Đề tài Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại các sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phu Cát và Bù Gia Mập: Nguy cơ lan truyền ra môi trường và một số biện pháp phòng tránh

Tài liệu Đề tài Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại các sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phu Cát và Bù Gia Mập: Nguy cơ lan truyền ra môi trường và một số biện pháp phòng tránh: LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trước hết em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Quách Đức Tín, Phòng Địa Húa và Môi Trường, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản và cô Nguyễn Thị Minh Ngọc, Cục Địa chất và Khóa sản Việt Nam đã hướng dẫn chỉ bảo phương hướng, giúp đỡ và chỉnh sửa khóa luận cho em trong suốt thời gian vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cụ Lờ Hải Lê, văn phòng 33 thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã chỉ bảo, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện cho em trong quá trình thu thập tài liệu. Và qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cỏc cụ trong khoa Địa Chất đã giảng dạy cho em những kiến thức quý báu cũng như phương pháp học tập trong suốt 4 năm em học tập tại trường. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các anh, chị, phòng Địa Hóa và Môi Trường, Viện Khoa học Địa Chất và Khoáng Sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian làm khóa luận. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân, những người luôn giúp đ...

doc66 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại các sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phu Cát và Bù Gia Mập: Nguy cơ lan truyền ra môi trường và một số biện pháp phòng tránh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trước hết em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Quách Đức Tín, Phòng Địa Húa và Môi Trường, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản và cô Nguyễn Thị Minh Ngọc, Cục Địa chất và Khóa sản Việt Nam đã hướng dẫn chỉ bảo phương hướng, giúp đỡ và chỉnh sửa khóa luận cho em trong suốt thời gian vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cụ Lờ Hải Lê, văn phòng 33 thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã chỉ bảo, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện cho em trong quá trình thu thập tài liệu. Và qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cỏc cụ trong khoa Địa Chất đã giảng dạy cho em những kiến thức quý báu cũng như phương pháp học tập trong suốt 4 năm em học tập tại trường. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các anh, chị, phòng Địa Hóa và Môi Trường, Viện Khoa học Địa Chất và Khoáng Sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian làm khóa luận. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân, những người luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ em trong suốt thời gian em làm khóa luận. Hà Nội Ngày 22 tháng 5 năm 2008 Sinh viên Phạm Thu Hiền MỤC LỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TCCP : Tiêu chuẩn cho phép SBĐN : Sân bay Đà Nẵng SBBH : Sõn bay Biờn Hũa SBPC : Sõn bay Phự Cỏt SBBGM : Sõn bay Bù Gia Mập DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Sân bay Đà Nẵng 3 Hình 2. Sân bay Phự Cỏt 3 Hình 3. Sân bay Biờn Hũa 4 Hình 4. Sân bay Bù Gia Mập 4 Hình 5. Mô hình liên kết độc hại nhất 9 Hình 6. Máy bay giải chất độc Dioxin tại dải Trường Sơn 13 Hình 7. Biểu đồ thể hiện khối lượng các chất diệt cỏ được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam 14 Hình 8. Một góc khu vực được cho là kho chứa chất độc Dioxin bên trong sân bay Đà Nẵng 16 Hình 9. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại sân bay Bù Gia Mập 19 Hình 10. Sơ đồ vị trí các khu vực tồn lưu Dioxin tại sân bay Phự Cỏt và ngoại vi 26 Hình 11. Sơ đồ vị trí các khu vực tồn lưu Dioxin tại sân bay biờn hũa và ngoại vi 28 Hình 12. Sơ đồ hiện trạng tồn lưu Dioxin trong đất tại khu vực sân bay Bù Gia Mập 30 Hình 13. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Đà Nẵng 31 Hình 14. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Phự Cỏt 32 Hình 15. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Biờn Hũa 32 Hình 16. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Bù Gia Mập 33 Hình 17. Sau những trận bom của Mỹ, cây cối chỉ còn trơ lại thân cây 35 Hình 18. Sơ đồ biểu diễn tác động của chất độc hóa học Dioxin lên sinh vật 38 Hình 19. Người dân quanh sân bay Đà Nẵng trồng và ăn rau trờn đõt nhiễm Dioxin 39 Hình 20. Bản đồ thể hiện tỷ lệ con đường xâm Dioxin vào cơ thể con người 40 Hình 21. Con đường Dioxin xâm nhập vào cơ thể người 41 Hình 22. Bé Nguyễn Thị Hồng Vân (7 tuổi) tổ 11, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng bị dị dạng, thiểu năng trí tuệ vì nhiễm chất hóa học Dioxin 42 Hình 23. Tỷ lệ % dị tật bẩm sinh do ô nhiễm Dioxin 43 Hình 24. Biến thiên hàm lượng dioxin trong sữa mẹ ở miền Nam Việt Nam 44 Hình 25. Những đứa trẻ ra đời bú sữa mẹ nhiễm Dioxin 44 Hình 26. Hàm lượng Dioxin trong máu người 46 Hình 27. Chăm sóc sức khoẻ cho các bệnh nhân nhiễm Dioxin 53 DANH MỤC BIỂU, BẢNG Bảng 1. Bảng tổng hợp đặc điểm tự nhiên của các khu vực nghiên cứu 4 Bảng 2. Thời gian bán phân hủy của Dioxin trong đất, bựn đỏy và nước được thể hiện ở bảng sau[11]: 12 Bảng 3. Số lượng các chất diệt cỏ được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. 14 Bảng 4. Khối lượng CDC (lít) vận chuyển tại ba căn cứ không quân lớn Đà Nẵng, Biờn Hũa và Phự Cỏt 15 Bảng 5. Sơ đồ vị trí các khu vực tồn lưu Dioxin tại sân bay Đà Nẵng và ngoại vi 24 Bảng 6. Kết quả so sánh hàm lượng Dioxin trong đất tại sân bay Đà Nẵng với Tiêu chuẩn cho phép ( TCCP ) [1] 25 Bảng 7. Sự phân Dioxin trong lớp đất mặt tại sân bay Phự Cỏt 26 Bảng 8. Kết quả so sánh hàm lượng Dioxin trong đất tại sân bay Phự Cỏt với TCCP [5] 27 Bảng 9. Kết quả so sánh hàm lượng Dioxin trong đất tại sân bay Biờn Hũa với TCCP [4] 29 Bảng 10. Tỷ lệ % lượng Dioxin, furan và PCB vào cơ thể người theo nguồn thực phẩm 39 Bảng 11. Tỷ lệ % dị tật bẩm sinh do ô nhiễm dioxin. 42 Bảng 12. So sánh hàm lượng Dioxin trong sữa mẹ ở Việt Nam với thế giới 43 Bảng 13. Hàm lượng dioxin trong máu người ở các điểm nóng[16] 45 Bảng 14. So sánh hàm lượng Dioxin trong máu người ở khu vực có điểm nóng với vùng bị phun rải và đối chứng 46 Bảng 15. So sánh tính hiệu quả của các phương pháp xử lý Dioxin 50 MỞ ĐẦU Cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam đã kết thúc từ hơn 30 năm, nhưng những hậu quả nặng nề để lại cho môi trường và con người Việt Nam vẫn còn là một tồn tại, chưa được giải quyết thỏa đáng. Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã được bình thường và ngày càng phát triển tốt hơn. Tuy nhiên hậu quả của cuộc chiến tranh, đặc biệt là cuộc chiến tranh hoá học Dioxin thì vẫn còn tiếp tục tác động nặng nề đối với sức khoẻ và môi trường Việt Nam. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã khẳng định tác hại của Dioxin đối với sức khoẻ con người và những bệnh có liên quan chắc chắn hoặc liên quan hạn chế với sự phơi nhiễm Dioxin. Trong giai đoạn 1961 – 1964, việc rải chất diệt cỏ được tiến hành ở quy mô nhỏ. Từ năm 1965, đặc biệt trong giai đoạn 1967 – 1969, cuộc chiến tranh hóa học đã được Mỹ tăng cường mạnh mẽ cả về quy mô và cường độ. Tuy nhiên dưới áp lực mạnh mẽ của công luận và thế giới, ngày 12/02/1971, Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam đã phải ra tuyên bố chính thức ngừng chương trình rải chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam. Và vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam đã kết thúc, chế độ Mỹ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam đã sụp đổ hoàn toàn, Việt Nam thống nhất đất nước. Dù nồng độ Dioxin trong đất ở các khu vực bị phun đã suy giảm căn bản. Tuy nhiên, cỏc vựng ở sân bay – nơi những lượng lớn thuốc diệt cỏ được tích trữ và xử lý – vẫn là những điểm nóng ô nhiễm cao. Nếu không có hành động gì, thuốc diệt cỏ sẽ tiếp tục lan truyền ra môi trường rộng hơn và dẫn tới nguy hại sức khỏe cho con người. Theo các tiêu chuẩn quốc tế, mức độ ô nhiễm này nên được xử lý. Bốn điểm nóng này là cỏc vựng đớch của khóa luận (Đà Nẵng, Biờn Hũa, Phỳ Cỏt và Bù Gia Mập). Xuất phát từ thực tiễn trên việc tiến hành nghiên cứu sự tồn lưu của Dioxin trong đất tại khu vực các sân bay Biờn Hũa, Đà Nẵng, Phự Cỏt và Bù Gia Mập là rất cần thiết. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hợp lí bảo vệ, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cũng như tác hại của Dioxin lên môi trường cũng như sức khỏe của con người. Khoá luận tốt nghiệp với tên “ Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại các sân bay Biờn Hũa, Đà Nẵng, Phự Cỏt và Bù Gia Mập: Nguy cơ lan truyền ra môi trường và một số biện pháp phũng trỏnh”. Nội dung khoá luận ngoài phần mở đầu, kết luận gồm 5 chương như sau: Chương 1. Khái quát về khu vực cần nghiên cứu Chương 2. Tổng quan về Dioxin Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Sự tồn lưu, di chuyển và tác động của Dioxin trong môi trường Chương 5. Giải pháp và kiến nghị Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Thu Hiền Chương 1 KHÁI QUÁT CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Đặc điểm tự nhiên Khu vực nghiên cứu gồm 4 sân bay Đà Nẵng, Phự Cỏt, Biờn Hòa và Bù Gia Mập thuộc 4 tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Đồng Nai và Bình Phước, là 4 tỉnh phân bố dọc từ miền Trung đến miền Nam Việt Nam. Khí hậu các sân bay Đà Nẵng, phự Cỏt mang những nét đặc trưng của miền Trung với nhiệt độ cao vào mùa hè, bão lũ vào mùa mưa. Trong khi đó, khí hậu tại các sân bay Bù Gia Mập và Biờn Hũa lại mang những nét đặc trưng của miền Nam là ấm áp quanh năm. Tại các sân bay thuộc miền Nam Việt Nam này khi vào mùa hè thường xuyên phải chịu các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét. Hiện tượng này thường xảy ra nhiều và tập trung vào thời kỳ cuối mùa khô khi cú cỏc trận mưa báo hiệu chuyển mùa. Do bản chất các hiện tượng này là bất thường, chính vì thế thiệt hại của các hiện tượng này trong mùa khô là tương đối lớn. Các khu vực nghiên cứu này từng là nơi tích trữ được Dioxin và các hóa chất độc hại khác trong thời kỳ chiến tranh và hiện nay vẫn là những điểm nóng ô nhiễm Dioxin của Việt Nam. Dưới đây là vị trí các khu vực nghiên cứu Dioxin tại các sân bay Đà Nẵng, Phự Cỏt, Biờn Hũa và Bù Gia Mập. Hình 1. Sân bay Đà Nẵng Hình 2. Sân bay Phự Cỏt Hình 3. Sân bay Biờn Hũa Hình 4. Sân bay Bù Gia Mập Đặc điểm tự nhiên tại các khu vực nghiên cứu được trình bày tóm tắt trong bảng 1. Bảng 1. Bảng tổng hợp đặc điểm tự nhiên của các khu vực nghiên cứu TênVùng ĐĐTN Sân bay Đà Nẵng Sân Bay Phù Cát Sân bay Biên Hòa Sân bay Bù Gia Mập Vị trí địa lý Thuộc thành phố Đà Nẵng. Tọa độ 108012’14’’ kinh độ 16002’31’’ vĩ độ S:892,5 ha Thuộc tỉnh Bình Định. Toạ độ địa lý: Kinh tuyến 109002’47’’ Đông, Vĩ tuyến 13056’57’’ Bắc S:1.018ha Thuộc tỉnh Đồng Nai. Tọa độ: 10° 58′ 37″ Bắc, 106° 49′ 6″ Đông. S: 1000ha Thuộc tỉnh Bình Phước, cách TP HCM 200km về phía đông bắc. Tọa độ: 12000’ – 12016’ vĩ độ bắc và 107000’ – 107015’ kinh đông S:65.000ha Nhiệt độ Trung bình: 25,60C Cao nhất :29,1 0C Thấp nhất :21,30C. Nhiệt độ cao chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 8. Trung bình 270C . Cao nhất:36,70C Thấp nhất:250C Trung bình: 27,40C Cao nhất; 32,50C Thấp nhất: 210C Trung bình 270C Chế độ mưa Bắt đầu tháng 9 - 12. Lượng mưa lớn nhất:3.307mm Bắt đầu tháng 9-12. Lượng mưa lớn nhất trong năm: 112,9 mm Chủ yếu tháng :7,8,9 Lượng mưa lớn nhất: 100mm Bắt đầu tháng 5-11. Lượng mưa lớn nhất trong năm:1.565mm Độ ẩm không khí Trung bình: 82% Trung bình:79% Trung bình: 78,9% Trung bình 79 – 89% Chế độ gió Tốc độ gió TB: 2,5m/s Tốc độ gió TB :2-4 m/s Tốc độ gió lớn nhất: 59m/s Tốc độ gió TB: 1,4 – 1,7m/s Tốc độ gió lớn nhất:36m/s Tốc độ gió TB: 3,5m/s. Nhìn chung, những vùng sân bay có lượng mưa hàng năm lớn, do đó vào mùa mưa, nhất là ở khu vực miền Trung mưa thường kèm theo lũ lớn cuốn theo các chất độc vào dòng nước và di chuyển từ vị trí ô nhiễm sang các vùng lân cận, mặt khác mưa nhiều làm mực nước ngầm tăng cao, dẫn đến nguy cơ chất độc ngấm xuống lòng đất và di chuyển vào nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Ở các khu sân bay, lượng nước mưa chảy tràn qua khu nhiễm, cuốn theo chất độc chảy vào hồ, qua hệ thống cống rãnh, hồ ao nên dễ gây ô nhiễm khu vực lân cận và tầng nước mặt. Nhiệt độ cao và độ ẩm không khí lớn cũng là điều kiện thuận lợi để các chất hữu cơ dễ bay hơi, phát tán ô nhiễm vào môi trường không khí. Khí hậu nhiệt đới ẩm, nắng nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình tại các sân bay từ 25-270C, bức xạ mặt trời mạnh, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình quang phân hủy các chất độc sinh thái nói chung, Dioxin nói riêng trong không khí, trên bề mặt đất, lỏ cõy…Mưa nhiều làm cho một số hợp chất hữu cơ có xu hướng bị đẩy lên trên bề mặt đất. Khi gặp nhiệt độ cao, chúng dễ dàng bay hơi và lan truyền ra môi trường xung quanh. Độ ẩm lớn sẽ giúp duy trì hơi độc ở tầng không khí thấp gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và sinh vật sống trên bề mặt trái đất. Đây là những yếu tố tự nhiên có tác động đáng kể tới độ tồn lưu, sự suy giảm nồng độ và sự di chuyển của Dioxin trong môi trường cỏc vựng sân bay miền Trung và miền Nam Việt Nam. 1.2 Đặc điểm địa chất thủy văn 1.2.1 Sân bay Đà Nẵng 1.2.2 Sân bay Phự Cát 1.2.3 Sân bay Biờn Hũa 1.2.4 Sân bay Bù Gia Mập 1.3 Đặc điểm trầm tích thổ nhưỡng 1.3.1 Sân bay Đà Nẵng 1.3.2 Sân bay Phự Cỏt 1.3.3 Sân bay Biờn Hòa 1.3.4 Sân bay Bù Gia Mập 1.4 Đặc điểm kinh tế xã hội 1.4.1 Thương mại- dịch vụ Thành phố Đà Nẵng, Phự Cỏt, Biờn Hũa là các đầu mối trung chuyển giao lưu hàng hoá, dịch vụ của miền Trung và miền Nam nước ta. Với mục tiêu đẩy mạnh tiếp thị để mở rộng thị trường xuất khẩu của thành phố, gắn thương mại nội địa với xuất khẩu, từng bước tiến hành xuất khẩu dịch vụ, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội, bên cạnh đó phát triển kho trung chuyển, nhanh chóng xây dựng và hình thành các trung tâm thương mại, khu dịch vụ thương mại tổng hợp và trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế, sân bay Đà Nẵng và Phự Cỏt trở thành một trong những địa điểm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Mặt khác với vai trò là nơi giao lưu quốc tế, hàng năm các sân bay này đón nhận một lượng khách du lịch lớn, đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển cơ cấu ngành dịch vụ - du lịch. Tại Đà Nẵng có khu du lịch Bà Nà, Bán Đảo Sơn Trà và khu du lịch ven bờ sông Hàn. Phự Cỏt cú bãi biển Quy Nhơn, Điện Tây Sơn…Với những địa điểm thắng cảnh nổi tiếng, hàng năm các tỉnh này thu hút một lượng lớn khách du lịch tới thăm quan, với việc đầu tư nâng cấp và phát triển sẽ tạo động lực ngày càng to lớn giúp ngành dịch vụ hàng năm của thành phố tăng cao. Vấn đề ô nhiễm Dioxin tại các sân bay sẽ ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết cần sớm được xử lý và khắc phục không những vì mục tiêu con người mà còn với mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với tỉnh Bình Phước là tỉnh biên giới miền núi xa các trung tâm đô thị và mới được tái lập nên tình hình kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế đang được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên Sân bay Bù Gia Mập và Biờn Hũa không còn hoạt động thương mại như Đà Nẵng và Phự Cỏt nhưng sự ảnh hưởng Dioxin do chiến tranh để lại vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với con người và môi trường xung quanh các khu vực điểm nóng này. 1.4.2 Thuỷ sản, nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng, Phự Cát và Biờn Hũa đang phấn đấu phát triển một nền nông nghiệp sạch theo hướng đa dạng hoá. Đồng thời phát triển nhanh cỏc cõy thực phẩm, rau, đậu đỗ, các loại cây ăn quả, cây cảnh, chăn nuôi.... Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc và gia cầm, coi trọng chất lượng cây giống. Mở rộng nuụi bũ lai, bò sữa, lợn nạc và nuôi gà theo phương pháp công nghiệp để tăng hiệu quả chăn nuôi đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Riêng đối với khu đất xung quanh khu vực sân bay Đà Nẵng, cư dân vẫn tập trung khá đông đúc, đặc biệt người dân tận dụng các khu đất này để trồng cây lâu năm và cả cây lương thực ngắn ngày, do đó bên cạnh những hiệu quả kinh tế đạt được thì hiện nay tiềm ẩn một mối lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Dioxin còn tồn lưu trong đất khu vực sân bay và những vùng kế cận, sẽ được tích lũy trong nông sản và gây ảnh hưởng đến sinh vật cũng như con người sử dụng các loại nông sản này. Ở sân bay Phự Cỏt, lợi thế hơn Đà Nẵng và Biờn Hũa, hầu như người dân đều không sống quanh khu vực sân bay, xung quanh khu vực ô nhiễm là những đồi cây hoang có giá trị kinh tế nhỏ. Xung quanh vùng đồi là khu vực chỉ có loại cỏ cây cho chăn thả trâu bò của dân cư lân cận. Động vật hoang ở đõy chủ yếu cú cỏc loài thú nhỏ, như rắn, thỏ, chồn, chuột, một số loài chim định cư như đa đa, quốc….Ao hồ các khu vực phía dưới cú cỏc loài tụm cỏ do dõn nuụi cũng như cỏ tôm tự nhiên, các loài nhuyễn thể: trai, sò, hến.. Xung quanh khu vực sân bay Bù Gia Mập, hiện nay mật độ dân cư khá thưa thớt, diện tích đất đai tại khu vực này hầu hết nằm trong sự quản lý của chính quyền địa phương, người dân không sử dụng với mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình. 1.4.3 Đường hàng không Như đã trình bày, Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, Phự Cát và là điểm đến và đi của nhiều du khách. Điển hình như sân bay Đà Nẵng nằm ngay giữa lòng thành phố, là một trong ba sân bay lớn nhất cả nước, sau sân bay Tân sơn Nhất và Sân bay Nội Bài. Với tổng diện tích là 842ha. Hiện nay cú trờn 30 hãng hàng không của hơn 20 nước có không phận qua vùng trời Đà Nẵng, trong đó có nhiều hãng hàng không quốc tế có máy bay hạ, cất cánh từ Đà Nẵng. Sân bay Phự Cỏt là một sân bay hỗn hợp quân sự và dân dụng ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, miền Trung Việt Nam. Sân bay này do Cụm cảng hàng không miền Trung một cơ quan của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam quản lý. Sân bay Phự Cỏt cỏch trung tâm Quy Nhơn khoảng 30 km về phía tây bắc, tại huyện Phù Cát. Sân bay Biờn Hũa là sân bay nằm gần thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Sân bay Biờn Hũa đó từng là căn cứ không quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Không lực Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sõn bay Biờn Hũa được Không quân Nhân dân Việt Nam tiếp quản sử dụng quân sự. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ DIOXIN TRấN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát chung về Dioxin 2.1.1 Khái niệm Về tên khoa học, Dioxin là tên gọi tắt các dẫn xuất của Dibenzo-para-dioxin chỳng cú cấu tạo ở hai vòng benzen gắn với nhau bởi hai cầu nối Oxy. Có nghĩa là chúng có thể có từ 1 tới 8 nguyên tử clo gắn vào các vòng trong đó. Thực tế trên lý thuyết, chúng phụ thuộc vào số nguyên tử clo và tổ hợp vị trí của chúng trên 2 vòng thơm mà có thể có đến 75 chất Dioxin khác nhau bao gồm: 2 monoclo -, 10 diclo -, 14 triclo -, 22 tetraclo -, 14 pentaclo -, 10haxaclo -, 2 heptaclo – và 1 octaclo-dibenzo-para-dioxin mà từ đây chúng ta sẽ gọi tắt là Dioxin. Dioxin trong hóa hữu cơ là một tập hợp 6 phân tử trong đó 2 phân tử oxy kết hợp với hai phân tử clo kép, trong độc học thì từ Dioxin được hiểu là sự liên kết này, đú chớnh là 2,3,7,8 Tetraclodibenzo – Peradioxin (2,3,7,8,TCDD) – là đại diện cho một nhóm rộng rãi các chất cực độc. Dưới đây là mô hình liên kết độc hại nhất: Hình 5. Mô hình liên kết độc hại nhất Ở dạng kết tinh, Dioxin là các tinh thể hoặc chất rắn không màu. Dioxin xâm nhập vào môi trường dưới dạng hỗn hợp nhiều thành phần khác nhau. Trong môi trường, chúng có xu hướng kết hợp với tro, đất hoặc bất kì bề mặt hữu cơ nào, thí dụ như lá cây. Trong nước và không khí, một phần Dioxin có thể được thấy dưới dạng hòa tan tùy thuộc vào số lượng các hạt, nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác. Trong chiến tranh Việt Nam, các chất diệt cỏ mà Hoa Kỡ đó sử dụng bao gồm các chất xanh để phá hoại lúa và hoa màu, các chất trắng và chất da cam để phát quang khu rừng rậm. Như vậy các chất Trắng, Xanh, Da Cam chỉ là kí hiệu của từng loại hóa chất diệt cây chứ không phải màu sắc của các chất đó. Hơn nữa các chất này không phải là chất được sử dụng cho mục đích giết người. Hầu hết các chất này có thể bị phân hủy sinh học từ 2 đến 15 tuần ở khí hậu nhiệt đới ngoại trừ một số các tạp chất có tính chất ổn định lạ thường trong 2,4,5 – T là 2,3,7,8 – tetrachlodibenzo-para-Dioxin.[2] Trong các chất kể trên, Hoa Kỡ đó sử dụng ở Việt Nam nhiều hơn cả là chất độc da cam, chúng chiếm tới 61% tổng lượng chất diệt cỏ trong giai đoạn 1961 đến 1973. Điều đặc biệt và nguy hiểm nhất là chất da cam có chứa 2,3,7,8 – tetrachlodibenzo – p – dioxin ( TCDD ) chúng được tạo ra như một tạp chất trong quy trình điều chế chất diệt cỏ 2,4,5 –T với hàm lượng từ 0,05 đến 6,0 ng/ kg. Riêng trong 2,4,5 – T dùng để pha chế chất da cam chứa một lượng TCDD này là một chất độc cực mạnh mà chúng ta vẫn quen gọi là Dioxin. 2.1.2 Đặc trưng Một trong những đặc điểm nổi bật của Dioxin là độ bền vững cao về các phương diện vật lý, hóa học và sinh học. Về mặt vật lý: Ở điều kiện bình thường, Dioxin đều là những chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy khá cao, áp suất hơi rất thấp và rất ít tan trong nước. Về mặt hóa học: Dioxin rất bền vững, không bị phân hủy dưới tác dụng của axit mạnh, kiềm mạnh, các chất oxy hóa mạnh khi không có chất chất xúc tác ngay ở nhiệt độ cao. Dioxin không bị thủy phân trong nước ở điều kiện bình thường. Nước siêu tới hạn (CACDT(1993). Tr.140;281), tức nước ở điều kiện : Nhiệt độ T = 375oC, áp suất p=222atm và tỷ khối d=0,307g/cm3, hòa tan và oxi hóa được Dioxin với hiệu suất rất cao. Đối với nhiệt độ cao: Dioxin có nhiệt độ nóng chảy khá cao, nhiệt độ sôi của 2,3,7,8-TCDD lên tới 4120C, các quá trình cháy tạo Dioxin cũng xảy ra ở khoảng nhiệt độ khá cao. Nhiệt độ 750-900 0C vẫn là vùng tạo thành 2,3,7,8-TCDD, ngay cả ở nhiệt độ 1200 0C, quá trình phân hủy Dioxin vẫn là quá trình thuận nghịch, Dioxin chỉ bị phân hủy hoàn toàn trong nhiệt độ 1200-1400 0C và cao hơn Đối với vi sinh vật: Dioxin cũng khá bền vững, Mỏtumura F (1973) đã nghiên cứu khả năng khử độc của 100 chủng vi sinh vật đối với 2,3,7,8-TCDD, trong đó chỉ có 5 chủng được đánh giá là có khả năng khử độc Dioxin, đó là một nấm Trichoderma viriditale, 1 vi khuẩn Pseudomonas puridaital và 3 loài khác được đánh số, song quá trình khử độc sảy ra rất chậm chạp. Những năm gần đây nhiều nhà khoa học trên thế giới đang tập trung nghiên cứu khả năng dùng vi sinh vật để khử độc Dioxin. Tuy nhiên cho đến nay Dioxin vẫn là loại chất khá bền vững về mặt sinh học. Quá trình khử độc xảy ra trong đất rất chậm, đòi hỏi thời gian khá dài. Dioxin trong không khí: Các quá trình đốt cháy, mà trước hết là các nhà máy, các lò đốt rác sinh hoạt, rác công nghiệp, rác y tế, là nguồn phát thải Dioxin vào không khí. Theo quy luật, trạng thái tồn tại của các hợp chất cùng loại phụ thuộc vào áp suất hơi của chúng và nhiệt độ của môi trường. Những chất có áp suất hơi lớn hơn 10-4 mmHg chủ yếu tồn tại trong không khí ở pha hơi, ngược lại, những chất có áp suất hơi nhỏ hơn 10-8 mmHg lại tồn tại chủ yếu trong pha hạt, ở đây pha hạt được hiểu là các loại hạt bụi, hạt vật chất khác nhau lơ lửng trong không khí, mà trên đó các phân tử Dioxin bỏm dớnh (hấp phụ), cũn các chất có áp suất hơi nằm trong khoảng 10-8-10-4 mmHg có thể tồn tại cả trong pha hơi lẫn pha hạt, 2,3,7,8-TCDD là loại hợp chất có áp suất nằm trong khoảng 7,4.10-10 - 3,4.10-5 (ATSDR,1997, tr.343), vì vậy, nó có thể tồn tại cả trong hai pha hơi lẫn pha hạt. Dioxin trong nước: Trong nước, Dioxin chủ yếu liên kết với các hạt vật chất lơ lửng trong nước, hấp phụ trờn cỏc phần trong nước của các thực vật thuỷ sinh, tích tụ trong các động vật thuỷ sinh như cá, với hệ số tích tụ sinh học 37.900 - 128.000 [3] và vì Dioxin có hệ số riêng phần cacbon hữu cơ Koc lớn, độ tan trong nước quá nhỏ nên phần lớn hấp phụ vào các trầm tích, phần còn lại trong nước rất thấp, nồng độ toàn phần của các TCDD, PeCDD, HxCDD, HpCDD và OCDD trong nước thô chỉ ở mức từ dưới các giới hạn phát hiện đến 3,6 ppq, trong khi đó trong trầm tích do huyền phù tạo thành, nồng độ của chúng lên tới 228 ppt [3]tức là lớn gấp khoảng 63.000 lần. Hằng số Henry, một thông số phản ánh tỷ số nồng độ của một chất hoá học trong pha khí so với nồng độ của nó trong dung dịch ở điều kiện cân bằng, của Dioxin rất nhỏ cỡ 10-6 - 10-5, nên Dioxin khó bay hơi từ nước vào không khí. Dioxin trong thực vật: Dioxin hầu như không tan trong nước, nhưng lại dễ dàng hấp phụ trên bề mặt các vật thể. Đặc điểm này thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa Dioxin với hệ thực vật. Dioxin tồn lưu khỏ lõu trong môi trường, thời gian tồn tại và bán phân hủy còn chịu sự chi phối về đặc tính của môi trường tồn lưu. Thời gian bán phân hủy của Dioxin trong đất, bựn đỏy và nước được thể hiện ở bảng 4. Bảng 2. Thời gian bán phân hủy của Dioxin trong đất, bựn đỏy và nước được thể hiện ở bảng sau[11]: Môi trường tồn lưu Thời gian bán phân hủy Môi trường tồn lưu Thời gian bán phân hủy Tầng đất 0,1cm Tầng đất mặt 0- 20cm Ở độ sâu tầng đất lớn hơn 20cm 1-3 năm 9 – 15 năm 25-100 năm Trong bùn đáy Trong đất > 2 năm 1- 2 năm Như đã thấy, tầng đất lớn hơn 20cm , thời gian bán phân hủy là 25 đến 100 năm, trong khoảng thời gian dài như vậy đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng tới môi trường cũng như sức khỏe con người. 2.2 Sơ lược lịch sử sự dụng Dioxin trên thế giới và ở Việt Nam. Vào năm 1944 và 1945, cuộc chiến tranh thế giới II, chất diệt cỏ đã được đã sẵn sàng rải thử nghiệm để hủy diệt các cánh đồng lúa của 6 tỉnh xung quanh Tokyo. Nhưng do quân Nhật đầu hàng quá nhanh, nên kế hoạch này vần chưa được thực hiện. Trong Thế chiến thứ II, chính phủ Mỹ ủy nhiệm và cung cấp ngân sách cho Hội đồng Khoa học Quốc gia để phát triển một hóa chất dùng cho tiêu hủy đồng lúa và vụ mùa ở Nhật. (vì lúc đó lúa gạo là nguồn thực phẩm chính của người Nhật). Kết quả của nghiên cứu này là 2,4-D và 2,4,5- T (tức là chất độc màu da cam ngày nay) ra đời. Vào cuối thập niên 1950, qua sự thành công của Anh trong việc sử dụng hóa chất 2,4,5 – trichlogophenoxyacetic ( 2,4,5 – T ) để tiêu diệt mùa màng ở Malaya, Bộ quốc phòng Mỹ lại ủy nhiệm cho cơ quan ARPD (Advanced Reseach Project Agency ) nghiên cứu và phát triển các hóa chất diệt cỏ để dùng cho mục đích quân sự. Một cuộc thử nghiệm tương đối qui mô đầu tiên dùng hóa chất (Agent Purple) được tiến hành ở Trại Drum (bang New York) vào năm 1959, và mô hình này được ứng dụng trong chiến tranh sau đó vài năm. Trong chiến tranh tại Việt Nam, giữa lúc cuộc chiến ngày càng đi vào giai đoạn ác liệt và trước sự thất bại của Mỹ trong việc theo dõi quân đội Việt Nam, giới quân sự và chính trị Mỹ nghĩ đến việc dùng hóa chất. Họ lý giải rằng, chất màu da cam nên được dùng bởi vì nó có thể “ khai quang”, tức là làm trống đồng cỏ, quân đội Việt Nam không có nơi để ngụy trang, và không quân Mỹ tha hồ bỏ bom cắt tuyến đường Trường Sơn. Hình 6. Máy bay giải chất độc Dioxin tại dải Trường Sơn Theo đánh giá của các tác giả khác nhau thì khối lượng các chất diệt cỏ sử dụng ở Việt Nam cũng khác nhau: Bảng 3. Số lượng các chất diệt cỏ được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Tài liệu Chất da cam Chất trắng Chất xanh Các chất tím, hồng, xanh lá mạ Tổng Cộng Westing (1976) 44.373.000 19.835.000 8.182.000 - 72.390.000 Stellman (2003) 49.268.937 20.556.525 4.714.381 2.387.936 76.954.806 Young (2007) 48.609.600 21.819.200 6.136.000 2.927600 79.492.400 Young Stellman westing Hình 7. Biểu đồ thể hiện khối lượng các chất diệt cỏ được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam Có thể thấy, số lượng chất diệt cỏ mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là khá lớn, trong đó chất da cam chiếm tỉ lệ nhiều hơn hẳn so với các chất diệt cỏ khác. Với lượng lớn chất da cam thải vào môi trường đã phá hoại hàng nghìn thảm thực vật trong cỏc cỏnh rừng của Việt Nam, đáng lo ngại hơn nữa là để lại trong lòng đất một lượng lớn Dioxin tồn lưu từ thời chiến tranh gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. 1.3 Khái quát chiến tranh Dioxin tại cỏc vựng nghiên cứu Trong chiến tranh các khu vực vựng nghiờn là nơi tiếp nhận và lưu trữ hàng trăm ngàn tấn Dioxin và các chất diệt cỏ khác, phục vụ cho mục đích quân sự của quân đội Mỹ. Theo các số liệu điều tra cho thấy các khu vực sân bay này còn là một vị trí để xúc rửa máy bay sau các phi vụ phun giải chất độc. Từ đây chất độc được pha chế và bơm nạp lên máy bay để thực hiện những chiến dịch phát quang từ vĩ tuyến 17 trở vào đến PleiKu. Số lượng chất diệt cỏ đã được rải xuống khu vực nghiên cứu được thống kê trong bảng 4 [1]. Bảng 4. Khối lượng CDC (lít) vận chuyển tại ba căn cứ không quân lớn Đà Nẵng, Biờn Hũa và Phự Cỏt Loại hóa chất Căn cứ không quân Biên Hòa Căn cứ không quân Đà Nẵng Căn cứ không quân Phù Cát Ranch Hand Pacer Ivy Ranch Hand Pacer Ivy Ranch Hand Pacer Ivy Chất da cam 20.384.000 2.288.000 10.960.000 1.709.000 3.536.000 - Chất trắng 9.360.000 - 6.032.000 - 1.872.000 - Chất xanh 3.390.000 - 1.040.000 - 603.200 - Chất độc gây ô nhiễm môi trường đất trong khu vực do quá trình pha chế, rò rỉ, vệ sinh trang thiết bị, do rửa máy bay sau khi phun rải và do tồn trữ các vỏ thùng đựng chất diệt cỏ. Một lượng lớn chất độc chưa sử dụng đã được lính Mỹ phá hủy, đốt bỏ trước khi di chuyển vào Sài Gòn năm 1970. Mức độ ô nhiễm môi trường bởi các chất độc hại mà chủ yếu do 2,4-D; 2,4,5-T và Dioxin là rất lớn, phổ biến là hàm lượng Dioxin trong đất nhiễm từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn ppt [1]. Hình 8. Một góc khu vực được cho là kho chứa chất độc Dioxin bên trong sân bay Đà Nẵng Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp kế thừa, thu thập và tổng hợp tài liệu Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu là rất quan trọng, giúp kế thừa được các kết quả nghiên cứu đó cú, tiết kiệm thời gian và kinh phí ; đồng thời có được những định hướng đúng đắn cho việc nghiên cứu. Các tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau đều được phân tích xử lý và lựa chọn sắp xếp theo mục đích sử dụng, theo chuyên đề. Việc thu thập tài liệu bao gồm các công việc: - Thu thập tài liệu, nghiên cứu tổng hợp các tài liệu đã có liên quan đến địa chất môi trường khu vực, các công trình đã và đang thực hiện. Đề tài xác định sự tồn lưu Dioxin trong đất tại cỏc vựng nghiên cứu liên quan đến rất nhiều lĩnh vực: Địa chất, địa hóa, môi trường, thổ nhưỡng, nông nghiệp, công nghiệp, y tế....Chớnh vì vậy các tài liệu cần thu thập khá đa dạng, bao gồm: Các tài liệu về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa chất, địa chất thủy văn, đất, đỏ, cỏc loại bản đồ: Bản đồ phân vùng ô nhiễm, bản đồ địa chất thủy văn, bản đồ băng rải, sơ đồ hiện trạng tồn lưu Dioxin tại các khu vực sân bay, sơ đồ tồn lưu Dioxin trong đất theo từng vựng...và cỏc dạng tài liệu khác có liên quan. - Phân tích, đánh giá, phân loại các tài liệu đã thu thập. Vỡ các tài liệu thu thập rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy sau khi thu thập tài liệu nhất thiết phải tiến hành phân tích, đánh giá các tài liệu, từ đó có thể phân chia các tài liệu ra thành hai nhóm: + Các tài liệu hữu ích: Các công trình nghiên cứu trước đây về mức độ ô nhiễm, sự tồn lưu Dioxin trong đất, phân vùng ô nhiễm tại phía Nam Việt Nam... + Các tài liệu chỉ mang tính tham khảo: Từ các tài liệu thu thập được thông qua các kết quả của các nhóm nghiên cứu trước đây, sau đó phân tích và có thể thấy rằng: Những kết quả nghiên cứu trước đây đã xác định được đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng, đặc điểm địa chất thủy văn tại cỏc vựng nghiên cứu: Báo cáo điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm Dioxin tại cỏc vựng sân bay ( Văn Phòng 33- Bộ Tài Nguyên Môi Trường ). Những kết quả nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm Dioxin tại cỏc vựng sân bay và các điểm lân cận là những tư liệu quan trọng giúp định hướng công tác đánh giá mức độ tồn lưu Dioxin trong đất tại các sân bay, những tác động nặng nề của Dioxin tới môi trường, con người và hệ sinh thái tại vùng nghiên cứu. Đặc biệt phải kể đến các báo cáo đã xác định được một số điểm nóng về mức độ ô nhiễm môi trường, khả năng phơi nhiễm của con người như ô nhiễm Dioxin ở căn cứ không quân Đà Nẵng, Phự Cỏt..Cú nồng độ Dioxin cao trong đất, như các công trình nghiên cứu về sự tồn lưu Dioxin trong đất tại vựng Bự Gia Mập, nguyên nhân và giải pháp khắc phục ( Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Viện Khoa Học Địa Chất và Khoáng Sản ). + Những tồn tại chưa giải quyết được Bên cạnh những vấn đề đã thực hiện được, thỡ cũn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Các công trình trước đây mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá ô nhiễm Dioxin trong vùng nghiên cứu, mà chưa dự đoán được cỏc vựng sẽ lan tỏa mạnh sự ô nhiễm Dioxin trong tương lai. Công tác dự đoán hiện trạng ô nhiễm, cách giải quyết, xử lý khắc phục hậu quả ô nhiễm Dioxin vẫn chưa được rõ ràng và hiệu quả. 3.2 Phương pháp phân tích mẫu Nhằm phân tích hiện trạng tồn lưu Dioxin trong đất tại khu vực nghiên cứu, ngoài việc thu thập tài liệu và chắt lọc và tổng hợp các thông tin để đánh giá về đặc điểm tồn lưu ở Dioxin ở các sân bay Đà Nẵng, Phự Cỏt, Biờn Hũa và Bù Gia Mập. Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận đã tiến hành thu thập và phân tích bổ sung một số mẫu đất, nước, trầm tích tại khu vực sân bay Bù Gia Mập. Sơ đồ vị trí lấy mẫu được thể hiện trong hình 9 dưới đây. Hình 9. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại sân bay Bù Gia Mập Công tác lấy mẫu được tuân thủ theo nguyên tắc sau: a) Loại mẫu, lượng mẫu: Tiến hành lấy 15 mẫu đất tại khu vực Bù Gia Mập. b) Dụng cụ, hoá chất dùng trong lấy mẫu: khoan tay, xẻng, khay chứa mẫu, thìa lấy mẫu, thùng chứa và vận chuyển mẫu, nhón dỏn tỳi, tỳi PE, găng tay, ủng cao su, chất rửa dụng cụ lấy mẫu, nước (sinh hoạt) để rửa dụng cụ, dung môi (hexan, axeton loại dùng trong phân tích) và máy định vị GPS, máy ảnh. c) Lấy các loại mẫu: Thiết kế sơ đồ lấy mẫu theo yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu. Để đảm bảo tính đại diện khi lấy mẫu, sẽ sử dụng sơ đồ tuyến. Sử dụng máy định vị GPS để xác định vị trí chính xác khi lấy mẫu. ở khu vực nghiên cứu chi tiết đan dày mạng tuyến lấy mẫu. Cần ưu tiên lấy mẫu theo hướng lan toả do đất, bị rửa trôi theo nước mưa hoặc theo kênh mương (theo yếu tố địa hình). * Mẫu đất: Phương pháp đào-trộn theo phẫu diện phù hợp cho những khu vực đất rắn lẫn sỏi không khoan được. Phương pháp này sẽ tăng mức độ trung bình hoá nồng độ các chất phân tích, tránh lây nhiễm giữa các lớp đất từ trên xuống dưới. Khoanh một diện tích cỡ 1m2 (1,2m x 0,8m), đào sới toàn bộ diện tích tới độ sâu nghiên cứu theo từng lớp. Trộn đều, loại bỏ tạp chất cơ học, rễ cây rồi lấy cỡ 1kg/mẫu (cho từng loại đất). Các thao tác kỹ thuật khi lấy mẫu: - Xác định vị trí lấy mẫu ở hiện trường theo sơ đồ thiết kế lấy mẫu. - Phát dọn cỏ, dò mìn cắm cở hiệu cho chỗ khoan/đào phẫu diện lấy mẫu. - Chuẩn bị các dụng cụ lấy mẫu cần thiết sử dụng cho vị trí lấy mẫu này. - Rửa dụng cụ lấy mẫu. - Lấy mẫu: mỗi mẫu là tập hợp của nhiều mẫu nhỏ. - Chuyển mẫu vào khay chứa. - Chộn đều, chuyển vào túi đựng. - Ghi nhãn cho từng túi đựng mẫu. - Ghi biên bản (nhật ký): Nơi lấy, ký hiệu, toạ độ, ngày lấy, dụng cụ lấy (khoan/gầu, xẻng/đào phẫu diện...), mã file các ảnh kỹ thuật số, mô tả ngắn gọn vị trí lấy mẫu, đặc điểm mẫu lấy, đặc điểm địa hình, thảm thực vật, đặc điểm địa chất khu vực lấy mẫu và đánh dấu vị trí trên sơ đồ lấy mẫu. - Xếp đặt mẫu vào thùng lưu chứa, bảo quản nơi râm mát. d) Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) QA/QC trong lấy mẫu là rất cần thiết để đảm bảo chắc chắn là không có sự lây nhiễm bẩn chéo và nếu có thì kiểm soát được mức lây nhiễm bẩn do dụng cụ dùng trong quá trình lấy mẫu. Để tránh lây nhiễm bẩn trong quá trình lấy mẫu, trước khi lấy hoặc giữa các lần lấy mẫu, tất cả dụng cụ lấy mẫu phải được rửa sạch. Dùng loại nước rửa thường thường sử dụng để rửa dụng cụ PTN pha với nước sạch (nước sinh hoạt). Rửa tiếp 3 lần bằng dung môi hexan, rồi axeton. Mẫu QA/QC chiếm khoảng 5% tổng số mẫu đã lấy, bao gồm mẫu trắng hiện trường (mẫu nước tráng rửa dụng cụ sau khi đã rửa sạch giữa các lần lấy mẫu), mẫu lặp duplicate trong lấy mẫu của một vị trí và mẫu chia từ một bình đựng mẫu. e) Bảo quản mẫu: Niêm phong bình đựng mẫu bằng băng giấy parafin. Xếp đặt vào thùng lưu chứa mẫu, lắp kín. Đánh số thùng, lập danh sách mẫu trong thùng. Vận chuyển thùng chứa về phòng thí nghiệm. Toàn bộ 100 mẫu đất, bùn do VRTC được phân công, phân tích theo tiêu chuẩn 45 TQSB 01:2007, đây là Tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở cải biến khu vực nghiên cứu” và “Sơ đồ hiện trạng tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Bù Gia Mập” Phương pháp xử lý số liệu Để nghiên cứu đặc điểm phân bố các nguyên tố vi lượng cũng như thành phần các chỉ tiêu môi Phương pháp phân tích PCDD/PCDF trên thiết bị Sắc ký khí khối phổ phân giải thấp của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA 8280A). 3.4 Phương pháp xử lý số liệu, xây dựng báo cáo tổng kết Luận văn sử dụng phương pháp xây dựng bản đồ bằng phần mềm mapinfo để thành lập bản đồ “ Sơ đồ vị trí các trường, báo cáo đã tính toán các tham số địa hóa như: Xác định hàm lượng trung bình, hàm lượng min và max, phương sai hàm lượng, hệ số ô nhiễm của các chỉ tiêu trong các đối tượng nghiên cứu. Phương pháp xử lý số liệu được thực hiện để xác định lượng Dioxin còn tồn dư trong các loại đất. Thông qua các thông số địa hóa về thành phần hàm lượng, quy luật phân bố, các yếu tố về điều kiện di chuyển, khả năng tập trung trong môi trường tự nhiên là cơ sở khoa học cho việc xác định, diện tích tụ và dự báo hướng lan tỏa, di chuyển của Dioxin trong môi trường các loại đất vùng nghiên cứu. Để đánh giá mức độ ô nhiễm của Dioxin, báo cáo sử dụng cáo tiêu chuẩn của Mỹ, Đức, Italy, Hà Lan và Nga trong một số đối tượng tự nhiên. Xử lý số liệu trên cơ sở ứng dụng các phần mềm xác định dư lượng Dioxin, tính toán các tham số phân bố trong các loại đất, các phần mền lưu trữ files số liệu, vẽ sơ đồ, xây dựng biểu đồ, đồ thị, lập biểu bảng. Số liệu được phân tích, xử lý trên phần mềm tin học Excel. Số hóa và thể hiện các kết quả nghiên cứu trên bản đồ được thực hiện trên chương trình MapInfor, vẽ và chỉnh hình ảnh, sơ đồ, trên phần mềm CoreIDRW, thành lập biểu đồ trên phần mềm Origin. Chương 4 SỰ TỒN LƯU, DI CHUYỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DIOXIN TRONG MễI TRƯỜNG 4.1 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại cỏc vựng nghiên cứu Tại các sân bay, lượng dung môi hữu cơ từ cỏc thùng đựng hóa chất đã sử dụng hoặc do sự cố dò rỉ tràn ra và ngấm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho Dioxin thấm sâu hơn vào đất, hàm lượng mùn ở những bãi này rất thấp. Dioxin tác động mạnh đến môi trường đất, đặc biệt với đặc điểm đất ở các khu vực sân bay Biờn Hũa, Đà Nẵng, Phự Cỏt, Bự Gia Mập chủ yếu là đất feralit biến đổi thành phần, do đó khi bị tác động của Dioxin thì hàm lượng mùn, nito, và phốt pho tổng số giảm nhiều, đất bị nghèo kiệt kali và photpho dễ tiêu. Đồng thời độ no bazơ giảm mạnh, hàm lượng Ca2+ và Mg2+ thấp, hàm lượng có tính axit độc như H+ và Al 3+ lại có tính tăng cao, làm cho môi trường đất trở nên chua và nghèo nàn các chất dinh dưỡng, dẫn đến sự thoái hóa nhanh các loại đất bị phun rải. 4.1.1 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Đà Nẵng ( Khu vực Z2 ) Tại khu vực sân bay Đà Nẵng, đó cú những nghiên cứu điều tra cụ thể những vị trí gây ô nhiễm nặng Dioxin trong đất và trầm tích. Kết quả điều tra, lấy mẫu, phân tích hàm lượng chất độc hoá học ở khu nhiễm nặng (dự án Z2) cho thấy: Trong 2 năm 1997-1998 đã lấy 111 mẫu ở 66 điểm, tiến hành phân tích 94 mẫu xác định Dioxin và 85 mẫu xác định chất da cam. Như khu Hồ Sen, bãi độc điển hình và một số hồ kế cạnh bị ảnh hưởng của Dioxin được thể hiện trong hình 10 dưới đây: Bảng 5. Sơ đồ vị trí các khu vực tồn lưu Dioxin tại sân bay Đà Nẵng và ngoại vi Địa điểm Diện tích m 2 Hàm lượng Dioxin trung bình ppt Đối tượng A ( Hồ Sen ) 56.500 37300 Trầm tích Hồ B 32.100 37 Trầm tích Hồ C 43.800 43 Trầm tích Bãi Độc 31200 34.200 Đất Hồ 29/3 103.500 75 Trầm tích Hồ thạc Gián 16.900 16 Trầm tích Tổng diện tích các địa điểm của Z2 có độ tồn lưu Dioxin cần phải xử lý vào khoảng 284000m2. Nếu đối với đất, chúng ta đó cú cỏc đề tài nghiên cứu công nghệ xử lí từ nhiều năm nay và hiện đang được thực hiên ở khu vực bãi độc ở sân bay Biờn Hũa, thỡ đối với trầm tích ta chưa có nghiên cứu công nghệ xử lí nào, mặt khác các khảo sát cơ bản cũng chỉ mới dừng lại ở chỗ lấy mẫu và phân tích xác định nồng độ Dioxin theo chiều rộng. Chưa xác định được độ dầy của lớp trầm tích bị nhiễm nặng Dioxin, nên chưa thể đánh giá được khối lượng trầm tích phải xử lí ở từng khu vực bị nhiễm nặng. Theo các tài liệu của Nhật Bản, trong những năm gần đây (1999-2006), họ đã tiến hành làm sạch đất và trầm tích bị nhiễm Dioxin và PCB bằng các công nghệ khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau với ngưỡng đối với trầm tích là 150 ppt TEQ. Với điều kiện của Việt Nam nếu chấp nhận 150 ppt TEQ, thì phải xử lí trầm tích ở khu vực Hồ Sen là 37300 ppt và diện tích cần xử lý là 56.500m2 . Hồ Sen là nơi chứa nước mưa về mùa mưa, chảy từ bãi độc ra mang theo cỏc mựn đất bị nhiễm Dioxin và lắng đọng xuống hồ. Hoạt động canh tác chính của cư dân quanh vùng là trồng, thu lượm hoa, hạt, củ sen làm hương liệu và thực phẩm; nuôi thả đánh bắt cá trong hồ. Đây cũng là những khu vực do Bộ Quốc Phòng quản lí, mặt khác các hoạt động của bộ đội cũng gần cỏc bói độc này nên việc nhiễm độc là rất lớn và việc xử lý sẽ gây khó khăn. Đối với trầm tích việc xử lý sẽ càng khó khăn hơn, vì trầm tích có khả năng lưu giữ độc tố tốt, hơn nữa trầm tích nằm trong môi trường nước, nên trầm tích sẽ ảnh hưởng toàn bộ khu vực nước trong hồ. Ngoài ra theo kết tính toán hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu kết hợp với tiêu chuẩn làm sạch Dioxin đối với đất công nghiệp và thương mại của Thủy Điển và Đức được thể hiện trong bảng 6 dưới đây. Bảng 6. Kết quả so sánh hàm lượng Dioxin trong đất tại sân bay Đà Nẵng với Tiêu chuẩn cho phép ( TCCP ) [1] Độ sâu (cm) Đà Nẵng(ppt) So với TCCP Đức 10.000 ppt TEQ Thụy Điển 250 ppt TEQ 30 34213 > 3,4213 lần >136,852 lần 60 10970 >1,097 lần > 48,88 lần 90 9993 < TCCP > 39,972 lần 120 5003 < TCCP > 20,012 lần Kết quả phân tích và so sánh cho thấy, hàm lượng Dioxin trong đất tại khu vực sân bay Đà Nẵng vượt TCCP theo tiêu chuẩn Đức từ 1,097 đến 3,4213 lần, theo tiêu chuẩn của Thụy Điển thì hàm lượng này vượt TCCP từ 20 cho tới 137 lần. 4.1.2 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Phự Cỏt ( Khu vực Z3 ) Tại khu vực sân bay Phỳ Cỏt, dự án nghiên cứu hàm lượng Dioxin trong đất từ 1999-2002 đã lấy 159 mẫu ở 116 điểm, tiến hành phân tích 79 mẫu xác định Doxin và chất da cam. Hàm lượng Dioxin trong mẫu cao ở khu vực nghiêm trọng nhất (Z3.1) lên đến 11376 ppt và một số hồ kế cạnh bị ảnh hưởng của Dioxin được thể hiện trong hình 11 dưới đây. Hình 10. Sơ đồ vị trí các khu vực tồn lưu Dioxin tại sân bay Phự Cỏt và ngoại vi Bảng 7. Sự phân Dioxin trong lớp đất mặt tại sân bay Phự Cỏt Địa điểm Diện tích, m2 Nồng độ dioxin ppt TEQ Đối tượng Tiểu khu Z3.1 2.200 11.376 Đất Tiểu khu A 86.000 46 Trầm tích Tiểu khu B 72.000 86 Trầm tích Tiểu khu C 152.000 5,6 Trầm tích (Nguồn: TTNĐ Việt - Nga 2003a) Tổng diện tích các tiểu khu của Z3 có độ tồn lưu Dioxin cần phải xử lý vào khoảng 312200m2. Hàm lượng Dioxin trung bình tại tiểu khu Z3.1 còn rất lớn, gấp hàng chục lần hàm lượng cho phép (1000 ppt). Dioxin không chỉ có lớp bề mặt mà còn di chuyển xuống khỏ sõu. Ở độ sâu 1,2m hàm lượng dioxin trung bình của một số điểm lấy mẫu còn đến 120 ppt Trên cơ sở các số liệu nghiên cứu của dự án Z3 thấy rằng: Diện tích đất nhiễm cần phải áp dụng biện pháp xử lý triệt để vào khoảng 2.020 m2; chiều sâu lớp đất cần xử lý lá 1,2m; khối lượng đất nhiễm khoảng 2400-2500 m3. Phần lớn lượng nước mưa ở sân bay chảy tràn qua khu nhiễm, cuốn theo chất độc chảy vào các hồ A, B, C qua hệ thống cống rãnh rồi đổ ra hệ thống sụng Cụn gõy ô nhiễm khu vực lân cận và tầng nước mặt. Theo các số liệu tính toán, có khoảng 15 – 20% lượng nước mưa ngấm xuống đất bổ sung vào nguồn nước ngầm. Khu vực xung quanh khu ô nhiễm là những đồi cây hoang có giá trị kinh tế nhỏ. Xung quanh vùng đồi là khu vực chỉ có loại cỏ cây cho chăn thả trâu bò của dân cư lân cận. Động vật hoang ở đõy chủ yếu cú cỏc loài thú nhỏ, như rắn, thỏ, chồn… Khu ô nhiễm khá xa khu dân cư, trong vùng chỉ có cán bộ công nhân phục vụ sân bay dân sự và cán bộ chiến sỹ của các đơn vị bộ đội. Ao hồ các khu vực phía dưới cú cỏc loài tụm cỏ do dõn nuụi cũng như cỏ tôm tự nhiên, các loài nhuyễn thể: trai sò hến. Kết quả tính toán hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu kết hợp với tiêu chuẩn làm sạch Dioxin đối với đất công nghiệp và thương mại của Thủy Điển và Đức được thể hiện trong bảng 8 dưới đây. Bảng 8. Kết quả so sánh hàm lượng Dioxin trong đất tại sân bay Phự Cỏt với TCCP [5] Độ sâu (cm) Phù Cát (ppt) So với TCCP Đức 10.000 ppt TEQ Thụy Điển 250 ppt TEQ 30 11367 > 1,1367 lần > 45.468 lần 60 1456 < TCCP > 5,824 lần 90 926 < TCCP > 3,704 lần 120 506 < TCCP > 2,024 lần Kết quả phân tích và so sánh cho thấy, hàm lượng Dioxin trong đất tại khu vực sân bay Phự Cỏt vượt TCCP theo tiêu chuẩn Đức 1,1367 lần, theo tiêu chuẩn của Thụy Điển thì hàm lượng này vượt TCCP từ 2 cho tới 45 lần. 4.1.3 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Biờn Hũa ( khu vực Z1 ) Tại khu vực sân bay Đà Nẵng, đó cú những nghiên cứu điều tra cụ thể những vị trí gây ô nhiễm nặng Dioxin trong đất và trầm tích. Năm 2003 đã tiến hành khảo sát, lấy bổ sung 22 mẫu vành ngoài khu vực Z1. Như khu bãi độc, hồ cổng 2, và một số hồ kế cạnh bị ảnh hưởng của Dioxin được thể hiện trong hình 12 dưới đây. Hình 11. Sơ đồ vị trí các khu vực tồn lưu Dioxin tại sân bay biờn hũa và ngoại vi Năm 2006-2007 tại khu vực Z1, nơi sẩy ra sự cố năm 1969, đã tiến hành lấy và phân tích bổ sung với số lượng hàng chục mẫu đất nhiễm ở độ sâu 1,5-2,5 m (có mẫu sâu 4,5-5,0m). Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Diụxin trong đất rất cao từ hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn ppt, cá biệt có một số mẫu tới hàng triệu ppt. Nếu cho hàm lượng ngưỡng của Dioxin trong đất phi nông nghiệp là 1.000 ppt, thì lượng đất nhiễm ở khu vực Z1 (khu A) cần phải xử lý dấn gần 100.000 m3, và chiều sâu lớp nhiễm phải thu gom lên tới 2 - 2,5 m, có vị trí tới 4-5 m. Ngoài khu vực Z1, trong phạm vi sân bay còn có mật số khu nhiễm khác, trước đây là kho tàng, bãi chứa chất diệt cỏ (khu gần tháp nước) khoảng 1,5 ha và vùng nhiễm do sự lan toả chất độc từ khu Z1 đo tác độngcủa các yếu tố thời tiết theo thời gian, như khu hồ thả cá 1ha ở phía nam sân bay, hồ gần cổng 1, nằm ngoai phạm vi sân bay. Đánh giá mức độ ô nhiếm ở cỏ vựng kể trên mới ở mức sơ bộ, tuy nhiên theo đánh giá ban đầu có nhiều vùng phải tiến hành phong toả, kiểm soát và xử lý. Đối với cây trồng trong khu nhiễm, có nhiều chỗ không có các loại cây nào sống được. Mặt đất bị hoá cứng có mầu nâu đến nâu sẫm. Ngoài ra kết tính toán hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu kết hợp với tiêu chuẩn làm sạch Dioxin đối với đất công nghiệp và thương mại của Thủy Điển và Đức được thể hiện trong bảng 9. Bảng 9. Kết quả so sánh hàm lượng Dioxin trong đất tại sân bay Biờn Hũa với TCCP [4] Độ sâu (cm) Biên Hòa (ppt) So với TCCP Đức 10.000 ppt TEQ Thụy Điển 250 ppt TEQ 30 8186 < TCCP >32,744 lần 60 2043 < TCCP > 8,172 lần 90 991 < TCCP > 3,964 lần 120 228 < TCCP < TCCP Dễ nhận thấy hầu hết hàm lượng Dioxin trong đất đều nằm trong giới hạn theo tiêu chuẩn Đức nhưng lại vượt TCCP của Thụy Điển từ 4 đến 33 lần và hàm lượng Dioxin cũng có xu hướng giảm dần theo chiều sâu giống như ở Đà Nẵng và Phự Cỏt. Hàm lượng Dioxin trung bình trên lớp đất 30 cm còn rất lớn, gấp nhiều lần nồng độ cho phép. Dioxin không chỉ cú trờn lớp bề mặt mà còn lan toả xuống khỏ sõu. Ở độ sâu 1,5 m hàm lượng Dioxin trung bình của 5 điểm lấy mẫu còn khá cao. 4.1.4 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Bù Gia Mập Nhằm đánh giá sự tồn lưu, nguy cơ lan truyền, từ đó thành lập sơ đồ phân phân bố sự tồn lưu Dioxin trong môi trường đất tại sân bay Bù Gia Mập. Đề tài đã tiến hành lấy 153 mẫu mẫu đất. Vị trí các điểm khảo sát lấy mẫu được thể hiện trên hình 13 sau: Hình 12. Sơ đồ hiện trạng tồn lưu Dioxin trong đất tại khu vực sân bay Bù Gia Mập Tại Bù Gia Mập đây là khu vực đất khá tơi xốp, bị đào bới nhiều gây xáo trộn sâu. Phân tích thành phần hóa lý cho thấy đất có thành phần hữu cơ khá cao; OM thay đổi từ 2,35 đến 3,44% và độ hạt < 0,002 thay đổi từ 40,24 đến 83,8% thuộc loại đất cát pha sét. Hàm lượng trung bình trong tất cả số mẫu phân tích thay đổi từ 1,02 đến 236,34ppt; trong đó: - 18,30% số mẫu có hàm lượng từ 5 đến 236,34ppt. - 9,8% số mẫu có hàm lượng từ 10 đến 236,34ppt. - 5,22% số mẫu có hàm lượng từ 43,23 đến 236,34ppt. 4.2 Mo hình dự đoán thay đổi hàm lượng Dioxin theo chiều sâu Với kết quả nghiên cứu hàm lượng Dioxin theo độ sâu, kết hợp với tính toán bằng phần mềm Origin, khóa luận đưa ra mô hình dự đoán xu thế thay đổi hàm lượng Dioxin theo độ sâu thông qua một hàm số thể hiện mối tương quan giữu độ sâu và hàm lượng Dioxin được biểu diễn trong cỏc hình 14, 15,16,17 như sau: Hình 13. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Đà Nẵng Hình 14. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Phự Cát Hình 15. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Biờn Hòa Hình 16. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Bù Gia Mập Từ mô hình này, có thể nhận thấy rõ hàm lượng hàm lượng Dioxin có xu hướng giảm nhiều theo chiều sâu, theo đó, càng gần bề mặt đất hàm lượng Dioxin càng có xu hướng tăng cao. Kết quả phân tích hàm lượng Dioxin tại khu vực sân bay mới chỉ dừng lại ở việc phân tích hàm lượng Dioxin ở độ sâu 120 ppt, tuy nhiên, dựa vào mô hình đã đưa ra, hoàn toàn có thể xác định được sự thay đổi hàm lượng ở những độ sâu lớn hơn mà không cần phân tích. Tại sân bay Đà Nẵng ở độ sâu khoảng – 140 cm, hàm lượng Dioxin có thể đạt mức 4000 ppt, ở độ sâu – 160 cm, hàm lượng Dioxin chỉ còn lại khoảng 2500 ppt. Tại sân bay Phự Cỏt ở độ sâu khoảng – 140 cm, hàm lượng Dioxin có thể đạt mức 400ppt, ở độ sâu – 160cm, hàm lượng Dioxin chỉ còn lại khoảng 100 ppt. Tại sân bay Biờn Hũa ở độ sâu khoảng – 140 cm, hàm lượng Dioxin có thể đạt mức 200 ppt, ở độ sâu – 160cm, hàm lượng Dioxin hầu như còn tồn lưu không đáng kể. Tại sân bay Bù Gia Mập ở độ sâu khoảng – 140 cm, hàm lượng Dioxin có thể đạt mức 80 ppt, ở độ sâu – 160 cm, hàm lượng Dioxin hầu như còn tồn lưu không đáng kể. Từ hàm lượng Dioxin giảm dần theo độ sâu tại các sân bay, có thể thấy hàm lượng Dioxin tồn lưu tại sân bay Đà Nẵng là lớn nhất. Do ở bãi độc sân bay Đà Nẵng hàm lượng mùn chỉ vào khoảng 0,3-3%, cát chiếm tới 85-90%, còn ở bãi độc Biờn Hũa, Phự Cỏt và Bù Gia Mập hàm lượng mùn cao hơn Đà Nẵng nên Dioxin thấm không sâu bằng Đà Nẵng. Từ 4 mô hình tính toán đã đưa ra ở trên, có thể thành lập công thức chung cho 4 khu vực nghiên cứu như sau: y = A1*exp (X/t1) + y0 X= -t1ln(-y-yo/A1) với đk y < -yo Trong đó: X: hàm lượng. y : độ sâu. A1: t1 : Tốc độ phân hủy theo độ sâu. y0: Như vậy bằng việc sử dụng mô hình tính toán này có thể đưa ra được xu hướng lan truyền của Dioxin trong đất cho các khu vực khác khi không có điều kiện nghiên cứu chi tiết với giả thiết mọi điều kiện về đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn cũng như đặc điểm thổ nhưỡng…phải tương quan với các khu vực nghiên cứu. 4.3 Tác động của Dioxin tới môi trường tự nhiên 4.3.1 Dioxin gõy thoỏi hoỏ đất Trong chiến tranh hoá học vừa qua, nhiều dải rừng bị huỷ diệt. Đất rừng bị biến đổi do sử dụng chất diệt cỏ với liều lượng cao, và mất tán rừng che phủ. Hình 17. Sau những trận bom của Mỹ, cây cối chỉ còn trơ lại thân cây Chất diệt cỏ được rải với hàm lượng cao, không những đó phỏ huỷ thảm thực vật, thành phần cơ bản của hệ sinh thái rừng mà cũn phỏ huỷ những thành phần dinh dưỡng làm cho đất nghèo kiệt thoỏi hoỏ, và có thể nói rằng những vựng đó bị rải chất diệt cỏ, với điều kiện nhiệt đới gió mùa như ở miền Trung và Nam Việt Nam thì rừng rất khó phục hồi lại một cách tự nhiên. Chất độc hoá học sau khi phá huỷ toàn bộ thảm thực vật rừng, cỏc xỏc hữu cơ rơi rụng trong đất làm tăng đột ngột các chất dinh dưỡng của đất. Nhưng trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh, lượng mưa lớn, quá trình rửa trôi xẩy ra đã làm mất dần các chất hữu cơ của đất và làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất giảm nhanh chóng. So sánh kết quả trờn cỏc đất Feralit vàng đỏ bị rải chất độc hoá học (không còn rừng) và không bị rải chất độc hoá học (điều kiện còn rừng) cho thấy: Các chất mùn tổng số, nitơ tổng số, phot pho tổng số, Kali tổng số, phot pho dễ tiêu, Ca 2+, Mg2+ trao đổi trong đất giảm đi, còn H+ trao đổi, Al3+ di động và các loại độ chua của đất tăng lên. Trong đó giảm sút đáng kể nhất thuộc về các chất mùn tổng số, Nitơ tổng số và phot pho dễ tiêu. Như vậy, chất độc hoá học thông qua việc phá huỷ thảm thực vật rừng đã làm tăng cường quá trình thoỏi hoỏ đất, làm giảm sút đáng kể các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng. Độ phì nhiêu tự nhiên của đất bị chất độc hoá học là thấp hơn đất không bị chất độc hoá học." Các chất Feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét bị rải chất độc hoá học (không có rừng) có độ phì nhiêu tự nhiên thấp hơn ở những đất cùng loại trong điều kiện còn rừng. Đất nghốo mựn và đặc biệt nghèo Kali, hàm lượng Nitơ tổng số đạt trung bình. Đất rất nghèo phot pho dễ tiêu. Các Cation kiềm trao đổi thấp. Đất vào loại chua vừa. Các đất phù sa thung lũng nghốo mựn tổng số nhưng lại giàu Nitơ và Phot pho tổng số, hàm lượng Kali tổng số trung bình. Đất nghèo phot pho dễ tiêu độ chua vào loại chua yếu đến gần trung bình. Đất Feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét bị rải chất độc hoá học có độ phì nhiêu thấp. Đất thoỏi hoá mạnh, cường độ Feralit có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Đất có hàm lượng mùn, Nitơ tổng số, Kali tổng số, phot pho dễ tiêu, Canxi và Magie trao đổi thấp nhưng H+ trao đổi, nhôm di động và các loại độ chua là lớn hơn so với các đất cùng loại không bị chất hoá học. Thông qua việc phá huỷ thảm thực vật, chất độc hoá học đã có ảnh hưởng đáng kể đến độ phì nhiêu của đất, nhất là hàm lượng mùn, Nitơ tổng số, phot pho dễ tiêu và độ chua tiểm tàng của đất. 4.3.2 Dioxin tác động tới môi trường môi trường trầm tích Trầm tích được hình thành trong quá trình lắng đọng lâu dài do đất bị xói mòn theo dòng nước chảy xuống, do phù sa lắng đọng, các quá trình tự nhiờn khác. Đặc điểm của trầm tích là nằm dưới đỏy cỏc thủy vực, không tiếp xúc được với ánh sáng mặt trời dẫn đến quá trình quang phân không thể sảy ra được. Đây là một trong những điểm khác nhau giữa trầm tích và đất ở lớp mặt, nơi thường xuyên chịu tác động của ánh sáng mặt trời và đương nhiên quang phân Dioxin ở lớp đất mặt bao giờ cũng sảy ra, mặc dù với tốc độ chậm chạp. Hàm lượng hữu cơ trong trầm tích được đánh giá vào khoảng 4-14%( tính theo trọng lượng khô)[12] tùy thuộc vào điều kiện địa lí và địa dư như ao, hồ, sông, biển ở các khu vực khác nhau. Chớnh vỡ cú hàm lương hữu cơ cao như vậy nên Dioxin, một loại hợp chất rất ít tan trong nước hấp phụ mạnh vào mùn của trầm tích, lại không tiếp xúc được với ánh sáng mặt trời, nên thời gian bán hủy của Dioxin trong trầm tích đến hàng trăm năm. Khác với đất, trầm tích có tỷ trọng nằm trong khoảng rộng: 0,8-1,7 g/cm3 [13] tùy thuộc vào thành phần tạo thành và điều kiện tồn tại dưới đỏy cỏc thủy vực khác nhau. Một điểm khác với đất nữa là thành phần lớp mặt của trầm tích luôn thay đổi, nhất là ở những thủy vực có nhiều loại sinh vật nước và đáy và khi lấy lên khỏi mặt thủy vực, thành phần hóa học của trầm tích cũng thay đổi do các quá trình húa-lớ và sinh học sảy ra ở điều kiện có không khí và ánh sáng mặt trời, nhất là khi phơi khô. Tuy nhiên đối với Dioxin một loại hợp chất bền vững sẽ chẳng có gì thay đổi. 4.3.3 Dioxin tác động đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học Dioxin đã làm thay đổi hệ sinh thái của một vùng rộng lớn theo chiều hướng làm suy thoái nặng nề, biến những hệ sinh thái phong phú thành những hệ sinh thái nghèo nàn sơ xỏc, nghốo kiệt và cuối cùng có ảnh hưởng nặng nề đối với con người. Nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua đã cho thấy Dioxin có khả năng ảnh hưởng sâu sắc tới sức khoẻ của nhiều loại động thực vật trong môi trường. Điều đáng lưu ý là ảnh hưởng của Dioxin diễn ra ngay cả trong những hàm lượng thấp. Thêm vào đó do tính chất bền vững, Dioxin tồn tại rất lâu trong cơ thể động vật và gây ra sự tích luỹ làm ra tăng hàm lượng theo thời gian. Khi đạt đến một khoảng hàm lượng nhất định, Dioxin sẽ bắt đầu kìm hãm sự hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng và gây hại tới sự phát triển của sinh vật. Đa dạng sinh học bị suy thoái và trở nên nghèo nàn tại cỏc vựng bị rải; một số loài động vật, thực vật quớ hiếm bị tuyệt chủng; các loài gặm nhấm và cỏ dại phát triển. Các nhà khoa học Việt Nam và thế giới nhận thấy có sự suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học tại những khu vực này. Nhiều loài sinh vật bản địa suy giảm tới mức gần như mất hẳn. Số lượng các loài động vật bậc cao cũng bị suy giảm nặng nề. Sự tích luỹ Dioxin trong động vật sống dưới nước cũng cao hơn hẳn các khu vực khác, dẫn đến sự suy giảm khả năng sinh sản và dân số của các loài. - Tác động của Dioxin lờn cỏc nhúm sinh vật thủy sinh Dioxin tác động lên thực vật thủy sinh: Các loại bèo, rong nước, vi tảo…Người dân địa phương cho biết ngay sau khi bị rải, cỏc cõy (cây rừng, cây trồng, cây thủy sinh…) bị rụng hết lá và sau đó bị chết, các loài vi tảo cũng bị chết. Đối với các loài động vật ở dưới nước, một số trường hợp nặng gặp xác chết nổi lên trên mặt nước. Theo đặc điểm tiến hóa và thích nghi của sinh vật thì mỗi loài đều có giới hạn chịu đựng nhất định đối với độc tố. Loài được gọi là “ mẫn cảm” là loài bị tác hại chỉ với liều độc tố thấp. Vi tảo được coi là loài rất mẫn cảm với độc tố. Tác động của Dioxin đối với sinh vật được khái quát qua sơ đồ sau: Chất độc hóa học/ Dioxin Sinh vật được phân hủy thối rữa Ô nhiễm hữu cơ, DO giảm, BOD tăng Động vật thủy sinh, cá chết Cây thủy sinh chết (rong, bèo..) Mất nguồn thức ăn,nơi ẩn náu, nơi đẻ trứng Nhiều loài động vật và xác chết Thay đổi thành phần loài của quẫn xã sinh vật, phá hủy quan hệ quần xã Hình 18. Sơ đồ biểu diễn tác động của chất độc hóa học Dioxin lên sinh vật Khi chất độc hóa học Dioxin tác động đến cây thủy sinh, qua nhiều quá trình sẽ làm thay đổi nhiều thành phần loài của quần xã sinh vật, phá huỷ quan hệ quần xã, gây ảnh hưởng to lớn cho hệ sinh thái nói riêng và môi trường nói chung. 4.4 Dioxin tác động tới sức khỏe cộng đồng Có nhiều con đường Dioxin có thể xâm nhập vào cơ thể người: qua hít thở không khí, uống nước, ăn các loại thực phẩm động thực vật khác nhau, da tiếp xúc với đất v.v…Nhưng do đặc tính của Dioxin là chất rất bền vững, ái mỡ, hầu như không tan trong nước, áp xuất hơi rất thấp v.v… nên con đường chủ yếu để Dioxin xâm nhập vào cơ thể người là thông qua dây chuyền thực phẩm. Điển hình tại khu vực gần sân bay Đà Nẵng, hàng chục năm qua, người dân sống quanh khu vực sân bay Đà Nẵng vẫn trồng và ăn rau trên đất bị nhiễm chất độc Dioxin. Hình 19. Người dân quanh sân bay Đà Nẵng trồng và ăn rau trờn đõt nhiễm Dioxin Theo số liệu của EPA (2003b), thì hàng ngày người lớn tiếp nhận 0,95 pg TEQ-WHO98, bao gồm 0,61 pg TEQ-WHO98 Dioxin và furan và 0,35 pg TEQ-WHO98 PCB. Số lượng này phân bố theo các nguồn như sau. Bảng 10. Tỷ lệ % lượng Dioxin, furan và PCB vào cơ thể người theo nguồn thực phẩm Nguồn Tỷ lệ % Nguồn Tỷ lệ % Thịt bò 20,04 Thịt gia cầm 4,96 Cá, nhuyễn thể nước ngọt 19,41 Trứng 4.54 Sản phẩm từ sữa 14,77 Không khí 2,43 Cá, nhuyễn thể biển 8,54 Mỡ thực vật 2,43 Thịt khác 8,02 Đất (hấp phụ( 0,80 Sữa 7,07 Đất (tiếp xúc( 0,21 Thịt lợn 6,81 Nước 0,001 Qua bảng, chúng ta thấy Dioxin xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua dây chuyền thực phẩm chiểm 96,6% bao gồm 94,17% thực phẩm động vật, chỉ có 2,43% thực phẩm thực vật; không khí: 2,43%; đất: 1%, nước chỉ có 0,001% Hình 20. Bản đồ thể hiện tỷ lệ con đường xâm Dioxin vào cơ thể con người Các tỷ lệ này phụ thuộc vào các nguồn thực phẩm, khẩu phần ăn của từng nước, từng vùng, từng tầng lớp dân cư v.v…Vỡ vậy, lượng Dioxin tiếp nhận hàng ngày ở các nước rất khác nhau (pg I-TEQ/ngày ): Canada: 92; Đức: 62-100; Italia: 260-480; Nhật: 63; Hà Lan: 70; Na Uy: 51-85; Nga: 139; Anh: 70; Mỹ: 18-192; Hồng Công: 105 (HKEPD,2000). Ta cũng có thể mô tả các con đường xâm nhập của Dioxin vào cơ thể người như hình 1 và hình ảnh tượng trưng hình 2. Hình 21. Con đường Dioxin xâm nhập vào cơ thể người Các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản đó cú những công trình nghiên cứu dịch tễ học, điển hình trong đó có công trình nghiên cứu ở 47.000 cựu chiến binh có phơi nhiễm và không phơi nhiễm chất da cam Dioxin. Kết quả cho thấy những bệnh do Dioxin đã được viện hàn lõm Y khoa học Mỹ công nhận đều gặp ở những nạn nhân da cam/ Dioxin Việt Nam. Ngoài ra, tỷ lệ tai biến sinh sản, di tật bẩm sinh và một số bệnh khác ở nạn nhân da cam/ Dioxin cao hơn nhúm khụng phơi nhiễm. Chỉ số IQ của những trẻ em từ 6 đến 9 tuổi gần những vùng ô nhiễm Dioxin thấp hơn hẳn so với trẻ em ở những vựng khỏc. Hình ảnh của bé Nguyễn Thị Hồng Vân dưới đây là một minh chứng cho điều này. Hình 22. Bé Nguyễn Thị Hồng Vân (7 tuổi) tổ 11, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng bị dị dạng, thiểu năng trí tuệ vì nhiễm chất hóa học Dioxin Ngoài ra theo số liệu điều tra, tổng hợp được kết quả tỷ lệ % một số bệnh tại cỏc vựng núng như sau: Bảng 11. Tỷ lệ % dị tật bẩm sinh do ô nhiễm dioxin. Bệnh tật Đà Nẵng Phù Cát Bien Hòa Bại não 34,2 33,3 23,2 Sứt môi, hở hàm ếch 10,9 8,33 18.3 Tim bẩm sinh 6,7 4,16 9,9 Bệnh mắt, mù 4,5 8,33 4,9 Dị tật chi trên 3,9 0 5,3 Dị tật chi dưới 3,9 16,16 5,2 Gù, vẹo cột sống 2,4 12,5 O,8 Hình 23. Tỷ lệ % dị tật bẩm sinh do ô nhiễm Dioxin Hàm lượng Dioxin trong sữa mẹ: Năm 1970, các nhà nghiên cứu Mỹ thấy tỷ lệ Dioxin trong sữa các bà mẹ ở Việt Nam là 480 pg/g tức là 140 lần cao hơn tỷ lệ thấy ở Mỹ. Tỷ lệ cao nhất là 1, 450 pg/g, tỷ lệ cao chưa từng thấy trên thế giới , gấp hơn 400 lần tỷ lệ trung bình ở Mỹ Bảng 12. So sánh hàm lượng Dioxin trong sữa mẹ ở Việt Nam với thế giới Địa điểm Thời gian Hàm lượng Dioxin trong sữa mẹ, ppt-TEQ/lipid Nam Việt Nam 1970 485 1973 161 1986 - 1987 20 1999 12,3 Hà Nội 1986 - 1987 8,8 Thế giới 2003 10 (Malisch R, Leeuwen FX R - 2003) Nam Việt Nam Thế giới Hà Nội Hình 24. Biến thiên hàm lượng dioxin trong sữa mẹ ở miền Nam Việt Nam Nhìn vào biểu đồ ta thấy hàm lượng Dioxin trong sữa mẹ ở miền Nam Việt Nam cao hơn hẳn so với hàm lượng Dioxin tại Hà Nội và trên thế giới. Sự có mặt của Dioxin là một nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người, bởi vì ngay cả khi lượng Dioxin ở người mẹ đã giảm, nó vẫn có thể truyền sang con. Hậu quà sẽ vô cùng nguy hiểm khi những đứa trẻ ra đời được cho bú sữa mẹ bị nhiễm Dioxin. Hình 25. Những đứa trẻ ra đời bú sữa mẹ nhiễm Dioxin Dioxin trong máu ở khu vực điểm nóng. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về độ tồn lưu Dioxin trong máu người ở quanh khu vực các điểm nóng được trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 13. Hàm lượng dioxin trong máu người ở các điểm nóng[16] Địa điểm n % Mỡ TCDD,ppt-lipid TEQ,ppt-lipid T% Khu vực sân bay Biên Hòa Phường Trung Dũng, BH 20 - 70,2(2,4-171,1) 83,3 (8.6-295) 71,7 Tp. Biên Hòa 43 - 93,8 (2,4-413) - - Khu vực sân bay Đà Nẵng Hồ Sen 11 0,26 302 (6,4-1.150) 359 (20,1-1.230) 68 Phía tây SB 11 0,28 37 (6,7-77,7) 87 (17,1-173) 45 Quận Thanh Khê 16 0,22 18 (4,8-68,1) 71 (10-163) 21 Vùng quanh SBDN( Trẻ em dị tật bẩm sinh) 14 trộn - 13,2 (6,7-21,7) - - 30 - 10 (5,6-14,7) - - 1 - 353 - - Khu vực so sánh Hà Nội Trộn 100 - 2,2 11,1 20 Để so sánh hàm lượng Dioxin trong máu người ở khu vực có điểm nóng với khu vực bị phun rải ta xây dựng bảng sau: Bảng 14. So sánh hàm lượng Dioxin trong máu người ở khu vực có điểm nóng với vùng bị phun rải và đối chứng Địa điểm n TCDD,ppt TEQ,ppt T% Thời gian Việt Nam 82 2,7 20 13,5 1993 Toàn Nam Việt Nam 2,492 9 36 27 1991-1992 Các vùng trọng điểm ở miền Nam Việt Nam 233 18,8 32 57,7 1993 Thành phố Biên Hoà 43 93,8 - - 1999-2001 Phường Trung Dũng BH 20 70,2 83,3 71,1 1999 Khu vực hồ sen / SBDN 11 302 359 68 2006 Hình 26. Hàm lượng Dioxin trong máu người Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: Biểu thị các số liệu về hàm lượng của TCDD trong máu ở bảng này, chúng ra thấy rất rõ sự khác nhau giữa các khu vực Khu vực có điểm nóng > khu vực bị phun rải > khu vực so sánh. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của các điểm nóng Dioxin đối với sức khỏe dân cư ở vùng lân cận có liên quan là rất đáng quan tâm. So sánh này chỉ mang tính tương đối, vỡ cỏc số liệu không cùng thời gian. Nếu tính đến thời gian bán phân hủy của TCDD trong người là 7,6 năm, thì hàm lượng của nó trong máu ở khu vực bị rải đến nay đã giảm đến gần mức của khu vực so sánh. Trong khi đó ở các khu vực điểm nóng số liệu phân tích mới gần đây và vẫn còn ở mức tương đối cao. Chương 5 GIẢI PHÁP 5.1 Một số giải pháp phòng tránh 5.1.1 Giải pháp kỹ thuật Dioxin là loại chất độc hữu cơ, lại rất bền vững trong môi trường đặc biệt là trong đất và trầm tích. Vì vậy việc xử lí Dioxin là một vấn đề khó khăn, phức tạp và tốn kém. Có nhiều phương pháp đã được nêu ra xong cho đến nay việc nghiên cứu vẫn còn đang tiếp tục. Căn cứ vào tình hình nghiên cứu và thực tiễn, chúng ta có thể lựa chọn các phương pháp kỹ thuật sau: 5.1.2 Phương pháp cô lập (chôn lấp) Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trên thế giới để xử lý các chất ô nhiễm khó phân hủy trong đó có Dioxin. Cơ sở khoa học của phương pháp chôn lấp là sử dụng các loại vật liệu có khả năng cách ly và chống thấm cao để bao bọc đất nhiễm chất độc không thể phát tán ra môi trường trong thời gian dài hàng trăm năm. Đồng thời việc sử dụng vật liệu lọc trên cơ sở khoáng chất tự nhiên như bentonit có khả năng hấp phụ chất độc, làm kín tầng cách ly nhờ khả năng hút ẩm mạnh, tính trương nở cao. Phương pháp này dễ tiến hành, chi phí không cao nhưng vẫn tồn tại nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm nếu xảy ra các sự cố bất thường. Một số nước trên thế giới đã sử dụng phương pháp chôn lấp để xử lý đất nhiễm Dioxin như Italia, Hà Lan, Mỹ … Sau sự cố Seveso (Italia) năm 1976 người ta đó chụn lấp hàng trăm ngàn m3 đất nhiễm Dioxin vào 2 hố được bao bọc bởi bê tông và đất sét nện. 5.1.3 Các phương pháp vật lý * Phương pháp xử lý bằng nhiệt: Nhiệt phân và thiêu đốt. Phương pháp nhiệt phân dựa trên nguyên lý các chất hữu cơ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao thành các chất đơn giản, hoặc ở nhiệt độ cao hơn thì trở thành dạng Plasma. Phương pháp thiêu đốt dựa trên nguyên lý các chất độc là những chất giàu năng lượng nên có thể đốt khi có mặt không khí. 5.1.4 Các phương pháp hoá học * Phương pháp trung hoà: bằng Na-PEG và các chất kiềm hữu cơ Để trung hoà các Dioxin và các PCB (Polyclobiphenyl) có thể sử dụng các chất kiềm như Natripolyetylenglycolat. Về nguyên lý là sự trao đổi Clo trong vòng thơm được thực hiện khi có xúc tác (thường dùng là H3PO4, Al2O3, Cu2Cl2) trờn các chất mang permutit, đất pemza. * Phương pháp declo hoá bằng tác nhân hoá học: Để xử lý các Dioxin tác nhân declo hoá được nghiên cứu nhiều nhất là hydro ở áp suất cao (hàng trăm bar). Phản ứng thế clo trong phân tử Dioxin bằng hydro tạo thành phân tử chứa ít clo hơn hoặc không có clo. Phương pháp này có khả năng xử lý Dioxin với hiệu suất cao, song chi phí xử lý cũng cao. Mặt khác, việc sử dụng hoá chất để xử lý sẽ khó tránh khỏi ô nhiễm môi trường thứ cấp. 5.1.5 Phương pháp xử lý sinh học: Bao gồm các hướng sau đây - Tìm những loài sinh vật có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm từ môi trường. - Nuôi cấy và phát triển các vi sinh vật phân huỷ các chất ô nhiễm. Trong số các chủng vi sinh có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ chứa clo nói chung và các Dioxin nói riêng người ta chú ý đến chủng nấm mục trắng (Phenaroochate Chorisosporium, Staphylococus Auriculants…). Có thể trồng các loại nấm này ngay trên bề mặt lớp đất bị nhiễm Dioxin, rễ của các loại nấm này có khả năng hút Dioxin trong đất. Việc xử lý Dioxin bằng phương pháp sinh học không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chi phí có thể rẻ, song khó kiểm soát và thời gian xử lý kéo dài tính triệt để thấp. Bảng 15. So sánh tính hiệu quả của các phương pháp xử lý Dioxin TT Phương pháp Hiệu suất (%) Chi phí (USD/tấn) Ghi chú 1 Thiêu đốt 99,9999 500 thời gian ngắn; chi phí đắt, khó kiểm soát khí thải 2 Hoá học 95 – 98 300-350 ô nhiễm môi trường thứ cấp 3 Cô lập - ~100 cách ly hoàn toàn với môi trường, nguy cơ ô nhiễm tiềm tàng 4 Cô lập kết hợp sinh học,v.v. - ~200 vừa phân huỷ vừa cách ly với môi trường Do đó, nếu kết hợp phương pháp chôn lấp với phương pháp hỗ trợ khác (phương pháp cô lập tích cực) chắc chắn hiệu quả xử lý sẽ tốt hơn, chi phí không cao, hoàn toàn khả thi trong điều kiện khoa học công nghệ, kinh tế xã hội cũng như khả năng, trình độ đội ngũ cán bộ khoa học của Việt Nam hiện nay. Đây là công nghệ khả thi, phù hợp với điều kiện hiện nay xét dưới nhiều góc độ (kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường). Cơ sở khoa học của phương pháp chôn lấp là sử dụng các loại vật liệu có khả năng cách ly và chống thấm cao để bao bọc đất nhiễm chất độc không thể phát tán ra môi trường trong thời gian dài hàng trăm năm. Đồng thời việc sử dụng vật liệu lọc trên cơ sở khoáng chất tự nhiên bentonit có khả năng hấp thụ chất độc, làm kín tầng cách ly nhờ khả năng hút ẩm mạnh, tính trương nở cao Chính vì vậy báo cáo đưa ra phương pháp chôn lấp kết hợp với phương pháp hỗ trợ khác để có được hiệu quả tốt, giảm bớt kinh phí. - Lựa chọn vị trí chôn lấp Do lượng đất nhiễm chất độc Dioxin tại khu vực rất lớn, việc vận chuyển đất nhiễm ra khỏi khỏi khu vực sân bay để chôn lấp ở một địa điểm khác xa khỏi khu vực, xa thành phố là việc làm rất phức tạp và tốn kém. Vì vậy, việc lựa chọn vị trí chôn lấp chỉ có thể nằm trong phạm vi khuôn viên sân bay. Tuy nhiên, khi lựa chọn cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây: An toàn cho sức khoẻ dân cư và môi trường khu vực; Phù hợp với quy hoạch phát triển trước mắt và lâu dài; Đáp ứng được yêu cầu công nghệ và kỹ thuật xử lý; Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; tiết kiệm và hiệu quả. - Phương ỏn chôn lấp tại chỗ Chôn lấp, xử lý tại chỗ theo kiểu “cuốn chiếu” là phương án xử lý lần lượt các lô đất nhiễm ngay tại khu nhiễm theo thứ tự từng lụ. Lụ đầu tiên (lô “O”) thường là lô đất không nhiễm hoặc ít nhiễm; đất ở lô này đào bỏ để tạo hố chôn đầu tiên theo thiết kế hố chôn cô lập triệt để; đất nhiễm của lô tiếp theo được chôn xử lý tai đõy lụ “O” theo kiểu tịnh tiến từng lô, từ lô “một” đến lô cuối cùng (lụ”Z”). Phương án xử lý tại chỗ cú cỏc ưu điểm và nhược điểm đối với từng sân bay như sau: Đối với sân bay Đà Nẵng: Sân bay Đà Nẵng là khu vực gần biển, địa tầng các lớp địa chất bề mặt trong khu vực tương đối ổn định. Nằm ở trung tâm Thành phố, có mật độ dân số cao; điều kiện địa lý tự nhiên, thời tiết có nhiều yếu tố bất thường, phức tạp, mưa bao theo mùa; cao độ với mức nước biển thấp, ảnh hưởng của thuỷ chiều độn mức nước ngầm khỏ rừ. Trong và ngoài khu vực sân bay có hệ thống oa hồ tự nhiên lớn ( Hồ 19 tháng 3, Hồ Sen A, B, C,…); có khoảng 7 đến 8 cửa thoát nước từ sân bay ra ngoài khu vực,v.v. Những yếu tố trên đây cần cần phải tính đến khi lựa chọ vị trí, kích thước và kết cấu hố chôn cho phù hợp để hố chụn cú dung tích đủ lớn, diện tích chiếm chỗ ít, không làm ảnh hưởng đến các điều kiện tự nhiên vốn có của khu vực (như hệ thống đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi ) và đặc biết phù hợp với quy hoạch phát triển trước mắt và lâu dài của sân bay quốc tế Đà Nẵng trong hệ thống cụm cảng hàng không Miền Trung Đối với sân bay Biờn Hũa Đối với khu nhiễm Z1 ở sân bay Biên Hoà, phương án chôn lấp triệt để tại chỗ là hợp lý vì khu nhiễm nằm ở vị trí xa dân cư, không vướng quy hoach lâu dài, địa hình bằng phẳng ít thiên tai bão lụt. Phương án này đã được lựa chọn và đang được triển khai thực thi xử lý đất nhiễm tại khu Z1. Nhìn chung so với các sân bay khỏc, Biờn Hũa có tính khả thi nhất khi tiến hành xử lý ô nhiễm Dioxin. Đối với sân bay Phự Cỏt và Bù Gia Mập Việc quy hoach hố chôn ngay trên khu nhiễm của sân bay Phự Cỏt và Bù Gia Mập không ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch chung của toàn Sõn bay. Tuy nhiên cần lưu ý một số yêu cầu sau: - Không xõy dựng các công trình kiên cố trên hhố chôn; - Không bố trí lắp đặt các loại ống cống thoát nước, ống dẫn dầu, đường cab ngầm đi qua khu vực hố xử lý; - Trên bề mặt hhố xử lý có thể được bêton hoá hoạc trồng cỏ để chống xói mũn, rửa trôi bởi các yếu tố thời tiết; - Phần ao, hồ nằm trong khu vực nhiễm cần được quan trắc định kỹ các yếu tố gõy nhiễm nếu sử dung vào mục đích canh tác. v.v. 5.2 Về mặt kinh tế - xã hội + Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các chính sách đối với nạn nhân chất độc hoá học. Bộ Lao động thương binh & xã hội, Bộ Y tế là những đơn vị chịu trách nhiệm chính trong nhiệm vụ này. + Tổ chức các trung tâm nuôi dưỡng, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho các nạn nhân chất độc hoá học. Bộ Lao động thương binh và xã hội đã nghiên cứu xây dựng các mô hình chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân chất độc hoá học như sau: * Mô hình trợ giúp trực tiếp nạn nhân và gia đình tại nhà. * Mô hình chăm sóc bán trú trẻ em bị hậu quả. * Mô hình trợ giúp tổng hợp trong cộng đồng. + Thành lập hội nạn nhân chất độc da cam (10/01/2004) để vận động quyên góp giúp đỡ và bảo vệ nạn nhân chất độc hoá học. + Mở rộng hợp tác quốc tế, hoạt động ngoại giao để kêu gọi các chính phủ và các tổ chức quốc tế giúp đỡ các nạn nhân về mọi mặt tinh thần, vật chất, y tế... và giúp đỡ Việt Nam khắc phục các hậu quả về môi trường, về tẩy độc... 5.2.1 Đối với sức khỏe con người ở cỏc vựng núng Dioxin gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người dân sống quanh khu vực các điểm nóng. Do đó cần có những biện pháp phòng tránh và khắc phục như sau: ● Ngăn chặn phơi nhiễm mới từ môi trường vào con người, đặc biệt từ dây chuyền thực phẩm. - Cần ngăn cấm và khuyến cáo hạn chế sử dụng những thực phẩm có nguồn ngốc tại cỏc vựng núng như rau củ, thủy hải sản, gia cầm, thủy cầm…và sớm điều tra mức độ ô nhiễm Dioxin trong các loại thực phẩm . - Hướng dẫn nhân dân cách ăn uống và lựa chọn các loại thực phẩm trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tồn lưu Dioxin ở thực phẩm. - Đề xuất các biện pháp ngăn cấm khai thác, chăn nuôi, trồng chọt các nguồn thực phẩm ở cỏc vựng cú độ tồn lưu Dioxin ● Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ các nạn nhân, nhân dân ở cỏc vựng núng. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược khắc phục hậu quả CĐHH mà thực hiện là ngành Y tế. Hình 27. Chăm sóc sức khoẻ cho các bệnh nhân nhiễm Dioxin Các nhà khoa học y học sẽ đề xuất những giải pháp khoa học công nghệ thực hiện các nội dung sau: - Xây dựng tiêu chí nạn nhân CĐHH, từ đó tổ chức tổng điều tra toàn quốc có số lượng đầy đủ để thực hiện việc quản lý, nghiên cứu khoa học, và giúp đỡ hỗ trợ các nạn nhân theo các chế độ chính sách của nhà nước qui định. - Đẩy mạnh truyền thông cộng đồng nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) cho mọi người để tự phòng chống. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Y tế và trang bị kĩ thuật ở cơ sở một cách phù hợp. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học xác định cơ cấu bệnh tật liên quan Dioxin, phát hiện những biến đổi sinh học (về di truyền, miễn dịch, sinh hoá, huyết học, nội tiết, ung thư...). Cần nghiên cứu diễn tiến và định kỳ để tìm qui luật phát sinh phát triển bệnh tật do Dioxin. - Xõy dựng các đơn vị điều trị chuyên khoa có thể kết hợp với các khoa nội bệnh viện tỉnh nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh kết hợp Đụng-Tõy y; nghiên cứu các cây con thuốc dược liệu Việt Nam và thực phẩm thuốc có tác dụng điều trị và phòng bệnh cho các nạn nhân CĐHH . Đồng thời phải đào tạo cán bộ chuyên khoa và trang bị kỹ thuật tương xứng. - Xõy dựng các trung tâm phục hồi chức năng tại mỗi khu vực để nghiên cứu các biện pháp phục hồi cả chức năng nhận thức và chức năng vận động; nghiên cứu cỏc biờn pháp điều trị hỗ trợ không dùng thuốc để điều trị các bệnh mạn tính và phục hồi chức năng như: phương pháp Yoga, dưỡng sinh, nhân điện.... - Nghiên cứu theo dõi sự biến động Dioxin trong cơ thể liên quan tình hình sức khoẻ và bệnh tật của các đối tượng bị phơi nhiễm Dioxin, vừa có gia trị thực tiễn vừa có giá trị khoa học. - Xây dựng chương trình ưu tiên về tầm soát phát hiện sớm ung thư để can thiệp, và nghiên cứu các chế phẩm tăng cường chức năng miễn dịch, chống oxy hoá, giải độc… để phòng ngừa ung thư. ● Ngăn ngừa giảm thiểu tai biến sinh sản và nâng cao chất lượng dân số. Phối hợp giữa công tác y tế và công tác dân số, xây dựng chương trình ưu tiên bảo vệ bà mẹ và trẻ em trước hậu quả của CĐHH/ Dioxin gồm có: - Nghiên cứu điều tra mức độ Dioxin trong máu ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong lứa tuổi đang sinh đẻ và lứa tuổi kế cận sinh đẻ để quản lý, theo dõi bảo vệ sức khoẻ sinh sản ; tư vấn sinh sản và hỗ trợ nuôi con tránh nguồn sữa mẹ có Dioxin[16]. - Nghiên cứu đánh giá tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ em lứa tuổi học đường qua các chỉ số IQ cả về chức năng nhận thức và chức năng vận động. Từ đó nghiên cứu các biện pháp phục hồi chức năng trí tuệ bằng cách luyện tập, các phương tiện học tập và bổ sung dinh dưỡng bằng các thực phẩm chức năng chuyên biệt như các Vitamin, các chất chống oxy hoá, các chế phẩm hỗ trợ nội tiết... - Xõy dựng các trung tâm tư vấn di truyền và các phòng khám di truyền, phát triển các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán trước sinh để ngăn ngừa sinh con dị tật bẩm sinh và bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho bà mẹ. Các trung tâm này có thể kết hợp đặt tại các khoa xét nghiệm bệnh viện tỉnh có cán bộ chuyên khoa và trang bị phù hợp. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bản tin, số 33, tháng 3 năm 2006- Bộ Tài Nguyên Môi Trường 2. Đoàn Cảnh, 1997. Điều tra đánh giá về sinh thái, tài nguyên và môi trường khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập huyện Phước Long, Tỉnh Bình Phước. Viện Sinh học nhiệt đới, Sở KHCN&MT Bình Phước 3.Giáo sư Tôn Thất Tùng và ủy ban 8 cung cấp. 4. Giới thiệu các biện pháp ngăn chặn tạm thời sự lan tỏa ô nhiễm Dioxin trong sân bay Đà Nẵng. Tạp chí Độc Học số 06 năm 2007. 5. Hội nghị khoa học Việt - Mỹ về ảnh hưởng của chất độc da cam/Dioxin lên sức khoẻ con người và môi trường, Hà Nội, 2002 6. nhiờn.net 7. 8. Đất (thổ nhưỡng họcBảng 16 9. Nguyễn Văn Nguyên và nnk (1997 - 1999): Nghiên cứu tác động hậu quả lâu dài của chất độc da cam đến sức khoẻ con người tại sân bay Biên Hoà và đề xuất biện pháp khắc phục. ( Dự án Z1 - BQP ), Phần Y - Sinh học. 10. Nguyễn Văn Nguyên và nnk (2000- 2002): Nghiên cứu tác động hậu quả lâu dài của chất độc da cam đến sức khoẻ con người tại sân bay Phự Cỏt và đề xuất biện pháp khắc phục. ( Dự án Z3 - BQP), Phần Y - Sinh học 11. Nguyễn Xuân Nết: Chuyên đề “ Tổng hợp các tài liệu trên thế giới về tiêu chuẩn dioxin trong đất và trầm tích. Đề xuất tiêu chuẩn cho phép đối với Dioxin trong đất và trầm tích ở Việt Nam.(1997-1999) 12. Nguyễn Xuân Nết và cộng sự.(1997-1999), Phân tích đánh giá độ tồn lưu chất độc da-cam/Dioxin ở khu vực Z2, Đề tài nghiên cứu thuộc Dự án Z2, Bộ Quốc Phòng. 13. TS. Phạm Ngọc Cảnh, Bộ Quốc Phòng Các khu đất nhiễm chất độc hoá học da-cam/dioxin tại một số điểm nóng: Biên Hoà, Đà Nẵng và Phự Cỏt; Thực trạng và định hướng quy hoạch sử dụng đất sau xử lý. 14. Theo kết quả điều tra của Phạm Văn Thanh và nnk – thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, viện khoa học Địa Chất và Khoáng Sản: Điều tra đánh giá độ tồn lưu Dioxin trong môi trường đất khác nhau vựng Bự Gia Mập, tỉnh Bình Phước năm 2009. 15. Tình Hình Sức khỏe, kinh tế - xã hội, ô nhiễm môi trường ở cỏc vựng núng và đề xuất giải pháp khắc phục.Gs.Ts. Nguyễn Văn Nguyên năm 2008 16. Theo ông Lê Cao Đài và nnk - 2001,2002; Hatfield- office 33 - 2007; Nguyễn Ngọc Hùng và nnk – 2008. 17. Võ Quý 1986. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới sau 15 năm bị rải chất độc hoá học. Hội thảo quốc gia lần thư 2 về hậu quả chiến tranh hoá học ở Việt Nam - Tóm tắt báo cáo 2-1991

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc594.doc
Tài liệu liên quan