Tài liệu Đề tài Tái cấu trúc tài chính nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam: 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
HTK Hàng tồn kho
SXKD Sản xuất kinh doanh
KD Kinh doanh
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
VSA Hiệp Hội Thép Việt Nam
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nứơc ngòai
VLXD Vật liệu xây dựng
Vốn CSH Vốn chủ sở hữu
DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa
CP Cổ phần
WTO Tổ chức Thương Mại Thế Giới
2
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp
Hình 1.2 Phương pháp tiếp cận các hệ thống trong quản trị nguồn nhân sự
Hình 1.3 Vai trò của Nhà Quản Trị Tài Chính
Hình 2.1 Thị phần Tôn Mạ Kẽm Việt Nam trong năm 2008
Bảng 2.1 Các thành viên của Hiệp Hội Thép Việt Nam
Bảng 2.2 Dự báo nhu cầu thép trong giai đọan 2005-2015
Hình 2.2 Xu hướng đầu tư ngành của các tập đòan kinh tế
Bảng 2.3 Công suất đăng ký của các dự án thép lớn tại Việt Nam
Hình 3.1 Biến thiên hàm WACC khi chỉ có D
Bảng 3.1 Xử lý hàng tồn kho quá hạn
3
LỜI MỞ ...
108 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tái cấu trúc tài chính nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
HTK Hàng tồn kho
SXKD Sản xuất kinh doanh
KD Kinh doanh
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
VSA Hiệp Hội Thép Việt Nam
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nứơc ngòai
VLXD Vật liệu xây dựng
Vốn CSH Vốn chủ sở hữu
DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa
CP Cổ phần
WTO Tổ chức Thương Mại Thế Giới
2
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp
Hình 1.2 Phương pháp tiếp cận các hệ thống trong quản trị nguồn nhân sự
Hình 1.3 Vai trò của Nhà Quản Trị Tài Chính
Hình 2.1 Thị phần Tôn Mạ Kẽm Việt Nam trong năm 2008
Bảng 2.1 Các thành viên của Hiệp Hội Thép Việt Nam
Bảng 2.2 Dự báo nhu cầu thép trong giai đọan 2005-2015
Hình 2.2 Xu hướng đầu tư ngành của các tập đòan kinh tế
Bảng 2.3 Công suất đăng ký của các dự án thép lớn tại Việt Nam
Hình 3.1 Biến thiên hàm WACC khi chỉ có D
Bảng 3.1 Xử lý hàng tồn kho quá hạn
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài:
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ngày 7/11/2006 đã mở ra
nhiều hơn các cơ hội giao thương với thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam, tiếp theo
đó cũng là những thách thức rất lớn trong cạnh tranh mà đòi hỏi doanh nghiệp cần phải
đủ sức vượt qua. Nhu cầu phát triển về xây dựng, đổi mới đất nước, kiến trúc hạ tầng,…
cần có đóng góp rất nhiều từ các doanh nghiệp thép trong nước. Là một ngành kinh tế
mũi nhọn và rất nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước, trước bối cảnh
cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngành thép Việt Nam đang và sẽ phải đương đầu với
những áp lực cạnh tranh về quy mô vốn, nguyên vật liệu, dòng sản phẩm, giá
thành….Để có thể ổn định và phát triển, doanh nghiệp thép Việt Nam cần phải có những
biện pháp cấp bách trong việc tái cấu trúc nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của mình.
Từ nhận định trên, tác giả đã chọn đề tài “Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục tiêu của đề tài:
Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn về năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tái
cấu trúc, tác giả phân tích các chỉ tiêu nhằm chỉ ra thực trạng về năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp thép trong nước. Từ đó đưa ra các giải pháp vi mô, vĩ mô đặc biệt là nhóm
các giải pháp tái cấu trúc tài chính nhằm làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: luận văn sử dụng nguồn số liệu và thông tin của các
doanh nghiệp tiêu biểu về quy mô và uy tín, đại diện cho nhà sản xuất của các dòng sản
phẩm thép như sau:
¾ Công ty CP Thép Đình Vũ đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất thép cán, thép
xây dựng và luyện phôi thép.
¾ Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen, Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam đại
diện cho các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt, tấm lợp, thép mạ nhôm kẽm.
4
¾ Công ty TNHH Bluescope Building Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp sản
xuất khung nhà thép tiền chế.
Qua phân tích các chỉ tiêu của các doanh nghiệp đầu ngành chỉ ra thực trạng chung về
năng lực cạnh tranh cho ngành thép Việt Nam, đặc biệt là quy mô và cấu trúc vốn hạn
chế để từ đó đưa ra đề xuất tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp ngành thép Việt
Nam.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài: trong luận văn này tác giả đã sử dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng, phương pháp quan sát, mô tả, phương pháp phân tích và tổng
hợp.
4. Các đóng góp mới của luận văn:
Luận văn trình bày và phân tích có hệ thống thực trạng năng lực tài chính các doanh
nghiệp ngành thép Việt Nam, dựa trên cơ sở các nghiên cứu hàn lâm và các chỉ tiêu đánh
giá áp dụng trong thực tiễn. Từ đó đưa ra các giải pháp tái cấu trúc tài chính nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
5. Kết cấu của luận văn:
Luận văn ngòai phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung đuợc chia thành 3 chương như sau:
• Chương 1: Tổng luận về năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tái cấu trúc.
• Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam.
• Chương 3: Tái cấu trúc ngành thép – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mặc dù tác giả đã rất nỗ lực và cố gắng, đã tu chỉnh nhiều lần nhưng đề tài này chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy
Cô và các bạn để đề tài được hòan chỉnh hơn.
Tác giả trân trọng biết ơn!
LÊ THỊ SONG HƯƠNG
5
CHƯƠNG 1
TỔNG LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH, NĂNG LỰC
CẠNH TRANH VÀ TÁI CẤU TRÚC
1.1 Năng lực tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính ngành
thép Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về năng lực tài chính doanh nghiệp
Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài
chính cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính là doanh nghiệp có
khả năng đảm bảo vốn cho doanh nghiệp tiến hành các họat động đầu tư, họat động sản
xuất kinh doanh hướng tới việc đạt đựơc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hướng tới tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp.
Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các họat động sản xuất kinh doanh,
vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh được nguồn lực tài chính được đầu tư vào
sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người ta chú ý
đến việc quản lý huy động và luân chuyển của vốn.
Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở
hữu doanh nghiệp quy định mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp đối với
các tổ chức tài chính, ngân hàng quy định. Nếu có uy tín, doanh nghiệp có thể tìm kiếm
được các nguồn tài chính lớn để tài trợ cho các dự án mang lại hiệu quả cho doanh
nghiệp. Ngược lại, nếu không có uy tín, để được vay vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng
các điề u kiện vay khắc khe của các tổ chức tài chính, hoặc vay được ít, hoặc phải chịu
lãi suất huy động vốn cao.
Tiềm năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc huy động được
nguồn vốn lớn, chi phí sử dụng vốn thấp mà còn bao gồm cả việc sử dụng một cách có
hiệu quả các nguồn vốn ấy. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải xây dựng được
chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, hiệu quả, vững chắc, lâu dài, ổn
định, đáp ứng được mục tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Như vậy, năng lực tài chính của doanh nghiệp bao gồm khả năng mở rộng nguồn
vốn chủ sở hữu, huy động vốn kinh doanh, tăng khả năng sinh lời, khả năng phòng ngừa
6
và chống đỡ rủi ro, khả năng quản lý tài chính… Năng lực tài chính của doanh nghiệp có
vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức họat động sản xuất kinh doanh. Các
nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm đến tình hình và kết quả họat động tài chính nhằm
có giải pháp họach định và quản lý kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng xem xét đến khả
năng thu nhập bằng tiền và khả năng trả nợ lâu dài. Các nhà cung cấp nguyên nhiên liệu
và các yếu tố đầu vào quan tâm đến khả năng thanh khỏan của doanh nghiệp. Còn các
nhà đầu tư thì đặc biệt quan tâm đến khả năng sinh lời của công ty để có thể trả cổ tức
cho cổ đông, nâng cao thị giá cổ phiếu và tránh được những rủi ro dẫn đến phá sản.
1.1.2 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.2.1 Khái niệm cạnh tranh: Theo quan điểm của giới nghiên cứu chính trị, cạnh tranh
là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau,
chính vì vậy, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Trong đó một khái
niệm khá phổ biến là cạnh tranh có thể hiểu như một quan hệ kinh tế mà ở đó các
chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp bao gồm cả nghệ thuật lẫn thủ
đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất, với
mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi ích của chủ thể.
1.1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh: năng lực cạnh tranh có thể được định nghĩa như
là khả năng của một công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả
mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm
cũng như năng lực của nó để khai thác các thị trường hiện tại và làm nảy sinh các
thị trường mới.
Năng lực cạnh tranh được định nghĩa như là khả năng của một công ty để tồn tại
trong cạnh tranh, hàm ý các công ty thành công nhờ cố gắng vươn lên dẫn đầu,
nhờ việc giảm giá, bằng việc tăng chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hiện hành
và bằng các tạo ra các sản phẩm mới. Năng lực cạnh tranh là một hàm số của các
nhân tố như:
i) Các nguồn lực của chính doanh nghiệp (con người, vốn vật chất và trình độ
công nghệ)
ii) Sức mạnh thị trường của doanh nghiệp.
7
iii) Thái độ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh và các đại l ý kinh tế khác.
iv) Năng lực của doanh nghiệp để thích ứng với những tình huống thay đổi.
v) Năng lực của doanh nghiệp để tạo ra thị trường mới.
vi) Môi trường định chế được cung cấp rộng rãi bởi Chính phủ, bao gồm cả hạ
tầng vật chất và chất lượng của các chính sách của chính phủ.
Năng lực cạnh tranh có thể bao gồm năng lực cạnh tranh ngắn hạn và năng lực
cạnh tranh dài hạn. Năng lực cạnh tranh ngắn hạn được biểu thị bởi: giá cả, chất
lượng, chức năng của sản phẩm, thị phần, khả năng sinh lợi, lợi tức trên tài sản và
cổ phiếu…Năng lực cạnh tranh dài hạn thể hiện việc một công ty họat động tốt
như thế nào so với các công ty tương tự khác trong việc phát triển công nghệ mới
để tạo ra các sản phẩm và quá trình mới và cuối cùng là thị trường hòan tòan mới.
Có một quan điểm khác lại cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được
hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần,
lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan
hệ với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm năng trên cùnh một thị trường mục
tiêu.
1.1.3 Mối liên hệ giữa năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đánh giá và tín
nhiệm của các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh trên thị trường. Người ta sử dụng hai
nguồn thông tin, dữ liệu sau đây để đánh giá:
- Các dữ liệu định lượng: là những quan sát được đo lường bằng số. Ví dụ những
chỉ tiêu về vốn CSH, vốn đi vay, chi phí, lợi nhuận trước và sau thuế, cổ tức…
- Các dữ liệu định tính: là những quan sát không đo lường được bằng số. Trong tập
dữ liệu, thông tin định tính, mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu lọai nào đó.
Ví dụ như tình hình kinh doanh, xu thế thị trường, vị thế kinh doanh của doanh
nghiệp, sự đa dạng hóa họat động và các luật lệ, quy định.
Trên cơ sở hai nguồn thông tin dữ liệu trên, người ta tiến hành phân tích đánh giá uy tín
và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vào 4 lĩnh vực chính là: đánh giá môi trường
ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động kinh doanh và đánh giá khả năng
quản l ý của doanh nghiệp.
8
Như vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do sức mạnh tài chính, công nghệ, nhân
lực và khả năng quyết sách đúng, linh họat của doanh nghiệp quy định trong đó sức
mạnh về tài chính là yếu tố quan trọng nhất. Và như vậy, giữa gia tăng năng lực tài chính
và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ.
Mục tiêu quan trọng nhất để thành công trong việc cạnh tranh của doanh nghiệp là phải
gia tăng được giá trị doanh nghiệp trên thị trường, để đạt được điều đó vấn đề quan trọng
là doanh nghiệp phải đạt năng lực tài chính mạnh, quy mô vốn lớn đáp ứng nhu cầu cho
đầu tư và phát triển. Ngựợc lại doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt sẽ chiếm lĩnh
được thị phần, nâng cao được hiểu quả kinh doanh, làm tăng giá trị doanh nghiệp và
đồng thời cũng làm gia tăng năng lực tài chính của mình.
1.1.4 Các nhân tố tác động đến năng lực tài chính doanh nghiệp ngành thép Việt
Nam
1.1.4.1 Quy mô doanh nghiệp - nguồn vốn cho đầu tư và cấu trúc vốn trong doanh
nghiệp ngành thép Việt Nam:
Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn tài trợ cho họat
động doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế, được doanh
nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều phương pháp, hình thức, cơ chế khác nhau, để
đảm bảo nguồn lực tài chính cho họat động kinh doanh trước mắt và lâu dài. Như vậy,
một cấu trúc vốn an tòan ổn định, hợp lý, linh họat sẽ mang lại sự phát triển năng động
và hiệu quả cho doanh nghiệp.
9
Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi, và
vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
Cấu trúc vốn trong doanh nghiệp gồm có nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải
trả:
a. Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh
nghiệp (doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì chủ sở hữu là Nhà nước, doanh nghiệp cổ
phần thì chủ sở hữu là người góp vốn…). Khi doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn
chủ sở hữu do các thành viên đóng góp và hình thành vốn điều lệ. Khi doanh nghiệp
đang hoạt động thì ngoài vốn điều lệ còn có một số nguồn khác cùng thuộc nguồn vốn
chủ sở hữu như: Lợi nhuận giữ lại, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính…
Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm 3 bộ
phận chủ yếu: Vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại, và tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu
mới:
• Vốn góp ban đầu: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi được thành lập đều phải có
một số vốn ban đầu nhất định do các chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp thì phải xem xét đến hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì
hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh
nghiệp.
• Nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại: Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là
một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy
mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng nguồn
vốn. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận giữ lại là bộ phận lợi nhuận được sử dụng để tái
đầu tư, mở rộng SXKD của doanh nghiệp.
• Phát hành cổ phiếu: Cổ phiếu là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Phát
hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Để huy động
vốn, công ty sẽ bán cổ phiếu cho cổ đông tùy theo số tiền cần có. Nếu định bán rộng
rãi ra cho dân chúng, thì công ty cần phải đăng ký cổ phiếu với Sở giao dịch chứng
khoán, được gọi là niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Lúc đó, cổ
10
phiếu có thêm một tên mới là chứng khoán. Nếu chỉ bán cho vài người thì không phải
đăng ký cổ phiếu. Tùy theo tình hình tài chính của công ty, nếu làm ăn khấm khá,
công ty sẽ mua lại số cổ phiếu đó để cất giữ.
b. Các khỏan nợ phải trả:
Ngòai phần vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong
họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn
trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời. Để bổ sung vốn
cho quá trình SXKD, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn: Tín dụng ngân
hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu.
• Nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với
sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài
chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn
vốn. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng để bảo
đảm nguồn tài chính cho các hoạt động SXKD, đặc biệt là bảo đảm có đủ vốn cho các
dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp
nào có thể tồn tại vững chắc trên thương trường mà không vay vốn ngân hàng hoặc
sử dụng tín dụng thương mại.
Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể phân loại theo thời hạn vay, bao gồm:
Vay dài hạn (thường tính từ 3 năm trở lên, có nơi tính từ 5 năm trở lên), vay trung hạn
(từ 1 năm đến 3 năm) và vay ngắn hạn (dưới 1 năm). Tiêu chuẩn và quan niệm về thời
gian để phân loại trong thực tế không giống nhau giữa các nước và có thể khác nhau
giữa các ngân hàng thương mại.
Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vay
thành các loại như: Cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sản lưu động, cho
vay để thực hiện dự án. Cũng có thể phân chia khác như cho vay theo ngành kinh tế,
theo lĩnh vực phục vụ hoặc theo hình thức bảo đảm tiền vay.
11
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế
nhất định. Đó là những hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi
phí sử dụng vốn (lãi suất).
* Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng cần đáp ứng
được những yêu cầu bảo đảm an toàn tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp phải xuất
trình hồ sơ vay vốn và những thông tin mà ngân hàng yêu cầu. Trước tiên, ngân hàng
phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc
kế hoạch SXKD của doanh nghiệp vay vốn.
* Các điều kiện bảo đảm tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, các ngân hàng
thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có các bảo đảm tiền vay, phổ biến nhất là tài
sản thế chấp. Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp làm cho
bên đi vay không thể đáp ứng được những điều kiện vay, kể cả những thủ tục pháp lý về
giấy tờ…, do đó, doanh nghiệp cần tính đến yếu tố này khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ngân hàng.
* Sự kiểm soát của ngân hàng: Một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì doanh
nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn
vay. Nhìn chung, sự kiểm soát này không gây khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên,
trong một số trường hợp, điều đó cũng làm cho doanh nghiệp có cảm giác bị kiểm soát.
* Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất vay
vốn ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ. Nếu
lãi suất vay vốn quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn và làm
giảm thu nhập của doanh nghiệp.
• Nguồn vốn tín dụng thương mại:
Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp còn gọi là tín dụng thương mại, đây cũng là
nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc
doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp hay trả chậm. Việc chiếm dụng
này có thể phải trả phí hoặc không phải trả phí nhưng lại giúp doanh nghiệp có nguyên
vật liệu, điện nước và các yếu tố đầu vào khác…để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ
ra một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số yếu tố đầu vào
đó để tiến hành sản xuất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình
12
cho mục đích khác. Vì trong thực tế, do có sự khác biệt về chu kỳ SXKD giữa các doanh
nghiệp, việc thừa vốn ở doanh nghiệp này và thiếu vốn ở doanh nghiệp khác là hiện
tượng phổ biến và có tính tất yếu. Trong điều kiện thành phẩm của doanh nghiệp thừa
vốn lại là nguyên, nhiên, vật liệu của doanh nghiệp thiếu vốn, nếu quan hệ mua bán chịu
được thực hiện trong một thời hạn nhất định thì cả hai đều có lợi. Đó chính là quan hệ tín
dụng thương mại. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm
dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khỏan nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của
doanh nghiệp với đối tác, từ đó kéo theo hệ quả bị làm giá hoặc phải chấp nhận mua
hàng không đảm bảo chất lượng (trong thị trường khan hiếm nguyên vật liệu).
• Phát hành trái phiếu công ty:
Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc và
lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu là tên
chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm: trái phiếu Chính phủ và trái
phiếu công ty. Trái phiếu còn được gọi là trái khoán. Việc lựa chọn phát hành loại trái
phiếu nào là rất quan trọng vì nó liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng
lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trái phiếu được phát hành phải phù hợp với điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình trên thị trường tài chính. Có các lọai trái phiếu
sau:
9 Trái phiếu có lãi suất cố định
Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu phổ biến nhất trong các loại trái
phiếu doanh nghiệp.
Để huy động vốn trên thị trường bằng trái phiếu, cần phải tính đến mức độ hấp dẫn
của trái phiếu. Tính hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Lãi suất của trái phiếu: Lãi suất của trái phiếu phải được đặt trong tương quan so
sánh với thị trường lãi suất trên thị trường vốn, đặc biệt là sự cạnh tranh của các công ty
khác và trái phiếu Chính phủ. Một ràng buộc khác là chi phí lãi vay mà công ty phải trả
cho các trái chủ. Nếu đưa thêm các yếu tố khuyến khích vào trái phiếu thì có thể không
cần nâng cao mức lãi suất.
13
- Kỳ hạn của trái phiếu: Đây là yếu tố rất quan trọng không những đối với công ty
phát hành mà đối với cả nhà đầu tư. Khi phát hành, doanh nghiệp phải căn cứ vào tình
hình thị trường vốn và tâm lý dân cư mới có thể xác định kỳ hạn hợp lý.
- Uy tín doanh nghiệp: Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thu hút được
công chúng mua trái phiếu vì nhà đầu tư phải đánh giá uy tín của doanh nghiệp thì mới
quyết định mua hay không mua. Các doanh nghiệp có uy tín và vững mạnh thì dễ dàng
hơn trong việc phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn.
9 Trái phiếu có lãi suất thay đổi
Tuy gọi là lãi suất thay đổi nhưng thực chất loại lãi suất này phụ thuộc vào một số
nguồn lãi suất quan trọng khác. Chẳng hạn, lãi suất LIBOR (London Interbank Offered
Rate) hoặc lãi suất cơ bản (Prime Rate).
Trong điều kiện có mức lạm phát khá cao và lãi suất thị trường không ổn định,
doanh nghiệp có thể khai thác tính ưu việt của loại trái phiếu này. Do các biến động của
lạm phát kéo theo sự dao động của lãi suất thực, các nhà đầu tư mong muốn được hưởng
một lãi suất thỏa đáng khi so sánh tình hình thị trường. Vì vậy, một số người ưu thích
trái phiểu thả nổi. Tuy nhiên, loại trái phiếu này có một số nhược điểm như:
- Doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này
gây khó khăn một phần cho việc lập kế hoạch tài chính.
- Việc quản lý trái phiếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải
thông báo các lần điều chỉnh lãi suất.
9 Trái phiếu có thể thu hồi:
Một số doanh nghiệp lựa chọn cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi, tức
là những doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào đó. Trái phiếu như vậy phải
được quy định ngay khi phát hành để người mua trái phiếu được biết. Doanh nghiệp phải
quy định rõ về thời hạn và giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái phiếu. Thông thường,
người ta quy định thời hạn tối thiểu mà trái phiếu không bị thu hồi, ví dụ trong thời gian
36 tháng.
Loại trái phiếu có thể thu hồi có những đặc điểm:
- Có thể sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng. Khi không cần thiết,
doanh nghiệp có thể mua lại các trái phiếu, tức là giảm số vốn vay.
14
- Doanh nghiệp có thể thay nguồn vốn tài chính do phát hành trái phiếu loại này
bằng một nguồn tài chính khác thông qua việc mua lại các trái phiếu đó.
9 Chứng khóan có thể chuyển đổi
Các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty Mỹ, thường phát hành những chứng
khoán kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi được. Nói chung, sự chuyển đổi và
lựa chọn cho phép các bên (doanh nghiệp, nhà đầu tư) có thể lựa chọn cách thức đầu tư
có lợi và thích hợp.
Một số hình thức chuyển đổi:
- Giấy bảo đảm: Người sở hữu giấy bảo đảm có thể mua một số lượng cổ phiếu
thường, được quy định trước với giá cả và thời gian xác định.
- Trái phiếu chuyển đổi: Là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số
lượng nhất định các cổ phiếu thường. Nếu thị giá của cổ phiếu tăng lên thì người giữ trái
phiếu có cơ may nhận được lợi nhuận cao.
1.1.4.2. Mức độ tiếp cận thị trường tài chính:
a. Tiếp cận nguồn vốn từ nội tại doanh nghiệp-huy động nguồn vốn chủ sở hữu:
• Tăng vốn góp:
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà có những hình thức khai thác làm tăng
nguồn vốn góp ban đầu. Ví dụ như DNNN thì do chủ sở hữu là Nhà nước nên việc tăng
vốn góp ban đầu sẽ phụ thuộc vào cơ chế đầu tư của Nhà nước. Một trong những hình
thức huy động nguồn vốn góp ban đầu trong các DNNN là thay đổi hình thức sở hữu của
doanh nghiệp (cổ phần hóa, giao bán khoán kinh doanh, sáp nhập, hợp nhất, giải thể
hoặc phá sản doanh nghiệp).
• Tăng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại:
Tự tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại – nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn
tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm được
chi phí, giảm được sự phụ thuộc bên ngoài.
Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại có thể thực hiện được nếu như doanh
nghiệp đã, đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư. Việc sử dụng
nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại cũng khác nhau ở từng loại hình doanh nghiệp.
Đối với các DNNN thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản
15
thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà
nước. Đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố
nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không
dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không nhận được tiền cổ tức
nhưng bù lại họ lại có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Như vậy, giá
trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ.
Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác lại làm
giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ ngắn hạn do cổ đông chỉ nhận được một
phần cổ tức nhỏ hơn.
b. Tiếp cận nguồn vốn từ thị trường tài chính- huy động nguồn vốn từ bên ngòai doanh
nghiệp:
¾ Huy động vốn từ các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, tổ chức tiết
kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tương hỗ, hiệp hội tín dụng, quỹ trợ cấp
hưu bổng, công ty tài chính, quỹ hỗ tương, công ty bảo hiểm, công ty thuê mua).
¾ Huy động vốn từ thị trường vốn (phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu).
¾ Huy động vốn thông qua thị trường bất động sản.
¾ Huy động vốn thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm.
1.1.4.3 Nguồn nhân lực trong quản trị tài chính:
Nguồn nhân lực và hệ thống quản trị tài chính là yếu tố quan trọng trong việc quyết định
thành bại của doanh nghiệp. Một hệ thống quản trị nhân sự và chiến lược con người tốt
là tài sản của doanh nghiệp, là tiền đề cho doanh nghiệp phát triển vững mạnh, củng cố
năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp làm
ăn kém hiệu quả chính là sự thiếu thốn về chất lượng và sức mạnh của nhà quản trị
doanh nghiệp, không biết các khai thác các nguồn nhân lực và sự lãng phí không thể
tưởng tượng được về các nguồn nhân lực và vật lực.
Theo Alvin Toffler-Nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ cho rằng trên thế giới có ba
lọai sức mạnh: sức mạnh của bạo lực, sức mạnh của của cải và sức mạnh của tri thức.
Sức mạnh của bạo lực thể hiện ở vũ khí, quân đội đông đảo và được huấn luyện tốt…đã
phát huy tác dụng trong suốt nhiều thế kỷ lịch sử của nhân lọai, nhưng ngày nay nó đã
hết tác dụng, bởi bạo lực sẽ được đáp lại bằng bạo lực và ngày nay con người đã có trong
16
tay những sức mạnh đủ để ngăn chặn bạo lực phát triển. Sức mạnh thứ hai thể hiện ở
những khối tiền của to lớn có thể mua được tất cả những công ty đồ sộ, hay những hầm
mỏ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, nhưng sự mua bán này chỉ có ý nghĩa
khi nó được sử dụng có hiệu quả cao, mà muốn thực hiện điều này thì phải cần đến tri
thức khoa học kỹ thuật. Từ đó Ông kết luận: “Lâu đài và máy móc của công ty không
còn là quan trọng, cái quan trọng thực sự là năng lực nghiệp vụ, năng lực tổ chức các cấp
nghiệp vụ và những sáng kiến ẩn dấu trong vỏ não của nhân viên công ty…”
Theo dự báo của Giáo sư Tiến sĩ Robert Reich đã dự báo trong tương lai rất gần các
công ty sẽ không còn quốc tịch mà chỉ còn tên riêng của công ty bởi các công ty sẽ trở
thành những mạng nhện ( mạng lưới” bao phủ tòan cầu, và ông cho rằng: “Tài nguyên
duy nhất thật sự còn có tính cách quốc gia là nhân công, năng lực trí tuệ và óc sáng tạo
của họ, đó là những gì quyết định sự thịnh vượng trong tương lai”.
Hình 1.2: Phương pháp tiếp cận các hệ thống trong quản trị nguồn nhân sự
Nguồn: Harold Koontz. Cyril O’donnell, Heinz Weihrich “những vấn đề cốt yếu của quản lý”(11)
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp đang rất quan tâm đến yếu tố con
người mà thông qua hệ thống quản trị tốt sẽ phát huy hết tài năng để đóng góp thật nhiều
cho sự tồn tại, phát triển lâu dài và ổn định của doanh nghiệp. Đó phải là những con
người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có văn hóa và biết cách làm việc có hiệu quả.
17
1.1.4.4 Cơ chế quản trị tài chính trong doanh nghiệp ngành thép Việt Nam:
A. Vai trò của nhà quản trị tài chính:
Các quyết định tài chính là rất quan trọng đối với sự phát triển và thành công của doanh
nghiệp thép. Các chuyên gia tài chính của một doanh nghiệp luôn phải đối mặt với ba
câu hỏi quan trọng, đó là:
¾ Trong rất nhiều các cơ hội đầu tư thì doanh nghiệp sẽ phải đưa ra các quyết định
lựa chọn cơ hội đầu tư nào?
¾ Doanh nghiệp nên dùng những nguồn tài trợ nào để tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư
đã được họach định đó?
¾ Doanh nghiệp nên thực hiện phân phối kết quả họat động như thế nào?
Câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc chi tiêu tiền, câu hỏi thứ hai liên quan đến việc huy
động vốn và câu hỏi thứ ba liên quan đến sự kết hợp hai quyết định 1 và 2.
Như vậy, nhà quản trị là cầu nối quan trọng giữa họat động của doanh nghiệp thép và thị
trường tài chính. Thị trường tài chính là nơi mà các nhà đầu tư đang nắm giữ các tài sản
tài chính được phát hành bởi các doanh nghiệp. Cầu nối này được thể hiện trong hình
1.3:
Hình 1.3: Vai trò của Nhà Quản Trị Tài Chính
Nguồn: Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại (1)
Vai trò của Giám Đốc Tài Chính được thể hiện trong hình cho thấy dòng chảy tiền mặt
đi từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp và sau đó quay trở lại nhà đầu tư như thế nào. Dòng
chảy ban đầu khi công ty huy động vốn (mũi tên 1), và sau đó tiền được chi tiêu để mua
sắm các tài sản thực sử dụng cho họat động sản xuất kinh doanh (mũi tên 2), sau đó, nếu
doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì các tài sản thực này sẽ tạo nên dòng tiền gia tăng
để hòan trả vốn đầu tư ban đầu (mũi tên 3), cuối cùng tiền được tái đầu tư trở lại (mũi
tên 4a) hoặc được hòan trả cho nhà đầu tư (mũi tên 4b).
18
B. Cơ chế quản trị tài chính trong doanh nghiệp thép:
¾ Quản trị dòng tiền
¾ Quản trị hệ thống tài chính (đảm bảo tiền luôn được sử dụng hiệu quả, bảo đảm
tuân thủ các quy định pháp luật về các giao dịch liên quan đến huy động vốn và
đầu tư, thiết lập và cung cấp các báo tài chính hàng năm, so sánh với vốn ngân
sách, theo dõi các khỏan thuế phải nộp, quản trị chi phí, quản lý và sử dụng vốn
tài sản cố định, quản lý và sử dụng vốn tài sản lưu động, quản trị phân phối lợi
nhuận trong doanh nghiệp).
1.2 Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Ngân hàng đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp:
Khi tiến hành xem xét cho doanh nghiệp vay vốn để mở rộng và phát triển kinh
doanh, bên cạnh việc thẩm định hiệu quả dự án vay vốn, các ngân hàng thương mại
thường xem xét rất kỹ về năng lực tài chính của khách hàng thông qua việc phân loại
khách hàng. Từ đó các ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp cho vay với các điều kiện ưu
đãi về lãi súât, điều kịên vay vốn (tín chấp) hoặc hạn chế tín dụng và thu hồi nợ. Căn cứ
tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh để tính tóan và xếp lọai năm chỉ tiêu
dưới đây:
Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận
Chí tiêu 2: tỷ suất tài trợ
Chỉ tiêu 3: khả năng thanh tóan nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu 4: tỷ lệ nợ xấu
Chỉ tiêu 5: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành
1.2.2 Các bên thứ ba đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp:
Để đánh giá về năng lực tài chính của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng một số chỉ
tiêu phân tích tài chính sau đây để so sánh với các năm trứớc và so sánh với chỉ tiêu bình
quân ngành liên quan tới doanh nghiệp đó. Các chỉ tiêu đựơc phân ra làm 4 nhóm như
sau:
- Nhóm các chỉ tiêu thanh khỏan: (Liquadation Ratios): gồm có 2 tỷ số
+ Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động (The current Ratio - Rc)
+ Tỷ số thanh tóan nhanh (quick ratio)
19
-Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả họat động (Activity Ratios): gồm 4 tỷ số
+ Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Ratio – RI)
+ Kỳ thu tiền bình quân (Average Collection period – ACP)
+ Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (The fixed assets utilization Ratio – RF)
+ Tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (The total assets utilization Ratio –RA)
- Nhóm các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính (Leverage Ratios): gồm có 3 tỷ số
+ Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp
+ Tỷ số nợ/ vốn cổ phần (RD/E)
+ Khả năng thanh tóan lãi vay ((RT)
- Nhóm các chỉ tiêu sinh lời (Earning Ratios): gồm có ba tỷ số
+ Tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu (RP)
+ Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on Assets-ROA)
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity-ROE)
- Nhóm các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp: gồm có 2 tỷ số:
+ Tỷ số giá bán/ thu nhập của cổ phần (Rp/E)
+ Tỷ số giá trị thị trường/ giá trị kế toán (RM/B)
1.3 Vấn đề về tái cấu trúc tài chính nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp ngành thép Việt Nam
1.3.1 Khái niệm về tái cấu trúc
Tái cấu trúc (restructuring) được hiểu là quá trình thực hiện những thay đổi căn bản
trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, là quá trình tổ
chức (re-organize), sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh
nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra.
Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn,
định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, tái
cấu trúc có thể chỉ nhằm mục tiêu đạt được sự “cải thiện vận hành” ở một mảng nào đó
trong tổ chức, doanh nghiệp.
20
Một chương trình tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ
chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và các quá trình; các
nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tái cấu trúc cũng có thể được triển khai “cục bộ” tại
một hay nhiều mảng của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm
đạt mục tiêu là nâng cao “thể trạng” của bộ phận đó. Như vậy, có thể nói “tái cấu trúc” là
một phần của quá trình tái lập, chủ yếu chỉ đi vào mục tiêu “nâng cao thể trạng” của
doanh nghiệp trên nền tảng hiện có.
1.3.2 Các mô hình tái cấu trúc:
1.3.2.1 Mô hình tái cấu trúc của Công ty 3M:
Năm 2001, công ty 3M, một trong những công ty Mỹ lúc đó vẫn đang ăn nên làm ra với
hơn 60 ngàn mặt hàng khác nhau, đã quyết định thay đổi hẳn cách thức kinh doanh. Đội
ngũ cán bộ quản lý mới, đứng đầu là Tổng Giám đốc James Macnerney quyết định đưa
vào áp dụng hàng loạt nguyên tắc mới. Cách đây không lâu Macnerney, vừa được tạp chí
Industry Week bình chọn là Giám đốc số một của năm 2003 cho biết, dù cho nguyên tắc
nào được áp dụng thì quan trọng hơn cả vẫn là nguyên tắc đó phải được áp dụng chung
cho toàn thể công ty và phải ngấm vào đến từng nhân viên.
Đến cuối năm 2004, bất kỳ nhân viên nào của 3M cũng đều phải nắm vững 5 nguyên tắc
trong triết lý của Công ty, mà đầu tiên là phương pháp 6 Sigma. “Sigma” là một chữ cái
Hy lạp được dùng trong thống kê để chỉ những trường hợp không đạt tiêu chuẩn. Phương
pháp 6 sigma cho phép xác định và kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc cả một quy
trình. Có thể lấy một ví dụ đơn giản sau: một công ty cần phải đưa bánh pizza đến cho
khách vào một thời gian đã định, nếu công ty thực hiện được việc đó trong 68% trường
hợp, nghĩa là công ty đạt được mức 2 Sigma. Nếu thực hiện được điều này trong 93%
trường hợp, tức là công ty đạt được mức 3 Sigma. Mức 6 Sigma tương ứng với việc công
ty giao bánh được đúng giờ trong 99,9997% trường hợp.
Công ty càng lớn thì việc giảm thiểu số lượng phế phẩm càng quan trọng hơn vì khi
khách hàng nhiều thì chỉ 1% số khách không hài lòng đã là 1 con số rất lớn.
21
5 nguyên tắc tái cấu trúc của 3M
Nguyên tắc thứ nhất: 6 Sigma
Việc thống kê và phân tích dữ liệu cho phép kiểm soát chất lượng sản phẩm và các quy
trình sản xuất. Mục đích chính của 6 Sigma là:
- Giảm chi phí và tăng hiệu suất
- Giải phóng được nguồn tài chính
- Tăng trưởng kinh doanh
Nguyên tắc thứ hai: xúc tiến (acceleration), hay còn gọi là quy tắc 2×3x
Tăng gấp đôi số lượng ý tưởng mới và tăng gấp 3 tốc độ đưa sản phẩm mới ra thị trường.
Mỗi dự án giờ đây đều được đánh giá từ góc độ kết quả đầu tư. Các chương trình nghiên
cứu có triển vọng hơn sẽ được đầu tư nhiều tiền hơn.
Nguyên tắc thứ ba: Làm việc hiệu quả với các nhà cung ứng (Global Sourcing
Effectiveness)
Phát triển kỹ năng thương thuyết và tương tác với các nhà cung ứng. Mục đích là để luôn
có sự lựa chọn giữa các nhà cung ứng khác nhau. Có thể giúp đỡ các nhà cung ứng thiết
lập công việc theo phương pháp 6 Sigma.
Nguyên tắc thứ tư: Tăng năng suất nhờ các hệ thống điện tử (eProductivity)
Đầu tiên, 3M nhận diện vấn đề nhờ phương pháp 6 Sigma, sau đó sẽ dùng các công cụ
điện tử để tổ chức quy trình theo cung cách mới. Ngoài ra, tất các các công cụ điện tử –
từ đào tạo trực tuyến đến hệ thống đặt hàng thống nhất cho toàn công ty – đều có mục
tiêu là nâng cao năng suất của công ty.
Nguyên tắc thứ năm: Kiểm soát những chi phí gián tiếp (Indirect Costs Control)
Giảm những chi phí không liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ứng dụng mới của phương pháp 6 Sigma
22
3M đang hứa hẹn sẽ đưa phương pháp 6 Sigma lên một tầm mới – bởi nó sẽ là công ty
đầu tiên áp dụng phương pháp này vào lĩnh vực tăng trưởng doanh nghiệp, trong đó có
khâu làm việc với khách hàng.
Mới đây, một trong những công ty con của 3M muốn tăng doanh số bán hàng trong
ngành công nghiệp năng lượng sau khi phân tích các dữ liệu đã công bố một kết quả bất
ngờ: việc tăng doanh số không phụ thuộc vào giá cả và quá trình thử nghiệm đợt hàng thí
điểm, mà phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ cá nhân.
Nếu đại diện bán hàng của 3M gặp gỡ với khách hàng tiềm năng quá 3 lần thì nhất định
công ty sẽ nhận được đơn đặt hàng. Lẽ dĩ nhiên, kinh nghiệm này có thể áp dụng trong
những lĩnh vực khác và ở bất cứ thị trường nào.
Để hạ được giá thành sản xuất cho sản phẩm của mình, 3M đã tìm đến những nhà cung
ứng tại các thị trường đang phát triển. Bên cạnh đó, khi mua nguyên liệu, công ty còn cố
gắng gom các chi nhánh của công ty ở các vùng khác nhau để được nhận các ưu đãi về
giá. 3M cũng cố gắng đồng bộ hóa những chi tiết sản phẩm trong trường hợp không có
những khác biệt lớn để có thể mua chúng qua cùng một nhà cung ứng và có được giảm
giá đáng kể.
Bản chất của việc đào tạo không nằm ở chỗ áp dụng các công cụ điện tử, mà ở chỗ xem
lại vai trò của chúng bằng phương pháp 6 Sigma. Chẳng hạn, đội ngũ của Macnerney đã
xác định được năm 2000, công ty đã tốn hơn 1009 triệu đôla cho 450 dự án IT, song chỉ
có 60% dự án là thật sự có tác dụng.
Vì vậy, giờ đây công ty quyết định chỉ đầu tư cho các dự án có khả năng hòa vốn sau
muộn nhất là 1 năm. Công ty cũng cố gắng tự động hóa quy trình đặt hàng, từ kiểm tra
khả năng tín dụng của khách cho đến việc viết phiếu thanh toán và trả lời câu hỏi của
khách hàng.
Vừa qua, 3M đã áp dụng phương pháp 6 Sigma để giúp một khách hàng của mình là một
mạng lưới siêu thị ở Mỹ tăng lợi nhuận của bộ phận bán hàng gia dụng. Một chuyên viên
23
về 6 Sigma của 3M phụ trách dự án này đã đề xuất loại bỏ khỏi danh sách hàng một loạt
tên hàng, số còn lại được xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần sự quan tâm của khách
hàng.
Nhờ vậy, mạng lưới siêu thị này đã tăng được gấp đôi doanh số trên mỗi mét vuông, và
3M cũng được lợi vì tăng được doanh số bán cho khách hàng này.
1.3.2.2 Mô hình tái cấu trúc căn cứ vào thực tế kinh doanh và các yếu kém của doanh
nghiệp:
Muốn biết được doanh nghiệp đang có những vấn đề đích thực nào và đang cần gì,
không cách nào hơn là phải có một cuộc “tổng kiểm tra” toàn diện và chuyên sâu để
“định bệnh” cho doanh nghiệp, từ đó mới đưa ra những “liệu pháp điều trị” phù hợp.
Những “triệu chứng” thường gặp nhất, khiến chủ doanh nghiệp đặt vấn đề tái cấu trúc
hay tái lập doanh nghiệp, có thể được chia thành bốn nhóm chính:
- “Nhóm bề mặt” bao gồm những biểu hiện rất dễ thấy, như doanh số giảm, thị phần thu
hẹp, thất thoát tài sản, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh, mất kiểm soát nhiều
mặt…
- “Nhóm cận mặt” bao gồm những biểu hiện liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh,
như sự phối hợp kém giữa các bộ phận, chính sách kinh doanh không rõ ràng, chất lượng
sản phẩm không ổn định, các hoạt động tiếp thị, bán hàng kém hiệu quả; khách hàng
khiếu nại nhiều hoặc không thấy có khiếu nại gì, nhưng cứ lần lượt bỏ đi; công nợ nhiều,
tồn kho cao…
- “Nhóm lớp giữa” bao gồm những biểu hiện không liên quan trực tiếp, nhưng có ảnh
hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh như cán bộ, nhân viên (kể cả nhân viên văn
phòng) làm việc không có mục tiêu rõ ràng; cấp quản lý bị cuốn vào giải quyết sự vụ, lặt
vặt; quản lý cấp cao thụ động, nhân sự thay đổi liên tục hay “ổn định” theo kiểu chỉ toàn
người cũ; cơ chế phân quyền kém, mọi việc đều do ông chủ quyết định…
- “Nhóm lớp sâu” bao gồm những “triệu chứng” rất khó phát hiện vì chỉ nằm ở tầng cao,
không thấy dính dáng mấy đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày. Đó là sự thiếu
vắng các cuộc họp cấp cao bàn về quản trị chiến lược; doanh nghiệp không có triết lý
24
kinh doanh, không xây dựng và truyền đạt sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hóa
doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp không quan tâm đến mục tiêu dài hạn và định hướng
phát triển lâu dài mà chỉ nhìn vào những mục tiêu ngắn hạn; các hoạt động của doanh
nghiệp chủ yếu đi theo kiểu làm ăn “chụp giựt”, “đánh nhanh, rút gọn”; chỉ có chiến
thuật, tác nghiệp mà không hề có chiến lược.
Căn cứ vào các yếu kém của doanh nghiệp hiện có, áp dụng các mô hình tái cấu trúc
thích ứng:
- Thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Đây được xem là vấn
đề mấu chốt, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình bởi vì toàn bộ việc tái cấu trúc doanh
nghiệp, tức cải tổ, sắp xếp lại một cách sâu sắc hệ thống quản trị nội bộ và bộ máy nhân
sự đều phải được dựa trên và phục vụ cho việc hoàn thành mục tiêu chiến lược mà doanh
nghiệp đó đã đặt ra.
- Đối với những công ty gặp nhiều khó khăn, tái cấu trúc nên được phân thành hai giai
đoạn: Giai đoạn đầu tiên là kiểm soát dòng chảy tài chính, cụ thể hơn là rà soát và chặn
ngay những khoản chi chưa cần thiết hoặc không hiệu quả, đặc biệt đối với những khoản
chi lớn, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của công ty; Giai đọan tiếp theo là
thay đổi chiến lược, tức xem xét lại chiến lược theo hướng những hoạt động kinh doanh
nào chủ đạo, “có lợi nhuận” thì tập trung sức lực, còn thua lỗ thì phải cắt bỏ không
thương tiếc.
- Hệ thống quản trị nội bộ, bộ máy nhân sự được thiết lập lại cho phù hợp với chiến lược
mới. Xóa bỏ cách quản lý theo kiểu gia đình. Hoặc quản trị tài chính phải dựa trên những
triển vọng tài chính của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược tốt chứ không dựa trên số
liệu kế tóan vì nó chỉ ghi lại những gì đã qua.
- Tái cấu trúc quy trình kinh doanh, là sự đánh giá lại một cách cơ bản và thiết kế lại tận
gốc rễ qui trình hoạt động sản xuất KD để đạt được sự cải thiện vượt bậc đối với các chỉ
tiêu cốt yếu, có tính nhất thời như chi phí, chất lượng, dịch vụ và hiệu năng.
25
- Tái cấu trúc hệ thống nhân sự nhằm cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động.
Xóa bỏ hệ thống nhân sự cồng kềnh và ý thức làm việc yếu của nhân viên. Bên cạnh đó,
có biện pháp giữ người giỏi như là chính sách động viên, tăng chế độ thu nhập cho người
lao động.
- Tái cấu trúc trong ý nghĩa định hướng lại hoạt động kinh doanh, nắn dòng vốn đầu tư
của doanh nghiệp để gia tăng hiệu quả kinh doanh.
1.3.3 Tác động của tái cấu trúc đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
Đứng trước những thách thức mới của môi trường kinh doanh, cũng như nhu cầu phát
triển tự thân, các doanh nghiệp thép Việt Nam đang rất cần được tái cấu trúc để:
• Nắm bắt và tận dụng tốt hơn những cơ hội kinh doanh, vượt qua được những
thách thức ngày càng khốc liệt, để sống còn trước những thay đổi mạnh mẽ trong
môi trường kinh doanh.
• Có đủ khả năng để thực hiện những công việc kinh doanh của mình một cách hiệu
quả và bền vững, thoả mãn những lợi ích nhiều khi xung đột nhau.
1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đòan thép đa quốc gia
1.4.1 Thép Bluescope Steel Global
Bluescope Steel Global là tập đòan thép hàng đầu thế giới, họat động ở Úc, New
Zealand, châu Á và Mỹ. Bluescope Steel Global có văn phòng giao dịch trên khắp thế
giới. Sản phẩm của Bluescope tập trung vào ngành công nghiệp chế tạo thép tấm phục
vụ cho sản xuất, thị trường xe ô tô, thị trường xây dựng….
Là một tập đòan họat động lâu năm trong ngành với mạng lưới bán hàng bao phủ khắp
thế giới, Bluecope thực sự là một công ty đa quốc gia có tiềm lực tài chính rất mạnh, thể
hiện ở các điểm sau:
- Xác lập một công ty trung tâm quản lý ngân quỹ cho tòan bộ tập đòan là Bluescope
Steel Finance, họat động như là trung tâm tài trợ vốn cho các công ty còn lại trong tập
đòan khi cần vốn kinh doanh, đầu tư mới, nguồn thu từ lãi vay được trả từ các công ty
26
con khác trong tập đòan sẽ tích lũy thêm vốn hiện có cho tập đòan, tiết kiệm được khỏan
chi phí về vốn cho cả tập đòan.
- Xác lập văn phòng tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn mực thế giới ở Sydney, Úc để tư
vấn, hỗ trợ, kiểm tra các công ty con thực hiện theo đúng chuẩn mực chất lượng sản
phẩm của tập đòan.
- Xác lập trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Sydney, họat động như trung tâm đầu
não, định hướng cho các luồng sản phẩm mới của tập đòan. Mọi dòng sản phẩm của
công ty đều được đăng ký nhãn hiệu và đưa vào thị trường với chất lượng đảm bảo đúng
theo tiêu chuẩn đã đăng ký. Vì vậy, sản phẩm có tính năng ưu việt và được thị trường
đánh giá rất cao.
- Xác lập công ty Bluescope Steel Asia, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về đường
truyền dữ liệu, luật, thuế, nhân sự, đào tạo huấn luyện,…. cho cả tập đòan.
- Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các công ty con sẽ được họach định, lên ngân sách,
dự kiến sản xuất từ đầu năm tài chính và cung cấp cho các công ty con theo nguyên tắc
chuyển từ công ty mẹ sang midstream và tới downstream. Nguyên tắc tín dụng giữa các
công ty này rất nghiêm ngặt, quy định tuổi nợ không quá 30 ngày.
- Các khỏan chi phí công tác, chi phí khác được chi trả theo nguyên tắc chi hộ thu hộ và
cũng được rà sóat quản lý trong báo cáo hợp nhất của tập đòan mỗi tháng một lần, bảo
đảm không có nợ quá hạn vượt quá 60 ngày.
- Bluescope Steel rất quan tâm đến cộng đồng xung quanh và thường tài trợ cho các
chương trình như là, hỗ trợ tài năng trẻ qua các cuộc thi thiết kế ở các trường đại học
Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, chương trình “nụ cười xinh”, ….
- Bluescope Steel rất quan tâm đến an tòan cho nhân viên và cộng đồng, chương trình an
tòan của công ty luôn kêu gọi tất cả các nhân viên tập đòan trên khắp thế giới hưởng
ứng, cụ thể là mỗi nhân viên đều phải tham gia kiểm tra an tòan trong phạm vi nhà máy,
văn phòng và họp an tòan một lần trong tháng, những ý tưởng an tòan hay nhất trong
tháng sẽ được khen thưởng. Qua đó uy tín của công ty với khách hàng và đối tác ngày
càng được nâng cao.
- Bluescope Steel rất quan tâm đến việc đào tạo nâng cao tay nghề và kỹ năng của nhân
viên, bộ phận đào tạo của Bluescope luôn bận rộn với những kế họach cho nhân viên
27
huấn luyện tại chỗ, huấn luyện trong các trung tâm của tập đòan và huấn luyện bên
ngòai.
- Bluescope Steel luôn quan tâm đến việc bảo đảm cam kết thanh tóan các khỏan nợ vay,
khỏan nợ thương mại với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên thứ ba. Đồng thời, luôn
tăng cường quản lý các khỏan phải thu bảo đảm luồng vốn lưu động cần có cho tập đòan,
qua chính sách quản trị tín dụng của tập đòan và các cam kết của nhân viên thuộc tất cả
văn phòng của Bluescope.
- Bluescope rất quan tâm đến việc thực hiện các nghĩa vụ thuế, và các nghĩa vụ theo như
quy định của chính quyền sở tại trên cơ sở hợp lý, công bằng.
Nhờ những nỗ lực trong việc xác lập mục tiêu chung của tập đòan và những định hướng
rõ ràng nêu trên, Bluescope luôn phát triển về thương hiệu và mạng lưới bán hàng, mạng
lưới các văn phòng trên thể giới, sau đây là một số chỉ tiêu đạt được trong sáu tháng đầu
năm tài chính 08-09 (tính từ tháng 7-tháng 12/2008):
- Chỉ tiêu an tòan: chỉ có 1 trường hợp tai nạn điều trị tại bệnh viện, 5 trường hợp
tai nạn điều trị bằng thuốc vẫn làm việc bình thường.
- Tổng doanh thu: 6.156 tỷ đô la, cao hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.
- Doanh thu thuần sau thuế đạt 407 triệu đô la, cao hơn 116 triệu đô la so với cùng
kỳ năm trước.
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là 52.7 cent (1 phần trăm đô la), tăng từ 15.7
cent của kỳ trước.
Những chỉ tiêu này luôn được quan tâm bởi ban quản lý tập đòan và luôn có những
thông điệp kịp thời cho nhân viên để cập nhật đúng tiến độ kinh doanh của tòan tập
đòan.
1.4.2 Các Tập Đòan Thép Trung Quốc
Thép Trung Quốc rẻ, ngoài lý do phát triển quá nóng trong thời gian gần đây nên tồn kho
lớn và doanh nghiệp phải bán phá giá để thu hồi vốn, thì còn một nguyên nhân nữa hết
sức quan trọng, đó là các nhà máy có sản lượng lớn nên chi phí tính trên 1 đơn vị sản
phẩm thấp và từ đó cho giá thành thấp. Sản lượng thép Trung Quốc hiện chiếm tới 1/3
tổng sản lượng toàn thế giới. Năm 2005, Trung Quốc sản xuất trên 350 triệu tấn.
Các tập đoàn thép tại Trung Quốc thường có công suất lên tới 10-20 triệu tấn/năm.
28
Những doanh nghiệp có sản lượng 1-2 triệu tấn/năm hiện được coi là hoạt động không
có hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp. Những doanh nghiệp này muốn tồn tại thường
phải sáp nhập, liên kết với nhau để có thị phần lớn hơn và sắp xếp lại sản xuất, đầu tư
mới nâng cao sức cạnh tranh. Điều đó cũng đang là xu thế diễn ra trong thời đại hiện
nay.
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam
Từ kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của các tập đòan thép đa quốc gia, có thể rút
ra bài học chung cho việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
thép Việt Nam như sau:
- Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có tầm cỡ vừa và nhỏ, thiếu vốn để cạnh tranh,
mở rộng đầu tư, vì vậy nên sáp nhập để hình thành các tập đòan lớn có thế mạnh
hơn về vốn, chuyên sâu hơn về các dòng sản phẩm, như là nhà thép tiền chế, thép
tấm công nghiệp, thép xây dựng, thép mạ , thép cán nóng, thép cán nguội,…có
đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, có đăng ký chất lượng sản phẩm cụ thể và cam kết
rõ ràng về sản phẩm mình cung cấp cho khách hàng. Qua việc cơ cấu lại các công
ty thép và ngành hàng đăng ký, các doanh nghiệp sẽ tăng vị thế cạnh tranh về sản
phẩm, về doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, giảm giá thành sản phẩm.
- Minh bạch hóa các thông tin tài chính nhằm thu hút quan tâm tin tưởng từ các bên
thứ ba, như là đối tác, khách hàng, ngân hàng, các tổ chức tài chính,…. Tạo cơ
hội liên doanh liên kết mở rộng mạng lưới bán hàng.
- Quan tâm đến việc đào tạo tay nghề, huấn luyện kỹ năng cho nhân viên trong
doanh nghiệp, khuyến khích tài năng, thiết lập và quản lý hệ thống quản trị nhân
sự hiệu quả trong doanh nghiệp.
- Thiết lập các chuẩn quản lý nguyên vật liệu hiệu quả, làm giảm thiểu chi phí kho
bãi, chi phí hư hao thất thóat, nhưng vẫn bắt kịp tiến độ sản xuất. Tăng cường
việc quản lý các cơ sở dữ liệu về nhà cung cấp, có chính sách duy trì một cách
hiệu quả các mối quan hệ này để bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào luôn sẵn có
với giá phí hợp lý, ít biến động nhất trong khỏang thời gian một năm.
- Vì sản xuất thép là ngành công nghiệp nặng, các doanh nghiệp Việt Nam cần cam
kết thực hiện các quy định an tòan cho nhân viên trong sản xuất kinh doanh, thực
29
hiện đúng quy định về ô nhiễm môi trường cho cộng đồng, khu dân cư xung
quanh nhà máy.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Năng lực tài chính doanh nghiệp là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong việc cạnh tranh
hiện nay. Nó phản ảnh tiềm lực của các doanh nghiệp về vốn, quản trị tài chính, nhân lực
trong quản trị tài chính, mức độ tiếp cận thị trường tài chính, hướng họat động và kết quả
họat động của doanh nghiệp…..
Trong xu thế chung của việc hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam
đang có những cơ hội phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng có những nguy cơ lớn về cạnh
tranh và nguyên tắc sàng lọc trong cạnh tranh. Vì vậy, xu thế tái cấu trúc lại các doanh
nghiệp ngành thép Việt Nam là tất yếu nhằm giúp các doanh nghiệp trưởng thành hơn,
vững vàng hơn trong môi trường kinh doanh mới đầy thử thách và cơ hội mới.
30
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM
2.1 Tổng quan ngành thép Việt Nam:
2.1.1 Đặc điểm họat động của doanh nghiệp ngành thép Việt Nam:
Ngành sản xuất thép thô ở nước ta được triển khai ở Công ty Gang Thép Thái Nguyên,
Công ty Thép Miền nam và Công ty Thép Đà nẵng. Ngòai ra, một số nhà máy cơ khí có
lò điện hồ quang sản xuất thép thỏi như Công ty DISOCO, Công ty Cơ khí Cẩm Phả,
Công ty cơ khí Duyên hải, Công ty cơ khí Hà nội, Công ty thép Bêtông Ninh Bình và
các hộ tư nhân luyện thép bằng lò trung tần. Gần đây nhiều cơ sở ngòai Tổng công ty
Thép Việt Nam đã đầu tư xây dựng các Nhà máy luyện thép với sản lượng từ 200.000
đến 600.000 tấn/năm đã đi vào sản xuất.
Hiện nay ngành thép có 20 doanh nghiệp nằm trong Hiệp hội Thép Việt Nam và khỏang
vài trăm doanh nghiệp sản xuất thép lọai nhỏ họat động trong 3 ngành chính:
@ Ngành thép cán, thép xây dựng và sản xuất phôi thép:
Đại diện cho ngành này là các công ty và nhà máy như: Nhà Máy Thép Thủ Đức,
Vũng Liêm, Công ty Cổ phần Thép HPS- Hải Phòng, Công ty Gang Thép Thái
Nguyên, Công ty CP Thép Đình Vũ- Hải Phòng, Nhà máy thép Việt Ý-Hà nội,
Công ty Thép Miền nam, Công ty CP Thép Hòa Phát- Dani Steel, Công ty TNHH
SX, XD & TM TRU-Everich- phân phối thép BHP, Nhà Máy Thép Vinafco-Hà
nội, Công ty CP Đầu tư TM SMC, Công ty TNHH Thép Tây Nguyên Tanyco,
Công ty Thép Việt Ý, Công ty TNHH Thép Đồng Tiến- Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty
Thép Tây Đô- Cần Thơ, Xí Nghiệp SX KD Sắt Thép Thiên Kim- Đà Nẵng, Công ty
TNHH Thép SeAH Việtnam-Đồng nai, Công ty VSC-Posco- Thép Việt Hàn, …
Số doanh nghiệp: hiện có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất cán thép, kinh doanh
thương mại thép xây dựng.
Chủng lọai thép xây dựng:
- Thép khoanh tròn (thép cuộn) : Φ6, Φ8, Φ10, Φ14,…
31
- Thép thanh (cây) trơn: Φ6, Φ10, Φ12, Φ14, Φ16, Φ18, Φ20,…
- Thép thanh (cây) vằn: Φ10, Φ12, Φ14, Φ16, Φ18, Φ20, Φ22, Φ24, Φ26, Φ28, Φ30,
Φ32,…
Nguyên liệu cho sản xuất là :
- Sắt thép vụn, sắt thép phế liệu, phế phẩm thu hồi từ quá trình luyện, cán.
- Phôi thép nhập khẩu.
- Ngòai ra còn có vật liệu phụ như than điện cực, dầu FO, chất khử oxy (than,
FeMn, FeSi, Al…, vật liệu chịu lửa (sạn Mg, gạch samot, amiant, gạch Crom-
manhezit…
Vốn đầu tư:
Sản phẩm thép dài chủ yếu được sản xuất theo công nghệ lò điện, nguyên liệu đầu
vào chủ yếu từ thép phế liệu, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đầu tư cho các thiết bị
này rất thấp, chỉ cần vài triệu USD.
Quy trình sản xúât:
- Quá trình luyện: Thép vụn, thép phế liệu sau khi lọai bỏ những tạp chất, chất nổ
cháy,… sẽ được đưa vào trong lò luyện hồ quang thép, nung chảy sắp thép vụn
thành chất lỏng với một nhiệt độ nhất định, số chất lỏng này được lọai bỏ tạp chất
hóa học, cơ học với tiêu chuẩn cho phép, sau đó chất lỏng được rót vào thùng rót
và được cầu trục chuyển đến hệ thống khuôn đúc sử dụng phương pháp đúc liên
tục, cho ra bán thành phẩm là thép thỏi.
- Quá trình cán: Bán thành phẩm thép thỏi được đưa vào lò nung với nhiệt độ
12500C trong thời gian 60 phút, sau khi nung xong, sẽ được đưa vào các dàn cán
(cán thô, cán trung, cán tinh) có khuôn mẫu tùy theo kích cỡ thép thành phẩm cần
có. Nhiên liệu nung là dầu FO. Đối với sản xuất thép khoanh, thép thanh vằn, sau
khi cán thép xong, chuyển sang cuốn, cuối cùng thép thành phẩm được buộc lại
thành từng bó nhờ hệ thống dàn lăn.
@ Ngành thép mạ nhôm kẽm, tấm lợp
Đại diện cho ngành này là các công ty và nhà máy như: Bluescope Steel Vietnam,
Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen, Phương Nam, Sun Steel, Công ty Liên Doanh
Posvina, Thép Tấm Lá Phú Mỹ, Công ty TNHH TM & SX Tôn Phước Khanh,
32
Công ty CP Tôn Hiệp Hưng, , Công ty TNHH Thép Melin- Hà nội, Công ty TNHH
TM & SX Thép TVP-Long An, Công ty Liên Doanh Tôn Phương nam-Đồng nai,…
Việt Nam đang trên đà phát triển, là nước có khí hậu nhiệt đới nên nhu cầu xây dựng
công trình công cộng, nhà ở, các dự án…. ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu này, trong
những năm gần đây, hàng lọat các dự án vốn đầu tư nước ngòai cùng với các công ty
trong nước đã đi vào họat động làm cho thị trường sản phẩm thép tấm ngày càng đa
dạng.
Số doanh nghiệp: hiện có gần 200 doanh nghịệp sản xuất kinh doanh thương mại
trong ngành tấm lợp. Trong đó, có 5 doanh nghiệp chủ đạo nắm 68% thị phần trong
nước, và những doanh nghiệp còn lại nắm 32% thị phần trong nước.
Hình 2.1: Thị phần tôn mạ kẽm Việt Nam năm 2008
“Nguồn: ” (14)
Công ty đại biểu cho nghiên cứu năng lực tài chính: Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen
và Công ty TNHH Bluescope Steel Vietnam.
@ Ngành Nhà thép tiền chế
Đại diện cho ngành này là các công ty và nhà máy như: Bluescope Building
Vietnam, Thép Zamil, Công ty TNHH Thép Bắc Việt, Công ty Austnam- Hà nội,
Công ty TNHH Total Building system, Công ty Thép Vạn Thái- Vinashin Hànội,
33
Công ty CP Nhà Khung Thép và Thiết Bị Công Nghiệp Seico- Hà nội, Công ty
TNHH Cơ khí Xây Dựng TM Hùng Vân, Công ty TP Tư Vấn Đầu tư XD An Cư-
Ac Steel, Công ty CP Đáy Lưới Thép Nam Định-Winesco, Công ty TNHH Tôn
Đông Á-Bình Dương, ...
Số doanh nghiệp: hiện có hơn 100 doanh nghiệp sản xúât kinh doanh thương mại
khung nhà thép tiền chế.
Bảng 2.1: Các thành viên của Hiệp hội Thép Việt Nam (năm 2003).
Stt Tên Doanh Nghiệp
Năm thành
lập
Công suất thiết
kế
(tấn/năm)
1 Cty Gang Thép Thái Nguyện 1959 350.000
2 Cty Thép Miền nam 1976 510.000
3 Cty Thép Đà nẵng 1992 40.000
4 Cty Kim Khí Miền Trung 1994 20.000
5 Cty LD Natsteel Vina 1996 120.000
6 Cty LD VPS 1995 220.000
7 Cty LD Vinausteel 1996 180.000
8 Cty LD Vina Kyoei 1996 300.000
9 Cty LD Thép Tây Đô 1997 120.000
10 Cty Sunsteel 2001 300.000
11 Cty SSE 2002 200.000
12 Cty Thép Nam Đô 2001 120.000
13 Cty CP Thép Hải Phòng 2002 160.000
14 Cty Thép Hòa Phát 2001 250.000
15 Cty Thép Việt Ý 2002 250.000
16 Cty CP Thép Thái Nguyên 2003 150.000
17 Cty Thép Tam Điệp 2002 250.000
18 Cty Thép Vinafco 1995 15.000
19 Cty Thép Vina Kansai 2004 300.000
20 Cty Thép Pomina 2003 300.000
Tổng công suất 4.155.000
“Nguồn: ” ( 14 )
Ngòai ra, các nhà máy đã xây dựng và đi vào họat động vào năm 2005 như:
34
Stt Tên Doanh Nghiệp
Năm đi vào
sản xuất
Công suất thiết kế
(tấn/năm)
1 Cty CP Thép Hòa Phát 2005 Phôi 200.000
2
Nhà máy Cán Thép Thái
Nguyên 2005 Phôi 200.000
Cán 300.000
3 Nhà máy Thép Thái Phú Mỹ 2005 Phôi 500.000
Cán 400.000
4 Nhà máy Thép Vạn Lợi 2005 Phôi 200.000
5 Nhà máy Thép Cửu Long 2005 Phôi 300.000
Cán 240.000
6 Cty CP Kim Khí Hưng Yên 2005 Phôi 300.000
7 Cty CP Thép Đình Vũ 2005 Phôi 200.000
8 Cty Pomina 2 2005 Thép cán 300.000
9 Cty Thép Tấm Lá Phú Mỹ 1997 Tấm, lá 400.000
10 Cty Thép Bluescope Steel VN 2006 Tấm, lá 175.000
11 Cty CP Tập Đòan Hoa Sen 2001 Tấm, lá, 100.000
Cộng công suất Phôi 1.900.000
Thép cán 1.240.000
Tấm, lá 500.000
Tổng công súât 3.640.000
“Nguồn: ” ( 14 )
Như vậy hiện nay các nhà máy đã họat động với công suất 4.595.000 tấn thép cán,
2.500.000 tấn phôi, 675.000 tấn thép tấm, lá.
2.1.2 Quy định pháp lý về quản lý nhà nước đối với ngành thép:
2.1.2.1 Bảo hộ của Nhà nước:
Những năm qua, ngành thép xây dựng được bảo hộ khá cao, với mức thuế nhập khẩu
cộng với phụ thu lên đến 40%. Giá phôi nhập rẻ (khoảng trên dưới 200 USD/tấn), giá
bán lẻ trong nước lại ở mức cao (khoảng 4.500-4.700 đồng/kg). Nhờ đó, các công ty
trong ngành có lãi lớn. Thấy lãi lớn như vậy, nhiều địa phương đã phớt lờ lệnh tạm
ngưng của Chính phủ để cho ra đời một loạt nhà máy cán thép nhỏ, công suất khoảng
20.000-30.000 tấn/năm. Ngay khi tốc độ đầu tư vào ngành thép xây dựng tăng lên, lợi
nhuận của các doanh nghiệp bắt đầu giảm. Đến năm 2003, tốc độ tăng nhu cầu về thép
xây dựng của thị trường chậm hẳn lại, chỉ còn khoảng 10%, không phải 15-20% như
35
những năm trước. Mặt khác, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới,
có quy định khung thuế suất và mức bảo hộ thấp hơn, thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ khó
tồn tại hơn.
2.1.2.2 Quy họach Nhà nước cho sản xuất thép trong nước:
- Ngày 11/2/2004, Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổ Công
tác điều hành thị trường trong nước đã thống nhất 4 biện pháp để đề nghị Chính phủ cho
phép thực hiện: đẩy mạnh sản xuất phôi thép trong nước, tháo gỡ khó khăn trong việc
nhập khẩu phế liệu sản xuất phôi thép; kiểm tra mạng lưới phân phối để tránh đầu cơ;
nhập khẩu thép thành phẩm khi nguồn cung trong nước không đáp ứng cầu.
- Ngày 4/9/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Quy
hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025.
Theo Quy hoạch, nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến năm 2010 đạt khoảng
10-11 triệu tấn và năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn. Quy hoạch xác định các dự án đầu
tư chủ yếu trong giai đoạn 2007-2015 gồm: Liên hợp thép Hà Tĩnh; Liên hợp thép Dung
Quất; Dự án nhà máy thép cuộn cán nóng, cán nguội và mạ kẽm chất lượng cao; Dự án
mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; Liên hợp thép Lào
Cai...Trong giai đoạn 2016-2025, sẽ tiến hành đầu tư Dự án sản xuất thép lò điện từ sản
phẩm hoàn nguyên trực tiếp; nghiên cứu đầu tư một số dự án luyện cán thép tấm, thép
hình lớn và thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến; nghiên cứu đầu tư nhà máy thép
đặc biệt quy mô công suất khoảng 0,3-0,5 triệu tấn/năm. Qua đó, Chính phủ khuyến
khích các doanh nghiệp đẩy mạnh cổ phần hóa.
Tuy nhiên, các quy họach này là chưa đồng bộ cho nhu cầu của các địa phương. Ngòai
ra, phát triển sản xuất thép cần phát triển các công trình cầu cảng, kiến trúc thượng tầng,
hạ tầng để đáp ứng được quy mô của ngành thép vì hiện nay, nhu cầu vận chuyển bốc dỡ
thép nhâp khẩu trong nước đã vượt quá năng suất bốc dỡ của cảng biển Hải Phòng, Cái
Lân, Đình Vũ (cho khu vực miền Bắc)
36
2.1.2.3 Các quy định về xuất nhập khẩu:
- Trong tình hình hiện nay sản xuất thép trong nước cung đang vượt cầu, Chính phủ
không khuyến khích việc doanh nghiệp thuê nước ngoài sản xuất hàng hoá mang nhãn
hiệu Việt Nam sẽ ảnh hưởng không tốt đến sản xuất trong nước.
Bộ Thương mại, Tài chính xem xét khả năng điều chỉnh thuế đối với thép trong trường
hợp nhập khẩu nhiều gây ảnh hưởng đến sản xuất thép trong nước cũng như cân nhắc
tính toán khả năng cạnh tranh chống bán phá giá để không ảnh hưởng đến sản xuất trong
nước đồng thời tránh việc tăng giá thép quá cao ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu
dùng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm tra
chặt tiêu chuẩn chất lượng các loại thép nhập khẩu theo quy định, đảm bảo chất lượng
hàng nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan kiểm tra chặt tiêu chuẩn, chất lượng của các loại thép nhập khẩu vào
Việt Nam. Đối với sản phẩm thép mang nhãn hiệu Việt Nam khi cần thiết phải gia công,
sản xuất tại nước ngoài nhập khẩu phải có giấy xác nhận chất lượng sản phẩm của cơ
quan có chức năng phía nước ngoài.
Bộ Thương mại chỉ đạo Cục Quản lý thị trường kiểm tra chặt việc gắn nhãn mác các sản
phẩm thép nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường.
Bộ Công nghiệp xác định mục tiêu và chiến lược ngành thép, không để phụ thuộc lớn
vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, hạn chế xây dựng thêm các nhà máy cán thép xây
dựng từ phôi nhập khẩu, đồng thời khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất phôi
thép có quy mô lớn.
2.1.2.4 Tính bất cập trong hướng dẫn quy định nhập khẩu nguyên liệu thép:
Trước đây khi chưa có quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường (Hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 12/2006 của Chính phủ về thi hành Luật
Thương mại), việc nhập khẩu thép phế được căn cứ theo Quyết định 03/2004/QĐ-
BTNMT ngày 2/4/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại điều 7 Quyết định này
quy định cho phép các doanh nghiệp nhập ủy thác cũng được làm thủ tục nhập thép phế
37
liệu. Nhưng trong Quyết định 12, Bộ Tài nguyên và Môi trường lại không đề cập gì đến
việc cho phép nhập khẩu ủy thác phế liệu hay không, chỉ hướng dẫn thực hiện nhập khẩu
phế liệu theo điều 42 và 43 của Luật Bảo vệ Môi trường.
Dựa theo nội dung tại công văn số 2348/BTNMT-MTcủa Bộ Tài nguyên và Môi trường
gửi Thủ tướng Chính phủ về việc nhập khẩu thép phế liệu do Bộ trưởng Mai Ái Trực ký
(khẳng định tại khoản 2 điều 43 Luật Bảo vệ môi trường không cấm việc uỷ thác nhập
khẩu phế liệu miễn là việc đưa phế liệu vào trong nước phải đảm bảo các điều kiện quy
định tại đây) và quy định tại điều 17 Nghị định số 12/2006 NĐ-CP là không cấm việc
nhập khẩu ủy thác, có thể hiểu rằng việc nhập khẩu ủy thác đối với mặt hàng thép phế
liệu vẫn được chấp nhận. Vì vậy, quy định pháp luật như chưa được minh bạch, cụ thể.
Trong khi đó, một số ý kiến lại cho rằng căn cứ theo khoản 2 điều 43 Luật Bảo vệ môi
trường thì hoạt động ủy thác là không được phép với phế liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó,
khoản 5 điều 43 còn quy định "nhập khẩu phế liệu là loại hình kinh doanh có điều kiện,
Bộ Thương mại chủ trì với Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn điều kiện
kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu", nhưng đến nay vẫn chưa có quy
định nào.
Tại công văn 2348 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nêu: "trong khi chưa có văn
bản hướng dẫn đối với khoản 5 điều 43 luật bảo vệ môi trường thì việc nhập khẩu phế
liệu được thực hiện theo Quyết định 03/2004/QĐ- BTNMT", nhưng đến nay Quyết định
03 đã hết hiệu lực mà vẫn không hề ra văn bản hướng dẫn.
Do tính bất cập trong những hướng dẫn liên bộ mà các doanh nghiệp thép trong nước đã
gặp khó khăn, làm tăng chi phí, thời gian hòan tất thủ tục nhập hàng của doanh nghiệp…
2.1.3 Khó khăn của ngành thép Việt Nam:
2.1.3.1 Vốn, quy mô đầu tư, công nghệ:
Số doanh nghiệp sản xuất thép quá nhiều, qui mô nhỏ, dễ bị ảnh hưởng bởi các doanh
nghiệp vốn nước ngòai (Trung Quốc, Nga, Úc, Đài loan), khả năng cạnh tranh kém. Đầu
tư trong nước chủ yếu quy mô nhỏ, ví dụ lò cao chỉ hơn 200m3 trong khi các nước mấy
nghìn khối, nhiều doanh nghiệp phải nhập lò cũ từ Trung quốc đã bị cấm sử dụng vì quá
38
cũ. Thiết bị vừa lạc hậu vừa không đảm bảo về môi trường, quy mô lại nhỏ thì tính cạnh
tranh gần như không có. Hơn nữa, lò lớn mới đầu tư được thiết bị bảo vệ môi trường cho
tương xứng quy mô. Có những doanh nghiệp nhỏ, vốn ít nhưng lại đầu tư làm thép đến
3-4 nơi, công suất thường khoảng 300.000 tấn/năm. Nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm
đến đầu tư và khâu hạ nguồn (nhập dây chuyền và phôi về cán thép) nên phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn phôi trên thị trường.
Hiện có những doanh nghiệp thép có vốn đầu tư nước ngoài hẳn hoi, nhưng từ đầu năm
2006 đến nay đã ngừng sản xuất, theo đánh giá là do công nghệ cán thép lạc hậu, tiêu
hao nguyên nhiên liệu cao làm cho giá thành cao, sản phẩm không cạnh tranh được.
Nhiều chuyên gia nhận xét, với quy mô như hiện nay, các doanh nghiệp này chỉ là
"miếng mồi ngon" để các tập đoàn lớn trên thế giới "nuốt chửng" khi hội nhập.
Hơn nữa, các doanh nghiệp trong cùng Hiệp hội Thép từ xưa đến nay còn nhiều việc
không thống nhất được với nhau, trong điều hành hoạt động, Hiệp hội cũng luôn hướng
đến điều này, nhưng đúng là tính thống nhất, đồng thuận của các doanh nghiệp thép rất
thấp. Có nhiều việc đã họp bàn, thống nhất với nhau, ký vào văn bản rồi, nhưng sau đó
nhiều doanh nghiệp vì lợi ích riêng vẫn làm theo ý mình mà không quan tâm đến thỏa
thuận, giao kèo đã ký.
2.1.3.2 Nguyên liệu cho sản xuất thép trong nước:
Nguyên liệu là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngành thép Việt Nam. Để
có một nhà máy, trữ lượng quặng cần phải đủ cung cấp ít nhất cho 20-30 năm. Vì đặc
thù nhà máy thép là thiết bị phải vận hành liên tục 20-30 năm, nếu tạm thời ngừng vận
hành cũng chỉ trong thời gian rất ngắn vì ngừng lâu khi khôi phục lại hệ thống máy rất
khó khăn, thậm chí hỏng hóc. Nhiều địa phương có mỏ, dù rất nhỏ, mới thăm dò sơ bộ,
trữ lượng hoàn toàn chưa đủ độ tin cậy là đã kêu gọi đầu tư. Nhiều trường hợp xây nhà
máy xong được một vài năm đã không có quặng để sản xuất. Theo một số địa phương,
nếu thiếu nguyên liệu sẽ mua quặng trôi nổi trên thị trường vì mỗi năm Việt Nam xuất
sang Trung Quốc mấy triệu tấn quặng, nhưng thực ra, đây là nguyên nhân tạo thế bị
động cho doanh nghiệp, phải lệ thuộc vào giá thép nguyên liệu nhập từ nước ngòai. Hơn
39
nữa, quặng cũng phải tùy loại, chất lượng… Ngòai ra, than cốc để luyện thép ta cũng
không có mà đi mua lại không hề đơn giản và chắc chắn nguồn cung.
Trữ lượng quặng sắt Việt Nam từ 240 điểm và mỏ (trong đó miền Nam có khỏang 30 mỏ
và điểm quặng) phân bố rải rác chủ yếu ở miền Bắc , trong đó có một số mỏ lớn như
Thạch Khê (Hà Tĩnh) 540 triệu tấn, Quý Xa (Lào Cai) 120 triệu tấn, Mô Đức …còn lại
là các mỏ nhỏ và điểm quặng nằm rải rác ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An,
Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Cạn,
Tuyên Quang, Cao Bằng…cần được khai thác, thu gom và nấu luyện thành gang thép để
tự túc trong nước và tiến tới xuất khẩu. Hầu hết các quặng sắt chưa được đánh giá về trữ
lượng, chất lượng và tính chất luyện kim. Điều nghịch lý là hiện nay chúng ta đang nhập
khẩu thép phế và phôi thép khỏang 6 triệu tấn/năm, nhưng mỗi năm hàng triệu tấn quặng
sắt đang bán trôi nổi ra nước ngòai. Điều này làm tăng chi phí sản xuất thép trong doanh
nghiệp, do phải bị động trong khâu nhập nguyên liệu, dự trữ và lệ thuộc về giá nguyên
liệu lên xuống thất thường, phải lệ thuộc chính sách thuế quan từ nước ngòai, ảnh
hưởng đến giá thành thành phẩm.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trong năm 2007, nhu cầu nhập khẩu thép phế của cả
nước sẽ từ 1,3 đến 1,5 triệu tấn. Trong khi đó lượng sắt thép phế thu gom trong nước chỉ
đáp ứng được 700.000 tấn -800.000 tấn/năm nên nhu cầu nhập khẩu thép phế của các
doanh nghiệp sản xuất là rất lớn. Để sản xuất được một tấn phôi, trung bình cần có
1,1tấn - 1,15 tấn thép phế liệu. Hiện tại, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ có Công ty
Gang thép Thái Nguyên chủ động được 70% lượng phôi cho sản xuất; còn nhà máy thép
Vạn Lợi 250.000 tấn, Đình Vũ 230.000 tấn, Phú Mỹ 1,5 triệu tấn vẫn đang trong giai
đoạn chạy thử hoặc chạy chưa hết công suất máy do thiếu nguyên liệu.
Các chuyên gia về lĩnh vực này cho rằng, để tự chủ được mỗi năm khoảng 1 triệu tấn
phôi, hàng năm, các doanh nghiệp thép phải nhập khẩu từ 700.000 tấn - 800.000 tấn thép
phế, phần còn lại là từ quặng trong nước. Một vài năm gần đây, hưởng ứng lời kêu gọi
của Thủ tướng, nhiều nhà doanh nghiệp trong và ngoài ngành thép đã đầu tư xây dựng
nhà máy sản xuất phôi thép bằng lò điện hồ quang, nguyên liệu là thép phế liệu. Tuy
nhiên, chính sách nhập khẩu thép phế đang vướng mắc bởi những quy định ngặt nghèo
40
của Luật Môi trường và ngành thép đang phải đối mặt với những khó khăn về nguyên
liệu cho những dự án thượng nguồn.
Tóm lại, thép Việt Nam đang gặp khó khăn vì nguồn nguyên liệu sản xuất:
- Gánh nặng nhập khẩu phôi thép và thép phế giá cả ngày càng tăng và chất lượng
không kiểm sóat được.
- Sự mất cân đối về khả năng sản xuất thép và công suất của các nhà máy cán ở
Việt Nam, mà khả năng sản xúât phụ thuộc trứơc tiên vào gang, sau đó là thép
phế.
- Thực tế thị trường thép Việt Nam hiện tại đang phụ thuộc vào nước ngòai.
- Khả năng nhập khẩu phôi thép và giá cả thép phế trên thị trường trong và ngòai
nước đang rất khó khăn và biến động.
2.1.3.3 Đầu cơ thép trong nước:
Đầu cơ thép Việt Nam trong năm 2008 đã làm cho ngành đọng 1 tỷ USD tiền vốn. Theo
ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trong 6 tháng cuối
năm 2008, kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, cắt giảm đầu tư đã khiến cho
lượng tiêu thụ thép trong nước giảm mạnh. Số lượng thép tiêu thụ trong tháng 8/2008 chỉ
bằng 1/3 mức bình quân các tháng trước đây. Tình trạng ứ đọng nguyên liệu liệu và sản
phẩm thép đã lớn hơn mức bình thường, khiến các công ty sản xuất thép khó khăn lớn về
tài chính, buộc phải tái xuất thép nguyên liệu. Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan,
trong 7 tháng đầu năm 2008, cả nước đã xuất khẩu 391.826 tấn phôi thép và 880.633 tấn
thép lá các loại. Đây là hiện tượng mới, trái ngược hoàn toàn so với tình trạng nhập thép
trước đây. Và lo ngại ngành thép thiếu nguyên liệu trong những tháng cuối năm, nhà
nước đã 3 lần nâng thuế xuất khẩu thép. Mức cao nhất lên đến 20% áp dụng từ
10/8/2008. Vì vậy, nhiều DN rơi vào đình đốn sản xuất, một số nhà máy luyện phôi đang
đối mặt với nhiều khó khăn do tồn kho lớn nên đọng vốn. Việc xuất khẩu khó do giá
thành sản xuất phôi trong nước khá cao (do đã nhập khẩu giá cao thời gian trước) nên
khó cạnh tranh với mức giá chào thấp trên thị trường thế giới.
Ông Cường cho biết, đến tháng 11/2008, các DN thép đang tồn đọng khoảng 1 triệu tấn
41
sản phẩm các loại. Tính theo giá trung bình hiện nay lượng thép tồn đọng này trị giá
khoảng 1 tỷ USD. Đây là một số vốn lưu động khổng lồ của các DN, nhất là trong tình
trạng khó khăn hiện nay.
2.1.3.4 Cung vượt cầu trong ngành thép:
Bảng 2.2: Dự báo nhu cầu thép trong giai đọan 2005-2015
Đvt: tấn
2005 2010 2015
Sản phẩm thép dài 3.530.000 4.688.000 6.217.000
Sản phẩm thép dẹt 3.018.000 4.166.000 6.116.000
Cộng 6.548.000 8.854.000 12.333.000
Nguồn: Arcelor Consultants (Pháp)(14)
Thép dự báo dư thừa công suất lớn: Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, thì đến năm 2010
Việt Nam sẽ cần khoảng 9 triệu tấn thép các loại, tới năm 2015 là 13 triệu tấn và tới năm
2020 là 20 triệu tấn/năm. Với nhu cầu này, đủ điều kiện cho việc sản xuất thép quy mô
cỡ liên hiệp. Đây chính là cơ hội lớn của ngành công nghiệp thép Việt Nam, nhưng với
sự "bùng nổ" đầu tư các dự án thép lớn ở Việt Nam trong năm 2007 đến 2009 cũng đang
báo hiệu sự dư thừa công suất lớn.
Từ năm 2003, sự đầu tư nóng vào ngành cán thép đã dẫn đến tình trạng thừa công suất.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năng lực sản xuất thép xây dựng cả nước hiện đạt 4,5
triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong năm chỉ vào khoảng 2,6-2,7
triệu tấn.
Cuối năm 2000, Chính phủ đã quyết định tạm ngưng đầu tư thêm những nhà máy sản
xuất thép xây dựng, ngoại trừ những dự án nằm trong quy hoạch đã được duyệt. Vì theo
tính toán của Bộ Công nghiệp, với công suất 2,5 triệu tấn/năm vào thời điểm đó, cộng
với các dự án đã được lên kế hoạch xây dựng, năng lực của ngành thép xây dựng đã thừa
sức đáp ứng nhu cầu thị trường đến 2005. Nhưng nhiều bộ, ngành và địa phương đã bỏ
ngoài tai khuyến cáo này. Do bị hấp dẫn bởi lợi nhuận cao của ngành thép xây dựng
những năm 1999-2002, nên nhiều người đã lao vào như con thiêu thân. Chỉ trong vòng 2
năm (2000-2002), công suất của ngành sản xuất thép xây dựng đã tăng thêm 2 triệu tấn.
Nhiều dự án mới không nằm trong quy hoạch của Bộ Công nghiệp, nhưng vẫn được các
42
bộ, ngành và địa phương quyết định cho đầu tư. Ngay khi tốc độ đầu tư vào ngành thép
xây dựng tăng lên, lợi nhuận của các doanh nghiệp bắt đầu giảm. Đến năm 2003, tốc độ
tăng nhu cầu về thép xây dựng của thị trường chậm hẳn lại, chỉ còn khoảng 10%, không
phải 15-20% như những năm trước. Tình hình này đã đẩy các công ty thép vào cuộc
cạnh tranh sống chết về giá.
Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, trong mấy năm qua mới
có vài phần trong mấy chục dự án đi vào hoạt động mà công suất cán thép xây dựng,
thép ống, tráng tôn mạ kẽm... đều đã gấp đôi nhu cầu. Cạnh tranh khiến các nhà máy chỉ
vận hành được có 50-60% công suất. Vậy làm sao mà có hiệu quả kinh tế? Nhất là nếu
tất cả các dự án thành hiện thực. Trong lúc thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam còn
hết sức hạn hẹp, khó chen chân vì Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đã
chia thị phần cả rồi. Cuối cùng lại cũng chỉ chen chân trong nước – một thị trường tuy có
nhu cầu nhưng còn nhỏ, mỗi năm chỉ tăng 10-15%, không thể tăng đột biến.
Các dự án lớn đã được cấp phép trong những năm gần đây, gồm có:
- Hai dự án liên hợp thép lớn nhất Việt Nam với công suất lên tới gần 30 triệu tấn mới
được cấp phép lại do các tập đoàn không có kinh nghiệm về luyện kim thực hiện:
9 Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng với tổng vốn đầu tư 7,9 tỉ USD của Tập
đoàn Formosa ( Đài Loan) đã được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng ( Hà Tĩnh)
trao giấy chứng nhận đầu tư và đã khởi công xây dựng vào tháng 9/2008. Dự án
này sử dụng hơn 3.000 héc ta đất và mặt nước tại khu kinh tế Vũng Áng để đầu tư
nhà máy liên hợp gang thép và xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương. Theo giấy
phép đầu tư, dự án có tổng công suất lên đến 15 triệu tấn/năm. Giai đoạn một có
công suất 7,5 triệu tấn/năm (thực hiện trong 3 năm) và giai đoạn hai có công suất
7,5 triệu tấn/năm (thực hiện trong 4 năm).
9 Dự án khu liên hợp thép tại Cà Ná trị giá 9,8 tỷ USD đã được UBND tỉnh Ninh
Thuận trao giấy phép chứng nhận đầu tư ngày 19/9/2008 do tập đoàn Lion của
Malaysia liên doanh với Vinashin. Dự án có tổng diện tích 1.650 ha trên cạn và 300
ha trên biển tại Cà Ná, Ninh Phước, Ninh Thuận. Dự án này được triển khai làm 4
giai đoạn từ 2008 đến 2025, có công suất là 14,42 triệu tấn thép thô/năm, với các
43
sản phẩm chính gồm thép cuộn cán nguội, cán nóng, thép tấm, thép mạ. Trong đó
vốn góp của Maju Stabil Sdn Bhd (thành viên của tập đòan Lion) chiếm 70% còn
Vinashin chiếm 30%. Nguồn nguyên liệu là quặng sắt, than cốc nhập khẩu và mua
trong nước, sản phẩm sản xuất ra sẽ phục vụ cho nhu cầu trong nước, nhất là cho
công nghiệp đóng tàu và xuất khẩu.
Formosa là Tập đoàn công nghiệp nặng của Đài Loan chuyên về lĩnh vực hoá dầu và
chất dẻo, có tiềm lực tài chính lớn, nhưng chưa làm thép bao giờ, còn với Công ty Maju
stabil Sdn. Bhd thành viên của Tập đoàn Lion Diversiffied Holding Behard (đối tác
trong liên doanh Khu liên hợp thép Cà Ná mới được thành lập ngày 24/5/2007 chưa có
tiếng tăm trong lĩnh vực sản xuất thép), Lion Diversiffied Holding Behard là tập đoàn
kinh doanh đa ngành, không thuộc hàng ngũ các công ty sản xuất thép lớn và tiềm lực tài
chính không cạnh tranh. Cả 2 tập đoàn trên đều không thuộc hàng ngũ 20 tập đoàn luyện
kim hàng đầu trên thế giới, nhưng lại đầu tư 2 liên hợp thép lớn nhất Việt Nam tính đến
thời điểm hiện nay.
Hình 2.2: Xu hướng đầu tư ngành của các tập đòan kinh tế
Xu hướng đầu tư đa ngành của các tập đoàn kinh tế, chuyện có đáng mừng? Ảnh ghép minh họa
9 Trong tháng 8/2008, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng Công ty Xi măng Việt
Nam và Tập đoàn Tata Steel (Ấn Độ) đã ký thoả thuận hợp tác thành lập khu liên
44
hợp thép công suất 4,6 triệu tấn/năm tại Hà Tĩnh. Tata ( Ấn Độ) là tập đoàn thép
lớn thứ 6 trên thế giới. Khu liên hợp thép này có vốn đầu tư 5 tỷ USD, công suất
4,6 triệu tấn/năm được xây dựng nhằm sử dụng tối đa nguồn quặng sắt từ mỏ sắt
Thạch Khê (Hà Tĩnh) để sản xuất thép phục vụ nhu cầu trong nuớc cũng như xuất
khẩu. Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn I sẽ đầu tư một nhà máy cán
nguội công suất 200.000 tấn/năm sử dụng nguyên liệu là cuộn cán nóng nhập
khẩu với vốn đầu tư 100 triệu USD bắt đầu từ năm 2008-2011. Giai đoạn 2 xây
dựng 1 tổ hợp gang thép công suất 2,4 triệu tấn/năm sản xuất các sản phẩm là
thép dẹt và thép dài với vốn đầu tư 2,5 tỷ USD thời gian từ 2008-2013. Giai đoạn
3 đầu tư 1 tổ hợp luyện thép công suất 2,2 triệu tấn với số vốn 2,4 tỷ USD tiến độ
phù hợp với tiến độ khai thác và tăng sản lượng của mỏ sắt Thạch Khê, dự kiến
hoàn thành vào năm 2015. Như vậy khi dự án này hoàn thành và đi vào hoạt động
sẽ đáp ứng gần 1/3 nhu cầu thép của cả nước.
Ngòai ra, theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tính đến nay, Chính phủ đã cấp giấy phép
chứng nhận đầu tư cho các dự án gồm:
9 Dự án Guang Lian Steel Việt Nam 100% vốn nước ngoài tại khu kinh tế Dung
Quất, công suất 5 triệu tấn thép thô/năm;
9 Dự án Posco (Hàn Quốc) tại Bà Rịa - Vũng Tàu công suất giai đoạn I là 0,7 triệu
tấn/năm, giai đoạn II dự kiến sẽ tăng công suất của nhà máy cán thép nguội lên
1,5 triệu tấn/năm và xây dựng một nhà máy mới để cán thép nóng với công suất 3
triệu tấn/năm, hoàn thành vào cuối năm 2012;
9 Dự án Nhà máy thép cán nóng liên doanh Tập đoàn Essar (Ấn Độ) với Tổng công
ty Thép, Tổng công ty cao su Việt Nam tại Bà Rịa Vũng Tàu công suất 2 triệu
tấn/năm
9 Bên cạnh đó, Tập đoàn thép Posco (Hàn Quốc) cũng đang xin đầu tư Dự án liên
hợp thép tại Vân Phong (Khánh Hoà) với số vốn khoảng 5 tỷ USD và sản lượng
khoảng 5 triệu tấn thép/năm.
45
9 Một dự án mới được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng nữa là của
Công ty FRRO China (Trung Quốc), tổng đầu tư 5 tỷ USD, công suất 10 triệu
tấn/năm.
9 Ngoài ra, còn có dự án Nhà máy thép không gỉ của Tập đoàn Samoa Qian Ding
Group (Đài Loan) đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng đầu tư 700 triệu USD,
công suất 0,72 triệu tấn/năm, được cấp phép tháng 11/2005 nhưng tới nay vẫn im
ắng.
- Tóm lại, quy họach đầu tư sản xuất thép ở Việt Nam cần phải xem xét lại. Tính hợp lý
của việc phân bố là chưa có. Nhà máy thép trải khắp từ Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang,
Phú Thọ đến Hà Tĩnh… Đầu tư nhỏ lẻ, không khác gì Trung Quốc thời kỳ toàn dân làm
gang thép. Việc đổ xô xây dựng nhà máy sản xuất thép mà không tính toán kỹ nhu cầu
tiêu thụ mới là nguyên nhân chính. Trong khi gang thép là công nghiệp có ô nhiễm, phải
dồn lại để xử lý nước, khí… xa khu dân cư ra. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng như cầu cảng,
điện nước, đất đai… chưa đáp ứng được với tốc độ bùng nổ của những dự án thép đã và
đang được đăng ký và xây dựng nêu trên. Hiện nay chính là vấn đề quy hoạch nhà máy
sản xuất thép chưa hợp lý.
Bảng 2.3: Công suất đăng ký của các dự án thép lớn tại Việtnam
Đvt: triệu tấn/năm
Dự án/tiến độ năm 2008-2011 2012-2015 Công súât 2015
Formosa, Sơn Dương 7.5 15 15
Lion, Vinashin Ninh Thuận 14.42 14.42
Tata Ấn độ, Hà Tĩnh 0.2 2.4 4.6
Guang Lian Steel (Dung Quất) 5 5
Posco Bà Rịa, Vũng Tàu 3 3
Essar Ấn độ, Vũng Tàu 2 2
Posco Khánh Hòa 5 5
FRRO China (Trung Quốc) 10 10
Tổng công suất theo tiến độ 56.82 59.02
“Nguồn: ” (14)
Như vậy khi những dự án này hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ cung cấp gấp 3 lần nhu
cầu thép trong cả nước. Đó là chưa kể những nhà máy đã nêu trên thuộc Hiệp hội Thép
Việt Nam và các nhà máy khác đang họat động với nguy cơ số cung vượt cầu và sản
46
xuất cầm chừng vì thiếu nguyên liệu. Số dự án tăng như vậy càng làm cho tình hình cạnh
tranh thêm quyết liệt và những nhà máy cán thép chưa có tên tuổi và chỗ đứng trên thị
trường sẽ càng khó tồn tại hơn.
Cũng theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong vòng 5 năm qua, nhiều nhà máy thép trong
nước chỉ dám hoạt động cầm chừng. 26/50 doanh nghiệp thành viên của hiệp hội thường
xuyên chỉ chạy 50% công suất của nhà máy. Việc cho chạy máy 50% công suất là do
doanh nghiệp phải lo việc làm cho công nhân và lo thu hồi vốn trả nợ ngân hàng chứ
không có lời. Lỗ, thậm chí lỗ nặng, nhưng không doanh nghiệp nào dám kêu vì nếu kêu
nhiều, ngân hàng sẽ ngay lập tức cắt vốn đầu tư.
2.1.3.5 Thị trường thép Việt Nam bị chèn ép bởi thép nhập ngọai:
Các doanh nghiệp trong nước sẽ không chỉ “một mình một sân” mà còn tiếp tục phải
cạnh tranh với thép ngoại, và không chỉ đến từ Trung Quốc. Ông Phạm Chí Cường, Chủ
tịch VSA cho biết, từ tháng 2/2009, thép nhập từ các nước ASEAN vào các tỉnh phía
Nam đang có chiều hướng tăng lên do các nước xung quanh cũng gặp khó khăn trong
tiêu thụ. Như vậy, thay vì chỉ cạnh tranh với thép Trung Quốc như trước đây, “đối thủ”
của các doanh nghiệp trong nước đã mở rộng. Mặt khác, sản phẩm từ các nước láng
giềng có lợi thế do thuế 0% khi sản phẩm đạt tỷ lệ 40% sản xuất tại ASEAN.
Mặt khác, do không có nguyên liệu phải nhập từ nước ngòai, chi phí sản suất cao do
công nghệ thiếu tính hiện đại, lại thêm các chi phí đầu vào tăng như giá điện, nước, than,
xăng dầu, vận tải….nên thị trường thép trong nước nhiều lần không cạnh tranh nổi với
thép nhập khẩu. Thép Trung Quốc đang được nhập ồ ạt vào Việt Nam với giá rẻ (khỏang
7 triệu đồng/tấn-vào tháng 9/2006 và tháng 9/2008) và đều là hàng có chất lượng, điều
này đã thực sự tạo sức ép và gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
2.1.4 Thuận lợi cho ngành thép Việt Nam:
• Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã liên tục tăng trưởng
với tốc độ bình quân từ 7-9%/năm, nền kinh tế được dịch chuyển dần sang công
nghiệp và dịch vụ.
47
• Hiện nay, với nhu cầu về xây dựng, phát triển các công trình, cơ sở hạ tầng
trong nước ngày càng gia tăng, thị trường thép là thị trường tiêu thụ đầy tiềm
năng, khả năng tiêu thụ rất lớn. Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp thép,
năm 2009 ngành thép vẫn gặp khó khăn do kinh tế các nước đều suy giảm tăng
trưởng. Sản lượng thép toàn cầu năm 2009 có thể giảm 5 - 10% so với mức 1.350
triệu tấn trong năm 2008. Ngành thép chỉ có thể phục hồi hoàn toàn vào năm
2012. Nhưng tại thị trường Việt Nam, lượng thép xây dựng tiêu thụ năm 2009 dự
kiến sẽ đạt 4 triệu tấn, mức tăng trưởng ước đạt từ 5 - 7% so với năm 2008. Trong
năm 2008, lượng sản xuất, tiêu thụ thép xây dựng đạt 3,75 triệu tấn (các doanh
nghiệp trong Hiệp hội là 3,15 triệu tấn và ngoài Hiệp hội là 600.000 tấn). Mức
tiêu thụ không bị suy giảm do Việt Nam là nước đang phát triển với GDP tăng
trên 6%/năm. Đối với ngành thép tiền chế, làn sóng đầu tư nước ngòai vào Việt
Nam ngày càng tăng công với sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước dẫn
đến sự bùng nổ của nhu cầu về nhà thép tiền chế, tốc độ tăng trưởng ước tính 15%
mỗi năm. Theo Hiệp hội thép, nhu cầu về thép tấm của Việt Nam đang ngày càng
tăng mạnh. Năm 2006, Việt Nam phải nhập khẩu 3,5 triệu tấn thép tấm/năm. Dự
tính đến năm 2010, nhu cầu thép tấm sẽ vào khoảng 4,7 triệu tấn, năm 2015 là 7,2
triệu tấn và năm 2020 là 10,2 triệu tấn. Với nhu cầu này, đủ điều kiện cho việc
sản xuất thép tấm quy mô cỡ liên hiệp. Trong khi đó, hiện Việt Nam chỉ có một
nhà máy sản xuất Thép Tấm Lá Phú Mỹ với công suất 400.000 tấn/năm, mới đi
vào hoạt động và vừa sản xuất tấn thép thứ 100.000 vào giữa tháng 4/2006. Các
doanh nghiệp nước ngoài đã nhận thấy đây là thị trường tiềm năng, nên đang đẩy
mạnh việc đầu tư vào sản xuất thép tấm, lá như là công ty TNHH Bluescope Steel
với vốn đầu tư của Úc khoảng 105.000 USD, công suất cam kết là 105.000 tấn
thép mạ/năm, 50.000 tấn thép màu/năm đã đi vào họat động từ cuối năm 2005.
Đây chính là cơ hội lớn của ngành công nghiệp thép Việt Nam.
2.2 Phân tích năng lực tài chính giai đoạn 2007- 2008 của các doanh nghiệp ngành
thép Việt Nam:
Các công ty tiêu biểu cho việc phân tích năng lực tài chính ngành thép gồm có:
48
¾ Công ty CP Thép Đình Vũ, đại diện cho doanh nghiệp cổ phần sản xuất phôi thép,
thép xây dựng và nguyên liệu luyện thép.
¾ Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen, đại diện cho doanh nghiệp cổ phần trong nứơc có
quy mô tương đối lớn, sản xuất ngành hàng đa dạng từ thép tấm, thép xây dựng,
vật liệu xây dựng….
¾ Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam, đại diện cho doanh nghiệp thép có
vốn đầu tư nước ngòai, một trong những doanh nghiệp hàng đầu về thép tấm chất
lượng cao tại Việt Nam.
¾ Công ty TNHH Bluescope Building Việt Nam, đại diện cho doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngòai, một trong những doanh nghiệp hàng đầu về nhà thép tiền chế
tại Việt Nam.
2.2.1 Quy mô vốn
Công ty Chỉ tiêu 30/09/2008 31/12/2007 Chênh lệch
Tổng nguồn vốn
86.141.002,28
33.130.377,50
53.010.624,78
Công ty Vốn đầu tư của chủ sở hữu
7.116.722,12
7.116.722,12 -
CP Thép Thặng dư vốn cổ phần
1.055.727,68
1.055.727,68 -
Đình Vũ Quỹ đầu tư phát triển
30.807,15 -
30.807,15
Quỹ dự phòng tài chính
30.807,15 -
30.807,15
Lợi nhuận chưa phân phối(lỗ
lũykế)
(6.967.090,32)
3.364.895,89
(10.331.986,21)
Vốn chủ sở hữu
1.266.973,78
11.537.345,69
(10.270.371,91)
Tổng nguồn vốn
129.570.944,51
106.060.828,63
23.510.115,88
Công ty Vốn đầu tư của chủ sở hữu
35.143.869,38
35.143.869,38 -
CP Tập Thặng dư vốn cổ phần
5.435.780,16
5.435.780,16 -
Đòan Cổ phiếu ngân quỹ
(35.243,38) -
(35.243,38)
Hoa Sen Chênh lệch đánh giá lại tài sản
1.321.447,33
1.321.447,33 -
Lợi nhuận chưa phân phối
9.362.340,99
2.728.141,35
6.634.199,64
Vốn chủ sở hữu
49
51.228.194,48 44.629.238,22 6.598.956,26
Tổng nguồn vốn
111.971.291,24
133.748.682,35
(21.777.391,11)
Công ty Vốn đầu tư của chủ sở hữu
32.000.000,00
32.000.000,00 -
TNHH Chuyển vốn về công ty Mẹ
(48.015.909,79)
(21.157.010,12)
(26.858.899,67)
Bluescope Lợi nhuận chưa phân phối
2.082.156,16
(262.720,16)
2.344.876,32
Steel Vốn chủ sở hữu
(13.933.753,63)
10.580.269,72
(24.514.023,35)
Công ty Tổng nguồn vốn
15.148.500,00
14.945.280,00
203.220,00
TNHH Vốn đầu tư của chủ sở hữu
3.115.190,00
3.115.190,00 -
Bluescope Chuyển lỗ từ các năm trước
(3.580.030,00)
(1.026.000,00)
(2.554.030,00)
Building Lợi nhuận chưa phân phối
(140.940,00)
(185.880,00)
44.940,00
Vốn chủ sở hữu
(605.780,00)
1.903.310,00
(2.509.090,00)
Bình quân ngành (vốn chủ sở hữu)
9.488.908,66
17.162.540,91
Nhìn chung, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thép Việt Nam còn thấp, bình quân ngành
chỉ hơn 10 triệu USD. Với quy mô vốn như vậy thì khó có công nghệ tiên tiến đảm bảo
cạnh tranh.
a. Công ty CP Thép Đình Vũ:
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 7.116.722,12 USD, so với các cam kết đầu tư vào
các lĩnh vực sản xuất phôi thép vuông (công suất 200.000 tấn/năm), luyện gang từ quặng
sắt (công suất 242.000 tấn/năm) và luyện than cốc (công suất 450.000 tấn/năm) là rất
nhỏ, khả năng nguồn vốn hạn chế, cần huy động thêm vốn cổ phần cho việc mở rộng sản
xuất theo như cam kết. Trong 9 tháng đầu năm 2008, do thị trường thép và nguyên liệu
biến động mạnh, lỗ vì đánh giá lại nguyên vật liệu tồn kho và phải thanh tóan các khỏan
lãi vay, nên công ty lỗ (6.967.090,32) USD, làm tổng vốn chủ sở hữu giảm
(10.324.905,58) USD so với năm 2007. Do đó, trong tổng nguồn vốn của công ty là
86,141,002.28 USD thì đã có 84.773.271,86 USD là nợ ngắn hạn và dài hạn, so với tổng
tài sản thì tổng vốn chủ sở hữu thực sự của công ty hiện nay chỉ là 1,266,973.78 USD.
b. Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen:
50
Nguồn vốn lớn cần cho đầu tư sản xuất kinh doanh thép dẹt mạ. Hiện nay trong nước có
5 doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành tôn mạ kẽm: Hoa Sen, Bluescope Steel, Phương
nam, Sun Steel, Posvina chiếm 68% thị phần, tuy nhiên, vốn điều lệ rất nhỏ (vài chục
triệu USD) so với quy mô sản xuất thép ở nước ngòai khỏang hàng tỷ USD. Đối với Tôn
Hoa Sen, lĩnh vực họat động không dừng lại ở thép tấm, mà còn mở rộng các ngành khác
như là cán thép, sản xuất dây thép, ống thép, tấm trần PVC, …thì nguồn vốn cổ phầm là
35.143.869,38 USD là còn hạn chế, chưa đủ năng lực cạnh tranh với thép nước ngòai.
Với hiệu quả họat động hiện có, lợi nhuận chưa phân phối 9 tháng đầu năm 2008 là
9.362.340,99 USD , tăng 6.634.199,64 USD so với năm 2007, Hoa Sen cần mở rộng đầu
tư và tăng quy mô vốn hơn nữa để vững vàng hơn trong cạnh tranh trong tương lai.
c. Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam:
Với công suất cam kết là 175.000 tấn thép mạ nhôm kẽm và thép mạ màu, hiện chiếm
16% tổng thị phần trong nước, số vốn chủ sở hữu là 32 triệu USD, hiện là một công ty
thép tấm có tầm cỡ tại Việt Nam nhưng so với thép nước ngòai thì quy mô đầu tư chưa
cao, dù họat động hiệu quả (lợi nhuận chưa phân phối 3 tháng đầu năm tài chính từ tháng
7 đến tháng 9/2008 là 2.082.156,63 USD). Mặt khác, công ty đã chuyển số vốn là
48.015.909,16 USD về công ty Mẹ, vì vậy vốn đầu tư thực sự của công ty chỉ là
63.955.381,45 USD, trong tổng nguồn vốn của công ty là 111.971.291,24 USD thì đã có
125.905.044,87 USD là nợ ngắn hạn và dài hạn (vay nợ tập đòan là 112 triệu USD, mua
hàng trong nội bộ tập đòan là 7.787.973,56 USD), so với tổng tài sản thì tổng vốn chủ sở
hữu thực sự của công ty hiện nay chỉ là âm 13.933.753,63 USD. Thiết nghĩ trong tương
lai, khi các dự án lớn đã đăng ký họat động như là 7,9 tỉ USD của Tập đoàn Formosa
(Đài Loan) hoặc 9,8 tỷ USD của tập đoàn Lion của Malaysia liên doanh với Vinashin,
hoặc 5 tỷ USD của Tata Ấn Độ liên doanh với Tổng Công ty Thép Việt Nam đi vào sản
xuất và tiêu thụ thì việc cạnh tranh là khó khăn, cần tăng thêm quy mô vốn đầu tư.
d. Công ty TNHH Bluescope Building Việt Nam:
Công ty TNHH với vốn chủ sở hữu 3.115.190 USD và mạng lưới văn phòng đặt ở các
thành phố lớn cả nước, với 2 nhà máy Biên Hòa, Hà Tây, họat động trong lĩnh vực nhà
thép tiền chế, dự án, cung cấp tôn, xà gồ cho công trình dân dụng, giải pháp vách và tấm
lợp, số vốn nêu trên là hết sức hạn chế. Mặt khác, họat động không hiệu quả của công ty
51
trong những năm gần đây gây ra khỏan lỗ tích lũy đến tháng 6/2008 là 3.580.030 USD.
Trong tổng nguồn vốn của công ty là 15.148.500 USD thì đã có 15.754.280 USD là nợ
ngắn hạn và dài hạn (vay nợ tập đòan là 8 triệu USD, mua hàng trong nội bộ tập đoàn là
2.491.960 USD), so với tổng tài sản thì tổng vốn chủ sở hữu thực sự của công ty hiện
nay chỉ là âm 605.780 USD. Vì vậy, Công ty nên sắp xếp lại sản xuất và tăng hiệu quả
họat động bằng cách đầu tư thêm vốn và tăng cường quản lý tài chính.
2.2.2 Nhóm chỉ tiêu thanh khỏan
Công ty Chỉ tiêu 30/09/2008 31/12/2007 Chênh lệch
Tài sản lưu động
47.553.468,13
15.298.297,46
32.255.170,67
Công ty Các khỏan nợ ngắn hạn
68.849.529,16
15.781.360,54
53.068.168,62
CP Thép Tỷ số thanh tóan hiện thời
0,69
0,97
(0,28)
Đình Vũ Hàng tồn kho
34.784.113,32
10.700.471,38
24.083.641,94
TSLĐ-HTK
12.769.354,81
4.597.826,08
8.171.528,73
Tỷ số thanh tóan nhanh
0,19
0,29
(0,11)
Tài sản lưu động
65.503.024,52
51.774.125,70
13.728.898,82
Công ty Các khỏan nợ ngắn hạn
59.949.815,42
40.747.385,12
19.202.430,30
CP Tập Tỷ số thanh tóan hiện thời
1,09
1,27
(0,18)
Đòan Hàng tồn kho
41.052.537,59
24.667.337,02
16.385.200,57
Hoa Sen TSLĐ-HTK
24.450.486,93
27.106.788,68
(2.656.301,75)
Tỷ số thanh tóan nhanh
0,41
0,67
(0,26)
Tài sản lưu động
55.689.796,27
40.669.406,06
15.020.390,21
Công ty Các khỏan nợ ngắn hạn
16.500.520,26
14.277.923,97
2.222.596,29
TNHH Tỷ số thanh tóan hiện thời
3,38
2,85
0,53
Bluescope Hàng tồn kho
30.514.339,15
23.437.131,10
7.077.208,05
Steel TSLĐ-HTK
25.175.457,12
17.232.274,96
7.943.182,16
Tỷ số thanh tóan nhanh
52
1,53 1,21 0,32
Tài sản lưu động
8.346.810,00
8.505.650,00
(158.840,00)
Công ty Các khỏan nợ ngắn hạn
7.529.120,00
6.316.040,00
1.213.080,00
TNHH Tỷ số thanh tóan hiện thời
1,11
1,35
(0,24)
Bluescope Hàng tồn kho
5.659.570,00
4.183.590,00
1.475.980,00
Building TSLĐ-HTK
2.687.240,00
4.322.060,00
(1.634.820,00)
Tỷ số thanh tóan nhanh
0,36
0,68
(0,33)
Bình quân ngành(tỷ số thanh tóan hiện
thời)
1,57
1,61
Bình quân ngành(tỷ số thanh tóan nhanh)
0,62
0,71
a. Công ty CP Thép Đình Vũ:
Các khỏan nợ ngắn hạn là những khỏan nợ phải trả trong khỏang thời gian ngắn (thường
là 1 năm), theo trên cho thấy chỉ tiêu thanh tóan hiện thời và tỷ số thanh tóan nhanh đều
giảm ở tháng 9/2009 so với tháng 12/2007, chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty giảm
và có khó khăn tài chính tiềm tàng. Tỷ số thanh tóan hiện thời từ 0.5 đến 1 (lọai B theo
phân lọai của ngân hàng). Mặt khác, tỷ số thanh tóanh nhanh thể hiện số TSLĐ có lọai
trừ HTK, nếu không có HTK thì tỷ số này rất thấp, cho thấy khả năng thanh tóan thực sự
của công ty thấp, đặc biệt họat động trong lĩnh vực thép cần phải có khả năng thanh
khỏan cao hơn các ngành hàng khác. Có thể công ty cần phải dùng những biện pháp bất
lợi cho công ty như bán tài sản với giá thấp để trả nợ.
b. Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen:
Theo tiêu chuẩn đánh giá của ngân hàng, tỷ số thanh tóan tạm thời là 1.09 (năm 2008) và
1.27 (năm 2007) đều cao hơn 1, khả năng thanh tóan nợ ngắn hạn của công ty là lọai A.
Tỷ số thanh tóan nhanh là 0.41 (năm 2008) và 1.27 (năm 2007) cho thấy, nếu không kể
HTK, thì những khỏan có thể chuyển hóa nhanh thành tiền có thể thanh tóan được 50%
các khỏan nợ.
c. Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam:
53
Cả hai tỷ số thanh tóan hiện thời là 3.38 và tỷ số thanh tóan nhanh là 1.53 đều lớn hơn 1,
trong tháng 9/2008 cao hơn trong tháng 12/2007, cho thấy tiềm lực tài chính của công ty
là rất tốt, khả năng thanh khỏan của công ty rất cao, cho dù không tính đến HTK. Ngân
hàng HSBC đánh giá công ty là khách hàng lọai A và là một trong những khách hàng ưu
việt của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ số thanh tóan hiện thời của công ty quá cao cho thấy
công ty đã đầu tư quá nhiều vào TSLĐ, điều này có thể làm giảm lợi nhuận của công ty.
d. Công ty TNHH Bluescope Building Việt Nam:
Tỷ số thanh tóan hiện thời của công ty là 1.11, cho thấy khỏan TSLĐ bao gồm HTK có
thể thanh tóan được các khỏan nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, với số HTK là 5.659.570.00
chiếm khoảng 75% các khỏan nợ ngắn hạn, thì khả năng chuyển hóa thành tiền của HTK
để thanh tóan nợ ngắn hạn là rất hạn chế. Mặt khác, 2 tỷ số thanh tóan hiện thời và thanh
tóan nhanh đều giảm trong năm 2008 so với năm 2007, cho thấy tình hình sa sút của
công ty, do bởi hàng tồn kho tháng 9/2008 là 5.659.570 USD, cao hơn tháng 12/2007 là
1.475.980 USD, gia tăng khỏang 35%.
2.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả họat động
Công ty Chỉ tiêu 30/09/2008 31/12/2007 Chênh lệch
Giá vốn hàng bán
103.651.417,67
44.930.233,30
58.721.184,37
Hàng tồn kho
34.784.113,32
10.700.471,38
24.084.641,94
Công ty Tỷ số vòng quay HTK
2,98
4,20
(1,22)
CP Thép Các khỏan phải thu
8.388.619,66
3.014.523,02
5.374.096,64
Đình Vũ Doanh thu
103.161.277,58
48.103.199,60
55.058.077,98
Doanh thu bình quân 1 ngày
383.499,17
133.620,00
249.879,17
Kỳ thu tiền bình quân
21,87
22,56
(0,69)
Doanh thu thuần
101.749.802,86
48.099.280,69
53.650.522,17
Giá trị TSCĐ
34.604.963,39
15.663.646,54
18.941.316,85
Hiệu quả sử dụng TSCĐ
2,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- taicautructaichinhnganhthep.pdf