Đề tài Sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn nền kinh tế thị trường

Tài liệu Đề tài Sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn nền kinh tế thị trường: Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Đồng băng Sông Hồng (ĐBSH) là một trong hai vựa lúa lớn nhất ở nước ta, có diện tích tự nhiên 12.457,4 km2 với số dân trên 13,8 tiệu người. Lực lượng lao động của toàn vùng có trên 7 triệu người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 74-75% tổng lao động ã hội. Đây là vùng đất đai khá màu mỡ, khí hậu thời tiết ôn hoà, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phông phú. Tuy vậy, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của vùng cơ bản vẫn là thuần nông. Ngành sản xuất chính là ngành tròng trọt, trong đó cây lúa là chủ yếu, sản lượng lương thực bình quân đầu người đến nay cũng chỉ trên 400kg. Lao động phân bổ vào các ngành sản xuất còn mất cân đối năng suất thấp, thu nhập và đời sống của người nông dân còn khó khăn. số lao động dư thừa hàng năm khá lớn, trên 20 vạn người, tỷ suất sử dụng quỹ thời gian lao động còn thấp nhưng số ngày nhàn rỗi lại có xu hướng tăng lên. Là một vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá ...

doc84 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Đồng băng Sông Hồng (ĐBSH) là một trong hai vựa lúa lớn nhất ở nước ta, có diện tích tự nhiên 12.457,4 km2 với số dân trên 13,8 tiệu người. Lực lượng lao động của toàn vùng có trên 7 triệu người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 74-75% tổng lao động ã hội. Đây là vùng đất đai khá màu mỡ, khí hậu thời tiết ôn hoà, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phông phú. Tuy vậy, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của vùng cơ bản vẫn là thuần nông. Ngành sản xuất chính là ngành tròng trọt, trong đó cây lúa là chủ yếu, sản lượng lương thực bình quân đầu người đến nay cũng chỉ trên 400kg. Lao động phân bổ vào các ngành sản xuất còn mất cân đối năng suất thấp, thu nhập và đời sống của người nông dân còn khó khăn. số lao động dư thừa hàng năm khá lớn, trên 20 vạn người, tỷ suất sử dụng quỹ thời gian lao động còn thấp nhưng số ngày nhàn rỗi lại có xu hướng tăng lên. Là một vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta, với nhiều tiềm năng phong phú chưa được khai thác tốt, đặc biệt là nguồn lao động. Thời gian qua tuy đã những có vấn đề, đề tài nghiên cuiưú những vấn đề này nhưng chỉ còn tản mạn, chỉ xét opử một số khía cạnh nhất định. Xuất phát từ ý nghĩa to lớn đó, tôi dã chọn đề tài: “sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH trong giai đoạn nền kinh tế thị trường” làm đề tài nghiên cứu chuyen đề của mình. 2. Mục đích của chuyên đề chuyên đề làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng nguồn lao động nông nghiệp nước ta. Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng lao động nông nghiệp vùng ĐBSH, đồng thời nêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động này trong điều kiện đổi mới hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu - Chuyên đề không đi vào phân tích toàn bộ những vấn đề có liên quan đến sư dụng nguồn lao động trong toàn qốc mà xem đó như là một căn cứ để nghiên cứu ở một vùn cụ thể. Chuyên đề nghiên cứu vấn đề sử dụng nguồn lao động nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) ở vùng đồng bằng Sông Hồng vf chủ yếu tập trung vào thời kỳ chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong quá trình nghiên cứu, tac giả chuyên đề đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau: + phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp + Phương pháp lý thuyết hệ thống + Phương pháp cuyên gia +Phương pháp điều tra nhanh + Phương pháp điều tra, xã hội học + Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ngoài ra tác giả còn dùng các phương pháp khác như: phươgn pháp đối chiếu, so sánh … để sử lý dữ kiện cũng như xem xét đánh giá các vấn đề. 4. Những đóng góp của chuyên đề Chuyên đề đã hệ thống các hình thức sử dụng lao động từ thực tiễn, giải thích nó trên cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng nó ở những điều kiện khác nhau. Xác định mối quan hệ giuiưã sử dụng nguồn lao động nông nghiệp với phát triển kinh tế xã hội với quá trình công gnhiệp hoá vf đô thị hoá dựa trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động. Chuyên đề góp phần làm sáng tỏ sự cần thiết phải sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp trong bối cảnh đổi mới hiện nay. đồng thời hy vọng những vấn đề phát hiện của chuyên đề góp một phần nhỏ vào việc đề suất chủ trương chính sách cũng như công tác chỉ đạo thực tiến, nhất là đối với vũng ĐBSH hiện nay. 5. Nội dung và kết cấu của chuyên đề. Tên chuyên đề: “phương hướgn và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động ĐBSH trong giai đoạn 2003 – 2010” Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương: + Chương I: Cơ sở lý luận của sử dụng nguồn lao động nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. + Chương II: Thực trạng sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH. + Chương III: Quan điểm, định hướng và các giải pháp căn bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH trong giai đoạn 2003- 2010. Chương I Cơ sở lý luận của sử dụng NLĐ nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay Những vấn đề chung về nguồn lao động. Dân số – nguồn nhân lực (NNL) - Lực lượng lao động (LLLĐ) và việc làm Dân số Dân số là toàn bộ những người cư trú trên cùng một lãnh thổ nhất định tại một thời điểm nhát định có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:theo giới tính, theo độ tuổi, theo ngành. Nguồn nhân lưc (NNL) NNL theo nghĩa rộng được hiểu như là nguồn nhân lực con người là một bộ phận của nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính .. cần được huy động, quản lý để thực hiện những mục tiêu phát triển đã định. Theo nghĩa hẹp: NNL được hiểu là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao đoọng, thể hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng. Nguồn lao động (NLĐ) NLĐ là một bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm NLĐ thể hiện trên hia mặt số lượng và chất lượng. Một số người được tính vào NNL nhưng lại không được tính vào NLĐ: người lao động không có việc làm, người đang đi học, người làm nội trợ, một số trường hợp khác… Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng NLĐ. 2.1.2. Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng số lượng dân số Dân số là yếu tố cơ bản quyết định đến số lượng và chât lượng NNL. Quy mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô cơ cấu NNL quy mô dân số lớn, tốc độ tăng nhanh sẽ báo hiệu quy mô và tốc độ tăng nganh NLĐ trong tương lai. Sự ảnh hưởng giữa dân số tới nguồn nhân lực phỉa sau một thời gian nhất định, phụ thuộc vào giới hạn của độ tuổi lao động. Việc tăng quy mô dân số có tác động tăng nguồn nhân lực tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, mặt khác gây ra sức ép lớn cho vấn đề công ăn việc làm cho số người bước vào độ tuổi lao động. Một trong các nhân tố cơ bản chi phối quy mô và tốc đọ tăng NLĐ chính là tốc dodọ tăng dân số tự nhiên. tốc độ tăng dân số tự nhiên ở đông bằng Sông Hồng 1,78% cả nước là 1,35% Cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô và cơ cấu nguồn lao động . Cơ cấu dân số ở nước ta hiện nay là 56% dân số trong độ tuổi lao độn, 34% dân số dưới tuổi lao động, 10%dân số trên tuổi lao động. Cơ cấu dân số theo khu vực thành thị, nông thôn phản ánh trình độ đô thị hoá. Nếu tỷ lệ dân số đô thị cao thì dân số là 2.1.2. Quy mô và tốc đô tăng dân số cơ học. Quy mô và tốc độ tăng dân số cơ học trong phạm vi một nước thì biến động hầu như không đáng kể. Nhưng trong một vùng thì đây là chỉ tiêu cần quan tâm. với đông bằng Sông Hồng đây là chỉ tiêu đặc trưng với lợi thế mọi mặt về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội nên cũng có tốc độ tăng dân số cơ học lớn. Như Hà Nội hàng năm tiếp nhận hàng chục ngàn dân nhập cư vào thành phố tập trung ở nội thành và các vùng phụ cận, tuy nhiên như trung bình thì hiện tượng di dân có phần tăng lên do ở đây chỉ có chuyên canh cây lúa nước, nghề phụ ít vì thế di dân để tìm việc làm, di dân làm tăng tỷ lệ thất nghiệp đô thị. Số lượng lao động phổ thông trình độ thấp càng gây ra tăng tỷ lệ thất nghiệp. Từ đó đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả sư dụng NLĐ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. 2.1.3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là số % dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động. Nhân tố cơ bản tá động đến tỷ lệ tahm gia lao động và những người này là cơ cấu dân số theo độ tuổi. Cơ cấu dân số già thì tỷ lệ NLĐ hiện tại là lớn nhưng có xu hướng giả do số người bước vào tuổi lao động. Nếu quy mô dân số trẻ thì quy mô nguồn nhân lực hiện tại và tương lai là lớn. ở nước ta hiện nay nói chung và ĐBSH nói riêng mang đặc trưng nước ta đang phát triển, có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ NLĐ hiện tại và tương lai lớn. nên ổn định vêg quy mô dân số, ổn định NLĐ về quy mô nâng cao chất lượng và giảm tỷ lệ NLĐ là mục tiêu của vùng ĐBSH. Hiện nay, số lượng NLĐ ở ĐBSH là 11683036 2.1.4. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp. Thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang tích cực đi tìm việc làm. số lượng người không có việc làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, vì nó ảnh hưởng đến số người làm việc và kết quả hoạt động của nền kinh tế. Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia vì nó không chỉ tác động về kinh tế mà còn tác động cả khía cạnh xã hôị. Tỷ lệ thất nghiệp tính bằng tỷ lệ % giữa tổng số người thất nghiệp và NNL. Nhưng ở nước ta và các nước đang phát triển tỷ lệ thất nghiệp chưa phản ánh đúng thực tế vì còn tồn tại một số lượng lớn trong lực lượng lao động là thất nghiệp trá hình. Thất nghiệp trá hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nước đang phát triển. ởkhu vực nông thôn họ là những người làm việc với năng suất thấp, họ đóng góp rất ít, không đáng kể vào phát triển sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp ở ĐBSH còn tồn tại cả hai loại hình thất nghiệp ở trên, mà thất nghiệp trá hình ở nông thôn là chủ yếu. 2.1.5. Thời gian lao động Thời gian lao động thường được tính bằng số ngày, số giờlàm việc trong năm, tuần. Xu hướng chung là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế cao. Muốn giảm thời gian lao động thì năng suất lao động phải tăng lên, đòi hỏi chất lượng nguồn lao động phải tăng lên. Thời gian lao động ở nước ta đã giảm từ 48 giờ/ tuần xuống còn 40 giờ/ tuần. Nhưng thực tế NLĐ nông thôn ở nước ta sử dụng chưa hết thời gian lao động, tỷ lệ hiện nay là 73% điều này chứng tỏ thời gian lao động ở nước ta là rất lớn. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL Số lượng nguồn nhân lực mới phản ánh một mặt về nguồn nhân lực hay nguồn lao động. Chất lượng NLĐ có thể nâng cao nhờ giáo dục - đào tạo, y tế, điều kiện lao động … Giáo dục đào tạo Giáo dục theo nghĩa hẹp là giáo dục nhà trường. Trên thực tế giáo dục là một loại hoạt động nó là một quá trình sản xuất, truyền bá tri thức thông qua các tổ chức cơ cấu Nhà nước, dân gian nhằm mục đích bồi dưỡng cho người lao động kiến thức và năng lực để thích ứng với cuộc sống. Có 3 loại hoạt động giáo dục: giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội. Kết quả giáo dục làm tăng LLLĐ (NLĐ) có trình độ cao, tạ ra khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giáo dục tác động đến nguồn lao dộng thông qua năng suất lao động cá nhân nhờ đó mà nâng cao trình độ tích luỹ kiến thức. Cũng chính trình độ giáo dục nâng cao không ngừng có tác động tích cực tới sự phát triển của sự nghiệp y tế, văn hoá, thể thao… từ đó làm tăng thêm chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục đào tạo năng cao trình độ tay nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm đương được những công việc phức tạp hơn. Dinh dưỡng - Y tế Giống như giáo dục - đào tạo, dinh dưỡng - y tế làm tăng chất lượng nguồn nhân lực cả hiện nay và trong tương lai. Người lao động có thể lực tốt có thể mang lại lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao khi làm việc. Nâng cao các chỉ tiêu về sức khoẻcũng phải tính đến chăm sóc y tế, đặc biệt lưu ý tới chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Thuốc men, dụng cụ y tế, đội ngũ cán bộ công nhân viên y tế đã phòng chữa bệnh cho mọi người trong đó có người lao động, làm cho sức khoẻ người lao động được tốt, tăng năng suất lao động hiện tại và tương lai. Hiện nay tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 39%. Mức calo bình quân 2100 calo/1 người/ 1 ngày. thực tế cho thấy để tăng trưởng cao và bền vững con người phải đầu tư cho giáo dục và y tế. Những đặc trưng cơ bản của nguồn lao động nông nghiệp 3.1. Khái niệm nguồn lao động nông nghiệp Nguồn lao động nông nghiệp là tổngt thể sức lao động trong nông nghiệp bao gồm: những người trong độ tuổi có khả năng lao động và những người trong độ tuổi lao động thực tế có làm việc trong ngành nông nghiệp thể hiện ở hai phương diện số lượng – chất lượng. Số lượng nguồn lao động nông nghiệp Số lưọng NLĐ nông nghiệp chính là tổng số người có khả năng lao động trong ngành nông nghiệp. Nó phụ thuộc vào hai nhân tố; tăng( giảm) tự nhiên, cơ học của lao động giữa các ngành và trong ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Số lượng nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH là 11683036 3.3.Chất lượng NLĐ nông nghiệp Chất lượng nguồn lao động nông nghiệp chính là trí lực và thể lực người lao động hay nói cách khác chất lượng NLĐ phản ánh tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ kỹ năng cũng như kinh nghiệm của người lao động trong ngành nông nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp không ngừng tăng lên vì khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, năng suất lao động tăng lên, kinh tế phát triển, tạo điều kiện chăm sóc y tế, sức khoẻ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người lao động. đồng thời điều kiện để nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ thuật tay nghề, kinh nghiệm sản xuất, quản lý của người lao động Những đặc trưng của NLĐ nông nghiệp 4.1. NLĐ nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong NLĐ xã hội và có tỷ lệ tăng nhanh. Nước ta là một nước nông nghiệp có khoảng 78% dân số sinh sống tại vùng nông thôn và tuyệt đại đa số bộ phận dân cư và lao động làm ăn sinh sống bằng nghề nông. Dân số nước ta thuộc laọi dân số trẻ, tỷ lệ tăng tự nhiên còn khá cao bình quân 2,6 – 3,1%/năm. NLĐ nông nghiệp nước ta còn lớn và chiếm trên 70% tổng lao động xã hội. NLĐ nông nghiệp tăng nhanh là tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng nếu không biết phát huy tốt thì nó lại trở thành aps lực nặng nề đối với công ăn việc làm, trở thành gánh nặng trong xã hôị, nói chung và khu vực nông thôn nói riêng Điều kiện làm việc của lao động nông nghiệp nước ta còn vất vả và nặng nhọc. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng thu nhập, trình độ còn htấp kém, mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp còn ít, lao động nông nghiệp chủ yếu vẫn là thủ công trong khi đó các không công việc như cày bừa, tưới nước, vận chuyển vạt tư hoặc sản phẩm đều là những công việc nặng nhọc tiếu tốn nhiều sức lực của người lao động. Công cụ và các tư liệu chủ yếu của lao động còn lạc hậu, sản xuất vẫn còn chủ yếu dựa vào sức người, sức kéo của súc vật. Thực trạng về cơ sở hạ tầng trong thiết bị cho sản xuất nông nghiệp như sau: - Máy bơm: bình quân 6 cái/100 hộ. - Máy tuốt lúa BQ 15 cái/100 hộ. - Bình bơm thuốc trừ sâu BQ 11 cái/100 hộ. - Xe cải tiến, xe thồ 17 cái/100 hộ. - Trâu, bồ 31 con/100 hộ. - Giá trị tài sản mua sắm 330.000đ/ hộ. Diện tích làm bằng máy kéo 13,6% diện tích cần làm. vấn đề đạt ra là làm thế nào từng bước cỉa tiến công cụ cơ khí vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp với khả năng kinh tế của các hộ nông dân trên cơ sở đó từng bước giảm bớt các khâu nặng nhọc, độc hại, đồng thời nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp. Tình trạng dư thừa lao động diễn ra phổ biến trong nông thôn nước ta có nức bình quân ruộng đất cho một lao động và nhân khẩu vào laọi thấp nhất so với cả nước, khu vực và thế giới lại phan bố không đồng đều giữa các vùng nông thôn. tuy sản xuất nông nghiệp vẫn là lao động thủ công song vì sản lượng đất quá ít nên hiện nay trung bình lao động thiếu việc làm là phổ biến và đang có xu hướng tăng lên. trong khi đó ngành nghề nông nghiệp chậm phát triển, tỷ lệ các hộ làm ngành nghề còn khá cao trên dưới 70% tổng số dân. Năm 2001 cso khaỏng 10% số hộ nông dân có ngành nghề thường xuyên, thu nhập từ ngành nghề mới chiếm bình quân 14,7% tổng thu nhập của các hộ trong năm. Do vậy phát triển mạnh ngành nghề và dịch vụ là giải pháp rất quan trọng nhằm phát triển nhanh khả năng giải quyết công ăn việc làm, khắc phục tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp – nông thôn. Trình độ văn hoá, dân trí, trình độ kỹ thuật của NLĐ nông nghiệp còn thấp kém. Trình độ văn hoá của lao động ở nông thôn còn thấp, đến năm 1999 vẫn còn 9% số lao động còn mù chữ, 49% chưa đạt được trình độ phổ thông cơ sở. Năm 1999 tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thụât chỉ 9,15% trong tổng lao động ở nông thôn. điều đó sẽ là những cản trở với yêu cầu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, trong quá trình chuyển nhanh nền kinh tế nông thôn sang nền kinh tế thị trường chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Biểu 1: Đơn vị: người Tỉnh, thành phố Tổng số Không có CMKT Sơ cấp CNKT THCN Cao đẳng, đại học Tổng số 14688599 13800685 140086 177529 405805 164484 ĐBSH 3234706 2994438 38905 45648 108461 47254 Hà nội 290835 247254 3352 16762 17181 6286 Hải phòng 286510 260072 3984 3983 15212 3259 Hà tây 580490 529510 3130 22360 11627 13863 Hải Dương 410478 401544 1675 2792 2792 1675 Hưng yên 210570 199088 2600 1114 7431 2229 Hà nam 461756 429633 8739 1365 7647 2731 Nam định 524242 491248 4315 2676 16302 8630 Thái bình 193760 182398 2884 4277 15275 4888 Ninh bình 276065 262691 2556 852 4261 3693 Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý trong các địa phương còn yếu kém. Rõ ràng với lượng như vậy đã không đáp ứng được yêu cầu của cơ chế hoạch táon kinh doanh. đây là nguyên nhân quan trọng hạn chế quá trình đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp ở các nước địa phương. 4.5. Thu nhập và đời sống của người nông dân vẫn còn khó khăn. xuất phát từ đặc điểm lao động nông nghiệp nước ta chủ yếu vẫn chủ yếu là thủ công, công cụ còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp. Ngành nghề trong nông thôn chậm phát triển, sản xuất nông thôn còn mạng nặng tính tự cung tự cấp, tỷ suất hàng hoá chưa cao. Do đó thu nhập vf đời sống của lao động nông nghiệp nhìn chung còn khó khăn,. thu nhập bình quân một nhân khẩu đầu người một tháng ở nông thôn 94,4 nghìn đông. đặc biệt với vùng đất đai kém màu mỡ, khío hậu khắc nhiệt thì mức thu nhập còn kém hơn. trong những năm qua tình trạng nghèo đói thiếu ăn ơ nước ta tập chung chủ yếu ở nông thôn, tỷ lệ nghèo thường chiếm 20 – 25% diện thiếu thường xuyên còn ở mưc 5- 7%. 4.6. Thị trường lao động trong cơ chế thị trường, sức lao động trở thành hàng hoá đó là yếu tố quan trong góp phần sử dụng có hiệu quả ngưôưng lao động trong nông thôn. người có nhu cầu thuê mướn sức lao động được tự do thuê mướn lao động có nhu cầu việc làm tự do bán sưc lao động của mình. Nhờ đó NLĐ ngày càng có điều kiện sử dụng đầy đủ và hợp lý hơn. trong cơ chế thị trường cạnh trành gay gắt buộc gnười lao động không ngừng vươn lê nắm bắt những kỹ thuật cộng nghệ moíư, thông tin về kinh tế kỹ thuật, thị trường do đó tính năng động của ngứời lao động kkhông ngừng được nâng lên. đó là điều kiện râtds quan trọng để sử dụng cso hiệu quả NLĐ. Tóm lại trong cơ chế thị trường tiềm năng lao động trong nông nghiệp và nông thôn có điiêù kiện giải phóng đầy đủ và triệt để hơn. đồng thởìtong quá trình sản xuát, kinh doanh cũng đòi hỏi từng ngưòi lao động từng hộ gia đình phải thật sự năng động sáng tạo mới có thể thích nghi, đững vững. II. Sự cần thiết phải sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông nghiệp 1. Mối quan hệ giữa lao động với sự phát triển kinh tế – xã hội Ngày nay, NNL đang được xem là yếu tố cơ bản, yếu tố năng động nhất, có vai trò quyết định nhất cho sự phát triển kinh tế nhanh và hiệu quả bền vững, cho nên trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đất nước, của vùng ĐBSH con người được đặt ở vị trí trung tâm. CNH-HĐ là quá trình chuyển đổi căn bản , toàn diện toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng la động phổ thông sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động xã hội cao. CNH- HĐh là quá trình trạng bị lại cộng nghệ mới cho các ngành sản xuất trước hết là các ngành then chốt. Làm chủ công nghệ mới nhất là công nghệ cao , tiến tiến, biến công nghệ nhập thnfh của mình, nắm chắc nó từ đó xây dựng năng lực sử dụng chế tạo công nghệ mới là yếu cầu rất cơ bản đối với nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong quá trình CNH- HĐH phỉa phát triển nhữnh ngành có trình độ công nghệ cao là yếu tố trí tuệ NNL. Khi KHKT trở thành lực lưưọgn lao động trực tiếp thì lao động trí óc cso vai trò nòng cốt trong sử dụng công nghệ cao. 2. Sự cần htiết khách quan phải sử dụng hiệu quả NLĐ. NLĐ của một quốc gia, một nền kinh tế là một trong những yếu tố nguồn lực phát triển. cũng giống như các yều tố nhuồn lục khác như vốn, tìa nguyên, khoa học công nghệ được sử dụng vào quá trình sản xuất, đều cần phải sử dụng có hiệu quả để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ĐBSH có quy mô dân số lớn, NLĐ dồi dào đây sẽ được đánh giá là nguồn nhân lực, sức mạnh, là yếu tố quyết định cho sự phát triển quốc gia nếu ta biết phát huy và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên nếu cơ cấu không hợp lý, không tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả sẽ là yếu tố kìm hãm, cản trở sự phát triển. trong khi ĐBSH với quy mô dân số lớn, trong đó cso 11683039 lao động. Nguồn lao động là một bộ pjận chủ yếu của dân số đóng vai trò quyết định sức sản xuất. Trong đó ta thấy ngành nông nghiệp là một ngành sản xuất đầu tiên, cho đến nay vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngành nông nghiệp cung cấp các sản phẩm tối cần thiết của cuộc sống con người như lương thực thực phẩm .. nếu thiếu những sản phẩm đó, con người không thể tồn tịa vf phát triển được. Trong quá rình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp giữ vai trò cung cấp thức ăn và nguyên liệu công nghiệp, là thị trường tiếu thụ sản phẩm, cung cấp lao động, vốn để phát triển, tham gia góp phần can đối ngoại tệ tích luỹ vốn cho nền kinh tế. Với vị trí và vai trò quan trọng như vậy nên việc sử dụng NLĐ nông nghiệp tạo ra nông sản phẩ rất cần thiết là tất yếu đối vơí mọi quốc gai. đối với nước ta, một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu với khảong 80% dân số sinh sống ở nông thôn. kinh tế nước ta chưa phát triển tốc độ đô thị hoá còn chậmlao động còn tập trung trong nông nghiệp với tỷ lẹ cao. Do vậy, lực lượng lao động nông nghiệp cần phải ử dụng tốt để tạo ra của cải vật chất chó xã hội, mà trước hết là sản xuất lương thực thực phẩm đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng của nông dân đồng thời triệt để khai thác thế mạnh về sản phẩm sản phẩm cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, các laọi hoa quả, các loại hoa quả, các loại đặ sản khác để suất khẩu, tăng tích kuỹ cho nền kinh tế, tạo đà cho các nền kinh tế khác phát triển trên cơ sở phát triển kinh tế và nâng cao năng suất lao động xã hội năng suất lao động nông nghiệp cũng được nâng lên là điều kiện để chuyển dần lao động sang các ngành khác tạo ra sự phân công lao động mới, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Đại bộ phận lao động nông nghiệp là nông dân và sinh sống ở các vùng nông thôn. hiện tại năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp, thu nhập và đời sống của nông dân còn nhiều khso khăn. do vậy, sử dụng tốt nguồn nhân lực nông nghiệp nhằm tạo điều kiện onử định và nâng cao mức sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình của họ. Chỉ có ổn định và phát triển kinh tế thì đời sống của người nông dân mới được cải htiện mới mở rộng vf phát triển sản xuất tăng cường đóng góp vào ngân sách nhà nước, thu nhập và đời sông được nâng lên là cơ sở để nâng cao đời sống văn háo, tinh thần cho lao động và dân cư nông nghiệp và nông thôn. Thông qua việc sử dụng lao đọng mà trình dodọ kỹ thuật tay nghề, kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh cảu lao động nông nghiệp được nâng lên. đặc biệt trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanhtrên thế giơeí đã tạo điều kiện thuận lợi nhưng buộc nguươì lao động vươn lên để có thể là chủ được quá trình sản xuất kinh doanh. Vì lẽ đó quá trình sử dụng lao động phải chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ kỹ thuật các cấp cũng như người lao động ở cơ sở về kỹ thuật, công nghệ, cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, tiếp cận với thi trường bằng các hình thức phong phú và thích hợp. Nâng cao chất lượng NNL, NLĐ vừa là nhu cầu đòi hỏi của việc sư dụng nguồn lao động nông nghiệp, đồng thời nó là cơ sở để nâng cao trình độ sử dụng NLĐ nông nghiệp ngày càng có hiệu quả. Mặt khác lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong NLĐ xã hội nên sử dụng tốt NLĐ nông nghiệp cũng chính là sử dụng tốt NLĐ xã hội- một tiềm năng to lớn của đất nứơc. III. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng NLĐ nông nghiệp 1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên . a. Đất đai và các nguồn lợi tự nhiên . Trong sản xuất nông nghiệp , đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt , nếu không có đất đai thì không thể có sản xuất nông nghiệp . Do vậy , trước hết nhờ tư liệu sản xuất đặc biệt đó mà lao động nông nghiệp được tiến hành các hoạt động để tạo ra sản phẩm xã hội . Diện tích đất đai và các nguồn lợi tự nhiên tính bình quân cho một nhân khẩu và lao động cànông nghiệp thì cho phép thu hút nhiều nông nghiều ngày công lao động vào sản xuất nông nghiệp trong năm . Như vậy một mặt tạo điều kiện sử dụng lao động tốt hơn , mặt khác khối lượng nông sảnđược tạo ra nhiều hơn , đem lại giá tị thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn . b. Yếu tố thời tiết ,khí hậu Do điều kiện địa hình địa mạo , thời tiết khí hậu của mỗi vùng không giống nhau . Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới số giờ nắng trong năm khá cao , rất thuận lợi cho việc trồng gối , trồng xen ,thâm canh tăng vụ . Nhờ đó ,mà nhiều nơi đã thực hiện gieo trồng được 3 hoặc 4 vụ trong năm , từ đó tăng nhu cầu đầu tư lao động . Một trông những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là diễn ra trên phạm vi không gian rộng lớn người lao động làm việc ngoài trời , chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện mưa nắng , nống lạnh … trong quá trình làm việc nên đã ảnh hưởng lớn đến cường độ làm việc cũng như sức khoẻ của người lao động . Vì vậy phải từng bước nâng cao dần trình độ trang thiết bị kĩ thuật , thực hiện cơ giới hoá sản xuất trước hết là các khâu nặng nhọc , độc hại đồng thời chú trọng công tác bảo hộ lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động . 2. Nhóm các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội và chính sách . a. Xác định phương hướng sản xuất hợp lý . Phương hướng sản xuất phải được xác định trên cơ sở nắm vững nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước về nông sản phẩm , nắm vững các yếu tố về điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội của mỗi địa phương để quyết định việc sản xuất ra những loại sản phẩm nào là thích hợp . Phương hướng sản xuất phải theo hướng đa dạng hoá sản phẩm , kết hợp chặt chẽ giữa chuyên canh với kinh doanh tổng hợp nhằm tạo ra khả năng sử dụng tốt sức lao động tại chỗ, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong cơ chế thị trường, mục đích cao nhất của sản xuất là doanh lợi. Muốn đạt được doanh thu cao nhất thì phải chuyển mạnh sang sản xuất các laọi nông sản có giá trị kinh tế cao. Nhưng nhu cầu của thị trường nông sản cũng thường xuyên biến động, do vậy phải luôn luôn nắm vững nhu cầu thị trường để xác định đúng đắn việc sản xuất ra các loại nông sản phẩm phù hơpj với từng thời kỳ để đạt được doanh lợi cao nhất. Do đó, xác định phương hướng sản xuất hơpj lý là một trong những yếu tố cơ bản sử dụng có hiệu quả lao động nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật và những vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện để nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng suất cây trồng và gia súc. Sử dụng máy móc sẽ thay thế được nhiếu lao động thủ công, cơ giới hoá sẽ có tác dụng làm giảm nhẹ cường độ làm việc vất vả cho lao động. Tăng cường thiết bị cho chế biến góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao được sản lượng hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu…Việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật cũng như các công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt trong công tác lai tạo giống cây, con giống cho năng suất cao chất lượng tốt ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Tuy nhiên việc đầu tư máy móc, thiết bị vào phục vụ sản xuất một n\mặt làm tăng năng suất lao động nhưng mặt khác sẽ làm giảm khả năng thu hút lao động. Nếu ở điều kiện nguồn lao động dồi dào, dư thừa thường người ta chỉ nghĩ đến cơ khí hoá khi đã tìm được các giải pháp khả dĩ giải quyết số lao động dôi ra do máy móc thay thế. Do vậy phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về nhu cầu của sản xuất về khả năng lao động và tình hình cong ăn việc làm ở tuừng địa phương mà lựa chọn bước đi và hình thức trang bị cho phù hợp để vừa phát huy ưu thế của máy móc thiết bị vừa pháat huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động hiện có. C. Về vốn đầu tư Vốn là một trong yếu tố quan trọng trước tiên để tiến hành sản xuất. Vốn có hia loại là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ theo mỗi loại hình sản xuất va dịch vụ khác nhau, quy mô và trình độ sản xuất của mỗi cơ sở khác nhau mà số lượng cũng như cơ cấu của nguồn vốn đòi hỏi khác nhau. đặc biệt muốn phát triển ngành nghề mới đòi hỏi phải tốn kém hơn, việc chuyển đổi những loại cây, con mang tính chất truyền thống sang những loại cây, con đặc sản cao cấp thì nhu cầu về vốn càng nhiều. Ngoài nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất trong từng hộ gia đình, nông dân ra, trong từng địa phương còn đòi hởi phải có những vốn đầu tư khác để tu bổ, sửa chữa, xây dựng mới hoặc nâng cấp các cơ sở hạ tầng trong nông thôn, trên cơ sở đó có thể nâng cao nhanh chóng năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Do vậy đáp ứng được nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động nông nghiệp. d. Yếu tố thị trường thị trường có nhiều loại khác nhau: thị trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường vốn.. avà trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ khac nhau thì vị trí và vai trò của mỗi loại cũng khác nhau. thị trường hàng hoá: với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đay trong nông nghiệp cũng như các ngành khác sản phẩm được sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch. Nhưng việc định ra các chỉ tiêu sản xuất nhiều khi không theo sát nhu cầu đòi hỏi thị trường. Sang cơ chế thị trường người sản xuất hướng vào sản xuất nông sản hàng hóa và tự do lựa chọn những loại mà nhu cầu thị trường đang đòi hỏi nhằm thu được lới nhuận cao nhất. Thực tế cho thấy ơ nới nào có thị trường tiêu thụ lợi nhuận thì sản xuất phát triển, thu nhập và đời sống của người sản xuất ổn định và ngược lại. đặc biệt nếu không có thị trường dẫn đến tình trạng ứ đọng sản phẩm, người sản xuất bị thua lỗ, sản xuất bị đình đốn, công ăn việc làm của người lao động bị thiếu trầm trọng. Thị trường lao động Thị trường lao động là một khái niệm mới được sử dụng ở nước ta trong thời gian gần đây .thị trường lao động chính là nhóm từ gọi tắt của thị trường sức lao động Trong cơ chế thị trường thị trường lao động được hình thành và phát triển nhưng không phải lúc nào sức lao động cũng trở thành hàng hoá . Sức lao động chi trở thành hàng hoá khi có quan hệ trao đổi mua bán hoặc thuê mướn sức lao động Ơ nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thị trường lao động bước đầu được hình thành và đang trong quá trình phát triển. tuy nhiên mức độ và quy mô còn rất khác nhau giữa các vùng và khu vực. ở thành phố và khu công nghiệp, thị trường lao động diễn ra sôi động hơn ở khu vực nông thôn. ở đó nhu cầu về xây dựng vận tải và các loại công việc khác tăng nhanh, đã và đang tạo ra sức hút đáng kể lao động từ nhiều vùng nôn thôn vào làm việc. ở các vùng nông thôn, thị trường lao động đang hình thành và phát triển nhưng quy mô còn nhỏ. Sự thuê muớn lao động mới chỉ xuất hiện ở những địa phương, những bộ phận nông dân có sản xuất hàng hoá hoặc kinh doanh dịch vụ tương đối phát triển. vì khi phát triển mạnh được sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ thì càng làm tăng mức sử dụng lao động. Ngược lại, những địa phương những hộ gia đình còn trong tình trạng thuần nông hoặc tuy có tính chất sản xuất hàng hoá nhưng còn ở mức độ thấp thì không những không có nhu cầu thuê mướn lao động mà ngay cả lực lượng lao động của địa phương hoặc của gia đình họ cũng chưa sử dụng hết. Tù đó dẫn đến lãng phí sức lao động do kinh tế hàng hoá chưa phát triển tạo ra. Nhưng thị trường lao động lại là nơi thể hiện mối quan hệ khinh tế – xã hội và các chính sách đổi mới đối với người lao động. Do vậy vai trò tác động của nhà nước nhằm khuyến khích và mở rộng thị trường lao động là vấn đề hết sức cần thiết góp phần sử dụng đày đủ và có hiệu quả nguồn lao động trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Thị trường vốn Sự hình thành và phát triển thị trường vốn diễn ra chậm hơn vì nó phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế, sự đòi hỏi của sản xuất, sự tác động của nhân tố tâm lý và nhiều nhân tố khác nữa. sự hoạt động của thị trường vốn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc huy động mọi nguồn lực nói chung và nguồn vốn nói riêng vào sản xuất, phát huy tốt hơn lực lượng lao động trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội… 3. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong đánh giá hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp. a. Giá trị sản lượng nông nghiệp tính bình quân cho một lao động trong năm Giá trị sản lượng nông nghiệp tính bình quân một lao động là một trong các chỉ tiêu tính năng suất lao động, nó phản ánh được đầy đủ và trực tiếp kết quả sản xuất của lao động trong năm do đó nó là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh gia hiệu quả sử dụng nguồn lao động nông nghiệp. GSL = TSL LĐ Trong đó GSL là giá trị sản lượng nông nghiệp tính bình quân cho một lao động trong năm TSL giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (đồng) LĐ tổng lao động nông nghiệp (người) b. Giá trị thu nhập tính bình quân trong năm Thu nhập của lao động nông nghiệp tính chính là phần còn lại của tổng thu ( C+ V + m) sau khi đã trừ hết các khoản chi phí vật chất trong năm nếu như giá trị sản lượng tính bình quân cho biết toàn bộ giá trị nông sản phẩm được sản xuất ra thì chỉ tiêu giá trị thu nhập nói rõ hơn được phần gía trị sản phẩm do lao động mới sáng tạo ra trong năm. c. Tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ số giữa người thất nghiệp so với lực lượng lao động. TN = Tn LLĐ x 100% Trong đó: TN: Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tn: Tổng số người thất nghiệp (người) LLĐ: Lực lượng lao động d. Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông nghiệp trong năm Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian trong năm của lao động nông nghiệp là tỷ số giữa số ngày đã sử dụng vào sản xuất hoặc dịch vụ so với tổng số ngày có thể làm việc trong năm tính bình quân cho một lao động. TQ = NLV Tng x 100% Trong đó: - TQ: tỷ suất sử dụng quỹ thời gian trong năm của lao động nông nghiệp (%) - NLV: Số ngày đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ tính bình quân cho một lao động trong năm (ngày) - Tng: quỹ thời gian làm việc trong năm bình quân của lao động nông nghiệp Chương II thực trạng sử dụng nguồn lao động ( NLĐ) nông nghiệp ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng I. Những đặc điểm tự nhiên chủ yếu của ĐBSH 1. Phạm vi địa giới Vùng ĐBSH có diện tích tự nhiên 12510,7 km2, bao gồm 9 tỉnh thành phố : Hà Nội, hải PHòng, Hẩi Dương , Hưng yên , Hà nam , Nam định , Hà Tây, Thái Bình , Ninh Bình. Với 65 quận , huyện , 1883 phường xã . trong đó có hai thành phố trực thuộc trung ương là Hà nội , Hải Phòng . 13 thành phố , thị xã thuộc tỉnh, 62 thành phố . Vùng ĐBSH nằm ở vị trí khá trung tâm nối liền khu bốn cũ với trung du miền núi phía Bắc , lại nằm kề với biển đông là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các vùng , các miền trong nước cũng như giao lưu quốc tế . 2. Địa hình : Đặc trưng cơ bản nhất của vùng ĐBSH là thấp và bằng phẳng dốc thoải từ Đông bắc xuống Tây Nam , có độ cao từ 10 -15 m , giảm dần về phía biển. Miền duyên hảicó địa hùnh thấp trung bình 1-2m thuộc các tỉnh Thái bình, hải phòng, Nam Định, Hà Nam ,Ninh Bình. Vùngtừ Sông Đáy đến Sông Thái Bình có địa hình trung bình với độ cao phổ biến từ 2-3 m. Với địa hình tương đối thuần nhất, đã tạo ra sự thuận lợi cho mọi hoạt động trong sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động kinh tế khác. Biểu 2: Diện tích, dân số, đơn vị hành chính vùng ĐBSH 2002: Tỉnh, thành phố Diện tích Dân số Mật độ dân số (người/km2) Quận, huyện Toàn vùng 12510,7 14800064 1104 65 Hà Nội 920,6 2672122 2959 9 Hải Phòng 1503,5 1672992 1053 11 Hà Tây 2147,9 2386769 1042 12 Hải Dương 1768 1649779 1033 6 Hưng Yên 783,4 1068704 1103 5 Hà Nam 1235 791616 1048 4 Nam Định 1254 1888405 1037 7 Thái Bình 1508 1785798 1172 7 Ninh Bình 1387 884079 605 5 3. Đặc điểm tự nhiên khí hậu , thời tiết : ĐBSH có khí hậu nhiệt đới ẩm , chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa . Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 220C-230C . Trung bình trong năm lượng mưa từ 1500- 2000 mm / năm . Nhưng tập trung chủ ào thời gian từ tháng tháng 5 đến tháng 10 tơi 80 % . Từ tháng 11 đến tháng tư năm sau chỉ có 20% . Do đó tạo thnàh hai mùa mưa khô rõ rệt . Độ ảm không khí trung bình trong năm là 85% . SSố giờ nắng trong năm trung bình từ 1600-1700 h . Tổng nhiệt độ trong năm từ 833000C – 87000C . 4. Đất đai : VùngĐBSH có diện tích đát đai tự nhiên nhỏ nhất so với các vùng ( nhỏ hơn 8 lần trung du và mièn núi phía Bắc ) . Đất đai tương đối thuần nhất và tập trung đã hình thành một châu thổ có diiện tích lớn thứ hai nước ta sau ĐBSCL . Diện tích đất nông nghiệp có trên 720 nghìn ha , chiếm 57% diện tích đất tự nhiên toàn vùng . Tuy đất đai ở ĐBSH có nhiều loại khác nhau , nhưng nhìn chung đây là một vùng mà ddats đai có độ màu mỡ vào laọi bậc nhất ở nước ta rất thuạn lợi cho việc sản xuất nông nghiệp . II. Những thành tựu kinh tế xã hội của vung f ĐBSH trong việc sử dụng nguồn lao động nông nghiệp giai đoạn 1999 –2003 : Một số kết quả sản xuất nông nghiệp : Sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSH đã có những bước phát triển nhanh và ổn đđược thể hiện đầy đủ cả trông trọt và chăn nuôi : Trong sản xuất lương thực : theo số liệu thống kê , sản lượng lương thực bình quân do một lao động sản xuất ra 132,2 kg/lao động / tháng . lương thực bình quân đầu người 390,2kg /ng/năm . Vùng ĐBSH có điều kiện thuạn lợi trong sản xuất lúa ,màu và thâm canh tăng vụ đặc biệt là vụ đông . từ năm 1999 trở lại đây sản xuất lương thực phát triển nhanh . Diện tích canh tác cây lương thực không tâưng nhưng nhờ tăng vụ tận dụng thùng đào thùng đấu để trồng lúa , màu nên diện tích gieo trồng lúa màu vẫn tăng lên từ 1235 nghìn ha lên 1238 năm 2000 . Sản lượng lương thực bnình quân đầu người có xu hướng tăng nhanh. năm 1999 đạt 4100,7 nghìn tấn đén 2-00 đạt 5388,1 nghìn tấn . tốc đọ tăng sản lượng lương thực trong giai đoạn 1996_ 2000 bình quân mỗi năm 9,52% . Nguyên nhân chính trong vie3cj tăng sản lượng thực phẩm , lương thực của ĐBSH là tăng năng suất . Từ 1999 đến 2001 tốc độ tăng sản lưọng lương thực bình quân của vùng là 4, 16% / năm . Biểu 3 : Năng suất Lưong thực của ĐBSH qua các năm . Tốc độ tăng BQ(%) Vùng 1999 2000 2001 4,16 ĐBSH 33,30 37,97 43,50 2,46 Cả nước 30,30 33,08 33,40 1,14 ĐBSCL 36,20 37,30 37,87 Đơn vị: Tạ /ha Sản xuất rau và một số loại cây trồng khác . Từ 1999 trở lại đây , nhiều địa phương tích cực đổ mới cây trồng , giảm dần diện tích gieo cấy những loại sản phẩm kém hiệu quả để phát triển các loại có giá trị cao hơn . Trong toàn vùng , diện tích rau đậu và một số loại cây công nghiệp như lạc ,đạu , thuốc lá , cói đay mía , có xu hướng giảm nhưng diện tích gieo cáy một số loại cây ăn quả , hoa , cây cảnh , dâu tằm và đậu tương đang có xu hướng tăng nhanh . Từ năm 1996 đến nay sản lượng một số loại tăng như đậu tương : 8,44% /năm , dâu tằm 5,29 % / năm. Như vậy có thể nói , trong thời gian qua , ngành trồng trọt ở vùng ĐBSH đã có những bước tiến tích cực , đặc biệt là trong sản xuất lương thực . Năng suất lương thực bình quan và sản lượng tăng khá nhanh . Những loại cay trồng có hiệu quả thấp ngày càng giảm mạnh để phát triển các loại có giá tị kinh tế cao . Nhưng nhìn chung ngành trồng trọt phát triển theo hướng đa canh , phông phú về nông sản thực phẩm và nguyên liẹu cho công nghiệp chế biến 3. Về chăn nuôi : -Theo sốliệu thống kê : sản lượng thịt hơi do một lao động sản xuât ra 105kg/ 1 lao động / 1năm . -Vùng ĐBSH có điều kiện phát triển mạnh chăn nuôi gi a đình nhất là đối với đàn bò và đàn lợn , gia cầm . -Những năm gần đây , phong trào nuôi tôm cá nước ngọt nước lợ mở rộng nên đã tạo thêm nhiều sản phẩm cho nghành chăn nuôi . Đàn bò của vùng đang có xu hướng tăng nhanh , đến năm 2000 đàn bò toàn vùng đạt 367,6 nghìn con tăng hơn 1996 là 10000con . ở một số địa phương có điều kiện thuận lợi về bãi thả đã phát triển mạnh chăn nuôi trâu bò lấy thịt kết hợp với cày keó . Một số huyện ngoại thành Hà Nội đã tăng nhanh đàn bồ sữa . Ví dụ ở Gia Lâm 1996 có 695 con – năm 1999 có trên 1600 con . Đàn lợn của vùng ( trên 2 tháng tuổi ) đến 2000 có trên 2978,4 nghìn con . Tỷ lệ số hộ chăn nuôi chiếm 85% trong tổng số hộ nông thôn . Theo số liệu thống kê , tổng dàn lợn của vùng đạt 3,9 triệu con , chiếm 32,4 % cả nước . Nhờ tăng được đàn lợn , thay đổ cơ cấu theo hướng phát triển tỷ lệ lợn lai (70-80%) nên sản lượng thịt hơi xuất chuồng tâưng lên một cách khá ổn định . Năm 1999 là 198,7 nghìn tấn , đến 2000 là 239,3 nghìn tấn chiếm 32,48% sản lượng thịt xuất hơi toàn quốc . Nuôi thả tôm nước ngọt nước lợ có xu hướng tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng . Diện tích nuôi thả tôm cá của toàn vùng phát triển mạnh từ 32730 hanăm 1999 lên 59370 năm 2000 . Do tăng nhanh diện tích nuôi thả tôm nên sản lượng tôm nước ngọt của vùng cũng tăng khá nhanh từ 34254 tấn năm 1999 lên 43275 tấn năm 2000 . Rõ ràng chăn nuôi ở vùng ĐBSH trong thời gian qua có phát triển khá nhanh . giá trị sản lưọng nghành chăn nuôi tăng từ 1999đến 2002 là 5,75 % bình quân năm , cao hơn tỷ lệ tăng của nghành trồng trọt . Chăn nuôi của vùng ĐBSH phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm , vừa nâng cao chất lượng những sản phẩm chăn nuoi truyền thống vừa phát triển nhanh những loại đặc sản đem lại giá trị kinh tế cao . Do vậy đã tăng nhanh được giá rị sản lượng và sản lượng hàng hoá của ngành chăn nuôi , góp phần biến đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng theo hướng tién bộ . III. Thực trạng sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH trong giai đoạn 1996 –2002 : Đánh giá tổng quan : Dân số : Đến năm 2002 vùng có trên 14,8 triệu người chiếm 19,45% đân só của toàn quốc . Mật đọ dân số bình quân của vùng là 1,104 người trên km2, cao gấp 5 lần mật đọ dân số bình quân của cả nước là 214người trên km2. Ninh Bình có mật đọ dan số BQ tháp nhất là 605 ng/ km2 - .Còn lại các tỉnh, thanh phố khác đều công cộng mật độ dân số bq trên 1000 người/ km2. - Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số trong vùng những năm qua còn khá cao trên dưới 1,8%. - Dân số nữ có khoảng 7609119 chiếm 52,19% tổng số dân. - Dân nông thôn của vùng năm 2002 là 1168303,6 chiếm 83,75% tổng dân số của vùng. Biểu 4: Dân số vùng ĐBSH năm 2001: Tỉnh , TP Tổng Dưới tuổi lao động Trong TLĐ Trên TLĐ Chung nữ Chung nữ Chung nữ Chung nữ Tổng 14800064 7609119 398128 1971217 8960167 4483679 180569 1154223 Hà nội 2672112 1375258 601030 310863 1717747 841133 353618 220262 Hải Phòng 1672992 863159 456683 226703 1019292 511494 197617 124457 Hà tây 2386769 1231161 667203 338918 1398905 693205 320660 199038 Hải Dương 1649779 839772 489932 237944 1007523 505683 152324 96145 Hưng Yên 1068704 551620 307157 152138 608260 304601 153287 94881 Hà Nam 791616 412776 249676 127916 458933 234371 83007 51389 Nam Định 1887405 968579 51130 243007 1128954 567484 248321 158088 thái Bình 1785598 912215 426700 193199 1131741 579690 227157 139376 Ninh Bình 884079 454584 279617 141479 489084 243018 115378 76687 1.2 . Lao động và nguồn lao động - Đến 2001 dân số trong độ tuổi lao động của toàn vùng có trên 8960167 ng chiếm 54,23 % dân số . Số lao động đang làm việc trong khu vực nông thôn là 620882 ng Hà nội là 601420 ng - Trình độ học vấn của dân số và lao động Trình độ học vấn là một chỉ tiêu về chất lượng của dân số và NLĐ . trình độ học vấn chung của người dân nông thôn vùng ĐBSH tuy có cao hơn so với các vùng khác nhưng thực sự còn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay . Tỷ lệ lao động nông thôn vùng ĐBSH được qua đào tạo chiếm 15,02 % Tỷ lệ không qua đào tạo : 84,98 % Trong điều kiện nền kinh tế nông thôn chuyển sang cơ chế thị trương với yêu cầu ngành nghề đa dạng ngày càng sử dụng , ngày càng sử dụng nhiều kỹ thuật cũng như công nghệ mới , đã có nhiều dấu hiệu cho thấy sự không phù hợp giữa mức đào tạo thấp của lao động với yêu cầu đặt ra cho lao động nông thôn nói chung và nông nghiệp nối riêng của vùng . 1.3. Điều kiện cơ sở hạ tần phục vụ sản xuất nông nghiệp . - Đường giao thông : Vùng ĐBSH có mạng lưới đuờng bộ đã phát triển ở mức độ khá cao . Với các cảng biển Hải Phòng với công suất trên 2,7 triệu tấn một năm là cảng giao lưu trong nước và quốc tế . ngoài ra còn có các cảng hàng không , đặc biệt là cảng hàng không trong nước và quốc tế nộib bài nối ĐBSH với các nước trong khu vực và quốc tế . + Hệ thống thuỷ lợi : Để phục vụ sản xuất nông nghiệp toàn vùng hiện có 33 hệ thống thuỷ lợi đâng hoạt động với 500 cống tưới tiêu cỡ lớn và vừa . Có trên 1700 trạm bơm gồm 8000 máy bơm có lưu lượng từ 800m3 - 32000m3 Những năm qua các trạm chỉ mới phát huy được khoảng 50% công suất thiết kế mà nguyên nhân chủ yếu là các trạm bơm chưa ddảm bảo , do nhiều coong trình thuỷ lợi đã quá cũ . Máy móc thiết bị xuống cấp , bị hư hỏng nhưng chưa có điều kiện thay thế sửa chữa kịp thời . 1.4 Trang thiết bị máy móc và cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp : Máy móc nông nghiệp Đầu những năm 90 toàn vùng đã có 2500 máy kéo lớn , 2600 máy kéo nhỏ phục vụ khâu làm đất . Tỷ lệ sử dụng công suát máy kéo đạt 40-45% . Diện tích được làm bằng máy kéo cũng chỉ đạt ở thời kỳ cao nhất là 30diện tích gieo trồng . Trong điều kiện ruộng đất ít , việc giao khoán cho nông dân càng làm cho ruộng đất trở nên manh mún . Lao động dư dôi nhiều . - Các cơ sở sản xuất giống cây con : Toàn Vùng ĐBSH có khoảng trên 3 trại giống lúa nguyên chủng , 20 trại giống lúa cấp I và II , 15 trại giống lợn cấp I , 40 trại giống lợn cấp II . Ngoài ra , còn có các loại giống cây con , đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp của ĐBSH . Các cơ sở chế biến nông sản . Vùng ĐBSH tập trung nhiều cơ sở chế biến nông sản như : mía đường , thuốc lá , thức ăn gia súc , máy xy xát lúa , rượu cồn , nước ngọt , đồ hộp , dầu thực vật … Chỉ mới phát huy được trên dưới 50% công suất . việc thu mua nguyên liệu còn gặp nhiều khó khăn . Do đó nếu không có các biện pháp tổ chức phù hợp , cơ chế chính sách hợp lí đặc biệt là chính sách thu mua giá car … tì sẽ không phát huy được tốt cơ sở vật chất kĩ thật hiện có của vùng , 2. Thực trạng sử dụgn lao động nông nghiệp trong giai đoạn 1996-2002: 2.1. Số lượng lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH Theo só liệu thống kê tỷ lệ lao động có việc làm là 94,4% trong tổng ssó lao động của vùng . Cùng với sự gia tăng dân số của nói chung và lao động nông thôn nói riêng tăng lên nhanh chống . Số lượng lao động làm việc trong nông nghiệp tăng từ 4720,18 ngìn người năm 1999 lên 6208,822 ngìn người năm 2001 . Bình quân mỗi năm tăng 1000người . Trong lực lượng lao động của toàn vùng thì lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 75% . Biểu 5 : Dân số vùng ĐBSH qua các năm . Đơn vị : Nghìn người Năm Tổng dân số vùng Dân số trong tuổi lao động Lao động nông nghiệp Tuyệt đối tương đối (%) Tuyệt đối tương đối (%) 1999 13266,6 6984,76 52,65 4687,68 73,25 2000 13517,5 7225,16 53,45 4743,3 74,3 2001 13808,8 103,44 54,22 4825,6 75,00 Như vậy lao động nông nghiệp không những không giảm mà còn tăng cả về tương đối và tuyệt đối . Điều đó chứng tỏ rằng , việc phát triển các nghành công nghiệp và dịch vụ nông thôn chưa phát triển , chưa thực sự thu hút hết số lao động tăng thêm hàng năm . Điều đó làm xảy ra một hiện tượng nghịch lí là đất nông nghiệp không tăng trong khi số lượng lao động nông nghiệp ngày càng tăng . Vì vậy vấn đề việc làm - thất nghiệp là đáng được quan tâm . mạt khác ta còn thấy hiện tượng lao động chuyển từ các ngành nghề do thị trường biến động làm tăng thêm số lao động tháat nghiệp . Ta tháy trong nông nghiệp – nông thôn vùng ĐBSH lao động còn tập trung ở sản xuất mlúa còn khá cao . Ví dụ : ở Thái Bình lao động nông nghiệp là 63307 người chiếm 70,08 % lao độgn của vùng . Lao động còn tập trung chủ yếu trong nông nghiệp nhưng diện tích ruộng đất bình quân cho một lao động và nhân khẩu thâps dẫn đến hiện tượng dư dôi lao động . Trong khi giá trị sản lượng nông nghiệp giảm từ 85,3 % năm 1999 xuống còn 68,7 % năm 2002 . Nhưng tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 86,6% năm 1999 xuống còn 75 năm 2002 . Tình trạng việc làm của lao động các vùng cho thấy , lao động không có việc làm của vùng ĐBSH chiếm 23,16 % số người không có việc làm của cả nước . Trong vùng , tỷ lệ lao động không có việc làm chiếm 8,07 % tổng lao động của vùng . Tỷ lệ này chỉ thấp hơn vùng đông Nam Bộ và Duyên Hải Miền Trung , cao hơn toàn quốc là 7, 37% . - Dân số hoạt động kinh tế của vùng chỉ chiếm 21,14% tổng dân số . Trong đó , đan số hoạt động kinh tế có việc làm chiếm 91,93% , dân số hoạt động kinh tế không có việc làm chiếm 8,07% . 2.2 Chất lượng lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH : 2.2.1 Trình độ học vấn : Trình độ học vấn là chỉ tiêu phản ánh về chất lượng lao động . Cho đến 2001 ,Vùng ĐBSH có tỷ lệ người trên 10 tuổi biết chữ là 64,69% trong tổng số dân . Số năm học bình quân là 5,6 năm . Trình độ học vấn chung của người dân nông thôn của vùng tuuy có cao hơn so với các vùng khác mhưng thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi cho phát triển kinh tế ttrong giai đoạn hiện nay . Tỷ lệ mlao động được qua đào tạo ở nông thôn vùng ĐBSH chiếm 10,6 % tổng lao động của vùng . Tỷ lệ lao động không qua đào tạo là 89,4 % . Biểu 6 : Số người đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nông thôn ĐBSH . Tỉnh , TP Tổng số Chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật không có sơ cấp CNKTCó bằng CNKT Không bằng THCN Cao dẳng và ĐH Trên đại học Tổng số 2963426 2702575 343470 326019 4444476 51148 369265 1373 ĐBSH 6208822 5565235 93288 116157 113335 221328 99052 427 Hà Nội 2974116 465590 8115 35980 37161 35453 18794 427 Hải Phòng 577315 510239 9896 14295 9530 24925 8430 - Hà Tây 1116912 991667 6733 24241 23343 46687 24241 - Hải Dương 766895 739027 4385 10416 3289 4934 4934 - Hưng Yên 26509 487689 4436 4806 2218 21075 6285 Hà Nam 397043 350497 21334 2216 4710 14407 3879 - Nam Định 887754 803391 14859 10066 13901 30678 14859 Thái Bình 955582 971374 14930 11944 13736 32848 10750 Ninh Bình 379320 345761 8600 2283 5447 10321 68800 Từ đó ta thấy trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt sử dụng nhiều kĩ thuạt công nghệ mới đã cho thấy sự không phù hợp giữa mức đào tạo thấp với yêu cầu đạt ra cho lao động nông thôn , nông nghiệp cuẩ vùng . Tuy nhiên trong thời gian qua sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH có những bước tiến đáng kể . Trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất . Ví dụ như sử dụng ngày càng nhiều giống cây vật nuôi sử dụng các loại công nghệ mới trong sản xuát và chế biến , mở rộng ứng dụng công nghệ sinh học … Trong snả xuất hầu hết nông dân đã tiếp cạn và sử dụng các giống lúa mới , Ví dụ như CR203 , ĐT10 , C70.. Và các giống ngô : B9670, P11, và các giống cây khoai tây sạch bệnh ... Trong chăn nuôi ,tỷ lệ giống lợn nạc lai , bò sữa cho sản lượng cao , trồng dâu nuôi tằm theo công nghệ của Nhật Bản . Trong các ngành nghề trước đây , chỉ tập trung chủ yếu vào thủ công . Giờ đây , các hộ đã sử dụng nghiều thiết bị bằng điện hiện đại , tăng nhanh năng suất , vừa đảm bảo chất lượng như gốm Bát Tràng , làm bún ở Phú Đô - Từ Liêm – Hà Nội . Trong sản xuất nông nghiệp , việc sử dụng các thiết bị đòi hỏi người lao động phải có kiến thức , tay nghề phù hợp với điều kiện lao động .Việc sử dụng công cụ thô sơ đã chuyển sang công cụ cải tiến , tiến dần lên cơ gới hoá . Như vậy , trong nông nghiệp , nông dân đã ngày càng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tay nghề của người lao dộng . Từ đó chất lượng của người lao động ngày một nâng lên rõ rệt . 2.3 Cơ cấu sử dụng lao động nông nghiệp vùng ĐBSH : 2.3.1 Xét cơ cấu trồng trọt – chăn nuôi trong nông nghiệp : Chuyển sang cơ chế thị trường , nông nghiệp chuyển từ độc canh , thuần lúa sang đa canh với các hình thức khá phông phú , và chú trọng chăn nuôi . Về trồng trọt : Trồng trọt hướng vào tham canh cây trồng có hiệu quả mà trước hết là cây lúa . Năm 2001 , giá trị sản lượng nghành trồng trọt chiếm bình quân 70-72% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của vùng . Trong , cây lương thực vẫn chiếm chủ yếu . Cây lương thực chiếm 80,29 % diện tích . Sản lượng chiếm 87,90 % Tổng sản lượng của vùng . Lao động chủ yếu tập trụng vào ngành nghề truyền thống là trồng lúa nước .Năng suất 29,3 tạ /ha đến 43,9 tạ / ha năm 2002 . tuy nhiên không phỉ toàn vùng đều thuận lợi cho cay lúa . Vì vậy lao động ở một só nơi trong vùng vẫn còn tập trung vào trồng trọt các loại cây khác như đỗ , lạc ..cho gí trị kinh tế cao . Ngoài ra người nông dân còn sản xuất các loạ sản phẩm có giá trị kinh tế cao . Ngoài ra người nông dân còn sản xuất các loại sản phẩm có gia trị cao để xuất khẩu như lúa thơm , nếp thơm.. Ngoài ra ở vùng ĐBSH còn tập trung lao động nông nghiệp Tuy nhiên không phải toàn vùng đều thuận lợi cho cây lùa,vì vậy lao động ở một số nơi trong vùng còn tập trung vào trồng trọt các loại cây khác như đỗ lạc có giá trị kinh tế cao.Ngoài ra người nông dân cần sản xuất các loại sản phẩm có giá trị cao để xuất khẩu:lúa thơm ,nếp thơm. Ngoài ra,ở vùng ĐBSH còn tâp trung lao động nông nghiệp cho gieo trông các loại cây như tao,quất ,dược liệu ,vải thiều mang lai thu nhâp cao cho người lao động .Như cây vải thiều lãi gâp 20 lần cây lúa . ở các huyên ngoại thanh Hà Nội một bộ phận nông nghiệp chuyên trồng lúa chuyển sang trồng hoa ,cây cảnh ,rau ,mầu ,lạc, đậu tương ,dâu tằm và các loại cây ăn quả khác. Năm 2001 ngoại thành Hà Nội đã có 21,3 triệu đồng /1ha đất. Về chăn nuôi: Hiện nay có xu hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp vào các ngành chăn nôi vùng ĐBSH vẫn có thế mạnh phát triển chăn nôi lơn,râu ,bò cầy kéo và gia cầm .Tuy vậy chăn nôi vẫn còn mất cân bằng với trồng trọt chưa trở thành ngành chiếm phần lớn lao động . Giá trị sản lượng chiếm 28,57 % và diễn ra theo các hướng sau : + Đối với chăn nuôi lợn : lao động đầu tư theo hướng tăng chất lượng đàn lợn lai kinh tế hướng nạc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu . Đặc biệt là các huyện ngoại thành Hà Nội . +Đối với chăn nuôi trâu, bò: Lao động đầu tư theo hướng tăng chất lượng đàn lợn , chủ yếu đàn lợn lai kinh tế hướng nạc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt phát triển mạnh ở một số nơi như ngoại thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Hà Nam. +Đối với gia cầm: Lao động tập trung cho chăn nuôi gia cầm khá lớn, nhiều hộ nông dân, chuyển mạnh sang phát triên gà công nghiệp với quy mô lớn, có hộ nuôi hàng nghin con. +Với nghề cá: Ngoài lao đông danh cho nuôi cá ở ao hồ, đầm lầy còn có người dân nuôi cá ở cửa sông, đánh cá ở biển. Hiện nay diện tích nuôi tôm trên 8 nghìn ha, đã thu hút trên 1000 lao động. 2.3.2.Xét cơ cấu chuyển dich lao động giữa các địa phương trong và ngoài vùng. -Di dân ra các thanh phố và khu công nghiệp Di dân ra các thành phố và khu công nghiệp làm việt của lao động nông thôn ĐBSH trước thời kỳ đổi mới chủ yếu là lực lượng lao đông được tuyển dụng theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, chính sách mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự do di chuyển và hành nghề tư do tìm kiếm việc làm....... Vì vậy di dân có hai bộ phân di đân theo: -Di dân theo thanh phố và khu công nghiệp: Di dân có xu hướng tăng, đặc biệt Hà Nôi là một trong những thành phố đang thu hút một lực lương lao động lớn từ các tỉnh khác vào làm kết quả khao sát ta thấy ở Hà Nội di dân theo mùa chiếm 71%, di chuyển quanh năm chiếm 29%. Xu hương di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố ngày càng tăn, thời gian nông dân của lao động nông nghiêp vung ĐBSH có xu hướng tăng lên. _Di dân nông nghiệp: Vùng ĐBSH là một địa bàn trọng điểm đưa di dân ở các vùng kinh tế mới tại trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSC long. Trong những năm qua đã di dân xây dựng kinh tế mới trên 1,7 triệu người trong đó chuyển ra khỏi vung gần 1,4 triệu bình quân mỗi năm khoảng 43,75 nghìn người. Biểu 7: Kêt quả di dân xây dựng kinh tế mới vùng ĐBSH 1999-2001.Đơn vị ngh người Tổng số Bình quân năm chỉ tiêu Tông số nhân khẩu Lao động số hộ nhân khẩu Lao đông Toàn quốc vùng ĐBSH % so với cả nước Trong đó -Di dân nội tỉnh % so với TS vùng -Di dân ngoại tỉnh % so TS vùng 114,505 19354 16,90 10200 52,70 9154 47,30 528,319 83,880 15,87 40,742 48,57 43.138 51,43 261.045 46.583 17,84 23.499 56,44 23.084 49,56 38.168 6.451 16,90 3.400 52,76 3.051 47,3 176.106 27.960 15,87 13.581 48,57 14.379 51,43 870.15 11527 17,84 7.833 50,45 7.694 49,55 Trong giai đoan1999-2001 binh quân mỗi năm vùng ĐBSH thực hiên di dân nông nghiệp dưới 27960 người chiếm 15,87% so với toàn quốc. Trong đó di dân ra khỏi vùng chiếm 14,379 nghìn người, chiếm 51,42% tổng số di dân của vùng ngoài di dân nông nghiệp có tổ chức ra vùng ĐBSH còn có di dân tự do vơí nhiều hình thức khac nhau. Theo số liêu điều tra di dân của vùng cho thấy tỉ lệ di dân tự do ĐBSH là cao nhất chiếm 23,15% tổng di dân> Từ vài năm trở lại đây vùng ĐBSH di dân ra khỏi vùng có xu hướng giảm đi. Ngược lại sự di chuyển lao động giữa các địa phương trong vùng có xu hướng tăng. Đặc biệt là sư di chuyển lao động ra thành phố và các khu công nghiệp. Điều đó cho thấy tình trạng thiếu việc làm của lao động của nông thôn là rất gay gắt. Cung cầu lao động nông thôn đang mất cân bằng nghiêm trọng. 3.Thời gia sử dụng lao đông: Theo số liệu của Bộ lao đông-Thương binh- Xã hội cho thấy bình quân lao động nông nghiệp vùng ĐBSH mới sử dụng hết 73,88 quỹ thời gian làm việc trong năm vao sản xuất. Trong khi đó tỉ suất sử dụng quỹ thời gian lao động nông thôn của cả nước là 73,56%. Mặc dù địa phương đã cố gắng đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, nâng hệ số gieo trồng bình quân lên xấp xỉ hai lần, cao hơn bình quân của cả nước hiện nay (1,4-1,5 lần). Song diện tích đất bình quân cho lao động và nhân khẩu mỗi năm một thấp đi dẫn đến số ngày làm việc bình quân của vùng ĐBSH tiếp tục giảm đi. Biểu 8 : Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng của lao động ở khu vực nông thôn trong 12 tháng qua Tỉnh thành phố Tổng số Nữ Cả nước 73,56 73,49 ĐBSH 73,88 74,33 Hà Nội 81,30 84,14 Hải Phòng 74,60 75,85 Hà tây 75,12 72,71 Hải Dương 7205 70,06 Hưng Yên 70,09 69,90 Hà Nam 69,29 71,74 Nam Định 72,99 73,95 Thái Bình 73,48 74,81 Ninh Bình 75,06 - -Khi đi sâu vào xem xét theo các loại hộ thì cơ cấu sử dụng quỹ thời gian của lao động vào các linh vực sản xuất nông nghiệp ngành nghề và dịch vụ cũng rất khác nhau.Nếu tính bình quân chung , tỷ lệ thời gian đầu tư vào ruộng và VAC tới 87,65% tổng thời gain . Nhưng ở nhóm hộ kiêm nghề và chuyên nghề chỉ 44,47 % . Trong khi đó đầu tư vào nghành nghề dịch vụ của nhóm thuần nông chỉ 0,55 % , nhưng ở nhóm kiêm nghề là 90,77 % Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng cho các hoạt động trồng trọt chiếm trong tổng số thời gian có nhu cầu làm việc của đân số hoạt động kinh tế chiếm trong tổng số thời gian có nhu cầu làm việc của dân số có hoạt động kinh tế chính trong 12 tháng qua là : Tỉnh thành phố Tổng số Cả nước 66,99 67,07 ĐBSH 61,90 62,33 Hà Nội 69,75 72,27 Hải Phòng 58,84 57,84 Hà tây 65,85 66,67 Hải Dương 60,33 62,14 Hưng Yên 69,74 60,70 Hà Nam 52,78 Nam Định 60,79 Thái Bình 62,24 Ninh Bình 64,19 ua đó ta rhấy tỷ lệ cao nhất là Hà Nội , chứng tỏ ở đây việc sử dụng lao động là hiệu quả . Và thất nghe3ịp của người lao động nông nghiệp là thấp nhất vùng. Để có thẻ nâng cao toàn diện hiệu quả và kết quả sử dụng nguồn lao động nông nghiệp của vùng thì vấn đề đặt ra là không ngừng nâng cao năng suất lao động , tăng nhanh số ngày làm việc bình quân của lao động trong năm . Đồng thời giảm nhanh tỷ lệ lao động thất nghiệp trong nông thôn . 2.4 Thu nhập và đời sống của người lao động : Thu nhập và đời sống của người lao động là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh mức sóng của người lao động . Năm 2002 bình quân thu nhập hàng năm của lao động trong vùng là 317 nghìn đồng / tháng . ở khu vực nông thôn là 159,8 nghìn đồng / th và ở thành thị là 317,4 nghìn đồng / tháng . Trong khi khu vực nông thoon , thu nhập của nhóm lao động thuùân nông là thấp nhất , bình quân là 108 nghìn đồng / tháng và cao nhất là thu nhập của lao đông thuộc nhóm hộ kinh doanh dịch vụ , bình quân 520,8 nghìn đồng / tháng . như vậy thu nhập bìmh quân một tháng của một lao động nông thôn bằng 78% thu nhập chung của toàn vùng . Và khoảng ẵ thu nhập của thành thị . Thu nhập của lao động thuùan nông chỉ bằng 44,33 % thu nhập của một lao động kiêm nghề , 21,28 % thu nhập của một lao động buôn bán , dịch vụ . Muốn tăng nhanh thu nhạp của lao động phải nhanh chóng mở rộng nghành nghề trong nông thôn , giảm tỷ lệ thuàn nông , tăng nhanh tỷ lệ kiêm nghề , chuyên nghề trong nông thôn . hiện nay sự chênh lệch giữa thu nhập và mức sống giữa hộ giàu và hộ nghèo ở nông thôn là 12,39 lần . Xu hướng phân hoá giàu nghèo là tất yếu . Hộ giàu lại tăng nhanh việc làm cho hộ nghèo , thu hút một lực lượng lớn lao động vào làm việc . Trong cơ cấu chi tiêu cho đời sống của các hộ dân cư : cho ăn uống là 62,81% , cá khoản chi sinh hoạt khác là 37,19 % trong tổng chi tiêu . Tỷ lệ chi tieu như vậy cho thấy các hộ nông dan vùng ĐBSH vẫn còn nghèo - về nhà ở cử hộ nông dân : Nhà bán kiên cố 62,04% , số hộ nhà tạm là 14,42 còn lại là không có hoặc có nhưng không chính thưc nhà ở . - Tỷ lệ số hộ dân cư dùng điện là 90% cho sinh hoạt và dịch vụ .Trong đó có 30 % dùng cho dịch vụ . Như vạy đời sống của người dân đã tăng lên : thu nhập tang lên , tỷ lệ hộ nghèo giảm . tỷ lệ hộ đói trièn miên không còn . 2.5 Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp vùng ĐBSH : trong những năm qua , tổng só người thất nghiệp ở vùng ĐBSH liên tục gia tăng . Trung bình mỗi năm khoảng 1440000 người , với tỷ lệ là khoảng 0,5% / năm . Năm 2001 toàn vùng có 1693182người thất nghiệp , chiếm 0,5% trong tổng lao động của vùng . Trong khi đó , cả nước có khoảng 597430người thất nghiệp , có tỷ lệ 1,15% trong tổng lao động của cả nước . Biểu 9 : Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động trong 7 ngày quavùng ĐBSH : Tỉnh thành phố Tổng số Nũ Cả nước 344146 168797 ĐBSH 31086 11597 Hà Nội 8115 2562 Hải Phòng 4339 1466 Hà tây 4040 2639 Hải Dương 548 - Hưng Yên 1109 369 Hà Nam 277 277 Nam Định 3355 958 Thái Bình 8958 2986 Ninh Bình 286 286 Theo số liệu điều tra tổg số lực lượng lao động giữa nam và nữ chêng lệch nhau hơn 10% . Nhưng số lao động nam lại thất nghiệp nhiều hơn số lao động nữ và tăng liên tục qua các năm . 3. Những kết luận rút ra từ thực trạng : 3.1 Điểm mạnh của nguồn lao động là nguồn lao động của vùng trẻ và dồi dáo : ĐBSH là vùng trung tâm văn hoá kinh tế của cả nước , nguồn lao động của vùng có nhiều lợi thế là trẻ và dồi dào . Tính đến 2002 , nguồn nhân lưc của vùng có 1729044 lao động dưới 35 tuổi , chiếm 49,37 % tổng LLLĐ của vùng . Trên 60 chiếm 30% và còn lại là lao động từ 35-59 tuổi . Nguồn nhân lực trể , với sự năng động , nhạy bén , ham hiểu biết sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng NNL , đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tếvùng ĐBSH . 3.2 Nguồn nhân lực có trình đọ chuyên môn kĩ thuật , tay nghề. Tính đến 2002 lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuạt của vùng chỉ chiếm 29944038người , chiếm 92% tổng lao động của vùng . Hiện nay số năm học bình quân của lao đông ngông thôn là 6,5 năm . Tỷ lệ lao động được đào tạo trong nông thôn vùng ĐBSH có cao hơn so với cá vùng khác song nhìn chung chư đáp úng được nhu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trường lao động nông nghiệp của vùng chủ yếu vẫn là lao động gỉanđơn , kĩ thuật thấp , ít biết tay nghề , tư duy về kinh tế còn thấp và yếu nhất là về kinh tế trị trường . Do vậy phải có những biện pháp thích hợp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ văn háo , trình độ kĩ thuật tay nghề cho người lao động , nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong nông nghiệp và nông thôn của vùng . 3.3 Cơ cấu lao động nông nghiệp và nông hạch toánôn chuyển dịch chưa rõ nết tên bình diện vĩ mô còn tự phát . Trong bối cảnh nước ta là một nước nông nghiệp , đại bộ phận lao động tập trung trong nông thoion . Nhưng kinh tế phát triển còn chậm , khả năng tích luỹ nguồn vốn cò hạn chế để mở mang và phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ . Từ đó việc chuyển dịch lao động sang các ngành nghề khác là rất khó khăn . Những năm gần đay , tỷ trọng lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn Từ 74-75% trong lực lượng lao động xã hội và có xu hướng giả nhưng rất nhỏ . Trong nông nghiệp , cơ cấu sản xuất còn chậm đổi mới .Tồng trọt vẫn là ngành chính . Trong ngành trồng trọt cây lúa vãn là chủ yếu. Chăn nuôi chưa trở thành ngành snr xuất chính . Chưa xuất hiện ngành chăn nuôi có tỷ suất hàng hoá cao . Tuy đã có sự chuyển dịch nhưng chư hình thnàh vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá phục vụ đắc lực cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu . Lao đọng còn tập trung chủ yếu trong ngành trồng trọt , và cây lương thực vẫn là chủ yếu . Do vậy lao động sử dụng chưa thực sự hiệu quả . 3.4. Thất nghiệp : Số lao động không có việc làm ngày càng gia tăng . Tỷ lệ lao động khô có việc làm cũng tăng từ 3- 6 % / một năm . Vì vậy ván đề cấp bách đặt ra là phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn để có thể sủư dụng đầy đủ và hiệu quả nguồn lao động dồi dào đang là tiềm năng to lớn của vuàng . 3.5 Thu nhập và đời sống của lao động , dân cư trong vùng nhìn chung còn thấp . Sự chênh lệch mức sốnggiữa các tầng lớp dân cư trong vùng nông thôn và giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng . Do vậy để nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động phải từng bước hạn chế sự chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các tầng lớp dân cư đòi hỏi phải có chiến lược phát triển toàn diện về cả kinh tế và xã hội nông thôn. Đồng thời phải có chính sách ưư đãi, trợ giúp người nghèo, để họ có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế. 3.6 Các ngành nghề trong nông thôn còn chậm phát triển. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn vừa tạo điều kiện phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản phẩm, nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hoá ra thị truờng thế giới. Mặt khác phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn là điều kiện chuyển dần lao động thuần nông sang kiêm nghề va chuyên nghề. Trên cơ sở đó giảm dần lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Chương III Phương hướng và các giả pháp chủ yếu nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH đến 2010 I Cơ sở khoa học xác định phương hướng sử dụng lao động nông nghiệp đến 2010: 1.Quan điểm về phát triển nguồn lao động thời kỳ 2003 – 2010 Quan điểm của Nhà nước về phát triển lao động thời kỳ 2003 – 2010: Vấn đề phát triển con người luôn luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với quan điểm mang tư tưởng chỉ đạo, chủ đạo, quan điểm này được thể hiện qua Đại hội Đảng thứ VIII và NQTW khoá VIII là: Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của công cuộc CNH _ HĐH. Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong những năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH_ HĐH tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhân dân nhất là thanh niên. Phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục đào tạo có mối quan hệ chặt chẽ làm cơ sở xây dựng chính sách Nhà nước để phát triển 2 lĩnh vực một cách phù hợp. 1.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSH: Từ quan điểm chủ đạo của Đảng cho nên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ĐBSH đặt con người vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng các nhân cho công cuộc xây dựng và phát triển. Xây dựng đội ngũ lao động đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, hợp lý cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời cho xuất khẩu lao động, phấn đấu trỉư thành vùng đi đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượn cao cho địa phương và cả nước. 2. Mục tiêu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 2.1. Mục tiêu tổng quát của Đảng và Nhà nước vè giáo dục đào tạo: Phát triền nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy cần bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình, ý thức tôn trọng pháp luật, chí tiến thủ. Đào tạo về lao động có kiến thức cơ bản , kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm đến hiệu quả và nhạy cảm với cái mới. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề và các chuyên gia, các nhà khoa học giỏi… Mục tiêu tổng quát là ổn định quy mô, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát huy mọi yếu tố tích cực của dân cư cho công cuộc xây dựng đất nước để mọi ngươì đều có việc làm và làm việc với chất lượng cao. Từ đó nâng mức sống của người lao động lên một bước. Đến 2010 chất lượng nguồn nhân lực phải đảm bảo những mặt cơ bản về thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, phẩm chất đạo đức tốt. Trong giai đoạn tới phải tạo ra môi trường và cơ hội thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Thực hiện gia đình ít con, nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh, thay thế một cách bền vững, xây dựng nguồn lao động chất lượng cao. Trong giai đoạn 2003 – 2010, phấn đấu bình quân hàng năm giảm từ 0,005 –0,02% tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn hơn 1%. Quy mô dân số 2005 khoảng 16588373 người. Từng bước nâng cao chất lượng dân số, giảm bệnh tật và tử vong. Đến 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%, cơ học là 0.7%. Quy mô dân số là 17716343 người. Mỗi gia đình chỉ có trung bình khoảng 1,8 con. Cơ cấu dân số sẽ có 5997,7 nghìn lao động làm việc trong nông nghiệp chiếm 58% tổng lao động. Diện tích gieo trồng cây hàng năm là 1782 nghìn ha với hệ số gieo trồng là 2,5.Sản lượng quy thóc là 8153 nghìn tấn. Sản lượng thịt hơi sản xuất ra là 308 nghìn tấn. Thu nhập bình quân lao động nông nghiệp 4856 nghìn đồng/năm. Lương thực bình quân đầu người 478 kg/tháng. Điều chỉnh các dòng nhập cư, hướng hạn chế tối đa các dòng nhập cư không mong muốn, kiểm soát dòng di cư.Động viên di dân đi xây dựng kinh tế mới. II. Những phương hướng cơ bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH giai đoạn 2003 – 2010: 1 . Những định hướng cơ bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH. Giữa nguồn lao động với sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ở vùng ĐBSH có mối tương quan chặt chẽ nên không thể chỉ đề cập tới những vấn đề phát triển kinh tế có liên quan để có thể thu hút hết số lao động đã và đang có ở đây. Do vậy, vấn đề sử dụng nguồn lao động ở ĐBSH phải được xem xét trên quan điểm vĩ mô gắn với các chương trình phát triển kinh tế chung của cả nước và riêng cho toàn vùng. Chính vì lý do cơ bản đó cần phải định hướng chung cho việc sử dụng nguồn lao động theo quan điểm phát triển vĩ mô, lấy phát triển kinh tế làm then chốt cho việc điều tiết và sử dụng nguồn lao động có hiệu quả của vùng, những định hướng đó là: 2. Phát triển một nền kinh tế mở Trong xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa nhập và sự ảnh hưởng lẫn nhau về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa các nước ngày càng tăng nhanh. Do đó để không bị tụt hậu về kinh tế so với các nước khác thì không thể không phát triển một nền kinh tế mở. Kinh tế mở một mặt tạo điều kiện để khai thác tốt nhất mọi nguồn tiềm năng trong nội bộ vùng nhưng mặt khác có sự hỗ trợ bổ xung giữa các vùng cho nhau về nhiều mặt như: lao động, vật tư, tiền vốn, kỹ thuật và công nghệ cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm ...Đồng thời kinh tế mở còn là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu hàng giữa các vùng, sự di chuyển sức lao động từ những nơi dư thừa tới những nơI thiếu tạo ra sự ăn khớp cao giữa “cung ” và “cầu ” của thị trường lao động, mở rộng sự phân công và hiệp tác giữa các vùng trong nước và trên phạm vi quốc tế. Đối với nước ta việc di chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cũng chính là phát triển nền kinh tế mở, tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới. Trong thực tại nền kinh tế của ta còn kém phát triển, kỹ thuật còn lạc hậu, vốn nghèo nàn, kinh tế mở giúp ta sớm tranh thủ được các thành tựu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới, tranh thủ được nguồn vốn của các nước thông qua hợp tác và đầu tư dể phát triển kinh tế. Thông qua hợp tác và đầu tư chúng ta học hỏi được những kinh nghiệm và kiến thức về quản lý kinh tế, về kinh tế thị trường , khắc phục dần những hạn chế , những yếu kém do ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp để lại. Mặt khác đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay việc phát triển một nền kinh tế mở còn có ý nghĩa rất to lớn nhằm tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phân công lao động mới, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 3. Quan hệ giữa công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ Cơ cấu kinh tế là tỷ lệ giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, phản ánh mối quan hệ tác động qua lại thúc đẩy lẫn nhau để đảm bảo sự cân đối hài hoà, tạo cho tổng thể kinh tế tồn tại, phát triển ổn định và có hiệu quả. Trong vài ba năm trở lại đây cơ cấu kinh tế nước ta đã và đang biến đổi theo xu hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần, ngành nông nghiệp giảm dần. Năm 1993 trong cơ cấu gdb của cả nước thì công nghiệp chiếm 28%; dịch vụ chiếm 36% và nông nghiệp chiếm 35,6% nhưng ở vùng ĐBSH lại có tỷ lệ tương ứng là 21,8%; 34,8% và 43,4%. Tuy nhiên với cơ cấu kinh tế như trên của vùng ĐBSH cho they vai trò động lực của cả nước chưa rõ, sản phẩm công nghiệp chưa chiếm ưu thế trên thị trường, công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển. Ngành nông nghiệp chưa có sự chuyển đổi cần thiết, cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi chưa phát triển. Dịch vụ tuy đã có bước chuyển biến, tỷ trọng gdp có nâng lên nhưng dịch vụ hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn nên tác động chưa thật nhiều đến tăng trưởng kinh tế của vùng. Cơ cấu kinh tế của vùng chưa đáp ứng được yêu cầu về tạo ra nhiều việc làm. Năm 1993 ở vùng ĐBSH tỷ lệ lao động không có việc làm chiếm 8,07% lực lượng lao động của vùng. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở nông thôn tuy chưa ở mức dưới 6% nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại rất cao, chiếm tới 70-80% tổng số lao động ở nông thôn. Theo phương án của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSH nhịp độ tăng trưởng gdp trung bình hàng năm phải đạt từ 10% trở lên, khi đó tỷ trọng của ĐBSH trong gdp của cả nước đạt khoảng 30-32%, gdp/ người của ĐBSH bằng khoảng 1,3-1,4 lần so với mức trung bình của cả nước như vậy, vai trò của ĐBSH mới được thể hiện rõ. Cơ cấu kinh tế ngành của ĐBSH sẽ chuyển đổi như sau: Công nghiệp chiếm 28-29% (năm 2000 ) và 35-36% (2010 ), nông lâm nghiệp chiếm 20-21% (2000 ) và 9-10% (năm 2010), dịch vụ chiếm 50-51% (năm 2000) và 54-55% (năm 2010)[ 34]. Để có thể thực hiện được sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng trên thì đòi hỏi phải đẩy nhanh sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở đó mới chuyển đổi một bộ phận đáng kể lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp-dịch vụ. Hướng phát triển một số ngành lĩnh vực chủ yếu phải là: *) đối với công nghiệp: Để phát triển mạnh đượo công nghiệp đòi hỏi phải phát triển toàn diện lợi thế của các nhóm ngành, các cụm công nghiệp, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn, bao gồm các nghề tiểu thủ công nghiệp và các nguồn nguyên liệu năng lượng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, tiềm năng nguồ lực và quan hệ quốc tế để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, vượt trên mức trung bình của cả nước. Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung kỹ nghệ cao, các khu chế xuất nhằm thu hút vốn đầu tư và kinh nghiệm quản trị tiên tiến của nước ngoài. Phát triển công nghiệp với mọi thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân, cá thể. Phát triển công nghiệp phải gắn với bảo vệ môI trường sinh tháI với đảm bảo anh ninh quốc phòng... *) Đối với nông - lâm- ngư nghiệp Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH đã phát triển khá nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn đó là : đất ít, người đông, năng suet lúa và màu đã đạt tương đối cao nhưng tỷ suet hàng hoá còn rất thấp, thu thập và mức sống của nông dân còn hạn chế. Năm 1993 thu nhập bình quân đầu người của vùng ĐBSH thấp hơn bình quân chung của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo (mức thu thập dưới 39 nghìn đồng/ khẩu 1 tháng ) trong nông thôn của vùng còn chiếm tới 15,86%.. Do đó nông nghiệp vung ĐBSH phải chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng của đô thị. Tiềm năng nông nghiệp của vùng cần được khai thác triệt để trên quan điểm phát triển bên vững, có hiệu quả, góp phần tăng nhan giá trị sản lượng nông nghiệp, đồng thời chuyển một phần đáng kể lực lượng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với lâm nghiệp: Những năm qua kinh tế lâm nghiệp vùng ĐBSH đã có những đóng góp đáng kể về nhu cầu giải quyết gỗ, củi gia dụng, nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề tạo việc làm cho nhiều lao động ở khu vực nông thôn. Để khai thác triệt để khả năng lâm nghiệp của vùng, góp phần phát triển mạnh kinh tế thì hướng phát triển kinh tế trong những năm tới của vùng như sau: + Trên cơ sở giao đất lâu dàI cho hộ nông dân cần khuyến khích họ tuỳ điều kiện cụ thể mà trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu hoặc cây lấy gỗ, củi, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc đối với khu vực gò đồi. + Vùng ven biển tận dụng hết đất đai cồn cát, bãi bồi ven cửa sông trồng vẹt, phi lao, cây ăn quả. + Khu vực lãnh thổ còn lại trồng cây phân tán nhằm vừa tạo cây bóng mát cho các đường giao thông , cải tạo khí hậu môi trường, cung cấp gỗ củi nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp.. vừa tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn. Đối với thủy sản: Tiềm năng thuỷ sản của vùng ĐBSH tuy không giàu như một số vùng khác nhưng cũng là một thế mạnh đáng quan tâm, ngoài ra còn có tiềm năng phục vụ du lịch vận tảI và còn có nguồn khoáng sản ... Trong những năm tới phát triển thủy sản phải gắn với phát triển tổng hợp các ngành kinh tế khác, ngư nghiệp gắn với nông nghiệp để tận dụng đất đai nông nghiệp ở ven biển tạo việc làm, thu nhập thêm cho ngư dân là phụ nữ, người già yếu, trẻ em hoặc lao động đánh bắt không ra khơi được cho biển động. Phát triển ngư nghiệp phải gắn với phát triển lâm nghiệp ven biển tạo môi trường thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Phát triển ngư nghiệp gắn với công nghiệp ( nhất là công nghiệp chế biến ) để tong bước hiện đại hoá ngành thủy sản. *) Về thương mại, dịch vụ và du lịch: Vùng ĐBSH có vị trí địa lý cũng như vai trò kinh tế văn hoá rất quan trọng không chỉ cho vùng Bắc Bộ mà còn là của cả nước. Trong vùng có các thành phố lớn đồng thời cũng là các Trung tâm thương mại lớn như Hà Nội, Hải Phòng, vừa có khả năng vừa có nhiệm vụ đảm nhận chức năng xuất nhập khẩu cho cả vùng Bắc Bộ. Do đó phải tích cực khai thác thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nướ. Đối với thị trường trong nước cần phát triển nhiều chợ nông thôn, tổ choc các trung tâm giới thiệu sản phẩm, hình thành một số trung tâm thương mại cỡ quốc gia và quốc tế ở Hà Nội, Hải Phòng ... làm đầu mối giao dịch ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết trong nước và ngoài nước. Vùng ĐBSH tập trung tiềm lực lớn nhất về khoa học , kỹ thuật và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, là đầu mối giao thông thuận lợi cả đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Do đó, vùng ĐBSH cũng là trung tâm dịch vụ lớn nhất về mọi mặt: Tư vấn khoa học- kỹ thuật, công nghệ, thương mại, bưu điện viễn thông, vận tải... các tiềm lực về dịch vụ này cần phải được khai thác tốt để phát triển kinh tế và quốc tế dân sinh. ĐBSH có tiềm năng du lịch lớn, hầu hết các tỉnh trong vùng đều có các danh thắng đẹp, nhiểu di tích lịch sử và các công trình văn hoá trong vùng đã hình thành một số khu, điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước như : Đồ Sơn, Tam Cốc, Bích Động, Chùa Hương, Ao Vua...nhiều hàng hóa làng nghề truyền thống có cơ sở hạ tầng tương đối khá phục vụ cho phát triển du lịch. Nhưng nhìn chung sự phát triển du lịch của vùng thực sự chưa xứng với tiềm năng. Do vậy để có thể khai thác tốt tiềm năng to lớn du lịch của vùng cần phải chú trọng tôn tạo các khu di tích ở Hà Nội và các địa phương, củng cố hình thành các khu, các điểm du lịch trong toàn vùng tạo được mật độ cao các điểm du lịch trong vùng. Hình thành các tuyến du lịch từ Hà Nội đến các điểm khác trong vùng và các vùng khác. Ngoài ra cần phát triển các tuyến du lịch quốc tế mà trước hết là các nước trong khi vực. 4. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thông chính là việc mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau như: xay xát gạo, nghiền ngô sắn; làm miến, bánh đa, nung gạch, nung vôI, mộc nề, đóng giường tủ, may mặc...Các nghề thủ công truyền thống của vùng ĐBSH với hàng trăm làng nghề khác nhau như các nghề : dệt lụa tơ tằm, trồng dâu nuôi tằm, gốm sứ, thêu, dệt, chạm khắc gỗ, đúc đồng, chạm mạ bạc... Trong thời gian qua công nghiệp trong nông thôn vùng ĐBSH chưa phát triển, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông- lâm – hải sản, nhiều nghề truyền thống đã bị mai một mà chưa được khôI phục trở lại, lao động hầu như lại tập trung dồn vào làm nông nghiệp nên tình trạng công ăn việc làm trong nông thôn của vùng càng thêm căng thẳng. Phát triển mạnh các nghề này nhằm di chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ vẫn không thay đổi địa bàn cũ là nông thôn, không tạo ra sự di chuyển dân cư, lao động về mặt địa lý. Đây chính là quan điểm mới về phát triển công nghiệp nông thôn mà một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản đã thực hiện với phương châm “ly nông bât ly lương ” và “đô thị trong nông thôn ” hoặc “vào nhà máy nhưng không ra thành phố”. Phát triển công nghiệp nông thôn vùng ĐBSH theo hướng vừa ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới vừa sử dụng tay nghề gia truyền với kỹ thuật tinh xảo mới có thể giữ gìn và phát triển được các nghề. Nhờ đó sẽ tạo thêm nhiều việc làm, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy quá trình phân công lao động theo hướng ai giỏi việc gì thì làm việc ấy. Xu hướng này sẽ dẫn đến : Số lao đông làm việc trong nông nghiệp của vùng ĐBSH sẽ được chuyển dần sang lâm công nghiệp và dịch vụ, giảm được áp lực do lao động còn đang dồn ứ trong nông nghiệp như hiện nay, từ đó diện tích ruộng đất bình quân một lao động nông nghiệp sẽ tăng lên. Tạo thêm việc làm cho số lao động dư thừa, cho lao động nông nhàn ở nông thôn của vùng. Hình thành những hộ nông dân chuyên làm dịch vụ nông nghiệp như dịch vụ kỹ thuật giống cây con, thuốc trừ sâu, phân bón, làm đất. Thủy lợi... Do đó, phát triển công nghiệp nông thôn đang là nhu cầu cấp bách để nâng cao giá trị nông sản hàng hóa tăng năng suet lao động, phân công lại lao động trong nông thôn theo hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ, phá thế thuần nông trong tong gia đình nông dân, từng địa phương và trong toàn vùng. Nếu thực hiện tốt hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn sẽ mở ra khả năng hiện thực sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH . 5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Kinh tế nông thôn vùng ĐBSH cho tới nay nông nghiệp (kể cả lâm nghiệp và thuỷ sản ) vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 70,0% trong tổng số giá trị nông - công nghiệp của khu vực nông thôn. Trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm 65%, chăn nuôi chiếm 25%, lâm nghiệp và thủy sản mới chiếm 10% giá trị tổng sản lượng. Về cơ cấu lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH ngành trồng trọt vẫn chiếm 81%; ngành chăm nuôi chỉ chiếm 19% [ 35]. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao và khả năng thu hút lao động có nhiều hạn chế so với các ngành công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, để có thể sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông nghiệp và nông thôn của vùng thì không thể không đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Ngược lại việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế lại là điều kiện để sử dụng tốt nhất trong quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết 5 khoá VII của Trung ương đã đề ra. Vì thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn vùng ĐBSH là vấn đề cấp bách hiện nay và hướng cơ bản của nó phải là: Trên cơ sở phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn sẽ tăng tỷ trọng sản lượng các ngành phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu lao động. Lao động nông nghiệp được giảm dần để chuyển sang làm ngành nghề và dịch vụ ngay trong địa bàn nông thôn. Tăng cường đầu tư đẩy mạnh khai thác kinh tế biển một tiềm năng to lớn của vùng nhưng hiện nay khai thác chưa đáng kể bao gồm cả nuôi trồng, đánh bắt và chế biến các sản phẩm hải sản. Kết hợp phát triển thuỷ sản với phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vừa tăng giá trị sản lượng ngư nghiệp, nông nghiệp và lâm nghiệp vừa mở ra khả năng thu hút nhiều lao động giảm áp lực về việc làm vốn đang căng thẳng của vùng. Tăng đầu tư cho cac chương trình, dự án phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển kinh tế lâm nghiệp ở những địa bàn có gò đồi và khai thác tốt 23,937 ha diện tích đất đồi núi chưa được sử dụng của toàn vùng (xem phụ biểu trang 161). Trên cơ sở đó chuyển được một số lượng đáng kể lao động sang sản xuất nông lâm kết hợp hoặc chuyên lâm nghiệp. Trong nông nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất theo các hướng sau: + Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, nhằm vừa tăng năng suet vật nuôi, cây trồng, vừa tăng khả năng thu hút thêm lao động vào sản xuất. + Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đòi hỏi của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm nông nghiệp. + Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển nhanh các loại cây, con đặc sản, các loại có giá trị kinh tế cao, những loại có khả năng xuất khẩu. + Khai thác tốt kinh tế VAC, khai thác triệt để diện tích đất bằng, đất mặt nước chưa sử dụng trong tong địa phương vào phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm vừa tăng thêm nông sản phẩm, vừa tăng thêm nhiều việc làm cho lao động. Đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới trong các địa phương của vùng nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể vững mạnh, giữ gìn trật tự an ninh trong từng thôn xóm góp phần bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. 6. Di dân xây dung kinh tế mới nội và ngoại vùng ĐBSH là vùng có mật độ dân cư quá cao, bình quân 1104 người/km²( gấp 5 lần mức bình quân của cả nước ) dẫn đến bình quân đất nông nghiệp cho một số lao động và nhân khẩu vào loại thấp nhất so với các vùng. Mặc dù trong những năm qua vùng ĐBSH đã được coi là địa bàn trọng điểm đưa dân đến các vùng khác để xây dựng và phát triển kinh tế mới nhưng số di dân ra khỏi vùng mỗi năm bình quân chỉ băng 1/5 so với số tăng thêm hàng năm. Tuy việc di dân vẫn hết sức cần thiết đối với một vùng có mật độ dân số quá cao như vùng ĐBSH nhằm góp phần phân bố hợp lý giữa lao động và đát đai trong vùng và giữa các vùng. Hướng di dân của vùng ĐBSH trong những năm tới cần phải thực hiện là: Di dân ngoài vùng : Vùng ĐBSH cần tiếp tục di dân đến các vùng còn khả năng tiếp nhận dân như: Vùng Đông Bắc, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên...với số lượng bình quân từ 30-35 nghìn người mỗi năm. Di dân nội vùng: Trên cơ sở đầu tư khai thác tiềm năng to lớn vùng ven biển thuộc các tỉnh : Hải Phòng, Thái Bình, Nam Hà và Ninh Bình mà các địa phương có kế hoạch di dân khai hoang lấn biển, khai thác các cồn, các bãi, sử dụng triệt để diện tích mặt nước chưa sử dụng ở những vùng ven biển đưa vào nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất nông nghiệp. Trong vùng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn khá lớn cần phải có hướng sử dụng tốt tiềm năng. Đặc biệt ở một số tỉnh như : Hà Tây còn 6.925 ha; Ninh Bình còn 6.715ha ( xem phụ biểu trang 161). Nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức di dân từ các xã, huyện có mật độ dân cư quá cao tới để xây dựng và phát triển kinh tế mới. 7. Bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp Công tác bồi dưỡng, đào tạo nghề phải được xem như một hướng chiến lược giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Thế nhưng theo kết quả điều tra năm 1993 của Ngân hàng thế giới và Tổng cục Thống kê cho they số năm học trung bình của một người trong độ tuổi lao động ở nông thôn ĐBSH là 5,6 năm, tỷ lệ lao động được đào tạo mới chiếm 15,02% trong tổng số lao động. Nếu tính riêng lao động nông nghiệp thì các tỷ lệ trên sẽ còn thấp hơn, đặc biệt là kiến thức về kinh tế thị trường của nông dân nhìn chung còn thấp kém. Với trình độ văn hoá và kỹ thuật như vậy chắc chắn không đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại và càng không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nguồn lao động nông ngiệp của vùng trong giai đoạn hiện nay bởi vì: Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước cũng tức là đòi hỏi phát triền các ngành lên trình độ hiện đại trong đó có nông nghiệp. Một khi phát triển nền nông nghiệp hiện đại thì lao động nông nghiệp phải có trình độ tương xứng để sử dụng trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các thành tựu ký thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn nhằm thu hút dần lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp đòi hỏi họ phải được đào tạo tay nghề, kỹ thuật phù hợp với một hoặc nhiều nghề mới có thể làm được và chuyển được. Trong nội bộ nông nghiệp việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu phải đI từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng loại có giá trị kinh tế cao, các loại cây con đặc sản đòi hỏi người lao động phải được bồi dưỡng hoặc tự học với những kỹ thuật và kinh nghiệm mới. Chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng là quá trình chuyển dần từ tự sản, tự tiêu sang sản xuất nông sản hàng hoá, từ sản xuất nông sản chấtlượng thấp sang chất lượng cao ...Do đo, một mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất, chế biến phải được nâng cao nhưng mặt khác kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý trong điều kiện mới cũng đòi hỏi phải được nâng lên thông qua học hỏi, bồi dưỡng và đào tạo bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau mới có thể nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu đỏi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông của vùng hiện nay. 8. Vai trò của nhà nước đối với việc sử dụng hiệu quả Nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH Nguồn lao động vừa là động lực để phát triển kinh tế- xã hội nhưng đồng thời cũng là mục tiêu của phát triển chính là nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH nói riêng chỉ có thể được sử dụng đầy đủ và có hiệu quả một khi có được một hệ thống các định hướng và những giải pháp đúng đắn và thực hiện tốt các định hướng và giải pháp đó. Trong đó vai trò của Nhà nước là rất quan trọng và ngày càng to lớn, được thể hiện trên các mặt sau đây: Nhà nước chính là người xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như điều tiết quá trình phát triển của các ngành hài hoà, cân đối trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn quốc cũng như trong tong vùng lãnh thổ, trong đó có ĐBSH. Trên cơ sỏ các định hướng : Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; di dân xây dựng kinh tế mới; đào tạo tay nghề kỹ thuật cho lao động...Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cho từng định hướng, triển khai việc tổ chức thực hiện các kế hoạch đó bằng các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo thắng lợi các mục tiêu đã đề ra. Nhà nước hỗ trợ vật chất cho các vùng, địa phương phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (đường sá giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện ...), phát triển các công trình phúc lợi xã hội. Hệ thống các chính sách kinh tế và pháp luật do Nhà nước xây dựng và ban hành nhằm phát huy tối đa khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các định hướng cũng như các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp của vùng. Hệ thông chính sách và pháp luật cần hướng vào hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, hỗ trợ vốn, tạo thị trường, phát triển nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng...Phải gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh tháI với đảm bảo anh ninh quốc phòng, từng bước nâng cao thu nhập và cảI thiện đời sống cũng như bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Sơ đồ 3: Các định hướng cơ bản cho các giải pháp cụ thể sử dụng hiệu quả Nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH Hệ thống các giải pháp cụ thể sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH Phát triển một nền kinh tế mở Chuyển dich cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hoá Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn Di dân xây dựng kinh tế mới Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Bồi dưỡng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp Vai trò của Nhà nước đối với sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH Các định hướng cơ bản Tạo tiền đè phát triển vùng trên cơ sở : Đổi mới cơ cấu kinh tế - phân công lao động - sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp toàn vùng Những phương pháp căn bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH trong thời gian tới. Hiện nay, ĐBSH có sản lượng lương thực 5.388,1 nghìn tấn (bằng 21,12% so với cả nước ) diện tích riêng sản xuất lúa tới 1.027 nghìn ha (chiếm 16,08% tổng diện tích sản xuất lúa toàn quốc ). Giá trị tổng sản lượng quốc doanh địa phương của vùng là 1.357,2 tỷ đồng (bằng 13,76% của toàn quốc) và giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 689.8 tỷ đồng (bằng 12,92% so với toàn quốc). Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của vùng có trên 6,3 triệu trong đó riêng nông nghiệp có trên 4,7 triệu (chiếm trên 74%). Vì lẽ đó, việc phát huy hết tiềm năng kinh tế của vùng không thể tính đến việc khai thác tiềm năng lao động của vùng mà trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động ở đây vào tất cả cá lĩnh vực sản xuất nhằm có được các sản phẩm hàng hoá tối đa để phát triển kinh tế. Để đạt được mục tiêu trên, trước tiên cần phải có các giải pháp cụ thể sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp ở ĐBSH gắn lion với các kế hoạch phát triển kinh tế, các giải pháp đó là Điều tiết và xử lý các nguồn lao động nông nghiệp phải gắn với đổi mới cơ cấu kinh tế của toàn vùng Như phần đá định hướng cho các giải pháp ở phần trên đã đề cập, tức là xét trên phạm vi vĩ mô của nền kinh tế vùng thì ĐBSH với vị trí địa lý của nó có đày đủ điều kiện để phát triển kinh tế lớn mạnh, thế nhưng muốn sử hợp lý nguồn lao động ở đây trước hết cần có biện pháp đổi mới có cấu kinh tế đi trước một bước, vì giữa phát triển sản xuất và sử dụng lao động có mối tương quan chặt chẽ. Do đó, việc đổi mới cơ cấu kinh tế của vùng sẽ kéo theo sự phân công lại lao động của vùng nói chung và trong nông nghiệp và nông thôn nói riêng. Đối với ĐBSH hiện nay Nhà nước ta đã đưa ra dự án phát triển kinh tế trong toàn vùng (Quy hoạch tổng thể trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ). Theo chương trình của dự án, sẽ đầu tư khoảng 8-9 triệu USD đến năm 2000 dự án nhỏ gồm: Mở rộng và nâng cấp sân bay Nội BàI Nâng cấp cảng biển Hải Phòng Hoàn thiện tuyến đường sắt Lào Cai- Yên Viên - Phả Lại- Bãi Cháy. Nâng cấp và cải tạo đường nội thị thành phố Hà Nội. Mở thêm các tuyến đường sắt vào khu chế suất Đồ Sơn, Sóc Sơn, Hoành Bồ. Xây thêm 3 nhà máy Xi măng : Tràng Kênh, Hoành Bồ, Hoang Thạch 2. Các dự án trên tuy chưa hoàn toàn thực hiện dồng bộ, nhưng có một số đã và dang thực hiện như đã hình thành dần tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Một số cơ sở hạ tầng khu chế suất đang được xây dựng ở Hải Phòng, khu công nghiệp Sóc Sơn, đề án mở rộng sân bay Nội BàI, nâng cấp và mở rộng tuyến đường số 5 Hà Nội- Hải Phòng. Như vậy, trên phạm vu vĩ mô của kế hoạch phát triển vùng ĐBSH đã có . ĐIều đó , tạo ra những tiền đề rất căn bản cho việc phân công lao động và sử dụng lao động, tạo ra những yếu tố thuận lợi trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở ĐBSH không những trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) mà còn là thương nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tảI và kể cả gia công vệ tinh cho cáckhu chế suất sau này. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất sẽ dãn đến việc sắp xếp và sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở ĐBSH. Chắc chắn rằng khi kinh tế vung phát triển theo hướng công nghiệp hóa thì việc thu hút lao động nông nghiệp sẽ có những thuận lợi cơ bản và có điều kiện tốt để giải quyết lao động dư thừa ở ĐBSH. Thế mạnh của nông nghiệp ở ĐBSH nay ngoàI lương thực là sản phẩm chính đã đạt ở mức 5.388,1 nghìn tấn (1933) và vẫn thâm canh sẽ đưa dần sản lượn lên hơn nữa, thì ở đây có thể phát triển mạnh rau, màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi lợn, gia cầm và nhiều loại cây, con đặc sản khác... Thế mạnh về công nghiệp của vùng (với các trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) có đầy đủ khả năng hỗ trợ nông nghiệp phát triển. Công nghiệp phục vụ sản xuất ở ĐBSH tuy đã có nhưng chưa nhiều, đặc biệt chưa có sự dầu tư thoả đáng để đI vào chuyên canh sản xuất một số loại sản phẩm cây công nghiệp như trồng dâu tằm, cói, đay...Các cơ sở chế biến nông sản còn ít và thô sơvừa chưa tận dụng hết khả năng lao động vừa lãng phí sản phẩm nông nghiệp vì tỷ lệ hao hụt chế biến bằng thủ công còn quá cao. Vì vậy, công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH có nhiều yếu tố thuận lợi để thúc đẩy nông nghiệp của vùng phát triển. Chỉ khi nào làm chuyển biến được cơ cấu sản xuất ở đây, biến thành các khu vực chuyên canh sản xuất hàng hoá thì mới thực sự nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp, mới thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình điều tiết và sử dụng hợp lý nguồn lao động đang có ở toàn vùng Khôi phục và triển nghề truyền thống mở mang các ngành mới trong nông thông ĐBSH Trước đây trong quan niệm sản xuất ở nông thôn ĐBSH vẫn coi sản xuất lúa là chính với quan niệm chính thống là sản xuất các ngành nghề nkhác chỉ là phụ cho nghề nông để tăng thu nhập. Nhưng ngày nay, trong cơ chế thị trường và đặc biệt là khi giá trị sản phẩm nông nghiệp còn quá thấp nên thu nhập và đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn thì việc khôI phục và phát triển ngành nghề truyền thống lại càng có vai trò quan trọng bởi lẽ : Là ngành nghề truyền thống có khả năng thu hút nhiều lao động, góp phần giảI quyết tốt công ăn việc làm cho từng hộ nông dân trong khi đó lai không đòi hỏi phải đầu tư qáa lớn. Hai là nó tạo ra sản phẩm hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu là chủ yếu nên mang lại giá trị kinh tế cao , tạo điều kiện tăng nhanh thu nhập và đời sống cho lao động và các thành viên trong gia đình của họ. Ba là nó góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp và nông thôn của vùng Những ngành nghề truyền thống hiện đang tồn tại ở ĐBSH gồm có : Dệt tơ lụa, gốm sứ, sơn mài, chạm khắc gỗ, đúc đồng, thêu ren, dệt chiếu, cói, chễ biến các món ăn đặc sản và còn rất nhiều ngành nghề khác...Trong những năm trước đây các nghề truyền thống trong vùng đã thu hút được trên 600000 lao động vào sản xuất đã tạo ra nguồn thu ngoại tệ quá lớn. Trong những năm qua ngành nghề truyền thống đã bị mai một đáng kể sản lượng sản phẩm giảm đI rất lớn, số lao động giảm đI gần một nửa trong đó chủ yếu trở lại làm nông nghiệp, đã làm cho tình trạng công ăn việc làm trong nhiều địa phương của vùng. Trong một vài năm trở lại đây n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25275.DOC
Tài liệu liên quan