Đề tài Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở khoa Kế toán kiểm toán và quản trị kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing

Tài liệu Đề tài Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở khoa Kế toán kiểm toán và quản trị kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing: ĐỀ TÀI “Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở khoa Kế toán kiểm toán và quản trị kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing” PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình, góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều mà phần lớn nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn là do ý thức , thái độ chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người còn hạn chế như: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm...

doc49 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở khoa Kế toán kiểm toán và quản trị kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI “Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở khoa Kế toán kiểm toán và quản trị kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing” PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình, góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều mà phần lớn nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn là do ý thức , thái độ chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người còn hạn chế như: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng thế giới (WB) thì mỗi năm, thế giới có hơn 1,2 triệu người chết vì tai nạn giao thông đường bộ. Thống kê còn cho thấy, khoảng 50 triệu người khác bị thương trong các tai nạn đó. Hai cơ quan này cảnh báo, nếu chính phủ các nước không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này thì đến năm 2020, tai nạn giao thông sẽ đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong ở người. Ở Việt Nam, hằng năm có 12.000 người thiệt mạng vì an toàn giao thông và 30.000 người khác tổn thương sọ não, chủ yếu là do tai nạn xe máy, mô tô, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổn thất vật chất hàng năm ở Việt Nam do tai nạn giao thông khoảng 885 triệu USD. Con số này còn cao hơn cả giá trị tiền thuốc sử dụng cho cả 84 triệu dân Việt Nam trong năm 2005 (817 triệu USD). Nếu so sánh với tổng thu ngân sách cả nước thì con số 885 triệu USD chiếm hơn 5,5% tổng thu ngân sách cả nước/năm. Và nếu so với tổn thất toàn cầu do tai nạn giao thông đường bộ khoảng 518 tỷ USD/năm (số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, WHO) thì con số tổn thất gần 1 tỷ USD/năm của Việt Nam là quá nghiêm trọng. Với sự nhịp sống nhanh và thay đổi hàng giờ như hiện nay nhu cầu đi lại tham gia giao thông là việc tất yếu của mỗi cá nhân và thái độ của chúng ta khi tham gia giao thông ảnh hưởng rất lớn tới sự an toàn của bản thân và những người xung quanh. Lứa tuổi thanh niên trong đó có sinh viên là lứa tuổi mới lớn, không ít người trong đó có tư tưởng muốn khẳng định bản thân, cá tính của mình. Họ thể hiện cả điều đó khi tham gia giao thông nhưng họ không lường hết được hậu quả của nó gây nên những tai nạn thương tâm làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tạo nên gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Trong tổng số 10.140 vụ tai nạn giao thông, có 37% vụ liên quan đến đối tượng dưới 24 tuổi. Tại thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2005-2010 có tới gần 2.000 trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm an toàn giao thông, trong đó 1.300 trường hợp bị xử phạt hành chính và 7 trường hợp bị khởi tố do vi phạm luật an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở khoa Kế toán kiểm toán và quản trị kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ thái độ của sinh viên ở khoa KTKT và QTKD trường Đại học Tài chính – Marketing đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy, chỉ ra thực trạng của vấn đề. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Sinh viên khoa KTKT và QTKD trường Đại học Tài chính – Marketing. - Khách thể khảo sát: 306 sinh viên khoa KTKT và QTKD. - Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: cơ sở 3. + Thời gian: từ tháng 4 đến tháng 8/2012. 4. Giả thuyết nghiên cứu: Khi tham gia giao thông, thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở khoa KTKT và QTKD còn chưa cao, có sự khác nhau giữa các trường, nam và nữ. Cụ thể chúng tôi đặt giả thuyết là những sinh viên khoa KTKT sẽ chấp hành luật giao thông tốt hơn sinh viên khoa QTKD. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thái độ và thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ. - Khảo sát thực trạng thái độ của sinh viên khoa KTKT và QTKD về việc chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông, ảnh hưởng của một số yếu tố đến thực trạng này. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông. 6. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Anket): dùng để tìm hiểu thực trạng thái độ của sinh viên về việc chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông của khách thể. - Phương pháp phỏng vấn: dùng để thu thập dữ liệu ban đầu cho việc thiết kế bảng câu hỏi và bổ sung thêm thông tin cho các kết luận thu được từ việc xử lí số liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thống kê toán học: dùng để xử lí số liệu nghiên cứu. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về thái độ 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về thái độ trên thế giới Từ cuối những năm 50 đến nay, các nước phương Tây phục hồi và phát triển trở lại sau chiến tranh cùng với đó các công trình nghiên cứu thái độ cũng được tiếp tục với nhiều ý tưởng mới. Tuy nhiên chính lúc này tâm lý học về thái độ cũng lâm vào khủng hoảng. Trong tâm lý học xã hội, vấn đề thái độ cũng có một vị trí xứng đáng, các nhà nghiên cứu tiếp tục đưa ra quan niệm mới về định nghĩa, cấu trúc, chức năng….. của thái độ. Thời kỳ này đã xuất hiện các phương pháp đo thái độ gián tiếp qua các chỉ số sinh học ( phương pháp điện cơ mặt), kỹ thuật đường ống giả vờ, kỹ thuật lấn từng bước một. Vào năm 1957 có một nghiên cứu đã lý giải tại sao “ Hành vi lại ảnh hưởng tới thái độ của con người?” đó là thuyết bất đồng nhận thức (Leon Festinger), thuyết tự thể hiện, thuyết tự tri giác (Darylbem). Ngoài các vấn đề trên các nhà tâm lý học phương Tây còn tập trung nghiên cứu, xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của thái độ nhất là các vấn đề vai trò, cấu trúc, chức năng của thái độ như các nghiên cứu của M.Rokeach (1968), T.M. Ostrom ( 1969) U.J.Mc.Guire (1969), và J.R.Rempell (1988). Đến năm 1972 cũng có một học thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của con người. Đó là thuyết “ Tự nhận thức” của Daryl Bem. Hai học thuyết của Festinger và Daryl Bem có ảnh hưởng khá lớn đến các nghiên cứu sau này. Không những thế các nhà nghiên cứu cũng đưa ra phương pháp  nghiên cứu hình thành, thay đổi thái độ như phương pháp “đường ống giả vờ” cho phép đo các thái độ của con người do Edward Jones và Harold Sigall (1971) đề ra kỹ thuật “ lấn từng bước một” của Jonathan Freedman và Scott Fraer (1966). Trong nghiên cứu tâm lý học giáo dục phương Tây (Learning set), các tác giả thường coi thái độ học tập là một trong những nhân tố đóng vai trò động cơ thúc đẩy tính tích cực của học sinh  với giáo viên, với môn học, cũng như thái độ trong từng giai đoạn học tập. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó lại dựa vào “Thuyết hành vi” đề cao vai trò của các yếu tố do con người tạo nên, như thưởng, phạt mà không chú ý nhiều đến các yếu tố môi trường, chủ thể trong việc hình thành tri thức, kĩ năng. Xu thế chung của nghiên cứu thái độ hiện nay là nghiên cứu ứng dụng, phục vụ cho các mục đích vận động bầu cử, tiếp thị, tuyên truyền bảo vệ môi trường, chữa bệnh…. Theo B.N.Sikhirep, đặc điểm tình hình nghiên cứu thái độ hiện nay ở phương Tây là một mặt ngày càng có nhiều công trình và các phương pháp cụ thể nghiên cứu thái độ, mặt khác lại bế tắc về phương pháp luận trong việc lý giải các số liệu thực nghiệm. Sẽ là không đầy đủ nếu chúng ta xem xét về vấn đề thái độ nếu như chỉ xét nó ở khía cạnh của các nhà Tâm lý học phương Tây mà bỏ quên các quan điểm của các nhà Tâm lý học Liên Xô ( cũ). - Thuyết nghiên cứu thái độ trong tâm lý học nhân cách Thuyết “thái độ nhân cách” của nhà tâm lý học V.N.Miaxisev cho rằng nhân cách là một hệ thống thái độ. Theo tác giả, phản xạ có điều kiện chính là cơ sở sinh lí học của thái độ có ý thức của con người với hiện thực. Miaxisev chia thái độ ra làm hai loại: tích cực và tiêu cực. Cùng với các quá trình, các trạng thái, các thuộc tính tâm lý, thái độ là một trong những hình thức thể hiện tâm lý người. Ông cho rằng: “ Thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong có tính chọn lọc cao các mối liên hệ đa dạng của con người với các khía cạnh khác nhau của hiện thực và với toàn bộ ý thức nói chung. Tuy nhiên, Miaxisev lại cho rằng các quá trình tâm lý nhu cầu, thị hiếu, hứng thú, tình cảm, ý chí,… đều là thái độ. Có thể thấy việc xếp ngang hàng quan hệ xã hội với thái độ là chưa thoả đáng, cũng như coi thuộc tính tâm lý của nhân cách là thái độ cũng chưa có cơ sở. Tuy vậy, Miaxisev vẫn là một trong những người đặt nền móng cho tâm lý học theo quan điểm Macxit. Miaxisev cũng đã dùng thuyết thái độ nhân cách để sử dụng trong y học. Gần đây, khi nghiên cứu nhân cách như một phạm trù cơ bản của tâm lý học, V.F.Lomop - nhà tâm lý học Xô viết đã đề cập đến thái độ chủ quan của nhân cách, sự chế định của quan hệ xã hội đối với thái độ chủ quan, sự hình thành thái độ chủ quan thông qua hoạt động và giao tiếp. - Thuyết định vị của V.A.Iadov Dựa trên “thuyết tâm thế” của Uznatze, V.A.Iadov đã phát triển khái niệm tâm thế, nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động xã hội của cá nhân. Iadov cho rằng con người có một hệ thống các định vị khác nhau, rất phức tạp, và hành vi của con người bị điều khiển bởi các tổ chức “định vị” này. Các định vị này được tổ chức theo bốn bậc với các mức độ khác nhau, trong một hệ thống định vị, định vị bậc cao có thể chi phối định vị bậc thấp. Điều đó cho phép lý giải hợp lý hành vi xã hội của cá nhân cũng như sự mâu thuẫn giữa hành vi và thái độ. Bậc 1: Bao gồm các tâm thế bậc thấp, như trong quan niệm của Uznatze, hình thành khi có sự gặp gỡ của nhu cầu sinh lý với đối tượng thoả mãn nhu cầu, tâm thế chỉ là một dạng định vị điều chỉnh hành vi, phản ứng của cá nhân trong những tình huống đơn giản nhất. Bậc 2: Các định vị phức tạp hơn được hình thành trên cơ sở các tình huống giao tiếp của con người trong các nhóm nhỏ. Bậc 3: Các định vị mà trong đó định hướng chung của các sở thích được hình thành trong các lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể. Bậc 4: Bậc cao nhất hình thành nên hệ thống định hướng giá trị của nhân cách trong những tình huống mà tính tích cực xã hội có giá trị nhất đối với nhân cách. Như vậy có thể thấy, hệ thống “định vị” có thứ bậc từ thấp đến cao, điều chỉnh hành vi của cá nhân trong các điều kiện xã hội ngày nay càng được mở rộng và ổn định hơn. Từ hệ thống “định vị” chúng ta có thể lý giải một cách hợp lý hành vi xã hội của cá nhân, cũng như những mâu thuẫn giữa hành vi với thái độ của cá nhân. Đó là vì các "định vị” ở bậc thấp, bị điều khiển, bị chi phối bởi các "định vị" ở bậc cao hơn. “Thuyết định vị ” đã nghiên cứu thái độ ở một góc nhìn hoàn toàn mới. Nó đã thiết lập được mối liên hệ giữa những cách tiếp cận hành vi của nhân cách từ các góc độ khác nhau như tâm lý học đại cương, tâm lý học xã hội. Tuy nhiên thiếu sót chủ yếu của Iadov là đã không làm rõ khái niệm “định vị” là gì, đồng thời cũng không chỉ ra được cơ chế điều chỉnh hành vi bằng các “định vị” trong những  tình huống xã hội . Tóm lại, nhờ vận dụng cách tiếp cận hoạt động và nhân cách trong nghiên cứu thái độ, gắn thái độ với nhu cầu với điều kiện hoạt động, coi thái độ là hệ thống thứ bậc. Tâm lý học Xô Viết đã đưa ra các cách lý giải hợp lý về sự hình thành thái độ, vị trí của thái độ với cấu trúc của nhân cách, chức năng của thái độ trong điều chỉnh hành vi xã hội và hoạt động của cá nhân. 1.1.2. Các nghiên cứu về thái độ ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu thái độ ở Việt Nam kế thừa thành tựu của tâm lí học Xô Viết và Đông Âu cũ.Việc nghiên thái độ ở Việt Nam chưa nhiều, chưa được chuyên sâu như ở Phương Tây và Liên Xô cũ Hầu hết các nhà tâm lý học ở Việt Nam đều xuất phát từ quan điểm tâm lý học hoạt động khi nghiên cứu con người trong đó có vấn đề thái độ. Thái độ được tác giả đề cập trên bình diện lý luận, chủ yếu là khái quát hoá những vấn đề lý luận về thái độ như định nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của thái độ ( Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ, Lê Đức Phúc, Trần Hiệp…). Trên bình diện thực tiễn, nhiều công trình nghiên cứu khá công phu chủ yếu tập trung nghiên cứu về thái độ học tập trên đối đối tượng là học sinh, sinh viên từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho công việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chú trọng nghiên cứu tới vấn đề thái độ trên nhiều đối tượng khác nhau và có nhiều ứng dụng vào hiệu quả phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghiên cứu của tác giả Vũ Dũng với đề tài: “Thái độ và hành vi của người dân với môi trường”. Quan điểm của tác giả trong đề tài này đó là: - Thái độ có ảnh hưởng lớn đến của con người đối với môi trường. - Thái độ với môi trường sẽ quy định một cách thức nhất định cho hành vi của con người đối với môi trường. - Thái độ là một thành tố cơ bản tạo nên ý thức của con người đối với môi trường. Khi thái độ tích cực thì con người sẽ nhận thức rõ hơn sự cần thiết và trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường. Nhiều tác giả nghiên cứu về thái độ học tập của học sinh, sinh viên và bước đầu đã xác định được vai trò, vị trí của thái độ trong hình thành động cơ học, tính tích cực học tập, hứng thú học tập. Các tác giả cũng đã cố gắng tìm ra các chỉ báo chi tiết về thái độ học tập, những vấn đề chung của thái độ như: cấu trúc của thái độ, mối quan hệ của thái độ với các khái niệm khác. Như vậy, mảng đề tài về thái độ được khá nhiều tác giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu về vấn đề chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia giao thông còn ít. 1.2. Lý luận về thái độ 1.2.1. Khái niệm thái độ Mỗi cá nhân khác nhau có những cách nhìn nhận cuộc sống theo cách riêng của mình, từ đó cũng hình thành các thái độ khác nhau đối với các mặt của đời sống như: “thái độ làm việc”, “ thái độ học tập”, “ thái độ đối với việc tuân theo các chuẩn mực xã hội”….Khi đề cập đến thái độ trong các ví dụ trên chúng ta thấy, mọi người thường hiểu chúng là đạo đức, quan điểm, lối sống của một người trước một số đối tượng nhất định như: hàng hoá, hay các chủ thể nào đó. Nhiều người thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối, như đã có sẵn cơ chế tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó. Từ những thái độ có sẵn đó, tri giác về đối tượng, cũng như tri giác về sự bị chi phối, về vận động thì tri giác gắn liền với tư thế. Trong Từ điến Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, thái độ được hiểu là “ mặt biểu hiện bề ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì, thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động”. Thái độ còn là “ý thức, cách nhìn nhận, đánh giá và hành động theo một hướng trước sự vật hay vấn đề gì”. Từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học xuất bản cho rằng: “Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài ( bằng nét mặt cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề hoặc một tình hình nào đó. Trong từ điển Anh - Việt, “Thái độ” được viết là “Attitude” và được định nghĩa là “ cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”. Như vậy, các từ điển định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “ cách ứng xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó được cấu thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ khi định nghĩa về thái độ là khác nhau. Còn ở Việt Nam thì khái niệm thái độ thường được các nhà tâm lý học quan niệm là sự biểu hiện thuộc tính cơ bản của nhân cách, thái độ là một bộ phận cấu thành đồng thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức. Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện thì trước một hiện tượng nhất định, nhiều người thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn, có những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó. Từ những thái độ sẵn có, tri giác về đối tượng cũng như tri thức bị chi phối về vấn đề thì thái độ gắn liền với tư thế ”. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích các định nghĩa, các cách hiểu về thái độ của các nhà tâm lý học chúng tôi xin đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm thái độ như sau: “ Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định ( tích cực hay ngược lại) đối với một đối tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống, những điều kiện cụ thể.” 1.2.2. Đặc điểm của thái độ Thái độ có 5 đặc điểm: Thái độ là trạng thái thần kinh của hệ thần kinh Thái độ là sự sẵn sàng của sự phản ứng Thái độ là trạng thái có tổ chức Thái độ được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ Thái độ điều khiển và ảnh hưởng tới hành vi Ngoài ra thái độ còn có những đặc điểm sau: - Tính phân cực: bất kỳ một thái độ nào cũng được biểu hiện bằng sự đồng tình hay phản đối, tích cực hay không tích cực. - Tính ổn định: Thể hiện ở thời gian tồn tại của thái độ, mối quan hệ giữa ba thành phần của thái độ. Hệ thống thái độ đã hình thành ở người trưởng thành thì đó là thuộc tính tâm lý khá bền vững. - Cường độ: là sự thể hiện mạnh hay yếu của thái độ. - Mức độ: thái độ thể hiện nhiều hay ít, cùng một tính chất nhưng mức độ biểu hiện có thể là không giống nhau. Như vậy trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì thái độ tồn tại như một trạng thái, một tâm thế chủ quan, chi phối sự định hướng, quyết định hành vi phản ứng của cá nhân được biểu hiện ở hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ ở bên ngoài hay những xúc cảm bên trong cá nhân. Vì vậy chúng ta phải có cái nhìn vừa khoa học, vừa linh hoạt khi nghiên cứu và đánh giá về thái độ con người. 1.2.3. Mối quan hệ của thái độ và các khái niệm có liên quan Thái độ là mặt biểu hiện sinh động nhất của nhân cách con người vì nó gắn liền với thuộc tính sâu xa và nhạy cảm nhất của mỗi cá nhân: nhu cầu, tình cảm, tâm thế,… khi nhu cầu được thỏa mãn thì người ta có thái độ hài lòng, phấn khởi, ngược lại khi nhu cầu không được thỏa mãn thì gây ra thái độ khó chịu, bực bội. Do tính phức tạp đó mà nghiên cứu thái độ phải xem xét đến những biểu hiện đa dạng của nó trong các mối quan hệ với các khái niệm liên quan đến nó. - Mối quan hệ giữa thái độ và ý thức cá nhân Ý thức: “Hình thức phản ánh bậc cao, đặc trưng của loài người, là năng lực nhận thức được phổ biến và cái bản chất trong hiện thực khách quan đồng thời là năng lực định hướng, điều khiển một cách tự giác thái độ, hành vi, quan hệ giữa con người với hoàn cảnh tự nhiên xã hội”. Cấu trúc của ý thức gồm ba thành phần: nhận thức, thái độ, và sự năng động của ý thức. Chức năng của ý thức là định hướng, điều chỉnh, điều khiển hành vi hoạt động của con người. Thái độ cũng là một nhận thức, biểu hiện mối quan hệ ngược lại của ý thức với hiện thực, tuy nhiên không phải lúc nào ý thức cũng điều khiển được thái độ. Thái độ có thể biểu hiện bột phát không ý thức, thái độ có thể biểu hiện tự nhiên không ý thức, có thể thiếu ý thức hoặc không ý thức… Như vậy, thái độ và ý thức có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Thái độ phản ánh các hiện tượng của thế giới khách quan có chọn lọc, đồng thời là hình thức tác động trở lại của con người đối với hiện thực. Vì vậy, khi nghiên cứu thái độ phải nghiên cứu thông qua ý thức và ngược lại. - Mối quan hệ giữa thái độ và nhu cầu Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của con người cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển, là động lực đầu tiên thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu có vai trò quyết định tới sự phát triển của nhân cách, là nền tảng của động cơ, mục đích của hoạt động thúc đẩy cá nhân hành động để chiếm lĩnh đối tượng. Khi nhu cầu được thỏa mãn sẽ đồng thời củng cố các thành phần của thái độ con người: quan điểm, nhận thức, cảm xúc, cách cư xử của đối tượng thỏa mãn nhu cầu. Do thái độ được hình thành trên cơ sở của nhu cầu và tình huống thỏa mãn nhu cầu. Vì vậy, nhu cầu là nguồn gốc là cơ sở bên trong của thái độ. Đồng thời phản ánh tính chất, cường độ, mức độ thỏa mãn, thái độ nhu cầu. Như vậy, thái độ và nhu cầu có mối quan hệ thân thiết với nhau. Vì thế, khi nghiên cứu thái độ cũng cần xem xét đến các biểu hiện của nhu cầu. - Mối quan hệ giữa thái độ với hứng thú Hứng thú là xu hướng chiếm ưu thế của cá nhân nhằm vào đối tượng nào đó có ý nghĩa trong cuộc sống và tình cảm của nó. Hứng thú là động lực thúc đẩy, duy trì hoạt động tích cực của cá nhân. Hứng thú là một dạng thái độ đặc biệt, chứa đựng những quan niệm xúc cảm, cách sử dụng quen thuộc với đối tượng. Vì vậy, biết được cá nhân có hứng thú đối với đối tượng nào, đồng thời chúng ta biết được thái độ của họ với đối tượng đó. Hứng thú được hình thành thông qua các quá trình nhận thức: nhận thức ý nghĩa của đối tượng đối với cá nhân, hình thành cảm xúc tích cực phương thức tác động của cá nhân với đối tượng. Thái độ của cá nhân thể hiện rõ qua hứng thú. Nếu hứng thú càng mạnh mẽ, ổn định thì càng củng cố thái độ. - Mối quan hệ giữa thái độ với hành vi cá nhân Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là phương thức tác động của đối tượng, có mục đích của con người với hiện thực nhằm thỏa mãn nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp của bản thân hay xã hội. Tâm lý học xã hội đã xác định hoạt động là một phạm trù cơ bản, thể hiện tập trung nhất tâm lý con người “ bằng hoạt động trong hoạt động mỗi cá thể người sinh thành ra mình, tự tạo ra nhân cách của mình”. Trong mối quan hệ hoạt động – nhân cách – thái độ thì hoạt động là nhân tố trực tiếp của sự hoàn thành nhân cách quy định thái độ của cá nhân đối với hiện thực. Vì vậy, thái độ càng được hình thành và phát triển nếu như lĩnh vực được mở rộng, và thái độ càng được củng cố vững chắc thì càng đảm bảo sự ổn định. - Mối quan hệ giữa thái độ với tình cảm, xúc cảm “Xúc cảm tình cảm là sự biểu thị thái độ của cá nhân đối với các hiện tượng xảy ra trong hiện thực khách quan hay trong cơ thể có liên quan mật đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của mỗi người”. Tình cảm là thuộc tính tâm lý ổn định, thể hiện thái độ của cá nhân đối với hiện thực xung quanh và bản thân. * Đối với hoạt động của cá nhân Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là phương thức tác động có đối tượng, có mục đích của con người với hiện thực nhằm thoả mãn nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp của bản thân và xã hội. Tâm lý học hoạt động đã xác định hoạt động là phạm trù cơ bản, thể hiện tập trung nhất tâm lý của con người bằng hành động, trong hoạt động của mỗi cá thể sinh thành ra mình tự tạo ra nhân cách của mình. Trong mối quan hệ hoạt động - nhân cách - thái độ thì hoạt động là nhân tố trực tiếp của sự hình thành nhân cách quy định thái độ của cá nhân đối với hiện thực. Vì vậy, thái độ càng được hình thành và phát triển nếu như lĩnh vực hoạt động được mở rộng. và thái độ càng được củng cố vững chắc thì càng bảo đảm sự ổn định bền vững của hoạt động. * Đối với lý tưởng Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, được phản ánh vào trong đầu óc của con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong một thời gian tương đối lâu dài vào hoạt động để vươn tới nó. Lý tưởng vừa mang tính nhận thức sâu sắc, vừa là một tình cảm mãnh liệt và là một trong những động cơ thúc đẩy con người ta hoạt động. Tính chất của lý tưởng: - Lý tưởng mang tính chất xã hội, tính lịch sử và giai cấp - Lý tưởng mang tính chất lãng mạn - Lý tưởng còn mang tính chất hiện thực. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tính chất hiện thực của lý tưởng được thể hiện ở 2 mặt sau: + Mục tiêu lý tưởng được cá nhân xây dựng trên cơ sở chất liệu của những hình ảnh từ hiện thực. + Khác với ước mơ, lý tưởng bao giờ cũng được xác định bởi sự nhận thức sâu sắc về những điều kiện chủ quan và khách quan của cá nhân trong quá trình vươn tới để đạt được mục tiêu. Nhưng ở mức độ nhất định ước mơ chính là mầm mống của sự hình thành lý tưởng. Vì vậy không được coi thường việc xây dựng ước mơ, hoài bão lớn lao của tuổi trẻ (đặc biệt là lý tưởng nghề nghiệp) 1.3. Lý luận về thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy. 1.3.1. Khái niệm về thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ * Khái niệm Luật Luật là hệ thống phép tắc, lề lối quy định tổ chức xã hội và hành vi của cá nhân trong xã hội do Quốc hội định ra và được Nhà nước ban hành. * Khái niệm giao thông Giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở. * Khái niệm luật giao thông Luật giao thông là hệ thống các phép tắc lề lối do Quốc hội và Nhà nước đưa ra cho mọi người trong quá trình tham gia sử dụng công trình giao thông, nhằm đảm bảo an toàn về người, phương tiện và tài sản của Nhà nước và nhân dân trong qúa trình tham gia giao thông. * Khái niệm luật giao thông đường bộ Luật giao thông đường bộ là hệ thống các phép tắc, lề lối do Quốc hội và Nhà nước đưa ra cho người, phương tiện trong quá trình tham gia hoạt động và sử dụng các công trình giao thông đường bộ và giao thông đô thị nhằm đảm bảo an toàn về người, phương tiện, tài sản của nhà nước và nhân dân. Nói một cách khái quát hơn, luật giao thông đường bộ là một loại chuẩn mực pháp luật thuộc phạm trù chuẩn mực xã hội, là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác đảm bảo an toàn giao thông ở nước ta. Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 4 ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã thông qua “ Luật giao thông đường bộ”, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 để thay thế cho luật Giao thông đường bộ thông qua ngày 29/6/2001. Cấu trúc của Luật giao thông đường bộ: Luật giao thông đường bộ ngoài phần nói đầu, Luật có 08 chương với 89 Điều: Chương I từ Điều 1 đến Điều 8 đề cập tới “Những quy định chung”. Chương II từ Điều 9 đến Điều 38, nêu “ Quy tắc giao thông đường bộ”. Chương III từ Điều 39 đến Điều 52 quy định “ Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ”. Chương IV từ Điều 53 đến Điều 57 đề cập “ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ”. Chương V từ Điều 58 đến Điều 63 quy định “ Người điều khiển phươnng tiện tham gia giao thông đường bộ”. Chương VI nói về vận tải đường bộ trong đó: - Mục 1 nói về Hoạt động vận tải đường bộ bao gồm từ Điều 64 đến Điều 81. - Mục 2 từ Điều 82 đến Điều 83 đề cập Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Chương VII từ Điều 84 đến Điều 87 quy định Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Chương VIII từ Điều 88 đến Điều 89 quy định Điều khoản thi hành. Đối tượng áp dụng của luật giao thông đường bộ : Luật giao thông đường bộ áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. Và như vậy, Luật GTĐB cũng áp dụng đối với đối tượng sinh viên, trong đó có sinh viên của trường Đại học Tài chính Marketing – khách thể nghiên cứu của đề tài. Phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ bao gồm: Quy định quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện đảm bảo an toàn GTĐB của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về GTĐB. * Khái niệm về thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy là trạng thái tâm lý chủ quan sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định ( tích cực hay tiêu cực) đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. 1.3.2. Thái độ của sinh viên khoa KTKTva QTKD của trường Đại học Tài chính – Marketing đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. 1.3.2.1. Khái niệm về sinh viên Từ điển tiếng Việt có định nghĩa sinh viên như sau: Sinh viên là người học ở bậc đại học ( từ điển tiếng việt – NXB Đà Nẵng – 1998). Trong tiếng Anh từ sinh viên là Student, trong tiếng Pháp là Etudiant: nghĩa là người học tập tận tâm, người nhiệt tình tìm hiểu tri thức. Như vậy có thể hiểu sinh viên là người đang học ở bậc đại học và cao đẳng đã trưởng thành về mặt thể chất, xã hội, tâm lí và vượt qua kỳ thi tuyển với yêu cầu mang tính quốc gia, ngành nghề rõ ràng, có độ tuổi từ 18 đến 25. Họ là nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt này là nguồn bổ sung cho đội ngũ tri thức. Đây là lực lượng lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào các hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. 1.3.2.2. Khái niệm thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Từ những khái niệm trên về thái độ chúng tôi rút ra khái niệm thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy: “Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi khi đi mô tô, xe máy là trạng thái tâm lý chủ quan của họ sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định ( tích cực hay tiêu cực) đối với việc chấp hành luật giao thông khi khi đi mô tô, xe máy. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi của họ trong những tình huống, những điều kiện nhất định”. Đây là khái niệm then chốt của đề tài, từ khái niệm này chúng tôi tiến hành tổ chức nghiên cứu tìm hiểu thái độ của sinh viên ở trường Đại học Tài chính – Marketing đối với việc chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông. 1.3.2.3. Các mặt biểu hiện của thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông là một thuộc tính bên trong trọn vẹn của ý thức tự giác, tích cực của sinh viên đối với việc tìm hiểu, tuân thủ các quy định về nghĩa vụ và vai trò của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Hoặc những hành vi tiêu cực như không chấp hành, cố ý chống đối lại luật…..Chúng được biểu hiện ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi tuân thủ và châp hành luật giao thông của sinh viên. - Về mặt nhận thức: là quá trình các sinh viên tìm hiểu, học hỏi những kiến thức về các quy định của luật lệ giao thông đem lại cho mình những hiểu biết nhất định. Những hiểu biết đó có thể chính xác hoặc chưa chính xác nhưng điều quan trọng là phải có hiểu biết về nó và từ đó hình thành thái độ cho mình và những nhận thức đó thúc đẩy như thế nào đến hành vi của họ. - Về mặt xúc cảm – tình cảm: thực hiện vai trò như là động cơ của hoạt động. Đối với việc chấp hành luật lệ giao thông thì nó được biểu hiện thông qua việc họ thể hiện cảm xúc ra sao và mức độ nào đối với việc chấp hành luật ( tích cực hay tiêu cực). Việc họ thể hiện những cảm xúc như vậy ảnh hưởng như thế nào đối với hành vi của mình. - Về mặt hành vi: Hành vi là sự biểu hiện ra bên ngoài thái độ của cá nhân với đối tượng, thông qua hành vi mà chúng ta đoán biết được đối tượng. Vì vậy thông qua những biểu hiện hành vi của sinh viên khi tham gia giao thông chúng ta có thể nhận biết được thái độ của họ khi tham gia giao thông. Trước những nhận thức về luật lệ giao thông như vậy thì họ thể hiện qua hành vi như thế nào? Có đồng nhất với nhận thức hay không. 1.3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. * Yếu tố môi trường: Môi trường là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, hành vi của mọi người. Những khuôn mẫu, cách sống, cách sinh hoạt, hành vi tham gia giao thông của mọi người xung quanh có tác động rõ rệt đến cách nhìn nhận và hành vi của chủ thể. Đồng thời những yếu tố này có thể mang tính bền vững khó xóa bỏ. * Yếu tố học tập: Học tập đóng vai trò quan trọng, con người học tập những tri thức khoa học đúng đắn, học tập các hành vi ứng xử của người khác nhằm ngày càng nâng cao khả năng nhận thức của mình, biến nó thành cái của mình. * Yếu tố truyền thông (các phương tiện thông tin đại chúng): Sự tiếp cận của sinh viên với các phương tiện thông tin đại chúng như đài, sách báo, áp phích quảng cáo có nội dung liên quan đến an toàn giao thông như thế nào? Những nội dung tiếp thu được của họ là đúng hay sai…Những yếu tố này có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến thái độ tham gia giao thông của sinh viên. Vì vậy muốn thay đổi nhận thức thái độ của sinh viên thì việc tác động vào yếu tố truyền thông cũng mang hiệu quả rất lớn. Ngoài ra còn có ảnh hưởng của các cơ chế tâm lý xã hội như: Cơ chế bắt chước: Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó. Người ta bắt chước thái độ hành động của nhau và dần dần có thể hình thành nên thái độ của mình trước sự vật hiện tượng. Cơ chế lây lan: Đây là một hiện tượng khi con người ở trong một nhóm xã hội nhất định, nó gắn liền với hiện tượng lan truyền các tình cảm, xúc cảm, khi con người hấp thụ các tình cảm, xúc cảm của người khác. Tương tự, khi ở trong một nhóm xã hội, nhiều người có thái độ phản đối lên án, có cảm xúc thì có thể lây lan cảm xúc sang người khác và họ cũng có thái độ như vậy. Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề thái độ đối với việc chấp hành luật giao khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở khoa KTKT và QTKD trường Đại học Tài chính – Marketing, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Thái độ là một vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên cứu đến nó, không chỉ những công trình nghiên cứu nổi tiếng của các nhà tâm lý học nước ngoài mà cả những nghiên cứu ở Việt Nam. Có nhiều định nghĩa khác nhau được trình bày và từng bước các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ cấu trúc, chức năng, cơ chế hình thành thái độ. Kết quả cho thấy “thái độ” là một vấn đề phức tạp, do đó có rất nhiều quan điểm khác nhau về thái độ. Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về thái độ, song phần lớn các nhà tâm lý học đều nhất trí với cấu trúc 3 thành phần của thái độ là nhận thức, xúc cảm, hành vi. Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định (tích cực hay ngược lại) đối với một đối tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống, những điều kiện cụ thể. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy là trạng thái tâm lý chủ quan của họ sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định ( tích cực hay tiêu cực) đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi của họ trong những tình huống, những điều kiện nhất định. - Nghiên cứu thái độ đối với việc chấp hành luật giao khi đi mô tô, xe máy của sinh viên từ đó có biện pháp hình thành thái độ tích cực đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHI ĐI MÔ TÔ, XE MÁY CỦA SINH VIÊN KHOA KTKT VÀ QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING 2.1. Phân tích thái độ của sinh viên trong việc chấp hành luật giao thông: 2.1.1 TĐ chung của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy: Nghiên cứu thực trạng thái độ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy, chúng tôi kết hợp phương pháp điều tra viết đối với 306 sinh viên khoa KTKT và QTKD, lấy ý kiến đánh giá. Với tư cách là nhà nghiên cứu, tổng hợp ý kiến tự đánh giá của sinh viên theo tiêu chí thống nhất do chúng tôi xây dựng tại chương 2, kết quả thu được như sau: Bảng 2.1: TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý chung) Đánh giá của sinh viên Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % Nhận thức 198 64.7 108 35.3 0 0 306 100 810 2.65 1 Tình cảm 185 60.5 114 37.3 7 2.2 306 100 790 2.58 2 Hành vi 161 52.6 144 47.1 1 0.3 306 100 772 2.52 3 Tổng hợp 166 54.3 139 45.4 1 0.3 306 100 777 2.54 Kết quả tại bảng 2.1 cho thấy: Đa số sinh viên khoa KTKT và QTKD được chọn nghiên cứu có TĐ tích cực đối với đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.. Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên có thái độ tích cực và tương đối tích cực đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thì vẫn còn những sinh viên có thái độ chưa tích cực. - Về thứ bậc các thành phần của thái độ (nhận thức, tình cảm, hành vi): + Nhận thức xếp thứ hạng cao nhất với điểm trung bình là 2.65 + Tình cảm xếp thứ hạng 2 (2.58 điểm) + Hành vi xếp thứ hạng thấp nhất (2.52 điểm) - Về mức độ của thái độ: + Ở mức độ A: Nhận thức chiếm tỉ lệ cao nhất (64.7%) trong khi hành vi là 52.6%, xúc cảm, tình cảm chiếm 60.5%. + Ở mức độ B: Hành vi chiếm tỉ lệ cao nhất (47.1%), tình cảm là 37.3%, nhận thức thấp hơn với tỉ lệ là 35.3%. + Ở mức độ C: Tình cảm chiếm tỉ lệ cao nhất là 2.2%, hành vi là 0.3% và không có sinh viên nào xếp loại nhận thức ở mức độ này. Như vậy, có thể nói mặc dù sinh viên đã có nhận thức tốt, có xúc cảm tình cảm tích cực nhưng chưa chuyển biến thành hành vi tích cực. 2.1.1.1. So sánh TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy: Bảng 2.2: Bảng so sánh TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo khoa) Khoa Đánh giá của sinh viên Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % KTKT Nhận thức 105 66 54 34 0 0 159 100 423 2.66 1 Tình cảm 101 63.5 52 32.7 6 3.8 159 100 413 2.59 2 Hành vi 84 52.8 75 47.2 0 0 159 100 402 2.53 3 Tổng hợp 91 57.2 68 42.8 0 0 159 100 409 2.57 QTKD Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % Nhận thức 93 63.3 54 36.7 0 0 147 100 387 2.63 1 Tình cảm 84 57.1 62 42.2 1 0.7 147 100 377 2.56 2 Hành vi 77 52.4 69 46.9 1 0.7 147 100 370 2.52 3 Tổng hợp 75 51 71 48.3 1 0.7 147 100 368 2.50 Qua bảng 2.2: Đa số sinh viên khoa KTKT và QTKD được chọn nghiên cứu có TĐ tích cực đối với đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Tuy nhiên giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD vẫn có sự khác biệt, thái độ của sinh viên KTKT tích cực hơn sinh viên QTKD. So sánh về thứ bậc các thành phần của thái độ (nhận thức, tình cảm, hành vi) giữa khoa KTKT và QTKD cho thấy: + Nhận thức của sinh viên KTKT chiến tỉ lệ cao hơn so với sinh viên QTKD (2.66 so với 2.63) + Tình cảm của sinh viên KTKT cũng chiến tỉ lệ cao hơn so với sinh viên QTKD (2.59 so với 2.56) + Hành vi của sinh viên KTKT và sinh viên QTKD chiếm tỉ lệ ngang nhau lần lượt là 2.53 và 2.52. 2.1.1.2 So sánh TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo giới tính) Bảng 2.3: Bảng so sánh TĐ của sinh viên nam khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo giới) Khoa SV Các mặt của TĐ Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % QTKD Nam Nhận thức 53 66.3 27 33.7 0 0 80 100 213 2.66 1 Tình cảm 49 61.3 30 37.5 1 1.2 80 100 208 2.60 2 Hành vi 40 50 39 48.8 1 1.2 80 100 199 2.49 3 Tổng hợp 39 48.8 40 50 1 1.2 80 100 198 2.48 KTKT Nam Nhận thức 49 65.3 26 34.7 0 0 75 100 199 2.65 1 Tình cảm 46 61.3 23 30.7 6 8 75 100 189 2.52 2 Hành vi 38 50.7 37 49.3 0 0 75 100 188 2.51 3 Tổng hợp 40 53.3 35 46.7 0 0 75 100 190 2.53 Qua bảng 2.3 cho thấy sinh viên nam của KTKT có thái độ tích cực hơn (53.3%) so với nam sinh viên của QTKD (48.8%). So sánh về thứ bậc các thành phần của thái độ (nhận thức, tình cảm, hành vi) giữa nam sinh viên khoa KTKT và QTKD cho thấy: + Nhận thức của sinh viên nam QTKD và nam KTKT chiếm tỉ lệ ngang nhau (2.66 so với 2.65) + Tình cảm của sinh viên nam QTKD cũng chiến tỉ lệ cao hơn so với sinh viên nam KTKT (2.60 so với 2.52) + Tuy nhiên hành vi của nam sinh viên KTKT lại cao hơn nam sinh viên QTKD (2.51 so với 2.49). Bảng 2.4: Bảng so sánh TĐ của sinh viên nữ khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo giới) Khoa SV Các mặt của TĐ Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % QTKD Nữ Nhận thức 40 59.7 27 40.3 0 0 67 100 174 2.59 1 Tình cảm 39 58.2 28 41.8 0 0 67 100 173 2.58 2 Hành vi 37 55.2 30 44.8 0 0 67 100 171 2.55 3 Tổng hợp 36 53.7 31 46.3 0 0 67 100 170 2.54 KTKT Nữ Nhận thức 56 66.7 28 33.3 0 0 84 100 224 2.67 1 Tình cảm 55 65.5 29 34.5 0 0 84 100 223 2.65 2 Hành vi 46 54.8 38 45.2 0 0 84 100 214 2.55 3 Tổng hợp 51 60.7 33 39.3 0 0 84 100 219 2.61 Qua bảng 2.4 cho thấy sinh viên nữ của KTKT có thái độ tích cực hơn (60.7%) so với nữ sinh viên của QTKD (53.7%). So sánh về thứ bậc các thành phần của thái độ (nhận thức, tình cảm, hành vi) giữa nữ sinh viên khoa KTKT và QTKD cho thấy: + Nhận thức của sinh viên nữ KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ QTKD (2.67 so với 2.59) + Tình cảm của sinh viên nữ KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ QTKD (2.65 so với 2.58) + Tuy nhiên ở mặt hành vi thì giữa nữ sinh viên KTKT và nữ QTKD lại có sự giống nhau (2.55). 2.1.2. So sánh biểu hiện thái độ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thể hiện qua các mặt 2.1.2.1 So sánh thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức * Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông, ý nghĩa của các biển báo. Việc sinh viên chấp hành đúng luật lệ giao thông khi tham gia giao thông (câu 1). Các loại giấy tờ cần có khi điểu khiển phương tiện (câu 5). Những quy định của luật giao thông (câu 8). Ý nghĩa của các loại biển báo (câu 11). Bảng 2.5: Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức (Kết quả chung) Nội dung nhận thức về: Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % Sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông 275 89.9 31 10.1 0 0 306 100 887 2.89 1 Luật giao thông 217 70.9 89 29.1 0 0 306 100 829 2.71 2 Tổng hợp các ý kiến 198 64.7 108 35.3 0 0 306 100 810 2.65 Qua bảng 2.5 ta nhận thấy: - Đa số các bạn sinh viên khoa KTKT và QTKD khi được điều tra đạt mức độ nhận thức tốt (Loại A) và nhận thức khá (Loại B), có 64.7% sinh viên đạt mức loại A và 35.3% sinh viên đạt mức loại B. Trong các mặt nhận thức, sinh viên nhận thức tốt nhất sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông, tiếp đến là các quy định của luật, nhận thức về các loại giấy tờ phải mang theo và cuối cùng là ý nghĩa của các loại biên báo. (Xem bảng phụ lục 3.3) * Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông, ý nghĩa của các biển báo. Bảng 2.6. Bảng so sánh thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông, ý nghĩa của các biển báo (Kết quả xử lí theo khoa). Khoa Nội dung nhận thức về: Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % QTKD Sự cần thiết của việc chấp hành luật 127 86.4 20 13.6 0 0 147 100 421 2.86 1 Luật giao thông 98 66.7 49 33.3 0 0 147 100 392 2.67 2 KTKT Sự cần thiết của việc chấp hành luật 148 93.1 11 6.9 0 0 159 100 466 2.93 1 Luật giao thông 119 74.8 40 25.2 0 0 159 100 437 2.75 2 Qua bảng 2.6 chúng tôi phân tích, thống kê về nhận thức của sinh viên khoa KTKT và QTKD, thu được kết quả sau: - Nhận thức về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD có sự khác nhau thể hiện ở tỷ lệ sinh viên đạt mức độ loại A (Nhận thức tốt) của khoa KTKT chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên của khoa QTKD (93.1% so với 86.4%). - Nhận thức về việc chấp hành các quy định của luật, giữa sinh viên khoa QTKD và khoa KTKT cũng có sự khác nhau thể hiện ở tỷ lệ sinh viên đạt mức độ loại A (Nhận thức tốt) của khoa KTKT chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên của khoa QTKD (74.8% so với 66.7%). Như vậy, nghiên cứu TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thể hiện qua mặt nhận thức chúng tôi thấy: Đa số sinh viên có nhận thức rất tốt và tốt về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông khi đi xe máy, tuy nhiên sinh viên của khoa KTKT có nhận thức tốt hơn so với sinh viên khoa QTKD. Bảng 2.7. So sánh thái độ của sinh viên nam đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông, ý nghĩa của các biển báo (Kết quả xử lí theo giới). Xem bảng phụ lục 3 Khoa SV Nội dung nhận thức về: Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % QTKD Nam Sự cần thiết của việc chấp hành luật 66 82.5 14 17.5 0 0 80 100 226 2.8 1 Luật giao thông 56 70 24 30 0 0 80 100 216 2.7 2 KTKT Nam Sự cần thiết của việc chấp hành luật 69 92 6 8 0 0 75 100 219 2.92 1 Luật giao thông 54 72 21 28 0 0 75 100 204 2.72 2 Qua bảng 2.7 chúng tôi phân tích, thống kê về nhận thức của nam sinh viên khoa KTKT và QTKD, thu được kết quả sau: - Nhận thức về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông giữa sinh viên nam khoa KTKT và QTKD có sự khác nhau thể hiện ở tỷ lệ sinh viên đạt mức độ loại A (Nhận thức tốt) của khoa KTKT chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên của khoa QTKD (92% so với 82.5%). - Nhận thức về việc chấp hành các quy định của luật, giữa sinh viên nam khoa KTKT và QTKD cũng có sự khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau đó không quá lớn. Như vậy, nghiên cứu TĐ của sinh viên nam khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thể hiện qua mặt nhận thức chúng tôi thấy: Đa số các bạn sinh viên nam có nhận thức tốt về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông khi đi xe máy, tuy nhiên thì các bạn nam của khoa KTKT có nhận thức tôt hơn so với nam khoa QTKD. Bảng 2.8. So sánh thái độ của sinh viên nữ đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông, ý nghĩa của các biển báo (Kết quả xử lí theo giới). Xem bảng phụ lục 3 Khoa SV Nội dung nhận thức về: Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % QTKD Nữ Sự cần thiết của việc chấp hành luật 61 91.1 6 8.9 0 0 67 100 195 2.91 1 Luật giao thông 42 62.7 25 37.3 0 0 67 100 176 2.63 2 KTKT Nữ Sự cần thiết của việc chấp hành luật 79 94.1 5 5.9 0 0 84 100 247 2.94 1 Luật giao thông 65 77.4 19 22.6 0 0 84 100 233 2.77 2 Qua bảng 2.8 chúng tôi phân tích, thống kê về nhận thức của nữ sinh viên khoa KTKT và QTKD, thu được kết quả sau: - Nhận thức về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông giữa sinh viên nữ khoa KTKT và QTKD có sự khác nhau nhưng không lớn, sinh viên nữ đạt mức độ loại A (Nhận thức tốt) của khoa KTKT chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên của khoa QTKD (94.1% so với 91.1%). - Nhận thức về việc chấp hành các quy định của luật, giữa sinh viên nữ khoa KTKT và QTKD có sự khác nhau, thể hiện ở tỷ lệ sinh viên nữ đạt mức độ loại A (Nhận thức tốt) của khoa KTKT chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên nữ của khoa QTKD (77.4% so với 62.7%). Như vậy, nghiên cứu TĐ của sinh viên nữ khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thể hiện qua mặt nhận thức chúng tôi thấy: Đa số các bạn sinh viên nữ có nhận thức tốt về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông khi đi xe máy, tuy nhiên thì các bạn nữ của khoa KTKT có nhận thức tôt hơn so với nữ khoa QTKD. 2.1.2.2 Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm Khi tham gia giao thông mà bạn vi phạm luật giao thông (câu 3). Khi bạn thấy người khác vi phạm luật giao thông (câu 4). Khi bạn không mang theo giấy tờ xe (câu 6). Khi chở quá số người quy định (câu 9). Khi chứng kiến hành vi của người khác (câu 9). Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền luật gaio thông (câu 14). Để tìm hiểu tình cảm của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy chúng tôi đã tìm hiểu các vấn đề sau: khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông, khi thấy người khác vi phạm, khi bạn không mang theo giấy tờ xe, khi chở quá số người qui định, khi gặp hành vi của những người vi phạm luật, khi bạn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật an toàn giao thông. Bảng 2.9. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm: khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông, khi thấy bạn của mình vi phạm, khi bạn không mang theo giấy tờ xe, khi gặp hành vi của những người khác vi phạm luật, khi bạn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật an toàn giao thông. (Kết quả chung) Xúc cảm, tình cảm Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % Khi mình vi phạm luật giao thông 218 71.2 87 28.4 1 0.4 306 100 829 2.71 3 Khi thấy người khác vi phạm 246 80.4 54 17.7 6 1.9 306 100 852 2.78 2 Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền 285 93.1 21 6.9 0 0 306 100 897 2.93 1 Tổng hợp 185 60.5 114 37.3 7 2.2 306 100 790 2.58 * Qua bảng 2.9 , ta nhận thấy: + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi chính bản thân vi phạm luật giao thông: 2/3 số sinh viên được điều tra có xúc cảm, tình cảm tích cực khi bản thân vi phạm luật giao thông (71.2%). Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên có xúc cảm tình cảm ít tích cực (28,4%), tiêu cực (0.4%) + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi thấy người khác vi phạm luật giao thông: hơn 2/3 số sinh viên được điều tra có tình cảm tích cực khi thấy người khác vi phạm luật giao thông chiếm tỉ lệ là 80.4%, tình cảm ít tích cực chiếm tỉ lệ là 17.7%. Đặc biệt vẫn có 1.9% có xúc cảm tiêu cực khi thấy những người khác vi phạm luật. + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông: hầu hết các bạn sinh viên được điều tra có tình cảm tích cực, hào hứng khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông (93.1%). Tỉ lệ sinh viên có tình cảm ít tích cực - mang tâm trạng phải tham gia cho có phong trào chiếm 6.9%. Bảng 2.10. So sánh thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm: khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông, khi thấy bạn của mình vi phạm, khi bạn không mang theo giấy tờ xe, khi gặp hành vi của những người khác vi phạm luật, khi bạn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo khoa) Khoa Xúc cảm, tình cảm Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % QTKD Khi mình vi phạm luật giao thông 101 68.7 45 30.6 1 0.7 147 100 394 2.68 3 Khi thấy người khác vi phạm luật 111 75.5 31 21.1 5 3.4 147 100 400 2.72 2 Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông 135 91.8 12 8.2 0 0 147 100 429 2.92 1 KTKT Khi mình vi phạm luật giao thông 117 73.6 42 26.4 0 0 159 100 435 2.74 3 Khi thấy người khác vi phạm luật 135 84.9 23 14.5 1 0.6 159 100 452 2.84 2 Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông 150 94.3 9 5.7 0 0 159 100 468 3.18 1 * Qua bảng 2.10, ta nhận thấy: + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông: giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực. Sinh viên KTKT có xúc cảm, tình cảm cao hơn sinh viên QTKD (73.6% so với 68.7%). Tình cảm ít tích cực và tiêu cực của sinh viên KTKT đều cao hơn sinh viên QTKD nhưng không đáng kể.. + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi thấy người khác vi phạm: giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch. Tình cảm tích cực của sinh viên KTKT cao hơn so với sinh viên QTKD (84.9% so với 75.5%), tuy nhiên tình cảm ít tích cực và tiêu cực của sinh viên QTKD lại cao hơn sinh viên KTKT. + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông giữa sinh viên QTKD và sinh viên KTKT cũng có sự chênh lệch về tỉ lệ tình cảm tích cực và tình cảm ít tích cực, tuy nhiên sự chênh lệch này không quá lớn. Bảng 2.11. So sánh thái độ của sinh viên nam đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm: khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông, khi thấy bạn của mình vi phạm, khi bạn không mang theo giấy tờ xe, khi gặp hành vi của những người khác vi phạm luật, khi bạn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo giới). Xem bảng phụ lục 3 Khoa SV Xúc cảm, tình cảm Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % QTKD Nam Khi mình vi phạm luật giao thông 48 60 31 38.8 1 1.2 80 100 207 2.59 3 Khi thấy người khác vi phạm luật 57 71.3 18 22.5 5 6.2 80 100 212 2.65 2 Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông 73 91.3 7 8.7 0 0 80 100 233 2.91 1 KTKT Nam Khi mình vi phạm luật giao thông 46 61.3 29 38.7 0 0 75 100 196 2.61 3 Khi thấy người khác vi phạm luật 59 78.7 15 20 1 1.3 75 100 208 2.77 2 Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông 71 94.7 4 5.3 0 0 75 100 221 2.95 1 * Qua bảng 2.11, ta nhận thấy: + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên nam khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông: giữa sinh viên nam KTKT và sinh viên nam QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm nhưng ở mức không đáng kể. + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi thấy người khác vi phạm: giữa sinh viên nam KTKT và sinh viên nam QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực nhưng ở mức không đáng kể, sinh viên nam KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên nam QTKD (78.3% so với 71.3%). + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông giữa sinh viên nam KTKT và sinh viên nam QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực nhưng ở mức không lớn, sinh viên nam KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên QTKD (94.7% so với 91.3%). Bảng 2.12. So sánh thái độ của sinh viên nữ đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm: khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông, khi thấy bạn của mình vi phạm, khi bạn không mang theo giấy tờ xe, khi gặp hành vi của những người khác vi phạm luật, khi bạn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo giới). Xem bảng phụ lục 3 Khoa SV Xúc cảm, tình cảm Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % QTKD Nữ Khi mình vi phạm luật giao thông 53 79.1 14 20.9 0 0 67 100 187 2.79 3 Khi thấy người khác vi phạm luật 54 80.6 13 19.4 0 0 67 100 188 2.81 2 Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông 62 92.5 5 7.5 0 0 67 100 196 2.93 1 KTKT Nữ Khi mình vi phạm luật giao thông 71 84.5 13 15.5 0 0 84 100 239 2.85 3 Khi thấy người khác vi phạm luật 76 90.5 8 9.5 0 0 84 100 244 2.90 2 Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông 79 94.1 5 5.9 0 0 84 100 247 2.94 1 * Qua bảng 2.12, ta nhận thấy: + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên nữ khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông: giữa sinh viên nữ KTKT và sinh viên nữ QTKDcó sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực, ít tích cực, sinh viên nữ KTKT có xúc cảm, tình cảm cao hơn so với sinh viên QTKD (84.5% so với 79.1%). + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi thấy người khác vi phạm: giữa sinh viên nữ KTKT và sinh viên nữ QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực, sinh viên nữ KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên nữ QTKD (90.5% so với 80.6%). + Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông giữa sinh viên nữ KTKT và sinh viên nữ QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực nhưng ở mức không lớn, sinh viên nữ KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên nữ QTKD (94.1% so với 92.5%). 2.1.2.3 Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt hành vi Khi chứng kiến sinh viên vi phạm luật giao thông (câu 2). Khi bạn điều khiển mô tô, xe máy mà chở quá số người quy định (câu 8). Hành vi khi tham gia giao thông của bạn (câu 10). Biểu hiện của việc chấp hành các loại biển báo khi tham gia giao thông (câu 12). * Biểu hiện thái độ tham gia giao thông của sinh viên khoa KTKT và QTKD kết quả chung, so sánh theo khoa, theo giới Bảng 2.13. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt hành vi: khi vi phạm luật giao thông, khi bạn chở quá số người qui định, khi bạn có những hành vi vi phạm luật, khi bạn chấp hành các biển báo về luật an toàn giao thông. (Kết quả chung) Hành vi Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông 187 61.1 119 38.9 0 0 306 100 799 2.61 2 Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật 201 65.9 104 33.9 1 0.2 306 100 812 2.65 1 Tổng hợp 161 52.6 144 47.1 1 0.3 306 100 772 2.52 * Qua đó bảng 2.13 , ta nhận thấy: + Hành vi tham gia giao thông của sinh viên khi đi mô tô, xe máy của các bạn sinh viên là chưa tích cực, cụ thể: hành vi loại A chiếm có 52.6%, trong khi đó hành vi loại B chiếm một tỉ lệ khá lớn là 47.1%. Giải thích cho điều này chúng tôi đã hỏi một bạn sinh viên năm thứ II khoa QTKD : “Theo bạn khi tham gia giao thông trong một số hoàn cảnh mà sinh viên vi phạm luật, trong hoàn cảnh đó bạn sẽ như thế nào?”. Và nhận được câu trả lời: “Đôi khi mình cũng phải thông cảm cho các bạn vì có thể vì một lí do nào đó như ngủ dậy muộn, chậm giờ thi, kiểm tra…..thì cũng phải thông cảm, linh động cho bạn được vì đôi khi bản thân em đôi khi cũng như vậy”. Điều này chứng tỏ mặc dù nhận thức của các bạn là tốt nhưng việc chuyển từ nhận thức sang hành vi của các bạn còn hạn chế. Bảng 2.14. So sánh thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt hành vi: khi đặt trong hoàn cảnh các bạn vi phạm luật giao thông khi bạn có những hành vi vi phạm luật, khi bạn chấp hành các biển báo về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo khoa) khoa Hành vi Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % QTKD Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông 86 58.5 61 41.5 0 0 147 100 380 2.59 2 Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật 97 65.9 49 33.3 1 0.8 147 100 390 2.65 1 KTKT Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông 101 63.5 58 36.5 0 0 159 100 419 2.64 2 Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật 114 71.7 45 28.3 0 0 159 100 432 2.72 1 * Qua bảng 2.14, ta nhận thấy: tỉ lệ sinh viên khoa KTKT và QTKD có hành vi tích cực, chưa tích cực và ít tích cực giữa sinh viên 2 khoa có sự chênh lệch. Cụ thể: + Hành vi tham gia giao thông của sinh viên khi đặt trong hoàn cảnh chính các bạn vi phạm luật: so sánh giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch, sinh viên khoa KTKT có hành vi tích cực hơn so với sinh viên QTKD (63.5% so với 58.5%). + Hành vi tham gia giao thông của sinh viên khi bạn thấy bạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật: so sánh giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch, sinh viên khoa KTKT có hành vi tích cực hơn so với sinh viên QTKD (71.7% so với 65.9%). Bảng 2.15. So sánh thái độ của sinh viên nam đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt hành vi: khi đặt trong hoàn cảnh các bạn vi phạm luật giao thông khi bạn có những hành vi vi phạm luật, khi bạn chấp hành các biển báo về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo giới) Xem phụ lục 3 Khoa SV Hành vi Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % QTKD Nam Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông 46 57.5 34 42.5 0 0 80 100 206 2.58 2 Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật 53 66.3 26 32.5 1 1.2 80 100 212 2.65 1 KTKT Nam Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông 44 58.7 31 41.3 0 0 75 100 194 2.59 2 Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật 52 69.3 23 30.7 0 0 75 100 202 2.69 1 * Qua bảng 2.15, ta nhận thấy: tỉ lệ sinh viên nam khoa KTKT và QTKD có hành vi tích cực, chưa tích cực và ít tích cực giữa sinh viên nam 2 khoa có sự chênh lệch nhưng không lớn. Cụ thể: + Hành vi tham gia giao thông của sinh viên nam khi đặt trong hoàn cảnh chính các bạn vi phạm luật: so sánh giữa sinh viên nam khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch nhưng tỉ lệ này không lớn Loại A: nam KTKT là 58.7 %, nam QTKD là 57.5%. Loại B: nam KTKT là 41.3%, nam QTKD là 42.5%. + Hành vi tham gia giao thông của sinh viên nam khi bạn thấy bạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật: so sánh giữa sinh viên nam khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch nhưng tỉ lệ này không lớn Loại A: nam KTKT là 69.3 %, nam QTKD là 66.3%. Loại B: nam KTKT là 30.7%, nam QTKD là 32.5%. Bảng2.16. So sánh thái độ của sinh viên nữ đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt hành vi: khi đặt trong hoàn cảnh các bạn vi phạm luật giao thông khi bạn có những hành vi vi phạm luật, khi bạn chấp hành các biển báo về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo giới) Xem phụ lục 3 Khoa SV Hành vi Xếp loại A B C Tổng cộng TSĐ ĐTB TB SL % SL % SL % SL % QTKD Nữ Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông 40 59.7 27 40.3 0 0 67 100 174 2.60 2 Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật 44 65.7 23 34.3 0 0 67 100 178 2.66 1 KTKT Nữ Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông 57 67.9 27 32.1 0 0 84 100 225 2.68 2 Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật 62 73.8 22 26.2 0 0 84 100 230 2.74 1 * Qua bảng 2.16 , ta nhận thấy: tỉ lệ sinh viên nữ có hành vi tích cực, chưa tích cực và ít tích cực giữa sinh viên nữ 2 khoa có sự chênh lệch. Cụ thể: + Hành vi tham gia giao thông của sinh viên nữ khi đặt trong hoàn cảnh chính các bạn vi phạm luật: so sánh giữa sinh viên nữ KTKT và QTKD có sự chênh lệch, sinh viên nữ KTKT có hành vi tích cực cao hơn so với sinh viên nữ QTKD: Loại A: nữ KTKT là 67.9%, nữ QTKD là 59.7%. Loại B: nữ KTKT là 32.1%, nữ QTKD là 40.3%. + Hành vi tham gia giao thông của sinh viên nữ khi bạn thấy bạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật: so sánh giữa sinh viên nữ KTKT và QTKD có sự chênh lệch, sinh viên nữ KTKT có hành vi tích cực cao hơn so với sinh viên nữ QTKD: Loại A: nữ KTKT là 73.8%, nữ QTKD là 65.7%. Loại B: nữ KTKT là 26.2%, nữ QTKD là 34.3%. * Quan sát hành vi khi đi mô tô, xe máy của sinh viên khoa QTKD và KTKT Chúng tôi tiến hành quan sát ngẫu nhiên trên 100 xe máy khi ra, vào cổng trường: Bảng 2.16. Khoa Ngày quan sát Số xe máy Đi ngược chiều Không đội mũ bảo hiểm Chở quá số người quy định Tụ tập dưới lòng đường Sử dụng điện thoại di động Đi dàn hàng ngang Đi kéo theo xe khác QTKD 25/05/2012 50 15 3 2 9 5 1 1 26/05/2012 50 23 2 1 11 7 0 0 27/05/2012 50 28 3 3 7 3 0 1 28/05/2012 50 33 0 1 16 2 2 0 29/05/2012 50 36 1 1 14 2 0 0 30/05/2012 50 21 0 3 6 3 1 1 TB 26 1.5 1.8 10.5 3.6 0.6 0.2 KTKT 25/05/2012 50 29 2 2 6 2 1 1 26/05/2012 50 24 2 1 5 5 1 0 27/05/2012 50 21 3 2 3 3 0 0 28/05/2012 50 35 1 1 1 1 0 0 29/05/2012 50 31 1 1 0 1 0 0 30/05/2012 50 28 0 2 1 3 1 0 TB 28 1.5 1.5 2.7 2.5 0.5 0.2 Trong quá trình quan sát, chúng tôi thấy rằng sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông trong những hoàn cảnh sau: trường Đại học Tài chính – Marketing nằm đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, Q7. Đây là đoạn đường 2 chiều, cách khoảng từ 250m – 300m mới có một đoạn vòng đầu xe. Trường nằm chính giữa ở khoảng này nên sinh viên khi đi từ trung tâm thành phố về trường thường đi ngược chiều để “rút ngắn” đoạn đường và “tiết kiệm” thời gian. Từ bảng 3.16 cho thấy trong 50 xe máy chúng tôi quan sát có đến hơn ½ số phương tiện vi phạm đi ngược chiều. Nhiều bạn sinh viên đã từng nói: “Mỗi lần phải vòng đầu xe để đi đúng luật thật vất vả, nếu như không thấy cảnh sát giao thông là tôi sang đường để “đi tắt” cho nhanh”. Ngoài ra qua quá trình quan sát chúng tôi còn thấy hiện tượng các bạn sinh viên tụ tập dưới lòng đường, đặc biệt là vào thời gian lúc sáng khi các bạn đến trường và khi tan học. Trường hợp sinh viên đi xe máy hay xe đạp chở quá số người quy định là rất ít, trong một ngày quan sát chúng tôi chỉ gặp hai hay ba trường hợp. Theo quan sát, đối với sinh viên tham giao thông bằng phương tiện xe máy 98% các bạn chấp hành nghiêm chỉnh việc đội mũ bảo hiểm, chỉ còn vài trường hợp là vi phạm. 2.2. Nguyên nhân sinh viên vi phạm luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông Nguyên nhân sinh viên vi phạm luật (Câu 7). Bảng 2.17. Bảng kết quả tổng hợp nguyên nhân sinh viên vi phạm luật giao thông. Nguyên nhân Số lượng a. Không hiểu rõ quy định cụ thể của luật an toàn giao thông 77 b. Do có việc gấp, bị trễ học 251 c. Do thói quen 101 d. Ý thức tự giác chưa cao 137 e. Hệ thống giao thông chưa hợp lý 89 f. Chương trình giáo dục chưa đầy đủ 36 g. Luật pháp chưa nghiêm 131 i. Tâm lý muốn thể hiện cái tôi, cái khác biệt 45 j. Học được từ bạn bè và những người đi đường 71 k. Do tiện đường 219 L. Ý kiến khác……………………………………………… 0 Từ bảng 3.17 , chúng ta nhận thấy sinh viên khoa QTKD và KTKT vi phạm luật an toàn giao thông tập trung vào hai nguyên nhân khách quan và chủ quan: - Nguyên nhân khách quan: là do luật pháp chưa nghiêm, hầu hết khi được hỏi các bạn đều nói rằng: “luật quy định vẫn còn nhẹ, chỉ có tính chất giáo dục, răn đe vì vật cần phải có những hình thức xử lí kiên quyết hơn”. Một số sinh viên khác cho rằng: họ vi phạm luật giao thông là do hệ thống giao thông chưa hợp lý, thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, ách tắc giao thông, hay là do không hiểu rõ quy định của luật, do học được từ những người khác. - Nguyên nhân chủ quan: hầu hết sinh viên cho rằng họ vi phạm luật giao thông là do có việc gấp và do tiện đường. Nguyên nhân xếp vị trí tiếp theo là do ý thức tự giác chưa cao, do thói quen. Và một số ít sinh viên cho rằng vi phạm luật an toàn giao thông là chưa nắm rõ về luật và do tâm lí bản thân. 2.3. Nhận định của sinh viên về những hình thức tuyên truyền luật giao thông Bảng 2.18. Bảng kết quả tổng hợp về mức độ hiệu quả của các hình thức tuyên truyền luật giao thông. Hình thức tuyên truyền Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả TSĐ ĐTB TB In tài liệu phát thường kỳ cho phòng sinh viên 43 125 138 517 1.69 7 Đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong trường 104 171 31 685 2.24 3 Tăng cường người giám sát thực hiện giao thông trên đường phố 150 132 24 738 2.41 2 Cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư 62 179 65 609 1.99 6 Lồng ghép vào các hoạt động của Đoàn, Hội 75 180 51 636 2.08 4 Dùng biển báo, áp phích tại nơi đông người 71 163 72 611 2.00 5 Kết hợp các hình thức trên 198 103 5 805 2.63 1 Từ bảng 2.18 chúng ta thấy, đa số sinh sinh viên nhận định rằng những hình thức tuyên truyền đưa ra đạt mức độ rất hiệu quả và hiệu quả để hạn chế tình trạng sinh vi phạm luật an toàn giao thông. Cụ thể: + Ở mức độ rất hiệu quả: Hình thức tuyên truyền về luật giao thông được các bạn sinh viên chọn nhiều nhất là phải có sự kết hợp tất cả các hình thức về tuyên truyền giao thông (198 lựa chọn), tiếp đến là phải tăng cường người giám sát thực hiện giao thông trên đường phố (150 lựa chọn), tiếp theo lần lượt là đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong trường (104 lựa chọn), lồng ghép vào các hoạt động của Đoàn, Hội, dùng biển báo, áp phích tại nơi đông người, cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư, , và cuối cùng là in tài liệu phát thường kỳ cho phòng sinh viên (có 43 lựa chọn). + Ở mức độ hiệu quả: Hình thức tuyên truyền về luật giao thông được các bạn sinh viên chọn nhiều nhất là lồng ghép vào các hoạt động của Đoàn, Hội (180 lựa chọn), là cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư (179 lựa chọn), tiếp đến đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong trường (171 lựa chọn), tiếp theo lần lượt phải tăng cường người giám sát thực hiện giao thông trên đường phố, dùng biển báo, áp phích tại nơi đông người, in tài liệu phát thường kỳ cho phòng sinh viên và cuối cùng là kết hợp các hình thức trên (103 lựa chọn). + Ở mức độ không hiệu quả: Hình thức tuyên truyền về luật giao thông được các bạn sinh viên đánh giá không hiệu quả là in tài liệu phát thường kỳ cho phòng sinh viên (138 lựa chọn), tiếp đến là dùng biển báo, áp phích tại nơi đông người (72 lựa chọn), cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư. Các hình thức tuyên truyền khác cũng được lựa chọn nhưng ở mức độ thấp. 2.4 Giải pháp Cần tổ chức các buổi nói chuyện, tổ chức các cuộc thi, chương trình tìm hiểu về luật giao thông với nhiều hình thức và nội dung phong phú, hấp dẫn để lôi kéo tất cả các bạn sinh viên tham gia. Đổi mới, thay đổi phương pháp tổ chức hình thức tuyên truyền bằng tài liệu in ấn như: biên soạn, sản xuất, phát hành nhiều tài liệu, sách báo, tờ rơi sao cho phong phú, hấp dẫn. Kết luận chương 2 Nghiên cứu thực trạng thái độ chấp hành luật giao thông của sinh viên khi đi mô tô, xe máy của 306 sinh viên khoa KTKT và QTKD, chúng tôi rút ra một số kết luận sau từ kết quả nghiên cứu thu được: Đa số sinh viên có TĐ tích cực đối với việc chấp hành luật giao thông của sinh viên khi đi mô tô, xe máy (54,3%), đây là một điều đáng mừng nhưng trên thực tế khi đối chiếu với việc quan sát chúng tôi đưa ra kết luận: Thái độ của sinh viên khoa KTKT và QTKD là vẫn chưa cao, điều này cho thấy mặc dù các bạn sinh viên có nhận thưc stoots về việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy nhưng việc chuyển hóa thành hành vi cụ thể còn hạn chế. Trong các mặt biểu hiện của TĐ, mặt nhận thức có biểu hiện tốt nhất, mặt hành vi có biểu hiện kém nhất. Cụ thể: Đa số sinh viên khoa KTKT và QTKD có nhận thức đúng về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông và ý nghĩa của các biển báo khi tham gia giao thông; có xúc cảm tình cảm tích cực khi tham gia giao thông, và cũng có một bộ phận sinh viên có hành vi tích cực khi tham gia giao thông . Có sự khác biệt trong thái độ tham gia giao thông giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD, nam sinh viên và nữ sinh viên của KTKT có thái độ tích cực hơn so với sinh viên nam và nữ của QTKD. Mỗi sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông là do những nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là tập trung vào do có việc gấp, bị trễ học; do tiện đường; ý thức tự giác chưa cao, luật pháp chưa nghiêm; do thói quen…. Có nhiều hình thức tuyên truyền về luật giao thông có hiệu quả nhưng các bạn sinh viên đều cho rằng việc kết hợp tất cả các hình thức tuyên truyền là có hiệu quả nhất, tiếp đến là tăng người giám sát trên các tuyến đường, đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, lồng ghép vào các chương trình của Đoàn, Hội…. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận TĐ trong đề tài được hiểu là: “Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định (tích cực hay ngược lại) đối với một đối tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống, những điều kiện cụ thể.” TĐ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy được hiểu: là trạng thái tâm lý chủ quan của sinh viên, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định ( tích cực hay ngược lại) đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống, điều kiện cụ thể. Đa số sinh viên khoa KTKT và QTKD có TĐ tích cực và khá tích cực đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy máy (54,3%), đây là một điều đáng mừng nhưng trên thực tế khi đối chiếu với việc quan sát chúng tôi đưa ra kết luận: Thái độ của sinh viên trường KTKT và QTKD là vẫn chưa cao, điều này cho thấy mặc dù các bạn sinh viên có nhận thưc stoots về việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy nhưng việc chuyển hóa thành hành vi cụ thể còn hạn chế.. Trong 3 mặt của TĐ mặt nhận thức có biểu hiện tốt nhất, tiếp đến là mặt tình cảm, biểu hiện kém nhất là mặt hành vi. TĐ của sinh viên trường KTKT tích cực hơn so với sinh viên QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Có sự khác biệt này là do đặc điểm của từng nghề, cũng như sự quan tâm, cách nhìn nhận và sự tham gia khác nhau. TĐ của sinh viên nam trường KTKT tích cực hơn so với sinh viên nam QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. TĐ của sinh viên nữ trường KTKT tích cực hơn so với sinh viên nữ QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Mỗi sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông là do những nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là tập trung vào do có việc gấp, bị trễ học; do tiện đường; do ý thức tự giác chưa cao; do luật giao thông; do ý thức chưa cao… Kiến nghị Qua kết quả của đề tài, chúng tôi xin kiến nghị một số ý kiến để nâng cao tính tích cực của sinh viên 3.2.1. Đối với bản thân: Bảo đảm an toàn giao thông là một việc làm hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, trong đó có các bạn sinh viên – những người góp phần xây dựng và phát triển đất nước sau này, vì vậy bản thân mỗi sinh viên phải tự nâng cao ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân mình, phải có nhận thức đúng, đầy đủ về việc chấp hành các quy định của luật giao thông,tích cực tham gia cùng với cộng đồng vào việc tuyên truyền cho tất cả mọi người nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm luật giao thông như hiện nay. 3.2.2. Đối với nhà trường: Cần tổ chức các buổi nói chuyện, tổ chức các cuộc thi, chương trình tìm hiểu về luật giao thông với nhiều hình thức và nội dung phong phú, hấp dẫn để lôi kéo tất cả các bạn sinh viên tham gia. Thành lập các đội tuyên truyền giao thông và đội bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở trường, khoa, lớp và có hình thức kỉ luật đối với sinh viên vi phạm luật giao thông. Cần có chính sách hổ trợ, động viên, khuyến khích kịp thời đối với những sinh viên có thành tích tốt, tích cực trong hoạt động tuyên truyền về luật giao thông. 3.2.3 Đối với xã hội Đổi mới, thay đổi phương pháp tổ chức hình thức tuyên truyền bằng tài liệu in ấn như: biên soạn, sản xuất, phát hành nhiều tài liệu, sách báo, tờ rơi sao cho phong phú, hấp dẫn. Cần có những quy định cụ thể, rõ ràng và nghiêm ngặt hơn nữa, đặc biệt phải xử lí nghiêm khắc những hành vi vi phạm luật giao thông. Cần tăng cường hơn nữa các lực lượng đảm bảo an toàn giao thông, hệ thống các trang thiết bị, phương tiện phục vụ. Nâng cấp hệ thông đường xá,cần có sự bố trí hợp lí biển báo giao thông. Phát động, hưởng ứng nhiều chương trình, phong trào thi đua trong tất cả mọi người như: tuần lễ an toàn giao thông, tháng an toàn giao thông…để từ đó nâng cao hơn nữa hiểu biết cũng như ý thức, tinh thần trách nhiệm của mọi người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên.doc
Tài liệu liên quan