Đề tài Sinh sản một số loài cá nước ngọt

Tài liệu Đề tài Sinh sản một số loài cá nước ngọt: LỜI CẢM TẠ Thực tập giáo trình sản xuất giống nước ngọt là một môn học quan trọng của tất cả sinh viên thuộc chuyên ngành thủy sản trong quá trình học tập trên ghế nhà trường. Và kết quả cuối cùng của khóa thực tập là đạt được những hiểu biết về kiến thức chuyên ngành, áp dụng những lý thuyết trên ghế nhà trường vào thực tế. Để có được những thành quả như vậy, chúng tôi không thể nào quên gửi những lời cảm ơn đến những bậc thầy cô, anh chị, bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi. Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Trần Ngọc Tuyền và cô Trần Ngọc Huyền đã tận tình chỉ bảo chúng tôi trong suốt thời gian thực tập. Và qua đây, chúng tôi xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể giáo viên khoa Sinh học ứng dụng và Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực tập tại trại thực nghiệm. Cuối cùng, chúng tôi xin gởi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên thuộc lớp Nuôi trồng Thuỷ sản 3 đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực t...

doc8 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sinh sản một số loài cá nước ngọt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM TẠ Thực tập giáo trình sản xuất giống nước ngọt là một môn học quan trọng của tất cả sinh viên thuộc chuyên ngành thủy sản trong quá trình học tập trên ghế nhà trường. Và kết quả cuối cùng của khóa thực tập là đạt được những hiểu biết về kiến thức chuyên ngành, áp dụng những lý thuyết trên ghế nhà trường vào thực tế. Để có được những thành quả như vậy, chúng tôi không thể nào quên gửi những lời cảm ơn đến những bậc thầy cô, anh chị, bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi. Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Trần Ngọc Tuyền và cô Trần Ngọc Huyền đã tận tình chỉ bảo chúng tôi trong suốt thời gian thực tập. Và qua đây, chúng tôi xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể giáo viên khoa Sinh học ứng dụng và Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực tập tại trại thực nghiệm. Cuối cùng, chúng tôi xin gởi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên thuộc lớp Nuôi trồng Thuỷ sản 3 đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực tập. Cần Thơ, ngày …..tháng …..năm 2011 Nhóm sinh viên thực hiện TÓM TẮT Học phần thực hành giáo trình chuyên môn nước ngọt đã được thực hiện với 3 nội dung lớn và đạt một số kết quả như sau: Trong sinh sản một số loài cá nước ngọt Cá Rô bố mẹ có khối lượng 87,50 g/con được tiêm kích dục tố HCG với liều lượng 3000UI/kg cá cái và liều tiêm cho cá đực bằng 1/3 liều tiêm của cá cái. Thời gian hiệu ứng thuốc ở cá Rô trong thí nghiệm này là 6 giờ 25 phút; tỷ lệ cá đẻ đạt 100%; tỷ lệ thụ tinh 85,7%; tỷ lệ nở 66,6%; tỷ lệ sống 42,8%. Cá có sức sinh sản tuyệt đối và sinh sản tương đối lần lượt là 29.246 trứng/cá thể cá cái, 547.071 trứng/kg cá cái. Thời gian phát triển phôi của trứng cá Rô đồng là 14 giờ 34 phút ở nhiệt độ 340C. Cá Chép bố mẹ có khối lượng 242,86 g/con được tiêm kích dục tố: liều sơ bộ 1não thùy/kg cá cái (chỉ tiêm cho cá cái), liều quyết định 100µg + 10mg DOM/kg cá cái, liều tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều tiêm của cá cái. Thời gian hiệu ứng thuốc ở cá Chép trong thí nghiệm này là 7 giờ 35 phút; tỷ lệ cá đẻ đạt 25%; tỷ lệ thụ tinh 93,3%; tỷ lệ nở 30,7%; tỷ lệ sống 52,3%. Cá có sức sinh sản tuyệt đối và sinh sản tương đối lần lượt là 29.545 trứng/cá thể cá cái, 78.664 trứng/kg cá cái. Thời gian phát triển phôi của trứng cá Rô đồng là 36 giờ 15 phút ở nhiệt độ 27 - 300C. Cá Sặc Rằn bố mẹ có khối lượng 93,33 g/con được tiêm kích dục tố [2.500UI (HCG) + 02 não thùy]/kg cá cái và liều tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều tiêm của cá cái. Thời gian hiệu ứng thuốc ở cá Sặc Rằn trong thí nghiệm này là 23 giờ 00 phút; tỷ lệ cá đẻ đạt 100%; tỷ lệ thụ tinh 98,0%; tỷ lệ nở 72,8%; tỷ lệ sống 73,8%. Cá có sức sinh sản tuyệt đối và sinh sản tương đối lần lượt là 54.291 trứng/cá thể cá cái, 489.254 trứng/kg cá cái. Thời gian phát triển phôi của trứng cá Sặc Rằn là 21 giờ 46 phút ở nhiệt độ 27,5 - 29,50C. Cá Trê bố mẹ có khối lượng 104,54 g/con được tiêm kích dục tố: liều sơ bộ 03 não thùy/kg cá cái (chỉ tiêm cho cá cái), liều quyết định 3.500UI HCG/kg cá cái, liều tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều tiêm của cá cái. Thời gian hiệu ứng thuốc ở cá Trê trong thí nghiệm này là 10 giờ 20 phút; tỷ lệ cá đẻ đạt 66,6%; tỷ lệ thụ tinh 93,0%; tỷ lệ nở 60,2%; tỷ lệ sống 55,9%. Cá có sức sinh sản tuyệt đối và sinh sản tương đối lần lượt là 7.490 trứng/cá thể cá cái, 65.600 trứng/kg cá cái. Thời gian phát triển phôi của trứng cá Rô đồng là 22 giờ 55 phút ở nhiệt độ 28 - 330C. Cá Mè vinh bố mẹ có khối lượng 266,67 g/con được tiêm kích dục tố [100mg(LRH-a) + 1DOM]/kg cá cái và liều tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều tiêm của cá cái. Thời gian hiệu ứng thuốc ở cá Mè vinh trong thí nghiệm này là 4 giờ 15 phút; tỷ lệ cá đẻ đạt 66,6%; tỷ lệ thụ tinh 99,0%; tỷ lệ nở 92,9%; tỷ lệ sống 95,8%. Cá có sức sinh sản tuyệt đối và sinh sản tương đối lần lượt là 438.059 trứng/cá thể cá cái, 933.909 trứng/kg cá cái. Thời gian phát triển phôi của trứng cá Mè vinh là 9 giờ 45 phút ở nhiệt độ 28 - 300C. Trong thử nghiệm ương cá Chép Cá Chép có khối lượng ban đầu là 1,8 mg được ương với mật độ 5 con/lít. Sau 30 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá đạt 51,8% và có tốc độ tăng trưởng khối lượng 96,2 mg/con. Trong tham quan thực tế Tiểu nhóm đã ghi nhận được một số kết quả nhất định về sinh sản cá Tra, cá rô phi dòng Gift; kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt như lươn, cá lóc và cá Tra. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ i TÓM TẮT ii MỤC LỤC iv DANH SÁCH CÁC BẢNG vi DANH SÁCH CÁC HÌNH vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1 1.1 Giới thiệu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3 Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1. Đặc điểm sinh học một số loài cá 3 2.1.1. Cá Rô đồng 3 2.1.2. Cá Chép 4 2.1.3. Cá Sặc Rằn 7 2.1.4. Cá Trê 9 2.1.5. Cá Mè Vinh 11 2.2. Giới thiệu tình hình sản xuất giống 13 2.3. Kích dục tố dùng trong sinh sản một số loài cá nước ngọt 15 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Thời gian và địa điểm thực tập 19 3.2. Vật liệu nghiên cứu 19 3.2.1. Trong sinh sản nhân tạo 19 3.2.2. Trong thử nghiệm ương cá chép 21 3.2.3. Trong tham quan các mô hình nuôi và sản xuất giống 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu 22 3.3.1. Trong sinh sản nhân tạo 11 3.3.1. Bố trí thí nghiệm 22 3.3.1.1 Cá Rô đồng 22 3.3.1.2.Cá Chép 23 3.3.1.3. Cá Sặc Rằn 24 3.3.1.3. Cá Trê 25 3.3.1.3. Cá Mè Vinh 26 3.3.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu trong sản xuất giống một số loài cá nước ngọt 27 3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán trong sản xuất giống một số loài cá nước ngọt 28 3.4. Trong thử nghiệm ương cá chép 29 3.4.1. Bố trí thí nghiệm 29 3.4.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu trong ương cá chép 29 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán 30 3.4.4. Trong tham quan các mô hình sản xuất giống 31 3.5. Xử lý số liệu 31 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32 4.1 Trong sinh sản nhân tạo 32 4.1.1. Các yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp 32 4.1.2. Cá chỉ tiêu trong sinh sản một số loài cá nước ngọt 32 4.2. Thử nghiệm ương cá chép………………………… .42 4.2.1 Ảnh hưởng của môi trường 42 4.2.2 Các chỉ tiêu của cá ………………………43 4.3. Kết quả tham quan thực tế ………………………… .44 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 51 5.1 Kết luận 51 5.2. Đề xuất 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC A PHỤ LỤC B PHỤ LỤC C DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Sức sinh sản của cá chép 7 Bảng 2.2: Sức sinh sản của cá Trê 11 Bảng 4.1: Một số yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp 33 Bảng 4.2: Một số chỉ trong sinh sản cá Rô đồng 33 Bảng 4.3: Thời gian phát triển phôi của cá Rô đồng 34 Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng của cá Rô đồng 35 Bảng 4.5: Một số chỉ trong sinh sản cá Chép 35 Bảng 4.6: Thời gian phát triển phôi của cá Chép 37 Bảng 4.7: Tốc độ tăng trưởng của cá Chép 37 Bảng 4.8: Một số chỉ trong sinh sản cá Sặc rằn 38 Bảng 4.9: Thời gian phát triển phôi của cá Sặc rằn 39 Bảng 4.10: Tốc độ tăng trưởng của cá Sặc rằn 39 Bảng 4.11: Một số chỉ trong sinh sản cá Trê 40 Bảng 4.12: Thời gian phát triển phôi của cá Trê 41 Bảng 4.13: Tốc độ tăng trưởng của cá Trê 42 Bảng 4.14: Một số chỉ trong sinh sản cá Mè vinh 42 Bảng 4.15: Thời gian phát triển phôi của cá Mè vinh 43 Bảng 4.16: Tốc độ tăng trưởng của cá Mè vinh 43 Bảng 4.17: Biến động của nhiệt độ và pH trong thí nghiệm ương cá Chép 44 Bảng 4.18: Tỷ lệ sống của cá Chép trong ương 44 Bảng 4.19: Tốc độ tăng trưởng của cá Chép trong ương 45 Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế cho vụ nuôi Lươn 46 Bảng 4.21: Hiệu quả kinh tế cho vụ nuôi cá Lóc 48 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Hình thái cá Rô đồng 3 Hình 2.2: Hình thái cá Chép 5 Hình 2.3: Hình thái cá sặc Rằn 8 Hình 2.4: Hình thái cá Trê 9 Hình 2.5. Hình thái cá Trê vàng 10 Hình 2.6: Hình thái cá Mè vinh 12 Hình 2.7: Nguyên lý sinh sản của cá nuôi trong điều kiện nhân tạo 16 Hình 2.8: Một số loại kích dục tố dùng trong sinh sản cá 17 Hình 3.1: Một số hình ảnh trang thiết bị và vật liệu trong sản xuất giống 21 Hình 3.2: Dung dịch muối urê 22 Hình 4.1: Bể nuôi Lươn thương phẩm 46 Hình 4.2: Bể nuôi cá Lóc thương phẩm 47 Hình 4.3: Mô hình nuôi cá Tra thương phẩm 48 Hình 4.4: Hệ thống ao nuôi cá Tra 49 Hình 4.5: Hệ thống ao ương của TT. Quốc gia giống thủy sản Nam bộ 51 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TCN: Trước công nguyên ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long KTS: Khoa Thủy sản ĐHNL: Đại học nông lâm ĐHNN: Đại học nông nghiệp ĐHCT: Đại học Cần Thơ ĐHTĐ: Đại học Tây Đô KNN: Khoa nông nghiệp NTTS: Nuôi trồng thủy sản UI: Unit International

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan chinh cua phan dau bc.doc