Đề tài Quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008 - 2015

Tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008 - 2015: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống. Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người. Từ đất con người có cái để ăn, có nhà để ở, có không gian để làm việc, sản xuất và các điều kiện để nghỉ ngơi. Chính vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại, là vốn sống của con người. Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hành các chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương để sử dụng đất đai m...

doc51 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008 - 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống. Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người. Từ đất con người có cái để ăn, có nhà để ở, có không gian để làm việc, sản xuất và các điều kiện để nghỉ ngơi. Chính vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại, là vốn sống của con người. Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hành các chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và lâu bền. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường, giúp Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước phân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu ăn ở, sinh hoạt hàng ngày càng tăng, dân số phát triển ở mức cao… đã gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên đất. Đề tài nhằm góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Xã Xuân Lam là một xã trọng điểm trong nghành sản xuất nông nghiệp của huyện Thọ Xuân, các trung tâm huyện lỵ về phía Tây khoảng 10km, Quốc lộ 1A về phía Đông khoảng 47km, cách đường Hồ Chí Minh khoảng 2,5 km. Đặc biệt xã có tuyến đường 15A liên huyện chạy qua địa phận xã là cầu nối không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của xã mà còn của cả huyện và cả tỉnh. Để cho sự phát triển đó được bền vững, cần phải có định hướng theo xu thế phát triển bằng cách lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong ngắn hạn, dài hạn và có định hướng phát triển lâu dài. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Đất và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, trường Đại học Hồng đức – Thanh Hoá, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Quang Học – cán bộ giảng dạy Bộ môn Quy hoạch đất đai – Khoa Đất và Môi trường, tôi thực hiện đề tài: "Quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008 - 2015". 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2.1. Mục đích - Tính toán, chuyển dịch cơ cấu các loại đất trong giai đoạn quy hoạch một cách hợp lý. - Đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong xã đạt được mục tiêu phát trển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. - Tăng giá trị kinh tế đất, sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường. - Làm cơ sở để hướng dẫn các chủ sử dụng đất có hiệu quả cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. - Giúp nhà nước quản lý quỹ đất một cách chặt chẽ và có hướng để phát triển kinh tế. 2.2. Yêu cầu - Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai. - Đảm bảo sự phát triển ổn định ở nông thôn, sử dụng đất lâu dài đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường. - Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong những năm tới trên địa bàn xã. - Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiện tính khoa học, tính thực tế. - Đảm bảo cho Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, chủ động cho người sản xuất. - Tính toán cơ cấu đất đai cho từng loại đất trên cơ sở điều tra, phân tích tình hình sử dụng đất, từ đó lập ra phương án chu chuyển đất đai nhằm sử dụng hiệu quả các loại đất và các tài nguyên khác trên cơ sở không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã. PHẦN 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất 1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội đặc thù. Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các biện pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Từ trước tới nay có rất nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất. Có quan điểm cho rằng: quy hoạch sử dụng đất chỉ tồn tại đơn thuần là biện pháp kỹ thuật, thông qua đó chúng ta thực hiện nhiệm vụ đo đạc bản đồ, giao đất cho các ngành, các đơn vị sử dụng đất. Hoặc cho rằng bản chất của quy hoạch đất đai dựa vào quyền phân bố của Nhà nước, chỉ đi sâu vào tính pháp lý của quy hoạch sử dụng đất. Như vậy, nội dung của quy hoạch sử dụng đất như nội dung đã nêu trên là chưa đầy đủ bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Nếu chỉ hiểu quy hoạch sử dụng đất đơn thuần là biện pháp kỹ thuật thì quy hoạch sẽ không mang lại hiệu quả cao và không có tính khả thi, có khi nó còn thể hiện rõ hơn mặt trái của vấn đề là kìm hãm sự phát triển của xã hội. Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không thuộc hình thức kỹ thuật đơn thuần cũng không thuộc hình thức pháp lý chuyên biệt mà quy hoạch sử dụng đất là sự thống nhất giữa yêu cầu về mặt kỹ thuật, tính hiệu quả về kinh tế và mang giá trị về pháp lý. Các yếu tố này có quan hệ gắn kết với nhau tạo nên sự hoàn thiện của quy hoạch. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước. Tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất cấp xã nói riêng phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, điền kiện kinh tế xã hội, căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai và mục tiêu phương hướng phát triển, tận dụng các nguồn nhân lực của địa phương để đưa ra các biện pháp sử dụng đất đai phù hợp, hiệu quả, khoa học và có tính khả thi cao. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất Nội dung và phương pháp nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội. Kết hợp bảo vệ đất và bảo vệ môi trường cần đề ra nguyên tắc đặc thù, riêng biệt về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tùy theo từng điều kiện và từng mục đích cần đạt được, như vậy đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là: - Nghiên cứu quy luật về chức năng chủ yếu của đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu. - Đề xuất các biện pháp sử dụng đất phù hợp, có hiệu quả cao, kết hợp với bảo vệ đất và bảo vệ môi trường của tất cả các ngành. 1.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác 1.3.1. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu. Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất thống nhất và hợp lý. Như vậy quy hoạch sử dụng đất cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, và nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. 1.3.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển của lực luợng sản xuất và các mối quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các cấp đều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử dụng hợp lý quỹ đất gắn với việc phân bổ lực lượng sản xuất theo nguyên tắc từ trên xuống và ngược lại, sẽ chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện theo chiều từ dưới lên. Quy hoạch sử dụng đất phải dựa theo dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai, có như vậy quy hoạch sử dụng đất mới khai thác được triệt để tài nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó. Dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tính khả thi cho đồ án quy hoạch sử dụng đất. 1.3.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp. Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác đinh hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất, song quy hoạch phát triển nông nghiệp lại phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng đất phải đảm bảo được việc chống suy thoái, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường. 1.3.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch nông thôn.. Trong quy hoạch nông thôn, cùng với việc bố trí cụ thể từng khoảnh đất dùng cho phát triển nông nghiệp, các dự án sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp lại các nội dung xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch. 1.3.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất. 1.3.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các địa phương hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất, được xây dựng dựa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp dưới là nền tảng để bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp trên. 2. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 2.1. Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã gâp áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như sau: - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định tại Điều 18, Chương II: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”. - Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là một trong 13 nội dung “Quản lý Nhà nước về đất đai”. - Điều 23, 25, 26, 27 Luật Đất đai năm 2003 quy định cụ thể nội dung của quy hoạch sử dụng đất, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác lập, thẩm định, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngoài ra còn có các văn bản dưới Luật như: + Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai. + Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai. + Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2.2. Những căn cứ pháp lý và kỹ thuật của quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai. - Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Báo cáo: Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 tỉnh Thanh Hoá. - Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2002 - 2010 huyện Tiên Du. - Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ xã Xuân Lam trình tại Đảng bộ nhiệm k ỳ 2005 - 2010. - Số liệu kiểm kê đất đai xã Xuân Lam năm 2005. - Các tài liệu hướng dẫn về nội dung phương pháp và các bước tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước 3.1. Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước 3.1.1. Quy hoạch sử dụng đất ở Liên Xô và các nước Đông Âu Sau cuộc cách mạng vô sản thành công, Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, một trong những nhiệm vụ đầu tiên là xóa bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Sau một thời gian xây dựng và phát triển theo quy hoạch, đời sống vật chất văn hóa nông thôn không xa thành thị là bao nhiêu, đây là thực tiễn chứng tỏ lý luận và thực tiễn trong vấn đề quy hoạch sử dụng đất ở nước này là thành công hơn. Theo A.Condukhop và A.Mikholop, quá trình thực hiện quy hoạch phải giải quyết được một loạt vấn đề như: - Quan hệ giữa khu dân cư với giao thông bên ngoài. - Quan hệ giữa khu dân cư với vùng sản xuất, khu vực canh tác. - Hệ thống giao thông nội bộ, các công trình hạ tầng kỹ thuật. - Việc bố trí mặt bằng hài hòa cho từng vùng địa lý khác nhau đảm bảo sự thống nhất trong tổng thể kiến trúc. - Quy hoạch khu dân cư mang nét của đô thị hóa đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của nhân dân. Quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn của A.Condukhop và A.Mikholop thể hiện mỗi vùng dân cư (làng, xã) có một trung tâm gồm các công trình công cộng và nhà ở có dạng giống nhau cho nông trang viên. Đến giai đoạn sau, các công trình quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn của G.Deleur và I.khokhon đã đưa ra sơ đồ quy hoạch huyện bao gồm 3 trung tâm: - Trung tâm của huyện. - Trung tâm xã của tiểu vùng. - Trung tâm của làng, xã. 3.1.2. Quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn Thái Lan Trong những năm gần đây, Thái Lan đã có những bước tiến lớn trong xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn nhằm phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Vấn đề quy hoạch nhằm thể hiện các chương trình kinh tế của Hoàng gia Thái Lan, các dự án phát triển đã xác định vùng nông thôn chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị nước này. Quá trình quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn tại các làng, xã đó được xây dựng theo mô hình mới với nguyên lý hiện đại, khu dân cư được bố trí tập trung, khu trung tâm làng, xã là nơi xây dựng các công trình phục vụ công cộng, các khu sản xuất được bố trí thuận tiện nằm ở vùng ngoài. Kết quả sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm Thái Lan đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp rõ rệt, các vùng nông thôn đều có cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông phát triển, phục vụ công cộng được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện không ngừng. Qua vấn đề lý luận và thực tiễn quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn Thái Lan cho thấy: Muốn phát triển vùng nông thôn ổn định phải có quy hoạch hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể. Xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông hoàn thiện, xây dựng trung tâm làng, xã trở thành hạt nhân phát triển kinh tế, văn hóa và tạo môi trường thuận lợi cho việc tiếp thu văn minh đô thị để phát triển nông thôn mới văn minh hiện đại, song vẫn giữ được nét truyền thống văn hóa. 3.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở trong nước Công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn được triển khai bắt đầu từ những năm 1960 khi phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển ở miền Bắc. Ban đầu công tác quy hoạch còn ở mức độ nhỏ bé do việc quy hoạch nông thôn do Bộ Xây dựng thực hiện, đến năm 1980 công tác quy hoạch được phát triển mạnh mẽ rộng khắp cả nước. 3.2.1. Giai đoạn 1960 – 1969 Công tác quy hoạch trong giai đoạn này lấy hợp tác xã làm đối tượng chính, phương châm chủ yếu là: phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân lao động, phong trào hợp tác hóa. Trong quá trình xây dựng lựa chọn những xã có phong trào hợp tác xã mạnh để thiết kế quy hoạch, sau đó mới tiến hành mở rộng quy hoạch. Nội dung của quy hoạch thời kỳ này được thể hiện: - Thiết kế xây dựng mọi cơ sở kinh tế kỹ thuật phục vụ cho hợp tác hóa. - Khai khẩn mở rộng diện tích đất sản xuất. - Quy hoạch cải tạo làng, xã, di chuyển một số xóm nhỏ lẻ giải phóng đồng ruộng đưa cơ giới vào canh tác, xây dựng các công trình công cộng cho trung tâm xã. - Cải thiện điều kiện sống, xây dựng nhà ở, sắp xếp các lô đất ngăn nắp, trật tự, cải tạo đường làng ngõ xóm. 3.2.2. Giai đoạn 1970 – 1986 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V chúng ta đã tăng cường tổ chức lại sản xuất, phân bố lao động, xây dựng cơ cấu nông nghiệp coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Một cao trào làm quy hoạch nông thôn đã diễn ra sôi nổi, trọng tâm của công tác quy hoạch thời kỳ này là lập đề án xây dựng vùng huyện. Nhiều huyện được chọn làm huyện điểm để tiến hành quy hoạch như: Đông Hưng (Thái Bình); Thọ Xuân (Thanh Hóa); Nam Ninh (Nam Định)… Nội dung quy hoạch dựa trên cơ sở phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. - Tiến hành bố trí hệ thống công trình phục vụ sản xuất 3 cấp: huyện, tiểu vùng – cụm kinh tế và xã – hợp tác xã. - Cải tạo mạng lưới dân cư theo hướng tập trung và tổ chức tốt đời sống nhân dân. - Quy hoạch xây dựng hệ thống công trình phục vụ công cộng và phục vụ sản xuất của huyện, tiểu vùng và ở xã như: hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước… 3.2.3. Giai đoạn từ 1987 đến nay Trong giai đoạn này đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn trên con đường đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc này tác động mạnh đến công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất. Giai đoạn 1987 – 1992: Năm 1987, Luật Đất đai đầu tiên của nước ta được ban hành, trong đó có một số Điều đề cập đến công tác quy hoạch đất đai. Tuy nhiên nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra. Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư 106/QH-KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư này đã hướng dẫn đầy đủ, cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là trong giai đoạn này nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho nhiều xã bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên ở cấp huyện, tỉnh chưa được thực hiện. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Tháng 07/1993 Luật Đất đai sửa đổi được ban hành rộng rãi. Trong đó nêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụng đất đai. Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010, đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất toàn quốc giai đoạn 1996 – 2000. Đây là căn cứ quan trọng cho các bộ ngành, các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra Công văn số 1814/CV-TCĐC về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo về công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính. Ngày 01/11/2001, Tổng cục Điạ chính đã ban hành Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC kèm theo các Quyết định 424a, 424b, Thông tư số 2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 nhằm hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 81/NĐ-CP. Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực, trong đó quy định rõ về công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tại Mục 2, chương II quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung nghiên cứu 1.1. Nghiên cứu tổng quan - Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất. - Cơ cở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất. - Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước. 1.2. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.2.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý. - Địa hình. - Đặc điểm khí hậu, thủy văn. -.Các nguồn tài nguyên khác. - Cảnh quan môi trường. - Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội. - Dân số, lao động và việc làm. - Tình hình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. - Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội. 1.2.3. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng - Các công trình xây dựng cơ bản. - Hệ thống giao thông. - Hệ thống thủy lợi. 1.3. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai - Tình hình quản lý đất đai. - Hiện trạng sử dụng đất năm 2007. - Tình hình biến động đất đai. - Tình hình thực hiện quy hoạch kỳ trước. a. Phương hướng, mục tiêu phát triển - Xác định mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, phương hướng sử dụng đất. - Mục tiêu, phương hướng phát triển của các ngành sản xuất với phương hướng sử dụng các loại đất. b. Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất - Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp - Tổ chức và quản lý đất chưa sử dụng c. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất và giải pháp - Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất. + Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu: 2008 – 2010. + Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối: 2011 – 2015. - Đánh giá hiệu quả và các giải pháp + Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch trên 3 mặt: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. - Các biện pháp thực hiện + Biện pháp quản lý Nhà nước về đất đai. + Biện pháp kinh tế, thu hút vốn đầu tư. + Biện pháp xây dựng và bảo vệ môi trường. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp điều tra khảo sát 2.1.1. Phương pháp điều tra nội nghiệp Thu thập các tài liệu, số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu như: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; các tư liệu về kinh tế xã hội; các tài liệu, số liệu về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới; các loại bản đồ và đồ án quy hoạch trước đây của xã. 2.1.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp Khảo sát thực địa về tình hình sử dụng và phân bổ đất đai phục vụ nhu cầu của con người. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của công tác điều tra nội nghiệp, đồng thời xử lý những sai lệch nhằm nâng cao độ chính xác của các số liệu thu được. 2.2. Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp này để đánh giá tình hình phát triển dân số, số hộ của toàn xã thông qua hệ thống bảng biểu tổng hợp, tình hình sử dụng đất các loại, chỉ tiêu bình quân đất các loại trong những năm của giai đoạn quy hoạch. 2.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ Các thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1: 5000. 2.4. Phương pháp tính toán theo định mức Sử dụng phương pháp này dự tính sự phát triển dân số, số hộ trong những năm của giai đoạn quy hoạch và nhu cầu cấp đất ở mới. Ngoài ra, phương pháp này dùng để tính toán nhu cầu cho các công trình chuyên dùng. PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 1.1. Điều kiện tự nhiên. 1.1.1 Vị trí địa lý Xã Xuân Lam là một xã năm ở phí Tây huyện Thọ Xuân cách trung tâm huyện 10 km, có tổng diện tích tự nhiên 537.10 ha. - Phía Bắc giáp xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc) - Phía Tây giáp Thị trấn Lam Sơn. - Phía Đông giáp xã Xuân Thiên. - Phía Nam giáp xã Thọ Lâm. 1.1.2. Địa hình địa mạo Địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch của đồng ruộng không lớn, có độ cao thay đổi từ +2,5m đến +3,8m. Trong khu vực có đồi vải diện tích khoảng 10,5 ha, độ cao của đỉnh đồi là +12480mm, sườn đồi có độ dốc lớn và thay đổi không đều. 1.1.3. Khí hậu Xã Xuân Lam mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng đồng bằng Thanh Hoá: nắng lắm, mưa nhiều, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô – lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4, tháng 5 năm sau, với lượng mưa trong tháng biến động từ 4,04 – 39,9 mm. Nhiệt độ trung bình tháng từ 15,0 – 24,50C. Mùa mưa – nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng 26,2 – 32,00C, lượng mưa trung bình tháng từ 120,5 mm (tháng 9) đến 700 mm (tháng 6). Lượng mưa trong các tháng hè chiếm 93,18% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình các tháng trên năm là 95,5 mm, bốc hơi tháng thấp nhất là 35 mm (tháng 3), tháng bốc hơi cao nhất là 140 mm (tháng 9). Tổng lượng bốc hơi trong năm là 1134 mm. Độ ẩm trung bình năm là 78%, trong đó tháng có độ ẩm lớn nhất là 86% (tháng 3), thấp nhất là tháng 12 (70%). Với điều kiện khí hậu trên cho thấy: xã Xuân Lam rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên vào các tháng mùa hạ đôi khi kéo theo gió bão kèm theo mưa lớn kéo dài làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Hướng gió thổi theo hai mùa rõ rệt: Gió Đông Bắc về mùa lạnh, gió Đông Nam về mùa nóng. Các tháng 4, 5 và 6 thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây Nam khô và nóng có thể gây thiệt hại cho mùa màng. Tháng 12, tháng 1 có rét đậm, rét hại, đôi khi có sương muối gây khó khăn cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ chiêm xuân. 1.1.4. Thuỷ văn Xuân Lam có Sông chu chảy qua địa phận xã, là nguồn cung cấp và dự trữ nước tưới trực tiếp cho toàn bộ hệ thống cây trồng trên các cánh đồng của xã. Ngoài ra còn có các ao, hồ, đầm, mương máng là nguồn dự trữ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Nước ngầm là nguồn nước phục vụ cho nhân dân sinh hoạt chủ yếu là giếng khơi và giếng khoan. Nguồn nước ngầm nông, sạch chưa bị ô nhiễm, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. 1.2. Các nguồn tài nguyên 1.2.1 Tài nguyên đất Xã Xuân Lam thuộc vùng phù sa Sông Hồng. Theo điều tra thổ nhưỡng, xã Xuân Lam có những loại đất chính sau: - Đấi phù sa không được bồi của hệ thống Sông Chu, có diện tích khoảng 75,0 ha chiếm 13,96% diện tích tự nhiên, được hình thành ở địa hình vàn cao, vàn. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, ít chua, nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu. Kali tổng số và kali dễ tiêu khá cao, các chất dinh dưỡng khác trung bình. Đây là loại đất có khả năng thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích vụ đông. - Đất phù sa glây của hệ thống Sông Chu, diện tích khoảng 96,2 ha phân bố ở khắp các cánh đồng trong xã. Đất được hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp và trũng, trong điều kiện ngập nước, glây yếu đến trung bình. Đất có thành phân cơ giới trung bình đến thịt nặng, đất chua, hàm lượng mùn và đạm phá, lân dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất trồng hai vụ lúa có năng suất cao, ổn định. - Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Chu, diện tích khoảng 41,6 ha, Đất được hình thành địa hình vàn, vàn cao do các kiềm và kiềm thổ rửa trôi, sắt nhôm tích tụ tạo nên tầng loang lổ đỏ vàng. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nhẹ, phản ứng đất chua vừa có thể thâm canh tăng vụ trên loại đất này nếu được tưới tiêu chủ động. - Đất phù sa úng nước, diện tích khoảng 35,0 ha, Loại đất này ở địa hình thấp nhất (trũng) thường bị úng nước sau khi mưa, thành phần cơ giới thường thịt trung bình đến thịt nặng. Cần phải củng cố hệ thống tiêu nước để trồng ổn định 2 vụ lúa. Những nơi khó tiêu nước nên chuyển sang trồng 1 vụ lúa + 1vụ cá hoặc nuôi trồng thuỷ sản, VAC. 1.2.2. Các loại tài nguyên khác - Xã Xuân Lam cũng như các địa phương khác của huyện Thọ Xuân là vùng đất có lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng trung du. Trên mảnh đất này từ xa xưa nhân dân đã biết tổ chức công việc đào sông, đắp đê sản xuất nông nghiệp, bảo vệ mùa màng làng bản. Đây cũng là nơi giữ gìn các phong tục tập quán của người việt, có khu di tích tịch sử Lam kinh, đình chùa, miếu mạo để thờ các vị tướng lĩnh, tế lễ thần linh và là nơi tổ chức lễ hội, tại đây có nhiều di tích lịch sử văn hoá đã được nhà nước công nhận và xếp hạng. Đảng bộ và nhân xã Xuân Lam đã phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Từng bước đưa quê hương ngày càng đổi mới và đời sống nhân dân ngày một nâng cao. 1.3. Thực trạng môi trường Bộ mặt của xã trong vài năm gần đây đã có nhiều đổi mới do nền kinh tế phát triển. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã được quan tâm, một số đường chính đã được cứng hoá bê tông. Hệ thống cây xanh được khôi phục, nhiều hộ dân được xây dựng nhà cao tầng đảm bảo môi trường đô thị xanh, sạch đẹp. Môi trường nông nghiệp cũng được chú ý hơn trong quá trình sản xuất nên ít bị ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đối với đất và nguồn nước. Xã Xuân Lam đang trong quá trình nông nghiệp hoá nên không thể tránh khỏi tiếng ồn và bụi bặm. Tóm lại, xã Xuân Lam là một xã có vị trí thuận lợi, có cơ hội để giao lưu kinh tế, văn hoá với địa phương trong và ngoài huyện, có khả năng tiếp cận nhanh với nền kinh tế thị trường. Tài nguyên đất đai phong phú, các điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, có khả năng phát triển nền kinh tế đa dạng. Nhân dân xã Xuân Lam có tinh thần lao động cần cù sáng tạo, giàu bản sắc nhân văn, có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên trình độ lao động chưa cao, ảnh hưởng đến năng suất lao động và sự nhạy bén trong cơ chế thị trường. 2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội 2.1. Tình hình dân số và lao động 2.1.1. Thực trạng phát triển dân số và lao động Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2007 xã Xuân Lam có 3586 người 906 hộ. Tốc độ tăng dân số của xã là 0,79% giảm 0,06% so với năm 2003. Những năm gần đây, viêc đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nên đã đạt được những kết quả khả quan trong việc phát triển dân số. Mặc dù vậy, mật độ dân số vẫn còn cao năm 2003 là 1578 người/km2. Dân số tăng đã gây áp lực đến việc sử dụng đất. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người năm 2007 là 789 m2/người. Dân số tăng dẫn tới nhu cầu về đất ở và đất phi nông nghiệp tăng mạnh. Hàng năm xã phải dành một diện tích không nhỏ cho nhu cầu đất ở và cho phúc lợi công cộng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tình hình dân số và lao động trong 5 năm trở lại đây được thể hiện qua bảng 1. Bảng 1: Tình hình biến động dân số của xã Xuân Lam Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 1. Tổng nhân khẩu Người 3402 3445 3484 3529 3586 - Số sinh trong năm Người 36 43 39 45 57 - Số chết trong năm Người 11 9 14 10 12 - Số chuyển đến Người 4 9 6 14 20 - Số chuyển đi Người 30 55 70 85 120 2. Tỷ lệ phát triển dân số % 0.85 0.83 0.86 0.81 0,79 3. Tổng số hộ Hộ 857 866 878 894 906 4. Tổng số cặp kết hôn Cặp 16 17 14 22 25 5. Tổng số lao động LĐ 1752 1759 1772 1791 1820 - LĐ nông nghiệp LĐ 1616 1610 1624 1633 1652 - LĐ phi nông nghiệp LĐ 136 149 148 158 168 Năm 2007 lao động xã hội của xã Xuân Lam trên 1820 người. Trong đó lao động nông nghiệp khoảng 1652 người, chiếm 90,76% trong tổng số toàn lao động xã. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại khoảng 168 người chiếm 9,24% trong tổng số toàn lao động xã. 2.1.2. Thực trạng phát triển khu dân cư Toàn xã hiện có 3 làng: Giao Xá, Phúc Lâm, Hào Lương. Tổng diện tích đất khu dân cư toàn xã là 100,77 ha, chiếm 18,76 % tổng diện tích tự nhiên, bình quân đất ở khu đân cư là 1175 m2/hộ. Khả năng phát triển dân cư trong tương lai rất lớn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Thực trạng phân bố dân cư và lao động của xã thể hiện cụ thể trong bảng 2. Bảng 2: Sự phân bố dân số và đất ở của xã Xuân Lam Các chỉ tiêu ĐVT Toàn xã Các thôn Giao xá Phúc lâm Hào lương Tổng số Người 3586 1250 1079 1257 nhân khẩu Tổng số LĐ Người 1820 606 502 712 Tổng số hộ Hộ 906 302 350 254 Tổng số nóc nhà Nhà 862 287 325 250 Có đất ở <300m2 Nhà 491 421 819 449 Trên 300m2 Nhà 379 126 82 171 Số nhà có ≥2hộ 44 15 25 4 2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng 2.2.1. Giao thông Nhìn chung mạng lưới hệ thống giao thông của xã tương đối ổn định gồm: - Đường tỉnh lộ tổng chiều dài 2,8 km, được rải nhựa bê tông. - Đường liên xã tổng chiều dài 2,9 km, được bê tông cấp phối. - Đường liên thôn tổng chiều dài 12,7 km, được rải đá cấp phối. - Đường nội đồng tổng chiều dài 8,2 km, chất lượng đường đất. 2.2.2. Thuỷ lợi Toàn xã có 1 trạm bơm tới với công suất đạt tới 1000 m3/h với quy mô phục vụ tới cho 291,23 ha đất nông nghiệp. Hệ thống kênh mương Kênh mương thuộc Nhà nước quản lý có kênh Hoà Lương với tổng chiều dài 0,54 km chất lượng mương đất. Kênh mương nội đồng có 17,3 km. Chất lượng mơng đất..(hiện có 4,6 km đã đợc bê tông hóa). Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi còn gặp rất nhiều khó khăn. Mới chỉ chủ động cho tới khoảng 129,00 ha đất nông nghiệp, chiếm 24,01% tổng diện tích tự nhiên. Để phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, đẩy mạnh trồng cây vụ đông, xã cần củng cố, bê tông hoá hệ thống kênh mương, chủ động cho việc tưới, tiêu. 2.2.3. Giáo dục - đào tạo Tổ chức quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết trung ương II về giáo dục đào tạo, giáo dục của xã Xuân Lam đã được quan tâm đầu tư phát triển từ các thôn đến toàn xã, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học cả 3 cấp nhà trường. Về trường mầm non, đều được duy trì và giữ vững trường lớp phát triển theo yêu cầu giáo dục. Hiện có 3 lớp và 135 cháu và hàng năm huy động trẻ 5-6 tuổi đến lớp đạt 100%. Trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của huỵên 5 năm liền đạt trường tiên tiến cấp tỉnh. Về trường tiểu học. Hiện có 8 lớp với 369 học sinh, 100% số cháu trong độ tuổi đi học. Bốn năm liền đạt trường tiến xuất sắc cấp huyện và đạt trường chuẩn trường chuẩn quốc gia năm 2006. Về trường trung học cơ sở, năm 2007-2008 có 7 lớp với 387 học sinh. Hoàn thành phổ cập THCS 100%. Trường đã hoàn thành thủ tục đề nghị công nhận trường chuẩn quốc gia. 2.2.4. Y tế Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được xây dựng khang trang sạch đẹp. Trình độ y sĩ, y tá thường xuyên được nâng cao, đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân tại trạm, chất lượng khám, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nâng lên rõ rệt, kết hợp tuyên truyền phòng dịch và tiêm chủng mở rộng. Kết quả tiêm chủng đủ 6 mũi cho các cháu dưới 5 tuổi đạt 100%. Năm 2007 tổ chức khám 1636 lượt người. Số bệnh nhân điều trị 907 lượt mgười, cấp cứu 13 trường hợp. 2.2.5. Công tác văn hoá, thông tin, TDTT Phong trào thể dục thể thao của xã Xuân Lam phát triển mạnh như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,… tham gia các giải đấu ở huyện đều đạt giải cao. Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Đài truyền thanh của 3 thôn được nâng cấp, đảm bảo thông tin thông suốt về chủ trương đường lối của Đảng. Phong trào văn hoá, văn nghệ tiếp tục được phát triển, các thôn đều có đội văn nghệ, câu lạc bộ thơ ca, phục vụ kịp thời cho các hoạt văn hoá, văn nghệ của địa phương. Thực hiện tốt phong trào xây dựng làng văn hoá cấp huyện và cấp tỉnh. 2.2.6. Quốc phòng an ninh Xã thường xuyên củng cố xây dưng lực lượng công an đảm bảo số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Xã chỉ đạo công an xây dựng quy chế kế hoạch để thực hiện công tác hàng ngày và trực 24/24 giờ. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi người dân nhằm quản lý, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm, người dân lầm lỗi trên địa bàn dân cư và các đối tượng phạm pháp để chủ động ngăn ngừa có hướng răn đe, giáo dục. Tổ chức tuyển quân 1 đợt với 3 tân binh, giao quân hoàn toàn 100% chỉ tiêu… Thực hiện tốt công tác nghĩa vụ quân sự, 100% thanh niên từ 17 tuổi trở lên đăng ký nghĩa vụ quân sự. Làm tốt công tác nghĩa vụ quân sự địa phương. Tóm lại, trong 13 năm thực hiện công tác phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ 1995 - 2007, nhân dân xã Xuân Lam dưới sự lãnh đạo của đảng bộ xã, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã đã được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Sự năng động sáng tạo trong lao động sản xuất được thử thách trong từng thời kỳ đổi mới, đã chứng tỏ sức mạnh về sự đoàn kết nhất trí cao của các cơ quan ban ngành và nhân dân trong xã dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, làm cho xã Xuân Lam ngày càng đổi mới phát triển theo hướng đô thị hóa. Bảng 3: Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản STT Tên công trình Số lượng Diện tích m2 Chất lượng kiến trúc hạng, cấp 1,2,3,4 1 Trụ sở UBND xã 01 3226 Cấp 1 2 Trường học cấp I 01 5000 Cấp 1 3 Trường học cấp II 01 6400 Cấp 1 4 Trường mầm non 03 3000 Cấp 4 5 Sân vận động 03 10630 6 Trạm biến thế 01 80 7 Đài tưởng niệm 01 2730 8 Chợ 01 4200 9 Trạm xá 01 1000 Cấp 4 10 Bưu điện văn hoá xã 01 300 Cấp 1 11 Đất văn hoá 3 4800 Cấp 4 2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội 2.3.1. Ngành nông nghiệp 2.3.1.1. Trồng trọt Mặc dù trong những năm vừa qua tình hình tiết diễn biến khá phức tạp, lượng mưa thấp hơn trung bình hàng năm và sâu bệnh… Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân xã cộng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân cũng như sự quan tâm của cán bộ nhân dân các cấp, mở các hội thảo khoa học kỹ thuật hướng dẫn bà con trồng lúa mới như: giống lúa lai, Xi23, C70 Nếp,… Đồng thời xây dựng, cải tạo trạm bơm, các công trình thuỷ lợi đầu mối đã góp phần đưa năng suất bình quân 54tạ/1ha/1vụ. - Diện tích lúa cả năm 601,92 ha. Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính Hạng mục ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Lúa xuân - Diện tích ha 120 120 111.8 - Năng suất Tấn/ha 6.3 6.4 7 - Sản lượng Tấn 756 768 782.6 2. Lúa mùa - Diện tích ha 126 126 126 - Năng suất Tấn/ha 2.4 3.2 5 - Sản lượng Tấn 302.4 403.2 630 3. Ngô - Diện tích ha 67 67 67 - Năng suất Tấn/ha 3.6 4.3 4 - Sản lượng Tấn 241.2 288.1 268 4. Lạc - Diện tích ha 9.6 8.7 8.7 - Năng suất Tấn/ha 1.4 1.6 1.9 - Sản lượng Tấn 13.44 13.92 16.53 5. Đậu tương - Diện tích ha 14.4 18 15 - Năng suất Tấn/ha 1.8 1.8 1.6 - Sản lượng Tấn 25.92 32.4 24 5. Mía - Diện tích ha 74.5 77 110.8 - Năng suất Tấn/ha 70 80 97.8 - Sản lượng Tấn 5.215 6.160 10.836.24 2.3.1.2. Chăn nuôi Tổng đàn trâu bò 560 con tăng 30,5% so với năm 2000. Đàn lợn thịt có 2237 con. Đàn gia cầm có 48521con tăng 33,0% so với năm 2000. Diện tích ao hồ thùng, đấu xã là 6,61 ha cho đấu thầu để các hộ nuôi cá, dựa trên mô hình VAC. 2.3.2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Ủy ban nhân dân xã Xuân Lam đã chỉ đạo hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tích cựu chú trọng khâu dịch vụ như: giống, làm đất, làm thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, chuyển giao khoa học kỹ thuật tới hộ nông dân, đầu hỗ trợ giá, giống và cung cấp đủ giống tốt có năng suất cao cho bà con xã viên. 3. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai 3.1. Tình hình quản lý đất đai 3.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai Uỷ ban nhân dân xã tổ chức tốt việc thực hiện các văn bản của nhà nước, tỉnh và huyện về công tác quản lý sử dụng đất như chính sách giao đất sử dụng ổn định lâu dài, chủ trương dồn đổi ruộng đất, chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại v.v… 3.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Thực hiện chỉ thị 364/CT, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá và Uỷ ban nhân dân huyện Thọ Xuân, xã Xuân Lam đã cùng các xã giáp ranh hoạch định ranh giới theo tài liệu đo đạc địa chính. Hồ sơ ranh giới đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đất đai trong phạm vi lãnh thổ xã đã ổn định. Không có tranh chấp với các xã giáp ranh. 3.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Hiện xã đã có bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Do vậy việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân căn cứ vào bản đồ địa chính. Trên cơ sở tài liệu đo đạc xã đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:5000. 3.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường, của Uỷ ban nhân dân huyện và phòng Tài nguyên và Môi trường, xã đã tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 1997 - 2005, được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt. Trên cơ sở đó, xã đã triển khai xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình Uỷ ban nhân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. Cho đến nay, hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong phương án quy hoạch đã được triển khai thực hiện. Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội xã cần xây dựng phương án quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo trên cơ sở dồn điền đổi thửa 3.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng được xã triển khai thực hiện có hiệu quả. Đất ở cho các hộ gia đình đã được giao theo đúng quy hoạch và quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 3.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác đăng ký quyền sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối tượng đang sử dụng đất. Căn cứ vào đơn đăng ký, xã đã lập Hội đồng xét duyệt và đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và đất ở. Năm qua tiếp tục kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn cho nhân dân. Tính đến nay tổng số hộ có đất thổ cư đã được phê duyệt là 815 hộ. Trong đó có 907 giấy chứng nhận đã được cấp, với diện tích 40,50 ha. Bộ hồ sơ địa chính đã được hoàn thiện gồm bản đồ giải thửa, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hàng năm xã thường xuyên cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính. 3.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai Công tác thống kê đất đai được tổ chức thực hiện định kỳ vào 01/01 hàng năm theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện và phòng Tài nguyên và Môi trường nhằm bổ sung, cập nhật các thông tin về biến động quỹ đất của xã. Cứ 5 năm một lần xã lại thực hiện kiểm kê đất đai theo Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 3.1.8. Quản lý tài chính về đất đai Công tác quản lý tài chính về đất đai được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của Nhà nước. Các khoản thu từ đất đều được nộp vào kho bạc Nhà nước theo đúng các quy định về tài chính. Không có sự vi phạm nào về lĩnh vực này. Nguồn thu từ đất đã được điều tiết lại để xây dựng, củng cố, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng của xã, nhờ đó mà trong những năm gần đây, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của xã đã được cải thiện đáng kể. 3.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất là một vấn đề còn tương đối mới mẻ đối với địa phương. Do đó còn nhiều hạn chế việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhiều trường hợp vẫn diễn ra tự phát không thông qua chính quyền địa phương. 3.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Uỷ ban nhân dân xã rất quan tâm đến việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật, hợp lý và có hiệu quả cao. Các sai phạm được chấn chỉnh kịp thời, không để xảy ra các vi phạm nghiêm trọng. 3.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Uỷ ban nhân dân xã đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. 3.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai Xã chủ trương tích cực giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp, khiếu tố về đất đai theo quy định của pháp luật. 3.2. Thực trạng sử dụng đất 3.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng đất các loại Hiện trạng sử dụng đất của xã được thể hiện trong biểu 01/HT-QH. Theo số liệu thông kê tháng 01/01/2007 diện tích đất tự nhiên toàn xã là 537,10 ha, trong đó nông nghiệp 306,57 ha, đất phi nông nghiệp là 223,27 ha và chưa sử đất là 7,26 ha. Trong đó: 3.2.1.1. Đất nông nghiệp Có diện tích 306,57 ha, chiếm 57,08 ha diện tích tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp toàn xã 854 m2/ người. Trong đó đất nông nghiệp có: - Đất trồng cây hàng năm là 283,06 ha (chiếm 92,33% đất nông nghiệp). Trong đó đất trồng lúa 129,00 ha chiếm 42,07% diện tích đất nông nghiệp và đất trồng cây hàng năm khác là 154,06 ha chiếm 50,25% diện tích đất nông nghiệp. - Đất trồng cây lâu năm là 16,90 ha, chiếm 5,51% diện tích đất nông nghiệp. - Đất nuôi trồng thủy sản 6,61 ha, chiếm 2,15% diện tích đất nông nghiệp. Trong đất nông nghiệp, đất chuyên trồng lúa nước, trồng cây hàng năm còn lại chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến đất nuôi trồng thủy sản, đất cây lâu năm 3.2.1.2 Đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp tính đến tháng 01/01/2007 là 223,27 ha, chiếm 41,57% đất tự nhiên toàn xã. Trong đó: • Đất ở Tính đến tháng 01/01/2007 đất ở của xã Xuân Lam là 42,35 ha chiếm 7,88 % diện tích đất phi nông nghiệp, toàn bộ là đất ở đô thị. Bình quân diện tích đất ở của xã là 118 m2/ người. • Đất chuyên dùng Có 75,47 ha chiếm 33,80 % diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó: - Trụ sở cơ quan, tổ chức 6,64 ha, chiếm 8,79% diện tích đất chuyên dùng. - Đất quốc phòng an ninh là 1,84 ha, chiếm 2,43 % diện tích đất chuyên dùng. - Đất có mục đích công cộng 66,99 ha, chiếm 88,76% diện tích đất chuyên dùng. Trong đó đất giao thông 25,56 ha chiếm 38,15% diện tích đất công cộng ; đất thủy lợi 4,20 ha chiếm 6,27% diện tích đất công cộng; đất văn hoá là 0,48 ha chiếm 0,71% diện tích công cộng; đất y tế là 0,1 ha chiếm 0,15% diện tích đất công cộng; đất giáo dục là 1,44 ha chiếm 2,15% diện tích đất công cộng; đất thể thao là 1,63 ha chiếm 2,43 % diện tích đất công cộng; đất chợ là 0,42% chiếm 0,62% diện tích đất công cộng. • Đất di tích, danh thắng 33,16 ha chiếm 14,85 % diện tích đất phi nông nghiệp. • Đất tôn giáo tín ngưỡng có 0,11 ha chiếm 0,05% diện tích đất phi nông nghiệp. • Đất nghĩa trang , nghĩa địa 5,00 ha chiếm 2,24% diện tích đất phi nông nghiệp. • Đất sông suối mặt nước chuyên dùng có 100,34 ha chiếm 44,94 % diện tích đất phi nông nghiệp. 3.2.1.3 Đất chưa sử dụng Có diện tích 7,26 ha chiếm 1,35 % diện tích tự nhiên toàn xã, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 5,88 ha và đất đồi núi chưa sử dụng là 1,38 ha. Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 Biểu số 05/HT Tæng diÖn tÝch tù nhiªn 537.10 1 §Êt n«ng nghiÖp NNP 306.57 1.1 §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp SXN 299.96 1.1.1 §Êt trång c©y hµng n¨m CHN 283.06 1.1.1.1 §Êt trång lóa LUA 129.00 1.1.1.2 §Êt cá dïng vµo ch¨n nu«i COC 1.1.1.3 §Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c HNK 154.06 1.1.2 §Êt trång c©y l©u n¨m CLN 16.90 1.2 §Êt l©m nghiÖp LNP 1.2.1 §Êt rõng s¶n xuÊt RSX 1.2.2 §Êt rõng phßng hé RPH 1.2.3 §Êt rõng ®Æc dông RDD 1.3 §Êt nu«i trång thuû s¶n NTS 6.61 1.4 §Êt lµm muèi LMU 1.5 §Êt n«ng nghiÖp kh¸c NKH 2 §Êt phi n«ng nghiÖp PNN 223.27 2.1 §Êt ë OTC 42.35 2.1.1 §Êt ë t¹i n«ng th«n ONT 42.35 2.1.2 §Êt ë t¹i ®« thÞ ODT 2.2 §Êt chuyªn dïng CDG 75.47 2.2.1 §Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp CTS 6.64 2.2.2 §Êt quèc phßng CQP 1.84 2.2.3 §Êt an ninh CAN 2.2.4 §Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng nghiÖp CSK 2.2.5 §Êt cã môc ®Ých c«ng céng CCC 66.99 2.3 §Êt t«n gi¸o, tÝn ng­ìng TTN 0.11 2.4 §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa NTD 5.00 2.5 §Êt s«ng suèi vµ mÆt n­íc chuyªn dïng SMN 100.34 2.6 §Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c PNK 3 §Êt ch­a sö dông CSD 7.26 3.1 §Êt b»ng ch­a sö dông BCS 5.88 3.2 §Êt ®åi nói ch­a sö dông DCS 1.38 3.3 Nói ®¸ kh«ng cã rõng c©y NCS 4 §Êt cã mÆt n­íc ven biÓn (quan s¸t) MVB 4.1 §Êt mÆt n­íc ven biÓn nu«i trång thuû s¶n MVT 4.2 §Êt mÆt n­íc ven biÓn cã rõng MVR 4.3 §Êt mÆt n­íc ven biÓn cã môc ®Ých kh¸c MVK 3.2.2. Biến động sử dụng đất - Tổng diện tích tự nhiên Năm 2007, tổng diện tích đất tự nhiên là 537,10 ha so với năm 2000 không có sự biến động là do chuyển về xã Lam Sơn huyện Ngọc Lặc 1,33 ha . - Đất trồng lúa: Trong 7 năm qua, đất trồng lúa của xã Xuân Lam giảm 30,07 ha do chuyển sang đất ở nông thôn 4,86 ha, đất trụ sở cơ quan 0,15 ha, đất công cộng là 6,98 ha, sang cây hàng năm khác 18,08 ha. Mặ dù diện tích giảm, dân số tăng. Năng suất đạt 60 tạ/ 1ha/ 1vụ, thu nhập đạt 35 -40 triệu đồng/1ha/năm tăng 3,5 triệu đồng/1ha so với năm 2000. - Đất lâm nghiệp: Năm 2000 đến 2007 đất rừng sản xuất giảm 0,30 do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác. - Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích năm 2007 là 6,61 ha so với năm 2000 giảm 0,11 ha. Do chuyển sang cây hàng năm khác - Đất nông nghiệp khác: Giảm 5,14 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác. - Đất ở tại nông thôn: Trong xã Xuân Lam đất ở đã trở thành từng cụm, nhưng đất nông nghiệp vẫn nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư như đất lúa đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất ao hồ nuôi trồng thủy sản,… Năm 2007 có 42,35 ha tăng 22,53 ha so với năm 2000. là do chuyển từ đất lúa sang 4,86 ha, chuyển đổi theo luật đất đai từ đất vườn sang 17,67 ha. - Đất chuyên dùng: Năm 2007 có 75,47 ha chiếm 22,65% diện tích đất tự nhiên của xã, trong đó đất giao thông và đất thủy lợi chiếm tỷ lệ cao, diện các loại đất khác thấp. 3.3. Biến động sử dụng đất 3.3.1. Tổng diện tích tự nhiên Năm 2007, tổng diện tích đất tự nhiên là 537,10 ha so với năm 2000 không có sự biến động là do chuyển về xã Lam Sơn huyện Ngọc Lặc 1,33 ha . 3.3.2. Đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp tăng 5,21 ha do: - Trong nội bộ đất nông nghiệp: chuyển cho nhau 0,52 ha (đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất cây hàng năm còn lại) và đất bằng chưa sử dụng chuyển sang. 3.3.3. Đất chuyên trồng lúa Năm 2007 có 129,00 ha giảm 30,07 ha so với năm 2000 do chuyển sang đất ở nông thôn 4,86 ha, đất trụ sở cơ quan 0,15 ha, đất công cộng là 6,98 ha, sang cây hàng năm khác 18,08 ha. 3.3.4. Đất trồng cây hàng năm còn lại So với năm 2000 tăng 28,01 ha do chuyển đất trồng cây lâu năm sang, đất trồng cây hàng năm, đất bằng chưa sử dụng sang.. 3.3.5. Đất trồng cây lâu năm Năm 2007 tăng 12,62 ha so với năm 2000 do chuyển sang đất trồng cây hàng năm còn lại sang và do đo đạc địa chính tăng lên. 3.3.6. Đất lâm nghiệp Năm 2000 đến 2007 đất rừng sản xuất giảm 0,30 do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác. 3.3.7. Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích năm 2007 là 6,61 ha so với năm 2000 giảm 0,11 ha. Do chuyển sang cây hàng năm khác 3.3.8. Đất ở đô thị Năm 2007 có 42,35 ha tăng 22,53 ha so với năm 2000. là do chuyển từ đất lúa sang 4,86 ha, chuyển đổi theo luật đất đai từ đất vườn sang 17,67 ha.- Đất ở nông thôn tăng 13,01 ha do: 3.3.9. Đất chuyên dùng Đất chuyên dùng năm 2007 có 75,47 ha tăng so với năm 2000 là 14,03 ha, do chuyển từ đất nông nghiệp sang 6,98 ha. Còn lại tăng do đo đạc lại địa chính. 3.3.10. Đất nghĩa trang nghĩa địa Năm 2007 có 5,00 ha tăng 0,11 ha so với năm 2000, do chuyển sang đất có trồng cây lâu năm sang. 3.3.11. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Năm 2007 có 100,34 ha, giảm 17,53 ha so với năm 2000, do chuyển sang: đất trồng cây hàng năm khác. 3.3.12. Đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng năm 2007 có 7,26 ha giảm 23,60 ha do chuyển sang đất trồng cât lâu năm và đất trồng cât hàng năm khác. Tóm lại, sử dụng đất đai của xã Xuân Lam có nhiều biến động. Loại đất biến động nhiều nhất là đất bằng chưa sử dụng, đất mặt nước chuyên dùng, đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đât trồng cây hàng năm, đất ở nông thôn … Đây chính là xu hướng tăng theo nhịp độ phát triển của xã theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, sẽ dẫn đến việc đô thị hóa nông thôn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh hơn, đòi hỏi quỹ đất giành cho lĩnh vực này ngày càng tăng lên và tất yếu đất nông nghiệp sẽ giảm đi. . 4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất 4.1. Xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được nghi nhận trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã và HĐND khoá 16, kỳ họp thứ 7 ngày 25 tháng 2 năm 2007 bao gồm các mục tiêu sau: a. Cơ cấu kinh tế. Để phát huy những thành tựu trong những năm qua mà Đảng bộ và nhân dân Xã Xuân Lam đã đạt được, đồng thời khắc phục những khó khăn, tồn tại nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới của đất nước, từ nay đến năm 2015 là mục tiêu phát triển kinh tế của xã là: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 9 - 10%/ năm vào năm 2010. - Ước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 10 - 12%/ năm vào năm 2015. - Phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại, để phát huy tiềm năng đất đai của xã. - Tạo công ăn việc làm, phát huy thế mạnh về tiềm năng đất đai, giải quyết lao động dư thừa, bảo vệ môi trường sinh thái. - Nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình. - Nâng cao dân trí, đời sống tinh thần và mức sống cho nhân dân, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng làng văn hoá. - Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo vùng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao nhất, đẩy mạnh chăn nuôi, ổn định diện tích gieo trồng, đưa các giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm không ngừng nâng cao sản lượng lương thực. - Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp với 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi, trong ngành trồng trọt lấy cây lúa làm chủ lực. Trong ngành chăn nuôi chú trọng phát triển chăn nuôi lợn, trâu bò và gia cầm. Làm tốt các công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cây trồng vật nuôi để năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. b. Mục tiêu cụ thể: Đa dạng hoá kinh tế nhiều thành phần, tạo ra các sản phẩm của ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có giá trị hàng hoá cao, chất lượng tốt, năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên, đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực, góp phần giữ vững an ninh chính trị và nâng cao mức sống về mọi mặt cho nhân dân. Tăng cao thu nhập bình quân từ 5,04 triệu đồng/người/năm lên 6,49 triệu đồng/người/năm. Hạ tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 0,65%, tỷ lệ dân dùng nước sạch đạt 100%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nâng lên trên 30%, bình quân lương thực trên đầu người đạt 538 kg/ người/năm. Vận động nhân dân chuyển đổi đất lần 2 để tích tụ đất nông nghiệp, khuyến khích các hộ lập các trang trại, gia trại vừa và nhỏ, chuyển từ 10- 20% đất nông nghiệp vào sản xuất trang trại, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa, làng nghề và dịch vụ. “Thực hiện các chính sách ruộng đất để đẩy nhanh tiến độ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ”. đối tượng nhận chuyển nhượng ruộng đất là chủ các trang trại, gia trại và hợp tác xã. Giải quyết nhu cầu đất ở cho nhân dân theo phương án quy hoạch. Mở rộng, nâng cấp các tuyến giao thông, thuỷ lợi liên xã, liên thôn, nội thôn, nội đồng. Củng cố và bê tông hoá một số kênh mương dẫn nước để chủ động tưới tiêu cho diện tích đất canh tác còn bị khó khăn về tưới và tiêu. 4.2. Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 - 2015 4.2.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 4.2.1.1. Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Căn cứ vào điều kiện đất đai và khả năng đáp ứng về giao thông thuỷ lợi, điều kiện đầu tư để sản xuất nông nghiệp địa phương cho phù hợp sau: + Đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp + Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đất đai, điều kiện canh tác của từng vùng, đồng thời phù hợp với nhu cầu thị trường + Đầu tư thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất . + Cải tạo vườn tạp bằng cách đưa ra các loại cây ăn quả, rau màu có giá trị kinh tế cao vào thị trường. + Đầu tư cải tạo đất đưa vào sản xuất nông nghiệp. - Chuyển 2,2 ha đất khu Nhà mới. sang trồng lúa chất lượng cao. - Chuyển 3,0 ha đất khu Hồ Chòi Đổ. sang trồng lúa chất lượng cao. - Chuyển 14,5 ha đất khu Hồ Nếp sang trồng lúa chất lượng cao. - Chuyển 8,0 ha đất khu Gò Đình Ngoài sang trồng lúa chất lượng cao. - Chuyển 4,5 ha đất khu Gia Xim sang trồng lúa chất lượng cao. - Chuyển 7,70 ha đất khu Hố Chè sang trồng lúa chất lượng cao. - Chuyển 13,65 ha đất khu Đồng Bụng sang trồng lúa chất lượng cao. - Chuyển 9,4 ha đất khu Mỏ Phượng sang trồng lúa chất lượng cao. - Chuyển 8,0 ha đất khu Cống Văn sang trồng rau mầu cao cấp (từ cầu Vội đến Cầu ải) - Chuyển 2,5 ha đất khu Đồng Mũ cao sang trồng rau mầu cao cấp. 4.2.1.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp khác Để thu hút lao động, phát triển kinh tế xã hội, tạo nguồn lao động dư thừa của các con em trong xã. Xã dự kiến quy hoạch một số trang trại, gia trại vừa và nhỏ như. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm sau: + Khu Đồi Luồng trồng cỏ chăn nuôi bò. Tổng diện tích 3,24 ha. Lấy đất trồng cây hàng năm khác. + Khu Hồ Phúc Lâm trồng cỏ chăn kết hộp gia cầm, trồng mía. Tổng diện tích 4,27 ha. Đất trồng lúa nước còn lại 2,34 ha. Đất bằng chưa sử dụng 1,93 ha. + Khu Đồi Kè trồng cỏ chăn nuôi bò, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, gia cầm. Tổng diện tích 5,14 ha. Đất trồng lúa nước còn lại 4,07 ha. Đất bằng chưa sử dụng 0,4 ha. Đất nuôi trồng thuỷ sản 0.67 ha. + Khu Hố Chè trồng cỏ chăn nuôi bò kết hợp gia cầm. Tổng diện tích 0,93 ha. Đất trồng cây hàng năm khác. + Khu Hồ Ngược Nuôi trồng thuỷ sản kết hợp gia cầm. Tổng diện tích 1,05 ha. Đất trồng cây hàng năm khác 0,91 ha. Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,08 ha. Đất bằng chưa sử dụng 0,06 ha. + Khu Đển Phúc Lâm Nuôi trồng thuỷ sản, gia cầm. Tổng diện tích 1,89 ha. Đất chuyên trồng lúa nước 0,74 ha. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,15 ha. + Khu Cửa Khẩu Nuôi trồng thuỷ sản, gia cầm. Tổng diện tích 3,84 ha. Đất chuyên trồng lúa nước 0,86 ha. Đất trồng cây hàng năm khác 2,98 ha. Tổng diện tích quy hoạch là 20,30 ha Trong đó: - Đất chuyên trồng lúa nước 5,26 ha. - Đất chuyên trồng lúa nước còn lại 6,41 ha. - Đất trồng cây hàng năm khác 5,55 ha - Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,08 ha. - Đất mặt nước chuyên dùng 0,66 ha - Đất bằng chưa sử dụng 2,34 ha 4.2.2. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 4.2.2.1. Quy hoạch đất ở tại nông thôn. a. Dự báo dân số, số hộ đến năm 2015 Hiện tại dân số của xã là 3586 người, tỷ lệ phát triển dân số là 0,79%, tổng số hộ là 906 hộ. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ phát triển dân số của xã giảm xuống còn 0,65%. Dự báo dân số của xã từ nay đến 2015 (thể hiện qua bảng sau). Dự báo dân số đến năm 2015 Biểu số- 06 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ PTDS Tự nhiên 0,79 0,77 0,75 0,73 0,70 0,68 0,67 0,66 0,65 Dân số 3586 3614 3641 3667 3693 3718 3743 3767 3791 Số hộ (hộ) 906 936 961 976 991 1004 1014 1021 1028 Qua đây cho thấy đến năm 2015 dân số toàn xã là 3791 khẩu, 1028 hộ. Tăng 205 khẩu và tăng 122 hộ. b. Dự báo số hộ nhu cầu đất ở (Qua phụ biểu 04 ) Qua thực tế địa phương, kết hợp với sự tính toán về đất ở đến năm 2015 sau: * Tổng số hộ phát sinh đến năm 2015 theo công thức sau: Hp = Ht - Ho. + Tính Ht = Nt / No x Ho => Ht = 3791/ 3586 x 906 = 958 hộ - Trong đó: - Nt là dân số năm 2015 - No là dân số năm hiện tại - Ho là số hộ năm hiện trạng => Hp = Ht - Ho => 958 - 906 = 52 hộ - Trong đó: - Hp là số hộ phát sinh - Ht là số hộ năm tương tai - Ho là số hộ năm hiện trạng * Tổng số hộ tồn động đến năm 2015 theo công thức: Htđ = Ho - A => H(tồn động) = 906 - 862 = 44 hộ - Trong đó: - Ho là số hộ năm hiện trạng - A là số nóc nhà năm hiện tại * Tổng số hộ tự giản đến năm 2015 theo công thức: Htg = H x t + Tính (t) theo công thức: t = Ao / A => t = 108 / 906 = 0,11 => Htg = 108 x 0,11 = 11 hộ Trong đó: - H là số hộ tồn động - t là số hộ tự giản - Ao là số hộ có diện tích đất ở, vườn > 700 m2 - A là số nóc nhà năm hiện tại * Tổng số hộ thừa kế đến năm 2015 theo công thức: Htk 12% x H => Htk = 12% x 21 = 3 hộ * Số phụ nữ nhỡ thì trên 32 tuổi chưa chồng 40 người * Tổng số hộ nhu cầu cấp đất ở mới đến năm 2015 theo công thức: H = Hp + Htd + H nhở thì => H = 52 + 44 + 40 = 136 hộ * Tổng số hộ thực sự cầu đất ở mới đến năm 2015 theo công thức: Hm = H - Htg - Htk => Hm = 340 - 11 - 3 = 122 hộ Như vậy số hộ có nhu cầu cấp đất ở tại các khu vực dân cư mới đến năm 2015 là 122 hộ. c. Tiêu chuẩn cấp đất ở. - Căn cứ vào luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 về định mức cấp đất ở cho mỗi hộ nông thôn đồng bằng và quy định cụ thể của UBND tỉnh Thanh Hoá. - Căn cứ vào điều kiện thực tế Xã Xuân Lam, quy định mức cấp đất ở cho mỗi hộ là 100 - 200 m2/ hộ d. Dự kiến các khu vực cấp đất ở. Việc bố trí đất ở phải đảm bảo các nguyên tắc: - Tiết kiệm đất nông nghiệp. - Thuận lợi cho quản lý, sinh hoạt, sản xuất và khai thác được cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi hiện có. - Đảm bảo vệ sinh môi trường. - Phù hợp phong tục tập quán địa phương. Căn cứ vào các nguyên tắc trên, qua khảo sát tính toán dự kiến bố trí đất ở mới tại các khu vực sau: + Thôn Giao Xá Tổng diện tích 0,55 ha, lấy đất trồng cây hàng năm khác. + Thôn Phúc Lâm Tổng diện tích 0,96 ha. Lấy đất trồng cây hàng năm khác 0,33 ha. Lấy đất chuyên trồng lúa nước 0,63 ha. + Thôn Hào Lương Tổng diện tích 0,85 ha. Lấy đất trồng cây hàng năm khác 0,25 ha. Lấy đất chuyên trồng lúa nước 0,50 ha. Lấy đất bằng chưa sử dụng 0,10 ha. Như vậy đến năm 2015 xã đưa 3 điểm dân cư vào đất ở. Tổng diện tích 2,36 ha ( Trong đó bao gồm cả đất giao thông 4,0 ha, Thuỷ lợi 0,1 ha). 4.2.2.2. Quy hoạch đất chuyên dùng a. Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Các công trình xây dựng hiện có như trụ sở UBND xã, nhà văn hoá xã được giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất không mở rộng mà chỉ tu sửa, nâng cấp. Ngoài ra trong giai đoạn tới xã có kế hoạch chuyển một số phòng làm việc của cán bộ công nhân viên lên trên, giáp hội trường để thuận tiện cho việc làm việc của cán bộ. b. Quy hoạch đất có mục đích công cộng + Quy hoạch đất giao thông Mạng lưới giao thông xã còn đang hạn chế về chất lượng, để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, đi lại trao đổi hàng hoá của nhân dân xã cần quy hoạch nâng cấp và bố trí mạng lưới giao thông hợp lý hơn trong giai đoạn tới. Quy hoạch mạng lưới giao thông, thuỷ lợi đến năm 2015 cụ thể như sau: - Mở rộng đường Mã Ngô(nghĩa địa) đi Mỏ Phượng. Tổng chiều dài hiện trạng 160 m, rộng 2m. Quy hoạch rộng 4 m lấy 2 bên, tổng diện tích lấy đất 320 m2, loại đất chuyên trồng lúa nước. - Mở rộng đường Mỏ Phượng đi Gò Đình Trong . Tổng chiều dài hiện trạng 210 m, rộng 2m. Quy hoạch rộng 4 m lấy 2 bên, tổng diện tích lấy đất 320 m2, loại đất chuyên trồng lúa nước. - Mở rộng đường từ Trạm xá đi Hố Chè . Tổng chiều dài hiện trạng 240 m, rộng 2m. Quy hoạch rộng 4 m lấy 2 bên, tổng diện tích lấy đất 480 m2, loại đất chuyên trồng lúa nước. - Mở rộng đường Đồng Mã Cao đi Đồi Luồng . Tổng chiều dài hiện trạng 260 m, rộng 13 m. Quy hoạch rộng 8 m lấy 2 bên, tổng diện tích lấy đất 2080 m2, loại đất chuyên trồng lúa nước 750 m2, đất trồng cây hàng năm khác 1330 m2.. Như vậy đến năm 2015 xã dự kiến kiên cố bê tông cấp phối toàn bộ các tuyến đường trong khu vực nông thôn, ngoài ra xã tu bổ thêm khoảng 15,0 km đường nội đồng để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, đi lại thuận tiện cho nhân dân. + Quy hoạch thuỷ lợi Để đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp củng như đảm bảo việc thoát nước trong khu dân cư nông thôn. Trong những giai đoạn tới. Xã dự kiến kiên cố hóa thêm một số kênh mương chính trong vùng sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra xã chỉ đạo nạo vét khoảng 6,5 km kênh chân rít nội đồng để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao. + Quy hoạch đất trường học Để đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi của học sinh, nâng cao được chất lượng giảng dạy, một số trường học cần phải được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc gia. Với điều kiện thực tế của địa phương kết hợp với dự báo nhu cầu trong tương lai, đến năm 2015, trường cấp I, II chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong tương lai cần mở rộng số phòng học trên diện tích đất cũ và từng bước hiện đại hoá trang thiết bị gảng dạy của nhà trường. + Quy hoạch bãi rác thải Để đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái xanh sạch đẹp trong các khu dân cư cho tương lai xã dự kiến quy hoạch hai vùng chứa rác thải sau: - Khu vực Hố Chè. Tổng diện tích 0,63 ha, lấy đất trồng cây hàng năm khác. - Khu vực Mã Ngô Tổng diện tích 0,80 ha, lấy đất trồng cây hàng năm khác Tổng diện tích hai khu vực 1,43 ha đất trồng cây hàng năm khác. 4.2.3. Quy hoạch đất chưa sử dụng Khai thác hết tiềm năng đất chưa sử dụng trong quy hoạch để đưa vào sản xuất nông nghiệp là mục tiêu lớn của phương án quy hoạch. Dự kiến đến năm 2015 xã chỉ còn 1,38 ha đất bằng chưa sử dụng khó đưa vào sử dụng. Như vậy sẽ đưa vào sử dụng 5,88 ha đất bằng chưa sử dụng. Quỹ đất này được chu chuyển như sau: - Chuyển 1,82 ha sang đất trồng lúa nước còn lại - Chuyển 0,40 ha sang đất trồng cỏ chăn nuôi. - chuyển 3,50 sang đất trồng cây hàng năm khác. - Chuyển 0,10 sang đất ở nông thôn. 4.3. Kế hoạch và giải pháp thực hiện 4.3.1 Kế hoạch sử dụng đất 4.3.1.1. Giai đoạn sử dụng 2007 – 2010. a. Đất sản xuất nông nghiệp * Đất trồng Lúa - Chuyển đổi đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ) sang đất chuyên trồng lúa chất lượng cao. Tổng diện tích 50,95 ha. * Đất trồng cỏ chăn nuôi - Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang trồng cỏ chăn nuôi. Tổng diện tích 2,07 ha. - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất trồng cỏ chăn nuôi. Tổng diện tích 2,93 ha. - Chuyển đất bằng chưa sử dụng sang trồng cỏ chăn nuôi. Tổng diện tích 0,4 ha. * Đất trồng cây hàng năm khác - Chuyển đất bằng chưa sử dụng sang đất trồng cây hàng năm khác. Tổng diện tích 2,50 ha. * Đất nông nghiệp khác - Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất lập trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích 1,16 ha. - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất lập trang trại, gia trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản.Tổng diện tích 4,03 ha. - Chuyển đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất lập trang trại, gia trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản.Tổng diện tích 0,08 ha. - Chuyển đất bằng chưa sử dụng sang đất lập trang trại, gia trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích 0,06 ha. b. Đất phi nông nghiệp * Đất ở nông thôn - Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất ở nông thôn. Tổng diện tích 1,0 ha. - Chuyển đất trồng cây hàng năm còn lại sang đất ở nông thôn. Tổng diện tích 0,5 ha. * Đất chuyên dùng + Đất giao thông - Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất giao thông (tại vị trí quy hoạch đất ở mới). Tổng diện tích 0,12 ha. - Chuyển đất chuyên trồng cây hàng năm còn lại sang đất giao thông (tại vị trí quy hoạch đất ở mới). Tổng diện tích 0,04 ha. + Đất thuỷ lợi - Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất thuỷ lợi (tại vị trí quy hoạch đất ở mới). Tổng diện tích 0,01 ha. + Đất bải thải, xử lý chất thải - Chuyển đất chuyên trồng cây hàng năm còn lại sang đất chứa giác thải. Tổng diện tích 1,43 ha. 4.3.1.2. Kế hoạch sử dụng đất năm 2011 - 2015 a. Đất sản xuất nông nghiệp * Đất trồng Lúa - Chuyển đổi đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ) sang đất chuyên trồng lúa chất lượng cao. Tổng diện tích 20,00 ha. * Đất trồng cỏ chăn nuôi - Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang trồng cỏ chăn nuôi. Tổng diện tích 1,50 ha. - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất trồng cỏ chăn nuôi. Tổng diện tích 1,0 ha. * Đất trồng cây hàng năm khác - Chuyển đất bằng chưa sử dụng sang đất trồng cây hàng năm khác. Tổng diện tích 1,00 ha. * Đất nông nghiệp khác - Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất lập trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích 0,94 ha. - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất lập trang trại, gia trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích 0,1 ha. - Chuyển đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất lập trang trại, gia trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích 0,05 ha. b. Đất phi nông nghiệp * Đất ở nông thôn - Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất ở nông thôn. Tổng diện tích 1,0 ha. - Chuyển đất trồng cây hàng năm còn lại sang đất ở nông thôn. Tổng diện tích 0,58 ha. - Chuyển đất bằng chưa sử dụng sang đất ở nông thôn. Tổng diện tích 0,1 ha * Đất chuyên dùng + Đất giao thông - Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất giao thông (tại vị trí quy hoạch đất ở mới). Tổng diện tích 0,3 ha. + Đất thuỷ lợi - Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất thuỷ lợi (tại vị trí quy hoạch đất ở mới). Tổng diện tích 0,03 ha. 4.3.2. Đánh giá hiệu quả cuả phương án Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam giai đoạn 2007 - 2015 được dựa trên các quy định của Luật Đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã . Đây là căn cứ thống nhất để tiến hành giao đất, là cơ sở để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu đất đai tối ưu nhất cho chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết TW5. Phương án quy hoạch sử dụng đất đã được tổng hợp toàn bộ từ các thông tin tài liệu, số liêụ, bản đồ về đất đai ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) bản đồ địa chính giải thửa tỷ lệ 1/500, 1/1000 và 1/2000, đồng thời đã sử lý tổng hợp hầu hết các nghiên cứu cơ bản trước đây của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương có liên quan đến đất đai. Đặc biệt dựa vào tài liệu, số liệu điêu quy hoạch sử dụng đất của huyện Thọ Xuân đến 2010 và điều chỉnh quy hoạch của các ngành có liên quan đến sử dụng đất trên địa bàn huyện, như xây dựng nông nghiệp, giao thông, thương mại, dịch vụ. Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam đảm bảo tính hiệu quả và thực tiễn. 4.3.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất * Các biện pháp về chính sách và quản lý + Về chính sách Áp dụng đồng bộ chính sách về đất đai, cụ thể hóa các điều khoản về luật, các văn bản dưới luật phù hợp với tình hình thực tế của địa phương: - Chính sách giao đất, quy chủ cụ thể cho từng thửa đất trên cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng chủ sử dụng. - Chính sách về thuế sử dụng đất và các khoản tiền có liên quan đến sử dụng đất. Chính sách thuế đảm bảo luôn luôn năng động, có ưu tiên theo ngành nghề. - Chính sách đền bù hoặc đánh thuế thỏa đáng khi chuyển mục đích sử dụng của từng loại đất. - Chính sách về tăng cường công tác đào tạo việc làm cho người lao động, gắn việc chuyển đổi đất đai với chuyển đổi lao động, đặc biệt quan tâm ưu tiên đối với những vùng phải chuyển nhiều đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. - Tăng cường các nguồn thu từ đất, đặc biệt là dùng quỹ đất thích hợp cho đấu giá để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ công tác quản lý đât đai. - Chính sách đầu tư đồng bộ kết hợp với bố trí các điểm dân cư tập trung theo hướng đô thị hóa. - Chính sách ưu tiên dành cho đất phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng. - Chính sách khuyến khích áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sử dụng đất nhằm bảo vệ tài nguyên đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. + Về quản lý đất đai - Tăng cường năng lực quản lý đất đai cho xã, nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý, sư dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với công tác quản lý đất đai. - Hoàn thiện định mức sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng và xây dựng khung giá cho thuê đất hợp lý theo vị trí và mục đích sử dụng, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. - Tăng cường tổ chức ngành Tài nguyên và Môi trường đủ mạnh ở tỉnh, huyện cùng như ở xã, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu các nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai trong giai đoạn tới. * Một số giải pháp kỹ thuật - Đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng để bù đắp sản lượng nông sản do một phần đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. - Thực hiện mở rộng diện tích đất nông nghiệp, trong đó xây dựng các công trình thủy lợi và cứng hóa hệ thống kênh mương. - Nghiên cứu chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa và tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác. - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục mọi người dân sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã Xuân Lam giai đoạn 2008 - 2015 được xây dựng theo phưng pháp luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã do Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, dựa trên cơ sở thực trạng sử dụng đất, sự biến động đất của xã trong những năm qua, vào định hướng và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trên địa bàn xã, dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã. Do đó phương án này đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã. Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam giai đoạn 2008 - 2015 được tiến hành trên cơ sở tổng hợp phân tích các nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp, rà soát, xem xét theo những quy định về mức sử dụng đất của từng loại đất theo luật đất đai. Vì vậy phương án quy hoạch sử dụng đất đai của xã đảm bảo tính khả thi và thực tiễn. Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng thì trong vòng 7 năm tới trên địa bàn xã diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp là 4,01 ha, trong đó chuyển sang đất ở là 2,08 ha, chuyển sang các loại đất chuyên dùng là 1,93 ha. Việc chu chuyển các loại đất trên là hợp lý, phù hợp với việc thực hiện xoá đói giảm nghèo, từng bước đô thị hoá nông nghiệp nông thôn. Sự chuyển đất nông nghiệp cho các mục đích sử dụng khác như phương án trên là cần thiết. 2. Kiến nghị - Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường và các ban ngành có liên quan xem xét, phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam giai đoạn 2008 – 2015 để Ủy ban nhân dân xã có căn cứ tổ chức thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa xã. - Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện và các phòng chức năng thường xuyên theo dõi, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phương án quy hoạch được thực hiện tốt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquy hoach dat_Lam Xuan_tho Xuan_Thanh Hoa.DOC