Tài liệu Đề tài Quy hoạch chung thành phố Thái Bình đến năm 2020 (tỷ lệ 1/10000): Phần i
Quy hoạch chung thành phố thái bình
đến năm 2020
(Tỷ lệ 1/10000)
Chương I: Mở ĐầU
1.1. ý nghĩa và mục tiêu của đồ án
Với chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng và chính phủ hiện nay đất nước ta đang đổi mới và phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế phát triển mạnh và dần hoà nhập với thế giới. Cùng với các ngành kinh tế khác chương trình nâng cấp cải tạo các cơ sở hạ tầng cho các khu vực đô thị và nông thôn như hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đang được ưu tiên phát triển nhằm nâng cao điều kiện sống của nhân dân và thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các đô thị của nước ta điều kiện vệ sinh, cấp thoát nước và môi trường đang ở mức độ rất thấp và mất cân đối nghiêm trọng so với nhu cầu cũng như tốc độ phát triển. Thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình cũng ở trong tình trạng này. Hệ thống thoát nước hiện nay còn quá thô sơ lạc hậu và đang vận hành với hiệu suất thấp, cùng với việc xây dựng không đồng bộ, không được quản lý tốt, do...
47 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy hoạch chung thành phố Thái Bình đến năm 2020 (tỷ lệ 1/10000), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần i
Quy hoạch chung thành phố thái bình
đến năm 2020
(Tỷ lệ 1/10000)
Chương I: Mở ĐầU
1.1. ý nghĩa và mục tiêu của đồ án
Với chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng và chính phủ hiện nay đất nước ta đang đổi mới và phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế phát triển mạnh và dần hoà nhập với thế giới. Cùng với các ngành kinh tế khác chương trình nâng cấp cải tạo các cơ sở hạ tầng cho các khu vực đô thị và nông thôn như hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đang được ưu tiên phát triển nhằm nâng cao điều kiện sống của nhân dân và thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các đô thị của nước ta điều kiện vệ sinh, cấp thoát nước và môi trường đang ở mức độ rất thấp và mất cân đối nghiêm trọng so với nhu cầu cũng như tốc độ phát triển. Thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình cũng ở trong tình trạng này. Hệ thống thoát nước hiện nay còn quá thô sơ lạc hậu và đang vận hành với hiệu suất thấp, cùng với việc xây dựng không đồng bộ, không được quản lý tốt, do đó dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ.
Mạng lưới thoát nước là mạng lưới thoát nước chung: nước mưa, nước thải sinh hoạt, công nghiệp đều xả vào hệ thống dẫn nước chung của thành phố sau đó xả ra sông. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước mặt của thành phố.
Vì vậy, việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Thái Bình là một yêu cầu cấp thiết.
Đồ án tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên biết cách tổng hợp những kiến thức trong 9 học kỳ vừa qua, biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề cụ thể được đặt ra thông qua một đồ án thiết kế. Phát huy tính sáng tạo trong phương án thiết kế, thể hiện kỹ năng nghề nghiệp, khả năng trình bày và bảo vệ ý đồ thiết kế của mình.
1.2. Sự CầN THIếT PHảI thiết kế quy hoạch xây dựng thành phố tháI bình
Quy hoạch TP Thái Bình được xây dựng tốt những năm 1970 - 1972 và đã qua nhiều lần bổ sung, điều chỉnh. Lần điều chỉnh gần đây nhất cũng đã 7 năm. Trong những năm qua, thành phố không ngừng lớn mạnh cả lượng và chất. Đặc biệt là công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đã được chú ý cả về đầu tư và quản lý. Nhiều công trình mới với quy mô và kiến trúc hiện đại được mọc lên.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng của thành phố Thái Bình nói chung và hệ thống giao thông nói riêng là chưa hoàn hảo, chưa đáp ứng được nhu cầu trước mắt về giao thông đi lại cũng như trong tương lai.
Do vậy quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông là một yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển của thành phố.
1.3. CáC CĂN Cứ Để lập QUY HOạCH xây dựng
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Thái Bình và Thành Phố Thái Bình vào thời kỳ 2001-2010;
- Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thành Phố khoá 13 trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành Phố khoá 14 tháng 11 năm 2000;
- Chuơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ 14 và Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX;
- Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 15/10/2001 v/v phân loại đô thị và phân cấp đô thị của Chính phủ;
- Các bản đồ: Bản đồ quân sự Thành Phố tỷ lệ 1/10.000, 1/5.000, bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình tỷ lệ 1/50.000.
-Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCXDVN 104: 2007- Đường Đô Thị
-Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01:2008/BXD
1.4. phạm vi nghiên cứu của đồ án
Đồ án nghiên cứu toàn bộ ranh giới hành chính của Thành phố và các khu vực lân cận ảnh hưởng đô thị hoá.
Ranh giới quy hoạch của đồ án là từ điểm giao giữa đường vành đai dự kiến phía Bắc (Phường Phú Khánh) đến hết bờ sông Trà Lý sang bên phía xã Hoàng Diệu và một phần của xã Đông Hoà. Phía Tây Nam ranh giới đến đường vành đai phía Nam (đường vành đai qua cống Tam Lạc sang phía Hoàng Diệu-đi Thái Thuỵ).
Ranh giới quy hoạch thể hiện rõ trên bản vẽ quy hoạch.
1.5.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài
1.5.1 Những thuận lợi
+ Trong quá trình thực hiện đồ án em luôn nhận được sự động viên, ủng hộ giúp đỡ của thầy hướng dẫn và các thây cô giáo trong bộ môn.
+ Hệ thống các kiến thức cơ bản phục vụ cho đề tài đã được trang bị trong quá trình nghiêm cứu học tập tại trường.
1.5.2 .Những khó khăn
+ Tài liệu nghiêm cứu về thành phố Thái Bình chưa đầy đủ;
+ Các kiến thức mới chỉ trên lý thuyết chưa có điều kiện ứng dụng thực tế;
+ Do điều kiện đi lại hạn chế, nên ít có điều kiện được đi thực tế để đối chiếu và kiểm nghiệm lại thiết kế của mình.
Chương II: đặc điểm tự nhiên và hiện trạng
thành phố thái bình
2.1. đặc điểm Tự NHIêN
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Bình nằm ở 106022’ đến 106047’ kinh độ Đông và 20024’ đến 20031’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng, phía Nam giáp huyện Vũ Thư, phía Đông giáp huyện Kiến Xương và Đông Hưng, phía Tây giáp huyện Vũ Thư và Đông Hưng
Thành phố nằm trên Đường quốc lộ 10, cách Hà Nội 110 km, Nam Định 20 km và cách Hải Phòng 70 km. ở trong tỉnh, Thành Phố cách khu công nghiệp sử dụng khí mỏ Tiền Hải 30 km, cách khu nghỉ mát Đồng Châu 40 km và cách cảng Diêm Điền 32 km.
Với vị trí trên, thành phố Thái Bình có điều kiện thuận lợi để giao lưu với các huyện trong tỉnh, các tỉnh bạn và với nước ngoài.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Thái Bình nhìn chung bằng phẳng. Cao độ trung bình +2.6m.
Cốt cao nhất ở ngã tư đường Lý Bôn và Trưng Trắc là 3,5m;
Cốt thấp nhất ở khu vực đang canh tác là (0,5 đến 1,0m);
Cốt bình quân trên dọc tuyến tim Đường Lê Lợi là 2,8 m. Trên tuyến đường Trưng Trắc, Trần Hưng Đạo, Minh Khai, Kỳ Bá là 2,60m đến 2,64m.
Khu vực phía Hoàng Diệu chủ yếu là ao hồ, thùng đấu, địa hình thấp hơn, cốt trung bình 0.45m
2.1.3. Điều kiện khí hậu
Thành phố cũng như tỉnh Thái Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông với 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa nóng từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 10: nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình 260C, cao nhất 390C. Độ ẩm không khí 70% đến 90%. Hướng gió thịnh hành là Đông Nam, tốc độ gió 2 đến 4 m/s. Mùa này thường hay có bão, bão kèm theo mưa to, gió mạnh, lượng mưa 1.400 mm đến 1.800 mm, chiếm 80% lượng mưa cả năm.
+ Mùa lạnh từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 4 năm sau. Khí hậu lạnh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình 230C, thấp nhất 4 đến 50C, độ ẩm không khí 70 đến 80%, có khi lên tới 90% vào những ngày mưa phùn sau Tết. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc.
Nhìn chung những nét đặc trưng của khí hậu thành phố là:
- Tổng số giờ nắng bình quân 1600Kcalo/cm2/năm. Tổng nhiệt lượng 85000C/năm. Nhiệt độ trung bình 23 đến 270C, cao nhất là 38 ữ 390C, thấp nhất
4 đến 50C.
Lượng mưa trung bình 1.500 mm 1.900 mm, độ ẩm không khí 70% đến
90%
Bảng2.1: Nhiệt độ bình quân của không khí
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
TB
T0
15,1
16.8
18.8
23.0
26.0
26,3
28,1
28,5
27,6
24,1
21,4
18,0
22,8
Bảng 2.2: Độ hao hụt bão hoà của độ ẩm trong khu vực thành phố
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
T0
2,5
2.12
2,0
2,83
5,76
6,7
7,57
5,6
4,76
4,85
5,0
3,38
Gió: Vận tốc gió trung bình của các tháng tương đối đồng đều:
vgió = 2 - 2,5 m/s. Riêng 2 tháng cuối năm vgió = 9 - 10 (m/s), có lúc mạnh tới 16 m/s.
Bốc hơi:
+ Bốc hơi cao nhất trong ngày: 13,8 (mm);
+ Bốc hơi thấp nhất trong ngày: 0,1 (mm);
+ Trung bình năm: 770 mm.
Mưa: Lượng mưa ở Thái Bình giống như một số nơi khác trong khu vực đồng bằng sông Hồng
Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình tháng và năm
Tháng
I
II
III
VI
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
TB
Mm
23,3
28.3
42.4
88.52
181,5
192,6
222,3
350
344
222
34,82
27,3
146,4
2.1.4. Điều kiện địa chất
Địa chất khu vực thành phố Thái Bình là vùng trầm tích sông biển.
+ Khu vực từ sông Trà Lý về phía Vũ Thư gồm các lớp đặc trưng sau:
- Trên cùng là lớp đất nhân tạo gồm các chất hữu cơ và gạch ngói vỡ, có chiều dày 0,6 ữ 1,0 m. Các lớp tiếp theo có:
- Lớp sét dẻo mỏng màu vàng dày 0,3 đến 0,4m.
- Lớp bùn á cát hoặc á sét dày 1,5 đến 3,0m.
- Lớp cát hạt mịn dày 5,0 đến 7,0m.
- Lớp bùn dày 5m
+ Khu vực bên kia sông Trà Lý (Hoàng Diệu): Sau lớp mặt chủ yếu là lớp bùn á sét dày 7,0 đến 8,0m rồi đến lớp cát.
Như vậy, địa chất của thành phố Thái Bình thuộc loại trung bình, cường độ R = 1kG/cm2. Phía Hoàng Diệu yếu hơn, không có hiện tượng sụt lở, khe, vực, hang động. Nhìn chung đất đai thuận lợi cho xây dựng, phù hợp với việc xây dựng tốt 5 tầng trở xuống, cao hơn phải xử lý nền.
2.1.5. Điều kiện thuỷ văn
Thành phố có mật độ sông ngòi, ao hồ lớn, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Sông lớn nhất chảy qua địa phận thành phố là sông Trà Lý, dài 9 km, chiều rộng từ 150 ữ 200m. Cao độ đáy sông –6,5m Cao độ mặt đê +5,2m. Mực nước trung bình +2,8m, thấp nhất +0,48m, lớn nhất +4,8m. Lưu lượng dòng chảy trung bình 896m3/s, nhỏ nhất 542m3/s, lượng phù sa lớn.
Ngoài ra, thành phố còn có sông Bạch, sông Kiến Giang, sông Vĩnh Trà, sông 3/2, sông Bồ Xuyên cùng với mật độ ao hồ dày đặc, là nguồn dự trữ nước quan trọng cho canh tác vào mùa khô.
Chế độ thuỷ văn của thành phố phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của Hồng, thông qua sông Trà Lý.
2.2. Đặc điểm hiện trạng
2.2.1. Hiện trạng dân số và lao động
a. Dân số
Dân số thành phố Thái Bình tính đến năm 2005 là 155.947 người với 39.650 hộ. Quá trình phát triển qua các năm như sau:
Bảng 2.4: Dân số thành phố từ năm 1996 đến năm 2005
Năm
Dân số Thành phố
Nội thị
Ngoại thị
1996
1997
1998
1999
2000
2002
2005
129.068
129.532
129.995
130.667
131.989
140.552
155.947
64.069
64.428
64.724
65.085
65.117
100.067
110.614
64.999
65.104
65.271
65.582
66.812
40.485
45.333
Dân số các phường, xã như sau:
Bảng 2.5: Dân số các phường xã
Phường
Dân số
Xã
Dân số
Bồ Xuyên
Quang Trung
Kỳ Bá
Đề Thám
Hồng Phong
Phú Khánh
Trần Lãm
Tiền Phong
17.220
15.525
17.033
9.086
8.022
5.532
13.050
9.010
Hoàng Diệu
Vũ Chính
Phú Xuân
Vũ Phúc
Đông Hoà
11.312
10.510
8.174
7.462
7.875
ồ: 8 phường
94.478 + 16136
= 110.614
ồ: 5 xã
45.333
Dân số nội thị trên đã kể dân số tăng cơ học của trên 12 dự án các cơ sở sản xuất đang triển khai thực hiện và dân số vãng lai, dân số tăng tự nhiên với tỷ lệ 0,92%.
Dân số nội thị vừa qua tăng lên là do 2 xã: Tiền Phong, Trần Lãm được đô thị hoá trở thành phường.
Mật độ dân số toàn Thành Phố là 3.239 người/km2; vùng nội thị là 7.758 người/km.
Qua thống kê cho thấy có 4 phường dân số đông trên 1 vạn người là: phường Bồ Xuyên, Quang Trung, Kỳ Bá, Trần Lãm; 4 phường dân số dưới 1 vạn người là: phường Đề Thám, Hồng Phong, Phú Khánh, Tiền Phong...
Phường Bồ Xuyên có mật độ dân số cao nhất là 17.138 người/km2 và phường Phú Khánh có mật độ dân số thấp nhất là 4.055 người/km2. Các xã có dân số trên 1 vạn người là Hoàng Diệu, Vũ Chính. Các xã có dân số dưới 1 vạn là Đông Hoà, Phú Xuân, Vũ Phúc.
Theo giới thì nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ nữ chiếm 52%.
Tỷ lệ tăng dân số của thành phố như sau:
Bảng 2.6: Tỷ lệ tăng dân số của thành phố
Tỷ lệ tăng dân số (%)
1990
1995
2001
Tỷ lệ sinh
1,82
1,67
1,27
Tỷ lệ chết
0,34
0,37
0,35
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
1,48
1,30
0,92
Tỷ lệ tăng cơ học
0,06
0,08
0,10
Tỷ lệ tăng dân số
1,52
1,38
1,02
Qua điều tra 10 năm trở lại đây cho thấy mỗi năm số người đến gần bằng số đi, do đó tăng cơ học không đáng kể. Dân số tăng chủ yếu ở tăng tự nhiên. Bình quân mỗi năm tăng 1.000 người.
b. Lao động
Thành phố Thái Bình có nguồn lao động dồi dào, thường chiếm tỷ lệ trên 55% trong dân số. Bình quân đất nông nghiệp thấp: trên 1.000 người/m2, nên lao động nông nhàn nhiều. Mặt khác số học sinh hàng năm tốt nghiệp phổ thông, tốt nghiệp các trường THCN chưa đi đâu được còn tồn đọng lại nên tỷ lệ lao động chưa có việc làm của thành phố chiếm tới 3 - 5 % .
Năm 1990 lao động của thành phố là: 70.892 người.
Năm 1995 lao động của thành phố là: 74.980 người.
Năm 2001 lao động của thành phố là: 78.800 người. Nội thị 64.252 người. Tỷ lệ lao động chiếm 62% dân số.
Trong lao động, lực lượng lao động là cán bộ khoa học kỹ thuật trong các cơ quan Nhà nước chiếm tỷ lệ tới 8 - 10%, hầu hết đều có trình độ Cao đẳng, Đại học. Đó là một tiềm năng lớn của Tỉnh.
Cơ cấu lao động năm 2001 như sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động của thành phố Thái Bình
Hạng mục
Toàn Thành Phố
Nội thị
Số LĐ
%
Số LĐ
%
- Lao động CN, TCN, XD
22.300
29
22.500
35
- Lao động thương mại,dịch vụ
34.800
44
35.400
55
- Lao động Nông nghiệp
21.700
27
6.352
10
78.800
100
64.252
100
2.2.2. Hiện trạng về đất đai
Tổng diện tích đất của Thành Phố là 4330,5 ha, trong đó 8 phường có diện tích 1268 ha, 5 xã có diện tích 3044,5 ha.
Đất đai phân theo địa giới hành chính phường xã như sau:
Bảng 2.8: Diện tích đất của các phường-xã
TT
Các phường
Diện tích (ha)
TT
Các xã
Diện tích (ha)
1
Quang Trung
149,31
1
Phú Xuân
662,11
2
Kỳ Bá
169,24
2
Vũ Phúc
621,34
3
Phú Khánh
119,58
3
Hoàng Diệu
613,12
4
Bồ Xuyên
88,80
4
Đông Hoà
559,47
5
Hồng Phong
63,61
5
Vũ Chính
558,06
6
Đề Thám
55,80
7
Trần Lãm
330,59
8
Tiền Phong
310,19
ồ
1286,00
ồ
3044,5
Bảng 2.9: Cân bằng sử dụng đất
TT
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Bình quân (m2/ng)
I.
Đất toàn Thành Phố
4330,5
100
Đất nội thị
1286
29
Đất ngoại thị
3044,5
71
II.
Đất nội thị (A+B)
1286
100
A.
đất xây dựng đô thị
780,5
62,7
76,83
a)
Đất dân dụng
533,35
68,33
52,5
Đất các đơn vị ở
275
27,07
Đất công trình công cộng
40,5
4
Đất cây xanh - TDTT
8,5
0,84
Đất giao thông nội thị
103,54
10,19
Đất cơ quan trường chuyên nghiệp
105,85
b)
Đất ngoài khu dân dụng
247,15
31,67
Đất CN - TTCN - kho tàng
185,65
18,27
Đất giao thông đối ngoại
21,2
Đất nghĩa địa
8,5
Đất di tích lịch sử tôn giáo
8,31
Đất đầu mối kỹ thuật, kênh mương
13
Đất an ninh quốc phòng
10,49
B.
Đất khác
505,5
39,3
Đất nông nghiệp
482,31
Đất khác
23,19
Đất nông nghiệp chủ yếu ở các xã ngoại thị nhưng tất cả 8 phường đều có đất nông nghiệp: 525,66 ha, chiếm 19% diện tích đất nông nghiệp của thành phố
Đất nông nghiệp ở các xã nhìn chung là đất tốt với năng suất cao từ 10 – 12 tấn/ha. Riêng đất nông nghiệp của các phường năng suất thấp, hiệu quả không cao do ô nhiễm nguồn nước thải, khói, bụi và sâu chuột phá hoại.
2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.3.1. Kinh tế
Nền kinh tế Thành Phố đang trong quá trình chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá có bước phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực.
+ Công nghiệp, xây dựng đạt 36% tăng trưởng BQ 10,2%/năm
+ Thương mại dịch vụ đạt 69,3% tăng trưởng BQ 10,8%/năm
+ Nông nghiệp 11,2% tăng trưởng BQ 2,15%/năm.
Tổng GDP (so sánh năm 1994) tăng tốt 381,6 tỷ đồng năm 1995 lên 594,55 tỷ đồng năm 2001, đạt mức tăng trưởng BQ 9,3%/năm.
a. Ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp của Thái Bình chủ yếu là công nghiệp địa phương trong quá trình chuyển đổi cơ chế đã gặp không ít khó khăn, đã có thời kỳ một số cơ sở ngừng sản xuất, phải giải thể hoặc chuyển đổi chức năng, nhưng từ 5 năm trở lại đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền, các cơ sở đã dần ổn định và đứng vững, chủ động liên kết, liên doanh, mở rộng mặt hàng, nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm.
Trên lãnh thổ Thành Phố hiện nay có khoảng 40 doanh nghiệp Nhà nước, gần 100 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 2000 cơ sở tư nhân tham gia sản xuất công nghiệp với 6 nhóm ngành hàng chính: Dệt, May mặc, Giày da, Cơ khí tiêu dùng, Chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng và nhiều mặt hàng thủ công khác.
Trong những năm gần đây, một số dây chuyền công nghệ mới tiên tiến hiện đại được đầu tư như: Dây chuyền sản xuất nước khoáng, bia, kéo sợi, may mặc, giày da, gạch Tuynel... đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Đồng thời cũng tập trung đầu tư nâng cấp hiện đại hoá, cơ giới hoá những khâu, những công đoạn sản xuất chủ yếu với sản phẩm đạt yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu như phụ tùng xe đạp, xe máy...
Nhìn chung công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp Thành Phố đang phục vụ thiết thực đời sống nhân dân và xuất khẩu, song vẫn không tạo ra được sản phẩm mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Thành Phố nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung. Nhiều đơn vị còn lúng túng chưa tìm được hướng đi, thị trường bị co hẹp, sản xuất bị đình trệ, máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, dây chuyền chắp vá thiếu đồng bộ. Tỷ lệ đổi mới thiết bị mới đạt 25%. Mức độ cơ khí thấp, tỷ lệ lao động thủ công cao, giá trí sản lượng thấp. Từ năm 2000 trở lại đây, công nghiệp Thành Phố có bước chuyển rõ rệt. Trên 20 dự án đã vào Thái Bình. Tỉnh đã cho lập quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp
Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Tiền Phong và đang đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khoảng 12 cơ sở đã bắt đầu xây dựng, chủ yếu là công nghiệp dệt, may, nhuộm...
b. Ngành thương mại dịch vụ
Ngành thương mại dịch vụ của Thành Phố luôn luôn có nhiều đổi mới về chất lượng và loại hình, giá trị sản xuất phát triển với tốc độ 9,5%/năm đạt 60% trong cơ cấu kinh tế, lao động trong ngành thương mại dịch vụ thường chiếm trên 1/3 tổng lao động của Thành Phố. Thành Phố đã huy động mọi nguồn đầu tư, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân có điều kiện tham gia hoạt động thương mại. Mạng lưới cơ sở vật chất rộng khắp. Thành Phố có chợ Bo là chợ lớn của tỉnh đang nâng cấp thành trung tâm thương mại của vùng. Ngoài ra là hệ thống các chợ khu vực được xây dựng tại các phường, trên các trục phố rất nhiều các cơ sở của Nhà nước và tư nhân kinh doanh buôn bán đủ các mặt hàng phục vụ thiết thực đời sống của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
c. Ngành nông nghiệp
Như phần trên đã nêu, Thành Phố có diện tích đất nông nghiệp lớn, nguồn thu chính của các xã ngoại thị là từ nông nghiệp nhưng tốc độ tăng trưởng chậm so với các ngành khác. Trong trồng trọt đã chú ý đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, năng suất lúa đạt từ 10 – 12 tấn/ha. Giá trị sản xuất thu từ 1ha đất canh tác đạt trên 32 triệu đồng. Ngoài cây lúa, Thành Phố còn trồng các loại cây công nghiệp, cây rau màu khác phục vụ trực tiếp cho Thành Phố và các vùng lân cận. Thành Phố còn chú ý chăn nuôi các loại gia cầm như trâu, bò, gà, lợn...
Năm 2000 đàn lợn có 27.000 con, gia cầm có trên 20.000 con, đàn trâu bò có 800 con. Sản lượng cá đạt trên 400 tấn/ha. Nhìn chung ngành sản xuất nông nghiệp của Thành Phố còn gặp nhiều khó khăn, chưa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hơn nữa vùng sát nội thị đất đai bị xấu đi và nạn sâu chuột phá hoại ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
2.2.3.2. Đời sống văn hoá tinh thần, an ninh xã hội
Đời sống văn hoá tinh thần của người dân Thành Phố ngày một nâng cao. Tổng thu nhập đạt 5,4 triệu đồng/người/năm, trong khi toàn tỉnh đạt trên 3 triệu đồng/năm/người.
- Về nhà ở: 70% số hộ có nhà kiên cố
- Nước sạch: 45% số hộ được dùng nước máy. (Riêng nội thị 80%)
- Số hộ giàu chiếm: 9% (của tỉnh 4,5%).
- Số hộ nghèo trên lãnh thổ 6,74%.
- Công tác an ninh quốc phòng được triển khai toàn diện, ổn định chính trị. Người dân Thái Bình thông minh, sáng tạo có truyền thống Cách mạng.
2.2.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội
2.2.4.1. Nhà ở
Tổng diện tích nhà ở khu vực nội thị là 1.203.077 m, trong đó diện tích nhà ở kiên cố là 1.002.189 m chiếm tỷ lệ 83,3%, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 12 msàn/người.
+ Đất dành cho xây dựng dân dụng là 580,34 ha đạt bình quân 58m/người (quy hoạch đợt đầu là 639,7 ha, bình quân 61,5 m/người).
+ Đất dành cho xây dựng công cộng cấp khu ở là 11,32 ha, bình quân 1,1 m/người.
+ Đất dành cho xây dựng các công trình công cộng là 35 ha, bình quân 3,5 m/người.
Nhà ở do Nhà nước quản lý chiếm tỷ lệ nhỏ, trên trục đường Lê Lợi có 2 nhà 4 tầng, 1 nhà 5 tầng. Khu Quang Trung có 2 nhà 5 tầng và 1 nhà 2 tầng. Trên trục đường Trần Hưng Đạo có nhà ở tập thể 4 tầng của Đại học Y khoa. Tổng số toàn Thành Phố có 8 ngôi nhà cao tầng do Nhà nước quản lý còn lại đều là nhà do dân tự xây, đa số cao từ 1 – 3 tầng.
Bảng 2.10: Tỷ lệ các loại nhà xây dựng
TT
Loại nhà
Nội thị
(tỷ lệ %)
Ngoại thị
(Tỷ lệ %)
1
Nhà 2 tầng
60
30
2
Nhà 1 tầng mái bằng
20
45
3
Nhà 3 tầng trở lên
15
5
4
Nhà 1 tầng mái ngói
5
20
Bình quân 12m2 sàn/người.
2.2.4.2. Công trình công cộng
a. Công trình y tế
Thành Phố có 4 bệnh viện đầu tư tương đối hiện đại, đồng bộ. Đó là:
+ Bệnh viện Đa khoa Việt - Bun
+ Bệnh viện Phòng chống lao
+ Bệnh viện Y học dân tộc
+ Bệnh viện Đa khoa Thành Phố.
Tổng số 1.100 giường bệnh, cán bộ y tế 1.740 người, trong đó có 450 bác sỹ, 64 dược sỹ, số còn lại là kỹ thuật viên và chuyên môn khác.
Tại các phường, xã đều có trạm Y tế song diện tích còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ thường ngày cho nhân dân.
b. Giáo dục - Đào tạo
Trên địa bàn Thành Phố có:
- Các trường Đại học, Cao đẳng và TH chuyên nghiệp gồm 9 trường như: Đại học Y khoa, Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, Trung học Y tốt, Trung học Văn hoá, Trường Hướng nghiệp dạy nghề.
- Các trường THPT như: Lê Quý Đôn, Nguyễn Đức Cảnh, trường Chuyên tỉnh.
- Các trường THCS và Tiểu học gồm 29 trường. Các trường trong các xã ngoại thị đất đai rộng như Trần Lãm 18m2/HS, Đông Hoà 19m2/HS. Các phường nội thị đất đai chật như phường Quang Trung 4m2/HS, Kỳ Bá 5m2/HS…
Cơ sở vật chất của các trường học hầu hết được đầu tư xây dựng, Thành Phố là đơn vị có bậc Tiểu học đạt phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và đạt phổ cập trung học cơ sở cho thanh niên. Thành Phố là đơn vị dẫn đầu của Tỉnh về chất lượng các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh và Quốc gia.
c. Công trình văn hoá
Thành phố có 1 rạp chiếu bóng Thống Nhất xây dựng từ những năm 1960, đến nay đã xuống cấp, có Nhà Văn hoá Lao động, Nhà Văn hoá Thiếu nhi có thể đáp ứng nhu cầu vui chơi tập luyện cho các em. ở các phường và xã hầu như chưa có Nhà Văn hoá.
d. Công trình thương mại, dịch vụ
Thành phố có chợ Bo là chợ trung tâm diện tích chiếm 1 ha, được xây dựng tốt những năm 1970, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài ra các phường, xã đều có chợ khu vực. Hệ thống thương mại dịch vụ hình thành đa dạng, phong phú, phục vụ thiết thực đời sống của nhân dân.
e. Công trình TDTT, cây xanh
Thành phố có 1 sân vận động, 1 nhà thi đấu, 1 bể bơi trong khu thể thao trên đường Trưng Trắc. Thành phố có 1 vườn hoa trước Nhà văn hoá công nhân diện tích 2 ha, 1 vườn hoa trước cửa Uỷ ban Tỉnh uỷ diện tích 1 ha. Thành phố chưa có công viên vui chơi giải trí. Trên các trục đường đã chú ý trồng cây xanh, nhất là 2 bên dòng sông Bồ Xuyên, Vĩnh Trà đã tạo được vẻ đẹp cho đô thị và cải tạo môi trường một cách đáng kể.
Bảng thống kê diện tích cây xanh thầnh phố Thái Bình
Đơn vị tính: ha
Số TT
Danh mục
Hiện trạng
Quy hoạch
(1)
(2)
(3)
(4)
Tổng số
57,05
106,15 (bình quân 10,2 m/người)
I
Cây xanh cách ly:
14,3
30,5
1
Khu CN với đường giao thông
1,6
1,6
2
Khu công nghiệp với dân
Khu CN Nguyễn Đức Cảnh
Khu CN Phúc khánh
Khu CN Tiền Phong
3,1
1,6
0,9
0,6
3,1
1,6
0,9
0,6
3
Cây xanh trong khu CN (Phúc Khánh + N.Đ.Cảnh + Tiền Phong)
(16,3 + 3,8 + 11,72)30% = 9,6
25,8:(20,1 + 51,5 + 8,9)30% = 86 ha
so 30%
II
Sử dụng đất cây xanh chuyên dùng:
6,57
6,57
1
Đường chính
2,57
2,57
2
Đường phường
4,0
4,0
III
Công viên và giải cây xanh:
36,18 (3,62 m/người)
36,18 + 35,0 = 71,18
1
Vườn hoa
2,1
(C.viên Kỳ Bá 2,5 ha)
2
Vườn ươm
3,5
3
Công viên Chiến Thắng
3,0
4
Công viên Quảng Trường
1,5
5
Công viên cạnh khu thể thao Bồ Xuyên
0,5
6
Công viên cạnh khu thể thao Lê Hồng Phong
0,53
(1)
(2)
(3)
(4)
7
Công viên cạnh khu thể thao Đề Thám
0,68
8
Công viên cạnh khu thể thao Quang Trung
0,63
9
Công viên cạnh khu thể thao Tiền Phong
0,65
10
Công viên cạnh khu thể thao Phúc Khánh
0,4
11
Công viên cạnh khu thể thao Trần Lãm
+ Trồng cây cạnh trại gà
+ Trồng cây cạnh cống Đâu
+ Trồng cây cạnh chợ Đậu
6,82
12
Thảm cây xanh cạnh cầu Thái Bình
0,9
13
Thảm cây xanh cạnh Nhà máy rác
2,2
14
Công viên 2 bờ sông
+ Vĩnh Trà
+ Bồ Xuyên
+ Kiên Giang
8,0
2.2.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
2.2.5.1. Giao thông
Giao thông đối ngoại: Đường 10 nối liền Nam Định - Hải Phòng qua thành phố Thái Bình mới được nâng cấp, cải tạo, song dân cư và công trình công cộng, công nghiệp đã bám cả hai bền tốt nghĩa trang thành phố đến cầu Sa Cát. Thành phố đã xây dựng đường giao thông khép kín, việc giao lưu giữa nội ngoại thị và đi các huyện một cách thuận tiện. Tổng số chiều dài đường bộ là 258 km, trong đó quốc lộ 9 km, tỉnh lộ 24 km, đường nội thị 25 km, đường phường xã 200 km. Về chất lượng: toàn bộ đường tỉnh lộ, quốc lộ đều là đường nhựa trong đó có 12 km nội thị đã rải thảm bê tông nhựa. Đường phường xã cũng rải đá láng nhựa hoặc đổ bê tông, có thể nói ở Thái Bình không còn đường đất. Hè phố được nâng cấp, có gần 300.000 m2 hè, trong đó lát bê tông hoặc gạch tự chèn 50%.
Mặt cắt ngang các tuyến đường chính như sau:
- Đường 10 từ Vũ Thư qua thành phố 25m
- Đường Lê Lợi: 29,3m
- Đường Lý Bôn, Lý Thường Kiệt: 21m
- Đường Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo: 17,6 m
- Các đường khu vực: 13,5m
Toàn thành phố có 19 cầu, hầu hết đều được đầu tư cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới như cầu Kiến Xương, cầu An Tập, cầu vào trường Sư phạm...
2.2.5.2. Hiện trạng thoát nước
Thành phố đã có hệ thống thoát nước chung theo mạng lưới giao thông. Cống xây gạch đậy tấm đan đi trên hè có B = 400 - 800, tổng chiều dài khoảng 70km.
Mạng lưới cống (dạng cơ bản là cống xây gạch đậy tấm đan) được hình thành chủ yếu là trên cơ sở tận dụng cải tạo mạng lưới giao thông hào để lại sau chiến tranh. Trong quá trình xây dựng những vấn đề về độ dốc, mặt cắt cống, các công trình kỹ thuật... chưa được chú ý nên hiệu quả làm việc của hệ thống còn nhiều hạn chế.
Thành phố có 3 sông thoát nước là sông Bồ Xuyên, Vĩnh Trà và sông 3-2. Riêng sông Đoan Túc, Vĩnh Trà đã được đầu tư nạo vét, xây kè lát mái đã giải quyết việc thoát nước cho Thành Phố một cách hiệu quả. Hiện nay Thành Phố chưa có hệ thống thoát nước thải riêng và chưa có công trình xử lý nước thải. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa xử lý nước thải cục bộ nên phần nào làm ô nhiễm môi trường như khu phía Bắc đường Nguyễn Đức Cảnh.
Bảng 2.11: Bảng thống kê hệ thống đường cống thoát nước thành phố
Số TT
Tên tuyến đường thoát nước
đường phố
Giới hạn
Kết cấu quy cách
Quy cách
Chiều dài
(km)
Điểm đầu
Điểm cuối
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
I
Đường quốc lộ
Cầu sa cát
Nghĩa trang Thành phố
Bê tông
13.800
18,0
II
Đường tỉnh lộ
Đường 223
Cầu Báng
Trần Lãm
Cống xây
13.800
2,4
Đường 39b
Cầu TB
Trần Lãm
Cống xây
13.800
1,0
Cộng
3,4
III
Đường ô vuông TP
1
Trưng Trắc
Cầu Bo
Đg Lý Bôn
Cống xây
13.800
3,2
2
Lê lợi
Cống xây
13.800
3,48
3
Đường 30/6
Cống xây
13.800
3,4
4
Đường Kỳ Bá
Cống xây
13.800
1,7
5
Đg Trần Hưng Đạo
Cống xây
13.800
5,4
6
Đg Phan Chu Trinh
Cống xây
13.800
3,3
7
Đg Bồ Xuyên
Cống xây
13.800
1,5
8
Đg Ngô Thì Nhậm
Cống xây
13.700
4,2
9
Đg Phan Bá Vành
Cống xây
13.700
2,4
10
Đg Minh Khai
Cống xây
13.800
1,2
11
Đg Trần Quang Diệu
Cống xây
13.500
1,0
12
Đg Bắc S Bồ Xuyên
Cống xây
13.700
1,7
13
Đg Nam S Bồ Xuyên
Cống xây
13.700
1,5
14
Đg Bắc S Vĩnh Trà
Cống xây
13.700
2,2
15
Đg Nam S Vĩnh Trà
Cống xây
13.700
2,2
16
Đg Hoàng Diệu
Cống xây
13.700
0,84
17
Đg Phan Bội Châu
Cống xây
13.500
0,54
18
Đg Nguyên Thái Học
Cống xây
13.500
0,9
19
Đg Hoàng Hoa Thám
Cống xây
13.500
0,54
20
Đg Ngô Quang Bích
Cống xây
13.500
0,96
21
Đg Ngô Văn Sở
Cống xây
13.500
0,96
22
Đg Hoàng Công Chất
Cống xây
13.500
0,9
23
Đg Lê Quý Đôn
Cống xây
13.700
1,2
24
Đg giáp cổng tỉnh đội
Cống xây
13.500
1,2
25
Phố Nguyễn Đ Cảnh
Cống xây
13.500
1,04
26
Đg sau nhà văn hoá
Cống xây
13.500
0,76
27
Đg đoàn chèo
Cống xây
13.500
0,64
28
Đường cạnh sân vận động Bồ Xuyên
Cống xây
13.500
0,8
29
Cộng
71,06
Bảng 2.12: Bảng thống kê hệ thoát nước khu dân cư
TT
Tên tuyến đường thoát nước
Kết cấu quy cách
Quy cách
Chiều dài
(km)
1
Phường Đề Thám
Cống xây
13.300
9,0
2
Phường Lê H. Phong
Cống xây
13.300
7,4
3
Phường Bồ Xuyên
Cống xây
13.300
24,0
4
Phường Quang Trung
Cống xây
13.300
11,0
5
Phương Tiền Phong
Cống xây
13.300
17,4
6
Phường Phú Khánh
Cống xây
13.300
19,0
7
Phường Kỳ Bá
Cống xây
13.300
14,4
8
Phường Trần Lãm
Cống xây
13.300
9,5
Cộng
111,7
2.2.5.3. Hiện trạng cấp nước
Thành phố có nhà máy nước ở phía Bắc bên kia sông Trà Lý với công suất 20.000 m3/ngày đêm, nguồn nước lấy nước mặt sông trà Lý.
Hiện nay nước máy mới phục vụ cho trên 80% dân số nội thị và một phần các xã ngoại thị. Chỉ tiêu đạt 80 lít/người/ngày đêm. Mạng ống truyền dẫn và phân phối có tổng chiều dài trên 20.000 m ống với D = 500 - 750. Đa số đường ống được xây dựng tốt những năm 1960, còn lại được bổ sung qua từng năm, song nhiều khu vực ống chưa vươn tới các đường ống nhánh phân phối quá thiếu và lượng đồng hồ đo nước quá ít nên lượng nước thất thoát nhiều.
Bảng 2.13: Bảng hiện trạng đường ống cấp nước của Thành phố.
STT
Đường kính (mm)
Chiều dài (m)
Đường phố đặt ống
1
400
200
990
625
Bờ sông Trà Lý
2
300
1000
Đường Phan Đình Phùng
3
300
200
1080
550
Đường Phan Chu Trinh
4
250
200
150
1400
1350
1250
Đường Nguyễn Đức Cảnh
5
200
150
1430
1520
Đường Trần Hưng Đạo
6
150
540
Đường Lý Thường Kiệt
7
200
150
1360
755
Đường Lý Bôn
8
200
150
930
530
Đường Kỳ Bá
Đường Kỳ Bá
9
150
100
650
1675
Đường Hoàng Công Chất
10
150
1300
Đường Phan Bá Vành
11
100
1710
Đường 30 - 4
2.2.5.4. Hiện trạng cấp điện và chiếu sáng đô thị
Thành phố có 165 trạm biến áp, trong đó: .
+ Trạm 1 10/35/10 KV có 1 trạm;
+ Trạm 35/0,4 KVcó 2 trạm;
+ Trạm 10/0,4 KV có 162 trạm;
Tổng dung lượng có 47.000 KVA.
Năm 2000 điện năng tiêu thụ là 56 triệu 194 nghìn KW/h năm, trong đó phục vụ cho sản xuất 50%, phục vụ cho sinh hoạt 50%. Hệ thống đường dây bao gồm: đường dây nổi 35 KV và 10 KV với tiết diện dây từ AC35 đến AC70. Hệ thống đường 0,4 KV chủ yếu đi nổi cùng với lưới điện chiếu sáng trên đường trục đường trung tâm Lê Lợi và một số tuyến khác bố trí lưới điện chiếu sáng ngầm với đèn thuỷ ngân cao áp.
Nguồn điện cung cấp cho Thành phố Thái Bình hiện nay là nguồn điện lưới Quốc gia, với sự tập trung đầu tư Thành phố đã đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và phục vụ cho sinh hoạt, bình quân điện sinh hoạt là 1401kw/người/năm.
Cùng với việc nâng cấp hệ thống điện, mạng lưới điện chiếu sáng cho Thành phố ngày càng mở rộng, 90% các đường phố chính có đèn chiếu sáng về ban đêm với tổng chiều dài đường phố được chiếu sáng là 57,06 km.
2.2.5.5. Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn đang được đầu tư thiết bị hiện đại cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng, hoà mạng quốc gia, quốc tế, đến các phường xã. Về trang bị: hai hệ thống chuyển mạch TDX1B công nghệ D có dung lượng 12160 thuê bao và NEAX61 công nghệ D, dung lượng 6400 thuê bao, 2 hệ thống truyền dẫn SIS34M với 960 kênh và FNX 150/600 với 1260 kênh thiết bị như trên đảo bảo phục vụ 100% xã, phường, cơ quan có điện thoại.
Tổng số máy sử dụng 9840 máy; trong đó cố định 7835 máy, di động 2005 máy, bình quân 7 máy/100 người.
2.2.5.6. Vấn đề phân rác và vệ sinh môi trường
Lượng rác thải tính bình quân 0,5 kg/ người/ngày. Vùng nội thị rác được thu gom và vận chuyển ra nơi quy định, lượng rác còn tồn đọng rất ít, có thể nói vấn đề thu gom rác ở Thành Phố làm rất tốt song vấn đề tồn tại là chưa có nhà máy xử lý rác. Rác dùng để lấp trũng đã tốn nhiều diện tích đất đai và gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Hiện nay tỉnh đã có chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác đặt tại khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và đang triển khai thực hiện.
Trong nội thị vẫn còn tồn tại khoảng 800 hộ dùng xí 2 ngăn, đó là những khu dân cư cũ chật chội, không có điều kiện tổ chức các hệ thống kỹ thuật như khu dân cư sau rạp Vĩnh Trà, sau Xí nghiệp truyền thanh... Việc dùng xí 2 ngăn và xí tự thấm đã gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Do đó những khu vực dân cư còn dùng giếng đều phải khoan sâu từ 15 - 50m mới đảm bảo.
Như phần trên đã nêu, Thành Phố chưa có công trình xử lý nước tập trung, nước thải công nghiệp của một số có xử lý cục bộ, một số chưa xử lý, nước thải sinh hoạt đều đổ vào một mạng chung rồi đổ ra sông Bồ Xuyên, Vĩnh Trà. Hai sông này đều có cống thông với sông Trà Lý nên sông được thường xuyên thau rửa. Hiện nay còn tồn tại nước thải của khu dân cư phía Bắc Thành Phố, chưa có hệ thống thoát nên ảnh hưởng đến việc canh tác và sinh hoạt của dân.
Về môi trường không khí và tiếng ồn nói chung Thành Phố Thái Bình còn trong lành,các chất khí CO, SO2, NO2, Pb đều thấp dưới tiêu chuẩn cho phép.
+ Nghĩa trang: nội thị có nghĩa trang nhân dân nằm bên trục đường 10 về phía đi Nam Định với diện tích 4ha, ngoài ra các xã đều có nghĩa trang.
CHƯƠNG III
Quy hoạch xây dựng thành phố thái bình
3.1. Quan điểm và mục tiêu
1. Quan điểm điều chỉnh quy hoạch chung Thành Phố Thái Bình là xác định được vai trò của Thành Phố trong chiến lược phát triển kinh tốt - xã hội của tỉnh, nâng cấp đô thị tốt loại IV lên loại III và trở thành thành phố, xứng đáng với tầm vóc của đô thị tỉnh lỵ.
2. Mục tiêu tổng quát của điều chỉnh quy hoạch chung Thành Phố Thái Bình đến năm 2020 là: Xây dựng Thành Phố trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh, tương xứng với tỉnh lỵ của một tỉnh trên 2 triệu dân vào đầu thế kỷ 21, thành phố nằm trên trục đường10 nối liền Nam Định - Hải Phòng - Quảng Ninh, là trung tâm chuyên ngành chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Hồng.
3.2. CƠ Sở HìNH THàNH Và PHáT TRIểN Thành phố ĐếN NĂM 2020
3.2.1. Cơ sở kinh tế kỹ thuật phát triển đô thị
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành Phố là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, XDCB - thương mại dịch vụ - nông nghiệp.
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế
TT
Ngành
2001 (%)
2010 (%)
2020 (%)
1
CN- TTCN - XD
20,4
45
50
2
Thương mại – dịch vụ
60,2
45
45
3
Nông nghiệp
19,4
10
5
3.2.1.1. Công nghiệp
Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thành phố Thái Bình đã dự báo trước tăng trưởng GDP ngành công nghiệp đến năm 2010 là 21,7% , đạt tổng GDP công nghiệp là 761 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994). Các ngành công nghiệp chủ yếu của Thành Phố như sau:
+ Công nghiệp dệt, sợi, may mặc, da: Đây là ngành công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh và có quan hệ chặt chẽ trong cả 3 khu vực kinh tế quốc doanh, kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế gia đình. Ngành nghề này tạo được việc làm cho lao động địa phương và sử dụng được một số nguyên liệu trong tỉnh như đay, cói, tơ tằm, da thuộc... Mặt hàng chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu như khăn len. Các loại, thảm len, thảm đay, bao đay, tơ, lụa, tơ tằm, quần áo may sẵn, sản phẩm từ da thuộc như giầy các loại, đặc biệt là giầy thể thao.
+ Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm: Hướng trọng tâm vào sản xuất thực phẩm đông lạnh như thịt lợn, thịt gia cầm, chế biến phụ phẩm sau khi giết mổ thành thực phẩm chế biến sẵn. Phát triển công nghiệp đồ uống, giải khát đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và một phần tỉnh ngoài như bia, nước hoa quả, đậu nành đóng chai, đóng hộp...
+ Công nghiệp cơ khí, điện tử: Hướng trọng tâm vào các lĩnh vực cơ khí chế tạo và sửa chữa phục vụ sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, XDCB như: sản xuất máy công tác phục vụ làm đất, thu hoạch, chế biến lương thực, máy bơm nước, máy công nông nghiệp sản xuất và lắp ráp xe đạp, xe máy, sản xuất hàng kim khí tiêu dùng.
+ Điện dân đụng và điện tử hướng vào các mặt hàng điện tử dân dụng như quạt, mô tơ các loại, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh.
+ Các ngành công nghiệp khác như vật liệu xây dựng, đồ gỗ cao cấp, mỹ nghệ xuất khẩu, xây dựng bao bì bằng cát tông, nhựa và một số ngành công nghiệp khác.
Từ năm 2000 đến nay đã có 23 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, hầu hết là của tỉnh ngoài và nước ngoài như nhà máy tôn mạ màu, may công nghệ cao, dệt cao cấp Thăng Long, may xuất khẩu Hàn Quốc, dệt may á Châu... với tổng diện tích mới cấp là 53 ha. Một số xí nghiệp đang triển khai xây dựng.
Với đà phát triển công nghiệp này sẽ giải quyết phần lớn lao động dư thừa cho Thái Bình, với 23 dự án trên đã có 12.000 lao động và chắc chắn cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch nhanh, giá trị ngành công nghiệp sẽ tăng từ 20,4% năm 2002 lên 45% năm 2010 và 50% năm 2020.
Đất đai Thái Bình đều là đất nông nghiệp với năng suất cao, tính bình quân 1 năm thu 30 triệu đồng/ha, nhưng nếu phát triển công nghiệp giá trị kinh tế sẽ tăng gấp hàng trăm lần và hơn thế nữa.
3.2.1.2. Xây dựng cơ bản
Quy hoạch tổng thề kinh tế xã hội của thành phố đã xác định gắn việc xây dựng kết cấu hạ tầng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng, phục vụ công cộng, bảo vệ môi trường sinh thái và mỹ quan đô thị. Cơ cấu đầu tư tương đối đồng bộ giữa các ngành giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, công nghiệp, XDCB, thương mại dịch vụ, công trình công cộng... Bình quân mỗi năm đầu tư cho XDCB gần 300 tỷ đồng.
3.2.1.3. Ngành thương mại dịch vụ, du lịch, thể thao
Thương nghiệp dịch vụ trong nền kinh tế thị trường tồn tại một cách khách quan với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Mục tiêu đạt tốc độ phát triển 13,5%. Giá trị sản xuất toàn ngành hiện nay chiếm 60,2% trong toàn bộ nền kinh tế Thành Phố. Năm 2010 chiếm 45% và giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 30% tổng giá trị toàn ngành.
Về du lịch, ở thành phố được gắn với mạng lưới du lịch trong vùng và trong tỉnh. Du khách đến Thái Bình có vườn Bách Thuận, có làng nghề Minh Lãng Thái Phương, chạm bạc Đồng Xuân, tơ đũi Nam Cao, chùa Keo, đền thờ các Vua trần... và ở Thành Phố có trung tâm Hội phật giáo, có vùng du lịch sinh thái nông nghiệp Hoàng Diệu, đây cũng là nơi nghỉ cuối tuần với "Thái Bình thu nhỏ".
Mục tiêu tăng du khách 7,5% hàng năm, trong đó khách quốc tốt 20% (khoảng 20 vạn lượt người).
Thành phố Thái Bình có thể là nơi diễn ra các hoạt động về thể dục thể thao mang tính chất liên vùng để tránh sự tập trung đông người. ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.
3.2.1.4. Đào tạo
Thành phố Thái Bình có các trường THCN, Cao đẳng, Đại học, trong đó Đại học Y với quy mô vùng. Dự kiến Thái Bình sẽ là một trung tâm đào tạo cho vùng, đó là những Viện nghiên cứu về cây trồng, về nông nghiệp.
3.2.2 . Quy mô dân số và lao động
- Dân số: Dân số được dự báo bằng phương pháp tổng hợp bao gồm tăng tự nhiên, tăng cơ học do sức hút của đô thị và cân bằng lao động nội thị, kết hợp việc xét khả năng đô thị hoá một số khu vực ven nội.
Bảng 3.2: Dự báo dân số cho các giai đoạn
Dân số
Hiện trạng 2002
Quy hoạch 2010
Quy hoạch 2020
Toàn thành phố
155.974
180.000
220.000
Nội thị
110.641
135.000
180.000
Bảng 3.3: Dự báo lao động nội thị
Lao động
Hiện trạng 2002
2010
2020
Số người
%
Số người
%
Số người
%
CN-TTCN-XD
21.500
33
40.000
48
52.000
52
Thương mại- DV
32.400
51
30.960
40
38.000
38
Nông nghiệp
10.352
16
12.740
12
10.000
10
Cộng
64.252
100
83.700
100
100.000
100
3.2.3. Nhu cầu đất đai
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai đô thị
Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai đô thị
Năm
Đất toàn Thành Phố (ha)
Đất nội thị (ha)
Đất xây dựng đô thị
Diện tích (ha)
BQ m2/người
2002
4330,5
1286
780,5
76,7
2010
4330,5
2010
1.340
99
2020
4330,5
2310
2.030
113
Bảng 3.5: Bảng cân bằng sử dụng đất đai
TT
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Bình quân (m2/ng)
I.
Đất toàn Thành Phố
4330,5
100
Đất nội thị
1286
29
Đất ngoại thị
3044,5
71
II.
Đất nội thị (A+B)
1286
100
A.
đất xây dựng đô thị
780,5
62,7
76,83
a)
Đất dân dụng
533,35
68,33
52,5
Đất các đơn vị ở
275
27,07
Đất công trình công cộng
40,5
4
Đất cây xanh - TDTT
8,5
0,84
Đất giao thông nội thị
103,54
10,19
Đất cơ quan trường chuyên nghiệp
105,85
b)
Đất ngoài khu dân dụng
247,15
31,67
Đất CN - TTCN - kho tàng
185,65
18,27
Đất giao thông đối ngoại
21,2
Đất nghĩa địa
8,5
Đất di tích lịch sử tôn giáo
8,31
Đất đầu mối kỹ thuật, kênh mương
13
Đất an ninh quốc phòng
10,49
B.
Đất khác
505,5
39,3
Đất nông nghiệp
482,31
Đất khác
23,19
Đất đai có sự chuyển đổi lớn ở ngay năm đầu của thời kỳ quy hoạch là do đô thị hoá các xã ven thị. Năm 2002 chuyển xã trần Lãm, Tiền Phong thành phường. Năm 2005 chuyền xã Hoàng Diệu thành phường. Ngoài ra còn phát triển trên một phần đất của Đông Hoà, Phú Xuân, Vũ Chính...Như vậy nhu cầu đất cho sự phát triển của thành phố giai đoạn đầu tốt 2002 đến 2010 là 620,85ha; từ 2010 đến 2020 là 692ha, cho cả hai giai đoạn từ 2002 đến 2020 là 1.294,85ha.
3.2.4. Lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được lựa chọn trên cơ sở tiêu chuẩn của đô thị loại 3 có tinh đến điều kiện cụ thể của Thái Bình.
Bảng 3.6: Bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Hiện trạng 2002
Quy hoạch
2010
2020
I.
Dân số
1.1
Dân số toàn thành phố
1000ng
140,5
180
220
Tỷ lệ tăng dân số
%
1,02
3,2
2,05
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
0,92
0,9
0,8
Tỷ lệ tăng dân số cơ học
%
0,10
2,3
1,25
1.2
Dân số nội thị
1000ng
100
135
180
Tỷ lệ tăng dân số
%
1,3
3,85
2,95
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
0,76
0,8
0,8
Tỷ lệ tăng dân số cơ học
%
0,54
3,05
2,15
Dân số được đô thị hoá từ các xã
1000ng
15
23
25
II.
Đất xây dựng đô thị
"
73,7
99
113
2.1
Đất dân dụng nội thị
"
49
5
73,5
Đất các đơn vị ở
"
26
35
40
Đất CTCC
"
3,5
3,5
4
Đất cây xanh
"
0,7
5
6
Đất giao thông
"
8,7
12
16
Đất cơ quan, trường chuyên nghiệp
"
9
9,5
8,1
2.2
Đất ngoài dân dụng
m2/người
Đất CN - TTCN
"
18,0
25,8
30
Đất giao thông đối ngoại
"
2,12
4,3
4,94
III.
Nhà ở
m2/sàn/ng
12
13
18
IV.
Hạ tầng kỹ thuật
Mật độ đường phố chính và khu vực
km/km2
5
6
7
Tỷ lệ đất giao thông so với đất XD
%
12
19
20
Cấp nước sinh hoạt
lít/ng/ngày
80
100
150
Cấp nước công nghiệp
m3/ha
20
50
60
Vệ sinh môi trường (rác thải)
Kg/ng/ngày
0,5
0,8
1
Cấp điện sinh hoạt
KWh/ng/năm
1401
1600
2000
3.3. Định hướng phát triển không gian quy hoạch
3.3.1. Khu công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, kho bãi
Thành phố hình thành 4 khu công nghiệp như sau:
Khu công nghiệp Tiền Phong
Công nghiệp đã có bao gồm nhà máy cơ khí, máy đay Trung ương và máy đay tỉnh, nhà máy nước, cao su, cơ khí Bình Minh, vôi gạch Tiền Phong, nhà máy xi măng, tôn mạ kẽm và nhà máy xử lý rác đang chuẩn bị xây dựng. Khu này dự kiến sẽ xây dựng thêm các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ, các CN có tính chất độc hại. Đất đai cho khu này là 60 – 65 ha.
Khu công nghiệp phía Bắc đường Nguyễn Đức Cảnh:
Chủ yếu là công nghiệp dệt và một phần công nghiệp nhỏ, đất đai 100 ha.
Khu công nghiệp Phúc Khánh
Gồm công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm là chủ yếu, một phần công nghiệp giày da, cơ khí nhỏ, điện tử... Diện tích 130 ha, bao gồm đất công nghiệp đã có và dự kiến phát triển.
Khu công nghiệp Hoàng Diệu
Được bố trí bám theo đường vành đai phía Bắc, chủ yếu công nghiệp lắp ráp điện tử, điện lạnh, các kho trung chuyển, bãi công ten nơ. Diện tích khu này khoảng 50 ha.
Như vậy đất đai dành cho 4 khu là 540 ha.
Khu kho tàng của thành phố được gắn với khu bến bãi bên kia dòng sông Trà Lý. Khu đất sau Xí nghiệp cơ khí hiện nay dự kiến là kho tàng chung của thành phố diện tích khoảng 4,5 ha (nằm trong đất khu công nghiệp Tiền Phong).
Một số HTX cơ khí hiện đang tồn tại trong nội thị như HTX Phương Đông, Cộng Lực, Vĩnh Long... sẽ chuyển dần dần ra khu công nghiệp, bảo đảm môi trường yên tĩnh cho khu dân cư.
Bảng 3.1: Tổng hợp đất công nghiệp
TT
Khu công nghiệp
Diện tích (ha)
Ghi chú
1
Khu công nghiệp Tiền Phong
60
Đã có và phát triển
2
Khu công nghiệp Bắc đường Nguyễn Đức Cảnh
100
Xây dựng mới
3
Khu công nghiệp Phúc Khánh
330
Đã có và phát triển
4
Khu công nghiệp Hoàng Diệu
50
Xây dựng mới
Tổng
540
3.3.2. Các khu ở
Với quy mô dân số đến năm 2020 là 180.000 người, trong đó dân số được đô thị hoá từ các xã bao gồm xã Trần Lãm, Tiền Phong, Hoàng Diệu, một phần của xã Vũ Chính, Song An, Đông Hoà, Vũ Phúc là 36.000 người.
Các khu ở được tổ chức gồm 6 khu chính:
- Khu 1: Khu phía Bắc: được giới hạn từ đường Lý Bôn đến sông Trà Lý và từ sông Vĩnh Trà đến khu công nghiệp Tiền Phong, bao gồm 5 đơn vị là Tiền Phong, Bồ Xuyên 1, Bồ Xuyên 2, Đề Thám, Lê Hồng Phong. Đây là khu trung tâm của Thành Phố. Dân số: 5,3 vạn người.
- Khu 2: Khu phía Tây: được giới hạn từ Phúc Khánh đến đường Lý Bôn và từ sông Vành Trà đến khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, bao gồm 3 đơn vị ở là Phúc Khánh 1, Quang Trung 1 và Trần Hưng Đạo. Dân số: 2,5 vạn người.
- Khu 3: Khu phía Tây Nam: được giới hạn từ sông Vĩnh Trà đến đường đối ngoại phía Nam và từ đối diện nghĩa trang Thành Phố đến sông Kiến Giang gồm 3 đơn vị ở đó là Phúc Khánh 2, Song An 1, Vũ Phúc 1. Dân số 2,5 vạn người.
- Khu 4: Khu phía Nam: được giới hạn từ sông Vĩnh Trà đến đường đối ngoại phía Nam và từ sông Kiến Giang đến đường Lý Bôn, gồm 4 đơn vị ở là Kỳ Bá1, Kỳ Bá 2, Quang Trung 2, Quang Trung 3. Dân số 2,5 vạn người.
- Khu 5: Khu phía Nam, được giới hạn từ sông Vĩnh Trà đến đường đối ngoại phía Nam và từ đường Lý Bôn đến sông Trà Lý gồm 4 đơn vị ở: Kỳ Bá 3, Kỳ Bá 4, Trần Lãm 1, Trần Lãm 2. Dân số 2,5 vạn người.
- Khu 6: Khu phía bên kia sông Trà Lý gồm gần hết xã Hoàng Diệu và một phần xã Đông Hoà được tổ chức 3 đơn vị ở: Hoàng Diệu 1, Hoàng Diệu 2, Hoàng Diệu 3. Dân số 2,0 vạn người.
Bảng3.2: Tổng hợp các chỉ tiêu khu ở
TT
Vị trí, tên gọi
Diện tích (ha)
Tầng trung bình
Mật độ XD (%)
Số người (1000ng)
1
Phía Bắc
102
3,8
60
53
2
Phía Tây
85
2,2
40
32
3
Phía Tây Nam
148
2,5
40
25
4
Phía Nam
120
2,5
40
25
5
Phía Nam 2
110
2,5
40
25
6
Hoàng Diệu
155
1,5
30
20
Cộng
720
100
- Đối với các khu ở đã có trong nội thị cần được đầu tư cải tạo nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang lại về kiến trúc. Đặc biệt dải dân cư xen kẽ trong khu trung tâm dần dần được thay thế bằng nhà chung cư cao tầng từ 5 tầng trở lên. Phía dưới là các liên hợp phục vụ, đảm bảo mỹ quan đô thị.
- Các làng xóm được đô thị hoá cũng được cải tạo nâng cấp và giải quyết việc tách hộ tại chỗ để tiết kiệm đất đai.
- Các khu xây mới: Phương hướng xây dựng các khu ở mới là xoá bỏ kiểu chia lô cho từng gia đình tự xây, tiến tới xây dựng hoàn chỉnh rồi bán cho dân theo kiểu bán đứt hoặc trả góp, đồng thời kết hợp các loại nhà trong một đơn vị ở.
Bảng 3.3: Tỷ lệ các loại nhà trong khu xây mới
Loai nhà
DT đất cho 1 hộ (m2)
Tỷ lệ so với khu đất (%)
2005
2010
2020
Biệt thự liền kề
100 – 150
40
35
30
Biệt thự đơn
150 - 300
30
30
30
Nhà ở chung cư cao tầng
30
35
40
3.3.3. Hệ thống trung tâm và công trình công cộng
Hệ thống trung tâm và công trình công cộng được tổ chức theo 2 cấp.
- Cấp 1: phục vụ hàng ngày gắn với đơn vị ở (các phường).
- Cấp 2: phục vụ định kỳ ngắn và dài ngày (thành phố và tỉnh).
Trung tâm đô thị là trục đường Lê Lợi bao gồm trung tâm chính tri giáp sông Trà Lý, trung tâm văn hoá ở phía Tây (khu nhà văn hoá lao động) trung tâm thương mại ở đoạn giữa đường Lê Lợi. Ngoài ra là các ngành, các cửa hàng... đan xen. Trục trung tâm này được tổ chức thêm một tuyến vuông góc với đường Lê Lợi, đó là trục đường Phan Chu trinh kéo dài tới đường Trần Lãm.
a. Các công trình công cộng đô thị
- Công trình thương mại: Trên trục đường Lê Lợi sẽ xây dựng một trung tâm thương mại lớn ở khu bách hoá tổng hợp hiện nay. Chợ Bo được cải tạo nâng cấp thành siêu thị. Ngoài ra khu ngã tư An Tập cũng là một trung tâm thương mại phục vụ cho khu vực phía Tây của Thành Phố.
+ Xây dựng trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm trong khu nhà ở phía Tây (dự án đã được duyệt) gồm: Khách sạn 3 sao 7 - 9 tầng, trung tâm giao dịch xúc tiến thương mại 5 tầng, hệ thống dịch vụ, kho, hội chợ, triển lãm ngoài trời.
+ Xây dựng khách san Trà Lý 11 tầng bên bờ sông Trà Lý... đoạn gần cầu Thái Bình. Khách sạn Du lịch được nâng cấp thành khách sạn 4 sao phục vụ các đối tượng cao cấp. Một số nhà nghỉ, cửa hàng được xây dựng phân bổ đều trong các khu ở. Đất đai hiện có 15,2 ha, dự kiến sẽ tăng lên 19 ha năm 2010 và 22 ha năm 2020.
- Công trình y tế:
Các khu bệnh viện đã có như Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Y học dân tộc, Bệnh viện Phòng chống lao, Bệnh viện Thành Phố được giữ nguyên vị trí hiện có. Riêng Bệnh viện Tâm thần được đa ra ngoài. Dự kiến tăng cường bệnh viện tư nhân, có thể kết hợp chữa bệnh và nghỉ dưỡng, được xây dựng trên đất của Hoàng Diệu. Đất đai hiện có 10,04 ha, dự kiến tăng lên 15 ha vào năm 2010 và 17 ha vào năm 2020.
- Công trình văn hoá:
Các công trình văn hoá đã có bao gồm: nhà văn hoá công nhân, nhà văn hoá thiếu nhi, rạp Thống Nhất, rạp Vĩnh Trà... được giữ nguyên vị trí. Xây dựng thêm một số nhà văn hoá tại các khu vực như nhà văn hoá ở khu Tây Nam phục vụ cho khu công nghiệp và khu trường chuyên nghiệp. Phía Nam Kỳ Bá sẽ xây dựng một cung thiếu nhi gắn với công viên. Đất đai hiện có 5,2 ha, dự kiến sẽ tăng lên 24 ha vào năm 2020.
- Công trình giáo dục cấp đô thị: chủ yếu là các trường THPT. Dự kiến sẽ xây dựng thêm 2 trường nữa: 1 ở khu Hoàng Diệu và 1 ở khu Quang Trung.
Đất hiện có 3,14 ha sẽ tăng lên 5 ha vào năm 2010 và 9 ha năm 2020
Bảng3.4: Tổng hợp đất công trình công cộng cấp đô thị
Đơn vị: ha
TT
Hạng mục
Hiện trạng 2002
Quy hoạch
2010
2020
1
Công trình thương mại
15,12
19
22
2
Công trình y tế
10,04
15
17
3
Công trình văn hoá
5,2
8
24
4
Công trình giáo dục
3,14
5
9
Cộng
35,5
47
72
Công trình công cộng trong các đơn vị ở
Công trình công cộng trong các đơn vị ở là các công trình phục vụ thường ngày gồm trụ sở UBND các phường, nhà văn hoá, trạm xá, nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, chợ khu vực, sân chơi...
Hệ thống các công trình này hiện còn thiếu nhiều, trong quy hoạch sẽ xây dựng hoàn chỉnh phục vụ một cách thiết thực cho đời sống của nhân dân.
c. Hệ thống cây xanh, công viên, TDTT
- Cây xanh công cộng, công viên: hiện tại chỉ có 4 ha cây xanh. Dự kiến xây dựng 1 công viên trong khu Kỳ Bá khoảng 25 ha, công viên bên Hoàng Diệu khoảng 12 ha và các khu khác như khu phía Tây, phía Bắc, phía Tây Nam khoảng 10 ha, tổng số 47 ha.
- Cây xanh cách ly chuyên dùng: cây xanh cách ly được tổ chức trên trục đường Nguyễn Đức Cảnh, trục đườngTiền Phong... để cách ly giữa khu công nghiệp và dân cư, cách ly giữa nhà máy xử lý rác và khu công nghiệp... Ngoài ra còn tổ chức các dải cây xanh hai bên các sông Bồ Xuyên, Vĩnh Trà, 3/2, sông Kiến Giang để tạo cảnh quan, tổng số 41,5 ha.
- Các công trình thể thao: Thành Phố Thái Bình đã có quy hoạch các công trình thể thao, các khu liên hợp thể thao được gắn với các khu cây xanh công cộng. Khu thể thao hiện có trên đường Trưng Trắc được giữ nguyên cải tạo nâng cấp. Dự kiến sẽ xây dựng 2 khu liên hợp thể thao lớn trên đất Kỳ Bá và bên Hoàng Diệu bao gồm nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động, sân tennis, bóng chuyền trên cát... và một số khu khác có quy mô nhỏ hơn như khu phía Bắc, phía Tây, khu các trường chuyên nghiệp... Tổng số diện tích 20 ha.
d. Các cơ quan, trường chuyên nghiệp
- Các công trình hiện tại có trên 100 đơn vị, bao gồm các cơ quan hành chính sự nghiệp và các cơ quan chuyên ngành đóng chủ yếu trên trục đường Lê Lợi, đường 30/6, đường Trưng Trắc và một số trục đường khác với tổng diện tích 75,38 ha. Hiện tại mỗi cơ quan một khu đất riêng biệt nhưng định hướng sẽ được quy hoạch lại, có thể chuyển đổi chức năng và tiến tới xây dựng các trụ sở liên cơ, tận dụng đất dư thừa sử dụng vào mục đích khác.
- Các trường chuyên nghiệp đã có được giữ nguyên vị trí và quy hoạch mở rộng phát triển về phía Nam với tổng diện tích 45 ha vào năm 2020.
3.4. Quy hoạch kiến trúc cảnh quan
- Khai thác tận dụng hệ thống mặt nước hiện có, các ao hồ như ao hồ của Công ty cá nước ngọt, hồ Đồng Lôi, hồ Chiến Thắng... giữ lại, xây kè xung quanh, vừa làm hồ điều hoà vừa tạo cảnh quan. Đặc biệt khai thác 2 bên bờ sông Trà Lý và các sông Bồ Xuyên, Vĩnh Trà, 3-2 là các trục không gian xanh.
Thành phố có trục trung tâm là trục đường Lê Lợi với mặt cắt đường 40,5m
(11,25. 18. 11,25 ). Trong nhiều năm thực hiện đoạn từ đường Phan Chu Trinh đến sông Trà Lý hầu hết là cơ quan nên giữ mặt cắt đó, đoạn từ đường Phan Chu Trinh đến Lý Bôn dân cư là chủ yếu nhưng vỉa hè có nơi 6m, có nơi 8m tạo ra sự khấp khểnh về kiến trúc. Dự kiến đoạn này vỉa hè âm phù hợp với thực tốt và tạo được vẻ đẹp cho đô thị. Tầng cao trung bình 3,8m.
Về kiến trúc trên trục trung tâm như: hiện trạng kiến trúc còn khô cứng, không có sự thống nhất và đặc biệt là tầng cao xây dựng thấp, mỗi cơ quan một mảnh đất, một cổng dậu tạo ra sự đơn điệu. Dự kiến trên trục trung tâm phải xây dựng một số công trình cao tầng tốt 7 - 1 1 tầng kết hợp siêu thị, văn phòng, liên cơ, xoá dần cổng dậu.
Dân cư xây dựng mới đảm bảo xây dựng 40%, tầng cao trung bình 2,2 với khu nhà có vườn và mật độ 30% tầng cao trung bình 5 tầng với khu chung cư. Khu Hoàng Diệu tận dụng mặt nước có sẵn xây dựng các trang trại với đặc thù riêng của Thái Bình tạo thành vùng du lịch sinh thái. Mật độ xây dựng chung cả khu là 30%, tầng cao trung bình 1,5. Các trang trại mật độ xây dựng 10%, tầng cao trung bình 1,2. Khu ngã tư An Tập là một khu đầy sinh động với các công trình văn hoá, thương mại, chính trị. trụ sở UBND Thành Phố đường Trưng Trắc quay về Vườn hoa là 1 công trình đẹp của Thành Phố. Trên các trục đường Trần Hưng Đạo, Lý Bôn, Phan Chu Trinh, Lý Thường Kiệt ngoài kiến trúc nhà dân cũng cần điểm xuyết các công trình cao tầng tốt 5 tầng trở lên như các cửa hàng, nhà nghỉ...
Nhìn chung phương hướng bố cục không gian kiến trúc của Thành Phố trong quy hoạch lần này là muốn tạo ra những công trình cao tầng, những siêu thị, trụ sở liên cơ nhà hàng, khách sạn, những điểm nhấn trong không gian, tạo vẻ đẹp đô thị, đáp ứng tầm vóc của một đô thị loại III.
3.5. Quy hoạch mạng lưới giao thông
I. Nhận xét hiện trạng giao thông
1. Giao thông đối ngoại:
Đường 10 nối liền Nam Định - Hải Phòng, qua Thành Phố Thái Bình mới được nâng cấp, cải tạo, song dân cư và công trình công cộng, công nghiệp đã bám cả hai bên từ nghĩa trang Thành Phố đến cầu Sa Cát.
Thành Phố đã xây dựng đường giao thông khép kín, việc giao lưu giữa nội ngoại thị và đi các huyện một cách thuận tiện. Tổng số chiều dài đường bộ là 258km, trong đó quốc lộ 9km, tỉnh lộ 24km, đường nội thị 25km, đường phường xã 200km. Về chất lượng: toàn bộ đường tỉnh lộ, quốc lộ đều là đường nhựa trong đó có 12km nội thị đã rải thảm bê tông nhựa. Đường phường xã cũng rải đá láng nhựa hoặc đổ bê tông, có thể nói ở Thái Bình không còn đường đất.
Thành Phố Thái Bình có hệ thông giao thông đô thị khá đầy đủ cụ thể như mạng lưới đường được quy hoạch hợp lí, bề rộng đường phố lớn , chất lượng đường đảm bảo điều kiện, mạng ô phố hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị.
Hè phố được nâng cấp, có gần 300.000m2hè, trong đó lát bê tông hoặc gạch tự chèn 50%.
Toàn Thành Phố có 19 cầu hầu hết đều được đầu tư cải tạo nâng cấp hoặc xây mới như cầu Kiến Xương, cầu An Tập, cầu vào trường Sư phạm....
2. Giao thông nội thị.
Mạng lưới đường.
Thành Phố Thái Bình đã hình thành mạng lưới đường khá hoàn chỉnh theo kiểu ô phố. Mật độ lưới đường ở các khu phố cũ củng khá đầy đủ, nhiều đường có khoảng cách 30 – 50m
II. Nguyên tắc thiết kế hệ thống giao thông
Tuân thủ Quy hoạch chung Thành Phố năm 2000.
Điều chỉnh mạng lưới đường hợp lý trên cơ sở tuân thủ QHC thành phố đã được phê duyệt và điều kiện địa hình tránh phá vỡ cảnh quan tự nhiên và đào đắp lớn.
Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo quy chuẩn xây dựng.
Lập các phương án cơ cấu tổ chức giao thông và lựa chọn phương án tối ưu với các tiêu chí sau:
Phải đảm bảo sự kết hợp các khu chức năng một cách hợp lý trong cơ cấu thống nhất của thành phố và sự ổn định tương đối của những mối quan hệ qua lại giữa các khu vực quan trọng của thành phố.
Đưa ra được giải pháp về giao thông thành phố phù hợp với tính chất của một đô thị loai III.
Đảm bảo thuận lợi thuận tiện cho các hoạt động giao thông, thương mại, làm việc, nghỉ ngơi của người dân.
Tạo được không gian đô thị hiện đại và mang đặc thù của một thành phố ven biển.
Đáp ứng được các nhu cầu về hạ tầng kĩ thuật và dịch vụ của một đô thị loại
III. Định hướng phát triển không gian đô thị:
1. Các nguyên tắc tổ chức không gian đô thị:
-Tận dựng triệt để hiện trạng (các công trình đã có, nhưng cần phải phá bỏ các công trình không có lợi làm mất cảnh quan đô thị và không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật).
-Hạn chế tối đa việc di chuyển dân cư.
-Tận dụng tối đa quỹ đất xây dựng hiện có.
-Phải dành quỹ đất cho xây dựng các hành lang an toàn và hành lang kỹ thuật.
2. Hướng phát triển chính của đô thị:
-Đô thị chủ yếu phát triển về phía xã Hoàng Diệu, trục chính đô thị phát triển theo hường Bắc Nam từ cầu Xa Cát đến khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh với chiều dài khoảng 3,5 km.
-Khu hành chính –chính trị Thành Phố vẫn giữ nguyên vị trí cũ, khu hành chính chính trị tỉnh xây mới dọc trục đường Nguyễn Đức Cảnh.
3. Phân khu chức năng:
a)-Khu trung tâm hành chính - chính trị tỉnh :
-Dự kiến xây dựng mới dọc đường Nguyễn Đức Cảnh khu vực bến xe khách hiện nay, với dự kiến diện tích đất 20 (ha)
b)-Khu hành chính – chính trị Thành Phố :
-Giữ nguyên vị trí cũ với diện tích đất 6,1 (ha)
c)-Khu văn hoá - thể thao –công viên cây xanh:
-Căn cứ vào tình hình hiện trạng khu văn hóa thể thao sẽ tổ chức tại đầm An Vũ và đầm Nọ Nồi, trên cơ sở tạo hồ điều tiết thoát nước kết hợp tạo cảnh quan và xây dựng các công trình văn hoá thể thao – vui chơi – giả trí cho Thành Phố.
d)-Khu du lịch- Thương nghiệp:
-Được phân bố đều ở các khu vực đầu mối giao thông đô thị thuận lợi như chợ Bo.
e)-Khu công nghiệp kho tàng :
-Giai đoạn đầu phát triển trên cơ sở các công trình hiện có. Đến năm 2005 khu công nghiệp kho tàng chính sẽ bố trí ở phía Tây Thành Phố. Diện tích sử dụng đất dự kiến đến năm 2010 là : 75 ha đến năm 2020 là 125 ha.
g)-Các khu ở :
-Với đặc điểm Thành Phố Thái Bình khu ở được phân thành 2 hình thức chính :
+Khu phố Kỳ Bá gần đường Trưng Trắc Thành Phố hiện nay
+Khu ở mới được xây dựng từ ngã tư quốc lộ 10 về phía Nam và phía Đông Thành Phố.
h)-Đất dự phòng phát triển :
-Đô thị phát triển chủ yếu về hướng Bắc Thành Phố do đó dất dự phòng phát triển bố trí ở phía Đông Nam Thành Phố
m)-Đất khác :
-Chiếm khoảng 6,2 (ha).
-Đất quân sự giữ nguyên
-Đất nghĩa địa, trong Thành Phố có một nghĩa trang liệt sỹ nghĩa trang dân dụng được bộ trí ngoài khu dân dụng và có cây xanh cách ly.
Phần ii
Quy hoạch mạng lưới giao thông
Khu trung tâm hoàng diệu
(Tỷ lệ 1/2.000)
I. Lý do và mục đích thiết kế:
Khu vực Hoàng Diệu nằm ở phía bắc của thành phố Thái Bình có diên tích tương đối lớn nhưng dân cư lại thưa thớt. Từ thành phố Thái Bình sang xã Hoàng Diệu rất tiện lợi do có hai trục đường là Trần Thái Tông qua cầu Thái Bình và đường Hai Bà Trưng qua cầu Bo sang. Và theo phát triển tương lai sẽ có thêm một cầu từ xã Trần Lãm sang. Thành phố Thái Bình hiện tại cũng như tương lai rất cần một khu công viên cây xanh vui chơi giải trí để đáp ứng cho sự phát triển của thành phố. Xứng đáng là trung tâ văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh. Trong khi đó Hoàng Diệu lại có địa hình gồm nhiều ao hố rất thuận tiện cho việc xây dung các khu trung tâm công viên cây xanh, vui chơi giải trí. Vì vậy quy hoạch xây dựng khu Hoàng Diệu trở thành trung tâm thể thao, công viên , giải trí là rất cần thiết cho sự phát triển của thành phố nói chung và của xã Hoàng Diệu nói riêng.
II. Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng
1) Địa hình:
Khu vực phía Hoàng Diệu chủ yếu là ao hồ, thùng đấu, địa hình thấp hơn, cốt trung bình 0.45m
2)Khí hậu
Thành Phố Thái Bình một năm có hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam. Nhiệt đọ từ 25 đến 350C. Mùa hè cũng là mùa mưa từ tháng 7- 9. Số ngày mưa trung bình trong một năm là 150 ngày. Lượng mưa trung bình năm 1500-1900mm.
Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Hướng gió chủ đạo là gió Đông Bắc, trời lạnh; hanh khô, nhiệt độ trung bình 230C. Có lúc thấp nhất 60- 70C.
Độ ẩm trung bình là 85%
- Bão vào tháng 7á tháng 9 hàng năm. Cấp gió mạnh từ cấp 8 á cấp 10, đôi khi lên tới cấp 12.
Tổng giờ nắng trung bình năm là 1600- 1800h
Tổng lượng bức xạ mặt trời1000 KCal/cm2/ năm
3) Địa chất
Căn cứ vào tài liệu địa chất của một số công trình đã xây dựng ở khu vực này thì lớp đất trên từ 2- 2.5m tính từ mặt đất tự nhiên là đất canh tác, đất màu , tiếp theo là lớp bùn á sét dày 7,0 đến 8,0m rồi đến lớp cát.
4) Thuỷ văn
Khu vực nghiên cứu có rất nhiều ao hồ thùng đấu.
*.Sử dụng đất:
Khu vực nghiên cứu quy hoạch khoảng 160ha. Các công trình đã có bao gồm nhà dân hiện trạng, đất ruộng vườn canh tác lâu năm, ao hồ nuôi trồng thuỷ sản.. . Các cơ quan, công trình công cộng . .. Cụ thể đất đai đang sử dụng như sau:
5.Hiện trạng chất lượng công trình kiến trúc
Các công trình chủ yếu là nhà dân, một số công trình tôn giáo, quân sự và công cộng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TMTN_ThaiBinh.doc