Tài liệu Đề tài Sử dụng công cụ chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế: LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại chúng ta được phát triển bằng sự liên kết chặt chẽ giữa đầu tư phát triển công nghệ với sức mạnh công nghiệp của mỗi quốc gia. Tuy vậy, những nền kinh tế hiện đại phải luôn nghiên cứu, tìm nguồn thu nhập thực sự để chuyển các phát minh trí tuệ thành những đổi mới mang lại nhiều lợi nhuận.
Do đổi mới là phát minh kỹ thuật đã trở thành sản phẩm kinh tế và kiến thức cơ bản cùng khoa học ứng dụng ít có khả năng phân ly nên kỹ thuật ngày càng gắn bó với công nghệ hơn.
Từ mục đích kích thích cạnh tranh công nghiệp, mục tiêu đổi mới công nghệ đã được mô tả ở nhiều khía cạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Các chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ đã gắn liền với hiệu quả phát triển.Chuyển giao công nghệ và khai thác kết quả nghiên cứu. Việc phổ biến kết quả nghiên cứu hướng về doanh nghiệp là một trong những lợi thế ưu tiên. Vấn đề được chỉ ra là phần lớn các dự án hỗ trợ đã được hình thành từ những kết quả nghiên cứu mang tính chất áp dụng thương mại.
Trong xu thế...
31 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sử dụng công cụ chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại chúng ta được phát triển bằng sự liên kết chặt chẽ giữa đầu tư phát triển công nghệ với sức mạnh công nghiệp của mỗi quốc gia. Tuy vậy, những nền kinh tế hiện đại phải luôn nghiên cứu, tìm nguồn thu nhập thực sự để chuyển các phát minh trí tuệ thành những đổi mới mang lại nhiều lợi nhuận.
Do đổi mới là phát minh kỹ thuật đã trở thành sản phẩm kinh tế và kiến thức cơ bản cùng khoa học ứng dụng ít có khả năng phân ly nên kỹ thuật ngày càng gắn bó với công nghệ hơn.
Từ mục đích kích thích cạnh tranh công nghiệp, mục tiêu đổi mới công nghệ đã được mô tả ở nhiều khía cạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Các chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ đã gắn liền với hiệu quả phát triển.Chuyển giao công nghệ và khai thác kết quả nghiên cứu. Việc phổ biến kết quả nghiên cứu hướng về doanh nghiệp là một trong những lợi thế ưu tiên. Vấn đề được chỉ ra là phần lớn các dự án hỗ trợ đã được hình thành từ những kết quả nghiên cứu mang tính chất áp dụng thương mại.
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự trao đổi, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia ngày càng có chiều hướng gia tăng và trở thành một trong những nội dung quan trọng trong mối bang giao quốc tế hiện nay. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đang thực sự quan tâm phát triển thị trường khoa học và công nghệ bên cạnh thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường tài chính... để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, tiếp nhận và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong báo cáo này mục đích tìm hiểu những kiến thức, những khái niệm cơ bản về “Sử dụng công cụ chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế”. Được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo Hoàng Trọng Thanh em đã nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề cơ bản và tầm quan trọng của Văn hóa trong quản trị sản xuất kinh doanh. Do nội dung kiến thức của đề tài tương đối rộng, điều kiện thời gian cũng như kiến thức có hạn, điều kiện nghiên cứu chủ yếu dựa trên lý thuyết và tài liệu tham khảo nên chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề tài được chính xác, đầy đủ và phong phú hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Trọng Thanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2007.
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết Băng
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ
VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
I. Các khái niệm
1. Khái niệm công nghệ
Theo tiến sĩ Ngô Văn Quế, trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, người ta quen dùng khái niệm công nghệ với nghĩa nó là phương tiện vật chất như: công cụ, năng lượng, vật liệu được con người sáng tạo và sử dụng trong sản xuất và dịch vụ. Từ những năm 60 trở lại đây, do mua bán công nghệ ngày càng sôi động trong kinh doanh quốc tế nên công nghệ đã được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Hiện nay đang tồn tại những quan niệm khác nhau về công nghệ. Song, chưa có sách vở nào đưa ra một định nghĩa chuẩn xác về công nghệ.
Theo tác giả K.Ramanathan, tồn tại một số quan niệm phổ biến về công nghệ như sau:“Công nghệ là máy biến đổi”. Với quan niệm này, công nghệ được thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, nó thể hiện xu hướng cho rằng khoa học và công nghệ là một và phải được áp dụng đồng thời, và các nhà khoa học ứng dụng cần tìm ra cách áp dụng vào thực tế các lý thuyết thuần tuý. Thứ hai, thuật ngữ “công nghệ” liên quan đến khả năng làm một cái gì đó, ngụ ý rằng nó là những gì làm biến đổi yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra sau cùng.
Quan niệm như vậy đã nhấn mạnh không chỉ tầm quan trọng của công nghệ trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, mà còn nhấn mạnh sự phù hợp của mục đích kinh tế trong việc áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, những định nghĩa này còn rất chung chung, không đủ cụ thể để mở ra chiếc “hộp đen công nghệ”.
“Công nghệ là công cụ”. Với quan niệm này, công nghệ dựa trên nền tảng là các máy móc thiết bị. Cách nhìn này vẫn còn phổ biến đến ngày nay, mặc dù một vài định nghĩa có nói đến sự tác động quan lại giữa máy móc – con người.
Những định nghĩa dựa trên quan niệm “Công nghệ là công cụ” đã mở ra phần nào chiếc hộp đen công nghệ, tuy nhiên nó vẫn còn thiếu sót. Tác giả Simon đã nói trong cuốn sách “Technology Policy Formulation and Planning: A Reference Manual” rằng: “Nhìn công nghệ ở khía cạnh máy móc và những vật chất rõ ràng sai lầm giống như chỉ nhìn thấy cái vỏ của con ốc sên, hay cái mạng của con nhện vậy.”
“Công nghệ là kiến thức” cho rằng kiến thức là bản chất của tất cả các phương tiện chuyển đổi. Những người ủng hộ quan niệm này cho rằng kiến thức là khía cạnh quan trọng hàng đầu.
Những định nghĩa đi theo quan niệm này ngụ ý rằng kiến thức có thể được phân loại thành “know-why” và “know-how”. “Know-why” là những kiến thức khoa học thuần tuý như các nguyên tắc liên quan đến vật lý và hiện tượng xã hội. “Know-how” dựa trên kinh nghiệm và kinh nghiệm tăng lên thông qua việc áp dụng “know-why” vào thực tế (phương pháp thử - sai, kinh nghiệm, học hỏi từ chuyên gia).
Một trong những đóng góp chính của quan niệm này là giúp mở ra chi tiết hơn “hộp đen công nghệ” bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức và phác hoạ các dạng kiến thức cần thiết cho các hoạt động chuyển đổi.
“Công nghệ là các hình thái biểu hiện” cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề mà ba quan niệm trên gặp phải và cố mở ra hoàn toàn chiếc hộp đen công nghệ. Quan niệm này nhìn công nghệ theo những hình thái biểu hiện khác nhau theo cách tiếp cận chiết trung, dựa trên những ý tưởng phát ra từ ba quan niệm phía trên.
Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam.
Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có.
Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.
Chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ là nơi trưng bày, giới thiệu, mua bán công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ khác về chuyển giao công nghệ.
Một số định nghĩa theo quan niệm này vẫn còn chung chung theo các khía cạnh “phần cứng” và “phần mềm”, nhưng cũng có những định nghĩa cụ thể hơn và có ý nghĩa đáng kể trong việc mở ra hộp đen công nghệ (chia công nghệ theo các thành phần Kỹ thuật, Con người, Thông tin và Tổ chức).
Như trên ta đã thấy, việc xem xét công nghệ theo các hình thái biểu hiện đã khắc phục những thiếu sót của các quan niệm khác và mở ra chiếc hộp đen công nghệ một cách đầy đủ. Trong việc đánh giá trình độ công nghệ, cần thiết phải có một cái nhìn đầy đủ và chi tiết về công nghệ và các thành tố của nó để có thể khảo sát một cách đầy đủ và sát với thực tế nhất trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp. Trong các định nghĩa về công nghệ dựa trên quan điểm này, định nghĩa công nghệ của K.Ramanathan với bốn thành phần Thiết bị, Con người, Thông tin và Tổ chức đã được lựa chọn để xem xét bởi sự toàn diện và cụ thể so với các định nghĩa khác.
Thành phần Thiết bị (Technoware): bao gồm các công cụ và các phương tiện sản xuất thực hiện các hoạt động sản xuất để tạo ra các sản phẩm mong muốn. Technoware bao gồm hệ thống biến đổi nguyên vật liệu và hệ thống xử lý thông tin.
• Hệ thống biến đổi nguyên vật liệu thực hiện các hoạt động cơ học theo thiết kế của máy móc thiết bị.
• Hệ thống xử lý thông tin thực hiện một chuỗi kiểm soát, có thể được xây dựng một cách cục bộ hoặc hoàn toàn trong thành phần Thiết bị. Trong một vài trường hợp, nó có thể không có trong thành phần này. Hệ thống gồm ba giai đoạn: nhận biết – phân tích – xử lý.
Thành phần Con người (Humanware): là kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất biểu hiện về mặt con người của công nghệ. Tầm quan trọng của kỹ năng dựa trên ba điều cơ bản:
• Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất và là nguồn gốc giá trị thị trường của các loại hàng hoá.
• Con người có trí thông minh (không như máy móc). Do đó, họ có khả năng suy nghĩ, phân tích, sáng tạo và phát triển thông tin cần thiết để tạo ra sự sung túc, giàu có.
• Năng suất lao động của con người có thể tăng hoặc giảm do môi trường làm việc.
Thành phần Tổ chức (Orgaware): đề cập tới sự hỗ trợ về nguyên lý, thực tiễn, và bố trí để vận hành hiệu quả việc sử dụng Technoware bởi Humanware. Nó có thể được thể hiện thông qua các thuật ngữ như nội quy công việc, tổ chức công việc, sự thuận tiện trong công việc, đánh giá công việc và giảm nhẹ công việc.
Thành phần Thông tin (Inforware): biểu thị việc tích luỹ kiến thức bởi con người. Dù có tổ chức tốt, “Con người” cũng không thể sử dụng “Máy móc” hiệu quả nếu không có cơ sở “Thông tin, tài liệu”. Inforware được chia làm ba loại:
• Thông tin chuyên về thiết bị: thông tin cần cho việc vận hành, bảo trì và cải tiến.
• Thông tin chuyên về con người: thông tin về những hiểu biết và đánh giá về quy trình sản xuất và thiết bị được sử dụng.
• Thông tin chuyên về tổ chức: thông tin cần thiết để bảo đảm việc sử dụng hiệu quả, sự tác động qua lại theo thời gian, và sự có sẵn của Technoware và Humanware.
Bốn yếu tố này bổ sung cho nhau và tác động lẫn nhau. Chúng đòi hỏi phải có mặt đồng thời trong hoạt động sản xuất và không có hoạt động chuyển đổi nào có thể hoàn thành nếu thiếu một trong bốn yếu tố. Hình vẽ dưới đây sẽ cho ta thấy sự tóm lược của bốn yếu tố công nghệ.
Mối quan hệ hữu cơ của các thành phần công nghệ
2. Khái niệm chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài.
Dịch vụ chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ.14. Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ.
Giám định công nghệ là hoạt động kiểm tra, xác định các chỉ tiêu của công nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu của công nghệ được quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ.
Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ, bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Tư vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
II. Nguồn gốc và thị trường chuyển giao công nghệ
1. Nguồn gốc chuyển giao công nghệ.
Ngày nay cùng với sự phát triển và nghiên cứu khoa học vào đời sống xã hội, kinh tế, thì chuyển giao công nghệ là một quá trình rất quan trọng. Để có thể áp dụng tốt nhất các công nghệ mới đòi hỏi phải có một quy trình cụ thể được nhà cung cấp dịch vụ ( công nghệ ) bàn giao cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng công nghệ đó. Sau khi triển khai và đưa vào sử dụng nhà cung cấp sẽ phải chuyển giao công nghệ ( cách sử dụng, quản lý ). Quá trình chuyển giao chình là quá trình tối quan trọng vì nó phản ánh cho người sử dụng rõ nhất về các đặc điểm cũng như hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp, tổ chức. Trong quá trình chuyển giao bên cung cấp luôn phải Support (hỗ trợ) nhằm làm hài lòng nhất khách hàng của mình.
Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trong những năm qua đã phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ chưa được coi trọng do trước đây Nhà nước mới ban hành văn bản dưới dạng Nghị định, Thông tư có phạm vi điều chỉnh hẹp, hiệu lực pháp lý còn thấp. Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ mới xuất hiện hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể.
Nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Do đó, việc thu hẹp không tương thích giữa pháp luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam và pháp luật quốc tế là một ưu tiên. Một số nội dung của các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ trước đây chưa phù hợp, thiếu cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Thị trường chuyển giao công nghệ
Là toàn bộ thị trường kinh tế, bao gồm các đơn vị, tổ chức chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu.
3. Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ.
Theo luật chuyển giao công nghệ quá trình chuyển giao công nghệ gồm:
Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Nguyên tắc lập hợp đồng: Mọi hoạt động chuyển giao công nghệ phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm: Điện báo, Telex, Fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Nội dung của hợp đồng CGCN:
+ Tên và hình thức công nghệ được chuyển giao;
+ Các khái niệm và thuật ngữ trong hợp đồng;
+ Mục tiêu, nội dung, phạm vi, đặc điểm, chất lượng và kết quả CGCN. Trong trường hợp công nghệ được chuyển giao có nội dung gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp thì hợp đồng phải có điều riêng về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
+ Quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ.
+ Kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm và phương thức CGCN.
+ Giá cả và phương thức thanh toán.
- Ngôn ngữ của hợp đồng CGCN: Hợp đồng và các văn bản kèm theo phải được lập bằng tiếng Việt và có thể được lập thêm bằng tiếng nước ngoài thông dụng do các bên thoả thuận.
- Nghĩa vụ bảo mật trong việc cấp giấy phép CGCN:
+ Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp Giấy phép CGCN có trách nhiệm giữ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Dịch vụ chuyển giao công nghệ
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ.
- Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ có 2 nguyên tắc cơ bản:
+ Thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
+ Hợp đồng được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ hay theo quy định của Luật dân sự, Luật thương mại hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Dịch vụ giám định công nghệ: Là hoạt động kiểm tra, đánh giá để xác định mức độ đạt được của công nghệ đã chuyển giao theo hợp đồng chuyển giao công nghệ trong thực tế tại thời điểm giám định công nghệ so với các nội dung của hợp đồng đã được đăng ký.
Có 2 nội dung giám định công nghệ:
- Giám định công nghệ dự án đầu tư: Là đánh giá sự phù hợp và tính đồng bộ của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất so với yêu cầu nêu trong dự án. Đánh giá chất lượng thực tế của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất với chất lượng thực tế của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất so với các tiêu chí đã nêu trong hồ sơ dự án.
- Giám định công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ;
- Đánh giá về tính tiên tiến của công nghệ và thiết bị sản xuất;
- Chất lượng sản phẩm được sản xuất nhờ việc áp dụng công nghệ được chuyển giao so với tiêu chuẩn chất lượng đã thoả thuận.
- Đánh giá về mức độ hoàn thành các nội dung công nghệ được chuyển giao so với nội dung đã nêu trong hợp đồng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG
XÍ NGHIỆP XI MĂNG NỘI THƯƠNG CỦA CÔNG TY
XÂY LẮP THƯƠNG MẠI I
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP THƯƠNG MẠI I
1. Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua.
a/ Về nhiệm vụ xây lắp:
Mục tiêu là phát triển nhiệm vụ xây lắp theo định hướng kết hợp mở rộng công tác tiếp thị nhận thầu xây lắp, với việc tìm kiếm được cơ hội đầu tư xây dựng dự án nhà ở, cơ sở sản xuất khu công nghiệp để chủ động hoạt động nhiệm vụ xây lắp cho những năm sau.
Trong năm Công ty Xây Lắp Thương Mại I triển khai xây dựng được một số dự án:
+ Dự án xây dựng khu đô thị Trần Hưng Đạo tại thị xã phủ lý tỉnh Hà Nam (trên 400 tỷ đồng)
Sau khi được UBND tỉnh duyệt dự án, Công ty tiến hành các bước đầu tư tiến hành xác lập kế hoạch đền bù, sau đó xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên cơ sở tận dụng quỹ đất của Công ty quản lý. Làm thủ tục chuyển đổi đất khu vực Vĩnh Tuy Hà Nội xây dựng dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao cấp để bán và làm văn phòng cho thuê.
+ Dự án nhà A13 Mai Động Hà Nội của Bộ Thương mại(10tỷ đồng). Sau khi dự án được phê duyệt sẽ tiến hành khởi công và hoàn hành phần thô năm 2003.
Trong năm 2006 Công ty xây lắp thương mại I đã được UBND thành phố Hà Nội chọn nhận thầu 2 công trình lớn:
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp vừa và nhỏ huyện Từ Liêm Hà Nội (26 tỷ đồng).
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh, Hà Nội (12tỷ đồng)
Các công trình nhận thầu xây lắp tập trung vào một số thị trường trọng điểm: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
Công ty dự kiến công việc nhiệm vụ xây lắp hiện nay chủ yếu tập trung vào các dự án, nên không hoạt động tràn lan khắp thị trường các tỉnh thành mà tập trung vào một số thị trường đã quan hệ lâu dài.
Để thực hiện nhiệm vụ xây lắp Công ty sẽ đầu tư trang thiết bị, máy móc và dụng cụ thi công như :giáo, cốt pha định hình để đáp ứng tiến độ thi công và chất lượng kỹ, mỹ thuật công trình.
b/ Về nhiệm vụ sản xuất:
Năm 2003-2005 đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất xi măng tại xí nghiệp Xi măng nội thương với hai hệ thống trong dây truyyền sản xuất là: Hệ thống dây chuyền vào liệu và hệ thống dây chuyền đóng bao. Năm 2006 đầu tư thay thế Máy nghiền xi măng công suất 2 Tấn/h lên 7 Tấn/h.
Xây dựng dự án đầu tư lò quay để nâng cao chất lượng xi măng và công suất sản xuất lên 5- 10 vạn tấn/năm.
Xây dựng một xưởng sản xuất :
+ Sản xuất sản phẩm thép phục vụ cho nghành xây dựng.
+ Sản xuất cửa bằng gỗ nhân tạo.
Chuẩn bị cho việc lập dự án đầu tư sản xuất gỗ ván ép vào năm 2004- 2005 với quy mô đầu tư lớn.
c/ Kế hoạch kinh doanh :
+ Kinh doanh xuất khẩu:
Mục tiêu phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc Thái Lan trên cơ sở xây dựng nền tảng vững chắc các mặt hàng nông, lâm sản và năm 2006 Công ty đã xây dựng được mặt hàng xuất khẩu thường xuyên: Tinh bột sắn, Than gáo dừa, Cao su.
+ Kinh doanh nhập khẩu
Mục tiêu là mở rộng bạn hàng với khách hàng nhiều năm đã quan hệ như Cộng hoà UCRAINA và Liên bang Nga, đã xây dựng được mặt hàng nhập khẩu là : Phôi thép, Thép cuộn, Thép hình các loại và một số thiết bị máy móc.
d/ Về hoạt động kinh doanh quản lý nhà:
- Xây dựng dự án tận dụng quỹ đất.
Làm thủ tục bàn giao cho sở nhà đất Hà Nội.
Xây dựng nhà ở trên cơ sở tận dụng quỹ đất.
Cơ chế quản lý vận hành.
Tổ chức mạng lưới gọn nhẹ, phù hợp với cơ cấu kế hoạch.
Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý, xây dựng quy định quản lý kỹ thuật, quản lý tài chính…
Cải tiến và xây dựng cơ chế tiền lương.
Đổi mới hoạt động doanh nghiệp.
TT
Chỉ tiêu
Năm
2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
04/03
(%)
05/04
(%)
06/05
(%)
I
Tổng doanh thu
165440
178000
200400
232004
+8%
+12%
+16%
1
Xây lắp
14538
26000
26000
47000
+79%
+81%
2
Sản xuất
9075
13200
13500
15000
+45%
+2%
+11%
3
Kinh doanh
141789
137850
159770
169000
-3%
+16%
+6%
4
Kinh doanh khác
38
950
720
1000
II
XNK(USD)
3200400
4100000
5560000
III
Lợi nhuận
490
520
550
605
+6%
+6%
10%
IV
Nộp NSNN
30879
12695
12652
14369
-59%
0%
14%
V
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
0.29%
0.29%
0.27%
0.26%
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Bảng : Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty Xây Lắp Thương Mại I
năm 2003-2006.
Qua bảng tổng hợp tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Lắp Thương Mại I phát triển khá tốt giá trị tổng doanh thu liên tục tăng từ năm 2003 đến 2006. Năm 2003 chỉ đạt 165440 triệu đồng, năm 2004/2003 tăng 8%, năm 2005/2004 tăng 12% và năm 2006/ 2005 tăng là 16%. Tổng kết cuối năm 2006 là 232004 triệu đồng.Bên cạnh đó thì lợi nhuận cũng không ngừng tăng lên, năm 2003 đến 2005 tăng đều là 6% năm 2003 là 490 triệu đồng đến 2006 là 605 triệu đồng
+ Trong đó có nhiệm vụ xây lắp, năm 2003 là : 14538 triệu đồng đến năm 2004 tăng lên 26000 triệu đồng, năm 2004/2003 đạt tỷ lệ tăng khá cao 79%. Đến năm 2005 thì giữ nguyên 26000 triệu đồng bằng năm 2004. Nhưng đến năm 2006 không những đạt kế hoạch Bộ giao cho mà còn tăng hơn năm 2005 là 81% đạt 47000 triệu đồng.
+Nhiệm vụ sản xuất năm 2004/2003 tăng 45% sau đó ổn định năm 2004 đến 2005, nhưng đến năm 2006 nhịp độ tăng trưởng sản xuất là 11%.
Hai nhiệm vụ xây lắp và sản xuất là những nhiệm vụ mũi nhọn của doanh nghiệp phát triển đúng định hướng kế hoạch doanh nghiệp đề ra.
+ Nhiệm vụ kinh doanh năm 2004 so với năm 2003 hơi giảm một chút là 3% từ 141789 triệu đồng xuống còn 137850 triệu đồng , năm 2005 thì lại tăng lên 159770 triệu đồng so với năm 2004 tăng 16% Đến 2006 thì tăng nhẹ chỉ hơn năm 2005 là 6% đạt 169000 triệu đồng.
+ Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển năm 2004 đạt giá trị doanh thu là 3200400 USD, năm 2005 là 4100000 USD và năm 2006 là 5560000 USD.
Nhìn bảng trên chúng ta thấy mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường cạnh tranh quyết liệt và đầy những khó khăn nhưng Công ty Xây Lắp Thương Mại I vẫn nộp ngân sách nhà nước đầy đủ và hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của Bộ giao cho.
+ Mặc dù lợi nhuận và doanh thu thì tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu lại giảm vì hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác nên Công ty phải hạ giá thành xuống để có thể bán được sản lượng nhiều hơn.
Đạt được kết quả như trên không thể không kể đến những nỗ lực cố gắng phấn đấu không ngừng cuả toàn thể CBCNV của toàn Công ty.
Qua đánh giá trên ta có thể khẳng định Công ty Xây Lắp Thương Mại I đang có bước phát triển vững mạnh trên thị trường.
2/ Sự cần thiết phải đầu tư máy nghiền xi măng 9 tấn/h:
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:
* Xí nghiệp xi măng Nội thương trực thuộc Công ty xây lắp Thương Mại I Bộ Thương Mại. Trụ sở tại vùng Đồng Mười thuộc thôn Do Lễ, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Năm nay là năm thứ 22 thực hiện kế hoạch nhà nước giao. Trong những năm phát triển theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nhất là từ năm 1990 đến nay, xí nghiệp đã từng bước đi lên vững chắc, sản phẩm sản xuất ra đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó, cán bộ công nhân viên chức đảm bảo có việc làm ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân từng bước được cải thiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao, có lãi, có tích luỹ, vốn lưu động được bổ xung, mọi chế độ chính sách đối với người lao động giải quyết đầy đủ, giao nộp các chỉ tiêu tài chính đối với nhà nước và cấp trên nghiêm túc, cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được đầu tư mới, đã tạo ra năng suất, chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, tạo uy tín với khách hàng, do đó thị trường được mở rộng, với kết quả ấy đã được nhà nước tặng 2 huân chương lao động và nhiều bằng khen, cờ luân lưu của các cấp, nghành đối với tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể.
Trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo, nhu cầu kiến thiết, xây dựng không ngừng phát triển với nhịp độ cao, xi măng nhãn hiệu Con Nai của xí nghiệp sản xuất ổn định. Cho nên nhu cầu về xi măng ngày càng lớn. Từ những yếu tố trên vấn đề đặt ra đầu tư từng bước, giải quyết những bức xúc mà đạt hiệu quả kinh tế thiết thực là những việc cần làm ngay.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp đã từng bước được đầu tư cải tạo:cải tạo hệ thống dây chuyền công nghệ đã tự động hoá,nâng cấp phục vụ cho 3 máy nghiền bi mỗi máy 2 tấn/h, đủ cung cấp cho 4 lò nung clinker, mỗi lò theo thiết kế 5000 tấn/h.Thực tế sản lượng tăng hơn do hợp lý hoá từng công đoạn kể cả điều tiết về phối liệu, chất lượng clinker tốt, khi pha nghiền phụ gia để chế tạo xi măng PC 30 theo đúng tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Riêng máy nghiền xi măng hiện tại có 2 máy nghiền bi, công xuất mỗi máy 2 tấn/h. Trường hợp thuận lợi về các mặt như máy móc hoạt động tốt, không bị hư hỏng để sửa chữa, điện lưới ổn định thì mỗi ngày chỉ nghiền được tối đa 90- 92 tấn/ ngày, trong tháng chỉ duy trì theo sản lượng này khoảng 24 ngày.
- Sản lượng sản xuất qua các năm:
1998 = 22.000 tấn xi măng các loại
2003 = 20.000 tấn xi măng các loại
2004 = 25.589 tấn xi măng các loại
2005 = 25.334 tấn xi măng các loại
Chất lượng sản phẩm từ năm 1998 đến năm 2005 từng bước được ổn định, tỷ lệ pha phụ gia từ 10 – 18% chất lượng qua thử nghiệm đạt từ 32 – 36 N/mm2 đạt tiêu chuẩn PC 30 ( theo kết quả thử nghiệm của viện khoa học công nghệ vật liệu xây dựng ) năm 2004 và 2005 không có khách hàng nào khiếu kiện về chất lượng công trình khi sử dụng xi măng Nội Thương.
- Hiệu quả kinh tế từ năm 1998 - 2005
Năm 1998 lãi : 119,818 triệu đồng
Năm 2003 lãi : 300,647 triệu đồng
Năm 2004 lãi : 120,009 triệu đồng
Năm 2005 lãi : 212,811 triệu đồng
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÁY NGHIỀN
XI MĂNG 9 TẤN/H VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SAU ĐỔI MỚI
A/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN, YÊU CẦU PHẢI ĐẦU TƯ MÁY NGHIỀN XI MĂNG 9 TẤN/H
Trong quá trình hoạt động và phát triển, xí nghiệp Xi Măng Nội Thương đã được Bộ Thương Mại cho phép đầu tư nhiều năm liên tiếp:
-Năm 2003 - 2004 : Cải tạo nâng cấp toàn bộ hệ thống dây chuyền vào liệu từ thủ công lên bán cơ giới.
-Năm 2005 : Nâng cấp dây chuyền đóng bao xi măng bằng thủ công lên hệ thống dây chuyền đóng bao xi măng tự động hoá.
Từ kết quả hai lần được đầu tư nói trên đã chuyển đổi hệ thống sản xuất xi măng bằng thủ công thành hệ thống dây chuyền bán cơ giới tạo ra năng lực sản xuất tăng từ 25.000 tấn/năm lên trên 30.000 tấn/năm.
Song trong toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất xi măng có bộ phận máy nghiền xi măng đã qua sử dụng 22 năm. Bộ phận này cũ kỹ, nhiều lúc phải dừng sản xuất để khắc phục sửa chữa, công xuất của máy nghiền này nhỏ, có 2 tấn/h ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất và năng lực sản xuất chung của dây chuyền sau khi đã được nâng cấp.
-Một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến giá thành là điện năng phục vụ cho sản xuất xi măng rất lớn mà nghành điện lực lại có quy định giá cả trong một ngày có nhiều mức giá khác nhau: Giờ cao điểm giá 1529 đ/kw trong khi đó giá thời điểm thấp chỉ là 451 đ/kw, mức giá bình thường là 880 đ/kw. Vì thế đầu tư máy nghiền có công suất lớn để hoạt động có thể tận dụng được giá cả tiền điện rẻ mà vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất xi măng và góp phần làm hạ giá thành sản phẩm.
Qua số liệu trên minh chứng rằng đầu tư công nghệ mới vẫn đảm bảo có hiệu quả kinh tế.Năm 2006 Công ty giao kế hoạch cho xí nghiệp với sản lượng 30.000 tấn xi măng các loại so với kế hoạch năm 2005 tăng 20%.
Sự cần thiết phải đầu tư máy nghiền 9 tấn/h là đúng đắn vì nhu cầu về xi măng hiện nay rất lớn mà cung chưa đáp ứng đủ.
-Theo thông báo của Hiệp hội xi măng tháng 3 – 2006 về sản lượng xi măng toàn quốc chỉ cung ứng được trên 15 triệu tấn năm 2006, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng trên thị trường khoảng 18 triệu tấn dự đoán năm 2005 nhu cầu xi măng khoảng 30 triệu tấn.
-Năm 2003 thuế nhập khẩu xi măng giảm 1/2 (50%). Do đó giá cả xi măng giảm vì vậy vấn đề đặt ra là tìm mọi biện pháp đầu tư công nghệ mới để tạo năng suất, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành là yêu cầu bức xúc.
-Cơ sở vật chất máy nghiền xi măng hiện tại: gồm 2 máy nghiền bi 2 tấn/h mỗi cái đã đưa vào sản xuất 22 năm nay, cho nên việc tu bổ sửa chữa thường xuyên, chất lượng thiết bị kém, hệ thống tiếp liệu đầu vào còn thủ công cho nên tốn nhiều công nhân, chi phí nhiều mà không chủ động trong điều tiết phù hợp nhu cầu thị trường trong từng thời điểm.
Việc thay thế nâng cấp máy nghiền xi măng công xuất 2 tấn/h lên máy nghiền công xuất 9 tấn/h phù hợp với năng lực sản xuất chung của toàn bộ hệ thống dây chuyền và đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
Để tiến hành đồng thời vừa ổn định sản xuất vừa thực hiện đầu tư, căn cứ điều kiện hiện tại và nhu cầu của thị trường trong quý II chuẩn bị toàn bộ hồ sơ dự toán và làm thủ tục đối tác chặt chẽ, đủ điều kiện để khi triển khai với thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong thời gian này xí nghiệp tập trung sản xuất dự trữ nhiều clinker. Giữ nguyên máy nghiền số 3 để nghiền bột xây dựng khi cần thiết, rỡ bỏ máy nghiền số 4 để đầu tư máy nghiền 9 tấn/h , động cơ 270Kw dùng điện lưới 380v là phù hợp.
Dự kiến mua máy nghiền 9 tấn của Trung Quốc sản xuất năm 2003 - 2004
Thời gian đầu tư : 2 tháng (Bắt đầu từ ngày 01/07/2006 đến 31/08/2006)
* Dự toán đầu tư : :1.150.000.000 đồng
Trong đó:
1/Thiết bị:
Máy nghiền : 900.000.000 đồng
Các thiết bị phụ trợ : 200.000.000 đồng
(két chứa klanhke, gầu nâng)
2/ Lắp đặt thiết bị : 50.000.000 đồng
* Vốn đầu tư : Vay đầu tư trung hạn tại ngân hàng đầu tư tỉnh Hà Nam
B/ HIỆU QUẢ KINH TẾ SAU KHI ĐẦU TƯ MÁY NGHIỀN XI MĂNG 9 TẤN/H SO VỚI TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ
I/ HIỆU QUẢ SAU ĐẦU TƯ SO VỚI TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ:
a/ Tiêu hao năng lượng điện:
Để thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất 30.000 tấn /năm trừ những ngày tết, mất điện, hỏng máy, sửa chữa hoặc bảo dưỡng máy, yêu cầu mỗi ngày phải nghiền tối thiểu 90 tấn xi măng. Như vây thực tế 2 máy nghiền hiện tại 1 ngày chạy đủ 24h hết công xuất đươc 96 tấn xi măng mà nghành điện lực lại có quy định giá cả trong một ngày có nhiều mức giá khác nhau: Giờ cao điểm giá 1529 đ/kw trong khi đó giá thời điểm thấp chỉ là 451 đ/kw, mức giá bình thường là 880 đ/kw. Vì thế đầu tư máy nghiền có công suất lớn để hoạt động có thể tận dụng được giá cả tiền điện rẻ mà vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất xi măng và góp phần làm hạ giá thành sản phẩm.
Vậy thì chi phí điện hết
24h x 150kw x 880 đ = 3.168.000 đồng .
(trong trường hợp điện áp ổn định chưa tính đông cơ băng tải)
Chi phí tiền điện cho 1 tấn xi măng là:
3.168.000 đ
= 33.000đồng
96 tấn
Nếu chỉ chạy một máy nghiền 9 tấn/h động cơ 270 kw đạt được 96 tấn xi măng thì chỉ nghiền trong thời gian 10h40, chỉ chạy trong thời gian thấp điểm giá hạ và trong thời gian giá điện trung bình ( từ 22h đến 8h40 hôm sau) thì chi phí tiền điện là:
( 6h x 270kw x 451đ) + (4h40 x 270kw x 880đ) = 1.839.420 đồng
( Trong trường hợp điện áp ổn định, chưa tính động cơ gầu và vít tải)
Thì chi phí cho 1 tấn xi măng là
1.839.420 đồng
= 19.161 đồng.
96 tấn
Như vậy nếu đầu tư máy nghiền mới thì 1 tấn xi măng tiết kiệm được là:
(33.000 đ - 19.161 đ )= 13.839 đồng
Với 13.839 đồng tiền điện.và công xuất 30.000 tấn/năm thì tiền điện tiết kiệm được là:
30.000 tấn/năm x 13.839 đồng = 415.170.000 đ/năm.
b/ Giảm nhân công(tiết kiệm chi phí lao động)
Khi đầu tư máy nghiền 9 tấn/h thì lao động tại công đoạn này giảm tối thiểu 16 người vì trong ngày chỉ tổ chức nghiền trên 1 ca, như vậy 1 năm đã tiết kiệm được các khoản chi phí sau :
Lương cơ bản của một người/ tháng là:
290.000 x 2,28 = 661.000 đồng
Vậy lương cơ bản của một người/ năm là:
661.000 x 12 tháng = 7.932.000 đồng
Mà khi đầu tư máy nghiền 9 tấn/h thì giảm được 16 lao động. Tổng tiết kiệm chi phí lao động là:
7.932.000 x 16 người = 126.912.000 đồng
Tổng chi phí tiết kiệm được (a+b)là :
415.170.000đ +123.912.000 đ = 542.082.000 đồng
II/ DỰ TÍNH GIÁ THÀNH SAU ĐẦU TƯ CHO 1 TẤN XI MĂNG :
1/Nguyên vật liệu chính phụ: 106.412 đ
2/ Điện năng: 84.132 đ
3/ Lương và ăn giữa ca 90.645đ
4/ BHXH 8.796 đ
5/ BHYT 1.173 đ
6 /Kinh phí công đoàn 1.173 đ
7/ Phụ tùng thay thế 41.641 đ
8/ Khấu hao TSCĐ 36.000 đ
9/ CP quản lý phân xưởng 2.334 đ
10/ CP quản lý xí nghiệp 25.700 đ
11/ CP quản lý doanh nghiệp 16.667 đ
12/ CP ngoài sản xuất 45.300 đ
(bao bì ,bốc xếp)
13 /Trả tiền vay ngân hàng 5.066 đ
14/ Thuế doanh thu 31.542 đ
( đã khấu trừ thuế đầu vào)
Giá thành công nghiệp
496.581 đồng
III/ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ THỜI GIAN HOÀN TRẢ VỐN VAY:
1 / Sản lượng xi măng : 30.000 tấn/năm
trong đó : - xi măng : 26.500 tấn
Giá : 540.000 đồng/tấn
Bột xây : 3.500 tấn
Giá :320.000 đồng/tấn
2/ Giá thành xi măng : 496.581 đ/tấn
3/ Giá dự kiến bán ( thực thu):
(26.500 tấn x 540.000đ) + (3.500 tấn x 320.000 đ)
= 514.333 đồng
30.000 tấn
4/ Lợi nhuận :
(514.333đ - 496.518đ) 30.000 tấn = 532.560.000 đồng
5/ Nộp thuế : 946.260.000 đồng
6/ Phân bổ khấu hao mới tăng sau đầu tư 16.000 đồng/tấn
30.000 tấn x16.000 đồng = 480.000.000 đồng
7/ Phân bổ lợi nhuận:
Nộp cho nhà nước 32% : 532.560.000 đồng x 32% = 170.419.200 đồng
Còn lại phân ra 3 quỹ :
Quỹ khuyễn khích PT sản xuất KD : 181.070.400 đồng
Quỹ khen thưởng : 126.749.280 đồng
Quỹ phúc lợi : 54.321.120 đồng
8/ Thời gian thu hồi vốn =
Vốn đầu tư
x 365 ngày
lợi nhuận + khấu khao
1.150.000.000 đồng x365 ngày
= 635 ngày
661.070.400 đồng
Vậy thời gian thu hồi vốn là 1 năm 9 tháng,
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Chủ trương đầu tư là phù hợp với thực tế khách quan, đơn vi chủ động sản xuất theo nhu cầu thị trường, theo thời điểm, tạo ra năng xuất cao, đảm bảo chất lượng xi măng, hạ giá thành sản phẩm.
- Qua số liệu tính toán thực tế sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.
- Sau đầu tư sẽ giúp đơn vị hoàn thành kế hoạch nhà nước năm 2006 và các năm tiếp theo, giúp đơn vị làm tròn nghĩa vụ với nhà nước và cải thiện đìều kiện lao động cho công nhân, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao đời sống cho người lao động.
Bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sản xuất trên những dây chuyền công nghệ hiện đại mới lắp đặt cho các cán bộ kỹ thuật trực tiếp vận hành sản xuất công ty quyết định sẽ đầu tư kinh phí để mời các chuyên gia kỹ thuật đầu nghành đến giảng dậy cho tất cả công nhân kỹ thuật của công ty.
Qua thống kê các trang thiết bị máy móc của công ty cho thấy hiện nay có tới 98% máy móc đang hoạt động dưới công suất thiết kế. Đây là một sự lãng phí rất lớn các nguồn lực của công ty và nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách giá của công ty. Sự lãng phí trên là do sự yếu kém trong công tác tổ chức sản xuất và sự thiếu đồng bộ của các trang thiết bị công nghệ sản xuất, mặt khác sự thiếu kinh nghiệm vận hành những dây chuyền công nghệ cao của những con người tham gia trong dây chuyền cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực sản xuất và sai lỗi trong vận hành. Để khác phục sự yếu kém này thì ban lãnh đạo công ty cần xem xét và bố trí lại cho hợp lý hơn các thiết bị máy móc trong dây chuyền, tránh tình trạng hạn chế và kìm hãm tốc độ sản xuất của nhau. Đối với một số bộ phận trong dây chuyền có công suất không đáp ứng được đòi hỏi của cả dây chuyền thì nhất thiết phải thay thế hoặc bổ sung ngay để đảm bảo sự đồng bộ trong cả dây chuyền nâng công suất dây chuyền lên gần với công suất thiết kế nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và đẩy nhanh quá trình khấu hao TSCĐ để nhanh chóng thu hồi vốn đổi mới và nâng cấp trang thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại.Bên cạnh đó cũng cần phải kiểm tra lại năng lực của các cán bộ công nhân viên trực tiếp vận hành sản xuất để bố trí những người có đủ năng lực vào dây chuyền sản xuất đảm bảo xắp xếp đúng người đúng việc để tránh lãng phí.
Giảm thuế nhập khẩu đối với những nguyên vật liệu mà trong nước không sản xuất được
Tăng cường hệ thống tư vấn chuyển giao công nghệ có chính ưu đãi đối với loại hình tư vấn này để khuyến khích phát triển mạng lưới tư vấn chuyển giao công nghệ. Đây là một điểm yếu của Việt Nam và nếu làm tốt điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp của thế giới .
Mở rộng hơn quyền tự chủ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước
Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động huy động vốn cho các dự án đầu tư có trọng điểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UNID/ DSI : tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam
nhà xuất bản chính trị quốc gia 1998.
Giáo trình: công nghệ và quản lí công nghệ – trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Tạp chí công nghiệp :
Số 13/2004; Số 5/2004; Số 22/2004; Số 17/2004; Số 23/2004; Số 1/2005; Số 2/2005.
Kinh tế và dự báo số 13/2005
Luận chứng kinh tế đầu tư máy nghiền xi măng 9T/h, xí nghiệp xi măng nội thương thuộc Công ty xây lắp thương mại I
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA132.docx