Tài liệu Đề tài Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Đề cương chi tiết
A. Đặt vấn đề
B. Nội dung
I. Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
1. Vị trí và vai trò của việc lựa chọn nghề nghiệp đối với bản thân
2. Vị trí vai trò của sự lựa chọn nghề nghiệp với toàn xã hội
II. Thực trạng của việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay
1. Lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên do niềm đam mê yêu thích và do cảm tính.
1.1. Đối với những sinh viên đã có niềm yêu thích và tâm huyết đối với một ngành nghề nào đó.
1.2. Đối với những sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính không tìm hiểu sâu về ngành mà mình lựa chọn
2. Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên dưới tác động của gia đình, xã hội, các lợi ích kinh tế.
2.1. Dưới định hướng của gia đình
2.2. Dưới tác động của xã hội: Những lợi ích kinh tế chạy theo xu thế của thị trường…
III. Giải pháp
Về phía giáo dục đào tạo, và những chính sách của Nhà nước
Đối với bản thân sinh viên
C. Kết ...
18 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương chi tiết
A. Đặt vấn đề
B. Nội dung
I. Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
1. Vị trí và vai trò của việc lựa chọn nghề nghiệp đối với bản thân
2. Vị trí vai trò của sự lựa chọn nghề nghiệp với toàn xã hội
II. Thực trạng của việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay
1. Lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên do niềm đam mê yêu thích và do cảm tính.
1.1. Đối với những sinh viên đã có niềm yêu thích và tâm huyết đối với một ngành nghề nào đó.
1.2. Đối với những sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính không tìm hiểu sâu về ngành mà mình lựa chọn
2. Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên dưới tác động của gia đình, xã hội, các lợi ích kinh tế.
2.1. Dưới định hướng của gia đình
2.2. Dưới tác động của xã hội: Những lợi ích kinh tế chạy theo xu thế của thị trường…
III. Giải pháp
Về phía giáo dục đào tạo, và những chính sách của Nhà nước
Đối với bản thân sinh viên
C. Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo
A. Đặt vấn đề
Vệc làm không cần lập luận và diễn giải nhiều được thừa nhận là có vai trò quan trọng trong ổn định tình hình chính trị xã hội, là giải pháp quan trọng để xoá đói giảm nghèo, và là cách thức để thông qua đó người lao động tích cực tham gia và khẳng định sự đóng góp của mình đôí với phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hiện nay cơ chế thị trường đang từng bước thay thế cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong lĩnh vực lao động việc làm. Không còn phổ biến nữa tình trạng “việc chờ người” tức là việc làm có sẵn chỉ cần cá nhân chấp nhận quyết định phân công của cơ quan Nhà nước. Bây giờ mỗi người phải chủ động tìm việc làm để có thu nhập và thất nghiệp trở thành một rủi ro có thể xây ra đối với bất kỳ người nào thụ động, tích cực không tìm việc có thể nói việc làm hiện nay là một trong những vấn đề nổi cộm đối với tất cả các nước trên thế giới đặc biệt là đối với Việt Nam – một nước có dân số trẻ lực lượng lao động khá nhiều, do đó nhu cầu việc làm là rất cấp bách. Hơn nữa nước ta vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, tất cả những điều đó tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội, một trong những sự tác động đó là sự lựa chọn nghề nghiệp của thế hệ trẻ nhất là đối với sinh viên – một lực lượng quan trọng góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Mỗi sinh viên thấy được cần lựa chọn cho mình một ngành nghề, một mục đích cụ thể để hướng tới một cách tích cực chủ động và đó cũng là bước đi đầu tiên của mỗi sinh viên có thể gắn bó và đam mê với nghề nghiệp mà mình lựa chọn trong suốt cuộc đời. Làm gì ? Làm ở đâu? và làm như thế nào luôn là những câu hỏi đặt ra cho mỗi sinh viên trước khi quyết định con đường tương lai của mình sẽ đi. Và con đường tương lai ấy sẽ thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của mỗi người. Và đó cũng là lý do để em lựa chọn đề tài: “Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Mặc dù đã cố gắng hết mức nhưng do hạn chế về khả năng và hạn chế về tài liệu nên bài viết còn rất nhiều sai sót rất mong được sự đóng góp và sửa chữa của thấy giáo. Em xin chân thành cảm ơn !
B. Nội dung
I. Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp
Xã hội – xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước, có nền kinh tế phát triển cao mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân công bằng xã hội và dân chủ được đảm bảo. Mỗi người có thể tự do thực hiện các quyền cơ bản của mình như : quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền xã hội… coi trọng quyền sống như quyền học tập, quyền lao động trong đó quyền được “lựa chọn” là một trong những sự tự do không thể thiếu trong đời sống của con người, ở đó người ta tìm thấy sở thích, niềm đam mê với những sự lựa chọn của mình. Sự lựa chọn nghề nghiệp cũng vậy ! Nếu không có niềm hăng say thích thú thì việc mà họ lựa chọn sẽ ít mang lại hiệu quả. Mục đích của con người là sống để lao động và sáng tạo và ngược lại lao động mang lại của cải vật chất để con người sống và tồn tại. Hoạt động lao động là thường xuyên và không ngừng nhằm đảm bảo cuộc sống và đem lại thu nhập. Nhưng không phải tất cả mọi lao động đề phù hợp, chính vì vậy những câu hỏi như lao động cái gì? lao động như thế nào? và lao động ra sao luôn được đặt ra cho thế thệ trẻ nhất là sinh viên. Họ phải lựa chọn cho mình một nghề nghiệp mà mình yêu thích, mà mình đã từng ước mơ ấp ủ… Hơn thế nữa là lựa chọn một nghề mà phù hợp với mọi điều kiện và cơ chế thị trường của xã hội. Có thể nói việc lựa chọn nghề nghiệp là một trong những bước đi đầu tiên để một người gắn bó với nghề một cách lâu dài và làm việc có hiệu quả nhất. Mặc dù việc lựa chọn đó không phải là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nghề nghiệp nhưng nó góp phần nâng cao năng suất lao động. Và phải có lòng hăng say nghề nghiệp thì người ta mới có sự gắn bó và làm việc có hiệu quả được. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đỉnh cao của khoa học công nghệ. Sự phát triển của Việt Nam trong hiện tại và tương lai phải là sự phát triển vì giàu có, phồn vinh và hạnh phúc của nhân dân lao động vì sự hùng mạnh và giàu có của toàn xã hội, của toàn dân tộc là sự phát triển mang chất XHCN, là sự phát triển hiện đại nghĩa là chúng ta phát triển theo kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính vì vậy hơn bao giờ hết chúng ta – những thế hệ tương lai của đất nước phải biết lựa chọn con đường sao cho phù hợp với cơ chế ấy với sự phát triển ấy của đất nước góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước theo định hướng XHCN. Chính vì vậy khẳng định tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp là hoàn toàn đứng đắn.
1. Vị trí vai trò của việc lựa chọn nghề nghiệp đối với bản thân.
Khi bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống mỗi chúng ta đều có những ước mơ khát vọng về nghề nghiệp cho tương lai. Và sự lựa chọn nghề nghiệp để thoả mãn những khát vọng, đúng với tâm nguyện khả năng điều kiện của mình sẽ tạo ra lòng hăng say và yêu thích nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. Không những vậy nó còn thôi thúc bản thân tích cực học tập, hăng say nghiên cứu, phấn đấu hết mình vào con đường mà mình đã lựa chọn. Có thể thấy rằng đối với mỗi người việc lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với khả năng và điều kiện sẽ là động lực rất lớn thúc đẩy bản thân học tập và lao động và nó cũng tác động rất lớn đến qúa trình công tác sau này của mỗi người vì khi có sự lựa chọn đúng đắn thì bản thân mỗi người sẽ tâm huyết hơn, hiệu quả công việc sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó vẫn còn những sinh viên lựa chọn ngành nghề không đúng đắn, không phù hợp với bản thân tức là sự lựa chọn chỉ dựa theo cảm tính, lựa chọn những ngành nghề ưa chuông trên thị trường… mà thiếu đi suy nghĩ xem những ngành nghề đó có phù hợp với khả năng và năng lực của mình không chính vì sai lầm đó mà họ gặp khó khăn ngay trong quá trình nghiên cứu học tập từ đó dẫn đến sự nản chí học hành, kém hăng say lao động ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và hiệu quả lao động.
Như vậy việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân là rất quan trọng không chỉ có tác động đến bản thân người đó và có tác dụng đến toàn xã hội.
2. Vị trí, vai trò của sự lựa chọn đối với toàn xã hội.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay vấn đề việc làm luôn là nỗi băn khoăn của toàn xã hội đặc biệt là đối với thế hệ sinh viên, việc làm có ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống con người, ảnh hưởng không chỉ vì sinh hoạt, thu nhập… mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người nó quyết định và chi phối tới sự lựa chọn đó. Hơn nữa với thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay yêu cầu mỗi người phải có năng lực trình độ mới thích ứng được với những đòi hỏi của xã hội. Do đó mỗi sinh viên phải biết lựa chọn nghề nghiệp không những phù hợp chủ quan của bản thân mà còn phù hợp điều kiện khách quan của xã hội thì cơ hội việc làm luôn chờ đón, tạo điều kiện để cho thế hệ trẻ tham gia vào ngành nghề đúng với tâm nguyện và khả năng của mình từ đó sẽ thúc đẩy họ lao động và cống hiến cho xã hội tạo sự phát triển của xã hội tiến xa hơn. Ngược lại trong điều kiện hiện nay với những sinh viên thiếu hiểu biết về việc chọn nghề đã dẫn đến những sai lầm không phù hợp với cơ chế thị trường làm việc kém hiệu quả ảnh hướng tới năng suất của toàn xã hội - và ngay cả bản thân họ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tìm việc làm.
Vậy một lần nữa có thể khẳng định rằng việc lựa chọn cho mình một hướng đi thích hợp không chỉ có tầm quan trọng cho bản thân như đã nêu ở trên mà còn đóng góp một phần rất quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra đối với mỗi sinh viên là phải biết chọn cho mình một nghề nghiệp sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bởi rằng mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước góp phần không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước và đưa đất nước hội nhập với toàn thế giới.
II. Thực trạng sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay
Hoà với dòng chảy của nền kinh tế thị trường đầy sôi động với hàng loạt các hoạt động kinh tế chính trị văn hoá… là vấn đề việc làm – một vấn đề được sự quan tâm của rất nhiều người trong xã hội nhất là thế hệ thanh niên, sinh viên. Việc làm không chỉ chi phối mà còn quyết định trực tiếp tới sự lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người. Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội nhất là đối với sinh viên có tác dụng quan trọng đến phát huy nguồn nhân lực con người làm động lực quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội. Nhất là thời kỳ đổi mới, chuyển đổi cơ chế, sự lựa chọn nghề nghiệp đang trở thành một vấn đề rộng lớn tưởng chừng như vô bờ bến với chiều rộng và chiều sâu hết sức đáng lưu ý – hay nói một cách khác đó chính là thực trạng của việc lựa chọn nghề nghiệp trong sinh viên hiện nay. Để hiểu rõ về tình trạng này chúng ta tìm hiểu qua các vấn đề sau: Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên theo cảm tính, một phần nhỏ sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo năng lực của bản thân và sở thích của mình, mặt khác có sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo định hướng của gia đình, còn có những sinh viên lựa chọn theo những tác động bên ngoài như về lợi ích kinh tế – xã hội, theo xu thế của thời đại…
1. Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên do niềm đam mê yêu thích, do cảm tính
1.1. Đối với những sinh viên có niềm yêu thích và tâm huyết với một ngành nghề nào đó.
Đối với những sinh viên đã yêu thích và tâm huyết với ngành nghề nào đó thì dường như ước mơ đó đã ấp ủ từ những thời còn là học sinh trên ghế nhà trường phổ thông thậm trí THCS… mặc dù họ chỉ mơ hồ hoặc chỉ hiểu biết một cách phiến diện về ngành nghề đó, họ luôn mơ ước điều đó sẽ thành hiện thực và họ sẽ đạt được chính từ những tác động này đã góp phần tạo thêm ý chí lòng hăng say phấn đấu rèn luyện và hết lòng về nghề nghiệp mà họ ước mơ và đã chọn nó. Và thực tế đã thấy họ đạt được kết quả tốt đẹp với ngành nghề mà mình lựa chọn điều đó thể hiện qua việc họ thi đỗ vào ngành của trường mà mình yêu thích, trong quá trình học tập và nghiên cứu họ luôn phấn đấu hết mình, hăng say học hỏi và sau khi ra trường họ được làm trong một môi trường cũng như một công việc đúng với tâm nguyện, khả năng của mình. Phải chăng trong xã hội ai cũng được như vậy thì tốt biết mấy! Nhưng thực tế cho thấy rằng tỉ lệ sinh viên được vào học đúng ước mơ, đúng năng lực trình độ, đúng với điều kiện hoàn cảnh của mình chỉ chiếm một phần nào đó trong vô vàn những cách lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên.
1.2. Đối với những sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính không tìm hiểu sâu về ngành mà mình lựa chọn.
Trong xã hội không phải ai và cũng không phải tất cả đều có thể lựa chọn cho mình một con đường đúng đắn nghề nghiệp cũng vậy cũng có những người biết lựa chọn đúng với tâm huyết và năng lực của mình như đã nói ở trên song cùng với điều đó là những sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính, có lẽ đây cũng là một thực trạng chiếm một phần không nhỏ trong con đường lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Với họ khi lựa chọn nghề nghiệp họ chưa tìm hiểu sâu về ngành mà sẽ học và sẽ gắn bó một cách lâu dài. Họ chưa có một cách hình dung sâu rộng về ngành cũng như công việc sau này mình làm, nó sẽ ra sao ? có phù hợp với bản thân họ không ? Họ chọn ngành đó cốt để có thể đi thi đại học rồi đỗ và cuối cùng thì không xác định một cách rõ ràng hướng đi của mình như thế nào ? Việc lựa chọn theo cảm tính còn thể hiện qua một số sinh viên lựa chọn vào những trường mà ngành nghề đó lấy điểm thấp hoặc tỉ lệ thi vào đó ít tức là dễ vào được đại học. Không chỉ có vậy họ còn chọn cũng chỉ vì nghe thấy tên trường, tên ngành có vẻ như hấp dẫn và đang được thịnh hành và có khả năng nhiều người thi vào đỗ được, thế là họ chọn để có thể vào học. Trong khi đó họ không hề quan tâm xem thực chất chuyên ngành đó học gì? và yêu cầu khả năng đó như thế nào? và chuyên sâu vào lĩnh vực gì ? tất cả những thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập và nghiên cứu đặc biệt là công việc sau này họ làm. Trước hết thể hiện qua quá trình học: sau một thời gian học tập một số những sinh viên sẽ cảm thấy nhàm chán không phù hợp với khả năng của mình có thể vì quá khó, hoặc không đáp ứng được nhu cầu của bản thân họ, điều đó khiến cho họ không còn tinh thần hăng say nghiên cứu dần dần họ sẽ bị tụt lùi không theo kịp chương trình, sẽ dẫn đến một loạt những tình trạng khác như không tiếp thu, không nắng được kiến thức… không chỉ ảnh hưởng trong quá trình học tập phải vất vả lắm mới có thể lấy được tấm bằng đại học mà còn do kiến thức không tiếp nhận được trong trường nên khi họ bắt tay vào làm việc thì muôn vàn những khó khăn sẽ đến với họ - điều đó cũng dễ hiểu đối với sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo kiểu này. Một lần nữa có thể lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính như thế không những không phát huy được tính năng động sáng tạo vốn có ở sinh viên mà còn làm mất đi những năng lực sở trường, nỗ lực của bản thân. Và đối với xã hội khi mà kiến thức chuyên môn không vững vàng thì liệu họ có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ chuyên môn mà xã hội giao cho hay không ? liệu kiến thức của họ có thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường ? nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước -phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN thì việc lựa chọn sai lầm càng ảnh hưởng đến bản thân đến xã hội và đến quá trình xã hội và phát triển đất nước.
2. Lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên dưới tác động của gia đình xã hội, các lợi ích kinh tế.
Trong xã hội ngày nay có muôn vàn cách lựa chọn khác nhau về nghề nghiệp về con đường tương lai của mỗi sinh viên. Bên cạnh những sinh viên lựa chọn theo những ngành nghề theo cảm tính của bản thân, thì một số sinh viên lựa chọn ngành nghề dưới tác động của gia đình, của xã hội.
2.1. Dưới định hướng của gia đình
Nếu như trong cuộc sống nếu như tất cả mọi người đều được bố mẹ, gia đình lựa chọn, định hướng thông qua sự phát hiện khả năng, năng khiếu của con em mình… thì quả là một điều tốt và không cần phải nói đến. Song một số những sinh viên hiện nay đi học lựa chọn nghề nghiệp dưới sự sắp đặt thậm chí còn ép buộc của gia đình dòng họ. Họ tìm và chọn cho con em mình ngành mà họ có khả năng xin được việc, thông thường thì người thân bố mẹ của họ làm về ngành gì thì họ sẽ được hướng vào ngành đó học để khi ra trường họ không phải đi tìm việc mà đã có sãn một chỗ ổn định. Đôi khi còn có những sinh viên không hề thích thậm trí còn thấy không phù hợp với bản thân mình hoặc năng khiếu của họ không có về ngành đó song cũng thật đơn giản để dễ hiểu mà là họ vẫn hoặc ngành mà gia đình đã chọn cho còn có những thực trạng sinh viên thuộc gia đình giàu có và có quyền thế thì họ chỉ cần cho con cái họ học bất kỳ một ngành gì, bất kỳ một trường nào miễn sao có thể đỗ vào đại học để có một tấm bằng đại học thì bằng các quyền thế của gia đình thì họ sẵn sàng xin được một công việc cho con em mình dù có đúng hay không ngành nghề chuyên môn đã được đào tạo. Một câu hỏi đặt ra đối với những trường hợp như vậy rằng liệu với sự định hướng, sự lựa chọn thay như vậy họ sẽ học hành ra sao? và khi làm việc họ có đảm bảo được không những yêu cầu của công việc đặt ra?
2.2. Dưới tác động của xã hội: Những lợi ích kinh tế, chạy theo xu thế của thị trường.
Một thực trạng nữa cũng cần nói đến trong sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay đó là dưới tác động của dự luận xã hội dẫn đến những sai lầm cho con đường lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Đó là những sinh viên chạy theo xu thế của thị trường tức là họ thấy xem ngành nào mà đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho họ, mang lại thu nhập cao nói chung có thể dễ kiếm tiền, dễ có địa vị… Nhưng thực tế hiện nay cho thấy rằng nếu ngành học và trường học tốt mà họ không chịu miệt mài nghiên cứu, không hăng say học tập thì liệu họ lựa chọn như vậy có thể đáp ứng được những suy nghĩ của họ không? Bên cạnh đó dưới dư luận của xã hội khi nói tới một số ngành như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông… thì dư luận cho rằng đó là những ngành có tầm cao, chỉ có những học sinh thật giỏi mới có thể vào được và chính vì như vậy một số sinh viên thiếu thực tế, thiếu hiểu biết đã cho rằng mình phải vào những ngành tầm cỡ như thế hoặc phải vào những ngành mà trường đó lấy đầu vào điểm cao… thì mới đúng với năng lực trình độ của mình không hề tìm hiểu xem xét ngành đó như thế nào và phù hợp với mình hay không.
Dưới sự tác động của dư luận xã hội khiến cho những sinh viên ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường phổ thông đã nghĩ đến con đường tương lai của mình vào được đại học là duy nhất họ cho rằng để có thể dễ dàng bước vào cuộc sống phải có một tấm bằng đại học. Chính vì vậy làm cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp cho mình bằng cách cố gắng ôn luyện ăn học chỉ mong mình có thể có một tấm bằng đại học theo một chuyên ngành nào đó - điều này một phần nào giải thích được khi đặt trong xã hội như nước ta bây giờ – một xã hội mà bằng cấp luôn được coi trọng. Mặt khác có thể nói học được nghề nghiệp ngành nào của một trường nào cũng là ước mơ của biết bao người. Do đó, việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ngày nay quả thất rất phong phú.
Có thể nói rằng bước vào đời của các học sinh, sinh viên hiện nay có muôn vàn nẻo. Ước mơ là một chuyện nhưng nhìn thẳng vào năng lực của bản thân, khả năng của gia đình, nhu cầu của xã hội mới là thực tế trong việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân mình. Để rồi cuối cùng khi đã học một ngành nào đó sẽ không cảm thấy ân hận vì mình đã chọn nó do không phù hợp với khả năng của gia đình, nhu cầu của xã hội… ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, nghiên cứu và công việc của họ thậm trí còn dẫn đến tình trạng thất nghiệp… và hiện nay trên thực tế những năm gần đây tình trạng sinh viên không có việc làm chiếm một phần lớn trong xã hội. Theo điều tra của năm 1999, năm đầu tiên điều tra sinh viên tốt nghiệp được tiến hành trong 51 trường đại học, cao đẳng. Hầu hết các trường tham gia là các trường công lập, đại diện đủ 7 nhóm ngành và ngành đào tạo trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Số sinh viên tốt nghiệp được điều tra là 20.540 sinh viên. Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ chung sinh viên có việc làm là 71,47% và chưa có việc làm là 27,53%. Con số 27,53% sinh viên ra trường thất nghiệp là của những năm 1999 còn bây giờ thì sao? Chưa có một điều tra cụ thể nào nhưng với những diễn biến về tình hình xã hội những năm gần đây thì có lẽ con số đó không thể dừng lại hoặc giảm ở đó! Vì sao vậy? Bởi khi phân tích quá trình, thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên đã phần nào có câu trả lời. Có thể nói một khi không cân nhắc kỹ lưỡng việc học xong mình sẽ làm gì, ở đâu và như thế nào thì khi bước vào xã hội nhất là trong nền kinh tế hiện nay thì ra trường vấn đề việc làm của họ gặp muôn vàn khó khăn mặc dù trên tay họ những tấm bằng đại học, cao đẳng nhưng thực tế trong tay họ vẫn không có việc làm, và cuối cùng chỉ là những nhân viên bán hàng, chạy bàn… Hoặc các ngành khác mà không thuộc vào chuyên ngành đào tạo của mình, thử hỏi lúc đó những tầm bằng kỹ sư, cử nhân liệu có còn nguyên vẹn giá trị ?
Mặc khác những sinh viên còn theo học thì ở trong tình trạng mất phương hướng nghề nghiệp còn những sinh viên ra trường thì với mảnh bằng trên tay đi gõ từng cơ quan xin việc. Nhưng chỉ một phần nhỏ may mắn làm đúng nghề, còn đa phần chấp nhận làm trái nghề để kết thúc những ngày “lông bông”. Sinh viên chỉ có thể lựa chọn một trong hai khả năng làm trái nghề hoặc chấp nhận thất nghiệp, sinh viên hiện nay năng động sáng tạo và có khả năng thích ứng cao, nhưng dù sao họ cũng chỉ có thể phát huy hết năng lực đúng chuyên môn họ đào tạo. Việc làm trái nghề chỉ đáp ứng nhu cầu bền nổi tri thức chứ bề sâu tri thức có thể kết luận đó là sự lãng phí kinh phí đào tạo của Nhà nước. Sinh viên đi học là để có một nghề xác định, nghề đó phát huy được thế mạnh của bản thân và đem lại lợi ích cá nhân và xã hội nhưng ngay từ khi đặt bút ghi hồ sơ thi đại học, không phải sinh viên nào cũng đã có sự lựa chọn đúng đắn. Nhiều người đăng ký trường theo mốt, a dua theo bạn bè dù đó là ngành nghề mà mình không thích mà không biết hoặc không quan tâm đến đầu ra của trường mình chọn ra sao (thực tế thì sinh viên trường đó ra trường lượng tồn đọng thất nghiệp nhiều, nhưng tân sinh viên vẫn lao vào như thiêu thân). Những điều này đã được thấy rõ như đã phân tích như ở trên nhưng ở đây muốn nói đến là hậu quả của những sinh viên này ra trường không xin được công việc theo chuyên ngành vì công việc quá khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Họ làm trái nghề thì lại tốn thời gian và tiền bạc vào học văn bằng 2 hay học tại chức. Ngày nay cơ chế thị trường đòi hỏi nguồn nhân lực trẻ không chỉ biết một nghề mà phải thích ứng với nhiều nghề, tuy nhiên cần phải chuyên sâu vào nghề mà mình chọn từ đó sẽ tạo được những bước đột phá mới, những tiến bộ mới ở các lĩnh vực khác nhau trong xã hội.
Có thể nói với những sinh viên ra trường thì giải quyết cho họ nghề nghiệp đúng với chuyên môn được đào tạo là vấn đề nan giải đối với nền kinh tế hiện nay. Kinh tế nước ta trong thời gian gần đây có nhiều chuyển biến đáng mừng, nhưng trình độ chuyên môn hóa chưa cao phát triển đào tạo là hướng đi đúng đắn đối với nền kinh tế nước ta nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc tuyển sinh ào ạt về số lượng nhưng khi sinh viên ra trường chất không cân bằng với lượng lại gây cản trở cho sự phát triển của xã hội việc đào tạo sinh viên phải đảm bảo cung cầu vấn đề “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay đang trở nên phổ biến vấn chính là do quan niệm giáo dục chưa hợp lý, có những ngành nghề đào tạo quá thừa thãi ngược lại có những ngành nghề không đáp ứng được sự đòi hỏi yêu cầu của xã hội. Thực tế cho thấy những công việc đòi hỏi những thợ công nhân bình thường nhưng lại không có còn những cử nhân kỹ sư bác sĩ… thì lại quá nhiều hoặc thừa thãi. Có lẽ điều đó do quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, sinh viên chưa thực sự đúng đắn thiếu thực tế của xã hội.
Qua đây ta thấy trong thực tiễn những bất ổn của việc lựa chọn nghề nghiệp những mất cân đối trong giáo dục và đào tạo đã ảnh hưởng không nhỏ trong thị trường lao động việc làm. Hơn nữa đối với tất cả các nước cho dù phát triển hay đang phát triển cho dù kinh tế thị trường hay quá độ sang kinh tế thị trường thì việc làm và sự lựa chọn nghề nghiệp đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của cả xã hội và của mỗi cá nhân, là nhân tố đảm bảo ổn định xã hội. Do vậy lựa chọn một ngành nghề phù hợp đảm bảo cung cấp việc làm và công bằng trong tiếp cận việc làm là nhiệm vụ trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay, đồng thời dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo nguồn nhân lực góp phần xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
III. Giải pháp lựa chọn nghề nghiệp trong sinh viên hiện nay
1. Về phía giáo dục và đào tạo và những chính sách của Nhà nước
Hiện nay các trường đại học, cao đẳng có một sứ mệnh vẻ vang và rất nặng nề góp phần xứng đáng vào đào tạo nhân lực phục vụ kinh tế xã hội đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đó là nhiệm vụ trung tâm của giáo dục đại học nhất là trong giai đoạn hiện nay. Các trường chúng ta cần xem xét lại (điều chỉnh bổ sung…) cơ cấu đào tạo, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo, cơ cấu xã hội… để sao cho sinh viên có thể lựa chọn một cách phù hợp nhất với các điều kiện khả năng của mình với ngành nghề khác nhau. Cơ cấu đào tạo đại học cao đẳng phải áp sát cơ cấu lao động và qua đó bám sát cơ cấu kinh tế xã hội của từng thời kỳ phát triển đất nước. Thử hỏi với nền kinh tế hiện nay của đất nước mà trong số cán bộ có trình độ đại học chỉ có hơn 8% là thuộc các ngành nông nghiệp thì có hợp lý không ? Có nên để hiện tượng sinh viên đổ sô vào học kinh tế, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin… như vậy không ? Những câu hỏi đặt ra như vậy yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo phải cân đối, cân bằng trong công tác đào tạo, không nên để tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, ngành nào thiếu thì vẫn thiếu mà ngành nào thừa thì vẫn thừa. Điều đó có nghĩa là chúng ta gắn bó máu thịt giáo dục đại học chuyên nghiệp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, cuộc sống xã hội của địa phương và cả nước. Làm được như vậy chúng ta mới tránh được tình trạng sai lầm trong việc học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, tránh được những rủi ro thất nghiệp trong vấn đề việc làm.
Không chỉ có như vậy chúng ta cần phải mở rộng các ngành nghề, các cơ cấu đào tạo… tạo nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Mặt khác để nắn lại “tâm lý xã hội” đang “tự phát” lao vào cao đẳng, đại học chính qui quá mức coi nhẹ đi học trung học chuyên nghiệp và đặc biệt đi học nghề, cần sớm có những định hướng đúng đắn, đi học nghề coi đó là con đường phổ biến nhất, ngắn nhất để làm giàu cho gia đình, xã hội, cân đối lại quan niệm nghề nghiệp trong thước đo giá trị lao động. Trong tương lai để tránh tình trạng thất nghiệp từng bước tăng cường tuyển người lao động đã qua trung học chuyên nghiệp, đã qua học nghề và đào tạo cao đẳng, đại học chính qui để tăng chất lao động tay nghề cán bộ đại học. Ngoài ra nhằm nâng cao nhận thức cho thanh niên và học nghề, đảm bảo lực lượng cho công nhân kỹ thuật, phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước, cần tăng cường việc thông tin tuyên truyền và công tác định hướng nghề nghiệp: đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về vai trò và vị trí của việc lựa chọn nghề nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu những cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao, những cá nhân điển hình về lập thân, lập nghiệp và thành đạt từ việc tạo nghiệp và có một sự lựa chọn đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai. Qua đó tác động làm chuyển biến nhận thức về sự lựa chọn nghề nghiệp trong từng cá nhân, gia đình, xã hội. Phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, tuyên truyền thông tin tư vấn nghề nghiệp, học nghề, dạy nghề cho thanh niên nhất là thanh niên nông thôn. Chỉ đạo các trường phổ thông, các phòng giáo dục, các trung tâm dạy nghề, giới thiếu việc làm chú ý đến công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh nhất là học sinh cuối cấp. Nâng cao hiểu biết đúng đắn giúp thanh niên lựa chọn nghề nghiệp một cách hợp lý và đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Mặc khác Nhà nước phải hướng dẫn và chỉ đạo các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố thực hiện tốt chức năng tư vấn, thông tin về nhu cầu lao động trên thị trường đặc biệt là thông tin sử dụng lao động hiện nay
2. Đối với bản thân sinh viên
Giải pháp của sự lựa chọn nghề nghiệp - việc làm không chỉ về phía giáo dục đào tạo các chính sách của Nhà nước mà còn bản thân cá nhân, gia đình cần phải có những hướng đi thích hợp cho sự lựa chọn của chính mình.
Mỗi người phải xác định rõ tất cả các điều kiện, khả năng của mình - điều đó có nghĩa là phải biết được sở thích, sở trường, năng lực của bản thân để có thể lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với nhưng điều kiện đó. Làm tốt được mặt này sẽ giúp cho sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu, tạo động lực ý chí vì niềm đam mê của mình. Tuy nhiên những ước mơ quá viển vông, quá xa vời thì phải hy sinh và phải chấp nhận với thực tế, không chạy theo trào lưu, cũng không đặt ra những điều kiện không thiết thực. Cần phải nhấn mạnh thêm rằng mỗi sinh viên thấy được việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân không chỉ là con đường duy nhất là phải đỗ vào một trường đại học, cao đẳng… mà còn có muôn nẻo những con đường lựa chọn nghề nghiệp tương lai mà vẫn đi đến thành công. Trong lịch sử không thiếu những người chưa từng có tấm bằng đại học nào vẫn rất thành đạt ở nhiêù lĩnh vực khác nhau. Tất nhiên con đường của họ khó có thể lấy làm mẫu hình chung cho các bạn trẻ noi theo. Những những gì giúp họ thành công đáng để ta học tập và suy ngẫm. Đó là quyết tâm theo đuổi mục đích đến cuối cùng, là khả năng làm việc không mệt mỏi, là niềm tin vào bản thân, tin vào tương lai và tin vào việc mình làm. Đại học là một con đường rộng lớn đến tương lai, nhưng hoàn toàn không phải là con đường duy nhất. Nếu học được cách nghĩ sáng tạo thực sự đam mê với việc mình yêu thích, phải sống có mục đích và niềm tin thì dù đi con đường nào cũng sẽ thành công
Bên cạnh xác định các yếu tố của bản thân thì gia đình không kém phần quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp. Chính gia đình - cái nôi của sự trưởng thành của mỗi người sẽ giúp cho mỗi sinh viên tránh được những nông nổi, thiếu kinh nghiệm trong sự lựa chọn nghề nghiệp. Gia đình phải có trách nghiệm trong việc giúp đỡ con em họ có những suy nghĩ đúng đắn, phân tích những sai lầm để họ có một con đường nghề nghiệp riêng cho chính mình. Mặt khác cũng phải quan tâm đến khả năng, năng lực của con em mình từ đó phát hiện ra năng khiếu, nguyên vọng…
Trước khi lựa chọn mỗi bản thân sinh viên phải tìm hiểu tình hình biến động trên thị trường cũng như xu thế cung cầu lao động để lựa chọn công việc thích hợp và có nhiều khả năng tìm được việc. Đó là những nghề nghiệp đang phát triển một cách thực sự hoặc có xu hướng phát triển hoặc đó là những nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho xã hội… chính những điều kiện này là một trong những yếu tố quan trọng để mỗi sinh viên khi ra trường cầm trên tay tấm bằng đại học sẽ được làm đúng những ngành nghề mà mình được đào tạo góp phần tạo động lực phát triển tiến bộ xã hội mặt khác nâng cao năng lực cuả mỗi sinh viên. Nói tóm lại nếu mỗi sinh viên lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân đều có được những yếu tố trên hoặc sự kết hợp chính sách Nhà nước và giáo dục đào tạo một cách cân đối thì có lẽ những thực trang đã và đang xẩy ra về vấn đề việc làm sẽ giảm đi đáng kể. Ngay bản thân sinh viên chúng ta không nên thành kiến với công việc này không tốt, công việc kia là thấp kém hoặc công việc danh giá… mà hãy xem đầy đủ các yếu tố của bản thân gia đình, xã hội để lựa chọn cho mình một công việc phù hợp dù là bất cứ một ngành nghề nào! Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường của chúng ta hiện nay luôn luôn vận động và phát triển nếu mỗi chúng ta biết học tập và làm việc hết mình với nghề nghiệp mà ta chọn nó sẽ mang lại thành công. Có lẽ qua bài viết này sẽ gửi đến một thông điệp cho thế hệ trẻ nhất là sinh viên đó là “không có việc gì xấu mà chỉ có việc không phù hợp mà thôi”, chúng ta có thể bước vào đời bằng nhiều con đường khác nhau đừng bao giờ quan niệm rằng mọi con đường vào đời đều phải bước qua ngưỡng cửa đại học, cao đẳng để rồi khi tốt nghiệp thì tấm bằng cử nhân cất đi làm kỷ niệm còn cái giấy chứng nhận học nghiệp vụ lại là hành trang vào đời.
C. Kết luận
Sự lựa chọn nghề nghiệp - lựa chọn hướng đi cho tương lai của mỗi sinh viên với những biến động lao động trên thị trường lao động, thị trường việc làm dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như xu thế toàn cầu hóa đã và đang là một vấn đề hết sức quan trọng và đầy cấp bách hiện nay. Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội nhất là đối với sinh viên có vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn nhân lực con người làm động lực quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội. Nhất là trong thời đại ngày nay với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì định hướng làm gì ? làm ở đâu ? và làm như thế nào ? có hợp lý hay không? có phù hợp với điều kiện bản thân xã hội không ? lại càng cần thiết đối với mỗi sinh viên. Sự lựa chọn đúng đắn tạo động lực lớn cho mỗi người có niềm hang say học tập nghiên cứu cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên tình trạng chọn nghề nghiệp của sinh viên vẫn chưa có cải biến mang tính sâu rông ngay từ những khâu chỉ mang tính chất định hướng cho đến khi đặt bút lựa chọn ngành mình sẽ theo trong suốt đời việc lựa chọn - định hướng nghề nghiệp của mỗi sinh viên không chỉ đòi hỏi ở bản thân học sinh viên mà còn là nhiệm vụ của các cấp các ngành và của toàn xã hội trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và định hướng nghề nghiệp. Kết quả đạt được mà các chính sách của Nhà nước, chính sách giáo dục và những biến đổi trong tâm lý của mỗi sinh viên không phải là một chốc một lát mà phải là quá trình lâu dài và khó khăn. Cùng với những tác động tích cực của xã hội và những chính sách cải biến giáo dục của Nhà nước chắc chắn sẽ giảm bớt những bất động trong sự lựa chọn nghề nghiệp cũng như vấn đề việc làm của sinh viên hiện nay.
Một đất nước phát triển bền vững khi đó tình hình kinh tế chính trị ổn định và vấn đề việc làm được giải quyết một cách hợp lý và cân đối. Chính vì vậy phải xác định một đường lối, mục tiêu đúng đắn cho nghề nghiệp của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
D. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tâm An – “Cần có định hướng nghề nghiệp cho thanh niên” – Tạp chí Thanh niên,
2. Chu Phương Anh – “Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên” – Tạp chí Thanh niên.
3. GS.TS Phạm Minh Hạc – “Suy nghĩ về phương hướng và phương pháp chấn chỉnh và tiếp tục đổi mới giáo dục đại học” – Báo Giáo dục và Thời đại.
4. Lê Ngọc Hùng – “Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội: trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên ” – Tạp chí Xã hội học – Số 2.
5. Bùi Thu Thuỷ – “Trăn trở việc làm” – Báo Lao động và Xã hội.
6. Đàm Thu Thuỷ – “Sinh viên với vấn đề việc làm” – Tạp chí Thanh niên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 75606.DOC