Tài liệu Đề tài Sự cần thiết phải lập quy hoạch hệ thống giao thông thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định: TRANG GHI ƠN
Trong suốt 5 năm học vừa qua em đã được học rất nhiều bộ môn và đã được làm rất nhiều đồ án . Trong đó đồ án tổng hợp là đồ án mang tích chất tổng quát của tất cả các bộ môn và tất cả các đồ án mà em đã làm.
Trong quá trình làm đồ án em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong tổ bộ môn giao thông , đặc biệt là T.S Phạm Hữu Đức và TH.S Phạm Thanh Hoan đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm đồ án .
Do kiến thức còn hạn chế , do chưa được va vấp nhiều với thực tế nên đồ án của em còn thiếu thực tế và không thể tránh khỏi sai sót . Rất mong các thầy cô trong tổ bộ môn giúp đỡ và chỉ bảo cho em để tạo điều kiện tốt hơn trong quá trình công tác của em sau này .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong nhà trường các thầy cô trong khoa đô thị , các thầy cô trong tổ bộ môn , đặc biệt là thầy Đức và thầy Hoan đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm đồ án .
Em xin chân thành cảm ơn !
PHẦN I: QUY HOẠCH GIAO THÔNG
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI TH...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sự cần thiết phải lập quy hoạch hệ thống giao thông thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRANG GHI ƠN
Trong suốt 5 năm học vừa qua em đã được học rất nhiều bộ môn và đã được làm rất nhiều đồ án . Trong đó đồ án tổng hợp là đồ án mang tích chất tổng quát của tất cả các bộ môn và tất cả các đồ án mà em đã làm.
Trong quá trình làm đồ án em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong tổ bộ môn giao thông , đặc biệt là T.S Phạm Hữu Đức và TH.S Phạm Thanh Hoan đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm đồ án .
Do kiến thức còn hạn chế , do chưa được va vấp nhiều với thực tế nên đồ án của em còn thiếu thực tế và không thể tránh khỏi sai sót . Rất mong các thầy cô trong tổ bộ môn giúp đỡ và chỉ bảo cho em để tạo điều kiện tốt hơn trong quá trình công tác của em sau này .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong nhà trường các thầy cô trong khoa đô thị , các thầy cô trong tổ bộ môn , đặc biệt là thầy Đức và thầy Hoan đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm đồ án .
Em xin chân thành cảm ơn !
PHẦN I: QUY HOẠCH GIAO THÔNG
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG
I Sự cần thiết phải lập quy hoạch hệ thống giao thông thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định :
Thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định đã nhiều lần được nghiên cứu thiết kế quy hoạch tổng thể, quy hoạch mạng lưới giao thông.
Trong quá trình thực hiện do sự phân tách lại địa giới tỉnh, do chiến lựoc phát triển kinh tế của Chính Phủ, của tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định đã có nhiều thay đổi. Thành phố đang thay đổi dần bộ mặt theo hướng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Năm 1999 Thành phố Nam Định đã được Chính Phủ nâng cấp thành thành phố đô thị loại II. Dự án xây dựng quốc lộ 10 qua thành phố Nam Định được điều chỉnh hướng tuyến và đã được xây dựng giai đoạn I tạo điều kiện phát triển mới cho thành phố Nam Định. Hệ thống giao thông hiện tại của đô thị không còn đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó. Vì vậy, cần phải xây dựng lại hệ thống giao thông sao cho phù hợp với sự thay đổi của tỉnh, của đất nước.
II/Mục tiêu của đồ án:
Xác định phương hướng cải tạo hệ thống giao thông phù hợp với quan điểm mới, nhằm tạo cho thành phố Nam Định thành một trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị của tỉnh Nam Định, đô thị trung tâm cấp vùng về các mặt kinh tế, văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và đầu mối giao thông.
Điều chỉnh hệ thống giao thông phải đi đôi với quy hoạch tổng thể phát triển không gian của thành phố và dựa trên cơ sở kinh tế, kỹ thuật vững chắc làm động lực cho phát triển kinh tế, sản xuất, dịch vụ, tạo nguồn thu cho ngân sách.
Đánh giá thực trạng các nguồn lực, thế mạnh, đề xuất các vấn đề mới và các yếu tố tác động đến sự phát triển của đô thị.
III/Nội dung – nhiệm vụ của đồ án:
- Đồ án có nội dung chính là thiết kế quy hoạch chi tiết giao thông khu chức nămg đô thị và tuyến đường phố đựoc phân bổ như sau :
- Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, với các nội dung:
- Quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đô thị (2 PA)
- Quy hoạch mạng lưới giao thông phương án chọn:
+ Quy hoạch sân bay nhà ga, đường sắt , bến xe ô tô, bãi đỗ xe,cảng đường thuỷ kèm theo nhữmg số liệu liên quan đến các hạng mục vừa nêu.
+ Phân cấp hạng các tuyến giao thông quan trọng.
+ Các mặt cát các tuyên đường chính, các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới đường như mật độ lưới đường, tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất đô thị, diên tích giao thông tính cho đầu người.
+ Chi tiết hoá các nút giao thông quan trọng.
+ Chỉ rõ vị trí tuyến thiết kế cho phần sau.
- Hai phương án bình đồ tuyến thiết kế tỷ lệ 1/2000, chọn phương án mặt bằng thể hiện trên nền địa hình.
- Hai phương án trắc dọc tuyến tỷ lệ 1/2000, tính khối lượng đất 2 PA để so sánh.
- Mặt bằng tuyến phương án chọn,cvới nội dung cần thể hiện :
+ Các bộ phận của dải phân cách,bó vỉa ,đan rãnh,chỉ giới đường đỏ chỉ giới xây dung,mặt bằng những công trình kiến trúc quy hoạch hoạch trên tuyến đường.
+ Các cọc thiết kế với cao độ thiên nhiên ,cao độ thiết kế,toạ độ góc chuyển hướng,các mốc xây dung đường và công trình.
+ Vị trí hệ thống thoát nước cho đường phố,hệ thống công trình ngầm chính.
+ Thiết kế san nền tuyến
- Trắc dọc thiết kế tuyến đường tỷ lệ 1/500
- Mặt cắt ngang các đường thiết kế,mặt cắt điể hình,mặt cắt ngang thi công.
- Tích luỹ và điều phối đất.
- Thiết kế một hoặc hai trong những nội dung sau
+ Nút giao thông : Mặt bằng thiết kế nút giao thông thể hiệ trên nền hiện trạng, phân luồng giao thông,kích thước hình học của nút
+ Thiết kế chi tiết hệ thống thoát nước mưa
+ Thiết kế chi tiết kêt cấu áo dường mềm.
+ Thiết kế kết cấu tương chắn , kè.
+ Tính toán kiẻn tra ổn định của mái dốc.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể
thông qua 1 đồ án thiết kế.
IV/ Các căn cứ thiết kế quy hoạch giao thông:
Căn cứ vào định hướng quy hoạch tổng thể đô thị cả nước đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt, định hướng phát triển Thành phố Nam Định là một trong ba thành phố trung tâm của vùng ĐBSH.
Căn cứ quyết định số 183/1998/QĐ-TTG ngày 24 tháng 9 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc nâng cấp thành phố Nam Định là đô thị loại II.
Căn cứ công văn số 1202/CP-CN ngày 14 tháng 10 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc chấp thuận điều chỉnh tuyến Quốc lộ 10 qua thành phố Nam Định về phía Bắc Thành phố.
Công văn số 1128/BXD/KTQH ngày 23 tháng 7 năm 1998 về việc Bộ Xây Dựng chấp thuận cho phép nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố nam Định đến năm 2020.
Căn cứ quyết định số 793/TTg ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt QH chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2010.
Căn cứ công văn số 2858/BXD-KTQH ngày 26 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc thoả thuận nội dung nhiệm vụ thiết kế điều chỉnh QHC xây dựng thành phố đến năm 2020.
Căn cứ bản đồ đo đạc thành phố tỷ lệ 1/1000 đo đạc năm 1997 của Sở địa chính Nam Định lập.
Căn cứ bản đồ đo đạc 1/5000 do Sở Xây Dựng Nam Định cấp.
Căn cứ Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, quảng trường đô thị TCXD 104:1983.
Căn cứ Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô - 22TCN.
Căn cứ Tiêu chuẩn thiết kế Quy hoạch xây dựng đô thị TCVN 4449:1987.
Định hướng phát triển giao thông đô thị của Việt Nam.
CHƯƠNG I. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
I. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Nam Định:
Nam Định được hình thành từ cách đây 700 năm từ khi hình thành kinh đô thứ hai của triều Trần ở hương Tức Mạc.
Cách đây hơn 700 năm, sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất
( 1258), nhà Trần đã bắt đầu xây dựng kinh đô thứ hai của triều Trần tại hương Tức Mạc ( nay là xã Lộc Vượng). Sau đó, hương Tức Mạc được thăng thành phủ Thiên Trường.
Thế kỷ thứ II sau Công nguyên tên Nam Định xuất hiện, lúc đó gọi là Nam Định thuộc quận Giao Châu.
Thế kỷ thứ 14 Nam Định có khu dân cư ở rải rác khắp bờ sông Vị Hoàng. Kho tàng, phố xá, doanh trại đóng quân nhà Trần mọc lên.
Năm 1802 vua Gia Long cho xây dựng Nam Định là trấn lỵ nằm trong tuyến phòng thủ trấn giữ phía Nam kinh đô Thăng Long. Năm Minh Mạng thứ ba (1828) đổi trấn Sơn Nam thành trấn Nam Định, sau thành tỉnh Nam Định.
Năm 1834 Minh Mạng cho xây thành gạch bao ngoài.
Năm 1846 xây dựng toà Vọng Cung, Kỳ Đài.
Năm 1853 Tự Đức cho xây cột cờ Nam Định.
Thời kỳ này Nam Định đã có nhiều phố xá, dân cư đông đúc, buôn bán sầm uất như: Phố Vị Xuyên, Vĩnh Thuận, Hải Cơ, Vĩnh Ninh, Đông Thành, Đình Tĩnh, Đồng Lạc, Đỗ Xá, Cửa Bắc, An Lạc, Tả Trường, Năng Tĩnh… Trong thành có các chợ lớn như: chợ Vị Hoàng ( phố Vị Hoàng), chợ Rồng ( phố Hải Cơ). Ven sông có bến Đò Quan, Đò Chè, Đò Bái ( phố Năng Tĩnh).
Năm 1863 Tự Đức xây thành cửa Bắc, cửa Nam, cửa Đông, cửa Tây. Thành
Nam Định nằm trong phạm vi 4 làng: Đông Mạc (Lộc Hạ), Tức Mạc (Lộc Vượng), Năng Tình ( Khu Phố), Vị Hoàng.
Năm 1873 – 1874 Thực dân Pháp đánh thành Nam Định lần thứ nhất và lần thứ hai.
Năm 1884 Thực dân Pháp chiếm Nam Định.
Năm 1900 Thực dân Pháp cho xây dựng nhà máy sợi Nam Định.
Năm 1910 xây dựng nhà máy sợi, nhà máy nhuộm. Tiếp các năm sau xây dựng nhà máy chiếu, nhà máy chăn, nhà máy dệt, tơ lụa, nhà máy Chai, nhà máy Rượu. Mở đầu cho thời ký bóc lột công nhân.
Ngày 17/10/1921, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định thành lập thành phố Nam Định là đô thị loại 3.
Trong thời ký kháng chiến chống Pháp thành phố Nam Định bị phá hoại nặng. Thực dân Pháp biến Nam Định thành căn cứ quân sự, trung tâm chỉ huy vùng đồng bằng Bắc – Bộ để tiến hành chiến tranh xâm lược.
Ngày 1/7/1954 Nam Định là thành phố đầu tiên trong cả nước được hoàn toàn giải phóng.
Từ năm 1965 – 1976 là thủ phủ của tỉnh Nam Hà.
Từ năm 1976 – 1992 là thủ phủ của tỉnh Hà Nam Ninh.
Từ ngày 1/4/1992 là thủ phủ của tỉnh Nam Hà.
Từ tháng 2/1997 là thủ phủ của tỉnh Nam Định cho đến nay.
II. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên:
II.1: Vị trí địa lý:
Thành phố Nam Định nằm ở toạ độ địa lý: 106012’ kinh độ Đông, 20024’ vĩ độ Bắc, sát khu vực ngã ba sông Hồng và sông Đào, cách Hà Nội 90km, cách Hải Phòng 80km, cách Ninh Bình 28km và cách bờ biển Đông 45km. Thành phố tiếp cận với tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc bộ, Thành phố Nam Định có mạng lưới giao thông quốc gia đường sắt, đường bộ và đường thuỷ thuận lợi.
II.2: Các điều kiện tự nhiên:
II.2.1:Điều kiện địa hình, địa mạo:
Thành phố Nam Định nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình thấp và bằng phẳng, cao độ trung bình từ +0,9m đến +1,4m. Trong quá trình hình thành, nền thành phố được tôn đắp. Cụ thể cao độ nền các khu vực như sau:
- Khu vực thành phố cũ, cao độ nền từ +3,0m đến +4,0m.
- Khu vực mở rộng ven nội thị, cao độ nền từ +2,0m đến +3,0m.
- Các làng xóm xung quanh thành phố, cao độ nền trung bình +2,0m.
- Ruộng lúa và rau màu, cao độ nền phổ biến từ +0,7m đến +1,5m.
- Ao, hồ, cao độ đáy từ +0,4m đến 0,8m.
Hướng và độ dốc trung của địa hình như sau:
- Khu vực bờ phải sông Đào, hướng dốc địa hình về phía Tây Nam, độ dốc trung bình 0,001.
- Khu vực bờ trái sông Đào (thành phố cũ), hướng dốc về phía cánh đồng, độ dốc trung bình 0,002.
- Những khu vực có cao độ nền dưới 2,0m thường ngập lụt do lũ nội đồng khi có mưa to kéo dài.
- Đê sông Đào bảo vệ thành phố chống lũ sông Đào, cao độ đê +6,4m.
II.2.2:Điều kiện khí hậu:
Thành phố Nam Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và vùng Đồng bằng Bắc bộ
Các số liệu đặc trưng về khí hậu đo tại trạm khí tượng Nam Định, thời gian quan trắc lớn hơn 20 năm:
+ Đặc trưng về nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình mùa hè : 27,80C
Nhiệt độ trung bình mùa đông : 19,50C
Nhiệt độ trung bình năm : 23,70C
+ Đặc trưng về độ ẩm:
Độ ẩm trung bình năm : 85%
Độ ẩm trung bình cao nhất : 94%
Độ ẩm trung bình thấp nhất : 65%
+ Đặc trưng về lượng mưa:
Lượng mưa trung bình năm : 1829,8 mm
Lượng mưa ngày lớn nhất : 350 mm
+ Đặc trưng về gió:
Tốc độ gió lớn nhất : 48 m/s
Tốc độ gió trung bình : 2,4 m/s
Hướng gió chủ đạo:
về mùa hè : gió Đông Nam
về mùa đông : gió Bắc.
II.2.3:Điều kiện thuỷ văn:
Thành phố Nam Định hình thành bên bờ sông Đào. Sông Đào là con sông nối liền sông Hồng với sông Đáy nên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 con sông này.
Thành phố Nam Định còn nằm trong vùng đồng bằng thấp Nam Hà nên được các con đê sông Hồng, sông Đào, sông Đáy ngăn lũ và được các trạm bơm Cốc Thành, Hữu Bị bơm tiêu nước khi mực nước ngoài sông cao hơn nội đồng.
Theo tài liệu của trạm khí tượng Nam Định, chế độ dòng chảy sông Đào tại Nam Định như sau:
+ Chế độ mực nước:
Mực nước trung bình : 1,52 m.
Mực nước cao nhất : 5,77 m.
Mực nước cao nhất mùa mưa : 4,89 m.
Mực nước mùa khô : 0,6 đến 0,8m.
Mực nước thấp nhất : - 0,24 m.
+ Lưu lượng:
Trung bình : 896 m3/s.
Lớn nhất : 6650 m3/s.
Nhỏ nhất : 0 (nước ngừng chảy).
+ Độ dốc sông trung bình: 0,0012.
+ Cao độ đáy sông: - 0,6m đến - 0,8m.
Mực nước trong kênh, hồ ngoại thành phụ thuộc vào chế độ tưới tiêu trong vùng Bắc Nam Hà. Trong mùa mưa, các trạm bơm tiêu úng có nhiệm vụ khống chế mực nước ngập không quá +1,4 m.
Trên thực tế, mực nước kênh từ ngoại thành hàng năm ngập lớn hơn +1,4m. Các hồ trong nội thị bị ngập cao. Trong phạm vi thành phố có 3 hồ lớn điều hoà nước:
- Hồ Truyền Thống: Hmax = +1,8m
Hđáy = +0,8m
F = 51,7 ha.
- Hồ Vị Xuyên: Hmax = +2,0m
Hđáy = +0,8m
F = 5,2 ha.
- Hồ Năng Tĩnh : Hmax = +2,0m
Hđáy = +0,7m
F = 3,5 ha.
Ngoài ra còn có các hồ nhỏ hơn 3ha nằm gần sân vận động, đường Cổng Hậu và đường Nguyễn Trãi.
II.2.4:Điều kiện địa chất công trình:
Thành phố Nam Định chưa được khảo sát địa chất công trình đồng bộ toàn thành phố.
Căn cứ vào 125 lỗ khoan phấn bố không đều trong trong thành phố với 1502m khoan cho thấy cột địa tầng phân bố từ trên xuống dưới là: Lớp đất sét- Lớp sét pha- Lớp bùn sét pha- Lớp cát và lớp bùn sét pha. Cường độ chịu lực của đất yếu 1kg/cm2.
II.2.5: Điều kiện địa chất thuỷ văn:
a) Nước mặt:
Vùng thường xuyên có nước chủ yếu: cánh đồng, ao, hồ. Mực nước dao động từ +0,6m đến +0,8m.
Vùng nước trong mùa mưa: chủ yếu là khu Nam Phong.
Vùng không ngập: gồm đại bộ phận thành phố cũ và một phần khu Mỹ Trọng, Phù Nghĩa, Nam Phong.
b) Nước ngầm.
Mực nước ngầm tương đối ổn định, mực nước ổn định phụ thuộc vào địa hình.
+ Vùng bán ngập lụt: từ +0,3m đến +0,7m
+ Vùng không ngập lụt: từ +0,8m đến +1,0m
+ Cá biệt có vùng từ: +1,2m đén +1,5m
Nước ngầm trong khu vực khảo sát không ăn mòn các loại xi măng thường và xi măng chống Sunphát. Riêng khu Nam Phong nước có CO2 tự do ăn mòn các loại xi măng thường.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
I. Mối liên hệ vùng:
I.1: Vị trí chiến lược:
Thành phố Nam Định là một trong ba thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trên hành lang tuyến Quốc lộ 21 và Quốc lộ 10; các tuyến đường thuỷ sông Hồng và sông Đào. Thành phố tiếp cận với tam giác tăng trưởng kinh tế phía bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
I.2: Mối quan hệ kinh tế vùng:
Với vị trí chiến lược như trên Thành phố Nam Định có nhiều chức năng trong vùng: có mối quan hệ tổng thể với các đô thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mà trọng tâm là Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng qua hành lang phát triển kinh tế Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới và đặc biệt cho phát triển công nghệ và dịch vụ. Ngoài ra, thành phố Nam Định có mối quan hệ qua lại với các đô thị lân cận như Phủ Lý – Hà Nam, Ninh Bình, Hải Hậu, Thanh Hoá. Thành phố Nam Định còn có vị trí thuận lợi giao lưu với cực phát triển kinh tế Đông Bắc của đất nước, và với thị trường phía Nam Trung Quốc. Hiện nay Thủ tướng Chính Phủ đã quyết định cho đầu tư xây dựng và cải tạo tuyến Quốc lộ 10 trong đó có phát triển hệ thống cầu nhất là cầu Tân Đệ qua sông Hồng sẽ là điều kiện thuận lợi cho thành phố Nam Định giao lưu với các vùng kinh tế khác.
Thành phố Nam Định là một trong những trung tâm công nghiệp dệt lớn ở phía Bắc, có nhiều ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, đặc biệt công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và ngành dịch vụ ăn uống có thị trường nguyên liệu tốt và đang có triển vọng phát triển.
Thành phố Nam Định ngoài chức năng là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Nam Định là địa bàn có kế hoạch phân bố công nghiệp sạch ( công nghiệp nhẹ và dịch vụ du lịch) gắn thành phố Nam Định với các thành phố lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng.
Theo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của năm là 12,7% đến 13%, trong đó công nghiệp tăng từ 13 – 14%/năm; nông nghiệp tăng ở mức 3,7%/năm. Khối ngành dịch vụ tăng từ 13 – 13,2%/năm. Nền kinh tế thành phố theo hướng chuyển đổi cơ cấu công nghiệp chiếm 37 – 39% tổng GDP; nông lâm nghiệp khoảng 1%; khối dịch vụ từ 59 – 61%.
I.3: Mối quan hệ về kinh tế xã hội vùng:
Thành phố Nam Định là đô thị có bề dày lịch sử 700 năm phát triển, là kinh đô thứ hai của nhà Trần, có quan hệ mật thiết về lịch sử, văb hoá, xã hội các vùng cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, có truyền thống của nền văn hoá lúa nước của vùng đồng bằng sông Hồng. Nam Định nổi tiếng có nhiều danh nhân văn hoá, truyền thống hiếu học từ nhiều đời, thành phố Nam Định đã đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước. Nam Định cũng là vùng có lực lượng lao động dồi dào, có trình độ dân trí cao, lực lượng lao động có tay nghề cao là yếu tố tiềm năng nội lực cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và Thành phố.
II. Các điều kiện hiện trạng:
II.1: Hiện trạng về dân số và lao động:
Hiện trạng năm 1997 (1/4/1997).
1. Dân số:
Dân số toàn Thành phố Nam Định : 252,743 người.
Dân số nội thành: 198,925 người, chiếm 78,7% dân số toàn thành phố.
Tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình là 1,58%/năm. Trong đó tăng tự nhiên: 1,43%/năm, tăng cơ học 0,15%
Số người trung bình của 1 hộ là: nội thành - 5người/hộ; ngoại thành - 5,3người/hộ.
2. Lao động:
Dân số trong độ tuổi lao động của toàn thành phố là 117,915 người, chiếm 46,7% dân số toàn thành phố.
Dân số trong độ tuổi lao động của khu vực nội thị là 95.850 người, chiếm 47,8% dân số nội thành.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong lao động nội thành là 91,9%. Cụ thể như sau:
+ Lao động công nghiệp - TTCN: 62,7%
+ Lao động dịch vụ, hành chính sự nghiệp: 29,2%
+ Lao động nông nghiệp và chưa có việc làm: 8,1%
3. Hiện trạng phân bố dân cư:
Dân cư nội thị phân bố tương đối đều. Tuy nhiên một số phường có mật độ dân số quá cao như: Quang Trung, Trần Tế Xương, Nguyễn Du, Văn Miếu, Trần Đăng Ninh, (32.100-35.600 ng/km2). Một số phường có mật độ dân số tương đối hợp lý như: Vị Hoàng, Năng Tĩnh, Cửa Bắc (12.000-15.400 ng/km2)
II.2: Hiện trạng sử dụng đất:
Sau quy hoạch năm 1994, cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Nam Định đã có phần thay đổi do nhu cầu của quá trình phát triển đô thị.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố là: 4544,7 Ha. Trong đó diện tích đất tự nhiên nội thành là: 852,7 ha.
Diện tích đất xây dựng đô thị trong nội thành là 796,6 ha, bình quân 40,3 m2/người, trong đó đất dân dụng 29,1 m2/người.
(Chưa tính đến khoảng 125 ha các khu chức năng đô thị như: 20 ha đất các khu tập thể của cơ quan, xí nghiệp và 105 ha đất các cơ quan, văn phòng, trường chuyên nghiệp, các CTCC phục vụ toàn đô thị, công viên Tức Mạc và đất công nghiệp tại các xã ngoại thành).
Đất công nghiệp, kho tàng bến bãi:
Trên địa bàn thành phố hiện tại có 59 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 8 doanh nghiệp Trung ương, 51 doanh nghiệp địa phương, 23 kho tàng trạm trại và 20 HTX thủ công nghiệp.
Tổng diện tích công nghiệp: 94,8 ha.
Công nghiệp TP Nam Định hiện nay tập trung tại 3 cụm chính:
+ Cụm công nghiệp dệt, may mặc xuất khẩu ở khu phố cổ phía Đông ga Nam Định. Diện tích: 43,7 ha
+ Cụm công nghiệp phía Tây và Tây-Nam gồm các XN chế biến thảm len, đay, gỗ, cơ khí, các XN chế biến thịt, tôm đông lạnh xuất khẩu và đóng tàu thuyền. Diện tích: 39,1 ha
+ Cụm CN phía Đông - Bắc chủ yếu là chế biến lương thực, thực phẩm, hoa quả, bánh kẹo, bột dinh dưỡng, rượu, bia, nước giải khát. Diện tích: 12 ha.
2. Đất dân dụng:
Đất các đơn vị ở: Nam Định là thành phố cũ, phát triển qua nhiều giai đoạn.
Bảng 1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
TT
Hạng mục
1998
Ha
%
m2/ng
Tổng diện tích đất xây dựng đô thị
796,6
100
40,3
I
-
-
-
-
-
Đất dân dụng
Đất các cơ quan
Đất CTCC
Đất cây xanh,TDTT
Đất giao thông nội thị
Cơ quan, trường chuyên nghiệp
574,7
379,7
17,2
24,1
110
43,8
72,1
47,7
2,2
3,0
13,8
5,5
29,1
19,2
0,9
1,2
5,6
2,2
II
-
-
-
Đất ngoài dân dụng
Đất công nghiệp, kho tàng
Giao thông đối ngoại
Đất chuyên dùng khác
221,9
104,9
31,0
86,0
27,9
13,2
6,9
10,8
11,2
5,3
1,6
4,4
II.3: Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội:
Hiện trạng nhà ở:
- Tổng diện tích nhà ở: 1.450.600 m2, tầng cao trung bình 1,75 tầng.
Trong đó: Nhà 1 – 2 tầng chiếm: 83%.
Nhà 3 tầng chiếm : 14%.
Nhà 4 – 5 tầng chiếm: 3%.
- Chỉ tiêu bình quân đầu người: 7.3m2/người.
Hiện trạng xây dựng các công trình công cộng:
1. Công trình giáo dục, đào tạo:
Thành phố có 1 trường đại học tại choc, 11 trường cao đẳng dạy nghề và 3 trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm. Các trường và trung tâm đào tạo nhân lực cho thành phố và cả một số tỉnh phía Bắc.
Hệ thống giáo dục phổ thổng: 6 trường PTTH, tổng diện tích đất chiếm khoảng 4,4ha; 20 trường THCS và trường tiểu học; 20 trường mẫu giáo, nhà trẻ.Tổng số học sinh khoảng từ 14000 – 14500.
Nhìn chung cơ sở trường lớp hiện nay đã đáp ứng được những nhu cầu học tập cơ bản của học sinh, nhưng so với tiêu chuẩn quy phạm, diện tích đất cũng như diện tích sàn cho một học sinh còn thiếu rất nhiều.
2. Công trình y tế:
Trên địa bàn thành phố có 8 bệnh viện và 5 trạm chuyên khoa, trong đó lớn nhất và tương đối hiện đại là bệnh viện đa khoa tỉnh; ngoài ra còn có 4 phòng khám, 24 trạm xá với tổng số gần 2000 giường bệnh. Diện tích chiếm đất của các công trình y tế là 4,8ha.
3. Công trình văn hoá:
Trên địa bàn thành phố có một số công trình văn hoá lớn như: bảo tàng, triển lãm, thư viện và nhà văn hoá trung tâm cấp tỉnh, 1 nhà văn hoá thành phố, 1 nhà văn hoá thiếu nhi, 4 rạp chiếu phim. Tổng diện tích đất của các công trình văn hoá là 4,5ha.
4. Công trình thể dục thể thao, cây xanh:
Thành phố có 1 sân vận động, 1 bể bơi đạt tiêu chuẩn quốc gia; 3 trung tâm đào tạo vận động viên.
Thành phố có 2 công viên và 1 vườn hoa là: công viên Vị Xuyên (15ha); công viên Tức Mạc (40ha) đang được nâng cấp; vườn hoa Điện Biên (7,5ha). Ngoài ra còn có 1 số vườn hoa nhỏ , các hồ nước rải rác trong thành phố.
Tổng diện tích đất cây xanh, thể dục thể thao của thành phố là 64,1ha; trrong đó nội thành 24,1ha. Chỉ tiêu đất cây xanh, thể dục thể thao trong nội thành là rất thấp, chỉ đạt 1,2m2/người.
Ngoài ra mặt nước sông Đào cũng góp phần vào hệ thống không gian xanh, cải tạo điều kiện vi khí hậu và cảnh quan chung của toàn thành phố.
5. Công trình thương mại, dịch vụ:
Thành phố có một mạng lưới thương mại rất đa dạng và phong phú bao gồm:
13 công ty lớn kinh doanh các loại vật tư, sản phẩm.
4 khách sạn lớn.
Chợ trung tâm ( chợ Rồng) quy mô 1491 sạp hàng và 83 kiốt với tổng diện tích sàn là 17.500m2.
Hệ thống chợ khu vực.
6. Các công trình trụ sở cơ quan, trường chuyên nghiệp:
Các công trình này hầu hết được xây dung khang trang, góp phần tạo cảnh quan và bộ mặt đô thị.
Tổng diện tích đất cơ quan, trường chuyên nghiệp trong nội thành là 43.8ha.
II.4: Hiện trạng cơ sở kinh tế – kỹ thuật:
Hiện nay, nền kinh tế của thành phố đã và đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Trong giai đoạn 1995 – 1998, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, Tỉnh và Thành phố đã áp dụng biện pháp khôi phục và thúc đẩy nền kinh tế với mục đích:
Tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển với vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh;
Tăng dần tỷ trọng của khối ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng;
Khuyến khích sản xuất, giúp đỡ các cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc;
Huy động các tiềm năng tại chỗ, đặc biệt là vốn, trí tuệ, lao động lành nghề và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có…;
Tranh thủ sự hợp tác đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến;
Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá;
Kết quả đạt được như sau:
1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Từ năm 1994 đến nay, sản xuất đã có bước phát triển khá, đạt tốc độ tăng trưởng từ 8 – 11%. Các doanh nghiệp nhà nước sau khi sắp xếp và đổi mới hoạt động đã cơ bản ổn định sản xuất, trên 80% số doanh nghiệp đã sản xuất có lãi và đóng góp ngân sách. Đặc biệt là công ty Dệt Nam Định, được Trung ương, Chính phủ chỉ đạo, đầu tư giải quyết các tồn tại, sắp xếp lại sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu và lực lượng lao động, đổi mới cơ bản công tác quản lý nên từ năm 1996 sản xuất đã có lãi, đời sống của công nhân được cải thiện một bước. Đây là thành quả hết sức quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội của thành phố, vì ở đây thu hút trên 30% lực lượng lao động công nghiệp và một số ngành dịch vụ của thành phố.
Ngoài công ty Dệt Nam Định, công ty dệt lụa Nam Định còn phát triển thêm nhiều xí nghiệp dệt nhuộm của địa phương, các xí nghiệp thảm len, thêu ren và hàng chục hợp tác xã trong khu vực làm vệ tinh, thu hút hàng chục ngàn lao động trên địa bàn thành phố và toàn tỉnh.
Cùng với ngành dệt, ngành may cũng phát triển mạnh, bao gồm: công ty may của trung ương và hơn chục công ty may của địa phương, thu hút trên một vạn lao động kỹ thuật. Nhiều sản phẩm dệt may đã có vị trí trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra còn có các ngành kinh tế quan trọng khác như: ngành chế biến thực phẩm và đồ uống, ngành cơ khí, ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
Kinh tế ngoài quốc doanh có tính tự chủ và năng động cao, đến nay trong toàn thành phố có khoảng 1200 cơ sở sản xuất dưới hình thức công ty TNHH, liên doanh, tổng hợp sản xuất hoặc hộ sản xuất. Mỗi cơ sở này thu hút từ 10 đến hàng trăm lao động. Loại hình sản xuất đa dạng, khoa học kỹ thuật và cơ khí hoá đã được áp dụng trong nhiều khâu của sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Tổng số lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của thành phố là 59.090 người. Có thể nói Nam Định thực sự là cái nôi đào luyện nhiều thợ thủ công lành nghề.
Sản xuất công nghệ phát triển kéo theo sự gia tăng của xuất khẩu với những mặt hàng chính là hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến…
2. Dịch vụ – Du lịch:
Cũng từ sản xuất phát triển nên kéo theo sự phát triển của khối ngành dịch vụ. Khối ngành này có đóng góp lớn về ngân sách đồng thời có tác dụng trở lại hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất như các dịch vụ: vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ kiện cho sản xuất, các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ vận tải, dịch vụ thông tin viễn thông, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ tư vấn,…
Hệ thống thương mại dịch vụ và du lịch của tỉnh phần lớn đều nằm trên địa bàn thành phố. Hiện nay thành phố có 1 chợ trung tâm lớn bán buôn và bán lẻ, các trung tâm thương mại, dịch vụ khu vực nằm trên các khu phố chính của khu vực nội thị. Ngoài ra có hàng chục chợ khu vực phục vụ cho các phường. Các công ty thương mại, xuất nhập khẩu của Tỉnh và Trung ương tại Tỉnh hầu hết đều đóng trên địa bàn Thành phố.
Tiềm năng du lịch của thành phố chưa được khai thác hết. Việc đầu tư tôn tạo hệ thống các công trình di tích văn hoá chưa được thoả đáng. Các công trình này không những có giá trị về mặt văn hoá lịch sử mà còn có khả năng thu hút khách du lịch. Cảnh quan sông Đào, công viên Tức Mạc và đặc biệt là con kênh đào nối từ công viên Tức Mạc lên Đền Trần Chùa Tháp chưa được đầu tư khai thác vào mục đích phát triển du lịch.
II.5: Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
Chuẩn bị kỹ thuật:
* Hiện trạng đất xây dựng:
Hầu hết đất đai dự kiến phát triển thành phố đều nằm trên địa hình thấp, đa phần là đất ruộng trồng lúa, rau màu và ao hồ. Cao độ nền < 2,0m (phổ biến tà 0,7m-1,5m).
- Khu vực phát triển bờ trái sông Đào diện tích khoảng 552ha.
- Khu vực bờ phải sông Đào diện tích khoảng: 284ha.
- Những khu vực có cao độ nền > 1m £ 2m được đánh giá đất loại III, ít thuận lợi cho xây dựng.
- Những khu vực có cao độ nền < 1m được đánh giá đất loại III, không thuận lợi cho xây dựng.
- Các khu vực đất đai còn lại bao gồm khu thành phố cũ, các làng xóm. Cao độ nền từ 2m-4m. Mật độ xây dựng ổn định không có khả năng cải tạo nền.
- Những khu vực xây dựng, mới, cao độ nền £ 2m, khi xây dựng phải có giải pháp tôn nền.
* Hiện trạng thoát nước:
Thành phố Nam Định hiện đã có hệ thống thoát nước được xây dựng từ thời Pháp thuộc, đến nay hệ thống này thoát chung nước mưa và nước bẩn. Cụ thể số lượng các đường cống như sau:
+ Cống ngầm: 24.883m
+ Mương nhỏ có nắp đan trên hè: 4.420m
+ Mương hở trong nội thành: 12.365m
Hệ thống đường cống đạt chỉ tiêu khoảng 52m/ha đất xây dựng đô thị. Tuy nhiên, hệ thống mương cống này chủ yếu tập trung ở khu vực nội thị. Các làng xóm, các khu dân cư nội thị, nước mưa và nước bẩn tự tiêu thoát ra kênh mương và ao hồ.
Hiện tại nước mưa và nước bẩn của toàn thành phố tiêu theo 2 hướng chính:
+ Lưu vực Phù Long, Phù Nghĩa, Đồng Tháp Mười, Hùng Vương, khu dân cư Thượng Lỗi An Phong thoát ra kênh T3-11 về trạm bơm Quán Chuột. Trạm bơm Quán Chuột hiện có công suất 20.000m3/h.
+ Lưu vực phường Cửa Bắc, phường Văn Miếu, Hàng Thao, Lê Hồng Phong, Trần Đăng Ninh, Bà Triệu thoát về các tuyến mương và hồ Cửa Bắc thoát ra kênh tiêu về trạm bơm Kênh Gia (Trạm bơm Kênh Gia công suất 44.000m3/h và tuyến kênh chính ra trạm bơm đang được xây dựng, hoàn thiện giai đoạn cuối theo chương của trình dự án phát triển Thành phố Nam Định Việt Nam-Thuỵ Sĩ).
Nhìn chung, hệ thống thoát nước thành phố Nam Định vẫn còn nhiều tồn tại bất hợp lý.
Hệ thống cống đã quá cũ, hầu hết xây dựng trước năm 1945 ( trừ 3 tuyến cống Trần Hưng Đạo, Hàng Thao, Hùng Vương mới được xây dựng) đã bị xuống cấp, hư hỏng nhiều, trong đó có khoảng 10% cống không còn khả năng hoạt động hoặc sửa chữa được.
Hệ thống thoát nước chung nước mưa và nước bẩn, vì vậy bùn rác lắng đọng làm giảm tiết diện và giảm tốc độ dòng chảy.
Mật độ cống chưa đồng đều, nhiều khu vực chưa có cống
Các trạm bơm tiêu nước công suất nhỏ lại phụ thuộc vào chế độ bơm tiêu thuỷ lợi.
Các trục tiêu chính chảy ra các kênh tiêu chính chưa được chú trọng xây dựng, nếu có thì hầu hết là các tuyến mương hở. Các kênh này một số bị lấn chiếm để xây dựng, một số bị bồi lắng ( vừa qua dự án có tiến hành nạo vét nhưng cũng chưa được toàn diện).
Địa hình thành phố quá bằng phẳng, độ dốc các tuyến thoát nước chính quá nhỏ.
Việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng thiếu phương tiện và kinh phí. Vì vậy, công tác nạo vét mương cống định kỳ trước mùa mưa chưa được chú trọng. Do các nguyên nhân trên nên khi có mưa to việc úng ngập cục bộ vẫn xảy ra phổ biến ở nhiều khu vực trong nội thị.
* Hiện trạng cấp nước:
Hệ thống cấp nước Thành phố Nam Định dùng nguồn nước sông Đào được xây dựng từ năm 1924 và đã qua nhiều đợt cải tạo, hiện nay công suất thực phát chỉ đạt từ 24000-30000m3/nđ. Từ năm 1993, một chương trình đầu tư cấp nước gồm 2 giai đoạn với kinh phí do Pháp tài trợ phần lớn đã được thực hiện, đến hết năm 1998 hoàn thành việc sửa chữa phục hồi khu xử lý cũ và xây dựng một đơn nguyên xử lý mới công suất 25000m3/nđ, nâng tổng công suất khu xử ký lên 50000m3/nđ.
Mạng lưới đường ống có tổng chiều dài 63475m, với đường kính từ f50 đến f600.
* Hiện trạng cấp điện:
Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đang được cấp điện từ lưới điện quốc gia 110KV thông qua trạm biến áp Phi Trường: 110/35/6KV-1x16MVA và 110/35/6KV-1x25MVA.
* Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
a) Hệ thống thoát nước bẩn:
Hiện tại hệ thống thoát nước bẩn của thành phố Nam-Định là hệ thống cống chung kết hợp nước bẩn và nước mưa. Gồm mạng lưới cống ngầm, mương hở, ao hồ, sau đổ ra sông Đào. Những mạng lưới cống này chỉ tập trung trong khu vực trung tâm. Khu ven thị chưa có mạng lưới thoát nước. Hệ thống này chịu sự chi phối của hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi. Nước có tự chảy ra sông Đào vào mùa khô, còn mùa mưa hoà trộn với nước mưa về trạm bơm đổ ra sông Đào.
Toàn bộ mạng lưới gồm có: theo báo cáo dự án phát triển thành phố Nam Định tháng 7/1997:
Toàn mạng lưới thành phố có tổng chiều dài cống là: 24.883m
Trong đó: Cống ngầm: 9.929m (5.700m là cống tròn)
Mương xây lắp đan BTCT: 14.954m
Ngoài ra còn có mương nhỏ có nắp đan trên vỉa hè ở nội thành là: 4.420m
Các đường cống này phần lớn đã xây dựng trên 50 năm. Vì vậy hiệu quả thoát kém do bị lắng đọng, đồng thời kích thước cống nhỏ không đủ để thoát nước. Do đó thành phố thường xuyên bị ngậm úng khi mưa to.
Nước bẩn của thành phố xử lý còn rất sơ bộ. Nước thải sinh hoạt xử lý cục bộ trong từng công trình bằng các hình thức sau: Bể tự hoại, Sunalb ( Hố xí tự thấm ẩm - Độ giội nước), Xí bàn tự hoại ( 1 hoặc 2 ngăn, khô), Xí thùng.
Nước thải công nghiệp: theo số liệu báo cáo các dự án phát triển thành phố Nam Định tháng 6/1997: Tổng lượng nước thải 17.832m3/ngày. Trong đó nhà máy liên hợp dệt Nam Định là 16.800m3/ngày, chiếm 90% tổng lượng nước thải, nhà máy nhuộm Sơn Nam 600m3ngày.
Hầu hết lượng nước thải này không xử lý, xả thẳng ra hệ thống thoát nước thành phố.
b) Vệ sinh môi trường:
Chất thải rắn:
Công tác thu gom rác và xử lý chất thải rắn của thành phố Nam-Định đã và đang được các cấp chính quyền và các tổ chức quan tâm. Vì vậy công tác thu gom và xử lý chất thải rắn trong những năm gần đây đã đạt hiệu quả khá tốt. Theo số liệu của dự án: Xây dựng bãi chứa và xử lý rác thải thành phố Nam-Định lập thánh 5/1998 do công ty môi trường thực hiện cho biết lượng rác thải thu gom được:
+ Rác sinh hoạt : 132.0 T/ngày
+ Bệnh viện : 3.22 T/ngày
+ Công nghiệp : 8.8 T/ngày
+ Xây dựng : 13,0 T/ngày
Tổng cộng : 157,0 T/ngày
Khu xử lý rác đặt tại thôn Thượng xã Lộc Hoà với diện tích 2.8ha, xử lý bằng phương pháp chôn lấp, đến nay đã sử dụng hết 1.8ha, còn lại dự kiến hết năm 2000 sử dụng hết công suất và sau đó mở rộng thêm.
* Hiện trạng giao thông:
Giao thông đối ngoại:
- Đường bộ:
Mạng lưới giao thông đối ngoại của thành phố hiện nay đã hình thành khá thuận lợi, cơ cấu theo dạng hướng tâm với 5 tuyến chính gồm hai tuyến quốc lộ QL10, QL21A và 3 tuyến tỉnh lộ là TL12, TL38 và TL55.
Tuyến QL21A từ Phủ Lý về Nam Định dài 30km đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II, chất lượng tốt.
Tuyến QL21B từ cầu Đò Quan đi Hải Hậu. Đây là đường nối vùng kinh tế ven biển, đường đã rải nhựa rộng 6 m, nền đường rộng 8 m.
Tuyến QL10 đoạn qua TP Nam Định đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt dự án điều chỉnh tuyến và đã thi công xong giai đoạn I. Tiêu chuẩn đường cấp I.
Tuyến tỉnh lộ 12 từ thành phố đi huyện ý Yên, đoạn thuộc thành phố đã rải nhựa, vỉa hè chưa có, mặt cắt ngang hẹp, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
Tỉnh lộ 38 và tỉnh lộ 55 đi các huyện Lý Nhân, Nghĩa Hưng và mặt đường đã được cải tạo phủ nhựa, song mặt cắt ngang hẹp, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
- Bến xe liên tỉnh:
Hiện tại TP Nam Định có 1 bến xe đối ngoại vị trí tại ngã ba đường Giải Phóng – Quốc lộ 21A. Diện tích khoảng 1ha, lưu lượng hành khách đạt 7.000 - 10.000 HK/ngày.
- Đường sắt:
Đường sắt qua Thành phố nằm trong mạng lưới đường quốc gia, trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, khổ đường 1 mét.
- Ga Nam Định:
Diện tích 4.8 ha.
Số đường trong ga 9 đường, hiện có nhà đợi tàu và bán vé trong ga.
Vị trí, nằm ở trung tâm Thành phố khá thuận tiện cho việc hành khách đi lại, tuy vậy cũng gây trở ngại cho giao thông nội thị với 3 điểm cắt đường phố chính.
Lưu lượng tàu qua ga hàng ngày gồm có 15 đôi tầu khách, 12 đôi tầu hàng. Lưu lượng hành khách đạt khoảng 1800 HK/ngày.
- Đường thuỷ:
Thành phố Nam Định có sông Đào chảy qua nối sông Hồng với sông Ninh Cơ ra biển. Sông Đào là sông cấp I theo tiêu chuẩn phân cấp sông Việt Nam. Sông rộng trung bình 200m. Cốt mực nước: + 4.89m, khi nước lớn hơn +4.5m nước tràn lên bãi sông, sông rộng 300m.
+ Cao độ trung bình đáy sông : - 0,6 đến - 0,8m.
+ Mức nước trung bình : + 1.52m
+ Mức nước cao nhất : + 5.77m
+ Mức nước thấp nhất : - 0.24m
Sông Đào có dòng chảy mùa lũ và dòng chảy mùa kiệt. Sông Đào chịu ảnh hưởng của lũ sông Hồng trong mùa lũ và thuỷ triều Vịnh Bắc Bộ trong mùa kiệt.
Dòng chảy sông thẳng và ổn định, sông Đào thuận tiện cho tầu từ 400 đến 1000 tấn đi lại.
Hiện nay đã hình thành một cảng hàng hoá và một cảng hàng khách nằm phía hạ lưu cầu treo. Tầu vận tải cập cảng có trọng tải từ 40 tấn đến 400 tấn. Công suất cảng hiện nay đạt 150.000 tấn/năm. Tính chất cảng Nam Định là cảng đường sông và biển pha sông.
Giao thông nội thị:
Mạng đường nội thị hiện tại được tổ chức theo dạng ô cờ. Mạng lưới đường phố có mật độ cao, phần lớn đường còn hẹp, mạng lưới đường trục ở ngoại ô nhỏ, tạo dòng xe lớn ở mạng lưới đường chính, giảm tốc độ chuyển động. Mật độ: 2,53 km/km2
Kết cấu các loại mặt đường chủ yếu là bê tông nhựa (đường Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Trần Đăng Ninh, Mạc Thị Bưởi). Tổng chiều dài 3,1 km.
Thấm nhập và láng nhựa: đa số đường trong thành phố có kết cấu mặt đường thấm nhập và láng nhựa. Tổng chiều dài: 32,1 km.
Đá dăm nước và cấp phối: các đường phố thứ yếu và ngõ phố. Tổng chiều dài 22,8 km.
- Các đầu mối giao thông: Giao nhau cùng cốt, sử dụng tín hiệu ở một số ngã tư. Giao nhau khác mức: giữa quốc lộ 10 mới và đường Điện Biên Phủ đi quốc lộ 21A.
Thành phố Nam Định chưa có mạng lưới giao thông công cộng, đi lại chủ yếu vẫn bằng xe máy, xe đạp, xích lô...
- Cầu cống:
Cầu treo được xây dựng từ năm 1973 dài 225,8 m, khổ cầu 5,5 m không có lối cho người đi bộ. Tải trọng xe 10 tấn. Hiện nay cầu treo không được sử dụng nữa và đã được tháo dỡ vào cuối năm 2002 đầu năm 2003.
Cầu Đò Quan: Dài 437 m nối từ đường Trần Hưng Đạo sang đường quốc lộ 21B. Cầu được xây dựng từ năm 1990, hoàn thành năm 1994. Kết cấu cầu bê tông cốt thép, rộng 13,5 m, tải trọng H30. Đây là cây cầu duy nhất hiện nay nối liền giữa bờ Bắc và bờ Nam Sông Đào.
- Quảng trường:
Thành phố Nam Định có 2 quảng trường:
+ Quảng trường Hoà Bình: Đang được sử dụng làm chợ tạm.
+ Quảng trường 3-2: Trên đường Nguyễn Du trước nhà hát 3-2.
+ Có 2 quảng trường giao thông: Trước ga Nam Định và trước bến ô tô.
Bảng2: Thống kê mạng lưới đường hiện trạng nội thị TP Nam Định
TT
Tên đường
Chiều rộng (m)
Lòng đường
Hè
Tổng
I
Trục dọc thành phố
1
Đường giải phóng
16
6x2
28
2
Thái Bình – Trường Chinh- Bến ôtô
16
6x2
28
3
Đường Rặng Xoan
4-5
(2-3)x2
10-11
4
Hàn Thuyên – Trần Đăng Ninh
7-8
(3-5)x2
13-15
5
Đường 12: Ngã 6 – Mỹ Trọng
8-10
(3-5)x2
14-20
6
Lê Hồng Phong-Trần Phú–Thái Bình
8
(3-4)x2
14-16
7
Trần Nhân Tông (bờ sông)
12
3+4,5
19
8
Phan Đình Phùng-Hàng Thao – Nguyễn Văn Trỗi
8
(3-5)x2
14-16
9
Phú Nghĩa nối sang 38A
6
3x2
12
10
Quang Trung – Cổng Hở
10-11
(4-5)x2
19-21
11
Vị Xuyên – Minh Khai – Hang Sắt
6-7
(2-4)x2
14-16
12
Đường 3/2 – Nguyễn Du
7-15
(3-4)x2
13-22
13
Hàng Đồng – Nguyễn Chánh
7-8
(2-3)x2
13-15
14
Đ.Bắc Ninh – Trần Quốc Toản
6-7
2,5x2
11-12
15
Đường Máy Chai
6
(2-3)x2
11-12
16
Đường qua bệnh viện Lao
3-6
3x2
9-12
II
Trục ngang thành phố
1
Phú Nghĩa - Đồng Tháp Mười
10,5-12
(3-5)x2
17-21
2
38A-Mạc T.Bưởi- Tr.Tế Xương
10-12
(3,5-5)x2
19-21
3
Hùng Vương (cả kéo dài)
10,5
(4-5)x2
19-21
4
Trần Hưng Đạo (từ hồ Tr Th)
14
8x2
30
5
Hai Bà Trưng
6-7
(2-3)x2
10-13
6
Hoàng Văn Thụ
7
(2-3)x2
11-13
7
Phạm Hồng Thái
7
4+5
16
8
Hà Huy Tập – Bến Thóc
7
(3-4)x2
14-15
9
Tô Hiệu – Hoàng Hoa Thám
10,5
(3-4)x2
17-18
10
Đường Trường Thi
11
Đường Hưng Yên
7
3x2
13
12
Đông NM bánh mỳ Ba Lan
(3-5)
(2-3)x2
8-11
13
Phúc đường A
7
3x2
13
14
Phúc đường B
7
3x2
13
15
Đường Hàng Cau
8
4x2
14
16
Đường Nguyễn Trãi
7
3x2
13
17
Đường Bến Ngự
8
3x2
14
18
Đường khu Đông Mạc
19
Đ. Trước cửa Ga Nam Định
4-6
5-5
14-16
III
Khu vực Nam sông Đào
1
Đ.35 (từ cầu – Vân Cát)
8-10
(2-4)x2
13-18
2
Đ.21B ( từ cầu - Định Lễ)
12-14
(3-4)x2
19-21
3
Đầu cầu treo nối sang đ.21B
5
0
5
* Đánh giá hiện trạng giao thông:
Hiện trạng giao thông thành phố Nam Định có các ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
Mạng lưới giao thông thành phố Nam Định đã một phần đảm bảo được giao thông cho nhân dân đi lại tương đối thuận tiện.
Nhược điểm:
Mặt cắt ngang đường hẹp dẫn đến quá tải ở các trục chính vào giờ cao điểm.
Đường giao thông đối ngoại đi vào thành phố gây ồn ào, cản trở việc đi lại của nhân dân.
Cầu treo không còn sử dụng có tĩnh không thấp, hạn chế tầu vào cảng Nam Định trong mùa nước lớn đã được dỡ bỏ.
Đường sắt đi vào đô thị tạo nên nhiều giao cắt với đường đô thị gây ách tắc và tai nạn giao thông, hạn chế hướng phát triển của đô thị, gây ra tiếng ồn và ô nhiễm môi trường.
Kết cấu mặt đường xấu dẫn đến việc đi lại không thuận tiện.
Hệ thống thoát nước cho đường không đầy đủ đồng bộ làm cho đường nhanh bị phá hoại.Một số tuyến đường hay bị ngập úng ngay cả khi lượng mưa không quá nhiều (tuyến đường Hàn Thuyên, Hàng Thao …).
Hệ thống đường ra vào cảng nhỏ hẹp, nhân dân xây dựng nhà lấn chiếm nền đường. Nếu cảng làm việc đủ công suất sẽ gặp khó khăn về vận chuyển hàng hoá.
Phân luồng không rõ ràng, ảnh hưởng đến việc đi lại của các loại phương tiện.
Các ngõ phố chật hẹp, gây khó khăn đi lại.
III.Định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị đến năm 2020:
III.1: Chọn đất và hướng phát triển giao thông đô thị:
* Nguyên tắc chọn đất để phát triển và mở rộng thành phố:
Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp.
Tận dụng đất trống, bỏ hoang chưa sử dụng.
Khai thác triệt để quỹ đất đã chuyển đổi chức năng sử dụng, đất thu hồi, giải toả, đất mật độ xây dựng thấp...
Khai thác các khu đất đã có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, cơ sở dịch vụ công cộng, dịch vụ du lịch.
Chọn đất xây dựng và mở rộng thành phố chủ yếu sử dụng trong quỹ đấu hiện có của thành phố, hạn chế lấy đất ngoài thành phố.
Hạn chế xáo trộn cơ cấu hành chính của thành phố hiện nay.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu vực nội thị thì phải triệt để khai thác quỹ đất hiện có, nhất là quỹ đất chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả vào mục đích cải tạo, phát triển đô thị, nhằm tăng hệ số sử dụng đất, tăng thêm diện tích cây xanh, giao thông, dịch vụ công cộng, du lịch.
* Các hướng chọn đất phát triển, mở rộng thành phố:
Trên cơ sở đánh giá quỹ đất xây dựng thành phố, thực trạng xây dựng và phát triển đô thị trong những năm vừa qua, căn cứ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố và đặc biệt dự án đường QL10, cầu Tân đệ đã được định vị tuyến, vị trí cầu… các phương án chọn đất phát triển mở rộng thành phố trong các phường nội thị hiện nay và một phần đất các xã ven nội.
Hướng chọn đất phát triển, mở rộng thành phố theo hai hướng chính:
Hướng phát triển về phía Bắc, Đông-Bắc thuộc xã Lộc Vượng, Lộc Hạ và Tây, Tây-Bắc thuộc xã Lộc Hoà, Mỹ Xá, Lộc An để tiếp cận đến QL10, về phía Đông tiếp cận dần đến cầu Tân Đệ, sông Hồng.
Hướng phát triển về phía Nam sông Đào thuộc các xã: Nam Phong, Nam Vân.
III.2: Quy mô dân số và đất đai xây dựng đô thị:
Dự kiến đến năm 2020:
Quy mô dân số toàn thành phố là 375 000 người, trong đó dân số nội thành là 330 000 người, tốc độ tăng dân số trung bình của toàn thành phố là 1,7% /năm, nội thị 2,0% /năm ( trong đó tăng tự nhiên: 1,1%/ năm).
Tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 2700 ha, chỉ tiêu 82m2/người. Đất dân dụng là 2100 ha, chỉ tiêu 64m2/người.
III.3: Phân vùng chức năng:
Cơ cấu quy hoạch TP Nam Định vẫn dựa trên sườn thành phố cũ. Mạng lưới đường cũ giữ nguyên chỉ mở rộng đường phố chính thật cần thiết và bỏ bớt một số đường cụt quá dày.
Dự kiến đến năm 2020 cơ cấu quy hoạch TP Nam Định dự kiến hình thành 4 khu đô thị tương lai là cơ sở hình thành các quận.
Tổng hợp các khu đô thị TP Nam Định .?
Bảng 3: Tổng hợp các khu đô thị tp nam định
Ký hiệu khu đô thị
Tên khu đô thị (quận)
Đất XD đô thị (ha)
Vị trí trong đô thị
A
B
C
D
Khu trung tâm
Khu Lộc Vượng-Lộc Hạ
Khu Lộc Hoà - Mỹ Xá - Lộc An
Khu Nam Vân – Nam Phong
415
830
780
575
Khu vực các khu phố cũ
Phía Bắc đường Trường Chinh
Phía Tây khu trung tâm
Phía Nam sông Đào
Tổng
2600
1. Công nghiệp, kho tàng:
Có hai khu công nghiệp chính Bắc và Nam sông Đào, có tổng diện tích: 220 ha.
Khu công nghiệp phía Bắc sông Đào: Chủ yếu là công nghiệp dệt, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, XN đóng tầu thuyền...
Khu công nghiệp phía Nam sông Đào: Lắp ráp sản xuất điện tử, gia dụng, may. NM đóng tàu thuyền, cơ khí lắp ráp, chế biến lương thực thực phẩm.
Trên cơ sở các khu công nghiệp hiện có, đến năm 2020 Tp Nam Định hình thành mới một số khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích là 350 ha.
* Khu công nghiệp trong thành phố cũ:
Bao gồm các cụm công nghiệp hiện có như cụm công nghiệp dệt may phía đông ga thành phố, cụm công nghiệp phía Tây ga thành phố, cụm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát.
Quy mô diện tích: 70 ha.
Loại hình công nghiệp: Là công nghiệp sạch như dệt, may mặc, chế biến rượu, bia, bánh kẹo.
Các xí nghiệp công nghiệp hiện có nằm trong các khu các khu dân cư dự kiến giữ lại một số cơ sở công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường như may mặc cao cấp xuất khẩu, tiểu thủ công nghiệp, hàng mỹ nghệ ( khoảng 20 ha), đặc biệt sớm dần từng bước di chuyển các cơ sở công nghiệp độc hại gây ô nhiễm như xí nghiệp nhuộm, hoá chất..., ra khu vực ngoài thành phố.
* Khu công nghiệp trên tuyến QL21:
Nằm phía Tây-Bắc thành phố tại ngã 3 quốc lộ 21 và quốc lộ 10 thuộc xã Lộc Hoà. Có đường sắt quốc gia, đường quốc lộ 21, quốc lộ 10 đi qua, đất đai rộng rãi rất thuận tiện cho xây dựng một khu công nghiệp tập trung.
Quy mô diện tích: 120 ha.
Loại hình công nghiệp: Dệt may, giày da, đồ dùng gia đình, sản xuất lắp ráp điện tử, sản xuất bao bì, hàng mỹ nghệ, đồ dùng gia đình bằng nhựa, lắp ráp tủ lạnh và các sản phẩm tương tự.
* Khu công nghiệp trên tuyến QL10:
Nằm phía Tây-Nam thành phố thuộc xã Lộc An.
Quy mô diện tích: 85 ha.
Loại hình công nghiệp: Vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí, hoá chất, nhựa, chế biến nông sản thực phẩm.
* Khu công nghiệp ven sông Đào:
Nằm phía Bắc và Nam sông Đào.
Quy mô diện tích: 55 ha.
Loại hình công nghiệp: Cơ khí lắp ráp, công nghiệp nhẹ, chế biến nông sản, sửa chữa và đóng tàu thuyền.
2. Các cơ quan, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp cấp Tỉnh và cấp Vùng:
Trung tâm chính trị, văn hoá giữ nguyên hiện trạng, được cải tạo nâng cấp xứng đáng một trung tâm của đô thị loại II. Cụ thể trung tâm chính trị, văn hoá của tỉnh chủ yếu trên trục đường Mạc Thị Bưởi, Hàn Thuyên và xung quanh hồ Vị Xuyên. Trung tâm chính trị của thành phố chủ yếu tập trung trong khu phố cũ.
Các trụ sở cơ quan hành chính, văn phòng đại diện chủ yếu nằm trên các trục đường trung tâm thành phố.
3. Hệ thống giáo dục đào tạo:
- Cơ sở cấp vùng và tỉnh
- Quy mô diện tích: Tổng diện tích 29,6 ha.
Khu vực phía Bắc: 15,5ha
Khu vực phía Nam: 17,1ha.
Duy trì và cải tạo các cơ sở hiện có, đồng thời phát triển thêm ở khu vực phía Bắc thành phố một số trường đại học và trung học, dạy nghề. Chủ yếu là các trường đại học sư phạm; văn hoá xã hội; phát triển một số trường dạy nghề kỹ thuật công nghiệp dệt may... phát triển một số cơ sở đào tạo phía Nam sông Đào thuộc phường Nam Vân, Nam Phong trên cơ sở hai trường kỹ thuật nghiệp vụ xây dựng số 2(7,4ha) và trường trung học kinh tế- kỹ thuật nông nghiệp (8 ha) đã có gắn với trung tâm công viên nông nghiệp ĐBSH và một số hệ thống ươm trồng thực nghiệm khu vực ngoại thành TP Nam Định ; và một số loại hình kỹ thuật xây dựng; vật liệu xây dựng .
Cơ sở giáo dục đào tạo cấp thành phố:
Hệ thống các trường phổ thông trung học: Trung học cơ sở và tiểu học được bố trí đều ở các khu dân cư đảm bảo 100% học sinh được đi học.
Nâng cấp các trường hiện có
Xây dựng mới một số trường ở các khu đô thị mới.
4. Các khu dân cư:
Thành phố phát triển bao gồm 15 phường nội thị hiện nay và nghiên cứu phần mở rộng thuộc các xã Lộc Hạ, Lộc Vượng, Lộc Hoà, Mỹ Xá, Lộc An, Nam Vân, Nam Phong. Mở rộng diện tích XD các khu dân cư là 1000ha, trong đó dân cư thành phố được phân bố theo 4 vùng chính:
Khu vực A: Là khu vực trung tâm thành phố cũ,thuộc khu đô thị A. Diện tích đất đơn vị ở:145 ha- là đất nhà ở hiện trạng cải tạo. Giải pháp nhà ở: hạn chế tăng cường mật độ xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, nâng cáp các nhà ở hiện có, bảo vệ, tôn tạo các nhà ở có giá trị.
Khu vực B: là các khu dân cư phía Đông Bắc thành phố, thuộc các khu đô thị B. Tổng diện tích đất đơn vị ở: 200 ha, trong đó đất ở đô thị hiện trạng cải tạo 77 ha, làng đô thị hoá 60 ha và đất đơn vị ở xây dựng mới 63 ha.
Khu C: là các khu dân cư phía Tây-Bắc có diện tích đất đơn vị ở: 320ha, bao gồm đất ở đô thị hiện trạng cải tạo 133 ha , làng đô thị hoá 70 ha và đất đơn vị ở xây dựng mới là 117ha, trong đó đất ở cao tầng là 30 ha.
Khu D: khu dân cư Nam sông Đào có diện tích đất đơn vị ở : 335ha, bao gồm làng đô thị hoá 144ha và đất đơn vị ở xây mới là 19ha.
Giải pháp nhà ở đối với các khu vực mới: xây dựng mới theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, đồng thời chú trọng bảo vệ và tôn tạo các làng cổ(làng Tức Mạc), các làng đô thị hoá, các làng sinh thái...
5. Dịch vụ công cộng:
Trên cơ sở hệ thống trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng... hiện có trên trục đường Trần Hưng Đạo là trung tâm thương mại cấp thành phố. Xây dựng 4 trung tâm khu vực ( cấp quận trong tương lai ).
Các trung tâm y tế: Nâng cao và phát triển chiều sâu cho các cơ sở hiện có nhất là khu bệnh viện trung tâm, bệnh viện đa khoa có ý nghĩa phục vụ cấp vùng và dự kiến xây dựng các bệnh viện cấp quận đặc biệt ở các quận mới.
Các khu trung tâm TDTT: khu trung tâm TDTT hiện nay được cải tạo, nâng cấp. Dự kiến xây dựng một tổ hợp trung tâm TDTT vùng ĐBSH ở phía Tây công viên Tức Mạc quy mô 120-150ha .
6. Công viên, cây xanh:
Trên cơ sở các công viên vườn hoa cây xanh hiện có, phát triển mở rộng khu công viên Tức Mạc theo quy mô khoảng 100ha, cây xanh ven sông Đào và khu công viên sinh thái nông nghiệp ĐBSH phía Đông Nam sông Đào quy mô khoảng 80-100ha là công viên chủ yếu phục vụ du lịch và nghiên cứu khoa học có tính chất vùng. Ngoài ra dự kiến xây dựng thêm các khu công viên cây xanh Nam sông Đào ( Khu đô thị D ) và các khu đô thị khác có quy mô 15-20ha.
7. Hệ thống các khu du lịch trọng điểm:
TP Nam Định có nhiều di tích lịch sử, văn hoá có giá trị, cảnh quan thiên nhiên đa dạng phong phú... là những cơ sở tạo nên những khu du lịch hấp dẫn. Dự kiến hình thành một số khu du lịch trọng điểm trong thành phố như sau:
Vùng du lịch di tích: khu vực đền Trần- Chùa Tháp, đền Bảo Lộc, trung tâm lễ hội, làng cổ Tức Mạc, trung tâm TDTTvùng, chùa Vọng Cung, khu phố cũ.
Vùng du lịch sinh thái: dọc 2 bên sông Đào, các làng sinh thái, các làng cổ, làng nghề truyền thống,...
CHƯƠNG III: QUY HOẠCH CHUNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TP NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
I.Các bản vẽ cần tham khảo và thể hiện.
1.Quy hoạch chung mạng lưới giao thông Thành phố Nam Định.
- Sơ đồ liên hệ vùng
- Bản vẽ hiện trạng kiến trúc
- Định hướng phát triển không gian
- Quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch giao thông hai phương án cơ cấu
- Quy hoạch mạng lưới giao thông
+ Phân loại đường
+ Thể hiện mặt cắt ngang đường
+ Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới
+ Thể hiện một số nút giao thông quan trọng
2. Quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông một khu chức năng.
- Bản vẽ hiện trạng kiến trúc
- Quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông
+ Phân loại đường
+ Thể hiện mặt cắt ngang đường
+Tổng hợp đường dây đường ống
+ Cấu tạo đường, kết cấu áo đường
+ Tổ chức san nền và thoát nước mưa
+ Các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông
+ Các thông số hình học của những tuyến đường chính
+ Cắm mốc xây dựng mạng lưới đường
3.Thiết kế kỹ thuật tuyến
- Giới thiệu tuyến thiết kế
- Bình đồ tuyến
+ Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật
+ Thiết kế sơ bộ trắc dọc tuyến: Hai phương án
\ Tính toán khối lượng đất
\ Tính toán kết cấu áo đường mềm
- Thiết kế kỹ thuật trắc dọc tuyến
- Thiết kế trắc ngang tuyến
- Điều phối đất
- San nền và thoát nước mưa
4.Thiết kế nút giao thông
- Giới thiệu khu vực nút thiết kế
- Hiện trạng giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên quan
- Các phương án tổ chức giao thông tại nút
- Các chỉ tiêu kỹ thuật của nút
- Mặt cắt dọc và ngang của nút
- San nền và thoát nước mưa cho nút
II. Nguyên tắc cơ bản quy hoạch mạng lưới đường đô thị
Trên cơ sở phân khu chức năng và quy hoạch phát triển không gian đô thị để phục vụ tốt cho việc liên hệ thuận lợi giữa các khu chức năng trong đô thị, việc quy hoạch mạng lưới đường cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Phải tạo nên một mạng lưới đường hợp lý phục vụ tốt cho việc liên hệ vận chuyển hành khách và hàng hoá trong đô thị hiện tại cũng như lâu dài, phải gắn liền với sự phát triển các loại phương tiện giao thông chủ yếu của đô thị.
- Tạo nên mối quan hệ đồng bộ thích hợp giữa giao thông đối nội và đối ngoại nhằm đảm bảo tốt sự liên hệ giữa đô thị với các vùng phụ cận và các đô thị bên ngoài.
- Mạng lưới cần đơn giản, phân cấp đường chính, đường phụ rõ ràng nhằm tạo cho công tác tổ chức giao thông đô thị an toàn, thông suốt.
- Quy hoạch mạng lưới đường giúp cho việc định hướng phát triển thành phố trong tương lai ít nhất từ 15 – 20 năm, thậm chí đến 50 năm.
- Mạng lưới đường đô thị cần phù hợp với địa hình để đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật cũng như cảnh quan môi trường.
- Quy hoạch mạng lưới đường không thể làm tách rời việc quy hoạch sử dụng đất, phải tiến hành đồng thời với quy hoạch chung đô thị và phân theo đợt xây dựng đô thị.
III. Hai phương án quy hoạch giao thông đô thị TP Nam Định
Theo điều kiện địa hình, sông Đào chia cắt thành phố Nam Định thành hai phần:
Phía Bắc sông Đào là khu vực thành phố cũ.
Phía Nam sông Đào là khu vực thành phố dự kiến phát triển.
Căn cứ theo tính chất, cấp hạng, định hướng phát triển không gian của thành phố Nam Định đến năm 2020, để tiến hành quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, em xin đề xuất 2 phương án lựa chọn cơ cấu quy hoạch mạng lưới đường như sau:
III.1. Phương án 1:
III.1.1. Giao thông đối ngoại:
Đường sắt qua thành phố Nam Định nằm trong mạng lưới đường quốc gia Hà Nội – TP Hồ Chí Minh. Tuyến hiện nay xuyên qua thành phố Nam Định tạo ra nhiều giao cắt với các trục đường phố, gây ách tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường trong đô thị. Mặt khác, nó còn hạn chế hướng phát triển của đô thị về phía Tây-Nam thành phố. Vì vậy, sẽ chuyển đường sắt và ga ra ngoài thành phố. Đưa tuyến đường sắt từ QL21 chạy song song với QL10 đi Ninh Bình.
Sông Đào nối sông Hồng và sông Ninh Cơ ra biển tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ. Xây dựng 2 cảng hàng hoá và 1 cảng hành khách nằm hạ lưu cầu Đò Quan.
Quốc lộ 10 mới sẽ là giới hạn của thành phố khu vực phía Bắc sông Đào. Có chức năng thúc đẩy mối liên hệ giữa Tỉnh, Thành phố Nam Định với các Tỉnh đô thị trong vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt với khu tam giác tăng trưởng kinh tế trong vùng.
Quốc lộ 21 chạy từ Đông sang Tây nối thành phố Nam Định với thị xã Phủ Lý và nối vùng kinh tế ven biển Hải Hậu. Về hướng tuyến vẫn giữ nguyên chỉ cải tại mở rộng và nâng cấp mặt đường.
Các tuyến Tỉnh lộ 38A, Tỉnh lộ 55, Tỉnh lộ 12 đi các huyện Lý Nhân, Nghĩa Hưng, ý Yên hướng tuyến cơ bản vẫn giữ nguyên, chỉ cải tạo mở rộng mặt đường. Đây sẽ là tuyến chính nối Thành phố Nam Định với đô thị trong tỉnh.
III.1.2. Giao thông nội thị:
Tổ chức mạng lưới đường chính theo dạng ô cờ ở khu vực trung tâm kết hợp với dạng hình tia có đường vành đai nối các khu vực chức năng với nhau và với các tuyến giao thông đối ngoại một cách hợp lý.
Hai bên sông Hồng bố trí trục đường chính khu vực và đường dạo ven sông tạo thành trục chính khu vực dọc theo sông Hồng.
Ven sông Đào sẽ được bố trí cây xanh, đường dạo tận dụng tối đa cảnh quan thiên nhiên hai bên sông.
Mạng lưới giao thông chủ yếu dựa trên cơ sở phát triển hiện trạng hệ thống các tuyến đường cũ, được mở rộng và giao cắt khác mức với đường cao tốc quốc lộ 10.
Một số các nút quan trọng được chi tiết trong bản vẽ
Xây dung thêm bến bãi đỗ xe quá cảnh ở khu vực quanh đền trần thuận lợi cho khách đến du lịch mà không cần vào trong trung tâm thành phố .
III.2. Phương án 2:
III.2.1: Giao thông đối ngoại:
Đường sắt qua Nam Định vẫn giữ nguyên vị trí tuyến và ga như hiện tại, gắn liền với các tuyến đường chính của thành phố, chỉ cải tạo lại nhà ga và quảng trường trước ga, cải tạo hành lang cách ly và bảo vệ đường sắt.
Các đường khác về cơ bản giống như phương án 1.
III.2.2: Giao thông nội thị:
Về cơ bản quy hoạch mạng lưới đường gần giống như phương án 1, không có sự khác nhau cơ bản về hướng tuyến.
Các đầu mối giao thông giữa đường đô thị với giao thông đối ngoại căn cứ theo điều kiện hiện trạng dự định tổ chức giao cắt cùng mức, ở các điểm quan trọng tổ chức theo dạng tự điều chỉnh.
Một số điểm giao thông quan trọng như nút giao cắt giữa đường nội thị với đường QL 10 (hướng đi Ninh Bình ) được cải tạo lại để thuận lợi hơn cho lưu thông xe cộ.
III.3: So sánh 2 phương án
II.3.1. Phương án 1:
* Ưu điểm:
- Giao thông thuận tiện tận dụng đuơc cảnh quan cây xanh mặt nước. Mang đậm nét của một đô thị hai bên sông.
- Với ý đồ nắn đường sắt ra ngoài đô thị đã đảm bảo giảm bớt sự ắch tắc giao thông tại các nút giao cắt (có 3 điểm giao cắt) trong giờ cao điểm.
- Trung tâm đô thị bám dọc trục giao thông chính, tận dụng được mạng lưới đường hiện trạng.
- Hệ thống cây xanh công viên gồm nhiều công viên nhỏ nằm rải rác xung quanh một công viên lớn.
- Mật độ mạng lưới đường giao thông được đảm bảo.
- Giao thông đối ngoại đã được đưa ra ngoài đô thị, ít ảnh hưởng đến trung tâm thành phố.
- Tạo ra bộ mặt tuyến phố khang trang, phù hợp nội dung và tính chất của khu ở.
- Giao thông đô thị bố trí mạch lạc. Bán kính phục vụ hợp lý đảm bảo yêu cầu cuộc sống của người dân.
* Nhược điểm:
- Sẽ tốn kém khi giải toả công trình để tạo trục cây xanh hai bên sông.
- Gây sự thay đổi hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện trạng của thành phố.
- Bán kính phục vụ cho các phương tiện công cộng là xa.
III.3.2. Phương án 2:
* Ưu điểm:
- Giao thông thuận tiện tận dụng được mạng lưới đường sắt hiện có.
- Trung tâm đô thị bám dọc trục giao thông chính, tận dụng được mạng lưới đường hiện trạng.
- Hệ thống cây xanh công viên gồm nhiều công viên nhỏ nằm rải rác xung quanh một công viên lớn.
- Mạng lưới giao thông ít tạo nên sự thay đổi đối với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện trạng của thành phố.
* Nhược điểm:
- Vẫn tồn tại giao cắt đồng mức giữa đường liên khu vực, đường sắt, đường cao tốc quốc lộ 10.
- Sẽ tốn kém khi giải toả công trình để tạo trục đường dạo cùng hai dải cây xanh hai bên sông.
- Tuyến đường sắt chạy trong thành phố ảnh hưởng đến cường độ thông xe trong giờ cao điểm (có điểm 3 giao cắt với đường khu vực).
- Khu vực trung tâm chưa tạo được điểm nhấn. Sự liên hệ với khu du lịch và dự trữ chưa thuận tiện.
- Còn giao cắt nhiều với tuyến giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông đường sắt.
- Mạng lưới giao thông chưa đảm bảo.
III.4. Kết luận:
Qua phân tích và so sánh 2 phương án nêu trên, em thấy phương án 1 có nhiều lợi thế hơn nên lấy làm phương án chọn để tiến hành thiết kế quy hoạch cho mạng lưới giao thông thành phố đến năm 2020.
IV. Quy hoạch mạng lưới giao thông thành phố Nam Định đến năm 2020
IV.1. Giao thông đối ngoại:
IV.1.1. Đường sắt:
Tuyến đường sắt đi vào thành phố sẽ chuyển ra phía ngoài đô thị chạy song song với quốc lộ 10, đường đơn, khổ đường sắt là 1m. Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam dải đất dành cho đường sắt có bề rộng 12m và dải đất bảo vệ mỗi bên là 5m.
Ga Nam Định chuyển ra ngoài đô thị. Vị trí đặt song song với quốc lộ 10 mới, phía Tây Nam thành phố.
Hình thức bô trí ga theo kiểu thông qua.(được thể hiện trong bản vẽ)
Quy mô sử dụng đất xây dựng ga.
Hiện tại lượng tàu qua ga hàng ngày gồm có 15 đôi tầu khách, 12 đôi tàu hàng. Lưu lượng hành khách đạt khoảng 1800 hành khách/ ngày.
Theo quy hoạch tính chất của ga Nam Định mới sẽ vẫn giữ chức năng vận chuyển hàng hoá và hành khách giữa các đô thị trong vùng.
Căn cứ theo quy chuẩn xây dựng và tính chất của ga, quy mô sử dụng đất của ga như sau:
+ Chiều dài nền ga: 1200m
+ Chiều rộng nền ga: 220m.
+ Số đường dự kiến của ga trong giai đoạn quy hoạch là 10 đường.
Việc chuyển vị trí tuyến và ga đường sắt ra ngoài khu vự thành phố không tạo nên sự giao cắt giữa đường sắt và đường đô thị, nhưng tạo nên một điểm giao cắt giữa quốc lộ 10 đoạn bắt đầu vào cửa ngõ thành phố. Để đảm bảo yêu cầu xe chạy liên tục và an toàn sẽ tổ chức nút giao nhau khác mức.Đặc biệt sẽ gây tốn kém cho việc thi công do phải thay đổi tuyến đường sắt quốc gia.
IV.1.2. Đường bộ:
Với vị trí là đô thị trung tâm phía Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, trong tương lai thành phố Nam Định cần có một mạng lưới giao thông đường bộ thuận lợi với hai hành lang vận tải chính là QL10 và QL21, tạo ra động lực phát triển đô thị.
Quốc lộ 21: mặt đường dự kiến mở rộng đạt 4 làn xe là 15m, hành lang mỗi bên rộng 15m, chỉ giới đường đỏ rộng 41m, hướng tuyến theo hướng hiện có.
Quốc lộ 10: đường quốc lộ 10 có chức năng chủ yếu là thúc đẩy mối liên hệ giữa Tỉnh, thành phố Nam Định với các đô thị trong vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt với khu tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và các tỉnh phía Nam như: Ninh Bình, Thanh Hoá… tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thành phố Nam Định. Hiện tại tuyến quốc lộ 10 qua thành phố Nam Định đã được xây dựng theo hướng tuyến mới với chiều dài 13 km, đạt đường cấp I, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt đường 6 làn xe với tổng chiều rộng trên mặt cắt ngang là 59.25m.
Đoạn quốc lộ 10 qua thành phố Nam Định cũng là giới hạn hướng phát triển của đô thị. Để đảm bảo an toàn các đầu mối giao thông giữa tuyến đường này với đường đô thị và với các đường khác sẽ tổ chức nút giao cắt khác mức theo các hình thức cụ thể của địa hình.
Các tuyến tỉnh lộ 38A, tỉnh lộ 55, tỉnh lộ 21 từ thành phố đi các huyện Lý Nhân, Nghĩa Hưng, ý Yên. Đây là các tuyến đường nối trung tâm tỉnh, thành phố với các huyện lỵ trong tỉnh có chức năng thúc đẩy nền kinh tế giữa tỉnh, thành phố với các địa phương. Hiện tại đã và đang được cải tạo và nâng cấp.
Trong quy hoạch sẽ cải tạo mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp III. Mặt cắt ngang nền đường rộng 25m (15+2x5m). đoạn trong nội thị sẽ cải tạo mở rộng thành đường đô thị cấp khu vực với mặt cắt ngang 19,5m(10,5+2x4,5m)
VI.1.4. Bến ôtô đối ngoại:
Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng giao thông liên tỉnh để vận chuyển hành khách và hàng hoá ngày càng phát triển mạnh. Để đáp ứng được nhu cầu đó dự kiến xây dựng 2 bến xe đối ngoại. Theo TCVN 4449-1987 quy mô bến xe hành khách như sau:
Bến xe phía Bắc sông đào tại gần ngã tư QL21 và QL10. Quy mô diện tích: 1ha.
Bến xe phía Nam sông Đào tại gần ngã ba QL21- tỉnh lộ 55. Quy mô diện tích: 1 ha.
Bến xe hiện nay chuyển thành bãi đỗ xe của thành phố.
IV.2. Giao thông đối ngoại:
Để góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển chung của thành phố, cần phải có một mạng lưới giao thông hợp lý phục vụ tốt cho việc liên hệ vận chuyển hàng hoá và hành khách trong đô thị hiện tại cũng như trong tương lai, phải gắn liền với sự phát triển của các loại phương tiện giao thông chủ yếu của đô thị.
Mặt khác phải tạo nên được mối quan hệ đồng bộ thích hợp giữa giao thông đối nội và giao thông đối ngoại, đảm bảo được sự liên hệ giữa đô thị với khu vực bên ngoài thành phố nhanh chóng, an toàn.
IV.2.1. Mạng lưới đường:
Mạng lưới đường thành phố Nam Định được bố trí theo dạng hỗn hợp do phải bám sát vào hiện trạng khu vực. Chủ yếu mạng đường kết hợp dạng ô cờ và dạng hướng tâm có đường vành đai.
Khu đô thị cũ:
Chủ yếu giữ nguyên hướng tuyến và mặt cắt ngang các đường hiện có, tiến hành nâng cấp mặt đường, xây dựng các công trình ngầm và hè đi bộ. Mở rộng một số đoạn có mặt cắt ngang bị thu hẹp trên trục đường chính như trục đường Lê Hồng Phong, trục đường Hàn Thuyên. Bổ xung một số đường tại những khu vực đã xây dựng nhưng có mật độ đường thấp, hoặc chất lượng đường kém. Khoảng cách giữa các đường chính từ 400 ¸ 600m. Mở rộng mặt đường theo các mặt cắt ngang 2-2 và 7-7, 5-5, 6-6.
Khu đô thị phát triển:
Mạng lưới đường chính được tổ chức theo dạng hướng tâm có vành đai. Các tuyến đường hướng tâm có chức năng nối trung tâm thành phố cũ với các đường vành đai và tuyến giao thông đối ngoại khác như: QL21, QL10, TL38A, TL12, TL55. Tổ chức các đường vành đai trong để đảm bảo mối liên hệ thuận tiện giữa các khu vực trong thành phố với nhau, trong đó có một đường vành đai khép kín mặt cắt ngang 2-2 với chức năng nối liền các trung tâm đô thị với nhau và giảm bớt lưu lương dòng xe từ bên ngoài đi xuyên qua trung tâm thành phố. Mạng lưới đường khu vực bố trí theo dạng ô cờ với cự ly 400 ¸ 600m.
Tại các đầu mối giao cắt với các tuyến đường trên quốc lộ 10 đoạn qua thành phố Nam Định phải tổ chức giao nhau khác cốt. Các hình thức tổ chức nút giao thông tại các vị trí này tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể.
Dựa vào các chỉ tiêu về QHGT mà em thiết kế các tuyến đường với mặt cắt ngang đường phù hợp.
Sau đây em đưa ra một số các thông số kỹ thuật và những chỉ tiêu đánh giá chất lượng mạng lưới đường.
IV.2.2. Các thông số kỹ thuật và những chỉ số đánh giá chất lượng mạng lưới đường
STT
Loại đường
Ký hiệu mặt cắt
C.Rộng lòng đường (m)
C.Rộng vỉa hè (m)
Tổng c. dài (m)
Diện tích (ha)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng
Đường 30.0m
Đường 41m
Đường 59.25m
Đường 32m
Đường 25m
Đường 41m
Đường 19,5m
Đường 16m
Đường 30m
1 - 1
2 – 2
3 – 3
4 – 4
5 –5
6 – 6
7 – 7
8-8
9 - 9
15
26
46,75
23
15
11,5
10,5
7,0
15
7,5x2
7,5x2
7,5+5
4,5 x2
5x2
6x2+5x2
4,5x2
9,0
6x2
12163.25
21484.17
1325,99
8433,615
21589,5
12545
23699,5
7281
9837,34
130385
36.49
88.085
78,512
26,9875
53,9745
51,4345
46,214
11,65
29,512
422,858
1. Mật độ mạng lưới đường:
(Km/Km2)
Trong đó:
åL : Tổng chiều dài các đường phố (Km).
F : Diện tích thành phố (Km2).
d : Mạng lưới đường phố.
(km/km2)
2. Mật độ diện tích đường phố:
Trong đó:
L : Chiều dài đường phố (Km).
B : Chiều rộng đường phố (Km2).
F : Diện tích thành phố do mạng lưới đường phố phục vụ (Km2).
g : Mật độ diện tích đường phố
Mật độ diện tích đường trên một người dân:
Trong đó:
L : Chiều dài đường phố (m)
B : Chiều rộng đường phố (m)
n : Dân số trong thành phố ( người).
l : Mật độ diện tích đường trên một người dân.
m2/người.
Các chỉ số trên đều phù hợp với tiêu chuẩn quy phạm của mạng lưới giao thông hiện đại.
IV.2.3. Các công trình giao thông
* Giao thông tĩnh:
Tại các bến đỗ xe đối ngoại bố trí bãi đỗ xe lam và xe buýt(dự tính cho giao thông công cộng sau này) cho giao thông hành khách nội thành.
Tổ chức hệ thống bãi đỗ xe tại các trung tâm thương mại, trung tâm thương mại lớn cho phương tiện giao thông thành phố và vãng lai.
Quy mô bãi đỗ xe: Lấy tiêu chuẩn 50xe/1000 dân, 25m2/xe, quy mô dân số đến năm 2020 là 375.000 dân, tổng diện tích bãi đỗ xe là: 50x375x25 = 46,8ha = 0,468km2.
* Bãi đỗ xe:
Tổ chức 5 bãi độ xe công cộng:
1 bãi gần khu công viên Tức Mạc.
1 bãi gần khu trung tâm thể thao.
1 bãi gần trục trung tâm mới phía Nam thành phố.
1 bãi đỗ xe gần khu vực đền trần
1 bãi đỗ xe nằm ở phía nam bờ sông Hồng.
* Cầu đô thị:
Hiện đã có cầu Đò Quan là cầu trung tâm thành phố. Phát triển thêm 3 cầu qua sông Đào mới, toạ độ các cầu khoảng 300m.
PHẦN II: QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU ĐÔ THỊ MỚI
ĐÔNG BẮC TP NAM ĐỊNH
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
I. Giới thiệu chung về khu vực thiết kế.
Khu đô thị mới nằm ven sông Đào phía khu vực thành phố mới phát triển bao gồm các khu chức năng: khu ở, khối các công trình công cộng, cơ quan. Tổng diện tích toàn khu đất là 135ha.
Hiện trạng khu vực thiết kế phần lớn là đồng ruộng, xen kẽ với khu ở rải rác với mật độ thưa.
II. Các cơ sở thiết kế:
Dựa trên bản đồ định hướng phát triển không gian và bản đồ quy hoạch mạng lưới giao thông tỉ lệ 1/10.000
Dựa trên bản đồ đo đạc địa hình khu vực nghiên cứu tỉ lệ 1/10.000
Tiêu chuẩn quy phạm hiện hành: Quy hoạch xây dựng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4449-1987; Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường quảng trường đô thị 20TCN 104-83
CHƯƠNG II: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
I.Giao thông đối ngoại:
Khu vực được giới hạn bởi các trục đường chính trong phần quy hoach chung, đó chính là các tuyến đường có các mặt cắt 2-2, 6-6, 7-7,9-9.
II. Giao thông nội thị:
Mạng lưới đường đô thị được thiết kế trên cơ sở tuân thủ quy hoạch chung mạng lưới giao thông tỉ lệ 1/10.000 thành phố Nam Định.
- Đường vành đai quanh trung tâm thành phố, quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ 30m ( mặt cắt 9 – 9):
Phần đường xe cơ giới 7.5m x2 15m
Dải phân cách ở giữa 3.0m.
Hè phố hai bên 6m x 2 12.0m.
- Đường ven sông Đào bố trí cây xanh đường dạo tận dụng tối đa cảnh quan ( mặt cắt 6 – 6). đường có quy mô 3 làn xe, bề rộng chỉ giới đường đỏ 23.5m.
Phần đường xe chạy 11.5m.
Hè hai bên 6m x 2 12.0m.
- Đường khu vực ( đường giới hạn khu vực nghiên cứu) ( mặt cắt 7-7), bề rộng chỉ giới đường đỏ 19.5m.
Phần đường xe chạy 10.5m.
Hè hai bên 4.5m x 2 9.0m.
Mạng lưới đường khu ở được thiết kế trên cơ sở mạng lưới đường chính và địa hình tự nhiên của khu vực bao gồm:
- Đường nhánh có quy mô 3 làn xe, bề rộng chỉ giới đường đỏ 23m (mặt cắt 5-5)
Phần đường xe chạy 14m
Hè hai bên 4,5mx2 9m.
Đường có quy mô 2 làn xe, bề rộng chỉ giới đường đỏ 16m ( mặt cắt 1 – 1).
Mặt cắt đường 1 – 1 có:
Phần đường xe chạy 7.0m
Hè hai bên đường 4,5mx2 9.0m.
III. Giao thông tĩnh:
Ngoài bãi đỗ xe và bến xe công cộng được quy hoạch ở giai đoạn trước, bố trí thêm các bãi đỗ xe trong các khu ở, tổng diện tích bãi đỗ xe khu vực 18450m2 chiếm 1.5% đất giao thông.
Bảng tổng hợp mạng lưới đường
STT
Cấp hạng đường
Mặtcắt đường
(m)
Khối lượng
Diện tích
(m2)
Mật độ (km/km2)
c.rộng(m)
c.dài
1
Đường TP
II -II
IX - IX
VII -VII
VI -VI
41
2750.78
112761.4
2.04
30
1967.82
58734.57
1.45
19.5
3385.99
66026.88
2.5
23.5
726.50
17072.77
1.56
2
Đường chính KV
V-V
20.5
6641.64
136153.5
4.9
3
Đường nội bộ
I -I
16.5
3706.59
61191.77
2.75
IV. Cắm mốc xây dựng lưới đường
Cắm mốc đường:
- Hệ thống mốc đường thiết kế cắm theo tim tuyến của các trục đường tại các ngả giao nhau trong bản đồ quy hoạch giao thông tỷ lệ 1/ 2.000.
- Toạ độ X và Y của các mốc thiết kế được tính toán trên lưới toạ độ của bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/ 10.000 theo hệ toạ độ quốc gia.
2. Xác định chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng
Chỉ giới đường đỏ của tuyến đường tuân thủ theo quy mô bề rộng lộ giới trong quy hoạch chung, được xác định cụ thể theo mặt cắt ngang đường được thể hiện trên bản đồ quy hoạch giao thông và hồ sơ lộ giới xây dựng tỷ lệ 1/ 2.000
Chỉ giới xây dựng phụ thuộc vào cấp hạng đường, tính chất của các công trình, khoảng cách tối thiểu đến chỉ giới đường đỏ cần đảm bảo là:
+ Đường chính, liên khu vực, khu vực là 5m
+ Đường nhánh và đường nội bộ là 3m.
PHẦN IV THIẾT KẾ SƠ BỘ TUYẾN ĐƯỜNG PHỐ
TỶ LỆ 1/2000
I. NHIỆM VỤ :
I.1:Nhiệm vụ thiết kế
Thiết kế sơ bộ một tuyến đường có chiều dài 1,244km. Yêu cầu thể hiện bình đồ tuyến, trắc dọc, tính toán khối lượng đào đắp nếu có.
I.2: Căn cứ thiết kế
Đồ án được thiết lập trên cơ sở các qui trình:
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô : TCVN 4054 - 98
- Quy trình thiết kế áo đường mềm : 22 TCN 211 - 93
- Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường, quảng trường đô thị : TCXD 104 : 1983
- Sách thiết kế đường ôtô tập 1&2(GS.TS Đỗ Bá Chương, GS.TS Dương Ngọc Hải - GS.TS Nguyễn Xuân Trục_ NXBGD)
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TUYẾN ĐƯỜNG THIẾT KẾ
II.1. Vị trí và tính chất tuyến đường
Tuyến đường dài 1244.85m, nằm trong địa phận xã Nam Phong. Đây là khu vực mới chưa được xây dựng, hiện trạng là đất trồng lúa, xen kẽ nhà dân rải rác với mật độ rất thấp. Địa hình bằng phẳng thấp trũng, cao độ nền từ 2.2-3.2m.
II.2. Xác định quy mô của tuyến đường :`
Tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường chính khu vực :
Vận tốc tính toán Vtt = 80 km/h.
Chiều rộng của 1 làn xe chạy = 3,5m
Mặt đường thiết kế cho 4 làn xe chạy, có chiều rộng = 4x3,5=15m
Vỉa hè hai bên, mỗi bên có chiều rộng 7.5m.
Dải phân cách đường rộng 3m.
Đường cho xe thô sơ rộng 3m.
Phân cách giữa xe thô sơ
Tải trọng thiết kế công trình : H10
Các công trình xây dựng trên tuyến gồm :
+ Hệ thống các giếng thu nước mặt , hệ thống các giếng thăm, giếng kiểm tra.
+ Hệ thống các cọc tiêu, biển báo phục vụ cho tổ chức giao thông trên tuyến .
+ Hệ thống đèn cao áp chiếu sáng
+ Các bồn trồng cây
III. Xác định các yêu cầu kỹ thuật của tuyến đường:
III.1. Tính toán tàm nhìn xe chạy
III.1.1. Tầm nhìn 1 chiều (S1)
S1 = l1 + Sh + lo
Trong đó:
- l1 : Quãng đường ứng với thời gian phản ứng tâm lý t = 1,2 s
l1 = (m)
- Sh : Chiều dài hãm xe (coi như xe hãm chết và dừng lại trước chướng ngại vật)
Sh =
+ V : Vận tốc tính toán (Km/h)
+ K : Hệ số sử dụng phanh K = 1,2 với xe con, K=1,4 với xe tải.
+ j : Hệ số bám dọc lấy j = 0,7
+ i : Độ dốc dọc i = 0,00%
+ f : Hệ số cản lăn f = 0,02
l0 : Cự ly an toàn l0 = 10m
S1 = + 10 = 68.65 (m)
Theo TCVN 4054 - 98 : S1 min = 75 (m) à chọn S1 = 75 (m)
III.1.2. Tầm nhìn 2 chiều (S2)
Là quãng đường cần thiết để 2 xe ngược chiều vì lý do nào đó đi cùng vào 1 làn nhưng không tránh được nhau, kịp hãm trước nhau và không đâm vào nhau
S2 = 2lpu + l0 + Sh1 + Sh2
Các giá trị giải thích như ở tính S1.
S2=
S2 == 140 (m)
Theo TCVN 4054 - 98 : S2 min = 150 (m) ® chọn S2 = 150 (m)
III.1.3. Tầm nhìn tránh xe
a : khoảng cách giữa các trục ô tô, lấy a = 4m
r : bán kính tối thiểu theo điều kiện chống trượt ngang
r =
jng = 0,6. j = 0,6.0,7 = 0,42 Þ r = 71m
ing = 2%
Vậy 118m
III.1.4. Tầm nhìn vượt xe S4 (tính cho 2 xe đi cùng chiều, cùng một làn xe)
Xe 1 và xe 3: V1 = 80 km/h
Xe 2: V2 = 60 km/h
Xe 1 muốn vượt xe 2, đồng thời phải tránh xe 3 chạy ngược chiều
III.2. Dốc dọc tối đa cho phép :
Theo TCXD 104 - 1983 độ dốc dọc tối đa của đường khu vực là 6%. Trong thực tế để cho xe thô sơ đi lại dễ dàng trong đô thị, nên chọn độ dốc dọc lớn nhất không nên vượt quá 3%.
Đường xe chạy là nơi tập trung nước mặt và đưa nước vào các giếng thu để dẫn ra ngoài. Do đó, đường xe chạy phải có độ dốc ngang nhất định.
III.2.1 Dốc ngang của mặt đường
- Theo chiều rộng phần xe chạy: Khi phần xe chạy tương đối rộng, nên dùng độ dốc ngang nhỏ hơn để tránh độ chênh cao lớn giữa các điểm trên phần xe chạy, ảnh hưởng không thuận lợi cho xe chạy và mỹ quan.
- Theo tốc độ xe: khi lưu lượng xe lớn, tốc độ xe cao, để đảm bảo an toàn độ dốc ngang nên dùng trị số nhỏ.
- Theo thoát nước ngang: ing phụ thuộc vào loại vật liệu làm mặt đường.
Dốc ngang phần xe chạy lấy theo bảng sau :
Bảng 1. Độ dốc ngang phần xe chạy :
Loại mặt đường
Độ dốc ngang phần xe chạy
Trên đường phố và đường
Trên quảng trường, bến xe
- Loại cấp cao chủ yếu :
+ Bê tông atphan, bê tông xi măng
+ Bê tông cốt thép lắp ghép
- Loai cấp cao thứ yếu :
- Loại quá độ :
- Loại giản đơn :
1,5 - 2,5
2,0 - 3,0
1,5 - 2,5
2,0 - 3,0
2,5 - 4,0
2,5
1,5 - 2,0
1,5 - 2,0
III.4 Tính bán kính tối thiểu đường cong nằm
Bán kính đường cong bằng tối thiểu được tính theo công thức:
m : Hệ số áp lực ngang khi không làm siêu cao lấy m = 0,08 (hành khách không có cảm giác khi đi vào đường cong)
in : Độ dốc ngang mặt đường (mặt đường BTN, TNN) in = 0,02.
= 840 (m)
IV. THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG :
Tuyến đường được thiết kế với mặt cắt ngang 2-2
+ Chiều rộng mặt đường B = 26(m)
+ Vỉa hè hai bên, chiều rộng vỉa hè mỗi bên b = 7.5 (m)
+ Mặt đường bê tông atphan có độ dốc ngang 2%
V. THIẾT KẾ TUYẾN TRÊN BÌNH ĐỒ:
- Tuyến bắt đầu từ nút thứ 22 đến nút thứ 24 thì chuyển hướng. Từ ngã ba này tuyến được thiết kế thẳng đến nút thứ 49.
- Vì khi vào đường cong lại có ngả giao nhau làm thay đổi hướng tuyến nên không cần bố trí đường cong bằng.
VI.THIẾT KẾ TRẮC DỌC VÀ TRẮC NGANG:
VI.1. Thiết kế trắc dọc
VI.1.1. Những nguyên tắc khi thiết kế trắc dọc:
Sau khi đã vạch được phương án tuyến trên bình đồ, ta tiến hành vẽ trắc dọc địa hình tự nhiên cho phương án bình đồ chọn. Sau đó tiến hành vạch trắc dọc thiết kế cho phù hợp với các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật theo các nguyên tắc cơ bản sau:
+ Đảm bảo tuyến lượn đều, ít đổi dốc và độ dốc dọc hợp lý. Khi địa hình cho phép nên dùng các chỉ tiêu cao nhằm phát huy tối đa khả năng phục vụ của tuyến. Các chỉ tiêu giới hạn cho phép chỉ nên sử dụng ở những nơi có điều kiện địa hình khó khăn.
+ Đảm bảo thoát nước tốt cho nền đường và khu vực hai bên đường
+ Không đắp quá cao hay đào quá sâu. Khi gặp sườn dốc lớn nếu đào sâu đắp cao sẽ phải đắp, đào rất nhiều và phải đắp ở dưới sâu, đào trên caoà khó thi công và dễ mất ổn định nền đường.
+ Nên tận dụng tối đa các đoạn dốc dọc để bám sát địa hình nhưng không quá lạm dụng gây tuyến mấp mô. Các đoạn dốc dọc phải đảm bảo 0,4% = imin£ i £ imax = 3%
+ Bố trí đường cong đứng ở những đoạn đổi dốc có hiệu đại số giữa hai độ dốc wi ³1% (Theo điều 2.26, bảng 13 TCXD104:1983). Cần chọn bán kính đường cong đứng sao cho tuyến êm thuận.
+ Đảm bảo cao độ đã định trước tại các điểm khống chế
+ Đảm bảo cao độ ở điểm thấp nhất của trắc dọc phải cao hơn cốt ngập lụt là 0,5m.
VI.1.2. Các số liệu thiết kế :
- Bình đồ phương án chọn của tuyến tỷ lệ 1/2000
- Các số liệu về địa chất thuỷ văn
- Các số liệu về thiết kế bình đồ, thoát nước.
VI.1.3. Trình tự thiết kế :
- Cắm các cọc với khoảng cách 50 m, các cọc địa hình, cọc tại các vị trí đặc biệt như tiếp đầu, đỉnh, tiếp cuối đường cong, cọc tại các công trình cầu cống, cọc tại các nút giao cắt ...
- Lên cao độ các điểm khống chế ở các vị trí giao cắt với các đường cùng cấp hoặc cấp cao hơn, cao độ đảm bảo tuyến không bị ngập lụt.
VI.1.4. Xác định cao độ khống chế :
Tuyến đường nằm trong khu vực thấp trũng, cần thiết kế với cao độ thấp nhất đảm bảo không bị ngập lụt = 2.9 m.
Cao độ khống chế điểm đầu = 3.75m.
VI.1.5. Thiết kế trắc dọc:
- Sau khi xác định được cao độ các điểm khống chế, cao độ các điểm mong muốn ta tiến hành vạch trắc dọc thiết kế trên nguyên tắc:
+ Đường trắc dọc thiết kế đi qua càng nhiều điểm mong muốn càng tốt
+ Giảm thiểu tối đa khối lượng đào đắp nếu có thể
+ Hạn chế những đoạn có độ dốc lớn.
VI.2. Tính toán khối lượng đào đắp
Sau khi thiết kế trắc ngang, tiến hành tính toán khối lượng đào đắp của phương án trắc dọc theo trình tự tính toán:
- Chia tuyến thành các đoạn nhỏ (thường các điểm chia là các cọc địa hình, cọc đường cong, cọc H(100m), K(1000m) ...
- Tính toán diện tích đào đắp của từng cọc
- Tính diện tích đào đắp trung bình giữa hai cọc liền kề nhau
- Khối lượng công tác đất tính bằng tích số giữa khoảng cách giũa hai cọc liền kề nhau với diện tích đào đắp trung bình của hai cọc đó.
Khối lượng đào đắp
Kết quả tính toán chi tiết khối lượng đào đắp từng cọc được trình bày trong bản vẽ.
VI.3. Chọn kết cấu áo đường:
VI.3.1. Áo đường và các yêu cầu thiết kế
Áo đường là công trình xây dựng trên nền đường bằng nhiều tầng lớp vật liệu có cường độ và độ cứng lớn hơn so với nền đường để phục vụ cho xe chạy, chịu tác dụng trực tiếp của xe chạy và các yếu tố thiên nhiên (mưa ,gió, biến đổi nhiệt độ... ). Như vậy, để đảm bảo cho xe chạy an toàn, êm thuận, kinh tế và đạt được các chỉ tiêu khai thác – vận doanh thì việc thiết kế và xây dựng áo đường phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
+ Áo đường phải có đủ cường độ chung, tức là trong quá trình khai thác, sử dụng áo đường không xuất hiện biến dạng thẳng đứng, biến dạng trượt ,biến dạng co, dãn do chịu kéo uốn hoặc do nhiệt độ... Hơn nữa, cường độ áo đường phải ít thay đổi theo thời tiết khí hậu trong suốt thời kì khai thác tức là phải ổn định cường độ.
+ Mặt đường phải đảm bảo đạt được độ bằng phẳng nhất định để giảm sức cản lăn, giảm xóc khi xe chạy, do đó nâng cao được tốc độ xe chạy, giảm tiêu hao nhiên liệu và hạ giá thành vận tải.
+ Bề mặt áo đường phải có đủ độ nhám cần thiết để nâng cao hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường để tạo điều kiện tốt cho xe chạy an toàn, êm thuận với tốc độ cao. Yêu cầu này phụ thuộc chủ yếu vào việc chọn lớp trên mặt của kết cấu áo đường.
+ Mặt đường cần có sức chịu bào mòn tốt và ít sinh bụi do xe cộ phá hoại và dưói tác dụng của thời tiết khí hậu.
Đó là những yêu cầu cơ bản của kết cấu áo đường, tuỳ theo điều kiện thực tế, ý nghĩa của đường mà lựa chọn kết cấu áo đường cho phù hợp để thoả mãn ở mức độ khác nhau những yêu cầu nói trên.
Hiện nay, về mặt cơ học, người ta phân kết cấu áo đường thành hai loại: áo đường cứng và áo đường mềm nhằm tìm kiếm các phương pháp tính toán cường độ và biến dạng thích hợp đối với mỗi loại áo đường để đảm bảo chúng không bị phá hoại dưới tác dụng của xe chạy trong suốt thời kỳ sử dụng.
+ Áo đường cứng là kết cấu có cường độ rất lớn, cường độ chống biến dạng cao hơn nhiều so với nền đất và đặc biệt là nó có khả năng chịu uốn lớn , do vậy nó làm việc theo nguyên lý tấm trên nền đàn hồi: (áo đường BTXM).
+ Áo đường mềm là kết cấu với nhiều tầng lớp vật liệu có khả năng chịu uốn nhỏ; dưới tác dụng của tải trọng xe chạy chúng chịu nén, chịu cắt, trượt là chủ yếu. Áo đường mềm là tất cả các loại áo đường trừ áo đường BTXM. Xu hướng hiện nay là dùng kết cấu áo đường mềm là chủ yếu trong xây dựng đường ôtô.
IV.5.2 Thiết kế cấu tạo áo đường mềm
Để thiết kế áo đường mềm phải căn cứ vào các yếu tố sau:
* Đối với mặt đường: + Căn cứ vào ý nghĩa cấp hạng kỹ thuật của đường.
+ Lưu lượng xe thiết kế ở năm tương lai
+ Tốc độ xe chạy thiết kế.
* Đối với móng đường: + Căn cứ vào điều kiện địa chất, thuỷ văn. +Tình hình nguyên vật liệu sẵn có .
Ngoài ra phải xét đến điều kiện và phương tiện thi công, điều kiện duy tu bảo dưỡng sau này để chọn kết cấu áo đường cho phù hợp, đảm bảo các yêu cầu cơ bản của áo đường và hạ giá thành xây dựng.
Nền đường trong kết cấu áo đường mềm phải nằm trong kết cấu tổng thể nền mặt đường để đảm cường độ và tính ổn định cường độ của áo đường vì biến dạng của áo đường phần lớn là do biến dạng của nền đường phía dưới và nếu tạo điều kiện nâng cao cường độ nền đường thì sẽ giảm đựợc chiều dày kết cấu áo đường và từ đó hạ giá thành xây dựng xuống rất nhiều.
Từ những đánh gía trên ta lựa chọn mô hình hoá kết cấu áo đường mềm theo hình vẽ dưới đây:
1 : Lớp bảo vệ.
2 : Lớp hao mòn.
3 : Lớp chịu lực chủ yếu.
4 : Lớp móng trên.
5 : Lớp móng dưới.
Xuất phát từ các căn cứ nêu trên em đề xuất phương án kết cấu áo đường, sau đó tiến hành tính toán kiểm tra kết cấu áo đường đã chọn có đủ cường độ không, đồng thời tính toán xác định lại bề dày cần thiết của mỗi lớp cấu tạo.
Việc tính toán kết cấu áo đường mềm phải theo 3 tiêu chuẩn trạng thái giới hạn như sau:
+ Tính toán độ võng đàn hồi thông quá khả năng chống biến dạng (biểu thị bằng trị số môđun đàn hồi) của cả kết cấu áo đường và khống chế để trị số Ech của cả kết cấu lớn hơn trị số môđun đàn hồi yêu cầu: Ech Eyc.
+ Tính toán ứng suất cắt phát sinh trong nền đất và các lớp vật liệu yếu xem nó có vượt qua trị số giới hạn cho phép không: t < [t]
+ Tính toán ứng suất uốn phát sinh trong các lớp vật liệu liền khối nhằm khống chế không cho nứt ở các lớp vật liệu đó:
IV. 5.3 Số liệu tính toán:
- Tải thiết kế H10.
- Vtt = 80 km/h.
- Tải trọng trên trục sau 9,5 T.
- áp suất trong lốp của bánh xe:
p = 5,5 daN/cm2
- Diện tích bánh xe D = 33 cm2
- Mô đun đàn hồi chung yêu cầu của đường với lưu lượng tính toán 519 xe / ngày đêm.
Eyc = 1785 daN/cm2
Tính toán kết cấu áo đường :
a.Chọn sơ bộ kết cấu áo đường :
- H4 = 5 cm Bê tông átphan hạt nhỏ.
- H3 = 5 cm Bêtông átphan hạt vừa.
- H2 = 15 cm Đá dăm gia cố xi măng 6%.
- H1 = 35 cm Cấp phối đá dăm.
Các đặc trưng cường độ của các vật liệu làm áo đường và nền đường:
Vật liệu
E (daN/cm2)
Rn
daN/cm2
C
daN/cm2
j
(0)
Tính trượt
Tính độ võng
Tính kéo Uốn
- BTN hạt nhỏ
2000
2700
15000
20
3
- BTN hạt vừa
2500
3000
9000
12
3
- Đá dăm gia cố XM
6000
6000
6000
6
- Cấp phối đá dăm
2200
2200
2200
- Đất nền á sét
370
0,35
20
b) Xác định chiều dày (H1) của lớp cấp phối đá dăm
Đổi các lớp 2,3,4 về thành một lớp tương đương bằng cách đổi các lớp kết cấu áo đường lần lượt 2 lớp 1 từ dưới lên trên theo công thức:
Trong đó:
Kết quả tính toán ghi trong bảng sau:
Lớp vật liệu
Ei
T
h
k
htb
Etb
- (4) BTN hạt nhỏ.
2700
0,557
5
0,091
60
3046
- (3) BTN hạt vừa.
3000
0,5
5
0,10
55
3074
-(2) Đá dăm gia cố XM.
- (1) Cấp phối đá dăm
6000
2200
2,72
15
35
0,429
50
3048
Hệ số nên trị số Etb của kết cấu được nhân thêm hệ số b=1,201 Ta có:
+ Xác định E’tb trên mặt của lớp 1:
Tra toán đồ H 3-3 xác định được:
+ Xác định H1:
Ta có sơ đồ tính L:
Tra toán đồ H 3-3 xác định được:
c) Kiểm tra kết cấu áo đường theo tiêu chuẩn độ võng đàn hồi
Chuyển hệ nhiều lớp về hệ 2 lớp tương đương bằng cách đổi các lớp kết cấu áo đường lần lượt hai lớp một từ dưới lên (như phần trên), Kết quả tính toán ghi trong bảng sau:
Lớp vật liệu
Ei
T
h
k
htb
Etb
- (4) BTN hạt nhỏ.
2000
5
- (3) BTN hạt vừa.
2500
0,602
5
0,25
25
4534
- (2) Đá dăm gia cố XM.
6000
0,45
15
0,333
20
4983
- (1) Cấp phối đá dăm.
2200
25
Hệ số nên trị số Etb của kết cấu được nhân thêm hệ số Ta có:
Dùng toán đồ H 3-3 xác định mô đun đàn hồi chung của mặt đường.
Từ các thông số:
Tra toán đồ H 3-3 xác định được:
Vậy, Ech > Eyc nên kết cấu đã chọn bảo đảm tiêu chuẩn về độ võng đàn hồi cho phép.
d) Kiểm tra nền đất theo tiêu chuẩn đảm bảo không trượt
Đổi các lớp KCAĐ về 1 lớp tương đương (như phần 4), Từ các dữ liệu ta có:
htb = 10cm Etb = 2243 daN/cm2
Với j = 200, tra toán đồ H 3-7 xác định được:
* Từ H = 60 cm, tra toán đồ H 3 - 9 xác định được:
* ứng suất cắt hoạt động trong đất là:
*ứng suất cắt cho phép của đất nền đất là:
Vậy t < [t] Nên nền đất đảm bảo không trượt.
e) Kiểm tra lớp bê tông atphan về điều kiện chịu kéo khi uốn
Kiểm tra các lớp bê tông nhựa:
Đổi hai lớp bê tông atphan về một lớp tương đương.
Lớp vật liệu
Ei
T
H
K
htb
Etb
- (4) BTN hạt nhỏ,
15000
1,67
5
1
10
11747
- (3) BTN hạt vừa,
9000
5
Xác định mô đun đàn hồi chung Ech trên mặt của lớp đá dăm gia cố XM:
Đổi lớp cấp phối đá dăm và đá dăm gia cố XM về một lớp tương đương.
Lớp vật liệu
Ei
T
H
k
htb
Etb
- (2) Đá dăm gia cố XM,
6000
3,33
15
0,4545
45
2767
- (1) Cấp phối đá dăm
2200
35
Với nên trị số Etb của kết cấu được nhân thêm hệ số Ta có:
+ Theo sơ đồ tính:
Tra toán đồ H 3 - 3 xác định được:
+ Với sơ đồ tính:
Tra toán đồ H 3 - 11 xác định được:
ứng suất kéo uốn xuất hiện ở dưới lớp bê tông nhựa hạt vừa là:
¶u =11,8 < Ru = 12 daN/cm2. Nên lớp bê tông nhựa bảo đảm điều kiện chịu kéo khi uốn.
f) Kiểm tra lớp đá dăm gia cố xi măng
Đổi hai lớp bê tông atphan về một lớp tương đương.
Lớp vật liệu
Ei
T
h
K
htb
Etb
- (4) BTN hạt nhỏ,
2700
0,9
5
1
10
2847
- (3) BTN hạt vừa,
3000
5
Xác định mô đun đàn hồi chung Ech trên mặt của lớp cấp phối sỏi suội:
+ Theo sơ đồ tính:
Tra toán đồ H 3 - 3 xác định được:
ta có sơ đồ tính: E1 = Etb = 2847 daN/cm2
E2 = 6000 daN/cm2
E3 = Echm =828 daN/cm2
< 1 nên ta phải đổi hai lớp bê tông nhựa và lớp đá dăm gia cố xi măng về một lớp tương đương.
Lớp vật liệu
Ei
T
h
k
htb
Etb
- (4) BTN hạt nhỏ,
2700
0,56
5
0,33
20
4234
- (3) BTN hạt vừa,
3000
0,5
5
0,5
15
4845
- (2) Đá dăm gia cố XM,
6000
10
Ta có: Với nên trị số Etb của kết cấu được nhân thêm hệ số .
Ta có:
Vậy:
Tra toán đồ H 3 - 11 xác định được:
=5,88 < Ru = 6 daN/cm2. Nên lớp đá dăm gia cố xi măng bảo đảm điều kiện chịu kéo khi uốn.
f) Kiểm tra điều kiện trượt của các lớp bê tông nhựa
Đổi hai lớp bê tông atphan về một lớp tương đương,
Lớp vật liệu
Ei
T
h
k
htb
Etb
- (4) BTN hạt nhỏ,
2000
0,8
5
1
10
2241
- (3) BTN hạt vừa,
2500
5
Theo kết quả trên ta có mô đun đàn hồi chung Ech trên mặt của lớp đá dăm gia cố xi măng là:
Theo sơ đồ tính toán: 0,303
Tra toán đồ H 3-13 xác định được:
ứng suất cắt cho phép của lớp bê tông nhựa là:
Lớp bê tông nhựa hỗn hợp hạt lớn lấy:
Vậy t < [t] Nên lớp bê tông nhựa đảm bảo không trượt. Vậy, kết cấu áo đường đã chọn bảo đảm tất cả các điều kiện về cường độ.
PHẦN V THIẾT KẾ SƠ BỘ TUYẾN ĐƯỜNG
TỶ LỆ 1/500
I.NHIỆM VỤ THIẾT KẾ :
I.1 Thiết kế tuyến đường:
Tuyến đường có chiều dài 525m. Thiết kế bình đồ tuyến, hai phương án trắc dọc tuyến, trắc ngang, san nền tuyến , tính toán khối lượng đào đắp nếu có.
I.2 Nội dung :
Thiết kế chi tiết tuyến đường dựa vào tuyến đã thiết kế ở tỷ lệ 1/2000. ta thiết kế từ cọc 24 đến cọc 31 với các cọc trên tuyến cách nhau 25m , một số cọc phụ như tiếp đầu , tiếp cuối, điểm giao cắt.
I.3 Quy trình thiết kế :
Giống như phần 1/2000.Bao gồm phần thiết kế bình đồ tuyến, trắc dọc tuyến, tính toán khối lượng .
Phần tính toán khối lượng được thể hiện trên bản vẽ .
Sau đây là một số mặt cắt phần trắc ngang tuyến đường tỷ lệ 1/500.II. SAN NỀN TUYẾN ĐƯỜNG ĐÃ THIẾT KẾ :
I.1: Giới thiệu
Tuyến đường đã thiết kế được chia làm 3 đoạn với 3 độ dốc khác nhau , nhưng do độ dốc quá nhỏ và mặt cắt ngang đường hẹp nên ta coi như độ dốc bằng 0 để thể hiện trên hình vẽ
I.2 Cách tính :
A/ Xét đoạn đường từ cọc 31 đến cọc 22, chiều dài L = 183,05 , độ dốc i = 0,00
Do độ dốc đường = 0 Þ cao độ tại các điểm ở tim đường bằng nhau.
HA = 3,42(m).
Xác định cao độ HA1 tại vị trí sát rãnh biên:
HA1 = HA – B/2x ingr = 3,42 –11.5x0.03 = 3,075.
Từ cao độ HA đến cao độ HA1 có các đường đồng mức 3,2 . 3,4 đi qua.
Xác định khoảng a1 :
a1 =
Xác định khoảng a2:
a2 =
Xác định cao độ HB1
HB1 = HB - B/2x ingpl = 3,42 – 11,5x0,01 = 3,305
Từ cao độ HB đến cao độ HB1 có đường đồng mức 3,4 đi qua
Xác định khoảng b1 :
b1 =
Từ cao độ HB1 đến cao độ HA1 có các đường đồng mức 3.2 đi qua
Xác định khoảng b2:
b2 =
Nối các đường đồng mức có cùng cao độ được thể hiện trên hình vẽ .
Do đường có tính chất đối xứng qua tim đường nên ta lấy đối xứng các đường đồng mức qua tim đường.
B/ Tương tự như trên ta vẽ đựơc các đường đồng mức cho đoạn đường thứ haitừ nút 22 đến nút 23 với chiều dài = 138,69m độ dốc = 0,09% (coi như = 0).
Do độ dốc đường = 0 Þ cao độ tại các điểm ở tim đường bằng nhau.
HA = 3,55(m).
Xác định cao độ HA1 tại vị trí sát rãnh biên:
HA1 = HA – B/2x ingr = 3,55 –11.5x0.03 = 3,205.
Từ cao độ HA đến cao độ HA1 có các đường đồng mức 3,2 . 3,4 đi qua.
Xác định khoảng a1 :
a1 =
Xác định khoảng a2:
a2 =
Xác định cao độ HB1
HB1 = HB - B/2x ingpl = 3,55 – 11,5x0,01 = 3,435
Từ cao độ HB đến cao độ HB1 có đường đồng mức 3,4 đi qua
Xác định khoảng b1 :
b1 =
Từ cao độ HB1 đến cao độ HA1 có các đường đồng mức 3.2 đi qua
Xác định khoảng b2:
b2 =
Nối các đường đồng mức có cùng cao độ được thể hiện trên hình vẽ .
Do đường có tính chất đối xứng qua tim đường nên ta lấy đối xứng các đường đồng mức qua tim đường.
c/ Tương tự như trên ta vẽ đựơc các đường đồng mức cho đoạn đường thứ ba từ nút 23 đến nút 24 với chiều dài = 203,26m độ dốc = 0,1% (coi như = 0).
Do độ dốc đường = 0 Þ cao độ tại các điểm ở tim đường bằng nhau.
HA = 3,75(m).
Xác định cao độ HA1 tại vị trí sát rãnh biên:
HA1 = HA – B/2x ingr = 3,75 –11.5x0.03 = 3,405.
Từ cao độ HA đến cao độ HA1 có các đường đồng mức 3,4 .3,6 đi qua.
Xác định khoảng a1 :
a1 =
Xác định khoảng a2:
a2 =
Xác định cao độ HB1
HB1 = HB - B/2x ingpl = 3,75 – 11,5x0,01 = 3,635
Từ cao độ HB đến cao độ HB1 có đường đồng mức 3,6 đi qua
Xác định khoảng b1 :
b1 =
Từ cao độ HB1 đến cao độ HA1 có các đường đồng mức 3,4 đi qua
Xác định khoảng b2:
b2 =
Nối các đường đồng mức có cùng cao độ được thể hiện trên hình vẽ .
Do đường có tính chất đối xứng qua tim đường nên ta lấy đối xứng các đường đồng mức qua tim đường.
Sau khi san nền tuyến ta bố trí các giếng thu nước bề mặt tại các ngả giao nhau được thể hiện trong bản vẽ .
Tuy nhiên trong thực tế người ta không còn sử dụng cách tính toán như trên , nhưng do kiến thức thực tế của em còn có hạn nên em vẫn tính toán theo như lý thuyết đã được học.
PHẦN VI: KẾT LUẬN
Đồ án tổng hợp giao thông được chia làm 5 phần chính :
Phần I : Quy hoạch mạng lưới giao thông tỷ lệ 1/ 10000.
Phần II : Quy hoạch mạng lưới giao thông một khu chức năng tỷ lệ 1/2000.
Phần III : Thiết kế chi tiết một tuyến đường tỷ lệ 1/2000.
Phần IV: Thiết kế chi tiết một tuyến đường tỷ lệ 1/ 500.
Phần V: San nền một tuyến đường tỷ lệ 1/500.
Đồ án được thể hiện trong thời gian 15 tuần . Trong quá trình làm đồ án em đã vận dụng những kiến thức được học cùng với các tiêu chuẩn quy phạm , đặc biệt là sự hướng dẫn tận tính của các thầy cô trong tổ bộ môn giao thông để thể hiện đồ án sao cho hiệu quả nhất .
Do kiến thức còn hạn chế , do chưa được va vấp với những công trình thực tế nên đồ án của em còn mang tính chất lý thuyết , và không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo em tận tình để em có được kiến thức tốt hơn , giúp cho công việc sau này của em .
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn đã giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án .
TRANG GHI ƠN
Trong suốt 5 năm học vừa qua em đã được học rất nhiều bộ môn và đã được làm rất nhiều đồ án . Trong đó đồ án tổng hợp là đồ án mang tích chất tổng quát của tất cả các bộ môn và tất cả các đồ án mà em đã làm.
Trong quá trình làm đồ án em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong tổ bộ môn giao thông , đặc biệt là T.S Phạm Hữu Đức và TH.S Phạm Thanh Hoan đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm đồ án .
Do kiến thức còn hạn chế , do chưa được va vấp nhiều với thực tế nên đồ án của em còn thiếu thực tế và không thể tránh khỏi sai sót . Rất mong các thầy cô trong tổ bộ môn giúp đỡ và chỉ bảo cho em để tạo điều kiện tốt hơn trong quá trình công tác của em sau này .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong nhà trường các thầy cô trong khoa đô thị , các thầy cô trong tổ bộ môn , đặc biệt là thầy Đức và thầy Hoan đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm đồ án .
Em xin chân thành cảm ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUNG.DOC