Tài liệu Đề tài Sự ảnh hưởng của việc bố trí sản xuất đến hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh tại đà Nẵng (vietcombank): SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỐ TRÍ SẢN XUẤT ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH TẠI ĐÀ NẴNG (VIETCOMBANK)
NỘI DUNG CHI TIẾT:
Giới thiệu về ngân hàng Vietcombank:
Cơ sở lý luận:
II.1. Vị trí sản xuất:
II.1.1. Tầm quan trọng của việc xác định vị trí sản xuất
II.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định vị trí
II.1.3. Các phương pháp lựa chọn và xác định vị trí
II.2. Bố trí sản xuất
II.2.1. Mục đích và các nhân tố ảnh hưởng đến bố trí
II.2.2. Các kiểu bố trí
II.2.3. Các phương pháp phân tích bố trí
Thực trạng:
Nhận xét và giải pháp:
LỜI MỞ ĐẦU
Hòa nhịp cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, các ngân hàng lần lượt ra đời và phát triển mạnh mẽ, trong các ngân hàng mạnh và điển hình cho sự phát triển đó là ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợ...
25 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sự ảnh hưởng của việc bố trí sản xuất đến hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh tại đà Nẵng (vietcombank), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỐ TRÍ SẢN XUẤT ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH TẠI ĐÀ NẴNG (VIETCOMBANK)
NỘI DUNG CHI TIẾT:
Giới thiệu về ngân hàng Vietcombank:
Cơ sở lý luận:
II.1. Vị trí sản xuất:
II.1.1. Tầm quan trọng của việc xác định vị trí sản xuất
II.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định vị trí
II.1.3. Các phương pháp lựa chọn và xác định vị trí
II.2. Bố trí sản xuất
II.2.1. Mục đích và các nhân tố ảnh hưởng đến bố trí
II.2.2. Các kiểu bố trí
II.2.3. Các phương pháp phân tích bố trí
Thực trạng:
Nhận xét và giải pháp:
LỜI MỞ ĐẦU
Hòa nhịp cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, các ngân hàng lần lượt ra đời và phát triển mạnh mẽ, trong các ngân hàng mạnh và điển hình cho sự phát triển đó là ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập.
Nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố vị trí và bố trí mặt bằng, các phòng ban đến hiệu quả kinh doanh và hoạt động của ngân hàng Vietcombank. Nhóm chúng tôi thực hiện đề tài “SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỐ TRÍ SẢN XUẤT ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH TẠI ĐÀ NẴNG (VIETCOMBANK)”
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK:
Giới thiệu về ngân hàng Vietcombank
I.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Vietcombank
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm. Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
Ngày 30 tháng 10 năm 1962, NHNT được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1993, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai.
Năm 1994, NHNT thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT nay là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản.
Năm 1995, NHNT được tạp chí Asia Money – tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam năm 1995.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
Năm 1996, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Paris – Cộng hòa Pháp, tại Moscow – Cộng hòa liên bang Nga.
Năm 1997, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Singapore.
Năm 1998, NHNT thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB Leasing
Năm 2002, NHNT thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS
Năm 2003, NHNT được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam
Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt".
Năm 2004: NHNT được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp.
Năm 2005: NHNT được trao giải thưởng Sao Khuê 2005 – do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông. NHNT là đơn vị ngân hàng duy nhất được nhận giải thưởng này.
Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu", được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Châu Á.
Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng này.
Năm 2007, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn.
I.2. Giới thiệu về Vietcombank chi nhánh Đà Nẵng:
Trụ sở chính:
Tên giao dịch: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: 140, 142 Lê Lợi, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại: 0511 3822110
Fax: 0511 3826062
Webside:
Các phòng giao dịch trên địa bàn Đà Nẵng:
Phòng giao dịch Vietcombank Hòa Khánh
173A Nguyễn Lương Bằng
Phòng giao dịch Vietcombank Thanh Khê
239 Điện Biên Phủ
Phòng giao dịch Vietcombank Sơn Trà
251 Ngô Quyền
I.4.Sản phẩm dịch vụ:
I.4.1. Dịch vụ thẻ: Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 28/06/2008 và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay, đến nay, Vietcombank luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường thẻ Việt Nam.
Đến với dịch vụ thẻ của Vietcombank, khách hàng có thể lựa chọn cho mình từ sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đang được hơn 3 triệu khách hàng lựa chọn: Vietcombank Connect24, thẻ ghi nợ quốc tế sành điệu: Vietcombank Connect24 Visa và Vietcombank MTV Mastercard hoặc các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp mang các thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới: Visa, MasterCard và American Express.
I.4.2. Dịch vụ kiều hối:
Với mạng lưới hơn 1400 ngân hàng đại lý trên khắp thế giới, Vietcombank
sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chuyển tiền của bạn tới bất cứ nơi nào trên thế giới cho nhiều mục đích hợp pháp khác nhau.Với những tiện ích như: Có thể chuyển đổi từ VND sang nhiều loại ngoại tệ khác như USD, GBR, EUR, AUD, CAD, SGD, HKD, CHF,v.v… với tỷ giá ưu đãi, thủ tục đơn giản, chi phí thấp, độ an toàn cao, chính xác..
I.4.3. Dịch vụ tiền gửi thanh toán:
Tài khoản tiền gửi thanh toán là công cụ thanh toán và quản lý tiền một cách chuyên nghiệp cho mọi khách hàng trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại. Vietcombank miễn phí duy trì tài khoản đối với khách hàng.
Với các tiện ích như: Gửi, rút tiền mặt, chuyển khoản nhanh chóng tại bất cứ điểm giao dịch, máy ATM của Vietcombank trên toàn quốc. Phát hành thẻ ghi nợ trên tài khoản thanh toán, mà không cần một tài khoản mới; Các khoản tiền gửi đều được mua bảo hiểm tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Tiền trong tài khoản liên tục sinh lời tạo hiệu quả về tài chính…
I.4.4. Dịch vụ tiết kiệm và đầu tư: giúp cho đồng vốn sinh lời
Các loại hình tiết kiệm:
Tiết kiệm bậc thang lãi thưởng: Là sản phẩm huy động vốn nhằm mục
tiêu gia tăng tiện ích, ưu đãi cho khách hàng khi gửi tiết kiệm tại Vietcombank
Tiết kiệm nhận lãi định kỳ: Là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn lãi trả
sau định kỳ, chu kỳ và phương thức nhận lãi linh hoạt, thích hợp với mọi khách hàng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm và lĩnh lãi định kỳ để thu xếp các nhu cầu tài chính cá nhân.
Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ: Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ là hình thức
gửi tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ (USD, EUR,..) kết hợp tham gia các chương trình khuyến mãi hấp dẫn của Vietcombank dành tất cả các cá nhân có tiền ngoại tệ nhàn rỗi
Tiết kiệm các kỳ hạn
I.4.5. Cho vay cá nhân:
Cho vay cán bộ công nhân viên
Cho vay cán bộ quản lý điều hành
Cho vay mua nhà dự án
Cho vay mua ôtô
Thấu chi
Kinh doanh tài lộc
Bảo hiểm tín dụng
I.4.6. Ngân hàng điện tử:
Dịch vụ ngân hàng qua internet VCB-iB@nking được xây dựng nhằm thực hiện cam kết đem Vietcombank đến với khách hàng mọi lúc mọi nơi.
I.4.7. Các dịch vụ đối với các doanh nghiệp:
Dịch vụ tài khoản
Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ bảo lãnh
Dịch vụ cho vay
Dịch vụ bao thanh toán
Kinh doanh ngoại tệ
Dịch vụ thanh toán và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong và ngoài nước
Các sản phẩm liên kết như: thẻ liên kết, dịch vụ cho vay trả góp, dịch vụ thanh toán gạch nợ tự động.
II. Bố trí sản xuất:
II.1. Vị trí sản xuất
II.1.1. Tầm quan trọng của việc xác định vị trí
Vị trí của doanh nghiệp ảnh hưởng quan trọng đến:
Nhu cầu và hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng tới quan hệ lao động và quan hệ công chúng
Để lựa chọn,xây dựng và thay đổi một vị trí cho hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tài chính và chi phí của doanh nghiệp.
Quyết định lựa chọn vị trí :
Quan điểm hệ thống trong việc lựa chọn vị trí là phải xem xét toàn bộ các bộ phận trong mối quan hệ hữu cơ với nhau để có được vị trí tối ưu của tất cả các bộ phận trong chuỗi sản xuất – phân phối
Với sản xuất dịch vụ,cũng có một số bộ phận của chuỗi cung cấp lẫn nhau, nó vẫn phải có các đầu vào và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Các công ty dịch vụ phải xem xét sự sẵn có của các đầu vào và vị trí của nhu cầu
Với các dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, việc lựa chọn vị trí cũng ảnh hưởng ,quyết định sự thành công của công ty
II.1.2. Các yếu tố xác định vị trí: Lựa chọn vị trí liên quan đến nhiều nhân tố
và có thể ảnh hưởng đến thu nhập, chi phí vì thế ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí:
Các yếu tố liên quan đến thị trường:
Thị trường mục tiêu
Vị trí của đối thủ cạnh tranh
Vị trí tương đối của nhà cung cấp
Các yếu tố hữu hình:
Yếu tố giao thông vận tải
Sự sẳn sàng của các phương tiện vận tải
Chi phí xét theo trọng lượng tương đối, quyết định đầu tư chịu ảnh hưởng tương đối quan trọng của thuế khi xác định vị trí.
Các yếu tố vô hình:
Sự phân vùng và các quy định về pháp luật
Thái độ của công chúng
Khả năng mở rộng và phát triển
Điều kiện sinh hoạt
Ý thức pháp luật
II.1.3.Các phương pháp lựa chọn vị trí:
Phân tích chi phí lợi nhuận – quy mô
Phương pháp cho điểm
Phương pháp bài toán vận tải
Phương pháp khoảng cách tải trọng
Phương pháp địa điểm mẫu
Phương pháp mô hình toán tối ưu
Ví dụ: Giả sử hội đồng quản trị của ngân hàng Vietcombank đang xem xét lựa chọn địa điểm để xây dựng mới trụ sở chính của ngân hàng Vietcombank tại Đà Nẵng nhằm tăng hiệu quả hoạt động và thuận tiện cho việc giải quyết những vấn đề phát sinh từ các phòng giao dịch. Biết dân số của các quận trong thành phố không đồng đều, vị trí các quận hiện tại có tọa độ như sau:
Vị trí
Tọa độ
Dân sô
X
Y
Thanh Khê (A)
6
3
160000
Hải Châu (B)
7
2
196090
Cẩm Lệ (C)
8
5,5
69870
Liên Chiểu (D)
5,5
4,5
110001
Sơn Trà (E)
9
2
119990
Ngũ Hành Sơn (F)
2,5
6,5
54000
Hòa Vang (G)
7,5
3,5
110032
(số liệu ngày 01/07/2008 – tại trang web:
Xác định vị trí xây dựng trụ sở chính theo phương pháp tải trọng – khoảng cách
Xác định vị trí xây dựng trụ sở chính theo phương pháp địa điểm mẫu.
Bài giải:
Xác định vị trí xây dựng trụ sở chính theo phương pháp tải trọng – khoảng cách
Theo giả thiết ta có dân số các quận là tải trọng (l), khoảng cách giữa các quận (d)
Ta có công thức tính khoảng cách giữa 2 điểm M và N là:
dMN = |XN-XM|+|YN-YM|.
Ta lập bảng tính tổng tải trọng – khoảng cách (∑ld):
Phương án A (6;2,5)
Khu vực
X
Y
L
D
Ld
A
6
2,7
169000
0
0
B
7
1,6
189111
2
403772
C
8
5
690021
5,5
309000
D
5,5
3,5
99951
4,5
230127
E
9
3
112111
2
360000
F
2,5
5
50053
7,5
340034
G
7,5
4,5
100031
3,5
270092,5
∑ld
2056046,5
Phương án B (7;1,5)
Khu vực
X
Y
L
D
Ld
A
6
2,5
170000
2
328423
B
7
2
206886
0
0
C
8
5
70052
4.5
310000
D
5,5
4
100051
4.5
450000.5
E
9
2
120092
3
378000
F
2,5
5
540000
8.5
468900.5
G
7,5
4,5
107031
2.5
270001.5
∑ld
2211019
Phương án C (8;5)
Khu vực
X
Y
L
D
Ld
A
6
3,5
169268
4.5
761706
B
7
1,5
196886
4.5
88598
C
8
5,5
70052
0
0
D
5,5
4
100051
3
300153
E
9
1,5
122992
3.5
430472
F
2,5
5
55053
6
330318
G
7,5
3,5
118037
2
216074
∑ld
2924710
Phương án D (5,5;4,5)
Khu vực
X
Y
L
D
Ld
A
6
2,5
169000
2.5
423170
B
7
1,5
196000
4.5
885987
C
8
5
69052
3
210156
D
5,5
4,5
100051
0
0
E
9
2,5
130092
5.5
676456
F
2,5
5,5
55053
4
220212
G
7,5
3,5
108037
3
324111
∑ld
2740092
Phương án E (9;2,5)
Khu vực
X
Y
L
D
Ld
A
6
2,5
169268
3
507804
B
7
1,5
196886
3
590658
C
8
5
70052
3.5
245182
D
5,5
4,5
100051
5.5
550280.5
E
9
2,5
122992
0
0
F
2,5
5,5
55053
9.5
523003.5
G
7,5
3,5
108037
2.5
270092.5
∑ld
2687021
Phương án F (2,5;5,5)
Khu vực
X
Y
L
D
Ld
A
6
2,5
169268
6.5
1100242
B
7
1,5
196886
8.5
1673531
C
8
5
70052
6
420312
D
5,5
4,5
100051
4
400204
E
9
2,5
122992
9.5
1168424
F
2,5
5,5
55053
0
0
G
7,5
3,5
108037
7
756259
5518972
Phương án G (7,5;3,5)
Khu vực
X
Y
L
D
Ld
A
6
2,5
169268
2.5
423170
B
7
1,5
196886
2.5
492215
C
8
5
70052
2
140104
D
5,5
4,5
100051
3
300153
E
9
2,5
122992
2.5
307480
F
2,5
5,5
55053
7
385371
G
7,5
3,5
108037
0
0
2048493
Qua các bảng ta thấy tại phương án A (6;2,5) có khoảng cách – tải trọng nhỏ nhất vì vậy nếu như lựa chọn việc đặt trụ sở chính nên chọn vị trí tại quận Thanh Khê
Xác định vị trí xây dựng trụ sở chính theo phương pháp địa điểm mẫu:
Phương pháp tìm kiếm địa điểm mẫu là phương pháp giúp xác định nhanh chóng địa điểm có tổng khoảng cách – tải trọng nhỏ nhất
Tọa độ điểm mẫu M(X*;Y*) được xác định theo công thức:
X*= ∑LiXi/∑Li và Y*=∑LiYi/∑Li
Khu vực
X
Y
L
lX
lY
A
6
2,5
169268
1015608
423170
B
7
1,5
196886
1378202
295329
C
8
5
70052
560416
350260
D
5,5
4,5
100051
550280,5
450229,5
E
9
2,5
122992
1106928
307480
F
2,5
5,5
55053
137632,5
302791,5
G
7,5
3,5
108037
810277,5
378129,5
∑
822339
5559345
2507390
Ta có: X*= 5559345/822339 = 6,76 và Y* = 2507390/822339 = 3,05
Điểm mẫu có tọa độ (6,76;3,05) là điểm có tổng tải trọng – khoảng cách nhỏ nhất. Đây là điểm lý tưởng để lựa chọn. Tuy nhiên, thực tế còn phụ thuộc vào việc người ta có thể đầu tư tại điểm mẫu này không. Trong trường hợp không thể đầu tư tại điểm mẫu này, người ta sẽ lựa chọn những điểm có khả năng đầu tư lân cận với điểm mẫu.
Trong trường hợp này ta thấy những vị trí gần điểm mẫu là A;B;D;G. Bước tiếp theo ta sẽ lựa chọn 1 trong 4 điểm A;B;D;G này bằng phương pháp tải trọng – khoảng cách ở trên
Vậy điểm A (6;2,5) là điểm có thể lựa chọn.
II.2. Bố trí sản xuất:
II.2.1. Mục đích và các nhân tố ảnh hưởng đến bố trí sản xuất:
Bố trí sản xuất là sự lựa chọn vị trí cho mỗi máy móc, bộ phận, quá trình chế biến và các hoạt động khác cấu thành hoạt động sản xuất trong nhà xưởng nhằm nâng cao hiệu quả sữ dụng các nguồn lực và hiệu quả công việc.
Mục đích của bố trí mặt bằng dịch vụ và văn phòng:
Đem đến cho khách hàng sự thoải mái và tiện lợi
Trình bày hàng hóa hấp dẫn
Tạo sự riêng biệt cho từng khu vực công tác
Tạo sự thông tin dễ dàng giữa các khu vực.
Nhân tố ảnh hưởng:
Để sản xuất hiệu quả, xưởng phải được thiết kế phù hợp với mục
tiêu của nó. Sản xuất dịch vụ có nhu cầu khác với sản xuất chế tạo nhà xưởng.
Các dịch vụ khách hàng thì khách hàng tham gia vào các giao
dịch nên sự thuận tiện, hình dáng, cách bài trí có ảnh hưởng đến doanh số và chi phí.
Các hoạt động liên quan đến sản phẩm hữu hình cũng có khác
nhau trong cách bố trí
II.2.2. Các kiểu bố trí:
Bố trí theo sản phẩm
Bố trí theo công nghệ
Bố trí vị trí cố định
II.2.3. Các phương pháp phân tích bố trí:
Bố trí theo sản phẩm
Bố trí theo công nghệ
Mô hình dòng dịch chuyển theo thứ tự (dòng ưu tiên)
Mô hình dòng không có thứ tự (dòng không ưu tiên)
III. Thực trạng:
III.1. Ảnh hưởng của vị trí trụ sở chính đến hiệu quả hoạt động:
Nằm trên trục đường Lê Lợi, 1 trong những con đường chính của quận Hải Châu cũng như thành phố Đà Nẵng với sự lưu thông 2 chiều thuận lợi, tru sở chính thu hút khách hàng với vẻ bề ngoài có nét lâu đời nhưng rất dễ dàng nhận ra.
Với sự uy tín gây dựng qua 47 năm trên toàn quốc và 35 năm tại thị trường Đà Nẵng, khách hàng tìm đến với ngân hàng ngoại thương với sự tin tưởng cho sự thành công của mình, việc tru sở chính nằm ở vị trí trung tâm và các phòng giao dịch được xây dựng ở các vị trí thuận lợi khác gần các khu dân cư, các khu công nghiệp…đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cho các doanh nghiệp và cá nhân. Điều đó một phần chứng minh về sự phát triển của ngân hàng ngoại thương, sự gia tăng thu nhập qua các năm, và hiệu quả hoạt động ngày càng tăng.
III.2. Cách sắp xếp các phòng ban và tiến trình tiếp nhận và xử lý thông tin của khách hàng:
III.2.1. Cách sắp xếp các phòng ban:
Tầng 1:
P. Kinh doanh dịch vụ ngân hàng (gồm cá nhân và doanh nghiệp)
P. Ngân quỹ
P. Phó giám đốc bộ phân ngân quỹ - các phòng giao dịch – khách hàng thế nhân
P. Tham vấn thẻ
P.Khách hàng
Tầng 2:
P. Kiểm tra kiểm toán nội bộ
P.Vốn
P.Kế toán
P.Thanh toán quốc tế, thanh toán xuất nhập khẩu
P.Quản lý nợ
P.Hành chính sự nghiệp
P.Giám đốc
Tầng 3: tổ tin học và các phòng ban khác
III.2.2. Tiến trình tiếp nhận và xử lý thông tin của khách hàng:
Quy trình xét duyệt cho vay:
Nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn:
BPTH: P. Khách hàng
Cán bộ trực tiếp cho vay nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng bao gồm: hồ sơ pháp lý (đối với khách hàng vay vốn lần đầu), hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay (nếu có) và các hồ sơ khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
Khi tiếp nhận yêu cầu, CBKH căn cứ quy định tín dụng hiện hành để xem xét tối thiểu những nội dung sau:
- Tính đầy đủ và hợp lệ về hình thức bề ngoài của hồ sơ;
- Thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu trực tiếp từ khách hàng hoặc từ
nguồn khác (nếu có);
- Thông tin cập nhật về những thay đổi quan trọng của khách hàng so với thời điểm được xác định GHTD (áp dụng đối với các trường hợp đã có GHTD)
- Thông tin liên quan đến nhu cầu tín dụng cụ thể đang đề cập; phương án/dự án kinh doanh, nguồn trả nợ, khả năng thực hiện
nghĩa vụ cam kết và biện pháp bảo đảm tiền vay;
- Sự phù hợp của nhu cầu tín dụng đối với chính sách tín dụng,
GHTD và các điều kiện đã được duyệt (nếu có).
Trường hợp hồ sơ của khách hàng chưa đáp ứng đủ theo quy định
hiện hành CBKH xin ý kiến trưởng phòng khách hàng để khách hàng bổ sung hồ sơ.
Thẩm định đề xuất tín dụng
BPTH: P. Khách hàng – P.Kiểm soát – P.Tín dụng
- CBKH căn cứ các thông tin thu thập được và quy định tín dụng
hiện hành để thẩm định đề xuất cấp tín dụng của khách hàng. Các nội dung tối thiểu cần thẩm định bao gồm:
a) Sự phù hợp của việc cấp tín dụng so với:
+ GHTD đã được duyệt (nếu có);
+ Các quy định có liên quan của pháp luật và chính sách quản lý
rủi ro hiện hành của NHNT;
b) Tính khả thi, hiệu quả và mức độ rủi ro (nếu có) liên quan đến phương án/dự án kinh doanh của khách hàng;
c) Khả năng trả nợ của khách hàng;
d) Biện pháp đảm bảo tín dụng;
- Trên cơ sở thẩm định, CBKH lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng
- Sau khi hoàn tất, CBKH ký Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình TP KH xem xét có ý kiến và ký.
- Trên cơ sở Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng của CBKH, TP KH kiểm tra lại nội dung Báo cáo và có ý kiến:
+ Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến thẩm định và đề xuất của CBKH
+ Trường hợp không đồng ý hoặc có ý kiến khác/bổ sung thêm so với CBKH, Trưởng phòng KH phải ghi rõ lý do và các nội dung ý kiến khác/bổ sung đó.
- Sau khi Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng có đủ chữ ký của
CBKH và TP KH, CBKH chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trình
+ Trường hợp Khách hàng đã có GHTD, CBKH trình GĐ/PGĐ Chi
nhánh phê duyệt. Đối với khách hàng tại HSC, CBKH trình GĐ KH
phê duyệt. Hồ sơ trình gồm:
a) Văn bản đề nghị của Khách hàng (bản gốc).
b) Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng của Phòng KH (bản
gốc).
c) Các hồ sơ liên quan khác (nếu có).
+ Trường hợp đã có GHTD nhưng cấp thẩm quyền phê duyệt GHTD yêu cầu khi cấp tín dụng phải được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền
cao hơn, CBKH trình GĐ/PGĐ Chi nhánh có ý kiến, sau đó căn cứ yêu cầu nêu trong Thông báo phê duyệt GHTD để trình tiếp cấp có thẩm quyền. (Riêng trường hơp cấp cao hơn là HĐTD cơ sở, thì CBKH không cần trình qua GĐ/PGĐ Chi nhánh mà trình thẳng hồ sơ ra HĐTD cơ sở xem xét). Hồ sơ trình của Phòng KH thực hiện như trường hợp khách hàng đã có GHTD.
+ Trường hợp cấp tín dụng chưa có GHTD/vượt GHTD, cấp tín dụng
a) Đối với khách hàng của Chi nhánh, CBKH trình Chủ tịch HĐTD cơ sở tổ chức họp theo Quy chế hoạt động của HĐTD.
b) Đối với khách hàng của Hội Sở chính: Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của GĐ KH, CBKH trình GĐ KH phê duyệt. Trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt của GĐ KH, CBKH không trình thẳng GĐKH mà chuyển hồ sơ sang QLRRHSC để thực hiện các khâu tiếp theo.
c) Hồ sơ trình/chuyển gồm:
- Văn bản đề nghị của Khách hàng (bản gốc).
- Bản gốc báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng của Phòng KH
- Bản gốc bảng cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng (trường hợp khách hàng chưa có đủ thông tin để xếp hạng thì phải nêu cụ thể trong báo cáo).
- Hồ sơ Pháp lý nếu là khách hàng mới lần đầu thiết lập quan hệ với NHNT.
- Báo cáo tài chính của khách hàng.
- Các hồ sơ liên quan khác (nếu có).
Phê duyệt tín dụng:
BPTH: P.Khách hàng – GĐ/PGĐ chi nhánh
Tại cấp GĐ/PGĐ Chi nhánh
- Trường hợp cấp tín dụng trong GHTD đã duyệt, trên cơ sở Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng có đủ chữ ký của CBKH và TP KH cùng toàn bộ hồ sơ trình kèm theo, GĐ/PGĐ Chi nhánh xem xét phê duyệt cấp tín dụng theo quy định.
- Trường hợp trong phạm vi GHTD nhưng cấp phê duyệt yêu cầu phải trình lên cấp cao hơn, GĐ/PGĐ Chi nhánh có ý kiến để trình lên cấp phê duyệt theo yêu cầu. (Riêng trường hơp cấp cao hơn là HĐTD cơ sở, thì CBKH
không cần trình qua GĐ/PGĐ Chi nhánh mà trình thẳng hồ sơ ra HĐTD cơ sở xem xét).
Tại cấp HĐTD cơ sở
- CBKH chịu trách nhiệm chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và trình TPTD cơ sở để tổ chức họp theo Quy chế tổ chức và Hoạt động của HĐTD.
- Trường hợp thuộc thẩm quyền của HĐTD cơ sở: HĐTD cơ cở xem xét phê duyệt cấp tín dụng theo quy định.
- Trường hợp vượt thẩm quyền HĐTD cơ sở: trên cơ sở ý kiến chấp thuận của HĐTD cơ sở, CBKH chịu trách nhiệm chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ
và gửi đến Phòng QLRR để thực hiện các bước tiếp theo.
- Đối với các Chi nhánh thuộc phạm vi xử lý của QLRRHCM, nếu vượt thẩm quyền của Phòng QLRR, CBKH gửi thẳng bộ hồ sơ tới QLRRHSC, đồng thời CBKH gửi thêm 01 bản sao Tờ trình đề nghị phê duyệt cấp tín
dụng.
- Bộ hồ sơ của Chi nhánh tối thiểu gồm:
a) Bản gốc Tờ trình đề nghị phê duyệt cấp tín dụng do TPTD cơ sở ký.
b) Bản sao Biên bản họp HĐTD cơ sở.
c) Toàn bộ hồ sơ trình HĐTD cơ sở.
Ký hợp đồng tín dụng:
BPTH: P.Khách hàng
Căn cứ nội dung tín dụng đã được phê duyệt, Phòng KH chọn mẫu Hợp đồng phù hợp hoặc phối hợp với đơn vị tư vấn luật (nếu có thoả thuận với khách hàng) để dự thảo, ký tắt các trang và gửi khách hàng xem xét ký.
Phòng KH/ĐTDA chịu trách nhiệm đảm bảo thông tin trên hợp đồng khớp
đúng với những thông tin của khoản cấp tín dụng đã được phê duyệt.
- Trường hợp Khách hàng không đồng ý với các điều kiện vay vốn mà cấp có thẩm quyền phê duyệt, CBKH báo cáo TP KH. Trường hợp cần thiết phải sửa đổi nội dung, điều kiện phê duyệt
- Phòng KH chịu trách nhiệm các Hợp đồng ký với khách hàng phải
đảm bảo:
+ Các chữ ký trên các Hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp của
khách hàng theo quy định của pháp luật;
+ Nội dung Hợp đồng tuân thủ các điều kiện tín dụng đã được duyệt; Đại diện NHNT ký kết trên các loại Hợp đồng theo quy định phân cấp ủy quyền.
- Đối với các Hợp đồng thế chấp, cầm cố, sau khi được ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, Phòng KH (hoặc bộ phận chuyên trách được
giao trách nhiệm) thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và/hoặc công chứng/chứng thực theo quy định của pháp luật
- CBKH gửi Thông báo tác nghiệp mở Hợp đồng tín dụng cùng
toàn bộ hồ sơ liên quan đến Phòng QLN để cập nhật thông tin, quản lý, lưu
giữ hồ sơ và giải ngân theo quy định. CBKH căn cứ yêu cầu lưu
trữ quy định tại Điểm II.4 “Nhập dự liệu trên hệ thống và lưu trữ hồ sơ” quy
định dưới đây để chuẩn bị đầy đủ số lượng hồ sơ gửi Phòng QLN.
Nhập dự liệu trên hệ thống và lưu giữ hồ sơ
BPTH: P.Khách hàng – P.QL Nợ
- CB QLN kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của Thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ phê duyệt cấp tín dụng kèm theo do Phòng KH/ĐTDA gửi, đảm bảo có đầy
đủ chữ ký của các bộ phận thẩm định đề xuất và phê duyệt theo quy định.
Nếu khớp đúng, CB QLN ký xác nhận 01 bản trên Thông báo tác nghiệp mở
Hợp đồng tín dụng và gửi lại Phòng KH
- Trường hợp đánh giá hồ sơ hoàn toàn hợp lệ, CB QLN mở Hợp đồng tín dụng trên hệ thống, báo cáo và gửi kèm toàn bộ hồ sơ để TP QLN kiểm soát,
đảm bảo hồ sơ phê duyệt cấp tín dụng đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu và nội dung thông tin nhập vào hệ thống khớp đúng với nội dung tín dụng đã phê duyệt.
- Phòng QLN chịu trách nhiệm gửi các hồ sơ cần thiết theo quy định tới các Phòng/bộ phận nghiệp vụ hạch toán kế toán/kho quỹ (kèm theo bản Liệt kê
danh mục hồ sơ), tối thiểu gồm:
a) Gửi bộ phận hạch toán kế toán 01 bản gốc Hợp đồng tín dụng.
b) Gửi bộ phận kho quỹ hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có): bản gốc Hợp
đồng cầm cố, thế chấp; bản gốc các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của khách hàng đối với TSTC,CC.
Phòng QLN tại Chi nhánh
- Hồ sơ khách hàng (trường hợp khách hàng quan hệ lần đầu, chưa có hồ sơ khách hàng tại NHNT):
Hồ sơ tín dụng:
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có)
Rút vốn vay
BPTH: P.Khách hàng – P.QL Nợ - BP. Giải Ngân
Tiếp nhận và Kiểm tra hồ sơ rút vốn
- Hồ sơ rút vốn tối thiểu gồm:
a) 03 bản gốc Giấy nhận nợ có chữ ký hợp lệ của Khách hàng.
b) Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay liên quan đến lần
giải ngân như Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn chứng từ…
c) Uỷ nhiệm chi hoặc giấy rút tiền mặt.
- Nội dung kiểm tra hồ sơ rút vốn vay tối thiểu gồm:
+ Tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đề nghị rút vốn.
+ Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ đề nghị rút vốn với các
Điều kiện tín dụng đã duyệt từ trước và/hoặc Hợp đồng tín dụng đã ký.
+ Hạn mức còn lại.
- Việc tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ rút vốn có thể thực hiện theo các trường hợp sau:
Trường hợp cấp phê duyệt chỉ định Phòng KH hoặc không có chỉ
định cụ thể thì Phòng KH thực hiện tiếp nhận và kiểm tra thủ tục rút vốn vay
Trường hợp cấp phê duyệt chỉ định (phải nêu rõ trong nội dung phê
duyệt) Phòng QLN thực hiện tiếp nhận và kiểm tra thủ tục rút vốn vay
Trường hợp cấp phê duyệt chỉ định (phải nêu rõ trong nội dung phê
duyệt) Phòng KH tiếp nhận hồ sơ, Phòng QLN kiểm tra thủ tục
rút vốn vay
Trường hợp giao cho Phòng Giao dịch thực hiện thủ tục giải ngân, thực
hiện theo quy định về hoạt động tín dụng tại Phòng Giao dịch
Thực hiện giải ngân
- CB QLN mở tài khoản vay, điền số tài khoản vay và ký nháy vào các Giấy nhận nợ, trình TP QLN ký duyệt.
- TP QLN kiểm tra lại hồ sơ rút vốn, nếu hoàn toàn hợp lệ thì ký duyệt trên Giấy nhận nợ.
- Sau khi được ký duyệt, CB QLN chuyển Hồ sơ giải ngân xử lý tiếp như sau:
a) 01 Giấy nhận nợ được chuyển lại cho khách hàng.
b) 01 Giấy nhận nợ cùng các chứng từ kèm theo được chuyển tiếp
sang các bộ phận tác nghiệp có liên quan để thực hiện giải ngân.
c) Giấy nhận nợ còn lại lưu tại Phòng QLN.
- Trường hợp các điều kiện rút vốn chưa đáp ứng đầy đủ theo quy định,
CBQLN phải thông báo lại ngay cho CBKH để tìm giải pháp xử lý.
Ví dụ: Sắp xếp vị trí 6 bộ phận làm việc phục vụ cho quá trình vay vốn của khách hàng (P.Khách hàng, P.QL Nợ, GĐ/PGĐ Tín dụng, Bộ phận giải ngân) vào các vị trí thích hợp sao cho thời gian để tiến hành quá trình thực hiện là ngắn nhất. Giả định khoảng cách giữa lễ tân (hướng dẫn khách hàng,lấy số) và các bộ phận khác là 10 mét. Khoảng cách giữa các vị trí, khối lượng vận chuyển và không gian bố trí như sau:
Ma trận khoảng cách vận chuyển (mét)
A
B
C
D
A
0
30
40
45
B
0
0
30
50
C
0
0
0
40
D
0
0
0
0
Ma trận khối lượng vận chuyển (hành khách/ngày)
1
2
3
4
1
0
60
50
45
2
0
0
60
50
3
0
0
0
55
4
0
0
0
0
Sơ đồ các vị trí:
Bài giải:
Chúng ta giải bài toán bằng phương pháp thử sai. Các nơi làm việc được bố trí trên nguyên tắc ưu tiên những vị trí có khối lượng vận chuyển lớn đặt gần nhau. Tiến hành làm như sau:
Ưu tiên lựa chọn nơi làm việc có khối lượng vận chuyển từ lớn đến nhỏ
Xác định các vị trí có thể đặt
Chọn vị trí có khoảng cách nhỏ nhất
Bố trí lần lượt cho đến hết
Tính tổng chi phí
Cụ thể như sau:
STT
Các cặp nơi làm việc
Khối lượng vận chuyển
Vị trí
Khoảng cách
Chi phí
1
1;2
60
AC
30
1800
2
1;3
50
AD
40
2000
3
1;4
45
AB
45
2025
4
2;3
60
CD
30
1800
5
2;4
50
CB
50
2500
6
3;4
55
BD
40
2200
∑
12325
Vậy tổng chi phí vận chuyển là 12325
IV. Nhận xét – ý kiến của nhóm:
IV.1. Nhận xét về cách bố trí sản xuất và quá trình tiếp nhận và giải quyết thông tin khách hàng
Vị trí trụ sở chính của Vietcombank ở đường Lê Lợi rất thuận lợi nhưng đường Lê Lợi khá hẹp so với những đường khác vì vây việc để xe máy và xe ôtô gặp nhiều khó khăn
Bố trí mặt bằng dịch vụ tại ngân hàng Vietcombank như trên khá hợp lý.Một bộ phận nào đó ở cạnh một bộ phận khác dễ gây nhầm lẫn và đôi lúc làm khách hàng cảm thấy không thoải mái.
Quá trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thông tin của khách hàng diễn ra theo một trinh tự liên tục nhưng quá nhiều thủ tục.
IV.2. Ý kiến của nhóm:
Ngân hàng nên xây dựng một bãi đỗ xe nhằm tăng diện tích ở mặt bằng và thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng và những người lưu thông trên tuyến đường Lê Lợi
Từng bộ phận trong một phòng, hoặc một không gian làm việc cần có những bảng biểu để khách hàng dễ phân biệt
Cắt giảm những thủ tục không cần thiết hoặc không quan trọng để giải quyết nhanh chóng hồ sơ của khách hàng
Ngân hàng nên có một đường line nội bộ để việc xem xét hồ sơ và xét duyệt được diễn ra thuận tiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QTHDSX thkhao.doc