Đề tài Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An

Tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, ĐÔ THỊ BỘ MÔN KINH TẾ & QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An Họ và tên sinh viên: LƯƠNG THỊ ĐỨC Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đinh Đức Trường HÀ NỘI, NĂM 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, ĐÔ THỊ BỘ MÔN KINH TẾ & QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An Họ và tên sinh viên: LƯƠNG THỊ ĐỨC Chuyên ngành: Kinh tế & quản lý tài nguyên môi trường Lớp: Kinh tế môi trường Khoá: 47 Hệ: Chính quy Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đinh Đức Trường HÀ NỘI, NĂM 2009 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CVM Phương pháp đánh g...

doc70 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, ĐÔ THỊ BỘ MÔN KINH TẾ & QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An Họ và tên sinh viên: LƯƠNG THỊ ĐỨC Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đinh Đức Trường HÀ NỘI, NĂM 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, ĐÔ THỊ BỘ MÔN KINH TẾ & QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An Họ và tên sinh viên: LƯƠNG THỊ ĐỨC Chuyên ngành: Kinh tế & quản lý tài nguyên môi trường Lớp: Kinh tế môi trường Khoá: 47 Hệ: Chính quy Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đinh Đức Trường HÀ NỘI, NĂM 2009 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên WTP Mức sẵn lòng chi trả WTA Mức sẵn lòng chấp nhận SFNC Dự án lâm nghiệp và xã hội tỉnh Nghệ an WWF Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới IUCN Liên minh bảo tồn thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1 Tổng giá trị kinh tế Khung 1.1 Mức sẵn lòng chi trả (WTP) Khung 1.2 Trình tự tiến hành phương pháp CVM Khung 1.3 Áp dụng CVM ở Hoa Kỳ Hình 2.1 Vị trí địa lý của Vườn Quốc Gia Pù Mát Bảng 2.1 Danh mục các loài động vật ở Vườn Quốc Gia Pù Mát Bảng 2.2 Nhóm các loài động vật quý hiếm ở Pù Mát Bảng 2.3 Danh mục các thực vật có mạch ở Vườn Quốc Gia Pù Mát Bảng 3.1 Thống kê mô tả các đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng được phỏng vấn Bảng 3.2 Hiểu biết của người dân về tình trạng của Sao La Hình 3.1 Biểu đồ tỉ lệ người đánh giá mức độ của việc bảo tồn Sao La Bảng 3.3 Thống kê mô tả giá trị WTP của đối tượng tham gia phỏng vấn Bảng 3.4 Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nguồn gen động thực vật bị suy giảm một cách đáng lo ngại trên phạm vi toàn cầu. Lý do chủ yếu là hoạt động chặt phá rừng, săn bắt các loại động vật hoang dã phục vụ cho mục đích buôn bán. Một số loài động thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Sao La là một loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vào sách đỏ thế giới. Số lượng cá thể Sao La tồn tại còn rất ít, chủ yếu tập trung ở phía Bắc Tây Trường Sơn, đặc biệt là ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, nó là biểu tượng cho hệ sinh thái sống động nơi đây. Nhắc đến Sao La người ta biết nó là biểu tượng của Vườn Quốc Gia Pù Mát. Để đánh giá đúng tầm quan trọng của việc duy trì, bảo vệ hệ động thực vật thì cần nhất là chúng ta phải lượng giá được giá trị bảo tồn của loài động thực vật đó để có những chính sách đầu tư bảo vệ hợp lý. Sao La là một loài động vật trong số đó. Vì vậy đề tài mà em tiến hành nghiên cứu ở đây là: “Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”. 2. Mục tiêu của chuyên đề - Giới thiệu đặc điểm của loài Sao La và tầm quan trọng của nó. - Nêu lên thực trạng bảo tồn loài Sao La này - Ước lượng giá trị bảo tồn bằng tiền của Sao La từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp để bảo tồn loài Sao La một cách có hiệu quả. 3. Phạm vi áp dụng nghiên cứu Nghiên cứu chọn mẫu điều tra là 3 thôn/bản Làng Xiềng, Thái Sơn và Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) - Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp -Phương pháp thực địa 5. Tóm tắt nội dung chuyên đề Nội dung chuyên đề gồm có 3 chương: Chương I Tổng quan về phương pháp đánh giá hàng hoá và dịch vụ phi thị trường áp dụng cho loài Sao La Chương II Hiện trạng Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An Mô tả một số đặc điểm của Vườn Quốc Gia Pù Mát như vị trí địa lý; điều kiện khí hậu, sông ngòi, động thực vật và đặc điểm của loài Sao La. Chương III Đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát Trong chương này, chúng ta sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với công tác bảo tồn Sao La bằng hình thức hỏi trực tiếp người được phỏng vấn. Sau đó nêu ra một số kiến nghị và giải pháp để thực hiện tốt công tác bảo tồn. Chương I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ PHI THỊ TRƯỜNG ÁP DỤNG CHO LOÀI SAO LA 1.1. Khái quát về tổng giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn của loài Sao La Hiện nay, Kinh tế thị trường đã phải thừa nhận chất lượng môi trường là một loại hàng hoá, gọi là hàng hoá môi trường. Tức là nó có sự trao đổi mua bán trên thị trường, tuy nhiên nó có một tính chất đặc thù như: Nó có thể là hàng hoá mang tính cá nhân ( Tài nguyên tự nhiên) Nó có thể là hàng hoá công cộng ( không thể trao đổi mua bán như hàng hoá tự nhiên). Ví dụ như: nguồn nước, không khí, cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học,…Chính vì vậy, kinh tế học môi trường cho rằng cần phải có một cách lượng giá (đánh giá) loại hàng hoá này phù hợp với giá trị của nó. 1.1.1 Tổng giá trị kinh tế Để đánh giá một hệ sinh thái hay một hàng hoá môi trường thì các nhà kinh tế học cho rằng, trước hết phải có quan điểm nhìn nhận có tính tổng hợp bởi lẽ thực chất của một hệ sinh thái hay một hàng hoá môi trường thì bản thân nó đã có tính tổng hợp. Cụ thể đó là tổng giá trị kinh tế ( TEV:Total Economic Valuation). TEV = UV + NUV UV = DUV + IDUV NUV = OV + BV + EXV Trong ba giá trị đó thì giá trị OV không rõ ràng giữa UV và NUV, có thể nó có cả hai tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Hình 1.1 Tổng giá trị kinh tế Tổng giá trị kinh tế Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị lựa chọn Giá trị lưu truyền Giá trị tồn tại Giá trị sử dụng gián tiếp lợi ích có thể sử dụng trực tiếp Lợi ích từ chức năng của môi trường Lợi ích trực tiếp và gián tiếp của thế hệ tương lai gỗ, củi, du lịch, giải trí sức khoẻ… Bảo vệ đất, chắn sóng, chắn cát, hấp thụ C… Bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường lợi ích từ mong muốn bảo tồn cho thế hệ mai sau lợi ích từ các giá trị vẫn tồn tại Tính khó lượng hoá dần Nguồn: Katherine Bolt, Giovanni Ruta, Maria Sarraf, lượng giá chi phí của suy thoái môi trường (ESTIMATING THE COST OF ENVIRNMENTAL DEGRATION, September 2005) Giá trị sử dụng trực tiếp ( DUV ) của một loại hàng hoá môi trường là loại hàng hoá mà đã có giá trao đổi trên thị trường. Giá trị sử dụng gián tiếp ( IDUV ) là những hàng hoá môi trường mà giá trị của nó không thể tính được trực tiếp bằng tiền mà phải thông qua giá gián tiếp. Giá trị tuỳ chọn (OV) phụ thuộc vào từng loại môi trường, tính chất môi trường khác nhau thì giá trị OV cũng khác nhau. Mỗi cá nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để sử dụng môi trường hay tài nguyên môi trường trong tương lai. Giá trị tuỳ chọn là giá trị của môi trường như là lợi ích tiềm tàng trong tương lai khi nó trở thành giá trị thực sử dụng trong hiện tại. Mỗi cá nhân có thể biểu lộ sự sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để chống lại khả năng sử dụng của một người nào đó trong tương lai. Giá trị tuỳ chọn còn có thể bao gồm giá trị sử dụng của những người khác ( nghĩa là lợi ích gián tiếp mà bạn thu được từ giá trị sử dụng của người khác. Bạn cảm thấy hài lòng khi thấy người khác cũng thu được lợi ích nên bạn sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho người khác). Giá trị tuỳ thuộc ( BV ) là giá trị gần giống với giá trị OV nhưng khác ở chỗ là nó phụ thuộc vào từng hệ sinh thái. Chẳng hạn, đối với rừng ngập mặn ở Giao Thuỷ thì nó cơ bản phụ thuộc vào cửa sông Ba Lạt ( Cửa sông Hồng đổ ra biển). Do đó, mức độ tăng trưởng của hệ sinh thái này phụ thuộc vào lượng phù sa đưa ra biển được bồi lắng. Mặt khác, hệ sinh thái này phụ thuộc vào khí hậu mùa đông lạnh phía Bắc nên tốc độ tăng trưởng của cây không cao. Trong khi đó, ở Cần Giờ ( phía Nam ) không bị ảnh hưởng bởi mùa đông lạnh, nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời hơn nên tốc độ tăng trưởng sinh học của cây cao hơn. Giá trị tồn tại ( EXV ) liên quan đến các thế hệ mà duy trì giá trị của hệ sinh thái đó có ý nghĩa đến thế hệ mai sau. Chẳng hạn, giá trị tồn tại của rừng ngập mặn là sự đánh giá tính hữu ích của giá trị khu rừng mai sau hoặc việc thu lại giá trị của thế hệ hiện nay là do công duy trì của thế hệ trước đây. Chính vì vậy loại giá trị này nhận thức thì không khó nhưng lượng giá bằng tiền thì rất khó khăn. Theo Mitchell and Carson (1989), tổng giá trị kinh tế (TEV) là tổng của giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Như vậy, tổng giá trị kinh tế cuối cùng sẽ được đo bằng công thức sau: TEV= ( DUV + IDUV ) + ( OV + BV + EXV ) 1.1.2. Giá sẵn lòng chi trả (WTP) Nhằm mục đích theo đuổi ý tưởng tổng hợp các ý thích cá nhân, trước hết ta nên đặt câu hỏi là làm thế nào đo lường những phần lợi thêm và thiệt mất về sự thoả mãn. Một cách để làm việc này có thể là dựa vào sự lựa chọn của dân chúng trong một cuộc trưng cầu dân ý, nhưng điều này cũng không cho chúng ta biết về cường độ ưa thích hoặc không thích về một việc nào đó. Mức đo lường ý thích của một cá nhân về một hàng hoá trên thị trường được bộc lộ bằng mức sẵn lòng chi trả (WTP) của họ đối với mặt hàng đó. Bằng cách xem xét mức mà người ta sẵn lòng trả cho một mối lợi, hoặc sẵn sàng nhận để chịu một tổn hại, chúng ta tìm được cách đo lường cường độ ý thích của con người. Khung 1.1 nghiên cứu chi tiết hơn về khái niệm của mức giá sẵn lòng chi trả (WTP). Khái niệm WTP là điều chúng ta cần để giải quyết vấn đề tổng hợp giữa các cá nhân khi có một số người thích tình trạng A như đã nêu ở trên và một số người khác không thích. Vì vậy mức sẵn lòng chi trả của mỗi người sẽ khác nhau. Chẳng hạn một hoàn cảnh cụ thể như sau: Người thứ nhất: WTP để chuyển sang tình trạng A = 20 đồng Người thứ hai: WTP để chuyển sang tình trạng A = 10 đồng Người thứ ba: WTP để chuyển sang tình trạng A = 5 đồng Số lượng Giá B A C D O Hình (a) Đường cầu Khung 1.1 - Mức giá sẵn lòng chi trả (WTP) Hình (a) cho thấy đường cầu của một sản phẩm. Đây có thể là một sản phẩm bán ở thị trường ( một mặt hàng có giá thị trường) hoặc một mặt hàng không có thị trường (một mặt hàng phi thị trường). Giả sử rằng giá đang ở mức OA. Đường cầu sẽ là OD. Chúng ta có thể xem đường cầu là “đường sẵn lòng chi trả”: nó cho thấy mức sẵn lòng chi trả cho một sản phẩm thêm vào và đó là đường mức sẵn lòng chi trả biên. Số tiền mà các cá nhân chi trả thực sự ở ngoài thị trường ( hoặc số tiền mà họ sẽ trả nếu có thị trường) cho bởi tổng chi OACD. Nhưng có giá WTP cao hơn cho các đơn vị đầu tiên, như WTP là OB cho đơn vị đầu tiên, và giảm xuống DC ứng với đơn vị cuối cùng. Do đó, WTP cao hơn mức chi trả thật sự. Nếu chúng ta cộng phần dôi ra của WTP ở phía trên OA (giá thật sự trả) của mỗi đơn vị sản phẩm, chúng ta sẽ có hình tam giác ABC. Phần này được gọi là phần thặng dư của người tiêu thụ: đó là lợi ích có được trên số tiền mà họ phải trả thật sự. WTP là tổng của OACD+ABC=OBCD được tạo bởi phần thặng dư và phần thật sự phải trả của người tiêu thụ. 1.1.3. Vì sao phải đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La Việc đánh giá giá trị bảo tồn của loài Sao La có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thứ nhất, qua việc điều tra đánh giá tổng hợp các giá trị của loài Sao La sẽ giúp người dân địa phương có nhận thức về tầm quan trọng của Sao La từ đó phần nào có thể thay đổi hành động của mình hay góp phần bảo vệ loài động vật quý hiếm này. Thứ hai, việc xác định giá trị kinh tế của loài Sao La sẽ xác định được giá trị thực bằng tiền của loài động vật này, từ đó có thể góp phần xác định các mức phạt hay đền bù khi cá nhân hay tổ chức có vi phạm đến sự sống của loài Sao La. Thứ ba, xác định giá trị kinh tế của việc bảo tồn Sao La và biết được mức độ quan trọng của nó sẽ giúp cho các nhà chính sách có các biện pháp và chính sách đầu tư thích hợp để bảo tồn loại động vật này, cũng như đầu tư cho khu vực có loài động vật này sinh sống. 1.1.4. Ý nghĩa kinh tế và sinh thái của loài Sao La Sao La là loài động vật có kích thước khá lớn nặng gần 100kg và cao khoảng 90cm nhưng việc nhìn thấy nó trong tự nhiên là rất hiếm. Về mặt kinh tế Sao La không có giá trị cao về mặt dược phẩm hay thực phẩm so với các loại động vật khác như tê giác hay bò tót…Nhưng nếu chúng bị các thợ săn bắt gặp thì vẫn bị bắn hạ và đem về dùng như các thực phẩm của các loại động vật bình thường khác. Ngoài ra, các vật phẩm khác từ Sao La như sừng chẳng hạn thì vẫn thu hút được sự tò mò của nhiều người thành thị Việt Nam và chúng được bán với giá khoảng 25-65$ cho mỗi vật phẩm. Về mặt sinh thái, Sao La là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ hệ sinh thái. Nếu một cá thể Sao La mất đi sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quần thể Sao La, và vì số lượng trong quần thể Sao La còn lại rất ít và lại không thể quan sát thấy nên tính đặc biệt quan trọng và quý hiếm của nó lại càng cao. Sao La có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát hiện các nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ bị mất đi vĩnh viễn trên toàn thế giới. 1.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method-CVM) 1.2.1 Khái niệm về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Phương pháp CVM thường được sử dụng để ước lượng giá trị kinh tế cho tất cả các loại hệ sinh thái và dịch vụ môi trường. Nó sử dụng để ước lượng cho cả giá trị sử dụng và phi sử dụng, nhưng hầu hết nó áp dụng cho việc ước lượng giá trị phi sử dụng của một loại hàng hoá môi trường. Phương pháp CVM thực chất bỏ qua những đánh giá có tính xác định trước, lượng giá giá trị hàng hoá môi trường người ta phỏng vấn trực tiếp người dân một cách ngẫu nhiên về đánh giá của họ đối với hàng hoá môi trường ở vị trí cần đánh giá hay xem xét. Trên cơ sở đó bằng thống kê xã hội học và kết quả thu được từ các phiếu đánh giá người ta sẽ xác định hàng hoá môi trường đó. Theo Katherine Balt- Ước lượng chi phí của suy thoái môi trường :” Phương pháp CVM là phương pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hoá và dịch vụ không mua bán trên thị trường. Phương pháp này sử dụng bảng hỏi phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hoá dịch vụ không trao đổi và do đó không có giá trên thị trường”. Phương pháp CVM là một trong những kỹ thuật đánh giá thực hiện dưới sự sắp xếp trực tiếp các giả định ( Mitchell and Carson 1989) Khi có một thay đổi trong chính sách môi trường sẽ gây một vài ảnh hưởng đến môi trường, những phần lợi ích nhận được hay phần lợi ích bị mất đi được đưa vào bảng câu hỏi thông qua việc điều tra mức sẵn lòng chi trả thật sự của họ khi có những thay đổi chính sách liên quan đến vấn đề môi trường đó. Mức giá này được khảo sát cả đối với những người liên quan trực tiếp đến một tài sản môi trường và cả những đối tượng không liên quan trực tiếp đến tài sản môi trường nhưng họ có nhận thức về việc bảo vệ tài sản môi trường đó. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là một phương pháp trực tiếp để ước lượng mức sẵn lòng chi trả. CVM dựa trên ý tưởng đơn giản là nếu bạn muốn biết giá sẵn lòng chi trả của một người cho tính chất nào đó của môi trường, bạn hãy đơn giản hỏi họ. Nói “đơn giản” nhưng cuối cùng sẽ thấy nó trở nên chẳng đơn giản chút nào mặc dù ý tưởng ban đầu dường như rất rõ ràng. Phương pháp gọi là “đánh giá ngẫu nhiên” bởi vì nó cố làm người được hỏi nói họ hành động thế nào nếu họ được đặt trong một tình huống giả định. Nếu hàng hoá chúng ta đang xem xét là hàng hoá thị trường chúng ta chỉ cần quan sát hành vi của con người trên thị trường. Nhưng khi hàng hoá không có thị trường, chẳng hạn đặc tính chất lượng môi trường, chúng ta chỉ có cách là hỏi họ chọn như thế nào nếu được đặt trong một tình huống nhất định, nghĩa là nếu họ được giả định phải quyết định trong thị trường các đặc tính chất lượng môi trường đó. Ngày nay, nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên được thực hiện cho rất nhiều yếu tố môi trường: chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát thải chất độc hại, bảo tồn các con sông, sẵn lòng tránh bệnh tật do ô nhiễm và nhiều loại khác. Để hiểu được bản chất của CVM thì tốt nhất là chúng ta phải xem xét kỹ nội dung trong bảng phóng vấn. Bảng phỏng vấn CVM được thiết kế để làm người được phỏng vấn nghĩ về các đặc điểm môi trường và phát biểu giá sẵn lòng trả tối đa cho các đặc điểm môi trường đó. Bảng phỏng vấn có 3 thành phần quan trọng: Mô tả chính xác đặc điểm môi trường là gì để từ đó có thể hỏi người được phỏng vấn. Các câu hỏi về người được phỏng vấn được đưa ra một cách ngắn gọn và thích hợp ví dụ thu nhập, nơi sinh sống, việc sử dụng các hàng hoá liên quan. Một câu hỏi hay một bộ câu hỏi được thiết kế để rút ra phản hồi về giá sẵn lòng trả của người được phỏng vấn. Mục tiêu trung tâm của bảng phỏng vấn là để biết người được phỏng vấn đánh giá đặc điểm môi trường có giá trị như thế nào đối với họ. Thuật ngữ kinh tế gọi là làm cho người được phỏng vấn bộc lộ giá sẵn lòng chi trả tối đa so với trường hợp không có sử dụng hàng hoá môi trường. Nếu họ trả lời trung thực, con số họ bộc lộ chính là giá trị lợi ích ròng của hàng hoá môi trường mà họ đánh giá. Người ta đã phát triển một số kỹ thuật để thu thập được những thông tin phản hồi này. 1.2.2. Cơ sở lý thuyết và cách thu thập WTP WTP là mức sẵn lòng chi trả của cá nhân để hưởng thụ một giá trị nào đó, ví dụ như việc cải thiện chất lượng môi trường, có được một ngày nghỉ để đi câu cá, hay một chuyến đi thăm miệt vườn. Cá nhân lựa chọn mức WTP phục thuộc vào sở thích của mình. Như phần trên chúng ta đã biết thì hàng hoá môi trường có những hàng hoá có giá thị trường nhưng cũng có những hàng hoá không định giá được bằng giá thị trường ( còn gọi là giá trị phi thị trường). Những hàng hoá này để định giá được giá trị của chúng thì cách tốt nhất đang được áp dụng phổ biến là sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Tức là chúng ta tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát và hỏi cư dân mức sẵn lòng chi trả của họ cho một loại hàng hoá môi trường được nhắc đến. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến chủ yếu bởi nó khá linh động và nó có thể đánh giá giá trị của bất cứ loại hàng hoá môi trường nào nếu hàng hoá môi trường đó có thể được mô tả chính xác. Rõ ràng nhất là hỏi người được phỏng vấn cung cấp con số này mà phỏng vấn viên không được gợi ý hoặc thăm dò. Có thể dùng kỹ thuật để ước lượng mức WTP của người được hỏi như sử dụng trò chơi đấu giá ( Randall, Ives and Eastman. 1974): phỏng vấn viên sẽ bắt đầu hỏi bằng cách nêu ra mức sẵn lòng chi trả ngày càng cao cho người được hỏi đối với loại hàng hoá được nêu đến khi đưa ra một mức nào đấy mà người được hỏi trả lời là “Không”. Hoặc người phỏng vấn đưa ra mức sẵn lòng chi trả từ cao đến thấp cho đến khi người được hỏi trả lời “ Có” thì kết thúc việc hỏi và chấp nhận mức sẵn lòng chi trả đã nêu. Phương pháp tiếp cận theo hình thức câu hỏi mở, người được hỏi chỉ việc trả lời “Yes” hoặc “No” vào một yêu cầu trong bảng hỏi là họ có sẵn lòng chi trả cho loại hàng hoá môi trường được nêu trong đó. Trong trường hợp các loại hàng hoá công cộng thì câu hỏi mở là kĩ thuật thích hợp được khuyến khích dùng. Một kỹ thuật nữa là đưa cho người được phỏng vấn một thẻ in sẵn các mức giá trị và đề nghị họ đánh dấu vào con số tương ứng với giá sẵn lòng chi trả cao nhất của họ. Mức WTP thu thập được là khác nhau đối với các đối tượng khác nhau bởi họ sẵn lòng chi trả khi họ có đủ khả năng chi trả, điều đó phụ thuộc vào thu nhập của họ. Kinh nghiệm của các nước phát triển áp dụng phương pháp điều tra thu thập mức sẵn lòng chi trả cho một loại hàng hoá môi trường nào đó cho thấy WTP phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, trình độ học vấn, lứa tuổi. Vì vậy hàm WTP có dạng như sau: WTP = f (wi, ai, ei, qi) Trong đó: i: chỉ số của quan sát hay người được điều tra WTP: Mức sẵn lòng chi trả f: Hàm phụ thuộc của WTP vào các biến w, a, e, q w: Biến thu nhập a: Biến tuổi e: Biến trình độ học vấn q: Biến đo lường “ số lượng” của chất lượng môi trường 1.2.3. Các bước tiến hành phương pháp CVM Để tiến hành một nghiên cứu thành công, đạt kết quả cao thì việc tiến hành tuần tự các bước CVM rất quan trọng: Bước1: Xây dựng các công cụ cho điều tra gồm các phương tiện mà dựa trên nguyên lý để tìm ra WTP/WTA (bằng lòng chi trả/ bằng lòng chấp nhận) của các cá nhân và để thực hiện các việc đó có thể phân thành 3 nhóm khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Nhóm 1: Thiết kế một kịch bản giả thiết Nhóm 2: Nên hỏi câu hỏi WTP hay WTA bởi vì trong mỗi hoàn cảnh khác nhau thì phương cách trả lời khác nhau. Nhóm 3: Chúng ta phải tạo ra một kịch bản để người phỏng vấn sẽ thuận tiện nhất trong việc trả lời WTP hay WTA. Ví dụ: Những người có nhận thức cao, những người có hiểu biết cao thì cách thức tiếp cận của chúng ta là hỏi trực tiếp trả lời thẳng bằng tiền. Nhưng những người nghèo, thu nhập thấp có trình độ thấp nhưng vẫn hiểu được giá trị của hàng hoá môi trường, chúng ta hỏi có sẵn sàng đóng góp ngày công không, thì họ sẽ đồng ý, từ đóng góp đó quy được ra tiền. Bước 2: Sử dụng công cụ điều tra của một mẫu tổng thể Bước này là bước quyết định ban đầu của bản thân mỗi cuộc điều tra, bao gồm cách tiến hành điều tra bằng gửi thư điện tử, gọi điện hay điều tra trực tiếp người dân; kích thước mẫu tiến hành điều tra bao nhiêu, đối tượng điều tra là ai và các thông tin liên quan khác trong bảng hỏi. Câu trả lời cho những vấn đề này là dựa vào những thông tin khác nhau như tầm quan trọng của vấn đề định giá, tổng hợp các câu hỏi được hỏi, và chi phí tiến hành điều tra. Bản thân cuộc phỏng vấn nhìn chung ảnh hưởng bởi tổng hợp các câu hỏi vì nó thường dễ dàng hơn để giải thích xung quanh thông tin được yêu cầu trả lời. Người phỏng vấn thường phải tiến hành điều tra trong thời gian dài do người được hỏi thiếu thông tin về vấn đề nghiên cứu. Trong một số trường hợp, những sự giúp đỡ cần thiết là cung cấp video hay tranh ảnh màu cho đối tượng hỏi để họ hiểu được điều kiện giả định mà họ sẽ định giá. Trong quá trình điều tra thì phỏng vấn là quan trọng nhất. Tuy nhiên, quá trình điều tra bằng gửi thư điện tử với mục đích tỉ lệ trả lời cao có thể cũng khá đắt. Điều tra bằng cách gọi điện hoặc gửi thư điện tử rất ngắn gọn. Điều tra bằng cách gọi điện thoại có thể chi phí thấp hơn nhưng thông thường rất khó để hỏi những câu hỏi đánh giá ngẫu nhiên đối với đối tượng hỏi bởi vì giới hạn số lượng xung quanh thông tin yêu cầu. Trong trường hợp giả định tiến hành bằng gửi thư điện tử thì người điều tra muốn khảo sát một mẫu rộng, trên nhiều vùng địa lý và hỏi những câu hỏi về vị trí cụ thể và lợi ích của nó; cái mà dễ dàng được miêu tả trong bài viết. Bước 3: Thiết kế mẫu điều tra thực tế Đây là một phần quan trọng và khó nhất trong quy trình và có thể phải tiến hành từ 6 tháng hoặc lâu hơn mới hoàn thành. Nó đòi hỏi kỹ năng nói chung trong các bước. Quy trình thiết kế điều tra thường bắt đầu với cuộc phỏng vấn đầu tiên với nhóm trung tâm trong mẫu chọn. Trong nhóm trung tâm đầu tiên, người nghiên cứu sẽ hỏi những câu hỏi chung chung, bao gồm những câu hỏi về hiểu biết của người đó về mối liên quan với nơi được hỏi và sự gắn bó của họ với địa điểm và động vật hoang dã nơi đó và cách họ đánh giá về nơi đó và cho những dịch vụ môi trường sống mà nó cung cấp. Trong nhóm trọng tâm tiếp theo, những câu hỏi đưa ra chi tiết hơn và cụ thể hơn để quyết định thông tin liên quan cần là gì và bằng cách nào để có những thông tin đó. Ví dụ, người đó có thể cần thông tin về địa điểm khảo sát, đặc điểm nổi bật của các loài động vật và môi trường sống. Người điều tra muốn tìm hiểu những hiểu biết của người được phỏng vấn về việc khai thác và tác động của việc khai thác đó cũng như tình hình áp dụng các kiểm soát của địa phương. Nếu người đó phản đối việc khai thác, họ có thể trả lời câu hỏi định giá theo nhận thức. Bước này cách tiếp cận để kiểm tra rất khó khăn đối với những câu hỏi định giá và kĩ thuật thanh toán khác nhau sẽ được thử kiểm tra. Những câu hỏi mà có thể xác định bất cứ “ khoản” đặt giá (sự chi trả) nào hoặc những người trả lời khác không đánh giá giá trị thực sự của họ cho dịch vụ ưa thích cũng được thực hiện và kiểm tra ở bước này. Sau một số nhóm trọng tâm được tiến hành và người nghiên cứu đạt được một điểm, nơi mà họ có một ý tưởng bằng cách nào để cung cấp thông tin cần thiết, mô tả kịch bản giả thiết, và hỏi câu hỏi định giá, họ sẽ bắt đầu kiểm tra thử bởi vì cuộc điều tra này sẽ được tiến hành bằng kĩ thuật gửi thư điện tử. Nó sẽ được tiến hành trước với một số tiếp xúc có thể với người điều tra. Người được hỏi giả giả định họ nhận được một cuộc điều tra trên mail và điền vào đó. Sau đó người điều tra sẽ hỏi những câu về cách họ điền vào. Người điều tra tiếp tục quá trình này cho đến khi họ hoàn thiện được mẫu khảo sát mà người đó dường như hiểu được và trả lời theo nhận thức và mức giá thực sự mà họ chi trả (WTP) cho những dịch vụ của nơi điều tra. Bước 4: Xử lý số liệu Bước này là bước tiến hành tổng hợp những thông tin thu được và xử lý số liệu. Những phiếu điều tra không hợp lệ sẽ bị loại bỏ, những thông tin thu thập hợp lệ sẽ được tổng hợp trên cơ sở đó xây dựng các biến để phân tích. Bước 5: Ước lượng mức WTP Bước này là bước hoàn thành phân tích và báo cáo kết quả. Dữ liệu được phân tích bằng các phần mềm thống kê để xác định các thông số cần thiết cho báo cáo như trung bình của mẫu, WTP trung bình,… Sau khi đã tính toán xong thì chúng ta cũng cần phải phân tích độ nhạy tức là xem xét sự thay đổi của giá trị đã tính toán trước sự biến động của thị trường. Cụ thể, xem xét liên quan đến tỷ số chiết khấu và biến động về giá trị ròng trong thực hiện đưa vào phân tích chi phí-lợi ích môi trường và đó là kết quả chúng ta đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách và sử dụng. 1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp CVM Ưu điểm: Phương pháp này rất thuận lợi cho việc sử dụng dạng hàng hoá môi trường, tính giá trị của các loại hàng hoá không có giá trên thị trường. Khi thiết kế kỹ thuật từ kịch bản đến tiêu chí lựa chọn thì cũng thực hiện tương đối dễ dàng. Xử lý các kết quả hiện nay chúng ta đã có phần mềm có sẵn. Hạn chế: Vì chúng ta dùng kỹ thuật WTP/WTA cho nên kết quả đưa lại phụ thuộc rất lớn vào người được phỏng vấn. Do đó, nếu người được phỏng vấn không hiểu biết kỹ thì kết quả có thể không chính xác. Từ kinh nghiệm của những nghiên cứu trước đây người ta rút ra, thông thường số tiền mà điều tra có được chỉ đạt 80-90% so với giá trị thực của nó. Giữa việc sử dụng WTP/WTA thì kết quả cũng khác nhau mặc dù cùng một đối tượng được phỏng vấn. Trên lý thuyết câu hỏi về việc trả tiền có thể được đặt ra hoặc như thường lệ: “ Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu (WTP) để có được tài sản môi trường này?” hoặc là dưới dạng ít gặp hơn “ Bạn sẵn lòng chấp nhận bao nhiêu (WTA) để bồi thường cho việc từ bỏ tài sảng môi trường này?” Khi đem so sánh hai dạng câu hỏi trên các nhà phân tích để ý rằng WTA cao hơn WTP rất nhiều, một kết quả mà các nhà phê bình cho là làm mất hiệu lực của phương pháp CVM. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng có những nguyên do về tâm lý và kinh tế chỉ ra rằng các cá nhân cảm nhận mạnh mẽ “chi phí của việc mất mát” (dưới dạng bồi thường WTA) hơn là “ lợi ích của việc đạt được” (dạng WTP). Nếu đúng như vậy, thì sự khác biệt mà người ta tìm thấy giữa WTA/WTP thực sự hỗ trợ cho tính hiệu lực của CVM. Thiên lệch một phần-toàn phần Các nhà phê bình phương pháp CVM đã lưu ý rằng nếu người ta lần đầu tiên được hỏi về WTP của họ cho một phần tài sản môi trường (như một con sông trong hệ thống các con sông) và sau đó được hỏi đánh giá cho toàn bộ tài sản ( nghĩa là toàn bộ hệ thống các con sông ) thì số tiền được phát biểu là như nhau. Tại sao như vậy? Câu trả lời dường như nằm trong cách phân bố thông thường việc chi tiêu của họ; đầu tiên chia thu nhập khả dụng của họ thành nhiều khoản ngân sách ( như nhà ở, thực phẩm, xe hơi, giải trí) sau đó chia tiếp vào khoản mục thực sự phải mua. Vì thế đối với việc giải trí, bước đầu là xác định tổng ngân sách mà mỗi cá nhân dành cho giải trí và sau đó chia tiếp thành số tiền họ sẵn lòng chi tiêu cho mỗi nơi họ muốn viếng. Một phương pháp giải quyết vấn đề này là đầu tiên hỏi họ để biết tổng ngân sách dành cho giải trí và kế đó là WTP của họ đối với tài sản môi trường đang xem xét, nhắc nhở họ về ngân sách giải trí có hạn và rằng số tiền mà họ dành cho tài sản này không thể chi tiêu cho việc khác. Một phương pháp thứ hai là giới hạn việc sử dụng CVM trong việc đánh giá một nhóm lớn của hàng hoá môi trường ( toàn bộ hơn là từng phần), nếu cần nên nhắc nhở họ lần nữa về ngân sách giải trí có hạn của họ. Việc giới hạn này, nếu cần, sẽ làm hạn chế đáng kể việc áp dụng CVM ở quy mô rộng lớn và chính nó có thể tạo ra những trở ngại nhiều hơn đối với khả năng của người trả lời để hiểu nhóm lớn hàng hoá như vậy. Thiên lệch theo phương tiện Khi hỏi một câu hỏi về WTP các nhà phân tích phải xác định việc đóng góp theo con đường nào (phương tiện đóng góp). Những người được hỏi có thể thay đổi WTP của họ tuỳ theo phương tiện đóng góp được chọn. Ví dụ như, trong một thí nghiệm gần đây đối với WTP cho việc giải trí ở Norfork Broads, WTP thông qua tổ chức từ thiện thì thấp hơn đáng kể so với WTP thông qua thuế. Trong trường hợp này, những người được hỏi nghi ngờ khả năng của các quỹ từ thiện để bảo vệ môi trường và mặc dù họ không thích đóng thuế, họ vẫn thấy rằng cách này đảm bảo hơn cho việc bảo vệ môi trường. Nó còn bắt buộc nhiều người đóng góp hơn là nếu việc đóng góp thông quy việc quyên góp từ thiện. Những kết quả như vậy rõ ràng cho chúng ta biết cản trở cả về mặt phương tiện đóng góp cũng như về giá trị tài sản đang xem xét. Một giải pháp cho vác trở ngại như thế là sử dụng phương tiện đóng góp nào thường được sử dụng nhất trong thực tế. Thiên lệch điểm khởi đầu: Những nghiên cứu ban đầu đã thử gợi ý cho những người trả lời bằng cách đề nghị một số tiền khởi đầu sau đó tăng lên hay giảm đi số tiền dựa theo người trả lời đồng ý hay từ chối trả số tiền đó. Tuy nhiên, người ta thấy rằng sự lựa chọn mức tiền ban đầu ảnh hưởng đến số tiền WTP sau cùng của người trả lời. Khung 1.2 Trình tự tiến hành phương pháp CVM (1) Xác định các mục tiêu cụ thể 1a. Xác định đối tượng cần đánh giá 1b. Thiết lập giá trị dùng để ước lượng và đơn vị đo 1c. Xác định khoảng thời gian tiến hành điều tra 1d. Xác định đối tượng phỏng vấn (2) Thiết kế câu hỏi 2a. Giới thiệu 2b. Thông tin kinh tế - xã hội 2c. Đưa ra viễn cảnh 2d. Kĩ thuật để tìm hiểu WTP 2e. Cơ chế chi trả (3) Chọn mẫu tiến hành khảo sát 3a. Quyết định kích thước mẫu 3b. Quyết định tiến hành điều tra như thế nào, khi nào, ở đâu 3c. Điều tra thử 3d. Tiến hành điều tra (4) Xử lý và phân tích số liệu 4a. Thu thập và kiểm tra số liệu 4b. Xử lý số liệu 4c. Loại bỏ những phiếu điều tra không phù hợp 4d.Xây dựng các biến 4e.Phân tích số liệu (5) Ước lượng mức WTP 5a. Lựa chọn mô hình WTP 5b. Ước lượng mức WTP trung bình hàng năm của mỗi cá nhân 5c. Lợi nhuận ròng hàng năm 5d. Tổng giá trị của hàng hoá và dịch vụ môi trường Nguồn: Markandya và cộng sự 2002: 429 1.2.5. Tình hình áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Trong khu vực liên quan đến các quy tắc môi trường, phân tích chi phí -lợi ích của USEPA liên quan đến hoạt động làm sạch không khí, 1970-1990 (USEPA 1997) sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để định giá của sự giảm đi trong các bệnh nghiêm trọng, kinh niên và sự giảm đi tình trạng chết yểu liên quan tới việc cải thiện chất lượng môi trường không khí. Cụ thể, các nghiên cứu CV cung cấp ước lượng về mức sẵn lòng chi trả (WTP) để tránh thời kì triệu chứng ( Lochman et al 1979; Tolley et al.1986), cũng như mức WTP để giảm những rủi ro về triệu chứng của việc nhiễm bệnh viêm phế quản kinh niên ( Krupnick and Corpper 1992). Nghiên cứu CV cho mức WTP cho việc giảm rủi ro tình trạng chết yểu được sử dụng liên quan tới nghiên cứu bồi thường tiền công để định giá một trường hợp chết yểu ( Jones –Lee et al.1985). Nghiên cứu CV sử dụng để tính toán chi phí - lợi ích của việc đầu tư cơ sở hạ tầng. World Bank sử dụng các nghiên cứu CV để ước lượng WTP của các dịch vụ liên quan hệ thống ống dẫn nước và hệ thống cống rãnh ở các nước đang phát triển ( Griffin et al . 1995) và trên những kết quả này để đưa ra kết luận đầu tư. Việc so sánh mức WTP thực tế và lý thuyết liên quan đến hệ thống ống dẫn nước ở Kerala, Ấn độ cho thấy rằng nghiên cứu CV dự đoán một cách chính xác tới 91% quyết định thực tế liên quan tới hệ thống ống dẫn nước. Trong ước lượng mức lãi từ việc phát điện ở Mỹ, nghiên cứu CV được sử dụng để tính toán chi phí xã hội của hệ thống phát điện để đưa ra những quyết định đầu tư nhà máy điện. Hay như, nghiên cứu chi phí xã hội ( Krupnick and Burtraw 1997) đã dựa trên phương pháp CV để định giá những hư hại có thể xảy ra ( Chestnut and Rowe .1990) cũng như những thiệt hại về sức khoẻ. Quyết định của kế hoạch thành lập các nguồn tài nguyên của Mỹ. Forest Service cũng dùng CV để ước lượng giá trị cho những hoạt động tái tạo khác nhau (Walsh, Johnson and Mckean. 1992). Những kết quả WTP trong nghiên cứu CV về những câu trả lời mức họ chi trả cho việc sử dụng 1 ngày để được câu cá, 1 cuộc đi săn,… Một ví dụ cụ thể hơn cho việc áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để đánh giá việc cải thiện chất lượng nước sông. Khung 1.3 Áp dụng CVM ở Hoa Kỳ Sông Monongahela là con sông chính chảy qua Pennsylvania, Hoa Kỳ. Các phân tích đã hỏi một số hộ tiêu biểu ở khu vực này là họ sẵn lòng trả thêm bao nhiêu thuế để duy trì hoặc nâng cao chất lượng nước các con sông. Các nhà phân tích đã thực hiện nhiều biến thể cho khảo sát CVM. Trong một biến thể các hộ được đưa ra ba tình huống chất lượng nước sông và được hỏi đơn giản là họ sẵn lòng trả bao nhiêu cho mỗi trường hợp. Tình huống 1: Giữ nguyên chất lượng nước sông (đủ thích hợp cho việc bơi thuyền) Tình huống 2: Nâng cao chất lượng nước sông từ mức có thể bơi thuyền được tới mức có thể câu cá được Tình huống 3: Nâng cao chất lượng nước sông hơn nữa từ mức có thể bơi thuyền tới mức có thể tắm được. Giá sẵn lòng chi trả (WTP) cho các tình huống chất lượng nước sông Chất lượng nước WTP trung bình toàn thể mẫu ($) WTP trung bình của nhóm sử dụng ($) WTP trung bình của nhóm không sử dụng ($) Tình huống 1 24,5 45,3 14,2 Tình huống 2 17,6 31,3 10,8 Tình huống 3 12,4 20,2 8,5 Nguồn: Desvousges et al. ( 1987) Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là một kỹ thuật quan trọng sử dụng để định giá thiệt hại tài sản và nguồn tài nguyên. Khi một sự cố tràn dầu xảy ra làm tổn thương đến tài nguyên tự nhiên, như làm ô nhiễm nước ngầm, làm chết các loài động thực vật thuỷ sinh,…Sự bồi thường cho những thiệt hại này thường dựa vào việc nghiên cứu CV, như trong trường hợp Nestucca and Exxon Valdez oil spills ( Rowe, Shaw and Schulze 1992; Carson et al . 1994) 1.2.6. Tiểu kết chương I Suy thoái môi trường gây ra những thiệt hại như đối với hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác. Để đánh giá những thiệt hại này thì chúng ta có nhiều cách nhưng nói tóm lại các phương pháp này chủ yếu dựa vào giá thị trường để ước lượng mức thiệt hại cho một tình trạng suy thoái môi trường xảy ra. Nhưng cũng có những hàng hoá môi trường khác không thể định giá bằng giá thị trường ví dụ như việc cải thiện chất lượng môi trường, việc bảo tồn một loại động thực vật nào đó. Kinh nghiệm của nhiều nước phát triển đã nghiên cứu giá trị của những hàng hoá này bằng cách đánh giá ngẫu nhiên. CVM là phương pháp tiến hành hỏi trực tiếp đối tượng phỏng vấn mức sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc mức sẵn lòng chấp nhận (WTA) của họ cho việc cải thiện tình trạng môi trường hay duy trì, bảo tồn một loài động thực vật. Tuy CVM là phương pháp còn có nhiều hạn chế nhưng nó vẫn là phương pháp thuận tiện và được nhiều nước phát triển áp dụng để tính toán. Chương II. HIỆN TRẠNG VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN Vườn Quốc Gia Pù Mát được chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát theo quyết định 174/QĐ/TTg ngày 08/11/2001 của Thủ tướng chính phủ. Diện tích khu bảo vệ nghiêm ngặt được phê duyệt là 91.133ha. Ở độ cao từ 200-1841m địa hình chia cắt mạnh, có đỉnh cao nhất là đỉnh Pù Mát. Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trong khu vực sinh thái Bắc Trường Sơn, nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An dọc theo biên giới Việt-Lào, đây là khu vực có tính đa dạng cao nhất trên dãy Trường Sơn và là nơi đã xác định là nơi phân bố của nhiều loại động vật quý hiếm. 2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở Vườn Quốc Gia Pù Mát 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An thuộc địa phận của ba huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương. Từ 18o46’ đến 19o12’vĩ Bắc Từ 104o24’ đến 104o56’ kinh Đông Ranh giới của Vườn được xác định: Phía Đông - Bắc giáp các xã : Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn huyện Con Cuông. Phía Tây - Nam : giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Phía Đông - Nam giáp các xã : Phúc Sơn, Hội Sơn huyện Anh Sơn. Phía Tây - Nam giáp các xã : Tam Hợp, Tam Quang, Tam Đình huyện Tương Dương. Hình 2.1 Vị trí địa lý Vườn Quốc Gia Pù Mát 2.1.1.2. Địa hình Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trên sườn Đông ở phía Bắc của dãy Trường Sơn. Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 200-1.814m trong đó có đỉnh Pù Mát cao nhất với 1.814m, là đỉnh nằm ở phía Nam của Vườn Quốc Gia sát giữa biên giới Việt Lào; còn lại 90% diện tích của Vườn Quốc Gia nằm dưới 1000m. Vườn Quốc Gia có địa hình dốc núi đá vôi và có nhiều suối sâu, vực thẳm giáp với biên giới Việt-Lào. Địa hình hiểm trở này đã cản trở việc chặt phá rừng trên quy mô lớn và vận chuyển gỗ lậu qua các con sông (Grieser Johns, 2000). 2.1.1.3. Hệ thống sông ngòi, thác nước Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trong lưu vực của 4 con sông chính là Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choang, và Khe Khang. Cả 4 con sông này đều đổ vào sông Cả chảy từ hướng Tây sang Đông qua một vùng thung lũng rộng ở phía Bắc Vườn Quốc Gia. Hiện hệ thống sông ngòi ở đây hầu như vẫn giữ được tính nguyên sơ của nó, ít bị tác động của con người. Nhưng sông Giăng vẫn là con sông chính được nhắc đến khi tới Vườn Quốc Gia Pù Mát. Hàng năm, con sông này vẫn cung cấp nước, thực phẩm cho người dân nơi đây, đặc biệt là món cá Mát sông Giăng. Ngoài ra, Vườn Quốc Gia Pù Mát còn có nhiều thác nước đẹp đến hùng vĩ tiêu biểu như thác Khe Kèm cách thị trấn Con Cuông khoảng hơn 15km, hay như suối Nậm Mọc, đập Phà Lài, và nhiều thác nước đẹp khác nữa. Tất cả đã tạo nên một hệ sinh thái đặc biệt hiếm có bậc nhất ở Việt Nam. 2.1.1.4. Khí hậu Vườn Quốc Gia Pù Mát là nơi mà hiếm nơi nào giữ được vẻ gần như nguyên sơ của nó. Hầu như bốn mùa: Xuân, hè, thu, đông nhiệt độ ở đây ổn định ở mức khoảng từ 20-22oC. Kiểu khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại động thực vật, và là nơi trú ẩn của nhiều loại động vật mà chúng vẫn là con số bí ẩn. 2.1.1.5. Phân khu bảo tồn nghiêm ngặt Tổng diện tích của Vườn Quốc Gia Pù Mát là 91.113ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 89.517ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1.596ha. Vùng đệm của Vườn Quốc Gia Pù Mát có diện tích 86.000ha. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân cư Toàn bộ huyện Con Cuông có 13 xã và thị trấn với hơn 68.000 nhân khẩu gồm 4 dân tộc chính là Thái, Đan Lai (Thổ), Kinh, Hoa cùng sinh sống. Mặc dù, tập quán sinh hoạt của các dân tộc khác nhau nhưng họ chung sống rất đoàn kết. Do vị trí địa lý, điều kiện sống của họ còn gặp nhiều khó khăn nên đa số đang được hưởng trợ cấp từ chương trình 135 cho các vùng sâu, vùng xa. Chiếm đa số dân cư sinh sống trong các cùng lõi của Vườn Quốc Gia Pù Mát là người Thái với tập tục văn hoá, tín ngưỡng lâu đời; có những lễ hội gắn liền với mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp. Chiếm số ít trong thành phần dân tộc là người Kinh và người Đan Lai. Người Kinh chủ yếu tập trung ở thị trấn Con Cuông, hoặc những người từ nơi khác di cư đến. Người Đan Lai chủ yếu tập trung ở 3 bản Cò Phạt, bản Cồn và bản Búng thuộc xã Môn Sơn nằm ở phía Đông Nam của Vườn Quốc gia, họ sống và canh tác ở những nơi đất dốc. Do được Nhà nước quan tâm nên hiện nay nhiều đối tượng được tiếp cận với điều kiện học tập tốt hơn giúp nâng cao trình độ, nhận thức của người dân dần xoá bỏ những tập tục sản xuất kém hiệu quả, ảnh hưởng đến sự bảo tồn, phát triển rừng và đa dạng sinh học. 2.1.2.2. Nông nghiệp Đa số người dân xung quanh vùng đệm làm nghề trồng lúa, các loại hoa màu khác như đỗ, ngô, lạc, khoai, sắn…Nhờ được sự quan tâm của Nhà nước và nhiều ngành, hiện tại người dân địa phương nơi đây đã dần tiếp thu được những kĩ thuật canh tác mới, sản xuất theo mùa vụ xoá bỏ những tập tục canh tác cũ, kém hiệu quả. Ngoài ra, người dân còn tham gia chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà,….làm gia tăng kinh tế hộ gia đình. Xã Môn Sơn là một xã vùng sâu biên giới gồm 12 thôn bản với hơn 8.200 nhân khẩu, thuộc 3 dân tộc Thái, Đan Lai và Kinh. Với chỉ thị 30 của Bộ chính trị năm 1998 về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ra đời, xã Môn Sơn nhờ thực hiện tốt cuộc vận động và tuyên truyền nên đã giúp bà con thay đổi tập tục canh tác cũ, áp dụng đầu tư kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, mỗi năm người dân thuộc xã đã tiến hành sản xuất 3 vụ/năm, năng suất lúa hàng năm đạt 54-57,8 tạ/ha/vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế xã đạt trên 13% năm. Ngoài nghề chính của bà con là sản xuất nông nghiệp thì bà con còn tham gia dệt thổ cẩm. Đây là mặt hàng đang ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Thổ cẩm của người Thái đặc biệt nổi tiếng với kiểu dáng, màu sắc và chất lượng rất tốt. Hiện làng nghề dệt thổ cẩm ở 2 xã Môn Sơn và Lục Dạ đang phát triển đóng góp vào kinh tế hộ gia đình của người dân nơi đây. 2.1.2.3. Lâm nghiệp Do sống gần rừng nên lâm nghiệp cũng là một nguồn thu lớn của người dân thuộc vùng đệm Vườn Quốc Gia Pù Mát. Người dân thường thu được các nguồn lợi từ rừng như gỗ, củi, các loại cây ăn quả trong rừng hay các loại thuốc quý,…Hiện nay, nhờ chính sách giao khoán rừng tận tay người dân nên công tác bảo vệ rừng cũng đỡ khó khăn, người dân lại có thể tham gia trồng rừng và khai thác các nguồn lợi thu được do bán các lâm sản. Đây là nguồn thu tương đối lớn khi rừng trồng được tiến hành khai thác. 2.1.3. Hệ động thực vật Vườn quốc gia Pù Mát nằm trong khu vực sinh thái Bắc Trường Sơn, thuộc khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An. Đây là một khu bảo tồn đa dạng sinh học đại diện cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình lớn nhất khu vực Bắc Trường Sơn và là nơi đã xác định có sự phân bố của nhiều loại động, thực vật quý hiếm, trong đó phải kể đến những loài mới được khoa học phát hiện trong những năm 90 của thế kỷ XX. Trong khuôn khổ của dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ có tên ”Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An” (SFNC), hàng loạt điều tra cơ bản về đa dạng sinh học đã được tiến hành tại Vườn Quốc Gia Pù Mát trong các năm 1998 và 1999 (Grieser Johns, 2000). Các đợt điều tra này được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu trước đó của Viện Điều tra quy hoạch rừng (Anon. 1993a) và Frontier - Việt Nam (Kemp et al. 1995) 2.1.3.1. Động vật Kết quả khảo sát các năm 1993,1994,1998,1999 của các nhà khoa học trong và ngoài nước ở Vườn Quốc Gia Pù Mát đã thống kê được 939 loài động vật thuộc các nhóm phân loại khác nhau ( thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá, bướm ngày và bướm đêm). Bảng 2.1 Danh mục các loài động vật ở Pù Mát Lớp Số bộ Số họ Số loài Thú 12 29 132 Chim 15 46 287 Bò sát 2 15 48 Lưỡng cư 1 7 22 Cá 5 14 51 Bướm ngày 1 11 305 Bướm đêm - 2 94 Cộng 36 124 939 Nguồn: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4/2004. Vườn Quốc Gia Pù Mát có tính đặc biệt quan trọng bởi hệ động thực vật đa dạng có tính đặc hữu rất cao.Trong số đó có những loài đặc trưng như Chào mào (Sus bocculenus), voọc đen ( Trachypithecus francoisi), Sao La ( Pseudoryx nghetinhensis), mang lớn (Megamuntiacus Vuquangensis), mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Chà vá chân nâu (Pygatherix nemaeus), vượn má vàng (Hylobates leucogenys), thỏ vằn (Nesolagus sp), cầy vằn (chrotogale owstoni), trĩ sao (Rheinordia ocellate), khướu mỏ dài (Jaboulleia danjoui). Bảng 2.2 Nhóm động vật quý hiếm ở Pù Mát Lớp Sách đỏ Việt Nam năm 1992 IUCN 1996 E V R T Cộng Thú 13 19 7 1 40 31 Chim 1 - 3 8 12 24 Bò sát 1 9 1 5 16 4 Lưỡng thê - - 1 2 3 7 Cá - 5 1 - 6 - Cộng 15 33 13 16 77 62 Nguồn: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số4/2004 Thành phần và số lượng động vật quý hiếm ở Pù Mát khá cao, ít nhất hiện nay có 77 loại động vật đã ghi vào sách đỏ Việt Nam và 62 loài ở mức độ toàn cầu trong danh lục đỏ của IUCN 1996. Đặc biệt quan trọng là quần thể của một số loài chim, thú lớn thực sự có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và trên thế giới nhưng vẫn có khả năng bảo tồn và phát triển trong quá trình quản lý và bảo vệ Vườn Quốc Gia Pù Mát. Đó là voi (Elephas maximus), Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), hổ (Panthera tigris), bò tót (Bos gaurus), khỉ đuôi lợn (Macana nemestrina), trĩ sao (Rheinardia ocellata). 2.1.3.2. Thực vật - Thành phần loài: Hệ thực vật ở Vườn Quốc Gia Pù Mát có số lượng loài khá phong phú với 1.297 loài thuộc 607 chi và 160 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Các kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy khu hệ thực vật ở Pù Mát khá phong phú về thành phần loài, nhất là ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm 92.91%. Sự phong phú này ngoài yếu tố bản địa, vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên sự du nhập dễ dàng của nhiều luồng thực vật từ các vùng khác nhau. Đó là luồng thực vật Hymalaya-Vân Nam-Quý Châu di cư xuống với các loài đại diện trong nghành thông ( Pinophyta), và các loài lá rộng rụng lá. Luồng thực vật Hymalaya-Indonesia từ phía Nam đi lên với các đại diện thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Luồng thực vật India-Myanmar từ phía Tây di cư sang với các đại diện thuộc họ Tử Vi (Lythraceae), Bàng ( Combretaceae). Thảm thực vật phân bố rộng nhất ở Vườn Quốc Gia là rừng thường xanh đất thấp. Đặc biệt, ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam- Nam Trung Hoa chiếm một tỷ trọng lớn nhất. Trong số 160 họ thực vật tìm thấy có tới 40 họ trên 10 loài. Họ cà phê Rubiaceae phong phú hơn cả (92 loài) tiếp đến họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) 67 loài, họ Re ( Lauraceae) 58 loài, họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae) 42 loài, họ Cam (Rutaceae), họ Lan (Orchidaceae) 31 loài, họ Đậu (Fabaceae) 30 loài…Đặc biệt có tới 22 họ chỉ có 1 chi với 1 loài duy nhất. Bảng 2.3 Danh mục thực vật có mạch ở Vườn Quốc Gia Pù mát Ngành thực vật Số chi Số họ Số loài Ngành lá thông (Psilotophyta) 1 1 1 Ngành thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 7 Ngành Mộc Tặc (Equicetophyta) 1 1 1 Ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) 16 45 74 Ngành Thông (Pinophyta) 5 8 9 Ngành Ngọc Lan (Magnolophytal) 135 547 1205 Lớp Ngọc Lan Magnolophysida) 115 463 1051 Lớp hành (Liliopsida) 20 86 154 Tổng cộng 160 607 1297 Nguồn: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4/2004 Các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt: Trong số 1.297 loài đã được ghi nhận thì có 37 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, trong đó, 1 loài cấp E, 12 loài sắp nguy cấp (V), 9 loài hiếm R, 3 loài bị đe doạ T và 20 loài không biết chính xác. Có 20 được liệt kê trong danh mục đỏ của IUCN (2002) và gồm 1 loài cấp E, 3 loài cấp V và 16 loài cấp N. - Tài nguyên thực vật: Bước đầu đã thống kê được 920 loài thực vật thuộc 7 nhóm công dụng: + Nhóm cây gỗ (W): có 330 loài cho gỗ thuộc ngành Ngọc Lan, ngành Thông chiếm 24,44% tổng loài được ghi nhận. Đặc biệt ở đây có nhiều loài quý hiếm như Pơmu (Fokinea hodginsii), sa mộc quế phong ( Cunninghamia Konishii), giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus), gụ lau ( Sindora tonkinensis), lát hoa ( Chukrasia tabuleris), ..Nhóm gỗ tứ thiết như đinh ( Markhamia Stipulata), sến mật ( Madhuca pasquien) dùng làm ván sàn, bệ máy, tàu thuyền. Nhiều loài cây cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ gia dụng rất tốt như các loài trong họ Ngọc Lan, họ Xoan, họ Dẻ và đặc biệt là họ Dầu. Các nhóm công dụng khác như cung cấp vật liệu điêu khắc, làm đệm, sản xuất các văn phòng phẩm cũng có nhiều loại. + Nhóm cây thuốc (M): Đã thống kê được 197 loài thực vật dùng làm thuốc ( chiếm 15,2%tổng số loài) thuộc 83 họ thực vật khác nhau. Các họ có nhiều loài cây thuốc là: họ Cà phê (Rubiaceae) 17 loài, họ Cúc (Asteraceae) 13 loài, họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) 10 loài, họ Cam (Rubiaceae) 9 loài, họ Đơn Nem (Myrsinaceae) 7 loài. Tuy số lượng họ có nhiều loài lớn nhưng trữ lượng của các loài lại không cao. Một số loài có triển vọng là Chân chim (Scheffera octophylla), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffithii), thường sơn ( Dichroa febrifuga), củ mài ( Dioscorea persimilis), thổ phục linh ( Smilax glabra), thiên niên kiện ( Homamena occulta). Một số loài cây thuốc rất quý nhưng rất hiếm như hoàng nàn (Strychnos Wallichii), hoàng đằng (Fibraurea recsa), ba kích (Morinda officinalis), bình vôi (Stephania rottunda),.. + Nhóm cây cảnh (O): Có 74 loài chiếm 5,4% tổng số loài trong vùng, phần lớn các loài thuộc dạng thân thảo hoặc thân bụi. Đặc biệt các loài như phong lan (Orchdaceae), cau dừa (Areacaceae), tuế ( cycadaceae) có giá trị kinh tế cao. + Nhóm cây làm thực phẩm (F): Thống kê cho biết nhóm cây thực phẩm có 118 loài thuộc 57 họ, chiếm 9,1% tổng số loài, trong số đó có nhiều loài cho quả, hạt, rau ăn rất ngon như cà ổi Bắc Giang (Castanopsis boisii), đại hái (Hodgsonia macrocarpa), bứa (Garcinia spp), vả ( Ficus auricularia), củ mài (Dioscorea spp), rau sắng (Melientha suavis), rau bò khai (Erythropalum Scandens), các loài măng tre nứa. Tuy thành phần các loài thực phẩm khá phong phú nhưng hiện chúng đang phải đối mặt với áp lực bị khai thác quá mức của cộng đồng địa phương. Ngoài ra, thực vật Vườn Quốc Gia Pù Mát còn cung cấp nhiều loại nguyên liệu khác như song mây, lá nón, lá cọ, sợi, tre, dầu nhựa,… để làm hàng gia dụng và xuất khẩu. 2.2. Những thông tin chung về loài Sao La Sao La là loại động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn thế giới. Hiện Sao La chỉ tồn tại duy nhất ở các khu rừng của dãy Trường Sơn. Tầm quan trọng của Sao La đối với đa dạng sinh học được ông Mike Baltzer, Giám đốc bảo tồn của WWF Chương trình Đông Dương đánh giá “Sao La là linh hồn của dãy Trường Sơn”. 2.2.1. Đặc điểm hình thái Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) thuộc họ trâu bò Bovidae, bộ ngón chẵn Artioductyla. Sao La là loài động vật cỡ lớn, thân dài 1.300-1.500mm, đuôi dài 130-170mm (kể cả túm lông đuôi), tai dài 9-10mm, bàn chân sau dài 32mm. Trọng lượng cơ thể từ 80-120kg. Da màu nâu sẫm, có những vạch trắng hoặc đen nhạt. Mặt nâu sẫm hay đỏ nhạt, cả đực và cái đều có các sọc đen và trắng ở dưới mắt, nhiều vạch trắng ở cằm và cổ. Mặt sau tai màu nâu, mặt trước tai màu trắng nhạt, hóp tai có túm lông dài màu trắng. Phần lưng màu nâu, hai bên sườn có vạch màu trắng nhạt phân cách lưng với các chân màu đen nhạt. Lông mềm mượt với các vòng xoắn ở giữa mũi, hai bên cổ và giữa hai vai. Đuôi có túm lông đen dài 50-70mm. Ngay trên móng guốc có vành trắng ở cả 4 chân. Cả đực và cái đều có sừng. Sừng dài 400-500mm, gần như thẳng không phân nhánh, khoảng cách hai guốc sừng 38-40mm; khoảng cách hai nút sừng 110-205mm, mút sừng nhọn nhẵn bóng, lõi sừng kéo dài tới mút sừng. 2.2.2. Phân bố Sao La được phát hiện đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1992 trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm Nghiệp Việt Nam và Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) trong Vườn Quốc Gia Pù Mát. Việc khám phá ra loài Sao La này đã gây chấn động trên toàn thế giới vì giới khoa học đã loại trừ khả năng tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ XX. Hiện nay, Sao La được tìm thấy tại các nơi trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An (Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Thừa Thiên-Huế (A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông), Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Bình (Minh Hoá) và 3 tỉnh thuộc Lào. Mãi năm 1996 người ta mới bắt và chụp được ảnh một con Sao La còn sống ở Lào. Tháng 10 năm 1998 các nhà khoa học đã chụp được ảnh của Sao La trong tự nhiên ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, Nghệ An. Phân bố Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát: Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học của các tổ chức trong và ngoài nước từ năm 1993 đều đã khẳng định sự có mặt của Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, cụ thể: + 5 bức ảnh chụp Sao La qua chương trình bẫy ảnh tại suối khoáng chất ở thung lũng Khe Bống (toạ độ UTM 0470800, 2080600, ở độ cao 400m) trong các tháng 10 và tháng 11 năm 1998. Tại khu khe Chát và khe Bống các chương trình thực địa từ năm 1999 đến nay đều ghi nhận được dấu chân Sao La. +Phát hiện dấu chân khoảng 4 ngày một lần ở các sườn đồi có độ dốc lớn trong thung lũng Khe Bống từ 19-21 tháng 6 năm 1998 và một nhóm dấu chân của hai cá thể khác nhau cũng được ghi nhận tại khu vực này trong ngày 16/6 năm 1998 (Barney Long và Đỗ Tước,1999). +Tại một khe cạn có toạ độ (UMT 0486155, 2079750)trên sườn núi có nhiều đá lộ đầu, độ dốc lớn ở khu vực Khe Poong-Khe Bống cũng phát hiện thấy dấu chân Sao La trong thời gian từ ngày 2-13 tháng 4 năm 2001 ( Phạm Nhật năm 2001). Ngoài ra, toạ độ (UMT0487177,2080404) trong thời gian từ ngày 3-12 tháng 4 năm 2002 cũng phát hiện một dấu chân có kích thước rộng 6,7cm; sâu 3,3cm. Vào ngày 9/10/2003 phát hiện một dấu chân còn mới có kích thước dài 4,5cm; rộng 4,2cm tại khu vực Khe Tùn toạ độ 0473061, 2093025 (một nhánh nhỏ của Khe Chát) thuộc khu vực Khe Choăng; một dấu chân khác tại khu vực này có kích thước dài 6,5cm; rộng 5,5cm được ghi lại vào ngày 29/6/2003; ngày 9/7/2003 đã phát hiện một dấu chân có kích thước dài 7cm, rộng 7cm tại khu vực Khe Bống. Mới đây tại khu vực Khe Yên cũng phát hiện được một dấu chân có kích thước dài 6cm, rộng 5,5cm ngày 19/7/2003…Vì Sao La mới chỉ được ghi nhận ở độ cao từ 200-500m còn độ cao trên 600m chưa được ghi nhận.Ước tính số lượng cá thể Sao La còn tồn tại rất ít, tại khu vực Vườn Quốc Gia Pù Mát không quá 100 cá thể trong tổng thể số lượng quần thể Sao La khoảng ít hơn 1000 con phân bố tại 6 tỉnh Việt Nam và 3 tỉnh thuộc Lào trong khu vực dãy Trường Sơn. 2.2.3. Nơi sống, lãnh thổ Nơi sống của Sao La là rừng thường xanh nguyên sinh hoặc đã bị khai thác nhẹ. Sao La sống chủ yếu ở rừng núi đất, trên sườn dốc có nhiều đá lộ đầu, đầu nguồn các khe suối nhỏ nơi có các suối khoáng chất, rất ít thấy dấu hiệu Sao La trên các con đường mòn trong rừng. Do cấu tạo cơ thể với các chân khoẻ thích hợp cho việc leo dốc nên phần lớn thời gian Sao La di chuyển trên các dốc đá núi, ít bị các loài động vật khác làm phiền. 2.2.4. Vùng sống và tính lãnh thổ Do đặc tính sống riêng lẻ nên vùng sống của Sao La rất rộng và phụ thuộc vào nguồn thức ăn ưa thích của Sao La. 2.2.5. Tập tính sinh hoạt Thời gian hoạt động trong ngày thích hợp nhất của Sao La là chiều tà hoặc buổi sáng sớm đôi khi đi kiếm ăn cả ban đêm. Loài động vật này thường sống đơn lẻ, di chuyển và kiếm ăn theo một hướng cố định khoảng 2-3 ngày sau mới quay lại chỗ cũ, chạy nhanh đặc biệt ở chỗ có địa hình hiểm trở. Sao La là loài động vật lớn nhưng nhút nhát, chúng ít xuất hiện những nơi có mặt con người hay đông các loài động vật khác. Loài Sao La khác với các loài động vật khác, nó chỉ sống được trong môi trường tự nhiên, nếu bắt chúng sống trong điều kiện nuôi nhốt thì chúng sẽ không thể sống được cho dù được chăm sóc đặc biệt. Điều này chứng tỏ Sao La và hệ sinh thái tự nhiên rừng luôn gắn kết cộng sinh với nhau. 2.2.6. Thức ăn và nhu cầu ăn uống Đã xác định được 39 loài thực vật là thức ăn của Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát. Thức ăn của Sao La rất phong phú, chúng ăn các loại thuộc ngành Dương Xỉ, 30 loài thuộc 19 họ của lớp 2 lá mầm; 4 loài thuộc 4 họ của lớp 1 lá mầm ngành Ngọc Lan là thức ăn là thức ăn của Sao La; trong đó cỏ sữa lá lớn là loại thực vật duy nhất Sao La mới ăn. Theo ông Đỗ Tước ( nhà động vật học thuộc Viện điều tra quy hoạch rừng) cho biết Sao La non 5-7 tháng tuổi đã sử dụng 57 loại thực vật làm thức ăn. 2.2.7. Sinh sản, sinh trưởng và phát triển Do ít được quan sát thấy loài Sao La này, cũng như loài không thể sống được trong điều kiện nuôi nhốt cho nên việc nghiên cứu các đặc tính liên quan đến chúng hiện vẫn chưa cụ thể và chi tiết. Năm 1996 nhờ tìm được xác chết của một con Sao La lớn , có độ tuổi được xác định khoảng 8-9 tuổi, nên có thể xác định thời gian sinh đẻ của Sao La là trong tháng 5 hay đầu tháng 6. 2.2.8. Các mối đe doạ đối với Sao La Với đặc tính chỉ sinh sống ở những nơi dốc núi đá hiểm trở thì đó vừa là nơi tránh kẻ thù nhưng đó cũng là nơi tiềm ẩn những mối đe doạ. Sao La thường có tập quán sinh hoạt là kiếm ăn vào chiều tà, sáng sớm hoặc cả vào ban đêm nên khi kiếm ăn Sao La có thể gặp tình huống nguy hiểm như trượt chân ngã. Nếu tình huống này xảy ra thì xác suất Sao La bị chết là rất lớn. Thường những vùng núi đá vôi rất trống trải khó nguỵ trang nên khi kiếm ăn Sao La rất dễ bị phát hiện. Sao La non rất dễ gặp nguy hiểm khi bị các loài động vật khác phát hiện như các loài chim lớn hay đại bàng. Đó là những mối đe doạ mang tính tự nhiên nhưng Sao La cũng phải đối mặt với những mối đe doạ mang tính khách quan khác đến từ phía con người. Theo kết quả thu thập được thì các mối đe doạ lớn đối với Sao La là bị săn bắn, do bị chia cắt sinh cảnh, do tập tục đốt rừng làm nương rẫy của bà con, và cả do công tác bảo tồn,… 2.3. Các áp lực và thách thức đối với Vườn Quốc Gia Vườn Quốc Gia Pù Mát là khu rừng gần như nguyên sinh, đa dạng sinh học rất cao, còn tồn tại nhiều loại gỗ quý hiếm. Vì vậy, Pù Mát là một trong những mục tiêu khai thác của bọn lâm tặc.Việc khai thác gỗ trái phép với quy mô vẫn đang diễn ra dọc các thung lũng bờ sông trong Vườn Quốc Gia, tại một số khu vực việc khai thác gỗ đang làm thay đổi cấu trúc rừng và đe doạ nghiêm trọng đến quần thể của một số loại cây gỗ quan trọng, kể cả các loài bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu như Pơ mu và các loại cây họ dầu. Việc khai thác phong lan và song mây cũng đe doạ xoá sổ các loài này trong Vườn Quốc Gia (Grieser Johns,2000). Mối đe dọa lớn nhất đối với quần thể các loài động vật trong Vườn Quốc Gia, đặc biệt là các loài khỉ, rùa, gấu, rắn là tình trạng săn bắt cung cấp cho hoạt động buôn bán động vật hoang dã (SFNC/TRAFFIC 1999, SFNC 2003b). Đánh bắt cá bên trong vùng đệm của Vườn Quốc Gia cũng tiềm ẩn mối đe doạ đến sản lượng cá. Cá trong Vườn Quốc Gia là nguồn cung cấp Protein chính cho các làng ở khu vực vùng đệm (SFNC, 2001). Các mối đe doạ đến đa dạng sinh học ở Vườn Quốc Gia bao gồm phá rừng làm nương rẫy và khai thác vàng. Phá rừng làm nương rẫy thật sự nghiêm trọng ở phân khu Khe Khặng của Vườn Quốc Gia do sư di chuyển ngày càng sâu của dân cư vào trong khu vực Vườn Quốc Gia. Khai thác vàng trái phép đang ngày càng được nhân rộng nhưng không phải trong tất cả diện tích của Vườn Quốc Gia. Việc đào vàng chủ yếu được dân cư sống bên ngoài khu vực vùng đệm Vườn Quốc Gia tiến hành và chủ yếu tập trung dọc Khe Thơi phía Tây Bắc. Việc khai thác này đã làm thay đổi cấu trúc hình dáng bờ sông suối và gây sạt lở, tăng lượng trầm tích trong nước ( Lê Trọng Cúc cùng đồng sự, 1998). 2.4. Tiểu kết chương II Vườn Quốc Gia Pù Mát là nơi duy nhất còn giữ được tính nguyên sơ với diện tích rừng nguyên sinh trên 65% và độ che phủ rừng trên 98%. Tính đa dạng sinh học của rừng rất cao, tồn tại nhiều loại động thực vật quý hiếm. Sao La là loài động vật quý hiếm và chỉ có một. Hiện nay, nó đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do hiện tượng săn bắn, bị phá vỡ sinh cảnh sống. Nó là loài động vật mang tính đặc hữu rất cao, trên thế giới chỉ tồn tại dọc theo dãy Trường Sơn. Sao La là biểu tượng của Vườn Quốc Gia Pù Mát nói riêng và là loài động vật biểu trưng cho tính đa dạng sinh học ở Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An nói chung. Sao La là loài động vật nhút nhát, chỉ sống được trong môi trường tự nhiên. Các nỗ lực bảo tồn, nhân giống loài động vật này ở trong các môi trường nhân tạo đều không hiệu quả. Vì vậy, để bảo tồn loài động vật này thì cần phải giữ được tính đa dạng sinh học cho các khu rừng dọc dãy Trường Sơn và ngăn chặn các tác động bên ngoài ảnh hưởng xấu đến quần thể Sao La. Chương III. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN LOÀI SAO LA Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT Để đánh giá giá trị kinh tế của việc bảo tồn loài Sao La thì phương pháp hiệu quả nhất là sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Chương I đã trình bày những điểm khái quát về CVM, cùng những đặc điểm của loài Sao La được trình bày trong chương II thì chương này chúng ta sẽ có cơ sở để đánh giá giá trị bảo tồn của loài động vật này. 3.1. Tổng quan về quá trình nghiên cứu 3.1.1. Quá trình điều tra thu thập số liệu Điều đặc biệt ở phương pháp CVM là hỏi người dân một cách ngẫu nhiên về mức giá mà họ sẵn lòng chi trả để bảo vệ một tài sản môi trường nào đó, việc bảo vệ tài sản môi trường này sẽ có lợi cho họ và con cháu họ sau này. Việc trưng cầu ý kiến của người dân được thực hiện thông qua việc thiết kế một bảng hỏi, trong đó có những thông tin cần thiết liên quan đến người được hỏi như độ tuổi, trình độ, thu nhập bình quân/năm của họ... Bảng hỏi sẽ phải thiết kế một cách ngắn gọn, đầy đủ thông tin mà người muốn hỏi cần biết và để người được hỏi không tốn nhiều thời gian để đọc và trả lời. Quá trình thu thập thông tin được tiến hành bằng cách đi đến tận các thôn bản xung quanh vùng được dự đoán là có tồn tại Sao La và biết một số thông tin về chúng; đến thu thập thông tin tại Cục Kiểm lâm thuộc Vườn Quốc Gia Pù Mát và Phó chủ tịch huyện Con cuông – huyện Con Cuông là nơi được chọn làm mẫu điều tra nghiên cứu. 3.1.2. Mục đích điều tra Việc tiến hành điều tra nhằm ước lượng giá trị bảo tồn trung bình của một cá thể Sao La. Để ước lượng chúng ta phải tiến hành điều tra hộ gia đình nhằm thu thập thông tin về mức sẵn lòng đóng góp của họ đối với việc bảo tồn loài Sao La quý hiếm này, đồng thời thu thập thông tin liên quan đến đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn. Trên cơ sở thông tin thu thập được sẽ giúp người hoạch định đưa ra chính sách đầu tư bảo tồn thích hợp cho loài Sao La nói riêng và đa dạng hệ sinh thái của Vườn Quốc Gia Pù Mát. 3.1.3. Nội dung điều tra Cuộc điều tra thu thập thông tin được tiến hành tại Vườn Quốc Gia Pù Mát liên quan đến đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng được điều tra cũng như mức sẵn lòng chi trả (WTP) của họ cho việc duy trì, bảo tồn loài Sao La. 3.1.4. Kết cấu bảng hỏi và các bước tiến hành điều tra 3.1.4.1. Kết cấu bảng hỏi Phương pháp tiến hành thu thập thông tin được tác giả tiến hành theo phương pháp hỏi trực tiếp người được hỏi. Bảng hỏi có kết cấu gồm ba phần như sau: Thứ nhất: Những thông tin chung liên quan đến đối tượng hỏi như tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập bình quân,…Thường mức sẵn lòng chi trả (WTP) của họ có ảnh hưởng ít nhiều đến trình độ nhận thức của họ về tầm quan trọng của một tài sản môi trường nào đó, hay như mức thu nhập bình quân có liên quan trực tiếp đến số tiền mà họ sẵn sàng bỏ ra. Trong bảng hỏi nhất thiết không thể thiếu phần này vì đây là cơ sở lý giải cho những mức sẵn lòng chi trả (WTP) khác nhau của những đối tượng khác nhau. Thứ hai: Những thông tin về sự hiểu biết của người được phỏng vấn về đối tượng nghiên cứu (trong trường hợp này là loài Sao La). Thứ ba: Mức sẵn lòng chi trả (WTP) của đối tượng hỏi về việc duy trì một hàng hoá môi trường (đa dạng sinh học, cảnh quan,..). Đối tượng hỏi sẽ được cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó có thể dễ dàng trả lời câu hỏi trong bảng phỏng vấn. 3.1.4.2. Các bước tiến hành điều tra Xác định kích thước mẫu : Để đảm bảo mức độ tin cậy của mẫu điều tra thì việc chọn số lượng mẫu điều tra bao nhiêu cũng rất quan trọng. Trong phân tích thống kê, quy mô mẫu điều tra được xác định theo công thức: N ≥ δ2/εo2* (uα/2)2 Trong đó: n: Kích thước mẫu cần thu thập δ: Độ lệch chuẩn ε: Độ sai số ( thường từ 3 - 6%) α: Độ tin cậy ( thường lấy các giá trị 0,9 ; 0,95; 0,99) Các thông số được áp dụng trong phạm vi nghiên cứu gồm ε = 5,5%; α = 0,90 ( uα/2 = 1,96). Nghiên cứu chọn mẫu nghiên cứu là xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Xã Môn Sơn có khoảng 1770 hộ sinh sống ở vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc Gia. Bằng phần mềm tính toán CustomInsight nghiên cứu xác định được số lượng phiếu cần thiết điều tra là 143 phiếu. Nghiên cứu đã tiến hành điều tra với số lượng phiếu là 150 phiếu. Đối tượng nghiên cứu: Loài Sao La là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới (sách đỏ thế giới, IUCN, 2000). Hiện loài Sao La chỉ phân bố ở phía Bắc dãy Trường Sơn nơi có hệ sinh thái gần như nguyên sinh, ít chịu tác động của con người. Loài Sao La là loài không thích nghi được với điều kiện sống mang tính nhân tạo nên nỗ lực bảo vệ nó trong điều kiện nuôi nhốt hay dưới sự tác động của con người đều không hiệu quả. Loài Sao La được xem là biểu tượng của Vườn Quốc Gia Pù Mát nói riêng và Khu dự trữ sinh quyển phía Tây Nghệ An nói chung, vì vậy nó được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trên thế giới. Số lượng loài Sao La còn lại rất ít, ước tính số cá thể tồn tại ở Vườn Quốc Gia Pù Mát là chưa đầy 100 cá thể. Tổng quan về mẫu phỏng vấn: Vườn Quốc Gia Pù Mát thuộc địa phận ba huyện Con Cuông, Anh Sơn và Tương Dương; tác giả đã chọn khu vực huyện Con Cuông để lựa chọn mẫu nghiên cứu. Huyện Con Cuông có 13 xã và thị trấn gồm: thị trấn Con Cuông, xã Bình Chuẩn, xã Lạng Khê, xã Cam Lâm, xã Thạch Ngàn, xã Đôn Phục, xã Mậu Đức, xã Châu Khê, xã Chi Khê, xã Bồng Khê, xã Yên Khê, xã Lục Dạ, xã Môn Sơn. Bằng cách chọn ngẫu nhiên, nghiên cứu đã chọn xã Môn Sơn làm mẫu nghiên cứu. Xã Môn Sơn là một xã miền núi vùng sâu biên giới, hiện xã có 33km đường biên tiếp giáp với nước bạn Lào. Toàn xã có 12 thôn bản với 8.200 nhân khẩu thuộc 3 dân tộc Thái, Đan Lan và Kinh. Trong 12 thôn bản nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên 3 xã làm mẫu điều tra nghiên cứu đó là Thái Sơn, Làng Xiềng, Cò Phạt. 3.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội của đối tượng phỏng vấn 3.2.1. Giới tính, độ tuổi, dân tộc và trình độ học vấn Tổng số phiếu tiến hành điều tra là 150 phiếu trong đó nam giới tham gia phỏng vấn là 89 người (chiếm 59,33%), còn nữ giới tham gia phỏng vấn là 61 người ( chiếm 40,67%). Biến thiên độ tuổi trong 150 người tham gia phỏng vấn là từ 16 tuổi đến 65 tuổi, độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 41 tuổi, độ tuổi gặp nhiều nhất là 39 tuổi. Độ tuổi từ 16-30 tuổi chiếm 18% tổng số người được phỏng vấn, độ tuổi từ trên 30-55 tuổi chiếm 70% tổng số người được phỏng vấn còn lại độ tuổi trên 55 tuổi chiếm 12 %. Về thành phần dân tộc, theo thông tin tác giả thu thập được thì đa số người được phỏng vấn thuộc dân tộc Thái ( 90 người) chiếm 60%, tiếp theo là người thuộc dân tộc Đan Lai (45 người) chiếm 30%, còn lại 15 người thuộc dân tộc Kinh chiếm 10%. Do các đối tượng được phỏng vấn trước đây định cư ở sâu trong vùng lõi của Vườn Quốc Gia, mới được di chuyển định cư ra các vùng bên ngoài gần ranh giới Vườn Quốc Gia và do địa hình đồi núi đi lại khó khăn nên điều kiện học tập của họ có phần khó khăn, vì vậy đa phần người được phỏng vấn có trình độ học vấn hết cấp II ( chiếm 70%), số người phỏng vấn có trình độ học vấn hết cấp III ( chiếm 20%) còn lại 10% số người được phỏng vấn có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. 3.2.2. Nghề nghiệp và thu nhập Nghiên cứu đã thu thập được đa số người dân ở xã Môn Sơn ( cụ thể 3 thôn/bản Làng Xiềng, Thái Sơn, Cò Phạt) có nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp và lâm nghiệp, ngoài ra còn có các khoản lương trợ khác. Về nông nghiệp, người dân tham gia trồng trọt ( lúa nước, sắn, lạc, đỗ…), chăn nuôi ( trâu, bò, các loại gia cầm). Do người dân sống gần Vườn Quốc Gia nên nguồn thu nhập từ lâm nghiệp cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của từng hộ gia đình. Một số hộ gia đình có nguồn thu nhập khác như tham gia một hoạt động nào đó trong thôn bản, làm thuê hoặc tham gia công tác bảo vệ rừng. Ngoài ra, trong thôn/ bản còn nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm của người Thái, đây cũng là một nguồn thu nhập của người dân nhưng chưa trở thành nguồn thu nhập chính khi làng nghề phục vụ cho du lịch sinh thái còn chưa phát triển đúng mức. Để mô tả về đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng tham gia phỏng vấn thì người nghiên cứu đã sử dụng công cụ Descriptive Statistics trong phần mềm Excel để miêu tả, kết quả trình bày ở bảng dưới: Bảng 3.1 Thống kê mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng được phỏng vấn Tuổi Giới tính Trình độ học vấn Thu nhập Giá trị trung bình 40,17 0,593 8,05 10.733.333 Sai số tiêu chuẩn 0,94 0,040 0,22 775.443 Giá trị trung vị 39 1 7 9.000.000 Mốt 39 1 7 10.000.000 Độ lệch chuẩn 11,47 0,49 2,72 9.497.203 Giá trị thấp nhất 16 0 0 3.000.000 Giá trị cao nhất 65 1 15 60.000.000 Số quan sát 150 150 150 150 Nguồn: Tác giả thu thập và tính toán (Để biết thêm chi tiết xem phần phụ lục) Ghi chú: Giới tính của đối tượng tham gia phỏng vấn nhận giá trị 1 nếu là nam, nhận giá trị 0 nếu là nữ. Trình độ học vấn của đối tượng tham gia phỏng vấn được tính theo số năm đi học. Thu nhập của đối tượng tham gia phỏng vấn được tính theo đơn vị đồng Việt Nam/ năm. Về độ tuổi của đối tượng tham gia phỏng vấn thì hầu hết đều nằm trong tuổi trung niên ( tuổi trung bình là 41) nhóm tuổi tập trung phỏng vấn nhiều nhất là từ 35-45 tuổi, và hầu hết họ đều là chủ gia đình. Về giới tính, số lượng nam giới trả lời nhiều hơn nữ giới, giá trị Mốt = 1 cho thấy điều đó. Về trình độ học vấn, giá trị trung bình là 8,05, Mốt = 7 chứng tỏ đa số đối tượng tham gia phỏng vấn mới có trình độ học vấn hết cấp 2 hoặc thấp hơn. Lý giải cho điều này là do điều kiện đi lại học tập khó khăn cộng thêm điều kiện chi phí học tập không cho phép và đa số đối tượng tham gia phỏng vấn nằm trong độ tuổi 35-45, điều kiện giáo dục bấy giờ chưa được quan tâm đúng mức. Về thu nhập của hộ gia đình, mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình tham gia phỏng vấn là 10.733.333 đồng/năm, trong đó nhiều nhất là các hộ gia đình có thu nhập 9.000.000 đồng/năm. Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình vẫn chủ yếu là từ nông nghiệp và lâm nghiệp, ngoài ra còn có một số ngành nghề phụ khác như dệt thổ cẩm, kinh doanh buôn bán lẻ hoặc đối tượng được hưởng lương. 3.3. Hiểu biết của đối tượng tham gia phỏng vấn về loài Sao La Như phần chương I chúng ta đã biết việc lựa chọn đối tượng tham gia phỏng vấn là rất quan trọng và việc tìm hiểu về họ cũng quan trọng không kém vì khi biết được điều kiện kinh tế - xã hội của họ như thế nào sẽ có lý giải đúng nhất cho những lựa chọn của họ về loại hàng hoá đang nói đến ở đây. Nghiên cứu đã chọn đối tượng tham gia phỏng vấn là các hộ gia đình sống gần Vườn Quốc Gia Pù Mát và các đối tượng tham gia bảo vệ rừng như kiểm lâm. Vì loài Sao La mới được phát hiện cách đây hơn 15 năm và là loài mới, số lượng ít, ít xuất hiện nên hầu hết các đối tượng tham gia phỏng vấn chưa thấy Sao La, theo điều tra cho biết rất ít đối tượng đi rừng thấy được hoặc nếu thấy cũng không biết đó là loài nào và có tên gọi là gì. Vì vậy, hiểu biết của người dân về tình trạng nguy cấp của loài này còn rất thấp, bảng 3.2 sau cho thấy: Bảng 3.2 Hiểu biết của người dân về tình trạng của Sao La Hiểu biết Giá trị trung bình 0,42 Sai số tiêu chuẩn 0,04 Giá trị trung vị 0 Mốt 0 Độ lệch chuẩn 0,50 Giá trị thấp nhất 0 Giá trị cao nhất 1 Số quan sát 150 Nguồn: Tác giả thu thập và tính toán Từ kết quả trên cho thấy Mốt = 0 chứng tỏ đa số người tham gia phỏng vấn vẫn chưa biết thông tin về tình trạng nguy cấp của loài động vật này. Nghiên cứu đã cung cấp một số thông tin về loài động vật này (xem phần bảng hỏi) và cung cấp một số tranh ảnh trực tiếp cho đối tượng phỏng vấn. Sau khi cung cấp cho đối tượng một số thông tin đó thì người điều tra đã hỏi tiếp đối tượng phỏng vấn về đánh giá của họ về mức độ bảo tồn loài Sao La. Sau đây là kết quả thu thập được: 32,67% đối tượng tham gia phỏng vấn đánh giá việc bảo vệ Sao La là rất quan trọng, 40% đối tượng tham gia phỏng vấn đánh giá việc bảo vệ Sao La là quan trọng. Đây là kết quả giúp chúng ta có thể đánh giá mức sẵn lòng chi trả của họ cho việc bảo tồn loài Sao La. Hình 3.1 Biểu đồ tỉ lệ người đánh giá mức độ của việc bảo tồn Sao La Nguồn: Tác giả vẽ từ nguồn thông tin thu thập được 3.4. Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của đối tượng tham gia phỏng vấn về giá trị bảo tồn của loài Sao La Để ước lượng giá trị của việc bảo tồn loài Sao La nghiên cứu đã xây dựng thị trường giả định cho mức sẵn lòng chấp nhận (WTP – Willingness To Pay) về việc duy trì, bảo tồn loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng này. Kịch bản giả định mà nghiên cứu đưa ra là “ Hiện nay, Nhà nước đang đưa ra chủ trương bảo vệ loài Sao La. Vậy nếu được yêu cầu đóng góp thì gia đình ông/bà sẽ sẵn sàng đóng góp bao nhiêu để tham gia bảo vệ loài động vật này?”. Tuy đời sống của người dân đa số còn khó khăn nhưng họ đã có nhận thức tương đối đối với việc bảo vệ loài động vật này. Dự án Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên Nghệ An ( SFNC) đã có tác động tích cực đến nhận thức của người dân về việc bảo vệ rừng, cũng như hỗ trợ người dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Đồng thời, Chính phủ cũng đã có những chính sách như theo Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tưóng chính phủ phê duyệt đề án “ Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010” di dân định cư, ổn định đời sống của người dân, hỗ trợ những điều kiện kinh tế và kĩ thuật để người dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng. Nghiên cứu đã thu thập mức sẵn lòng chi trả của 150 đối tượng tham gia phỏng vấn. Mức sẵn lòng chi trả của họ rất khác nhau do nhận thức của mỗi người khác nhau và sở thích chi trả về việc bảo tồn loài động vật này. Nghiên cứu cũng đã tổng hợp mức sẵn lòng chi trả của tất cả người dân tham gia phỏng vấn thông qua công cụ Descriptive Statistic trong Excel để mô tả mức WTP Bảng 3.3 Thống kê mô tả giá trị WTP của đối tượng tham gia phỏng vấn Giá trị WTP Giá trị trung bình 799.367 Sai số tiêu chuẩn 205.874 Giá trị trung vị 90.000 Mốt 100.000 Độ lệch chuẩn 2.521.435 Giá trị thấp nhất 5.000 Giá trị cao nhất 15.000.000 Số quan sát 150 Nguồn: Tác giả thu thập và tính toán (Đơn vị: đồng Việt Nam) Trong số 150 người tham gia phỏng vấn thì có 16 người ( chiếm 10.67%) tham gia phỏng vấn đồng ý mức chi trả trên 799.367 đồng /con Sao La, 134 người ( chiếm 89.33%) đồng ý với mức đóng góp dưới 799.367 đồng/ con. Mức sẵn lòng đóng góp cao nhất để bảo vệ loài Sao la là 15.000.000 đồng/con, mức sẵn lòng đóng góp thấp nhất là 5.000 đồng/ con. Thường những người có mức đóng góp thấp là những người có thu nhập thấp, còn những người có mức đóng góp cao là những người có thu nhập khá, cán bộ kiểm lâm, và một số người đã từng tham gia dự án SFNC. Mức đóng góp nhiều nhất mà nghiên cứu thu thập được là mức 100.000 đồng thông qua giá trị Mốt = 100.000 trong bảng 3.3 trên. Trong nghiên cứu này, nhiệm vụ chủ yếu là xác định được giá trị kinh tế của việc bảo tồn loài Sao La. Giá trị đóng góp cho công tác bảo tồn là loại giá trị phi sử dụng không thể định giá được bằng các phương pháp liên quan đến thị trường. Để tìm được giá trị này thì phương pháp đánh giá ngẫu nhiên thực hiện bằng cách sử dụng giá trị WTP trung bình của mẫu nghiên cứu. MTB = 799.367 đồng/con Theo ghi nhận của các nhà khoa học nghiên cứu loài động vật này, họ ước lượng số lượng Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát không quá 100 cá thể. Vì vậy, giá trị bảo tồn của Sao La trong Vườn Quốc Gia Pù Mát được tính: WTP của toàn bộ Sao La = WTP trung bình * Số lượng Sao La WTP của toàn bộ Sao La = 799.367 * 100 = 79.936.700 (đồng) Như vậy, giá trị bảo tồn của toàn bộ Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát là 79.936.700 đồng. Giá trị này chỉ là giá trị đánh giá mang tính ngẫu nhiên.Giá trị này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như mẫu chọn nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; thời gian địa điểm nghiên cứu mà kết quả đưa ra có sự khác biệt. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này lên mức sẵn lòng chi trả, chúng ta giả định mức sẵn lòng chi trả WTP là biến phụ thuộc vào các biến độc lập như độ tuổi, mức thu nhập, giới tính, trình độ học vấn, sự hiểu biết của người dân về loài Sao La. WTP = f ( tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, hiểu biết) Vì các biến có độ chênh lệch lớn nên để giảm sai số trong tính toán, nghiên cứu đã tiến hành logarit hoá một số biến. Tiến hành hồi quy mô hình sau: WTP= C + β1 logX1 + β2 X2 + β3 logX3 + β4 logX4 +β5 X5 Trong đó: X1: Độ tuổi của đối tượng được phỏng vấn X2: Giới tính của đối tượng được phỏng vấn ( bằng 1 nếu là nam, bằng 0 nếu là nữ). X3: Trình độ học vấn ( tính bằng số năm đi học) X4: Thu nhập hộ gia đình/ năm của đối tượng phỏng vấn X5: Hiểu biết của đối tượng phỏng vấn về nguy cơ tuyệt chủng của Sao La ( bằng 0 nếu không biết, bằng 1 nếu có biết) C : Hệ số chặn của mô hình hồi quy β1, β2, β3, β4, β5: Các hệ số tương ứng của các biến Tiến hành hồi quy bằng công cụ Regression trong phần mềm Excel. Kết quả hồi quy cho trong bảng dưới: Bảng 3.4 Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP Hệ số tương quan Sai số tiêu chuẩn T - Stat P- value C -1.632.834 496.195 -3,29 0,001 logX1 -9.373 7.888 -1,19 0,237 X2 -377.989 167.625 -2,25 0,026 logX3 61.961 38.768 1,59 0,11 logX4 0,236 0,01 22,83 1,08E-49 X5 7.273 168.361 0,043 0,97 Bội số R 0,925 Sai số tiêu chuẩn 976.764 R2 0,855 Độ tin cậy 95% R2 điều chỉnh 0,850 Số quan sát 150 Nguồn: Tác giả tính toán ( Cụ thể xem phần phụ lục) Vậy mô hình được mô tả dưới dạng sau: WTP = -1.632.834 – 9.373 logX1 – 377.989 X2 + 61.961 logX3 + 0,236 logX4 + 7.237 X5 Trong mô hình trên, ta thấy có 2 biến tỷ lệ nghịch với biến WTP là biến tuổi và biến giới tính, còn 3 biến tỷ lệ thuận với WTP là biến trình độ học vấn, biến thu nhập và biến hiểu biết. Với mức ý nghĩa 0,05 chúng ta đánh giá mối quan hệ giữa biến WTP và các biến độc lập như sau: P-Value ( tuổi) = 0,237 > 0,05 chứng tỏ biến tuổi không có quan hệ chặt chẽ với WTP, đối tượng hỏi bất kể người nhỏ tuổi hay người lớn tuổi đều có thể tham gia trả lời và kết quả WTP không liên quan nhiều đến độ tuổi. P-Value (giới tính) = 0,026 < 0,05 chứng tỏ biến giới tính có quan hệ chặt chẽ với biến WTP. Điều này có thể lý giải được, do đa số người tham gia phỏng vấn là nam giới, họ là chủ của gia đình nên quyết định lựa chọn của họ có phần chính xác hơn. P-Value ( trình độ học vấn) = 0,11 > 0,05 chứng tỏ biến trình độ học vấn có quan hệ không chặt chẽ với biến WTP. Không phải những người có trình độ học vấn thấp thì nhận thức của họ không cao. Được sự hỗ trợ của dự án SFNC, các cán bộ, người dân địa phương đã được tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động sản xuất, canh tác cũng như việc bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của họ. Cho nên, những người dân ở đây tuy còn nghèo nhưng đã có nhận thức cao về việc bảo vệ rừng cũng như bảo vệ các loài động vật hoang dã. P-Value ( thu nhập) = 1,08E-49 < 0,05 chứng tỏ biến thu nhập có quan hệ rất chặt chẽ với biến WTP. Những người có thu nhập cao thường có mức đóng góp cao hơn. Điều này lý giải cho sở thích chi tiêu của cá nhân. P-Value ( hiểu biết) = 0,97 > 0,05, hiểu biết có quan hệ tỉ lệ thuận với WTP nhưng nó lại có quan hệ không chặt chẽ. Điều này chúng ta đã lý giải ở phần trên là do đa số người dân không biết nhiều về thông tin của loài Sao La. Mức sẵn lòng chi trả của đa số người dân là sau khi nghiên cứu cung cấp thông tin về loài động vật này, một số ít người biết được thông tin của loài này do đã từng tham gia dự án SFNC hoặc một số đối tượng tham gia bảo vệ rừng. Theo ghi nhận của nghiên cứu thì đa số những người có mức sẵn lòng chi trả cao trên 1.000.000 đồng là những người đã từng tham gia dự án SFNC và đối tượng tham gia chương trình bảo vệ loài động vật này. 3.5. Kiến nghị, đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn loài Sao La Sao La là loại động vật quý hiếm, được coi như loài mới; hiện nay, số lượng loài Sao La đang ngày càng có nguy cơ suy giảm mạnh. Sự suy giảm số lượng Sao La cảnh bảo mức độ suy giảm đa dạng sinh học cả cả vùng sinh thái Tây Trường Sơn. Vì vậy, việc đưa ra những chính sách, biện pháp để bảo tồn loài động vật này là cần thiết và cấp bách. Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất giải pháp bảo tồn loài Sao La nói riêng và cả hệ sinh thái Vườn Quốc Gia Pù Mát nói chung. Nên tiến hành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu bảo vệ đặc biệt, từ đó kiểm soát chặt chẽ các khu vực này. Ban quản lý Vườn Quốc Gia nên có một chương trình riêng để bảo vệ loài Sao La. Tập trung lực lượng, kĩ thuật tại các khu vực đã điều tra có sự tồn tại của Sao La theo các nội dung như: Kiểm soát chặt chẽ người vào ra tại khu vực bảo vệ đặc biệt. Tiếp tục theo dõi, kiểm tra, điều tra định kỳ sự tồn tại và phát triển của Sao La tại Vườn Quốc Gia Pù Mát từ đó bổ sung kế hoạch quản lý và bảo tồn. Xây dựng mạng lưới bảo tồn viên trong công tác bảo tồn loài Sao La. Tổ chức, vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tổ chức tập huấn kiến thức bảo tồn cho người dân, cán bộ địa phương. Xây dựng mạng lưới tin báo nhằm xử lý kịp thời các thông tin có Sao La do người dân cung cấp. Tiếp tục thực hiện chiến lược bảo tồn có sự tham gia của người dân tại thung lũng Khe Bống. Tổ chức chuyển những hộ dân thuộc tộc Đan Lai hiện còn ở tại khu vực Khe Khăng tới một nơi khác để các hộ gia đình có điều kiện phát triển kinh tế. Cần quy hoạch khu vực thượng nguồn Khe Chát thành khu vực bảo tồn loài Sao La và một số loài động vật lớn khác. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế cho người dân vùng đệm đặc biệt là người dân thuộc xã Môn Sơn. Tiến hành thu hồi các bẫy, thòng lọng, súng săn ở trong các hộ dân trước mắt để giảm những mối đe doạ đối với loài Sao la Bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người dân thì Ban quản lý Vườn cần phải đầu tư thích đáng cho các đối tượng tham gia công tác bảo tồn để giúp họ yên tâm hoàn thành công việc được giao. Một số giải pháp đã được đưa ra thực hiện có hiệu quả từ đó giúp giảm bớt các tác hại liên quan đến rừng và đa dạng sinh học tại Vườn Quốc Gia Pù Mát: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân, dựa vào dân để giữ rừng. Trước hết phối hợp với các trường học trong vùng, tổ chức giao lưu tuyên truyền bằng hình thức văn nghệ, sân khấu hoá,…Tổ chức sáng tác xung quanh chủ đề bảo vệ rừng là bảo vệ tài nguyên quốc gia, bảo vệ hệ sinh thái. Hàng tháng, Vườn phối hợp với đoàn thanh niên và các trường học trung vùng phối hợp xuất bản tập san “ Pù Mát xanh” thành hàng trăm bản phát đến tận tay các thôn bản và các trường học trong vùng. Hàng năm tổ chức tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho các đối tượng từ trưởng thôn bản trở lên. Phòng giáo dục môi trường thường xuyên bám thôn, bản để tuyên truyền vận động nhân dân, hướng dẫn nhân dân biết trồng cây, con và sản xuất theo mùa vụ. Giải thích cho người dân rõ việc phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trong Vườn Quốc Gia là huỷ hoại tài nguyên rừng vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, làm tổn hại môi trường sinh thái. Từ việc kiên trì giáo dục nâng cao nhận thức người dân thì ban quản lý Vườn đã căn bản đã chấm dứt việc đốt rừng làm nương rẫy của người dân tại các xã vùng đệm như Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm. Hiện Vườn Quốc Gia Pù Mát có 5 trạm kiểm lâm là Trạm Làng Yên, Phà Lài (Môn Sơn), trạm Thác Kèm (Yên Khê), trạm Khe Bu (xã Châu Khê), trạm Khe Thơi (xã Lạng Khê), trạm Tùng Hương (huyện Tương Dương). Số lượng kiểm lâm tại các trạm hiện còn rất ít, một kiểm lâm phải nhận kiểm soát một khu vực rừng khá rộng nên chưa thể đáp ứng đủ nhiệm vụ, yêu cầu của việc kiểm soát triệt để các vụ vi phạm. Từ thách thức này, các cơ quan chức năng cần phải tăng cường thêm số lượng kiểm lâm để bảo vệ tốt hơn cho các khu rừng và các loài động vật hoang dã. 3.6. Tiểu kết chương III Bảo tồn loài Sao La là một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn. Để đánh giá giá trị bảo tồn của Sao La, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát người dân xung quanh vùng đệm Vườn Quốc Gia Pù Mát về mức đóng góp của họ cho công tác bảo tồn. Nghiên cứu đã tiến hành được một số thông tin quan trọng đến mức sẵn lòng chi trả của đối tượng tham gia phỏng vấn. Trong đó, biến thu nhập, trình độ học vấn và biến hiểu biết của đối tượng tham gia phỏng vấn có tác động tỉ lệ thuận với mức sẵn lòng chi trả của họ; biến thu nhập có quan hệ rất chặt chẽ với mức đóng góp WTP. Với số lượng phiếu tiến hành điều tra là 150 nghiên cứu đã tiến hành điều tra và thu được mức sẵn lòng chi trả trung bình của cả mẫu là 799.367 đồng/con. Với cấp độ nghiên cứu của một chuyên đề nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị cho công tác bảo tồn Sao La và một số giải pháp đã được tiến hành tại Vườn Quốc Gia Pù Mát. KẾT LUẬN Sao La được phát hiện lần đầu tiên ở Vườn Quốc Gia Pù Mát và nó được coi là “linh hồn của dãy Trường Sơn”. Sao La là loài động vật thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, nhóm bảo vệ động vật hoang dã trên thế giới. Bảo tồn loài động vật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên quan đến sự duy trì đa dạng hệ sinh thái, nguồn gen ở các khu vực và trên thế giới. Nội dung chủ yếu của nghiên cứu này là đánh giá giá trị bảo tồn của Sao La. Giá trị bảo tồn là loại giá trị phi sử dụng rất khó lượng hoá của một loài động vật hoang dã. Để đánh giá giá trị này nghiên cứu đã tiến hành sử dụng phương pháp CVM. Phương pháp CVM là phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân về mức sẵn lòng chi trả của họ để duy trì một loại hàng hoá môi trường, cụ thể là việc bảo tồn loài Sao La. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập và qua tính toán thống kê thì mức sẵn lòng chi trả trung bình của mẫu nghiên cứu là 799.367 đồng/con, giá trị bảo tồn của quần thể Sao La ở Vườn Quốc gia Pù Mát là 79.936.700đồng. Qua nghiên cứu này thì chúng ta sẽ đánh giá giá trị bảo tồn Sao La bằng tiền. Việc nghiên cứu này là có ý nghĩa thực tế bởi thông qua đó các nhà chính sách sẽ có cơ sở để đầu tư việc bảo tồn Sao La một cách đúng mức, và cũng qua nghiên cứu này sẽ giúp người dân nâng cao nhận thức để bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ rừng cũng như bảo vệ chính cuộc sống của họ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giới thiệu cơ bản về Kinh tế môi trường – R.Kerry Turner, David Pearce. 2. Kinh tế môi trường - Barry Field & Naney Olewiler. 3. Giáo trình Bài giảng Kinh tế môi trường – Bộ môn Kinh tế và quản lý môi trường, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. Giáo trình Bài giảng kinh tế lượng – Khoa toán Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 5. Giáo trình Tin học ứng dụng – Khoa tin học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 6. Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2005 – Chuyên đề đa dạng sinh học. 7. Kế hoạch bảo tồn Sao la Việt nam năm 2005-2010 – Vũ Văn Dũng, Viện Điều Tra quy hoạch rừng 8. Applying the Contingent Valuation Method in Resource Accounting : A Bold Proposal ( Mattias Boman, Anni Huhtala, Charlotte Nilsson, Sofia Ahlroth …). 9. Environmental Economics and Development Policy Cource – World Bank Institute 10. Methods, Section 6 – Contingent Valuation Method 11. WWW.Google.com.vn 12. WWW.Morne.gov.vn PHỤ LỤC Bảng 1 Thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội của đối tượng phỏng vấn Tuổi Giới tính Trình độ học vấn Thu nhập Mean 40.17333333 Mean 0.593333333 Mean 8.053333333 Mean 10733333.33 Standard Error 0.936304634 Standard Error 0.040241627 Standard Error 0.222007652 Standard Error 775443.3915 Median 39 Median 1 Median 7 Median 9000000 Mode 39 Mode 1 Mode 7 Mode 10000000 Standard Deviation 11.46734299 Standard Deviation 0.492857259 Standard Deviation 2.71902733 Standard Deviation 9497203.168 Sample Variance 131.4999553 Sample Variance 0.242908277 Sample Variance 7.39310962 Sample Variance 9.01969E+13 Kurtosis -0.182636509 Kurtosis -1.877869426 Kurtosis 0.398893762 Kurtosis 9.538363729 Skewness 0.033130131 Skewness -0.383862033 Skewness 0.239478984 Skewness 2.982596214 Range 49 Range 1 Range 15 Range 57000000 Minimum 16 Minimum 0 Minimum 0 Minimum 3000000 Maximum 65 Maximum 1 Maximum 15 Maximum 60000000 Sum 6026 Sum 89 Sum 1208 Sum 1610000000 Count 150 Count 150 Count 150 Count 150 Bảng 2 Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.92464555 R Square 0.8549694 Adjusted R Square 0.84993362 Standard Error 976763.632 Observations 150 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 5 8.099E+14 1.62E+14 169.7787841 1.578E-58 Residual 144 1.374E+14 9.541E+11 Total 149 9.473E+14 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept -1632834.2 496195.21 -3.2907094 0.001256771 -2613601.3 -652067.2 -2613601 -652067.18 Tu?i -9372.7001 7888.4259 -1.1881585 0.236726918 -24964.766 6219.3656 -24964.8 6219.3656 Gi?i tính -377989.09 167624.54 -2.2549747 0.025643168 -709311.57 -46666.61 -709312 -46666.609 Trình ?? h?c v?n 61961.2066 38768.266 1.5982455 0.11218033 -14667.18 138589.59 -14667.2 138589.59 Thu nh?p 0.23580355 0.0103309 22.825031 1.08135E-49 0.2153837 0.2562234 0.215384 0.2562234 Hi?u bi?t 7272.99933 168360.93 0.0431989 0.965602862 -325505.02 340051.02 -325505 340051.02 Hình ảnh loài Sao La H ình ảnh Sao la Thác Khe Kèm Rừng Pù Mát Phân bố Sao La phía Bắc Trường Sơn Phiếu thu thập thông tin về loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát I.Thông tin chung về người được phỏng vấn 1.Họ và tên:……………………………………….Dân tộc:……………… 2. Địa điểm:Thôn:…………………..Xã:………………………………… 3. Tuổi:…………………………………………………………………… 4. Giới tính:……………………..Nam………………….Nữ…………… 5. Trình độ học vấn ( Có thể ghi số năm đi học tương ứng)………………… 6. Thu nhập bình quân năm của gia đình:……………………. ( Đồng/năm) II Các thông tin liên quan đến Sao La 1.Ông/bà đã bao giờ nghe hoặc nhìn thấy Sao La chưa? Rồi Chưa 2. Ông /bà đánh giá thế nào về số lượng loài Sao La trong 10 năm trở lại đây Tăng lên Không thay đổi Giảm đi Không có ý kiên 3.Theo ông/bà nguyên nhân tăng lên/ giảm đi về số lượng loài Sao La  Bị săn bắn nhiều  Do công tác bảo tồn  Do tập quán làm nương rẫy  Do bị mắc bẫy của loài động vật khác  Khác (xin ghi cụ thể) 4. Ông/bà có biết loài Sao La trong Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trong danh sách các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu không? Có Không 5. Xin ông/bà cho biết đánh giá của ông/ bà về mức độ của việc bảo tồn loài Sao La  Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Không quan trọng 6. Ông/bà có biết hay đã từng tham gia chương trình hoặc dự án nào ở địa phương ông/bà mà liên quan đến việc bảo tồn loài Sao La không? Không  Có Xin ông/bà cho biết cụ thể tên chương trình hoặc dự án mà ông/bà đã từng tham gia:…………………………………………………………………… 7. Ông/bà đã nghe đến tính đa dạng sinh học ở Vườn Quốc Gia Pù Mát chưa Chưa Đã từng Nếu chưa chúng tôi xin cung cấp một số thông tin. Vườn Quốc Gia Pù Mát là một kho tàng về nguồn gen hoang dã, quý hiếm, là một trong số ít khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất nước ta. Vườn Quốc Gia này có thảm thực vật phong phú với 2.494 loài thực vật, thuộc 931 chi, 202 họ trong đó có 37 loài trong sách đỏ Việt Nam và 20 loài trong sách đỏ quốc tế. Các loài thực vật quý hiếm ở đây gồm có pơ mu, sa-mu và sao hải nam. Trong rừng có đến 220 loài cây dược liệu như hà thủ ô, thủ phục linh, quế,…Các loài cây lấy gỗ như trầm hương, mun, chò,…và gần 100 loài rau và cây ăn quả. Hệ động vật phong phú với 241 loài thú, thuộc 86 họ, 28 bộ, trong đó có 24 loài thú, 25 loài bò sát, 137 loài chim, 15 loài lưỡng thê. Trong đó, có nhiều loài thú quý hiếm như sơn dương, voọc, voi, hổ, báo gấm, sao la… 8. Sao La là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ( biến mất vĩnh viễn) trên thế giới. Hiện nay, nó chỉ tồn tại với số lượng ít cá thể chủ yếu tập trung ở Vườn Quốc Gia Pù Mát. Hiện nay Nhà nước đang có chủ trương bảo tồn loài Sao La và mong muốn nhân dân sẽ cùng đóng góp để tạo nguồn vật chất cho hoạt động bảo vệ đó. Nếu được yêu cầu đóng góp thì ông/bà sẽ sẵn sàng đóng góp bao nhiêu để bảo tồn loài Sao La nói trên Loài Mức sẵn lòng chi trả (đồng/con) Sao La

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111385.doc
Tài liệu liên quan