Tài liệu Đề tài Thách thức đối với nông nghiệp ở Việt Nam: THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
I.MỞ ĐẦU
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi vì ở các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính phủ cần có chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn.
Hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhu cầu tiều dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu lâu dài của sự phát triển kinh tế, việc gia tăng dân số ở khu vực thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hoá đất nước..
Khu vực nông nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích ...
13 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thách thức đối với nông nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
I.MỞ ĐẦU
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi vì ở các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính phủ cần có chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn.
Hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhu cầu tiều dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu lâu dài của sự phát triển kinh tế, việc gia tăng dân số ở khu vực thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hoá đất nước..
Khu vực nông nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá. Đa số các nước đang phát triển có những thuận lợi đáng kể, đó là tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm nông nghiệp. ở các nước không giàu tài nguyên (như dầu hoả), thì nông sản đóng vai trò quan trọng trong xuắt khẩu, và ngoại tệ thu được sẽ dùng để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cơ bản và những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được.
Dân số nông thôn ở các nước đang phát triển còn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp như tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. Nếu Nhà nước có chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn và thu nhập được phân phối công bằng thì thị trường nông thôn ngày càng có nhu cầu mở rộng về sản phẩm công nghiệp.
Do đó chung em chọn đề tài “thách thức đối với nông nghiệp ở Việt Nam ” làm đề tài để nghiên cứu trong bài tiểu luận.
II. NỘI DUNG VỀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM
2.1 Điều kiện tự nhiên đối với nông nghiệp Việt Nam
+ Đất
Đất nông nghiệp chiếm 22,2%, đất lâm nghiệp chiếm 29,12% diện tích đất tự nhiên. Trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại đất, nhưng chiếm diện tích lớn hơn cả là hai nhóm đất: Feralit ở các miền đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng. Đất Feralit hình thành trên đá vôi (phân bố chủ yếu ở miền Bắc) và trên đá bazan (phân bố chủ yếu ở miền Nam).
Đất phù sa là loại đất được bồi tụ của các con sông. Tùy theo vị trí địa lý, đất phù sa có thể được bồi hàng năm và đất phù sa không được bồi hàng năm. Dù là loại đất nào thì tính năng của mỗi loại vẫn có thể thích ứng cho những loại cây trồng khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú trong danh mục cây trồng ở Việt Nam.
+ Rừng
Rừng của Việt Nam là rừng rậm tiêu biểu cho rừng nhiệt đới.
Trong các loài cây rừng đa phần rụng lá vào mùa khô. Nhưng tuỳ theo vị trí và độ ẩm khác nhau mà có rừng rậm đến rừng thưa, xa van và đồng cỏ. Bên cạnh các kiểu rừng nhiệt đới còn có các kiểu rừng cận nhiệt đới trên núi trung bình hay núi cao. Ven biển và miền tây Nam Bộ còn có loại rừng ngập mặn chủ yếu là các cây sú, vẹt, trang, đước ...
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện tại độ che phủ của rừng Việt Nam chỉ còn dưới 30% diện tích lãnh thổ. Đất trống, đồi núi trọc ngày càng tăng lên, gỗ quý ngày càng hiếm, một số loài thú quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
+ Sông, nước
Việt Nam có 2.860 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Dọc theo bờ biển; cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông. Sông của Việt Nam thường là sông nhỏ, ngắn và dốc. Các sông lớn như Mê Kông, sông Hồng thì chỉ có phần hạ lưu chảy qua lãnh thổ Việt Nam. Hướng chảy của hầu hết các con sông chủ yếu là tây bắc - đông nam. Tuy nhiên cũng có một số sông chảy theo hướng vòng cung, uốn dòng theo các cánh cung của núi như sông Cầu sông Thương, sông Lục Nam.
Nhìn chung, sông ngòi của Việt Nam có tổng lượng nước chảy dồi dào. Hệ thống sông Hồng hàng năm đổ ra biển khoảng 122 tỷ m3 nước. Tổng lượng nước chảy của hệ thống sông Mê Kông khoảng 1.400 tỷ m3.
Tất cả các con sông có lượng nước chảy phân phối không đều trong năm bởi có một mùa lũ và một mùa cạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô của khí hậu. Lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 - 80% lượng nước cả năm. Sông ngòi ở Việt Nam mang nhiều phù sa. Trong những con sông của Việt Nam thì các con sông ở miền Bắc có lượng phù sa trong nước cao hơn các con sông ở miền Nam. Trong đó, phải kể đến sông Hồng có lượng phù sa lớn nhất (trung bình khoảng 1.000g/m3). Hàng năm, trung bình lượng cát bùn của sông Hồng được tải ra biển khoảng 200 triệu tấn. Vào mùa lũ, lượng phù sa sông Hồng có thể đạt tới 10.000g trong 1m3 nước.
+ Khan hiếm nước tưới phục vụ cho nông nghiệp. Sự thay đổi khí quyển với hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ địa cầu ấm dần lên làm băng tan ở hai cực sẽ tạo ngập lụt ở các vùng đất thấp (như đồng bằng sông Cửu Long). Lũ lụt và xâm nhập mặn sẽ trở thành vấn đề lớn trong nhiều năm sau. Với tầm quan trọng như vậy, người ta đã hoạch định thứ tự ưu tiên trong đầu tư nghiên cứu tính chống chịu khô hạn, mặn trên toàn thế giới trong lĩnh vực cải tiến giống cây trồng, sau đó là tính chống chịu lạnh, chống chịu ngập úng, chống chịu đất có vấn đề (a-xít, thiếu lân, độ độc sắt, độ độc nhôm, thiếu kẽm, ma-nhê, măng-gan và một số chất vi lượng khác như đồng,...). Nước phục vụ nông nghiệp chiếm 70% nguồn nước phục vụ dân sinh. Hiện nay, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm sẽ giảm từ 12.800 m3 vào năm 1990 xuống còn 8.500 m3 vào năm 2020. Theo Hội Nước quốc tế (IWRA), tiêu chuẩn công nhận quốc gia có mức bảo đảm nước cho một người thấp hơn 4.000 m3/năm được xem như thiếu nước và dưới 2.000 m3/năm thuộc loại hiếm nước. Tổng lượng nước phục vụ tưới trong nông nghiệp của Việt Nam 41 km3 năm 1985, tăng lên 46,9 km3 năm 1999 và 60 km3 năm 2000. Lượng nước cần dùng cho mùa khô sẽ tăng lên 90 km3 vào năm 2010, chiếm 54% tổng lượng nước có thể cung cấp. Các dự án quốc tế về nông nghiệp thuộc hệ thống Tổ chức Tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) đã nhấn mạnh đến giống cây trồng chống chịu khô hạn, nước sạch cho nông thôn, đô thị, phải xem những nội dung này là một ưu tiên đặc biệt. Sự thoái hóa đất, hiện tượng sa mạc hóa sẽ là mối quan tâm đặc biệt cho khu vực duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ và một phần Tây Nguyên.
+ Đồng bằng
Việt Nam có hai vùng đồng bằng lớn nằm ở Bắc Bộ và Nam Bộ là đồng bằng châu thổ sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ) và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ).
+ Đồng bằng Bắc Bộ:
Diện tích khoảng 15.000 km2 được bồi tụ bởi phù sa của nhiều con sông nhưng chủ yếu là do hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Ngoài ra, ở miền Bắc còn có một số đồng bằng nhỏ vốn là các vùng trũng nằm giữa núi như cánh đồng Than Uyên, Nghĩa lộ, Điện Biên ...
+ Đồng bằng sông Cửu Long:
Do phù sa của hệ thống sông Cửu Long (sông Mê Kông) bồi đắp, diện tích trên 40.000 km2. Địa hình thấp và bằng phẳng. Hiện nay đồng bằng Nam Bộ vẫn tiếp tục phát triển mạnh về phía tây nam (mũi Cà Mau) hàng năm lấn ra biển tới 60 - 80 m. Địa hình ở đây thấp nên nước biển có thể xâm nhập tới 1/3 diện tích.
Nối hai đồng vùng bằng lớn là một dải đồng bằng hẹp ven biển chạy suốt từ Bắc vào Nam, được ví như cây đòn gánh gánh hai vựa lúa của Việt Nam ở Bắc và Nam Bộ.
+ Phần biển
Ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố văn bản khẳng định vùng lãnh hải rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, tính từ đường cơ sở. Biển của Việt Nam nằm ở phía đông, nam và tây nam phần đất liền của Việt Nam, có diện tích gấp nhiều lần so với diện tích phần đất liền và nằm trong biển Đông - một biển lớn và kín thuộc Thái Bình Dương.
Biển của Việt Nam là biển nóng quanh năm. Nhiệt độ nước trên mặt bao giờ cũng cao hơn nhiệt độ của không khí. Biển ở miền Bắc, nhiệt độ về mùa hạ là 250C, về mùa đông là 210C, ở miền Trung nhiệt độ đó là 280C và 250C, ở miền Nam là 290C và 270C. Độ mặn trung bình của nước biển Đông là 3,4%, về mùa mưa, độ mặn giảm xuống 3,2%, nhưng đến mùa khô lại tăng lên 3,5%.
Khí hậu
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 270C. Hàng năm có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100 kcal/cm2.
Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và mộtt mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền chung đó, khí hậu của các tỉnh ở phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa khá rõ nét là xuân, hạ, thu, đông.
Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở châu á. So với các nước này thì ở Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn.
Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). Khí hậu của Việt Nam cũng tạo ra những bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới), lũ lụt, hạn hán ... thường xuyên đe doạ.
+ Tài nguyên
- Tài nguyên rừng
Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu ... Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, mộc nhĩ, mật ong Về động vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu, khỉ ... còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ ...
Rừng của Việt Nam hiện đang bị thu hẹp diện tích, nhất là rừng nguyên sinh. Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm đang bị khai thác, săn bắn bừa bãi nên gỗ quý ngày càng hiếm, nhiều loài thú quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
- Tài nguyên thuỷ hải sản
Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá ... trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển ... Nhiều loại cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực ...
Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc ... Biển Việt Nam cũng là nguồn cung cấp muối cho sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu.
2.2 Chính sách đối với nông nghiệp Việt Nam
- Chính sách giá: Kể từ năm 1988, tiến bộ theo hướng cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập vào kinh tế thế giới đã khiến cho giá nông sản tăng theo sát mức giá trên thị trường thế giới, đồng thời giá đầu vào cho các sản phẩm nông nghiệp cũng diễn biến theo giá thế giới. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn áp dụng một số biện pháp can thiệp vào thị trường thông qua hệ thống hạn ngạch và quy định đầu mối xuất khẩu. Quá trình ra nhập AFTA và tiến tới ra nhập WTO sẽ bắt buộc Việt Nam tự do hoá hơn nữa ngành thương mại như giảm hàng rào thuế quan và rỡ bỏ hàng rào phi thuế quan.
- Thuế nhập khẩu và xuất khẩu: nhìn chung, thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu là tương đối thấp nhưng thuế đánh vào các sản phẩm nông nghiệp vẫn còn cao. Việc gia nhập AFTA và cam kết thực hiện giảm thuế theo quy định của CEPT trong tương lai gần sẽ khiến cho các ngành chế biến nông sản trong nước phải đối mặt với thách thức cạnh tranh của các nước ASEAN.
- Hàng rào phi thuế quan: Việc gia nhập AFTA và sắp tới là WTO sẽ buộc Việt Nam phải phá bỏ toàn bộ hàng rào phi thuế quan. Kể từ năm 1989, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện những bước đi quan trọng trong tự do hoá thương mại. Nhìn chung cho đến nay, hầu hết các ngành nông sản đã không phải chịu hàng rào phi thương mại. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hàng rào phi thương mại áp dụng với các mặt hàng gạo, đường, phân bón.
- Chính sách đất đai: Cùng những thay đổi trong chính sách giá theo định hướng thị trường, Luật đất đai năm 1988 cho phép quyền sử dụng đất cho tư nhân được xem là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến động lực của người nông dân. Luật đất đai năm 1993 là một bước tiến quan trọng, quy định quyền sử dụng đất tự do hơn cho nông dân. Chính sách này cho phép tư nhân được chuyển giao quyền sử dụng đất bao gồm “trao đổi chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp “. Tuy nhiên, ở vùng đồi núi, vấn đề sử dụng đất vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Những doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước vẫn có quyền kiểm soát hợp pháp đối với những khu vực do các hộ nghèo sử dụng để sản xuất trồng trọt.
- Dịch vụ tài chính và tín dụng nông thôn: Hiện nay, hệ thống tài chính nông thôn chính thức hỗ trợ cho các vùng nông thôn bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (VBARD), Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo (VBP) và quỹ tín dụng nhân dân (PCF). Tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa và vùng núi, nông dân khó có cơ hội tiếp cận với hệ thống tín dụng chính thức. Hơn nữa, nguồn vốn của cả VBARD và PCF đều có xu hướng chảy vào những hộ giàu. Vấn đề nổi cộm hiện nay của tín dụng nông thôn ở Việt Nam là không có mối liên hệ giữa thị trường tín dụng nông thôn với chính sách tiền tệ của Chính phủ.
- Chính sách đầu tư: Hiện nay, đầu tư của Chính phủ là nguồn quan trọng nhất trong tổng đầu tư dành cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề nổi lên là ở chỗ chính sách đầu tư tổng thể của Chính phủ có xu hướng thiên vị cho ngành công nghiệp mà ít quan tâm đến ngành nông nghiệp. Đầu tư của Chính phủ trong ngành nông nghiệp dường như không có hiệu quả do tập trung quá nhiều vào các doanh nghiệp quốc doanh trong khi hầu hết những doanh nghiệp này đều thu hút rất nhiều vốn mà không thể tiếp nhận nhiều lao động ở vùng nông thôn. Thêm vào đó, đầu tư vào hệ thống nghiên cứu nông nghiệp và dịch vụ khuyến nông lại không đủ.
- Chính sách kinh tế vĩ mô: Nhìn chung, sự thiên vị trong chính sách đầu tư của Chính phủ tập trung quá nhiều vào vùng thành thị và những ngành công nghiệp cần nhiều vốn (như công nghiệp quốc doanh) đã gây tác dụng tiêu cực cho ngành nông nghiệp theo nhiều hướng khác nhau. Trong giai đoạn 1997-1999, giá trị đồng nội tệ của Việt Nam có xu hướng giảm xuống, song vẫn không theo kịp sự phá giá đồng tiền của các nước khác trong khu vực, do đó làm giảm tính cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
- Những nguyên tắc và yêu cầu của AFTA và ngành nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập: Là một thành viên của AFTA, bên cạnh những lợi ích nhận được, Việt Nam còn phải tuân thủ những luật lệ của câu lạc bộ này. Để có được một khu vực tự do mậu dịch trong các nước ASEAN, một khung “thuế quan ưu đãi hiệu lực chung“ (CEPT) được thiết lập để giảm thuế đánh vào các hàng nông sản đã qua chế biến từ 0-5% và loại bỏ hoàn toàn hàng rào phi thuế.
- Tiến trình hội nhập của Việt Nam vào AFTA không gây tác động xấu đến ngành nông nghiệp nói chung do Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh mạnh trong một số ngành hàng nông sản như gạo, cà phê, điều, hạt tiêu và có lợi thế so sánh tiềm năng đối với những mặt hàng như cao su, chè, hoa quả, rau. Tuy nhiên ngành đường của Việt Nam sẽ gặp phải khó khăn lớn trong hội nhập AFTA do bảo hộ cao của Chính phủ dành cho ngành vẫn còn rất lớn.
- Chiến lược và chính sách điều chỉnh nhằm tăng cường tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam trong AFTA: Việc gia nhập AFTA yêu cầu Việt Nam phải tiến hành những bước đi quan trọng hơn nhằm tự do hoá thương mại và trên hết là điều chỉnh khung chiến lược phát triển theo hướng tăng cường tính cạnh tranh và mở cho ngành nông nghiệp. Về chính sách, cần chú trọng hơn nữa đến việc khuyến khích sự phát triển những ngành hàng nào có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đẩy mạnh sự phát triển những ngành hàng tiềm năng với mức độ bảo hộ hợp lý.
- Chính sách giá: Cần cải cách hơn nữa để tự do hoá thương mại và tạo cơ hội cho những doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động ngoại thương, buôn bán những sản phẩm như chè, đường và phân bón.
- Chính sách đất đai: Cần thực hiện thêm những biện pháp để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho quá trình chuyển đổi quyền sử dụng đất từ cá nhân này sang cá nhân khác. Đối với đất rừng nên cụ thể hoá luật, đào tạo cho nhân viên ngành lâm nghiệp và địa chính.
- Những chính sách tín dụng nông thôn tập trung chủ yếu dựa vào thương mại và tăng kỹ năng tín dụng, giảm tín dụng ưu đãi, tăng cường cho các doanh nghiệp nông nghiệp vay. Hơn nữa, hệ thống nghiên cứu và khuyến nông cũng yêu cầu đầu tư hơn nữa để đẩy mạnh những hoạt động của mình.
- Cùng với những thay đổi trong chính sách ngành hàng cụ thể, những chính sách tác động đến toàn bộ nền kinh tế cũng cần được điều chỉnh. Những chính sách này phải được định hướng để tăng động lực cho sự phát triển của ngành nông nghiệp.
2.3 Thị trường nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam năm 2009 đã trải qua khá nhiều biến động, nếu năm 2008 ngành nông nghiệp tăng trưởng khá cao ở mức 4,1% thì năm 2009 giảm xuống chỉ còn 1,8%. Là một ngành xuất khẩu chủ lực và duy nhất có giá trị thặng dư xuất khẩu, nhưng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2009 của nước ta suy giảm nghiêm trọng. Một điều nghịch lý là, dù sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản đều tăng nhưng giá trị xuất khẩu các mặt hàng trên lại giảm. Qua đó cho thấy, việc duy trì và ổn định giá của các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam hiện là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách và không ít khó khăn của ngành.
Theo các chuyên gia trong ngành, năm 2010, dự báo thị trường nông sản thế giới sẽ tiếp tục có nhiều biến động. Đặc biệt, ngoài mất cân đối về cung cầu hàng hóa, sự bất ổn về giao dịch thị trường tài chính và thay đổi về chính sách tỷ giá hối đoái của các nước phát triển là nguy cơ cao nhất cho các mặt hàng nông sản của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, các cam kết về hội nhập, tự do hóa thương mại đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của các tổ chức thế giới với các quốc gia sản xuất nông sản lớn đưa môi trường cạnh tranh trở nên khắc nghiệt hơn cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam.
Xuất phát điểm khi gia nhập WTO của Việt nam nói chung và nông nghiệp Việt nam nói riêng là quá thấp, lại thêm những quy định của WTO đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn chắc chắn sẽ đem lại cho nông nghiệp Việt nam những thách thức lớn, cụ thể:
Khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản nước ta còn thấp do năng suất, chất lượng thấp, giá thành sản xuất còn cao như đường mía, ngô, đậu tương, bông, thuốc lá, sữa, thịt lợn...khi giảm thuế nhập khẩu và bỏ các rào cản phi thuế sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với hàng nông sản nhập khẩu. Chắc chắn sẽ có những doanh nghiệp, những ngành sản xuất trong nông nghiệp bị thu hẹp quy mô hoặc thậm chí không còn tồn tại nếu như ngay từ bây giờ không nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Điều này sẽ làm giảm việc làm và thu nhập của một bộ phận lao động nông nghiệp, nhất là người nghèo.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh nông lâm sản còn thấp. Đa số nhà máy chế biến qui mô nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu hơn nhiều so với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp thương mại có quy mô nhỏ. Gần 70% doanh nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT có vốn dưới 10 tỷ đồng. Khả năng nắm bắt và khai thác thị trường còn yếu. Mở cửa thị trường sẽ là những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hệ thống pháp lý còn nhiều bất cập so với yêu cầu của hội nhập. Hệ thống giao thông được cải thiện nhiều, nhưng tới nay vẫn còn gần 400 xã (gần 6% số xã) chưa có đường ôtô đến khu trung tâm, 50% đường xã đi lại khó khăn về mùa mưa. hạ tầng dịch vụ phục vụ thương mại hàng nông lâm sản cũng còn thiếu nhiều: thiếu cảng chuyên dụng; chi phí bốc xếp, chờ đợi tại cảng cao (ví dụ: chi phí tại cảng cho mỗi tấn gạo xuất khẩu của ta cao gần gấp 2 lần của Thái Lan); các yêu cầu về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
III. KẾT LUẬN VỀ THÁCH THỨC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Nông nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều thách thức to lớn ở trong nước và ngoài nước khi gia nhập WTO, đúng trên nhiều khía cạnh thì nhà nước nên có những chính sách phù hợp để phát triển nông nghiệp Việt Nam vừa đảm bảo được lượng lương thực cho đất nước vừa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Những người nông dân đang đứng trước những khó khăn về mọi mặt của nền nông nghiệp nên những nhà hoạch định chính sách và nhà lảnh đạo cần có những quyết định đúng chính sác để phát triển nền nông nghiệp nước ta phát triền bền vững.
Tài liêu tham khảo
MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU 2
II. NỘI DUNG 3
2.1 Điều kiện tự nhiên đối với nông nghiệp Việt Nam 3
2.2 Chính sách đối với nông nghiệp Việt Nam 7
2.3 Thị trường nông nghiệp Việt Nam 10
III. KẾT LUẬN 12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thach_thuc_doi_voi_nong_nghiep_o_viet_nam_4662.doc