Đề tài Quy hoạch mạng lưới thoát nước thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ

Tài liệu Đề tài Quy hoạch mạng lưới thoát nước thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ: Mục lục phần mở đầu 1.1 Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch mạng lưới thoát nước thị xã Phú Thọ 1.2 Các căn cứ lập quy hoạch 1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ 1.4 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài Phần nội dung phần quy hoạch chung Chương I : Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng khu vực nghiên cứu 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1 - Vị trí địa lý 2.1.1 Vị trí địa lý - Đặc điểm địa hình - Điều kiện địa chất công trình, điạ chất tài nguyên - Điều kiện địa chất thuỷ văn - Điều kiện khí hậu - Điều kiện thủy văn - Điều kiện địa chấn 1.2. Đặc điểm hiện trạng - Giới thiệu chung về hiện trạng đô thị - Tính chất, quy mô dân số và diện tích - Đặc điểm về kinh tế và xã hội - Hiện trạng về cơ sở hạ tầng Hạ tầng xã hội Hạ tầng kỹ thuật - Đánh giá tổng hợp Chương II : quy hoạch xây dựng khu vực đô thị - Cơ sở hình thành quy hoạch xây dựng - Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số đến năm 2020 2.2.1 Phát triển kinh tế xã hội 2.3 Đá...

doc49 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy hoạch mạng lưới thoát nước thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục phần mở đầu 1.1 Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch mạng lưới thoát nước thị xã Phú Thọ 1.2 Các căn cứ lập quy hoạch 1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ 1.4 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài Phần nội dung phần quy hoạch chung Chương I : Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng khu vực nghiên cứu 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1 - Vị trí địa lý 2.1.1 Vị trí địa lý - Đặc điểm địa hình - Điều kiện địa chất công trình, điạ chất tài nguyên - Điều kiện địa chất thuỷ văn - Điều kiện khí hậu - Điều kiện thủy văn - Điều kiện địa chấn 1.2. Đặc điểm hiện trạng - Giới thiệu chung về hiện trạng đô thị - Tính chất, quy mô dân số và diện tích - Đặc điểm về kinh tế và xã hội - Hiện trạng về cơ sở hạ tầng Hạ tầng xã hội Hạ tầng kỹ thuật - Đánh giá tổng hợp Chương II : quy hoạch xây dựng khu vực đô thị - Cơ sở hình thành quy hoạch xây dựng - Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số đến năm 2020 2.2.1 Phát triển kinh tế xã hội 2.3 Đánh giá tổng hợp quỹ đất xây dựng đô thị - Định hướng phát triển không gian kiến trúc 2.4.1 Phân vùng chức năng a. Công nghiệp và kho tàng b. Các cơ quan, trường học, trường chuyên nghiệp phục vụ ngoài phạm vi đô thị. c. Khu ở d. Công cộng và dịch vụ e. Công viên cây xanh thể dục thể thao 2.4.2 Quy hoạch sử dụng đất 2.4.3 Bố cục quy hoạch - kiến trúc và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên - Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật 2.5.1 Giao thông 2.5.2 Chuẩn bị kỹ thuật đất đai 2.5.3 Định hướng cấp nước 2.5.4 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường 2.5.5 Rác thải 2.56. Nghĩa địa 2.5.7Thông tin bưu điện 2.6 Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến 2010 a- Mục tiêu b- Quy hoạch sử dụng đất đai 2.6.1 Nhu cầu sử dụng đất đai 2.6.2 Quy hoạch khai thác quỹ đất hiện có 2.6.3 Quy hoạch xây dựng các khu mở rộng chương iii quy hoạch xây dung hệ thống thoát nước mưa. 3.1 Lựa chọn hệ thống thoát nước . 3.2 Nguyên tắc vạch mạng lưới thoát nước mưa 3.3. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước Phần B : Phần Thiết kế kỹ thuật Chương V: Giới thiệu chung khu vực thiết kế 5.1. Các điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu vực nghiên cứu thiết kế 5.1.1. Vị trí, phạm vi nghiên cứu 5.1.2. Đặc điểm tự nhiên 5.2. Những tiêu chí và các yếu tố khống chế của quy hoạch chung khi nghiên cứu và thực hiện quy hoạch chi tiết cho khu vực 5.3. Giới thiệu và phân tích về quy hoạch mặt bằng 5.4. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong khu vực thiết kế Chương VI: Thiết kế mạng lưới thoát nước mưa 6.1. Nguyên tắc thiết kế 6.2. Tính toán thuỷ lực 6.3. Thiết kế giếng thu nước Phần mở đầu 1.1. Sự cần thiết phải thiết kế thoát nước thị xã Phú Thọ Trong 100 năm xây dựng và phát triển, thị xã Phú Thọ có trên 60 năm là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Thọ. Tuy là một thị xã có nhiều khó khăn: quy mô nhỏ hẹp, ít tài nguyên khoáng sản, mức độ đầu tư của tỉnh cho thị xã còn nhiều hạn chế, song nhờ sự cố gắng nỗ lực vươn lên của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thị xã, những năm qua kinh tế - xã hội của thị xã đã có bước phát triển khá toàn diện, thu được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh. Bên cạnh những thành tựu đạt được, những năm qua thị xã Phú Thọ vẫn còn một số hạn chế như: tốc độ phát triển kinh tế xã hội chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của thị xã, lực lượng sản xuất phát triển chậm, chưa phát huy được những ưu thế về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, nội lực trong nhân dân. Việc làm cho người lao động còn nhiều khó khăn, nhìn chung thị xã vẫn còn nhỏ bé về quy mô, hạn chế cả về không gian đô thị và tốc độ phát triển. Thị xã Phú Thọ có bề dày truyền thống lịch sử, đã từng có nhiều năm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nên trình độ dân trí phát triển khá. Thị xã có nhiều tiềm năng, nhất là đất đai để mở rộng không gian phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch, văn hóa - xã hội, cơ sở hạ tầng. Thực hiên chỉ đạo của Tỉnh ủy Phú Thọ theo Nghị quyết 16NQ/TU ngày 2/5/2003 về xây dựng và phát triển thị xã Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010, thị xã cần khắc phục những hạn chế, vượt qua những khó khăn, thách thức, khai thác triệt để những lợi thế tiềm năng để xây dựng và phát triển thị xã giầu đẹp, văn minh. Nghiên cứu lập quy hoạch chung xây dựng thị xã Phú Thọ đến năm 2020 và quy hoạch xây dựng đợt đầu đến 2010, định hướng cho việc phát triển không gian và cơ sở hạ tầng của thị xã trước mắt cũng như lâu dài là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm cụ thể hóa phương hướng xây dựng và phát triển thị xã theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đã được hoạch định. Khi có đường Hồ Chí Minh đi qua, thị xã Phú Thọ sẽ có nhiều lợi thế hơn và đây cũng là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội với tốc độ nhanh hơn. 2. Nhiệm vụ và các căn cứ thiết kế thoát nước thị xã Phú Thọ 2.1 Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án - Lập phương án quy hoạch chung chuẩn mạng lưới thoát nước của thị xã Phú Thọ phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội cuả tỉnh Phú Thọ và thị xã Phú Thọ. - Đồ án quy hoạch chung thị xã Phú Thọ sẽ xác định phương hướng nhiệm vụ cải tạo và xây dựng mạng lưới thoát nước thị xã, phát triển hạ tầng kỹ thuật. Đảm bảo cho việc mở rộng đô thị trong tương lai, đảm bảo an ninh quốc phòng và các hoạt động kinh tế; bảo tồn các di tích lịch sử, cảnh quan. - Đảm bảo hệ thống thoát nước cho thị xã phù hợp với định hướng phát triển của đô thị trong tương lai, - Đảm bảo điều kiện sống, lao động và phát triển toàn diện cho người dân đô thị. Trước mắt từng bước cải thiện đời sống về cả tinh thần và vật chất của nhân dân thị xã. - Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, nước thải phải được xử lý khi đưa vào môi trường. 2.2 Các căn cứ thiết kế chuẩn bị kỹ thuật Thông báo số 44/TB-UB ngày 11/6/2002 của UBND tỉnh Phú Thọ Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Đức Vượng tại hội nghị bàn về phạm vi, ranh giới điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Phú Thọ; Thông báo số 83/TB-UB ngày 8/10/2002 của UBND tỉnh Phú Thọ kết quả làm việc giữa UBND tỉnh Phú Thọ với Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải, về dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Tháp - thị xã Phú Thọ; Thông báo số 24/TB-UB ngày 11/3/2004 của UBND tỉnh Phú Thọ kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Đức Vượng về tình hình phát triển kinh tế xã hội thị xã Phú Thọ Nghị quyết số 16NQ/TU ngày 2/5/2003 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thị xã Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010; Báo cáo số 07/BC của UBND thị xã Phú Thọ về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ; Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 do Công ty do đạc ảnh địa hình lập năm 2003 Các tài liệu, số liệu do UBND thị xã ung cấp. Căn cứ công văn số 6185/GTVT-KHĐT ngày 29/11/2004 của Bộ Giao thông vận tải về việc góp ý Quy hoạch chung Thị xã Phú Thọ 3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài 3.1. Thuận lợi Được sự hướng dẫn tận tình của thầygiáo TS. Nguyễn Lâm Quảng và các thầy, cô giáo khác trong khoa Đô Thị trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội. 3.2. Khó khăn : - Tài liệu nghiên cứu chưa được đầy đủ. (các tài liệu về địa chất công trình, địa chất thuỷ văn.. ) - Diện tích của thị xã Phú Thọ là rất lớn (6341,38ha), với quỹ thời gian làm đồ án thoát nước bị hạn chế nên em không đi thực địa kỹ được toàn bộ thị xã. Chỉ tập trung nghiên cứu kỹ địa hình của những điểm chính, lưu vực chính trong bài. Phần nội dung phần quy hoạch chung Chương I : Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng khu vực nghiên cứu 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1 - Vị trí địa lý Thị xã Phú Thọ là thị xã thuộc tỉnh Phú Thọ, trung tâm thị xã có toạ độ: - 21024’ vĩ độ bắc - 105014’ kinh độ Phía Bắc giáp huyện Thanh Ba và Phù Ninh. Phía Đông giáp huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao. Phía Tây giáp huyện Thanh Ba. Phía Nam giáp sông Hồng và huyện Tam Nông. Thị xã cách thành phố Việt Trì 40 km và cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính 6 341,38ha với 4 phường và 6 xã + Phường : Âu cơ, Phong Châu, Hùng Vương, Trường Thịnh. + Các xã : Hà Lộc, Văn Lung, Thanh Minh, Thanh Vinh, Hà Thạch, Phú Hộ. - Đặc điểm địa hình Thị xã Phú Thọ thuộc vùng trung du Bắc Bộ, nằm trên vùng giáp giới giữa Đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi. Thị xã hình thành trên vùng đồi thấp. Nơi cao nhất là +70 m. nơi thấp nhất là +15m. Độ dốc sườn dốc trung bình: i = 0,03 á 0,10. Các khu đồi có cao độ trung bình là 26 á 35 m. Bao quanh các đồi là các cánh đồng nhỏ, có cao độ trung +15.00 á 16.00m và một số nương bậc thang có cao độ trung bình 20 á 22m. Các dãy núi cao dần về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng. Bờ sông Hồng có địa chất không ổn định. - Điều kiện địa chất công trình, điạ chất tài nguyên Vùng đồi có cấu tạo chủ yếu sét pha. Cường độ chịu tải > 2 kg/ cm2. Các cánh đồng có cấu tạo chủ yếu do bồi tích, sườn tích sét, sét pha cường độ chịu nén 1 á 1,5 kg/ cm2. Theo báo cáo của Liên đoàn địa chất 3 thì vùng xung quanh thị xã có nhiều mỏ cao lanh có giá trị: Mỏ Hữu Khánh Thanh Sơn trữ lượng 5,3 triệu tấn. Ba Bò 1,3 triệu tấn. Thạch Khoán 4 triệu tấn cao lanh và 6 triệu tấn Fen pat. Tại Phương Viên Hạ Hoà: 392 ngàn tấn. Tại Tiên Lương và Tường Thành (Cẩm Khê) : 202,3 ngàn tấn. Cạnh thị trấn Đoan Hùng: 17 ngàn tấn. Gò Gai xã Phú Hộ: 53 ngàn tấn. Long Ân Hà Lộc (trữ lượng C2) : 5,4 ngàn tấn. Cao lanh Xóm Các ( Hạ Hoà) : 2,2 triệu tấn. Minh Xương xã Tuy Lộc Sông Thao: Cấp B: 2 vạn tấn Cấp C: 5 vạn tấn Đất đồi màu đỏ vàng và thích hợp với cây công nghiệp như chè, cọ…. - Điều kiện địa chất thuỷ văn Nước ngầm mạch sâu chưa có tài liệu khảo sát đầy đủ nên chưa có kết luận về trữ lượng nguồn nước. Nhưng theo tài liệu sơ bộ của Liên đoàn Địa chất 3 thì xung quanh thị xã nguồn nước ngầm tương đối phong phú. Nước ngầm đã có thể tìm thấy ở thị xã thị trấn Phú Hộ và tập trung ở xã Thanh Minh. Nước ngầm mạch nông thay đổi phụ thuộc theo mùa. - Điều kiện khí hậu Phú Thọ thuộc vùng khí hậu Trung Du Bắc Bộ, có nhiều đặc điểm gần với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, theo tài liệu khí tượng trạm Phú Hộ cung cấp như sau: Nhiệt độ Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình năm 2702 Nhiệt độ không khí trung bình năm 2301 Nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất năm 1001 Mưa Lượng mưa ngày lớn nhất 701,2 mm (24/7/1980) Lượng mưa trung bình năm 1850mm Độ ẩm Độ ẩm tương đối trung bình năm 84% Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm 24,8% Nắng Số giờ nắng trung bình năm 1571 h Gió Tốc độ gió trung bình năm 1,8m/s Tốc gió trung bình trong tháng 5: 2,3 m/s - Điều kiện thủy văn Thị xã Phú Thọ chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn trực tiếp của sông Hồng và kênh suối nội đồng. Mực nước lũ sông Hồng tại thị xã Phú Thọ theo các tần suất: - Mực nước lịch sử: 20,89 m (năm 1971) - Mực nước cao nhất trung bình năm 15,74 m - Mực nước thấp nhất trung bình năm 12,62 m Đê hiện có cao trình > +22.00 (m) Khả năng chống lũ: - Báo động cấp I nước lũ ở cao độ +17.50 m - Báo động cấp II nước lũ ở cao độ +18.20 m - Báo động cấp III nước lũ ở cao độ +18.90 m Hình 3: Cửa xả thoát nước ngòi Lò Lợn Nước mưa lưu vực trong đê thoát ra hồ, theo ngòi lò lợn chảy ra sông Hồng qua cống đóng mở lò lợn 1 vụ 4 của (2,2m x 3m). Khi có báo động cấp III lũ ở cao độ +18,90 m cửa cống đóng lại. Mực nước ở trong đồng nội không chảy ra sông Hồng được nữa. Nước ở nội đồng cấy ngập 4 á 5m nước, do vậy hàng năm dân chỉ cấy 1 vụ còn vụ sau thả cá. Riêng cánh đồng Bạch Thuỷ đã xây dựng hệ thống bờ bao khép kín và trạm bơm tiêu úng đảm bảo cấy hai vụ ăn chắc không bị ngập lụt. Hình 4: Tuyến đê bao cánh đồng Bạch Thuỷ Hình 5: Tuyến đê bao cánh đồng Bạch Thuỷ - Điều kiện địa chấn Theo tài liệu thu thập được và chưa có tài liệu khảo sát đầy đủ nên chưa có kết luận chính xác. Trên điều kiện thực thế, thị xã không có các hiện tượng địa chấn như động đất, castơ, ... Địa chất ổn định thích hợp cho việc xây dựng và phát triển đô thị. 1.2. Đặc điểm hiện trạng - Giới thiệu chung về hiện trạng đô thị Thị xã Phú Thọ trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Thọ, thị xã phát triển tập trung ở hai quả đồi nằm ở vị trí trung tâm của thị xã. Thị xã có hai trục đường giao thông chính chạy qua là tỉnh lộ 315 và tỉnh lộ 313. Tỉnh lộ 315 giao cắt với đường quốc lộ 2 hình thành điểm dân cư, gọi là ngã ba Phú Hộ. Trên đường 315 vào thị xã hình thành các điểm dân cư tập trung ở các xã Hà Lộc, Văn Lung. Ngoài ra còn một điểm dân cư ở xã Thanh Vinh. Do điều kiện địa hình của thị xã tương đối phức tạp, nên dân cư sống không tập trung, thường hình thành các nhóm nhà sống ở các sườn đồi, hoặc các khu vực ít có mối liên hệ với nhau. - Tính chất, quy mô dân số và diện tích a- Dân số và lao động Theo Niên giám thông kê năm 2003 của phòng thống kê Phú Thọ, tính đến 31/12/2003 thị xã Phú Thọ có 61.622 người, trong đó nội thị có 21.279 người, ngoại thị có 40.343 người, mật độ dân số trung bình là 967người/km, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,09%. Tổng số lao động có: 25.267 người chiếm 41,00% dân số Trong đó : Thành thị 7.040 người chiếm 33,08% dân số Nông thôn 18.277 người. Trong số người lao động có: Lao động chưa có việc làm thường xuyên: 1.104 người Số người tàn tật, mất sức: 589 người. - Số người huy động vào lao động trong các ngành kinh tế ở đô thị là: 5.709 người. b- Đất đai Tổng diện tích toàn thị xã Phú Thọ hiện nay là: 6.341,38 ha, trong đó nội thị 692,03 ha, ngoại thị 5.649,35ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 3.253,48 ha Đất chuyên dùng: 991,17 ha Đất ở: 296,12 ha Đất khác: 828,30 ha - Đặc điểm về kinh tế và xã hội - Công nghiệp ở thị xã nhỏ bé chủ yếu là cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, đóng sửa tàu thuyền nhỏ.... - Hiện ở ngoài thị xã có khai thác cao lanh trữ lượng ước 1,2 triệu tấn lộ thiên dễ; khai thác cát xây dựng 20.000 ~ 30.000m3/ năm… - Ngành nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ và văn hóa ẩm thực được bảo tồn và phát triển. - Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2002: 5,53 triệu đồng (theo giá CĐ 94) - Cơ cấu kinh tế năm 2002 + Công nghiệp - Tiểu thủ công nghệp : 50,2 % + Thương mại - Dịch vụ : 34,0 % + Nông lâm nghiệp : 15,8 % - Thực trạng kinh tế xã hội thời kỳ 1997 - 2002 + Tốc độ phát triển nhanh, mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất (theo giá CĐ 94) có tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 17,5%, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đều vượt kế hoạch đề ra. + So với năm 1998: năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 2,5 lần, dịch vụ thương mại tăng 1,8 lần, sản lượng lương thực là hạt tăng 2 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, công tác quản lý đô thị và bộ mặt đô thị thị xã có nhiều đổi mới. - Hiện trạng về cơ sở hạ tầng Hạ tầng xã hội Cơ quan Một số cơ quan lớn đóng trên thị xã như: liên đoàn Địa chất Tây Bắc (liên đoàn 3), Cơ quan quản lý đường bộ, Liên đoàn điều tra quy hoạch rừng, một số cơ sở nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp của Trung ương: Viện cây ăn quả, Viện cây chè. Khu cơ quan hành chính thị xã chủ yếu nằm ở khu vực trung tâm (thuộc phường Hùng Vương, Phong Châu). Giáo dục Trên địa bàn thị xã có trường Đại học Hùng Vương, trường trung học Y tế, trường dân tộc nội trú, trường cán bộ quản lý giáo dục, trường công nhân kỹ thuật lâm nghiệp TW4, trường trung học công nghiệp quốc phòng… Hệ thống giáo dục phổ thông có 3 trường THPT trong đó có trường THPT Hùng Vương là trường chuẩn quốc gia, 8 trường THCS, 11 trường Tiểu học và mạng lưới các trường mẫu giáo đã hình thành ở từng phường, xã. Y tế Tại thị xã có 3 bệnh viện cấp tỉnh: Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viên lao, Bệnh viên Tâm thần với tổng số 420 giường bệnh. Trung tâm Y tế cấp cơ sở có 10 giường bệnh. Mạng lưới trạm y tế có ở từng phường, xã có 15 giường bệnh. Văn hoá Đời sống văn hóa của thị xã hiện nay còn thấp. Cả thị xã chỉ có 1 rạp chiếu bóng (400 ghế) đang trong tình trạng xuống cấp; nhà hát ngoài trời không còn sử dụng; thư viện (của tỉnh cũ) nhà cấp 4; có hai cửa hàng sách trong đó 1 mới được xây dựng, 1 là nhà cấp 4; đài phát thanh thị xã mới được xây dựng. Cây xanh - thể dục thể thao Có 1 vườn hoa công viên trước UBND thị xã, 1 sân vận động thị xã có khán đài và tường bao. Thương mại Chợ Mè của thị xã là chợ có tiếng trong vùng. Đây là chợ trên bến dưới thuyền đã được xây dựng lâu đời là đầu mối giao lưu thương mại tổng hợp trong vùng Hạ tầng kỹ thuật a. Hiện trạng Giao thông Giao thông đối ngoại - Đường tỉnh lộ 315 nối thị xã Phú Thọ với quốc lộ 2 mặt đường rộng 7m, trải nhựa atfan 6m. Đoạn chạy qua thị xã dài 4 km. Hình 10: Tuyến quốc lộ 2 chạy qua thị xã (ảnh chụp tại ngã 3 Phú Hộ) - Từ thị xã theo tỉnh lộ 313 đến các huyện phía Tây sông Hồng của tỉnh Phú Thọ, mặt đường nhựa atfan, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân. - Tuyến đường tỉnh lộ 312 kết hợp đê sông Hồng nối với thị trấn công nghiệp Lâm Thao, qua cầu Phong Châu nối với QL 32 về Sơn Tây và Hà Nội. Mặt đường được bê tông hóa đến địa phận xã Hà Thạch, đoạn còn lại là kết cấu cấp phối kết hợp nên lưu lượng giao thông hạn chế. - Bến ô tô đối ngoại hiện tại ở vị trí hợp lý gần trung tâm và ga đường sắt. - Đường sắt: tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội - Lao Cai - Côn Minh (Trung Quốc) khổ đường rộng 1m, đoạn quan thị xã dài 5km - Ga thị xã nằm ngay trung tâm với 3 đường trong ga dài 600 ~ 650m, lưu lượng chạy 9 ~ 10 đôi tàu/ngày. Khu vực nhà ga được nâng cấp cải tạo. Nhà làm việc và nhà khách chờ đã được nâng lên 2 tầng. - Đường thuỷ: Thị xã nằm dọc theo bờ sông Hồng nhưng chưa có tổ chức bến, cảng tầu thuyền phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách, chỉ có phà Ngọc Tháp phục vụ các phương tiện nhỏ qua sông Hồng và bến thuyền tự phát cập bến chợ Mè. - Đường hàng không: Thị xã có sân bay nhỏ theo kiểu sân bay dã chiến nằm phía Tây trung tâm thị xã do quân đội quản lý với tổng diện tích 25 á 30 ha. Giao thông đối nội Mạng lưới giao thông nội thị đã được xây dựng hoàn chỉnh với tổng số 26 tuyến đường có chiều dài 19,8km. - Mặt đường chính rộng trungbình 7 ~ 11m đã được thảm nhựa atfan. - Các đường khác mặt đường trải nhựa rộng trung bình 5 ~ 7m đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường bộ Việt Nam. - Cầu vượt đường sắt trên tỉnh lộ 315 vào trung tâm thị xã đã được đầu tư xây dựng mới, phân luồng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân tốt hơn - Hệ thống hè đường đã được cải tạo, nâng cấp lát gạch Block toàn bộ. - Phương tiện giao thông phục vụ nhu cầu là phương tiện cá nhân: xe đạp, xe máy, ôtô… Thoát nước mưa Hệ thống thoát nước mưa của thị xã bao gồm: hệ thống thoát nước nội thị và ngoại thị: - Hệ thống thoát nước nội thị: Hệ thống thoát nước nội thị còn rất đơn giản. Chủ yếu nước mưa được đổ ra các vùng ruộng và hồ quanh khu vực. Tổng chiều dài các cống được xây dựng nhỏ, đường kính ống f 750 ~ f 1200. Hệ thống cống này hoặc đổ thẳng ra sông hoặc đổ vào hồ Trầm Bưng qua các cửa cống nhỏ. Quan trọng nhất là 2 cống điều tiết ở ngòi Lò lợn và kênh Lò lợn. Đa phần nước thải đều đổ vào cánh đồng Bạch Thuỷ hoặc hồ Gò Gô rồi bơm ra kênh, ngòi Lò Lợn để chảy thẳng ra sông. Hệ thống thoát nước nội thị là hệ thống chảy chung, không được xử lý. Hệ thống này đa phần được xây dựng từ trước năm 1954. ở nội thị, các gia đình thường thải nước ra các máng hở (hoặc có nắp đan) rồi dẫn vào hồ Gò Gô, hoặc hồ Trầm Bưng. Nói tóm lại hệ thống thoát nước của Phú Thọ còn rất đơn giản. Mật độ cống ít, chất lượng của cống bị giảm nhiều, nhiều điểm cống bị vỡ, cống hở gây mất vệ sinh ảnh hưởng đến môi trường. - Hệ thống thoát nước ngoại thị Hệ thống thoát nước ngoại thị mang hoàn toàn tính chất thoát nước ở các vùng nông thôn. Hệ thống này về bản chất là hệ thống tiêu nước của thuỷ nông Phú Thọ. + Diện tích tưới tiêu cả năm là của công trình tiêu nước là 480 ha Hình 17: Trạm bơm tiêu Lò Lợn (Phú Lợi) + Trạm bơm Lò Lợn (công suất 43.500 m3/h). Với hệ thống kênh tiêu là 2000m, 2 cống điều tiết (1 ở đập E, 1 ở nhà máy) tiêu úng cho cánh đồng Bạch Thủy đảm bảo cấy 2 vụ ăn chắc. + Trạm bơm tiêu Đoàn Kết công suất 2000 m3/h tiêu úng 1 vụ chiêm + Khi mực nước sông Hồng dâng cao cống điều tiết Lò lợn được đóng lại nên gây úng ngập khi có mưa lớn và mưa dài ngày, cao độ ngập lụt khoảng 19,0 m riêng cánh đồng Bạch Thủy là 16,0 m do có hệ thống đê bao và trạm bơm Lò lợn. Các điểm ngập úng thường xảy ra: bãi cát gần ga tàu, tại UBND thị xã hngập = 0,3 á 1 m, thời gian ngập 1 đến 2 ngày, ngập do lũ sông Hồng trên đường giáp sông gần xí nghiệp gỗ (ngập 0,3 - 1m thời gian ngập 1-2 ngày). + Hiện tượng úng ngập đã gây ô nhiễm nước thải tại các trục đường. Nước mưa và nước thải sinh hoạt chảy tự do không có cống và giếng thu. g. Thoát nước bẩn - Vệ sinh môi trường Thoát nước thải + Thị xã Phú Thọ thuộc vùng núi phía Bắc được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Hệ thống nước mưa, nước bẩn chảy chung theo đường ống cũ xây dựng từ trước năm 1954. Hiện tại còn một vài tuyến có chiều dài 800m. Nước thoát theo rãnh 2 bên đường. + Nước sinh hoạt trong thị xã tự làm cống thoát ra các rãnh dọc đường gây nên hiện tượng nước chảy tràn ứ đọng. + 90% dân nội thị xã đã được sử dụng nước máy, còn lại dân thị xã dùng nước giếng khơi. + Nước thải công nghiệp không đáng kể, chỉ có xí nghiệp sản xuất đồ gốm, phấn trắng và HTX cao cấp sản xuất phèn chua phục vụ Nhà máy giấy Việt Trì tự xử lý về nước thải. + Mới có 50% dân có xí tự hoại (chỉ tính số dân trên mặt phố). Còn lại dùng xí 2 ngăn, dân ngoại thị vào lấy bón ruộng. + Nhiều cơ quan trường học và công trình công cộng vẫn dùng xí 2 ngăn. + Riêng khu UBND thị xã và chợ Mè dùng xí công cộng có bể tự hoại. + Đặc biệt bệnh viện đa khoa 150 giường bệnh chưa có công trình xử lý nước thải, bông, băng, rác... đều đổ xuống hồ rồi từ hồ đổ ra sông. Nhà vệ sinh thì dùng xí thùng và xí có 2 ngăn trực tiếp thải xuống hồ cạnh sông Hồng. Do vậy gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường xung quanh. Rác thải Hình 18: Bãi tập kết rác thải gần sân bay Công ty môi trường dịch vụ đô thị giải quyết thu gom tương đối tốt. Đường phố sạch sẽ, không có hiện tượng rác đổ đống nhiều ngày. Hiện tại công ty có khoảng 50 công nhân môi trường. Tổng diện tích quét, thu gom là 75 triệu m3 rác/năm. Rác sinh hoạt được thu dọn và chuyển về bãi tập kết trong ngày. Khu vực bãi tập kết rác ở Sân bay, rác chưa được xử lý, chôn lấp gây ô nhiễm môi trường. Nghĩa địa - Nghĩa địa nằm gần đầm Trầm Bưng, bên cạnh có đài liệt sỹ, bên đường đi từ thị xã về xã Thanh Minh. - Nghĩa địa đặt tại cây số 4 cách trung tâm thị xã 4 km. Nhưng không đủ diện tích phát triển. Về mặt kỹ thuật khu vực nghĩa địa này không phù hợp với nhiều yếu tố vệ sinh. Do vậy cần cải tạo cho phù hợp. - Ngoài ra cần phải kể đến các nghĩa địa lẻ ở gần khu vực phà Ngọc Tháp, các nghĩa địa cho các xã, nghĩa địa cho các thôn. - Đánh giá tổng hợp Thị xã Phú Thọ đã hình thành hơn 100 năm nay. Nhưng dến nay thị xã vẫn chưa phát triển mạnh cả về không gian đô thị lẫn cơ sở hạ tầng do nhiều nguyên nhân. - Công nghiệp nhỏ bé. - Giao thông đường bộ và đường thuỷ hạn chế, nên vai trò và vị trí trong vùng của thị xã cũng bị hạn chế theo. - Cơ sở hạ tầng ít được quan tâm đầu tư. - Tỷ lệ số dân nông thôn lớn hơn dân số đô thị. - Diện tích đất thuận lợi cho xây dựng không nhiều, khi mở rộng phát triển thị xã cần có các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đất đai xây dựng cho thích hợp. Nhưng thị xã Phú Thọ lại có quỹ đất tự nhiên lớn, có nguồn nước phong phú, có vị trí giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt thuận lợi, xung quanh thị xã có nhiều cụm công nghiệp. Phú Thọ có rất nhiều điều kiện để xây dựng thành một đô thị có qui mô trung bình, cảnh quan đẹp mang đậm bản sắc của vùng trung du. Chương II : quy hoạch xây dựng khu vực đô thị - Cơ sở hình thành quy hoạch xây dựng Liên hệ vùng Thị xã Phú Thọ nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Xung quanh thị xã Phú Thọ đã hình thành các nhà máy, các khu vực công nghiệp, các cơ quan nghiên cứu tài nguyên, các cơ quan nghiên cứu tài nguyên, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các xí nghiệp quốc phòng, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp các trường công nhân kỹ thuật quân đội, các kho tàng quốc gia tập trung ở quanh khu vực này tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã phát triển. Thị xã Phú Thọ có đường giao thông khá thuận lợi về đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và kể cả đường hàng không khi cần. Thị xã Phú Thọ nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế. Ngoài đường sắt, đường bộ tuyến du lịch đường thuỷ cũng có thể mở ra nhiều triển vọng. Tính chất Thị xã Phú Thọ mang những tính chất sau: - Trung tâm của khu vực phía Tây và Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ về các lĩnh vực: văn hoá, giáo dục, đào tạo, thương mại, dịch vụ, y tế. - Đô thị công nghiệp. - Trung tâm dịch vụ công nghiệp, cho toàn vùng công nghiệp đang phát triển ở các huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Lâm Thao. Đầu mối giao thông đường sắt, bộ, thuỷ. - Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số đến năm 2020 2.2.1 Phát triển kinh tế xã hội Phương hướng nhiệm vụ xây dựng thị xã Phú Thọ được xác định qua các chỉ tiêu cụ thể như sau: - Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm từ 16,0% trở lên. Trong đó: + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 18,0% + Thương mại, dịch vụ tăng 18,2% + Nông, lâm nghiệp tăng 7,0% - Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 52,0% + Thương mại, dịch vụ: 38,0% + Nông, lâm nghiệp: 10,0% - Thu ngân sách tăng bình quân 15%/năm - Năm 2010, số hộ giầu ít nhất 15 ~ 20%, hộ khá 30 ~ 35%, xóa vững chắc hộ đói, không còn hộ nghèo. Công nghiệp Định hướng phát triển lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông - lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp hướng ra thị trường xuất khẩu. Xây dựng một số khu công nghiệp, cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp - Nhà máy gốm sứ, công suất 1 triệu V/ năm - Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm. Vùng nguyên liệu rộng lớn từ Lào Cai, Yên Bái và các huyện trong tỉnh sẽ cung cấp cho Phú Thọ. - Xây dựng nhà máy chế biến tinh bột, cung cấp cho các xí nghiệp bánh kẹo. - Xây dựng nhà máy chế biến chuối xuất khẩu. - Công nghiệp cơ khí: Công nghiệp cơ khí Phú Thọ sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ nông lâm nghiệp cho các tỉnh, huyện. Sản xuất công cụ cầm tay: cuốc, xẻng, dao... Sửa chữa trung đại tu máy móc nông nghiệp như: máy kéo, máy công cụ, ô tô, ca nô, xà lan. - Phát triển công nghiệp nhẹ như may mặc, dệt, da - Phát triển tiểu thủ công nghiệp. - Phát huy nghề truyền thống của địa phương như mây, tre, đan lát xuất khẩu. Làm sống lại một số nghề truyền thống đã mai một: sơn. - Làm các hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch tại lễ hội Đền Hùng và các du khách, đồng thời có thể xuất khẩu. Giao thông: - Đường quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải, có xây dựng một cảng sông ở thị xã Phú Thọ, là cảng tổng hợp địa phương phục vụ bốc xếp vật liệu xây dựng với quy mô cho tầu 200 tấn, đoàn xà lan 800 tấn, năng lực thông qua 100.000 tấn/năm, một bến dài 45m, tổng mức đầu tư khoảng 15 tỷ đồng. Đồng thời có thể tiếp nhận nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Hiện nay nguyên liệu cho giấy Bãi Bằng có thể vận chuyển bằng đường sông về cảng Ngọc Tháp khoảng 20.000 tấn/ năm. Hợp tác xã sông Hồng có công suất vận tải bằng đường sông cập cảnh Phú Thọ là 8400T. Trạm than Phú Thọ cho biết hàng năm vận chuyển than bằng đường thuỷ là 4000 - 5000 T/năm. Nhập về kho Phú Thọ khoảng 1 vạn tấn/ năm. - Đường bộ Đường Hồ Chí Minh và Cầu Ngọc Tháp nối liền QL 32 với QL2 lượng vận chuyển thông qua Phú Thọ sẽ tăng lên. Cầu Tĩnh Cương được hình thành sẽ mở rộng việc giao lưu với một vùng kinh tế miền núi phía Bắc (Tân Lập, Yên Bái). + Đường sắt: Đường sắt xuyên á được mở 2 tuyến song song sẽ đòi hỏi ga Phú Thọ nâng cấp. Kiến nghị với Bộ Giao thông xem xét việc làm ga lập tầu, sửa chữa tại Phú Thọ. Kho tàng Thị xã Phú Thọ có vị trí trung tâm hình học của tỉnh Phú Thọ. Vì vậy thị xã cần có các kho tàng phục vụ cho thị xã và các vùng xung quanh. Dự kiến khoảng 40 ha. Kho được bố trí ở hai khu vực gần ga đường sắt và gần cảng Phú Thọ. Thưong mại, du lịch dịch vụ Thị xã Phú Thọ được xây dựng thành trung tâm thương mại thứ hai của tỉnh, hình thành các cụm dịch vụ, chợ trung tâm, phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải Thị xã Phú Thọ có khoảng 2300 người dân làm thương mại, dịch vụ + Thương nghiệp: thương nghiệp Phú Thọ không chỉ phục vụ cho nhân dân thị xã mà còn là trung tâm phát luồng đi các huyện xung quanh. + Du lịch: hiện nay thị xã chưa có cơ sở du lịch nào. Nhưng xét toàn cục thì Phú Thọ nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế: Hà Nội - Đền Hùng - Sa Pa hoặc Côn Minh (Trung Quốc). Việt Trì - Phú Thọ - Rừng nguyên sinh Xuân Sơn hoặc Việt Trì - Phú Thọ - Ao Châu. Quy hoạch thêm tuyến đường sông Hà Nội - Phú Thọ. Dự kiến Phú Thọ sẽ có khoảng 180 phòng phục vụ cho du khách. Dự kiến lựa chọn điểm Hà Lộc làm nơi vui chơi giải trí. Phú Thọ có khí hậu tốt, dự kiến sẽ có 120 giường cho khu an dưỡng, du lịch sinh thái tại đầm Trầm Sắt, khu đồi An Ninh Hạ. Lao động thương mại trong ngành thương mại dịch vụ du lịch và các ngành khác ước tính khoảng 6500 người cho đợt đầu và 8000 cho tương lai. Các trường chuyên nghiệp và dạy nghề Hiện thị xã có các truờng: Đại học Hùng vương, trường Trung học Y tế, trường cán bộ quản lý giáo dục, trường Dân tộc nội trú, trường trung học kỹ thuật lâm nghiệp TW4, trường trung học công nghiệp Quốc phòng Số lượng giáo viên và CBCNV hiện có khoảng 500 người. Dự kiến có thể lên khoảng 600 người đợt đầu và 800 người trong tương lai, số học sinh hiện nay đã có 3500 học sinh sẽ đưa lên 4000 trong đợt đầu và 5000 trong tương lai. Các cơ quan không thuộc thị xã Hiện tại có các cơ quan phục vụ chung cho vùng như: Bệnh viên tâm thần, Bệnh viện đa khoa, bảo hiểm, các trạm chè, lâm nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng, bưu điện… Liên đoàn địa Chất Tây Bắc (Liên đoàn Địa chất 3), đoạn quản lý đường bộ I, Liên đoàn điều tra Quy hoạch rừng, Viện cây ăn quả… hiện có khoảng 1000 người dự kiến đợt đầu đưa lên khoảng 1500 người và tương lai đưa lên 2000 người. 2.2.2 Phát triển dân số Tính toán dân số theo tăng tự nhiên và cơ học Với việc trở thành trung tâm phía Tây của tỉnh Phú Thọ, cộng với việc tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết 16NQ/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy Tỉnh Phú thọ và tác động của việc triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua địa bàn Thị xã, trong tương lai đến năm 2020, dân số Thị xã sẽ có những bước tăng vọt. Cụ thể là đến năm 2010, do việc hình thành nhanh chóng các khu công nghiệp, đồng thời việc củng cố vị trí trung tâm hoạt động thương mại vùng, tỷ lệ tăng dân số cơ học sẽ tăng mạnh, có thể lên đến 5%/năm. Giai đoạn 2010 – 2020 kinh tế tiếp tục phát triển nhanh, nhưng bắt đầu đi vào thế tăng trưởng ổn định, nên tỷ lệ tăng dân số cơ học vẫn đạt từ 3% đến 4%/năm. Bảng 1: Bảng tính dân số thị xã Phú Thọ STT 2003 2005 2010 2020 I Tỷ lệ tăng dân số trung bình cuối kỳ 1.09% 2.52% 5.80% 3.60% 1.1 Tỷ lệ tăng tự nhiên 1.09% 1.02% 0.80% 0.06% 1.2 Tỷ lệ tăng cơ học 0.00 1.50% 5.00% 3.00% II Quy mô dân số 61 622 64 767 85 858 122 287 2.1 Dân số ngoại thị 40 343 41 170 42 844 45 485 2.2 Dân số nội thị 21 279 23 597 43 015 76 802 III Tỷ lệ dân số nội thị 34,53% 36,43% 50,10% 62,80% Dự báo cơ cấu nhân khẩu theo lao động xã hội Theo tính chất đô thị đã nêu ở phần trên những thành phần nhân khẩu đô thị được phân chia như sau: - Thành phần nhân khẩu cơ bản + Cán bộ, công nhân viên, sinh viên các trường Đại học và trung học chuyên nghiệp, bệnh viện. + Nhân khẩu làm việc trong các cơ quan dịch vụ kinh tế xã hội, bảo hiểm, ngân hàng ...v.v. các cơ quan đại diện thương mại, trung tâm thương mại. + Thương nhân, người hoạt động thương nghiệp bán buôn. + Nhân khẩu hoạt động trong các ngành giao thông vận tải: đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không. + Cán bộ, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp và các dịch vụ công nghiệp. - Thành phần nhân khẩu phục vụ + Cán bộ công nhân viên các cơ quan hành chính của Thị xã, phường, xã + Cán bộ công nhân viên các cơ quan dịch vụ đô thị. + Thương nhân bán lẻ hàng tiêu dùng. + Cán bộ, giáo viên hệ thống giáo dục phổ thông, nhân viên mạng lưới y tế cơ sở. - Thành phần nhân khẩu phụ thuộc + Học sinh chưa đến tuổi lao động + Người già quá tuổi lao động. + Người tàn tật không còn khả năng lao động. Bảng 2: Bảng dự báo thành phần nhân khẩu đến năm 2020 STT Thành phần nhân khẩu Hiện trạng năm 2003 Dự báo năm 2020 Nhân khẩu Tỷ lệ Nhân khẩu Tỷ lệ 1 Nhân khẩu cơ bản 24 126 39,2% 41 577 34% 2 Nhân khẩu phục vụ 4 658 7,6% 22 011 18% 3 Nhân khẩu lệ thuộc 32 838 53,3% 58 697 48% Do kinh tế xã hội chưa phát triển, thành phần nhân khẩu hiện tại của thị xã có nhiều bất hợp lý. Tỷ lệ nhân khẩu phục vụ quá thấp, biểu hiện các ngành dịch vụ còn kém phát triển, đời sống nhân dân còn chưa cao. Dự báo đến năm 2020, dân số đô thị đạt 120 000 dân, trở thành đô thị loại trung bình, cơ cấu dân số sẽ phải là: Nhân khẩu cơ bản: 33% Nhân khẩu phục vụ: 18% Nhân khẩu lệ thuộc: 49% Quy mô dân số năm 2020: 12 vạn người Đợt đầu năm 2010: 8,4 vạn người. b. Đất đai Sau khi có sự thay đổi địa giới hành chính. Hiện nay, thị xã Phú thọ bao gồm 6 xã và 4 phường như sau: Tổng diện tích 6 xã ngoại thị: 5.648ha Tổng diện tích 4 phường nội thị: 692ha Trong đó có: + Diện tích đất xây dựng đô thị: 429ha + Đất nông nghiệp: 263ha Bảng 3: Thống kê hiện trạng đất đai thị xã Phú Thọ năm 2003 STT Tên phường, xã Diện tích (ha ) Tỷ lệ ( % ) I Các phường 692 10,91 1.1 Hùng Vương 82 1,29 1.2 Âu cơ 116 1,83 1.3 Phong Châu 74 1,17 1.4 Trường Thịnh 420 6,62 II Các xã 5640 89,09 2.1 Văn Lung 578 9,12 2.2 Hà Lộc 1324 20,88 2.3 Thanh Minh 603 9,51 2.4 Hà Thạch 1088 17,16 2.5 Thanh Vinh 426 6,72 2.6 Phú Hộ 1630 25,71 III Tổng diện tích 6340 100 Bảng 4: Bảng dự báo thành phần đất đai khu vực nội thị TT Các loại đất Đơn vị Hiện trạng Dự báo Năm 2010 Năm 2020 I Đất khu dân dụng ha 311.9 346.5 633.6 Bình quân diện tích m2/người 80.5 82.50 1 Đất ở m2/người 46 45 2 Giao thông m2/người 20 23 3 Công trình công cộng m2/người 6 7 4 Cây xanh m2/người 8.5 7.5 II Đất ngoài khu dân dụng ha 117.1 283.5 518.4 Bình quân diện tích m2/người 55.00 65.9 67.5 1 Đất công nghiệp ha 15.19 86.03 138.24 Bình quân m2/người 7.14 20 18 2 Kho tàng ha 7.7 16.9 Bình quân m2/người 1.8 2.2 3 Đất giao thông ha 12.0 23.8 Bình quân m2/người 2.8 3.1 4 Đất khác ha 177.7 339.5 Cộng ha 429.00 630 1152 2.3 Đánh giá tổng hợp quỹ đất xây dựng đô thị Diện tích đất tự nhiên thị xã khá rộng, nhưng do địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, nên diện tích đất thuận lợi cho xây dựng đô thị không lớn. - Các dải đồi hẹp chạy dài nằm ở phía Tây thị xã thuộc địa phận phường Trường Thịnh, và xã Thanh Vinh. - Các dải đồi xen kẽ ruộng nằm dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 315 từ thị xã ra Quốc lộ 2. - Các sườn đồi thuộc tuyến 312 ở phía Đông thị xã. Tuy nhiên các vùng đồi này đều có độ dốc tự nhiên ít thuận lợi cho xây dựng, do vậy khi khai thác sử dụng vào quỹ đất xây dựng cần có biện pháp chuẩn bị kỹ thuật để cải tạo độ dốc địa hình Cánh đồng Bạch Thủy, địa hình tương đối bằng phẳng hiện đã có hệ thống bơm tiêu úng, có thể khai thác xây dựng đô thị Ngay trong khu vực đô thị hiện tại, mật độ dân cư còn chưa cao, do chưa khai thác hết quỹ đất hiện có trong đô thị. - Định hướng phát triển không gian kiến trúc Công nghiệp Hình thành 3 khu công nghiệp tập trung - Khu công nghiệp tập trung Gò Gai phía Đông có diện tích khoảng 100 ha. Khu vực Hà Thạch phía Nam Gò Gai là đất dự trữ phát triển - Khu công nghiệp phía Tây nằm bên tỉnh lộ 313 sẽ phát triển công nghiệp quy mô nhỏ và công nghiệp chế biến thực phẩm. - Khu công nghiệp quốc phòng ở Phú Hộ được hoàn thiện Giao thông - Mở tuyến giao thông thẳng từ quốc lộ 2 qua cánh đồng Bạch Thủy nối vào trung tâm cũ của thị xã, hình thành trung tâm mới tại cánh đồng Bạch Thủy - Xây dựng cảng Ngọc Tháp phục vụ thị xã và nhà máy giấy Bãi Bằng - Chuyển ga đường sắt về phía Đông gắn với khi công nghiệp Gò Gai và Cảng Ngọc Tháp. - Xây dựng cầu Tình Cương Dân cư Phát triển dân cư đô thị tập trung tại cụm trung tâm gồm trung tâm cũ và mới nối với Văn Lung và Hà Lộc, phát triển các điểm dân cư tại trung tâm các xã ngoại thị Hà Thạch, Thanh Vinh, Thanh Minh, Phú Hộ 2.4.1 Phân vùng chức năng a. Công nghiệp và kho tàng Công nghiệp - Phát triển khu công nghiệp phía Đông, trên trục nối quốc lộ 2 vào trung tâm thị xã và tỉnh lộ 325. Thu hút các ngành công nghiệp quy mô lớn, đòi hỏi năng lực vận tải hàng hoá lớn, bao gồm cả đường sắt, bộ và thuỷ. Khu đất phía Nam dành dự trữ phát triển. - Cụm công nghiệp phía Tây phát triển công nghiệp cơ khí, chế biến nông lâm sản. Đồng thời bố trí khu sản xuất tập trung các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. - Khu công nghiệp quốc phòng ở Phú Hộ được hoàn thiện Kho tàng Bố trí dọc theo khu vực gần ga đường sắt mới và cảng Ngọc Tháp. b. Các cơ quan, trường học, trường chuyên nghiệp phục vụ ngoài phạm vi đô thị. Duy trì và nâng cấp các trường trung học Y tế, trường cán bộ quản lý giáo dục, trường dân tộc nội trú, trường công nhân kỹ thuật lâm nghiệp TW4, trường trung học công nghiệp Quốc phòng. Quy hoạch quỹ đất xây dựng nhà ở cho cán bộ và học sinh các trường chuyên nghiệp tại khu trung tâm mới, dành quỹ đất hiện có cho việc mở rộng phát triển các trường. Duy trì và nâng cấp các cơ quan không thuộc thị xã như Đoạn quản lý đường bộ I, Liên đoàn địa chất Tây Bắc, Liên đoàn điều tra quy hoạch rừng Viện cây ăn quả, Viện cây chè… c. Khu ở Cải tạo nâng cấp khu ở hiện có trong nội thị, phát triển khu dân cư mới hiện đại tại trung tâm thị xã mới, phát triển dần các khu dân cư mới phía Bắc và phía Tây phục vụ cho các khu công nghiệp. Tạo ra các trung tâm ở mới tại trung tâm các xã ngoại thị. Phát triển một số khu ở sinh thái tại các khu đồi có địa thế đẹp gần các hồ nước. Khu ở của thị xã Phú Thọ có thể phân thành 4 khu vực chủ yếu sau: - Khu ở của thị xã cũ mở rộng. (khu ở 1) - Khu ở đô thị mới hiện đại xây dựng trên cơ sở trung tâm mới xây dựng của thị xã. (khu ở 2) - Khu ở mở rộng tại các trung tâm công cộng cấp xã. (khu ở 3) - Khu nhà ở sinh thái gần hồ Trần Sắt và đồi An Ninh Hạ. (khu ở 4) d. Công cộng và dịch vụ Trung tâm hành chính, chính trị Trước mắt vẫn giữa nguyên trung tâm hành chính chính trị. Trong tương lai, khi trục trung tâm mới mang tính chất hiện đại được xây dựng và phát triển, sẽ chuyển Trung tâm hành chính chính trị sang để hình thành một trung tâm khang trang, bề thế xứng tầm với thành phố đô thị loại 3, các cơ sở cũ sẽ chuyển giao cho các tổ chức kinh tế xã hội khác. Khu vực thị uỷ sẽ chuyển đổi thành đất phục vụ cho giáo dục chuyên nghiệp. Khu vực trụ sở uỷ ban hiện nay sẽ chuyển đổi thành đất xây dựng trung tâm thương mại, Hoàn thiện các UBND phường xã, kết hợp với các công trình hạ tầng xã hội khác như trạm y tế, nhà văn hóa, câu lạc bộ… hình thành các điểm trung tâm xã, phường Trung tâm văn hoá Tiếp tục khai thác trung tâm văn hoá cũ (nhà thiếu nhi, rạp chiếu phim, thư viện…). Đồng thời phát triển mở rộng sang trung tâm mới của thị xã với các công trình xây dựng mới như: nhà văn hóa trung tâm, quảng trường thành phố, tượng đài… Phát triển hệ thống văn hóa cơ sở tại trung tâm các xã phường. y tế Củng cố vị thế trung tâm dịch vụ và đào tạo y tế của Thị xã, bằng cách mở rộng cải tạo các bệnh viện trên địa bàn Thị xã. Tăng cường cơ sở vật chất cho trung tâm y tế thị xã, phát triển thêm trung tâm y tế dự phòng. Nâng cấp trường trung học Y tế thành trường Cao đẳng đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Y cho toàn tỉnh. Riêng đối với Z121 sẽ có bệnh xá ngành, có cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng riêng. Hoàn thiện hệ thống trạm xá xã phường, đặt tại trung tâm của các xã phường. Khuyến khích phát triển hệ thống phòng khám bệnh tư nhân. Trung tâm giáo dục Quan trọng nhất là trường THPT Hùng Vương có truyền thống đào tạo lâu đời cần được tiếp tục cải tạo nâng cấp nhằm nâng cao hơn nữa chát lượng đào tạo. Tổ chức thêm 1 trường cấp THPT tại Phú Hộ phục vụ cho khu vực phía Bắc thị xã. Hoàn thiện hệ thống trường Tiểu học và THCS tại các xã, phường. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của các trường dân lập, trường bán công nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục. Trung tâm thương mại du lịch dịch vụ: Củng cố Trung tâm thương mại truyền thống ở khu vực chợ Mè, trở thành trung tâm phân phối hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của thị xã và các huyện phía Tây, Tây Bắc cũng như phía Nam của tỉnh. Nâng cấp bến hành khách bên bờ sông Hồng, trước chợ Mè. Biến chợ Mè thành trung tâm trên tuyến thương mại đường sông dọc sông Hồng theo hình thức “trên bến dưới thuyền”. Xây dựng trung tâm kinh tế, thương mại hiện đại tại khu trung tâm mới bao gồm: siêu thị, các trung tâm giao dịch, thương mại điện tử, các văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào Phú Thọ . Hình thành chợ đầu mối tại Phú Hộ. Tổ chức mạng lưới chợ xanh tới các phường xã. Xây dựng Khách sạn Phú Thọ là cơ sở hạ tầng cho sự phát triển du lịch của thị xã. e. Công viên cây xanh thể dục thể thao Tạo mặt nước thường xuyên trên khu vực phía Bắc trung tâm hiện tại, bao quanh là hệ thống cây xanh và khu ở sinh thái. Xây dựng khu liên hiệp thể thao đa năng bao gồm: Sân vận động trung tâm, khu thể thao dưới nước, Nhà thi đấu và luyện tập TDTT liền kề phía Bắc trung tâm đô thị mới Tổ chức các cụm trung tâm thể dục thể thao, công viên cây xanh tại các trung tâm xã phường. Riêng đối với khu Phú Hộ cần phối hợp với Z121. Xây dựng công viên trung tâm, kết hợp vui chơi giải trí động gắn liền với khu liên hiệp TDTT. Cần xây dựng công viên dọc sông Hồng, sau ga và và khu vực Đầm Trầm Sắt. Đây là khu vực có cảnh quan đẹp. Cần xây dựng công viên dạng công viên rừng trước thị uỷ và Đại học Hùng vương, tổ chức trục cây xanh từ đây ra đến bờ sông. Trong quá trình xây dựng trung tâm mới, đồng thời tiến hành cải tạo, hoàn thiện các đầm nước phía bắc ga. Xây dựng hệ thống đường bao xung quanh, biến đầm nước thành Hồ cảnh quan trung tâm thị xã. Cải tạo những cánh đồng trũng ngập nước một vụ phía Bắc thị xã cũ thành hồ nước nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời tạo mặt nước lớn cho đô thị trong tương lai. 2.4.2 Quy hoạch sử dụng đất Căn cứ quy mô, tích chất đô thị và phân khu chức năng, quy hoạch sử dụng đất xây dựng đô thị của thị xã tính đến năm 2020 được xác định cụ thể theo bảng sau: Bảng 5: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 STT Các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ% 1 Đất công cộng 64.37 5.59 2 Đất giáo dục 51.32 4.46 3 Đất công nghiệp 122.62 10.64 4 Đất cây xanh 81.15 7.04 5 Đất quân sự 97.13 8.43 6 Đất giao thông 230.41 20.00 7 Đất ở 505.00 43.84 - Đất ở quy hoạch đợt 1 334.84 29.07 - Đất ở sinh thái 111.32 9.66 - Đất ở quy hoạch đợt 2 58.84 5.11 Tổng 1152.01 100.00 2.4.3 Bố cục quy hoạch - kiến trúc và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Trên tinh thần duy trì các vị trí hiện thời đã có của thị xã. Hoàn thiện cơ cấu thị xã bằng cách phát triển những trung tâm và khu ở mới như đã trình bày ở trên. Những nét lớn nhất thay đổi trong bố cục kiến trúc đô thị Phú Thọ: - Tạo 2 khu công nghiệp: Khu công nghiệp tập trung phía Đông, phát triển công nghiệp trên quy mô trung bình và lớn. Khu công nghiệp phía Tây dành cho tiểu công nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm. - Lập cảng mới phía hạ lưu cầu Ngọc Tháp. - Chuyển ga về phía Hà Thạch gắn với bến cảng, kho tàng và khu công nghiệp. - Cải tạo chỉnh trang các khu dân dụng hiện có, tổ chức thêm các khu dân dụng mới tại trung tâm mới của thị xã và các điểm dân cư trung tâm xã, phường. - Với khu vực thị xã Phú Thọ cũ tầng cao trung bình là 2 với các khu vực khác tầng cao trung bình là 1,5. Riêng khu trung tâm xậy dựng cao tầng trung bình 9 ~ 11 tầng tạo bộ mặt đô thị khang trang, hiện đại. Thị xã Phú thọ được hình thành trên cơ sở một chùm đô thị và cụm công nghiệp xung quanh trung tâm cũ được tạo ra bằng cách mở mới và cải tạo các tuyến giao thông trực tuyến nối với trung tâm và nối các điểm đô thị với nhau. Đồng thời bổ sung thêm một số khu dân cư đô thị tại các nút giao thông. - Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật 2.5.1 Giao thông a. Giao thông đối ngoại - Mở tuyến đường từ trung tâm thị xã nối trực tiếp với quốc lộ 2 tại ngã ba Gò Giai quy mô mặt cắt 38m (7,5+10,5+2,0+7,5+10,5+7,5). - Xây dựng cảng ở hạ lưu cầu Ngọc Tháp theo định hướng quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải công suất 100.000 tấn/năm. - Giữ nguyên tuyến đường sắt và xây dựng mở rộng nâng cấp ga hành khách Phú Thọ. Dự phòng cho đường sắt nâng cấp thành 2 tuyến đường.Trước mắt sử dụng ga hành khách Phú Thọ và ga hàng Tiên Kiên phục vụ vận tải hàng hoá bằng đường sắt. Trong tươn lai, dự kiến lập ga hàng hoá mới tại Hà Thạch tách riêng với ga hành khách khi có lượng hàng đủ lớn, gắn với cảng và cụm công nghiệp để kết nối giao thông đường sắt - đường thuỷ và đường bộ. - Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường đối ngoại đi vào đô thị. - Giữa nguyên vị trí và quy mô sân bay, từng bước nâng cấp và hiện đại hoá để trở thành sân bay dân dụng quy mô nhỏ khi có nhu cầu cần thiết. b. Giao thông đô thị Hoàn thiện và nâng cấp các tuyến đường nội thị lưu ý đến việc đảm bảo vỉa hè, đặt cống rãnh điện nước. Mở trục không gian vuông góc với trục giao thông xuyên tâm với mặt cắt rộng 42m (7,5+7,5+12,0+7,5+7,5) có dải phân cách lớn tạo không gian. Hoàn thiện các tuyến vành đai nối các điểm đô thị với nhau và nối với trung tâm. Tổ chức thêm một số tuyến đường mới đảm bảo sự liên hệ giữa các khu chức năng mới và cũ 2.5.2 Chuẩn bị kỹ thuật đất đai Tinh thần chung là giữ nguyên địa hình tránh san gạt nhiều, cân bằng đào đắp tại chỗ. Dọc các tuyến đường tổ chức những rãnh thoát đổ xuống những lạch đã có rồi đổ về ngòi lò lợn và thải ra sông. Hướng dốc tập trung về phía các khu vực ruộng trũng nằm xen kẽ trong các khu đất. Do trong khu vực, có sự chênh lệch rất lớn về cao độ khu đất với ruộng trũng do đó khi cần san lấp mặt bằng chỉ nên san một băng rộng 40-70m hai bên đường và san nền theo từng cấp. Riêng đối với khu trung tâm mới xây dựng trên cánh đồng Bạch Thuỷ cần khối lượng đất đắp nhiều, sẽ khai thác đất đào san nền khu công nghiệp chuyển sang, cự ly vận chuyển khoảng 2km. Khu vực ruộng lúa 1 vụ thuộc Hà Lộc sẽ chuyển thành diện tích chứa nước điều tiết cho cống Lò Lợn khi mức nước sông Hồng dâng cao. 2.5.3 Định hướng cấp nước a. Tiêu chuẩn - Giai đoạn đầu 100 lít/ người.ngày (với 90% dân số được cấp nước). - Tương lai (năm 2020) 130 lít/người. ngày (với 100% dân số được cấp nước) - Nước cho khu công nghiệp tập trung 45m3/ha.ngày - Nước cấp cho kho tàng 15m3/ha.ngày. - Đến năm 2020 nhu cầu dùng nước của thị xã Q= 15.000m3/ngày đêm b. Nguồn nước Chọn nguồn nước mặt sông Hồng là nguồn nước chính cấp cho thị xã Phú Thọ. c. Hệ thống cấp nước Cải tạo và mở rộng công suất của nhà máy nước hiện có lên 15.000m3/ngđ. Mạng lưới cấp nước gồm các tuyến ống truyền dẫn đường kính F³ 100, nối mạng vòng khép kín, mạng lưới phân phối và dịch vụ theo dạng hình tia cấp nước tới từng hộ tiêu thụ đảm bảo lưu lượng và áp lực cần thiết Cấp nước cứu hỏa kết hợp với cấp nước sinh hoạt 2.5.4 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường a. Thoát nước bẩn Hệ thống thoát nước thị xã Phú Thọ là hệ thống chảy chung. Nước được xử lý sơ bộ và chảy vào hệ thống thoát nước mưa. Riêng đối với khu trung tâm mới, mật độ xây dựng cao thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung b. Thoát nước công nghiệp Tất cả các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý và thải ra sông Hồng theo các điểm xả khác nhau. c. Thoát nước dân dụng Nước khu dân dụng bao gồm các loại nước thải trong gia đình và trong các khu vệ sinh. Với các khu vệ sinh đều phải qua tự hoại Nước thải được đổ vào mạng chảy chung. 2.5.5 Rác thải Rác thải công nghiệp được vận chuyển về bãi Trạm Thảm cách thị xã 10Km. Rác thải sinh hoạt của toàn thị xã được tập trung về địa điểm tập trung thải rác hiện thời thuộc xã Hà Thạch, gần với khu công nghiệp. Chất thải hữu cơ được xử lý thành phân bón, phần còn lại chôn lấp theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh. 2.56. Nghĩa địa Nghĩa địa của thị xã hiện trạng tại Văn Lung gần đường 315 sẽ hạn chế phát triển, tiến tới dừng hoạt động và quy hoạch thành khu cây xanh. Địa điểm nghĩa địa tập trung của thị xã đặt trong xã Hà Thạch sẽ trở thành nghĩa địa lớn và thích ứng được với sự phát triển lâu dài của thị xã. Các nghĩa địa nhỏ lẻ khu vực ngoại thị gắn liền với các làng xóm không nằm trong khu vực đô thị hoá, trước mắt có thể sử dụng nhưng tương lai sẽ dừng hoạt động để chuyển về nghĩa địa tập trung. 2.5.7Thông tin bưu điện Thị xã Phú Thọ đã có trạm bưu điện với lộ 24 dây. Ngoài ra có dây thông tin cho ngành đường sắt. Lộ 24 dây này là đi dọc tuyến đường 315 và quốc lộ 2 nên việc đảm bảo thông tin là tốt. Tuy nhiên cần thoàn thiện các trạm bưu điện trung gian- nhất là đưa đường dây bưu điện về các xã trực thuộc thị xã. 2.6 Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến 2010 a- Mục tiêu Mục tiêu quy hoạch đợt đầu nhằm xác định rõ những công trình xây dựng đợt đầu nghiên cứu đầu tư các công trình một cách hợp lý và tận dụng cái cũ mà không ảnh hưởng tương lai. + Tạo cho thị xã Phú Thọ những nhân tố mới để có thể thay đổi về nhiều mặt: phát triển kinh tế, xã hội. + Hợp với các nghị quyết của tỉnh của thị uỷ, Uỷ ban theo các bước tăng trưởng kinh tế mà tỉnh, thị uỷ, Uỷ ban và các ngành đã đề ra. b- Quy hoạch sử dụng đất đai 2.6.1 Nhu cầu sử dụng đất đai Bảng 6 : Nhu cầu sử dụng đất đai đợt đầu (đến 2010) TT Loại đất Hiện trạng Năm 2010 Diện tích (ha) m2/người Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) m2/người Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 A Đất xây dựng đô thị 429,0 202 100 630,0 146 100 I Đất dân dụng 311,9 72,7 346,5 80.55 55,0 1 Đất ở 197,9 46 2 Công trình công cộng 86,1 20 3 Cây xanh – TDTT 25,8 6 4 Giao thông – quảng trường 36,7 8.5 II Đất ngoài dân dụng 117,1 27,3 283.5 65,9 45,0 1 Công nghiệp - TTCN 86,03 20,0 2 Kho tàng 7,7 1,8 3 Giao thông đối ngoại 12,0 2,8 4 Đất khác 177,7 2.6.2 Quy hoạch khai thác quỹ đất hiện có a. Khu công nghiệp - Phát triển 1 số công trình công nghiệp cơ khí và tiểu thủ công nghiệp phía Tây với diện tích 5 ha. - Triển khai giai đoạn1 khu công nghiệp tập trung Gò Gai phía Đông thị xã tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dân số cơ học cho đô thị. b. Nhà ở Tập trung xây dựng các khu dân dụng đợt đầu: - Thị xã: hoàn thiện các khu nhà ở thị xã Phú Thọ hiện thời - Nâng cấp số phố cũ ở thị xã Phú Thọ và các điểm dân cư trung tâm ngoại thị. Khi cấp phép công trình cải tạo cần chú ý đến mốc giới đường đỏ, các điều kiện vệ sinh. - Dành quỹ đất hình thành khu đô thị mới phục vụ cho CBCN viên các cơ quan, trường học và khu công nghiệp. - Quy hoạch một số khu đô thị mới trên đường trung tâm thị xã mới. c. Dịch vụ công cộng - Duy tu bảo dưỡng và nâng cấp các cơ quan chính trị, kinh tế thị xã. - Hoàn thiện các khu du lịch công cộng hiện thời. - Xây dựng khu trung tâm công cộng bờ sông: nâng cấp thư viện và Nhà thiếu nhi. - Tại Phú Hộ tập trung vào điểm trung tâm công cộng ở ngã 3 Phú Hộ phía Đông và phía Tây - Trên đường 315 tập trung các trung tâm công cộng tại UB xã Hà Lộc, Liên đoàn địa chất 3, trường dân tộc nội trú. d. Cây xanh TDTT Tập trung cho việc hoàn thiện các khu cây xanh và TDTT hiện có. Xây dựng công viên và cải tạo hồ phía Bắc ga nối liền hồ Gò Gô. Tạo điều kiện ổn định nền. Làm kè bên bờ sông Hồng kết hợp chống xói lở và làm vườn cây. ở Phú Hộ và đường 315 tập trung cho việc giải quyết cây xanh 2 bên đường, các đồi cây tập trung và cây xanh trên đồi trọc tại xã Hà Lộc. e. Y tế Nâng cấp bệnh viện Phú Thọ Nâng cấp hoàn thiện mạng lưới trạm y tê xã, phường f. Đào tạo - Dành quỹ đất phát triển và cải tạo các trường đại học, trường dân tộc nội trú, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trung tâm giao dục - Nâng cấp trường THCS Hùng Vương Cơ quan - Nâng cấp viện cây ăn quả, viện giống cây trồng - Thành lập các trung tâm tại các nơi: UBND xã Văn Lung, xã Hà Lộc, Liên đoàn địa chất, ngã 3 Phú Hộ. 2.6.3 Quy hoạch xây dựng các khu mở rộng a. Khu công nghiệp Xây dựng bước đầu cảng Ngọc Tháp và khu công nghiệp phía Đông Mở rộng khu công nghiệp phía Tây b. Khu dân dụng Bước đầu hình thành khu dân dụng gắn với khu trung tâm thị xã mới tại đồng BạchThuỷ Mở rộng khu dân dụng tại các điểm trung tâm xã c. Khu công cộng Hoàn thiện trung tâm công cộng ngã 3 Phú Hộ và các xã d. Cây xanh TDTT - Xây dựng công viên vì vậy cần đào hồ phía Bắc ga. - Thành lập các trung tâm VHTDTT tại các nơi: UBND xã Văn Lung, xã Hà Lộc, Liên đoàn địa chất, ngã 3 Phú Hộ. e. Các khu bảo tồn di tích - Duy tu bảo dưỡng trường sư phạm, thị uỷ, truờng Hùng Vương, cây xanh trong các công trình này, nơi Bác Hồ về thăm các di tích lịch sử, di tích cách mạng, các đơn vị anh hùng. - Bảo tồn các đền, chùa, hiện có, nơi thờ của các tướng lĩnh cổ, lập những bia kỷ niệm ở những nơi có ý nghĩa: chùa Ngọc, chùa ở bờ sông, dền chùa kỷ niệm các tướng thời xưa. - Kè đường bờ sông, lập trung tâm du lịch trên sông, làm công viên bờ sông. - Tiếp nhận và khai thác đầm Trầm Sắt vào mục đích du lịch. f. Công nghiệp và kho tàng - Hoàn thiện khu công nghiệp Nam ga Phú Thọ hiện thời (11ha) - Thành lập cảng Phú Thọ và kho cảng phía ngoài bờ sông - Tiếp tục phát triển công nghiệp trên đường đi từ trường Hùng Vương đến bệnh viện Lao (10 - 20 ha) chương IIi: quy hoạch xây dung hệ thống thoát nước mưa. 3.1 Lựa chọn hệ thống thoát nước . - Căn cứ vào các yếu tố cấu thành của thành phố thì ta lựa chon hệ thống thoát nước riêng đặt ngầm . 3.2 Nguyên tắc vạch mạng lưới thoát nước mưa - Hệ thống thoát nước mưa thiết kế theo nguyên tắc tự chảy trong trường hợp địa hính không thuận lợi và điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép mới tính toán đường cống chảy có áp dụng và xây dựng các trạm bơm để thoát nước . - Hệ thống thoát nước mưa phải bảo đảm thoát nước nhanh và hết các loại nước trên diện tích xây dựng bằng những đường ống ngắn nhất. Tuỳ theo tính chất xây dựng và điều kiện địa hình khác nhau có thể thiết kế hệ thống cống ngầm, mương máng hay hệ thống kết hợp - Nước mưa có thể xả trực tiếp vào những khu vực thoát nước gần nhất không qua công trình làm sạch nhưng phải được phép của các cơ quan vệ sinh y tế . - Khi thiết kế hệ thống thoát nước mưa cần lưu ý đến dòng chảy tự nhiên như: sông ngòi, hồ ao, khe suối, những khu đất trũng có thể thoát nước hoặc làm hồ chứa nước . - Khi thiết kế hệ thống đường cống phải phù hợp với sơ đồ quy hoạch mặt bằng kiến trúc về cơ cấu bố trí các khu công nghiệp, dân dụng, các công trình công cộng, trung tâm thành phố và sơ đồ đường phố với các hệ thống công trình ngầm . - Hệ thống thoát nước mưa phải đặt cách các công trình xây dựng một khoảng cách nhất định như cách móng nhà từ 5 - 6 m, cách cây lớn từ 1-2 m - Hệ thống thoát nước mưa có thể đặt dưới mặt đường, dưới vỉa hè, phía bên đường hoặc dưới các bụi cây nhỏ dọc theo đường. Dọc theo tuyến đường phố có thể thiết kế một tuyến đường cống hoặc hai tuyến đường cống song song nếu chiều rộng của mặt đường lớn hơn 40 m, phải đảm bảo điều kiện đường cống nhánh nối từ giếng thu nước bên đường đến tuyến cống chính ngắn nhất và có tổng chiều dài các đường cống nhánh nhỏ nhất . - Độ dốc của đường cống thường thiết kế phù hợp với độ dốc của địa hình nhưng phải đảm bảo điều kiện làm việc về mặt thuỷ lực tốt nhất , độ bền và độ sâu đặt cống. Vì độ sâu đặt cống quá nhỏ sẽ không bảo đảm độ bền của cống về tải trong động ; nếu độ sâu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến giá thành xây dựng . Độ dốc nhỏ thì cặn lắng sẽ làm tắc cống, nếu độ dốc tăng thì vận tốc dòng chảy sẽ lớn và đến giới hạn nào đó vật liệu làm cống không cho phép chịu đựng . - Khi thiết kế phải nghiên cứu một cách toàn diện và tổng hợp cùng với quy hoạch kiến trúc và các hệ thống công trình ngàm khác. Và phải đảm bảo các điều kiện chính sau: + Đảm bảo các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật, về xây dựng hiện tại và phát triển tương lai . + áp dụng những cấu kiện hợp lý, cần tiêu chuẩn hoá vật liệu xây dựng , tận dụng các loại vật liệu địa phương . + áp dụng các phương pháp và công thức tính toán chính xác, các hệ số phù hợp với điều kiện địa phương và tính chất của công trình . 3.3. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước Để tính toán thủy lực cho đường ống thoát nước mưa cần phải tính các thông số sau: a. Cường độ mưa - Tra bảng cường độ mưa do trạm khí tượng thuỷ văn cấp - Hệ số dòng chảy được xác định theo công thức Trong đó: + F1, F2,...,Fn: Diện tích từng khu vực có mặt phủ (%) + j1, j2,...,jn: Hệ số dòng chảy của từng khu vực có mặt phủ (tra bảng 4.2, trang 111 Sách chuẩn bị kỹ thuật - Trường Đại học Kiến trúc HN). + Mái nhà, đường bê tông nhựa j = 0,95 + Đường sỏi, sân vườn j = 0,3 + Mặt đất không có lớp phủ j = 0,2 + Cây xanh, thảm cỏ j = 0,1 Bảng hệ số j Loại mặt phủ Hệ số dòng chảy j 1. Mái nhà, mặt đường bê tông nhựa và BTXM 0.95 2. Mặt phủ bằng đá hộc, đá dăm 0.4 á 0.6 3. Đường sỏi đá, sân vườn 0.3 4. Mặt đất không có lớp phủ 0.2 5. Rừng cây, thảm cỏ 0.1 b. Chu kỳ mưa: Để đảm bảo việc thoát nước mưa tốt và không gây trở ngại cho giao thông, sinh hoạt của người dân, nhưng đồng thời đảm bảo về kinh tế, vốn đầu tư nhỏ nhất, do vậy tuỳ thuộc vào từng khu vực ta chọn chu kỳ mưa khác nhau nhằm đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã nêu ra. c. Tính toán thời gian nước chảy đến cống T = t1 + t2 + t3 T: Thời gian nước chảy đến cống t1: thời gian tập trung dòng chảy (t1lấy bằng 10’) t2: thời gian nước chảy theo rãnh đến giếng thu nước đầu tiên theo công thức t2 = 1,25 (phút) lr: chiều dài rãnh (m) Vc : vận tốc nước chảy trong rãnh (m/s) 1,25: hệ số thay đổi vận tốc dòng nước chảy phụ thuộc chiều cao lớp nước . t3:thời gian nước chảy trong cống xác dịnh theo công thức t3 = K K : hệ số phụ thuộc địa hình + K = 2 khi i < 0,01 + K = 1,5 khi i = 0,01 – 0,03 + K = 1,2 khi i > 0,03 Kết quả tính toán được ghi ở bảng trang sau. bảng thống kê đuờng ống stt tên đơn vị số lượng 1 ống tròn D300 m 189.92 2 ống tròn D400 m 762.60 3 ống tròn D450 m 2189.62 4 ống tròn D500 m 2512.70 5 ống tròn D550 m 4089.75 6 ống tròn D600 m 3462.81 7 ống tròn D650 m 3923.12 8 ống tròn D700 m 4476.39 9 ống tròn D800 m 7093.90 10 ống tròn D900 m 4317.10 11 ống tròn D1000 m 3292.51 12 ống tròn D1100 m 687.55 13 ống tròn D1200 m 2751.69 14 ống tròn D1250 m 2574.70 15 ống tròn D1300 m 310.07 16 ống tròn D1400 m 82.48 17 ống tròn D1500 m 130.39 18 ống tròn D1750 m 1581.00 19 ống tròn D1800 m 898.17 20 ống tròn D1900 m 124.21 21 cửa xả cái 30 Phần B : Phần Thiết kế kỹ thuật Chương V: Giới thiệu chung khu vực thiết kế 5.1. Các điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu vực nghiên cứu thiết kế 5.1.1. Vị trí, phạm vi nghiên cứu Khu vực được đầu tư xây dựng thành các khu trung tâm thương mại,khu vui chơi giải trí, nhà nghỉ, khách sạn, Các khu nhà được thiết kế dựa trên cơ sở định hướng phát triển không gian đến năm 2020. Các khu nhà được bố trí phân thành các tiểu khu trong đó có đảm baỏ diện tích nhà ở, sân vườn, cây xanh nhằm tạo không gian sống, làm việc và thư giãn cho người dân. 5.1.2. Đặc điểm tự nhiên Ngoài những đặc điểm chung về địa lý của TP Huế, khu vực thiết kế còn có một số đặc điểm sau: Thị xã Phú Thọ thuộc vùng trung du Bắc Bộ, nằm trên vùng giáp giới giữa Đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi. Thị xã hình thành trên vùng đồi thấp. Nơi cao nhất là +70 m. nơi thấp nhất là +15m. Độ dốc sườn dốc trung bình: i = 0,03 á 0,10. Các khu đồi có cao độ trung bình là 26 á 35 m. Bao quanh các đồi là các cánh đồng nhỏ, có cao độ trung +15.00 á 16.00m và một số nương bậc thang có cao độ trung bình 20 á 22m. Các dãy núi cao dần về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng. Bờ sông Hồng có địa chất không ổn định. 5.2. Những tiêu chí và các yếu tố khống chế của quy hoạch chung khi nghiên cứu và thực hiện quy hoạch chi tiết cho khu vực Giữ nguyên chức năng khu đất đã được quy hoạch là công trình công cộng Cụ thể hoá quy hoạch chung: Khu đất nghiên cứu quy hoạch chi tiết được nằm trong lô đất đã được thiết kế chuẩn bị kỹ thuật ở phần quy hoạch chung. Khu đất phải tuân theo các yếu tố, các chỉ tiêu kỹ thuật đã có ở phần quy hoạch chung. Cao độ được khống chế bốn góc trong quy hoạch chung, giữ nguyên độ dốc và hướng dốc. Mạng lưới thoát nước mưa cũng được xác định ở phần quy hoạch chung với hướng thoát và kích thước đường cống đã thiết kế. 5.3. Giới thiệu và phân tích về quy hoạch mặt bằng Theo quy hoạch chung, Khu vực được thiết kế xây dựng các công trình công cộng bao gồm trung tâm hội nghị , thị ủy , UBNN – HĐNN , công viên. Do tính chất đặc thù của khu đất xây dựng nên khi thiết kế quy hoạch chiều cao phải chú ý đến các yếu tố độ dốc hướng dốc để vừa có thể đảm bảo yếu tố kỹ thuật và mỹ quan của công trình trong khu vực. 5.4. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong khu vực thiết kế - Các tuyến đường trong quy hoạch chung được giữ nguyên mạng lưới đường nhánh và đường nội bộ khu ở được thiết kế trên cơ sở mạng lưới đường chính tạo thành mạng lưới liên hoàn trong khu, thuận tiện cho việc đi lại, đảm bảo yêu cầu kiến trúc cảnh quan cũng như tính độc lập của khu nghỉ dưỡng. Vỉa hè được thiết kế rộng với giải cây xanh đảm bảo cảnh quan và tiện nghi cho người dạo bộ Chương VI: Thiết kế mạng lưới thoát nước mưa 6.1. Nguyên tắc thiết kế + Thoát nước theo nguyên tắc tự chảy. + Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng rẽ. + Cống thoát nước theo kiểu lòng kín bê tông cốt thép (đúc trong nhà máy) chôn ngầm dưới lòng đường. Phương án thiết kế. - Phương án thiết kế dựa theo cơ sở định hướng thoát nước của giai đoạn trước. - Ngoài tuyến cống đã được thiết kế ở giai đoạn 1/10000 tiến hành bố trí thêm tuyến cống nhánh nối từ trong nội bộ tiểu khu. - Bên cạnh đó để thu nước mưa từ mái công trình và thu nước từ sân vườn trong tiểu khu sử dụng rãnh thu nước có kích thước 300x300. Hệ thống rãnh sẽ giúp không cho nước mưa chảy tràn trên bề mặt và chảy tràn vào công trình. 6.2. Tính toán thuỷ lực ở giai đoạn này chu kì toàn ống P được lấy 1 năm công thức áp dụng. Q = y . q.F Trong đó: Q: Lưu lượng tính toán (l/s) y: Hệ số dòng chảy. q: Cường độ mưa F: Diện tích lưu vực của các đoạn cống tính toán được xác định dựa vào thiết kế san nền. Thời gian mưa được xác định bằng thời gian nước chảy từ điểm xa nhất đến điểm tính toán - xác dịnh thời gian mưa theo công thức T=t1+t2+t3 T:Thời gian t1:thời gian tập trung dòng chảy(t1lấy bằng 10’) t2:thời gian nước chảy theo rãnh đến giếng thu nước đầu tiên theo công thức t2 = 1,25 (phút) lr: chiều dài rảnh (m) Vc : vận tốc nước chảy trong rãnh (m/s) 1,25: hệ số thay đổi vận tốc dòng nước chảy phụ thuộc chiều cao lớp nước . t3:thời gian nước chảy trong cống xác dịnh theo công thức t3 = K K : hệ số phụ thuộc địa hình + K = 2 khi i < 0,01 + K = 1,5 khi i = 0,01 – 0,03 + K = 1,2 khi i > 0,03 Kết quả tính toán được ghi ở bảng trang sau Thống kê khối lượng mạng lưới thoát nước bảng thống kê số lợng stt tên đơn vị số lợng 1 ống tròn d300 m 277.00 2 ống tròn d400 m 211.00 3 ống tròn d500 m 101.00 4 ống tròn d600 m 329.0 5 ống tròn d700 m 196.0 6 ống tròn d800 m 262.0 6.3. Thiết kế giếng thu nước Để thu nhận nước mưa vào mạng lưới cống ngầm cần xây dựng giếng thu. Giếng thu nước mưa theo cấu tạo có thể có phần lắng cặn hoặc không có phần lắng cặn. Giếng thu nước mưa có phần lắng cặn thường được sử dụng ở những nơi đất đai bằng phẳng và không có hồ chứa nước lớn. Chiều sâu phần lắng cặn lấy khoảng 0,4 - 0,7m. Giếng có thể làm tròn D ³ 0,7m, hình chữ nhật 0,6 ´ 0,9m. Chiều dài nhánh nối từ giếng thu tới cống chính không lớn qúa 25m. Khi cống chính D600mm thì chỗ nhánh nối với cống chính không nhất thiết phải xây dựng giếng thăm, nhưng chiều dài của nhánh nối không được vượt qúa 15m, độ dốc không được nhỏ hơn 0,01. Trên nhánh nối có thể đặt từ 2 - 4 giếng thu. Nếu hệ thống mạng lưới trong tiểu khu đất đặt ngầm nghĩa là nước mưa không chảy tràn từ tiểu khu ra đường phố và nếu chiều rộng đường phố đến 30m thì khoảng cách giữa các giếng thu nước mưa được thiết kế theo bảng sau: Độ dốc dọc đường phố Khoảng cách giữa các giếng thu(m) 0.000 á 0,004 0,004 á 0,006 0,006 á 0,010 50 60 70 Khả năng thu nước của giếng thu phụ thuộc vào cấu tạo của cửa thu. Hiện nay có 3 loại cửa thu: cửa thu bó vỉa, cửa thu mặt đường(có lưới bảo hiểm) và cửa thu hỗn hợp. Chú ý: Khi không có hệ thống thoát nước tiểu khu hoặc nước mưa chảy tràn từ tiểu khu ra đường phố thì khoảng cách ghi trong bảng trên không còn phù hợp. Trong trường hợp đó khoảng cách giữa các giếng thu phải xác định theo tính toán thủy lực rãnh thoát vỉa đường. Khả năng thu nước của cửa thu bó vỉa kém nhất là khi độ dốc địa hình lớn thì lượng nước trượt khỏi cửa thu càng nhiều, vì vậy chỉ nên áp dụng cho các khu vực nhỏ, địa hình bằng phẳng. Cửa thu mặt đường (có lưới chắn bằng gang) - khả năng thu nước tốt hơn, các thanh đan lưới cũng được đặt song song với chiều dòng nước. Nhược điểm là khi bị rác cản trở thì lượng nước trượt khỏi cửa thu tăng lên . Cửa thu hốn hợp (vừa bó vỉa vừa mặt đường) - có khả năng thu nước tốt nhất. Khắc phục được nhược điểm của hai loại trên. Trong hệ thống thoát nước chung thì giếng thu nước mưa phải có khoá thuỷ lực để ngăn mùi thối từ cống bốc lên. Khi áp dụng cửa thu bó vỉa thì khoá thủy lực đặt ở cửa thu và có tên gọi là giếng thu “hàm ếch”. Khi áp dụng cửa thu mặt đường hay cửa thu hỗn hợp thì khóa thủy lực đặt ở đáy giếng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyet minh thoat nuoc.doc
Tài liệu liên quan