Tài liệu Đề tài So sánh hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch có và không sử dụng ca dao: Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa du lịch học
---***---
tiểu luận
So sánh hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch có và không sử dụng ca dao
Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong xu hướng vận động phát triển của du lịch thế giới, du lịch Việt Nam cũng đang từng bước chuyển mình đi lên, bắt nhịp với bạn bè năm châu bốn bể. Việt Nam luôn mong muốn trở thành " một quốc gia phát triển du lịch trong khu vực; một điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới" (Nghị quyết đại hội IX). Để thực hiện được mục tiêu đề ra, trong những năm vừa qua, Tổng cục Du lịch Việt Nam dưới sự dẫn dắt và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đã xây dựng được rất nhiều các chương trình, kế hoạch " hành động quốc gia về Du lịch" đem lại kết quả khả quan. Yếu tố chất lượng của sản phẩm du lịch và sự quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới luôn được chú trọng quan tâm, từng bước được nâng cao.
Hoạt động cung cấp thôn tin hay hoạt động thuyết minh của hướng dẫn vi...
50 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài So sánh hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch có và không sử dụng ca dao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa du lịch học
---***---
tiểu luận
So sánh hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch có và không sử dụng ca dao
Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong xu hướng vận động phát triển của du lịch thế giới, du lịch Việt Nam cũng đang từng bước chuyển mình đi lên, bắt nhịp với bạn bè năm châu bốn bể. Việt Nam luôn mong muốn trở thành " một quốc gia phát triển du lịch trong khu vực; một điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới" (Nghị quyết đại hội IX). Để thực hiện được mục tiêu đề ra, trong những năm vừa qua, Tổng cục Du lịch Việt Nam dưới sự dẫn dắt và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đã xây dựng được rất nhiều các chương trình, kế hoạch " hành động quốc gia về Du lịch" đem lại kết quả khả quan. Yếu tố chất lượng của sản phẩm du lịch và sự quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới luôn được chú trọng quan tâm, từng bước được nâng cao.
Hoạt động cung cấp thôn tin hay hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch được coi là hoạt động chủ yếu nhất và không thể thiếu được trong hoạt động hướng dẫn du lịch - một loại dịch vụ đặc trưng của hoạt động kinh doanh du lịch nói chung. Thế nhưng, trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại, mọi thông tin đều được cập nhật liên tục và đầy đủ trên phạm vi toàn cầu. Để có thể thành công trong hoạt động thuyết minh, sức ép đối với người hướng dẫn viên không phải là nhỏ. Họ không thể chỉ là người nhắc lại một cách nhàm chán, đơn điệu các thông tin, số liệu về điểm du lịch (Vì điều đó có thể mọi du khách đều đã biết, đã rõ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, mạng Internet…). Để có thể hấp dẫn khách, cuốn hút họ vào bài diễn thuyết, người hướng dẫn viên phải tạo ra được cách thức diễn đạt phong phú, giọng điệu hài hoà cho bài thuyết minh và quan trọng nhất là họ phải có kiến thực thực sự, những thông tin đưa ra phải "đắt", phải đủ sức thuyết phục đối với du khách…
Tôi đã từng nghe kể về những anh chị hướng dẫn viên, bằng giọng nói truyền cảm, thông tin thuyết phục của mình đã làm cho dDu khách thấy " sụt sùi" sống lại với chính mình (đối với các Việt Kiều sau bao ngày xa cách, trở về thăm lại quê hương) chỉ với câu: " Anh đi anh nhớ quê nhà - Nhớ canh rau muống nhớ và rầm tương…". Hay những vị khách quốc tế đến Việt Nam khi ghé thăm Nghĩa trang Trường Sơn…
Song bên cạnh đó cũng có rất nhiều các anh chị khác không tạo được sức cuốn hút cho bài thuyết trình, làm cho du khách thấy chán nản, tản mạn.
ở báo cáo này, tôi không đi tìm hiểu nguyên nhân hay giải thích rõ căn do của sự thành công hay thất bại của bài thuyết trình, mà tôi muốn đưa ra vấn đề so sánh hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch khi có và không sử dụng ca dao để từ đó có thể thấy được một giải pháp chăng! Nó có thể giúp cho các hướng dẫn viên du lịch nhìn rõ một định hướng, một giải pháp tự làm nâng cao chất lượng bài thuyết minh của mình thông qua việc nhận rõ được tiện ích hay vai trò của loại hình văn học dân gian - ca dao trong hoạt động hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo tập trung và hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch trong hai trường hợp có và không sử dụng ca dao. (Hoạt động, thuyết minh ở đây thực chất là một đoạn thuyết minh của các hướng dẫn viên về một điểm du lịch cụ thể, trong một bối cảnh cụ thể).
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch (trong báo cáo chỉ nghiên cứu so sánh một số trường hợp). Các bài ca dao ở mội chủ điểm có thể được vận dụng trong bài thuyết trình.
4. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
Bài báo cáo mong muốn tạo ra được sự chênh lệch, đối lập giữa các bài thuyết minh của hướng dẫn viên trong một địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể khi có và không sử dụng ca dao. Từ đó, rút ra được các tiện ích hay vai tò của loại hình ca dao nói riêng cũng như thơ ca nói chung, trong hoạt động hướng dẫn viên. Định hướng sử dụng và khai thác ca dao trong du lịch …
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được bản báo đó, tôi tập trung khai thác và sử dụng các phương pháp:
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
Phương pháp so sánh, đối chiếu tư liệu.
Phương pháp phân tích đánh giá…
Phương pháp so sánh giả định
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo gồm hai phần cơ bản là:
Chương 1: Ca dao Việt Nam - những nét khái quát
Chương 2: Nghiên cứu so sánh một số trường hợp.
Phần II: Nội dung
Chương I: Ca dao Việt Nam - Những nét khái quát.
1.1.Khái quát về ca dao
Về mặt thuật ngữ, trong văn học dân gian:" ca dao là những bài hát có hoặc không chương, khúc. Sáng tác bằng thể văn vần dân tộc thường là lục bát, để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm" (Vũ Ngọc Phan - tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam).
Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định về phong cách ( ThS Trần Thuý Anh - Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt Châu Thổ Bắc Bộ qua một số Ca dao Tục ngữ).
Hoặc trong cuốn Tục ngữ, Ca dao và việc phản ánh phong tục tập quán người Việt - Luận án tiến sỹ Khoa học Ngữ văn của Phạm Việt Long: " Ca dao là một thể loại văn học dân gian có tính trữ tình, có vần điệu ( phần lớn là thể lục bát) do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn tả tình cảm, nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca".
Về mặt nội dung, trong khi tục ngữ thiên về lý trí, đúc kết kinh nghiệm thì ca dao lại thiên về tình cảm ( Nội dung trữ tình). Điều này có ý nghĩa là những hiện thực được phản ánh trong ca dao đều dưới dạng rất cô đúc và hàm xúc hơn là trong ngôn ngữ hàng ngày - chất thơ. Hơn nữa, những tư tưởng và tình cảm được gửi gắm trong ca dao đều được sự tưởng tượng vô điểm, nó được hình tượng hoá, Nghệ thuật hoá một cách kỳ diệu. Thêm vào đó, từ việc phản ánh cái "vốn có" -cái hiện thực ca dao còn bộc lộ nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong việc cải tạo hiện thực, từ việc phản ánh " cái đã có" đề xuất những "cái nên có"… Ca dao là một ngôn ngữ của tâm hồn - một kết tinh nghệ thuật giàu giá trị.
Đó là xét ca dao trong văn học dân gian. Vậy khái niệm ca dao trong du lịch thì ra sao? Trong hoạt động kinh doanh du lịch mà cụ thể là hoạt động thuyết minh của các hướng dẫn viên du lịch, chúng ta tìm thấy ở ca dao giá trị sử dụng, giá trị ứng dụng của chúng trong các bài thuyết trình. Vậy trong Du lịch, ca dao cũng có thể được khái niệm là: " Một tài nguyên du lịch vô hình" - nằm trong tổng thể tài nguyên du lịch nhân văn mà du lịch khai thác.
1.2. Các đặc điểm:
Ca dao là thành tựu của một quá trình sáng tác nghệ thuật lâu dài của ông cha ta từ xưa đến nay. Nó được hun đúc lại, được đời sống hoá, nhân dân hoá trở thành một yếu tố luôn có mặt trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Có lẽ là người Việt Nam khó ai có thể quên được những lời ru ầu ơi của bà, của mẹ từ khi ta còn nằm trong nôi, trong vòng tay yêu thương nâng niu của những điệu hò, những câu ca dao… mà người thân gửi gắm…và cũng không biết tự bao giờ ca dao đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam như vậy.
Ca dao là một loại hình văn hoá dân gian, nằm trong tổng thể các loại hình khác như tục ngữ, dân ca, cổ tích, huyền thoại, truyền thuyết…nên nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm của văn học dân gian đó là tính tập thể, tính truyền miệng và tính phi văn bản.
Mỗi bài ca dao được ra đời là sự góp mặt của nhiều người, nhiều thế hệ khác nhau và mỗi người, mỗi cá nhân tham gia vào quá trình đó cũng có một phần cái cá nhân sáng tạo. Để từ một câu, một bài ca dao do sáng tác của một cá nhân hay tập thể nào đó trở thành một tài sản chung của một tập thể lớn hơn, của một vùng hay cả nước phải là cả một quá trình lâu dài, trong đó nội dung của bài ca dao đó cũng phải phù hợp với tâm lý của cả tập thể, thì mới được tập thể chấp nhận và lan truyền.
Chính do ca dao là một sản phẩm cộng đồng, của các một tập thể nên nó phải được truyền miệng từ người này sang người khác. Trong quá trình truyền miệng như vậy, ca dao càng được củng cố độ bền chặt trong nhân dân, ăn sâu vào tận trong tiềm thức của người dân.
Tính truyền miệng của ca dao nói riêng cũng như của văn học dân gian nói chung là phương thức trọng yếu làm tăng thêm sức bền bỉ của ca dao trong dân chúng. Ngay cả khi nhân loại có chữ viết, trong điều kiện nhân dân lao động vẫn chưa chiếm hữu được phương tiện này thì phương thức truyền miệng vẫn giữ vai trò quan trọng không thể thiếu.
ở bất cứ dân tộc nào, châu lục nào, khi chưa có văn học viết thì Văn học dân gian (trong đó có Ca dao) đã là một bộ phận chính của nền Văn học và Văn hoá dân gian của dân tộc ấy. Lẽ hiển nhiên, Ca dao cũng như các thể loại Văn học dân gian khác không được ghi chép lại, không được văn bản hoá một cách chính thức. Khi xuất hiện chữ viết, Văn học viết và Văn học dân gian song song cùng tồn tại với nhau. Tính phi văn bản của Ca dao vẫn còn tồn tại, nó thể hiện ở chỗ: Phương thức truyền miệng vẫn giữ được vai trò quan trọng của mình trong việc lưu truyền và giữ dìn Văn học dân gian. Ca dao là thành quả sáng tạo nghệ thuật của cả cộng đồng cho nhiều thế hệ, mỗi bài Ca dao lại thường có rất nhiều dị bản (nó được địa phương hoá khi đến " cư ngụ" ở các vùng miền khác nhau trên đất nước) gây khó khăn cho việc thu thập và văn bản hoá Ca dao một cách chính thức. Chính vì thế, việc văn bản hoá Ca dao vẫn ở mức độ tương đối, chưa thực sự hoàn thiện. Mặc dù cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu thu thập và sắp xếp Ca dao tầm cỡ như " Kho tàng Ca dao người Việt" của tập thể các tác giả : Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Duật, Phan Đăng Tài, Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Tráng ( NXB Văn hoá, Hà Nội, 2001, 2 tập).
Chương II: Nghiên cứu so sánh một số trường hợp hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch có và không sử dụng Ca dao
2.1. So sánh theo các tình huống giả định
Trong quá trình thực hiện, hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên sẽ diễn ra vô vàn các trường hợp, các tình huống khác nhau. Và trong mỗi một tình huống đó, ứng biến của người hướng dẫn viên đòi hỏi phải nhanh nhạy, phù hợp. Từng lời nói, ngôn ngữ và cử chỉ, nội dung bài thuyết minh cũng tuỳ đó mà thay đổi.
Dưới đây là nghiên cứu so sánh một số tình huống giả định về hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch có và không sử dụng ca dao.
2.1.1.Tình huống 1:
Bạn đang dẫn khách đến thành Cổ Loa - Đông Anh, ngoại thành Hà Nội
A
B
Thưa các bạn, chúng ta đang đi trên con đường đến thành Cổ Loa - Kinh đô của nước Âu Lạc dưới thời Thục phán An Dương Vương. Hiện nay, toà thành thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội . Cổ Loa được xây dựng theo một kiểu kiến trúc rất kỳ lạ, khác thường, đó là kiểu kiến trúc mô phỏng theo hình xoáy chôn ốc. Hiện nay, trải qua bao năm tháng đổi thay, thành Cổ Loa vẫn ở đó, tồn tại cùng lịch sử.
Hẳn là người Việt Nam chúng ta ai ai cũng đã từng biết đến bài Ca dao:
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây
Bài Ca dao chính là lời gọi mời du khách thập phương đến với kinh đô thứ hai của Việt Nam - Cổ Loa, về với vùng đất Đông Anh nơi có toà thành hình ốc khác thường, dấu tích của cả một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử - Thục Phán An Dương Vương trị nước. Trải quan bao năm tháng đổi thay dấu tích của thành cổ vẫn còn để lại.
2.1.2.Tình huống 2:
DK: xin bạn cho biết đôi điều về thủ đô Hà Nội của chúng ta?
A
B
Thủ đô Hà Nội của chúng ta ngay từ thời kỳ dựng nước đã được coi là một đô thành giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị đất nước. Là một vùng đất có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Trước kia Hà Nội đã từng được biết đến với cái tên Thăng Long - Thủ đô của đất nước ta dưới thời các triều đại Lý, Trần… ở Hà Nội có một vẻ đẹp của sự hài hoà, thanh tao, đầy gợi cảm. Trông vào cảnh vật mà ta như đang được chiêm ngưỡng một bức hoạ đồ tuyệt đẹp vậy !. Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, Hà Nội của chúng ta vẫn giữ được vai trò là thủ đô của cả nước. Với lịch sử hàng nghìn năm văn vật. Hà Nội vẫn mãi trường tồn, đi lên cùng dân tộc.
Trong tiềm thức của người dân Việt Nam chúng ta, Hà Nội luôn được coi là " Trái tim thân yêu của tổ quốc", luôn được nhân dân ta gọi tên rất thân thương trìu mến:
Thăng Long - Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ lên tranh hoạ đồ
Cố đô rồi lại Tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây
Hà Nội hiện lên trong tâm khảm người dân Việt Nam là như vậy đó. Hà Nội - một bức tranh thuỷ mặc làm rung động xốn xang lòng người được tạo nên bởi tạo hoá hay do bởi chính bàn tay của con người ? Hà Nội từng là cố đô Thăng Long của nước đại việt, rồi nay lại được chọn là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là một thủ đô có bề dày nghìn năm văn vật, cho đến nay những giá trị của Hà Nội vẫn được giữ dìn nguyên vẹn, được nhân dân ta nâng niu, tôn trọng.
2.1.3.Tình huống 3:
Hướng dẫn viên dẫn du khách đi chảy hội Đền Hùng - Phú Thọ
A
B
Là người dân Việt Nam chúng ta ai cũng biết đến Phong Châu - Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây, các vua Hùng đã xây dựng lên Nhà nước Văn Lang cổ đại với 4 nghìn năm lịch sử. Lễ hội Đền Hùng là dịp dỗ tổ thiêng liêng được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Ngày hội cũng là ngày hội cuồn tụ, con dân xa gần trong cả nước nô nức đi trảy hội tưởng niệm các vua Hùng - dòng vua mở nước và dựng nghiệp. Ngay cả đến cảnh vật cũng hướng về "Quê cha đât tổ". Đến với lễ hội Đền Hùng, du khách sẽ có điều kiện tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá như các trò chơi truyền thống các cuộc thi hát…
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày dỗ tổ mồng Mười tháng Ba
Câu Ca dao ấy ngân lên là một lời nhắc nhở người dân Việt Nam dù đi đâu, về đâu, trong nước hay ngoài nước hãy hướng về Đền Hùng với tấm lòng thành kính. Người ta đi trảy hội để tưởng nhớ biết ơn dòng vua mở nước, để cầu mong tài phúc, thưởng ngoại cảnh trí và nhất là tham gia vào các trò chơi dân gian như đu tiên, hát hội:
Đu tiên mới dựng năm nay
Cô nào hay hát kỳ này hát lên
Tháng Ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giỗ Tổ Bốn nghìn năm nay
Dạo xem phong cảnh trời mây
Lô, Đà, Tam Đảo cùng quay đầu về
Khắp nơi con cháu ba kỳ
Kẻ đi cầu phúc người đi cầu tài
Sở cầu như ý như ai
Xin rằng nhớ lấy mồng Mười tháng Ba
2.1.4.Tình huống 4:
Bạn đang dẫn khách thực hiện mọt tour Du lịch từ Hà Nội đi Hạ Long. Trên đường đi có một vị khách hỏi: " Tuần tới tôi muốn có một chuyến Du lịch dài ngày vào Nha Trang - Khánh Hoà, xin bạn cho biết tỉnh Khách Hoà có những đặc sản nổi tiếng gì?" (Trong trường hợp bạn chưa hề có một sự chuẩn bị trước kiến thức về địa danh này)
A
B
Thưa quý khách, Khánh Hoà là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ của nước ta. Là một tỉnh có đường bờ biển dài với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ, Khánh Hoà nổi tiếng nhất vẫn là các Hải sản quý hiếm từ biển như: cua bể, cá, yến sào…
Thưa quý khách, Khánh Hoà là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ của nước ta. Là một tỉnh có đường bờ biển dài với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ. Khánh Hoà cũng là một tỉnh có rất nhiều đặc sản nổi tiếng khắp đất nước với các cái tên Hòn Nội, Ninh Hoà, Đình Ba, Diên Khánh…Đến với Khánh Hoà, Du khách sẽ có điều kiện thưởng thức những món ăn đặc sản như: Yến xào, Nai khô, Tôm hùm…những đặc sản này cũng đã từng đi vào Ca dao Việt Nam, được nhân dân cả nước ta biết đến:
Yến xào Hòn Nội
Vịt lộn Ninh Hoà
Tôm hùm Đình Ba
Nai khô Diên Khánh
2.1.5.Tình huống 5:
DK: " Xin bạn cho tôi biét đôi điều về kỹ thuật và nghệ thuật chế biến thức ăn của người Việt Nam".
A
B
Từ xa xưa, Việt Nam cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới đều rất coi trọng việc ăn. Nhưng trong khi người phương Tây coi trọng giá trị dinh dưỡng do ăn uống mang lại, thì người Việt quan tâm đến toàn diện, mọi mặt của sự ăn, ăn không những để hoả mãn nhu cầu bản năng mà ăn còn để thoả mãn như cầu tinh thần, ăn phải có giá trị nghệ thuật. Chính vì thế cách chế biến thức ăn của người Việt Nam cũng được nâng lên tầm nghệ thuật. Mỗi một loại thức ăn đều có một cách thức chế biến riêng, song lại có một điều chung là chúng thường đi kèm với một số loại gia vị đặc trưng tạo sức hấp dẫn và ngon miệng. Ví như thịt gà thì phải ăn với lá chanh, thịt chó phải ăn với riềng, thịt lợn phải đi với hành…
Người Việt Nam chúng ta, cũng giống như các dân tộc khác trên Thế giới đều rất coi trọng sự ăn. Nhưng chúng ta quan tấm đến mọi mặt của sự ăn. Ăn, vừa để thoả mãn nhu cầu bản năng, vừa phải thoả mãn nhu cầu tinh thần tức món ăn không những phải đủ dinh dưỡng mà còn phải ngon, hấp dẫn, có giá trị nghệ thuật. Mỗi một món ăn đều có cách chế biến riêng song mỗi một loại thức ăn lại thường đi kèm với một loaị gia vị đặc trưng. Và những loại gia vị đó được nhân dân ta ghi thành Ca dao lưu truyền trong nhân dân:
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi !
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ hời mẹ hỡi mua tôi đồng riềng
Con trâu cười ngả cười nghiêng
Tôi không ăn riềng, để tỏi cho tôi.
2.1.6.Tình huống 6:
Hướng dẫn viên cùng các cựu chiến binh, ngồi trên chiếc thuyền nan xuôi theo sông Bạch Đằng ra thăm trận địa cọc gỗ, ôn lại những kỷ niệm hào hùng về chiến thắng oanh liệt của quân - dân ta chống xâm lược phương Bắc.
A
B
Chúng ta đang ngồi trên con sông Bạch Đằng lịch sử. Cũng chính tại nơi đây 3 cuộc đại chiến của quân dân ta chống giặc xâm lược phương Bắc đã lần lượt diễn ra , năm 938 với trận chiến ác liệt, hào hùng - Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán. Năm 981, 1288 là chiến thắng của Lê Hoàn, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng đời Trần. Dòng sông lịch sử vẫn đời đời ghi lại chiến tích của những người anh hùng dân tộc. Để dành được độc lập, đánh đuổi phong kiến phương Bắc xâm lược, ông cha ta đã đổ bao công sức trí tuệ, biết bao con người đã ngã xuống… Dòng sông Bạch Đằng đến nay vẫn còn nguyên dấu tích bãi cọc gỗ năm xưa, dòng sông Bạch Đằng đến nay vẫn hai dòng xanh - đỏ, máu của quân giặc đổ xuống vẫn còn chưa rửa hết…
Đã bao lần phong kiến phương Bắc đem quân sang xâm lược nước ta, nhưng dã tâm đó đã không thể trở thành hiện thực bởi vì dân tộc Việt Nam ta có những con người vĩ đại, những con sông - hòn núi vĩ đại:
Bạch Đằng Giang là sông cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường.
Nơi chúng ta đang ngồi trên đây chính là con sông của ải Bạch Đằng - chứng tích hùng hồn cho lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Với chế độ thuỷ triều và những ngầm đá hiểm trở, ba lần phong kiến phương Bắc đến thì cả 3 lần chúng đều phải khuất phục trước thiên tài quân sự của các anh hùng dân tộc:
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến Ba lần giặc đi
Dòng sông Bạch Đằng đến nay
Vẫn còn nguyên dấu tích bãi cọc gỗ năm xưa. Quý khách hãy nhìn kìa, dòng sông Bạch Đằng đến nay vẫn hai dòng xanh - đỏ máu của quân giặc đổ xuống vẫn còn chưa rửa hết…
Tình huống 7:
2.1.7.Tình huống 7:
Trên đường đưa du khách lên Sapa vào những ngày đầu xuân để thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên và tìm hiểu nét văn hoá chợ tình, có du khách hỏi: "Xin bạn cho biết đôi điều về cách tỏ tình của người Việt Nam truyền thống".
A
B
Người Việt Nam ta nói riêng cũng như cư dân Đông Nam á nói chung là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Nên tính cách trọng tình, lối nói vòng và lối nói nước đôi đã trở thành đặc điểm văn hoá trong ngôn ngữ của người Việt Nam. Trong cách bày tỏ tình cảm một cách trực diện mà thường mượn các hình tượng nghệ thuật để ví von, để gửi gắm tình cảm. Đến với chợ tình sắp tới chúng ta sẽ thấy được một phần trong cách tỏ tình của người Việt truyền thống. Trai gái đi chơi hội, gặp gỡ, bày tỏ tình cảm với nhau thông qua các điệu hát, điệu nhảy, các câu ca dao, hát đối..
Là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước , tính cách trọng tình, lối nói nước đôi, nói vòng…đã trở thành đặc điểm tính cách trong Văn hoá giao tiếp của người Việt. Chính vì vậy trong cách bày tỏ tình cảm cũng như tỏ tình của người Việt Nam truyền thống, nhân dân ta thường không bày tỏ tình cảm một cách trực diện mà thường mượn các hình tượng nghệ thuật để ví von, gửi gắm…
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu
*
Bây giờ Mận mới hỏi Đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì Đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
*
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Người dân Việt Nam chúng ta khi nói đã hay, khi bày tỏ tình cảm bằng Ca dao thì không còn gì có thể hay hơn, phong phú hơn. Chính những bài Ca dao tỏ tình ấy, đã kết xe duyên thắm cho bao đôi trai gái, trở thành chiếc cầu nối niềm thân mật, yêu thương giữa những con người…
2.1.8.Tình huống 8:
Bạn dẫn khách thực hiện tour Du lịch vào làng nghề dệt lụa Vạn Phúc - Hà Tây.
A
B
Nằm trong hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam, làng Vạn Phúc nổi lên nức tiếng xa gần với những tấm lụa vàn, gấm vóc…Ngay từ đầu làng du khách có thể cảm nhận được âm thanh nhộn nhịp của tiếng thoi đưa trên những khung gỗ mộc mạc. Chính bàn tay tài hoa của những người thợ nơi đây đã tạo ra những sản phẩm lụa chất lượng cao cung ứng ra thị trường. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn cả ra nước ngoài. Thời phong kiến, nó thường dùng để tiến vua, may quốc phục và cung cấp cho kinh thành Thăng Long. Đến nay , lụa Vạn Phúc có mặt hầu như ở mọi miền đất nước, được nhân dân ta ưa chuộng sử dụng.
Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam, mọi vùng miền ở Việt Nam đều có. Nhưng khi nhắc đến sản phẩm lụa Việt Nam chúng ta không thể không nhắc tới Vạn Phúc (thị xã Hà Đông, Hà Tây) một vùng dệt lụa thủ công lâu đời, và nổi tiếng với nhiều sản phẩm lụa chất lượng cao:
Em về Vạn Phúc cùng anh
áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người
*
The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, liễu vùng Mỗ bên.
Chính những bàn tay tài hoa của người thợ thủ công nơi đây đã tạo ra những sản phẩm lụa tôn vinh vẻ đẹp con người. Lụa Vạn Phúc không những bền, đẹp mà khi khoác tấm áo lên người ta như cảm nhận được một sự mềm mại, nhẹ nhàng đến thanh thoát. Do vậy lụa Vạn Phúc đã sớm trở lên nổi tiếng gần xa cả trong và ngoài nước. Ngay từ thời phong kiến những tấm lụa này đã được dùng để tiến vua, may quốc phục cho triều đình và là nguồn lụa cung cấp chính cho kinh thành thăng long:
Lụa này thật lụa cổ đô
Chính tông "lụa cống" các cô ưa dùng.
2.1.9.Tình huống 9:
Trên đường vào Huế, xe của bạn dừng chân tại Đèo Ngang.
A
B
Các bạn hãy xuống xe, hãy phóng tầm mắt của mình ra phía xa xa và tận hưởng khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục này. Dưới chân chúng ta đang đứng đây là Đèo Ngang, nằm ngay giáp gianh giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, trên dẫy Hoành Sơn, một mạch núi của dãy Trường Sơn chạy ra biển Đông. Với độ cao trên 200m so với mực nước biển, các bạn hãy nhìn ra phía Tây: kia kà những đỉnh núi mấp mô của dãy Hoành Sơn, phía Đông là những tảng cát trắng điểm màu xanh của các rặng phi lao và xa xa là biển cả mênh mông với những hòn đảo lô nhô tận chân trời. Chính cái cảnh sắc hài hoà và thơ mộng nơi đây đã khiến cho đèo Ngang đi vào trong thơ ca, gắn liền với nhiều tên tuổi như Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng….Nhưng chính nơi đây thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng là nơi phải hứng chịu nhiều trận bom tàn phá nhất. Tuy nhiên Núi Hoành Sơn vẫn còn đó, đèo Ngang vẫn còn đó, đứng hiên ngang trong dáng hình "Non nước".
Thưa các bạn, dưới chân chúng ta đang đứng lúc này chính là Đèo Ngang - cái tên gọi đã đi vào trong thơ ca Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan, của Nguyễn Bỉnh Khiêm, của Nguyễn Hoàng…Ai qua nơi đây dù chỉ một lần cũng dễ dàng nhận thấy ở đây một vẻ đẹp hoành tráng của non xanh nước biếc, của sự hoà quyện giữa cảnh và tình, khó có thể nào quên được:
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hao
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhưng cũng với Đèo Ngang này, cách đây chỉ 30- 40 năm thôi, ở đây hiện lên không phải là một Đèo Ngang dịu hiền thơ mộng mà là một Đèo Ngang hiên ngang bất khuất. Nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, Đèo Ngang được ví như một người khổng lồ đang gánh nặng hai vai:
Đèo Ngang nặng gánh hai vai
Một vai Hà Tĩnh một vai Quảng Bình
Bao năm bom dội nát mình
Hoành Sơn vẫn giữ giáng hình cha ông
Thời kỳ này Đèo Ngang là một trong những tụ điểm phải hứng chịu nhiều trận bom tàn phá, cày xới của thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ. Người ta tưởng chừng như Đèo Ngang đang "chảy máu" và có thể "ngã gục". Thế nhưng nó vẫn đứng đó hiên ngang bất khuất thách thức cùng kẻ địch. Để rồi hôm nay vết thương chiến tranh lành lại Đèo Ngang vẫn là chiếc "đòn gánh" gánh hai đầu Nam - Bắc đi lên.
2.1.10.Tình huống 10:
Trên đường dẫn khách về dự hội chùa Keo - Thái Bình vào những ngày giữa tháng 9. Đoàn xe có dừng lại giữa đường, hai bên là những cánh đồng luá thẳng cánh cò bay.
A
B
Nhắc đến Thái Bình là ta đã hình dung mảnh đất của chị Hai "năm tấn"- một "vựa lúa" của cả miền Bắc. Thời kỳ kháng chiến chốn Pháp, chống Mỹ cứu nước, đây thực sự đóng vai trò làm hậu phương vững chắc cung cấp lương thực thực phẩm chính cho tiền tuyến. Phương thức sản xuất canh tác lúa truyền thống của nông dân Việt Nam xưa vẫn chủ yếu là lao động chân tay, con nguời sử dụng trâu bò làm gia sức kéo, dùng tay để tát nước, nhổ mạ, gặt, hái … Để có được một bát cơm đầy dẻo thơm là cả một quá trình lao động vất vả mệt nhọc; mùa hạ thì Chiêm, mùa đông thì Mùa, không lúc nào nhàn rỗi. Chính trong điều kiện lao động như vậy đã rèn luyện cho người nông dân Việt Nam đức tính cần cù chịu khó, hay lam, hay làm. Chúng ta hãy nhìn ra những cánh đồng lúa mênh mông đang thời con gái kia, nó húa hẹn một vụ mùa mới đầy bội thu cho dân làng. Ngày nay khoa học kỹ thuật đã phát triển công việc nhà nông cũng bớt phần vất vả hơn trước, họ đã dùng máy cày, máy lừa, máy bơm nước thay bằng sức trâu, sức người như trước; năng suất lao động cũng tăng lên, đời sống người dân ổn định trù phú.
Chúng ta đang đứng nơi đây chính là mảnh đất Thái Bình một thời nổi tiếng với cái tên "Chị Hai năm tấn", một "vựa lúa" của toàn miền Bắc, một hậu phương vững chắc chi viện cho miền Nam tiền tuyến. Thế nhưng để đạt được kết quả đó, là một sự nỗ lực lao động cần cù, chịu khó hết lòng vì tiền tuyến của nhân dân Thái Bình. Thời đó phương thức canh tác lúa vẫn theo kiểu truyền thống. Người ta quen với cái cảnh:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn là dùng sức người ( chân tay) và dùng trâu, bò làm sức kéo. Nhưng nhân dân ta vẫn rất siêng năng lao động, khuyên bảo nhau cùng làm việc:
Quanh năm cấy hái cày bừa
Vụ Chiêm thì hạ, vù Mùa thì đông
Ai về nhắn chị em cùng
Muốn cho sung sướng nghề nông phải cần
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật đã phát triển, công việc nhà nông cũng đỡ vất vả hơn, không còn nhiều cảnh:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Đời sống nhân dân Thái Bình hôm nay nói riêng cũng như nông dân Việt Nam nói chung đang thay da đổi thịt từng ngày, hứa hẹn sự phát triển đi lên cùng kinh tế đất nước.
2.2. Phân tích bảng
Trong phần 2.1 tôi đã vừa đưa ra một số tình huống có thể diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động thuyết minh của Hướng dẫn viên. ở trong mỗi một tình huống đều có hai hướng giải đáp chính đó là: một đoạn thuyết minh không sử dụng ca dao và một đoạn thuyết minh có sử dụng các bài ca dao trong đó. Trên thực tế sức nặng của một bài ca dao có thể còn lớn hơn cả một đoạn thuyết minh dài như vậy.
2.2.1. Tình huống 1:
Trên đường đi đến Thành Cổ Loa - kinh đô nước Âu Lạc thời An Dương Vương. Việc thuyết minh trên xe một cách khái quát về điểm Du lịch mà khách sắp đến là cần thiết và nên làm. Tuy nhiên, việc thuyết minh, đưa ra thông tin cho khách. Nếu chỉ ở dạng những con số, những câu nói kiển " tán" hời hợt như ở đoạn A thì thật sẽ không dễ gây được cảm tình đặt biệt cho du khách về điểm Du lịch mà họ lựa chọn ngay từ bước đầu. Hoạt động thuyết minh của Hướng dẫn viên tới một tuyến điểm Du lịch thường không phải là ngắn, mà là sự tổng thể của rất nhiều đoạn thuyết minh nối liền nhau. Trong tình huống này, đoạn thuyết minh là cánh cửa đầu tiên mở ra cho du khách về Cổ Loa, để rồi sau đó khi đến Cổ Loa, Hướng dẫn viên sẽ tiếp tục giới thiệu cho du khách những nơi cụ thể trong cụm di tích như về đền thờ An Dương Vương, về Mỵ Châu, giếng ngọc, các câu chuyện sự tích liên quan , các hiện vật còn để lại…Và nếu như ngay từ đoạn thuyết minh đầu tiên này, các " ấn tượng" không được khắc sâu và đậm nét thì sẽ gây "trở ngại" cho du khách trong việc tiếp nhận những thông tin sau này. Các nhực điểm của đoạn thuyết minh A sẽ được khắc phục khi hướng dẫn viên biết và sử dụng bài Ca dao sau đây vào trong đoạn thuyết minh như ở phần B:
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây
Đọc bài ca dao ta còn thấy ở đó toát nên một tình cảm, một sự mời gọi chân thành du khách thập phương đến với Loa Thành
" Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục vương"
"Ai" ở đây có thể là bạn, là tôi, là tất cả mọi người hãy đến, hãy về với " Huyện Đông Anh". Tại sao lại dừng ở Đông Anh ? à bởi vì ở đây có " phong cảnh Loa Thành Thục Vương". Đây chính là kinh đô nước Âu Lạc thời kỳ dựng nước, nơi mà đã một thời là "trái tim" của cả dân tộc. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, hãy "ghé thăm" đi. Câu thứ ba của bài ca dao ngân lên " Cổ Loa hình ốc khác thường" như vẽ lên trước mặt chúng ta hình ảnh toà thành Cổ Loa sừng sững câu ca cũng đã nêu bật nên được đặc điểm của thành Cổ Loa đó là "hình ốc khác thường" và đã là " hình ốc" thì người ta dễ liên tưởng tới một toà thành được xây dựng lên bao gồm nhiều vòng thành bao bọc nhau theo hình xoáy chôn ốc…Đến câu kết của bài ca dao: " Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây". Nói nên sự trường tồn của Thành ốc Cổ Loa đó, tuy trải qua bao năm tháng nhưng vẫn còn dấu tích in đậm lại vẫn còn là minh chứng cho óc sáng tạo, khả năng quân sự tuyệt vời của ông cha vẫn còn là lời nhắn nhủ lại với con cháu bài học mất nước…
Vậy đấy, chỉ với một bài ca dao nhỏ bé chỉ vẻn vẹn có bốn câu nhưng nội dung mà nó truyền tải và gợi tả là rất lớn. Vậy tại sao người hướng dẫn viên không sử dụng nó vào ngay bài thuyết minh đầu tiên của mình về Loa thành. Tôi chắc chắn rằng cũng chỉ với đoạn thuyết minh A, nếu người hướng dẫn viên đưa thêm bài ca dao này vào cũng đã đủ tăng thêm tính hấp dẫn cho bài nói. Bài ca dao sẽ là minh họa rất đắt cho bài nói, nó vừa truyền tải được thông tin cho người nghe, vừa làm tăng lên sắc thái uyển chuyển, nhịp nhàng, đậm chất thơ cho bài thuyết minh.
2.2.2.Tình huống 2:
Tình huống hai xẩy ra là câu hỏi của một Du khách Việt Nam, có lẽ là lần đầu tiên ra thăm thủ đô Hà Nội, muốn thông qua người hướng dẫn viên để biết đôi điều khái quát về thủ đô Hà Nội - nơi mà mình chưa có dịp được tìm hiểu. Nhiệm vụ của người hướng dẫn viên ở đây là trả lời câu hỏi của du khách một cách khái quát những vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin và gây được ấn tượng ban đầu cho du khách về thủ đô thân yêu của đất nước mình, nhân dân mình.
ở đoạn thuyết minh A ( nội dung thuyết minh không sử dụng ca dao ), hình ảnh Hà Nội được nhắc đến rất mờ nhạt, nó dễ bị nhoà đi trong tưởng tượng của Du khách. Ai chẳng biết trước kia Hà Nội từng có cái tên là Thăng Long, từng là đô thị cổ của nước đại Việt. Nhưng cái hồn của cảnh vật, của sức sống bền bỉ của Hà Nội ở đây là gì thì người Hướng dẫn viên vẫn chưa nêu lên được, chưa gây ra được sức thuyết phục cho Du khách.
Trong đoạn thuyết minh B, các thông tin mà Hướng dẫn viên đưa ra cho Du khách vẫn chưa thực sự là nhiều, nhưng nói như vậy cũng không phải là ít và cũng không phải là không để lại chút ấn tượng nào cho Du khách về Hà Nội. Trong đoạn thuyết minh này người Hướng dẫn viên muốn ngầm nói với Du khách rằng: Tôi cũng như bạn, trong trái tim chúng ta ai ai cũng đều hướng về thủ đô Hà Nội, nơi " trái tim thân yêu của tổ quốc". Chúng ta đều dành cho nó những tình cảm thân thương trìu mến nhất, nó thiêng liêng biết chừng nao!. ấy là bởi vì Hà Nội của chúng ta không phải là một đô thị mới phát triển có cái bề ngoài hoà nhoáng về kinh tế mà còn bởi vì cái yếu tố thiêng liêng, sức sống trường tồn " Nghìn năm văn vật" của Hà Nội cùng lịch sử dân tộc. Trải qua nhiều quá trình phát triển thăng trầm của lịch sử, các triều đại phong kiến Việt Nam có lúc rời đô, chuyển đô song Thăng Long - mảnh đất thế rồng bay - Hà Nội vẫn được nhân dân ta - nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chọn làm thủ đô của đất nước mình. Và cùng với sự lựa chọn đó là sự gửi gắm niềm tin: Hà Nội sẽ mãi là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá đầu não của cả nước. Dẫn đất nước đi lên cùng bạn bè năm châu bốn bể.
2.2.3. Tình huống 3:
Tình huống 3 diễn ra trong bối cảnh người Hướng dẫn viên đang dẫn Du khách đi trẩy hội Đền Hùng - Phong Châu,Phú Thọ. Đây cũng có thể là những đoạn thuyết minh trình bày một cách khái quát về lễ hội Đền Hùng ngay trên xe nhằm giới thiệu cho khách cái nhìn tổng quan về lễ hội thiêng liêng này trước khi Du khách bước vào hội, nhập vào dòng người hành hương lên vãn cảnh đền.
Đền Hùng là một khu di tích có rất nhiều ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam, nó được coi là vùng đất tổ thiêng liêng, vùng đất của dòng vua dựng nước - vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng là mội lễ hội có tầm vóc và quy mô quốc gia. Mỗi năm cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch nhân dân Việt Nam dù trong nước hay ở nước ngoài cũng đều nhìn về nơi quê cha đất tổ, hướng về nó với một sự ngưỡng vọng vô bờ. Du khách thập phương đều mong muốn được nhập mình vào dòng khách hành hương trẩy hội đền Hùng để tỏ lòng thành kính, nhớ ơn những người khai quốc, để cầu phúc cầu tài, để thưởng ngoạn cảnh đẹp và được tham dự các trò chơi dân gian đặc sắc, náo nhiệt…
Trong đoạn thuyết minh A, ta thấy người hướng dẫn viên mới chỉ nêu ra, đưa ra một vài thông tin về lễ hội và các trò diễn theo một lối diễn giải bình bình, không tập trung nhấn mạnh vào một số thông tin quan trọng. Ví dụ như thông tin về ngày tổ chức lễ hội. Ngày tổ chức lễ hội ở đây là ngày 10 tháng 3 âm lịch chỉ được người Hướng dẫn viên nhắc đến một lần trong bài thuyết minh mà lại ở dạng diễn giải, "cào bằng", xếp cùng với các thông tin khác. Điều này chắc chắn sẽ không thể để lại ấn tượng đặc biệt và sâu sắc cho Du khách. Du khách có thể sẽ nhanh chóng quên đi những thông tin này ngay sau khi nghe chúng. Nhưng ở đoạn thuyết minh B, ta bắt gặp ở đây sự khôn khéo, tài tình của người Hướng dẫn viên khi mở đầu bài thuyết minh của mình bằng một bài Ca dao ngắn gọn, xúc tích:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba
Bài Ca dao đã nhấn mạnh cho người nghe mốc thời gian lễ hội diễn ra đó là ngày mồng Mười tháng Ba. Và đồng thời nó cũng nhấn mạnh người nghe một nghĩa vụ "nhớ" lấy ngày "giỗ Tổ" cho dù có "đi ngược về xuôi", cho dù có buôn bán trăm miền. Sau khi nhấn mạnh về thời gian lễ hội, không phải tốn nhiều công sức người Hướng dẫn viên tiếp tục hoạ về lễ hội. Đến với lễ hội Đền Hùng Du khách sẽ được tham gia các trò chơi dân gian, được thưởng ngoạn cảnh đẹp, được "sở cầu như ý"…Và minh chứng cho các thông tin vừa được nêu ra cũng chính là một bài Ca dao quen thuộc:
Đu tiên mới dựng năm nay
Cô nào hay hát kỳ này hát lên
Tháng Ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay
Dạo xem phong cảnh trời mây
Lô, Đà, Tam Đảo cùng quay đầu về
Khắp nơi con cháu ba kỳ
Kẻ đi cầu phúc người đi cầu tài
Sở cầu như ý như ai
Xin rằng nhớ lấy mồng Mười tháng Ba
Thật tài tình và khéo léo, câu kết của bài Ca dao " Xin rằng nhớ lấy mồng Mười tháng Ba" cũng là một lời nhấn mạnh vào mốc thời gian của lễ hội. Vậy là mọi thông tin Hướng dẫn viên đưa ra đều được đơn giản hoá, nhịp điệu hoá khiến cho một Du khách dù có vô tâm đến đâu đi chăng nữa cũng không thể nào quên được hình ảnh lễ hội trong tâm trí mình.
2.2.4. Tình huống 4:
Tình huống 4 diễn ra khi Hướng dẫn viên dẫn khách thực hiện tour Du lịch theo một lịch trình đã định sẵn từ Hà Nội đi Hạ Long. Trên đường đi có một Du khách trong đoàn đã yêu cầu Hướng dẫn viên giới thiệu trước cho mình một số đặc sản nổi tiếng của tỉnh Khánh Hoà bởi vì họ dự định sẽ có một chuyến Du lịch dài ngày vào đó trong tuần tới. Trong tình huống này, vai trò của bài ca dao ở đây sẽ được khẳng định rõ hơn. Người Hướng dẫn viên trong khi đi hướng dẫn du khách về một điểm du lịch đã được hoạch định từ trước, có thể họ sẽ có điều kiện tìm hiểu trước các thông tin về điểm du lịch đó. Nhưng trong chuyến du lịch, nhu cầu hiểu biết thông tin đối với khách là vô hạn, họ có thể hỏi Hướng dẫn viên về mọi điều có liên quan đến trong và ngoài tuyến điểm Du lịch đó. Và khi ấy, trong điều kiện kiến thức về những vấn đề mà khách hỏi không được chuyển bị trước, người Hướng dẫn viên đặc biệt là những người mới vào nghề hướng dẫn, kiến thức trau rồi ít; sẽ dễ vấp phải tình trạng "không trả lời được" rồi dẫn tới " nói lảng đi" hay " nói bịu" thông tin cho du khách. Điều này trong một chừng mực nhất định nào đó sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động hướng dẫn du lịch, làm suy giảm độ tin cậy của du khách vào Hướng dẫn viên. Lúc này kiến thức ca dao về các địa danh hay các vấn đề mà khách hỏi sẽ là cứu cánh hữu hiệu nhất giúp Hướng dẫn viên trả lời những câu hỏi của khác. Hay chí ít bài ca dao cũng là cơ sở để người Hướng dẫn viên phát triển ý và hoàn thành
nhiệm vụ cung cấp thông tin cho khách.
Trong đoạn thuyết minh B, bài Ca dao về đặc sản của Khánh Hoà đã thực sự là "chiếc phao" giúp cho Hướng dẫn viên hoàn thành tốt câu trả lời của mình một cách phù hợp và chặt chẽ (vừa nêu ra được tên đặc sản, vừa nêu ra được tên địa danh cụ thể). Ta phải đặt đoạn thuyết minh này trong mối tương quán so sánh với đoạn thuyết minh A ta mới thấy rõ được tầm quan trọng của bài Ca dao. Do không được chuẩn bị trước, Hướng dẫn viên có thể trả lời bâng quơ, hoặc nói bịa. Nếu khách tiếp tục hỏi về những địa danh cụ thể của tỉnh Khánh Hoà nơi có những đặc sản nổi tiếng ấy thì người Hướng dẫn viên chắc chắn sẽ gặp phải bế tắc, không giải đáp được những thắc mắc của Du khách. ở một chừng mực nhất định nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng bài thuyết minh của Hướng dẫn viên Du lịch.
Ta thấy rằng trong quá trình thực hiện hoạt động Hướng dẫn Du lịch của Hướng dẫn viên có thể xẩy ra vô vàn những tình huống khác nhau, có thể được hỏi những câu hỏi về nhiều vấn đề khác nhau…Người Hướng dẫn viên không thể lường trước hết được. Trong những trường hợp này vốn Ca dao trong hành trang mang theo bên mình của Hướng dẫn viên sẽ luôn là những " cộng tác viên" đắc lực và hữu hiệu nhất giúp cho Hướng dẫn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ thuyết minh Du lịch của mình.
2.2.5.Tình huống 5:
ở tình huống 5, ta bắt gặp ở đây một câu hỏi về một khía cạnh trong văn hoá ẩm thực Việt Nam đó là nghệ thuật chế biến thức ăn của người Việt Nam. Câu trả lời tưởng chừng như đơn giản chỉ là sự liệt kê hay nêu nên một vài cách thức chế biến món ăn nào đó phổ biến ở Việt Nam. Song trên thực tế, người Hướng dẫn viên có thể chọn hướng trả lời chung chung về cách chế biến một vài loại thức ăn mà đi kèm với nó là một số loại gia vị đặc trưng cho từng món. Nhưng nếu chỉ kể, chỉ liệt kê ra như trong đoạn thuyết minh A, thì nghệ thuật ẩm thực Việt Nam thật quá giản đơn và khó có thể để lại ấn tượng cho du khách. Và chỉ với bài ca dao " Con gà cục tác là chanh…" được đưa vào bài dẫn, cũng sẽ làm tăng lên, nổi bật lên giá trị nghệ thuật trong việc chế biến món ăn của người Việt. Không nói thịt gà thì phải ăn với lá chanh, thịt lợn thì đi với hành, thịt chó ăn với riềng…Người Việt đã rất khôn khéo chuyển nhu cầu thị hiếu của con người thành nhu cầu thị hiếu của chính các loài vật: mỗi con một tính, đòi ăn một món ăn riêng, cách đòi cũng khác nhau. Chính vì thế nói về cách chế biến thức ăn mà nhân dân ta đã biến nó trở thanh một bài thơ kể chuyện loài vật đặc sắc, hấp dẫn. Tác dụng của bài ca dao ở đây không chỉ là đưa ra thông tin mà còn làm cho bài thuyết minh phong phú về giọng điệu, đạm chất thơ và nó dễ đi vào lòng người, để lại ấn tượng sâu sắc cho Du khách.
2.2.6.Tình huống 6
Tình huống 6 diễn ra ngay trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Hướng dẫn viên và Du khách cùng ngồi trên một chiếc thuyền nan xuôi theo con sông ra thăm trận địa cọc gỗ, ôn lại những kỷ niệm hào hùng về chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta chống phong kiến xâm lược phương Bắc.
ở đoạn thuyết minh A, Hướng dẫn viên mới chỉ đơn thuần chỉ ra sông Bạch Đằng là một con sông cửa ải, con song lịch sử. Cũng chính tại nơi đây, trên con sông này đã lần lượt diễn ra 3 cuộc đại chiến của quân và dân ta chống phong kiến phương Bắc xâm lược, 3 lần chứng kiến những chiến tích vĩ đại của những anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó là: Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán (năm 938), Lê Hoàng (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần ( năm 1288). Thế nhưng trong tình huống này Hướng dẫn viên vẫn chưa làm nổi bật lên được vai trò cũng như đóng góp lịch sủ của cong sông Bạch Đằng trong các chiến thắng vang dội ấy. Với địa thế hiểm trở (chế độ thuỷ triều cường, nhiều gầm đá hiểm trở…) thuận lợi cho quân và dân ta làm "chiến tranh du kích" tiêu diệt sinh lực địch, con sông Bạch Đằng thực sự cũng trở thành một "dũng tướng" cùng tham gia đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông. Góp phần quyết định to lớn trong các trận chiến xẩy ra trên sông Bạch Đằng. Các nhược điểm ở đoạn thuyết minh A có thể khắc phục được khi nội dung thuyết minh có sử dụng các bài Ca dao như ở trong đoạn thuyết minh B.
Sâu nhất là sông Bạch Đằng.
Ba lần giặc đến, ba lần giặc đi
*
Bạch Đằng Giang là sông cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường
Hai bài Ca dao tuy nhỏ về câu chữ mà không nhỏ về nội dung truyền tải, chúng đã góp phần làm nổi bật lên vai trò quan trọng của con sông trong các chiến tích hào hùng đó. Bạch Đằng - con sông cửa ải đã bao lần ngăn bước kẻ thù xâm lược, mọi kẻ thù dù có mạnh đến đâu đi chăng nữa cũng đều bị quân và dân ta đánh bật ra khỏi bờ cõi nưóc Nam khi tiến vào xâm lược nước ta. Con sông chính là bãi chiến trường đã từng chôn xác hàng vạn quân thù, nó là chứng tích hào hùng nhất, đời đời còn ghi chiến công của những người anh hùng dân tộc trong sự nghiệp chống giặc giữ nước. Với đoạn thuyết minh B, Hướng dẫn viên vừ có thể khắc phục được nhược điểm của đoạn thuyết minh A đó là đã nêu lên được, nhấn mạnh được vai trò và đóng góp lịch sử của cong sông Bạch Đằng đối với các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Đồng thời các bài Ca dao được sử dụng trong đoạn thuyết minh đã giúp cho Du khách có thể hình dung ra cái âm hưởng hào hùng và oanh liệt của các trận chiến năm xưa, để rồi ngồi đây sau gần một nghìn năm, chỉ cần nghe kể lại câu chuyện về các trận chiến, Du khách có cảm nhận như mình đang được chứng kiến tận mắt những trận chiến đó.
2.2.7.Tình huống 7:
Nếu như trong tình huống 6, Hướng dẫn viên đưa khách đi thăm quan một di tích lịch sử, ôn lại không khí hào hùng của các trận chiến Bạch Đằng ác liệt năm xưa thì tình huống 7 diễn ra trong một bối cảnh hoàn toàn khác: Hướng dẫn viên đưa khách thực hiện chuyến Du lịch lên vùng núi Sa Pa đầy thơ mộng, nơi có nét văn hoá truyền thống Chợ Tình rất đặc sắc và đầy thú vị. Câu hỏi của Du khách đặt ra hướng người Hướng dẫn viên phải trả lời về cách tỏ tình của người Việt Nam truyền thống.
ở trong đoạn thuyết minh A, Hướng dẫn viên cũng đã thể hiện được chiều sâu hiểu biết của mình về cách bày tỏ tình cảm nói chung cũng như cách tỏ tình nói riêng của người Việt truyền thống. Thế nhưng, vấn đề quan trọng nhất, trọng tậm nhất của câu hỏi cần được trả lời kỹ thì Hướng dẫn viên vẫn chưa làm rõ được. Đó là vấn đề: cách tỏ tình như thế nào và cụ thể ra sao ?
Đến đoạn thuyết minh B, Hướng dẫn viên đã thực sự thể hiện được tài năng hiểu biết cũng như sự khôn khéo của mình khi nêu bật lên đưọc "phương tiện" tỏ tình chủ yếu của người Việt truyền thống - Ca dao và vị trí của Ca dao tình yêu trong cách bày tỏ tình cảm của người dân là vô cùng lớn. Tình yêu là thứ tình cảm đẹp nhất, thiêng liêng nhất của mọi thời đại, nó luôn được con người chân trọng, nâng niu, tận hưởng. Do đó nó là đề tài muôn thủa của các thể loại văn học (trong đó có thể loại văn học dân gian - Ca dao). Tình yêu ở đây được nam nữ " vịn " vào cảnh vật, vào các hình tượng nghệ thuật để diễn tả, bộc lộ. Ví như : Mận - Đào, lửa mới nhen, trăng mới mọc…Và đôi khi nó còn là một sự táo bạo đến bất ngờ "dải yếm" (Bác cầu dải yếm cho chàng sang chơi)…Ca dao tình yêu chính vì thế đã đi sâu vào trong đời sống người dân Việt Nam từ rất lâu đời, nó đã trở thành " cách thức" tỏ tình chính của nhiều đôi trai gái. Người Việt Nam truyền thống bày tỏ tình cảm với nhau, trai gái tỏ tình với nhau là dùng Ca dao; Ca dao thực sự là thứ " ngôn ngữ tâm hồn" hay nhất, hiệu quả nhất…
2.2.8.Tình huống 8:
Tình huống 8 diễn ra trong bối cảnh Hướng dẫn viên đưa khách Du lịch vào thăm làng dệt lụa truyền thống Vạn Phúc (thị xã Hà Đông, Hà Tây). Lần theo mỗi bước chân của Hướng dẫn viên và Du khách là những tiếng lách cách nghe rất vui tai của những con thoi đập vào khung cử. Theo những bước chân đầu tiên bước vào làng, Hướng dẫn viên giới thiệu qua cho Du khách về làng Vạn Phúc và những sản phẩm lụa của làng.
Trong đoạn thuyết minh A Hướng dẫn viên đã nêu lên được tên tuổi, tiếng tăm của lụa Vạn Phúc, khắp nơi xa gần đều biết đến đó là những tấm lụa Vân, The, Lĩnh, Gấm, Vóc…Để có được những tấm lụa chất lượng cao được nhân dân ưa dùng, tín nhiệm là công sức lao động của những bàn tay tài hoa các nghệ nhân nơi đây. Hướng dẫn viên cũng đã nêu rõ được sự nổi tiếng của Vạn Phúc có từ thời phong kiến, những sản phẩm lụa nơi đây đã được dùng như một thứ hàng hoá "sa sỉ" dùng để tiến vua, may quốc phục cho triều đình và cung cấp cho kinh thành Thăng Long…Cho đến nay lụa Vạn Phúc vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng được nhiều người sử dụng biết đến. Tuy nhiên trong đoạn thuyết minh này, Hướng dẫn viên mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu rất khái quát, chung chung, chưa gây được gì thực sự ấn tượng cho Du khách về Vạn Phúc.
Đến đoạn thuyết minh B, tiếng tăm của làng lụa Vạn Phúc được người Hướng dẫn viên nhắc đến đầu tiên. Lụa Vạn Phúc là loại lụa mà bất kỳ khi nào nhắc đến lụa Việt Nam người ta cũng nhắc đến cái tên Vạn Phúc:
The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, liễu vùng Mỗ bên
Sản phẩm lụa Vạn Phúc rất được coi trọng và tín nhiệm sử dụng ngay từ thời phong kiến:
Lụa này thật lụa cổ đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng
Tất cả những sự nổi tiếng, tiếng tăm của lụa Vạn Phúc được lưu truyền trong dân chúng ấy là bởi chất lượng và những tính năng của lụa:
áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người
Mọi thông tin Hướng dẫn viên đưa ra đều được Ca dao kiểm nghiệm và Ca dao chính là minh chứng xác đáng nhất công nhận chất lượng và danh tiếng sản phẩm lụa Vạn Phúc. Những bài Ca dao này đã góp phần làm cho bài thuyết minh thêm chặt chẽ hơn, thuyết phục hơn cho người nghe; tạo cho bài thuyết minh một giọng điệu mới, để lại ấn tượng sâu sắc cho Du khách:
Ai về Vạn Phúc cùng anh
áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người
2.2.9.Tình huống 9:
Tình huống 9 diễn ra trong bối cảnh đoàn xe Du lịch trên đường vào thăm cụm di tích Huế có dừng chân tại Đèo Ngang - Một con đèo nằm trên dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển. Trước cảnh đẹp thơ mộng đầy gợi cảm nơi đây, Hướng dẫn viên hướng Du khách tới một Đèo Ngang trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp - Mỹ ác liệt, một Đèo Ngang đối lập hoàn toàn với hiện tạinhằm tôn vinh thêm vẻ đẹp và sự hoành tráng của con đèo này.
Trong đoạn thuyết minh A, người Hướng dẫn viên khi bước chân xuống xe đã thực hiện theo quy luật: Đầu tiên họ giới thiệu quang cảnh Đèo Ngang cho Du Khách, tận hưởng khung cảnh thơ mộng cùng Du Khách, tiếp theo người Hướng dẫn viên đặt Đèo Ngang trong lịch sử của một thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất. Đèo Ngang đã phải gánh chịu nhiều trận bom cày xới. Tuy nhiên, Đèo Ngang vẫn đứng vững trên dãy Hoành Sơn, vẫn giữ được vẻ đẹp "nguyên xơ" của mình. Song ở trong bài thuyết minh này Hướng dẫn viên vẫn chỉ dừng lại ở diễn giải, tả cảnh khiến cho Du khách khó có thể hình dung ra được hình ảnh Đèo Ngang mà Hướng dẫn viên nhắc tới. Đến đoạn thuyết minh B người Hướng dẫn viên cũng tuân theo quy luật trên hướng dẫn Du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp Đèo Ngang trước và sau đó đưa Du khách vào một sự so sánh đối chiếu giữa Đèo Ngang hiện tại và Đèo Ngang cách đây 30 - 40 năm trước. Hình ảnh Đèo Ngang hiện tại có cảnh trí nên thơ, non nước trữ tình:
" Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Nhưng hình ảnh Đèo Ngang cách đây 30 - 40 năm lại là một Đèo Ngang phải chịu nhiều "thương tật" nhất, là một tụ điểm ném bom của kẻ địch. Chúng muốn bẻ gãy ngăn chặn cong đường tiếp tế miền Bắc - miền Nam mà cụ thể là giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trong điều kiện " gánh nặng hai vai" "bom giội nát mình" như thế nhưng Đèo Ngang vẫn trụ vững, vẫn giữ được " giáng hình cha ông"…Bài thuyết minh của Hướng dẫn viên giờ đây không còn là những lời thuyết giảng kể lể nữa mà là một bài phân tích so sánh. Điều đó làm cho người nghe dễ hiểu hơn, dễ tiếp thu hơn; làm cho con người và cảnh vật dễ giao hoà với nhau, hoà quện cùng nhau…
2.2.10.Tình huống 10:
Tình huống 10 diễn ra trong bối cảnh Hướng dẫn viên đưa khách về Thái Bình dự hội chùa Keo, có không gian và thời gian cụ thể đó là vào những ngày giữa tháng 9 âm lịch, đoàn xe dừng lại ven đường giữa hai bên là những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Trong điều kiện thiện nhiên trong lành và thoáng đạt ấy, Hướng dẫn viên gợi lại cho Du khách hình ảnh một Thái Bình - cái tên đã từng đi vào lịch sử với " chị Hai năm tấn" " vựa lúa của toàn miền Bắc". Và tiếp sau đó Hướng dẫn viên tiếp tục giới thiệu cho Du khách về phương thức sản xuất và canh tác lúa của người nông dân Việt Nam truyền thống.
Tronng bài thuyết minh A, Hướng dẫn viên cũng mới chỉ kể lại và miêu tả sơ qua về lao động của người nông dân Việt Nam truyền thống. Song đến đoạn thuyết minh B, cùng với lời thuyết minh giảng giải và những bài Ca dao về lao động và nghề nghiệp ( nghề trồng lúa) đã vẽ lên cho người nghe cả một bức tranh lao động sản xuất sống động của người nông dân Việt Nam truyền thống:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
2.3. Những tiện ích của ca dao trong hoạt động thuyết minh của Hướng dẫn viên du lịch
Qua việc phân tích so sánh hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên trong một số tình huống cụ thể trên. Ta thấy được sự chênh lệch rất lớn giữa các đoạn thuyết minh khi có và không sử dụng các bài ca dao trong đó. Điều này chứng tỏ rằng loại hình văn học dân gian ca dao, cũng có một vai trò đáng kể trong hoạt động thuyết minh của Hướng dẫn viên nói riêng và trong hoạt động Hướng dẫn viên du lịch nói chung. Ca dao ở đây không giữ một vai trò chủ đạo, nhất thiết phải có trong bài thuyết trình mà nó được xem như là một chất xúc tác, một đòn bẩy góp phần làm nâng cao sự thành công của hoạt động thuyết minh. Đôi khi Ca dao quyết định cả tính hấp dẫn, tính thuyết phục của bài thuyết minh.
2.3.1. Tính thông tin
Hoạt động Hướng dẫn viên du lịch là hoạt động nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của du khách. Một trong những nhu cầu mà khách du lịch cần được thoả mãn nhiều nhất đó là nhu cầu " Nâng cao hiểu biết" về đất nước, con người và các vấn đề liên quan đến điểm du lịch mà khách lựa chọn, nhu cầu " thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất và tinh thần"… Vậy người Hướng dẫn viên du lịch thực hiện hoạt động thuyết minh, thuyết trình của mình chủ yếu là để thoả mãn nhu cầu này của du khách. Nội dung bài thuyết minh ngoài việc phải hay, phải hấp dẫn còn đòi hỏi phải truyền tải được đầy đủ những thông tin cần thiết cho khách.
Ca dao là một loại hình văn học dân gian nên ca dao cũng chính là sự hun đúc, kết tinh cô đọng nhất của hiện thực , là tấm gương trung thực về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân. Khác với tục ngữ, ca dao không chỉ phản ánh kinh nghiệm mà phần nhièu phản ánh lịch sử văn hoá, phong tục tập quán trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân. Có rất nhiều bài ca dao nói về đất nước, con người, lịch sử, ca ngợi những danh lam thắng cảnh, những đặc sản của địa phương…
Đây đều là các lĩnh vực có liên quan mật thiết đến nhiều điểm du lịch (các địa danh lịch sử, các công trình di tích và danh thắng… ). Do đó bản thân ca dao cũng hàm chứa một lượng thông tin vô cùng lớn về đối tượng giới thiệu của Hướng dẫn viên. Ca dao thực sự trở thành một " ứng cử viên tin cậy" cho Hướng dẫn viên sử dụng bên cạnh những thông số khô cứng về điểm du lịch. Có người ví Ca dao là bầu không khí bao quanh các điểm du lịch cũng bởi vì tính năng thông tin của nó. Vậy khi sử dụng các bài ca dao trong hoạt động thuyết minh của Hướng dẫn viên, một lượng thông tin vô cùng lớn trong ca dao sẽ được truyền tải tới khách một cách sinh động, dễ tiếp thu. Người Hướng dẫn viên nhiều khi đáp ứng được nhu cầu thoả mãn thông tin của du khách qua những bài ca dao là như vậy.
2.3.2. Tính minh họa
Ngoài việc cung cấp một nguồn thông tin vô cùng quý giá về điểm du lịch, ca dao được sử dụng trong hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên còn phát huy tính năng minh họa của mình vô cùng hữu hiệu. Để bài thuyết minh của mình được hay, lôi cuốn được du khách, người hướng dẫn viên phải thuyết minh làm sao cho chặt chẽ; bên cạnh việc đưa ra cho du khách những thông tin, những con số đơn điệu cứng nhắc về địa danh người Hướng dẫn viên có thể sử dụng các dẫn chứng, các ví dụ minh họa cho những thông tin đó. Việc đưa những bài Ca dao vào trong bài thuyết minh của hướng dẫn viên sẽ giúp cho người nghe thuyết minh hình dung, tưởng tượng ra đối tượng thuyết minh ở bối cảnh lịch sử của nó; làm bài thuyết minh sống động để lại nhiều ấn tượng cho du khách. Vì vậy, khi giới thiệu về một vấn đề, một địa danh nào đó cho du khách việc đưa ca dao vào sử dụng là rất phù hợp và rất nên làm, bài ca dao đó sẽ làm cho bài thuyết minh thêm chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
2.3.3. Tính hấp dẫn
(Ca dao tạo sắc thái bài nói uyển chuyển, đậm chất thơ, dễ đi vào lòng người, khích lệ tính nhân văn).
Ca dao là các tinh hoa trong sáng tạo nghệ thuật của cả dân tộc, được đúc kết lại dưới hình thức các câu thơ vần điệu (dễ thuộc, dễ nhớ), câu cú luôn được gọt giũa, trau truốt, từ ngữ hay và đặc sắc. Khi đọc bài ca dao lên, ta dường như đang được nghe những "câu hát" êm đềm mà trầm bổng. Ca dao sẽ làm tăng thêm tính nhịp điệu, uyển chuyển cho lời văn, gây được những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng du khách. Từ đó những thông số, những số liệu vốn tẻ nhạt, khô cứng mà Hướng dẫn viên đuôi ra sẽ theo bài ca dao đi vào lòng người dễ dàng hơn, sâu đậm hơn. Bên cạnh đó ca dao cũng góp phần khích lệ tính nhân văn giữa con người với con người, giúp cho hướng dẫn viên - du khách - điểm du lịch có một sự hoà quyện, chan hoà, đồng cảm…
2.3.4. Tính thuyết phục
( Ca dao làm cho bài thuyết minh có chiều sâu, thể hiện sử dụng công, có tầm văn hoá).
Một bài thuyết minh hay là một bài thuyết minh bên cạnh việc đảm bảo đầy đủ việc cung cấp thông tin cho khách, phải là bài thuyết minh gây được ấn tượng cho du khách. Muốn gây được ấn tượng cho du khách, người hướng dẫn viên với vai trò là một " xứ giả của cả một đất nước, một dân tộc" phải luôn tạo ra được sự trau truốt của ngồn từ, sự phong phú trong nội dung, giọng điệu hài hoà trong lời dẫn và quan trọng nhất là tính chặt chẽ trong từng câu cú, chiều sâu của văn hoá. Những lời thuyết minh của bạn sẽ chỉ là những cơn gió thoảng qua tai khi những thông tin bạn đưa ra không được dẫn chứng, chứng minh một cách thuyết phục, không làm nổi bật được cái tôi cá nhân trong chiều sâu kiến thức của bạn (những thông tin đơn giản, mọi người ai cũng có thể tự tìm hiểu được) .Vậy phải làm sao đây? Chính ca dao sẽ làm cho bài thuyết minh của bạn chặt chẽ hơn, thuyết phục hơn. Hay nói chính xác là bài thuyết minh có chiều sâu, thể hiện sự dụng công, có tầm văn hoá - cái tôi chiều sâu kiến thức của bạn được bộc lộ. Trong hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên nói riêng cũng như hoạt động Hướng dẫn du lịch nói chung vấn đề kiến thức và kỹ năng được đặt lên ngang bằng nhau, quan trọng như nhau. Để trở thành một người hướng dẫn viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thuyết minh của mình , Hướng dẫn viên phải đạt đủ cả hai tiêu chuẩn trên bởi vì một hướng dẫn viên cío kiến thức mà không có kỹ năng giao tiếp thì cũng không gây được cảm tình cho du khách, không thuyết phục được du khách; và một người hướng dẫn viên có kỹ năng giao tiếp mà không có kiến thức hiểu biết thì bài thuyết minh cũng chỉ là những lời "sáo rỗng" không gây được độ tin cậy cho du khách. Một hướng dẫn viên du lịch vừa có kỹ năng giao tiếp vừa có kiến thức và tầm hiểu biết sẽ là người có khả truyền đạt thông tin cho khách tốt, mọi thông tin đưa ra đều trở nên dễ dàng, lôi cuốn thu hút du khách tập trung vào bài thuyết minh và vấn đề thuyết minh. Từ đó làm nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh, nó thể hiện hướng dẫn viên là người có tầm văn hoá (chiều sâu văn hoá) và có sự dụng công thực sự. Một hướng dẫn viên du lịch sử dụng ca dao trong bài thuyết minh của mình, một mặt vừa giúp họ làm giàu thêm vốn kiến thức chuyên môn, một mặt chính là sự trở về với " bản sắc văn hoá dân tộc". Khi hướng dẫn viên biết và sử dụng linh hoạt ca dao trong bài dẫn cũng co nghĩa là họ đã rất hiểu về địa danh đang giới thiệu, vấn đề cần giới thiệu và cũng có nghĩa là họ rất hiểu về văn hoá đất nước mình (chí ít là trên lĩnh vực văn hoá dân gian).
2.4. Một số đề xuất về việc sử dụng ca dao trong bài thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch.
Từ việc phân tích, thấy rõ được vai trò và tác dụng của ca dao trong hoạt động thuyết minh của Hướng dẫn viên du lịch nói trên.
Các Hướng dẫn viên trong quá trình thực hiện hoạt động thuyết minh của mình rất nên vận dụng ca dao. Thế nhưng một vấn đề đặt ra là ca dao tiện ích là thế, có nhiều tác dụng là thế nên cứ đưa nhiều bài ca dao vào bài thuyết minh được không? Chúng ta hãy cùng xem xét:
Người Hướng dẫn viên chỉ nên đưa vào một vài bài nhỏ mà mình cho là đặc sắc nhất, phù hợp nhất với nội dung mà vấn đề cần giới thiệu. nếu đưa vào quá nhiều bài ca dao vào một lúc sẽ dẫn tói sự nhàm chán, đơn điệu cho bài dẫn và gây cho người nghe cảm giác "mình" đang đọc viết. Ca dao ở đây cần chất chứ không cần về lượng. một bài thuyết minh của hướng dẫn viên có thể dài đến 4-5 trang giấy nhưng có thể nó sẽ ra khỏi ý nghĩ của du khách ngay sau chuyến du lịch.Nhưng với một bài ca dao nhỏ bé được đưa vào phù hợp với nội dung bài dẫn, lại cộng thêm một vài lời giải thích ngắn gọn, bài ca dao ấy sẽ đi vào lòng du khách mà là cái còn đọng lại "lâu bền" trong du khách sau chuyến đi du lịch. Và rất có thể bài ca dao đó sẽ được nhắc lại trong lời kể của chính du khách cho những người xung quanh về chuyến du lịch, vô hình dung bài ca dao dó cũng là một công cụ quảng bá du lịch việt nam rất hữu hiệu thông qua chính du khách dã sử dụng sản phẩm du lịch đó.
Phần III: kết luận
Hoạt động thuết minh của hướng dẫn viên du lịch là một phần không nhỏ trong hoạt dộng hường dẫn du lịch. Nó góp phần rất lớn cho sự thành công của hoạt động hướng dẫn du lịch nói riêng và kinh doanh du lịch nói chung. Trong điều kiện kỹ thuật hiện đại, mọi thông tin được cập nhật liên tục. Để có thành công trong hoạt dộng thuyết minh của mình, người hướng dẫn viên không chỉ nêu ra những thông tin rời rạc về vấn đề cần giới thiệu mà phải thể hiện cái tôi chiều sâu kiến thức của mình về tuyến điểm du lịch đó. Bài thuyết minh đưa ra phải tạo cho du khách sự hứng thú, lôi cuốn thì hoạt động thuyết minh mới có thể đạt kết quả cao. Trên thực tế, người hướng dẫn viên vẫn chưa thực sự nhận rõ được vai trò, tác dụng của c dao trong hoạt dộng thuyết minh của mình, nên nhiều người vẫn chưa tìm đến ca dao, sử dụng ca dao như một hành trang thiết yếu cần mang theo trong quá trình thực hiện hướng dẫn, do đó bài báo cáo tập trung di phân tích so sánh một số tình huống cụ thể, trường hợp cụ thể hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên khi có và không sử dụng các bài ca dao. Từ đó rút ra được các kết luận về vai trò, tiện ích của ca dao trong công việc của mình, thấy được tác dụng của "bầu không khí ca dao " đang bao quanh các điểm du lịch họ sẽ tự định hướng cho mình việc trang bị vốn kiến thức ca dao và việc sử dụng ca dao trong hoạt động thuyết minh tuỳ khả năng và nhận thức của từng người
Phụ lục
Ca dao người hướng dẫn viên thường sử dụng
(Qua tổng kết của tác giả)
Trong quá trình thực hiện hoạt động thuyêt minh của hướng dẫn viên Du lịch, việc vận dụng các bài ca dao vào bài dẫn là rất cần thiết và nên làm. Song có một vấn đề cần đặt ra lúc này là Người Hướng dẫn viên du lịch phải học tất cả các bài ca daoViệt Nam sao? Bởi vì đối tượng cần giới thiệu của hướng dẫn viên là vô cùng phong phú và đa dạng và nó có thể đều được nói tới trong ca dao.
Thực ra vấn đề không đòi hỏi việc nghiêm trọng hoá quá mức như vậy. Ta nên đi từ việc xem xét đối tượng cần giới thiệu thường xuyên của hướng dẫn viên là gì để từ đó ta có thể đi trang bị những vốn kiến thức ca dao về nó cho phù hợp.
ở Việt Nam, các địa điểm du lịch mà khách thường hay lui tới đó là các danh lam thắng cảnh, các công trình di tích lich sử - kiến trúc mỹ thuật, các lễ hội, sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc … vậy từ góc độ này, người hướng dẫn viên cần trang bị vốn ca dao có liên quan đến các vấn đề đó. Đó là các bài ca dao về đất nước - lịch sử cụ thể là :
Ca dao về lệ hội và các mốc thời gian
Ca dao về các địa danh và đặc sản của từng vùng
Ca dao về các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử
Một số bài Ca dao khác
1. Ca dao về lễ hội và các mốc thời gian.
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian rất đặc trưng của Việt Nam. Nó có mặt hầu như ở khắp mọi miền đất nước. Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng và nói đến lễ hội là nói đến yếu tố thiêng, yếu tố tâm linh của dân chúng. Cho nên sinh hoạt lễ hội đã đi vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, được nhân dân đưa vào trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Qua đó thể hiện vai trò của sinh hoạt lễ hội trong cộng đồng:
Cho dù cha mắng, mẹ treo
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm
*
Dù ai đi ngược về suôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng Mười tháng Ba
*
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng Chín tháng Tám Trọi Trâu thì về
*
Đứng dưới góc độ một Hướng dẫn viên , qua việc thấy được vai trò của sinh hoạt lễ hội trong đời sống nhân dân, người Hướng dẫn viên sẽ thấy được vai trò của Ca dao trong hoạt động Hướng dẫn Du lịch của mình. Lễ hội đi vào trong Ca dao và Ca dao sẽ lại đi vào lòng người(Du khách), tức là Ca dao đã là chiếc cầu nối niềm thân của Lễ hội với tâm linh con người. Ngày nay Du lịch Lễ hội đang là loại hình Du lịch được Du lịch chú ý khai thác. Do đó hãy để những Lễ hội này đi vào lòng Du khách qua chiếc cầu Ca dao. Làm được điều ấy cũng có nghĩa là người Hướng dẫn viên đã thành công một phần trong công việc hướng dẫn của mình.
Khi giới thiệu về các Lễ hội chính ở Hà Nội, người Hướng dẫn viên có thể sử dụng các bài Ca dao sau:
Mồng Bảy hội Khám, mồng Tám hội Dâu
Mồng Chín đâu đâu đều về hội Gióng
*
Nhớ ngày mồng Tám tháng Ba
Trở về hội Láng, trở ra hội Thày
*
Chết thì bỏ con bỏ cháu
Sống thì không bỏ mồng Sáu tháng Giêng
*
Ai ơi mồng Chín tháng Tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời
…
Về với hội chùa Tây Phương ở Thạch Thất-Hà Tây, Ca dao có bài:
Ây ngày mồng Sáu tháng Ba
Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây
Hội Chọi Trâu ở Kiến An- Đò Sơn- Hải Phòng có bài:
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng Chín tháng Tám Chọi Trâu thì về
Ta cũng nên lưu ý rằng, đối với một lễ hội thông thường có nhiều bài Ca dao về nó như lễ hội đền Hùng-Phú Thọ:
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ Tổ tháng Ba mồng Mười
*
Dù ai đi ngược về suôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba
*
Đu tiên mới dựng năm nay
Cô nào hay hát kỳ này hát nên
Tháng Ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay
Dạo xem phong cảnh trời mây
Lô, Đà, Tam Đảo cùng quay đầu về
Khắp nơi con cháu ba ký
Kẻ đi cầu phúc người đi cầu tài
Sở cầu như ý như ai
Xin rằng nhớ lấy mồng Mười tháng Ba
….
Ta có thể chọn một số bài tiêu biểu để đưa vào bài thuyết trình, không nhất thiết phải đưa vào hết điều đó sẽ làm cho bài thuyết trình hay hơn là cho tất cả vào.
2. Ca dao về các địa danh và đặc sản của từng vùng
Ơ Việt Nam ta có rất nhiều địa danh, có rất nhiều vùng đất mà tên tuổi của nó đã gắn liền với những sản vật nổi tiếng của chính vùng đất đó làm ra.Đây đều là những sản vật có chất lượng cao, được mọi người công nhận và “Tin lành đồn xa” tiếng thơm ấy được toả ra khắp mọi miền đất nước dưới những bài Ca dao nhịp nhàng, vần điệu.
Những sản vật ấy có suất xứ hầu hết đều ở các làng nghề hay các làng ven đô làm ra các sản phẩm tốt cung ứng cho thị trường. Những sản vật nổi tiếng này khi được giới thiệu và sử dụng trong kinh doanh Du lịch sẽ là những sợi dây vô hình lôi kéo khách dừng chân. Những sản vật ấy không ngững chỉ là những món ăn sang trọng, những sản vật quý hiếm như Yến sào,Nai khô… như lụa là gấm vóc…mà tất thảy từ rau, dưa, nem, bánh…đều được đưa vào trong Ca dao:
Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
*
Dưa La, húng Láng, nem Báng, ngổ Đầm
Nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét
*
Bưởi Chi Đán, quýt Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh
*
The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng
Lụa Vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên
*
Lụa này thật lụa cổ đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng
*
Ai qua phố Nhổn, phố Lai
Dừng chân ăn miếng phở đài thơm ngon
*
Ngọt thay cái quả cam tròn
Vừa thơm vừa mát hãy còn ở Canh
*
Yến sào Vĩnh Sơn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghiêu Quán Hà
Rượu dân Thuần Lý
*
Ôc gạo Thanh Hà
Mật rú Bát Phường
Măng cày huyện Do,
Gầm ghì Chợ Huyện
Thơm rượu Cửa Tùng
Mắm nêm chợ Sãi
*
Nem chả Hoà Vang,
Bánh tổ Hội An
Khoa lang Trà Kiệu
Thơm rượu Tam Kỳ
*
Thuốc lào Vĩnh Bảo
Chồng hút vợ say
Thắng bé châm lửa, lăn quay ra nhà
Ông lão hàng xóm đi qua
Ngửi thấy hơi thuốc say ba bốn ngày
*
Chim mía Xuân Phổ
Cá bống Sơn Trà
Kẹo gương Thù Xà,
Mạch nha Thi Phổ
*
Yến sào Hòn Nội
Vịt lộn Ninh Hoà
Tôm hùm Đình Ba
Nai khô Diên Khánh
*
Diên Hoà có bưởi Thanh Trà
Thủ Đức nem nướng, Điện Bàn Tây Ninh
Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc
*
Muốn ăn bông súng mắm kho,
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm
*
Muốn ăn bánh ếch lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi
…..
Khi dẫn khách tới một địa danh nào đó, người hướng dẫn viên cũng phải bám vào địa danh đó để tìm trong hành trang của mình những câu Ca dao về đắc sản của địa danh đó cho phù hợp. Tác dụng của các bài Ca dao này sẽ được thấy rõ nếu như sử dụng đúng, nhưng nếu sử dụng sai cũng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng…
Khi thuyết trình về một địa danh nào đó, đặc biệt là các danh thắng, người Hướng dẫn viên cũng thường sử dụng kết hợp các bài Ca dao ca ngợi vẻ đẹp vùng đất và Ca dao về đặc sản của vùng đất đó.
Ví dụ: Khi giớ thiệu về địa danh Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam ta, Người Hướng dẫn viên có thể sử dụng một số bài Ca dao sau:
Dưa La, húng Láng, tương Bần
Nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét
*
Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
*
Vải Quảng Bá, cá Hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người
*
Luạ làng Trúc vừa thanh vừa bóng
May áo chàng cùng sóng áo em
Chữ tình cùng với chữ duyên
Xin đừng thay áo mà thay lời nguyền
*
Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát
Đường Ngọc Hà thơm ngát gần xa
Hỏi ngưỡi xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này ?
*
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh hoạ đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây
*
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
*
Làng tôi có luỹ tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải, nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng hàng tung tăng
*
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài nghiên, Tháp bút chưa mòn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này.
*
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây.
………..
3. Ca dao về các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, ở Việt Nam có rất nhiều các di tích lịch sử và danh thắng, nhiều địa danh gắn liền với tên tuổi, chiến công hiển hách của biết bao con người, đó là các vị vua, tướng lĩnh, hiền tài…có công với nước, với dân. Khi thuyết trình dẫn khách về một địa danh lịch sử, một nhân vật lịch sử nào đó, người Hướng dẫn viên cũng thường sử dụng các bài Ca dao nói về các địa danh, nhân vật lịch sử ấy.
Truyền thuyết về Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cùng với roi ngà ngựa sẳta tay đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã là biểu trưng cho truyền thống đánh giặc giữ nước quật cường của dân tộc ta. Chính vì lẽ đó, Thánh Gióng được suy tôn là một trong tứ bất tử của dân tộc Việt Nam và cùng với bài Ca dao dưới đây, tên tuổi của Thánh Gióng sẽ mãi được lưu truyền và nhắc tới trong dân chúng.
Nhớ xưa đang thủa triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa.
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
Lên ba đáng tuổi anh tài
Roi ngà ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời.
Sự kiện Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân chống lại nhà Ngô xâm lược cũng được Ca dao nhắc đến:
Ru con con ngủ ngon lành
Để mẹ ngánh nước rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà quản tượng cưỡi voi bành vàng
*
Ai về Hậu Lộc, Phú Điền
Nhớ đây bà Triệu trận tiền xung phong.
*
Sự kiện Mai Hắc Đế xây thành Vạn An ở núi Vệ Sơn cùng nhân dân chống quân xâm lược nhà Đường năm 722:
Sa Nam trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dụng binh.
Sự kiện Trần Hưng Đạo tiêu diệt quân Ô Mã Nhi ở sông Bạch Đằng năm 1288:
Bạch Đằng giang là sông cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường.
Nói về Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh năm 1418 và đời sống nhân dân dưới đời các vua Lê, Ca dao có bài:
Nhong nhong ngựa Ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa Ông ăn.
*
Lạy trời cho cả gió lên
Cho cờ vua Bình Định bay lên kinh thành.
*
Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn
Nhờ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.
*
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Con bế, con dắt, con bồng, con mang.
*
Đời vua Vĩnh Tộ lên ngôi
Cơm trắng đầy nồi, trẻ chẳng ăn cho.
*
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc đi.
*
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
*
Trong số hàng ngàn bài Ca dao được sưu tầm và biên soạn trong cuốn Kho tàng Ca dao người Việt, ta thấy rằng số lượng các bài Ca dao về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử không nhiều (81 bài) nhưng nó là một biểu trưng của lòng biết ơn, đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với những người có công với nước, đối với nhân dân…Là những người Hướng dẫn viên chúng ta lại càng phải biết tôn trọng nó và việc đưa các bài Ca dao này vào trong hoạt động hướng dẫn Du lịch là rất hợp lý và nên làm.
4. Một số bài ca dao khác
Hoạt động hướng dẫn Du lịch là một hoạt động mang tính tổng hợp nên nó cũng đòi hỏi ở người Hướng dẫn viên một phông kiến thức tổng hợp .Đối với mọi vấn đề của xã hội từ đất nước, con người, văn hoá lịch sử lẫn ứng sử của con người đối với tự nhiên-xã hội, quan niệm của con người về thế giới…đươc đúc rút và lưu truyền trong dân gian thông qua Ca dao sẽ là một công cụ giúp cho Hướng dẫn viên có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nghề nghiệp. Vậy khi xét đến Ca dao và tác dụng của nó trong Hoạt động hướng dẫn Du lịch của Hướng dẫn viên ta không thể chỉ xét đến mảng Ca dao về lịch sử và đất nước mà còn nên xét đến tác dụng ứng dụng của các chủ điểm Ca dao khác đến Du lịch. Mảng Ca dao về lịch sử và đất nước mà bản báo cáo tập trung nghiên cứu chỉ là mảng Ca dao người Hướng dẫn viên thường sử dụng, điều đó có nghĩa là mảng Ca dao này xuất hiện nhiều hơn trong các bài thuyết trình của Hướng dẫn viên.
Nhưng ví dụ như khi người Hướng dẫn viên thực hiện một tour với khách đến Chợ tình Sa Pa- Chợ tình Khâu Vai chẳng hạn, thì ngoài một số bài Ca dao ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên (Ca dao về đất nước) người Hướng dẫn viên khi thuyết trình về nét đặc sắc văn hoá của Chợ tình, nói về tình yêu nam- nữ…Để làm tăng thêm sức hấp dẫn của bài thuyết trình, nổi bật hơn giá trị văn hoá Chợ tình…người hướng dẫn viên cũng rất nên đưa vào một số bài Ca dao về tình yêu-một mảng Ca dao rất phong và nổi trội:
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
*
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất bát sông cũng lội,
Tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua.
*
Khi say một chén cũng say
Khi nên tình nghĩa một ngày cũng nên.
*
Tương tự như vậy, người Hướng dẫn viên cũng nên biết và sử dụng các bài Ca dao về lao động và các nghề nghiệp, Ca dao nhận định về con người.
Tài liệu tham khảo
1. Kho tàng ca dao Việt Nam ( Nguyễn Xuân Kích, Phan Đăng Duật, Phạn Đăng Tài, Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Tráng, NXB văn hoá Hà nội, 2001, 2 tập)
2. Tục ngữ ca dao dân gian Việt Nam (Vũ Ngọc Phan, NXB văn học 2003)
3. Ca dao của người việt về lịch sử (Võ Đình Hường, ĐHKHXH&N, 1996)
4. Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt Nam ( châu thổ bắc bộ qua một số ca dao tục ngữ( Trân Thuý Anh, NXB đại học quốc gia Hà nội, 2000)
5. Nôn nước Việt Nam ( tổng cục du lịch, trung tâm công nghệ thông tin du lịch, hà nội 2003)
6.Tục ngữ ca dao Việt Nam ( nã Giang Lâm, NXB giáo dục 1998)
MụC LụC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 90.doc