Đề tài Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may ở Công ty TNHH Đức Phương

Tài liệu Đề tài Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may ở Công ty TNHH Đức Phương: LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH Đức Phương. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú lãnh đạo công ty, các phòng ban nói chung và đặc biệt trong phòng kế toán nói riêng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Bản thân em đã tìm hiểu nghiên cứu công tác kế toán "Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may ở Công ty TNHH Đức Phương" Trong thời gian thực tập đã giúp em củng cố và hoàn thiện kiến thức, lý luận đã tiếp thu trong nhà trường. Hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng biết hơn sâu sắc đến các thầy cô giáo. Đặc biệt là cô giáo Phùng Thị Mỹ Linh người đã trực tiếp hướng dẫn em viết bản báo cáo này, các thầy cô giáo bộ môn Kế toán, khoa Kế toán trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị trong Ban lãnh đạo cùng toàn thể Công ty TNHH Đức Phương và phòng Kế toán của Công ty đã hướng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện cho em ...

doc95 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may ở Công ty TNHH Đức Phương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH Đức Phương. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú lãnh đạo công ty, các phòng ban nói chung và đặc biệt trong phòng kế toán nói riêng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Bản thân em đã tìm hiểu nghiên cứu công tác kế toán "Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may ở Công ty TNHH Đức Phương" Trong thời gian thực tập đã giúp em củng cố và hoàn thiện kiến thức, lý luận đã tiếp thu trong nhà trường. Hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng biết hơn sâu sắc đến các thầy cô giáo. Đặc biệt là cô giáo Phùng Thị Mỹ Linh người đã trực tiếp hướng dẫn em viết bản báo cáo này, các thầy cô giáo bộ môn Kế toán, khoa Kế toán trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị trong Ban lãnh đạo cùng toàn thể Công ty TNHH Đức Phương và phòng Kế toán của Công ty đã hướng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2007 Học sinh Trần Thị Chiên LỜI NÓI ĐẦU Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu, đó cũng là mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nó. Mỗi doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh của mình làm thế nào để tồn tại và phát triển là cả một vấn đề mang tính sống còn. Để đạt được như vậy các nhà quản trịdn phải nắm bắt được những yêu cầu của thị trường đối với những sản phẩm mà doanh nghiệp mình đang sản xuất, đó chính là các thông tin tín hiệu của thị trường mà hiện nay các doanh nghiệp đang dần nắm bắt. Mặt khác Việt Nam đã gia nhập WTO, lúc này các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài đang cùng đứng trong một sân chơi với những qui định và luật chơi chung. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi cách nhìn, cách nghĩ trong công việc sản xuất kinh doanh của mình để thích ứng với một thị trường cạnh tranh mới. Việt Nam gia nhập WTO với qui định xoá bỏ hàng rào thuế quan. Đây là một cơ hội tốt đồng thời cũng là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải ý thức rõ được điều này, không thể đứng ngoài sự hội nhập bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Cuộc cạnh tranh này rất gay gắt và khó khăn bởi những khả năng về khoa học công nghệ, tài chính, nguồn nhân lực có trình độ cao của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế sovới các doanh nghiệp nước ngoài. Muốn đứng vững và phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược, chính sách trước mắt cũng như lâu dài phù hợp với các doanh nghiệp nước ngoài. Muốn đứng vững và phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược, chính sách trước mắt cũng như lâu dài phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh củe mình. Để đáp ứng được điều này các doanh nghiệp cần phải xem xét nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng những biện pháp và công cụ quản lý của mình. Trong đó kế toán là một công cụ không thể thiếu được. Đồng thời kế toán cũng là nguồn cung cấp thông tin kinh tế đáng tin cậy để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, công tác hạch toán nói chung, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm. Cũng như mọi doanh nghiệp khác, Công ty TNHH Đức Phương chịu sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường. Với tư cách là một doanh nghiệp sản xuất thì hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi là trọng tâm của công tác kế toán. Nó có ý nghĩa rất lớn đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của công ty. Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Đức Phương. Được sự đồng ý của bộ môn kế toán, khoa kế toán trường Cao đẳng nghề cơ điện. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" tại Công ty TNHH Đức Phương. Với mong muốn rằng em sẽ nắm bắt được thực tế phương pháp hạch toán, hoàn thành tốt đề tài của mình. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạngvề công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đức Phương. Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đức Phương. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.1. Chi phí sản xuất. Để tiến hành sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp cần có đầy đủ các yếu tố cơ bản sau: Lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động...... Sự tham gia của các yếu tố trên vào quá trình sản xuất trong doanh nghiệp tạo nên các khoản chi phí tương ứng: Đó là chi phí lao động sống và chi phí lao động vật hoá. - Chi phí lao động sống (V) là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các lao vụ và dịch vụ trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí lao động vật hoá (C) là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp như: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, năng lượng, tài sản cố định. Như vậy chi phí sẩn xuất là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định (có thể là trong tháng, trong quý, trong năm ). 1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh có nhiều loại, nhiều khoảng mục khác nhau cả về nội dung, tính chất, vai trò, công dụng và vị trí trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu mục đích khác nhau của công tác quản lý mà chi phí sản xuất cũng được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này chi phí được phân thành 5 yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu: Gồm toàn bộ các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, năng lượng........sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản phụ cấp mang tính chất lương và các khoản trích theo lương của công nhẩn trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ-dịch vụ trong kì như: BHXH, BHYT, KPCĐ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Là số trích khấu hao trong kì của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng cho sản xuất kinh doanh. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài gia công phục vụ cho sản xuất kinh doanh như dịch vụ được cung cấp về điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ....... - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí đã kể trên. 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng và mục đích của chi phí Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ cuả sản phẩm thì chi phí được phân thành 3 khoản mục như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu.....dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo quy định. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm những chi phí phát sinh trong phân xưởng, tổ đội sản xuất trừ chi phí NVL và chi phí nhân công trực tiếp như: + Chi phí nhân viên phân xưởng. + Chi phí vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng. + Chi phí khấu hao TSCĐ. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí khác bằng tiền. 1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm. Theo cách phân loại này chi phí được phân thành 2 loại: - Biến phí: Là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với khối lượng công việc hoàn thành. - Định phí: Là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành trong phạm vi phù hợp. 1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí. Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 2 loại: - Chi phí trực tiếp: Là chi phí mà tự bản thân chúng có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất và có thể chuyển trực tiếp cho đối tượng hoặc sản phẩm chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều sản phẩm, không phân định cho từng đối tượng nên cần phải phân bổ theo những tiêu chuẩn nhất định. Phân loại chi phí theo cách này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí một cách hợp lý. 2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 2.1. Giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biều hiện bằng tiềncủa tất cả các loại hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch gia thành cũng như xây dựng gía cả hàng hoá,giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. 2.2.1.Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. Theo cách phân loại này giá thành chia làm 3 loại: + Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi bước vào SX trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện. + Giá thành định mức : Là giá thành được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm và cũng được xác định trước khi sản xuất sản phẩm. +Giá thành thực tế: Là chi tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và tập hợp đựơc trong kỳ cũng như sản lượng thực tế đã SX . Phân lọai giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành. Theo cách phân loại này giá thành được chia làm 2 loại: + Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc chế tạo SX chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ dịch vụ. + Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ. 3. Sự cần thiết của việc hạch toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm và nhiệm vụ của kế toán. 3.1. Sự cần thiết của việc hạch toán tập hợp SX và tính giá thành sản phẩm. Như chúng ta đều biết mục đích cuối cùng của doanh nghiệp sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Để có lợi nhuận cao nhất thì doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm với mức chi phí thấp nhất nghĩa là doanh nghiệp phải có biện pháp chi phí và hạ giá thành sản phẩm . Muốn thực hiện được kế hoạch này thi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Có như vậy doanh nghiệp mới xác định được chính sách về giá bán một các chính xác và hợp lý . Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ tập hợp một cách đầy đủ chính xác các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm từ đó doanh nghiệp có biện pháp quản lý hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm ở những kỳ sản xuất tiếp theo. Như vậy ta có thể khẳng định rằng việc tổ chức hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm cần thiết và trọng yếu đối với mọi doanh nghiệp sản xuất. 3.2. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Trong công tác quản lý doanh nghiệp thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng và kết quả của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí và tình hình thực hiện giá thành. Đòi hỏi phải tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm. Để đáp ứng đầy đủ kịp thời các yêu cầu về quản lý chi phí và giá thành sản phẩm kế toán cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: + Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Trên cơ cở đó tổ chức việc ghi chép ban đàu và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. + Tổ chức tập hợp từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn. Cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về khoản mục chi phí, yếu tố chi phí quy định và xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Vận dụng phương pháp tính giá thành và giá thành đơn vị thực tế của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. + Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành SX cho các lãnh đạo doanh nghiệp. Tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí, dự toán chi phí và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Phát hiện khả năng tiềm tàng đề xuất các biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Sự giống và khác nhau giữa giá thành và chi phí: + Giống nhau: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là những biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, quản lý giá thành gắn liền với quản lý chi phí . + Khác nhau: Chi phí sản xuất luôn gắn với thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Chi phí liên quan đến chi phí đang hoàn thành sản phẩm, chi phí dở dang, chi phí cuối kỳ . Chi phí sản xuất trong kỳ gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng, và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Giá thành chỉ liên quan đến chi phí của sản phẩm dở dang của kỳ trước chuyển sang kỳ sau. Tổng Chi phí SX Chi phí SX Chi phí SX giá thành = dở dang + phát sinh - dở dang sản phẩm đầu kì trong kỳ cuối kỳ 5. Kế toán tập hợp sản phẩm chi phí sản xuất. 5.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh luôn gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất ( phân xưởng, đội, trại...) và với sản phẩm được sản xuất. Vì vậy kế toán cần phải xác định được đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất trên cơ sở đó thực hiện việc tập hợp chi phí sản xuất, kiểm soát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hay để tổng hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi tập hợp các chi phí ph sản xuất át sinh . Xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí và sản xuất tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp chi phí là việc xác định phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí. Có thể dựa vào các căn cứ sau để xác định đối tượng tập hợp chi phí. - Tuỳ thuộc vào quy trình cộng nghệ và đặc điểm sản xuất. - Tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất. - Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý: Đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ dây truyền hay từng công đoạn ..... 5.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 5.2.1. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Đối với những nguyên vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt ( phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, lao vụ ) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí , không thể tổ chức hạch toán riêng đượcthì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bố thường dùng sử dụng là phân bố theo mức tiêu hao ,theo hệ số,theo số lượngsản phẩm....... Công thức phân bổ như sau: Chi phí NVL Tổng chi phí Tỷ lệ (hệ số) phân bổ cho = NVL x phân bổ từng đối tợng cần phân bổ Trong đó : Tỷ lệ (hệ số) Tổng tiêu thứcphân bổ của từng đối tượng = ------------------------------------------------------ phân bổ Tổng tiêu thứcphân bổ của tất cả đối tượng -Tài khoản sử dụng : Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tợng tập hợp chi phí, kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện công việc, lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Bên Có: - Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng không hết nhập lại kho - Trị giá phế liệu thu hồi. - Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ . *Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. 1, Khi xuất kho NVL trực tiếp dùng cho chế tạo sản xuất sản phẩm, kế toán căn cứ vào giá trị vật liệu xuất kho ghi. Nợ TK 621. Có TK 152 – p2 kê khai thường xuyên. Có TK 611 – p2 kiểm kê định kỳ. 2, Trường hợp NVL do doanh nghiệp mua nghoài dùng cho sản xuất kinh chế tạo sản phẩm. + Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo p2 khấu trừ. Nợ TK 621. Nợ TK 133 (133.1). Có TK 111, 112, 331. + Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo p2 trực tiếp. Nợ TK 621. Có TK 111, 112, 331. 3, Cuối tháng, nếu có NVL sử dụng không hết nộp lại kho hoặc có phế liệu thu hồi nhập kho thì kế toán ghi: Nợ TK 152 – p2 kê khai thường xuyên. Nợ TK 611 – p2 kiểm kê định kỳ. Có TK 621. 4, Cuối tháng, tính toán giá trị thực tế của NVL đã xuất dùng cho các đối tượng. Kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 154 – p2 kê khai thường xuyên. Nợ TK 631 – p2 kiểm kê định kỳ. Có TK 621- K/c chi phí NVL trực tiếp. • Phương pháp hạch toán chi phí NVL trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau đây: Sơ đồ hạch toán theo phương pháp ke khai thường xuyên. TK 152 TK 621 TK152 Xuất kho NVL sử dụng NVL dùng không hết nhập Trực tiếp cho sản xuất lại kho hay chuyển kỳ sau TK111,112,331 TK 154 Tổng giá thanh toán Kết chuyển chi phí NVL (cả thuế GTGT) trực tiếp Tổng giá thanh toán TK 133.1 Sơ đồ hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK111,112,331 TK611 TK621 TK631 Giá trị NVL mua Giá trị NVL Cuối kỳ k/c ngoài(cả thuế) chế tạo sản chi phí NVL phẩm trực tiếp Tổng giá thanh Kết chuyển giá toán trị NVL tồn kho cuối kỳ TK133.1 K/c giá trị VAT nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ 5.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến từng bộ phận, từng tổ, từng đội sản xuất sản phẩm hoặc lao vụ thì phải hạch toán trực tiêpd cho đối tượng đó. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho từng đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường là tiền lương, tiền công hoặc là số công làm việc thực tế........... Công thức phân bổ như sau: Chi phí NCTT Tổng chi phí Tỷ lệ(hệ số) phân bổ cho = NCTT x phân bổ từng đối tượng cần phân bổ trong đó: Tỷ lệ (hệ số) Tổng tiêu thứcphân bổ của từng đối tượng = ------------------------------------------------------ phân bổ Tổng tiêu thứcphân bổ của tất cả đối tượng - Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp - Kết cấu của TK này như sau: Bên Nợ: - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Kết chuỷen chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. TK này không có số dư cuối kỳ. • Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu. 1, Căn cứ vào bảng thanh toán lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm thì kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 334 2, Trường hợp doanh nghiệp trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch cho công nhân sản xuất thì kế toán căn cứ vào mức trích trước ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 3, Cuối năm, căn cứ vào tổng số lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thực tế phát sinh. Kế toán sẽ điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phát sinh. + Phản ánh số đã trích cho CNSX: Nợ TK 335 Có TK 334 + Nếu số đã trích nhỏ hơn số thực tế phát sinh thì kế toán điều chỉnh: Nợ TK 622 Có TK 335 + Nếu số đã trích lớn hơn số thực tế phát sinh thì kế toán điều chỉnh: Nợ TK 335 Có TK 622 4, Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho CNSX sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 622- Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 334- Khấu trừ vào lương CBCNV Có TK 338 (338.2, 338.3, 338.4 ) 5, Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí. Nợ TK 154 – p2 kê khai thường xuyên. Nợ TK 631 – p2 kiểm kê định kỳ. Có TK 622 – K/c chi phí NC trực tiếp - Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên (phương pháp kiểm kê định kỳ) TK334 TK622 TK154 (631) Tiền lương phải trả cho Cuối kỳ k/c chi phí CNTT sản xuất NCTT TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX TK 338 Trích BHXH, BHYT KPCĐ 5.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. - Nội dung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết quan trọng còn lại để sản xuất sản phẩm. Chi phí này phát sinh trong pham vi các phân xưởng, tổ đội sản xuất. - Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế roán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. TK này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. - Kết cấu của TK 627 như sau: Bên Nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ. Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung( nếu có). TK này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết thành các TK cấp 2 để phản ánh chi phí. TK 627.1: Chi phí nhân viên. TK 627.2: Chi phí vật liệu. TK 627.3: Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 627.8: Chi phí khác bằng tiền. • Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu. 1, Căn cứ vào bảng thanh toán lương và tiền ăn ca phải trả cho nhân viên phân xưởng trong kỳ mà kế toán ghi: Nợ TK 627(627.1). Có TK 334. 2, Trích BHYT, BHXH, KPCĐ trên tổng số lương thực tế phải trả cho nhân viên phân xưởng theo tỷ lệ quy định. Nợ TK 627(627.1) – phần tính vào chi phí kinh doanh. Nợ TK 334 – phần khấu trừ vào lương nhân viên. Có TK 338(338.2, 338.3, 338.4). 3, Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu dùng cho quản lý phục vụ sản xuất ở phân xưởng mà kế toán phản ánh. Nợ TK 627(627.2). Có TK 152. 4, Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dùng cho sản xuất chung loại phân bổ 1 lần mà kế toán tính ra giá trị thực tế của công cụ xuất kho. Nợ TK 627(627.3). Có TK153. + Đối với loại phân bổ nhiều lần trong một chu kỳ sản xuất thì kế toán căn cứ vào giá trị của công cụ xuất kho. Nợ TK 627(627.3). Có TK 142, 242. + Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai định kỳ thì sau khi tính được chi phí sản xuất chung, kế toán phản ánh: Nợ TK 627(627.3). Có TK611. 5, Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ sử dụng cho phân xưởng hay tổ đội sản xuất thì kế toán phản ánh. Nợ TK 627(627.4). Có TK 214. 6, Căn cứ vào hoá đơn của người bán cung cấp các khoản dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất chung như: Điện, nước, điện thoại, sửa chữa lớn TSCĐ.......... + Nếu dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà doanh nghiệp nộp thuế theo p2 khấu trừ. Nợ TK 627(627.7) Nợ TK 133(133.1) Có TK 111, 112, 331. + Nếu dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà doanh nghiệp nộp thuế theo p2 trực tiếp. Nợ TK 627(627.7). Có TK 111, 112, 331. 7, Các chi phí khác bằng tiền liên quan đến sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất, kế toán phản ánh: Nợ TK 627(627.8). Nợ TK 133(133.1) – Nếu có. Có TK 111, 112, 331, 141. 8, Khi phát sinh các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung thì căn cứ vào chứng từ có liên quan, kế toán phản ánh: Nợ TK 152, 111, 138........ Có TK 627. Trong chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ở phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp ( theo định mức, tiền lương CNSX thực tế, theo số giờ công thực tế làm việc của CNSX............) - Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi thì kế toán sẽ phân bổ hết cho lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành theo công thức sau: Tổng biến phí SX chung Mức biến phí cần phân bổ Tổng tiêu thức SX chung phân = x phân bổ của bổ cho từng Tổng tiêu thức phân bổ từng đối tượng đối tượng cho các đối tượng Đối với định phí sản xuất chung trong các trường hợp: + Mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công xuất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho sản phẩm sản xuất ra theo công thức sau: Tổng định phí SX chung Mức định phí cần phân bổ Tổng tiêu thức SX chung phân = x phân bổ của bổ cho từng Tổng tiêu thức phân bổ từng đối tượng đối tượng cho các đối tượng + Mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn mức công xuất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công xuất bình thường. Trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường thì được tính vào giá vốn hàng bán. Công thức phân bổ: Tổng định phí SX chung Mức định phí cần phân bổ Tổng tiêu thức SX chung phân = x phân bổ theo mức bổ cho mức sản Tổng tiêu thức phân bổ sản phẩm sản phẩm thực tế của sản phẩm theo công xuất thực tế xuất bình thường Mức chi phí SX Mức định phí SX Chung( không phân Tổng định phí chung phân bổ cho bổ) tính cho phần chênh = SX chung cần – mức sản phẩm lệch giữa t2 với công phân bổ thực tế sản xuất xuất bình thường ra Trên cơ sở phân bổ biến phí và định phí sản xuất chung, kế toán ghi: Nợ TK 154 – p2 kê khai thường xuyên. Nợ TK 631 – p2 kiểm kê định kỳ. Nợ TK 632 – phần định phí SX chung không phân bổ Có TK627 – chi tiết cho từng phân xưởng Sơ đồ hạch toán chi phí SX chung theo phương pháp kê khai thường xuyên (phương pháp kiểm kê định kỳ) TK334,338 TK627 TK111,112 Các khoản ghi giảm Chi phí nhân viên chi phí TK152 Chi phí vật liệu TK 153 TK 154 (631) Xuất dùng CCDC loại Kết chuyển chi phí Phân bổ 100% sản xuất chung cuối TK 242 kỳ Phân bổ dần chi phí trả trước dài hạn TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111,112,14 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền TK 133.1 VAT 5.3.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 5.3.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Kết cấu của TK này như sau: Bên Nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Bên Có: - Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất. - Phản ánh tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. Dư Nợ: -Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm dở dang chưa hoàn thành. Phương pháp hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp trong kỳ. TK 621 TK154 TK111,152 SDĐK:xxx K/C chi phí NVL Các khoản ghi giảm chi trực tiếp phí sản xuất TK622 TK 155 K/C chi phí nhân công Giá thành thực tế sản trực tiếp phẩm hoàn thành nhập kho TK 627 TK157 K/C chi phí sản xuất Giá thành thực tế của sản chung phẩm gửi bán không qua kho TK632 Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành bán ngay không qua kho SDCK:xxx 5.3.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Kế toán sử dụng tài khoản 631- Giá thành sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: - Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. - Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong. Bên Có: - Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất. - Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Phương pháp hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phản ánh chi phí SXDD đầu kỳ TK 621 TK 631 TK 154 111 K/C chi phí NVL K/C chi phí sản xuất dở trực tiếp dang cuối kỳ TK 622 K/C chi phí nhân công trực tiếp TK 627 TK 632 K/C chi phí sản xuất Giá thành thực tế của chung sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ 6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến và đang còn nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp nhất thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các cách sau: 6.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp nay thì giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp còn các chi phí khác như: Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Công thức: Chi phí DD Chi phí phát đầu kỳ của + sinh trong kỳ Chi phí sản NVL của NVL Sản lượng xuất dở dang = x sản phẩm dở cuối kỳ Sản lượng sản Sản lượng sản dang cuối kỳ phẩm hoàn + phẩm dởdang thành trong kỳ cuối kỳ 6.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này thì căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến hoàn thành để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó lần lượt tính ra từng khoản chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Đối với chi phí bỏ ra 1 lần từ đầu vào quy trình sản xuất như: chi phí NVL trực tiếp thì tính theo công thức như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính. + Đối với chi phí bỏ dần vào quy trình sản xuất theo mức đọ chế biến như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chungthì được tính theo công thức sau: Chi phí Chi phí dở dang + phát sinh Sản lượng phần Chi phí đầu kỳ trong kỳ sản phẩm % sản xuất = ---------------------------------------- x dở dang x hoàn dở dang Sản lượng Sản lượng phần cuối kỳ thành cuối kỳ sản phẩm + sản phẩm x % hoàn thành dở dang hoàn trong kỳ cuối kỳ thành 6.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Theo phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác địnhở từng công đoạn sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn. Sau đó tập hợp cho từng loai sản phẩm. Ngoài ra trên thực tế, người ta còn sử dụng nhiều phương pháp khác như: Phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí nguyên vật liệu phụ, phương pháp 50 % chi phí chế biến............. để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 7. Tính giá thành sản phẩm. 7.1. Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm được sản xuất, chế tạo hoặc lao vụ, dịch vụ đã thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp. Xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Để xác định đối tượng tính giá thành một cách chính xác thì phải: - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp. - Căn cứ vào đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm. - Căn cứ vào các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc đưa ra các quyết định kinh tế. * Về mặt tổ chức sản xuất: + Nếu tổ chức đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng lao vụ là 1 đơn vị tính giá thành sản phẩm. + Nếu tổ chức hàng loạt thì từng loạt sản phẩm sẽ là đối tượng tính giá thành( VD: DN cơ khí sản xuất máy công cụ thì máy công cụ sẽ là đối tượng tính giá thành sản phẩm) + Nếu tổ chức sản xuất nhiều khối lượng sản phẩm lớn thì mỗi loại sản phẩm sản xuất là một đối tượng tính giá thành sản phẩm (VD: DN dệt may sản xuất thì mỗi loại sợi, loại vải, loại quần áo là một đối tượng tính giá thành sản phẩm). * Về mặt quy trình công nghệ sản xuất. + Nếu quy trình công nghệ giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở công đoạn cuối cùng. + Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm, thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất. + Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song (lắp giáp) thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm đã lắp giáp hoàn chỉnh, từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm. 7.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang, cuối kỳ kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành phù hợp với kỳ tính giá thành theo phương pháp thích hợp. Trong đó: Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và các tài liệu có liên quan để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo đối tượng và khoản mục chi phí. Kỳ tính giá thành: Là thời kỳ bộ phận kế toán thường tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. + Trường hợp tổ chức nhiều loại sản phẩm có khối lượng lớn mà chu kỳ ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng, thường vào thời điểm cuối mỗi tháng. + Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, chu kỳ sản xuất dài hoặc loại sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là khi sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đó hoàn thành. • Một số phương pháp tính giá thành như sau: 7.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp trực tiếp). Thích hợp với sản phẩm, công việc có quy trình giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Có đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Định kỳ tính giá thành là hàng tháng, hàng quý. - Trường hợp, cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định thì cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở số liệu chi phí đã tập hợp được trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang đã xác định để tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí. Tổng giá Chi phí sản Tổng chi phí Chi phí sản thành sản = phẩm dở dang + sản xuất phát - phẩm dở dang phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Giá thành sản Tổng giá thành sản phẩm = phẩm đơn vị Tổng sản lượng sản phẩm hoàn thành - Trường hợp, cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng rất ít và ổn định nên không cần tính chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tổng chi phí tập hợp được trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm. 7.2.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất công nghiệp, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng kết quả thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau như: DN hoá chất, DN nuôi ong...... Khi đó đối tượng tập hợp chi phi sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất và hệ số còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ sản phẩm hoàn thành. Theo phương pháp này thì muốn tính giá thành cho từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định cho sản phẩm 1 hệ số tính giá thành. Trong đó lấy sản phẩm có hệ số bằng 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn. Căn cứ vào sản phẩm thực tế hoàn thành và hệ số tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm để tính quy đổi sản lượng thực tế sang sản lượng tiêu chuẩn. Nếu gọi Ha, Hb, Hc, ........Hn là những hệ số tính giá thành của sản phẩm a, b, c........n. Gọi Hi: Hệ số tính giá thành quy ước của sản phẩm i Qi: Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i Q: Tổng sản lượng sản xuất thực tế quy đổi ra thành sản lượng tiêu chuẩn. Bước 1: Quy đổi sản lượng sản xuất thực tế thành sản lượng tiêu chuẩn. Q = Qi x Hi Bước 2: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Cd2đk + C - Cd2ck Zi = ---------------------- x Qi x Hi Q Zi Zi = ---------------------------------- Qi Trong đó: Zi: Tổng giá thành của sản phẩm i. Zi: giá thành đơn vị của sản phẩm i. Cd2đk: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ. Cd2ck: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ. 7.2.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghịêp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất và kết quả sản xuất thu được nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều phẩm cấp khác nhau như: DN sản xuất ống nước với nhiều kích cỡ, đường kính, độ dài khác nhau hoặc DN sản xuất quần áo dệt kim với nhiều cỡ số khác nhau……… Trường hợp này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Để tính giá thành thực tế của từng quy cách sản phẩm người ta có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số. Tính giá thành theo phương pháp phải căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và chi phí đã tập hợp để tính ra tỷ lệ giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ ở đây thường là giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức. Sau đó tính giá thành cho từng thứ sản phẩm. Công thức tính như sau: Tỷ lệ Tổng giá thành thực tế của sản phẩm = -------------------------------------------------------- giá thành Tiêu chuẩn phân bổ ( Zkh , Zđm ) Giá thành thực tế Tỷ lệ Tiêu chuẩn phân bổ của từng loại = x của từng loại sản phẩm giá thành sản phẩm 7.2.4. Tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí. Áp dụng trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Ngoài việc thu được sản phẩm đầy đủ chất lượng còn thu được sản phẩm hỏng không sửa chữa được mà các thiệt hại này không được tính vào cho sản phẩm hoàn thành. Hoặc đối với các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ cho các phân xưởng sản xuất chính thì trong trường hợp này đối tượng tính giá thành là những sản phẩm chính hoàn thành chứ không phải sản phẩm phụ. Muốn tính được giá thành của các đối tượng tính giá thành một cách chính xác thì phải lấy tổng chi phí đã tập hợp được loại trừ đi chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại của sản phẩm hỏng không được tính vào giá thành sản phẩm, chi phí sản phẩm phụ phục vụ lẫn nhau trong các phân xưởng sản xuất phụ. Z = Cd2đk + C - Cd2ck - Clt Trong đó: Cd2đk: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ. Cd2ck: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Clt: Chi phí cần loại trừ ra khỏi tổng giá thành của các đối tượng tính giá thành. Để đơn giản cho việc tính toán chi phí loại trừ người ta thường tính như sau: + Đối với sản phẩm, lao vụ sản xuất cung cấp lẫn cho nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch hoặc theo chi phí ban đầu. + Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì người ta có thể tính theo giá thành thực tế như đối với sản phẩm hoàn thành hoặc căn cứ theo quyết định của ban lãnh đạo công ty. + Đối với sản phẩm phụ thì có thể tính theo giá thành kế hoạch hoặc lấy giá bán của sản phẩm – lợi nhuận định mức. 7.2.5. Tính giá thành theo phương pháp cộng chi phí. Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm qua nhiều bộ phận sản xuất ( qua nhiều bước chế biến) có sản phẩm dở dang như: DN khai thác, dệt nhuộm, may mặc. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến và giá thành hoàn thành ở bước cuối cùng là tổng chi phí phát sinh ở các bước chế biến và được tính như sau: Z = Cd2đk + C1 + C2 +…….+ Cn - Cd2ck Z Z = ------------------------ Q Trong đó: Cd2đk: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ. Cd2ck: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. C1, C2, ….. Cn: Là chi phí tổng hợp được ở từng giai đoạn sản xuất. Z: Tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành ở bước chế biến cuối cùng. Z: Giá thành đơn vị của một sản phẩm. Q: Số lượng sản phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng. 7.2.6. Phương pháp tính giá thành liên hợp. Phương pháp giá thành liên hợp là sự kết hợp của nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như: Phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp cộng chi phí …… Phương pháp tính giá thành liên hợp này áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất hoá chất, doanh nghiệp sản xuất dệt kim, doanh nghiệp may mặc. 7.2.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức. Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp xác định được định mớc kỹ thuật hoàn chỉnh. Công thức như sau: Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch sản phẩm = sản phẩm ± do thay đổi ± thoát ly thực tế định mức định mức định mức 7.2.8. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp tổ chức đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ lẻ theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành và chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành thì mới tính giá thành . Tuy nhiên nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành, trên bảng tính giá thành vẫn phải tính giá thành. Sau đó cộng các chi phí tập hợp của các tháng lại ta có giá thành của đơn đặt hàng. Trường hợp nếu đơn đặt hàng ở nhiều phân xưởng sản xuất khác nhau thì tính toán, xác định chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng, còn các chi phí chung được phân bổ theo tiêu thức thích hợp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH ĐỨC PHƯƠNG 1. Đặc điểm chung của Công ty TNHH Đức Phương 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đức Phương Xí nghiệp may Đức Phương lúc đầu là một xí nghiệp nhỏ thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Trụ sở chính đặt tại đường Trần Bình - Mỹ Đình - Từ Liêm- Hà Nội. Được thành lập ngày 10/5/1989 do Bộ Ngoại thương chính thức quyết định thành lập. Buổi đầu thành lập đi vào sản xuất, xí nghiệp gặp không ít khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm học hỏi làm việc của cán bộ công nhân viên. ngày 15/12/1989 xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch với tổng sản lượng là 191.120 sản phẩm đạt tỷ lệ 110% so với chỉ tiêu đặt ra lúc này xí nghiệp chia thành 3 xí nghiệp nhỏ là xí nghiệp may 1, 2, 3. Tới năm 1990 do nhu cầu về sản phẩm may mặc ngày càng cao, đây là thời kỳ xí nghiệp thu được nhiều thắng lợi, mỗi năm xuất khẩu bình quân 5 triệu áo sơ mi, thị trường mở rộng ra nhiều nước. Những năm này thị trường Đức không còn, các hiệp định ký kết với Liên Xô và các nước Đông Âu không còn hiệu lực, hàng sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ. Ngành may nói chung và xí nghiệp Đức Phương nói riêng đứng trước một thách thức lớn. Ngày 10/3/1991, Bộ Công nghiệp nhẹ và Bộ Thương mại - du lịch quyết định cho phép xí nghiệp may Đức Phương xuất khẩu. Quyết định này tạo điều kiện cho xí nghiệp tiếp cận với thị trường nước ngoài. Chủ động mở rộng các hình thức ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngày 10/5/1992, xí nghiệp may Đức Phương được Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) cho phép chuyển đổi tổ chức hoạt động theo mô hình công ty. Sản phẩm chủ yếu của công ty là: áo sơ mi, áo jacket, quần áo bò… Với năng lực sản xuất là 4 triệu sản phẩm/năm. Đến ngày 29/1/1995, Công ty may Đức Phương chuyển thành Công ty TNHH Đức Phương. Công ty TNHH Đức Phương là một doanh nghiệp kinh doanh độc lập, tự chủ, tự hạch toán có đầy đủ tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam và được sử dụng con dấu riêng theo mẫu qui định. Đến cuối 1998, Công ty TNHH Đức Phương đã mở rộng sản xuất, nhiều xí nghiệp may được thành lập thêm và đưa vào hoạt động như xí nghiệp may Hà Nam và chi nhánh Hải Phòng. Qua một thời gian đi vào hoạt động, sự phát triển của Công ty TNHH Đức Phương thể hiện rõ ở hầu hết các lĩnh vực như: Công ty đã hoàn chỉnh tổ chức với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất có tay nghề vững chắc và luôn được đào tạo nâng cao tay nghề để bắt kịp những thay đổi của công nghệ trong ngành may. Thị trường ngày càng được mở rộng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… Trong 3 năm 2004, 2005, 2006 công ty đầu tư theo chiều sâu máy móc thiết bị, nâng cấp nhà xưởng, công trình công cộng. Tổng số lao động toàn công ty (tính đến ngày 29/12/2006) là 3.265 người. Trong đó chỉ có 9% đội ngũ luôn làm công tác gián tiếp. Để có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về Công ty TNHH Đức Phương ta có thể xem qua một số chỉ tiêu sau: ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 1. Tổng doanh thu 104.822.657.000 156.247.907.000 2. Doanh thu xuất khẩu 91.014.797.000 100.301.020.000 3. Lợi nhuận trước thuế 2.605.352.000 2.513.700.000 4. Nộp ngân sách 3.821.949.000 4.860.795.000 5. Thu nhập bình quân 913.000 1.230.000 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Phương Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm hiện có của công ty bố trí tổ chức sản xuất như sau: - 6 xí nghiệp may: XN 1, XN2, XN 3, XN cắt, XN Đông Hải, XN may Hà Nam và chi nhánh Hải Phòng. - Xí nghiệp phụ trợ: gồm tổ thêu, giặt mài, là ép, trung đại tu máy móc. - Xí nghiệp dịch vụ đời sống. Sơ đồ tổ chức sản xuất CÔNG TY Xí nghiệp DVĐS Xí nghiệp phụ trợ Xí nghiệp Nam Hải Xí nghiệp Hà Nam Xí nghiệp cắt Xí nghiệp 1,2,3 Văn phòng XN Vệ sinh công nghiệp Nhà trẻ, nhà ăn PX giặt mài, thêu, là ép PX sửa chữa Tổ cắt Các tổ may Tổ hoàn thiện Tổ bảo toàn Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm NVL(vải) Cắt May Là Đóng gói Thêu Giặt mài Đóng hòm Thành phẩm 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Đức Phương Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hai cấp: - Cấp Công ty: Bao gồm ban giám đốc công ty chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo trực tiếp. Giúp việc cho ban giám đốc có các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. - Cấp Xí nghiệp: Đứng đầu là giám đốc các xí nghiệp, ngoài ra còn có các tổ trưởng sản xuất và các nhân viên văn phòng xí nghiệp. Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Đức Phương Văn phòng TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ ĐH sản xuất GĐ ĐH kỹ thuật GĐ ĐH nội chính Phòng nghiệp vụ hành chính Phòng KCS Phòng Kỹ thuật Phòng Kho Phòng KHSX XN dịch vụ đời sống Phòng thị trường TT thương mại & GTSP Cửa hàng dịch vụ Cửa hàng thời trang Giám đốc xí nghiệp thành viên Tổ trưởng sản xuất Nhân viên kinh tế hạch toán Cửa hàng trưởng Nhân viên cửa hàng Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp số liệu Cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty như sau: * Ban giám đốc công ty - Tổng giám đốc: ông Vũ Đình Ngọc + Tổng giám đóc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và tập thể lao động công ty về việc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty. + Tổng giám đốc là người đại diện cho công ty giải quyết các mối quan hệ. + Đàm phán và ký kết các hợp đồng kinh tế, các cam kết và ký các giấy uỷ nhiệm cần thiết cho việc thực hiện các điều đó trước pháp luật và các cơ quan nhà nước trong công việc sản xuất kinh doanh. + Tổng giám đốc là người quản lý và lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của công ty bao gồm: +) Xác định chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh. +) Điều hành hoạt động hàng ngày của công ty bằng mệnh lệnh trực tiếp với cácgiám đốc bộ phận, trưởng, phó các đơn vị trực thuộc hoặc nhân viên. +) Là người quyết định cuối cùng đối với các vấn đề quản lý nhân sự và tài chính của công ty. +) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong công ty. +) Có toàn quyết quyết định về tổ chức bộ máy điều hành công ty. +) Có quyền chỉ định cán bộ giúp việc hoặc trợ lý để tham mưu cho tổng giám đốc. +) Khi bất đồng ý kiến với các lãnh đạo các cấp trong công ty, tổng giám đốc có quyền quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân trước nhà nước và tập thể lao động toàn công ty về quyết định của mình. - Phó Tổng giám đốc: + Là người giúp việc cho Tổng giám đốc công ty, được tổng giám đốc phân công phụ trách một số công việc cụ thể. + Khi tổng giám đốc đi vắng, được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc điều hành công việc của công ty và thay các văn bản. + Đại diện cho công ty tham gia đàm phán và ký kết các hợp đồng kinh tế được Tổng giám đốc công ty uỷ quyền bằng văn bản. - Giám đốc điều hành kỹ thuật: là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật sản xuất của công ty, tìm hiểu và áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất. - Giám đốc điều hành sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý sản xuất, dảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, sản xuất đúng thời gian giao hàng. - Giám đốc điều hành nội chính: quản lý tổ chức cán bộ, lưu chuyển nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp, qui định mức lương hợp lý cho mỗi người, quyết định việc tuyển chọn, sa thải đào tạo và đào tạo lại lao động, xây dựng chế độ đãi ngộ thoả đáng cho cán bộ công nhân viên bằng hình thức như khen thưởng và nâng cao trách nhiệm vật chất đối với họ bằng hình thức kỷ luật trừ điểm thi đua, phạt vào tiền lương. * Văn phòng công ty: - Trưởng phòng: + Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi việc của văn phòng + Quản lý, lưu trữ hồ sơ, văn bản, tài liệu của công ty + Dự thảo, lập công tác hàng tháng của công ty + Chuẩn bị báo cáo sơ kết, tổng kết + Chịu trách nhiệm cung ứng và đảm bảo các phương tiện làm việc và phục vụ các hoạt động của công ty khi đã được giám đốc phê duyệt. + Quản lý cơ sở vật chất và bất động sản của công ty. - Phó phòng: + Là người giúp việc cho trưởng phòng, được trưởng phòng phân công một số công việc cụ thể. + Khi trưởng phòng đi vắng được uỷ quyền điều hành các công việc của phòng. - Nhân viên văn thư: + Tiếp nhận và chuyển các công văn đi đến của công ty + Chuyển giao công văn, tài liệu kịp thời, chính xác, mở sổ ghi chép công văn. + Đánh máy các tài liệu của công ty. + Chịu trách nhiệm bảo quản các con dấu của công ty theo đúng các qui định của nhà nước. + Tuyệt đối giữ bí mật về nội dung các văn bản. - Lái xe + Đảm bảo chức năng lái xe, đưa đón đúng giờ giấc qui định, giữ an toàn tuyệt đối khi vận hành xe, có trách nhiệm bảo quản xe luôn tốt, sạch sẽ, ăn mặc lịch sự, nói năng lễ độ khi làm việc. * Phòng kế toán tài vụ: Quản lý chỉ đạo nghiệp vụ về công tác tài chính kế toán, thống kê của công ty. Phân phối và điều hoà vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, theo dõi việc thực hiện các qui chế quản lý về kinh tế tài chính, quyết toán và phân tích các kết quả của quá trình hoạt động, xử lý các tồn đọng trong sản xuất kinh doanh về mặt tài chính, lập kế hoạch và hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính của công ty và các đơn vị. Phòng tài vụ cũng là nơi lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán. * Phòng kỹ thuật và phòng KCS: Đảm bảo về kỹ thuật sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, luôn tiến hành sản xuất theo đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm. * Phòng kế hoạch sản xuất và phòng kho: Đề ra những kế hoạch sản xuất hợp lý, quản lý các kho chứa sản phẩm đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả và sản phẩm được quản lý tốt. * Xí nghiệp dịch vụ đời sống: phụ trách về việc chế độ ăn uống của công nhân trong công ty và làm vệ sinh công nghiệp cho máy móc sản xuất, nhà xưởng của công ty. * Phòng thị trường, Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm - Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, bạn hàng trong và ngoài nước, nắm và phân tích các thông tin thương mại, các qui định pháp luật có liên quan để tham mưu cho giám đốc công ty ký kết hợp đồng kinh tế. - Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hợp tác đầu tư, tìm kiếm các khả năng hợp tác giữa công ty với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để trình giám đốc công ty xem xét quyết định. - Tổ chức triển khai các hợp đồng kinh tế đã ký kết và phối hợp với các phòng chức năng của công ty thanh toán kịp thời các hợp đồng đó. - Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm thương mại được triển khai thực hiện trong khuôn khổ điều lệ của Tổng công ty dệt may Việt Nam và phải tuân thủ theo đúng các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. * Cửa hàng thời trang: quảng cáo, trưng bày các mẫu mã mới của mặt hàng mà công ty mới sản xuất. * Các xí nghiệp của công ty - Giám đốc xí nghiệp + Là người đại diện pháp nhân của xí nghiệp, chịu trách nhiệm cá nhân và trực tiếp về mọi hoạt động trong xí nghiệp trước Tổng giám đốc và trước pháp luật, có nhiệm vụ lãnh đạo xí nghiệp thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của xí nghiệp. + Giám đốc xí nghiệp phải báo cáo chính xác về tình hình hoạt động sản xuất và các hoạt động khác của xí nghiệp từng tháng, từng quí, từng năm cho tổng giám đốc công ty. + Giám đốc xí nghiệp được quyền đề nghị các mức khen thưởng cho cán bộ lao động của xí nghiệp có thành tích xuất sắc và có quyền phê bình, khiển trách cá bộ khi vi phạm qui chế tổ chức hoạt động của xí nghiệp khi không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. 1.4. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty TNHH Đức Phương Với đặc điểm tổ chức và qui mô sản xuất kinh doanh của công ty, với tình hình phân cấp quản lý, khối lượng công việc nhiều, bộ máy kế toán ở Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và vận dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ. Mặt khác còn do đặc điểm, tính chất, số lượng chủng loại, vật tư hàng hoá riêng có của ngành may và yêu cầu quản lý hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với vật liệu xuất kho, khi xác định giá trị Công ty áp dụng phương pháp đơn giá bình quân. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 và ký kế toán là tháng. Công ty áp dụng phương pháp thuế GTGT khấu trừ. Hàng tháng, công việc ghi sổ và quyết toán toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán. Ở các xí nghiệp thành viên chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê. Căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất lập báo cáo và cuối kỳ chuyển báo cáo lên phòng kế toán. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng, bộ máy kế toán được tổ chức như sau: - Kế toán trưởng: Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc do kế toán viên thực hiện. Tổng hợp số liệu kế toán toàn công ty, lập bó cáo kế toán hàng tháng. - Kế toán vật liệu: Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng loại vật liệu. - Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ. - Kế toán lương và bảo hiểm xã hội: Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng mã hàng. - Kế toán tiêu thụ thành phẩm: Theo dõi nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, hạch toán, theo dõi tình hình tiêu thụ và các khoản chi phí liên quan đến tiêu thụ. - Kế toán thanh toán và công nợ: Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả nội bộ và với khách hàng. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Căn cứ vào chứng từ hợp lệ nhập, xuất quỹ, ghi sổ quỹ. Cuối ngày đối chiếu với kế toán tiền mặt. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Đức Phương Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán NVL Kế toán giá thành Kế toán tiền lương Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán tiêu thụ Nhân viên kế toán các xí nghiệp 2. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Đức Phương Công ty TNHH Đức Phương có 2 hình thức hoạt động sản xuất chủ yếu là sản xuất gia công may mặc và sản xuất theo hình thức "mua đứt - bán đoạn". Đối với cả 2 hình thức trên thì trong tính giá thành sản phẩm đều bao gồm những khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí vật liệu phụ trực tiếp + Chi phí bao bì + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Toàn bộ các khoản chi phí này được phản ánh trên bảng kê số 4 được lập vào cuối tháng. Mỗi khoản mục đều có nội dung giống như những phần đã trình bày ở trên. Tuy nhiên do sự khác biệt cơ bản của hai hình thức sản xuất gia công may và "mua đứt - bán đoạn" mà cơ cấu tỉ trọng từng khoản mục chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm của mỗi hình thức là khác nhau. Đối với hình thức sản xuất gia công may mặc: Đặc điểm nổi bật của chi phí sản xuất trong hình thức này là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp và chi phí vật liệu phụ trực tiếp chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng giá gia công. Sở dĩ như vậy là do đặc điểm của hình thức sản xuất này như đã nêu ở trên là nguyên vật liệu do khách hàng mang đến theo đúng chủng loại, quy cách, phẩm chất trong hợp đồng gia công (cả nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ). Điều này có nghĩa là phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do khách hàng chi ra. Công ty chỉ tính vào khoản mục này phần chi phí vận chuyển nguyên vật liệu phụ từ cảng Hải Phòng về kho công ty. Thực tế nếu khi nhận kiểm tra thấy thiếu nguyên vật liệu so với định mức thoả thuận. Công ty sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung hoặc nếu khách hàng chấp nhận công ty sẽ mua hộ số còn thiếu và khách hàng sẽ phải thanh toán cho Công ty sau. Chi phí nhân công trực tiếp lúc này chiếm tỉ trọng lớn. Đối với hình thức "mua đứt - bán doạn": Trong hình thức này chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn nhất do nguyên vật liệu chính Công ty tự mua, tự chịu. Tỉ trọng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung nhỏ hơn. Cụ thể: Đối với mã hàng 8004 là loại hàng do hãng IKEA đặt hàng công tác trong tháng 6 năm 2007. Đây là loại hàng mà mẫu mã của công ty IKEA còn nguyên vật liệu hoàn toàn là của công ty hay chi phí của mã hàng này được tập hợp dưới hình thức "hình thức mua đứt bán đoạn". Việc phân loại chi phí sản xuất ở Công ty TNHH Đức Phương hiện nay khá đơn giản, chỉ phân theo khoản mục để hạch toán quản lý mà không áp dụng bất kỳ một tiêu thức phân loại nào khác. Điều này sẽ hạn chế khả năng quản trị chi phí trong công ty, chi phí phát sinh khó có thể quản lý chặt chẽ. 3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty TNHH Đức Phương được xác định là từng phân xưởng trong đó chi tiết cho từng nhóm sản phẩm. Điều này chi phối tới quá trình tập hợp cụ thể từng khoản mục chi phí của Công ty, cụ thể như khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán căn cứ phiếu xuất kho có ghi rõ xuất kho xí nghiệp nào để ghi sổ trực tiếp theo dõi từng xí nghiệp trong đó chi tiết cho từng mã hàng. Khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào bảng thanh toán lương của từng xí nghiệp để tập hợp trực tiếp từng khoản mục chi phí này chi tiết cho từng xí nghiệp sau đó mới tiến hành phân bổ cho từng mã hàng theo tiêu chuẩn phân bổ là sản lượng quy đổi. Việc xác định đối tượng chi phí như vậy xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và điều kiện cụ thể của Công ty. Việc sản xuất ở công ty theo một quy trình phức tạp kiểu chế biến liên tục kết hợp với chế biến song song. Nghĩa là mỗi một sản phẩm đều phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau, liên tiếp (cắt, may, là, đóng gói). Sản phẩm của giai đoạn này là nguyên liệu của giai đoạn kế tiếp. Riêng trong giai đoạn may, việc sản xuất được tổ chức song song mỗi công nhân thực hiện việc may một hoặc vài chi tiết của sản phẩm sau đó mới ghép nối thành sản phẩm hoàn chỉnh. Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Đức Phương được tổ chức theo các xí nghiệp thành viên, mỗi xí nghiệp được trang bị đầy đủ một dây truyền khép kín từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho. Các xí nghiệp trong Công ty hoạt động tương đối độc lập không phụ thuộc vào nhau. Điều này cho phép kế toán tập hợp chi phí riêng cho từng xí nghiệp. Cụ thể: mã hàng 8004 được giao cho xí nghiệp I sản xuất và hoàn thành trong tháng 6 năm 2007. Do đó toàn bọ chi phí để sản xuất mã hàng này được tập hợp ở xí nghiệp I. 4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 4.1. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp Đối với nguyên vật liệu gia công, toàn bộ chi phí nguyên vật liệu thậm chí cả bao bì đều do bên đặt hàng cung cấp cho Công ty theo điều kiện giá CIF tại cảng Hải Phòng (chi phí vận chuyển từ nước đặt hàng đến cảng Hải Phòng là do bên đặt chịu) hoặc theo điều kiện trong hợp đồng gia công, số lượng nguyên vật liệu chuyển cho Công ty được tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm đặt hàng và định mức tiêu hao của từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Định mức tiêu hao này được khách hàng và Công ty nghiên cứu xây dựng trên điều kiện cụ thể của hai bên. a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp gồm các chi phí về các loại vải ngoài, vải lót, xốp đựng bông… - Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp gồm chi phí các loại chỉ, khuy, nhãn, mác… Hàng gia công của Công ty TNHH Đức Phương có đặc điểm chiếm tỉ trọng rất nhỏ về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp so với giá thành nên toàn bộ nguyên vật liệu kể cả bao bì đều do bên đặt hàng cung cấp. Quá trình sản xuất bắt đầu phòng kế hoạch phát lệnh sản xuất tới từng xí nghiệp. Căn cứ lệnh sản xuất do phòng kế hoạch phát dự trên định mức hao phí mà phòng kỹ thuật xây dựng nhân viên phụ trách nguyên vật liệu của xí nghiệp lên phòng cung ứng đề nghị viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho gồm 3 liên đưa cho thủ kho, thủ kho ghi rõ số lượng thực xuất và ký vào "phiếu xuất kho" (biểu số 1) đồng thời giữ lại liên 1 để ghi thẻ kho, liên 2 giao cho người nhận, liên 3 chuyển lên nhân viên phòng kế toán nguyên vật liệu. Cụ thể, đối với mã hàng 8004 và loại hàng bắt đầu sản xuất bắt đầu ngày 6 tháng 6 năm 2007. Do đó ngay sau khi nhận được lệnh sản xuất do phòng kế hoạch phát ra, nhân viên phụ trách nguyên vật liệu ở xí nghiệp I lên phòng cung ứng Công ty để lập phiếu xuất kho rồi xuống kho nguyên vật liệu để nhập vật liệu. Biểu số 1: Đơn vị: Công ty TNHH Đức Phương Địa chỉ: Xí nghiệp I Mẫu số 02-VT QĐ số 1141/CT-QĐ ngày 1/11/1995-BTC Số 305 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 6 tháng 6 năm 2007 Nợ TK621 Có TK152 Họ tên người nhận hàng: Trần Ngọc Hà Lý do xuất kho: sản xuất Xuất tại kho: nguyên vật liệu STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 IKEA-vải sơ mi vàng 8004 595 595 23.798,2 14.159.929 - Xốp 32G m 300 300 3.927.33 1.178.800 - Mex m 200 200 22.589 517.800 Cộng 15.855.929 Cộng thành tiền (bằng chữ): mười lăm triệu tám trăm năm mươi nghìn chín trăm hai mươi chín đồng. Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Người nhận (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Hàng tháng nhân viên thống kê tại xí nghiệp sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu theo dõi bàn cắt (biểu số 2- cho biết số lượng vải tiêu hao thực tế cho mỗi mặt hàng) để nhập báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu, báo cáo ché biến (biểu 3), báo cáo hàng hoá. Các báo cáo này mới chỉ phản ánh về mặt số lượng. Cuối tháng, các báo cáo này gửi lên bộ phận kế toán nguyên vật liệu xử lý số liệu nhập đơn giá rồi gửi bộ phận kế toán chi phí. Cuối mỗi tháng kế toán chi phí tổng hợp số liệu và lập báo cáo các nguyên vật liệu của từng xí nghiệp và bảng tổng hợp nguyên liệu vào bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7. Báo cáo nguyên vật liệu (Biểu số 5) được lập cho từng xí nghiệp trong đó có chi phí cho từng mã hàng dựa trên các báo cáo xí nghiệp gửi lên các phiếu xuất kho nhận được (đã phân loại theo mã hàng của từng xí nghiệp). Ngày 6/6/2007 theo lệnh sản xuất mà phòng kế hoạch phát ra xí nghiệp may I nhận từ kho nguyên liệu về 595 m vải sơ mi vàng của mã hàng 8004. Số vải này được giao cho tổ cắt của xí nghiệp trải 108 lá, chiều dài mỗi lá là 5,42m. Quá trình cắt vải được nhân viên thống kê xí nghiệp ghi trong "phiếu theo dõi bàn cắt" (biểu số 2) theo số lượng trong phiếu này ta có: số vải trải được là: 108 x 5,42= 585,36 Hao phí đầu bàn đoạn nối là: 108 x 0,02 = 2,16m Vậy tổng số vải tiêu hao trên thực tế là: 585.36 + 2,16 = 587,52m Số vải còn lại là: 595 - 587,52 = 7,48, Trên thực tế, số vải nhập về kho đầu dấu của Công ty chỉ còn 3,4m; còn lại là những dẻo vải nhỏ, vụn không thể sử dụng cho việc sản xuất mộtchi tiết sản phẩm nào nữa. Phần chênh lệch là: 7,48 - 3,4 =4,08m được gọi là thiếu do hạch toán bàn cắt. Biểu số 2 Công ty TNHH Đức Phương Mẫu số 01/CNM Xí nghiệp I PHIẾU THEO DÕI BÀN CẮT Tháng 6 năm 2007 Số hiệu bàn cắt Theo bản vẽ Nhập nguyên liệu Sử dụng nguyên liệu Nguyên liệu thu hồi Hạch toán bàn cắt thiếu Ký hiệu bán cắt sản phẩm Cỡ vóc Mẫu Loại vải Màu sắc Số mét Số là Số lượng mét Số lượng bán thành phẩm Đầu bàn đoạn nối Công suất Rộng Dài Loại A-41 8004 L-XL 1,47 5,42 4 Vải sơ mi Vàng 595 108 58,26 432 2,16 587,52 3,4 ,08 Công nhân Công nhân vải Kiểm tra kỹ thuật Phụ trách xí nghiệp Thống kê xí nghiệp Số lượng ở trên phiếu theo dõi bàn cắt là căn cứ để cuối tháng nhân viên thống kê xí nghiệp tập hợp lại lập báo cáo chế biến (biểu số 3). Biểu số 3 Công ty TNHH Đức Phương Xí nghiệp may I BÁO CÁO CHẾ BIẾN NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 6 năm 2007 STT Tên nguyên liệu Khách hàng Bán thành phẩm Nguyên liệu chế biến Đầu bàn đoạn nối Định mức tuyệt đối Định mức Công ty 1 Mã 8004 - Vải sơ mi - Mex IKEA 1473 2201,55 270 8,64 2,16 1,495 0,183 1,518 0,186 2 Mã 1003-57 - Vải sơ mi - Mex Nội địa 1192 876,3 92,4 12,47 4,32 0,735 0,078 0,8 0,08 … Giám đốc xí nghiệp I (Ký, họ tên) Người lập biểu (Ký, họ tên) Đối với mã hàng 8004 là loại hàng may xuất khẩu cho hãng IKEA được sản xuất từ các loại nguyên liệu: vải sơ mi vàng, mex. Số lượng thành phẩm đồng bộ mà xí nghiệp sản xuất được là 1473. Số lượng vải sơ mi vàng tiêu hao thực tế là 2201,55. Do đó định mức tiêu thao thực tế là: 2201,55/1473 = 1,495 Căn cứ vào báo cáo chế biến lập trong tháng, các phiếu nhập kho thành phẩm, kế toán tiến hành lập báo cáo hàng hoá (biểu số 4). Nội dung của báo cáo này phản ánh số lượng bán thành phẩm đã cắt được trong kỳ, số lượng sản phẩm đã hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang còn đang nằm trong dây chuyền sản xuất ở một giai đoạn nào đó của quá trình công nghệ. Báo cáo hàng hoá được theo dõi theo từng mã hàng của từng đơn đặt hàng. Số liệu trên báo cáo này được dùng để đối chiếu với sổ chi tiết của kế toán thành phẩm, là căn cứ để tính lương tháng cho từng xí nghiệp. Biểu số 4 Công ty TNHH Đức Phương Xí nghiệp I BÁO CÁO HÀNG HOÁ Tháng 6 năm 2007 STT Mã hàng Hãng Đơn vị Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Chế biến Nhập khẩu Cộng Xuất khẩu Nội địa Khác 1 8004 IKEA Cái 0 1473 0 1473 1473 0 0 0 2 8014 IKEA Cái 0 1204 0 1204 1204 0 0 0 3 1003-157 Nội địa Cái 0 1192 0 1192 1192 0 0 0 … … … … … … … … … … … … Cộng 1107 74978 63219 1034 2552 Giám đốc Xí nghiệp I (Ký, họ tên) Người lập biểu (Ký, họ tên) Căn cứ vào các phiếu xuất kho, báo cáo chế biến, báo cáo hàng hoá, báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu hàng tháng, kế toán tiến hành lập báo cáo nguyên vật liệu (biểu số 5). Báo cáo này được lập nhằm mụcđích theo dõi tình hình nhập nguyên vật liệu và xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất các mã hàng trong tháng của từng xí nghiệp. Số liệu trên báo cáo này được dùng để ghi báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu. Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu được lập nhằm phản ánh giá trị nguyên vật liệu được tập hợp trực tiếp từng xí nghiệp, chi tiết cho từng mã hàng. Từ đó tính giá thành sản phẩm và ghi vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7. Biểu số 5 Công ty TNHH Đức Phương Phòng kế toán- Xí nghiệp I BÁO CÁO NGUYÊN LIỆU Tháng 6 năm 2007 Số phiếu Khách hàng Loại nguyên liệu Mã hàng Nhập Tiền Chế biến Xuất Thiếu vải trong cây Bán thành phẩm Lượng Nguyên liệu ĐT Đổi bán Thu hồi 6/6 IKEA Vải sơ mi 8004 2.204,5 52.486.905 Xốp 32G 8004 300 1.178.200 Vải sơ mi 8004 1.473 2.201,55 Mex 8004 270 Cộng 2.504,5 53.665.105 1.473 2.471,55 6/6 15/6 IKEA Nội địa Xốp 32G 8014 200 800.000 Vải sơ mi 8014 4.125,9 50.615.520 5.514 4.106,7 0 0 0 0 0 Vải sơ mi 8014 138,7 Vải Mex 8014 Cộng 4.325,9 51.415.520 5.514 4.245,4 0 0 0 0 0 15/6 S Cotton 3.014 4.593.350 2.016 … … … … … … … … … Cộng 31.921,7 231.482.895 230.935 362.555,9 4.333,8 3.111 765,6 2.419,9 536,88 Biểu số 6 Công ty TNHH Đức Phương Phòng kế toán BÁO CÁO TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU Tháng 6 năm 2007 STT Đơn vị Mã hàng Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 XN I 8004 0 0 2.504,5 53.665.105 1.473 53.665.105 0 0 2 XN I 8014 0 0 4.325,9 51.415.520 5.514 51.415.520 0 0 3 XN I 1003 0 0 3014 4.593.350 2.016 4.592.350 0 0 4 … … … … … .. … … … … 5 Cộng XN I 31.921,7 231.482.895 230.935 226.541.895 6 XN II JA219 0 0 7 XN II JE349 994 11.902.000 994 11.902.000 8 XN II JU350 0 32.530.000 21.104 252.695.983 … … … … … … … … 9 Cộng XN II 6.735 120.300.815 24.136 934.148.325 13.945 1.051.324.140 1.145 3.125.000 … … … … … … … … … … Cộng 446.254.232 5.452.100.363 5.500.145.541 398.209.054 Đối với giá trị nguyên vật liệu chính xuất kho cho xí nghiệp từ bảng tổng hợp nguyên vật liệu tháng 6 năm 2007, từ cột tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ ghi: Nợ TK 621: 5.898.354.595 Có TK 1521: 5.898.354.595 (446.254.232 + 5.452.100.363) - Đối với giá trị nguyên vật liệu chính sử dụng để xuất dùng trong kỳ để chế biến thành phẩm, kế toán ghi định khoản: Nợ TK 154: 5.500.145.541 Có TK 621.5.500.145.541 - Đối với giá trị nguyên vật liệu chính tồn cuối tháng không nhập lại kho, kế toán ghi định koản đỏ: Nợ TK 621: 398.209.054 Có TK 1521: 398.209.054 (5.898.354.595 - 5.500.145.541) b) Hạch toán chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính Tại Công ty TNHH Đức Phương, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu được hạch toán theo tháng ngoại trừ những khoản chi phí vận chuyển của những nguyên vật liệu chính mà doanh nghiệp tự mua để phục vụ việc sản xuất sản phẩm thì kế toán cộng luôn chi phí vào giá trị nguyên vật liệu nhập kho. Hàng ngày, khi nhận về hoá đơn vận chuyển sau khi kế toán tiền mặt sử dụng để viết phiếu thu, phiếu chi và ghi sổ kế toán được chuyển cho kế toán nguyên vật liệu để ghi vào sổ chi tiết chi phí vận chuyển (TK 1521) cuối tháng số liệu trên bảng này được đối chiếu trên các sổ liên quan như sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả… SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ VẬN CHUYỂN Tháng 6 năm 2007 Chứng từ Diễn giải Khách hàng Tài khoản đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng 0102 6/6/05 Vận chuyển một côngtenơ vải từ cảng Hải Phòng về kho Công ty SEGYE 111 2.450.000 0114 21/6/05 Vận chuyển theo hợp đồng gia công của GOLD GOLD 111 2.313.120 …. …. … … Cộng 621.037.155 Cụ thể: Trong tháng 6 năm 2007, kế toán nguyên vật liệu tập hợp được toàn bộ chi phí vận chuyển vật liệu, nguyên liệu chính là 621.037.115. Tổng số lượng vải ngoài mà công ty đã vận chuyển về làm gia cong là 358.147m trong đó xuất kho cho xí nghiệp I là 61.764,9m. Vậy chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính phân bổ cho xí nghiệp I trong tháng 6 là: x 61.764,9 = 99593.909,09 (đồng) Trong tháng 6, xí nghiệp I có sản xuất mã hàng 8014 là hàng may gia công cho khách nước ngoài. Sản lượng quy đổi của mã này là 1369,52. Tổng sản lượng quy đổi của tất cả các mã hàng mà xí nghiệp I đã sản xuất trong kỳ là:29.674,82. Vậy chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính phân bổ cho mã hàng 8014 là: x 1.369,52 = 4.596.350 đồng Tương tự ta cũng tính được chi phí vận chuyển phân bổ cho xí nghiệp II và các xí nghiệp khác. c) Hạch toán chi phí vật liệu phụ Để hạch toán chi phí vật liệu, kế toán sử dụng các sổ chi tiết vật liệu phụ và sau đó tiến hành ghi vào Bảng tổng hợp vật liệu phụ (biểu số 7) Biểu số 7 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ VẬT LIỆU PHỤ Tháng 6 năm 2007 STT Đơn vị Mã Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 XN I 8014 300 26.503,8 300 7.915.145 0 1003-57 200 16.255 200 3.251.000 0 8004 1.473 4.719,04 1473 6.951.145 0 … … … … … … Cộng 4.977 38.361.527 4.644 37.151.527 1.210.000 2 XN II 349 564.867 350 1.253.214 … … … … … … Cộng 85.769.182 84.325.196 1.443.986 Tổng cộng 948.278.505 936.213.362 12.065.143 Bảng tổng hợp chi phí vật liệu phụ tháng 6 năm 2007 nhằm mục đích tập hợp chi phí xí nghiệp chi tiết cho từng mã hàng. - Đối với giá trị vật liệu phụ xuất cho các xí nghiệp. Kế toán ghi định khoản: Nợ 621: 948.278.505 Có 1522: 948.278.505 - Đối với giá trị vật liệu phụ đã được sử dụng để sản xuất thành phẩm trong kỳ: Nợ 154: 936.213.362 Có 621: 936.213.362 - Đối với giá trị vật liệu phụ tồn cuối kỳ không nhập lại kho kế toán ghi định khoản đỏ: Nợ 621: 12.065.143 Có 1522: 12.065.143 d) Hàng hoá chi phí bao bì Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tập hợp trực tiếp chi phí này ch từng xí nghiệp, cuối tháng kế toán tính toán, tổng hợp và lập báo cáo tổng hợp đai - nẹp - hòm - hộp. Báo cáo này được lập nhằm mục đích tập hợp chi phí bao bì trong kỳ, chi tiết cho từng xí nghiệp, mã hàng. Căn cứ để ghi vào mã hàng là các sổ chi tiết bao bì, các chứng từ liên quan và "báo cáo tổng hợp đai - nẹp - hòm - hộp (biểu số 08) mà xí nghiệp gửi lên. Báo cáo này được lập vào cuối tháng, số liệu trên báo cáo là căn cứ để ghi vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7. * Đối với giá trị chi phí bao bì thì số lượng xuất kho cho các xí nghiệp bằng với giá trị để sản xuất sản phẩm nên kế toán ghi định khoản: a. Nợ TK 621: 26.973.953 Có TK 1526: 26.973.953 b. Nợ TK 154: 26.973.953 Có TK 621: 26.973.953 Biểu số 8 Công ty TNHH Đức Phương BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐAI - NẸP - HÒM - HỘP Tháng 6 năm 2007 Xí nghiệp Mã hàng Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ XN I 8004 0 3.141.801 3.141.801 0 XN I 8014 0 2.566.132 2.566.132 0 … … … … … … Cộng XNI 0 7.963.134 7.963.134 0 XN II 8004 0 1.857.236 1.857.236 0 … … … … … … Cộng XN II 0 9.125.014 9.125.014 0 XN III 8014 0 1.512.899 1.512.899 0 … … … … … … Cộng XN III 5.203.151 5.203.151 0 … … … … … … Tổng cộng 0 26.973.953 26.973.953 0 Như vậy, tổng giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm là: 5.500.145.541 + 936.213.362 + 26.973.953 = 6.463.332.856 Tổng giá trị nguyên vật liệu xuất cho các xí nghiệp là: 5.893.354.595 + 948.278. 505 + 26.973.953 = 6.868.607.053 Từ số liệu trên ta tiến hành lập bảng kê số 4 (biểu số 9) và nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 10), và vào sổ cái tài khoản 621 (biểu số 11) Biểu số 9 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán BẢNG KÊ SỐ 4 (Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) Tháng 6 năm 2007 TK ghi Có TK ghi Nợ 152 621 Tổng 154 6.463.332.856 6.463.332.856 621 6.868.607.053 6.868.607.053 XN I 259.807.556 259.807.556 XN II 1.029.042.521 1.029.042.521 … … … … Tổng cộng 6.868.607.053 6.463.332.865 Biểu số 10 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 (Tập hợp chi phí nguyên vật liệu toàn doanh nghiệp) Tháng 6 năm 2007 TK ghi Có TK ghi Nợ 152 621 Tổng 154 6.463.332.856 6.463.332.856 621 6.868.607.053 6.868.607.053 624 259.807.556 259.807.556 Tổng cộng 6.868.607.053 6.463.332.865 Biểu số 11 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán TRÍCH SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có tài khoản, đối ứng nợ với tài khoản này Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 6 … Cộng TK1521 (NKCT số 7) 5.893.354.595 TK 1522 (NKCT số 7 948.278.505 TK 1526 (NKCT số 7) 26.973.953 Cộng số phát sinh Nợ (NKCT số 7) 6.868.607.053 Cộng số phát sinh Có 6.868.607.053 Số dư cuối kỳ Nợ Có 4.2. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ở Công ty TNHH Đức Phương sử dụng các bảng chấm công (biểu số 12), phiếu nghỉ hưởng BHXH (biểu số 13), quyết định trợ cấp BHXH (biểu số 14), bảng thanh toán BHXH (biểu số 15), bảng thanh toán lương tổ (biểu số 16), bảng thanh toán lương tháng toàn xí nghiệp (biểu số 7), bảng thanh toán lương toàn công ty (biểu số 18), bảng tổng hợp lương toàn Công ty (biểu số 19) và lập bảng phân bổ số I (biểu số 20). Từ số liệu trên bảng này kế toán tiến hành lập bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7, sau đó vào sổ cái tài khoản 622 (biểu số 23). * Bảng chấm công (mẫu 01-LĐTB) là chứng từ quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động, được sử dụng để ghi chép thời gian thực tế làm việc, vắng mặt của cán bộ công nhân viên từng ngày. Bảng chấm công được lập riêng cho từng tổ, từng phòng ban. Tổ trưởng tổ sản xuất hoặc tổ trưởng các phòng ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công căn cứ vào số lượng lao động có mặt đầu ngày làm việc ở đội mình. Bảng chấm công là căn cứ để tính lương, tính thưởng cho từng lao động và để tổng hợp thời gian lao động của Công ty. Cuối tháng, người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH. Kế toán tiền lương căn cứ vào ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào bảng chấm công. * Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội: dùng để xác nhận số ngày nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, trông con ốm của người lao động, làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương theo chế độ quy định. * Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội: Căn cứ trên phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. Là căn cứ để tổng hợp và thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương cho người lao động để lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội cấp trên vào cuối tháng. Sau khi kế toán tính tổng số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người, cho toàn đơn vị. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội được lập làm hai liên, một liên chuyển cho cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội cấp trên để thanh toán số thực thi, một liên chuyển cho phòng kế toán dùng các chứng từ có liên quan. Hàng tháng, từng tổ tính và lập bảng thanh toán lương tổ mình gửi lên xí nghiệp, xí nghiệp căn cứ vào đó lập bảng thanh toán lương xí nghiệp, bảng tổng hợp thanh toán lương toàn xí nghiệp gửi lên phòng kế toán, kế toán tiền lương lập bảng thanh toán lương tháng cho toàn Công ty, cuối cùng là bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Công ty TNHH Đức Phương áp dụng 2 hình thức trả lương: - Trả lương theo thời gian: áp dụng với các cán bộ không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. - Trả lương theo sản phẩm: áp dụng với công nhân làm việc tại Công ty TNHH Đức Phương được tính theo điểm đạt do người quản đốc chấm. Mỗi điểm tương ứng với một đơn giá lương nhất định. Mỗi loại hàng hoá giá công chấm theo đơn giá khác nhau. Cụ thể như: Trong tháng 6 năm 2007 tại xí nghiệp I, tổ Nguyễn Thu Hà, công nhân sản xuất Trần Thanh Hoa phụ trách sản phẩm có mã số là 13-430 được 481,11 điểm, quy định mức lương cho mỗi điểm là 1750 đồng. Vậy tổng số lương sản phẩm cuối tháng mà chị Hoa nhận được: 1750 x 481,11 = 841.943 đồng. Tại Công ty TNHH Đức Phương ngày công chế đô của Công ty là 26 ngày, mức lương tối thiểu áp dụng là 450.000đ/người. - Lương cơ bản để tính BHXH là: 450.000 x hệ số lương của mỗi người. - Người lao động phải nộp bảo hiểm là: 6% x mức lương cơ bản Ví dụ: Công nhân sản xuất Trần Thanh Hoa có hệ số lương là: 1,78 - Lương cơ bản của chị Hoa là: 1,78 x 450.000 = 801.000 đồng - Trích lương đóng bảo hiểm: 6% x 801.000 = 48.060 đồng Tại Công ty TNHH Đức Phương nghỉ ốm vẫn được hưởng 75% mức lương cơ bản.Cụ thể như căn cứ vào bảng chấm công tháng 6 năm 2007 (biểu số 12) tại xí nghiệp I tổ Nguyễn Thu Hà có công nhân sản xuất Trần Thanh Hoa nghỉ ốm 7 ngày công nhưng chị vẫn được nhận phụ cấp bảo hiểm xã hội là: = 161.740 đồng Biểu số 12 Công ty TNHH Đức Phương Mẫu số 01-LĐTL Xí nghiệp I - Nguyễn Thu Hà BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 6 năm 2007 STT Họ và tên Ngày trong tháng Số công hưởng lương thời gian Số công hưởng lương sản phẩm Số công nghỉ hưởng BHXH Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 … 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 1 Nguyễn Thu Hà x x x x · x x x … x x x x x · x x x x 2 26 Ô; nghỉ ốm ·: nghỉ chủ nhật F: nghỉ phép x: số công làm việc thực tế N; ngừng việc 2 Trần Thanh Hoa Ô Ô Ô Ô · Ô Ô Ô x x x x x · x x x x 19 7 3 Nguyễn Thu Trang x x x x · x x x x x x x x · x x x x 26 4 Hồ Vân Anh x x x x · x x x x x x x Ô · Ô Ô Ô Ô 21 5 5 Trần Văn Quốc x x x x · x x x x x x x x · x x x x 26 …. Người chấm công (đã ký) Phụ trách bộ phận (đã ký) Người duyệt (đã ký) Để được nhận khoản trợ cấp BHXH thì chị Trần Thanh Hoa phải có các chứng từ, hoá đơn xác minh như đơn thuốc, giấy khám bệnh, sổ y bạ… do bác sĩ trên cơ sở các chứng cứ đó được cấp quyết định trợ cấp BHXH nhưng trước hết phải căn cứ vào phiếu nghỉ hưởng BHXH để xác định số ngày nghỉ làm căn cứ để tính trợ cấp cho chị Hoa. Biểu số 13 Sở Y tế… PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Họ và tên: Trần Thanh Hoa Đơn vị công tác: Công ty TNHH Đức Phương Lý do nghỉ: nghỉ ốm Số ngày nghỉ: 7 ngày Từ ngày 1tháng 6 đến hết ngày 8 tháng 6 năm 2007 Ngày 8 tháng 6 năm 2007 Xác nhận của phụ trách đơn vị Y bác sỹ (đã ký) (đã ký) Căn cứ vào phiếu hưởng BHXH xác định số tiền chi Hoa được hưởng để có quyết định trợ cấp BHXH. Biểu số 14 Công ty TNHH Đức Phương QUYẾT ĐỊNH TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI - Căn cứ vào chế độ BHXH đối với cán bộ công nhân viên - Ban BHXH cho Công ty TNHH Đức Phương - Xét trợ cấp cho đồng chí: Trần Thanh Hoa - Chức vụ, nghề nghiệp: Công nhân sản xuất - Được cấp theo chế độ: nghỉ ốm - Tổng số tiền trợ cấp: 161.740 Ghi bằng chữ: một trăm sáu mốt nghìn bảy trăm bốn mươi đồng. Phòng tổ chức (đã ký) Phòng kế toán (đã ký) Trưởng ban BHXH (đã ký) Giám đốc (đã ký) Để theo dõi cụ thể các khoản bảo hiểm mà người lao động đóng góp từ đó tạo điều kiện cơ sở thuận lợi đảm bảo quyền lợi cho người lao động, kế toán lập bảng thanh toán bảo hiểm xã hội. Đây là căn cứ để tổng hợp thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương cho người lao động. Biểu số 15 BẢNG THANH TOÁN BẢO HIỂM XÃ HỘI Tên cơ quan: Công ty TNHH Đức Phương Loại chế độ: bản thân nghỉ ốm TT Họ và tên Số sổ BHXH Tiền lương đóng BHXH Thời gian đóng BHXH (ngày) Đơn vị đề nghị Cơ quan BHXH duyệt Ghi chú Số ngày nghỉ trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Tiền trợ cấp Số ngày nghỉ Tiền trợ cấp Trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm 1 Trần Thanh Hoa 229704825 26 7 7 161.740 7 161.740 2 Hồ Vân Anh 2290048047 26 5 5 162.260 5 161.740 Cộng 12 12 324.000 12 324.000 Cơ quan BHXH duyệt: - Số người: 2 người - Số ngày: 12 ngày - Số tiền: 324.000 đồng Viết bằng chữ: Ba trăm hai mươi bốn nghìn đồng. Ngày 21 tháng 6 năm 2007 Kế toán tiền lương (đã ký) Kế toán trưởng (đã ký) Giám đốc (đã ký) Biểu số 16 Công ty TNHH Đức Phương Xí nghiệp Tổ: Nguyễn Thu Hà BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 6 năm 2007 Mức lương tối thiểu:450.000đ STT Họ và tên Hệ số lương Lương cơ bản Lương sản phẩm Loại Thưởng Hưởng BHXH Các khoản khác Cộng Khấu trừ Còn lĩnh Cộng Tiền Tạm ứng Đóng BH Khác 1 Nguyễn Thu Hà 2,540 1.143.000 932.107 A 212.087 87.432 1.231.626 300.000 68.580 863.040 2 Trần Thanh Hoa 1,78 801.000 841.943 A 135.768 7 161.740 15.417 1.154.868 400.000 48.060 706.808 3 Nguyễn Thu Trang 1,78 801.000 605.481 A 142.036 44.512 792.029 250.000 48.060 493.969 4 Hồ Vân Anh 2,5 1.125.000 820.321 B 212.456 5 162.260 22.702 1.217.739 67.500 1.150.239 5 Trần văn Quốc 2,5 1.125.000 665.143 C 231.152 159.188 1055483 67.500 987.983 … … … … … … … … … …. … … … … … Cộng 61.487.547 1.500.000 152 1457.561 639.931 65.085039 1.000.000 1124564 360000 62500475 Biểu số 17 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TOÀN XÍ NGHIỆP Tháng 6 năm 2007 STT Tổ Số tổ Lương sản phẩm Thưởng Hưởng BHXH Các khoản khác Cộng Khấu trừ Còn lĩnh Cộng Tiền Tạm ứng Đóng BH Khác 1 Nguyễn Thu Hà 1 61.487.547 1.500.000 152 1.457.561 639.931 65.085.039 1.000.000 1.125.564 360.000 62.600.475 2 Trần Thị Hoàn 2 47.892.047 13.928.842 137 1.286.507 831.451 63.938.847 850.000 1.451.401 218.412 61.419.034 3 Võ Thị Châu 3 52.100.071 11.773.487 112 1.065.100 191.015 65.129.673 900.000 850.142 165.300 63.214.231 4 Là 4 22.152.041 9.253.000 7 65.180 418.642 31.883.863 450.000 389.617 60.000 30.984.246 5 Cắt 5 14.213.111 6.845.598 24 215.613 110.141 21.384.463 350.000 351.412 87.000 20.596.051 6 Văn phòng 6 4.211.315 1.796.207 141.410 6.148.932 230.000 212.155 50.000 5.656.777 7 Kỹ thuật 7 7.411.326 2.042.750 4 47.102 32.000 9.533.178 90.000 219.019 40.000 9.184.159 8 Bảo toàn 8 4.187.920 1.121.913 3 29.800 12.500 5.352.133 120.000 155.000 94.210 4.982.923 Cộng 213.655.378 48.261.797 439 4.166.863 1.372.090 268.456.128 3.990.000 4.753.310 1.074.922 258.637.896 Biểu số 18 Công ty TNHH Đức Phương Phòng kế toán BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TOÀN CÔNG TY tháng 6 năm 2007 STT Đơn vị Ký hiệu tài khoản Nội dung Số tiền 1 XN may Hà Nam 6224 C-ML 211.651.731 2 Xí nghiệp I 6221 C-ML 268.456.128 3 Xí nghiệp II 6222 C-ML 248.76.325 … … … … Cộng 622 C-ML 6.493.459.087 Biểu số 19 Công ty TNHH Đức Phương Phòng kế toán BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG TOÀN CÔNG TY tháng 6 năm 2007 STT Đơn vị Ký hiệu tài khoản Nội dung Số tiền 1 XN may Hà Nam 622 C-ML 211.651.731 2 Xí nghiệp I 622 C-ML 268.456.128 3 Xí nghiệp II 622 C-ML 248.76.325 … … … … Cộng 622 C-ML 6.493.459.087 XN may Hà Nam 627 105.326.798 Xí nghiệp I 627 90.455.126 Xí nghiệp II 627 112.520.334 … … … … Cộng 627 608.828.101 Biểu số 20 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán BẢNG PHÂN BỔ SỐ 1 (Phân bổ tiền lương vào đối tượng sử dụng) Tháng 6 năm 2007 Tài khoản Diễn giải Phân bổ thu nhập tháng 6 năm 2007 (lương chính lương phụ và các khoản khác) Trích 19% BHXH Phân bổ vào giá thành tháng 6 năm 2007 1 2 3 4 5 = (3) + (4) 622 Chi phí nhân công trực tiếp 6.493.459.087 951.936.045 7.445.395.132 627 Chi phí sản xuất chung 680.828.101 75.951.278 756.779.379 641 Chi phí bán hàng 359.056.683 16.096.622 357.153.305 642 Chi phí quản lý 758.434.219 278.970.214 1.037.404.433 1388 Các khoản phải thu 51.962.507 51.962.507 111 Thu hồi 591.669.600 591.669.600 Cộng 8.935.410.197 1.322.54.159 10.258.364.356 Biểu số 21 Công ty TNHH Đức Phương Phòng kế toán BẢNG KÊ SỐ 4 (Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp) Tháng 6 năm 2007 TK ghi có TK ghi nợ 334 338 622 627 Tổng 154 7.445.395.132 756.779.379 8.202.174.511 622 May Hà Nam Xí nghiệp I Xí nghiệp II 6.493.459.087 572.906.655 748.720.493 … 951.936.045 108.852.264 142.256.894 ….. 7.445.395.132 681.758.919 890.977.387 … 627 680.828.101 75.951.278 756.779.379 Tổng 7.174.287.188 1.027.887.323 7.445.395.132 756.779.379 Biểu số 22 Công ty TNHH Đức Phương Phòng kế toán NHẬTKÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 (Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp) Tháng 6 năm 2007 TK ghi có TK ghi nợ 334 338 622 627 Tổng 154 7.445.395.132 756.779.379 8.202.174.511 622 6.493.59.087 7.445.395.132 627 680.828.101 75.951.278 756.779.379 641 359.056.683 375.153.305 642 758.434.219 1.037.404.433 Tổng 8.291.778.090 1.322.954.159 7.445.395.132 756.779.379 Từ các số liệu ở bảng trên kế toán tiến hành vào sổ cái tài khoản 622 Biểu số 23 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán TRÍCH SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có tài khoản, đối ứng nợ với tài khoản này Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 6 … Cộng TK334 (NKCT số 7) 6.493.459.083 TK 338 (NKCT số 7 951.936.045 Cộng số phát sinh Nợ 7.455.395.132 Tổng số phát sinh Có 7.455.395.132 Số dư cuối kỳ Nợ Có Tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh sẽ được tổng hợp ở từng xí nghiệp sau đó tổng hợp cho toàn công ty rồi phân bổ cho từng mã hàng theo công thức sau: = x 4.3. Tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung ở Công ty TNHH Đức Phương là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho việc quản lý sản xuất trong phạm vi các xí nghiệp, phân xưởng, tổ đội sản xuất. Chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của nhân viên quản lý xí nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nhiên liệu, phụ liệu phụ tùng thay thế, văn phòng phẩm dùng cho toàn doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm: khấu hao cơ bản của toàn bộ tài sản cố định phục vụ cho sản xuất ở các xí nghiệp như nhà xưởng, máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện truyền dẫn… Đây là phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất chung. Chi phí sửa chữa tài sản cố định: bao gồm cả sửa chữa lớn và sửa chữa nhỏ tài sản cố định của Công ty. Chi phí khác bằng tiền là những khoản chi phí bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng cho các dịch vụ mua ngoài nhằm phục vụ hoạt động sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng bảng phân bổ công cụ dụng cụ (Biểu số 24), bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (Biểu số 25), bảng chi tiết sản xuất chung (biểu số 25), bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (biểu số 27). Sau đó kế toán tiến hành lập bảng kê số 4 (biểu số 28) và nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 29) Biểu số 24 Công ty TNHH Đức Phương Phòng kế toán BẢNG PHÂN BỔ DỤNG CỤ STT Ghi Có các tài khoản Đối tượng sử dụng Tài khoản 153 HT TT 1 Dụng cụ bộ phận sản xuất (TK6273) 116.380.915 2 Dụng cụ bộ phận quản lý (TK6423) 84.023.104 3 Dụng cụ bộ phận bán hàng (TK6413) 52.472.918 Cộng 252.876.937 Biểu số 25 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng 6 năm 2007 STT Chỉ tiêu Nguyên giá Khấu hao TK 627- Chi phí sản xuất chung TK641- chi phí bán hàng TK642- chi phí quản lý doanh nghiệp XN I XN II XN III XN Nam Hải XN Hà Nam XN phụ trợ Tổng TK627 1 Nhà xưởng 28997695603 361646621 43296653 31796653 19740319 45288382 40633059 18031478 198786544 2 Máy móc thiết bị 64019603047 1758896162 517850955 463839020 363163280 167928024 162232780 1675014059 11784209 3 Thiết bị truyền dẫn 1997474403 31619439 8222942 8222942 8222942 2298059 2818828 1833723 31619436 4 TSCĐ thuê tài chính 579920302 24163346 5 Phương tiện phục vụ 1889468995 38421374 3106476 3106476 6212952 3394714 25707229 Cộng 97484162350 221476942 572477026 506965091 391126541 215514465 205684667 19865201 1911632991 15178923 23707229 Biểu số 26 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán BẢNG GHI CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 6 năm 2007 TT Tài khoản Nội dung Phát sinh nợ tài khoản Phát sinh có tài khoản 627 641 642 Cộng 1 111 Quỹ tiền mặt 111964003 126483092 391570472 630017567 2 112 Tiền gửi ngân hàng 16338625 16338625 - Ngân hàng ngoại thương 9638625 - Ngân hàng đầu tư và phát triển 6700000 3111 Vay ngắn hạn ngân hàng 315004277 31504277 - Ngân hàng ngoại thương 17421000 ….. 1411 Phiếu kế toán 5027555 121268341 377094630 503390526 1421 Chi phí chờ kết chuyển 25025156 25025156 1522 Phụ liệu 826891317 826891317 …. 153 Công cụ dụng cụ 116380915 52472918 84023104 252876937 2141 Khấu hao TSCĐ 1911632991 15178923 25707229 1952396903 334 Tiền lương 680828101 359056683 758434219 1798319003 3383 Bảo hiểm xã hội 75951278 16096622 278970214 371018114 627 Kết chuyển chi phí QLDN 4060019062 … Cộng 4060019062 Biểu số 27 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 6 năm 2007 Ghi Nợ TK627 Ghi Có TK627 6271 6272 6273 6274 6278 Tổng cộng nợ TK627 Ghi có TK627, ghi nợ các TK 111 111964003 111964003 112 16338625 16338625 311 315004277 315004277 141 5027555 5027555 152 826891317 826891317 153 826891317 826891317 214 1911632991 1911632991 334 1911632991 1911632991 338 755951278 755951278 154 4060019062 Cộng có 7611806934 826891317 116380915 1911632991 4060019062 4060019062 Biểu số 28 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán BẢNG KÊ SỐ 4 (Tổng hợp chi phí sản xuất chung toàn công ty) Tháng 6 năm 2007 TK Có TK Nợ 141 152 153 214 334 338 627 NKCT1 NKCT2 NKCT10 Cộng 154 4060019062 4060019062 627 5027555 826891317 116380915 1911632915 680828101 75951278 111964003 16338625 315004277 4060019062 Tổng 5027555 826891317 116380915 1911632915 680828101 75951278 4060019062 111964003 16338625 315004277 Biểu số 28 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 (Tổng hợp chi phí sản xuất chung toàn công ty) Tháng 6 năm 2007 TK Có TK Nợ 141 152 153 214 334 338 627 NKCT1 NKCT2 NKCT10 Cộng 154 4060019062 4060019062 627 5027555 826891317 116380915 1911632915 680828101 75951278 111964003 16338625 315004277 4060019062 Tổng 5027555 826891317 116380915 1911632915 680828101 75951278 4060019062 111964003 16338625 315004277 Từ các số liệu về chi phí sản xuất chung đã tập hợp được trong tháng ở trên bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7, kế toán tiến hành tổng hợp lên sổ cái tài khoản 627 (biểu số 30) Biểu số 30 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán TRÍCH SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có tài khoản, đối ứng nợ với tài khoản này Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 6 … Cộng TK111 (NKCT số 1) 111.946.625 TK 112 (NKCT số 2) 16.338.625 TK 141 (NKCT số 7) 5.027.555 TK 152 (NKCT số 7) 826.891.317 TK 153 (NKCT số 7) 116.380.915 TK 311 (NKCT số 10) 315.004.277 TK 334 (NKCT số 7) 680.828.101 TK 338 (NKCT số 7) 75.951.278 TK 214 (NKCT số 7) 1.911.632.991 Cộng số phát sinh Nợ 4.060.019.062 Tổng số phát sinh Có 4.060.019.062 Số dư cuối kỳ Nợ Có Chi phí sản xuất chung được tập hợp toàn công ty sau đó sẽ được phân bổ cho các mã hàng theo công thức: Tổng giá thành của một mã sản phẩm = Tổng chi phí phân bổ x Sản lượng quy đổi mã hàng Tổng sản phẩm cần quy đổi Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành mã sản phẩm Sản lượng thực tế của mã hàng 4.4. Tổng hợp chi phí toàn công ty: Sau khi tập hợp các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí gia công) cuối tháng toàn bộ chi phí được tập hợp để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên đã sử dụng tài khoản 154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho toàn bộ quy trình công nghệ mà không mở chi tiết cho từng xí nghiệp, tổ đội. Việc tập hợp được tiến hành trên bảng kê số 4. Cơ sở để lập bảng kê số 4 là các bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính, phụ liệu, bảng phân bổ số 1 (Bảng phân bổ tiền lương và BHXH), bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung. Biểu số 31 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán BẢNG KÊ SỐ 4 (Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty) Tháng 6 năm 2007 TK Có TK Nợ 141 152 153 214 334 338 621 622 627 NKC T1 NKC T2 NKC T10 Cộng 154 6493332856 7445395132 4060019062 621 6868607053 6868607053 622 6493459087 951936045 627 5027555 826891317 116891317 1911632991 680828101 75951278 111964003 16338625 315004277 4060019062 Tổng 5027555 826891317 116891317 1911632991 7174287188 1027887323 6493332856 7445395132 4060019062 111964003 16338625 315004277 5. Phương pháp tính giá thành ở Công ty TNHH Đức Phương 5.1. Đối tượng tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm của Công ty theo từng tháng, công ty sản xuất sản phẩm theo từng mã hàng, mỗi mặt hàng lại bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Do đó công ty xác định đối từng tính giá thành là từng mã hàng. Đơn vị tính gía thành là theo từng chiếc, từng bộ phận phù hợp với đặc thù riêng của hàng may mặc. Cụ thể là: Trong tháng 6 năm 2007 công ty có các mã hàng 8004, KD - 11 của xí nghiệp I, KD-9911 của xí nghiệp II… các mã hàng này sẽ được tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng phân xưởng tương ứng với nơi phát sinh chi phí của mỗi sản phẩm. 5.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Để tính giá thành sản phẩm trước hết phải loại trừ giá trị của sản phẩm dở dang thường là rất ít hầu như không đáng kể. Mặt khác, các sản phẩm của công ty mới tiến hành tính giá thành nên chỉ khi hoàn thành đơn đặt hàng công ty mới tiến hành tính giá thành. Do đó trong phương pháp tính giá thành công ty không cần tính đến chênh lệch của giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Cụ thể là: Đối với sản phẩm mang mã hàng 8004 được sản xuất từ ngày 6 tháng 6 năm 2007 và kết thúc thúc vào ngày 26 tháng 6 năm 2007. Do đó toàn bộ chi phí sản xuất đều có thể tính toán đầy đủ và kế toán tính giá thành cho sản phẩm này. 5.3. Tính giá thành sản phẩm Vì đối tượng tập hợp chi hpí sản xuất là theo từng phân xưởng, trong đó chi tiết cho từng nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng mã hàng, nên kế toán áp dụng phương pháp hệ số sản xuất. Căn cứ để tính tổng gía thành và giá thành đơn vị sản phẩm của từng mã hàng là kết quả tập hợp chi phí và các tài liệu khác. Để xác định hệ số tính giá thành công ty áp dụng ngay đơn giá chế biến của từng loại sản phẩm làm hệ số quy đổi. Phương pháp giá thành được tính theo công thức: Sản lượng quy đổi của từng mã hàng = Sản lượng thực tế của từng mã hàng x Hệ số quy đổi (đơn giá) (1) Tổng giá thành của một mã sản phẩm = Tổng chi phí phân bổ x Sản lượng quy đổi mã hàng (2) Tổng sản phẩm quy đổi Gía thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành mã sản phẩm (3) Sản lượng thực tế của mã hàng Cụ thể như: Để tính giá thành của loại sản phẩm sơ mi mang mã hàng 8004 để sản xuất và hoàn thành trong tháng 6 năm 2007 theo đơn đặt hàng của hãng IKEA, hình thức sản xuất là "mua đứt - bán đoạn". Sản lượng thực tế của mã hàng này là: 1473 sản phẩm, với đơn giá là 2,24 USD. Như vậy, sản lượng quyd dổi của mã hàng này là: 1473 x 2,25 = 3314,25 Tổng sản phẩm quy đổi của tất cả các mã hàng trong công ty là 480326 sản phẩm. * Đối với khoản mục chi phí vật liệu trực tiếp sẽ được kết chuyển trực tiếp bao gồm các chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu chính: 53.665.105 đồng (Biểu số 5) + Chi phí vật liệu phụ: 6.951.145 đồng (Biểu số 7) + Chi phí đai - nẹp- hòm - hộp: 3.141.801 đồng (Biểu số 8) Như vậy chi phí vật liệu trực tiếp đối với một đơn vị sản phẩm là: 53.665.105+6.951.145+3.141.801 = 43.284,488 đồng 1.473 * Chi phí nhân công trực tiếp: từ sổ cái TK 622 tháng 6 năm 2007 ta có: Tổng số tiền lương phân bổ vào tổng giá thành tháng 6 là: 7.445.395.132 đồng. Từ công thức (2) ta có: Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho mã hàng 8004 là: x 3.314,25 = 51.373.235,71 đồng Từ công thức (3) ta có: Chi phí nhân công trực tiếp cho mỗi sản phẩm là: = 34.876,6 đồng * Chi phí sản xuất chung: Từ sổ cái TK 627 ta có tổng số chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản xuất ở tháng 6 là: 4.060.019.062 đồng Theo công thức số (2) và (3) ta có: + Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng mã hàng 8004 là: x 3.314,25 = 28.041.136,6 đồng + Chi phí sản xuất chung cho mỗi sản phẩm là: = 19.018,42267 đồng Vậy giá thành một đơn vị sản phẩm của mã hàng 8004 là: 43.284,488 + 34.876,6 + 19.018,42267 = 97.179,51067 đồng Giá thành của các sản phẩm sẽ được phản ánh trên bảng tính giá thành (Biểu số 32). Biểu số 32 Công ty TNHH Đức Phương Phòng Kế toán BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 6 năm 2007 Loại hàng Mã hàng Sản lượng thực tế Hệ số Sản lượng quy đổi Khoản mục chi phí Giá thành sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu chính Chi phí nguyên vật liệu phụ Chi phí bao bì Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Tổng giá thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1845.doc
Tài liệu liên quan