Tài liệu Đề tài Sản xuất sinh khối vi sinh vật làm thức ăn gia súc: SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều vi sinh vật (VSV) có khả năng tổng hợp được lipid và tích lũy trong tế bào
với lượng khá lớn. Nấm men là loài vi sinh vật đầu tiên được nhận thấy có sự tích lũy
lipid cách đây khoảng hơn một thế kỷ. Sau đó, các vi sinh vật tích lũy lipid khác cũng
được nhận ra như vi khuẩn, nấm mốc, vi tảo.
Những nghiên cứu về vi sinh vật giàu lipid được chú ý đến nhiều hơn do lipid vi
sinh vật có chứa nhiều acid béo không no quan trọng. Vi sinh vật là cơ thể có tốc độ sinh
trưởng rất mạnh, khả năng tăng trưởng nhanh. Chỉ trong một thời gian rất ngắn ta có thể
thu nhận được một khối lượng sinh khối rất lớn. Đồng thời các vi sinh vật giàu lipid có
khả năng sống trên mọi cơ chất như rỉ đường, gỗ tạp, rơm rạ, bã mía, nườc thải..… Chính
vì những lý do đó nên vi sinh vật được đưa vào sản xuất sinh khối để làm thức ăn cho gia
súc giàu lipid
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo nhờ sự chỉ dẫn tận tình...
37 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sản xuất sinh khối vi sinh vật làm thức ăn gia súc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều vi sinh vật (VSV) có khả năng tổng hợp được lipid và tích lũy trong tế bào
với lượng khá lớn. Nấm men là loài vi sinh vật đầu tiên được nhận thấy có sự tích lũy
lipid cách đây khoảng hơn một thế kỷ. Sau đó, các vi sinh vật tích lũy lipid khác cũng
được nhận ra như vi khuẩn, nấm mốc, vi tảo.
Những nghiên cứu về vi sinh vật giàu lipid được chú ý đến nhiều hơn do lipid vi
sinh vật có chứa nhiều acid béo không no quan trọng. Vi sinh vật là cơ thể có tốc độ sinh
trưởng rất mạnh, khả năng tăng trưởng nhanh. Chỉ trong một thời gian rất ngắn ta có thể
thu nhận được một khối lượng sinh khối rất lớn. Đồng thời các vi sinh vật giàu lipid có
khả năng sống trên mọi cơ chất như rỉ đường, gỗ tạp, rơm rạ, bã mía, nườc thải..… Chính
vì những lý do đó nên vi sinh vật được đưa vào sản xuất sinh khối để làm thức ăn cho gia
súc giàu lipid
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo nhờ sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô thuộc
Bộ môn Công nghệ thực phẩm, đặc biệt là thầy Lê Văn Việt Mẫn, nhóm em đã hoàn
thành đề tài này, xin cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô, cũng như cảm ơn sự động viên,
giúp đỡ của các bạn trong quá trình thực hiện đề tài.
Bài báo cáo của nhóm em không tránh khỏi thiếu sót, xin quý thầy cô chỉ dẫn
thêm, giúp chúng em có kinh nghiệm để thực hiện những báo cáo tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
2
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Không phải tất cả các vi sinh vật đều có thể tích lũy lipid. Các vi sinh vật chứa
nhiều lipid thường thấy :
Vi khuẩn : Mycobacterium, Corynebacterium, Azotobacter, Rhizobium,
Bacillus,Pseudomonas, Spirillum
Nấm mốc: Geotrichum, Candidum, Mucor, Fusarium, Penicillium, Aspergillus
Đặc biệt nấm men là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu chú ý nhất, như các
nấm men Rhodotorula glutinis, Trichosporon pullulans, Metschnikơia (Candida)
pulcherrima và Saccharomyces cerevisiae.
Hình 1 : Hình giọt lipid cuả giống Cryptococcus curvatus
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
3
I.1. Môi trường
Sử dụng các nguồn nguyên liệu rẻ tiền và hiệu suất chuyển hoá cao đó là các loại phế
liệu, phụ phẩm của một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu này rất phong
phú, đa dạng, rẻ tiền, dễ kiếm như: rỉ đường, khi thuỷ phân gỗ tạp, rơm rạ, bã mía… do
vậy giá thành của sản phẩm sẽ thấp. Đồng thời sử dụng nguyên liệu này sẽ góp phần giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải và nước thải.
Đặc trưng của môi trường nuôi cấy vi sinh vật giàu lipid
− Nồng độ N rất thấp và nồng độ C là dư thừa. Tỷ lệ C:N thường dao động trong
khoảng 30:1- 50:1.
− Nồng độ chất khô khoảng 2-10%, thường sử dụng ở nồng độ 8%
Bảng 1: Sự phát triển của Rhodotorula glutinis và hàm lượng lipid theo nồng độ mật rỉ củ
cải đường
Thành phần môi trường:
− Nguồn Carbon:
Nhiều loài nấm men giàu béo có thể sống trên nhiều dạng cơ chất như là đường
tinh khiết ( ví dụ: glucose, sucrose, và fructose), hỗn hợp đường chứa trong mật rỉ,
lactose chứa trong nước whey, ethanol, tinh bột….
− Nguồn Nitơ: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)3PO4, (NH4)2SO4, Casein, rượu bắp ngâm,
Peptone, Trypone, Urea, dịch chiết nấm men.
− Muối hòa tan: (NH4)2SO4, KH2PO4, MgSO4. 7H2O...
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
4
I.2. Điều kiện nuôi cấy
Nhiệt độ
Nhiệt độ phụ thuộc vào nhiệt độ tối ưu của từng loài vi sinh vật. Nhiệt độ thường dao
động trong khoảng 28-37oC. Nhiệt độ phát triển của vi sinh vật tăng lên thường dẫn đến
tăng sự cân đối về hàm lượng acid béo đã bão hòa, và sự tích lũy lipid
Bảng 2 : Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự tích lũy lipid và thành phần acid béo của
Candida 107 phát triển ở cùng tốc độ pha loãng trong nuôi cấy liên tục 1 giai đoạn và 2
giai đoạn
pH
pH phụ thuộc vào từng loài nhưng thường khoảng 3.5-7.5 . Sự ảnh hưởng của pH lên sự
tích lũy lipid là không đáng kể và ít được quan tâm. pH ảnh hưởng lên thành phần acid
béo cũng khá ít.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
5
Để điều chỉnh pH người ta thường dùng acid citric
Thông thoáng khí
Việc cung cấp không khí giàu O2 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tích lũy lipid của vi
sinh vật. Quá trình hình thành acid béo không bão hòa là một quá trình phụ thuộc mức độ
O2 và thành phần acid béo của lipid cũng bị ảnh hưởng
Bảng 3 : Ảnh hưởng của tỉ lệ thông thoáng khí trong sự tích lũy lipid và thành phần của
Candida 107 phát triển ở cùng tỷ lệ pha loãng trong nuôi cấy một giai đoạn và hai giai
đoạn
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
6
I.3. Đặc điểm sinh lý
Các vi sinh vật có khả năng tích lũy béo có khả năng phát triển trong điều kiện
nguồn Nitơ vô cùng bé, và khi nguồn Nitơ đã cạn kiệt vẫn có thể sống trong 24 - 48h. Sự
cạn kiệt của nguồn Nitơ so với các thành phần dinh dưỡng khác chính là lý do dẫn đến sự
tích tụ lipid
Các vi sinh vật giàu béo có một loại enzyme đặc biệt mà các loài vi sinh vật không
có khả năng tích lũy lipid không có, đó chính là : ATP: citrate lyase.
Các vi sinh vật quan trọng trong sự tổng hợp lipid trong vi sinh vật giàu béo là:
ATP: citrate lyase (ACL), malic enzyme (ME), AMP deaminase, isocitrate
dehydrogenase (ICDH)
Cơ chế tích lũy lipid
Sự tích lũy lipid trong vi sinh vật giàu béo bắt đầu khi nó cạn kiệt một chất dinh dưỡng
trong môi trường; thường là Nitơ, nhưng với sự dư thừa carbon ( thường ở dạng glucose)
vẫn được duy trì. Glucose tiếp tục được tế bào sử dụng và biến đổi thành triacylglycerol
với tốc độ nhanh hơn hay chậm hơn khi lipid được tổng hợp trong giai đoạn phát triển cân
bằng. Tuy nhiên, vì sự cạn kiệt về nguồn Nitơ dẫn đến sự phát triển tế bào bị ngăn chặn,
lúc này lipid được hình thành và tích lũy trong các tế bào sống ( những tế bào không thể
phân chia được nữa). Từ đó ta có vi sinh vật “ béo phì”. Cuối giai đoạn tích lũy lipid tế
bào cần được thu nhận và xử lý ngay. Nếu glucose hay cơ chất khác trở nên cạn kiệt vào
cuối quá trình lên men thì vi sinh vật sẽ bắt đầu sử dụng lipid như vai trò của nguyên liệu
tích lũy cho phản ứng, như một kho dự trữ của carbon, năng lượng, và thậm chí có thể là
nước.
Vấn đề hóa sinh đầu tiên có thể nhận thấy sau sự cạn kiệt về nguồn Nitơ từ môi trường
phát triển là sự hoạt hóa của AMP deaminase:
Sự hoạt động này có thể thấy như một cơ chế tìm ammonia, cái có thể trở thành một đơn
vị giới hạn ngắn để giảm bớt sự thiếu hụt Nitơ trong các tế bào. Kết quả của sự giảm
AMP thì xảy ra đồng thời với sự thay đổi đột ngột trong sự tiêu thụ O2 của tế bào và thải
CO2. Điều này tác động đến isolate(NAD
+
- linked) dehydrogenase (ICDH) trong thời gian
ty lạp thể hoạt động chậm hoặc ngừng hoạt động. Enzyme này trong vi sinh vật giàu béo
là một đòi hỏi tuyệt đối cho AMP, nhưng đối với tế bào vi sinh vật không giàu béo thì
không cần thiết. Sự khử hoạt tính của ICDH xuất hiện khi sự giảm lượng AMP trong tế
bào. Sự ngừng hoạt động của ICDH nhanh chóng dẫn đến sự hình thành citrate từ
isocitrate, sau đó nhanh chóng cân bằng với citrate theo aconitase. Citrate được vận
chuyển khỏi ty lạp thể, theo hệ thống vận chuyển malate hay citrate, và được tách ra trong
dịch bào tương bởi một enzyme, enzyme này thi không có mặt trong tế bào không giàu
béo. Đó là ATP: citrate lyase (ACL)
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
7
Những vi sinh vật không có ACL thì không thể tích lũy lipid. Một số vi sinh vật được tìm
thấy có chứa enzyme này nhưng cũng không tích lũy lipid hoặc tích lũy rất thấp. Sự có
mặt của enzyme này không giải thích được vì sao những loài vi sinh vật giàu béo khác
nhau thì có khả năng tích lũy lipid khác nhau. Điều này cho thấy rằng ACL là yếu tố tiên
quyết để xảy ra sự tích lũy lipid nhưng nó không là yếu tố duy nhất để sự tích lũy lipid
xảy ra. Do đó hoạt động của enzyme khác sẽ đảm nhận trách nhiệm điều khiển phạm vi
sinh tổng hợp lipid trong sinh vật, và enzyme điều khiển này chính là malic enzyme
(ME).
Malic enzyme hoạt động như là một nguồn NADPH duy nhất cho sự tổng hợp acid béo
(FAS). Nếu ME bị ức chế, hoặc bị khuyết tật về mặt di truyền thì sự tích lũy lipid sẽ rất
chậm. Không có nguồn NADPH nào khác dùng cho FAS. Độ bền của ME có vai trò
quyết định và nó gắn liền với FAS. Khi ME ngừng hoạt động thì sự tích lũy lipid cũng
ngưng lại. Không có một enzyme nào khác cho thấy có sự tương quan.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
8
Hình 2 : Sơ đồ sinh tổng hợp lipid của vi sinh vật giàu béo
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
9
Đặc điểm lipid vi sinh vật
Những loại lipid được tìm thấy trong các vi sinh vật giàu béo thì rất đa dạng và phụ thuộc
vào từng loài. Tricacylglycerol chiếm khoảng 95% trong các lipid, những loại lipid phổ
biến khác như glycolipid, monovà diacylglycerol thường chiếm khoảng 10% tổng lượng
lipid. Ngoài ra còn có một số loại lipid không phổ biến như sulfo- và peptidolipid, các
hydrocarbon, sterol, polyhydroxyalkanoate, wax ester, glycerosulfate và các ether lipid
được tìm thấy trong vi khuẩn. Nấm men và nấm mốc sản xuất ra những loại khác nhau
của carotenoid, steroid, sphingolipid của glycolipid. Các acid béo phân nhánh và acid béo
hydroxy xuất hiện trong lipid của vi khuẩn. Lipid của vi tảo cho thấy một tỷ lệ cao khác
thường của các acid béo không bão hòa cao phân tử ( PUFAs) liên kết với các lipid phân
cực. Acid béo của nấm men thì tương tự như dầu thực vật, với oleic, palmitic, linoleic, và
acid stearic tự do. Acid béo của nấm mốc thì đa dạng hơn nấm men, với các acid béo
mạch ngắn ( C10-C14), PUFAs, và các acid béo hydroxy.
Hình 3 : Các loại lipid của vi sinh vật
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
10
Hình 4 : Các loại acid béo của vi sinh vật
Bảng 4: Hàm lượng lipid và mức độ thành phần acid béo chính trong sinh khối của các vi
tảo tích lũy lipid
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
11
Bảng 5: Hàm lượng lipid và mức độ thành phần acid béo chính trong sinh khối của các
nấm men tích lũy lipid
Bảng 6: Hàm lượng lipid và mức độ thành phần acid béo chính trong sinh khối của các
nấm mốc tích lũy lipid
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
12
Bảng 7: Tỉ lệ sản sinh lipid của một số loại vi sinh vật
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
13
II. VI SINH VẬT :Rhodotorula glutinis
Rhodotorula glutinis được phân lập từ những vùng đất bị nhiễm bẩn như xung quanh khu
vực nhà máy đường, nhà máy sản xuất mì chính ( monosodium glutamate)…
Kingdom:Fungi
Phylum:Basidiomycota
Class:Urediniomycetes
Order: Sporidiales
Family:Sporidiobolaceae
Genus:Rhodotorula
( Theo F.C. Harrison)
II.1. Đặc điểm hình thái
Hình 5: Rhodotorula glutinis
Hình dạng : tế bào hình oval, có sắc tố đỏ cam (red-orange), sắc tố bị mất trong
điều kiện nuôi cấy với nồng độ muối NaCl 6%.
Kích thước : 0.41-31μm
Khối lượng : khoảng 6.85*10 -6 μg.cell-1
( theo James E Haney, Department of Zoology, University of New Hamsphire, Durham
03824)
II.2. Điều kiện sinh trưởng
Rhodotorula glutinis sinh trưởng trong điều kiện hiếu khí bão hòa O2
Nhiệt độ môi trường : 28-290C
pH : 4-8 ( tối ưu cho quá trình tích lũy lipid là 7-8)
Áp suất : 1at
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
14
II.3. Môi trường nuôi cấy
Nguồn C : Rhodotorula glutinis có thể sử dụng nhiều loại đường làm nguồn C như :
fructose, glucose, saccharose, galactose, lactose, maltos, raffinos, starch , xylose…
Rhodotorula glutinis thường được dùng nuôi cấy trong môi trường chất thải có nhiều
đường để tận thu năng lượng.
Nguồn N: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)3PO4, (NH4)2SO4, Casein, Corn steep liquor,
Peptone,Trypone, Urea, Yeast extract…
Môi trường nuôi cấy tối ưu cho quá trình tích lũy lipid trong tế bào Rhodotorula
glutinis phải đảm bảo lượng C có hàm lượng vượt trội so với hàm lượng N hoặc P. Do
trong điều kiện môi trường như vậy kích thích nấm men sản sinh ra enzyme
Phosphofructokinase. Enzyme này có tác dụng định hướng C từ chu trình Pentophosphate
(HMP) vào chu trình Tricarboxylic acid ( ATC) ( Biochemical and biophysical research
communications, p.681-687, vol 100, No.2), chủ yếu tạo ra các triacid 3C làm tiền chất
cho quá trinh sinh tổng hợp lipid.
Muối khoáng : Nấm men sinh trưởng yếu và lượng lipid thấp đã được giữ trên môi
trường không có NaH2PO4. Khi cho thêm 0.5g/l muối trên cho phép nấm men lên men tốt
hơn, tích lũy nhiều lipid hơn. Cũng theo nghiên cứu thì lượng muối NaCl tối ưu cho nấm
men sinh trưởng là 4%. Việc bổ sung cùng một lúc các muối K2SO4, ZnSO47H2O,FeCl3
và MgSO4 không có ảnh hưởng gì nhiều tới quá trình lên men.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
15
Hình 6: Đồ thị tích lũy lipid đặc trưng cho nấm men phát triển trong môi
trường lên men gián đoạn với tỷ lệ C:N cao.
Hình 7: Đồ thị thể hiện sự tích lũy lipid của nấm men trong điều kiện nuôi cấy liên tục
với tỉ lệ C:N cao
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
16
Bảng 8 : Rhodotorula glutinis sinh trưởng khi bổ sung một vài loại muối
Salt
used(g/l)
Consumed
sugar (%)
Dry wt.
(mg)
Lipid LCC
mg % % of Dry
wt.
NaH2PO4
0.0 14.7 352 42 11.9 6.4
0.1 40.0 899 272 30.3 15.3
0.3 41.4 994 318 32.0 17.2
0.5 41.8 1004 374 37.3 20.0
0.7 42.0 1006 370 36.8 19.8
1.0 44.2 1053 328 31.2 16.7
2.0 45.1 1072 313 29.2 15.5
K2SO4
0.00 41.9 1014 375 37.0 20.0
0.05 41.6 1007 371 36.8 20.0
0.10 41.8 1004 374 37.3 20.0
0.15 41.6 998 368 36.9 19.8
0.20 41.5 990 366 37.0 19.8
ZnSO4.7H2O
0.000 42.0 1020 380 37.3 20.3
0.025 42.0 1017 377 37.1 20.1
0.050 41.9 1014 375 37.0 20.0
0.100 41.9 988 364 36.8 19.5
0.150 41.7 985 355 36.0 19.1
FeCl3
0.000 42.4 1001 384 38.4 20.3
0.025 42.3 1015 382 37.6 20.2
0.050 42.0 1020 380 37.3 20.3
0.100 41.6 1025 370 36.1 20.0
0.150 41.5 1031 369 35.8 19.9
MgSO4 7H2O
42.3 1006 375 37.3 19.9
42.8 1018 378 37.1 19.8
42.9 1020 380 37.3 19.9
43.4 1031 387 37.5 20.0
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
17
43.5 1034 389 37.6 20.2
43.7 1038 390 37.6 20.0
43.9 1043 392 37.6 20.0
Các chất sinh trưởng : corn steep solid cho khả năng tích lũy lipid trong tế bào
nhiều hơn ( 62,4% lipid trên cơ bản khối lượng chất khô).
Bảng 9: Rhodotorula glutinis sinh trưởng và tổng lượng lipid sau 8 ngày khi có bổ
sung CSS và CSO
Level Cosumed
sugar(%)
Dry wt(mg) lipid LCC
Mg % of dry wt
0.00 41.8 1004 374 37.3 20.0
CSS(g/l) : corn steep solid
1.0 35.0 645 402 62.3 25.8
2.0 35.1 663 414 62.4 26.5
3.0 21.4 414 263 63.5 27.6
5.0 18.2 390 250 64.1 30.8
7.0 16.6 375 222 59.2 29.9
10.0 15.6 355 207 58.3 29.7
CSO(%) : cotton seed oil
0.25 35.9 777 295 38.0 18.4
0.50 36.7 827 361 43.7 22.1
1.00 36.7 1054 542 51.4 33.1
1.50 36.0 564 269 47.7 16.7
2.00 35.9 528 263 49.8 16.4
Khả năng lên men : Rhodotorula glutinis có khả năng lên men trong điều kiện gián
đoạn có bổ sung cơ chất cho lượng lipid tích lũy nhiều hơn so với lên men gián đoạn.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
18
Bảng 10: Rhodotorula glutinis sinh trưởng và tổng lượng lipid khi BM bổ sung
không liên tục.
treatment BM
portions(g/l)
Time of BM
addition(Days)
Consumed
sugar (%)
Dry
wt(mg)
lipid LCC
Dry
wt(mg)
% of
dry
wt
control 80 0 58.3 1344 446 33.2 17.2
1 40.40 0 và 2 76.3 1308 358 27.4 10.5
2 40.40 0 và 2 82.8 1432 423 29.5 11.5
3 40.40 0 và 2 81.1 1683 522 31.0 14.4
III. NGUYÊN LIỆU
III.1. Mật rỉ đường mía
Là một hỗn hợp khá phức tạp chứa đựng nhiều đường không kết tinh, chứa các hợp chất
Nitơ, vitamin, các hợp chất vô cơ, chất kích thích sinh trưởng, chất kìm hãm sự sinh
trưởng của vi sinh vật ( SO2, hydro oxymethylfurfurol), vi sinh vật tạp nhiễm …
Mật rỉ đường có màu nâu sậm, màu này rất khó bị phá huỷ trong quá trình lên men.
Màu bám vào sinh khối và sản phẩm do đó việc tách màu khó khăn và tốn kém. Tuy
nhiên đây lại là môi trường giàu nguồn Cacbon, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho vi sinh
vật phát triển và là loại nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm.
Thành phần hoá học của mật rỉ đường mía:
Chất khô (%khối lượng mật rỉ) 80-85
Đường tổng (%khối lượng chất khô) 48-56
Chất hữu cơ khác (%khối lượng chất khô) 9-12
Sucrose (%khối lượng chất khô) 32-45
Glucose (%khối lượng chất khô) 5-11
Frutose (%khối lượng chất khô) 6-15
Nitơ tổng (%khối lượng chất khô) 0.3-0.5
Tro (%khối lượng chất khô) 7-11
pH 4.5-6.0
Thành phần tro rỉ đường mía (% tổng khối lượng tro) : K2O 30-50; Na2O 0.3-9.0; CaO
7-15; MgO 2-14; P2O5 0.5-2.5; SiO2 1-7 và các khoáng khác.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
19
Ngoài ra trong rỉ đường còn có một số vitamin (tính theo microgam trên một gam rỉ
đường) như sau:
Thiamine : 8.3 Folic acid : 0.038
Riboflavin : 2.5 Pyridoxine : 6.5
Nicotimic acid: 21.0 Biotin : 12.0
Pantothenic acid : 21.4
Những ưu điểm của mật rỉ đường mía:
Giá rẻ
Khối lượng lớn, dồi dào
Sử dụng tiện lợi
Nguồn cung cấp khá phổ biến
Đặc biệt ở nước ta không phạm đến chính sách lương thực
Chỉ tiêu chất lượng mật rỉ đường:
Dịch đường lên men cần thoả mãn:
Chỉ tiêu hóa học : độ đường : 14-160 (S), chất khô không ít hơn 75% khối lượng,
hàm lượng saccharose từ 31- 50%, pH 4.5- 6.0 , hàm lượng Nitơ tổng không ít hơn
1.4%, số lượng vi sinh vật không quá 15000 VSV/ 1g nguyên liệu
Chỉ tiêu hóa lý : pha rắn trong dịch mật rỉ giảm đáng kể.
Chỉ tiêu sinh học: lượng vi sinh vật : ít tốt
Chỉ tiêu cảm quan: độ sệt, màu vàng.
Trong rỉ đường luôn có mặt vi sinh vật với nồng độ rất lớn, thường gặp nhất là những vi
sinh vật gây màng và gây chua, dẫn tới làm giảm chất lượng của rỉ đường. Vì vậy, trong
sản xuất ta hay dùng fluosilicate natri 2
0
/000 so với trọng lượng mật rỉ để bảo quản
III.2. Nước
Nước sử dụng trong sản xuất sinh khối nấm men là nước sử dụng trong sinh hoạt
(nước máy). Nếu sử dụng nước giếng phải xử lý chúng để chất lượng loại nước này đạt
chất lượng như nước máy dùng trong sinh hoạt.
Nước được coi như nguyên liệu chính dùng trong sản xuất vì đây là công nghệ lên
men hiếu khí.
Các yêu cầu về nước :
- Có độ cứng từ 4 – 8o (1o tương đương 10 mg CaO/l)
- Không màu, không mùi, không vị.
- Các chất sau không được quá mức cho phép (mg/l): Cl
-
< 0,5; SO4
-2
< 80; As <
0,05; Zn < 5; Cu < 3; FeO < 3.
Tổng số vi khuẩn hiếu khí <10 cfu/L (37oC), không chứa Coliforms, không chứa Faecal
streptococci và các vi khuẩn clostridia khử sulphit
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
20
IV. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
Mật rỉ đường
Xử lý nguyên liệu
Thanh trùng
Tạo môi trường cấy
Lên men
Làm nguội
Đóng gói
Tách sinh khối
Sấy
Sản phẩm
Chất dinh dưỡng
Men giống
Nhân giống O2
Bã
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
21
IV.1.1. XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU
Bước 1:Acid sulfuric đậm đặc (3.5kg/tấn mật rỉ), khuấy đều, 85 0C,ly tâm: 6h xử lý.
Bước 2 :Pha loãng
Bước 3: Lọc
Mục đích công nghệ:
Chuẩn bị : Loại tạp chất, làm cho môi trường mật rỉ có độ thuần khiết cao hơn, có
thể loại bỏ một phần vi sinh vật có sẵn trong mật để giúp quá trình pha chế và lên men
diễn ra tốt hơn.
Các biến đổi của nguyên liệu :
- Vật lý : thể tích và tỉ trọng mật rỉ giảm, màu sắc trong hơn vì được loại tạp chất bẩn.
- Hóa lý: thu được pha lỏng từ dạng huyền phù ban đầu.
- Hóa học: sau khi lọc dung dịch hầu như không thay đổi về thành phần hóa học tuy
nhiên có thể tổn thất một ít các chất có ích theo cặn như protein, vitamin,chất màu
v.v...
- Sinh học: loại bỏ một số vi sinh vật không mong muốn theo cặn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình :
- Chất lượng mật rỉ, độ nhớt hay kích thước và tính chất của tạp chất muốn loại bỏ đều
ảnh hưởng đến tốc độ xử lý nguyên liệu.
- Phương pháp sử dụng và thiết bị xử lý như chất trợ lắng, chất trợ lọc, vải lọc… \
Thiết bị sử dụng: lọc ly tâm
Hình 8: Sơ đồ nguyên lý của thiết bị lọc ly tâm
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
22
Nguyên tắc hoạt động:
Khi hệ thống quay với tốc độ cao tạo ra lực ly tâm mạnh và đẩy các thành phần pha lỏng
và rắn ra sát thành thiết bị như hình vẽ, thành thiết bị có gắn vải lọc để các cấu tử chất
hòa tan đi qua và giữ lại các thành phần pha rắn.
IV.2. PHA CHẾ MÔI TRƯỜNG
Mục đích:
Tạo môi trường cho nấm men phát triển
Phương pháp thực hiện :
- Pha loãng rỉ đường đến nồng độ 8-10% chất khô hòa tan
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
Môi trường nhân giống
Glucose 30 g/l
(NH4)2SO4 2 g/l
KH2SO4 1.26 g/l
Na2HPO4 0.75 g/l
MgSO4 0.7 g/l
Dịch chiết nấm men 0.1 g/l
Môi trường lên men
Mật rỉ 60g/l
(NH4)2SO4 2 g/l
KH2SO4 1.26 g/l
Na2HPO4 0.75 g/l
MgSO4 0.7 g/l
Dịch chiết nấm men 0.1 g/l
Thiết bị :
- Sử dụng thùng có cánh khuấy nhằm mục đích đảo trộn để được hỗn hợp đồng nhất.
- Tốc độ cánh khuấy là 150 – 200 rpm (vòng/phút).
- Mật rỉ được bổ sung các thành phần và khuấy trộn để tạo hỗn hợp đồng nhất.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
23
Hình 9: Thiết bị phối trộn
IV.3. QUÁ TRÌNH THANH TRÙNG
Mục đích: chuẩn bị
Quá trình này sẽ tiêu diệt một số vi sinh vật có trong môi trường chuẩn bị cho quá
trình nuôi cấy sau này.
Các biến đổi trong quá trình:
Vật lý: nhiệt độ tăng.
Hóa học: mất đi một số cấu tử mẫn cảm với nhiệt độ cao, có thể xảy ra
phản ứng Maillard.
Hóa lý: độ nhớt dung dịch giảm.
Hóa sinh: các enzym bị biến tính bất thuận nghịch.
Sinh học: hệ vi sinh vật trong môi trường bị tiêu diệt một phần.
Thiết bị thanh trùng bản mỏng:
Hình 10: Thiết bị thanh trùng bản mỏng
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
24
Cấu tạo
Bộ phận chính của thiết bị là những tấm bản hình chữ nhật với độ dày rất mỏng và
được làm bằng thép không gỉ. Mỗi tấm bản sẻ có 4 lổ tại 4 góc và hệ thống các đường
rãnh trên khắp bề mặt để tạo sự chảy rối và tăng diện tích truyền nhiệt.
Nguyên tắc hoạt động
Môi trường nuôi cấy được bơm vào thiết bị trao đổi nhiệt bản mỏng cùng với dòng
nóng.
Dòng nóng truyền nhiệt cho bản mỏng, bản mỏng truyền nhiệt lại cho môi trường.
Thông số công nghệ:
Nhiệt độ thanh trùng: 95-98 oC
Thời gian thanh trùng: 30 phút
IV.4. QUÁ TRÌNH LÀM NGUỘI
Mục đích: chuẩn bị
Hạ nhiệt độ của canh trường để chuẩn bị cho quá trình nuôi cấy.
Các biến đổi trong quá trình:
Vật lý: nhiệt độ giảm
Hóa lý: độ nhớt dung dịch tăng.
Thiết bị trao đổi nhiệt bản mỏng:
Nguyên tắc hoạt động
Môi trường nuôi cấy được bơm vào thiết bị trao đổi nhiệt bản mỏng cùng với dòng
hơi lạnh.
Thông số công nghệ:
Nhiệt độ môi trường dinh dưỡng sau quá trình làm lạnh: 28-32oC
IV.5. LÊN MEN
: khai thác
Để thu nhận sinh khối của nấm men.
Thiết bị lên men
Cấu tạo:
Thiết bị lên men này là một xylanh đứng, có đáy hình cầu đáy côn. Tỉ lệ chiều cao và
đường kính 2,6:1. Trên nắp có bộ dẫn động cho cơ cấu chuyển đảo và cho khử bọt bằng
cơ học; ống nối để nạp môi trường dinh dưỡng, giống, chất phá bọt, nạp và thải không
khí, các cửa quan sát, cửa để đưa vòi rửa, van bảo hiểm, các khớp nối để gắn các dụng cụ
kiểm tra.
Khớp xả đáy (16) ở đáy của thiết bị dùng để tháo canh trường, có lớp vỏ áo bên ngoài và
hệ thống lò xo bên trong để điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình sản xuất.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
25
Hình 11: Thiết bị lên men
Các giai đoạn trong quá trình lên men
Giai đoạn 1:
Tiến hành nuôi cấy trong khoảng thời gian 30h
Giai đoạn 2:
Tiến hành nuôi trong khoảng 40h nữa
Lượng cơ chất bổ sung vào trong các lần sau chủ yếu là hydratcarbon.
Tiến hành thổi khí trong suốt quá trình.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
26
IV.6. TÁCH SINH KHỐI
Thiết bị tuyển nổi
Nguyên tắc chung
Quá trình tách các tế bào nấm men ra khỏi canh trường dựa vào khả năng dính vào bọt
không khí của chúng và nổi lên trên và tập trung lại thành váng. Phương pháp này có hiệu
quả trong tách tế bào nấm men. Các bọt không khí nổi lên trên tạo nên một lớp váng hỗn
hợp gồm các bọt không khí chứa nấm men và một lượng nhỏ chất lỏng cang trường. ở lớp
trên này nồng độ nấm men cao hơn trong canh trường từ 4-6 lần.
Ứng dụng tuyển nổi trong sản xuất nấm men cho phép giảm lượng máy phân ly, giảm
đáng kể tiêu hao năng lượng và bảo đảm tính liên tục của quá trình công nghệ. Quá trình
tuyển nổi của nấm men phụ thuộc vào sự tăng lượng ion kali trong chất lỏng canh trường,
sự đưa vào các chất hoạt động bề mặt.
Tỷ số nồng độ của huyền phù lấy ra từ máy tuyển nổi và nồng độ sinh khối trong canh
trường được gọi là hệ số tuyển nổi. Gía trị của hệ số này phụ thuộc vào độ nhớt của môi
trường.
Thiết bị tuyển nổi một mức bằng khí nén
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
27
Hình 12 : Thiết bị tuyển nổi
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
28
Thiết bị gồm vỏ ngoài (2) với đáy phẳng và cốc trong (1) cũng đồng thời là bộ phận thu
góp bọt. không gian vòng xilanh giữa vỏ và bộ phận thu góp bọt chia làm năm lô bằng các
màng ngăn. Không khí được thổi vào trong các lô qua bộ phận thông gió và bọt tạo thành
bị dập tắt nhờ bộ phận dập bọt cơ học (3). Bộ phận dẫn động (4) làm quay bộ dập bọt, thải
chất lỏng canh trường đã được sử dụng qua cửa chắn nước (7) của lô IV.
Hoạt động
Chất lỏng canh trường ban đầu được bão hòa sơ bộ không khí cho vào lô I ( chiếm 2/3 thể
tích thiết bị tuyển nổi). trong lô này thu được 80% nấm men so với chất lỏng ban đầu. Sau
đó chất lỏng chuyển qua các lô II-IV qua phần dưới của lô, cho phép thu 10.5-2% nấm
men tương ứng từ các lô trên.
Bộ dập bọt là một cái đĩa đường kính 500mm có các gờ hướng tâm, được phân bố trên
trục đứng quay với vận tốc 1460v/phut. Chất tạo bọt được nạp vào đĩa. Khi phun chất tạo
bọt sẽ tiếp xúc với bọt phá vỡ bọt. Nấm men cô được tạo thành và lắng xuống đáy của cốc
trong, dùng bơm đẩy qua bộ tách khí và đến máy phân ly để tiếp tục cô nấm men.
IV.7. SẤY PHUN
Thiết bị : Thiết bị sấy phun đáy hình nón
Cấu tạo
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
29
Hình 13: Máy sấy phun đáy hình nón
Sấy phun gồm một buồng sấy hình trụ, đầu dưới hình nón (đường kính buồng hình
trụ 8-10 m, phần trụ cao 5,5-7 m, phần nón cao 6,6-8,7 m). Phần bên trong trên đỉnh
buồng sấy lắp hệ thống phun. Hỗn hợp không khí nóng theo ống ở trung tâm buồng phía
dưới đĩa phun làm nóng buồng sấy. Khí thừa sẽ theo xyclon lọc khí ra ngoài. Thành
phẩm ở dạng bột được đẩy ra dưới tác động của lực ly tâm.
Dung dịch đẩy vào buồng sấy bị phun ra nhờ cơ cấu ly tâm (13) có đĩa (10). Đĩa
phun (10) quay với tốc độ 10000 vòng/phút từ động cơ qua hộp giảm tốc. Để bôi trơn cơ
cấu phun, ở phần trên của thiết bị có lắp cơ cấu cơ học và bộ lọc mỡ (14). Vô lăng điện
(15) dùng để nâng cơ cấu phun.
Tác nhân sấy đưa vào phần trên của thiết bị theo ống dẫn (7). Ở cuối ống dẫn (7)
lắp cơ cấu phun hình nón (8). Nhờ cơ cấu (8), tạo ra dòng xoáy của khí đưa vào. Các giọt
sản phẩm được phun bằng đĩa bị bao phủ bởi dòng không khí và chuyển xuống dưới.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
30
Ẩm được bốc hơi, các phần tử bột nhỏ còn lại lắng xuống ở đáy hình nón và tháo
đến cơ cấu (1) để chuyển sản phẩm vào hệ băng tải khí động học. Lắp máy rung (17) để
tẩy sạch các tiểu phần của sản phẩm bám trên tường,.
Tác nhân sấy bị thải có mang theo các tiểu phần nhỏ của sản phẩm ra khỏi thiết bị
sấy qua ống dẫn (2) vào xyclon để tách bột. Vỏ trụ (9) có đáy hình nón để tháo bột khô.
Để tránh cháy sản phẩm trong máy sấy, người ta đặt các cơ cấu bảo hiểm 3 và 18.
Để khảo sát bên trong, có xe nâng (4), nguồn chiếu sáng (6) và cửa (5). Tấm ngăn
máy sấy (11) có các van bảo hiểm ở dạng các đĩa chồng nhau và dạng đường ống (12)
để xả khí sấy khi tăng áp suất đáng kể.
. Nguyên tắc
Dung dịch đem đi sấy được cho chảy qua đĩa có đầu phun với số vòng quay lớn làm thành
các hạt rất nhỏ ( sương mù ) và bề mặt hoạt hóa của chất lỏng tăng lên.
Do các hạt có kích thước nhỏ nên quá trình truyền nhiệt xảy ra rất nhanh, nhiệt độ của vật
liệu trong suốt quá trình sấy không quá nhiệt độ của ẩm bốc hơi ( 60-700 C) và thấp hơn
nhiều so với tác nhân sấy.
Các thông số.
Nhiệt độ vào của tác nhân sấy: 180-200oC.
Nhiệt độ ra ở cửa ra buồng sấy : 85-95oC.
Nồng độ nguyên liệu vào: 40% chất khô
Độ ẩm sau khi sấy: ≤ 8%
Nhiệt độ nguyên liệu trong quá trình sấy ≤ 60-70 oC
Thời gian tiếp xúc với tác nhân sấy ngắn 3-4s
IV.8. QUÁ TRÌNH BAO GÓI
Mục đích: hoàn thiện sản phẩm
Phương pháp tiến hành:
Sản phẩm sau khi sấy khô được bọc trong các gói bằng giấy và bằng polyetylen theo từng
lô từ 0,3 đến 1,6 kg. Công đoạn bao gói sản phẩm được tiến hành trên dây chuyền tự động
B6-BPA, dây chuyền khảo sát khả năng biến đổi kích thước của hộp theo chiều cao từ
150 đến 300 mm với đường kính không đổi bằng 242 mm và định lượng sản phẩm trong
giới hạn 0,4-0,5 kg.
Dây chuyền được sử dụng để hoạt động trong phân xưởng chia gói ở nhiệt độ từ 18 –
30
oC và độ ẩm tương đối của không khí đến 60%.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
31
Thiết bị
Cấu tạo
Hình 14 Sơ đồ của dây chuyền tự động định lượng phân chia bao gói
1. Bộ định lượng sản phẩm tự động
2. Cơ cấu cấp liệu màng mỏng
3. Bộ tạo ống
4. Máy hàn mối dọc của ống
5. Cơ cấu căng ống
6. Máy hàn đáy và nắp gói
7. Cơ cấu cắt túi
8. Cầu chuyển để tải hộp rỗng
9. Cơ cấu để đặt gói thành phẩm vào hộp
10, 11 Cơ cấu nén đôi các túi vào các hộp
12. Máy tự động ghép nắp
13. Bộ đảo hộp
14. Máy dán nhãn
Nguyên tắc hoạt động
Nạp sản phẩm vào ống làm bằng màng polyetylen đã được hàn từ bộ định lượng 1. Sau
khi kết thúc hàn mỏ cặp dọc nhả ra. Ống được hàn cùng sản phẩm hạ xuống dưới nhờ các
băng tải kéo của cơ cấu hạ ống 5 xuống một khoảng bằng chiều dài của gói, sau đó hàn
gói, cắt gói dưới, nạp sản phẩm cho gói tiếp theo. Gói đựng đầy sản phẩm rơi xuống hộp
kim loại qua phễu nhận nằm trong băng tải xung của cơ cấu xếp.
Nạp các hộp kim loại rỗng tới băng tải xung được tiến hành bằng phuơng pháp gạt hộp
qua cầu chuyển.
Từ băng tải xung của cơ cấu xếp hộp, các gói được chuyển đến băng tải kiểu tấm của máy
ghép mí tự động để ghép đáy và chuyển đến máy dán nhãn qua máy lật hộp.
Hộp được đưa vào máy dán nhãn ở vị trí nằm ngang rồi dán vòng tròn và tải hộp tới máng
nghiêng của máy dán nhãn. Sau đó hộp theo băng tải vào kho thành phẩm.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
32
V. CHỈ TIÊU SẢN PHẨM
Hình 16: Sản phẩm
Tiêu chuẩn của sinh khối nấm men thương phẩm dùng cho chăn nuôi như sau:
Chỉ tiêu cảm quan:
Dạng bột
Màu sắc: vàng, nâu.
Mùi vị: đặc trưng của nấm men, không được có mùi vị lạ.
Kích thước: hiệu suất qua rây 3mm trên 95%
Chỉ tiêu hóa học:
Độ ẩm: không quá 8 %
Lipid : không nhỏ hơn 40% (tính theo chất khô
Tạp chất kim loại sau khi tách sắt có thể còn có trong chế phẩm men ở dạng các mẫu vảy
nhỏ là kim loại bắt từ hoặc không bắt từ.
Những tạp chất kim loại là thể mảnh kim loại không bắt từ phải có kích thước mảnh,
miếng kim loại không quá 2mm. Hàm lượng kim loại mảnh có kích thước<2 mm (mg/
1kg men khô):< 20
Các kim loại từ tính: không quá 0,003% (chì và asen không quá 5 mg/kg)
Chỉ tiêu vi sinh:
- Tổng vi sinh vật hiếu khí không quá 7500 cfu/kg men khô
- Vi khuẩn thương hàn: không được có
- Nấm mốc: không quá 50 cfu/kg men khô
VI. THÀNH TỰU CÔNG NGHỆ
VI.1. Sản xuất single cell oil làm thức ăn gia súc từ nguồn hidrocacbon rẻ tiền
Trong các vấn đề cần nghiên cứu để tiến đến sản xuất single cell oil (SCO) ở quy
mô công nghiệp thì nguyên liệu được đặt ra như một khâu quan trọng nhất, vì chính
nguyên liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng công nghiệp, đến hiệu suất kinh tế của
sản phẩm. Người ta có thể dùng rỉ đường, dùng nước thải công nghiệp cellulose… để sản
xuất lipid vi sinh vật. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sử dụng hydroracbon làm nguyên
liệu đã cho người ta nhiều hy vọng về nguồn nguyên liệu rẻ tiền và dồi dào này. Nấm
men Candida sp. được nuôi cấy trên hydrocarbon riêng biệt từ 10-19 nguyên tử carbon,
có thể tạo được 4,5-5,5g sinh khối khô trong 1lít dịch lên men, trong đó có một số trường
hợp lipid nội bào chứa khá cao.
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
33
Đối với nấm men oxy hóa parafin thì acid béo được tạo thành trong tế bào thường
có chuỗi cacbon giống như ankan được sử dụng hoặc chỉ thay đổi độ dài của chuỗi cacbon
chút ít. Acid béo của nấm men phát triển trên decan, tetradecan, hexadecan, octodecan về
căn bản không khác nhau và cùng không khác nhau lắm so với acid béo của tế bào nấm
men phát triển trên glucose. Đa các acid béo này có số cacbon chẵn, chủ yếu là 16 và 18.
Nếu dùng hidrocacbon có mạch cacbon lẻ làm nguồn cacbon cho nấm men
Candida sp, thì tế bào sẽ chứa một lượng lớn acid béo có mạch cacbon lẻ chủ yếu C17.
Khi nuôi nấm men trên tripentan và nonadecan thì tế bào taọ nhiều acid béo có mạch C15,
trong đó nuôi trên hectadecan thì tế bào chứa ít acid béo này.
Hình 17: Candida sp.
Giới: Nấm
Ngành: Ascomycota
Dưới ngành: Saccharomycotina
Lớp: Saccharomycetes
Bộ: Saccharomycetales
Họ: Saccharomycetaceae
Giống: Candida
Loài: Candida sp.
VI.2. Sản xuất single cell oil từ xylose ứng dụng trong công nghiệp nhiên liệu
Trong số những nguồn phế thải thì ligncellulose là nguồn quan trọng nhất bởi vì nó
được sản xuất với một lượng lớn hằng năm như phế phẩm của hoạt động nông
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
34
nghiệp.Xylose và polime xylan thu được từ ligncellulosic biomass, được sản xuất trong
quá trình xử lý ligncellulosic biomass bằng acid hydrolysis. Sản lượng của đường này
cũng tương đối lớn nên nó được dùng trong công nghệ sản xuất single cell oil. Sản phẩm
thu được có thể được dùng như nhiên liệu. Có nhiều sự nghi ngờ về hiệu quả kinh tế của
đường này khi so với glucose
Nghiên cứu hiện tại đã đánh giá tiềm năng của Cunninghamella echimulata và
Mortierella isabellina trên mức độ phát triển và hiệu quả của việc sản xuất lipid trên
nguồn cacbon mới này.Có những suy nghĩ khác nhau về hiệu quả kinh tế của
phương pháp sản xuất này so với glucose truyền thống trên hai chủng vi sinh vật
mới. Ngoài ra phải nghiên cứu thêm về PH tối thích và điều kiện oxy
Sự phát triển của C.echimulata trên xylose với nitrogen giới hạn kết quả thu được
một trữ lượng lớn của dầu, thậm chí với tỷ lệ C:N thấp.Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ lệ C:N
cũng làm tăng lượng dầu tích trữ với lượng tối đa là 57.7% khối lượng chất khô (ở tỷ lệ
C:N=285).Kết quả thu được cũng tương tự với M.isabellina nhưng lượng dầu trong nấm
này cao hơn so với C.echimulata. M.isabellina tích lũy phần trăm dầu cao (65%, tương
dương với 6g L
-1
of SCO) ở tỷ lệ C:N cao.Trong lên men với sự tiến hành của cả hai vi
sinh vật, mặc dù NH4
+
đã cạn kiệt trong khoảng thời gian 50±10 h sau khi cấy nhưng một
số lượng nhỏ của lipid tự do vẫn được tạo ra thậm chí sau khi nitrogen đã hết.Sự phát
triển của C.echimulata ở tỷ lệ C:N là 285 đã nói lên rằng lượng dầu trong sinh khối sẽ gia
tăng mau lẹ sau khi nitrogen cạn kiệt và điểm cuối của sự phát triển là 6.7g L-1 SCO
Sự phát triển của C.echimulata khi chỉ có glucose và ban đầu tỷ lệ của C/N được
điều chỉnh ở mức 285, kết quả thu được 15g L-1 của sinh khối với lượng dầu là 46%. Điều
đó có nghĩa là 6.9g L
-1
của SCO đã được sản xuất.Trữ lượng dầu thấp hơn so với trường
hợp phát triển trên xylose. M.isabellina được nuôi cấy trong điều kiện này sản xuất được
lượng sinh khối lớn hơn (27g L
-1
) chứa 44.6% dầu
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
35
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
36
Chú thích:
GLA: 7-linolenic acid
Xyl: xylose (g L
-1
)
x: tổng sinh khối (g L -1)
xf: sinh khối không có lipid, thu được sau lấy tổng sinh khối trừ đi lượng béo trong
vs v (g L
-1
)
Yo il/xy l: lượng lipid trên xylose tiêu thụ (%, wt wt
-1
).
VI.3. Xử l ý rỉ đường bằng pol yme
Ngành công nghiệp sản xuất mía đường phát triển thì lượng rỉ đường thải ra ngày
càng lớn, chiếm khoảng 32-35% so với lượng đường thành phẩm. Đa số các nhà máy đ-
ường không chú trọng đến việc đầu tư chế biến rỉ đường, phần lớn lượng rỉ đường này đ-
ược bán đi với giá rẻ để phục vụ sản xuất bột ngọt, CO2 và các ngành công nghiệp khác
Rỉ đường là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất đ ường. Thành phần chủ
yếu của rỉ đường gồm các loại đường: saccharose, glucose, maltose... ngoài ra còn có một
số kim loại: Fe, CaO, MgO, SO4, P2O5 ... và nhiều loại cặn khó lắng.
Mục đích
Nâng cao chất lượng rỉ đường từ đó nâng cao chất lượng của thức ăn gia súc, áp
dụng phương pháp tinh sạch hợp lý có thể ứng dụng lipid này cho người
Chọn phương pháp xử lý
Trong công nghệ sản xuất cũ, người ta sử dụng H2SO4 và nhiệt độ để xử lý rỉ
đường. Phương pháp này có nhiều nhược điểm: tốn năng lượng, độ ăn mòn thiết bị lớn,
không an toàn cho công nhân thao tác, gây ô nhiễm môi trường, thời gian xử lý dài, hiệu
suất tách cặn không cao. Hiện nay có nghiên cứu sử dụng hợp chất polyme để tách cặn,
xử lý rỉ đường. Quá trình nghiên cứu thăm dò đã thử nghiệm dùng 45 loại. Kết quả là phối
hợp giữa polime có điện tích dương thấp và polime có điện tích âm cao cho kết quả tách
cặn rỉ đường tốt nhất.Từ đó đã chọn được polyme C510H của hãng AROWFLO (Nhật
Bản), cho hiệu suất tách cặn tốt nhất.
Kết quả so sánh khả năng xử lý rỉ đường cho thấy: xử lý rỉ đường bằng polyme có
nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp xử lý bằng acid nhờ phương pháp này không cần
gia nhiệt, không cần sục khí, hiệu suất tách cặn cao (gấp 2,2 -2,3 lần so với phương pháp
cũ), giá thành xử lý bằng một nửa giá thành xử lý bằng phương pháp acid, không gây ô
nhiễm môi trường.
Cách thực hiện
Dùng nước sạch hoà tan hoàn toàn C510H ở nồng độ 0,2%- 0,5% sau 1h đến 24h.
Dùng để lắng trong rỉ đường tốt nhất là sau 12h đến 24h. Rỉ đường pha loãng đến nồng độ
35÷38% so với tổng chất khô. Cho từ từ dịch pha loãng C510H quấy đều lượng sử dụng
từ 1,5 x 10-5 C510H so với rỉ đường đặc trong 5 phút rồi để lắng từ 1-2giờ, tách cặn. Phần
SX SINH KHỐI VSV LÀM THỨC ĂN GIA SÚC PGS.TS. LÊ VĂN VIỆT MẪN
37
cặn được tách ra cho tiếp 1% lượng C510H so với lượng cặn dưới dạng dung dịch 1% cặn
sẽ đóng bánh. Có thể đem chế biến phân hữu cơ tận thu lượng dịch còn trong cặn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 84837SX sinh khoi lam Thuc an gia suc giau lipid.pdf