Tài liệu Đề tài Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao nước biến: 1LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà môi trường có nhiều biến đổi: khí hậu
biến đổi, nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm
môi trường, suy giảm đa dạng sinh học… Trong đó, biến đổi khí hậu là một vấn đề
hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc. Biến đổi khí hậu mà tiêu biểu
là sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra. Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,70C
kể từ thời kỳ tiền công nghiệp và hiện đang tăng với tốc độ ngày càng cao. Ngoài các
nguyên nhân tự nhiên và tính chất biến đổi phức tạp của các hệ thống khí hậu trên thế
giới, hầu hết các nhà khoa học về môi trường hàng đầu trên thế giới đều khẳng định:
các loại khí nhà kính phát thải vào khí quyển do các hoạt động của con người đã làm
cho khí hậu toàn cầu nóng lên.
Biến đổi khí hậu đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia do những ảnh hưởng
hiện nay và hiểm họa trong tương lai đối với xã hội loài người. Các hiện tượng khí hậu
dị thường và th...
58 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao nước biến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà môi trường có nhiều biến đổi: khí hậu
biến đổi, nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm
môi trường, suy giảm đa dạng sinh học… Trong đó, biến đổi khí hậu là một vấn đề
hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc. Biến đổi khí hậu mà tiêu biểu
là sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra. Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,70C
kể từ thời kỳ tiền công nghiệp và hiện đang tăng với tốc độ ngày càng cao. Ngoài các
nguyên nhân tự nhiên và tính chất biến đổi phức tạp của các hệ thống khí hậu trên thế
giới, hầu hết các nhà khoa học về môi trường hàng đầu trên thế giới đều khẳng định:
các loại khí nhà kính phát thải vào khí quyển do các hoạt động của con người đã làm
cho khí hậu toàn cầu nóng lên.
Biến đổi khí hậu đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia do những ảnh hưởng
hiện nay và hiểm họa trong tương lai đối với xã hội loài người. Các hiện tượng khí hậu
dị thường và thiên tai liên tục diễn ra ở nhiều vùng trên thế giới. Các nhà khoa học từ
lâu cũng đã lên tiếng cảnh báo hiểm họa nghiêm trọng này nhưng chỉ cho đến gần đây,
loài người mới thấy được ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ môi trường và thực hiện
cuộc chiến thực sự chống lại sự biến đổi khí hậu.
Để có thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thế giới cần tăng cường các biện pháp
nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ các nước công nghiệp và huy động sự tham
gia nhiều hơn nữa của các nước đang phát triển, đề ra các biện pháp khuyến khích các
nước này hạn chế mức phát thải, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là quốc gia đang phát
triển thuộc nhóm các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á từ sự biến
đổi khí hậu này. Bởi vậy, việc xây dựng chiến lược quốc gia nhằm đối phó và thích
ứng với sự biến đổi khí hậu của Việt Nam là một việc làm cấp thiết trong thời gian tới.
Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia biên soạn Tổng luận “TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ SỰ DÂNG CAO NƯỚC BIẾN”
nhằm giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu có
cách nhìn bao quát hơn về nguy cơ biến đổi khí hậu tòan cầu, từ đó đưa ra các quyết
sách hợp lý nhằm thích ứng và đối phó với xu thế này.
TRUNG TÂM THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA
2MỞ ĐẦU
Trong những năm 80, bằng chứng khoa học về khả năng biến đổi khí hậu toàn cầu
đã dẫn đến sự quan tâm chung ngày càng tăng. Từ năm 1990, một loạt các hội nghị
quốc tế đã đưa ra những lời kêu gọi khẩn cấp để có một hiệp ước toàn cầu về vấn đề
này. Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) và Tổ chức Khí tượng Thế
giới (WMO) đã hưởng ứng bằng cách thiết lập nhóm Công tác Liên Chính phủ để
chuẩn bị cho các cuộc hiệp thương của Hiệp ước. Đã có sự tiến bộ nhanh chóng, một
phần do sự nỗ lực của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) và các cuộc
họp về biến đổi khí hậu ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Đáp lại kiến nghị của Nhóm Công tác, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tại khóa họp
năm 1990 đã thành lập Ủy ban Hiệp thương Liên Chính phủ cho một Công ước khung
về Biến đổi khí hậu (INC/FCCC). INC/FCCC đã được ủy nhiệm soạn thảo một Công
ước khung và các công cụ pháp lý bất kỳ liên quan được coi là cần thiết. Những nhà
thương thuyết từ hơn 150 quốc gia đã gặp nhau trong 5 phiên họp trong khoảng thời
gian từ tháng 2/1991 đến tháng 5/1992 và đã chấp nhận Công ước khung của Liên Hợp
Quốc về Biến đổi khí hậu vào ngày 9 tháng 5 năm 1992 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở
New York.
Ngay sau đó, tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển, hay
thường gọi là Hội nghị Thượng đỉnh, đã được tổ chức vào tháng 6 năm 1992, ở Rio de
Janeiro, Braxin, 155 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã ký Công ước Khung của Liên
hợp quốc về Biến đổi khí hậu. Mục tiêu của Công ước là nhằm “ổn định các nồng độ
khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm
của con người đối với hệ thống khí hậu”.
Nghị định thư Kyoto của Công ước khí hậu là văn bản pháp lý để thực hiện Công
ước khung về Biến đổi khí hậu có hiệu lực kể từ ngày 16/2/2005 bằng sự phê chuẩn
của Nga (tháng 10/2004). Nội dung quan trọng của Nghị định thư Kyoto là đưa ra Chỉ
tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển
và cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế, xã hội một cách
bền vững thông qua thực hiện "Cơ chế phát triển sạch"(CDM). Bản thỏa thuận nêu
cam kết của các nước công nghiệp hóa giảm phát thải sáu loại khí nhà kính ở mức 5%
vào năm 2012.
Tháng 12/2007, Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Bali,
Inđônêxia, các đại biểu đến từ gần 190 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ đã cố gắng tìm ra
một lộ trình cho các cuộc đàm phán về một công ước nóng lên toàn cầu mới sẽ có hiệu
lực vào năm 2012, khi kết thúc thời kỳ cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto. Hội
nghị Bali có ba mục tiêu chính: (1) Mở đầu các đàm phán về ứng phó với biến đổi khí
hậu giai đoạn sau năm 2012; (2) Đưa ra lịch trình đàm phán quốc tế; (3) Đạt được
Thỏa thuận quốc tế mới nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Các
quyết định đưa ra tại Hội nghị Bali lần này sẽ mở đầu cho quá trình đạt được các thỏa
thuận vào đầu năm 2009, là một dấu hiệu thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế
3cùng ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội nghị các Bên lần này đóng một vai trò quan
trọng trong việc thành lập một chương trình nghị sự ứng phó với biến đổi khí hậu
trong tương lai.
Báo cáo “Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao đối với các nước đang phát
triển: Phân tích so sánh” của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu năm 2007 cho
biết: Mực nước biển chỉ cần dâng thêm 1m thì sẽ gây hiểm họa lớn đối với các nước
có vùng dân cư và đời sống kinh tế tập trung ở các vùng đồng bằng thấp ở ven biển.
Theo Báo cáo Tình trạng môi trường biển của Chương trình hành động toàn cầu thuộc
UNEP (2006), thì hiện nay, gần 40% dân số thế giới sống tại các vùng ven biển hẹp
(chỉ chiếm 6,7% diện tích bề mặt Trái Đất) và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Mật độ dân số tại khu vực bờ biển có thể tăng từ 77 người/km2 năm 1990, lên
tới 115 người/km2 năm 2025.
Với nguy cơ nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đối với các cộng
đồng ven biển là không thể tránh khỏi. Còn theo đánh giá của Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc (UNDP, 2007), Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ
bị tổn thương nhất trước sự biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển tăng 1m, Việt Nam
sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp
và 10% thu nhập quốc nội (GDP). Nước biển dâng 3-5m đồng nghĩa với một thảm họa
có thể xảy ra ở Việt Nam. Việt Nam phải xây dựng kịch bản thích ứng và đối phó chi
tiết vấn đề khí hậu và nước biển dâng, để từ đó đưa ra các chính sách, chương trình
hành động đúng, bởi biến đổi khí hậu không chỉ đơn giản là vấn đề của từng ngành,
mà liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác.
Như vậy, Trái đất nóng lên, nước biển dâng cao và biến đổi khí hậu đến nay không
còn là vấn đề riêng của một nước nào mà đó là vấn đề chung, là trách nhiệm của toàn
cầu. Các quốc gia trên thế giới đang rất nỗ lực xây dựng và thực hiện các hành động
chiến lược nhằm thích ứng với sự nóng lên toàn cầu, ngăn ngừa và hạn chế tác động
của các hiện tượng khí hậu cực đoan do biến đổi khí hậu như nước biển dâng. Tài liệu
này tổng hợp chung về tình hình biến đổi khí hậu và đánh giá những ảnh hưởng của sự
gia tăng mực nước biển đối với một số quốc gia có biển trong khu vực, dựa trên tổng
hợp thông tin từ các Báo cáo lần thứ 4, xuất bản năm 2007 của Ủy ban Liên chính phủ
về biến đổi khí hậu (IPCC), Báo cáo “Ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao đối với
các nước đang phát triển: Phân tích so sánh” của Ngân hàng Thế giới (WB), Báo cáo
Phát triển Con người 2007-2008 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP), tài liệu về thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của một số quốc
gia trong khu vực như Trung Quốc, Bănglađét cùng một số kết quả điều tra khảo sát
của các nhà khoa học Việt Nam. Hy vọng rằng những đánh giá trên sẽ cung cấp thông
tin cho Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược và các chương trình nhằm thích ứng
với sự biến đổi khí hậu, giảm thiểu những tổn thất do biến đổi khí hậu và mực nước
biển dâng cao, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường.
4I. TỔNG QUAN VỀ SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
DÂNG CAO NƯỚC BIẾN
1.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
1.1.1. Một số khái niệm
Hiệu ứng nhà kính
Nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng Mặt trời đến
bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa các
hành tinh. Năng lượng Mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ
khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của Trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16oC là
sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp
thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, mêtan (CH4), CFC ...
Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với
không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện
tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là “hiệu
ứng nhà kính”.
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí
CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí
quyển Trái đất làm nhiệt độ Trái đất tăng lên. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của
các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng
nhiệt độ Trái đất do Hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi
trường Trái đất.
Biến đổi khí hậu
Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và
sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những thành
phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều.
Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trò tăng
tường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu. Công ước khung của LHQ
về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của
biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản
của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống
kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động
tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí
nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn
chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí
nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
• CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí
nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra tử các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
• CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
5• N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
• HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản uất HCFC-22.
• PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
• SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp,
các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau
của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái
và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần
hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của
thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
1.1.2. Các nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu
Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng nhiệt
độ trung bình của không khí và đại dương trên toàn cầu, tình trạng băng tan và tăng
mực nước biển trung bình trở nên phổ biến. 11 trong số 12 năm qua (1995-2006) được
xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng kỷ lục (từ năm 1850). Xu thế
nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ năm 1906 – 2005) là 0,740C (0,560C đến 0,920C),
lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC là 0,60C (từ
0,40C đến 0,80C) (1901-2000). Sự gia tăng nhiệt độ đang trở nên phổ biến trên toàn
cầu và tăng nhiều hơn ở các khu vực vĩ độ cao ở phía bắc. Khu vực đất liền nóng lên
nhanh hơn các khu vực đại dương. Những thay đổi về nồng độ khí nhà kính trong khí
quyển, các sol khí, độ che phủ đất và bức xạ mặt trời đã làm thay đổi cân bằng năng
lượng của hệ thống khí hậu. Lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu do con người đã
tăng khoảng 70% so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, trong khoảng thời gian
từ 1970 đến 2004.
Khí CO2 là loại khí nhà kính quan trọng nhất do các hoạt động của con người tạo ra. Từ
năm 1970 đến năm 2004, phát thải hàng năm của loại khí này tăng khoảng 80%. Xu thế
giảm dài hạn khí thải CO2 trên một đơn vị năng lượng đã bị đảo ngược sau năm 2000.
Năm 2005, nồng độ CO2 trong khí quyển là 379 ppm và CH4 là 1.774 ppm, vượt xa
mức tự nhiên trong hơn 650.000 năm qua. Nồng độ CO2 trên toàn cầu tăng chủ yếu do
sử dụng nhiên liệu hoá thạch và thay đổi mục đích sử dụng đất (hoạt động này chỉ góp
một phần nhỏ). Tăng nồng độ CH4 chủ yếu do nông nghiệp và đốt nhiên liệu hóa
thạch. Tốc độ tăng CH4 cũng đã giảm kể từ những năm đầu thập kỷ 90.
Kể từ 1750, nồng độ CO2, CH4, N2O trong khí quyển toàn cầu tăng rõ rệt do các
hoạt động của con người và hiện nay vượt xa so với mức của thời kỳ trước cách mạng
công nghiệp, làm tan chảy cả các khối băng đã tồn tại qua hàng nghìn năm.
6Hầu hết sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu quan sát được từ giữa thế kỷ
20 có thể do tăng nồng độ khí nhà kính. Trong hơn 50 năm qua, nhiệt độ ở các lục địa
(trừ Nam Cực) đã tăng lên đáng kể.
Nóng lên toàn cầu làm gia tăng mực nước biển. Từ năm 1961, mực nước biển trung
bình trên toàn cầu dâng cao với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm (từ 1,3-2,3 mm/năm)
và từ năm 1993 ở mức 3,1mm/năm (từ 2,4- 3,8 mm/năm), do sự dãn nở vì nhiệt, tan
các mũ băng và những tảng băng ở vùng cực. Tốc độ băng tan diễn ra nhanh nhất
trong thời gian từ 1993 đến 2003 thể hiện sự biến đổi trong một thập kỷ, chứ chưa phải
là một xu thế tan chảy dài hạn rõ ràng.
Nóng lên toàn cầu làm giảm lượng băng và tuyết. Dữ liệu vệ tinh từ năm 1978 chỉ
ra rằng, trung bình hàng năm, diện tích băng biển ở Bắc cực giảm khoảng 2,7%/thập
kỷ (từ 2,1-3,3%/thập kỷ), mức giảm lớn nhất trong mùa hè là 7,4%/thập kỷ (5,0-
9,8%/thập kỷ). Độ che phủ băng và tuyết ở vùng núi nhìn chung giảm ở cả hai bán
cầu.
Từ năm 1900 đến 2005, lượng mưa tăng đáng kể ở các khu vực phía đông của Bắc
và Nam Mỹ, Bắc Âu, Bắc và Trung Á, nhưng giảm ở Sahel, Địa Trung Hải, Nam Phi
và các khu vực Nam Á. Tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi hạn hán đã tăng lên từ những
năm 1970.
Rõ ràng là trong hơn 50 năm qua: số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá ít hơn ở hầu
hết các khu vực đất liền và tăng số ngày nóng, đêm nóng. Các đợt sóng nhiệt trở nên
thường xuyên hơn ở hầu hết các khu vực đất liền, tần suất của các hiện tượng như mưa
lớn tăng ở hầu hết các khu vực và kể từ năm 1975 phạm vi ảnh hưởng của mực nước
biển cao tăng trên toàn thế giới.
Bão nhiệt đới gia tăng, xuất hiện với cường độ mạnh ở Bắc Đại Tây Dương từ
khoảng năm 1970 và không thấy tăng lên ở những nơi khác. Cũng không có xu thế rõ
ràng về số lượng các cơn bão nhiệt đới hàng năm. Khó có thể xác định được xu hướng
lâu dài về hoạt động của bão, đặc biệt trước năm 1970.
Nhiệt độ trung bình của Bắc bán cầu trong nửa sau của thế kỷ 20 cao hơn bất kỳ
giai đoạn 50 năm nào trong 500 năm gần đây và có thể cao nhất trong ít nhất 1300
năm qua. Bằng chứng quan sát được từ tất cả các châu lục và hầu hết các đại dương
chỉ ra rằng, nhiều hệ thống tự nhiên đang bị ảnh hưởng bởi những biến đổi khí hậu khu
vực, đặc biệt là nhiệt độ tăng.
Những biến đổi về tuyết, băng và các vùng đất đóng băng, kích thước các hồ băng
và sự bất ổn ở các vùng núi và vùng đóng băng khác dẫn đến những thay đổi ở một số
hệ sinh thái ở Nam Cực và Bắc Cực.
Một số hệ sinh thái dưới nước cũng bị ảnh hưởng do tăng lưu lượng nước, ảnh
hưởng đến cấu trúc nhiệt và chất lượng nước sông hồ. Với các hệ sinh thái trên cạn,
mùa xuân đến sớm hơn, xu thế dịch chuyển lên các cực và dịch chuyển lên cao đối với
một số hệ động vật, thực vật có liên quan đến hiện tượng nóng lên gần đây. Còn với
các hệ sinh thái biển và nước ngọt, những thay đổi về hệ động vật, thực vật và sự
phong phú của tảo, sinh vật phù du và cá liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ của nước,
cũng như liên quan đến những thay đổi về độ che phủ của băng, độ mặn, hàm lượng
ôxy và sự lưu thông của nước.
7Có thể tóm lược những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các khu vực trên thế
giới như sau:
Châu Phi - Vào năm 2020, khoảng từ 75 - 250 triệu người sẽ phải chịu áp lực lớn
về nước do biến đổi khí hậu.- Vào năm 2020, ở một số nước, sản lượng nông nghiệp dựa vào nước
mưa có thể giảm tới 50%. Sản xuất nông nghiệp tại nhiều nước châu
Phi sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu hơn tới an ninh
lương thực và tăng tình trạng suy dinh dưỡng.- Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng tới các
vùng trũng ven biển, đông dân cư. Chi phí thích ứng có thể chiếm ít
nhất từ 5%-10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).- Năm 2080, diện tích đất khô cằn và bán khô cằn ở châu Phi sẽ tăng từ
5%-8% theo các kịch bản khí hậu.
Châu Á - Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung
Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn
sẽ giảm.- Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân ở Nam Á,
Đông Á và Đông Nam Á sẽ chịu rủi ro nhiều nhất, do lũ từ sông, biển.- Biến đổi khí hậu kết hợp đô thị hoá, công nghiệp hoá và phát triển kinh
tế nhanh chóng gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường.- Sự hoành hành của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu
liên quan đến lũ lụt và hạn hán sẽ gia tăng ở Đông Á, Nam Á và Đông
Nam Á do những thay đổi trong chu trình thuỷ văn.
Ôxtrâylia
và New
Zealand
- Vào năm 2020, suy giảm đa dạng sinh học ở mức cao sẽ diễn ra tại một
số điểm giàu đa dạng sinh học, gồm có Rạn san hô Great Barrier và
các vùng nhiệt đới ẩm ướt ở Queensland, Ôxtrâylia.- Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng hơn ở miền
nam và đông Ôxtrâylia, tại miền Bắc và một số vùng Đông New
Zealand .- Vào năm 2030, sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ giảm ở hầu hết miền
đông nam Ôxtrâylia và các vùng miền đông New Zealand do hạn hán
và cháy rừng xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, một số vùng khác ở New
Zealand sẽ được hưởng những lợi ích ban đầu.- Vào năm 2050, phát triển ven biển và tăng dân số ở một số khu vực
thuộc Ôxtrâylia và New Zealand sẽ làm tăng nguy cơ mực nước biển
dâng, tăng tần suất và cường độ của bão, lũ ven biển.
Châu Âu - Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng sự khác biệt giữa các khu vực. Các tác
động tiêu cực bao gồm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét trong nội địa, lũ lụt
ven biển thường xuyên hơn và xói mòn mạnh hơn (do bão lớn và mực
nước biển dâng cao).- Các vùng núi sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của sông băng, độ che phủ
của tuyết giảm và suy giảm số lượng lớn các loài (vào năm 2080, ở
8một số khu vực tỷ lệ suy giảm là 60% tuỳ theo các kịch bản phát thải )- Ở Nam Âu - vùng đã từng dễ bị tổn thưởng bởi tính bất thường của khí
hậu - biến đổi khí hậu sẽ làm cho các điều kiện (nhiệt độ cao và hạn
hán) nghiêm trọng hơn và nhìn chung làm giảm khả năng sử dụng
nước, tiềm năng thuỷ điện, du lịch và năng suất cây trồng.- Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm tăng mối nguy hiểm tới sức khoẻ vì các
đợt sóng nhiệt và tần suất cháy rừng tự nhiên.
Châu Mỹ
La tinh
- Giữa thế kỷ này, ở miền Đông Amazôn, nhiệt độ tăng cao kết hợp với
suy giảm lượng nước sẽ dẫn đến sự thay thế rừng nhiệt đới bằng các
hoang mạc. Thảm thực vật bán khô hạn sẽ được thay thế bằng thảm
thực vật khô hạn.- Nguy cơ mất đa dạng sinh học ở mức cao là do sự tuyệt chủng các loài
ở nhiều khu vực thuộc vùng nhiệt đới ở Mỹ La tinh.- Năng suất của một số loại cây trồng quan trọng và khả năng sinh sản
của gia súc sẽ giảm gây hậu quả bất lợi tới an ninh lương thực. Nhìn
chung, số lượng người có nguy cơ bị đói gia tăng.- Những thay đổi trong các mô hình về lượng mưa và sự biến mất của
các sông băng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sử dụng nước phục vụ
cho con người, nông nghiệp và thuỷ điện.
Bắc Mỹ - Nóng lên ở các dãy núi miền tây sẽ làm giảm lớp tuyết phủ, tăng lũ lụt
mùa đông và giảm lưu lượng nước mùa hè khiến cho cuộc cạnh tranh
vì tài nguyên nước phân bổ không đều diễn ra khốc liệt hơn.- Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ này, biến đổi khí hậu ở mức vừa
phải sẽ nâng tổng sản lượng của ngành nông nghiệp dựa vào nước mưa
thêm từ 5%-20%, nhưng sản lượng tăng thêm lại thay đổi theo vùng.- Các thành phố đang trải qua các đợt sóng nhiệt sẽ gặp phải thách thức
lớn hơn vì trong suốt thế kỷ này các đợt sóng nhiệt gia tăng về số
lượng, cường độ và thời gian, gây tác động tiêu cực tới sức khoẻ.- Các cộng đồng và nơi cư trú ven biển sẽ phải chịu ngày càng nhiều áp
lực do các tác động của biến đổi khí hậu.
Các vùng
cực
- Các ảnh hưởng chủ yếu sẽ là giảm độ dày và diện tích của các sông
băng, mũ băng và băng biển, những thay đổi trong các hệ sinh thái tự
nhiên gây ảnh hưởng bất lợi tới nhiều sinh vật gồm các loài chim di
cư, động vật có vú và các loài ăn thịt.- Đối với các cộng đồng ở Bắc cực, các tác động đặc biệt là những tác
động do thay đổi trạng thái của băng, tuyết sẽ phức tạp.- Các tác động tiêu cực sẽ bao gồm tác động tới cơ sở hạ tầng và lối sống
truyền thống của các cộng đồng bản địa.
Các đảo
nhỏ
- Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng lũ lụt, dông bão, xói lở và các
thảm hoạ ven biển khác, đe dọa cơ sở các hạ tầng có ý nghĩa quan
trọng, nơi ở và các điều kiện hỗ trợ sinh kế của các cộng đồng trên
đảo.
9- Phá huỷ hiện trạng ven biển, ví dụ xói lở bờ biển và tẩy trắng san hô sẽ
ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên địa phương.- Vào giữa thế kỷ này, biến đổi khí hậu sẽ làm suy giảm tài nguyên nước
ở nhiều đảo nhỏ, chẳng hạn như biển Caribê và Thái Bình Dương
không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mưa ít.- Do nhiệt độ cao hơn nên các loài ngoại lai sẽ tăng cường xâm lấn, đặc
biệt ở các đảo nằm ở vĩ độ trung và cao.
Nóng lên toàn cầu và nước biển dâng có thể tiếp diễn trong nhiều thế kỷ do tính
phức tạp và sự phản hồi của các quá trình khí hậu, thậm chí ngay cả khi nồng độ các
khí nhà kính đã ổn định. Sau năm 2100, sự thu hẹp của dải băng Greenland sẽ tiếp
diễn, góp phần làm cho mực nước biển dâng cao hơn. Các mô hình hiện nay cho thấy
dải băng tan chảy hoàn toàn sẽ làm cho mực nước biển dâng cao khoảng 7m.
Các nghiên cứu mô hình toàn cầu hiện nay dự báo, dải băng ở Nam cực vẫn còn quá
lạnh để tan chảy trên bề mặt rộng lớn và vẫn tiếp tục tích tụ do mưa tuyết nhiều hơn.
Tuy nhiên, khối lượng băng có thể giảm thực sự giảm nếu xu thế tan chảy trội hơn
trong cân bằng khối của dải băng. Nóng lên toàn cầu do con người có thể dẫn tới một
số tác động đột ngột hoặc không thể đảo ngược, phụ thuộc vào tốc độ và cường độ của
biến đổi khí hậu.
Mất một phần dải băng ở vùng cực nghĩa là mực nước biển sẽ dâng cao hàng mét,
đường bờ biển sẽ có nhiều thay đổi và các vùng thấp/trũng bị nhấn chìm, gây ảnh
hưởng lớn tới các vùng châu thổ sông và các đảo thấp. Những thay đổi này sẽ diễn ra
trong thiên niên kỷ nhưng cũng không loại trừ trong thế kỷ này mực nước biển tăng
nhanh hơn.
Biến đổi khí hậu có thể gây ra một số tác động lớn. Cho đến nay, theo ước tính,
khoảng từ 20%-30% loài có nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng
khoảng 30C (tương ứng từ năm 1980-1999). Khi nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 3,50C, dự
báo mô hình cho thấy trên toàn cầu sẽ có từ 40%-70% loài tuyệt chủng.
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI
MỰC NƯỚC BIỂN
Do những hoạt động khác nhau của con người, nồng độ CO2 và các khí nhà kính
khác tích luỹ trong khí quyển của Trái đất và gây ra nóng lên toàn cầu. Mực nước biển
dâng cao là một trong những tác động có quy mô lớn nhất do hậu quả của nóng lên
toàn cầu. Các yếu tố góp phần khiến mực nước biển dâng cao trong thế kỷ 20-21 là:
• Sự dãn nở nhiệt do lớp bề mặt đại dương nóng lên.
• Sự bổ sung nước cho các đại dương do các vùng có băng tuyết tan chảy, như ở
Hymalaya, Alaska, Patagogia… và các mũ băng ở vùng cực, như Nam Cực và
Greenland.
• Sự trao đổi nước với các nguồn trên lục địa như nước ngầm, các tầng ngậm nước,
các đập nước, hồ chứa…
Các chỏm băng lớn ở vùng cực chính là nguồn bổ sung nước tiềm tàng cho các đại
dương. Nước bổ sung cho các đại dương theo hai cơ chế chung: 1) Tan chảy băng trên
10
vùng đất, sau đó tạo thành dòng chảy đổ ra các đại dương và 2) Do tính chất động lực
học của băng, tạo thành dòng từ đất liền ra biển. Khi băng được chuyển ra biển, ngay
lập tức nước biển dâng cao. Cho đến nay, các tính chất động lực học của băng vẫn
không hề thay đổi, nhưng các bằng chứng mới đây cho thấy lượng băng đổ ra các đại
dương ngày càng nhiều, diễn ra ở cả Bắc cực và Nam cực.
Kể từ Báo cáo đánh giá thứ 3 của IPCC năm 2001, đã có nhiều nỗ lực trong việc đo
lượng băng mất đi ở Greenland và sự góp phần của hiện tượng này vào xu thế nước
biển dâng. Ringot và Kanagaratnam (2006) đã phát hiện ra sự tăng lên nhanh chóng
của các dòng sông băng lớn ở vùng vĩ độ thấp trong những năm 1996- 2000, và lan
rộng đến vùng vĩ độ cao vào năm 2005. Kết quả cho thấy tổng lượng băng tan chảy đã
tăng gấp đôi so với thập kỷ trước. So sánh sự đóng góp của lượng băng tan của
Greenland đối với nước biển dâng với ước tính của IPCC trong thế kỷ 20, các đo đạc
mới lớn hơn khoảng từ 2-5 lần.
Tại Nam Cực, sử dụng vệ tinh GRACE, các nhà khoa học đã xác định được sự thay
đổi lớn của các tảng băng ở Nam Cực trong giai đoạn 2002-2005. Kết quả cho thấy
rằng khối lượng băng đã giảm đáng kể, với tốc độ 152 ± 80 km3/năm; phần lớn khối
lượng này từ các tảng băng phía Tây của Nam Cực. Tỷ lệ này lớn hơn gấp nhiều lần so
với dự đoán của IPCC trong bản Báo cáo thứ ba, và IPCC cũng đã thừa nhận rằng báo
cáo cuối cùng đã không xem xét đến những thay đổi động của các tảng băng phía Tây
của Nam Cực.
Bản Báo cáo thứ ba của IPCC cho thấy từ cuối thế kỷ 19 nhiệt độ trung bình bề mặt
Trái đất đã tăng xấp xỉ 0,2-0,6oC. Thập kỷ 90 của thế kỷ 20 là thập kỷ nóng nhất trong
1000 năm qua ở bán cầu Bắc. Hai giai đoạn có nhiệt độ tăng nhanh nhất là 1910-1945
và từ 1976 đến nay với khoảng 0,15oC/thập kỷ. Mức tăng nhiệt độ của biển chỉ bằng
khoảng một nửa mức tăng nhiệt độ không khí bề mặt đất. Những phân tích mới cho
thấy hàm lượng nhiệt của đại dương toàn cầu tăng lên rõ rệt từ những năm 1950, trong
đó hơn một nửa lượng nhiệt tăng lên này xảy ra ở lớp nước bên trên, tương đương với
mức tăng khoảng 0,040C/thập kỷ.
Hình 1. Sự thay đổi nhiệt độ đại dương và đất liền trên toàn cầu (Nguồn: IPCC 2007)
Mực nước biển tăng đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho nhiều quốc đảo nhỏ đang
phát triển và cho tất cả các vùng trũng trên thế giới. Báo cáo Phát triển Con người
2007-0008 (UNDP) đưa ra dự báo nếu nhiệt độ tăng thêm 3-4oC, 330 triệu người phải
di dời tạm thời hay vĩnh viễn do lũ lụt. Hơn 70 triệu người Bănglađét, 6 triệu người ở
11
vùng đồng bằng thấp của Ai cập và 22 triệu người Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Các
quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và vùng Caribê có thể bị thiệt hại hết sức nghiêm
trọng. Sự thay đổi hình thái dòng chảy và hiện tượng băng tan sẽ gây ra thêm các áp
lực sinh thái, ảnh hưởng xấu đến lưu lượng nước tưới và sự định cư của con người.
Trung Á, Bắc Trung Quốc và khu vực phía bắc của Nam Á phải đối mặt với các nguy
cơ rất lớn liên quan đến sự tan chảy của các núi băng với tốc độ 10-15m/năm ở dãy
Hymalaya. Khi các núi băng tan chảy, 7 hệ thống sông lớn của châu Á sẽ có lưu lượng
tăng lên trong khoảng thời gian ngắn, sau đó lại hạ xuống, ảnh hưởng đến nguồn cung
cấp nước và duy trì nguồn cung lương thực cho hàng trăm triệu người ở khu vực Nam
Á.
Nước biển ấm lên sẽ sinh ra những cơn bão nhiệt đới mạnh hơn. Với hơn 344 triệu
người hiện đang phải đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các xoáy thuận nhiệt đới,
các cơn bão mạnh hơn có thể gây thiệt hại nặng nề cho một số nước. Hiện có 1 tỷ
người đang sống ở các khu nhà ổ chuột đô thị, trên các triền đồi có nguy cơ bị sạt lở,
hay bên các bờ sông luôn bị ngập lụt đang phải đối mặt với nguy cơ tổn thương
nghiêm trọng.
1.3. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN
Rất khó có thể đánh giá đầy đủ về những ảnh hưởng gián tiếp của mực nước biển
dâng cao do biến đổi khí hậu. Song, có thể nhận thấy các khu vực duyên hải, ven biển
sẽ chịu nhiều tác động nhất, mà khu vực này lại là nơi tập trung các đô thị lớn, dân cư
đông đúc và các cơ sở hạ tầng quan trọng. Một đánh giá của Chương trình Đánh giá
quy mô của Con người đến Sự thay đổi môi trường toàn cầu (UNU-IHDP) cho thấy:
hiện nay có rất nhiều trung tâm đô thị đặt tại các vùng thấp ven biển. Đó là các vùng
đất tiếp giáp với biển, ở độ cao dưới 10m so với mực nước biển, chiếm 2% diện tích
bề mặt Trái đất nhưng tập trung tới 10% dân số thế giới và 13% dân số đô thị. Có 10
nước có số đông dân số sống ở các vùng ven biển có độ cao dưới 10m, với tổng số 463
triệu người, chiếm 73% dân số thế giới sống trong khu vực này (9/10 nước này là ở
khu vực châu Á). Trong số 180 nước có dân số sống ở các vùng ven biển thì có tới
70% có các đô thị lớn nhất mở rộng ra sát biển.
Những hậu quả của nước biển dâng cao sẽ liên quan đến các một số lĩnh vực tiềm
tàng như thuỷ sản, nông nghiệp, đa dạng sinh học, du lịch. Mực nước biển dâng cao
còn dẫn tới những khủng hoảng sinh thái, kinh tế và xã hội như tạo ra các dòng người
di cư (tị nạn môi trường) thoát khỏi các vùng bị ảnh hưởng, gây xáo trộn về trật tự xã
hội và các vấn đề khác về sức khoẻ môi trường. Có thể tóm lược các ảnh hưởng tiềm
tàng về kinh tế xã hội chính của mực nước biển dâng như sau:
- Tăng nguy cơ thiệt hại về tài sản và các nơi cư trú vùng ven biển.
- Tăng rủi ro ngập lụt và tỷ lệ thương vong.
- Phá huỷ các công trình bảo vệ bờ biển và các công trình cơ sở hạ tầng khác.
- Suy giảm các nguồn tài nguyên tái tạo và sinh kế.
- Suy giảm các chức năng du lịch, giải trí và giao thông.
- Thiệt hại về các giá trị về văn hóa.
- Nảy sinh các vấn đề mới về tái định cư.
12
- Tác động đến nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản do suy giảm chất lượng đất và
nước.
Tài liệu “Tác động của mực nước biển dâng cao đến các nước đang phát triển:
Phân tích so sánh” của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện tháng 2/2007 đã đánh giá
các tác động của mực nước biển dâng cao đối với tất cả các nước đang phát triển bằng
cách sử dụng bộ chỉ số đồng nhất các chỉ thị và với các kịch bản khác nhau về mực
nước biển dâng cao. Có thể nói, đây là tài liệu đầu tiên được thực hiện theo hình thức
này. Năm 2006, Mendelsohn và các cộng sự đã đưa ra thêm bằng chứng, bằng việc
đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đối với thị trường tại các nước giàu và
nghèo theo các kịch bản khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã không đánh
giá tác động của mực nước biển dâng cao đến các chỉ thị tự nhiên và xã hội. Với tài
liệu này, WB đã chia 84 nước đang phát triển ở ven biển thành 5 nhóm theo 5 văn
phòng khu vực của WB gồm: Mỹ Latin và Caribê (25 nước); Trung Đông và Bắc Phi
(13 nước); Châu Phi cận Xahara (29 nước); Đông Á (13 nước); và Nam Á (4 nước).
Với mỗi nước và khu vực, các nhà khoa học đánh giá tác động của mực nước biển
dâng cao theo 6 chỉ thị: đất đai, dân số, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), diện tích đô thị
và đất ngập nước. Cuối cùng, các tác động này được tính toán theo các kịch bản về
mực nước biển dâng cao từ 1-5m.
Các nhà khoa học đã sử dụng phần mềm của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để
chồng ghép 6 yếu tố quan trọng bị tác động của các vùng có nguy cơ nhấn chìm theo 5
kịch bản nước biển dâng từ 1-5m. Đánh giá cũng sử dụng các nguồn dữ liệu không
gian phân tán tại nhiều trung tâm như Trung tâm Nghiên cứu các Hệ thống môi trường
(CESR), Trung tâm quốc tế Mạng thông tin về Khoa học Trái đất (CIESIN), Trung
tâm Quốc tế về Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT), Viện Nghiên cứu Chính sách Lương
thực Quốc tế (IFPRI), Cơ quan Hàng không và Không gian Quốc gia (NASA), Cơ
quan Quản lý Hải dương và Khí quyển quốc gia (NOAA) và WB.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy 0,31% (194.309 km2) vùng lãnh thổ của 84 nước
đang phát triển bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao 1m. Tỷ lệ bị ngập có thể
tăng lên 1,2% theo kịch bản nước biển dâng cao 5m. Cho dù tỷ lệ này nhỏ song sẽ có
khoảng 56 triệu người (hay 1,28% dân số) ở 84 nước đang phát triển bị ảnh hưởng khi
mực nước biển dâng cao 1m. Tác động của mực nước biển dâng cao đến GDP cao hơn
chút ít so với tác động đến dân số. Các vùng đất ngập nước cũng chịu tác động đáng kể
cho dù nước biển chỉ dâng 1m. Sẽ có 7,3% các vùng đất ngập nước ở 84 nước bị ảnh
hưởng khi mực nước biển dâng cao 5m.
Với mỗi chỉ thị, WB đưa ra danh sách 10 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo đó,
với kịch bản nước biển dâng cao 1m, Bahamas (khu vực Mỹ latinh và Caribê) là nước
bị ảnh hưởng nặng nhất xét về diện tích bị ảnh hưởng (12% tổng diện tích). Việt Nam
đứng đầu danh sách 10 nước bị ảnh hưởng về dân số, khu vực đô thị và đất ngập nước
(khoảng 10%). Nông nghiệp của Ai Cập bị ảnh hưởng nhiều nhất, gần 13%. 28% diện
tích đất ngập nước của Việt Nam, Jamaica và Belize có thể bị ảnh hưởng khi mực
nước biển dâng cao 1m. Xét về tất cả các chỉ thị, theo Báo cáo của WB, Việt Nam nằm
trong danh sách 5 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất cùng với Ai Cập, Suriname và
Bahamas.
13
Bảng 1. Tác động của mực nước biển dâng cao đến khu vực Đông Á
Các đối
tượng bị
ảnh
hưởng
1m 2m 3m 4m 5m
Tổng diện tích 14.140.767 km2
Diện tích 74.020 119.370 178.177 248.970 325.089
% 0,52 0,84 1,26 1,76 2,30
Tổng dân số 1.883.407.000 người
Dân số 37.193.866 60.155.640 90.003.580 126.207.275 162.445.397
% 1,97 3,19 4,78 6,70 8,63
Tổng GDP 7.577.206 triệu USD
GDP (triệu
USD)
158.399 255.510 394.081 592.598 772.904
% 2,09 3,37 5,20 7,82 10,20
Tổng diện tích đô thị 388.054 km2
Đô thị 6.648 11.127 17.596 25.725 34.896
% 1,71 2,87 4,53 6,63 8,99
Tổng diện tích đất nông nghiệp 5.472.581 km2
Đất nông
nghiệp
45.393 78.347 121.728 174.076 229.185
% 0,83 1,43 2,22 3,18 4,19
Tổng diện tích đất ngập nước 1.366.069 km2
Đất ngập
nước
36.463 56.579 79.984 110.671 130.780
% 2,67 4,14 5,86 8,10 9,57
Nguồn: WB, 2007
Đông Á sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi nước biển dâng. Khi nước biển dâng 5m, Đông
Á là khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong khối các nước đang phát triển. Với
các kịch bản nước biển dâng tương ứng từ 1m đến 5m, dân số bị ảnh hưởng là khoảng
2% đến 8,6%, trong khi ảnh hưởng đến GDP là 2,09% đến 10,2%. Khu vực đô thị và
diện tích các vùng đất ngập nước cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng khi nước biển
dâng.
Theo đánh giá này, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi nước biển
dâng: khoảng 16% tổng diện tích của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển dâng 5m,
đưa Việt Nam trở thành nước thứ hai sau Bahamas (60% tổng diện tích) trong số các
nước được phân tích trong nghiên cứu này. Đa số ảnh hưởng này tác động đến Đồng bằng
sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Một phần lớn dân cư Việt Nam và các hoạt
động kinh kế nằm ở vị trên vùng đồng bằng của hai con sông này. 10,8% dân số Việt
Nam sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển dâng 1m. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số 84 quốc gia
14
(tiếp theo là Ai Cập với 10,56%). Dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng đến 35% với nước
biển dâng ở mức 5m. Ảnh hưởng của nước biển dâng đến GDP của Việt Nam và khu vực
đô thị gần với mức ảnh hưởng đến dân số của Việt Nam.
GDP của Thái Lan cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ
đáng kể chỉ khi nước biển dâng ở mức 4m đến 5m. Trong tất cả các chỉ thị, khu vực nông
nghiệp Việt Nam sẽ ảnh hưởng nặng nhất ở các nước Đông Á. Đồng thời, nông nghiệp
của Myanmar, cũng như các vùng đất ngập nước cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Hầu hết
các vùng đất ngập nước của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng của nước biển dâng.
Bảng 2. Tác động của mực nước biển dâng cao ở Nam Á
Các đối
tượng bị
ảnh hưởng
1m 2m 3m 4m 5m
Tổng diện tích 4.197.171 km2
Diện tích 12.362 21.983 35.696 52.207 69.225
% 0,29 0,52 0,85 1,24 1,65
Tổng dân số 1.306.556.000 người
Dân số 5.870.472 10.187.694 17.810.069 22.065.103 39.505.521
% 0,45 0,78 1,36 1,69 3,02
Tổng GDP 3.295.567 triệu USD
GDP (triệu
USD)
18.021 30.957 52.036 72.462 94.020
% 0,55 0,94 1,58 2,20 2,85
Tổng diện tích đô thị 241.779 km2
Đô thị 809 1.379 2.311 3.599 5.117
% 0,33 0,57 0,96 1,49 2,12
Tổng diện tích đất nông nghiệp 3.023.617 km2
Đất nông
nghiệp
3.442 6.951 13.501 23.716 35.190
% 0,11 0,23 0,45 0,78 1,16
Tổng diện tích đất ngập nước 579.130 km2
Đất ngập
nước
9.184 16.685 25.988 36.109 46.003
% 1,59 2,88 4,49 6,24 7,94
Nguồn: WB, 2007
15
Hình 2. Dân số bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ở Đông Á
Nguồn:WB, 2007
Hình 3. Diện tích đất các quốc gia bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ở Đông Á
Nguồn: WB 2007
Hình 4. Diện tích đất ngập nước các quốc gia bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng
ở Đông Á
Nguồn: WB, 2007
16
1.2. CƠ SỞ KHUNG ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DÂNG CAO
NƯỚC BIỂN
Các nghiên cứu về tác động của mực nước biển dâng cao thường tập trung vào đánh
giá các tác động và sự ứng phó. Năm 2001, Smit và các cộng sự đã đưa ra khung đánh
giá, trên cơ sở khung của Klein và Nicholls (1999) làm nền tảng cho thực hiện diễn
giải và so sánh. Mực nước biển, cho dù do nguyên nhân nào thì nó cũng có những tác
động như tăng xói lở và ngập lụt. Ngược lại các tác động này lại có những tác động
đến kinh tế xã hội gián tiếp tuỳ thuộc vào sự tiếp xúc của con người trước các thay đổi
này. Các hệ thống bị ảnh hưởng đồng thời cũng có những sự phản hồi quan trọng như
tự điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi trên. Các vùng ven biển là khu vực bị
tác động nhiều nhất khi nước biển dâng. Vùng ven biển chính là nơi diễn ra các quá
trình tương tác giữa các hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội.
Cả hai hệ thống này đều được đặc trưng bởi các mức ảnh hưởng (tiếp xúc), tính
nhạy cảm và khả năng thích ứng trước mực nước biển dâng cao và các thay đổi khác
liên quan đến khí hậu và các áp lực không liên quan đến khí hậu. Tính nhạy cảm và
khả năng thích ứng kết hợp với mức độ tiếp xúc sẽ xác định tính dễ tổn thương của
mỗi hệ thống.
Hình 5. Cơ sở khung đánh giá Tính tổn thương và tác động của sự dâng cao nước
biển đối với vùng ven biển
Nguồn: Nicholl, 2002
HỆ THỐNG TỰ NHIÊN
Nước biển
dâng và các
thay đổi khí
hậu khác
Khả năng thích ứng
kinh tế-xã hội
Tính nhạy cảm về
kinh tế-xã hội
Khả năng tự thích ứng
Tính nhạy cảm kinh tế-
xã hội
Cácảnh hưởng khác
Khả năng thích ứng
theo kế hoạch
Các áp lực
không liên
quan đến
khí hậu
Khả năng thích
ứng tự nhiên
Tính nhạy cảm
tự nhiên
Khả năng tự
thích ứng
Tính tổn thương tự
nhiên
Cácảnh hưởng
sinh-địa-vật lý
Khả năng thích ứng
theo kế hoạch
HỆ THỐNG KT-XH
17
Mức tiếp xúc được xác định là tính chất và mức độ, mà một hệ thống khi tiếp xúc
với các thay đổi về khí hậu như nước biển dâng.
Tính nhạy cảm, là mức độ mà một hệ thống khi bị ảnh hưởng, hoặc bị ảnh hưởng
nghiêm trọng hoặc hưởng lại từ sự thay đổi khí hậu.
Khả năng tự thích ứng, biểu hiện là các phản ứng tự nhiên thích ứng trước mực
nước biển dâng cao. Các quá trình thích ứng tự nhiên thường bị giảm nhẹ, hoặc ngừng
lại bởi các áp lực do con người.
Khả năng thích ứng theo kế hoạch (đã xuất hiện trong hệ thống kinh tế xã hội) có thể giúp
giảm thiểu tính tổn thương bằng rất nhiều giải pháp. Sự tương tác giữa các hệ thống tự nhiên và
kinh tế xã hội ở các vùng ven biển diễn ra rất phức tạp. Do vậy, các hình thức thích ứng và điều
chỉnh trong mỗi hệ thống và giữa hai hệ thống thường nhằm giảm cường độ của các tác động
tiềm tàng khi các tác động này xảy ra. Nhờ đó, các tác động thực thường bớt nghiêm trọng hơn so
với tác động tiềm tàng được dự báo ban đầu.
Các kịch bản tương lai về nước biển dâng
Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC đưa ra năm 2007 dự báo về mực nước biển dâng cao
theo các kịch bản khác nhau: Trong 2 thập kỷ tới, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng khoảng 0,20C mỗi thập
kỷ. Thậm chí nếu nồng độ của các khí nhà kính và các sol khí khác vẫn giữ ở mức năm 2000 thì
nhiệt độ trung bình Trái đất vẫn tăng thêm 0,10C mỗi thập kỷ.
Bảng 4. Các kịch bản và nhiệt độ và nước biển dâng theo IPCC (2007)
Các kịch bản Sự thay đổi nhiệt độ (0C, giai
đoạn 2090-2099 so với giai đoạn
1980-1999)
Mực nước biển dâng (m,
giai đoạn 2090-2099 so
với giai đoạn 1980-1999)
Trung bình Giới hạn Phạm vi dao động
Mức nền của năm 2000 0,6 0,3-0,9 -
Kịch bản B1 1,8 1,1-2,9 0,18-0,38
Kịch bản A1T 2,4 1,4-3,8 0,20-0,45
Kịch bản B2 2,4 1,4-3,8 0,20-0,43
Kịch bản A1B 2,8 1,7-4,4 0,21-0,48
Kịch bản A2 3,4 2,0-5,4 0,23-0,51
Kịch bản A1F1 4,0 2,4-6,4 0,26-0,59
Nguồn: IPCC, 2007
Kịch bản A1: Nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh, dân số toàn cầu đạt cực đại vào
những năm giữa thế kỷ và nhiều công nghệ mới hiệu suất cao sẽ được đưa vào sử dụng. Kịch
bản A1 chia làm 3 nhóm với các hướng thay đổi khác nhau trong công nghệ:
- Nhiên liệu hóa thạch (A1F1).
- Nhiên liệu phi hóa thạch (A1T).
- Cân bằng giữa các loại năng lượng (A1B).
Kịch bản B1: Dân số toàn cầu cũng đạt cực đại vào những năm giữa thế kỷ giống kịch bản A1
nhưng có sự thay đổi nhanh hơn trong cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ và kinh tế nông thôn.
Kịch bản B2: Sự tăng trưởng kinh tế và dân số ở mức trung bình, các giải pháp phát
triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững khu vực được chú trọng.
Kịch bản A2: dân số toàn cầu tăng trưởng nhanh trong khi phát triển kinh tế và
chuyển giao công nghệ chậm.
18
II. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ DÂNG CAO NƯỚC BIỂN TỚI MỘT SỐ
QUỐC GIA CÓ BIỂN VÀ VIỆT NAM
2.1. BĂNGLAĐÉT
Bănglađét là một trong những vùng châu thổ lớn trên thế giới với 230 hệ thống sông
ngòi dày đặc phân bố khắp đất nước. Trong đó lớn nhất là Hệ thống sông Hằng,
Brahmaputra và Meghna. Địa hình Bănglađét thoải từ phía Bắc xuống phía Nam với
710 km đường bờ biển. Dải ven biển phía Nam nằm song song với Vịnh Bengal ở mũi
phía Bắc của Ấn Độ Dương, nông và có dạng hình cung lõm, thường xuyên bị bão tấn
công, gây ra sóng lớn. Dải ven biển tập trung 19 trong số 64 quận của Bănglađét, trong
đó có 12 quận tiếp giáp với biển hoặc nằm trên vùng cửa sông. Dân số vùng ven biển
là 35,1 triệu người, chiếm 28% tổng dân số (năm 2003). Mật độ dân số ở vùng duyên
hải là 482 người/km2, trong khi có những nơi tập trung tới 1.012 người/km2. Nuôi
trồng thuỷ sản, nông nghiệp, nuôi tôm, sản xuất muối và du lịch là các hoạt động kinh
tế chính ở vùng ven biển Bănglađét.
Bănglađét là nước tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, thiếu vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng
cần thiết, thiếu năng lực thể chế, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên.... Những
đặc điểm này khiến cho Bănglađét rất dễ tổn thương trước các ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu, và dân cư ở dải ven biển tổn thương nhiều hơn so với dân cư ở các khu vực
khác nếu xảy ra các tác động. Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc (UNDP) năm 2007, mực nước biển dâng 1m sẽ nhấn chìm 18% diện tích đất,
trực tiếp đe doạ 11% dân số. Tác động của mực nước sông do mực nước biển dâng cao
có thể ảnh hưởng đến 70 triệu người. Nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng tới diện
tích rộng lớn vùng ven biển và vùng đồng bằng ngập lũ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
việc thực hiện các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, gây ra dòng người tị nạn môi
trường. Các đối tượng bị tổn thương nhiều nhất khi nước biển dâng 1m là tài nguyên
vùng ven biển, tài nguyên nước, nông nghiệp và đa dạng sinh học, trong đó
Sundarbans là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khu vực Sundarbans là nguồn sinh kế
duy trì cuộc sống cho khoảng 10 triệu người. Các hoạt động chính ở Sundarbans là
khai thác thuỷ sản, gỗ và mật ong (Bảng 5).
Bảng 5: Nước biển dâng và những ảnh hưởng tiềm tàng ở Bănglađét
Năm 2020 2050 2100
Mực nước dâng 10cm 25cm 1m
Diện tích chìm
dưới mực nước
biển
2 % diện tích đất
(2.500 km2)
4 % diện tích đất
(6.300 km2)
17,5 % diện tích đất (25,000
km2).
Các khu vực bị ảnh hưởng
nhiều nhất gồm Patuakhali,
Khulna và Barisal
Bão 1991 trận bão, lốc diễn ra,
với mức tăng 10% về
cường độ, tốc độ gió tăng
từ 225 đến 248 km/h;
Bão làm nước dâng 7,4-9,1m và
làm mực nước biển dâng cao 1
m.
Ngập lụt Ngập lụt tăng 20%
.
Tăng ngập lụt ở sông
đồng bằng ngập lũ sông
Tăng diện tích bị ngập mức độ
lũ lụt.
19
Meghna và sông Hằng.
Ngập trong mùa mưa làm
tăng thiệt hại mùa màng.
Nông nghiệp Nước biển dâng
làm giảm 0,2% sản
lượng do ngập.
Giảm 1% sản lượng
so với mức hiện
nay.
Mực biển dâng cao 0,3m
làm giảm 0,5% sản lượng
do ngập.
Giảm 2% so với mức
hiện nay.
Lũ tàn phá làm thiệt hại trong
nhiều năm
Hệ sinh thái Nhấn chìm 15%
Sundarbans
Nhấn chìm 40%
Sundarbans
Sundarbans có thể mất hoàn
toàn. Mất Sundarbans và các
vùng ngập nước ven biển làm
giảm diện tích các bãi đẻ của
nhiều loài cá, làm giảm số
lượng quần thể.
Xâm nhập mặn Tăng Tăng Tăng
Nguồn: WB, 2000.
Ngoài các nguyên nhân do băng tan và nước dãn nở do nhiệt, thì sự sụt lún và nâng
lên của nền đất là các yếu tố quan trọng góp phần vào nước biển dâng ở Bănglađét.
Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng (SAARC) thực hiện năm 2003
dựa trên 22 bộ dữ liệu năm về thuỷ triều tại 3 trạm đo ven biển cho thấy tốc độ nước
biển dâng trong 22 năm qua là khá cao. Mức triều dâng ở Hiron Point, Char Changa và
Cox’s Bazar tương ứng với các mức 4,0 mm/năm, 6,0 mm/năm và 7,8 mm/năm trong
khoảng thời gian từ 1977-1998. Tốc độ triều dâng ở dải ven biển phía tây cao gấp đôi
dải ven biển phía đông. Sự khác biệt này có thể do sự sụt lún và nâng lên của nền đất,
tuy nhiên xu thế sụt lún là chủ yếu. Để đánh giá chính xác mức nước biển dâng lên ở
vùng ven biển Bănglađét, cần có những đo đạc về lượng phù sa ở các vùng châu thổ và
tốc độ nâng lên hay sụt lún của nền đất trong đó phải kể đến hai hệ thống sông lớn là
sông Hằng và sông Brahmaputra vận chuyển gần 1,6 tỷ tấn phù sa mỗi năm.
Các tác động liên quan đến nước do biến đổi khí hậu và nước biển dâng là những
vấn đề nghiêm trọng nhất ở Bănglađét, đặc biệt là liên quan đến ngập lụt ven biển và
ven sông. Những thay đổi về nền đáy sông do quá trình vận chuyển phù sa và trầm
tích, cũng như những thay đổi về đặc điểm hình thái do biến động mực nước và lưu
lượng dòng chảy theo mùa cũng có ý nghĩa quan trọng. Nguy cơ xói lở tăng lên khi
mực nước biển và nước sông dâng cao. Nước biển dâng cuốn trôi lớp đất bề mặt ở dải
ven biển, khiến cho khu vực trở nên dốc hơn. Dải ven biển của Bănglađét được thành
tạo bởi đất bùn và cát do vậy rất dễ tổn thương trước nước biển dâng. Xói lở còn là
nguyên nhân khiến con người phải di dời. Hầu hết người nghèo ở Bănglađét không có
đất. Nhà có thể bị sập do xói lở và nhiều lần sập như vậy khiến họ càng nghèo khổ
hơn. Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Chính sách Trái đất năm 2004 cho thấy sẽ
có khoảng 40 triệu người Bănglađét trở thành tị nạn môi trường do nước biển dâng
1m. Xu thế di cư ra các vùng ven biển khá rõ ràng ở Bănglađét. Trong khi tốc độ tăng
dân số của nước này là 1,2% (2000-2005) thì tốc độ tăng dấn số ở các vùng ven biển
thấp dưới 10m là 2,1%, ở khu vực đô thị là 2,8%. Dòng người tị nạn môi trường này
ngoài một số di dời vào sâu trong nội địa, một số khác tìm đường sang các nước láng
giềng như Ấn Độ và Pakistăng, gây những bất ổn về xã hội trong khu vực.
20
Nước biển dâng sẽ làm tăng các hoạt động làm thay đổi đặc điểm hình thái học của
sông, gia tăng lưu lượng dòng chảy và do vậy làm tăng khả năng xói lở bờ. Xói lở bờ ở
các khu vực cồn đôi khi còn xóa sổ chúng trên bản đồ của Bănglađét. Trong giai đoạn
1972-1987, đã có khoảng 196 km2 cồn bị xói lở và tổng số 11 cồn biến mất tại lưu vực
sông Meghna.
Xói lở bờ sông là hiện tượng phổ biến dọc theo các Hệ thống sông Hằng, Jamuna và
Tista. Trong giai đoạn 1973-1996, đã có khoảng 1,7 triệu ha vùng ngập lũ nhạy cảm
với quá trình xói lở bờ sông. Trong khi có 73.552 ha đất bị xói lở chỉ có 10.628 ha đất
được bồi tụ. Mức độ xói lở trầm trọng còn phụ thuộc vào lưu lượng dòng chảy sông và
lưu lượng này thay đổi lớn theo mùa. Bănglađét là quốc gia có tài nguyên nước dồi
dào, song thực tế là có tới hơn 92% lưu lượng dòng chảy hàng năm là từ bên ngoài
lãnh thổ. Vào mùa mưa tổng lưu lượng của sông Hằng và sông Brahmaputra có thể
đạt đỉnh điểm 80.000 – 140.000 m3/s vào tháng 7-8 hoặc đầu tháng 9, trong khi lưu
lượng của sông Hằng vào tháng 2 và tháng 4 chỉ là gần 1.000 m3/s, sông Brahmaputra
thấp hơn 4.000 m3/s trong khoảng tháng 3 và tháng 4. Ngập lụt là một hiện tượng phổ
biến ở Bănglađét. Ngập lụt ảnh hưởng tới 80% diện tích lãnh thổ mà nguyên nhân có
thể do lũ quét, mưa lớn, ngập lụt theo mùa và ngập lụt vùng ven biển do nước dâng
kèm theo bão. Trong những năm bình thường, 20-25% lãnh thổ bị ngập lụt do nước
sông dâng hoặc tắc nghẽn dòng chảy. Nghiên cứu năm 2003 của SAARC cho thấy xu
thế ngày càng tăng của các cơn bão lớn trên Vịnh Bengal trong thời gian từ tháng 11
năm trước đến tháng 5 năm sau.
Hộp 1: Trận lụt lịch sử ở Bănglađet
Lũ lụt là chuyện bình thường về sinh thái ở Bănglađét. Khi khí hậu biến đổi, lũ lụt bất
thường có thể sẽ là đặc điểm nổi bật trong tương lai. Kinh nghiệm sau trận lụt năm 1998 -
thường gọi là trận lụt thế kỷ - nêu bật nguy cơ lũ lụt gia tăng sẽ dẫn đến những thụt lùi lâu
dài về phát triển con người. Trận lụt năm 1998 là một hiện tượng cực đoan. Trong năm
bình thường thì khoảng ¼ đất nước bị ngập lụt. Khi lên tới đỉnh điểm, trận lụt 1998 ngập
trắng 2/3 đất nước. Trên 1.000 người chết và 30 triệu người thành vô gia cư. Khoảng 10%
diện tích trồng lúa toàn quốc mất trắng. Ngập lụt kéo dài không thể trồng cấy lại nên hàng
chục triệu hộ phải đối mặt với khủng hoảng lương thực.
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng gấp đôi sau lụt. Mười lăm tháng sau lụt, 40% trẻ có tình
trạng dinh dưỡng kém vào thời gian ngập lụt vẫn chưa trở lại được mức dinh dưỡng cũ.
Việc đối phó với trận lụt 1998 đôi khi được coi là bài học thành công về xử lý thiên tai.
Tuy nhiên, lũ lụt có tác động xấu về lâu dài, rõ nhất là về tình trạng dinh dưỡng của trẻ
vốn đã suy dinh dưỡng. Trẻ bị tác động có thể không bao giờ có khả năng phục hồi sau
hậu quả. Hộ nghèo phải chịu đựng trong thời gian trước mắt do cắt giảm tiêu dùng và
bệnh tật gia tăng, và do phải gánh chịu nợ nần chồng chất hơn.
Nguồn: Báo cáo Phát triển Con người 2007-2008, UNDP.
21
Hai phần ba trong số 40 triệu lao động có sức khoẻ ở Bănglađét tham gia làm nông
nghiệp và các hoạt động liên quan khác. Tỷ lệ đất canh tác bị thu hẹp hàng năm là 100.000
ha, do đô thị hoá và phát triển các khu định cư. Với tốc độ mất đất này, kèm theo các nguy
cơ nhiễm mặn và thoái hóa đất, nền nông nghiệp tự cung tự cấp của Bănglađét chắc chắn sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong tương lai. Nhiễm mặn tăng do nước biển dâng làm giảm
sản lượng nông nghiệp do thiếu nguồn nước ngọt và thoái hóa đất. Độ mặn làm giảm mức
năng lượng và khả năng nảy mầm của một số loài thực vật. Trong số 2,85 triệu ha diện tích
vùng ven biển thì có tới 1,2 triệu ha đất canh tác bị nhiễm mặn ở các mức độ khác nhau.
Ngập triều trong mùa mưa, ngập trực tiếp do nước mặn và nước lợ, ranh mặn tiến sâu trong
mùa khô và ngập nước lợ do nuôi tôm là các nguyên nhân chính gây nhiễm mặn ở vùng ven
biển Bănglađét.
Người dân Bănglađét chủ yếu nuôi loài tôm hùm Ấn Độ (Peneaus monodon). Độ mặn
cần thiết cho sự phát triển tối ưu của loài tôm này là 5-25 ppt và chúng không thể nuôi trong
môi trường nước ngọt. Sự xâm nhập mặn tại các vùng duyên hải một mặt giúp nông dân mở
rộng diện tích nuôi tôm mang lại thu nhập, nhưng đồng thời cũng gây ra các ảnh hưởng môi
trường tiềm tàng khác. Các diện tích đất lớn được chuyển đổi thành các cánh đồng nước
mặn diễn ra hàng ngày. Diện tích nuôi tôm tại 3 quận Satkhira, Khulna và Bagerhat tính đến
năm 2004 là 115.900 ha, tăng gấp 87 lần so với năm 1975. Đây cũng là chỉ số về sự xâm
nhập mặn tăng lên ở các vùng ven biển ở Bănglađét. Trong 3 thập kỷ qua, nhiễm mặn đã
làm suy thoái chất lượng đất và nông dân không thể trồng được cây gì trên các vùng đất
nhiễm mặn này. Bằng chứng về sự gia tăng nhiễm mặn ở vùng ven biển Bănglađét thể hiện
rất rõ. Ví dụ, nhà máy điện của thành phố Khulna đã phải ngược lên thượng lưu để lấy nước
ngọt làm mát nồi hơi, trong khi các nhân tố khác cũng góp phần làm tăng nhiễm mặn như
khai thác nước ngầm quá mức ở Farakka mà nguyên nhân là do Ấn Độ nắn dòng chảy về
Calcutta.
Một đánh giá năm 2005 về sản lượng nông nghiệp sụt giảm cho thấy sản lượng gạo tại
làng thuộc quận Satkhira năm 2003 thấp hơn 1.151 tấn so với năm 1985, tương ứng với
mức giảm 69%. Trong đó, 77% mức giảm sản lượng này là do các cánh đồng trồng lúa bị
chuyển thành các ao nuôi tôm và 23% còn lại là do giảm năng suất. Tốc độ thoái hóa đất do
nuôi tôm cũng góp phần khiến sản lượng nông nghiệp giảm. Tốc độ thoái hóa đất ngày
càng tăng và diễn ra phổ biến tại các quận Khulna, Satkhira và Bagerhat. Gạo là nguồn
lương thực chủ lực của Bănglađét. Ước tính nước này có khoảng 10.000 giống lúa, gồm
Aus, Aman, Boro và các giống của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI). Nước biển dâng
làm tăng tần suất ngập lụt và độ mặn, đe doạ đến sản lượng của Aman và Boro. Nước biển
dâng cũng có thể làm tăng rủi ro về sức khoẻ, các bệnh lây nhiễm qua đường nước như tiêu
chảy, tả…Do nguồn nước ngọt khan hiếm, người dân có khi phải sử dụng nguồn nước bị
nhiễm bẩn.
Ngoài ra, vùng ven biển còn là nơi tập trung 21 trung tâm dịch vụ nghề cá của nhà nước.
Các trung tâm này nằm rất gần bờ biển và cửa sông, có nguy cơ bị nhấn chìm cao khi nước
biển dâng. Đối với người dân Bănglađét, cá là nguồn prôtêin chính, chiếm 60-80% nguồn
prôtêin động vật. Suy giảm sản lượng cá có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ và xã hội
khác như suy dinh dưỡng và nghèo đói.
Năm 2003, có khoảng 60 khu nuôi tôm và 124 nhà máy chế biến tôm đặt tại các vùng
ven biển, tập trung ở Teknaf, Ukhia và Sadar thana. Nước biển dâng cao có thể nhấn chìm
22
các ao nuôi tôm. Trận lụt năm 2000 ở Bănglađét đã gây thiệt hại ít nhất 500 triệu USD do
cây trồng, các trại nuôi cá, tài sản và cơ sở hạ tầng bị hư hại. Ngành nuôi tôm là ngành bị
ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức thiệt hại ước tính 250 triệu USD.
Bănglađét còn là một trong những nước sản xuất muối lớn trên thế giới. Bờ biển ở Cox’s
Bazar rất phù hợp với việc sản xuất muối. Khoảng 19.670 ha được sử dụng để sản xuất
muối dọc theo bờ biển Cox’s Bazar. Tại đây có 216 hồ muối với diện tích 8.153 ha chỉ
riêng ở Chakaria và Sadar thana, sản xuất ra 175.030 tấn muối hàng năm. Hơn nữa, các nhà
máy chế biến muối đều đặt gần bờ biển. Ngành công nghiệp này bị ảnh hưởng nghiêm
trọng khi mực nước biển dâng. Hai mươi triệu người trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến
sản xuất muối bị ảnh hưởng và có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Nước biển dâng còn làm thay đổi vị trí của các cửa sông, gây ra sự thay đổi lớn đối với
các nơi cư trú và bãi đẻ của các loài sinh vật do tăng hàm lượng muối, phân mảnh và thu
hẹp nơi cư trú. Bănglađét còn nổi tiếng với Sundarbans, một di sản thế giới được UNESCO
công nhận. Sundarbans chính là rừng ngập mặn lớn nhất trên thế giới, nằm ở phía Đông
Nam của Bănglađét trải rộng cả 3 quận Khulna, Satkhira và Bagerhat. Khu rừng này còn là
điểm nóng về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng trong Sách Đỏ
của IUCN và là nơi cư trú cuối cùng còn sót lại cho loài hổ Bengal (Panthera tigris). Theo
đánh giá năm 2000 của WB, Sundarbans sẽ bị nhấn chìm 15% khi nước biển dâng 10 cm,
40% khi nước biển dâng cao 25 cm và bị nhấn chìm hoàn toàn khi mực nước biển dâng 1m.
Mất Sundarbans có nghĩa mất di sản, mất đa dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ sản, sinh kế và
sau cùng là mất đi hệ sinh thái có năng suất cao.
Bănglađét còn là nơi thu hút khách du lịch bởi có những bãi biển đẹp ở Kuakata Patenga,
Cox’s Bazar. Ngành du lịch ở Kuakata bị ảnh hưởng nhiều hơn do nằm gần bờ biển và ở
khu vực dễ bị tổn thương hơn so với Cox’s Bazar và Chittagong. Ngoài ra, còn có rất nhiều
cơ sở hạ tầng du lịch khác được xây dựng ở khu vực ven biển. Trước nguy cơ nước biển
dâng, các tài sản này sẽ bị đe doạ và tiềm năng du lịch thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng.
Với một nước có địa hình thấp trũng như Bănglađét, thì các tác động của nước biển dâng
là quá rõ ràng. Các hoạt động sinh kế của người dân và các hệ sinh thái quan trọng bị ảnh
hưởng. Nước biển dâng sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của Bănglađét. Chính
vì vậy, Chính phủ Bănglađét cần phải có những nỗ lực lớn để giải quyết vấn đề, thông qua
một chiến lược tổng thể nhằm đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhằm đảm
bảo tính toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ sự an toàn cho cư dân của mình. Chiến lược quốc gia
thích ứng với biến đổi khí hậu của Bănglađét là một phản ứng của chính phủ trước phiên
họp lần thứ 7 Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi
khí hậu. Chương trình thích ứng quốc gia (NAPA) đã đưa ra các biện pháp thích ứng dưới
dạng một loạt các hành động bổ sung cho các mục tiêu quốc gia và các hiệp ước quốc tế mà
Bănglađét đã ký kết. NAPA cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các chính sách và các chương
trình khác về môi trường như Kế hoạch Hành động quốc gia về đa dạng sinh học, Kế hoạch
hành động quốc gia về quản lý môi trường…
Tuy nhiên, việc thực hiện các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ở Bănglađét gặp
phải một số trở ngại. Thứ nhất, thiếu nhận thức về mức độ và quy mô của vấn đề cũng như
các hành động cần phải thực hiện - trở ngại lớn nhất trong số những trở ngại. Sự thiếu nhận
thức này tồn tại ở cả các cấp, gồm các nhà ra chính sách cấp quốc gia cho đến cấp ngành và
23
địa phương, các nhóm xã hội dân sự và cả các cộng đồng dễ bị tổn thương. Thứ hai, thiếu
sự lồng ghép các tác động của biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng và triển khai các
chính sách, các chương trình ở các lĩnh vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Trở ngại cuối
cùng trong thực hiện các hành động là thiếu các công cụ phù hợp, tri thức và phương pháp
luận để hướng dẫn cho người ra quyết định.
Trong thời gian trước khi có NAPA, kể từ Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 và cuối cùng là Kế
hoạch 5 năm lần thứ 5 (1997-2020), vấn đề bảo tồn và bảo vệ môi trường hướng tới phát
triển bền vững nền kinh tế đã được Chính phủ Bằnglađét chú ý đến và tiếp theo đó là Chiến
lược Giảm nghèo đói (PRSP). Trong khoảng thời gian từ đó đến nay, Chính phủ Bănglađét
đã có những hành động nhằm hạn chế các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Chính phủ,
các tổ chức phi chính phủ trong thời gian diễn ra thảm họa đã phối hợp hành động, giảm
thiệt hại về người và tài sản. Các sáng kiến ban đầu đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao
và ghi nhận. Chính phủ Bănglađét đã cho xây dựng gần 2.000 khu nhà tránh bão ở vùng
duyên hải, khoảng 200 khu nhà tránh lũ lụt trên nền đất cao cho những người bị đe doạ bởi
bão và ngập lụt. Khoảng 3.931 km đê bao vùng ven biển đã được xây dựng qua các năm
nhằm bảo vệ đất khỏi bị nhiễm mặn do thuỷ triều và nước dâng do bão và đào thêm 4.774
km hệ thống kênh thoát nước. Chính phủ cũng đã thực hiện Dự án Vành đai Xanh ở các
vùng ven biển với sự tham gia của cộng đồng địa phương. Chương trình tái trồng rừng này
nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của thiên nhiên, nhất là các ảnh hưởng do bão và
nước dâng, đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.
Gia tăng nhiễm mặn đã làm trầm trọng thêm vấn đề cung cấp nước sạch ở các vùng
duyên hải. Công nghệ thu gom nước mưa được chính phủ và các nhóm phi chính phủ tuyên
truyền và phổ biến rộng rãi. Nền nông nghiệp thích nghi với ngập lụt được thúc đẩy thông
qua nghiên cứu các giống lúa chịu mặn ; lắp đặt hệ thống ống dùng cho tưới tiêu gần mặt
đất nhằm giảm tác động của độ mặn…
Các giải pháp thích ứng được đề xuất cho Bănglađét nhằm giảm thiểu các tác động của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa trên các cơ chế hiện nay, các thực tiễn và các chiến
lược tương lai. Các giải pháp này được chia thành 2 nhóm, gồm nhóm ‘can thiệp’ và nhóm
‘hỗ trợ’.
Nhóm các giải pháp can thiệp bao gồm:
1. Thúc đẩy áp dụng nền canh tác vùng ven biển trong điều kiện độ mặn tăng.
2. Thúc đẩy ngư nghiệp vùng ven biển thông qua ương, nuôi, đa dạng hóa các thực
tiễn nuôi các loài cá có khả năng chịu mặn ở các vùng ven biển của Bănglađét.
3. Xây dựng các khu nhà tránh lũ, thành lập trung tâm thông tin và hỗ trợ cho tình
hình ngập lụt ngày càng tăng.
4. Giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu thông qua tái trồng rừng với sự tham
gia của cộng đồng địa phương.
5. Cung cấp nước sạch cho các cộng đồng vùng ven biển nhằm giải quyết tình trạng
nhiễm mặn gia tăng do nước biển dâng.
6. Tăng tính ‘đàn hồi’ của cơ sở hạ tầng độ thị và các ngành công nghiệp trước các tác
động của biến đổi khí hậu, như ngập lụt và bão.
Nhóm các giải pháp hỗ trợ bao gồm:
1. Xây dựng năng lực về lồng ghép biến đổi khí hậu vào quá trình quy hoạch, thiết kế
xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý xung đột.
24
2. Tìm kiếm các giải pháp về bảo hiểm trước các thảm hoạ về biến đổi khí hậu
3. Lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào các chính sách và các chương trình
trong các ngành/lĩnh vực khác nhau.
4. Đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở cấp trung học trở lên.
5. Phổ biến thông tin về biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng cho các cộng
đồng dễ bị tổn thương, các giải pháp ứng phó khẩn cấp và nâng cao nhận thức về
các thảm hoạ liên quan đến khí hậu.
6. Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống mặn, ngập lụt nhằm
hỗ trợ cho việc thích ứng trong tương lai.
7. Tìm kiếm và phổ biến các tri thức/kinh nghiệm về thích ứng (bao gồm cả các tri
thức bản địa) với khả năng biến đổi của khí hậu.
Hình 6. Sơ đồ quy trình soạn thảo NAPA của Bănglađét
Nguồn: Bộ Môi trường và Rừng, Bănglađét, 11/2005
Nhóm Hướng dẫn chính
sách và Quản lý
Các nhiệm vụ và kết quả Các tài liệu thứ cấp quan
trọng
Ban Điều phối dự án NAPA
Nhóm Quản lý dự án NAPA
(Giám đốc Dự án Quốc gia,
Điều phối viên dự án quốc
gia)
Nhóm tư vấn
quốc gia
Nhóm tư vấn
quốc tế
Hội thảo khởi động
Thảo luận về Phương pháp luận đánh giá tính
tổn thương và khả năng thích ứng theo ngành
Tổng hợp các tác động
Chiến lược, tính tổn thương, các thách thức và
xu thế phát triển, cơ sở khung triển khai
Nhóm chuyên gia đa ngành và
Nhóm công tác theo ngành
Tư vấn cho các bên có vai trò ở cấp vùng
Xác định các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, các
chiến lược và giải pháp thích ứng trong tương lai
Báo cáo đánh giá theo ngành
Các tác động, tính tổn thương và các giải pháp thích ứng
tiềm tàng
Kết nối các hoạt động tiềm tàng của
NAPA
Dựa trên những tư vấn và ý tưởng từ Báo cáo đánh
giá theo ngành
Xây dựng tiêu chí
đểưu tiên các giải pháp thích ứng
Tư vấn cho các bên tham gia có vai trò ở cấp
quốc gia
Ưu tiên và sắp xếp các dự án/biện pháp thích ứng
NAPA hoàn chỉnh
Danh mục các dự án tiềm tàng
được lồng ghép vào Chính sách Quốc gia
Cơ sở khung và Chương trìnhđược Chính phủ thông qua
• Khung chính sách thích
ứng
• Phương pháp và cơ sở khung
được sử dụng trong các nghiên
cứu trước đây
• Các nghiên cứu trước đây
• Báo cáo về các chiến lược
cho các hiện tượng thời
tiết khắc nghiệt.
• Kế hoạch quản lý tài
nguyên nước quốc gia.
• Chiến lược về giảm đói
nghèo.
• Kế hoạch Phát triển Quốc
gia
• Các kế hoạch Phát triển
của ngành.
25
2.2. TRUNG QUỐC
Đã có những bằng chứng cho thấy nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng cao đã
gây ra những tác động đối với các vùng ven biển Trung Quốc, gồm gia tăng xói lở, suy
thoái các hệ sinh thái, tăng nhiễm mặn, tần suất và cường độ bão. Những tác động này
khác nhau ở từng khu vực, tuỳ thuộc vào các điều kiện vật lý, sinh thái, kinh tế xã hội
của từng địa phương. Các hoạt động của con người ở vùng ven biển cũng góp phần
làm gia tăng những ảnh hưởng này.
Dọc bờ biển Trung Quốc có 14 đơn vị hành chính, trong đó có 8 tỉnh, 2 thành phố
lớn (Thượng Hải và Thiên Tân), hai khu hành chính đặc biệt (Hồng Kông và Ma Cao)
với tổng diện tích khoảng 1,6x106km2, chiếm 16,8% tổng diện tích lãnh thổ Trung
Quốc, nhưng tập trung tới 41,9% dân số và đóng góp 72,5% GDP. Dải ven biển phía
Đông này chính là khu vực tập trung dân cư và kinh tế phát triển năng động nhất. Tuy
nhiên, các vùng châu thổ thấp và đồng bằng ven biển này lại được đánh giá là khu vực
dễ bị tổn thương nhất do nóng lên toàn cầu và nước biển dâng. Dự báo trong tương lai
nóng lên toàn cầu và nước biển dâng sẽ tiếp diễn và gia tăng, kèm theo những thảm
họa do bão và mưa lớn. Trong thời gian gần đây, phát triển kinh tế nhanh chóng diễn
ra đồng thời với việc thu hút số đông dân cư đổ về các vùng duyên hải và đô thị hóa đã
gây ra sức ép ngày càng lớn đến tài nguyên vùng ven biển ở Trung Quốc. Các hoạt
động của con người tăng lên làm cho những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực
nước dâng trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn (Bảng 6).
Bảng 6. Số liệu thống kê 14 đơn vị hành chính ven biển ở Trung Quốc
Nguồn : Uỷ ban Thống kê Nhà nước, Trung Quốc 2000.
Trong những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc bùng nổ là nhờ có các chính sách
khuyến khích sự phát triển của các vùng duyên hải. Những chính sách đó đã thúc đẩy
xu thế và luồng di dân ra các vùng ven biển lớn nhất trong lịch sử. Nước biển dâng cao
làm tăng rủi ro ngập lụt ở các vùng dễ bị tổn thương nhất, là nguyên nhân gây tổn thất
về kinh tế và đẩy con người vào tình trạng nguy hiểm. Ngập lụt vùng duyên hải do
nước dâng kèm theo bão đã ảnh hưởng đến hàng chục triệu người và thiệt hại hàng
chục triệu USD. Trung Quốc cũng là nước nằm trong danh sách 10 nước có phần đông
Đất liền Đảo Tổng số % tổng số
Diện tích(106 km2) 1.248 0.36 1.608 16,75
Dân số (106) 498,5 29,1 527,6 41,9
Mật độ dân số (người/km2) 321,6
GDP (109 USD) 596,83 438,33 1.035,16 72,5
Diện tích vùng ven biển dễ
bị tổn thương (103 km2)
143,9 9.456,1 9.600 1,5
Dân số khu vực dễ bị tổn
thương (106 km2)
162,09 1097 1.259,09 0,13
26
dân số sống ở các vùng ven biển có độ cao chưa đến 10m so với mực nước biển. Trong
giai đoạn từ 2000-2005, tốc độ tăng dân số của Trung Quốc là gần 1%, trong khi tốc
độ tăng số ở các vùng ven biển có độ cao chưa đến 10m so với mực nước biển là gần
1,9%, ở khu vực đô thị là 3,4%. Nước biển dâng sẽ có những ảnh hưởng lớn đến sinh
kế và sự tồn tại của những cộng đồng tại các vùng ven biển thấp này.
Trong 50 năm qua, tốc độ nước biển dâng ở Trung Quốc là 2,5mm/năm. Mực nước
biển dâng cao ở các địa phương có sự khác biệt lớn, trong đó có ảnh hưởng của các
hoạt động kiến tạo địa chất và hoạt động do con người, tùy địa phương nhưng cùng
góp phần làm mực nước biển dâng cao tương đối. Mực nước biển dâng cao tương đối
ở khu vực có ý nghĩa quan trọng hơn so với mực nước biển dâng cao toàn cầu. Tốc độ
nâng kiến tạo ở Qinhoangdao và bán đảo Sơn Đông cao hơn so với tốc độ nước biển
dâng nên mực nước biển khu vực này hạ thấp chút ít. Các vùng đồng bằng ven biển và
châu thổ của các con sông lớn nằm trên đới địa chất có tốc độ sụt lún 1-3mm/năm. Tốc
độ sụt lún của nền đất còn bị ảnh hưởng bởi tải trọng lớn của các công trình xây dựng
cao tầng dày đặc và hoạt động bơm hút nước ngầm quá mức ở các khu vực này. Do
vậy, mực nước biển dâng tương đối tại đây có thể cao hơn nhiều so với mực nước biển
dâng cao do nóng lên toàn cầu gây ra. Kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Đất đai
Trung Quốc năm 2003 cho thấy từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2003, Thượng Hải lún
thêm 13mm mà nguyên nhân chính là do bơm hút nước ngầm và xây dựng các tòa nhà
cao chọc trời. Năm 2004, Thượng Hải lún thêm 8mm, gây báo động cho chính quyền
địa phương. Mức độ bơm hút nước ngầm ở thành phố này được giới hạn là khoảng 50
triệu m3/năm, song thực tế mức độ khai thác lớn hơn hai lần. Bộ Tài nguyên và Đất đai
Trung Quốc dự định kiểm soát tốc độc lún sụt ở Thượng Hải chỉ ở mức 5mm/năm vào
năm 2020.
Bảng 7. Ước tính tốc độ nước biển dâng và triều dâng
Năm Tốc độ nước biển dâng (cm) Tốc độ thuỷ triều dâng (cm)
2010 4 5
Thấp 7 14
Trung bình 14 27
2030
Cao 26 49
Thấp 12 23
Trung bình 25 47
2050
Cao 44 81
Thấp 30 56
Trung bình 59 108
2100
Cao 96 175
Nguồn: Shouye Yang, Congxian Li, Daidu Fan, Tongji University, Shanghai, “Impacts
of climate changes on Chinese coastal zones and the adaptation strategy”, 2004.
Thực tế, mực nước biển dâng có thể thay đổi theo hướng tăng hoặc giảm và có sự
khác nhau giữa các địa phương. Dự báo tốc độ nước biển dâng vào năm 2050 tại 3
châu thổ lớn ở Trung Quốc có thể rất khác biệt, như 70-90 cm ở vùng châu thổ sông
27
Hoàng Hà, 50-70 cm ở lưu vực sông Dương Tử và 40-60 cm ở châu thổ sông Châu
Giang.
Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của mực nước biển dâng là gia tăng xói lở bờ
biển. Các bờ biển dạng bùn gần các châu thổ sông chiếm khoảng 1/4 đường bờ biển
của đại lục. Các châu thổ này có thể tiến ra biển với tốc độ nhanh, do phù sa sông cung
cấp rất phong phú. Gần đây, tốc độ bồi tụ của các vùng ngập triều giảm do giảm lượng
phù sa từ các sông Trường Giang và Châu Giang, tuy nhiên xu thế bồi tụ vẫn tiếp diễn.
Xói lở bờ biển diễn ra mạnh nhất khi lượng phù sa giảm dưới mức tới hạn hoặc hoàn
toàn không được cung cấp, mà điển hình là châu thổ sông Hoàng Hà ở phía Bắc tỉnh
Giang Tô. Bờ biển khu vực này đã lùi vào sâu 20km và 14.000km2 đồng bằng châu thổ
sông đã bị nhấn chìm kể từ năm 1855 khi sông Hoàng Hà được chuyển hướng về Vịnh
Bột Hải ở phía Đông Bắc tỉnh Sơn Đông. Gần 70% đường bờ biển dạng bùn của Trung
Quốc đang bị nước biển xâm thực do nước biển dâng, giảm phù sa sông, khai thác cát
và các công trình xây dựng không hợp lý ở vùng ven hải. Một nghiên cứu khu vực
phía Nam bán đảo Sơn Đông dựa trên những quan trắc thực địa dọc theo 33 km đường
bờ biển dạng bùn trong 20 năm qua cho thấy các hoạt động khai thác cát, giảm phù sa
và nước biển dâng góp phần gây xói lở bờ biển, tương ứng với 50%, 40% và 10%.
Như vậy có thể thấy rõ, xói lở vùng ven biển Trung Quốc là hậu quả của sự kết hợp
giữa các quá trình tự nhiên và các hoạt động con người.
Gia tăng xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông và tầng ngậm nước là một hậu quả
khác của nước biển dâng, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước ngọt và gia tăng
đất nhiễm mặn tại các vùng đồng bằng ven biển. Nước biển xâm nhập tại các vùng cửa
sông hình phễu chịu tác động mạnh của quá trình động lực của sông và nước biển
dâng, nhất là khi lưu lượng dòng chảy giảm sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng
đến quá trình xâm nhập mặn. Với Trung Quốc, các châu thổ lớn như Trường Giang
(Dương Tử) và Châu Giang có thể bị ảnh hưởng bởi sự nhiễm mặn khi nước biển dâng
cao kết hợp suy giảm lưu lượng nước ở thượng nguồn vào mùa khô.
Sông Trường Giang có 3 nhánh và đổ ra biển theo 4 cửa. Nước mặn xâm nhập vào
nội địa theo các cửa này với mức độ khác nhau. Xâm nhập mặn trong mùa đông ở
nhánh phía Bắc diễn ra theo cấp số do cửa sông dạng hình phễu và lưu lượng thấp nên
nước mặn còn có thể xâm nhập sang cả nhánh phía Nam. Dữ liệu quan sát và mô
phỏng dạng số cho thấy xâm nhập mặn ở cửa sông Trường Giang chủ yếu bị chi phối
bởi lưu lượng dòng chảy sông và ảnh hưởng của thuỷ triều. Các nhân tố chi phối khác
là gió, dòng chảy thềm lục địa và khả năng hòa trộn. Dòng chảy thềm lục địa ngoài
khơi cửa sông Trường Giang chủ yếu là các dòng biển ấm Đài Loan và dòng Subei
Coast mang nước biển đến vùng cửa sông và có nguy cơ xâm nhập qua cửa sông
Trường Giang. Tình hình xâm nhập mặn ở cửa sông Trường Giang còn bị tác động của
đập Tam Hiệp và dự án bơm nước từ sông Trường Giang lên miền Bắc Trung Quốc.
Đập Tam Hiệp làm tăng lưu lượng xả của sông Trường Giang thêm 1.500 m3/s
trong tháng 1 và tháng 2 vào năm khô hạn và dự án bơm nước từ sông Trường Giang
lên miền Bắc Trung Quốc làm giảm 800 m3/s ở nhánh phía đông trong giai đoạn 1. So
sánh với các kết quả trước khi có dự án, Đập Tam Hiệp góp phần làm giảm sự xâm
nhập mặn từ sông Trường Giang và dự án bơm nước lên miền Bắc Trung Quốc lại làm
28
tăng nguy cơ nhiễm mặn do thay đổi lưu lượng dòng chảy sông. Tại trạm đo Datong,
tỉnh An Huy, sự xâm nhập mặn ở cửa sông Dương Tử có hệ số là 0,884, nghĩa là khi
lượng nước ngọt giảm xuống dưới mức 7.000m3/giây, nước mặn sẽ tiến sâu vào đất
liền hơn 100km. Đảo Chongming hoàn toàn được bao quanh bởi nước mặn trong thời
gian 5 tháng khi lượng nước ngọt giảm xuống ngưỡng 7.300-8.000m3/giây.
Các nhà khoa học Trung Quốc dự báo: tại cửa sông Trường Giang, nếu mực nước
biển dâng 0,44m vào năm 2050, ranh mặn 1-5%o sẽ xâm nhập vào sâu hơn 3km trong
mùa lũ, nước dâng 0,96m vào 2100 ranh mặn 1-5%o sẽ xâm nhập vào sâu hơn 6-8km.
Vào mùa khô, nếu nước biển dâng 0,8m ranh mặn này sẽ tiến sâu vào đất liền hàng
chục km.
Ngoài lưu vực sông Trường Giang, lưu vực sông Châu Giang cũng có thể bị ảnh
hưởng. Lưu vực Châu Giang có tổng diện tích tiêu thoát nước khoảng 453.690km2,
trong đó diện tích châu thổ là 9.750km2, với hệ thống sông ngòi chằng chịt và là một
trong những hệ thống tiêu thoát nước phức tạp nhất trên thế giới. Khu vực này chịu
ảnh hưởng của chế độ khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa trung bình năm
lên tới 1.470mm chủ yếu diễn ra trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9. Vùng châu thổ
sông là đồng bằng có độ cao thấp so với mực nước biển. Tại đây, nước mặn thường
xâm nhập vào theo các cửa phía Đông, còn ở các cửa phía Tây, dòng chảy sông chiếm
ưu thế. Sông Châu Giang đổ ra biển theo 8 nhánh và nước mặn xâm nhập vào đất liền
qua các nhánh sông này ở mức độ khác nhau do lưu lượng nước ngọt cung cấp và chế
độ triều khác nhau. Tuỳ theo các đặc điểm này mà vào mùa khô nước mặn có thể xâm
nhập vào đất liền sâu hơn 20-60 km so với vào mùa mưa.
Kể từ mùa thu năm 2004, tình trạng hạn hán ở lưu vực sông Châu Giang trở nên
nghiêm trọng hơn. Mực nước sông ngòi phổ biển ở mức thấp. Xâm nhập mặn diễn ra
mạnh mẽ đe doạ an ninh nguồn nước cấp cho các thành phố Ma Cao, Zhuhai, Trung
Sơn và Quảng Châu. Trước tình hình đó, tháng 1/2005, Bộ Tài nguyên Nước, Văn
phòng Nhà nước về Kiểm soát Ngập lụt và Giảm nhẹ Hạn hán Trung Quốc đã phải
thực hiện một dự án đưa nước khẩn cấp về đẩy mặn và bổ sung nước ngọt cho sông
Châu Giang trên chiều dài khoảng 1.300km.
Nóng lên toàn cầu cũng làm cho hạn hán diễn ra thường xuyên và trầm trọng hơn,
làm cho nước mặn xâm nhập sâu hơn tại các vùng cửa sông hình phễu. Tại một số
vùng biến đổi khí hậu làm tăng lượng mưa và dòng chảy giúp ngăn cản quá trình xâm
nhập mặn. Dự án đưa nước từ miền Nam lên miền Bắc làm giảm lượng nước sông
Trường Giang, làm trầm trọng hơn quá trình xâm nhập mặn nhất là vào mùa khô tại
vùng cửa sông. Trong khi đó, các hoạt động xả nước tại Đập Tam Điệp sẽ giúp ngăn
ngừa quá trình xâm nhập mặn.
Mực nước biển dâng cao gây ra những xáo trộn trong các hệ sinh thái. Hiện nay,
diện tích các khu rừng ngập mặn Trung Quốc là 250x103hm2, giảm đáng kể từ
50x103hm2 hồi những năm 50. Suy giản diện tích rừng ngập mặn trong thế kỷ trước
chủ yếu liên quan đến những tác động trực tiếp và gián tiếp của con người, như chuyển
đổi rừng ngập mặn để canh tác và nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cảng biển và các cơ
sở hạ tầng khác. Nhiệt độ và độ mặn chính là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
và phân bố của các khu rừng ngập mặn. Nhiệt độ tăng có xu thế làm các khu rừng
29
ngập mặn dịch chuyển về phía Bắc. Các khu rừng ngập mặn tự nhiên xuất hiện nhiều ở
tỉnh Phúc Kiến và rừng ngập mặn nhân tạo có nhiều ở tỉnh Chiết Giang. Tốc độ bồi
tích ở rừng ngập mặn thường cao hơn mực nước biển dâng do vậy rừng ngập mặn ở
Trung Quốc ít có nguy cơ bị nhấn chìm do được cung cấp đủ phù sa. Tuy nhiên, nếu
mực nước biển dâng cao vượt quá tốc độ bồi tụ, nước sâu và sóng lớn sẽ ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng của các loài ngập mặn như khả năng nảy mầm, sự phát triển
của hệ rễ và cây non.
Ngoài hệ thống rừng ngập mặn rộng lớn, tại vùng ven biển các rạn san hô ven biển
trải rộng trên diện tích 30x103km2 và đang bị huỷ hoại nhanh chóng bởi các hoạt động
khai thác và phát triển của con người. 80% các rạn san hô ở Đảo Hải Nam đã bị phá
huỷ do phát triển ven biển và khai thác san hô trong nửa thế kỷ qua. Do san hô chỉ
phát triển trong dải nhiệt độ hẹp từ 21-290C nên nhiệt độ bề mặt nước bất thường trong
thời gian diễn ra El Nino đã gây sự tẩy trắng hàng loạt. Hơn nữa, san hô chỉ có thể
tăng trưởng với tốc độ tối đa 1cm/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ nước biển dâng.
Do vậy, với mức nước biển dâng được dự báo không phải là mối nguy lớn mà sẽ là
yếu tố cần lo ngại khi nước biển dâng kèm theo những hậu quả khác của biến đổi khí
hậu như xuất hiện nhiều cơn bão hơn, mưa lớn làm tăng lượng trầm tích và quá trình
axit hóa nước đại dương do tăng lượng cácbônát hòa tan trong nước biển.
Hộp 2. Biến đổi khí hậu và khủng hoảng nước ở Trung Quốc
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc nổi lên như một công xưởng của thế giới. Tăng trưởng kinh tế
nhanh song hành với đói nghèo giảm nhạnh làm chỉ số phát triển con người cao hơn. Tuy nhiên, Trung
Quốc rất dễ bị tổn thương do biến đối khí hậu.
Vào năm 2020, nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc dự báo sẽ cao hơn 1,1-2oC so với mức năm 1961-
1990. Ở một đất nước rộng lớn như Trung Quốc, trải rộng trên nhiều đới khí hậu, tác động sẽ rất phức tạp
và đa dạng. Giống như các nước khác, biến đổi khí hậu ở Trung Quốc sẽ cộng hưởng với những căng
thẳng tiềm ẩn. Những hệ thống sông miền bắc Trung Quốc là minh chứng hùng hồn về áp lực sinh thái
do tăng trưởng kinh tế nhanh. Lưu vực các sông Hắc Long Giang, Hoài Hà và Hoàng Hà cung cấp nước
cho gần một nửa dân số Trung Quốc. Nhu cầu gia tăng của công nghiệp, đô thị và nông nghiệp khiến
nước đang bị khai thác với tốc độ gấp đôi mức bổ sung. Kết quả là sông không còn ra đến biển và mực
nước ngầm chìm sâu hơn.
Những gì đang xảy ra với các núi băng ở Trung Quốc tạo nên cuộc khủng hoảng an ninh sinh thái
toàn cầu gay gắt nhất. Trước mắt, lưu lượng nước gia tăng do băng tan có thể gây lũ lụt nhiều hơn. Về lâu
dài, núi băng co lại sẽ cắt nguồn nước và làm biến đổi nhiều vùng rộng lớn. Lưu lượng các sông Dương
Tử, Hoàng Hà và những dòng sông khác bắt nguồn từ Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng sẽ giảm đi, làm
gia tăng căng thẳng đối với các hệ sinh thái dựa vào nước. Thành phố Thượng Hải đặc biệt dễ bị tổn
thương do những nguy cơ liên quan đến biến đổi khí hậu. Nằm ở cửa sông Dương Tử, chỉ cao 4m trên
mực nước biển, thành phố này đặc biệt dễ bị ngập lụt. Bão, lốc gia tăng và lưu lượng dòng chảy quá cao
góp phần làm ngập lụt đến cực độ. Tất cả 18 triệu dân Thượng Hải có nguy cơ ngập lụt. Mực nước biển
dâng cao và tần suất bão tăng lên đã đưa thành phố này vào danh sách các thành phố gặp nguy hiểm. Tuy
nhiên, tổn thương chủ yếu tập trung vào khoảng 3 triệu người tạm trú vừa từ nông thôn ra, sống tạm bợ
tại các công trường hay khu vực dễ bị ngập lụt, quyền lợi hạn chế, số dân này có nguy cơ phải chịu rủi ro.
Nguồn: Báo cáo Phát triển Con người 2007-2008, UNDP.
30
Ở Trung Quốc, các vùng đồng bằng thấp ven biển có độ cao chưa đầy 5m so với
mực nước biển có diện tích khoảng 144x103km2, chủ yếu phân bố trên ba vùng châu
thổ rộng lớn của sông Hoàng Hà, Trường Giang và Châu Giang. Nếu mực nước biển
dâng cao 30cm, diện tích bị ngập dưới mực nước tối đa ở Thượng Hải và Giang Tô
trong điều kiện không có các công trình phòng thủ bờ biển sẽ lớn gấp 6 lần so với điều
kiện được bảo vệ hiện nay.
Việc xây các tuyến đê cao dọc bờ biển của các thành phố lớn và các vùng phát triển
kinh tế. Thượng Hải là nơi cần có sự bảo vệ đặc biệt bởi thành phố này nằm ở độ cao
thấp nhất so với các tỉnh ven biển của Trung Quốc. Thượng Hải sẽ phải đầu tư 1,2 tỷ
NDT để củng cố và tăng cường các cơ sở hạ tầng bảo vệ bờ biển, chống lại nước biển
dâng cao trong giai đoạn 2000-2050. Chi phí thích ứng với mực nước biển dâng cao
chỉ chiếm 0,0005-0,0049% GDP của Thượng Hải, thấp hơn nhiều so với chi phí đề
xuất là 1% GDP do IPCC đưa ra, còn tại châu thổ sông Châu Giang, chi phí thích ứng
có thể là 0,0003-0,026% GDP của tỉnh Quảng Đông.
Rõ ràng là chi phí thích ứng với nước biển dâng là khá cao so với các vùng đang
phát triển. Tỉnh Quảng Tây là một trong 8 tỉnh ven biển Trung Quốc dễ bị tổn thương
nhất. Nếu nâng cấp một bức tường chắn biển dài 815 km theo tiêu chuẩn năm 1992 về
Bảo vệ bờ biển thì tốn sẽ tốn 1,6 tỷ NDT. Trong khi dự án chuẩn về tường chắn biển
được thực hiện trong 10 năm, từ 2000 đến 2010, mức đầu tư trung bình hàng năm là
0,16 tỷ NDT, chiếm 0,078% GDP của Quảng Tây. Tỷ lệ chi phí bảo vệ so với GDP ở
Quảng Tây cao gấp nhiều lần Thượng Hải và Quảng Đông mặc dù tiêu chuẩn 1992
của Quảng Đông thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn bảo vệ bờ biển của hai thành phố
này. Điều đó cho thấy các vùng đang phát triển chịu nhiều gánh nặng hơn so với vùng
phát triển khi nước biển dâng (Bảng 8).
Bảng 8. Ước tính thiệt hại do nước biển dâng tại các vùng châu thổ của Trung Quốc
Khu vực Thiệt hại ước
tính năm
2000
Thiệt hại ước
tính năm 2030
Thiệt hại ước
tính năm
2000
Thiệt hại ước
tính năm 2030
(nước biển dâng 30 cm) (nước biển dâng 1m)
Châu thổ sông Châu
Giang
22,6 tỷ NDT 56 tỷ NDT 104,4 tỷ NDT 262,5 tỷ NDT
Châu thổ sông
Trường Giang với bờ
biển Giang Tô và
phía bắc bờ biển
Chiết Giang
3,8 tỷ NDT 9,6 tỷ NDT 655,6 tỷ NDT 1599,5 tỷ NDT
Châu thổ sông Hoàng
Hà và bờ biển
Laizhou và Bột Hải
109,4 tỷ NDT 274,6 tỷ NDT 118,1 tỷ NDT 296,5 NDT
Nguồn: Maren A. Lau, Adaptation to Sea-level Rise in the People’s Republic of China,
2006.
31
Các giải pháp thích ứng và đối phó với nước biển dâng
Do lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều đới khí hậu, nên tác động của biến đổi khí
hậu và mực nước biển dâng đến vùng ven biển Trung Quốc có sự khác biệt. Tuy
nhiên, những giải pháp thích ứng của con người sẽ giúp giảm thiểu những ảnh hưởng
bất lợi.
Các vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các nhà
nghiên cứu Trung Quốc kể từ những năm 80, một phần do yêu cầu của IPCC về đo đạc
các điều kiện khí hậu và quan trắc những thay đổi trước khi đưa ra dự báo tương lai
cho các vùng của Trung Quốc. Sự quan tâm của Chính phủ đối với vấn đề này thể hiện
rõ qua việc trong 10 năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã tham gia vào các cuộc
thương lượng quốc tế và nhiều dự án nghiên cứu song phương, hợp tác khu vực, thành
lập Mạng thông tin về biến đổi khí hậu Trung Quốc (CCCIN), Viện nghiên cứu khí
tượng thuỷ văn và nông nghiệp (AI), thành lập Uỷ ban IPCC của Trung Quốc tại Bắc
Kinh. Năm 2007, Trung Quốc đã đưa ra Chiến lược quốc gia thích ứng với biến đổi
khí hậu và trở thành một trong số ít nước trên thế giới có các kế hoạch này. Tuy nhiên,
cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa tuyên bố chiến lược chính thức chỉ riêng về đối phó
với nước biển dâng. Chỉ có các cuộc thảo luận ở cấp địa phương về các cách tiếp cận
vấn đề này. Một số dự án của Ngân hàng Thế giới nghiên cứu về vấn đề nước biển
dâng nhưng lại không đề cập đến các giải pháp thích ứng. Cơ quan Quản lý Đại dương
Quốc gia đã cho xuất bản Bản tin về nước biển dâng định kỳ 2 năm/số và nước biển
dâng đã trở thành một vấn đề được đề xuất đưa vào Chương trình nghị sự 21 về Đại
dương của Trung Quốc. Cho đến nay, Chính phủ chưa thành lập một cơ quan chuyên
trách về thích ứng với nước biển dâng. Việc quy hoạch và thực hiện quá trình thích
ứng với nước biển dâng không chỉ là thực hiện quản lý vùng ven biển, mà còn phải kết
hợp với quản lý thảm họa, quản lý tổng hợp biến đổi khí hậu, kiểm soát ngập lụt và
quy hoạch sử dụng đất…Tuy nhiên, do vùng ven biển xét về mặt tự nhiên là vùng
chuyển tiếp giữa biển và đất liền nên vẫn có những sự chồng chéo về trách nhiệm quản
lý giữa các bộ, ngành như Bộ Tài nguyên nước (MWR), Bộ Tài nguyên và Đất đai
(MLR), Bộ Nông nghiệp, Cơ quan quản lý đại dương quốc gia (SOA), Cơ quan Bảo vệ
môi trường quốc gia (EPA)…
Chiến lược Quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu của Trung Quốc năm 2007 nêu
rõ mục tiêu chiến lược của Trung Quốc về đối phó với biến đổi khí hậu là nhằm đạt
được những thành tựu đáng kể trong kiểm soát phát thải khí nhà kính, tăng cường năng
lực thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy khoa học công nghệ và nghiên cứu - phát
triển (R&D) liên quan đến biến đổi khí hậu tới một trình độ mới, nâng cao nhận thức
về biến đổi khí hậu, tăng cường thể chế và cơ chế về biến đổi khí hậu. Để đạt được các
mục tiêu này, Trung Quốc sẽ phải có những nỗ lực lớn cho đến 2010. Về nguy cơ
nước biển dâng, Chiến lược quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu của Trung Quốc
đã xác định các lĩnh vực chính phải thích ứng với sự biến đổi khí hậu liên quan đến
nước biển dâng là nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nước và các vùng ven biển.
Chiến lược này đưa ra các nhiều giải pháp thích ứng, trong đó có các giải pháp liên
quan đến thích ứng với tình trạng nước biển dâng đối với các lĩnh vực bị ảnh hưởng
nhiều gồm nông nghiệp, tài nguyên nước, rừng, các hệ sinh thái và vùng ven biển.
* Nông nghiệp :
32
- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, tiếp tục mở rộng trình diễn các
hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước. Cải thiện các hệ thống tưới tiêu và thoát nước.
Kiểm soát và khôi phục các diện tích canh tác có năng suất trung bình-thấp do
nhiễm mặn và nhiễm phèn tại các khu vực sản xuất ngũ cốc chủ yếu.
- Thay đổi, điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và các hệ thống canh tác, chọn lọc, nuôi
trồng, nhân giống các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu mặn, nhiệt độ
cao.
- Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới, công nghệ sinh học.
* Tài nguyên nước
- Tăng cường quản lý tài nguyên nước, thích ứng hài hoà giữa thiên nhiên và môi
trường trong quản lý nguồn tài nguyên nước, tăng cường xây dựng đê, kè, thực
hiện thống nhất quản lý nguồn tài nguyên nước thông qua lồng ghép quản lý lưu
vực vào quá trình quy hoạch, phân bổ và quản lý tài nguyên nước, thay đổi cách
thức sử dụng nước truyền thống.
- Tăng cường quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tăng tốc triển khai dự án đưa
nước từ Nam lên miền Bắc, dần dần đưa ra mô hình mới về phân bổ tài nguyên
nước một cách tối ưu qua ba hệ thống nắn dòng kết nối các sông Dương Tử,
Hoàng Hà, Hoài Hà và Hải Hà. Đẩy mạnh việc xây dựng và cải thiện các dự án
kiểm soát nguồn nước quan trọng (xây dựng các hồ chứa…) và cơ sở hạ tầng tại
các khu vực tưới tiêu, quản lý khôn ngoan các phương thức sử dụng nước trong
nông nghiệp. Tiếp tục triển khai các dự án nắn dòng
* Đối với các vùng ven biển:
- Xây dựng và sửa đổi các luật và các quy định liên quan, đưa ra các quy định quản
lý cụ thể ở cấp vùng phù hợp với Luật Bảo vệ Môi trường Biển, Luật Quản lý các
vùng biển của Trung Quốc và phù hợp với từng địa phương. Triển khai hệ thống
quản lý tổng hợp vùng ven biển và xây dựng cơ chế ra quyết định và điều phối
hiệu quả. Xử lý kịp thời các vấn đề phát triển và bảo vệ vùng ven biển. Xây dựng
các địa điểm trình diễn về quản lý tổng hợp.
- Thúc đẩy triển khai và mở rộng công nghệ. Tăng cường nghiên cứu và triển khai
các công nghệ bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái biển, phục hồi các khu rừng
ngập mặn ven biển, bảo vệ và khôi phục các rạn san hô và các vùng đất ngập
nước ven biển nhằm giảm thiểu tính tổn thương của các hệ sinh thái vùng ven
biển. Tăng tốc xây dựng các khu bảo tồn biển đã được chỉ định, như các khu bảo
tồn san hô và rừng ngập mặn. Nâng cao năng lực bảo vệ đa dạng sinh học biển.
- Nâng cao năng lực về giám sát/quan trắc môi trường biển và cảnh báo sớm. Xây
dựng nhiều địa điểm và mạng lưới giám sát tại các vùng ven biển và trên các đảo.
Sử dụng công nghệ cao trong giám sát, nâng cao năng lực về viễn thám và đo đạc
từ xa đối với môi trường biển, nhất là khả năng quan trắc mực nước biển thay
đổi. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống đối phó với các thảm họa do
thuỷ triều ở các vùng ven biển.
- Tăng cường các chiến lược thích ứng nhằm giải quyết vấn đề nước biển dâng. Áp
dụng các biện pháp thích ứng bảo vệ bờ biển kết hợp các giải pháp kỹ thuật cùng
với các giải pháp sinh học. Nâng cao tiêu chuẩn về chiều cao của đê biển, gia cố
33
các công trình đê biển hiện có nhằm tăng cường khả năng chống chịu với nước
biển dâng.
- Ngăn ngừa khai thác quá mức nguồn nước ngầm và sụt lún ở các vùng ven biển
bằng việc thực hiện các giải pháp tái nạp nước ngầm nhân tạo tại các khu vực có
mực nước ngầm hạ thấp và sụt lún nền đất.
- Áp dụng giải pháp sử dụng nguồn nước ngọt từ các sông và hồ chứa để làm loãng
và ngăn nước mặn/nước lợ xâm nhập tại các vùng cửa sông.
- Nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ các thành phố ven biển, các dự án lớn và cảng biển.
* Rừng và các hệ sinh thái
- Xây dựng và thực hiện các luật và quy định liên quan đến thích ứng với biến đổi
khí hậu. Tăng tốc việc sửa đổi các luật Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ đời sống hoang
dã, Dự thảo Luật bảo tồn thiên nhiên và các quy định về bảo vệ đất ngập nước.
Bổ sung và tăng cường các điều khoản liên quan đến thích ứng với biến đổi khí
hậu nhằm đưa ra một cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc cải thiện và phục hồi chức
năng của rừng và các hệ sinh thái để thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các công nghệ bảo vệ và phục hồi các hệ sinh
thái biển, trong đó chú trọng đến nuôi trồng, cấy ghép và phục hồi các khu rừng
ngập mặn ven biển, bảo vệ và phục hồi các rạn san hô và các vùng đất ngập nước
ven biển nhằm giảm sự tổn thương của các hệ sinh thái vùng ven biển. Tăng
cường thiết lập các khu bảo tồn biển như các khu bảo tồn san hô, rừng ngập mặn.
Nâng cao năng lực về bảo vệ đa dạng sinh học biển.
- Tăng cường khả năng bảo vệ hiệu quả của các nguồn tài nguyên rừng và các hệ
sinh thái tự nhiên hiện có. Bảo tồn các vùng đất ngập nước thông qua giảm sự
xáo trộn do con người và ngăn chặn xu thế thu hẹp diện tích các vùng đất ngập
nước. Mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng các khu bảo tồn thiên nhiên,
thiết lập các hành lang sinh học xung quanh các khu bảo tồn. Nỗ lực trồng các
hàng cây chắn gió và gió ở vùng ven biển, gồm nhiều loại cây, nhiều lớp và nhiều
kiểu rừng đa chức năng. Lồng ghép hiệu quả các hệ thống giám sát rừng hiện nay
thành một hệ thống giám sát tổng hợp nguồn tài nguyên rừng và các hệ sinh thái
khác.
- Tăng cường triển khai và ứng dụng công nghệ bảo vệ và khôi phục đa dạng sinh
học, công nghệ giám sát tài nguyên từng và các hệ sinh thái rừng. Nâng cấp mạng
lưới giám sát và hệ thống quản lý nhằm tăng cường khả năng dự báo, cảnh báo
sớm và khả năng ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp.
2.3. VIỆT NAM
Việt Nam có 3.260 km bờ biển với 28/64 tỉnh, thành phố có biển. Kinh tế biển đã
trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược kinh tế đất nước.
Biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống con người, song đối với một nước
có đường bờ biển dài và hai đồng bằng châu thổ lớn thì mối đe doạ do biến đổi khí hậu
và nước biển dâng cao sẽ thực sự nghiêm trọng. Các vùng ven biển Việt Nam sẽ phải
chịu ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu gây ra như bão, lũ lụt, xói lở bờ biển và
xâm nhập mặn…Đó cũng là nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu
34
vực, tăng tỷ lệ nghèo khổ và làm giảm khả năng ứng phó đối với các thiên tai do biến
đổi khí hậu gây ra.
Đối với nước ta, các tác động của biến đổi khí hậu ban đầu có thể nhận thấy được
thông qua những thay đổi về khí hậu theo mùa ở các vùng miền khác nhau; lượng mưa
và mùa mưa cũng sẽ thay đổi... Tuy nhiên, thách thức lớn nhất lại là khi mực nước
biển dâng cao. Dải ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng
sông Hồng - Thái Bình, hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, mật độ dân cư cao và
tập trung, địa hình bằng phẳng và thấp (80% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và
30% diện tích Đồng bằng sông Hồng có độ cao dưới 2,5m so với mặt nước biển).
Những ảnh hưởng đầu tiên là gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn, tình trạng ngập lụt
trong mùa mưa bão, xói lở bờ biển, phá vỡ các hệ thống đê biển, hồ chứa nước và
nhấn chìm những cánh đồng lúa ở vùng đồng bằng ven biển, gây tổn hại nhiều hơn đối
với các khu vực đất ngập nước, rạn san hô, các hệ sinh thái và những ảnh hưởng quan
trọng khác đến đời sống của người dân. Năm 2003, trong báo cáo "Thông báo đầu
tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu", Bộ
Tài nguyên & Môi trường đã ước tính, mực nước biển ở Việt Nam có thể dâng thêm
33,3 cm vào năm 2050 và dâng 45 cm vào năm 2070 (theo kịch bản cao).
2.3.1. Nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn
Việt Nam có hai vùng châu thổ rộng lớn là châu thổ lớn là sông Hồng ở phía Bắc -
diện tích 17.000 km2) và châu thổ sông Cửu Long (Mê Kông) - diện tích gần 35.000
km2 ở phía Nam, trong đó vùng châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
chế độ thuỷ triều.
Thủy triều trong sông ở Đồng bằng sông Cửu Long là do từ biển truyền vào. Tính
từ biển Đông thủy triều truyền vào hạ lưu châu thổ qua các sông lớn như: sông Tiền,
sông Hậu hoặc các sông nhỏ như: Gành Hào, Bồ Đề… Từ vịnh Thái Lan thuỷ triều
truyền vào đồng bằng sông Cửu Long qua các sông Cái Lớn, Bảy Háp, Đông Cung,
Ông Đốc, Cửa Lớn… Sự xâm nhập mặn do ảnh hưởng triều biển Tây ít hơn so với
triều biển Đông. Vùng Đồng Tháp Mười chịu ảnh hưởng chủ yếu là triều biển Đông.
Tại khu vực này, do lòng sông hẹp và nông hơn nhiều so với biển, kết hợp với ảnh
hưởng của nước thượng nguồn chảy xuôi, cùng với ảnh hưởng khác nên khi truyền
triều vào sóng biển bị biến dạng, chính lượng nước thượng nguồn đã làm giảm sự ảnh
hưởng của mặn vào sâu đất liền. Do vậy, ảnh hưởng của thuỷ triều đối với đồng bằng
sông Cửu Long diễn biến theo mùa rõ rệt – mặn cao nhất đạt ở mùa kiệt. Mùa lũ nước
sông từ thượng nguồn đổ về đã đẩy lùi phạm vi hoạt động của các sóng triều ra biển,
mùa này sự xâm nhập mặn vào nội đồng là thấp nhất. Ngược lại, trong mùa khô lượng
nước thượng nguồn về ít, sóng triều lấn át truyền sâu vào nội đồng. Mặn ảnh hưởng
vào nội đồng là lớn nhất.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông ra biển với
các con sông lớn: sông Tiền, sông Hậu chảy qua đồng bằng đổ ra biển bằng chín cửa
có độ rộng từ vài trăm mét đến vài km. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây (qua
Đồng Tháp Mười) đổ ra biển. Những điều kiện về địa hình, địa lý tự nhiên như vậy tạo
điều kiện thuận lợi cho sự truyền triều –xâm nhập mặn sâu vào nội đồng. Ngoài yếu tố
địa hình, địa lý tự nhiên, gió chướng (hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
35
mạnh nhất vào tháng 2 và tháng 3), gió mùa Tây Nam, lượng mưa, lượng nước thượng
nguồn từ sông Mê Kông và cả các hoạt động của con người góp phần đến gia tăng sự
xâm nhập mặn vào nội đồng.
Những hậu quả của quá trình xâm nhập mặn sâu vào nội đồng:
- Gây hạn nói chung với phạm vi ngày càng rộng hơn, trước hết là cho lúa đông
xuân bởi vì không thể lấy nước ở kênh rạch để tưới.
- Nước mặn tràn lên đồng ruộng sẽ làm chết hàng loạt trên những cánh đồng ruộng
lớn. Thậm chí ngay cả khi độ mặn còn thấp hơn 1% cũng có thể làm giảm năng
suất cây trồng, hoa màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Nước mặn tràn vào các
ao, đìa nuôi thủy sản nước ngọt, sẽ làm giảm năng suất hoặc thất thu hoàn toàn.
Ngay cả đối với ao nuôi tôm nước mặn, nếu độ mặn cao quá cũng làm giảm năng
suất tôm.
- Gây khó khăn trong cấp nước sinh hoạt: ở các vùng dân cư, nước ngọt trên các
sông rạch là nguồn nước sinh hoạt duy nhất, khi nước mặn xâm nhập sẽ gây ra
thiếu nước sạch.
Khô hạn kéo dài, ít mưa cũng góp phần làm xâm nhập mặn sâu hơn. Năm 2005, tình
trạng xâm nhập mặn sớm, xâm nhập sâu, độ mặn cao và thời gian duy trì dài xảy ra
phổ biến ở làm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trên sông Tiền, sông Hàm Luông,
sông Cổ Chiên mức độ nhập mặn đã tiến sâu vào phạm vi 60–80 km. Còn trên tuyến
sông Hậu, nhập mặn cũng vào sâu 60–70 km. Riêng các dòng sông chính như Vàm Cỏ
Tây, Vàm Cỏ Đông độ mặn đã xâm nhập sâu tới mức kỷ lục 120-140km. Tại Long
An, thiệt hại lên tới 16 tỷ đồng, 14.693 ha mía của tỉnh giảm năng suất từ 5–10%;
1.093 hecta lúa ở huyện Đức Hòa đã chết trắng, do bị nhiễm mặn. Tỉnh Sóc Trăng
thiệt hại 46 tỷ đồng do 16.500 ha bị hạn, mặn...Hậu Giang có diện tích nhập mặn là
9.000 ha, thiệt hại 11,4 tỷ đồng. Tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc thiếu nước ngọt
đang ở mức trầm trọng, hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt ở các các tỉnh Tiền
Giang, Cà Mau.
Năm 2008, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo, tình trạng hạn - nước mặn
xâm nhập sẽ diễn biến gay gắt hơn so với cùng kỳ năm 2007. Thiếu nước sạch cho
sinh hoạt, sản xuất nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền đang có xu thế diễn ra
nhiều hơn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Cà Mau, trong tháng 3/2008, nước
mặn đã xâm nhập nghiêm trọng vào vùng ngọt của huyện U Minh. Tại một số khu vực
này, người dân đã phá các đập để đưa nước mặn vào nuôi tôm làm cho tình hình nhiễm
mặn càng trở nên nghiêm trọng. Ngoài Cà Mau, nước mặn đã và đang tiếp tục đe dọa
nghiêm trọng đến nhiều vùng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại TP. Rạch Giá,
nước mặn đã xâm ngập sâu vào đất liền, đẩy nước ngọt trên sông Cái Sắn và kinh
Rạch Giá - Hà Tiên ra xa hơn. Các cánh đồng trồng rau màu đứng trước nguy cơ thiếu
nước tưới và phải kết thúc sớm mùa vụ. Tại Bến Tre, trên sông Cửa Đại, nước mặn
vào đến xã Phú Thuận, huyện Bình Đại cách biển 30km tại xã Tân Lợi Thạnh, huyện
Giồng Trôm độ mặn đo được đã trên 4‰. Theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn,
Đồng bằng sông Cửu Long, trong năm 2008, tình hình xâm nhập mặn sẽ diễn biến
phức tạp và nước mặn có khả năng xâm nhập vào đất liền 50- 60 km.
Đối với hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai, nguy cơ nhiễm mặn có ý nghĩa quan trọng
bởi hệ thống sông này cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất cho một vùng kinh tế
36
năng động và thành phố đông dân nhất Việt Nam. Nước mặn xâm nhập sâu kết hợp
suy giảm nguồn nước ở hạ lưu đã gây ảnh hưởng lớn đến cấp nước sinh hoạt và sản
xuất ở nhiều vùng thuộc Nam Bộ và miền Trung.
Tại một số khu vực ở ven biển miền Trung, việc sử dụng nước ngầm để điều chỉnh
độ mặn trong các vùng nuôi tôm rộng lớn cũng như sử dụng lãng phí nước trong sinh
hoạt đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn nước ngầm. Đối với một số khu vực
ở miền Bắc, nguy cơ ngập khi nước biển dâng cao không lớn so với miền Trung và
miền Nam, song các tầng nước ngầm cũng có thể bị nhiễm mặn, quá trình này đặc biệt
quan trọng với các dạng địa tầng đá vôi bởi sự xâm thực nước mặn sẽ trở nên rộng và
sâu hơn.
Đối với khu vực ven biển Đồng bằng sông Hồng, tưới tiêu mang tính chất thuỷ lợi
vùng triều. Về mùa mưa, nước ngọt xuống gần cửa sông, khi thuỷ triều lên rất thuận
lợi cho việc lấy nước tưới. Mùa khô, lưu lượng và mực nước sông giảm, nước mặn lấn
sâu vào nội địa. Sau cơn bão số 7 cách đây 3 năm, Thanh Hoá và Nam Định đang phải
đối mặt với tình trạng 7.600 ha đất nhiễm mặn. Dưới đây là số liệu khảo sát của Viện
Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, đỉnh mặn lớn nhất ở các sông 4 sông lớn đại diện cho hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình gồm sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Hồng, sông
Trà Lý tháng 12/2007.
Bảng 9. Độ mặn tại một số điểm trên 4 hệ thống sông lớn vùng Đồng bằng sông Hồng
Tên
sông
Trạm khảo
sát
Khoảng cách đến
cửa sông
Ngày có độ mặn
lớn nhất
Sđỉnh max
(‰)
Đ3 10 25/12 16,45
Đ2 22 26/12 0,75Đáy
Đ1 32 26/12 0,12
NC3 10 26/12 26,70
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TL05_2008R_2.pdf