Đề tài Sầm Sơn phát triển du lịch bền vững

Tài liệu Đề tài Sầm Sơn phát triển du lịch bền vững: Mục lục: Lời mở đầu 2 Phân I: Cơ sở lý luận 4 I/ Du lịch và hoạt động du lịch của con người 4 1/ Những quan niệm khác nhau về du lịch 4 2/ Khách du lịch 5 3/ Hoạt động kinh doanh du lịch 6 II/ Điều kiện phát triển du lịch bề vững 7 1/ Quan điểm phát triển du lịch bền vững 7 2/ Khái niệm và lược sử phát triển bền vững 9 3/ Phát triển bền vững ở Việt Nan 15 3.1 Về chính sách pháp luật 16 3.2 Về một số mặt kinh tế- xã hội…………………………………………….18 III/ Các điều kiện phát triển du lịch ở Sầm Sơn 19 1/ Điều kiện về tài nguyên du lịch 19 2/ Tài nguyên nhân văn 20 3/ Các điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ du khách 20 4/ Các điều kiện về kinh tế……………………………………………………20 IV/ Phương pháp nghiên cứu 20. Phần II: thực tiễn 21 I/ Đánh giá sự phát triển du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2005-2006 22 II/Sầm Sơn kỷ niệm 100 năm du lịch 22 III/ nét văn hoá độc đáo 23 Phần III: Giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Sầm Sơn 24 Kết luận: 36 Lời mở đầu Sầm Sơn, xưa gọi là Gầm Sơn, với những...

doc37 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sầm Sơn phát triển du lịch bền vững, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục: Lời mở đầu 2 Phân I: Cơ sở lý luận 4 I/ Du lịch và hoạt động du lịch của con người 4 1/ Những quan niệm khác nhau về du lịch 4 2/ Khách du lịch 5 3/ Hoạt động kinh doanh du lịch 6 II/ Điều kiện phát triển du lịch bề vững 7 1/ Quan điểm phát triển du lịch bền vững 7 2/ Khái niệm và lược sử phát triển bền vững 9 3/ Phát triển bền vững ở Việt Nan 15 3.1 Về chính sách pháp luật 16 3.2 Về một số mặt kinh tế- xã hội…………………………………………….18 III/ Các điều kiện phát triển du lịch ở Sầm Sơn 19 1/ Điều kiện về tài nguyên du lịch 19 2/ Tài nguyên nhân văn 20 3/ Các điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ du khách 20 4/ Các điều kiện về kinh tế……………………………………………………20 IV/ Phương pháp nghiên cứu 20. Phần II: thực tiễn 21 I/ Đánh giá sự phát triển du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2005-2006 22 II/Sầm Sơn kỷ niệm 100 năm du lịch 22 III/ nét văn hoá độc đáo 23 Phần III: Giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Sầm Sơn 24 Kết luận: 36 Lời mở đầu Sầm Sơn, xưa gọi là Gầm Sơn, với những làng chài nghèo, heo hút dưới chân núi Trường Lệ, men theo một dải cát dài ven biển Đông. Trong chiến tranh, người dân nơi đây quanh năm vất vả, đói nghèo, vật lộn với sóng gió để kiếm miếng cơm, manh áo và sống trong mơ ước, khát khao về một huyền thoại thần Độc Cước che chở. Ngày nay, Sầm Sơn đang dần trở thành một đô thị du lịch văn minh, giàu đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Hàng năm, có hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến với Sầm Sơn, góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị xã nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Những năm qua, Sầm Sơn luôn là địa điểm có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước…Bởi nơi đây đã được tạo hoá ban tặng những điều kiện tự nhiên hết sức tuyệt vời . Nơi đây có bờ biển xinh đẹp trải dài đựơc bao bọc bởi dãy núi Trường lệ đã làm say đắm lòng người. Khác du lịch đã biết đến Sấmơn như một điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn nhưng thực trạng dịch vụ du lịch trên địa bàn còn tồn tại một số vấn đề ở các lĩnh vực: Công tác quản lý, điều hành, tổ chức kinh doanh dịch vụ, trật tự đô thị, văn minh du lịch, vệ sinh môi trường, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng... Để khắc phục những tồn tại đó, yêu cầu đặt ra đối với Sầm Sơn là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng du lịch, dịch vụ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư trong tổ chức hoạt động và phát triển bền vững du lịch Sầm Sơn. Là một sinh viên theo học nghành du lịch, bản thân em lại sinh ra trên vùng đất giàu tiềm năng về phát triển du lịch. Em rất quan tâm đến sự phát triển du lịch ở vùng đất này bởi nó thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế em chon đề tài: “Sầm Sơn phát triển du lịch bền vững”. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài viết của em được đầy đủ hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I: Cơ sở lý luận I/Du lịch và hoạt động du lịch của con người 1/Những quan niệm khác nhau về du lịch: Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism council- WTTC) đã công nhận du lịch là một nghành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả nghành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Du lịch đa nhanh chóng trử thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu đẻ đánh giá chất lượng của cuộc sống. Vậy du lịch là gì và tại sao nó lại được đánh giá là một nghành kinh tế giàu tiềm năng đến như vậy? Trên thế giớn có rất nhiều quan niệm khác nhua về du lịch, ví dụ: Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch(định nghĩa về du lịch trong từ điển bách khoa quốc tế về du lịch) Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, , cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khác du lịch.( Định nghĩa của Michael Coltman). Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ du lịch được hiểu như sau: “ du lịch là hoạt động của con người khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thưòi gian nhất định”. Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gôm fnhiều thành phần tham gia, tao thành một tổng thể hết sức phức tạp. hoạt đông du lịch vừa có đặc điểm của nghành kinh tế, lại có đặc điểm của nghành văn hoá -xã hội. 2/ khách du lịch Ngày 4/3/1993 theo đề nghị của tổ chức du lịch thế giới đã công nhận những thuật ngữ sau để thông nhất việc soạn thảo thông kê du lịch: Khách du lịch quốc tế ( international tourist) bao gồm: - Khách du lịch quốc tế đến ( inbourd tourist) gồm những người từ nước ngoài đến du lịch một quócc gia. - Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài ( outbound tourist) gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài. Khách du lịch trong nước ( internal tourist) gồm những người là công dân của một quốc gia đang sôngtrên lãnh thổ của một quốc gia và những người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước. Khách du lịch nội địa ( domestics tourist) bao gồm khach du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến. Khách du lịch quốc gia (national tourist) bao gôm khách du lịch trong nước và khách du lịch trong nước ra nước ngoài. Cũng như du lịch, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khach du lịch. Song xét một cách tổng quát, khách du lịch đều có những đặc điểm chung như sau: - Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình. - Khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau loại trừ mục đích kiếm tiền ở nơi đến ( những người đến để làm việc, những người đi học, di cư, tị nạn….) - Thời gian lưu lại nơi đếnít nhất là 24 giờ, hoặc có sử dụng ít nhất một tối trọ, nhưng không được quá 1 năm. Theo pháp lệnh về du lịch của Việt Nam thì khách du lịch là những người đi du lịch hoặc kêt hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến. 3/ Hoạt động kinh doanh du lịch Hoạt động kinh doanh du lịch xuất phát từ nhu cầu đi du lịch của con người. Đó chính là việc kinh doanh các sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp du lịch. Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hang fhoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khia thac scác yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một uốc gia nào đó.Các tyành phần cơ bản của sản phẩm du lịch: - Dịch vụ vận chuyển - Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống. - Dịch vụ tham quan giải trí. - Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm. - Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. Sản phẩm du lịch thường gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch, do vậy sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được, không thể cất đi, tồn kho như các hàng hoá thông thường khác. Việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch thường diễn ra không đều đặn mà chỉ có thể tập trung vào những thời gian nhất điịnh, vì thế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tình mùa vụ. Sự dao động trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà kinh doanh du lịch. khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn cùn như về mặt lý luận trong kinh doanh du lịch. II/ Điều kiện để phát triển du lịch bền vững 1/Quan điểm phát triển du lịch bền vững Quan điểm phát triển phát triển bền vững được quan tâm nhiều trên thế giới kể từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Nó không chỉ đề cập đến vấn đề du lịch, mà còn đối với những lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế- xã hội. Trong các ấn phẩm khoa học nhìn chung các chuyên gia đều đi đến một sự thống nhất quan điểm phát triển bền vững trong đó việc khai thác sử dụng các tài nguyên tự nhiên và nhăn văn có quan tâm đến vấn đề bảo tồn để đảm bảo đem lại các lợi ích cho xã hội cả trong hiện tại lẫn tương lai. Lợi ích lớn nhất của phát triển du lịch bền vững là đánh giá đúng vai trò và phát huy được sự quan tâm cho sự boả tồncác tài nguyên tự nhiên và nhân văn tại các địa phương. Cách tiếp cận theo quan điểm phát triển bền vững đối với quy hoạch phát triển du lịch là rất quan trọng, bởi vì phần lớn sự phát triển du lịch phụ thuộc vào các điểm hấp dẫn và các hoạt động có liên quan đến môi trường tự nhiên, các giá trị văn hoá của địa phương. Nếu các tài nguyên tự nhiên và nhân văn bị xuống cấp hay bị huỷ hoại thì các điểm đến du lịch sẽ không đạt được kểt quả như mong muốn. Hơn thế nữa dân cư địa phương sẽ hứng chịu những tác động xấu của môi trường và những vấn đề tiêu cực về du lịch do xã hội gây ra. Chúng ta cần phải xá địng rằng sự phát triển du lịch du lịch trước hết cần đem lại những lợi ích thiết thực cho dân cư địa phương. Một khi những lợi ích mà du lcị đem lại cho người dân địa phương tăng lên thì họ cũng sẽ tích cực hơn với hoạt động du lịch và cũng sẽ ủng hộ việc bảo tồn các tài nguyên du lịch tại địa phương. Phát triển là mục đích tối cao mà loài người luôn hướng tới trong quá trình tồn tại. Trước đây, con người mới chỉ chú ý đến sự phát triển kinh tế và do đó, mọi nguồn tài nguyên quý báu trên Trái Đất đều được khai thác triệt để để phát triển. Tiên phong trong lĩnh vực này là các quốc gia được gọi là các nước phát triển hay các nước công nghiệp mà hiện nay đã đạt tới một trình độ phát triển rất cao. Họ là tấm gương để các nước đang phát triển noi theo nhằm đạt tới một mức sống cao hơn, văn minh hơn…Xét một cách tổng thể, quá trình phát triển của xã hội loài người chưa bao giờ ngừng lại. Tuy nhiên, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu số một, nhiều quốc gia cho rằng phải “tạm thời” hy sinh tính công bằng xã hội và môi trường để có được tốc độ tăng trưởng nhanh. Điều đó có nghĩa là phải chấp nhận một sự bất bình đẳng trong xã hội và một sự suy thoái môi trường ở mức độ nào đó. Sau khi đạt được trình độ phát triển kinh tế cao, lúc bấy giờ sẽ có điều kiện để khắc phục dần bất bình đẳng về phân phối thu nhập trong xã hội và làm trong sạch lại môi trường. Ở nhiều nước, cái giá phải trả cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh đó về mặt xã hội là sự đói nghèo của một bộ phận dân cư, là sự thất học của một số thế hệ trẻ em, là sự mở rộng các khu nhà ổ chuột ở đô thị, là tỷ lệ thất nghiệp kinh niên và thất nghiệp tạm thời luôn luôn cao. Còn cái giá về mặt môi trường là những hoang mạc trên những vùng đất trước đây từng là rừng nguyên sinh hay các mỏ khoáng sản, là các dòng sông đen đúa vì nước thải và bầu trời xám xịt vì khói bụi công nghiệp…Sự phát triển theo cách này đã dẫn đến sự nảy sinh các vấn đề mang tính toàn cầu như môi trường ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái, các nguồn tài nguyên cạn kiệt… Và cứ như vậy, quá trình phát triển này sẽ đưa loài người đến đâu? Liệu loài người còn có thể tồn tại bao lâu? Dựa trên cơ sở nào để tồn tại?… Trên thế giới, nhiều hội nghị đã được tổ chức để bàn về vấn đề phát triển sao cho vẫn đảm bảo được nhu cầu nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Tại các hội nghị này, nhiều ý kiến đã được đưa ra, nhưng tựu trung lại thì đa số đều thống nhất rằng: “vấn đề môi trường và tăng trưởng kinh tế phải được giải quyết đồng bộ”, chỉ có phát triển một cách bền vững, gắn bó một cách hữu cơ mục tiêu phát triển với mục tiêu bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động phát triển thì mới có điều kiện thành công. Như vậy, cho dù phát triển có là quy luật tất yếu, là mơ ước muôn đời của nhân loại thì phát triển vẫn không thể được đẩy đến mức hủy hoại môi trường, nơi sự phát triển được thực hiện. Phát triển phải được đặt trong sự hài hòa với những yêu cầu hợp lý của bảo vệ môi trường. Và phát triển bền vững chính là phương thức đảm bảo sự hài hòa ấy. Vậy Phát triển bền vững là gì? 2. Khái niệm và lược sử phát triển bền vững Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy những ý tưởng về sự phát triển lâu bền từ nhiều nền văn minh cổ đại, nhưng khái niệm “phát triển bền vững” thực sự chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây, khi vấn đề môi trường trở thành một yếu tố giới hạn đe dọa sự tiếp tục tăng trưởng, phát triển; và khi việc gìn giữ và bảo vệ môi trường thực sự trở thành vấn đề sống còn của nhân loại, thuật ngữ này nhanh chóng trở nên quen thuộc, phổ biến. Theo một thống kê chưa thật đầy đủ, “ ít nhất có tới 70 định nghĩa về phát triển bền vững đang được lưu hành ”. Các nước thường căn cứ vào khái niệm khung do UNEP đưa ra, đồng thời căn cứ vào bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường cụ thể của quốc gia mà đưa ra định nghĩa về phát triển bền vững làm cơ sở cho việc hoạch định, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển của đất nước mình. Cụm từ “phát triển bền vững” lần đầu tiên được sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế vào năm 1987, trong văn bản “Tương lai chung của chúng ta”, do WCED phát hành; theo đó, “phát triển bền vững” được hiểu là “sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Định nghĩa này khẳng định rõ rằng phát triển bền vững có ý nghĩa rộng hơn là bảo tồn môi trường; bởi vì, khái niệm chủ yếu tập trung chú ý tới phúc lợi lâu dài của loài người, khẳng định mọi thế hệ đều có quyền bình đẳng trong sử dụng và cải tạo tự nhiên nhằm duy trì sự sống và đảm bảo phát triển. Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” nhấn mạnh: “Môi trường không tồn tại như một lĩnh vực tách biệt với những hoạt động, mong ước và nhu cầu của con người; và nếu ai đó có ý định bảo vệ môi trường mà tách khỏi những mối quan tâm của con người thì chỉ là đem lại cho từ “môi trường” một hàm ý rất ngây thơ về chính trị”. “Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, còn phát triển là cái mà chúng ta cố gắng làm để cho mọi thứ ngày càng tốt hơn bên trong môi trường đó. Môi trường và phát triển không thể tách rời nhau được”. “Thông điệp trước tiên và hàng đầu của chúng ta là hướng về con người - mà cuộc sống của họ là mục đích tối cao của tất cả các chính sách về môi trường và phát triển”. Theo quan điểm chung, phát triển bền vững bao hàm những yêu cầu về sự phối hợp, lồng ghép của ít nhất ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Ngoài ba mặt chủ yếu đó, nhiều người còn đề cập tới những mặt (hay còn gọi là khía cạnh) khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hoá, tinh thần, dân tộc…và đòi hỏi phải tính toán, cân đối chúng trong khi hoạch định chiến lược và chính sách phát triển kinh tế. Ba mặt nói trên tác động và quy định lẫn nhau. Sự phát triển lâu dài và ổn định chỉ có thể đạt được dựa trên một sự cân bằng nhất định của chúng. Trong một thời kỳ cụ thể, người ta có thể đặt một mặt nào đó lên vị trí ưu tiên số một, song mức độ và thời hạn của sự ưu tiên đó là có giới hạn. Mọi quyết định phát triển đều cần nhìn nhận trên quan điểm bền vững nhằm hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn của loài người. Có thể tóm tắt những đặc điểm chủ yếu của phát triển bền vững như sau: Mục đích phát triển là phải cải thiện chất lượng cuộc sống của loài người. Phát triển kinh tế chỉ là một bộ phận quan trọng của phát triển nhưng đó không phải là mục đích. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cần đạt đến một mức độ nhất định mới có khả năng cải thiện từng bước chất lượng cuộc sống, mới có năng lực và điều kiện bảo vệ tài nguyên, môi trường, hỗ trợ cho phát triển bền vững. Phát triển cần dựa trên bảo vệ tài nguyên, môi trường; lấy việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở. Đối với việc sử dụng các tài nguyên tái sinh, không được sử dụng quá khả năng tái sinh của chúng để đảm bảo sử dụng lâu bền. Đối với tài nguyên không tái sinh, nên giảm sử dụng tới mức thấp nhất hoặc tìm mọi cách để có thể thay thế bằng tài nguyên tái sinh. Hệ sinh thái tự nhiên là cơ sở chúng ta dựa vào để sinh tồn nên cần bảo vệ cơ cấu, chức năng và tính đa dạng của nó. Hơn nữa, khả năng chịu tải của hệ sinh thái trên Trái đất là có giới hạn, và sự giới hạn đó ở các vùng khác nhau cũng khác nhau, do đó cần định ra một chính sách cân bằng giữa số lượng nhân khẩu và phương thức sinh hoạt với khả năng chịu đựng của tự nhiên, đồng thời thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý nghiêm ngặt mà nâng cao giới hạn đó. Phát triển cần phải bền vững, không những thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà còn phải để lại cho các thế hệ tương lai một cơ sở tài nguyên, môi trường tốt đẹp để họ cũng có thể dựa vào đó mà thỏa mãn nhu cầu của mình. Khi đánh giá tính bền vững, người ta có thể căn cứ vào hai nhóm chỉ tiêu, đó là: Chỉ tiêu đo chất lượng cuộc sống: còn gọi là chỉ tiêu phát triển con người (HDI - Human Development Indicator), bao gồm thu nhập quốc dân tính theo đầu người, tuổi thọ, học vấn… Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái: bảo tồn các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, cách thức sử dụng tài nguyên… Lịch sử phát triển bền vững chỉ ra rằng chưa bao giờ nhân loại quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường và phát triển như hiện nay. Sau Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường tại Stockholm (Thụy Điển) năm 1972, môi trường đã trở thành vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, những năm sau đó, việc đưa môi trường thành một phần trong kế hoạch phát triển quốc gia và quá trình ra quyết định vẫn chỉ thu được những kết quả rất hạn chế. Tuy con người ngày càng đạt nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật về môi trường, nhưng về mặt chính trị - pháp lý, vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hai mươi năm sau, khi loài người nhận ra rằng “con đường chúng ta đang đi là không bền vững”(5), Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất đã được triệu tập tại Rio de Janeiro từ 3 đến 14/6/1992. Nó đánh dấu một bước ngoặt trong các cuộc thương lượng quốc tế về vấn đề môi trường và phát triển, đặt nền móng cho sự hợp tác toàn cầu giữa các nước phát triển và đang phát triển, cũng như giữa các Chính phủ với các tổ chức xã hội, dựa trên nhận thức về nhu cầu và lợi ích chung. Hội nghị mong muốn tìm ra sự cân bằng hợp lý giữa nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại với những nhu cầu của các thế hệ mai sau bằng cách thông qua ba thoả thuận quan trọng định hướng cho tương lai, đó là: - Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển: Một loạt những nguyên tắc xác định quyền lợi và trách nhiệm của các quốc gia, trong đó bao gồm các ý tưởng như các quốc gia được toàn quyền khai thác các nguồn lợi riêng của mình nhưng không được gây phương hại tới môi trường các nước khác; việc xoá bỏ sự nghèo đói và giảm sự chênh lệch về mức sống trên phạm vi toàn thế giới…là “không thể thiếu được” đối với sự phát triển bền vững. - Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21): Kế hoạch hoạt động toàn cầu nhằm khuyến khích sự phát triển bền vững. Agenda 21 là một khung kế hoạch chung để thiết kế các chương trình hành động, bao gồm những mục tiêu, hoạt động và phương tiện nhằm đạt được sự phát triển bền vững thế giới trong thế kỷ 21. Agenda 21 đưa ra những định hướng cho phát triển bền vững; thể hiện những vấn đề hiện tại và những thách thức mà thế giới sẽ phải đối mặt trong thế kỷ 21. Agenda 21 khẳng định một cách tiếp cận mới đối với chiến lược phát triển khi coi các vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là có mối quan hệ phụ thuộc nhau, thúc đẩy lẫn nhau và yêu cầu mọi quốc gia phải có cách nhìn toàn diện và dài hạn về sự phát triển. - Bản tuyên bố các nguyên tắc về rừng: Hướng tới sự quản lý bền vững hơn nguồn lợi rừng trên toàn thế giới. Đây là “sự thoả thuận toàn cầu đầu tiên” về vấn đề rừng. Các điều khoản chủ yếu bao gồm “tất cả các nước, nhất là các nước phát triển, phải tiến hành mọi biện pháp để “làm xanh thế giới” bằng cách trồng lại và bảo vệ rừng”; “các quốc gia có quyền phát triển rừng phù hợp với nhu cầu kinh tế xã hội của mình”; và cần phải dành những khoản tài chính hỗ trợ cho các nước đang phát triển lập các chương trình bảo vệ rừng; khuyến khích những chính sách thay đổi về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, ba văn kiện này không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý mà chỉ là những cam kết chính trị cao nhất của các quốc gia thành viên. Ngoài ra, tại Hội nghị này, hai công ước có sự ràng buộc về mặt pháp lý cũng đã được đưa ra để các quốc gia quan tâm ký kết, đó là Công ước về biến đổi khí hậu và Công ước về đa dạng sinh học. Cùng thời gian đó cũng diễn ra các cuộc đàm phán về Công ước chống sa mạc hoá. Công ước này được đưa ra cho các nước ký kết vào tháng 10 năm 1994 và có hiệu lực từ tháng 12 năm 1996. Đây chính là những văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên thể hiện rõ nét mục tiêu phát triển bền vững. Với ý nghĩa là văn kiện khẳng định nguyện vọng của nhân loại phát triển theo một cách thức đảm bảo kết hợp hài hòa các bộ phận cấu thành sự phát triển bền vững, Chương trình hành động 21 và các văn kiện Rio khác đã tạo ra những bước đệm quan trọng để đi đến một thế giới bền vững về mặt xã hội, kinh tế và môi trường. Tuy chỉ mang tính chất khuyến nghị nhưng những văn bản đó đã đóng vai trò quan trọng cho việc xây dựng một khung pháp lý, đặt nền móng cho sự phát triển của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia trong lĩnh vực này. Sau Hội nghị Rio de Janeiro, Agenda 21 tiếp tục được thảo luận và thực hiện ở quy mô toàn cầu thông qua một số cuộc hội nghị thượng đỉnh: Hội nghị về Phát triển xã hội (tháng 3/1995), Hội nghị về Các thành phố (1996), các hội nghị thế giới về Quyền con người, Phụ nữ, Dân số, Khí hậu và sự nóng lên toàn cầu, Lương thực…Các hội nghị nói trên đã làm cho các Chính phủ, các tổ chức và nhân dân chú trọng hơn tới phát triển bền vững, đặc biệt tới các vấn đề xã hội, văn hoá trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nhiều nước đã xây dựng Agenda 21 của mình, lấy đó làm khuôn khổ chung để hoạch định các chiến lược và kế hoạch phát triển cụ thể của đất nước và tổ chức các chương trình hành động quốc gia. Tiếp theo đó, từ 23 đến 27 tháng 6 năm 1997, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức khoá họp đặc biệt về môi trường tại New York. Khoá họp này thường được biết đến dưới cái tên Hội nghị thượng đỉnh Trái đất + 5 (Rio+5), để xem xét và đánh giá tiến trình thực hiện các cam kết tại Hội nghị Rio, đặc biệt là việc thực hiện Chương trình nghị sự 21. Tại đây, một lần nữa, tất cả các nước dù là phát triển hay đang phát triển đều nhận thức sâu sắc và thấy rõ hơn thách thức của vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, coi môi trường không chỉ gắn với phát triển mà còn là sự sống còn của loài người, từ đó nâng cao trách nhiệm của từng nước và cả cộng đồng quốc tế. Các nước phát triển đã buộc phải khẳng định các cam kết Rio-92 về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững một cách cụ thể hơn (tuy ở những mức độ khác nhau) trước thực trạng suy thoái môi trường. Các quốc gia mong muốn khắc phục tình trạng trì trệ về bảo vệ môi trường trong những năm qua và đẩy mạnh hơn việc thực hiện Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị Rio. Tháng 8 năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững (được gọi tắt là “Hội nghị Rio+10”) sẽ được tổ chức ở Johannesburg (Nam Phi). Hội nghị sẽ xem xét kết quả 10 năm thực hiện Tuyên bố chung Rio và Agenda 21 về phát triển bền vững. 3. Phát triển bền vững ở Việt Nam Việt Nam được coi là một trong những nước có quan tâm tới môi trường và phát triển bền vững khá sớm. Ngay từ những năm 80, khi các hoạt động kinh tế của đất nước có những kết quả tiến bộ, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới công tác điều tra tài nguyên, tìm hiểu các biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, thông qua chương trình nghiên cứu “Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường” năm 1981. Nhưng có thể nói năm 1986 mới là điểm khởi đầu cho kế hoạch và hành động của Chính phủ Việt Nam đối với việc sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, thông qua việc công bố CHIẾN LƯỢC BẢO TỒN QUỐC GIA, trên cơ sở nhận thức rõ về vị trí chủ đạo của văn bản “Chiến lược bảo vệ toàn cầu” do IUCN đề xuất. Sau hai mươi năm phát triển theo mục tiêu bền vững, chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân, thực hiện ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường. Thực hiện phát triển bền vững, chúng ta có những thuận lợi nhất định, nhưng bên cạnh đó, con đường phía trước cũng không ít khó khăn. Chúng ta đều biết rằng phát triển bền vững yêu cầu một chương trình hành động tổng hợp của con người, với sự tham gia của cả Chính phủ cũng như mọi tổ chức và cá nhân. Xuất phát từ đặc điểm đó, phát triển bền vững ở Việt Nam, trong phạm vi luận văn này, chỉ được nghiên cứu thông qua chính sách, pháp luật có liên quan và một số khía cạnh thực tế của tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trước mục tiêu này. 3.1. Về chính sách và pháp luật Như đã nêu trên, CHIẾN LƯỢC BẢO TỒN QUỐC GIA năm 1986 chính là điểm mốc đánh dấu sự phát triển của hệ thống chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hệ thống này không ngừng được xây dựng và kiện toàn trong suốt thời gian qua. Chiến lược năm 1986 tập trung vào bốn nhiệm vụ ưu tiên là: Ổn định dân số; Phục hồi và quản lý rừng; Thành lập Uỷ ban quốc gia về tài nguyên và môi trường; Xây dựng các luật, các quy định về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong bốn nhiệm vụ đặt ra, chúng ta mới chỉ thực hiện được duy nhất việc ban hành một số văn bản pháp luật. Việc ban hành các văn bản pháp luật về môi trường từ những năm cuối của thập kỷ 80 (Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989, Pháp lệnh về thu thuế tài nguyên 1989, Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản 1989…) cũng như trong những năm tiếp theo (Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991, Luật Đất đai 1993, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật 1993…) được coi là một bước tiến mới trong chính sách môi trường của Việt Nam, đặc biệt là việc ban hành Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ 10/1/1994. Có thể nói đây là thời điểm mà công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản có liên quan tới bảo vệ môi trường đã được định nghĩa; các nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm bảo vệ môi trường của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân được ràng buộc bằng biện pháp pháp lý. Năm 1991, Chính phủ chính thức phê duyệt KẾ HOẠCH QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN LÂU BỀN 1991-2000. Bản kế hoạch này chứa đựng những ưu tiên môi trường cơ bản nhất, thể hiện quyết tâm của Việt Nam vì sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, sự hưởng ứng của Việt Nam với cộng đồng quốc tế vì sự ổn định, phồn vinh của toàn thế giới. Rõ ràng phúc lợi kinh tế của người dân Việt Nam phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và các hệ sinh thái quan trọng, nhưng đồng thời sự phát triển đô thị, phát triển công nghiệp cũng phải thống nhất với việc quản lý môi trường. Tuy nhiên, bản Kế hoạch còn có nhược điểm là chưa xem xét đến ảnh hưởng của cơ chế thị trường, chưa phân tích ảnh hưởng của chính sách quản lý kinh tế đến môi trường và cũng vì vậy mà chưa được gắn với chiến lược kinh tế - xã hội. Việt Nam cũng đã phê chuẩn nhiều công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực môi trường nhưng thể hiện mối liên quan trực tiếp nhất tới vấn đề phát triển bền vững chính là việc phê chuẩn Công ước đa dạng sinh học năm 1994. Sau đó, Việt Nam ban hành KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌC (BAP), được Chính phủ phê duyệt năm 1995, thể hiện cam kết trách nhiệm của Việt Nam sau khi ký kết Công ước. Đây là văn bản có tính pháp lý định hướng cho hành động của Việt Nam trong việc bảo vệ đa dạng sinh học ở tất cả các cấp, các ngành và đoàn thể; văn bản này cũng thể hiện nhận thức mới của Việt Nam về vai trò của đa dạng sinh học đối với phát triển bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, các nhà khoa học và các cấp chính quyền Việt Nam đang tập trung nỗ lực để xây dựng và hoàn thiện CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC, cũng như các chiến lược chuyên biệt trong từng lĩnh vực cụ thể, do các Bộ ngành phối hợp tiến hành (có thể kể đến Chiến lược phát triển truyền thông môi trường, Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn…), phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; cùng với các biện pháp ngắn hạn tăng cường năng lực quản lý môi trường ở các cấp và phát triển bền vững kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang tiến hành nghiên cứu xây dựng Agenda 21 với tư cách là một khung chiến lược, định hướng dài hạn cho phát triển bền vững. Bên cạnh các quan điểm chung, Agenda 21 của Việt Nam phải bao gồm các phương hướng cụ thể cho từng lĩnh vực trọng điểm về kinh tế, xã hội, môi trường và phải nêu lên được những chương trình hành động cần ưu tiên cao nhất trong các Kế hoạch. Agenda 21 này sẽ là sự rà soát và tổng hợp các chiến lược phát triển hiện có dưới lăng kính của quan điểm phát triển bền vững. Đây được coi là một trong những hoạt động nhằm đẩy mạnh việc thực hiện cam kết Rio trong những năm tới của Việt Nam. 3.2. Về một số mặt kinh tế - xã hội Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn đảm bảo phát triển ổn định, bền vững, Việt Nam cần nhận thức sâu sắc những thách thức to lớn đang đặt ra trên con đường phía trước. Thực tế, nghèo đói, đông dân và sự hạn chế trong nhận thức chính là những cản trở chủ yếu. Nhận thức được điều đó, Nhà nước chủ trương thực hiện xóa đói, giảm nghèo như một ưu tiên cao nhất, và theo đuổi mục tiêu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nhờ đó, nền kinh tế đã có những bước tiến vượt bậc và đang trong quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Tuy nhiên, các hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường từ đó cũng có xu hướng tăng lên đáng kể. Nhiều ngành công nghiệp có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như dầu khí, vật liệu xây dựng,…được chú trọng đầu tư. Cùng với phát triển công nghiệp là việc tăng số lượng và quy mô các khu công nghiệp, khu chế xuất; quá trình đô thị hóa cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Có thể nói, hiện nay, tăng trưởng ở các thành phố đã vượt quá năng lực của các cơ sở hạ tầng hiện có. Tắc nghẽn giao thông, sự quá tải ở các khu dân cư, sông hồ bị ô nhiễm và vấn đề chất thải đô thị, là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất III/Các điều kiện để phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn 1/Điều kiện về tài nguyên du lịch a-Tài nguyên thiên nhiên: Một quốc gia, một vùng dù có nên fkinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội phát triển cao, song nếu không có những tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển được du lịch. Tiềm năng về kinh tế là vô hạn, song tiềm năng về tài nguyên du lịch là có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên- những các mà thiên nhiên chỉ ban cho một số vùng. Sầm Sơn may mắn được thiên nhiên ưu ái rất nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên. Địa hình bằng phẳng, có bãi biển quá đẹp vói bãi cát trắng mịn, nứoc biển rát trong và sóng vỗ mạnh- tích hợp cho những chuyến nghỉ hè sảng khoái. Nhiều khách du lịch đã yêu thích nghỉ hè ở đây không chi vì có bãi tăm đẹp mà con bởi phong cảnh ở đây tao nên một không gian vô cùng sống động. Biển đẹp được boa bộc bởi dảy nui Trường Lệ gắn liền với câu chuyện vô cùng cảm động. Nói đến Sầm Sơn không chỉ có biển, núi mà ở nơi đây còn có Hòn Trống Mái- bất kỳ khách du lịch nào nghỉ mát ở đây đều không thể bỏ qua điêm tham quan hấp dẫn này…. b-khí hậu: Khí hậu ở sầm Sơn Phải nói là quá tuyệt cho bất cứ chuyên nghỉ hè nào. Số ngày mưa tương đối ít vào thời vụ du lịch, tức là mùa du lịch ở đây tương đối khô đã làm tăng hiệu quả của chuyến đi nghỉ biển. đặc biệt, số ngày nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày và ban đêm không cao lắm. Vao buổi đêm không khí mang theo gió biển rất thoáng mát, thuận lợi cho việc đi dạo mát, giải trí, nghỉ ngơi và ngủ được ngon giấc. Nhiệt độ nước biển ôn hoà( khoảng 20 độ C). c-Sầm Sơn có nguồn thuỷ, hải sản rất phong phú, đáp ưng đủ nhu cầu tgưởng thức hải sản của du khách khi đên tham quan nghỉ biển. Ví dụ: tôm, cá, mực… loại thực phẩm này luôn đảm bảo về độ tươi ngon đảm bảo sẽ làm hài lòng bất kỳ du khách nào. 2/Tài nguyên nhân văn: Giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu về kinh tế có ý nghĩa rất sâu sắc cho sự phát triển du lịch của Sầm sơn. Các giá trị lịch sử có sự thu hút đặc biệt như: chùa Độc Cước, chùa Cô tiên…thuờng thu hút khách du lịch nội địa muôn scó hiếu biết sâu sắc về lịch sử của dân tộc mình. Ngày nay, khách du lịch sdên tham quan nghỉ mát ở Sầm Sơn sẽ vô cùng ngạc nhiên về những đổi thay đổi to lớn của nền kinh tể ở đây. Điều đó được thể hiện khá rõ khi bộ mặt của thị xã du lịch này ngày càng khởi sắc, vừa mang dáng dấp hiện đại cua một khu du lịch nhưng vẫn thấp thoáng một cái gì đó rất linh thiêng của những truyền thuyết lịch sử được truyền từ đời này sang đời khác. 3/ Các điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ du khách -Sự sàng của bộ máy quản lý ở địa phương - sự có mặt của các tổ chức và các doanh nghiệp chuyên trách về du lịch.Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp này bao gồm: Kinh doanh khách sạn. kinh doanh vận chuyển và kinh doanh các dịch vụ khác. 4/ Các điều kiện về kỹ thuật -Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: hệ thống khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, nhà hàng công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch, rạp hát, rạp chiếu phim…Đã đáp ứng tương đối đày đủ nhu cầu ngày một tăng của du khách. -Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội: là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lcịh xây dựng lên mà là của toàn xã hội. Hệ thống đường sá, công viên ở Sầm Sơn đã làm hài lòng các du khách. Ngoài ra, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện….đã phối hợp rất nhịp nhàng với nghành du lịch ở đây để tạo nên hiệu quả tốt nhất. - Các điều kiện về kinh tế: việc đảm bảo các nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch luôn được đảm bảo, nghành du lịch luôn là nghành đi đàu về phương diện tiện nghi hiện đại và là nghành được Sầm Sơn luôn luôn đổi mới. Người dân ở đay luôn luôn tâm niệm du lịch là nghành nghề chinh của họ, nên họ có thái độ rất tốt trong việc phtá triẻn du lịch của địa phương. Luôn đảm bảo đầy đủ việc cung ứng vật tư hàng hoá cho tổ chức du lịch, luôn quan tâm đến chất lượng và giá cả của hàng hoá để có đủ sức cạnh tranh trên thương trường. III/ Phương pháp nghiên cứu Trong đề án em sử dụng các phương pháp sau: Luận văn phân tích Tổng hợp, so sánh, đối chiếu các sự việc, các quy định. Các phương pháp logic pháp lý Tham khảo một số tài liệu đã được công bố. Phần II: Thực tiễn I/ Đánh giá hoạt động du lịch ở sầm Sơn những năm qua Những năm qua, Sầm Sơn luôn là địa điểm có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước, nhưng thực trạng dịch vụ du lịch trên địa bàn còn tồn tại một số vấn đề ở các lĩnh vực: Công tác quản lý, điều hành, tổ chức kinh doanh dịch vụ, trật tự đô thị, văn minh du lịch, vệ sinh môi trường, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng... Để khắc phục những tồn tại đó, yêu cầu đặt ra đối với Sầm Sơn là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng du lịch, dịch vụ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư trong tổ chức hoạt động và phát triển bền vững du lịch Sầm Sơn. Năm 2005 được xem là năm đột phá trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và môi trường văn hóa du lịch, hướng tới một Sầm Sơn Trật tự - Kỷ cương - Văn minh du lịch. Với du khách, hiện tại Sầm Sơn đã có một diện mạo hoàn toàn mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp; Môi trường du lịch được cải thiện một cách đáng kể, việc bài trừ các tệ nạn xã hội được phát động trong toàn dân, văn hóa, văn minh được đề cao trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. Năm 2006, là năm đầu tiên thực hiện chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI đề ra. Do vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan đơn vị và các tổ chức kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn thị xã đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các hoạt động nằm trong chương trình “Tăng cường nâng cao chất lượng du lịch Sầm Sơn”, phấn đấu trong năm nay đón được 748.000 lượt khách, doanh thu đạt 205 tỉ đồng, tăng 17% so với năm 2005. Đó thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho nhịp độ phát triển du lịch ở đây. II/ Sầm Sơn kỷ niệm 100 năm du lịch. Mùa hè năm 2007, du lịch Sầm Sơn tưng bừng kỉ niệm sự kiện trọng đại dang thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách cả nước. Đó là sự kiện 100 năm du lịch Sầm Sơn- một mốc lịch sử đáng nhớ. Vì vậy, hiện nay, thị xã Sầm Sơn đang tích cực làm công tác chuân bị để chào đốn sự kiện này. Đây có lẽ là cột mốc quan trọng nhất để có thể đánh giá sự thay đổi nhanh chóng trên mảnh đất này. Chính quyên fở đây đang thực hiện những chương trình hành động tích cực tác động vào môi trường cảnh quan, xây dựng lai hệ thống đường xá, tu bổ các khu di tich lịch sử, danh lam thắng cảnh…. Ngay từ đầu năm, các cấp lãnh đạo và nhân dân Thị xã đã thực hiện các hoạt động có hiệu quả làm thay đổi bộ mặt du lịch của Sầm Sơn: Thứ nhất, làm chuyển biến căn bản về nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về yêu cầu cấp bách phải khắc phục những tồn tại yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý, trật tự đô thị, trật tự kinh doanh. Đặc biệt là văn hóa ứng xử với khách du lịch; vệ sinh môi trường và các tiêu cực khác có tác động xấu đến môi trường phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức triển khai tuyên truyền sâu rộng tới mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư tại địa phương về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lí hoạt động du lịch. Thứ hai, làm tốt công tác tổ chức, quản lý, văn minh du lịch bằng cách sắp xếp chỉnh trang lại các điểm bán hàng trên các tuyến đường, bố trí lại các bãi đỗ xe, nghiên cứu xây dựng một khu phố giới thiệu văn hóa ẩm thực xứ Thanh; Phối hợp với Sở Du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho người dân tham gia làm dịch vụ du lịch, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như chất lượng phục vụ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch. Chú trọng công tác vệ sinh môi trường trên bãi biển, đường phố và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh... Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các qui định của Nhà nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, nề nếp, kỷ cương... Thứ ba, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách, xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong từng công sở, đơn vị, trong từng quán hàng, đảm bảo tốt môi trường trật tự an ninh cho du khách. Tập trung phát hiện và giải quyết dứt điểm các hiện tượng cò mồi, ép giá, chạy bám theo khách để bán hàng. Tổ chức lực lượng con người và phương tiện hợp lý, tập huấn nghiệp vụ cứu hộ trên các bãi tắm và trên các tàu cứu hộ, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm y tế thị xã làm tốt công tác bảo hiểm bãi tắm, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro xảy ra với du khách. Với những nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân Thị xã Sầm Sơn, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, Sầm Sơn đã có một diện mạo hoàn toàn mới - một Thị xã du lịch biển văn minh, an toàn đối với du khách. III/ Nét văn hoá độc đáo. Đến với Sầm Sơn, du khách không thể không thể không lên thăm viến đền Độc Cước, chùa Cô Tiên. Có thể chính đền chùa với nền văn hoá xưa con tiềm ẩn trong dân gian ở đay đã khiến Sầm Sơn trở nên linh thiêng, huyền bí, hấp dẫn du khách. Chỉ riêng với sự tích đền Độc Cước với tín ngưỡng thờ thần đã là một kho cổ tích hấp dẫn. Đền Độc Cước có một vị trí tuyệt đẹp xét cả ở phối cảnh không gian, cả việc thuận tiện cho du khách thăm viếng. đền nằm ngay trên móm núi nhô ra biển của hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ. Từ biển nhìn vào, đền như một ngọn hải đăng, một trạm gác tiền tiêu, một người khổng lồ, lưng tựa vào núi, ngực hướng ra khơi xa. Trèo lên 50 bậc đá, du khách sẽ đến được khu đền chính. Từ đây, phóng tầm mắt về phía đông là biển xanh ngắt tân chân trời. Chếch phía bắc, sát ngay chân núi là bãi tắm phẳng đẹp, thơ mộng. Du khách nên thăm viếng theo trình tự: Tiền đường, Trung tẩm, hậu tẩm, Cấm cung. Ngôi Tiền đường rông 5 gian, trong có bàn thờ, ngoài ra còn có giá đỡ trống, giá binh khí như dùi đồng, phủ việt, gươm trường, giáo dài…Tiếp theo Tiền đường là Trung tẩm gồm 3 gian nhà. Tiếp nữa là hậu cung, bên trong bày các pho tương phật. Toàn bộ khu vực được liên kết với nhau theo hình chữ công( I). Trong Hậu cung, có thờ ngai vị thần Độc Cước, một tượng thần được tạc nửa người. Gian sau Hậu cung có cửa đóng kín gọi là Cấm cung. Cấm cung mỗi năm chỉ mở một lần và chỉ ông Từ, cụ Tiên chỉ của làng mới được vào. Cấm cung có xây bệ gạch, có khám bằng ggõ sơn son thếp vàng, trên đặt thần vị ghi 4 chữ: chu minh thánh vị. Ngoài khu trên, chếch về phía bắc có lầu Nghình Phong, phía nam có phủ. Trong ký ức dân gian cũng như trong sách vở không ghi rõ đền được xây tư khi nào. Tuy nhiên, trong dân gian có truyện kể liên quan đến đời Trần. Số là, vua Trần đem quân đi đánh giặc phía nam qua vùng này, có một vị thần một chân báo mộng sẽ giúp vua đánh giặc. Giặc tan, nhớ lời hứa, vua về cho xây đền để quanh năm dân chúng hương khói thờ thần. Lại có truyện kể việc xây đền liên quan đến cây gỗ thần từ ngoài biển dạt vào từ thời vua Lê Thánh Tông. Chắc chắn, đó chỉ là truyền thuyết trong dân gian nhằm thần thánh hoá ngôi đền. Từ xưa, đền Độc Cứơc đã là một trong 3 điểm lễ hội lớn của vùng Sầm Sơn. Tuy nhiên lễ hội đên Độc Cứoc chủ yếu là tế lễ, dâng hương chứ không có các trò diễn dân gian như các lễ hội khác, Chính vì vậy, rước kiệu trở thành hội vui và độc đáo ở sầm Sơn. Khi rước kiệu ở lễ hội vùng này thì kiệu Chị đi trước, kiệu Em đi sau.Các cụ trong vùng giải thích: Chị ở đay là bà Triều, con một vua Lý đi lánh nạn mà dạy vào làng Triều Dương. Bà đem nghề dệt vải truyền cho dân, nên khi chất được phong làm Thành Hoàng. hần Độc Cước muốn hỏi bà làm vợ, bà ra điều kiện: hai người thi tài, nếu thần Độc Cước thắng bà sẽ ưng làm vợ, nếu thua bà sẽ gọi là chị. Thần Độc Cứoc nghe theo. Bà Triều thì xé nát tấm lụa rồi dệt lại như mới. Thần Độc Cước thì đập nát con trâu rồi nặn lại. Kết quả, khi bà Triều dệt xong tấm lụa, thì thần Độc Cước mới chỉ nặn xong đầu con trâu. Thần Độc Cước chịu làm em nhưng vẫn cứ tiếc rẻ., vì vậy thỉnh thoảng kiệu Em lại chạy lên ngó nghiêng sang kiệu Chị. Cũng vì vậy, lễ vật cho lễ hội bà Triều là một tấm lụa trắng, còn lễ vật thần Độc Cước là một đầu trâu. Lễ hội đền Độc Cước chủ yếu diễn ra vào mùa xuân, lễ mở rất to. Vào những ngày đầu xuân, rất nhiều du khách ở khắp nơi đã chon đền Độc Cước làm nơi dừng chân để cầu phúc cho một năm gặp nhiều may mắn và hạnh phúc. Người dân ở Sầm Sơn ngày nay vẫn duy trì lễ hội này và kèm theo các lễ hội khác như: lễ hôi bánh chưng bánh dày…Chỉ có lễ cầu mưa diễn ra vào ngày 13 tháng năm âm lịch, tiếc rằng cho đến nay lễ hội này chưa được khôi phục. Hiện nay du khách đến Sầm Sơn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một khu giả sơn, ngay dưới chân núi nơi có đền Độc Cước. Khi tham quan khu giả sơn này chắc bạn sẽ ngạc nhiên về vẻ đẹp tuyệt vời của nó- đó là một công trình nghệ thuật thu nhò hình ảnh của Sầm Sơn với núi non và biển hồ thơ mộng. Không những đẹp về nghệ thuật kiến trúc, mà nó sẽ đem lai cho du khach những ấn tương khó phai về phoang cách phục vụ và các loại hình dịch vụ ở đây. Khi đứng ở trên cao của khu giả sơn này, bạn có thể phóng tầm mắt quan sát vẻ đẹp tuyệt vời hiếm thấy của bãi tắm Sầm Sơn nhất là về ban đêm. Sóng biển lung linh hoà quện với kiến trúc khách sạn hiện đại, bạn sẽ có được cảm giác đang được nghỉ ngơi thực sự, mọi mệt nhọc của cuộc sống tan biến để bạn được tận hưởng trọn vẹn ý nghĩa của chuyến đi. Công trình này được mô phỏng theo truyện dân gian về sự tích vị thần ở đây. Truyện kể rằng: Ngày xưa, vào một năm mưa to, gió lớn, nước biển dâng cao. Khi biển lặng, người ta thấy xác một phụ nữ đang mang thai dạt vào bờ. Dân làng đã chôn cất tử tế. Lạ thay ngôi mộ ấy cứ lớn dần, lớn dần ( sau này thành dãy núi Trường Lệ ). Còn thai nhi không chết mà sinh ra được cậu bé. Cậu bé lớn nhanh và có sức khoẻ hơn người. Một năm, ngoài khơi co loài quỷ dữ luôn lật thuyền đánh cá để bắt người. Chàng trai đi thuyền ra nghênh chiến với bọn quỷ để bảo vệ dân. Không địch nổi chàng, bọn quỷ chia đôi quân, một nửa ở biển lật thuyền, nửa kia vào làng bắt dân để ăn thịt. Trước tình thế ấy, chàng trsi liền xẻ đôi thân mình, một nửa giữ làng, một nửa giữ biển.Bọn quỷ bị đánh tơi bời, không dám bén mảng tới Sầm Sơn. Nhờ công lao ấy, Ngọc Hoàng đã phong một nửa của chàng làm thần, thờ ở đền Hạ, nửa kia làm thánh thờ ở đền Thượng.Tuy nhiên bốn chữ Chu Minh Thánh Vị trong hậu cung lại liên quan đến câu chuyện cho rằng: Vị thánh ở Độc Cước có tên là Chu Minh, hiệu Độc Cước, đạo hiệu là Pháp Duyên, là một pháp sư nổi tiếng. Lại có sách cho rằng Ngài là một cao tăng lừng danh. Theo các nhà nghiên cứu có hiện tượng đó là vì ở đây có sự đan xen nhiều tín ngưỡng, mỗi tín ngưỡng đều có sự giải thích riêng. Trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 04 năm 2003 Ngô Văn Danh đã nhận xét “ tín ngưỡng thờ thần Độc Cước xuất phát từ thần tích và tĩn ngưỡng dân gian bản địa, qua tiếp biến hỗn dung với tôn giáo ngoại lai, đã kết tụ, trầm tích, tạo nên tín ngưỡng bản địa, dân gian hoá ”. Ngày nay nhìn ở góc độ văn hoá xã hội thì việc có ngôi đền đầy vẻ huyền thoại, vừa thờ thần vừa thờ thánh, ngay trên bãi biển đẹp nổi tiếng, đã góp phần tạo nên một quần thể du lịch là một lợi thế rất lớn của Thanh Hoá. Xét ở góc độ này thì thần Độc Cước đang ban lộc cho không chỉ người dân nơi đây. Theo thống kê lượng khách du lịch đến Sầm Sơn tăng đều hàng năm. Nếu năm 2001, Sầm Sơn đón được 331.180 lượt khách, thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên 400.000 lượt, trong đó khách nội địa chiếm 98%, khách quốc tế đến từ Thái lan, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và một số nước Châu Âu. Giá trị GDP của ngành du lịch Sầm Sơn chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế địa phương đạt 61,2 tỷ đồng vào năm 2000 và khoảng 115 tỷ đồng vào năm 2005. Theo đó, ngành du lịch đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước, bình quân 6 đến 8 tỷ đồng/năm ( giai đoạn 2000-2005 ). Lượng khách đến Sầm Sơn từ nhiều nơi trong nước nhưng chủ yếu là khách đến từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, nơi tập trung nhiều nền văn hoá phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho người dân Sầm Sơn có cơ hội hiểu biết xã hội. Phát triển du lịch cũng tạo cơ hội cho các ngành nghề khác ở Sầm Sơn có cơ hội phát triển. Sự tăng trưởng của ngành chế biến thuỷ sản và sự xuất hiện của ngành nghề sản xuất hàng lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ là một ví dụ điển hình. Hiện tại uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn đang có chủ trương khôi phục lại một số ngành nghề truyền thống như: dệt săm xúc, dệt cói, để từ đó làm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch mặt khác sẽ tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh của các nhà kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, giá cả phù hợp để thu hút du khách. Phát triển du lịch cũng đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp nghiên cứu, đầu tư vào du lịch thông qua các quy hoạch khu du lịch sinh thái Quảng Cư, khu văn hoá và vui chơi giải trí núi Trường lệ, khu du lịch Nam Sầm Sơn. Một hệ quả tích cực mà du lịch đem lại, đó là mức sống của người dân địa phương được cải thiện đáng kể. Chỉ tính qua 10 năm xây dựng và phát triển, thị xã du lịch Sầm Sơn đã có nhiều đổi thay. Với số vốn cho du lịch ngày càng tăng, hệ thống cơ sở vật chất du lịch ngày càng tăng, hệ thống cơ sở vật chất cũng như cơ sở hạ tầng( hệ thống điện,nước, hệ thống đường giao thông, bưu chính viễn thông…) được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống cơ sở vật chất xã hội như: trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hoá trong thị xã cũng tăng lên. Mỗi năm hoạt động du lịch tạo thêm công ăn việc làm cho khoảng 6000-7000 lao động ở Sầm Sơn và khoảng 8000-10000 lao động cho các vùng lân cận như: Quảng Xương, Hoằng Hoá,TP Thanh Hoá, với mức thu nhập bình quân 500000-800000 đồng/tháng/người. Ngoài ra, người dân ở đây còn hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách và môi trường đầu tư như: chính sách chuyển quyền sử dụng đất, giá đất. Phần III Giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở sầm Sơn I/ Mặt trái của phát triển du lịch Sầm Sơn Phát triển kinh tế - xã hội mà không lồng ghép hữu cơ với bảo vệ môi trường thì sẽ dẫn đến hậu quả thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường sống của con người, cũng như đối với bản thân nền kinh tế - xã hội đó. Nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đang phải trả giá cho mọi sự phá hủy môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên của mình. Theo tài liệu của Ngân hàng thế giới công bố tại Hội thảo quốc tế về “Tái sử dụng chất thải phục vụ nông nghiệp” (Washington, 23-24/9/1996), thì ở một số nước đang phát triển ở châu Á, do nền sản xuất còn lạc hậu và do công tác bảo vệ môi trường được quan tâm muộn hơn các nước khác, nên cần phải chi phí nhiều hơn cho chữa trị ô nhiễm môi trường. Ví dụ như Lào, hàng năm phải chi khoảng 7,43% tổng thu nhập quốc nội mới giải quyết được các vấn đề môi trường; tỷ lệ chi phí đó đối với Việt Nam là 7,2%; Campuchia: 5,5%; Nêpan: 5,2%; Trung Quốc: 4,7%; trong khi đó ở Hàn Quốc chi phí đó chỉ là 0,33% và ở Singapo là 0,24%…Việc chú trọng quá nhiều đến các chỉ tiêu sản xuất đã dẫn đến các hành động cứu chữa nhiều hơn là khuyến khích sử dụng bền vững. Nếu các nhà hoạch định chính sách chỉ nhận thức được các tác động môi trường sau khi chúng đã đe dọa sự phát triển thì sẽ là quá muộn để phòng ngừa suy thoái môi trường. Việc quá tập trung vào phát triển kinh tế cũng làm cho các giải pháp môi trường thường mang tính trước mắt và bất hợp lý, nếu xét trong khung cảnh xã hội và môi trường rộng lớn. Vì vậy, ngày nay, bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn đầu của dự án đã trở thành một vấn đề rất quan trọng trong phát triển ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Chúng ta không thể luôn luôn bị động chạy theo việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại về môi trường mà trái lại, phải nhìn trước, chủ động đặt ra những chương trình từng bước làm tốt hơn môi trường hiện tại. Qua điều tra thực tế cho thấy, hoạt động du lịch dẫn đến suy giảm các giá trị văn hoá. Các dịch vụ bán hàng rong gây không ít phiền hà cho du khách làm giảm vị thế và uy tín của du lịch Sầm Sơn. Những biểu hiện rõ ràng hơn về sự suy giảm các giá trị văn hoá là tình trạng các di tích văn hoá ở dãy núi Trường Lệ đang bị các hoạt động của con người làm biến đổi hình dạng vốn có của nó, các lều quán kiốt bán hàng trên núi xây dựng không theo quy hoạch. Một số di tích khác hiện đang bị xuống cấp và chưa được đầu tư tu bổ như chùa Cô tiên, đền thờ Tô Hiến Thành.Bên cạnh đó các băng nhóm tội phạm, các ổ tiêm chích ma tuý, mại dâm vẫn hoạt động tạo nên một môi trường xã hội thiếu lành mạnh. Những yếu tố đó gây mất trật tự xã hội đồng thời gây mất an ninh trật tự, an toàn cho du khách khi đến tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn và tạo nên tâm lý lo ngại cho du khách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển du lịch. Sự phát triển du lịch kéo theo sự phân hoá giàu nghèo trong tầng lớp nhân dân: theo thống kê thì mức chi tiêu bình quân của khách nội tỉnh tại Sầm Sơn là 100.000đ –120.000đ/ngày/, khách ngoại tỉnh là 150.000đ-200.000đ/ngày/khách, khách quốc tế khoảng 60usd. Mức chi tiêu như vậy sẽ giúp cho các hộ kinh doanh, người dân ở Sầm Sơn bán được nhiều sản phẩm lưu niệm, dịch vụ, đem lại nguồn thu về kinh tế, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên cũng chính từ các nguồn lợi này, hiện tượng phân hoá giàu nghèo trong nhân dân càng thể hiện ngày một rõ nét. Trong 1996 tỷ lệ hộ giàu ở Sầm Sơn chỉ chiếm 9,6% đến năm 2005 chiếm trên 30%. Cơ hội làm giàu không phân phối đều cho mọi tầng lớp nhân dân mà tập trung vào những người có điều kiện hơn. Sức ép do phát triển du lịch quá nhanh: tốc độ phát triển nhanh của du lịch Sầm Sơn đã mang lại cho địa phương nguồn lợi kinh tế cao. Thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng 20%-25%. Hàng năm vào mùa du lịch Sầm Sơn đón gần 400.000 lượt khách với ngày lưu trú bình quân 2 ngày/khách, đã tạo sức ép lớn cho người dân ở đây. Giá sinh hoạt tăng nhanh, việc mua sắm đi lại trở nên khó khăn hơn, tình trạng thất nghiệp sau mỗi mùa du lịch trở nên phổ biến vì tính mùa vụ ở đây rất cao. Mặt khác, mức độ đầu tư cho du lịch quá tải như hiện nay đã tạo cho Sấm Sơn áp lực, vì vậy nên quy hoạch phát triển đô thị và du lich hợp lý. Phát triển du lịch cũng đồng thời đặt thêm gánh nặng lên nguồn lợi tài nguyên hiện có ở Sầm Sơn, khiến môi trường nuớc sinh hoạt, nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng rác thải, nước thải chưa qua xử lý đã được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, gây mất vệ sinh công cộng, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. II/ Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường xã hội: Mục tiêu phát triển giai đoạn 2006-2010 là tập trung phát triển du lịch vững mạnh đưa Sầm Sơn thành tkhu du lịch trọng điểm của cả nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11%-11,5%; đến năm 2010 du lịch - dịch vụ- thương mại đạt 65%-70% trong GDP của thị xã tương ưng 200 tỷ đồng. Phấn đấu mức tăng bình quân hàng năm về khách du lịch la 10%; phấn đấu đến 2010 đạt 700.000 lượt khách trong đó khách du lich quốc tế chiếm 20%. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch tự nhiên và văn hoá với các sản phẩm: tăm biển, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, lễ hội; du lịch tham quan di tich, danh thắng, làng nghề; du lịch leo núi ( như leo núi, lướt ván, mô tô nước…); du lịch sinh thái ( nhà vườn, rừng, đảo, hồ…); du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, nhằm thu hút ngày càng nhiêu du khách và kéo dài thời gian lưu trú, hạn chế tính mùa vụ của du lịch nghỉ biển. Để thực hiện được những mục tiêu cơ bản trên, cần chấn chỉnh lại môi trường xã hội tại Sầm Sơn, phát huy những tác động tích cực mà du lịch mang lại. Trước mắt xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: Tập trung thực hiện xoá đói, giảm nghèo, đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong thời gian qua, việc thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo ở thị xã Sầm Sơn đã thu được một số kết quả khả quan. Mức thu nhập bình quân đầu người tại thị xã Sầm Sơn đạt 600.000đ/người. Tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với các đại phương khác từ 5%-7,5%. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng tái nghèo vẫn còn tiềm ẩn, làm cho những thành tựu trong xoá đói, giảm nghèo thiếu tính bền vững trong phát triển. Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cần đặc biệt hỗ trợ cho người nghèo của thị xã Sầm Sơn có tư liệu và phương tiện sản xuất, hoạt động kinh doanh dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nước sạch để họ tự vượt qua nghèo đói. Những hoạt động ưu tiên cần được thực hiện là: tăng cường công tác truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình và thực hiện bình đẳng giới nhằm nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Để giải quyết việc làm cho người lao động cần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Sầm Sơn theo hướng tiếp tục tăng nhanh tỉ trọng củ khu vực dịch vụ, giảm dần tỉ trọng của khu vực nông nghiệp, nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế có khả năng thu hút nhiều lao động và tạo nhiều việc làm mới trong nghành du lịch. Sở du lịch Thanh Hoá cần kết hợp với chính quyền thị xã và các trường đào tạo về du lịch, khách sạn tổ chức các chương trình dào tào nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng bán hàng và tâm lý khách du lịch cho người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch. Nhất thiết phải tạo bước chuyển biến trong văn hoá ứng xử và văn hoá du lịch tại Sầm Sơn. Thành lập và đẩy mạnh hoạt động của ban quản lý du lịch bãi biển Sầm Sơn để thường xuyên rà soát và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch cũng như các quy định về kinh doanh từng bước đưa hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch đi vào nề nếp. Thành lập các đội tự quản của quần chúng để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Quản lý tốt các luồng lao động vào thị xã. Vấn đề di dân có vai trò tái phân bố dân cư để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhưng cũng gây ra nhiều bất lợi nếu không được quản lý chặt chẽ. Mỗi loại hình di dân, UBND tỉnh, thị xã Sầm Sơn cần thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, biện pháp kinh tế, xã hội và kỹ thuật để quản lý nhằm phát triển hoạt động du lịch của thị xã. Đồng thời không làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội và môi trường tại nơi có dân nhập cư cùng tham gia kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó cần quan tâm cải thịên điều kiện sống và làm việc cho người dân di cư đặc biệt là trẻ em đường phố. Quản lý đội ngũ bán hàng rong, đánh giày, xích lô gây gỗ, ép giá với khách. Xây dựng và ban hành các quy định, quy chế nhằm bảo vệ môi trường xã hội tại địa phương. Để tạo hành lang pháp lý và xử phạt các hành vi làm tổn hại đến môi trường du lịch, UBND các cấp cũng như các ban ngành có liên quan cần sớm xây dựng và ban hành hệ thống các quy chế, quy dinh và nội quy về bảo vệ môi trường trong đó quy đinhj quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trương, quy định các hình thức biện pháp và xử phạt các cá nhân không tuân thủ quy định của chính quyền về bảo vệ môi trường. Đồng thời chính quyền các cấp cũng nên thiết lập các bộ phận chuyên trách ( tổ kiểm tra vê sinh môi trường để tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh nói riêng ) và xây dựng hệ thống các quy chê và quy định như: quy định về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, quy định về văn minh thương mại tại bải biển Sầm Sơn ( niêm yết giá bán tại các khách sạn nhà hàng, khu kinh doanh dịch vụ vui cơi, giải trí ), quy định nhăm bảo vệ trật tự xã hội tránh các tệ nạn như ma tuý, mại dâm và yêu cầu các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn ký cam kết không kinh doanh các dịch vụ vi phạm pháp luật. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về việc bảo vệ môi trường xã hội tai Sầm Sơn. Hoạt động của các chủ thể kinh doanh du lịch cũng có thể gây ra tác động rất lớn lên môi trưỡng xã hội tạo nên xu hướng thương mại hoá các giá trị văn hoá. Do đó cần tổ chức tuyên truyền vận động các doanh nghiệp cũng như cộng đồng dân cư tuân thủ các yêu cầu bảo vệ môi trường du lịch và tích cực tham gia các phong trào bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp cũng có thể phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng những mô hình thích hợp tạo điều kiện thích hợp cho người dân tham gia một cách có tổ chức vào các hoạt động du lịch, từ đó thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Để công tác giáo dục tại cộng đồng có hiệu quả cao nên phân loại đối tượng dân cư cho phù hợp thông qua các tổ chức đoang thể xã hội như: hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, đội thiếu niên, đoàn thanh niên… Qua đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và tác động của nó với môi trường xã hội tại thĩ xã Sầm Sơn có thể nhận thấy du lịch Sầm Sơn đang bị tác động mạnh bởi môi trường xã hội và ngược lai. Vì vây để phát triển du lịch Sầm Sơn theo xu hướng bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa sở du lịch Thanh Hoá, các ban ngành chức năng và chính quyền địa phương để có giải pháp về quản lý, quy hoạch, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch; lành mạnh hoá các hoạt động kinh doanh du lịch, các hoạt động vui chơi giải trí, hạn chế các hoạt động tiêu cực tại thị xã Sầm Sơn, đưa du lịch ở đây phát triển theo hướng tích cực và bền vững. Kết Luận Việc nghiên cứu thực trạng và cơ chế pháp lý đảm bảo gắn kết môi trường vào công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Sầm Sơn là một công việc hết sức thiết thực nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho con đường phát triển du lịch bền vững ở thị xã Sầm Sơn. Vấn đề hòa nhập môi trường và phát triển phải được giải quyết với tất cả nỗ lực của nhân dân và các nhà quản lý trên mọi lĩnh vực, bằng những chương trình hành động tổng hợp để hoạt đông du lịch ở Sầm Sơn trở nên hấp dẫn du khách hơn. Qua nghiên cứu, một điều dễ nhận thấy là những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn yếu và còn thiếu, chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của thực tế. Mặc dù chúng ta luôn phải đối mặt với những chương trình làm luật quá tải không tránh khỏi, dù còn nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, song việc xây dựng pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về gắn kết môi trường với kế hoạch hóa phát triển nói riêng là không thể trì hoãn. Và khó khăn hơn nữa là việc làm thế nào để đảm bảo thực thi pháp luật trên thực tế. Điều này phụ thuộc trước tiên vào tính phù hợp của các quy định được ban hành cũng như phụ thuộc vào chính ý thức của chúng ta. Với điều nhấn mạnh đó, em xin kết thúc đề án nghiên cứu của mình tại đây. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy giáo hướng dẫn là thạc sỹ Trương Tử Nhân đã định hướng cũng như đã giải đáp để em hoàn thành đề án môn học. Danh mục tài liệu tham khảo -Tạp chí Bảo vệ môi trường, các số năm 1997, 2001, 2002. - Tạp chí văn hoá và dân tộc, các số 92,93,95 năm 2006. - Tài liệu Dự án “Môi trường và Đầu tư” - Bộ KHĐT, UNDP và Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy sỹ, tháng 7/2001. -Tài liệu Hội thảo “Tiến tới phát triển bền vững tại Việt Nam” - Bộ KHĐT, tháng 3/2002. - Giáo trình kinh tế du lịch- trường ĐH KTQD- GS.TS Nguyễn Văn Đính: TSTrần Thị Minh Hoà -Việt Nam, phát triển bền vững: 10 năm nhìn lại và con đường phía trước - Cục Môi trường, tháng 6/2001. -Chiến lược và quy hoạch phát triển đất nước bước vào thế kỷ XXI - Bộ KHĐT, tháng 9/2000. -Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp - GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, NXB Xây dựng, năm 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67652.DOC