Tài liệu Đề tài Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình vùng Đông Nam bộ: Những điểm mới và kết quả đạt được khi nghiên cứu của đề tài
“Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất
hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình vùng Đông Nam bộ”
Điểm mới nhất của đề tài so với những công trình nghiên cứu trước đó về
ngành hàng hồ tiêu trong và ngoài nước là ngoài phương pháp phân tích bằng mô tả
thống kê, tác giả đã vận dụng mô hình kinh tế để phân tích định lượng các yếu tố
chính tác động đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ.
Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu đó, các kết quả thu được qua quá trình
nghiên cứu đề tài là tư liệu bổ sung cho nguồn dữ liệu nghiên cứu về ngành hàng hồ
tiêu Việt Nam, mô hình kinh tế cụ thể:
Y1= e16,183 Aps1,069Cu-0,733 U0,230
Y2= e20,205 Aps0,525Cu-0,860 U0,683Se0,326
Khi năng suất đất (Aps) tăng hay giảm 1% thì thu nhập ròng/ha (Y1) và thu
nhập lao động gia đình (Y2) trung bình sẽ tăng, giảm tương ứng là 1,069% và
0,525% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Khi...
103 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình vùng Đông Nam bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những điểm mới và kết quả đạt được khi nghiên cứu của đề tài
“Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất
hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình vùng Đông Nam bộ”
Điểm mới nhất của đề tài so với những công trình nghiên cứu trước đó về
ngành hàng hồ tiêu trong và ngoài nước là ngoài phương pháp phân tích bằng mô tả
thống kê, tác giả đã vận dụng mô hình kinh tế để phân tích định lượng các yếu tố
chính tác động đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ.
Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu đó, các kết quả thu được qua quá trình
nghiên cứu đề tài là tư liệu bổ sung cho nguồn dữ liệu nghiên cứu về ngành hàng hồ
tiêu Việt Nam, mô hình kinh tế cụ thể:
Y1= e16,183 Aps1,069Cu-0,733 U0,230
Y2= e20,205 Aps0,525Cu-0,860 U0,683Se0,326
Khi năng suất đất (Aps) tăng hay giảm 1% thì thu nhập ròng/ha (Y1) và thu
nhập lao động gia đình (Y2) trung bình sẽ tăng, giảm tương ứng là 1,069% và
0,525% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Khi chi phí trung bình (Cu) tăng hay giảm 1% thì thu nhập ròng /ha và thu
nhập lao động gia đình trung bình giảm, tăng tương ứng là 0,733% và 0,860% trong
điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Khi kiến thức nông nghiệp (U) tăng hay giảm 1% (theo giá trị thang bảng
điểm của đề tài) thì thu nhập ròng/ha và thu nhập lao động gia đình trung bình tăng,
giảm tương ứng là 0,230% và 0,683%.
Khi sự phù hợp/chất lượng của giống (Se) tăng hay giảm 1đơn vị thì thu
nhập lao động gia đình trung bình tăng, giảm tương ứng là 0,326 trong điều kiện các
yếu tố khác không thay đổi.
Tác giả,
Nguyễn Thị Minh Châu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN THỊ MINH CHÂU
“TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH ĐẾN
THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU VIỆT NAM
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ”
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
____________________
Nguyễn Thị Minh Châu
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển
Mã số : 60.31.05
Giảng viên hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Đinh Phi Hổ
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008
Lời cam đoan
Tác giả xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung trình bày trong Luận văn là do
chính bản thân nghiên cứu và thực hiện, các dữ liệu được thu thập từ các
nguồn hợp pháp và được phản ánh một cách trung thực.
Lời Tri ân
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến:
Quý Thầy cô;
Các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp;
Các cán bộ huyện và xã tại các vùng điều tra; và
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Đã nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu!
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Châu
Mục lục
Tiêu đề Trang
Tên các bảng, hình vẽ và đồ thị
Tên ký hiệu và các chữ viết tắt
Phần mở đầu
1 Đặt vấn đề 1
2 Câu hỏi nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
7 Kết cấu của đề tài 3
Chương 1 Cơ sở khoa học và thực tiễn 6
1.1. Các lý thuyết kinh tế 6
1.1.1 Thu nhập và các thước đo thu nhập của hộ sản xuất
nông nghiệp
6
1.1.2 Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố
đầu vào
6
1.1.3 Chi phí sản xuất 9
1.1.4 Mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa và quyết định
sản xuất
10
1.1.5 Đất – tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành trồng trọt 10
1.1.6 Lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp 11
1.1.7 Kiến thức nông nghiệp 13
1.1.8 Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng sản lượng trong
nông nghiệp
15
1.2. Một số công trình nghiên cứu điển hình về hồ tiêu
của Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây
16
1.2.1 Tại Việt Nam 16
1.2.2 Trên thế giới 20
1.3. Mô hình lựa chọn 20
Kết luận Chương 1 22
Chương 2 Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập
của Hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ
25
2.1. Tổng quan sản xuất hồ tiêu của Việt Nam và Thế
giới
25
2.1.1 Sản xuất hồ tiêu trên thế giới 25
2.1.2 Sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam và vùng Đông Nam
bộ
27
2.2. Mô tả điều tra 31
2.3. Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của
Hộ sản xuất hồ tiêu tại vùng Đông Nam bộ
32
2.3.1 Thực trạng các yếu tố trong mô hình 32
2.3.1.1 Quy mô diện tích đất cho sản phẩm 32
2.3.1.2 Năng suất 34
2.3.1.3 Chi phí trung bình 36
2.3.1.4 Kiến thức nông nghiệp 38
2.3.1.5 Giống 39
2.3.2 Kết quả mô hình hồi quy 40
Kết luận Chương 2 42
Chương 3 Một số giải pháp nhằm ổn định thu nhập của Hộ
sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ
43
3.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp 43
3.1.1 Xu hướng cung cầu của thị trường hồ tiêu thế giới 43
3.1.2 Định hướng phát triển sản xuất của hồ tiêu Việt
Nam
45
3.1.3 Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới có khả năng hỗ
trợ phát triển sản xuất hồ tiêu
46
3.2. Nội dung các giải pháp 48
3.2.1 Nhóm giải pháp ổn định năng suất và giảm chi phí
trung bình
48
3.2.1.1 Cải thiện chất lượng giống 48
3.2.1.2 Tăng cường việc tổ chức thực hiện sản xuất theo
quy trình kỹ thuật cho từng vùng sản xuất
48
3.3.1.3 Duy trì quy mô diện tích trồng dưới 1ha 48
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao kiến thức nông nghiệp 49
3.2.2.1 Tăng cường tính thường xuyên và đa dạng của
thông tin cung cấp
49
3.2.2.2 Đầu tư trang thiết bị tiếp nhận thông tin tại các xã
thuộc vùng trọng điểm
50
3.2.2.3 Thiết lập các Nhóm Hộ trồng hồ tiêu 50
3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển giống hồ tiêu mới 50
3.2.3.1 Nhập giống hồ tiêu 50
3.2.3.2 Lai ghép các giống hồ tiêu hiện có trong nước 50
3.2.3.3 Xử lý đột biến các giống tiêu hiện có 51
3.2.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ - xúc tiến thương mại 51
3.2.4.1 Quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam bằng hình
ảnh sản xuất an toàn
51
3.2.4.2 Quảng bá các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam ngay tại
thị trường trong nước
52
Kết luận Chương 3 52
Kết luận và đề nghị 54
Tài liệu tham khảo 58
Phụ lục
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi điều tra
Phụ lục 2 Cách đánh giá kiến thức nông nghiệp của Hộ
Phụ lục 3 Các kết quả phân tích hồi quy
Phụ lục 4 Các thống kê từ dữ liệu điều tra sơ cấp
Phụ lục 5 Các số liệu thống kê về ngành hàng hồ tiêu Việt
Nam và Thế giới
Tên các bảng và hình vẽ
Tiêu đề Trang
Bảng 1.1
Hiệu quả kinh tế của sản xuất hồ tiêu
17
Bảng 1.2 Hiệu quả đầu tư hồ tiêu, tính bình quân trên các vùng
Đông Nam bộ và Phú Quốc theo quan điểm của ngân
hàng
18
Bảng 1.3 Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu và một số cây trồng khác 18
Bảng 1.4 Kết quả đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các
yếu tố chính tác động đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên
các vùng trồng tiêu cả nước
19
Bảng 2.1 Số mẫu điều tra tại các địa phương 31
Bảng 2.2 Thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình /ha 33
Bảng 2.3 Năng suất bình quân của các huyện nghiên cứu 35
Bảng 2.4 Chi phí trung bình 37
Bảng 2.5 So sánh năng suất với chi phí trung bình và thu nhập ròng 38
Hình 01
Sơ đồ vị trí các địa phương được đề tài chọn nghiên cứu
5
Hình 1.1 Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp
thế giới
13
Hình 1.2 Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp
Việt Nam giai đoạn 1985 – 2005
13
Hình 2.1 Sản lượng và xuất khẩu trung bình của các quốc gia sản
xuất hồ tiêu, giai đoạn 2002 – 2007
26
Hình 2.2 Sản lượng và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam qua các
thời kỳ
30
Hình 2.3 Diện tích trồng hồ tiêu của vùng điều tra mùa vụ 2006 32
Hình 3.1 Biểu đồ giá xuất khẩu FOB/ tấn tiêu đen và lượng cung
giai đoạn 1989 – 2007
44
Tên ký hiệu và chữ viết tắt
Bộ NN& PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
GAP: Thực hành nông nghiệp tốt (good agricultural practices)
IPC: Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (International Pepper Community)
IPM: Quản lý dịch bệnh tổng hợp (integrated pest management)
NSLĐ: Năng suất lao động
TFP: Các yếu tố năng suất tổng hợp (total factors of productivity)
VPA: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (Việt Nam Pepper Association)
VN: Việt Nam
1
Phần mở đầu
1. Đặt vấn đề
Hồ tiêu được mệnh danh là “Vua của các loại gia vị” - King of Spices, hàng năm
chiếm tỷ trọng 30% - 35% trong tổng giá trị lượng gia vị mua bán trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam cây hồ tiêu được trồng vào cuối thế kỷ XIX và bắt đầu phát triển mạnh
từ thập niên 90’s của thế kỷ XX, tuy phát triển sau so với các nước sản xuất hồ tiêu
truyền thống như Brazil, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia, nhưng kể từ năm 2002 đến
nay Việt Nam là nước giữ ngôi vị đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên
thế giới. Trong giai đoạn 2002 – 2007 sản lượng và lượng xuất khẩu của Việt Nam
đạt từ 75.000 tấn đến 120.000 tấn/năm, chiếm khoảng 28% tổng sản lượng và
khoảng 40% tổng lượng xuất khẩu hạt tiêu của thế giới.
Hạt tiêu xuất khẩu chiếm trên 90% sản lượng, đạt kim ngạch hàng năm ở mức 120
triệu USD – 250 triệu USD (tùy thuộc vào giá thế giới), với tỷ trọng khoảng 3,5% -
5,0% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ yếu của nước ta gồm
gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, và rau quả. Hồ tiêu là nguồn thu nhập chính
của hàng trăm nghìn hộ nông dân thuộc các vùng nông nghiệp ít có điều kiện để
chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp và dịch vụ như ở các vùng kinh
tế mới, vùng núi nơi sinh sống khá tập trung của đồng bào dân tộc thiểu số từ
BắcTrung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, đến Đông Nam bộ. Trong
những năm qua cây hồ tiêu đã thực sự góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo
của các vùng này, theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp (2005) thu nhập bình quân từ cây công nghiệp lâu năm chiếm 70% tổng thu
nhập năm của hộ, trong đó thu nhập từ hồ tiêu chiếm 44%.
Mặc dù hiện tại hồ tiêu Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh so với những nước sản
xuất và xuất khẩu khác về điều kiện các nhân tố sản xuất như đất tốt có tiềm năng
tạo năng suất cao, lao động có kinh nghiệm về trồng trọt, đồng thời có sự hỗ trợ tích
cực của công nghiệp chế biến và hoạt động xuất khẩu từ các doanh nghiệp kinh
doanh hồ tiêu. Song sản xuất đã và đang phải đối mặt với những rủi ro từ: sâu bệnh,
thiên tai, hệ quả của việc khai thác tài nguyên đất và môi trường kém bền vững, giá
của các yếu tố đầu vào ngày càng tăng cao, và giá hồ tiêu trên thị trường thường
xuyên biến động lên xuống.
Những rủi ro nêu trên nếu không có biện pháp giảm thiểu kịp thời chắc chắn hậu
quả mang đến cho sản xuất sẽ không nhỏ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập của
người trồng tiêu, vì vậy việc đi tìm lời giải cho bài toán ổn định và tăng thu nhập
cho hộ sản xuất hồ tiêu là yêu cầu cần thiết.
2
Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến
cung và cầu, điển hình gồm có: giá cả của các sản phẩm có thể thay thế hồ tiêu, thu
nhập và thị hiếu của người tiêu dùng, giá bán của hồ tiêu trên thị trường, tiến bộ
công nghệ, các yếu tố đầu vào của sản xuất, các chính sách của chính phủ, thời tiết
và dịch bệnh. Vì điều kiện về thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu một số yếu tố chính về phía cung thuộc các nhóm yếu tố đầu vào như
vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ của quá trình sản xuất hồ tiêu và không gian
lựa chọn là Vùng Đông Nam bộ - Vùng trồng hồ tiêu trọng điểm chiếm 60% diện
tích trồng và sản lượng hồ tiêu của cả nước năm 2006.
Do vậy đề tài có tên là: “Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ
sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam bộ”
2. Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp hai câu hỏi:
Thứ nhất: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính về phía cung đến thu nhập
của hộ sản xuất hồ tiêu tại Vùng Đông Nam bộ như thế nào?
Thứ hai: Giải pháp nào để ổn định và tăng thu nhập cho Hộ sản xuất hồ tiêu?
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định những kết quả cần đạt được để trả lời
cho các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, đó là:
Xác định các yếu tố chính về phía cung và sự tồn tại mối tương quan giữa
các yếu tố này đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu.
Xác định mối tương quan tồn tại là cùng chiều hay ngược chiều và cường độ
của từng mối tương quan đối với thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu đồng thời tìm ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất hồ tiêu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hồ tiêu được sản xuất chủ yếu ở loại hình kinh tế hộ, vì
vậy đối tượng nghiên cứu sẽ là các hộ trồng hồ tiêu (sau đây gọi tắt là Hộ) có diện
tích cho sản phẩm tại các khu vực của vùng trồng tiêu trọng điểm Đông Nam bộ
(sau đây gọi tắt là Vùng).
Phạm vi nghiên cứu: lựa chọn các tỉnh, huyện và xã trồng tiêu tập trung có diện
tích trồng hồ tiêu lớn và đặc trưng của Vùng, cụ thể gồm có:
Bình Phước là tỉnh có thời gian bắt đầu trồng hồ tiêu muộn hơn so với
những tỉnh khác trong Vùng nhưng lại có mức độ tăng diện tích và năng suất cao,
hiện đang là tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng và sản lượng của Vùng và cả nước,
trong tỉnh chọn huyện Lộc Ninh - Huyện có diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu
lớn nhất tỉnh (chiếm 38%), và bốn xã đại diện là: Lộc An, Lộc Quang, Lộc Tấn và
Lộc Thuận.
3
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa danh đầu tiên thử nghiệm trồng
hồ tiêu ở Việt Nam, hiện có diện tích trồng và sản lượng lớn thứ hai của Vùng và cả
nước, trong tỉnh chọn huyện Châu Đức - Huyện có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất
tỉnh và cả nước (chiếm 75% diện tích trồng của tỉnh), và chọn ba xã đại diện là:
Quảng Thành, Kim Long và Bàu Chinh.
Đồng Nai là tỉnh đứng thứ ba về diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu của
Vùng, trong tỉnh chọn huyện Cẩm Mỹ - Huyện có diện tích cho sản xuất lớn nhất
(chiếm 37%), và chọn ba xã đại diện là: Bảo Bình, Lâm San và Xuân Tây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra trực tiếp các hộ trồng hồ tiêu bằng bảng câu hỏi theo phương pháp điều
tra nhanh nông thôn để tạo lập dữ liệu sơ cấp.
Thống kê các dữ liệu thứ cấp từ việc kế thừa có chọn lọc các công trình khoa học
đã thực hiện trong và ngoài nước về ngành hồ tiêu, thu thập các dữ liệu của ngành
hàng hồ tiêu Việt Nam và thế giới thông qua Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Hồ tiêu
Việt Nam, Bộ NN & PTNT, tổ chức Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), và các báo
cáo kinh tế xã hội của các địa phương.
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các số liệu và thông tin thu thập, kết
hợp phân tích thống kê mô tả và phân tích định lượng thông qua mô hình kinh tế
lượng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong quá trình phân tích các số liệu của ngành hàng hồ tiêu sẽ kiểm nghiệm các
kết luận của những lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô liên quan.
Những luận cứ khoa học, các nội dung phân tích và đặc biệt là kết quả từ mô hình
đánh giá tác động của một số yếu tố chính về phía cung đến thu nhập của Hộ sản
xuất hồ tiêu, một mặt sẽ cung cấp dữ liệu mới bổ sung cho các công trình nghiên
cứu trước đó, mặt khác sẽ là tư liệu tham khảo cho các địa phương vùng Đông Nam
bộ và các nhà hoạch định chiến lược của ngành hàng hồ tiêu trong việc xác định các
giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững ở vùng
Đông Nam bộ.
7. Kết cấu của đề tài
Các nội dung nghiên cứu được trình bày trong ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn.
Chương này sẽ trình bày một số lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô có liên quan đến
hàm sản xuất, chi phí, lợi nhuận, đất, lao động, năng suất lao động,và đề cập một số
công trình nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước, từ đó có đầy đủ cơ sở khoa
học và thực tiễn xác định những yếu tố chính của sản xuất hồ tiêu ảnh hưởng đến
4
thu nhập của Hộ và mô hình lựa chọn, đồng thời có thể thấy được điểm mới của đề
tài so với các công trình nghiên cứu trước đó.
Chương 2: Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ
tiêu vùng Đông Nam bộ.
Đây là chương sẽ trình bày các kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu
thực trạng ngành hàng hồ tiêu Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam bộ nói riêng.
Các nội dung chính gồm có:
Tổng quan về ngành hàng hồ tiêu Việt Nam và thế giới;
Tác động của các yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu tại vùng
Đông Nam bộ được xác định bởi đánh giá thực trạng của các yếu tố và kết quả của
mô hình kinh tế
Chương 3: Một số giải pháp nhằm ổn định thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu
vùng Đông Nam bộ
Trên cơ sở kết quả của Chương 1 và 2, kết hợp với phân tích tình hình thị trường,
định hướng phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam, những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
mới, tác giả đề xuất một số giải pháp có tính chất gợi ý cho các địa phương, các tổ
chức và ban ngành liên quan cần quan tâm thực hiện nhằm góp phần ổn định và
tăng thu nhập cho hộ trồng tiêu của vùng Đông Nam bộ và các vùng trồng hồ tiêu
khác có thể tham khảo ứng dụng.
5
Hình 0.1 Sơ đồ vị trí các địa phương được đề tài chọn nghiên cứu
6
Chương 1
Cơ sở khoa học và thực tiễn
1.1. Các lý thuyết kinh tế
1.1.1 Thu nhập và các thước đo thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp
Thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp là giá trị bằng tiền biểu hiện cho kết quả của
quá trình sản xuất và được xác định thông qua các thước đo sau:
Thu nhập gộp - giá trị tổng sản phẩm hay tổng doanh thu là tích của giá bán
sản phẩm và tổng sản lượng đầu ra.
Thu nhập ròng - lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí,
thu nhập ròng phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất.
Thu nhập lao động gia đình là tổng của lợi nhuận và chi phí cơ hội của lao
động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất.
Như vậy cùng với giá bán, sản lượng đầu ra và chi phí là những nhân tố quyết định
trực tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp. Vậy những yếu tố nào liên quan
đến sản lượng và chi phí sản xuất, và khi nào hộ sản xuất nông nghiệp sẽ có được
thu nhập tối ưu? Để giải đáp cho câu hỏi này chúng ta tìm hiểu một số lý thuyết
kinh tế liên quan dưới đây:
1.1.2 Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào:
Sản xuất là quá trình chuyển hóa những yếu tố đầu vào thành những yếu tố đầu ra
hay còn được gọi là sản lượng đầu ra hoặc sản phẩm, và kết quả của sản xuất do
lượng và chất của các yếu tố đầu vào và công nghệ sử dụng quyết định, mối tương
quan phụ thuộc đó được diễn tả qua hàm sản xuất “Hàm sản xuất biểu diễn mối
quan hệ kỹ thuật hiệu quả của việc kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản
lượng đầu ra”1 hay “Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa
có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định
tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định”2. Dạng tổng quát của hàm sản xuất:
Y= f (X1, X2, X3, X4..., Xn)
Với: Y là sản lượng đầu ra;
Xi là số lượng yếu tố đầu vào thứ i, các yếu tố đầu vào được chia thành ba
nhóm:
1 David Beg “Kinh tế học”, bản dịch Nhà XB Thống kê 2007, trang 105
2 Giáo trình “Kinh tế vi mô”, Trường ĐHKT TP. Hồ Chí Minh, Nhà XB Thống kê 2005, trang 84
7
Nhóm 1 là vốn (K) gồm các yếu tố chính như: nhà xưởng, đất đai, máy móc,
và nguyên nhiên vật liệu, đây là nhóm các tư liệu sản xuất biểu hiện cho quy mô sản
xuất. Trong nông nghiệp các yếu tố đầu vào chính thuộc nhóm vốn gồm có: đất, hệ
thống tưới nước, máy móc nông nghiệp, sân phơi, gia súc làm việc, giống cây trồng,
phân bón, thuốc hoá học, nguyên vật liệu.
Nhóm 2 là lao động (L) được đề cập cả về số lượng và chất lượng lao động,
chất lượng lao động bao hàm cả những yếu tố phi vật chất như kỹ năng, kiến thức,
kinh nghiệm.
Nhóm 3 là nhóm các yếu tố tăng năng suất (TFP) điển hình như công
nghệ, thể chế kinh tế chính trị.
Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra từ việc kết hợp một lượng các yếu
tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử dụng ứng với mỗi
kỹ thuật để sản xuất ra mức sản lượng đầu ra theo ý muốn. Tuy nhiên, mối quan hệ
phụ thuộc giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và trong dài
hạn có những đặc tính riêng do khả năng thay đổi các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn
và dài hạn khác nhau.
Trong ngắn hạn:
Do trong ngắn hạn các yếu tố đầu vào cố định - biểu thị cho các hàng hóa không sử
dụng hết trong quá trình sản xuất như nhà xưởng, đất đai và máy móc thiết bị,
không dễ dàng thay đổi nên việc muốn tăng hay giảm sản lượng chỉ có thể bằng
cách thay đổi lượng các yếu tố đầu vào biến đổi như nguyên, nhiên vật liệu, lao
động trực tiếp mà thôi. Trong nông nghiệp những yếu tố biến đổi trong ngắn hạn
chủ yếu là yếu tố phân bón, nước tưới và lao động.
Năng suất trung bình của yếu tố đầu vào biến đổi (APXi) đánh giá mức độ đóng góp
của yếu tố đầu vào biến đổi trong quá trình sản xuất, APXi = Y/ Xi, còn năng suất
cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi (MPXi) sẽ xác định mức gia tăng của sản lượng
khi tăng một đơn vị yếu tố đầu vào biến đổi đó trong điều kiện giữ nguyên các yếu
tố sản xuất khác, công thức tính: MPXi=ΔY/ ΔXi.
Việc gia tăng lượng yếu tố đầu vào biến đổi không phải lúc nào cũng làm cho sản
lượng tăng theo, giai đoạn đầu khi tăng lượng yếu tố đầu vào năng suất cận biên và
năng suất trung bình của yếu tố đó đều tăng dần lên dẫn đến sản lượng tăng nhanh,
nhưng khi lượng tăng vượt quá một mức nhất định thì sẽ làm cho năng suất trung
bình và năng suất cận biên của yếu tố đó cùng giảm dần cho đến khi năng suất cận
biên < 0 thì sản lượng bắt đầu giảm. Hiện tượng này có tính quy luật, một quy luật
về công nghệ: duy trì tất cả các yếu tố sản xuất không thay đổi ngoại trừ một yếu tố,
quy luật năng suất cận biên giảm dần cho rằng đến một mức nhất định, sự tăng
8
thêm đầu vào biến đổi này dẫn đến năng suất cận biên của nó giảm dần1. Mối quan
hệ giữa MPX, APXi, và Y như sau:
MPXi > APXi thì APXi tăng dần; MPXi>0 thì Y tăng dần;
MPXi < APXi thì APXi giảm dần; MPXi < 0 thì Y giảm dần;
MPXi = APXi thì APXi đạt cực đại. MPXi = 0 thì Y đạt cực đại.
Như vậy hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi cao nhất khi năng suất cận biên
và năng suất bình quân bằng nhau, hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi đó vẫn
còn khi năng suất cận biên của nó dương, và sản lượng sẽ đạt tối đa khi năng suất
cận biên bằng 0.
Trong dài hạn:
Trong dài hạn tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi, do đó khả năng thay đổi sản
lượng đầu ra trong dài hạn sẽ lớn hơn trong ngắn hạn, sản lượng đầu ra trong dài
hạn sẽ phụ thuộc vào tất cả các yếu tố đầu vào và sẽ quyết định quy mô của sản
xuất trong dài hạn. Hiệu suất của việc gia tăng quy mô sản xuất có thể xảy ra một
trong ba trường hợp sau:
Trường hợp 1: tỷ lệ tăng sản lượng bằng tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào -
hiệu suất không đổi theo quy mô.
Trường hợp 2: tỷ lệ tăng sản lượng lớn hơn tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào
- hiệu suất tăng theo quy mô, thể hiện tính kinh tế của quy mô.
Trường hợp 3: tỷ lệ tăng sản lượng thấp hơn tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào
- hiệu suất giảm theo quy mô, thể hiện tính phi kinh tế của quy mô.
Phân tích hàm sản xuất Cobb – Douglas sẽ thấy rõ điều này, ban đầu Y1=A. K.Lβ,
nếu tăng K và L lên hai lần khi đó:
Y2 = A. (2K). (2L)β
= A. 2(+β). K.Lβ = 2(+β). Y1
Nếu +β =1 thì Y2= 2Y1, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất không đổi theo quy mô.
Nếu +β >1 thì Y2>Y1, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất tăng dần theo quy mô - tính
kinh tế của quy mô.
Nếu +β <1 thì Y2<Y1, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất giảm dần theo quy mô –
tính phi kinh tế của quy mô.
Nguyên do dẫn đến tính kinh tế của quy mô là đặc tính không thể chia nhỏ của sản
xuất, chuyên môn hóa và lợi thế sản xuất quy mô lớn, còn lý do dẫn đến tính phi
kinh tế của quy mô là rắc rối trong công tác quản lý và bất lợi về vị trí địa lý của nơi
sản xuất, yếu tố công nghệ và toàn cầu hóa sẽ làm giảm tính phi kinh tế của quy mô.
1 David Beg “Kinh tế học”, bản dịch Nhà XB Thống kê 2007, trang 116
9
1.1.3 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ chi phí bằng tiền mà nhà sản xuất đã chi ra để mua
các yếu tố đầu vào, tính đầy đủ chi phí sản xuất còn bao gồm cả chi phí cơ hội của
mọi nguồn lực trong sản xuất là số tiền mà khoản đầu tư có thể thu được nếu sử
dụng nó vào việc khác với mức trả cao hơn.
Chi phí trung bình (AC) sẽ xác định chi phí sản xuất tính cho một đơn vị sản lượng
đầu ra, AC = TC/Y, còn chi phí cận biên (MC) xác định mức tăng chi phí sản xuất
khi tăng một đơn vị sản lượng đầu ra, MC= ΔTC/ΔY.
Do các khả năng thay đổi của các yếu tố đầu vào là khác nhau trong ngắn hạn và
trong dài hạn, nên đặc điểm của chi phí sản xuất, chi phí trung bình và chi phí cận
biên trong ngắn hạn và trong dài hạn cũng khác nhau.
Chi phí sản xuất ngắn hạn:
Chi phí sản xuất ngắn hạn (STC) gồm có chi phí cố định (SFC) và chi phí biến đổi
(SVC), trong đó:
Chi phí cố định là toàn bộ chi phí mà nhà sản xuất phải chi ra trong mỗi đơn
vị thời gian cho các yếu tố đầu vào cố định cho dù không sản xuất ra một sản phẩm
nào ví dụ như: tiền thuê hoặc khấu hao trang thiết bị và nhà xưởng, tiền lương cho
bộ máy quản lý, và lãi suất vốn vay, chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng
thay đổi. Trong sản xuất nông nghiệp các chi phí chính thuộc chi phí cố định gồm
có: tiền mua và thuê đất, khấu hao tài sản (máy nông nghiệp, nhà kho, sân phơi,
công trình thủy nông, vườn cây lâu năm, gia súc làm việc), và lãi vốn vay, riêng đối
với cây trồng lâu năm các khoản như giống, tiền công, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật và nước tưới đầu tư trong giai đoạn chưa cho sản phẩm cũng nằm trong chi phí
cố định.
Chi phí biến đổi là toàn bộ chi phí mua các yếu tố đầu vào biến đổi như
nguyên vật liệu, tiền công lao động trực tiếp, chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự
thay đổi sản lượng đầu ra trong ngắn hạn. Trong nông nghiệp chi phí biến đổi là các
khoản tiền chi cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền công lao động, các nguyên
vật liệu khác, và lãi vốn vay trong giai đoạn thu hoạch.
Do trong ngắn hạn chi phí cố định không đổi nên sự tăng giảm của tổng chi phí
ngắn hạn chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi của chi phí biến đổi mà thôi và tổng chi phí
ngắn hạn tăng lên khi sản lượng tăng lên.
Chi phí trung bình ngắn hạn (SAC) có xu hướng tăng lên nếu tiếp tục tăng lượng
của một yếu tố đầu vào do bị chi phối bởi quy luật năng suất cận biên giảm dần: khi
năng suất cận biên tăng dần lên dẫn đến sản lượng tăng nhanh và chi phí trung bình
giảm, nhưng khi năng suất cận biên giảm dần cho đến khi năng suất cận biên < 0 thì
sản lượng bắt đầu giảm và chi phí trung bình tăng lên.
10
Chi phí cận biên trong ngắn hạn (SMC) luôn có giá trị dương do tồn tại chi phí cố
định, điều này giải thích cho tổng chi phí ngắn hạn tăng lên khi sản lượng tăng, chi
phí cận biên càng lớn thì tổng chi phí càng tăng. Khi SMC=SAC thì chi phí trung
bình đạt cực tiểu.
Trong dài hạn:
Tổng chi phí dài hạn (LTC) là chi phí tối thiểu để sản xuất mỗi mức sản lượng vì
trong dài hạn có thể thay đổi các yếu tố đầu vào hay lựa chọn quy mô sản xuất theo
ý muốn nên các nhà sản xuất sẽ chọn được phương án thích hợp nhất để sản xuất
với mức chi phí thấp nhất (trong dài hạn các nhà sản xuất có thể dừng việc sản xuất
của mình và do đó LTC = 0), và quy mô sản xuất trong dài hạn sẽ do sản lượng
quyết định.
Chi phí trung bình dài hạn xác định hiệu suất theo quy mô: nếu chi phí trung bình
dài hạn giảm khi tăng sản lượng sẽ phản ánh tính kinh tế của quy mô, và ngược lại
nếu chi phí trung bình dài hạn tăng khi sản lượng tăng sẽ phản ánh tính phi kinh tế
của quy mô.
1.1.4 Mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa và quyết định sản xuất
Việc gia tăng sản lượng dẫn đến giá bán một đơn vị sản lượng chắc chắn sẽ giảm
tương đối do đường cầu dốc xuống, tác động này làm giảm doanh thu cận biên
(MR) khi bán thêm một đơn vị sản phẩm, tuy nhiên các nhà sản xuất vẫn tiếp tục
tăng sản lượng nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên và sẽ dừng việc
tăng sản lượng nếu doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biện (MR<MC). Như
vậy mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa khi doanh thu cận biên bằng chi phí
cận biên: MR = MC.
Quyết định sản xuất:
Nhà sản xuất quyết định tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn và trong dài hạn khi tại
mức sản lượng đó giá sản phẩm lớn hơn chi phí biến đổi trung bình ngắn hạn (P >
SAVC) và giá sản phẩm bù đắp được chi phí trung bình dài hạn (P > LAC), và nhà
sản xuất sẽ ngừng hoạt động nếu P < SAVC và P < LAC.
Các lý thuyết trên đã đưa ra những vấn đề liên quan đến sản lượng và chi phí trong
quá trình sản xuất một cách tổng quát, tiếp theo chúng ta sẽ xem xét một số đặc tính
riêng có của các yếu tố đầu vào chính trong sản xuất nông nghiệp để xác định một
cách cụ thể hơn mối tương tác giữa sản lượng, chi phí và thu nhập của hộ sản xuất
nông nghiệp.
1.1.5 Đất – tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành trồng trọt
Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và chưa thể thay thế được đối với sản xuất
trên quy mô lớn của ngành nông nghiệp và đặc biệt đối với trồng trọt, đặc điểm
khác biệt của đất so với những tư liệu sản xuất khác là chất lượng của đất sẽ tăng
11
lên nếu sử dụng đất một cách hợp lý. Tính chất đặc biệt này là do độ phì nhiêu của
đất tạo nên, độ phì nhiêu của đất được hình thành và bồi đắp bởi ba nguồn: thứ nhất
từ nguồn tự nhiên do các tác động lý, hoá, sinh trong tự nhiên tạo thành; thứ hai là
từ nguồn nhân tạo do áp dụng hệ thống canh tác hợp lý; và thứ ba là nguồn tiềm
năng do sự kết hợp của hai nguồn tự nhiên và nhân tạo đến một lúc nào đó sẽ làm
tăng độ phì nhiêu của đất.
Bị giới hạn về mặt diện tích và lãnh thổ nên quỹ đất là có hạn cả về số lượng và
không gian, và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng làm cho quỹ đất sử
dụng sản xuất nông nghiệp bị giảm tương đối bởi đất được dùng cho nhiều mục
đích phi nông nghiệp điển hình như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô
thị hóa, xây dựng cơ sở du lịch và dịch vụ.
Bên cạnh xu hướng giảm về quỹ đất nông nghiệp, đặc tính không thể di chuyển toàn
bộ đất từ nơi này đến nơi khác, đã khẳng định một trong những cách tốt nhất để
tăng sản lượng bền vững là phải duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất để nâng cao
năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Các biện pháp bảo vệ môi trường đất chính như chống xói mòn và rửa trôi, sử dụng
phương pháp canh tác hợp lý (chọn cây trồng, mật độ trồng và sử dụng phân bón),
và có hệ thống thủy lợi hạn chế ảnh hưởng của úng, hạn và phục vụ cải tạo đất chua,
mặn. Còn các biện pháp để tăng năng suất đất chủ yếu là nâng cao hệ số gieo trồng,
sử dụng loại giống có chất lượng tốt tăng lượng và chất của sản phẩm, sản xuất các
sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, và đa dạng hóa sản xuất.
1.1.6 Lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp
Lao động nông nghiệp gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông
nghiệp, hai nguồn cung cấp lao động cho nông nghiệp là lao động của chính gia
đình làm nông nghiệp và lao động đi thuê.
Sự phát triển của các ngành kinh tế khác đã thu hút lao động từ nông nghiệp sang do
đó về mặt lượng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần.
Năng suất lao động nông nghiệp (APLA) là sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng
nông nghiệp tính trên một lao động nông nghiệp (tính theo giá cố định), công thức
tính:
APLA = YA/LA =YA/S * S/LA
Trong đó:
YA là tổng sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng nông nghiệp;
LA là số lượng lao động nông nghiệp; và
S là diện tích đất gieo trồng.
Từ công thức thấy được năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào năng suất
đất (YA/S) và hệ số đất – lao động (S/LA), do đó muốn tăng năng suất lao động nông
12
nghiệp cần phải tăng hoặc YA/S hoặc S/LA hoặc cả hai. Tác động của từng yếu tố
năng suất đất và yếu tố hệ số đất – lao động đối với sản lượng tùy thuộc vào quá
trình phát triển của nông nghiệp, thông qua lý thuyết hàm sản xuất nông nghiệp tăng
trưởng theo các giai đoạn phát triển của nhà kinh tế SS. Park (1992) sẽ thấy được
mối tương tác một cách rõ nét. Theo SS. Park, sản xuất nông nghiệp phát triển qua
ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn sơ khai: đây là thời kỳ công nghệ chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp
chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên (N) như đất, nước, khí hậu, và lao động. Năng suất
đất có xu hướng giảm dần do khai thác cạn kiệt độ phì nhiêu của đất và chịu sự chi
phối của quy luật năng suất biên giảm dần của yếu tố lao động, do vậy để tăng sản
lượng chủ yếu dựa vào việc mở rộng diện tích nghĩa là tăng S/LA. Mối quan hệ phụ
thuộc của sản lượng và các yếu tố đầu vào được khái quát bởi hàm sản xuất: Y = F
(N, LA).
Giai đoạn đang phát triển: do đất bị giới hạn về diện tích nên không thể tiếp tục
mở rộng quy mô đất, trong khi lao động nông nghiệp vẫn đang ở trạng thái dư thừa
dẫn đến S/LA giảm, vì thế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phảm nông
nghiệp, bắt buộc phải tăng năng suất đất. Với thành tựu của ngành công nghiệp về
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các giống mới có năng suất cao của cuộc cách
mạng xanh cùng sự phát triển của hệ thống thủy lợi đã cung cấp thêm những yếu tố
đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh sự tăng trưởng của sản lượng, giai
đoạn này YA/S tăng mạnh nhưng vẫn chịu sự chi phối của quy luật năng suất biên
giảm dần, nếu tiếp tục tăng lượng phân bón, thuốc hóa học, lao động đến một mức
nào đó sẽ làm giảm YA/S và sản lượng. Hàm sản xuất của giai đoạn đang phát triển:
Y = F (N, L) + F (R), trong đó R là các yếu tố đầu vào từ công nghiệp.
Giai đoạn phát triển cao: khi nền kinh tế toàn dụng, công nghiệp và dịch vụ phát
triển mạnh thu hút lao động nông nghiệp chuyển dịch sang, giảm tối đa lượng lao
động trong nông nghiệp, do vậy giảm lượng lao động trên một đơn vị diện tích và
sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào công nghệ thâm dụng vốn (máy móc, công
nghệ hiện đại). Giai đoạn này sản lượng tăng do cả hai năng suất đất và hệ số đất -
lao động đều tăng, và hàm sản xuất có dạng: Y = F (N, L) + F(R) + F(K), trong đó
K là vốn sản xuất.
Một lần nữa qua các giai đoạn phát triển của nông nghiệp khẳng định vai trò quan
trọng của năng suất đất đối với việc tăng năng suất lao động và sản lượng, đặc biệt
trong giai đoạn đang phát triển khi mà lượng lao động nông nghiệp vẫn còn đang
trong tình trạng bán thất nghiệp.
Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp có tính quy luật tăng dần
tương ứng với số lượng lao động nông nghiệp giảm dần.
13
Y/
S
S/La
B
C
A
Hình 1.1 Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp thế giới
Hình 1.2 Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp
Việt Nam, 1985– 2005
80
90
100
110
120
130
140
150
160
80 90 100 110
S/La (%)
Y/
S
(%
)
Nguồn: Đinh Phi Hổ, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê 2003,
trang 46, 47 và Niên giám thống kê 2003 – 2005
Ghi chú: Điểm A là điểm xuất phát của NSLĐ nông nghiệp giai đoạn sơ khai, từ A đến B
thể hiện sự dịch chuyển của NSLĐ nông nghiệp trong giai đoạn sơ khai và giai đoạn đang
phát triển, từ B đến C thể hiển sự dịch chuyển của NSLĐ nông nghiệp giai đoạn phát
triển.Đường dịch chuyển NSLĐ nông nghiệp Việt Nam cũng có xu hướng giống của thế
giới, nhưng với tốc độ chậm hơn (độ dốc thấp).
1.1.7 Kiến thức nông nghiệp
Chất lượng của yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng đối với sản lượng đầu ra
trong quá trình sử dụng yếu tố đầu vào đó, vai trò chất lượng của bản thân yếu tố
lao động - vốn nhân lực lại có ý nghĩa đặc biệt hơn bởi lao động là yếu tố đầu vào
14
không thể thay thế được của bất kỳ quá trình sản xuất nào và chính lao động có chất
lượng sẽ cải tiến và phát minh kỹ thuật mới để tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu
vào khác. Một trong những nhân tố cấu thành chất lượng của lao động đó là kiến
thức của người lao động - nhân tố phi vật chất tạo nên giá trị của lao động, bao gồm
những hiểu biết về mặt kinh tế, xã hội, chuyên môn. Theo Alfred Marshall (1890),
kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất.
Kiến thức của người sản xuất nông nghiệp được gọi là kiến thức nông nghiệp, và có
thể được xem như là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế và cộng đồng mà
người nông dân có được và ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình1. Các nhà
kinh tế đã tranh luận về vai trò của kiến thức nông nghiệp đối với sản xuất nông
nghiệp và đưa ra những nhận định của họ: Wharton (1963) cho rằng với các nguồn
lực đầu vào giống nhau thì hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông
nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau, Bhati (1973) nhận định kiến thức nông
nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất 2 và coi đây là yếu tố có thể kết hợp
các nguồn lực đầu vào chính như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới
và lao động.
Để đo lường kiến thức nông nghiệp các nhà phân tích sử dụng bảng câu hỏi đánh
giá và cho điểm các nội dung liên quan sau:
Đánh giá trình độ kiến thức chung về nông nghiệp, sử dụng các câu hỏi liên
quan đến mức độ tiếp cận và tham gia vào các hoạt động cộng đồng ở nông thôn
như: tiếp xúc thường xuyên với cán bộ khuyến nông; tham gia vào các tổ chức hội
(hội nông dân, tổ chức kinh tế hợp tác); thường xuyên đọc sách báo, xem các
chương trình truyền bá kỹ thuật nông nghiệp trên truyền hình và đài phát thanh, hay
các thông tin trên internet.
Đánh giá trình độ kiến thức kỹ thuật nông nghiệp, sử dụng các câu hỏi kiểm
tra hiểu biết kỹ thuật của nông dân về chọn giống, cách trồng, chăm bón và thu hái.
Đánh giá trình độ kiến thức kinh tế, sử dụng các câu hỏi kiểm tra hiểu biết
của nông dân về: giá bán, tiêu chuẩn chất lượng, các đối thủ cạnh tranh, và cách tính
giá thành.
Ngày nay trong nền kinh tế tri thức và kinh tế mở thì vai trò của kiến thức lại càng
hết sức quan trọng, trong đó kiến thức kinh tế và kiến thức kỹ thuật cùng có vai trò
quyết định đến thành quả đạt được của người nông dân, để lượng hóa quan hệ giữa
kiến thức nông nghiệp với thu nhập của nông dân các nhà kinh tế sử dụng mô hình
của hàm sản xuất Cobb – Douglas:
1 , 2 TS. Đinh Phi Hổ, Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê 2003, trang. 155.
15
Y = a Xibi
Trong đó:
Y là tổng thu nhập gộp (tổng giá trị sản phẩm) hoặc thu nhập ròng hoặc thu
nhập lao động gia đình trong năm.
Xi là các yếu tố đầu vào chính trong năm sản xuất như: diện tích đất gieo
trồng, lao động sử dụng, vốn lưu động, kiến thức nông nghiệp.
1.1.8 Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng sản lượng trong nông nghiệp
Trong các yếu tố thuộc nhóm tăng năng suất (TFP), công nghệ - những cách thức
sản xuất ra hàng hoá có vai trò hết sức quan trọng đến kết quả của sản xuất. Tiến bộ
công nghệ trong năng suất diễn ra thông qua các phát minh, tức là việc khám phá
ra các tri thức mới và áp dụng các tri thức mới vào quy trình sản xuất trong thực
tế1. Vai trò của tiến bộ công nghệ đối với việc tăng sản lượng được các trường phái
đánh giá như sau:
Solow chỉ ra ngoài phần đóng góp cho tăng trưởng sản lượng do yếu tố vốn
K và yếu tố lao động còn một phần do đóng góp của tiến bộ công nghệ - được gọi là
phần dư Solow, phần dư này khá lớn và phụ thuộc vào trình độ công nghệ của mỗi
quốc gia.
Quan điểm của trường phái Tân cổ điển là nguồn gốc của tăng trưởng chính
là cách thức kết hợp các yếu tố K và L.
Và nhà kinh tế Kaldor cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế phụ thuộc
vào phát triển tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
Vai trò của tiến bộ công nghệ đối với sản xuất không chỉ dừng lại ở việc làm tăng
sản lượng mà còn làm tăng chất lượng của sản lượng đó, vì thế việc phát minh và
đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng để tiết kiệm được lượng các yếu tố đầu vào
nhưng vẫn có thể sản xuất ra mức sản lượng như cũ đồng thời nâng cao chất lượng
của các yếu tố đầu vào đó để có sản phẩm với chất lượng tốt hơn.
Trong nông nghiệp, nhờ có tiến bộ công nghệ đã làm cho năng suất nông nghiệp
được tăng lên rất nhiều và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.Tiến bộ
công nghệ sử dụng trong nông nghiệp gồm các tiến bộ công nghệ của các ngành
kinh tế và khoa học khác đặc biệt là của ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu
vào cho sản xuất nông nghiệp về phân bón, thuốc trừ sâu, hệ thống thuỷ lợi, các
máy móc thay thế cho sức kéo của trâu bò, và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của chính
quá trình sản xuất nông nghiệp phát minh và cải tiến về chọn tạo giống, kỹ thuật
canh tác: trồng, chăm sóc, và thu hoạch sơ chế biến, điển hình là cuộc cách mạng
1 David Begg, Kinh tế học, bản dịch Nhà xuất bản Thống kê 2007, Tr.560
16
xanh đã tạo những giống mới đem đến sự phát triển mạnh mẽ cho ngành nông
nghiệp.
1.2. Một số công trình nghiên cứu điển hình về hồ tiêu của Việt Nam và
thế giới trong những năm gần đây
1.2.1 Tại Việt Nam
Nhận thấy tầm quan trọng của hồ tiêu, trong những năm qua các bộ ngành liên
quan, các địa phương trồng hồ tiêu, và các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu
cũng như định hướng cho việc phát triển cây hồ tiêu, điển hình có một số công trình
nghiên cứu sau:
Điều tra hiện trạng, hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển của sản xuất
hồ tiêu cả nước do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2000.
Quy hoạch phát triển vùng trọng điểm hồ tiêu Tỉnh Bình Phước và
Huyện Phú Quốc do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2001.
Quy hoạch phát triển sản xuất hồ tiêu cả nước đến năm 2010 do Phân
viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn thực hiện năm 2003.
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát
triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu do Viện Khoa học
Kỹ thuật miền Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm
2005.
Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm trên toàn
quốc (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, và điều) do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2006.
Thông qua các điều tra khảo sát thực địa các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm theo hộ,
xã, huyện; điều tra thu thập các số liệu thứ cấp; phân tích tài chính – kinh tế;
phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm các giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác,
các công trình trên đã đưa ra những kết quả và kết luận chính như sau:
a) Xác định được các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm
Qua đánh giá hiện trạng sản xuất hồ tiêu cả nước, các công trình nghiên cứu trên đã
xác định được các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm có quy mô lớn gồm có:
Vùng Đông Nam bộ có các tỉnh Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng
Nai;
Vùng Tây Nguyên có các tỉnh Đắc Nông, Đắc Lắk, Gia Lai;
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có Phú Quốc; và
Vùng Bắc Trung bộ có tỉnh Quảng Trị.
17
Trong đó, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên là các vùng chiến lược có nhiều ưu
thế về yếu tố đất, năng suất, sản lượng và giá thành so với các vùng khác.
b) Nhận định cơ cấu giống hồ tiêu kém phong phú và chất lượng nhân
giống chưa tốt
Giống hồ tiêu tại Việt Nam là các giống nhập nội với đặc điểm nhân giống vô tính
nên chủng loại không phong phú như các quốc gia khác, mỗi vùng chỉ trồng phổ
biến một vài loại giống hồ tiêu có ở địa phương từ lâu ví dụ như: vùng Bắc Trung
bộ chủ yếu là giống Vĩnh Linh, vùng Tây Nguyên chủ yếu là giống Tiêu Sơn, vùng
Đông Nam bộ chủ yếu là giống Vĩnh Linh và Tiêu Trung.
Qua điều tra thực địa xác định được ba bộ giống khá phù hợp với vùng Đông Nam
bộ và Tây Nguyên: giống Vĩnh Linh, giống Ấn Độ và giống Lada Belangtoeng.
Việc nhân giống chưa đảm bảo chất lượng một mặt do các hộ chọn dây lươn có
mầm bệnh hoặc kém phát triển hoặc chọn cành ác (cành cho trái mau ra hoa nhưng
năng suất giảm mạnh sau 3 đến 4 năm thu hoạch)
c) Đánh giá hiệu quả sản xuất hồ tiêu tại các vùng trồng tính trên một ha cho
từng loại đất thông qua việc đánh giá chi phí và thu nhập của Hộ có so sánh với một
số cây trồng khác, kết quả cây hồ tiêu là một trong những cây trồng có hiệu quả
nhất, cụ thể:
Bảng 1.1 Hiệu quả kinh tế của sản xuất hồ tiêu
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
2002 2005
Vùng
Thu nhập ròng
Thu nhập
Lao động gia
đình
Thu nhập ròng
Thu nhập
Lao động gia
đình
Duyên Hải
Trung bộ
22,30 32,11 8,45 23,76
Tây Nguyên 25,07 36,47 13,21 23,21
Đông Nam bộ 27,60 43,59 13,30 23,40
Kiên Giang 8,45 23,76
Nguồn: Kết quả điều tra của “Quy hoạch phát triển sản xuất hồ tiêu cả nước đến 2010” và
“Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm trên toàn quốc2005”
18
Bảng 1.2 Hiệu quả đầu tư hồ tiêu, tính bình quân trên các vùng Đông Nam bộ
và Phú Quốc năm 2004, theo quan điểm ngân hàng
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Năm đầu tư 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đầu tư ban đầu 88,6
Chi vật tư 9,7 15,6 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2
Chi lao động 6,1 8,6 12,0 13,8 14,4 14,0 13,2 13,2 13,2 13,2
Tổng ngân lưu ra 104,4 24,2 29,2 31,0 31,6 31,2 30,4 30,4 30,4 30,4
Năng suất (tấn/ha) 2,6 3,6 4,0 3,7 3,2 3,2 3,2 3,2
Giá bán (triệu đồng/tấn) 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5
Ngân lưu vào 45,5 63,0 70,0 64,8 56,0 56,0 56,0 56,0
Ngân lưu ròng -104,4 -24,2 16,3 32,0 38,4 33,5 25,6 25,6 25,6 25,6
NPV (r= 10%) 8,5
IRR
Giá thành (đồng/kg)
11,5
13.978
Nguồn: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng
tiêu trọng điểm”
Ngân hàng giả định chu kỳ kinh doanh của cây hồ tiêu là 10 năm, lãi suất vay là
10%, nên với NPV>0, IRR >10%, đã có kết luận kinh doanh cây hồ tiêu có hiệu quả
Bảng 1.3 Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu và một số cây trồng lâu năm khác
năm 2005
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Hạng mục Giá trị
sản lượng
Lợi nhuận
Cây hồ tiêu 39,34 18,77
Cây điều 8,70 6,90
Cây cao su 18,00 18,98
Cây cà phê 16,00 10,00
Cây chè 15,00 9,50
Cây ăn quả 17,50 12,50
Cây mía 15,60 7,76
Nguồn: “Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm
trên toàn quốc 2005”
19
d) Thống kê hiện trạng các yếu tố chính tác động đến sản lượng, chất lượng
và giá thành sản phẩm hồ tiêu
Các công trình đã xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng,
chất lượng sản phẩm và giá thành hồ tiêu của Hộ bao gồm: khí hậu, đất đai, giống,
kỹ thuật trồng và chăm sóc, sâu bệnh, lao động, vốn, thu hái và sơ chế biến, thị
trường, hỗ trợ khuyến nông, thủy lợi, và điều tra thống kê mức độ khó khăn và
thuận lợi của các yếu tố ảnh hưởng này với kết quả cụ thể dưới đây.
Bảng 1.4 Kết quả đánh giá những thuận lợi và khó khăn
của các yếu tố chính tác động đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu
trên các vùng trồng tiêu cả nước
Đơn vị tính (%)
Các yếu tố Khó khăn Thuận lợi Bình thường
Thời tiết 20,4 34,9 43,2
Đất 22,9 51,8 25,3
Vốn 57,2 18,4 23,8
Lao động 20,4 42,0 37,6
Hiểu biết kỹ thuật 27,0 29,5 42,3
Hỗ trợ khuyến nông 38,1 28,7 31,7
Thủy lợi 32,4 39,3 28,0
Sâu bệnh 54,5 22,9 21,9
Chế biến sản phẩm 40,3 19,7 38,8
Giá bán 48,4 29,0 22,1
Nguồn: “Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm
trên toàn quốc 2005”
Kết quả đạt được từ các công trình nghiên cứu này đã là những căn cứ quan trọng
giúp ngành hàng hồ tiêu Việt Nam kế thừa sử dụng xây dựng chiến lược phát triển
đến năm 2020, tuy nhiên, mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả
20
sản xuất của Hộ chưa được các công trình phân tích định lượng bằng mô hình kinh
tế lượng.
1.2.2 Trên thế giới
Tại các nước sản xuất hồ tiêu, các nhà khoa học và kinh tế có nhiều công trình
nghiên cứu về cây hồ tiêu, điển hình có:
Các công trình nghiên cứu “Các giải pháp kiểm soát sâu bệnh” của Ấn Độ,
Indonesia, Malaysia, SriLanka thực hiện qua các năm 2000 – 2007;
Công trình nghiên cứu “Tỷ lệ sử dụng và kiểm soát dư lượng thuốc trừ
sâu và bảo vệ thực vật cho sản xuất hồ tiêu” của Malaysia 2004 và Brazil 2007;
Các công trình nghiên cứu “Hiệu quả sản xuất hồ tiêu”của các nước thực
hiện 2002 – 2004;
Công trình nghiên cứu “Vai trò của hồ tiêu đối với giảm nghèo đói ở nông
thôn” của SriLanka 2004
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các nước sản xuất tập trung nhiều vào
khía cạnh kỹ thuật, còn về nghiên cứu kinh tế ít hơn và chủ yếu sử dụng phương
pháp thống kê mô tả là chính. Riêng công trình nghiên cứu “Vai trò của hồ tiêu
đối với giảm nghèo đói ở nông thôn của Sri Lanka” của Vụ Nghiên cứu Kinh tế
và Phát triển Nông sản Xuất khẩu của Sri Lanka đã sử dụng phân tích hồi quy để
đánh giá thu nhập của các hộ sản xuất nông nghiệp từ một số các loại cây con nuôi
trồng chính như: gia súc, dừa, chè, cà phê, hồ tiêu, cam, chanh vàng. Tuy nhiên đề
tài cũng chưa nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
trong sản xuất hồ tiêu.
Sau khi tìm hiểu nội dung của một số công trình điển hình trong và ngoài nước như
đã trình bày trên đây, đề tài tập trung vào phân tích định lượng - phương pháp chưa
được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam cũng như
trên thế giới nhằm bổ sung thêm cơ sở dữ liệu cho các công trình nghiên cứu trước
đó thông qua việc phân tích mô hình kinh tế về mối tương quan giữa một số yếu tố
chính về phía cung và thu nhập của Hộ sản xuất.
1.3. Mô hình lựa chọn
Lựa chọn các biến
Từ cơ sở khoa học và thực tiễn đã trình bày, tác giả lựa chọn một số các biến chính
mang tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp và của sản xuất hồ tiêu tác động đến
thu nhập của Hộ như sau:
Biến phụ thuộc: Sử dụng hai thước đo thu nhập là thu nhập ròng và thu nhập lao
động gia đình, trong đó:
21
Thu nhập ròng Y1 là lợi nhuận tính trên 1ha có đơn vị tính là triệu đồng/ha/năm,
công thức tính Y1= (P*Q – Cu*Q)/ha, Y1 sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế của các Hộ
sản xuất theo quy mô.
Thu nhập lao động gia đình Y2 trong năm, có đơn vị tính là triệu đồng/năm, công
thức tính Y2 = P * Q – Cu*Q + Chi phí cơ hội lao động gia đình, Y2 sẽ đánh giá
thực tế thu nhập của Hộ.
Với P là giá bán trung bình, Q là sản lượng thu hoạch, và Cu là chi phí trung bình
của năm sản xuất.
Các biến độc lập:
Diện tích đất trồng tiêu đang cho sản phẩm (S), đơn vị tính là ha, đây là
biến đại diện cho quy mô sản xuất, kỳ vọng quy mô đất trồng sẽ có tác động dương
đến thu nhập.
Năng suất đất (Aps) đơn vị tính là tấn/ha, là biến tổng hợp cho năng suất
của các yếu tố đầu vào, công thức tính Aps = Q/S, kỳ vọng sẽ có tác động dương
đến thu nhập, sau đây gọi tắt là năng suất.
Chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay chi phí trung bình (Cu), đơn vị
tính là đồng/kg, Cu được cấu thành bởi chi phí cố định trung bình và chi phí biến
đổi trung bình, cụ thể:
Chi phí cố định trung bình – chi phí kiến thiết trung bình (Ckt) được xác định
bằng công thức: Ckt = TCkt*S/(Tổng diện tích trồng *10 năm * Q).
Trong đó: chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản (TCkt) là chi phí trồng mới và chi phí
của các năm chưa cho sản phẩm gồm các loại chi phí: mua đất (nếu có), làm đất,
giống, trụ trồng (cây choái), phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, lao động (lao động
gia đình và lao động thuê), và chi phí khác (tưới nước, thuế sử dụng đất, lãi vốn
vay, nhiên liệu)
10 năm là chu kỳ kinh doanh trung bình của một vườn tiêu đã được các chuyên gia
đưa ra trên cơ sở thực tế của sản xuất hồ tiêu tại vùng Đông Nam bộ.
Chi phí biến đổi trung bình – chi phí kinh doanh trung bình (Ckd) được xác
định bằng công thức: Ckd = TCkd/Q
Trong đó: chi phí kinh doanh (TCkd) là chi phí trong năm thu hoạch gồm các loại
chi phí: phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, lao động (lao động gia đình và lao động
thuê), và chi phí khác (tưới nước, thuế sử dụng đất, lãi vốn vay, nhiên liệu), chi phí
này được phân bổ cho năm kinh doanh.
Do vậy Cu = Ckt + Ckd
Vì Cu là chi phí nên kỳ vọng có quan hệ ngược chiều với thu nhập.
Kiến thức nông nghiệp (U), đo lường theo thang bảng – chi tiết Phụ lục 2,
là những hiểu biết của lao động tại Hộ về: kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ
22
chế biến, giá bán, kênh mua bán, chất lượng sản phẩm. Kỳ vọng U có tác động
dương đến thu nhập.
Giống (Se) đo lường theo biến giả: 0 làgiống cũ không phù hợp,1là giống cũ
phù hợp,và 2là giống mới, đây là yếu tố phản ánh trình độ công nghệ, do vậy kỳ
vọng có tác động dương đến thu nhập.
Giả thiết: với số liệu điều tra từng vùng tại một thời điểm nên giả định yếu tố
giá không ảnh hưởng.
Mô hình
Sử dụng mô hình dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas, một hàm phổ biến trong phân
tích kinh tế lượng dùng cho hồi quy đa biến với tương quan phi tuyên tính giữa các
biến độc lập và biến phụ thuộc để phân tích định lượng mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố lựa chọn đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu tại Vùng Đông Nam bộ, cụ
thể mô hình như sau:
Y1 = α1 Sβ1 Aps β2 Cuβ3 Uβ4 Seβ5 (1)
Y2 = α2 Aps
γ1 Cu γ2 U γ3 Se γ4 (2)
Từ mô hình (1), (2) có thể lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố dưới dạng mô hình hồi
quy tuyến tính:
LnY1 = β0 + β1LnS(+) + β2LnAps(+)+ β3LnCu(-)+ β4LnU(+)+β5Se (+) (3)
(β0= Ln1)
LnY2 = γ0 + γ1LnAps(+)+γ2LnCu(-)+γ3LnU(+)+γ4Se (+) (4)
(γ0= Ln2)
Trong đó: các β và γ - hệ số hồi quy và chính là hệ số co giãn của biến phụ thuộc
thu nhập đối với các biến độc lập. Mô hình (3), (4) thỏa mãn các điều kiện của mô
hình hồi quy tuyên tính cổ điển dưới đây:
Biến phụ thuộc LnY1 và Ln Y2 phân phối chuẩn với trung bình của LnY1và LnY2
tại một giá trị của biến độc lập và có phương sai không đổi;
Các giá trị của LnY1 và LnY2 độc lập thống kê đối với nhau;
Tất cả các giá trị trung bình của LnY1 và LnY2 đều nằm trên một đường hồi quy
tổng thể; và
Không có quan hệ cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Kết luận Chương 1
Sản lượng và chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp,
cả hai đều phụ thuộc vào lượng và chất của các yếu tố đầu vào tham gia trong quá
23
trình sản xuất và kỹ thuật để phối hợp các yếu tố đó. Các yếu tố đầu vào được chia
thành ba nhóm chính, đó là nhóm các yếu tố vốn, nhóm các yếu tố lao động và
nhóm các yếu tố tăng năng suất tổng hợp. Vai trò của mỗi nhóm và mỗi yếu tố trong
nhóm đối với việc tăng trưởng sản lượng là khác nhau trong từng giai đoạn phát
triển của sản xuất.
Khi tăng lượng một yếu tố đầu vào biến đổi trong điều kiện các yếu tố khác giữ
nguyên đến một mức nào đó năng suất biên của yếu tố đó sẽ nhỏ hơn 0 và sản lượng
giảm dần – quy luật năng suất biên giảm dần, còn khi tăng tất cả các yếu tố đầu vào
biến đổi có ba khả năng có thể xảy ra một là hiệu suất không thay đổi theo quy mô,
hai là hiệu suất tăng theo quy mô – tính kinh tế của quy mô, ba là hiệu suất giảm
theo quy mô – tính phi kinh tế của quy mô. Thông qua chi phí trung bình dài hạn sẽ
xác định được tính kinh tế hay phi kinh tế của quy mô, yếu tố công nghệ và toàn cầu
hóa sẽ làm giảm tính phi kinh tế của quy mô.
Trong ngắn hạn không thể thay đổi một số yếu tố đầu vào, việc tăng hay giảm sản
lượng chỉ bằng cách tăng hay giảm lượng của yếu tố đầu vào biến đổi mà thôi, do
đó chi phí trong ngắn hạn sẽ gồm có chi phí cố định và chi phí biến đổi, và tổng chi
phí trong ngắn hạn luôn luôn tăng khi sản lượng tăng. Chi phí trung bình ngắn hạn
đạt cực tiểu khi nó bằng chi phí cận biên, còn năng suất trung bình của yếu tố đầu
vào biến đổi đạt cực đại khi bằng năng suất cận biên của nó, việc sử dụng yếu tố
đầu vào vẫn còn hiệu quả khi năng suất cận biên lớn hơn 0.
Điều kiện để tối đa lợi nhuận là chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên, nhà sản
xuất tiếp tục sản xuất nếu giá bán một đơn vị sản phẩm không nhỏ hơn chi phí biến
đổi trung bình trong ngắn hạn và chi phí trung bình trong dài hạn.
Quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm do sự phát triển của
quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá và tăng dân số tự nhiên, vì thế muốn nâng cao
hiệu quả sử dụng đất một cách bền vững, một trong những cách tốt nhất là làm tăng
độ phì nhiêu của đất để góp phần tăng năng suất đất. Năng suất đất không chỉ phản
ánh mặt chất của năng suất lao động mà còn phản ánh hiệu quả của việc kết hợp các
yếu tố đầu vào.
Tiến bộ công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với việc tăng sản lượng, vì vậy
cần ứng dụng các phát minh và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông
nghiệp.
Vốn nhân lực không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động kinh tế nào, trong đó trí
lực phản ánh chất lượng của lao động và có vai trò là động lực quan trọng trong
việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, vì thế củng cố và bổ sung kiến thức nói chung
và kiến thức nông nghiệp nói riêng cho hộ sản xuất là rất cần thiết nhằm tăng hiệu
quả của sản xuất và thu nhập cho chính họ.
24
Một số công trình trong và ngoài nước đã điều tra các yếu tố chính tác động đến
năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, giá thành, và phân tích hiệu quả kinh tế
mang lại từ sản xuất hồ tiêu, đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề tài kế thừa.
25
Chương 2
Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của
Hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ
2.1. Tổng quan sản xuất hồ tiêu của Việt Nam và thế giới
2.1.1 Sản xuất hồ tiêu trên thế giới
Bảy quốc gia chính sản xuất hồ tiêu gồm có: Ấn độ, Brazil, Trung Quốc, Indonesia,
Malaysia, Sri Lanka và Việt Nam, sản lượng của các nước này chiếm trên 90% tổng
sản lượng của thế giới, và trên 80% hồ tiêu được sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu,
riêng Ấn Độ và Trung Quốc thì ngược lại. Ba kênh nhập khẩu chính là kênh các
nước sản xuất nhập khẩu để tái chế biến và xuất khẩu tiếp, kênh các nước chuyên
kinh doanh hồ tiêu gồm Singapore, Hà Lan, Hồng Kông, và Tiểu Vương Quốc Ả
Rập, và kênh các nước tiêu dùng tại các thị trường EU, Mỹ, Trung Đông, Châu Phi
và Châu Á. Ngoại trừ Trung Quốc, các quốc gia còn lại tham gia vào Cộng đồng Hồ
tiêu Quốc tế (IPC) nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác để phát triển sản xuất hồ
tiêu thế giới. Sản xuất hồ tiêu tại mỗi quốc gia có một số đặc điểm nổi bật sau:
Ấn Độ: hồ tiêu là một loại cây gia vị quan trọng nhất và được trồng lâu đời
tại các bang miền Nam Kerala, Kanataka, và Tamil Nadu theo quy mô hộ gia đình.
Hồ tiêu thường được trồng xen canh với các cây trồng lâu năm khác như dừa, và có
suất đầu tư thấp nên năng suất không cao khoảng 0,5tấn/ha, mùa vụ thu hoạch từ
tháng 11 đến tháng 3. Sản phẩm chủ yếu là hạt tiêu đen có chất lượng trung bình và
được tiêu dùng trong nước trên 80%, hàng năm nhập khẩu khoảng 12.000 tấn -
15.000 tấn chủ yếu từ Việt Nam, Sri Lan Ka và Indonesia để tái chế biến cho xuất
khẩu, thị trường chính là Trung Đông, Bắc Mỹ và Châu Âu. Ấn độ là nước sản xuất
duy nhất có sàn giao dịch hồ tiêu, và đang đứng ở vị trí thứ hai về sản xuất và thứ tư
về xuất khẩu, với tỷ trọng khoảng 18% tổng sản lượng và 9% tổng lượng xuất khẩu
hồ tiêu thế giới.
Brazil: hồ tiêu được trồng chủ yếu tại miền Bắc (Pará State) theo mô hình
trang trại có diện tích trồng trung bình khoảng 3-5 ha/hộ, do địa hình tương đối
bằng phẳng nên đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Năng suất trung bình đạt
1,5tấn/ha, mùa thu hoạch từ tháng 8 đến tháng10. Các sản phẩm chính là hạt tiêu
đen (90%) và hạt tiêu trắng (10%) được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng hồ tiêu
Brazil mới (2006) với mục tiêu nâng cao chất lượng ngay từ sản xuất, thị trường
chính là những quốc gia tiêu dùng tại Bắc Mỹ và Châu Âu. Brazil đang đứng ở vị trí
thứ tư về sản suất và vị trí thứ ba về xuất khẩu, chiếm tỷ trọng khoảng 13% tổng sản
lượng và 17% tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới.
26
Indonesia: hồ tiêu được trồng tại hai vùng Lampung và Bangka, Indonesia
nổi tiếng với hạt tiêu trắng được sản xuất theo phương pháp truyền thống có chất
lượng cao, hàng năm thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10. Các sản phẩm hồ tiêu được
xuất khẩu cho tất cả các thị trường trên thế giới tương tự như Việt Nam, hiện
Indonesia đang đứng ở vị trí thứ ba về sản xuất và thứ hai về xuất khẩu với tỷ trọng
17% và 19% tổng sản lượng và tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới.
Malaysia: hồ tiêu được trồng tập trung tại Bang Sarawak chiếm 98% sản
lượng cả nước, Sarawak là nơi có điều kiện tự nhiên gần giống đảo Phú Quốc với
đặc trưng của khí hậu đại dương, năng suất trung bình đạt 2 – 2.5 tấn/ha, mùa thu
hoạch từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Malaysia chú trọng vào việc sản xuất các
sản phẩm có chất lượng cao với 75% là hạt tiêu đen và 25% là hạt tiêu trắng được
chế biến thành nhiều dạng sản phẩm cho kênh bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng
cuối cùng như tiêu ngâm, tiêu bột, tinh dầu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các
nước tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ. Malaysia là nước đứng ở vị trí thứ 6 về sản xuất
và thứ 5 về xuất khẩu với tỷ trọng 6% và 8% tổng sản lượng và tổng lượng xuất
khẩu hồ tiêu thế giới.
Sri Lanka: có đặc điểm sản xuất tương tự Ấn Độ, hiện đang đứng ở vị trí
thứ 7 về sản xuất và thứ 6 về xuất khẩu với tỷ trọng 4% và 3% tổng sản lượng và
tổng lượng xuất khẩu của thế giới.
Trung Quốc: hồ tiêu chủ yếu được trồng ở đảo Hải Nam để chế biến tiêu
trắng tiêu dùng trong nội địa (tính cả Hồng Kông), hiện đứng thứ 5về sản xuất với
tỷ trọng 7% tổng sản lượng hồ tiêu thế giới.
Hình 2.1 Sản lượng và Xuất khẩu trung bình
của các quốc gia sản xuất hồ tiêu, giai đoạn 2002 -2007
0
20000
40000
60000
80000
100000
Br
az
il
Ind
ia
In
do
ne
sia
M
ala
ysi
a
Sr
i L
an
ka
Ch
ina
, P
R.
Kh
ác
Số
lư
ợn
g
tấ
n Sản xuất
Xuất khẩu
Nguồn IPC
(Số xuất khẩu của Việt Nam cao hơn sản lượng do có phần nhập khẩu tiểu ngạch từ
Campuchia và số liệu thống kê sản xuất thiếu chính xác)
27
2.1.2 Sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam và vùng Đông Nam bộ
Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh kể từ năm 1995, diện tích
trồng tăng trung bình 10% - 20%/năm trong giai đoạn 1995 – 2003, các năm 2005,
2006 và 2007 có xu hướng giảm nhẹ. So sánh 2006 với 1995 thì diện tích trồng tăng
7 lần từ 6.779 ha lên 48.200 ha, và sản lượng tăng 9 lần từ 9442 tấn lên đến100.000
tấn.
Năng suất trung bình đạt trên 2 tấn/ha (phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc và khí hậu
của từng năm) với sản phẩm chính của sản xuất là hạt tiêu đen trên 98% sản lượng,
còn hạt tiêu trắng chiếm tỷ trọng rất ít. Do đặc điểm khí hậu và giống của các vùng
có sự khác biệt nên mùa thu hoạch của Việt Nam kéo dài từ cuối tháng 12 đến tháng
5 của năm sau. Các vùng sản xuất đang dần tăng chất lượng sản phẩm thông qua
việc áp dụng các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch đảm bảo chất
lượng, và vấn đề thương hiệu vùng cũng đang được các địa phương quan tâm, bên
cạnh các địa danh trồng hồ tiêu có chất lượng cao nổi tiếng như Phú Quốc và Quảng
Trị đã xuất hiện thêm địa danh mới Chư Sê (Gia Lai), Đắc Lấp (Đắc Nông).
Hiện hồ tiêu được trồng từ vĩ tuyến 17 trở vào và phân bố trên địa bàn 27 tỉnh thành
thuộc năm vùng: Bắc Trung bộ, Duyên Hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông
Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Một số đặc điểm chính của từng vùng trồng
hồ tiêu như sau:
Bắc Trung bộ: đang chiếm tỷ trọng trong tổng diện tích trồng và sản lượng
của cả nước là 7% và 3%, tương ứng với 3.500 ha hồ tiêu trồng tại các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị, và Nghệ An, trong đó trên 70% là diện tích cho sản phẩm và trồng
tập trung chủ yếu ở Quảng trị chiếm 80%, hàng năm cung cấp khoảng 2.300 tấn hạt
tiêu.
Do diện tích đất nông nghiệp bình quân trên nông hộ không cao (1,23 ha/hộ), nên
quy mô trồng tiêu của hộ nhỏ từ 0,2 ha – 0,3 ha và thường được trồng cùng với các
cây lâu năm khác nhất là cây mít. Quy mô này giúp cho các hộ có thể sử dụng lao
động gia đình và các nguồn vật tư hiện hữu một cách hiệu quả.
Khí hậu Tây Trường Sơn, gió mùa Tây Nam khô nóng vào các tháng mùa hè từ
tháng 4 đến tháng 9, một năm thường có 1- 2 cơn bão, và sau đó gió mùa Đông Bắc
từ tháng 11 đến tháng 3, làm cho năng suất của vùng thấp trung bình đạt 1,3 tấn -
1,5 tấn/ha. Chính điều kiện khí hậu này cùng với việc chăm bón bằng phân hữu cơ
đã đem đến cho hạt tiêu của vùng có chất lượng đặc biệt, 70% sản lượng có dung
trọng trên 600g/lít và độ cay cũng như hương thơm đặc trưng, là nguyên liệu cho
các sản phẩm hạt tiêu chất lượng cao có giá trị nguồn gốc xuất xứ, thu hoạch từ
tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.
28
Duyên hải Nam Trung bộ: đang chiếm tỷ trọng trong tổng diện tích trồng
và tổng sản lượng của cả nước tương ứng là 2% và 0,2% với tổng diện tích trồng hồ
tiêu 1.100 ha cho sản lượng trên 1.000 tấn/năm và được phân bố tại 6 tỉnh: Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, với quy mô
diện tích trồng trung bình 0,73 ha/hộ. Do điều kiện không thuận lợi về khí hậu, đất
cũng như là suất đầu tư thấp nên năng suất của vùng chỉ đạt ở mức1,3 tấn/ha, khả
năng cạnh tranh kém so với các vùng sản xuất khác về giá thành và số lượng, thu
hoạch từ tháng 2 đến tháng 4.
Tây Nguyên: hồ tiêu được trồng ở Tây Nguyên từ năm 1975 nhưng tập
trung phát triển mạnh vào giai đoạn 2001 – 2003 khi trồng cà phê kém hiệu quả do
sự sụt giảm mạnh của giá cà phê. Tây Nguyên hiện đang là vùng trồng hồ tiêu đứng
ở vị trí thứ hai có tỷ trọng trong tổng diện tích trồng và sản lượng của cả nước
tương ứng là 28% và 35,5% với khoảng 14.000 ha trồng hồ tiêu tập trung chính ở
Đắc Nông (5.600ha), Gia Lai (3800ha) và Đắk Lak (3800ha), sản lượng dao động
30.000 tấn/ năm. Những điều kiện tự nhiên dưới đây đã tạo ra lợi thế cho sản xuất
hồ tiêu của vùng:
Hồ tiêu trồng trên các loại đất chủ yếu là đất nâu đỏ bazan (Fu và Fk), đất đỏ
vàng (Fa) có hàm lượng các dưỡng chất khá cao và thành phần cơ giới trung bình
rất thích hợp cho cây hồ tiêu và đa số là đất mới khai thác nên độ phì nhiêu ở mức
cao;
Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người cao trung bình 2,2 ha/hộ thuận lợi
cho việc sản xuất tập trung;
Khí hậu cao nguyên với hai mùa khô và mưa rõ rệt có biên độ nhiệt giữa
ngày và đêm cao đã tăng tích tụ hương thơm cho hạt tiêu của vùng.
Kinh tế nông nghiệp đang giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng
nên các hộ tiếp tục tập trung phát triển các cây công nghiệp lâu năm đặc biệt là cao
su, cà phê và hồ tiêu, do vậy với sự hồi phục của giá bán năm 2006 diện tích trồng
hồ tiêu có thể tăng. Tuy nhiên địa hình đồi bát úp lượn sóng dẫn đến ít thuận lợi cho
việc khai thác, cấp nước tưới, và đất dễ bị xói mòn rửa trôi, nên nếu không thường
xuyên áp dụng các giải pháp kỹ thuật cải tạo và bảo vệ đất thì nguy cơ suy thoái đất
và thiếu nước sẽ ngày càng tăng, ảnh hưởng đến phát triển lâu dài của cây hồ tiêu.
Hàng năm Tây Nguyên thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 2.
Đồng bằng Sông Cửu Long: chiếm tỷ trọng 3% trong tổng diện tích trồng
và 0,3% sản lượng hồ tiêu cả nước, hồ tiêu được trồng chủ yếu tại Phú Quốc khoảng
600 ha với sản lượng 1.200 tấn/năm.Tuy Phú Quốc không có điều kiện thuận lợi về
đất như các vùng trồng khác nhưng lại là vùng duy nhất có khí hậu đại dương với
nắng tốt, biên độ nhiệt ngày – đêm cao dao động từ 120C – 150C, và có điều kiện
29
chăm sóc đặc biệt là sử dụng phân hữu cơ tự nhiên từ chượp cá và phân gia súc, nhờ
vậy năng suất khá cao và ổn định ở mức 2,5 tấn - 3 tấn/ha và tạo ra đặc trưng riêng
cho hạt tiêu Phú Quốc có chất lượng hơn hẳn so với các vùng trồng khác về độ cay
nồng, hương thơm và dung trọng. Các sản phẩm tiêu trắng được sản xuất theo
phương pháp truyền thống từ hạt tiêu chín đã mang lại giá trị xuất xứ nổi tiếng trên
thị trường thế giới cho hồ tiêu Phú Quốc.
Những năm gần đây Phú Quốc tập trung vào phát triển kinh tế du lịch vì thế sản
xuất hồ tiêu càng ngày càng bị thu hẹp từ 800 ha (năm 2002) giảm xuống còn 600ha
(2006) và sản phẩm hạt tiêu của Phú Quốc cũng chuyển hướng từ chủ yếu xuất khẩu
sang bán nội địa cho khách du lịch. Thời gian thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 3
hàng năm.
Đông Nam bộ: sản xuất hồ tiêu của vùng đang đứng ở vị trí thứ nhất với tỷ
trọng trên 60% tổng diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu cả nước. Hồ tiêu được
trồng tại 7 tỉnh thành của vùng: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa -
Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ba tỉnh trồng
nhiều nhất là Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Đồng Nai chiếm 87% tổng diện
tích trồng hồ tiêu của vùng. Mùa vụ thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 2. Những yếu
tố cơ bản tạo ra thế mạnh trong sản xuất hồ tiêu của vùng gồm có:
Đặc điểm tự nhiên: quỹ đất nông nghiệp khá lớn và tập trung với tỷ lệ cao các
chủng loại đất thích hợp trồng cây hồ tiêu như đất đỏ bazan và đất xám phù xa, quy
mô đất nông nghiệp trên hộ cao nhất nước 2,74 ha/hộ, do vậy thuận lợi cho việc
canh tác hồ tiêu theo quy mô trang trại. Bên cạnh đó khí hậu nhiệt đới gió mùa có
nhiệt độ trung bình 26oC - 27oC, giờ nắng trong năm khoảng 2.500 giờ/năm, ít bão
là các điều kiện tốt cho cây hồ tiêu sinh trưởng và thuận lợi trong việc thu hoạch.
Đặc điểm kinh tế xã hội: những ưu thế về mặt địa lý kinh tế với tài nguyên đa
dạng và có định hướng phát triển đúng đắn đã tạo ưu thế để phát triển kinh tế tổng
hợp đa dạng ngành với những ngành chính như: dịch vụ tài chính ngân hàng, công
nghiệp nhẹ, du lịch, dầu khí, thủy hải sản và nông nghiệp theo hướng tập trung,
công nghiệp hóa và hiện đại hóa thuận lợi hơn các vùng kinh tế khác. Hiện Đông
Nam bộ đang dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân trên 12%/năm. Với điều kiện tốt về: cơ sở hạ tầng (giao thông, hệ thống
thuỷ lợi, viễn thông, lưới điện), các chính sách thu hút đầu tư, các dịch vụ hỗ trợ
cho kinh doanh phong phú, và nguồn nhân lực có chất lượng, kết hợp với ưu thế về
sản lượng hồ tiêu đã thu hút các nhà đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh và chế
biến hồ tiêu, đưa vùng trở thành trung tâm kinh doanh hồ tiêu của cả nước.
Lao động nông nghiệp: năng lực và trình độ dân trí của các hộ khá đồng đều, có kỹ
năng canh tác tốt và đã tích lũy được kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu, đây cũng là
30
điểm thuận lợi để phát triển cộng đồng sản xuất hồ tiêu theo hướng sản xuất hàng
hóa tập trung.
Điểm mạnh của sản xuất hồ tiêu: ngoài ưu thế về sản lượng vượt trội, năng suất
bình quân của vùng đạt ở mức khá cao trên 2 tấn /ha, chất lượng hạt tiêu tuy không
có tính đặc trưng nhưng ổn định và có giá thành thấp nhất, đã tạo cho hạt tiêu của
vùng có khả năng cạnh tranh khá cao.
Nhận định về sản xuất hồ tiêu của Việt Nam:
Trên 80% địa bàn trồng hồ tiêu có các điều kiện về đất đai và khí hậu khá phù hợp
cho sản xuất hồ tiêu, những kinh nghiệm và kiến thức đã tích lũy được trong quá
trình sản xuất, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động chế biến và kinh
doanh xuất khẩu là những lợi thế thúc đẩy sản xuất hồ tiêu của Việt Nam phát triển
mạnh, nâng cao khả năng thâm nhập vào các kênh tiêu thụ tại hơn 80 nước và vùng
lãnh thổ, từng bước khẳng định thương hiệu hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế
giới.
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất chưa thật bền vững do: dịch bệnh; chất lượng sản
phẩm tuy đã được cải thiện song vẫn còn bất cập; môi trường sản xuất đang bị đe
dọa bởi tính tự phát trong sản xuất và chưa áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật canh
tác ở phần lớn số hộ; giống tiêu nhiễm bệnh và có biểu hiện thoái hoá; nguy cơ
thiếu nước tưới do chủ yếu sử dụng nước ngầm; và đặc biệt chưa có sự đầu tư thích
đáng vào lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và hoạt động khuyến nông trong việc cải
tiến kỹ thuật và phát triển công nghệ mới về giống, phòng trừ bệnh hại tiêu. Chính
vì vậy tiềm năng phát triển sản xuất hồ tiêu Việt Nam theo chiều sâu để tăng thu
nhập cho hộ sản xuất còn khá lớn, những phần tiếp theo sẽ minh họa rõ nét cho
nhận định này.
Hình 2.2 Sản lượng và xuất khẩu của Việt Nam qua các thời kỳ
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
1975 1985 1990 1995 2000 2005 2006 2007
số
lư
ợn
g
tấ
n
Sản lượng
Xuất khẩu
Nguồn: Tổng Cục Thống kê và VPA
31
Qua biểu đồ tại Hình 2.2, hầu hết sản lượng được sản xuất ra dùng cho xuất khẩu,
như vậy có thể khẳng định các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam là sản phẩm hàng hóa, vì
thế sản xuất và kinh doanh sản phẩm hồ tiêu phải tuân theo và chịu sự chi phối của
các quy luật thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu.
2.2. Mô tả điều tra
Để đảm bảo chất lượng điều tra thống kê các dữ liệu sơ cấp đáp ứng cho phân tích,
cách thức điều tra được tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Tác giả và Phòng Kinh tế các huyện đánh giá hiện trạng sản xuất
của các địa phương cần điều tra về: quy mô diện tích trồng/ hộ, tập quán canh tác và
điều kiện tự nhiên, từ đó xác định tiêu chí phân nhóm Hộ trồng hồ tiêu theo các đặc
điểm sản xuất tương tự về cây choái, chất đất và điều kiện về nước tưới cho các loại
quy mô trồng khác nhau với ba nhóm Hộ: nhóm 1 có quy mô trồng <0,5ha/hộ,
nhóm 2 có quy mô trồng từ 0,5 ha – 1ha/hộ, và nhóm 3 có quy mô trồng trên
1ha/hộ.
Bước 2: Tác giả cùng cán bộ Hiệp hội và Phòng Kinh tế huyện tiến hành
điều tra đợt 1 tại huyện Châu Đức từ ngày 25 – 27/9/2007, trên cơ sở đó đánh giá
kết quả điều tra và hướng dẫn cho cán bộ nông nghiệp của các xã về cách thu thập
thông tin và điền mẫu.
Bước 3: Các cán bộ xã tiến hành điều tra đợt 2 tại các địa phương từ ngày
31/10 đến ngày 31/12.
Bảng 2.1 Số mẫu điều tra tại các địa phương
Địa phương <0,5ha 0,5 ha
– 1ha
>1ha Tổng số Hộ
điều tra
Xã Lộc An 16 6 22
Xã Lộc Quang 2 12 7 21
Xã Lộc Tấn 7 7 6 20
Xã Lộc Thuận 8 8 8 24
Tỉnh Bình
Phước,
Huyện Lộc
Ninh
Tỷ lệ hộ điều tra/tổng số hộ 5,3%
Xã Bàu Chinh 10 9 1 20
Xã Kim Long 4 12 5 21
Xã Quảng Thành 7 15 6 28
Tỉnh Bà Rịa
VT,
Huyện Châu
Đức Tỷ lệ hộ điều tra/ tổng số hộ 5,0%
Xã Bảo Bình 6 7 7 20
Xã Lâm San 6 7 7 20
Xã Xuân Tây 6 7 7 20
Tỉnh Đồng
Nai,
Huyện Cẩm
Mỹ Tỷ lệ hộ điều tra/tổng số hộ 4,5%
Tổng 56 100 60 216
32
Hình 2.3 Diện tích trồng hồ tiêu của vùng điều tra mùa vụ 2006
106
00,
36%
730
0, 2
5%
770
0, 2
6%
370
0, 1
3%
Bình Phước Bà Rịa V.Tàu
Đồng Nai Tỉnh khác vùng ĐNB
4085,
14%
5750,
20%
2250, 8%
17215,
58%
Huyện Lộc Ninh Huyện Châu Đức
Huyện Cẩm Mỹ Huyện khác vùngĐNB
1930, 16%
1832, 15%
1887, 16%
6436, 53%
4 xã điều tra huyện Lộc Ninh 3 xã điều tra huyện Châu Đức
3 xã điều tra huyện Cẩm Mỹ Các xã khác của 3 huyện
Nguồn: Tổng cục Thống kê và báo cáo Kinh tế - Xã hội 2006, 2007 của các Huyện
2.3. Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ
tiêu tại vùng Đông Nam bộ
2.3.1 Thực trạng các yếu tố trong mô hình
2.3.1.1 Quy mô diện tích đất cho sản phẩm
Hiện trạng quy mô đất trồng hồ tiêu của Hộ tại các vùng điều tra là: 15% - 20% số
Hộ có diện tích trồng dưới 0,5ha, 60%-65% số Hộ có diện tích trồng từ 0,5 ha - 1ha
và 15% - 20% số Hộ có diện tích trồng trên 1ha.
33
Thống kê cho thấy tính hiệu quả của yếu tố quy mô vẫn đang duy trì, song so sánh
thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình theo quy mô diện tích thì các giá trị thu
nhập trung bình trên một đơn vị diện tích có xu hướng giảm dần khi quy mô tăng:
Bảng 2.2 Thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình/ha
Đơn vị tính: triệu đồng/ha/năm
Quy mô 1ha
Y1/
ha
Y2/
ha
Y1/
ha
Y2/
ha
Y1/
ha
Y2/
Ha
Giá trị trung bình 76,0 99,1 74,0 86,4 73,0 81,1
Giá trị nhỏ nhất 10,8 25,3 23,8 32,2 20,4 30,1
Giá trị lớn nhất 165,2 178,4 143,7 167,6 168,0 174,5
Trên thực tế quy mô diện tích đất trồng hồ tiêu của các Hộ tại các địa bàn điều tra
đang có xu hướng giảm do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, tính phù hợp của đất bị giảm mạnh do yếu tố dịch bệnh: tại
những nơi trồng cây hồ tiêu bị chết do các loại tuyến trùng và bệnh chết nhanh và
chết chậm mặc dù đất đã được xử lý theo hướng dẫn kỹ thuật nhưng khi trồng lại
cây hồ tiêu phát triển chậm và chỉ đến năm thứ 3 và thứ 4 là cây lại bị nhiễm bệnh
và chết. Hiện tượng này khá phổ biến, đặc biệt là đối với đất đỏ bazan, trung bình
10% diện tích trồng tiêu bị dịch bệnh kể trên qua các năm, riêng tại Bình Phước lên
đến trên 20%. Do đó khi cây hồ tiêu bị chết do dịch bệnh phải chuyển sang trồng
cây ngắn ngày khác và thường mất khoảng 2 -3 năm sau đó mới trồng lại cây hồ
tiêu, như thế thường xuyên có một tỷ lệ 5% - 10% diện tích đất trồng hồ tiêu không
thể canh tác hồ tiêu, được gọi là luân kỳ đất trồng tiêu.
Thứ hai, giá cà phê phục hồi và ở mức cao: do tình hình giá bán của cà phê
đang ở mức cao và suất đầu tư trồng mới của cà phê chỉ bằng 30% so với trồng hồ
tiêu nên một số Hộ đã chuyển phần đất trồng hồ tiêu bị dịch bệnh sang trồng cà phê
và dành vốn để mở rộng diện tích cà phê.
Thứ ba, khó khăn về vốn: mặc dù sản xuất hồ tiêu vẫn đang có hiệu quả
kinh tế ở mức độ khá cao, lợi nhuận bình quân/1ha đạt 74,4 triệu đồng (mùa vụ
2006 – 2007) nhưng với giá đất hiện đang ở mức 200 triệu đến 300 triệu đồng/ha ở
những vùng có thuận lợi về nước tưới, cộng với chi phí đầu tư trồng mới và kiến
thiết cơ bản cao trung bình 139 triệu đồng/ha (theo giá năm 2006) đã hạn chế khả
năng tích tụ đất trồng hồ tiêu ở các Hộ. Trong khi đó trên 30% số hộ trồng tiêu phải
34
huy động vốn bên ngoài, với tình hình lãi suất vốn vay ngân hàng thương mại tăng
mạnh vào năm 2008 trên 1,5% tháng sẽ đẩy chi phí lãi vay vốn lên 18%/năm, đối
với cây trồng lâu năm đây là mức chi phí đem lại rủi ro cao, vì thế các Hộ gặp khó
khăn về nguồn vốn.
Thứ tư, lao động nông nghiệp đang giảm: do việc trồng và chăm sóc cây
hồ tiêu hiện gần như không sử dụng được máy móc mà chủ yếu dựa vào sức lao
động là chính, trung bình 300 – 400 công lao động/ha/năm nên sản xuất hồ tiêu là
một ngành sản xuất thâm dụng lao động. Vì vậy với xu hướng lao động trong
nông nghiệp giảm dần do di chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đã gây
khó khăn về lao động.
Hiện số lao động chính trung bình tham gia sản xuất của Hộ chỉ ở mức 2,27, lượng
lao động sẵn có này chỉ đáp ứng cho quy mô trồng hồ tiêu dưới 1ha trong điều kiện
không nuôi trồng cây con nào khác. Do vậy hầu hết các hộ đang phải thuê trung
bình khoảng 44% tổng lượng lao động cần thiết để canh tác cây hồ tiêu và 35% số
hộ đang gặp khó khăn về lao động.
Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2006, 2007 của các Huyện, diện tích trồng hồ tiêu
giảm tại một số địa phương, cụ thể so sánh 2007/2006: huyện Lộc Ninh giảm mạnh
18%, huyện Châu Đức giảm 5%, huyện Cẩm Mỹ giảm 18%.
2.3.1.2 Năng suất
Năng suất qua mẫu điều tra đạt mức trung bình là 2,88 tấn/ha, mức thấp nhất là 1,33
tấn/ha, và mức cao nhất là 5,00 tấn/ha, tỷ lệ số Hộ có năng suất dưới mức trung bình
là 50,9% trong đó: 0,9% có Aps <1,50 tấn /ha, 7,4% có Aps từ 1,5 – 2,0 tấn/ha, và
42,6% có Aps từ 2,0 - 2,7 tấn/ha. Năng suất trung bình 2006 tăng 30% so với mức
2,20 của mùa vụ 2005 (theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp) là do hai nhân tố chính:
Thứ nhất, độ tuổi của vườn đang vào giai đoạn cho năng suất cao nhất từ
năm thứ 5 đến năm thứ 8, chiếm tỷ lệ 72%;
Thứ hai, sự hồi phục của giá vào năm 2006 đã thúc đẩy các Hộ chăm sóc tốt
hơn được thể hiện qua việc tăng lượng phân bón và lao động. Giá trị phân bón và
lao động trên 1ha năm 2006 trung bình là 15,7 triệu đồng và 14 triệu đồng, số điều
tra của Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp vào năm 2005 tương ứng là 6,7 triệu
đồng và 7 triệu đồng, nếu quy về giá của năm 2005 (giá phân bón giảm 5% và giá
lao động giảm 30%) thì giá trị phân bón và lao động tăng tương ứng là 120% và
70% so với năm 2005.
So sánh năng suất trung bình và năng suất cận biên của yếu tố phân bón và yếu tố
lao động với giả thiết phân bón là loại NPK, và các yếu tố khác không đổi:
35
Lượng phân bón (NPK)/ha năm 2006=15.700.000:1,05: 4.671=3201kg
Lượng phân bón (NPK)/ha năm 2005 = 6.700.000:4.671=1434
MPphân bón= (2,88 – 2,20):(3201-1434)=0,000385
APphân bón= 2,88 :3201=0,0009
Lượng lao động /hanăm 2006=14.000.000:1,3: 30.000=358
Lượng lao động /ha năm 2005=7.000.000:30.000 =233
MPlao động = (2,88 -2,20):(358-233)=0,00541
APlao động=2,88:358=0,00802
Như thế MPphân bón < APphân bón, và MPlao động < APlao động, chứng tỏ năng suất cận biên
của yếu tố phân bón và yếu tố lao động đang giảm.
Bảng 2.3 Năng suất bình quân của các Huyện nghiên cứu
Đơn vị tính tấn/1ha
Huyện
Giá trị
Aps
Quy
mô
<
0,5ha
Quy mô
0,5 -
1ha
Quy
mô
>1ha
Aps
trung
bình
2006
Aps
trung
bình
2005
Viện QH
& TKNN
%(+/-)
2006/2005
Tr. Bình 3,76 3,19 3,07
Nhỏ nhất 2,75 1,87 2,00
Huyện
Lộc
Ninh
Lớn nhất 5,00 5,00 4,40
3,27 2,65 23,4
Tr.bình 2,65 2,75 2,75
Nhỏ nhất 2,00 1,38 1,33
Huyện
Châu
Đức
Lớn nhất 4,40 5,00 3,63
2,72 1,74 56,0
Tr.bình 2,92 2,43 2,12
Nhỏ nhất 1,50 1,70 1,53 Huyện Cẩm Mỹ
Lớn nhất 5,00 3,00 3,30
2,49 1,85 34,6
Vùng 3,09 2,86 2,70 2,88 2,20 30%
Kết quả trên cũng cho thấy mặc dù trong cùng một vùng trồng có các điều kiện tự
nhiên tương đối giống nhau nhưng năng suất giữa các Hộ có sự chênh lệch đáng kể,
năng suất cao nhất hơn năng suất thấp nhất trên 150%, năng suất trung bình cao hơn
36
năng suất thấp nhất trên 100%. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt này
gồm có:
Lựa chọn giống: chất lượng nhân giống hồ tiêu vẫn chưa đảm bảo lựa chọn
được dây lươn sạch bệnh và khỏe, 36%, 14% và 15% là tỷ lệ số Hộ điều tra tại các
huyện Lộc Ninh, Châu Đức và Cẩm Mỹ lựa chọn giống hồ tiêu không đạt chuẩn.
Kỹ thuật chăm sóc: trên 70% số Hộ chăm sóc không đúng kỹ thuật trong
việc bón phân, tưới tiêu nước cũng như cách phòng chống sâu bệnh, trong đó: 39%
số Hộ không có hệ thống thoát nước và 58%, 26% và 53% là tỷ lệ các Hộ điều tra
tại Lộc Ninh, Châu Đức và Cẩm Mỹ không tưới nước đầy đủ; 54% số Hộ không
bón đủ về lượng và số lần phân hữu cơ, 70% số Hộ bón phân vô cơ không đúng
cách cả về tỷ lệ và lượng các loại N – P – K; 36% số Hộ không đưa ra bất cứ một
giải pháp nào trong phòng và điều trị sâu bệnh.
Dịch bệnh: do giống và kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế kết hợp với khí hậu
luôn diễn biến bất lợi như mưa hoặc hạn hán kéo dài hoặc gió nóng vào thời kỳ ra
hoa kết trái (69% số Hộ gặp khó khăn thời tiết) và sự suy thoái của đất do sử dụng
quá nhiều phân hóa học với tỷ lệ đạm cao, một mặt trực tiếp làm giảm năng suất,
mặt khác làm tăng điều kiện để dịch bệnh hại tiêu phát triển. Dịch bệnh là một trong
những nguyên nhân gây ra rủi ro lớn nhất hiện nay cho hầu hết tất cả các vùng trồng
tiêu, tại vùng điều tra 81% số Hộ gặp khó khăn trong vấn đề dịch bệnh, trung bình
hàng năm làm giảm 5% -10% năng suất, riêng những năm dịch bệnh tăng mạnh con
số này lên đến 20% - 30%.
2.3.1.3 Chi phí trung bình
Từ mẫu đã thống kê được giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của
chi phí trung bình vùng điều tra tương ứng là 20.550 đồng/kg, 11.866 đồng/kg, và
33.391đồng/kg. So sánh với chi phí trung bình do Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông Nông nghiệp điều tra năm 2005 là 18.466 đồng/kg thì không có sự chênh lệch
đáng kể nếu quy về giá và suất đầu tư của năm 2006, cụ thể: giá các yếu tố đầu vào
tăng trung bình 15%, tỷ trọng phân bón trong chi phí trung bình tăng 25% (tỷ trọng
phân bón 2006 là 46,9%, 2005 là 22%), năng suất tăng 30%, do vậy CuViện 2006
được tính như sau:
CuViện2006 = (CuViện2005*1,15 + 0,25*CuViện2005*1,15)/1,3
= (18.466*1,15+0,25*18.466*1,15)/1,3= 20.419(đ/kg)
Từ dữ liệu thống kê cho thấy trong cấu trúc của chi phí trung bình, chi phí kiến thiết
cơ bản trung bình chỉ chiếm khoảng 25% còn chi phí kinh doanh trung bình chiếm
tới 75%, do đó suất đầu tư các yếu tố đầu vào biến đổi trong thời kỳ kinh doanh ảnh
hưởng chính đến mức sản lượng, điều này phù hợp với lý thuyết hàm sản xuất trong
37
ngắn hạn sản lượng phụ thuộc vào lượng các yếu tố đầu vào biến đổi như nguyên
nhiên vật liệu, lao động trực tiếp.
Bảng 2.4 Chi phí trung bình
Đơn vị tính đồng /kg
Vùng Chi phí kiến
thiết trung
bình
(Ckt)
Chi phí kinh
doanh trung
bình
(Ckd)
Chi phí
trung bình
(Cu)
Cu
Điều tra của
Viện QH 2005
Bình Phước
Lộc Ninh
5.296 15.041 20.337 17.287
Bà Rịa VT
Châu Đức
4.514 15.856 20.370 19.868
Đồng Nai
Cẩm Mỹ
4.924 16.143 21.067 18.687
Vùng 5180 14970 20.550 18.466
Đồng thời thống kê mẫu cũng cho thấy hai yếu tố đầu vào có vai trò hết sức quan
trọng trong thời kỳ kinh doanh là lao động và phân bón, chi phí của hai yếu tố này
chiếm tỷ trọng cao trong chi phí kinh doanh trung bình tương ứng là 35,50% và
46,98%. Như vậy trong thời kỳ kinh doanh khi giá lao động tăng 1% sẽ làm chi
phí trung bình tăng 0,27% (35,5%*75%) còn giá phân bón tăng 1% làm chi phí
trung bình tăng 0,35% (47%*75%).
Xu hướng giá lao động và giá phân bón đang ngày một tăng cao, tiền công năm
2006/2005 tăng 30%, 2007 và 2008 /2006 tăng 10%, và giá phân bón tăng trung
bình 2006/2005 là 5%, 2007/2006 là 5%,và 2008/2007 là 60%. Với mức tăng này
làm tăng chi phí trung bình của mùa vụ 2007/2006 là 9,75% và 2008/2006 là
23,7%, trong điều kiện suất đầu tư không thay đổi so với 2006.
Ngoài giá của các yếu tố đầu vào chính tăng mạnh, vấn đề trụ hoặc cây choái hiện
cũng đang ảnh hưởng đến chi phí trung bình. Để đảm bảo đặc tính sinh trưởng của
cây hồ tiêu cần có bóng râm nên việc dùng choái sống tốt hơn sử dụng trụ bằng bê
tong hoặc trụ gỗ, nhưng trên thực tế đang có những trở ngại trong việc sử dụng
choái sống bởi sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây hồ tiêu làm lượng phân bón phải
tăng lên mới đủ nuôi cả hai cây nếu không năng suất kém, đồng thời một số loại cây
choái như vông, lồng mứt hay bị sâu bệnh làm đổ trụ tiêu. Cả hai bất lợi này của
choái sống đã dẫn đến chi phí tăng lên nhiều đặc biệt là trong tình hình giá phân bón
cao, và tiềm ẩn rủi ro làm ngắn chu kỳ kinh doanh của cây hồ tiêu.
38
Bảng 2.5 So sánh năng suất với chi phí trung bình và thu nhập ròng
Năng suất
tấn/ha
Chi phí trung bình
đồng/kg
Thu nhập ròng
triệu đồng/ha
< 2,00 23.537 34,25
2,00 – <3,00 21.051 61,06
3,00 - <4,00 19.274 90,64
4,00 - < 4,50 18.985 119,33
>= 4,5 19.719 124,90
Qua số liệu so sánh năng suất với chi phí trung bình và thu nhập ròng một lần nữa
khẳng định vai trò của yếu tố năng suất đối với thu nhập, đồng thời cũng xác định
được mức năng suất có chi phí thấp nhất là từ 4 tấn đến < 4,5 tấn/ha, còn khi năng
suất lớn hơn 4,5 tấn/ha, chi phí trung bình có dấu hiệu bắt đầu tăng lên, có nghĩa
năng suất cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi đã bắt đầu giảm mà ở đây chủ yếu là
yếu tố phân bón và lao động.
2.3.1.4 Kiến thức nông nghiệp
Với tổng số điểm đánh giá kiến thức nông nghiệp là 35 trong đó 21 điểm kiến thức
kỹ thuật và 14 điểm kiến thức kinh tế thì số Hộ đạt trên 50% số điểm là khá thấp cụ
thể: chỉ có 26% số hộ đạt trên 10 điểm về kiến thức kỹ thuật, 56% số hộ đạt trên 7
điểm về kiến thức kinh tế, và có 45% số hộ đạt có tổng số điểm trên 17.
Sở dĩ kiến thức của Hộ sản xuất hồ tiêu không cao là do hầu hết các Hộ bị hạn chế
về những kiến thức quan trọng nhất như: cách thức sử dụng phân bón (83% số Hộ
sử dụng phân bón không đúng cách); phòng trừ sâu bệnh (90% số Hộ không có biện
pháp phòng trừ những bệnh thường gặp); nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến giá
bán (chỉ có 4,2% số Hộ nhận biết được các nhân tố chính); thông tin thị trường thế
giới (chỉ có10% số Hộ biết một số thông tin về các nước sản xuất và xuất khẩu); và
cách hạch toán chi phí (74% số Hộ hạch toán không đúng).
Hiện 65% số hộ tiếp cận kiến thức kỹ thuật sản xuất hồ tiêu thông qua đài phát
thanh, truyền hình và cán bộ khuyến nông, 25% số hộ có đọc sách báo hướng dẫn
và tham gia hoạt động cộng đồng như tổ nông dân và các hội thảo. Trong khi đó
công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ khuyến nông còn hạn chế do không cập
nhật được những cải tiến kỹ thuật mới từ các vùng trồng khác trong và ngoài nước
bởi thiếu kinh phí và lượng cán bộ khuyến nông mỏng, đồng thời các hoạt động
không chuyên sâu và không trải rộng đều cho các vùng trồng mà chỉ tập trung tại
một số nơi nhất định đã đưa đến 46% số Hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận hoạt
động khuyến nông.
39
80% số Hộ nhận thông tin thị trường về giá cả là từ thương lái, 20% số Hộ còn lại
tiếp cận qua báo đài và các tổ chức ngành hàng như Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 0%
số Hộ sử dụng internet, như vậy rất khó để các Hộ có được thông tin đa dạng về thị
trường. Bên cạnh đó những thông tin nhận được từ báo đài và Hiệp hội thường
không đáp ứng tính kịp thời, từ đó dẫn đến hạn chế khả năng nắm bắt cơ hội thị
trường, chỉ có 26% số hộ bán tại mức giá trên 50,000đồng/kg vào năm 2007 trong
khi mức giá này kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 9 của năm 2007, đa số các hộ đều
bán ở giai đoạn giá vừa tăng tháng 3 và đầu tháng 4 hoặc sau tháng 10 ở mức giá
40.0000 – 45.000đ/kg.
Việc không có đầy đủ các thông tin thị trường cần thiết về lượng và xu hướng cung
cầu hồ tiêu trong và ngoài nước cũng như các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm
đã dẫn đến các quyết định không hiệu quả trong việc thu hẹp hay mở rộng diện tích
trồng hồ tiêu và bỏ qua các nhân tố làm tăng giá trị sản phẩm như thu hái đúng kỹ
thuật, sơ chế biến và bảo quản đảm bảo an toàn vệ sinh: 31% số hộ không xác định
được khi nào cần tăng hoặc giảm diện tích, 48% số hộ không biết bất cứ một tiêu
chuẩn chất lượng hồ tiêu xuất khẩu nào, và 41% số hộ thu hoạch khi số lượng quả
chín chỉ đạt dưới mức 5%.
2.3.1.5 Giống
Thống kê vùng điều tra cho thấy tại Lộc Ninh số hộ trồng giống hồ tiêu Lộc Ninh là
73% , số hộ trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh là 23% và 4% số hộ trồng giống hồ tiêu
Ấn Độ. Tại Châu Đức và Cẩm Mỹ số hộ trồng giống hồ tiêu Lộc Ninh là 18%, số
hộ trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh là 72% và 10% là số hộ trồng giống hồ tiêu Ấn
Độ. Như vậy trên 90% số hộ trồng hồ tiêu vẫn đang trồng các giống đã du nhập vào
nước ta từ lâu như Vĩnh Linh và Lộc Ninh, chỉ có khoảng 4% - 10% số Hộ trồng
một vài giống tiêu Ấn Độ, tiêu Lada Belangtoeng được nhập nội cách đây 10 năm,
kết quả điều tra của đề tài tương thích với số liệu của các công trình nghiên cứu
trước đó.
Điểm mạnh của các giống truyền thống là khá thích hợp với điều kiện tự nhiên của
vùng và năng suất ổn định, nhưng lại bị hạn chế ở khả năng chống chịu sâu bệnh và
hạn hán hay úng lụt, trong khi đó các giống mới được nhập nội có thể khắc phục tốt
những hạn chế này.
Chủng loại giống ít và nhân giống bằng phương pháp vô tính một mặt đã dẫn đến
chất lượng giống ngày càng bị suy giảm, mặt khác khi có các đợt dịch bệnh có tính
lây lan cao như bệnh tuyến trùng sẽ dẫn đến sự chết hàng loạt.
Đến nay giống hồ tiêu đang là một nội dung được các nhà khoa học và người sản
xuất rất quan tâm nhưng chưa có hướng đi cụ thể và đầu tư thích hợp của các ban
ngành và các cấp.
40
2.3.2 Kết quả của mô hình hồi quy
Trên cơ sở dữ liệu điều tra 216 mẫu (Hộ trồng hồ tiêu) theo tình hình thực tế của
năm sản xuất 2006 và giá bán vào năm 2007 (vì thu hoạch vào tháng 11 đến tháng 4
nên hồ tiêu chủ yếu được bán vào năm kế tiếp), sau khi xử lý dữ liệu và ước lượng
các tham số của hàm hồi quy tuyên tính bằng phương pháp bình phương bé nhất
(OLS) trên phần mềm SPSS đã cho kết quả hồi quy dưới đây:
Đối với thu nhập ròng/ha:
Ln(Y1)= 16,183 + 0,034LnS+1,069 LnAps - 0,733 LnCu+0,230 LnU+0,034Se
(SE) 1,081 0,020 0,047 0,081 0,087 0,033
(t) 14,696 1,666 22,694 (9,055) 2,655 1,055
(p) 0,000 0,097 0,000 0,000 0,009 0,239
R2= 0,831 Df=215 F= 206,510 (0,000)
Đối với thu nhập lao động gia đình:
Ln(Y2)= 20,205+ 0,525 LnAps - 0,860 LnCu+ 0,683LnU +0,326Se
(SE) 3,604 0,154 0,270 0,288 0,107
(t) 5,606 3,412 (3,185) 2,373 3,040
(p) 0,000 0,001 0,002 0,019 0,003
R2= 0,261 Df=215 F= 18,662 (0,000)
Trong đó: SE là sai số chuẩn, t là giá trị thống kê t và p là xác xuất phân phối theo
quy luật Student có mức ý nghĩa α=5% tương ứng của các hệ số hồi quy.
Lựa chọn biến:
Đối với mô hình hồi quy LnY1: do t của biến diện tích đất thu hoạch và biến giống
trong mô hình hồi quy LnY1 đều nhỏ hơn tα/2(n-k) =t0,025(210) = 1,9713 vì thế ta loại
bỏ biến S và biến Se, và chấp nhận 3 biến độc lập còn lại. Hai biến không có ý
nghĩa thống kê có thể được giải thích là do hiệu quả sản xuất/ha chưa có sự chênh
lệnh đáng kể giữa các loại quy mô đất trồng, và do giống không có nhiều chủng
loại, mỗi địa phương chỉ tập trung trồng một loại giống.
Đối với mô hình hồi quy LnY2: do tất cả các t đều lớn hơn tα/2(n-k) =t0,025(211) =
2,257 nên các biến đều được chấp nhận.
Kiểm định đa cộng tuyến: bằng phần mềm SPSS chọn collinearity diagnostics xác
định được độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các
41
biến độc lập LnAps, LnCu, LnU và LnSe với các giá trị của VIF nhỏ (Phụ lục 3.1)
nên có thể kết luận không có hiện tượng cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Kết luận: mô hình hồi quy bội phù hợp với tổng thể và có thể sử dụng để làm cơ sở
phân tích, các biến độc lập đã giải thích 83,1% và 26,1% sự thay đổi giá trị của biến
phụ thuộc thu nhập ròng/ha và thu nhập lao động gia đình. Kết quả của các mô hình
lựa chọn là:
Y1= e16,183 Aps1,069Cu-0,733 U0,230
Y2= e20,205 Aps0,525Cu-0,860 U0,683Se0,326
Ý nghĩa của các tham số:
Trong mô hình Y1:
Hệ số β1=1,069 là hệ số co giãn của thu nhập ròng/ha đối với năng suất, β1
cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi năng suất
tăng lên 1% thì thu nhập ròng/ha của Hộ tăng trung bình 1,069%.
Hệ số β2= - 0,733 là hệ số co giãn của thu nhập ròng/ha đối với chi phí trung
bình của sản phẩm, β2 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình
không đổi khi chi phí trung bình tăng lên 1% thì thu nhập ròng/ha của Hộ giảm
trung bình 0,733%.
Hệ số β3= 0,230 là hệ số co giãn của thu nhập ròng/ha đối với kiến thức nông
nghiệp của Hộ, β3 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không
đổi khi kiến thức nông nghiệp tăng lên 1% (tính theo giá trị của thang bảng điểm
của đề tài) thì thu nhập ròng/ha của Hộ tăng trung bình 0,230%.
Trong mô hình Y2:
Hệ số γ1= 0,525 là hệ số co giãn của thu nhập lao động gia đình đối với năng
suất, β’1 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi
năng suất tăng lên 1% thì thu nhập lao động gia đình của Hộ tăng trung bình
0,525%.
Hệ số γ2= - 0,860 là hệ số co giãn của thu nhập lao động gia đình đối với chi
phí trung bình, β’2 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không
đổi khi chi phí trung bình tăng lên 1% thì thu nhập lao động gia đình của Hộ giảm
trung bình 0,860%.
Hệ số γ3= 0,683 là hệ số co giãn của thu nhập lao động gia đình đối với kiến
thức nông nghiệp, β’3 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình
không đổi khi kiến thức nông nghiệp tăng lên 1% (tính theo giá trị thang bảng điểm
của đề tài) thì thu nhập lao động gia đình của Hộ tăng trung bình 0,683%.
Hệ số γ4= 0,326 là hệ số co giãn của thu nhập lao động gia đình đối với
giống, β’4 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi
42
chất lượng giống tăng lên 1đơn vị thì thu nhập lao động gia đình của Hộ tăng trung
bình 0,326.
Kết luận Chương 2
Từ các dữ liệu điều tra và thu thập, thông qua phân tích mô hình hồi quy đã xác
định được vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thu nhập của Hộ theo
thứ tự giảm dần là: năng suất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp và giống.
Mối quan hệ tương tác của từng yếu tố đến thu nhập ròng và thu nhập lao động gia
đình phù hợp với kỳ vọng của đề tài và các lý thuyết kinh tế đề cập trong Chương1
liên quan đến các nhân tố làm tăng sản lượng và giảm chi phí trong sản xuất nông
nghiệp như quy luật năng suất cận biên giảm dần, nâng cao năng suất đất, cải tiến
kỹ thuật và công nghệ, và kiến thức nông nghiệp của nông dân. Qua phân tích thực
trạng đã xác định được:
Năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào chính là phân bón và lao động
đang có xu hướng giảm dần và tiến tới <0;
Chi phí trung bình thấp nhất khi năng suất ở trong khoảng 4 tấn đến < 4,5
tấn/ha;
Xu hướng quy mô diện tích nhỏ có hiệu quả trên một đơn vị diện tích cao
hơn quy mô diện tích lớn;
Việc mở rộng diện tích đất trồng hồ tiêu đang gặp nhiều hạn chế do giá đất
tăng, vốn đầu tư lớn và lao động khan hiếm;
Các Hộ có thể tiếp tục duy trì sản xuất hồ tiêu trong ngắn hạn (1 – 2 năm)
nếu giá bán cao hơn chi phí biến đổi trung bình 18.500 đồng/kg (≈14.970*23,7%)
và trong dài hạn nếu giá bán cao hơn chi phí trung bình 25.500đ đồng/kg
(≈20.550*23,7%) - chi phí trung bình tính theo giá các yếu tố đầu vào của năm
2008 và suất đầu tư của năm 2006.
Để ổn định và tăng thu nhập Hộ trồng hồ tiêu cần tập trung vào việc nâng cao chất
lượng của các yếu tố năng suất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp và giống,
trong đó năng suất là yếu tố then chốt nhất. Do năng suất cận biên của các yếu tố
đầu vào bắt đầu giảm vì thế muốn nâng cao năng suất cần phải có những cải tiến kỹ
thuật và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới từ khâu trồng đến chăm
sóc, đặc biệt là chọn giống hồ tiêu tốt - sạch bệnh, khỏe, cho năng suất cao và ổn
định, và sử dụng phân bón đảm bảo bốn đúng về số lượng, chủng loại, thời gian và
kỹ thuật bón.
43
Chương 3
Một số giải pháp nhằm ổn định thu nhập của
Hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ
3.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp
3.1.1 Xu hướng cung cầu của thị trường Hồ tiêu Thế giới
Xu hướng cầu:
Lượng cầu hồ tiêu hàng năm của thế giới thường được tính bằng tổng của lượng
xuất khẩu từ các nước sản xuất đến các nước tiêu dùng và lượng tiêu dùng tại các
nước sản xuất, mức cầu trung bình trong giai đoạn 2000 – 2005 và 2006 - 2007
tương ứng là 321.000 tấn/năm và 340.000 tấn/năm, trong đó tiêu dùng tại các nước
sản xuất chiếm khoảng 30% tổng tiêu dùng của thế giới. Theo số liệu thống kê
1989 - 2007 tỷ lệ tăng mức cầu trung bình 2% - 3% /năm, do vậy dự kiến giai đoạn
2008 – 2010 nhu cầu hồ tiêu dao động từ 330.000 tấn – 350.000 tấn/năm. Tuy
nhiên mức cầu có thể sẽ thấp hơn bởi tình hình suy thoái kinh tế của Mỹ đang diễn
ra đã và đang tác động đến giá cả các mặt hàng thực phẩm tăng mạnh tại Mỹ và
nhiều nước, thị phần nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ chiếm 25% tổng lượng hồ tiêu
nhập khẩu của các nước tiêu dung, do vậy cầu về thực phẩm sẽ giảm kéo theo
giảm cầu các sản phẩm hồ tiêu vì công dụng chính của hồ tiêu được dùng là một
thành phần gia vị trong thực phẩm.
Nhu cầu sử dụng hồ tiêu có xu hướng ngày càng đa dạng hơn, ngoài cách sử dụng
truyền thống từ hạt tiêu khô thì cầu về hạt tiêu tươi, hạt tiêu xanh ngâm và các tinh
dầu chiết xuất từ hạt tiêu cũng đang tăng song hành với yêu cầu về mặt mỹ quan
(màu sắc, độ đồng đều của hạt), và đặc biệt là an toàn về vệ sinh thực phẩm (sạch,
không có các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật)
Xu hướng Cung:
Mặc dù có sự hồi phục giá từ cuối năm 2006 nhưng sản lượng của hầu hết các
nước sản xuất hồ tiêu chính không có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2008 –
2010 do các nguyên nhân sau:
Khủng hoảng giá hồ tiêu giai đoạn 2002 – 2006 đã dẫn tới suất đầu tư chăm
sóc của hộ thấp, kéo theo sinh trưởng kém của cây hồ tiêu tạo điều kiện cho dịch
bệnh gia tăng đã hạn chế khả năng tăng năng suất và làm giảm diện tích cho sản
phẩm tại tất cả các nước sản xuất trong giai đoạn 2005 – 2006 trung bình là 5%.
Điều này dẫn đến sản lượng của các năm 2007 và 2008 giảm 5% -10%/năm và chỉ
đạt ở mức trung bình là 290.000 tấn – 300.000 tấn/năm.
44
Giá các yếu tố đầu vào đang tăng mạnh đặc biệt là giá phân bón kết hợp với
sự mất giá của đồng Dolla so với đồng nội tệ làm giảm tương đối giá bán nội địa,
cả hai đang làm giảm thu nhập của người nông dân một cách đáng kể. Bên cạnh đó
thiếu nước tưới cũng đang là mối lo ngại của người sản xuất, vì thế dù giá đang ở
mức tương đối tốt trên 3000 USD/tấn/ tiêu đen nhưng mức độ khuyến khích các
vùng tăng diện tích trồng mới là không nhiều.
Thời gian để có sản phẩm hồ tiêu thu hoạch là 3 năm sau khi trồng, do vậy
với diện tích trồng mới (nếu có) tăng vào các năm 2007 và 2008 thì phải đến mù
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- essaydone.adf.pdf