đi, không trừ trường hợp nhiều người già mắc căn bệnh lãng quên. Họ sẽ rất xúc động khi hướng dẫn viên tỏ thái độ quan tâm chăm sóc một cách thân mật và chân tình. Vì thế để thành công trong một tour hướng dẫn khách cao tuổi, hướng dẫn viên cần thực sự hiểu về khách từ đó chuẩn bị cho mình mọi điều kiện tri thức, sức khoẻ và tâm lý tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công viêc 3.3 ứng dụng cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại điểm Nhà cung ứng dịch vụ du lịch nên có sự chuẩn bị cho sản phẩm của mình một số đặc điểm phù hợp với người cao tuổi. Đối với các hãng xe khi phục vụ khách cao tuổi thì đưa ra những xe có chất lượng tốt, ghế đệm mềm, có vải bọc sạch sẽ, có thảm trải sàn ( tránh trơn trượt ) có hệ thống âm thanh phục vụ nhu cầu âm nhạc, đặc biệt trong các chuyến đi dài ngày. Với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú thì phải chuẩn bị cho khách người già những phòng tầng thấp, đảm bảo đủ phòng cho khách, phích nước nóng luôn có đủ, bình nóng lạnh hoạt động tốt, cần ghi rõ những vật dụng khi dùng phải trả tiền. Hướng dẫn rõ ràng cho khách cách sử dụng một số thứ trong khách sạn… Phòng phải luôn sạch sẽ. Đệm ở giường ngủ là đệm cứng sẽ tốt nhất vì người già vốn hay đăn uống người, nằm đệm mềm không thích hợp. Đối với cơ sở kinh doanh ăn uống. Nên sắp xếp bàn ăn ở vị trí thoáng mát, có khăn chải bàn sach, đẹp thức ăn luôn nóng và nên có thực đơn riêng cho người già, với cách chế biến cũng riêng. Đặc biệt cách thức bầy món ăn cũng phải đẹp, có sự đặc trưng riêng của mình. Nếu như có thể giới thiệu sơ qua vê món đặc sản (nguồn gốc, xuất xứ, cách chế biến và cách thưởng thức…) thì sẽ rất hấp dẫn du khách. Đối với các cơ sở kinh doanh các mặt hàng phục vụ khách du lịch thì cần quan tâm hơn nữa tới việc bày bán những sản phẩm có nguồn gốc tại địa phương, các mặt hàng đặc biệt, đa dạng và phong phú tạo cho du khách nhiều sự lựa chọn hơn. như vậy sẽ dược đánh gía cao hơn rất nhiều. Kết luận Khi du lịch phát triển thì các doanh nghiệp cần mở rộng mục tiêu của mình ra nhiều thị trường khách khác nhau nhằm khai thác triệt để hơn nguồn khách, tạo ra ưu thế cho mình trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Thị trường khách là người cao tuổi hiện nay đang ngày càng gia tăng về mặt số lượng.cùng với tác động của nền kinh tế xã hội thì người già ngày càng có điều kiện để đi du lịch. Đây chính là thị trường khách tiềm năng mà nhiều công ty du lịch đang đẩy mạnh khai thác. Bài báo cáo này tuy chỉ nghiên cứu được một phần nhỏ của thị trường khách đó trên địa bàn Hà Nội nhưng sinh viên rất hy vọng nó có những tác dụng nhất định trong kinh doanh du lịch. Thị hiếu của du khách không phải là một hằng số bất biến, nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng thoài điểm, phụ thuộc vào tâm lý con người trong mỗ hoàn cảnh. Khi xã hội thay đổi thì cuộc sống của con người thay đổi theo, dẫn đến nhiều suy nghĩ, nhiều sở thích thay đổi. Vì vậy với bài nghiên cứu này sinh viên không thể khẳng định nó có thể áp dụng cho mọi thời điểm. Nhưng đây sẽ là cơ sở, là những cái căn bản để người làm du lịch có thể định hướng cho những kế hoạch của mình khi đầu tư khai thác loại tập khách này. Với tập khách người cao tuổi Hà Nội đi du lịch là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. đi du lịch không chỉ có tác dụng tốt cho tâm lý, cho sức khoẻ của người cao tuổi mà còn là dịp để mỗi người tự hoàn thiện hơn bản thân mình. Vì vậy mỗi chúng ta hãy làm tốt hơn nưa công việc của những người làm du lịch để không chỉ khách người già mà bất kỳ tập khách nào trong nước cũng như ngoài nước đều cảm thấy hài lòng về sự phát triển của du lịch Việt Nam. Sinh viên rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, toàn thể các bạn để sinh viên hoàn thiện hơn bài báo cáo này, để bài báo cáo của sinh viên có tác dụng thực tế hơn nũa trong tương lai. Chương trình điều tra xã hội Chủ đề : “ Thị hiếu tiêu dùng du lich nội địa của người cao tuổi Hà Nội” Xin kính chào quý khách chúc quý khách sức khỏe – an khang – thịnh vượng! Kính thưa quý khách Xu thế du lịch hiện đang ngày càng phát triển trong xã hội. Nó được mở ra cho mọi tầng lớp, mọi nghề nghiêp, mọi lứa tuổi. Với mong muốn đáp ứng tốt những nhu cầu , sở thích của du khách trong mỗi chuyến đi, xin quý khách vui lòng bớt chút thời gian quý báu của mình cho chúng tôi biết đôi điều về sở thích của quý khách khi đi du lịch. ( quý khách hãy đánh dấu vào phương án lựa chọn của mình qua các câu hỏi dưới đây) Khi đi du lịch, quý khách thường đến nơi nào nhất? Đền chùa Các di tích lịch sử – văn hoá Các khu du lịch sinh thái Các khu du lịch vùng núi Các khu du lịch vùng biển Quý khách thích đi theo hình thức nào ? Đi cùng đoàn Đi cùng một nhóm bạn Đi cùng gia đình Đi một mình Không quan trọng lắm, miễn là đi du lịch Thời gian mà quý khách thường đi du lịch là ? 1 ngày 2 đến 3 ngày 4 ngày Trên 4 ngày Khi đi thăm quan quý khách muốn Thăm quan ít điểm và tìm hiểu kỹ Thăm quan nhiều điểm và tìm hiểu sơ qua Hãy lựa chọn kiểu thực đơn mà quý khách cảm thấy phù hợp nhất a.Thực đơn nhiều rau xanh + đặc sản địa phưng b.Thực đơn nhiều đặc sản địa phương + rau xanh Bữa sáng của quý khách khi đi du lịch thường là ? Bún – Phở – Cháo Ăn buyt – phê Các loại khác Quý khách thường hay ở khách sạn nào nhất trong các loại sau? Khách sạn mini ( từ 1 sao trở xuống ) Khách sạn vừa ( 2-3 sao ) Khách sạn lớn ( 4 -5 sao ) Quý khách thích mua sắm khi đi du lịch không ? Có Không Những mặt hàng mà quý khách thường mua là (sắp xếp theo thứ tự giảm dần) Thực phẩm (rau quả và các đặc sản địa phương) Quà lưu niệm Hàng dược phẩm Hàng thủ công mỹ nghệ Hàng may mặc và mỹ phẩm Loại phương tiện mà quý khách thường sử dụng trong những chuyến đi của mình là ? ôtô Tàu Hoả Máy Bay Tàu Thuỷ Những chuyến đi của quý khách thường có hướng dẫn viên hay không? Có Không Thỉnh thoảng Xin quý khách cho biết những hoạt động nào trên xe hướng dẫn viên tổ chức mà quý khách thấy hứng thú nhất ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Quý khách thường đi mấy lần trong một năm? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cảm ơn quý khách đã ủng hộ chúng tôi. Xin chào và hẹn gặp lại quý khách Một số chương trình du lịch phổ biến Chương trình du lịch SP 01 : Hà nội - chùa hương - Hà NộI (01 ngày) 06h00: Xe và HDV của công ty đón quý khách tại điểm hẹn xuất phát đi Chùa Hương 08h00: Đến Chùa Hương quý khách xuống thuyền xuôi dòng suối Yến vào thăm quan và vào lễ Đền Trình. Sau đó tiếp tục đi thuyền vào bến Thiên Trù . Quý khách đi cáp treo chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi rừng Hương Sơn với Bầu trời, cảnh Bụt . Xuống cáp treo vào thăm quan lễ Phật trong động Hương tích để cầu may, cầu tài. 12h30: Quý khách đi cáp treo trở về Thiên Trù, nghỉ ngơi ăn trưa tại nhà hàng Mai Lâm. Sau đó vào thăm quan và lễ tại chùa Thiên Trù . 15h00: Quý khách có mặt tại bến đò Thiên Trù lên thuyền trở về Bến Đục. 16h30: Xe ô tô đón quý khách trở về Hà Nội 18h00: Về tới Hà Nội. Chia tay quý khách, kết thúc chương trình du lịch . Chương trình du lịch SP02 : Hà nội - PHủ DàY - ĐềN TRầN – ChùA PHổ MINH ChùA Cổ Lễ - Hà Nội (01 ngày) 05h30 : Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn xuất phát đi thăm và lễ Phủ Dày. 07h00 : Quý khách nghỉ ngơi và ăn sáng tự túc tại thị xã Phủ Lý. 08h30 : Tới Phủ Dày, quý khách thăm và lễ tại Phủ Dày nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh một trong tứ bất tử của Việt nam. (Tản Viên Sơn Thánh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu Hạnh). 10h00: Quý khách về thăm Đền Trần – Nơi thờ vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Quý khách vào lễ tại Đền Thiên Trường, Đền Cổ Thạch. Sau đó quý khách sang lễ tại chùa Phổ Minh. 12h00: Quý khách trở về nghỉ ngơi và ăn trưa tại khách sạn Vị Hoàng thành phố Nam Định, sau đó có thể chụp ảnh lưu niệm tại tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cao 18m ở công viên Trần Hưng Đạo. Chiều: Xe đưa Quý khách tham quan và lễ tại chùa Cổ Lễ – Là ngôi chùa cổ được Thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập từ thời Lý và chiêm ngưỡng Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 12 tầng được xây dựng vào năm 1926 - 1927. 16h00 : Quý khách lên xe trở về Hà Nội 19h00 : Về tới Hà Nội. Chia tay quý khách kết thúc chương trình du lịch . Chương trình du lịch SP 03 : Hà nội - TAM ĐảO - TÂY THIÊN - Hà Nội (2 ngày 1 đêm) Ngày 01: Hà Nội – Tam Đảo (Ăn trưa, tối) 07h00 : Xe và HDV đón Quý khách tại điểm hẹn xuất phát đi Tam Đảo. ở độ cao 1000m so với mặt nước biển, Tam Đảo có không khí trong lành và mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình là 18o C, phù hợp cho quý khách nghỉ ngơi và an dưỡng vào những ngày hè nóng bức. 10h30 : Tới Tam Đảo, quý khách nhận phòng nghỉ ngơi và ăn trưa. 14h00 : Xe đưa quý khách đi thăm Thác Bạc, lễ tại Đền Mẫu, leo núi tham quan Tháp truyền hình. Sau đó quý khách có thể tắm tại hồ bơi Trung Tâm . 18h30 : Quý khách trở về ăn tối, nghỉ ngơi tại khách sạn Ngày 02: Tam Đảo- Tây thiên - Hà nội (Ăn sáng, trưa) 07h00 : Ăn sáng, sau đó trả phòng, xe đưa quý khách khởi hành đi Tây Thiên. 10h00 : Đến Tây Thiên, tự do leo núi ngắm cảnh và thưởng thức không khí trong lành 12h00 : Trở về ăn trưa nghỉ ngơi tại nhà hàng. Chiều quý khách lên xe trở về Hà Nội. 18h00 : Về tới Hà Nội, chia tay Quý khách. Kết thúc chương trình du lịch. Chương trình du lịch Sp04: hà nội yên tử- hà nội (01 ngày) Trăm năm tích đức tu hành Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu. 05h00: Xe và HDV của công ty đón đoàn tại điểm hẹn xuất phát đi Yên Tử. Trên đường đi Quý khách dừng chân ăn sáng tự túc tại Hải Dương. 10h00: Tới Yên Tử, Quý khách đi cáp treo lên lễ tại chùa Hoa Yên. Tiếp tục hành trình lễ tại chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chiêm ngưỡng và lễ tại tượng An Kỳ Sinh. Cuối cùng quý khách đến đất Phật, lễ tại chùa Đồng – nơi Vua Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngôi báu về đây tu hành chính quả và thành Phật. Sau đó Quý khách xuống núi về lễ tại chùa Vân Tiêu. 12h00: Quý khách trở về Hoa Yên nghỉ ngơi, ăn trưa. 14h00: Đi cáp treo xuống núi, lên xe về Hà Nội. 19h00: Về tới Hà Nội. Chia tay Quý khách, kết thúc chương trình du lịch. Chương trình du lịch SP 05 : Hà nội - Hồ NúI CốC - Hà NộI (01 ngày) 06h30 : Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn rời Hà Nội đi Hồ Núi Cốc cách trung tâm TP Thái Nguyên 15 km về hướng Tây Nam. 10h00 : Tới khu du lịch Hồ Núi Cốc, lên tàu thăm quan các đảo lòng hồ - nơi có khung cảnh thiên nhiên “sơn thuỷ hữu tình. Núi Cốc tên gọi của một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại về câu chuyện tình chung thuỷ của Nàng Công - Chàng Cốc. 11h30 : Quý khách trở về nhà hàng nghỉ ngơi, ăn trưa với các món đăc sản của vùng Tây Bắc. 13h30 : Quý khách đi thăm quan khu Huyền Thoại Cung và dạo chơi khu du lịch Hồ Núi Cốc, thăm công viên Cá Sấu, Thế giới Cổ Tích, khu huyền thoại chợ tình, mua sắm quà lưu niệm. 15h00 : lên xe trở về Hà Nội, trên đường về ghé thăm Nhà máy chè Thái Nguyên thưởng thức Trà Tân Cương - đặc sản của Thái Nguyên . 18h30 : Về tới Hà Nội. Chia tay Quý khách, kết thúc chương trình du lịch. Chương trình du lịch SP 08 : Hà nội - CửA Lò - QUÊ BáC - Hà nội (3 ngày 2 đêm bằng ô tô) Ngày 01: Hà nội - CửA Lò (Ăn trưa, tối) 05h30: Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn đi Cửa Lò. Trên đường đi dừng chân ăn sáng tự túc tại Phủ Lý. 12h00 : Tới Cửa Lò, nhận phòng nghỉ ngơi, ăn trưa tại khách sạn, Chiều: Tự do tắm biển. 18h30 : Ăn tối tại khách sạn. Tối tự do thăm quan thị xã Cửa Lò, hoặc câu mực đêm. Ngày 02: CửA Lò (Ăn sáng, trưa, tối) 06h30 : Ăn sáng tại khách sạn. Sau đó Quý khách tự do mua sắm đồ lưu niệm tại chợ Điện Tử Secondhand hoặc đi du thuyền thăm quan Đảo Ngư ( nếu khách có nhu cầu) 11h00 : Ăn trưa tại khách sạn. Chiều: Tự do tắm biển hoặc đi chợ mua sắm . 18h30 : Ăn tối tại khách sạn, tối tự do thăm quan thị xã Cửa Lò . Ngày 03: CửA Lò – Quê bác - Hà NộI 06h30 : Ăn sáng tại khách sạn. Trả phòng. Xe đưa Quý khách đi thăm Quê Nội, Quê Ngoại Chủ Tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn – Kim Liên. Tại đây Quý khách sẽ được HDV giới thiệu về thời niên thiếu của Bác và thăm mộ bà Hoàng Thị Loan thân sinh của Bác 11h30 : Quý khách nghỉ ngơi ăn trưa tại TP Vinh, sauddos lên xe trở về Hà Nội. 19h00 : Xe về tới Hà Nội. Chia tay quý khách kết thúc chương trình. Chương trình du lịch SP 09 : Hà nội – vinh – nghĩa trang trường sơn- nghĩa trang đường chín- thành cổ quảng trị - địa đạo vĩnh mốc- cửa tùng - Hà nội (4 ngày 3đêm bằng ô tô) Ngày 01: Hà nội - Vinh (Ăn tối) 13h00: Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn đi Vinh 19h00 : Tới Vinh, nhận phòng nghỉ ngơi, ăn tối tại khách sạn, Tối : Quý khách tự do dạo chơi thành phố về đêm. Ngày 02: Vinh – Nghĩa trang Trường Sơn- Nghĩa trang Đường Chín (Ăn sáng, trưa, tối) 06h30 : Ăn sáng tại khách sạn. Sau khi trả phòng Quý khách lên xe thăm Nghĩa trang 11h00 : Ăn trưa tại nhà hàng thị xã Đông Hà Chiều: Thăm và dâng hưong tưởng niệm tại nghĩa trang Trường Sơn sau đó về nghiĩa trang Đường Chín 17h30 : Nhận phòng, ăn tối và nghỉ đêm tại thị xẫ Đông Hà. Ngày 03: Thành cổ Quảng Trị- Địa Đạo Vĩnh Mốc 06h30 : Sau khi ăn sáng quý khách lên xe thăm thành cổ Quảng Trị và Địa đạo Vĩnh Mốc 11h30: Về khách sạn ăn trưa và nghỉ ngơi 15h30: Xe đưa quý khách về Cửa Tùng. Quý khách tự do tắm biển buổi chiều 19h00: Ăn tối tại khách sạn và tự do dạo chơi bãi biển về đêm. Ngày 04: Của Tùng- Hà Nội 6h00: Xe đưa quý khách về Hà Nội 19h00 : Xe về tới Hà Nội. Chia tay quý khách kết thúc chương trình. Danh mục tài liệu tham khảo Việt Nam phong tục, Phan kế Bính, nxb Tổng hợp Đồng Tháp, 1990 Giáo trình hướng dẫn du lịch, Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Hồng Chương, NXB thống kê, 2000 Tập bài giảng Địa lý du lịch , Trần Đức Thanh, 2006 Tập bài giảng Tâm lý du lịch , Nguyễn Thu Thuỷ Bài giảng Nghiệp vụ lữ hành, Nguyễn Quang Vinh, 2006 Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Trần Quốc Vượng , NXB Giáo Dục, 2001 Quy hoạch du lịch, Bùi Hải yến, 2007 Hà Nội Di tích và Văn vật, Ban quản lý di tích danh thắng và văn vật, Sở văn hoá & thông tin Hà Nội , 1994 Website: Cinet.gov.vn, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Website: hanoitourism.gov.vn, Sở du lịch Hà Nội Website: vietnamtourism.gov.vn, Tổng cục du lịch Việt Nam Non nước Việt Nam – Tổng cục du lịch Việt Nam ,Nxb Thống kê 2005 Niên giám thống kê 2007- Tổng cục Thống Kê Việt Nam Basic Information & Directory, Ministry of foreign affairs, Cultural publication Printing Company, 2006 Việt Nam tourist guidebook, Việt Nam National Administration of Tourism, Thống Nhất Printing house, 2005 Chú thích: Những hình ảnh trong bài chỉ có tính chất minh hoạ. Không phải là đỗi tượng đề cập đến trong bài. Hình ảnh lấy từ nguồn internet. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 131.doc