Tài liệu Đề tài Thành phần ruồi đục lá rau và ong ký sinh của chúng ở các tỉnh miền trung: THàNH PHầN RUồI ĐụC Lá RAU Và ONG Ký SINH
CủA CHúNG ở CáC TỉNH MIềN TRUNG
SPECIES COMPOSITION OF AGROMYZID LEAFMINERS AND
THEIR PARASITOIDS ON VEGETABLES IN CENTRAL VIETNAM
Trần Đăng Hòa
Trường Đại học Nông Lâm Huế
Abstract
Vegetable crops were surveyed in three regions of Central Vietnam in 2002 and 2004 to record abundance and diversity of agromyzid leafminers and their associated parasitoid species. The five leafminer species found were Liriomyza sativae, L. chinensis, L. bryoniae, L. huidobrensis and Chromatomyia horticola. Liriomyza sativae was the most abundant species and infested 15 of the 20 vegetable species surveyed. Liriomyza bryoniae was new incursions, and became the second most abundant species attacking 10 vegetable crops. Liriomyza chinensis occurred only on onion. Liriomyza huidobrensis was much less abundant. Chromatomyia horticola was recorded from five vegetable species, in particular India mustard (Brassica juncea). In all, 13 species of hymenopteran para...
9 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thành phần ruồi đục lá rau và ong ký sinh của chúng ở các tỉnh miền trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THàNH PHầN RUồI ĐụC Lá RAU Và ONG Ký SINH
CủA CHúNG ở CáC TỉNH MIềN TRUNG
SPECIES COMPOSITION OF AGROMYZID LEAFMINERS AND
THEIR PARASITOIDS ON VEGETABLES IN CENTRAL VIETNAM
Trần Đăng Hòa
Trường Đại học Nông Lâm Huế
Abstract
Vegetable crops were surveyed in three regions of Central Vietnam in 2002 and 2004 to record abundance and diversity of agromyzid leafminers and their associated parasitoid species. The five leafminer species found were Liriomyza sativae, L. chinensis, L. bryoniae, L. huidobrensis and Chromatomyia horticola. Liriomyza sativae was the most abundant species and infested 15 of the 20 vegetable species surveyed. Liriomyza bryoniae was new incursions, and became the second most abundant species attacking 10 vegetable crops. Liriomyza chinensis occurred only on onion. Liriomyza huidobrensis was much less abundant. Chromatomyia horticola was recorded from five vegetable species, in particular India mustard (Brassica juncea). In all, 13 species of hymenopteran parasitoids were reared from the leafminer-infested leaves sampled from all 20 vegetable species. The species composition and abundance of parasitoids varied with regions. Neochrysocharis okazakii and N. formosa were most abundant in the north central coast region while N. okazakii and Hemiptarsenus varicornis were most abundant in the south central coast region. Chrysocharis pentheus, Asecodes delucchii and N. formosa predominated in the central highland regions. The number and diversity of parasitoid species reared from agromyzid leafminers in Central Vietnam indicates the potential for parasitoids to control leafminers. Hence, there is a need for farmers to learn to conserve these parasitoid species by reducing their use of broad-spectrum insecticides.
I. ĐặT VấN Đề
Ruồi đục lá trở thành dịch hại nghiêm trọng ở hầu hết các vùng trồng rau của các nước châu á. Các loài đa thực gây hại phổ biến là Liriomyza sativae Blanchard, Liriomyza huidobrensis (Blanchard) và Liriomyza trifolii (Burgess) (Diptera: Agomyzidae) (Murphy & LaSalle, 1999). Liriomyza chinensis (Kato) là loài hẹp thực, gây hại các cây trồng họ hành tỏi (Allium spp.). Ngoài các loài thuộc giống Liriomyza, ruồi đục lá Chromatomyia horticola (Goureau) (Diptera: Agromyzidae) cũng là loài dịch hại nguy hiểm trên cây rau và hoa ở Nhật Bản (Saito, 2004), Trung Quốc (Chen et al., 2003) và Indonesia (Rauf et al., 2000)
Ruồi đục lá rau có quần thể ong ký sinh phong phú. Trên thế giới đã phát hiện 40 loài ong ký sinh (Waterhouse & Norris, 1987), gồm 27 loài ở Nhật Bản (Konishi, 1998), 14 loài ở Trung Quốc, 8 loài ở Malaysia (Murphy & LaSalle, 1999) và 11 loài ở Indonesia (Rauf et al., 2000). Ong ký sinh có vai trò quan trọng trong quản lý dich hại tổng hợp (IPM) ruồi đục lá (Murphy & LaSalle, 1999). Chiến lược của IPM ruồi đục lá rau là bảo tồn và cải thiện điều kiện sống cho các loài ong ký sinh có sẵn trên đồng ruộng. Trước khi xây dựng và phát triển một chương trình IPM có hiệu quả đối với ruồi đục lá, cần thiết phải xác định thành phần loài, sự phân bố và mức độ phổ biến của ruồi và ong ký sinh ở các vùng sinh thái và hệ thống sử dụng đất khác nhau.
Thành phần ruồi đục lá rau và ong ký sinh của chúng đã được điều tra ở miền Bắc và miền Nam (Hà Quang Hùng, 2001; Andersen et al., 2002), có rất ít thông tin được công bố ở miền Trung. Bài viết này cung cấp kết quả xác định thành phần loài, mức độ phổ biến của ruồi đục lá và ong ký sinh của chúng trên rau ở ba vùng sinh thái của miền Trung.
II. VậT LIệU
Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
Điều tra được tiến hành tại 15 vùng trồng rau của 6 tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế (Bắc miền Trung), Quảng Nam (Duyên hải miền Trung), Kon Tum, Gia Lai (Tây Nguyên). Tiến hành thu mẫu hàng tháng trong hai năm 2002 và 2004. Thu ngẫu nhiên lá bị ruồi đục lá gây hại của 20 loài rau trên đồng ruộng. Số lượng lá thu phụ thuộc vào loại rau: 10-15 lá/ruộng điều tra đối với rau có lá to như bắp cải, rau cải, cà tím, cà pháo,...; 20-30 lá/ruộng điều tra đối với rau có kích thước lá nhỏ như đậu, cà chua, hành...
Sau khi làm sạch các côn trùng khác, đặt lá rau vào đĩa Petri (đường kính 9 cm) có lót giấy thấm nước. Giữ các đĩa Peptri trong điều kiện nhiệt độ phòng (25 ± 5oC). Hàng ngày cho vài giọt nước vào đĩa Peptri để giữ ẩm. Thu và đếm số lượng trưởng thành ruồi và ong ký sinh vũ hóa. Cho ruồi và ong vào lọ thủy tinh có chứa 70% ethanol. Kết quả giám định côn trùng được các TS. Akeo Iwasaki, Kazuhiko Konishi và Kaoru Maeto (Nhật Bản) kiểm tra lại.
III. KếT QUả Và THảO LUậN
1. Thành phần ruồi đục lá
Thu thập và định danh được 5 loài ruồi đục lá rau, đó là L. sativae, L. bryoniae, L. chinensis, L. huidobrensis và C. horticola (bảng 1). Liriomyza sativae là loài phổ biến nhất, gây hại 15 loài rau. Liriomyza sativae được tìm thấy ở 10 tỉnh miền Bắc (Hà Quang Hùng, 2001), và 27 tỉnh miền Bắc và miền Nam (Andersen et al., 2002). Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng L. sativae cũng là dịch hại quan trọng trên nhiều loại rau của các tỉnh miền Trung.
Liriomyza bryoniae là loài phổ biến, gây hại 10 loại rau ở Thanh Hóa và Nghệ An. ở Việt Nam, sự gây hại L. bryoniae được ghi nhận lần đầu tiên trên cây đậu xanh ở Hà Nội vào năm 2003 (Grimstad, 2004). Nghiên cứu này đã phát hiện sự xuất hiện của L. bryoniae trên nhiều loại rau ở miền Trung, chứng tỏ loài này đã lây lan dần xuống phía Nam.
Liriomyza chinensis chỉ xuất hiện trên các cây trồng thuộc họ hành tỏi (Allium spp.). Andersen et al. (2002) cũng đã tìm thấy L. chinensis trên Allium spp. ở Bắc Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa. Vì vậy có thể khẳng định L. chinensis là loài phổ biến ở các vùng trồng hành tỏi trên cả nước.
Liriomyza huidobrensis chỉ thu được từ cải cúc ở thành phố Huế năm 2004. Nghiên cứu trước đây cho thấy L. huidobrensis được tìm thấy ở Lâm Đồng nơi có độ cao 1000–1800 m. Loài này có thể xâm nhập vào các vùng trồng rau ở Đà Lạt, Lâm Đồng từ các cây trồng nhập khẩu (Andersen et al., 2002). Là loài ưa nhiệt độ thấp (Chen & Kang 2004) nên sự lây lan của L. huidobrensis ở Việt Nam chỉ có thể xẫy ra ở các vùng núi cao (Andersen et al., 2002). Tuy nhiên loài này đã tìm thấy ở vùng đồng bằng (thành phố Huế), chứng tỏ sự gây hại của L. huidobrensis cũng có thể xẫy ra ở các vùng khác trên cả nước. Chromatomyia horticola gây hại phổ biến trên cây cải xanh. Ngoài ra nó còn gây hại bắp cải, xu hào, cải cúc, cà chua… Chromatomyia horticola dễ dàng phân biệt với các loài ruồi đục lá rau khác vì toàn thân có màu đen và kích thước lớn hơn.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy các vùng sản xuất rau ở các tỉnh miền Trung đang bị 5 loài ruồi đục lá thuộc họ ruồi đục lá (Agromyzidae) phá hại. Trong cùng một thời gian một loại rau có thể bị gây hại bởi một hay nhiều loài.
Bảng 1. Số lượng ruồi đục lá thu được từ các cây trồng khác nhau ở các tỉnh miền Trung
Tên cây trồng
L. sativae
L. bryoniae
L. chinensis
L. huidobrensis
C. horticola
2002
2004
2002
2004
2002
2004
2002
2004
2002
2004
Brassicaceae
Bắp cải Brassica oleracea var. oleracea (L.)
6 (1/1)*
41 (3/3)
0 (0/1)
1 (1/3)
Xu hào Brassica oleracea var. gongylodes L.
11 (1/1)
16 (2/3)
Cải bẹ trắng Brassica chinensis L.
9 (1/1)
14 (2/2)
Cải xanh Brassica juncea L.
84 (2/6)
181 (7/12)
31 (2/6)
85 (7/12)
69 (2/6)
141 (7/12)
Cải củ Raphanus sativus L.
8 (1/1)
17 (3/3)
Asteraceae
Cải cúc Chrysanthemum coronarium L. var. coronarium
1 (1/3)
2 (1/6)
37 (1/3)
76 (4/6)
0 (0/3)
2 (1/6)
0 (0/3)
1 (1/6)
Cucurbitaceae
Dưa chuột Cucumis sativus L.
12 (1/3)
33 (3/4)
24 (1/3)
49 (2/4)
Dưa lê Cucumis melo L.
18 (1/1)
160 (6/6)
Dưa gang Momordica charatia L.
23 (2/2)
Mướp Luffa accutangula (L.) Roxb
8 (2/2)
1 (1/2)
Bí ngô Cucurbita moschata (Duchesne ex Lam) Duchesne ex Poir
13 (1/1)
45 (2/2)
Dưa hấu Citrullus lanatus (Thunb.) Matsun & Nakai
16 (1/1)
21 (2/2)
Fabaceae
Đậu cô ve Phaseolus vulgaris L.
145 (5/5)
311 (16/16)
9 (1/5)
21 (3/16)
Đậu xanh Vigna radiata (L.) R. Wilczek
7 (1/1)
37 (3/3)
Đậu đũa V. unguiculata (L.) Walp. ssp. sesquipedalis (L.) Verdc.
69 (3/3)
149 (5/5)
Liliaceae
Hành hoa Allium fistulosum L.
21(2/2)
150 (4/4)
Hành tây Allium cepa L.
8 (1/1)
26 (3/3)
Solanaceae
Cà chua Lycopersicon esculentum L. var. lycopersicum
206
(7/7)
428 (11/11)
0 (0/7)
2 (2/11)
0 (0/7)
1 (1/11)
Cà tím Solanum melongena L.
13 (2/2)
67 (6/6)
2 (1/2)
4 (1/6)
Cà pháo Solanum torvum Sw.
7 (2/3)
29 (2/3)
Tổng cá thể ruồi vũ hóa
592
1489
139
327
29
176
0
2
69
145
*(Số mẫu có ruồi gây hại/ số mẫu điều tra)
2. Thành phần ong ký sinh
Thu thập và định danh được 13 loài ong ký sinh thuộc 3 họ côn trùng (Braconidae, Eucoilidae và Eulophidae). Thành phần ong ký sinh và mức độ phổ biến của chúng khác nhau ở các vùng sinh thái (bảng 2). ở Bắc miền Trung, Neochrysocharis okazakii Kamijo và N. formosa (Westwood) là các loài phổ biến, lần lượt chiếm 55,1% và 29,8% tổng số ong vũ hóa (11 loài; 423 cá thể). ở Duyên hải miền Trung, trong số 9 loài ong được thu thập, N. okazakii and Hemiptarsenus varicornis (Girault) là các loài phổ biến (51,2% và 24,9%). ở Tây Nguyên, Chrysocharis pentheus (Walker) và Acecodes delucchii (Bouček) là các loài phổ biến nhất trong số 6 loài được thu thập (45,3% và 22,1%).
Bảng 2. Mức độ phổ biến và số lượng của các loài ong ký sinh
vũ hóa từ các lá rau thu ở các vùng sinh thái của miền Trung
Ong ký sinh
Bắc miền Trung
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Braconidae
Opius chromatomyiae Belokobylskij & Wharton
0 (0)
0,5 (1)
0 (0)
Eucoilidae
Gronotoma sp.
0,5 (2)
0 (0)
0 (0)
Eulophidae
Neochrysocharis okazakii Kamijo
55,1 (233)
51,2 (103)
0 (0)
Neochrysocharis formosa (Westwood)
29,8 (126)
9,9 (20)
17,4 (15)
Neochrysocharis beasleyi Fisher & LaSalle
2,6 (11)
0 (0)
3,5 (3)
Neochrysocharis sp.
0,2 (1)
0 (0)
0 (0)
Hemiptarsenus varicornis (Girault)
1,9 (8)
24,9 (50)
2,3 (2)
Diglyphus isaea (Walker)
0,5 (2)
0,5 (1)
0 (0)
Cirrospilus ambiguus Hansson & LaSalle
2,1 (9)
0
9,3 (8)
Chrysocharis pentheus (Walker)
6,1 (26)
7,5 (15)
45,3 (39)
Asecodes delucchii (Bouček)
0,5 (2)
4,5 (9)
22,1 (19)
Quadrastichus sp.
0,7 (3)
0,5 (1)
0 (0)
Pnigalio sp.
0,0 (0)
0,5 (1)
0 (0)
Tổng số
100 (423)
100 (201)
100 (86)
Kết quả điều tra ong ký sinh của ruồi đục lá rau được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới cho thấy thành phần loài và mức độ phổ biến rất khác nhau. Sự phân bố và các nhân tố hạn chế đến mỗi loài ong ký sinh chưa được hiểu thấu đáo. Một số loài phân bố hẹp, trong khi một số loài có khả năng phân bố rất rộng. Vì vậy sự phân bố của các loài ong ký sinh ruồi đục lá ở các vùng sinh thái khác nhau phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết (Murphy & LaSalle, 1999). ở Nhật Bản, phức hợp loài ong ký sinh của L. trifolii khác nhau giữa tỉnh Shizuoka và Okinawa do có sự khác biệt về địa hình, khí hậu. Các tác giả này cũng ghi nhận được sự khác nhau về ong ký sinh của L. trifolii trên đậu, cà chua, cà tím ở các đảo Okinawa, Miyako và Ishigaki thuộc tỉnh Okinawa (Arakaki & Kinjo, 1998).
Hầu hết ong ký sinh thu được thuộc họ Eulophidae. Neochrysocharis okazakii, N. formosa và H. varicornis phổ biến ở Bắc miền Trung và Duyên hải miền Trung. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu ở Nhật Bản là các loài này cũng xuất hiện phổ biển trên ruộng rau (Arakaki & Kinjo, 1998). Trong khi đó, loài phổ biến ở Tây Nguyên là C. pentheus và A. delucchii. Bởi vì không có sự chuyên tính rõ ràng về ký chủ của các loài ong ký sinh ruồi đục lá rau thuộc giống Liriomyza (Murphy & LaSalle, 1999), thành phần loài và mức độ phổ biến của ong ký sinh trên rau ở các vùng sinh thái khác nhau là cơ sở khoa học quan trọng cho việc phát triển chiến lược phòng trừ các loài ruồi đục lá bằng biện pháp sinh học.
IV. KếT LUậN
Có 5 loài ruồi đục lá gây hại trên rau ở các tỉnh miền Trung, đó là L. sativae, L. bryoniae, L. chinensis, L. huidobrensis và C. horticola . Liriomyza sativae là loài phổ biến nhất.
Thu thập và định danh được 13 loài ong ký sinh thuộc 3 họ côn trùng (Braconidae, Eucoilidae và Eulophidae). Thành phần và mức độ phổ biến của ong ký sinh khác nhau ở các vùng sinh thái. Neochrysocharis okazakii và N. formosa là các loài phổ biến ở Bắc miền Trung. Các loài phổ biến ở vùng Duyên hải miền Trung là N. okazakii và H. varicornis. Trong khi đó, C. pentheus và A. delucchii là các loài phổ biến nhất ở Tây Nguyên.
TàI LIệU THAM KHảO
1. Andersen, A., Nordhus, E., Thang, V. T., An, T. T. T, Hung, H. Q. and Hofsvang, T. (2002). Polyphagous Liriomyza species (Diptera: Agromyzidae) in vegetables in Vietnam. Tropical Agriculture (Trinidad), 79, 241–246.
2. Arakaki, N. and Kinjo, K. (1998). Notes on the parasitoid fauna of the serpentine leafminer Liriomyza trifolii (Burgess) (Diptera: Agromyzidae) in Okinawa, southern Japan. Applied Entomology and Zoology, 33, 577–581.
3. Chen, B. and Kang, L. (2004) Variation in cold hardiness of Liriomyza huidobrensis (Diptera: Agromyzidae) along latitudinal gradients. Environmental Entomology, 33, 155–164.
4. Chen, X.X., Lang, X.Y., Xu, Z.H., He. J.H. and Ma, Y. (2003) The occurrence of leafminers and their parasitoids on vegetables and weeds in Hangzhou area, Southeast China. BioControl, 48, 515–527.
5. Grimstad, K.B. (2004) The vegetable leafminer Liriomyza sativae (Diptera: Agromyzidae) and its parasitoid complex in mung beans in northern Vietnam. MSc thesis, The Agricultural University of Norway. 76pp.
6. Hà Quang Hùng (2001) Tình hình gây hại của ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard (Diptera: Agromyzidae) ở Hà Nội và phụ cận. Tạp chí BVTV 3/2001: 10–14.
7. Murphy, S.T. and LaSalle, J. (1999) Balancing biological control strategies in the IPM of New World invasive Liriomyza leafminers in field vegetable crops. Biocontrol News and Information, 20, 91–104.
8. Rauf, A., Shepard, B.M. and Johnson, M.W. (2000) Leafminers in vegetables, ornamental plants and weeds in Indonesia: survey of host crops, species composition and parasitoids. International Journal of Pest Management, 46, 257–266.
9. Saito, T. (2004) Insecticide susceptibility of the leafminer, Chromatomyia horticola (Goureau) (Diptera: Agromyzidae). Applied Entomology and Zoology, 39, 203–208.
10. Waterhouse, D.F. and Norris, K.R. (1987) Liriomyza species (Diptera: Agromyzidae) leafminers. Biological control: Pacific prospects (eds. D.F. Waterhouse & K.R. Norris), pp. 159-176. Inkata Press, Melbourne, Australia.
Sự gây hại và đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục lá Aproaerema modicella Deventer trên cây lạc Arachis hypogaea L.
Infestation and bio - ecological characteristics of leafminer Aproaerema modicella Deventer on goundnut Arachis hypogaea L.
Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Trọng Nhâm,
Nguyễn Thị Tường Vân
Đại Học Cần Thơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THàNH PHầN RUồI ĐụC Lá RAU Và ONG Ký SINH.doc