Đề tài Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Cần Thơ

Tài liệu Đề tài Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Cần Thơ: ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện. Sự chuyển biến tích cực đó là nhờ có đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tiễn, đặt biệt là chính sách đất đai. Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X  về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010); Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày  02 tháng 02 năm 2010); ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009), với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình ...

doc53 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện. Sự chuyển biến tích cực đó là nhờ có đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tiễn, đặt biệt là chính sách đất đai. Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X  về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010); Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày  02 tháng 02 năm 2010); ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009), với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó thành phố Cần Thơ đã ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới bảo đảm đến năm 2020 trên 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Đông Thắng là xã thuộc huyện ngoại thành của Thành Phố Cần Thơ cách trung tâm huyện Cờ Đỏ khoảng 03 km về phía Đông, có vị trí giao thông thuận lợi, tuy nhiên Đông Thắng vẫn nằm trong vùng nhập sâu của huyện. Toàn xã có 06 ấp dân cư tập trung chính dọc theo các tuyến kênh, rạch và một số dọc theo tỉnh lộ 922, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lúa, ngành nghề nông thôn nhìn chung chưa phát triển, cơ sở hạ tầng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 chỉ mới đạt 12.000.000đ thuộc loại thu nhập thấp so với mặt bằng chung của huyện. Trong đó Nông nghiệp là ngành đem lại việc làm và thu nhập cho đa số người dân ở nông thôn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực tạo cơ sở ổn định xã hội; Nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn các truyền thống văn hoá dân tộc. Để có cơ sở đầu tư quản lý và xây dựng xã theo tiêu chí nông thôn mới, phát huy tốt các tiềm năng của xã, việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí của TW, địa phương về xây dựng nông thôn mới; phù hợp tình hình phát triển mới theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới là cần thiết và cấp bách. Quy hoạch xây dựng xã Đông Thắng nhằm đánh giá rõ các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để đưa ra định hướng phát triển về không gian, sử dụng đất, mạng lưới dân cư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh vốn có của địa phương, từ đó có thể chủ động kiểm tra quản lý xây dựng, đất đai của địa phương, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đề ra. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Đông Thắng –Huyện Cờ Đỏ –Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 ” gồm 2 nội dung: 1.Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa,công nghiệp -TTCN - Dịch vụ trên địa bàn xã (viết tắt là Quy hoạch Nông nghiệp) 2.Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội-Môi trường phát triển dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã (Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới ). 1. Mục tiêu: Mục tiêu của Quy hoạch Nông nghiệp Xây dựng quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp nhằm xác định căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt lợi thể của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho mục tiêu hiện đại hoá của xã đến năm 2020, hoàn thành các tiêu chí để xây dựng xã thành xã nông thôn mới. Mục tiêu của Quy hoạch chung xây dựng Quy hoạch Xây dựng chung xây dựng xã nhằm xác định căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng phát triển không gian trên địa bàn xã phù hợp với đặc điểm sinh thái, tập quán sinh hoạt, sản xuất của dân cư trong vùng đồng thời xác định kế hoạch, triển khai các dự án đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, khu dân cư để phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng được các tiêu chí về nông thôn mới. Mục tiêu chung: Phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể hoá định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Hồng và xã trong việc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đến năm 2020. Làm cơ sở pháp lý cho việc phát triển các điểm dân cư và đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, quản lý đất đai, đầu tư xây dựng và hướng dẫn phát triển theo quy hoạch trên địa bàn xã. Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư trên địa bàn xã; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng lập quy hoạch xây dựng nông thôn bao gồm: mạng lưới điểm dân cư nông thôn trong ranh giới hành chính của một xã, trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn tập trung. - Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính xã Đông Thắng, diện tích tự nhiên: 1.501,82 ha, dân số có 1079 hộ với 5147 nhân khẩu, Có vị trí cụ thể như sau : Phía Đông: giáp với xã Đông Hiệp. Phía Tây: giáp với Thị trấn Cờ Đỏ. Phía Nam: giáp với xã Đông Thuận, huyện Thới Lai. Phía Bắc: giáp với xã Thới Hưng. - Thời gian thực hiện: từ ngày 15/04/2011 đến ngày 15/06/2011 tại xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU I. Cơ sở lý luận: I.1. Khái niệm quy hoạch: Quy hoạch là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã: khu phát triển dân cư (bao gồm cả chỉnh trang các khu dân cư hiện có và bố trí khu mới); hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.v.v. theo chuẩn nông thôn mới. Là việc tổ chức không gian mạng lưới điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn xã hoặc liên xã. Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã hoặc liên xã ( còn gọi là quy hoạch chung xây dựng xã) và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn ( còn gọi là quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, thôn, làng, xóm, bản..) I.2. Quy trình: - Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã. - Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp phường. - Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. - Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội - Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu. - Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. I.3. Nội dung quy hoạch nông thôn mới - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Xác định nhu cầu sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kü thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hoá nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; bố trí hệ thống thuỷ lợi, thuỷ lợi kết hợp giao thông... theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. - Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới, bao gồm: bố trí mạng lưới giao thông, điện, trường học các cấp, trạm xá, trung tâm văn hoá, thể thao xã, nhà văn hoá và khu thể thao thôn, bưu điện và hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh, hồ nước sinh thái.v.v. theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. II. Cơ sở pháp lý: * Các văn bản pháp lý: - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. - Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; - Luật số 38/2009/QH12 ngày 13 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng công trình; - Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng; - Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; - Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới - Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 01/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng; - Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 V/v Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng; - Thông tư số 31/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng về việc ban hành ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn; - Thông tư 32/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn; - Thông tư 21/2009/TT – BXD quy đình việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; - Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; - Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. - Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 08 năm 2010 của Bộ Xây dựng Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. - Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng; - Thông tư số 17/2010/QĐ-BXD ngày 30/09/2010 của Bộ xây dựng về việc Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị. - Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2006 do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành về giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Căn cứ kế hoạch số 02/KH-BCĐXDNTM ngày 17 tháng 01 năm 2011 của ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ. - Quyết định số 3589/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành bộ tiêu chí Thành phố Cần Thơ về nông thôn mới; - Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Các tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật về nông thôn mới của các Bộ, Ngành liên quan. - Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày 24/03/2011 của UBND xã Đông Thắng về việc đánh giá thực trạng xây dựng xã nông thôn mới tại xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ. * Các tài liệu cơ sở khác - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020. - Dự thảo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 – 2015 thành phố Cần Thơ - Nghị quyết đại hội Đảng bộ Huyện Cờ Đỏ nhiệm kỳ 2010 -2015. - Số liệu thống kê huyện Cờ Đỏ các năm đến năm 2009 . - Kết qủa điều tra dân số huyện Cờ Đỏ năm 2009. - Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 và thống kê đất đai các năm 2006,2007 2008,2009. - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội hàng năm và phương hướng nhiệm vụ của các năm của xã. - Báo cáo chính trị và nghị quyết đại hội Đảng xã Đông Thắng nhiệm kỳ 2010-2015. - Các tài liệu bản đồ và các dự án liên quan của địa phương; - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã; III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: III.1. Nội dung: Thực hiện theo hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã của Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Thầy Trần Duy Hùng với các nội dung chính bao gồm: - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới theo 20 tiêu chí của chình phủ. - Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất kỳ trước. - Đánh giá tiềm năng đất đai. - Xây dựng phương án quy hoạch nông thôn mới theo 20 tiêu chí đến năm 2020. III.2. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp 1: Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên. - Phương pháp 2: Thu thập các số liệu về thực trạng phát triển kinh tế xã hội. - Phương pháp 3: Thu thập các số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã (thống kê qua các năm), hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất (phục vụ cho công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất). PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I . Đánh giá hiện trạng theo tiêu chí nông thôn mới. I. 1 Khái quát địa bàn nghiên cứu: Đông Thắng là xã thuộc huyện ngoại thành của Thành Phố Cần Thơ cách trung tâm huyện Cờ Đỏ khoảng 03 km về phía Đông, có vị trí giao thông thuận lợi, tuy nhiên Đông Thắng vẫn nằm trong vùng nhập sâu của huyện. Toàn xã có 06 ấp dân cư tập trung chính dọc theo các tuyến kênh, rạch và một số dọc theo tỉnh lộ 922, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lúa, ngành nghề nông thôn nhìn chung chưa phát triển, cơ sở hạ tầng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 chỉ mới đạt 12.000.000đ thuộc loại thu nhập thấp so với mặt bằng chung của huyện. Trong đó Nông nghiệp là ngành đem lại việc làm và thu nhập cho đa số người dân ở nông thôn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực tạo cơ sở ổn định xã hội; Nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn các truyền thống văn hoá dân tộc. Trong những năm gần đây nhân dân xã Đông Thắng đã tích cực đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng trong xã như: Nạo vét một số tuyến kênh, rạch; được trên đầu tư xây dựng hệ thống điện tương đối hoàn chỉnh cấp điện cho trên 97% số dân, bê tông hoá một số tuyến đường nội thôn, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, địa thế thuận lợi nền kinh tế của xã Đông Thắng đã có những bước phát triển đáng kể, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã và đang được triển khai. Tuy nhiên nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh, cơ sở vật chất còn yếu kém, mức sống của người dân còn thấp, dân cư sống rải rác không tập trung. Mặt khác do chưa có quy hoạch cụ thể nên định hướng phát triển các điểm dân cư trên địa bàn xã còn nhiều bất cập và hạn chế. Để xã Đông Thắng phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện, ổn định lâu dài và bền vững, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thực hiện xây dựng nông thôn mới cho xã Đông Thắng là rất cần thiết và cấp bách. Nhằm làm cơ sở pháp lý để quản lý và lập các dự án đầu tư trên địa bàn xã. I.2. Điều kiện tự nhiên I.2.1. Vị trí - Xã Đông Thắng là xã ngoại thành cách trung tâm huyện Cờ Đỏ 03 km về phía Đông, cách Thành phố Cần Thơ 41 km và khu Công nghiệp Trà Nóc 31 km; có vị trí cụ thể như sau : Phía Đông: giáp với xã Đông Hiệp. Phía Tây: giáp với Thị trấn Cờ Đỏ. Phía Nam: g với xã Đông Thuận, huyện Thới Lai. Phía Bắc: giáp với xã Thới Hưng. - Diện tích tự nhiên: 1.501,82 ha, chiếm 4,8 % diện tích tự nhiên của huyện. I.2.2 Địa hình, địa mạo Xã Đông Thắng có địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi chằn chịt, thuộc khu vực đồng bằng sông cửu long, cao độ địa hình thấp, mực nước lũ hàng năm từ 1-1,5 m. I.2.3. Khí hậu + Thời tiết, khí hậu: Đông Thắng như các vùng khác trong huyện và Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo điển hình: Mỗi năm có 02 mùa mưa và nắng nóng. + Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm: 26,60C-26,80C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 03 (có năm trên 360C). Nhiệt độ thấp nhất: có thể dưới 220C. + Mưa: Lượng mưa trung bình trong năm: 2045 mm. Lượng mưa cao nhất/ năm: 2500 mm, thấp nhất/ năm: 1700 mm. Mưa tập trung vào các tháng: Từ tháng 5 đến tháng 11. Số ngày mưa trong năm từ 141 ngày trở lên. + Nắng: Thời tiết nắng nóng vào khoản tháng 01 đến tháng 3, số ngày nắng trên 230. * Độ ẩm không khí. Độ ẩm trung bình của không khí cả năm: Từ 80% - 82 % ( độ ẩm cao nhất tập trung các tháng mùa mưa) * Gió Nằm trong khu vực ít ảnh hưởng giông bão, song hàng năm có xuất hiện lốc nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn. Tốc độ gió trung bình: 2,4 m/s. Hướng gió chính: thay đổi theo mùa. + Hướng gió Đông – Nam xuất hiện vào mùa khô + Hướng gió Tây – Nam xuất hiện vào mùa mưa. I.2.4. Địa chất công trình, địa chất thủy văn * Địa chất công trình: Đất phù sa cường độ chịu lực tương đối thấp cần quan tâm gia cố nền móng khi xây dựng các công trình. * Địa hình: Cao độ tự nhiên: giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ tây sang đông. Cao độ trung bình trên + 0,3m (nền đất ruộng) và trên 0,9m (ven kênh và thổ cư). Đây là vùng đất trũng, thấp hàng năm xuống giống sản xuất cây lúa thường chậm hơn các địa hình của các xã trong huyện. Bị chia cắt bởi kênh đứng và hệ thống các kênh rạch nhỏ và các mương trong vườn. I.2.5. Thủy văn, hải văn Chịu ảnh hưởng lưu vực sông hậu qua sông Ô Môn, Kênh đứng, Kênh KH, kênh ngang. Chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông, biên độ thủy triều thay đổi theo mùa. Nguồn nước mặt chính là nước sông hậu, chất lượng tốt, ngọt quanh năm. I.2.6. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên nước: - Diện tích mặt nước: Gồm các sông, kênh như: Kênh đứng, kênh KH6, Kênh ngang, kênh Đông pháp, kênh sáng bộ, kênh trăm bầu, kênh xéo, kênh bờ thiết, kênh 100, kênh số 3, kênh 3 Bé, kênh bệ số 3, kênh 120, kênh 200 (Nông trường sông hậu), kênh bội chu. Hệ thống sông Hậu, sông Ô Môn là nguồn nước cung cấp nước ngọt chính, lượng nước dồi dào quanh năm, chất lượng nước tốt. - Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Xã được đánh giá toàn diện về độ sâu, chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Tầng chứa nước thứ IV: phân bố ở độ sâu 120 – 150 m, lưu lượng 20- 30 l/s, tổng độ khoáng hóa từ 0,5 – 0,6 g/l, chất lượng nước tốt, loại hình nước Bicarbonat – Natri, có mức độ chứa nước phong phú, ổn định, là tầng triển vọng cấp nước trong khu vực. Nhưng qua tài liệu điều tra ban đầu và thực tế sử dụng nước của nhân dân trong Xã qua các giếng khoan thì để đảm bảo cho việc khai thác nguồn nước ngầm của Xã được bền vững, Xã cần có chế độ và chính sách khuyến cáo người dân hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm tầng sâu.Hiện nay gần như hầu hết nhân dân trong xã sử dụng nguồn nước giếng cá nhân khai thác từ tầng thứ tư này. * Tài nguyên nhân văn - Đông Thắng là một xã nằm trong khu vực Đồng bằng sông cửu long, dân cư sinh sống chủ yếu tập trung theo hành lang ven kênh rạch và các trục lộ giao thông, đây chính là đặc điểm và truyền thống của người Việt sống trên miền sông nước Nam Bộ và đồng thời cũng là đặc trưng của những con người sống bằng nghề trồng lúa nước. Theo tài liệu điều tra toàn xã có 1079 hộ với 5147 nhân khẩu, mật độ dân số 342 người/km2; dân số chủ yếu sống bằng nghề nông. Đa phần là người kinh, một phần nhỏ là người kherme, trong đo một phần nhỏ theo đạo thiên chúa và đa số là đạo Phật. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đặc biệt là Đảng và chính quyền địa phương, trong những năm gần đây các cộng đồng trong địa phương cùng nhau chung sống, xây dựng phong tập tục tập quán lễ hội, di tích lịch sử văn hoá trên quê hương mình để trở thành ấp văn hoá, xã văn hoá. I.2.7. Cảnh quan: Có cảnh quan sông rạch đẹp, ấn tượng, có đặc thù của vùng sông rạch không bị ngập lũ. I.2.8. Vấn đề thiên tai. Xã Đông Thắng, nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng của bão và không bị tác động của của lũ. Loại hình thiên tai có tác động lớn đến đời sống người dân ở đây là sạt lở dọc theo các triền sông. Biện pháp kè bờ bằng kết cấu bê tông cốt thép cũng đã được sử dụng cho một vài đoạn bờ sông nhưng giải pháp kè chưa phù hợp, sau một thời gian sử dụng đã xuống cấp. Nguyên nhân là do địa chất yếu, chân kè không ổn định. I.2.8. Đánh giá điều kiện tự nhiên. Ø Lợi thế: Với vị trí địa lý thuận lợi là có kênh Đứng và tỉnh lộ 922 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hoá với các xã vùng lân cận. Khí hậu thời tiết thuận lợi, đất đai màu mỡ tạo điều kiện cho phát triển đa dạng hoá về vật nuôi cây trồng có giá trị kinh tế cao. Ø Hạn chế: Điều kiện tự nhiên đất đai chỉ phù hợp sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lúa nên giá trị kinh tế không cao, nông sản ít đa dạng. Hàng năm thường có giông, lốc, và bão gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, sạc lở kênh mương... I.3. Hiện trạng kinh tế - xã hôi. I.3.1 Các chỉ tiêu chính: - Thu nhập bình quân đầu người năm tăng gấp 1,3 lần so với bình quân chung toàn Thành phố. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố nhỏ hơn 7%. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp theo tỷ lệ: 6,3% - 6,5% - 87,2%. - Tổng thu nhập bình quân đầu người: 12 triệu đồng/người/năm. - Độ tuổi lao động: 3.457người. (2011), Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 2938, chiếm 851% cơ cấu lao động. - Mức độ phổ cập giáo dục trung học: Hoàn thành mức độ phổ cập THCS I.3.2 Kinh tế: + Sản xuất nông nghiệp * Cây lúa - Diện tích xuống giống hàng năm là 2668ha (tăng 100 ha so với năm 2005) (trong đó lúa vụ 3 là 100 ha). Sản lượng bình quân hàng năm đạt 17.342 tấn. * Về hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày: - Diện tích gieo trồng là 0,7ha, Chủ yếu là dưa leo, ớt, bí, đậu, bắp. * Chăn nuôi – nuôi trồng thuỷ sản - Tổng đàn trâu, bò 46 con, đàn heo 147 con, đàn gia cầm 13000 con. - Công tác tổ chức tiêm phòng và quản lý dịch bệnh thực hiện tốt theo định kỳ. - Sản lượng khai thác nuôi trồng thuỷ sản là 2.600/2.600 tấn, đạt 100% kế hoạch, chủ yếu là nuôi cá ruộng. + Kinh tế hợp tác: - Xã hiện có 24 tổ hợp tác trong các khâu đê bao, bơm nước tập thể, các tổ dịch vụ phun thuốc và thu hoạch; - Diện tích cơ giới hoá trong khâu thu hoạch đạt bình quân 40%, Các công trình kênh mương nội đồng được nạo vét hàng năm nhằm phục vụ tốt bơm nước và tưới tiêu được nhà nước và nhân dân cùng làm để đóng góp tu sửa đê bao bảo vệ lúa hè thu và lúa vụ 3. I.3.3 Xã hội: + Giáo Dục : - Cơ sở vật chất được quan tâm và đầu tư ngày càng khang trang, chất lượng dạy và học được nâng lên, tỷ lệ huy động trẻ vào mẫu giáo đạt 99%; huy động học viên vào bậc tiểu học đạt 99%; - Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở: hàng năm đều đạt và được trên công nhận hàng năm. - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS 84,62% được tiếp tục học Trung học ( phổ thông, bổ túc, học nghề ) đạt 66,67% -Trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với các đoàn thể và phối hợp với trung tâm dạy nghề thường xuyên mở các lớp dạy nghề cho lao động tại địa phương, hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 24%. - Duy trì tốt đạt chuẩn công tác PCGD – THCS và tổ chức vận động phổ cập PHTH ra lớp được 6 em. + Y tế, DSKHHGĐ: - Công tác kiểm tra dịch bệnh sốt xuất huyết được duy trì, trên địa bàn xã không xãy ra dịch bệnh sốt xuất huyết. - Dân số KHHGĐ thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia thường xuyên đúng theo định kỳ. + Văn hoá thông tin – TDTT: * Văn hóa - thông tin - Gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 508/1079 hộ. - Chuẩn bị các bước cho ngày hội toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở các ấp. - Làm tốt công tác tiếp âm ngày 2 lượt, Toàn xã hiện có đầy đủ loa trên địa bàn xã. + Thể dục thể thao - Tham gia đại hội TDTT ở huyện gồm các môn bóng đá nam, bóng truyền nam. + Chính sách xã hội – XĐGN : - Chính sách xã hội: được thực hiện thường xuyên như vận động sửa chữa xây dựng được 14 căn nhà tình nghĩa và 67 căn nhà tình thương; xóa nhà tạm bợ 106; công tác dạy nghề 257 người; giải quyết việc làm 642 người; xuất khẩu lao động 25 người. Hàng năm đều có tổ chức đến thăm gia đình chính sách, người già neo đơn, đồng thời tổ chức họp mặt gia đình chính sách vào dịp tết và ngày thương binh liệt sĩ (27/7). - Công tác xóa đói giảm nghèo: trong nhiệm kỳ trên được giải ngân trên 4 tỷ đồng cho hộ nghèo vay vốn chăn nuôi và mua bán, được Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã, hỗ trợ hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, nên giảm 127 hộ nghèo, số hộ nghèo cón lại là 164 hộ. - Nhận và cấp quà cho gia đình chính sách và hộ nghèo ăn tết, trẻ em nghèo học giỏi. - Phối hợp với MTTQ, các ngành đoàn thể vận động quỹ vì người nghèo. I.3.4 Hiện trạng sử dụng đất. STT CHỈ TIÊU ĐVT 2009 Diện tích tự nhiên, trong đó: Ha 1501,82 I Diện tích đất nông nghiệp Ha 1345,57 1 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 1343,77 1.1 Đất trồng cây hàng năm Ha 1311,50 1.1.1 Lúa (nước) Ha 1284 1.2 Đất trồng cây lâu năm Ha 32,27 2 Đất nuôi trồng Thủy sản Ha 1,80 II Đất phi nông nghiệp Ha 156,25 1 Đất ở Ha 68,70 2 Đất chuyên dùng Ha 0,00 3 Đất tôn giáo Ha 15,10 4 Đất nghĩa trang Ha 1,80 5 Đất sông suối và mặt nước Ha 10,56 6 Đất phi nông nghiệp khác Ha 0,00 III Đất chưa sử dụng Ha 0,00 I. 4. Hiện trạng công tác quy hoạch và các chương trình , dự án đang triển khai. -Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển thương mại dịch vụ, nông nghiệp chất lượng cao, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: xã chưa có quy hoạch chi tiết tổng thể. - Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường theo chuẩn mới: hiện nay xã đã có qui hoạch chi tiết 1/1000 diện tích 250.576 m2 trong đó đất công trình hành chính 8.930m2, đất công trình công cộng 39.721 m2, công trình kỹ thuật 5.454 m2, đất ở 64.695 m2, đất công viên cây xanh-TDTT-mặt nước 37.432 m2, đất giao thông – bến bãi xe 94.344 m2. - Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới chưa có. II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG. II.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng. II.1.1 Hiện trạng các công trình công cộng: a) Trụ sở hành chính: - Xã mới được chia tách nên hiện tại trụ sở UBND xã Đông Thắng chưa có trụ sở chính mà hiện ở tạm trên phần đất của dân. - Trụ sở các ban ngành của xã hiện chưa được xây dựng. - Trụ sở ấp hiện xã không có. Tất cả so với các tiêu chí nông thôn mới chưa có công trình nào đạt. b) Về trường học: Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, tiểu học, cơ sở vật chất chưa đạt theo tiêu chí NTM trong đó: -Trường mầm non: có 01 phòng làm việc; 04 phòng học (bán kiên cố 04, cây tol 01); với 180 bé. sân chơi bãi tập: 100 m2. -Trường Tiểu học: có 08 phòng, 02 phòng làm việc, 06 phòng học, có 277 hs, DT sân chơi bãi tập: 1568 m2 Hiện nay các điểm trường nầy vẫn còn tạm chưa đạt chuẩn theo tiêu chí NTM. c) Y tế: - Hiện nay chưa có trạm y tế, so với tiêu chí nông thôn mới chưa đạt d) Cơ sở Văn Hóa: - Hiện nay xã chưa có nhà văn hóa. e) Cơ Sở văn hóa: - Hiện nay chưa có nhà văn hóa, so với tiêu chí nông thôn mới chưa đạt f) Cơ sở thể dục thể thao - Hiện nay xã chưa có các công trình phục vụ thể duc thể thao, so với tiêu chí nông thôn mới chưa đạt. g) Cơ sở bưu chính viễn thông: - Hiện nay trên địa bàn xã không có bưu điện, so với tiêu chí nông thôn mới chưa đạt h) Chợ: - Hiện nay trên địa bàn xã không có chợ, so với tiêu chí nông thôn mới chưa đạt II.1.2 Hiện trạng các cơ sở sản xuất và dịch vụ sản xuất: - Toàn xã có 02 doanh nghiệp, 05 cơ sở kinh doanh. II.1.3 Hiện trạng khu dân cư & nhà ở: a) Khu dân cư: Hiện nay trên địa bàn chưa có khu dân cư b) Nhà ở: - Hiện nay nhà ở trên địa bàn xã có 1079 căn, trong đó nhà kiên cố, bán kiên cố 677 căn và 402 căn nhà tạm bợ. - Các xóm ấp rải rác trong xã, bố trí dân cư dọc theo các kênh chính và ven sông. - Đặc thù bố trí dân cư dựa trên tuyến giao thông thủy là chính, do là vùng trũng không có điều kiện tôn nền cho nên bố trí bám lộ và kênh. - Nhà ở chủ yếu là nhà tranh mái lá, tôn vật liệu tạm. Dân có xu hướng cải tạo xây mới theo dạng nhà xây phố, mái bằng. - Các nhà có điều kiện kinh tế xây theo lối thành phố, nhà lầu mái bằng. - Nhà nghèo chỉ làm tranh tre, nứa lá, lợp mái tôn tạm thời. c) Cảnh quan: Có cảnh quan sông rạch đẹp, ấn tượng, có đặc thù của vùng sông nước nhất là mùa lũ. II.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường a. Giao thông: + Giao thông bộ: .- Xã có 4,5 km đường tỉnh lộ 922 đi ngang đạt tỷ lệ 100% theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. - Tỷ lệ đường thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT: tổng số km đường thôn xóm là 19.947m, trong đó bê tông hoá dài 9.227m, ngang 02m và trãi cát núi được 6.350m nhưng chưa đạt chuẩn của Bộ GTVT - Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: Hiện trạng chưa đạt. - Tổng chiều dài trục chính nội đồng 25.955m hiện trạng còn đường bờ đất, chưa được cứng hoá. + Giao thông thủy: - Hệ thống giao thông thủy chính của xã tuyến sông Kênh Đứng (mặt sông 50m) và các kênh thủy lợi. Thực tế trong nhiều năm qua giao thông đường thuỷ đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển hàng nông sản, lúa... Tuy nhiên, các tuyến kênh rạch mặt cắt còn bé nên phần nào còn hạn chế cho các loại tàu, ghe lớn vào tận nơi thu vận chuyển hàng hóa. b) Thủy lợi: - Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh: Hiện trạng hệ thống thủy lợi của xã có 44.913 m kênh mương. đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động cho phần lớn diện tích canh tác lúa, rau màu, có đê bao ngăn lũ để nuôi trồng thủy sản, thường xuyên được nạo vét và bồi đắp đảm bảo được yêu cầu lưu thông hàng hoá trong sản xuất. - Gồm các sông, kênh như: Kênh đứng, kênh KH6, Kênh ngang, kênh Đông pháp, kênh sáng bộ, kênh trăm bầu, kênh xéo, kênh bờ thiết, kênh 100, kênh số 3, kênh 3 Bé, kênh bệ số 3, kênh 120, kênh 200 (Nông trường sông hậu), kênh bội chu. Hệ thống sông Hậu, sông Ô Môn là nguồn nước cung cấp nước ngọt chính, Lượng nước dồi dào quanh năm, chất lượng nước tốt. c) San nền - thoát nước mưa (chuẩn bị kỹ thuật). * San nền. - Giống như toàn bộ các khu dân cư trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, các điểm dân cư xã Đông Thắng phát triển dọc theo các tuyến đường tránh lũ. - Các tuyến dân cư phân tán bán dọc các tuyến đường, sông, rạch. * Thoát nước mưa. - Chủ yếu thoát ra kênh mương thủy lợi. * Các vấn đề chuẩn bị kỹ thuật khác. - Hệ thống kênh mương trên địa bàn xã hầu như chưa có biện pháp bảo vệ hay kè bờ. Tốc độ dòng chảy trên các sông ở đây không lớn nhưng tình trạng bồi lắng do xói lở bờ vẫn xẩy ra. - Tình trạng xói lở chủ yếu xảy ra trên các tuyến sông lớn do có nhiều phương tiện đi lại. d) Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt: - Hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 942/1079 hộ đạt 87,3%, hiện nay toàn xã có 02 trạm cấp nước sạch. Ngoài ra nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã chủ yếu sử dụng nước giếng khoan. Tài nguyên nước ngọt có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của địa phương. e) Cấp điện: - Hệ thống điện đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện: 100% ấp có điện lưới quốc gia với 21,558 km đường dây hạ thế, nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt của người dân. - Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 90,22%. f) Thoát nước thải, quản lí CTR: Hầu hết các hộ chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản đều gây suy giảm môi trường Việc xả, thải trực tiếp ra môi trường tuy chưa gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường do mật độ phân bố dân cư thấp, lượng chất thải vẫn nằm trong khả năng tự làm sạch của môi trường. Tuy nhiên nếu để tình trạng này tiếp diễn, nó sẽ là tác nhân lây lan các bệnh, dịch truyền nhiễm. Trên địa bàn xã đã có 01 bãi rác tập trung của huyện, tổng diên tích khoảng 12.200m2. g) Nghĩa trang: Trên địa bàn xã không có nghĩa địa tập trung, do tập tục sinh hoạt của người dân ở đây là đào sâu chôn chặt (chôn cất một lần) và chôn ngay trong vườn nhà. II.3. Đánh giá tổng hợp theo 20 tiêu chí: II.3.1. Quy hoạch: - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển thương mại dịch vụ, nông nghiệp chất lượng cao, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: xã chưa có quy hoạch chi tiết tổng thể, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. - Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường theo chuẩn mới: hiện nay xã đã có qui hoạch chi tiết 1/1000 diện tích 250.576 m2 trong đó đất công trình hành chính 8.930m2, đất công trình công cộng 39.721 m2, công trình kỹ thuật 5.454 m2, đất ở 64.695 m2, đất công viên cây xanh-TDTT-mặt nước 37.432 m2, đất giao thông – bến bãi xe 94.344 m2, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới chưa có, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.2 Về giao thông: - Xã có 4,5 km đường tỉnh lộ 922 đi ngang đạt tỷ lệ 100% theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Tỷ lệ đường thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT: tổng số km đường thôn xóm là 19.947m, trong đó bê tông hoá dài 9.227m, ngang 02m và trãi cát núi được 6.350m nhưng chưa đạt chuẩn của Bộ GTVT, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. - Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: Hiện trạng chưa đạt, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. - Tổng chiều dài trục chính nội đồng 25.955m hiện trạng còn đường bờ đất, chưa được cứng hoá., vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.3. Về thủy lợi: - Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Hiện trạng hệ thống thủy lợi của xã có 44.913 m kênh mương. đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động cho phần lớn diện tích canh tác lúa, rau màu, có đê bao ngăn lũ để nuôi trồng thủy sản, thường xuyên được nạo vét và bồi đắp đảm bảo được yêu cầu lưu thông hàng hoá trong sản xuất, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.4. Về Điện: - Hệ thống điện đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện: 100% ấp có điện lưới quốc gia với 21,558 km đường dây hạ thế, nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt của người dân, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 90,22%, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.5. Về trường học: Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, tiểu học, cơ sở vật chất chưa đạt theo tiêu chí NTM trong đó: -Trường mầm non: có 01 phòng làm việc; 04 phòng học (bán kiên cố 04, cây tol 01); với 180 bé. sân chơi bãi tập: 100 m2. -Trường Tiểu học: có 08 phòng, 02 phòng làm việc, 06 phòng học, có 277 hs, DT sân chơi bãi tập: 1568 m2 Hiện nay so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.6. Về cơ sở vật chất văn hóa: - Hiện nay xã chưa có nhà văn hoá, xã có 4/6 ấp văn hoá nhưng chỉ có 3 ấp có nhà thông tin, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. - Tỷ lệ ấp có nhà văn hoá đạt quy định của Bộ VH-TT-DL đạt 75%, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.7. Về chợ nông thôn: - Hiện nay xã chưa có chợ, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.8. Về bưu điện: - Hiện trạng xã chưa có điểm bưu điện văn hoá, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. - Chưa có Internet đến thôn, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.9. Về nhà ở dân cư: Hiện nay nhà ở trên địa bàn xã có 1079 căn, trong đó nhà kiên cố, bán kiên cố 677 căn và 402 căn nhà tạm bợ, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.10 Về thu nhập: Mức thu nhập bình quân đầu người toàn xã là: 12 triệu đồng/người/năm còn thấp so với mức thu nhập bình quân của thành phố, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.11. Về hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo: Toàn xã theo tiêu chí mới hiện nay là 200 hộ chiếm 18,54%, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.12. Về Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 3.457 người chiếm 85% cơ cấu lao động. Phần lớn lao động tham gia trong các tổ dịch vụ sản xuất như phun thuốc và thu hoạch tỷ lệ lao động còn lại chiếm trên 15% tham gia các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.13. Về hình thức tổ chức sản xuất: Theo tiêu chí nông thôn mới trong xã hiện có 24 tổ hợp tác trong các khâu đê bao, bơm nước tập thể, các tổ dịch vụ phun thuốc và thu hoạch, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.14. Về giáo dục: - Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở: hàng năm đều đạt và được trên công nhận hàng năm, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS 84,62% được tiếp tục học Trung học ( phổ thông, bổ túc, học nghề ) đạt 66,67%, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. - Trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với các đoàn thể và phối hợp với trung tâm dạy nghề thường xuyên mở các lớp dạy nghề cho lao động tại địa phương, hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 24%., vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.15. Về Y tế: - Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 36,7% chủ yếu là các hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện và bắt buộc, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Xã chưa có trạm y tế đang được đầu tư xây dựng, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.16. Về văn hóa: - Xã Đông Thắng chỉ mới đạt 4/6 ấp văn hóa và đã được tái công nhận, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.3.17. Về Môi trường: - Hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 942/1079 hộ đạt 87,3%, hiện nay toàn xã có 02 trạm cấp nước sạch, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Toàn xã có 02 doanh nghiệp, 05 cơ sở kinh doanh, luôn đảm bảo về môi trường, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Hiện tại trên địa bàn xã chưa có nghĩa trang, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. - Chất thải thường xuyên được thu gom và xử lý tập trung tại bãi rát theo quy định nhưng bãi rát chưa đạt chuẩn theo tiêu chí NTM, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. II.3.18. Về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội: - Cán bộ cấp xã có 38 đồng chí trong đó : trình độ chuyên môn có 16 đồng chí bậc trung cấp, 17 đồng chí tốt nghiệp trung học phổ thông, 05 đồng chí chưa đạt phổ thông, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định được tổ chức từ xã đến ấp, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh" trong hai năm liền từ năm 2009- 2010, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Trong những năm qua xã đã tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là những cán bộ giữ các chức danh chủ chốt cấp xã, nhờ đó trình độ học vấn của cán bộ, công chức từng bước được nâng lên; cán bộ đảng viên cấp xã đa số thông qua các lớp lý luận chính trị nên có khả năng chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy nhiên số có trình độ đại học, cao đẳng còn chiếm tỷ lệ thấp và cán bộ cơ sở năng lực quản lý điều hành còn hạn chế, chưa ngang tầm nhiệm vụ, nhất là khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. II.3.19. Về An ninh trật tự xã hội: - An ninh, trật tự xã hội được giữ vững: vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Thời gian qua, tình hình an ninh, trật tự xã hội của địa phương được ổn định và giữ vững. Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; tăng cường tinh thần trách nhiệm của cán bộ cấp xã thông qua công tác quản lý, giám sát cộng đồng để nâng cao tinh thần làm chủ của nhân dân và lòng tin của dân với Đảng, nhà nước, gắn với việc củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước. II.3.20. Về cung cấp dịch vụ công: - Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cải cách hành chính một cửa, đặc biệt là “một cửa” liên thông thuộc lĩnh vực đất đai từ tháng 04 năm 2010 đến nay, đã giải quyết các loại thủ tục giấy tờ được nhanh gọn và giảm bớt phiền hà cho bà con, nhưng chưa đạt theo tiêu chí đề ra, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới đạt. - Do hiện nay chưa ứng dụng được công nghệ thông tin ở mức độ 2 trong cải cách hành chính tại xã, vì vậy so sánh với tiêu chí nông thôn mới không đạt. II.4. Đánh giá tổng hợp hiện trạng: II.4.1. Thuận lợi: - Đông Thắng có vị trí địa lý thuận lợi nằm giữa hai Trung tâm thị trấn với thị trường tiêu thụ rộng lớn là điều kiện tiền đề để Đông Thắng phát triển thành vùng nguyên liệu chuyên canh về sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến xuất khẩu. Điều kiện tự nhiên của xã khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá các loại cây trồng, nên thuận tiện cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng. Trên địa bàn có mạng lưới kênh, rạch phân bố rộng khắp và liên kết nhau thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển có tỉnh lộ 922 và sông kênh đứng, phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Mặc dù dân cư sống tự phát dọc theo Tỉnh lộ 922 và các tuyến kênh, nhưng bước đầu đã hình thành các cụm dân cư tập trung thuận lợi cho việc quản lý, quy hoạch phát triển sản xuất hình thành các vùng chuyên canh, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh. Nền kinh tế nông nghiệp đang có chiều hướng chuyển biến tích cực, sản xuất hàng hoá đang định hình, CN- TTCN, thương mại dịch vụ có dấu hiệu tăng trưởng, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. II.4.2. Khó khăn: Kinh tế phát triển chưa cân đối giữa các ngành, mang đậm nét thuần nông, xuất phát điểm các ngành CN- TTCN, thương mại dịch vụ còn thấp, sản xuất hàng hoá chưa hoàn chỉnh. Sản xuất nông nghiệp theo phương châm tự phát, áp dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp còn hạn chế nên năng suất, chất lượng chưa đồng đều. Mức sống người dân còn thấp, đời sống văn hoá tinh thần còn nghèo nàn, y tế chăm sóc sức khoẻ cho người dân chưa được đầy đủ nguyên nhân chưa có trạm y tế., chất lượng giáo dục còn hạn chế do trường lớp chưa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất dạy và học chưa được đầu tư trang bị còn thiếu sân chơi bãi tập, dân cư sống rải rác không tập trung. Số lượng và chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho dân sinh chưa xây dựng, chưa phát huy được những lợi thế về điều kiện tự nhiên và con người nhằm thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn. Bảng so sánh với tiêu chí nông thôn mới BỘ TIÊU CHÍ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỀ NÔNG THÔN MỚI (Theo Quyết định 3589/QĐ-UBND, ngày 22/12/2010 của Ủy ban nhân nhân Thành phố Cần Thơ) TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu chung ĐBSCL Xã Đông Thắng Mô tả hiện trạng 1 Qui hoạch và thực hiện qui hoạch 1.1. Quy hoạch đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đạt Đạt Không Chưa có qui hoạch tổng thể 1.2.Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới. Đạt Qui hoạch chi tiết 1/1000 diện tích 250.576m2 1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp. không Chưa có quy hoạch chi tiết 2 Giao thông 2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá.hoặc bêtông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. 100% 100% 100% Có 4,5 km đường tỉnh lộ 922 2.2. Tỷ lệ đường thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. 70% 50% 46,24% Số km đường thôn xóm 19.947m, trong đó bê tông hoá 9.227m, cát núi 6.350m nhưng chưa đạt chuẩn của Bộ GTVT 2.3. Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. 100% 100% không 2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện. 65% 50% 0% Tổng chiều dài kênh nội đồng 25.955m chưa cứng hoá. 3 Thuỷ lợi 3.1. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Đạt Đạt Đạt Có 44.913m kênh mương phục vụ sản xuất và dân sinh 3.2. Hệ thống kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá. 65% 45% không Kênh, mương lưu thông, vận chuyển thuận tiện 4 Điện 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Đạt Đạt Đạt Có 21,558 km đưuờng dây hạ thế 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. 98% 98% 90,22% 5 Trường học Tỷ lệ trưòng học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia 80% 70% không Có 01 trường mầm non và 01 trường tiểu hoc chưa đạt chuẩn 6 Cơ sở vật chất văn hoá 6.1. Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL Đạt Đạt không Chưa có nhà văn hoá 6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL 100% 100% 50% Đã xây dựng 3/6 nhà thông tin ấp 7 Chợ nông thôn Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng Đạt Đạt không Không có chợ 8 Bưu điện 8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Đạt Đạt không Chưa xây dựng 8.2. Có Internet đến thôn Đạt Đạt không 9 Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát Không không có 402 căn 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng 80% 70% 62,74% Một số ít nhà kiến cố, bán kiến cố, một số nhà khung gỗ kê tán 10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người/ năm so với mức bình quân chung của tỉnh. 1,4 lần 1,3 lần 0.6 lần Thu nhập bình quân 12tr đồng/ người/năm 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo <6% <7% Chưa đạt Toàn xã trong năm 2010 có 200 hộ nghèo chiếm 18,54% 12 Cơ cấu lao động Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. <30% <35% 85,14% Chủ yếu lao động trong tổ dịch vụ sản xuất như phun thuốc và thu hoạch 13 Hình thức tổ chức sản xuất Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả Có có có Có 24 tổ hợp tác đang hoạt động có hiệu quả 14 Giáo dục 14.1.Phổ cập giáo dục trung học Đạt Đạt Đạt Đều được cấp trên công nhận đạt 84,62% hàng năm 14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học ( phổ thông, bổ túc, học nghề) 85% 80% Chưa đạt Tỉ lệ tốt nghiệp THCS 66,67%, tiếp tục học Trung học (34/51 hs) 14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo >35% >20% Chưa đạt 15 Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 30% 20% 36,7% Bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm y tế bắt buộc 15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia Đạt Đạt Không Chưa xây dựng 16 Văn hoá Xã có 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo qui định của Bộ VH-TT-DL Đạt Đạt Chưa đạt Chưa đạt xã văn hoá 17 Môi trường 17.1. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia 85% 75% 87,3% Số hộ sử dụng nước sạch là 942/1079 hộ, có 02 trạm cấp nước sinh hoạt 17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi truờng Đạt Đạt Đạt Xã có: 02 doanh nghiệp và 05 cơ sở, sản xuất kinh doanh đảm bảo được môi trường 17.3. Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp Đạt Đạt Đạt 17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo qui hoạch Đạt Đạt không Xã chưa có xây dựng nghĩa trang 17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo qui định Đạt Đạt Đạt Chất thải được thu gom và xử lý tập trung tại bãi rát tập trung của huyện 18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh 18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn Đạt Đạt Đạt Tổng số: 38 trong đó TC: 16 Phổ Thông: 17 18.2. Có đủ các tổ chức hệ thống chính trị cơ sở theo qui định. Đạt Đạt Đạt Hệ thống chính trị được tổ từ xã đến Ấp 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” Đạt Đạt Đạt Đảng bộ, chính quyền xã 02 năm liền đều đạt “trong sạch,vững mạnh” 18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên Đạt Đạt Đạt Tổ chức đoàn thể xã đều đạt danh hiệu mạnh trở lên. 19 An ninh trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội đựoc giữ vững Đạt Đạt Đạt An ninh, trật tự xã hội đựoc giữ vững đạt danh hiệu tiên tiến 20 Cung cấp dịch vụ công 20.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý một cửa Đạt Đạt Thực hiện tốt cải cách một cửa, một của liên thông 20.2. Ứng dụng công nghệ thông tin từ mức độ 02 trở lên Đạt không Chưa có hệ thống phần mềm áp dụng trong CCHC. * Nhận xét : - Các tiêu chí đã đạt gồm: 1.2; 2.1; 3.1; 4.1; 13; 14.1; 15.1; 17.1; 17.2; 17.3; 17.5; 18; 19; 20.1 - Các tiêu chí còn lại chưa đạt. PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC TIÊU CHÍ KINH TẾ KỸ THUẬT QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI I. Tiềm năng đất đai: I.1. Tiềm năng đất để phát triển nông nghiệp: Xã Đông Thắng do nằm khong khu vự đồng bằng sông cửu long, có địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi chằn chịt và mực nước lũ hàng năm đỗ vê, tạo một lớp phù sang bồi lắng và diện tích phục vụ sản xuất nông nghiệp lớn nên là tiềm năng cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, ...) và các điều kiện khác như lao động, vốn và các yếu tố thị trường, Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1343,77ha gồm: diện tích đất trồng lúa 1284 ha, diện tích đất trồng cây lâu năm 32,27 ha, đất trồng cây hàng năm 1311,50 ha còn lại 1,80 ha đất nuôi trồng thuỷ sản.. Nếu được đầu tư hệ thống đê bao tốt có thể sản xuất 3 vụ /năm theo 3 hướng: - 3 vụ lúa/năm. - 2 vụ lúa; 1 vụ trồng màu. - 2 vụ lúa kết hợp nuôi thủy sản. I.2. Tiềm năng đất cho phát triển công nghiệp – TTCN. Hiện trạng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trên địa bàn đang có hướng phát triển do cơ sở hạ tầng đang được đầu tư, Để xây dựng khu công nghiệp – TTCN cần phải sử dụng chuyển mục đích sử dụng từ đất sản xuất nông nghiệp và chủ yếu từ đất trồng lúa vì vậy phải cân nhắc tính toán chặt chẽ việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với từng loại hình công nghiệp, đồng thời phải xem xét đến yêu cầu kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. I.3 Tiềm năng đất cho xây dựng đô thị và khu dân cư Do là xã nông thôn vùng lũ và mới được thành lập nên nhiều chỉ tiêu đất cho đô thị và khu dân cư rất thấp, đặc biệt là đất giao thông. Khu vực trung tâm xã mới được phê duyệt qui hoạch chỉ tiết tỉ lệ 1/1000 tổng diện tích 250.576m2 đang trong giai đoạn bồi hoàn giải tỏa để xây dựng. Do là vùng ngập lũ sâu nên dân cư sống chủ yếu trên các trục giao thông và các tuyến kinh thủy lợi. Đất để xây dựng đô thị và khu dân cư chủ yếu lấy từ đất sản xuất lúa. II. Xác định mối quan hệ phát triển vùng, không gian giữa xã với các đơn vị hành chính khác lân cận. Xã Đông Thắng nằm do là xã ngoại thành cách trung tâm huyện Cờ Đỏ 03 km về phía Đông, cách Thành phố Cần Thơ 41 km và khu Công nghiệp Trà Nóc 31 km nên là cửa ngỏ của trung tâm huyện Cờ Đỏ, có mối quan hệ với các đơn vị hành chính khác bằng đường thủy và đường bộ. Do là xã cận trung tâm huyện và có hệ thống đường thủy và đương bộ thuận lợi nên có giá trị trong việc phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. III. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội: III.1. Mục tiêu chung: - Xây dựng xã Đông Thắng trở thành xã nông thôn mới thời kỳ CNH - HĐH thể hiện các đặc trưng: có nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nông thôn không ngừng được nâng cao, phát huy dân chủ, đảm bảo công bằng xã hội, tăng cường đoàn kết, ổn định chính trị, giữ vững trật tự trong nông thôn; có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, có các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ… nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã ấp dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Xây dựng xã Đông Thắng trở thành xã nông thôn mới theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ - nhằm tổng kết rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, cơ chế chính sách, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cấp, các ngành của hệ thống chính trị. III.2. Tính chất: Là xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng, trọt, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. III.3 Chỉ tiêu cụ thể: - Thu nhập bình quân đầu người năm tăng gấp 1,3 lần so với bình quân chung toàn Thành phố. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố nhỏ hơn 7%. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp theo tỷ lệ: 6,3% - 6,5% - 87,2%. - Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hiệu quả cao, an toàn vệ sinh dịch bệnh. - Xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn với chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản. Từ xã đến ấp được bê tông hóa ; trục nối giữa các ấp, tổ trong ấp, liên tổ được cứng hóa không lầy lội vào mùa mưa. - Xây dựng trường, lớp đạt chuẩn, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống các trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học. - Xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn với 6/6 ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 98%; tỷ lệ người tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên đạt 50% và tham gia các hoạt động văn nghệ đạt 20%; tỷ lệ đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hóa đạt 85%. - Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 87,3%; tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp và cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường 85%. - Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, hoạt động của các Hội, Đoàn thể thông qua việc vận động tuyên truyền hội viên, đoàn viên làm nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn là 100%; hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và tổ chức đoàn thể chính trị đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh và từ tiên tiến trở lên. An ninh trật tự xã hội luôn được giữ vững. IV.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật: IV.1. Dự báo quy mô dân số, lao động & đất đai a. Dự báo dân số: Dự kiến trong tương lai dân cư phát triển chậm do chủ yếu là tăng dân số tự nhiên với tỷ lệ tăng dân số 1,0%năm Dân số năm 2015: 6.000 người. Dân số năm 2025: 7.000 người. b. Dự báo lao động: Quy mô lao động tăng tương ứng với dân số Lao động năm 2015 : 4.000 người Lao động năm 2020 : 5.000 người c. Dự báo đất đai: Trong giai đoạn tới dự kiến một phần đất nông nghiệp sang đất dịch vụ du lịch, đất vườn, tái định cư. IV.2. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật Các chỉ tiêu HTXH, HTKT nông thôn: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về QHXD nông thôn QCVN14-2009/BXD. Đất ở: ≥ 25m2/người. Về HTXH: - Công sở cấp xã: 1000-1500m2/ctrình. - Nhà trẻ: ≥ 8m2/trẻ. - Trường học: ≥ 6m2/hs. - Trạm y tế: ≥ 500m2/trạm. - Nhà văn hoá: ≥1000m2/ctrình. - Chợ: ≥ 3000m2/ctrình. - Bưu điện VH: ≥150m2/ctrình. - Cấp nước: ≥ 80lít/người/ngày. - Cấp điện: ≥150W/người.Định hướng quy hoạch xây dựng nông thôn mới V. Tính toán nhu cầu theo chỉ tiêu và khả năng nguồn vốn. V.1. Công tác Quy hoạch Xây dựng giải pháp nhằm đảm bảo ổn định dài hạn công tác quy hoạch để nhân dân an tầm đầu tư phát triển sản xuất. Quy hoạch công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại hơn trước nhưng phải đảm bảo việc kế thừa tối đa những công trình đã có, bổ sung, nâng cấp khi cần thiết; chỉ xây dựng mới theo đúng tiêu chuẩn các công trình mới phù hợp với điều kiện xã. V.1.1. Quy hoạch sử dụng đất: Theo báo cáo hiện trạng chưa thực hiện. * Nội dung thực hiện: - Bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 cho xã Đông Thắng hoàn thành vào năm 2013; - Khái toán kinh phí: 1,2 tỷ đồng Ngân sách thành phố: 1.2 tỷ đồng. V.1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường theo chuẩn mới: - Hiện nay xã đã có qui hoạch chi tiết 1/1000 diện tích 250.576 m2 trong đó đất công trình hành chính 11.750m2, đất công trình công cộng 38.259 m2, công trình kỹ thuật 5.454 m2, đất ở 61.568 m2, đất công viên cây xanh-TDTT-mặt nước 33.624 m2, đất giao thông – bến bãi xe 95.693 m2. * Nội dung thực hiện: Hoàn thành quy hoạch vào năm 2010; V.1.3. Quy hoạch phát triển khu dân cư mới: * Nội dung thực hiện: Về quy hoạch chung : hoàn thành năm 2012. Về quy hoạch chi tiết xây dựng (Tỷ lệ 1/1000), cụ thể như sau: - Quy hoạch phát triển khu dân cư mới theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp với diện tích 64.659 m2 tỉ lệ 1/1000 bao gồm: đất ở mật độ cao 31.809 m2, đất ở tự cải tạo 12.828 m2, đất ở mật độ thấp 20.058 m2. V.2. Công tác Phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội V.2.1. Giao thông * Mục tiêu Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn hiện đại, chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản, là tiền đề hình thành vùng sản xuất hàng hoá; góp phần giảm khoảng cách chênh lệch về kinh tế cũng như trình độ dân trí giữa nông thôn và thành thị. Kiên cố hoá đường giao thông nông thôn sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế xã phát triển, tạo diện mạo mới cho nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó giao thông nông thôn tiếp tục được củng cố và nâng cấp. Tập trung phát triển đồng bộ và bền vững mạng lưới giao thông của xã, bảo đảm: - Đường nối giữa các xã hay từ trung tâm hình chính xã tới các ấp được bê tông hóa đạt chuẩn kỹ thuật; - Đường trục nối giữa các ấp, xóm được cứng hóa đạt chuẩn kỹ thuật; - Đường liên nối giữa các tổ trong ấp, liên tổ sạch và không lầy lội vào mùa mưa. * Nội dung thực hiện - Cải tạo nâng cấp bê tông, nhựa : 9.227 km bao gồm các loại đường: + Mở rộng, nâng cấp đường liên ấp (rộng 3m): 9.227km; (2,8 tỷ) +Bê tông hóa đường liên ấp (rộng 2 m): 14.631 m (4,3 tỷ) * Khái toán kinh phí: 7,1 tỷ đồng. - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 5,38 tỷ đồng; - Dân, cộng đồng: 1,72 tỷ đồng. V.2.2. Thủy lợi * Mục tiêu Hệ thống các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh, cụ thể: - Trong điều kiện bình thường, hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới đến đồng ruộng, nguồn nước không bị ô nhiễm. - Đảm bảo tiêu thoát nước cho sản xuất nông nghiệp và khu dân cư không bị ngập úng. - Cải tạo kênh mương kết hợp phục vụ giao thông nông thôn. * Nội dung thực hiện: Đề nghị nạo vét kênh Xáng bộ chiều dài 3.850m (mặt rộng 20m), Kênh 120 chiều dài 2.930m (mặt rộng 15m), Kênh Đông Pháp chiều dài 2.408m (mặt rộng 33m). * Khái toán kinh phí: 1,5 tỷ đồng. Hỗ trợ từ ngân sách TP: 1,5 tỷ đồng; V.2.3. Điện: * Mục tiêu Mạng lưới điện phân phối tại xã được cải tạo và phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn, độ tin cậy, môi trường và thuận lợi - hiệu quả kinh tế cho người sử dụng. Cụ thể: - Hệ thống điện đảm bảo nội dung về lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây hạ thế, chất lượng điện áp, khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ. - Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ mạng lưới điện quốc gia đạt 100%. - Vận động, tuyên truyền và có chính sách hỗ trợ người dân sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm (đèn huỳnh quang thay thế đèn dây tóc). * Nội dung thực hiện: Mỡ rộng thêm tuyến điện hạ thế: với chiều dài 3.200m ở tuyến Kênh xéo ấp Thới Hiệp chiều dài 700m, tuyến KH6 chiều dài 2.500m thuộc ấp Đông Thắng. * Khái toán kinh phí: 350 triệu đồng. - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 350 triệu đồng; V.2.4. Trường học * Mục tiêu Xây dựng trường, lớp đạt chuẩn, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống các trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học, thực hiện đúng phương châm “học đi đôi với hành”. Cụ thể: - Xây dựng trường mầm non, nhằm đáp ứng 90% trẻ được đến trường với sự đảm bảo 100% trẻ an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm; 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ và sự tăng trưởng của trẻ có ít nhất 85% trẻ đạt kênh A,.. - Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn nhằm đảm bảo 100% trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở. Nâng cao tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi đạt ít nhất 20%, Học sinh tiên tiến đạt ít nhất 50%. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực môn loại yếu không quá 5%. Hiệu quả đào tạo (tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học) đạt ít nhất 90%. * Nội dung thực hiện + Xây dựng mới trường mầm non :15 tỷ đồng; + Xây dựng mới Trường tiểu học: 25 tỷ đồng; * Khái toán kinh phí: 40 tỷ đồng. - Hỗ trợ từ chương trình TW: 10 tỷ đồng; - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 30 tỷ đồng; V.2.5. Y tế * Mục tiêu Thực hiện chỉ thị số 06/CT-TW về củng cố, tăng cường và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; phát triển mạng lưới nhân viên sức khoẻ cộng đồng; phát huy vai trò mạng lưới y tế cơ sở trong chăm sóc y tế cho người nghèo. Cụ thể như sau: - Xâydựng mới trạm y tế nhằm đảm bảo việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân cùng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng dân cư đạt kết quả tốt. - Kịp thời đáp ứng việc khám và chữa bệnh thông thường, chăm sóc sức khỏe trẻ em, sức khỏe sinh sản và tổ chức sơ cấp cứu bệnh nhân nặng trước khi chuyển lên tuyến trên. * Nội dung thực hiện Xây dựng mới trạm y tế. * Khái toán kinh phí: 2 tỷ đồng. - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 2 tỷ đồng. V.2.6. Cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu điện: * Mục tiêu - Văn hóa: hình thành trung tâm thể dục thể thao tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin, văn nghệ, vui chơi giải trí; phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa - thể thao dân tộc trên địa bàn xã; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể thao, góp phần phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của xã, từng bước nâng cao dân trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn cấp xã. - Xây dựng chợ đạt chuẩn văn minh thương nghiệp: nơi kinh doanh các mặt hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân; xây dựng và phát triển mạng lưới thu mua các mặt hàng đặc trưng của địa phương (sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn) đồng thời có các hoạt động văn hóa khác, có mục đích quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của xã. - Xây dựng mới bưu điện xã trở thành trung tâm phục vụ bưu chính gắn với các điểm truy nhập dịch vụ internet ở mỗi ấp tạo điều kiện để nhân dân mở mang kiến thức và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường đưa công nghệ thông tin về đến các ấp trong xã Xây dựng và mô hình truy cập thông tin trên mạng Internet cho các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp hướng tới mỗi tồ chức mỗi nhà nông một website. * Nội dung thực hiện - Xây dựng mới: + 01 nhà lồng chợ: 500 triệu đồng; (năm 2012) + Trung tâm thể dục thể thao 7 tỷ đồng. + Xây dựng Bưu điện (quy hoạch 800m2). (02 tỷ) * Khái toán kinh phí: 9,5 tỷ đồng; - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 9,5 tỷ đồng; V.2.7. Văn phòng ấp và nhà ở dân cư * Mục tiêu - Xây dựng mới 03 văn phòng ấp và nhà ở phù hợp với quy hoạch phát triển, đảm bảo vẽ mỹ quan khu dân cư nông thôn; - 402 nhà tạm, dột nát; * Nội dung thực hiện - Xây dựng văn phòng ấp: 3 văn phòng x 300 triệu đồng/ấp = 900 triệu đồng. - Xóa nhà tạm : 402 căn, 30 triệu/căn = 12,06 tỷ đồng. * Khái toán kinh phí: 12,96 tỷ đồng. - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 12,96 tỷ đồng; V.3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất V.3.1 Phương hướng phát triển các ngành sản xuất nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân * Mục tiêu - Khuyến khích phát triển nông nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp (hoa cây kiểng, cá cảnh , thú y, sửa chữa cơ khí nhỏ, vui chơi, giải trí trong nông thôn....) theo hướng đô thị, diện tích đất ít nhưng hiệu quả kinh tế cao, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường. Trong nông nghiệp theo quy trình kỹ thuật theo hướng VietGAP. Quy hoạch ổn định vùng đất sản xuất nông nghiệp lâu dài để Nhà nước hỗ trợ cho quy hoạch hạ tầng cơ bản (đường, điện, cấp nước và xử lý chất thải…) phục vụ sản xuất, phòng chống dịch bệnh, đào tạo kiến thức cho các chủ hộ. - Tăng cường công tác khuyến nông, thông tin thị trường, liên kết sản xuất đối với nông dân qua các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, hội thảo đầu bờ, bồi dưỡng kiến thức qua tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ khuyến nông … - Đào tạo nghề phi nông nghiệp phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác nhằm đáp ứng nhu cầu các khu chế xuất, khu công nghiệp. - Chỉ tiêu phấn đấu: + Thu nhập bình quân đầu người năm tăng gấp 1,3 lần so với bình quân chung toàn thành phố; + Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố dưới 7%. + Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp) giảm bình quân 5 – 10%/năm. * Nội dung thực hiện: a. Mô hình trồng các loại rau, màu an toàn. - Quy mô dự kiến: 15-30 ha; - Mỗi mô hình đầu tư khoảng 10,0 – 15,0 triệu đồng cho việc lên líp, cải tạo đồng ruộng. Mô hình cần liên kết nhiều hộ trồng màu trên một địa bàn lại với nhau nhằm góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị đầu ra cho sản phẩm. - Với khoảng 3 vụ bình quân hàng năm, trồng màu an toàn sẽ cho thu nhập khoảng 15,0 triệu đồng/1000m2/năm nghĩa là 450 triệu đồng/ha/năm. Một nguồn thu rất lớn so với một số cây trồng, vật nuôi khác; chưa kể mỗi mô hình có thể giải quyết từ 5 – 7 lao động (nhà, thuê khoán) góp phần đem lại công ăn việc làm cho xã hội. b. Các mô hình nuôi thủy sản dự kiến: 500 ha như mô hình nuôi thâm canh, xen canh, nuôi cá trên đồng ruộng. c. Mô hình sản xuất lúa giống dự kiến: 30 ha (các giống cấp nguyên chủng, xác nhận) với các giống chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương. V.3.2 Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo * Mục tiêu: - Ban quản lý xã liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện để có kế hoạch đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nông dân và các hộ nghèo, gia đình khó khăn, góp phần ổn định cuộc sống để cung tăng nguồn lực cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp đóng trên địa bàn các huyện lân cận. Từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. - Thực hiện lồng ghép các chương trình dạy nghề cho nông dân biết về quản lý kinh tế, vững về kỹ thuật, khả năng tiếp thị; cán bộ xã giỏi về phát triển nông thôn, là nồng cốt góp phần quan trọng trí thức hóa nông thôn. - Các chỉ tiêu cụ thể: + Đào tạo nghề cho 150 lao động; + Giải quyết việc làm cho 150 lao động; + Đào tạo nghề cho nông dân: 55% nông dân được trang bị kiến thức nông nghiệp và quản lý. * Nội dung thực hiện: - Ban quản lý liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện và với các doanh nghiệp nhằm có định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật để giải quyết lao động. - Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi. - Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, Trường đại học, Viện nghiên cứu ... với nông dân, hộ sản xuất trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, công nghệ sau thu hoạch. - Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ kế toán cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất, doanh nghiệp. * Khái toán kinh phí: 600 triệu đồng. - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 600 triệu đồng; V.3.3. Các hình thức tổ chức cần phát triển: * Mục tiêu - Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các THT, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nghề nông thôn tại xã; nâng cao đóng góp giá trị kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế tại xã, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, tạo thêm việc làm mới và bảo vệ môi trường theo hướng: + Hạ giá thành và nâng cao chất lượng các dịch vụ của các THT, HTX cung cấp cho xã viên; + Mở rộng loại hình dịch vụ mà xã viên và cộng đồng có nhu cầu. Phấn đấu xây dựng và phát triển các loại hình kinh tế tập thể cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động kinh tế; phục vụ đời sống xã viên. - Nâng cao vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong đời sống cộng đồng nông thôn qua việc góp phần vào đầu tư hạ tầng nông thôn, y tế, giáo dục, thể thao… - Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn xã, đa dạng hóa các họat động thương mại theo các hình thức hợp tác, liên kết. - Chỉ tiêu phấn đấu: + Thành lập 1 HTX nông nghiệp; + Thành lập mới doanh nghiệp vừa và nhỏ ở xã phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn: 1 doanh nghiệp. * Nội dung thực hiện a. Tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể. b. Bồi dưỡng, đào tạo: các chức danh tổ trưởng tổ hợp tác, chủ nhiệm, ban quản trị phải được nâng cao về năng lực quản lý. c. Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu như trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc, đào tạo trao đổi, cập nhật thông tin (điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in) d. Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD, dịch vụ của các tổ chức kinh tế THT, HTX thông qua: - Hỗ trợ điều kiện sản xuất như kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện chế biến nông sản … - Hỗ trợ kỹ thuật: tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. - Hỗ trợ về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại; - Tham quan học tập mô hình liên kết sản xuất đáp ứng tốt dịch vụ cho người dân; * Khái toán kinh phí: 1,5 tỷ đồng. - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 1,25 tỷ đồng; - Dân, cộng đồng: 250 triệu đồng; V.4. Văn hóa, xã hội và môi trường: V.4.1. Giáo dục * Mục tiêu - Đẩy mạnh công tác truyền thông trong vận động con em trong độ tuổi đi học được đến trường, nâng cao tỷ lệ con em đậu tốt nghiệp trung học phổ thông. * Nội dung thực hiện - Ban quản lý xây dựng nông thôn xã phối hợp với các đoàn thể nắm bắt các trường hợp trẻ em bỏ học và kịp thời có sự hỗ trợ, động viên các em đến trường. Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được học tập. Đồng thời, vận động các nguồn tài trợ để nâng cao số lượng và chất lượng các suất học bổng khuyến học giành cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có thành tích học tốt. - Phân nguồn lao động trên địa bàn xã thành 3 nhóm và đưa ra những hình thức đào tạo cụ thể cho từng nhóm lao động: nhóm chuyển dịch lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp; nhóm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và nhóm là chủ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Bên cạnh việc đào tạo theo trường lớp cần mở rộng hình thức trao đổi, đối thoại, giao lưu giữa các tổ ngành nghề với doanh nghiệp. * Khái toán kinh phí: 1 tỷ đồng - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 500 triệu đồng; - Dân, cộng đồng: 500 triệu đồng. V. 4.2. Y tế: * Mục tiêu - Chỉ tiêu phấn đấu: - Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 45%. Với: + Các đối tượng được quy định như người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, cựu chiến binh …do ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ người nghèo chi trả tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%. + Các đối tượng còn lại tự đóng toàn bộ phí bảo hiểm y tế hay được ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế đạt trên 40%. - Y tế xã đạt chuẩn quốc gia: đạt * Nội dung thực hiện: Hỗ trợ các hình thức bảo hiểm theo quy định; * Khái toán kinh phí: 500 triệu đồng - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 500 triệu đồng; V.4.3. Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh: * Mục tiêu Xây dựng các nội dung, giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, những kết tinh văn hóa trong dân cư nông thôn thể hiện qua tình làng nghĩa xóm, nhà ở văn hóa Tây nam bộ, lễ hội dân gian … đẩy lùi các tệ nạn xã hội; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở người dân có ý thức cao, đồng thuận, tự nguyện, làm chủ. Hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Cụ thể: - Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống trên địa bàn xã; các ngày lễ văn hóa trên địa bàn xã. Nâng chất các phong trào: Gia đình văn hóa, Đền ơn đáp nghĩa,...đồng thời duy trì, đẩy mạnh truyền thống: Uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách,...các hoạt động cần hướng đến việc quan tâm, chăm sóc người có công với cách mạng, người già neo đơn,... - Xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao, phong trào văn nghệ quần chúng: đờn ca tài tử, hát với nhau ở xã, ấp. Học hỏi, giao lưu kinh nghiệm duy trì và phát triển phong trào đờn ca tài tử tại các xã ... - Xây dựng quy ước làng xóm về nếp sống văn hoá nông thôn, tập trung vào việc cưới, tang, chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Triển khai từng bước nâng cao chất lượng các phong trào: gia đình văn hoá, ấp văn hoá, gương người tốt, việc tốt. - Xây dựng và nhân rộng người nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thành đạt. - Các chỉ tiêu phấn đấu về đời sống văn hóa: + Số ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa: 4/6 ấp; + Tỷ lệ gia đình văn hóa: 97,7%; + Tỷ lệ người tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên: 40%; + Tỷ lệ người tham gia các hoạt động văn nghệ: 20%; + Tỷ lệ đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hóa: 85%; + Tỷ lệ người dân được phổ biến pháp luật và tập huấn KHKT: 80%. * Nội dung thực hiện - Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ hội, đoàn thể của xã và nhân dân về ý nghĩa của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, làm cho phong trào càng phát triển sau rộng, góp phần làm chuyển biến tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn ấp. - Xây dựng giải pháp quản lý, ngăn chặn tệ nạn xã hội có nguy cơ lây lan từ nơi khác vào địa bàn xã. Kiên quyết bài trừ, đẩy lùi tuyệt đối các tệ nạn xã hội (cà phê đèn mờ, mại dâm, ma túy, trò chơi điện tử mang tính bạo lực,…), dần tiến tới xây dựng thành công xã nông thôn mới toàn diện. - Thực hiện nghiêm chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/08/1998 của Bộ chính trị và quy chế thực hiện văn minh trong tiệc cưới, lễ tang và lễ hội. Thực hiện tốt chính sách về người nghèo … - Triển khai dần từng bước nâng cao chất lượng các phong trào: gia đình văn hoá, ấp văn hoá, gương người tốt, việc tốt. * Khái toán kinh phí: 3 tỷ đồng. - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 1,5 tỷ đồng; - Vốn lồng ghép: 1,5 tỷ đồng. V.4.4. Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn: * Mục tiêu - Xây dựng nội dung bảo vệ phát triển môi trường tại xã nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ cơ sở và có căn cứ để người dân giám sát chính quyền. - Xây dựng, cải tạo hệ thống tiêu thoát nước thải, nơi đổ rác chung cho cộng đồng; hệ thống cấp nước sinh hoạt... - Chuyển các trại chăn nuôi tập trung, cơ sở ngành nghề gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư; khuyến khích xây dựng hầm biogas, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại khu tập trung. - Các chỉ tiêu phấn đấu: + Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 98%; + Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 100%; + Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình ( nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 80%; + Cải tạo, nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước; + Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%; * Nội dung thực hiện - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường sản xuất (nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Định kỳ 6 tháng/lần đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã. - Phối hợp Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn nước giếng sinh hoạt của người dân để có kế hoạch điều chỉnh, khuyến cáo. - Ủy ban nhân dân xã khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo hướng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phạt hành chính hay đề xuất huyện ra quyết định đóng cửa cơ sở hay tổ chức sản xuất - kinh doanh vi phạm về môi trường theo hướng: + Thu hồi giấy phép và đóng cửa vĩnh viễn đối những cơ sở vi phạm nhiều lần; + Đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường và chỉ cho phép hoạt động khi có phương án và đưa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải; - Xây dựng mô hình mẫu về tổ, ấp có hệ thống xử lý nước thải của hộ đạt tiêu chuẩn môi trường. Tại những ấp có mật độ dân cư đông, giao cho các đoàn thể vận động hội viên phân loại rác thải trong sinh hoạt và hình thành tổ hợp tác thu gom rác dân lập để vận chuyển rác thải tới khu xử lý rác của huyện Cờ Đỏ. - Thực hiện tiêu chí “3 xanh”: đường xanh – vườn xanh và nhà xanh, giao các hội đoàn thể tiếp tục triển khai “Hội thi môi trường Xanh - Sạch - Đẹp” kết hợp trồng cây xanh trên các trục đường đã được quy hoạch trên qui mô xã, trồng cây xanh nơi công sở và doanh nghiệp, đăng ký chỉ tiêu thi đua cho từng ấp. Khảo sát, hỗ trợ xây dựng Vườn sinh thái đẹp qui mô hộ (xây dựng tường rào bằng cây xanh, cải tạo vườn và vệ sinh cảnh quan sân vườn theo hướng xanh hóa). Phát động phong trào trồng và quản lý cây xanh như lời kêu gọi Tết trồng cây năm 1959 của Bác Hồ : “Mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và chăm sóc cho tốt” * Khái toán kinh phí: 5 tỷ đồng. - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 4 tỷ đồng; - Dân, cộng đồng: 1 tỷ đồng; V.4.5. Cũng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở: * Mục tiêu: - Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức đoàn thể thông qua việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động: thảo luận chuyên đề, mời chuyên gia trên từng lĩnh vực báo cáo chuyên đề, sinh hoạt nhóm, tham quan… - Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các nội dung xây dựng nông thôn mới ở từng cấp. - Đào tạo cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc nhằm hiện đại hóa nền hành chính phục vụ nhân dân. - Xây dựng thiết thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”; phát huy dân chủ cơ sở để dân có cơ hội tham gia và giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ”. - Chỉ tiêu phấn đấu: + Tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn: đạt + Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: đạt. + Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh: đạt. + Các tổ chức đoàn thể chính trị xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên: đạt. + An ninh trật tự xã hội được giữ vững: đạt. * Nội dung thực hiện a. Về đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở và tác nhân phát triển cộng đồng: - Về đào tạo Tác nhân phát triển cộng đồng: Với các nội dung về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn tại địa phương có sự tham gia của cộng đồng; Phương pháp huy động nguồn lực cộng đồng; Giám sát và đánh giá kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia; quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường… - Về Giao tiếp và vận động quần chúng xây dựng xã: Thông qua cách thức tiếp cận và chia sẻ thông tin; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Nâng cao nhận thức về giá trị của các nguồn lực nông thôn; di sản, làng nghề và chất lượng cuộc sống. - Đảm bảo các hoạt động duy trì, phát huy vai trò các nhóm sinh hoạt cộng đồng; b. Đào tạo cán bộ xã: c. Xây dựng chương trình liên tịch giữa các đoàn thể chính trị nhằm phát huy vai trò của mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể trong việc vận động hội viên xây dựng nông thôn mới. Trong đó từng đoàn thể tổ chức các phong trào thi đua, kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu …; * Khái toán kinh phí: 2 tỷ đồng - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 1 tỷ đồng; - Dân, cộng đồng: 500 triệu đồng; - Vốn lồng ghép: 500 triệu đồng. V.4.6. An ninh chính trị và trật tự xã hội: * Mục tiêu: - Tuyên truyền, vận động toàn dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, hoàn thành tốt nghĩa vũ quân sự và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước. - Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và các hoạt động tự quản, hoà giải nhân dân. Không xảy ra trọng án, không sử dụng chất nổ, xung điện trái phép, cờ bạc, mại dâm và ma túy. Xã đạt đơn vị an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. - Lực lượng dân quân, tự vệ luôn được củng cố và huấn luyện sẳn sàng chiến đấu. * Nội dung thực hiện: - Tuyên truyền vận động; * Khái toán kinh phí: 500 triệu đồng - Hỗ trợ từ ngân sách TP: 500 triệu đồng; PHẦN VI: QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG THẮNG - HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ I. Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã I.1. Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp: + Trồng trọt: - Bố trí cơ cấu diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã: quy mô, vị trí từng loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. - Dự kiến diện tích sản xuất, khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm. - Xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung để đầu tư sản xuất, các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Việt GAP ... - Bố trí sử dụng đất cho trồng trọt + Chăn nuôi: - Xác định những vật nuôi chủ yếu và có lợi thế trên địa bàn xã, quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp quy mô phù hợp, xa khu dân cư để kiểm soát được dịch bệnh, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái. - Dự kiến quy mô đàn,dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại vật nuôi trên địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm. -Bố trí sử dụng đất cho chăn nuôi I.2. Quy hoạch sản xuất thủy sản - Dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại sản phẩm thuỷ sản trên địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng đầu ra cho sản phẩm. - Bố trí sử dụng diện tích đất, mặt nước cho sản xuất thuỷ sản. - Tận dụng mặt nước trên ruộng kết hợp sản xuất với nuôi trồng thủy sản. - Tận dụng mước lũ hàng năm kết hợp nuôi trồng thủy sản trên ruộng. I.3. Quy hoạch công trình sản xuất và phục vụ sản xuất - Định hướng phát triển Các công trình phục vụ sản xuất như kho nông sản, kho giống lúa, ngô, kho phân hoá học và thuốc trừ sâu, kho nông cụ vật tư, trạm xay xát, xưởng sửa chữa cơ khí nông cụ,... - Bố trí sử dụng đất. I.4. Quy hoạch phát triển dịch vụ nông nghiệp của xã đến năm 2020 - Định hướng phát triển dịch vụ nông nghiệp của xã đến năm 2020 - Bố trí sử dụng đất - Khu vực trang trại & các công trình phục vụ sản xuất: + Khu nuôi trồng thuỷ sản được hình thành các trang trại có quy mô lớn dưới hình thức trang trại gia đình hoặc trang trại hợp doanh. Diện tích đất từ 5,0 ha đến 10 ha. + Các công trình phục vụ sản xuất như kho phân hoá học và thuốc trừ sâu, kho nông cụ vật tư, trạm xay xát, xưởng sửa chữa cơ khí nông cụ... phải bố trí liên hệ thuận tiện với đường giao thông nội đồng và đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh. I.5. Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn - Quy hoạch khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề tập trung của địa phương; thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động của địa phương; - Xây dựng phương án bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương I.6 . Quy hoạch mạng lưới dân cư nông thôn trên địa bàn xã: * Khu dân cư hiện hữu: + Cơ bản phân bố theo các thôn ấp hiện nay, trong tương lai vẫn sử dụng giải pháp phát triển dân cư theo dải ven trục lộ, trên kênh rạch, bố trí các bến thuyền tiếp cận với đường giao thông thôn ấp đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. + Thôn xóm bố trí dọc theo đường giao thông chính, các kênh chính. Nhà ở quay mặt ra lộ, kênh. + Không gian ở dạng tuyến là một lớp nhà với kích thước lô đất 10x30m, phía trước tận dụng đất đào kênh làm nền đường và nền nhà, phần đất còn thiếu để tôn nền nhà có thể đào ao phía sau nhà để đắp nền. + Những khu vực thiếu đất đắp hoàn chỉnh một nền nhà vượt được mức nước ngập, có thể tôn một phần nền vượt đỉnh ngập, một phần tôn nền thấp, khi có mực nước ngập bất thường xuất hiện thì có thể lên sàn để sinh hoạt như kiêu nhà sàn + Phát huy, khai thác các chi tiết kiến trúc truyền thống vào các kiến trúc xây dưng mới, mật độ tối đa 50%. Công trình xây dựng mới khuyến nghị xây dựng theo mẫu thiết kế điển hình. * Giải pháp tạo nền đất xây dựng: - Tuyến dân cư: + Một lớp nhà với kích thước lô đất 10 x 30 m. Phía trước tận dụng đất đào kênh làm nền đường và nền nhà, phần đất còn thiếu làm nền nhà có thể đào ao phía sau để đắp nền. - Điểm dân cư tập trung (cụm): + Tôn nền toàn bộ vượt đỉnh lũ cho các công trình công cộng, đường giao thông và nhà chia lô còn dạng nhà vườn tùy theo kinh tế từng hộ để đắp nền nhà hay kiểu nhà ở trên cọc. + Dự kiến mỗi cụm dân cư có từ 300 - 400 hộ và các công trình công cộng như trường học, trạm xá, chợ và điểm vui chơi văn hóa TDTT. Quy mô đất mỗi cụm dân cư từ 15 - 20 ha. + Giải pháp đất đắp nền nhà là đào hồ lớn, để lấy đất và dự trữ nước ngọt vào mùa khô. I.7 . Quy hoạch hệ thống trung tâm xã, thôn & các công trình công cộng: * Tại khu vực trung tâm xã: Trụ sở HĐND - UBND xã: Diện tích đất là 5.800m2. Xây dựng mới 2 tầng kiên cố, với 15 phòng làm việc. Trung tâm VH-TDTT (bố trí gần UBND xã) có diện tích đất là 3,6ha. Trong đó có: phòng truyền thống, triển lãm trưng bày lịch sử và thành tích chiến đấu, sản xuất của địa phương; Thư viện: có phòng đọc tối thiểu là 25 chỗ ngồi; Hội trường, nơi hội họp xem biểu diễn văn nghệ: quy mô tối thiểu 100 chỗ ngồi. + Trường tiểu học Đông Thắng diện tích 7800m2 & trường Mẫu giáo với diện tích 6549, được bố trí tại khu vực trung tâm khu dân cư. + Chợ hiện hữu được bố trí ở vị trí thuận tiện ngay cạnh tuyến giao thông, trên khu đất cao, dễ thoát nước. Cải tạo nâng cấp & mở rộng, có bãi xe, có nơi thu, chứa chất thải rắn trong ngày, có nhà vệ sinh công cộng. Các cửa hàng dịch vụ tư nhân, cửa hàng dịch vụ do xã tổ chức cũng được bố trí ở khu trung tâm xã. + Trung tâm thôn xóm như trường học, nhà trẻ, nhà văn hóa... nên bố trí tập trung để tạo cảnh quan, giảm thiểu khối lượng đất tôn nền và đây sẽ là nơi để dân cư đến trú ẩn khi có hiện tượng thiên tai bất lợi. + Bố trí công trình công cộng tiếp cận thuận tiện với giao thông thủy, bộ, khoảng cách đến các điểm dân cư xã không quá xa. + Chỉ tiêu diện tích xây dựng căn cứ trên tiêu chuẩn tối thiểu, tăng tầng cao, giảm thiểu diện tích đắp nền. + Hình thái kiến trúc, sử dụng các mẫu thiết kế điển hình đã có sẵn. + Các công trình hạ tầng xã hội xây dựng tập trung thành một khu, đây là khu trú ẩn cho nhân dân khi có vấn đề thiên tai bất lợi xảy ra. + Quy hoạch các khu sản xuất CN, TTCN, trang trại, vùng sản xuất và các công trình phục vụ sản xuất đi kèm. * Giải pháp xây dựng & kiến trúc nhà ở - Đối với khu dân cư dọc theo các tuyến kênh, sông: Chiều cao sàn nhà tính từ mặt đất đã được quy hoạch, đối với nhà trên cánh đồng ngập nước: 1,5m - 1,7m. + Kết cấu, vật liệu: Kết cấu chịu lực: Thép hoặc bêtông; Kết cấu bao che: Bê tông nhẹ, gạch rỗng, vật liệu địa phương…; Kết cấu mái: Hệ khung thép, nhiều lớp, khẩu độ nhỏ; Vật liệu lợp: Tôn hoặc vật liệu địa phương. Đối với khu dân cư trung tâm xã, tôn nền cao không ngập: + Có 2 loại nhà: Loại nhà cho hộ thuần nông (Nhà vườn) và nhà ở cho hộ làm dịch vụ (Nhà liên kế - thường được bố trí ở trung tâm xã). + Nhà liên kế: Xây dựng nhà 2 tầng có đầy đủ tiện nghi phục vụ sinh hoạt. Xây dựng vệ sinh tự hoại phù hợp với điều kiện sinh hoạt. Diện tích lô đất ở 100 - 150m2. + Nhà ở hộ thuần nông (Nhà vườn): Khuyến khích cải tạo lại nhà cho thông thoáng, sạch sẽ, cao ráo. Tổ chức lại mặt bằng phù hợp với sinh hoạt của gia đình. Xây dựng vệ sinh tự hoại phù hợp với điều kiện sinh hoạt. Có vườn bao quanh nhà. Mỗi lô đất có diện tích khoảng 400 - 800m2, 15x30m hay 20x40m. + Chỉ tiêu diện tích một khuôn viên ở vùng Tây Nam Bộ. Loại đất Diện tích  (m2) Đất xây dựng (nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác) 150 - 350 Đất làm kinh tế (trồng rau xanh, cây thực phẩm ngắn ngày, cây ăn quả, làm nghề phụ...) 250 - 450 Tổng diện tích đất sử dụng cho một hộ 400 - 800 + Khu vệ sinh được tách riêng khỏi khu vực ở. Sử dụng bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại. Trường hợp không thể thiết kế bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại thì sử dụng hố xí hai ngăn nhưng phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. + Chuồng trại chăn nuôi gia súc- gia cầm trong lô đất ở (nếu có) phải đặt cách xa nhà ở và đường đi chung ít nhất 5m, cuối hướng gió và phải có hố chứa phân, rác, thoát nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường. + Giải pháp kết cấu phải đảm bảo an toàn, bền vững. Kết hợp sử dụng vật liệu truyền thống với vật liệu hiện đại. I.8. Quy mô đất đai xây dựng toàn xã: Quy mô diện tích tự nhiên toàn xã: 1642,66 ha Quy mô đất điểm dân cư toàn xã: khoảng 52 ha. II. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật * Giao thông: - Giao thông đường bộ: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại sinh hoạt và sản xuất của nhân dân và để phương tiện lưu thông thuận lợi, cần nhanh chóng xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ trên cơ sở cải tạo lại các tuyến giao thông hiện hữu, kết hợp với việc xây mới một số đoạn tuyến tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ hoàn chỉnh. Các thông số kỹ thuật như sau: Đường trục xã, liên xã: Các tuyến đường trục xã, liên xã tận dụng tối đa nền đường có sẵn, kết nối các khu dân cư trong khu vực với đường giao thông đối ngoại đồng thời đảm bảo các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: Xây dựng tuyến giao thông chính liên chạy dọc theo Tỉnh lộ 922, có chức năng liên xã, liên huyện, mặt cắt ngang rộng 13,0m. Trong đó: chiều rộng phần xe chạy là 7,0m, chiều rộng lề 2x3,0m. Nâng cấp, mở rộng đường trung tâm xã mặt cắt ngang rộng 11,5m. Trong đó: chiều rộng phần xe chạy là 5,5m, chiều rộng lề 2x3,0m. Đường liên thôn, ấp: Mạng lưới đường liên thôn được bố trí xây dựng trên cơ sở của các tuyến đường có sẵn, nhằm tạo ra một mạng lưới giao thông khép kín với mạng lưới đường trục xã và trong thôn ấp, kết nối giữa các trung tâm ấp với nhau, có tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: Lộ giới 11,5m, chiều rộng mặt đường 5,5m, lề mỗi bên rộng 3,0m. Đường thôn xóm, trục chính nội đồng: Tổ chức các tuyến đường thôn xóm, chính nội đồng trong các thôn xóm nhằm tạo sự đi lại được thuận lợi cho bà con, trên cơ sở tận dụng các lối mòn sẳn có, tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: Lộ giới 6,5m ,chiều rộng mặt đường 3,5m, lề đất mỗi bên rộng 1,5m. Chất lượng mặt đường có thể sử dụng các loại mặt sau: bê tông xi măng, đá dăm, cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao. Trong giai đoạn trước mắt cần xây dựng hệ thống cầu dân sinh (xe có tải trọng từ 0,5 ữ 1,0 tấn có thể qua lại), để nhân dân có thể qua lại giao thương giữa các khu vực được thuận tiện, học sinh có thể chủ động đi học bằng đường bộ sẽ giảm được chi phí cho việc đi lại. - Giao thông đường thủy: Mạng lưới kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho phát triển hệ thống giao thông thủy. Tuyến giao thông thuỷ chính của xã được xác định là sông Kênh Đứng, rộng khoảng 50m. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của hệ thống giao thông thủy trên địa bàn xã, cần nạo vét hệ thống kênh mương thường xuyên. Trong tương lai cần xây dựng và cải tạo lại hệ thống bến thuyền, tổ chức các tuyến đường thủy nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và du lịch. Hiện tại vận chuyển hành khách chủ yếu bằng ghe, xuồng nhỏ. Cần nghiên cứu phát triển các loại phương tiện đường thủy kết hợp thuận tiện giao thông bộ nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho nhân dân. II.1. Chuẩn bị kỹ thuật. a. Nền: Xã Đông Thắng có nền địa hình thấp, nguồn đất đắp nền rất khó khăn, quỹ đất đắp nền chủ yếu là cân bằng đào đắp tại chỗ. Giải pháp xây dựng ở đây nên áp dụng phương án xây dựng phân tán. Các khu vực có nền đất cao, thuận lợi không bị ngập nước hoặc ngập nông sẽ xây dựng khu dân cư tập trung. Cao độ nền xây dựng cần đảm bảo lớn hơn mực nước thủy triều lớn nhất hàng năm. Cụ thể cao độ nền xây dựng cho xã Đông Hiệp, cần đảm bảo ≥ 2,3m theo hệ cao độ quốc gia. Các khu vực có nền địa hình thấp, chỉ tôn nền cho đường giao thông và nền các điểm công cộng như: nhà văn hóa thôn, nhà trẻ, trường học, trạm y tế .v.v. đến cao độ lớn hơn mực nước thủy triều lớn nhất hàng năm (cần đảm bảo ≥ 2,3m theo hệ cao độ quốc gia). b. Thoát nước: Các khu dân cư tập trung sẽ xây dựng hệ thống thoát nước chung một nửa, cuối các miệng xả cần có hệ thống cống bao thu gom nước thải về khu vực trạm xử lý trước khi xả ra sông ngòi. Các khu vực dân cư phân tán (tuyến dân cư ), nước mưa sẽ thoát theo địa hình tự nhiên ra hệ thống kênh mương thủy lợi. c. Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khác: Để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ kênh gây mất đất sản xuất, bồi lắng và làm thay đổi địa giới hành chính cần có biện pháp bảo vệ bờ cho hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn xã. Giải pháp bảo vệ bờ có thể áp dụng các biện pháp sau: Khoanh vùng các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, không cho dân cư sinh sống và xây dựng công trình trong các khu vực này. Tùy theo tình hình cụ thể có thể dùng giải pháp kè bờ, hoặc trồng cây phòng hộ không để nền đất bị tác động trực tiếp của dòng chảy. Các tuyến sông có thềm sông nên áp dụng biện pháp trồng cây chịu được ngập nước ven bờ để chắn sóng đánh và các tác động bất lợi của dòng nước tới nền đất khu vực phía trong. Đây là biện pháp vừa rẻ mà đem lại hiệu quả cao. Biện pháp lâu dài bảo vệ hiệu quả, các dự án đầu tư xây dựng mới sẽ không xây sát lòng sông, cần để lại khoảng bảo vệ an toàn từ lòng sông đến chân bờ ta luy của công trình để trồng cây chắn sóng. II.2 Cấp nước: - Tiêu chuẩn cấp nước: Tiêu chuẩn cấp nước theo QCXDVN 01 2008/BXD. - Nước sinh hoạt (QSH): + Năm 2015 : 60 lít/người.ngày đêm với tỷ lệ cấp nước là 80% + Năm 2025 : 80 lít/người.ngày đêm với tỷ lệ cấp nước là 90% - Nước công cộng (QCC) : 10% Nước sinh hoạt. - Nước công nghiệp địa phương (QCN) : 10% Nước sinh hoạt. - Nước dự phòng, rò rỉ (QDP) : 20%( QSH+ QCC+ QCN). - Nước bản thân nhà máy QNM : 5%( QSH+ QCC+ QCN+ QDP). Nhu cầu cấp nước: -Tổng nhu cầu cấp nước: + Năm 2015 (lấy tròn) : 1.300 m3/ ngày đêm. + Năm 2025 (lấy tròn) : 2.400 m3/ ngày đêm. - Nguồn nước: Nguồn nước mặt: Sông và kênh rạch: Xã Đông Thắng có 1 con sông chảy qua là sông Kênh Đứng, sông Kênh Ngang và hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều Sông Hậu. Đánh giá nguồn nước: Thuận lợi: Với trữ lượng nước ngầm lớn phân bố đồng đều, chất lượng nước ngầm đều tốt, không bị nhiễm mặn và thuộc nhóm nước mềm; Lượng mưa hàng năm lớn dao động 1400 - 1800 mm, chất lượng nước mưa trong khu vực còn rất tốt do không bị ô nhiễm khói bụi và các hoạt động sản xuất công nghiệp khác nên có thể xem đây là một nguồn nước ngọt quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Thách thức: Đại bộ phận người dân đều sử dụng nguồn nước từ giếng khoan có gắn bơm tay. Việc tuỳ tiện khai thác nguồn nước ngầm thời gian qua (kể cả việc khai thác phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản) đã dẫn đến tình trạng nguồn nước ngầm bị hạ thấp và có nguy cơ cạn kiệt, chất lượng nước không đảm bảo... Hệ thống các đô thị phát triển mở rộng nhưng không được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Số lượng các nhà máy chế biến thuỷ hải sản được đầu tư hệ thống xử lý nước thải còn thấp, nước thải chủ yếu được đổ trực tiếp ra sông. Thêm nữa, lượng rác trhải từ chợ nổi, nhà ở ven sông... cũng là những tác nhân góp phần làm cho tình trạng suy thoái và ô nhiễm nguồn nước ngầm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. - Giải pháp bảo vệ nguồn nước: Tuyên truyền đến từng tổ chức, cá nhân về lợi ích và tầm quan trọng của nước ngầm, với các giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm: Cần tiến hành trám, lấp lại các giếng nước bị hư hỏng. Tăng cường quản lý khai thác nước ngầm. Có kế hoạch cung cấp và khai thác nước theo địa bàn, cụm dân cư. Xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch tập trung. Quản lý chặt chẽ tổ chức, cá nhân hành nghề khai thác nước ngầm. - Giải pháp cấp nước: - Lựa chọn nguồn nước: Chọn nguồn nước ngầm là nguồn cấp nước chính phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân xã Đông Hiệp. Ngoài ra việc tích trữ nước mưa sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt cũng rất cần thiết trong ngắn hạn đối với những hộ gia đình ở những khu vực có điều kiện bất lợi về mặt địa hình. - Công trình cấp nước tập trung: Công trình đầu mối: Giai đoạn 2010-2015: + Cải tạo trạm cấp nước tập trung duy trì công suất khai thác 500 m3/ngày như hiện nay; phát triển mạng lưới cấp nước tới các ấp để tăng bán kính phục vụ của Trạm. Trạm cấp nước sẽ phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt của xã trên với số người dân được sử dụng nước sạch của trạm 500 người. Mạng lưới đường ống: + Sử dụng mạng lưới kiểu kết hợp sao cho hiệu quả kinh tế và kỹ thuật. + Đường ống cấp nước xây dựng mới sử dụng ống nhựa PVC và HDPE có kích thước D60-D150 với tổng chiều dài khoảng 18.000 m, trong đó tuyến ống có kích thước từ D100-D150 có chiều dài là 3.400 m. + Các hộ dân còn lại chưa thể tiếp cận với hệ thống cấp nước tập trung nên tiếp tục sử dụng nước giếng khoan và nước mưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật khai thác và sử dụng hợp vệ sinh. Giai đoạn 2015-2025: + Nâng công suất trạm cấp nước của xã từ 500 m3/ngày lên 600 m3/ngày. + Các khu vực khó khăn về mặt địa hình thì sẽ sử dụng hệ thống giếng khoan và lu chứa nước mưa hợp vệ sinh. Mạng lưới đường ống: + Sử dụng mạng lưới vòng kết hợp với mạng lưới cụt sao cho hiệu quả kinh tế và kỹ thuật. + Đường ống cấp nước sử dụng ống nhựa uPVC và HDPE có kích thước D60-D150 với tổng chiều dài khoảng 52.000 m, trong đó tuyến ống có kích thước từ D100-D150 có chiều dài là 8.200 m. Có thể đi nổi hoặc chìm với chiều sâu chôn ống không quá 0,7m. + Tiến hành lắp đặt các đồng hồ đo nước để tính thu phí sử dụng hàng tháng. + Áp lực đường ống tính toán đến khu vực bất lợi nhất là 10m. Cấp nước cứu hoả: Tận dụng các nguồn nước tại chỗ sẵn có trong các sông và kênh rạch để chủ động chứa cháy. Biện pháp chữa cháy là các dụng cụ cầm tay thông thường sẵn có trong các gia đình như; Xô, chậu, gáo, máy bơm nước...Riêng các khu vực trung tâm có hệ thống cấp nước tập trung thì phải thiết kế hệ thống cấp nước chứa cháy áp lực thấp. - Công trình cấp nước phân tán dạng hộ gia đình: Do điều kiện về kinh tế và đặc thù địa hình của xã các điểm dân cư phát triển theo dạng chuỗi kẹp hai bên cạnh các dòng sông, kênh, các ấp thường bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt nên việc tăng bán kính phục vụ của 1 trạm cấp nước lên là rất khó khăn, cho nên trước mắt các khu vực trong xã vẫn sử dụng các công trình cấp nước phân tán dạng hộ gia đình đảm bảo xây dựng và vận hành đúng quy trình kỹ thuật để cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt. Đồ án đề suất một số mô hình và giải pháp kỹ thuật cấp nước sau: Giếng khoan lắp đặt bơm tay: Cấu trúc giếng: + ống lắng cát: Dài 1m làm bằng nhựa PVC fi 48, dày 2,5 mm. + ống lọc: Dài 3m, bằng nhựa PVC fi 48. + ống chống: bằng nhựa PVC fi 48, dày 2,5cm. + cổ giếng: làm bằng ống sắt tráng kẽm, dài 0,5m, gắn với ống chống bằng một măng xông nhựa. + Bơm tay: được gắn vào cổ giếng, dùng để bơm nước với mực nước động không dưới 7m (nếu lớn hơn phải dùng máy bơm điện phù hợp để hut nước). + Sàn giếng: Láng xi măng rộng 4m2, có rãnh thoát nước xung quanh. Ưu điểm: + Thuận tiện, dễ sử dụng, nước sạch hợp vệ sinh. + Giá thành hạ, một giếng khoan có thể cấp cho nhiều hộ gia đình cùng một lúc. ở những nơi có điều kiện có thể dễ dàng thay bơm tay bằng bơm điện có công suất từ 1,5 - 3 m3/giờ, sức hút sâu 8 - 9 m. Yêu cầu: + ống lọc phải lắp đúng địa tầng chứa nước. + Nếu có sắt (phèn) thì phải xử lý đúng quy trình mới đưa vào sử dụng. + Giếng cách xa nhà cầu tiêu, chuồng gia súc, hoặc các vùng ô nhiễm khác ít nhất 8m. + Người sử dụng phải nắm được qui trình sử dụng và bảo dưỡng bơm tay. Giải pháp khắc phục nước giếng nhiễm sắt (phèn): + Xây dựng bể nước bằng gạch dung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đề tài- Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Hậu Giang.doc
Tài liệu liên quan