Đề tài So sánh kết quả giữa epi¬lasik và lasik trong điều trị cận và loạn cận – Trần Hải Yến

Tài liệu Đề tài So sánh kết quả giữa epi¬lasik và lasik trong điều trị cận và loạn cận – Trần Hải Yến: 43 SO SÁNH KẾT QUẢ GIỮA EPI­LASIK VÀ LASIK TRONG ĐIỀU TRỊ CẬN VÀ LOẠN CẬN TRẦN HẢI YẾN, TRẦN THỊ PHƯƠNG THU Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh ĐINH TRUNG NGHĨA Bộ môn mắt - Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh LÊ MINH TUẤN Bộ môn mắt - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh kết quả 3 tháng sau phẫu thuật Epi-LASIK với LASIK trong điều trị cận và loạn cận. Phương pháp: Tiến cứu loạt ca, mù đơn. Nghiên cứu được tiến hành trên 56 bệnh nhân (BN) với 112 mắt, phẫu thuật (PT) tại khoa Khúc xạ Bệnh viện mắt TP.HCM từ tháng 6 đến tháng 8/2007. Mỗi BN được thực hiện PT Epi-LASIK trên một mắt và LASIK trên mắt còn lại (mắt và phương pháp PT được chọn ngẫu nhiên). Dữ liệu trước mổ, sau mổ 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng được thu thập và so sánh giữa 2 nhóm. Kết quả: Trước PT, độ cầu tương đương (SE) trung bình của cả hai nhóm là – 4,39D ± 1,72D (thay đổi từ -1,25D đến -8,75D), sau 3 tháng SE tồn dư là +0,23D ± 0,39D (thay đổi từ -0,88D đến +1,13D. ...

pdf11 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài So sánh kết quả giữa epi¬lasik và lasik trong điều trị cận và loạn cận – Trần Hải Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43 SO SÁNH KẾT QUẢ GIỮA EPI­LASIK VÀ LASIK TRONG ĐIỀU TRỊ CẬN VÀ LOẠN CẬN TRẦN HẢI YẾN, TRẦN THỊ PHƯƠNG THU Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh ĐINH TRUNG NGHĨA Bộ môn mắt - Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh LÊ MINH TUẤN Bộ môn mắt - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh kết quả 3 tháng sau phẫu thuật Epi-LASIK với LASIK trong điều trị cận và loạn cận. Phương pháp: Tiến cứu loạt ca, mù đơn. Nghiên cứu được tiến hành trên 56 bệnh nhân (BN) với 112 mắt, phẫu thuật (PT) tại khoa Khúc xạ Bệnh viện mắt TP.HCM từ tháng 6 đến tháng 8/2007. Mỗi BN được thực hiện PT Epi-LASIK trên một mắt và LASIK trên mắt còn lại (mắt và phương pháp PT được chọn ngẫu nhiên). Dữ liệu trước mổ, sau mổ 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng được thu thập và so sánh giữa 2 nhóm. Kết quả: Trước PT, độ cầu tương đương (SE) trung bình của cả hai nhóm là – 4,39D ± 1,72D (thay đổi từ -1,25D đến -8,75D), sau 3 tháng SE tồn dư là +0,23D ± 0,39D (thay đổi từ -0,88D đến +1,13D. Sau mổ 3 tháng, SE sau PT Epi-LASIK và LASIK lần lượt là 0,16D ±0,42D và 0,29D ± 0,33D. Chỉ số an toàn và hiệu quả của nhóm EpiLASIK và LASIK là 1,19 so với 1,2 và 1,12 so với 1,18, sau PT không có trường hợp nào giảm thị lực tối đa. Thị lực tương phản của cả hai nhóm đều tăng hơn trước PT, nhóm EpiLASIK tăng cao hơn LASIK nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Cảm giác giác mạc của nhóm Epi-LASIK phục hồi 75%, nhóm LASIK phục hồi 50% so với trước PT, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đục giác mạc (haze) trong nhóm Epi- LASIK có tỷ lệ (3,5%) và mức độ thấp (0,04), không có trường hợp nào đục trên độ 1, không ảnh hưởng đến thị lực của BN. Kết luận: Kết quả ban đầu cho thấy phương pháp Epi-LASIK tỏ ra có hiệu quả tương đương với LASIK trong điều trị cận và loạn. Cảm giác giác mạc trong PT Epi-LASIK ít bị ảnh hưởng và phục hồi nhanh hơn LASIK. I. ĐẶT VẤN ĐỀ PT laser bề mặt với phương pháp PRK đã được nghiên cứu và ứng dụng từ những năm 1995. Tuy nhiên, sau đó LASIK với những ưu điểm vượt trội của mình, đã thay thế gần như hoàn toàn cho PT PRK. LASIK hiện được xem là một trong những PT khúc xạ an toàn và hiệu quả nhất. Với sự phát triển của khoa học, nhiều kỹ thuật đã được ứng dụng trong LASIK như PT giúp tiết kiệm mô, ứng dụng wavefront trong LASIK, laser phi cầu Tuy nhiên, LASIK không phải là phương pháp phù hợp với mọi đối tượng. Với sự ra đời của epikeratome, PT laser bề mặt đã có một bước tiến dài và được các PT viên quan tâm nhiều hơn. Epikeratome giúp cho PT trở nên an toàn 44 hơn, hiệu quả hơn do tạo vạt biểu mô nhanh hơn, không dùng alcohol, bề mặt chiếu laser mịn màng hơn, gờ biểu mô sắc nét giúp nhanh lành vết thương, rút ngắn thời gian phải trải qua cảm giác khó chịu hậu phẫu. Bên cạnh đó, laser bề mặt còn tránh được những biến chứng có thể xảy ra với vạt giác mạc khi PT LASIK. Hiện nay, laser bề mặt là lựa chọn tối ưu cho những người giác mạc mỏng hoặc có nghề nghiệp đặc thù với nguy cơ chấn thương cao, dễ xảy ra tai biến vạt giác mạc khi PT LASIK như quân nhân, vận động viên, võ sĩ. Trên thế giới và Việt Nam đã có những báo cáo bước đầu về Epi-LASIK, tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào so sánh kết quả của hai PT được công bố tại thời điểm này. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Từ tháng 6 đến tháng 8/2007, tại khoa Khúc xạ, bệnh viện mắt TP.HCM có 56 BN được chọn PT liên tiếp, với 112 mắt. BN được PT LASIK cho một mắt, Epi-LASIK cho mắt còn lại. Trước hết chọn ngẫu nhiên phương pháp cho mắt thứ nhất, mắt thứ hai sẽ được PT bằng phương pháp còn lại. Việc chọn ngẫu nhiên này được thực hiện bởi một nhân viên không thuộc phòng mổ, phẫu thuật viên chỉ được thông báo loại PT trên bàn mổ. BN được chọn vào nghiên cứu khi đáp ứng các tiêu chuẩn: tuổi: ≥ 18, khúc xạ ổn định ≥ 6 tháng, không có bệnh lý cấp hoặc mạn tính khác tại mắt, chưa từng PT tại nhãn cầu, độ cầu tương đương (Spherical Equivalent - SE) từng mắt ≤ - 10,0 D, 2 mắt lệch nhau ≤ 1,0D, đồng ý tham gia nghiên cứu. BN bị loại khỏi nghiên cứu khi có ít nhất 1 trong các yếu tố sau: thị lực tối đa với kính < 10/10, chiều dày giác mạc đo bằng siêu âm < 500 m, vùng chiếu laser < 6,5mm, không có ý định PT 2 mắt cùng lúc, đang có bệnh lý toàn thân, đang mang thai, đang cho con bú, giác mạc chóp PT thực hiện trên máy Technolas 217 Z100 (Bausch & Lomb) và máy Ladarvision 6000 (Alcon), với vùng quang học = 6,5mm, chương trình LASIK thường qui. Qui trình gồm ba bước chính: 1/ Tạo vạt giác mạc (LASIK) hoặc vạt biểu mô (EpiLASIK), 2/ Chiếu Laser 3/ Đậy vạt trở lại vị trí cũ (LASIK) hoặc bỏ vạt biểu mô, đặt kính tiếp xúc (EpiLASIK). Trước khi PT, máy Laser được qua các bước kiểm tra mọi thông số để đảm bảo tình trạng gas, năng lượng, sự đồng nhất của Laser, tình trạng hệ thống định vị mắt đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật. Dao microkeratome và epikeratome được kiểm tra lực hút, motor, lưỡi dao được xem xét kỹ lưỡng dưới kính hiển vi để đảm bảo tình trạng hoạt động hoàn hảo. Các thông số của BN được nhập dựa trên khúc xạ chủ quan có gia giảm theo công thức hiệu chỉnh. PT thực hiện sau vô cảm tại chỗ bằng thuốc tê nhỏ (Alcain 1%, Alcon). Vùng mắt và da mặt được sát trùng bằng Betadine 5%, hai mi mắt được dán miếng keo trong suốt vô trùng (Tegaderm, 3M) để cách ly lông mi và bờ mi với phẫu trường. Đặt vòng hút áp lực lên nhãn cầu, tạo vạt giác mạc hoặc vạt biểu mô, 45 thấm khô rìa vạt và cùng đồ để tránh nước phủ lên nền nhu mô gây loạn thị không đều. Lật vạt, BN được yêu cầu nhìn vào đèn định vị, kích hoạt máy để chiếu tia Laser, thời gian, số lượng điểm bắn, vị trí điểm bắn đã được máy tính toán dựa trên những thông số điều trị đưa vào. Với LASIK: Kết thúc Laser, những mảnh vụn trên nền nhu mô được rửa sạch bằng dung dịch đẳng trương (BSS, Alcon), vạt giác mạc được đậy trở lại, vuốt phẳng, kiểm tra mức độ dính của vạt vào nền nhu mô. Với EpiLASIK: Trường hợp chiều sâu mô lấy đi từ 75 micron trở lên, sau khi Laser, dùng Mitomycin C (MMC) 0.02% áp trong 30 giây, sau đó rửa nhẹ nhàng với 20-30ml dung dịch đẳng trương, vạt biểu mô được bỏ đi và đặt kính tiếp xúc để giảm đau và giúp thúc đẩy quá trình lành sẹo. Mắt mổ được khám lại dưới sinh hiển vi sau khi PT 30 phút, trước khi xuất viện, tái khám sau 1 ngày, 3 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng. BN được uống thuốc giảm đau trong 3 ngày đầu, gỡ kính tiếp xúc vào ngày thứ 3, nhỏ kháng sinh trong tuần đầu, kháng viêm corticoid trong 1 tháng đầu, nuớc mắt nhân tạo trong 3 tháng đầu hoặc hơn nữa nếu cần. Thu thập số liệu: thị lực không kính (UCVA), thị lực tối đa với kính (BCVA), khúc xạ chủ quan, thị lực tương phản, cảm giác giác mạc, mức độ đau nhức, mức độ đục giác mạc, mức độ hài lòng của BN tại từng thời điểm tương ứng thích hợp. Đục giác mạc được phân làm 5 mức từ 0 đến 4: 0-Giác mạc trong suốt, I-Dấu vết đục với mật độ tối thiểu, thấy được qua ánh sáng xiên, và khuyếch tán, II-Đục màng khói thấy dễ dàng với khe sáng trực tiếp, tại chỗ, III-Đục nhiều che phủ một phần chi tiết mống mắt, IV-Đục rất nặng che hoàn toàn chi tiết mống mắt. Mức độ đau nhức: Tính theo thang 11 điểm được chia từ 0 đến 10, BN được giải thích 0 = không đau, 10 = đau nhất. Trước hết BN được hỏi mắt nào đau hơn, tự chỉ tay vào mắt đó. Sau đó BN được đo tuần tự mắt phải rồi mắt trái, BN tự chỉ vào chiều dài trên thước mô phỏng, tương ứng với mức cảm nhận độ đau của mắt được kiểm tra. Mức độ hài lòng của BN đánh giá theo thang 3 từ 0 đến 2: 0- Không hài lòng, 1-Hài lòng, 2-Rất hài lòng. BN được hỏi mắt ưa thích hơn trong hai mắt. Cảm giác giác mạc: Sử dụng cảm giác kế (esthesiometer) Cochet-Bonnet (Lunau) đo cảm giác giác mạc vùng trung tâm. Đường kính của sợi chỉ nylon là 0.12mm, với chiều dài thay đổi từ 0 đến 60mm. Vị trí trung tâm giác mạc được đo 3 lần với chiều dài khác nhau bắt đầu từ 60 mm và giảm dần mỗi nấc 5 mm. Nếu trong ba lần thử với cùng độ dài có hai lần phản xạ dương tính sẽ được tính là dương tính. Chiều dài lớn nhất của sợi ny lon cho kết quả dương tính được tính là ngưỡng cảm giác giác mạc. Chỉ số an toàn được đo bằng tỷ số giữa thị lực tối đa trung bình sau mổ chia cho thị lực tối đa trung bình trước mổ. Chỉ số này cho thấy mức an toàn của PT, 46 sau PT có thể thị lực không kính của BN không bằng thị lực tối đa sau chỉnh kính trước mổ, nhưng nếu cần đeo kính BN vẫn nhìn rõ như khi đeo kính trước PT. Chỉ số hiệu quả được đo bằng tỷ số giữa thị lực không kính trung bình sau mổ chia cho thị lực tối đa trung bình trước mổ. Chỉ số này cho thấy sau PT, khả năng BN không cần kính vẫn có thể nhìn rõ như khi đeo kính trước PT. Các số liệu của 2 nhóm LASIK và Epi-LASIK được phân tích thống kê và so sánh bằng SPSS 11.5, với trị số p<0.05 là có ý nghĩa thống kê. III. KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT Từ tháng 6 đến tháng 8/2007, có 112 mắt của 56 BN được PT, trong đó có 42 nữ (75%), 14 nam (25%), tuổi trung bình 22 (từ 18 đến 37). 3.1. Đặc điểm 2 nhóm nghiên cứu trước phẫu thuật Bảng 1. Thông số trước phẫu thuật Epi­LASIK n=56 LASIK n=56 Trị số p Cầu tương đương (Spherical Equivalent­ SE) -4,39 D ± 1,73 -4,39 D ± 1,73 0.99 Cảm giác giác mạc 55,80 mm ± 9,8 56,57 mm ± 9,3 0,67 Thị lực tương phản, thị tần 1,5 (logMAR) 1,72 ± 0,10 1,73 ± 0,95 0,80 Thị lực tương phản, thị tần 3,0 (logMAR) 1,80 ± 0,09 1,79 ± 0,94 0,32 Thị lực tương phản, thị tần 6,0 (logMAR) 1,70 ± 0,16 1,70 ± 0,15 0,83 Thị lực tương phản, thị tần 12 (logMAR) 1,26 ± 0,26 1,30 ± 0,26 0,37 Thị lực tương phản, thị tần 18 (logMAR) 0,77 ± 0,32 0,83 ± 0,33 0,36 Bảng 1 cho thấy trước PT, các thông số khúc xạ, thị lực tương phản, cảm giác giác mạc đồng nhất không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm Bảng 1 cho thấy các thông số trước mổ của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) 3.2. Tính an toàn Thời điểm 1 tháng và 3 tháng chỉ số an toàn của nhóm Epi-LASIK so với LASIK lần lượt là 1.10 so với 1.15 và 1.19 so với 1.2. Như vậy cả hai nhóm tại các thời điểm sau PT chỉ số an toàn đều vượt trên 1.0. Tính an toàn không những thể hiện bằng thị lực tối đa trung bình mà còn 47 bằng thống kê phần trăm mắt bị giảm thị lực tối đa sau PT. Biểu đồ 1 cho thấy cả hai nhóm đều không có trường hợp nào giảm thị lực tối đa tại thời điểm 3 tháng. 0 0 0 0 25 17.9 62.5 71.4 12.5 10.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 -2 -1 0 +1 +2 EpiLASIK LASIK Biểu đồ 1. Tăng giảm thị lực tối đa của hai nhóm tại thời điểm 3 tháng sau mổ 3.3. Tính hiệu quả Ở thời điểm 1 tháng và 3 tháng chỉ số hiệu quả của nhóm Epi-LASIK so với LASIK lần lượt là 0,98 so với 1,09 và 1,12 so với 1,18. Sau mổ 1 tháng, chỉ số hiệu quả của nhóm EpiLASIK khá cao, nhưng vẫn thấp hơn 1,0, tuy nhiên đến thời điểm 3 tháng chỉ số này đã vượt trên 1 mặc dù còn thấp hơn nhóm LASIK. Như vậy, 3 tháng sau PT cả hai nhóm đều có chỉ số hiệu quả cao hơn 1,0. Biểu đồ 2 cho thấy trước mổ chỉ có 5,4% BN có thị lực tối đa từ 12/10 trở lên, trong khi sau mổ 3 tháng có tới 66,1% nhóm EpiLASIK và 80,4% nhóm LASIK có thị lực không kính từ 12/10 trở lên. ở thời điểm 3 tháng, có 75,1% nhóm EpiLASIK và 82,1% nhóm LASIK tăng thêm 1 hoặc 2 hàng thị lực tối đa so với trước PT (biểu đồ 1). 3.4. Tính chính xác Bảng 2. Độ cầu tương đương trước và sau phẫu thuật của hai nhóm Trước phẫu thuật n=56 1 tuần n=56 1 tháng n=56 3 tháng n=56 EPI­ LASIK -4,39 D ± 1,73 0,00 D ± 0,55 0,03 D ± 0,47 0,16 D ± 0,42 LASIK -4,39 D ± 1,73 0,41 D ± 0,45 0,27 D ± 0,43 0,29 D ± 0,33 Giá trị p 0,89 0,00 0,00 0,06 Bảng 2 cho thấy tại tất cả các thời điểm sau PT, SE trung bình của cả 2 nhóm đều trong khoảng 0,5D, nhóm Epi-LASIK có SE trung bình thấp hơn nhóm LASIK và gần 0 hơn. Mức độ biến thiên khúc xạ của 2 nhóm tương 48 đương nhưng theo hai chiều ngược lại (EpiLASIK= 0,16D còn LASIK = - 0,12D), LASIK có xu hướng thoái cận (p<0,05). 5.4 66.1 80.4 100 83.9 96.4 0 20 40 60 80 100 P h ầ n t ră m ( % ) ≥ 1.2 ≥ 1.0 BCVA trước PT UCVA EpiLASIK sau PT UCVA LASIK sau PT Biểu đồ 2. Thị lực không kính của hai nhóm tại thời điểm 3 tháng sau mổ Như nhận thấy trên biểu đồ 3, 4, 5, cả hai nhóm đều có tỷ lệ đạt khúc xạ mục tiêu rất cao, hầu hết khúc xạ sau mổ của cả 2 nhóm thời điểm 3 tháng tập trung trong khoảng ± 1D, 98,1% EpiLASIK và 100% LASIK có khúc xạ trong khoảng ± 1,0D. 3.5. Mức độ đau nhức BN sau mổ Epi – LASIK có mức đau cao nhất vào ngày hậu phẫu thứ nhất, sau đó giảm nhanh ở ngày thứ 3, hết đau sau 1 tuần (biểu đồ 6). Phần lớn BN chỉ có cảm giác cộm xốn, một số trường hợp bị chảy nước mắt. Nhóm LASIK, BN không đau do biểu mô còn nguyên vẹn. 76.8 80.3 98.1 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % ±0,5D ± 1,0D Epi-LASIK 1 tháng LASIK 3 tháng Biểu đồ 3. Tỷ lệ đạt khúc xạ mục tiêu sau 3 tháng của hai nhóm 49 1.77 0.13 00 0.5 1 1.5 2 1 ngày 3 ngày 1 tuần Biểu đồ 6. Mức độ đau của EpiLASIK tại các thời điểm sau mổ 0.09 0.04 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 1 tháng 3 tháng Biểu đồ 7. Mức độ đục giác mạc của hai nhóm tại các thời điểm sau mổ 3.6. Mức độ đục giác mạc Nhóm Epi–LASIK có mức độ đục giác mạc cao nhất vào thời điểm 1 tháng, trị số trung bình ở mức 0,09 với 5 mắt đục 1+, tới 3 tháng giảm xuống còn 2 mắt đục 1+, không có trường hợp nào đục giác mạc trên 1+. Nhóm LASIK giác mạc của tất cả BN trong suốt. 3.7. Cảm giác giác mạc Cảm giác giác mạc trung bình của hai nhóm như nhau trước PT, giảm nhiều hơn và phục hồi khá chậm ở nhóm LASIK, trong khi ở nhóm Epi – LASIK, cảm giác giác mạc phục hồi nhanh chóng: vào tháng thứ 3 sau mổ, nhóm LASIK chỉ phục hồi được 50% so với trước mổ, trong khi nhóm Epi–LASIK phục hồi 75% so với trước mổ (* p<0,05). 3.8. Thị lực tương phản Sau PT cả hai nhóm đều tăng thị lực tương phản, nhưng nhóm Epi – LASIK tăng cao hơn nhóm LASIK mặc dù không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 3.9. Biến cố trong mổ Nhóm Epi – LASIK không có mắt nào bị tổn thương nhu mô trong lúc tạo vạt biểu mô. Chỉ có 1 mắt có biểu mô lỏng lẻo và tróc biểu mô (ít) trong tháng đầu hậu phẫu. Tuy nhiên, truờng hợp này thị lực không kính tại thời điểm 3 tháng sau mổ là 15/10. Nhóm LASIK không ghi nhận biến cố trong mổ và biến chứng sau mổ. 3.10. Sự hài lòng của bênh nhân Biểu đồ 5. Phân tán khúc xạ của nhóm Epi – LASIK sau 3 tháng Biểu đồ 4. Phân tán khúc xạ của nhóm Epi – LASIK sau 3 tháng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 M? c tiªu § ? t ®­ c Điều trị thiếu Điều trị quá 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 M? c tiªu § ? t ®­ c Điều trị quá Điều trị thiếu 50 Có đến 92.7 và 96.4% BN hài lòng với PT LASIK tại thời điểm 1 và 3 tháng sau mổ, trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm PT Epi- LASIK là 78,2% và 87,5%. Tuy nhiên, sau PT 3 tháng, có đến 68,75% số BN cho rằng không có khác biệt trong việc lựa chọn của họ đối với PT LASIK hoặc Epi–LASIK, 15,18% cho rằng họ sẽ chọn PT Epi – LASIK, và 16,7% cho rằng sẽ chọn LASIK. * 55.8 28.04 22.87 19.52 42.540.5642.5 56.57 0 10 20 30 40 50 60 Trước mổ Sau mổ 1 tuần 1 tháng 3 tháng 0 10 20 30 40 50 60 LASIK Epi - LASIK Biểu đồ 8. Cảm giác giác mạc trung bình của hai nhóm tại các thời điểm sau mổ 0 0.5 1 1.5 2 2.5 1.5 3 6 12 18 logMAR Line 1 Trước mổ 1 tháng 3 tháng Line 5 1.5 3 6 12 18 0 0.5 1 1.5 2 2.5 1.5 3 6 12 18 logMAR Line 1 EpiLASIIK LASIK Line 4 Biểu đồ 10. Độ nhạy tương phản của từng nhóm tại thời điểm Biểu đồ 9. Độ nhạy tương phản chung của cả hai nhóm tại các thời điểm * * * 51 12.5 3.57 71.43 76.79 16.07 19.64 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng Epi-LASIK LASIK Biểu đồ 11. So sánh tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân IV. BÀN LUẬN PT để chữa tật khúc xạ không phải là bắt buộc, chỉ là một trong những lựa chọn nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống. Hơn nữa, PT khúc xạ thực hiện trên mắt có thị lực tối đa còn tốt, nên yêu cầu và đòi hỏi của BN cao hơn và về mặt tâm lý người bệnh cũng dè dặt hơn với các loại can thiệp gây đau nhức hoặc chậm phục hồi thị lực, nó làm cho họ có cảm giác sẽ bị mất thị lực hoặc mù vĩnh viễn. Chính vì lý do đó, LASIK nhanh chóng chiếm ưu thế1 ngay khi ra đời do có những ưu điểm vượt trội so với laser bề mặt như không đau, nhanh lành, nhanh phục hồi thị lực và người bệnh có thể làm việc trở lại sớm. Tuy nhiên một kích cỡ không thể vừa cho tất cả mọi người, LASIK đáp ứng được đa số BN PT khúc xạ bằng laser vẫn có những nhóm BN không phù hợp với PT này. PT Epi–LASIK mặc dù có những bất tiện cho BN trong giai đoạn hậu phẫu sớm, nhưng cường độ đau nhức không đáng kể, ở nghiên cứu hiện hành đỉnh điểm đau trong ngày thứ nhất sau mổ cũng chỉ ở mức 1.77 trong thang từ 0 đến 10, giảm xuống nhanh chóng còn 0,13 ở ngày thứ 3 và không còn đau nhức sau 1 tuần. Trong nghiên cứu của Blake12 ở ngày thứ nhất và thứ 3 mức độ đau của PT laser bề mặt bóc biểu mô sử dụng alcohol và bằng phương pháp cơ học đều cao hơn và lần lượt là 4,7 và 3,3 và 1,8 và 1,4. Torres và cộng sự nhận thấy mức độ đau nhức sau Epi-LASIK và PRK cao nhất ở ngày thứ 3 vẫn còn đau mặc dù có giảm ở ngày thứ 6 sau PT. Điều này có thể do tác giả để lại vạt biểu mô của Epi- LASIK, do vậy làm chậm lành vết thương và kéo dài thời gian bị những cảm giác khó chịu. Mức độ đau ít như vậy trong nghiên cứu này có thể do gờ mép mổ rất sắc nét, bề mặt nhu mô mịn màng khi cắt bằng dụng cụ tự động, không tác động độc hại của alcohol lên tế bào giác mạc và cũng không gây chấn thương mô nặng nề do cạo biểu mô bằng tay. Vạt biểu mô sau PT được bỏ đi và những yếu tố trên giúp biểu mô nhanh chóng tái tạo trên bề mặt nhu mô, giảm kích thích, nhanh lành vết thương. Kết quả cho thấy tính an toàn, hiệu quả ở thời điểm 3 tháng đều tương đương với PT LASIK trong nghiên cứu này cũng 52 như các nghiên cứu của các tác giả khác. Về mặt an toàn, Epi–LASIK tránh được nhóm biến chứng hay gặp nhất của LASIK liên quan đến vạt giác mạc: thủng vạt, đứt vạt, viêm mặt cắt vô trùng (DLK, SOS), xâm lấn biểu mô, nhăn vạt, xô lệch vạt do chấn thương sớm hoặc muộn. Epi- LASIK tiết kiệm được mô để chiếu laser do chỉ cần tạo vạt biểu mô với chiều dày khoảng 60 micron thay vì vạt giác mạc 120 micron, phù hợp với những người có giác mạc mỏng. Ngoài ra, EpiLASIK không làm yếu thành giác mạc và không làm tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng liên quan đến tính chất cơ sinh học của giác mạc như giãn phình giác mạc. Trong nghiên cứu này Epi-LASIK cải thiện chất lượng thị giác tốt hơn so với LASIK có thể do không làm gia tăng cầu sai vì không phải tạo vạt giác mạc. Cảm giác giác mạc ít bị ảnh hưởng và hồi phục nhanh hơn sau PT Epi-LASIK so với LASIK, tương tự như kết quả nghiên cứu của Kalyvianaki. Điều này xảy ra do PT laser bề mặt ít làm tổn thương giác mạc hơn do không cắt ngang thân thần kinh khi tạo vạt như LASIK. Một trong những biến chứng đáng ngại của Epi – LASIK là đục giác mạc, tuy nhiên việc phối hợp áp Mitomycin C đã làm giảm thiểu vấn đề này.Trong nghiên cứu hiện hành đục giác mạc xảy ra với tỷ lệ và mức độ rất thấp, hầu như không ảnh hưởng đến thị lực của BN. Đây mới chỉ là kết quả 3 tháng, mức độ đục giác mạc còn tiếp tục giảm và hết hẳn trong thời gian 1 năm. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và có báo cáo tiếp theo. V. KẾT LUẬN Như vậy ở thời điểm 3 tháng kết quả của Epi-LASIK và LASIK khác biệt không có ý nghĩa thống kê, mặc dù laser bề mặt có những điểm bất tiện ngay sau mổ, nhưng Epi-LASIK đã làm giảm thiểu mức độ và rút ngắn thời gian của những vấn đề này, trong khi gia tăng tính an toàn cho PT khúc xạ bằng laser nói chung và đặc biệt phù hợp với những nhóm BN đặc thù. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. DAI J., CHU R., ZHOU X., CHEN C., QU X., WANG X. (2006). “One-year Outcomes of Epi-LASIK for Myopia”. J Refract Surg.; 22: pp. 589-595. 2. ANDERSON NJ., BERAN RF., SCHNEIDER TL. (2002), “Epi-LASEK for the correction of myopia and myopic astigmatism” J Cataract Refract Surg, 28: pp. 1343–134. 3. BLAKE RC., CERVANTES-CASTANEDA RA. (2005), “Comparison of postoperative pain in patients following photorefractive keratectomy versus advanced surface ablation”, J. Cataract Refract Surg 31: pp.1314–1319. 4. TORRES LF., SANCHO C. (2007), “Early Postoperative Pain Following Epi- LASIK and Photorefractive Keratectomy: A Prospective, Comparative, Bilateral Study” J. Refract Surg, 23: pp.126-132 53 5. BAHAR I., LEVINGER S., KREMER I. (2007), “Wavefront-guided LASIK for Myopia With the Technolas 217z: Results at 3 Years”, J Refract Surg, 23: pp.586- 591 6. GOES FJ. (2005), “LASIK for Myopia With the Zeiss Meditec MEL 80”, J. Refract Surg, 21: pp.691-697. 7. TRAN DB., SARAYBA MA., BOR Z. ET AL. (2005), “Randomized prospective clinical study comparing induced aberrations with IntraLase and Hansatome flap creation in fellow eyes”, J. Cataract Refract Surg, 31: pp.97–105 8. KALYVIANAKI MI., KATSANEVAKI VJ., KAVROULAKI DS, KOUNIS GA, DETORAKIS ET, PALLIKARIS IG (2006), “Comparison of Corneal Sensitivity and Tear Function Following Epi-LASIK or Laser In Situ Keratomileusis for Myopia”. Am J Ophthalmol 142: pp. 669–671. 9. LINNA TU., VESALUOMA MH., PEREZ–SANTONJA JJ. (2000), “Effect of myopic LASIK on corneal sensitivity and morphology of subbasal nerves”, Invest Ophthalmol Vis Sci, 41:pp. 393–397. 10. CAMERON JD.: Cornea, Vol 1, Part 1, Section 2, Chapter 8: Corneal Reaction to Injury. CD, Lippincotte, 2005. SUMMARY COMPARATION BETWEEN EPI­LASIK AND LASIK IN TREATING MYOPIA AND MYOPC ASTIGMATISM Objective: To compare 3 month - outcomes after Epi-LASIK in one eye and LASIK in fellow eye for treatment of myopia and myopic astigmatism. Method: Prospective, consecutive case – control study was performed on 112 eyes of 56 patients, from June to August, 2007 in LASIK deparment of Ho Chi Minh city Eye hospital. All patients had Epi-LASIK performed in one eye and LASIK in contralateral eye randomly. Pre-op and 1 week, 1 month, 3 month post-op data were collected and analyzed. Results: In both groups, mean preop spherical equivalent (SE) was – 4.39D ± 1.72D (range from -1.25D to -8.75D), at 3 month after surgery, residual SE was +0.23D ± 0.39D (range from -0.88D to +1.13D). 3 month post-op SE of Epi-LASIK and LASIK were 0.16D ± 0.42D and 0.29D ± 0.33D respectively. Conclusion: There were no significant differences in efficacy and safety between Epi-LASIK and LASIK group. In Epi-LASIK group, corneal sensitivity was improved better than in LASIK group. Haze level in Epi-LASIK group was low and had no effect on BCVA.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_so_sanh_ket_qua_giua_epilasik_va_lasik_trong_dieu_tri.pdf
Tài liệu liên quan