Đề tài Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương đến năm 2010

Tài liệu Đề tài Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương đến năm 2010: MỤC LỤC Danh mục các bảng Bảng 1: Chỉ tiêu phát triển dịch vụ và mạng lưới đến năm 2010 của Việt Nam 12 Bảng 2: Chỉ tiêu ứng dụng CNTT của Việt Nam đến năm 2010 13 Bảng 3: Chỉ tiêu phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010 15 Bảng 4: Chỉ tiêu phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn 2020 15 Bảng 5: Hạ tầng CNTT cơ quan Đảng 31 Bảng 6: Tổng hợp hạ tầng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương 32 Bảng 7: Ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương 35 Bảng 8: Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT các cơ quan nhà nước 35 Bảng 9: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ, công chức 36 Bảng 10: Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin ngành giáo dục – đào tạo 37 Bảng 11: Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin ngành giáo dục 39 Bảng 12: Hiện trạng hạ tầng CNTT trong lĩnh vực y tế 39 Bảng 13: Hiện trạng nhân lực ngành y tế 40 Bảng 14: Tổng hợp hạ tầng CNTT của Công An tỉnh 40 Bảng 15: Tổng hợp nhân lực CNTT tại Công An tỉnh 41 Bảng 16: Hạ tầng CNTT c...

doc142 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương đến năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Danh mục các bảng Bảng 1: Chỉ tiêu phát triển dịch vụ và mạng lưới đến năm 2010 của Việt Nam 12 Bảng 2: Chỉ tiêu ứng dụng CNTT của Việt Nam đến năm 2010 13 Bảng 3: Chỉ tiêu phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010 15 Bảng 4: Chỉ tiêu phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn 2020 15 Bảng 5: Hạ tầng CNTT cơ quan Đảng 31 Bảng 6: Tổng hợp hạ tầng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương 32 Bảng 7: Ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương 35 Bảng 8: Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT các cơ quan nhà nước 35 Bảng 9: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ, công chức 36 Bảng 10: Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin ngành giáo dục – đào tạo 37 Bảng 11: Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin ngành giáo dục 39 Bảng 12: Hiện trạng hạ tầng CNTT trong lĩnh vực y tế 39 Bảng 13: Hiện trạng nhân lực ngành y tế 40 Bảng 14: Tổng hợp hạ tầng CNTT của Công An tỉnh 40 Bảng 15: Tổng hợp nhân lực CNTT tại Công An tỉnh 41 Bảng 16: Hạ tầng CNTT các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương 41 Bảng 17: Ứng dụng CNTT các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương 42 Bảng 18: Trang thông tin tại các doanh nghiệp 43 Bảng 19: Tổng hợp tình hình đầu tư cho phát triển CNTT giai đoạn 2001-2007 44 Bảng 20: Khoảng cách số của Bình Dương so với cả nước 45 Bảng 21: Chỉ số ICT Index 2006 của Bình Dương với các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam và các đô thị loại 1 46 Bảng 22: Các dự án xây dựng 07 cơ sở dữ liệu trọng điểm đến năm 2010 (trong số 42 CSDL cần xây dựng đến năm 2020) 84 Bảng 23: Các dự án xây dựng 12 cơ sở dữ liệu trọng điểm giai đoạn 2011-2015 85 Bảng 24: Các CSDL cần xây dựng đến 2020 85 Bảng 25: Các dự án xây dựng hệ thống 04 dịch vụ công giai đoạn 2008-2010 87 Bảng 26: Các dự án xây dựng hệ thống 08 dịch vụ công giai đoạn 2011-2015 87 Bảng 27: Ước lượng số cơ quan, đơn vị trong tỉnh Bình Dương 98 Bảng 28: Nhu cầu nguồn nhân lực chung của Bình Dương đến 2015 99 Bảng 29: Cơ cấu nhân lực CNTT cần đào tạo tại các cơ quan đơn vị của Bình Dương 99 Bảng 30: Các dự án tạo môi trường cho phát triển và ứng dụng CNTT 109 Bảng 31: Các dự án ứng dụng CNTT trong các sở ngành 109 Bảng 32: Các dự án đầu tư cho giáo dục, y tế, cộng đồng và QPAN 110 Bảng 33: Các dự án ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh 111 Bảng 34: Các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT 111 Bảng 35: Các dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT 112 Bảng 36: Các dự án đầu tư cho phát triển công nghiệp CNTT 113 Bảng 37: Khái toán kinh phí chi thường xuyên 113 Bảng 38: Danh sách các nhóm dự án trọng điểm 2008-2015 (6 nhóm - 26 dự án) 128 Bảng 39: Các dự án CNTT trọng điểm của Bình Dương 2008-2015 (chi tiết 26 dự án) 128 Bảng 40: Tổng hợp phân kỳ kinh phí theo các năm thực hiện (2008-2015) 132 Bảng 41: Tổng hợp phân kỳ kinh phí theo nguồn đầu tư (2008-2015) 132 Bảng 42: Tổng hợp phân kỳ kinh phí theo các năm thực hiện (2016-2020) 135 Bảng 43: Tổng hợp kinh phí theo nguồn đầu tư (2016-2020) 135 Bảng 44: Tổng hợp phân kỳ kinh phí theo năm thực hiện 2 giai đoạn (2008-2020) 136 Bảng 45: Tổng hợp kinh phí theo nguồn đầu tư cả 2 giai đoạn (2008-2020) 136 Bảng 46: Bảng tổng hợp kinh phí chung theo nguồn đầu tư 137 Bảng 47: Chỉ tiêu phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010 138 Bảng 48: Chỉ tiêu phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020 141 Danh mục các hình Hình 1: Các giai đoạn của CPĐT theo mô hình của Gartner 52 Hình 2: Mô hình tổng quát một Chính phủ điện tử trong tương lai 54 Hình 3: Mạng LAN cho các cơ quan cấp tỉnh 90 Hình 4: Mạng LAN cho các cơ quan cấp huyện thị 90 Hình 5: Mạng LAN cho các cơ quan cấp xã phường 91 Hình 6: Mạng LAN không dây 91 Hình 7: Mô hình Mạng chuyên dụng của tỉnh 2008-2009 93 Hình 8: Mạng chuyên dụng của tỉnh thời kỳ 2010 94 Hình 9: Mô hình Trung tâm CNTT 103 PHẦN MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ, CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ I. Đặt vấn đề Công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Việc ứng dụng rộng rãi CNTT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập, làm việc của con người. Trong thời gian qua, việc ứng dụng CNTT ở Bình Dương đã có những tiến bộ vượt bậc, đóng góp quan trọng trong cải cách hành chính, trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động của các cấp, các ngành và doanh nghiệp, bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận. Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển Công nghiệp CNTT góp phần quan trọng và tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp háo, hiện đại hoá đất nước. Theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, để từng bước đưa hoạt động này ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. II. Cơ sở pháp lý để lập Quy hoạch 1. Các văn bản của Nhà nước liên quan đến quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 về việc “Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010”. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ, về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Quyết định số: 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Nghị định 63/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. (Dự thảo của Bộ BCVT) Chương trình Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án CPĐT đến 2010). Chỉ thị 04/2007/CT-TTg ngày 22/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Quyết định số 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/01/2007, Phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010. Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020. Quyết định số 14/2007/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2007 của Bộ Bưu chính, Vễn thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020”. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ "Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KTXH". Quyết định số 169/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/07/2006, Quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm Công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Luật Công nghệ thông tin (Luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006). Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/6/2006 về Thương mại điện tử. Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010. Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010. Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112). Quyết định số 47/QĐ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, phê duyệt Đề án tin học hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 (Đề án 47). Quyết định 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động triển khai chỉ thị 58 CT/TW. Quyết định số 95/2002/QD-TTg ngày 17/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2005. Chỉ thị số 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH. 2. Các văn bản của Tỉnh Bình Dương liên quan đến quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Quyết định số 3123/QĐ-UBND ngày 11/07/2007 của UBND tỉnh Bình Dương V/v phê duyệt phương án quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2020. Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 28/05/2007, V/v phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí “Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020”. Văn bản số 25/CTr-TU ngày 14/12/2006 của Tỉnh uỷ Bình Dương về Chương trình phát triển dịch vụ giai đoạn 2006-2010. Báo cáo số 104/BC-UBND ngày 01/12/2006 của UBND tỉnh Bình Dương về việc thực hiện Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2001-2005. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (tháng 10/2006). Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 20/03/2006 của UBND tỉnh Bình Dương về việc Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Dương (Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Bình Dương) đến năm 2020. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (tháng 01/2006). Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, 21/12/2005. Văn bản số 57/BC-UBND ngày 31/10/2005 V/v Tổng kết 5 năm đầu tiên thực hiện Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT. Văn bản số 3621/UBND-VX ngày 08/08/2005 của UBND tỉnh Bình Dương v/v cung cấp số liệu viễn thông và CNTT phục vụ xây dựng Quy hoạch phát triển viễn thông và CNTT vùng kinh tế trọng điểm. Văn bản số 2265/UBND-VX ngày 24/05/2005 của UBND tỉnh Bình Dương V/v Kế hoạch phát triển BCVT và CNTT năm 2006 và ké hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010. Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 20/05/2006 của UBND tỉnh Bình Dương ngày 20/03/2006 v/v phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Dương (Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn của tỉnh Bình Dương) đến năm 2020. Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (tháng 11/2004). Quyết định số 124/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Dương ngày 20/09/2004 V/v thuận quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CNTT-TT I. Xu hướng phát triển CNTT-TT trên thế giới Xu hướng phát triển công nghệ Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau (NGN) CNTT phát triển trên nền tảng của cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại. Nó là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành viễn thông trên thế giới thông qua sự bùng nổ của lưu lượng thông tin truyền trên các mạng viễn thông do việc sử dụng rộng rãi các dịch vụ Internet, các thuê bao đòi hỏi các dịch vụ đa phương tiện mới, sự tăng nhanh của nhu cầu về các dịch vụ thông tin di động. Các mạng viễn thông hiện nay cần phải tiếp tục phát triển để có thể đáp ứng được các thách thức mới này. Sự phát triển của các công nghệ mới đã cho phép thiết kế và xây dựng các mạng thông tin thế hệ sau (NGN - Next-Generation Network) nhằm triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Quá trình hội tụ mạng viễn thông về NGN là một cuộc cách mạng thực sự trong ngành viễn thông. Cuộc cách mạng công nghệ này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chuyển mạch, truy cập và dịch vụ. Mạng số liệu và mạng điện thoại được hợp nhất sẽ cho phép tích hợp các dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn, sẽ kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phương tiện vào CNTT. Xu hướng hội tụ máy tính - truyền thông - nội dung đang diễn ra mạnh mẽ, hình thành những loại hình dịch vụ mới và cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế xã hội. Phát thanh và truyền hình ngày càng sử dụng nhiều công nghệ mới nhất của CNTT và truyền thông. Internet đang từng bước trở thành phương tiện đưa các chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng ở mọi nơi trên thế giới. Ngược lại, hệ thống truyền hình cáp đã có khả năng cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu. Sự hội tụ của CNTT - viễn thông - phát thanh và truyền hình đang tạo ra một thị trường rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin. Sự phát triển mạng viễn thông theo xu hướng đến mạng NGN sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển các ứng dụng CNTT như Chính phủ điện tử, Thương mại điện tử, công nghiệp nội dung. Xu hướng tích hợp và sử dụng giao diện mở Ngày nay, CNTT đang phát triển theo xu hướng tích hợp, sử dụng các giao diện mở và ngày càng bớt lệ thuộc vào các nhà sản xuất công nghệ lớn. Phần mềm được xây dựng dưới dạng các đối tượng có chức năng thông qua các giao diện mở thuận tiện cho việc tích hợp và tiếp tục phát triển. Trong một giải pháp sẽ có thể có nhiều sản phẩm của các nhà cung cấp chuyên sâu khác nhau được tích hợp. Các nhà sản xuất thiết bị phần cứng cũng có xu hướng cung cấp các giao diện mở cho phép khách hàng có thể dễ dàng xây dựng các ứng dụng phức hợp đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh của thị trường. Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở Một trong những xu thế phát triển ứng dụng CNTT là xu thế phát triển và ứng dụng phần mềm mã nguồn mở (PMNM). Đặc biệt là ở các nước đang phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương. Một trong những điểm mạnh của mã nguồn mở là công nghệ không bị sở hữu hoặc kiểm soát bởi bất kì một hãng hay một quốc gia duy nhất nào. Lợi ích cho các quốc gia đang phát triển là có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở để đáp ứng hầu hết các nhu cầu của họ, với chi phí thấp nhất và không phải trả chi phí bản quyền. Khái niệm mã nguồn mở đem lại một hứa hẹn lớn cho các nước đang phát triển, các quốc gia đang phát triển có thể tập trung nguồn lực của họ để xây dựng một tập hợp những người sử dụng mã nguồn mở, như đã làm trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương, thông qua mạng mã nguồn mở quốc tế (www.iosn.net). Mã nguồn mở có thể cho phép các nước đang phát triển đi tắt vào kỷ nguyên thông tin. Nó khuyến khích các mô hình phát triển mới, mà đã được giới thiệu là đặc biệt thích hợp, tạo ưu thế cho công việc của người phát triển hợp tác với nhau qua mạng Internet. Nói chung, nó cũng có một ảnh hưởng tốt trong việc tạo ra thị trường và các cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên việc ứng dụng phần mềm nguồn mở cần phải chọn lựa đồng bộ cả sự hỗ trợ phần cứng và hỗ trợ các ứng dụng phần mềm khác thì mới phát huy hiệu quả. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây Kết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thế hiện đại, bên cạnh các loại hình kết nối mạng truyền thống dùng dây cáp. Chất lượng tin cậy, hoạt động ổn định, thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả phải chăng là những yếu tố đặc trưng, chứng tỏ kết nối không dây đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin khác nhau, từ sản xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí. Theo công ty Datacomm Research, bất chấp những lo ngại về an ninh bảo mật, thị trường thiết bị mạng cục bộ không dây vẫn sẽ tăng ít nhất là gấp đôi về giá trị và gấp 3 về lượng hàng xuất xưởng vào năm 2009. Động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng này là những công nghệ thế hệ mới đem tới thông lượng cao hơn, phạm vi kết nối xa hơn và công suất mạnh hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng các hệ thống GSM truyền thống sẽ dần được thay thế bằng Wi-Fi khi mà băng thông không dây mở rộng, cho phép triển khai nhiều loại hình dịch vụ mới. Sự phát triển mạng không dây đã cho phép các điện thoại di động có thể kết nối vào mạng Internet và điều đó đã mở ra một triển vọng ứng dụng lớn CNTT vào trong đời sống kinh tế xã hội. Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ Công nghệ thông tin - Viễn thông - Phát thanh truyền hình Truyền thanh, truyền hình ngày càng được số hóa mạnh mẽ hơn và sử dụng ngày càng nhiều công nghệ mới nhất của CNTT. Các công nghệ số hóa hình ảnh, âm thanh vốn chỉ được sử dụng trên nền máy vi tính cá nhân (PC), nay đã trở nên rất thông dụng, dẫn tới việc sản xuất và sử dụng nhiều thiết bị truyền thông đa phương tiện mới, dưới dạng các thiết bị đầu cuối. Xu hướng hội tụ Công nghệ thông tin - Viễn thông - Truyền thông quảng bá, đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, hình thành những loại hình dịch vụ mới, khả năng mới, cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế - xã hội. Mạng lưới viễn thông với băng thông rộng, tốc độ lớn, đã tạo điều kiện cho các dịch vụ video theo yêu cầu (video on demand - VOD) phát triển mạnh. Internet đang từng bước trở thành phương tiện đưa các chương trình truyền thanh, truyền hình, các xuất bản phẩm điện tử đến với người sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngược lại, hệ thống truyền hình cáp đã có khả năng cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu. Sự hội tụ của CNTT, viễn thông và phát thanh, truyền hình đang tạo ra một thị trường rất rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin. II. Xu hướng và các mục tiêu chủ yếu phát triển CNTT-TT ở Việt Nam 1. Phát triển hạ tầng Viễn thông và Internet Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, giá cước thấp. Trong Quyết định số 32/2006 ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 đã nêu rõ một số chỉ tiêu. Bảng 1: Chỉ tiêu phát triển dịch vụ và mạng lưới đến năm 2010 của Việt Nam Theo số liệu của VNNIC tháng 6/2007, trong cả nước: Mật độ điện thoại chung trên 100 dân 45,80 - Mật độ điện thoại cố định trên 100 dân 11,73 - Mật độ điện thoại di động trên 100 dân 34,07 Mật độ Internet quy đổi trên 100 dân: 5,33 Tỷ lệ dân số sử dụng Internet 19,87% 2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trong tất cả các ngành nhằm xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử. Trên 50% người lao động, 80% thanh niên biết sử dụng các ứng dụng của CNTT. 100% số xã có điểm bưu điện văn hoá và trung tâm giáo dục cộng đồng được kết nối Internet. 80% dịch vụ hành chính công cơ bản được cung cấp trực tuyến. Trên 50% các loại dịch vụ công cơ bản được cung cấp thông tin và giao dịch trực tuyến. 90-100% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành và phát triển nguồn lực, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường. 50-60% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào cải tiến, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. 25-30% tổng số giao dịch của các ngành thực hiện qua giao dịch điện tử. Bảng 2: Chỉ tiêu ứng dụng CNTT của Việt Nam đến năm 2010 3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển và ứng dụng CNTT của đất nước. Đào tạo về CNTT tại các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ. 70% sinh viên CNTT tốt nghiệp ở các trường đại học trọng điểm đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. 100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ kỹ năng sử dụng máy tính và Internet trong công việc. Sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm có đủ kỹ năng ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy và học. 100% trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, các Sở Giáo dục và Đào tạo có trang thông tin điện tử. Đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận dân cư có nhu cầu được đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT và khai thác Internet. Đa số các bộ, ngành, tỉnh, thành phố và các đơn vị tương đương có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, được bổ túc, đào tạo các chương trình quản lý CNTT với trình độ tương đương trong khu vực. 4. Phát triển Công nghiệp CNTT Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn CNTT lớn. Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông và máy tính, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện, và thiết kế chế tạo thiết bị mới. Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, có tốc độ tăng trưởng trung bình 20-25% một năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2010. Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong nước, và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD. Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp phần mềm, tiến tới xuất khẩu phần mềm. Công nghiệp nội dung sẽ từng bước phát triển. Chính phủ đã có Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 về việc “Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010”. Quyết định tương tự về công nghiệp nội dung số cũng đang được Bộ BCVT dự thảo trình Chính phủ phê duyệt. 5. Một số nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Mục tiêu phát triển đến năm 2010 Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong ASEAN. Công nghiệp CNTT-TT trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng 20-25%/năm, đạt tổng doanh thu 6-7 tỷ USD vào năm 2010. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả nước, thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ. Đào tạo ở các khoa CNTT-TT trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên tất cả các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và trên 30% dân cư, có thể sử dụng các ứng dụng CNTT-TT và khai thác Internet. Định hướng phát triển đến năm 2020 Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử, để Việt Nam đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN. Hình thành các yếu tố cần thiết để đi đến một xã hội thông tin. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Tầm nhìn 2020: Với CNTT-TT làm nòng cốt, Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bảng 3 trình bày một số chỉ tiêu về phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010 và Bảng 4 trình bày một số chỉ tiêu về phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2020. Bảng 3: Chỉ tiêu phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010 Bảng 4: Chỉ tiêu phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn 2020 Các chương trình trọng điểm về ứng dụng và phát triển CNTT Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020 đã đưa ra một số chương trình trọng điểm, cụ thể là: Chương trình xây dựng môi trường thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT-TT. Xây dựng hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật, chính sách, tạo môi trường hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng CNTT-TT, phát triển hạ tầng CNTT-TT, phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT, phát triển công nghiệp CNTT-TT, phát triển thương mại điện tử. Xây dựng hệ thống chuẩn thông tin và CNTT-TT quốc gia. Xây dựng thể chế, cơ chế quản lý và điều hành ứng dụng CNTT-TT. Xây dựng các tiền đề, môi trường văn hoá phù hợp với xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Chương trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT, phát triển Việt Nam điện tử. Các dự án ưu tiên cấp quốc gia về xây dựng nền tảng cho phát triển công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử. Phổ cập tin học cho 20 triệu dân. Đào tạo 30.000 cán bộ chuyên môn CNTT-TT. Xây dựng 1 triệu trang thông tin điện tử phục vụ cộng đồng. Sản xuất 1 triệu thiết bị kết nối Internet giá rẻ. Xây dựng một số mô hình điển hình, ứng dụng CNTT-TT trong các doanh nghiệp. Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông và Internet Xây dựng mạng diện rộng của Chính phủ. Kết nối Internet băng rộng cho tất cả các Bộ, Ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính nước cấp tỉnh và huyện. Kết nối Internet băng rộng cho các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, các bệnh viện đến cấp huyện. Từng bước xây dựng mạng tốc độ cao, liên kết các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học trong cả nước. Phát triển hệ thống các điểm Bưu điện văn hoá xã và các điểm truy cập Internet công cộng. Đưa Internet đến 100% các điểm Bưu điện văn hoá xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng, phục vụ ứng dụng CNTT-TT vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương của các nước trong khu vực ASEAN+3. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Hỗ trợ để các doanh nghiệp mới chiếm 40-50% thị phần dịch vụ viễn thông và Internet vào năm 2010. Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học về CNTT-TT. Hỗ trợ triển khai các chương trình liên kết đào tạo CNTT-TT với các trường đại học nước ngoài. Đào tạo và bồi dưỡng về CNTT-TT cho các chuyên ngành. Nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT-TT ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đào tạo CNTT-TT tại các trường đại học trọng điểm, đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ. 70% sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp ở các trường đại học trọng điểm đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. 100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ khả năng sử dụng máy tính và Internet trong công việc. Đến năm 2010, có trên 100.000 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về CNTT-TT, trong đó có khoảng 20% đạt trình độ khu vực và quốc tế. Đảm bảo 100% trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông có trang thông tin điện tử. Tăng cường chất lượng và số lượng giảng viên CNTT-TT ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tỷ lệ dưới 15 sinh viên có 1 giảng viên. Các trường sư phạm cung cấp đủ số lượng giáo viên dạy tin học cho các trường học trong cả nước. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận người dân có nhu cầu được đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT-TT và khai thác Internet. Đa số các bộ, ngành, tỉnh, thành phố có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, được bổ túc, đào tạo các chương trình quản lý CNTT-TT với trình độ tương đương trong khu vực. Chương trình phát triển công nghiệp CNTT-TT Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp CNTT-TT Việt Nam. Quy hoạch các khu công nghiệp CNTT-TT tập trung. Tạo thị trường và thương hiệu cho sản phẩm CNTT-TT Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT-TT tham gia thị trường quốc tế. Thực hiện các dự án khác về công nghiệp CNTT-TT khác ở từng địa phương. Phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin, đồng bộ với mở rộng, phát triển mạng truyền thông. Duy trì tốc độ tăng trưởng cao đối với công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính và viễn thông, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện và thiết kế chế tạo thiết bị mới. Phát triển và ứng dụng CNTT-TT ở các tỉnh Theo “Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” ( tr. 11-12). Các dự án ưu tiên cấp địa phương gồm: Tin học hoá hệ thống hoạt động của các cơ quan Đảng Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước Xây dựng hệ thống thông tin thống kê kinh tế xã hội Xây dựng hệ thống thông tin về đất đai, tài nguyên, môi trường Xây dựng hệ thống thông tin về dân cư, lao động, thương binh và phúc lợi xã hội Xây dựng hệ thống thông tin về nông nghiệp và phát triển nông thôn Xây dựng hệ thống thông tin về công nghiệp và sản phẩm công nghiệp Xây dựng hệ thống thông tin về luật và văn bản pháp quy Xây dựng hệ thống thông tin về văn hoá xã hội Xây dựng hệ thống thông tin về khoa học công nghệ Xây dựng hệ thống thông tin về giáo dục, đào tạo, dạy nghề, việc làm Xây dựng hệ thống thông tin về y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Xây dựng hệ thống thông tin về Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin Xây dựng hệ thống thông tin về thương mại và các doanh nghiệp Xây dựng hệ thống thông tin về quản lý chứng minh nhân dân, tiến tới cấp CMND điện tử cho toàn dân Xây dựng hệ thống thông tin về đất nước, con người, lịch sử và du lịch Xây dựng hệ thống thông tin về giao thông vận tải Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT-TT Phổ cập tin học, nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò của CNTT-TT, kinh tế tri thức và xã hội thông tin PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG I. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.681,01 km2, bao gồm 01 thị xã, 6 huyện với 6 phường, 8 thị trấn và 75 xã. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Các lợi thế về vị trí địa lý kinh tế của Bình Dương: Bình Dương nằm trong khu vực hạt nhân của các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam (gồm 8 tỉnh: Thành phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang). Bình Dương kề cận với cực tăng trưởng thành phố Hồ Chí Minh, có thể sử dụng lực lượng lao động cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động kỹ thuật có tay nghề khá, nguồn đầu tu từ kinh tế tư nhân của thành phố HCM đưa vào đầu tư phát triển kinh tế. Bình Dương tiếp giáp với Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở hướng ra biển Đông, giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế. Bình Dương nằm trong vùng có thị trường lớn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn 2. Đặc điểm địa hình Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3-150. Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82 m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6 m, núi La Tha cao 198 m, núi Cậu cao 155 m. Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình: Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6-10m. Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3-120, cao trung bình từ 10-30 m. Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5-120, độ cao phổ biến từ 30-60 m. Với địa hình cao trung bình từ 6-60 m, nên trừ một vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt. II. Đặc điểm kinh tế xã hội 1. Nguồn nhân lực Dân số trung bình năm 2006 là 1.050.124 người. Tốc độ tăng tự nhiên giảm dần, ngược lại tốc độ tăng cơ học tăng dần do dòng di dân từ các tỉnh khác đến làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh. Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động còn thấp, tuy nhiên chất lượng lao động của tỉnh từng bước được cải thiện. Năm 2005, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 35,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 26,3%. Năm 2006, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 40,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 29,5%. Năm 2007, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 45,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 32,5%. Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và xây dựng. 2. Văn hoá truyền thống Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, với nhiều lần chia tách, thay đổi tên gọi, tỉnh Bình Dương được tái lập – tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ, theo nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ X. Qua thời kỳ chiến tranh, nơi đây có nhiều di tích lịch sử, địa danh gắn liền với những chiến công vang dội là niềm tự hào với nhân dân địa phương và cả nước như Chiến khu D, Chiến khu Thuận An Hoà, Chiến khu Long Nguyên, Tam giác Sắt, chiến thắng Phước Thành, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bông Trang Nhà đỏ... Bình Dương vẫn còn các đình, chùa, miếu mạo mang đặc trưng văn hoá và tín ngưỡng của người Việt. Bình Dương có 25 di tích lịch sử đã được xếp hạng gồm: 4 đình, 3 chùa, 6 di tích lịch sử cách mạng, 6 di tích khảo cổ và 6 di tích khác. 3. Hệ thống cơ sở hạ tầng Giao thông đường bộ: Là cửa ngõ phía đông của thành phố Hồ Chí Minh, là gạch nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với Bình Phước và khu vực Tây Nguyên. Quốc lộ 13 (nay gọi là Đại lộ Bình Dương), dài 68,6 km, là một trong những tuyến đường đẹp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quốc lộ 1A qua địa phận Bình Dương 7,3 km, là một đoạn của đường xuyên Á. Quốc lộ 1K qua địa phận Bình Dương 5,7 km. Ngoài ra Bình Dương có 10 đường tỉnh DT.741, 742, 743, 744, 745, 746, 747, 748, 749, 750 phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh. Đường hàng không: Có một số sân bay dã chiến xây dựng trước 1975, nay đã hư hỏng hoàn toàn, hiện tại do Bộ Quốc phòng quản lý. Về đường sắt, tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua Dĩ An của tỉnh Bình Dương với chiều dài 8,6 km là tuyến huyết mạch quốc gia. Tuyến Dĩ An - Lộc Ninh đã bị phá huỷ trong chiến tranh nay chưa khôi phục, nhưng sẽ là tuyến xuyên Á trong dự án đường sắt xuyên Á. Nói chung, tỉnh Bình Dương có vị trí quan trọng trong vùng Đông Nam bộ và là cửa ngõ phía Đông của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Mạng đường giao thông đang trong thời kỳ phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ đã thực sự giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung. 4. Phát triển đô thị Bình Dương là tỉnh tăng trưởng nhanh trong những năm qua với tỷ lệ đô thị hoá khoảng 30% (so với 23,5% của cả nước). Động lực phát triển đô thị đến năm 2020 là các ngành kinh tế chủ yếu: công nghiệp - dịch vụ - thương mại và phát triển kết cấu hạ tầng. Từ nay đến năm 2020, quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh chóng theo hướng hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương gồm 6 quận, 4 huyện ngoại thành, 40 xã, 60 phường và 13 thị trấn với số dân khoảng 2 triệu người. III. Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2007 và định hướng đến năm 2020 1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội 2001-2007 Giai đoạn 2001-2005: Bình Dương có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 15,6%/ năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2005: công nghiệp 63,8%, dịch vụ 28,2%, nông nghiệp 8%. Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người năm 2005 là 14,5 triệu đồng. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển cả về số lượng và quy mô, phát huy tính tự chủ trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới quản lý và cổ phần hoá, hoạt động có hiệu quả, tham gia các ngành, lĩnh vực then chốt như: điện lực, bưu điện, tín dụng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khai thác chế biến mủ cao su. Kinh tế tập thể được củng cố và phát triển. Kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của các huyện, thị xã có những bước chuyển đúng hướng. Thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An ổn định phát triển công nghiệp, gia tăng tốc độ phát triển dịch vụ và chú trọng công tác kiến thiết phát triển đô thị; các huyện Bến Cát, Tân Uyên, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, xây dựng các khu và cụm công nghiệp, từng bước chuyển thành các huyện công nghiệp mới. Phát triển thêm 9 khu công nghiệp (KCN), nâng tổng số KCN trên địa bàn là 16 khu, tổng diện tích 3.241 ha. Tháng 12/2005 đã có 674 doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, tỷ lệ cho thuê đất bình quân của các KCN là 70%. Đã có 2.208 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đầu tư 11.903 tỷ đồng, bình quân hàng năm có 440 doanh nghiệp được thành lập, thu hút 2.218 tỷ đồng. Năm 2005, toàn tỉnh Bình Dương có 3.459 doanh nghiệp được thành lập với tổng số vốn đầu tư là 15.733 tỷ đồng. Giai đọan 2006-2007: Tổng thu ngân sách 2006 là 5.846,7 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách 2006 là 2.713,3 tỷ đồng Đến hết năm 2007, toàn tỉnh đã có 27 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích là 8.895 ha; trong đó, có 19 khu đã đi vào hoạt động, tỉ lệ cho thuê đất đạt bình quân trên 60%; đầu tư trong nước, toàn tỉnh có 5600 doanh nghiệp với tổng vốn 37.000 tỉ đồng, thu hút 1.624 dự án đầu tư nước ngòai với tổng vốn gần 9 tỷ USD. 2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương đến năm 2010 Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 là tạo ra bước đột phá mới nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống dân cư, góp phần cải thiện mạnh mẽ đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Phấn đấu nâng tỷ trọng GDP của tỉnh trong GDP của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quy hoạch xây dựng định hướng phát triển tỉnh Bình Dương thành đô thị loại I trong 5-10 năm tới; quy hoạch đô thị gắn với phát triển nông thôn thành một tỉnh giàu đẹp, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững gắn với phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng.- an ninh. Tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng phát triển, tạo nền tảng đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức gắn với hội nhập vùng, khu vực và quốc tế. Mở rộng thị trường xuất khẩu đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ theo hướng hiện đại, tiên tiến. Thực hiện tốt cải cách hành chính, đẩy lùi tham nhũng, xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, linh hoạt và minh bạch. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ. 3. Định hướng phát triển Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005-2010) đã nêu rõ: Công nghiệp: Phát huy và tập trung mọi điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp toàn diện, vừa đẩy mạnh tăng trưởng về quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng phát triển theo hướng bền vững. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. Phát triển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Xây dựng chương trình ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp chủ lực tạo giá trị gia tăng cao; các ngành công nghiệp hỗ trợ. Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch. Tập trung đầu tư hạ tầng Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương theo hướng hiện đại, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ có trên 50% diện tích đất đưa vào sử dụng. Các ngành dịch vụ: Tạo bước đột phá trong phát triển dịch vụ theo hướng hiện đại, văn minh, hội nhập quốc tế và vươn lên trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đến năm 2010 chiếm khoảng 30% GDP. Phát triển mạnh thương mại nội địa, đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại. Các dịch vụ về thị trường, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, bưu chính - viễn thông, cấp thoát nước, cấp điện và vận tải cần phát triển ở mức cao. Đổi mới căn bản cơ chế cung ứng dịch vụ công, thực hiện chuyển các hoạt động sự nghiệp sang cơ chế cung ứng dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường. Thu hút đầu tư: Tạo môi trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp. Xây dựng và từng bước chuyển các doanh nghiệp thành các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần trên cơ sở hùn vốn, liên doanh liên kết phát hành cổ phiếu. 4. Một số mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá so sánh) đến năm 2010 đạt 16.603 tỷ đồng, gấp 2,1 lần năm 2005. Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2006-2010 của tỉnh 15%. Trong đó, GDP công nghiệp tăng 16,8%, dịch vụ tăng 15,6% và nông nghiệp tăng 3,2%. Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.000 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ USD; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ, ổn định tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Đến năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 65,5% - 30% - 4,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 29-30%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,5-6%. Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 18-20%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 13-14%. Thu chi ngân sách tăng bình quân hàng năm 13-14%. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cả thời kỳ đạt 3 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14-15%/ năm. Tập trung phát triển mạnh các hạ tầng kinh tế xã hội, khu đô thị mới. 5. Đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ứng dụng công nghệ thông tin Thuận lợi Lãnh đạo tỉnh Bình Dương có quyết tâm cao xây dựng Bình Dương phát triển nhanh để đến 2020 trở thành đô thị loại 1, trực thuộc Trung ương; Bình Dương là một tỉnh có kinh tế phát triển, có tiềm lực để đầu tư cho phát triển và ứng dụng CNTT; Bình Dương có Ban chỉ đạo chương trình CNTT hoạt động xuyên suốt trong nhiều năm, có đội ngũ chuyên viên triển khai ứng dụng CNTT giàu kinh nghiệm; Tỉnh có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp, đặc biệt có khu công nghiệp Việt Nam - Singapore là điều kiện tốt để phát triển Công nghiệp CNTT; Bình Dương đang trên đà phát triển đô thị hoá mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giữ tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Các doanh nghiệp tăng nhanh số lượng và quy mô.... Những yếu tố đó là môi trường tốt để phát triển thị trường CNTT, phát triển thương mại điện tử; Các lợi thế của Bình Dương về vị trí địa lý kinh tế tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho Bình Dương về mọi mặt, kể cả phát triển và ứng dụng CNTT. Khó khăn Cán bộ, doanh nghiệp và người dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò động lực phát triển kinh tế xã hội của CNTT. Bởi vậy chưa mạnh mẽ ứng dụng CNTT, chưa áp dụng rộng rãi các phần mềm tổng thể quản lý sản xuất như ERP, CRM, chưa có nhiều ứng dụng thương mại điện tử; Công nghiệp phát triển nhanh đang gia tăng sức ép về các mặt hạ tầng xã hội. Hạ tầng kỹ thuật CNTT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của CNTT; Lao động nhập cư lớn (80%) và thường xuyên bổ sung, đòi hỏi công tác đào tạo phải thường xuyên liên tục. Nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế (trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 10%, còn 90% được đào tạo nghề ngắn hạn và lao động phổ thông). Nguồn nhân lực CNTT còn thiếu nhiều, đặc biệt là nhân lực bậc cao; Sự quan tâm ứng dụng CNTT của lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương chưa đồng đều; Tỉnh chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ nhân lực CNTT làm việc trong lĩnh vực nhà nước; Trung ương chưa ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật cho hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT. PHẦN III: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG I. Hiện trạng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin 1. Các chủ trương chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Tỉnh uỷ Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 13/08/2001 về việc “Đẩy mạnh đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá”. Ban chỉ đạo chương trình công nghệ thông tin của tỉnh được thành lập từ 1997 và hoạt động liên tục đến nay. 2. Công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý công nghệ thông tin Quyết định 94/2007/QĐ-UBND ngày 23/08/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành “Qui định quản lý và điều hành chương trình công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương”. Hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình công nghệ thông tin: Đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các nội dung thực hiện chỉ thị 58, thực hiện Đề án 112 và các dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương, kiểm tra đôn đốc các đơn vị, tổng hợp báo cáo tình hình, đánh giá kết quả thực hiện các hạng mục, đề tài, dự án trong chương trình CNTT của tỉnh; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3864/QĐ-UB ngày 02/06/2004 về quy định tạm thời mẫu đề cương xây dựng dự án; trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt, triển khai thực hiện và nghiệm thu dự án; Quy định tạm thời này được thay bằng văn bản số 4718/UBND-VX ngày 05/10/2005 về tổ chức thực hiện quản lý dự án đâu tu về CNTT; Công văn số 4375/UBND-VX ngày 24/08/2006 của UBND tỉnh Bình Dương về việc giao thẩm quyền thẩm định dự án và kiểm tra, đánh giá các dự án đầu tư xây dựng công trình CNTT và viễn thông; Công văn số 2733/UBND-KTTH ngày 05/6/2007 của UBND tỉnh Bình Dương về việc tổ chức thẩm định và quản lý dự án đầu tư. 3. Công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển ứng dụng công nghệ thông tin Kế hoạch phát triển BCVT và CNTT năm 2006 và kế hoạch năm năm 2006-2010 tại văn bản số 2265/UBND-VX ngày 24/05/2005. UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 3621/UBND-VX ngày 08/08/2005 của UBND tỉnh Bình Dương về việc cung cấp số liệu viễn thông và CNTT phục vụ xây dựng Quy hoạch phát triển viễn thông và CNTT vùng kinh tế trọng điểm. Quyết định số 51/2006/QĐ-UBND ngày 24/02/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2006-2010. Quyết định số 2333/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 28/05/2007 về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí “Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020”. Quyết định số 5629/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 20/12/2007 về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2010. UBND tỉnh cũng đã ra nhiều văn bản về quy hoạch ngành, vùng của tỉnh làm cơ sở cho xây dựng Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình Dương. 4. Công tác khắc phục tình trạng sử dụng phần mềm không có bản quyền Ngày 04/5/2007, UBND tỉnh ban hành chỉ thị số 14/2007/CT-UBND về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với các phần mềm máy tính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đối với phần mềm văn phòng, Sở Thông tin và Truyền thông đã được UBBND tỉnh giao làm đại diện tiếp nhận và triển khai bản quyền phần mềm văn phòng của Microsoft trong khối cơ quan nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông chuyển giao (văn bản số 1185/UBND-VX ngày 05/5/2008 của UBND tỉnh). Để đảm bảo thực hiện quyền tác giả, trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Sở Bưu chính, Viễn thông (nay là Sở Thông tin và Truyền thông) luôn yêu cầu các chủ đầu tư dự trù kinh phí mua bản quyền phần mềm hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong dự án. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong tỉnh nghiên cứu triển khai các phần mềm mã nguồn mở. Trước mắt, Trung tâm tư vấn CNTT trực thuộc Sở đang có kế hoạch cài đặt, tập huấn các phần mềm mã nguồn mở trong danh mục được Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định theo Quyết định sô 08/2007/QĐ-BTTTT ngày 24/12/2007. Đối với phần mềm ứng dụng được đầu tư từ ngân sách tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương giao cho Sở Thông tin và Truyền thông giữ bản quyền. 5. Đánh giá chung Lãnh đạo tỉnh đã quan tâm chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, thông qua cơ quan giúp việc là Ban chỉ đạo chương trình CNTT của tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước về CNTT. Do Sở BCVT (nay là Sở Thông tin và Truyền thông) mới được thành lập, nhân lực còn thiếu và ngay trong thời điểm Đề án 112 lộ rõ những bất cập nên chưa phát huy mạnh việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước ở địa phương. II. Hiện trạng phát triển mạng và dịch vụ Viễn thông, Internet 1. Mạng Viễn thông và Internet của Bình Dương Đến cuối 2007 trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 08 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông gồm: Viễn thông Bình Dương, Mobifone, Vinaphone, Viettel, EVN Telecom, Hà Nội Telecom, Sài Gòn Postel, FPT Telecom. Trong đó có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng. Trạm thu phát sóng di động (BTS): 318 trạm. Đáp ứng 100% xã trong tỉnh có sóng điện thoại di động. Đài Host: 03 trạm của Viễn thông Bình Dương và 01 trạm của Viettel. Đài vệ tinh: với 82 trạm của Viễn thông Bình Dương trên toàn tỉnh với khả năng cung cấp hơn 200.000 thuê bao đáp ứng tốt nhu cầu trong tỉnh. Mạng lưới cáp quang gồm hơn 70 tuyến đi đến 7 huyện, thị xã. Vi ba có 47 tuyến. 2. Dịch vụ Viễn thông và Internet Dịch vụ viễn thông và Internet đã được cung cấp ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, phổ biến ở thị xã Thủ Dầu Một, các thị trấn và các khu, cụm công nghiệp. Điện thoại cố định có 170.027 thuê bao, điện thoại di động trả trước có 753.987 thuê bao, điện thoại di động trả sau có 55.531 thuê bao. Tổng số thuê bao điện thoại của tỉnh là 979.545 thuê bao, đạt mật độ là 84,70 máy/100 dân. Internet băng rộng (ADSL) phát triển mạnh với 17.484 thuê bao. Trong đó có 735 đại lý Internet, 10.814 thuê bao internet quay số (dial-up). III. Hiện trạng sử dụng phần mềm nguồn mở, hệ điều hành và phần mềm có bản quyền 1. Tầm quan trọng của phần mềm nguồn mở Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ trở thành đô thị loại 1, thành phố công nghiệp, do đó nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng cao và kinh phí để bảo đảm bản quyền phần mềm thương mại rất lớn. Trong hướng đi tìm phương cách tối ưu nhất để giải quyết vấn đề, có thể chọn áp dụng một trong hai phương án: - Chấp nhận chi phí mua bản quyền phần mềm thương mại cần thiết sử dụng cho máy tính. Phương án này có lợi điểm là phù hợp với thói quen của người sử dụng, không phải tập huấn đào tạo nhiều; đội ngũ chuyên trách, bảo trì hệ thống thông tin cũng không cần đào tạo lại; Trách nhiệm nâng cấp, bảo hành phần mềm được xác định rõ; Có lợi thế với các đối tác nước ngoài, có nhiều thuận lợi khi muốn phát triển công nghiệp phần mềm của tỉnh. Khuyết điểm: tăng thêm chi phí. - Nghiên cứu đưa vào sử dụng phần mềm nguồn mở để thay thế dần những phần mềm thương mại. Phương án này có lợi điểm lớn nhất là tốn ít chi phí, tạo điều kiện làm chủ công nghệ, và là một đối trọng, tạo sức ép giảm bớt thể độc quyền của các công ty phần mềm lớn như Microsoft. Về khuyết điểm, ngoài việc phải tốn thời gian, chi phí đào tạo lại cho người sử dụng, cán bộ chuyên trách, không có người chịu trách nhiệm bảo hành cụ thể, phương án này còn có thể bị lợi dụng để cài các phần mềm độc hại đi kèm vào máy tính của người sử dụng và khả năng không tương thích với thiết bị, phần mềm khác. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã qui định các phần mềm mã nguồn mở sử dụng trong cơ quan nhà nước phải được Bộ thẩm định (Thông tư 02/2007/TT-BBCVT ngày 02/8/2007). 2. Hiện trạng phần mềm nguồn mở đang được sử dụng Khoảng 30% máy chủ trong toàn hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng đã được triển khai hệ điều hành mã nguồn mở và các dịch vụ mạng mã nguồn mở do Trung ương chuyển giao; tất cả các máy trạm của Tỉnh ủy, các ban Đảng, các huyện, thị ủy và các đảng ủy trực thuộc đã được cài đặt bộ phần mềm văn phòng mã nguồn mở và chuyển sang sử dụng thí điểm thay cho phần mềm MS Office tại một số cơ quan trực thuộc. Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin Bình Dương (BIT) là đã đưa ra bộ giải pháp văn phòng BIT - Open Office với các phần mềm ứng dụng văn phòng, thiết kế đồ họa, internet, multimedia cùng các tiện ích khác có thể thay thế cho Microsoft Office với giá chỉ 99.000 đồng. Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank) ứng dụng phần mềm nguồn mở từ năm 2004. Ngoài ra, trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương đang có dự án đưa phần mềm nguồn mở vào giảng dạy ở trường. 3. Hiện trạng sử dụng các hệ điều hành và phần mềm có bản quyền Do giá bản quyền các phần mềm đang được xem là quá cao so với thị trường và thu nhập của Việt Nam, khoảng 500 USD cho chương trình của Microsoft hoặc gần 5.000 USD cho bộ phần mềm của Autocard....nên việc sử dụng phần mềm không bản quyền là khá phổ biến ở Việt Nam, tỉnh Bình Dương cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Mặc dù trong thời gian gần đây khi đầu tư trang bị mát tính, tỉnh đã cố gắng mua sắm phần mềm hệ điều hành có bản quyền nhưng số lượng không lớn. IV. Hiện trạng phát triển - ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng 1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin Kết quả triển khai Đề án 47 (giai đoạn 2001-2005) và 01 năm thực hiện Đề án 06 (giai đoạn 2006-2010) hạ tầng kỹ thuật cơ bản hoàn chỉnh, số lượng máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng, thiết bị sao lưu dữ liệu cơ bản được trang bị đồng bộ và tương đối đủ để đáp ứng yêu cầu công việc. Hệ thống mạng diện rộng của các cơ quan Đảng tỉnh Bình Dương hiện có 17 đầu mối liên lạc gồm: 04 Ban Đảng, 06 Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và 07 huyện, thị ủy. Trong đó, có 14/17 đầu mối đã triển khai đường truyền số liệu tốc độ cao (Mega Wan). Tất cả các đầu mối đều hoạt động ổn định, liên tục và an toàn; đảm bảo kết nối thông suốt để cập nhật đồng bộ cơ sở dữ liệu Đảng viên, gửi nhận thư tín điện tử và khai thác các cơ sở dữ liệu thông tin tham khảo góp phần từng bước nâng cao ý thức ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc của các cấp ủy Đảng. Bảng 5: Hạ tầng CNTT cơ quan Đảng Số Cơ quan Số Máy tính Số máy chủ Số cơ quan có mạng LAN Số cơ quan có kết nối Internet Số cơ quan có Website Tổng số 16 259 49 17 4 0 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở TT&TT 2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin 2.1 Ứng dụng phần mềm: Việc ứng dụng các phần mềm dùng chung (điều hành tác nghiệp trên lotus, bộ phần mềm quản lý Đảng viên, phần mềm quản lý chữ Việt in,...) tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý, quản lý, lưu trữ và trao đổi thông tin, gửi nhận văn bản, góp phần tiết kiệm thời gian, giấy tờ, cước bưu chính. Xây dựng hệ thống thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ sự lãnh đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng. Bộ chương trình quản lý cơ sở dữ liệu Đảng viên được sử dụng đã góp phần thuận lợi trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ Đảng viên, cấp phát thẻ Đảng, báo cáo số liệu nhanh khi có yêu cầu. Phần mềm kiểm tra Đảng bước đầu đã được cài đặt hoàn chỉnh và vận hành tốt ở cấp tỉnh. Thực hiện chủ trương sử dụng rộng rãi phần mềm nguồn mở của Trung ương và của Tỉnh ủy. Đến nay, khoảng 30% máy chủ và tất cả các máy trạm trong toàn hệ thống công nghệ thông tin của Đảng đã được triển khai hệ điều hành mã nguồn mở và các dịch vụ mạng mã nguồn mở do Trung ương chuyển giao, từng bước sử dụng thí điểm thay cho phần mềm MS Offices tại một số cơ quan trực thuộc. 2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu Đã triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu như: Văn kiện Đảng, mục lục hồ sơ lưu trữ, thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý lịch làm việc, cơ sở dữ liệu Đảng viên; các cơ sở dữ liệu và các thông tin phục vụ lãnh đạo đã được cập nhật kịp thời. Phần lớn các đơn vị đều khai thác, sử dụng tốt các cơ sở dữ liệu này. 2.3 Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT Các Ban đảng, các huyện, thị ủy đều có bố trí cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách làm công tác Quản trị mạng. Đội ngũ cán bộ Quản trị mạng của các đơn vị đều có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, được đào tạo, tập huấn thường xuyên. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ nghiệp vụ từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn đều có kiến thức nhất định về tin học; phần lớn đều có thể sử dụng máy tính và mạng máy tính để làm việc. 3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin Thực hiện đề án 47 cơ quan Đảng đã tổ chức 08 lớp đào tạo tập huấn cho 150 cán bộ các cấp như sau: 01 lớp đào tạo, tập huấn cho 14 cán bộ lãnh đạo, quản lý. 04 lớp đào tạo, tập huấn cho 80 cán bộ nghiệp vụ. 03 lớp đào tạo, tập huấn cho 56 cán bộ quản trị mạng. V. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước 1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin Bình Dương đã xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu với chức năng là trung tâm điều hành mạng diện rộng của tỉnh. Đề án 112 đã triển khai được 26 mạng LAN cho các sở, ngành, UBND huyện/thị. Cán bộ, công chức lãnh đạo, nghiệp vụ được trang bị máy tính phục vụ cho công việc, nhìn chung cơ sở hạ tầng về CNTT đã được triển khai tương đối khá. Hiện tại hầu hết các đơn vị đều có kết nối Internet, sử dụng công nghệ ADSL đáp ứng tốt cho việc truy cập và trao đổi văn bản, tài liệu phục vụ cho công việc. Dự kiến xây dựng đường truyền băng thông rộng để các đơn vị kết nối về Trung tâm THDL, tuy nhiên kế hoạch này chưa thực hiện được do Thủ tướng quyết định dừng đề án 112. Bảng 6: Tổng hợp hạ tầng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương Cơ quan, đơn vị Số máy tính Số máy chủ Số máy in Số đơn vị có mạng LAN Số đơn vị có kết nối Internet ADSL/ Tổng số Số đơn vị có website Tổng số 2.098 107 1.165 62 116 129 5 Sở ban ngành tỉnh (34 đv) 1.049 74 482 23/34 28/34 49/56 05/34 UBND huyện Thuận An (23 đv) 200 4 133 09/23 11/23 12/14 0 UBND huyện Dầu Tiếng (18 đv) 84 5 73 04/18 06/18 06/09 0 UBND huyện Phú Giáo (27 đv) 151 3 120 04/27 15/27 09/15 0 UBND huyện Dĩ An (20 đv) 159 7 117 03/20 12/20 09/14 0 UBND huyện Bến Cát (28 đv) 191 6 125 07/28 18/28 18/21 0 UBND huyện Tân Uyên (17 đv) 147 4 65 5/17 12/17 12/17 0 UBND TX-TDM (25đv) 117 4 50 7/25 14/25 14/25 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương 2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin Hệ thống thư điện tử Ban điều hành 112 của Tỉnh đã triển khai hệ thống thư điện tử trong toàn tỉnh với 40 hộp thư đơn vị và gần 1.000 hộp thư cá nhân. Tuy nhiên do đường truyền không ổn định nên các hộp thư điện tử này chưa được phát huy. Phần mềm dùng chung Triển khai cài đặt cả 3 phần mềm dùng chung cho 22 sở ngành, UBND huyện/thị trong tỉnh có đủ điều kiện về hạ tầng CNTT. Việc triển khai phần mềm dùng chung bước đầu tạo sự quan tâm trong cán bộ công chức và từng bước phục vụ tốt một số công việc nội bộ ở các đơn vị đã triển khai như: Văn phòng UBND huyện Bến Cát đã nhập 12.000 hồ sơ văn bản; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa 3 phần mềm dùng chung vào tác nghiệp hàng ngày; Sở Y tế hoàn toàn sử dụng phần mềm hồ sơ công việc để quản lý văn bản. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn một số lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng các phần mềm như lỗi kỹ thuật lập trình, lỗi hệ thống dữ liệu, lỗi do tiêu chí về cập nhật dữ liệu của cơ quan, đơn vị nên đã phần nào gây khó khăn trong việc vận hành tại các đơn vị. Phần mềm chuyên ngành Chương trình Cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh Phần mềm Kế toán hành chính sự nghiệp của Sở Tài chính Phần mềm Đăng ký kinh doanh, Quản lý cấp Chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện Thuận An Phần mềm quản lý văn bản đi đến, quản lý hồ sơ địa chính của UBND thị xã Thủ Dầu Một 20 phần mềm chuyên ngành Hải quan (khai báo từ xa, thống kê thuế, quản lý kho ngoại quan, thông tin luân chuyển tờ khai, phân công kiểm hoá tự động…) phục vụ cho việc khai báo từ xa và chuẩn bị điều kiện để triển khai thông quan điện tử trong thời gian tới. 17 phần mềm phục vụ cho công tác quản lý thuế của ngành thuế Sở Giao thông vận tải sử dụng các phần mềm phục vụ quản lý như: phần mềm quản lý giấy phép lái xe; phần mềm quản lý đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ, phần mềm cải tạo xe cơ giới. Sở Nội vụ sử dụng phần mềm quản lý cán bộ - công chức để theo dõi, tổng hợp về biên chế, nâng lương, nâng ngạch, điều động, bổ nhiệm… cán bộ - công chức; phần mềm tổng hợp kết quả bầu cử. Nhìn chung các phần mềm này đã đáp ứng một số yêu cầu trong công việc tại các cơ quan và góp phần nâng cao khả năng ứng dụng tin học trong đội ngũ cán bộ công chức. Hệ thống văn bản pháp quy và công báo Đã thực hiện cài đặt tại 21 sở ngành, huyện thị hệ thống các văn bản: Công báo Chính phủ: 49.419 văn bản. Văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh 3933 văn bản. Hiện tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã sử dụng khá thường xuyên CSDL công báo và CSDL văn bản quy phạm pháp luật này. Website Bình Dương trên đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá Website này lúc đầu do Sở Khoa học công nghệ xây dựng. Từ 09/06/2006, UBND tỉnh chuyển giao Website này cho Văn phòng UBND tỉnh quản lý. Hiện tại Website đang hoạt động ổn định, thông tin được cập nhật thường xuyên hơn, tuy nhiên do Website được xây dựng trên CSDL cũ, lạc hậu, cấu trúc và bố cục còn nhiều hạn chế, tốc độ truy cập chậm, khó có khả năng nâng cấp, khó khăn trong việc phân quyền chỉnh sửa và cập nhật tin. Các dịch vụ hành chính công Tuy chưa triển khai được các dịch vụ hành chính công từ mức độ 3 trên mạng, nhưng các thông tin về thủ tục đầu tư, hướng dẫn về thuế, thủ tục xin giấy phép xây dựng, đất đai, môi trường, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chất lượng hàng hoá và nhiều thủ tục hành chính khác đã được đưa lên Website của tỉnh để phổ biến đến người dân và doanh nghiệp. Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) Đang triển khai và nâng cấp các CSDL: CSDL Cán bộ công chức, CSDL cán bộ giáo viên, CSDL dân cư, CSDL công báo, CSDL Quy phạm pháp luật. Bảng 7: Ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương TT Cơ quan đơn vị Ứng dụng 1 Văn phòng UBND Tỉnh Nhận lịch làm việc hàng tuần, thông tin về các văn bản UBND tỉnh mới ban hành, khai thác công báo CP, thông tin phục vụ lãnh đạo, trao đổi thư điện tử 2 Sở Nội vụ Chương trình quản lý CBCC toàn tỉnh, tuyển mới, điều động, bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng. Ứng dụng công nghệ Web cập nhật truy vấn hồ sơ CBCC từ xa và phục vụ công tác báo cáo tổng hợp, thông tin nhanh kết quả các kỳ bầu cử các cấp 3 Thư viện tỉnh Phần mềm quản lý thư viện, áp dụng mã số, mã vạch để quản lý độc giả và kho sách, tài liệu 4 Sở Giáo dục – Đào tạo Xây dựng CSDL ngành giáo dục tỉnh. Cập nhật và khai thác CSDL CBCC (10.359 người) từ các phòng giáo dục và các trường 5 Công an tỉnh Trang Web nội bộ phục vụ thông tin chỉ huy Phần mềm nghiệp vụ do Bộ Công an cung cấp: quản lý công văn đi đến, quản lý hồ sơ an ninh - cảnh sát, đăng ký xuất nhập khẩu, đăng ký ô tô - xe máy, tài sản – lương cán bộ, công việc tại Công an tỉnh 6 Sở Tài chính Phần mềm kế toán ngân sách và tài chính xã, phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp IMAS, xây dựng trang Web của sở 7 UBND huyện Bến Cát Huyện đầu tiên trong tỉnh ứng dụng có kết quả Internet phục vụ công tác quản lý nhà nước. Ứng dụng thư điện tử trong trao đổi thông tin văn bản giữa UBND huyện Bến Cát và tất cả 14 xã, thị trấn trong huyện Triển khai các phần mềm ứng dụng vào quản lý nhà nước cấp huyện, góp phần cải cách hành chính: quản lý hồ sơ địa chính, quản lý đăng ký sản xuất – kinh doanh cấp huyện, quản lý tiếp nhận - xử lý đơn thư KNTC Xây dựng trang Web nội bộ phục vụ quản lý, điều hành của UBND huyện 8 Kho bạc Sử dụng tốt, hiệu quả cao 15 chương trình nghiệp vụ 9 Cục thuế Sử dụng tốt 6 chương trình nghiệp vụ 10 Hải quan Chương trình tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan, quản lý đơn đề nghị chuyển cửa khẩu, thông báo thuế, phân công kiểm hoá tự động, báo cáo kết quả kiểm tra hàng hoá, theo dõi công nợ Nguồn: Báo cáo số 57/BC-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương 31/10/2005 3. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT Bảng 8: Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT các cơ quan nhà nước Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ công chức 2.672 Đại học, cao đẳng CNTT 46 1,70 Trung cấp, Kỹ thuật viên CNTT 76 2,80 Chứng chỉ A,B 1.325 49,60 Bồi dưỡng 570 21,40 Chưa có văn bằng, chứng chỉ 655 24,50 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương 4. Công tác đào tạo kiến thức công nghệ thông tin Bên cạnh việc các cơ quan chọn cử cán bộ công chức đi học tin học để nâng cao trình độ ứng dụng theo nhu cầu công việc, Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao trình độ, nhất là các cán bộ phụ trách CNTT ở các cơ quan. Ban điều hành 112 tỉnh đã tổ chức triển khai đào tạo nhiều lớp cho cán bộ, công chức các đơn vị có đủ kiến thức để tham gia cập nhật, khai thác và vận hành các phần mềm dùng chung cũng như ứng dụng CNTT trong việc tin học hoá công tác quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, đơn vị. Việc tập trung mở các khoá đào tạo, đặc biệt các lớp tin học văn phòng được đông đảo cơ quan và cán bộ hưởng ứng, góp phần nâng cao trình độ tin học, năng lực ứng dụng CNTT vào chuyên môn. Kết quả đào tạo 2001-2007: Bảng 9: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ, công chức Năm Lớp 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Chuyên viên 35 Kỹ thuật viên Chứng chỉ B 20 87 100 138 113 Chứng chỉ A 40 114 155 171 42 96 Quản trị mạng 46 52 41 36 34 Tin học cho lãnh đạo 20 120 38 Tập huấn của 112 375 734 135 Internet 74 Văn phòng nâng cao 62 35 Lắp ráp máy tính 26 35 Cơ sở dữ liệu SQL 25 Thiết kế Web 18 Quản trị dự án 91 Tổng Cộng 80 35 742 1.041 559 247 404 Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ Ban chỉ đạo CNTT VI. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo 1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin Ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh được trang bị hạ tầng ở mức độ khá so với mặt bằng chung của cả nước. Chương trình đưa Internet về trường học tính đến nay có 96/319 trường có kết nối internet chủ yếu là ADSL (trong đó số trường Trung học phổ thông có kết nối Internet chiếm 96%). Bảng 10: Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin ngành giáo dục – đào tạo Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số đơn vị 355 Tổng số cán bộ - giáo viên 12.066 Số máy tính 3.284 (Trong đó số máy chủ) 4 Số đơn vị có kết nối mạng LAN 114 32,10 Số đơn vị có kết nối Internet 96 27,00 Số đơn vị có Website 01 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương Phân bổ máy tính như sau: Cấp học Số trường Tỉ lệ trường có phòng máy (%) Số máy bình quân Mầm non 115 4 Tiểu học 145 20,00 5 Trung học cơ sở 45 50,00 5 Trung học phổ thông 26 100,00 30 Trung tâm giáo dục thường xuyên/ Trung tâm hướng nghiệp 14 50,00 5 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương 2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin Trước quy mô quản lý ngày càng tăng cả về số lượng học sinh và CB giáo viên, cả về các tổ chức giáo dục và các loại hình đào tạo, ngành GD-ĐT Tỉnh Bình Dương đã từng bước đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành, quản lý, giảng dạy và học tập. Giáo viên được khuyến khích sử dụng máy tính và các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cho việc giảng dạy trên lớp. Việc kết nối Internet ở các trường giúp cho giáo viên tìm kiếm thông tin phục vụ việc soạn giáo án, giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh sử dụng. 2.1. Ứng dụng phần mềm Hiện nay ngành đang ứng dụng một số phần mềm chuyên dụng: Phần mềm quản lý cán bộ (PMIS): với các chức năng mô phỏng công việc quản lý nhân sự của hệ thống GD-ĐT hiện nay như: Quản lý lý lịch nhân viên, các quan hệ gia đình và xã hội, các quá trình công tác và đào tạo – bồi dưỡng, quá trình lương,.. Phần mềm tổng hợp thống kê giáo dục (EMIS): Đây là phần mềm tổng hợp số liệu thống kê giáo dục từ các trường đến Phòng GD và đến Sở. Phần mềm kế toán IMAS áp dụng tại các trường học. Phần mềm quản lý thi trắc nghiệm: Lập danh sách và hồ sơ dự thi, ghi nhận điểm bài chấm và tổng hợp kết quả của kỳ thi tại các trường Trung học phổ thông. Các phần mềm quản lý điểm học sinh: Ghi nhận điểm học tập các bộ môn của học sinh theo từng học kỳ, lập các bảng tổng hợp điểm theo lớp hay môn, hỗ trợ đánh giá xếp loại học tập và lưu giữ hồ sơ học sinh. Riêng những năm gần đây việc ứng dụng CNTT còn được chú trọng ngay cả cấp học mầm non. Một số trường mầm non sử dụng các phần mềm như: Phần mềm Nutrikids: quản lý dinh dưỡng, xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. Phần mềm Kidsmart, Happykid: giúp trẻ tiếp cận các môn học sau này. 2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Hiện nay, ngành giáo dục tỉnh Bình Dương đã xây dựng cơ sở dữ liệu cán bộ công chức theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu quản lý cán bộ trong ngành. Tuy nhiên, nội dung nhập liệu có một số thông tin chính trùng lắp với cơ sở dữ liệu cán bộ công chức do Sở Nội vụ chủ trì khai thác (cán bộ chuyên trách phải nhập hai lần). Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành. 2.3. Trang thông tin Trên địa bàn tỉnh trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương là trường đầu tiên và duy nhất sử dụng trang thông tin điện tử (Website). 3. Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin Tỉ lệ cán bộ giáo viên toàn ngành biết sử dụng các công cụ tin học như là một công cụ hỗ trợ công việc quản lý, công việc giảng dạy còn thấp. Việc khai thác thông tin trên mạng phục vụ cho giáo dục – đào tạo không đáng kể (một phần do khả năng ngoại ngữ). Hầu hết chưa tiếp cận với các hệ thống quản lý tiên tiến, áp dụng các công nghệ và trình độ tổ chức hiện đại, như hệ thống văn phòng điện tử, hệ thống quản lý trường học theo mô hình tập trung, hệ thống e-learning hỗ trợ học tập qua mạng. Bảng 11: Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin ngành giáo dục Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ - giáo viên 12.066 Đại học, cao đẳng CNTT 148 1,20 Trung cấp CNTT 167 1,40 Chứng chỉ A,B 1.476 12,20 Bồi dưỡng 1.346 11,20 Chưa có văn bằng, chứng chỉ 8.929 74,00 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương 4. Dạy và học tin học trong các trường phổ thông Hầu hết các trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở đã đưa bộ môn tin học vào trong giảng dạy. Đặc biệt một số trường mầm non bán trú (34/63) có đưa tin học vào giảng dạy, cho các em tiếp cận và làm quen máy tính thông qua những hình ảnh, những phần mềm sinh động. VII. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế 1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin Cơ sở hạ tầng CNTT tại các đơn vị vẫn còn thiếu, máy tính dùng để phục vụ cho công tác chưa đủ cho nên việc ứng dụng CNTT cho các hoạt động tại đơn vị còn hạn chế. Đã lắp đặt hầu hết đường truyền Internet ADSL ở các đơn vị. Bảng 12: Hiện trạng hạ tầng CNTT trong lĩnh vực y tế Cơ quan, đơn vị Số đơn vị Số máy tính Số máy chủ Số đơn vị có mạng LAN Số đơn vị có kết nối Internet Số đơn vị có Website Trung tâm y tế dự phòng cấp huyện 7 37 0 2 7 0 Bệnh viện cấp huyện 6 83 0 4 5 0 Trung tâm y tế khối tỉnh 7 58 0 6 7 0 Bệnh viện Tỉnh 3 72 0 3 3 0 Tổng số 23 250 0 15 22 0 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương 2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin Phần mềm dùng chung Đã triển khai và cài đặt các phần mềm dùng chung cho các đơn vị và cho Sở, mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai và sử dụng nhưng cũng giúp các công việc được thực hiện có hiệu quả hơn. Một số phần mềm dùng chung tại Sở và các đơn vị: Phần mềm thống kê Bệnh viện Medisoft; Phần mềm kế toán IMAS 6.0; Phần mềm quản lý văn bản theo đề án 112. Phần mềm chuyên ngành Phần mềm quản lý bệnh nhân AIDS; Hệ thống xếp hạng tự động QMS V206; Xét nghiệm huyết học tự động ADVIA60; Phần mềm quản lý dược. 3. Hiện trạng nhân lực Bảng 13: Hiện trạng nhân lực ngành y tế Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số đơn vị Tổng số cán bộ - giáo viên 2.025 Đại học, cao đẳng CNTT 15 0,80 Trung cấp, kỹ thuật viên CNTT 25 1,20 Chứng chỉ A,B 475 23,50 Bồi dưỡng 417 20,50 Chưa có văn bằng, chứng chỉ 1.094 54,00 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương VIII. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng 1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin Công An tỉnh đã triển khai dự án tin học hoá giai đoạn 2000-2005 để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành. Đang triển khai dự án Trung tâm thông tin chỉ huy và dự án Trunking (vô tuyến bộ đàm) Bảng 14: Tổng hợp hạ tầng CNTT của Công An tỉnh Số máy tính Số máy chủ Số máy in Số đơn vị có mạng LAN Số đơn vị kết nối internet Số line ADSL Số đơn vị có website Tổng số 187 8 43 8 16 8 1 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương 2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin 2.1. Ứng dụng phần mềm Công An tỉnh triển khai ứng dụng các phần mềm: Quản lý đối tượng, Quản lý truy nã, Quản lý xuất nhập cảnh, Quản lý nhân sự, quản lý công văn đi đến; quản lý hồ sơ an ninh - cảnh sát; đăng ký xuất nhập khẩu; đăng ký ô tô - xe máy; tài sản - lương cán bộ. 2.2. Trang thông tin: Công an tỉnh đã triển khai xây dựng trang Web nội bộ phục vụ thông tin, chỉ huy. 2.3. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Hiện nay Công An tỉnh đang cung cấp hộ chiếu trực tuyến qua trang Web. 3. Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin Bảng 15: Tổng hợp nhân lực CNTT tại Công An tỉnh Trình độ CNTT Đại học CNTT Chuyên môn CNTT Biết sử dụng vi tính Sử dụng Word (%) Sử dụng Email (%) Sử dụng Internet (%) Tổng số 15 14 419 80 40 40 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương IX. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp 1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin Đến cuối năm 2007, toàn tỉnh có 7.224 doanh nghiệp. Tuy nhiên do không đủ điều kiện điều tra toàn bộ tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nên chỉ lấy mẫu với số lượng là 319 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy việc ứng dụng CNTT ở các doanh nghiệp chỉ phổ biến ở lĩnh vực hành chính, văn phòng. Số doanh nghiệp có mạng nội bộ chiếm tỷ lệ 66,50%; kết nối Internet chiếm 77,70%; số máy tính trang bị trung bình là 20 máy/ 1 doanh nghiệp. Bảng 16: Hạ tầng CNTT các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương Số DN khảo sát Số máy tính Số máy chủ Số đơn vị có mạng LAN Số đơn vị kết nối Internet ADSL/Tổng số Số đơn vị có Website Tổng số 319 6.330 360 212 248 214 89 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương 2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin 2.1. Ứng dụng phần mềm Theo số liệu thì các doanh nghiệp chỉ phổ biến ứng dụng CNTT ở lĩnh vực hành chính, văn phòng, vì vậy các phần mền ứng dụng chủ yếu là phần mềm kế toán- tài chính, quản lý nhân sự, tiền lương; phần mềm chuyên ngành như nghiệp vụ bảo hiểm, quản lý khách hàng. Mối quan tâm của cấp lãnh đạo trong việc ứng dụng CNTT còn ít. Cụ thể các doanh nghiệp thật sự quan tâm về lĩnh vực này chỉ chiếm 24,4%. Bảng 17: Ứng dụng CNTT các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số doanh nghiệp khảo sát 319 Phần mềm kế toán 209 65,50 Phần mềm nhân sự 78 24,40 Phần mềm quản lý kho 100 31,30 Phần mềm quản lý khách hàng 65 20,40 Phần mềm quản lý hệ thống cung ứng 46 14,40 Phần mềm quản lý sản xuất 71 22,20 Lĩnh vực khác 35 10,90 Mức độ quan tâm của lãnh đạo về ứng dụng CNTT - Rất ít 38 11,90 - Trung bình 76 23,80 - Khá 85 26,60 - Rất quan tâm 78 24,40 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương 2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu Ngoài ứng dụng các phần mềm trong quản lý, các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc lưu trữ các dữ liệu đã được nhập vào máy tính, làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá khứ và định hướng cho công tác hoạch định sản xuất kinh doanh trong tương lai. Qua khảo sát 319 doanh nghiệp có 228 doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ tác nghiệp. 2.3. Trang thông tin Qua khảo sát các doanh nghiệp có website chỉ chiếm tỷ lệ có 28%. Kết quả trên cho thấy các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng trang thông tin (website). Những doanh nghiệp có website cũng chưa ứng dụng hết những công cụ, tính năng ứng dụng trên trang website. Việc xây dựng trang web chủ yếu để giới thiệu thông tin, sản phẩm và dịch của công ty. Những ứng dụng trong giao dịch rất ít, cụ thể ứng dụng cho đặt hàng hoặc mua hàng qua mạng chỉ chiếm 9,4%, hỗ trợ khách hàng là 13,8%. Đặc biệt còn thiếu quá nhiều nhân viên chuyên trách về công nghệ thông tin. Qua khảo sát tỷ lệ nhân viên chuyên trách về thương mại điện tử chỉ có 20,7%. Bảng 18: Trang thông tin tại các doanh nghiệp Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số doanh nghiệp khảo sát 319 Doanh nghiệp có website 89 28,00 - Giới thiệu thông tin về công ty 90 28,20 - Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ 85 26,60 - Cho phép đặt hàng hoặc mua hàng 30 9,40 - Hỗ trợ khách hàng (tư vấn, hỏi đáp, ...) 44 13,80 - Thông tin liên lạc, chức năng liên hệ trực tuyến 36 11,30 - Khác 7 2,20 Doanh nghiệp có sử dụng điện tử thương mại 30 9,40 Doanh nghiệp có mua bán hàng qua mạng (e-commerce) 63 19,70 Doanh nghiệp đã tham gia sàn giao dịch điện tử 11 3,40 Doanh nghiệp có nhân viên chuyên trách về thương mại điện tử 66 20,70 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương X. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhân dân Trong điều kiện hiện nay việc mua sắm máy tính và các thiết bị phần cứng khác để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giải trí ở các hộ gia đình, phục vụ lưu trữ tổng hợp cho các hộ kinh doanh nhỏ trở nên phổ biến. Bên cạnh nhiều điểm dịch vụ Internet sử dụng ADSL được mở ra trong thời gian gần đây ở các thị trấn, đô thị trong tỉnh góp phần nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đến mọi người dân. Qua thống kê 479 hộ thuộc khu vực đô thị (trong đó có 343 chủ hộ đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp), kết quả: Có 370 máy tính để bàn và máy tính xách tay Có 37 máy tính cầm tay Có 64 hộ truy cập Internet tại nhà (tất cả là ADSL) Mục đích truy cập Internet: Đọc báo 84/370 22,7% Chơi game 57/370 15,4% Gửi nhận thư điện tử 56/370 15,1% Chat, tham gia diễn đàn 55/370 14,9% Tìm kiếm thông tin 55/370 14,9% Tỉnh Đoàn thanh niên đã xây dựng 7 điểm truy cập Internet thanh niên ở các huyện thị. Đây không phải là điểm truy cập thông thường, mà còn là nơi tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức tin học cho thanh niên và phổ cập kiến thức tin học cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Ngoài ra, dự án trang bị máy tính cho các điểm khoa học công nghệ cho nông dân truy cập Internet và khai thác các tài liệu nông nghiệp đã được triển khai ở 07 huyện thị. Riêng huyện Dầu Tiếng đang triển khai đến tất cả 12 xã, thị trấn. XI. Hiện trạng công nghiệp và thị trường công nghệ thông tin Tỉnh Bình Dương chưa thành lập khu công nghiệp tập trung công nghệ cao, hiện có 89 doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp rắp thiết bị, dịch vụ công nghệ thông tin. Công nghiệp phần mềm trên địa bàn tỉnh chưa phát triển, duy nhất chỉ có 01 doanh nghiệp với quy mô còn khiêm tốn. Thị trường CNTT mới dừng ở mức mua bán thiết bị tin học, bảo trì sửa chữa nhỏ với 184 cửa hàng dịch vụ; thương mại điện tử còn ở mức độ thông tin, quảng bá sản phẩm. XII. Đánh giá đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Bảng 19: Tổng hợp tình hình đầu tư cho phát triển CNTT giai đoạn 2001-2007 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng chi cho CNTT Dự án trong CQ QLNN Đề án 47+ 06 Đề án 112 Đào tạo của BCĐ Duy trì HTTT 2002 4.605,3 4.256,7 188,6 160 2003 5.575,5 4.117,7 1.194,0 83,9 180 2004 5.095,9 3.561,9 1.194,0 140,1 200 2005 9.873,8 6.762,9 1.194,0 1.540,0 160,9 215 2006 6.061,2 4.533,0 1.194,0 104,3 230 2007 8.076,4 1.200,0 800,0 5.600,0 226,4 250 Cộng 39.288,2 24.432,2 5.575,9 7.140,0 904,2 1.235 Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương (Kinh phí này chưa thống kê được kinh phí mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin từ: nguồn vốn chương trình mục tiêu; nguồn mua sắm trong đầu tư xây dựng trụ sở, trường học; nguồn mua sắm phục vụ cho họat động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ) Về cơ cấu: Đầu tư cho phần cứng: 85,00% Đầu tư cho phần mềm: 12,00% Đầu tư cho đào tạo: 2,30% Khác: 0,70% Nhận xét: Kinh phí cho ứng dụng CNTT chủ yếu là trang bị phần cứng, ít đầu tư cho phần mềm, cơ sở dữ liệu và đào tạo nhân lực. Đề án 112 cũng nặng về đầu tư phần cứng và xây dựng Trung tâm THDL, đầu tư cho đào tạo chiếm 14,6% nhưng chủ yếu là đào tạo phổ cập, ít có đào tạo nâng cao, chuyên sâu; Tiến độ giải ngân cho các dự án đầu tư CNTT giai đoạn từ sau 2005 thực hiện không đạt kế hoạch, do việc triển khai các dự án CNTT của các cơ quan, đơn vị còn kéo dài do vướng mắc trong qui trình quản lý dự án; Không có kinh phí đầu tư cho công nghiệp CNTT; Huy động nguồn lực đóng góp của các thành phần kinh tế hầu như không có. XIII. Vị thế về CNTT của Bình Dương trong mặt bằng chung cả nước 1. Khoảng cách số Bảng 20: Khoảng cách số của Bình Dương so với cả nước TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình Dương 2006 Bình Dương 2010 Cả nước 2006 Cả nước 2010 1 Dân số Người 1.050.124 1.200.000 82.120.000 88.665.111 2 GDP bình quân đầu người USD 1.090 1.875 640,00 1050-1100 3 Tổng GDP (giá hiện hành) Tỷ đồng 18.336,70 45.000 973.792 1.760.000 4 Tổng GDP (giá so sánh 1994) Tỷ đồng 9.756,80 16.603 425.088 5 Tổng thu ngân sách (giá hiện hành) Tỷ đồng 5.846,72 210.000 6 Tổng chi ngân sách (giá hiện hành) Tỷ đồng 2.713,30 7 Mật độ điện thoại/ 100 dân (DĐ+CĐ) 84,70 105 32,57 32-42% 8 Mật độ thuê bao Internet 2.69 5.00 2.01 8-12% 9 Mật độ thuê bao Internet ADSL % 61,70 100% 13,59 10 Mật độ thuê bao Internet quy đổi % 3,48 25-35% Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Bình Dương năm 2006, Văn kiện đại hội đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, Số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông, Trang Web của Tổng cục thống kê, Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Qua bảng trên nhận thấy Bình Dương tuy có dân số ít nhưng nhiều chỉ số cao hơn mặt bằng chung cả nước như GDP, GDP theo đầu người, mật độ điện thoại/ 100 dân, mật độ Internet/ 100 dân. 2. Mức độ sẵn sàng điện tử của Bình Dương Chỉ số ICT Index là "mức độ sẵn sàng điện tử" hoặc "mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT" của một nước hoặc của một vùng. Việc xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT cho một nước hoặc một tỉnh được hiểu một cách tổng quát là trả lời 3 câu hỏi hay giải 3 bài toán: Chúng ta đang ở đâu (Bài toán Đánh giá thực trạng). Chúng ta sẽ đi đến đâu hay muốn đi đến đâu (Bài toán Dự báo chiến lược). Làm thế nào để đi đến đó (Bài toán Tìm đường đi). Lời giải của bài toán này chính là Phương thức thực hiện bao gồm cơ chế, chính sách, lộ trình, chương trình dự án. Chỉ số ICT Index hay "mức độ sắn sàng điện tử" hoặc "mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT" là góp phần trả lời cho câu hỏi số 1 ở trên. Kết quả của sự đánh giá này sẽ là cơ sở cho việc đánh giá chính xác độ phát triển, sự thành công của cơ chế chính sách hiện thời, cũng như làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược phát triển trong tương lai của tỉnh. Các tỉnh/ thành có 5 nhóm chỉ tiêu đánh giá, với 29 chỉ tiêu cụ thể. Bảng 21: Chỉ số ICT Index 2006 của Bình Dương với các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam và các đô thị loại 1 Qua bảng trên thấy rõ mức độ sẵn sàng điện tử của Bình Dương ở vị trí khá cao trong mặt bằng chung của cả nước, đặc biệt là sự tiến bộ từ 2005 vị trí số 16, sang 2006 lên vị trí số 3, sánh cùng các đô thị loại 1 của cả nước. Tuy nhiên về hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT của Bình Dương vẫn cần phải có mức độ phấn đấu cao hơn nữa. XIV. Đánh giá chung về hiện trạng công nghệ thông tin 1. Kết quả đạt được Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã có sự quan tâm chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT thông qua việc ban hành các kế hoạch và đề án lớn về CNTT. Qua việc triển khai các dự án CNTT, đã hình thành mạng diện rộng của tỉnh với sự tham gia của nhiều sở ban ngành, và mạng diện rộng trong cơ quan Đảng với sự tham gia của các ban Đảng thuộc Tỉnh uỷ và các huyện thị uỷ. Nó giúp cho lãnh đạo và các cơ quan quản lý truy cập khai thác thông tin, trao đổi thông tin nhanh chóng và kịp thời. Đội ngũ cán bộ qua đó đã được bồi dưỡng, đào tạo về kiến thức tin học. Chương trình CNTT của tỉnh đã góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành tại các cơ quan Đảng và sở ban ngành trọng điểm. Hiện trạng hạ tầng CNTT của tỉnh phát triển tương đối tốt, các mạng cục bộ đã được xây dựng ở một số sở ngành, tạo điều kiện thuận lợi bước đầu đáp ứng các yêu cầu về phát triển CNTT của Tỉnh. 2. Những tồn tại Các dự án CNTT đã triển khai ở các sở ban ngành trọng điểm, nhưng việc xây dựng phần mềm ứng dụng chưa được chú trọng ngang mức với trang thiết bị phần cứng, dẫn đến các phần mềm phục vụ quản lý chuyên môn nghiệp vụ còn ít triển khai. Tuy nhiên, đầu tư mới tập trung ở các cơ quan quản lý cấp Tỉnh, chưa triển khai đồng bộ đến các cấp quản lý để phát huy hiệu quả. Chương trình CNTT của tỉnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phục vụ quản lý trong các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước trọng điểm. Phạm vi ứng dụng CNTT còn hẹp, việc khai thác trao đổi thông tin trên các mạng tin học và mạng Internet chưa phổ biến, ngay cả ở các cơ quan nhà nước. Bưu điện tỉnh có khả năng cung cấp dịch vụ truyền dẫn dữ liệu để xây dựng mạng diện rộng của toàn tỉnh. Tuy nhiên hiện nay các kết nối có trên mạng văn phòng Chính phủ (đã mở rộng đến huyện và sở ngành) hay trực tiếp giữa các đơn vị, đều sử dụng ít. 3. Nguyên nhân Nhận thức về vai trò của CNTT trong quản lý điều hành cơ quan đơn vị và là động lực phát triển kinh tế xã hội của cán bộ công chức và người dân còn chưa đầy đủ, đặc biệt vai trò của người đứng đầu cơ quan đơn vị. Nhân lực CNTT yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Thiếu cán bộ chuyên trách về CNTT, thiếu cán bộ thẩm định, quản lý dự án CNTT, trình độ người sử dụng thấp. Các dự án CNTT triển khai chưa đồng bộ giữa phần cứng và phần mềm. Nguồn dữ liệu điện tử còn rất hạn chế, các CSDL dùng chung chưa có, ngoại trừ CSDL các văn bản pháp quy của Chính phủ và của tỉnh. Có những điểm bất cập của Đề án 112 ngay từ Trung ương. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về BCVT và CNTT mới được hình thành. Hạ tầng viễn thông phát triển mạnh trong thời gian qua nhưng chất lượng chưa đảm bảo ( tốc độ đường truyền ADSL quá chậm ) gây khó khăn cho việc sử dụng và cập nhật cơ sở dữ liệu dùng chung. PHẦN IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 I. Dự báo nhu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Công tác dự báo được tiến hành dựa trên các xu hướng phát triển và ứng dụng CNTT như đã phân tích trên trong phần mở đầu: Tình hình và xu thế phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới. Tình hình và xu hướng phát triển thị trường Công nghệ thông tin và Truyền thông. Tình hình và xu hướng phát triển CNTT ở Việt Nam. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử và Thương mại điện tử ở Việt Nam. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Bình Dương giai đoạn 2006-2010. Hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT qua các giai đoạn đến 2005 tại Việt Nam nói chung và tại Bình Dương nói riêng. Trước khi đi vào dự báo cụ thể, từ những thực trạng và xu thế trên, cần đánh giá tác động của nó đến sự phát triển CNTT của tỉnh trong giai đoạn tới. 1. Các xu hướng phát triển và ứng dụng CNTT trên thế giới và khu vực Như đã trình bày trong Phần I, Mục 1., xu hướng phát triển phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới theo một số hướng sau đây: Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau (NGN) Xu hướng tích hợp và sử dụng giao diện mở Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ CNTT-viễn thông-phát thanh và truyền hình Các xu hướng này khiến cho CNTT và truyền thông ngày càng gắn kết với nhau cả trong phát triển và ứng dụng. 2. Các xu hướng phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam Dự báo phát triển CNTT phụ thuộc rất nhiều vào môi trường phát triển. Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước đã nhận thức được rõ vai trò của CNTT trong sự nghiệp phát triển, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nên đã đề ra nhiều đường lối, chủ trương chính sách về phát triển CNTT mạnh mẽ và khá đồng bộ. Chính phủ đã phê duyệt nhiều quy hoạch, chương trình dự án liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn từ 2006 đến 2010. Có thể tóm tắt một số xu hướng phát triển ứng dụng CNTT của Việt Nam trong thời gian tới như sau: Về môi trường pháp lý: Nhà nước đã thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông và hệ thống các Sở Thông tin Truyền thông (Sở Bưu chính Viễn thông) ở các tỉnh. Sự phát triển CNTT được xác định như một ngành kinh tế mủi nhọn và có một hệ thống các cơ quan quản lý. Nó giúp cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, đầu tư liên quan đến CNTT được tiến hành một cách bài bản, đồng bộ với sự phát triển KTXH và đưa CNTT trở thành động lực phát triển KTXH. Nhà nước đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp lý đảm bảo cho sự phát triển CNTT phát huy sức mạnh của công nghệ, của tri thức thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tạo tiền đề cho nền kinh tế tri thức. Hai bộ luật quan trọng đã thông qua là Luật giao dịch điện tử và Luật CNTT là những văn bản quan trọng sẽ đi vào đời sống trong thời gian tới. Về chính sách ưu đãi Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế v.v. hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm. Nhiều chương trình dự án tăng cường nhận thức về CNTT, thương mại điện tử và Chính phủ điện tử, đặc biệt các chính sách, chương trình, dự án CNTT phục vụ phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo đã và đang được triển khai. Ứng dụng CNTT và TMĐT Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên tất cả các lĩnh vực. Về giáo dục phổ cập, phấn đấu đến 2010 tất cả các trường THPT, THCS và tiểu học đều có máy tính và kết nối Internet. Các doanh nghiệp cần phải tích cực tham gia TMĐT để nhanh chóng, chủ động hội nhập với kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Việc tham gia hiệp định AFTA và tham gia tổ chức WTO đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước nhiều cơ hội và thách thức. Cơ hội cho việc mở rộng thị trường, tiếp nhận công nghệ mới. Thách thức do sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, cạnh tranh ngay trên địa phương của mình. Công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua hệ thống quản lý tổng thể doanh nghiệp. CNTT giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng dễ dàng vươn ra thị trường thế giới. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và nhà nước tiến tới xây dựng CPĐT ở địa phương - chính quyền điện tử. Một trong những ứng dụng lớn về CNTT trong các cơ quan chính quyền là xây dựng chính quyền điện tử. Chính quyền điện tử sẽ giúp chính quyền quản lý điều hành đất nước hiệu quả hơn, minh bạch hơn. Thông qua chính quyền điện tử, người dân có thể tiếp xúc với đường lối chủ trương chính sách và tận hưởng các dịch vụ công. Chính quyền điện tử là cải cách hành chính trên nền tảng công nghệ thông tin và với mục tiêu hướng đến người dân. Trong giai đoạn 2006-2010, Chính phủ sẽ đầu tư nhiều vào việc xây dựng Chính phủ điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, của các bộ ngành, các địa phương và chương trình cải cách hành chính. Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hay chính quyền điện tử ở cấp tỉnh sẽ đòi hỏi đầu tư nhiều về nguồn lực cả từ trung ương lẫn địa phương. Cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể để tiếp nhận nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng CPĐT và tạo môi trường để thu hút các đầu tư từ trung ương và từ các doanh nghiệp. Ứng dụng CNTT trong cộng đồng Theo những kinh nghiệm, thế giới đã tham gia một cách tích cực trong các ứng dụng giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Thông qua CNTT và Internet, người dân ở vùng nông thôn cũng sẽ được hưởng các điều kiện như ở thành phố. CNTT không những tham gia thực hiện xoá đói giảm nghèo mà nó còn giúp cho công tác giáo dục người dân có cơ hội học tập vươn lên. Đối với tỉnh Bình Dương, có thể triển khai những mô hình điểm về ứng dụng CNTT trong giáo dục, y tế và xoá đói giảm nghèo để thu hút vốn đầu tư ODA, NGO và các nguồn vốn ưu đãi khác. Phát triển thị trường CNTT Với những xu hướng CNTT ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh đời sống kinh tế xã hội, thị trường CNTT Việt Nam trong 5 năm qua đã có những bước phát triển đáng kể, với tốc độ tăng trưởng trên 20% năm. Thị trường phần mềm đã được ghi nhận và có tốc độ phát triển nhanh. Một số địa phương có điều kiện đã hình thành rất nhiều doanh nghiệp phần mềm và tham gia gia công phần mềm cho nước ngoài. Hình thức xuất khẩu chuyên gia phần mềm cũng được các doanh nghiệp chú ý. Thực tế hiện nay Việt Nam đang thiếu chuyên gia phần mềm phục vụ ngay cho các ứng dụng trong nước. Các doanh nghiệp đã và đang phát triển TMĐT cho các hoạt động kinh doanh của mình. Các ứng dụng CPĐT, TMĐT đã và đang tạo ra nhu cầu lớn cho thị trường CNTT. Đây là cơ hội cho phát triển công nghiệp CNTT. 3. Ứng dụng Chính phủ điện tử CPĐT là việc các cơ quan Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (mạng WAN, mạng Internet) để giao tiếp với người dân, doanh nghiệp và các cơ quan Chính phủ khác. CPĐT sẽ cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Nó cải thiện được sự giao tiếp của người dân và doanh nghiệp, giúp cho người dân nắm được thông tin, chủ động tham gia góp ý cho công tác quản lý điều hành đất nước, tăng cường sự minh bạch, hạn chế được tham nhũng, và đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhờ có CPĐT, người dân hay doanh nghiệp có thể liên lạc với chính quyền thông qua mạng máy tính. Tham gia CPĐT có 3 chủ thể: người dân, Chính phủ và doanh nghiệp. Tùy theo mối quan hệ tương tác giữa 3 chủ thể ta có: G2C: Quan hệ Chính phủ với người dân G2B: Quan hệ Chính phủ với doanh nghiệp G2G: Quan hệ các cơ quan Chính phủ với nhau Mục tiêu cơ bản của CPĐT là cải tiến quy trình công tác trong cơ quan Chính phủ thông qua nền hành chính điện tử, cải thiện quan hệ với người dân thông qua công dân điện tử và tiến tới xây dựng một xã hội tri thức trên nền tảng CNTT. Việc phát triển Chính phủ điện tử trải qua một số giai đoạn khác nhau. Cứ qua từng giai đoạn (thực hiện và duy trì) thì tính phức tạp lại tăng thêm, nhưng giá trị mà nó mang lại cho người dân và doanh nghiệp cũng tăng lên (trong đó có phần tăng cho Chính phủ qua việc có thể có thêm nguồn gián thu hay trực thu). Một mô hình CPĐT đã được sử dụng rộng rãi, do hãng tư vấn và nghiên cứu Gartner xây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trình phát triển Chính phủ điện tử. Hình 1: Các giai đoạn của CPĐT theo mô hình của Gartner Thông tin – Trong giai đoạn đầu, chính phủ điện tử có nghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có thể tiếp cận được thông tin của chính phủ, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Với G2G, các cơ quan chính phủ cũng có thể trao đổi thông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như Internet, hoặc trong mạng nội bộ. Tương tác – Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa chính phủ và công dân (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian. Thực tế, việc tiếp nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày. Thông thường, những động tác này chỉ có thể được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính. Về mặt nội bộ (G2G), các tổ chức của chính phủ sử dụng mạng LAN, intranet và thư điện tử để liên lạc và trao đổi dữ liệu. Rõ ràng giai đoạn này chỉ có thể thực hiện được khi đã thực hiện cải cách hành chính (với cơ chế một cửa điện tử, cơ chế một cửa liên thông điện tử) theo tinh thần Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Giao dịch – Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính. Có thể lấy ví dụ về các dịch vụ trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia hạn/cấp mới giấy phép, thị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng. Giai đoạn 3 là phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số (chữ ký điện tử) là cần thiết để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp. Về khía cạnh doanh nghiệp, chính phủ điện tử bắt đầu với các ứng dụng mua bán trực tuyến. Ở giai đoạn này, các quy trình nội bộ (G2G) phải được thiết kế lại để cung cấp dịch vụ được tốt. Chính phủ cần những luật và quy chế mới để cho phép thực hiện các giao dịch không sử dụng tài liệu bằng giấy. Chuyển hóa – Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được. Không nhất thiết mọi bước phát triển và dịch vụ đều phải nằm cùng một giai đoạn. Quả thực, điều quan trọng là phải biết lọc ra một số dịch vụ cần đưa sang giai đoạn 2 và giai đoạn 3 và đưa ra những mô hình về vai trò và động cơ để tiến lên làm tiếp. Về vấn đề trọng tâm của G2C và G2B, với G2C nên đặt trọng tâm vào các giai đoạn ban đầu là 1 và 2. Tuy nhiên, với G2B thì nên tập trung nỗ lực đạt được giai đoạn 2 và giai đoạn 3 và đích cuối cùng là giai đoạn 4 (nhưng đây là mục tiêu dài hạn (10 đến 15 năm). Việc xây dựng CPĐT là một việc lâu dài và phải bắt đầu từ ngay hôm nay. Thực tế trong thời gian qua Việt Nam đã khởi động những dự án CPĐT, Đề án 112 là một ví dụ. Khắc phục những bất cập và rút kinh nghiệm những sai sót của Đề án 112, Chương trình 64 sẽ tiếp tục việc tin học hoá hành chính nhà nước hướng tới chính phủ điện tử với các mục tiêu cụ thể hơn, cách làm hợp lý hơn và chắc chắn sẽ hiệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3006201031CNTT.doc
Tài liệu liên quan