Tài liệu Đề tài Sử dụng điện SWIFT đểhạn chế rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV: - 1 -
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Phần mở đầu
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC RỦI RO TTQT CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Rủi ro trong hoạt động TTQT
1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro TTQT
1.1.2 Phân loại rủi ro trong TTQT
1.1.2.1 Rủi ro kỹ thuật ( rủi ro tác nghiệp)
1.1.2.2 Rủi ro tín dụng
1.1.2.3 Rủi ro ngoại hối
1.1.2.4 Rủi ro ngân hàng đại lý
1.1.2.5 Rủi ro pháp lý
1.1.2.6 Rủi ro chính trị
1.1.2.7 Rủi ro đạo đức
1.2 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro TTQT
1.2.1 Hậu quả khi phát sinh rủi ro TTQT
1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro TTQT
1.2.2.1 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro kỹ thuật
1.2.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
1.2.2.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối
1.2.2.4 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro quan hệ đại lý
1.2.2.5 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý
1.2.2.6 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro chính trị
1
1
1
1
2
2
2
3
4
6
6...
89 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sử dụng điện SWIFT đểhạn chế rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Phần mở đầu
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC RỦI RO TTQT CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Rủi ro trong hoạt động TTQT
1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro TTQT
1.1.2 Phân loại rủi ro trong TTQT
1.1.2.1 Rủi ro kỹ thuật ( rủi ro tác nghiệp)
1.1.2.2 Rủi ro tín dụng
1.1.2.3 Rủi ro ngoại hối
1.1.2.4 Rủi ro ngân hàng đại lý
1.1.2.5 Rủi ro pháp lý
1.1.2.6 Rủi ro chính trị
1.1.2.7 Rủi ro đạo đức
1.2 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro TTQT
1.2.1 Hậu quả khi phát sinh rủi ro TTQT
1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro TTQT
1.2.2.1 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro kỹ thuật
1.2.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
1.2.2.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối
1.2.2.4 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro quan hệ đại lý
1.2.2.5 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý
1.2.2.6 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro chính trị
1
1
1
1
2
2
2
3
4
6
6
6
7
7
8
9
10
10
11
- 2 -
1.2.2.7 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức 12
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI BIDV
2.1 Tổng quan về BIDV
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của BIDV
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của BIDV
2.2 Tổ chức hoạt động TTQT tại BIDV
2.2.1 Mô hình tổ chức
2.2.2 Các hoạt động TTQT chủ yếu
2.2.2.1 Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
2.2.2.2 Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu
2.2.2.3 Hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền
2.2.2.4 Hoạt động thanh toán séc du lịch, phát hành hối phiếu ngân
hàng
2.3 Kết qủa hoạt động TTQT tại BIDV trong thời gian qua
2.3.1 Hoạt động TTQT tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng.
2.3.2 Các nghiệp vụ TTQT ngày càng được mở rộng.
2.3.3 Trình độ công nghệ ngân hàng và trình độ cán bộ được nâng cao.
2.3.4 Quy trình nghiệp vụ được cải tiến liên tục.
2.3.5 Quan hệ đại lý ngày càng được mở rộng.
2.3.6 Uy tín của BIDV ngày càng được nâng cao.
13
13
13
14
14
17
17
19
21
23
23
24
24
25
26
26
27
CHƯƠNG 3:
SỬ DỤNG ĐIỆN SWIFT ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÁC
PHƯƠNG THỨC TTQT TẠI BIDV
3.1 Phương thức chuyển tiền
3.1.1 Khái niệm.
3.1.2 Phương pháp trực tiếp.
3.1.3 Phương pháp gián tiếp.
3.1.4 Phương pháp chuỗi.
3.1.5 Các rủi ro trong thực hiện phương thức chuyển tiền tại BIDV.
28
28
29
31
35
38
- 3 -
3.2 Phương thức nhờ thu
3.2.1 Khái niệm.
3.2.2 Quy trình thực hiện thanh toán nhờ thu và các điện SWIFT được
sử dụng.
3.2.3 Các vướng mắc thường gặp trong phương thức nhờ thu.
3.3 Phương thức tín dụng chứng từ
3.3.1 Khái niệm.
3.3.2 Sử dụng các mẫu điện liên quan đến phát hành và thông báo L/C
3.3.2.1 Đối với ngân hàng phát hành L/C.
3.3.2.2 Đối với ngân hàng thông báo L/C.
3.3.3 Sử dụng các mẫu điện liên quan đến chứng từ xuất trình có bất
đồng.
3.3.4 Sử dụng các mẫu điện liên quan đến hoàn trả giữa các ngân hàng
3.3.4.1 Thực hiện thanh toán thông thường đối với thư tín dụng
không cho phép đòi tiền điện.
3.3.4.2 Thực hiện thanh toán trường hợp thư tín dụng cho phép đòi
tiền điện và tự động ghi nợ tài khoản nostro.
3.4 Các điện SWIFT dùng trong tra soát
3.4.1 Phương thức chuyển tiền.
3.4.2 Phương thức nhờ thu.
3.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ.
38
38
39
41
43
43
43
43
48
49
52
52
55
59
59
59
60
CHƯƠNG 4:
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại BIDV đến 2010
4.2 Nhận xét về hệ thống thanh toán SWIFT
4.2.1 Những điểm mạnh.
4.2.2 Những tồn tại.
4.3 Đề xuất và Kiến nghị
4.3.1 Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
4.3.1.1 Nhóm đề xuất về mô hình tổ chức, xây dựng quy chế, quy
61
62
62
63
64
65
65
- 4 -
trình TTQT trong hệ thống.
4.3.1.2 Nhóm đề xuất về quản lý và đào tạo.
4.3.1.3 Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro cho các nghiệp vụ có
liên quan đến nghiệp vụ TTQT như tài trợ xuất nhập khẩu,
kinh doanh tiền tệ.
4.3.1.4 Nhóm đề xuất về công nghệ.
4.3.1.5 Nhóm đề xuất về phát triển và phòng ngừa rủi ro từ ngân
hàng đại lý.
4.3.1.6 Nhóm đề xuất về trích lập quỹ dự phòng và tăng cường giám
sát hoạt động TTQT trong hệ thống.
4.3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước, NHNN và các đơn vị liên quan.
4.3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước.
4.3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
4.3.2.3 Các đơn vị liên quan.
67
70
72
73
74
76
76
77
79
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các yêu cầu đối với điện thanh toán được xử lý tự động ii
1.1 Các yêu cầu để điện MT103 được xử lý tự động. ii
1.2 Các yêu cầu để điện MT202 được xử lý tự động. iv
Phụ lục 2: Danh sách các tài khoản nostro của BIDV vi
Phụ lục 3: Giới thiệu SWIFT và các hệ thống thanh toán chính vii
3.1 Giới thiệu SWIFT, đặc điểm của điện SWIFT.
3.1.1 Giới thiệu SWIFT.
3.1.2 Đặc điểm của điện SWIFT.
3.2 Hệ thống thanh toán đồng USD.
3.2.1 Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng - CHIPS (Clearing
House Inter Bank Payments System).
3.2.2 FEDWIRE.
3.2.3 Chuyển khoản (Book Transfer).
vii
vii
vii
ix
ix
x
xi
- 5 -
3.3 Hệ thống thanh toán đồng EUR.
3.3.1 Hệ thống thanh toán tức thời xuyên suốt Châu Âu theo thời gian
thực- TARGET (Trans European Automated Real Time Gross
Settlement Express Transfer).
3.3.2 Hệ thống thanh toán bù trừ EBA (The ECU Banker Association)
3.3.3 Giới thiệu về IBAN (International Bank Account Number)
3.4 Hệ thống thanh toán bù trừ của các quốc gia (National Clearing
System).
3.5 Hệ thống mạng lưới ngân hàng đại lý.
3.6 Tài khoản Vostro và tài khoản Nostro.
xi
xi
xiii
xiii
xiii
xiii
xiv
Phụ lục 4: Danh mục điện SWIFT sử dụng trong phương thức nhờ thu xv
Phụ lục 5: Danh mục điện SWIFT sử dụng trong phương thức tín dụng
chứng từ
xvi
Phụ lục 6: Định dạng điện SWIFT MT103 và MT202 xvii
- 6 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Kinh tế quốc tế mở rộng, dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc tế như một
tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế. Đứng trước yêu cầu đó,
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tham gia hoạt động thanh toán quốc tế
từ năm 1993. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, tuy còn non trẻ, nhưng hoạt động
TTQT tại BIDV đã đạt được rất nhiều thành quả, góp phần đa dạng hoá dịch vụ, nâng
cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ
khách hàng trong nước. Tuy nhiên, do còn mới mẻ, nên hoạt động TTQT tại BIDV
vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề rủi ro trong TTQT, một vấn đề gây
hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng không chỉ về tài sản vật chất mà cả uy tín trên
trường quốc tế. Vì vậy, để đạt được mục tiêu của Ngân hàng là “phát triển bền vững”,
một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong hoạt động thanh toán quốc tế là
phải ứng dụng các mẫu điện SWIFT một cách chính xác, linh hoạt và hiệu quả trong
từng phương thức thanh toán quốc tế để hạn chế tối đa các rủi ro TTQT có thể phát
sinh. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng điện SWIFT để hạn chế rủi
ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV” để làm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kinh tế.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu và ứng dụng các điện SWIFT trong các phương thức thanh toán
quốc tế: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng
chứng từ.
- Phối hợp các điện SWIFT trong từng phương thức thanh toán quốc tế phù hợp
với thực tế phát sinh, bảo đảm các giao dịch được thực hiện an toàn, chính xác,
nhanh chóng và hiệu quả.
- Đề xuất các nhóm giải pháp đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
và các kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan
để hạn chế các rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.
-
- 7 -
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: các mẫu điện SWIFT được sử dụng và các đề xuất và kiến nghị
nhằm hạn chế rủi ro TTQT thông qua việc sử dụng điện SWIFT tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động TTQT của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, diễn giải,
quy nạp, so sánh trên cơ sở số liệu thống kê của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam để nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp sưu tầm tại bàn thông qua tài liệu tại BIDV,
internet, thư viện.
Luận văn sử dụng phương pháp lấy mẫu thanh toán điện SWIFT tại BIDV.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích SWOT.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có 80 trang, 3 bảng, 15 sơ đồ, 6 phụ lục kết cấu trong 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về các rủi ro TTQT của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT tại BIDV
Chương 3: Sử dụng điện SWIFT để hạn chế rủi ro trong các phương thức TTQT tại
BIDV.
Chuơng 4: Nhận xét và kiến nghị
- 8 -
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC RỦI RO TTQT CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT
1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro TTQT
Có thể nói rủi ro là một vấn đề tồn tại ở khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống. Rủi
ro hiện diện hầu hết trong mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta
không thể dự đoán chính xác kết quả, và sự hiện diện của mọi rủi ro gây nên sự bất
định. Nguy cơ rủi ro sẽ phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng
được hay mất không thể đoán trước .
Một khái niệm về rủi ro khá phổ biến hiện nay là: rủi ro là những biến động
tiềm ẩn ở những kết quả.
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ
kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức kinh
tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu
trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay
bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng.
Rủi ro TTQT là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện
hoạt động TTQT, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia
TTQT (nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác
nhân trung gian) hoặc những nguyên nhân khách quan khác gây nên.
1.1.2 Phân loại những rủi ro đặc thù trong TTQT
Trong hoạt động kinh doanh, một NH hiện đại thường phải đối mặt với nhiều
loại rủi ro. Trong đó có ít nhất là 7 loại rủi ro cơ bản trong hoạt động TTQT: rủi ro kỹ
thuật, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, ngân hàng đại lý, rủi ro pháp lý, rủi ro chính
trị, rủi ro đạo đức .
1.1.2.1 Rủi ro kỹ thuật (rủi ro tác nghiệp)
- 9 -
Đây là những rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp, mang tính chủ quan, phụ
thuộc vào trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ TTQT và sự phối hợp giữa
các phòng ban và bộ phận trong ngân hàng. Những rủi ro kỹ thuật xảy ra tại các ngân
hàng phần lớn là do trình độ của cán bộ tác nghiệp. Hậu quả của rủi ro tác nghiệp rất
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín và tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên các rủi ro
này hoàn toàn có khả năng phòng tránh.
1.1.2.2 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên liên
quan nhưng không có khả năng đòi hoàn trả. Rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến
tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các bên. Trong phạm vi của bản luận văn
này chỉ xem xét đến các khoản tín dụng được cấp thông qua nghiệp vụ TTQT. Trong
các phương thức TTQT thực hiện qua ngân hàng, có phương thức bảo lãnh và tín
dụng chứng từ liên quan trực tiếp đến các rủi ro tín dụng nói trên.
1.1.2.3 Rủi ro ngoại hối
Có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro hối đoái: Thứ nhất, các NH giao dịch
các dòng tiền nước ngoài nhằm phục vụ cho khách hàng và cho chính bản thân mình;
thứ hai, các NH đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ. Cả hai nguyên
nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái hối đoái mở trong mua bán ngoại hối và
trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ. Rủi ro ngoại hối liên quan đến trạng thái hối đoái
mở và tỷ giá hối đoái của một đồng tiền nhất định. Nếu như trạng thái hối đoái mở là
dương (trường) đối với một loại ngoại tệ, mà loại ngoại tệ đó bị giảm giá thì ngân hàng
sẽ gặp rủi ro. Ngược lại, nếu trạng thái hối đoái mở là âm (đoản) và loại ngoại tệ đó lên
giá thì ngân hàng cũng gặp rủi ro về tỷ giá. Tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào nhiều nhân tố
khác nhau mà các nhân tố này thường xuyên thay đổi kéo theo sự biến động không
ngừng của tỷ giá hối đoái. Cho dù chỉ với một sự thay đổi nhỏ trong tỷ giá hối đoái
nhưng khối lượng ngoại hối lớn thì cũng sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn, thậm chí có thể dẫn
đến tình trạng phá sản. Vì vậy các ngân hàng phải luôn tìm cách cân bằng trạng thái hối
đoái thực để hạn chế bớt những thiệt hại của rủi ro này.
Chúng ta sẽ thấy rằng, nếu tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ
càng lớn.
- 10 -
1.1.2.4 Rủi ro ngân hàng đại lý
Khi triển khai hoạt động TTQT, các ngân hàng đều coi nhiệm vụ phát triển
quan hệ đại lý ra nước ngoài là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định cho
việc mở cửa hoạt động của ngân hàng. Việc thiết lập và phát triển rộng rãi hệ thống
ngân hàng đại lý tạo lòng tin lẫn nhau, giúp cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ
TTQT được thuận tiện, nhanh chóng, giảm chi phí trung gian. Rủi ro ngân hàng đại lý
xuất hiện khi:
- Ngân hàng giữ tài khoản nostro của một ngân hàng bị phá sản, đóng cửa sẽ là
một rủi ro vô cùng nghiêm trọng đối với hoạt động của ngân hàng, thậm chí có thể
dẫn đến phá sản theo. Do vậy, để phân tán rủi ro, các ngân hàng không nên duy trì
một tài khoản Nostro duy nhất đối với mỗi loại ngoại tệ giao dịch chính.
- Một ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng thông lệ quốc
tế, hoặc bị phá sản thì có thể làm ảnh hưởng đến các ngân hàng đại lý của mình. Ví
dụ nếu ngân hàng phát hành L/C bị phá sản thì ngân hàng xác nhận gặp rủi ro phải
thanh toán thay khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của
L/C. Để có thể hạn chế được các rủi ro trong quan hệ đại lý, các ngân hàng cần phải
lựa chọn những ngân hàng có uy tín, có năng lực tài chính lành mạnh để thiết lập các
quan hệ đại lý.
1.1.2.5 Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là những rủi ro liên quan đến luật điều chỉnh các hoạt động
TTQT, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, luật giải quyết tranh chấp khi có vấn
đề khiếu kiện phát sinh. Vấn đề pháp lý trong hoạt động TTQT cũng là một nội dung
quan trọng và rất phức tạp, do các bên liên quan trong hoạt động TTQT ở các quốc
gia khác nhau, trong điều kiện môi trường pháp lý và hệ thống luật pháp khác nhau.
Trong hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt động ngoại thương nói chung, hoạt
động TTQT nói riêng gồm có luật quốc tế và luật quốc gia.
Các tập quán quốc tế này mới chỉ điều chỉnh một số phương thức TTQT nhất
định như phương thức nhờ thu, tín dụng chứng từ, bảo lãnh… còn một số phương
thức TTQT khác hoàn toàn không có tập quán quốc tế điều chỉnh, ví dụ như chuyển
tiền (Remittance), ghi sổ (Open Account), hay uỷ thác mua (Authorise to Purchase).
- 11 -
Đối với những phương thức thanh toán này, người ta phải áp dụng luật của nước phát
hành. Luật pháp các nước khác nhau dễ gây tranh cãi trong giao dịch, dẫn đến rủi ro.
Những tập quán quốc tế chỉ là những quy phạm pháp lý tuỳ ý, không bắt buộc.
Do vậy mỗi nước vận dụng các tập quán quốc tế không giống nhau. Ví dụ, UCP 500
do phòng thương mại quốc tế phát hành điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ.
Tuy nhiên, nếu một L/C muốn áp dụng UCP 500 thì phải dẫn chiếu đến UCP trong
nội dung của L/C. Mặt khác, các ngân hàng có thể lựa chọn áp dụng một số điều của
UCP cũng như từ chối áp dụng một số điều khác bằng việc miễn trừ trong nội dung
của L/C phát hành. Như vậy, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của từng nước,
từng ngân hàng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào hệ thống pháp luật nước đó. Luật quốc
gia thông thường tôn trọng và ít khi có đối đấu với luật hoặc tập quán quốc tế, nhưng
không phải là không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác biệt giữa luật quốc gia và luật
quốc tế thì luật quốc gia sẽ được ưu tiên áp dụng. Quan điểm của phòng thương mại
quốc tế là các tập quán thương mại quốc tế không thể thay thế luật quốc gia, những
tranh chấp nếu có tốt nhất là để cho tòa án xem xét giải quyết. Trên thực tế chưa có
một tòa án quốc tế đủ mạnh để áp đặt các chế tài đối với các bên liên quan. Nếu có
tranh chấp xảy ra, các bên có thể đưa ra Phòng thương mại quốc tế phân xử. Tuy
nhiên kết luận của Phòng thương mại quốc tế chỉ có tính chất tương đối bởi vì cơ
quan này thiếu sức mạnh trong việc yêu cầu các bên thi hành quyết định. Để giải
quyết vấn đề đó, các bên có thể thoả thuận đưa ra xét xử tại một toà án quốc gia.
Trong trường hợp đó, ít nhất có một bên không am hiểu về luật của nước ngoài nên
rất dễ bị thua kiện và gánh chịu rủi ro.
1.1.2.6 Rủi ro chính trị
Trong trường hợp ngân hàng đầu tư bằng bản tệ cho các công ty nước ngoài có
trụ sở ở nước ngoài cũng có thể chịu rủi ro nước ngoài đó là rủi ro quốc gia. Rủi ro
quốc gia còn nghiêm trọng hơn cả trường hợp rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải
khi đầu tư cho các công ty nội địa. Ví dụ: khi một công ty nội địa không có khả năng
hoặc không sẳn lòng hoàn trả vốn vay ngân hàng, ngân hàng là người chủ nợ có
quyền tham gia vào qúa trình phân chia tài sản của công ty khi nó phá sản, như vậy
chí ít ngân hàng cũng thu hồi lại một phần hay toàn bộ vốn cho vay. Trong trường
hợp ngân hàng đầu tư cho các công ty nước ngoài thì ngay trong cả trường hợp các
- 12 -
công ty có khả năng và sẳn lòng hoàn trả vốn vay, nhưng cũng có thể không thực hiện
được bởi vì chính phủ nước này cấm hoặc hạn chế việc thanh toán cho nước ngoài do
dự trữ ngoại hối hạn hẹp hay vì lý do chính trị… Ngân hàng lúc này là chủ nợ nhưng
có rất ít hoặc không có cơ hội khiếu nại lên toà án địa phương hay toà án quốc tế.
Tham gia vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề, có quan hệ với nhiều đối tượng kinh tế của
nhiều quốc gia, TTQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường kinh tế, chính trị, xã
hội của các quốc gia. Một sự biến động về cơ chế quản lý kinh tế-chính trị sẽ ảnh
hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết như đã thoả thuận của các
bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, và từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán.
Rủi ro chính trị xảy ra khi môi trường pháp lý, môi trường kinh tế-chính trị của
một nước chưa ổn định, thường xuyên thay đổi. Khi một quốc gia thay đổi các chính
sách về dự trữ ngoại hối, thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá, lãi suất… sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động TTQT của các bên liên quan. Trong thực tế, những thay đổi này thường
khiến các ngân hàng, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu không thể thực hiện cam kết của
mình, làm cho quá trình thanh toán bị ngưng trệ, thậm chí huỷ bỏ gây thiệt hại cho các
bên liên quan. Tỷ giá hoặc lãi suất của một loại tiền tệ thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến các ngân hàng và khách hàng có phát sinh giao dịch bằng loại ngoại tệ đó, có thể
làm suy giảm khả năng thanh toán của ngân hàng hoặc khách hàng. Chính sách quản lý
hoạt động xuất nhập khẩu của một nước có thể làm cho nhiều lô hàng không được phép
xuất khẩu hoặc nhập khẩu, gây thiệt hại cho các bên liên quan. Ví dụ: hai doanh nghiệp
ký kết hợp đồng mua bán một loại hàng hoá, với hình thức thanh toán là tín dụng
chứng từ. Hàng đã được giao và chứng từ đã được lập đầy đủ phù hợp với quy định của
L/C và được gửi tới xuất trình tại ngân hàng phát hành. Tuy nhiên do chính sách điều
hành xuất nhập khẩu của nước nhập khẩu thay đổi, mặt hàng đó không được phép nhập
khẩu vào trong nước nếu không có giấy phép của một cơ quan có thẩm quyền. Lô hàng
bị ách lại tại cửa khẩu để chờ giấy phép trong khi bộ chứng từ phù hợp phải được thanh
toán theo đúng cam kết của L/C. Rủi ro trước tiên thuộc về nhà nhập khẩu, tuy nhiên
ngân hàng phát hành cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong trường hợp ngân hàng phát
hành tài trợ cho nhà nhập khẩu dưới hình thức phát hành L/C ký quỹ dưới 100%.
- 13 -
Rủi ro chính trị còn liên quan đến những lệnh cấm vận của các nước đặc biệt
là lệnh cấm vận của Mỹ đối với một số nước và tổ chức. Nếu thực hiện TTQT cho
những nước nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ bằng đồng USD qua các ngân
hàng tại Mỹ, khoản tiền thanh toán đó lập tức bị phong toả. Ngân hàng thực hiện
thanh toán bị mất tiền trong khi người thụ hưởng vẫn chưa nhận được khoản tiền mà
họ được hưởng. Đã có rất nhiều khoản tiền của nhiều ngân hàng trên thế giới bị
phong tỏa tại Mỹ do vi phạm các quy định cấm vận của nước này.
1.1.2.7 Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. Đây là
vấn đề quan trọng trong thương mại quốc tế, bởi vì các bên đối tác thường ở cách xa
nhau, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình mua bán, do vậy có thể không nắm
rõ những thông tin về uy tín, đạo đức kinh doanh, năng lực tài chính của đối tác. Hơn
nữa, do các bên đối tác ở cách xa nhau nên điều kiện tiếp cận thường xuyên để theo
dõi, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện như vậy,
các rủi ro đạo đức rất dễ xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng đối với cả khách hàng lẫn
các ngân hàng. Nhìn chung, nguyên nhân sâu xa của rủi ro đạo đức là thông tin không
đầy đủ và thiếu chính xác. Giữa các đối tác tham gia giao dịch thường cách nhau một
khoảng cách địa lý rất xa nên không nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về
năng lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh cũng như về uy tín và đạo đức
kinh doanh của đối tác. Vì vậy mà đã đưa ra những quyết định sai lầm gây nên rủi ro
trong thanh toán. .
1.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TTQT
1.2.1 Hậu quả khi phát sinh rủi ro TTQT
Rủi ro TTQT khi phát sinh sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và tài
chính của các bên liên quan. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, uy tín
của ngân hàng là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt
động kinh doanh ngân hàng nói chung, hoạt động TTQT nói riêng. Nếu uy tín của
ngân hàng giảm sút, các khách hàng trong và ngoài nước sẽ không thực hiện các giao
dịch tại ngân hàng; các ngân hàng nước ngoài không lựa chọn ngân hàng đó làm đối
tác trong các giao dịch TTQT như thông báo, xác nhận, chiết khấu L/C, ngân hàng
- 14 -
nhờ thu hoặc ngân hàng chi trả trong hình thức chuyển tiền… Mặt khác, ngân hàng
cũng gặp khó khăn trong việc đề nghị các ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ
TTQT cho mình, như xác nhận thư tín dụng, chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo
L/C do mình phát hành… Rủi ro về uy tín là những rủi ro không phát sinh hậu quả
ngay, không định lượng được và phải mất một thời gian dài người ta mới nhận ra hậu
quả của nó. Tuy nhiên, những hậu quả đó khi đã xảy ra sẽ gây hậu quả vô cùng
nghiêm trọng và rất khó khắc phục. Uy tín là vấn đề nhạy cảm và phải được xây dựng
trong một thời gian dài. Tạo được uy tín trên thị trường quốc tế đã là khó, nhưng đánh
mất uy tín và xây dựng lại uy tín còn là một vấn đề khó khăn hơn rất nhiều.
Bên cạnh những rủi ro về uy tín, các ngân hàng có thể gặp rủi ro về tài
chính, là những rủi ro có thể nhìn thấy ngay, định lượng được ngay và gây hậu trực
tiếp đến thu nhập của ngân hàng. Những rủi ro về tài chính những thiệt hại do ngân
hàng phải tự thanh toán bằng tiền của mình cho các khoản phí, tiền phạt hoặc trị giá
của lô hàng khi:
- Thực hiện thanh toán sai chỉ dẫn của khách hàng dẫn đến mất tiền, hoặc bị
phạt do chậm thanh toán (ngân hàng chuyển tiền, nhờ thu…);
- Phải thanh toán thay cho khách hàng nếu ngân hàng đã thay mặt khách hàng
cam kết trả tiền cho ngưòi thụ hưởng trên cơ sở một số điều kiện nhất định
nhưng không được khách hàng hoàn trả (ngân hàng phát hành, ngân hàng xác
nhận, ngân hàng bảo lãnh… );
- Phải chịu phạt do vi phạm cam kết hoặc các nghĩa vụ (chậm thanh toán bộ
chứng từ theo L/C, từ chối bộ chứng từ do những lỗi bất đồng không hợp lệ,
không thực hiện hoàn trả đúng cam kết …)
- Những rủi ro dù là về uy tín hay tài chính đều gây thiệt hại trực tiếp đến kết
quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đề xuất
nhiều giải pháp để phòng ngừa tốt nhất các rủi ro có thể xảy ra.
1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro TTQT.
Để phòng ngừa các rủi ro TTQT có thể xảy ra, các ngân hàng trên thế giới đã
áp dụng rất nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp cơ bản nhất.
1.2.2.1 Các biện pháp phòng ngừa kỹ thuật (rủi ro tác nghiệp):
a) Bố trí nhân sự phù hợp:
- 15 -
Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro gây ra bởi sự không cẩn trọng một cách hợp lý
trong quá trình xử lý giao dịch của cán bộ nghiệp vụ dẫn đến vi phạm các quy tắc, quy
ước, các cam kết của ngân hàng. Trong vấn đề rủi ro tác nghiệp, con người là yếu tố
quan trọng nhất và có tính chất quyết định. Do vậy, để phòng tránh rủi ro tác nghiệp
cần phải tác động vào yếu tố con người trước tiên. Các ngân hàng cần bố trí cán bộ có
đủ năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm thực hiện hoạt động TTQT. Sự cẩn thận,
am hiểu sâu nghiệp vụ của cán bộ tác nghiệp trong quá trình xử lý giao dịch sẽ góp
phần đáng kể trong việc hạn chế các rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra.
Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng đảm bảo xử lý các giao dịch
một cách hoàn hảo, không sai sót. Do vậy, xây dựng cơ chế kiểm tra kiểm soát hợp lý
để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ là
một nhiệm vụ cần thiết của mỗi ngân hàng.
Bên cạnh việc bố trí cán bộ có năng lực phù hợp với công việc, các ngân hàng
cần phải quan tâm thích đáng đến công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là trong hoạt động
TTQT. Đây là một lĩnh vực hoạt động mang tính quốc tế, đa dạng, phức tạp và
thường xuyên vận động. Nếu không chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ thì cho dù
có bố trí cán bộ có năng lực tốt vẫn không thích ứng kịp với sự thay đổi nhanh chóng
của thị trường. Một ví dụ rất đơn giản là sự vận dụng các quan điểm của ICC trong
việc phân tích, đánh giá các lỗi bất đồng của chứng từ xuất trình theo L/C. Có những
tình huống tại thời điểm này được ICC giải thích là bất đồng chứng từ nhưng sau một
thời gian lại được phân tích là không bị bất đồng. Đó là kết quả tất yếu của sự vận
động liên tục của hoạt động TTQT trên toàn thế giới, để tìm ra những cách giải thích
hợp lý nhất với thực tiễn hoạt động. Nếu các cán bộ nghiệp vụ không ngừng học hỏi,
cập nhật các kiến thức liên quan thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của hoạt động
TTQT.
b) Xây dựng quy trình nghiệp vụ
Quy trình nghiệp vụ là văn bản pháp lý do bản thân ngân hàng ban hành, quy
định rõ các bước thực hiện của từng nghiệp vụ TTQT, nhiệm vụ và trách nhiệm của
các cá nhân, bộ phận tham gia trong nghiệp vụ đó. Quy trình nghiệp vụ rõ ràng sẽ là
cẩm nang để các cán bộ tác nghiệp thực hiện đúng trách nhiệm của mình, nâng cao
- 16 -
năng lực kiểm soát hoạt động TTQT, phòng ngừa và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra
trong quá trình tác nghiệp.
Việc ban hành quy trình nghiệp vụ phải dựa trên các tập quán và thông lệ quốc
tế, phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia.
1.2.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng khi chưa điều tra kỹ về
năng lực tài chính, khả năng hoàn trả, hiệu quả kinh doanh của đối tác. Rủi ro tín
dụng thường dẫn đến hậu quả là người được cấp tín dụng không có khả năng hoàn trả
khoản tín dụng đã được cấp
Để phòng ngừa rủi ro tín dụng, trước khi quyết định cấp tín dụng cho đối tác,
ví dụ như mở L/C không yêu cầu ký quỹ 100%, xác nhận thư tín dụng, chiết khấu bộ
chứng từ…, ngân hàng cần phải phân tích và đánh giá mức độ an toàn tín dụng của
người được cấp tín dụng. Xây dựng hạn mức tín dụng cho từng đối tác cụ thể để kiểm
soát được mức độ rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Áp dụng các biện pháp đảm bảo hợp
lý (ví dụ như đảm bảo bằng tài sản thế chấp, đảm bảo bằng bảo lãnh của một ngân
hàng có uy tín, đảm bảo bằng quyền ghi nợ tài khoản tự động, đảm bảo bằng lô hàng
nhập khẩu…) để đảm bảo khả năng hoàn trả.
1.2.2.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối:
Các bên tham gia hoạt động TTQT có thể thực hiện các biện pháp:
- Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn: Để tránh những rủi ro biến động tỷ giá gây
nên, đảm bảo khả năng chủ động trong nguồn ngoại tệ thanh toán, các ngân hàng có
thể ký các hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn theo tỷ giá ở một thời điểm cố định cho
một số lượng ngoại tệ nhất định.
- Giới hạn trạng thái ngoại hối: Giới hạn trạng thái ngoại hối của một ngoại tệ
là mức chênh lệch cao nhất hoặc thấp nhất giữa tổng tài sản có và tổng tài sản nợ của
ngoại tệ đó. Việc quy định giới hạn trạng thái ngoại hối giúp ngân hàng có thể kiểm
soát và hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra do tỷ giá hối đoái của loại ngoại tệ
đó thay đổi. Nếu như đối với một loại ngoại tệ tại một thời điểm bị vượt giới hạn
trạng thái ngoại hối thì ngân hàng cần phải cân bằng trạng thái ngoại hối dư thừa hay
thiếu hụt này.
- 17 -
- Để phòng tránh rủi ro tỷ lệ lãi suất (tỷ lệ SWAP), xảy ra khi chênh lệch lãi
suất giữa hai đồng tiền tham gia vào giao dịch biến đổi bất lợi, ngân hàng có thể áp
dụng một số công cụ hiệu quả như Hợp đồng lãi suất kỳ hạn. Khi ký một hợp đồng kỳ
hạn cho một đồng tiền là chúng ta tạo khả năng ấn định trước lãi suất của đồng tiền
đó cho một thời hạn trong tương lai. Đây là hình thức hợp đồng lãi suất được kinh
doanh trên thông tin liên ngân hàng và được các ngân hàng sử dụng như một công cụ
phòng tránh rủi ro lãi suất cho từng khối lượng tiền, đồng tiền hay thời gian nhất định
nào đó.
1.2.2.4 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro quan hệ đại lý:
Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro quan hệ đại lý, trước khi thiết lập quan hệ đại
lý với một ngân hàng nào thì cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá tình hình tài
chính, uy tín kinh doanh, các chỉ tiêu cơ bản của ngân hàng như Tổng tài sản, lợi
nhuận, ROA, ROE… để xếp hạng ngân hàng. Những thông tin trên có thể được tìm
hiểu từ nhiều kênh: tài liệu trao đổi giữa hai ngân hàng, tìm hiểu qua các tổ chức đánh
giá và xếp loại ngân hàng quốc tế như Ficht Rating, …
Thường xuyên theo dõi, đánh giá, cập nhật thông tin về tình hình hoạt động
của mỗi ngân hàng, xếp loại ngân hàng để có đề xuất ký kết các thỏa thuận đại lý với
những ngân hàng tốt, có uy tín.
1.2.2.5 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý:
Rủi ro pháp lý là một trong những rủi ro khó phòng tránh bởi liên quan đến
môi trưởng pháp lý của các bên liên quan. Tuy nhiên, các bên có thể hạn chế bằng
cách quy định rõ các nguồn luật điều chỉnh, tòa án giải quyết tranh chấp có lợi nhất
cho mình. Nếu có thể sử dụng luật quốc tế hoặc các tập quán quốc tế để điều chỉnh thì
cần phải dẫn chiếu đến trong giao dịch.
Như đã trình bày trong phần rủi ro pháp lý, các luật quốc tế và các tập quán
quốc tế hiện nay tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đã tạo nên một khuôn khổ chung cho
các bên liên quan trong các giao dịch TTQT có dẫn chiếu áp dụng. Luật và tập quán
quốc tế điều chỉnh quyền và nghĩa vụ cũng như mối quan hệ của các bên liên quan
trong giao dịch TTQT. Nếu các bên liên quan trong giao dịch TTQT thống nhất áp
dụng luật hoặc các tập quán quốc tế thông qua việc dẫn chiếu đến luật hoặc điều ước
đó thì có thể tạo được tiếng nói chung trong việc thực hiện trách nhiệm và quyền lợi
của mình, tránh được các rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Mặt khác, khi đã dẫn chiếu
đến nguồn luật điều chỉnh, các bên đều có điều kiện để nghiên cứu kỹ nguồn luật đó
- 18 -
nên nếu có tranh chấp phát sinh thì có thể bảo vệ được quyền lợi của mình một cách
hợp lý.
Các tập quán quốc tế không có tính bắt buộc như luật pháp trong nước. Nếu
muốn áp dụng các tập quán đó thì phải dẫn chiếu đến trong các tài liệu liên quan.
Chính vì vậy, để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động TTQT, các bên
tham gia cần hiểu rõ các tập quán quốc tế và lựa chọn những điều khoản, những quy
ước phù hợp để điều chỉnh các giao dịch TTQT của mình.
Trong trường hợp không có luật quốc tế và tập quán quốc tế điều chỉnh thì tốt
nhất là nên chọn luật quốc gia và tòa án quốc gia hoặc một tòa án quốc tế trung lập,
có uy tín để đảm bảo hiểu rõ các quy định cũng như trình tự tố tụng. Việc giành được
quyền chọn luật hoàn toàn phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa hai bên. Trong
trường hợp không thể chọn luật quốc gia và tòa án trong nước điều chỉnh quan hệ
kinh tế của hai bên, cần nghiên cứu kỹ luật điều chỉnh cũng như trình tự tố tụng của
tòa án được lựa chọn.
Điều quan trọng hơn là phải xem xét quy định các điều khoản điều kiện trong
hợp đồng chặt chẽ, đảm bảo an toàn, tránh xảy ra các tranh chấp hạn chế việc khiếu
kiện ra toà án. Trong những trường hợp phức tạp, cần có các chuyên gia pháp lý tư
vấn, tránh tình trạng có tranh chấp xảy ra mới tìm đến các luật sư, vừa tốn kém, lại
không hiệu quả.
1.2.2.6 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro chính trị:
Rủi ro chính trị là một trong những rủi ro khó phòng tránh nhất bởi liên quan
đến nền kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia. Mỗi sự thay đổi trong kinh tế, chính trị
của một nước ảnh hưởng đến tất cả các mặt hoạt động của nền kinh tế và tất cả các
đối tác.
Vấn đề phòng ngừa rủi ro chính trị liên quan đến việc tìm hiểu nắm bắt thông
tin về tình hình kinh tế chính trị của nước đó, đánh giá mức độ rủi ro quốc gia của
từng nước, từng khu vực để có chính sách riêng đối với từng thị trường cụ thể.
Đối với những quốc gia có nền kinh tế chính trị ổn định, mức độ rủi ro quốc
gia thấp thì các giao dịch TTQT có thể được thực hiện bình thường mà không cần bất
kỳ biện pháp đảm bảo bổ sung nào. Tuy nhiên đối với những quốc gia có mức độ rủi
ro quốc gia cao, cần giói hạn hạn mức thực hiện giao dịch cũng như quy định thêm
các biện pháp đảm bảo bổ sung. Ví dụ: yêu cầu các L/C phát hành từ những nước này
phải được xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín trên thế giới để đảm bảo khả năng
- 19 -
thanh toán, hoặc để xác nhận những L/C nói trên, ngân hàng phát hành cần phải ký
quỹ 100% tại ngân hàng xác nhận…
Ngoài ra, ở một số nước, để hạn chế bớt các thiệt hại do rủi ro quốc gia gây ra,
người ta đã thành lập các hãng bảo hiểm. Ví dụ ở Đức có hãng bảo hiểm tín dụng của
chính phủ đảm nhiệm bảo hiểm 85-90% các rủi ro. Như vậy các nhà xuất khẩu ở
Cộng hòa Liên bang Đức chỉ phải chịu trách nhiệm 10% rủi ro thanh toán do các
nguyên nhân về chính trị hoặc 15% rủi ro do nguyên nhân về kinh tế.
1.2.2.7 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức:
Yếu tố tiên quyết để phòng ngừa rủi ro đạo đức là tìm hiểu kỹ đối tác giao
dịch. Vấn đề rủi ro đạo đức liên quan chặt chẽ đến văn hóa doanh nghiệp. Khi tiến
hành giao dịch với một đối tác, trước tiên cần tìm hiểu tư cách pháp nhân, năng lực
tài chính và mức độ uy tín của doanh nghiệp đó. Đối với các đối tác chưa thực sự
hiểu rõ cần phải áp dụng các biện pháp, các phương thức thanh toán đảm bảo an toàn.
Đối với các ngân hàng, khi thực hiện các giao dịch TTQT cần phải lựa chọn các đối
tác tin cậy, có uy tín cao trên trường quốc tế.
Để phục vụ yêu cầu tất yếu đó của các ngân hàng, đã có rất nhiều tổ chức đánh
giá ngân hàng quốc tế ra đời, thực hiện dịch vụ nghiên cứu và đánh giá các ngân hàng
trên toàn thế giới về xếp loại tín dụng, xếp loại uy tín, năng lực tài chính, mức độ tín
nhiệm… Ví dụ tổ chức Standard and Poor, Fitch Rating…
Đối với các khách hàng thực hiện giao dịch TTQT, ngân hàng cần phải xây
dựng chính sách khách hàng riêng cho từng đối tượng, áp dụng các chính sách ưu đãi
đối với các khách hàng truyền thống, có quan hệ tốt, có uy tín. Ngược lại đối với các
khách hàng mới, khách hàng nhiều rủi ro tiềm ẩn phải có các quy định chặt chẽ đảm
bảo an toàn cho ngân hàng. Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình kinh doanh
của khách hàng để phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh của khách hàng để có
biện pháp xử lý kịp thời.
Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc tìm hiểu các thông tin về đối tác nước
ngoài để có các quyết định kinh doanh đúng đắn. Việc tìm hiểu thông tin có thể được
thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, như thông qua các ngân hàng đại lý, các tổ chức
xúc tiến thương mại, tham tán thương mại tại quốc gia đó, các tạp chí chuyên ngành,
các mạng Internet của các tổ chức quốc tế có uy tín…
- 20 -
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI BIDV
2.1 TỔNG QUAN VỀ BIDV
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc
biệt, giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư và
phát triển ở Việt Nam và là một trong năm ngân hàng thương mại quốc doanh lớn
nhất tại Việt Nam.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tùy theo yêu cầu chức năng
nhiệm vụ của từng thời kỳ lịch sử, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã 3 lần
thay đổi tên gọi (Bảng 2.1)
Bảng 2.1:Tên gọi của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ
Thời gian Tên gọi Theo Quyết định
Từ 26/04/1957
đến 24/06/1981
Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam 177/TTg ngày 26/04/1957
Từ 24/06/1981
đến 14/10/1990
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
Việt Nam
259/CP ngày 24/06/1981
Từ 14/10/1990
đến nay
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
401/CP ngày 14/10/1990
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc
biệt, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế tổng hợp, hoạt động
theo luật ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp nhà nước, luật
doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của BIDV gồm Hội đồng quản trị (Văn phòng và Ban kiểm
soát), Ban Tổng giám đốc (Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Văn phòng, các
Ban, phòng chức năng và các đơn vị thành viên).
- 21 -
Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất được Nhà nước uỷ quyền
thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước với toàn bộ hệ thống và chịu trách
nhiệm trước Nhà nước. Các thành viên của Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính
phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân trong các hoạt động của Ngân hàng và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Ngân hàng.
Các đơn vị thành viên của BIDV gồm:
- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc: được chủ động trong kinh doanh, hoạt
động tài chính, tổ chức và nhân sự, được uỷ quyền một phần trong đầu tư phát triển
và huy động vốn đầu tư, thành lập các đơn vị trực thuộc. Hiện nay, BIDV có 72 chi
nhánh cấp 1 tại tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước, 42 chi nhánh trực thuộc, 59
phòng giao dịch và 215 quỹ tiết kiệm.
- Các thành viên hạch toán độc lập: là các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ kinh
doanh. Các doanh nghiệp này vừa có sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với
Tổng công ty, vừa có quyền tự chủ kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách
pháp nhân kinh tế độc lập, gồm Công ty thuê mua tài chính, Công ty chứng khoán,
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
- Các đơn vị liên doanh: được thành lập với tỷ lệ góp vốn giữa BIDV và các đối
tác nước ngoài là 50/50, hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, gồm có
Ngân hàng Liên doanh VID-PUBLIC (liên doanh với Public Bank Berhad, Malaysia),
Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt (liên doanh với Ngân hàng ngoại thương Lào –
Banque pour le Commerce Exterieure Lao) và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt-Úc
(liên doanh với Tập đoàn bảo hiểm QBE, Úc)
- Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin,
Trung tâm thanh toán điện tử hoạt động theo quy chế do Tổng giám đốc duyệt, thực
hiện hạch toán nội bộ, lấy thu bù chi, được sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng và được
tạo nguồn thu từ thực hiện dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu.
2.2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI BIDV
2.2.1 Mô hình tổ chức:
Từ năm 1990, nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường nên
các giao dịch ngoại thương đã có điều kiện phát triển làm cho kim ngạch xuất nhập
- 22 -
khẩu tăng lên. Đặc biệt là từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam thì
ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu TTQT của các khách hàng có quan hệ tín dụng
với BIDV, từ tháng 3 năm 1993, phòng Kinh tế đối ngoại tại Hội sở chính bắt đầu
thực hiện nghiệp vụ TTQT. Ban đầu do lượng khách hàng chỉ bó hẹp ở những khách
hàng có quan hệ tín dụng có nhu cầu TTQT, nên ngoài việc thực hiện hoạt động
TTQT, phòng Kinh tế đối ngoại còn đảm nhiệm các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu,
mua bán ngoại tệ, quan hệ quốc tế… Sau này, để đáp ứng được nhu cầu khách hàng
sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng, các nghiệp vụ dần được tách riêng, và Phòng
Kinh tế đối ngoại được đổi tên thành phòng TTQT, chỉ đảm nhiệm nghiệp vụ TTQT.
Mô hình hoạt động TTQT của BIDV được tổ chức theo ngành dọc. Đầu mối
thanh toán với nước ngoài của cả hệ thống là Hội sở chính. Chỉ có Hội sở chính mới
được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tại các ngân hàng nước ngoài.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động
Trung tâm tài trợ
thương mại (TFC)
Chi nhánh thực
hiện TTQT trực
tiếp
Vượt hạn mức
Tr
on
g
hạ
n
m
ức
Hệ thống
SWIFT
Chi nhánh thực
hiện TTQT gián
tiếp
Trong hoạt động TTQT, các chi nhánh trong hệ thống BIDV được chia thành 2 loại:
+ Loại 1: Các chi nhánh thực hiện TTQT trực tiếp: là các chi nhánh có đủ điều
kiện cần thiết để trực tiếp xử lý các nghiệp vụ TTQT, cụ thể là:
- Cán bộ được đào tạo về nghiệp vụ TTQT, có trình độ ngoại ngữ và kiến thức
ngoại thương đủ đáp ứng yêu cầu công việc.
- Có thị trường và khách hàng xuất nhập khẩu.
- Có đủ trang thiết bị và phương tiện cần thiết trong hoạt động TTQT.
- 23 -
- Được Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cấp giấy phép
hoạt động TTQT trực tiếp.
Chi nhánh trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, xử lý và chịu trách nhiệm vê
các giao dịch phát sinh với các đối tác trong và ngoài nước. Các điện giao dịch của
chi nhánh sẽ được chuyển tới Hội sở chính bằng hệ thống thanh toán điện tử T5 và
SIBS (đối với các chi nhánh đã triển khai dự án Hiện đại hoá Ngân hàng) để chuyển
tiếp ra nước ngoài thông qua hệ thống SWIFT.
Tuỳ theo trình độ nghiệp vụ và chất lượng giao dịch TTQT của các chi nhánh,
Hội sở chính xây dựng hạn mức điện tự động cho từng loại giao dịch của từng chi
nhánh. Dưới hạn mức đã được xác định, các giao dịch của chi nhánh sẽ tự động
chuyển tới các ngân hàng đại lý qua hệ thống SWIFT. Các giao dịch vượt hạn mức sẽ
được kiểm soát và duyệt lại tại Hội sở chính.
Định kỳ, các chi nhánh thực hiện TTQT trực tiếp phải báo cáo Hội sở
chính về doanh số và tình hình hoạt động nghiệp vụ TTQT phát sinh tại chi
nhánh.
+ Loại 2: Các chi nhánh thực hiện TTQT gián tiếp: là các chi nhánh có thị
trường và khách hàng xuất nhập khẩu nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện để thực
hiện trực tiếp nghiệp vụ TTQT. Tại chi nhánh cũng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ do
khách hàng xuất trình. Những hồ sơ này sau đó sẽ được chuyển lên Hội sở chính để
xử lý nghiệp vụ và chuyển tiếp ra nước ngoài. Chi nhánh là đầu mối trực tiếp tiếp xúc
với khách hàng, tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục và các chứng
từ cần thiết cho giao dịch TTQT, có trách nhiệm quản lý khách hàng, kiểm tra tính
xác thực của các chứng từ do khách hàng xuất trình. Hội sở chính có trách nhiệm
kiểm tra nội dung của các loại giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật, các
thông lệ quốc tế, thực hiện giao dịch theo đúng quy trình đảm bảo an toàn về vốn và
uy tín cho Ngân hàng và khách hàng.
Chất lượng giao dịch của các chi nhánh được đánh giá định kỳ 1 lần/năm theo
quy trình quản lý chất lượng ISO để có những điều chỉnh hạn mức cho phù hợp với
hoạt động TTQT của từng chi nhánh, đảm bảo hoạt động TTQT an toàn trong toàn hệ
thống.
- 24 -
2.2.2 Các hoạt động TTQT chủ yếu:
2.2.2.1 Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
Sơ đồ 2.2:Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ
(8) Thanh toán (bộ chứng từ phù hợp)
Ngân hàng mở L/C
(Issuing Bank)
Nhà xuất khẩu
(Beneficiary)
(7) Gửi bộ chứng từ đòi tiền
(6
) X
uấ
t t
rìn
h
bộ
ch
ứn
g
từ
(4) Thông báo L/C
(3) Phát hành L/C
(2
) Đ
ơn
đ
ề
ng
hị
m
ở
L/
C
(1) Ký hợp đồng
Nhà nhập khẩu
(Applicant)
Ngân hàng thông báo
(Advising Bank)
(8’) Trích tài khoản
hoặc báo nợ, giao
bộ chưng từ
(9) B
áo có
(5) Giao hàng
a. L/C nhập khẩu: Phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất trong
hoạt động TTQT của các khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của BIDV. Do vậy,
doanh số thanh toán nhập khẩu theo phương thức này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
doanh số hoạt động TTQT của BIDV (chiếm gần 60%- Bảng 2.2)
Về bản chất của việc mở thư tín dụng là ngân hàng đứng ra cam kết thanh toán
cho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều
khoản, điều kiện của thư tín dụng. Để tránh rủi ro trong việc thực hiện cam kết thanh
toán, Ngân hàng phải xem xét rất kỹ nguồn vốn thanh toán thư tín dụng.
i) Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn vay của BIDV, khách hàng không
cần ký quỹ. Đây là các giao dịch an toàn về nguồn vốn thanh toán nhưng lại
tiềm ẩn rủi ro về tín dụng. Hiệu quả phương án nhập khẩu của khách hàng sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng và vốn của ngân hàng. Khối lượng
những giao dịch này chiếm tỷ trọng khá lớn trong các giao dịch tín dụng
chứng từ tại BIDV (chiếm khoảng 50% tổng khối lượng giao dịch bằng
phương thức tín dụng chứng từ của BIDV)
ii) Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tài trợ uỷ thác của các tổ chức quốc
tế, khách hàng cũng không cần ký quỹ. Các giao dịch này không nhiều nhưng
- 25 -
thường có trị giá lớn, nằm trong các dự án ODA do các tổ chức nước ngoài
hoặc các quốc gia cấp cho Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực y tế, giao thông
công cộng, cấp thoát nước… Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức
tín dụng chứng từ bằng Thư cam kết của tổ chức cấp ODA hoặc rút tiền từ tài
khoản đặc biệt của khách hàng mở tại BIDV. Đây là các giao dịch an toàn về
vốn nhưng rất phức tạp về nghiệp vụ và khả năng thu phí dịch vụ còn hạn chế.
iii) Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng nguồn vốn của bên thứ ba như vốn vay
của ngân hàng khác, vốn đồng tài trợ, nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển,
ngoài việc xem xét điều kiện tín dụng của bên thứ ba đó, BIDV còn yêu cầu
khách hàng phải có biện pháp dự phòng nguồn vốn gối đầu và ký quỹ tối thiểu
5%. Mức độ rủi ro của các giao dịch này phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài
chính của bên thứ ba cấp tín dụng hoặc bảo lãnh và các điều kiện khoản vay.
iv) Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tự có, BIDV yêu cầu khách hàng
phải ký quỹ tối thiểu 5% và có các biện pháp đảm bảo cho nguồn vốn còn lại
như ký Hợp đồng tín dụng dự phòng, Bảo lãnh của bên thứ ba, ví dụ như Tổng
công ty…
Việc phát hành thư tín dụng được thực hiện tại tất cả các chi nhánh đã thực
hiện TTQT trực tiếp. Chi nhánh tự chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ khách hàng,
nguồn vốn thanh toán thư tín dụng trong mức phán quyết tín dụng của chi nhánh do
Tổng giám đốc giao. Những thư tín dụng vượt hạn mức tự động của chi nhánh được
kiểm soát lại tại Hội sở chính.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh số và số lượng thư tín dụng
phát hành, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu thanh toán qua BIDV cũng thay đổi qua các
năm theo xu hướng đa dạng hoá. Nếu trong những năm mới hoạt động, mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị do các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng cơ bản nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh thì nay đã mở rộng thêm
các mặt hàng điện tử, nguyên vật liệu, phân bón, xăng dầu, bông sợi, hoá chất…
b. L/C xuất khẩu: Hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
từ là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động TTQT của BIDV. Sự tăng trưởng và
phát triển trong hoạt động này là kết quả của sự nỗ lực vượt bậc của Ngân hàng trong
hoạt động TTQT. Từ khi mới thực hiện hoạt động TTQT, các giao dịch thanh toán
- 26 -
hàng xuất bằng thư tín dụng hầu như không có. Bởi vì các khách hàng truyền thống
của BIDV hầu như không hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hoạt động nhập
khẩu chủ yếu là để phục vụ chính nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ, không phải
nhằm mục đích thương mại. Ý thức được khó khăn này, BIDV đã cố gắng nâng cao
chất lượng dịch vụ TTQT để xây dựng được uy tín tốt, thu hút các khách hàng mới sử
dụng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng. Kết quả là doanh số hoạt động thanh toán xuất
khẩu nói chung và thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói
riêng đã tăng mạnh qua các năm (Bảng 2.2)
Trong phương thức thanh toán này, vấn đề quan trọng nhất là phải xem xét kỹ
các điều khoản, điều kiện của thư tín dụng, về khả năng đòi tiền từ ngân hàng phát
hành thư tín dụng và mức độ hoàn hảo của bộ chứng từ đòi tiền. Vì vậy ngay từ bước
thông báo thư tín dụng, BIDV đã tư vấn cho khách hàng để chỉnh sửa những điều
khoản bất lợi đảm bảo khả năng lập được bộ chứng từ đòi tiền hoàn hảo nhất.
Nhằm đa dạng hoá dịch vụ cung cấp và hỗ trợ các khách hàng trong hoạt động
xuất khẩu, BIDV đã xây dựng cơ chế chiết khấu chứng từ hàng xuất có truy đòi.
Chiết khấu chứng từ hàng xuất là hình thức BIDV ứng trước trị giá bộ chứng từ cho
hàng xuất khi ngân hàng phát hành thanh toán. Nghiệp vụ này giúp cho khách hàng
rút ngắn thời gian vốn bị đọng, tăng nhanh vòng quay của vốn, đặc biệt đối với những
khách hàng có trị giá bộ chứng từ lớn như xuất khẩu than, gạo. Hiện nay BIDV đã
thực hiện chiết khấu tối đa 95% trị giá bộ chứng từ đối với thư tín dụng trả ngay, 85%
trị giá bộ chứng từ đối với thư tín dụng trả chậm và được nhiều khách hàng sử dụng
dịch vụ này.
Cơ cấu hàng xuất thanh toán qua BIDV ngày một đa dạng. Trước đây, các mặt
hàng xuất khẩu qua BIDV chủ yếu là hàng gia công giầy dép, sản phẩm may mặc, là
kết quả của việc đầu tư nhập khẩu dây truyền thiết bị của Ngân hàng thì hiện nay mặt
hàng đã thay đổi theo cơ cấu đầu tư của Ngân hàng như thuỷ sản, gạo, cao su, cà phê,
than, lâm sản…
2.2.2.2 Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu
a. Nhờ thu trơn:
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán trong đó khách hàng nhờ ngân hàng
thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu đòi tiền do mình lập. Phương thức nhờ thu trơn không
- 27 -
đảm báo an toàn trong việc đòi tiền nên rất ít khách hàng sử dụng phương thức thanh
toán này. Do vậy doanh số nhờ thu trơn thực hiện qua ngân hàng đầu tư hầu như
không đáng kể, chủ yếu là các giao dịch với trị giá nhỏ, nhờ thu cho các khoản phí
hoa hồng hoặc phí dịch vụ đại lý.
b. Nhờ thu kèm chứng từ:
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó khách hàng nhờ
ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở bộ chứng từ giao hàng. Trong phương thức nhờ thu
kèm chứng từ, ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thu hộ tiền và không có bất kỳ
một cam kết thanh toán nào.
Sơ đồ 2.3:Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức nhờ thu kèm chứng từ
(8) Thanh toán
(4) Gửi hối phiếu + bộ chứng từ nhờ thu
Ngân hàng gửi nhờ thu
(Remiting Bank)
Ngân hàng nhờ thu
(Collecting Bank)
(5) G
ửi hối phiếu
(1) Ký hợp đồng
Nhà nhập khẩu
(Drawee)
Nhà xuất khẩu
(Drawer)
(6
) K
ý
c
hấ
p
nh
ận
h
ối
ph
iế
u
ho
ặc
từ
c
hố
i
(7) G
iao bộ chứng từ,
nếu ký chấp nhận
(D
/A
), hoặc nộp tiền
thanh toán (D
/P) (
3)
H
ối
p
hi
ếu
+
bộ
c
hứ
ng
từ
(9) B
áo có
(2) Giao hàng
Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ được triển khai
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đồng thời với hoạt động thanh toán theo
phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên do đặc điểm của phương thức nhờ thu là
tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn đối với cả nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu nên được các
khách hàng sử dụng ít hơn so với phương thức tín dụng chứng từ.
Trong hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ, uy tín
của ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng để các ngân hàng phục vụ người xuất
khẩu lựa chọn làm ngân hàng nhờ thu bộ chứng từ. Từ khi thực hiện nghiệp vụ TTQT
đến nay, uy tín của BIDV ngày càng được nâng cao trong quan hệ thanh toán giữa
- 28 -
các ngân hàng trên thế giới nên số lượng các bộ chứng từ nhờ thu thực hiện của
BIDV ngày càng tăng, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu (bảng 2.2) .
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán của các nghiệp vụ TTQT chủ yếu của BIDV
Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu 1992-97 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
L/C nhập khẩu 770 265.4 356 1072 1615 2006 2186 2286
L/C xuất khẩu 230 199.4 217 495 555 732.1 753 893
Nhờ thu nhập 12.2 7.9 14 50.5 26 40 71 91
Nhờ thu xuất 12.2 6.7 11 41.5 13.4 31.9 33 39
Chuyển tiền đi 222 105 142 201 296 331 340 420
Chuyển tiền đến 162.6 83 135 192 295 359 417 471
Doanh số TTQT 1409 667 1300 2052 2800 3500 3800 4200
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của BIDV qua các năm
2.2.2.3. Hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền.
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng yêu
cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người thụ hưởng theo
chỉ dẫn. Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện
chuyển tiền và không chịu trách nhiệm về chỉ dẫn thanh toán.
Sơ đồ 2.4:Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức chuyển tiền
Ngân hàng phục vụ
nhà nhập khẩu
Nhà xuất khẩu
(1) Ký hợp đồng
Nhà nhập khẩu
Ngân hàng phục vụ nhà
xuất khẩu
(4) Thanh toán T/T
(3
) L
ện
h
ch
uy
ển
ti
ền
(4’) B
áo nợ/ghi nợ
(5) B
áo có
(2) Giao hàng + bộ chứng từ
a. Chuyển tiền đi
- 29 -
Nghiệp vụ chuyển đi được sử dụng rộng rãi trong hoạt động TTQT để thanh
toán hàng hoá nhập khẩu, chuyển tiền đặt cọc trong các hợp đồng mua bán thiết bị,
thanh toán tiền dịch vụ và các khoản chuyển tiền phi mậu dịch khác.
Nghiệp vụ chuyển tiền tại BIDV chiếm một tỷ trọng khá lớn về số món và tăng
mạnh qua các năm (Biểu 2.1). Chất lượng của nghiệp vụ chuyển tiền thể hiện ở tốc độ
thực hiện giao dịch, tính chính xác và hiểu biết về hệ thống thanh toán của các loại
ngoại tệ để đảm bảo người thụ hưởng nhận được tiền nhanh nhất với chi phí thấp nhất.
Mọi khoản chuyển tiền ra nước ngoài thực hiện tại BIDV đều tuân thủ chặt chẽ
chế độ quản lý ngoại tệ ngoại hối do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
b. Chuyển tiền đến:
Tại BIDV, nghiệp vụ chuyển tiền được chia thành 3 loại chính, căn cứ vào
mục tiêu chuyển tiền, gồm: Chuyển tiền thanh toán hàng xuất khẩu, chuyển tiền kiều
hối, chuyển tiền phi mậu dịch khác và chuyển tiền uỷ thác đầu tư.
+ Chuyển tiền thanh toán hàng xuất khẩu: chiếm một tỷ trọng khá lớn trong
doanh số chuyển tiền đến của BIDV, do một số khách hàng của BIDV có quan hệ tốt
với người nhập khẩu nên thường xuyên sử dụng phương thức thanh toán này.
+ Chuyển tiền phi mậu dịch: Trong các loại chuyển tiền phi mậu dịch, chuyển
tiền kiều hối là hình thức chính. Được sự khuyến khích của Chính phủ Việt nam trong
việc thu hút kiều hối từ nước ngoài về thông qua Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg
ngày 19/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 02/2000/TT-NH ngày
24/02/2000 của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động chuyển tiền kiều hối đã phát triển
mạnh mẽ trong những năm qua, đem lại một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất
nước. Xác định rõ việc mở rộng hoạt động chi trả kiều hối không chỉ tăng thu dịch vụ
ngân hàng mà còn là lượng ngoại tệ tương đối lớn có thể thu hút với chi phí thấp nên
hoạt động chi trả kiều hối ngày càng được BIDV quan tâm phát triển. BIDV đã có
những chính sách khuyến khích khách hàng chuyển tiền kiều hối thông qua hệ thống
BIDV. Bên cạnh việc hướng dẫn tận tình, cụ thể và rõ ràng khách hàng ở Việt Nam
để cung cấp chỉ dẫn chuyển tiền chính xác cho người thân của họ ở nước ngoài,
BIDV còn đẩy mạnh hoạt động khảo sát, tìm kiếm đối tác là các tổ chức kiều hối
trong và ngoài nước, ký kết các hợp đồng dịch vụ chuyển tiền nhanh về Việt Nam
như làm dịch vụ chi trả cho Western Union, ACB, VINA-US…, đồng thời đẩy mạnh
- 30 -
hoạt động quảng cáo và tiếp thị với các ngân hàng nước ngoài ở các nước có nhiều
người Việt Nam sinh sống và làm việc như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Mỹ…, ví
dụ như Ngân hàng Metropolitant Bank, Tachung Bank, Chinatrust của Đài Loan,
Koookmin Bank của Hàn Quốc, Malaysia Bank Berrhad của Malaysia…
+ Chuyển tiền uỷ thác đầu tư: Chuyển tiền uỷ thác đầu tư từ các tổ chức quốc
tế như WB, ADB… cho các Ban quản lý dự án tại Việt Nam là một nguồn ngoại tệ
tương đối quan trọng đối với BIDV. Các khoản chuyển tiền này thường có giá trị rất
lớn hàng triệu USD/món. Để phát triển được dịch vụ này, BIDV đã phải thiết lập
quan hệ tốt với các đơn vị tiếp nhận vốn đầu tư như Bộ Tài chính, các Ban quản lý dự
án để thu hút hoạt động của họ qua BIDV.
Nhận thức được phương thức chuyển tiền đến là một hình thức quan trọng để
thu hút ngoại tệ nhằm đảm bảo cân đối cơ cấu ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập
khẩu, BIDV đã rất quan tâm để phát triển dịch vụ này. Doanh số chuyển tiền đến của
BIDV tăng mạnh qua các năm thể hiện trong (bảng 2.2)
2.2.2.4 Hoạt động thanh toán séc du lịch, phát hành hối phiếu ngân hàng:
BIDV đã ký hợp đồng làm đại lý bán và thanh toán séc du lịch do American
Express Company phát hành từ năm 1999, theo đó các chi nhánh của BIDV thực hiện
nghiệp vụ chấp nhận thanh toán séc du lịch do American Express Company phát hành
cũng như làm đại lý bán các séc du lịch Amex trắng. Nghiệp vụ này hiện đang được
triển khai tại một số chi nhánh của BIDV như Huế, Sở Giao Dịch 1, chi nhánh Hà
Thành, tuy nhiên chưa thực sự phát triển.
2.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI BIDV TRONG THỜI GIAN QUA.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong năm ngân hàng thương
mại lớn nhất ở Việt Nam và là ngân hàng có truyền thống phục vụ đầu tư xây dựng.
Không giống như Ngân hàng Ngoại thương có được bề dày kinh nghiệm TTQT hơn
40 năm và mạng lưới khách hàng xuất nhập khẩu truyền thống rộng lớn, hoạt động
TTQT của BIDV vô cùng non trẻ. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Ban lãnh đạo
ngân hàng, với sự nỗ lực vươn lên của bản thân, hoạt động TTQT của BIDV đã từng
bước trưởng thành và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường TTQT Việt
Nam vô cùng sôi động và cạnh tranh quyết liệt.
- 31 -
Hoạt động TTQT ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đa dạng
hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mà đã đóng góp tích cực vào hoạt động kinh
doanh chung của toàn hệ thống. Một số kết quả hoạt động TTQT tại BIDV trong thời
gian qua là:
2.3.1 Hoạt động TTQT tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng
Trong điều kiện các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn, tín
dụng chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ
của công nghệ ngân hàng, BIDV đã ngày càng chú trọng đến việc cung ứng các dịch
vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ TTQT, coi đây là một chiến lược quan trọng nhằm
đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, đồng thời thực hiện đa dạng hoá hoạt
động ngân hàng theo mô hình ngân hàng hiện đại.
Doanh số hoạt động và phí dịch vụ TTQT tăng mạnh qua các năm thể hiện sự
trưởng thành cả về quy mô và chất lượng. Từ năm 1993 đến nay, mạng lưới TTQT
không ngừng được mở rộng, từ chỗ chỉ có một vài chi nhánh có khả năng phục vụ
nhu cầu TTQT của khách hàng, đến nay, toàn hệ thống BIDV đã có 52 chi nhánh
thực hiện TTQT trực tiếp, trong đó có 50 chi nhánh tỉnh thành phố và 2 chi nhánh
trực thuộc.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động TTQT qua các năm
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Chi nhánh
TTQT trực tiếp
2 4 3 7 13 19 21 39 47 52 52
Doanh số TTQT
(Triệu USD)
170 250 391 506 667 1300 2200 2800 3500 3800 4200
Phí dịch vụ
(Tỷ VNĐ)
5.5 6.5 8.2 10 14 18 27 38 47 54 61.6
Nguồn: Báo cáo TTQT các năm của BIDV
2.3.2 Các nghiệp vụ TTQT ngày càng được mở rộng.
Khi mới thành lập, BIDV mới chỉ có khả năng cung cấp các dịch vụ TTQT
truyền thống như thanh toán bằng thư tín dụng, chuyển tiền. Cho đến nay, mặc dù gặp
rất nhiều khó khăn do tham gia thị trường TTQT muộn hơn các ngân hàng khác,
BIDV đã nghiên cứu để đưa thêm một số sản phẩm TTQT mới để phục vụ khách
- 32 -
hàng như chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo thư tín dụng và nhờ thu, tài trợ trọn
gói (Packing Credit), Biên lai tín thác (Trust Receipt), xác nhận thư tín dụng…
Việc phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ này đã góp phần thực hiện
việc đa dạng hoá sản phẩm và tạo một chu trình phục vụ khách hàng khép kín, nâng
cao năng lực cạnh tranh của BIDV trên thị trường.
2.3.3 Trình độ công nghệ ngân hàng và trình độ cán bộ được nâng cao.
Hoạt động TTQT là một hoạt động đòi hỏi trình độ cán bộ tác nghiệp phải
được đào tạo và cập nhật thường xuyên, bởi đây là một hoạt động có tính quốc tế, liên
quan đến rất nhiều đối tác ở nước ngoài và vận động liên tục. Với kinh nghiệm hoạt
động hơn 10 năm, trải qua quá trình vừa làm vừa đào tạo và đào tạo lại, đến nay
BIDV đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ TTQT có trình độ chuyên môn cao,
ngoại ngữ tốt, có kinh nghiệm và độ nhạy bén tốt trong việc tiếp cận cái mới. Do đó
BIDV đã đảm nhiệm tốt vai trò tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn và sử dụng
các phương thức TTQT phù hợp, quy định các điều khoản thanh toán đảm bảo an
toàn cho khách hàng và ngân hàng. Đây là một yếu tố quan trọng để tăng sức gắn bó
của khách hàng với BIDV trong giai đoạn hiện nay.
Trình độ công nghệ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng của dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ TTQT. Hoạt động dịch vụ của ngân
hàng được đánh giá qua các tiêu chí: tốc độ xử lý giao dịch nhanh, độ chính xác lớn,
tính tiện ích cao. Để đạt được các tiêu chí đó cần có sự hỗ trợ tích cực của công nghệ
hiện đại. Chính vì vậy, công nghệ phục vụ hoạt động TTQT đã được BIDV đầu tư rất
lớn, tiếp cận với công nghệ tiên tiến trên thế giới như tham gia hệ thống SWIFT với
các phiên bản hiện đại nhất được cập nhật thường xuyên, xây dựng và triển khai
chương trình tài trợ thương mại nằm trong dự án Hiện đại hoá ngân hàng theo tiêu
chuẩn của ngân hàng thương mại hiện đại. BIDV cũng đồng thời xây dựng chương
trình Home Banking để cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như tra cứu số
dư tài khoản, gửi lệnh thanh toán, lệnh phát hành thư tín dụng bằng hệ thống điện tử.
Tuy hệ thống công nghệ của BIDV còn nhiều tồn tại nhưng nghiệp vụ TTQT là một
trong những nghiệp vụ được tiếp xúc và đầu tư công nghệ tiên tiến nhất.
- 33 -
2.3.4 Quy trình nghiệp vụ được cải tiến liên tục
Quy trình TTQT là một trong sáu quy trình nghiệp vụ chính được xây dựng và
cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 1990-2000 từ năm 2001. Áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng, quy trình nghiệp vụ TTQT tiêu chuẩn hoá, không những
hướng tới mục đích thoả mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng mà luôn đảm bảo an
toàn trong hoạt động cho ngân hàng và cả khách hàng. Tiêu chuẩn chất lượng cho từng
sản phẩm TTQT được công khai đăng ký giúp cho khách hàng tin tưởng vào chất
lượng do BIDV cung cấp.
2.3.5 Quan hệ đại lý ngày càng được mở rộng
Quán triệt tinh thần của Đảng và Chính phủ trong quan hệ đối ngoại là “Việt
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới” và “Mở cửa
hoạt động kinh tế đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới”, BIDV cũng
đang thực hiện một chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá các
quan hệ đại lý trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Trong đó, nhiệm vụ phát triển
quan hệ đại lý ra nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trong tâm, mang tính quyết
định cho việc mở cửa hoạt động của ngân hàng ra ngoài phạm vi quốc gia.
Số lượng ngân hàng đại lý và số nước thiết lập quan hệ đại lý của BIDV ngày
càng nhiều. Từ chỗ hoàn toàn không có quan hệ với nước ngoài trong những năm đầu
thập kỷ 90, đến nay BIDV đã thiết lập quan hệ đại lý với gần 800 ngân hàng tại hầu hết
các quốc gia trên thế giới trong rất nhiều lĩnh vực, cụ thể là:
- Mở tài khoản ngoại tệ tại 30 ngân hàng nước ngoài với các loại tiền USD,
EUR, JPY, SGD, AUD, HKD, KRW.
- Là ngân hàng giữ tài khoản nostro của rất nhiều ngân hàng nước ngoài hoặc
chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như ngân hàng Laoviet, Lào; Ngân
hàng Metropolitant tại Đài Loan; Citibank, Hà Nội…
- Ký kết nhiều hiệp định khung với các ngân hàng nước ngoài phục vụ cho
hoạt động tài trợ thương mại
- Ký kết nhiều thỏa thuận đại lý thông báo, xác nhận, chiết khấu L/C với các
ngân hàng Citibank, Bank of New York, Hypovereinsbank, Nova Scotia Bank…
- Ký kết các hợp đồng dịch vụ chi trả kiều hối với Metropolitant bank,
Tachung Bank, Malaysia Banking Berhard…
- 34 -
- Ký kết nhiều biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực trao đổi
thông tin và đào tạo với các ngân hàng có uy tín trên thế giới.
2.3.6 Uy tín của BIDV ngày càng được nâng cao.
Trong nước, với bề dày truyền thống 48 năm phục vụ đầu tư và phát triển,
BIDV đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho các khách hàng trong lĩnh vực đầu tư và
phát triển trong nước.
Chỉ đến khi hoạt động TTQT được triển khai từ năm 1993 và ngày càng lớn
mạnh, thương hiệu BIDV mới thực sự được biết đến trên thị trường quốc tế. Trải qua
quá trình phát triển, trình độ xử lý nghiệp vụ ngày càng cao của cán bộ TTQT cùng
với sự tuân thủ chặt chẽ các thông lệ quốc tế đảm bảo an toàn trong giao dịch đã góp
phần tạo niềm tin cho các ngân hàng đối tác nước ngoài cũng như các khách hàng
trong và ngoài nước. BIDV đã được các khách hàng và ngân hàng tin tưởng chọn làm
đối tác và đầu mối trong một số dự án đồng tài trợ trị giá lớn, được chỉ định làm ngân
hàng phát hành thư tín dụng, thông báo thư tín dụng, thương lượng và chiết khấu
chứng từ, chuyển tiền, nhờ thu… Hiện nay, BIDV đã thiết lập được quan hệ đại lý
với gần 800 ngân hàng trên thế giới ở hầu khắp các quốc gia.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động TTQT của BIDV đã
tạo được một chỗ đứng cho mình trên thị trường TTQT Việt nam, tuy rằng còn rất
khiêm tốn. Đây là kết quả của sự nỗ lực của toàn hệ thống bởi BIDV mới tham gia hoạt
động TTQT trong khi các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đã ổn định và phát
triển hoạt động TTQT của mình. Do vậy BIDV thua kém cả về kinh nghiệm hoạt động,
quan hệ với khách hàng và cơ hội phát triển. Với điều kiện như vậy, nguy cơ phải đối
mặt với các rủi ro TTQT của BIDV là một vấn đề đáng quan tâm trong giai đoạn hiện
nay.
Hiện nay, hầu hết tất cả các giao dịch TTQT tại BIDV đều được thực hiện
thông qua hệ thống SWIFT (xem phụ lục 3) dựa vào mạng lưới đại lý rộng khắp trên
toàn thế giới (gần 800 đại lý). Trước yêu cầu sử dụng điện SWIFT chính xác và hiệu
quả trong từng phương thức TTQT đòi hỏi phải nghiên cơ chế hoạt động của từng
nhóm điện và từng mẫu điện cụ thể phù hợp tình huống thực tế phát sinh, ở phần này
sẽ trình bày chi tiết các loại điện được sử dụng trong từng phương thức TTQT.
- 35 -
CHƯƠNG 3:
SỬ DỤNG ĐIỆN SWIFT ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÁC
PHƯƠNG THỨC TTQT TẠI BIDV
3.1 PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN
3.1.1 Khái niệm
Ngày nay với trình độ công nghệ phát triển cao đặc biệt trong lĩnh vực công
nghệ thông tin, đã xuất hiện các phương tiện thanh toán mới giúp thực hiện việc
chuyển tiền thanh dựa vào công nghệ ngân hàng như Visa card, Master card, dịch vụ
chuyển tiền nhanh Western Union… tuy nhiên các phương tiện này thường chỉ dùng
trong các giao dịch nhỏ lẻ để thanh toán cho chi tiêu cá nhân như: mua sắm, chi trả
dịch vụ… bên cạnh đó việc sử dụng các phương tiện này cũng tiềm ẩn rủi ro như: bị
đánh cắp hay lộ số PIN, quên số PIN, mất thẻ…. Vì vậy, thực hiện thanh toán bằng
phương thức chuyển tiền thông qua hệ thống SWIFT vẫn được nhiều người sử dụng
đặc biệt trong thanh toán hàng mậu dịch.
Trong phương thức chuyển tiền, khách hàng (là người trả tiền) yêu cầu ngân
hàng chuyển một số tiền nhất định cho một người hưởng (người thụ hưởng) ở một địa
điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian
phục vụ theo chỉ dẫn của khách hàng.
Trách nhiệm của ngân hàng chuyển tiền là chuyển tiền theo đúng chỉ dẫn của
khách hàng. Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền là chi trả tiền cho đúng người thụ
hưởng theo chỉ dẫn trên lệnh chuyển tiền. Trong phương thức chuyển tiền, các điện
chuyển tiền (T/T) thông qua hệ thống SWIFT, Telex hoặc thư chuyển tiền (M/T)
được sử dụng như những phương tiện thanh toán, thông qua đó ngân hàng chuyển
tiền yêu cầu ngân hàng nhận lệnh chi trả cho người thụ hưởng theo chỉ dẫn thanh
toán. Nếu cán bộ của ngân hàng chuyển tiền do sơ suất cung cấp chỉ dẫn sai dẫn đến
việc ngân hàng nhận lệnh không thực hiện chi trả cho đúng người thụ hưởng một
cách kịp thời thì ngân hàng phải chịu rủi ro bồi thường những thiệt hại về kinh tế và
uy tín do người chuyển tiền khiếu nại. Việc chi trả chỉ được thực hiện khi ngân hàng
trả tiền nhận được điện chuyển tiền hoặc thư chuyển tiền đảm bảo tính xác thực, với
- 36 -
chỉ dẫn chi trả rõ ràng và được báo có cho khoản tiền cần chi trả trên tài khoản của
mình. Nếu ngân hàng trả tiền không kiểm tra đầy đủ hai điều kiện trên mà đã tiến
hành chi trả thì có thể gặp phải rủi ro mất tiền, do không được báo có nhưng đã tiến
hành chi trả cho người thụ hưởng, hoặc chi trả sai người thụ hưởng và không đòi lại
được từ người nhận tiền. Để tránh được rủi ro có thể xảy ra, các ngân hàng phải
nghiên cứu và sử dụng các phương tiện thanh toán (T/T hoặc M/T) một cách chuẩn
xác. Hiện nay, các ngân hàng thường sử dụng điện chuyển tiền để thanh toán vì nó
đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Điện chuyển tiền có thể bằng
SWIFT hoặc Telex, trong đó điện SWIFT được sử dụng phổ biến hơn, chiếm khoảng
90% giao dịch chuyển tiền quốc tế. Điện chuyển tiền bằng SWIFT là những mẫu điện
(MT103, MT202…) đã được chuẩn hoá bởi tổ chức SWIFT (xem phụ lục 6) với các
nội dung điện đã được quy định cụ thể, thống nhất giữa các ngân hàng tham gia hệ
thống SWIFT. Do vậy, điện chuyển tiền bằng SWIFT có nội dung chi trả rõ ràng,
chính xác hơn và bảo mật hơn các loại điện chuyển tiền hoặc thư chuyển tiền khác.
Sau khi tiến hành kiểm tra hồ sơ yêu chuyển tiền kèm theo chỉ dẫn thanh toán
(lệnh chuyển tiền) của khách hàng, Ngân hàng có trách nhiệm chuyển tải và lựa chọn
hình thức thực hiện thanh toán, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Việc sử dụng
điện SWIFT là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, phương thức chuyển
tiền có 3 sự lựa chọn cho ngân hàng: sử dụng phương pháp trực tiếp, phương pháp
gián tiếp hoặc phương pháp chuỗi. Tùy theo sự lựa chọn phương pháp trực tiếp, gián
tiếp hay chuỗi mà ngân hàng có thể phối hợp các mẫu điện SWIFT trong thực hiện
giao dịch thanh toán.
Tùy theo phương pháp sử dụng mà điện chuyển tiền SWIFT MT103 là điện
thanh toán hoặc chỉ là điện thông báo việc thanh toán. Sự phân biệt điện thanh toán
hoặc điện thông báo này tùy thuộc vào cách sử dụng các trường trong định dạng điện
MT103.
3.1.2 Phương pháp trực tiếp
Nếu ngân hàng gửi điện (Sender) và ngân hàng nhận điện (Receiver) - cũng là
ngân hàng giữ tài khoản của người thụ hưởng, có quan hệ tài khoản nostro đối với
loại tiền tệ được giao dịch thì điện SWIFT MT103 (Single Customer Credit Transfer)
sẽ được ngân hàng gửi điện lập và gửi trực tiếp đến ngân hàng nhận điện (ngân hàng
- 37 -
giữ tài khoản nostro) để thực hiện lệnh thanh toán theo yêu cầu của người chuyển
tiền. Trong trường hợp này điện MT103 là điện thanh toán. Phương pháp trực tiếp
được các ngân hàng ưu tiên lựa chọn sử dụng vì: thực hiện thanh toán nhanh do
không phải qua ngân hàng trung gian, chi phí chuyển tiền thấp, thuận lợi cho việc
giao dịch và tra soát.
Tình huống 1: Công ty Tín Nghĩa (TIMEX) ra lệnh cho BIDV (SWIFT:
BIDVVNVX) trích tài khoản tiền USD tại BIDV thực hiện thanh toán cho công ty
Germany General Electrics có tài khoản 123456789 tại BHF Bank, Frankfurt
(SWIFT: BHFBDEFF) EUR50,000.00 thanh toán cho hợp đồng 01/TM-GGE (tỷ giá
EUR/USD=2.00), hai khách hàng thỏa thuận chia sẽ phí thanh toán, ngày hiệu lực
05/05/2005.
Khi thực hiện lệnh thanh toán trên, BIDV sẽ tra cứu tài khoản Nostro (xem phụ
lục 2) của mình có mở tại ngân hàng BHF Bank, Frankfurt hay không?. Nếu có, thực
hiện điện chuyển tiền MT103 thanh toán, gửi trực tiếp đến ngân hàng BHF Bank,
Frankfurt - ngân hàng giữ tài khoản nostro đồng EUR của BIDV) với nội dung điện
MT103 như sau:
Nội dung điện MT103
Explanation Format
Sender BIDVVNVX
Message type 103
Receiver BHFBDEFF
Sender’s reference :20:6700505050001
Bank operation code :23B:CRED
Value date/currency/interbank settled amount :32A:050606EUR50,000.00
Currency/ Instructed amount :33B:USD100,000.00
Exchange rate :36:0.5000
Ordering customer :50K:TIMEX
Beneficiary customer :59:/123456789
Germany Genaral Electrics
Details of charge :71A:SHA
- 38 -
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ thanh toán sử dụng phương pháp trực tiếp
Ordering Customer 50A TIMEX
Sender BIDVVXVX
MT103
Receiver BHF Bank, Frankfurt
(BHFBDEFF)
Beneficiary Customer 59A Germany General Electrics
3.1.3 Phương pháp gián tiếp
Nếu ngân hàng gửi điện điện và ngân hàng nhận điện SWIFT MT103 không
có quan hệ tài khoản trực tiếp đối với loại tiền tệ được giao dịch, hoặc họ có quan hệ
tài khoản nhưng không muốn sử dụng quan hệ tài khoản này thì một ngân hàng thứ
ba sẽ xuất hiện trong giao dịch này. Trong trường hợp này, điện MT103 chỉ chứa
đựng nội dung thanh toán – đóng vai trò là điện thông báo chuyển tiền đến ngân hàng
phục vụ người thụ hưởng, đồng thời ngân hàng gửi điện phải thực hiện một lệnh
thanh toán toán chuyển tiền thông qua việc lập một điện thanh toán SWIFT giữa các
ngân hàng MT202 (General Financial Institution Transfer) đến một ngân hàng thứ 3
(ngân hàng giữ tài khoản nostro) yêu cầu trích tài khoản của mình thanh toán cho
ngân hàng nhận điện MT103. Phương pháp này gọi là phương pháp gián tiếp.
Phương pháp gián tiếp đặc biệt hữu dụng cho ngân hàng thực hiện thanh toán
khi có một hoặc nhiều món tiền được chuyển từ một hoặc nhiều người khác nhau từ
ngân hàng chuyển tiền đến một hoặc nhiều người thụ hưởng tại cùng một ngân hàng
thụ hưởng. Phương pháp này giúp ngân hàng giảm chi phí trong giao dịch, vì có thể
- 39 -
thực hiện nhiều điện thông báo MT103 (không phải điện thanh toán) đến ngân hàng
thụ hưởng với chi tiết từng món thanh toán cụ thể trong khi chỉ cần lập một lệnh
chuyển tiền MT202 cho số tiền tổng (bằng tổng các món được chuyển theo điện
thông báo MT103), ngân hàng chuyển tiền chỉ chịu phí thanh toán cho một món
thanh toán tổng (10->15USD/món) khi thực hiện lệnh chuyển tiền MT202, trong khi
nếu thực hiện theo phương pháp thông thường số tiền phí phải trả là bội số của 10-
15USD/món cho mỗi điện thanh toán MT103. Vì vậy, ngân hàng đã tiết kiệm được
một khoản chi phí khá lớn.
Phương pháp này được các công ty bản xứ sử dụng rộng rãi trong việc trả
lương cho người hợp tác lao động nước ngoài ở cùng một quốc gia, một vùng lãnh
thổ…. Công ty lập danh sách chi trả lương với đầy đủ chi tiết về số tiền, người thụ
hưởng, tài khoản tại ngân hàng (hoặc CMND, passport…) và ngân hàng thụ hưởng
yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tiến hành việc trả lương theo danh sách. Căn cứ vào
danh sách, ngân hàng chuyển tiền sẽ tiến hành lập từng lệnh MT103 cho từng người
thụ hưởng riêng biệt và gửi lệnh thông báo thanh toán MT103 trực tiếp đến ngân
hàng thụ hưởng, trên các điện MT103 này đều chỉ ra số giao dịch liên quan đến một
lệnh chuyển vốn ngân hàng MT202 được ngân hàng lập lệnh MT103 gửi cho ngân
hàng giữ tài khoản nostro của mình trích tài khoản của ngân hàng mình trả cho ngân
hàng người thụ hưởng bằng tổng số tiền trên các điện MT103.
Với phương pháp này đã tiết giảm chi chí rất nhiều đặc biệt rất hiệu quả trong
việc trả lương theo danh sách, hoặc có nhiều lệnh thanh toán cùng được gửi đến một
ngân hàng.
Tình huống 2: Công ty Tín Nghĩa (TIMEX) ra lệnh cho BIDV (SWIFT:
BIDVVNVX) trích USD100,000.00 từ tài khoản thanh toán USD của công ty tại
BIDV thực hiện thanh toán cho công ty China General Electrics có tài khoản
0246813579 tại Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ). Nội dung thanh toán
cho hợp đồng 01/TM-CGE, hai khách hàng thỏa thuận chia sẽ phí thanh toán, ngày
hiệu lực 05/05/2005.
Bằng các chương trình hỗ trợ tìm kiếm, tra cứu như: Bank Global, Chase
Payment Path,…hoặc thông qua điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương
của hai công ty, ta biết được Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ) và BIDV
- 40 -
cùng mở tài khoản nostro tại Citibank, NewYork (SWIFT: CITIUS33), tuy nhiên
BIDV lại muốn sử dụng tài khoản thanh toán nostro của mình tại Bank of NewYork,
NewYork (SWIFT: IRVTUS3N) để thực hiện việc thanh toán. Vì vậy, cơ chế thanh
toán được thực hiện như sau:
Bước 1: BIDV sẽ lập điện thông báo MT103 trực tiếp đến Ngân hàng phục vụ
người thụ hưởng China General Electrics là ngân hàng Bank of China, Bejing thông
báo chi tiết nội dung và số tiền mà người chuyển tiền TIMEX đã thực chuyển.
Bước 2: Đồng thời BIDV lập điện thanh toán MT202 (lệnh chuyển vốn thanh
toán giữa các ngân hàng) ra lệnh cho ngân hàng Bank of NewYork, NewYork
(SWIFT: IRVTUS3N) trích tài khoản nostro của BIDV chuyển vào tài khoản của
Ngân hàng giữ tài khoản Citibank, NewYork (SWIFT: CITIUS33) của ngân hàng thụ
hưởng Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ) thông qua các hệ thống thanh
toán đồng USD (xem phụ lục 3).
Bước 3: Khi nhận được lệnh thanh toán từ Bank of NewYork, NewYork
(SWIFT: IRVTUS3N) ghi có vào tài khoản của mình theo lệnh của BIDV, ngân hàng
Citibank, NewYork (SWIFT: CITIUS33) thực hiện báo có bằng điện SWIFT
MT910/950 cho ngân hàng thụ hưởng Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ).
Bước 4: Ngân hàng Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ) thực hiện
đối chiếu điện thông báo thanh toán MT103 nhận được từ BIDV và điện báo có từ
Citibank, NewYork (SWIFT: CITIUS33) nếu đúng số tham chiếu thì thực hiện báo
có cho khách hàng thụ hưởng China General Electrics theo số tiền thực tế trên điện
báo có từ Citibank, NewYork. Lưu ý, ngân hàng nhận điện thông báo thanh toán
MT103 chỉ thực hiện thanh toán báo có cho người thụ hưởng khi nhận được điện báo
có MT910/950 hoặc điện thanh toán MT202.
- 41 -
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ thanh toán sử dụng phương pháp gián tiếp
Ordering Customer TIMEX
Sender BIDVVNVX
MT202
Sender’s
Correspondent Bank of NewYork, NewYork
(IRVTUS3N)
MT103
Receiver’s Citibank, NewYork
Correspondent (CITIUS33)
MT910/950
Receiver Bank of China, Bejing
(BKCHCNBJ)
Beneficiary Customer China General Electrics
Mối liên hệ giữa các trường MT103 và MT202
MT103 MT202
S S
R R
20 20
23B 21
32A 32A
50A 57A
53A 58A
54A
59A
70A
- 42 -
3.1.4 Phương pháp chuỗi
Khi có nhiều hơn 2 ngân hàng liên quan đến dây chuyền thanh toán, nếu điện
MT103 được gửi từ một ngân hàng đến một ngân hàng khác trong dây chuyền thanh
toán. Phương pháp thanh toán này gọi phương pháp chuỗi. Thông thường sử dụng
phương pháp này khi việc thanh toán được thực hiện qua các ngân hàng trung gian
giữ tài khoản của của ngân hàng gửi điện và ngân hàng trung gian của ngân hàng giữ
tài khoản của người thụ hưởng.
Tình huống 3: Công ty Tín Nghĩa (TIMEX) ra lệnh cho BIDV (SWIFT:
BIDVVNVX) trích USD100,000.00 từ tài khoản thanh toán USD tại BIDV thực hiện
thanh toán cho công ty China General Electrics có tài khoản 0246813579 tại Bank of
China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ). Nội dung thanh toán cho hợp đồng 01/TM-
CGE, hai khách hàng thoả thuận chia sẽ phí thanh toán, ngày hiệu lực 05/05/2005.
Bằng các chương trình hỗ trợ tìm kiếm tra cứu như: Bank Global, Chase
Payment Path,…hoặc thông qua điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương
của các công ty, ta biết được BIDV và Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ)
có cùng mở tài khoản nostro tại Citibank, NewYork. Vì vậy, cơ chế thanh toán được
thực hiện như sau:
Đầu tiên BIDV thực hiện lập điện thanh toán MT103 gửi đến ngân hàng giữ
tài khoản nostro Citibank, NewYork với đầy đủ các nội dung:
- Người gửi tiền:
- Ngân hàng giữ tài khoản của người hưởng lợi.
- Tên và tài khoản đơn vị hưởng.
- Số tiền chuyển.
- Nội dung thanh toán.
- Chi tiết phí.
Căn cứ trên nội dung điện thanh tóan MT103 do BIDV gửi đến, ngân hàng
Citibank, Newyork thực hiện việc thanh toán cho người thụ hưởng thông qua ngân
hàng phục vụ của họ là Bank of China có tài khoản nostro tại Citibank, Newyork
bằng một điện chuyển tiền MT103 thứ 2 với nội dung giống điện chuyển tiền MT103
thứ nhất nhận từ BIDV nhưng có số tiền thông thường là nhỏ hơn (thông thường các
- 43 -
ngân hàng đại lý giữ tài khoản nostro sẽ thu 10-15USD cho mỗi món thanh toán) và
tùy thuộc vào nội dung chi tiết phí ở điện chuyển tiền MT103 thứ nhất.
Nếu tất cả các điện thanh toán đều sử dụng đúng các định dạng và các code
trong thanh toán thì quá trình chuyển điện và hạch toán có thể hoàn toàn thực hiện
một cách tự động. Đối với các điện thanh toán không sử dụng đúng định dạng và
dùng những code không mã hoá tự động thì điện thanh toán sẽ bị hệ thống chặn lại và
công tác chuyển tiếp điện và hạch toán được thực hiện thủ công, vì vậy đối với các
điện này thì các ngân hàng đại lý sẽ thu phí thanh toán cao hơn đối với các điện thực
hiện thanh toán tự động ( xem phụ lục 1).
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ thanh toán sử dụng phương pháp chuỗi
Ordering Customer TIMEX
Sender BIDVVNVX
First MT103
Receiver Citibank, NewYork (CITIUS33)
Second MT103
Acount with Institution Bank of China, Bejing (BKCHCNBJ)
Beneficiary Customer China Genaral Electrics
- 44 -
Mối liên hệ giữa MT103 thứ nhất và MT103 thứ 2
MT103 (First) MT103(Second)
S S
R R
20 20
23B 23B
32A 32A
50A 50A
52A 52A
57A 59A
59A 70
70 71A
71 71F
72/INS/
Ta cũng có thể sử dụng phương pháp chuỗi để thực hiện thanh toán cho tình
huống 2 như sau:
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ thanh toán sử dụng phương pháp chuỗi
Ordering Customer TIMEX
Sender BIDVVNVX
Firt MT103
Receiver Bank of NewYork, NewYork
Second MT103
Intermediary Citibank, NewYork
Institution
Third MT103
Acount with Institution Bank of China, Bejing (BKCHCNBJ)
Beneficiary Customer China Genaral Electric
- 45 -
3.1.5 Các rủi ro trong thực hiện phương thức chuyển tiền tại BIDV:
- Rủi ro do thực hiện sai chỉ dẫn của ngưòi chuyển tiền: BIDV nhận được một
chỉ dẫn thanh toán chuyển 500,000 EUR cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân
hàng BNP Parisbas ở Paris. Tuy nhiên, khi thực hiện lệnh chuyển tiền, do sơ suất
trong việc kiểm tra ngân hàng giữ tài khoản, cán bộ thanh toán đã chuyển nhầm số
tiền trên cho ngân hàng Banque de Paris tại Paris. 3 ngày sau, người chuyển tiền
thông báo cho ngân hàng là người thụ hưởng vẫn chưa nhận được tiền thanh toán và
đề nghị tra soát. Kiểm tra lại hồ sơ, phát hiện ra sự nhầm lẫn nói trên, BIDV ngay lập
tức yêu cầu ngân hàng Banque de Paris trả lại khoản tiền chuyển nhầm, đồng thời tạm
thời sử dụng tiền của ngân hàng để trả cho người thụ hưởng theo đúng chỉ dẫn. Phải
mất một tuần, sau rất nhiều điện yêu cầu, Banque de Paris mới trả lại khoản tiền
chuyển nhầm của BIDV sau khi đã trừ 100EUR phí dịch vụ. Chỉ do sơ suất trong khi
thực hiện chỉ dẫn thanh toán, BIDV đã phải chịu rủi ro lớn khi phải trả những chi phí
phát sinh do việc trả nhầm và gây mất uy tín đối với khách hàng.
- Rủi ro do vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ: theo lệnh cấm vận của Mỹ, mọi
khoản thanh toán bằng đồng USD qua hệ thống thanh toán bù trừ tại Mỹ cho những
người hưởng có tên nằm trong danh sách cấm vận đều bị phong toả tại Mỹ. BIDV khi
thực hiện lệnh thanh toán số tiền USD13,000 theo đề nghị của khách hàng trong nước
cho 13 người du lịch thăm dò thị trường Cuba đã gặp sơ suất khi nêu tên Cuba trong
lệnh thanh toán. Giao dịch trên khi được thực hiện bù trừ tại Mỹ thông qua ngân hàng
đại lý American Express Bank, New York đã bị phong toả vì hệ thống điện tử phát
hiện ra từ “Cuba”, là một nước bị Mỹ cấm vận. Mặc dù BIDV đã rất cố gắng liên hệ
với các đối tác để tìm cách giải phóng số tiền bị phong toả, nhưng đều bị từ chối. Số
tiền trên sẽ chỉ được trả lại cho BIDV khi Cuba không còn bị lệnh trừng phạt cấm vận
của Mỹ.
3.2 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
3.2.1 Khái niệm:
Người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng gửi hối phiếu và/hoặc chứng từ nhờ thu
hộ tiền từ người nhập khẩu. Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung
gian thu hộ tiền, không có nghĩa vụ cam kết trả tiền. Việc nhờ thu có thể được thực
- 46 -
hiện trên cơ sở hối phiếu (nhờ thu trơn-Clean Collection) hoặc bộ chứng từ (nhờ thu
kèm chứng từ-Documentary Collection).
Giống như phương thức chuyển tiền, do chỉ đóng vai trò trung gian nên ngân
hàng có thể gặp phải rủi ro khi không thực hiện đúng chỉ dẫn của các bên liên quan.
Ngân hàng gửi nhờ thu (Remitting Bank) khi nhận chứng từ nhờ thu của nhà xuất
khẩu có trách nhiệm kiểm tra kỹ chỉ dẫn nhờ thu: D/P – trả ngay hay D/A - trả chậm,
người trả tiền, ngân hàng nhờ thu… Nếu thực hiện sai chỉ dẫn của khách hàng, gửi bộ
chứng từ không đúng địa chỉ, không đòi được tiền, hoặc làm thất lạc chứng từ của
khách hàng trong quá trình xử lý nghiệp vụ, ngân hàng nhờ thu phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho người xuất khẩu. Trong phương thức nhờ thu, khách hàng
muốn thông qua ngân hàng để ràng buộc việc nhận hàng với nghĩa vụ thanh toán của
người nhập khẩu. Ngân hàng nhờ thu được chỉ dẫn trả chứng từ nếu người nhập khẩu
thanh toán bộ chứng từ D/P hoặc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ D/A. Ngân hàng
nhờ thu có thể gặp rủi ro nếu không đọc kỹ chỉ dẫn của bộ chứng từ nhờ thu, trả
chứng từ khi chưa yêu cầu nhà nhập khẩu nộp tiền để thanh toán bộ chứng từ D/P,
hoặc thực hiện thanh toán không đúng chỉ dẫn thanh toán (Payment Instruction) của
ngân hàng nhờ thu, dẫn đến thất lạc hoặc chậm trễ trong việc chuyển trả tiền.
3.2.2 Quy trình thực hiện thanh toán nhờ thu và các điện SWIFT được sử dụng
Đặc điểm của các điện trong giao dịch nhờ thu là tất cả các điện đều bắt đầu
bằng số 4(MT 4XX) (xem phụ lục 4), tùy theo từng mục đích sử dụng khác nhau mà 2
ký tự theo sau là khác nhau. Ví dụ: điện thông báo thanh toán MT400, thông báo chấp
nhận bộ chứng từ D/A và xác định ngày thanh toán MT412, thông báo nhận được bộ
chứng từ nhờ thu MT410, tra soát hỏi tình trạng bộ chứng từ MT420…..
Căn cứ bộ chứng từ và yêu cầu nhờ thu của nhà xuất khẩu ngân hàng gửi nhờ
thu (Remitting Bank) tiến hành lập chỉ thị nhờ thu, chỉ dẫn thanh toán cùng bộ chứng
từ gửi đến ngân hàng nhờ thu (Collecting Bank).
Khi nhận được bộ chứng từ gửi nhờ thu: ngân hàng nhờ thu lập điện SWIFT
MT410/499 hoặc MT999 có mã khoá testkey xác nhận đã nhận bộ chứng từ, đồng
thời tiến hành liên hệ với nhà nhập khẩu:
- Trường hợp khách hàng không chấp nhận bộ chứng từ :
- 47 -
+ Ngân hàng nhờ thu lập điện MT499 hoặc MT999 với mã khoá testkey thông
báo cho ngân hàng gửi nhờ thu về tình trạng bộ chứng từ và chờ chỉ dẫn tiếp
theo của ngân hàng gửi nhờ thu.
+ Thực hiện xử lý bộ chứng từ theo chỉ dẫn mới từ ngân hàng gửi nhờ thu.
- Trường hợp khách hàng chấp nhận một phần giá trị bộ chứng từ:
+ Ngân hàng nhờ thu lập điện SWIFT MT499 hoặc MT999 có mã khoá
testkey thông báo đến ngân hàng gửi nhờ thu.
+ Nếu ngân hàng gửi nhờ thu không chấp nhận, ngân hàng nhờ thu thực hiện
theo chỉ dẫn từ ngân hàng gửi nhờ thu.
+ Nếu ngân hàng gửi nhờ thu chấp nhận, tiến hành thông báo cho nhà nhập
khẩu và thực hiện nhờ thu như trường hợp khách hàng chấp nhận bộ chứng
từ.
- Trường hợp khách hàng chấp nhận thanh toán bộ chứng từ:
+ D/P (Documentary Against Payment)-nhờ thu trả ngay:
Khi có đủ tiền thanh toán (tiền gửi và/hoặc tiền vay), ngân hàng nhờ
thu trả chứng từ cho khách hàng, ký hậu vận đơn (nếu có) và giao
chứng từ cho khách hàng.
Thực hiện thanh toán nhờ thu: ngân hàng nhờ thu tiến hành lập điện
thanh toán MT202 đến ngân hàng giữ tài khoản nostro yêu cầu trích
tài khoản của mình thực hiện thanh toán theo chỉ dẫn cho ngân hàng
hàng gửi nhờ thu, đồng thời lập điện thông báo thanh toán nhờ thu
MT400/499 hoặc 999 trực tiếp đến ngân hàng gửi nhờ thu.
+ D/A (Documentary Against Acceptance) - nhờ thu trả chậm:
Yêu cầu nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu và cam kết thanh
toán bộ chứng từ nhờ thu khi đến hạn.
Lập điện SWIFT MT412/499 hoặc MT999 với mã khoá testkey gửi
đến ngân hàng gửi nhờ thu thông báo cho họ biết ngày thanh toán và
số tiền chấp nhận thanh toán. Ngân hàng nhờ thu trả chứng từ cho
khách hàng, ký hậu vận đơn (nếu có) và giao chứng từ cho khách
hàng.
- 48 -
Khi đến hạn thanh toán ngân hàng nhờ thu tiến hành như trong
trường hợp thanh toán nhờ thu trả ngay D/P
Khi nhận được thông báo thanh toán nhờ thu thông qua điện SWIFT
MT400/499 hoặc 999 từ ngân hàng nhờ thu, ngân hàng gửi nhờ thu theo dõi khoản
báo có từ ngân hàng phục vụ nhờ thu MT202/MT910, khi nhận được báo có tiến hành
ghi có tài khoản khách hàng.
3.2.3 Các vướng mắc thường gặp trong phương thức nhờ thu
Tình huống thứ nhất: BIDV nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là
D/P 30 days after sight (giao chứng từ trên cơ sở thanh toán 30 ngày sau ngày nhận
được chứng từ). Khi nhìn thấy cụm từ “30 days after sight”, cán bộ thực hiện đã
không đọc kỹ “D/P”, cho rằng đây là bộ chứng từ trả chậm 30 ngày, nên đã xử lý như
chứng từ D/A, nghĩa là chỉ yêu cầu khách hàng chấp nhận hối phiếu trả chậm và trả
chứng từ. Đến thời hạn 30 ngày phải thanh toán, nhà nhập khẩu từ chối thanh toán vì
hàng không đúng chất lượng quy định. Khi làm điện thông báo từ chối gửi tới ngân
hàng gửi chứng từ nhờ thu, BIDV đã nhận được điện phản hồi yêu cầu thanh toán vì
đó là chứng từ D/P. Do không thực hiện đúng chỉ dẫn nhờ thu, BIDV đã bị rủi ro khi
phải trích tiền của ngân hàng để thanh toán thay cho nhà nhập khẩu. Việc đòi lại tiền
từ nhà nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn, tốn thời gian và chi phí.
Tình huống thứ hai: BIDV nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là
D/A against the collecting bank’s consent (giao chứng từ trên cơ sở chấp nhận hối
phiếu trả chậm có ràng buộc cam kết của ngân hàng nhờ thu). Theo chỉ dẫn trên,
BIDV không chỉ có nghĩa vụ yêu cầu nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu trả chậm
mà còn có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng gửi nhờ thu vào ngày đến hạn. Do
không hiểu hết yêu cầu của chỉ dẫn trên, cán bộ nghiệp vụ đã không yêu cầu khách
hàng cam kết nộp tiền vào tài khoản thanh toán khi đến hạn mà chỉ đề nghị họ chấp
nhận hối phiếu trả chậm như những bộ chứng từ D/A thông thường. Vào ngày đến
hạn, nhà nhập khẩu không chịu nộp tiền vào tài khoản để thanh toán còn ngân hàng
nước ngoài liên tục đề nghị BIDV trả tiền bộ chứng từ nhờ thu. Để giữ uy tín, BIDV
phải đứng ra thanh toán thay bằng tiền của mình.
- 42 -
- 49 -
Sơ đồ 3.5: SƠ ĐỒ THANH TOÁN NHỜ THU
Nhà xuất khẩu
(Drawer)
NH Gửi nhờ thu
(Remiting Bank)
(
6
)
G
i
a
o
c
h
ứ
n
g
t
ừ
(7’) Điện thông báo thanh toán nhờ thu MT400/499/999 (hoặc MT412)
(4’) Xác nhận đã nhận được bộ chứng từ MT410/499/999
(2) G
ửi hối phiếu
và/hoặc bộ chứng từ
(3) Gửi hối phiếu và/hoặc bộ chứng từ kèm chỉ dẫn thanh toán
(
4
)
T
/
b
á
o
h
ố
i
p
h
i
ế
u
v
à
/
h
o
ặ
c
b
ộ
c
h
ứ
n
g
t
ừ
NH phục vụ NH gửi nhờ thu
(Correspondent of Remiting bank)
NH phục vụ NH nhờ thu
(Correspondent of Collecting Bank)
NH Nhờ thu
(Collecting Bank)
Nhà nhập khẩu
(Drawee)
(5) C
hấp nhận
và/hoặc nộp tiền
(7) C
huyển tiền thanh
toán- M
T202
(8) Chuyển tiền
(1) Giao hàng
(
9
)
Đ
i
ệ
n
b
á
o
c
ó
-
M
T
9
1
0
/
2
0
2
(
1
0
)
B
á
o
c
ó
k
h
á
c
h
h
à
n
g
- 50 -
3.3 PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
3.3.1 Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là sự cam kết bằng văn bản của ngân hàng phát
hành thư tín dụng đối với người thụ hưởng thư tín dụng (nhà xuất khẩu) sẽ trả tiền
(L/C trả ngay) hoặc trả vào một thời điểm xác định trong tương lai (L/C trả chậm) tối
đa tới một số tiền nếu người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với
quy định của L/C. Đây là sự đảm bảo quan trọng để nhà xuất khẩu yên tâm giao hàng.
Trong phương thức này, ngân hàng phát hành đóng vai trò là người cam kết trả tiền
cho người hưởng lợi của L/C.
Ngoài nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, trong phương thức tín dụng chứng từ
còn có vai trò của các ngân hàng gồm: ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo,
ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận... Mỗi ngân hàng liên quan có những
trách nhiệm nhất định (được quy định trong Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng
chứng từ của Phòng thương mại Quốc tế UCP 500).
3.3.2 Sử dụng các mẫu điện liên quan phát hành và thông báo L/C
3.3.2.1 Đối với ngân hàng phát hành L/C
Ngân hàng phát hành căn cứ trên đơn đề nghị mở thư tín dụng của người nhập
khẩu, nếu chấp nhận phát hành ngân hàng có thể lựa chọn phát hành tín dụng thư
bằng thư, telex hoặc phát hành thông qua các mẫu điện chuẩn được gửi thông qua hệ
thống SWIFT.
Ngày nay, có rất ít ngân hàng sử dụng phương pháp phát hành bằng thư do
nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân chính sau:
- Thời gian từ khi thư tín dụng được phát hành đến ngân hàng thông báo và
sau cùng là người thụ huởng trên thư tín dụng là khá lâu và chậm trễ.
- Khó khăn cho ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thật của thư tín dụng
khi phải kiểm tra chữ ký.
- Các giao dịch phát sinh liên quan thư tín dụng được xử lý rất phức tạp và
mất nhiều thời gian.
- Chí phí cao.
- Tính chuẩn mực không cao.
- 51 -
Vì vậy, phương pháp phát hành tín dụng thư bằng telex và SWIFT thường
được các ngân hàng áp dụng, trong đó phát hành thông qua hệ thống SWIFT chiếm
đa số. Sự lựa chọn phát hành bằng phương pháp telex or SWIFT tùy thuộc vào mối
quan hệ đại lý được thiết lập giữa ngân hàng phát hành với các ngân hàng khác tại
các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nếu ngân hàng phát hành và ngân hàng thông
báo có quan hệ SWIFTCODE thì chắc chắn họ sẽ sử dụng phát hành bằng SWIFT.
Một ngân hàng thiết lập được quan hệ với nhiều ngân hàng đại lý tại khắp các quốc
gia trên thế giới có cơ hội sử dụng điện SWIFT trong phát hành tín dụng thư chiếm tỷ
trọng xấp xỉ 100%.
Khi ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo không có quan hệ đại lý
(không thiết lập SWIFTCODE) thì thông thường họ sử dụng phương pháp phát hành
bằng telex. Phương pháp này cũng rất phức tạp, trong mọi giao dịch đòi hỏi đều phải
tính và kiểm ký hiệu mật “testkey” thông qua 2 ngân hàng đại lý của ngân hàng phát
hành và ngân hàng thông báo, việc tính và kiểm tra testkey thông thường do phòng
quan hệ quốc tế hoặc phòng ngân hàng đại lý đảm nhận.
Lợi ích của việc sử dụng điện SWIFT trong phát hành thư tín dụng khắc phục
được các nhược điểm của 2 phương pháp phát hành bằng thư và telex, thêm vào đó
việc phát hành tín dụng thư thông qua SWIFT thì các yếu tố các trường được chuẩn
hoá dễ sử dụng và ít sai sót.
Về nguyên tắc, một thư tín dụng được phát hành thông qua hệ thống SWIFT từ
ngân hàng phát hành gửi (Sender) đến ngân hàng nhận điện (Receiver)-ngân hàng
thông báo nào, thì mọi giao dịch sửa đổi liên quan đến thư tín dụng đã được phát
hành phải được ngân hàng phát hành gửi điện đến ngân hàng nhận điện-ngân hàng
thông báo đó
Điện SWIFT được sử dụng để phát hành thư tín dụng gồm có: MT700/701.
Thông thường đối với những thư tín dụng được phát hành có nội dung giới hạn dưới
100 dòng thì chỉ cần một điện MT700 là đủ, tuy nhiên đối với những thư tín dụng có
nội dung lớn và dài trên 100 dòng thì ngoài điện MT700 thì hệ thống có thể phát sinh
ra thêm tối đa 3 điện MT701 đi kèm là một bộ phận không thể tách rời của điện
MT700.
- 52 -
Đặc điểm của điện MT700/701
- Trừ khi có những qui định khác, thư tín dụng được phát hành tuân thủ Quy
tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế Paris ban
hành và có hiệu lực khi tín dụng thư được phát hành. Ngân hàng thông báo (Advising
Bank)- Ngân hàng nhận điện (Receiver) phải thông báo đến người thụ hưởng hay một
ngân hàng thông báo khác khi tín dụng thư được phát hành dựa vào Quy tắc và thực
hành thống nhất tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế Paris ban hành. Tuy
nhiên, điều đặc biệt cần lưu ý ở đây là điện phát hành thư tín dụng MT700/701 không
chỉ ra là nó áp dụng ấn phẩm sửa đổi nào của Quy tắc và thực hành thống nhất tín
dụng chứng từ - UCP, do cả 5 ấn phẩm sửa đổi này cùng tồn tại và không phủ định
lẫn nhau, vì vậy để tránh tranh chấp phát sinh thì ngân hàng phát hành nên chỉ rõ ấn
phẩm nào của Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP do Phòng
thương mại quốc tế Paris ban hành được áp dụng, thông thường nội dung này được
ghi ở trường 72 của điện MT700.
- Trừ khi có những qui định khác, việc hoàn trả tín dụng thư nếu được áp
dụng tuân thủ Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (Uniform Rules for
Bank to Bank Reimbursement Under Documentaty Credit – URR 525) do Phòng
thương mại quốc tế ban hành năm 1995. Quy tắc này quy định về cách thức áp dụng
hoàn trả theo tín dụng chứng từ, nghĩa vụ và trách nhiệm của các ngân hàng tham gia,
hình thức và ghi chú về uỷ quyền hoàn trả, sửa đổi uỷ quyền hoàn trả, yêu cầu hoàn
trả và các cam kết hoàn trả….
- Trừ khi có những qui định khác, một tín dụng thư được thông báo đến người
thụ hưởng hay qua một ngân hàng thông báo khác bằng điện SWIFT thì có giá trị
hiệu lực và xác thực.
Đối với các giao dịch liên quan đến thư tín dụng, khi sử dụng các mẫu điện
chuẩn SWIFT đều có mã bắt đầu bằng số 7(7XX) (phụ lục 5), khi nhận được các điện
này từ hệ thống SWIFT thì mặc nhiên là nó xác thực và có hiệu lực thi hành. Tuỳ
theo nội dung giao dịch mà 2 ký tự theo sau sẽ được ngân hàng lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ: MT707 - là điện tu chỉnh thư tín dụng, MT756 - điện thông báo thanh toán….
Tình huống 4: Công ty Tín Nghĩa (TIMEX) đề nghị BIDV (SWIFT:
BIDVVNVX) phát hành một thư tín dụng cho người thụ hưởng là Sahathai
- 53 -
Co.,Thailand có tài khoản tại Ngân hàng Kasikorn Public Bank, Thailand (SWIFT:
KASITHBK) để nhập khẩu giấy Sackraft theo hợp đồng ngoại thương đã ký.
Nếu chấp nhận phát hành, BIDV sẽ tiến hành chuyển tiếp những nội dung
trong đơn đề nghị mở thư tín dụng vào trong nội dung điện SWIFT MT700/701 và
lựa chọn ngân hàng hàng thực hiện thông báo.
- Trường hợp nếu BIDV và Ngân hàng Kasikorn Public Bank, Thailand có
thiết lập quan hệ SWIFTCODE thì điện phát hành thư tín dụng MT700/701 sẽ được
BIDV gửi trực tiếp đến Kasikorn Public Bank, Thailand ngân hàng nhận điện
(Receiver) - cũng chính là ngân hàng thông báo phục vụ người thụ hưởng Sahathai
Co., Thailand.
Sơ đồ 3.6:Sơ đồ phát hành thư tín dụng có quan hệ SWIFTCODE
Applicant TIMEX
Sender BIDVVNVX
(Issuing Bank)
MT700 (MT707)
Receiver Kasikorn Public Bank, Thailand
(Advising bank) (KASITHBK)
Beneficiary 59 Sahathai Co.,Thailand
Trường hợp nếu BIDV và Ngân hàng Kasikorn Public Bank, Thailand không
có thiết lập quan hệ SWIFTCODE thì điện phát hành thư tín dụng MT700/701 sẽ
được BIDV gửi trực tiếp đến một ngân hàng khác tại Thái lan có quan hệ
SWIFTCODE với mình như Citibank, Bangk
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 18.pdf