Tài liệu Đề tài Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm thị trấn Phát Diệm - Huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 - 2020: - 1 -
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, xã
hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia và quý
giá bởi tính có hạn của nó. Vị vậy sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và
hiệu quả là một việc hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững.
Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép
về dân số, nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội đã
gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên, đặc biệt là đất đai. Vì vậy, để khai
thác sử dụng đất đai có hiệu quả hợp lý, đảm bảo sử dụng đất lâu dài cần phải
có sự hiểu biết một cách đầy đủ và đánh giá mang tầm vĩ mô về quá trình khai
thác sử dụng đất trong mối quan hệ tổng hoà với các điều kiện tự nhiên, kinh
tế, x...
84 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm thị trấn Phát Diệm - Huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 - 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, xã
hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia và quý
giá bởi tính có hạn của nó. Vị vậy sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và
hiệu quả là một việc hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững.
Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép
về dân số, nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội đã
gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên, đặc biệt là đất đai. Vì vậy, để khai
thác sử dụng đất đai có hiệu quả hợp lý, đảm bảo sử dụng đất lâu dài cần phải
có sự hiểu biết một cách đầy đủ và đánh giá mang tầm vĩ mô về quá trình khai
thác sử dụng đất trong mối quan hệ tổng hoà với các điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội và nhân văn.
Theo Mác: “Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần thiết,
vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
thiết phải có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian”.
Trên thế giới hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy
nhanh sự phát triển nền kinh tế. Sự phát triển nền kinh tế đã làm thay đổi quan
hệ xã hội theo hướng hiện đại. Từ đó con người tổ chức cho mình những
không gian thích hợp theo hướng tạo ra sự phát triển theo các khu trung tâm.
Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm đô thị sẽ làm tiền đề để phát triển
trong toàn vùng và rút ngắn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, đồng thời
giảm sức ép lên đất đai trong quá trình khai thác và sử dụng.
- 2 -
Thị trấn Phát Diệm là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của huyện
Kim Sơn. Đang từng bước hoà nhịp với nền kinh tế của huyện nói riêng và
toàn tỉnh nói chung nên vấn đề quy hoạch chi tiết khu trung tâm đô thị là một
việc hết sức quan trọng, cần thiết và làm thế nào để sử dụng được nguồn tài
nguyên đất đó một cách hiệu qủa và bền vững.
Được sự phân công của khoa Tài nguyên & Môi trường Trường Đại
học Nông Nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của cô giáo - KTS Quyền Thị
Lan Phương, đồng thời được sự nhất trí của Phòng Tài nguyên & Môi trường
huyện Kim Sơn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quy hoạch chi tiết xây dựng
khu trung tâm thị trân Phát Diệm - huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2009 - 2020"
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Nghiên cứu, phân tích hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Phát Diệm
làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn.
- Xây dựng phương án quy hoạch chi tiết cho trung tâm thị trấn nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu phát triển của thị trấn trong tương lai.
- Thiết kế quy hoạch chi tiết các bộ phận chức năng trong khu trung
tâm thị trấn và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thực hiện mục
tiêu đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới.
- Đồng thời tạo ra cảnh quan đẹp, hợp lý mà vẫn giữ gìn được bản sắc
của vùng.
1.2.2 Yêu cầu
- Phương án được chọn phải dựa trên phương án của quy hoạch sử
dụng đất và phù hợp với quy hoạch chung của vùng.
- Phương án được chọn phải mang tính thực tiễn và khoa học
- Phương án này phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
phát huy được tiềm năng sẵn có của thị trấn.
- Các số liệu điều tra thu thập được phải đầy đủ chính xác.
- 3 -
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT
2.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
2.1.1 Khái quát về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả
thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng
đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với
đất nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất.
Nói tóm lại, quy hoạch sử dụng đất phải tạo ra những hình thức tổ chức
sử dụng đất hợp lý nhằm phát huy đến mức cao nhất giá trị sử dụng và khả
năng sinh lợi của đất, gắn việc sử dụng và bảo vệ, nâng cao độ màu mỡ của
đất, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
2.1.2 Khái niệm quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội,
nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu
vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống
chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự
phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể
hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá
trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền
vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng
xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã
hội - môi trường
Có thể nói quy hoạch chi tiết đô thị là một bộ phận của quy hoạch xây
dựng đô thị cụ thể:
- 4 -
Quy hoạch chi tiết đô thị là quy hoạch cho từng phần lãnh thổ hoặc
từng khu chức năng đô thị được phân định từ quy hoạch chung. Quy hoạch
chi tiết thường được thể hiện trên bản vẽ có tỷ lệ 1/2000, 1/1000, 1/500.
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Quy hoạch chi tiết đô thị là một hoạt động mang tính khoa học, thực
tiễn, cấp thiết trong việc tổ chức không gian trong đô thị, do vậy đối tượng
nghiên cứu mà quy hoạch chi tiết đô thị hướng tới đó chính là:
- Nghiên cứu hệ thống các tiêu chuẩn và các nguyên tắc tổ chức xây
dựng đô thị.
- Dựa vào hệ thống các nguyên tắc này, theo điều kiện thực tế và
chính sách, mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn; nhóm bốn đối tượng tác
động chính đến kết quả đồ án quy hoạch là: các nhà quy hoạch, các nhà quản
lý, các nhà đầu tư và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của quy hoạch
- Đề xuất ra các giải pháp, mục đích, thời gian và nguồn lực cụ thể
để thực hiện.
2.1.4 Phân loại quy hoạch chi tiết đô thị
Quy hoạch chi tiết bao gồm 3 loại:
- Quy hoạch chi tiết đơn vị ở
- Quy hoạch chi tiết khu chức năng
- Quy hoạch chi tiết cảnh quan, cây xanh, môi trường
Các loại này phải tuân thủ theo quy hoạch chung và quy hoạch định hướng
phát triển không gian.
2.1.5 Nhiệm vụ của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
- Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu vực để thiết kế quy hoạch
chi tiết
- 5 -
- Xác định các danh mục cần đầu tư xây dựng bao gồm: các công trình
xây dựng mới, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo trong
khu vực quy hoạch
- Xác định danh mục các công trình cần đầu tư xây dựng bao gồm: các
công trình xây dựng mới, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn
tạo trong khu vực quy hoạch.
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ
tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về không gian, kiến trúc, thiết
kế đô thị và những yêu cầu khác đối với từng khu vực thiết kế.
2.1.6 Nội dung và trình tự
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng xây dựng, dân
cư, xã hội, kiến trúc cảnh quan, di tích lịch sử - văn hoá, khả năng sử dụng
quỹ đất hiện có và quỹ đất dự kiến phát triển.
- Xác định tính chất, chức năng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ
yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của khu vực thiết kế;
nội dung cải tạo và xây dựng mới.
- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; xác định các chỉ tiêu cho
từng lô đất về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công
trình; vị trí, quy mô các công trình ngầm.
- Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
+ Xác định mạng lưới đường giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ
và chỉ giới xây dựng; vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe và hệ thống công trình
ngầm, tuy nel kỹ thuật;
+ Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô các công trình
nhà máy, trạm bơm nước, bể chứa, mạng lưới đường ống cấp nước và các
thông số kỹ thuật chi tiết.
- 6 -
+ Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện năng; vị trí, quy
mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và
chiếu sáng đô thị;
+ Xác định mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý
nước bẩn, chất thải.
- Dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện.
- Thiết kế đô thị: nội dung của thiết kế đô thị trong quy hoạch chi tiết
xây dựng đô thị được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định
08/2005/NĐ - CP.
- Đánh giá tác động môi trường đô thị và đề xuất biện pháp để giảm
thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đồ án quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị.
2.1.7 Mối quan hệ giữa quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị với các quy
hoạch khác
* Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài
liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến phương hướng sử
dụng đất xây dựng chi tiết trong đô thị.
Ngược lại, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là quy hoạch tổng hợp
chuyên ngành, chi tiết việc sử dụng đất thiết kế xây dựng các công trình trong
đô thị, lấy quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ, thống
nhất, cụ thể hoá nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
* Đối với quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và
phát triển đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô của đô thị cũng
như hệ thống các điểm dân cư, phân bố các khu chức năng trong đô thị và các
- 7 -
điểm dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Quy hoạch sử
dụng đất được tiến hành nhằm xác định rõ vị trí, quy mô quỹ đất cho hệ thống
đô thị và các điểm dân cư.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và
điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự cục bộ, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm
đất xây dựng trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sử
dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và
phát triển đô thị.
* Đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao thì bộ mặt đô thị là
một vấn đề rất cần được quan tâm. Vì vậy quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị sẽ tạo những nguồn đầu tư vào đô thị, thúc đẩy quá trình phát triển kinh
tế xã hội.
2.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Ở Việt Nam Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu. Đất đai được Nhà nước giao cho các hộ gia đình, các nhân, các tổ
chức sử dụng vào mục đích khác nhau nhưng các đối tượng sử dụng đất có
nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chính sách về đất đai của nhà
nước. Các chủ trương, chính sách đó được quy định trong các văn bản pháp
quy: Hiến pháp, Luật đất đai, Nghị định, thông tư hướng dẫn, các văn bản
dưới luật….
Những căn cứ pháp lý của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
- Căn cứ vào Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003
- Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2005
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 01 năm
2005 về quy hoạch.
- 8 -
- Căn cứ quyết định số 21/2005/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
22 tháng 07 năm 2005 về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ
trong các đồ án quy hoạch xây dựng.
- Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 19 tháng
08 năm 2005 về hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng.
- Căn cứ quyết định 03/2008/QD - BXD ngày 31 tháng 03 năm 2008
của Bộ Xây dựng về việc ban hành quyết định nội dung thể hiện bản vẽ,
thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
- Thông tư 07/2008/TT - BXD ngày 07 tháng 04 năm 2008 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
2.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị trên thế giới
và ở Việt Nam.
2.3.1 Trên thế giới
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị trên thế giới chia làm 3 thời kỳ cụ thể:
2.3.1.1 Thời kỳ cổ đại
Ở thời kỳ này mỗi điểm dân cư là một bộ lạc, xây dựng dọc ven sông,
nguồn nước được coi là yếu tố cơ bản của sự tồn tại.
- Ai Cập: Người cổ đại tập trung sống dọc theo sông Nin. Các vua chúa
đề cao cuộc sống sau khi chết nên tập trung xây dựng các lăng mộ điển hình
là các kim tự tháp. Các đô thị ở hạ lưu sông Nin thường là hình chữ nhật.
- Hi Lạp: Là nơi tập trung nhiều kiến trúc quy hoạch cổ đại. Nhiều nhân
vật nổi tiếng đã tạo nên những giá trị đặc biệt cho quy hoạch và kiến trúc đô
thị cổ Hi Lạp. Đặc trưng của quy hoạch cổ Hi Lạp là thành phố bàn cờ của
Hyppodamus
- La Mã: Quy hoạch và kiến trúc La Mã cổ đại đã tiếp thu được những
thành tựu của nền văn hoá trước đó và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn
minh Hi Lạp. Thành phố cổ La Mã phản ánh tính chất của xã hội của chế độ
cộng hoà đế quốc La Mã với những đô thị mang tính phòng thủ.
- 9 -
- Lưỡng Hà: Thành phố lớn nhất là Babilon, 1 trong bảy kỳ quan thế giới.
Các vùng khác:
- Trung Quốc: Đề xuất quy hoạch sử dụng đất đô thị theo hệ thống 9 ô
vuông. Cách bố trí này được áp dụng cho Bắc Kinh về sau.
- Ấn Độ: Xây dựng theo kiểu phân lô.
Nhiều nơi khác cũng xuất hiện các điểm dân cư đô thị nhưng không để
lại tính chất điển hình.
2.3.1.2 Thời kỳ trung đại
Đô thị xuất hiện chủ yếu vào đầu công nguyên thuộc chế độ phong
kiến. Quy mô thành phố nhỏ, không lớn hơn 5000 đến 10000 người, hầu hết
có thành quách bao ngoài. Nhìn chung đô thị thời kỳ này phát triển chậm, bố
cục thành phố lộn xộn, phát triển tự phát, thiếu quy hoạch và môi trường đô
thị không hợp lý.
2.3.1.3 Thời kỳ cận đại
Thời kỳ này các đô thị phát triển ồ ạt dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong tổ
chức không gian đô thị. Nhà ở đô thị nảy sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là sự
thiếu thốn các khu nhà ở cho người lao động.
Môi trường đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự phát triển của công
nghiệp và dân số, thiếu những khu cây xanh, công viên. Công trình công
nghiệp xây dựng lộn xộn, mật độ xây dựng cao và các công trình phát triển
nhiều theo chiều cao. Do đó đòi hỏi những cuộc cải tổ và những tư tưởng mới
cho sự phát triển của nghành quy hoạch đô thị hiện đại.
Trải qua nhiều thập kỷ quy hoạch đô thị trên thế giới đã đạt được rất
nhiều thành tựu với các mô hình xây dựng đô thị theo từng thời kỳ:
- Đô thị khép kín sau bức tường thành: Thời Trung cổ, ở châu Âu,
cũng như ở châu Á, để phòng chống giặc giã, chiến tranh, một thành phố
quan trọng thường được bao quanh bởi một bức tường thành kiên cố, có
cổng ra vào được canh giữ nghiêm ngặt.
- 10 -
- Thành phố - Vườn: vào cuối thế kỷ XIX, ở nước Anh - nước đi đầu
trong cuộc Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (1780-1880), Ebenezer
Howard, một viên chức nhỏ, không phải là một nhà quy hoạch, cũng không
phải là một kiến trúc sư, đã có sáng kiến đề ra mô hình Thành phố - Vườn
(1898). Mô hình Thành phố -Vườn là một sơ đồ hình tròn, với những vòng
đai đồng tâm: ở trung tâm là một công viên lớn, xung quanh là vòng đai
nhà - vườn, sau đó là một con đường lớn, rồi lại đến một vòng đai nhà -
vườn. Ở vòng ngoài cùng là một đường vành đai nối liền đơn vị này với
các đường giao thông và với đơn vị khác. Giữa các đơn vị Thành phố -
Vườn là đất nông nghiệp.
- Đô thị vệ tinh: Năm 1922, Raymond Unwyn, một kiến trúc sư, đưa
ra mô hình Đô thị Vệ tinh, dựa trên ý kiến chủ đạo của E. Howard, nhưng
bố trí rõ ràng hơn các chức năng của đô thị ở khu trung tâm của vệ tinh
chính, các vệ tinh khác nằm ở xung quanh. Tuy nhiên mô hình này vẫn tồn
tại nhược điểm và vào năm 1923, Robert Whitten đưa ra một mô hình Đô
thị Vệ tinh khác. Một đơn vị mô hình Đô thị Vệ tinh của Whitten gồm có
một vệ tinh chính ở trung tâm, với chức năng thương mại, xung quanh là 8
vệ tinh khác, với những chức năng khác nhau. Các không gian cây xanh,
được mở rộng ra, nhưng đó là những không gian trong đó không ai được
phép xây dựng (non aedificandi), chứ không phải là đất nông nghiệp.
- Đô thị tuyến tính: Năm 1892, ở Tây Ban Nha, Soria Y Mata, lần
đầu tiên, đưa ra một mô hình quy hoạch tuyến tính áp dụng cho thành phố
Madrid, dưới hình thức một dải dài nối liền các đô thị nhỏ xung quanh
Madrid. Ý tưởng này đã lan rộng sang Mỹ, và đã gợi ý cho các nhà quy
hoạch đô thị Mỹ sáng tạo ra mô hình «chùm đô thị» (tạm dịch từ «Regional
City». Trên thực tế, đây là một tổng thể đô thị, nằm rải rác giữa một vùng
nông thôn, dọc theo một tuyến giao thông liên vùng, mỗi đô thị có một
- 11 -
chức năng khác nhau. Phải chờ đến giữa thế kỷ XX, khái niệm «quy hoạch
tuyến tính» và «đô thị tuyến tính» mới được triển khai một cách có hệ
thống. Một trong những lý thuyết gia có phần đóng góp quan trọng vào
công việc này, là Michel Kosmin, một kiến trúc sư đã từng giữ một chức
vụ quan trọng trong lãnh vực quy hoạch ở Tunisie (Bắc Phi) vào những
năm 50 của thế kỷ trước.
2.3.2 Ở Việt Nam
2.3.2.1 Trước thế kỷ 18
Đô thị thời kỳ này mang tính chất phòng thủ, chủ yếu là chống giặc
ngoại xâm. Dấu vết đô thị là trung tâm chính trị và quốc phòng. Dấu vết đô thị
đầu tiên ở Việt Nam là thành Cổ Loa của An Dương Vương ở tả ngạn sông
Hồng, là trung tâm chính trị của nước Âu Lạc. Cổ Loa có ba vòng thành, dài
16km. Thời kỳ Bắc thuộc một số thành thị khác nhau mang tính chất quân sự
và thương mại đã hình thành. Ở thời kỳ này đã xuất hiện kiến trúc cung đình
hiện đại. Dưới thời kỳ phong kiến nhiều loại đô thị khác nhau đã hình thành.
2.3.2.2 Dưới thời nhà Nguyễn
Từ đầu thế kỷ 18 khi các nước châu Âu đã có nền kinh tế lớn mạnh thì
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Những điều luật phong kiến
ngặt nghèo đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, nhất là trong lĩnh vực kiến
trúc, quy hoạch và xây dựng. Dân số đô thị lúc bấy giờ chỉ chiếm khoảng 1%
dân số cả nước. Đầu thế kỷ 19, hệ thống đô thị nước ta kéo đến Hà Tiên, sau
tập trung tại khu chợ Lớn hình thành chuỗi đô thị phía Nam. Năm 1800 nhà
Nguyễn chọn Huế làm thủ đô với hình thức đô thị vẫn là thành quách, sông
Hương bao bọc bên ngoài thành. Các đô thị được xây dựng theo cấu trúc:
+ Trong thành là các công trình nhà ở, nơi làm việc của các quan lại và
trại lính
- 12 -
+ Ngoài thành là các khu dân cư và phố phường buôn bán của dân
thường
Với hình thức đó đô thi đã thể hiện rõ sự cách biệt giữa chính quyền và
dân trong cấu trúc đô thị
2.3.2.3 Từ thời Pháp thuộc đến nay
Thời kỳ Pháp thuộc, ngoài các khu vực thành quách thì các khu dân cư,
phố xá bắt đầu phát triển, nhiều đô thị đã trở thành các trung tâm thương mại
lớn và dần dần lấn át cả khu vực thành quách
Sau cách mạng tháng Tám chúng ta phải tiếp tục cuộc kháng chiến
chông thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thời gian hoà bình để xây dựng chủ
nghĩa xã hội rất ngắn, do đó quá trình phát triển đô thị bị hạn chế rất nhiều.
Ngày nay chúng ta đã và đang nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng
lưới đô thị và dân cư trên địa bàn toàn quốc.
Hà Nội là một ví dụ điển hình về quá trình phát triển của đô thị, nhất là
những năm đầu của thế kỷ mới. Khi tốc độ đô thị hóa nhanh tới mức chóng
mặt như mọi người thường nói thì công tác xây dựng và quản lý đô thị được
thành phố xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đòi hỏi sự chỉ đạo
sát sao của các tổ chức Đảng, sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của chính quyền
các cấp và sự tham gia tích cực của cộng đồng.
Trên bản đồ quy hoạch, xung quanh 36 phố phường Hà Nội có thêm
hàng chục khu đô thị mới. Nhiều khu đô thị đã xây dựng xong như Định
Công, Bắc Linh Đàm, khu bán đảo hồ Linh Đàm, Trung Yên, Trung Hòa,
Nhân Chính. Nhiều khu đô thị mới đang được khẩn trương xây dựng mà điển
hình là khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, Nam Thăng Long, Việt Hưng…
Nhiều khu đô thị mới đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Tính chung,
trên địa bàn Hà Nội hiện có 78 dự án khu đô thị mới với khoảng 2.000 ha. Hà
Nội phấn đấu đến năm 2005 diện tích nhà ở bình quân là 7m2/người và năm
2010 là 8-9m2/người. Tại các khu đô thị mới con số này đã là 2 chữ số như
- 13 -
khu đô thị mới Nam Thăng Long, diện tích bình quân là 54m2/người. Bây giờ
mỗi năm Hà Nội xây thêm 1 triệu mét vuông nhà ở không còn là giấc mơ.
2.4 Những vấn đề còn tồn tại cần được nghiên cứu
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay, công cuộc xây dựng
đô thị ở nước ta mới bước vào cuộc thử sức thực sự với rất nhiều lúng túng
trong việc chuyển đổi từ một nền kinh tế - kế hoạch tập trung sang kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự lúng túng đó phản ánh rất rõ trong
việc hình thành bộ mặt đô thị. Rất nhiều khu công nghiệp mọc lên nhưng
không có khu công nhân. Hà Nội, TP.HCM - hai thành phố lớn nhất nước -
không đủ sức thoát ra khỏi chiếc áo đã quá chật. Các kiến trúc cao tầng tranh
thủ xen cấy vào một hệ thống giao thông đô thị đã quá nhỏ hẹp, chật chội làm
tăng cao mật độ cư trú dẫn đến ùn tắc giao thông. Nhiều năm tháng đã đi qua
nhưng bộ mặt trung tâm của hai thành phố này vẫn là những trung tâm cũ
được xen cấy một số kiến trúc cao tầng giàu tính ngẫu nhiên, không nghiên
cứu trước.
Bộ mặt kiến trúc đô thị lộn xộn; hệ thống kỹ thuật hạ tầng tùy tiện,
chắp vá; cảnh quan thiên nhiên bị biến dạng, hệ thống cây xanh không được
quan tâm thỏa đáng và thiếu hụt trầm trọng; hệ thống các công trình phúc lợi
xã hội còn nhiều bất cập. Việc quản lý đô thị lại còn rối hơn. Chỉ với một con
đường cũng chia nhỏ ra cho nhiều cơ quan thuộc nhiều ngành phụ trách.
Quá trình đô thị hóa đất nước thời gian qua đã bộc lộ rất nhiều non nớt, yếu
kém, bất cập, trong đó có ba vấn đề lớn sau đây:
Về bản chất công việc
Quy hoạch đô thị là một khoa học liên ngành rộng lớn và phức tạp. Đối
tượng khảo sát, nghiên cứu liên quan đến một vùng tài nguyên to lớn, nhằm tổ
chức một cỗ máy sản xuất khổng lồ gồm hàng trăm xí nghiệp công nghiệp, sử
dụng hàng vạn lao động, cùng hoạt động đời sống nhiều mặt của một cộng
đồng cư dân từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu người.
- 14 -
Quá trình xây dựng và hoạt động đô thị là dài lâu, ảnh hưởng không ít
đến môi trường và cảnh trí thiên nhiên. Đô thị còn là một thực thể xã hội rộng
lớn, vận động không ngừng với những quy luật đặc thù theo đặc điểm từng
địa phương, từng thời kỳ, từng giai đoạn. Mỗi đô thị là một sản phẩm riêng
biệt, không thể trộn lẫn, chắp vá, lắp ghép.
Thời gian qua, trước sức ép của những bức xúc thực tế, với một quỹ
thời gian có phần hạn hẹp, với một lượng kinh phí nghiên cứu còn thấp xa so
với yêu cầu, và một chế độ đãi ngộ trên mặt bằng thu nhập bình quân của xã
hội, nhiều công trình quy hoạch đã được tiến hành vội vã, chưa đủ độ chín
trong tư duy, chưa đủ “tầm” để đề xuất những vấn đề dài hơi, có tính vĩ mô và
mang ý nghĩa chiến lược.
Tình hình giao thông đô thị ở TP.HCM và Hà Nội hiện đã đến mức báo
động đỏ. Đáng lẽ tất yếu này phải được các nhà quy hoạch dự báo từ xa trong
những công trình quy hoạch tổng mặt bằng đô thị nhiều năm trước đây. Nếu
làm được như vậy, thì đã khai thác được năng lực của hệ thống giao thông
công cộng bằng những loại hình tối tân, do có kế hoạch chuẩn bị từ nhiều năm
trước.
Việc thoát nước cũng phải dự báo từ lâu bằng những công trình khoa
học nghiêm túc để đề xuất về những biện pháp chuẩn bị từ xa. Còn thực tế thì
ngay cả cơ quan quy hoạch TP.HCM vẫn chưa có trong tay bản đồ địa hình
đúng chuẩn. Đó chỉ là một, vài trong rất nhiều ví dụ.
Về tổ chức và quản lý nhà nước
Mỗi đô thị là một cơ thể thống nhất trong tương quan nhiều mặt, phải
được vận hành một cách nhịp nhàng bởi một bộ máy đủ năng lực và chỉ huy
thống nhất. Trong thực tế, chúng ta từng thể nghiệm chế độ kiến trúc sư
trưởng, nhưng năng lực cán bộ, hệ thống chính quyền đô thị chưa được xác
lập một cách đồng bộ nên hiệu quả chưa được như mong muốn.
- 15 -
Đô thị hiện đang bị chia nhỏ ra nhiều phần, giao cho nhiều ngành quản
lý, thực hiện. Chỉ tính riêng một tuyến đường trong thành phố, từ khâu đầu tư
đến thực hiện và quản lý đã thuộc quyền không ít cơ quan từ giao thông, điện
lực, cấp thoát nước, cây xanh… nay thêm bưu chính viễn thông và tương lai
không biết còn những ngành nào tác nghiệp trên trục đường thành phố nữa?
Không một hoạt động nào của con người tác động vào môi trường tự
nhiên trầm trọng bằng xây dựng và vận hành đô thị. Rác và nghĩa trang là
những vấn nạn lâu dài đối với bất cứ đô thị nào, chưa kể hàng trăm nghìn
người, một lượng đông đảo xe cơ giới đủ kích cỡ hoạt động tập trung trên
chính không gian đô thị là những vấn đề phải đặt ra với môi trường, cần được
nghiên cứu sâu và có hướng xử lý ngay từ khâu đặt bút thiết kế quy hoạch.
Quản lý đất đai hiện càng rối hơn. Giải quyết hậu quả của những “quy
hoạch treo”, “quy hoạch quên” hiện lại đang nằm trong tay Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Việc cấp giấy hồng, giấy đỏ thể hiện sự lúng túng của tổ chức bộ
máy nhà nước. Tổ chức chính quyền ba cấp, sao chép mô hình quản lý nông
thôn rõ ràng đã không còn thích hợp với một cơ thể năng động như đô thị.
Việc tìm kiếm một hình thức tổ chức nghiên cứu, vận hành và quản lý đô thị
thích hợp và hàng loạt vấn đề cần được đặt ra như một yêu cầu cấp bách.
Về lực lượng quy hoạch
Lực lượng những người làm công tác quy hoạch đô thị kể cả trung
ương lẫn địa phương xem ra còn quá mỏng so với khối lượng công việc. Có
rất nhiều tiến sĩ, thạc sĩ nhưng quá ít những con chim đầu đàn. Được nghe
trình bày quy hoạch một số đô thị, cảm nhận chung là các đồ án quy hoạch đô
thị do những nhóm, tổ công tác khác nhau, căn cứ vào yêu cầu của từng địa
phương để đưa ra những giải pháp cục bộ, biệt lập mà không cứu xét đến mối
quan hệ vùng, trong một tương quan rộng lớn hơn mà thành phố đó có liên hệ.
Kiểu chỉ thấy cây mà không thấy rừng.
- 16 -
Ở đây bộc lộ một thiếu sót nữa của cấp nhà nước, hoặc của bộ chuyên
ngành, đó là chậm trễ trong việc tiến hành nghiên cứu quy hoạch vùng lãnh
thổ, làm tiền đề, chỗ dựa cho quy hoạch từng đô thị, từng điểm dân cư. Không
thể không đề cập đến tình trạng cát cứ, và để đáp ứng yêu cầu này của bên đặt
hàng, các nhà quy hoạch dễ dàng “quy hoạch” cho mỗi địa phương một bến
cảng, có khi cả một sân bay trong khi những công trình như vậy cần cứu xét
cho một vùng hay một cụm liên tỉnh.
Cụm sân bay Trà Nóc, Rạch Giá, Cà Mau, có thể coi là một ví dụ. Để
làm được điều này, nhà khoa học phải có sự dũng cảm bên cạnh những kiến
thức chuyên ngành vững vàng, sâu rộng để có thể tham mưu, tư vấn cho lãnh
đạo bằng một thái độ chân thành và trung thực.
- 17 -
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Điều tra hiện trạng khu đất xây dựng
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Địa hình, địa mạo
- Khí hậu (nhiệt độ, chế độ nắng, gió, tần suất hướng gió...)
- Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình
- Các đặc điểm về cảnh quan thiên nhiên và môi trường
3.1.1.2 Hiện trạng về sử dụng đất
- Giới hạn sử dụng khu đất
- Quy mô diện tích khu đất
- Phân loại đất theo các chức năng sử dụng trong khu đất: Đất ở, đất
công trình công cộng, đất công trình hành chính sự nghiệp...
Cần thống kê, xác định quy mô, tính chất, tỷ lệ và tương quan giữa các loại
đất trên
3.1.1.3 Hiện trạng về dân cư, xã hội
- Số người cư trú, số hộ, cơ cấu hộ, số lao động, thành phần cơ cấu
dân cư, lối sống, nhu cầu...
- Tình hình đời sống kinh tế: mức thu nhập bình quân, mức sống,
việc làm, phân bố chỗ làm việc, khả năng chuyển đổi, tìm kiếm việc làm
3.1.1.4 Hiện trạng về sở hữu
- Xác định các loại hình sở hữu đối với các công trình, quyền sử
dụng đất đai và các bất động sản khác
- Cần đánh giá những khả năng chuyển quyền sử dụng đất, nhà và
các loại bất động sản khác.
- 18 -
3.1.1.5 Hiện trạng về dịch vụ
- Công trình thương mại, dịch vụ
- Khách sạn, du lịch
- Giáo dục
- Công trình văn hoá
- Công trình y tế
3.1.1.6 Hiện trạng về công trình kiến trúc
- Nhà ở
- Công trình công cộng
- Các công trình công nghiệp, kho tàng, dịch vụ, du lịch, giáo dục...
3.1.1.7 Hiện trạng về kiến trúc cảnh quan và cây xanh
- Cảnh quan tự nhiên
- Cảnh quan nhân tạo
3.1.1.8 Hiện trạng về các công trình hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị đô thị
- Hệ thống giao thông, điện, nước...
- Mặt cắt ngang các tuyến đường, cao độ nền đường...
3.1.2 Quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn Phát Diệm
3.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch khu trung tâm.
- Phạm vi, ranh giới, chức năng sử dụng của từng lô đất trong khu
vực quy hoạch.
- Mối quan hệ đa phương giữa khu đất với vùng lân cận.
- Tiềm năng và quỹ đất, diện tích khu đất
- Mật độ xây dựng
- Tính chất và đặc điểm cây xanh trong khu vực
- Quy mô, tầng cao xây dựng, chất lượng công trình
- Giá trị nghệ thuật, bố cục không gian kiến trúc
- Giá trị lịch sử
- Những công trình cần giữ lại, bảo tồn và tôn tạo
- Quỹ đất xây dựng
- 19 -
- Điều kiện kỹ thuật hạ tầng
3.1.2.2 Đánh giá tổng hợp
- Những điều kiện thuận lợi và tiềm năng khai thác
- Những khó khăn bất lợi
3.1.2.3 Nội dung chi tiết quy hoạch khu trung tâm
- Tiêu chí lựa chọn khu đất
- Các bộ phận chức năng trong khu trung tâm:
+ Các công trình hành chính - chính trị
+ Công trình giáo dục và đào tạo
+ Công trình văn hoá
+ Công trình thương mại
+ Công trình y tế, bảo vệ sức khoẻ
+ Các công trình thể thao
+ Các công trình nghỉ ngơi, du lịch
+ Các công trình dịch vụ
+ Các công trình thông tin liên lạc
+ Các công trình tài chính, tín dụng
Ngoài ra còn một số các công trình: công trình giao thông và kỹ thuật
đô thị khác, nhà ở, các cơ sở dịch vụ khoa học và sản xuất không độc hại.
3.1.2.4 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
- Tổng diện tích khu trung tâm
- Tỷ lệ chiếm đất của từng công trình cụ thể trong khu trung tâm
- Tính tầng cao trung bình toàn khu
- Tính tổng diện tích sàn
- Tính toán dân số dự kiến
- Diện tích các loại đất theo Quy chuẩn xây dựng
- Mật độ xây dựng
- Hệ số sử dụng đất
- 20 -
3.1.2.5 Đề xuất ý tưởng và phương án cơ cấu chức năng
- Đưa ra ý tưởng quy hoạch thiết kế khu đất
+ Cơ sở khoa học
+ Cơ sở thực tiễn
- Thiết lập và lựa chọn phương án cơ cấu
3.1.3 Quy hoạch sử dụng đất khu trung tâm
Xác định các thông số cho từng khu chức năng bao gồm:
- Diện tích
- Mật độ xây dựng
- Hệ số sử dụng đất
- Tên công trình...
3.1.4 Lập phương án quy hoạch không gian cảnh quan khu trung tâm
- Bố cục không gian công trình công cộng
- Bố cục không gian công trình dịch vụ
- Bố cục không gian đường phố, đường cơ giới, đường đi bộ, đường
đi dạo
- Bố cục không gian cảnh quan tự nhiên
- Bố cục không gian khu nhà ở
3.1.5 Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm
- Hệ thống giao thông
- Hệ thống điện
- Hệ thống cấp nước
- Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường
- Hệ thống thông tin liên lạc
- Năng lượng
3.1.6 Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả môi trường
- 21 -
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát
+ Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu,
chế độ thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên …
+ Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng về dân cư, xã
hội, về dịch vụ, về sở hữu...
+ Thu thập số liệu về các công trình kiến trúc, kiến trúc cảnh quan cây
xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị trên địa bàn thị trấn.
3.2.2 Phương pháp minh hoạ trên bản đồ
Đây là một phương pháp đặc thù trong quy hoạch. Dựa vào các tài liệu
sẵn có và các phần mềm như Microstation, Mapinfo, AutoCad để thành lập
các loại bản đồ. Thông qua hệ thống bản đồ chúng ta sẽ thấy được mọi thông
tin cần thiết, song phương pháp này cũng tốn nhiều thời gian, đòi hỏi người
thực hiện phải có kỹ năng làm bản đồ.
Hệ thống bản đồ bao gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ vị trí,
bản đồ cảnh quan...
3.2.3 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được áp dụng trong suốt báo cáo nhằm tham khảo
các loại tài liệu có giá trị pháp lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và cán bộ
có nhiều kinh nghiệm.
3.2.4 Phương pháp tính toán theo đinh mức
Phương pháp này nhằm dự đoán và tạo ra các hình thức tổ chức lãnh
thổ mới dựa vào các định mức tính toán về thời gian chi phí vật chất, lao
động, thức ăn, nhiên liệu. Thu thập các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về
việc sử dụng đất, thu thập các chỉ tiêu kỹ thuật chuyên ngành có liên quan đến
quá trình sử dụng đất.
3.2.5 Phương pháp so sánh lựa chọn phương án
Phân tích các ý tưởng và đối chiếu nhiệm vụ thiết kế để lựa chọn ra một
phương án cơ cấu phù hợp. Việc so sánh các phương án để thấy rõ những ưu
nhược điểm của từng phương án, từ đó lựa chọn được hướng đi đúng đắn.
- 22 -
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Nghiên cứu hiện trạng khu đất xây dựng
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Phát Diệm là trung tâm huyện lỵ của huyện Kim Sơn tỉnh Ninh
Bình. Cách thành phố Ninh Bình 30km về phía Đông Nam, có tổng diện tích
tự nhiên là 662,46ha có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông: giáp xã Kim Chính
- Phía Tây: Giáp xã Lưu Phương
- Phía Nam, Bắc: giáp xã Thượng Kiệm.
Là trung tâm của một huyện miền biển Kim Sơn, thị trấn Phát Diệm
nằm cân xứng ở bốn phía của ngã ba sông Vạc và sông Trì Trính đang có tốc
độ đô thị hoá nhanh Phát Diệm được định hướng trở thành thị xã của Ninh
Bình trong tương lai.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Thị trấn Phát Diệm có địa hình tương đối bằng phẳng, cốt đất trung
bình so với mặt nước biển từ 0,8 đến 1m. Địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Nhìn chung địa hình rất thuận tiện cho việc bố trí các kiên
cố các công trình.
4.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu thị trấn Phát Diệm mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, khí hậu phân thành hai mùa chính mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa: Nóng ẩm mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa khô: Khô lạnh, lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 23 độ C vào các tháng 6, 7. Nhiệt độ
thấp khoảng 9 độ C vào các tháng 1, 2.
- 23 -
- Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84%.
- Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1700mm, lượng mưa phẩn
bổ không đều, tập trung vào các tháng 5,6,7,8 chiếm 70% lượng mưa cả năm.
Đây cũng là nguyên nhân gây ra các trận lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất, mùa
màng. Các tháng còn lại lượng mưa không đáng kể, thậm chí có tháng không
có mưa gây ra hạn hán ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như môi
trường của nhân dân. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.780 giờ .
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa đông nam và gió mùa đông bắc, gió
mùa đông nam mang theo không khí nóng bốc hơi thường gây ra mưa rào và
giông. Gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh và mưa phùn.
Tính chất khí hậu của thị trấn diễn biến theo hai mùa rõ rệt, lượng mưa
phân bố không đều, khi gây lũ lụt, khi gây hạn hán gây ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của nhân dân thị trấn.
4.1.1.3 Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình
* Địa chất thuỷ văn:
Phát Diệm là vùng có hệ thống thuỷ văn rất phong phú với một số con
sông tự nhiên chảy qua như sông Đáy, sông Vạc và một số con sông được đào
đắp trong quá trình khẩn hoang dựa trên ý đồ quy hoạch của nhà doanh điền
nổi tiếng Nguyễn Công Trứ trong quá trình khai hoang vùng đất Kim Sơn.
* Địa chất công trình
4.1.1.4 Các đặc điểm về cảnh quan thiên nhiên và môi trường
* Không khí
Do đặc điểm vị trí địa lý, thị trấn Phát Diệm nằm cân xứng ở bốn phía
của ngã ba sông Vạc và sông Trì Trính nên không khí ở đây rất trong lành và
dịu mát. Tuy nhiên với tác động của đô thị hoá thì bầu không khí đô thị đang
dần dần chịu ảnh hưởng của những tác động xấu.
- 24 -
* Nguồn nước
Có nguồn nước khá dồi dào do có hệ thống sông đa dạng đáp ứng được
nhu cầu tưới tiêu.
Ngoài ra, thị trấn cũng có hệ thống nước ngầm khá phong phú. Đây là
nguồn tài nguyên đang được khai thác để cung cấp nước sạch phục vụ nhu
cầu cho nhân dân thị trấn.
* Nguồn gây ô nhiễm
Phát Diệm với tính chất là trung tâm văn hoá, chính trị của huyện và
đang nằm trong định hướng trở thành thị xã của Ninh Bình trong tương lai.
Với tốc độ phát triển không ngừng, đời sống nhân dân ngày một nâng cao,
theo đó lượng rác thải vào môi trường ngày một khổng lồ.Theo thống kê, mỗi
ngày toàn thị trấn thải ra một lượng rác khá lớn từ 15 đến 20 tấn rác thải phần
lớn được đẩy xuống sông (theo Tuy nhiên cả khu vực thị trấn
và các xã quanh vùng không có qui hoạch chứa và xử lý rác thải nên bà con
thường xuyên phải sống chung với rác.
4.1.2 Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu điều tra thống kê năm 2008, tổng diện tích đất tự nhiên của
thị trấn Phát Diệm là 662,46 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 30,47 ha chiếm
4,60% tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn, đất phi nông nghiệp là 628,55
ha chiếm 94,88% tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn, đất chưa sử dụng là
3,46 ha chiếm 0,52% tổng diện tích tự nhiên. Trên địa bàn có tuyến đường
quốc lộ 10 chạy qua, cộng thêm các công trình có ý nghĩa du lịch như: nhà
thờ đá, cầu Ngói…Hệ thống các điểm dân cư của thị trấn được hình thành từ
lâu đời với các công trình công cộng phục vụ dân cư được phát triển ven các
tuyến giao thông đặc biệt trên quốc lộ 10.
Cụ thể như sau:
- 25 -
4.1.2.1 Đất nông nghiệp
Hiện nay tổng diện tích đất nông nghiệp của thị trấn là 30,47 ha chiếm
4,60% tổng diện tích tự nhiên của toàn thị trấn. Diện tích đất nông nghiệp của
thị trấn phân bố rải rác chủ yếu là đất nuôi trồng thuỷ sản với diện tích 28,17
ha chiếm 92,45% diện tích đất nông nghiệp, một phần nhỏ diện tích đất nông
nghiệp còn lại là diện tích đất trồng lúa tập chung ở phía Tây Bắc của thị trấn.
Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của toàn thị trấn là 28,60
m
2/ người
4.1.2.2 Đất phi nông nghiệp
1. Đất ở đô thị
Tổng diện tích đất ở là 340,93 ha chiếm 51,46% tổng diện tích đất tự
nhiên. Hiện có 2228 hộ sử dụng ổn định đất ở, nhu cầu bình quân đất ở tính
theo đầu người là 319,68 m2/ người, bình quân diện tích đất ở trên một hộ gia
đình là 1529,55 m2/hộ. Trong những năm gần đây diện tích đất ở của thị trấn
đã tăng lên nhanh chóng do sự gia tăng về dân số, đặc biệt nhu cầu về đất ở
đối với những khu dân cư trung tâm là rất cao gây ra sức ép lớn lên đất đai.
Vì vậy UBND thị trấn cần có những biện pháp phối hợp đồng bộ với các
nghành, các cấp xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất
đai ở đô thị, phân bố đất phù hợp với dân số, lực lượng lao động trên địa bàn
đồng thời tạo ra cảnh quan môi trường đô thị đẹp, cân đối trong không gian
đô thị.
2. Đất chuyên dùng
Thị trấn Phát Diệm có 177,09 ha đất chuyên dùng chiếm 28,17% diện
tích đất phi nông nghiệp và 26,73% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:
a. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:
Có diện tích 13,62 ha chiếm 2,06% tổng diện tích tự nhiên, diện tích
này phần lớn do các tổ chức kinh tế sử dụng.
- 26 -
- Trung tâm hành chính: Trụ sở UBND thị trấn có diện tích 1135, 89 m2
là nhà cấp 4 đã xuống cấp nên trong giai đoạn tới cần quy hoạch và xây mới
lại; UBND huyện với diện tích 47289,24 m2 nằm giáp quốc lộ 10.
b. Đất an ninh - quốc phòng
Quỹ đất dành cho mục đích an ninh quốc phòng do Chính phủ quản lý
và chủ sử dụng là lực lượng vũ trang quân sự. Thị trấn Phát Diệm có 3,68 ha
đất an ninh - quốc phòng chiếm 0,59% diện tích đất phi nông nghiệp trong đó
bao gồm các công trình:
- Đồn công an huyện có diện tích 1,79 ha với toà nhà 3 tầng kiên cố,
chất lượng tốt đảm bảo sử dụng trong thời gian dài.
- Huyện đội Kim Sơn có diện tích 1,89 ha bao gồm nhà, lán xe, bãi tập
và hệ thống cây xanh trang trí. Công trình được xây dựng với 3 tầng kiên cố
đáp ứng tốt nhu cầu làm việc của cán bộ quốc phòng.
c. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Toàn thị trấn có 35,13 ha đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
chiếm 5,59% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là các công ty
và xí nghiệp như: công ty muối I ốt, công ty thuỷ nông, công ty hải sản, công
ty thương nghiệp, xí nghiệp chiếu cói...Các cơ sở này góp phần vào quá trình
phát triển ngành kinh tế TM - DV, CN - TTCN trong cơ cấu kinh tế của thị
trấn.
d. Đất công cộng trong thị trấn bao gồm:
- Diện tích đất giao thông của toàn thị trấn là 70,29 ha chiếm 10,61%
tổng diện tích tự nhiên của thị trấn. Bình quân diện tích đất giao thông trên
đầu người của thị trấn là 65,98 m2/ người, tỷ lệ này cho thấy diện tích đất
giao thông của thị trấn là tương đối cao. Trong phạm vi giới hạn các tuyến
đường được bố trí các công trình như: cấp thoát nước, truyền tải năng lượng.
- Đất thuỷ lợi có diện tích là 8,00 ha chiếm 1,20% tổng diện tích tự
nhiên bao gồm các hệ thống cống thoát nước, mương máng tưới tiêu.
- 27 -
- Đất bưu chính viễn thông: Gồm một bưu điện huyện có diện tích tích
1,02 ha với cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, trang thiết bị hiện đại, được
xây dựng 2 tầng kiên cố và nằm ở vị trí thuận tiện giao thông thuận lợi cho
quá trình trao đổi thông tin liên lạc của nhân dân.
- Đất văn hoá: Gồm có một cung thiếu nhi với diện tích 1,15 ha với hệ
thống sân chơi, các phòng luyện tập và vui chơi của các em được thiết kế
khang trang, hiện đại đảm bảo nhu cầu vui chơi, giải trí cho các em thiếu nhi.
Ngoài ra, thị trấn còn có Rạp Kim Mau diện tích 1,65 ha đảm bảo 800 chỗ.
Đây là công trình văn hoá kết nghĩa giữa Kim Sơn và Cà Mau, là nơi thường
diễn ra các hoạt động văn hoá lớn của huyện.
- Đất y tế: Có tổng diện tích là 17,46 ha chiếm 2,64% tổng diện tích tự
nhiên của thị trấn trong đó bao gồm các công trình:
+ Trung tâm y tế huyện có diện tích 16,66 ha được xây dựng với 2 tầng
kiên cố, có hệ thống khuôn viên cây xanh và đường dạo phục vụ nhu cầu
khám, chữa của bệnh nhân. Tuy nhiên, trang thiết bị còn thiếu và trình độ của
y bác sỹ chưa được đảm bảo.
+ Diện tích đất y tế còn lại 0,8 ha là các phòng khám tư nhân và các cơ
sở Đông y, các công trình này còn thô sơ và thiếu hiện đại chưa đáp ứng được
nhu cầu của người dân.
- Đất giáo dục: Với tổng diện tích là 11,69 ha bao gồm 1 trường PTTH,
2 trường THCS, 1 trường tiểu học và 2 trường mầm non, cụ thể như sau:
+ Trường PTTH Kim Sơn A có diện tích là 6,84 ha được xây dựng 2
khu nhà: khu hành chính của trường và khu học tập, khu học tâp của trường
có 34 phòng học với 1636 học sinh và 42 giáo viên. Các công trình này đều
được xây dựng với 2 tầng kiên cố.
+ Hai trường THCS:
Trường THCS Phát Diệm A: diện tích 0,88 ha, được xây dựng theo
hình chữ L, 2 tầng gồm có 18 phòng trong đó có một phòng chờ của giáo
- 28 -
viên, một phòng hiệu trưởng, một phòng họp còn lại là lớp học. Hiện tại công
trình còn rất kiên cố, tuy nhiên các trang thiết bị giảng dạy còn thiếu. Trường
THCS Phát Diệm A có 512 học sinh với 28 giáo viên tham gia giảng dạy.
Trường THCS Phát Diệm B: Có diện tích 0,60 ha được bố trí 14 phòng
học, với số lượng học sinh là 455 học sinh và 22 giáo viên giảng dạy, trường
được xây dựng 2 tầng nhưng thời gian sử dụng đã lâu nên hiện tại không đảm
bảo tốt điều kiện học tập cho học sinh.
+ Trường tiểu học Phát Diệm A: Diện tích là 0,91 ha đang được sử
dụng với hệ thống nhà cấp 4 gồm 14 phòng học, 520 học sinh và 20 giáo viên.
+ Hai nhà trẻ gồm:
Nhà trẻ hoa hồng có diện tích 1,18 ha xây 2 tầng kiên cố, với 12 phòng
học và 478 cháu.
Nhà trẻ Phú Vinh với diện tích 1,28 ha, là nhà 1 tầng có 5 phòng học,
11 giáo viên và có 157 cháu.
- Đất cơ sở TDTT: Có diện tích 7,45 ha là sân vận động huyện Kim
Sơn. Hiện tại các cơ sở TDTT trên địa bàn thị trấn còn kếm phong phú và
chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân nên trong giai đoạn tới cần bổ sung
thêm một số cơ sở TDTT.
- Đất chợ: Nằm ở phía Nam thị trấn Phát Diệm, với tổng diện tích là
5.95 ha đây được đánh giá là chợ lớn thứ ba của Ninh Bình đáp ứng nhu cầu
trao đổi mua bán của nhân dân trong huyện. Trong chợ có một trục đường
chính vào chợ, các gian hàng được bố trí hai bên, mỗi bên có hệ thống mái
che bằng tôn được phân chia theo từng loại mặt hàng một cách khoa học. Tuy
nhiên, chợ đã được xây dựng khá lâu nên trong thời gian tới cần tu bổ và nâng
cấp thêm.
- 29 -
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
- Phát Diệm nổi tiếng là một thị trấn có thành phần tôn giáo đa dạng.
Với 17% dân số thị trấn là đồng bào công giáo nên các công trình phục cụ tôn
giáo cũng rất đa dạng. Tổng diện tích là 36.80 ha bao gồm:
+ Đất tín ngưỡng: 1,7 ha
+ Đất tôn giáo: 35,10 ha
4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Trên địa bàn thị trấn có hệ thống sông ngòi rất phong phú, có tổng diện
tích là 73,73 ha chiếm 11,13% tổng diện tích tự nhiên của thị trấn. Trong đó
sông Vạc là sông lớn nhất.
4.1.3. Hiện trạng về kinh tế - xã hội
4.1.3.1.Tình hình dân cư và lao động thị trấn Phát Diệm
Thị trấn Phát Diệm là nơi tập trung rất đông dân cư, theo số liệu thống
kê ngày 31/12/2008 dân số toàn thị trấn là 10.653 người và có thành phần dân
số rất đa dạng, trong đó đồng bào tôn giáo chiếm 17% dân số. Dân cư phân bố
không đồng đều, tập trung chủ yếu ở phố Trì Trính và Phố Nam Dân.
Tỷ lệ phát triển dân số trung bình của thị trấn Phát Diệm giảm dần qua
từng năm, tính đến năm 2008 tỷ lệ phát triển dân số là 0,9% .
Thực trạng dân số và lao động thể hiện ở bảng 1.
- 30 -
Bảng 1: Thực trạng dân số và lao động
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Tổng nhân khẩu Người 10545 10558 10.653
Số sinh trong năm Người 200 193 194
Số chết trong năm Người 66 53 48
Số chuyển đến Người 195 398 320
Số chuyển đi Người 292 103 72
2. Tỷ lệ phát triển dân số % 1,1 1,02 0,9
3. Tổng số hộ Hộ 2243 2246 2268
4. Tổng số cặp kết hôn Cặp 72 85 80
5. Tổng số lao động Người 5275 5280 5330
- Lao động nông nghiệp Người 791 739 692
- Lao động phi nông nghiệp Người 4484 4541 4638
4.1.3.2. Hiện trạng dân cư và đất ở
Hiện trạng về lao động, phân bố dân cư và đất ở theo các phố được
trình bày trong bảng 2.
- 31 -
Bảng 2: Sự phân bố dân cư và đất ở của thị trấn Phát Diệm năm 2008
Tổng khẩu
STT Phố
Tổng hộ
(Hộ) Nam
(người)
Nữ
(người)
Ghi chú
1 Kiến Thái 248 491 525 Hộ giáo: 35
2 Trì Trính 378 1035 795 Hộ giáo: 48
3 Thượng Kiệm 227 493 575 Hộ giáo: 13
4 Phú Vinh 334 852 651 Hộ giáo: 38
5 Phát Diệm Đông 196 590 446 Hộ giáo: 95
6 Phát Diệm Tây 268 891 585 Hộ giáo: 98
7 Năm Dân 391 866 822 Hộ giáo: 27
8 Phát Diệm Nam 186 447 589 Hộ giáo: 99
Tổng 2228 5665 4988 453
Quy mô hộ là: 4,78 người/ hộ và tỷ lệ phát triển dân số của thị trấn tính
đến cuối năm 2008 là 0,9%. Với tỷ lệ này thì không gây áp lực lớn trong quá
trình sử dụng đất và phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong những năm tới muốn
kinh tế thị trấn phát triển thì cần giảm hơn nữa để đảm bảo cho quá trình sử
dụng đất và thiết kế các công trình.
4.1.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế
Thị trấn Phát Diệm là một đô thị trẻ đang trên đà phát triển, nằm ở vị trí
đặc biệt là trung tâm của huyện Kim Sơn đồng thời là thị xã của Ninh Bình
trong tương lai. Đặc biệt thị trấn Phát Diệm có điểm du lịch rất nổi tiếng là
nhà thờ đá. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế,
mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư. Được sự quan tâm của tỉnh
uỷ cùng với sự nắm bắt kịp thời các chương trình phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh đề ra, kinh tế thị trấn Phát Diệm đã có những chuyển biến đáng kể, các
- 32 -
chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, bộ mặt xã hội có nhiều
đổi mới, thu hút được khá đông lực lượng lao động tham gia và tăng nguồn
thu ngân sách.
Năm 2008, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Kim Sơn và sự
cố gắng của các ban ngành đoàn thể nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Đảng
bộ thị trấn khoá IV, kế hoạch 5 năm cùng với 8 chương trình phát triển kinh tế
xã hội của huyện Kim Sơn.
Tổng giá trị sản xuất của các ngành đạt được trong năm 2008 là 72 tỷ
323 triệu đồng bằng 125.8% kế hoạch năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân là 16% so với năm 2007.
Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ: 67 tỷ 988 triệu đồng bằng 120%
kế hoạch năm.
Giá trị sản xuất CN – TTCN đạt 3 tỷ 657 triệu đồng bằng 145% kế
hoạch năm.
Giá trị sản xuất Nông nghiệp là 678 triệu đồng.
Thu ngân sách Nhà nước đạt 750.8 triệu đồng, thu ngân sách của thị
trấn đạt 693.3 triệu đồng đạt 105.27% kế hoạch năm.
Thu nhập bình quân theo đầu người đạt 10.6 triệu đồng/người/năm, đây
là một mức thu nhập khá cao so với một số địa phương khác.
Nhìn vào cơ cấu kinh tế cho thấy, thương mại - dịch vụ là ngành kinh tế
chủ đạo, trong khi đó giá trị sản xuất của ngành kinh tế Nông nghiệp chiếm
một tỷ trọng rất nhỏ, ngành kinh tế CN – TTCN cũng là một ngành then chốt
để tạo nên bước tăng trưởng kinh tế nhanh của thị trấn. Song song với sự phát
triển kinh tế thì đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao, số hộ nghèo giảm đi (chỉ còn 0.6%), số hộ khá và giàu tăng lên
nhanh chóng. Số hộ giàu năm 2008 là 45%, nhu cầu về khám chữa bệnh, học
hành, vui chơi, giải trí của người dân được cải thiện qua từng năm.
- 33 -
Cơ cấu kinh tế của thị trấn Phát Diệm đang từng bước chuyển dịch
đáng kể, trong đó ngành TM – DV đóng vai trò chủ đạo, tỷ trọng của CN –
TTCN có chiều hướng tăng lên và tỷ trọng của ngành kinh tế Nông nghiệp có
xu thế giảm dần.
Theo số liệu thống kê từ năm 2005 cho thấy cơ cấu kinh tế của thị trấn
đang từng bước chuyển dịch và được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3: Thực trạng phát triển kinh tế của thị trấn Phát Diệm
TT Các chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1 Tổng giá trị sản xuất
Tỷ
đồng
46.108 54.261 62.653 72.323
2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 15,00 15,30 15,60 16,00
3
Giá trị sản xuất nông
nghiệp
Tỷ
đồng
1.798 1.519 1.126 678
4
Giá trị sản xuất CN -
TCNN
Tỷ
đồng
1.890 2.442 3.066 3.657
5 Giá trị sản xuất TM - DV Tỷ
đồng
42.419 50.230 58.371 67.988
6 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100
Nông nghiệp % 3,90 2,80 1,80 0.90
CN - TTCN % 4,10 4,50 4,90 5,10
TM - DV % 92,00 92,70 93,30 94,00
4.1.4. Hiện trạng về sở hữu
Các công trình, quyền sử dụng đất đai và các bất động sản khác thuộc
quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Với tốc độ đô thị hóa
nhanh thì việc chuyển quyền sử dụng đất, nhà và các loại bất động sản khác
sẽ ngày càng diễn ra sôi động trên thị trường.
- 34 -
4.1.5. Hiện trạng về kiến trúc cảnh quan và cây xanh
Thị trấn Phát Diệm nắm ở bốn phía của ngã ba sông Vạc và sông Ân,
đặc biệt các khu dân cư và các công trình khác được bố trí dọc hai bên bờ
sông Ân sẽ tạo nên một mô hình đô thị với cảnh quan tương đối đẹp. Mặt
khác, có tuyến đường quốc lộ 10 chạy qua nối thị trấn với các trung tâm khác
rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội của vùng.
Trong những năm gần đây hệ thống nhà ở của người dân được xây
dựng mới hoặc tu sửa, nâng cấp lại khá đẹp, rộng rãi với kiến trúc từ 2 đến 4
tầng. Các nhà cấp 4, nhà tạm còn rất ít, chủ yếu nằm trong các ngõ ngách
đường phụ. Hai bên bờ sông và đường của tuyến phố chính đều có vỉa hè lát
đá, trồng cây xanh tạo cảnh quan đô thị đẹp và trong lành. Đặc biệt, trong thị
trấn có trung tâm văn hóa là rạp Kim Mau công trình xây dựng kết nghĩa giữa
Kim Sơn và Cà Mau được bố trí hệ thống chiếu sáng với công suất lớn tạo ra
tính cân đối hài hòa trong không gian đô thị.
Thị trấn Phát Diệm khá nổi tiếng với nhà thờ đá Phát Diệm một công
trình kiến trúc đá khá hiện đại hài hòa, kết hợp giữa phương Đông và phương
Tây. Ngoài ra, còn có một số các công trình khác: Cầu ngói là cây cầu cổ bắc
qua sông Vạc với những nét kiến trúc rất đặc trưng. Các công trình đầu mối
hạ tầng kỹ thuật như: bến xe khách Kim Sơn, chợ Nam Dân là chợ lớn thứ ba
ở Ninh Bình… được xây dựng theo quy hoạch nên có kiến trúc tương đối đẹp,
khả năng phục vụ tốt.
Tuy nhiên kiến trúc cảnh quan môi trường của thị trấn Phát Diệm vẫn
chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của đô thị. Nhà ở ở một số nơi chưa được xây
dựng theo đúng quy hoạch, một số công trình kiến trúc đã bị hư hỏng theo
thời gian. Phần lớn các công trình đều ở tình trạng xây dựng cục bộ, độc lập,
phân tán, quy mô nhỏ nhưng lại sử dụng diện tích đất lớn gây ra tình trạng
lãng phí. Mặt khác, quá trình xử lý rác thải chưa được tốt gây mất vệ sinh môi
trường. Vì vậy, trong những năm tới UBND thị trấn phải có kế hoạch đầu tư,
- 35 -
tu sửa các công trình kiến trúc theo đúng quy hoạch, đúng thiết kế để tạo lên
cảnh quan đẹp, hài hòa, cân đối giữa các khu chức năng và khu dân cư. Bên
cạnh đó cần chú trọng hơn nữa công tác vệ sinh môi trường. Qua đó tạo nên
cảnh quan đô thị đẹp, thoáng mát, mang dáng dấp của một đô thị trẻ, hiện đại
và phát triển.
4.1.6. Hiện trạng về các công trình hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị đô thị
4.1.6.1. Giao thông
Thị trấn Phát Diệm có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc
vận chuyển hàng hóa và giao lưu với các vùng lân cận. Hiện tại trên địa bàn
thị trấn có hai loại giao thông chính là: đường bộ và đường thủy.
- Hệ thống giao thông đường bộ:
Tuyến đường lớn và quan trọng chạy qua địa bàn thị trấn là đường quốc
lộ 10, chạy dọc qua các khu dân cư, con đường này dẫn lên thành phố Ninh
Bình, và sang các tỉnh lân cận như Thanh Hóa…,có chiều rộng là 20 m với
11m lòng đường và 9m vỉa hè.
Bên cạnh đó trên đìa bàn thị trấn còn rất nhiều tuyến đường
khác:đường liên xã có chiều rộng 13m với 7m lòng đường, 6m vỉa hè; đường
nội thị có chiều rộng 6m, đường đi vào khu dân cư có chiều rộng 5m, đáp ứng
nhu cầu đi lại, giao lưu của người dân trong thị trấn.
Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của thị trấn Phát Diệm khá
phát triển, chất lượng các con đường tương đối cao. Hầu hết các tuyến đường
trong khu dân cư được nhựa hóa và bê tông hóa. Đường nhựa chiếm 70%, còn
lại là đường bê tông.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề cần khắc phục: hệ thống
giao thông đường bộ còn phải sửa chữa, nhiều tuyến đường đã xuống cấp phải
cải tạo, đường giao thông có bề mặt hẹp không đảm bỏa cho sự lưu thông với
số lượng lớn gây ra tình trạng quá tải, ách tắc. Ngoài ra tình trạng lấn chiếm
- 36 -
vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán kinh doanh gây cản trở giao thông và
làm xấu bộ mặt đô thị.
- Hệ thống giao thông đường thủy:
Hệ thống giao thông đường thủy trên địa bàn thị trấn chủ yếu là tuyến
đường thủy dọc sông Ân, dành cho các loại thuyền bè trở hàng hóa hoặc cá
loại vật liệu xây dựng: cát, gạch…nhìn chung giao thông đường thủy chưa
được chú trọng phát triển.
Qua thực trạng hệ thống giao thông đô thị của thị trấn Phát Diệm cho
thấy: Hệ thống giao thông đô thị trong những năm qua đã được cải tạo, tu sửa,
nâng cấp để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu, phục vụ phát triển sản xuát kinh
doanh, thu hút đầu tư, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.
4.1.6.2. Hệ thống cấp thoát nước
* Hệ thống cấp nước
Hiện nay, nước trong khu dân cư phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
được lấy từ nhà máy nước của thị trấn. Để đưa nước sạch tới từng hộ gia đình,
các cơ sở kinh doanh, thị trấn Phát Diệm có hệ thống đường dẫn nước được
xây dựng trên dọc các tuyến đường. Nhưng nhìn chung hệ thống dẫn nước
vẫn chưa đạt tiêu chuẩn vì đường ống nước có chất lượng không tốt, năng lực
chuyền tải chưa lớn, thất thoát nhiều. Có những khu dân cư việc cấp nước
sạch cho nhân dân còn nhiều hạn chế như điểm dân cư phố Thượng Kiệm
nhiều hộ vẫn còn phải dùng giếng khoan, chất lượng nước không đảm bảo vệ
sinh. Điều đó đòi hỏi thị trấn phải có kế hoạch đầu tư xây dựng, lắp đặt trang
thiết bị hiện đại nhằm hoàn thiện nâng cao năng lực vận chuyển của hệ thống
cấp nước trên địa bàn thị trấn. Đặc biệt chú ý đến việc cung cấp nước cho các
cơ sở sản xuất kinh doanh, vì nhu cầu với các hoạt động này là rất lớn, trong
khi đó việc cung cấp nước mới chỉ đảm bảo khoảng 65% nhu cầu.
* Hệ thống thoát nước
- 37 -
Hệ thống này gồm các cống rãnh kín hoặc cống bê tông cốt thép chạy
dọc các tuyến đường (tiết diện các ống từ 600 - 1500 mm). Đặc biệt ở thị trấn
có hệ thống cống Biện Nhị ngăn chặn lượng rác thải trên các sông ra sông lớn
và điều hòa dòng chảy trên các hệ thống sông trên địa bàn. Nhìn chung hệ
thống thoát nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và các tiêu chuẩn môi
trường. Tình trạng một số tuyến đường phụ, ngõ ngách vẫn chưa có hệ thống
thoát nước, trong khi đó hệ thống thoát nước hiên tại bị xuống cấp, chưa đồng
bộ không đáp ứng được yêu cầu.
4.1.6.3. Năng lượng - Viễn thông
Nguồn điện cung cấp cho thị trấn được lấy từ trạm điện 220KV, do nhà
máy điện của huyện quản lý.100% số hộ trong vùng có điện sinh hoạt dùng.
Thị trấn có các cột điện cao thế nằm rải rác ở các tuyến đường chính, và hệ
thống các đường dây điện hạ thế cung cấp điện cho sinh hoạt, sản xuất. Tại
các tuyến đường chính trong khu dân cư được lắp đặt các hệ thống chiếu sáng
công cộng. Tuy nhiên một số cột điện và dây điện đang dần bị xuống cấp, xây
dựng không đúng quy hoạch, thiếu tính thẩm mỹ trong không gian đô thị,
thiếu an toàn trong việc sử dụng. Bên cạnh đó trong các tuyến đường phụ, các
ngõ ngách chưa có đèn chiếu sáng công cộng.
Thị trấn Phát Diệm có một Bưu điện huyện với diện tích là 0,1 ha được
xây dựng khang trang, cơ sở vật chất, hạ tầng trang thiết bị đầy đủ, hiện đại,
đảm bảo phục vụ tốt thông tin liên lạc viễn thông của người dân thị trấn.
Ngoài ra trên địa bàn còn có các bốt điện thoại công cộng nằm dọc tuyến
đường 10 phục vụ nhu cầu dân cư. Theo báo cáo tổng kết của UBND thị trấn
Phát Diệm, trên địa bàn có khoảng 90% số hộ trong thị trấn có lắp đặt điện
thoại. Đây là một tỷ lệ tương đối cao. Trong thời gian tới cần nâng cấp hơn
nữa cơ sở vật chất cho bưu điện, đồng thời nâng cao khả năng phục vụ của
ngành bưu điện, đảm bảo nhanh chóng, an toàn trong vận chuyển, thông tin
liên lạc.
- 38 -
4.1.7. Tình hình quản lý sử dụng đất và sử dụng đất
4.1.7.1. Tình hình quản lý sử dụng đất
Năm 1994 dưới sự chỉ đạo của UBND, Sở Địa chính tỉnh Ninh Bình và
của UBND huyện Kim Sơn, thị trấn Phát Diệm đã thực hiện Chỉ thị 364/CT
của Chính phủ về phân định và giải quyết các tồn tại về địa giới hành chính và
diện tích của thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của cả thị trấn là 662,46 ha.
Ranh giới giữa thị trấn Phát Diệm với các xã lân cận đều rõ ràng. Các mốc địa
giới ổn định, dọc tuyến không có tranh chấp.
a. Công tác đăng ký thống kê và đo đạc bản đồ
Thực hiện Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đo đạc lập
bản đồ, Phát Diệm đã đo đạc được 32 tờ bản đồ giải thửa tỷ lệ 1: 1000 nhưng
đến nay đã nhàu nát.
Được sự giúp đỡ của tỉnh, huyện, thị trấn Phát Diệm đã xây dựng được
bản đồ địa chính 364 (10 tờ tỷ lệ 1: 5000), bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2005, bản đồ hành chính kinh tế thị trấn cùng với 7 quyển sổ địa chính, 5
quyển sổ mục kê, 3 quyển sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN
QSDĐ) cho các hộ trên địa bàn thị trấn, hồ sơ địa chính của thị trấn được thiết
lập ngày một hoàn thiện về số lượng, chất lượng phục vụ cho công tác quản lý
và sử dụng đất ngày một chặt chẽ hơn, thiết lập được cơ sở pháp lý giữa Nhà
nước với người sử dụng đất. Đồng thời làm cơ sở cho việc hoạch định, phân
bố cơ cấu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các mục đích chuyên đề khác.
Song một số tài liệu như bản đồ giải thửa, sổ thu thuế nhà đất chất lượng
số liệu còn kém, cơ sở pháp lý chưa đáp ứng được trong việc giải quyết đơn
thư và cấp GCN QSDĐ.
- 39 -
b. Công tác cấp GCN QSDĐ
Chấp hành Nghị định 364/CP của Chính phủ, thị trấn đã tiến hành giao
đất cho các hộ gia đình và cá nhân. Nhìn chung quỹ đất đai của thị trấn đã
được giao, cho thuê sử dụng đạt 93,88% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích
chưa giao, cho thuê sử dụng là 40,54 ha chiếm 6,12% tổng diện tích tự nhiên.
* Cấp GCN QSDĐ nông nghiệp
Thực hiện Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003, Nghị định 64/CP của
Chính phủ và Chỉ thị số 10/TTg của Thủ tướng Chính phủ, thị trấn Phát Diệm
đã tiến hành giao ruộng ổn định, lâu dài cho các hộ và tiến hành cấp GCN
QSDĐ.
* Cấp GCN QSDĐ ở đô thị
Tính đến ngày 31/12/2007 thị trấn đã tổ chức đo đạc và kê khai quyền sử
dụng đất ở và đã được huyện ký cấp GCN QSDĐ đạt 100%.
Việc điều tra quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2002 – 2008 đã giúp địa
phương có kế hoạch sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong
giai đoạn này thị trấn còn tồn tại khá nhiều vụ việc vi phạm đất đai. Tính đến
31/12/2007 toàn thị trấn có 13 hộ vi phạm với diện tích 0,2 ha, trong đó:
+ Lấn chiếm 11 hộ với diện tích 0,14 ha.
+ Sử dụng đất không đúng mục đích 02 hộ với diện tích 0,06 ha
Nguyên nhân của hiện tượng này là do nhu cầu sử dụng đất ở, đất làm nghề
kinh doanh ven các trục đường rất cao nhưng chưa được đáp ứng kịp thời, thêm
vào đó là các cấp có thẩm quyền chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- 40 -
4.1.7.2. Biến động đất đai
Bảng 4: Tình hình biến động đất đai thị trấn Phát Diệm thời kỳ 2000 - 2008
Loại đất Diện tích năm 2000 (ha)
Diện tích
năm 2008
(ha)
So sánh
2008/2000
Tổng diện tích 662.46 662.46 0
1. Đất nông nghiệp 33.41 30.47 -11,9
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 9.72 2.30 -7,42
1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 7.46 2.30 -5,16
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 2.26 0 -2.26
1.2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 32.65 28.17 -4.48
2. Đất phi nông nghiệp 612.60 628.55 +15.95
2.1. Đất ở đô thị 330.00 340.93 +10.93
2.2. Đất chuyên dùng 172.07 177.09 +5.02
2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 36.80 36.80 0
2.4. Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng 73.73 73.73 0
3. Đất chưa sử dụng 7.51 3.46 -4.05
4.2. Quy hoạch chi tiết khu trung tâm
4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch khu trung tâm
Khi tiến hành quy hoạch cần xác định những yếu tố cấu thành và ảnh
hưởng quyết định đến mọi hoạt động kinh tế kỹ thuật và xã hội xảy ra trên
khu đất lựa chọn quy hoạch. Những yếu tố tổng hợp có quyết định đến sự
hình các hoạt động quy hoạch xây dựng trong khu trung tâm bao gồm:
4.2.1.1. Yếu tố khách quan
Khu đất được lựa chọn xây dựng khu trung tâm có mối liên hệ mật thiết
với môi trường xung quanh. Nằm ở trung tâm của thị trấn và có 0,8 km đường
Quốc lộ 10 chạy qua tạo ra mối liên kết giao lưu kinh tế với các vùng xung
quanh. Không những thế, khu trung tâm cách nhà thờ Đá Phát Diệm 500m,
- 41 -
đây là một trong những yếu tố có tác động rất lớn đến quá trình phát triển
kinh tế và giao lưu văn hoá của khu trung tâm. Hiện tại trong khu trung tâm
tập trung các công trình hành chính chính trị của huyện còn rất khang trang
kiên cố, giúp liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong huyện với khu trung
tâm. Đặc biệt khu đất xây dựng khu trung tâm nằm về phía Tây Bắc của thị
trấn, một mặt nhận được sự tác động tích cực của môi trường xung quanh,
mặt khác làm chất xúc tác để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các xã lân cận
nằm phía Tây của thị trấn (các xã này được đánh giá là có nền kinh tế kém
phát triển so với các xã phía Đông của thị trấn) nhằm cân bằng nền kinh tế
trong toàn huyện.
4.2.1.2. Những điều kiện và tiềm năng của khu đất xây dựng trung tâm
Khu đất được lựa chọn quy hoạch khu trung tâm mang những đặc
điểm khí hậu của toàn thị trấn Phát Diệm, nhìn chung khí hậu rất thuận lợi và
ít xảy ra thiên tai. Phía Nam khu trung tâm là sông Ân một nhánh của sông
Vạc có chiều rộng 18m, giúp cho quá trình thoát nước cho khu trung tâm mỗi
khi xảy ra mưa lớn. Khu trung tâm có địa hình bằng phẳng rất thuận tiện trong
việc bố trí xây dựng các công trình.
4.2.1.3. Những hoạt động kinh tế, kỹ thuật và xã hội
Dựa trên những điều kiện và tiềm năng của khu đất dự kiến quy hoạch
sẽ hình thành các khu: Khu dân cư, khu hành chính - chính trị, giao thông,
văn hoá, giáo dục, thương mại - dịch vụ, giải trí...
4.2.2. Xác định vị trí và diện tích quy hoạch khu trung tâm
4.2.2.1. Vị trí, tính chất
a. Vị trí giới hạn
Khu đất được chọn để quy hoạch khu trung tâm nằm ở vị trí trung tâm
của thị trấn Phát Diệm có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp trung tâm y tế huyện Kim Sơn
- Phía Nam giáp đường Quốc lộ 10.
- 42 -
- Phía Tây Bắc giáp nhà thờ đá Phát Diệm
- Phía Đông giáp phố Thượng Kiệm
Khu đất này nằm ở vị trí trung tâm thị trấn, nằm trên trục đường Quốc
lộ 10. Đây là trục đường xuyên suốt thị trấn giúp nối thị trấn với các xã,
huyện và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, khu đất cách nhà thờ đá Phát Diệm 500 m
về phía Tây Bắc, đây là một điểm du lịch được đánh giá cao trong quần thể du
lịch Ninh Bình cũng như trong cả nước. Vì vậy, việc tạo bộ mặt cảnh quan
cho thị trấn là một việc rất cần thiết để thu hút du lịch và đầu tư cho vùng, với
vị trí này sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách đó. Ngoài ra khu đất còn được bố
trí ở trung tâm của khu dân cư trong thị trấn, đảm bảo được khoảng cách giữa
các phố phường trong thị trấn cũng như các xa trong toàn huyện.
b. Tính chất
- Khu trung tâm đô thị mới của thị trấn Phát Diệm có vai trò là trung
tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn thể thị trấn cũng như các xã lân cận
trong huyện và toàn huyện.
- Về chính trị: là nơi giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục
hành chính, quản lý Nhà nước, tổ chức các buổi thảo luận, hội nghị hoặc
những vấn đề liên quan đến chính trị.
- Về kinh tế: khu trung tâm thị trấn Phát Diệm là trung tâm kinh tế của
thị trấn và toàn huyện. Đây là nơi tập trung các hoạt động giao lưu thương
mại, buôn bán, dịch vụ.
- Về văn hóa: Khu trung tâm tập trung các công trình văn hóa, vui chơi
giải trí thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. Góp phần làm tăng
diện mạo cho thị trấn.
4.2.2.2. Diện tích quy hoạch khu trung tâm
Tổng diện tích đất khu trung tâm là 32,98 ha chiếm 5% tổng diện tích
tự nhiên của thị trấn Phát Diệm.
Các công trình bố trí trong khu trung tâm:
- 43 -
- Nhà ở: Nhà chia lô, biệt thự, chung cư
- Công trình hành chính - chính trị: UBND huyện, UBND thị trấn
- Công trình giáo dục đào tạo: Nhà trẻ, trường tiểu học, trường THCS.
- Các công trình văn hóa: nhà văn hóa trung tâm.
- Các công trình thương mại: siêu thị, các cơ sở sản xuất kinh doanh
thương mại.
- Các công trình y tế, bảo vệ sức khỏe: Trung tâm y tế.
- Các công trình thể dục thể thao: Sân bóng đá, sân thể thao nhỏ
- Các công trình nghỉ ngơi, du lịch: công viên cây xanh.
- Cây xanh và mặt nước.
4.2.3. Điều tra hiện trạng khu trung tâm
4.2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất khu trung tâm
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất khu trung tâm
STT Loại đất
Diện tích
(ha) Cơ cấu (%)
Diện tích khu trung tâm 32.98 100
2 Đất ở 21.07 63.89
3 Đất UBND huyện 4.42 13.40
4 Đất công an huyện 1.79 5.43
5 Đất Huyện đoàn Kim Sơn 0.3 0.91
6 Đất tôn giáo 1.74 5.28
7 Đất thuỷ sản 1.31 3.97
8 Đất giao thông 2.35 7.13
4.2.3.2. Hiện trạng các công trình kiến trúc cảnh quan khu trung tâm
- Đất ở: Trong khu trung tâm hiện nay có 5409 nhân khẩu cư trú, trong
khi đó tổng diện tích đất ở trong khu trung tâm là 21,07 ha. Định mức đất ở
- 44 -
bình quân là 100 - 300 m2. Tầng cao trung bình của các khu nhà ở trong khu
trung tâm là 3 tầng. Tất cả đều được xây dựng kiên cố đáp ứng đủ các tiêu
chuẩn về nhà ở. Kiến trúc chủ yếu là nhà chia lô phát triển theo các tuyến phố.
- Đất UBND huyện: Công trình được xây dựng kiên cố với kiến trúc
dân tộc hiện đại, mang đậm tính chất uy nghi của khu vực hành chính. Công
trình được xây dựng với 2 khu nhà 3 tầng, khu nhà phía trước gồm có phòng
hội nghị và các phòng ban chủ chốt của huyện, để vào khu nhà này có một
cổng chính rộng 8m, 2 cổng phụ 2 bên mỗi cổng rộng 1.5m. Khu nhà này
được thông với khu nhà phía sau bằng lối đi rộng 3m, có hệ thống cây bóng
mát và thảm cỏ trang trí hai bên lối đi. Khu nhà phía sau gồm các phòng:
thanh tra, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và một số các phòng ban
khác. Hiện tại công trình này còn rất kiên cố và trong giai đoạn quy hoạch
không có sự thay đổi nào, tuy nhiên cần bố trí thêm các loại cây xanh trang trí
và các loại cây bóng mát xung quanh công trình để tạo cảnh quan cho công
trình và hài hoà với các công trình xung quanh.
- Đất công an huyện: Công trình được xây dựng với 3 tầng kiên cố, có
kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được vẻ trang nghiêm. Ngoài ra, còn một
nhà cấp bốn dùng làm phòng tiếp dân, quay mặt về hướng Đông và được bố
trí ở gần cổng ra vào. Hiện tại các công trình này còn rất khang trang và kiên
cố nên trong giai đoạn quy hoạch vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên cần bố trí
thêm các loại cây xanh tạo bóng và trang trí cho công trình vừa tạo cảnh quan
cho công trình vừa góp phần cải tạo không khí cho khu trung tâm.
- Đất tôn giáo: Gồm có 2 nhà thờ nằm về 2 phía của khu trung tâm. Hai nhà
thờ đều được xây dựng theo kiến trúc như các công trình tôn giáo phương Tây.
- Công trình thương mại - dịch vụ: Nhìn chung các công trình thương
mại - dịch vụ trong khu trung tâm còn kém phong phú chủ yếu là các cửa
hanhg kinh doanh nhỏ, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về kiến trúc và nhu
cầu của người dân.
- 45 -
- Đất thủy sản: là diện tích ao hồ phục vụ cho mục đích nuôi cá của hộ
gia đình. Tuy nhiên, hệ thống ao nuôi này chiếm diện tích nhỏ và được bố trí
thiếu tập trung nên trong giai đoạn quy hoạch có thể thay đổi sang các mục
đích sử dụng khác.
- Đất huyện đoàn Kim Sơn: Có diện tích 0,3 ha được bố trí nhà cấp 4,
hiện nay công trình này đang dần dần xuống cấp, ảnh hưởng đến quá trình sử
dụng nên trong thời gian tới cần xây dựng lại hoặc bố trí công trình khác phù
hợp với khu trung tâm.
- Hệ thống giao thông khá thuận lợi đáp ứng được nhu cầu đi lại của
nhân dân. Tuy nhiên, một số đoạn đường đang bị xuống cấp cần phải cải tạo
và nâng cấp. Hệ thống cấp thoát nước trung khu trung tâm được xây dựng
ngầm trên các tuyến đường, tuy nhiên khả năng đáp ứng chưa cao.
- Hiện nay diện tích cây xanh trong khu trung tâm còn chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ khoảng 1% chủ yếu là cây cỏ, số lượng cây bóng mát và cây tạo cảnh
chưa nhiều.
Nhìn chung các công trình kiến trúc cảnh quan trong khu trung tâm
chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của điểm dân cư trong khu đô thị mới. Vì
vậy trong giai đoạn quy hoạch cần tiến hành quy hoạch mới, cải tạo và nâng
cấp các hạng mục công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tạo ra được
một khu trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội có tác dụng thúc đẩy mọi mặt đời
sống xã hội của thị trấn.
- 46 -
Bảng 6: Bảng hiện trạng các công trình khu trung tâm
Công trình Diện tích, m2 Địa điểm Chất lượng
I. Công trình
1. UBND huyện 44.289 Phát Diệm Đông Kiên cố
2. Nhà ở 217.000 Phát Diệm Đông Trung bình
3. Công an huyện 17.899 Phát Diệm Đông Kiên cố
4. Huyện đoàn 2801 Phát Diệm Đông Cấp 4
5. Nhà thờ 17.356 Phát Diệm Đông Kiên cố
II. Giao thông Chiều dài, km Chiều rộng, m Chất lượng
1. Tuyến Quốc lộ 10 0.8 20 Đường nhựa
2. T.Đường ngang 0.4 6 Đường nhựa
3. T.Đường liên xã 0.5 5 Bê tông
4.2.3.3. Một số chỉ tiêu xây dựng khu trung tâm theo yêu cầu quy hoạch
Căn cứ vào mục tiêu kinh tế xã hội chung của huyện và của thị trấn
Phát Diệm thì chức năng và chỉ tiêu khống chế trong khu trung tâm cụ thể
như sau:
- Chức năng:
+ Xây dựng các công trình nhà ở phục vụ cho các đối tượng: Hộ sở hữu
đất và nhà ở trước quy hoạch, hộ tái định cư do thu hồi đất xây dựng bố trí
các công trình trung tâm, các hộ trúng đấu giá quyền sử dụng đất và quyền sở
hữu nhà ở.
+ Xây dựng các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ nhu cầu
phá triển xã hội của toàn thị trấn.
+ Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật một cách đồng bộ hoàn
thiện, khả năng phục vụ tốt đáp ứng yêu cầu là trung tâm đầu mối kỹ thuật
của toàn thị trấn.
- 47 -
- Dự báo quy mô dân số và lao động:
+ Toàn thị trấn hiện có 10653 người với 2228 hộ, trong đó dân cư khu
trung tâm là 3465 người với định mức cấp đất theo quy định của địa phương
là 100 m2 đến 300 m2. Với tốc độ phát triển dân số năm 2008 là 0,9% và dự
kiến đến năm 2020 chỉ còn là 0,5%. Dự báo quy mô dân số khu trung tâm đến
năm 2020:
Pt = P0(1+ α)t
Trong đó:
Pt: Dân số năm dự báo
P0: Dân số năm điều tra
α: Tỷ lệ phát triển dân số
t: số năm dự báo
Dân số đến năm 2020 sẽ là 3661 người, với số dân dự kiên này cần tính
toán để đưa ra giai pháp tối ưu đáp ứng tốt nhu cầu ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi,
giải trí.
+ Lao động, việc làm: Với điều kiện, vị trí và tiềm năng cùng với tốc
độ đô thị hóa nên việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp sẽ tăng cao và người
dân sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn.
- Các chỉ tiêu khống chế xây dựng trong khu trung tâm:
+ Mật độ xây dựng toàn khu trung tâm: 40 - 45% (theo định hướng xây
dựng của huyện Kim Sơn)
+ Hệ số sử dụng đất: được tính theo tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn toàn
công trình (m2) trên diện tích khu đất
+ Quy mô diện tích sàn nhà ở bình quân là: 30% (theo số liệu điều tra
thống kê của công ty tư vấn xây dựng năm 2007)
+ Tầng cao trung bình: Là chỉ số tầng cao các loại nhà ở trong khu
trung tâm. Nó phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm của từng loại nhà ở được quy
định trong đồ án thiết kế.
- 48 -
HTB = i
HHH 321 ++
Trong đó:
HTB: Tầng cao trung bình
H1, H2, H3: Tầng cao của chung cư, biệt thự, nhà chia lô
i : Số lượng nhà
Tính toán được HTB = 4,3
+ Loại nhà bố trí trong khu trung tâm: Biệt thự, nhà chia lô, chung cư.
4.2.4. Lập phương án cơ cấu quy hoạch khu trung tâm
4.2.4.1 Quan điểm, yêu cầu
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa của thị
trấn cũng như của huyện.
- Tận dụng tối đa các công trình kiến trúc hiện có
- Phù hợp với cảnh quan môi trường trong phạm vi cho phép của chỉ
tiêu khống chế.
4.2.4.2. Phương án so sánh và phương án chọn
Phương án cơ cấu sử dụng mặt bằng khu trung tâm phải thể hiện được
ý đồ liên kết về chức năng và không gian của các công trình kiến trúc cơ bản
trong khu vực.
Các phương án bố trí mặt bằng của khu trung tâm trong giai đoạn 2009
đến 2020 gồm 2 phương án:
Phương án 1: Khu trung tâm được bố trí theo nguyên tắc các nhóm nhà
ở được tổ chức đối xứng quanh các cụm công trình giáo dục, nhà trẻ, trung
tâm y tế, không gian xanh xen kẽ, có sự gắn kết với các công trình công cộng
và công trình dạng điểm là chủ yếu và được hỗ trợ bằng tuyến giao thông gắn
kết chặt chẽ giữa các nhóm nhà.
- 49 -
- Ưu điểm: Đây là phương án mang tính khoa học cao trong việc tổ
chức không gian cảnh quan, nhà trẻ, trường học, trung tâm y tế được bố trí ở
gần các khu dân cư, giao thông đi lại thuận lợi.
Phương án 2: Bố trí công trình theo trục đường chính và theo các tuyến
dạng xương cá, các điểm dân cư được phân bố xen kẽ khu chức năng.
- Ưu điểm: Phương án đưa ra giải pháp quy hoạch khu trung tâm khá rõ
ràng, rành mạch, giao thông thuận lợi.
- Nhược điểm: Tính chất khu trung tâm chưa được làm nổi bật, bán
kính phục vụ chưa cao.
Mỗi phương án đều có ưu nhược điểm riêng. Nhưng trong giai đoạn
quy hoạch, so sánh giữa hai phương án, việc lựa chọn phương án một là hoàn
toàn hợp lý. Phương án này đưa ra cách bố trí, tổ chức không gian một cách
khoa học, khu trung tâm được chia ra thành bốn điểm dân cư xen kẽ các công
trình, gần các khu ở được xen kẽ bằng các khu thể dục thể thao và các công
viên cây xanh, hệ thống các công trình mang tính phục vụ được tổ chức hợp
lý đảm bảo bán kính phục vụ tốt nhất, các công trình được liên kết một cách
chặt chẽ thông qua hệ thống giao thông trong khu trung tâm. Lựa chọn
phương án một là phương án tổ chức không gian một cách hợp lý làm cho khu
dân cư và các công trình phụ trợ được liên kết một cách chặt chẽ thông qua hệ
thống liên khu chức năng, tạo cho khu trung tâm sống động,cân đối và phù
hợp với cảnh quan kiến trúc chung của toàn thị trấn.
Phương án chọn:
Trong giai đoạn từ 2009 - 2020 khu trung tâm sẽ được bố trí hệ thống
các công trình như sau:
1. Khu dân dụng:
a. Đất ở:
Khu trung tâm hiện có 737 hộ dân, trong đó có khoảng 40% số hộ phải
thu hồi đất để bố trí các công trình công cộng. Với việc cải tạo và xây dựng
- 50 -
mới khu ở theo khu trung tâm sẽ có 779 hộ sử dụng đất ở. Quy hoạch khu
trung tâm thị trấn sẽ được bố trí ba loại nhà ở theo nhu cầu, khả năng và mức
thu nhập của các hộ dân đó là: nhà chia lô, biệt thự, chung cư. Cụ thể:
- Xây dựng khu chung cư 9 tầng: Công trình được xây dựng dựa trên
công nghệ hiện đại, vật liệu tốt nhất đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn. Hình
thức kiến trúc hiện đại, các phòng ở được bố trí một cách khoa học, ngoài ra
chỗ để xe được bố trí ở tầng trệt, các cửa hàng dịch vụ được bố trí ở tầng 1
thuận tiện cho quá trình sinh hoạt của người dân sống trong chung cư.
+ Diện tích đất: 4000 m2
+ Diện tích xây dựng: 3200 m2
+ Mật độ xây dựng: 80%
+ Hệ số sử dụng đất: 7,2 lần
- Xây dựng khu biệt thự nằm gần diện tích công viên cây xanh, mặt
nước với tổng diện tích là 23440 m2, định mức cấp cho mỗi hộ là 300m2/ hộ.
Tổng số hộ quy hoạch là 82 hộ. Trong đó, nhà được thiết kế theo kiến trúc
hiện đại, mái dốc được lợp bằng ngói tạo nên sự độc đáo trong phong cách
kiến trúc. Mỗi hộ có:
+ Diện tích xây dựng: 240 m2
+ Tầng cao: 2 tầng
+ Mật độ xây dựng: 80%
+ Hệ số sử dụng đất: 2,4 lần
- Diện tích đất ở còn lại sẽ được sử dụng vào mục đích xây dựng nhà
chia lô, định mức cấp cho mỗi hộ là 125 m2. Trong đó mỗi hộ có:
+ Diện tích xây dựng: 105 m2
+ Tầng cao: 2 tầng
+ Mật độ xây dựng: 84%
+ Hệ số sử dụng đất: 1,7 lần
- 51 -
Nhà được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, mái dốc, trước nhà là hệ
thống sân vườn.
b. Công trình hạ tầng xã hội
- UBND huyện: đây là công trình hiện trạng với diện tích là 47.289 m2,
sau khi mở rộng đường lấy vào phần diện tích tường bao, hành lang cây xanh
của công trình và không gây ảnh hưởng đến công trình thì diện tích này còn
45.978 m2.
- UBND thị trấn được xây dựng 2 tầng kiên cố với diện tích 2.555 m2:
+ Diện tích xây dựng: 1.533m2
+ Mật độ xây dựng: 60%
+ Hệ số sử dụng đất: 1,2 lần
Công trình được xây dựng theo hình chữ L, mái ngói vừa mang nét
truyền thống cổ điển nhưng vẫn tạo được vẻ uy nghi, nghiêm trang trong khu
vực hành chính.
- Các công trình dịch vụ thương mại bao gồm:
+ Một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tổng diện tích
là 4.902m2 được xây 2 tầng trong đó: diện tích xây dựng công trình 3.922m2,
mật độ xây dựng 80%, hệ số sử dụng đất của công trình là 1,6.
+ Xây dựng một siêu thị với diện tích 11.096 m2 phục vụ nhu cầu mua
sắm của nhân dân trên địa bàn, công trình được bố trí gần đường giao thông
rất thuận tiện cho mua bán, trao đổi của nhân dân, đồng thời thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của khu trung tâm. Diện tích xây dựng siêu thị là 6.658 m2, 2
tầng, mật độ xây dựng 60% và hệ số sử dụng đất là 1,2 lần.
+ Một trường tiểu học, một trường THCS với tổng diện tích 16.587m2
đáp ứng nhu cầu học tập của con em, đồng thời tạo điều kiện để đào tạo nhân
tài cho đất nước.Trong đó diện tích xây dựng của từng công trình như sau:
Trường TH: 8.258m2, 2 tầng, mật độ xây dựng 40%, hệ số sử dụng đất
0,8, đảm bảo cho 459 học sinh theo học.
- 52 -
Trường THCS: 8.329m2, 2 tầng mật độ xây dựng 40%, hệ số sử dụng
đất 0,8, đảm bảo cho 416 học sinh theo học.
Xây dựng một nhà trẻ với diện tích 4.956 m2 , đảm bảo chỗ học cho
248 cháu, đáp ứng nhu cầu cho các cháu đến trường và tạo môi trường rèn
luyện cho các cháu từ nhỏ, đồng thời trang bị tốt hơn cho các cháu trước khi
bước vào lớp 1. Trong đó:
Diện tích xây dựng:1982 m2
Mật độ xây dựng: 40%
Hệ số sử dụng đất: 0,8 lần
Tầng cao: 2 tầng
+ Một nhà văn hoá trung tâm có diện tích 2.599 m2, diện tích xây dựng
1.559 m2, mật độ xây dựng 60%, 2 tầng, hệ số sử dụng đất 1,2 lần.
+ Một trung tâm y tế có diện tích 6.325 m2, diện tích xây dựng 3.795
m
2
, mật độ xây dựng 60%, hệ số sử dụng đất 1,2 lần.
+ Một khu TDTT có diện tích 21.068 m2, trong đó bố trí các sân TT và
các công trình phụ trợ đáp ứng nhu cầu vui chơi, thể dục thể thao của nhân
dân trong khu trung tâm. Bao gồm: Một sân bóng đá mini, hai sân cầu lông,
sân chơi tự do.
c. Đất cây xanh - công viên
Xây dựng một công viên cây xanh với diện tích 15.316 m2, có hồ nước,
các dải cây xanh xung quanh và các đường đi bộ, đi dạo. Ngoài ra, còn có 2
sân tenis được ở vị trí trung tâm công viên, các chòi nghỉ được bố trí xung
quanh sân tenis và các hồ nước, cộng thêm các hàng ghế đá được đặt sát các
đường dạo và quanh các hồ nước tạo cho công viên một phối cảnh hài hoà.
Đây là một điểm dừng chân nghỉ ngơi thú vị của người dân, được bố trí gần
khu dân cư và trung tâm các công trình công cộng.
Với 2783 m2 được bố trí hệ thống cây xanh , đường dạo tạo cảnh quan
và không khí trong lành trong khu dân cư cũng như cho toàn khu trung tâm.
- 53 -
d. Đất giao thông
Gồm các đường giao thông phục vụ liên hệ giao thông giữa các khu
chức năng, trục giao thông chính được mở rộng với chiều rộng là 20 m, và các
tuyến giao thông đi vào khu chức năng với bề rộng 13 m. Tổng diện tích đất
giao thông trong khu trung tâm là 66.147,06 m2. Cùng với việc mở rộng giao
thông thì việc nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp thoát nước và truyền tải điện
năng cũng rất quan trọng.
2. Khu ngoài dân dụng
Bao gồm:
- Đất an ninh hiện trạng được xây dựng với diện tích 17.889 m2.
- Đất tôn giáo: gồm 2 nhà thờ hiện trạng là nhà thờ chúa Giêsu nằm
phía Đông Bắc của khu trung tâm và nhà thờ Rôgia nằm ở phía Tây Nam của
khu trung tâm được xây dựng với tổng diện tích 15.201 m2. Hai công trình
này có kiến trúc tương đối đẹp, xây dựng theo lối kiến trúc của Pháp nên
trong giai đoạn quy hoạch được giữ nguyên để gìn giữ và bảo tồn.
* Tính toán các chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án chọn
Với việc lựa chọn phương án 1, trong giai đoạn 2009 – 2020 tại khu
trung tâm thị trấn Phát Diệm thì số hộ, định mức cấp đất được thể hiện ở bảng
Bảng 7: Cơ cấu và định mức từng loại nhà
Loại nhà
Diện tích
xây dựng
(m2)
Cơ cấu
(%)
Mật độ
xây dựng
(%)
Định
mức cấp
(m2/ hộ)
Số hộ
(hộ)
Tầng
cao
(tầng)
Nhà biệt thự 31599 31.86 80 300 85 2 tầng
Nhà chung cư 4000 4.03 80 100 288 9 tầng
Nhà chia lô 63577 64.11 80 125 406 2 tầng
Tổng 99176 100,00 80 779
- 54 -
Căn cứ vào bảng trên ta tính được tổng số hộ trong giai đoạn quy hoạch
là 776 hộ.
Bảng 8: Chỉ tiêu cân bằng đất đai trong sử dụng đất
STT Chức năng đất
Diện tích
(m2)
Cơ cấu
(%)
I Đất dân dụng 278729 84,52
1 Đất công cộng 54823 16,62
2 Đất giáo dục 21543 6,53
- Trường TH,THCS 16587 5,03
- Trường mầm non 4956 1,50
3 Đất dân cư 99176 30,07
4 Đất cây xanh - TDTT 38771 11,76
5 Giao thông 48171 14,61
6 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15201 4,61
7 Đất xây dựng trạm điện 1044 0,32
II Đất ngoài dân dụng 35865 10,87
1 Đất an ninh 17889 5,42
2 Đất giao thông đối ngoại 17976 5,45
Tổng 329795 100
4.2.5. Quy hoạch sử dụng đất
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch khu trung tâm thị trấn Phát Diệm có
tổng diện tích là 32,98 ha, bao gồm các chức năng sử dụng đất như sau:
4.2.5.1. Khu dân dụng
a. Đất ở
Tổng diện tích đất ở theo quy hoạch trong phạm vi nghiên cứu khoảng
9,92 ha trong đó:
- Khu đất sử dụng xây dựng nhà chia lô theo quy hoạch có tổng diện
tích là 6,36 ha chia làm 9 lô đất.
- Khu đất sử dụng xây dựng chung cư có tổng diện tích là 0,4 ha.
- 55 -
- Ngoài ra, trong giai đoạn quy hoạch còn thiết kế xây dựng các loại
biệt thự với tổng diện tích là 3,16 ha chia làm 7 lô được bố trí một cách hợp
lý tập trung quanh các công trình công cộng thuận tiện cho quá trình sinh
sống của dân cư.
b. Các công trình hạ tầng xã hội:
- Các công trình công cộng có tổng diện tích 7,35ha bao gồm:
+ Công trình UBND thị trấn Phát Diệm, UBND huyện Kim Sơn phục
vụ cho công tác hành chính, chính trị của khu trung tâm cũng như của thị trấn
và của toàn huyện.
+ Công trình dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu của dân cư trên địa
bàn nghiên cứu đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của khu trung
tâm, tạo tiền đề cho sự phát triển chung của toàn thị trấn. Công trình dự kiến
xây dựng gồm: 1 siêu thị với diện tích 1,10 ha phục vụ nhu cầu mua sắm ngày
càng cao của nhân dân thị trấn, ngoài ra còn xây dựng 1 cơ sở sản xuất kinh
doanh đồ thủ công mỹ nghệ chủ yếu là các sản phẩm từ cói có diện tích là đây
là một trong những điểm nổi bật của Kim Sơn nhằm phát triển và bảo tồn
nghành nghề thủ công truyền thống đồng thời giới thiệu sản phẩm để nhiều
người biết tới.
+ Công trình văn hoá được xây dựng với diện tích là 0,26 ha.
+ Để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân dự kiến xây dựng
một trung tâm y tế diện tích 0,3 ha.
- Đất xây dựng công trình giáo dục bao gồm:
+ Xây dựng một trường tiểu học : 0,83 ha
+ Xây dựng một trường THCS: 0,83 ha
+ Xây dựng một trường mầm non: 0,50 ha
Các công trình này đều được bố trí đảm bảo bán kính phục vụ thuận lợi
nhất và đảm bảo giao thông thuận tiện.
c. Đất cây xanh công viên, thể dục thể thao
- 56 -
Trong khu vực quy hoạch xây dựng một công viên với diện tích 1,53 ha
được bố trí sân tenis, hồ nước và các dải cây xanh đảm bảo nhu cầu nghỉ ngơi,
giải trí của nhân dân và góp phần điều hoà không khí đô thị.
Ngoài ra, xây dựng một khu thể dục thể thao có diện tích 2,11 ha gồm
một sân bóng đá và hai sân cầu lông đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao và rèn
luyện sức khoẻ của nhân dân.
d. Đất giao thông
Bao gồm các đường giao thông phục vụ liên hệ giao thông giữa các khu
chức năng.
4.2.5.2. Khu đất dân dụng khác
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng:
Trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch có hai công trình tôn giáo, tín
ngưỡng đó là hai nhà thờ nằm về hai phía của khu trung tâm. Trong thời gian
quy hoạch hai công trình này được giữ nguyên chỉ cần bố trí thêm cây xanh
trong khu vực sân trước và các dải cây xanh trang trí tạo cảnh quan trong khu
vực nhà thờ, đồng thời tạo điều kiện nghỉ ngơi cho các giáo dân tham gia lễ
thánh.
4.2.5.3. Khu đất ngoài dân dụng
- Đất an ninh quốc phòng có tổng diện tích 1.789 ha, hiện công trình
này trong thời gian quy hoạch còn rất khang trang, kiên cố nên công trình này
được giữ nguyên.
- Đất giao thông đối ngoại
- 57 -
Bảng 9: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất
STT Chức năng đất Diện tích (m2) Cơ cấu (%)
I Đất dân dụng 278729 84.52
1 Đất công trình công cộng 54823 16,62
2 Đất giáo dục 21543 6,53
3 Đất ở 99176 30,07
4 Đất cây xanh công viên, TDTT 38771 11,76
5 Đất giao thông 48171 14,61
6 Đất tôn giáo 15201 4,61
7 Đất xây dựng trạm điện 1044 0,32
II Đất ngoài dân dụng 35865 10,87
1 Đất an ninh - quốc phòng 17899 5,43
2 Đất giao thông đối ngoại 17976 5,45
Trên cơ sở phương án phân bổ đất đai quy hoạch trong phạm vi khu
trung tâm, toàn bộ đất đai trong phạm vi khu trung tâm được chia thành các lô
quy hoạch cụ thể tuỳ theo chức năng sử dụng đất của từng công trìnhphân
theo các trục đường nhánh có mặt cắt ngang tối thiểu 11.5m trở lên.
- 58 -
Bảng 10 : Các công trình quy hoạch chi tiết khu trung tâm
Stt Công trình Đơn vị Diện tích
Số
lượng
Địa điểm
Mô tả
công trình
1 Nhà ở m2
- Biệt thự m2/hộ 300 82 Phát Diệm Đông 2 tầng
- Chung cư m2 4000 1 Phát Diệm Đông 9 tầng
- Nhà lô m2/hộ 125 406 Phát Diệm Đông 2 tầng
2 UBNDhuyện m2 45.978 1 Phát Diệm Đông 3 tầng
3 UBND thị trấn m2 2555 1 Phát Diệm Đông 2 tầng
4 Cơ sở SXKD m2 4892 1 Phát Diệm Đông 2 tầng
5 Siêu thị m2 11.096 1 Phát Diệm Đông 2 tầng
6 Trường TH m2 8258 1 Phát Diệm Đông 2 tầng
7 Trường THCS m2 8329 1 Phát Diệm Đông 2 tầng
8 Nhà trẻ m2 4956 1 Phát Diệm Đông 2 tầng
9 Nhà văn hoá m2 2599 1 Phát Diệm Đông 2 tầng
10 Trạm y tế m2 2546 1 Phát Diệm Đông 2 tầng
11 Trạm điện m2 1044 1 Phát Diệm Đông
12 Nhà thờ m2 15.201 2 Phát Diệm Đông
4.2.6. Lập phương án quy hoạch không gian cảnh quan
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất, các không gian kiến trúc cảnh
quan trong khu trung tâm thị trấn được tổ chức như sau:
4.2.6.1. Bố cục không gian công trình công cộng
- 59 -
* Công trình UBND thị trấn được xây dựng với kiến trúc hiện đại, quay
mặt hướng Tây nam, được bố trí ở vị trí quảng trường giao thông, tập trung
trong các công trình hành chính chính trị của huyện, cao 2 tầng và xung quanh
công trình được bố trí các dải cây xanh bóng mát và các dải cây trang trí tạo
cảnh quan, cho công trình, đồng thời hài hoà với các công trình xung quanh.
* Công trình UBND huyện, hiện tại công trình này còn khang trang và
kiên cố cao 3 tầng bao gồm các công trình chính trị, hành chính của huyện
Kim Sơn. Ngoài ra cần bố trí thêm các dải cây xanh trang trí cho các công
trình.
* Nhà văn hoá trung tâm thị trấn là công trình được bố trí gần quảng
trường giao thông, quay hướng Tây nam, nằm ở vị trí điểm nút giao thông của
khu trung tâm đối xứng với công trình chính trị tạo thành khu văn hoá chính
trị hợp lý cho các khu trung tâm. Đồng thời, các công trình bố trí trong khu
đất văn hoá này còn được tạo cảnh bởi các dải cây xanh ở và từ cổng chính
đến xung quanh công trình, tạo một không khí thoáng mát, đồng thời tô điểm
thêm cho công trình và cân xứng với các công trình khác quanh điểm nút giao
thông.
* Trạm y tế: Được xây dựng 2 tầng kiên cố, hiện đại, hài hoà giữa các
công trình với thiên nhiên đảm bảo vừa chữa trị bệnh, vừa tạo không khí trong
lành cho bệnh nhân nghỉ dưỡng, công trình được thiết kế quay mặt hướng
nam, đối diện quốc lộ 10 thuận tiện cho việc khám chữa.
* Đất thương mại dịch vụ.
+ Một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ được thiết kế
ở khu vực thuận tiện giao thông gần các công trình công cộng và các khu dân
cư, công trình được xây dựng 2 tầng, quay hướng nam; với công trình phục
vụ sản xuất kinh doanh và các hệ thống cây xanh trang trí xung quanh công
trình, các cây bóng mát được bố trí một cách hài hoà trên khu đất xây dựng
công trình kết hợp với các thảm cỏ và các dải cây xanh trang trí góp phần làm
- 60 -
đẹp cảnh quan cơ sở sản xuất đồng thời điều hoà không khí cho khu vực sản
xuất.
+ Siêu thị được xây dựng với diện tích 11096m2, cao 3 tầng.
* Đất giáo dục.
- Trường Tiểu học, THCS có diện tích 8258m2, cao 2 tầng, được bố trí
gần khu dân cư, và gần khu vực công viên cây xanh, mỗi công trình được
thiết kế gần quảng trường giao thông và xung quanh các công trình có các
điểm nút giao thông ngã ba đường để phân tán lưu lượng xe trong các giờ tan
trường tránh hiện tượng tắc nghẽn giao thông. Trong khu vực trường ngoài
các công trình còn có khu vực sân chơi cho học sinh, các thảm cỏ và các cây
bóng mát được bố trí xung quanh các công trình một cách hợp lý, ăn khớp với
khối các công trình xung quanh.
- Trường Mầm non được xây dựng 2 tầng thuận tiện đến các điểm dân
cư, ngoài khu vực công trình là sân chơi dành cho trẻ, xung quanh sân chơi
được bố trí các cây bóng mát và các dải cây trang trí tạo không khí trong lành
đảm bảo nhu cầu vui chơi, học tập cho trẻ.
4.2.6.2. Bố cục không gian đường phố, đường cơ giới, đường đi bộ, đi dạo
Trên các đường phố chính có có các hệ thống cây xanh dọc hai lề
đường, đặc biệt ở giữa khu trung tâm có xây dựng 1 quảng trường giao thông
vừa có tác dụng phân tán lưu lượng xe ở nơi tập trung cùng các công trình
công cộng, vừa tạo ra một khoảng không gian đô thị, điểm nhấn của đô thị.
- Xen các đường đi bộ đi dạo trong khu ở được được bố trí các dải cây
xanh, thảm cỏ và hệ thống các cây trang trí góp phần làm đẹp cho khu dân cư
và không khí trong lành cho nhân dân.
4.2.6.3. Bố cục không gian cảnh quan tự nhiên
Nhìn chung, địa hình của khu trung tâm rất thuận tiện để bố trí các
công trình, ngoài cảnh quan có sẵn, khu vực còn được bố trí thiết kế cảnh
quan một cách khoa học, hợp lý các công trình bao gồm:
- 61 -
- Công viên, cây xanh được thiết kế trong khu trung tâm với diện tích
15316m2, được bố trí hai sân tennis ở vị trí trung tâm. Ngoài ra có hai hồ
nước nằm về hai phía của sân tennis, tạo ra một không gian động, tĩnh hài
hoà, bên cạnh đó các dải cây xanh xen kẽ bao quanh sân tennis và các mặt
nước, các khu nghỉ phân bố cân đối trong công viên tạo nên sự kết hợp nhịp
nhàng trong từng đường nét bố cục trong không gian và góp phần điều hoà
không khí đô thị cũng như đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi cũng như làm
đẹp bộ mặt đô thị
4.2.6.4. Bố cục không gian khu ở
Khu ở trong khu trung tâm được chia thành 9 lô. Trong đó:
- Sáu lô đất được xây dựng nhà chia lô. Với kết cấu mỗi công trình
được thiết kế với 105m2 xây dựng nhà và 20m2 bố trí sân vườn, có lối ra vào
thuận tiện giữa các khu ở. Ngoài ra có hai lô đất xây dựng nhà lô có sân chơi
chung phục vụ nghỉ ngơi, vui chơi và tạo không gian trống cho mỗi giữa các
khu nhà.
- Năm lô xây dựng biệt thự, các biệt thự cao 2 tầng nằm gần khu thể
dục thể thao, công viên cây xanh, siêu thị và thuận tiện đến các công trình
khác như trường học, y tế. Hầu hết các biệt thự này được xây dựng theo kết
cấu nhà, vườn bao quanh, cộng thêm các công trình mang tính nghỉ ngơi, giải
trí với đặc thù riêng từng công trình theo phong cách hiện đại.
- 4000m2 xây dựng một chung cư 9 tầng, công trình này được thiết kế
theo kiến trúc hiện đại, xung quanh khu nhà là hệ thống thảm cỏ và dải cây
xanh có bố cục theo các hoa văn, hoạ tiết sinh động cộng thêm các đường đi
bộ, đi dạo và khu vực không gian trống của công trình tạo được cảnh quan
đẹp và điều hoà không khí trong khu vực mật độ dân cư cao.
4.2.7. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
4.2.7.1. Hệ thống giao thông
- 62 -
Theo quy hoạch chung của tỉnh Ninh Bình và quy hoạch chi tiết huyện
Kim Sơn tỉ lệ 1/5000, thị trấn Phát Diệm nằm trong khu vực phát triển đô thị.
Do vậy, mạng lưới đường thiết kế trong khu trung tâm trên cơ sở cải tạo mở
rộng các tuyến đường hiện có và thiết kế quy hoạch thêm một số tuyến đường
liên kết các khu chức năng.
a. Các chỉ tiêu tính toán
Chiều rộng làn xe cơ giới tính toán 3,50 m đối với đường khu vực và
đường phố chính thứ yếu, 3,75 đối với đường phố chính.
Chiều rộng làn xe thô sơ tính toán 1,50 m.
Chiều rộng phần an toàn cho xe cơ giới tính toán 0,50m, 0,25m.
Chiều rộng làn đi bộ tính toán 0,75m.
Chỉ giới đường đỏ các tuyến đường được xác định theo công thức:
B = 3,50N + 1,50M + 0,5N + P + C
Trong đó:
B: Bề rộng chỉ giới đường đỏ (m)
N: Số làn xe cơ giới (phụ thuộc vào lưu lượng xe cấp hạng
đường)
M: Số làn xe thô sơ (phụ thuộc vào lưu lượng xe cấp hạng
đường)
L: Phần an toàn
P: Bề rộng phần phân cách
C: Dải cây xanh, hệ thống kỹ thuật.
Độ dốc dọc đường imax = 0,90%
Độ dốc ngang mặt đường 2%
Bán kính đường cong bó vỉa nhỏ nhất Rmin ≥ 4
Bán kính đường cong nằm tối thiểu Rmin ≥ 77
b. Các loại mặt cắt ngang thiết kế
- 63 -
Khu trung tâm thị trấn Phát Diệm được thiết kế có 3 loại mặt cắt đường
như sau:
* Loại A - A:
Quy mô chỉ giới đường đỏ 24,00m dài 749,00m
+ Bề rộng lòng đường: 12,00m
+ Bề rộng hè đường: 2 × 6,00 = 12,00m
* Loại B - B:
Quy mô chỉ giới đường đỏ 20,00m, dài 430,59m bao gồm:
+ Bề rộng lòng đường: 12,00m
+ Bề rộng hè đường: 2 × 4,00 = 8,00m
* Loại C - C:
Quy mô chỉ giới đường đỏ 13,00m, dài 3043,02m gồm:
+ Bề rộng lòng đường: 7,00m
+ Bề rộng hè đường: 2 × 3,00 = 6,00m
Bảng 11: Tổng hợp hệ thống giao thông khu trung tâm thị trấn Phát Diệm
Bề rộng Diện tích
STT Mặt cắt
Chiều dài
(m) Mặt
đường
Hè
đường
Tổng
Mặt
đường
Hè
đường
1 A - A 749,00 12,00 12 24,00 8988 8988
2 B - B 430,59 12,00 2 × 4,00 20,00 5167,08 3444,72
3 C - C 3043,02 7,00 2 × 3,00 13,00 21301,14 18258,12
Tổng cộng 4222,61 35456,22 30690,84
Tổng diện tích đường 66147,06
4.2.7.2. Hệ thống cấp điện
Dựa vào quy mô dân số và yêu cầu sản xuất, tuyến điện được quy
hoạch kết hợp chặt chẽ với giao thông và kiến trúc của khu trung tâm. Nguồn
- 64 -
điện được lấy từ trạm truyền 110 KV tại phố Phú Vinh. Ngoài ra trong khu
trung tâm được bố trí trạm điện nằm ở phía Tây Nam chiếm diện tích 0,1 ha.
Về lưới điện: Để đảm bảo chất lượng điện năng, nâng cao độ tin cậy,
đồng bộ hóa, hiện đại hóa và tự động hóa theo hướng phát triển chung của
huyện và đảm bảo mỹ quan, an toàn trong khu vực nói riêng và cho đô thị nói
chung, tuyến trung thế phải được thiết kế đi ngầm trong các hầm kỹ thuật.
Các xuất tuyến được bố trí thành mạng dọc theo các trục lộ giao thông và kết
nối thành mạch vòng với nhau.
Tuyến hạ thế:
Từ bảng điện hạ thế trong trạm phối hợp bộ, tuyến hạ thế được thiết kế
đi ngầm bằng cáp XLPE vỏ bọc ngoài bằng PC (các đặc điểm kỹ thuật phù
hợp với tiêu chuẩn IEC), cáp lồng trong ống nhưạ PVC chịu lực và đặt trong
hầm kỹ thuật cấp đến các tủ phân phối thứ cấp trong khu vực. Trong quá trình
thiết kế và thi công phải tuân thủ theo các Quy chuẩn ngành và khoảng cách
an toàn tối thiểu giữa các đường ống kỹ thuật.
Hệ thống chiếu sáng:
Hệ thống chiếu sáng được xây dựng mới bằng đèn cao áp Son có công
suất từ 150W - 400W treo trên trụ bát giác STK hình côn; tùy theo từng loại
đường, từng khu vực mà có những bố trí phù hợp, ở các tiểu đảo sử dụng đèn
2 nhánh hoặc 3 nhánh. Hệ thống chiếu sáng đóng cắt tự động ở 2 chế độ (có
thể điều chỉnh theo mùa, yêu cầu chiếu sáng...)
Dọc theo tuyến trung thế đặt các trạm biến áp (trạm hợp bộ); các trạm
được cấp điện từ ít nhất 2 tuyến trừ các trạm cục bộ và các trạm đặt tại trung
độ phụ tải. Tổng các trạm có dung lượng: 10,4 MVA (công suất theo yêu cầu
là: 8,114 MW).
4.2.7.3. Hệ thống cấp nước
- Nguồn nước lấy từ Nhà máy nước Kim Sơn do Công ty TNHH cấp
thoát nước Gia Khánh đầu tư xây dựng, có công suất 60.000m3 /ngày đêm, là
nguồn nước đạt tiêu chuẩn về nước sạch, lưu lượng và áp lực.
- 65 -
- Hệ thống đường ống cấp nước được bố trí bên dưới lề các tuyến giao
thông. Những loại vật tư và phụ tùng có đường kính > 200 sử dụng vật liệu
bằng gang; các loại vật tư và phụ tùng có đường kính ≤ 200 sử dụng vật liệu
bằng PVC.
- Mạng lưới ống cấp nước trong khu quy hoạch bao gồm các loại đuờng
kính ống: D42, D60, D90, D114, D500, D700 & D1000.
4.2.7.4. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường
Hệ thống thoát nước được thiết kế theo hình thức thoát nước riêng
hoàn toàn cho hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải sinh hoạt.
* Hệ thống thoát nước mưa:
- Nước mưa là loại nước thải qui ước sạch, được thu vào hệ thống tuyến
ống thoát qua cửa các hố ga và xả thẳng ra các kênh, rạch, sông, ngòi xung
quanh.
- Mạng lưới ống thoát nước mưa sử dụng cống BTCT (bê tông cốt thép)
đúc sẵn và BTCT đổ tại chỗ, có các loại đường kính sau: D300, D400, B600,
B800, B1000 & B1500.
* Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt:
Nước thải được xử lý thành 2 cấp:
1. Cấp thứ nhất khống chế tại nguồn: nước thải tại các công trình phải được
xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 2 hoặc 3 ngăn theo tiêu chuẩn trước khi xả ra hệ
thống thoát nước bẩn của khu vực.
2. Cấp thứ hai xử lý tập trung: nước thải sau khi qua trạm xử lý phải đạt tiêu
chuẩn 5942-95 mới được xả ra sông, rạch (vị trí trạm xử lý nước thải đặt tại
khu phố Thượng Kiệm - theo chỉ tiêu sử dụng đất tỷ lệ 1/2000).
Bố trí các tuyến cống thu gom D200, D300 làm nhiệm vụ thu gom
nước thải từ các công trình (sau khi đã xử lý sơ bộ), sau đó thoát vào tuyến
cống D400 rồi dẫn về trạm xử lý nước t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy ho7841ch chi ti7871t xy d7921ng khu trung tm th7883 tr7845n Phamp2.pdf