Đề tài Quy trình quản lý công nghệ

Tài liệu Đề tài Quy trình quản lý công nghệ: Giới thiệu : Trong vài năm lại đây do thay đổi cơ chế quaœn lý và nền kinh tế đang trên đà phát triển, mặt khác do sự khắc nghiệt cuœa kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, buộc phaœi đổi mới công nghệ và thị trường công nghệ trơœ nên đầy sôi động và mới meœ. Công nghệ có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước đây chúng ta chấp nhận sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất thì ngày hôm nay đã thấy được hậu quả của nó. Mọi người đều nhìn thấy, ý thức được việc lãng phí, ném tiền qua cửa sổ của ngày hôm qua. Công nghệ mới giúp tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu do giảm phế phẩm. Chỉ cần giảm được 2% phế phẩm là đã có đủ tiền trả lương cho công nhân một xưởng sản xuất. Công nghệ tiên tiến có thể tạo ra những sản phẩm đa tiện ích với chất lượng cao đồng thời công nghệ tiên tiến cũng là một nhân tố quan trọng trong việc ứng dụng các mô thức quản lý hiện đại.Giá cả của công nghệ cao có thể khá cao, song hiệu quả do nó đem lại rất r...

doc25 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy trình quản lý công nghệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu : Trong vài năm lại đây do thay đổi cơ chế quaœn lý và nền kinh tế đang trên đà phát triển, mặt khác do sự khắc nghiệt cuœa kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, buộc phaœi đổi mới công nghệ và thị trường công nghệ trơœ nên đầy sôi động và mới meœ. Công nghệ có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước đây chúng ta chấp nhận sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất thì ngày hôm nay đã thấy được hậu quả của nó. Mọi người đều nhìn thấy, ý thức được việc lãng phí, ném tiền qua cửa sổ của ngày hôm qua. Công nghệ mới giúp tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu do giảm phế phẩm. Chỉ cần giảm được 2% phế phẩm là đã có đủ tiền trả lương cho công nhân một xưởng sản xuất. Công nghệ tiên tiến có thể tạo ra những sản phẩm đa tiện ích với chất lượng cao đồng thời công nghệ tiên tiến cũng là một nhân tố quan trọng trong việc ứng dụng các mô thức quản lý hiện đại.Giá cả của công nghệ cao có thể khá cao, song hiệu quả do nó đem lại rất rõ rệt: sản phẩm làm ra có chất lượng tốt, giá thành hạ nên sức cạnh tranh lại cao, có thể hòa vốn và có lãi nhanh. Hơn nữa, chắc chắn tránh được ô nhiễm như công nghệ cũ, lạc hậu. Các doanh nghiệp đã boœ ra những khoaœn tiền rất lớn để mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ mới cho nên đã tạo ra được nhiều saœn phẩm có tính cạnh tranh và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng caœ trong và ngồi nước. Đó chính là động lực thúc đẩy để ngành sản xuất công nghiệp giữ được nhịp độ tăng trươœng cao. Nhưng nhìn chung tồn cục thì tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ cuœa các cơ sơœ sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, chậm đổi mới và chắp vá. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho ngành saœn xuất cả nước vẫn chưa gia tăng đạt mức yêu cầu đề ra, hiệu quaœ chưa đạt như mong muốn, số lượng các đơn vị saœn xuất công nghệ thuộc mọi thành phần không hiệu quaœ và thua lỗ không ít. Thực trạng công nghệ trong các ngành sản xuất công nghiệp: Ông Nguyễn Bảo Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Đánh giá - Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho rằng công nghệ ở trong nước hầu hết chỉ ở dạng nghiên cứu, đang trong quá trình hồn thiện. Muốn đưa vào ứng dụng cần phải có giai đoạn triển khai để hồn thiện nhưng do kinh phí còn hạn hẹp nên công nghệ khó đi vào thực tế. Đó là chưa kể công nghệ cần phải chứng minh được khả năng thương mại hóa. Từ những khó khăn đó dẫn đến tình trạng bên mua không thể mua và bên bán cũng không thể bán một công nghệ hồn chỉnh. Tính chung, việc đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ cuœa ngành công nghiệp vẫn là khâu yếu. Tyœ lệ máy móc thiết bị mang tính hiện đại chỉ chiếm 10% tồn ngành, trung bình tiên tiến chiếm 38% và lạc hậu chiếm tới 52%. Đây rõ ràng là nguyên nhân chuœ yếu làm cho saœn xuất công nghiệp (SXCN) tuy có tăng trươœng trong những năm qua, song thiếu vững chắc, không ổn định và khaœ năng mơœ rộng thị trường ra nước ngồi còn hạn chế. ƠŒ khu vực công nghiệp ngồi quốc doanh, các cơ sơœ doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH có tốc độ đầu tư nhanh hơn các doanh nghiệp nhà nước. Khu vực liên doanh với nước ngồi, máy móc thiết bị chuœ yếu do nước ngồi mua sắm đem vào, phần trong nước không đáng kể (10 - 15% tổng giá trị thiết bị). Bình quân hàng năm giá trị thiết bị mới đưa vào ơœ khu vực này trên dưới 20 triệu USD. Nhìn chung, trình độ công nghệ còn lạc hậu ở hầu hết các ngành sản xuất, tốc độ và tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ còn quá thấp (khoảng 10 %/năm). Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho sự tăng trưởng của các đơn vị thuộc sở thiếu vững chắc. Cụ thể ở một số ngành : Ngành dệt : phần lớn thiết bị thuộc thế hệ nhập trước giải phóng, dùng công nghệ dệt thoi. Bình quân tồn ngành gồm 85 % thiết bị lạc hậu và 15 % thiết bị tiên tiến ; trong đó chỉ có Công ty dệt may Gia Định đạt tỷ lệ 55 % thiết bị lạc hậu và 45 % thiết bị tiên tiến. Cơ khí và điện : thiết bị lạc hậu 74 %, 15 % trung bình, 11 % tiên tiến ; công nghệ thiếu đồng bộ và yếu ở các khâu : tạo phôi, nhiệt luyện, gia công chính xác và thiết bị đo lường cao cấp. Điện tử : công nghệ chủ yếu là lắp ráp dạng CKD các sản phẩm dân dụng ; trình độ tự động hóa và năng suất còn thấp. Chưa có công nghệ chế tạo linh kiện và các thiết bị chuyên dùng. Ngành giấy : có 68 % thiết bị lạc hậu, 22 % thiết bị trung bình và 10 % thiết bị tiên tiến. Ngành may : hầu hết thiết bị đều có công nghệ ở mức độ trung bình (90 %) và khoảng 10 % là tiên tiến. Ngành cao su : tính chung, khoảng 70 % thiết bị lạc hậu, 30 % thiết bị tiên tiến, chỉ riêng có Công ty Rubimex đạt tỷ lệ 20 % lạc hậu và 80 % tiên tiến. Ngành nhựa : khoảng 40 % thiết bị lạc hậu, 30 % thiết bị trung bình, 30 % thiết bị tiên tiến. Ngành hóa mỹ phẩm : tính chung, khoảng 70 % thiết bị lạc hậu và 30 % thiết bị tiên tiến. (Nguồn : Sở Công nghiệp TPHCM) Một số quan điểm về đổi mới công nghệ : Lạc hậu về công nghệ, nhiều sản phẩm của doanh nghiệp trong nước đã không cạnh tranh nỗi với các sản phẩm nhập khẩu hoặc có vốn đầu tư của nước ngồi. Theo một báo cáo của Sở Công nghiệp TPHCM, 80% thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp ở thành phố cần phải đổi mới, trong đó có 20% thiết bị đạt trình độ tiến tiến hiện đại. Không làm được việc này thì thành phố không thể đạt được mức tăng trưởng về công nghiệp từ 17-20%/năm như báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ 6 đã đề ra. Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc Vietcombank, nói. "Không thể không đầu tư cho công nghệ. Đó là bài học kinh nghiệm của các nước". Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần đầu tư để hiện đại hóa thiết bị và công nghệ sản xuất. Dĩ nhiên đầu tư phải từng bước, có những bước đầu tư đột phá nhưng không được nóng vội. Đầu tư công nghệ, đổi mới và nâng cấp trang thiết bị để tiến dần tới hiện đại hóa là nhu cầu thực tế của các ngành kinh tế VN. Nhưng phải lựa chọn hướng đầu tư như thế nào để vừa có hiệu quả, vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn của VN là chuyện không dễ dàng. Bài tốn đổi mới công nghệ là bài tốn khó, trước hết là do thiếu vốn. Hiện nay việc đổi mới công nghệ thiết bị phần lớn do các doanh nghiệp sử dụng vốn vay hoặc vốn tích lũy, vốn ngân sách chiếm tỷ lệ rất thấp. Mặt khác, từng địa phương, từng ngành chưa khảo sát tồn diện để lượng định số thiết bị, công nghệ là bao nhiêu. Mặt khác, chọn công nghệ gì, của nước nào để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cũng không phải là vấn đề đơn giản. Đỗi mới công nghệ là bài tốn "hóc búa" đặt ra đối với cấp quản lý vĩ mô và đang cần lời giải đáp. Nhìn chung, trình độ công nghệ cuœa ngành công nghiệp đã được caœi thiện nhiều và được phần lớn các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tập trung đầu tư đổi mới từng khâu, từng phần hoặc tồn bộ ơœ nhiều cung bậc khác nhau, tuy nhiên các mặt hạn chế và các vấn đề đặt ra về đổi mới công nghệ là sự thách đố và là cơ hội nghiệt ngã . Qui mô đổi mới không đều và phần lớn diễn ra ơœ qui mô nhoœ, chênh lệch lớn ơœ các ngành saœn xuất, giữa các thành phần kinh tế v.v...lại thiếu một giaœi pháp, cơ chế đồng bộ trong tiếp thu công nghệ ngoại nhập và mua sắm máy móc thiết bị, cho nên trên 90% máy móc thiết bị mua về là ơœ mức trung bình, hoặc lạc hậu so với trình độ chung cuœa thế giới, nhiều thiết bị ơœ dạng second hand, thiếu các tổ chức tư vấn thông tin công nghệ đuœ mạnh và tin cậy, do đó quá trình đổi mới công nghệ thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu nóng boœng cuœa việc đổi mới máy móc thiết bị. Thực trạng đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị vừa qua còn nhiều vấn đề cần xem xét lại nhất là về cơ chế chính sách, cơ chế quaœn lý quá trình chuyển giao công nghệ, nhất là ơœ khu vực DNNN và liên doanh với nước ngồi. Ở hai khu vực này đã nhập những công nghệ cũ và lạc hậu đã làm đau đầu các nhà quaœn lý ơœ mọi cấp. Đã lọt lưới quá nhiều công nghệ cũ lạc hậu, ô nhiễm môi trường, giá quá cao...do đó trong mấy năm tuy có đổi mới công nghệ ơœ diện rộng song hiệu quaœ chưa cao Nếu không có chính sách tài chính, tín dụng hiệu quaœ, chính sách hỗ trợ quốc gia thì việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ gần như bế tắc và có diễn ra thì chỉ ơœ qui mô chấp vá không thể đồng bộ được vì căn bệnh nan y đó là các DNNN và các thành phần khác đều thiếu vốn. Yếu tố con người từng là mặt mạnh cuœa Việt Nam, song trên thực tế đòi hoœi phaœi nhanh chóng qui hoạch và qui hoạch lại trên phạm vi caœ nước về qui mô đào tạo giáo dục, nhất là trong lĩnh vực dạy nghề để có thể tiếp thu, quaœn lý được các luồng công nghệ phục vụ cho quá trình CNH, HĐH. ƠŒ ta đang tồn tại một nghịch lý so với qui mô đào tạo cuœa thế giới cứ 1 đại học có 5 trung cấp kỹ thuật và có ít nhất 10 công nhân lành nghề. Điều này, chứng toœ chúng ta chưa sẵn sàng tiếp nhận và bước vào giai đoạn CNH, HĐH. Trong thời đại hiện nay, công nghệ phát triển nhanh đã làm cho một số các sản phẩm, quá trình sản xuất hoặc quy trình nghiệp vụ trở nên lỗi thời chỉ trong một thời gian rất ngắn, có khi chỉ vài năm. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những cán bộ kinh doanh có hiểu biết về kỹ thuật công nghệ. Giải quyết những mối quan hệ này để có được sản phẩm chất lượng cao, hồn tồn phụ thuộc vào trình độ nghề nghiệp của kỹ thuật viên, của người thợ. dù cho có thiết bị và công nghệ cao như thế nào đi chăng nữa thì con người vẫn là yếu tố quyết định. Do đó, nếu VN không hiện đại hóa con người, dù cho có tiền để nhập khẩu những thiết bị và công nghệ tốt đi chăng nữa, thì cũng chỉ đi sau người khác. Để chứng minh cho vai trò của con người trong điều hành sản xuất, ông Trần Mạnh cho biết, sau hai năm lỗ liên tục, công ty của ông đã thay đổi phương pháp điều hành sản xuất, do vậy nên tuy cũng thiết bị và công nghệ đó, nhưng hoạt động sản xuất của Pacsimex đã đạt hiệu quả cao hơn và công ty trở thành doanh nghiệp mạnh của ngành bao bì VN. Còn với Công ty Dệt Việt Thắng, trên những cỗ máy dệt cũ, ông Lê Quốc Ân đã thành công trong việc đưa năng suất lao động tăng hơn hai lần và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho ngành may xuất khẩu. Tất cả chỉ nhờ vào nỗ lực đưa công nhân và cán bộ đi đào tạo lại ở Hàn Quốc và trong các xí nghiệp liên doanh do người nước ngồi quản lý. Một trong những lý do hiện đang cản trở quá trình trao đổi sản phẩm trên thị trường công nghệ là vấn đề chủ sở hữu chưa rỏ ràng. Vì không rõ chủ sở hưũ sản phẩm công nghệ là Nhà nước, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu hay cá nhân nên việc mua bán công nghệ trở nên khó khăn. Do không được cấp quyền hạn nên các trường, các viện nghiên cứu cũng không có tư cách chính thức trong việc mua bán và đôi khi làm lén. Nếu như mua bán, chuyển giao công nghệ với nước ngồi thì không có vấn đề gì nhưng nếu việc mua bán, chuyển giao này, diễn ra giữa hai đơn vị trong nước thì không biết phải giải trình số tiền bán được này như thế nào. Vì vậy cần phải làm rõ phương thức mua bán để tạo thuận lợi cho các bên tham gia thị trường. Thực tế các viện, các trường ở Việt Nam cũng chưa quan tâm đến việc đăng kí ở hữu các pa-tăng (sáng chế), điều này không những gây khó khăn trong việc xác định sở hữu trong hợp đồng mua bán mà còn để một số cá nhân “tranh thủ” tự đi đăng kí. Theo Cục Sở hữu công nghiệp, đa phần các đăng kí sở hữu công nghiệp ở cục hiện nay là do người nước ngồi ở Việt Nam thực hiện. Trong việc mua bán, Nhà nước không nên can thiệp vào việc định giá hay đưa ra giá sàn mà nên để các bên thoả thuận với nhau tạo điều kiện để các công ty tư vấn trợ giúp quá trình này. Nhà nước chỉ nên giúp các đơn vị bằng cách xây dựng những nhóm, những đội ngũ tư vấn viên hay cơ quan tư vấn làm việc một cách khách quan. Ơû Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một hệ thông trung gian, những nhà môi giới và nhà tư vấn hoạt động có chất lượng và chuyên nghiệp. Do vậy đề án phải đưa ra được những giải pháp để phát triển đội ngũ trung gian này. Chiến lược của chúng ta từ nay đến năm 2000 sẽ thu hút công nghệ nước ngồi theo hướng tập trung vào những công nghệ của những đại diện hàng đầu thế giới là Mỹ, Nhật và Đức. Trong quá trình tiếp nhận công nghệ, chúng ta cần phải xây dựng năng lực nội sinh về công nghệ thông qua việc nghiên cứu, cải tiến và sáng tạo. Sau đó sẽ đến giai đoạn chúng ta chuyển dần sang việc tự tạo ra công nghệ cho mình. Nói một cách khác, có xác định rõ bậc thang trình độ công nghệ mà Việt Nam đang đứng thì mới có thể xác định đích đến sắp tới là gì và có khả thi hay không. Phải có một công trình nghiên cứu đánh giá lại tồn diện và đúng đắn những điểm mạnh yếu của khoa học và công nghệ Việt Nam, từ đó mới có thể hình thành chính sách phát triển công nghệ. Tuy vậy, nhiều người dễ nhất trí với nhau rằng hiện tại Việt Nam không thể tự tạo ra mọi thứ công nghệ mà là phải tìm cách học hỏi, tiếp thu từ bên ngồi. Muốn thế, Việt Nam phải có năng lực nội sinh để đón nhận, chứ không phải đợi nước ngồi đem vào.Về điều này, những số liệu và sự kiện đưa ra trong các cuộc hội thảo về công nghệ chưa tạo được đầy đủ diện mạo công nghệ trong xã hội Việt Nam đương đại. Các giải pháp cho việc đổi mới công nghệ: Hiện đại hóa bằng thiết bị nội địa: Việc mua các thiết bị công nghệ do trong nước sản xuất mang lại rất nhiều lợi ích: có thể nắm bắt được thông tin cụ thể về chất lượng, linh kiện sản phẩm và rất thuận lợi trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng và tiết kiệm được giá thành rất nhiều. Ví dụ: Theo ông Trần Văn Công, giảng viên khoa Cơ khí, Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, mua một cần trục cảng của nước ngồi phải chi đến 1 triệu đô-la Mỹ, nhưng sử dụng sản phẩm trong nước thì chỉ 300 triệu đồng. Nhưng thực tế không ít các doanh nghiệp chỉ chú ý đến hàng nhập ngoại hơn là quan tâm đến thiết bị công nghệ sản xuất trong nước. Do vậy đây là một vấn đề rất quan trọng và khá bức xúc đặt ra không chỉ riêng cho các doanh nghiệp mà còn của cả chính quyền điaj phương và nhà nước. Và để khắc phục tình trạng đó, chúng ta có một vài giải pháp được đưa ra: Thực hiện chính sách: “Hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu”. Một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch này là tổ chức thiết kế, chế tạo và ứng dụng rộng rãi một số thiết bị có công nghệ tiên tiến với giá thấp, với sự tham gia của chính quyền địa phương, các trường đại học và cơ quan nghiên cứu khoa học. Điều đáng mừng là máy móc, thiết bị của Việt Nam chế tạo đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp trong nước tín nhiệm sử dụng. Các doanh nghiệp không quay lưng với thiết bị, máy móc Việt Nam chế tạo. Nói chung, các đơn vị nghiên cứu rất ủng hộ việc tổ chức nghiên cứu và ứng dụng một số thiết bị, công nghệ với chi phí thấp, và các doanh nghiệp cũng sẵn sàng đón nhận thiết bị, máy móc nội địa đáp ứng được yêu cầu của họ. Sáu nội dung của chương trình “hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu” là: 1. Tổ chức các ngày chào hàng thiết bị và công nghệ mới do các đơn vị nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp TPHCM tạo ra trong 10 năm qua. 2. Tổ chức thiết kế, chế tạo và ứng dụng rộng rãi một số thiết bị có công nghệ tiên tiến với chi phí khoảng một nửa giá nhập. 3. Phát triển sản xuất quạt điện và xe đạp chất lượng cao để xuất khẩu và đáp ứng thị trường nội địa. 4. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, như ISO 9000, HACCP, GMP... 5. Chương trình đào tạo doanh nghiệp TPHCM tham gia AFTA năm 2003. 6. Liên kết tiếp thị xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Và để khuyến khích các doanh nghiệp dùng công nghệ và thiết bị nội địa Nhà nước cần có chính sách: Về phía nhà khoa học, điều cần Nhà nước hỗ trợ nhất là bảo vệ bản quyền. Đối với những thiết bị, công nghệ Việt Nam đủ sức sản xuất đạt chất lượng theo yêu cầu và giá cả cạnh tranh, không nên khuyến khích nhập khẩu. Ví dụ, thiết bị cho nhà máy đường, nhà máy xi-măng của Việt Nam chế tạo, chất lượng tốt và giá rẻ, đang được nhiều công ty liên doanh sử dụng, thì Nhà nước phải bảo hộ, không nên cho nhập tràn lan, nhất là thiết bị và công nghệ không hơn của Việt Nam... Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Các cơ sở nghiên cứu nên tập trung vào nghiên cứu ứng dụng những phát minh của thế giới vào sản xuất. Khái quát mà nói, thì nên ứng dụng cho tốt những gì thế giới đã nghiên cứu ra. Làm như thế vừa rẻ lại hiệu quả, vì Việt Nam không đủ kinh phí để đi vào nghiên cứu những công trình lớn. Cũng có những lĩnh vực đặc thù Việt Nam cần tập trung chất xám, như viết chương trình phần mềm, nghiên cứu tạo giống nông nghiệp, chăn nuôi, công nghệ sinh học... 2. Tạo dựng nên một thị trường công nghệ tại Việt Nam: Thị trường có nghĩa là ở nơi đó diễn ra hoạt động giao dịch giữa người mua và người bán. Ở Việt Nam có người mua công nghệ và cũng có người bán, nhưng họ không giao dịch được với nhau, bởi người bán không biết người mua ở đâu, và người mua cũng không biết người bán là ai và họ có cái gì để bán. Để khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ, cần thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học để biến nó thành sản phẩm vật chất cho xã hội. Cách để thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ là hình thành thị trường công nghệ, nhưng không thể chuyển lập tức từ không có thị trường thành có thị trường, mà phải làm từng bước. Muốn xây dựng thị trường, điều cốt yếu cần có là vai trò "bà đỡ" của Nhà nước. Người mua và bán công nghệ chưa gặp nhau vì hai lý do. Về phía người nghiên cứu, có lẽ chưa quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ, hoặc bản thân đề tài chưa có tính thực tế cao, nên không muốn ứng dụng vào sản xuất. Còn người có nhu cầu ứng dụng, nhiều khi không được thông tin đầy đủ về giá trị của những đề tài lớn, về chi phí phải chịu nếu họ áp dụng kết quả đó, những lợi ích họ sẽ nhận được. Giữa các nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học và giới kinh doanh ở Việt Nam dường như có một bức tường vô hình. Điều này khiến cho họ, một bên là người bán công nghệ còn bên kia là người có nhu cầu mua, không thể tiến đến với nhau. Phải chăng, muốn dẹp bỏ bức tường vô hình kia, Việt Nam cần thiết lập "chợ mua bán công nghệ", hay một số giải pháp để có thể giúp cho người mua và người bán công nghệ có thể gặp nhau. Chúng ta có một vài giải pháp: Hình thành phòng giới thiệu sản phẩm và công nghệ mới : Ví dụ: phòng giới thiệu sản phẩm và công nghệ tại số 79 Trương Định, quận 1.Ở đây, định kỳ hàng tháng hay hàng quí có triển lãm giới thiệu sản phẩm công nghệ mới cho một chuyên ngành. Mỗi sáng thứ năm hàng tuần, còn có hội thảo giới thiệu về công nghệ, các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trường đại học... cho các khách hàng tiềm năng. Công bố những công nghệ mới, giải pháp hữu ích có triển vọng trên tạp chí Công nghệ và Kinh doanh của Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Thành lập các Website chuyên về mua bán công nghệ. “Chợ công nghệ và thiết bị” như là đòn bẩy của nền kinh tế: Chợ Công nghệ thiết bị (Techmart Vietnam) diễn ra từ 13 đến 15/10 là một ví dụ. Techmart Vietnam 2003 là chợ công nghệ thiết bị đầu tiên được tổ chức trên quy mô cả nước. Đã có khoảng 350 cơ sở đăng ký tham gia, với khoảng 2000 sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực. Đơn cử như Phòng Kỹ thuật Laser Y tế (Trung tâm Công nghệ Laser - Bộ KHCN) đăng ký triển lãm 15 sản phẩm mới. Khu hàng rao bán lớn nhất là của Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia gồm 24 gian trưng bày với hàng trăm công nghệ chào bán. Một số lĩnh vực được đặc biệt khuyến khích bao gồm: Chế biến nông - lâm - thủy sản; cơ khí - chế tạo máy; tự động hố bưu chính-viễn thông; điện tử -tin học; dệt - may - da giày; cao su -nhựa; y tế - dược phẩm; xử lý và bảo vệ môi trường. Techmart Vietnam gồm chợ thực - các gian hàng triển lãm, và "chợ ảo" trên Internet. Các hợp đồng về chuyển giao công nghệ, mua bán thiết bị, đặt hàng nghiên cứu... được giao dịch trực tiếp tại chợ thực, hoặc thông qua gian hàng ảo, giúp những người ở xa cũng có thể tham gia. Công nghệ và thiết bị được đề nghị giới thiệu, chào bán là những sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước, đã được kiểm nghiệm, ứng dụng thành công, đã hồn thiện để chuyển giao. Kế đến, các thiết bị và công nghệ được chào bán phải đạt chất lượng cao và giá rẻ hơn so với thiết bị và công nghệ ngoại nhập. Cuối cùng, đó là những thiết bị và công nghệ đã được đăng ký bảo hộ sáng chế độc quyền, bảo hộ độc quyền. Đối với các công nghệ và thiết bị của các đơn vị nước ngồi, tiêu chí khuyến khích giới thiệu hàng đầu là trình độ công nghệ cao, giá cả hợp lý và mức độ thích hợp đối với Việt Nam. Trong quá trình diễn ra Techmart có các hoạt động giao dịch, mua -bán thiết bị, công nghệ, thương thảo, đàm phán, ký kết văn bản ghi nhớ, hợp đồng chuyển giao công nghệ tổ chức các diễn đàn giao lưu, hội thảo theo các vấn đề được nhiều người quan tâm như: Hội thảo về sở hữu trí tuệ trên thị trường công nghệ,đổi mới công nghệ và hội nhập kinh tế giao lưu giữa các địa phương với các nhà khoa học và công nghệ, cơ chế và chính sách hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Hiện nay, sự liên kết giữa cung với cầu còn nhiều hạn chế, nên các tiến bộ khoa học ít được áp dụng vào thực tiễn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 90% đề tài nghiên cứu khoa học những năm gần đây đều lấy ý tưởng từ nội dung học tập trong thời gian nghiên cứu ở nước ngồi, chứ không bám vào thực tiễn của đất nước, và không có đề tài nào xuất phát từ một "đơn đặt hàng" của doanh nghiệp. Do vậy, nhiều thành tựu nghiên cứu chưa phù hợp với trình độ ứng dụng trong nước, chưa kể việc nghiệm thu đề tài chỉ được tiến hành giữa những người làm nghiên cứu, chứ không có đánh giá khách quan từ phía người sử dụng. Tình trạng này có thể được khắc phục nhờ Techmart Vietnam, vì qua đó, các nghiên cứu khoa học sẽ được định hướng bởi cơ chế thị trường.Techmart là cầu nối giữa cung và cầu, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, giúp tìm ra con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để đưa khoa học vào cuộc sống. Điều đáng ghi nhận tại Techmart 2003 là sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của các công nghệ, thiết bị chế tạo trong nước. Trong số gần 2000 công nghệ, thiết bị chào bán tại Chợ, 95% là công nghệ thiết bị do các nhà khoa học, các đơn vị trong nước thiết kế, chế tạo Có thể nói đây là lần đầu tiên các sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đã được trân trọng, tôn vinh ở một hội chợ có tầm cỡ quốc gia và được xã hội thừa nhận hiệu quả ứng dụng trong thực tế sản xuất. Theo nhiều chuyên gia marketing, hiệu quả của Techmart phụ thuộc nhiều vào "chợ ảo", vì đây là sàn giao dịch quanh năm. Nếu tiếp tục duy trì giao diện chợ ảo đầy đủ thông tin, hấp dẫn, tiện lợi cho người truy cập hai chiều thì thị trường công nghệ, thiết bị sẽ quanh năm nhộn nhịp, chứ không chỉ trong vài ngày hội chợ. Tại hội chợ ,các đơn vị tham gia có điều kiện giới thiệu chào bán công nghệ và thiết bị của mình, giới thiệu năng lực phát triển công nghệ, yêu cầu tìm kiếm đối tác chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nghệ, thiết bị cũng có thể đưa ra các nhu cầu công nghệ để tìm kiếm đối tác. Chợ công nghệ ảo Việt Nam là sàn giao dịch điện tử lý tưởng cho tất cả những ai muốn tham gia thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam. Techmart Vietnam 2003 là sự thể hiện sinh động của thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam trên bước đường hình thành và phát triển. Mục tiêu tổng quát của Techmart Vietnam là thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta; đẩy mạnh sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với kinh tế, sản xuất - kinh doanh và đời sống xã hội. Chợ công nghệ và thiết bị đầu tiên này khẳng định một hướng phát triển mới cho khoa học công nghệ Việt Nam. Đó là các đề tài nghiên cứu sẽ không chỉ để bày trong bảo tàng hay là một thứ trang trí cho các nhà khoa học như trước đây mà sẽ được gắn với hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. 3. Đẩy mạnh việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệä: Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình nhập khẩu và chuyển giao công nghệ: Nhập khẩu công nghệ: Quá trình nhập khẩu công nghệ ở nước ta đang tồn tại một số vấn đề sau: Nhập công nghệ, thiết bị cũ, giá lại vượt cao. Cho đến nay, lượng công nghệ, thiết bị nhập vào Việt Nam qua các đơn vị có vốn đầu tư nước ngồi đã đạt một con số đáng kể. Uớc tính từ năm 1991 đến nay, khoảng 40-60 % vốn đầu tư được đưa vào thực hiện ở các dự án đã dành cho công nghệ, thiết bị với tổng giá trị thiết bị du nhập qua con đường này vào khoảng 4 tỉ USD. Như vậy, giá trị công nghệ thiết bị nhập về trong thời gian qua lớn hơn cả giá trị thiết bị hiện đang hoạt động trong nước từ trước đến nay (vào khoảng 3,5 tỉ USD). Một số lĩnh vực đã tiếp nhận được công nghệ khá tiên tiến và hiện đại cuả thế giới như : tìm kiếm khai thác dầu khí, viễn thông... Tuy nhiên, trong không ít lĩnh vực (cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế biến thực phẩm...) nhiều đơn vị đã tiếp nhận thiết bị cũ, hư hoang, hoặc tính năng công nghệ không cao, có tác động xấu đến môi trường. Qua kiểm tra cuả các cơ quan chức năng ở 727 thiết bị, 3 dây chuyền sản xuất cuả 42 cơ sở, có tới 60-70 % là thiết bị cũ, tân trang. Thậm chí có thiết bị sản xuất từ năm 1929 ! Theo đánh giá chung, thiết bị được nhập vào các đơn vị có vốn đầu tư nước ngồi thời gian qua phổ biến thuộc trình độ công nghệ cuả những năm 1960-1970 và có độ lệch từ hai đến ba thế hệ so với trình độ thế giới. Thế nhưng, điều đáng nói, theo các chuyên gia cuả Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Thương mại, nhìn chung giá mua thiết bị vượt cao hơn giá thị trường thế giới từ 10-15 %. Vừa qua, công ty giám định quốc tế SGS cuả Thụy Sĩ sau khi thẩm định sáu dự án, đã đánh giá giá mua thiết bị vượt đến trên 40 % so với thị trường thế giới. Chuyển giao công nghệ: Ở Việt Nam đang tồn tại một số yếu kém trong quá chuyển giao công nghệ: - Thiếu kỹ năng trong đàm phán thương lượng chuyển giao công nghệ nên dẫn đến sự ràng buộc và lúng túng khi thực hiện hợp đồng chuyển giao. - Thiếu thông tin về đối tác chuyển giao và công nghệ chuyển giao cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thụ động của đối tác Việt Nam khi đàm phán. - Sự thiếu vốn mặc dù có nhu cầu cao về nhận chuyển giao công nghệ. Từ yếu tố ấy, bên nhận chuyển giao thường dễ dàng phải chấp nhận những điều khoản bất lợi cho mình. - Các đối tác Việt Nam không chỉ yếu kém ở giai đoạn trước và ngay khi nhận chuyển giao công nghệ, mà còn xem nhẹ việc đánh giá kết quả của chuyển giao, đánh giá chất lượng sản phẩm do công nghệ chuyển giao sản xuất ra. - Do chủ quan. Đó là hệ quả tổng hợp của nhiều cái thiếu : chuyên viên đánh giá công nghệ, cán bộ đàm phán, nhà quản lý và người sử dụng ... - Bên chuyển giao công nghệ (nước ngồi) đã không chuyển giao hết phương thức, còn bên tiếp nhận công nghệ (Việt Nam) thì chưa đủ trình độ, kinh nghiệm trong thương thảo và giám định công nghệ mua vào, và trong một số trường hợp là thiếu công tâm Vấn đề chuyển giao công nghệ (CGCN).,. Chính những lý do trên đã khiến cho trong quá trình chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp của nước ta gặp không ít khó khăn và bất lợi: Có một thực tế là hầu hết các hợp đồng chuyển giao công nghệ thường do bên nước ngồi lập, sau đó dịch ra tiếng Việt. Bên Việt Nam do những nguyên nhân khác nhau, thường chấp nhận những nội dung do bên nước ngồi đưa ra, mà không có sự trao đổi, đàm phán để đảm bảo lợi ích của hai phía và hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ. Nội dung công nghệ được chuyển giao là phần rất quan trọng của một hợp đồng chuyển giao công nghệ(xem phần phụ lục). Theo quy định, phải xác định rõ đối tượng chuyển giao công nghệ; tên công nghệ, mô tả chi tiết những nội dung chủ yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ, giá trị kinh tế và kỹ thuật của mỗi nội dung công nghệ được chuyển giao, kết quả dự kiến sẽ đạt được sau khi thực hiện chuyển giao công nghệ (về mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội). Nhưng trong các hợp đồng đã trình duyệt, phần lớn các nội dung này đều không được làm rõ, do đó không đủ điều kiện để xem xét đánh giá công nghệ. Chi phí cho chuyển giao công nghệ thường tính rất cao : theo quy định, đối với công nghệ tiên tiến, tổng chi phí cho chuyển giao công nghệ không quá 5% giá bán tịnh (bao gồm cả chuyển giao bí quyết, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và chi phí sử dụng nhãn hiệu hàng hóa). Nhưng nhiều trường hợp, phía nước ngồi đòi chi phí CGCN cao hơn 5% doanh thu bán hàng (mà doanh thu bán hàng lớn hơn giá bán tịnh rất nhiều). Do không có đủ các thông tin cần thiết về công nghệ cần nhập, thiếu các chuyên gia am hiểu về công nghệ nên phía Việt Nam trong liên doanh thường dễ dàng chấp nhận mức chi phí về công nghệ do bên nước ngồi đưa ra. Do đó, khi xem xét, phê duyệt, các cơ quan nhà nước thường phải yêu cầu họ sửa đổi, điều chỉnh lại, dẫn tới việc kéo dài thời gian thẩm định. Thời gian của hợp đồng CGCN theo quy định là bảy năm, nhưng một số hợp đồng xin thời hạn 10 năm hoặc lớn hơn (bằng thời hạn của dự án đầu tư, thường là 20-30 năm). Trong hợp đồng CGCN, phía nước ngồi thường đưa ra những điều khoản ràng buộc về trách nhiệm của bên nhận công nghệ, trong khi trách nhiệm của bên giao công nghệ lại không rõ ràng. Ở một số hợp đồng, luật áp dụng lại là luật của nước ngồi chứ không phải luật pháp Việt Nam (bản thân bên Việt Nam cũng không tìm hiểu xem luật nước ngồi dẫn chiếu trong hợp đồng quy định những nội dung gì, khi xảy ra tranh chấp sẽ xử lý ra sao). Sự mất cân đối trong việc tiếp nhận công nghệ giữa các ngành nghề. Ví dụ: 10 năm qua ở Việt Nam có các lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, ngân hàng tiếp nhận được nhiều công nghệ mới nhất. Trong khi đó, trong các lĩnh vực công nghiệp, các loại công nghệ mới đưa vào thông qua nhập khẩu và đầu tư nước ngồi chưa nhiều lắm. Việt Nam đã nhận rất nhiều công nghệ trên nhiều lĩnh vực nhưng số công nghệ được sử dụng như mong muốn còn rất ít. Việc sử dụng không hiệu quả này, là do trình độ tiếp nhận - quản lý công nghệ của đối tác Việt Nam yếu kém, không hiểu hết giá trị sử dụng của công nghệ đang có trong tay. Mắc nhiều sai phạm trong việc chuyển giao công nghệ, không sử dụng công nghệ được chuyển giao, gây lãng phí. Giải pháp: Nhập khẩu công nghệ: Về nhà nước: Để nhanh chóng tiếp thu các công nghệ tiên tiến trên thế giới, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế, cần thực hiện một số biện pháp sau : - Xây dựng và ban hành chính sách công nghệ quốc gia, xác định các hướng công nghệ cần ưu tiên nhập trong thời gian từ nay tới năm 2010 và sau năm 2010 để làm căn cứ cho việc lựa chọn và đánh giá công nghệ nhập. - Xây dựng hệ thống thông tin công nghệ và đảm bảo cập nhật kịp thời để phục vụ cho việc thẩm định, đánh giá công nghệ, cũng như lựa chọn công nghệ thiết bị. - Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo cán bộ quản lý công nghệ cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn, đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. - Việc nhập công nghệ cần đi thẳng vào công nghệ hiện đại có chọn lọc ở các lĩnh vực cần thiết. Ưu tiên các công nghệ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của sản xuất và khai thác hợp lý tài nguyên, các công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. - Cần tăng cường và nâng cao trình độ kiến thức về luật pháp, công nghệ cho một số công ty tư vấn trong nước để họ có đủ khả năng tư vấn giúp các đơn vị Việt Nam trong quá trình đàm phán và xây dựng hợp đồng CGCN. Đồng thời cần tranh thủ sự giúp đỡ và hỗ trợ của các công ty tư vấn nước ngồi có chuyên môn sâu trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ. Chúng ta không nên đặt vấn đề công nghệ mới hay cũ mà chỉ có vấn đề công nghệ phù hợp hay không. Cho nên, đối với nước ta hiện nay, vấn đề quan trọng không phải là thiết bị công nghệ nào đó còn mới hay đã sử dụng rồi, có tiên tiến hay không mà quan trọng là ở chỗ thiết bị đó có phù hợp với việc sản xuất một sản phẩm cụ thể, trong điều kiện cụ thể, ở Việt Nam hay không ? Thời gian qua, có nhiều nhà máy liên doanh sử dụng các công nghệ rất tiên tiến nhưng lại không phát huy hiệu quả do trình độ khoa học, công nghệ, lao động của tồn xã hội chưa phát triển đồng bộ. Hiện nay, nền khoa học (KH) của chúng ta còn thấp, kinh tế kém phát triển nhưng so với các nước ở cùng trình độ kinh tế thì trình độ dân trí nước ta cũng tương đối khá, đặc biệt là khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học - công nghệ mới khá nhanh. Thực tế chứng minh, chúng ta đi sau, nhưng nếu biết chọn lựa, biết tổ chức, biết tranh thủ hợp tác với nước ngồi thì có thể đi thẳng vào những công nghệ mới nhất và làm thành công. Về doanh nghiệp Có lẽ vấn đề quan trọng nhất đặt ra trước các doanh nghiệp là làm thế nào để đảm bảo cho các công nghệ, thiết bị đã nhập được lắp đặt và vận hành ổn định, phát huy hiệu quả cao. Ngồi ra, vấn đề cơ bản và lâu dài là nhanh chóng làm chủ được công nghệ, thiết bị mới. Hiện nay, do phần lớn máy móc nhập vào thuộc công nghệ thông thường đang sử dụng phổ biến trên thế giới nên các dự án, hợp đồng có riêng nội dung này không nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhìn xa trông rộng để hôm nay không làm những điều gì sẽ gây ra các khó khăn cho tương lai. Bên cạnh đó, còn phải chủ động tìm kiếm đối tác nước ngồi, không chỉ đơn giản bằng cách quảng cáo trên báo chí ngồi nước. Tích cực tìm kiếm đối tác thích hợp có ý nghĩa rất khác với việc đăng báo. Cụ thể hơn, công ty Việt Nam cần phải hiểu rõ về bốn vấn đề: mình có gì để cung cấp; mình tìm kiếm cái gì nơi đối tác nước ngồi; tiềm năng của đối tác; và đối tác đang muốn tìm kiếm những gì. Ngồi việc chiếm lĩnh công nghệ mới và kỹ năng mới, thành công của công ty nước chủ nhà còn là phát triển quản lý và thâm nhập được vào các thị trường mới. Chuyển giao công nghệ: Về nhà nước: Muốn thúc đẩy đối tác nước ngồi chuyển giao công nghệ, trước hết, chính phủ cần ra tay hỗ trợ cho các công ty địa phương trong liên doanh. Ví dụ: hãng xe hơi Nhật Mitsubishi, đối tác trong liên doanh sản xuất xe hơi hiệu Proton ở Malaysia viện cớ người Malaysia không đủ khả năng tiếp nhận công nghệ mới để trì hỗn việc chuyển giao, đích thân Thủ tướng Mahathir Mohamad đã lên đài truyền hình tuyên bố ông sẽ tìm đối tác khác và có thể Malaysia không cần đến Mitsubishi nữa. Tiếp đó, ông đi Đức để thương lượng với Wolsvagen, và khi trở về, thông báo rằng ông đã thảo luận rất thú vị với công ty xe hơi này. Chỉ hai tuần sau chuyến đi của ông Mahathir, chính chủ tịch Mitsubishi đã quyết định chuyển giao công nghệ cho đối tác Malaysia trong liên doanh Proton. Cần có một chiến lược công nghệ: Việc lựa chọn được công nghệ thích hợp mới là điều quan trọng, chứ không nhất thiết phải là công nghệ tiên tiến, hiện đại nhưng lại không thích hợp với trình độ nơi tiếp nhận, chưa kể phải tốn nhiều ngoại tệ để trang bị. Công nghệ thích hợp là loại công nghệ có tính khả thi về mặt kỹ thuật, khả năng thương mại nhằm đạt tới lợi ích tối đa và có khả năng đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia. Công nghệ thích hợp, là hệ quả của việc nhận thức về công nghệ của bên nhận chuyển giao. Như vậy, bên nhận chuyển giao phải xác định rõ nhận chuyển giao công nghệ là nhận cái gì trước khi nói đến công nghệ thích hợp. Và cũng không được quên rằng tính thích hợp của công nghệ phụ thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển của bên nhận chuyển giao và chiến lược phát triển của quốc gia đó. Về doanh nghiệp Khi các công ty chủ nhà trong liên doanh không được chuyển giao công nghệ vì bản thân họ chưa biết cách thương lượng cũng như vì phía đối tác nước ngồi không tin vào khả năng tiếp nhận công nghệ của các công ty này. Để giải quyết vướng mắc , các doanh nghiệp muốn lập liên doanh với nước ngồi cần phải lên trước một chương trình về công nghệ, trong đó đề ra tốc độ chuyển giao, cách thức tiếp thu và sử dụng công nghệ. Để khắc phục, doanh nghiệp chúng ta cần có nhiều thông tin hơn về đối tác. Việc gia nhập Internet là một hướng mở cho vấn đề này. Trong tương lai cần có thêm nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, kỹ thuật trong đàm phán, thương thảo. Nói cho cùng, cuộc thương thảo chuyển giao công nghệ chỉ thành công khi doanh nghiệp tìm ra lời đáp thỏa đáng cho hai câu hỏi : cách thức chế tạo công nghệ ra sao, và làm thế nào để vận hành tốt công nghệ đó. Cần có kỹ năng trong đàm phán Các giải pháp cho việc đổi mới công nghệ không phải là ít, tuy vậy các doanh nhiệp của chúng ta vẫn gặp rất nhiều lỗi trong quá trình đổi mới công nghệ bởi một lý do rất đơn giản: họ qúa tin tưởng vào khả năng của chính bản thân mình, không chịu tham khảo ý kiến của các công ty tư vấn về công nghệ. Chính vì vậy đã khiến cho thị ttrường tư vấn chuyển giao công nghệ ở Việt Nam cũng còn nhiều bất cập Thị trường tư vấn chuyển giao công nghệ ở Việt Nam: Nhận xét chung: Trong môi trường tồn cầu hóa, thị trường công nghệ Việt Nam không thể đứng ngồi quy luật chung, không thể tách rời thị trường công nghệ quốc tế. Phát triển thị trường công nghệ phải bắt đầu từ việc tạo ra cơ chế để các thành phần của thị trường được tham gia bình đẳng. Để làm được điều này, cần phải giải quyết những vấn đề đang là rào cản cho thị trường. Giảm bao cấp chính là một giải pháp để tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước còn chậm, cổ phần hóa thì không có nhà đầu tư bên ngồi do cổ phần của Nhà nước đã chiếm 51% và phần còn lại thì dành cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp. Những bài học kinh nghiệm về đầu tư thiết bị, công nghệ không hiệu quả ở Việt Nam thời gian qua không phải là ít, nhưng dường như phần lớn các trường hợp này lại rơi vào các doanh nghiệp nhà nước. Phần lớn doanh nghiệp nhà nước đi mua thiết bị chỉ quan tâm đến người bán máy nào chịu trả tiền hoa hồng cao. Họ hầu như chẳng quan tâm gì đến việc lựa chọn công nghệ hay nhà cung cấp nào cho có hiệu quả. Tuy nhiên, hãy lưu ý là sẽ có rất nhiều công ty đến chào bán những loại công nghệ, máy móc khác nhau với các loại giá khác nhau cho cùng một mục đích. Vấn đề đặt ra là chọn ai ? Mua cái gì ? Ở nước ta đang có một nhược điểm là việc kiểm sốt dòng chảy của công nghệ cao vào VN giao cho nhiều người quá, nên thu lại một cửa thôi. Và cần phải lập các cơ quan tư vấn, khuyến khích hoạt động tư vấn phát triển, thậm chí mời các công ty tư vấn nước ngồi vào hoạt động. Thà rằng ta phải trả giá một lần cho tư vấn còn hơn sẽ phải trả giá nhiều lần và trả giá đắt vì những sai lầm khi lựa chọn công nghệ cho phát triển. Để tránh những yếu tố bất lợi cho máy móc, thiết bị mới , doanh nghiệp nên tham khảo chuyên viên tư vấn trước khi ký hợp đồng mua. Làm như vậy thì doanh nghiệp phải trả thêm một khoản phí tư vấn, nhưng có thể tránh những thiệt hại lớn hơn sau này. 2.Thị trường tư vấn công nghệ Việt Nam “99,9% DN mua công nghệ không “thèm” nhờ tư vấn” . Cách nay không lâu, một tổng công ty nhà nước đã bỏ ra gần 10 tỷ đồng để nhập về dây chuyền thiết bị nghiền sàng đá. Sự kiện này gây chú ý đối với những doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị khai thác đá không phải vì dây chuyền thiết bị kia có những công nghệ đặc biệt, mà ở chỗ những thiết bị này trong nước có thể chế tạo với giá rẻ hơn đến 10 lần. Nếu công ty nói trên mời tư vấn cho dự án đầu tư này, chắc chắn họ sẽ được khuyên chủ đầu tư chọn thiết bị trong nước sản xuất. Có thể máy móc, thiết bị của Việt Nam chế tạo không bền bằng thiết bị nhập, nhưng với loại sản phẩm không yêu cầu quá khắt khe về chất lượng như đá làm đường, thì mua thiết bị trong nước có giá rẻ chắc hiệu quả đầu tư sẽ tốt hơn. Không phải doanh nghiệp nào cũng am hiểu hết những tính năng của thiết bị mà họ mua. Bỏ ra số tiền lớn để mua thiết bị mà không sử dụng hết những tính năng của nó thì coi như đã lãng phí. Việc sử dụng tư vấn trước khi đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa được loại máy móc, thiết bị phù hợp với mục tiêu sản xuất của mình. Số công ty tư vấn đầu tư đúng nghĩa về kỹ thuật, công nghệ ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tiềm năng của thị trường này rất lớn nhưng không khai thác được. Theo kết quả điều tra của hai tổ chức Swiss Contact (Thụy Sĩ) và GTZ (Đức) tiến hành trên 1.200 doanh nghiệp (DN) tại VN, chỉ có khoảng... 0,1% DN có sử dụng tư vấn khi đầu tư mua sắm công nghệ. Đại diện một số công ty tư vấn tại TPHCM nhận định: Phải mất 20 năm nữa VN mới thực sự có thị trường dịch vụ tư vấn đầu tư công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. “DNVN chưa có thói quen sử dụng tư vấn khi đầu tư” Chính vì không có thói quen này mà đã có rất nhiều Cty phải chịu nhiều thiệt hại khi mua các thiết bị nước ngồi giá cao, trong khi những thiết bị này được các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng cung cấp với giá rẻ và chất lượng cũng không thua kém... Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam lại chưa có thói quen sử dụng tư vấn khi đầu tư. Hầu hết những trường hợp sử dụng tư vấn khi đầu tư công nghệ, thiết bị rơi vào những doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn.Tuy nhiên, theo đánh giá của hai tổ chức trên hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu biết đầy đủ lợi ích của tư vấn nên họ ít sử dụng. Ngược lại, chính vì thị trường còn quá nhỏ bé nên ngành dịch vụ tư vấn công nghệ và thiết bị chưa thể phát triển. Thiết bị, công nghệ mỗi ngành khác nhau. Trong khi đó, mỗi công ty tư vấn thường chỉ chuyên sâu trong một vài ngành và chắc chắn là với số lượng công ty tư vấn ít ỏi như thế thì không thể nào bao quát hết mọi ngành nghề. Vì thế, doanh nghiệp cũng không dễ tìm được nhà tư vấn thiết bị, công nghệ khi cần thiết. Do không tìm được tư vấn, hoặc không muốn thuê tư vấn, nhiều doanh nghiệp đã chọn mua máy móc, thiết bị theo kinh nghiệm của những người đi trước. Với cách làm này, nếu người đi trước mắc sai lầm thì sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều doanh nghiệp khác giống như trường hợp mới xảy ra trong ngành giày. Ví dụ: Nhiều công ty Việt Nam đã nối gót nhau mua thiết bị sản xuất đế giày PU của một công ty Ý mà không biết công ty này sắp bị phá sản. Giờ nhận ra thì đã muộn. Công ty này đã phá sản được hơn một tháng nay và doanh nghiệp giày Việt Nam đang lo lắng, không biết ai sẽ chịu trách nhiệm bảo trì, cung cấp phụ tùng thay thế nếu thiết bị hư hỏng. “Một thị trường trầm lắng...” Thực ra, loại hình tư vấn nói trên đã ra đời hơn 10 năm qua, đặc biệt nở rộ trong 4 năm gần đây kể từ khi có Luật DN cùng với sự ra đời của hàng ngàn DN mới. Lúc đó, nhiều chủ DN dự đốn sẽ có một thị trường “béo bở” dành cho các công ty tư vấn đầu tư nhưng thực tế ngược lại. Đây là một thị trường hết sức khó khăn, hầu hết các công ty tư vấn đầu tư gặp bế tắc trong việc khai phá thị trường, buộc phải chuyển hướng kinh doanh”. Nguyên nhân chính là vì DN chưa có “thói quen” sử dụng tư vấn khi đầu tư. Đối với nhiều DN, tư vấn là một loại hình xa vời, nặng về lý thuyết và thiếu thực tế. Chính vì lối tư duy này nên nhiều chủ DN tự tìm hiểu và tự quyết định hoạt động đầu tư, mua sắm của DN. Theo đánh giá của một chuyên viên kinh tế, đại đa số các DN tư nhân hiện nay quá chủ quan với vốn kiến thức tự tích lũy của mình, đích thân sang nước ngồi để tìm hiểu về máy móc, công nghệ và quyết định mua ngay sau khi về nước. Vì lẽ này, giữa DN và các đơn vị tư vấn ngày càng có khoảng cách. Lý do tế nhị: “Hoa hồng” và “lại quả” Các DN Nhà nước cũng “ngại” nhờ tư vấn. Hiện nay, có rất nhiều DN Nhà nước làm ăn hiệu quả, có thừa đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên nên có thể tự thẩm định được các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, có không ít DN thuê hẳn chuyên gia tư vấn của nước ngồi. Nhưng, vẫn còn nhiều DN Nhà nước, dù thiếu đội ngũ cán bộ tư vấn riêng (hoặc có nhưng không đủ năng lực), vẫn dứt khốt không tìm tới công ty tư vấn vì lý do khá “tế nhị”, đó là khoản tiền hoa hồng mà cá nhân – người quyết định hợp đồng mua bán – được hưởng. Nếu nhờ đơn vị tư vấn thì cá nhân đó sẽ mất đứt khoản hoa hồng kia. Bài học về mua sắm dây chuyền sản xuất đã... lỗi thời cho Nhà máy Dệt Nam Định trước đây, đến nay vẫn còn tính thời sự nóng hổi, minh chứng rằng việc tư lợi trong hoạt động đầu tư sẽ giết chết DN. “Doanh nghiệp bị thiệt thòi” Phải thừa nhận một điều rằng, không phải lúc nào DN cũng bắt buộc tìm tới công ty tư vấn đầu tư, bởi họ có những nguyên tắc về bảo mật hoạt động kinh doanh. Nhưng, để hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động đầu tư, DN không nên xem nhẹ vai trò của công ty tư vấn. Ông Phan Tâm Tình, Giám đốc Công ty Tư vấn T.Q.M, cho biết: “Nhiều DN tư nhân có tiếp cận dịch vụ tư vấn đầu tư nhưng tiếp cận không chính thức, hoặc sơ sài. Điều này cũng có thể dẫn tới những hệ lụy”. Theo các công ty tư vấn, số DN tư nhân đầu tư sai vì thiếu tư vấn có rất nhiều, nhưng đại đa số giấu nhẹm, một thời gian sau mới tìm đến công ty tư vấn để nhờ “gỡ”. Có thể kể đến trường hợp của một DN chế biến thực phẩm - bao bì mới đây đã nhập một giàn máy đóng gói của Đài Loan với giá hết sức “hời”. Về sau mới biết sản phẩm này đã quá đát, tuổi thọ chỉ còn vài năm. Theo ông Nguyễn Thành Nhơn-giám đốc công ty Nhơn Hữu :“không đánh giá đúng, không sử dụng hết tính năng của thiết bị thì cũng đã là lãng phí rồi”. Với những nguyên nhân phân tích trên, có thể thấy thị trường tư vấn đầu tư dù rất tiềm năng nhưng đang còn bỏ ngỏ. Các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn thường chọn các công ty tư vấn đầu tư ngước ngồi. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sữa bột của Vinamilk. Có hai việc có thể làm giảm thiểu rủi ro doanh nghiệp gặp phải các nhà tư vấn kém năng lực. Đó là cần thành lập một tổ chức của các nhà tư vấn quản trị và nhà nước phải ban hành quy định chỉ có những người đủ tư cách tham gia tổ chức này mới được hành nghề tư vấn. Tổ chức các nhà tư vấn bao gồm thành viên của các công ty tư vấn lớn trong và ngồi nước cũng sẽ đóng vai trò trọng tài nếu như có tranh chấp giữa người sử dụng tư vấn và nhà tư vấn. Họ cũng sẽ chịu trách nhiệm đào tạo các nhà tư vấn tương lai. Các cơ sở tư vấn phải làm trước một bước để tạo ra mối quan tâm cũng như sự giao lưu trong xã hội giữa người bán và người mua công nghệ, qua các cuộc tiếp xúc này sẽ có người đứng ra làm dịch vụ. Vì người làm dịch vụ phải là người có chuyên môn và kinh nghiệm thương trường, hiểu biết tiềm năng của công nghệ và nhu cầu của doanh nghiệp. Nguồn công nghệ trong nước lẫn nước ngồi không thiếu tại Việt Nam. Điều cốt yếu nhất, nhà kinh doanh phải biết mình cần sản xuất gì, rồi từ đó mới bàn đến chọn công nghệ. Chọn công nghệ trước là làm ngược quy trình, dễ thất bại. Nhiều người nói, muốn hiện đại hóa phải có công nghệ mới, điều này chỉ đúng về lâu dài. Trước mắt, đây không phải là bước đi. Đổi mới công nghệ cần xuất phát từ nhu cầu thị trường, lấy khả năng cạnh tranh của sản phẩm là mục tiêu hàng đầu, vì người tiêu dùng chỉ mua sản phẩm. Công nghệ đắt tiền chỉ cần thiết khi nó là giải pháp duy nhất làm cho sản phẩm cạnh tranh và tồn tại được. Do đó, hiện đại hóa là quá trình từ thấp lên cao, trong đó yếu tố công nghệ được doanh nghiệp lựa chọn theo khả năng tài chính và sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhiều người cứ cho là phải nhập máy móc hiện đại nhất. Trên thực tế, những doanh nghiệp hiện đại hóa thành công trong thời gian qua đều không theo con đường "hiện đại càng nhanh càng tốt". Chọn mua thiết bị sao cho hiệu quả không dễ dàng và lời khuyên của những người có kinh nghiệm là hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn trước khi quyết định. Thực tế cho thấy, mua thiết bị “hàng hiệu” đắt tiền không hẳn là có lợi, ngược lại chọn mua thiết bị rẻ tiền cũng chưa chắc là tiết kiệm. Kết luận: Trong thời kỳ công nghiệp hố, hiện đại hố (CNH-HĐH) ở nước ta, quá trình tăng cường trình độ công nghệ và kỹ thuật tiến triển theo cả hai hướng: tăng cường công nghệ và kỹ thuật trong từng ngành sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang những ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Sự tiến bộ công nghệ của nền kinh tế được thực hiện bằng cách nhập khẩu công nghệ ở nước ngồi và tự phát triển, sáng tạo ra công nghệ tiên tiến. Trong thời kỳ đầu của quá trình CNH-HĐH đối với một nước đang trong quá trình phát triển như Việt Nam, thì nhập khẩu công nghệ tiên tiến ở nước ngồi là phương pháp vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí, nếu lựa chọn được những công nghệ có mức độ tiên tiến thích hợp, với giá thành hạ. Điều này được gọi là lợi thế đi sau của các nước đang phát triển. Vấn đề nhập khẩu công nghệ tiên tiến đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, trong khi khả năng cung cấp vốn của nền kinh tế còn hạn hẹp. Vì vậy, trong quá trình nhập khẩu công nghệ, chúng ta phải nhanh chóng đẩy mạnh việc tiếp thu và phát triển khả năng tự chế tạo và tiến tới sáng tạo công nghệ. Khả năng sáng tạo công nghệ là con đường duy nhất để Việt Nam cũng như các nước đang phát triển đuổi kịp và vượt trình độ các nước công nghiệp phát triển. Và nhờ vậy, mới có thể giảm bớt những khoản chi phí tốn kém cho việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến. Khả năng sáng tạo công nghệ dựa trên cơ sở óc sáng tạo và trình độ nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học ứng dụng. Nó phụ thuộc vào tiềm năng trí tuệ của dân tộc và đòi hỏi một chính sách đầu tư lâu dài, liên tục và đúng phương hướng vào khoa học của đất nước. Như tất cả các nước đang phát triển có nguồn lực còn hạn chế, nước ta phải vượt qua khó khăn trong quá trình đầu tư hiện đại hố công nghệ và kỹ thuật là tích luỹ và sử dụng tối ưu nguồn vốn. Trong thời kỳ đầu, chúng ta đã tập trung vốn vào các ngành kinh tế với công nghệ và kỹ thuật chưa phải tiên tiến và đòi hỏi nguồn vốn thấp để phát huy lợi thế so sánh về lao động so với các nước phát triển hơn. Tuy nhiên, để vượt qua trạng thái của nền kinh tế có trình độ công nghệ thấp, trong thời kỳ tới, chúng ta phải có chiến lược nâng cao trình độ khoa học và công nghệ để tối ưu hố chất lượng sản phẩm và hiệu quả của nền kinh tế. Đây chính là mô hình phát triển "xuất khẩu tịnh tiến" bằng động lực khoa học và công nghệ. Việc nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền kinh tế phải được thực hiện đồng thời bằng hai quá trình: a/ Nâng dần trình độ công nghệ và kỹ thuật của các ngành sản xuất dể có thể phá vỡ trạng thái dừng của các ngành này, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng và thu nhập của lao động. b/ Chuyển dịch dần cơ cấu sản xuất sang các ngành có trình độ khoa học, công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn. Quá trình thứ nhất diễn ra một cách tự nhiên trong sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngồi nước của cùng một ngành. Còn quá trình thứ hai đòi hỏi phải có một sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong chính sách ưu đãi ngành sản xuất, giáo dục và đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học và công nghệ đi trước một bước, tương ứng với quá trình đột phá và dịch chuyển của nền kinh tế lên trình độ công nghệ cao hơn. Trong mỗi thời kỳ phát triển, ngành sản xuất chủ yếu đang nắm giữ lợi thế so sánh của nền kinh tế có nhiệm vụ xuất khẩu và tích lũy vốn; trong khi đó, ngành sản xuất mũi nhọn được bảo hộ tương đối trong chiến lược nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Những ngành mũi nhọn này có nhiệm vụ đột phá về công nghệ cuả nền sản xuất trong nước, và đến khi đã trưởng thành, chúng phải đứng vững trong cuộc cạnh tranh quốc tế, đặt nền tảng cho việc mở rộng cơ cấu sản xuất ở trình độ công nghệ cao hơn và chuyển thành ngành sản xuất chủ yếu. Lúc đó lại xuất hiện những ngành mũi nhọn mới có nhiệm vụ tiếp tục nâng cao hơn nữa trình độ công nghệ của nền sản xuất trong nước, tạo thành quá trình "xuất khẩu tịnh tiến" liên tục với các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng khoa học và công nghệ ngày càng cao hơn. Vì vậy, lựa chọn đầu tư ngành mũi nhọn, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp có ý nghĩa chiến lược trong thời kỳ CNH-HĐH, tạo điều kiện cho quá trình tăng trưởng cao liên tục của nền kinh tế đất nước. Trong thời kỳ CNH-HĐH, chúng ta phải thực hiện đồng thời hai quá trình là chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kính tế công nghiệp và nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của cả hai lĩnh vực này cùng với lĩnh vực dịch vụ của nền kinh tế. Tăng cường năng lực khoa học và công nghệ của đất nước để bắt kịp và làm chủ công nghệ hiện đại. Sự thành công của CNH-HĐH sẽ rút ngắn thời gian chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các yếu tố năng lực nội sinh của dân tộc như văn hố, giáo dục, khoa học sẽ góp phần thúc đẩy CNH-HĐH phát triển nhanh hơn. Không có đủ tri thức, không có đủ năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ thì trong quá trình hộ nhập, đất nước sẽ bị thua thiệt, bị bóc lột, chèn ép và sẽ trở thành bãi thải công nghệ của các nước khác. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới. CNH-HĐH là sử dụng tri thức và khoa học công nghệ mới nhất để phát triển nền kinh tế, chuyển nền kinh tế từ tình trạng năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp sang nền kinh tế chất lượng, hiệu quả cao. Nước ta tuy còn ở trình độ phát triển chưa cao, nhưng tiềm năng trí tuệ của con người Việt Nam không thua kém những nước mới công nghiệp hố thành công ở châu Á. Con người Việt Nam tiếp thu và làm chủ các tri thức mới, công nghệ mới rất nhanh; một số lĩnh vực mới hình thành đã sử dụng công nghệ mới nhất và theo kịp trình độ thế giới . Nếu chỉ dựa vào tài nguyên, vốn, lao động và theo cách nghĩ, cách làm công nghiệp hố trước đây thì bài tốn đặt ra về vấn đề rút ngắn khoảng cách là không có lời giải mang tính tích cực và hiệu quả cao. Nguồn nhóm tham khảo và sưu tầm: - Thời báo kinh tế Sài Gòn. - Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Mạng điện tử tìm kiếm: www.google.com.vn - - www.vneconomy.com.vn - www.automation.org.vn www.cesti.gov.vn/thong_tin_cong_nghe/thong_tin_tu_van_chuyen_giao ……………………… Phụ lục: Một số thông tin hay về công nghệ 1. Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (Số:.... /HĐCGCN) - Căn cứ chương... phần... của Bộ luật dân sự. - Căn cứ nghị định số 63/CP ngày 28/10/1996. - Căn cứ thông tư số 3055/BKHCNMT ngày 31/12/1996. (Đối với trường hợp luật điều chỉnh là luật Việt Nam) Hôm nay, ngày... tháng... năm 2000, chúng tôi gồm: Bên chuyển giao: (bên A) - Tên doanh nghiệp: - Trụ sở chính: - Điện thoại: - Tài khoản số: - Đại diện là: - Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): Bên nhận chuyển giao: (bên B) - Tên doanh nghiệp: - Trụ sở chính: - Điện thoại: - Tài khoản số: - Đại diện là: - Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): Hai bên cam kết các điều khoản sau Điều 1: Đối tuợng chuyển giao - Tên (sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hố, bí quyết công nghệ): - Đặc điểm công nghệ: - Kết quả áp dụng công nghệ: - Căn cứ chuyển giao (số văn bằng bảo hộ nếu có): Điều 2: Chất lượng, nội dung công nghệ - Công nghệ đạt tiêu chuẩn gì? - Mô tả nội dung và tính năng của công nghệ: Điều 3: Phạm vi và thời hạn chuyển giao - Phạm vi: Độc quyền hay không độc quyền? Sử dụng trong lãnh thổ nào? - Thời hạn chuyển giao: Do hai bên thoả thuận phù hợp với thời hạn mà đối tượng chuyển giao được bảo hộ (nếu có). Điều 4: Địa điểm và tiến độ chuyển giao 1. Địa điểm: 2. Tiến độ: Điều 5: Thời hạn bảo hành công nghệ Điều 6: Giá chuyển giao công nghệ và phương thức thanh tốn - Giá chuyển giao: - Phương thức thanh tốn: Điều 7: Phạm vi, mức độ giữ bí mật của các bên Điều 8: Nghĩa vụ bảo hộ công nghệ của bên giao và bên nhậnchuyển giao Điều 9: Nghiệm thu kết quả chuyển giao công nghệ Điều 10: Cải tiến công nghệ chuyển giao của bên nhận chuyển giao Mọi cải tiến của bên nhận chuyển giao đối với công nghệ chuyển giao thuộc quyền sở hữu của bên nhận chuyển giao. Điều 11: Cam kết của bên chuyển gíao về đào tạo nhân lực cho thực hiện công nghệ chuyển giao - Số luợng: - Thời gian: - Chi phí đào tạo: Điều 12: Quyền và nghĩa vụ của các bên 1. Bên chuyển giao - Cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của công nghệ chuyển giao và việc chuyển giao công nghệ sẽ không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của bất kỳ bên thứ 3 nào khác. Bên chuyển giao có trách nhiệm, với chi phí của mình, giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ việc chuyển giao công nghệ theo hợp đồng này. - Có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ và giúp đỡ bên nhận chuyển giao chống lại mọi sự xâm phạm quyền sở hữu từ bất kỳ bên thứ 3 nào khác. - Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ. - Nộp thuế chuyển giao công nghệ. - Có quyền/không được chuyển giao công nghệ trên cho bên thứ 3 trong phạm vi lãnh thổ quy định trong hợp đồng này. 2. Bên nhận chuyển giao - Cam kết chất lượng sản phẩm sản xuất theo công nghệ nhận chuyển nhượng không thấp hơn chất lượng sản phẩm do bên chuyển giao sản xuất. Phương pháp đánh giá chất lượng do hai bên thoả thuận. - Trả tiền chuyển giao theo hợp đồng. - Không được phép/được phép chuyển giao lại cho bên thứ 3 công nghệ trên. - Ghi chú xuất xứ công nghệ chuyển giao trên sản phẩm. - Đăng ký hợp đồng (nếu có thoả thuận). Điều 13: Sửa đổi, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng Hợp đồng có thể bị sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu bằng văn bản của một trong các bên và được đại diện hợp pháp của các bên ký kết bằng văn bản. Các điều khoản sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm được sửa đổi. Hợp đồng bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn ghi trong hợp đồng. - Quyền sở hữu công nghiệp bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ. - Hợp đồng không thực hiện được do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, bãi công, biểu tình, nổi loạn, chiến tranh và các sự kiện tương tự. Điều 14: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Bên nào vi phạm hợp đồng phải chịu phạt hợp đồng và bồi thường cho bên kia tồn bộ thiệt hại theo quy định của... Điều 15: Luật điều chỉnh hợp đồng Hợp đồng này được điều chỉnh bởi luật của nước... Điều 16: Trọng tài Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này phải được giải quyết trước hết thông qua thương lượng, hồ giải. Trong trường hợp không giải quyết được thì các bên có quyền kiện đến trọng tài quốc tế tại... Điều 17: Điều khoản thi hành Hợp đồng được xây dựng trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện. Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này. Hợp đồng được lập thành... (bản) bằng tiếng Anh... (bản) bằng tiếng Việt có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ... (bản) để thi hành. Bên A Bên B 2. Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá: Ít vốn vẫn đổi mới thiết bị - công nghệ được Bức tranh tồn cảnh của Xí nghiệp quốc doanhu Dệåt lưới đánh cá vào những năm 1990-1991 thật ảm đạm. Thị trường Việt Nam mỗi năm cần tới 2.000 tấn lưới đánh cá, nhưng sản lượng lưới của xí nghiệp chỉ hơn 100 tấn mà lúc nào cũng lo bị ế. Năng lực sản xuất ngày càng teo lại, do máy móc cũ mỗi ngày hư nhiều hơn mà không có phụ tùng thay thế. Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá đã vươn lên từ tình thế không mấy thuận lợi đó, trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất lưới đánh cá hàng đầu Việt Nam. Đây chính là kết quả của chính sách đầu tư đổi mới công nghệ hợp lý. Tận dụng, khai thác triệt để thiết bị có sẵn Tồn bộ vốn liếng của xí nghiệp vào năm 1991, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động là 2,619 tỉ đồng. Giá trị tài sản này chỉ đủ mua hai chiếc máy dệt lưới mới của Nhật Bản. Trong khi đó, xí nghiệp đang có 50 chiếc máy dệt hư nằm trùm mền, cần được giải quyết. Rõ ràng, nếu đặt vấn đề đổi mới công nghệ bằng cách thay thế tồn bộ thiết bị cũ hư hỏng, Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá đã đi vào ngõ cụt, do không thể tìm lời giải cho bài tốn vốn. Nhưng Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá đã đi theo một hướng khác. Quan điểm đầu tư của xí nghiệp là "đầu tư phải sản xuất ra sản phẩm được thị trường chấp nhận về chất lượng và giá cả, hồn vốn nhanh. Không nhất thiết phải nhập máy mới, hiện đại". Từ quan điểm đó, trong suốt ba năm 1991-1993, xí nghiệp tập trung tồn bộ số tiền có được từ lợi nhuận, một phần vốn khấu hao, để nhập phụ tùng về khôi phục lại những máy dệt bị hư. Đến hết năm 1993, với 289.910 USD, xí nghiệp đã làm sống lại 50 máy dệt cũ, và hướng đầu tư này đã cho ngay kết quả : Năm 1991 sản xuất 132,2 tấn lưới, lãi 533 triệu đồng ; năm 1992 tăng lên 151,7 tấn lưới và lãi 983 triệu đồng. Đến năm 1993, xí nghiệp lãi tới 1,535 tỉ đồng và sản lượng lưới 186,8 tấn. Khi đã có "của ăn của để", từ năm 1993 Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá chuyển qua tập trung vốn để nhập máy dệt "nghĩa địa" của Nhật Bản, và mua được 15 máy dệt trị giá 263.447 USD. Nhờ những chiếc máy nghĩa địa này, sản lượng lưới năm 1995 của xí nghiệp tăng lên 322 tấn và lợi nhuận tăng hơn gấp đôi so với 1993, lên 3,6 tỉ đồng. Hiện đại hóa những khâu then chốt Làm ăn ngày càng tấn tới, tiếng lành đồn xa, xí nghiệp bắt đầu có uy tín với giới ngân hàng, nên được ngân hàng chấp thuận cho vay vốn đầu tư. Năm 1994-1995, Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá chuyển sang giai đoạn đầu tư mới "Mua máy móc thiết bị hiện đại trang bị cho những công đoạn then chốt của dây chuyền, kết hợp đầu tư thiết bị cho những khâu ít quan trọng hơn". Trong ba năm kể từ 1994, xí nghiệp vay được 490.017 USD mua về hai máy kéo sợi hiện đại của Nhật Bản, một máy dệt mới và năm máy dệt cũ. Đến giữa năm 1996, tồn bộ số vốn vay kể trên đã được hồn trả cho ngân hàng. Cho đến nay, sản lượng lưới và sợi của Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá đã vượt 500 tấn. Cùng với đà tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp cũng tăng mạnh sau mỗi năm, từ 4.496 USD vào năm 1992 đến năm 1996 vượt 500.000 USD. Trong năm 1997, xí nghiệp có thêm một máy phun cước và hai máy dệt mới. Phương châm đầu tư của xí nghiệp từ nay đến hết năm 2000 về cơ bản cũng giống như thời kỳ 1994-1997. Tuy nhiên, ngồi dự định nhập thêm máy dệt cũ, xí nghiệp chủ trương mua một số máy dệt lưới mới để sản xuất hàng xuất khẩu. Từ sau năm 2000, xí nghiệp sẽ chuyển sang giai đoạn hiện đại hóa, tồn bộ lợi nhuận thu được sẽ dùng để nhập thiết bị và công nghệ dệt lưới đánh cá hiện đại. Như vậy, chỉ với vài chục ngàn đô-la tiền lãi có trong tay ban đầu, từ năm 1991 đến nay Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá đã thực hiện khá thành công chương trình đổi mới sản xuất và công nghệ sản xuất, với tổng vốn đầu tư đã thực hiện gần 1,5 triệu USD. Sản phẩm của Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá sản xuất đã đạt chất lượng để xuất khẩu sang Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản, Đài Loan và cạnh tranh ngang tài ngang sức với sản phẩm của các công ty có vốn đầu tư nước ngồi. Vốn từ hiệu quả sản xuất Để khắc phục việc thiếu vốn đầu tư, vào những năm 1991-1993, Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá không còn con đường nào khác ngồi cố gắng phát triển sản xuất, tạo ra nhiều lợi nhuận, rồi vận động cán bộ công nhân viên tự nguyện gửi lại xí nghiệp 20-50% quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi để lấy vốn phát triển sản xuất. Trong thực tế, số tiền dùng vào việc phục hồi 50 máy cũ và mua sắm một số máy mới chính là từ nguồn lãi trong sản xuất kinh doanh. Một khi sản xuất có hiệu quả, việc vay vốn ngân hàng trở nên dễ dàng hơn. Ngồi ra, xí nghiệp cũng được Nhà nước hỗ trợ vốn, bằng cách cho bán đi những máy móc thiết bị và tài sản không cần dùng, được khoảng 800 triệu đồng. Từ kinh nghiệm của Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá, nếu mỗi doanh nghiệp tìm được một hướng đi thích hợp, hồn tồn có khả năng đổi mới công nghệ chỉ với một số vốn nhỏ trong tay. Tấn Đức Xí nghiệp quốc doanh Dệt lưới đánh cá 89 Nguyễn Khối, quận 4, TPHCM ĐT : 9400534 - 9401602 Fax : 82225580 Đánh giá trình độ phát triển khoa học của các nước Các nhà khoa học của Trường Đại học Tổng hợp Moskva đã đua ra một phương pháp đánh giá tin cậy và khách quan trình độ phát triển khoa học ở bất cứ nước nào, đồng thời xác định vị trí của nước ấy trong "thang" khoa học thế giới. Ju.Ju. Kovaleev và các đồng nghiệp ở ĐHTH Moskva (ĐH Lomonosov) đã đưa ra một phương pháp luận để sắp xếp các nước. Họ đã sử dụng rất nhiều chỉ tiêu tổng hợp trong 10 năm cuối thế kỷ 20 của 57 nước trên thế giới. Nói chung, việc định lượng các thông số khoa học rất phức tạp. Những sản phẩm khoa học, những ý tưởng có nhiều cách đánh giá và thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau với các quá trình kinh tế-xã hội khác. Các đặc trưng cần được "số hố", phản ánh khoa học như một dạng hoạt động đặc biệt của con người chứ không phải là một thành tựu kiến thức đơn thuần. Phải xem khoa học là một hệ có "đầu vào" và "đầu ra" và tương ứng với chúng, tất cả các chỉ tiêu được chia thành hai nhóm. "Đầu vào" là các chỉ số về nguồn lực, gồm số cử nhân và kỹ sư trở lên trên 1000 dân, chi phí cho nghiên cứu và phát triển theo đầu người và cho một đề tài, tỷ lệ đầu tư cho khoa học so với GD P (%). "Đầu ra" là các chỉ số nói lên hiệu quả của khoa học, số các công trình được công bố trên 1000 dân trên số cử nhân và kỹ sư trở lên, số đăng ký sáng chế trên 1000 dân, tỷ lệ các sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu, số máy tính trên 1000 dân. Để xử lý các số liệu này, người ta dùng thuật tốn đánh giá của Tikunov. Kết quả của từng nước được tổng kết bằng một chỉ số chung (từ 0 đến 1). Từ đó, các nhà nghiên cứu chia các nước thành 3 nhóm: Nhóm 1, gồm các nước có trình độ phát triển khoa học cao (chỉ số từ 0,51 đến 1,0) sắp xếp như sau: Thuỵ Điển (1,0), Thuỵ Sĩ (0,923), Nhật Bản (0,9139), Mỹ (0,8342), Đan Mạch (0,7594), Hà Lan (0,7314), Phần Lan (0,7230), Anh (0,7141), Ixraen (0,7015), CHLB Đức (0,6919), Ôxtrâylia (0,6858), Pháp (0,6580), Hàn Quốc (0,6541), Na Uy (0,6471), Singapo (0,6468), Canada (0,6395), Bỉ (0,6377), áo (0,6018), Niu Dilân (0,5452), Airơlen (0,5173). Mỹ, Nhật Bản, CHLB Đức, Anh, Pháp dành kinh phí cho nghiên cứu-phát triển rất cao. Riêng 5 nước này chiếm 80% tổng kinh phí nghiên cứu khoa học của thế giới. Một phần lớn số kinh phí này là do khu vực tư nhân đóng góp. Song, nói về hiệu quả của nghiên cứu thì Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ đứng đầu. Dành nhiều nhất cho khoa học cơ bản là CHLB Đức, Pháp và Ixraen. Ở những nước này, khoa học thuần tuý chiếm tới 20% tổng kinh phí nghiên cứu và phát triển. Cũng cần nói thêm rằng, Hàn Quốc là nước có vốn tư nhân bỏ vào nghiên cứu khoa học có tỷ lệ cao nhất thế giới: 82%. Nhóm 2, gồm các nước có trình độ phát triển khoa học trung bình (có chỉ số từ 0,11 đến 0,5) chiếm đa số. Nga cũng chỉ ở nhóm này, lại khá thấp (chỉ số 0,1819). Các nước thuộc nhóm 2 kinh phí nghiên cứu và phát triển do Nhà nước cấp nhưng không đủ. Vốn tư nhân hầu như không có, một phần vì hệ thống tổ chức, một phần vì sản xuất trình độ không tiên tiến, ít sản phẩm thuộc loại công nghệ cao. Cuối cùng, nhóm thứ 3, là nhóm có trình độ phát triển khoa học thấp (chỉ số dới 0,11) gồm 12 quốc gia: ấn Độ, Trung Quốc, Tadjikistan, Uzbekistan, Việt Nam, Urugoay, Equado, Ai Cập, Bolivia, Nigiêria, Xri-lanca, Benin. Nguồn: Khimija i Zhizn’, 2002, No 10 Bảng xếp hạng của UNDP về thành tích công nghệ Trong Báo cáo Phát triển Con người năm 2001 của UNDP có đưa ra Chỉ số Thành tích Công nghệ (Technology Achievement Index - TAI), với mục đích đánh giá thành tích của một nước trong việc sáng tạo, truyền bá công nghệ và xây dựng cơ sở kỹ năng con người. Chỉ số này phản ánh năng lực của một nước tham gia vào đổi mới công nghệ trong kỷ nguyên nối mạng. Chỉ số tổng hợp này đánh giá các thành tích, chứ không phải tiềm năng, nỗ lực hay đầu vào của các nước. Chỉ số này không chú trọng đến việc nước đó có dẫn đầu về phát triển công nghệ tồn cầu hay không, mà chỉ chú trọng tìm hiểu xem nước đó đã thực hiện tốt như thế nào việc sáng tạo và sử dụng công nghệ về tổng thể. Thành tích công nghệ của một nước thường rất lớn và phức tạp hơn những cái mà một chỉ số nào đó nắm bắt được. Không thể phản ánh được đầy đủ quy mô của các công nghệ, từ nông nghiệp cho đến y học, chế tạo. Khó có thể đánh giá được nhiều khía cạnh của việc sáng tạo, truyền bá công nghệ và kỹ năng con người và nếu có thể đánh giá được thì cũng cần có đầy đủ các số liệu đáng tin cậy và phản ánh trung thực các khía cạnh đó. TAI là một chỉ số tổng hợp được đưa ra để nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách xác định các chiến lược công nghệ trong một kỷ nguyên nối mạng hiện nay. Chỉ số này cho phép các nước nhận thức rõ được vị trí tương đối của mình như thế nào so với các nước khác và định hướng cho các nhà hoạch định chính sách có một cái nhìn mới về thành tích công nghệ của nước mình để hoạch định cho tương lai. TAI tập trung vào bốn khía cạnh phản ánh năng lực công nghệ của một nước, đóng vai trò quan trọng trong việc gặt hái được những lợi ích trong kỷ nguyên nối mạng, cụ thể nh sau: Sáng tạo công nghệ. Không phải tất cả các nước đều có vị trí dẫn đầu tưrong sự nghiệp phát triển công nghệ tồn cầu, nhưng năng lực đổi mới liên quan đến tất cả các nước và cấu thành ở mức cao nhất năng lực công nghệ. Nền kinh tế tồn cầu đã mang lại những phần thưởng lớn cho các nước đi đầu và nước tạo ra đổi mới công nghệ. Tất cả các nước đều cần phải có năng lực đổi mới, bởi vì khả năng đổi mới trong sử dụng công nghệ không thể phát triển đầy đủ được nếu không có khả năng sáng tạo, đặc biệt là trong việc làm thích nghi các sản phẩm và quy trình mới với các điều kiện địa phương. Phổ biến đổi mới hiện tại. Tất cả các nước đều phải áp dụng đổi mới để nắm bắt được những ích lợi từ các cơ hội trong kỷ nguyên nối mạng. Điều này được đánh giá bằng sự phổ biến của mạng Internet và bằng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao và trung trong tổng sản lượng xuất khẩu. Phổ biến đổi mới cũ. Việc tham gia vào kỷ nguyên nối mạng đòi hỏi phải truyền bá những đổi mới đã thực hiện trước đây. Mặc dù, đôi khi có thể tạo được bớc nhảy vọt, nhưng sự tiến bộ công nghệ là một quá trình tích luỹ và sự truyền bá các đổi mới cũ hơn là cần thiết cho việc áp dụng các đổi mới sau này. Ở đây, sử dụng hai chỉ số đặc biệt quan trọng, đó là điện và điện thoại. Đây là hai yếu tố cần để sử dụng các công nghệ mới hơn và cũng là đầu vào liên quan đến đa số các hoạt động của con người. Kỹ năng con người. Một tập hợp tới hạn các kỹ năng không thể thiếu đối với tính năng động công nghệ. Cả hai phía - người sáng tạo và người sử dụng công nghệ đều cần có kỹ năng. Các công nghệ ngày nay đòi hỏi khả năng thích nghi, tức là các kỹ năng làm chủ được luồng đổi mới liên tục xảy ra. Cơ sở của kỹ năng đó là trình độ giáo dục cơ bản để phát triển các kỹ năng nhận thức và các kỹ năng về khoa học và tốn học. Bảng xếp hạng theo chỉ số TAI đã xem xét 72 quốc gia có các dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy. Đối với các nước còn lại, có thể vì thiếu số liệu hoặc số liệu không đáp ứng được nên TAI không thể đánh giá. Các quốc gia trong bảng xếp hạng được chia ra thành bốn nhóm với giá trị TAI biến thiên từ mức cao nhất 0,744 (như của Phần Lan) đến mức thấp nhất 0,066 (Mozambique). Bốn nhóm bao gồm: Các nước dẫn đầu (Leaders) với giá trị TAI cao hơn 0,5. Đứng đầu là các nước Phần Lan, Mỹ, Thuỵ Điển và Nhật Bản. Nhóm các nước này chiếm vị trí dẫn đầu về sáng tạo, phổ biến công nghệ và xây dựng kỹ năng; Các nước dẫn đầu về tiềm năng (Potential Leaders) với giá trị TAI từ 0,35 đến 0,49. Hầu hết các nước thuộc nhóm này đều đã đầu tư vào kỹ năng con người ở mức cao và phổ biến các công nghệ cũ một cách rộng rãi, nhưng ít sáng tạo. Trình độ kỹ năng của nhóm các nước này có thể so sánh được với nhóm các nước dẫn đầu; Các nước thích nghi năng động (Dynamic adopters) với giá trị TAI từ 0,20 đến 0,34. Các nước này rất năng động trong việc sử dụng các công nghệ mới. Nhóm này chủ yếu là các nước đang phát triển có trình độ kỹ năng con người cao hơn đáng kể so với nhóm thứ tư. Đáng chú ý là các nước Braxin, Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Nam Phi và Tuynidi. Nhiều trong số các nước này có các ngành công nghiệp công nghệ cao quan trọng và các trung tâm công nghệ, nhưng sự truyền bá công nghệ cũ vẫn còn chậm và không hồn chỉnh. 0Các nước nằm bên lề (Marginalized) với TAI thấp hơn 0,20. Ở các nước này, sự truyền bá công nghệ và xây dựng kỹ năng đều tiến triển chậm chạp. Phần lớn dân số đều không được hưởng các lợi ích từ sự truyền bá công nghệ cũ. Bảng xếp hạng các nước Số TT Tên nước Chỉ số Thành tích Công nghệ (TAI) Số TT Tên nước Chỉ số Thành tích Công nghệ (TAI) Các nước dẫn đầu 1 Phần Lan 0,744 10 Singapo 0,585 2 Mỹ 0,733 11 Đức 0,583 3 Thuỵ Điển 0,703 12 Nauy 0,579 4 Nhật Bản 0,698 13 Ailen 0,566 5 Hàn Quốc 0,666 14 Bỉ 0,553 6 Hà Lan 0,630 15 Niu Zilân 0,548 7 Anh 0,606 16 Áo 0,544 8 Canada 0,589 17 Pháp 0,535 9 ôxtrâylia 0,587 18 Israel 0,514 Các nướccó tiềm năng dẫn đầu 19 Tây Ban Nha 0,481 29 Ba Lan 0,407 20 Italy 0,471 30 Malaixia 0,396 21 Cộng hồ Séc 0,465 31 Croatia 0,391 22 Hungary 0,464 32 Mêhicô 0,389 23 Cộng hồ Slovenia 0,458 33 Cyprus 0,386 24 Hồng Kông 0,455 34 Achentina 0,381 25 Hy Lạp 0,437 35 Rumania 0,371 26 Bồ Đào Nha 0,419 36 Costa Rica 0,358 28 Bungaria 0,411 37 Chilê 0,357 Các nước thích nghi năng động 38 Uruguay 0,343 51 Tuynidi 0,255 39 Nam Phi 0,340 52 Pagaguay 0,254 40 Thái Lan 0,337 53 Ecuađor 0,253 41 Trinidad và Tobago 0,328 54 El Salvador 0,253 42 Panama 0,321 55 Cộng hồ Dominican 0,244 43 Braxin 0,311 56 Syri 0,240 44 Philippin 0,300 57 Egypt 0,236 45 Trung Quốc 0,299 58 Algeria 0,221 46 Bolivia 0,277 59 Zimbabwe 0,220 47 Colombia 0,274 60 Inđônêxia 0,211 48 Pêru 0,271 61 Honduras 0,208 49 Jamaica 0,261 62 Srilanka 0,203 50 Iran 0,260 63 ấn Độ 0,201 Các nước nằm ngoại biên 64 Nicaragua 0,185 69 Nêpan 0,081 65 Pakistan 0,167 70 Tanzania 0,080 66 Sênêgan 0,158 71 Sudan 0,071 67 Ghana 0,139 72 Mozambique 0,066 68 Kênya 0,129 Nguồn: UNDP Report, 2002 Bài học bổ ích trong việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam Ngày 25/2/2004. Cập nhật lúc 17h 12' Những ngày đầu năm, một trong những hoạt động của ngành Y tế được nhiều người chú ý. Đó là việc thực hiện ca ghép gan đầu tiên trên người, dưới sự giúp đỡ của các giáo sư Trường đại học Tổng hợp Tokyo (Nhật Bản). Cặp người cho và nhận gan đã qua nguy hiểm. Việc chuyển giao công nghệ cao vào nước ta trong lĩnh vực ghép gan đã thành công bước đầu. Nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII) về khoa học, công nghệ và các nghị quyết tiếp theo của Ðảng đã chỉ rõ, trong thời kỳ CNH, HÐH, hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Theo tinh thần đó, nhiều công nghệ cao, công nghệ phù hợp khả năng, trình độ của lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ đã được chuyển giao vào Việt Nam. Thành công nói trên là một thí dụ. Có thể rút ra những bài học gì từ sự thành công đó? Theo chúng tôi bài học đầu tiên là: có sự chuẩn bị chu đáo trong nhiều năm với "kịch bản" chi tiết của Học viện Quân y (HVQY), đơn vị đã tập hợp được lực lượng cán bộ cũng như trang thiết bị hiện có của ngành y tế. GS Phạm Gia Khánh và các đồng nghiệp trong mười năm qua đã chủ trì và thực hiện hai đề tài độc lập cấp Nhà nước về ghép gan. Ðó là đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến phục vụ ghép tạng ở Việt Nam" và "Nghiên cứu một số vấn đề ghép gan trên người" với tổng kinh phí nghiên cứu cho cả hai đề tài là 4,1 tỷ đồng. Trong đó có sự phối hợp các đồng nghiệp tại Bệnh viện Việt - Ðức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Viện Huyết học và Truyền máu. Những kinh nghiệm quý trong việc cắt gan khô với ưu điểm ít mất máu của GS Tôn Thất Tùng, hay ca ghép gan thành công trên lợn (sống được 13 ngày sau khi ghép) của tập thể y sĩ, bác sĩ Bệnh viện Việt - Ðức... đã được tổng kết, rút kinh nghiệm. Ðể thực hiện ca ghép gan, Học viện đã thiết lập 20 kíp trực với 120 GS, TS, bác sĩ, y sĩ có chuyên môn cao. Học viện đã chuẩn bị phòng phẫu thuật hiện đại, bảo đảm vô trùng tuyệt đối; chuẩn bị máy móc và phương tiện kỹ thuật hiện đại, trong đó có dao cắt siêu âm CUSA (trị giá 1,5 tỷ đồng), mua gần 300 loại thuốc hóa chất, trong đó có 20 loại thuốc đặc hiệu phải mua trực tiếp từ nước ngồi. Thật cảm động khi 150 sinh viên của học viện sẵn sàng hiến máu để phục vụ cho ca ghép gan. Nhiều bệnh viện sẵn sàng "san sẻ" máy móc phục vụ ca mổ. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng hỗ trợ thêm tám trăm triệu đồng. Thực tế theo dõi hoạt động chuyển giao công nghệ vào nước ta, trong những năm qua, chúng tôi thấy nhiều dự án đã "chết yểu" do không được chuẩn bị chu đáo kỹ càng. Nguyên nhân chủ yếu là, người chuyển giao chưa nắm vững công nghệ, không chú ý việc đào tạo nguồn nhân lực để tiếp nhận công nghệ, dẫn đến tình cảnh máy móc được nhận về phải "đắp chăn" trong nhiều năm. Có dự án đưa giống mới, con mới về trồng, chăn nuôi ở vùng sâu, vùng xa thành công, nhưng sau khi cán bộ dự án trở về viện nghiên cứu hoặc trường đại học thì dự án cũng "đi theo" luôn, do địa phương không có người điều hành dự án, không có thức ăn tổng hợp để nuôi gia cầm... Nhiều đơn vị nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm nhận máy hiện đại vào loại nhất nhì trong khu vực (qua đường hợp tác quốc tế hoặc tự đầu tư), coi đó là của riêng mình. Ngành khoa học và công nghệ nước ta còn thiếu một cơ chế thống nhất để sử dụng tối đa công suất các máy móc hiện đại nằm rải rác tại các viện nghiên cứu, trường đại học, phục vụ cho công tác nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực... Bài học thứ hai là, đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học y sĩ, bác sĩ một cách đồng bộ. Ngành khoa học đang xây dựng 17 phòng thí nghiệm trọng điểm. Một số nhà khoa học tỏ ý lo ngại rằng nguồn nhân lực tại một số phòng đang được xây dựng theo hướng góp nhặt, tập hợp những người được đào tạo một lĩnh vực đưa về phòng thí nghiệm, mà chưa xây dựng một tập thể đồng bộ từ người trợ lý giúp việc đến cán bộ đầu đàn. Hay nói cụ thể, còn thiếu chính sách đào tạo các ê kíp cho một số phòng thí nghiệm trọng điểm. Trong ca mổ ghép gan vừa qua, nếu các thành viên trong ê kíp mổ đó không thạo việc và không phối hợp nhịp nhàng từ bộ phận tuyển chọn cặp cho và nhận gan, gây mê, hồi sức, cắt, ghép gan... thông qua các buổi diễn tập mổ thì kết quả chắc sẽ không được như vậy. Việc thực hiện được những đợt chuyển giao công nghệ cao như vậy sẽ là tiền đề tốt để hình thành tập thể các nhà khoa học mạnh với cán bộ đầu đàn giỏi có uy tín trong khu vực và thế giới. Bài học thứ ba, chúng tôi nhận thấy rằng khi ngành khoa học và công nghệ và các ngành có liên quan tập trung sức làm một việc lớn "ra tấm, ra miếng" sẽ tạo điều kiện để các ngành, lĩnh vực khác có liên quan phát triển thông qua các hợp đồng nghiên cứu khoa học. Rõ ràng rằng từ những ca ghép gan tiếp theo, nước ta không thể phụ thuộc tất cả phương tiện, thiết bị, thuốc do nước ngồi sản xuất. Ngành dược có thể xây dựng một chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất một số loại thuốc trong hàng chục, hàng trăm loại thuốc cung cấp cho ca ghép gan. Tương tự, lĩnh vực chế tạo khuôn mẫu chính xác, ngành trang thiết bị y tế có thể tự chế tạo những thiết bị cần thiết, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Trình độ của y sĩ, bác sĩ trong lĩnh vực gây mê, hồi sức, vi phẫu, sinh hóa miễn dịch sẽ nâng lên rõ rệt. Sau mười năm gieo hạt là hình thành đề tài nghiên cứu về ghép gan, nay mới gặt hái được thành công bước đầu trong ca ghép gan trên người đầu tiên. Ðiều đó một lần nữa chứng tỏ hiệu quả của tất cả các đề tài không thể tính được ngay sau khi đề tài kết thúc mà cần có thời gian nhất định mới thẩm định được kết quả nghiên cứu. Việc xác định nội dung chương trình, đề tài cần nghiên cứu sao cho sát với khả năng tiếp nhận công nghệ trong nước, cũng như nắm bắt được xu thế phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới đóng vai trò ngày càng quan trọng. Ðiều đó cho thấy, việc xác định các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ theo tinh thần của Luật Khoa học và Công nghệ là hồn tồn phù hợp và đúng hướng... Trong khoảng thời gian vài tháng nữa, khi người cho và nhận gan đều bình phục sức khỏe, mới có thể khẳng định ca ghép gan trên người đầu tiên ở nước ta thành công. Tuy vậy, kết quả thành công bước đầu này, với những bài học bổ ích đã là nguồn động viên hết sức lớn không chỉ đối với tập thể các y sĩ, bác sĩ Học viện Quân y, ngành y tế mà còn đối với những nhà khoa học, công nghệ. Hà Hồng (Báo ND)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQLCN.doc