Đề tài Thách thức về biến đổi khí hậu thế kỉ 21

Tài liệu Đề tài Thách thức về biến đổi khí hậu thế kỉ 21: Bài thuyết trình: Thách thức về biến đổi khí hậu thế kỉ 21 GVHD: Ths. Hoàng Phượng Trâm NỘI DUNG Chương I: Tổng Quan Về Biến Đổi Khí Hậu Chương II|: Ảnh hưởng của Biến Đổi Khí Hậu Chương III: Thách thức của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và thế giới Chương IV: Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam Chương V: Kết Luận - Kiến Nghị Trái Đất chúng ta đã từng là một hành tinh xanh Nơi mà sự sống được nuôi dưỡng, nâng niu Nhưng giờ đây, mọi thứ đang bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi. Chương I: Tổng Quan Về Biến Đổi Khí Hậu Định Nghĩa Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu). Mỗi ngày có biết bao nhiêu khí gây hại đến môi trường...

ppt41 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thách thức về biến đổi khí hậu thế kỉ 21, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình: Thách thức về biến đổi khí hậu thế kỉ 21 GVHD: Ths. Hoàng Phượng Trâm NỘI DUNG Chương I: Tổng Quan Về Biến Đổi Khí Hậu Chương II|: Ảnh hưởng của Biến Đổi Khí Hậu Chương III: Thách thức của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và thế giới Chương IV: Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam Chương V: Kết Luận - Kiến Nghị Trái Đất chúng ta đã từng là một hành tinh xanh Nơi mà sự sống được nuôi dưỡng, nâng niu Nhưng giờ đây, mọi thứ đang bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi. Chương I: Tổng Quan Về Biến Đổi Khí Hậu Định Nghĩa Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu). Mỗi ngày có biết bao nhiêu khí gây hại đến môi trường được thải vào bầu khí quyển Các cánh rừng bị tàn phá biến thành đổi trọc II. Nguyên nhân gây BĐKH Các biểu hiện của biến đổi khí hậu Sự nóng lên toàn cầu Sự thay đổi nhiệt độ khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. Sự dâng cao mực nước biển do băng tan Dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. III. Một số hiện tượng BĐKH Hiệu ứng nhà kính tự nhiên Hiệu ứng nhà kính Bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Điôxít cacbon và hơi nước, có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển Hiệu ứng nhà kính nhân tạo Từ khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2 °C. Mưa axit Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng năng lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người gây nên Các hoạt động của con người như chặt phá rừng bừa bãi, đốt rác, phun thuốc trừ sâu, làm tăng nồng độ các khí gây nên mưa axit. Các công trình kiến trúc bị phá hủy Nhiều cánh rừng chết do mưa Axit Thủng tầng Ozon Ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái đất Tầng ozon là lớp lọc bức xạ mặt trời, một phần lớp lọc này bị mất sẽ làm cho bề mặt Trái đất nóng lên Nguyên nhân chính của giảm sút ôzôn do các khí gốc có chứa clo (trước nhất là các CFC và các hợp chất clo với các bon liên quan) Cháy rừng Nhiệt độ tăng cao, đất đai khô cằn và nhiều cánh rừng lớn biến thành tro bụi - những hiện tượng bất thường này không còn bó hẹp ở một số quốc gia hay khu vực mà đang xảy ra hầu khắp trên thế giới. Lũ lụt – Hạn hán Lũ lụt Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần Nhiều nhân tố tác động và trực tiếp hình thành lũ quét: điều kiện khí tượng, thuỷ văn và điều kiện về địa hình. Là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất. Hạn hán SỰ BIẾN ĐỔI VỀ KHÍ HẬU Trong thế kỉ 20, trên khắp các châu lục và đại dương nhiệt độ có xu hướng tăng lên rõ rệt. Vào 5 thập kỉ gần đây 1956 – 2005, nhiệt độ tăng 0,640C  0,130C, gấp đôi thế kỷ 20. Rõ ràng là xu thế biến đổi nhiệt độ ngày càng nhanh hơn. Đáng lưu ý là, mức tăng nhiệt độ của Bắc cực gấp đôi mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. 1. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ NHIỆT ĐỘ Ngày càng có nhiều tảng băng trôi do nhiệt độ tăng cao, và nước biển lấn sâu vào đất liền. Nhiều cánh rừng trở thành tro bụi LƯỢNG MƯA Trong thời kỳ 1901 – 2005 xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng khu vực và giữa các thời đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực. Ở khu vực nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901–2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á Biến đổi nhiệt độ ở các vùng cực và băng quyển  Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên của nhiệt độ mặt đất có sự suy giảm khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu.  Các quan trắc từ năm 1978 đến nay cho kết quả là lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm 2,7 (2,1 – 3,3)% mỗi thập kỷ.  Ở bán cầu Bắc, phạm vi băng phủ giảm đi khoảng 7% so với năm 1900 và nhiệt độ trên đỉnh lớp băng vĩnh cửu tăng lên 30 C so với năm 1982.  Diện tích băng ở Bắc Cực đang thu hẹp dần Chương II|: Ảnh hưởng của Biến Đổi Khí Hậu 1. Tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường Tài nguyên đất - Hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn. - Làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt - Làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra. Tài nguyên nước Thế giới Việt Nam Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại châu á dâng lên trung bình 2,4 mm/năm, riêng thập niên vừa qua là 3,1 mm/năm, dự báo sẽ tiếp tục dâng cao hơn trong thế kỷ XXI khoảng 2,8mm - 4,3 mm/năm. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở của hàng triệu người sống ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển có thể dâng 1m. Khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao từ 3- 15 cm vào năm 2010, dâng từ 15 - 90 cm vào năm 2070. Tài nguyên không khí Nó là nơi chứa các chất độc hại gây nên biến đổi khí hậu, và chính biến đổi khí hậu sẽ tác động ngược lại môi trường không khí, làm cho chất lượng không khí ngày càng xấu hơn Nhiệt độ ấm dần lên sẽ có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến một số khu vực như Bắc Cực, Tây và Nam Phi vì tại những vùng này nhiệt độ sẽ tăng thêm tới 100C. - Phát thải khí nhà kính gây ấm nóng toàn cầu làm nhiệt độ Bắc Cực trong thập kỉ qua lên mức cao nhất trong ít nhất 2000 năm, làm đảo ngược 1 chiều hướng làm mát tự nhiên đã kéo dài hơn 4 thiên niên kỉ. 2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Thế Giới Việt Nam Biến đổi khí hậu đã cướp đi mạng sống của 300.000 người mỗi năm và ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên trái đất do tác động từ những đợt năng nóng, lũ lụt và cháy rừng gây ra. nhiệt độ lên 1 độ C sẽ khiến cho năng lực sản xuất lương thực giảm tới 17%. Do vậy, giá lương thực sẽ tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng. Thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người. - Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng Tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn. 3. Kinh tế Thế giới Việt Nam Tất cả các nước đều bị tác động của BĐKH, nhưng những nước bị tác động đầu tiên và nhiều nhất lại là những nước và cộng đồng dân cư nghèo nhất, mặc dù họ đóng góp ít nhất vào nguyên nhân BĐKH. Nếu không thay đổi tư duy về đầu tư hiện nay và trong những thập niên tới, thì chúng ta có thể gây ra những nguy cơ đổ vỡ lớn về kinh tế và xã hội ở một quy mô tương tự những đổ vỡ liên quan tới cuộc đại chiến thế giới và suy thoái kinh tế trong nửa đầu thế kỷ XX. Việt Nam là nước đang phát triển, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ còn thấp, nhưng lại phải hứng chịu nhiều tác động của BĐKH. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất khoảng 10% GDP, nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 25% GDP. Chương III: Thách thức của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và thế giới - Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 - 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. - Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Chương III: Thách thức của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và thế giới Biến đổi khí hậu Trên Thế giới Biểu hiện chung: Gia tăng mực nước biển, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn; tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng: Khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225.000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD Chương III: Thách thức của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và thế giới Biến đổi khí hậu Trên Thế giới Siêu bão Nargis Myanmar (2008) giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa. Thiên tai đã cướp đi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất. Chương III: Thách thức của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và thế giới Biến đổi khí hậu ở Việt Nam Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958-2007) đã giảm khoảng 2% Chương III: Thách thức của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và thế giới Không khí lạnh: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới VN giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện mà gần đây nhất là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ Bão: Những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn  Mực nước biển: tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH Mang tính toàn cầu: đây là vấn đề chung của cộng đồng, không phải là riêng biệt của từng quốc gia, khu vực hay châu lục nào. Được các quốc gia nhất trí: để ra các phương hướng và phân công nhiệm vụ công bằng hiệu quả giữa các quốc gia, khu vực hay châu lục. Có quy mô: lớn, rộng khắp về mọi mặt và luôn dựa trên nguyên tác thống nhất đồng bộ. Thực hiện nhanh chóng: hành động sớm để đạt hiệu quả cao. Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên tắc “toàn diện, tích cực và hiệu quả”: lồng ghép các thông điệp chính và các thông tin phù hợp liên quan đến biến đổi khí hậu vào kế hoạch bài giảng phòng ngừa thảm hoạ cho cấp xã/phường, cho thấy hậu quả của BĐKH có tác động trực tiếp đến toàn bộ hành tinh của chúng ta. Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH Tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm – chiến lược giảm nhẹ Muốn nỗ lực giảm nhẹ thành công đòi hỏi người tiêu dùng và nhà đầu tư phải chuyển nhu cầu sang các nguồn năng lượng cac-bon thấp. Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH Khai thác Năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió và thuỷ triều. Ngoại trừ thuỷ điện, ngành năng lượng tái tạo hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 3% lượng điện. Sản xuất điện là nguồn phát thải CO2 chính. Cứ 10 tấn CO2 phát tán vào khí quyển Trái Đất thì nó chiếm tới 4 tấn. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng rất lớn trong khu vực dân cư chưa được khai thác. Nếu nhận thức được tiềm năng đó thì có thể đạt được lợi ích kép: nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu quốc tế sẽ được lợi khi phát thải CO2 giảm đi, mà người dân thì lại tiết kiệm được tiền. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tăng hiệu quả các loại phương tiện cơ giới, giảm tiêu chuẩn phát thải Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH Nhiều chính phủ hiện nay coi nhiên liệu sinh học là công nghệ ‘một mũi tên trúng hai đích’, góp phần vào cuộc chiến chống sự nóng lên toàn cầu, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu. Gia tăng hỗ trợ tài chính và công nghệ cho phát điện các-bon thấp ở các nước đang phát triển là một lĩnh vực ưu tiên. Hiệu suất nhiệt trung bình của các nhà máy đốt than ở các nước đang phát triển chỉ khoảng 30%, so với 36% ở các nước phát triển, Một đơn vị điện sản xuất ở một nước đang phát triển phát thải CO2 nhiều hơn 20% so với một đơn vị trung bình ở các nước phát triển Giữ rừng và trồng rừng Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH Thích ứng với xu thế tất yếu: hành động cấp quốc gia và hợp tác quốc tế Tất cả các quốc gia sẽ phải tìm cách thích ứng với biến đổi khí hậu Tăng cường nỗ lực để giảm thiểu hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính: bằng cách đưa ra chiến lược thiết thực giảm cacbon. + Hợp tác quốc tế. + Định giá cho phát thải cacbon . + Xây dưng các công cụ pháp lý. Phục hồi các hệ sinh thái: + Trồng rừng. + Bảo tồn các hệ sinh thái động thực vật. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật. Phát triển kinh tế xã hội dựa trên các nguyên tắc bền vững. Lồng ghép công tác thích ứng và giảm nhẹ vào giáo dục, tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng. Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TẠI VN 1. Đánh giá mức độ và tác động của BĐKH ở Việt Nam 2. Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH 3. Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BĐKH 4. Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH 5. Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực 6. Tăng cường hợp tác quốc tế 7. Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương 8. Xây dựng các kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phương ứng phó với BĐKH Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TẠI VN Kịch bản Nhiệt độ 1. Về nhiệt độ đến cuối thê kỷ 21: KB thấp: Nhiệt độ TB năm tăng 1,6-2,2oC. KB trung bình: Nhiệt độ TB tăng 2-3oC. KB cao: Nhiệt độ TB năm tăng 2,5-3,7oC 2. Về lượng mưa đến cuối thê kỷ 21: KB thấp: Lượng mưa năm tăng 2-6%. KB trung bình: Lượng mưa năm tăng 2-7%. KB cao: Lượng mưa năm tăng 2-10%. Hội thảo khoa học lần thứ XV - 15/3/2012 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TẠI VN Kịch bản Nước biển dâng Báo cáo lần thứ 4 của IPCC ước tính mực nước biển dâng khoảng 26-59cm năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn 50-140cm - KB thấp: NBD trung bình toàn Việt Nam 49-64cm.  - KB trung bình: NBD trung bình toàn VN 57-73cm  - KB cao: NBD trung bình toàn Việt Nam 78-95cm. Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TẠI VN Nếu mực nước biển dâng 1m: 39% diện tích ĐBSCL, trên 10% diện tích vùng ĐBSH và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung, trên 20% diện tích TP HCM có nguy cơ bị ngập; 35% dân số thuộc các tỉnh vùng ĐBSCL, trên 9% dân số vùng ĐBSH và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung, 7% dân số TP HCM bị ảnh hưởng trực tiếp; 4% hệ thống đường sắt, 9% quốc lộ, 12% tỉnh lộ bị ảnh hưởng. Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 1m (nếu không có giải pháp ứng phó)  DT có nguy cơ ngập: 20.876 Km2 (6,3%) Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TẠI VN N Ư ỚC BI ỂN D ÂNG 1m Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TẠI VN Ngập 20,1 % diện tích Chương IV: ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TẠI VN AnGiang 2.2% BacLieu 45.7% BenTre 33.3% CaMau 55.9% CanTho 19.0% DongThap 4.8% VinhLong 15.6% TraVinh 27.8% SocTrang 51.2% TienGiang 30.3% LongAn 28.5% KienGiang 74.8% HauGiang 79.4% KẾT LUẬN Xây dựng một chương trình nghị sự về chuyển giao công nghệ và tài chính cho các nước đang phát triển là một yêu cầu cấp bách. Một yêu cầu nữa là hợp tác quốc tế để làm giảm tốc độ chặt phá rừng. Những người dân nghèo và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới hiện đang cố gắng thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong vòng một vài thập kỷ tới, họ không còn lựa chọn nào khác là phải tiếp tục thích ứng. Trong kịch bản tối ưu, nhiệt độ trung bình của thế giới sẽ lên đến đỉnh điểm vào khoảng năm 2050 trước khi chúng đạt đến ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm là 2°C. KẾT LUẬN Nếu kịch bản xấu xảy ra, với công tác giảm thiểu còn hạn chế, nhiệt độ toàn cầu sẽ vượt ngưỡng 2°C trước năm 2050 và sẽ còn tiếp tục tăng lên nữa. Thành công trong thích ứng cộng với nghiêm túc thực hiện việc giảm nhẹ sẽ là chìa khoá cho các triển vọng về phát triển con người cho Thế kỷ 21 và cả trong giai đoạn sau đó. Biến đổi khí hậu mà hiện nay thế giới đang phải đối mặt có nguy cơ gây ra những bước lùi về phát triển con người trên diện rộng, trước tiên là làm chậm lại, sau đó là làm chững lại và cuối cùng đẩy lùi những tiến bộ trong công tác xoá đói giảm nghèo, dinh dưỡng, y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác. CHÚNG TA LÀM ĐƯỢC GÌ ĐỂ GIẢM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU??? CẢM ƠN VÌ SỰ THEO DÕI !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptđề tài - Thách thức về biến đổi khí hậu thế kỉ 21.ppt
Tài liệu liên quan