Tài liệu Đề tài Quy hoạch chung mạng lưới giao thông: MỤC LỤC
PHẦN I. QUY HOẠCH CHUNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Giới thiệu chung về nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
Thành phố Bắc Ninh được xác định là Thành Phố Tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Ninh. Năm 1997, Quy hoạch chung Thành Phố Bắc Ninh đã được UBND Tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định 135/QĐ - UB ngày 03/06/1997 trên cơ sở thực hiện chủ trương chia và điều chỉnh địa giới hành chính Tỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 ngày 15 - 11 -1996.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI đã đề ra mục tiêu: “Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội thị xã Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010 và xây dựng thị xã thành đô thị loại III và trở thành thành phố”.
Những năm qua, công tác Quy hoạch và đầu tư xây dựng tại Thành phố Bắc Ninh đã tuân thủ về cơ bản những định hướng trong qui hoạch chung Thành phố được phê duyệt năm 1997, nhiều dự án đầu tư xây dựng đã và đang được triển khai, nhất là cơ sở hạ tầng đô ...
55 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy hoạch chung mạng lưới giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I. QUY HOẠCH CHUNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Giới thiệu chung về nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
Thành phố Bắc Ninh được xác định là Thành Phố Tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Ninh. Năm 1997, Quy hoạch chung Thành Phố Bắc Ninh đã được UBND Tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định 135/QĐ - UB ngày 03/06/1997 trên cơ sở thực hiện chủ trương chia và điều chỉnh địa giới hành chính Tỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 ngày 15 - 11 -1996.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI đã đề ra mục tiêu: “Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội thị xã Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010 và xây dựng thị xã thành đô thị loại III và trở thành thành phố”.
Những năm qua, công tác Quy hoạch và đầu tư xây dựng tại Thành phố Bắc Ninh đã tuân thủ về cơ bản những định hướng trong qui hoạch chung Thành phố được phê duyệt năm 1997, nhiều dự án đầu tư xây dựng đã và đang được triển khai, nhất là cơ sở hạ tầng đô thị, tạo nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động sẵn có. Các dự án cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước sạch, hệ thống thoát nước Thành phố đã được triển khai. Cũng như dự án xây dựng khu trung tâm hành chính chính trị, khu đô thị mới, các khu trung tâm văn hoá - giáo dục, thể dục thể thao đã được đầu tư xây dựng. Đặc biệt khu công nghiệp tập trung Quế Võ được Chính phủ phê duyệt tháng 9 năm 1998 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng ranh giới Khu công nghiệp đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị.
Ngoài ra các dự án vùng đã tác động mạnh tới sự tăng trưởng kinh tế – xã hội của Thị xã như: Xây dựng mới hệ thống hạ tầng QL 1 mới, QL 18 mới, cải tạo QL 1A (cũ), QL 18A, đường 38; các dự án công nghiệp tập trung lớn. Đặc biệt, Thành phố Bắc Ninh chịu sự ảnh hưởng tác động kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội về phía Bắc. Thành phố Bắc Ninh nằm trong hành lang kinh tế quan trong phía Bắc vùng thủ đô Hà nội nối tới vùng kinh tế năng động Hà nội Hải Phòng Quảng Ninh. Trong tương lai rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế .
Chính vì vậy, Thành phố Bắc Ninh phải rà soát lại Quy hoạch chung được lập năm 1997 với các nội dung như: qui mô dân số, đất đai, phân bố dân cư, chọn đất phát triển, tổ chức không gian kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện.... Do đó việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Bắc Ninh đến 2020 là rất cần thiết và cấp bắch. Từ đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư xây dựng đô thị cũng như phát triển đô thị bền vững.
1.2. Mục tiêu của đồ án
Nghiên cứu, xác định động lực phát triển đô thị và định hướng phát triển đô thị đến năm 2020.
Khẳng định rõ vai trò và vị thế của Thành phố Bắc Ninh khi trở thành đô thị loại II và là một đô thị trung tâm cấp vùng nằm trong hệ thống đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Xác định phương hướng cải tạo hệ thống giao thông phù hợp với Thành phố Bắc Ninh trong tương lai.
Đánh giá thực trạng các nguồn lực, thế mạnh, đề xuất các vấn đề mới và các yếu tố tác động đến sự phát triển của đô thị.
1.3. Nội dung và nhiệm vụ của Đồ án
Đồ án có nội dung chính là quy hoạch giao thông được phân bổ cụ thể như sau:
- Phần I: Quy hoạch giao thông.
1.1. Đánh giá mối liên hệ giao thông giữa Thành phố Bắc Ninh với các thành phố khác trong khu vực.
1.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông như: Đất xây dựng mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị, đất xây dựng công trình đầu mối về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông: Mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông nội thị và các công trình đầu mối về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không (xác định quy mô, cấp, loại công trình).
1.3. Xác định các khu chức năng đô thị, các thông số kinh tế, kỹ thuật đến năm 2020.
1.4. Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị: Xác định mạng lưới đường chính gồm đường chính thành phố, đường khu vực và liên khu vực trong địa bàn đô thị, hệ thống công trình giao thông hợp lý thỏa mãn các quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế.
-Phần II: Quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông của một khu chức năng đô thị tỷ lệ 1/2000 với các nội dung:
Vị trí quy hoạch chi tiết các bộ phận của mạng lưới giao thông kèm theo những số liệu có liên quan đến các hạng mục vừa nêu. Phân cấp hạng các tuyến giao thông trong quy hoạch. Các mặt cắt đường các tuyến đường với vị trí hệ thống đường dây, đường ống nổi và ngầm, cây xanh…Chi tiết hoá các cấu tạo của đường, kết cấu áo đường , hệ thống thu nước mưa. Những thông số hình học của các tuyến đường chính trong khu vực thiết kế. Cắm mốc xây dựng lưới đường làm cơ sở cho việc cắm mốc xây dung đô thị.
-Phần III: Thiết kế tuyến đường phố
2.1. Thiết kế tuyến đường phố, đề tài phải là tuyến đường trong đô thị được thiết kế ở phần trên với các khống chế do quy hoạch đã xác định bao gồm các nội dung – bản vẽ Mặt bằng tuyến phương án chọn tỷ lệ 1/500 thể hiện các nội dung: Các bộ phận của đường, dải phân cách, bó vỉa, đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mặt bằng những công trình kiến trúc quy hoạch trên tuyến đường phố, các lối rẽ vào công trình kiến trúc, Các cọc thiết kế với các cao độ thiên nhiên, cao độ thiết kế, toạ độ góc chuyển hướng, các mốc xây dựng đường và công trình, Vị trí hệ thống thoát nước mưa cho đường phố, hệ thống công trình ngầm chính, Thiết kế san nền tuyến; Trắc dọc thiết kế tuyến đường tỷ lệ 1/500; Mặt cắt ngang đường thiết kế, các mặt cắt điển hình, Mặt cắt ngang thi công nền chính.
2.2. Thiết kế chi tiết kết cấu áo đường mềm.
2.3. Thiết kế nút giao thông: Mặt bằng thiết kế nút giao thông, phân luồng giao thông, kích thước hình học của nút, mặt cắt dọc, ngang các hướng quy tụ vào nút.
1.4. Các căn cứ thiết kế quy hoạch giao thông thành phố Bắc Ninh
Định hướng quy hoạch tổng thể các đô thị Việt Nam đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10 / 1998 / QĐ-TTg ngày 23 / 1 / 1998.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, được UBND Tỉnh phê duyệt ngày 03 tháng 06 năm1997.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010.
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Đô thị và các điểm dân cư nông thôn toàn tỉnh Bắc Ninh.
Quyết định số 1124/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu công nghiệp Quế Võ.
Đề án đề nghị công nhận thị xã Bắc Ninh-tỉnh Bắc Ninh là đô thị loại III của UBND thị xã Bắc Ninh tháng 2 năm 2005.
Nghị quyết số 18/2004/NĐ-HĐND của Hội đồng nhân dân thị xã Bắc Ninh về đề án “ nâng cấp thị xã Bắc Ninh thành đô thị loại III”, ngày 02 tháng 11 năm 2004.
Nghị quyết số 11/2004/NĐND16 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc nâng cấp thị xã Bắc Ninh thành đô thị loại III, ngày 10 tháng 12 năm 2004.
Căn cứ Luật số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Luật Xây dựng.
Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 1 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng.
Quyết định số 322/ BXD/ ĐT ngày 28 tháng 12 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, về việc ban hành quy định lập các đồ án Quy hoạch đô thị.
Các tài liệu về tự nhiên, hiện trạng, dự báo phát triển kinh tế - xã hội, và các tài liệu Quy chuẩn, Quy phạm có liên quan.
Đường ôtô - yêu cầu thiết kế TCVN 4054-2005
Căn cứ Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường, quảng trường đô thị TCXD 104: 2007
Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211-06
QCXDVN 01:2008/BXD
1.5. Vị trí và giới hạn khu vực thiết kế
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch giao thông Thành phố Bắc Ninh được giới hạn:
Phía Bắc giáp xã Hoà Long huyện Yên Phong và sông Cầu;
Phía Nam giáp xã Vân Tương, Khắc Niệm huyện Tiên Du;
Phía Đông giáp xã Kim Chân huyện Quế Võ;
Phía Tây giáp xã Khúc Xuyên huyện Yên Phong
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, cách Hà Nội 30km về phía Bắc, cách Thị Xã Bắc Giang 20km về phía Nam, có các trục Quốc lộ 1A,1B, đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn và Quốc lộ 18 đi qua. Nằm trong toạ độ địa lý từ (105056”- 106007’’) độ Kinh Đông đến (20076’’- 21010’’) độ Vĩ Bắc.
2.1.2. Địa hình
Thành Phố Bắc Ninh có địa hình của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, bao gồm địa hình đồng bằng và địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Thành Phố thuộc lưu vực của sông Cầu. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đông Bắc-Tây Nam.
Địa mạo thị xã bao gồm các khu vực đất thổ cư bằng phẳng, với độ dốc trung bình <2% xen kẽ với các đồi bát úp có độ dốc sườn đồi từ 8 đến15% và các vùng đất canh tác mà chủ yếu là các ruộng lúa nước, thấp trũng, thường bị úng trong mùa lũ.
2.1.3. Khí hậu
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết mang đặc thù nóng và ẩm, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô (thuộc vùng khí hậu A3 trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam-Bộ Xây Dựng)
Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 chiếm 70% lượng mưa của cả năm.
Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau .Vào các tháng 1, 2 thường có mưa phùn cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.
a) Nhiệt độ không khí
Tỉnh Bắc Ninh có chế độ nhiệt độ khá cao. Nhiệt độ trung bình năm đạt trên 230C. Tháng giêng là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình xấp xỉ 160C. Mùa hè nhiệt độ trung bình không cao, tháng VII nóng nhất nhiệt độ trung bình đạt xấp xỉ 290C.
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng (Đơn vị: 0C)
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
16,0
16,9
19,9
24,4
27,1
28,7
29,2
28,4
27,3
24,6
21,2
17,7
b) Lượng mưa: Mùa mưa tập trung chủ yếu trong 3 tháng 7,8, 9. Lượng mưa 3 tháng chiếm 70% tổng lượng mưa cả năm.
Lượng mưa trung bình năm: 1311mm
Lượng mưa trung bình tháng cao nhất: 254,6mm
Lượng mưa ngày lớn nhất: 204mm.
Bảng 2.2. Kết quả tần suất mưa tiêu 1, 3, 5, 7 ngày max .(Đơn vị : mm).
Huyện thị
1 ngày max
3 ngày max
5 ngày max
7 ngày max
5%
10%
5%
10%
5%
10%
5%
10%
Bắc Ninh
218,6
192,4
309,3
269,6
353,7
308,0
407,8
355,1
Yên Phong
227,9
194,1
309,1
273,0
346,4
302,6
398,4
347,2
Tiên Du
268,7
206,8
318,9
292,7
363,1
317,2
411,4
362,0
Từ Sơn
228,7
199,0
322,7
273,0
357,2
308,6
410,0
354,1
Quế Võ
224,0
199,2
297,9
265,0
334,6
302,8
380,2
244,0
Gia Lương
229,1
204,2
323,5
286,9
336,7
306,9
409,4
361,2
Thuận Thành
219,8
193,4
327,2
281,2
359,4
312,2
406,3
357,6
c) Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi bình quân năm đạt khoảng 1.000mm. Các tháng đầu mùa mưa (V, VI, VII) là tháng có lượng bốc hơi lớn nhất. Lượng bốc hơi bình quân tháng VII đạt trên 100mm. Các tháng mùa xuân (II, III, IV) có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng nhiều mưa phùn và độ ẩm tương đối cao.
Bảng 2.3. Lượng bốc hơi trung bình tháng tại Bắc Ninh (Đơn vị: %)
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
77
64
61
63
93
98
105
83
78
92
91
89
d) Chế độ gió:
- Hướng gió chủ đạo là gió Đông và Đông Bắc , mùa hạ còn có gió Đông Nam
- Tốc độ gió mạnh nhất 34m/s. Tốc độ gió trong bão đạt 40m/s.
e) Bão: Thường xuất hiện vào tháng 7 , 8 , 9 gây mưa to gió lớn.
f) Độ ẩm không khí:
Độ ẩm trung bình năm: 84%
Độ ẩm trung bình tháng cao nhất:88%
Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 79%
2.1.4. Địa chất công trình
Trong địa bàn Thành Phố, thành phần chủ yếu của đất là cuội kết, sạn kết, cát kết, thạch anh, đất phiến sét, sét vôi có cường độ chịu tải >2kg/cm2. Nhìn chung địa chất vùng Thành Phố Bắc Ninh tương đối ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị khác trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên khi xây dựng các công trình cần khoan khảo sát kỹ để có giải pháp hợp lý về móng. Đặc biệt là khu vực đất ruộng cần bóc lớp đất hữu cơ trên cùng là lớp đất yếu (có thể tận dụng đắp cho khu vực cây xanh, công viên).
2.1.5. Thuỷ văn
Thành Phố Bắc Ninh chịu ảnh hưởng của thuỷ văn sông Cầu và nằm trong vùng bảo vệ của hệ thống đê Quốc Gia.
a) Sông ngòi:
Sông Cầu, bắt nguồn từ Tam Đảo và Bắc Cạn có tổng chiều dài 288km, diện tích lưu vực 6064km2. Đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 5,5km, lòng sông mùa khô rộng (60-80)m, mùa mưa rộng (100-120)m. Số liệu đo mực nước tại Đáp Cầu : Mực nước lớn nhất là 8,09m (1971), lưu lượng tối đa 1780m3/s (1971), mực nước nhỏ nhất (-0,17m) năm 1960, lưu lượng tối thiểu 4,3 m3/s.
Mực nước báo động cấp 1 là 3,8m; Mực nước báo động cấp 3 là 5,8m.
Sông nhánh của sông Cầu là sông Ngũ Huyện Khê và kênh Tào Khê, ngoài ra còn có hệ thống kênh mương nội đồng, đóng vai trò tích cực trong việc tưới và tiêu úng cho Thành Phố.
b) Hồ thuỷ lợi:
Trong địa bàn Thành Phố hiện có 2 hồ :
+ Hồ Đồng Trầm ( diện tích lưu vực hồ: 40ha, mực nước mùa kiệt 1÷1,5m).
+ Hồ Thành Cổ (diện tích lưu vực hồ : 4ha, mực nước mùa kiệt 0,5m).
2.1.6. Địa chất thuỷ văn
Thành Phố Bắc Ninh có nguồn nước ngầm mạch nông nhân dân đã và đang sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt, (hình thức giếng khoan), tuy nhiên chất lượng nước kém chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh (bị ô nhiễm do nguồn nước thải).
2.1.7. Địa chấn
Theo tài liệu dự báo của Viện khoa học địa cầu thuộc Viện Khoa học Việt Nam, khu vực này nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 7. Cần có giải pháp an toàn cho công trình, đặc biệt là các công trình cao tầng.
2.1.8. Địa chất khoáng sản
Khu vực Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu là các nguồn vật liệu xây dựng như cát, đất sét…
2.2. Đặc điểm hiện trạng
2.2.1. Dân số và lao động
a) Dân số
Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, tính đến tháng 11 năm 2004: Dân số khu vực nội thị là 101.036 người trong đó dân số thực tế thường trú khu vực nội thị là 77.072 người, dân số khu vực nội thị tạm trú quy đổi là 23.964 người . Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn Thị xã giai đoạn 2002 - 2004 là 3,71%, trong đó tăng tự nhiên là 0,9%, tăng cơ học là 2,8%. Tỷ lệ tăng dân số nội thị giai đoạn 2002 - 2004 là 22,5%, trong đó: tăng tự nhiên là 0,81%, tăng cơ học 0,29% và tăng 21,42% do đô thị hoá các xã Vũ Ninh, Kinh Bắc, Đại Phúc thành các phường Vũ Ninh, Kinh Bắc, Đại Phúc thuộc thị xã Bắc Ninh.
Bảng 2.4: Tổng hợp hiện trạng dân số và đất đai thị xã (năm 2004):
TT
Tên Phường
Dân Số (người)
Diện tích đất tự nhiên (ha)
Diện tích đất xây dựng đô thị (ha)
Chỉ tiêu đất XD đô thị (m2/ng)
Mật độ cư trú netto (ng/ha đất ở)
Diện tích đất ở (ha)
Mật độ dân số đô thị (ng/ ha đât XDĐT)
I
Tổng Nội Thị
77.072
1,839
746
97
290
268
100
1
Phường Đáp Cầu
7.948
90.3
57.9
73
390
20.1
140
2
Phường Thị Cầu
12.441
170.9
88.6
71
330
37.9
140
3
Phường Tiền An
6.834
33.3
32.8
48
430
15.8
210
4
Phường Vệ An
5.753
58.3
58.3
101
550
10.5
100
5
Phường Suối Hoa
4.942
118.5
91.6
185
440
11.3
50
6
Phường Ninh Xá
6.944
81.2
50.2
72
370
18.9
140
7
Phường Vũ Ninh
9.703
622.3
182
188
150
66
50
8
Phường Kinh Bắc
5.824
206.0
55
94
170
34
110
9
Phường Đại Phúc
9.931
458.6
129
130
190
53
80
10
Lực lượng an ninh quốc phòng
6.572
II
Ngoại Thị
14.762
795,3
76,8
Xã Võ Cường
14.762
795,3
76,8
Nguồn: Báo cáo điều tra thị xã Bắc Ninh (11/ 2004) của Cục thống kê.
Bảng 2.5. Hiện trạng dân số các xã liên quan trong khu vực dự kiến phát triến đô thị:
TT
Tên Xã
Dân Số (người)
Tổng
66.126
1
Xã Phong Khê
7.999
2
Xã Khúc Xuyên
3.009
3
Xã Vạn An
6.268
4
Xã Hòa Long
9.097
5
Xã Khắc Niệm
8749
6
Xã Vân Dương
4964
7
Xã Kim Chân
4355
8
Xã Phương Liễu
7399
9
Xã Hạp Lĩnh
6436
10
Xã Nam Sơn
7850
Nguồn: Báo cáo điều tra thị xã Bắc Ninh tháng 11năm 2004 của Cục thống kê
b) Hiện trạng Lao động
Dân số trong tuổi lao động khu vực nội thị thị xã Bắc Ninh năm 2004 khoảng: 41.387 người chiếm 60,5% dân số toàn Thị xã.
- Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 34.260 người.
Trong đó:
+ Lao động thuộc khu vực I (nông + lâm + ngư nghiệp): 9.873 người, chiếm 28,8 % số lao động làm việc;
+ Lao động khu vực II (công nghiệp + TTCN + xây dựng): 9.097 người, chiếm 26,6 % số lao động làm việc;
+ Lao động khu vực III (dịch vụ - thương mại- hành chính sự nghiệp): 15.287 người, chiếm 44, 6% số lao động làm việc.
+ Lao động thất nghiệp khoảng 3.220 người chiếm 7,8% số lao động cần bố trí việc làm.
2.2.2. Hiên trạng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên trong khu vực nghiên cứu là 8.916,3 ha. Bao gồm Thành phố Bắc Ninh, xã Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hoà Long, Khắc Niệm, Vân Dương, Kim Chân, Phương Liễu, Hạp Lĩnh, Nam Sơn.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố hiện nay là 2.634,47 ha, trong đó đất nội thị là 1.839,5 ha, đất ngoại thị là 759,3 ha
Tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 1.068 ha; Trong đó:
a) Đất xây dựng khu vực nội thị là 746 ha, bình quân 106 m2/người. Bao gồm:
+ Đất dân dụng là 546 ha, bình quân 78 m2/người;
+ Đất ngoài dân dụng là 200 ha – 28 m2/người.
Hiện trạng đất xây dựng đô thị thuộc khu vực nội thị có một số đặc điểm sau:
- Đất các đơn vị ở: Tổng diện tích đất các đơn vị ở là 306,7 ha bao gồm đất ở; đất công trình công cộng trong đơn vị ở như trường mầm non, tiểu học, THCS, UBND phường, công an phường, chợ khu vực; giao thông nội bộ, cây xanh trong khu ở - bình quân 44 m2/người (đặc điểm do điều chỉnh ranh giới nội thị thị xã QĐ số 86/2003/QĐ-UB ngày 25 tháng 9 năm 2003 về việc tổ chức lại bộ máy chính quyền các xã Vũ Ninh, Kinh Bắc, Đại Phúc thành bộ máy chính quyền các phường Vũ Ninh, Kinh Bắc, Đại Phúc thuộc thị xã Bắc Ninh nên chỉ tiêu đất đơn vị ở tính cho người dân tương đối cao). Tuy vậy các loại đất cây xanh sân chơi rất thiếu bình quân chỉ đạt 1 m2/ người, sân đường nội bộ và công trình công cộng trong đơn vị ở chỉ tiêu bình quân cũng rất thấp.
- Đất công trình công cộng đô thị 34 ha đạt chỉ tiêu 5 m2/người bao gồm các công trình công cộng phục vụ chung đô thị như bệnh viện, trường PTTH, nhà hát, bảo tàng, thư viện...
- Đất cây xanh TDTT hiện nay ở thị xã Bắc Ninh là 8 ha bao gồm các công viên trong Thị xã, chỉ tiêu đất cây xanh rất thiếu bình quân chỉ đạt 1 m2/ người
- Diện tích đất di tích lịch sử văn hoá là 5,7 ha, tập trung chủ yếu ở phường Vũ Ninh và Kinh Bắc
- Diện tích đất nghĩa địa còn tồn tại trong đô thị 23,2 ha.
- Đất an ninh quốc phòng trong đô thị có diện tích 83,5 ha tập trung ở phường Vệ An 31,18 ha (khu thành cổ), phường Vũ Ninh 36,6 ha.
b) Đất xây dựng tạo thị tại xã Võ cường 45 ha. Bao gồm: bệnh viện, cơ quan, trường chuyên nghiệp, các xí nghiệp, doanh nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp.
Bảng 2.6: Hiện trạng đất đai thị xã Bắc Ninh (2004).
TT
Hạng Mục
Hiện Trạng Năm 2004
Ha
%
m2/ng
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã
2,634.7
-
Tổng diện tích đất tự nhiên nội thị
1,839.5
- Đất xây dựng nội thị
836
- Đất khác
1,003
-
Tổng diện tích đất tự nhiên ngoại thị
795.3
- Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật
45
- Đất khác
751
I
Nội thị
A
Đât xây dựng đô thị
836
100
108
1
Đất dân dụng
546
65
71
-
Đất các đơn vị ở
307
37
40
-
Đất CTCC đô thị
34
4
4
-
Đất cây xanh, TDTT
8
1
1
-
Đất giao thông nội thị
197
24
26
2
Đất ngoài dân dụng
290
35
38
-
Đất CN, TTCN, kho tàng
43
5
6
-
Cơ quan, trường chuyên nghiệp không thuộc quản lý của đô thị
34
4
4
-
Đất cây xanh cách ly
-
-
Thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh
67
8
-
Đất chuyên dùng khác
33
4
-
An ninh quốc phòng
84
10
-
Đất di tích lịch sử văn hóa
6
1
-
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
23
B
Đất khác
1,003
-
Đất nông nghiệp
1,460
-
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
23
-
Đất lâm nghiệp
11
-
Đât chưa sử dụng
73
II
Ngoại thị
A
Đât xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị ở ngoại thị
45
6
B
Đất khác
751
94
Bảng 2.7: Hiện trạng đất đai các xã liên quan trong khu vực nghiên cứu.
TT
Loại Đất
Tổng
Xã Phong khê
Xã Khúc Xuyên
Xã Vạn An
Xã Hòa Long
Xã Khắc Niệm
Xã Vân Dương
Xã Kim Chân
Hạp Linh
Phương Liễu
Nam Sơn
Tổng diện tích đất
6.281,9
513,61
234,30
376,03
886,05
719,6
657,75
412,5
525,6
836,3
1120,2
1
Đất ở
268,5
27,5
21,7
42,6
68,0
32,2
18,7
20,5
37,3
38,13
51,7
2
Đất xây dựng
120,6
17,1
2,0
5,0
18,2
11,3
47,6
7,0
12,4
45,73
37,12
3
Đất Giao thông
230,8
29,1
8,0
20,1
40,6
40,2
31,2
10,1
51,5
21,1
56,8
4
Đất di tích lịch sử VH
3,3
0,2
0,2
1,2
1,0
0,3
0,4
1,4
1,2
5
Đất An Ninh QP
5,1
0,9
4,2
3,0
2,0
6
Đất làm VLXD
24,8
4,0
1,2
3,4
13,6
0,4
2,3
4,4
7
Đất chuyên dùng khác
27,3
1,8
0,7
4,0
15,6
5,3
0,0
51,7
8
Đất thủy lợi
344,6
43,6
17,0
20,5
62,9
49,4
41,4
71,3
38,5
63,4
52,8
9
Đất nghĩa trang
39,1
7,6
6,4
3,5
9,1
3,7
0,9
4,4
3,4
8,2
5,7
10
Đất nông nghiệp
2.843,3
305,1
157,4
249,8
584,8
559,5
383,1
256,8
346,9
629,6
718,9
11
Đất lâm nghiệp
67,5
0,6
2,0
62,4
2,5
12
Đất chưa sử dụng
350,6
77,9
21,1
29,2
80,7
17,0
52,5
41,8
30,4
21,5
109,0
- Trong đó đất bằng
8
0,6
3,6
1,8
1,8
2.2.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội
a) Nhà ở:
Tính đến năm 2004 tổng quỹ nhà nội thị là 1.293.864 m2 trong đó nhà kiên cố là 712.919 m2, diện tích bình quân đầu người đạt 13 m2/người, tỷ lệ nhà kiên cố chiếm 55,1% tổng số nhà, tầng cao xây dựng 1- 5 tầng. Một số khu vực mới xây dựng theo hình thức nhà ở phân lô: 80 –120 m2/hộ.
b) Các công trình công cộng
* Trụ sở cơ quan: Các cơ quan hành chính – chính trị và các ban ngành chủ yếu đóng tại 3 khu vực chính:
- Khu vực đường Lý Thái Tổ: các cơ quan hành chính Chính trị và ban ngành Tỉnh
- Khu Suối Hoa, Ngô Gia Tự: các cơ quan hành chính ban ngành Thị xã
- Khu Thị Cầu - Đáp Cầu: các cơ quan hành chính ban ngành Thị xã
* Công trình giáo dục
+ Trường trung học chuyên nghiệp: có 2 trường của Trung ương, 1 trường dân lập, 2 trường thuộc Bộ Quốc phòng, 4 trường do địa phương quản lý.
+ Trường trung học cơ sở: theo số điều tra năm 2002 hiện trên toàn Thị xã có 11 trường với 161 lớp học với 6.782 học sinh.
+ Trường tiểu học: theo số điều tra năm 2002 hiện trên toàn Thị xã có 11 trường với 202 lớp học với 6.683 học sinh.
+ Trường mẫu giáo - nhà trẻ: theo số điều tra năm 2002 hiện trên toàn Thị xã có 13 trường trong đó nhà trẻ 228 nhóm với 1.330 cháu, mẫu giáo có 80 lớp học với 2.674 cháu.
* Công trình y tế: Hiện nay có 2 bệnh viên lớn, 1 trung tâm y tế thường xuyên và 9 trạm y tế đóng trên các phường xã thuộc Thị xã.
* Các công trình văn hoá - thể dục thể thao:
+ Nhà văn hoá, cung thiếu nhi, các rạp chiếu phim, sân khấu biểu diễn, trung tâm văn hoá quan họ.
+ Sân vận động đang được nâng cấp, 1 nhà thi đấu đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
+ Hiện nay các công trình công viên cây xanh mới ở giai đoạn lập dự án.
(Chi tiết xem phần phụ lục).
2.2.4. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật
a) Nền xây dựng:
- Nền Xây dựng của toàn thị xã nhìn chung tương đối bằng phẳng. Hiện trạng xây dựng tại trung tâm thị xã tương đối dày đặc, xây dựng trên nền địa hình có cao độ (3,8÷4)m ( không bị úng ngập trong mùa mưa hoặc do ảnh hưởng thuỷ văn sông Cầu vì đã có đê bảo vệ và các trạm bơm tiêu).
- Cao độ địa hình vùng đồng bằng biến thiên từ 2,5m đến 7,5. Độ dốc địa hình nhỏ, trung bình từ 0,2% đến 0,5%.
- Cao độ địa hình tại các đồi bát úp biến thiên từ 8m đến 51m. Độ dốc sườn đồi từ 8% đến 15%.
- Các khu vực ruộng có cao độ từ (2,5÷3,5)m là khu vực trũng, thấp thường bị ngập úng trong mùa mưa. Khi xây dựng cần phải tôn nền.
b) Thoát nước mưa
+ Thành phố hiện đang sử dụng hệ thống thoát nước chung giữa nước mưa và nước bẩn tuy nhiên chưa hoàn chỉnh. Khu vực có các tuyến thoát nằm tập trung chủ yếu tại trung tâm thị xã với:
+ Tổng chiều dài các tuyến cống ngầm: ?(600-1500) là 20km
+ Tổng chiều dài tuyến mương hở với chiều rộng mương từ (800-1200)mm là 1,4km.
+ Tổng số ga thu nước trong thị xã là: 1090cái.
+ Tại khu vực chưa có hệ thống thoát, nước mưa tự thấm và thoát theo địa hình tự nhiên về các ruộng trũng, kênh mương thuỷ lợi.
+ Trong khu vực có hệ thống thoát nước: nước mưa tập trung dẫn về các kênh mương thuỷ lợi theo chế độ tự chảy thoát ra sông Cầu.Tại những thời điểm nước sông lên đến báo động cấp 1(ứng với mực nước 3,8m), các cống qua đê được đóng lại. Nước thải của thị xã thoát ra sông bằng hệ thống các trạm bơm tiêu.
+ Các công trình thuỷ lợi:
+ Đê điều : Thành phố Bắc Ninh thuộc lưu vực của sông Cầu, có hệ thống đê Quốc Gia bảo vệ. (tại thị xã Bắc Ninh có 5,5 km đê sông Cầu). Cao trình mặt đê từ (8÷8,5)m.
+ Hệ thống kênh mương cấp 1 và cấp 2 được điều tiết bởi các trạm bơm thuỷ lợi
+ Trạm bơm Cổ Mễ (lưu vực phía Bắc) có công suất: 10x1000m3/h
+ Trạm bơm Hữu Chấp (lưu vực phía Bắc) có công suất: 20x1000 m3/h
+ Trạm bơm Xuân Viên có công suất: 10x1000 m3/h
+ Trạm bơm Vũ Ninh có công suất 5x2400m3/h
+ Trạm Kim Đôi (lưu vực phía Nam) có công suất : 10x1000 m3/h
Đánh giá hiện trạng:
- Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng, tuy nhiên do quỹ đất hạn chế, việc phát triển và xây dựng khu đô thị thường tập trung ở vùng đất canh tác thấp trũng, vì vậy vốn đầu tư cải tạo quỹ đất là tương đối lớn so với các điểm đô thị khác trong vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ.
- Những khu vực có địa hình thấp trũng (cao độ nền <3,8m) thường chịu ảnh hưởng ngập úng trong thời điểm mưa tập trung là do hệ thống thoát nước của thị xã chưa hoàn chỉnh, tuy vậy toàn thị xã đã được hệ thống đê Quốc Gia bảo vệ nên không bị ảnh hưởng lũ lụt do thuỷ văn sông Cầu.
c) Đánh giá đất xây dựng: (trong phạm vi 2634,7ha đã được đo đạc, thể hiện trong bản KT.03).
Căn cứ vào địa hình, hiện trạng, các cấp mực nước báo động của sông Cầu, sơ bộ phân loại đất xây dựng của thị xã làm 3 loại :
+ Đất xây dựng thuận lợi (loại 1) với các đặc điểm: không ngập úng, cường độ chịu tải R>1,5 kg/cm2.
+ Độ dốc nền I<10%
+ Cao độ nền: H?4,0m
Bao gồm 79.13ha, chiếm 2.43% tổng quỹ đất xây dựng.
+ Đất xây dựng ít thuận lợi (loại 2), với các đặc điểm:
+ Độ dốc nền : 10% <I<20%, bao gồm 55,15ha, chiếm 2,1% tổng quỹ đất xây dựng.
+ Cao độ nền: 2,5m<H<4m (cao độ đắp trung bình <1,5m), cường độ chịu tải R<1,5 kg/cm2, bao gồm 2381.6ha chiếm 73.28% tổng quỹ đất xây dựng.
+ Đất xây dựng không thuận lợi (loại 3)
+ Độ dốc nền: I>20% bao gồm 219.5ha chiếm 6.75% tổng quỹ đất xây dựng.
+ Cao độ nền: H1,5m), cường độ chịu tải R<1,5 kg/cm2, bao gồm 216,93ha chiếm 8,23% tổng quỹ đất xây dựng.
- Đất mặt nước: bao gồm 466,2ha, chiếm 17,69% tổng quỹ đất xây dựng.
2.2.5. Hiện trạng giao thông
- Giao thông đối ngoại
a) Đường sắt:
Tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn khổ 1m chạy qua thị xã có chiều dài 8750m, chia thị xã thành hai khu vực Đông và Tây. Dọc theo tuyến qua thị xã có 2 ga: ga hành khách ở trung tâm cũ và ga Thị Cầu là ga hàng hoá, chiều dài ga 600m.
( Cầu chui qua đường sắt ).
( Hiện trạng đường sắt )
b) Đường bộ
- QL1A cũ: Chạy song song với đường sắt về phía Đông, đoạn qua thị xã có chiều dài 9020m. Đoạn ngoài trung tâm có mặt đường rộng 7m, nền rộng 12m, đoạn chạy qua trung tâm có mặt đường 12m hè hai bên mỗi bên 4 dến 5m.
- QL1 mới: Là tuyến đường mới được xây dựng, đoạn qua thị xã có chiều dài 11850m, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 120.
- Giao giữa QL 1B với đường của đô thị:
- QL18: Đoạn qua thị xã có chiều dài 4070m, nối thị xã Bắc Ninh với thành phố Hạ Long, hiện đã được nâng cấp, chất lượng tốt.
- QL38 đi Tân Chi: Đoạn qua thị xã có chiều dài 2870m, hiện đã được nâng cấp chất lượng tốt.
- Hiện thành phố có 1 bến xe o trung tâm
c) Đường thuỷ
Dọc sông Cầu là hệ thống cảng chuyên dùng, độ sâu sông 1,4 – 3,0m, dùng cho tàu và xàlan có tải trọng 300-400tấn, bao gồm:
+ Cảng nhà máy kính Đáp Cầu, công suất 0,3-0,5 TR.T/năm
+ Cảng Trung ương: cảng than công suất 0,3 TR.T/năm
+ Cảng địa phương: cảng vật liệu xây dựng công suất 0,3 TR.T/năm.
- Giao thông nội thị:
+ Khu vực phía Tây đường sắt: Mạng đường giao thông chạy theo thành cổ, có mặt cắt ngang hẹp, chất lượng tương đối tốt.
+ Khu vực phía Đông đường sắt: Mạng đường hiện đại, được đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch năm 1997.
* Phân tích đánh giá hiện trạng:
Nhìn tổng thể thì giao thông Bắc Ninh có 1 số đặc điểm cơ bản sau đây:
- Về mạng lưới đường: được hình thành từ nhiều năm trước đây, với mạng lưới rộng khắp phân bổ đồng đều giữa các vùng, giao thông ở Bắc Ninh đã có thể đảm bảo cho xe ôtô từ Thành phố tới các xã các thôn trong toàn tỉnh. Mạng lưới đường giao thông Quốc gia trên địa bàn được nhà nước đầu tư với quy mô lớn và toả đi 4 hướng vô cùng thuận lợi. Liên hệ với đường sắt và đường sông thuận tiện, đã có các tuyến đường bộ được nối với cảng. các ga các bến bãi ven sông. Tuy nhiên mối liên hệ với nhau còn hạn chế chưa phát huy được hiệu quả.
- Các tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn đã và đang được Trung ương đầu tư với quy mô hiện đại như QL1A, QL 18, QL38.
- Các tuyến đường tỉnh lộ nhìn chung xấu, nền đường, mặt đường đều hẹp, hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng đang phải tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo, tình hình lấn chiếm lòng đường thường xuyên xảy ra mà chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
- Thị xã Bắc Ninh nằm trên hành lang giao thông Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Lạng Sơn, do vậy có hệ thống giao thông đối ngoại (đường sắt, đường bộ) thuận tiện. Tuy nhiên cũng chịu tác động ngược lại của hệ thống giao thông này đối với môi trường cũng như mức độ an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông.
- Tuyến đường sắt chạy qua trung tâm đô thị làm cản trở giao thông nội thị giữa hai khu vực Đông và Tây. Nhưng hiện tại việc đưa đường sắt ra ngoài đô thị gặp rất nhiều khó khăn. Ga Thị Cầu có diện tích nhỏ, khó có khả năng nâng cấp mở rộng khi dân cư đô thị phát triển.
2.2.6. Hiện trạng cấp nước
Khu vực thị xã Bắc Ninh được đầu tư cấp nước từ nhà máy nước công suất 11000m3/ngđ dùng nguồn nước ngầm
Các hạng mục công trình đã được xây dựng:
- Khoan khai thác 8 giếng công suất mỗi giếng 80 m3/h, giếng có độ sâu trung bình 25 –31m. Hiện tại có 6 giếng làm việc, 2 giếng dự phòng).
- Xây dựng và lắp đặt 8 trạm bơm giếng.
- Khu xử lý bao gồm:
+ Thiết bị làm thoáng tải trọng cao.
+ Cụm lắng lọc hợp khối.
+ Trạm bơm nước sạch + rửa lọc
+ Trạm Cloratơ.
+ Bể chứa nước sạch 2000m3.
+ Trạm bơm cấp II
+ Khu xử lý bùn.
+ Đài nước 1500m3 trên núi Pháo đài.
- Mạng lưới đường ống dẫn nước:
+ Ống gang dẻo Ø80 ÷ 500mm, chiều dài 4826 m.
+ Ống nhựa PVC Ø100 ÷ 250mm, chiều dài 17150 m.
Hệ thống cấp nước này cấp được cho 12000 hộ dân, 134 cơ quan, 3 bệnh viện với tiêu chuẩn cấp nước 70l/người-ngđ. Lượng nước thất thoát khoảng 35%.
Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có các trạm cấp nước nhỏ sau:
+ Trạm cấp nước nhà máy kính Đáp Cầu, công suất 3000m3/ngđ. Thực tế khai thác 2000m3/ngđ (nguồn nước ngầm tại làng Đẩu Hàn)
+ Trạm cấp nước nhà máy thuốc lá Bắc Sơn, công suất 1000m3/ngđ (lấy nước sông Cầu 500m3/ngđ và nước ngầm 500m3/ngđ).
Các trạm cấp nước riêng lẻ có công suất nhỏ, công trình xử lý xây dựng từ lâu, lạc hậu, thiết bị cũ, dẫn đến chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
2.2.7. Hiện trạng cấp điện
a) Nguồn điện:
+ Thị xã Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh đang được cấp điện từ lưới điện quốc gia 110KV khu vực miền Bắc, trưc tiếp từ các trạm nguồn:
+ Trạm 110KV Võ Cường: 110/35/22(10)Kv - (3x25)MVA;
+ Trạm 110KV Khắc Niệm: 110/35KV-1x20MVA;
+ Trạm 110KV KCN Quế Võ: 110/22KV-1x40MVA;
+ Trạm 110KV kính Đáp Cầu: 110/6Kv-2x6,3MVA (trạm khách hàng);
+ Trạm 110KV NM kính nổi: 110/6Kv-2x10MVA, (trạm khách hàng).
b) Lưới điện:
* Lưới điện 110KV:
Trên địa bàn thị xã Bắc Ninh có các đường dây sau:
- Đường dây 110KV Phả Lại - Đông Anh, cấp điện cho trạm 110KV Võ Cường, lộ kép với dây dẫn 3AC-185;
- Đường dây 110KV Đông Anh - Bắc Giang, cấp điện cho trạm 110KV nhà máy Kính.
* Lưới điện 35Kv:
Từ trạm 110KV Võ Cường có các xuất tuyến 35KV sau:
- Tuyến 372, 373, 376: cấp điện cho khu vực huyện Tiên Sơn.
- Tuyến 371: cấp điện cho một phần phía Đông thị xã và Huyện Quế Võ.
- Tuyến 374 cấp điện cho trạm TG Bắc Ninh, TG nhà máy Kính và đi Đặng Xá...
- Tuyến 378 cấp điện cho khu vực Thị Cầu, Đáp Cầu ..
c) Trạm biến áp phân phối.
Thị xã Bắc Ninh chủ yếu sử dụng các trạm biến áp phân phối loại treo. Hiện tại toàn thị xã có 223 trạm biến áp lưới 35/0,4Kv và 22(10, 6)/0,4Kv với tổng dung lượng đặt máy đạt 60.262 KVA.
- Lưới điện hạ thế 0,4 Kv: Thị xã sử dụng lưới điện nổi 380/220V ba pha bốn dây trung tính nối đất. Lưới điện hạ thế trong khu vực Thị xã chủ yếu vẫn là lưới điện tạm, do đó cần phải quy hoạch cải tạo lại mới đảm bảo đáp ứng được cho nhu cầu phát triển và an toàn cấp điện của các hộ phụ tải ở những khu vực này.
- Lưới điện chiếu sáng: Lưới điện chiếu sáng hiện đã được xây dựng trên hầu hết các trục đường chính của Thị xã với đèn chiếu sáng chủ yếu là đèn thuỷ ngân cao áp, có công suất từ 220V-1x75W đến 220V-1x300W.
- Nhận xét đánh giá hiện trạng mạng lưới cấp điện
- Nguồn điện:
Trạm 110KV Võ Cường hiện đã đầy tải, không đáp ứng được cho nhu cầu của các hộ phụ tải điện trong tương lai.
Trạm 110Kv Khắc Niệm được xây dựng từ thời chiến tranh, hiện tại phần lớn thiết bị đã cũ, cần có phương án cải tạo lại để đáp ứng cho nhu cầu phát triển phụ tải.
- Lưới điện:
Lưới điện phân phối của Thị xã Bắc Ninh đang sử dụng nhiều cấp điện áp (35Kv, 22Kv, 10Kv và 6Kv), phần lớn trong đó là lưới điện tạm với tiết diện dây dẫn nhỏ (AC -70, AC-50). Cần cải tạo thành cấp điện áp phân phối chuẩn 22Kv theo quy định của toàn quốc.
Lưới điện hạ thế hiện có ở nhiều nơi vẫn còn là lưới điện tạm, cần phải có quy hoạch cải tạo xây dựng lại mới đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Lưới điện chiếu sáng hiện đã có ở hầu hết các trục đường chính thị xã. Cùng với việc phát triển đô thị Bắc Ninh, cần thiết phải cải tạo chỉnh trang lưới điện chiếu sáng để tạo bộ mặt khang trang cho Thị xã và đảm bảo an toàn giao thông đô thị.
2.2.8. Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
a) Hiện trạng thoát nước bẩn
Tại thị xã Bắc Ninh sử dụng hệ thống cống thoát nước chung với khoảng 17 km đường cống các loại được xây dựng qua nhiêu thời kỳ khác nhau và đã hư hỏng rất nhiều. Các tuyến cống mới xây gần đây có chất lượng tốt hơn tuy nhiên do chúng được xây dựng nhằm mục đích giải quyết các mục đích trước mắt do đó không đồng bộ. Hướng thoát chính của khu vực phía Nam đường sắt là đổ vào các sông hồ trong thị xã rồi dẫn về kênh Kim Đôi và xả ra sông Cầu. Hướng thoát chính của khu vực phía Bắc là đổ ra sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu qua kênh Cổ Mễ.
Nước bẩn từ các đối tượng thải nước đều chỉ được xử lý sơ bộ trong bể tự hoại, xí hai ngăn... rồi xả ra hệ thống mương, cống thoát nước chung.
b) Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn chưa được phân loại tại khâu thu gom. Chất thải rắn công nghiệp độc hại, chất thải y tế chưa được xử lý riêng.
Tại thị xã Bắc Ninh việc thu gom chất thải rắn do Công ty môi trường và công trình đô thị Bắc Ninh đảm nhận. Công ty hiện có khoảng 110 công nhân, 3 xe tải, hơn 100 xe đẩy tay.. và đã thu gom được 45 – 65 T/ngày chiếm 60 – 70% lượng chất thải rắn toàn thị xã, phần chất thải rắn còn lại được sử dụng chôn lấp tại chỗ hoặc để tự phân huỷ. Chất thải rắn sau khi thu gom được đưa về bãi chôn lấp Đồng Ngo tại xã Đại Phúc có quy mô 2,5 ha (hiện nay đã đóng cửa). Công nghệ xử lý tại bãi chất thải rắn này là đổ rác tự nhiên và phun các chế phẩm khử mùi. Bãi có thiết kế hệ thống xử lý nước rác qua bể lọc sinh vật và hồ sinh vật.
c) Các vấn đề môi trường khác
Tại thị xã Bắc Ninh hiện nay đang sử dụng khu nghĩa trang Ba Huyện thuộc xã Vũ Ninh quy mô khoảng 3,7 ha. Ngoài ra, trong khu vực nội thị có một vài điểm chôn cất có tính chất tự phát hình thành tự nhiên, lâu đời, cho đến nay đã hết đất sử dụng và không có khả năng mở rộng như khu nghĩa địa Núi Đinh (phục vụ dân cư khu Thị Cầu, Đáp Cầu). Khu chùa Đèo và cánh đồng Bối đã hết đất sử dụng. Các khu Tiền An, Ninh Xá, Vệ An không có nơi chôn cất, hiện phải chôn nhờ, thuê đất, thủ tục hết sức phiền hà tốn kém.
Tình trạng chôn cất tuỳ tiện trước đây đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh, môi trường, cảnh quan, ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác, gây khó khăn phức tạp cho việc quản lý đất đai.
CHƯƠNG 3.
QUY HOẠCH GIAO THÔNG THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020
3.1.Cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới giao thông
3.1.1. Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số đến 2020
3.1.1.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch giao thông Thành phố Bắc Ninh được giới hạn:
+ Phía Bắc giáp xã Hoà Long huyện Yên Phong và sông Cầu;
+ Phía Nam giáp xã Vân Tương, Khắc Niệm huyện Tiên Du;
+ Phía Đông giáp xã Kim Chân huyện Quế Võ;
+ Phía Tây giáp xã Khúc Xuyên huyện Yên Phong
3.1.1.2. Vị trí và liên hệ vùng:
Với vị trí vô cùng thuận lợi, Thành phố Bắc Ninh cách Hà Nội 30km về phía Bắc, cách Thành phố Bắc Giang 20km về phía Nam, có các trục Quốc lộ 1B, đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn và Quốc lộ 18 đi qua, Thành phố Bắc Ninh đang ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển xây dựng đô thị. Đây cũng là vị trí rất quan trọng về an ninh Quốc phòng cửa ngõ phía Đông- Bắc vùng Thủ đô Hà nội. Đặc biệt trong tương lai với việc phát triển của không gian vùng thủ đô Hà nội thì việc giao lưu quan hệ giữa Bắc Ninh và Hà Nội là hết sức thuận tiện trong phát triển kinh tế xã hội cũng như các đầu tư cho phát triển đô thị.
Thành phố Bắc Ninh là đô thị tỉnh lỵ nằm trong vùng ảnh hưởng của Thủ đô Hà nội và nằm trong khu trọng điểm Bắc Bộ, có vai trò cung cấp và đáp ứng các dịch vụ chất lượng cao cho thủ đô như dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, tâm lịch, du lịch sinh thái, đặc biệt thị xã Bắc Ninh là quê hương của các làn điệu dân ca quan họ. Do vậy Bắc Ninh có thể đáp ứng các nhu cầu về du lịch văn hoá cho Hà nội và các tỉnh lân cận.
Thành phố Bắc Ninh là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực Bắc Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long. Trong quy hoạch sẽ có đường xuyên á đi qua, cách sân bay Quốc tế Nội Bài-Hà Nội 30km. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi về đường bộ, đường không trong việc giao lưu quan hệ trong nước và Quốc tế.
Các cơ sở kinh tế kỹ thuật phát triển đô thị
Thương mại dịch vụ: Đặc biệt khả năng hình thành những dự án lớn như khu trung tâm thương mại triển lãm Quốc tế quy mô khoảng 100 ha; dự án sân tập Golf quy mô khoảng 20-60 ha; dự án khu dịch vụ đầu mối và TTCN quy mô khoảng 50–70 ha...
Văn hoá giáo dục: Hiện nay Dự án khu đào tạo khoa học và công nghệ quy mô khoảng 100-120 ha. Khu du lịch Đồng Trầm quy mô khoảng 70 ha, khu du lịch văn hoá quan họ Cổ Mễ quy mô 7 ha.
Công nghiệp: Khu công nghiệp tập trung Quế Võ được Chính phủ phê duyệt tháng 9 năm 1998 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng ranh giới Khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề... sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị.
Hạ tầng kỹ thuật: Các dự án vùng đã tác động mạnh tới sự tăng trưởng kinh tế – xã hội của Thị xã như: Xây dựng mới hệ thống hạ tầng QL 1 mới, QL 18 mới và các nút giao cắt khác cốt, cải tạo QL 1A (cũ), QL 18A, đường 38. Sân bay Quốc tế Nội Bài - Hà Nội 30km.
3.1.2. Tính chất đô thị
- Là Thành Phố tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế chính trị văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh.
- Là đô thị nằm trong vùng ảnh hưởng vủa Thủ đô Hà Nội;
- Là đầu mối giao thông trong khu vực Bắc Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Có vị trí quốc phòng quan trọng và là cửa ngõ bảo vệ của Thủ đô Hà Nội.
- Là một trong những trung tâm đào tạo, du lịch, thương mại, dịch vụ trong khu vực.
3.1.3. Quy mô dân số lao động xã hội:
3.1.3.1. Quy mô dân số
Đồ án quy hoạch lập năm 1997 dự báo dân số đến năm 2010 là 120.000 người. Hiện nay dân số khu vực nội thị là 101.036 người trong đó dân số thực tế thường trú khu vực nội thị là 77.072 người, dân số khu vực nội thị tạm trú quy đổi là 23.964 người. (nguồn: Cục thống kê Thị xã Bắc Ninh tháng 11 năm 2004).
Đồ án điều chỉnh QHC đến năm 2020 lập năm 2005 nghiên cứu dự báo dân số Thị xã theo phương pháp ngoại suy, phương pháp dự báo tổng nhu cầu lao động và phương pháp chuyên gia.
Cơ sở dự báo:
- Tỷ lệ tăng tự nhiên của thị xã: năm 2004 là 0,91%, nếu kiểm soát mức sinh giảm bình quân hàng năm 0,01%0 /năm - 0,02%0 /năm ở những giai đoạn tiếp theo tỷ lệ tăng tự nhiên dự báo còn khoảng 0,72% vào năm 2020
- Tỷ lệ tăng cơ học được tính toán trên cơ sở:
+ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thị xã và của tỉnh Bắc Ninh đến 2010.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã là tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
+ Quy hoạch, dự án phát triển các ngành như công nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc Ninh.
+ Dự kiến mở rộng ranh giới nội thị ra các xã Võ Cường thuộc Thành Phố Bắc Ninh, các xã: Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An của huyện Yên Phong. Dân số được đô thị hoá từ các xã ven đô đến năm 2010 là: 19.000 người và đến năm 2020 thêm 5.000 người.
Trên cơ sở dự báo dân số đồ án đề xuất 3 phương án như sau:
Phương án 1: Các khu công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch được đầu tư phát triển theo các kế hoạch và dự báo của các ngành với mức độ phát triển cao, thu hút một bộ phận dân cư từ các xã lân cận làm việc và định cư trong nội thị, đồng thời việc phát triển mở rộng đô thị cũng như đô thị hóa một số khu vực dân cư làng xóm ven đô.
Phương án 2: Dân số Thị xã phát triển ở mức độ rất cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rất nhanh theo hướng CNH – HĐH, Thành Phố Bắc Ninh phải nỗ lực phấn đấu mới đạt được mục tiêu đề ra.
Phương án 3: Các khu công nghiệp, công nghệ cao, dịch vụ thương mại, du lịch và giáo dục đào tạo (đặc biệt là đào tạo đại học) được đầu tư phát triển theo các kế hoạch và dự báo của các ngành. Trong phương án này, giai đoạn từ nay đến 2010 sẽ là giai đoạn đô thị hóa và công nghiệp hóa rất mạnh của Thành Phố. Qúa trình phát triển kinh tế – xã hội của Thành Phố nói chung có nhiều bước đột biến mạnh. Theo phương án phát triển này Thành Phố cần tập trung đầu tư nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho khu vực nội thị và các cơ sở tạo thị đến giai đoạn: 2005 - 2010 khoảng 25.000 - 30.000 tỷ đồng và giai đoạn : 2010 - 2020 khoảng 20.000 - 25.000 tỷ đồng.
Lựa chọn phương án: Vị trí kề cận Thủ Hà Nội, trong tương lai với việc phát triển của không gian vùng thủ đô Hà Nội thì việc giao lưu quan hệ giữa Bắc Ninh và Hà Nội là hết sức thuận tiện trong phát triển kinh tế xã hội cũng như đầu tư cho phát triển xây dựng đô thị và đặc biệt là việc đưa trục đường QL1 mới vào sử dụng đã tạo ra những động lực lớn cho việc phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ tại Thành Phố Bắc Ninh. Hiện tại có nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đầu tư vào các khu công nghiệp của Thành Phố. Nhu cầu phát triển công nghiệp rất lớn và có xu hướng tăng nhanh. Dự án khả thi xây dựng khu công nghiệp tập trung Quế Võ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với việc tập trung cao các tiềm lực kinh tế của tỉnh Bắc Ninh cho đầu tư phát triển công nghiệp, du lịch và giáo dục đào tạo chuyên ngành, có thể lấy phương án 3 làm phương án chọn.
Bảng 3.1: Các chỉ số và kết quả dự báo dân số- Phương án 1.
TT
Hạng Mục
Hiện trạng
1997
Hiện trạng
2002
Hiện trang
2004
Quy Hoạch
Đồ án năm 1997
Đồ án năm 2005
2010
2020
2010
2020
I
Dân số toàn thị xã kể cả dân số tạm trú quy đổi (1000 người)
115.9
150
220
1.1
Dân số toàn thị xã (1000 người)
72
79
92
148
176
135
200
- Tỷ lệ tăng trung bình %/năm
2.2
1.83
7.74
5.14
1.75
6.6
4.1
- Tỷ lệ tăng tự nhiên %/năm
1.1
0.90
0.90
1.24
1.10
0.75
0.72
- Tỷ lệ tăng cơ học, %/năm
1.1
0.93
6.84
3.90
0.65
5.83
3.33
1.2
Dân số tạm trú quy đổi (sinh viên tạm trú, khách vãng lai,..5÷ 15% dân số toàn thị xã
15
20
II
Dân số nội thị kể cả dân số tạm trú quy đổi (1000 người)
101.0
130
180
2.1
Dân số nội thị thực tế tạm trú (1000 người)
39
43.6
77.1
148
176
120
160
2.1.1
Tỷ lệ % so với toàn xã
54.0
55.1
83.9
100
100
89
80
- Tỷ lệ tăng trung bình %/năm
2.5
2.2
23.47
10.0
1.7
4.6
2.6
- Tỷ lệ tăng tự nhiên %/năm
1.03
0.81
0.81
1.24
1.10
0.8
0.72
- Tỷ lệ tăng cơ học do nhập cư %/năm
1.5
1.4
4.83
8.7
0.6
1.8
1.6
- Tỷ lệ tăng cơ học do đô thị hóa các xã lân cận %/năm
17.82
2.0
0.32
2.1.2
Dân số được đô thị hóa từ các xã lân cận (1000 người)
25.5
19
5
2.2
Dân số tạm trú quy đổi (sinh viên nội trú, khách vãng lai,… 5- 15% dân số nội thị
10
20
Bảng 3.2.: Các chỉ số và kết quả dự báo dân số-Phương án 2.
TT
Hạng Mục
Hiện trạng
1997
Hiện trạng
2002
Hiện trạng
2004
Quy hoạch
Đồ án năm 1997
Đồ án năm 2005
2010
2020
2010
2020
I
Dân số toàn thị xã kể cả dân số tạm trú quy đổi (1000 người)
115.9
190
230
1.1
Dân số toàn thị xã (1000 người)
72
79
92
148
176
170
210
Tỷ lệ tăng trung bình năm %/năm
2.2
1.8
7.74
5.14
1.75
7.1
2.1
Tỷ lệ tăng tự nhiên %/năm
1.1
0.9
0.90
1.24
1.10
0.75
0.72
Tỷ lệ tăng cơ học %/năm
1.1
0.9
6.84
3.90
0.65
6.35
1.38
1.2
Dân số tạm trú quy đổi (sinh viên nội trú, khách vãng lai,... 5 – 15% số dân toàn thị xã )
20
21
II
Dân số nội thị kể cả dân số tạm trú quy đổi (1000 người)
77.1
160
220
2.1
Dân số nội thị thực tế thường trú (1000 người)
39
44
77.1
148
176
140
200
2.1.1
Tỷ lệ % so toàn thị xã
54.0
55.1
83.9
100
100
82
95
Tỷ lệ tăng trung bình năm, %/năm
2.5
2.2
23.47
10.0
1.7
7.8
3.4
Tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm
1.03
0.81
0.81
1.24
1.10
0.75
0.72
Tỷ lệ tăng cơ học do nhập cư, %/năm
1.5
1.4
6.96
8.72
0.65
4.69
2.35
Tỷ lệ tăng cơ học do đô thị hóa các xã lân cận, %/năm
15.70
2.36
0.28
2.1.2
Dân số được đô thị hóa từ các xã lân cận (1000 người)
25.5
19
5
2.2
Dân số tạm trú quy đổi (sinh viên nội trú, khách vãng lai,… 10 – 15 % dân số nội thị)
20
20
Bảng 3.3: Các chỉ số và kết quả dự báo dân số. Phương án 3 ( phương án chọn).
TT
Hạng Mục
Hiện trạng 1997
Hiện trạng 2002
Hiện trạng 2004
Quy hoạch
Đồ án năm 1997
Đồ án năm 2005
2010
2020
2010
2020
I
Dân số toàn thị xã kể cả dân số tạm trú quy đổi (1000 người)
115.9
180
230
1.1
Dân số toàn thị xã (1000 người)
72
79.1
91.8
148
176
160
200
Tỷ lệ tăng trung bình năm %/năm
2.2
1.83
7.74
5.14
1.75
9.7
2.3
Tỷ lệ tăng tự nhiên %/năm
1.1
0.90
0.90
1.24
1.10
0.75
0.72
Tỷ lệ tăng cơ học %/năm
1.1
0.93
6.84
3.90
0.65
8.95
1.53
1.2
Dân số tạm trú quy đổi (sinh viên nội trú, khách vãng lai,... 5 – 15% số dân toàn thị xã )
20
30
II
Dân số nội thị kể cả dân số tạm trú quy đổi (1000 người)
101.0
150
200
2.1
Dân số nội thị thực tế thường trú (1000 người)
39
43.6
77.1
148
176
130
180
2.1.1
Tỷ lệ % so toàn thị xã
54.0
55.1
83.9
100
100
81
90
Tỷ lệ tăng trung bình năm, %/năm
2.5
2.2
23.47
10.0
1.75
6.2
3.1
Tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm
1.0
0.81
0.81
1.24
1.10
0.75
0.72
Tỷ lệ tăng cơ học do nhập cư, %/năm
1.5
1.4
4.83
8.7
0.6
3.20
2.03
Tỷ lệ tăng cơ học do đô thị hóa các xã lân cận, %/năm
17.82
2.25
0.30
2.1.2
Dân số được đô thị hóa từ các xã lân cận (1000 người)
25.5
19
5
2.2
Dân số tạm trú quy đổi (sinh viên nội trú, khách vãng lai,… 10 – 15 % dân số nội thị)
20
20
3.1.3.2. Lao động xã hội:
Nhu cầu lao động được tính toán trên cơ sở thực trạng lao động cũng như các định hướng và mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của Thành Phố Bắc Ninh, đặc biệt là các dự báo về phát triển công nghiệp - dịch vụ.
Kết quả dự báo nhu cầu lao động nội thị phương án 3 như sau:
1. Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế dự báo đến 2010 là 76.000 người và đến 2020 là 104.000 người, cụ thể như sau:
a/ Tổng lao động nông nghiệp, thuỷ sản trong nội thị hiện nay là 9.900 người. Số lượng tuyệt đối của lao động nông nghiệp giảm đi khi đô thị phát triển, lực lượng lao động nông nghiệp hiện nay một phần sẽ chuyển sang lao động phi nông nghiệp, tuy nhiên do mở rộng ranh giới nội thị của Thị xã ra các xã ngoại thị do vậy số lao động nông nghiệp của Thị xã vẫn còn khoảng 11.000 người vào năm 2010 và khoảng 8.000 người vào năm 2020.
b/ Lao động công nghiệp được dự báo trên cơ sở nhu cầu lao động của các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp TTCN với tỷ lệ lấp đầy là 65% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020.
Số lao động CN, TTCN làm việc trong các KCN – TTCN được dự báo như sau:
Tổng diện tích đất CN - TTCN: đến 2010 là 438 ha dự kiến có thêm khoảng 19.800 lao động sinh sống tại thị xã. Nâng tổng số lao động CN-TTCN - XD của thị xã lên người 29.000 người
Tổng diện tích đất CN - TTCN: đến 2020 là 468 ha dự kiến có thêm khoảng 15.000 lao động sinh sống tại Thị xã. Nâng tổng số lao động CN-TTCN - XD của Thị xã lên 44.000 người
Lao động xây dựng trong nội thị ước tính khoảng 10% tổng lao động CN – TTCN.
c/ Lao động dịch vụ thương mại, hành chính sự nghiệp được dự báo theo phương pháp ngoại suy có tính đến dự án làng đại học và các khu du lịch, sân golf, trung tâm thương mại. Tỷ lệ lao động dịch vụ thương mại, hành chính sự nghiệp trong nội thị được dự báo tăng từ 44,6% trong hiện trạng lên 48% năm 2010 và 50% vào năm 2020.Tổng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ thương mại, hành chính sự nghiệp dự báo đến 2010 là 37.000 người và đến 2020 là 52.000 người
2. Các thành phần khác trong dân số trong độ tuổi lao động
a/Thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là 7,8% tổng lao động có nhu cầu làm việc. Do sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế phi nông nghiệp, cơ hội việc làm tăng cao, tỷ lệ này được dự báo giảm dần theo quá trình phát triển đến 2020, theo phương pháp ngoại suy còn 4% vào năm 2010 và 2% năm 2020.
b/Nhóm học sinh trong tuổi lao động, nội trợ mất sức lao động trong các đô thị thường ở mức từ 12% – 18%. Tỷ lệ này ở Thị xã Bắc Ninh hiện nay là 9,5%. Trong các giai đoạn quy hoạch, do đời sống của người dân được nâng cao, tỷ lệ này được dự báo là 12% vào năm 2010 và 15% năm 2020.
Như vậy tổng dân số trong độ tuổi lao động của thị xã Bắc Ninh dự báo đến 2010 là 91.000 người; đến 2020 là 126.000 người.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của thị xã Bắc Ninh hiện nay là 60% tổng dân số, tỷ lệ này được dự báo đến 2010 là khoảng 70% và 2020 là khoảng 70%.
3.1.3.3. Quy mô đất đai xây dựng đô thị
* Quy hoạch chung năm 1997 đã xác định nhu cầu đất xây dựng đô thị đến năm 2010 là 1.085 ha với chỉ tiêu là 73,3 m2/người, trong đó:
- Đất dân dụng nội thị: 888 ha; Chỉ tiêu bình quân 60 m2/người.
- Đất ngoài dân dụng: 197 ha; Chỉ tiêu bình quân 13,3 m2/người
* Đồ án điều chỉnh QHC năm 2005 dự kiến chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị của Thị xã như sau:
- Năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 2.656ha, bình quân 177 m2/ng. Trong đó: đất xây dựng đô thị khu vực nội thị là 1.520 ha bình quân 102 m2/ng; đất dân dụng nội thị là 1.104ha, bình quân 74 m2/ng.
- Năm 2020. Tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 3.500 ha, bình quân 175m2/ng. Trong đó: đất xây dựng đô thị khu vực nội thị là 1.980 ha bình quân 99m2/ng; đất dân dụng nội thị là 1.433 ha, bình quân 72 m2/ng
Bảng 3.3 : Tổng hợp cân bằng đất đai Thành phố Bắc Ninh
TT
Hạng Mục
Hiện trạng năm 2004
Quy hoạch
Năm 2010
Năm 2020
Ha
%
m2/ng
Ha
%
m2/ng
Ha
%
m2/ng
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã (I + II)
2.634,7
8.916
8.916
Đất xây dựng đô thị
790
2.656
3.500
Đất khác
1.845
6.260
5.416
I
Tổng diện tích đất tự nhiên nội thị
1.839,5
2.634,7
2.804,7
Đất xây dựng đô thị
746
1.520
1.980
Đất khác
1.094
1.114
825
A.1
Đất xây dựng đô thị
746
100
97
1.520
100
102
1.980
100
99
1
Đất dân dung
546
73
71
1.104
73
74
1.443
73
72
-
Đất các đơn vị ở
307
41
40
570
37
38
760
38
38
-
Đất CTCC đô thị
34
5
4
70
5
5
90
5
5
-
Đất cây xanh, TDTT
8
1
1
150
10
10
233
12
12
-
Đất giao thông nội thị
197
26
26
314
21
21
360
18
18
2
Đất ngoài dân dụng
200
27
26
416
27
28
537
27
27
-
Đất công nghiệp, kho tàng, TTCN
43
6
6
58
4
4
71
4
4
-
Cơ quan, trường chuyên nghiệp không thuộc quản lý của đô thị
34
5
4
90
6
6
155
8
8
-
Giao thông đối ngoại
-
142
9
142
4
7
-
Đất cây xanh cách ly
-
40
-
Đất chuyên dùng khác
33
4
34
2
36
-
An ninh quốc phòng
84
11
85
6
85
-
Đất di tích lịch sử văn hoá
6
1
8
9
B.1
Đất khác
1.094
1.114
825
-
Thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật
67
81
90
-
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
23
-
Đất dự trữ phát triển đô thị
450
300
-
Đất sinh thái nông nghiệp
1.003
664
525
II
Tổng diện tích đất tự nhiên ngoại thị
795,3
6.281,6
6.111,6
Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị
45
1.136
1.520
Đất khác
751
5.146
4.591
A.2
Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị ở ngoại thị
45
1.136
76
1.520
76
-
Đất CN, TTCN, kho tàng
377
25
394
11
20
-
Cơ quan, trường chuyên nghiệp không thuộc quản lý của đô thị
100
7
130
4
7
-
Đất giao thông ngoại thị
-
-
70
5
70
4
4
-
Giao thông đối ngoại
145
10
145
4
7
-
Đất dự kiến trung tâm TM
70
100
-
Đất dự kiến khu công nghệ cao
50
50
-
Đất dự kiến sân tập golf
30
60
-
Đất dự kiếnkhu DV đầu mối và TTCN
50
70
-
Đất du lịch sinh thái
100
250
-
Đất cây xanh sinh thái
144
252
B.2
Đất khác
751
5.146
4.591
-
Đất dự trữ phát triển đô thị
1.175
1.075
-
Đất sinh thái nông nghiệp
550
500
-
Đất nông nghiệp
1.471
3.110
2.761
-
Đất lâm nghiệp
11
26
41
-
Đất chưa sử dụng
84
285
215
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính phát triển đô thị.
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
HT năm 2004
Quy hoạch
Tiêu chuẩn đô thị loại 3
Đồ án năm 1997
Đồ án năm 2005
Năm 2010
Năm 2020
Năm 2010
Năm 2020
I
Dân số
1.1
Dân số toàn thị xã
1000 người
Trong đó
Dân số toàn thị xã thực tế thường trú
91,8
148
176
160
200
Dân số toàn thị xã thực tế thường trú và dân số nội thị tạm trú quy đổi
115,9
180
230
-
Tỷ lệ tăng dân số TB
%
7,5
5,1
1,7
11,1
2,3
-
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
0,9
1,2
1,1
0,8
0,7
-
Tỷ lệ tăng dân số cơ học
%
6,6
3,9
0,6
10,4
1,5
1.2
Dân số nội thị
Trong đó
-
Dân số nội thị trường trú
1000 người
70
148
176
130
180
100
-
Dân số nội thị thực tế thường trú và dân số nội thị tạm trú quy đổi
1000 người
150
200
-
Tỷ lệ tăng dân số TB nội thị
%
61,5
10,0
1,7
7,9
3,0
-
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nội thị
%
0,8
1,2
1,1
0,8
0,7
-
Tỷ lệ tăng dân số cơ học nội thị do nhập cư và đô thị hóa các xã ven đô
%
2,2
8,7
0,6
7,2
2,3
-
Dân số được đô thị hoá từ các xã ven đô
1000 người
19
5
II
Đất xây dựng đô thị
1000 người
108.5
73.3
76.6
177
175
2.1
Đất xây dựng đô thị khu vực nội thị
102
99
2.2
Đất dân dụng nội thị
1000 người
66.9
60
65
74
72
61-78
Đất các đơn vị ở
1000 người
40
35
35
38
38
35-45
Đất CTCC đô thị
1000 người
4.4
4
4
5
5
3-4
Đất cây xanh đô thị
1000 người
1.1
5
8
10
12
7-9
Đất giao thông nội thị
1000 người
21.7
16
18
21
18
16-20
Đất cơ quan, trươờng chuyên nghiệp
1000 người
4.4
16
20
6
8
2.3
Đất ngoài dân dụng
1000 người
42
13
8.0
28
27
2.4
Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị ở ngoại thị
87
79
III
Nhà ở
M2 sàn /người
13
25
30
IV
Hạ tầng kỹ thuật nội thị
4.1
Thoát nước mưa
Tổng chiều dài cống / chiều dài đường
%
60
90
4.2
Mật độ đường phố chính và khu vực
km/km2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet minh- lx doan.doc