Đề tài Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ

Tài liệu Đề tài Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ... KHOA ... &œ Đề tài “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ” Mục lục LỜI MỞ ĐẦU ™™&˜˜         Xu hướng phát triển và hội nhập của nước ta hiện nay đã mở ra nhiều cơ hội tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, song nó cũng tạo ra nhiều thách thức, buộc các Doanh nghiệp phải luôn thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới. Trong bối cảnh đó, các Doanh nghiệp nói chung và DN Dệt may nói riêng phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ để bắt kịp với nhịp đập phát triển của xã hội.      Đối với mọi Doanh nghiệp thì chức năng kiểm tra, kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng, và hệ thống KSNB là công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng đó trong mọi quy trình quản lý của đơn vị. Hệ thống KSNB một khi vững mạnh sẽ góp phần không nhỏ cho thành công của Doanh nghiệp, ngày càng giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả.      Ý thức được tầm quan trọng...

doc85 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ... KHOA ... &œ Đề tài “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ” Mục lục LỜI MỞ ĐẦU ™™&˜˜         Xu hướng phát triển và hội nhập của nước ta hiện nay đã mở ra nhiều cơ hội tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, song nó cũng tạo ra nhiều thách thức, buộc các Doanh nghiệp phải luôn thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới. Trong bối cảnh đó, các Doanh nghiệp nói chung và DN Dệt may nói riêng phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ để bắt kịp với nhịp đập phát triển của xã hội.      Đối với mọi Doanh nghiệp thì chức năng kiểm tra, kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng, và hệ thống KSNB là công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng đó trong mọi quy trình quản lý của đơn vị. Hệ thống KSNB một khi vững mạnh sẽ góp phần không nhỏ cho thành công của Doanh nghiệp, ngày càng giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả.      Ý thức được tầm quan trọng của công tác kiểm soát nội bộ và đặc biệt là đối với chu trình cung ứng, qua thời gian thực tập tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ, em đã chọn đề tài “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.      Nội dung của Luận văn gồm 3 phần:      Phần  1: Cơ sở lý luận về hệ thống Kiểm soát nội bộ và KSNB chu trình cung ứng tại Doanh nghiệp      Phần 2: Thực trạng chu trình cung ứng và công tác KSNB chu trình cung ứng tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ      Phần 3: Một số ý kiến nhằm tăng cường KSNB chu trình cung ứng tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ      Do sự hạn hẹp về thời gian cũng như sự hiểu biết chưa được toàn diện, nên luận văn này của em chắn chắc còn tồn tại những thiếu sót. Em rất mong sự quan tâm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.      Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Toàn, Giảng viên Khoa Kế toán đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, các chị Tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi để cho em hoàn tất luận văn này. Xin chân thành cảm ơn.        Đà Nẵng, tháng 06 năm 2009                                          Sinh viên thực hiện           Huỳnh Thị Cam Thảo PHẦN 1:  CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH CUNG ỨNG TẠI DOANH NGHIỆP       1. Khái quát chung về  hệ thống kiểm soát nội bộ        1.1. Bản chất hệ thống kiểm soát nội bộ          1.1.1.  Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ      Trong mọi hoạt động của DN, chức năng kiểm tra, kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý. Do đó, khi tổ chức bất kỳ hoạt  động nào của DN, bên cạnh việc sắp xếp cơ sở  vật chất, nhân sự, các nhà quản lý luôn lồng vào đó sự kiểm soát của mình về các phương diện thông qua các thủ tục quy định về hoạt động. Đó chính là hệ thống KSNB của một đơn vị.      Hệ  thống KSNB là công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng kiểm soát trong mọi quy trình quản lý  của đơn vị. Hệ thống KSNB cung cấp thông tin cho cả bên trong và bên ngoài của một tổ chức. Vì vậy, để người sử dụng tin cậy vào tính chính xác và trung thực của thông tin đòi hỏi tổ chức phải duy trì một hệ thống KSNB hữu hiệu. Vấn đề đặt ra là cần hiểu rõ bản chất của hệ thống KSNB.      Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống KSNB được định nghĩa như là "một hệ thống gồm các chính sách, thủ tục được thiết lập tại đơn vị nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu sau:      - Bảo vệ tài sản của đơn vị không bị  sử dụng lãng phí, gian lận hoặc không hiệu quả.      - Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, cung cấp dữ liệu kế toán hợp lý, chính xác.      - Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý.      - Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và  năng lực quản lý".            Định nghĩa trên cho thấy hệ thống KSNB được các nhà quản lý thiết lập để điều hành mọi nhân viên, mọi hoạt động trong DN, và KSNB không chỉ giới hạn trong chức năng tài chính và kế toán, mà còn phải kiểm soát mọi chức năng khác như về hành chính, quản lý sản xuất. Trong các mục tiêu trên, 2 mục tiêu đầu là mục tiêu của KSNB về kế toán, còn 2 mục tiêu sau là mục tiêu của KSNB về quản lý.      Theo Ủy ban COSO (Committee Of Sponsoring Organizations) thì: "KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi các nhà quản lý và các nhân viên của một tổ  chức, được thiết kế để cung cấp một sự  đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu sau:      - Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.      - Thông tin đáng tin cậy.      - Sự tuân thủ các luật lệ và quy định".      Cũng cần phân biệt giữa KSNB và kiểm toán nội bộ, theo IFAC thì "kiểm toán nội bộ là một hoạt  động đánh giá được lập ra trong một DN như là một loại dịch vụ cho DN đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và KSNB".      1.1.2. Phân loại      KSNB bao gồm KSNB về kế toán và KSNB về quản lý.                  1.1.2.1. Kiểm soát nội bộ về kế toán      KSNB về kế toán là các chính sách và quá  trình thực hiện nhằm đạt được 2 mục tiêu như  đã nói là bảo vệ tài sản và bảo đảm độ tin cậy của thông tin kế toán.      - Bảo vệ tài sản của đơn vị: Tài sản của đơn vị bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình, chúng có thể bị đánh cắp, lạm dụng vào những mục đích khác nhau hoặc bị hư hại nếu không được bảo vệ bởi các hệ thống kiểm soát thích hợp. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với các tài sản phi vật chất khác như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng…      -Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin kế toán: Thông tin kinh tế tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của các nhà quản lý. Như vậy, thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ, khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế tài chính.                  1.1.2.2. Kiểm soát nội bộ về quản lý      KSNB về quản lý là để thúc đẩy hiệu quả  hoạt động kinh doanh và khuyến khích sự tham gia của công nhân viên đối với các chính sách quản lý, thực hiện tốt hai mục tiêu chính:      - Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý:      Hệ  thống KSNB được thiết kế trong DN phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý  liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được tuân thủ đúng mức. Cụ thể, hệ thống KSNB cần:                  + Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến các hoạt động của DN                  + Ngăn chặn và phát hiện kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và  gian lận trong mọi hoạt động của DN.                  + Đảm bảo việc ghi chép kế  toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập báo cáo tài chính trung thực và khách quan.      - Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý:      Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong DN. Bên cạnh đó, định kỳ các nhà quản lý thường đánh giá kết quả hoạt động trong DN được thực hiện với cơ chế giám sát của hệ thống KSNB DN nhằm nâng cao khả năng quản lý, điều hành của bộ máy quản lý DN.      Trên quan điểm tổ chức, KSNB về quản lý cũng như KSNB về kế toán đều quan trọng như  nhau. Tuy nhiên KSNB về quản lý ít có quan hệ  trực tiếp hơn đối với sự chính xác của thông tin kế toán. Mặc dù vậy KSNB về quản lý cũng có một tác động đáng kể đến sự chính xác của thông tin kế toán thông qua năng lực đào tạo hay năng lực quản lý.       1.1.3. Sự cần thiết và lợi ích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ      Vấn  đề KSNB có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị có quy mô lớn hơn là các đơn vị có quy mô nhỏ. Ở các đơn vị có quy mô lớn, quyền hạn càng phân chia cho nhiều cấp, có quan hệ giữa các bộ phận chức năng và các nhân viên càng trở nên phức tạp, quá trình truyền đạt và thu thập thông tin phản hồi càng trở nên khó khăn, tài sản lại càng phân tán ở nhiều địa điểm và trong nhiều hoạt động khác nhau… do đó đòi hỏi phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu.      Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và  xung đột quyền lợi chung - quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử dụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thể phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính?      Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ  đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...). Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ (trường hợp Công ty Cổ phần).          1.1.4. Chức năng nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ      Hệ  thống KSNB của một DN có các chức năng và nhiệm vụ sau:      - Giúp cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của DN một cách có hiệu quả.      - Bảo đảm rằng các quyết định và chế  độ quản lý được thực hiện đúng thể  thức và giám sát mức hiệu quả của các chế  độ và quyết định đó.      - Phát hiện kịp thời những vấn đề trong kinh doanh để đề ra các biện pháp giải quyết.      - Ngăn chặn, phát hiện các sai phạm và gian lận trong các hoạt động, các bộ phận của DN.      - Ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức về các nghiệp vụ và hoạt  động kinh doanh.      - Đảm bảo việc lập các báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân theo các yêu cầu pháp định có liên quan.      - Bảo vệ tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích.          1.1.5. Mục tiêu tổng quát của hệ thống kiểm soát nội bộ      Để  đảm bảo ngăn ngừa sai sót trong sổ sách kế toán, cơ cấu KSNB của DN phải thực hiện được các mục tiêu sau:      - Các nghiệp vụ ghi sổ  phải có căn cứ hợp lý.      Cơ  cấu KSNB không thể cho phép việc ghi vào sổ sách kế toán những nghiệp vụ không tồn tại hoặc những nghiệp vụ giả.      - Các nghiệp vụ kinh tế  phải được phê chuẩn  đúng đắn.      Nếu nghiệp vụ kinh tế không được phê chuẩn xảy ra, đó có thể là một nghiệp vụ  gian lận, và nó có thể ảnh hưởng làm lãng phí hoặc phá hoại tài sản của DN.      - Các nghiệp vụ kinh tế  hiện có phải được ghi sổ.      Các thủ tục KSNB phải đảm bảo ngăn ngừa việc bỏ các nghiệp vụ kinh tế ngoài sổ sách.      - Các nghiệp vụ kinh tế  phải được đánh giá  đúng đắn.      Một cơ cấu KSNB đầy đủ phải gồm các thể thức  để ngăn ngừa các sai số khi tính toán và ghi sổ  số tiền của các nghiệp vụ ở các gian đoạn khác nhau của quá trình ghi sổ.      - Các nghiệp vụ kinh tế  phải được phân loại  đúng đắn.      - Các nghiệp vụ kinh tế  phải được phản ánh đúng lúc.      - Các nghiệp vụ kinh tế  phải được chuyển sổ  và tổng hợp chính xác.        1.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ      Hệ  thống KSNB bao gồm 3 yếu tố chính: Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin kế toán và các thủ tục kiểm soát. Các yếu tố đó được thiết kế và thực hiện nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý là đã thực hiện các mục tiêu đã nêu.          1.2.1. Môi trường kiểm soát      Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, chi phối ý thức về kiểm soát của mọi thành viên trong tổ chức và là nền tảng của các bộ phận khác trong hệ thống KSNB. Môi trường kiểm soát là toàn bộ những nhân tố bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình KSNB. Các nhân tố này chủ yếu liên quan đến thái độ, nhận thức, hành động của các nhà quản lý cấp cao trong đơn vị đối với quản lý nói chung và kế toán nói riêng. Sau đây là các nhân tố chính của môi trường kiểm soát:            1.2.1.1. Đặc thù về quản lý      Nhà  quản lý cấp cao là người ra quyết định và điều hành mọi hoạt động của đơn vị. Vì vậy, nhận thức, quan điểm, thái độ, đường lối, hành vi quản trị và tư cách của họ  ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu tại đơn vị. Đặc thù quản lý chỉ rõ những quan điểm khác nhau của nhà quản lý về sự chính xác của thông tin kế toán và tầm quan trọng của việc hoàn thành kế hoạch, sự chấp nhận rủi ro trong kinh doanh. Những nhà quản lý có phong cách kinh doanh lành mạnh vì sự phát triển lâu dài đòi hỏi BCTC phải chính xác, các thủ tục KSNB phải chặt chẽ. Đối với những nhà quản lý có mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận bằng mọi giá thì BCTC không đảm bảo tính trung thực, vì vậy các thủ tục kiểm soát sẽ lỏng lẻo, không hiệu quả. Như vậy, phong cách điều hành và tư cách của nhà quản trị ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách, thủ tục KSNB cũng như độ chính xác của BCTC.      Một vấn đề quan trọng khác của đặc thù quản lý là cơ cấu quyền lực trong đơn vị. Nếu quyền lực chỉ tập trung vào một cá nhân hay một nhóm nhỏ thì phẩm chất và năng lực của người nắm quyền ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kiểm soát. Trong những DN có quy mô lớn nếu xảy ra trường hợp trên thì môi trường kiểm soát sẽ không mạnh do những người khác không có cơ hội giám sát người có quyền lực cao.            1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức      Cơ  cấu tổ chức thực chất là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các thành viên trong đơn vị. Cơ  cấu tổ chức được xây dựng hợp lý sẽ  góp phần tạo ra một môi trường kiểm soát tốt, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót có thể xảy ra, đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quy định, triển khai các quy định đó cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định đó trong toàn bộ DN, tạo hiệu quả quản lý tốt cho các nhà lãnh đạo trong việc xử lý, truyền đạt và sử dụng thông tin. Cơ cấu tổ chức là nền tảng cho việc lập kế hoạch và kiểm tra. Để đạt được mục tiêu của đơn vị, cần phải có cơ cấu tổ chức hiệu quả và phù hợp với quy mô hoạt động của đơn vị. Muốn vậy, cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:      - Thiết lập, điều hành và giám sát toàn bộ hoạt  động của đơn vị, tránh bỏ sót bất kỳ  lĩnh vực nào đồng thời không có sự chồng chéo "dẫm chân" lên nhau giữa các bộ phận.      - Phải có sự tách biệt giữa ba chức năng xử  lý nghiệp vụ, ghi sổ và bảo quản tài sản.      - Bảo đảm sự độc lập tương đối giữa các bộ phận. Điều này thể hiện qua việc người phụ trách mỗi bộ phận độc lập tương đối đó chịu trách nhiệm trước cùng một cấp trên. Chẳng hạn bộ phận mua hàng và bộ phận kho cùng chịu trách nhiệm trước trưởng phòng vật tư…(Giả sử bộ phận mua hàng và bộ phận kho cùng trực thuộc phòng vật tư và đều chịu sự quản lý của trưởng phòng vật tư).            1.2.1.3. Chính sách nhân sự      Con người là nguồn lực rất quan trọng đối với DN, là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát cũng như là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt động của DN, nên DN muốn hoạt động tốt cần phải có một chính sách nhân sự phù hợp. Chính sách nhân sự ảnh hưởng quan trọng đến trình độ, phẩm chất cũng như các giá trị đạo đức của toàn thể nhân viên trong một tổ chức. Chính sách nhân sự bao gồm chính sách tuyển dụng, đào tạo, chính sách tiền lương, giám sát, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển nhân viên.      Nếu  đơn vị có một đội ngũ công nhân viên trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt và đoàn kết gắn bó với nhau thì dù cho các thủ tục kiểm soát cụ thể có không chặt chẽ  đi chăng nữa, các gian lận và sai sót cũng ít xảy ra. Ngược lại, nếu đội ngũ công nhân viên của đơn vị có những người trình độ yếu kém, phẩm chất đạo đức không tốt, đố kỵ nhau thì dù cho các thủ tục kiểm soát có chặt chẽ đến đâu, các sai sót và gian lận vẫn xảy ra nhiều và thường xuyên. Để có được một đội ngũ công nhân viên tốt, đơn vị phải có chính sách nhân sự rõ ràng, hợp lý, đạt được các mục tiêu công bằng, khuyến khích người có năng lực, có trình độ, có phẩm chất tốt phấn đấu vươn lên và kỷ luật thích đáng những người sai phạm. Vì vậy, một chính sách nhân sự tốt là một yếu tố đảm bảo cho môi trường kiểm soát mạnh.            1.2.1.4. Công tác kế hoạch      Hệ  thống kế hoạch và dự toán bao gồm các kế  hoạch về sản xuất, tiêu thụ, thu chi, sữa chữa TSCĐ  và các phương án chiến lược kinh doanh của ban quản lý trong đơn vị. Việc lập và thực hiện kế hoạch một cách khoa học, nghiêm túc sẽ là công cụ kiểm soát rất hiệu quả. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch, định kỳ so sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch để phát hiện những vấn đề bất thường và có những giải pháp kịp thời.            1.2.1.5. Bộ phận kiểm toán nội bộ (KTNB)      Bộ  phận KTNB là nhân tố quan trọng tác động đến môi trường kiểm soát: chính bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của đơn vị, trong đó có hệ thống thông tin kế toán. Bộ phận KTNB hữu hiệu sẽ giúp đơn vị có cái nhìn kịp thời và chính xác về các hoạt động của đơn vị cũng như công tác kiểm soát, từ đó phát hiện những sai phạm, gian lận làm thất thoát tài sản, đề ra biện pháp cải tiến hoạt động.      Để có bộ phận KTNB hữu hiệu, điều cần thiết là bộ phận KTNB phải độc lập với các bộ phận còn lại và chỉ trực thuộc cấp cao nhất trong đơn vị. Muốn vậy, bộ phận KTNB phải đáp ứng yêu cầu về năng lực cũng như  đạo đức nghề nghiệp.            1.2.1.6. Ủy ban kiểm soát      Ủy ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị như thành viên của Hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát. Ủy ban kiểm soát thường có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:      - Giám sát sự chấp hành pháp luật của công dân.      - Kiểm tra và giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ.      - Giám sát tiến trình lập BCTC.      - Đại diện công ty để mời kiểm toán viên độc lập và làm việc với họ.      - Hòa giải những mâu thuẫn giữa kiểm toán viên độc lập với ban giám đốc.            1.2.1.7. Môi trường bên ngoài      Ngoài các nhân tố bên trong nói trên, môi trường kiểm soát còn bao hàm nhiều nhân tố bên ngoài. Những nhân tố  này vượt ra ngoài sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của nhà quản lý và nhiều thủ tục kiểm soát cụ thể. Các nhân tố này bao gồm sự kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhà nước, sự ảnh hưởng của các chủ nợ, môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất nước…          1.2.2. Hệ thống kế toán (Hệ thống thông tin kế toán)      Thông qua việc quan sát, đối chiếu, tính toán và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống kế toán không những cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý mà còn có tác dụng kiểm soát nhiều mặt hoạt động của đơn vị. Bằng việc ghi chép mọi nghiệp vụ nhập xuất tài sản dựa trên chứng từ hợp lệ, kế toán góp phần bảo vệ tài sản đơn vị không bị thất thoát, gian lận hoặc bị sử dụng lãng phí. Kế toán cũng thực hiện việc giám sát nhiều lĩnh vực hoạt động và phân tích kết quả kinh doanh từng thời kỳ. Do đó, hệ thống kế toán là một yếu tố quan trọng trong hệ thống KSNB của đơn vị.      Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải đảm bảo cho các mục tiêu tổng quát sau đây:      - Tính có thật (Validity): nghĩa là chỉ được phép ghi những nghiệp vụ kinh tế có thật, không cho ghi chép những nghiệp vụ giả tạo vào sổ sách của đơn vị.      - Sự phê chuẩn (Authorization): trước khi thực hiện mọi nghiệp vụ, đều phải bảo đảm rằng chúng đã được phê chuẩn hợp lệ.      - Tính đầy đủ (Completeness): nghĩa là không được loại bỏ, giấu bớt, để ngoài sổ sách về mọi nghiệp vụ phát sinh.      - Sự đánh giá (Valuation): không để xảy ra những sai phạm trong tính toán, trong việc áp dụng các chính sách kế toán.      - Sự phân loại (Classification): bảo đảm số liệu được phân loại đúng theo sơ đồ tài khoản của đơn vị và ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách kế toán có liên quan.      - Đúng hạn (Timming): việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải đúng kỳ.      - Chuyển sổ và tổng hợp chính xác (Porting and summarization): số liệu kế toán phải ghi vào sổ sách đúng đắn và tổng hợp chính xác, để giúp phản ánh trung thực tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của đơn vị.                  1.2.2.1. Hệ thống chứng từ kế toán      Lập chứng từ là giai đoạn đầu tiên và rất quan trọng vì số liệu kế toán chỉ chính xác nếu việc lập chứng từ nghiêm túc, nghĩa là lập chứng từ đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp và phản ánh trung thực mọi nghiệp vụ phát sinh. Việc lập chứng từ giúp thực hiện chức năng tiền kiểm - là sự kiểm tra trước khi nghiệp vụ xảy ra nhằm ngăn ngừa sai phạm trên nhiều điểm quan trọng nhằm bảo vệ hữu hiệu và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đơn vị.                  1.2.2.2. Hệ thống sổ kế toán      Ghi ghép sổ sách là giai đoạn chính trong tiến trình xử lý số liệu kế toán, bằng việc ghi chép, phân loại, tính toán, tổng hợp… để chuẩn bị cung cấp các thông tin tổng hợp trên báo cáo. Trong KSNB, hệ thống sổ sách kế toán có một vai trò quan trọng. Chẳng hạn như các sổ chi tiết về vật tư, hàng hóa, công nợ sẽ giúp bảo vệ tài sản, giúp các nhà quản lý thu thập được các thông tin tài chính đáng tin cậy để điều hành các hoạt động tác nghiệp. Ngoài ra, hệ thống sổ sách còn giúp tổng hợp, lưu trữ thông tin một cách hệ thống, khoa học, và đóng vai trò trung gian giữa chứng từ và BCTC, nên là cơ sở để kiểm tra, truy cập chứng từ.      Hệ  thống sổ sách đầy đủ và chi tiết sẽ giúp cho đơn vị quản lý chính xác số lượng tài sản, bộ phận sử dụng, giá trị và  giá trị còn lại của từng tài sản, quản lý  trên sổ sách các loại vật liệu để có biện pháp sử dụng và kiểm soát hợp lý; đồng thời làm cơ sở để đối chiếu với kiểm kê thực tế.       1.2.2.3. Hệ thống báo cáo kế  toán      Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý nhằm tổng hợp các số liệu trên sổ sách thành những chỉ tiêu trên báo cáo. Hệ thống báo cáo kế toán bao gồm BCTC và các báo cáo nội bộ.      Các BCTC được lập theo quý hoặc năm phải tuân theo biểu mẫu đã quy định và phải trình bày theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành (chế độ kế  toán hiện hành). Các báo cáo này được công bố  ra bên ngoài, cho các nhà đầu tư và các nhà  chức năng đánh giá một cách tổng quát về hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của DN. Nó quyết định đến hình ảnh và uy tín của DN nên đòi hỏi số liệu phải trung thực và chính xác.      Các báo cáo nội bộ được lập theo yêu cầu của nhà  quản lý, nó không có biểu mẫu bắt buộc  quy định và được lập vào bất cứ thời điểm nào cần thiết. Với các báo cáo này, sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý đánh giá hiệu quả của công việc, kiểm tra kết quả thực thi so với mục tiêu ban đầu. Từ đó để có các giải pháp, phương hướng mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đạt mục đích cao hơn.      Các báo cáo nội bộ và BCTC nếu được lập chính xác, trung thực sẽ trở thành công cụ quản lý hữu hiệu, xác định các kế hoạch và  chiến lược phát triển trong tương lai phù hợp, đánh giá đúng đắn và có những điều chỉnh hợp  lý để đạt được mục tiêu.          1.2.3. Thủ tục kiểm soát      Các thủ tục kiểm soát được thiết kế bởi các nhà quản lý của DN nhằm ngăn ngừa và  phát hiện sai sót, gian lận, đảm bảo thực hiện mục tiêu cụ thể của đơn vị: bảo vệ tài sản, cung cấp số liệu kế toán đáng tin cậy,… Các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thiết kế rất khác nhau cho từng loại nghiệp vụ khác nhau và cũng rất khác nhau giữa các DN khác nhau. Tuy nhiên, các thủ tục kiểm soát thường được xây dựng trên các nguyên tắc phổ biến sau:      Thứ  nhất: Nguyên tắc phân công phân nhiệm      Theo nguyên tắc này, công việc và trách nhiệm cần  được phân chia cho nhiều người trong một bộ phận hoặc nhiều bộ phận trong một tổ chức. Mục  đích của nó là không một cá nhân hay bộ  phận nào được thực hiện mọi mặt của một nghiệp vụ từ khâu đầu đến khâu cuối. Cơ sở của nguyên tắc này là một chế độ nhiều người làm việc, các sai sót dễ phát hiện hơn và các gian lận khó xảy ra hơn. Việc phân công phân nhiệm còn có tác dụng tạo sự chuyên môn hóa, giúp cho việc kiểm tra chặt chẽ và tạo sự giúp đỡ lẫn nhau hơn trong công việc.      Thứ  hai: Nguyên tắc bất kiêm nhiệm      Theo nguyên tắc này, yêu cầu phải có sự tách biệt về trách nhiệm đối với một số công việc như sau:            - Cách ly bảo quản tài sản với kế toán. Chẳng hạn tách biệt kế toán vật tư với thủ kho…      - Tách biệt giữa trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ  với ghi chép sổ sách, chẳng hạn tách biệt bộ  phận sản xuất với kế toán tập hợp chi phí  sản xuất…      - Tách biệt giữa trách nhiệm xét duyệt với ghi chép sổ  sách, chẳng hạn tách biệt bộ phận vật tư với kế toán vật tư…      - Tách biệt chức năng kế toán và chức năng tài chính.      - Tách biệt chức năng thực hiện và chức năng kiểm soát.      Nguyên tắc này xuất phát từ mối quan hệ giữa các trách nhiệm nêu trên mà sự kiêm nhiệm dễ dẫn  đến gian lận khó phát hiện. Ví dụ: Kế toán tiền mặt kiêm nhiệm thủ quỹ sẽ có thể tham ô công quỹ và sửa đổi số liệu kế toán để che dấu sự thâm hụt quỹ.      Thứ  ba: Nguyên tắc ủy quyền và  phê chuẩn      Người quản lý không thể và cũng không nên quyết  định mọi vấn đề và giải quyết mọi sự  vụ trong đơn vị, mà phải thực hiện sự ủy quyền cho các thuộc cấp. Theo đó, các cấp dưới được giao cho quyết định và giải quyết một số công việc trong một phạm vi nhất định, thay mặt người quản lý chịu trách nhiệm về công việc đó. Tuy vậy, người quản lý vẫn phải duy trì một sự kiểm tra nhất định. Quá trình ủy quyền được tiếp tục mở rộng xuống các cấp thấp hơn tạo nên một hệ thống phân chia trách nhiệm và quyền hạn mà vẫn không mất đi tính tập trung của đơn vị.      Phê  chuẩn là biểu hiện cụ thể của việc quyết  định và giải quyết một công việc trong quyền hạn được giao.      Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn yêu cầu các nghiệp vụ phát sinh đều được sự ủy quyền cho các cán bộ phê chuẩn một cách thích hợp.      Việc thực hiện nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn giúp kiểm soát tốt hơn, do cấp trên vẫn duy trì sự kiểm soát đối với cấp dưới, đồng thời tránh được sai sót do một người không phải giải quyết quá nhiều việc.      2. Các chu trình và  kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng        2.1. Các chu trình kế toán      Các DN mặc dù rất khác nhau về các hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể, rất khác nhau về quy mô hoạt động nhưng đều giống nhau ở chỗ bao gồm các hoạt động cơ bản được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên liên tục theo một trình tự nhất định.      Hoạt  động kế toán, ghi chép, xử lý các sự  kiện kinh tế (là kết quả của các hoạt động cơ bản) dưới dạng các nghiệp vụ kế toán, do đó cũng lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định. Để thuận tiện trong nghiên cứu, các sự kiện kinh tế liên quan theo kiểu tác nhân, kết quả là lặp đi lặp lại sẽ được kết hợp để xử lý chung trong một quy trình kế toán và người ta gọi chúng là một chu trình nghiệp vụ kinh tế. Hệ thống kế toán cũng sẽ được thiết lập để xử lý các chu trình nghiệp vụ tương ứng này và do đó người ta cũng có thể gọi nó là chu trình kế toán (để xử lý chu trình nghiệp vụ kinh tế tương ứng). Như vậy chu trình kế toán được hiểu là một hệ thống các sự kiện kinh tế trong một chu trình nghiệp vụ được kế toán xử lý theo một trình tự nhất định.      Chu trình kế toán được chia thành 4 chu trình cơ  bản: Chu trình doanh thu, chu trình cung ứng, chu trình chuyển đổi, và chu trình tài chính. Trong từng chu trình kế toán, người ta lại chia thành nhiều chu trình nhỏ hơn gọi là hệ thống ứng dụng.                2.1.1. Chu trình doanh thu      Chu trình doanh thu là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu của hàng hóa qua quá trình trao đổi hàng - tiền (giữa DN và khách hàng của họ) gồm các nghiệp vụ kế toán ghi nhận những sự kiện phát sinh liên quan đến việc tạo doanh thu và việc thanh toán công nợ từ khách hàng.      Mục tiêu chủ yếu của chu trình này là bán được hàng và thu được tiền.      Có  4 sự kiện kinh tế xảy ra trong chu trình doanh thu:      - Nhận đặt hàng từ khách hàng.      - Giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng.      - Lập Hóa đơn bán hàng và yêu cầu khách hàng thanh toán.      - Nhận tiền thanh toán.      Và tương ứng là 4 hệ thống ứng dụng sau:      - Hệ thống nhận đặt hàng.      - Hệ thống gửi hàng.      - Hệ thống lập Hóa đơn bán hàng.      - Hệ thống nhận tiền.      Có  thể hình dung mô hình minh họa cho chu trình doanh thu như sau:           2.1.2. Chu trình cung ứng      Chu trình cung ứng (hay còn được gọi là chu trình mua hàng và thanh toán) bao gồm những sự kiện liên quan tới hoạt động mua hàng hay dịch vụ và thanh toán tiền.      Có  4 sự kiện kinh tế được ghi chép và xử  lý trong chu trình cung ứng. Đó là:      - DN đặt hàng hay dịch vụ cần thiết.      - Nhận hàng hay dịch vụ đã yêu cầu.      - Xác định nghĩa vụ thanh toán.      - DN thanh toán tiền.      Bốn hệ thống ứng dụng trong chu trình này là:      - Hệ thống mua hàng.      - Hệ thống nhận hàng.      - Hệ thống theo dõi thanh toán.      - Hệ thống chi tiền.                 2.1.3. Chu trình chuyển đổi      Chu trình chuyển đổi là chu trình ghi chép, xử  lý các nghiệp vụ kế toán liên quan đến một sự kiện kinh tế - tiêu thụ lao động, vật liệu và chi phí sản xuất chung để tạo ra thành phẩm hoặc dịch vụ.      Trong chu trình này, có các hệ thống ứng dụng:      - Hệ thống lương.      - Hệ thống hàng tồn kho.      - Hệ thống chi phí.           2.1.4. Chu trình tài chính      Chu trình tài chính ghi chép 2 sự kiện kinh tế. Đó là:      - Hoạt động tăng vốn từ chủ DN đầu tư  và từ đi vay.      - DN sử dụng vốn này tạo các tài sản mà việc sử dụng tài sản này sẽ tạo doanh thu.      Các hệ thống liên quan đến chu trình này là:      - Hệ thống ghi nhật ký.      - Hệ thống TSCĐ.      - Hệ thống BCTC.       Sau đây là mô hình minh họa các thành phần của chu trình tài chính.          2.2. Mối quan hệ giữa các chu trình kế toán       Như  đã tìm hiểu ở trên thì rõ ràng mỗi chu trình đều có đầu vào và đầu ra khác nhau, tuy nhiên chúng lại có quan hệ rất mật thiết. Đó là ở chỗ: đầu ra của chu trình này lại là đầu vào của chu trình khác, cứ thế xoay vòng tạo nên mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa các chu trình.       Giả  sử ta bắt đầu từ chu trình doanh thu (cũng có một cách bắt đầu khác là từ chu trình tài chính, bởi thiết nghĩ phải có tiền ban đầu thì mới có các hoạt động tiếp theo, tuy nhiên theo tôi cách dẫn dắt nào cũng đều có lý miễn sao sự giải thích cho trình tự đó thật lôgic và hợp lý), đầu vào sẽ là các sản phẩm và đầu ra sẽ là tiền sau khi đã diễn ra hoạt động trao đổi mua bán với khách hàng. Tiền đầu ra từ chu trình doanh thu sẽ tiếp tục cung cấp đầu vào cho chu trình tài chính. Các hoạt động của chu trình tài chính diễn ra với mua sắm tài sản cố định, đầu tư các dự án… nói chung là sử dụng nguồn tiền đầu vào để đầu tư tiếp, nhưng chủ yếu vẫn là đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ… cho DN (đặc biệt là các DN sản xuất như các nguyên vật liệu…), đây cũng chính là chu trình cung ứng. Với chu trình cung ứng thì đầu vào chính là nguồn tiền được cung cấp từ chu trình tài chính, và đầu ra chính là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mua vào sau khi đã thực hiện trao đổi mua bán với các nhà cung cấp. Các đầu ra từ chu trình cung ứng cùng với các yếu tố khác như nhân công và chi phí sản xuất… sẽ tiếp tục bước vào chu trình chuyển đổi. Chu trình chuyển đổi sẽ thực hiện quá trình biến các yếu tố đầu vào này trở thành các thành phẩm (hay sản phẩm). Sản phẩm đầu ra của chu trình chuyển đổi lại trở thành đầu vào của chu trình doanh thu, và như vậy trình tự diễn ra như một sự tuần hoàn liên lục giữa các chu trình. Ta có thể hình dung được tất cả các điều đó thông qua mô hình minh họa sau:         2.3. Chu trình cung ứng và kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng                2.3.1. Khái niệm      Chu trình cung ứng bao gồm những sự kiện liên quan tới hoạt động mua hàng hay dịch vụ và thanh toán tiền.      Có  4 sự kiện kinh tế được ghi chép và xử lý trong chu trình cung ứng. Đó là:      - DN đặt hàng hay dịch vụ cần thiêt.      - Nhận hàng hay dịch vụ đã yêu cầu.      - Xác định nghĩa vụ thanh toán.      - DN thanh toán tiền.      Sau đây là mô hình minh họa cho chu trình cung ứng:      Theo sơ đồ thì chu trình gồm các hoạt động cơ bản sau:      Nhận biết nhu cầu và yêu cầu hàng hóa, dịch vụ:  Đây là hoạt động đầu tiên trong chu trình cung ứng. Bất cứ bộ phận nào có nhu cầu về dịch vụ hoặc hàng hóa, nguyên vật liệu đều lập yêu cầu mua hàng gửi bộ phận mua hàng. Tuy nhiên, thông thường yêu cầu mua hàng được lập bởi bộ phận kho hàng khi cần bổ sung hàng tồn kho. Chứng từ ghi nhận yêu cầu này là "Yêu cầu mua hàng".      Đặt hàng với nhà cung cấp: Sau khi nhận Yêu cầu mua hàng, bộ phận mua hàng lựa chọn hoặc tìm kiếm nhà cung cấp để nhằm đạt 3 yêu cầu cơ bản: giá cả, chất lượng hàng mua và sự tin cậy trong bán hàng, giao hàng. Sau khi lựa chọn nhà cung cấp, bộ phận mua hàng đàm phán và lập ĐĐH mua gửi cho nhà cung cấp đã lựa chọn để xác định các yêu cầu về hàng mua cũng như yêu cầu liên quan tới việc giao hàng. Nhà cung cấp xem xét và nếu chấp nhận ĐĐH thì gửi thông báo và hai bên ký kết hợp đồng.      Nhận hàng và nhập kho: Khi nhà cung cấp giao hàng tại điểm được chỉ định trong ĐĐH, bộ phận nhận hàng có nhiệm vụ kiểm tra số lượng, chất lượng hàng, đối chiếu với giấy gửi hàng của nhà cung cấp, đối chiếu với ĐĐH để chấp nhận hay không chấp nhận việc giao hàng của nhà cung cấp. Lúc này hoạt động mua hàng được kết thúc.      Sau khi kiểm nhận, bộ phận nhận hàng lập Phiếu nhập kho báo cáo về hàng nhận. Sau đó, hàng được làm thủ tục nhập kho. Lúc này, thủ kho ký vào PNK và trách nhiệm quản lý hàng được chuyển giao bộ phận kho hàng.      Ghi nhận và xác định nghĩa vụ  phải trả người bán: Khi nhà cung cấp gửi Hóa đơn bán hàng, kế toán thanh toán tiến hành đối chiếu hóa đơn với các chứng từ gốc liên quan như ĐĐH, PNK, và tổ chức theo dõi khoản phải trả nhà cung cấp.      Thanh toán cho nhà cung cấp: Tới ngày cần thanh toán, kế toán thanh toán tiến hành lập các thủ tục để chuyển cho bộ phận quỹ hoặc bộ phận thanh toán ngân hàng để thanh toán cho nhà cung cấp. Sau khi thanh toán, căn cứ vào các chứng từ liên quan như Phiếu chi hoặc Ủy nhiệm chi để làm căn cứ nhập liệu, ghi giảm khoản phải trả nhà cung cấp.          2.3.2. Các hệ thống ứng dụng       - Hệ thống mua hàng: Có chức năng thu mua hàng hóa, vật tư theo yêu cầu của sản xuất đúng số lượng và chủng loại hàng hóa; sau đó từ Hóa đơn và các chứng từ liên quan kế toán vật tư phản ảnh vào sổ sách và tài khoản liên quan.       - Hệ thống nhận hàng: Có chức năng xác nhận hàng hóa được mua về có đúng xuất xứ, mặt hàng, số lượng, chất lượng hay không; nhập hàng vào kho; theo dõi ở sổ kế toán.       - Hệ thống theo dõi thanh toán: Có chức năng ghi nhận việc mua hàng chịu, chưa thanh toán cho người bán, sau đó phản ánh vào tài khoản công nợ liên quan.       - Hệ thống chi tiền: Có chức năng lập Phiếu chi tiền, hay Ủy nhiệm chi yêu cầu ngân hàng thay mặt đơn vị chuyển trả số tiền cho NCC hàng; sau đó vào Sổ quỹ tiền mặt, hay Sổ ngân hàng.       Sau đây là lưu đồ mô tả các hoạt động của tiến trình cơ bản và các tài liệu liên quan đến chu trình cung ứng:           2.3.3. Chức năng và mục tiêu của chu trình cung ứng             2.3.3.1. Chức năng của chu trình:       Chu trình có các chức năng chính, đó là:       - Mua hàng hóa hay các dịch vụ mua vào.       - Thanh toán tiền.       - Ghi chép nghiệp vụ và chuẩn bị báo cáo.             2.3.3.2. Mục tiêu của chu trình:       Đối với chức năng mua hàng thì mục tiêu đặt ra là phải mua đúng, mua đủ và mua kịp thời theo sự phê duyệt mua hàng:       - Mua đúng tức là phải đảm bảo đúng hàng (về tên hàng, quy cách của hàng và sự mô tả hàng), đúng nhà cung cấp và đúng giá (càng thấp càng tốt và cao nhất là một giá nào đó được xác định).       - Mua đủ tức là đảm bảo đủ về số lượng theo phê duyệt, có thể hao hụt một phần nào đó cho phép.       - Mua kịp thời tức là kịp tiến độ vận hành sản xuất, khoảng thời gian từ lúc đặt hàng đến nhận hàng chỉ được phép trong một ngưỡng định trước.       Đối với chức năng thanh toán tiền thì mục tiêu cũng tương tự như chức năng mua hàng ở trên là thanh toán đúng, thanh toán đủ và thanh toán kịp thời.       - Thanh toán đúng tức là đảm bảo thanh toán đúng nhà cung cấp, đúng số hàng đã mua (mà không phải là thanh toán nhầm cho một lô hàng nào khác) và đúng giá đã thỏa thuận.       - Thanh toán đủ là đủ khoản tiền như đã thỏa thuận mà DN đã chấp nhận thanh toán.       - Thanh toán kịp thời tức là kịp thời hạn thanh toán đã cam kết với nhà cung cấp.       Đối với chức năng ghi chép nghiệp vụ và chuẩn bị báo cáo (các báo cáo liên quan nhập - xuất - tồn vật tư và các báo cáo liên quan công nợ thanh toán) thì mục tiêu đặt ra là công việc ghi chép và lập báo cáo này phải đúng, đủ, kịp thời, ngắn gọn và rõ ràng, có thể:       - Chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn của từng loại vật tư vào bất cứ thời kỳ nào và vào bất cứ thời điểm nào.       - Chi tiết tình hình công nợ phải trả đối với tất cả các nhà cung cấp, từng nhà cung cấp, cùng với việc theo dõi tuổi nợ, hạn tín dụng tối đa được hưởng,…                2.3.3. Hệ thống thông tin kế toán trong chu trình cung ứng            2.3.3.1. Hệ thống chứng từ kế toán      - Yêu cầu mua hàng (Purchase requisition): Đây là chứng từ được lập bởi các bộ phận trong DN khi có nhu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ, bao gồm trình bày về chủng loại, mặt hàng, số lượng hàng, yêu cầu về thời gian nhận hàng. Yêu cầu mua hàng này được gửi về bộ phận mua hàng và phải được sự chấp thuận của người quản lý bộ phận yêu cầu.      - Đơn đặt hàng mua (Purchase order): Chứng từ này được lập bởi bộ phận mua hàng, xác định yêu cầu của DN với nhà cung cấp về mặt hàng, giá cả, chất lượng, số lượng hàng, thời gian, địa điểm, phương tiện giao hàng; các yêu cầu về thanh toán… Nếu ĐĐH được nhà cung cấp chấp thuận thì một hợp đồng mua bán sẽ được thảo ràng buộc trách nhiệm hai bên.       - Báo cáo nhận hàng (Receiving report): Loại chứng từ soạn thảo vào lúc nhận hàng hóa vật chất, nêu rõ mặt hàng, số lượng nhận được, ngày nhận và các dữ kiện thích đáng khác. Biên nhận hàng hóa và dịch vụ trong tiến trình kinh doanh bình thường, phản ánh ngày mà khách hàng thường thừa nhận nghiệp vụ mua hàng.      - Phiếu nhập kho: Chứng từ này được bộ phận nhận hàng lập căn cứ số lượng, chất lượng, quy cách hàng thực nhận. Số liệu thực nhập được làm căn cứ ghi tăng TK Hàng tồn kho. Thông tin về hàng nhận được truyền tới các bộ phận liên quan như kế toán, mua hàng, kho hàng…      - Hóa đơn bán hàng của người bán (Invoice): Đây là chứng từ xác định quyền sở hữu hàng được chuyển cho người mua và nghĩa vụ thanh toán của người mua đối với người bán. Gồm những thông tin: mặt hàng, số lượng hàng hóa và dịch vụ nhận được, giá gồm cả cước phí vận chuyển, các phương thức chiết khấu tiền mặt, và ngày tính Hóa đơn.      - Chứng từ thanh toán (Voucher): Chứng từ này được dùng trong hệ thống "Thanh toán theo chứng từ", nhằm ghi nhận các thông tin liên quan tới khoản cần thanh toán cho một hóa đơn nào đó.      - Chứng từ trả lại hàng mua (Debit memo): Chứng từ này được bộ phận mua hàng lập khi hàng mua không đúng yêu cầu, cần trả lại cho người bán. Chứng từ này ghi đầy đủ mặt hàng, số lượng, giá đơn vị, số tiền của hàng bị trả lại.       - Chi phiếu: Phương tiện để thanh toán cho nghiệp vụ mua hàng khi kỳ thanh toán đến hạn, có thể là Phiếu chi hoặc Ủy nhiệm chi... Sau khi Chi phiếu được người có trách nhiệm ký thì nó là một tài sản. Khi Chi phiếu được bên bán lĩnh tiền và xóa sổ ở tài khoản ngân hàng của bên mua thì nó được gọi là Chi phiếu đã thanh toán.            2.3.3.2. Hệ thống sổ kế toán      Các tài khoản sử dụng trong chu trình cung ứng:      - TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu.      - TK 153 : Công cụ, dụng cụ.      - TK 331 : Phải trả người bán.      - TK 111 : Tiền mặt.      - TK 112 : Tiền gửi ngân hàng.       Ghi chép kế toán bằng máy tính được tiến hành trong các tập tin và cơ sở dữ liệu. Trong hệ thống thông tin dữ liệu , thông thường sẽ có 2 loại tập tin: tập tin chính và tập tin nghiệp vụ.Tập tin nghiệp vụ sẽ phản ánh hoạt động xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian, thông thường là một ngày. Tập tin nghiệp vụ được coi như Sổ nhật ký, ghi chép tất cả các nghiệp vụ phát sinh. Tập tin chính là các tập tin lưu trữ các dữ liệu liên quan có tính chất lâu dài, ít biến động, được duy trì và sử dụng cho nhiều kỳ, nhiều khoảng thời gian.       - Tập tin chính:             + Tập tin nhà cung cấp: tập tin này lưu trữ những thông tin về từng nhà  cung cấp, bao gồm các thuộc tính liên quan đến mỗi người bán, và mỗi người bán được theo dõi bằng một mã nhà cung cấp.             + Tập tin nguyên vật liệu: Bao gồm nhiều loại vật tư hàng hóa, và các thuộc tính của nó, mỗi hàng hóa cũng được theo dõi bằng một Mã vật tư. Tập tin này bao gồm nhiều trường về mã, tên, thuộc tính, kho, số lượng, giá trị...       - Tập tin nghiệp vụ: tùy thuộc vào mức độ sử  dụng máy tính trong mỗi doanh nghiệp, hệ thống xử lý có thể có nhiều hay ít tập tin nghiệp vụ. Mỗi tập tin nghiệp vụ được dùng để nhập dữ liệu hàng ngày về những yếu tố liên quan đến chu trình cung ứng như tập tin mua hàng, tập tin thanh toán...      Các sổ kế toán được sử dụng:      - Sổ chi tiết TK 152, 331, 111, 112.      - Sổ tổng hợp TK 152, 331, 111, 112.      - Sổ Cái TK 152, 331, 111, 112.             2.3.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán       Tùy theo yêu cầu của nhà quản trị mà sẽ  có những báo cáo nào được sử dụng; đối với việc ghi chép bằng máy tính thì nếu có chương trình phần mềm phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị thì kế toán sẽ dễ dàng và nhanh chóng tổng hợp được số liệu từ các tập tin chính và tập tin nghiệp vụ để có được thông tin cần tìm. Chẳng hạn:       - Bảng chi tiết hàng hóa: Cho thấy lượng hàng hóa, vật tư trong kho còn bao nhiêu để có chính sách mua hàng kịp thời và hợp lý, không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của công ty.       - Báo cáo mua hàng: Xem xét, đối chiếu về số lần mua hàng có đúng như hóa đơn trên thực tế và đối chiếu với nhà cung ứng hàng để kiểm soát việc ghi chép sổ sách.       - Bảng kê chi tiết của người bán: Là báo cáo được lập hàng tháng bởi người bán, chỉ rõ số dư đầu kỳ, các lần mua, các khoản thanh toán cho người bán, và số dư cuối kỳ.                2.3.4. Kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng      Tổ  chức dữ liệu trong chu trình cung ứng (gồm các tập tin)  Tên bảng Thuộc tính Yêu cầu mua hàng Số  yêu cầu, Ngày yêu cầu, Mã kho, Ngày giao hàng, Điều khoản thanh toán Hàng mua - Yêu cầu mua hàng (chi tiết mua hàng) Mã  hàng, Số yêu cầu, Số lượng Hàng Mã  hàng, Tên hàng, Đơn giá tồn, Số lượng tồn Nhà  cung cấp Mã  NCC, Tên, Địa chỉ, Số dư phải trả Đặt hàng mua Số  ĐĐH, Ngày đặt hàng, Số yêu cầu, Tên người mua Hàng mua - đặt hàng mua (chi tiết hàng) Mã  hàng, Số ĐĐH, Số lượng, Đơn giá Nhận hàng Số phiếu nhập, Ngày nhập, Địa điểm nhận, Số ĐĐH, Mã NCC Hàng mua - nhận hàng Mã  hàng, Số phiếu nhập, Số lượng Hóa  đơn Số  Hóa đơn, Ngày Hóa đơn, Số ĐĐH, Mã NCC Hàng mua - hóa đơn Mã  hàng, Số Hóa đơn, Số lượng, Đơn giá Thanh toán Số  Voucher, Số Hóa đơn, Mã NCC, Số tiền Tiền gửi ngân hàng Số  Tài khoản ngân hàng, Mã Ngân hàng, Số tiền      Trong chu trình cung ứng, các rủi ro thường xảy ra khi xử lý nghiệp vụ là:  Rủi ro Tình trạng 1. Hàng hóa được đặt lớn hơn nhu cầu Tăng chi phí hàng tồn kho và chi phí lưu kho 2. Đặt mua những mặt hàng không trong nhu cầu Tăng chi phí hàng tồn kho và phí lưu kho 3. Không đặt hàng những mặt hàng cần mua Thiệt hại do thiếu hàng cho nhu cầu của đơn vị 4.Có  sự thông đồng giữa nhân viên mua hàng và người bán để đạt mục đích cá nhân Khả năng nhân viên mua hàng làm tăng giá hàng mua vào 5. Tạo những hóa đơn giả và những tài liệu mua hàng khác Hàng mua bị khai khống, tiền mặt bị biển thủ do cố ý làm mất mát 6. Sai sót và gian lận trong việc kiểm kê hàng hóa, hàng tồn kho Khai khống hàng tồn kho 7. Bỏ  quên khoản phải trả NCC Không báo cáo đúng về nợ phải trả 8. Người bán tăng giá hàng Giá trị hàng mua tăng 9. Thiệt hại hàng hóa trong quá trình vận chuyển Những mặt hàng kém chất lượng đưa vào sử dụng mà không được phát hiện  10. Lỗi của NCC trong việc tính toán tổng giá trị trên Hóa đơn Khoản phải trả  NCC tăng 11. Lỗi trong việc ghi NV mua hàng và đặt hàng khi ghi vào TK phải trả người bán Sổ Cái TK phải trả  người bán mất cân đối 12. Lỗi trong việc ghi chép NV mua hàng vào TK hàng mua và chi phí TK hàng mua và chi phí không được phản ánh đúng so với thực tế 13. Những chiết khấu mua hàng bị mất vì sự thanh toán muộn Giá trị hàng mua tăng 14. Sự  thanh toán lại những Hóa đơn đã thanh toán Giá trị hàng mua tăng 15. Thanh toán sai, cả những khoản không cho phép và những khoản quá mức cho phép Tiền mặt thất thoát, giá trị của hàng mua và dịch vụ tăng hơn mức thực tế 16. Thanh toán cho những mặt hàng  không nhận được Giá trị hàng mua tăng 17. Sai lệch từ những khoản thanh toán nhỏ Sự thất thoát tiền mặt 18. Thanh toán cho nhân viên mua hàng những khoản không được duyệt Sự thất thoát tiền mặt 19. Gian lận trong việc sửa đổi và thanh toán bằng sec của nhân viên Sự thất thoát tiền mặt 20. Làm giả sec thanh toán Số dư TGNH sai so với thực tế 21. Việc truy nhập vào dữ liệu liên quan đến NCC bởi những người không có thẩm quyền Làm mất hoặc làm giả  những bản ghi quan trọng liên quan đến NCC 22. Người chịu trách nhiệm về tiền, hàng tồn kho, khoản phải trả là những người không có khả năng Sự mất mát hoặc nguy cơ mất mát của tài sản, có thể bao gồm những tài liệu cần thiết về khoản phải trả  NCC trong thời gian chiết khấu      Để kiểm soát rủi ro, hạn chế những hậu quả có thể, công việc được thực hiện kiểm soát gồm:       Kiểm soát chung  Kiểm soát hoạt động tổ chức - Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm - Thực hiện tuần tự các bước cơ bản theo chương trình đã  được lập trình sẵn Kiểm soát chứng từ Cập nhật chứng từ: các bản sao về chứng từ, sơ đồ luân chuyển chứng từ, các báo cáo Kiểm soát việc giải trình tài sản - Đối chiếu giữa Sổ  chi tiết và Sổ tổng hợp TK phải trả NCC và TK HTKho - Đối chiếu giữa Bảng cân đối TK tại  ngân hàng với các Bảng cân đối TK tiền trong Sổ Cái Kiểm soát quá trình quản lý - Các nhân viên phải  được đào tạo về nghiệp vụ để đảm bảo tiền mặt tại quỹ được an toàn. - Sự  kiểm tra nên được thực hiện ở quá  trình mua hàng, chính sách mua hàng, trình tự thanh toán. - Người quản lý xem xét lại các bản phân tích định kỳ, các bản tóm tắt sơ lược về tình hình tổ  chức… Kiểm soát hoạt động dữ liệu trung tâm - Dữ liệu liên quan đến nghiệp vụ mua hàng và thanh toán nên được thiết lập rõ ràng - Hệ  thống thông tin và nhân viên kế toán nên được giám sát và xem xét về hoạt động Kiểm soát sự ủy quyền - Tất cả các nghiệp vụ mua hàng phải được các nhà quản lý thông qua - Trong hệ  thống máy tính, sự ủy quyền được này được thực hiện bởi phần mềm ứng dụng Kiểm soát việc đăng nhập dữ liệu - Nhân viên sẽ lập mật mã để truy cập vào phần công việc được giao - Ghi chép tất cả những nghiệp vụ mua hàng và thanh toán. Đồng thời định kỳ kiểm tra - Thường xuyên sao lưu các file Phải trả NCC và tồn kho hàng hóa vào đĩa từ - Giám sát, bảo vệ hàng tồn kho - Tổ  chức Sổ nhật ký giám sát tất cả các nghiệp vụ truy xuất dữ liệu trong file       Kiểm soát ứng dụng  Kiểm  soát việc nhập dữ liệu - Chuẩn bị các giấy tờ hợp lý, được đánh số liên tục và phải có sự ký duyệt của những người có thẩm quyền liên quan đến việc mua hàng và  thanh toán - Các  ĐĐH, báo cáo nhận hàng và cac Hóa đơn đã  được xác nhận (bằng chương trình đã lập trình sẵn) trước khi nhập vào máy tính - Chỉnh sửa các lỗi trong quá trình nhập liệu trước khi cung cấp thông tin chho NCC và ghi vào Sổ HTKho Kiểm soát quá trình xử lý dữ liệu - Các chứng từ phải  được phê chuẩn hợp lý - Kiểm tra đối chiếu SL thực nhận với Hóa đơn - Đối chiếu SL trên ĐĐH và báo cáo nhận hàng - Giám sát các NV mua hàng chưa hoàn thành - Đối chiếu số liệu giữa Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp và Sổ Cái - Giám sát thời hạn chiết khấu nếu được chiết khấu thanh toán - Chỉnh sửa dữ liệu trong quá trình xử lý nếu có lỗi Kiểm soát thông tin đầu ra - Xây dựng chính sách mua hàng và chính sách thanh toán hợp lý - Thiết lập hệ thống kiểm tra ngân sách liên quan đến NV mua hàng. Xem xét CP mua hàng và tốc độ chu chuyển HTK - Hàng tháng so sánh các bản kê từ NCC với số dư trên TK phải trả NCC tại đơn vị      Kiểm soát quá trình nhập liệu  Thủ tục kiểm soát Mua hàng Kiểm tra sự đầy đủ: - Kiểm tra sự tồn tại dữ liệu ở tập tin liên quan: "Số  yêu cầu", "Mã hàng", "Số lượng", "Ngày giao hàng". - Kiểm tra dữ liệu nhập có đầy đủ không: "Mã NCC", "Tên", "Tên người mua", "Mã hàng", "Đơn giá". Kiểm tra sự hợp lệ: Kiểm tra các mẫu chứng từ liên quan, thông tin của những hàng cần đặt mua và của NCC có  đúng không, có thật không. Nhận hàng Kiểm tra sự đầy đủ: Kiểm tra sự tồn tại dữ liệu của: "Số ĐĐH", "Mã hàng", "Số lượng", "Tên NCC" Thanh toán Kiểm tra sự đầy đủ: Kiểm tra sự tồn tại dữ liệu: "Số  ĐĐH", "Số Hóa đơn", "Ngày Hóa  đơn", "Tổng tiền", "Ngày thanh toán". Kiểm tra sự hợp lệ: Kiểm tra các mẫu chứng từ liên quan, kiểm tra số tiền đối chiếu tính toán lại… PHẦN 2:   THỰC TRẠNG CHU TRÌNH CUNG ỨNG   VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHU TRÌNH CUNG ỨNG TẠI   TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ       1. Giới thiệu về  Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ              1.1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng, nhiệm vụ                1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển             - Tên công ty đại chúng: Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ      - Tên viết tắt: HOATHO CORP.      - Địa chỉ: 36 Ông Ích Đường, Hòa Thọ Đông, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.      - Tel: (84-0511-3) 846290 – 671011 – 846925.      - Fax: (84-0511) 846216 – 672823.      - Email: hoatho-d@dng.vnn.vn / hotexco@dng.vnn.vn      - Website: www.hoatho.com.vn      Tổng Công ty hiện nay được thành lập năm 1962, tiền thân có  tên là Nhà máy Dệt Hòa Thọ (SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Năm 1975, được chính quyền tiếp quản.      Đến 1993, đổi hình thức sở hữu là Doanh nghiệp Nhà nước có tên là Công ty Dệt Hòa Thọ theo quyết định thành lập số 241/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ công nghiệp nhẹ. Sau đó đổi tên thành Công ty Dệt May Hòa Thọ theo quyết định số 433/QĐ-TCLĐ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam vào năm 1997.      Năm 2005 chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt May Hòa Thọ theo quyết định số 200/2005/QĐ-TT ngày 08/08/2005 của Thủ Tướng Chính phủ.      Ngày 15/11/2006, chuyển hình thức sở hữu sang công ty cổ  phần với tên gọi Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ theo quyết định số 3252/QĐ-BCN của Bộ  Công nghiệp và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 02 năm 2007 với vốn điều lệ là 45 tỉ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước chiếm 51%.      Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ là đơn vị  thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAX) của Bộ Công thương.      Tổng Công ty có trụ sở ở phía Nam thành phố  Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 8 km. Tổng diện tích là 145.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng và kho khoảng 72.000 m2.      Tổng số công nhân 6.683 người, trong đó bộ phận nghiệp vụ 311 người (tính đến ngày 31/12/2008). (Bảng số liệu dưới được trích từ Báo cáo thường niên năm 2008 của Tổng Công ty). Trình độ Số người Tỉ trọng (%)   - Đại học và trên đại học 163 2,44   - Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp 171 2,56   - Công nhân kỹ thuật và trình độ khác 6.349 95,00      Tổng công suất điện lắp đặt: 7.500 KW. Nguồn  điện, khí nén, nước sạch sẵn có và dồi dào để mở rộng quy mô sản xuất.      Năm 1975, thành lập Công ty sợi Hòa Thọ với diện tích nhà xưởng 11.000 m2. Thiết bị hiện có gồm dây chuyền kéo sợi đồng bộ với 37.000 cọc, chuyên sản xuất các loại sợi cotton chải thô, chải kỹ, sợi pha T/C, sợi polyester…      Năm 1997, thành lập Nhà máy May Hòa Thọ I(trước đây có tên là Xí nghiệp May Hòa Thọ 1) với diện tích nhà xưởng là 4.000 m2 và 13 dây chuyền sản xuất (60 máy/chuyền) với MMTB chuyên dùng hiện đại. .      Năm 1999, thành lập Nhà máy May Hòa Thọ II với diện tích nhà xưởng là 3.500 m2 và 12 dây chuyền sản xuất (60 máy/chuyền).      Năm 2001, thành lập Công ty May Hòa Thọ - Điện Bàn (Địa chỉ: Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam) với diện tích nhà xưởng là 10.000 m2 và 15 dây chuyền sản xuất (40 máy/chuyền).      Năm 2002, thành lập Nhà máy May Hòa Thọ III diện tích nhà xưởng 2.000 m2 với 9 chuyền sản xuất (35 máy/chuyền). Trong năm này, cũng đồng thời thành lập Công ty May Hòa Thọ - Quảng Nam (Địa chỉ: Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam) với diện tích nhà xưởng 7.580 m2 và có 16 chuyền sản xuất (50 máy/chuyền).      Năm 2003, thành lập Công ty May Hòa Thọ - Hội An (Địa chỉ: 26 Nguyễn Tất Thành, Phường Tân An, Đô thị cổ Hội An, Quảng Nam) với diện tích 30.528 m2 và 9 chuyền sản xuất (45 máy/chuyền).      Năm 2007, thành lập 2 Công ty là Công ty May Hòa Thọ - Duy Xuyên (Đặt tại: Khu Công nghiệp Gò Dỗi, Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) với quy mô 11 chuyền, tổng mức đầu tư 9 tỉ đồng, sử dụng 500 lao động và Công ty May Hòa Thọ - Đông Hà (Đặt tại: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, thị xã Đông Hà, Quảng trị) với quy mô 15 chuyền, tổng mức đầu tư 30 tỉ đồng, sử dụng 900 lao động.      Vậy, hiện nay Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ có 10 đơn vị trực thuộc: Nhà máy May Hòa Thọ I Nhà máy May Hòa Thọ II Nhà máy May Hòa Thọ III Công ty Sợi Hòa Thọ Công ty kinh doanh thời trang Công ty May Hòa Thọ Điện Bàn Công ty May Hòa Thọ Quảng Nam Công ty May Hòa Thọ Hội An Công ty May Hòa Thọ Duy Xuyên Công ty May Hòa Thọ Đông Hà      Ngoài ra, Tổng Công ty còn có một số Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Thêu Thiên Tín, Công ty TNHH May Bình Phương, Công ty TNHH May Tuấn Đạt, Công ty Cổ phần Bao bì Hòa Thọ.      Bước sang năm 2009, Tổng Công ty có các kế hoạch đầu tư và kế hoạch phát triển. Về kế hoạch đầu tư thì năm 2009 Tổng Công ty dự kiến nhận dự án đầu tư 20.000 cọc sợi từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 142 tỷ đồng. Và để đáp ứng nhu cầu sản xuất, Tổng công ty còn dự kiến đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất khoảng : 26,1 tỷ đồng. Trong đó:      - Đầu tư cho lĩnh vực sợi : 5,4 tỷ đồng.      - Đầu tư cho lĩnh vực may : 18,7 tỷ đồng.      - Đầu tư khác (nâng cấp đường nội bộ, hệ  thống thoát nước...): 2 tỷ đồng.      Ngoài ra, Chính phủ có chủ trương kích cầu đầu tư nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu tại Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008; Tổng Công ty sẽ lập dự án tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư bổ sung 10.000 cọc sợi cho Dự án 20.000 cọc sợi với mức đầu tư khoảng 50 tỷ đồng.      Còn về kế hoạch phát triển, Tổng Công ty cổ  phần Dệt may Hoà Thọ đang trên đà tăng trưởng bền vững, luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch về giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động; đã và đang nghiên cứu đầu tư chiều sâu bằng các thiết bị hiện đại và phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của cả hai ngành Sợi - May, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín và thương hiệu Tổng Công ty.      Ngoài ra Tổng Công ty còn nghiên cứu đầu tư hoặc tham gia góp vốn liên doanh, liên kết trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tài chính, du lịch...      Bảng sau là kế hoạch một vài chỉ tiêu của Tổng Công ty trong năm 2009. (Được trích từ Báo cáo thường niên năm 2008 của Tổng Công ty).            (ĐVT: 1.000 đ) TT Diễn giải Thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Tỉ lệ (%) KH 09/TH 08 1 Doanh thu thuần 929.193.145 950.000.000 102,24 2 LNTT 7.503.198 9.000.000 119,95 3 Vốn điều lệ 45.000.000 96.500.000 214,44 4 LNST/VĐL 16,67 % 14,52 % 87,10 5 Lao động bquân (người) 6.481 6.780 104,61 6 Thu nhập bquân (đ/người/tháng) 1.957.000 2.053.000 104,91          1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty      Chức năng, nhiệm vụ:      Hoạt  động chính của Tổng Công ty là sản xuất sợi và  sản phẩm may mặc sẵn nhằm phục vụ cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Công suất sản xuất trung bình là:      -Sợi các loại: 40.000 tấn/năm.      -Sản phẩm may quy sơ mi: 8.500.000 sản phẩm/năm.      Lĩnh vực kinh doanh của Tổng Công ty là:       - Đầu tư, sản xuất, gia công, mua bán, xuất nhập khẩu: vải, sợi, chỉ khâu, quần áo may sẵn và các loại thiết bị, nguyên phụ liệu. phụ tùng ngành dệt may.      - Kinh doanh nhà hàng, siêu thị tổng hợp, du lịch, vận tải, bất động sản.      - Xây dựng công nghiệp và dân dụng.      - Khai thác nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.      - Góp vốn mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, chứng khoán và bất động sản.        1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Tổng Công ty                1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý      Mô  hình Cơ cấu tổ chức (Phụ lục 1)      Mô hình Bộ máy quản lý (Phụ lục 2)          1.2.2. Chức năng của Ban điều hành và các phòng ban      - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, và một số chính sách khác của Tổng Công ty.      - Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý Tổng Công ty, có toàn quyền nhân danh Tổng Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của Tổng Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ quyết định. HĐQT xây dựng định hướng, chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.      - Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cho cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.      - Các đơn vị trực thuộc: Các Nhà máy, Công ty trực thuộc của Tổng Công ty có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của Nhà máy, Công ty trực thuộc gồm: Giám đốc chi nhánh, các Phó giám đốc chi nhánh, trưởng các phòng, ban, bộ phận.      - Ban Tổng Giám đốc: bao gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và các Giám đốc điều hành.      - Tổng Giám đốc: Có quyền hạn cao nhất trong Công ty, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng Công ty, Pháp luật Nhà nước về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chỉ đạo chung và phụ trách trực tiếp các phòng Tổ chức - Hành chính và phòng Tài chính - Kế toán.      - Phó Tổng Giám đốc: thay mặt Tổng Giám đốc để giải quyết mọi việc khi Tổng giám đốc đi vắng và có nhiệm vụ hỗ trợ Tổng giám đốc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các mặt công tác đươc giao.      - Giám đốc Điều hành: có nhiệm vụ hỗ trợ tham mưu cho Tổng Giám đốc và điều hành công việc theo trách nhiệm được giao, nhưng quan trọng về mặt Tài chính.      - Phòng Tài chính Kế toán: tổ chức công tác hạch toán kế toán trong Công ty; thực hiện các nhiệm vụ thống kê ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định, đảm bảo chế độ kế toán. Đồng thời cũng tham mưu, hỗ trợ Ban Tổng Giám đốc đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.      - Phòng kỹ thuật đầu tư và quản lý chất lượng sản phẩm: Xây dựng, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, và quy trình vận hành máy móc thiết bị. Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các loại sản phẩm mới thích hợp với nhu cầu thị trường với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời còn tổ chức kiểm tra xác nhận chất lượng sợi trước khi xuất cho khách hàng. Báo cáo định kỳ và theo yêu cầu của Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc, cơ quan chức năng địa phương và Tập đoàn Dệt May Việt Nam về công tác kỹ thuật, đầu tư và môi trường.      - Phòng kinh doanh May: Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại và quảng cáo hàng may; tìm chọn khách hàng đàm phán, xây dựng giá thành, theo dõi đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất các đơn vị. Lập các thủ tục xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu - vật tư sản xuất, quản lý văn phòng đại diện, các kho nguyên phụ liệu may, đồng thời cũng xây dựng kế hoạch, thống kê báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng may (tuần, tháng, quý, năm) theo yêu cầu của Tổng Công ty.       - Phòng Kế hoạch - Thị  trường: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường đồng thời vạch ra những kế hoạch liên quan sản xuất, phối hợp với Phòng Kinh doanh May để thực hiện các nghiệp vụ mua hàng hay xuất kho hàng bán.       - Phòng kỹ thuật công nghệ May: Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất, gia công các loại sản phẩm may theo đơn đặt hàng hoặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất; xây dựng quy trình vận hành và bảo trì các loại thiết bị. Ngoài ra còn kết hợp với Phòng Kinh doanh May làm việc với khách hàng thống nhất các yêu cầu kỹ thuật sản xuất, gia công sản phẩm may của Tổng Công ty với khách hàng trước khi trình Tổng giám đốc ký kết hợp đồng.       - Phòng quản lý chất lượng May: Tổ chức kiểm tra và hướng dẫn các Công ty/Nhà máy May kiểm tra chất lượng sản phẩm may theo đúng tiêu chuẩn của khách hàng và Tổng Công ty ban hành, đồng thời cũng chịu trách nhiệm kiểm tra lại chất lượng sản phẩm may đã sản xuất trước khi xuất hàng cho khách hàng theo hợp đồng đã ký. Ngoài ra cũng còn phụ trách tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu may đầu vào trước khi cho nhập kho và xuất cho các đơn vị sản xuất..      - Văn phòng: có nhiệm vụ tham mưu Tổng Giám đốc về tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch cán bộ và các công tác liên quan đến người lao động, ký kết hợp đồng lao động, các  chính  sách nội bộ và chế độ Bảo hiểm.      Đồng thời tiếp nhận các loại văn bản đến trình Tổng Giám đốc và chuyển các loại văn bản theo phê duyệt của Tổng giám đốc. Lưu giữ và bảo quản con dấu.      - Văn phòng đại diện: mang chức năng như một văn phòng giao dịch của Tổng Công ty nhưng lại được đặt tại một nơi khác cách xa trụ sở chính, nhằm tạo sự nhanh gọn hơn trong giao dịch cũng như tìm kiếm thị trường. Hiện nay, Tổng Công ty mới chỉ có một Văn phòng đại diện, và đặt tại TP Hồ Chí Minh.      - Phòng đời sống: Thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, y tế, đảm bảo an toàn lao động cũng như đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh trong môi trường làm việc, vệ sinh nước uống, an toàn lương thực thực phẩm trong công tác phục vụ bữa ăn cơm ca. Đồng thời cũng quản lý và sửa chữa hệ thống nước và điện Tổng Công ty.      - Các đơn vị kinh doanh và  phục vụ:       Trạm phân phối điện chịu trách nhiệm cung cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng cho Tổng Công ty, đồng thời sữa chữa bảo trì, tổ chức kiểm tra định kỳ các thiết bị điện đảm bảo quá trình sản xuất liên tục.      Các  đại lý tiêu thụ sản phẩm và  Trung tâm kinh doanh thời trang có vai trò giới thiệu, trưng bày sản phẩm và tạo giao diện tiếp xúc gần gũi hơn giữa sản phẩm và người tiêu dùng, đồng thời cũng xảy ra trao đổi mua bán và tạo doanh thu.        1.3. Tổ chức công tác kế toán                1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán                  1.3.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng Công ty      (Phụ  lục 3)            1.3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán      - Kế toán trưởng: phụ trách công tác tài chính và phòng Tài chính - Kế toán, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc tổ chức công tác tài chính kế toán theo đúng Pháp luật. Là người trực tiếp chỉ đạo công tác hạch toán công tác hạch toán kế toán tại Công ty, tham mưu cho Tổng Giám đốc về vấn đề tài chính trong Công ty  như xây dựng kế hoạch tài chính, vay vốn, các phương án kinh doanh…      - Phó phòng kế toán: có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo các nhân viên kế toán theo nội quy và quy trình hạch toán của công ty từ việc lập, luân chuyển chứng từ đến báo cáo kế toán. Đồng thời cũng tham mưu  hỗ trợ cho Kế toán trưởng trong các công tác tài chính, và thực hiện công việc điều hành thay thế trong ủy quyền khi Kế toán trưởng vắng mặt.      - Kế toán tiền mặt, tiền lương, Bảo hiểm: theo dõi các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, tiền lương và Bảo hiểm các Công nhân viên và cả những cán bộ quản lý toàn Công ty, thanh toán các khoản tạm ứng, lập báo cáo tiền mặt. Cuối kỳ, đối chiếu với Sổ quỹ tiền mặt.      - Kế toán tiền gửi ngân hàng: trực tiếp giao dịch với ngân hàng về các nghiệp vụ thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Theo dõi TK tiền gửi ngân hàng của Công ty, thường xuyên đối chiếu với ngân hàng để giám sát chặt chẽ số dư trên các tài khoản liên quan.      - Kế toán thuế, TSCĐ, CCDC: theo dõi các TK phải trả, phải nộp Nhà nước về các loại thuế; đồng thời cũng theo dõi tình hình biến động TSCĐ, thanh lý nhượng bán, tính khấu hao và phân bổ vào chi phí theo tháng quý năm của TSCĐ.      - Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất nhập kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ và thanh toán công nợ của khách hàng.      - Kế toán Nguyên vật liệu, tạm ứng: thực hiện việc ghi chép phản ánh chi tiết tổng hợp vật tư, theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư cả về số lượng và giá trị. Quản lý, theo dõi TK vật tư, lập các báo cáo liên quan phục vụ cho nhu cầu kiểm soát, đối chiếu, kiểm tra. Đồng thời cũng quản lý Tài khoản tạm ứng.      - Kế toán thanh toán: thực hiện công việc đối chiếu kiểm tra số liệu từ các nghiệp vụ mua hàng, đồng thời theo dõi TK phải trả người bán, phối hợp với Kế toán ngân hàng thanh toán cho các nhà cung cấp đúng hạn.      - Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp, phân bổ chi phí giá thành từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho, xác định tổng số chi phí sản xuất, lập báo cáo giá thành cho các phòng ban liên quan.      - Kế toán phụ liệu: có nhiệm vụ tương tự kế toán vật tư, do đặc điểm của lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của đơn vị là sản xuất hàng may mặc nên phải phân tách ra thành hai phần hành Kế toán nguyên vật liệu và Kế toán phụ liệu (vì chủng loại phụ liệu cũng nhiều không kém vật tư). Ngoài ra, phần hành kế toán này còn chịu trách nhiệm là theo dõi Doanh thu của Tổng Công ty.      - Kế toán tổng hợp: thực hiện công việc tổng hợp số liệu từ các kế toán phần hành, cân đối số liệu, kiểm tra số liệu, thực hiện các bút toán tổng hợp,các bút toán cuối kỳ để lên các báo cáo tài chính, xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.      - Thủ quỹ: quản lý tiền mặt, thu tiền và chi tiền kèm theo các chứng từ liên quan, lập các báo cáo quỹ.      - Bộ phận kế toán các đơn vị trực thuộc: có nhiệm vụ theo dõi hoạt động tài chính, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị. Tính ra giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất tại đơn vị đó và thường xuyên thực hiện đối chiếu kiểm tra với Kế toán Tổng Công ty.                1.3.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Tổng Công ty      Theo quy định thì mỗi một DN có thể được  áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau:      - Hình thức kế toán Nhật ký chung.      - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.      - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ       - Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ.      - Hình thức kế toán trên máy vi tính.      Hình thức kế toán được Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ đang sử dụng là hình thức kế toán thứ năm: Hình thức Kế toán trên máy vi tính. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp giữa bốn hình thức kế toán còn lại. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và các BCTC theo quy định. (Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay).       Hiện nay Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ đang sử dụng phần mềm Bravo 6.3 của Công ty Cổ phần Phần mềm Bravo chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng, đây là phần mềm kế toán được thiết kế  và viết theo quy định của Bộ Tài chính cùng với các chuẩn mực kế toán và yêu cầu quản trị Doanh nghiệp. Phần mềm này thiết kế đầy đủ bốn hình thức kế toán như đã nêu trên, tiện ích cho người dùng trong việc tùy chọn Hình thức kế toán phù hợp với nhu cầu từng DN, và đối với Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ thì tùy chọn Hình thức kế toán là Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Với phần mềm này thì người sử dụng chỉ cần nhập các số liệu đầu vào , còn máy tính sẽ tự động hóa công việc tính toán và lên các sổ sách, báo cáo theo yêu cầu. Chức năng của chương trình là theo dõi các chứng từ đầu vào (Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn bán hàng,…). Và dựa trên các chứng từ đó, chương trình sẽ lên các sổ và các báo cáo kế toán.                  1.3.2.1. Sơ đồ hình thức ghi sổ tại Tổng Công ty                  1.3.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính      (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế  toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định Tài khoản ghi Nợ, Tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.      Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái …) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.      (2) Cuối tháng, (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy.      Thực hiện các thao tác để in BCTC theo quy định.      Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và  sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.      2. Thực trạng chu trình cung ứng và công tác kiểm soát chu trình cung ứng tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ              2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ          2.1.1. Đặc thù về quản lý      Tổng Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh và luôn chú trọng công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiếp thị nhằm nâng khả năng cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ được Tổng Công ty đặt lên hàng đầu, tạo được niềm tin nơi khách hàng; tạo nguồn vốn đầu tư thông qua việc hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước là nhân tố quan trọng đưa Tổng Công ty đi lên trong giai đoạn hội nhập sâu kinh tế quốc tế. Công tác quản lý theo nguyên tắc nhất quán từ trên xuống, cố gắng đạt được mục tiêu đã đặt ra và đồng thời luôn tự hoàn thiện và phát triển.      Ban quản lý cấp cao của Tổng Công ty có năng lực và đầy tâm huyết, am hiểu hoạt động của  đơn vị, quyền lực không chỉ tập trung vào một  các nhân duy nhất, mà phân tán cho nhiều thành viên, điều này tạo sự kiểm soát lẫn nhau và khi bất kỳ một phương án, quyết định nào đưa ra cũng đều có sự tham mưu, góp ý của nhau và điều đó làm cho quyết định của họ càng có giá trị. Các nhà quản lý có quan điểm:      - Kinh doanh phải trung thực (chẳng hạn việc mua hàng và  thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp phải thực hiện theo đúng như hợp đồng đã ký  kết).      - Cạnh tranh thì phải lành mạnh, không dùng những thủ  đoạn tiêu cực gây thiệt hại đến quan hệ kinh doanh của đối tác và đối thủ cạnh tranh, Tổng Công ty tiến hành mở rộng thị trường dựa trên chính năng lực của mình.      - Coi trọng tính trung thực của báo cáo tài chính được thể hiện qua các kỳ kiểm toán hàng năm do Công ty Kế toán Kiểm toán độc lập AAC thực hiện, nhằm kiểm toán tất cả các hoạt động các hoạt động của Tổng Công ty thông qua các thông tin trên BCTC và đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng tại Tổng Công ty để sau đó có những biện pháp tối ưu phù hợp hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh.      - Đồng thời, yếu tố đoàn kết, đồng tâm đồng lòng toàn cán bộ công nhân viên trong tổ chức cũng được Ban quản lý Cấp cao quan tâm chú trọng.      Tổng Công ty Dệt may Hoà Thọ hiện nay đang phát triển nhanh chóng, có thể dẫn đến những bất cập trong công tác quản trị, điều hành, đặc biệt là nguồn nhân lực cấp cao. Tuy nhiên đó chỉ là rủi ro dự báo, hiện nay chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực đang có tác dụng tốt tại HOATHO CORP., cho nên, việc mở rộng sản xuất theo phương pháp nhân bản (tách bộ máy quản lý ở cơ sở cho đơn vị mới - tức các đơn vị trực thuộc), và đào tạo mới, sẽ đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được cho nhu cầu phát triển sản xuất.          2.1.2. Cơ cấu tổ chức      Là  một Tổng Công ty với quy mô lớn nên cơ cấu nhân sự khá đông đảo cả về lượng cán bộ nhân viên quản lý và lượng công nhân viên lao động. Theo đó, quyền hạn, trách nhiệm và chức năng được phân chia rộng khắp và khá phức tạp, tuy nhiên sự phân chia này, giữa các đơn vị thành viên hay giữa các bộ phận phòng ban... luôn tạo sự rõ ràng và thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của công ty và không có sự chồng chéo trách nhiệm, quyền hạn lẫn nhau giữa các bộ phận. Các bộ phận có chức năng đặc trưng khác nhau nhưng luôn tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với nhau.      Trong mỗi một đơn vị thành viên đều có một thủ trưởng riêng - Giám đốc đơn vị và  chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Tổng Giám  đốc Tổng Công ty, đồng thời cũng luôn liên lạc, báo cáo và chịu hoàn toàn trách nhiệm với Ban Tổng Giám đốc về công việc điều hành mọi hoạt động của đơn vị trực thuộc đó.      Ở mỗi phòng ban chức năng tại Tổng Công ty thì người trưởng phòng chức năng đó có trách nhiệm về các hoạt động của phòng, trực tiếp quản lý và chỉ đạo các nhân viên trong phòng thực hiện theo đúng chức năng, đồng thời luôn báo cáo và chịu trách nhiệm với cấp trên.           2.1.3. Chính sách nhân sự       Công ty có chính sách tuyển dụng đào tạo, chế độ lao động về thời gian làm việc (6 ngày/1 tuần, 8 giờ/1 ngày) hay chính sách tiền lương… được quy định rõ ràng và hợp lý, đáp ứng tốt nhất nhu cầu và quyền lợi cho người lao động, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động (tại đơn vị còn có hoạt động tập thể dục giữa giờ làm việc - đứng tại chỗ vươn tay, vặn mình… để giảm stress và phục hồi sức khỏe để tiếp tục làm việc), vệ sinh môi trường cũng như luôn tạo điều kiện cho người lao động phát huy, phát triển năng lực.       Tổng Công ty đảm bảo toàn bộ công nhân viên của Công ty được đào tạo có đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết để làm việc với các khóa huấn luyện và đào tạo do Tổng Công ty tổ chức, bên cạnh đó Tổng Công ty còn khuyến khích người lao động tham dự các khóa đào tạo ngoài giờ làm việc bên ngoài để tự nâng cao trình độ mà chi phí cho việc học này sẽ được Tổng Công ty hỗ trợ chi trả. Tổng Công ty đặc biệt chú trọng đến chính sách an toàn lao động: xây dựng môi trường làm việc an toàn, trang bị áo quần bảo hộ lao động đầy đủ, kịp thời tùy theo tính chất của từng công việc đòi hỏi. Đồng thời Tổng Công ty cũng luôn thực hiện các quy định của Nhà nước về lương, thưởng, đảm bảo mức thu nhập phù hợp tùy theo năng lực, năng suất, tính chất công việc... Ngoài ra, Tổng Công ty còn tổ chức bữa ăn cơm ca miễn phí cho toàn bộ công nhân viên, và có những chính sách khác cho người lao động như cúng viếng đám tang, chúc mừng đám cưới…          2.1.4. Công tác kế hoạch      Thường xuyên xây dựng chương trình hoạt động hàng quý, hàng năm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên giám sát, kiểm tra mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, hàng quý Hội đồng quản trị đều họp để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong quý và đề ra giải pháp để thực hiện kế hoạch quý tiếp theo.      Hiện nay Tổng Công ty đã vừa mới thành lập Phòng Kế hoạch - Thị trường, Phòng được tách ra từ Phòng Kinh doanh May nhằm phân chia công việc để chuyên trách và để đạt hiệu quả công việc cao hơn. Chức năng chính của Phòng này là tìm hiểu thị trường và lập các kế hoạch sản xuất.          2.1.5. Bộ phận Kiểm toán nội bộ      Hiện tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ chưa có bộ phận Kiểm toán nội bộ nhưng với quy mô hoạt động hiện có của một Tổng Công ty Cổ phần lớn thì nhất thiết cần phải lập một bộ phận kiểm toán nội bộ để thực hiện công việc kiểm toán tất cả các hoạt động trong Công ty, kể cả hoạt động KSNB. Bộ phận này là một bộ phận độc lập, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ thống KSNB, chịu trách nhiệm đảm bảo cho hệ thống KSNB được tuân thủ:      - Việc tuân thủ các quy trình và chính sách, vốn là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty;      - Việc tuân thủ các chính sách và quy trình kế toán cũng như việc đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị; và      - Xác định các rủi ro, các vấn đề và nguồn gốc của việc kém hiệu quả và xây dựng kế hoạch giảm thiểu những điều này.      Kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng Quản trị. Do đó, với một kiểm toán nội bộ làm việc hiệu quả, hệ thống KSNB của công ty sẽ liên tục được kiểm tra và hoàn thiện.          2.1.6. Ủy ban kiểm soát      Hiện nay, Tổng Công ty đã có Ban Kiểm soát, Ban Kiểm soát là do Đại hội đồng Cổ đông bầu, gồm 3 thành viên (1 trưởng ban và 2 kiểm soát viên), thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty. Công việc của Ban Kiểm soát là luôn giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của Tổng Công ty đảm bảo đúng nguyên tắc và nhiệm vụ. Mỗi quý họp một lần để kiểm tra tình hình hoạt động của công ty.          2.1.7. Môi trường bên ngoài      Ngoài các nhân tố bên trong như đã kể trên, Tổng Công ty còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, những nhân tố này có sự tác động không ít đến môi trường kiểm soát tại Tổng Công ty:       - Chi phí nguyên liệu, vật liệu đầu vào có  sự biến động tăng và bất thường do sự  biến động của giá dầu trên thế giới, dẫn  đến tăng chi phí giá vốn hàng bán, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty.       - Sự ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới cũng có sự  tác động không nhỏ đến môi trường kiểm soát của công ty (đặc biệt là nền kinh tế Mỹ  không ổn định như hiện nay).       - Sự thay đổi liên tục của thời đại công nghệ  thông tin dẫn đến những thay đổi về MMTB hay những quy trình vận hành trong quá trình sản xuất.       - Sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ  cạnh tranh làm tác động đến giá cả cũng như thị phần của công ty.       - Nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng thay đổi và  cần thiết phải có những chính sách phù hợp  để tránh sự lỗi thời của những mặt hàng hiện tại.       - Sự ảnh hưởng của các cơ quan chức năng. Nếu các cơ quan chức năng thay đổi về chính sách tài chính tiền tệ thì sẽ làm thay đổi quan điểm và hành động của các nhà quản lý, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát trong công ty.        2.2. Thực trạng chu trình cung ứng và công tác kiểm soát chu trình cung ứng tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ                2.2.1. Một vài đặc điểm về nguyên vật liệu, phụ liệu thu mua và bộ mã được sử dụng liên quan      Một vài đặc điểm:      - Các loại nguyên liệu, phụ liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất của Tổng Công ty rất đa dạng và phong phú về chủng loại.      Một số loại nguyên vật liệu (chính) như: vải chính các loại, vải lót, gòn, dựng vải các loại,…      Một số phụ liệu: băng nhám, bo thun, dây kéo, nhãn các loại, nút các loại, nẹp lưng, khoen, móc khóa, đinh nhựa, nhãn,…      - NVL thường được đặt mua theo từng lô lớn, không mua lẻ.      - NVL sau khi nhập kho được bảo quản đảm bảo theo từng kho, tại Công ty có kho Nguyên liệu riêng và kho Phụ liệu riêng, và ở từng kho đều có một thủ kho quản lý.      - Nguyên vật liệu được mua từ những nhà cung cấp khá quen thuộc và đáp ứng khá tốt các tiêu chuẩn về chất lượng.      Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu (chính): Snicker, Resources, Prominent, Lundhag, Topper Crown, Urika,…      Một số nhà cung cấp phụ liệu: Snicker, Resources, Lundhag, Urika, Jia Mei,…      Các bộ mã sử dụng:      Các bộ mã được sử dụng là các bộ  mã liên quan đến nhà cung cấp, nguyên phụ liệu. Độ dài tối đa cho một mã là 16 kí tự. - Bộ mã liên quan đến nhà cung cấp      Bộ  mã này có cú pháp là VP* (* là ký tự liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp, dựa trên tên của nhà cung cấp, mang tính gợi nhớ).      Ví  dụ:       VPSNICKER : Công ty SNICKER WORKWEAR AB.      VPJIAMEI : Công ty TNHH JIA MEI.            …      Sau đây là bảng danh mục một số NCC:  VPSNICKER SNICKERS WORKWEAR AB, Sweden VPJIAMEI Công ty TNHH JIA MEI, Đồng Nai VPDTHINH Công ty TNHH TM Duy Thịnh, TP HCM VPRESOURCES Cty Resources Q1 TP HCM VPJEANS Cơ sở MK-Jeans, TP HCM VPDLONG Cty CP tư vấn thiết kế XD và TM Đức Long, TP Hà Nội VPJONG JONG PATTANA CO., LTD, Thái lan VPJINDO Jindo trading Co.,LTD, HONG KONG … … - Bộ mã liên quan đến vật tư, phụ liệu: áp dụng mã ghép nối      Ví  dụ: mã A101010001A      Ta phân cách bộ phận ghép nối ra như sau:      A - 1 - 01 - 01 - 0001 - A      A: Ký tự cho biết NVL là của ngành nào      Ví  dụ: A là NVL của ngành may                  B là NVL của ngành sợi                  …       1: Ký tự cho biết NVL chính hay phụ      Ví  dụ: 1 là chính và 2 là phụ.      01: Ký tự cho biết NVL đó từ nhà cung cấp nào       Ví dụ:  01 là nhà cung cấp Snicker                  02 là nhà cung cấp Resources                   03 là nhà cung cấp Prominent                  …      01: Ký tự cho biết chủng loại NVL theo nhà cung cấp       Ví dụ: 01 là vải chính các loại         02 là vải lót các loại                  03 là gòn các loại                   04 là dựng các loại                  …      0001: Kí tự thể hiện sự phân loại ở cấp nhỏ hơn của chủng loại NVL trên       Ví dụ: 0001 là loại vải chính màu sậm, tối                  0002 là loại vải chính màu                  …        A: Ký tự cho biết một sự phân loại ở cấp nhỏ hơn nữa       Ví dụ: A là vải Black (0400)                  B là vải chính DK –  Grey / 1800                  C là vải Navy – 9500                  D là vải 51/49 NC màu Black/White # 74                  …      Vậy mã trên A101010001A có ý nghĩa là vải may chính – chủng loại vải màu sậm Black 0400 được cung cấp từ nhà cung cấp Snicker.      Sau đây là một bảng danh mục một số NPL:  101010001A Vải  Black (0400) (C) 101010001B Vải chính DK - Grey/1800 101010001C Vải chính Navy -9500 101010001D Vải 51/49 NC màu Black/White #74 101010001E Vải 51/49 NC -Navy Grey /7500 101010002A vải Red áo #1341 101010002B Vải Green (0200) áo # 1341 101010002C Vải màu Blue # 5592 (45/55NC) 101010003A Vải chính 60/40P Navy(RW1930) (C) 101010003B Vải chính 60/40 Brown(RW1930) 101010003C Vải chính 60/40 poly Grey(RW1930) 101010003D Vải màu Smoke Blue(RW1930) 101010003E Vải chính 60/40 - White(RW 1930) 101010003F Vải màu xanh Blue 60/40 CP(RW1930) 101010003G Vải chính 60/40 poly Black(RW1930) 101010003H Vải chính 60/40 poly - Yellow 101010003I Vải chính 60/40 poly -Dank Grey 101010003K Vải chính 60/40 poly - Orange 101010004A Vải chính 65/35 - SRVN1077 - Khaki(C) 101010004B Vải chính 65/35 - SRVN1077 - DK.Grey 101010004C Vải chính 65/35 - SRVN1077 - Navy 101010004D Vải 65/35 Como Blue 101010004E Vải 65/35 CP - Black(C) - VN1077 … …          2.2.2. Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ cho quá trình kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ      Các tài khoản liên quan được sử  dụng trong chu trình cung ứng là:      - TK 152: Nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu.      + TK 1521: Nguyên liệu, vật liệu.      + TK 1522: Phụ liệu.            - TK 331: Phải trả cho người bán.      - TK 111: Tiền mặt (ít được sử dụng trong chu trình này)         - TK 112: Tiền gửi ngân hàng (hầu như là được sử dụng cho mọi nghiệp vụ thanh toán trong mua hàng vì các khoản thanh toán cho nhà cung cấp đều thông qua trung gian là Ngân hàng).      Hệ  thống chứng từ được sử  dụng trong chu trình cung ứng:      - Đơn đặt hàng mua (PO - Purchase Oder)      - Hợp đồng mua bán (Sales contract)      - Hóa đơn mua hàng (Invoice)      - Bill of Lading      - Packing List      - Hóa đơn vận chuyển      - Phiếu nhập kho      - Giấy đề nghị thanh toán      - Ủy nhiệm chi      Hệ  thống sổ kế toán:      Hệ  thống sổ theo dõi nghiệp vụ  nhập mua vật tư:      - Sổ chi tiết vật tư:  cho biết thông tin về một chủng loại nguyên liệu, phụ liệu theo từng nghiệp vụ phát sinh trong một thời gian xác định. Cho phép theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng chủng loạinguyên phụ liệu. Chứng từ làm căn cứ cho việc ghi sổ này là Phiếu nhập kho, hoặc Phiếu xuất kho… Và các nghiệp xảy ra có thể là nhập hàng hoặc xuất kho hàng. Sổ còn cho biết các định khoản cho từng nghiệp vụ (cột TK đối ứng trong bảng).      - Sổ Tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn: cho biết thông tin tổng hợp của tất cả các loại nguyên liệu, phụ liệu trong một thời gian cụ thể. Mỗi dòng là một chủng loại nguyên phụ liệu, kèm theo các thông tin về số lượng, đơn giá, tổng giá trị của chủng loại nguyên phụ liệu đó tại thời điểm đầu kỳ, nhập xuất phát sinh trong kỳ, và tại thời điểm cuối kỳ.       - Sổ Cái Tài khoản 152: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan Tài khoản 152 trong xuyên suốt một thời gian xác định.      - Bảng kê phiếu nhập: là biểu bảng được lập hàng tháng hoặc theo một khoảng thời gian xác định nào đó, cung cấp những thông tin như mẫu dưới đây, và tác dụng là để theo dõi riêng các nghiệp vụ nhập kho (nhập mua NPL, …), diễn giải nghiệp vụ theo chứng từ liên quan.      Các thông tin của một Sổ Chi tiết Vật tư được gói gọn thành một dòng trong Sổ Tổng hợp Nhập - xuất - tồn TK 152. Còn số liệu của Sổ Tổng hợp Nhập – xuất – tồn TK 152 và Sổ Cái TK 152 thì phải trùng khớp nhau các thông tin như tồn đầu kỳ,  nhập trong kỳ, xuất trong kỳ và tồn cuối kỳ. Đối với Bảng kê phiếu nhập thì con số tổng cộng phải khớp với số liệu tổng cộng nhập trong kỳ của Sổ Tổng hợp Nhập – xuất – tồn.      Hệ  thống sổ theo dõi phải trả  người bán và thanh toán      - Sổ chi tiết phải trả  người bán: có chức năng tương tự như Sổ chi tiết vật tư, Sổ cho biết thông tin về một đối tượng Nhà cung cấp cụ thể theo từng nghiệp vụ phát sinh trong một thời gian xác định. Cho phép theo dõi công nợ phải trả liên quan đến người bán đó (có thể là khoản tiền còn nợ hoặc khoản tiền đã ứng trước cho NCC đó).            - Sổ  Tổng hợp phải trả người bán: cho biết thông tin tổng hợp về tất cả các Nhà cung cấp trong một thời gian cụ thể. Mỗi dòng là một NCC, kèm theo là các thông tin về số dư đầu kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ, và số dư cuối kỳ.      - Sổ Cái Tài khoản 331: sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự xảy ra theo thời gian liên quan đến Tài khoản Phải trả người bán trong xuyên suốt một thời gian xác định.      - Sổ chi tiết Tài khoản 112: có chức năng tương tự như hai Sổ chi tiết vật tư và Sổ chi tiết phải trả người bán đã được nêu ở bên trên, Sổ chi tiết Tài khoản Tiền gửi ngân hàng cho biết thông tin về tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng cụ thể theo từng nghiệp vụ phát sinh trong một thời gian xác định.       - Sổ Cái Tài khoản 112: cũng tương tự như các Sổ Cái 152 và 331 đã đề cập, Sổ Cái tài khoản 112 là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép lại tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra theo trình tự thời gian trong một thời gian xác định.          2.2.3. Thực trạng chu trình cung ứng và công tác kiểm soát chu trình cung ứng tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ      Tổng Công ty chủ yếu thực hiện sản xuất hàng gia công cho cả trong nước và nước ngoài. Nhưng chủ  yếu vẫn là gia công hàng cho nước ngoài (gia công theo mẫu khách hàng giao).      Chu trình cung ứng hay còn được gọi là chu trình mua hàng và thanh toán. Mua hàng ở đây được hiểu là mua nguyên vật liệu, phụ liệu cho ngành may và thanh toán là thanh toán cho các nhà cung cấp.      Điểm bắt đầu cho sự phát sinh nhu cầu mua nguyên phụ liệu là khi Tổng Công ty nhận được ĐĐH từ một khách hàng nào đó (đa phần từ khách hàng nước ngoài)      Sau khi nhận hàng từ khách hàng thì bộ phận Cán bộ mặt hàng phòng kinh doanh sẽ xác nhận ĐĐH, và Cán bộ cân đối NPL tiến hành lập Bảng Cân đối nguyên phụ cho ĐĐH đó. Tiếp theo bộ  phận Cán bộ mặt hàng Phòng kinh doanh tiến hành thảo  ĐĐH mua NPL dựa trên Bảng cân đối nguyên phụ liệu về các chỉ tiêu hàng, số lượng cần đặt và các NCC liên quan số NPL đó.      Căn cứ vào thời gian đồng bộ cần thiết, bộ  phận Cán bộ mặt hàng này thu xếp phương tiện và  hình thức vận chuyển NPL về nhập kho. Nếu là  NPL được nhập từ nước ngoài về thì cán bộ xuất nhập khẩu sẽ hoàn tất thủ tục nhập khẩu. Sau đó, Kho NPL May sẽ tiếp nhận và bảo quản, kiểm tra số lượng thực nhận tại kho. Đồng thời cán bộ cân đối NPL cũng luôn theo dõi tình hình tồn kho, nhập xuất của tất cả NPL. NPL được nhập kho đồng thời cũng xác định nghĩa vụ thanh toán, đây là nhiệm vụ của Phòng TC-KT, có trách nhiệm thanh toán tiền mua NPL  và các chi phí liên quan dựa trên bộ chứng từ thanh toán được chuyển từ Phòng Kinh doanh sang. Bên cạnh đó cũng luôn theo dõi các khoản phải trả người bán và tình hình nhập xuất NPL.      Tại Tổng Công ty thường thì khi Khách hàng đặt hàng gia công, đồng thời cũng sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến nguyên phụ liệu để thực hiện sản phẩm đó và mỗi nguyên phụ liệu cũng được chỉ định Nhà cung cấp. Do đó, Cán bộ mặt hàng Phòng Kinh doanh chỉ cần dựa vào những thông tin đó và đặt hàng mà không cần quan tâm cho công việc tìm hiểu Nhà cung cấp.      Nhận biết nhu cầu và yêu cầu vật tư       - Nhu cầu mua vật tư xuất phát từ ĐĐH gia công của một khách hàng.      - Chỉ có phòng kinh doanh mới có quyền đi mua nguyên phụ liệu (tức giao dịch thỏa thuận  đặt hàng với NCC) để đáp ứng nhu cầu cho kế  hoạch sản xuất theo ĐĐH gia công.      - Bộ phận Cán bộ cân đối NPL lập Bảng Cân đối nguyên phụ cho ĐĐH mà khách hàng đặt đơn vị gia công, gồm các thông tin về chỉ tiêu NPL, số lượng cần đặt và các NCC liên quan số NPL đó.      Đặt hàng với Nhà cung cấp      - Hầu hết các Nhà cung cấp là được chỉ định.      - Nhân viên Phòng Kinh doanh thảo ĐĐH và gửi ĐĐH cho Nhà cung cấp qua Mail, một số ít khác qua đường điện thoại (đối với Nhà cung cấp quen thuộc hoặc không có mail). ĐĐH mua này do bộ phận Cán bộ mặt hàng Phòng Kinh doanh thực hiện thực hiện. Sau đây là mẫu một ĐĐH mua:      ĐĐH mua sau khi được Nhà cung cấp chấp nhận thì Hợp đồng mua bán sẽ được thảo, có thể Nhà cung cấp hoặc Tổng Công ty cụ thể là nhân viên Phòng Kinh doanh (Cán bộ mặt hàng) sẽ thực hiện công việc này. Hợp đồng thỏa thuận về nội dung hàng đặt mua, về phương thức vận chuyển, về phương thức thanh toán, ngày giao hàng, ngày thanh toán, … Đôi khi đối với một vài Nhà cung cấp, ĐĐH cũng mang tính chất như một Hợp đồng mua bán, và cũng chứa đựng đầy đủ các thông tin trên.      Sự  liên lạc thông tin, đặt hàng, chấp nhận ĐĐH, hay chuyển gửi các Hợp đồng, các chứng từ liên quan … đều qua đường mail. Để hạn chế, khắc phục những rủi ro có thể xảy ra trong đường lưu chuyển thông tin thì trong mỗi một mail gửi đi đều đính kèm "phải phản hồi" khi nhận được thông tin. Chẳng hạn, Tổng Công ty gửi ĐĐH cho một Nhà cung cấp A thì đồng thời cũng yêu cầu sự phản hồi từ A ngay sau khi A nhận được ĐĐH trong một khoảng thời gian nào đó, 6 giờ đồng hồ chẳng hạn, nếu vượt quá khoảng thời gian đó mà Tổng Công ty không nhận được sự phản hồi thì có thể đã gặp sự cố trong đường truyền thông tin, và khi đó cần một biện pháp khắc phục như gọi điện thoại hoặc chuyển fax…      Nhận hàng và nhập kho      Khi vật tư về đến kho, thủ kho nhận vật tư  đồng thời tiến hành kiểm đếm, đối chiếu số  lượng tổng quan với Packing List (mẫu sao của bản chính mà NCC đã chuyển gửi cho đơn vị cùng với Invoice,...) và sau đó ký vào Lệnh giao hàng của NCC như là một sự xác nhận là đã nhận hàng.      Tại thời điểm nhận hàng này, không lập Biên bản nhận hàng và kiểm tra chất lượng tại chỗ mà  sau khi nhập kho, Thủ kho mới tiến hành kiểm tra chi tiết bên trong kiện về số lượng chi tiết, chất lượng… và lập Bảng nhập hàng (Bảng nhập hàng là mẫu tờ rời, không được đánh số thứ tự trước), kê đủ những thông tin như mẫu dưới:                                         Bảng nhập hàng được chuyển đến Phòng Kinh doanh như  một thông báo về số lượng nhập thực tế  và Phòng kế hoạch - Thị trường dựa vào thông tin đó tiến hành lập Phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được đánh số thứ tự liên tục.      Tại thời điểm nhận hàng, rất ít khi có bộ phận khác kiểm cùng, Phòng Quản lý chất lượng chỉ tham gia khi không tin tưởng Nhà cung cấp nào hoặc Nhà cung cấp đó là mới, hoặc là khi phát hiện hàng nhập mua kém chất lượng. Thông thường Bộ phận phòng Quản lý chất lượng tiến hành kiểm tra sau khi đã nhập kho hàng mua.      Ghi nhận và xác định nghĩa vụ  thanh toán cho Nhà cung cấp      Bộ  chứng từ thanh toán được chuyển sang Phòng Tài chính Kế toán gồm       - Hợp đồng mua bán (Sales Contract) (có thể do Nhà cung cấp hoặc Tổng Công ty lập sau khi đã chấp nhận sự thỏa thuận mua bán, nếu Tổng Công ty lập Hợp đồng mua bán thì nhân viên Phòng Kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm làm công việc này).      - Invoice (của nhà cung cấp gửi và gửi qua đường mail ).      - Hóa đơn vận chuyển (của nhà vận chuyển gửi - đây được xem như là một dịch vụ trong nước mà Tổng Công ty thuê, chẳng hạn vận chuyển hàng từ cảng về Tổng Công ty…).       - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu       - Bill of Lading (B/L)      Bill of Lading là chứng từ được Nhà cung cấp chuyển gửi cùng với Invoice, Packing List, Hợp đồng…  Chứng từ này có chức năng làm căn cứ, cơ sở đối chiếu để nhận hàng tại Cảng. Cán bộ của Tổng Công ty mà cụ thể là nhân viên Phòng Kinh doanh sẽ mang chứng từ này đi nhận hàng và làm các thủ tục để nhập khẩu, khai thuế hải quan (Tờ khai hàng hóa nhập khẩu…). Tiếp theo đó hàng sẽ được nhà vận chuyển vận chuyển đến Tổng Công ty (Kho).      - Packing List (do Nhà cung cấp chuyển cho Tổng Công ty qua đường mail cùng với Invoice, Bill of Lading .. để Tổng Công ty đối chiếu kiểm tra những mặt hàng đã đặt mua).      - Giấy đề nghị thanh toán (Do nhân viên Phòng Kinh doanh lập sau khi đã nhập kho, hoàn tất bộ chứng từ thanh toán).       - Phiếu nhập kho (do Phòng Kế hoạch - Thị trường lập sau khi đã tiếp nhận Bảng nhập hàng thông báo khối lượng thực sự nhập kho từ Thủ kho). Mẫu PNK dưới đây là do Phòng Kế hoạch - Thị trường lập.       Kế  toán vật tư (Kế toán NVL hoặc Kế toán Phụ  liệu) sẽ tiếp nhận bộ chứng từ thanh toán từ Phòng Kinh doanh chuyển sang và tiến hành kiểm tra (kiểm tra tất cả những thông tin về nội dung đồng thời cũng xem xét tính hợp lý, đầy đủ, và các chữ ký …), sau đó nhập liệu (dựa vào Phiếu nhập kho được chuyển sang). Sau đây là mẫu PNK do Phòng TCKT - Kế toán nguyên liệu, phụ liệu lập.      Sau khi Kế toán phần hành nguyên liêu, phụ liệu nhập liệu chứng từ, phần mềm sẽ tự động cập nhật dữ liệu và Kế toán thanh toán có thể theo dõi khoản phải trả người bán - TK 331 mà không cần nhập liệu.      Kế  toán vật tư sau khi nhập liệu cũng sẽ chuyển bộ chứng từ thanh toán sang cho Kế toán thanh toán để kiểm tra đối chiếu, tính toán lại một lần nữa xem phần nhập liệu của Kế toán vật tư đã đúng chưa.      Thanh toán cho Nhà cung cấp      Hầu như mọi khoản phải thanh toán cho Nhà cung cấp  đều là thanh toán qua Ngân hàng. Các phương thức thanh toán: T/T (phương thức chuyển tiền, có thể trả trước hoặc trả sau), L/C (phương thức tín dụng chứng từ), D/P (phương thức nhờ thu). Đơn vị tiền ngoại tệ được dùng là đồng USD.      Kế  toán sau khi kiểm tra bộ chứng từ thanh toán sẽ  chuyển sang cho Kế toán tiền gửi ngân hàng. Kế toán TGNH sẽ xem xét, đối chiếu, tính toán thông tin lại một lần nữa và tiến hành lập Ủy nhiệm chi (Ủy nhiệm chi không có mẫu thống nhất mà tùy thuộc vào từng ngân hàng mà có mẫu khác nhau). Ủy nhiệm chi sau khi lập, Kế toán TGNH sẽ xin sự ký duyệt của Kế toán trưởng, Tổng Giám đốc kèm với bộ chứng từ thanh toán.      Mẫu  Ủy nhiệm chi dưới đây là mẫu của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Mẫu mỗi ngân hàng có sự khác biệt, nhưng vẫn phải đảm bảo những thông tin bắt buộc, chỉ khác nhau cách thiết kế, bố trí các thông tin trên mẫu.  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM                                 Liên 1                                                                                                                      ỦY NHIỆM CHI                                Số:  1191 - CT                                          19/01/09 00:00:00 Tên  đơn vị trả tiền: Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ Tài khoản nợ: 1  0  2  0  1  0  0  0  0 1  9  1  0  1  4 Tại ngân hàng: Công Thương        Tỉnh, TP: Đà Nẵng  Số  tiền bằng chữ: Một triệu không trăm bảy mươi ba nghìn năm trăm sáu mươi hai đồng chẵn.  Tên  đơn vị nhận tiền: Công ty TNHH JIA MEI Tài khoản có: 1  0  4  2  0  1  8  8  3  9  2  0  1  3 Tại ngân hàng: Techcombank         Tỉnh, TP: Đà Nẵng  Nội dung: Trả tiền mua phụ liệu theo Hóa đơn 70454        Ngày hạch toán … …                                               Đơn vị trả tiền/ Payer                                                                                                   Giao dịch viên          Kiểm soát viên                    Kế toán                Chủ tài khoản                                Tiếp theo, Kế toán TGNH sẽ đến Ngân hàng liên quan và  thực hiện chi trả cho NCC. Ủy nhiệm chi là chứng từ để nhập liệu, phần mềm tự động cập nhập làm giảm khoản phải trả người bán và Kế toán thanh toán có thể theo dõi.      Các Invoice sau khi thanh toán được đóng dấu "Đã thanh toán".      Ta cũng có thể chia chu trình cung ứng thành 2 quá  trình là quá trình mua vật tư và quá trình thanh toán, được hình dung mô tả qua các lưu đồ sau (theo phương thức thanh toán T/T trả sau):                       LƯU  ĐỒ KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH MUA VẬT TƯ      LƯU  ĐỒ KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH THANH TOÁN        Trong chu trình cung ứng này, tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ có thể phát sinh những rủi ro, tuy nhiên đơn vị cũng luôn có những thủ tục kiểm soát để hạn chế.   Rủi ro Thủ  tục kiểm soát 1. Nhân viên có thể nhận sai hàng hóa - Nếu hàng hóa nhập khẩu thì có chứng từ đối chiếu khi nhận đó là Bill of Lading, nhân viên nhận hàng sẽ đem chứng từ này để làm cơ sở khi đi nhận hàng và làm thủ tục hải quan. - Khi hàng về nhập kho thì Thủ kho có kiểm tra lại. 2. Sự thanh toán lại những Hóa đơn đã thanh toán Hóa đơn sau khi thanh toán đã được đóng dấu là Đã thanh toán, và sắp xếp lưu ở nơi khác, tách biệt với những Hóa đơn chưa thanh toán. 3. NCC có thể phát hành Hóa đơn ghi sai số lượng, giá trị Hóa đơn của NCC từ lúc nhận được cho đến lúc thanh toán thì  luân chuyển qua nhiều bộ phận, và tại mỗi bộ  phận đều luôn có sự rà soát thông tin, tính toán, đối chiếu. Do vậy, rủi ro này cũng có thể kiểm soát được. 4. Thanh toán sai NCC, hoặc sai số tiền - Trước khi thanh toán, KT vật tư rồi đến KT thanh toán kiểm tra, đối chiếu, tính toán lại và sau cùng cả sự ký duyệt của Kế toán trưởng, Ban Giám đốc nên rủi ro này hoàn toàn có thể kiểm soát được. 5. Tạo những Hóa đơn giả và những tài liệu mua hàng khác Tương tự như  rủi ro trên, ta cũng có thể kiểm soát được, bởi mỗi NCC đều có một mẫu Hóa đơn riêng biệt  được ấn định. Khi kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, thì đồng thời các KT cũng kiểm tra cả tính hợp lý, hợp lệ của chúng. 6. Việc truy nhập vào dữ liệu liên quan đến NCC bởi những người không có thẩm quyền Phần mềm tại Tổng Công ty Dệt may Hòa thọ đang dùng là Bravo 6.3, khá  ưu việt trong chức năng phân quyền sử dụng, mỗi người sử dụng là một mật mã riêng, và chỉ cho phép

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ.doc
Tài liệu liên quan