Tài liệu Đề tài Tác động của game online tới thanh thiếu niên: ĐạI HọC QuốC GIA Hà NộI
TRUNG TÂM NGHIÊN CứU Về PHụ Nữ (CWSvnu)
********************
Đề tài nghiên cứu cơ bản:
tác động của game online
tới thanh thiếu niên
Mã số : Q.TTPN.06.02
Chủ trì đề tài: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà
Thư ký đề tài: Hoàng Thị Xuân Dung
Trịnh Thị Quỳnh
Hà nội 2006
Phần I
Những VấN Đề chung
1. Bối cảnh nghiên cứu
Một trong những lĩnh vực giải trí sử dụng thành tựu của công nghệ thông tin được giới trẻ trên thế giới ưa chuộng hiện nay là trò chơi trực tuyến (còn gọi là Game online). MU online là sản phẩm đầu tiên thuộc thể loại Game này được giới chơi Game ở Việt Nam biết tới kể từ khi hãng Webzen (Hàn Quốc) phát hành vào năm 2001. Sau khi công ty FPT mua bản quyền game MU online của Webzen với trị giá hợp đồng lên tới 45 tỷ thì nhiều nhà kinh doanh khác cũng nhanh chóng nhảy vào khai thác thị trường Game online mới mẻ và giàu tiềm năng. Hàng loạt hợp đồng mua bán bản quyền đã được thực hiện. Kể từ đó, trên thị trường Việt Nam đã có thêm nhiều sản phẩm ...
124 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 4277 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tác động của game online tới thanh thiếu niên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐạI HọC QuốC GIA Hà NộI
TRUNG TÂM NGHIÊN CứU Về PHụ Nữ (CWSvnu)
********************
Đề tài nghiên cứu cơ bản:
tác động của game online
tới thanh thiếu niên
Mã số : Q.TTPN.06.02
Chủ trì đề tài: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà
Thư ký đề tài: Hoàng Thị Xuân Dung
Trịnh Thị Quỳnh
Hà nội 2006
Phần I
Những VấN Đề chung
1. Bối cảnh nghiên cứu
Một trong những lĩnh vực giải trí sử dụng thành tựu của công nghệ thông tin được giới trẻ trên thế giới ưa chuộng hiện nay là trò chơi trực tuyến (còn gọi là Game online). MU online là sản phẩm đầu tiên thuộc thể loại Game này được giới chơi Game ở Việt Nam biết tới kể từ khi hãng Webzen (Hàn Quốc) phát hành vào năm 2001. Sau khi công ty FPT mua bản quyền game MU online của Webzen với trị giá hợp đồng lên tới 45 tỷ thì nhiều nhà kinh doanh khác cũng nhanh chóng nhảy vào khai thác thị trường Game online mới mẻ và giàu tiềm năng. Hàng loạt hợp đồng mua bán bản quyền đã được thực hiện. Kể từ đó, trên thị trường Việt Nam đã có thêm nhiều sản phẩm Game online hợp pháp như Giành lại miền đất hứa, Võ lâm truyền kỳ, Con đường đế vương hay Cao bồi không gian...
Nhờ sự phổ cập rộng rãi của Internet băng thông rộng, mức sống của người dân ở đô thị ngày càng được nâng cao và việc các nhà sản xuất liên tục cho ra đời những sản phẩm Game mới... là những yếu tố khách quan tạo nên “cơn lốc” say mê Game online trong giới trẻ. Về mặt lý thuyết, Game online là một trò chơi, nên cái lợi của nó là giúp người chơi có thêm cách thức tiêu khiển trong cuộc sống công nghiệp. Bên cạnh đó, thế giới Game online rất cuốn hút vì nó tạo ra một cộng đồng văn hoá không biên giới đầy hấp dẫn. Loại hình giải trí này có thể giúp người chơi giao lưu, kết bạn với những người chơi khác. Khi tham gia vào trò chơi, người chơi có cảm giác mình thực sự vào cuộc, được đóng vai các nhân vật có tính cách đặc biệt, được làm những công việc phi thường. Các nhân vật trong thế giới ảo cũng có thể bày tỏ sự đồng cảm với các sự kiện xảy ra trong thế giới thật của game thủ. Với ý nghĩa đó, game online không dừng lại ở tư cách là một trò chơi giải trí đơn thuần, mà nó còn là một xã hội thu nhỏ, giúp người chơi khẳng định mình, phát triển tính cộng đồng trong những trận đấu đòi hỏi sự tham gia của tập thể.
Xét trên khía cạnh kinh tế, doanh thu từ việc cung cấp các sản phẩm Game online đến với người sử dụng sẽ đem lại lợi nhuận đáng kể cho các doanh nghiệp. Sự phát triển của thị trường Game online chính là động lực để các công ty phần mềm có đơn đặt hàng gia công game cho nước ngoài và từ đó tích luỹ kinh nghiệm để xây dựng, triển khai Game online mang nhãn hiệu Việt Nam. Trong tương lai, sản xuất Game online đã được xác định là một mục tiêu để phát triển ngành công nghiệp phần mềm và dần dần chiếm lĩnh thị trường trong nước, thay thế cho game nhập khẩu.
Bên cạnh những lợi ích kể trên, phải khẳng định Game online là một trò chơi có tính chất “gây nghiện”. Chưa bao giờ, tính hai mặt của một vấn đề lại bộc lộ rõ như ở trò chơi trực tuyến này. Trong khi những nhà sản xuất ngày càng nỗ lực làm tốt hơn công việc của mình thì đồng thời, họ cũng mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng nổi cho những người sử dụng chúng. Những phiên bản game online lôi cuốn với hình ảnh đẹp, âm thanh sống động, không gian ba chiều hoành tráng, có nội dung gay cấn, tình tiết hồi hộp và hành động cao siêu đã khiến cho người chơi quên ăn, quên ngủ, bê trễ công việc và bỏ cả học hành. Chỉ đến khi xảy ra trường hợp một thanh niên 25 tuổi ở phía Nam bị rơi vào tình trạng hôn mê sâu, ngất xỉu kéo dài do 3 ngày liền do chơi game liên tục thì mặt trái của Game online mới thực sự khiến dư luận xã hội phải bàng hoàng.
Việt Nam là một đất nước có hơn 80 triệu dân, trong đó thanh thiếu niên là nhóm dân số chiếm tỉ lệ cao nhất (24.5% dân số, theo số liệu Tổng điều tra dân số 1999) Bộ y tế, Tổng cục thống kê, Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Y tế thế giới - Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam 2003.
. Vì thanh thiếu niên là lực lượng lao động có tiềm năng to lớn, quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước nên việc nắm được những vấn đề có ảnh hưởng tới sự phát triển của họ là rất quan trọng. Sự bùng nổ của Game online thời gian qua đã dẫn đến một số tác động tiêu cực đối với thanh thiếu niên khiến dư luận xã hội rất quan ngại. Bài toán làm sao nghiên cứu những ảnh hưởng của Game online đến tâm lý của thanh thiếu niên từ cái nhìn của chính những “người trong cuộc” đã thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tác động của Game online tới thanh thiếu niên”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Game online và ảnh hưởng của việc chơi Game online đến tâm lý của thanh thiếu niên.
3. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra những ảnh hưởng của việc chơi Game online đến tâm lý thanh thiếu niên. Qua đó, đề xuất một số giải pháp quản lý để Game online thực sự có ảnh hưởng tích cực cho người sử dụng.
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
- 210 sinh viên thuộc 4 trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Bao gồm: Đại học KHXH&NV, Đại học Thuỷ lợi, Đại học Bách Khoa và Đại học Mở.
Bảng 1: Tỷ lệ khách thể tham gia nghiên cứu
- 2 chủ cửa hàng kinh doanh Game online tại Thanh Xuân và Bách Khoa
- Tham khảo quan điểm của 30 người tham gia diễn đàn bình luận về lợi ích và tác hại của Game online đối với người chơi trên các báo điện tử.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu một số loại hình của Game online đang phổ biến tại Việt Nam được giới trẻ ưa chuộng như Võ Lâm truyền kỳ, Giành lại miền đất hứa, MU online, Con đường đế vương, Cao bồi không gian và Gunbound.
Chỉ mô tả một số ảnh hưởng của việc chơi Game online đến tâm lý của người chơi ở các khía cạnh nhận thức, xúc cảm và hành vi.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, trong thời gian thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu và sử dụng một số tài liệu sau:
1. Các giáo trình, sách nghiên cứu về tâm lý học xã hội viết về ảnh hưởng tâm lý, nhận thức, hành vi, xúc cảm - tình cảm.
2. Các tài liệu liên quan đến Game và Game online, bao gồm các bài báo được đăng tải trên các webside như gamethu.net, volam.com, dantri.com.vn, vnexpress.net, tuoitre.com.vn...và một số báo cáo khoa học nói về Game và người chơi Game.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là một phương pháp quan trọng được sử dụng để tìm hiểu Thực trạng phát triển Game online, Lịch sử nghiên cứu về Game online và những loại hình Game online đang được giới trẻ ưa thích.
5.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được triển khai trên 200 khách thể nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập ý kiến, chỉ ra và định lượng những yếu tố ảnh hưởng từ việc chơi Game online đến tâm lý thanh thiếu niên. Cùng với phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một trong ba phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất được sử dụng trong đề tài.
Bảng hỏi bao gồm 23 câu, được xây dựng trên cơ sở mục đích và nội dung nghiên cứu. Kết cấu bảng hỏi gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Sự kết hợp giữa hai loại câu hỏi như trên có tác dụng bổ sung thông tin và kiểm chứng độ tin cậy trong câu trả lời của khách thể nghiên cứu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm cho kết quả phân tích chính xác và toàn diện hơn.
5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm khai thác thông tin, làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến nhận thức, xúc cảm và hành vi của người chơi Game online mà phương pháp điều tra bằng bảng hỏi không lột tả được. Phỏng vấn sâu được tiến hành trên 12 khách thể (10 SV và 2 chủ cửa hàng kinh doanh game). Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu giúp chúng tôi có thể chủ động, linh hoạt hơn trong việc đưa ra những câu hỏi phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của cuộc phỏng vấn.
5.4 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài là phương pháp quan sát không tham dự.
Địa điểm quan sát: Quan sát một số địa điểm chơi Game gần với Ký túc xá của các trường ĐH - nơi khách thể nghiên cứu có khả năng lui tới.
Tiêu chí quan sát: Quan sát về thời gian chơi, loại hình trò chơi và thái độ của khách thể nghiên cứu khi chơi...
5.5 Phương pháp xử lí số liệu
Nghiên cứu của chúng tôi trình bày những phát hiện dựa trên cơ sở của thông tin định tính và định lượng.
Số liệu định lượng được xử lý thông qua phần mềm SPPSS 11.5
Số lượng định tính được thu thập bằng cách ghi âm lại những trường hợp mà chúng tôi đã tiến hành. Sau khi giải băng ghi âm, nội dung phỏng vấn được hệ thống hoá và sử dụng theo chủ đề nghiên cứu.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Các trò chơi của Game online đều có ảnh hưởng đến nhận thức, xúc cảm và hành vi của người chơi ở cả khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Có những bất đồng sâu sắc trong việc nhìn nhận ảnh hưởng của Game online đến tâm lý và cuộc sống của người chơi Game từ nhận định của chính những game thủ.
Phần II - Nội dung nghiên cứu
Chương I - Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Game online mới du nhập vào Việt Nam khoảng vài năm trở lại đây, nhưng đã nhanh chóng thu hút sự tham gia của nhiều người. Đi bất kỳ đâu, tới bất kỳ ngõ ngách nào chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp cảnh các “game thủ” đang miệt mài luyện đẳng cấp trên màn hình máy tính. Tuy nhiên, số lượng người tham gia chơi đông đảo chưa phản ánh hết sự phát triển của game online, càng chưa lột tả được những thành tựu mà ngành công nghiệp giải trí này đạt được.
Các game thủ trong ngày hội game PTV - Giành lại miền đát hứa
Trong chương 1, chúng tôi sẽ trình bày thực trạng phát triển của Game online trên thế giới và ở Việt Nam; những trò chơi trong Game online được giới trẻ ưa thích. Đứng từ góc độ của Tâm lý học xã hội, chúng tôi sẽ trình bày những khái niệm quan trọng nhất có liên quan tới Game online và những ảnh hưởng tâm lý mà Game online có thể tác động đến người chơi.
I. Thực trạng phát triển Game online trên thế giới và ở Việt Nam
1. Trên thế giới
Game online phát triển ở khắp các thị trường trên thế giới, trong đó khu vực Châu á - Thái Bình Dương nổi lên như một “điểm sáng” về tốc độ tăng trưởng. Tại khu vực này, chỉ tính riêng năm 2004, các nhà cung cấp game trực tuyến đã thu được 1,09 tỷ USD, tăng 30% so với toàn bộ doanh số của năm 2003.
Trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, Hàn Quốc là một nước có sự phát triển Game online mạnh nhất. Thị trường game Hàn Quốc đạt giá trị lên đến 533,4 triệu USD (chiếm 49,1% thị phần khu vực), tăng trưởng với tỷ lệ trung bình là 24,8%, đứng đầu danh sách các quốc gia chịu ảnh hưởng của cơn bão Game online.
Sau Hàn Quốc, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng lớn thứ hai với 298 triệu USD, còn Đài Loan đứng ở vị trí thứ 3 cùng con số 190,9 triệu USD. Với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm là 19,7%, các nhà chuyên môn dự đoán đến năm 2009, thị trường game trực tuyến ở châu á sẽ đạt được con số gấp đôi mức hiện tại.
Bảng 2 : Thị trường game online tại Châu á Số liệu từ http:/www.quantrimang.com/view.asp?Cat_ID=2Cat_Sub_ID=0&news_id=33843
+ Tại Hàn Quốc :
Theo số liệu của Cục xúc tiến Công nghệ thông tin Hàn Quốc (KIPA), 35% dân số nước này tham gia chơi Game online và khoảng 500 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực phát triển game. Trong đó có 48% công ty làm về phát triển và sản xuất, 22% là nhà phân phối và 30% các công ty còn lại làm cả về phát triển, sản xuất và phân phối game online. Các công ty trong nước đang hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường game online của Hàn Quốc với gần 1.300 chuyên gia phát triển game.
ở Hàn Quốc, Game online phát triển mạnh từ năm 1998, khi trò chơi Star Craft của công ty Blizzard Entertaiment (Mỹ) tràn qua. Ngành công nghiệp Game trực tuyến của Hàn Quốc tăng trưởng mạnh cùng với sự phát triển của dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao. Khoảng 70% gia đình ở nước này có kết nối mạng băng thông rộng, so với tỉ lệ 34% của Mỹ.
Tuy nhiên, chính quyền và người dân đang tỏ ra lo ngại về ảnh hưởng của Game online mà phần lớn có nội dung bạo lực. Viện nghiên cứu và phát triển trò chơi Hàn Quốc thông báo rằng 10% thanh thiếu niên chơi trực tuyến có dấu hiệu mắc nghiện và có xu hướng giảm giao tiếp với người thân, bạn bè. Họ thường tụ tập trong quán cafe Internet, uống nước ngọt, ăn bánh mì và chơi Game.
+/ Tại Trung Quốc:
Thị trường Game online trong thời gian gần đây đã phát triển rất sôi động. Ngành công nghiệp Game online Trung Quốc hiện đóng góp 6,37 tỷ nhân dân tệ (RMB) vào doanh thu của ngành Công nghệ thông tin, đóng góp 15,1 tỷ RMB vào doanh thu truyền thông. Số người chơi game ở Trung Quốc hiện khoảng 20 triệu người (chiếm khoảng 20% số dân sử dụng Internet).
Có thể nói, Trung Quốc cũng đang khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực Game online. Game online ở Trung Quốc lại là một ngành kinh doanh nghiêm túc và tương đối phát đạt. Doanh thu của thị trường Game online ở Trung Quốc đạt 297.9 triệu USD năm 2004, tăng 47.9% so với năm 2003 với 1/4 số người sử dụng Internet tham gia chơi Game online. Chính phủ Trung Quốc hy vọng rằng Game “nhà” sẽ chi phối thị trường Trung Quốc và đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường thế giới trong 3 - 5 năm tới.
Một cuộc khảo sát có tên “Phân tích và triển vọng” của chuyên gia IT Daniel Quan công bố năm 2004 cho thấy quy mô thị trường Game online của nước này năm 2003 đạt 1.32 tỷ nhân dân tệ (159 triệu USD), năm 2004 dự kiến tăng gần gấp đôi, đạt khoảng 2.17 tỷ nhân dân tệ (261 triệu USD). Còn theo hãng khảo sát thị trường DFC Intelligence (Mỹ), ước tính giá trị doanh thu của nền công nghiệp giải trí game trực tuyến ở nước đông dân nhất thế giới sẽ đạt 1,7 tỷ USD vào năm 2010. Thị trường mua bán đồ vật ảo trên mạng như vũ khí và tiền bạc mới xuất hiện tại Trung Quốc cũng là thị trường đầu tiên kiểu này ở khu vực.
Tuy nhiên, nhận thức rõ những mặt tích cực cũng như mặt trái của game online, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách “can thiệp tích cực” để quản lý và định hướng phát triển ngành công nghiệp game online của quốc gia này. Chẳng hạn như Chính phủ chọn ra và chỉ cho phép lưu hành 15 trò chơi phù hợp với đối tượng thiếu niên (trong đó có 11 game trong nước và 4 game nhập ngoại). Tất cả các nhà phát hành game lớn đều hợp tác chặt chẽ với chính quyền để tạo ra một “môi trường Internet xanh” thông qua việc ký các văn bản cam kết và khống chế thời gian chơi game của các game thủ. Theo đó, người chơi chỉ được phép chơi Game online dưới 3 tiếng đồng hồ liên tục. Để chính sách này đi vào thực tế, chính phủ sẽ buộc các công ty vận hành game phải sử dụng hệ thống mới có tác dụng trừng phạt người chơi nếu như chơi quá 3 tiếng liên tục bằng cách giảm bớt các khả năng của nhân vật mà anh ta hóa thân trong ván game. Những game thủ chơi quá 5 tiếng sẽ bị mất khả năng một cách nghiêm trọng. Người chơi sẽ bị buộc phải nghỉ ngơi 5 tiếng trước khi chơi tiếp. Cơ chế quản lý thời gian có thể ngăn không để người chơi trở thành những “con nghiện” game. Ngoài ra, chính phủ cũng thành lập các hội đồng giám sát ở địa phương gồm đại diện của nhà trường, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, chuyên gia y tế, giáo dục… để tìm hiểu về tác động của game online đối với thanh thiếu niên, thu thập thông tin từ các tầng lớp xã hội, từ đó có những kiến nghị với Chính phủ, đặc biệt trong việc quản lý chặt chẽ các địa điểm Internet cafe để loại bỏ những nhóm hội bí mật được thành lập từ những người chơi game với những mục đích không lành mạnh, đồng thời tổ chức các chiến dịch giáo dục về đạo đức và an toàn Internet nhằm vào đối tượng học sinh phổ thông và trung học.
Chính phủ Trung Quốc không khuyến khích các công ty kinh doanh game online khi đặt ra điều kiện để được phép kinh doanh dịch vụ này, doanh nghiệp phải có vốn đăng ký tối thiểu là 10 triệu RMB. Tuy nhiên, Chính phủ lại có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển game online với mục đích sản xuất các game nội địa để phục vụ thị trường trong nước. Các trò chơi này phải đảm bảo được 3 yêu cầu: mang bản sắc quốc gia (dựa trên văn hóa, lịch sử Trung Quốc), có tính khoa học và có tính giải trí.
Thị trường Châu á đã được khuấy động bởi các hãng lớn, trong đó dẫn đầu là Ncsoft (Hàn Quốc) với hơn 300 triệu USD doanh thu vào năm 2005. Những tên tuổi khác ở khu vực này có Nestease, Nexon, Shala, Zebzen. Châu á được hy vọng tiếp tục là một thị trường trực tuyến mạnh vì ở đây thiếu vắng các kênh Vidieo lớn. Còn ở thị trường Bắc Mỹ, nghề kinh doanh game online đã có “tân binh mới” như Sony online, Entertainment, My thic, Popcap…bên cạnh những “đại gia” như electronic, Aets, Vivendi, Univesa/game/Blizzard và Squere Enix. Với đà phát triển như vậy, ngành Game online dự báo sẽ tăng trưởng trên tất cả các mặt. Bắc Mỹ là nơi có thể vượt qua Châu á về doanh thu đăng ký online do các trò chơi cho máy Consolo đang được ra mạng ngày càng nhiều. Đến năm 2011, người ta đã ước tính rằng 29% doanh thu từ việc đăng ký Online là dành cho các loại máy chơi game chuyên dụng. Còn ở Châu á, chơi Game online trên máy tính vẫn là chủ yếu.
Điểm mặt các Game hiện nay đang được lưu hành trên thị trường thế giới, chủ yếu có 4 nguồn chính là từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ và các nước ở Châu Âu. Trong đó, 2 loại Game đang được ưa chuộng nhất là Prision Tale và Võ lâm truyền kỳ của Hàn Quốc và Trung Quốc. Các Game này đều ở dạng nhập vai, trong khi những người chơi Game ở Mỹ và các nước Tây Âu đều là Game chiến thuật như Fifa, War Craft, Star Craft…
2. ở Việt Nam
Thị trường game online ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ hè năm 2003 khi Internet băng thông rộng (ADSL) được đưa vào Việt Nam. Năm 2004 được đánh giá là năm thành công của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam với doanh số phần mềm và dịch vụ đạt 170 triệu USD (tăng 33% so với năm 2003).
Các game thủ trong giải đấu Bettle Soccer do VASC tổ chức
Năm 2005, đánh dấu sự phát triển bùng phát của game online và đó là một trong 12 sự kiện nổi bật của ngành công nghệ thông tin. Dù chưa thể phát triển ngay thành một ngành công nghiệp giải trí, nhưng những thành quả và doanh thu bước đầu của game online ở Việt Nam cũng đã cho thấy đây là một thị trường kinh doanh đầy hứa hẹn. Game online thực sự đã trở thành một dịch vụ siêu lợi nhuận cho những người cung cấp, ước tính tổng giá trị thị trường game Việt Nam năm nay sẽ vượt quá 10 triệu USD. Đáng chú ý là với sự tham gia và khuyếch trương của các doanh nghiệp, Game online đã trở thành một hiện tượng xã hội, điển hình là việc tổ chức các hoạt động mang tính tập thể thu hút nhiều người tham gia như hai kỳ đại hội Võ lâm truyền kỳ, Festival Game online.
Theo kết quả trưng cầu ý kiến của Vnexpress.net, nhu cầu chơi game online tại Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng và ngày càng chuyên nghiệp hoá.
Bảng 3: Nhận định về xu hướng chơi game online tại Việt Nam
Sẽ tiếp tục 'sốt'.
41.5%
Phỏt triển từ từ.
10.8%
Chuyờn nghiệp húa.
27.7%
Phỏt triển cầm chừng.
7.7%
Thu hẹp dần.
12.3%
í kiến khỏc.
0.0%
Hiện nay ở Việt Nam có ba nhà cung cấp game online là: công ty phát triển phần mềm và truyền thông (VASC), VinaGame và công ty truyền thông FPT. VASC có bản quyền 3 game trực tuyến là: Herrcot, Con đường đế vương và Darcania với hy vọng sẽ đạt doanh số không dưới 1 triệu USD/ năm. Với bản quyền Võ lâm truyền kỳ, Vina Game có thể sẽ đạt doanh thu khoảng 80 tỷ đồng/ năm. Là người đến sau nhưng FPT cũng đã có một thị phần không nhỏ nhờ phiên bản chính thức miễn phí của PTV- Giành lại miền đất hứa và có bản quyền MU online. Các công ty VASC, Vina Game, FPT…là những đơn vị đầu tiên nhập khẩu game online và cho cộng đồng game thủ Việt Nam chơi miễn phí. Nhu cầu chơi game trực tuyến lập tức tăng mạnh, trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng.
Theo đánh giá của KIPA (Cơ quan xúc tiến công nghiệp công nghệ thông tin Hàn Quốc), với dân số hơn 80 triệu người và sự phát triển nhanh chóng của ngành viễn thông, Việt Nam có tiềm năng trở thành một quốc gia mạnh về game online ở Châu á. Game online được VINASA xác định là một trong những lĩnh vực phát triển đột phá của ngành công nghiệp phần mềm trong giai đoạn từ nay đến 2010. Sản xuất game đã được xác định như một mục tiêu để phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.
Trước xu hướng đó, Việt Nam rất cần học hỏi, hợp tác với nước ngoài để phát triển Game online. Nhiều công ty game online ở Hàn Quốc rất muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác Việt Nam. Theo VINASA (Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam), giai đoạn đầu các công ty Việt Nam có thể mua bản quyền, bản địa hoá và tổ chức dịch vụ phát hành một số game online tiêu biểu của Hàn Quốc. Tiếp theo, các công ty Việt Nam sẽ tích luỹ kinh nghiệm và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các công ty Hàn Quốc để chuẩn bị năng lực phát triển các game online nội địa, mang bản sắc văn hoá Việt Nam. Hiện nay đã có một số công ty phần mềm Việt Nam đang đầu tư phát triển game nội địa, gắn với những truyện cổ tích, truyền thuyết của Việt Nam (như game “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” của FPT). Khi đạt đến trình độ quốc tế, các công ty Việt Nam có thể liên doanh, hợp tác với các công ty Hàn Quốc để sản xuất game xuất khẩu.
VINASA đang phấn đấu sau 5 năm nữa Việt Nam sẽ có khoảng 3.000 chuyên gia phát triển game. Dự kiến đến 2009 - 2010, Việt Nam có khoảng 80 công ty làm game, mỗi công ty có tối thiểu 1 game lưu hành trên thị trường với doanh số trung bình 1 triệu USD; đồng thời các game nội sẽ dần chiếm lĩnh thị trường trong nước (mỗi năm game nội phải chiếm thêm 5 % thị phần và tiến tới xuất khẩu game trong tương lai).
Dưới góc nhìn của ông Lê Hồng Minh, chủ tịch hội đồng quản trị công ty VinaGame, Việt Nam có cơ hội lớn về phát triển game online vì dân số đông và số người trong độ tuổi chơi game (từ 16 - 30) chiếm 40% dân số. Nếu so sánh với Trung Quốc - một nước phát triển game online khá mạnh, Việt Nam có nhiều cơ hội hơn vì tốc độ phủ Internet băng rộng nhanh hơn, và độ lan tỏa của các game cũng nhanh hơn do đặc điểm về độ tuổi chơi game. Dân số Việt Nam bằng khoảng 1/15 dân số Trung Quốc, nhưng thị trường game online đến năm 2007 có thể bằng 1/10 thị trường game online Trung Quốc. Mặt khác, các đối tác mạnh về game online như Hàn Quốc cũng thích hợp tác với Việt Nam vì các kỹ sư Việt Nam có khả năng đồ họa, thiết kế khá tốt.
Bên cạnh những thuận lợi này, Game online của Việt nam đang đứng trước những thách thức không nhỏ như :
Chất lượng đường truyền chưa ổn định
Hiện tượng lừa đảo, gian lận trong cộng đồng người chơi game
Độ phủ Internet chưa mạnh và đồng đều
Chi phí sử dụng Internet tại Việt Nam mặc dù có giảm song vẫn ở mức cao so với thế giới.
Ngoài ra, game “made in Viet Nam” mới đang chập chững ở những truyện cổ lịch sử có sẵn như: Loạn 12 sứ quân, Ba lần chống quân Nguyên Mông, Trần Quốc Toản ra quân, An Dương Vương xây Loa thành… Tuy nhiên, nếu so sánh với các game trực tuyến đang thu hút giới trẻ như hiện nay thì game online Việt Nam có mức độ thu hút khách quá ít. Những yếu tố như: kịch bản đa dạng, đồ hoạ sinh động… của game Việt chưa tạo nên “cơn sốt” đối với người chơi như các game nhập khẩu.
Nhưng thách thức lớn nhất, như các doanh nghiệp kinh doanh game online thừa nhận, là nhìn nhận của xã hội về game online nhìn chung vẫn thiếu thiện cảm. Xét ở khía cạnh tích cực, bên cạnh tác dụng giải trí, Game online nhờ tận dụng những ưu thế của Internet (tính ảo, tính trực tuyến), còn có tác dụng nhất định trong việc kích thích tính sáng tạo, trí tưởng tượng, tính cộng đồng của người chơi. Dưới góc độ kinh tế, sự tăng trưởng có tính nhảy vọt của game online cũng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phổ cập Internet - đồng thời đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của công nghệ thông tin, qua đó sẽ đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì tác động tiêu cực của Game online cũng đã bắt đầu phát tác, gây lo lắng cho xã hội. Trước hết đó là tình trạng “nghiện” Game online trong giới trẻ, đặc biệt là với trẻ vị thành niên, học sinh, sinh viên. Hệ quả kéo theo là tình trạng thanh thiếu niên bỏ học vùi đầu vào các quán Internet để chơi game online. Một khi Game online đã có khả năng “gây nghiện” dễ dàng như vậy thì rõ ràng tính tích cực của game online (nhất là về mặt xã hội) đang có nguy cơ bị lấn át bởi mặt trái của nó.
Hình ảnh game thủ trong quán game tại HN
Sự phát triển của Game online đang đặt ra cho các nhà quản lý và toàn xã hội những vấn đề khá cấp thiết. Từ góc độ quản lý nhà nước về Công nghệ thông tin và viễn thông, Bộ Bưu chính viễn thông sau cuộc họp liên ngành ngày 01/11/2005 quyết định yêu cầu các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ game online giữ nguyên hiện trạng không cung cấp thêm dịch vụ mới cũng như không phát triển thêm khách hàng mới đối với các dịch vụ đang cung cấp cho đến khi các cơ quan quản lý nghiên cứu, ban hành văn bản pháp lý mới trong năm 2005. Tuy nhiên, quyết định này gặp phải những ý kiến trái ngược nhau. Các công ty kinh doanh game online cũng đang rất băn khoăn không rõ các cơ quan chức năng sẽ có chính sách quản lý game online ra sao. Một chính sách quản lý hợp lý, vừa đảm bảo hạn chế những mặt trái của game online, vừa góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp game online đầy hứa hẹn tại Việt Nam đang rất được trông chờ.
II. Nghiên cứu về Game online trên thế giới
Cùng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của thể loại game trực tuyến, việc nghiên cứu về chúng một cách nghiêm túc đang trở nên phổ biến ở các trường đại học, nhất là tại Mỹ. Mặc dù game online là ngành giải trí non trẻ nhưng nhiều chuyên gia Tâm lý học đánh giá đây là lĩnh vực đầy tiềm năng để khai thác các khía cạnh cảm xúc của con người, không khác gì điện ảnh hay văn học. Có rất nhiều chuyên gia đã tìm hiểu hành động và sự tương tác giữa những người chơi trong thế giới ảo. Một nhân vật nổi bật trong số đó là Sherry Turkle, Giáo sư của Học viện công nghệ Massachusetts. Trong cuốn sách Life on the Screen, bà đã tìm hiểu mối liên hệ giữa công nghệ chơi game với con người, các mặt tích cực và hạn chế khi sử dụng và lạm dụng nó.
Trong lĩnh vực xã hội học, nhiều nghiên cứu của Mỹ chỉ ra thái độ của mọi người đối với game phụ thuộc phần lớn vào độ tuổi. Tại Mỹ, một nửa dân số chơi game nhưng 76% người chơi đều dưới 40 tuổi. Độ tuổi trung bình của người chơi game tại Mỹ là 30. Nhiều người là “dân bản địa của thế giới số” vì khi sinh ra đã được bao bọc bằng công nghệ. Còn những người già hơn thì được gọi là “dân nhập cư của thế giới số” vì họ phải tìm mọi cách để thích nghi với các phương tiện kỹ thuật số mới mẻ. Những “cư dân” của thế giới kỹ thuật số từng chơi game từ thuở bé chỉ coi đó là một hình thức giải trí như phim ảnh hay âm nhạc. Còn với những “cư dân” lớn tuổi, bản thân từ “game” đã gây nhiều bối rối cho họ.
Dư luận cho rằng bạo lực trong game rất khác so với bạo lực trong phim ảnh vì đối với game, người chơi sẽ “trực tiếp” thực hiện những hành vi bạo lực, còn xem phim chỉ là sự chứng kiến mang tính thụ động. Nhưng các nghiên cứu về game và tính bạo lực trong game lại đưa ra những kết quả trái ngược nhau và chưa đi đến thống nhất. Theo cuốn sách Everything Bad Is Good for You của Steven Johnson, việc chơi game hiện nay đã phổ biến đến nỗi nếu nó thực sự làm cho con người bạo lực hơn thì cần phải có bằng chứng rõ ràng.
Hình ảnh bạo lực trong game 25 to Life www.gamespot.com/ps2/action/25tolife/index.html - 71k
Theo nhận định của các chuyên gia, các nghiên cứu xã hội học mới dừng lại ở những tác động ngắn hạn của việc chơi game và chưa có công trình nào theo dõi sát sao những ảnh hưởng lâu dài của game đối với người chơi. Dimitri Williams, giáo sư trong lĩnh vực truyền thông tại trường đại học Illinois (Mỹ) cho biết các nhà khoa học có thể khéo léo thay đổi các phần mềm quản lý thế giới ảo, biến đổi luật chơi trong game rồi đánh giá mức độ ảnh hưởng của những thay đổi này đối với các hành vi ứng xử. ông cũng cho biết rất khó nói được điều gì mang tính tổng quát về việc chơi game trong khi có hàng nghìn trò chơi với hàng chục thể loại như hiện nay. Điều này chẳng khác gì đánh giá các chương trình truyền hình, phát thanh và phim ảnh là như nhau. Bản chất tương tác của game online khiến cho việc phân tích gặp nhiều khó khăn hơn so với các loại hình khác. Các nhà nghiên cứu thừa nhận không kiểm tra game một cách riêng biệt được mà cần nghiên cứu cả nội dung game và các cách phản ứng khác nhau của người chơi đối với chúng. Do đó, cần có những công trình nghiên cứu dài hơi hơn đối với từng thể loại trò chơi cụ thể thì mới rút ra được kết luận. Vì bản thân các trò chơi là khác nhau nên kết luận chỉ có thể rút ra khi các nghiên cứu chi tiết hơn được tiến hành.
Những nhà kinh tế học dưới góc nhìn của mình đã coi Game online là nơi tồn tại sự trao đổi chứ không chỉ có những pha bắn giết. Thông thường ở đó người chơi có thể “tiến thân” bằng cách tìm kiếm kho báu để mua vũ khí và đạt thứ hạng cao trong hệ thống. Nhưng một số người khác có thể dùng tiền thật để mua các linh vật nhằm giúp họ khẳng định vị trí hoặc quyền lực.
Dưới góc nhìn của các nhà tâm thần học, game online không đơn thuần là một trò giải trí. Bác sĩ Lâm Xuân Điền (Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Tp.HCM) cho rằng hành vi chơi game online quá độ là biểu hiện của sự thiếu khả năng kiểm soát về hành vi. Từ đây có thể dẫn đến nhiều hành vi khác, trong đó có cả việc tự tử… Người chơi game quá độ và lâu dài cũng có thể bị chính những game đó ám ảnh mà ám ảnh chính là con đường mở rộng của việc loạn thần. Khi chơi game quá độ, căng thẳng tâm lý là điều tất yếu. Một cuộc chơi kéo dài từ 12 đến 24 tiếng sẽ khiến não của người chơi không thể chịu nổi, sẽ làm lệch trí tưởng tượng, dẫn tới tổn thương chức năng của não và các tổ chức bên trong não.
Nghiên cứu của những nhà Tâm thần học Mỹ cho rằng trẻ em nghiện chơi game sẽ trở nên hung hăng hơn, hay xung đột với người lớn hơn và có thể tụt hậu ở trường. Nghiện trò chơi điện tử cũng nguy hiểm không kém thói nghiện rượu và nghiện ma túy. Những đứa trẻ thích đâm chém trong game thường có xu hướng chọc ghẹo bạn, hay cáu gắt và tâm thần không ổn định. Những trẻ nghiện game thường chịu đựng một cảm giác trái ngược, giữa cái tôi thực tế và cái tôi ảo.
Kevin Kieffer, Đại học Saint Leo ở Florida, một người có kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu vấn đề này cho biết các game thủ trẻ tuổi thường có xu hướng bắt chước những hành động mà chúng vừa thể hiện trong game. Theo các chuyên gia tâm thần, những triệu chứng của nghiện net, nghiện game bao gồm:
Mọi sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn
Cảm thấy bồn chồn sốt ruột khi không được lên mạng, chơi game.
Luôn bị ám ảnh bởi game
Mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ bình thường hằng ngày
Mất khả năng tự kiểm soát
Hình ảnh những game thủ nhí tại gian hàng Game online - Thế giới diệu kỳ
Lo ngại những ảnh hưởng tiêu cực của game online đến trẻ em, tháng 3/2006, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật được đệ trình bởi nghị viện thành phố New York, cho phép tổ chức cuộc nghiên cứu sâu rộng và toàn diện về “ảnh hưởng của xem và sử dụng các thiết bị điện tử, bao gồm ti-vi, máy tính, trò chơi điện tử và Internet, đối với sự nhận thức, phát triển tâm sinh lý của trẻ em”. Cuộc nghiên cứu sẽ được tiến hành bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Tệ nạn (CDC) của Mỹ.
Nhìn chung các nghiên cứu về Game online được tiến hành chủ yếu tại các trường ĐH. ở Việt Nam, nghiên cứu về Game online còn là một vấn đề mới mẻ và hiện chỉ có một số ít các nhà nghiên cứu và SV quan tâm đến vấn đề này.
III. Những trò chơi trong game online được giới trẻ VN ưa chuộng
Tất cả các trò game online thường có kịch bản được dàn dựng sẵn dựa trên một bối cảnh hay một câu chuyện nào đó. Trong khi tham gia nhập vai trực tiếp vào nhân vật, người chơi sẽ được sử dụng những loại vũ khí khác nhau tuỳ theo từng loại game. Khả năng của người chơi được đánh giá qua đẳng cấp (level) mà họ đạt được.
Đối với một số Game như Võ lâm truyền kỳ, MU… nguyên tắc của trò chơi là người chơi phải mua thẻ và đăng ký mã tài khoản trước khi chơi. Mỗi thẻ có giá trị 20.000đ (có thời hạn trong vòng 1 tháng) do công ty cung cấp Game online đó phát hành. Ngoài ra mỗi game lại có những quy định riêng buộc người chơi phải tuân thủ. Nếu game thủ vi phạm có thể bị khoá tài khoản hay nặng hơn là bị phạt tù.
Các game online được các nhà cung cấp Việt Nam phát hành bao gồm: Võ lâm truyền kỳ, MU online, Giành lại miền đất hứa, Con đường đế vương, Gunbound, Cao bồi không gian và một số thể loại game khác.
Theo điều tra của chúng tôi, Võ lâm truyền kỳ là một trong những game có số lượng người tham gia chơi rất đông đảo.
Bảng 4 : Mức độ yêu thích các trò chơi
1. Võ lâm truyền kỳ
Võ lâm truyền kỳ là tên gọi phiên bản Việt hoá của trò chơi trực tuyến Sxonline do công ty Kingsoft (Trung Quốc) sản xuất, được phát hành duy nhất tại Việt Nam bởi công ty VinaGame. doanh thu năm 2005 từ Võ lâm truyền kỳ là 80 tỷ đồng và thu hút hơn một triệu người tham gia.
Hình nền trong game Võ lâm truyền kỳ
Về nội dung, Võ lâm truyền kỳ có cốt truyện như sau:
Năm 1140, sau cuộc chiến chống Tống Liêu chấm dứt những tưởng võ lâm Trung Nguyên sẽ được hưởng thái bình. Nào ngờ Nguyên Thuật đảo chính, khiến triều đình nhà Tống phát sinh chính biến. Vua nhà Kim vốn dòm ngó Trung Nguyên đã lâu nay huỷ hoà ước đã ký với nhà Tống, âm mưu chuẩn bị chiếm lĩnh Trung Nguyên. Để hỗ trợ cho cuộc chinh phạt thì thiên nhân giáo của Kim Quốc đã âm thầm xâm nhập Trung Nguyên và tung ra tin đồn nhảm về một tấm bản đồ có tên “Sơn hà xã tắc” - một bảo vật mà nếu ai chiếm được nó sẽ trở thành “Thiên hạ đệ nhất”. Nhân sĩ võ lâm không ai thoát khỏi cám dỗ, quần hùng chỉ muốn tranh cướp tấm bản đồ này mà quên mất chính nghĩa. Võ lâm đại loạn từ đây.
Hai năm trước trong một cuộc hội ngộ kỳ duyên bạn đã cứu sống một người đang thoi thóp dưới chân núi và bạn đã học được võ công tuyệt kỹ giang hồ. Những ngày tháng bình yên dần trôi qua, rồi những lời đồn đại về “Sơn hà xã tắc” cũng lan truyền đến tai bạn. Bạn bắt đầu dao động: chẳng lẽ bao công phu mà bạn khổ luyện chỉ dành để cưỡi ngựa chăn dê, chịu kiếp vô danh mãi mãi?... Sau những đêm thức trắng suy nghĩ, bạn quyết định gia nhập giang hồ cho thoả chí lớn như bao anh hùng hiệp nghĩa ngoài kia.
Về cách chơi: Võ lâm truyền kỳ dựa trên bối cảnh tiểu thuyết võ hiệp, trong đó người chơi sẽ đóng vai một nhân vật trong thế giới võ lâm trực tuyến cùng hàng nghìn nhân vật khác. Người chơi sẽ lựa chọn nhân vật theo yếu tố Ngũ Hành (gồm Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ), có thể học các tuyệt thế võ công như: Giáng Long Thập Bát Chưởng, Thái cực thần công, đả cẩu bổng tháp…có thể tham gia vào một trong thập đại môn phái: thiếu lâm, thuý Yên, võ Đang, nga Mi, côn Luân, cái Bang, thiên Vương, ngũ Độc, đường Môn, thiên Nhẫn hoặc tự lập ra môn phái của mình.
Sau khi xuất sư, người chơi sẽ ngao du giang hồ, kết bái huynh đệ và hành hiệp trượng nghĩa. Người chơi có thể tham gia vào các bang hội võ lâm, tham gia vào các nhiệm vụ như: tìm kiếm bảo vật, bí kíp võ công và công thành chiến.
Võ lâm truyền kỳ cuốn hút người chơi vì nó mang đậm tính chất võ hiệp và chứa đựng nhiều yếu tố mới lạ, bất ngờ. Nội dung cốt truyện làm cho người chơi muốn được thử sức mình trong mỗi trận chiến, được sắm vai các nhân vật tuỳ theo cá tính mà mình lựa chọn. Muốn thể hiện được nhân vật thì người chơi nhất định phải hoá thân vào nhân vật đó. Có nghĩa là họ phải hiểu được mình có nhiệm vụ gì, nội dung các nhiệm vụ ấy và mình có liên quan như thế nào đến các nhân vật khác. Từ những hiểu biết như vậy người chơi sẽ từng bước thực hiện các nhiệm vụ mà nhân vật đó phải đảm nhiệm.
2. MU online
MU online là một trong những loại hình game online phát triển đầu tiên ở Hàn Quốc, với sự hội tụ đầy đủ các tính năng của game 3D MMORPG. MU online được phát hành bởi hãng Webzen và là game thuộc loại nhập vai dựa trên truyền thuyết về lục địa MU xa xưa. Với hình ảnh tuyệt đẹp, âm thanh cực kỳ sinh động và những kỹ thuật tiên tiến nhất, Webzen đã biến những điều không thể thành có thể. Điều gì nằm sau các huyền thoại cổ xưa đầy bí ẩn của lục địa MU? Câu hỏi ấy chỉ có thể trả lời khi người chơi tham gia vào thế giới của MU online.
MU online là một Game dựa theo truyền thuyết giả tưởng về “cuộc chiến tam giới”, giữa ba thế giới riêng biệt. Đó là Thiên giới (do vị pháp sư đầy quyền năng là Etramus cai quản), Địa giới (do chúa tể của các thế lực ma quỷ tên là Kundun cai quản) và Nhân giới (nơi có lục địa MU).
Nhiều kỷ nguyên đã trôi qua, để chế MU cũ đã mất hoàn toàn quyền điều khiển lục địa. Trong khi đó, quyền lực của chính quyền trong tâm lục địa MU ngày càng mục nát, những lãnh chúa đã bắt đầu tiến hành chiến tranh nội bộ để tranh giành quyền lực gây náo động và huỷ hoại dần nền tảng xã hội của lục địa MU. Những món nợ máu truyền kiếp và những cuộc đấu tranh nội bộ đã huỷ diệt, tàn phá đi vùng đất MU xinh đẹp. Giữa máu và nước mắt từ những cuộc xung đột, giữa những tham vọng thấp hèn của con người muốn mình trở thành chúa tể, đã làm cho bóng đêm bay trong lời sấm truyền bắt đầu che phủ toàn bộ lãnh thổ MU. Vị lãnh chúa Antonias mang trong lòng những tham vọng điên cuồng. Vì mong muốn nắm quyền cai trị toàn bộ lục địa MU hắn dễ dàng bị cám dỗ bởi một gã phù thuỷ- đã bán binh hồn cho lũ quỷ dữ là Lemulia. Sau này Antonias đã phải rơi những giọt lệ bằng máu than vãn cho số phận và những quyết định bệnh hoạn của mình, nhưng không tránh khỏi cái chết trong tay của gã phù thuỷ Lemulia. Cái chết vô nghĩa của Antonias cũng không làm vơi bớt tội lỗi của hắn trong việc gián tiếp đưa chúa tể bóng tối Kundun trở về thế gian.
Nhân vật quỷ dữ Kundun trong game MU online
Chỉ còn một hy vọng duy nhất cho vùng đất MU. Nhưng ai sẽ chấp nhận nhiệm vụ truy tìm 8 viên Stealing Stones đã bị phân tán khắp nơi trên lục địa? Ai sẽ là người đánh đuổi quỷ dữ Kundun và trả về cho lục địa MU vẻ đẹp vốn có trước kia? Liệu có phải bạn không? Lực lượng của bóng đêm đã bắt đầu hoành hành tại lục địa MU. Lúc này, người chơi sẽ phải nhận nhiệm vụ trục xuất Kundun và lũ quỷ dữ một lần nữa.
Về cách chơi: Có tất cả 10 vùng đất trong thế giới MU. Khi tham gia vào trò chơi này người chơi có thể chọn một trong 4 chủng tộc: Chiến binh, Tiên nữ, Phù thuỷ và đấu sỹ.
Bất kể ai khi đọc cốt truyện đều tò mò muốn tìm hiểu về lục đia MU xa xưa ấy đẹp như thế nào. Những lời kêu gọi trong câu truyện thôi thúc những bậc anh tài muốn ra tay vì đại nghĩa để cứu vùng đất MU.
Nhân vật trong game MU online thuộc chủng tộc Tiên nữ
MU online rất hấp dẫn vì nó đã “đánh trúng” tâm lý muốn tìm hiểu khám khá, thích phiêu lưu mạo hiểm của thanh thiếu niên và tận dụng tối đa hiệu ứng hình ảnh trong không gian ba chiều.
3. Gunbound:
Gunbound là một game bắn súng chiến thuật thú vị dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những fan của dòng game chiến thuật woems. Song ở Gunbound, người chơi sẽ không gặp lại các chú sâu đặc công quen thuộc mà thay vào đó là các nhân vật hoạt hình (avatar) và nhiều loại chiến xa (mobile). Nhân vật chính là hoá thân của người chơi trong game và có thể tuỳ biến theo nhiều cách khác nhau như mua bán đồ trong các cửa hàng nhờ số vàng kiếm được trong game (và cả tiền thật ngoài đời). Mỗi nhân vật sẽ điều khiển một trong 14 loại chiến xa, mỗi loại được trang bị ba thứ vũ khí khác nhau cùng với khả năng đặc biệt.
Về điều khiển: Gunbound là một game “dễ chơi - dễ trúng thưởng”. Hệ thống nút điều khiển được thiết kế một cách đơn giản giống hệt dòng game woems: dùng phím mũi tên để di chuyển và phím cách để bắn. Điều này khiến trò chơi trở nên thân thiện cả với bậc lão làng cũng như với những người mới tập chơi.
Về cách chơi: mục tiêu của Gunbound là bắn gục đối phương hoặc bắn “sụp đất” cho đối phương rơi xuống. Người chơi sẽ hình thành một chiến thuật riêng dựa trên sự lựa chọn nhân vật và chiến xa, cũng như tính đến rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như lực bắn, hướng gió hay hiệu ứng thời tiết. Người chơi cũng có thể sử dụng các món đồ đặc biệt cho phép bắn hai lần trong cùng một lượt. Hệ thống đĩa mặt trăng (moondisk) đóng một vai trò quyết định trong game, ảnh hưởng đến trọng lực ở mỗi bản đồ và người chơi sẽ phải tính toán xem bầu khí quyển sẽ ảnh hưởng ra sao đến lực bắn. Mỗi một lượt đi, người chơi sẽ có quyền lựa chọn nhiều phương án: nổ súng hay ẩn nấp trong lòng đất. Trong mỗi trận đấu sẽ có phần thưởng là vàng mỗi khi có một cú bắn xuất sắc. Bằng tiền kiếm được, người chơi có thể mua thêm quần áo hoặc vũ khí cho nhân vật của mình …
Về đồ hoạ: Mỗi bản đồ có một nét độc đáo riêng. Cảnh quan nền thì trông giống hệt phim hoạt hình và đầy mầu sắc. Game được thiết kế trên nền 2D, nhân vật được vẽ với những hiệu ứng đơn giản mà hiệu quả. Mỗi chiến xa được thể hiện một cách khác nhau, thiết kế đồ hoạ khá ngộ nghĩnh. Nói chung đồ hoạ của Gunbound được nhận xét là ấn tượng, ngoại trừ khung cảnh trong các cửa hàng bán đồ.
Về âm thanh: nhạc nền của Gunbound không gây được ấn tượng mạnh. Tuy nhiên, âm thanh hiệu ứng khá tuyệt. Tiếng gió, tiếng súng, tiếng chiến xa di chuyển cũng như các vụ nổ được thể hiện một cách thú vị. Tuy nhiên, game cũng mắc phải một số khuyết điểm như phần ngôn ngữ tiếng Anh của Game chưa thuận lợi và đây là một game có quá nhiều hacker.
4. RLY- Con đường đế vương
RLY - Con đường đế vương là một game nhập vai trực tuyến 3D nổi tiếng trên toàn thế giới do Youxiland (Đài Loan) và Gamasoft (Trung Quốc) cung cấp với hàng chục triệu người chơi tại nhiều quốc gia có ngành công nghiệp giải trí phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan....RLY - Con đường đế vương II được Công ty phần mềm và truyền thông VASC mua bản quyền và độc quyền phát hành tại thị trường Game online của Việt Nam vào năm 2005.
Cốt truyện của RLY - Con đường đế vương xoay quanh cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai dòng tộc là Human và Akkan để chiếm giữ Cearnavon - một vùng đất giàu có. Với cốt truyện rõ ràng, cuộc chiến của 2 dòng tộc này được thể hiện sinh động qua các nhân vật trong game.
Trong trò chơi, người chơi sẽ phải lựa chọn một trong hai dòng tộc: dòng tộc Akan có 6 loại nhân vật và dòng tộc Human có 8 loại nhân vật.
Ngươi chơi sẽ chiến đấu cho dòng tộc của mình thông qua những chiến binh dũng cảm và đối đầu với những chiến binh khác cũng không kém phần dũng mãnh của dòng tộc kia. Người chơi phải tiến hành hàng trăm nhiệm vụ liên quan đến dòng tộc mà mình đã chọn. Hơn nữa, người chơi phải đổ ra rất nhiều công sức để nhận được những món đồ, tiền vàng hay điểm danh vọng cho nhân vật của mình.
Song song với nhiệm vụ chiến đấu chống quái vật và phục vụ dòng tộc của mình thì một phần không thể thiếu làm nên thành công của Con đường đế vương chính là hệ thống chiến đấu giữa những người chơi trong game. Người chơi có thể “song đấu” với các nhân vật khác, hoặc cùng liên minh với nhau để chống lại những liên minh khác. Cấp độ cao nhất và cũng là một trong những điểm hấp dẫn của Con đường đế vương chính là việc hình thành các nhóm. Mỗi nhóm có một số lượng thành viên nhất định, tuỳ vào chỉ số nổi tiếng của nhóm. Trong nhóm phân ra làm nhiều cấp quản lý, phân quyền rất cụ thể. Mỗi nhóm có quyền xây dựng các pháo đài, sở hữu đất đai, thiết lập các quy định, đánh thuế các nhân vật khác, sử dụng vũ khí để công thành đối phương.
Hiệu ứng đồ hoạ mà Con đường đế vương đem tới không thua bất cứ một Game đỉnh cao nào. Đó là không gian của thế giới ảo với những cánh đồng, làng mạc, rừng rậm, pháo đài và những công trình kiến trúc vĩ đại. Nhờ công nghệ không gian 3 chiều, từ phong cảnh, ánh sáng, bầu trời, mặt nước đến các nhân vật, vũ khí trong Con đường đế vương đều tạo cho người chơi cảm giác thật đến không ngờ. Không cầu kỳ, lung linh, huyền ảo, hình ảnh trong Con đường đế vương tập trung đến việc chi tiết hoá các mảng vật liệu nền tạo hiệu ứng vật lý - ánh sáng, tác động trực tiếp lên thị giác của người chơi.
5. PTV- Giành lại miền đất hứa
Giành lại miền đất hứa là một loại game nhập vai trực tuyến nhiều người cùng chơi dựa trên các cuộc phiêu lưu tại vùng đất Preiston huyền bí.
Môi trường 3D cho phép thể hiện sinh động các nhân vật như thể hiện sự biến đổi thực sự về độ cao, tạo cảm giác như xem một bộ phim hoạt hình 3D. Camera cho phép quan sát 360 độ, các diễn biến trong game sẽ đem đến cho người chơi một ấn tượng khó quên.
Giành lại miền đất hứa đã bổ sung các hiệu ứng về hình ảnh và âm thanh sống động trong các trận giao chiến nhằm tạo một sức lôi cuốn hơn cho từng người chơi.
Bên cạnh đó, với giao diện trực quan, Giành lại miền đất hứa sẽ giới thiệu đến người chơi những gì hay nhất mà chưa một game MMORPG nào có được. Game khai thác tối đa những lợi thế của môi trường 3D - khi nhân vật được trang bị thêm vũ khí hoặc áo giáp khác, thì không chỉ đồ họa của nhân vật thay đổi mà mỗi chuyển động của nhân vật cũng thay đổi theo. Hiệu ứng kỹ năng và phép thuật cũng rất linh hoạt, giúp cho người chơi có được cảm giác sống động và rất thực.
Thẻ game Giành lại miền đất hứa mệnh giá 90.000VND
Nhằm tránh những cảnh săn quái thú đơn điệu, buồn tẻ, một hệ thống Party (chơi tập thể) cho phép các nhân vật có thể kết hợp giúp đỡ nhau trong các trận giao chiến lớn. Ngoài ra, một hệ thống Item đặc biệt và khung hiển thị điểm mạnh/yếu của cả người chơi và quái thú sẽ giúp cho người chơi có được những cuộc chạm trán thú vị hơn. Điều này sẽ cuốn hút người chơi theo những hệ thống chiến đấu ngay từ lúc đầu, nó buộc người chơi phải linh động thích ứng với những màn giao chiến không ngừng thay đổi. Ngoài ra, các trận đánh liên tục trong Giành lại miền đất hứa sẽ buộc người chơi không thể ngừng tay.
Hệ thống chuyển đổi đẳng cấp nhân vật, là một trong những tính năng thú vị và nổi bật nhất trong Giành lại miền đất hứa. Người mới tham gia chơi sẽ chọn khởi đầu bằng 1 trong 4 nhân vật thuộc mỗi dân tộc, rồi có thể dần dần nâng cấp lên từng hạng cao hơn. Mỗi lần thay đổi đẳng cấp sẽ cho phép người chơi học những quyền năng và thần chú mới. Sự phát triển của nhân vật sẽ thay đổi theo đẳng cấp. Trò chơi còn có một số tính năng chỉ dành riêng cho những đẳng cấp cao hơn, trong đó cung cấp rất nhiều phần thưởng khích lệ cho nỗ lực nâng hạng của người chơi.
Các nhân vật có thể học nhiều kỹ năng và thần chú khác nhau tùy theo đẳng cấp hiện có. Mỗi đẳng cấp mà người chơi đạt tới sẽ có những quyền năng và thần chú riêng. Tất nhiên, muốn học được những phép thuật mạnh nhất, người chơi phải đạt được một số điều kiện tiên quyết như nâng cao đẳng cấp của nhân vật hoặc hoàn thành một nhiệm vụ tìm kiếm nào đó.
Hệ thống các trận chiến trong Giành lại miền đất hứa được bố trí theo một phong cách hành động thời gian thực. Mỗi nhân vật được thiết kế để tự điều chỉnh phù hợp các chuyển động của mình với các vật dụng như vũ khí, giáp trụ. Vẻ ngoài của nhân vật cũng được tùy biến theo quyền năng và phép thuật có sẵn. Hiệu ứng âm thanh và ánh sáng được sử dụng tối đa khiến tất cả hành động trở nên sống động hơn. Điều đó có nghĩa là người chơi sẽ cảm thấy sức hủy diệt rất thực nhờ hiệu ứng âm thanh và ánh sáng trên mỗi đòn tấn công. Tất cả những hiệu ứng này diễn ra nhanh hơn bất kỳ trò chơi tương tự nào, vì thế người tham gia có thể dễ dàng cảm nhận được sự hấp dẫn và tốc độ của Giành lại miền đất hứa so với các game khác.
Giành lại miền đất hứa có một hệ thống công cụ rất thú vị và độc đáo, trong đó vũ khí và giáp trụ có thể được chuyên biệt hóa, pha trộn hoặc chuyển đổi thành những phiên bản mạnh hơn. Sử dụng các kỹ thuật pha trộn và nâng cấp này, mỗi nhân vật sẽ có thể tự xây dựng cho mình một bộ thiết bị độc nhất vô nhị. Người chơi nhờ đó sẽ có cảm giác gắn kết hơn không chỉ với nhân vật mà còn cả với những vật dụng của họ.Hệ thống tùy biến trang bị cho nhân vật này đã thay đổi hẳn cách trình bày truyền thống mà hầu hết game nhập vai trực tuyến đang áp dụng.
Một cảnh chiến đấu trong game Giành lại miền đất hứa
Về hệ thống, mỗi Party là một tập hợp các nhân vật liên kết với nhau nhằm giành được ưu thế trong cuộc chiến với quái vật. Đội có thể bao gồm từ 2 đến 6 thành viên và số điểm thu về sẽ được chia đều cho các thành viên. Trong khi đó, Clan là một tập thể lớn và ổn định hơn, tạo nên một cộng đồng riêng. Điều này đem đến cho bản thân mỗi người cảm giác thuộc về một tổ chức mạnh và có trách nhiệm bảo vệ lẫn nhau.
6. Cao bồi không gian
Cao bồi không gian là một game trực tuyến điều khiển phi thuyền chiến đấu trong không gian 3 chiều (3D Shooting MMOG). Lấy cảm hứng từ những siêu phẩm khoa học viễn tưởng của Hollywood, bằng đồ họa sống động, hãng phát triển Masang Soft đã kết hợp thành công giữa thể loại game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (Massive MultiPlayer Online Games - MMOG) và thể loại game bắn súng góc nhìn người thứ nhất (First Person Shooting - FPS).
Bối cảnh của game diễn ra trên hành tinh Phillon xinh đẹp, nơi đang bị chia cắt thành hai nửa bán cầu Đông - Tây riêng biệt bởi những mâu thuẫn ngầm về chủng tộc giữa người Deca và Vatallus. Cả hai bên đều tranh giành khai thác những nguồn tài nguyên trên hành tinh. Tình trạng này đã khiến toàn bộ môi trường ngày càng bị tàn phá nặng nề và không thể tránh khỏi những cuộc chiến khốc liệt để giành giật các mỏ nguyên liệu.
Cảnh chiến đấu giữa các phi thuyền
Lợi dụng điều đó, một số tổ chức buôn bán vũ khí ở Deca đã dựa vào nguồn lực tài chính của mình để giành giật, thâu tóm thị trường. Họ tập trung đầu tư tài chính và vũ khí không ngừng cho việc xây dựng Hệ thống phòng thủ Quốc Gia (hệ thống đang được chính phủ Deca tập trung xây dựng) nhằm đạt được sự hậu thuẫn của chính phủ cho một số dự án. Dần dần, họ kiểm soát được cả thị trường công nghiệp rộng lớn và thúc đẩy nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân nhưng điều đó lại càng củng cố vị thế độc quyền của họ trên thị trường. Và kết quả là với lòng tham không đáy của mình, nhằm duy trì thị trường quân sự màu mỡ, họ đã tìm cách tách rời vùng phía Tây Deca ra khỏi tầm kiểm soát của chính phủ, duy trì xung đột giữa quân đội chính phủ và quân khởi nghĩa ở đây.
Tuy nhiên, âm mưu đó đã không qua mắt được những người dân Deca tiến bộ. Những di dân đầu tiên đến vùng đất phía Tây này không muốn máu của họ phải đổ chỉ vì lòng tham của một số người. Vì vậy, họ đã tổ chức các phong trào phản đối và tìm cách liên hệ với chính phủ Deca nhằm vạch trần âm mưu đen tối của các tổ chức buôn bán vũ khí. Trước nguy bại lộ, các thế lực này đã gán cho một số người Deca ở đây tội phản quốc và tổ chức đàn áp, sát hại khiến những người sống sót phải bỏ trốn ra những vùng hẻo lánh, thoát khỏi tầm kiểm soát của chính quyền, dẫn đến sự sụp đổ của thành phố Bark. Và đúng như âm mưu của các Tổ chức buôn bán vũ khí, mọi người đều nghĩ rằng sự sụp đổ của thành phố Bark là do quốc gia Vatallus gây ra nên họ càng ủng hộ việc xây dựng Hệ thống phòng thủ Quốc gia, nguồn lợi to lớn của các tổ chức buôn bán vũ khí. Lúc đó, cũng có một luồng dư luận cho rằng sự sụp đổ của thành phố Bark là do xung đột giữa các tổ chức buôn bán vũ khí bởi thành phố này bị coi là đã liên minh với quốc gia Vatallus nhưng dư luận đó cũng dần dần bị dập tắt.
Sau đợt đàn áp đó, những người sống sót từ thành phố Bark và những người bỏ trốn từ phía Tây Deca đã cùng tập hợp ở vùng biên giới để bí mật xây dựng một chính phủ cho riêng mình trên các căn cứ bỏ hoang do người Bark xây dựng từ trước đó. Và với công nghệ phát triển của người Bark, khả năng xây dựng những công trình trong điều kiện thiếu thốn, khắc nghiệt, cùng sự gia nhập của những phi công huyền thoại - những người hùng Deca chiến tích lẫy lừng thuở nào - họ nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và trở thành một khu vực độc lập mà cả chính phủ Deca cũng phải đề phòng. Từ đó, chiến tranh lại diễn ra liên miên giữa quân chính phủ và quân khởi nghĩa.
Điều khiển trong Cao bồi không gian đơn giản, mang tính trực giác cao, hầu hết chỉ qua các thao tác rê và bấm chuột nhưng mỗi phi thuyền đều có tính chất vật lý riêng nên việc lái mỗi loại sẽ mang lại những cảm giác rất khác nhau. Các kĩ năng lái phi thuyền tạo nên phong cách riêng cho mỗi người chơi và điều đó tạo nên sự khác biệt giữa Cao bồi không gian với những game nhập vai (RPG) truyền thống sử dụng chuột để điều khiển nhân vật hiện có trên thị trường. Tham gia trò chơi, người chơi sẽ được tham gia vào những trận không chiến nghẹt thở và những trận đối kháng tay đôi (1vs1), hay giữa các phi đội (PvP) và các Hạm đội (Bridges).
Thẻ game Cao bồi không gian mệnh giá 15.000 VND
Một tính năng độc đáo khác của Cao bồi không gian là khả năng chat voice giữa các người chơi thông qua hệ thống liên lạc bằng giọng nói (Voice Communication). Phương thức trao đổi thông tin độc đáo bằng cách đối thoại trực tiếp giữa hai game thủ, từ game thủ đến nhóm thông qua tai nghe và microphone giúp người chơi trở nên linh hoạt hơn nhiều trong những trận đánh lớn.
Cao bồi không gian được dựng lên trong môi trường 3D nên người chơi sẽ có được cảm giác rất chân thực và sống động. Các mô hình 3D được thiết kế với độ chi tiết cao nên rất hiếm khi bắt gặp tình trạng răng cưa hoặc rạn hình. Đặc biệt, trò chơi được tối ưu hóa tốt nên tốc độ khung hình luôn ổn định, không bị giật, dừng hình ngay cả trên các máy tính có cấu hình tương đối thấp.
Điểm độc đáo trong âm nhạc của Cao bồi không gian là người chơi có thể thay đổi nhạc nền theo ý của mình: có thể là một bài ballad sâu lắng, một đoạn rock nóng bỏng hay có thể là một đoạn nhạc trẻ ưa thích bằng một chương trình chạy nhạc nền của trò chơi. Với gameplay hoàn toàn mới, cốt truyện hấp dẫn, bối cảnh giả tưởng hoành tráng, tầm nhìn đa dạng, cùng hình ảnh 3D sống động, trong một không gian diễm lệ và khốc liệt, Cao bồi không gian thực sự thổi một luồng gió mới vào thế giới game online ở Việt Nam.
Nhận thấy thị trường game online còn đang bỏ ngỏ với các game thủ nữ, mới đây, VTC game đã phát hành game Audition - Nhịp điệu cuộc sống, thu hút rất nhiều game thủ nữ tham gia. Khác với các loại game thể thao, game hành động hoặc game chiến thuật .... được các game thủ nam ưa chuộng, Game Audition là một game chinh phục được lòng hâm mộ của hầu hết game thủ nữ và những ai yêu thích phong cách trẻ trung.
Trong game, các nhân vật sẽ tham gia nhảy múa trên nền âm thanh phong phú, tiết tấu đa dạng. Đó là những ca khúc nổi tiếng được được remix lại theo phong cách nhạc nhảy. Các nhân vật được 3D hoá toàn phần có ngoại hình rất dễ thương với tạo hình mang nét đặc trưng của thể loại hoạt hình Manga, với đôi mắt to, long lanh.
Âm thanh có chất lượng tốt với hiệu ứng nổi, sống động. Nhạc trong game rất đa dạng nhờ được liên tục cập nhật, với các bản ballad tương đối chậm cho người mới chơi và những giai điệu pop – rock, hiphop sôi động, tiết tấu nhanh cho những “đôi giày vàng”.
Bên cạnh đó, hiệu ứng tiếng động nền cũng góp phần làm cho trò chơi mang tính hiện thực, chẳng hạn sau những pha biểu diễn đẹp mắt hoặc khi kết thúc thi đấu, người chơi sẽ được tán thưởng bằng những tràng vỗ tay, tiếng huýt gió, tiếng reo hò cổ vũ của khán giả...Ngược lại, khi vào lỡ nhịp, sẽ có tiếng xuýt xoa cất lên, khiến cho người chơi có cảm giác như đang thi thố trước rất đông người hâm mộ.
Hình ảnh quảng cáo của game Audition - Nhịp điệu cuộc sống
Nhìn chung, kịch bản của hầu hết thể loại Game online đều giống nhau như hoá thân vào nhân vật, luyện võ công, làm nhiệm vụ khám phá thế giới, săn hàng “độc”, nâng cao đẳng cấp để lọt vào top những người mạnh nhất. Dựa theo công thức này, các hãng phần mềm đã thêm thắt một số chi tiết khác nhau để phát triển game online trong bối cảnh một thế giới giả tưởng. Nhân vật trong Game online được phóng chiếu vào người chơi những đặc điểm tâm lí như tính: dũng cảm, gan dạ, nhanh nhẹn, hào hiệp, thông minh… Loại hình Game online được nhiều thanh thiếu niên ưa thích là những loại hình game có tính cộng đồng cao hoặc kích thích khả năng tìm tòi, khám phá của các game thủ.
IV. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1. Game online
“Game” là trò chơi, “Online” là trực tuyến, trực tiếp chịu sự điều khiển của bộ xử lý trung tâm. Vì vậy có thể hiểu Game online là trò chơi trực tuyến chịu sự điều khiển của bộ xử lý mà nhiều người có thể tham gia, bằng cách nhập vai chơi trực tiếp với những người khác.
2. ảnh hưởng xã hội
Hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng xã hội đều thừa nhận ảnh hưởng xã hội là sự tác động của một cá nhân hay một nhóm xã hội lên một cá nhân hoặc một nhóm xã hội khác, làm thay đổi các đặc điểm tâm lý - xã hội của cá nhân hay của nhóm bị tác động.
Trong Tâm lý học xã hội, các cơ chế như bắt chước, lây lan, ám thị, thoả hiệp và đồng nhất hoá vẫn được coi là những cơ chế tâm lý đặc trưng của ảnh hưởng xã hội. Tuy nhiên người ta thường nhắc nhiều nhất là 3 cơ chế: bắt chước, lây lan, ám thị.
- Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo lại các hành động, hành vi tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó.
- Lây lan là một quá trình chuyển tải cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ sinh lý, xảy ra một cách nhanh chóng mạnh mẽ, nằm ngoài những tác động qua lại. Lây lan được nghiên cứu như một cơ chế ảnh hưởng rất đặc biệt giữa cá nhân và xã hội, nhất là trong những điều kiện của đám đông.
- ám thị là tác động tâm lý có mục tiêu nhưng vô căn cứ từ một người đến người khác hoặc nhóm khác. Có thể nói đó là sự thay đổi ứng xử của cá nhân do phục tùng mệnh lệnh từ một uy quyền hợp pháp. Trong ám thị quá trình chuyển giao thông tin được thực hiện dựa vào việc tiếp nhận thông tin một cách không có sự phê phán.
Như vậy, có thể hiểu ảnh hưởng xã hội là sự tác động bằng các hình thức khác nhau trong quá trình tương tác giữa các cá nhân làm thay đổi đặc điểm tâm lý như nhận thức, thái độ, hành vi… của người hoặc nhóm người bị tác động thông qua các cơ chế như bắt chước, lây lân và ám thị...
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng xã hội của việc chơi game đến với người chơi từ các khía cạnh nhận thức, xúc cảm và hành vi.
3. Nhận thức
Nhận thức là quá trình khám phá, lĩnh hội, hiểu biết những đặc điểm của đối tượng, nhằm làm chủ đối tượng cũng như bản thân mình.
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành vi). Nhận thức là tiền đề của tình cảm và hành vi, đồng thời nó có quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng tâm lý khác. Qua hoạt động nhận thức, con người không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh mà còn phản ánh hiện thực của bản thân mình nữa, không chỉ phản ánh bên ngoài mà phản ánh cả bản chất bên trong, không chỉ phản ánh hiện tại mà phản ánh cả cái đã qua và cái sẽ tới, cùng với các quy luật phát triển của hiện thực.
Trong nhận thức các đối tượng xung quanh, cá nhân có thể đạt tới các mức độ nhận thức khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp nhất là mức độ cảm tính (cảm giác, tri giác). Mức độ nhận thức cao là nhận thức lý tính (tư duy và tượng tưởng).
Hiểu một cách chung nhất, nhận thức bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng. Các quá trình này phản ánh và tái tạo hiện thực tư duy ở con người. Nó diễn ra liên tục, không ngừng bởi hiện thực khách quan luôn luôn phát triển.
Trong phạm vi nghiên cứu này, nhận thức được xem như một quá trình tâm lý, mà kết quả của nó được đánh giá là vốn hiểu biết của sinh viên về Game online và những ảnh hưởng của chúng đến tri thức của người chơi về cuộc sống, xu hướng hành động, tác động đến sức khoẻ, thời gian, tiền bạc, chất lượng học tập và các mối quan hệ xã hội của chính bản thân người chơi.
4. Xúc cảm
Xúc cảm - tình cảm là những sắc thái thể hiện sự rung cảm khác nhau của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
Cũng như nhận thức, xúc cảm - tình cảm phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của con người, mang tính chất chủ thể sâu sắc. So với nhận thức, xúc cảm - tình cảm có những đặc điểm liên quan đến nhu cầu, động cơ của mỗi người thể hiện sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu, động cơ của họ.
Trong nghiên cứu này, xúc cảm - tình cảm thể hiện ở mức độ ưa thích của sinh viên với các trò chơi trong Game online, những cảm nhận của họ sau mỗi lần chơi và sự hoá thân của người chơi vào nhân vật...
5. Hành vi
Hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường xung quanh, do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu cầu) thúc đẩy. Thuật ngữ hành vi để chỉ hành động của các cá thể riêng biệt hay của nhóm, loài (hành vi một chủng loại sinh vật hay một nhóm xã hội). Tâm lý học xã hội - Vũ Dũng (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, HN 2000.
Nhận thức có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên thái độ và thực hiện hành vi. Cá nhân sẽ khó có một hành động hợp lý đối với vấn đề nào đó khi không có sự hiểu biết cũng như những tri thức khách quan về vấn đề đó.
Trong cuộc sống, mối quan hệ giữa nhận thức - xúc cảm và hành vi được diễn ra như sau :
Mối quan hệ thuận chiều : Là khi cá nhân nhận thức vấn đề thì biểu hiện qua cử chỉ, hành vi bên ngoài phù hợp với những gì cá nhân nhận thức.
Mối quan hệ ngược chiều : Là khi cá nhân nhận thức vấn đề nhưng hành vi, cử chỉ lại đi ngược với những gì cá nhân nhận thức.
Trong nghiên cứu này, hành vi của người chơi Game được tìm hiểu ở khía cạnh mục đích chơi Game, tần suất chơi Game hàng ngày/ hàng tuần...
6. Thanh thiếu niên
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), “vị thành niên” được định nghĩa là thời kỳ trong độ tuổi từ 10 - 19, “thanh niên” là nhóm tuổi từ 15 - 24. Khái niệm thanh thiếu niên ở đây được dùng để chỉ những người trong độ tuổi từ 10 - 24.
Nghiên cứu mô tả ảnh hưởng của game online tới những người đang ở trong độ tuổi từ 10 - 24, từ quan điểm của SV và những game thủ khác là những người ở tuổi thanh niên đang tham gia chơi game online.
Chương II - kết quả nghiên cứu
1. Thực trạng chơi Game online trong thanh thiếu niên
Thực trạng sử dụng Game online hiện nay trong thanh thiếu niên được mô tả thông qua kết quả điều tra ngẫu nhiên từ 200 người. Mục đích của việc mô tả thực trạng sử dụng Game online nhằm giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, bao quát về vấn đề Game online và ảnh hưởng của nó đến tâm lý thanh thiếu niên.
1. Tỉ lệ tham gia chơi Game online
Bảng 5: Tỉ lệ người tham gia chơi Game online trong nghiên cứu
Trong số khách thể được điều tra, có 83% số người được hỏi đã và đang chơi Game online, 17% còn lại chưa từng tham gia chơi Game online bao giờ. Tỉ lệ trên cho thấy nhiều sinh viên hiện nay (đặc biệt là những SV thuộc khối kỹ thuật) lựa chọn Game online là một trong những loại hình giải trí của họ. Những SV khác chưa từng chơi Game online không đồng nghĩa với việc không biết tới loại hình giải trí này. Lý do không muốn tham gia chơi Game của những SV trên bắt nguồn từ suy nghĩ sợ mất thời gian, tốn tiền, ảnh hưởng đến sức khoẻ và công việc học tập hoặc do gia đình không có điều kiện mua máy vi tính và kết nối đường truyền ADSL.
2. Thời điểm bắt đầu chơi Game online
37.7% số người được hỏi cho biết họ đã chơi Game online từ trước khi vào ĐH; 40.7% bắt đầu chơi từ năm thứ nhất; 16.8% bắt đầu chơi từ năm thứ hai; 4.2% bắt đầu chơi từ năm thứ ba và 0.6% bắt đầu chơi từ năm thứ tư.
Có thể nói, sau khi vượt qua kỳ thi vào ĐH rất căng thẳng, phần lớn SV đều có tâm lý “xả hơi”. Khác với thời trung học, khi con vào ĐH, phần lớn cha mẹ không còn khắt khe với con như trước, do quan niệm các em đã lớn có thể ý thức được về hành vi của mình. Một số phụ huynh khác ở xa thì không theo sát được tình hình sinh hoạt, vui chơi của con. Thực tế trên giải thích cho tỷ lệ 40.7% SV chơi Game online ngay từ khi bước vào môi trường đại học.
Bảng 6: Thời điểm bắt đầu biết chơi Game online
3. Nguyên nhân tham gia chơi Game online
Nguyên nhân khiến thanh thiếu niên say mê chơi game online rất đa dạng. Nhưng tựu chung nhất, chúng được bắt nguồn từ hai nguồn gốc.
Đứng về phương diện phát sinh, hiện tượng chơi Game online trong thanh thiếu niên được bắt nguồn từ thực tế còn quá ít các sân chơi hấp dẫn dành cho giới trẻ.
Sân chơi của chúng ta hiện nay cho lứa tuổi thanh thiếu niên vô cùng ít ỏi cả về số lượng và chất lượng. Có hay chăng thì đó cũng là những địa điểm do nhà nước tổ chức mà ở đó sự quan tâm chăm sóc là chưa đúng mức và chưa phù hợp. Game online ra đời tạo ra một sân chơi mới cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Tại đó, họ có thể gặp nhau, giao lưu, hình thành cá tính. (nam, SV năm thứ 3, Bách Khoa)
Ngoài việc thiếu sân chơi cho giới trẻ, tình trạng một bộ phận thanh thiếu niên không có việc làm, không tìm thấy ý nghĩa từ cuộc sống hoặc trốn tránh những khó khăn, bế tắc nảy sinh...cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người trong số họ tìm đến Game online.
Em chơi Game online chỉ là thói quen ngồi giết thời gian, hoặc vì cuộc sống bên ngoài không có gì hấp dẫn mình. Ngay cả gia đình cũng không có gì hấp dẫn. Em muốn trốn tránh đi thì chui vào đây. Bản thân Game online trò nào cũng hấp dẫn, nhưng hấp dẫn theo kiểu không có gì hấp dẫn hơn thì em mới chơi. Còn nếu như ngoài đời có cái gì đó hay hơn khiến mình quan tâm thì em sẽ chơi ít đi ngay (nam, SV năm thứ 2, ĐH Mở)
Đứng trên phương diện củng cố, hiện tượng say mê Game online của thanh thiếu niên bắt nguồn từ đặc tính và ý nghĩa của trò chơi.
Khác với game video và game PC, Game online sử dụng công nghệ của không gian ba chiều nên tạo được hiệu ứng hình ảnh đẹp, cốt truyện ly kỳ, âm thanh sống động và nhiều tình tiết thật như cuộc sống.
Trong game có nhiều cái thật như cuộc sống ở ngoài. Cũng có người tốt, kẻ xấu, cũng có vợ chồng, yêu đương, cũng có trộm cắp, lừa đảo và có cả anh hùng nghĩa hiệp (nam, SV năm thứ nhất, ĐH Thuỷ lợi)
Chơi game cũng như giải một bài toán. Nhưng nó lại bằng hình ảnh, bằng âm thanh thú vị. Chơi game lý thú hơn là ngồi giải toán. Ngồi giải toán thì hữu ích hơn cho việc học, nhưng nó lại khô khan nên ít người thích (nam, SV năm thứ 4, ĐH KHXH&NV)
Khác với game thông thường, game online không bị giới hạn về mặt phạm vi và số lượng nhiệm vụ, hành động. Nếu game cổ điển thường chỉ bó hẹp trong một số bài (level) nhất định để rồi khi cuộc chơi đang lên cao trào, game thủ đang say sưa trong niềm vui chiến thắng, thì phải chưng hửng bởi màn hình hiện ra dòng chữ "Xin chúc mừng! Bạn đã trở thành người chiến thắng". Sau khi đã chơi thành công, game thủ sẽ không còn cảm thấy hứng thú muốn chơi tiếp bởi tất cả các tình tiết trong game sẽ bị lặp lại từ đầu. Game online khác hoàn toàn so với những loại game khác do được nâng cấp hằng tháng, các nhiệm vụ được đổi mới hằng tuần và thế giới trong game online như đại dương vô tận luôn đem lại cảm giác mới lạ.
Game online là một loại Game nhập vai và người chơi có thể tự do lựa chọn nhân vật. Tính cách các nhân vật rất đa dạng, mỗi nhân vật có một tính cách riêng khó có thể đoán biết. Cùng một trò chơi, người chơi có thể sắm vai nhiều nhân vật khác nhau, phải đảm đương những sứ mệnh lịch sử quan trọng. Có thể nói chơi game là để giải trí, nhưng Game online có một lợi thế hơn hẳn so với các game PC khác khi nó mở ra cho người chơi cả một thế giới ảo vô cùng sống động. Đồng thời, kết nối họ với những người chơi cách xa mình hàng trăm, hàng ngàn km. Cho nên, nhiều game thủ cho biết game online không phải là trò chơi của các gamer tầm thường.
Hình ảnh nhân vật Antonia Bayle trong game EverQuest II
Không chỉ có vậy, khi tham gia vào trò chơi, các game thủ có thể trải nghiệm cảm giác trở thành “người hùng”, có những khả năng phi thường mà một người bình thường luôn ao ước, được sống một cuộc đời thứ hai hoặc giúp người chơi thoát khỏi thực tại.
Trong game, tôi tìm được những khả năng mà mình không có: bay nhảy như chim, sức mạnh siêu phàm hoặc ra tay trượng nghĩa. Mà thú thật, nếu gặp những tình huống đó trong đời, có lẽ tôi sẽ là người đầu tiên cúp đuôi chạy mất.
Em thấy khi chơi game mình được sống một cuộc sống thứ hai “vô tư lự”, được sống như một anh hùng trừ gian diệt bạo mà không bao giờ phải suy nghĩ đến chuyện tiền nong, học hành, thi cử…Cảm giác đó chỉ có ở game, không dễ có được ở những trò giải trí khác. (nam, SV năm thứ 2, ĐH KHXH&NV)
Tất cả những người đã từng chơi Game online phải công nhận một điều rằng khi bước vào thế giới Game, bạn trở thành một con người khác hẳn. Cho dù ở ngoài bạn là người như thế nào đi nữa nhưng khi bước vào đây bạn sẽ có cơ hội trở thành một anh hùng trong ánh mắt bạn bè xung quanh. Bạn có thể đeo kiếm vào và đi hành hiệp trong chốn giang hồ đầy hiểm ác. (nam, SV năm thứ 4, ĐH Bách Khoa)
Nhu cầu được khẳng định bản thân, được chứng tỏ mình và được giao lưu - kết bạn với người đồng trang lứa là những nhu cầu xuất hiện mạnh mẽ trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Thông qua việc tham gia các trò chơi, nhu cầu đó của giới trẻ phần nào được thoả mãn.
Em cảm thấy thích chát, mà trong game cũng có kết bạn. Em cũng thích khẳng định bản thân, chứng tỏ ta đây là mình giỏi. Trong game online, em được chứng tỏ mình cũng là một cái gì đấy. Không chứng tỏ được mình ở ngoài đời thì chứng tỏ mình trong game, trong thế giới ảo. (nam, SV năm thứ 3, ĐH Mở)
Ngoài các yếu tố trên, 67.5% người được hỏi biết tới Game online qua sự rủ rê của bạn bè. ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ảnh hưởng của nhóm bạn là rất quan trọng. Việc một người đã chơi Game online rồi nói lại với bạn mình trò chơi mà họ ưa thích hoặc chứng kiến bạn chơi Game và từ đó chơi theo, đua tranh với những người bạn cùng chơi là hành vi thường xảy với lứa tuổi thanh thiếu niên.
Trước đây, tôi cũng là người nghiện game. Thời còn đi học bạn bè chính là những thúc đẩy, động lực để tôi chơi game. Sau vài lần đi chơi cùng bạn bè, tôi thấy tôi là người thua thiệt vì chơi không hay, kém rất nhiều so với bạn cùng chơi.
Từ đó trong tôi luôn nảy sinh mâu thuẫn về bản thân: mình cũng như bạn, cùng học một trường, cùng trang lứa mà tại sao lại phải kém họ? Với những suy nghĩ như thế dần dần ăn sâu vào tiềm thức của tôi lúc nào không biết. Chơi game cũng như bất kỳ trò chơi nào cũng vậy đều phải có bạn bè đi cùng: thứ nhất họ hướng dẫn mình, thứ hai là có người chơi cùng, thứ ba là có đối thủ cạnh tranh... Trong những cuộc nói chuyện thường ngày giữa bạn bè cùng trang lứa, thường có cả những câu tính chất lôi kéo vào trò chơi. (nam, SV năm thứ 2, ĐH Thuỷ lợi)
Ngoài tìm hiểu qua bạn bè, hiện nay các quảng cáo về game online rất phổ biến. Với cách quảng cáo ấn tượng bằng tranh ảnh đẹp mắt, âm thanh sống động, các phương tiện truyền thông đã đánh trúng vào tâm lý hiếu kỳ của giới trẻ. Thêm vào đó, các hãng phát hành game online hàng năm còn tổ chức các kỳ đại hội để game thủ giao lưu với nhau và quảng bá hình ảnh của thể loại game đó.
Hình ảnh đêm chung kết cuộc thi Miss Audition do VTC game tổ chức www.au.vtc.vn
Như vậy, nguyên nhân khiến thanh thiếu niên say mê chơi game online rất đa dạng. Trong đó, sự rủ rê của bạn bè, quảng cáo từ các phương tiện truyền thông và các hãng phát hành game được đánh giá vừa là nguyên nhân phát sinh, vừa là nguyên nhân củng cố, góp phần duy trì sự say mê game online trong giới trẻ.
4. Thời gian chơi Game online
51.6% SV được hỏi thường lựa chọn thời điểm buổi tối để chơi Game online. Đây là thời điểm thích hợp với phần lớn SV khi công việc học tập ban ngày ở giảng đường kết thúc. Có 14.2% số SV khác thường chơi Game online vào ban đêm. Số game thủ luyện đẳng cấp vào đêm trong nghiên cứu không nhiều vì thời điểm này mạng thường tắc nghẽn do có quá nhiều người truy cập.
Hinh ảnh game thủ ngủ qua đêm tại một quán Game ở TP Huế
Trên thực tế, thế giới Game online về đêm nhộn nhịp hơn hẳn do có sự tham gia của các “anh hùng hào kiệt” tranh đua trong các trận chiến triền miên. Qua phỏng vấn, các chủ cửa hàng kinh doanh game online cho biết vì quá say mê chơi Game, một số game thủ là thanh thiếu niên phải ăn ngủ qua đêm tại cửa hàng của họ.
ở đây có những người ngồi lỳ tới cả 6 tháng, ăn cơm, rửa mặt, đánh răng... tất cả ở cửa hàng. (Chủ cửa hàng Game, Thanh Xuân)
hàng ngày cửa hàng tôi có đến mấy trăm lượt khách trong đó chủ yếu là học sinh, sinh viên. Họ đến đây vì nhu cầu được chơi, được giải trí. Khách của tôi đa phần là khách quen và tôi khẳng định 60% trong số đó nghiện nặng đến mức khó mà cai nổi. Nhiều bạn trẻ coi cửa hàng tôi là nhà của mình. Ăn tại trận bằng bánh mì, uống một cốc trà đá là có thể cầm cự qua đêm. Hồi trước có cậu tên là Dũng, sinh viên trường kinh tế vì mãi chơi về khuya trèo cổng bị chủ nhà đuổi. Hôm sau cậu khăn gói đến nhà tôi chơi liền mấy ngày và xin ở lại trông cửa hàng không công chỉ cần chỗ ngủ và chỗ chơi miễn phí là đủ. (Chủ cửa hàng Game, Bách Khoa)
Qua quan sát của chúng tôi tại một số cửa hàng game ở khu vực Thanh Xuân và Bách Khoa thì mỗi một cửa hàng trung bình có khoảng 30 máy, mà lúc nào cũng đông nghẹt người chơi, âm thanh ồn ào ầm ỹ. Chủ của những cửa hàng game này cho biết thời gian trung bình một người vào đây đánh game ít nhất cũng khoảng 3 tiếng. Cũng có những người (đa phần là sinh viên) chơi liền một lúc đến cả mười mấy tiếng đồng hồ.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời lượng chơi Game online trong ngày của hầu hết các game thủ dao động từ 3 - 10 tiếng. Những người chơi ít thì mất 2 - 3 tiếng/ ngày, chơi trung bình mất 4 - 5 tiếng và chơi nhiều mất từ 7 - 10 tiếng/ ngày. Vào thời gian nghỉ hè hoặc vào ngày thứ 7, chủ nhật, hầu hết các game thủ đều tranh thủ “luyện công” thâu đêm suốt sáng.
Có những thằng nó chơi khiếp lắm, còn em chơi như thế này là quá ít (3-4 tiếng/ngày), chủ yếu lúc nào rỗi em mới chơi. Chứ như ở trong Ký túc, có nhiều thằng đi 3 ngày liền mới về ngủ một ngày. Ngủ xong, nó lại đi. Nhất là cái trò cày level ấy mà, phải cắm máy 24/24 (nam, SV năm thứ tư, ĐH Bách Khoa)
Tôi có một nhóm bạn rất mê chơi game. Cả nhóm bạn của tôi hiện đều đã đi làm, mỗi người mỗi vị trí khác nhau trong xã hội, có người đã có gia đình. Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi vẫn rủ nhau đi chơi vài ván Starcraft, Warcraft, Diablo… Nhưng từ ngày game online xuất hiện, các bạn tôi đã bắt đầu thay đổi, trở thành những con nghiện nặng. Có đứa chơi 8 tiếng 1 ngày, có đứa chơi 10 tiếng 1 ngày, mỗi lần gặp mặt là mỗi lần chúng nó “luận đàm võ công”, thậm chí còn lôi kéo cả bạn gái chơi cùng
Nhiều người tự tin với khả năng kiểm soát được thời gian chơi game của bản thân để không bị chúng chi phối. Nhưng trên thực tế, các game thủ cho biết một khi đã vào chơi game online thì sự kiểm soát về thời gian là rất khó.
Có nhiều người nói với tôi rằng họ có thể không nghiện game và tự kiểm soát được thời gian chơi game online của bản thân. Nếu thực sự làm được như vậy thì đúng là quá tốt. Nhưng một khi đã mê rồi, không ai dám khẳng định rằng trong ngày không có nhiều lúc chúng ta lại suy nghĩ về nó, mơ mộng về nó và thậm chí là mong ngóng sớm được quay lại chơi tiếp. Từng là một người chơi game online nên tôi hiểu điều đó.
5. Lượng tiền dùng để chơi Game online
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 65.2% SV cho biết hàng tháng trung bình họ mất từ 150.000 - 300.000 và 14.2% người khác thì tiêu tốn trên 300.000/ tháng cho việc chơi Game online. Số tiền này người chơi phải trả cho thời gian ngồi trên máy tính. Nếu người chơi muốn mua sắm đồ vật hoặc nâng cấp cho nhân vật của mình thì họ sẽ phải trả tiền nhiều hơn. Số tiền phải trả nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị đồ vật mà người chơi sẽ mua. Điều đáng chú ý là toàn bộ những món đồ này đều là đồ ảo, nhưng chúng lại được mua bằng tiền thật.
Một tháng em mất khoảng 500. 000 để chơi game. Đấy là còn ít. Đợt trước em chơi Gunbound khoảng 2 năm, mà cứ 2 - 3 tháng nó lại có đồ mới. Mỗi một đồ trị giá cũng vài trăm. Tổng chi phí cho cái trò này trong mấy năm cũng khiến em tốn hơn chục triệu (nam, SV năm thứ 2, ĐH Mở)
Thực tế là SV không dư nhiều tiền nhưng họ vẫn chơi và trả một số tiền đáng kể cho Game so với tổng khoản tiền sinh hoạt mà họ có hàng tháng. Đối với những cao thủ võ lâm suốt ngày luyện level trong quán thì số tiền đó có thể nằm ngoài sức tượng của nhiều người. Nhiều game thủ khi được hỏi không thể thống kê được số tiền mình đã dùng cho việc chơi Game là bao nhiêu, họ chỉ biết lao vào các trận chiến triền miên và ngày đêm “cày” đẳng cấp…
II. ảnh hưởng của việc chơi Game online đến tâm lý thanh thiếu niên
Game online không đơn thuần là một trò giải trí. Những ảnh hưởng của game online tác động đến tâm lý thanh thiếu niên tập trung ở ba mặt: Nhận thức, xúc cảm và hành vi.
1. ảnh hưởng đến nhận thức
Khi tìm hiểu Game online có những ảnh hưởng gì tới nhận thức của thanh thiếu niên, ý kiến của những người được hỏi có sự phân hoá rõ rệt.
Quan điểm thứ nhất cho rằng Game online không đem lại tác dụng nào cho người chơi. Ngược lại, nó chỉ gia tăng tình trạng mệt mỏi cho cơ thể, mất thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và không giúp ích cho việc rèn luyện tư duy.
Các game thủ thi đấu Battle Soccer tại Festival game online
tại Tp Hồ Chí Minh
70% số người được hỏi cho biết chơi Game triền miên bất kể ngày đêm, tác hại đầu tiên có thể xảy đến là ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khoẻ. Khi tập trung nhìn màn hình máy tính liên tục trong một thời gian dài, thị lực của mắt sẽ bị sút giảm, mắt thường bị nhức mỏi do ít được điều tiết.
Một ngày tôi chỉ ngủ khoảng 6 tiếng, ăn uống qua loa 30 phút, còn lại tất cả thời gian là dành cho game. Có những hôm tôi quên cả ăn. Tóc trên đầu đã bạc lại càng nhiều hơn, mắt đã kém lại càng kém hơn. Tôi biết điều ấy, nhưng lúc bấy giờ tôi như kẻ mê mệt, mải miết chơi.
Ngoài ảnh hưởng tới thị lực, hệ thống thần kinh của người chơi cũng trong tình trạng phải làm việc quá tải do nội dung bạo lực chứa đựng trong game hoặc do “luyện công” quá lâu trong một môi trường ô nhiễm âm thanh nghiêm trọng. Đó là tiếng ồn phát ra từ game của hàng chục máy tính, tiếng các game thủ chửi bới và khích bác lẫn nhau.
Nhưng bất chấp thực tế này, một khi đã chơi game online yêu cầu bắt buộc là người chơi phải thường xuyên “luyện” kỹ năng để được nâng level, trở thành những cao thủ. Đòi hỏi này khiến người chơi sẵn sàng bỏ hàng giờ liền ngồi bên máy vi tính, thời gian ăn uống, nghỉ ngơi trở nên thất thường và bị cắt xén để dành cho việc luyện công và hành hiệp giang hồ. Kết quả, sau hàng giờ chơi game, cơ thể của người chơi trở nên bạc nhược, hệ thống thần kinh bị kích thích và ám ảnh bởi những hình ảnh trong game.
Khi chơi game online, sức khoẻ của em tỉ lệ nghịch với đẳng cấp nhân vật. Thời gian còn lại ít vì thời gian cho game nhiều. Cũng chẳng nghĩ được gì nữa khi suốt ngày nghĩ tới Game online. Thậm chí lúc đi ngủ, nhắm mắt vào em cũng hình dung được cảnh mình đang bắn các đối thủ khác thế nào. (nam, SV năm thứ 1, ĐH Thuỷ lợi)
Nguy hiểm hơn, chơi game online thái quá có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người chơi. Điển hình là sự kiện game thủ Triệu Quốc Cường, sinh năm 1981, ngụ tại 73/12 đường Hùng Vương, quận 6 Tp Hồ Chí Minh đã bị đột quỵ vào ngày 19/9/2005, sau khi nhịn ăn để chơi game online nhiều giờ liền. Theo khoa săn sóc đặc biệt - Bệnh viện Chợ Rẫy (Tp HCM), bệnh nhân Cường nhập viện trong tình trạng đã ngưng thở, huyết áp bằng không, mạch không tìm được. Khi khám nghiệm, bệnh nhân không có tiền sử bệnh đặc biệt. Theo các bác sĩ, não của bệnh nhân đã bị tổn hại nặng nề và do nguyên nhân chính là cơ thể bị suy nhược. Nếu thoát khỏi hôn mê sâu thì bệnh nhân cũng sẽ vĩnh viễn phải sống trong tình trạng thực vật.
Game thủ Triệu Quốc Cường trong tình trạng hôn mê sâu
Ngoài ảnh hưởng tới sức khoẻ, chơi game online quá độ còn gây ra những tác hại nghiêm trọng khác. Với người trưởng thành, đó là tình trạng bê trễ về công việc, hiệu quả làm việc thấp khi ban đêm phải thức khuya chơi game, không có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động. Một số người khác không chơi game về đêm thì ban ngày lén lút chơi game trong giờ làm việc. Với những người còn đang độ tuổi đi học, việc chơi Game online triền miên khiến kết quả học tập sút kém, thi lại, nợ môn và ở lại lớp.
Tôi cũng từng chơi game online và quả thực trò chơi trực tuyến có sức hút thật ghê gớm. Khi mình nhập vai vào một nhân vật, bạn không thể bỏ được nó bởi vì mình sống với nó trong thế giới ảo. Tôi chơi Gunbound và ham đến mức thi cử cũng không màng tới và đã phải thi lại tận 5 môn. (nam, SV năm thứ 4, ĐH Mở)
Một cậu bạn tôi nghiện game online đến mức thường xuyên bỏ nhà đi chơi vài ba ngày là chuyện thường. Bắt đầu từ khi đang là sinh viên năm thứ tư, cậu ta phải học đi học lại, thi đi thi lại nhiều lần, dưới sự "trợ giúp" của mẹ và cuối cùng cũng tốt nghiệp được. Nhưng đến nay thì vẫn chứng nào tật đấy, cậu ta không làm gì được đến nơi đến chốn. Chỉ là kẻ ăn bám, vô tích sự. (nữ, SV năm thứ 3, ĐH KHXH&NV)
Tôi có thằng em con chú ruột. Khi là sinh viên năm thứ hai nó bắt đầu lén lút chơi game online và nghiện lúc nào không hay. Bỏ học, bỏ thi, bỏ nhà đi chơi thâu đêm suốt sáng. Kết cục là nhà trường phải cho nghỉ học. (nam, SV năm thứ 4, ĐH Bách Khoa)
Dành quá nhiều thời gian chơi game online đồng nghĩa với việc các game thủ không có thời gian để tích luỹ kiến thức ngoài cuộc sống, mở mang các mối quan hệ xã hội. Hậu quả là họ có thể trở thành một vĩ nhân, một siêu anh hùng trong game nhưng khi phải đối mặt với những tình huống thực tế thì kinh nghiệm trong game không giúp ích được gì cho họ.
Em nghĩ là ngày nào cũng lên mạng thì trải nghiệm cuộc sống không tốt. Tức là mình không có kinh nghiệm trong cuộc sống mà chỉ có kinh nghiệm trên mạng, kinh nghiệm trong thế giới ảo. Mình chơi game thì mình chỉ chú tâm vào cuộc sống trong game, không bận tâm tới những việc ở bên ngoài. Đến khi ra ngoài đời thực thì mình rất ngu ngơ. (nam, SV năm thứ 2, ĐH Thuỷ lợi)
Phản đối quan điểm của một số người khi cho rằng chơi game online cũng giúp rèn luyện tư duy, một số game thủ có thâm niên chơi Game online lâu năm cho biết:
Em chơi Game online 5 - 7 năm nay em biết, nó chẳng giúp gì mình rèn luyện tư duy đâu. SV đã lên tới ĐH thì tư duy cũng được rèn luyện qua bao nhiêu ngày tháng rồi. Em chơi game nào cũng thấy dễ. Khi chơi game chỉ khó có mỗi là mấy ông chủ hàng game hoặc thằng nào có điều kiện thì cắm máy 24/24 thì đẳng cấp nhân vật của nó lên nhanh khiến mình không đánh lại được nó thôi, chứ chẳng có cái gì đáng gọi là phải tư duy cả. (nam, SV năm thứ 3, ĐH Bách Khoa)
Để trở thành một người chơi giỏi, cấp độ cao thì chỉ cần ngồi thật lâu trước màn hình máy tính, làm đi làm lại những hành động giống nhau, không cần kỹ năng tinh tế. Chính dân nghiện game online cũng phải dùng từ "cày" để nói lên điều này. Bản thân tự nhận mình cũng thuộc "giới trẻ" và cũng rất mê game, nhưng phần lớn các loại game online thì đều chỉ chơi qua một vài lần là biết, và chơi xong cảm giác mình "ngu" đi mất một ít. (nam, SV năm thứ 2, ĐH KHXH&NV)
Không đồng tình với quan điểm chê trách Game online, những người theo quan điểm ủng hộ cho biết Game online cũng có giá trị nâng cao nhận thức. Họ có thể rèn luyện phản xạ nhanh chóng, biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hoá, địa lý của các vùng đất được lấy làm bối cảnh trong trò chơi hoặc nâng cao được khả năng phán đoán, suy luận...thông qua xử lý tình huống.
Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng một game thủ phản xạ kém một thủ môn. Bạn đã bao giờ lướt tay trên bàn phím để thực hiện một chuỗi động tác kết hợp trong game Tekken chưa? Bạn đã bao giờ giật mình trước một viên đạn, một mảnh bom rơi bên chân chưa? Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng một game thủ thì chẳng biết cái gì trên đời. Bạn có thể đọc tên tất cả các hải cảng ở châu Âu, đặc điểm kinh tế, khí hậu, các hòn đảo phụ cận, chế độ chính trị, lịch sử.... Nếu chưa, mời bạn chơi Hải tặc trong vai một quý tộc trên đường hành hiệp tìm lại gia đình cùng tài sản của mình bị thất lạc trong một vụ cướp. Bạn đừng cho rằng người chơi game thì không có chỉ số IQ cao. Bạn đã bao giờ chơi Syberia chưa, tôi nghĩ rằng bạn không đủ tài suy luận để hoàn thành trò chơi. Bấy nhiêu đó chắc cũng đủ để mấy người không có thiện cảm với game phải uốn lưỡi một cách cẩn thận trước khi lên tiếng bài xích game (nam, SV năm thứ 4, ĐH Bách Khoa)
Những người ủng hộ Game online cho biết để có nhiều thời gian chơi game online, họ phải học cách sắp xếp thời gian biểu khoa học, hình thành tác phong làm việc nhanh chóng, có kế hoạch. Và điều này có tác động tốt đến sự rèn luyện bản thân của họ.
Từ ngày có PTV- Giành lại miền đất hứa em tạo được thói quen học bài khi đến lớp, nắm bài ngay tại trường, giờ ngủ giảm xuống tối thiểu bốn giờ/ngày. Bạn bè càng khắng khít do cùng nhau đi chơi game, gặp nhau nhiều hơn. Còn nữa, tiền thì càng ngày càng phải tiết kiệm (để còn ngồi internet nữa chứ). Tóm lại, toàn thấy lợi thôi. Ai bảo chơi game là sai nào? (nữ, SV năm thứ 2, ĐH Bách Khoa)
Không chỉ có vậy, đối mặt với “mặt trái” của thế giới ảo và biết cách phòng tránh nó, theo các game thủ cũng là một cách rèn luyện sự khôn ngoan.
Game online cũng cần đến sự khôn ngoan. Làm cách nào để luyện level nhanh nhất, tốn ít tiền hoặc thời gian nhất, làm cách nào để kiếm đồ "xịn", rồi còn trao đổi đồ, chiến đấu với các người chơi khác...ở đó, không chỉ là sự khôn ngoan trong chiến đấu của người chơi, mà còn có cả những điều có trong cuộc sống thực nữa. Có nhiều vụ lừa đảo và bạn có thể là nạn nhân của những trò gian lận đó, vậy làm sao phát hiện và tránh được? Đó cũng là một sự khôn ngoan.
Nhìn nhận về ảnh hưởng của Game online đối với nhận thức của thanh thiếu niên, quan điểm của những người được hỏi có sự phân hoá sâu sắc. Qua phỏng vấn, phần lớn game thủ cho rằng Game online không đem lại hiệu quả tích cực đối với nhận thức của người chơi. Nó không giúp họ gia tăng kiến thức, rèn luyện kỹ năng hoặc mở mang thêm kiến thức về cuộc sống. Ngược lại, Game online đã phá hỏng tiền đồ của họ. Sau một thời gian dài chìm đắm trong game, hầu hết các game thủ đều phải đối mặt với tương lai đen tối. Hậu quả trước mắt đó là tình trạng nợ môn, thi lại, ở lại lớp; xa hơn nữa đó là tình trạng không việc làm, không nghề nghiệp và không có tương lai. Nói về tác hại của game online, trong tâm trạng hối hận, một số game thủ tâm sự:
Tôi từng là một tù nhân của game. Những kẻ nghiện game sẽ thức thâu đêm suốt sáng bên màn hình, quên hết mọi thứ trên đời, luôn tơ tưởng đến game, trói mình vào game. Tôi đã dám bỏ thi học kỳ I môn lý năm lớp 10 vì bận chơi cho xong một game. Ngay cả tiền để mua thuốc cho mẹ tôi cũng ném luôn vào điểm chơi game. Một số sách báo có nói rằng game online có nhiều cái hay, có cả những bài viết tán dương và lãng mạn hóa game nhưng tất cả những game thủ (kể cả một số sinh viên đại học) mà tôi từng biết chưa có người nào học giỏi, không ai không từng đánh cắp tiền của bố mẹ đến vài lần. Game thủ có tiếng người nào cũng là nỗi phiền muộn của bố mẹ. Tôi đã phải mất bốn năm để học hết cấp III, thi trượt đại học hai lần. Tất cả cũng chỉ vì mê muội với game www.tuoitre.com.vn/675724564/7837
Mình cũng đã từng chơi các trò game online hiện nay, và mình cũng đã từng nghiện nó. Sự thực là vậy, với những buổi chơi game thâu đêm, với những cuộc công thành hàng giờ liền, thực sự lúc chơi rất hào hứng. Nhưng một ngày nào đó nhìn lại bản thân trong hiện tại, mình còn được những gì? Không tiền, không có công ăn việc làm, không có tương lai. Thấy trong game đẳng cấp của mình thua vài ngàn người, còn ở ngoài đời mình hơn 20 tuổi, kiến thức chuyên môn + xã hội + tính tình + ... thua cả mấy chục triệu người. Cuối cùng thành một con gà trong game, một thằng ngu và ngang ngoài đời. Game online là một vòng tròn vô tận mà khi rời nó thì mình chỉ còn là con số không www.gamethu.net/đienan/680284758/36451-4u58
2. ảnh hưởng đến xúc cảm - tình cảm
Không chỉ ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, cơ hội nâng cao hiểu biết hoặc mở mang các mối quan hệ xã hội, Game online còn tác động một cách sâu sắc tới cảm xúc của người chơi.
33% số người được hỏi cho biết sau khi chơi Game online họ có cảm giác thoải mái, 24.5% cảm thấy bình thường và 42.5% cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Điều này cho thấy game online không phải lúc nào cũng có tác dụng giúp người chơi cân bằng cảm xúc hoặc tạo cảm giác hăng hái, phấn chấn tinh thần. Tuỳ từng mục đích và thời lượng chơi mà cảm giác của người chơi Game online có thể khác nhau. Nếu người chơi có mục đích chơi để giải trí thì cái mà họ nhận được sau cuộc chơi là sự sảng khoái. Nếu người chơi muốn kiếm tiền hoặc chơi vì cá cược thì cảm giác ăn thua sẽ làm họ căng thẳng. Thêm vào đó, thời gian chơi nhiều hay ít cũng ảnh hưởng tới cảm giác của game thủ.
Bảng 8: Cảm giác của người chơi sau mỗi lần chơi game online
Cảm giác
Tỷ lệ %
Thoải mái
23
Bình thường
24.5
Mệt thêm
22.5
Căng thẳng
20
Tổng
100
Đối với nhiều thanh thiếu niên, Iternet và Game online quan trọng hơn tất cả mọi thứ. Từ chỗ coi game online chỉ là món ăn tinh thần hoặc là trò giải trí, nhiều thanh thiếu niên đã lâm vào tình trạng “nghiện game”, lệ thuộc vào game. Nếu không được chơi Game, họ sẽ cảm thấy cuộc sống nhàm chán, trống trải và vô nghĩa.
một ngày mà em không ra mạng để đánh ít nhất một lần là không chịu được. Nghiện mất rồi. Nhịn ăn thì được chứ nhịn chơi Game online một ngày thì coi như ngày đó em không tồn tại (nam, SV năm thứ 1, ĐH Thuỷ lợi)
Game online là một cái gì đó rất cuốn hút, mê ly. Không chơi game, không tán dóc với hảo hữu, không đi chiến trường, không đánh quái vật, không luyện công...tôi không chịu được
Với những game có nội dung bạo lực, thật dễ hiểu nếu chúng có khả năng làm gia tăng hung tính ở người chơi. Hầu hết các game thủ đều có cảm giác tiếc nuối khi phải ngừng chơi. Đối với họ, điều cực kỳ ghét trong khi chơi game online là rớt mạng, đến giờ đóng cửa hàng hoặc bị người khác làm gián đoạn. Những lúc ấy dường như họ trở thành một con người khác hẳn, tâm tính cục cằn và dễ cáu gắt.
Chơi ít nhất 8 tiếng một ngày với em chẵng là cái gì cả. Cũng giống như người ta làm công chức nhà nước thôi. Nhưng mà nói thật chơi xong căng thẳng lắm. Những lúc đang vào trận để công thành và diệt quái vật mà có người làm phiền mình, máy bị rớt mạng hoặc bị sai đi làm cái gì đó thì rất dễ nổi khùng (Nam, SV năm thứ 3, ĐH Mở)
Tôi may mắn kết hôn với một người chí thú làm ăn và không đam mê ruợu chè. Nhưng từ khi cơn lốc game online xuất hiện... Ngày xưa anh dịu hiền đầm ấm, còn bây giờ anh cộc cằn và cáu gắt luôn mỗi khi làm điều gì ảnh hưởng đến anh trong lúc anh chơi.
Một đặc tính của Game online khiến chúng trở nên hấp dẫn là chúng cho phép người chơi hoá thân vào nhân vật mà ở đó họ có cơ hội được sống một cuộc đời khác. Đặc tính này giúp người chơi giải phóng sự buồn chán, nhưng mặt trái của nó là tạo cho người chơi sự ảo tưởng về bản thân mình. Có những thanh thiếu niên ngồi hàng giờ liền trước máy tính, sống trong một môi trường ảo, nơi đó họ có thể là anh hùng, vĩ nhân hoặc đại cao thủ... bất chấp thực tế họ chỉ là một người bình thường, thậm chí là một anh chàng không nghề nghiệp, ăn bám bố mẹ.
Một người đã không ra gì mà còn chìm đắm ảo vọng trong game thì sẽ giống như con ốc trong vỏ, chẳng làm được gì cả nhưng lại nghĩ rằng mình là tổng thống, là vua. Nếu có ai bảo họ không phải thì họ sẽ cho rằng chính người đó mới bị điên.
Khác với những game PC thông thường chỉ liên kết mọi người trong phòng chơi game, tính ưu việt của game online là chúng cho phép người chơi kết nối rộng rãi với nhiều người chơi khác, dù họ ở bất cứ đâu. Nhờ vậy người chơi không cảm thấy cô độc, có nhiều người khác cùng chia sẻ trò chơi với mình.
Cái tích cực của game online theo tôi đó là tính cộng đồng. Nghĩa là qua việc chơi game, mọi người có thể tìm đến với nhau, xích lại gần nhau, có tính cộng đồng cao hơn. Người chơi có thể xây dựng mối quan hệ với nhiều người khác. Bạn chơi có thể giúp mình một món đồ nào đó hoặc giúp mình trong việc phát triển trò chơi. Rồi từ đó họ có thể trở thành bạn của mình (Chủ cửa hàng game, Thanh Xuân)
ở một góc độ nào đó, Game online có thể giúp những người chơi trở thành bạn của nhau, mở mang các mối quan biết và kết giao với cả những người có địa vị cao trong xã hội. Nếu ai từng trực tiếp ăn ngủ cùng game online sẽ đều đồng ý với suy nghĩ về những mặt tích cực của Game là giảm stress, giết thời gian rỗi, lành mạnh, thể hiện cá tính (điều mà đôi khi thật khó thực hiện khi bạn sống ở thế giới thực), mở rộng và củng cố quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, một tình bạn qua game online có giống với tình bạn thông thường? Tính chất của mối quan hệ ấy là gì và mức độ thân mật, chia sẻ tình cảm trong mối quan hệ đó tới đâu? Trả lời nghi vấn này, hầu hết các game thủ cho biết họ không tin tưởng vào những mối quan hệ trong thế giới ảo. Họ có sự cảnh giác và giữ khoảng cách nhất định với những người bạn ảo của mình. Phần lớn mối quan hệ giữa các game thủ (những người biết nhau thông qua trò chơi) thiên về khía cạnh “bề nổi” và chỉ giới hạn dưới hình thức là bạn chơi game. Rất ít người gặp nhau và cũng rất ít người sau đó có thể trở thành những người bạn thân thực sự ngoài đời sống.
Bạn đó không phải là bạn thân đâu, chỉ là bạn chơi game thôi. Mình có thể thiết lập được các mối quan hệ qua việc chơi game nhưng đấy chỉ là quan hệ ảo thôi, chứ ngoài đời thực chẳng bao giờ gặp nhau. Mình không tin họ và họ cũng nghi ngờ mình. Tóm lại, chơi trên mạng thế thôi, chứ chẳng dám gặp ngoài đời, mà gặp cũng chẳng giải quyết được việc gì. (nam, SV năm thứ 3, ĐH KHXH&NV)
Dành tất cả thời gian cho game online đồng nghĩa với việc người chơi không có thời gian và tâm sức để đầu tư, chăm sóc cho các mối quan hệ tình cảm. Các game thủ có thể say sưa trong những cuộc phiêu lưu tình cảm của nhân vật mà mình hoá thân, nhưng lại vô tình đánh mất đi những giá trị thật ngoài đời sống. Nhiều game thủ đã đánh đổi cả tình yêu và tình cảm gia đình để chạy theo ước vọng làm đại cao thủ.
Game online có sức hấp dẫn kỳ lạ mà không phải ai cũng có thể thoát ra được cái vòi bạch tuộc của nó. Vợ chồng người bạn tôi đã cãi nhau rất nhiều vì anh chồng không thoát khỏi nó. Ban đầu anh ta chỉ chơi mỗi ngày 30 phút. Sau đó tranh thủ giờ nghỉ trưa, rồi buổi tối cũng ở cơ quan chơi tới tận khuya, về nhà lại vừa chơi vừa ăn đến tận 3,4 giờ sáng, có hôm không ngủ. Bạn tôi rủ đi chơi cuối tuần, đi uống cà phê hay nghe nhạc, xem phim thì anh ấy bảo mệt và tốn kém. Bạn tôi đã khóc nhiều vì không đủ sức lôi chồng mình ra khỏi sức hút của game online. Rất may là anh ta không đến mức bỏ làm để chơi game. Mê game online đến mức anh ta đã lắp hẳn một đường truyền ADSL về nhà tốn một tháng mấy trăm nghìn trong khi kinh tế gia đình chưa hẳn đã là dư dả.
Cách đây 3 năm thằng bạn ở cùng nhà trọ với em rinh về Starcraft và thế là cả đám suốt ngày ngồi ôm máy tính để xây nhà, mua quân… chơi đến bỏ ăn quên ngủ. Hồi đó em cũng có người yêu và vì game mà bị bạn gái giận không biết bao nhiêu lần. Cô ấy xóa sạch các game trên máy tính nhưng em còn đĩa cài nên vẫn tiếp tục chơi. Nói mãi không được nên cô ấy chán. Em thấy mình cũng không có thời gian dành cho cô ấy, trót yêu cái này hơn rồi nên chia tay cho nó thoải mái cả hai bên. (nam, SV năm thứ 4, ĐH Bách Khoa)
Thường xuyên tiếp xúc với những cảnh bạo lực, đâm chém trong game và hệ thống thần kinh bị căng thẳng sau hàng giờ liền miệt mài trước máy tính, cảm xúc của người chơi dần trở nên chai sạn và khô lạnh. Họ không còn cảm thấy vui tươi khi đón nhận những mối quan hệ mới hoặc trở nên thờ ơ, vô cảm trước những tình huống giao tiếp xảy ra trong đời sống hàng ngày.
Ngày xưa mình dễ dàng đến với tình bạn, tình yêu; có những điều vui người ta chọc cho mình cười, mình cũng có thể cười một cách rất thoải mái. Mình chọc được họ cười, mình cũng thấy rất vui, thú vị. Còn bây giờ mình cứ ù à ù ỳ, chẳng thiết tha gì nữa. (nam, SV năm thứ 2, ĐH Mở)
Em thấy chơi game nhiều làm tinh thần mình suy sụp, uể oải lắm. Khi ra ngoài cuộc sống trước những va chạm thì em phản ứng chậm đi. Ví dụ như ngày trước, em phản ứng rất nhanh với những tình huống đối nhân xử thế, quan hệ với mọi người, gặp người nọ - người kia. Khi người khác có rủi ro, có chuyện vui, chuyện buồn thì em cũng biết nói hoặc làm một cái gì đó để động viên họ. Nhưng bây giờ có gặp những tình huống ấy thì cũng mặc kệ. Cảm thấy dửng dưng lắm. (nam, SV năm thứ 1, ĐH Thuỷ lợi)
Các game thủ tại một điểm truy cập Internet ở Tp Hồ Chí Minh
Có thể nói, Game online là một trò giải trí có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cảm xúc của người chơi. Nếu chơi với thời lượng vừa phải và chơi với mục đích thư giãn, game online sẽ phát huy những tác dụng tốt tới đời sống tinh thần của các game thủ, như giúp họ giải toả stress, kết giao bạn bè, tạo lập cá tính, phong cách riêng. Nhưng nếu người chơi lạm dụng, game online sẽ khiến tinh thần họ ngày càng trở nên căng thẳng, bạc nhược. Trên phương diện cảm xúc, người chơi sẽ hình thành phản ứng lệ thuộc vào game, nghiện game và ảo tưởng về sự “vĩ đại” của bản thân mình. Không ít game thủ đã không ngần ngại khi đánh đổi tình yêu, tình cảm gia đình và nhiều giá trị thật ngoài cuộc sống để chạy theo những giá trị ảo trong game.
3. ảnh hưởng đến hành vi
Sau khi chơi Game online, sinh hoạt của các game thủ ít nhiều bị đảo lộn. Với những người còn đi học, dễ nhận thấy nhất đó là tình trạng ăn ngủ thất thường, không tập trung nghe giảng và bỏ học. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vì ham mê chơi Game online, 66% số người được hỏi thường ăn không đúng giờ, 54% ngủ không đúng giờ và “ngủ bù” trong giờ học, 23.5% không tập trung nghe giảng và 55% bỏ học vào ngày hôm sau.
Hình ảnh người chơi game tại một quán game ở Hà Nội ảnh: Hoàng Hà
Khi đã chơi Game online say mê các game thủ thường cảm thấy rất luyến tiếc khi phải dừng lại, ngay cả khi dừng lại để ăn, ngủ. Vì thế họ thường ăn cái gì đó qua loa để việc chơi game diễn ra liên tục, thậm chí lựa chọn những loại thức ăn chỉ cần dùng một tay là có thể ăn được như: bánh mì, bánh bao... cốt để cầm chừng cho hết trận chiến.
Bên cạnh đó, hiện tượng thức khuya chơi Game online dẫn đến ngủ dậy muộn, ngày hôm sau ngại đến lớp là điều khá phổ biến trong thế giới game thủ. Bởi trong đầu óc họ chỉ biết đến Game online và những trận công thành oanh liệt. Những sinh viên vẫn có thể đến lớp sau nhiều giờ chơi Game online là điều hiếm thấy. Nếu họ có đến lớp thì cũng chỉ vì mục đích điểm danh để đủ điều kiện dự thi. Do thức chơi Game thâu đêm suốt sáng nên khi đến lớp những sinh viên này luôn ở trạng thái mệt mỏi vì thiếu ngủ. Chỉ có một phần rất nhỏ sinh viên cho biết sinh hoạt của họ vẫn bình thường sau khi chơi, vì họ chơi với mục đích giải trí và cách sắp xếp thời gian hợp lý để chơi game.
Ngoài việc ăn không đúng giờ, ăn rất ít hoặc bỏ ăn, bỏ ngủ, thời gian ngồi chơi game online cũng là khoảng thời gian mà nhiều game thủ “kết hợp” với việc hút thuốc lá để tăng sự tỉnh táo. Hai hành vi này thường diễn ra song song và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người chơi game.
Trong quá trình chơi game, hiện tượng các game thủ là thanh thiếu niên chửi tục, chửi thề, khích bác lẫn nhau cũng thường xuất hiện. Đối với họ, đó là yếu tố kích thích để cuộc chơi thêm phần “máu lửa”.
Em đã gặp rất nhiều những học sinh phổ thông nói chuyện với nhau dù là những bạn bè trong nhóm nhưng nói những câu rất bậy (em không tiện nêu ở đây) nhất là những lúc chơi game thành nhóm thì cứ một câu bình thường kèm theo một câu chửi bậy. Những lời cãi nhau, chửi tục, thách đố nhau hoặc đe doạ sẽ giết chết thằng khốn đã bắn được mình được nhiều học sinh, SV sử dụng không thương tiếc. (nữ, SV năm thứ 2, ĐH KHX&NV)
Trên phương diện tiền bạc, đối với những người đã đi làm và có thu nhập ổn định, việc chơi game online là một trò giải trí của họ, miễn không ảnh hưởng tới thu nhập. Nhưng đối với những người chưa làm ra tiền hoặc sống xa gia đình như SV ngoại tỉnh thì việc chơi game thái quá sẽ ảnh hưởng tới tình trạng tài chính của họ. Đây chính là mảnh đất thuận lợi nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. ở mức độ nhẹ, họ có thể nói dối cha mẹ về những khoản học phí; vay mượn của bạn bè; nhịn ăn, nhịn mặc, nợ tiền chủ quán hoặc giảm bớt tối đa mọi chi phí nhằm thêm tiền lướt Web, chơi game.
Ngày nào anh trai em cũng ra mạng ít nhất là 3 tiếng. Tiền bố mẹ gởi riêng, của ai người ấy dùng, nên anh em thường xuyên nhịn đói để có tiền lên mạng chơi game. Một ngày, anh chỉ ăn 1,5 gói mì tôm. Em nói mãi, nhưng anh không chịu nghe. Mới đầu, em cũng hay đưa tiền cho anh mua cơm hoặc mua đồ ăn về để hai anh em cùng ăn. Nhưng anh chơi game nhiều quá, giờ em chán không thèm quan tâm nữa. (nữ, SV năm thứ 2, ĐH Mở)
ở mức độ nghiêm trọng hơn, khi các game thủ lâm vào tình trạng “kẹt nét” (chơi game nhưng không có tiền trả), không ít người trong số họ đã hành xử một cách lệch chuẩn. Với các em nam, là tình trạng trộm cắp, lừa đảo, cướp giật. Với các em nữ, là tình trạng thiếu nợ phải nhờ người tới thanh toán và đi nhà nghỉ với những người này để trả ơn. Có thể nói, khi cùng đường, ranh giới trở thành tội phạm, có hành vi vi phạm pháp luật hoặc tự làm tha hoá nhân cách đối với một số game thủ là rất mong manh.
Có những đêm em ngồi đây thấy có 4 - 5 đứa con gái cũng vào chơi đêm. Bọn nó không chỉ chơi game mà còn chát chít, đú đởn. Bọn nó không có tiền nhưng vẫn vào chơi, đến khi về thì chúng nó cắm một đứa ở lại quán. Em biết có những trư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao cao.doc