Tài liệu Đề tài Rò mật sau phẫu thuật cắt gan – Trần Quế Sơn: TCNCYH 117 (1) - 2019 101
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Địa chỉ liên hệ: Trần Quế Sơn, Bộ môn Ngoại, Trường Đại
học Y Hà Nội
Email: quesonyhn@gmail.com
Ngày nhận: 09/10/2018
Ngày được chấp thuận: 10/12/2018
RÒ MẬT SAU PHẪU THUẬT CẮT GAN
1,2Trần Quế Sơn, 1,2Trần Hiếu Học, 2Vũ Đức Long
1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Bạch Mai
Nghiên cứu mô tả kết quả cắt gan có biến chứng rò mật về đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ liên
quan đến rò mật sau mổ. 67 bệnh nhân được cắt gan tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2016 đến tháng
9/2018, rò mật gặp ở 5 bệnh nhân (7,4%). Chỉ định mổ cắt gan điển hình do bệnh lý như ung thư (ung thư
biểu mô tế bào gan - 59,7%, ung thư biểu mô đường mật – 9%, ung thư túi mật xâm lấn gan – 4,5%), u gan
lành tính (23,9%), còn lại là sỏi gan (2,9%). Nhóm rò mật có nồng độ bilirubin toàn phần trước mổ cao hơn
nhóm không rò mật (p < 0,001). 4 bệnh nhân rò mật sau cắt gan trái trong đó 3 bệnh nhân do ung thư đường
mật, 1 bệnh nhân do u...
11 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rò mật sau phẫu thuật cắt gan – Trần Quế Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 117 (1) - 2019 101
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Địa chỉ liên hệ: Trần Quế Sơn, Bộ môn Ngoại, Trường Đại
học Y Hà Nội
Email: quesonyhn@gmail.com
Ngày nhận: 09/10/2018
Ngày được chấp thuận: 10/12/2018
RÒ MẬT SAU PHẪU THUẬT CẮT GAN
1,2Trần Quế Sơn, 1,2Trần Hiếu Học, 2Vũ Đức Long
1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Bạch Mai
Nghiên cứu mô tả kết quả cắt gan có biến chứng rò mật về đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ liên
quan đến rò mật sau mổ. 67 bệnh nhân được cắt gan tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2016 đến tháng
9/2018, rò mật gặp ở 5 bệnh nhân (7,4%). Chỉ định mổ cắt gan điển hình do bệnh lý như ung thư (ung thư
biểu mô tế bào gan - 59,7%, ung thư biểu mô đường mật – 9%, ung thư túi mật xâm lấn gan – 4,5%), u gan
lành tính (23,9%), còn lại là sỏi gan (2,9%). Nhóm rò mật có nồng độ bilirubin toàn phần trước mổ cao hơn
nhóm không rò mật (p < 0,001). 4 bệnh nhân rò mật sau cắt gan trái trong đó 3 bệnh nhân do ung thư đường
mật, 1 bệnh nhân do u máu lớn, 1 bệnh nhân sau cắt gan trung tâm kèm nối mật ruột. Thời gian nằm viện
trung bình 15,4 ngày. Rò mật độ B (80%), độ C (20%). Nồng độ albumin trước mổ < 30 g/L, cắt gan lớn ≥ 3
hạ phân thùy và cắt gan kèm hạ phân thùy 4 là các yếu tố làm tăng nguy cơ rò mật. Kết luận: rò mật là một
biến chứng sau cắt gan. Nồng độ albumin máu thấp, cắt gan lớn có kèm theo phần gan trung tâm (S4) làm
tăng nguy cơ rò mật sau mổ.
Từ khóa: cắt gan, rò mật sau cắt gan, biến chứng sau cắt gan
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rò mật sau cắt gan là một biến chứng
phức tạp, không khó về mặt chẩn đoán xác
định nhưng khó về mặt chẩn đoán vị trí tổn
thương. Rò mật thường xảy ra sau phẫu thuật
can thiệp về gan và đường mật như cắt túi
mật nội soi, cắt gan, chấn thương gan.
Nguyên nhân ít gặp hơn như vết thương do
đạn bắn, dao đâm, sinh thiết gan hoặc áp xe
gan [1]. Cắt gan là một trong những biện pháp
điều trị nhiều bệnh lý gan mật như ung thư
gan, ung thư đường mật, sỏi đường mật trong
gan. Với sự phát triển của kỹ thuật cắt gan,
chuẩn bị tốt bệnh nhân trước mổ, biến chứng
cũng như tử vong sau mổ đã giảm trong nhiều
thập kỷ qua [2]. Tuy nhiên, rò mật vẫn là một
trong những biến chứng nặng dẫn đến thời
gian nằm viện kéo dài hoặc mổ lại. Tỷ lệ rò
mật đối với cắt gan không nối mật ruột và cắt
gan kèm theo nối mật ruột lần lượt là 3,6 -
11% và 0,4 - 8% [3 - 6]. Theo phân loại của
Nagano, rò mật có thể do tổn thương đường
mật chính, tổn thương đường mật ở bề mặt
diện cắt gan, mất đoạn đường mậtdo đó
việc điều trị và kết quả cũng khác nhau [5].
Năm 2011, nhóm nghiên cứu quốc tế về phẫu
thuật gan mật tụy đã thống nhất và đưa ra
định nghĩa rò mật sau mổ cũng như mức độ
nặng của rò mật sau cắt gan hoặc cắt tá tụy
[2; 7]. Để hạn chế rò mật, một số chất được
sử dụng để che phủ diện cắt gan như keo
dính fibrin, tấm polyglycolic acid (PGA) phủ
keo fibrin, tấm collagen phủ fibrinogen và
thrombin (CSFT, TachoSil) [8]. Rò mật sau mổ
còn được điều trị bằng đặt dẫn lưu ống mật
chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng với tuýp
A, dẫn lưu ổ bụng dưới siêu âm hoặc cắt lớp
vi tính với rò mật tuýp B [9]. Cơ chế chung là
làm giảm áp lực đường mật, giảm lưu lượng
mật chảy qua đường rò, dẫn lưu ổ dịch mật
tránh tạo thành ổ áp xe hay viêm phúc mạc
tạo điều kiện cho đường rò tự lành [10]. Mặc
102 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
dù vậy đến nay vẫn chưa có biện pháp nào
điều trị triệt để vì còn phụ thuộc vào vị trí tổn
thương của đường mật [7]. Tại Việt Nam, báo
cáo về chẩn đoán và điều trị rò mật sau cắt
gan không nhiều, tỷ lệ rò mật chủ yếu được
thông báo trong phần biến chứng sau các
phẫu thuật can thiệp bệnh lý gan mật [1; 11].
Góp phần vào việc chẩn đoán và điều trị biến
chứng rò mật, chúng tôi mô tả một số đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát một
số các yếu tố nguy cơ gây rò mật ở bệnh
nhân cắt gan điển hình do bệnh lý tại Bệnh
viện Bạch Mai.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Tất cả các
bệnh nhân được mổ cắt gan tại Bệnh viện
Bạch Mai do u gan, bệnh lý sỏi đường mật từ
tháng 6/2016 đến tháng 9/2018. Rò mật được
chẩn đoán theo khuyến cáo của hội phẫu
thuật gan mật quốc tế (ISGLS) [2; 12]:
- Dẫn lưu ổ bụng ra dịch mật, trên 50 ml/
ngày từ ngày thứ 3 sau mổ.
- Nồng độ bilirubin toàn phần cao hơn 3 lần
trong máu từ ngày thứ 3 sau mổ.
- Hoặc thấy rò mật qua chụp đường mật.
- Hoặc viêm phúc mạc mật khi mổ.
Tiêu chuẩn loại trừ: Cắt gan không điển
hình do chấn thương gan hoặc khoét u gan.
2. Phương pháp: Phương pháp mô tả.
2.1. Quy trình nghiên cứu
Mở bụng đường trắng giữa trên rốn với
khối u ở phân thùy bên, sỏi thùy gan trái. Với
khối u ở vị trí bên gan phải, chúng tôi thường
mở bụng đường chữ J hoặc dưới sườn hai
bên có sử dụng hệ thống van xích (Kent re-
tractor). Giải phóng gan. Kiểm soát cuống gan
toàn bộ tạm thời ngắt quãng bằng ống Nela-
ton (15 phút kẹp – 5 phút thả kẹp cuống). Cắt
gan do sỏi phân thùy bên, chúng tôi không
cần kẹp cuống. Cắt nhu mô gan bằng kìm
Kelly, khâu buộc mạch máu và đường mật
trong nhu mô gan bằng chỉ line hoặc chỉ vicryl
3.0, monosyl 4.0. Rửa bụng và diện cắt gan
bằng nước muối sinh lý 0,9%, sau đó đặt một
miếng gạc trắng vào diện cắt phần gan để lại,
khoảng 5 - 10 phút sau kiểm tra vị trí nào rỉ
dịch mật màu xanh hay không. Nếu có thì
khâu lại bằng chỉ monosyl 4.0 mũi vắt hoặc
chữ X. Đặt dẫn lưu ổ bụng: Nếu cắt gan do
sỏi mật, có mở ống mật chủ thì đặt 2 dẫn lưu
(một dẫn lưu diện cắt phân thùy bên, một dẫn
lưu dưới gan). Nếu cắt gan do ung thư thì đặt
một dẫn lưu ở cạnh diện cắt gan. Theo dõi
màu sắc dịch vào ngày thứ 3, 5, 7 sau mổ.
Rút dẫn lưu khi dịch ổ bụng ra ít hơn 50 ml/
ngày, màu dịch hồng nhạt, không có màu mật,
lâm sàng bệnh nhân không sốt, đánh hơi
được, bụng không chướng.
2.2. Một số quy ước nghiên cứu
Phân loại cắt gan theo Hội phẫu thuật gan
mật quốc tế Brisbane năm 2000: cắt gan nhỏ
là cắt một hoặc hai hạ phân thùy. Cắt gan lớn
là cắt gan từ ba hạ phân thùy trở lên (theo
phân chia gan của Couinaud. Cắt gan trung
tâm là cắt hạ phân thùy 4, 5, 8 hoặc cắt hạ
phân thùy 4 hoặc cắt hạ phân thùy 5, 8 [13].
Mức độ rò mật: Độ A (rò mật mức độ nhẹ,
không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít về
lâm sàng. Độ B (Ảnh hưởng về mặt lâm sàng
cần phải can thiệp dẫn lưu mật hoặc dò mật
mức độ A kéo dài hơn một tuần). Độ C (Rò
mật cần phải phẫu thuật làm sạch ổ bụng,
khâu rò hoặc nối mật ruột).
TCNCYH 117 (1) - 2019 103
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Phân loại vị trí rò mật theo Nagano
Hình 1. Phân loại tổn thương đường mật
theo Nagano [5]
Loại A, rò mật cung lượng thấp từ diện cắt.
Loại B, rò mật cung lượng lớn từ một nhánh
đường mật. Loại C, rò mật cung lượng lớn do
tổn thương thành ống mật chính. Loại D, rò
mật do tổn thương tại vị trí phân chia của ống
mật.
Yếu tố nguy cơ: tuổi, giới, hemoglobin,
bạch cầu, prothrombin, bilirubin toàn phần,
GOT, GPT, mức độ xơ gan, thời gian mổ,
lượng máu mất trong mổ, thời gian kẹp cuống
toàn bộ, trọng lượng phần gan cắt bỏ, thời
gian phẫu thuật, loại cắt gan lớn hay nhỏ.
3. Đạo đức trong nghiên cứu
Số liệu được thu thập và theo dõi bệnh
nhân trong mổ, sau mổ, các thông tin đều
được mã hóa. Kết quả nghiên cứu được đề
xuất nhằm nâng cao hiệu quả phẫu thuật các
khối u vùng đầu tụy tá tràng, không phục vụ
mục đích khác.
III. KẾT QUẢ
Chỉ định mổ cắt gan phần lớn là các bệnh
lý ung thư gan và ung thư đường mật trong
gan (49/67 bệnh nhân), nồng độ bilirubin
trước mổ của nhóm rò mật cao hơn nhóm
không rò mật. Kích thước các khối u gan
được mổ tương đối lớn, không có sự khác
biệt giữa 2 nhóm. Có duy nhất một bệnh nhân
tử vong ngày thứ 2 do chảy máu sau cắt gan
trái mở rộng bao gồm hạ phân thùy 2, 3, 4, 5,
8 (bảng 1).
Đặc điểm lâm sàng Bệnh nhân không
rò mật (n1 = 62)
Bệnh nhân
có rò mật
(n2 = 5)
p
Tuổi, năm 51,3 ± 11,9 52,2 ± 9,2 0,6
Giới (nam/nữ) 43/19 3/2 0,645
Chẩn đoán UTBM tế bào gan 39 1
0,001
UTBM đường mật 3 3
Ung thư túi mật 3 0
U gan lành tính 15 1
Sỏi gan 2 0
Tiểu cầu (x104 mm3) n = 67 247,2 ± 79,6 347 ± 68 0,303
Bilirubin toàn phần n = 66 16,3 ± 8,2 79,6 ± 95,7 < 0,001
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
104 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đặc điểm lâm sàng Bệnh nhân không
rò mật (n1 = 62)
Bệnh nhân
có rò mật
(n2 = 5)
p
Albumin (g/dl) n = 40 40,7 ± 4,8 32,3 ± 7,7 0,185
Prothrombin (%) n = 67 92,6 ± 14,2 95,5 ± 18,2 0,24
Kích thước khối u (mm) n = 63 52,7 ± 24,8 47,8 ± 21,8 0,89
Thời gian mổ (phút) n = 67 128,6 ± 42,2 212 ± 56,2 0,456
Mất máu trong mổ (ml) n = 67 230 ± 180 440 ± 227 0,526
Phân loại cắt gan
Cắt gan lớn 7 5
< 0,001
Cắt gan nhỏ 55 0
Cắt gan bao gồm S4
Không 52 0
< 0,001
Có 10 5
Tử vong 1 (Cắt gan trái mở rộng gồm HPT 2,3,4,5,8)
UTBM: ung thư biểu mô; HPT: hạ thùy phải
Hình 2. Cắt gan trái ở bệnh nhân nam, 57 tuổi, ung thư biểu mô đường mật do sỏi
- Rò mật ngày thứ 12.
- Dẫn lưu mật ngày thứ 13 dưới siêu âm.
Phần lớn bệnh nhân bị rò mật sau cắt gan trái do ung thư đường mật, trong đó có 2 bệnh
nhân phải nối mật ruột, 4 trường hợp rò mật mức độ B (bảng 2).
TCNCYH 117 (1) - 2019 105
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Đặc điểm bệnh nhân rò mật
Giới Tuổi (năm)
Chẩn
đoán
Cắt
HPT
PT kết
hợp
KT u
(mm)
Dẫn lưu
(ngày)
Mức
độ rò
Ngày
viện Can thiệp
Nữ 43 K 4,5,8 Nối MR 65 21 B 17 -
Nam 50 U máu 2,3,4 Cắt TM 74 16 C 17 Nối MR do hẹp OGP
Nam 57 K 2,3,4 Cắt TM 23 13 B 13 Dẫn lưu dưới SÂ
Nữ 50 K 2,3,4 Cắt TM 72 15 B 17 -
Nam 49 K 2,3,4 Cắt TM Nối MR 32 12 B 13 Dẫn lưu dưới SÂ
K: ung thư biểu mô đường mật, HPT: hạ phân thùy, PT: phẫu thuật, TM: túi mật, KT: kích thước, MR: mật -
ruột, OGP: ống gan phải, SÂ: siêu âm
Hình 3. Phẫu thuật cắt gan trung tâm (Hạ thùy phải 4, 5, 8). Bệnh nhân nam, 49 tuổi
Bảng 3. Các yếu tố nguy cơ của rò mật sau cắt gan
Đặc điểm lâm sàng BN không rò
mật (n1=62)
BN có rò mật
(+) (n2 = 5) P value OR
Tuổi, ≥ 50 40 3 0,594 0,825
Bệnh lý
Ung thư 45 17
0,592 0,662
U lành, sỏi gan 4 1
Tiểu cầu (x 104
mm3) < 150 0 5 0,474 0,855
Bilirubin
toàn phần > 20 15 3 0,12 4,6
Albumin (g/dl) < 30 2 2 0,043 0,06
Prothrombin (%) < 70 5 0 1 0,919
106 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đặc điểm lâm sàng BN không rò
mật (n1= 62)
BN có rò mật
(+) (n2 = 5) P value OR
Thời gian mổ
(phút) ≥ 150 13 5 < 0,001 0,21
Mất máu trong
mổ (ml) > 500 8 2 0,157 4,5
Phân loại cắt gan
≥ 3 HPT 7 5 < 0,001 0,113
Gồm S4 10 5 < 0,001 0,161
* BN: bệnh nhân; HTP: hạ thùy phải.
Nồng độ Albumin < 30 g/l, thời gian mổ kéo dài trên 150 phút, cắt gan lớn và cắt gan có bao
gồm phần gan trung tâm HPT4 là các yếu tố nguy cơ gây rò mật. Nồng độ Bilirubin toàn phần
trước mổ trên 20 µmol/l và mất máu trong mổ trên 500 ml làm tăng nguy cơ rò mật gấp 4,6 và 4,5
lần.
Hình 4. Phẫu thuật cắt gan trái do u máu lớn (hạ thùy phải 2, 3, 4)
- Rò mật ngày thứ 3 – ngày thứ 16
- Mổ lại nối mật ruột do hẹp đường mật gan phải ở sát vị trí rốn gan sau mổ lần thứ nhất 49
ngày.
IV. BÀN LUẬN
Hiện nay với những tiến bộ trong chẩn
đoán, kỹ thuật mổ, ứng dụng các phương tiện
trong mổ như dao siêu âm, dao CUSA
(Cavitron Ultrasonic Surgical Aspirator) đã
giúp giảm biến chứng trong mổ, sau mổ và
kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân bị các
khối u gan. Tuy nhiên rò mật sau cắt gan vẫn
là một biến chứng có thể gặp sau cắt gan, dao
động 4,8% đến 10% [4 - 7; 12]. Các nghiên
cứu gần đây cho thấy một số yếu tố nguy cơ
gây rò mật như tuổi trên 65 tuổi, mất máu
trong mổ trên 1000 ml, cắt gan trái hoặc thời
gian mổ kéo dài. Kỹ thuật kiểm soát cuống
Glisson trong nhu mô gan, phẫu tích sâu vào
vùng rốn gan, sử dụng dao siêu âm cắt nhu
mô cũng có thể là yếu tố nguy cơ làm tổn
thương đường mật. Do đó các tác giả cho
TCNCYH 117 (1) - 2019 107
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
rằng nên phẫu tích cẩn thận nhu mô đặc biệt là quanh vị trí cuống Glisson [4; 14].
Tiêu chuẩn chẩn đoán rò mật của các tác giả trên thế giới
N Khái niệm rò mật Thời gian để
dẫn lưu
Rò mật
(%)
Can
thiệp (%)
Fong 60 Dẫn lưu ra dịch mật trên 1 tuần 4 5 8,3
Sun [15] 60 Nồng độ bilirubin tăng cao hơn
bình thường 3 - 5 0 5
Vigano 593 Dân lưu ra trên 50 ml dịch mật trên
3 ngày 4 5,7 1,3
Kyoden[16] 1269
(i) Dịch mật bẩn nhiễm trùng.
(ii) Nồng độ bilirubin dẫn lưu > 5,0
mg/dl (85 µmol/l) ở 2 lần xét
nghiệm hoặc một lần vào ngày thứ
7 sau mổ.
7 8,7 2
Koch [2] 70
ISGLS. Nồng độ bilirubin dẫn lưu ≥
3 nồng độ bilirubin trong máu ngày
thứ 3 hoặc có dấu hiệu viêm phúc
mạc mật phải dẫn lưu hoặc mổ lại
5 16 10
Rahbari [17] 256 ISGLS 3 27,2 18,5
Yamazaki [18] 316 ISGLS 3 4,4 0,3
Guillad [19] 1001
(i) Dịch mật xanh chảy qua dẫn lưu
ổ bụng.
(ii) Dịch mật sau mổ phải dẫn lưu
dưới siêu âm hoặc phẫu thuật.
(iii) Viêm phúc mạc mật phải mổ lại
5 8 5,6
Donadon [12] 475
Nồng độ Bilirubin dẫn lưu > 171
µmol/l (= 10 mg/dl) trong hai lần xét
nghiệm vào ngày thứ 3, thứ 5 và
thứ 7 sau mổ.
7 8,2 1,7
Đến nay tiêu chuẩn để chẩn đoán rò mật
sau cắt gan vẫn còn nhiều tranh luận giữa các
nghiên cứu của nhiều tác giả. Theo Donadon
(2015) thì sau mổ cắt gan nên đặt dẫn lưu ổ
bụng bởi một số lý do: thời gian để dẫn lưu
ngắn (chỉ khoảng 5 ngày), có thể phát hiện
được biến chứng chảy máu, ngoài ra, có thể
lấy dịch dẫn lưu để đo nồng độ bilirubin so
sánh với nồng độ trong máu phát hiện rò mật
[12]. Để chẩn đoán rò mật, hội phẫu thuật gan
quốc tế (International Study Group of Liver
Surgery - ISGLS) đưa ra tiêu chuẩn ngắn gọn
và được nhiều tác giả áp dụng đó là xét
nghiệm nồng độ bilirubin trong dịch dẫn lưu ổ
bụng cao hơn 3 lần nồng độ bilirubin trong
máu từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc ổ tụ dịch mật
108 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
cần dẫn lưu hoặc viêm phúc mạc mật phải mổ
lại [2]. Tuy nhiên, động học của bilirubin trong
huyết thanh và trong ống dẫn lưu là khác
nhau: bilirubin huyết thanh có nồng độ cao
nhất ở ngày thứ nhất nhưng giảm dần ngày
thứ 3, thứ 5 và thứ 7, còn bilirubin trong dịch
tăng trong ngày thứ 3 và thứ 5 sau đó giảm
dần. Donadon lấy nồng độ bilirubin dịch ống
dẫn lưu > 171 µmol/l (10 mg/dL) trong hai lần
xét nghiệm ở ngày thứ 3, thứ 5 hoặc thứ 7
sau mổ để chẩn đoán rò mật. Từ tiêu chuẩn
đó nghiên cứu trên 475 trường hợp cắt gan
chỉ có 8,2% rò mật, 1,7% được can thiệp dẫn
lưu và dẫn lưu thường được rút ở ngày thứ 7
sau mổ [12]. Tại Việt Nam, chưa có tiêu chuẩn
riêng để chẩn đoán rò mật mà chủ yếu dựa
vào đặc điểm lâm sàng khi quan sát dẫn lưu ổ
bụng chảy dịch mật màu xanh hoặc khi mổ lại
vì viêm phúc mạc mật mà không có tiêu chuẩn
về xét nghiệm nồng độ bilirubin trong dịch dẫn
lưu. Trong 5 bệnh nhân của chúng tôi được
chẩn đoán dựa vào dẫn lưu ổ bụng đặt cạnh
diện cắt gan chảy dịch màu xanh. Thời gian
lưu dẫn lưu ổ bụng lần lượt là 21, 16, 13, 15
và 12 ngày và không bệnh nhân nào phải mổ
lại vì viêm phúc mạc trong thời gian nằm viện.
Duy nhất có một bệnh nhân phải mổ lại do
hẹp đường mật gan phải sau cắt gan trái do u
máu gan với tổn thương hẹp ống gan phải
ngay ngã ba đường mật sát vị trí khâu cuống
gan trái, đó cũng có thể là nguyên nhân bệnh
nhân này rò mật từ diện cắt gan từ ngày thứ 7
đến ngày thứ 26 sau mổ. Chúng tôi đã phẫu
tích lên rất cao, bộc lộ ống gan phải, ống gan
phải đường kính 8 mm và thực hiện miệng nối
mật ruột kiểu Roux-en-Y qua mạc treo đại
tràng ngang. Các trường hợp rò mật khác đều
trên bệnh nhân ung thư đường mật, tình trạng
bụng mềm, không có dấu hiệu viêm phúc
mạc, các tạng trong ổ bụng như dạ dày, gan
phải, mạc nối đến khu trú và bịt lại các vị trí rò
mật sau 2 - 3 tuần. Trong một nghiên cứu đa
trung tâm của Nhật Bản trên 631 bệnh nhân
được mổ cắt gan, không nối mật ruột thì tỷ lệ
rò mật là 4,8% (30 bệnh nhân), năm yếu tố
độc lập liên quan đến rò mật là cắt gan do ung
thư di căn (OR = 5,8, p < 0,01), thời gian mổ
kéo dài trên 330 phút (OR = 3,7, p = 0,048),
phẫu tích cuống gan (OR = 5,4, p < 0,01), tiểu
cầu sau mổ ngày thứ nhất dưới 99.000/mL
(OR 8,4, p < 0,01) và nồng độ bilirubin toàn
phần trong huyết thanh ngày thứ nhất trên 1,4
mg/dl (24 µmol/l) (OR = 3,6, p = 0,02). Tỷ lệ rò
mật sẽ tăng lên trên 40% ở những bệnh nhân
có bốn hoặc nhiều hơn các yếu tố dự đoán
này [4]. Một nghiên cứu đa trung tâm trên thế
giới với 949 bệnh nhân được cắt gan thì 69
trường hợp rò mật (7,3%) kết luận bệnh nhân
mất máu phải truyền máu từ 300 ml trở lên
trong mổ làm tăng nguy cơ rò mật, rò mật hay
gặp ở những bệnh nhân cắt gan do u vùng
rốn gan (u Klatskin), trên nền gan xơ và đặc
biệt ở những bệnh nhân được dẫn lưu đường
mật, do đó việc đặt dẫn lưu đường mật
thường quy là không cần thiết. Về điều trị, chỉ
có 1,7% các trường hợp cần làm dẫn lưu mật
qua ERCP hoặc dẫn lưu mật qua da, 3,2%
cần để dẫn lưu kéo dài hoặc mổ lại. Rò mật là
một trong những biến chứng nặng nhưng ít
gặp tuy nhiên nó không trầm trọng so với chảy
máu cấp hay suy gan – là những biến chứng
có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân [20]. Một
nghiên cứu khác trên 310 bệnh nhân của tác
giả Ishii (2016) có tỷ lệ rò mật là 3,5% trong đó
mổ cắt lại u gan (OR = 5,5, p = 0,002) và cắt
gan trung tâm (OR = 23,9, p = 0,001) và thời
gian mổ kéo dài là các yếu tố làm tăng nguy
cơ rò mật. Tác giả chia làm hai nhóm nghiên
cứu so sánh thấy rằng, đối với nhóm tổn
thương đường mật phát hiện trong lúc mổ
TCNCYH 117 (1) - 2019 109
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
được khâu đường mật và không khâu đường
mật tỷ không rò mật và rò mật sau mổ lần lượt
là 80% và 36,4%, tỷ lệ này nếu đặt dẫn lưu
mật và không đặt dẫn lưu mật là 81% và 30%.
Ngược lại, đối với nhóm không tổn thương
đường mật trong mổ, nhóm được phủ keo
sinh học và không phủ keo sinh học có tỷ lệ rò
mật sau mổ là 0% và 7,7%. Từ đó tác giả
khuyến cáo nếu rách đường mật trong mổ cắt
gan trung tâm thì nên khâu đường mật kết
hợp dẫn lưu đường mật, ngược lại thì nên
phủ keo sinh học diện cắt gan. Hiện nay các
loại keo sinh học được áp dụng như PGS –
polyglycolic acid hoặc CSFT - collagen sheet
coated with a fibrinogen and thrombin layer
[7]. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ rò mật là
5/67 bệnh nhân (7,5%), nồng độ albumin
trước mổ < 30 g/l, thời gian mổ kéo dài trên
150 phút và cắt gan lớn bao gồm hạ phân
thùy 4 là các yếu tố độc lập liên quan đến rò
mật sau mổ, các bệnh nhân thường hết rò
trong thời gian một tháng và chỉ một bệnh
nhân trong số đó phải mổ lại để nối mật ruột
do hẹp đường mật. Khi cắt gan bao gồm một
phần gan trung tâm thì diện cắt gan nằm ở
giữa gan nơi có nhiều cấu trúc như tĩnh mạch
cửa, động mạch gan và vị trí ngã ba đường
mật nên đường mật dễ tổn thương. Đặc biết
nếu ống gan hạ phân thùy 1 đổ hoàn toàn vào
ống gan trái, khi cắt gan trái (gồm hạ thùy phải
2, 3, 4) bệnh nhân rất dễ bị rò mật. Kinh
nghiệm của chúng tôi sau khi cắt gan, bao giờ
cũng rửa sạch diện cắt bằng nước muối sinh
lý 0,9% phát hiện điểm rỉ máu để đốt điện
hoặc khâu cầm máu, sau đó đắp một gạc
trắng vào diện cắt, để khoảng 5 - 10 phút rồi
đánh giá xem miếng gạc có thấm dịch mật hay
không. Nếu tổn thương ở đường mật chính thì
khâu bằng sợi monosyl 4.0 hoặc vừa khâu
vừa làm dẫn lưu mật qua ống cổ túi mật. Đối
với tổn thương ung thư đường mật rốn gan (u
Klatskin) chúng tôi cắt gan trái và đường mật
ngoài gan, sau đó nối ống gan phân thùy
trước, phân thùy sau và ống gan hạ phân thùy
1 với ruột. Chúng tôi có một bệnh nhân được
cắt gan trung tâm (hạ thùy phải 4) do u tuyến
lành tính (adenoma) được phủ keo PGS ra
viện sau 7 ngày điều trị không biến chứng.
Vigano cho rằng 76% các trường hợp rò mật
được điều trị dẫn lưu bảo tồn, tuy nhiên dẫn
lưu ổ bụng vẫn ra khoảng 100 ml từ ngày thứ
10 trở đi là yếu tố tiên lượng việc điều trị bảo
tồn không hiệu quả và cần phải can thiệp dẫn
lưu thêm dưới siêu âm hoặc mổ lại [3].
V. KẾT LUẬN
Rò mật là một trong những biến chứng sau
mổ cắt gan với tỷ lệ 7,4%, phần lớn được điều
trị dẫn lưu không mổ. Cắt gan lớn bao gồm hạ
phân thùy 4, nồng độ albumin trước mổ dưới
30 g/l và thời gian mổ kéo dài trên 150 phút là
các yếu tố nguy cơ gây rò mật sau mổ.
Lời cảm ơn
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Đảng ủy,
ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, nhân viên
phòng mổ, nhân viên khoa Ngoại tổng hợp đã
tạo điều kiện để các bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu được phẫu thuật, chăm sóc và
điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hữu Tùng, Hồ Đăng Quý Dũng,
Trần Đình Trí và cộng sự (2015). Điều trị rò
mật bằng đặt stent qua nội soi tại Bệnh viện
Chợ Rẫy. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19
(5), 28 - 32.
2. Koch M., Garden O. J., Padbury R et
al (2011). Bile leakage after hepatobiliary and
pancreatic surgery: a definition and grading of
110 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
severity by the International Study Group of
Liver Surgery. Surgery, 149(5), 680 - 688.
3. Kajiwara T., Midorikawa Y., Yamazaki
S et al (2016). Clinical score to predict the risk
of bile leakage after liver resection. BMC sur-
gery, 16(1), 30 - 38.
4. Nakagawa K., Tanaka K., Nojiri K et al
(2017). Predictive factors for bile leakage after
hepatectomy for hepatic tumors: a retrospec-
tive multicenter study with 631 cases at Yoko-
hama Clinical Oncology Group (YCOG). Jour-
nal of hepato-biliary-pancreatic sciences,
24(1), 33 - 41.
5. Nagano Y., Togo S., Tanaka K et al
(2003). Risk factors and management of bile
leakage after hepatic resection. World journal
of surgery, 27(6), 695 - 698.
6. Castro S. M., Kuhlmann K. F., Busch
O. R et al (2005). Incidence and management
of biliary leakage after hepaticojejunostomy.
Journal of gastrointestinal surgery: official jour-
nal of the Society for Surgery of the Alimentary
Tract, 9(8), 1163 - 1171.
7. Ishii T., Hatano E., Furuyama H et al
(2016). Preventive Measures for Postoperative
Bile Leakage After Central Hepatectomy: A
Multicenter, Prospective, Observational Study
of 101 Patients. World journal of surgery, 40
(7), 1720 - 1728.
8. Hayashibe A., Sakamoto K., Shinbo M
et al (2006). New method for prevention of bile
leakage after hepatic resection. Journal of sur-
gical oncology, 94(1), 57 - 60.
9. Terajima H., Ikai I., Hatano E et al
(2004). Effectiveness of endoscopic nasobil-
iary drainage for postoperative bile leakage
after hepatic resection. World journal of sur-
gery, 28(8), 782 - 786.
10. Shah J. N (2007). Endoscopic treat-
ment of bile leaks: current standards and re-
cent innovations. Gastrointestinal endoscopy,
65(7), 1069 - 1072.
11. Trần Quế Sơn, Đỗ Tuấn Anh (2016).
Phẫu thuật u gan tại Bệnh viện Việt Đức giai
đoạn 2010 - 2014. Tạp chí Nghiên cứu Y học,
100(2), 131 - 138.
12. Donadon M., Costa G., Cimino M et
al (2016). Diagnosis and Management of Bile
Leaks After Hepatectomy: Results of a Pro-
spective Analysis of 475 Hepatectomies.
World journal of surgery, 40(1), 172 - 181.
13. Strasberg SM., Belgihiti J., Clavien
PA et al (2000). The Brisbane 2000 terminol-
ogy of liver anatomy and resections. HPB,
22000, 333 - 339.
14. Yamashita Y., Hamatsu T., Rikimaru
T et al (2001). Bile leakage after hepatic re-
section. Annals of surgery, 233(1), 45 - 50.
15. Sun H. C., Qin L. X., Lu L et al (2006).
Randomized clinical trial of the effects of ab-
dominal drainage after elective hepatectomy
using the crushing clamp method. The British
journal of surgery, 93(4), 422 - 426.
16. Kyoden Y., Imamura H., Sano K et al
(2010). Value of prophylactic abdominal drain-
age in 1269 consecutive cases of elective liver
resection. Journal of hepato-biliary-pancreatic
sciences, 17(2), 186 - 192.
17. Rahbari N. N., Elbers H., Koch M et
al (2012). Bilirubin level in the drainage fluid is
an early and independent predictor of clinically
relevant bile leakage after hepatic resection.
Surgery, 152(5), 821 - 831.
18. Yamazaki S., Takayama T., Morigu-
chi M et al (2012). Criteria for drain removal
following liver resection. The British journal of
surgery, 99(11), 1584 - 1590.
19. Guillaud A., Pery C., Campillo B et al
(2013). Incidence and predictive factors of
clinically relevant bile leakage in the modern
era of liver resections. HPB: the official journal
TCNCYH 117 (1) - 2019 111
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
of the International Hepato Pancreato Biliary
Association, 15(3), 224 - 229.
20. Brooke-Smith M., Figueras J., Ullah
S et al (2015). Prospective evaluation of the
International Study Group for Liver Surgery
definition of bile leak after a liver resection and
the role of routine operative drainage: an inter-
national multicentre study. HPB: the official
journal of the International Hepato Pancreato
Biliary Association, 17(1), 46 - 51.
Summary
BILE LEAKAGE AFTER HEPATIC RESECTION
The aim of this study was to identify the patient’s characteristics and perioperative risk factors
for postoperative bile leakage (POBL) after hepatic resection. From 6/2016 to 8/2018 a total of 67
consecutive patients were performed at our institute. POBL developed in 5 patients (7.4%). Sur-
gery indications were hepatocellular carcinoma (HCC - with 59.7%), intrahepatic cholangiocarci-
noma (ICC - with 9%), gallbladder cancer invasived the liver (4.5%), benign hepatic tumors
(23.9%) and lateral intrahepatic stones (2.9%). Total bilirubin level in POBL group was higher than
non-POBL group (p < 0.001). Four patients developed bile leakage after left hemihepatectomy
due to ICC (3 patients), left huge hemagioma (1 patient), and one patient was performed central
hepatectomy (including segment 4, 5, 8) with hepaticojejunal anastomosis. The mean hospital
stay was 14.5 days. In classification, level B and level C bile leakage was 80% and
20% respectively. Albumin level < 30 g/l (p = 0.043), major liver resection (p < 0.001) and resec-
tions including segment IV (p < 0.001) were independently associated with an increased risk of
bile leak. Conclusions: Bile leakage is a complication with low rate of occurrence after liver resec-
tion. Low albumin level, major hepatic resection and hepatectomy including segment IV were in-
dependent risk factors for POBL.
Key words: hepatectomy, postoperative bile leakage, liver resection complication
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_ro_mat_sau_phau_thuat_cat_gan_tran_que_son.pdf