Đề tài Sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Đề tài Sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: So sánh dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên và vùng Đông Bắc 14 Bảng 2. Hiện trạng mạng điểm phục vụ theo từng huyện đến 6/2007 202021 Bảng 3. So sánh hiện trạng bưu chính một số tỉnh đến 6/2007 212122 Bảng 4. Hiện trạng mạng đường thư cấp III tỉnh Thái Nguyên đến 6/2007 222223 Bảng 5. Hiện trạng dịch vụ bưu chính theo từng huyện đến 6/2007 242425 Bảng 6. Hiện trạng doanh thu dịch vụ Bưu chính tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2006 (gồm Bưu điện tỉnh Thái Nguyên và Bưu chính Viettel) 242425 Bảng 7. Hiện trạng nguồn nhân lực Bưu chính tỉnh Thái Nguyên đến 06/2007 252526 Bảng 8. Hiện trạng mạng chuyển mạch toàn tỉnh Thái Nguyên 262627 Bảng 9: Hiện trạng mạng cáp quang liên tỉnh tỉnh Thái Nguyên 262627 Bảng 10. Hiện trạng mạng cáp quang nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên đến 6/2007 272728 Bảng 11. Hiện trạng mạng truyền dẫn VIBA tỉnh Thái Nguyên 06/2007 303031 Bảng 12. Hiện trạng vị trí trạm BTS phân theo từng huyện của tỉnh Thái Nguyên đến 7/2007 313132 B...

doc240 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: So sánh dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên và vùng Đông Bắc 14 Bảng 2. Hiện trạng mạng điểm phục vụ theo từng huyện đến 6/2007 202021 Bảng 3. So sánh hiện trạng bưu chính một số tỉnh đến 6/2007 212122 Bảng 4. Hiện trạng mạng đường thư cấp III tỉnh Thái Nguyên đến 6/2007 222223 Bảng 5. Hiện trạng dịch vụ bưu chính theo từng huyện đến 6/2007 242425 Bảng 6. Hiện trạng doanh thu dịch vụ Bưu chính tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2006 (gồm Bưu điện tỉnh Thái Nguyên và Bưu chính Viettel) 242425 Bảng 7. Hiện trạng nguồn nhân lực Bưu chính tỉnh Thái Nguyên đến 06/2007 252526 Bảng 8. Hiện trạng mạng chuyển mạch toàn tỉnh Thái Nguyên 262627 Bảng 9: Hiện trạng mạng cáp quang liên tỉnh tỉnh Thái Nguyên 262627 Bảng 10. Hiện trạng mạng cáp quang nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên đến 6/2007 272728 Bảng 11. Hiện trạng mạng truyền dẫn VIBA tỉnh Thái Nguyên 06/2007 303031 Bảng 12. Hiện trạng vị trí trạm BTS phân theo từng huyện của tỉnh Thái Nguyên đến 7/2007 313132 Bảng 13. Hiện trạng mạng ADSL phân theo đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên (Bưu điện tỉnh Thái Nguyên và Viettel) đến 12/2006 323233 Bảng 14. Hiện trạng đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện của tỉnh Thái Nguyên đến 12/2006 343435 Bảng 15. Hiện trạng dịch vụ điện thoại cố định tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2006 353536 Bảng 16. Hiện trạng dịch vụ Internet tỉnh Thái Nguyên 363637 Bảng 17. So sánh hiện trạng dịch vụ viễn thông một số tỉnh Đông Bắc đến 12/2006 363637 Bảng 18: Khảo sát hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan Nhà nước 414142 Bảng 19: Hạng mục đầu tư 565650 Bảng 20: Tổng hợp vốn đầu tư Đề án 112 giai đoạn 2001-2005 565651 Bảng 21. Kết quả dự báo doanh thu các dịch vụ Bưu chính đến 2015 727273 Bảng 22. Kết quả dự báo thuê bao điện thoại cố định tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 727273 Bảng 23. Kết quả dự báo thuê bao điện thoại di động tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 737374 Bảng 24. Kết quả dự báo thuê bao Internet tỉnh Thái Nguyên đến 2015 737374 Bảng 25. So sánh chỉ tiêu phát triển bưu chính một số tỉnh Đông Bắc đến năm 2015 828284 Bảng 26. Quy hoạch mạng điểm phục phụ Bưu chính tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 848486 Bảng 27. Đầu tư bưu cục tự động đến năm 2015 888890 Bảng 28. Danh mục đầu tư thiết bị giai đoạn 2007 - 2008 898991 Bảng 29. Danh mục thiết bị đầu tư giai đoạn 2009 - 2015 898991 Bảng 30. Tổng đầu tư phát triển các điểm phục vụ tự động 898991 Bảng 31. Chỉ tiêu phát triển dịch vụ điện thoại và Internet tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 939395 Bảng 32. So sánh chỉ tiêu phát triển điện thoại và Internet một số tỉnh Đông Bắc đến năm 2010 939395 Bảng 33. So sánh chỉ tiêu phát triển điện thoại và Internet một số tỉnh Đông Bắc đến năm 2015 939395 Bảng 34. Danh sách các tổng đài lắp mới đến năm 2015 100100102 Bảng 35: Dung lượng lắp mới các huyện 102102104 Bảng 36. Quy hoạch phát triển Internet tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 108108110 Bảng 37. Phân kênh phát thanh FM băng thông Bn = 180Khz (180KF3E) 110110112 Bảng 38. Danh sách các huyện được phổ cập 116116118 Bảng 39. Hiện trạng mật độ điện thoại các huyện trong vùng được phổ cập dịch vụ Viễn thông công ích 117117119 Bảng 40. Số thuê bao cần hỗ trợ đến 2010 117117119 Bảng 41. Kinh phí hỗ trợ phát triển thuê bao mới của các cá nhân, hộ gia đình 118118120 Bảng 42. Kinh phí hỗ trợ duy trì cung ứng dịch vụ Viễn thông công ích 118118120 Bảng 43. Kinh phí hỗ trợ duy trì thuê bao điện thoại cố định (hỗ trợ cho cá nhân) 118118120 Bảng 45. Đầu tư thiết bị mạng để truy nhập Internet công cộng 118118120 Bảng 46. Phân kỳ thực hiện 119119121 Bảng 47. Phân kỳ đầu tư cho điểm truy nhập Internet công cộng 119119121 Bảng 48. Kinh phí duy trì hoạt động điểm truy nhập Internet công cộng 119119121 Bảng 49. Tổng kinh phí đầu tư cho dịch vụ Internet 119119121 Bảng 49. Tổng kinh phí đầu tư cho dịch vụ điện thoại cố định và Internet 120120122 Bảng 50: Tổng hợp các dự án ứng dụng CNTT giai đoạn 2008-2010 136131133 Bảng 51: Tổng hợp các dự án ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015 136132134 Bảng 52. Số điểm bưu cục và điểm bưu điện văn hóa xã phát triển mới 188181 Bảng 53. Đầu tư các điểm bưu cục và bưu điện văn hóa xã 188181 Bảng 54. Đầu tư phát triển các điểm đại lý đa dịch vụ 189182 Bảng 55. Kinh phí đầu tư mạng vận chuyển 189182 Bảng 56. Đầu tư xây hệ thống thư viện sách 190183 Bảng 57. Đầu tư tin học hóa các điểm Bưu cục và BĐVHX 190183 Bảng 58. Tổng đầu tư bưu chính 191184 Bảng 59. Nhu cầu thực hiện xác định theo chỉ tiêu phát triển đến năm 2015 191184 Bảng 60. Suất đầu tư cho 1 thuê bao điện thoại cố định và mạng ngoại vi 191184 Bảng 61. Đầu tư phát triển mạng ngoại vi, suất đầu tư giảm 5%/năm do thiết bị giảm giá 191184 Bảng 62. Suất đầu tư cho một thuê bao điện thoại di động 192185 Bảng 63. Nhu cầu thực hiện xác định theo các chỉ tiêu phát triển đến năm 2015 192185 Bảng 64. Đầu tư phát triển mạng di động, suất đầu tư giảm 10%/năm 192185 Bảng 65. Nhu cầu thực hiện xác định theo các chỉ tiêu phát triển, suất đầu tư giảm 5%/năm 193186 Bảng 66. Đầu tư phát triển mạng thuê bao chuyển mạch TDM và thuê bao NGN theo phương án 3 193186 Bảng 67. Nhu cầu đầu tư cho các điểm truy nhập Wi-Fi 194187 Bảng 68. Đầu tư cho hệ thống Trung tâm thông tin cơ sở 194187 Bảng 69. Tổng đầu tư viễn thông đến năm 2015 194187 Bảng 70. Kết quả dự báo số thuê bao điện thoại cố định tỉnh Thái Nguyên đến 2015 theo phương pháp hồi qui tương quan 211203 Bảng 71. Kết quả dự báo số thuê bao điện thoại di động tỉnh Thái Nguyên đến 2015 theo phương pháp hồi qui tương quan 214206 Bảng 72. Dự báo số thuê bao Internet tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 215207 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Cơ cấu lao động tỉnh Thái Nguyên 141415 Hình 2: Mô hình kết nối mạng WAN của VP.UBND tỉnh Thái Nguyên 434345 Hình 3. Xu hướng phát triển mạng Viễn thông 696965 Hình 4. Xu hướng công nghệ thông tin di động 696965 Hình 5: Mô hình cấu trúc mạng NGN 959598 Hình 6: Sơ đồ mạng NGN 969699 Hình 7: Phần truy nhập (Access) mạng NGN trong tỉnh 9797100 Hình 8: Mô hình mạng NGN truy nhập qua mạng PSTN 9999102 Hình 9. Cấu trúc mạng cáp quang Chính phủ điện tử tỉnh Thái Nguyên 105105108 Hình 10: Mô hình cổng giao tiếp điện tử 145140143 Hình 11: Mô hình tương tác cổng điện tử 146141143 PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH Trong những năm gần đây, việc phát triển mạnh mẽ của Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trên thế giới đã tác động, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Những năm qua Bưu chính, Viễn thông và CNTT đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc và hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập làm việc của con người. Ứng dụng và phát triển bưu chính viễn thông và CNTT là hướng đi tắt đón đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với một số ngành công nghệ cao khác, Bưu chính viễn thông và CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của con người. Bưu chính, Viễn thông và CNTT là một ngành quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế. Phát triển Bưu chính, Viễn thông và CNTT đúng định hướng, theo quy hoạch là tạo điều kiện thu hút đầu tư, thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Từ trước tới nay, Bưu chính, Viễn thông phát triển đã theo chiều hướng tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, song chưa đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và các ngành khác, chưa toàn diện trên địa bàn tỉnh. Vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh nhiều nơi có mật độ điện thoại rất thấp; các khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế trọng điểm, chất lượng các dịch vụ, các điểm kết nối chưa được hoàn chỉnh; cáp quang hoá trong truyền dẫn chưa đồng đều,… đặc biệt vẫn chưa có quy hoạch định hướng nên việc đầu tư để phát huy hết năng lực mạng cũng như tính ưu việt của toàn hệ thống phục vụ cho sự phát triển chung đang còn nhiều hạn chế. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Bưu chính, Viễn thông tổ chức triển khai xây dựng quy hoạch Bưu chính, Viễn thông, ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH 1. Chỉ đạo của Đảng và căn cứ pháp pháp lý Nhà nước đối với sự phát triển BCVT & CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam - Chỉ thị số 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH. - Quyết định 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động triển khai chỉ thị 58 CT/TW. - Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10, ngày 25/5/2002. - Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 18/10/2001, về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. - Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 06/9/2005, về việc “Phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010”. - Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010. - Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet. - Nghị định 128/2007/NĐ-CP ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về dịch vụ chuyển phát. - Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112). - Quyết định số 47/QĐ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, phê duyệt Đề án tin học hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 (Đề án 47). - Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2005. - Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010. - Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020. - Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ do Bộ Thương mại đệ trình. - Kế hoạch tổng thể phát triển CPĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Dự thảo của Bộ BCVT nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). - Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005; - Luật Công nghệ thông tin (luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006). - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ "Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KTXH". - Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/9/2006 về Thương mại điện tử; - Quyết định số 169/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; - Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; - Chỉ thị 04/2007/CT-TTg ngày 22/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính; - Nghị định 63/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. - Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ, về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. 2. Chỉ đạo của Đảng và căn cứ pháp pháp lý của UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phát triển BCVT & CNTT - Căn cứ Quyết định số 1251/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 06 năm 2007 của UBND tỉnh “V/v phê duyệt đề cương Dự án quy hoạch Bưu chính, Viễn thông, ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin – truyền thông tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. - Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI. - Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. - Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 có tính đến 2020. - Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 đến 2020. - Nguồn số liệu các Sở ban ngành, các huyện và các doanh nghiệp. - Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2006 của Cục Thống Kê Thái Nguyên. III. MỤC ĐÍCH TIÊU CHUNG CỦA QUY HOẠCH Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ Thông tin, đồng thời là cơ sở để Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ Thông tin thống nhất, đồng bộ với quy hoạch của các ngành trong tỉnh; là cơ sở để Nhà nước xem xét quyết định đầu tư các dự án, các công trình Bưu chính, Viễn thông tỉnh Thái Nguyên. Làm cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin lập kế hoạch phù hợp với quy hoạch chung của ngành và của tỉnh. Thúc đẩy phát triển và phổ cập dịch vụ Bưu chính, Viễn thông và ứng dụng Công nghệ Thông tin trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực, những dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện thành công các dự án cấp thiết về Bưu chính, Viễn thông. Cụ thể hóa những mục tiêu kinh tế – xã hội của lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông nêu trong định hướng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Quốc phòng – An ninh 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến 2020 nhằm: - Tạo điều kiện để toàn xã hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin trên hạ tầng bưu chính, viễn thông và Internet đã xây dựng, làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. - Làm cơ sở để tạo môi trường pháp lý thuận lợi thu hút đầu tư cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. - Cung cấp các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin thuận tiện, hiện đại, đa dạng, phong phú, giá cước giảm. Tiếp tục thực hiện phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Công nghệ thông tin đến tất cả các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, chất lượng phục vụ ngày càng cao. IV. NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông, ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin phải có tính khả thi, đồng bộ trong tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập, xu hướng toàn cầu hoá và sự bùng nổ về công nghệ, quy hoạch này phải mang các tính chất sau: 1. Tính định hướng: Quy hoạch mang tính định hướng nhưng đòi hỏi phải hợp lý và có tính khả thi cao. Quy hoạch phải xác định được quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển, đưa ra được phương án phát triển từng lĩnh vực và từng không gian lãnh thổ, đồng thời đưa ra được hệ thống các giải pháp trước mắt và lâu dài để thực hiện các phương án. 2. Tính thống nhất: Quy hoạch mang tính định hướng tổng thể cao, đưa ra được các giải pháp hợp lý và tương hỗ để phát triển không chỉ trong phạm vi tỉnh mà còn phải phù hợp với sự phát triển chung của cả vùng và của cả nước. 3. Tính phù hợp: Các chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch phải phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng công nghệ của tỉnh nhưng đồng thời cũng phải cụ thể hoá được Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và Công nghệ thông tin đến năm 2015 của ngành và Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2020. PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn; phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541km2 và dân số hơn 1,1 triệu người với 8 dân dân tộc anh em chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương). Vị trí địa lý trung tâm là điều kiện thuận lợi cho phát triển bưu chính viễn thông. 1.2. Địa hình Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác 2. Tài nguyên khoáng sản Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, than, quặng sắt, Ti tan, thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… đều có trữ lượng lớn. 3. Tài nguyên du lịch Tỉnh Thái Nguyên có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như: Khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu du lịch Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà, khu di tích lịch sử ATK, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, các công trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa như Đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (thành phố Thái Nguyên). Tỉnh Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan, du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, như đến cây đa Tân Trào (Tuyên Quang); Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Pắc Bó (Cao Bằng); Động Tam Thanh, Nhị Thanh và núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Tam Đảo - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc); Đền Hùng (Phú Thọ); Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc (Hải Dương). Tài nguyên du lịch sẽ thu hút lượng khách du lịch lớn, điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ Bưu chính, viễn thông. 4. Cơ sở hạ tầng 4.1. Mạng lưới giao thông Giao thông đường bộ Tổng chiều dài đường bộ của Tỉnh là 2.753 km, trong đó Quốc lộ là 183 km, tỉnh lộ là 105,5km, huyện lộ là 659 km; đường liên xã là 1.764 km; hệ thống tỉnh lộ và quốc lộ đều được dải nhựa phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh. Giao thông đường sắt Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện, đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước như: tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh; tuyến đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng, tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng. Giao thông đường thủy Tỉnh Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km; Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính là Sông Cầu và sông Công sẽ được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa. 4. Đặc điểm văn hóa – xã hội tỉnh Thái Nguyên 4.1. Các di tích lịch sử văn hóa Tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa. Tỉnh có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp địa phương, như: Địa điểm cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 (Dinh Công Sứ, Trại lính khố xanh, Nhà lao Thái Nguyên, Phòng tuyến Gia Sàng và Đền thờ Đội Cấn); nơi thành lập cơ sở Đảng cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 1936; địa điểm thành lập đội cứu Quốc quân II; di tích lịch sử xã Tiên Phong; cụm di tích Kha Sơn;…. Di tích lịch sử và nghệ thuật: Đền Lục Giác, Đình Phương Hộ, Đình Hộ Lệnh, Đình Xuân La. Thắng cảnh: Hồ Núi Cốc, Đền Đuổm, Núi Văn, Núi Võ, Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Động Linh Sơn, Chùa Hang, Thác Khuôn Tát … Di tích khảo cổ: Khu di tích khảo cổ học thời đại đồ đá Thần Sa (hang Phiềng Tung, Mái đá Ngườm, và một số hang khác). 4.2. Trường học Chất lượng dạy và học được nâng lên đáng kể, cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cấp, cải thiện rõ rệt. Hầu hết các xã đã có trường tiểu học và trung học cơ sở. Đến năm 2006, toàn tỉnh có 436 trường học phổ thông, tăng 4 trường so với năm 2005; tổng số học sinh đến trường là 200.412. Ở cấp học phổ thông trung học có 27 lớp với 42.683 học sinh. Với 5 trường đại học, 7 trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, 6 trường công nhân kỹ thuật, tỉnh Thái Nguyên đóng vai trò trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục – đào tạo của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước. Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao. (Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2006) 4.3. Bệnh viện Đến 12/2006, trên địa bàn tỉnh có 218 cơ sở y tế với khoảng 3.353 giường bệnh (trong đó có 818 giường của trạm y tế xã phường) cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Trong số này có 16 bệnh viện và 13 phòng khám đa khoa khu vực, 1 bệnh viện điều dưỡng, 2 nhà hộ sinh, 180 trạm y tế xã phường và 6 cơ sở khác. Một số chỉ tiêu y tế của tỉnh được cải thiện rõ rệt trong các năm qua và cao hơn mức bình quân trung của toàn vùng và cả nước. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị trong tỉnh về các chỉ tiêu này. Chất lượng dịch vụ ở một số cơ sở y tế của tỉnh chưa cao do thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiếu bác sỹ giỏi. Bệnh viện A của tỉnh thường xuyên trong tình trạng quá tải. Cơ sở vật chất của y tế huyện còn hạn chế. (Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2006) II. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, DÂN CƯ, NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 1. Dân số ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2006 ) Dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên tăng bình quân 0,71%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Dân số bình quân năm 2006 là 1.127.170 người với nhiều dân tộc anh em, trong số này chủ yếu là người Kinh, chiếm 12,03% tổng dân số của vùng và 1,15% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình năm 2006 là 319,07 người/km2, Tỷ lệ dân số nữ chiếm 49,9%, tỷ lệ dân thành thị đạt 23,9%, Giống như hầu hết các tỉnh trong vùng, dân số hoạt động nông nghiệp của tỉnh chiếm một tỷ lệ lớn, năm 2006 chiếm gần 70% tổng dân số. 2. Nguồn nhân lực Tính đến 12/2006, dân số trong độ tuổi lao động tỉnh Thái Nguyên là 751.857 người chiếm 66,7% dân số, số người trong độ tuổi lao động hoạt động kinh tế của tỉnh năm 2006 là 597.433 người, chiếm 79,46% nguồn lao động của tỉnh. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh còn chậm so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp tuy có giảm đi qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, năm 2006 chiếm 65% tổng số lao động làm việc. Lao động dịch vụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2001-2005 (bình quân 8,7%/năm), năm 2006 chiếm gần 21% tổng số lao động làm việc của tỉnh. Lao động công nghiệp – xây dựng tăng trên 8% trong giai đoạn 2001-2005, đến năm 2006 mới chiếm 14% tổng số lao động làm việc. Lao động nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số lao động việc làm của tỉnh. Hình 1: Cơ cấu lao động tỉnh Thái Nguyên Bảng 1: So sánh dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên và vùng Đông Bắc Nguồn: Tổng cục thống kê Khu vực Dân số trung bình Mật độ dân số Dân số thành thị Dân số nông thôn Lao động khu vực nhà nước lý Tỷ lệ dân số thành thị Tỷ lệ dân số nông thôn Tỷ lệ lao động khu vực nhà nước Hà Giang 683,5 86 76 607,5 25,6 11% 89% 4% Cao Bằng 518,9 77 70 448,9 22,1 13% 87% 4% Bắc Kạn 301,5 62 45,4 256,1 18,2 15% 85% 6% Tuyên Quang 732,3 125 68,8 663,5 27,6 9% 91% 4% Lào Cai 585,8 92 108,1 477,7 25,6 18% 82% 4% Yên Bái 740,7 107 146,7 594 28,1 20% 80% 4% Thái Nguyên 1127,2 318 257 870,2 25,2 23% 77% 2% Lạng Sơn 746,4 90 150,3 596,1 28,3 20% 80% 4% Quảng Ninh 1091,3 179 509 582,3 48,7 47% 53% 4% Bắc Giang 1594,3 417 146,8 1447,5 36,9 9% 91% 2% Phú Thọ 1336,6 379 209,9Bottom of Form 1126,7Bottom of Form 34,2Bottom of Form 16% 84% 3% Đông Bắc 9458,5 148 1788 7670,5 320,4 19% 81% 3% Top of Form CẢ NƯỚC Bottom of Form 84155,8 254 22823,6 61332,2 2435,4 27% 73% 3% III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 1. Tình hình phát triển triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2005 1.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Năm 2005 tổng GDP tỉnh Thái Nguyên là 3.757 tỷ đồng (theo giá so sánh với năm 1994) và 6.459 tỷ đồng (theo giá hiện hành). GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 5,84 triệu đồng (cả nước 10,08 triệu đồng). Năm 2005 tốc độ tăng GDP của tỉnh đạt 8,9% (giai đoạn 2001 – 2004 đạt 9,05%). Các tốc độ trên đều cao hơn mức tăng chung của cả nước nhưng thấp hơn mức tăng của một số tỉnh khác trong vùng và nhiều địa phương khác trong cả nước. Giai đoạn 2001-2005, khu vực công nghiệp đóng góp lớn nhất (47,9%) cho tăng trưởng GDP của tỉnh, tiếp đến là khu vực dịch vụ (35,3%) và cuối cùng là nông – lâm – thủy sản (16,7%). Một số ngành, sản phẩm mũi nhọn có sự phát triển tương đối nhanh, vững chắc, quy mô ngày càng tăng. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân hàng năm 12,45%; ngành thương nghiệp tăng 12%; dịch vụ giao thông – bưu điện tăng 9,8%. 1.2. Cơ cấu kinh tế Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2006 Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch đúng hướng với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp hàng hóa mà tỉnh có lợi thế phát triển (như công nghiệp khai thác, chế biến, thương mại, du lịch – khách sạn – nhà hàng, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp). Ngành công nghiệp – xây dựng tỉnh được đầu tư nhiều nhất trong những năm qua và cho tới nay vẫn là một ngành có đóng góp lớn nhất cho GDP tỉnh: 30,4% năm 2000; 38,5% năm 2004 và 38,6% năm 2005. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tăng nhanh trong giai đoạn 1996-2000 nhưng hầu như không cải thiện trong giai đoạn 2001-2005. Do các ngành dịch vụ tỉnh chưa có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển. Phần đóng góp của ngành nông – lâm – thủy sản cho GDP tỉnh giảm nhanh qua các năm, phù hợp với đường lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tỷ trọng của ngành này giảm từ 33,7% năm 2000 xuống 26,5% năm 2005. 1.3. Các lĩnh vực xã hội Chất lượng dạy và học được nâng lên đáng kể, cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cao, cải thiện rõ rệt. Trình độ giáo viên phổ thông và mẫu giáo được nâng dần qua các năm. Với 5 trường đại học, 7 trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, 6 trường công nhân kỹ thuật. Tỉnh Thái Nguyên có vai trò trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục – đào tạo của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bênh cho nhân dân của tỉnh ngày càng được cải thiện rõ rệt. 2. Tình hình phát triển triển kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm 2007 của tỉnh Thái Nguyên Qua 9 tháng triển khai kế hoạch năm 2007, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung Ương, sự cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đã đoàn kết vượt qua mọi khó khăn để tổ chức thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo kế hoạch đã đề ra. Tiến độ thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu 9 tháng đầu năm so với kế hoạch cả năm 2007 theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh như sau: Dự ước tốc độ tăng trưởng kinh tế - GDP 9 tháng đầu năm 2007 đạt 12% (đạt kế hoạch năm). Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 3973270 tấn, bằng 71,4% kế hoạch. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 537,87 tỷ đồng, bằng 70% kế hoạch (thu trong cân đối ước đạt 482,7 tỷ đồng, bằng 74% kế hoạch). Giải quyết việc làm mới cho khoảng 13.100 lao động, bằng 87,3% kế hoạch; trong đó, xuất khẩu lao động được 1.420 lao động. Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh năm 2007 dự kiến hoàn thành kế hoạch đề ra ( giảm > 2,5% so với năm trước). Về Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp trên đại bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2007 vẫn duy trì được tốc độ tăng khá cao ở tất cả các khu vực kinh tế và đạt tốc độ tăng cao hơn mức bình quân chung của cả nước (cả nước 9 tháng đầu năm 2007 tăng khoảng 17%). Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (tính theo giá cố định năm 1994) ước đạt 5.103 tỷ đồng, bằng 72,4% kế hoạch; trong đó, doanh nghiệp Nhà nước đạt 2.912,5 tỷ đồng, tăng 13,3%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước ước đạt 1.885 tỷ đồng, tằn 42,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 306 tỷ đồng, tăng 17% so với cũng kỳ. Về đầu tư xây dựng cơ bản: tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn do nhà nước quản lý 9 tháng đầu năm 2007 ước đạt 1.966 tỷ đồng, tăng 55,6% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn do Trung ương quản lý ước đạt 1.307,7 tỷ đồng, tăng 95,5%; vốn do địa phương quản lý ước đạt 658,3 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ. Đến 9/2007, trên địa bàn tỉnh có 1.577 doanh nghiệp đã thành lập và hoạt động; trong đó, 9 tháng đầu năm 2007 thành lập mới 226 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 1.055 tỷ đồng. Có 24 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã đăng ký và đang triển khai trên địa bàn, với tổng vốn đăng ký là 310,6 triệu USD, số vốn đã thực hiện ước đạt 81,5 triệu USD. Về xuất nhập khẩu: Xuất khẩu: trên địa bàn tỉnh 9 thánh đầu năm 2007 ước đạt 45,09 triệu USD, bằng 93,94% kế hoạch, tăng 28,57% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu địa phương uớc đạt 33,53 triệu USD, vượt 6,1% kế hoạch, tăng 53,57%; xuất khẩu Trung ương và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 11,56 triệu USD, bằng 70% kế hoạch và bằng 87,35% so với cùng kỳ. Nhập khẩu: trên đại bàn 9 tháng đầu năm 2007 ước đạt 132,1 triệu USD, tăng 21,25% so với cùng kỳ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: phôi thép 176,6 nghìn tấn, bằng 80,19%; phụ kiện hàng may mặc 13,27 triệu USD, tăng 65,01%; máy móc thiết bị 2,69 triệu USD, tăng 72,26% so với cùng kỳ. Về hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ: tính chung 9 tháng đầu năm 2007, tổng mức mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 3.162 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ; trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 337 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 2.825 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Ngành thương mại du lịch thực hiện 9 tháng đầu nam 2007 ước đạt 2.772,2 tỷ đồng, tăng 15,7%; ngành khách sạn nhà hàng và dịch vụ ước đạt 274 tỷ đồng, tăng 27%, doanh thu dịch vụ ước đạt 115,3 tỷ đồng, tăng 120% so với cùng kỳ. Doanh thu ngành khách sạn nhà hàng và dịch vụ trên địa bàn thực hiện đạt mức khá cao, nguyên nhân là do từ đầu năm đến nay lượng khách tham quan, du lịch về tỉnh Thái Nguyên trong Năm du lịch Quốc gia Thái Nguyên 2007. Hoạt động kinh doanh vận tải: trong 9 tháng đầu năm 2007, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 6.703 nghìn tấn, tăng 11%; doanh thu ước đạt 254 tỷ đồng, tăng 10,4%; khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 2.477 nghìn lượt người, tăng 6,2%; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 52 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ.tỉnh Thái Nguyên quý I năm 2007 Nguồn: Website sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên. (Về Sản xuất công nghiệp: Tính chung quý I/2007, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (bao gồm cả các đơn vị quốc phòng) ước đạt 1.510 tỷ đồng, đạt 21,4% kế hoạch cả năm, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 929 tỷ đồng, tăng 38 %; khu vực ngoài quốc doanh ước đạt 505 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 35 %; riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2007 lại giảm, ước đạt 76 tỷ đồng, so với cùng kỳ chỉ đạt 86%. Về đầu tư xây dựng cơ bản: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn (nguồn vốn tập trung do Nhà nước quản lý) quý I/2007 ước đạt 680 tỷ đồng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Quý I/2007, trên địa bàn tỉnh đã có 1 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 100 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 30 triệu USD (Dự án Xây dựng chuyển giao Hồ điều hoà Xương Rồng và khu đô thị mới). Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 24 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp giấy phép, hiện đang đầu tư và đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 317 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 112,6 triệu USD, bên Việt Nam là 22,3 triệu USD, bên nước ngoài là 90,3 triệu USD. Về xuất nhập khẩu: - Xuất khẩu: Tình hình xuất khẩu trên địa bàn quý I/2007 tăng khá, nhất là xuất khẩu trung ương, giá trị quý I/2007 đạt 9,2 triệu USD, đạt 19% kế hoạch và tăng 36,27% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 3/2007, giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 3,2 triệu USD, tăng 14% so với tháng trước, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước. - Nhập khẩu: Giá trị nhập khẩu quý I/2007 ước tính đạt 32 triệu USD, tăng 56% so với quý I/2006, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 30,3 triệu USD, tăng 63%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 1,7 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ. Về phát triển thương mại: Tính chung quý I/2007, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.016 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 96 tỷ đồng (chiếm gần 10% tổng mức bán lẻ), tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tổng mức bán lẻ của khối cá thể chiếm tỷ trọng gần 70% với doanh thu bán lẻ ước đạt 630 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm; Một số nhiệm vụ trọng tâm trong các tháng cuối năm 2007). IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ NHỮNG HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 1. Thuận lợi Tỉnh Thái Nguyên có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học – công nghệ phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và vùng. Đây là lợi thế rất quan trọng để tỉnh bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc Chính phủ sẽ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho Đại học Thái Nguyên theo hướng đa ngành gắn với việc hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ của vùng. Vị trí địa lý là một trong những thế nổi bật của Thái Nguyên. Tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi với đường giao thông thuận lợi đến các địa phương trong và ngoài vùng, các thành phố lớn và khu công nghiệp lớn. Do ở gần các địa phương thuộc Đồng bằng sông Hồng và có đường giao thông thuận lợi đến các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn nên tỉnh có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, hợp tác đầu tư, trao đổi hàng hóa với các địa phương này. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. So với nhiều địa phương khác trong vùng và một số địa phương khác trong vùng và một số địa phương khác trong cả nước, tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp luyện kim, vật liệu xây dựng và chế biến nông sản; dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải. Điều kiện đất đai, khí hậu – thủy văn của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp (chè, lạc), cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thái Nguyên có một nền tảng công nghiệp nặng từ rất sớm là tiền đề cho phát triển công nghiệp sau này…. 2. Khó khăn Nền kinh tế tỉnh tuy đã đạt được một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhưng còn mất cân đối trên nhiều mặt như thiếu vốn đầu tư; trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và sản phẩm còn thấp; mức độ phát triển kinh tế thấp hơn nhiều so với tiềm năng và chưa có những ngành, sản phẩm mang tính đột phá. Các tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên, khí hậu, lợi thế về địa lý, về cơ sở hạ tầng chưa được khai thác có hiệu quả. Đây là hạn chế lâu dài cần khắc phục từng bước. Địa điểm địa hình của tỉnh gây nhiều khó khăn cho việc phát triển kết cấu hạ tầng ở một số địa phương trong tỉnh (nhất là các xã miền núi), dẫn đến hạn chế khả năng thu hút đầu tư của các địa bàn khó tiếp cận và gây ra sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. Có sự chênh lệch lớn về trình độ dân trí giữa các vùng trong tỉnh: giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng trung du, thành phố, thị xã với các vùng sâu, vùng xa. Thái Nguyên là một trung tâm về khoa học và đào tạo và có nguồn nhân lực có trình độ không thua kém mức bình quân của cả nước nhưng nguồn nhân lực này chưa được sử dụng tốt cho mục tiêu phát triển của địa phương. Tỉnh còn thiếu nhân lực trình độ cao. Trình độ lao động tỉnh không đồng đều. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn một số yếu kém, hệ thống giao thông vùng nông thôn chưa hoàn chỉnh. V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1. Mục tiêu về kinh tế - xã hội Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên Mục tiêu về kinh tế - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 12-13%/năm, thời kỳ 2011-2015 đạt 12-12,5%/năm và thời kỳ 2016-2020 đạt 11-12%/năm; trong đó: tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006-2020: nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 5-5,5%/năm, công nghiệp-xây dựng đạt 13,5-14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5-13,5%/năm. - GDP bình quân đầu người đạt trên 800 USD vào năm 2010, 1.300-1.400USD vào năm 2015 và 2.200-2.300USD và năm 2020. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38-39%, nông nghiệp chiếm 16-17% vào năm 2010; tương ứng đạt 46-47%, 39-40%, 13-14% vào năm 2015; đạt 47-48%, 42-43%, 9-10% vào năm 2020. - Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 65-66 triệu USD vào năm 2010, đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006-2020 đạt 15-16%/năm. - Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500-1.550 tỷ đồng vào năm 2010, 4.000-4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006-2020 đạt trên 20%/năm. Mục tiêu về xã hội Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong cả giai đoạn quy hoạch là 0,98%, trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,9% và tăng cơ học là 0,08%. Hàng năm giải quyết việc làm cho ít nhất 15.000 lao động trong giai đoạn 2006-2010 và khoảng 12.000-13.000 lao động trong 10 năm tiếp theo. Đảm bảo trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38-40% năm 2010 và tăng lên 68-70% năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xuống dưới 15% vào năm 2010 và còn khoảng 2,5% năm 2020. Tăng tỷ lệ đô thị hóa lên 31-32% vào năm 2010 và 44-45% vào năm 2020. Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng – an ninh, giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy. PHẦN III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG I. HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH 1. Mạng bưu cục, điểm phục vụ Mạng Bưu chính công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay chủ yếu là của Bưu điện tỉnh, đang được phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và cung cấp dịch vụ với chất lượng ngày một nâng cao. Các điểm phục vụ (nhất là các hình thức đại lý) đang phát triển cả về số lượng và quy mô phục vụ. Ngoài Bưu điện tỉnh, còn có Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel cũng tham gia cung cấp các dịch vụ Bưu chính, nhưng mới chỉ chiếm thị phần nhỏ. Đến 6/2007, toàn tỉnh có 401 368 điểm phục vụ bưu chính, trong đó: 402 Bưu cục (1 bưu cục cấp I, 8 bưu cục cấp II và 313 bưu cục cấp III), 139 điểm bưu điện văn hóa xã, 222187 đại lý. Phần lớn các bưu cục được xây dựng kiên cố khang trang và được mở đầy đủ các dịch vụ bưu chính viễn thông; các điểm phục vụ tập trung ở những địa bàn đông dân cư có nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông lớn. Nhiều dịch vụ mới như EMS, chuyển tiền nhanh, dịch vụ quà tặng, truy cập Internet... đã được mở tại các bưu cục, đại lý bưu điện, điểm Bưu điện Văn hóa xã. Bên cạnh đó, công tác quản lý nâng cao chất lượng nghiệp vụ đã được chú trọng; công tác phát hành báo chí tăng khá cả về sản lượng và doanh thu. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã năng động trong việc kinh doanh báo thương phẩm, sản lượng báo thương phẩm tăng nhanh. Hiện tại, bán kính phục vụ bình quân của một điểm phục vụ là 1,675km/điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân là 2.7903.063 người/điểm. So với chỉ tiêu cả nước năm 2006, (bán kính phục vụ bình quân của một điểm phục vụ là 2,37km và số dân bình quân được phục vụ bởi một điểm phục vụ là 4.332 người), thì tỉnh Thái Nguyên đạt mức khá của cả nước. Bảng 2. Hiện trạng mạng điểm phục vụ theo từng huyện đến 6/2007 TT Đơn vị hành chính Bưu cục cấp I Bưu cục cấp II Bưu cục cấp III BĐVHBưu điện văn hóa xãX Đại lý Tổng số điểm Bán kính phục vụ Số dân/ điểm phục vụ 1 TP. Thái Nguyên 1 0 13 11 150 175 0,57 1.383 2 Tx Sông Công 1 3 5 3 12 1,49 4.084 3 Huyện Định Hóa 1 2 22 3 28 2,41 3.201 4 Huyện Võ Nhai 1 1 13 1 16 4,09 3.996 5 Huyện Phú Lương 1 3 13 5 22 2,31 4.830 6 Huyện Đồng Hỷ 1 2 17 18 38 1,99 3.282 7 Huyện Đại Từ 1 5 25 1 32 2,39 5.229 8 Huyện Phú Bình 1 1 20 1 23 1,86 6.275 9 Huyện Phổ Yên 1 3 13 5 22 1,93 6.362 Tổng số 1 8 33 139 187 368 1,75 3.063 Chỉ tiêu mạng bưu cục và điểm phục vụ của tỉnh Thái Nguyên không có sự chênh lệch lớn. Trong các đơn vị hành chính của tỉnh thì TP. Thái Nguyên có chỉ tiêu về bán kính phụ vụ và số dân/điểm là tốt nhất. Tuy nhiên, bán kính phục vụ của huyện Võ Nhai và huyện Định Hóa là lớn so với các huyện còn lại, do diện tích lớn và mức độ tập trung dân cư không cao; tuy nhiên vẫn đạt ở mức tốt. Số dân phục vụ bình quân trên một điểm phục vụ của huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên cao hơn so với các huyện còn lại, do các huyện này có mật độ dân cư cao, được đánh giá là đang trong tình trạng quá tải ,để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân trong khu vực này cũng rất cao. Trong giai đoạn 2007-2015 cần tiếp tục thực hiện tăng số lượng các điểm phục vụ để giảm bán kính phục vụ và số dân bình quân/ một điểm. Nhìn chung, mạng điểm phục vụ của Thái Nguyên đã phát triển khá hoàn thiện, cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Bảng 3. So sánh hiện trạng bưu chính một số tỉnh đến 6/2007 Nguồn: Báo cáo từ các sở Bưu chính Viễn thông. TT Tỉnh Tổng số điểm phục vụ Số Bưu cục Số điểm BĐ VHX Số xã có báo đến trong ngày Bán kính phục vụ bình quân (km) Số dân phục vụ/ bưu cục (người) 1 Thái Nguyên 404 42 140 144/144 1,67 2.790 2 Cao Bằng 207 32 175 103/175 3,22 2.508 3 Bắc Kạn 124 27 97 104/112 3,53 2.426 4 Hà Giang 183 23 153 62/181 3,71 3.718 5 Sơn La 250 34 157 111/189 4,24 3.967 6 Yên Bái 206 32 135 151/159 3,26 3.559 Cả nước 91,40% 2,37 4.332 Nhận xét: chỉ tiêu mạng điểm phục vụ bưu chính của tỉnh Thái Nguyên ở mức trung bình khá so với các tỉnh miền núi phía Bắc và ở mức khá so với bình quân của cả nước. 2. Mạng vận chuyển Bưu chính Mạng đường thư cấp I: 2 tuyến đường thư cấp I (Thái Nguyên - Hà Nội), do công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế khu vực I (VPS I) và Viettel đảm nhiệm. Mạng đường thư cấp II: (Mạng đường thư nội tỉnh) có 5 tuyến trong đó 2 tuyến kết hợp với mạng đường thư cấp I. Tần suất 1 chuyến/ngày, cụ thể: + Tuyến từ TP.Thái Nguyên - Đồng Hỷ - Võ Nhai và ngược lại sử dụng 1 xe máy vận chuyển, với cự ly 40km, trao đổi 4 túi gói trên đường. + Tuyến từ TP.Thái Nguyên - Đại Từ và chiều ngược lại sử dụng 1 ôtô chuyên dùng, cự ly 35km, trao đổi 6 túi gói trên đường. + Tuyến TP.Thái Nguyên - Phú Bình và ngược lại sử dụng 1 xe máy, cự ly 30km, trao đổi 5 túi gói trên đường. Tuyến đường thư cấp II kết hợp với đường thư cấp I + Tuyến Phổ Yên – Tx Sông Công – Phú Lương kết hợp với tuyến đường thư cấp I từ Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn. + Tuyến Định Hóa -– Bưu cục Km31 Phú Lương, tuyến này Bưu điện huyện Định Hóa đảm trách việc nhận và gửi túi gói tới Bưu cục km31 thuộc Bưu điện cấp II huyện Phú Lương, rồi từ đó kết hợp với tuyến đường thư cấp I. Mạng đường thư cấp III: (Mạng đường thư nội huyện) chủ yếu sử dụng xe máy, xe đạp. Gồm 59 tuyến tổng chiều dài 788km, tần suất 1 chuyến/ngày. Bảng 4. Hiện trạng mạng đường thư cấp III tỉnh Thái Nguyên đến 6/2007 TT Tên đường thư Điểm xuất phát Điểm đến Cự ly (km) Số điểm trao đổi túi gói trên đường 4 Định Hoá - Lam Vỹ Định Hoá Lam Vỹ 13 1 5 Định Hoá - Linh Thông Định Hoá Linh Thông 22 1 6 Quán vuông- Phú đình Quán Vuông Phú Đình 24 1 7 Q Vuông- Bình Thành Quán Vuông Bình Thành 17 1 8 Quán vuông- Phú Tiến Quán Vuông Phú Tiến 15 1 9 Quán Vuông- Bảo linh Quán Vuông Bảo Linh 14 1 10 Phú Lương Hợp Thành Phú Lương hợp thành 37 5 11 Phú Lương-Yên Trạch Phú Lương Yên Trạch 35 4 12 giang tiên- Phú Đô Giang Tiên Phú Đô 34 7 13 Đại Từ- Cù Vân Đại Từ Cù Vân 26 5 14 Đại từ- Yên Lãng Đại Từ Yên Lãng 27 5 15 Đại Từ- Quân Chu Đại Từ Quân Chu 28 7 16 Đại Từ- Phúc Lương Đại Từ Phú Lương 25 3 17 Đại Từ- Minh Tiến Đại Từ Minh Tiến 21 3 18 Phổ Yên- Thanh Xuyên Phổ Yên Thanh Xuyên 7 1 19 Phổ Yên- Phúc Thuận Phổ Yên Phúc Thuận 51 5 20 Phổ Yên- Thành Công Phổ Yên Thành Công 43 3 21 Phổ Yên - Tiên Phong Phổ Yên Tiên Phong 47 7 22 Sông Công- KCN SC Sông Công KCN Sông Công 45 4 23 TX S Công- Bình Sơn TX Sông Công Bình Sơn 55 4 24 Phú Bình- Đồng Liên Phú Bình Đồng Liên 17 7 25 Phú Bình- Tân Hoà Phú Bình Tân Hoà 8 6 26 Phú Bình- Hà Châu Phú Bình Hà Châu 15 7 27 Võ Nhai- Lâu Thượng Võ Nhai Lâu Thượng 7 1 28 Võ Nhai- Phú Thượng Võ Nhai Phú Thượng 3 1 29 Võ Nhai- Bình Long Võ Nhai Bình Long 24 1 30 DT- Phương Giao Dân Tiến Phương Giao 10 1 31 C Đường - nghinh Tường Cúc Đường Nghinh Tường 25 1 32 C Đường - Sảng MộcĐồng Hỷ - Trại Cau Cúc ĐườngĐồng Hỷ Sảng MộcTrại Cau 2417 12 33 La Hiên -Thần SaĐồng Hỷ - Sông Cầu La HiênĐồng Hỷ Thần SaSông Cầu 1913 1 34 Tr Xá - Liên minh Tràng Xá Liên Minh 4 1 35 Đường trung Tâm Bưu điện trung tâm Các Cơ Quan-Đơn vị 15 36 Đường Gia Sàng Bưu điện trung tâm Các Cơ Quan-Đơn vị 15 37 Đường Viện Lao Bưu điện trung tâm Các Cơ Quan-Đơn vị 15 38 Đường Đồng Quang Bưu điện trung tâm Các Cơ Quan-Đơn vị 13 39 Đường ĐHKTCN Bưu cục Lưu Xá Các Cơ Quan-Đơn vị 13 40 Đường Van Phòng Bưu cục Lưu Xá Các Cơ Quan-Đơn vị 15 41 Đường Kương Sơn Bưu cục Lưu Xá Các Cơ Quan-Đơn vị 15 42 Đường CQ Đán Bưu cục Thịnh đán Các Cơ Quan-Đơn vị 20 43 Đường Trường CS Bưu cục Quan Triều Các Cơ Quan-Đơn vị 15 44 Đường Bá Sơn Bưu cục Quan Triều Các Cơ Quan-Đơn vị 15 TỔNG 788 87 3. Dịch vụ bưu chính Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện đang cung cấp đầy đủ các dịch vụ Bưu chính: dịch vụ cơ bản (bưu phẩm, bưu kiện…), dịch vụ cộng thêm (chuyển phát nhanh, ghi số….), dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ tiết kiệm bưu điện, dịch vụ bưu phẩm không địa chỉ, dịch vụ phát trong ngày... Trên thị trường sự cạnh tranh chủ yếu ở các dịch vụ phát hành báo chí, chuyển phát nhanh, chuyển tiền và tiền gửi tiết kiệm với sự tham gia của Viettel, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh cho các công ty nước ngoài (TNT, UPS, DHL, Fedex). Các điểm bưu điện văn hoá xã hiện đang triển khai cung cấp các dịch vụ công ích và cung cấp sách, báo, cùng với dịch vụ truy nhập Internet cho người dân. Riêng dịch vụ bưu chính công ích, bưu điện tỉnh Thái Nguyên là đơn vị cung cấp chủ yếu. Các dịch vụ giá trị gia tăng đang được các doanh nghiệp tiếp tục triển khai đến bưu cục cấp III và điểm Bưu điện văn hóa xã đáp ứng nhu cầu sử dụng khu vực nông thôn. Hiện có 15% (27/182) điểm phục vụ bưu chính cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh; 12% (22/182) điểm cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh; 8% (15/182) cung cấp dịch vụ tiết kiệm bưu điện; 42% (77/182) điểm cung cấp dịch vụ thư chuyển tiền và điện chuyển tiền. Bảng 5. Hiện trạng dịch vụ bưu chính theo từng huyện đến 6/2007 TT Đơn vị hành chính Tổng số điểm phục vụ Số điểm cung cấp dịch vụ EMS Chuyển tiền nhanh Tiết kiệm bưu điện TCT và ĐCT Internet 1 TP. Thái Nguyên 26 9 7 6 14 7 2 Tx. Sông Công 9 4 1 1 5 4 3 Huyện Định Hóa 25 3 3 1 9 5 4 Huyện Võ Nhai 15 2 2 1 4 3 5 Huyện Phú Lương 17 2 2 1 9 1 6 Huyện Đồng Hỷ 20 2 3 2 12 3 7 Huyện Đại Từ 31 1 1 1 7 3 8 Huyện Phú Bình 22 1 1 1 9 2 9 Huyện Phổ Yên 17 3 2 1 8 4 Tổng số 182 27 22 15 77 32 Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ các doanh nghiệp Năm 2006, tổng sản lượng phát hành báo chí đạt 6,95 triệu tờ, cuốn tăng 12% so với năm 2005. Doanh thu phát hành báo chí năm 2006 đạt hơn 3 tỷ đồng tăng 27% so với năm 2005. Hiện tại đạt 100% số xã có báo đến trong ngày. Dịch vụ truy nhập Internet công cộng được triển khai tại 32/140 (đạt 23%) điểm Bưu điện văn hóa xã. Bảng 6. Hiện trạng doanh thu dịch vụ Bưu chính tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2006 (gồm Bưu điện tỉnh Thái Nguyên và Bưu chính Viettel) TT Dịch vụ 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Các dịch vụ bưu phẩm 1100 1300 1600 1900 1800 1.480 2 Các dịch vụ bưu kiện 170 195 260 270 300 342 3 Các dịch vụ chuyển tiền 272 308 367 460 461 464 4 Dịch vụ tiết kiệm bưu điện 59 101 123 224 288 1229 5 Dịch vụ phát hành báo chí 1.590 1.814 2.944 2.286 2.424 3.068 6 Dịch vụ chuyển phát nhanh 215 280 360 500 800 1.028 7 Dịch vụ chuyển tiền nhanh 120 134 205 276 360 428 8 Dịch vụ bưu chính uỷ thác 6 25 8 5 2 1 9 Dịch vụ chuyển điện hoa 11 14 17 10 12 24 10 Dịch vụ khác 29 25 28 12 13 14 Tổng doanh thu 3.572 4.196 5.912 5.943 6.460 8.078 Nguồn: Báo cáo của các doanh nghiệp 4. Nguồn nhân lực Bưu chính Bảng 7. Hiện trạng nguồn nhân lực Bưu chính tỉnh Thái Nguyên đến 06/2007 TT Bưu điện Huyện/TP/TX Số lao động trình độ đại học Số lao động trình độ cao đẳng Trung cấp Công nhân Lao động phổ thông Tổng số lao động 1 Bưu điện huyện Định Hoá 2 1 3 8 0 14 2 Bưu điện huyện Phú Lương 2 1 6 10 0 19 3 Bưu điện huyện Đại Từ 1 2 18 0 21 4 Bưu điện huyện Đồng Hỷ 2 3 9 0 14 5 Bưu điện huyện Võ Nhai 1 5 6 0 12 6 Bưu điện huyện Phú Bình 3 1 11 0 15 7 Bưu điện huyện Phổ Yên 1 1 15 0 17 8 Bưu điện TX Sông Công 1 3 8 0 12 9 Bưu điện TP Thái Nguyên 9 9 30 38 8 94 Toàn Tỉnh 17 16 54 123 8 218 Nguồn: Báo cáo của các doanh nghiệp Tính đến thời điểm 12/2006 trên địa bàn tỉnh có 218 lao động trong ngành Bưu chính. trình độ Đại học chiếm 8%, cao đẳng chiếm 7%, trung cấp chiếm 25% và công nhân 56%. Nguồn nhân lực trong ngành Bưu chính của các doanh nghiệp chưa được tốt, tỷ lệ lao động trung cấp và công nhân vẫn chiếm một tỷ lệ cao và vẫn sử dụng lao động phổ thông. II. HIỆN TRẠNG MẠNG VIỄN THÔNG 1. Hiện trạng mạng chuyển mạch Hiện tại có 3 doanh nghiệp xây dựng hạ tầng mạng chuyển mạch: VNPT, Viettel, EVN Đến tháng 6/2007, có 54 57 điểm chuyển mạch với tổng dung lượng lắp đặt là 114.369 lines đã sử dụng 92.20886.121 lines (hiệu suất sử dụng đạt 7975%), gồm: 03 tổng đài HOST, 45 50 tổng đài vệ tinh, 6 4 tổng đài độc lập. Mạng chuyển mạch của VNPT: HOST-1 (NEAX 61Σ) lắp đặt tại phường Phan Đình Phùng – TP. Thái Nguyên, gồm 30 27 tổng đài vệ tinh, với tổng dung lượng lắp đặt của hệ thống là 106.10195.088 lines đã sử dụng 84.64880.671 lines, đạt hiệu suất sử dụng 80%. HOST-2 (TDX) lắp đặt tại phường Phan Đình Phùng – TP. Thái Nguyên, gồm 8 15 tổng đài vệ tinh, tổng dung lượng lắp đặt là 9.21615.172 lines, sử dụng 6.35410.297 lines, hiệu suất sử dụng 698%. 6 4 tổng đài độc lập với tổng dung lượng lắp đặt 2.5122.536 lines đã sử dụng 1.7791.040 lines, hiệu suất sử dụng đạt 7141% Mạng chuyển mạch của Viettel HOST-3 SM8-ZTE lắp đặt tại phường Đồng Quang – TP. Thái Nguyên, gồm 8 tổng đài vệ tinh, với tổng dung lượng lắp đặt của hệ thống là 1.600 lines đã sử dụng 200 lines, hiệu suất đạt 13%. Bảng 8. Hiện trạng mạng chuyển mạch toàn tỉnh Thái Nguyên TT Đơn vị hành chính Bưu điện tỉnh Thái Nguyên Viettel Bán kính phục vụ toàn tỉnh (km) Số điểm chuyển mạch Lines lắp đặt Lines sử dụng Hiệu suất sử dụng Số điểm chuyển mạch Lines lắp đặt Lines sử dụng Hiệu suất sử dụng 1 TP. Thái Nguyên 14 62.794 48.885 77,8% 6 1200 126 11% 1,68 2 Tx Sông Công 2 4.476 4.021 89,8% 200 28 14% 3,65 3 Huyện Định Hóa 3 4.664 3.784 81,1% 7,37 4 Huyện Võ Nhai 6 6.128 4.819 78,6% 6,68 5 Huyện Phú Lương 7 6.048 4.334 71,7% 100 21 21% 4,10 6 Huyện Đồng Hỷ 6 11.840 8.293 70,0% 1 4,63 7 Huyện Đại Từ 6 9.160 5.831 63,7% 1 5,12 8 Huyện Phú Bình 2 1.418 734 51,8% 100 25 25% 6,30 9 Huyện Phổ Yên 2 6.268 5.220 83,3% 1 5,22 Tổng số 48,00 112.796 85.921 76,2% 9 1600 200 13% 4,44 Nguồn: Các doanh nghiệp cung cấp Hiệu suất sử dụng mạng tại các huyện khá đồng đều; trong đó TP.Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Định Hóa có hiệu suất sử dụng cao nhất. Bán kính phục vụ bình quân của một trạm chuyển mạch của các huyện không đồng đều. thấp nhất là TP. Thái Nguyên (2,261,68 km), Huyện Định Hóa và huyện Võ Nhai bán kính lớn khó đáp ứng được các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ. Ngoài chuyển mạch trên để đảm bảo nhiệm vụ cho an ninh quốc phòng còn có mạng chuyển mạch dùng riêng của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. 2. Hiện trạng mạng truyền dẫn 2.1. Hiện trạng mạng truyền dẫn liên tỉnh Có 3 doanh nghiệp xây dựng và quản lý hệ thống mạng truyền dẫn liên tỉnh: VNPT, EVN, Viettel. Tuyến cáp quang trục dọc đường dây điện lực (Power Line) do EVN quản lý chạy dọc theo quốc lộ 3, quốc lộ 37; sử dụng công nghệ ghép kênh theo bước sóng (WDM: Wavelength Division Multiplexing) cấu hình STM-16 tốc độ 2,5Gbps, thực hiện kết nối cho mạng cố định, mạng di động, POP Internet, VoIP, mạng cố định không dây của các doanh nghiệp. Tại thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công đã tổ chức điểm rẽ nhánh kết nối mạng viễn thông của các doanh nghiệp vào mạng Viễn thông quốc gia. Tuyến cáp quang liên tỉnh Hà Nội – TP Thái Nguyên chiều dài 80km, tuyến Thái Nguyên – Bắc Cạn 81km, tuyến cáp quang Thái Nguyên – Tuyên Quang 82km. Do VTN quản lý. Các doanh nghiệp quản lý mạng liên tỉnh đã tổ chức các tuyến cáp quang theo cấu hình RING đảm bảo an toàn mạng. Bảng 9: Hiện trạng mạng cáp quang liên tỉnh tỉnh Thái Nguyên STT Tuyến truyền dẫn Khoảng cách (km) Dung lượng truyền dẫn (E1) Cấu hình bảo vệ 1 Hà Nội - Thái Nguyên VNPT 80 STM 16 Có 2 Thái Nguyên - Bắc Cạn VNPT 81 STM 16 Có 3 Thái Nguyên - Tuyên Quang VNPT 82 STM 16 Có 48 Thái Nguyên - Lạng Sơn. Viettel VNPT 150 STM 16 Có 49 Thái Nguyên - Tuyên Quang Viettel 80 STM 16 Có 50 Thái Nguyên - Hà Nội Viettel 80 STM 16 Có 51 Thái Nguyên - Bắc Kạn Viettel 80 STM 4 Có 74 Hà Nội - Thái Nguyên EVN 80 STM 16 Có 75 Thái Nguyên - Bắc Giang EVN 80 STM 16 Có 76 Thái Nguyên - Tuyên Quang EVN 80 STM 16 Có 2.2. Hiện trạng mạng truyền dẫn nội tỉnh 2.2.1. Hiện trạng mạng truyền dẫn cáp quang Mạng truyền dẫn cáp quang nội tỉnh sử dụng công nghệ SDH (Synchorous Digital Hierarchy: Phân cấp số đồng bộ) với tốc độ truyền dẫn quang 155Mbps (STM-1) và 2Gbps (STM-16). Mạng cáp quang hiện được xây dựng đến tất cả trung tâm của huyện, thành phố, các khu công nghiệp và các tuyến nằm dọc theo đường quốc lộ và các đường tỉnh lộ, huyện lộ, liên xã; có độ an toàn cao do một số tuyến được nối theo cấu hình mạch vòng RING. Bảng 10. Hiện trạng mạng cáp quang nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên đến 6/2007 STT STT Tuyến truyền dẫn Chiều dài Doanh nghiệp Dung lượng Cấu hình bảo vệ 1 1 Thái Nguyên - Đồng Hỷ 3 VNPT 63 Có 2 2 Đồng Hỷ - Sông Cầu 10 VNPT 63 Có 3 3 Sông Cầu - La Hiên 8 VNPT 63 Có 4 La Hiên - Cúc Đường 10 VNPT 5 4 La Hiên - Võ Nhai 19 VNPT 63 Có 6 Võ Nhai - Tràng Xá 8 VNPT Không 7 Đồng Hỷ - Minh Lập 9 VNPT Không 8 Minh Lập - Hoà Bình 3 VNPT Không 9 5 Đồng Hỷ - Trại Cau 18 VNPT 63 Có 10 6 Trại Cau - Tân Khánh 8 VNPT 63 Có 11 7 Tân Khánh - Phú Bình 8 VNPT 63 Có 12 8 Phú Bình - Úc Kỳ 8 VNPT 63 Có 13 9 Úc Kỳ - Thái Nguyên 15 VNPT 63 Có 14 10 Thái Nguyên - Quan Triều 11 VNPT 63 Có 15 11 Quan Triều - Cổ Lũng 8 VNPT 63 Có 16 12 Cổ Lũng - Hà Thượng 12 VNPT 63 Có 17 Hà Thượng - Đại Từ 7 VNPT 18 13 Đại Từ - Yên Lãng 12 VNPT 63 Có 19 14 Đại Từ - Ký Phú 8 VNPT 63 Có 20 15 Đại Từ - Quân Chu 8 VNPT 63 Có 21 16 Quân Chu - Bắc Sơn 8 VNPT 63 Có 22 17 Bắc Sơn - Thanh Xuyên 8 VNPT 63 Có 23 18 Thanh Xuyên - Phổ Yên 8 VNPT 63 Có 24 19 Phổ Yên - Sông Công 8 VNPT 63 Có 25 20 Sông Công - Thái Nguyên 18 VNPT 63 Có 26 21 Thái Nguyên - CNĐ Thành phố 1 VNPT 63 Có 27 22 CNĐ Thành phố - Gia Sàng 2 VNPT 63 Có 28 23 Gia Sàng - Tân Thịnh 5 VNPT 63 Có 29 24 Tân Thịnh - Đồng Quang 6 VNPT 63 Có 30 25 Đồng Quang - Mỏ Bạch 2 VNPT 63 Có 31 26 Mỏ Bạch - Thái Nguyên 2 VNPT 63 Có 32 27 Thái Nguyên - Lưu Xá 8 VNPT 63 Không 33 28 Lưu Xá - Phú Xá 4 VNPT 63 Không 34 29 Phú Xá - Tân Thành 4 VNPT 63 Không 35 30 Thái Nguyên - Đán 5 VNPT 63 Không 36 31 Đán - Núi Cốc 17 VNPT 63 Không 37 32 Đán - Tân Cương 5 VNPT 2 Không 38 33 Thái Nguyên - Quan Triều 5 VNPT 2 Không 39 34 Cổ Lũng - Giang Tiên 8 VNPT 63 Không 40 35 Giang Tiên - Đu 7 VNPT 63 Không 41 36 Đu - Ôn Lương 8 VNPT 63 Không 42 37 Ôn Lương - Yên Đổ 15 VNPT 63 Không 43 38 Yên Đổ - Yên Ninh 11 VNPT 63 Không 44 1 Quan Triều - QKI 3 Viettel STM 1 Không 45 2 QKI - Chùa Hang 2 Viettel STM 1 Không 46 3 Chùa Hang - Sông Cầu 8 Viettel STM 1 Không 47 4 Sông Cầu - Quang Sơn 5 Viettel STM 1 Không 48 5 Quang Sơn - Đình Cả 25 Viettel STM 1 Không 49 6 Quan Triều - Đu 25 Viettel STM 1 Không 50 7 Đu - Sư đoàn 346 8 Viettel STM 1 Không 51 8 Sư đoàn 346 - Phú Đình 12 Viettel STM 1 Không 52 9 Phú Đình - Chợ Chu 13 Viettel STM 1 Không 53 10 Quan Triều - Bộ CHQS tỉnh 2 Viettel STM 1 Không 54 11 Bộ CHQS tỉnh - KS Đông Á 2 Viettel STM 1 Không 55 12 Gia Sàng - Gia Sàng 2 Viettel STM 1 Không 56 13 Gia Sàng - Phú Xá 3 Viettel STM 1 Không 57 14 Phú Xá - Cam Giá 3 Viettel STM 1 Không 58 15 Quan Triều - Đại Từ 20 Viettel STM 1 Không 59 16 Đại Từ - PTTH Đại Từ 1 Viettel STM 1 Không 60 17 Đại Từ - Hà Thượng 7 Viettel STM 1 Không 61 18 Hà Thượng - Yên Lãng 12 Viettel STM 1 Không 62 1 Quán Triều - Đồng Hỷ 3 EVN STM 1 Không 63 2 Đồng Hỷ - Sông Cầu 9 EVN STM 1 Không 64 3 Sông Cầu - Võ Nhai 30 EVN STM 1 Không 65 4 Đồng Hỷ - Trại Cau 17 EVN STM 1 Không 66 5 Quán Triều - CNĐ Thái Nguyên 4 EVN STM 1 Không 67 6 CNĐ Thái Nguyên - Túc Duyên 2 EVN STM 1 Không 68 7 CNĐ Thái Nguyên - Lưu Xá 8 EVN STM 1 Không 69 8 Lưu Xá - CNĐ Gang Thép 3 EVN STM 1 Không 70 9 CNĐ Gang Thép - Cam Giá 2 EVN STM 1 Không 71 10 Đông Anh - Trung Thành 30 EVN STM 1 Không 72 11 Trung Thành - Hồng Tiến 4 EVN STM 1 Không 73 12 Hồng Tiến - Bình Sơn 4 EVN STM 1 Không 74 13 Bình Sơn - CNĐ Sông Công 6 EVN STM 1 Không 75 14 CNĐ Sông Công - Cải Đan 2 EVN STM 1 Không 76 15 Cải Đan - Phổ Yên 9 EVN STM 1 Không 77 16 Phổ Yên - Phú Bình 9 EVN STM 1 Không 78 17 Quán Triều - Núi Cốc 9 EVN STM 1 79 18 Núi Cốc - Đại Từ 9 EVN STM 1 80 19 Đại Từ - Yên Lãng 15 EVN STM 1 Các thiết bị truyền dẫn quang sử dụng chủ yếu của hãng Fujitsu, Huawei; thiết bị FLX150/600 và thiết bị AMU. Mạng cáp quang nội tỉnh gồm 80 tuyến, tổng chiều dài 1.674686km, dung lượng truyền dẫn 2.674 luồng E1. Hiện tại 100% huyện, thành phố đã có truyền dẫn quang, và tỷ lệ cáp quang hóa đến xã đạt 75% (108/114 xã). 2.2.2. Hiện trạng mạng truyền dẫn Viba Hiện tại có 49 tuyến truyền dẫn VIBA. Với: 5 cặp thiết bị Viba của hãng DM 1000, 13 cặp AWA, 2 cặp Fujitsu, 3 cặp Nera, với tổng dung lượng lắp đặt 82 luồng E1. Truyền dẫn VIBA chủ yếu sử dụng cho mạng thông tin di động, các tổng đài vệ tinh ở những nơi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các khu vực nơi chưa có cáp quang; một số cặp VIBA làm dự phòng cho các điểm nóng về dung lượng truyền dẫn. Bảng 11. Hiện trạng mạng truyền dẫn VIBA tỉnh Thái Nguyên 06/2007 STT Tuyến truyền dẫn Khoảng cách (km) Dung lượng truyền dẫn (E1) Thiết bị truyền dẫn 1 La Hiên - Võ Nhai 17 2 AWA 2 Đồng Hỷ - La Hiên 17 2 AWA 3 Thái Nguyên - Đồng Hỷ 3 4 DM 1000 4 Thái Nguyên - Trại Cau 15 2 AWA 5 Phú Lương - Sông Cầu 8 2 AWA 6 Thái Nguyên - Phú Bình 8 2 AWA 7 Thái Nguyên - Úc Kỳ 8 2 AWA 8 Núi Cốc - Yên Lãng 20 2 AWA 9 Núi Cốc - Đại Từ 10 2 AWA 10 Núi Cốc - Ký Phú 10 2 AWA 11 Thái Nguyên - Phổ Yên 30 2 DM 1000 12 Thái Nguyên - Thanh Xuyên 36 2 AWA 13 Thái Nguyên - Sông Công 18 2 DM 1000 14 Phổ Yên - Bắc Sơn 10 2 AWA 15 Thái Nguyên - Núi Nản 40 16 Fujitsu 16 Núi Nản - Chợ Chu 2 12 Fujitsu 17 Núi Nản - Bình Yên 8 2 AWA 18 Thái Nguyên - Lưu Xá 8 4 DM 1000 19 Thái Nguyên - Phú Xá 10 4 Nera 20 Thái Nguyên - Đán 6 4 Nera 21 Thái Nguyên - Quan Triều 6 2 AWA 22 Thái Nguyên - Núi Cốc 15 4 DM 1000 23 Thái Nguyên - Tân Thành 12 4 Nera Tổng 317 82 Nguồn: Báo cáo của các doanh nghiệp 3. Mạng ngoại vi Mạng ngoại vi tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là cáp đồng với đường kính lõi từ 0,4mm trở lên. Hiện tại, mạng cáp gốc đã được ngầm hóa gần hoàn toàn (với tổng chiều dài cáp gốc đã ngầm hóa 187 km); mạng cáp nhánh, cáp phối tỷ lệ ngầm hóa còn thấp, chủ yếu ngầm hóa các tuyến ở thành phố, trung tâm huyện, một phần đến các xã; các xã vùng nông thôn mạng cáp nhánh chủ yếu là các tuyến cáp treo. Tỷ lệ ngầm hóa toàn tỉnh đạt 4132,3%. Một số tuyến do các doanh nghiệp xây dựng, một số kết hợp treo trên các tuyến cột điện lực và được gia cố thêm bằng cột ghép, cột chống, dây co,…tăng độ vững chắc. Mạng ngoại vi của các doanh nghiệp đã được đặc biệt quan tâm đầu tư, đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu phát triển máy của khách hàng. Để nâng cao chất lượng, rút ngắn cự ly phục vụ của mạng ngoại vi của tỉnh, các doanh nghiệp đã tập trung mở rộng các trạm chuyển mạch, hiện bán kính phục vụ bình quân của các trạm đã giảm đáng kể (bán kính mạng ngoại vi trung bình toàn tỉnh đạt 4,44 km/tổng đài). Đã thực hiện việc xây dựng các tuyến cột kéo cáp riêng trên toàn tỉnh để tách các cáp viễn thông ra khỏi tuyến điện lực. Tuy nhiên do phải đáp ứng nhanh nhu cầu lắp đặt của nhân dân, phục vụ công tác kinh doanh nên các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông chưa đầu tư mạng đồng bộ và chưa thật sự chú ý đến chất lượng mạng, dịch vụ. Tại các tổng đài thuộc khu vực nông thôn chủ yếu đang sử dụng cáp nhánh treo, vẫn còn nhiều tuyến cáp kéo dài từ 6 km đến 8 km điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ, một số khu vực vẫn còn hiện tượng thiếu cáp phục vụ cho nhu cầu lắp đặt máy điện thoại của nhân dân. Tổng số đôi cáp gốc trên địa bàn toàn tỉnh 120.350 đôi, đến hết năm 2006 sử dụng 93.5842.208 đôi, đạt hiệu suất sử dụng 786,62%. Mạng ngoại vi của tỉnh có tỷ lệ ngầm hóa thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn khi triển khai đầu tư mạng ngoại vi, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. - Chi phí đầu tư cáp treo thấp hơn nhiều so với cáp ngầm, mặt khác việc triển khai xây dựng hệ thống cống bể ở các thôn xã còn gặp nhiều khó khăn. - Khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Các công trình ngoại vi chỉ đáp ứng nhu cầu đầu tư và nhu cầu sử dụng trước mắt thời gian ngắn, chưa có tầm nhìn cho tương lai. - Do địa hình phức tạp, với nhiều đồi núi, nhiều sông suối nên khó khăn trong việc xây dựng hệ thống cống bể. Với hiện trạng như hiện nay, mạng ngoại vi ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan đô thị đặc biệt là ảnh hướng tới các khu du lịch của tỉnh và khó khăn về khả năng đáp ứng được cho các nhu cầu dịch vụ trong tương lai (các dịch vụ có băng thông rộng và tốc độ cao). 4. Mạng thông tin di động Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 6 doanh nghiệp phát triển hạ tầng mạng di động. Trong đó 3 mạng công nghệ GSM (Vinaphone, Mobifone, Viettel) và 3 mạng công nghệ CDMA (EVN, SFfone, HT-Mobile). Đến 7/2007 đã xây dựng được 126 trạm thu phát sóng BTS, phủ sóng di động đến 100% trung tâm các huyện, thị. Cụ thể: Mạng Vinaphone: 27 trạm BTS, sử dụng thiết bị của hãng Motorola. Mạng MobiFone: 15 trạm BTS, sử dụng thiết bị của hãng Alcatel. Vietel Mobile: 58 trạm thu phát sóng BTS. Sfone: mạng lưới đang ở mức quy mô nhỏ, có 7 trạm BTS. EVN Telecom: 16 trạm thu phát sóng BTS. Hanoi Telecom: 03 trạm đã được lắp đặt. Bảng 12. Hiện trạng vị trí trạm BTS phân theo từng huyện của tỉnh Thái Nguyên đến 7/2007 TT Đơn vị hành chính Vina Phone Mobi Fone Viettel SFone EVN HT Mobile Tổng số trạm BTS Bán kính phục vụ (km) 1 TP. Thái Nguyên 8 6 22 2 4 1 43 1,16 2 Tx. Sông Công 2 2 7 1 1 1 14 1,63 3 Huyện Định Hóa 2 1 4 1 8 4,51 4 Huyện Võ Nhai 1 1 3 1 6 6,68 5 Huyện Phú Lương 3 1 6 1 2 13 2,90 6 Huyện Đồng Hỷ 3 1 4 2 10 3,87 7 Huyện Đại Từ 4 1 4 1 2 12 3,91 8 Huyện Phú Bình 1 1 6 1 1 10 2,82 9 Huyện Phổ Yên 3 1 2 1 2 1 10 2,73 Tổng số 27 15 58 7 16 3 126 3,02 Nguồn: Báo cáo của các doanh nghiệp Đến 7/2007 toàn tỉnh có 126 trạm thu phát sóng BTS, bán kính phục vụ bình quân của toàn tỉnh đạt 3,02 km/trạm. Nhận xét chung chỉ tiêu bán kính phục vụ của tỉnh tương đối tốt. Trong đó đặc biệt là Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Tuy số lượng trạm thu phát sóng nhiều, nhưng hầu hết ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn. Khu vực vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được phủ sóng, chất lượng chưa đảm bảo. 5. Mạng Internet và VoIP Tính đến tháng 7/2007 trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ Internet băng rộng: Bưu điện tỉnh Thái Nguyên, Viettel. Với tổng số cổng ADSL lắp đặt 5.238 cổng. Cấu hình mạng ADSL tỉnh Thái Nguyên gồm: - 02 thiết bị DSLAM-HUB với tổng số lắp đặt 1.754 cổng. - 33 thiết bị ghép kênh đa truy nhập đường thuê bao số DSLAM với tổng số 3.484 cổng. - Cấu trúc mạng ADSL có 5.238 cổng, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu sử dụng cổng xDSL để sử dụng dịch vụ VPN (Virtual Private Network: Mạng riêng ảo) của các khách hàng hiện nay như: Các ngân hành, Ngành thuế, Tài chính, Đề án 112, Đề án 47… Tổng dung lượng lắp đặt phù hợp với dự báo tốc độ phát triển thuê bao ADSL, nhưng do số trạm DSLAM còn ít so với yêu cầu, dung lượng chủ yếu chỉ tập trung tại thành phố Thái Nguyên và trung tâm các huyện, vì vậy vẫn còn một số khu vực và các khu công nghiệp... chưa được lắp đặt DSLAM nên không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu sử dụng của khách hàng hiện tại. Đến 7/2007, tỷ lệ số xã có Internet băng rộng đạt 40,2% trong tổng số xã. Bảng 13. Hiện trạng mạng ADSL phân theo đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên (Bưu điện tỉnh Thái Nguyên và Viettel) đến 12/2006 TT Đơn vị hành chính Số cổng lắp đặt (ports) Dung Lượng truyền dẫn (E1) 1 TP. Thái Nguyên 3.690 49 2 Tx Sông Công 160 4 3 Huyện Định Hóa 96 3 4 Huyện Võ Nhai 96 3 5 Huyện Phú Lương 100 6 6 Huyện Đồng Hỷ 384 8 7 Huyện Đại Từ 488 12 8 Huyện Phú Bình 64 2 9 Huyện Phổ Yên 160 3 Tổng số 5.238 90 Nguồn: Báo cáo của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung triển khai mạng Internet vào TP.Thái Nguyên và huyện Đại Từ trong khi các huyện như Phú Bình, Định Hóa, Võ Nhai và Phú Lương có ít cổng ADSL được triển khai. Hiện trạng mạng VoIP Hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai các POP để cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP (Voice over IP) trên địa bàn tỉnh như: - Dịch vụ 171 của Bưu điện tỉnh Thái Nguyên. - Dịch vụ 178 của Viettel. - Dịch vụ 177 của SPT. - Dịch vụ 179 của EVN Telecom. Năm 2006, thực hiện 60 nghìn cuộc gọi đi quốc tế bằng dịch vụ VoIP với tổng số 155 nghìn phút. 6. Hiện trạng truyền dẫn phát sóng vô tuyến điện Tỉnh Thái Nguyên có 02 đài phát thanh, 01 đài truyền hình cấp tỉnh (kênh 7 và kênh 32) thực hiện phủ sóng toàn tỉnh. 100% các huyện, thành phố có đài truyền thanh và các đài này hầu hết đều nằm ở trung tâm hành chính của huyện, thành phố của tỉnh. Các đài phát thanh, truyền hình đều nằm ở vị trí trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố, có trụ sở làm việc, cơ sở vật chất độc lập và tương đối khang trang. Phát thanh, truyền hình ngày càng khẳng định vị trí là một trong những phương tiện thiết yếu của đời sống xã hội, không chỉ là công cụ phụ vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước mà còn thực sự là diễn đàn của các tầng lớp nhân. Phát thanh, truyền hình đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân trong việc nắm bắt tình hình kinh tế, xã hội, chính trị trong và ngoài nước. Thông tin của phát thanh, truyền hình đã thực hiện được yêu cầu hội nhập và giao lưu hợp tác quốc tế. Bảng 14. Hiện trạng đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện của tỉnh Thái Nguyên đến 12/2006 TT Đơn vị hành chính Truyền thanh, truyền hình Tần số Địa điểm lắp đặt 1 Đài truyền thanh truyền hình Phổ Yên 1 Truyền thanh 94 MHz TT Ba Hàng 2 Đài truyền thanh thị xã Sông Công 1 Truyền thanh 104 MHz P Thắng Lợi 3 Đài truyền thanh truyền hình Đồng Hỷ 1 Truyền thanh 97,3 MHz TT Chùa Hang 4 Đài truyền thanh truyền hình Võ Nhai 1 Truyền thanh 96 MHz TT Đình Cả 2 Truyền hình Kênh 6 TT Đình Cả 3 Truyền hình Kênh 12 Xã Dân Tiến 5 Đài truyền thanh truyền hình Phú Lương 1 Truyền thanh 95,8 MHz TT Đu 6 Đài truyền thanh truyền hình Định Hoá 1 Truyền thanh 92,3 MHz TT Chợ Chu 2 Truyền hình Kênh 8 TT Chợ Chu 7 Đài truyền thanh truyền hình Đại Từ 1 Truyền thanh 96 MHz TT Đại Từ 2 Truyền hình Kênh 8 TT Đại Từ 8 Đài truyền thanh truyền hình Phú Bình 1 Truyền thanh 103,7 MHz TT Hương Sơn 9 Đài truyền thanh TP. Thái Nguyên 1 Truyền thanh 94,6 MHz P Trưng Vương Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Đài PTTH tỉnh Thái Nguyên 7. Hiện trạng mạng viễn thông nông thôn Cùng với việc đầu tư phát triển mạng Viễn thông ở khu vực thị xã, trung tâm các huyện, Bưu điện tỉnh Thái Nguyên đã tập trung đầu tư, phát triển mở rộng mạng viễn thông đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Để đưa thông tin đến vùng sâu vùng xa phục vụ nhu cầu liên lạc của nhân dân và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương trên cơ sở cấu trúc mạng được duyệt, Bưu điện tỉnh Thái Nguyên, EVN đã tập trung giải quyết đất và xây dựng các nhà trạm, triển khai đồng bộ các dự án về hạ tầng mạng đưa phục vụ khu vực nông thôn. 8. Dịch vụ viễn thông 8.1. Dịch vụ điện thoại cố định Đến 7/2007 toàn tỉnh có 106.000 thuê bao điện thoại cố định (gồm của: Bưu điện tỉnh Thái Nguyên, Viettel và điện thoại cố định không dây của EVN Telecom), đạt mật độ 8,92 máy/100 dân. (thấp hơn mức trung bình của cả nước 10,16 máy/100 dân). Dịch vụ điện thoại cố định đã được phổ cập trong toàn tỉnh, 100% số xã có điện thoại. Bảng 15. Hiện trạng dịch vụ điện thoại cố định tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2006 Năm Dân số (người) Tổng số thuê bao điện thoại cố định Số thuê bao cố định phát triển Mật độ điện thoại cố định /100 dân Tốc độ phát triển (%) 2001 1.061.700 25.069 2.364 2,36 16% 2002 1.072.800 29.755 4.686 2,77 19% 2003 1.085.872 40.593 10.838 3,74 36% 2004 1.095.991 52.488 11.895 4,79 29% 2005 1.109.955 67.488 15.000 6,08 29% 2006 1.127.170 89.900 24.712 8,18 37% 7/2007 106.000 8.800 8,92 (Nguồn: Dân số theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006; Số thuê bao điện thoại cố định tổng hợp theo báo cáo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh) Tốc độ tăng trưởng điện thoại bình quân giai đoạn 2001 - 2006 đạt 27%/năm. Năm 2006 có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2005. Nguyên nhân chính là do có sự phát triển đột biến về số thuê bao điện thoại cố định không dây E-Com. 8.2. Dịch vụ điện thoại di động Đến 7/2007 toàn tỉnh có 210.000 thuê bao điện thoại di động (bao gồm: cả trả trước và trả sau), đạt mật độ 17,3 máy/100 dân. (Thấp hơn mật độ di động cả nước đạt 22,41 máy/100 dân). Một số dịch vụ giá trị gia tăng cũng đã phát triển như: WAP, SMS, MMS, GPRS (General Packet Radio Service), tra cứu danh bạ điện thoại… Viễn thông điện lực cung cấp dịch vụ điện thoại di động nội vùng E-Phone (đến 12/2006 có 887 thuê bao), truy nhập Internet không dây qua công nghệ CDMA; trong thời gian tới đơn vị này sẽ cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng trên mạng và các dịch vụ tiện ích khác cho người dùng. 8.2. Dịch vụ Internet Mạng Internet băng rộng phát triển thay thế cho mạng băng hẹp, chất lượng đường truyền được cải thiện. Hết 12/2006, tỉnh Thái Nguyên có 2.946 thuê bao Internet (trong đó 628 thuê bao Internet băng hẹp và 2.318 thuê bao Internet băng rộng ADSL), đạt mật độ 0,26 thuê bao/100 dân. Tháng 76/2007 số thuê bao băng rộng 3.940 thuê bao băng rộng, băng hẹp là 580 thuê bao. Số người sử dụng Internet của tỉnh đạt 14,3% dân số. Thấp hơn mức trung bình của cả nước (cả nước là 17,67% số dân). Ngoài một số dịch vụ Internet thông dụng Internet gián tiếp, Internet trực tiếp, Internet băng rộng, các doanh nghiệp ngoài cung cấp dịch vụ Internet truyền thống, còn cung cấp dịch truyền dữ liệu như: mạng riêng ảo VPN, thuê kênh riêng, … Bảng 16. Hiện trạng dịch vụ Internet tỉnh Thái Nguyên Năm Dân số (người) Thuê bao Internet băng rộng ADSL Thuê bao Internet băng hẹp Dial-up Tổng số thuê bao Internet Mật độ Internet /100 dân Tốc độ phát triển (%) 2001 1.061.700 136 136 0,01 2002 1.072.800 201 201 0,02 48% 2003 1.085.872 12 367 379 0,03 89% 2004 1.095.991 165 380 545 0,05 44% 2005 1.109.955 645 450 1.095 0,10 101% 2006 1.127.170 2.318 628 2.946 0,26 169% 7/2007 3.940 580 4.521 0,29 (Nguồn: Dân số theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006; Số thuê bao Internet tổng hợp theo báo cáo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh) Tốc độ tăng trưởng Internet của tỉnh giai đoạn 2001-2006 đạt trên 90% một năm. Năm 2006 đạt 169%, nguyên nhân do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giá dịch vụ giảm, chất lượng đã đáp ứng được nhu cầu. Bảng 17. So sánh hiện trạng dịch vụ viễn thông một số tỉnh Đông Bắc đến 12/2006 TT Tỉnh Mật độ điện thoại cố định /100 dân Mật độ điện thoại di động /100 dân Mật độ điện thoại /100 dân Số thuê bao Interent ADSL Số thuê bao Interent băng hẹp Mật độ Intenet /100 dân 1 Thái Nguyên 8,18 14,02 22,2 2.318 628 0,26 2 Cao Bằng 4,42 4,67 9,09 432 178 0,12 3 Bắc Kạn 5,68 5,87 11,55 327 332 0,22 4 Hà Giang 3,91 3,04 6,95 363 187 0,08 5 Sơn La 3,16 2,39 5,55 317 1073 0,13 6 Yên Bái 6,41 21,26 27,67 576 887 0,20 Cả Nước 10,16 22,41 32,57 Nguồn: Báo cáo của các Sở BCVTBưu chính, Viễn thông Các chỉ tiêu viễn thông tỉnh Thái Nguyên cao hơn các tỉnh trong khu vực. 9. Nguồn nhân lực viễn thông Thực hiện việc phát triển nguồn nhân lực viễn thông, trong các năm qua nguồn nhân lực của tỉnh đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Đến 6/2007 tổng số 300 lao động, trong đó: trình độ trên đại học chiếm 0,5%, đại học 22%, cao đẳng 4%, trung cấp 27%, công nhân 42,6% và lao động phổ thông 3,6%. Đánh giá nguồn nhân lực viễn thông có chất lượng cao, tuy nhiên tỷ lệ lao động trung cấp và công nhân tương đối cao. Trong thời gian tới chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo vận hành hạ tầng mạng thế hệ sau, đảm bảo chất lượng khi cung cấp dịch vụ. 10. Thị trường bưu chính, viễn thông Trước khi có các Công ty bưu chính viễn thông khác tham gia vào thị trường thì toàn bộ thị trường do Bưu điện tỉnh quản lý. Do sự nắm giữ toàn bộ thị phần nên mức độ cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như giá dịch vụ qua các năm hạn chế, dịch vụ không đa dạng. Thị trường Bưu chính Hiện có 02 doanh nghiệp (VNPT, Viettel) tham gia cung cấp dịch vụ. Điều đó đã thúc đẩy thị trường phát triển, chất lượng dịch vụ tăng nhanh, dịch vụ đa dạng, cước dịch vụ giảm, đặc biệt trong dịch vụ chuyển phát nhanh. Thị trường viễn thông Thị trường điện thoại cố định do chất lượng tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, do vậy tính cạnh tranh không rõ rệt. Tuy nhiên với sự xuất hiện của Viettel, EVN (triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại cố định không dây E-Com là dịch vụ điện thoại sử dụng công nghệ tiên tiến CDMA, với khả năng cung cấp dịch vụ 3G và cho phép kết nối internet trực tiếp trên máy điện thoại hoặc thông qua máy tính cá nhân) đã tạo áp lực cho nhà cung cấp chính là VNPT đem lại lợi ích cho người sử dụng. Thị trường di động đặc biệt sôi động khi có sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp: Viettel, SFone, EVN Telecom và HaNoi Telecom, do vậy chất lượng dịch vụ liên tục được cải thiện, vùng phủ sóng phát triển nhanh, cước phí giảm, số lượng thuê bao phát triển với tốc độ rất cao. Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel mới gia nhập thị trường nhưng doanh thu mà doanh nghiệp thu đáng kể so với các doanh nghiệp đi trước, nhất là trong lĩnh vực thông tin di động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của họ là chính sách giá cước hợp lý, chất lượng mạng đảm bảo, có nhiều ưu đãi đối với khách hàng. Hanoi Telecom và SFone mới tham gia vào thị trường nhưng cũng mang lại nhiều hứa hẹn với những chính sách mềm dẻo, hướng vào lợi ích người tiêu dùng. Thị trường Internet là sự cạnh tranh của VNPT, Viettel và EVN. Đây là dịch vụ mới phát triển, chất lượng và giá cước của các nhà cung cấp không có sự phân biệt lớn nên sự cạnh tranh của các doanh nghiệp để giành thị phần là rất gay gắt. Tuy nhiên VNPT có lợi thế hơn do có sẵn hạ tầng rộng khắp. 11. Đánh giá hiện trạng Bưu chính, Viễn thông danh gia buu chinh, vien thong rieng biet 11.1. Điểm mạnh a. Bưu chính - Các chỉ tiêu về Bưu chính như bán kính phục vụ, số dân trung bình trên một điểm phục vụ của tỉnh đểu đạt mức cao so với mức bình quân của cả nước. - Dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí đang hoạt động ổn định. Mạng lưới tiếp tục được đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. - Mạng lưới Bưu chính rộng khắp, 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính. Cung cấp nhiều dịch vụ Bưu chính đa dạng tạo điều kiện thuận lọi cho người dân tiếp cận dịch vụ, đáp ứng khá tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. - Các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí hoạt động ổn định. Mạng lưới bưu chính, phát hành báo chí tiếp tục được đầu tư hoàn thiện, mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ. 100% số xã có báo đến trong ngày (cả nước đạt 91,4%). - Một số dịch vụ bưu chính như chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện đang được các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục triển khai đến bưu cục cấp III và điểm Bưu điện văn hóa xã để mở rộng các loại hình dịch vụ bưu chính, đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng của người dân ở khu vực nông thôn. - Với mục đích tăng khả năng phục vụ về mặt văn hóa, đã có nhiều điểm Bưu điện văn hóa xã triển khai cung cấp dịch vụ Internet băng rộng, trang bị nhiều thiết bị mới, dã góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức khoa học kỹ thuật, phục vụ bà con nông dân. Nhiều điểm Bưu điện văn hóa xã thực sự trở thành điểm sáng văn hóa ở nông thôn. - Tốc độ tăng trưởng Bưu chính nhanh, nhất là đối với các dịch vụ tiết kiệm bưu điện (giai đoạn 2001-2006 tăng 106%/năm), dịch vụ chuyển phát nhanh (giai đoạn 2001-2006 tăng 37,4%/năm), dịch vụ chuyển tiền nhanh (giai đoạn 2001-2006 tăng 30%/năm). b. Viễn thông Mạng lưới bưu chính, viễn thông của tỉnh không ngừng được đầu tư mở rộng, hiện đại hoá, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ an ninh – quốc phòng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí đang hoạt động ổn định. Mạng lưới tiếp tục được đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. (100% số xã có báo đến trong ngày. 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính). Hạ tầng mạng viễn thông đang trong giai đoạn xây dựng, do đó có nhiều điều kiện để xây dựng một hệ thống hiện đại, tiên tiến. Mạng viễn thông có độ phủ tương đối tốt, 100% xã có điện thoại, chất lượng cao, công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới. Mạng viễn thông đã được số hoá từ những năm 90 và đã bước đầu chuyển sang mạng thế hệ mới (NGN). Mạng thông tin di động được tăng cường năng lực và mở rộng vùng phủ sóng, mở rộng thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động. Giá cước các dịch vụ viễn thông tiếp được tục giảm. Dịch vụ viễn thông được triển khai rộng khắp nhưng mức độ sử dụng chưa cao, đặc biệt là khu vực nông thôn. Các loại hình dịch vụ viễn thông phong phú, đa dạng. Nguồn nhân lực trình độ đại học và trên đại học chiếm một tỷ lệ tương đối cao, có khả năng tiếp cận và phát triển các dịch vụ công nghệ cao. Thị trường viễn thông trong tỉnh được đánh giá là có tiềm năng phát triển và đã được mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh. 11.2. Điểm yếu Thái Nguyên có địa hình tương đối phức tạp, nhiều vùng dân cư và địa bàn bị chia cắt, phân tán, giao thông vùng nông thôn khó khăn nên có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới Bưu chính, Viễn thông. Tỷ lệ dân cư sống ở vùng nông thôn lớn, kinh tế khó khăn, điều kiện sử dụng các dịch vụ hạn chế. a. Bưu chính Các điểm Bưu điện Văn hóa xã hoạt động ổn định nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại chưa cao. Chất lượng cung cấp dịch vụ không đồng đều. Dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện chưa được cung cấp rộng rãi đến tất cả các xã, mới chỉ có ở trung tâm huyện và một số xã gần trung tâm thành phố, thị trấn. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý mạng lưới bưu chính còn ít và chưa đồng bộ. Phần lớn trang thiết cho các điểm bưu cục là các trang thiết bị lạc hậu và đã ảnh hưởng tới đến quá trình khai thác các dịch vụ bưu chính mới. b. Viễn thông Các chỉ tiêu về điện thoại và Internet của tỉnh đều thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Tuy mạng lưới đạt độ phủ tốt nhưng mức độ sử dụng dịch vụ rất thấp, khách hàng đa phần sử dụng dịch vụ cơ bản (thoại); các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng có doanh thu thấp. Phát triển viễn thông ở các địa phương không đồng đều. Tại Thành phố Thái Nguyên có mức độ sử dụng cao hơn nhiều so với một số huyện khác như Võ Nhai, Định Hóa. Tỷ lệ người sử dụng các dịch vụ viễn thông chủ yếu tập trung tại TP. Thái Nguyên và thị xã Sông Công và trung tâm các huyện; khoảng cách về số nguời sử dụng dịch vụ ở nông thôn và thành thị còn khá cao. Việc đầu tư phát triển mạng còn hạn chế trong việc thực hiện theo kế hoạch dài hạn, các hạng mục đầu tưu chủ yếu đáp ứng nhu cầu ngắn hạn trước mắt dẫn đến sự bất cập về mạng chuyển mạch và phát triển hạ tầng mạng nội hạt. Mạng thông tin di động được phủ sóng 100% các huyện nhưng vẫn còn vùng sóng yếu, lõm sóng, các nhà cung cấp dịch vụ hầu hết chỉ phủ sóng đến trung tâm các huyện, khu du lịch, khu tập trung đông dân cư. Các điểm Bưu điện Văn hóa xã hoạt động ổn định nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại chưa cao. Dịch vụ Internet băng rộng hạn chế về thiết bị DSLAM, mới cung cấp cho một số khách hàng là các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp ở các đô thị. Chưa cung cấp rộng rãi cho người dân ở tất cả các xã trong tỉnh. Mới chỉ đạt 40,2% số xã trong tỉnh có Internet băng thông rộng. Các dịch vụ liên quan đến ứng dụng Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trợ giúp sản xuất nông nghiệp, đào tạo hầu như chưa có hoặc người dân chưa được tiếp cận. Người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ứng dụng ở mức sơ khai, Internet chủ yếu dùng cho giải trí (chat, nghe nhạc, đọc tin…). Chất lượng dịch vụ nhiều nơi chưa được đảm bảo, chỉ tiêu viễn thông của tỉnh đều ở mức thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng nhanh, giai đoạn 2001-2006 dịch vụ điện thoại cố định tăng bình quân 27%/năm và dịch vụ điện thoại di động tăng bình quân 65%/năm. Tình trạng đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông còn nhiều bất cập với quy hoạch, quản lý, khai thác hạ tầng giao thông, đô thị. Vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng của các công trình ngầm trong ngành Bưu chính, Viễn thông chưa đồng bộ với quá trình xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông, và đô thị. Khi nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông, đô thi thường vướng mắc đến các công trình ngầm của ngành Bưu chính, viễn thông, tốn kém kinh phí di chuyển, chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị. 11.3. Nguyên nhân Kinh tế trong tỉnh không đồng đều, có huyện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn chưa cao. Sản xuất công nghiệp tuy phát triển nhanh nhưng không đồng đều. Giá dịch vụ tuy đã được giảm nhiều lần, nhưng vẫn còn cao so với mức thu nhập của người dân, đặc biệt là đại đa số người dân sống ở nông thôn. Các dịch vụ liên quan đến ứng dụng chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trợ giúp sản xuất nông nghiệp, giáo dục và đào tạo hầu như chưa có. Trình độ của người dân còn chưa cao nên ít có khả năng tiếp cận sử dụng các dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là các dịch vụ Internet. Đây là những nguyên nhân chính của sự chậm phát triển về sử dụng dịch vụ Viễn thông ở Thái Nguyên. Mặt khác, sự phát triển Viễn thông trong những năm qua chịu sức ép của phát triển kinh tế xã hội. Việc phát triển mạng lưới chủ yếu là theo nhu cầu thực tế phát sinh, chưa có kế hoạch dài hạn xây dựng hạ tầng mạng lưới; chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp Viễn thông và các ngành khác trong phát triển cơ sở hạ tầng; việc đầu tư chủ yếu do doanh nghiệp. Do điều kiện kinh tế và trình độ dân trí ở khu vực vùng cao, vùng nông thôn còn hạn chế nên tốc độ tăng trưởng dịch vụ ứng dụng công nghệ cao còn chậm, từ đó việc đầu tư mạng ở vùng nông thôn tính theo hiệu quả vốn đầu tư còn gặp khó khăn. Từ trước đến nay chưa có quy hoạch phát triển tổng thể cho lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông trên quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm kích thích cạnh tranh, huy động mọi nguồn lực và thành phần kinh tế tham gia thị trường Bưu chính, Viễn thông, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên Viễn thông và sử dụng chung cơ sở hạ tầng. 12. Đánh giá tác động của sự phát triển Bưu chính Viễn thông đối với môi trường Bưu chính viễn thông là ngành dịch vụ không phải là một ngành sản xuất do vậy không tiêu tốn, sử dụng nhiều nguồn tài nguyên, mà chủ yếu sử dụng một phần nhỏ diện tích đất tự nhiên để xây dựng cơ sở hạ tầng. Ảnh hưởng của mạng lưới viễn thông đến môi trường, sức khỏe của người dân chủ yếu là ảnh hưởng của các trạm phát sóng thông tin di động được lắp đặt tại các khu vực dân cư, các bức xạ điện từ phát ra từ các nhà trạm, tổng đài. Trong quá trình sản xuất các thiết bị như antenna, thiết bị phát sóng thông tin di động, công suất bức xạ cực đại, tần số hoạt động…; các nhà sản xuất buộc phải tuân thủ các chuẩn, các quy định về an toàn đến sức khỏe con người. Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học Công nghệ đã có văn bản chính thức về việc khẳng định chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được những ảnh hưởng của thiết bị phát sóng thông tin di động đến sức khỏe của người dân. Đối với các trạm thu phát sóng BTS, bức xạ điện từ trường tại các khu vực ảnh hưởng có kết quả đo nằm trong giới hạn cho phét theo tiêu chuẩn của Việt Nam (Tiêu chuẩn: TCVN 3718-1:2005). Cụ thể: 10 W/m2 (qui đổi 1000 mw/cm2) là tiêu chuẩn cho phép phơi nhiễm do nghề nghiệp của con người làm việc trực tiếp tại trạm phát sóng ở thời gian của ngày làm việc hoặc ca làm việc trong 24 giờ. 2 W/m2 (qui đổi 200mw/cm2) là tiêu chuẩn cho phép phơi nhiễm không do nghề nghiệp của con người không phải do trong khi làm việc hoặc do công việc (khu vực dân cư). Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng tiêu chuẩn về quản lý an toàn đối với sóng điện từ của Việt Nam cao gấp hai lần tiêu chuẩn của ICNIRP (vốn được nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia khuyến nghị áp dụng). Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã có công văn số 616/BKHCN-KHCNN gửi Văn phòng Chính phủ nêu rõ: “Có thể kết luận rằng chưa có bằng chứng cho thấy trường điện từ của các trạm thu phát thông tin di động và các thiết bị điện thoại di động gây ảnh hưởng có hại cho con người". Như vậy sóng điện từ không tác động xấu đến sức khỏe người dân tại những khu có trạm phát sóng. Nhưng số lượng cột BTS tăng nhiều, mật độ cột trên địa bàn lớn, gây mất mỹ quan đô thị. Do vậy giải pháp khuyến nghị đối với các doanh nghiệp là sử dụng chung cơ sở hạ tầng Viễn thông. III. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG 1. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT 1.1. Hạ tầng CNTT trong cơ quan Đảng Kết quả thực hiện Đề án 47 tại các cơ quan Đảng tại Thái Nguyên đã thu được những kết quả nhất định. Các đơn vị Văn phòng Tỉnh ủy, Huyện ủy đều đã được trang bị máy tính, nâng cấp và xây dựng LAN, kết nối mạng Internet phục vụ tốt cho nhu cầu công việc. Hiện tại Tỉnh đã xây dựng được trung tâm mạng ,CSDL phục vụ cho nhu cầu tra cứu thông tin, và ứng dụng CNTT. Bảng 18: Khảo sát hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan Nhà nước Tên đơn vị hành chính Số máy tính được trang bị Trong đó Số máy chủ Có kết nối internet Có kết nối WAN Có mạng LAN Văn phòng tỉnh uỷ 250 34 Có Có Có Ban tổ chức tỉnh uỷ 16 0 Có Có Có UB kiểm tra tỉnh uỷ 13 0 Có Có Có Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ 10 0 Có Có Có Đảng Uỷ khối dân chính Đảng 10 1 Có Có Có Trường CT tỉnh 60 1 Có Có Có Ban Dân vận tỉnh uỷ 10 0 Có Có Có Thành uỷ Thái Nguyên 11 4 Có Có Có Thị uỷ Sông Công 14 3 Có Có Có Huyện uỷ Phổ Yên 14 3 Có Có Có Huyện uỷ Phú Bình 14 3 Có Có Có Huyện uỷ Đồng Hỷ 14 3 Có Có Có Huyện uỷ Võ Nhai 14 3 Có Có Có Huyện uỷ Định Hoá 14 3 Có Có Có Huyện uỷ Đại Từ 14 3 Có Có Có Huyện uỷ Phú Lương 14 3 Có Có Có Tổng cộng 492 64 0 0 0 Kết quả thực hiện đề án 47: Hạ tầng CNTT đã được xây dựng phù hợp với mục tiêu của dự án đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT của đơn vị. Tất cả các cơ quan Đảng từ tỉnh đến cấp huyện đã có mạng máy tính cục bộ kết nối với mạng diện rộng của Đảng, được đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả bước đầu. Mạng thông tin diện rộng của Đảng được nâng cấp sang sử dụng công nghệ IP kết nối tốc độ cao tới cấp huyện qua dịch vụ MegaWAN của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đến hết năm 2006, toàn Đảng bộ đã trang bị được 10 mạng LAN, 192 máy trạm, 32 máy chủ; 25 máy xách tay, 51 máy in, 3 máy quét ảnh, 2 máy chiếu, 28 switch, 1 router, 13 đường truyền MegaWAN và các thiết bị phụ trợ như bàn ghế máy tính, lưu điện, ổ cắm...; 4 Ban của Tỉnh ủy đã kết nối mạng LAN với mạng LAN của Văn phòng Tỉnh ủy; 9 Huyện, Thành, Thị uỷ đã có mạng LAN nội bộ và kết nối đường truyền MegaWAN tốc độ 64KB về Văn phòng Tỉnh ủy. Mỗi huyện, thành, thị uỷ được trang bị 3 máy chủ và 10 máy trạm, 1 máy xách tay, 2 máy in, 2 modem. Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng tuy đã được xây dựng phù hợp với mục tiêu của Đề án 47, song mới chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu trước mắt cho việc tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng. Các trung tâm tích hợp dữ liệu chưa có đủ thiết bị dự phòng để có thể bảo đảm hoạt động liên tục, chưa đầu tư đủ các thiết bị bảo đảm các yêu cầu cao về an ninh mạng và bảo mật thông tin, chưa trang bị đủ máy vi tính cho cán bộ, chuyên viên. 1.2. Hạ tầng CNTT trong cơ quan Nhà nước Trong thời gian gần đây đã có nhiều sự quan tâm trong đầu tư trang thiết bị máy móc trong các cơ quan Nhà nước. Đề án 112 mặc dù không thành công nhưng phần nao đó đã có góp phần trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các cơ quan này. Tại các Sở, Ban, Ngành, UBND Tỉnh và các Huyện thị đã được trang bị máy tính. Nhiều đơn vị đã có kết nối mạng LAN và kết nối Internet phục vụ cho nhu cầu công việc. Trung tâm tích hợp dữ liệu đã cơ bản hoàn thành các hạng mục lắp đặt vật tư, thiết bị và 100% thiết bị lắp đặt đều được đưa vào khai thác sử dụng; Trung tâm hiện có 10 máy chủ và kết nối đến 40 đơn vị trong tỉnh. Trang thiết bị phần cứng hiện tại tại Trung tâm tích hợp dữ liệu với hệ thống các máy chủ có cấu hình kỹ thuật là mạnh, tuy nhiên các máy chủ hiện không có CSDL để vận hành, hiện chỉ để vận hành một số ứng dụng như: Chia sẻ tài nguyên trên nội bộ LAN, điều hành in ấn qua mạng, Khai thác CSDL văn bản pháp quy, quản lý văn bản đi đến, quản lý Đảng Viên, Quản lý cán bộ, công chức…Các máy chủ chưa được phân cấp quản lý theo một cấu trúc thông nhất của một hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Hiện trạng kết nối mạng Văn phòng UBND tỉnh với các Sở, Ban, Ngành, Huyện, Thành, Thị trong tỉnh và khai thác thông tin trên mạng diện rộng WAN: Hình 2: Mô hình kết nối mạng WAN của VP.UBND tỉnh Thái Nguyên Hệ thống mạng diện rộng WAN được đề án 112 xây dựng và triển khai, các máy tính của các sở, ban, ngành, huyện, thành thị kết nối về VP.UBND tỉnh sử dụng công nghệ kết nối dial_up quay số điện thoại để truy xuất và khai thác thông tin tại trung tâm điều hành mạng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà hệ thống này hiện này hầu như chưa khai thác và vận hành được, có thể cơ bản có mấy nguyên nhân sau: Cán bộ, công chức tuy đã được đào tạo nhưng vẫn còn chưa thành thào trong việc thiết lập các kết nối qua đường dial_up để về UBND tỉnh; Kết nối dial_up có băng thông hẹp nên việc truy xuất khó khăn và tốn chí phí bằng các cuộc gọi điện thoại nội hạt; Thông tin trên hệ thống không có, không được cập nhật, nên việc truy xuất vào mạng không có thông tin để khai thác; Tại các đầu cuối có ít thiết bị để truy xuất, hoặc có nhưng bị hỏng nhưng không được đầu tư lại; Nhiều cán bộ mới chưa được đào tào, hướng dẫn truy xuất tới hệ thống; Các cơ quan không có cán bộ chuyên trách về CNTT. Ngoài ra tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh còn có các mạng diện rộng (WAN) theo ngành dọc như: Ngành Thuế; Ngành tài chính; Ngân hàng kết nối bằng công nghệ xDSL, hiện các mạng này đang hoạt động tốt; Mạng WAN của UBND thành phố Thái Nguyên kết nối 26 xã phường trên địa bàn thành phố với công nghệ Dial-up được xây dựng từ năm 2005 đến nay, tuy nhiên do sử dụng công nghệ dial-up, do vậy cũng giống như các hệ thống mạng WAN của UBND tỉnh, WAN của Sở KHCN, WAN của sở Giáo dục và Đạo tạo hầu như chưa khai thác và vận hành có hiệu quả. Trong giai đoạn trước mắt năm 2007, để đáp ứng được các yêu cầu kết nối cũng như trong công tác quản lý và điều hành, năm 2007 UBND nhân dân tỉnh đã tiến hành xây dưng các phần mềm truyền nhận báo cáo, nâng cấp phần mềm quản lý văn bản đi đến và hồ sơ công việc, lập lịch…và cài đặt mạng diện rộng (WAN) sử dụng công nghệ mạng riêng ảo VPN trên cơ sở kết nối ADSL của các đơn vị và sử dụng hạ tầng cấp phát địa chỉ IP động để xây dựng, cho đến khi tỉnh xây dựng xong mạng dùng riêng đô thị( MAN). Tại UBND Thành phố Thái Nguyên cũng đã có Công văn yêu cầu UBND các xã phường thuộc Thành phố tiến hành lắp đặt kết nối ADSL để truy cập Internet và truyền nhận báo cáo thông qua thư điện tử của UBND Thành phố Thái Nguyên. Số liệu thống kê về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan Nhà nước tại Thái Nguyên: Bảng 19: Trang thiết bị máy tính trên địa bàn tỉnh TT Thiết bị ĐVT Khối Đảng Quản lý nhà nước Sự nghiệp thuộc tỉnh Tổng cộng 1 Máy chủ Chiếc 65 94 159 2 Máy PC để bàn Chiếc 492 1932 2424 Tổng cộng Bảng 20: Trang thiết bị máy tính tại các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh TT Thiết bị ĐVT Tổng số Máy tính Máy chủ Máy PC Máy xách tay Máy in Máy chiếu 1 VP. UBND tỉnh Chiếc 95 13 76 6 3 3 2 VP. HĐND tỉnh Chiếc 6 - 6 - - - 3 Sở Nội vụ Chiếc 20 1 19 8 1 4 Sở KH & CN Chiếc 45 2 40 3 15 2 5 Sở Kế hoạch và đầu tư Chiếc 52 2 50 6 Sở Tài chính Chiếc 47 2 43 2 7 Sở Lao động Chiếc 110 2 106 2 19 - 8 Sở Xây dựng Chiếc 21 1 20 - - - 9 Sở Tư pháp Chiếc 42 3 39 - 13 1 10 Sở Công nghiệp Chiếc 17 - 16 1 10 - 11 Sở Nông nghiệp Chiếc 121 4 115 2 20 - 12 Sở Văn hoá thông tin Chiếc 41 - - - 25 - 13 Sở Thương mại Chiếc 42 1 41 1 23 14 Sở TN & MT Chiếc 90 8 80 2 15 Sở Bưu chính, viễn thông Chiếc 13 1 11 2 3 1 16 Sở Y tế Chiếc 34 1 32 - - - 17 Sở Thể thao Chiếc 11 1 10 - 5 - 18 Sở Giáo dục Chiếc 19 Sở Giao thông Chiếc 75 2 67 6 20 Thanh tra tỉnh Chiếc 16 1 15 3 8 - 21 Đoàn đại biểu quốc hội Chiếc 1 - 1 - 1 - 22 Ban quản lý KCN Chiếc 2 - 2 - - 23 UBMT Tổ quốc tỉnh Chiếc 6 - 6 - - - 24 Liên đoàn lao động tỉnh Chiếc 12 1 11 - - - 25 Ban thi đua khen thưởng Chiếc 9 - 9 - 3 - 26 Ban tôn giáo Chiếc 6 - - - - - 27 UB DS, GD, Trẻ em Chiếc 18 1 17 28 Toàn án nhân dân tỉnh Chiếc 10 - - - - - 29 Cục thống kê tỉnh Chiếc 289 9 280 - - - 30 Chi cục kiểm lâm tỉnh Chiếc 40 1 - 2 18 - 31 Chi cục quản lý thị trường Chiếc 15 - 15 32 Bảo hiểm xã hội tỉnh Chiếc 154 2 60 2 101 1 33 Ngân hàng nhà nước tỉnh Chiếc 45 5 40 2 19 - 34 Kho bạc nhà nước tỉnh Chiếc 177 7 170 35 Cục thuế tỉnh Chiếc 289 9 - - - - 36 Đài PT & TH tỉnh Chiếc 31 2 29 37 Công an tỉnh Chiếc 230 3 200 38 Liên Minh hợp tác xã Chiếc 9 - 9 - 3 - 39 UBND Thành Phố Chiếc 66 2 60 4 - - 40 UBND huyện Đại từ Chiếc 160 1 - 5 105 - 41 UBND huyện Phú Lương Chiếc 22 1 - 6 18 - 42 UBND huyện Võ Nhai Chiếc 140 1 - - 65 - 43 UBND huyện Định Hoá Chiếc 145 - 145 - - - 44 UBND huyện Phú Bình Chiếc 84 2 - 2 86 - 45 UBND huyện Đồng hỷ Chiếc 46 UBND huyện Phổ Yên Chiếc 105 1 71 0 17 - 47 UBND Thị xã Sông Công Chiếc 53 1 - 4 52 - Tổng Cộng 2062 94 1909 59 640 9 Bảng 21: Hiện trạng mạng LAN và mạng WAN trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh TT Mạng Tổng cộng Băng thông Công nghệ Cơ quan nhà nước Khối Đảng LAN WAN Mbps Kbps 1 Mạng nội bộ LAN 60 10/100 Ethernet 44 16 100/1000 2 Mạng diện rộng WAN 54,6 Dial up/ xDSL 3 1 128 3 Mạng LAN/WAN có kết nối với Bộ, Ngành TW 5 xDSL 6 1 Liseline 4 Mạng LAN/WAN có thiết bị Firewall chuyên dụng 4 Fix Cisco 3 1 5 Kết nối Internet 60 ADSL 44 16 1.3. Hạ tầng CNTT trong giáo dục và y tế Theo số liệu khảo sát tại các trường THPT có khoảng 1.350 máy tính, 29 mạng LAN, 29 đơn vị kết nối Internet, không đơn vị nào kết nối WAN và có Website. Khối các bệnh viện và cơ sở y tế có khoảng 311 máy tính. Có 5 mạng LAN, 5 đơn vị kết nối Internet, không đơn vị nào kết nối WAN và có Website. 1.4. Hạ tầng CNTT tại các doanh nghiệp Do đặc thù của tỉnh về thị trường, nguồn nhân lực và nhu cầu sử dụng nên việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp về công nghệ thông tin-truyền thông còn hạn chế. Toàn tỉnh, mới chỉ có 52 doanh nghiệp kinh doanh CNTT (chiếm 3,46%), trong tổng số 1.500 doanh nghiệp các loại. Một số doanh nghiệp đã xây dựng được mạng máy tính nội bộ, mạng diện rộng và có kết nối Internet (ADSL). Nhìn chung, cơ sở hạ tầng CNTT của các doanh nghiệp tại Thái Nguyên còn chưa cao. Các doanh nghiệp có mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng chiếm tỷ lệ ít; chưa chú ý đến việc ứng dụng CNTT trong điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh. 2. Ứng dụng CNTT-TT 2.1. Ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng Việc triển khai ứng dụng hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp đã dần dần trở thành nền nếp ở nhiều cơ quan và từng bước tạo ra phong cách làm việc mới trong các cơ quan của Đảng. Đến hết năm 2006, bình quân trong ngày có hơn 32 lượt người truy cập các mạng cục bộ, lượng thông tin trao đổi khoảng 157,4MB/ngày, cơ sở dữ liệu xử lý công văn hiện có dung lượng 1.109,06 MB, gồm 37.739 văn bản, cơ sở dữ liệu gửi nhận văn bản hiện có dung lượng 274MB, gồm 1.523 văn bản đã được g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy Hoach BCVT&CNTT Thai Nguyen.doc