Tài liệu Đề tài Sự cần thiết nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định ở công ty vật tư bưu điện I: Lời nói đầu
Kể từ ngày nhà nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý tự lập trung bao cấp sang nền kinh tế thi trường, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên để đáp ứng và bắt kịp với tốc độ của một nền kinh tế đang phát triển đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý khoa học phù hợp. Chế độ kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp, chế độ kế toán mới ban hành là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô của nhà nước.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp áp dụng chính xác những chế độ của Nhà nước ban hành trong công tác quản lý và công tác kế toán tại doang nghiệp đó.
Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp thì có thể nói công tác quản lý hạch toán tài sản cố định là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp. Tài sản cố định không chỉ là điều kiện cơ bản là nền tảng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà thực chất trong doanh nghiệp tài sản cố định thường chiếm tỷ trọn...
60 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sự cần thiết nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định ở công ty vật tư bưu điện I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Kể từ ngày nhà nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý tự lập trung bao cấp sang nền kinh tế thi trường, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên để đáp ứng và bắt kịp với tốc độ của một nền kinh tế đang phát triển đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý khoa học phù hợp. Chế độ kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp, chế độ kế toán mới ban hành là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô của nhà nước.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp áp dụng chính xác những chế độ của Nhà nước ban hành trong công tác quản lý và công tác kế toán tại doang nghiệp đó.
Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp thì có thể nói công tác quản lý hạch toán tài sản cố định là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp. Tài sản cố định không chỉ là điều kiện cơ bản là nền tảng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà thực chất trong doanh nghiệp tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản, vốn doanh nghiệp, giá trị tài sản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay giá trị tài sản cố định ngày càng lớn thì yêu cầu quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp là vấn đề cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định không chỉ có tác dụng nâng cao chất lượng năng lực hoạt động,tiết kiệm vốn mà còn là một biện pháp quan trọng khắc phục những tổn thất do hao mòn tài sản cố định gây ra.
Mặt khác trong doanh nghiệp tài sản cố định còn là thước đo trình độ quản lý của doanh nghiệp, nó khảng định uy thế, quy mô và tiềm lực vốn của doanh nghiệp.
Với những lý do trên sau một hệ thốngời gian thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty Vật tư Bưu Điện I em mạnh dạn nhận đề tài kế toán tài sản cố định tại Công ty Vật tư Bưu Điện I.
Nội dung bài viết ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3 phần chính:
Phần I. Sự cần thiết nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định ở Công ty Vật tư Bưu Điện I.
Phần II. Tình hình tổ chức kế toán tài sản cố định ở Công ty Vật tư Bưu Điện I.
Phần III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định ở Công ty Vật tư Bưu Điện I.
Phần I
Sự cần thiết nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ ở công ty vật tư bưu điện I
I. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán Tài sản cố định trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
1. Tài sản cố định và vai trò, vị trí của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh:
Theo quy định hiện hành của Bôi trưởng Bộ Tài Chính (QĐ 166/ 1999/ QĐ - BTC ngày 30/12/1999) thì: TSCĐ là những tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên một năm.
Hay nói một cách khác, TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn.
Một doanh nghiệp muốn tiến hành SXKD thì cần có 3 yếu tố: đó là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Và trong doanh nghiệp SXKD thì TSCĐ luôn là bộ phận quan trọng nhất vì TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu. Mà tư liệu lao động là gì: là những phương tiện vật chất ( như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...) mà con người dùng sức lao động của mình để tác động và đối tượng lao động biến đổi nó theo mục đích của mình.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp hoá các quá trình sản xuất mà thực chất của các cuộc cách mạng công nghiệp đều tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, hiện đại hoá, tự động hoá các qúa trình sản xuất mà thực chất của cuộc Cách mạng đó là đổi mới về cơ sở kỹ thuật của quá trình sản xuất, đổi mới cải tiến hoàn thiện TSCĐ. Trong điều kiện xã hội hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của KHKT thì nó là một yếu tố ành hưởng trực tiếp, có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của DN. Vì thế DN nào có sử dụng TSCĐ có hàm lượng KHKT cao thì càng có điều kiện thành công và đứng vững trên thị trường hơn.
Từ những vấn đề phân tích khái quát trên ta có thể khẳng định: trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung thì TSCĐ là cơ sở vật chất có ý nghĩa vai trò và vị trí quan tọng trong hàng đầu, là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường.
2.Đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm sau:
- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ SXKD và vẫn giữ được hình thái, vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ (thanh lý) ra khỏi quá trình sản xuất
- Giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doan nghiệp ( giá trị sản phẩm mới)
- Các TSCĐ cũng bị hao mòn vô hình trong qúa trình sủ dụng do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Từ những đặc điểm này ta thấy TSCĐ cần phải được bảo quản và quản lý chặt chẽ cả về mặt hiện vật và về mặt gía trị
+ Về mặt hiện vật:
Phải quản lý TSCĐ theo từng địa điểm sử dụng, theo từng loại, từng nhóm TSCĐ. Phải quản lý trong suốt thời gian sử dụng tức là phải quản lý từ việc đầu tư, mua sắm, xây dựng đã hoàn thành, quá trình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp... cho đến khi không sử dụng được ( thanh lý hoặc nhượng bán)
+ Về mặt giá trị:
Phải theo dõi nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ, phải tính được phần giá trị TSCĐ đã chuyển dịch vào chi phí SXKD. Từ đó tính toán số khấu hao hợp lý, kiểm tra chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn từ ban đầu để tái xuất TSCĐ
3. Nhiệm vụ kế toán và nội dung tổ chức kế toán TSCĐ ở DNSX
Kế toán TSCĐ rất phức tạp bởi vì các TSCĐ thường có quy mô và thời gian phát sinh dài. Thêm vào đó yêu cầu quản lý TSCĐ rất cao. Do vậy, để đảm bảo việc ghi chép kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ. Đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho việc quản lý, giám sát chặt chẽ càng nâng cao hiệu sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, kế táon một cách khoa học hợp lý. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức ghi chép tổng hợp số liệu một cách đầy đủ chính xác kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp việc hình thành và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
+ Phản ảnh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán, phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí SXKD
+ Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế và sửa chữa TSCĐ và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa TSCĐ.
+ Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại tài sản khi cần thiết tổ chức phân tích tình hình sử dụng và bảo quản tài sản cố định ở doanh nghiệp.
II. Phân loại và đánh giá tài sản cố định
1. Phân loại tài sản cố định
Tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiển tính chất đầu tư, công dụng và tính hình sử dụng khác nhau... để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán tài sản cố định cần sắp xếp tài sản cố định được phân loại theo 3 hình thái biểu hiện:
1.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện.
Theo các phân loại này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm hai loại. Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
a. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện băng những hình thái vật chất cụ thể . Gồm :
- Nhà cửa vật kiên trúc: bao gồm những tài sản cố định được hình thành sau qúa trình thi công, xây dựng như: trụ sở làm việc, nhà kho, đường sá, cầu cống... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Máy móc, thiết bị: bao gồm toàn bộ các, máy móc thiết bị dùng trong sản xuất như dây truyền công nghệ, thiết bị động lực...
- Phương tiện vận tải truyền dẫn: gồm các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ... và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng tải, thông tin.
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm (chè, cao su, cà phê ...), súc vật làm việc (ngựa, trâu, bò,voi... ) và súc vật cho sản phẩm (trâu, bò sữa)
b. Tái sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể biểu hiện một lượng gía trị đã được đầu tư, có thời gian sử dụng hữu ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều niên độ kế toán. Loại này bao gồm:
- Chi phí thành lập doanh nghiệp: bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị thành lập doanh nghiệp như chi phí thăm dò, như chi phí lập dự án đầu tư, chi phí đi lại, chi phí quảng cáo... các chi phí này không có mối liên quan bất kỳ với bất kỳ một loại sản phẩm hay dịch vụ nào khác của doanh nghiệp.
- Bằng phát minh và sáng chế : là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại tác quyền bằng sáng chế của các nhà phát minh hay những chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu thử nghiệm được nhà nước cấp bằng sáng chế.
- Chi phí nghiên cứu, phát triển: là các loại chi phí mà doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thuê ngoài, thực hiện các công trình nghiên cứu, phát triển để lập kế hoạch dài hạn nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
- Lơi thế thương mại: là khoản chi phí doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá thực tế của tài sản cố định hữu hình bởi các yếu tố thuận lợi cho kinh doanh như vị trí thương mại, sự tín nhiệm của khách hàng, danh tiếng của doanh nghiệp...
- Quyền đặc nhiệm ( hay quyền khai thác): bao gồm các chi phí doanh nghiệp phải trả để mua đặc quyền khai thác các nghiệp vụ quan trọng hoặc độc quyền sản xuất, tiêu thụ một loại sản phẩm theo các hợp đồng đặc nhượng đã ký kết với nhà nước hay một đơn vị nhượng quyền cùng với chi phí liên quan đến việc tiếp nhận đặc quyền (hoa hồng, giao tiếp thủ tục pháp lý...)
- Quyền thuê nhà: là chi phí phải trả cho người thuê nhà trước đó để thừa kế các quyền lợi về thuê nhà theo hợp đồng hay theo luật định.
- Nhãn hiệu: bao gồm các chi phí mà doanh nghiệp phải trả để mua lại nhãn hiệu hay tên nhãn hiệu nào đó.
- Quyền sử dụng đất: phản ánh toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc giành quyến sử dụng đất đai, mặt nước trong một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng.
- Bản quyền tác giả: là tiền phí thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình.
1.2. Phân loại tài sản cố định theo quyến sở hữu
Căn cứ vào quyền sở hữu, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm hai loại:
Tài sản cố định tự có và tài sản cố định đi thuê ngoài:
a. Tài sản cố định tự có:
Bao gồm các tài sản cố định do xây dựng mua sắm hoặc tự chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp.
b. Tài sản cố định thuê ngoài:
Là tài sản đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng đã ký kết, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành:
- TSCĐ thuê tài chính: là những tài sản cố định đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo hợp đồng thuê.
- Tài sản cố định thuê hoạt động: là những tài sản cố định đi thuê của đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết.
1.3. Phân loại theo hình thái sử dụng.
Căn cứ vào hình thái sử dụng tài sản cố định của từng thời kỳ TSCĐ được chia thành các loại:
+ Tài sản cố định đang dùng: là tài sản cố định mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp hay an ninh quốc phòng của doanh nghiệp.
+ Tài sản cố định chưa cần dùng: là những tài sản cần thiết cho kinh doanh hay hoạt động khác của doanh nghiệp song hiện tại chưa cần dùng đang được dư trữ để sau này sử dụng.
+ Tài sản cố định phúc lợi: là những tài sản cố định của doanh nghiệp dùng cho nhu cầu phúc lợi công cộng như: nhà văn hoá, nhà trẻ, câu lạc bộ...
2. Đánh giá tài sản cố định:
Đánh giá tài sản cố định là biểu hiện gía trị tài sản cố định băng tiền theo những nguyên tắc nhất định. Đánh gía Tài sản cố định là điều kiện cần thiết để hạch toán tài sản cố định, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý tài sản cố định trong suốt quá trình sử dụng trong mọi trường hợp, tài sản cố định phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
Vì vậy, việc ghi sổ phải đảm bảo phản ánh đựơc tất cả ba chỉ tiêu về giá trị của tài khoản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
Cần chư ý răng, đối với các cơ sở thuộc đối tượng nộp thuế giá trị tăng theo phương pháp khấu trừ, trong chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định không bao gồm phần thuế giá trị gia tăng đầu vào. Ngược lại, đối với các cơ sở thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hay trường hợp tài sản cố định mua sắm dùng để sản xuất kinh doanh những mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế VAT. Trong chỉ tiêu nguyên giá, tài sản cố định lại gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào.
TSCĐ mua sắm (gồm cả mua mới và cũ)
=
Giá trị thực tế theo hoá đơn
+
Các khoản chi phí lắp đặt, chạy thử
-
Các chi phí giảm giá chiết khấu ( nếu có)
a. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình.
- Tái sản cố định do bộ phân xây dựng cơ bản tự làm bàn giao: nguyên giá là giá trị thực tế của công trình xây dựng cùng với khoản chi phí khác có liên quan và thuế trước bạ ( nếu có).
- Tài sản cố định do bên nhận thầu ( bên B) bàn giao = giá trị trả + các khoản phí tổn mới trước khi dùng ( chayh thử, thuế trước bạ...) - các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng ( nếu có).
- Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến:
+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm GTGT ghi ở đơn vị cấp + các chi phí tổn mới trước khi dùng mà bên cạnh nhận phải chỉ ra (vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử...)
+ Nếu điều chuyển giưa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: nguyên giá, GTGT và số khấu hao luỹ kế được ghi theo số đơn vị cấp. Các chi phí tổn mới trước khi dùng phản ánh được trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá tài sản cố định.
- Tài sản cố định nhận góp vốn liên doanh, nhận tặng thưởng, viên trợ, nhận lại vốn góp liên doanh... nguyên giá tính theo giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cùng các chi phí tổn mới trước khi dùng ( nếu có).
Số lãi phải trả mỗi kỳ
Nguyên gia trị TSCĐ đi thuê
Tổng số nợ phải trả theo hợp đồng thuê
Số kỳ
thuê
=
-
x
* Nguyên giá tài sản cố đinh vô hình: là các chi phí thực tế phải trả khi thực hiện như phí tổn thành lập, chi phí cho công tác nghiên cứu, phát triển...
Nguyên giá tài sản cố định chỉ thay đổi khi doanh nghiệp đánh giá lại tài sản cố định, nâng cấp tài sản cố định, tháo gỡ hoặc bổ sung một số bộ phận của tài sản cố định. Khi thay đổi nguyên giá, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá, GTGT, số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định và phản ánh kịp thời vào sổ sách.
b. Giá trị còn lại tài sản cố định:
Giá trị còn lại của tài sản cố định = nguyên giá - giá trị hao mòn.
Giá trị còn lại trươc của TSCĐ khi đánh giá
=
Giá trị còn lại sau của TSCĐ khi đánh giá
x
Giá trị đánh gía lại TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Trong trường hợp có quyết định đánh giá tài sản cố định thì giá trị còn lại của tài sản cố định phải được điều chỉnh theo công thức:
Đánh giá lại tài sản cố định theo giá trị còn lại cho biết số vốn ổn định hiện có của đơn vị và hiện trạng tài sản cố định cũ hay mới để có phương hướng đầu tư, có kế hoạch sữa chữa, bổ sung và hiện đại hoá.
III. Kế toán chi tiết tài sản cố định:
Kế toán chi tiết tài sản cố định được tiến hành đưa vào chứng từ về tăng giảm khấu hao tài sản cố định và các chứng từ gốc có liên quan. Theo hệ thống kế toán hiện hành, các chứng từ ban đầu về kế toán tài sản cố định gồm có.
- Biên bản giao nhận tái sản cố định (mẫu 05 - TSCĐ / HĐ)
ở phòng kế toán, kế toán chi tiết tài sản cố định được thực hiện trên thẻ tài sản cố định (mẫu 02 - TSCĐ / BB)
Các bước tiến hạch toán bao gồm:
- Đánh số liệu cho tài sản cố định.
- Kế toán TSCĐ lập thẻ tài sản cố định và vào sổ chi tiết TSCĐ theo từng đối tượng.
IV. Hạch toán biến động TSCĐ hữu hình:
1. Thủ tục và hồ sơ:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt tài sản cố định, kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh mọi trường hợp biến động tăng giảm tài sản cố định.
Mỗi khi có tài sản cố định tăng thêm, doanh nghiệp phải thành lập ban nghiệm thu, kiểm nhận tài sản cố định. Ban này có nhiệm vụ cùng đại diện đơn vị giao tài sản cố định (lập biên bản giao nhận tài sản cố định). Biên bản này lập cho từng đối tượng tài sản cố định với những tài sản cố định cùng loại, giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản. Sau đó phòng kế toán phải sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ đó bao gồm biên bản nhận TSCĐ các biên bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, giấy vận chuyển bốc dỡ. Phòng kỹ thuật giữ lại để làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết TSCĐ.
Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ để hạch toán chi tiết TSCĐ theo mẫu thống nhất. Thẻ tài sản cố định được lập một bản và để tại phòng kế toán để theo dõi, phản ánh tài sản phát sinh trong quá trình sử dụng, toàn bộ thẻ TSCĐ được bảo quản tập trung tại hòm thẻ trong đó chia làm nhiều ngăn để xắp thẻ theo yêu cầu phân loại TSCĐ. Mỗi ngăn được dùng để xếp thẻ của một nhóm TSCĐ chi tiết theo đơn vị sử dụng và số hiệu tài sản. Mỗi nhóm này được lập chung cho toàn doanh nghiệp một quyển vào cho từng đơn vị sử dụng TSCĐ mỗi nơi một quyển để theo dõi (từng phân xưởng, phòng ban...)
2. Tài khoản sử dụng.
Theo chế độ hiện hành, việc hạch toán tài sản cố định hữu hình được theo dõi trên các khoản sau:
a. Tài khoản 211- TSCĐ hữu hình: dùng để phản ánh giá trị có và biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Bên nợ:
Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do được cấp, do hoàn thành xây dựng cơ bản bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do các đơn vị tham gia liên doanh góp vốn, do được tăng biếu, viện trợ...
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá.
Bên có:
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,...
- Nguyên giá TSCĐ giảm do tháo bớt một số bộ phận.
- Điều chỉnh giảm nguyên gía do đánh giá lại TSCĐ.
Số dư bên nợ:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị.
Tài khoản 211 - TSCĐ hữu hình chi tiết thành 6 tiểu khoản
Tài khoản 211.2: nhà cửa, vật kiến trúc.
Tài khoản 221.3: máy móc thiết bị.
Tài khoản 221.4: phương tiện vận tải, truyền dẫn.
Tài khoản 221.5: thiết bị, dụng cụ quản lý.
Tài khoản 221.6: cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
Tài khoản 221.8: TSCĐ khác.
b. Tài khoản 214 - hao mòn TSCĐ:
Dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp.
Bên nợ
Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của TSCĐ ) thanh lý, nhượng bán, điều chuyển đi nơi khác...)
Bên có
Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá hao mòn của TSCĐ (do trích khấu hao, đánh giá tăng...)
Số dư bên có
Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ chi tiết thành 3 tiểu khoản
Tài khoản 214.1: hao mòn TSCĐ hữu hình
Tài khoản 214.2: hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính
Tài khoản 214.2: hao mòn TSCĐ vô hình
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: TK 331, TK 341, TK 111, TK 122...
3. Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ hữu hình.
a. Trương hợp mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu
- Đối với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, ghi
+ BT1. ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 133.2: thuế VAT được khấu trừ
Có TK 331: tổng số tiền chưa trả người bán
Có TK 111, 112: thanh toán ngay ( kể cả phí tổn mới)
+ BT 2: kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng
Nợ TK 414.1. nếu dùng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư
Nợ TK 431.2. nếu dùng quỹ phúc lợi để đầu tư
Nợ TK 441. đầu tư bằng nguồn vốn XDCB
Có TK 411: nếu TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh
Có TK 431.3. nếu dùng cho hoạt động phúc lợi
- Đôi với DN tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp ghi hạch toán như sau
+ BT 1. Ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (bao gồm cả thuế VAT)
Có TK 111, 112, 331
+ BT 2. Kết chuyển nguồn vốn tương ứng
Nợ TK 414, 441
Có TK 411.
b. Trương hợp chuyển mua sắm bằng vốn vay dài hạn
Kế toán chỉ phản ánh bút toán bang nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: nguyên giá
Nợ TK 133.2: thuế VAT được khấu trừ
Có TK 314: số tiền vay dài hạn để mua sắm
c. Trường hợp mua sắm phải thông qua lắp đặt trong thời gian dài
Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tượng. Khi hoàn thành, bàn giao mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và kết chuyển nguồn vốn.
- Tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt (giá mua, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác trước khi dùng)
Nợ TK 241.1. tập hợp chi phí thực tế.
Nợ TK 133.2 thuế VAT được khấu trừ
Có TK liên quan (111, 112, 331, 341...)
- Khi hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng:
+ BT 1. Ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: chi tiết từng loại
Có TK 241.1: Mua sắm TSCĐ
+ BT 2. Kết chuyển nguồn vốn (đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu)
Nợ TK 414.1, 441, 431.2.
Có TK 411 (hoặc 431.3)
d. Trường hợp ghi tăng do XDCB bàn giao
Chi phí đầu tư XDCB được tập hợp riêng trên TK 241.2, chi tiết theo từng công trình. Khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng phải ghi tăng nguyên giá và kết chuyển nguồn vốn
+ BT 1. Ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 241: XDCB dở dang
+ BT 2. Kết chuyển nguồn vốn
Nợ TK 441: nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh
e. Trường hợp tăng do các đơn vị tham gia liên doanh vốn góp
Căn cứ vào giá trị vốn góp do hai bên thoả thuận, kế toán ghi tăng vốn góp và nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: nguyên gía TSCĐ
Có TK 411(chi tiết vốn liên doanh): giá trị vốn góp
g. Trường hợp nhận lại vốn góp liên doanh vốn đơn vị khác
Căn cứ vào giá trị còn lại được xác định lại thời điểm nhận, kế toán ghi các bút toán
+ BT 1. Phản ánh nguyên giá TSCĐ nhận về
Nợ TK 211: nguyên giá (theo giá trị còn lại)
Có TK 182: nhận lại vốn góp liên doanh ngắn hạn
Có TK 222: nhận lại vốn góp liên doanh dài hạn
+ BT 2. Chênh lệch giữa gía trị vốn góp với giá trị còn lại
(nếu hết hạn liên doanh hoặc rút hết vốn không tham gia nữa vì liên doanh không hấp dẫn nữa)
Nợ TK liên quan ( 111, 112, 152, 138.8)
Có TK: 222, 128
i. Tăng do đánh giá TSCĐ.
+ BT 1. Phần chênh lệch tăng nguyên giá
Nợ TK: 211
Có TK: 412
+ BT. Phần chênh lệch tăng hao mòn ( nếu có)
Nợ TK: 412
Có TK: 214
k. Trường hợp phát hiện thừa trong kiểm kê:
Căn cứ vào nguyên nhân thừa cụ thể để ghi sổ cho phù hợp một trong các trường hợp đã nêu trên (nếu do để ngoài sổ sách chưa ghi sổ). Nếu tài sản cố định đó đang sử dụng, cần trích bổ sung khấu hao.
Nợ các TK liên quan: TK: 627, 641,642
Có TK: 214.1
Nếu tài sản cố định thừa là đơn vị khác thì báo cho chủ tài sản biết.
Nếu không xác định thừa là đơn vị khác thài báo cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chinhs cung cấp để xử lý. Trong thời gian chờ sử lý kế toán theo dõi ở tài khoản: 338 (3381)
Nợ TK: 221: nguyên giá
Có TK: 214: giá trị hao mòn
Có TK:3381: giá trị còn lại
5. Hạch toán tình hình biến động giảm TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý ... Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp.
a. Nhượng bán TSCĐ không dùng hoặc xét thấy sư dụng không có hiệu quả, doanh nghiệp cần làm đủ mọi thủ tục, chứng từ để nhượng bán.
Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế toán phản ánh các bút toán sau
+ BT 1. Xoá sổ TSCĐ nhượng bán
Nợ TK: 2141: giá trị hao mòn
Nợ TK: 821: giá trị còn lại
Có TK: 211: nguyên giá
+ BT 2. Doanh nghiệp nhượng bán tài sản cố định
Nợ Tk liên quan (111,112, 131) tổng giá thanh toán
Có TK: 721 doanh thu nhượng bán ( không có thuế VAT)
Có TK: 333, 111: thuế VAT phải nộp
Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì phần ghi có tài khoản 721 là tổng gía thanh toán (gồm cả VAT).
+ BT 3. Các chi phí nhượng bán khác ( sửa chữa, tân trang, môi giới)
Nợ TK: 821: tập hợp chi phí nhượng bán
Có TK: 331,111,112...
b. Thanh lý TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng được mà doanh nghiệp xét thấy không thể (hoặc có thể) sửa chữa để khôi phục hoạt động nhưng không có lợi về mặt kế toán hoặc những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau
+ BT 1. Xoá sổ TSCĐ
Nợ TK: 2141: giá trị hao mòn
Nợ TK: 821: giá trị còn lại
Nợ TK: 211 nguyên giá
+ BT 2. Số thu hồi về thanh lý
Nợ TK: 111, 112: thu hồi bằng tiền
Nợ TK: 152,153: thu hồi vật liệu, dụng cụ nhập kho
Nợ TK: 131, 138: phải thu hồi vật liệu, dụng cụ nhập kho
Có TK: 333.1: thuế VAT phải nộp
Có TK: 721: thuế nhập thanh lý
+ BT 3. Tập hợp chi phí thanh lý (tự làm hay thuê ngoài)
Nợ TK: 821: chi phí thanh lý
Có TK: liên quan: 111, 112, 331, 334...
c. Giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ nhỏ
Trong trường hợp này, kế toán cần cắn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán cho phù hợp
- Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh
Nợ TK: 214: chi phí hao mòn luỹ kế
Nợ TK: 6273: tính vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK: 6413: tính vào chi phí bán hàng
Nợ TK: 6423: tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK: 211: nguyên giá TSCĐ
- Nếu giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí trả trước để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh
Nợ TK: 214: giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK: 1421: giá trị còn lại
Có TK: 211: nguyên gía TSCĐ
- Nếu TSCĐ còn mới, chưa sử dụng, kế toán ghi
Nợ TK: 1531: nếu nhập kho
Nợ TK: 1421: nếu đem sử dụng
Có TK: 211 nguyên gía TSCĐ
d. Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quyến sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị một lần. Phân chênh lệch giữa gía trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn sẽ được ghi vào bên nợ hoặc có TK: 412
Nợ TK: 222: giá trị vốn góp liên doanh dài hạn
Nợ TK: 128: giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn
Nợ TK: 2141: giá trị hao mòn
Nợ (hoặc có) TK: 412 - phần chênh lệch
Có TK: 211 - nguyên giá TSCĐ.
e. Trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh
Khi hết hạn hợp đồng liên doanh hoặc khi thừa vốn hay khi các bên tham gia liên doanh rút vốn, nếu doanh nghiệp trả lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ, ngoài việc ghi giảm vốn kinh doanh, kế toán còn phải xóa sổ TSCĐ giao trả. Cần chú ý rằng, khi giao trả, nếu phát sinh chênh lệch giữa giá trị còn lại theo sổ sách với giá đánh giá lại để giao trả, phần chênh lệch sẽ được kế toán phản ánh ở TK: 412
+ BT 1. Xoá sổ TSCĐ
Nợ TK: 411 (chi tiết vốn liên doanh) giá trị còn
Nợ TK: 2141: giá trị hao mòn
Nợ (hoặc có) TK 412: phần chênh lệch (nếu có)
Có TK 211: nguyên giá
+ BT 2. Thanh toán nốt số vốn liên doanh còn lại
Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh)
Có TK liên quan (111, 112, 338): phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại.
g. Thiếu phát hiện qua kiểm kê
Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của giám đôcd doanh nghiệp (hoặc cấp thẩm quyền), kế toán ghi
Nợ TK: 214.1: giá trị hao mòn
Nợ TK: 138.8, 334: giá trị cá nhân phải bồi thường
Nợ TK: 3381: giá trị thiếu chờ xử lý
Nợ TK: 411: ghi giảm vốn
Nợ TK: 3381: tính vào chi phí bất thường
Có TK: 211: nguyên giá
V. Hạch toán tài sản cố định vô hình
1. Đặc điểm và tài khoản phản ánh
Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp mặc dầu bản thân chúng không có hình dạng nhưng có thể chứng minh sự hiện diện của chúng bằng những vật hữu hình như giấy chứng nhận, giao kèo, hoá đơn hay các căn bản có liên quan. Tất cả những tài sản cố định vô hình hay cũng có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, giá trị của chúng cũng được chuyển dần vào chi phí kinh doanh từng chu kỳ. Để theo dõi tình hình biến động, hiện có của tài sản cố định vô hình, kế toán sử dụng tài khoản 213 - tài khoản cố định vô hình.
Bên nợ: nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm.
Bên có: nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ.
Số dư bên nợ: nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có.
Tài khoản 213 chi tiết thành 6 tiều khoản.
213.1: quyền sử dụng đất.
213.2: chi phí thanh lý thành lập doanh nghiệp.
213.3: bằng phát minh sáng chế.
213.4: chi phí nghiên cứu, phát triển.
213.5: chi phí về lợi thế thương mại.
213.8: tài sản cố định vô hình khác
2. Phương pháp hạch toán
a. Tăng tài sản cố định vô hình trong quá trình thành lập, chuẩn bị kinh doanh.
Kế toán phải tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thành lập doanh nghiệp ( nghiên cứu, thăm dò, lập luận chứng, chi phí thủ tục pháp lý, khai trương...)
Nợ TK: 241.2: tập hợp chi phí thực tế ( không kể thuế VAT).
Nợ TK 331: thuế VAT được khấu trừ.
Có các TK liên quan: 111, 112, 331, 333,...
Khi kết thúc quá trình đầu tư, bước vào kinh doanh, toàn bộ các khoản chi phí này được ghi nhận như một tài sản của doanh nghiệp, thay cho việc ghi giảm vốn đầu tư.
Nợ TK 213.2
Có TK 241
Đồng thời nếu sử dụng vốn chủ sở hữu, kế toán ghi
Nợ TK liên quan:413, 431, 441.
Có TK 411
b. Tăng tài sản cố định vô hình do bỏ tiền mua bằng phát minh, sáng chế, đặc nhượng, quyền sử dụng đất (thuê đất).
+ BT 1. Phản ánh nguyên tài sản cố định tăng thêm
Nợ TK 213 (2131, 2133, 2138...)... nguyên giá
Nợ TK 133.2: thuế VAT đã khấu trừ
Có các TK liên quan: 111, 112, 311, 331...
+ BT 2. Kết chuyển nguồn vốn tương ứng
Nợ TK liên quan: 414, 431, 441.
Có TK 441
c. Tăng tài sản cố định vô hình do đầu tư nghiên cứu, phát triển nhằm lợi ích lâu dài của doanh nghiệp
+ BT 1. Tập hợp chi phí đầu tư, nghiên cứu (chi tiết theo từng dự án)
Nợ TK 241.2: chi phí thực tế
Nợ TK 133.1: thuế VAT được khấu trừ
Có các TK liên quan: 111, 112, 331...
+ BT2. Kết chuyển giá trị đầu tư, nghiên cứu khi kết thúc quá trình nghiên cứu
Căn cư vào kết quả thu được của từng dự án (thành công, thất bại được công nhận là phát minh, sáng chế...vv)
Nợ TK 213.3: nếu được nhà nước công nhận là phát minh sáng chế
Nợ TK 213.4: nếu không được công nhận là phát minh nhưng được coi là sáng kiến áp dụng tại doanh nghiệp.
Nợ TK: 627, 631, 642, 142.1: nếu dự án thất bại (phân bổ dần hoặc phân bổ một lần)
Có TK 2412: kết chuyển chi phí đầu tư nghiên cứu theo từng dự án
+ BT 3. Kết chuyển vốn.
Nợ TK liên quan: 414, 431, 441
Có TK: 411
d. Tăng TSCĐ vô hình do phải chi phí về lợi thế thương mại
Khi chi về thương mại, cần xác định chính xác số tiền phải bỏ ra bởi vì lợi thế thương mại gắn với TSCĐ hữu hình cụ thể như nhà cửa, nhà máy, cửa hàng... căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi.
+ BT1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Nợ TK : 111: nguyên giá TSCĐ hữu hình
Nợ TK: 213.5: nguyên giá TSCĐ vô hình
Nợ TK: 133.2: thuế VAT được khấu trừ
Có các TK liên quan: 111,112,331
+ BT 2. Kết chuyển nguồn vốn tương ứng
Nợ TK: 414, 431, 441
Có TK: 411
e. Tăng do nhận thấy vốn góp, vốn cổ phần băng TSCĐ vô hình ( phát minh, sáng chế, nhãm hiệu, lợi thế thương mại...)
Nợ TK: 213
Có TK: 411
f. Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn góp liên doanh, được cấp phát, biếu tặng...)
Nợ TK: 213 - nguyên giá tăng
Có TK: 222 - nhận cấp phát biếu tặng.
g. giảm do nhượng bán và giảm do các trường hợp giảm khác (góp vốn liên doanh, trả lại vốn góp liên doanh...).
Nợ TK: 111, 112...
Có Tk : 213.
Ngoài ra, khi trích dư khấu hao, phải xoá sổ TSCĐ:
Nợ TK: 214.3
Có TK :213.
VI. Hạch toán TSCĐ Thuê ngoài và thuê.
Khi xét thầy việc mua sắm ( hoặc sử dụng) TSCĐ không hiệu quả bằng việc đi thuê ( hoặc cho thuê) hoặc không đủ vốn để đầu tư, doanh nghiệp có thể đi thuê hoặc cho thuê ). Căn cứ vào thời gian và điều kiện cụ thể, việc đi thuê ( hoặc cho thuê) được phân thành thuê ( cho thuê) tài chính và thuê ( cho thuê) hoạt động.
1. Hoạt động thuê (cho thuê) tài chính:
1.1. Hoạch toán tại đơn vị đi thuê:
a. Nguyên tắc hoạch toán:
Bên đi thuê phải ghi sổ TSCĐ theo nguyên giá tại thời điểm thuê ( tương đương giá mua TSCĐ trên thị trường) coi như là TSCĐ đi mua. Đồng thời phải phản ánh toàn bộ số tiền phải trả theo hợp đồng thuê như một khoản nợ dài hạn. Định kỳ thanh toán tiền cho bên cho thuê theo hợp đồng. Trong quá trình sử dụng, bên đi thuê phải tiến hành trích khấu hao cũng như phân bổ lãi đi thuê vào chi phí kinh doanh. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp đi thuê được hạch toán vào chi phí kinh doanh số tiền thực phải trả theo hợp đồng thuê từng kỳ. Trường hợp trả trước một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí tương ứng với số năm sử dụng TSCĐ. Thuế của hoạt động đi thuê (Nếu có) được ghi nhận khi thành toán tiền thuê.
b. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình đi thuê TSCĐ dài hạn tài khoản sử dụng TK : 212 Tài khoản đi thuê tài chính.
Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đi thuê dài hạn tăng thêm.
Bên có: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn giảm do trả cho bên cho thuê hoặc mua lại.
Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn.
TK: 212. Mở chi tiết theo từng tài khoản đi thuê.
c. Phương pháp hạch toán.
+ Khi nhận TSCĐ thuê ngoài căn cứ vào các chứng từ liên quan (biên bản giao nhận, hợp đồng đi thuê TSCĐ...) ghi
Nợ TK: 212: nguyên giá tài sản cố định ở thời điểm thuê
Nợ TK: 1421: số lãi cho thuê phải trả.
Có TK 342: tổng số tiền thuê phải trả (giá chưa có thuế)
+ Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng
Nợ TK 342: (hoặc là tài khoản 315) số tiền thuê phải trả
Nợ TK: 1332: thuế VAT đầu vào
Có TK liên quan (111, 112 v.v...) tổng số đã thanh toán.
+ Hàng kỳ trích khấu hao TSCĐ đi thuê và kết chuyển ( trừ dần) lãi phải trả vào chi phí kinh doanh.
Nợ TK liên quan: 627,641,642.
Có TK: 1421: Trừ dần lãi phải trả vào chi phí.
+ Khi kết thúc hợp đồng thuê
- Nếu trả lại TSCĐ cho bên thuê.
Nợ TK : 1421: Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết.
Nợ TK: 2142: Giá trị hao mòn.
Có TK: 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê.
- Bếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn.
+BT1. Kết chuyển nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK : 211, 213.
Có Tk: 212: Nguyên giá
+ BT 2. Kết chuyển giá trị hao mòn luỹ kế.
Nợ TK: 2142
Có TK:2141, 2143 giá trị hao mòn
- Nếu bên đi thuêp phải trả tiền cho bên cho thuê để chuyển quyền sở hữu tài sản cố định
Nợ TK: 211
Có TK: 111, 112.
Nếu bên đi thuê trả lại tài sản cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng thuê, nếu tài sản cố định thuê đã khấu hao đủ.
Nợ TK: 2142
Có TK: 212
- Nếu khấu hao chưa hết thì phải trích khấu hao cho đủ vào các đối tượng sử dụng trong trường hợp chưa trả hết nợ thì phải chuyển tiền thanh toán nốt.
Nợ TK: 342
Có TK: 111, 112.
1.2. Hạch toán tại đơn vị đi thuê.
- Khi giao tài sản cố định cho bên đi thuê:
Nợ TK: 228 giá trị tài sản cố định cho thuê
Nợ TK: 214 ( 214.1, 214.3) giá trị hao mòn (nếu có).
Có TK: 211, 213 nguyên giá tài sản cố định cho thuê.
Có TK: 241 chuyển giá trị xây dựng cơ bản hoàn thành sang cho thuê từng kỳ cả (vốn lẫn lãi).
Nợ TK liên quan: ( 111, 112, 138.8 ...) tổng số thu
Có TK 711 thu về cho thuê tài sản cố định
Có TK 33311 thuế VAT phải nộp.
Đồng thời xác định giá trị tài sản cố định cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ.
Nợ TK: 811
Có TK 228
- Nếu nhận lại tài sản cố định khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại ( nếu có) ghi tăng tài sản cố định.
Nợ TK: 211, 213 : Giá trị đánh giá lại hoặc giá trị còn lại
Nợ TK : 811 ( hoặc có TK 711): Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại.
Có TK : 228 Giá trị còn lại chưa thu hồi
2. Thuê ( cho thuê ) TSCĐ hoạt động
Tài sản cố định thuê hoạt động là TSCĐ thuê không thoả mãn một trong bốn tiêu chuẩn về thuê tài chính, khi thuê xong TSCĐ được giao cho bên thuê.
a. Tại đơn vị thuê.
Căn cứ hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài ( vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt ...) kế toán ghi.
Nợ các TK liên quan ( 627, 6421, 642 ) tiền thuê ( không có thuế VAT )
Và các chi phí liên quan khác.
Nợ TK 1331: Thuế VAT được khấu trừ.
Có TK 331( hoặc TK 3388 ) số tiền thuê phẳi trả.
Có TK 111, 112: Các chi phí khác.
Khi trả tiền cho đơn vị thuê:
Nợ TK 331( hoặc TK 3388 ).
Có TK 111, 112 ...
b. Tại đơn vị cho thuê.
TSCĐ cho thuê vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải trích khấu hao. Các chi phí liên quan đến việc cho thuê như khấu hao TSCĐ, cho thuê, chi phí môi giới, giao dịch, vận chuyển... Kế toán ghi:
Nợ TK 811: Tập hợp chi phí cho thuê.
Có TK 214 (2141,2143) khấu hao tài sản cho thuê
Có TK liên quan (111, 112...) các chi phí khác.
- Khoản thu về cho thuê:
Nợ TK liên quan (111, 112, 138...) tổng số thu.
Có TK 33311 thuế VAT phải nộp.
Có TK 711: số thu về cho thuê (trừ thuế VAT).
VII. Hạch toán khấu hao tài sản cố định.
1. Khái niệm và phương pháp tính khấu hao.
a. Khái niệm:
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định thì tài sản cố định bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm làm gia dưới hình thức trích khấu hao. Hao mòn là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ.
Khấu hao là một biện pháp chủ quan trong công tác quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.
- Khấu hao TSCĐ chính là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn.
+ Đối tượng tính khấu hao: tât cả các TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng đều phải tính khấu hao.
Thời gian sử dụng tính khấu hao:
- Những TSCĐ đưa ra sử dụng tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao.
- Những TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi tính khấu hao.
b. phương pháp tính.
Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, lựa chọn phương pháp khấu hao nào là do quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp. Thực tế hiện nay phương pháp khấu hao phổ biến là phương pháp khấu hao đều theo thời gian (phương pháp tuyến tính cố định). Theo phương pháp này, khấu hao TSCĐ dựa vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của TSCĐ đó.
Nguyên giáTSCĐ bình quân năm
Đối với một doanh nghiệp do yêu cầu sản xuất có thể tính tỷ lệ khấu hao cao hơn theo yêu cầu bảo toàn vốn của đơn vị được bộ tài chính cho phép.
Mức khấu hao bình quân năm
=
x
Tỉ lệ khấu hao bình quân năm
Mức khấu hao
bình quân năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
Tỉ lệ hao
bình quân năm
=
100
Thời gian sư dụng
Mức khấu hao phải
Trích bình quân tháng
=
Mức khấu hao bình quân năm
12
Do khấu hao tài sản cố định được tính vào ngày 1 hàng tháng ( nguyên tắc tròn tháng) nên để đơn giản cho việc tính toán quy định những TSCĐ tăng (hoặc giảm) trong tháng thì sau mới tính (hoặc thôi tính) khấu hao. Vì thế, số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng hoặc giảm) về TSCĐ. Bởi vậy hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau.
Số khấu hao phải trích tháng này
=
Số khấu hao đã trích trong tháng trước
+
Số khấu hao của những TSCĐ tăng thêm trong tháng trước
Số KH của những TSCĐ giảm đi trong tháng trước
-
Mức khấu hao trích trong tháng
Số lượng hoàn thành trong tháng
Mức khấu hao bình quân trên một đơn vị sản lượng
=
x
Mức khấu hao bình quân trên một đơn vị sản lượng
=
Tổng số KH phải trích trong thời gian sử dụng
Số lượng tính theo công suất thiết kế
Ngoài cách tính khấu hao đều theo thời gian như trên, ở nước ta một số doanh nghiệp còn tính khấu hao theo sản lượng. Cách tính này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng kíp, tăng năng xuất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.
2. Tài khoản sử dụng.
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng ( giảm) khấu hao, kế toán sử dụng TK: 214 - Hao mòn tài sản cố định. Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng tài sản 009 - Ngồn vốn khấu hao cơ bản, để theo dõi tình hình hình thành và sử dụng số vốn khấu hao.
Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Bên có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao ( nộp cấp trên, cho vay, đầu tư mua sắm TSCĐ...)
Số dư bên nợ: số vốn khấu hao cơ bản hiện có.
3. Phương pháp hạch toán.
1) Định kỳ, (tháng, quý năm), trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK: 627 (6274 chi tiết theo từng phân xưởng): khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng.
Nợ TK 6424: khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp.
Nợ TK: 6414: khấu hao tài sản cố định sử dụng cho tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ.
Có TK: 214 khấu hao phải trích.
2). Số khấu hao phải nộp cho NS hoặc cấp trên (nếu có).
Nợ TK:411: nếu không được hoàn lại.
Nợ TK: 1368: nếu được hoàn lại
Có TK: 336: số phải nợ cấp trên.
3). Tổng hợp TSCĐ vô hình (ghi theo nguyên giá).
Nợ TK: 2143
Có TK: 213
4). Tổng hợp TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng phải nhượng bán hoặc thanh lý phần giá trị còn lại chưa thu hội phải được tính vào chi phí bất thường...
Nợ TK: 2141, 2143: giá trị hao mòn.
Nợ TK: 821: giá trị còn lại.
Có TK liên quan 211,213: nguyên giá.
Với TSCĐ đi thuê tài chính, khi hết hạn phải trả mà chưa trích đủ giá trị khấu hao thì gía trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi phí phân bổ (nếu giá trị còn lại nhỏ).
Nợ TK: 2142: giá trị hao mòn.
Nợ TK: 142: giá trị còn lại
Có TK: 212: giá trị TSCĐ thuê tài chính.
VIII. Hạch toán sửa chữa TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc sửa chữa, kế toán sẽ phản ánh vào các tài khoản thích hợp.
1. Trường hợp sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng.
Do khối lượng công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinhdoanh đến đó.
a) Nếu việc sửa chữa do xí nghiệp tự làm, chi phí sửa chữa được tập trung như sau.
Nợ TK liên quan: 627, 641, 642
Có TK chi phí: 111, 112, 331... tổng số tiền phải trả
2. Trường hợp sửa chữa lớn, mang tính chất phục hồi hoặc nâng cấp
a) Tập hợp chi phí sửa chữa
+ Nếu thuê ngoài
Khi hoàn thành công trình sửa chữa bàn giao, phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn.
Nợ TK: 113: thuế VAT được khấu trừ.
Nợ TK: 2413: chi phí sửa chữa thực tế.
Có TK: 331: tổng số tiền phải trả theo hợp đồng.
Trường hợp ứng trước tiền công hoặc thanh toán cho người nhận thầu sửa chữa lơn TSCĐ.
Nợ TK: 331
Có TK liên quan: 111, 112, 311
+ Nếu do doanh nghiệp tự làm
Tập hợp chi phí sửa chữa thực tế chia ra theo từng công trình
Nợ TK: 2413
Có TK chi phí: 111, 112, 152, 214, 334, 338...
b) Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành
Tuỳ theo quy mô, tính chất, thời gian và mực đích sửa chữa, sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, TSCĐ được phục hồi năng lực hoạt động hay tăng năng lực và kéo dài tuổi thọ, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp.
+ Trường hợp sửa chữa nâng cấp kéo dài tuổi thọ
Ghi tăng nguyên giá TSCĐ (không phân biệt sửa chữa trong hay ngoài kế hoạch)
Nợ TK: 211: nguyên giá (giá thành sửa chữa thực tế)
Có TK: 2431: giá thành thực tế công tác sửa chữa.
+ Trường hợp mang tính chất phục hồi, tiến hành theo kế họach kết chuyển vào chi phí phải trả.
Nợ TK: 335: giá thành thực tế công tác sửa chữa
Có TK: 2413
+ Trường hợp mang tính chất phục hồi, tiến hành ngoài kế hoạch. Giá thành sửa chữa được kết chuyển vào chi phí trả trước.
Nợ TK: 1421: giá thành thực tế công tác sữa chữa.
Có TK: 2413
Phần II
Tình hình tổ chức kế toán TSCĐ ở công ty vật tư bưu điện I.
I/ Đặc điểm tình hình chung của công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành.
Công ty vật tư bưu điện I là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam.
+ Trụ sở chính: 178 Triệu Việt Vương – Hà Nội
+ Điện thoại (04) 9782364
+ Fax (04) 9782368
+ Chi nhánh số 2 Thanh hải thành phố Đà Nẵng
+ Các trung tâm xây dựng : 18 Nguyễn Du – Hà Nội
+ Số cán bộ công nhân viên 170 ( trong đó gồm cán bộ quản lý).
+ Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ
Công ty vật tư bưu điện I được thành lập do sự hợp nhất của công ty vật tư bưu điện và công ty dịch vụ kỹ thuật viễn thông Việt Nam thành công ty dịch vụ kỹ thuật vật tư bưu điện và công ty dịch vụ kỹ thuật vật tư bưu điện I. Tên điện tín là COKYVINA theo quyết định số 372/QĐ - TCCBLĐ ngày 30 – 3 – 1990 của tổng cục trưởng tổng cục bưu điện.
Quá trình phát triển:
Kể từ ngày được thành lập đến nay công ty đã luôn cố gắng tiến hành kinh doanh có hiệu quả đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng với hiệu suấ tiêu thụ hàng hóa ngày càng cao.
2. Ngành nghề kinh doanh.
Theo giấy phép số 111640 cấp ngày 23 – 6 – 1994 của sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội, ngành nghề kinh doanh của công ty như sau:
Xuất nhập khẩu trực tiếp thiết bị, toàn bộ thiết bị lẻ các vật tư bưu chính viễn thông điện tử tin học phát thành truyền hình theo yêu cầu của khách hàng, làm đại lý hoặc uỷ quyền đại lý các ngành nêu trên.
Làm dịch vụ tư vấn kỹ thuật các vấn đề liên quan đến chuyên ngành bưu chính viễn thông
Sản xuất lắp đặt vận hành phục hồi và sửa chữa các phương tiện vật tư cho công ty bán ra theo yêu cầu khách hàng.
Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Công ty vật tư bưu điện I là một doanh nghiệp thương mại, kinh doanh các các loại sản phẩm liên quan đến ngành bưu chính viễn thông.
Bộ máy quản lý của công ty như sau.
Ban lãnh đạo
Phòng nghiệp vụ và pháp chế NT
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kế toán
Trung tâm kinh doanh tại Hải Phòng
Chi nhánh tại Đà Nẵng
Trung tâm bảo quản vân chuyển hàng hoá tại Đà Nẵng
Giám đốc chi nhánh
Trạm tiếp nhận vật tư tại Hải Phòng
Cửa hàng kinh doanh
Phó Giám đốc chi nhánh
Tổ hành chính
Tổ kế
toán
Tổ kho
Cửa hàng kinh doanh
Tổ kế hoạch
Trung tâm kinh doanh tại hà nội
Phòng tổ chức hành chính
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là: 170 người
Chức năng của các phòng ban như sau
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Cố vấn cho ban lãnh đạo trong việc tuyển chọn đào thảo nhân sự toàn công ty
+ Đưa ra những quyết định về tiền lương tiền thưởng, bậc lương bảng lương bảng lương cho cán bộ công nhân viên công ty.
- Phòng kế hoạch kinh doanh
+ Quan hệ với khách hàng, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, cũng như dự báo cung cầu trên thị trường để từ đó thàm mưu ban lãnh đạo cũng như phòng tổ chức lập kế hoạch kinh doanh, kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu trên thị trường trong từng thời điểm nhất định với mức chính sách giá cả khuyến mại... nhất định
+ Thiết lập mạng lưới bán hàng thông qua việc lập các đại lý, của hàng kinh doanh trên thị trường
- Phòng kế toán
+ Là nơi cung cấp thông tin về tài chính của công ty
+ Giám đốc đồng tiến , sử lý các chứng từ công ty
+ Thông qua các hoạt động nghiệp vụ quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả
- Phòng nghiệp vụ và pháp chế ngoại thương
+ Đàm phán ký kết hợp đồng, tiếp nhận hàng giao cho chủ đầu tư đến tận công trình
3. Tình hình chung về công tác kế toán
- Kể từ khi đảng và nhà nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang thị trường cạnh tranh lành mạnh, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó nhu cầu về thông tin liên lạc và các dịch vụ liên quan đến dịch vụ bưu chính viễn thông trong kinh doanh cũng như tiêu dùng ngày càng cao cả về chất và lượng. Nắm bắt được xu thế đó nhờ có một ban lãnh đạo sáng suốt, nhạy bén và đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động có trình độ chuyên môn cao. Công ty vật tư bưu điện I kể từ ngày thành lập đã không ngừng phát triển, mức độ ảnh hưởng của công ty ngày càng xa, kéo theo đó là một loạt các vấn đề cũng như nghiệp vụ kế toán tăng lên rất nhiều. Bởi vậy phòng kế toán đã được ban lãnh đạo quan tâm đổi mới những trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như nhân sự
Hiện nay công tác kế toán tập trung tại phòng kế toán là sổ nhật ký chứng từ.
Sơ đồ kế toán theo hình thức NKCT
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết
Bảng phân bổ
Sổ quỹ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
Sổ cái
Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng (kỳ)
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế
toán tổng hợp
Kế
toán TSCĐ
Kế
toán tiền lương BHXH
Kế
toán hàng
Kế
toán hàng hoá
Kế
toán TGNN
Thủ quỹ
- Kế toán trưởng
+ Điều hành toàn bộ hoạt động của phòng, lập báo cáo định kỳ cho các đơn vị trực thuộc liên quan như cơ quan thuế, ngân hàng...
Ký các quyết định thanh toán
- Kế toán tài sản cố định
+ Theo dõi tình hình biến động tài sản cố định trong toàn công ty
+ Hạch toán khấu hao, sửa chữa TSCĐ
+ Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp TSCĐ
- Kế toán tổng hợp
+ Lập các báo cáo tài chính quyết toán lỗ lãi trong kinh doanh, lập kế hoạch tài chính cho công ty
- Kế toán hàng thanh toán
+ Kiểm tra lập các chứng từ thu chi theo quy định , kế toán mở của sổ liên quan
- Kế toán hàng hoá
+ Theo dõi số lượng giá trị hàng hoá nhập xuất tồn kho trong tháng, trong quý
- Kế toán tiền gửi ngân hàng
+ Theo dõi nợ tiền vay ngân hàng, hàng tháng cung cấp số liệu cho ngân hàng và kế toán viên, thường xuyên cung cấp số liệu tiền gửi ngân hàng của các tài khoản liên quan cho các nghiệp vụ để theo dõi lập báo cáo
- Kế toán tiền lương BHXH
Theo dõi tiền lương và các khoản trích của cán bộ công nhân viên.
- Thủ quỹ: xuất, nhập quỹ tiền mặt
II. thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty
1. Đặc điểm TSCĐ của công ty
Công ty vật tư bưu điện I là một doanh nghiệp thương mại, mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các thiết bị điện tử tin học phát thanh truyền hình, đặc điểm của công ty là có nhiều văn phòng, trung tâm kinh doanh nhà cửa kho tàng nằm ở nhiều tỉnh thành phố trong cả nước. Vì vậy để đảm bảo bộ máy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả, đòi hỏi trang thiết bị một lượng tài sản khá lớn và hiện đại. Các phòng ban, của hàng cũng như cán bộ được giao sử dụng phải có trách nhiệm quản lý bảo dưỡng TSCĐ để duy trì hoạt động kinh doanh bình thường.
Tài sản cố định của công ty được quản lý theo luật doanh nghiệp
Nguyên giá: 12.623.297.077
Giá trị còn lại: 8.604.420.753
2. Phân loại:
Bộ phận kế toán tiến hành phân loại tài sản cố định của công ty, tài sản cố định của công ty được phân thành 3 nhóm.
+ Nhóm một: máy móc thiết bị
+ Nhóm hai: phương tiện vân tải
+ Nhóm ba: trụ sở và văn phòng làm việc
- Chi tiết các nhóm thiết bị gồm
a) Máy vi tính
b) Máy in larer
c) Bộ máy tính và máy in Pentium
d) Máy điều hoà nhiệt độ
e) Máy FotoxeRox vivace 340
+ Nhóm phương tiện vận tải gồm
a) Xe tải nhẹ 29k - 62 - 23
b) Xe con CRASSIAD 29G - 64 - 55
c) Xe con TOYOTACAMRY SXV 20
+ Nhóm trụ sở và văn phòng làm việc gồm
a) Nhà làm việc số hai Thanh Hải
b) Nhà làm việc hai tầng Nguyễn Công Trứ
c)Nhà kho hai tầng Yên Viên
d) Trụ sở 178 Triệu Việt Vương
Số theo dõi chi tiết TSCĐ
Dùng cho trụ sở chính 178 Triệu Việt Vương
Mã
Tên tài sản
Nguyên giá
Giá trị HM
Giá trị còn lại
2.0
Máy móc thiết bị
266.476.755
53.385.385
213.091.370
41 B
Máy tính CELERON 300
8.470.730
1.853.840
6.620.890
42 B
Máy tính CELERON 300 + CD
10.072.425
2.203.341
7.869.084
43 B
Máy in Laser HP 6P
11.531.190
2.522.455
9.008.735
44 B
Máy in Laser HP 1100
7.641.655
1.671.619
5.970.036
45 B
Máy tính DATA Mini
R2/333 + CD + RO
11.929.454
2.485.300
9.444.154
46 B
Máy tính DATA Mini
PII 400/32 Mbs. 4
10.704.000
1.784.000
8.902.000
47 B
Máy tính DATA Mini
PII 400/32 Mbs. 4
10.704.000
1.784.000
8.902.00
48 B
MáytínhNOTEBOOKCOMPAQ AMA
29.845.000
4.974.160
24.870.840
49 B
Máy tính CMSPII 400
32 MB,4,3 Gb - 1,4
9.611.000
1.501.710
8.109.290
50 B
Máy tính CeLePon 366
32 Mbs 4,3 Gb
7.700.000
1.122.921
13.613.284
52 B
Bộ máy tính và máy
in Pentium
15.375.000
1.761.716
13.613.284
53 B
Bộ máy tính và máy in
ĐNam A
14.362.701
1.645.732
12.716.969
55
Máy điều hoà SAM SUNG
Máy điều hoà nhiệt độ ĐN
Máy photoxeROX vivace 340
11.487.600
21.904.000
85.134.000
1.148.760
912.6681.1
26.013.172
10.338.840
21.940.000
85.134.000
2.0
Phương tiện vận tải
1.409.412.531
722.729.788
767.682.743
54 C
Xe tải nhẹ 29k - 62 - 23
427.247.451
271.971.188
155.276.263
55 C
Xe con CRessin DA
540.804.000
364.286.384
194.517.616
59 C
XeTOYOTA CAMRYSXY 20
522.361.080
104.472.216
417.888.864
10 A
Trụ sở 178 Triệu Việt Vương
6.058.161.791
237.163.233
5.820.998.558
3. Đánh giá TSCĐ
Để tiến hành hạch toán TSCĐ tính khấu hao và phân tích tình hình hiệu quả sử dụng TSCĐ ngoài việc phân loại TSCĐ thì kế toán phải xác định giá trị TSCĐ theo nguyên tắc nhất định
- Tại công ty TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và nguyên giá còn lại. Với loại TSCĐ mua sắm công ty đánh giá như sau
Nguyên giá
TSCĐ
mua sắm
Giá mua
TSCĐ
(hoá đơn)
Các loại
chi phí
(thuế nhập khẩu nếu có)
=
+
Chiết khấu hao giảm giá
(nếu có)
-
Ví dụ: trong tháng 2/ 2000 công ty mua một số máy móc thiết bị của đơn vị ban cụ thể là
TT
Tên TSCĐ
Ngày tháng tăng giảm
Tổng số nguyên giá TSCĐ
1
Máy điều hoà sam sung
19.02.00
11.487.600
2
Máy điều hoà ĐN
30.02.00
21.904.000
3
Máy vi tính và máy in ĐNA
28.02.000
14.362.701
4
Máy vi tính và máy in ĐNA
03.02.000
15.375.000
5
Máy điện thoại di động Noki A
27.02.00
7.600.000
Cộng
70.729.301
Tất cả số máy móc thiết bị trên được dùng cho công việc văn phòng, giá mua ghi trên hoá đơn. (không có chi phí triết khấu hao) kế toán ghi sổ theo nguyên giá
+ Đối với TSCĐ công trình hoàn thành xây dựng mới bằng quyết toán được duyệt bàn giao đưa vào sử dụng
Trong năm 2000 không có công trình nào do công ty xây dựng hoàn thành
Ta có thể thấy việc ghi sổ theo nguyên giá cho phép đánh giá đúng năng lực của mình kinh doanh, trang thiết bị cơ sở vật chất, quy mô của công ty, là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Kế toán phải triệt để tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá của từng đối tượng. TSCĐ ghi trên sổ chỉ được xác định một là khi tăng TS và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại ở công ty
4. Hạch toán chi tiết TSCĐ
Việc chi tiết TSCĐ của công ty được kế toán theo dõi TSCĐ ghi chép hạch toán trên cơ sở những chứng từ ban đầu như: hợp đồng mua bán TSCĐ hoá đơn (nếu có - đối với yêu cầu của TSCĐ) các chứng từ liên quan đến chi phí vận chuyển bốc dỡ... (nếu có) biên bản bàn giao, giao nhận TSCĐ, biên bản nghiệm thucông trình, quyết toán được duyệt dưa vào sử dụng và bản thanh lý hợp đồng (nếu có) để ghi tăng TSCĐ.
- Trường hợp giảm TSCĐ thì căn cứ vào các biên bản thanh lý nhượng bán và các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc ghi giảm TSCĐ.
a. Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ hữu hình
Trên cơ sở những biên bản giao nhận TSCĐ kế toán mở sổ và các chứn từ liên quan đến việc hạch toán chi tiết theo từng đối tượng TSCĐ trong tháng 2 năm 2000 công ty mua một số thiết bị văn phòng của đơn vị bạn đối với tổng giá là 77802231 tiền mua hàng công ty thanh toán bằng tiền mặt
Căn cứ vào hợp đồng, hoá đơn bán hàng và biên bản giao nhận TSCĐ và biên bản thanh lý hợp đồng. Kế toán hạch toán TSCĐ
Hoá đơn (GTGT)
Mẫu số: 01
Đơn vị bán hàng:
Địa chỉ.............. số tài khoản
Điện thoại..........MS
Họ tên người mua hàng:
Đơn vị: Công ty vật tư Bưu Điện I
Địa chỉ: 178 - Triệu Việt Vương - Hà Nội - Số TK....
Hình thức thanh toán: MS
TT
Tên hàng hoá
dịch vụ
đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
1
Máy điều hoà SAM SUNG
Chiếc
1
11.487.600
11.487.600
2
Máy điều hoà DN
Chiếc
1
21.904.000
21.904.000
3
Máy tính và máy in ĐNA
Chiếc
1
15.375.000
15.375.000
4
Máy tính và máy in ĐNA
Chiếc
1
14.362.701
14.362.701
Máy điện thoại di động NoKiA
Chiếc
1
7.600.000
7.600.000
Cộng tiền hàng 70.279.301
Thuế xuất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 7.072.930
Tổng cộng tiền thanh toán 77.802.231
Số tiền bằng chữ : Bẩy bẩy triệu tám trăm lẻ hai ngàn hai trăm ba mốt đồng
Người mua hàng
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký ghi rõ họ tên)
(Ký ghi rõ họ tên)
(Ký đống dấu ghi rõ họ tên)
Đơn vị: ................
Phiếu nhập kho
Số: 10 Mẫu số 01 - VT
..................................
Ngày :
QĐ 1141 - TC/QĐ/ CĐKT
1/11/95 Của Bộ Tài Chính
Nợ : 211
Có : 331
Họ và tên người giao hàng :
Theo....................... Số ...................ngày ......./........./ ......... của ............
Nhập tại kho :
TT
Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư, sản phẩm, hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Mấy điều hoà SAM SUNG
Chiếc
11.487.600
11.487.600
2
Máy điều hoà nhiệt độ ĐN
Chiếc
21.904.000
21.904.000
3
Máy tính và máy in ĐNA
Chiếc
14.362.701
14.362.701
4
Máy tình và máy in ĐNA
Chiếc
15.375.000
15.375.000
5
Máy điện thoại di động nokia
Chiếc
7.6000.000
7.600.000
Thuế VAT
70.729.301
7.072.930
Cộng
77.802.231
Bằng chữ: bẩy bẩy triệu tám trăm linh hai nghìn hai trăm ba mốt đồng
Nhập ngày .......... tháng......năm
Thủ trưởng ĐV
Kế toán trưởng
Phụ trách cung liên
Người giao hàng
Thủ kho
Sau đó tất cả các hoá đơn, phiếu nhập, được lưu vào sổ hồ sơ riêng và sổ nhập vật tư (TSCĐ cùng là vật tư). Để làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Sau đó ghi vào sổ theo dõi TSCĐ
- Căn cứ vào hình thức thanh toán và thử tục tăng TSCĐ, kế toán hạch toán như sau
+ Tháng 2/ 2000 công ty một số máy móc thiết bị của đơn vị bạn để phục vụ công việc văn phòng, như ở ví dụ trên thanh toán bằng tiền mặt, số tiền là:
77.802.231 VNĐ : kế toán ghi
Nợ TK 2113 77.802.231
Có TK 331 77.802.231
Đồng thời ghi:
Nợ TK 331 77.802.231
Có TK 111 77.802.231
b. Hạch toán chi tiết giảm TSCĐ hữu hình
Tổng công ty
bưu chính viễn thông việt nam
công ty vật tư bưư điện I
-------0o0-----
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
====o0o====
Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2000
Biên bản họp thanh lý tài sản cố định
Hôm nay ngày 20 tháng 12 năm 2000 Hội đồng thanh lý Tài sản cố định Công ty đã họp bàn về vấn đề thanh lý tài sản cố định.
1/ Thành phần cuộc họp gồm có:
1. Ông Nguyễn Kim Kỳ - Chủ tịch hội đồng - Giám đốc Công ty
2. Bà Trần Thị Ngụ - Uỷ viên - Kế toán trưởng
3. Ông Lê Hồng Tiến - Uỷ viên - P. Phòng TCHC
4. Bà Bùi Thanh Hiền - Uỷ viên - Kế toán TSCĐ
5. Bà Nguyễn Hải Tuyết - Uỷ viên - TTKD I
6. Bà Trần Mỹ Liên - Uỷ viên - TTKD II
7. Bà Cao Thị Bích - Uỷ viên - TTKD II
8. Ông Đỗ Hùng Vỹ - Uỷ viên - TTKD IV
9. Bà Trần Thị Tình - Uỷ viên - TTKD V
10. Bà Lê Hồng Hà - Uỷ viên - P. KHKDXNK
11. Ông Lê Viết Nguyễn - Uỷ viên - P. Trạm tiếp nhận VTNK
12. Bà Lê Thị Phương - Uỷ viên - Phụ trách KToán CNĐN
2/ Nội dung cuộc họp:
- Hội đồng thanh lý họp, xem xét thực tế từng tài sản (có bảng kê chi tiết đính kèm) và đin đến kết luận như sau:
+ Toàn bộ số tài sản này đã khấu hao hết, không dùng được, hoặc tài sản không cần dùng (có 24 tài sản).
+ Nhiều tài sản đã hư hỏng không thể bán được.
+ Những tài sản cố định có thể bán được (có bảng kê đính kèm) thì giao cho phòng kế toán tài chính bán để thu hồi giá trị.
+ Tiền bán thu hồi vật tư tài sản thanh lý sẽ được hạch toán vào doanh thu bất thường theo đúng quy định của Nhà nước.
+ Phần giá trị còn lại chưa khấu hao hết phòng tài chính kế toán phải phân bổ vào chi phí bất thường là: 306.402.985 đồng.
Giám đốc công ty
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
Uỷ viên
(ký tên)
Kế toán TSCĐ
(ký tên)
Nguyễn kim kỳ
Trần thị ngụ
Nguyễn hồng tiến
Bùi thanh hiền
Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ ghi giảm nguyên giá TSCĐ và phản ánh giá trị còn lại chưa thu hồi như một khoản chi phí bất thường.
Nợ TK 314 1222873117
Nợ TK 821 306402985
Có TK 211 1529276102
Tiền bán được kh thu nhập về thanh lý
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 721
Sổ theo dõi TSCĐ
Tháng 12/2000
Mã
TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
20
Máy móc thiết bị
226476755
53385385
213091370
41B
Máy tính Celeron 300
8474730
18538406620890
6620890
42B
Máy vi tính Celeron 300A + CD
10072425
2203341
7869084
43B
Máy in laser HP. 6P
11531190
2522455
9008735
44B
Máy in laser HP 1100
7641655
1671619
5970036
45B
Máy tính Data mi ni P2/333 + CD + Ro
11929454
2485300
9444154
46b
Máy tính Data mini PII 400/32Mbs.4
10704000
1784000
8920000
47B
Máy tính Data mini PII 400/32Mbs.4
10704000
1784000
8920000
48B
Máy tính notebook compag ama
29845000
4974160
24870840
49B
Máy tính CMSPII 400 32mb, 4,3 Gb- 1,4
9611000
1501710
8109290
50B
Máy tính Celeron 366 – 32 Mbs 4,3GB
7700000
11229212
6577088
52B
Bộ máy tính và máy in Pentium
15375000
1761716
13613284
53
Bộ máy tính và máy in ĐNA
14362701
1645732
12716969
55
Máy điều hoà Sam Sung
11487600
1148760
10338840
Máy điều hoà nhiệt độ đà nẵng
2194000
912668
21
Máy photo Xerox vivace 340
85134000
26013172
85134000
20
Phương tiện vật tải
1490412531
722729788
767682743
54C
Xe tải nhẹ 29K – 62 – 23
427247451
271971188
155276263
55C
Xe con cressida 29G – 64- 55
540804000
346286384
194517616
59C
Xe toyota camry Sxv 20
522361080
104472216
417888864
20
Nhà cửa kho hàng
8866407791
1242761151
7623646640
06A
Nhà làm việc số 2 Thanh Hải
440796000
438270782
2525218
07B
Nhà làm việc công trứ
900000000
476.274.588
423725412
09A
Nhà kho 2 tầng Yên viên
1467450000
91052548
1376397452
10A
Trụ sở 178 Triệu Việt Vương
6058161791
237163233
5820998558
Cộng máy móc thiết bị
266476755
53385385
213091370
Cộng phương tiện vận tải
1490412531
722729788
767682743
Cộng nhà cửa kho tàng
8866407791
Tổng cộng TSCĐ toàn công ty ( 1.01 + 201)
10623297
077
2018876324
8604420753
5. Hạch toán tổng lương TSCĐ
Để hạch toán tổng hợp TSCĐ, công ty dùng hình thức kế toán sổ nhật ký chứng tỳ. Hàng ngày còn căn cứ vào các chứng từ kế toán tiến hành ghi sổ
Đầu tiên ghi nghiệp vụ phát sinh vào số nhật ký chứng từ sau đó căn cứ vào số liệu đã cho trên sổ NKCT để ghi vào sổ cái theo các TK kế toán phối hợp. Đồng thời với việc ghi sổ NKCT các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, quí, năm tiến hành cộng số liệu trên sổ cái rồi lập bảng cân đối sổ phát sinh.
Sau khi kiểm tra khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ kế toán chi tiết), kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính
Về nguyên tắc: Tổng số phát sinh nợ và tổng sốphát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh = tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên số NKCT. Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ dùng làm căn cứ ghi số trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ NKcT sau đo căn cứ vào số liệu đã ghi trên số NKCT sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ NKCT để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
Sổ cái
TK 211 TSCĐ hữu hình Tháng 12/2000
Sổ chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu thanh lý TSCĐ
Thanh lý TSCĐ
Số Phát sinh
214
821
1222873117
306402985
1529276102
12235365425
Số dư cuối kỳ
1700689323
Ngày .... tháng...năm.....
Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên ) ( ký tên, đóng dấu)
Căn cứ vào những chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ nhật ký chứng từ và vào sổ, sổ cái, cuối quý, cuối năm lên bảng cân đối phát sinh và lập báo cáo tài chính.
6. Hạch toán khấu hao TSCĐ.
Để đảm bảo hiệu quả cũng như năng lực hoạt động của TSCĐ thì hàng tháng kế toán phải tiến hành tính và trích khấu hao từng TSCĐ.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý TSCĐ của công ty để lựa chọn phương pháp khấu hao, tỷ lệ thích hợp nhằm hoàn thiện công tác kinh doanh và quản lý TSCĐ đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả.
ở công ty lựa chọn phương pháp trích khấu hoa bình quân theo từng TSCĐ. Sau đó lập sổ chi tiết TK 2141. Hao mòn TSCĐ cho từng bộ phận làm căn cứ hạch toán khấu hao TSCĐ.
Cuối tháng căn cứ theo giá trị trích khấu hao của từng bộ phận kế toán chuyển vào TK 214.
Ví dụ: Trong tháng 7 năm 2000 hạch toán trích khấu hao cơ bản TSCĐ (CKVN) đến là 47.115.405
Kế toán định khoản:
Nợ TK 6414 47.115.405
Có TK 2141 47.115.405
Tưng tự tháng 7, 8, 9, 10, 11
Trong tháng 12/2000 trích khấu hao cơ bản TSCĐ (CKVN) có giá trị là 48.028.069.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 6414 48.028.069
Có TK 2141 48.028.069
Ngày 30/09/2000 Hạch toán điều chỉnh theo biên bản chống thất thu thuế ngày 30/7/2000 (KVN)
Giá trị : 116.000.000
Kế toán định khoản: Nợ TK 911 116000.000
Có TK 2141 116.000.000
Sau khi cân đối kế toán vào sổ cái
Sổ cái TK 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
( từ ngày 01/7/2000 đến ngày 31/12/2000)
Số chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Nợ
có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
3.074.144.37
Khấu hao TSCĐ T 7
6414
47115405
Khấu hao TSCĐ T 8
6414
47115405
Khấu hao TSCĐ T 9
6414
47115405
Khấu hao TSCĐ T 10
6414
47115405
Khấu hao TSCĐ T 11
6414
47115405
Khấu hao TSCĐ T 12
6414
48.028.069
Hạch toán điều chỉnh
911
116.000.000
Theo biên bản chống thất thu thuế
Số phát sinh
167.605.094
3241749441
Số dư cuối kỳ
Ngày .... Tháng..... Năm.....
Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, ghi rõ họ tên) ( ký tên đóng dấu)
Sổ cái TK 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
Tháng 12 năm 2000
Sổ chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
3241749441
-Hạch toán thanhlý TSCĐ
Máy móc thiết bị (CKVN)
2115
91361877
-Hạch toán Thanh lý TSCĐ. PTVT
Theo nguyên giá NCKT
2114
130.433.071
-Hạch toán thanh lý TSCĐ
Theo nguyên giá NCKT
2112
849.505.791
Hạch toán thanh lý TSCĐ
73.505.634
Khấu hao hết MMTB theo nguyên giá (CKVN)
2115
357793004
HT Tlý TSCĐ theo NCKT đã khấu hao hết (CKVN)
2114
77616
Số phát sinh
1580395957
Dư cuối kỳ
1661353484
Ngày .....Tháng....năm...
Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
Sổ chi tiết tài khoản
Từ ngày 01/07/2000 đến ngày 31/12/2000
Tài khoản: 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
Dư có đầu kỳ 3074144347 (1)
Ngày
Số
Diễn giải
Tk du
PS Nợ
PS Có
15/7
1
Hạch toán trích KHCB tài sản cố định tháng 7/2000 (CKVN)
6414
47.115.405
15/8
1
Hạch toán trích KHCB TSCĐ tháng 8/2000(CKVN)
6414
47.115.405
30/9
1
Hạch toán trích khấu hao cơ bản TSCĐ tháng 9/2000 (CKVN)
6414
47.115.405
30/9
1
Hạch toán điều chỉnh theo Biên bản chống thất thu thuế ngày 30/7/2000 (CKVN)
911
116.000.00
1/10
3
Hạch toán trích khấu hao TSCĐ tháng 10/2000
6414
47.115.405
15/11
1
Hạch toán trích khấu hao TSCĐ tháng 11/2000 (CKVN)
6414
47.115.405
31/12
1
Hạch toán trích khấu hao cơ bản TSCĐ tháng 12/2000 (CKVN)
6414
48.028.069
31/12
2
Hạch toán thanh lý TSCĐ máy móc thiết bị (CKVN)
2115
91.361.877
31/12
4
2114
130.433.071
31/12
6
2112
849.505.634
31/12
8
2115
849.505.791
31/12
9
2114
357.973.004
31/12
10
2112
77.616.580
Tổng cộng:
Dư có cuối kỳ
1580.395.95
167.605.094
166.353.484
Ngày 7 tháng 2 năm 2001
Kế toán trưởng Người lập biểu
Các căn cứ để tính khấu hao.
- Số khấu hao tháng trước
- Số TSCĐ tăng trong tháng
- Số TSCĐ giảm trong tháng
Giá trị trích khấu
Hao trong tháng
Giá trị trích khấu hao tháng
Giá trị trích khấu hao tháng của TSCĐ tăng
=
Giá trị trích KH TSCĐ giảm trong táng
+
-
- Giá trị tính khấu hao TSCĐ
Giảm trong tháng
- Giá trị trích khấu hao tháng ban đầu được tính dựa vào từng TSCĐ
Tổng giá trị trích khấu hao tháng đầu
=
Tổng giá trị trích khấu hao tháng của từng TSCĐ
Giá trị trích khấu hao tháng TSCĐ
=
Nguyên giá
Số năm sử dụng x 12
Ví dụ:
Nhà làm việc số 2 Thanh Hải có nguyên giá là 110.199.000 đ được xây dựng từ năm 1988 có thời hạn sử dụng 12 năm. Vậy giá trị tính khấu hao TSCĐ này được tính như sau:
Giá trị tính khấu hao tháng của căn nhà
=
110.199.000
12 x 12
=
765270.833
7. Hạch toán sửa chữa TSCĐ.
Để duy trì hoạt động thường xuyên của TSCĐ và bảo toàn năng lực hoạt động của TSCĐ hàng tháng công ty lập kế hoạch sửa chữa duy tu bảo dưỡng TSCĐ. Đặc điểm của công ty là một doanh nghiệp thương mại cho nên hầu hết trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh của công ty đều gọn nhẹ hiện đại, vì vậy công việc sửa chữa nâng cấp TSCĐ đòi hỏi phỉa có trình độ chuyên môn cao, chính vì vậy việc sửa chữa TSCĐ ở công ty thường là thuê ngoài.
- Chỉ khi có yêu cầu sửa chữa phát sinh thì kế toán TSCĐ của công ty mới tiến hành tính toán chi phí sửa chữa, chi phí thực tế phát sinh các chi phí này kế toán phân bổ ngay vào đối tượng sửa chữa TSCĐ nếu chi phí nhỏ, còn nếu chi phí lớn thì cũng thực hiện phân bổ ngay vào đối tượng sửa chữa TSCĐ nếu chi phí nhỏ, còn nếu chi phí lớn thì cũng thực hiện phân bổ dần chi phí đó vào các đối tượng. Sau đó tiến hành lập kế hoạch dự toán cho từng hạng mục sửa chữa. Những thủ tục sửa chữa gồm:
- Dự toán chi phí cụ thể để sửa chữa lớn một TSCĐ.
- Nếu thuê ngoài thì phải có hợp đồng kinh tế sửa chữa
- Biên bản bàn giao công trình sửa chữa
- Quyết toán được duyệt công trình đưa vào sử dụng
+ Để theo dõi chặt chẽ quá trình sửa chữa kế toán tổng hợp chi phí thành giá trị thực tế sửa chữa lớn được kết chuyển vào TK 192 hoặc 335
Đối với loại hình sửa chữa thuê ngoài, công ty tiến hành ký hợp đồng sửa chữa với những người nhận thầu. Hợp đồng phải ghi rõ thời hạn hoàn thành giao nhận TSCĐ cho công ty, số tiền phải thanh toán phương thức thanh toán.
- thực tế những thứ này tại công ty chỉ áp dụg cho những công trình sửa chữa lớn có giá trị cao như sửa chữa nâng cấp nhà cửa kho tàng...`
Phần III
Một só ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở công ty vật tư bưu điện I.
I. Nhận xét chung về công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở công ty vật tư bưu điện
Công ty vật tư bưu điện I là một doanh nghiệp thương mại. Vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi DN không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ bằng một cơ chế quản lý chặt chẽ khoa học, trong đó việc hạch toán theo dõi TSCĐ đóng góp một vai trò rất quan trọng.
- Kể từ ngày thành lập đến nay công ty vật tư bưu điện I đã có những bước tiến vượt bậc, trong kinh doanh cũng như điều kiện làm việc của cán bộ nhân viên trong công ty ngày một hoàn hảo, bằng chứng là doanh thu ngày một cao và công ty mới chuyển trụ sở chính từ 18 Nguyễn Du đã xuống cấp, nhỏ hẹp sang 18 triệu việt vương với tổng giá trị là 6.058.161.791 VNĐ điều này chứng tỏ rằng lực trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là ban giám đốc và phòng kế toán.
- Về áp dụng hệ thống TK ở công ty sử dụng đúng các loại TK thuộc tài sản, nguồn vốn khấu hao TSCĐ các loại thu chi, thanh toán. Các tài khoản này được lập đúng thời gian, sổ sách ghi chép rõ ràng
- Việc tổ chức phân loại đánh giá TSCĐ. Kịp thời phù hợp với sự biến động của thị trường. Việc tính khấu hao được tiến hành kịp thời đầy đủ phục vụ kịp thời cho công tác đánh giá phân bổ khấu hao hợp lý phù hợp với thực tiễn.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình công ty vật tư bưu điện I.
+ Về đánh giá TSCĐ: Đánh giá lại điều kiện cần thiết để hạch toán cần quan tâm hơn tới việc đánh giá lại TSCĐ, Bởi vì với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật như hiện nay. TSCĐ rất dễ trở thành lạc hậu dẫn đến hiệu quả sử dụng rất dễ trở thành lạc hậu dẫn tới hiệu quả sử dụng thấp và việc xác định và đánh giá TSCĐ chậm dẫn tới viẹc tính khấu hao khó khăn hơn.
- Về việc theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ ở công ty tương đối chặt chẽ.Tuy nhiên trong việc kế toán theo dõi ghi giảm TSCĐ cần chi tiết rõ ràng nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của từng loại tài sản, kể cả những tài sản không thể bán được. Kế toán nên xác định giá trị thực tế ngoài thị trường chấp nhận chi tiết của từng tài sản để từ đó xác định khoản thu nhập bất thường do thanh lý của từng loại tài sản và khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại trên sổ sách và giá thị trường chấp nhận
Kết luận
- Để nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao tăng cường công tác quản lý vốn ở tất cả các khâu trong đó TSCĐ là một trong những khâu quan trọng nhất của vốn, tăng cường công tác quản lý TSCĐ chính là tăng cường quản lý vốn, vì vậy kế toán TSCĐ một mặt phải quản lý chặt chẽ giá trị hao mòn và trích khấu hao, xác định chính xác định chính xác giá trị hao mòn và trích trên cơ sở đó đảm bảo vốn cố định, mặt khác phải phân tích sự biến động thực trạng TSCĐ để đưa ra những thông tin chính xác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
- Trong thời gian thực tập tại công ty vật tư bưu điện I ngoài việc áp dụng những kiến thức được học tại nhà trường em đã học hỏi được nhiều điều bổ ích bổ sung những kiến thức từ thực tiễn.
- Tuy nhiên vì điều kiện thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót về trình độ chuyên môn, chưa thể bao quát triệt để toàn diện mà mới chỉ tiếp cận những kiến thức cơ bản về kế toán TSCĐ. Qua đây em rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý kiến đóng góp của thầy cô cũng như các cô chú trong phòng kế toán.
- Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hà Mai Anh và các cô chú trong phòng kế toán công ty vật tư bưu điện I đã nhiệt tình giúp đỡ em, trong công việc làm quen với thực tế, việc thu thập tài liệu để em hoàn thành chuyên đề này.
- Em xin bày tỏ lòng biết ơn ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô đã tạo mọi điều kiện dạy dỗ em trong suốt thời điều kiện dạy dỗ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội ngày......tháng....năm
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Anh Tú
Mục lục
Sổ cái
TK 211 TSCĐ hữu hình
Tháng 2/2000
Sổ chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
12.164.636.124
- Máy vi tính và máy in ĐNA
111
15.375.000
- Máy điều hoà SAMSUNG
111
11.487.600
- Điện thoại NOKIA
111
7.600.000
- Máy vi tính và máy in ĐNA
111
14.362.701
- Máy điều hoà ĐN
111
21.904.000
Số dư cuối kỳ
12.235.365.425
Kế toán trưởng Ngày... Tháng... Năm....
( Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc
( Ký tên, đóng dấu)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20421.DOC