Đề tài Quy hoạch sử dụng đất chi tiết xã Thuỷ Xuân Tiên - Huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2015

Tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất chi tiết xã Thuỷ Xuân Tiên - Huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2015: Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Việc sử dụng, quản lý và bảo vệ đất một cách khoa học không chỉ quyết định tương lai của nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại chương 2, điều 18 quy định: “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả ”. Điều 6 luật đất đai năm 2003 đã khẳng định: “ Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai”. Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu sử dụng đất của xã hội là rất lớn. Do đó để quản lý chặt, và nắm chắc quỹ đất, đảm bảo được nhu cầu về đất đai cho các ngành các lĩnh vực, tránh việc sử dụng đất chồng chéo, thì cần xây dựn...

doc61 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất chi tiết xã Thuỷ Xuân Tiên - Huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Việc sử dụng, quản lý và bảo vệ đất một cách khoa học không chỉ quyết định tương lai của nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại chương 2, điều 18 quy định: “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả ”. Điều 6 luật đất đai năm 2003 đã khẳng định: “ Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai”. Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu sử dụng đất của xã hội là rất lớn. Do đó để quản lý chặt, và nắm chắc quỹ đất, đảm bảo được nhu cầu về đất đai cho các ngành các lĩnh vực, tránh việc sử dụng đất chồng chéo, thì cần xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Xã Thuỷ Xuân Tiên – huyện Chương Mỹ – tỉnh Hà Tây là một vùng bán sơn địa, là địa bàn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của toàn huyện. Xã Thuỷ Xuân Tiên đang trên đà phát triển mạnh, nhu cầu về đất đai cho các ngành các lĩnh vực ngày càng tăng cao. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về việc sử dụng đất của các ngành nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong xã thì việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong tương lai có ý nghĩa rất quan trọng Xuất phát từ những yêu cầu đó, được sự phân công của khoa Đất và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Đoàn Công Quỳ tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất chi tiết xã Thuỷ Xuân Tiên - huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2015” 2. Mục đích của đề tài Tạo ra một tầm nhìn chiến lược trong quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất của xã, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong những năm trước mắt và lâu dài. Phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế cao. Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các ngành, tạo ra cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê và thu hồi đất. Tạo cơ sở cho việc mở rộng các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp, các khu trung tâm văn hoá - xã hội và dịch vụ, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội dến năm 2015 của xã. Bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất. 3. Yêu cầu - Quy hoạch phải thể hiện tính khoa học, tính thực tiễn, phải mang tính pháp lý - Đảm bảo khả năng cân đối giữa quỹ đất với nhu cầu hiện tại và trong tương lai, phân bổ hợp lý cho các mục đích sử dụng, đáp ứng sự phát triển ổn định và lâu bền Phần 1 tổng quan về quy hoạch sử dụng đất 1.1. khái quát về quy hoạch sử dụng đất Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù. Đây là một hoạt động khoa học vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tính chất đặc trương, từ đó đưa ra giải pháp định vị cụ thể của việc tổ chức phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Cụ thể là đáp ứng nhu cầu mặt bằng sử dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao. Về bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức: Đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất, quy hoạch sử dụng đất không chỉ nằm ở khía cạnh kỹ thuật, cũng không chỉ thuộc về hình thức pháp lý mà nó nằm bên trong việc tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất đặc biệt gắn chặt với phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế – xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất: - Pháp chế: Xác định tính pháp chế về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật. - Kỹ thuật: Các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học kỹ thuật. - Kinh tế: Nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng của đất Như vậy: “ Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và phấp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đày đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất Nhà nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường” 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất là những phần lãnh thổ cụ thể với đầy đủ các đặc tính vốn có của nó, bao gồm các yếu tố sau: Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng. Hình dạng và mật độ khoanh thửa Đặc điểm thuỷ văn, địa chất. Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên. Các yếu tố sinh thái. Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư. Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng. Trình độ phát triển của các ngành sản xuất. Do tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường, cần đề ra những quy tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt. Như vậy đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là: Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu. Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ. 1.2. cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước thì nhu cầu sử dụng đất của xã hội ngày càng gia tăng, trong khi đó đất đai thì có hạn. Do đó công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cần phải được thực hiện một cách hợp lý, đồng bộ giữa các cấp các ngành. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai như: Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Nó tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Chương II, điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Điều 18 quy định : “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Để phù hợp với thực tiễn khách quan về tình hình quản lý sử dụng đất hiện tại và trong tương lai. Ngày 01/07/2004 Luật đất đai 2003 chính thức có hiệu lực, trong đó đã quy định rõ việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Tại điều 6 quy định: “ Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai”, điều 21 đến điều 30 quy định chi tiết về công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Ngoài các văn bản có tính pháp lý cao còn có các văn bản dưới luật. các văn bản của các ban ngành trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa, căn cứ, nội dung và phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường ngày 30/06/2005 về việc ban hành Quy trình lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chỉ thị số 15/2001/TC-UB ngày 02/07/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 1.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất hiện nay trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trên thế giới Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Hiện nay nó vẫn được chú trọng phát triển, nó có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất. Mỗi nước lại có những phương pháp quy hoạch khác nhau. * An-giê-ri: Dựa trên nguyên tắc nhất thể hoá, liên hợp hoá và kỷ luật đa phía. Chính phủ thừa nhận trong toàn bộ quá trình quy hoạch được tiến hành với sự tham gia đầy đủ của các địa phương có liên quuan, các tổ chức ở cấp chính phủ, tổ chức Nhà nước, các cộng đồng và tỏ chức nông gia. * Canada: Sự can thiệp của Chính phủ liên bang vào quy hoạch cấp trung gian (cấp bang) đang giảm bớt. Điều còn là ở chỗ Chính phủ đưa ra mục tiêu chung ở cấp quốc gia, giống như là người tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động lập quy hoạch ở cấp trung gian. Đồng thời Chính phủ liên bang dường như chỉ còn đóng góp về mặt khoa học và sự ủng hộ. * Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây: Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng, sau đó làm quy hoạch cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lao động và đất đai là yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu * Pháp: Quy hoạch đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên môi trường và lao động, áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý, tăng hiệu quả sản xuất xã hội. * Thái Lan: Quy hoạch đất đai được phân theo ba cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng, và cấp địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các thành phần kinh tế xã hội của Hoàng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển của Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở Thái Lan 1.3.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch ở Việt Nam ở miền Bắc, quy hoạch sử dụng đất đai được đặt ra và xúc tiến từ năm 1962 do ngành của tỉnh, huyện tiến hành và được lồng vào công tác phân vùng quy hoạch nông – lâm nghiệp, nhưng thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên quan. Tính pháp lý của công tác quy hoạch đất đai trong các văn bản hầu như không có và cũng không được đặt ra. Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản pháp luật và được xem như một luận chứng cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể sau: * Thời kỳ 1975 - 1980 Thời kỳ này nước ta mới thống nhất đất nước, Hội đồng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1978 các phương án phân vùng nông – lâm nghiệp và chế biến nông sản của 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đã lập kế hoạch và được Chính phủ phê duyệt. Trong các phương án đó đều đề cập đến quy hoạch sử dụng đất nông – lâm nghiệp và coi đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành. Hạn chế của thời kỳ này là thiếu số liệu điều tra cơ bản về đất đai, tính khả thi của các phương án chưa cao vì chưa tính đến khả năng đầu tư. * Thời kỳ 1981 - 1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 ra quyết định xúc tiến công tác điều tra cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế, xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để xây dựng tích cực cho kế hoạch 5 năm sau ( 1986 – 1990). Kết quả là nội dung và cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ được đề cập đến ở cấp huyện, tỉnh và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến. * Thời kỳ 1987 - 1992 Năm 1987 Luật đất đai đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành, trong đó có một số điều nói về quy haọch đất đai. Tuy nhiên nội dung quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra. Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ra Thông tư 106/QH-KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư đã hướng dẫn cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là nhiều tỉnh đã lập quy hoạch đất đai cho một nửa số xã trong tỉnh bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên các cấp lớn hơn chưa được thực hiện. * Từ năm 1993 đến nay Tháng 07/1993 Luật đất đai sử đổi được công bố. Trong Luật này các điều khoản nói về quy hoạch đất đai đã được cụ thể hơn Luật đất đai năm 1987. Từ năm 1993 đến nay, Tổng cục Địa chính đã triển khai quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010. Dự án quy hoạch này đã được Chính phủ thông qua và Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch đất đai của các bộ, ngành và các tỉnh. Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính cấp tỉnh đã và đang triển khai hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra công văn 1814/CV-TCĐC về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cùng với các hướng dẫn kèm theo về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngày 01/10/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính. Ngay sau đó Tổng cục Địa chính đã ban hành Thông tư 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2002 kèm theo quết định số 424a, 424b, Thông tư 2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 để hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 68/NĐ-CP. Ngày 01/07 2004 Luật Đất đai mới ( Luật Đất đai 2003) chính thức có hiệu lực, Luật đã quy định rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó nêu rõ nội dung công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2003 tại mục 2 từ điều 21 đến điều 30 quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 21,22 quy định nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều 23 quy định về nội dung chủ yếu của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều 25 đã quy định rõ cả 4 cấp hành chính trong cả nước phải lập quy hoạch sử dụng đất, điều 26 quy định về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, điều 27 nói về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, điều 29 quy định việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Ngày 09/02/2004 Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg về việc thi hành Luật Đất đai năm 2003. Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về việc thi hành Luật Đất đai. Ngày 01/11/2004 Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phần 2 nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. nội dung nghiên cứu 2.1.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thuỷ văn và nguồn nước, thảm thực vật... Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên 2.1.2. Điều tra về điều kiện kinh tế xã hội Điều kiện kinh tế xã hội: Thực trạng phát triển kinh tế, thực trạng phát triển các ngành, tình hình phát triển xã hội, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội 2.1.3. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất Tình hình quản lý đất đai của xã Hiện trạng sử dụng đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất của xã 2.1.4. Xác định phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và phương hướng sử dụng đất đến năm 2015 - Định hướng phát triển kinh tế xã hội gắn với việc sử dụng đất đai giai đoạn 2006 – 2015. Phương hướng tổng quát phát triển kinh tế – xã hội, các mục tiêu đến năm 2015. - Lập phương án quy hoạch sử dụng đất: Xác định và hoàn chỉnh ranh giới, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, quản lý đất chưa sử dụng - Lập kế hoạch sử dụng đất chưa sử dụng đất với các giai đoạn cụ thể 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu Thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin về điều kiện tự nhiên, đất đai, điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu kinh tế, bản đồ…phục vụ mục đích nghiên cứu. Thông qua quá trình điều tra thực tế giúp đánh giá khách quan hơn, là cơ sở để điều chỉnh sai lệch nếu có. 2.2.2. Phương pháp minh hoạ bản đồ Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất, phương pháp này nhằm chuyển tảI các thông tin, tin tức lên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo thành tập bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất… 2.2.3. Phương pháp thống kê Mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê là nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố. Về đối tượng nghiên cứu, phương pháp này đề cập tới các vấn đề sau: Nghiên cứu tình hình sử dụng đất, cơ cấu, các tính chất về lượng và chất Phân tích đánh giá về diện tích, khoảng cách và vị trí Đánh giá các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật 2.2.4. Phương pháp chuyên gia Tranh thủ ý kiến của các chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để lựa chọn phương án tối ưu. 2.2.5. Phương pháp tính toán theo định mức Đây là phương pháp sử dụng nhiều trong quy hoạch sử dụng đất để dự đoán và tạo ra các hình thức tổ chức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán về thời gian, chi phí vật chất, lao động… Xây dựng hệ thống các định mức trên cơ sở khoa học vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, phải phân tích, so sánh, đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất. Dự tính nhu cầu sử dụng đất và các hình thức tổ chức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán của Nhà nước và của các ngành. phần 3 kết quả nghiên cứu 3.1 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên tiên nhiên – cảnh quan môi trường 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Thuỷ Xuân Tiên là một xã thuộc vùng bán sơn địa, nằm phía tây huyện Chương Mỹ có tổng diện tích tự nhiên là 1191,51 ha. Xã được chia làm 10 thôn, là xã giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình Phía Đông giáp xã Thanh Bình và xã Đông Sơn Phía Tây giáp xã Nhuận Trạch – huyện Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình Phía Nam giáp xã Tân Tiến Phía Bắc giáp thị trấn Xuân Mai Thuỷ Xuân Tiên cách thị trấn Chúc Sơn 15 Km, giáp với thị trấn Xuân Mai, là một xã nằm trong dự án quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây, có hai con đường quốc lộ 6A và 21A đi qua, đây là hai tuyến đường giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giao lưu phát triển kinh tế của xã. Với vị trí địa lý như vậy Thuỷ Xuân Tiên có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các xã, huyện trong tỉnh và các tỉnh khác. 3.1.1.2. Địa hình Là xã thuộc vùng bán sơn địa có địa hình phức tạp, gò cao dộc trũng nằm xen kẽ, đồi gò ở đây chủ yếu là đồi thấp với độ dốc trung bình từ 50 đến 200 đồi núi chiếm 1.44% tổng diện tích đất tự nhiên. Độ nghiêng từ Tây sang Đông, địa hình thấp trũng thường hay bị úng, ngập và lũ rừng ngang tràn qua và là vùng phân lũ, chậm lũ của Nhà nước. 3.1.1.3. Khí hậu * Nhiệt độ: Thuỷ Xuân Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là một vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 xấp xỉ 200C, tháng 1 và đầu tháng 2 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 8 – 120C, từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình là 27,40C, tháng 6 – 7 nhiệt độ cao nhất là 380C, mùa hè có mưa nhiều, mùa đông mưa ít và đôi khi có mưa sương muối. * Chế độ mưa: Lượng mưa trên địa bàn xã Thuỷ Xuân Tiên bình quân 1500 – 1700mm/năm. Bình quân đạt 129,0mm/tháng. Lượng mưa tập trung cao độ vào mùa hè đạt trung bình 1300mm, chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa đạt khoảng 400mm. Cá biệt nếu tính cả năm trong những năm gần đây thì năm có lượng mưa thấp nhất là năm 1998 với 1156,8mm và năm có lượng mưa cao nhất là năm 1994 với 2728mm. Mùa mưa ở xã Thuỷ Xuân Tiên thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mưa nhiều thường tập trung vào các tháng 6-7-8. Độ ẩm trung bình trong 3 tháng là 89-91%, từ tháng 10- 12 độ ẩm trung bình là 81- 82%. Độ ẩm trung bình cả năm là 82- 86%. * Chế độ gió : Mùa đông có nhiều đợt gió mùa đông bắc, mùa hè có gió đông nam ( mát và ẩm) song mỗi mùa thường có từ 4 – 5 đợt gió Tây Nam ( nóng và khô) thổi qua, đối với vùng đồi gò loại gió Tây Nam này thường làm cho mặt đất bị nóng, cây hàng năm có bộ rễ chùm hay bị chết. 3.1.1.4. Thuỷ văn Hệ thống thuỷ văn của xã Thuỷ Xuân Tiên được tạo bởi hệ thống sông Tích và sông Bùi chạy dọc địa bàn xã, bên cạnh đó còn có một số hồ chứa nước nằm rải rác trong xã. Có thể nói một số diện tích sản xuất phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước tự nhiên thông qua các hồ chứa nước, trong đó có đập Đồng Chanh thuộc huyện Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình quản lý. 3.1.1.5. Thổ nhưỡng Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 1998, đất của xã được chia làm các nhóm sau: - Đất đá bọt: Đất có độ dốc từ 5 – 100, độ cao tuyệt đối từ 10m – 50m, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung bình. - Đất xám Feralit điển hình, phân bố trên các khu vực có núi đá vôi. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nhẹ. - Đất xám điển hình, phân bố trên các khu vực có núi đá vôi. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và đất thịt nhẹ. - Đất phù sa trung tính, ít chua, đất phù sa chua phân bố ở các địa hình bằng và thấp trũng. Thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và đất thịt nặng, tầng canh tác dày từ 18 – 20 cm, thường xuyên bị ngạp nước nên đa số bị gley. - Đất gley trung tính phân bố rải rác. 3.1.2. Các nguồn tài nguyên 3.1.2.1. Tài nguyên đất Nhìn chung đất đai của xã Thuỷ Xuân Tiên chủ yếu được hình thành trên nền địa chất có nguồn gốc trầm tích nên hàm lượng các chất trong đất ( đạm, lân, kali...) chỉ ở mức trung bình. Song các loại đất đều có tầng đất khá dày, thành phấn cơ giới thuộc loại trung bình, đất tơi xốp phù hợp trồng cây ăn quả như nhãn, vải và trồng lúa, màu. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1191,51 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu 796,60 ha, chiếm 66,86 %, đất phi nông nghiệp là 369,12 ha, chiếm 30,98 %, đất bằng chưa sử dụng là 25,79 ha, chiếm 2,16 %. 3.1.2.2. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt chủ yếu dựa vào nước mưa, nước của hai con sông Tích sông Bùi. Đây là nguồn nước quan trọng nhất cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Do lượng mưa phân bố không đều trong năm nên vào mùa khô thường thiếu nước và khi mùa mưa đến hay xảy ra ngập úng cục bộ. Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu về trữ lượng mước ngầm, tuy nhiên đa số hộ gia đình trong xã hiện đang khai thác sử dụng nguồn nước ngầm thông qua hình thức đào giếng khơi là chủ yếu. 3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng Nhìn chung xã Thuỷ Xuân Tiên là xã nghèo về tài nguyên khoáng sản. Chủ yếu có nguồn đá núi để sản xuất vật liệu xây dựng , nung vôi để xây dựng nhà, đá trải đường, đá Perit để xây nhà. 3.1.2.4.Tài nguyên môi trường Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống cử con người và sinh vật, gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội, chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. Tuy nhiên nền kinh tế của xã còn chưa phát triển mạnh, mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai chưa nghiêm trọng. Song có một số nhà máy xí nghiệp đang đóng trên địa bàn xã, trong quá trình hoạt động sản xuất đã thải ra môi trường những chất thải độc hại. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại chất đốt trong sinh hoạt của nhân dân, việc dùng các loại thuốc hoá chất trong sản xuất nông nghiệp cũng đã có tác động xấu đến môi trường sinh thái của xã. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường nhằm đáp ứng được nhu cầu CNH – HĐH đòi hỏi trong tương lai xã phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường bền vững. 3.1.2.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên Thuận lợi: Thuỷ Xuân Tiên là xã tiếp giáp giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Hoà Bình, có hai con đường quốc lộ 6 và 21A đi qua, xã nằm trên trục phát triển đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Sơn Tây, đây sẽ điều kiện thuận lợi cho xã phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ đúng với xu hướng phát triển của đất nước. Diện tích đất đai khá rộng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp, thành phần đất đai có khả năng phù hợp với nhiều loại cây trồng có hiệu quả như vải, nhãn... Về con người thì nhân dân ở đây sống hiền hoà, có tinh thần đoàn kết, cần cù trong lao động và học tập. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại thì vẫn còn nhiều khó khăn mà xã Thuỷ Xuân Tiên chịu sự tác động của thiên nhiên. Địa hình phức tạp không bằng phẳng, nhiều đồi gò, dộc trũng đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi tác động xấu đến sử dụng đất canh tác và áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Thiên tai hàng năm như lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô cũng ảnh hưởng nhiều đến diện tích cây trồng vật nuôi. Đất đai kém màu mỡ, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nguồn nước bị hạn chế, trình độ dân cư có hạn... là những trở ngại rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 3.2.Thực trạng phát triển kinh tế–xã hội của địa phương 3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Thuỷ Xuân Tiên với địa bàn rộng, đông dân, lại phức tạp về phân bố dân cư, mối quan hệ xã hội đa dạng. Đây là những khó khăn lớn cho công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị – trật tự an toàn ở địa phương. Với tinh thần tự lực tự cường, toàn Đảng toàn dân xã Thuỷ Xuân Tiên tích cực thi đua, học tập, công tác và lao động sản xuất. Đồng thời được sự lãnh đạo sát sao của Đảng uỷ, nghị quyết sát thực của HĐND xã, nền kinh tế của xã đã có những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế dần dần được chuyển dịch giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Kết quả cụ thể trong năm 2005 như sau: Tốc độ tăng trưởng bình quân 6.5%/năm, ước tính tổng thu nhập toàn xã đạt 48 tỷ đồng, tăng 11,9 % cùng kỳ năm 2004, đạt 100,6% kế hoạch cả năm, thu nhập bình quân đầu người là 3,7 triệu đồng/người/năm. Trong đó thu từ sản xuất nông nghiệp là 14,7 tỷ đồng chiếm 30,6% tổng thu nhập, từ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thu khác là 17,5 tỷ đồng chiếm 36,5% tổng thu nhập, từ dịch vụ và thương mại là 15,8 tỷ chiếm 32,9% tổng thu nhập. Tổng sản lượng quy ra thóc 3259 tấn đạt 104% kế hoạch năm, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2004. Bình quân lương thực 220.27Kg/người/năm. Đó là những kết quả bước đầu đáng ghi nhận mở ra khả năng mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, các mặt xã hội cũng có chuyển biến tích cực. Bảng 01: gdp và cơ cấu gdp của xã Chỉ tiêu 2001 2005 GTSX ( triệu) Cơ cấu (%) GTSX ( triệu) Cơ cấu (%) Nông nghiệp 14000 42,4 14700 30,6 CN và XDCB 9000 28,8 17500 36,5 TM và Dịch vụ 10000 29,3 15800 32,9 Tổng 33000 100,0 48000 100,0 3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành 3.2.2.1. Ngành nông nghiệp Phát triển cả về trồng trọt và chăn nuôi, nhân dân trong xã đã tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất để giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế * Ngành trồng trọt: Đã gieo trồng hết 100% diện tích với cơ cấu giống tiến bộ, một số diện tích sản xuất lúa giống, ngô giống và một mô hình kết hợp trồng trọt , chăn nuôi... đem lại thu nhập cao. Riêng lúa năng suất bình quân cả năm đạt 193 kg/sào/vụ, màu năng suất bình quân đạt 150 kg/sào/vụ. Từ đó giá trị thu từ trồng trọt đạt 9 tỷ đồng tăng 16,9 % so với năm 2004 Bảng 02: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính Cây trồng ĐVT 2002 2003 2004 2005 Lúa xuân Diện tích ha 320,76 324,00 308,88 319,32 Năng suất tạ/ha 58,05 59,12 54,33 54,16 Sản lượng tấn 1862,01 1915,48 1678,14 1729,43 Lúa mùa Diện tích ha 306,00 306,00 308,10 311,20 Năng suất tạ/ha 40,50 43,20 44,34 44,91 Sản lượng tấn 1239,30 1231,92 1366,11 1397,59 Ngô Diện tích ha 40,68 42,74 54,00 31,68 Năng suất tạ/ha 55,55 56,20 49,05 41,66 Sản lượng tấn 225,97 240,19 264,87 131,97 Đỗ tương Diện tích ha 2.11 2.13 1.80 1.44 Năng suất tạ/ha 13.98 14.08 13.88 13.88 Sản lượng tấn 2.94 3.00 2.5 2.00 Lạc Diện tích ha 80,72 79,65 65,89 54,62 Năng suất tạ/ha 22.51 19,56 18,78 22.23 Sản lượng tấn 181.70 155.80 123.74 121.42 Khoai lang Diện tích ha 96.80 89.30 55.80 19.08 Năng suất tạ/ha 50.21 51.30 43.40 55.9 Sản lượng tấn 486.03 458.10 317.60 106.7 * Chăn nuôi: Đầu năm 2005 đàn gia cầm bị mắc bệnh rải rác nhưng đã khoanh vùng kịp thời tẩy uế và tích cực thực hiện các biện pháp dập dịch, đến nay chưa phát hiện dịch bệnh gì lớn ở đàn gia súc, gia cầm. Thu nhập từ chăn nuôi đạt 5,7 tỷ đồng giảm 8 % so với năm 2004 Bảng 03: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Hạng mục ĐVT 2002 2003 2004 2005 1. Trâu Con 296 318 152 148 2. Bò Con 553 693 615 815 3. Lợn Con 4009 7870 17276 4239 - Lợn nái Con 800 548 679 553 - Lợn thịt Con 3209 7322 16597 3679 4. Gia cầm Con 122311 122771 178404 39688 5. Thuỷ sản Tấn 25 32 35 42 3.2.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Các thành phần kinh tế phát triển khá đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Đến nay có 7 doanh nghiệp tư nhân về sữa chữa cơ khí, nghề mộc, gò, hàn... Địa bàn xã đã có công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai, Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy gạch TREXIM.... Những năm qua cũng đã giúp xã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Số lao động tham gia các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, làm nghề xây dựng và làm hàng mây tre đan xuất khẩu ngày càng tăng, ước tính thu nhập từ lĩnh vực này là 17,5 tỷ đồng đạt 101,7 % kế hoạch, tăng 18,2% so với năm 2004 3.2.2.3. Thương mại và dịch vụ Nhiều điểm kinh doanh, dịch vụ tiếp tục được mở ra, số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn xã ngày càng tăng và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh dịch vụ. Với lợi nhuận tương đối ổn định, ước tính thu nhập từ lĩnh vực này là 15,8 tỷ đồng đạt 98,8 % kế hoạch, tăng 11,3 % so với năm 2004 3.2.3. Thực trạng phát triển xã hội 3.2.3.1. Tình hình biến động dân số Xã Thuỷ Xuân Tiên có tỷ lệ phát triển dân số thuộc diện cao trong huyện Chương Mỹ 1,85 %, tổng số nhân khẩu năm 2005 là 14796 nhân khẩu, tổng số hộ năm 2005 là 3147 hộ, quy mô hộ là 4,70 người/hộ. Nhiều năm qua, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình đã được các cấp Đảng Uỷ, các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều đoàn thể, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt công tác dân số gia đình và trẻ em. Qua đó công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên còn có một bộ phận nhỏ còn mang nặng tư tưởng phong kiến, lạc hậu, vẫn sinh con thứ ba. Tình hình biến động dân số của xã qua các năm được thể hiện qua bảng 04 Bảng 04: Tình hình biến động dân số của xã Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 1. Tổng nhân khẩu Người 13630 13991 14330 14646 14796 Số sinh trong năm Người 308 195 196 279 261 Số chết trong năm Người 17 21 21 22 25 Số chuyển đến Người 57 180 236 45 18 Số chuyển đi Người 68 82 155 60 24 2. Tỷ lệ phát triển dân số % 2,65 2,42 2,20 1,02 1,85 3. Tổng số hộ Hộ 2517 2642 2778 2888 3147 4. Tống số cặp kết hôn Cặp 97 102 96 123 175 5. Tổng số lao động Người 6678 6855 7021 7176 7265 - Lao động nông nghiệp Người 4674 4798 4914 5023 5085 - Lao động phi nông nghiệp Người 2004 2057 2107 2153 2180 3.2.3.2. Tình hình sử dụng lao động Dân số toàn xã tính đến 31/12/2005 là 14796 người, mật độ dân số là 1241.78 người/km2. Lao động xã Thuỷ Xuân Tiên có 7265 người, trong đó lao động nông nghiệp là 5085 người chiếm 69.99% tổng số lao động, lao động phi nông nghiệp là 2180 chiếm 30,01% tổng số lao động. Có nhiều công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn xã nhiều năm qua đã giúp xã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, công nghiệp – dịch vụ ngày càng phát triển đã giải quyết được nguồn lao động thất nghiệp, tăng thêm thu nhập cho số lao động nông nhàn. Tuy nhiên thu nhập chủ yếu của người dân vẫn là từ sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 3,7 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực đầu người đạt 220.27kg/người/năm 3.2.3.3. Thực trạng phát triển các khu dân cư Toàn xã có 10 thôn xóm, phân bố dân cư không tập trung ở rải rác khắp địa bàn xã. Diện tích đất khu dân cư là 350.91 ha, diện tích đất ở nông thôn là 90.76 ha, không có đất ở đô thị, bình quân diện tích đất ở/hộ là 288.40 m2/hộ. Chất lượng công trình nhà cửa trong khu dân cư tương đối tốt, nhà kiên cố, không có nhà tạm bợ. Sự phân bố dân số và đất ở của xã được thể hiện qua bảng 05. Bảng 05: Sự phân bố dân số và đất ở của xã Các chỉ tiêu ĐVT Toàn xã Các thôn Cầu Tiến Tiến Ân Tiên Trượng Trí Thuỷ Xóm 4 Xuân Thuỷ Xuân Trung Xuân Sen Xuân Linh Gò Cáo Tổng số khẩu Người 14795 569 2276 1210 1846 860 1750 1890 1637 1300 1457 Tổng số lao động Người 7265 279 1115 593 904 421 857 926 802 637 713 Tổng số hộ Hộ 3147 121 484 257 393 183 372 402 348 277 310 Tổng số nóc nhà Nhà 3027 64 429 256 326 148 534 328 296 357 289 Có đất ở <300 m2 Nhà 1263 22 195 122 73 35 255 220 84 207 50 Có đất ở >300 m2 Nhà 1764 42 234 134 253 113 279 108 212 150 239 Số nhà >= 2 hộ Nhà 120 5 8 17 18 9 29 16 5 6 7 3.2.3.4. Văn hoá - y tế – giáo dục - Văn hoá: Phong trào xây dựng quy ước làng văn hoá, gia đình văn hoá được quan tâm . Đến nay 10/10 thôn xóm đã xây dựng và ban hành quy ước làng văn hoá, gia đình được công nhận gia đình văn hoá năm 2005 là 1998 hộ so với năm 2000 tăng 108 hộ, so với chỉ tiêu đại hội đề ra vượt 0,3 %. Tăng cường tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực, đặc biệt đã phát huy có hiệu quả đài truyền thanh xã và thôn. Từ đó đã tăng cường công tác phổ biến pháp luật, lỹ thuật sản xuất và kịp thời nêu gương người tốt việc tốt, phê phán việc làm xấu, trái pháp luật... tổ chức việc vui xuân, lễ hội, ngày truyền thống của các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội thực sự có ý nghĩa, an toàn, tiết kiệm. Đồng thời quản lý tốt các lễ hội, chống mê tín dị đoan. - Y tế: Công tác y tế của xã đã có chuyển biến tích cực, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Đến nay trạm xá đã có 01 bác sỹ, 6/10 thôn xóm đã có nhân viên y tế hoạt động. Công tác dân số – KHHGĐ: Các đối tượng áp dụng biện pháp tránh thai đạt 98,3% kế hoạch. Số ca sinh con thứ 3 năm 2005 là 12 ca. Tỷ lệ sinh năm 2005 là 14,4‰, giảm 0,04‰ so với năm 2000. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2000 chiếm 23,8%; năm 2005 chiếm 21,1% - Giáo dục, đào tạo: Quán triệt thực hiện tinh thần nghị quyết TW 2 khoá VIII về giáo dục và đào tạo với mục tiêu “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của xã Thuỷ Xuân Tiên đã được quan tâm, công tác khuyến học, khuyến tài, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục toàn diện. Do vậy tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp ở các cấp học đều tăng. Năm 2004 – 2005 đều đạt từ 98,8% đến 100%. Đã có nhiều học sinh giỏi và thầy cô giáo dạy giỏi đạt tiêu chuẩn cấp huyện và cấp tỉnh, giữ vững phổ cập tiểu học trong độ tuổi, trung học cơ sở và xoá mù đạt 100% chỉ tiêu đại hội đề ra 3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 3.2.4.1. Xây dựng cơ bản: Thuỷ Xuân Tiên đã có khu làm việc của UBND xã nằm ở thôn Trí Thuỷ là trung tâm của xã, nhà 02 tầng kiên cố, diện tích xây dựng 500 m2, bước đầu đáp ứng phục vụ tiếp dân, giải quyết các công việc hành chính và hội họp hàng ngày. Các công trình công cộng như trường học, trạm y tế, bưu điện văn hoá xã... được bố trí tương đối hợp lý, tập trung, nhìn chung là đáp ứng được nhu cầu hiện tại của người dân trong xã. Trạm y tế: Có diện tích 1268 m2, có đội ngũ cán bộ y, bác sỹ là 04 người trong đó có một bác sỹ đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong xã. Tuy vậy trang thiết bị và thuốc men còn chưa đủ, trong tương lai cần đầu tư thêm. Trên địa bàn xã có 05 cơ sở trường học: 02 trường tiểu học, 02 trường trung học cơ sở và 01 trường mầm non. Các trường học điều kiện cơ sở vật chất chưa được tốt, trường THCS bảo đảm diện tích, trường mầm non khu vực 1 chưa có. Do đó trong tương lai cần phải xây dựng thêm một số cơ sở trường học để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, để phục vụ công tác “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Xã có 01 chợ Thuỷ Xuân Tiên với diện tích 0,3 ha được xây dựng cạnh quốc lộ 21 rất thuân tiện trong việc mua bán trao đổi hàng hoá. Tuy nhiên do diện tích nhỏ, lại không được xây dựng quy củ do đó hàng ngày chợ vẫn hoạt động lấn chiếm lòng lề đường làm mất trật tự an toàn giao thông vừa gây mất tính mỹ quan. Trong tương lai cần phải xây dựng thêm một cơ sở nữa để đáp ứng được nhu cầu buôn bán của người dân. 3.2.4.2. Giao thông Thuỷ Xuân Tiên có hệ thống giao thông khá thuận tiện, có 1.2 km quốc lộ 6 và 4.8 km quốc lộ 21 A đi qua xã do Nhà nước quản lý đầu tư. Đường liên xã dài 5km, đường liên thôn xóm dài 12 km. Đường nội đồng cũng tương đối nhiều nhưng tất cảc chất lượng còn thấp, có đoạn đường rất hẹp cần mở rộng nâng cấp. Tình trạng lấn chiếm đường vẫn xảy ra 3.2.4.3. Thuỷ lợi Hệ thống thuỷ lợi của xã được chia thành hai khu vực, phía Đông Bắc có 03 trạm bơm tưới, 01 trạm bơm tiêu, 3 km kênh mương đã được cứng hoá. Phía Tây Nam có 03 trạm tưới, 02 trạm dã chiến. Hệ thống thuỷ lợi với mặt bằng cơ bản có sẵn nhưng do nhu cầu thực tế vẫn còn đòi hỏi mở thêm một số đoạn mương mới nhằm phục vụ sản xuất tốt hơn 3.2.4.4. Công trình điện dân sinh Xã đã đầu tư 9/10 thôn xóm có điện sinh hoạt và đáp ứng một phần điện sản xuất kinh doanh dịch vụ, còn một xóm phải dùng nhờ điện sinh hoạt của cơ quan với giá điện cao có nhu cầu xây dựng trạm và đường dây riêng nhằm đảm bảo quyền được hưởng giá điện sinh hoạt theo quy định của Chính phủ. Hiện trạng các công trình XDCB được thể hiện qua bảng 06. Bảng 06: Hiện trạng các công trình XDCB Công trình Diện tích (m2) Địa điểm Chất lượng I. Công trình xây dựng 1. Trụ sở UBND 8965 Trí Thuỷ 2. Trạm y tế 1268 Trí Thuỷ, Bê Tông 3. Trường cấp 1 6202 Trí Thuỷ 4. Trường cấp 2 5. Trường cấp 3 6. Nhà trẻ 5400 Tiên Trượng, Xóm 4, Xuân Thuỷ, Xuân Linh, Gò Cáo 7. Mẫu giáo 2465 Trí Thuỷ 8. Sân vận động 5400 Trí Thuỷ 9. Bưu điện văn hoá 10. Chợ Thuỷ Xuân Tiên 3000 Xuân Trung 11. Nhà văn hoá thôn 1800 Cầu Tiến 12. Trạm điện 260 Tiên Trượng, Tiến Ân, Trí Thuỷ, Xuân Thuỷ, Xuân Linh II. Giao thông Chiều dài(Km) Bề rộng( m ) Chất lượng 1. Quốc lộ 6 1,2 70 Rải nhựa 2. Quốc lộ 21 A 4,8 70 Rải nhựa 3. Liên thôn 8 10 Đá cấp phối 4. Thôn xóm 12 5,5 Đất III. Thuỷ lợi Trạm bơm Công suất(m3/h) Vị trí Chất lượng 1.Tiến Ân,Tiên Trượng 1000 Tiên Ân, Đồi Sở 2. Trí Thuỷ 1000 Đồng Trối 3. Trí Thuỷ, Gò Cáo 1000 Đồng Khương, Đồng Mỹ 4. Xuân Linh, Trí Thuỷ 1000 Quán Ông, Đồng Tròi Hồ chứa nước Diện tích (ha) Vị Trí 1. Bể Hoa, Bể Mọc 13,60 Gò Cáo, Xóm 4 2. Ao Dâm, Chằm Ma 5,70 Xuân Sen, Gò Cáo 3. Xuân Thuỷ 4.5 Chằm Và Kêng mương chính Chiều dài (m) Rộng (m) Chất lượng 1. Tiên Trượng 3000 0.5 2400m(cứng hoá) 2. Tiến Ân 4000 1,0 1500 m (cứng hoá) 3. Trí Thuỷ 5000 0,5 3000 m (cứng hoá) 4. Xuân Linh 700 2,0 chưa cứng hoá 3.3. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 3.3.1. Tình hình quản lý đất đai Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng kiểm kê đất đai và tổ chức giao đất ở giãn dân cho 15 hộ với 3000 m2. Tiếp nhận quản lý 7500 m2 đất thuộc công ty 8 theo quyết định thu hồi của UBND tỉnh. Lập hồ sơ điều chỉnh bổ sung và tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2005. Xây dựng các đề án chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xử lý cấp GCNQSD đất, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng đường Hồ Chí Minh Triển khai công tác đo đạc cấp GCNSD đất canh tác cho 2642 hộ, đạt 96.2%. Đất ở đã hoàn thiện thủ tục hồ sơ đề nghị cấp GCNQSD đất ở cho 1118 hộ, đạt 36%. Thực hiện các chỉ thị của tỉnh uỷ Hà Tây và huyện uỷ Chương Mỹ về công tác quản lý và sử dụng đất đai, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đã chú trọng công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm. Tính từ năm 2000 đến nay toàn xã có 120 vụ vi phạm về đất đai, UBND xã đã ra quyết định xử phạt hành chính 110 vụ, tổ chức cưỡng chế 18 vụ, giải phóng mặt bằng thu hồi 1130 m2 đất. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:5000. Đất nông nghiệp đã lập 13 tờ bản đồ của 6/10 thôn xóm, 03 tờ bản đồ đất trồng cây lâu năm, lập 12 sổ địa chính và 01 sổ cấp GCNSD đất. * Những tồn tại trong công tác quản lý: Việc cấp giấy CNQSD đất ở và đất nông nghiệp loại II mới đạt ở mức thấp. Chưa đo đạc, xây dựng đầy đủ bản đồ đất nông nghiệp, đất ở khu dân cư mới chỉ lập sở đồ thửa đất, bản đồ cũ không được chỉnh lý thường xuyên nên không thể sử dụng trong việc cấp GCNQSD đất. Hồ sơ sổ địa chính, bản đồ quản lý còn lỏng lẻo, còn để thất lạc mất, sữa chữa tẩy xoá. Bản đồ lập xong không có cơ quan thẩm định và chưa có đủ tính pháp lý. Công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ, tình trạng vi phạm sử dụng đất còn xảy ra. Việc xử lý những vi phạm sử dụng đất còn chưa nghiêm. Việc tổ chức quản lý còn thiếu đồng bộ, còn có hiện tượng phó thác việc quản lý đất đai cho UBND. Đây là khó khăn lớn nhất trong quá trình quản lý Nhà nước về đất đai. 3.2.2. Tình hình biến động đất đai Trong năm 2005 diện tích đất đai có một số biến động sau: - Đất nông nghiệp: Tổng diện tích 796.60 ha, giảm 0.09 ha từ đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chuyển sang đất ở, đất đấu giá quyền sử dụng đất ở khu ao chợ Bê Tông. Đất phi nông nghiệp: + Đất ở tăng 2.49 ha, trong đó chuyển từ đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 0.09 ha, chuyển từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1.20 ha của công ty cổ phần bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai, chuyển từ đất quốc phòng 0.90 ha của đơn vị J106, chuyển từ đất an ninh 0.3 ha của đơn vị trường đặc nhiệm CAND. + Đất chuyên dùng giảm 2.4 ha, trong đó: Đất an ninh giảm 0.3 ha, đất quốc phòng giảm 0.90 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giảm 1.20 ha. Ngoài ra 1.23 ha diện tích đất của công ty cổ phần bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai chuyển từ hình thức giao đất sử dụng sang thuê đất để xây dựng khu thương mại. Thu hồi 0.75 ha đất của công ty 8 bàn giao cho công ty TRECOSXIM thuê đất hàng năm để kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 1995 – 2000 – 2005 được thể hiện qua biểu 9a-TKĐĐ 3.3.3. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên của xã Thuỷ Xuân Tiên là 1191.51 ha, được phân bổ sử dụng vào các mục đích khác nhau. Hiện trạng sử dụng đất của xã Thuỷ Xuân Tiên được thể hiện cụ thể qua biểu 01/HT – QH. a. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Qua biểu 01/HT – QH ta thấy diện tích đất được sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 796.60 ha chiếm 66.85%, trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp là 707.59 ha chiếm 59.39% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: + Đất trồng cây hàng năm là 452.85 ha, chiếm 38.00% tổng diện tích đất tự nhiên. + Đất trồng cây lâu năm là 254.74 ha, chiếm 21.38% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất nuôi trồng thuỷ sản là 62.90 ha, chiếm 5.28% tổng diện tích tự nhiên. - Đất nông nghiệp khác là 13.29 ha, chiếm 1.11% tổng diện tích đất tự nhiên. b. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp. Qua biểu 01/HT – QH ta thấy diện tích đất phi nông nghiệp là 369.12 ha, chiếm 30.97% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: - Đất ở là 90.76 ha, chiếm 7.61% tổng diên tích đất tự nhiên. - Đất chuyên dùng là 211.21 ha, chiếm 17.72% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất tôn giáo tín ngưỡng là 2.02 ha, chiếm 0.17% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 10.37 ha, chiếm 0.87% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 54.76 ha, chiếm 4.60% tỏng diện tích đất tự nhiên. c. Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng của xã là 25.79 ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 8.69 ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 1.64 ha, núi đá không có rừng cây là 15.46 ha. d. Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư nông thôn. Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư nông thôn của xã Thuỷ Xuân Tiên được thể hiện qua biểu 02/HT – QH Qua biểu ta thấy đất khu dân cư nông thôn có diện tích là 350.91 ha, chiếm 29.45% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: - Đất nông nghiệp là 121.19 ha, chiếm 10.17% diện tích đất tự nhiên ( bao gồm đất trồng cây lâu năm là 109.62 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 11.57 ha ). - Đất phi nông nghiệp là 229.72 ha, chiếm 19.28% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: + Đất ở nông thôn là 90.76 ha, chiếm 7.62% tổng diện tích đất tự nhiên. + Đất chuyên dùng là 134.53 ha, chiếm 11.29% tổng diện tích đất tự nhiên. + Đất tôn giáo tín ngưỡng là 2.02 ha, chiếm 0.17% diện tích đất tự nhiên. 3.4. Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội 3.4.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội gắn với việc sử dụng đất giai đoạn 2006 - 1015 3.4.1.1. Phương hướng tổng quát. Phương hướng phát triển kinh tế của xã Thuỷ Xuân Tiên dựa trên cơ sở phương hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tây, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội huyện Chương Mỹ, đồng thời dựa trên thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, tiềm năng đất đai và các nguồn lực khác của xã. Từ nay đến năm 2015 phương hướng phát triển kinh tế – xã hội được xác định như sau: - Phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với chiến lược CNH – HĐH đất nước - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ - Phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại - Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo an toàn vững chắc về lương thực, ổn định diện tích gieo trồng, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mục đích thâm canh tăng vụ - Phát huy thế mạnh tiềm năng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái - Nâng cao dân trí, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, giảm tỷ lệ phát triển dân số 3.4.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế a. Sản xuất nông nghiệp: Chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, ổn định, bền vững: + Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng những tiến bộ KHKT công nghệ mới vào sản xuất. Xây dựng mô hình thâm canh trọng điểm là Đồng Trối (Thôn Trí Thuỷ), Đồng Dậm (Thôn Tiến Ân), mỗi thôn xóm có một mô hình thâm canh, chuyên canh, chuyến đổi trồng rau xanh, hoa và cây cảnh phục vụ chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Sơn Tây + Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với công tác thuỷ lợi, đảm bảo các công trình tưới tiêu chủ động, tiếp tục chương trình cứng hoá kênh mương, “ dồn điền đổi thửa”, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung + Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đa dạng hoá cá loại hình công nghiệp, bán công nghệp... phát triển đàn gia súc, gia cầm, đàn bò theo hướng lai sin, lợn hướng nạc. Phấn đấu giá trị ngành chăn nuôi chiếm 50% tổng thu nhập ngành nông nghiệp. Tổng thu nhập ngành nông nghiệp năm 2015 đạt 18 tỷ đồng b. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: + Bám sát quy hoạch tổng thể của cấp có thẩm quyền xây dựng kế hoạch chi tiết các cụm, điểm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, các công ty đầu tư xây dựng cụm điểm công nghiệp trên địa bàn xã + Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, chú trọng nhân cấy nghề mới, tập trung giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân dân, khuyến khích các cá nhân mở rộng ngành nghề, bao tiêu sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh ngành nghề phụ khác như : Mộc, gò hàn, sửa chữa cơ khí nhỏ tiến tới quy mô lớn. Phấn đấu thu nhập công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2015 đạt giá trị 20 tỷ đồng trở lên. c. Dịch vụ, thương mại: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia dịch vụ, đầu tư mua sắm máy làm đất, phát triển phương tiện vận chuyển nông sản hàng hoá. Đầu tư nâng cấp chợ Thuỷ Xuân Tiên, xây dựng khu chợ mới ở thôn Tiến Ân, kết hợp với tăng cường kiểm soát, quản lý thị trường chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn xã. Phấn đấu thu nhập từ dịch vụ thương mại năm 2015 đạt 21 tỷ đồng trở lên 3.4.1.3. Văn hoá - xã hội - Bám sát tinh thần nghị quyết TW2 khoá VIII, kết luận TW6 khoá IX và các chương trình của Đảng uỷ về giáo dục đào tạo, đẩy mạnh cuộc vận động xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia công tác giáo dục, nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng giáo dục, tập trung quan tâm sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí – bồ dưỡng nhân lực - đào tạo nhân tài. Nâng cao chất lượng dạy và học, coi trọng giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức, pháp luật, phấn đấu năm 2015 có từ 01 – 02 khối trường đạt chuẩn quốc gia - Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, quan tâm chỉ đạo thường xuyên ngành y tế, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, quản lý tốt hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh, hiệu thuốc tư nhân trên địa bàn xã. Kiện toàn đội ngũ y tế thôn, phấn đấu năm 2015 có cán bộ y tế ở 100% số thôn xóm, tiếp tục thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng đạt 99% trở lên. Đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn xã. - Chăm lo giải quyết việc làm cho nhân dân, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và các chính sách xã hội. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất tinh thần của các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, người già neo đơn, trẻ em tật nguyền. Đẩy mạnh xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng các loại quỹ từ thiện, xoá đói giảm nghèo... - Thực hiện tốt công tác văn hoá thông tin – thể dục thể thao. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá xã, đẩy mạnh việc thực hiện quy ước lang văn hoá, xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá...Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện thân thể ở mọi lứa tuổi, duy trì tốt các câu lạc bộ bống đá, bóng chuyền, cầu lông... 3.4.2. Mục tiêu cụ thể - Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đến năm 2015 đạt 8 %. Năm 2005 tổng thu nhập đạt 48 tỷ đồng, đến năm 2015 tổng thu nhập đạt 86.4 tỷ đồng trở lên. - Bình quân thu nhập từ 5.15 triệu đồng/người/năm trở lên. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tỷ lệ 3 : 3 : 4 Trong đó : + Nông nghiệp chiếm 30% + Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 30% + Thương mại dịch vụ và thu khác chiếm 40% - Tổng sản lượng lương thực đạt 3259 tấn, giữ vững ổn định mức bình quân lương thực 220.27kg/người/năm trở lên, giá trị 1 ha đạt 40 triệu đồng trở lên - Tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm đến năm 2015 còn dưới 2% - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2015 còn dưới 9% - Nâng cao chất lượng dạy và học, giữ vững phổ cập tiểu học, trung học cơ sở - Phấn đấu đến năm 2015 có 80% trở lên số gia đình đạt danh hiệu gia đình vă hoá, có 1 – 2 thôn xóm trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá - Giữ vững an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hôi, tăng cường củng cố nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương 3.5. Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất 3.5.1. Hoạch định ranh giới * Ranh giới hành chính. Thực hiện chỉ thị 364/CT năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tây, huyện Chương Mỹ và các cơ quan chuyên môn, UBND xã Thuỷ Xuân Tiên cùng với các xã giáp ranh và huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình đã tiến hành hoạch định ranh giới hành chính. Cho đến nay ranh giới, các mốc giới đã được xác định rõ và không có tranh chấp giữa các bên nên trong phương án quy hoạch không có thay đổi về ranh giới. * Ranh giới các đơn vị sử dụng đất. Các chủ sử dụng đất của xã bao gồm các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị, công ty đóng trên địa bàn và đất công do UBND xã quản lý, ranh giới giữa các chủ sử dụng được xác đinh rõ ràng. Qua thực tế sử dụng đất hiện tượng lấn chiếm và tranh chấp đất đai của xã còn xảy ra, UBND xã đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết một cách công bằng, đúng pháp luật đem lại quyền lợi cho các chủ sử dụng đất 3.5.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 3.5.2.1. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp của xã là 796.60 ha, chiếm 66.85 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là 707.59 ha, chiếm 59.39 % tổng diện tích tự nhiên Đất lâm nghiệp là 12.82 ha, chiếm 1.07 % tổng diện tích tự nhiên Đất nuôi trồng thuỷ sản là 62.90 ha, chiếm 5.28 % tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp khác là 13.29 ha chiếm 1.11 % tổng diện tích tự nhiên Xã có diện tích đất bằng chưa sử dụng là 8.69 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 54.76 ha, trong tương lai có thể cải tạo để đưa một phần diện tích đất này vào sản xuất nông nghiệp 3.5.2.2. Kết quả quy hoạch đất nông nghiệp * Đất sản xuất nông nghiệp Chuyển 18.78 ha đất lúa hay bị ngập úng vào mùa mưa sang làm lúa cá tại các khu vực Cống Đế, Lè Vè, Đồng Trối, Sau Ao, Đồng Lái Chuyển 17.88 ha đất 2 vụ lên 3 vụ tại các khu vực Đồng Bùng, Đồng Sối, Quần Sáng Xuân Linh, Đồng Chùa, Gò Giữa Chuyển 3.00 ha đất trồng lúa sang đất chuyên màu tại khu vực Đồng Dưa * Đất nuôi trồng thuỷ sản Chuyển 6.93 ha đất trồng lúa nước sang đất nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực Đồng Phốc và Đồng Mốt Chuyển 17.07 ha đất mặt nước chuyên dùng sang đất nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực xóm 4 * Đất nông nghiệp khác Chuyển 1.60 ha đất trồng lúa sang đất làm trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm tại các khu vực Đồng cũ Tiến Ân, Đồng Trối, Gò ô rô Chuyển 0.09 ha đất trồng cây hàng năm sang làm trang tại chăn nuôi gia súc, gia cầm tại khu vực Gò ô rô Phương án quy hoạch đất nông nghiêp được thể hiện trong bảng 07 Bảng 07: Quy hoạch đất nông nghiệp STT Khu vực Tổng Diện Tích ( ha) Loại sử dụng đất Hiện trạng Quy hoạch 1 Cống Đế, Lè Vè, Đồng Trối, Sau Ao, Đồng Lái 18.78 LUC LUK ( Lúa – Cá) 2 Đồng Bùng, Đồng Sối, Quần Sáng, Đồng Chùa, Gò Giữa 17.88 2 vụ 3 vụ 3 Đồng Dưa 3.00 LUC HNC 4 Đồng Phốc, Đồng Mốt 6.93 LUC NTS 5 Xóm 4 17.07 MNC NTS 6 Đồng Cũ, Đồng Trối, Gò ô rô 1.60 LUC NKH 7 Gò ô rô 0.09 HNC NKH 3.5.3. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 3.5.3.1. Quy hoạch đất ở nông thôn Việc quy hoạch để hình thành các khu dân cư nông thôn với kết cấu hạ tầng đảm bảo có môi trường trong sạch hợp vệ sinh sẽ có tác động đến sự thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước cải thiện điều kiện ăn ở của người dân theo hướng đô thị hoá a. Dự báo tình hình phát triển dân số Để tránh nguy cơ bùng nổ dân số, Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách về hạn chế gia tăng dân số, cố gắng đến năm 2020 dân số nước ta không vượt quá 120 triệu người. Muốn vậy, cần hạ tỷ lệ tăng dân số một cách hợp lý. Phấn đấu trên quy mô toàn quốc, trung bình mỗi năm giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 0.05 – 0.07%. Đây là định hướng quan trọng để các địa phương phấn đấu thực hiện. Dựa trên chủ trương đó của Nhà nước và hiện trạng phát triển dân số của địa phương, xã Thuỷ Xuân Tiên phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ dân số là 0.06%. Hiện tại tỷ lệ phát triển dân số của xã là 1.55%, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ phát triển dân số của xã là 0.95% Dự báo biến động dân số và số hộ thể hiện ở bảng 5. Với tốc độ phát triển dân số như vậy, dự báo đến năm 2015 toàn xã sẽ có 17653 người và 3563 hộ, so với năm hiện trạng thì tăng 1957 người, số hộ phát sinh là 416 hộ, với quy mô hộ là 4.95 nhân khẩu/hộ. Dân số và số hộ trong giai đoạn quy hoạch được dự báo thể hiện qua bảng 08. Bảng 08: Dự báo dân số, số hộ trong giai đoạn quy hoạch Các Thôn ĐVT 2005 2010 2015 Tỷ lệ phát triển dân số % 1.55 1.25 0.95 Cầu Tiến Số nhân khẩu Người 569 610 644 Số hộ Hộ 121 129 137 Tiến Ân Số nhân khẩu Người 2276 2440 2577 Số hộ Hộ 484 518 548 Tiên Trượng Số nhân khẩu Người 1210 1297 1370 Số hộ Hộ 257 275 291 Trí Thuỷ Số nhân khẩu Người 1846 1979 2090 Số hộ Hộ 393 421 445 Xóm 4 Số nhân khẩu Người 860 922 974 Số hộ Hộ 183 196 207 Xuân Thuỷ Số nhân khẩu Người 1750 1876 1981 Số hộ Hộ 372 399 421 Xuân Trung Số nhân khẩu Người 1890 2026 2140 Số hộ Hộ 402 431 455 Xuân Sen Số nhân khẩu Người 1638 1756 1855 Số hộ Hộ 348 373 394 Xuân Linh Số nhân khẩu Người 1300 1393 1472 Số hộ Hộ 277 297 314 Gò Cáo Số nhân khẩu Người 1457 1562 1650 Số hộ Hộ 310 332 351 Toàn Xã Số nhân khẩu Người 14796 15861 16753 Số hộ Hộ 3147 3373 3563 b. Dự báo nhu cầu đất ở Nhu cầu đất ở trong thời kỳ quy hoạch phụ thuộc vào số hộ phát sinh, số hộ tồn đọng, số hộ có khả năng rự giãn và số hộ tái định cư. Trong dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh, có 82 hộ bị thu hồi hết đất ở hoặc không có điều kiện để ở. Số hộ này cần đất quy hoạch khu tái định cư, theo tính toán thì diện tích khu tái định cư cần được cấp là 1.60 ha, trong đó: + Đất ở: 1.23 ha. + Đất giao thông: 0.21 ha. + Đất thuỷ lợi: 0.16 ha. Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 9. Bảng 09: Dự báo nhu cầu cấp đất ở của xã Các chỉ tiêu Cầu Tiến Tiến Ân Tiên Trượng Trí Thuỷ Xóm 4 Xuân Thuỷ Xuân Trung Xuân Sen Xuân Linh Gò Cáo Toàn Xã 1. Số hộ HT 121 484 257 393 183 372 402 348 277 310 3147 2. Số hộ QH 137 548 291 445 207 421 455 394 314 351 3563 3. Số Hộ phát sinh 16 64 34 52 24 49 53 46 37 41 416 4. Số Hộ tồn đọng 5 8 17 18 9 29 16 5 6 7 120 5. Số hộ tái định cư 82 82 6. Số hộ có nhu cầu cấp đất ở 21 72 51 70 33 160 69 51 43 48 618 Tự giãn 11 36 25 35 16 39 34 25 21 24 266 Thừa kế 5 18 12 17 8 19 17 12 9 9 126 Cấp mới 5 18 14 18 9 102 18 14 13 15 226 Định mức cấp (m2) 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 Diện tích cấp đất (ha) 0.07 0.27 0.21 0.27 0.14 1.53 0.27 0.21 0.20 0.22 3.39 c. Lựa chọn khu vực cấp đất ở mới Việc lựa chọn khu vực cấp đất ở mới phải tuân theo luật đất đai và các văn bản pháp lý của nhà nước về quản lý và sử dụng đất. Vị trí được lựa chọn để phát triển đất khu dân cư phải đáp ứng các yêu cầu sau: Khu đất đó phải nằm trong phạm vi hoặc nằm sát điểm dân cư Loại đất phải phù hợp với quy định của luật đất đai Khu đất đó phải thận lợi cho việc tổ chức đời sống của nhân dân, thuận tiện về mặt giao thông, trang bị điện nước và phải được nhân dân địa phương chấp nhận Việc lấy khu đất đó làm đất ở phải không gây trở ngại cho việc sử dụng đất các vùng lân cận Dựa vào hiện trạng sử dụng đất của xã Thuỷ Xuân Tiên, qua điều tra thực địa và căn cứ vào tình hình thực tế cần cấp đất, tôi đã lựa chọn được các khu vực cấp đất thích hợp. Tại mỗi khu vực đã tiến hành lập bản vẽ trích lục và thiết kế mặt bằng chi tiết. Kết quả tính toán được thể hiện và tổng hợp trong bảng 10. Tên khu vực Tờ bản đồ Loại đất Tổng diện tích (m2) Sử dụng theo quy hoạch (m2) Định mức cấp Số hộ cấp Đất ở Giao thông Thuỷ lợi Rộc Dung 04 LUC 1050 750 200 100 150 05 Cổ Ruối 01 LUC 4085 2700 1025 360 150 18 Đồng Chùa 01 LUC 3034 2100 794 140 150 14 Đồi Khương 03 LUC 4085 2700 1025 360 150 18 Đồi Khương 03 LUC 1966 1350 436 180 150 09 Xuân Thuỷ BĐHT BCS 2145 1500 445 200 150 10 Xuân Thuỷ BĐHT LNQ 2112 1500 406 206 150 10 Vai Rào 04 LUC 4042 2700 982 360 150 18 Xuân Sen BĐHT LUC 2730 2100 350 280 150 14 Súc Su 04 LUC 2716 1950 506 260 150 13 Đồi Đê 05 LUC 3295 2250 885 160 150 15 Tiểu khu CK2 BĐHT LNC 16026 12300 2070 1656 150 82 Tổng 47286 33900 9124 4262 226 Bảng 10: Quy hoạch khu vực cấp đất ở mới Theo số liệu trong bảng 10, để cấp mới cho 226 hộ, cần diện tích 4.72 ha, trong đó có 3.39 ha đất ở, 0.91 ha đất giao thông, 0.42 ha đất thuỷ lợi, lấy từ các loại đất LUC, BCS, CLN. Có 1.86 ha đất LUC chuyển mục đích sang đất ONT Có 0.62 ha đất LUC chuyển mục đích sang đất DGT Có 0.22 ha đất LUC chuyển mục đích sang đất DTL Có 1.38 ha đất CLN chuyển mục đích sang đất ONT Có 0.25 ha đất CLN chuyển mục đích sang đất DGT Có 0.18 ha đất CLN chuyển mục đích sang đất DTL Có 0.15 ha đất BCS chuyển mục đích sang đất ONT Có 0.05 ha đất BCS chuyển mục đích sang đất DGT Có 0.02 ha đất BCS chuyển mục đích sang đất DTL 3.5.3.2. Quy hoạch đất chuyên dùng 3.5.3.2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Hiện tại trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã có vị trí thuận lợi và chất lượng tốt, đảm bảo phục vụ trong công việc hành chính. Tuy nhiên trong tương lai thị trấn Xuân Mai sẽ phát triển thành khu đô thị, khi đó sẽ cần có một khu hành chính mới xứng tầm với khu đô thị để phục vụ công việc hành chính ngày càng tốt hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trong 10 năm tới tôi dự kiến quy hoạch công trình khu hành chính mới với diện tích là 60.53 ha, được lấy từ: 1.67 ha đất giao thông, 1.23 ha đất thuỷ lợi, 19.03 ha đất trồng cây lâu năm, 1.02 ha đất trồng cây hàng năm, 37.58 ha đất trồng lúa nước. Các công trình còn lại của xã trong giai đoạn quy hoạch không cần quy hoạch vị trí mới hay mở rộng, nhưng cần phải thường xuyên tu bổ, nâng cấp để nâng cao năng suất làm việc. 3.5.3.2.2. Đất an ninh, quốc phòng Diện tích hiện trạng là 62.29 ha. Trong giai đoạn quy hoạch vẫn giữ nguyên không thay đổi 3.5.3.2.3. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Để thực hiện phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp dịch vụ, do đó nhu cầu đất dành cho mục đích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ là rất lớn. * Đất khu công nghiệp: Theo điều tra thì trên địa bàn chưa có khu công nghiệp nào, để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ và đạt được mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn thì trong tương lai cần phải quy hoạch một số điểm công nghiệp. Quy hoạch khu công nghiệp tại khu vực Đồng Thùng, Đồng Đạo với diện tích 45.11 ha trên cơ sở lấy 1.24 ha đất giao thông, 0.81 ha đất thuỷ lợi, 0.24 ha đất trồng cây lâu năm, 42.82 ha đất trồng lúa. 3.5.3.2.4. Đất có mục đích công cộng * Đất giao thông Từ thực trạng giao thông của xã, căn cứ vào quy hoạch phát triển giao thông chung của tỉnh và của huyện, để đảm bảo cho việc đi lại, trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã, tôi có đề xuất một số phương án quy hoạch cải tạo hệ thống đường giao thông hiện có như sau: - Mở rộng tuyến đường quốc lộ 21A mỗi bên 3 m. Phần diện tích đó lấy từ đất ở và đất vườn theo quyết định thu hồi của UBND huyện Chương Mỹ. Tổng diện tích phải thu hồi là 9.58 ha, trong đó đất ở là 5.21 ha, đất vườn là 4.37 ha. - Nâng cấp tu sửa các tuyến đường liên thôn, liên xóm theo hướng bê tông hoá, thực hiện kế hoạch Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ một phần kinh phí, cùng với sự đóng góp của nhân dân. - Nâng cấp cải tạo các tuyến đường nội đồng. Diện tích đất giao thông biến động trong giai đoạn quy hoạch : Tổng diện tích đất chuyển sang đất giao thông là 10.50 ha, trong đó: Đất trồng lúa nước là 0.62 ha, đất trồng cây hàng năm là 1.29 ha, đất trồng cây lâu năm là 1.75 ha, đất nông nghiệp khác là 1.58 ha, đất ở nông thôn là 5.21 ha, đất bằng chưa sử dụng là 0.05 ha. Tổng diện tích đất giao thông chuyển sang loại đất khác là 2.91 ha, trong đó chuyển sang đất khu công nghiệp là 1.24 ha, chuyển sang đất xây dựng trụ sở công trình sự nghiệp là 1.67 ha. * Đất thuỷ lợi. Hệ thống thuỷ lợi với mặt bằng có sẵn nhưng do nhu cầu thực tế vẫn phải mở rộng thêm một số đoạn kênh mương, cải tạo tu bổ những đoạn mương kém chất lượng. Mở rộng thêm 1.5 m kênh mương ở thôn Tiên Trượng với chiều dài 3 km Mở rộng thêm 1.5 m kênh mương ở thôn Trí Thuỷ với chiều dài 5 km Mở rộng thêm 1 m kênh mương ở thôn Tiến Ân với chiều dài 4 km Nâng cấp cải tạo hệ thống kênh mương theo hướng kiên cố hoá kênh mương Diện tích đất thuỷ lợi biến động trong giai đoạn quy hoạch: Tổng diện tích đất chuyển sang đất thuỷ lợi là 2.02 ha, trong đó: Đất trồng lúa nước là 1.82 ha, đất trồng cây lâu năm là 0.18 ha, đất bằng chưa sử dụng là 0.02 ha. Tổng diện tích đất thuỷ lợi chuyển sang đất khác là 2.04 ha, trong đó: Chuyển sang đất công trình sự nghiệp là 1.23 ha, chuyển sang đất khu công nghiệp là 0.81 ha. Quy hoạch đất giao thông, thuỷ lợi được thể hiện qua bảng 11. Bảng 11: Quy hoạch giao thông thuỷ lợi Tuyến công trình Chiều rộng ( m) Dài (m) Diện tích ( m2 ) Loại đất Hiện Trạng Quy hoạch I. Giao thông 1. Quốc lộ 21A 30 36 4000 24000 Đất ở và đất vườn II. Thuỷ lợi 1. Kênh mương thôn Tiên Trượng 0.5 2 3000 4500 LUC 2. Kênh mương thôn Trí Thuỷ 0.5 2 5000 7500 LUC 3. Kênh mương thôn Tiến Ân 1 2 4000 4000 LUC Tổng cộng 32 42 16000 40000 * Đất cơ sở văn hoá Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về văn hoá, đời sống tinh thần của nhân dân trong xã, tôi dự kiến quy hoạch như sau: - Xây dựng nhà văn hoá trung tâm gần trụ sở UBND xã, diện tích là 0.23 ha được lấy từ đất sân vận động. - Tại các thôn Gò Cáo, Tiến Ân, Xóm 4, Xuân Sen, Tiên Trượng, Xuân Thuỷ, mỗi thôn được xây dựng một nhà họp dân, diện tích mỗi công trình rộng 400 m2. Tổng diện tích cần xây dựng là 0.24 ha, được lấy từ 0.20 ha đất trồng lúa và 0.04 ha đất cây lâu năm * Đất thể dục thể thao - Xây dựng sân vận động trung tâm tại Hủng Châu thôn Trí Thuỷ rộng 1.58 ha. Đất được lấy từ 0.15 ha đất bằng chưa sử dụng và 1.43 ha đất trồng lúa nước - Xây dựng một sân vận động rộng 0.30 ha tại Cửa Đình thôn Tiên Trượng, đất được lấy từ đất trồng lúa nước - Tại các thôn Gò Cáo, Tiến Ân, Xóm 4, Xuân Sen, Xuân Thuỷ, mỗi thôn được xây dựng một sân chơi thể thao, diện tích mỗi công trình rộng 700 m2. Tổng diện tích cần xây dựng là 0.35 ha, được lấy từ 0.28 ha đất trồng lúa nước và 0.07 ha đất trồng cây lâu năm * Đất chợ Hiện nay xã có chợ Thuỷ Xuân Tiên với diện tích 0.38 ha, so với nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hoá của người dân trong xã với diện tích đó thì chưa đáp ứng được. Để đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng tăng của người dân, thì trong tương lai cần phải quy hoạch khu chợ Tiến Ân với diện tích là 0.5 ha tại khu vực gần trạm xá thôn Tiến Ân, được lấy từ đất trồng lúa nước * Đất bãi thải, xử lý rác thải Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì đi kèm với nó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp thích hợp để làm giảm ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ cộng đồng. Diện tích đất rác thải của xã là 1.00 ha, đến năm 2015 cần mở rộng thêm 1.37 ha, diện tích này lấy từ đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng. Các kết quả bố trí sử dụng đất xây dựng cơ bản được thể hiện như trong bảng 12 Bảng 12: Quy hoạch các công trình XDCB STT Tên công trình Diện tích (ha) Loại đất Vị trí (thôn) 1 Khu hành chính mới 60.53 LUC, DGT, DTL, HNC, CLN Xuân Sen 2 Khu công nghiệp 45.11 LUC, DGT, DTL, CLN Xuân Sen 3 Nhà văn hoá trung tâm 0.23 DTT Trí Thuỷ 4 Nhà văn hoá thôn Gò Cáo 0.04 LUC Gò Cáo 5 Nhà văn hoá thôn Tiến Ân 0.04 LUC Tiến Ân 6 Nhà văn hoá thôn Xuân Sen 0.04 LUC Xuân Sen 7 Nhà văn hoá Xóm 4 0.04 LUC Xóm 4 8 Nhà văn hoá thôn Tiên Trượng 0.04 LUC Tiên Trượng 9 Nhà văn hoá thôn Xuân Thuỷ 0.04 LUC Xuân Thuỷ 10 Chợ Tiến Ân 0.5 LUC Tiến Ân 11 Sân vận động trung tâm 1.58 BCS, LUC Trí Thuỷ 12 Sân vận động Tiên Trượng 0.3 LUC Tiên Trượng 13 Sân chơi thể thao Gò Cáo 0.07 LUC Gò Cáo 14 Sân chơi thể thao Tiến Ân 0.07 LUC Tiến Ân 15 Sân chơi thể thao Xóm 4 0.07 LUC Xóm 4 16 Sân chơi thể thao Xuân Sen 0.07 LUC Xuân Sen 17 Sân chơi thể thao Xuân Thuỷ 0.07 CLN Xuân Thuỷ 3.5.3.2.5. Đất tôn giáo, tín ngưỡng Diện tích hiện trạng là 2.02 ha, trong giai đoạn quy hoạch vẫn giữ nguyên không thay đổi 3.5.3.2.6. Đất nghĩa trang, nghĩa dịa Để đáp ứng được đủ nhu cầu chôn cất của nhân dân trong xã trong tương lai, thì cần phải mở rộng các khu nghĩa địa. Dự kiến quy hoạch như sau: Cửa Đình thôn Tiên Trượng: 0.10 ha lấy từ đất bằng chưa sử dụng Đồng Bùng thôn Tiến Ân: 0.30 ha lấy từ đất trồng lúa nước Đồi Chòi thôn Trí Thuỷ: 0.10 ha lấy từ đất trồng lúa nước 3.5.3.2.7. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Diện tích hiện trạng là 54.76 ha, trên địa bàn có nhiều dộc trũng ao hồ, cần phải cải tạo thành những vùng nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao, trong giai đoạn quy hoạch có 17.07 ha được chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản. 3.5.4. Quy hoạch đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng được đưa chuyển sang mục đích khác là 1.87 ha - Đất bằng chưa sử dụng chuyển sang đất ở là 0.15 ha, chuyển sang đất giao thông là 0.05 ha, sang đất thuỷ lợi là 0.02 ha, sang đất văn hoá là 0.03 ha, sang đất thể dục thể thao là 0.15 ha, sang đất rác thải là 0.37 ha, sang đất nghĩa trang nghĩa địa là 0.10 ha - Đất đồi núi chưa sử dụng chuyển sang đất rác thải là 1.00 ha 3.5.5. Chu chuyển cân đối đất đai Cơ cấu, diện tích các loại đất trước và sau quy hoạch được thể hiện chi tiết sơ đồ chu chuyển đất đai, bảng chu chuyển đất đai và ở phần phụ biểu sơ đồ chu chuyển đất đai Hiện trạng Quy hoạch Năm 2006 Năm 2015 Tổng diện tích tự nhiên 1191.51 ha Tổng diện tích tự nhiên 1191.51 ha 1191.51 Đất nông nghiệp 699.13 ha Đất nông nghiệp 796.60 ha Đất phi nông nghiệp 369.12 ha Đất chưa sử dụng 23.92 ha Đất phi nông nghiệp 468.46 ha Đất chưa sử dụng 25.79 ha 682.06 17.07 114.54 352.05 1.87 23.92 3.5.6. Lập kế hoạch sử dụng đất đai Kế hoạch sử dụng đất được chia theo hai thời kỳ sau: Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 3.5.6.1. Kế hoạch sử dụng đất từ 2006 đến năm 2010 Trong giai đoạn này tôi dự kiến thực hiện việc quy hoạch đối với các loại đất như sau: *Đất nông nghiệp Chuyển 11.50 ha đất trồng lúa nước sang đất lúa – cá tại các khu vực Cống Đế, Lè Vè, Đồng Trối Chuyển 8.94 ha đất hai vụ chuyển sang đất ba vụ ( 2 lúa, 1 màu) tại các khu vực Đồng Bùng, Đồng Sối, Quần Sáng Chuyển 3.00 ha đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây hàng năm tại khu vực Dồng Dưa Chuyển 6.93 ha đất trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực Đồng Phốc, Đồng Mốt Chuyển 0.24 ha đất trồng lúa sang đất văn hoá Chuyển 0.28 ha đất trồng lúa sang đất thể dục thể thao Chuyển 22.3 ha đất trồng lúa nước sang đất khu công nghiệp Chuyển 0.8 ha đất thuỷ lợi sang đất thuỷ lợi *Đất phi nông nghiệp Lập kế hoạch cấp đất cho 113 hộ có nhu cầu đất ở với diện tích là 1.70 ha Xây dựng nhà văn hoá các thôn với tổng diện tích 0.24 ha Xây dựng các sân chơi thể thao ở các thôn với diện tích 0.28 ha Xây dựng khu chợ Tiến Ân với diện tích 0.50 ha Xây dựng các điểm công nghiệp với diện tích 22.30 ha, lấy đất từ đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất giao thông, đất thuỷ lợi Chuyển 8.56 ha đất mặt nước chuyên dùng sang đất nuôi trồng thuỷ sản * Đất chưa sử dụng Chuyển 0.15 ha đất bằng chưa sử dụng sang đất ở Chuyển 0.05 ha đất bằng chưa sử dụng sang đất giao thông Chuyển 0.02 ha đất bằng chưa sử dụng sang đất thuỷ lợi Chuyển 0.03 ha đất bằng chưa sử dụng sang đất văn hoá Chuyển 0.15 ha đất bằng chưa sử dụng sang đất thể dục thể thao Chuyển 0.10 ha đất bằng chưa sử dụng sang đất nghĩa trang, nghĩa địa 3.5.6.2. Kế hoạch sử dụng đất từ 2011 đến 2015 * Đất nông nghiệp Tiếp tục thực hiện các phương án quy hoạch đã được đặt ra tiếp theo kì trước Chuyển 7.28 ha đất trồng lúa nước sang mô hình lúa – cá Cải tạo chuyển đổi 8.94 ha đất trồng lúa hai vụ lên đất ba vụ ( 2 lúa, 1 màu) Chuyển 1.60 ha đất trồng lúa nước sang làm đất trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm Chuyển 0.09 ha đất trồng cây hàng năm sang đất trạng trại Chuyển 37.58 ha đất trồng lúa nước chuyển sang đất xây dựng công trình sự nghiệp Chuyển 22.81 ha đất trồng lúa nước sang đất xây dựng các điểm công nghiệp còn lại Chuyển 1.73 ha đất trồng lúa nước sang đất thể dục thể thao Chuyển 0.8 ha đất trồng lúa sang đất thuỷ lợi * Đất phi nông nghiệp Lập kế hoạch cấp đất cho 113 hộ còn lại có nhu cầu đất ở Xây dựng khu hành chính mới với diện tích 60.53 ha, được chuyển từ 37.58 ha đất trồng lúa, 1.02 ha đất trồng cây hàng năm, 19.03 ha đất trồng cây lâu năm, 1.23 ha đát thuỷ lợi, 1.67 ha đất giao thông Xây dựng nhà văn hoá trung tâm rộng 0.23 ha lấy đất từ sân vận động cũ Xây dựng sân vận động trung tâm rộng 1.58 ha lấy đất từ đất bằng chưa sử dụng và đất trồng lúa Xây dựng sân vận động Tiên Trượng rộng 0.30 ha lấy từ đất trồng lúa nước Mở rộng đường quốc lộ 21A với diện tích 2.4 ha, đất được lấy từ đất ở và đất vườn * Đất chưa sử dụng Chuyển 0.37 ha đất bằng chưa sử dụng sang đất xử lý rác thải Chuyển 1.00 ha đất đồi núi chưa sử dụng sang đất xử lý rác thải 3.5.7. Thực hiện phương án quy hoạch 3.5.7.1. Một số biện pháp thực hiện phương án quy hoạch Để thực hiện phương án quy hoạch tôi đưa ra một số giải pháp sau: * Giải pháp về vốn Phương án quy hoạch chủ yếu dựa vào nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn địa phương và nguồn vốn do nhân dân tự đóng góp. Ngoài ra xã cũng cần tích cực vận động thu hút các dự án đầu tư, cần có những chính sách về thuế và các chính sách hợp lý khác để người dân yên tâm sản xuất. * Giải pháp về kỹ thuật Ưng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, đưa cá giống mới, cây con mới phù hợp với địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống nhân dân. Phát triển khoa học công nghệ và khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường đất nước đảm bảo cho sự phát triển bền vững * Giải pháp về tổ chức Cần có sự phối hợp tổ chức đồng bộ giữa cá cơ quan ban ngành có liên quan với nhau, cần có sự chỉ đạo thực hiện phương án quy hoạch thống nhất từ cấp trên xuống. Cần phân ra các kế hoạch thực hiện phương án quy hoạch rõ ràng và có sự giám sát thực hiện các tiến độ và chất lượng thực hiện các phương án quy hoạch 3.5.7.2. Hiệu quả của phương án quy hoạch Phương án quy hoạch phân bổ sử dụng đất xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2015 nhằm phân bổ đất đai theo mục đích sử dụng hợp lý có hiệu quả cao, đảm bảo việc sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo lợi ích hài hoà và sự phát triển đồng bộ, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảp vệ các nguồn tài nguyên hướng tới sự phát triển bền vững. Hiệu quả kinh tế Cơ cấu đất đai được sử dụng theo chiều hướng cân đối mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tận dụng khai thác tiềm năng đất nông nghiệp của địa phương , từ đó mở rộng sản xuất nông nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu. Phát triển các điểm công nghiệp dịch vụ thương mại, từ đó tăng giá trị sản xuất. Đẩy nền kinh tế phát triển cân đối, tăng tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - Hiệu quả xã hội Quy hoạch phân bổ sử dụng đất được thực hiện tốt sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo niềm tin cho nhân dân vào Đảng và Nhà nwocs. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo không có lao động dư thừa nhiều, từng bước chuyển dich cơ cấu lao động theo hướng tích cực phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm lao động nông nhiệp. Kinh tế phát triển chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, đời sống văn hoá tinh thần được đáp ứng đầy đủ, trẻ em có điều kiện học tập và giáo dục - Hiệu quả môi trường Quy hoạch phân bổ sử dụng đất trên quan điểm căn cứ vào điều kiện tự nhiên, vị trí dịa lý đã bố trí khu vực dân cư, đất chuyên dùng và các công trình văn hoá phúc lợi công cộng, tạo cảnh quan môi trường hài hoà trong sạch. Đất khu dân cư được bó trí tốt giúp sử lý cá chất phế thải tạo môi trường trong sạch cho các khu dân cư, bó trí trồng cây xanh xung quanh khu vực sống. Quy hoạch sử dụng đất còn tạo ra các biện pháp sử dụng đất một cách hợp lý và có hiệu quả tránh được mất đất do xói mòn và ô nhiễm đất gây ra Bảng 13: So sánh hiệu quả kinh tế, xã hội trước và sau quy hoạch Chỉ tiêu ĐVT Hiện trạng Quy hoạch So sánh 1. Tổng nhân khẩu Người 14796 16753 1957 2. Tỷ lệ phát triển dân số % 1.55 0.95 - 0.6 3. Tổng số hộ hộ 3147 3563 416 4. Tổng số nóc nhà Nhà 3027 3350 223 5. Diện tích đất nông nghiệp ha 796.60 699.13 - 97.47 6. Bình quân đất nông nghiệp/khẩu m2/Người 538.38 417.31 - 121.07 7. Diện tích đất ở ha 90.76 88.94 - 1.84 8. Bình quân đất ở/hộ m2/hộ 288.40 249.62 - 38.78 9. Hệ số sử dụng đất Lần 1.55 2.35 0.8 10. Tổng sản lượng lương thực Tấn 3259 3690 431 11. Bình quân lương thực/khẩu Kg/Người 220.26 220.27 1 kết luận và đề nghị Kết luận Phương án quy hoạch phân bổ sử dụng đất xã Thuỷ Xuân Tiên huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2015 được xây dựng trên cơ sở Luật Đất đai và các văn bản dưới luật, các tài liệu nghien cứu kế hoạch, quy hoạch của ngành tài nguyên môi trường và các ngành khác có liên quan trong xã. Mục đích la nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2006 – 2015 của xã, từ đó phân bổ lại đất đai cho các ngành một cách hợp lý, tạo điều kiện sử dụng đất một cách tốt nhất. Kết quả của phương án đem lai là: Đất nông nghiệp giảm 97.47 ha Đất phi nông nghiệp tăng 99.34 ha Đất chưa sử dụng giảm 1.87 ha Phương án quy hoạch sử dụng đất là cơ sở giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai chặt chẽ hơn, đồng thời là cơ sở pháp lý để nhân dân trong xã thực hiện các kế hoạch sử dụng đất cho các năm tiếp theo, Đặc biệt có thể khẳng định phương án đã giải quyết được cho người dân nhưng nhu cầu về đất ở, đáp ứng được nhu cầu về đất của các cơ quan, tổ chức, các ngành, các lĩnh vực, giúp cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và đã đề xuất được hướng giải quyết, khắc phục những hạn chế của địa phương và áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tạo đất, thâm canh tăng vụ, cải tạo hệ thống thuỷ lợi, nâng cấp mới một số tuyến đường giao thông chính làm cho cơ cấu sử dụng đất của xã có những thay đổi đáng kể. Đồng thời phương án đã đảm bảo được tính khoa học trong bố trí cơ cấu đất đai và bảo đảm vấn đề môi trường Đề nghị Đề nghị UBND huyện Chương Mỹ, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ và các ban ngành có liên quan xem xét phê duyệt phương án quy hoạch để xã có cơ sở triển khai thực hiện. Đề nghị UBND các cấp , cơ quan chuyên môn và các ngành hữu quan chỉ đạo và giúp đỡ xã về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như hỗ trợ nguồn kinh phí để phương án quy hoạch được thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao nhất. Đảng Uỷ, UBND xã cùng các ban ngành trong xã cần có phương hướng chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt phương án quy hoạch này, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Danh mục các cơ quan, đơn vị, công ty đóng trên địa bàn xã STT Đơn vị Diện tích (ha) Địa điểm 1 Trường ĐNCAND 8.05 Thôn Xuân Thuỷ 2 Trường Công nhân kỹ thuật 7.08 Thôn Xuân Thuỷ 3 Trường Cao đẳng cộng đồng Hà Tây 3.15 Thôn Xuân Sen 4 Nhà máy bê tông, xây dựng VINACONEX 13.56 Thôn Xuân Trung 5 Nhà máy cao su Vạn Hoa 3.67 Thôn Xuân Sen 6 Xí nghiệp đá ốp lát 2.40 Thôn Xuân Sen 7 Tung tâm nghiên cứu rau quả 5.96 Thôn Xuân Thuỷ 8 Đơn vị quốc phòng J106 38.91 Thôn XuânThuỷ 9 Đơn vị quốc phòng D25 6.72 Thôn Gò Cáo Tài liệu tham khảo 1. Chỉ thị số 15/2001/TC-UB ngày 02/07/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2. Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003 3. Luật đất đai năm 2003 – NXB Chính trị quốc gia. 4. Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật đất đai năm 2003. 6. TS. Đoàn Công Quỳ – Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất năm 2003. 7. TS. Đoàn Công Quỳ – Hướng dãn xây dựng đồ án thiết kế môn học Quy họach sử dụng đất năm 2006. 8. Th.S Hoàng Anh Đức – Bài giảng quản lý Nhà nước về đất đai năm 2001. 9. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tây giai đoạn 1999 – 2010 đã được phê duyệt. 10. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Tây đến 2010 đã được Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 22/04/2002. 11. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010 đã được phê duyệt. mục lục Mở đầu........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiêt của đề tài.............................................................................. 1 2. Mục đích của đề tài..................................................................................... 2 3. Yêu cầu....................................................................................................... 2 Phần 1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất........................................... 3 1.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất..................................................... 3 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất.................................................... 3 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất................................ 4 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất............................................. 4 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.............................................................................................. 6 Tình hình nghiên cứu quy hoạch trên thế giới...................................... 6 Tình hình nghiên cứu quy hoạch ở Việt Nam...................................... 7 Phần 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu......................................... 10 2.1. Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 10 2.1.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên............................................................. 10 2.1.2. Điều tra về điều kiện kinh tế xã hội.................................................... 10 2.1.3. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất....................................... 10 2.1.4. Xác định phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và phương hướng sử dụng đất đến năm 2015................................................................. 10 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 11 2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu................................................. 11 2.2.2. Phương pháp minh hoạ bản đồ............................................................ 11 2.2.3. Phương pháp thống kê......................................................................... 11 2.2.4. Phương pháp chuyên gia 11 2.2.5. Phương pháp tính toán theo định mức................................................ 12 Phần 3. Kết quả nghiên cứu 13 3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên thiên, cảnh quan môi trường....... 13 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 13 3.1.2. Các nguồn tài nguyên......................................................................... 15 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.......................... 17 3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.............................................................. 17 3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành......................................................... 18 3.2.3. Thực trạng phát triển xã hội............................................................... 21 3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.................................................... 25 3.3. Tình hình quản lý hiện trạng sử dụng đất............................................. 27 3.3.1. Tình hình quản lý đất đai.................................................................... 27 3.3.2. Tình hình biến động đất đai............................................................... 28 3.3.3. Hiện trạng sử dụng đất …………………………………………….. 29 3.4. Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội............................... 31 3.4.1. Định hương phát triển kinh tế xã hôi gắn với việc sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2015 ......................................................................................... 31 3.4.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................... 34 3.5. Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất......................................... 34 3.5.1. Hoạch định ranh giới.......................................................................... 34 3.5.2. Quy hoạch sử dung đất nông nghiệp.................................................. 35 3.5.3. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp............................................ 37 3.5.4. Quy hoạch sử dụng đất chưa sử dụng ................................................ 48 3.5.5. Chu chuyển cân đối đất đai ............................................................... 49 3.5.6. Lập kế hoạch sử dụng đất .................................................................. 50 3.5.7. Thực hiện phương án quy hoạch ....................................................... 52 Kết luận và đề nghị ................................................................................... 56

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16783.DOC