Đề tài Quyền lợi của bệnh nhân và gia đình (PFR)

Tài liệu Đề tài Quyền lợi của bệnh nhân và gia đình (PFR): Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Quyền Lợi của Bệnh Nhân và Gia Đình (PFR) Tổng Quan Mỗi bệnh nhân là đơn nhất, có nhu cầu, sức lực, giá trị và tín ngưỡng riêng. Các tổ chức chăm sóc y tế thiết lập hệ thống liên lạc tin cậy và cởi mở với bệnh nhân và để hiểu và bảo vệ các giá trị văn hóa, tâm lý và tinh thần của mỗi bệnh nhân. Các kết quả chăm sóc bệnh nhân (xem Thuật Từ) được cải thiện khi bệnh nhân và khi phù hợp, gia đình hoặc những ai đưa ra quyết định thay họ được tham gia trong việc ra quyết định và các qui trình về chăm sóc theo cách thức phù hợp với các kỳ vọng văn hóa. Để tăng cường quyền lợi của bệnh nhân trong một tổ chức chăm sóc y tế, tổ chức khởi đầu bằng việc xác định những quyền lợi đó, sau đó giáo dục bệnh nhân và nhân viên về những quyền lợi đó. Bệnh nhân được thông báo về quyền lợi của mình và làm thế nào để hành động theo chúng. Nhân viên được giảng dạy để hiểu và tôn trọng các tín ngưỡng và giá trị của bệnh nhân và để cung c...

pdf28 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quyền lợi của bệnh nhân và gia đình (PFR), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Quyền Lợi của Bệnh Nhân và Gia Đình (PFR) Tổng Quan Mỗi bệnh nhân là đơn nhất, có nhu cầu, sức lực, giá trị và tín ngưỡng riêng. Các tổ chức chăm sóc y tế thiết lập hệ thống liên lạc tin cậy và cởi mở với bệnh nhân và để hiểu và bảo vệ các giá trị văn hóa, tâm lý và tinh thần của mỗi bệnh nhân. Các kết quả chăm sóc bệnh nhân (xem Thuật Từ) được cải thiện khi bệnh nhân và khi phù hợp, gia đình hoặc những ai đưa ra quyết định thay họ được tham gia trong việc ra quyết định và các qui trình về chăm sóc theo cách thức phù hợp với các kỳ vọng văn hóa. Để tăng cường quyền lợi của bệnh nhân trong một tổ chức chăm sóc y tế, tổ chức khởi đầu bằng việc xác định những quyền lợi đó, sau đó giáo dục bệnh nhân và nhân viên về những quyền lợi đó. Bệnh nhân được thông báo về quyền lợi của mình và làm thế nào để hành động theo chúng. Nhân viên được giảng dạy để hiểu và tôn trọng các tín ngưỡng và giá trị của bệnh nhân và để cung cấp chăm sóc chu đáo và tôn trọng vốn bảo vệ phẩm chất của bệnh nhân. Chương này nêu rõ các qui trình để • xác định, bảo vệ và tăng cường quyền lợi của bệnh nhân; • thông báo với bệnh nhân về quyền lợi của họ; • thu hút gia đình của bệnh nhân,khi phù hợp, vào việc ra quyết định về chăm sóc bệnh nhân; • ký giấy chấp thuận có hiểu biết; • giáo dục nhân viên về quyền lợi của bệnh nhân; và • thiết lập khung đạo đức của tổ chức. Những qui trình này được thực hiện như thế nào trong một tổ chức phụ thuộc vào luật pháp và qui định của quốc gia đó và mọi hiệp định, hiệp ước quốc tế hoặc các thỏa thuận về nhân quyền do quốc gia đó cam kết. Những qui trình này liên quan đến việc làm thế nào một tổ chức cung cấp chăm sóc y tế một cách công bằng, dựa vào cơ cấu hệ thống cung cấp chăm sóc y tế và cơ chế tài chính chăm sóc y tế của quốc gia. Chương này cũng nêu rõ quyền lợi của bệnh nhân và gia đình liên quan đến nghiên cứu và hiến tặng và ghép tạng và mô. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Các Tiêu Chuẩn Sau đây là danh mục tất cả các tiêu chuẩn cho hoạt động này. Các tiêu chuẩn được nêu ở đây không bao gồm mục tiêu hay các yếu tố đánh giá để quí vị tiện tham khảo. Để biết thêm thông tin về các tiêu chuẩn này, vui lòng xem phần tiếp theo trong chương này, Các Tiêu Chuẩn, Các Mục Tiêu và Các Yếu Tố Đánh Giá. PFR.1 Tổ chức có nhiệm vụ cung cấp các qui trình vốn hỗ trợ quyền lợi của bệnh nhân và gia đình trong quá trình chăm sóc. PFR.1.1 Việc chăm sóc phải chu đáo và tôn trọng các giá trị và tín ngưỡng của bệnh nhân. PFR.1.1.1 Tổ chức thiết lập một qui trình để đáp ứng lại các yêu cầu của bệnh nhân và gia đình về công tác mục vụ (pastoral services) hoặc các yêu cầu tương tự liên quan đến giá trị tinh thần và tín ngưỡng của bệnh nhân. PFR.1.2 Công việc chăm sóc cần tôn trọng nhu cầu riêng tư của bệnh nhân. PFR.1.3 Tổ chức có biện pháp để bảo vệ tài sản của bệnh nhân khỏi trộm cắp hoặc mất mát. PFR.1.4 Bệnh nhân được bảo vệ khỏi bị hành hung thân thể. PFR.1.5 Trẻ em, các cá nhân khuyết tật, người già và dân số bệnh nhân khác có nguy cơ được bảo vệ phù hợp. PFR.1.6 Thông tin về bệnh nhân được bảo mật. PFR.2 Tổ chức hỗ trợ quyền lợi của bệnh nhân và gia đình nhằm tham gia vào qui trình chăm sóc. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ PFR.2.1 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về qui trình họ sẽ được báo về các bệnh y khoa và mọi chẩn đoán được xác nhận như thế nào, họ sẽ được báo về chăm sóc và điều trị như thế nào, và họ có thể tham gia vào các quyết định chăm sóc như thế nào, trong phạm vi họ mong muốn tham gia vào. PFR.2.1.1 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về qui trình họ sẽ được báo về các kết quả của việc chăm sóc và điều trị như thế nào, bao gồm các kết quả không kỳ vọng, và ai sẽ báo cho họ. PFR.2.2 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về quyền lợi và trách nhiệm của họ liên quan đến việc khước từ hoặc không tiếp tục điều trị. PFR.2.3 Tổ chức tôn trọng những ước muốn và lựa chọn để khước từ các dịch vụ hồi sức và từ bỏ các liệu pháp điều trị duy trì sự sống. PFR.2.4 Tổ chức hỗ trợ quyền lợi của bệnh nhân về việc đánh giá và kiểm soát cơn đau phù hợp. PFR.2.5 Tổ chức hỗ trợ quyền lợi của bệnh nhân về việc chăm sóc tôn trọng và thương cảm vào lúc cuối đời. PFR.3 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về qui trình tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, mâu thuẫn và khác biệt quan điểm về chăm sóc bệnh nhân và quyền bệnh nhân tham gia vào những qui trình này. PFR.4 Nhân viên được đào tạo về vai trò của họ trong việc xác định các giá trị và tín ngưỡng của bệnh nhân và bảo vệ quyền lợi của họ. PFR.5 Tất cả bệnh nhân được thông báo về quyền lợi của họ bằng cách thức mà họ có thể hiểu. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ PFR.6 Giấy chấp thuận được ký thông qua một qui trình do tổ chức xác định và do nhân viên được tập huấn thực hiện. PFR.6.1 Bệnh nhân và gia đình nhận được đầy đủ thông tin về bệnh, điều trị kiến nghị và nhân viên cung cấp chăm sóc để họ có thể đưa ra quyết định. PFR.6.2 Tổ chức thiết lập một qui trình, trong phạm vị luật pháp và văn hóa hiện hữu, cho việc khi nào những người khác có thể ký giấy chấp thuận. PFR.6.3 Giấy chấp thuận chung cho điều trị, nếu được ký khi bệnh nhân nhập viện với tư cách là một bệnh nhân nội trú hoặc được đăng ký lần đầu tiên với tư cách là một bệnh nhân ngoại trú, phải rõ ràng về phạm vi và các giới hạn. PFR.6.4 Giấy chấp thuận được ký trước khi phẫu thuật, gây mê, sử dụng máu và các sản phẩm của máu và các liệu pháp điều trị và thủ thuật nguy cơ cao. PFR.6.4.1 Tổ chức liệt kê các nhóm hoặc loại liệu pháp điều trị và thủ thuật cần ký giấy chấp thuận có hiểu biết cụ thể. PFR.7 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về việc làm thế nào để tiếp cận nghiên cứu, khảo sát lâm sàng hoặc các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến chủ thể con người. PFR.7.1 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về việc làm thế nào để bảo vệ bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, khảo sát lâm sàng hoặc các thử nghiệm lâm sàng. PFR.8 Giấy chấp thuận có hiểu biết được ký trước khi bệnh nhân tham gia vào các nghiên cứu, khảo sát và các thử nghiệm lâm sàng. PFR.9 Tổ chức có một ủy ban hoặc hình thức khác để giám sát tất cả các nghiên cứu trong tổ chức liên quan đến chủ thể con người. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ PFR.10 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về việc làm thế nào để hiến tạng và các mô khác. PFR.11 Tổ chức cung cấp cơ chế giám sát việc lấy và cấy ghép tạng và mô. Các Tiêu Chuẩn, Các Mục Tiêu và Các Yếu Tố Đánh Giá Tiêu Chuẩn PFR.1 Tổ chức có nhiệm vụ cung cấp các qui trình vốn hỗ trợ quyền lợi của bệnh nhân và gia đình trong quá trình chăm sóc. Mục Tiêu của PFR.1 Các lãnh đạo của tổ chức có nhiệm vụ chính về việc một tổ chức cư xử với bệnh nhân như thế nào. Do đó, các lãnh đạo cần biết và hiểu quyền bệnh nhân và gia đình và trách nhiệm của tổ chức như được xác định trong luật pháp và qui định. Các lãnh đạo sau đó định hướng để đảm bảo rằng nhân viên trong toàn tổ chức có trách nhiệm bảo vệ những quyền lợi này. Nhằm để bảo vệ và nâng cao quyền lợi của bệnh nhân hiệu quả, các lãnh đạo làm việc phối hợp với nhau và hiểu được trách nhiệm của mình liên quan đến cộng đồng do tổ chức phục vụ. Tổ chức tôn trọng quyền lợi của bệnh nhân, và trong một số trường hợp quyền lợi của gia đình bệnh nhân, để có quyền quyết định thông tin nào liên quan đến việc chăm sóc của họ được cung cấp cho gia đình hoặc người khác và trong trường hợp nào. Ví dụ, bệnh nhân có thể không muốn cho gia đình biết về một chẩn đoán. Quyền lợi bệnh nhân và gia đình là một yếu tố nền tảng của tất cả các mối liên hệ trong giữa tổ chức, nhân viên và bệnh nhân và gia đình. Do đó, các chính sách và thủ tục được phát triển và thực hiện nhằm đảm bảo rằng tất cả các nhân viên nhận thức được và đáp ứng lại các vấn đề về quyền lợi của bệnh nhân và gia đình khi họ tương tác với hoặc chăm sóc bệnh nhân trong tổ chức. Tổ chức sử dụng một qui trình phối hợp và toàn diện để phát triển các chính sách và thủ tục, và khi phù hợp, thu hút bệnh nhân và gia đình vào trong qui trình này. (xem ACC.6.1, ME 7) Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.1 Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ ❒ 1. Các lãnh đạo phối hợp làm việc với nhau để bảo vệ và nâng cao quyền lợi của bệnh nhân. ❒ 2. Các lãnh đạo nắm được quyền lợi bệnh nhân và gia đình như được xác định trong luật pháp và qui định và liên quan đến cộng đồng do tổ chức phục vụ. ❒ 3. Tổ chức tôn trọng quyền lợi của bệnh nhân, và trong một số trường hợp quyền lợi của gia đình bệnh nhân, để có quyền để quyết định thông tin nào liên quan đến việc chăm sóc của họ được cung cấp cho gia đình hoặc người khác và trong trường hợp nào. ❒ 4. Nhân viên có kiến thức về các chính sách và thủ tục liên quan đến quyền lợi của bệnh nhân và có thể giải thích trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân. ❒ 5. Các chính sách và thủ tục hướng dẫn và hỗ trợ quyền lợi của gia đình và bệnh nhân trong tổ chức. Các Tiêu Chuẩn PFR.1.1 Việc chăm sóc phải chu đáo và tôn trọng các giá trị và tín ngưỡng của bệnh nhân. PFR.1.1.1 Tổ chức thiết lập một qui trình để đáp ứng lại các yêu cầu của bệnh nhân và gia đình về công tác mục vụ (pastoral services) hoặc các yêu cầu tương tự liên quan đến giá trị tinh thần và tín ngưỡng của bệnh nhân. Mục Tiêu của PFR.1.1 và PFR.1.1.1 Mỗi bệnh nhân mang các giá trị và tín ngưỡng của mình đến với qui trình chăm sóc. Một số giá trị và tín ngưỡng thường được giữ bởi tất cả các bệnh nhân và thông thường có nguồn gốc là văn hóa và tôn giáo. Các giá trị và tín ngưỡng khác chỉ của riêng bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân được khuyến khích bày tỏ tín ngưỡng của họ mà vẫn tôn trọng tín ngưỡng của những người khác. Các giá trị và tín ngưỡng được giữ lâu có thể hình thành qui trình chăm sóc và bệnh nhân phản hồi với việc chăm sóc như thế nào. Do đó, mỗi nhân viên cung cấp chăm sóc cần hiểu việc chăm sóc và các dịch vụ mà họ cung cấp trong phạm vi các giá trị và tín ngưỡng của bệnh nhân. Khi bệnh nhân hoặc gia đình mong muốn trò chuyện với một ai về các nhu cầu tín ngưỡng hoặc tinh thần, tổ chức có một qui trình phản hồi lại yêu cầu này. Qui trình này có thẻ được thực hiện thông qua nhân viên tôn giáo tại chỗ, các nguồn địa phương hoặc các nguồn Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ được giới thiệu đến gia đình. Qui trình phản hồi này phức tạp hơn, ví dụ, khi tổ chức hoặc quốc gia không chính thức “công nhận” và/hoặc không có các nguồn liên quan đến tôn giáo hoặc tín ngưỡng mà có thể có yêu cầu. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.1.1 ❒ 1. Có một qui trình để xác định và tôn trọng các giá trị và tín ngưỡng của bệnh nhân, và khi phù hợp, tôn giáo và tín ngưỡng của gia đình. (xem PFE.2.1, ME 1 và COP.7, ME 1) ❒ 2. Nhân viên sử dụng qui trình và cung cấp chăm sóc vốn tôn trọng các giá trị và tín ngưỡng của bệnh nhân. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.1.1.1 ❒ 1. Tổ chức có một qui trình được thiết kế để phản hồi lại các yêu cầu thông thường cũng như phức tạp liên quan đến việc hỗ trợ về tôn giáo hoặc tinh thần. ❒ 2. Tổ chức phản hồi lại các yêu cầu về hỗ trợ tôn giáo hoặc tinh thần. Tiêu Chuẩn PFR.1.2 Công việc chăm sóc cần tôn trọng nhu cầu riêng tư của bệnh nhân. Mục Tiêu của PFR.1.2 Bí mật riêng tư của bệnh nhân, đặc biệt trong các cuộc phỏng vấn lâm sàng, thăm khám, thủ thuật/điều trị, và vận chuyển thì quan trọng. Bệnh nhân có thể đòi hỏi các nhân viên khác, các bệnh nhân khác, và thậm chí gia đình giữ bí mật riêng tư. Đồng thời, bệnh nhân có thể yêu cầu không chụp hình, lưu trữ hoặc tham gia vào các cuộc phỏng vấn khảo sát đánh giá (xem Thuật Từ). Mặc dù có một số giải pháp về giữ bí mật riêng tư cho tất cả bệnh nhân, các cá nhân bệnh nhân có thể có những nhu cầu và kỳ vọng bí mật riêng tư khác nữa hoặc khác nhau căn cứ vào hoàn cảnh và những nhu cầu và kỳ vọng này có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, khi nhân viên cung cấp chăm sóc và dịch vụ đến bệnh nhân, họ cần phải tìm hiểu về các kỳ vọng và nhu cầu bí mật riêng tư của bệnh nhân liên quan đến chăm sóc hoặc dịch vụ. Việc giao tiếp giữa một nhân viên và bệnh nhân của mình tạo nên sự liên lạc tin cậy và cởi mở và không cần lưu hồ sơ. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.1.2 ❒ 1. Nhân viên xác định nhu cầu và kỳ vọng của bệnh nhân về bí mật riêng tư trong chăm sóc và điều trị. (xem PFR.2.5) ❒ 2. Nhu cầu về bí mật riêng tư được bày tỏ của bệnh nhân được tôn trọng cho tất cả các cuộc phỏng vấn lâm sàng, thăm khám, thủ thuật/điều trị, và vận chuyển. Tiêu Chuẩn PFR.1.3 Tổ chức có biện pháp để bảo vệ tài sản của bệnh nhân khỏi trộm cắp hoặc mất mát. Mục Tiêu của PFR.1.3 Tổ chức thông tin trách nhiệm của mình, nếu có, về tài sản của bệnh nhân đối với bệnh nhân và gia đình. Khi tổ chức có trách nhiệm cho bất kỳ hoặc tất cả các tài sản cá nhân của bệnh nhân được mang vào tổ chức, có một qui trình kiểm kê các tài sản và đảm bảo chúng không bị mất mát hoặc bị trộm cắp. Qui trình này xem xét các tài sản của các bệnh nhân cấp cứu, các bệnh nhân phẫu thuật trong ngày, các bệnh nhân nội trú (xem Thuật Từ), và những bệnh nhân không thể cất giữ an toàn thay thế và những bệnh nhân không thể đưa ra quyết định liên quan đến các tài sản. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.1.3 ❒ 1. Tổ chức xác định mức trách nhiệm đối với các tài sản của bệnh nhân. ❒ 2. Bệnh nhân nhận thông tin về trách nhiệm bảo vệ tài sản cá nhân của tổ chức. ❒ 3. Tài sản của bệnh nhân được bảo vệ khi tổ chức nhận trách nhiệm hoặc khi bệnh nhân không thể đảm nhận trách nhiệm. Tiêu Chuẩn PFR.1.4 Bệnh nhân được bảo vệ khỏi bị hành hung thân thể. Mục Tiêu của PFR.1.4 Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ bệnh nhân khỏi bị hành hung thân thể bởi khách viếng thăm, các bệnh nhân khác và nhân viên. Nhiệm vụ này đặc biệt liên quan đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, và những người khác không thể bảo vệ chính họ hoặc báo hiệu giúp đỡ. Tổ chức nỗ lực chống lại việc hành vi hành hung qua các qui trình chẳng hạn như tra hỏi các cá nhân trong tổ chức mà không rõ danh tánh, kiểm soát các khu vực vắng vẻ hoặc biệt lập của tổ chức, và nhanh chóng phản ứng lại những ai được cho là đang gặp nguy của việc hành hung. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.1.4 ❒ 1. Tổ chức có một qui trình nhằm bảo vệ bệnh nhân khỏi bị hành hung. ❒ 2. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, và những người khác ít hoặc không khả năng bảo vệ chính họ được nêu ra trong qui trình này. ❒ 3. Các cá nhân không rõ danh tánh được tra hỏi. ❒ 4. Các khu vực vắng vẻ hoặc biệt lập của tổ chức được kiểm soát. Tiêu Chuẩn PFR.1.5 Trẻ em, các cá nhân khuyết tật, người già và dân số bệnh nhân khác có nguy cơ được bảo vệ phù hợp. Mục Tiêu của PFR.1.5 Mỗi tổ chức xác định nhóm bệnh nhân có thể bị tổn thương và có nguy cơ và thiết lập các qui trình nhằm bảo vệ quyền lợi của các cá nhân trong những nhóm này. Các nhóm bệnh nhân có thể bị tổn thương và nhiệm vụ của tổ chức có thể được xác định trong luật pháp hoặc các qui định. Nhân viên hiểu những nhiệm vụ của họ trong các qui trình. Ít nhất trẻ em, các cá nhân khuyết tật, người già và dân số được xác định khác có nguy cơ được bảo vệ. Các bệnh nhân hôn mê và các cá nhân bị tâm thần hoặc rối loạn cảm xúc, khi hiện diện trong tổ chức, cũng được liệt kê. Việc bảo vệ này mở rộng ra ngoài phạm vi hành hung thân thể đến các vấn đề khác của an toàn chẳng hạn như bảo vệ khỏi bị lăng mạ, chăm sóc bất cẩn, từ chối cung cấp các dịch vụ hoặc hỗ trợ trong trường hợp hỏa hoạn. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.1.5 ❒ 1. Tổ chức xác định các nhóm bệnh nhân có thể bị tổn thương (xem COP.3.1 đến COP.3.9) Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ ❒ 2. Trẻ em, các cá nhân khuyết tật, người già và những người khác được xác định bởi tổ chức được bảo vệ. (xem COP.3.8) ❒ 3. Nhân viên hiểu những nhiệm vụ của họ trong các qui trình bảo vệ Tiêu Chuẩn PFR.1.6 Thông tin về bệnh nhân được bảo mật. Mục Tiêu của PFR.1.6 Thông tin y khoa và sức khỏe khác, khi được lưu hồ sơ và thu thập, rất quan trọng cho việc hiểu bệnh nhân và các nhu cầu của họ và cho việc cung cấp chăm sóc và các dịch vụ theo thời gian. Thông tin này có thể trên giấy hoặc điện tử hoặc kết hợp cả hai. Tổ chức xem trọng thông tin này như thông tin bảo mật và thực hiện các chính sách và thủ tục vốn bảo vệ thông tin này khỏi thất thoát hoặc sử dụng sai trái. Các chính sách và thủ tục phản ánh thông tin mà được giải phóng theo yêu cầu của luật pháp và các qui định. Nhân viên tôn trọng việc bảo mật (xem Thuật Từ) thông tin bệnh nhân bằng cách không dán yết thông tin bảo mật tại cửa phòng bệnh hoặc tại phòng điều dưỡng và không có những cuộc thảo luận liên quan đến bệnh nhân tại các nơi công cộng. Nhân viên hiểu biết về pháp luật và các qui định kiểm soát bảo mật thông tin và thông báo cho bệnh nhân về việc tổ chức tôn trọng việc bảo mật thông tin như thế nào. Bệnh nhân cũng được thông báo về khi và trong trường hợp nào thông tin có thể được tiết lộ và ý kiến cho phép của họ sẽ được thu lấy như thế nào. Tổ chức có một chính sách vốn chỉ ra liệu rằng bệnh nhân có tiếp cận thông tin sức khỏe và qui trình tiếp cận khi được phép hay không. (xem MCI.10, ME 4 và MCI.16) Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.1.6 ❒ 1. Bệnh nhân được thông báo về việc thông tin sẽ được bảo mật như thế nào và về luật pháp và qui định vốn yêu cầu việc tiết lộ và/hoặc bảo mật thông tin bệnh nhân. ❒ 2. Bệnh nhân được yêu cầu cho phép việc tiết lộ thông tin ngoài qui định của pháp luật và các qui định. ❒ 3. Tổ chức coi trọng thông tin sức khỏe bệnh nhân như thông tin bảo mật. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Tiêu Chuẩn PFR.2 Tổ chức hỗ trợ quyền lợi của bệnh nhân và gia đình nhằm tham gia vào qui trình chăm sóc. Mục Tiêu của PFR.2 Bệnh nhân và gia đình tham gia vào qui trình chăm sóc thông qua việc ra quyết định về chăm sóc, đặt câu hỏi về chăm sóc, và thậm chí từ chối các thủ thuật chẩn đoán và điều trị. Tổ chức hỗ trợ và khuyến khích bệnh nhân và gia đình tham gia vào tất cả các mặt của chăm sóc bằng việc phát triển và thực hiện các chính sách và thủ tục liên quan. Ban quản lý, nhân viên lâm sàng và những người khác tham gia vào phát triển những chính sách và thủ tục này. Tất cả các nhân viên được đào tạo về những chính sách và thủ tục này và về vai trò của họ trong việc hỗ trợ quyền lợi của bệnh nhân và gia đình tham gia vào qui trình chăm sóc. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.2 ❒ 1. Các chính sách và thủ tục được phát triển nhằm hỗ trợ và khuyến khích bệnh nhân và gia đình tham gia vào các qui trình của chăm sóc. (xem COP.7.2, ME 5; PFE.2, ME 5; PFE.5, ME 2; ACC.2, ME 4; và ACC.3, ME 3) ❒ 2. Việc phát triển các chính sách và thủ tục là một nỗ lực phối hợp và bao gồm cả ban quản lý và nhân viên lâm sàng. ❒ 3. Các nhân viên được đào tạo về những chính sách và thủ tục này và về vai trò của họ trong việc hỗ trợ bệnh nhân và gia đình tham gia vào các qui trình chăm sóc. Tiêu Chuẩn PFR.2.1 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về qui trình họ sẽ được báo về các bệnh y khoa và mọi chẩn đoán được xác nhận như thế nào, họ sẽ được báo về hướng chăm sóc và điều trị như thế nào, và họ có thể tham gia vào các quyết định chăm sóc như thế nào, trong phạm vi họ mong muốn tham gia vào. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Mục Tiêu của PFR.2.1 Để bệnh nhân và gia đình tham gia vào các quyết định chăm sóc, họ cần thông tin cơ bản về các bệnh lý y khoa được phát hiện trong quá trình đánh giá, bao gồm mọi chẩn đoán được xác nhận khi phù hợp, và về hướng chăm sóc và điều trị. Bệnh nhân và gia đình biết được khi nào họ sẽ được báo về thông tin này và ai có trách nhiệm báo cho họ. Bệnh nhân và gia đình biết được loại quyết định phải được đưa ra về chăm sóc và làm thế nào để tham gia vào những quyết định đó. Ngoài ra, bệnh nhân và gia đình cần hiểu qui trình đạt được chấp thuận của tổ chức và những qui trình chăm sóc, xét nghiệm, thủ thuật, và liệu pháp điều trị nào cần sự đồng ý của họ. Mặc dù một số bệnh nhân về mặt cá nhân có thể không muốn biết một chẩn đoán được xác nhận hoặc tham gia vào các quyết định liên quan đến chăm sóc của họ, họ có cơ hội và có thể lựa chọn tham gia thông qua một thành viên gia đình, bạn bè hoặc một người đưa ra quyết định đại diện. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.2.1 ❒ 1. Bệnh nhân và gia đình biết được như thế nào và khi nào họ sẽ được báo về các bệnh lý y khoa và mọi chẩn đoán được xác nhận khi phù hợp. (xem AOP.4.1, ME 2 và PFE.2, ME 6) ❒ 2. Bệnh nhân và gia đình biết được như thế nào và khi nào họ sẽ được báo về hướng chăm sóc và điều trị . (xem AOP.4.1, ME 3 và ACC.2, ME 4) ❒ 3. Bệnh nhân và gia đình biết được khi nào sẽ cần sự đồng ý và qui trình được sử dụng để đưa ra sự đồng ý. (xem PFE.2, ME 4) ❒ 4. Bệnh nhân và gia đình biết được quyền của họ tham gia vào các quyết định chăm sóc trong phạm vi mà họ mong muốn (xem PFR.2, ME 1; AOP.4.1, ME 3; COP.7.2, ME 5; ACC.3, ME 4; và PFE.2, ME 7) Tiêu Chuẩn PFR.2.1.1 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về qui trình họ sẽ được báo về các kết quả của việc chăm sóc và điều trị như thế nào, bao gồm các kết quả không kỳ vọng, và ai sẽ báo cho họ. Mục Tiêu của PFR.2.1.1 Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Trong quá trình chăm sóc, bệnh nhân và khi phù hợp, gia đình của họ có quyền được thông báo về các kết quả của việc chăm sóc và điều trị được lập kế hoạch. Điều quan trọng là họ cũng được thông báo về mọi kết quả không kỳ vọng của chăm sóc và điều trị, chẳng hạn như các biến cố không kỳ vọng trong quá trình phẫu thuật hoặc với thuốc men được kê toa hoặc liệu pháp điều trị khác. Điều nên làm rõ với bệnh nhân rằng họ sẽ được thông báo như thế nào và ai sẽ báo cho họ về các kết quả kỳ vọng và mọi kết quả không kỳ vọng. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.2.1.1 ❒ 1. Bệnh nhân và gia đình biết được họ sẽ được báo như thế nào và ai sẽ báo cho họ về các kết quả của việc chăm sóc và điều trị. (xem COP.2.4, ME 1) ❒ 2. Bệnh nhân và gia đình biết được họ sẽ được báo như thế nào và ai sẽ báo cho họ về các kết quả không kỳ vọng của việc chăm sóc và điều trị (xem COP.2.4, ME 2) Tiêu Chuẩn PFR.2.2 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về quyền lợi và trách nhiệm của họ liên quan đến việc khước từ hoặc không tiếp tục điều trị. Mục Tiêu của PFR.2.2 Bệnh nhân hoặc những ai ra quyết định thay thế có thể quyết định không tiếp tục với chăm sóc hoặc điều trị được lập kế hoạch hoặc tiếp tục chăm sóc hoặc điều trị sau khi nó đã được bắt đầu. Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về quyền đưa ra quyết định của họ, và các kết quả tiềm tàng của những quyết định này, và trách nhiệm của họ liên quan đến những quyết định này. Bệnh nhân và gia đình được thông báo về mọi phương án chăm sóc và điều trị thay thế. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.2.2 ❒ 1. Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về quyền lợi của họ về việc khước từ hoặc không tiếp tục điều trị. ❒ 2. Tổ chức thông báo cho bệnh nhân về các hậu quả của những quyết định của họ. ❒ 3. Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình trách nhiệm của họ liên quan đến những quyết định này. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ ❒ 4. Tổ chức thông báo cho bệnh nhân về các phương án chăm sóc và điều trị thay thế. Tiêu Chuẩn PFR.2.3 Tổ chức tôn trọng những ước muốn và lựa chọn để khước từ các dịch vụ hồi sức và từ bỏ các liệu pháp điều trị duy trì sự sống. Mục Tiêu của PFR.2.3 Các quyết định về việc khước từ các dịch vụ hồi sức hoặc từ bỏ liệu pháp điều trị duy trì sự sống là những lựa chọn khó khăn nhất đối mặt với bệnh nhân, gia đình, các nhân viên chuyên môn chăm sóc y tế, và các tổ chức. Không có một qui trình đơn thuần nào có thể đoán trước được tất cả các tình huống mà ở đó những quyết định này phải được đưa ra. Vì lý do này, điều quan trọng cho tổ chức là phát triển một khung chương trình về việc đưa ra các quyết định khó khăn này. Khung chương trình này • giúp tổ chức xác định vị trí của tổ chức về những vấn đề này; • đảm bảo rằng vị trí của tổ chức phù hợp với các quy tắc tôn giáo và văn hóa của cộng đồng và với các yêu cầu về pháp lý hoặc qui định, đặc biệt khi các yêu cầu pháp lý về hồi sức không theo mong ước của bệnh nhân; • vạch rõ các tình hướng mà các quyết định này được chỉnh sửa trong quá trình chăm sóc; và • hướng dẫn những nhân viên chuyên môn y tế về các vấn đề pháp lý và đạo đức trong việc thực hiện mong ước của bệnh nhân. Để đảm bảo rằng qui trình đưa ra quyết định liên quan đến việc thực hiện mong ước của bệnh nhân được áp dụng đồng nhất, tổ chức phát triển các chính sách và thủ tục qua một qui trình vốn bao gồm nhiều nhân viên chuyên môn y tế và nhiều quan điểm. Các chính sách và thủ tục xác định nghĩa vụ và trách nhiệm và qui trình được ghi nhận như thế nào trong hồ sơ bệnh án. (xem Thuật Từ). Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.2.3 ❒ 1. Tổ chức xác định vị trí của mình về việc khước từ các dịch vụ hồi sức và từ bỏ các liệu pháp điều trị duy trì sự sống. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ ❒ 2. Vị trí của tổ chức phù hợp với các quy tắc tôn giáo và văn hóa của cộng đồng và với các yêu cầu về pháp lý hoặc qui định. ❒ 3. Các chính sách và thủ tục được triển khai nhằm hướng dẫn qui trình cho bệnh nhân đưa ra quyết định cho tổ chức biết và sửa đổi quyết định trong quá trình chăm sóc. ❒ 4. Các chính sách và thủ tục được triển khai nhằm hướng dẫn việc đáp ứng lại của tổ chức đối với các quyết định của bệnh nhân. ❒ 5. Các chính sách và thủ tục được phát triển thông qua một qui trình phối hợp và toàn diện. ❒ 6. Lưu hồ sơ về các quyết định tuân thủ chính sách của tổ chức. ❒ 7. Tổ chức hướng dẫn những nhân viên chuyên môn y tế về các vấn đề pháp lý và đạo đức trong việc thực hiện mong ước của bệnh nhân. Tiêu Chuẩn PFR.2.4 Tổ chức hỗ trợ quyền lợi của bệnh nhân về việc đánh giá và kiểm soát cơn đau phù hợp. Mục Tiêu của PFR.2.4 Đau là một phần phổ biến về cảm giác của bệnh nhân và cơn đau không thuyên giảm gây tác dụng có hại về sinh lý và thực thể. Đáp ứng lại cơn đau của bệnh nhân thường trong phạm vi của các chuẩn mực xã hội và truyền thống. Do đó, bệnh nhân được khuyến khích và hỗ trợ về việc khai báo cơn đau. Các qui trình chăm sóc của tổ chức công nhận và phản ánh quyền của tất cả bệnh nhân đối với việc đánh giá và kiểm soát cơn đau. (xem COP.6) Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.2.4 ❒ 1. Tổ chức tôn trọng và hỗ trợ quyền lợi của bệnh nhân về việc đánh giá và kiểm soát cơn đau phù hợp. (xem COP.7.2, ME 1) ❒ 2. Nhân viên tổ chức hiểu được các ảnh hưởng cá nhân, văn hóa và xã hội đến quyền khai báo đau của bệnh nhân, và đánh giá và kiểm soát đúng đau. Tiêu Chuẩn Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ PFR.2.5 Tổ chức hỗ trợ quyền lợi của bệnh nhân về việc chăm sóc tôn trọng và thương cảm vào lúc cuối đời. Mục Tiêu của PFR.2.5 Bệnh nhân sắp chết có các nhu cầu đặc biệt cần chăm sóc tôn trọng và thương cảm. Quan tâm đến sự khuây khỏa và phẩm cách của bệnh nhân chỉ ra tất cả khía cạnh chăm sóc trong giai đoạn cuối đời. Để đạt được điều này, tất cả nhân viên phải nhận thức về nhu cầu đặc biệt của bệnh nhân về cuối đời. Những nhu cầu này bao gồm việc điều trị các triệu chứng nguyên phát và thứ phát (xem Thuật Từ), kiểm soát đau (xem COP.6), đáp ứng lại các mối quan tâm tâm lý, xã hội, cảm xúc, tôn giáo và văn hóa của bệnh nhân và gia đình (xem PFR.1.1 và PFR.1.1.1) và sự tham gia vào việc ra quyết định chăm sóc (xem COP.7). Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.2.5 ❒ 1. Tổ chức xác nhận rằng các bệnh nhân sắp chết có các nhu cầu đặc biệt. ❒ 2. Nhân viên tổ chức tôn trọng quyền của các bệnh nhân sắp chết có những nhu cầu đặc biệt được nêu trong qui trình chăm sóc. Tiêu Chuẩn PFR.3 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về qui trình tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, mâu thuẫn và khác biệt quan điểm về chăm sóc bệnh nhân và quyền bệnh nhân tham gia vào những qui trình này. Mục Tiêu của PFR.3 Bệnh nhân có quyền khiếu nại về việc chăm sóc và yêu cầu tái xét khiếu nại và khi có thể, yêu cầu được giải quyết. Đồng thời, những quyết định chăm sóc đôi khi đặt ra những câu hỏi, mâu thuẫn và thế lưỡng nan khác cho tổ chức và bệnh nhân, gia đình hoặc những người đưa ra quyết định khác. Những thế lưỡng nan này có thể xuất phát từ các vấn đề tiếp cận, điều trị hoặc xuất viện (xem Thuật Từ). Chúng có thể rất khó giải quyết khi các vấn đề này dính líu, ví dụ, khước từ các dịch vụ hồi sức hoặc từ bỏ liệu pháp điều trị duy trì sự sống. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Tổ chức thiết lập các qui trình tìm kiếm giải pháp cho những thế lưỡng nan này và các khiếu nại. Tổ chức xác định trong chính sách và thủ tục những ai cần tham gia vào các qui trình này và bệnh nhân và gia đình tham gia như thế nào. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.3 ❒ 1. Bệnh nhân nhận thức được quyền của họ về khiếu nại và qui trình khiếu nại. ❒ 2. Các khiếu nại được tái xét căn cứ theo cơ chế của tổ chức. ❒ 3. Các thế lưỡng nan xuất phát trong quá trình chăm sóc được tái xét căn cứ vào cơ chế của tổ chức. ❒ 4. Các chính sách và thủ tục xác định những người tham gia vào qui trình này. ❒ 5. Các chính sách và thủ tục xác định bệnh nhân và gia đình tham gia như thế nào. Tiêu Chuẩn PFR.4 Nhân viên được đào tạo về vai trò của họ trong việc xác định các giá trị và tín ngưỡng của bệnh nhân và bảo vệ quyền lợi của họ. Mục Tiêu của PFR.4 Tổ chức đào tạo tất cả các nhân viên về quyền của bệnh nhân và gia đình. Chương trình đào tạo nhận định rằng các nhân viên có thể có các giá trị và tín ngưỡng khác với bệnh nhân trong chăm sóc. Đào tạo bao gồm việc mỗi thành viên tham gia vào việc xác định các giá trị và tín ngưỡng của bệnh nhân như thế nào và họ tôn trọng các giá trị và tín ngưỡng đó trong qui trình chăm sóc như thế nào. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.4 ❒ 1. Nhân viên hiểu được vai trò của họ trong việc xác định các giá trị và tín ngưỡng của bệnh nhân và gia đình và các giá trị và tín ngưỡng này được tôn trọng như thế nào. ❒ 2. Nhân viên hiểu được vai trò của họ trong việc bảo vệ quyền bệnh nhân và gia đình. Tiêu Chuẩn Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ PFR.5 Tất cả bệnh nhân được thông báo về quyền lợi của họ bằng cách thức mà họ có thể hiểu. Mục Tiêu của PFR.5 Nhập viện nội trú hoặc đăng ký ngoại trú (xem Thuật Từ) với tổ chức chăm sóc y tế (xem Thuật Từ) có thể là việc lo sợ và lẫn lộn đối với bệnh nhân, làm cho họ khó khăn trong việc hiểu và thực hiện quyền của mình. Do đó, tổ chức soạn thảo một giấy quyền lợi của bệnh nhân và gia đình vốn được đưa cho bệnh nhân khi họ nhập viện nội trú hoặc đăng ký ngoại trú với tổ chức và hiện hữu cho mỗi lần khám hoặc trong quá trình nằm viện. Ví dụ, giấy này có thể niêm yết trong tổ chức. Giấy này phù hợp với tuổi tác, mức hiểu và ngôn ngữ của bệnh nhân. Khi liên lạc bằng văn bản không hiệu quả hoặc phù hợp, bệnh nhân và gia đình được thông báo về quyền lợi của họ bằng cách thức mà họ có thể hiểu. (xem MCI.3, MEs 1 và 2) Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.5 ❒ 1. Mỗi bệnh nhân nhận được thông tin về quyền lợi của họ bằng văn bản. ❒ 2. Tổ chức có qui trình thông báo cho bệnh nhân về quyền lợi của họ khi phương tiện liên lạc bằng văn bản không hiểu quả hoặc phù hợp. Giấy Chấp Thuận Có Hiểu Biết Tiêu Chuẩn PFR.6 Giấy chấp thuận có hiểu biết được ký thông qua một qui trình do tổ chức xác định và do nhân viên được tập huấn thực hiện. Mục Tiêu của PFR.6 Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Một trong những cách chính mà bệnh nhân tham gia vào các quyết định chăm sóc là việc ký giấy chấp thuận. Để ký giấy chấp thuận, bệnh nhân được thông báo về các yếu tố liên quan đến hướng chăm sóc được yêu cầu cho một quyết định. Giấy chấp thuận (xem Thuật Từ) có thể được ký vào một vài thời điểm trong qui trình chăm sóc. Ví dụ, giấy chấp thuận có thể ký khi bệnh nhân vào viện chăm sóc nội trú và trước khi một thủ thuật hoặc điều trị nào mà có nguy cơ cao. Qui trình ký giấy chấp thuận được xác định rõ ràng bởi tổ chức trong các chính sách và thủ tục. Các luật pháp và qui định được kết hợp vào các chính sách và thủ tục. Bệnh nhân và gia đình được thông báo về các xét nghiệm, thủ thuật và liệu pháp điều trị nào cần ký giấy chấp thuận và hình thức họ có thể chấp thuận (ví dụ, bằng lời nói, bằng việc ký giấy chấp thuận, hoặc bằng một số phương tiện khác. Bệnh nhân và gia đình hiểu ai có thể, ngoài bệnh nhân, ký giấy chấp thuận. Các nhân viên theo qui định được tập huấn để thông báo cho bệnh nhân và thu thập và lưu giấy chấp thuận của bệnh nhân. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.6 ❒ 1. Tổ chức có một qui trình chấp thuận được xác định rõ ràng được mô tả trong các chính sách và thủ tục. ❒ 2. Các nhân viên theo qui định được tập huấn để thực hiện các chính sách và thủ tục này. ❒ 3. Các bệnh nhân ký giấy chấp thuận phù hợp với các chính sách và thủ tục. Tiêu Chuẩn PFR.6.1 Bệnh nhân và gia đình nhận được đầy đủ thông tin về bệnh trạng, điều trị kiến nghị và nhân viên cung cấp chăm sóc để họ có thể đưa ra quyết định. Mục Tiêu của PFR.6.1 Nhân viên giải thích rõ các liệu pháp điều trị hoặc thủ thuật được kiến nghị đối với bệnh nhân và, khi phù hợp, cho gia đình. Thông tin được cung cấp bao gồm • bệnh trạng của bệnh nhân; • liệu pháp điều trị được kiến nghị; • các mặt lợi và hại tiềm tàng; • liệu pháp thay thế có thể; • tỉ lệ thành công ; Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ • các vấn đề có thể xảy ra liên quan đến việc hồi phục; và • các kết quả có thể xảy ra của việc không điều trị. Các nhân viên cũng thông báo cho bệnh nhân về tên bác sĩ hoặc nhân viên thực hành khác mà có nhiệm nhiệm chăm sóc bệnh nhân chính hoặc được ủy quyền để thực hiện các thủ thuật hoặc điều trị. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.6.1 ❒ 1. Bệnh nhân được thông báo về bệnh trạng của họ. ❒ 2. Bệnh nhân được thông báo về thực hiện các thủ thuật hoặc điều trị được kiến nghị hoặc người được ủy quyền để thực hiện các thủ thuật hoặc điều trị. ❒ 3. Bệnh nhân được thông báo về các mặt lợi và hại tiềm tàng đối với liệu pháp điều trị được kiến nghị và các vấn đề có thể xảy ra liên quan đến việc hồi phục. ❒ 4. Bệnh nhân được thông báo về các liệu pháp thay thế có thể đối với liệu pháp điều trị được kiến nghị và các kết quả có thể xảy ra của việc không điều trị. ❒ 5. Bệnh nhân được thông báo về tỉ lệ thành công của liệu pháp điều trị. ❒ 6. Bệnh nhân nắm được đặc điểm nhận dạng của bác sĩ hoặc nhân viên thực hành khác có nhiệm vụ chăm sóc. (xem ACC.2.1, ME 1) Tiêu Chuẩn PFR.6.2 Tổ chức thiết lập một qui trình, trong phạm vị luật pháp và văn hóa hiện hữu, về việc khi nào những người khác có thể ký giấy chấp thuận. Mục Tiêu của PFR.6.2 Giấy chấp thuận về chăm sóc đôi khi yêu cầu rằng những người ngoài bệnh nhân tham gia vào quyết định về chăm sóc bệnh nhân. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp bệnh nhân mất năng lực về thể chất hoặc tinh thần để ra quyết định, trong trường hợp văn hóa hoặc phong tục yêu cầu người khác ra quyết định, hoặc trong trường hợp bệnh nhân là trẻ em. Khi bệnh nhan không thể ra quyết định về việc chăm sóc, người đưa ra quyết định thay thế được xác định. Khi một người khác bệnh nhân ký giấy thỏa thuận, cá nhân đó được ghi nhận trong hồ sơ bệnh nhân. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.6.2 ❒ 1. Tổ chức thiết lập một qui trình, về việc khi nào những người khác có thể ký giấy chấp thuận. ❒ 2. Qui trình này tuân theo luật pháp, văn hóa và phong tục. ❒ 3. Các cá nhân, ngoài bệnh nhân, ký giấy chấp thuận được ghi nhận trong hồ sơ bệnh nhân. Tiêu Chuẩn PFR6.3 Giấy chấp thuận chung cho điều trị, nếu được ký khi bệnh nhân nhập viện với tư cách là một bệnh nhân nội trú hoặc được đăng ký lần đầu tiên với tư cách là một bệnh nhân ngoại trú, phải rõ ràng về phạm vi và các giới hạn. Mục Tiêu của PFR.6.3 Nhiều tổ chức thu thập giấy chấp thuận chung (không phải dựa vào giấy thỏa thuận hàm ẩn) cho điều trị khi bệnh nhân nhập viện với tư cách là một bệnh nhân nội trú hoặc được đăng ký lần đầu tiên với tư cách là một bệnh nhân ngoại trú. Khi giấy thỏa thuận chung được ký, bệnh nhân được cung cấp thông tin về phạm vi của sự chấp thuận chung, chẳng hạn như xét nghiệm và điều trị nào được bao hàm trong giấy chấp thuận chung. Bệnh nhân cũng được cung cấp thông tin về những xét nghiệm và điều trị mà giấy thỏa thuận có hiểu biết riêng biệt sẽ được ký. Giấy thỏa thuận chung lưu ý liệu rằng có thể sinh viên và các học viên khác sẽ tham gia vào các qui trình chăm sóc hay không. Tổ chức xác định giấy chấp thuận chung được lưu trong hồ sơ bệnh nhân như thế nào. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.6.3 ❒ 1. Bệnh nhân và gia đình được thông báo về phạm vi của giấy thỏa thuận chung, khi được sử dụng bởi tổ chức. ❒ 2. Tổ chức xác định giấy chấp thuận chung khi được sử dụng được lưu trong hồ sơ của bệnh nhân như thế nào. Tiêu Chuẩn Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ PFR.6.4 Giấy chấp thuận được ký trước khi phẫu thuật, gây mê, sử dụng máu và các sản phẩm của máu và các liệu pháp điều trị và thủ thuật nguy cơ cao. Mục Tiêu của PFR.6.4 Khi chăm sóc có kế hoạch bao gồm các thủ thuật phẫu thuật hoặc không xâm lấn (xem Thuật Từ), gây mê (bao gồm tiền mê vừa và sâu; xem Thuật Từ), sử dụng máu và các sản phẩm máu, hoặc các liệu pháp điều trị hoặc thủ thuật nguy cơ cao, giấy chấp thuận riêng được ký. Qui trình chấp thuận này cung cấp thông tin được xác định trong PFR.6.1 và lưu hồ sơ danh tánh các nhân cung cấp thông tin. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.6.4 ❒ 1. Giấy chấp thuận được ký trước khi các thủ thuật phẫu thuật hoặc không xâm lấn (xem ASC.7.1 Mục Tiêu) ❒ 2. Giấy chấp thuận được ký trước khi gây mê (bao gồm tiền mê vừa và sâu). (xem ASC.5.1 Mục Tiêu và ME 1) ❒ 3. Giấy chấp thuận được ký trước khi sử dụng máu và các sản phẩm máu. ❒ 4. Giấy chấp thuận được ký trước khi thực hiện các liệu pháp điều trị hoặc thủ thuật nguy cơ cao ❒ 5. Danh tánh của cá nhân cung cấp thông tin đến bệnh nhân và gia đình được ghi nhân trong hồ sơ bệnh nhân. (xem PFR.8, ME 2) ❒ 6. Giấy chấp thuận được lưu trong hồ sơ bệnh nhân qua chữ ký hoặc lưu trữ sự chấp thuận bằng lời. (xem PFR.8, ME 2) Tiêu Chuẩn PFR.6.4.1 Tổ chức liệt kê các nhóm hoặc loại liệu pháp điều trị và thủ thuật cần ký giấy chấp thuận có hiểu biết cụ thể. Mục Tiêu của PFR.6.4.1 Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Không phải tất cả liệu pháp điều trị và thủ thuật cần ký giấy chấp thuận cụ thể và riêng biệt. Mỗi tổ chức xác định những liệu pháp điều trị và thủ thuật nguy cơ cao, dễ gây rủi ro, hoặc các liệu pháp điều trị và thủ thuật khác mà phải ký giấy chấp thuận. Tổ chức liệt kê những liệu pháp điều trị và thủ thuật này và đào tạo nhân viên để đảm bảo qui trình ký giấy chấp thuận đồng nhất. Danh sách liệt kê được phối hợp phát triển bởi những bác sĩ và những người khác tham gia điều trị hoặc thực hiện các thủ thuật. Danh sách liệt kê bao gồm các thủ tục và liệu pháp điều trị được cung cấp cho bệnh nhân ngoại trú và bệnh nhân nội trú. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.6.4.1 ❒ 1. Tổ chức đã liệt kê những thủ thuật và liệu pháp điều trị cần ký giấy chấp thuận riêng biệt. ❒ 2. Danh sách liệt kê được phối hợp phát triển bởi những bác sĩ và những người khác tham gia điều trị hoặc thực hiện các thủ thuật. Nghiên Cứu Tiêu Chuẩn PFR.7 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về việc làm thế nào để tiếp cận nghiên cứu, khảo sát lâm sàng hoặc các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người. Mục Tiêu của PFR.7 Một tổ chức thực hiện nghiên cứu, khảo sát hoặc các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người cung cấp thông tin đến bệnh nhân và gia đình về việc làm thế nào tiếp cân những hoạt động đó khi liên quan đến nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Khi bệnh nhân được yêu cầu tham gia, họ cần thông tin để ra quyết định. Thông tin đó bao gồm: • các lợi ích kỳ vọng; • nỗi bất an và nguy cơ tiềm tàng; • các giải pháp thay thế có thể giúp họ; và • các thủ tục phải được tuân theo. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Bệnh nhân được thông báo rằng họ có thể từ chối tham gia hoặc từ bỏ tham gia và rằng việc từ chối hoặc từ bỏ sẽ không làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ của tổ chức. Tổ chức có các chính sách và thủ tục cung cấp thông tin cho bệnh nhân và gia đình. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.7 ❒ 1. Bệnh nhân và gia đình được xác định và thông báo về việc làm thế nào để tiếp cận nghiên cứu, khảo sát hoặc các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến nhu cầu điều trị của họ. ❒ 2. Bệnh nhân được yêu cầu tham gia được thông báo về các lợi ích kỳ vọng. ❒ 3. Bệnh nhân được yêu cầu tham gia được thông báo về nỗi bất an và nguy cơ tiềm tàng. ❒ 4. Bệnh nhân được yêu cầu tham gia được thông báo về các giải pháp thay thế có thể giúp họ. ❒ 5. Bệnh nhân được yêu cầu tham gia được thông báo về các thủ tục phải được tuân theo. ❒ 6. Bệnh nhân được đảm bảo rằng việc từ chối tham gia hoặc từ bỏ tham gia sẽ không ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ của tổ chức. ❒ 7. Các chính sách và thủ tục hướng dẫn qui trình thông tin và ra quyết định. Tiêu Chuẩn PFR.7.1 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về việc làm thế nào để bảo vệ bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, khảo sát lâm sàng hoặc các thử nghiệm lâm sàng. Mục Tiêu của PFR.7.1 Một tổ chức thực hiện nghiên cứu, khảo sát hoặc các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người biết rằng trách nhiệm đầu tiên là đối với sức khỏe của người bệnh. Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình trước về các qui trình được thiết lập để • tái kiểm tra phác đồ nghiên cứu (xem Thuật Từ); • đo lường các nguy cơ và lợi ích liên quan đến chủ thể; • ký giấy chấp thuận; và • khước từ tham gia. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Thông tin này được truyền đạt đến bệnh nhân và gia đình để hỗ trợ các quyết định về việc tham gia. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.7.1 ❒ 1. Bệnh nhân và gia đình được thông báo về qui trình tái kiểm tra phác đồ nghiên cứu của tổ chức. ❒ 2. Bệnh nhân và gia đình được thông báo về qui trình đo lường các nguy cơ và lợi ích đối với chủ thể của tổ chức. ❒ 3. Bệnh nhân và gia đình được thông báo về qui trình ký giấy chấp thuận của tổ chức. ❒ 4. Bệnh nhân và gia đình được thông báo về qui trình khước từ tham gia của tổ chức. Tiêu Chuẩn PFR.8 Giấy chấp thuận có hiểu biết được ký trước khi bệnh nhân tham gia vào các nghiên cứu, khảo sát và các thử nghiệm lâm sàng. Mục Tiêu của PFR.8 Khi bệnh nhân và gia đình quyết định tham gia vào các nghiên cứu, khảo sát và các thử nghiệm lâm sàng, giấy chấp thuận có hiểu biết phải được ký. Thông tin được cung cấp vào thời điểm ra quyết định tham gia tạo cơ sở cho giấy chấp thuận có hiểu biết (xem bảng mục tiêu của PFR.6). Cá nhân cung cấp thông tin và cho ký giấy chấp thuận được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.8 ❒ 1. Giấy chấp thuận có hiểu biết được ký khi bệnh nhân quyết định tham gia vào các nghiên cứu, khảo sát và các thử nghiệm lâm sàng. ❒ 2. Các quyết định chấp thuận được ghi nhận, ghi ngày tháng năm, và dựa vào thông tin được xác định trong PFR.6.4, MEs 5 và 6. ❒ 3. Danh tánh cá nhân cung cấp thông tin và cho ký giấy chấp thuận được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án. ❒ 4. Giấy chấp thuận được lưu trong hồ sơ bệnh án bằng chữ kỹ hoặc ghi chấp thuận bằng lời. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Tiêu Chuẩn PFR.9 Tổ chức có một ủy ban hoặc hình thức khác để giám sát tất cả các nghiên cứu trong tổ chức liên quan đến chủ thể con người. Mục Tiêu của PFR.9 Khi tổ chức thực hiện nghiên cứu, khảo sát hoặc các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến chủ thể con người, một ủy ban hoặc cơ cấu khác giám sát tất cả các hoạt động này trong tổ chức được thiết lập. Tổ chức phát triển bảng mục đích cho các hoạt động giám sát. Các hoạt động giám bao gồm qui trình tái kiểm tra cho tất cả các phác đồ nghiên cứu, một qui trình đo lường nguy cơ và lợi ích đối với chủ thể, và các qui trình liên quan đến bảo mật và an ninh thông tin nghiên cứu. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.9 ❒ 1. Tổ chức thiết lập một ủy ban hoặc cơ cấu khác giám sát tất cả các hoạt động nghiên cứu trong tổ chức. ❒ 2. Tổ chức phát triển bảng mục đích cho các hoạt động giám sát ❒ 3. Các hoạt động giám bao gồm một qui trình tái kiểm tra. ❒ 4. Các hoạt động giám bao gồm một qui trình đo lường nguy cơ và lợi ích đối với chủ thể. ❒ 5. Các hoạt động giám bao gồm các qui trình liên quan đến bảo mật và an ninh thông tin nghiên cứu. Hiến Tạng Tiêu Chuẩn PFR.10 Tổ chức thông báo cho bệnh nhân và gia đình về việc làm thế nào để hiến tạng và các mô khác. Mục Tiêu của PFR.10 Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Tổ chức hỗ trợ lựa chọn của bệnh nhân và gia đình để hiến tạng và các mô khác cho công tác nghiên cưu hoặc cấy ghép. Thông tin được cung cấp ở qui trình hiến tạng và nếu tổ chức là một nơi lấy tạng cho cơ quan hoặc mạng lưới lấy tạng quốc gia, khu vực và cộng đồng. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.10 ❒ 1. Tổ chức hỗ trợ lựa chọn của bệnh nhân và gia đình để hiến tạng và các mô khác ❒ 2. Tổ chức cung cấp thông tin để hỗ trợ sự lựa chọn. Tiêu Chuẩn PFR.11 Tổ chức cung cấp cơ chế giám sát việc lấy và cấy ghép tạng và mô. Mục Tiêu của PFR.11 Các chính sách và thủ tục được phát triển nhằm hướng dẫn qui trình lấy và hiến tạng và qui trình cấy ghép tạng. Các chính sách phải phù hợp với luật pháp và qui định và tôn trọng các giá trị văn hóa và tôn giáo của cộng đồng. Nhân viên tổ chức được tập huấn về triển khai các chính sách và thủ tục để hỗ trợ sự lựa chọn của bệnh nhân và gia đình. Nhân viên cũng được tập huấn về các lo ngại và các vấn đề hiện thời liên quan đến hiến tạng và hiện hữu của cấy ghép, ví dụ, thông tin về khan hiếm tạng và mô, mua và bán tạng ở thị trường đen, lấy (xem Thuật Từ) tạng không có sự đồng ý của các tù binh đang thi hành hoặc các bệnh nhân chết. Tổ chức hợp tác với các tổ chức và cơ quan khác trong cộng đồng có nhiệm vụ toàn phần hoặc một phần về qui trình lấy, dự trữ ngân hàng, vận chuyển hoặc cấy ghép. Các Yếu Tố Đánh Giá của PFR.11 ❒ 1. Các chính sách và thủ tục hướng dẫn qui trình lấy và hiến tạng. ❒ 2. Các chính sách và thủ tục hướng dẫn qui trình cấy ghép. ❒ 3. Nhân viên tổ chức được tập huấn về các chính sách và thủ tục. ❒ 4. Nhân viên được tập huấn về các lo ngại và các vấn đề liên quan đến hiến tạng và hiện hữu của cấy ghép. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ ❒ 5. Tổ chức hợp tác với các tổ chức và cơ quan hữu quan trong cộng đồng nhằm tôn trọng và thực hiện quyền lựa chọn hiến tạng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_quyen_loi_cua_benh_nhan_va_gia_dinh_pfr.pdf
Tài liệu liên quan