Đề tài Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Cơ hội cho những nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế tri thức

Tài liệu Đề tài Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Cơ hội cho những nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế tri thức: LỜI NÓI ĐẦU Toàn thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học công nghệ kỹ thuật cao, tốc độ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế thế giới đang dần chuyển hướng nhắm tới nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang chuẩn bị những hành trang để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với xuất phát điểm của chúng ta là một nước đang phát triển, lạc hậu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, quả thật chúng ta gặp khó khăn rất nhiều trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Để có thể thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu trong thời đại ngày nay, chúng ta chỉ còn một con đường vận dụng tri thức, sử dụng vốn quí nhất của con người vào trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, sáng tạo khoa học công nghệ kỹ thuật. Nếu không phát huy sức mạnh của tri thức thì chúng ta sẽ mãi đi theo đuôi các nước phát triển là bãi rác công nghiệp cho thế giới và nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam chỉ là một giấc...

doc116 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Cơ hội cho những nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế tri thức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Toàn thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học công nghệ kỹ thuật cao, tốc độ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế thế giới đang dần chuyển hướng nhắm tới nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang chuẩn bị những hành trang để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với xuất phát điểm của chúng ta là một nước đang phát triển, lạc hậu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, quả thật chúng ta gặp khó khăn rất nhiều trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Để có thể thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu trong thời đại ngày nay, chúng ta chỉ còn một con đường vận dụng tri thức, sử dụng vốn quí nhất của con người vào trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, sáng tạo khoa học công nghệ kỹ thuật. Nếu không phát huy sức mạnh của tri thức thì chúng ta sẽ mãi đi theo đuôi các nước phát triển là bãi rác công nghiệp cho thế giới và nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam chỉ là một giấc mơ không bao giờ thành hiện thực. Có thể thấy rằng việc phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật là con đường ngắn nhất để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, là cơ hội cho các doanh nghiệp trẻ Việt Nam cọ xát, thử sức trong môi trường cạnh tranh kinh tế quốc tế. Nhưng đối với các dự án thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ thì thường đòi hỏi vốn lớn và rủi ro laị cao, các chủ đầu tư phải đủ tiềm lực tài chính và đủ năng lực để có thể tài trợ cho các dự án thuộc loại này. Với hệ thống cơ chế tài chính như ở nước ta hiện nay thì khó lòng có thể thực hiện được những dự án có tiềm lực lớn. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính hiện có ở Việt Nam thường không đầu tư vào những dự án có độ rủi ro lớn, và chức năng của các ngân hàng cũng chưa thể hiện đúng với chức năng của nhà đầu tư. Đây thực sự là khó khăn lớn nhất đối với đội ngũ các doanh nghiệp trẻ, họ có ý tưởng, có năng lực sáng tạo, có tiềm tàng phát triển nhưng họ thiếu vốn đầu tư, khả năng tài chính không cho phép họ thực hiện những dự án mạo hiểm, họ cần những tổ chức tài chính bảo trợ vốn, coi rủi ro là đầu tư lớn nhất cho lợi nhuận , lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Hơn nữa trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì các doanh nghiệp trẻ Việt Nam phải có những bước đột phá lớn về sản phẩm, thương hiệu của mình trên thương trường quốc tế, muốn vậy thì cần phải có những dự án mạo hiểm nhưng mang lại sự phát triển nhảy vọt, và điều kiện tiên quyết là khả năng tài chính phải được đảm bảo. Do đó thiết nghĩ cần phải có một mô hình tài chính phù hợp có thể đáp ứng yêu cầu vay vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ kỹ thuật cao, các doanh nghiệp trẻ có tiềm năng phát triển mạnh. Quỹ đầu tư mạo hiểm là một loại hình tài trợ tài chính tối ưu nhất cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì mục đích của quỹ đầu tư mạo hiểm là đầu tư vào những doanh nghiêp mới khởi sự và những doanh nghiệp đang ở thời kỳ tăng trưởng mạnh cần vốn lớn. Quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận rủi ro lớn để kỳ vọng vào mức lợi nhuận trong tương lai cao hơn mức bình quân. Nếu không có quỹ đầu tư mạo hiểm thì nhiều dự án có giá trị cao, có tiềm năng lớn bị xếp xó hoặc cả đời dự án sẽ mãi ở trên bàn giấy, không thể thực hiện được. Với những bức xúc trong thị trường tài chính của Việt Nam và sự thích hợp của quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: " Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Cơ hội cho những nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế tri thức" Thông qua những cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn của hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế tri thức được trình bày trong đề tài, tôi xin được nhấn mạnh về ba vấn đề trọng tâm : Một là , Việt Nam cần phải hướng tới nền kinh tế tri thức, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hai là , những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp trẻ Việt Nam gặp phải trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Quỹ đầu tư mạo hiểm - định chế tài chính tối ưu đối với các doanh nghiệp trẻ, phù hợp cho mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là có một cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về các loại quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ đầu tư mạo hiểm, đồng thời thấy được tầm quan trọng của các quỹ này trong quá trình Việt nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tiến lên nền kinh tế tri thức trong tương lai. CHƯƠNG I QUỸ ĐẦU TƯ VỐN MẠO HIỂM QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ TRI THỨC - SỰ PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA THỜI ĐẠI VÀ YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Khái niệm nền kinh tế tri thức Nền kinh tế tri thức ( knowledge economy ), nền kinh tế dựa trên tri thức (knowledge based economy), nền kinh tế công nghệ cao (high-echnology economy)... đang là những thuật ngữ thời thượng hiện nay không chỉ ở những quốc gia phát triển mà còn ở cả những quốc gia đang phát triển. Vậy chúng ta phải hiểu như thế nào về những thuật ngữ này và thực chất "Nền kinh tế tri thức là gì?" Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nền kinh tế tri thức nhưng hầu hết đều dựa trên cách định nghĩa của OECD ( Office economic cooperation and development, tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển ) được đưa ra trong báo cáo "Kinh tế dựa trên tri thức " năm 1996. Theo định nghĩa này thì nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế trực tiếp dựa vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức. Để mà hiểu được định nghĩa mang tính khái quát cao được đưa ra ở trên thì chúng ta phải xem xét nó dưới các khía cạnh khác nhau và đối với mỗi một quốc gia thì lại hiểu định nghĩa trên theo cách riêng tuỳ thuộc vào đường lối chính sách, cơ chế và xu hướng phát triển của quốc gia đó. Nhưng tựu chung lại chúng ta có thể hiểu định nghĩa này theo ba cách tiếp cận khác nhau, cách tiếp cận hẹp , cách tiếp cận rộng và cách tiếp cận bao trùm. Những người theo cách tiếp cận hẹp này hiểu tri thức với nghĩa hẹp tức là đồng nghĩa với khoa học và công nghệ hoặc hẹp hơn nữa là đồng nghĩa với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại bao gồm bốn công nghệ trụ cột là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp không gian vũ trụ và công nghệ vật liệu mới, theo cách tiếp cận này họ nhấn mạnh vào vai trò to lớn và độc nhất của công nghệ thông tin. Ngược lại với cách tiếp cận trên, thì cách tiếp cận rộng lại dựa trên cách hiểu rộng về tri thức tức là mọi hiểu biết của con ngươì đối với bản thân và thế giới, OECD đã phân ra bốn loại tri thức quan trọng , đó là biết cái gì, biết tại sao, biết như thế nào và biết ai. Kinh tế tri thức không chỉ có nguyên nhân từ sự tiến bộ vượt bậc của các công nghệ mới mà là kết quả của một tập hợp ba nhóm nguyên nhân trực tiếp tác động tương tác và tự tăng cường lẫn nhau bao gồm tiến bộ khoa học kỹ thuật, nền kinh tế toàn cầu hoá cạnh tranh quyết liệt và các biến đổi về van hoá chính trị tư tưởng cuả chủ nghĩa tư bản hiện đại. Còn đối với cách tiếp cận bao trùm thì kinh tế tri thức thực chất là một loại môi trường kinh tế văn hoá xã hội mới, có những đặc tính phù hợp và tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Trong môi trường đó, tri thức tất yếu sẽ trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Do vậy, cốt lõi của việc phát triển một nền kinh tế tri thức không phải đơn thuần là phát triển khoa học công nghệ mà là phát triển một nền văn hoá đổi mơí, sáng tạo để tạo thuận lợi nhất cho việc sản xuất, khai thác và sử dụng mọi loại tri thức, mọi hiểu biết của nhân loại. Có lẽ là cách tiếp cận bao trùm đã phần nào bao gồm cả hai cách tiếp cận trên nên nó được chấp nhận nhiều nhất và phổ biến nhất. Và theo tôi chúng ta có thể hiểu nền kinh tế tri thức theo cách hiểu ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu như sau: Nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức, là một nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải. 2/ Nền kinh tế tri thức là sự phát triển tất yếu của thời đại , là yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế thế giới chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp với sự mở màn thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp ở nước Anh từ năm 1700 đến năm 1820 với sự phát triển của công nghiệp vải sợi, sự phát minh ra máy hơi nước của James Watt thời kỳ 1776 - 1781 khởi điểm cho sự phát triển máy móc công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (`1820 - 1870), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1870-1913), đã có những thành tựu được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và đã mang lại kết quả to lớn làm tiền đề cho sự phát triển của khoa học công nghệ. Và từ năm 1950 trở về đây với sự phát triển kinh tế đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển, sự phát triển của trí tuệ, của khoa học công nghệ, của kiến thức tổ chức quản lý, nền kinh tế do giá trị của tri thức tạo ra ngày càng tăng. Kinh tế thế giới đã chuyển từ thời kỳ nông nghiệp sang tiền công nghiệp rồi sang công nghiệp và tất yếu bây giờ nó sẽ phát triển lên một hình thức cao hơn nữa, phải chăng đó chính là nền kinh tế dựa trên khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Thực ra vai trò của tri thức trong nền kinh tế không chỉ bây giờ mới được nhân loại nói tới mà nó đã được đề cập đến từ rất sớm. Từ năm 1650, nhà tiên tri tài năng của nước Anh, William Patter, đã viết : " Của cải mang tính tượng trưng sẽ thay thế cho của cải thật" và để chứng minh cho lời nói của ông thì năm 1690, chiếc máy hơi nước đầu tiên trên thế giới đã ra đời ngay tại nước Anh. Tiếp theo, sau ông là Francis Bacon, nhà tư tưởng lớn người Anh khẳng định: " Tri thức là sức mạnh ". Winston Churchill từng nói về việc thiết lập một quốc gia hùng mạnh bằng tri thức. Ngay tại nước Mỹ năm 1970, các ông trùm kinh tế còn cho rằng công nghiệp nặng cần có xí nghiệp và điều đó sẽ mãi không thể thay đổi. Nhưng chỉ ít năm sau chính họ đã phải thừa nhận: " Tri thức mới là chìa khoá để mở cổng để bá quyền kinh tế ". Và Alvin Toffler, học giả người Mỹ, một trong những nhà tương lai học nổi tiếng của thế giới ở thế kỷ XX. Năm 1970, ông cho ra mắt bạn đọc cuốn " Cú sốc tương lai " (Future shock), Trong cuốn này ông trình bày về quá trình biến đổi của công nghiệp đối với các tổ chức và con ngươì, dự báo hiệu quả của cuộc cách mạng sinh hoá, của cải cách giáo dục, khả năng kiềm chế và sự biến đổi sao cho có lợi. Đến năm 1980, ông lại cho ra đời cuốn " Làn sóng thứ ba " (The third Wave), lần này ông phân tích các hướng biến đổi mang tính chất khoa học kỹ thuật, ông nhấn mạnh vai trò của khoa học kỹ thuật, cho rằng máy móc hiện đại sẽ thay thế cho sức lực của con người. Và 10 năm sau, năm 1990, trong cuốn " Thăng trầm quyền lực " (Power shift ) hay còn gọi là "Tương lai thế giới " ông khẳng định vai trò then chốt của tri thức là tạo ra sự biến đổi toàn diện kinh tế thế giới. Theo ông, bạo lực chỉ là dạng phẩm chất thấp, của cải thuộc bậc trung còn tri thức mới là phẩm chất cao nhất, nó chuyển hoá liên tục tránh đựoc lãng phí sức lực và tiền của. Có thể nói những dự báo của ông đã và đang nhanh chóng trở thành hiện thực, sách của ông trở thành sách bán chạy nhất "Best sell". Thế kỷ XX là thế kỷ khoa học công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy, giá trị sản xuất vật chất tăng hàng chục lần so với thế kỷ trước. Năm 1903, việc giải phóng năng lượng hạt nhân của ông bà Mari Quyri đã tạo bước nhảy vọt trong việc tìm ra một năng lượng mới cho loài người, xuất hiện điện tử, tàu phá băng nguyên tử ... Cuộc cách mạng sinh học tạo ra những giống mới dẫn tới bước phát triển mới trong nông nghiệp, thụ tinh trong ống nghiệm, năm 1967 ghép được tim con người . Cuối thế kỷ XX đã giải mã được gien của loài người , thực hiện sinh sản vô tính , chế tạo ra các thần dược. Cuộc cách mạng về vật liệu mới, nổi bật là vật liệu compozit đang được sử dụng rộng rãi trong các ngành chế tạo máy, các ngành kỹ thuật cao... Cuộc cách mạng về công nghệ vũ trụ với nhiều thành tựu to lớn: Phóng vệ tinh nhân tạo năm 1957 , phóng tên lửa thăm dò mặt trăng năm 1959, đưa con người lên mặt trăng năm 1969 và khám phá sao hoả... Đặc biệt là cuộc cách mạng thông tin. Năm 1832 máy điện tín ra đời mà cha đẻ là Samuel Morse .Năm 1836 đường dây điện báo xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ. Năm 1960, các xí nghiệp ở Mỹ đều trang bị máy điện toán. Điện thoại ra đời năm 1901, truyền ảnh từ xa ra đời năm 1905, truyền hình từ xa ra đời năm 1914, vô tuyến truyền hình ra đời năm 1926, đến năm 1951 có vô tuyến truyền hình màu, máy tính ra đời năm 1949, nay là máy tính nối mạng và sự phát triển cực nhanh của Internet.Trong vài thập kỷ gần đây, máy vi tính và mạng Internet là công cụ không thể thiếu được trong các công ty, nhà máy. Sự ra đơì của Internet đã gắn liền cả thế giới với nhau, buôn bán xuyên quốc gia đã trở nên dễ dàng hơn và thuận tiện hơn. Thương mại điện tử là một hình thức buôn bán phổ biến ở trên thế giới. Máy rút tiền tự động, các cửa hàng bán đồ tự động và thanh toán bàng thẻ tín dụng điện tử không còn xa lạ đối với con người . Ngày nay, công nghệ không dây đã phát triển lên tới đỉnh cao thể hiện ở sự bùng nổ sử dụng máy điện thoại di động, các đời điện thoại di động không ngừng được nâng cấp và cải tiến. Công nghệ sinh học cũng đang trên đà phát triển với sự ra đời của cừu Dolly, theo thống kê đã có đúa trẻ thứ 1000 được sinh ra trong ống nghiệm, việc cấy ghép gen đã có thể thực hiện được. Qua đó có thể thấy khoa học kỹ thuật công nghệ đã phát triển không ngừng và đạt đựơc nhiều thành tựu đáng kể. Đó chính là tri thức , là công nghệ tri thức. Hơn nữa, con người với tư chất năng động, sáng tạo, luôn luôn muốn tìm tòi, khám phá ra những cái mới và không bao giờ tự hài lòng với những gì mình đang có. Yêu cầu của con người ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, phức tạp, muốn đáp ứng được thì càng phải nâng cao sự tích luỹ tri thức trong sản phẩm, phải tạo ra được những sản phẩm có tính năng đa dạng, chất lượng tốt, giá rẻ và chứa hàm lượng tri thức cao. Từ giữa thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX , có thể nói đây là thời kỳ phát triển có tính chất bước ngoặt của yếu tố tri thức với tư cách là một yếu tố của lực lượng sản xuất và nó được bắt đầu ở nước Mỹ - một quốc gia đứng vị trí thứ nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Trước đây con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, lấy đó làm nguồn lực để phát triển kinh tế nhưng tài nguyên cũng chỉ có giới hạn , khai thác mãi thì cũng phải cạn kiệt do đó con người cần phải phát triển khoa học kỹ thuật để tạo ra những vật liệu cần thiết cho sản xuất mà không phải lấy từ thiên nhiên. Tới đây thì khoa học kỹ thuật đã trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhờ có khoa học kỹ thuật mà vòng đời của sản phẩm được rút ngắn, hàm lượng chất xám và vốn chứa đựng trong tri thức tăng cao. Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ về khoa học công nghệ thông tin. Nhờ có công nghệ thông tin mà quá trình giao thương giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn nhiều, ngành công nghệ khoa học kỹ thuật của nhiều quốc gia như Mỹ, Anh , Pháp, Đức... đang ở đỉnh cao, do đó muốn đạt tới yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thì các quốc gia khác phải bắt kịp tốc độ phát triển các ngành khoa học công nghệ vì giờ đây nó chính là nguồn gốc của sự giàu có và hùng mạnh của mỗi quốc gia và cũng chỉ có con đường đó mới giúp cho các nước nhỏ , các nước đang phát triển mới có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Có thể nói tốc độ phát triển công nghệ thông tin là chìa khoá cho sự thành công. Trước đây, giá trị đồng nghĩa với khối lượng, số lượng nhưng giờ đây giá trị có nghĩa là chất lượng, một con chíp bé tẹo có thể cấy ghép vào mạch máu con người lại có giá trị gấp mấy chục lần một chiếc máy vi tính chứa đựng vô số những vi mạch điện tử. Càng nhỏ càng đắt tiền, đó là khẩu hiệu thời đại công nghệ kỹ thuật, một chiếc điện thoại di động bé bằng nửa lòng bàn tay lại có giá trị gấp nhiều lần so với một chiếc di động to bằng cục gạch. Câu hỏi cần đặt ra ở đây là tại sao những sản phẩm tốn nhiều vật chất hơn lại có giá trị ít hơn nhiều so với những sản phẩm mà sử dụng rất ít tư liệu sản xuất, tại sao những sản phẩm đời sau lại sử dụng ít tư liệu sản xuất hơn những sản phẩm đời trước. Câu trả lời duy nhất cho vấn đề này là yêu cầu của con người ngày càng cao, xu hướng tiêu dùng những sản phẩm chứa nhiều hàm lượng giá trị tri thức càng được ưa chuộng. Giá trị của sản phẩm được đánh giá dựa theo hàm lượng tri thức chứa đựng trong nó, theo công năng , tiện ích và ưu điểm của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại. Chỉ có những thành tựu của khoa học công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật cao mới có thể tạo ra được những sản phẩm ưu việt như vậy, đây cũng là câu trả lời cho sự phát triển nhảy vọt của Nhật Bản - một đất nước không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, nhưng nó trở thành cường quốc đứng thứ ba trên thế giới là dựa vào tri thức dựa vào những thành tựu khoa học công nghệ . Nhật Bản đã có những chiến lược phát triển khoa học công nghệ rất hợp lý và hiệu quả. Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc trong vài thập kỷ gần đây đã vươn lên thành một trong những nước có nền công nghệ thông tin phát triển vào bậc nhất trên thế giới. Vậy, để hội nhập kinh tế quốc tế, hoà mình vào dòng chảy chung của toàn cầu thì các nước đang phát triển mà điển hình là Việt Nam chúng ta càng cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa khoa học công nghệ thông tin. Khi hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới có nghĩa là cùng chung một sân chơi, mạnh được yếu thua, đây là một thách thức to lớn đối với các nước đang phát triển vì phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế có trình độ khoa học công nghệ vượt trội nhưng đồng thời cũng là cơ hội, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của những nước này. Do đó muốn trụ vững được trên thương trường quốc tế thì sản phẩm của các doanh nghiệp mới tham gia thị trường quốc tế ít ra cũng phải ngang tầm với các sản phẩm khác trên thị trường. Mặt khác khi hội nhập kinh tế quốc tế , các nước đang phát triển như Việt Nam có thể xâm nhập vào thị trường các nước khác nhưng cũng đồng nghĩa với việc thị trường trong nước bị chia sẻ, nếu không giữ vững và củng cố được thị phần trong nước thì chúng ta đã bị thua ngay trên sân nhà , chơi trên sân nhà còn thua thì nói gì đến việc chơi trên sân bạn , điều này có nghĩa là khả năng cạnh tranh của chúng ta quá hạn chế. Để cải thiện tình trạng này không còn cách nào khác là phải phát triển khoa học công nghệ, sử dụng khoa học công nghệ một cách hợp lý và có hiệu quả, phải đầu tư chất xám trong sản phẩm, sản phẩm được sản xuất ra phải chứa đựng hàm lượng tri thức cao, phải có khả năng cạnh tranh. Vì vậy, với yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hoá thì Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung phải đánh giá được tầm quan trọng của tri thức trong việc sản xuất, ứng dụng triệt để các thành tựu khoa học công nghệ sẵn có, không ngừng nghiên cứu, sáng tạo các công nghệ mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân loại Tri thức còn được vận dụng vào trong quản lý, tổ chức, tri thức trở thành nguồn lực căn bản của kinh tế quốc gia . Tri thức quyết định tăng trưởng kinh tế và nhất là trong giai đoạn hiện nay , nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới đang cạn kiệt dần thì vai trò của tri thức càng được nhấn mạnh. Trong nền kinh tế tri thức nguồn tài nguyên trí lực và khoa học kỹ thuật công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp , lực lượng có vai trò quan trọng hàng đầu .Vậy, sự xuất hiện nền kinh tế tri thức là một quá trình , một thực tế tất yếu chứ không phải là ngẫu nhiên . Kinh tế tri thức là sự phát triển tất yếu của thời đại. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 1/ Quỹ đầu tư - quỹ đầu tư mạo hiểm Nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, nhất thiết phải có nhiều vốn đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các tổ chức, cá nhân có vốn nhàn rỗi và các nhà doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh, có các dự án kinh doanh nhưng thiếu vốn đầu tư gặp nhau được, cùng hợp tác với nhau, cùng nhau tìm kiếm các cơ hội kinh doanh có lợi nhất. Để làm "cầu nối " giữa bên cần vốn với bên có vốn nhàn rỗi, nhiều loại hình định chế tài chính trung gian đã ra đời. Một trong những định chế tài chính trung gian có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, đó là " quỹ đầu tư". Quỹ đầu tư là một tổ chức dạng doanh nghiệp được hình thành từ vốn góp của người đầu tư bằng cách phát hành và bán chứng chỉ quỹ. Là một dạng doanh nghiệp đặc biệt, quỹ đầu tư không dùng vốn của mình để mua máy móc thiết bị, các yếu tố sản xuất để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, mà dùng vốn để đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là việc các quỹ đầu tư dùng vốn của mình để thâm nhập trực tiếp vào các công ty, các dự án bằng cách góp cổ phần, mua cổ phiếu phát hành lần đầu với tư cách là cổ đông sáng lập như các sáng lập viên khác. Đầu tư gián tiếp là việc quỹ đầu tư tự dùng vốn của mình tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách của một nhà kinh doanh chứng khoán, mua đi bán lại các chứng khoán, nhằm hưởng chênh lệch giá hay cổ tức từ các công ty hoặc lợi tức trái phiếu. Tuy nhiên quỹ đầu tư không phải là thành viên của thị trường chứng khoán tập trung. Các quỹ đầu tư có thể dùng vốn của mình cho các chủ doanh nghiệp vay để đầu tư vào các dự án theo những thoả thuận nhất định. Nguồn vốn hình thành quỹ đầu tư rất phong phú và đa dạng. Các tập đoàn tư bản, các công ty, dân chúng... có vốn nhàn rỗi dù nhiều hay ít đều có thể trở thành các chủ sở hữu của quỹ đầu tư bằng việc mua các chứng chỉ quỹ đầu tư do quỹ đầu tư phát hành. Hiện nay có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư như : quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư hỗn hợp, quỹ hỗ trợ đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm... Nhưng trong đề tà này tôi chỉ xin nghiên cứu về quỹ đầu tư mạo hiểm. Vậy để hiểu rõ từng khía cạnh của quỹ đầu tư mạo hiểm thì trước tiên chúng ta phải hiểu quỹ đầu tư mạo hiểm là gì và bản chất của nó. Để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, nhiều nước đã áp dụng hình thức huy động vốn đầu tư mạo hiểm để cung cấp cho các dự án, chương trình. Điển hình trong hoạt động này là người Mỹ, họ đã phát triển mạnh hình thức vốn mạo hiểm (Venture capital), đáp ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả cho các dự án của mình. Hiện nay tại Mỹ đã hình thành một thị trường vốn mạo hiểm khổng lồ, có khả năng tài trợ cho nhiều dự án, đặc biệt là những nghiên cứu công nghệ cao. Vậy vốn mạo hiểm là gì và vai trò của chúng như thế nào trong hệ thống tài chính của các quốc gia trên thế giới hiện nay? Theo một nghiên cứu gần đây của “Chương trình dự án phát triển sông Mê Kông” (năm 1998) thì có hai định nghĩa về vốn mạo hiểm, một theo nghĩa rộng và một theo nghĩa hẹp." Theo nghĩa rộng thì vốn mạo hiểm là nguồn tài chính cung cấp cho các công ty tư nhân dưới hình thức vốn cổ phần hoặc các khoản đầu tư gần giống như vốn cổ phần có thời hạn trung bình (3 - 5 năm)". Số cổ phần giành được trong các công ty nhận được vốn đầu tư loại này có thể chiếm tỷ phần ít ỏi hoặc chiếm đa số áp đảo. Như chúng ta đã biết, đầu tư là hoạt động bỏ vốn ra tập trung vào một mục đích nào đó nhằm mưu cầu một khoản thu về lớn hơn trong tương lai, nhưng khác với đầu tư thông thường, mục tiêu của đầu tư mạo hiểm là kiếm được khoản thu nhập vốn cao hơn mức trung bình. Khoản thu này trở thành hiện thực sau khi khoản đầu tư đó được bán cho một nhà kinh doanh chứng khoán hoặc bán cho công chúng (bán cho công chúng là hiện tượng phổ biến xảy ra ở các nước châu Á. Bên cạnh việc cung cấp vốn, các chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm còn tư vấn ở tầm chiến lược, cho các công ty nhận vốn đầu tư khi họ bước sang giai đoạn tăng trưởng kế tiếp và thậm chí chuẩn bị sẵn sàng để công ty được chuyển giao cho các cổ đông khác. Định nghĩa hẹp, xác định vốn mạo hiểm là các khoản đầu tư vốn cổ phần tư nhân trung hạn vào các công ty nhận vốn chưa trưởng thành. Nói cách khác, công ty nhận vốn đầu tư đang trong giai đoạn đầu (manh nha) của quá trình phát triển sản phẩm, phát triển năng lực sản xuất hoặc bắt đầu mở rộng cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trong giai đoạn đầu phát triển, các công ty hiện nay ngày càng phát triển nhanh, có xu hướng rút ngắn lịch sử phát triển và có quy mô nhỏ hơn so với đa số các khoản đầu tư được nêu trong định nghĩa rộng, rủi ro cũng có xu hướng cao hơn. Vì thế , các chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm sẽ tìm kiếm các khoản thu nhập vốn tiềm năng cao hơn. Sự khác biệt giữa hai định nghĩa trên ở một góc độ nào đó là mức độ trưởng thành của các công ty nhận vốn đầu tư. Chúng ta cũng có thể hiểu quỹ đầu tư mạo hiểm duới góc độ khác và theo tôi cách định nghĩa này dễ hiểu và thể hiện rõ chức năng của quỹ đầu tư mạo hiểm hơn cả. Quỹ đầu tư mạo hiểm là hình thức huy động vốn để đầu tư tiền và kỹ năng vào các công ty mới khởi sự có tiềm năng phát triển cao hoặc các công ty đang ở giai đoạn tăng trưởng cao. (Thông thường các công ty này là những công ty chưa được niêm yết và cổ phiếu chưa được mua bán trên các sàn giao dịch chứng khoán). Theo định nghĩa này thì ngoài việc đầu tư tiền, công ty quản lý quỹ còn đầu tư kỹ năng quản lý vào các công ty thuộc danh mục để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động các công ty này. 2/ Lịch sử ra đời của quỹ đầu tư mạo hiểm Quỹ vốn mạo hiểm đầu tiên được thành lập năm 1946 ở Mỹ tại thành phố Boston, có tên gọi là công ty Nghiên cứu và Phát triển Mỹ (ARD Coporation) đã được hình thành dưới hình thức một quỹ hỗ tương dạng đóng (closed end). Sự ra đời của quỹ này gắn liền với sự phát triển của thung lũng Silicon. Quỹ này được hình thành để kiếm các dự án đầu tư có nhiều tiềm năng đem lại thu nhập cao. Công ty Digital Equipment Inc đã mang lại hơn 50% lợi nhuận của quỹ này. Nhiều quỹ vốn mạo hiểm đã ra đời tiếp sau đó. Cũng vào khoảng thời gian này, các tổ chức của chính phủ bảo trợ cho các doanh nghiệp nhỏ được thành lập như SBA và SBIC nhưng quy mô vốn đầu tư cho từng doanh nghiệp vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, đã có những thay đổi quan trọng trong lãnh vực này vào những năm 1970 khi có một đạo luật về giảm thuế đánh trên lợi nhuận do tăng vốn (capital gain tax) được ban hành. Một yếu tố thứ hai đã tác động đến sự phát triển các quỹ vốn mạo hiểm khi vào năm 1979 sau khi Bộ Lao động Hoa kỳ điều chỉnh lại các quy định liên quan đến việc đầu tư của các quỹ hưu trí, đã thúc đẩy những khoản vốn từ quỹ hưu trí đầu tư cho các doang nghiệp mới cần vốn mạo hiểm để đòi lại các khoản lơị nhuận cao trong danh mục đầu tư đa dạng hoá. Cũng vào thời kỳ này và những năm đầu thập niên 1980 và 1990 đã có sự tăng vọt về các khoản vốn đầu tư mạo hiểm song hành với các cuộc phát hành lần đầu ra công chúng, cùng với các diễn biến tăng giá cổ phiếu ngoạn mục trên thị trường cổ phiếu. Trong khoảng thời gian này, dù có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, khối lượng vốn mạo hiểm chỉ đạt 10 đến 15 tỷ USD trong những năm 1980. Sau đó vào những năm 1990, những thiên thần đầu tư (thiên thần đầu tư là thuật ngữ chỉ các nhà đầu tư vốn mạo hiểm cho những dự án ngay từ khi thai nghén hoặc mới hình thành, đặc biệt là các dự án đi liền với các phát minh, sáng chế còn quá mới mẻ với các nhà tài chính chuyên nghiệp vì chưa đủ thông tin cần thiết về các phát minh... những khoản đầu tư này rất khó thẩm định về hiệu quả kinh tế và khó gọi vốn trong những thời kỳ mới hình thành) đã bỏ ra khoảng 30 tỷ USD cho các dự án vốn mạo hiểm. Theo một nghiên cứu của Wetzel hàng năm có khoàng 50 tỷ USD được các quỹ vốn mạo hiểm đầu tư cho các dự án trên toàn cầu. Tại vương quốc Anh các quỹ vốn mạo hiểm với vốn trên 5 tỷ USD đã tập hợp thành Hiệp hội các quỹ vốn mạo hiểm Anh Quốc (British venture capital association). Riêng chính phủ Hoa Kỳ đã đầu tư khoảng 63 tỷ USD cho các dự án mạo hiểm, nhưng tập trung chủ yếu vào các trường đại học. Đối với các ngành công nghiệp nhỏ, vốn mạo hiểm đã đóng vai trò tác động quan trọng. Trong khoảng 10 năm kết thúc vào năm 1988, trên 305 cuộc phát hành lần đầu ra công chúng (IPO), là của công ty có vốn mạo hiểm, điều này có nghĩa là các công ty đó được các quỹ vốn mạo hiểm cấp vốn trong thời kỳ đầu và vẫn tiếp tục đầu tư vào các doanh nghiệp phát hành này trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. Quỹ đầu tư mạo hiểm đã được hình thành phát triển mạnh mẽ, đang trở thành một nghành công nghiệp tại Mỹ, Anh và Đức...Còn tại Châu Á, quỹ đầu tư mạo hiểm cũng đã xuất hiện lần đầu tiên ở Singapore. Năm 1985 với sự hoạt động rất tích cực của Uỷ ban phát triển kinh tế nhằm thức đẩy sự vận động của hoạt động tài chính hỗ trợ cho nguồn vốn đầu tư rủi ro. Tại Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan, hình thức đầu tư này cũng đã xuất hiện từ rất sớm. Năm 1690, tại Hàn quốc, các nhà đầu tư đã liên kết với nhau và thành lập ra 13 câu lạc bộ các nhà đầu tư, họ chọn lựa những doanh nghiệp được đánh giá là có tiềm năng phát triển nhất trong số các doanh nghiệp mới được thành lập để đầu tư vốn liếng và kinh nghiệm hoạt động của mình. Năm 1996, Fuji Bank của Nhật đã thiết lập ra bộ phận được gọi là "Phòng tín dụng cho các doanh nghiệp mới ", chức năng của ban này là hỗ trợ thực hiện gia tăng đầu tư cho các hãng kinh doanh mới thành lập, tìm kiếm những hãng có tiềm năng phát triển cao và giúp đỡ họ trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Lịch sử phát triển của quỹ đầu tư mạo hiểm khá là lâu dài và hoạt động với phạm vi tương đối rộng, từ Mỹ, Anh... và ở cả Châu á như Nhật, Singapore, Hàn Quốc... Hoạt động của các quỹ này đã mang lại những hiệu quả to lớn cho nền kinh tế của các nước phát triển và kinh tế thế giới. Do đó, quỹ đầu tư mạo hiểm không phải là xa lạ đối với nhân loại mà mặt khác nó còn là hình thức đầu tư rất hiệu quả. 3/ Tổ chức, quy trình hình thành và quy trình đầu tư quỹ vốn mạo hiểm 3.1> Tổ chức của các công ty vốn mạo hiểm Sự thành công của các quỹ vốn mạo hiểm lệ thuộc vào khả năng giải đáp tính phức tạp của các dự án mới. Các nhà quản trị vốn mạo hiểm, bên cạnh khả năng phát hiện ra những dự án tiềm năng có mức tăng trưởng cao, phải có năng lực tổ chức quản trị các đầu tư này một cách hiệu quả. Thông thường việc theo dõi các dự án như vậy rất tốn kém trong chi phí quản trị tổng hợp các danh mục đầu tư của quỹ vốn mạo hiểm. Ngoài ra, nhà quản trị phải có năng lực đàm phán hợp đồng để phát triển mở rộng, tái bố trí nhân sự phù hợp cho từng giai đoạn phát triển nhằm đạt được mục đích cuối cùng của nhiệm vụ là đạt mức tăng trưởng cao trong toàn quý. Khác với quỹ đóng thông thường, loại quỹ vốn mạo hiểm hạn chế thời gian và bắt buộc thành viên tổng quát phải liên tục tìm kiếm các đầu tư tốt để gia tăng giá trị và hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Khác với quỹ đóng, dòng vốn chạy vào quỹ vốn mạo hiểm là thuộc nhu cầu thị trường, cho phép quỹ phát triển mở rộng khi có thời cơ đầu tư tuỳ theo đề nghị của thành viên tổng quát. Do những yêu cầu đối với thành viên của quỹ vốn đầu tư mạo hiểm như trên nên các nhà quản trị đã chọn lọc ra mô hình thành viên hợp danh trách nhiệm hữu hạn cho cac quỹ vốn mạo hiểm. Hình thức sở hữu này giảm thiểu các vấn đề nảy sinh trong quá trình đầu tư vào dự án mới bởi vì với hình thức này, các nhà đầu tư có thể tham gia nhiều quỹ với những mục tiêu đa dạng. Trong khi đó, thành viên tổng quát được thoải mái quyết định đầu tư vào các dự án sẽ mang lại giá trị cao cho quỹ. Sau cùng cơ cấu của quỹ cho phép sử dụng hiệu quả tính thanh khoản mà chỉ có các nhà đầu tư định chế lớn mới có. Nó cho phép nhà quản lý quỹ yên tâm vì không có những biến động dòng vốn vào và dòng vốn chảy ra. Các nhà quản lý quỹ có thể cam kết tham gia vào các dự án tốt và ngược lại đôi khi phải ngồi chờ vì không có dự án tốt để đầu tư. Dạng thức ban đầu này vẫn còn những hạn chế khiến cho các nhà tài chính lựa chọn một mô hình hoàn thiện hơn cho các quỹ vốn mạo hiểm như sau: Theo mô hình Venture Capital Limited Partnership, Hợp danh trách nhiệm hữu hạn vốn mạo hiểm chỉ có hai loại thành viên là: Thành viên tổng quát và thành viên trách nhiệm hữu hạn. Thành viên tổng quát ( General Partnes) Các thành viên tổng quát là người lập ra quỹ vốn mạo hiểm bằng cách gọi vốn từ thành viên hợp danh trách nhiệm hữu hạn. Các thành viên tổng quát có trách nhiệm tổ chức đầu tư vốn gọi được. Sau khi có nguồn vốn, các thành viên tổng quát tìm kiếm sàng lọc các cơ hội đầu tư, và khi gặp được cơ hội tốt, các cổ đông này đàm phán tổ chức đầu tư. Việc tham gia đầu tư vốn vào một dự án cũng có nghĩa là các thành viên tổng quát phải tốn thì giờ và công sức để theo dõi, giám sát và tư vấn cho các dự án đầu tư mới. Quan điểm về cách tổ chức đầu tư và tham gia giám sát có khác nhau tùy từng nhóm quỹ vốn mạo hiểm. Sau cùng thành viên tổng quát phải tổ chức thu hoạch thành quả đầu tư bằng cách tổ chức phát hành ra công chúng hay tổ chức bán dự án, doanh nghiệp cho một công ty đầu tư, đồng thời điều động nhân lực quản trị qua các dự án đầu tư mới vì các dự án cũ đã được phát hành ra công chúng và thông thường có lực lượng quản lý mới. Các thành viên tổng quát phải báo cáo thường xuyên việc đầu tư sử dụng vốn, đặc biệt là mức lợi nhuận. Họ nhận được trị giá 2% đến 3% trị giá quỹ vốn đã thực góp để sử dụng vào chi phí điều hành quỹ. Ngoài ra, theo thông lệ các nhà quản lý quỹ (cổ đông tổng quát) được hưởng từ 20% đến 30% lợi nhuận tăng trưởng trên số vốn đã được đầu tư. Phần lớn các thành viên tổng quát thường tụ tập dưới dạng hợp danh TNHH hay một công ty TNHH để có thể liên tục điều hành, đàm phán, ký kết và thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cho dù có thể có một thành viên muốn ra đi khỏi quỹ vốn. Sơ đồ 1:Cơ cấu và qui trình hình thành của tổ chức quỹ vốn mạo hiểm Thành viên tổng quát Tổ chức nguồn vốn Chọn lọc đầu tư Đàm phán đầu tư Giám sát tư vấn Thu hoạch đầu tư Thành lập công ty quản trị TNHH Chia 20-30% lợi nhuận (do tăng vốn) Phí quản lý 2-3% mỗi năm Đóng góp công sức và quản lý quỹ vốn Quỹ vốn mạo hiểm Đóng góp vào quỹ vốn Cung cấp vốn công sức (quản trị) Chia 70%-80% lợi nhuận (do tăng vốn) Thu nhập tài chính Thành viên trách nhiệm hữu hạn Quỹ hưu trí Công ty bảo hiểm nhân thọ Tài trợ của các tổ chức phi chính phủ Các doanh nghiệp Các gia đình tỷ phú Các công ty đầu tư Các thiên thần đầu tư Các công ty quản trị danh mục đầu tư Thành viên trách nhiệm hữu hạn (Limited Partners) Thành viên trách nhiệm hữu hạn của các quỹ vốn mạo hiểm thường là: - Quỹ hưu trí - Công ty bảo hiểm - Nguồn vốn tài trợ - Doanh nghiệp lớn - Cá nhân - Nguồn vốn nước ngoài Tỉ lệ góp vốn quỹ đầu tư mạo hiểm Nước ngoài 6% Cá nhân 12% Quỹ hưu trí 46% Bảo hiểm 12% Doanh nghiệp 5% Tài trợ 19% Lý do chính của sự tham gia của các loại thành viên này là: Sự đầu tư lâu dài và ổn định. Phần lớn các nhà đầu tư loại trên đây có thể tham gia ổn định trong một dự án gọi vốn dài hạn. Sự phân bổ lợi nhuận tỉ lệ theo vốn góp. Các định chế đầu tư không phải thúc bách lắm trong việc đòi hỏi lợi nhuận phân chia vào đúng ngày. Các nhà đầu tư vào quỹ vốn mạo hiểm thường đòi hỏi có thời gian để cân nhắc tính toán, trước khi phát hành lần đầu ra công chúng và họ có thể được vào hay ra quỹ theo thời điểm tự tính toán. Một quan tâm lớn đối với các thành viên tổng quát là tìm được cổ đông có thể tham gia lâu dài vào quỹ. Các định chế nói trên thường có khả năng đáp ứng yêu cầu đó Quan tâm lớn thứ hai là khả năng góp vốn đúng thời điểm gọi vốn (capital call). Việc góp vốn đúng thời điểm cho phép các nhà quản trị chớp được thời cơ đầu tư vào các dự án tốt. Ngược lại, đôi khi sự góp vốn trễ có thể hủy hoại uy tín và quá trình đầu tư của một nhóm thành viên quỹ vốn mạo hiểm. 3.2> Qui trình hình thành một quỹ vốn đầu tư mạo hiểm. Có thể nói xây dựng được một quỹ vốn mạo hiểm là một quá trình tốn kém nhiều mặt. Các thành viên tổng quát thường phải mất nhiều thì giờ, công sức và chi phí để tiếp thị, thuyết phục các nhà đầu tư tiềm năng tham gia vào quỹ, cũng như xây dựng niềm tin vào lợi nhuận của những đầu tư và quyền được quản lý quỹ. Quá trình hình thành một quỹ vốn đầu tư mạo hiểm thường trải qua các giai đoạn như sau: Các thành viên tổng quát cảm nhận và phát hiện các cơ hội đầu tư có tiềm năng phát triển tốt đẹp, có mức tăng trưởng nhanh và triển vọng lợi nhuận cao. Thông thường thì các thành viên tổng quát phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian, chi phí, để xây dựng hồ sơ dự án, chuẩn bị nền tảng cho triển khai dự án và phát hiện các nguồn vốn tương lai khả thi. Các thành viên tự thẩm định dự án để lựa chọn sản phẩm, thị trường, các chiến lược phát triển cũng như lựa chọn hình thức tổ chức doanh nghiệp phù hợp và cách tổ chức tiếp nhận các nguồn tài chính để đi đến quyết định thực hiện. Xây dựng mô hình tổ chức và tính pháp lý của quỹ vốn, ví dụ công ty đầu tư hay quỹ hỗ tương hay quỹ đầu tư dạng đóng mở... Sau bước này các thành viên xem xét và ra quyết định về mức vốn, số lần gọi vốn (tranches), mô hình chi tiết thể thức đầu tư, cơ cấu thành phần quỹ vốn, HĐ quản trị, HĐ điều hành. Vì phần lớn các thành viên là những định chế tài chính đầu tư nên họ trở thành những người tham gia xem xét thận trọng (như qui trình Due diligenee) các chi tiết thành lập để góp phần bảo đảm cho thành công của quỹ. Các thành viên ra quyết định về các chiến lược thực hiện và chiến lược chiếm lĩnh thị trường. Lập LCKTKT hay dự án khả thi sau cùng của từng dự án trong quỹ. Tổ chức huy động vốn, ấn định ngày đóng quỹ... Hợp đồng với các đối tác cung cấp vốn. Triển khai công việc đầu tư theo kế hoạch và chiến lược đề ra. Hội đồng điều hành và các thành viên tổng quát theo dõi việc triển khai, quản lý kinh doanh, giám sát các dự án, góp ý tư vấn và kiểm tra định kỳ. Thu nhận các báo cáo hoạt động và báo cáo kiểm toán. Tiếp tục công việc điều hành cho đến khi thu hoạch. Tất cả các chi tiết trên đều được đưa vào hợp đồng thành lập quỹ vốn mạo hiểm. 3.3> Qui trình đầu tư vốn mạo hiểm. 3.3.1 Giai đoạn hình thành Thông thường, một quỹ hình thành phải mất một số thời gian nhiều tháng. Trong thời gian này, các thành viên tổng quát nghiên cứu và tìm kiếm dự án đầu tư và tìm các nguồn cấp vốn cho quỹ. Cũng trong giai đoạn này, thành viên tổng quát lo tiến hành các thủ tục cam kết đầu tư và cam kết đóng vốn, tiến hành các thủ tục chuẩn bị về pháp lý cho quỹ đầu tư. Qui trình đầu tư một quỹ vốn mạo hiểm Phát triển khái niệm quỹ Xúc tác cho thỏa thuận vận hành Củng cố các cam kết đầu tư Đóng quỹ gọi vốn lần đầu Chọn lọc dự án đầu tư Thẩm định và tiến hành các thẩm tra D.D Thương thuyết các thương vụ và các giai đoạn Tiếp tục các lần gọi vốn Đầu tư nguồn vốn vào dự án Giám sát và tạo giá trị Hỗ trợ của HĐQT/BGĐ Đánh giá HĐ và kiểm tra Tuyển cán bộ quản lý Hỗ trợ quan hệ với bên ngoài Hỗ trợ dàn xếp bổ xung tài chính chínhchínhchính Quá trình phân phối Tiền mặt Cổ phiếu Các hình thức khác Thu hoạch đầu tư IPO Thủ đắc EBO Thanh lý 3.3.2 Giai đoạn gọi vốn Thời kỳ đóng quỹ, gọi vốn, đặc biệt là ngày đóng quỹ có thể được coi là ngày sinh nhật đầu tiên của quỹ vốn mạo hiểm. Việc đóng đầy đủ vốn theo đăng ký có thể kéo dài hai, ba năm, vì vậy có thể xây dựng một thời biểu nhiều ngày đóng quỹ (fund closing date). Vào ngày đóng quỹ đầu tiên, một số các nhà đầu tư có mặt và được những quyền lợi ngang nhau căn cứ tỉ lệ góp vốn. Quyền lợi đó tiếp tục được duy trì trong quá trình đóng vốn trừ khi từng thành viên quyết định thay đổi vị trí và bán đi cổ phần của mình. Một lịch trình nhiều lần đóng quỹ cho phép nhà đầu tư thấy được số tiền đóng vốn được đầu tư như thế nào vào các danh mục đầu tư và giá trị thị trường của của từng danh mục ở từng thời kỳ. 3.3.3 Giai đoạn đầu tư Thời kỳ đầu tư vào các danh mục và dự án, các thành viên tổng quát chọn lọc, thẩm định dự án, thương thuyết mua cổ phần hay tham gia vốn vào các dự án. Qui trình này xảy ra liên tục trong hai đến ba năm. Để đầu tư hết vốn, các nhà quản lý quỹ phải làm việc với hiệu năng rất cao cũng như với chất lượng kỹ thuật đầu tư cao để đảm bảo lợi nhuận như cam kết ban đầu. Trong quá trình này tiếp tục có những đợt gọi vốn thêm (tranches) để đáp ứng nhu cầu đầu tư. 3.3.4 Giai đoạn tăng cao giá trị. Sau khi đã thực hiện đầu tư vào các danh mục, các thành viên tổng quát tiếp tục xây dựng bộ máy quản trị quỹ và đặt thêm quan hệ với các tổ chức tài chính, kinh doanh để thao tác tăng thêm giá trị vốn quỹ. Phần lớn quỹ vốn mạo hiểm muốn thu hoạch lợi nhuận sau năm năm đầu tư. Vì vậy thời gian hoạt động tích cực của một quỹ là bốn hay năm năm. Do các dự án được quỹ đầu tư mạo hiểm tài trợ thường là các dự án có độ rủi ro cao nên các nhà đầu tư vốn mạo hiểm hiếm khi đầu tư vào các công ty trẻ toàn bộ lượng vốn được dự kiến, họ sẽ cung cấp vốn theo nhiều giai đoạn. Trong từng giai đoạn họ cân nhắc lượng vốn đầu tư sao cho vừa đủ để cuối giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp đủ sức phát triển đến điểm tăng trưởng tiêp theo trong chuỗi tăng trưởng dự kiến của doanh nghiệp. Sau mỗi giai đoạn, nhà đầu tư vốn mạo hiểm sẽ tính toán tỉ lệ hoàn vốn đầu tư, mức sinh lời, triển vọng kinh doanh .Nếu khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp không khả thi nhà đầu tư sẽ từ chối bổ sung quỹ. Là các nhà đầu tư dài hạn, phần lớn các nhà đầu tư vốn mạo hiểm không dự kiến lãi phát sinh trong vòng 3-7 năm đầu tiên của quá trình tài trợ. Vốn đầu tư ban đầu chỉ là sự bắt đầu mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư vốn mạo hiểm và doanh nghiệp mới. Sau giai đoạn đầu nếu doanh nghiệp tiếp tục phát triển, nhà đầu tư sẽ bổ sung vốn cho từng giai đoạn tiếp theo của quá trình kinh doanh như: thử nghiệm thị trường, sản xuất thí điểm, marketing thị trường, nghiên cứu và điều chỉnh các sai sót kỹ thuật của sản phẩm làm tiền đề cho sản xuất qui mô và xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường. Rõ ràng, việc cân nhắc thời điểm và lượng vốn cung cấp cho từng giai đoạn đòi hỏi các nhà đầu tư vốn mạo hiểm phải có trình độ và nhạy bén. 3.3.5 Giai đoạn thoát tư. Sau đó, là cơ hội thoát khỏi dự án đầu tư ( exit) bằng cách phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) hay bán lại toàn bộ cho một tổ chức hoặc cá nhân muốn mua toàn bộ dự án. Việc thu hoạch của nhà đầu tư cá thể thể hiện bằng tiền mặt hoặc là các cổ phiếu khả mãi trên thị trường vốn. Thời gian thu hoạch thường kéo dài 2, 3 năm. Thời gian từ khi chuẩn bị, góp vốn, đầu tư và thu hoạch của mỗi quỹ có thể khác nhau vì thời gian của các dự án trong danh mục đầu tư có thể biến thiên khác nhau. Tuy nhiên mục tiêu đầu tư và thu hoạch vẫn gói gọn trong 7 đến 10 năm là tối đa. Cơ cấu ngành đầu tư của quỹ vốn mạo hiểm Tiêu dùng 7% Dịch vụ kinh doanh 5% Bán dẫn 1% Máy tính 3% Viễn thông liên lạc 22% Công nghệ sinh học 2% Điện tử 4% Dụng cụ y tế 5% Công nghệ thông tin 24% Dược phẩm 2% Công nghiệp 5% Chăm sóc sức khoẻ 11% Môi trường 1% Phân phối bán lẻ 3% III- TÍNH TẤT YẾU CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC 1. Vai trò của quỹ vốn mạo hiểm Đã gần 50 năm nay các nhà đầu tư mạo hiểm đã góp phần vào sự phát triển của các ngành công nghiệp kỹ thuật cao của Mỹ. Rất nhiều công ty thành đạt nhất của Mỹ đã lớn mạnh bằng sự trợ giúp của các quỹ đầu tư mạo hiểm như: Intel, Apple, Microsoft, Fedex, Sun Microsystem, Netscape... Vai trò của quỹ đầu tư mạo hiểm được thể hiện như thế nào. Khác với ngân hàng đầu tư hoặc quỹ tương hỗ chỉ giữ mối quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhận đầu tư, các công ty vốn mạo hiểm luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với doanh nghiệp nhận đầu tư, nếu không đồng vốn bỏ ra sẽ khó mang lại hiệu quả mong đợi. Đó là vì cấp vốn cho doanh nghiệp với điều kiện thông thường không yêu cầu hoàn vốn và trả lãi mà chỉ đòi hỏi nắm một số cổ phần, có khi còn yêu cầu nắm quyền quyết định tổ chức và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Có công ty còn đòi kiểm soát tới 60% vốn cổ phần (tất nhiên số cổ phần này chỉ có giá trị khi đầu tư thành công còn khi thất bại thì họ chẳng còn gì). Mục đích và vai trò của quỹ đầu tư mạo hiểm là làm sao cho doanh nghiệp sớm được niêm yết trên thị trường chứng khoán và khi doanh nghiệp đã có tên trên thị trường chứng khoán rồi thì nhiệm vụ tiếp theo của quỹ là đẩy giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp lên tới mức cao nhất có thể. Chính vì vậy, các quỹ mạo hiểm thường tham gia quản lý, điều hành các công ty thuộc danh mục đầu tư. Các quỹ còn có vai trò tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để đạt khả năng sinh lời lớn nhất. Đây cũng chính là điểm khác biệt của quỹ đầu tư mạo hiểm so với các quỹ đàu tư khác như quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức để thu hút sự tham gia rộng rãi của công chúng đầu tư trên thị trường, các quỹ này thường đầu tư vào tài sản có mức độ rủi ro vừa phải. Song song với quá trình tài trợ vốn mạo hiểm, nhà đầu tư còn cung cấp các kỹ năng quản lý cho các doanh nghiệp trẻ. Phần lớn các doanh nghiệp thành công ở thung lũng Silicon không phải là doanh nghiệp do các thành viên sáng lập điều hành mà do các nhà quản lý xuất sắc có kinh nghiệm được các nhà đầu tư vốn mạo hiểm bổ nhiệm. Hơn nữa, các nhà đầu tư vốn mạo hiểm quản lý và hạn chế rủi ro của bạn bằng cách đa dạng hoá đầu tư vào nhiều doanh nghiệp có mức rủi ro khác nhau, do đó các nhà đầu tư vốn mạo hiểm bù các khoản lỗ đầu tư khi tài trợ cho một số doanh nghiệp bằng một vài dự án đầu tư có tỉ lệ hoàn vốn rất cao, lợi tức vốn lớn. Nếu đứng trên một khía cạnh khác thì quỹ đầu tư mạo hiểm còn là cơ hội để các tài năng phát huy tính sáng tạo vì cac quỹ này chủ yếu đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Mục đích của quỹ cũng là triển khai đầu tư nhằm tài trợ cho các nhà nghiên cứu, cá nhân, hoặc nhóm doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có ý tưởng sáng tạo xuất sắc về các lĩnhvực công nghệ cao, có khả năng triển khai được các sản phẩm có tính độc đáo và hữu dụng. Đứng trên góc độ này thì quỹ đầu tư mạo hiểm vừa mang tính chất sản xuất kinh doanh vừa mang tính chất nghiên cứu do đó nó đánh giá cao các dự án có tính sáng tạo, có tính khả thi. Với vai trò này, quỹ đầu tư mạo hiểm không phải chỉ là quỹ đầu tư thông thường đi tìm kiếm lợi nhuận mà nó còn là tổ chức đi tìm kiếm và phát huy tài năng, chất xám, nó là cơ hội cho những ai muốn thủ sức mình trên thương trường, nó góp phần nuôi dưỡng và khuyến khích các tài năng trẻ phát huy tính sáng tạo, tận dụng nguồn tri thức vốn có để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước cả về chất và lượng. Quỹ đầu tư mạo hiểm - Hành trang bước vào nền kinh tế tri thức. 2.1> Quỹ vốn đầu tư mạo hiểm --- nguồn vốn tối ưu đối với các doanh nghiệp khởi sự. Một doanh nghiệp khi bắt đầu đặt chân vào thị trường tức là đã bắt đầu một cuộc chiến thực sự. Trong cuộc chiến sinh tồn này, nếu doanh nghiệp chiến thắng thì doanh nghiệp mới có cơ hội tồn tại và phát triển, còn nếu doanh nghiệp thất bại thì coi như là doanh nghiệp đã bị xoá sổ khỏi thị trường, và đó là một cái kết không mong đợi đối với tất cả doanh nghiệp. Khi đã nhảy vào môi trường kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp phải đối phó với rủi ro, rủi ro luôn gắn liền với lợi nhuận. Rủi ro doanh nghiệp phải gánh chịu chính là những bất ổn, những sự cố không tốt xảy ra làm ảnh hưởng đến doanh lợi của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp, rủi ro này có thể xuất phát từ môi trường bên ngoài hay cũng có thể có nguồn gốc từ trong nội bộ của doanh nghiệp. Và trong chu kỳ sống của mình, doanh nghiệp luôn phải đối phó với hai loại rủi ro chính là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro tiềm ẩn ở trong bản thân doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh được định nghĩa như là sự không chắc chắn ở hiện tại về mức doanh lợi đạt được trong tương lai. Nguyên nhân gây ra rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp có thể là: Sự không chắc chắn về mức cầu ở tương lai đối với sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sự thay đổi trong giá bán. Sự thay đổi trong cấu trúc chi phí. Sự cạnh tranh. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật Sự thay đổi về tỷ giá hối đoái. Những thay đổi trong chính sách điều hành kinh tế của chính phủ ... Như vậy chúng ta có thể thấy rủi ro kinh doanh đối với doanh nghiệp là vô số, doanh nghiệp không thể nào triệt tiêu được mà chỉ có thể tác động để làm giảm bớt rủi ro kinh doanh ở mức tối thiểu. Bên cạnh rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp còn phải đối mặt với rủi ro tài chính. Rủi ro tài chính là loại rủi ro gắn liền với quyết định tài trợ, gắn liền với nghệ thuật tạo dựng cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Rủi ro tài chính xuất phát từ cấu trúc vốn có sử dụng nợ vay bởi vì nợ vay dẫn đến những khoản chi trả cố định đó là chi phí trả lãi vay. Mức độ rủi ro tài chính cao hay thấp diễn ra cùng với mức sử dụng nợ của doanh nghiệp. Vì thế việc tác động để triệt tiêu loại rủi ro này sẽ được thực hiện thông qua việc tài trợ không sử dụng nợ trong cấu trúc vốn. Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì phải đảm bảo sự ổn định trong rủi ro tổng thể. Nếu doanh nghiệp đang phải đối phó với rủi ro kinh doanh ở mức độ cao thì chắc chắn nhu cầu về rủi ro tài chính phải ở mức độ thấp và ngược lại, đây là xu hướng chung có tính qui luật cho tất cả mọi doanh nghiệp mà muốn hoạt động kinh doanh tốt. Điều quan trọng hơn nữa là doanh nghiệp phải tự xác định xem mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống để có thể đưa ra chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Không chỉ đối với các chủ doanh nghiệp mà các chủ đầu tư cũng cần phải xem xét những rủi ro mình phải đối mặt để từ đó có thể đưa ra chiến lược tài trợ thích hợp, do đó việc xác định doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống là hết sức quan trọng bởi vì trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sống, mức độ rủi ro của doanh nghiệp là khác nhau do dòng tiền của mỗi giai đoạn phát sinh với các mức độ khác nhau. Có thể nói trong bốn giai đoạn chu kỳ sống của doanh nghiệp: khởi sự; tăng trưởng; bão hoà và suy thoái, thì giai đoạn khởi sự là giai đoạn có mức độ rủi ro kinh doanh là cao nhất. Vậy tại sao rủi ro kinh doanh trong giai đoạn này lại cao nhất ? Có một số nguyên nhân cơ bản sau: Doanh nghiệp thiếu vốn trong đầu tư. Thiếu khả năng, kinh nghiệm về trình độ quản lý. Thiếu những chuẩn bị để đương đầu với những đòi hỏi cao về quản trị. Thiếu sót và kinh nghiệm không đồng đều trong việc nghiên cứu thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ mới xuất hiện trên thị trường, khả năng sản xuất có hiệu quả không? , có được khách hàng tương lai chấp nhập không ... Hoạt động marketing trong giai đoạn này rất kém. Nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp trong giai đoạn này là rất lớn, từ chi tiêu phát triển sản phẩm thay thế, chuyển ý tưởng thành hiện thực cho đến chi phí thành lập doanh nghiệp và đặc biệt là chi phí nghiên cứu thị trường trong khi doanh nghiệp chưa có khoản thu nào đáng kể. Do đó dòng tiền thu vào từ doanh thu không chỉ thấp mà còn diễn ra rất chậm nên dòng tiền của doanh nghiệp sẽ bị âm trong nhiều năm liền. Qua những phân tích trên chúng ta thấy mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn này rất cao, thậm chí cao nhất trong tất cả các giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có nguồn tài chính đủ mạnh để tài trợ, ổn định lâu dài thì doanh nghiệp sẽ phải đối phó với rủi ro kinh doanh cực lớn đó là không thể phát triển thậm chí là phá sản. Và theo qui luật tất yếu của mọi doanh nghiệp thì mức độ rủi ro kinh doanh cao thì mức độ rủi ro tài chính cần được giữ ở mức càng thấp càng tốt. Như vậy, chiến lược tài trợ thích hợp nhất trong giai đoạn này là không nên tài trợ bằng nợ. Bởi vì đối với hầu hết các công ty mới khởi sự NPV của dự án thường là dương. Đây chính là kết quả của sự thành công luôn xác định ở tương lai của việc triển khai thành công và đưa sản phẩm ra thị trường. Thế nhưng do khả năng này xảy ra trong tương lai còn hiện tại các tài sản làm cơ sở cho doanh nghiệp thế chấp là vô hình, được rải đều ở nhiều thời kỳ khác nhau, khó có thể xác lập rõ. Rủi ro tài chính gia tăng tương ứng với tỉ lệ tài trợ nợ mà doanh nghiệp sử dụng. Với bất cứ mức độ tồn đọng nào dù chỉ là rất thấp cũng sẽ đưa doanh nghiệp đến tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Bên cạnh đó xác xuất để xuất hiện tình trạng lưu lượng tiền tệ âm trước khi sản phẩm thành công là rất lớn. Chỉ cần doanh nghiệp huy động một tỉ lệ tài trợ bằng nợ vay dù rất thấp cũng dẫn đến rủi ro rất cao do khả năng phá sản hoàn toàn vì lẽ đơn giản công ty không có lưu lượng tiền tệ để thanh toán các khoản nợ đến hạn, từ đó gây nên khó khăn tài chính cho doanh nghiệp. Tóm lại, doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự thì có mức độ rủi ro kinh doanh là rất cao và khả năng để hạn chế nó là rất thấp do đó doanh nghiệp cần phải sử dụng nguồn tài trợ vốn thích hợp để hạn chế rủi ro tài chính tránh việc tạo ra rủi ro tổng thể vượt quá mức chịu đựng của doanh nghiệp. Vậy trong giai đoạn này nên chọn nguồn tài trợ nào? Doanh nghiệp nên chọn cấu trúc tài chính như thế nào cho hợp lý? Và nhà đầu tư nào dám chấp nhận rủi ro cao để tài trợ cho doanh nghiệp. Bất cứ cấu trúc tài chính nào thì thành phần của nó cũng gồm hai nguồn cơ bản là nợ và vốn cổ phần. Theo khảo cứu thì doanh nghiệp mới khởi sự có các lý do sau đây để không sử dụng nợ trong cấu trúc tài chính của mình. Thứ nhất : Khi vay nợ để tài trợ trong cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải thế chấp tài sản. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp mới khởi sự vì trong giai đoạn này tài sản của doanh nghiệp còn rất ít chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp. Thứ hai: Nếu ngân hàng cho doanh nghiệp vay mà không đặt nặng vấn đề tài sản thế chấp thì doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng một lãi suất rất cao, điều này là đương nhiên vì rủi ro của việc thu hồi nợ không được rất cao và rủi ro này sẽ được tính vào lãi suất cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên cơ chế lãi suất trần sẽ không cho phép làm điều này (Lãi suất trần thường áp dụng đối với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam). Thứ ba: cho dù ngân hàng cho doanh nghiệp vay, cho dù lãi suất trần cho phép thì doanh nghiệp cũng không nên vay nợ bởi vì lúc này nếu vay nợ doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu rủi ro tài chính rất cao. Như vậy, trong giai đoạn khởi sự với mức độ rủi ro trong kinh doanh là rất cao thì tài trợ bằng vốn cổ phần xem như là thích hợp nhất. Thế nhưng, ngay cả đầu tư bằng vốn cổ phần cũng khó mà huy động dược do doanh nghiệp khởi sự thường không đủ các tiêu chuẩn cần thiết của Uỷ ban chứng khoán trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng. Mặt khác, với mức độ rủi ro tổng thể cao của doanh nghiệp sẽ chỉ hấp dẫn được các nhà đầu tư mạo hiểm - những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận một rủi ro cao để kỳ vọng một mức lợi nhuận cao tương ứng. Trên lý thuyết các nhà đầu tư rất quan tâm đến việc họ sẽ nhận cổ tức hay đạt được thu nhập qua chênh lệch do chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên chính sách cổ tức đề nghị cho một công ty mới khởi sự thường là tỉ lệ chi trả cổ tức bằng không. Thêm vào đó, dòng tiền của một doanh nghiệp mới thành lập thường là âm ở mức cao và cần các nguồn tiền mới cho các cơ hội đầu tư có sẵn của công ty. Nếu tài trợ bằng nợ vay không thích hợp, thì phải bằng vốn cổ phần tức là nếu các nhà đầu tư đòi hỏi cổ tức, họ cũng phải đầu tư thêm tiền vào doanh nghiệp để chi trả cho cổ tức này. Trong một thị trường hoàn hảo điều này có thể chấp nhận được, thế nhưng do trong thực tế chi phí giao dịch đi với việc huy động vốn cổ phần mới rất tốn kém cho các doanh nghiệp rủi ro cao mới khởi sự. Các chi phí này không những cao mà còn khá cố định nghĩa là chỉ cần một huy động nhỏ về vốn cổ phần cũng sẽ phát sinh một khoản chi phí rất tốn kém. Các chi phí này bao gồm các chi phí về pháp lý và chi phí chuyên môn phải trả. Vì vậy việc trả cổ tức và huy động vốn cổ phần mới thay thế cho nguồn tiền chi trả cổ tức này là không hợp lý. Tóm lại, trong giai đoạn khởi sự với các đặc điểm về rủi ro đã trình bày, khả năng tài trợ bằng vốn vay lẫn vốn cổ phần đều không khả thi. Vậy cấu trúc vốn trong giai đoạn này nên được tài trợ bằng gì? Qua nghiên cứu cho thấy: tài trợ bằng phát hành trái phiếu, bằng tín dụng thuê mua, hay thu hút vốn của các nhà đầu tư không chấp nhận rủi ro cao đều không thực hiện được mà chỉ có nguồn vốn mạo hiểm từ các quỹ đầu tư mạo hiểm là thích hợp nhất bởi vì theo định nghĩa của quỹ đầu tư maọ hiểm đã nêu trên: Quỹ đầu tư mạo hiểm là một định chế tài chính trung gian chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp mới khởi sự nhằm mong đợi một sự gia tăng thu nhập cao hơn mức bình quân để bù đắp cho rủi ro của khoản đầu tư có mức độ cao hơn mức bình quân. Chỉ có các nhà đầu tư này mới sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao đầu tư vào các doanh nghiệp mới khởi sự dưới nhiều hình thức đầu tư đa dạng. Đương nhiên các nhà đầu tư mạo hiểm này sẽ yêu cầu một tỉ suất sinh lợi cao để bù đắp cho rủi ro cao mà họ phải gánh chịu, tỉ suất lợi nhuận cao ở đây chỉ thể hiện bằng phần chênh lệch do chuyển nhượng vốn. Chỉ có thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm chiến lược tài trợ của doanh nghiệp trong giai đoạn này mới đạt đến hiệu quả cao nhất, đó là sự gia tăng của giá trị doanh nghiệp. Có thể nói, Quỹ đầu tư mạo hiểm là nguồn tài trợ tối ưu cho các doanh nghiệp mới khởi sự. 2.2> Quỹ đầu tư mạo hiểm --- nguồn lực thúc đẩy khoa học công nghệ tiên tiến phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang diễn ra các cuộc cạnh tranh quyết liệt, ngày càng có nhiều công ty mới, doanh nghiệp mới tham gia vào đấu trường kinh doanh với những phương thức làm ăn mới, đưa ra những sản phẩm mới có tính năng ưu việt hơn. Để sống sót trên thị trường, mỗi doanh nghiệp càng phải tự đổi mới mình, tự nâng cấp mình bằng cách vận dụng triệt để tính năng của tri thức vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như đã phân tích ở trên, khái niệm tri thức gắn liền với khái niệm công nghệ cao (high-tech), công nghệ cao càng phát triển thì hàm lượng tri thức trong sản phẩm càng lớn trong khi hàm lượng vật chất vẫn như cũ hoặc ít hơn thì giá trị sử dụng của sản phẩm cao hơn nhiều. Điều này có thể thấy được qua 2 đĩa phần mền windows 95 và windows 2000, hai đĩa này có trọng lượng như nhau nhưng đĩa windows 2000 chứa đựng hàm lượng tri thức lớn hơn nhiều so với windows 95 và do đó nó có giá trị sử dụng cao hơn nhiều. Và như một điều hiển nhiên khi có sản phẩm mới ra đời có giá trị sử dụng cao hơn thì sản phẩm đó đã được thị trường chấp nhận và điều đó cũng có nghĩa là sản phẩm cũ đã bị đào thải. Doanh nghiệp nào nắm bắt nhanh nhạy được thị trường thì doanh nghiệp đó mới có cơ hội sống sót. Thế giới đang ngày một thay đổi với tốc độ chóng mặt, nếu như trước đây bạn phải ra chợ mua từng món hàng thì giờ đây bạn chỉ cần ngồi ở nhà bấm máy tính hoặc gọi điện thoại là bạn sẽ có ngay thứ mình cần với giá cả không đắt hơn là bạn tự đi mua ngoài chợ. Điều này có được là nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin điển hình là mạng Internet. Qua những ví dụ trên chúng ta có thể thấy công nghệ cao là yêú tố sống còn của doanh nghiệp. Hơn nữa để có thể đạt được mức thu lợi cao, doanh nghiệp chỉ có con đường duy nhất mà cũng là con đường ngắn nhất đó là phải săn lùng, tìm kiếm và sáng tạo ra các giải pháp công nghệ mới. Điều này cũng khiến phần lớn các khoản đầu tư mạo hiểm đều nhắm vào các dự án công nghệ. Tại Mỹ, 94% các công ty nhận được các nguồn tài trợ mạo hiểm là các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng khi đã có những phát minh, ý tưởng mới, doanh nghiệp muốn biến nó thành hiện thực thì phải có vốn. Thông thường, đầu tư vào công nghệ cao thì cần vốn lớn nhưng độ rủi ro lại cao vì các phát minh sáng chế trong lĩnh vực này thường có tính đột phá cao, lơị ích lớn, mục tiêu đạt được rất cao xa, hơn nữa phần lớn mới chỉ là ý tưởng bột phát chứ chưa có thiết kế, tính toán hay thí nghiệm kỹ lưỡng. Và trên thực tế thì hầu hết các ý tưởng này do những người chưa đủ uy tín về khoa học kỹ thuật đề xuất, thậm chí có những người không có trình độ chuyên môn và điều mấu chốt nhất là họ không có tiền để biến ý tưởng của họ thành hiện thực. Đây chính là thời điểm để các nhà đầu tư mạo hiểm vào cuộc bởi vì chỉ có họ mới có đủ khả năng và đủ can đảm để chấp nhận rủi ro cũng như đủ niềm tin để tin rằng những ý tưởng này sẽ mang lại cho họ mức lợi nhuận lợi nhuận to lớn, gấp trăm nghìn lần so với lượng vốn họ bỏ ra. Kiểu đầu tư này là “được ăn cả ngã về không”, chính vì thế mà những nhà đầu tư truyền thống rất ngại khi gặp phải những dự án kiểu như vậy. Bởi vì, họ sợ gặp phải rủi ro, mà rủi ro đối với các dự án công nghệ cao này là rất lớn nhưng có điều là họ đã không nghĩ tới mức lợi nhuận to lớn nếu họ thành công, mức lợi nhuận cho một dự án này có thể bằng mấy lần mức lợi nhuận mà họ đầu tư vào các lĩnh vực khác. Rủi ro càng lớn lợi nhuận càng cao. Bạn chấp nhận rủi ro trong hiện tại để kỳ vọng vào thành công rực rõ trong tương lai, đó là con đường đầy gai góc nhưng rất thú vị. Mạo hiểm ở đây không phải là liều lĩnh, nếu bây giờ bạn không mạo hiểm thì chắc chắn trong tương lai bạn sẽ không đạt được những thành công rực rỡ. Nếu như trước đây Bill Gates và P. Allen đang ở tuổi 20 không bỏ dở học đại học để lập ra công ty máy tính phần mềm Microsoft thì giờ đây Bill Gates có thể là người giàu nhất thế giới không, và công ty Microsoft có là một tập đoàn về lĩnh vực công nghệ thông tin hàng đầu trên thế giới như hiện nay không? Và nếu không có Microsoft thì có hệ điều hành Windows95, 98, 2000 ... mà cả thế giới đang sử dụng không? Đây chỉ là một ví dụ điển hình về sự thành công của các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực khoa học công nghệ thông tin. Còn rất nhiều những công ty đứng đầu thế giới về doanh thu cũng như lợi nhuận đang kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Điển hình là nước Mỹ, bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi là tại sao nước Mỹ lại là một siêu cường quốc kinh tế, tại sao nước Mỹ lại là nước đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ thông tin, tại sao nước Mỹ lại là nơi qui tụ các nhà bác học lừng danh trên thế giới... Có rất nhiều câu trả lời cho những câu hỏi trên nhưng xem xét theo khía cạnh đầu tư thì chúng ta có thể thấy rằng việc đầu tư vào phát triển khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển rực rỡ như ngày nay, và hình thức chủ yếu đầu tư vào khoa học kỹ thuật công nghệ cao chính là các quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ này đóng vai trò then chốt, là động lực để khoa học công nghệ cao phát triển với tốc độ như vũ bão ngày nay. Giờ đây không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với nhân loại, công nghệ khoa học kỹ thuật cao là động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Phương tiện, công cụ tài trợ cho các phát minh khoa học công nghệ mới chính là các quỹ đầu tư mạo hiểm. Vai trò của quỹ đầu tư mạo hiểm là không thể thiếu trong hoạt động thúc đẩy khoa học công nghệ cao phát triển, quỹ đầu tư mạo hiểm là nguồn vốn tối ưu đối với các dự án trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Internet làm cho các công ty liên quan đến lĩnh vực công nghệ có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư mạo hiểm. Hiện có rất nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm đã bỏ rơi các khu vực truyền thống để tập trung vào các công ty Internet. Số liệu thống kê cho thấy, đầu tư vào ngành công nghiệp Internet đã tăng từ 3,4 tỷ $ (năm 1998) lên 19,9 tỷ $ (năm 1999) , chiếm tỷ trọng 54 % toàn bộ các nguồn đầu tư mạo hiẻm. Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu đã thu được mức lợi nhuận trên 100% nhờ đầu tư vào ngành công nghiệp Internet. Hơn nữa, tiền của nhà đầu tư không bị găm lại một chỗ, bởi các công ty Internet nhanh chóng phát hành cổ phiếu ra công chúng. Trung bình các công ty làm dịch vụ Internet chỉ cần không tới 2 năm để trở thành công ty đại chúng so với khoảng thời gian 3-5 năm của các công ty thông thường. Tuy nhiên không phải công ty nào được tài trợ cũng thành công về mặt tài chính. Ước tính cứ 10 dự án đầu tư, thì chỉ có 1 hoặc 2 dự án mang lại lợi nhuận. Thị trường vốn mạo hiểm hiện nay là nguồn chủ yếu cung cấp vốn cho phát triển công nghệ cao, bổ sung, thậm chí thay thế cho nguồn kinh phí của chính phủ các nước phát triển. Nó chính là “bà đỡ”, cái nôi của công nghệ cao, nếu không có vốn đầu tư mạo hiểm thì rất nhiều phát minh có giá trị bị xếp xó và như vậy thì khoa học công nghệ mới làm sao phát triển vượt bậc. 3/ Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập và cạnh tranh là hai mặt của một tiến trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, hội nhập và cạnh tranh luôn diễn ra song song, có hội nhập tất yếu phải có cạnh tranh, cạnh tranh trong môi trường hội nhập không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển khi hội nhập kinh tế quốc tế thì mỗi doanh nghiệp phải tự khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình, năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp thể hiện ở tốc độ tiêu thụ sản phẩm và mức độ chiếm lĩnh thị phần. Để có tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh thì sản phẩm phải có các ưu diểm vượt trội so với các sản phẩm cùng loại, phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và mặt khác khi tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh thì khả năng quay vòng vốn nhanh, khả năng quay vòng vốn nhanh dẫn tới chủ động trong di chuyển luồng vốn, vốn được sử dụng có hiệu quả, do đó điều kiện để nghiên cứu sáng tạo ra sản phẩm mới rất cao, và doanh nghiệp luôn luôn theo kịp thời đại, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để thị phần chiếm lĩnh rộng rãi thì trình độ marketing, quảng cáo, xúc tiến bán hàng phải cao và doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp. Và một điều kiện tiên quyết để đáp ứng các yêu cầu trên đó là khả năng tài chính của doanh nghiệp phải đảm bảo, doanh nghiệp phải chủ động trong việc di chuyển luồng vốn. Đây thực sự là khó khăn đối với các doanh nghiệp mới khởi sự và những doanh nghiệp đang trong thời kỳ phát triển, đầu tư vào nghiên cứu những sản phẩm mới. Hơn nữa thị trường luôn luôn phát triển và thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Các qui luật và đòi hỏi của thị trường cũng biến động thường xuyên ngoài ý muốn của bản thân các doanh nghiệp, thị trường ngày nay thể hiện tính ngắn hạn nhiều hơn và khốc liệt hơn trong tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế. Năm 1997, Năng lực cạnh tranh của Việt Nam đứng thứ 49 trên 53, năm 1998 xếp thứ 39 trên 53, năm 1999 xếp thứ 48 trên 53, năm 2000 xếp thứ 53 trên 59 và năm 2001 xếp thứ 62 trên 75 . Có thể thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm tương đối so với các nước khác. Một điều đáng lưu ý là Singapore và Mỹ luôn đứng ở vị trí số 1 và 2 trong bảng xếp hạng tính cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới. Bảng xếp hạng này do WEF ( World Economic Forum ) công bố hàng năm, sử dụng 8 nhóm tiêu chí bao gồm 155 chỉ tiêu, tham khảo ý kiến của 1500 các công ty lớn nhất trên thế giới. Giờ đây, tính cạnh tranh của mỗi quốc gia không chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên , lao động rẻ không được đào tạo , đồng tiền giá trị thấp , ưu đãi khuyến khích của Chính Phủ về thuế hay giá. Theo kết quả điều tra năm 1999 đánh giá nhóm các nhân tố cơ cấu tính cạnh tranh quốc gia như sau: Tài chính 17% Chính phủ 17% Mở cửa 16% Lao động 16% Công nghệ 11% Hạ tầng cơ sở 11% Quản lý 6% Thể chế 6% Năm 2000, WEF đánh giá các yếu tố của năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia theo chỉ tiêu về tài chính, về quốc tế hoá, về sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ. WEF chỉ đánh giá về năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, nhưng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta phải xem xét tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp là xương sống của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động tốt, phát triển mạnh thì quốc gia đó cũng sẽ phát triển. Và sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là năng lực tồn tại và vươn lên trên thị trường cạnh tranh , duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong nước và quốc tế về một hay nhiều sản phẩm , dịch vụ của doanh nghiệp. Yếu tố quyết định là tỷ lệ lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm . Các yếu tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chiến lược đầu tư và kinh doanh : Phân tích thị trường, lợi thế so sánh của doanh nghiệp. Phân tích nhu cầu của thị trường, phân tích các đối thủ cạnh tranh, xác định thị phần cho doanh nghiệp Trình độ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Thực hiện thương mại điện tử. Thực hiện phân tích thông tin từ Internet, giao dịch qua Internet, mở trang chủ , đặt quan hệ với ngân hàng Đầu tư cho khoa học công nghệ , kiểu dáng thương hiệu trong nước và nước ngoài Đào tạo nguồn nhân lực Tổ chức quản lý Liên doanh , liên kết Trong hoạt động của doanh nghiệp, trình độ công nghệ quyết định cấp độ của sản phẩm, chất lượng và năng suất lao động. Khả năng thay đổi hoặc tiếp cận với công nghệ mới, chi phí nghiên cứu và phát triển quyết định tới trình độ của công nghệ. Về năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đánh giá thông qua chất lượng sản phẩm, bao bì , mẫu mã, tính độc đáo hay sự khác biệt sản phẩm. Vậy, chúng ta có thể thấy dù là xét về năng lực cạnh tranh của một quốc gia hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì yếu tố quyết định là khả năng tài chính và trình độ khoa học công nghệ. Hai yếu tố này lại liên quan tới nhau, khả năng tài chính tốt hay nói cách khác là nguốn vốn được đảm bảo tất yếu dẫn đến trình độ công nghệ cao, mặt khác khi trình độ công nghệ cao mang lại chi phí sản xuất thấp , tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh, khả năng quay vòng vốn cao, và tất yếu nguồn tài chính của doanh nghiệp được bảo đảm. Nhưng vấn đề đặt ra là đối với các doanh nghiệp mới khởi sự thì không thể có một nguồn tài chính dồi dào để đầu tư nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới bởi vì việc ứng dụng các thành tựu công nghệ mới này có thể thành công hoặc thất bại, thậm chí có trường hợp thất bại ngay trong quá trình nghiên cứu, và trong trường hợp đó thì vốn đầu tư bỏ vào nghiên cứu mất không, và đối với những doanh nghiệp hạn chế về vốn thì khả năng nghiên cứu lại hầu như không có. Ngay cả khi công trình nghiên cứu có thành công nhưng toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp dồn vào việc nghiên cứu công nghệ mới thì doanh nghiệp sẽ không còn tiền để quảng cáo, marketing sản phẩm, dẫn tới sản phẩm không tiếp cận tới thị trường và người tiêu dùng, kết cục là doanh nghiệp không thể trụ vững trên thương trường. Hoàn cảnh này thường thấy đối với các doanh nghiệp mới khởi sự, các doanh nghiệp trẻ. Hơn nữa trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt khi gia nhập vào nền kinh tế quốc tế thì việc cá lớn nuốt cá bé là không thể tránh khỏi, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia sẵn sàng tiêu diệt đối thủ khi đối thủ mới chập chững bước vào thị trường. Vì vậy, yếu tố cần thiết nhất và quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ đó chính là tài chính phải được đảm bảo, sau đó là trình độ quản lý doanh nghiệp hoạt động tốt bởi vì đối với các doanh nghiệp trẻ chưa có kinh nghiệm va chạm trên thương trường quốc tế. Với tất cả các lý do đó có thể thấy rằng quỹ vốn đầu tư mạo hiểm là giải pháp tối ưu tháo gỡ được các khó khăn của doanh nghiệp trẻ nhất là trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN QUỸ DẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM I - HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TRÊN THẾ GIỚI Quỹ đầu tư mạo hiểm là hình thức đầu tư phổ biến và mang lại hiệu quả cao đối với các dự án trong lĩnh vực khoa học công nghệ, chính vì vậy loại hình đầu tư này đã phát triển rất mạnh tại các nước phát triển đặc biệt là nước Mỹ. Đầu tư mạo hiểm xuất hiện đầu tiên tại nước Mỹ và giờ đây tại Mỹ đã có hàng trăm nghìn nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Các quỹ đầu tư mạo hiểm ra đời và đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển hùng mạnh của kinh tế Mỹ. Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm đã phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và nêu ra yêu cầu khá cao đối với các nhà đầu tư tham gia, thí dụ phải có tài sản ít nhất 1 triệu $, thu nhập hàng năm là 200 nghìn $ và vốn góp bị giam trong quỹ ít nhất vài năm. Gần đây, do mạng Internet cực kỳ phát triển nên đã hình thành cả một thị trường vốn mạo hiểm, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng thông qua mạng để góp vốn vào các quỹ đầu tư mạo hiểm, kiểu đầu tư này đã thu hút được nhiều người tham gia. Đầu năm 2000, công ty vốn mạo hiểm vật chất Advisers huy động một quỹ công cộng thu hút 330 triệu $ từ hàng nghìn nhà đầu tư tư nhân, ai muốn mua cổ phần của họ chỉ cần kích đúp chuột máy tính vào địa chỉ trên mạng của nhà môi giới điện tử là xong, phi vụ hoàn tất. Tổng số vốn đầu tư mạo hiểm ở Mỹ năm 1995 là khoảng 6,2 tỷ $, năm 1998 là 12,5 tỷ $. Năm 1999, các nhà đầu tư mạo hiểm đã cung cấp 45 tỷ $ cho các công ty mới thành lập. Và theo thống kê con số này trong quý 1 và 2 năm 2000 lên tới 17,8 tỷ $ và 17,2 tỷ $ điều đó có nghĩa là bình quân mỗi tuần hơn 1 tỷ $ được rót vào các dự án mạo hiểm và trong số đó có tới 86% dành cho các công ty làm về mạng Internet. Nguồn vốn mạo hiểm khổng lồ và gia tăng liên tục tạo ra khả năng đầu tư cực lớn cho phát triển công nghệ cao và đây cũng là nguồn tài chính dồi dào tạo nên đất dụng võ cho một số ý tưởng khoa học công nghệ, là một ưu thế nổi bật của nước mỹ so với các nước khác. Có thể nói tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ phần lớn là phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của khoa học công nghệ và do đó quỹ đầu tư mạo hiểm là tiền đề cho sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ. Và với mỗi công ty mạo hiểm thì có cách làm ăn riêng phù hợp với chiến lược cũng như lợi ích của các thành viên trong quỹ. Ta hãy xem xét một số công ty quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm được coi là thành đạt nhất ở Mỹ và trên thế giới. KPCB là công ty vốn mạo hiểm đầu tiên trên thế giới, rất nổi tiếng ở thung lũng Silicon, đã từng đầu tư cho các hãng Intel, Amazon, Apple... và những hãng này giờ đây đều đạt được những thành công to lớn trên thương trường và trở thành những đại gia lớn. Thế nhưng các bạn có biết là KPCB có bao nhiêu nhân viên không? Chỉ có 25 nhân viên đó là câu trả lời cho các bạn. 25 nhân viên bao gồm 9 cổ đông, 4-5 người giúp việc, mấy thư ký... Mỗi dự án đầu tư thường do một cổ đông phụ trách chính nhưng cả 9 cổ đông đều đồng ý thì dự án mới được thực thi. Và chúng ta xem xét việc đầu tư vào công ty Amazon bắt đầu như thế nào. Một hôm, ngưới sáng lập công ty Amazon đến gặp KPCB và nói họ có ý tưởng tổ chức bán sách trên mạng. Người của KPCB ghi lại địa chỉ trang web của Amazon rồi hẹn một tuần sau gặp lại. Sau đó mấy cổ đông của KPCB cùng nhau đặt mua trên mạng một số sách. Sách được nhanh chóng gửi đến, thế là hai bên ký ngay hợp đồng trong lần gặp thứ hai. Bản báo cáo giám định dự án chỉ dài có hai trang song kết quả là lợi nhuận thu được cực lớn. Trong thực tế, cái thiếu nhất của các doanh nghiệp không phải là vốn mà là người lãnh đạo có năng lực. Nghe nói có tới 150 công ty lớn ở Mỹ hiện vẫn chưa tìm được giám đốc đạt yêu cầu. Bởi vậy, các công ty vốn mạo hiểm không chỉ cấp vốn mà còn quan trọng hơn, họ còn giúp đối tác tổ chức hoặc hoàn thiện ban lãnh đạo, tức là họ có thể kiêm luôn các chức vị giám đốc điều hành và các phó giám đốc phụ trách tài vụ, tiêu thụ và kỹ thuật. Các công ty công nghệ cao mới thành lập thông thường chỉ có một vài người, đa số là các chuyên gia kỹ thuật, rất ít hiểu biết về cách quản lý doanh nghiệp. Nhưng các công ty vốn mạo hiểm thì giàu kinh nghiệm về mặt này, vì họ tiếp xúc nhiều nơi và đã tham gia nhiều vụ đầu tư, quen thuộc nhiều người, biết người biết của và quan trọng nhất là có thể biết ai có thể cộng tác được với ai. Công ty vốn mạo hiểm nào mạnh về mặt này thì sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tổ chức tốt công việc, sớm được niêm yết trên thị trường chứng khoán để trở thành công ty công cộng, khi đó cổ phiếu của công ty sẽ có giá rất cao mang lại siêu lợi nhuận. Song việc tổ chức ban lãnh dậo công ty đôi khi đem lại nhiều rắc rối, vì có trường hợp phải gạt bỏ chính người sáng lập công ty. Jobs và Wozniak đồng sáng lập công ty Apple nhưng khi KPCB đầu tư vào đây họ đã gạt Jobs ra khỏi Apple. Đáng buồn nhất là trường hợp KPCB đầu tư vào công ty Cisco, họ đã cử cổ đông lớn nhất của mình đến làm tổng giám đốc và sa thải chính hai vợ chồng người sáng lập Cisco với lý do bà này có tác phong nghệ sĩ, quản lý công ty đã chẳng ra sao mà còn không hoà hợp với nhân viên còn ông chồng là kỹ sư, không biết gì về quản lý doanh nghiệp. Một trong những công ty vốn mạo hiểm lâu đời nhất là Allied Capital nói rằng trong 40 năm qua, lợi tức trung bình hàng năm của mỗi cổ phần của họ là 19% hiện nay là 10,2%. Thông thường lợi nhuận thu được lớn nhất không phải do chính phát minh công nghệ cao đem lại mà là do cổ phiếu của doanh nghiệp nhận tài trợ lên giá sau khi trở thành công ty công cộng được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thí dụ công ty Benchmarch Capital bỏ vốn ban đầu là 6,5 triệu $ vào công ty Bay Inc (kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử), nay vốn đã tăng hơn 500 lần lên tới 3,4 tỷ $. Hãng Institutional Venture Partners cho biết trong vài năm nay tỷ suất lợi nhuận trung bình của họ là 75% - 90%. Ông Gwathmey rót 100 nghìn $ vào một công ty lắp đặt đương cáp dưới đáy biển, nay cổ phần của ông đã có giá trên 10 triệu $. Đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Spielberg đầu tư 5,5 triệu $ vào hãng City Search làm hướng dẫn du lịch trên mạng, nay ông đã có 18 triệu $. Nhờ đầu tư mạo hiểm cầu thủ bóng bầu dục R.Lott và H.Barton gây được số vốn 30 triệu $. Năm 1998, Arnault đầu tư 300 triệu $ vào 25 công ty mạng, đến giữa năm 1999 ông thu được 516 triệu $. Bên cạnh những nguồn vốn đầu tư trong nước, ở Mỹ cũng có nhiều nguồn vốn nước ngoài đổ xô vào thị trường vốn mạo hiểm của Mỹ để kiếm lời, điều đó cho thấy đầu tư mạo hiểm là hình thức đầu tư toàn cầu và mang lại hiệu quả rất cao, được thị trường thế giới chấp nhận. Năm 1999, nước Mỹ thu hút được 720 tỷ $ vốn nước ngoài trong đó có không ít vốn đầu tư vào thị trường vốn mạo hiểm (vì sản xuất công nghệ cao có ý nghĩa lớn và có triển vọng thu lợi lớn nên người ta chạy đua vào đầu tư mạo hiểm). Năm 1998, ở Mỹ đầu tư mạo hiểm cho phát triển Internet là hơn 3,5 tỷ $ (Năm 1997 là 2,1 tỷ, năm 1996 là 1,1 tỷ). Và đó là nguồn gốc của sự giàu có nhanh chóng của các "doanh nghiệp tri thức". Hiện nay, đa số các nguồn vốn chỉ chảy vào các công ty đi tiên phong dựa vào tri thức. Năm 2000, chỉ riêng các công ty Mỹ nhận được 50 tỷ $ vốn mạo hiểm, gấp 25 lần so với năm 1990. Đối với nước Mỹ, một nền kinh tế hùng mạnh nhất trên thế giới, thì quỹ đầu tư mạo hiểm là một nguồn hỗ trợ tài chính không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế nói chung và khoa học công nghệ cao nói riêng. Vậy còn ở những nước khác thì sao, tại Anh, Đức và các nước phát triển khác ở Châu Âu có thị trường IPO tương đối phát triển, thì hình thức đầu tư mạo hiểm không xa lạ gì, nó đã được hình thành từ rất lâu và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tài chính. Nhà đầu tư mạo hiểm tại Đức thường là các ngân hàng lớn, họ bổ nhiệm chủ ngân hàng điều hành và quản lý luôn các hoạt động của doanh nghiệp vốn mạo hiểm. Ở châu Âu đầu tư mạo hiểm vào các nghành công nghiệp đạt mức kỷ lục: hơn 6 tỷ$ trong năm 1998, tăng 46% so với năm 1997, tổng cộng có 5514 dự án đầu tư vào 4636 công ty trong năm 1998. Nhìn tổng quát trên thế giới, tại các nước cách xa chúng ta về địa lý thì quỹ đầu tư mạo hiểm đã thể hiện rõ vai trò không thể thiếu của nó trong thời đại ngày nay, loại hình này đã được Chính phủ các nước khuyến khích mở rộng và hỗ trợ, được thị trường vốn chấp nhận. Ngay cả những nước ở gần kề ngay chúng ta như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... loại hình đầu tư mạo hiểm cũng đã xuất hiện khá lâu dưới nhiều tên gọi khác nhau và hoạt động của nó cũng đã thu được những thành công đáng kể. Khoảng năm 1997, khi Fuji Bank (Nhật) thiết lập ra bộ phận được gọi là " Phòng tín dụng cho các doanh nghiệp mới ", hệ thống ngân hàng bảo thủ ở Nhật thật sự khó hiểu về hành động này. Tuy nhiên, hiện nay hầu như tất cả các ngân hàng lớn ở Nhật đều đưa vào danh mục hoạt động của chúng hoạt động này, tức là, tìm kiếm những hãng có tiềm năng phát triển cao và giúp đỡ họ trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại đất nước Singapore, một trong những con rồng Châu Á, Chính phủ đã sớm có được những tín hiệu về tiềm năng phát triển của loại thị trường vốn mạo hiểm này. Họ đã và đang nỗ lực thiết lập một trung tâm để cho nguồn vốn đầu tư mạo hiểm được luân chuyển trong khu vực. Khởi đầu từ năm 1985, với sự hoạt động rất tích cực của Uỷ ban phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy sự vận động của lĩnh vực tài chính này. Đến nay ước tính có tới 82 quỹ đầu tư mạo hiểm ở Singapore với tổng số vốn lên tới 8,8 tỷ $ Singapore, trong đó 17% giành cho 40 công ty của Singapore. Trong số 40 công ty này thì có tới 34 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, 16 công ty là những công ty mới thành lập. còn ở Đài Loan hiện nay những công ty đầu tư tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của những công ty mới được thành lập. Một đặc điểm đáng chú ý là những công ty đầu tư tư nhân này chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ ở nước này. Chính phủ Úc đã thiết lập Chương trình các công ty quản lý quỹ và đầu tư (MIC) năm 1989, quỹ cải tổ các doanh nghiệp nhỏ (SBIF) năm 1997 với 4-6 quỹ thành viên có tổn số vốn là 195 triệu $. Và một đất nước ngay cận kề chúng ta, trong mấy năm gần đây đã có tốc độ phát triển kinh tế đáng khâm phục, và trong tương lai không xa sẽ là một cường quốc kinh tế hùng mạnh trên thế giới đó là Trung Quốc, láng giềng của chúng ta. Chỉ trong vòng 10 năm Trung Quốc đã cho ra đời hàng trăm quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin. Xem xét qua hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại một số nước chúng ta có thể thấy rằng sự tồn tại và phát triển của quỹ đầu tư mạo hiểm là một tất yếu khách quan của lịch sử. Và nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão ngày nay, thì quỹ đầu tư mạo hiểm là nguồn vốn tài trợ tối ưu. Sự thành công của loại hình quỹ đầu tư mạo hiểm đã được các nước chứng minh bằng thực tế hoạt động của nó. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM TỪ 1991 CHO TỚI NAY. 1- Quá trình hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam và những vấn đề còn tồn tại. Ở Việt Nam, vào những năm đầu của thập kỷ 90, khi nền kinh tế đổi mới đã có những thành quả nhất định về tăng trưởng, phát triển của các doanh nghiệp, phát triển của khu vực tài chính và nhất là định hướng phát triển công ty cổ phần và thị trường chứng khoán, một số nhà đầu tư tài chính nước ngoài đã có những nghiên cứu nhằm đưa loại hình quỹ đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam. Năm 1994, trước sự sốt sắng của Chính phủ Việt Nam trong việc thành lập thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư nước ngoài đã được nhanh chóng thành lập nhằm chớp cơ hội tại một thị trường mới mẻ. Gần 400 triệu$ đã được 6 quỹ đầu tư nước ngoài đưa vào thị trường Việt Nam: Laza Vietnam Fund (Pháp) Beta Vietnam Fund (Anh) Vietnam Frontier (Mỹ - Pháp) Templeton Vietnam Oppoturnities Fund (Mỹ) Vietnam Fund Limited (Singapore) Vietnam Enterprise Fund (do công ty Dragon Capital Mgt quản lý) 6 quỹ này thâm nhập vào thị trường vốn Việt nam với tham vọng trở thành những người kiến tạo thị trường tài chính trực tiếp tại Việt Nam. Họ đã không lường hết được mọi khó khăn của vấn đề. Mọi nỗ lực của chính phủ Việt Nam chỉ dừng ở việc thành lập uỷ ban chứng khoán Nhà Nước vào năm 1997 và phải 3 năm sau đó (20/7/2000) trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên mới đi vào hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong một thời gian dài phải hoạt động dưới những điều kiện pháp lý thiếu đồng bộ và ngặt nghèo cộng thêm với môi trường tài chính chưa phát triển, hầu hết 6 quỹ đầu tư này đều không đạt được mục đích ban đầu, một số đã phải bỏ cuộc. Quỹ đầu tư mạo hiểm bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 1991. Từ năm 1991 đến năm 1995 đã tăng lên 8 quỹ. Từ năm 1996 đến 1998 giảm xuống còn 5 quỹ và từ năm 2000 cho tới nay chỉ còn 4 quỹ hoạt động. bảng số liệu sau đây mô tả tình hình số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tại Việt Nam. Bảng 1: Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. 1991 1995 1998 2000 Số quỹ hoạt động 1 8 5 4 Số vốn quản lý (tr$ Mỹ) 10 303 275 Số công ty thuộc danh mục 1 56 51 46 Vốn huy động mới 10 53 0 Nguồn: William Scheela và Nguyễn Văn Định (Số liệu năm 1996 và báo cáo tổng kết năm 2000) Bảng2: Các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam Tên quỹ Công ty quản lý Thời gian thành lập Nơi đăng ký Nơi niêm yết Tổng tài sản ( tr$ ) Số công ty thuộc danh mục 1.Vietnam Enterprise Fund 2.Vietnam Fund Limited 3.Vietnam Frontier Fund 4.Beta Vietnam Fund Dragon Capital Mgt Vietnam Fund Mgt Frontier Fund Mgt Indochina Asset Mgt 8/1995 6/1991 7/1994 9/1993 Đảo Cayman Guernsey Đảo Cayman Guernsey Irish Stock Exchange " " " 26 26 34 20 18 9 8 14 Nguồn: SG Country Funds, tháng 8/2000 Trên đây mới chỉ là sơ lược chung, khái quát nhất về tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, chúng ta sẽ đi sâu vào từng vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau để có cái nhìn tổng thể và kỹ càng hơn về hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam trong giai đoạn qua. 1.1/ Đặc điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tại Việt Nam. Các quỹ đều thành lập và huy động vốn ở nước ngoài. Cổ phiếu của hầu hết các quỹ được niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài. Do tính chất rủi ro cao nên đối tượng huy động vốn của các quỹ không phải từ công chúng mà là từ các tổ chức tài chính và đầu tư. Hành vi này xuất phát từ một số điều khoản luật của một số nước không khuyến khích huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân, công chúng để đầu tư vào các tài sản có tính rủi ro cao. Các quỹ đều được thành lập riêng để đầu tư vào Việt Nam, mang tính chất địa phương rõ rệt và hoạt động đầu tư phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của các quỹ tương đối đa dạng, từ hoạt động sản xuất, thương mại đến dịch vụ, tài chính... được coi là có tiềm năng phát triển cao trong giai đoạn đầu tư. Mục tiêu đầu tư là kích thích tăng trưởng để thu hồi vốn sau một giai đoạn nhất định (đầu tư có thời hạn), đầu tư vào các doanh nghiệp mới khởi sự có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai hoặc các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng có nhu cầu về vốn. Các doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào thường là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp cổ phần hoá. Các doanh nghiệp này có tiềm năng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi thị trường mở ra. Các nhà quản lý không chỉ quản lý các danh mục đầu tư chứng khoán đơn thuần mà còn tham gia trực tiếp vào một số hoạt động của các công ty thuộc danh mục nhằm cải thiện và bảo đảm hiệu quả của vốn đầu tư, sự tăng trưởng của công ty thuộc danh mục. Từ khi quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, số vốn huy động cao nhất là 303 triệu $ (The Guide to Venture Capital in Asia,1998). Số tiền này được đầu tư vào 56 công ty thuộc danh mục đầu tư vào cuối năm 1996. Tới năm 1998, số công ty thuộc danh mục chỉ còn lại 51 và đến năm 2000 chỉ còn lại 4 quỹ hoạt động với số công ty thuộc danh mục đầu tư là 46 công ty. Về cơ cấu vốnư huy động, tới 82% được huy động từ ngoài Châu Á và 18% phần còn lại được huy động từ các nước Châu Á không có phần nào của vốn đầu tư của các quỹ được huy động từ Việt Nam. 1.2/ Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam: Danh mục đầu tư Đầu tư chủ yếu vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có 2 trên 4 quỹ đang hoạt động có công ty tư nhân và công ty cổ phần Việt Nam trong danh mục đầu tư của mình. Điều đó chứng tỏ đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam chưa phải là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Quy mô của danh mục đầu tư không tăng lên mà ngược lại có xu hướng giảm đi. Theo kết quả trả lời phỏng vấn của một số nhà quản lý các quỹ thì hầu hết các quỹ không có kế hoạch mở rộng danh mục đầu tư trong những năm tới. Mặc dù các khoản đầu tư được thực hiện khi thị trường chứng khoán Việt Nam chưa chính thức hoạt động, một số đầu tư trong danh mục đã được niêm yết trên các thị trường chứng khoán nước ngoài. Đó là trường hợp niêm yết của các công ty nước ngoài. điều này cũng cho thấy một thực tế là một tỷ lệ đáng kể của vốn đầu tư của các dự án của vốn nước ngoài là vốn huy động từ các loại quỹ đầu tư trên thị trường nước ngoài. Với các khoản đầu tư vào công ty Việt Nam, có hai hình thức phổ biến là mua cổ phần (đối với các công ty cổ phần hoá hoặc cổ phần thành lâp từ đầu) và nợ có khả năng chuyển đổi (đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty tư nhân). Khi thị trường chứng khoán chưa hoạt động, rất khó cho quỹ tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Các khoản đầu tư trong danh mục kể cả vào chứng khoán niêm yết hay chưa niêm yết đều được coi là rủi ro cao do đặc điểm của thị trường đầu tư và môi trường hoạt động. 1.2.2. Tham gia quản lý công ty thuộc danh mục Việc lựa chọn các công ty thuộc danh mục đầu tư và thực hiện đầu tư công ty đầu tiên là bước đầu tiên quan trọng nhưng không phải là bước quan trọng duy nhất của nghiệp vụ đầu tư của quỹ. Sau khi thực hiện đầu tư, công ty quản lý quỹ còn phải trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý công ty thuộc danh mục thông qua tư cách thành viên của hội đồng quản trị hay ban giám đốc. Tham gia quản lý công ty là một đặc trưng quan trọng của quỹ đầu tư mạo hiểm. Hành vi này nhằm làm giảm rủi ro của khoản đầu tư, và cải thiện cơ hội thành công. Đồng thời nó góp phần cải thiện luồng thông tin cho các quyết định của công ty quản lý quỹ trong việc thay đổi danh mục đầu tư, bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Vì lý do đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm quan tâm đến việc đầu tư vào vốn chủ sở hữu, nắm giữ một phần quyền sở hữu đối với công ty. Tuy nhiên, trong những năm đầu 1990, luật còn hạn chế sự tham gia của bên nước ngoài vào vốn cổ phần của các công ty cổ phần hoá và công ty tư nhân trong nước, nên các danh mục đầu tư chủ yếu của các quỹ là vào các công ty có vốn nước ngoài. Hoạt động đầu tư vào các công ty tư nhân được biến tướng dưới dạng nợ có khả năng chuyển đổi, để chờ khi công ty được cổ phần hoá hoặc được phép theo luật thì thực hiện chuyển đổi thành vốn cổ phần. Ở Việt Nam, các hoạt động làm tăng giá trị mà các công ty tham, gia quản lý quỹ cung cấp cho công ty thuộc danh mục đầu tư bao gồm : Quản lý tài chính Quan hệ với chính phủ Chiến lược kinh doanh Đánh giá quản lý Hỗ trợ niêm yết lần đầu 1.2.3/ Chiến lược rút vốn Mục tiêu nổi bật nhất của quỹ đầu tư mạo hiểm là đầu tư vào các công ty trong giai đoạn có khả năng tăng trưởng cao, chấp nhận rủi ro để đổi lấy khả năng tăng cao giá trị của khoản đầu tư. Do vậy, lựa chọn danh mục đầu tư là quan trọng nhưng chưa đủ, các quỹ còn phải tính tới chiến lược rút vốn khỏi các khoản đầu tư. Khi doanh nghiệp đã qua giai đoạn khởi đầu, hoạt động của doanh nghiệp đã đi vào ổn định, giá trị của doanh nghiệp đã được tăng lên nhiều, doanh nghiệp đã đủ khả năng đứng vững trên thị trường thì cũng là lúc các nhà đầu tư mạo hiểm rút vốn ra khỏi doanh nghiệp để quay vòng vốn đầu tư sang các danh mục khác có triển vọng hơn, nhiều khi doanh nghiệp được tài trợ vốn có tương lai không sáng sủa thì nhà đầu tư cũng phải kịp thời rút vốn ra khỏi doanh nghiệp đê tránh tình trạng thiệt hại nặng nề hơn nếu vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược rút vốn được hoạch định từ trước khi đầu tư và là yếu tố quan trọng và là yếu tố để lựa chọn danh mục. Nói chung, cách rút vốn chính và tích cực đối với các khoản đầu tư là qua niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các nhà quản lý quỹ chỉ ra rằng trong điều kiên Việt Nam, một số khoản đầu tư có thể dược bán trực tiếp mà không cần đợi đến lúc công ty thuộc danh mục được niêm yết. 1.2.4/ Nhận xét về chiến lược thu hồi vốn Các quỹ đều mệt mỏi chờ đợi sự ra đời của thị trường chứng khoán và tình trạng niêm yết của các công ty thuộc danh mục. Sự chậm ra đời của thị trường chứng khoán cùng với sự hoạt động kém hiệu quả của một số công ty thuộc danh mục đã gây khó khăn cho chiến lược rút vốn của các nhà đầu tư. Trong chiến lược đầu tư, các quỹ mạo hiểm hoạt động ở thị trường Việt Nam đều kỳ vọng rất nhiều vào sự ra đời và phát triẻn của thị trường chứng khoán. Việc các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng lần đầu qua thị trường chứng khoán (gọi tắt là IPO) là cách thức tốt nhất và phổ biến nhất để quỹ đầu tư thực hiện thu hồi vốn và lãi đầu tư. Bởi lẽ, thực hiện IPO là bằng chứng về sự lớn mạnh của công ty. Thông thường giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng mạnh sau IPO. Thực tế Việt Nam cũng đã chứng minh điều đó. Giá cổ phiếu của 5 công ty đầu tiên đưa ra niêm yết giao dịch trong phiên đầu tiên đều đạt 160% hoặc 170% mệnh giá, mặc dù đây vẫn chưa phải là IPO thực sự và còn nhiều hạn chế kỹ thuật. tình trạng còn thái quá hơn ở trong các phiên giao dịch tiếp theo. Qua hơn 140 phiên giao dịch cho đến tháng 7 - 2001, chỉ số giá thị trường Việt Nam Index đã tăng trên 400 điểm, bất kể đã trồi sụt nhiều lần. Tuy nhiên, đối với các quỹ đầu tư thì việc phát triển thị trường chứng khoán ở Việt nam không như mong đợi vì đến tận tháng 7 - 2000 trung tâm mới đi vào hoạt động. Thời gian này quỹ hoạt động lâu nhất cũng đã được 9 năm, còn quỹ mới hoạt động thì cũng đã được 5 năm. Hơn nữa, dù có thị trường thì tiến trình đưa các công ty vào niêm yết lại rất chậm. Sau một năm tồn tại mới có 6 công ty niêm yết và cho đến thời điểm hiện nay cũng chỉ mới có 12 công ty mới được chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán ở trung tâm giao dịch. Về điểm này, có thể nhìn nhận là sự mong muốn của các quỹ là nhanh chóng có thị trường chứng khoán phát triển, hoạt động có hiệu quả để chuyển hoá đầu tư thu hồi vốn. 1.2.5/ Nhận xét chung về hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm Tất cả các quỹ đều mong muốn sự phát triển thực sự và bền vững của các công ty thuộc danh mục để cải thiện chất lượng danh mục. Tuy nhiên, sự phát triển của các công ty này lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ môi trường kinh tế trong nước, khu vực và toàn cầu đến trình độ quản lý của bản thân công ty. Hầu hết các khoản đầu tư đều được thực hiện vào những năm đầu khi các quỹ mới vào hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 1991 - 1996. Đây là giai đoạn mà hệ thống các quy định về sự tham gia của các bên nước ngoài vào vốn công ty trong nước chưa được hoàn thiện. Một quỹ có thể đầu tư vào vốn cổ phần một số công ty trong khi đối với một số công ty khác thì các quỹ chỉ có thể đầu tư dưới hình thức nợ (có chuyển đổi). Do qui định về quản lý nợ nước ngoài, nên cả đối với hình thức này các quỹ cũng phải thực hiện thông qua ngân hàng Việt Nam. Thực trạng này cộng thêm với hệ thống các qui định bảo vệ nhà đầu tư ở Việt nam chưa hoàn chỉnh, kinh nghiệm quản lý của các công ty hoạt động tại Việt Nam còn non kém làm cho các khoản đầu tư có chất lượng thấp, khả năng thu hồi vốn nói chung là không khả quan. 1.2.6/ Mô hình quản lý Các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam đều được tổ chức dưới dạng quỹ đóng và được quản lý bởi công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp. Đối với loại quỹ đóng, vốn được huy động một lần ngay từ đầu. Một khi các nhà đầu tư mua các chứng chỉ đầu tư do quỹ phát hành, các quỹ không có trách nhiệm tri trả cho các nhà đầu tư trong thời hạn hoạt động của quỹ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể bán các chứng chỉ đầu tư trên thị trường chứng khoán mà quỹ niêm yết để thực hiện thu hồi tiền từ đầu tư. Mỗi một quỹ đều có một công ty quản lý quỹ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đầu tư và quản lý đầu tư. Đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm, quyết định đầu tư và quản lý đầu tư là cực kỳ quan trọng đối với khả năng sự sống còn và khả năng sinh lợi của các khoản đầu tư. Chính vì vậy, đòi hỏi về chuyên môn đối với nhà quản lý quỹ rất cao, những nhà quản lý không chỉ là nhà quản lý chuyên nghiệp về tiền tệ mà còn phải là một nhà quản lý kinh doanh các lĩnh vực mà quỹ tham gia đầu tư. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về văn hoá nước sở tại cũng như khả năng quan hệ với các đối tác là yêu cầu quan trọng đặt ra đối với các nhà quản lý quỹ này. Việc các nhà quản lý quỹ tham gia vào quản lý các công ty trong danh mục được gọi là các hoạt động làm tăng giá trị ngoài khoản đầu tư. 1.2.7/ Hiệu quả tài chính Kết quả đầu tư của các quỹ đầu tư được tính theo sự tăng giá hay giảm giá của tài sản ròng (NAV) do quỹ nắm giữ. Chỉ tiêu này được tính toán trên cở sở đánh giá giá trị của các công ty thuộc danh mục đầu tư của quỹ và tính cho tỷ lệ phần trăm quỹ nắm giữ. Ngược lại hẳn với mong muốn của các quỹ hy vọng có thu nhập cao từ các nỗ lực đầu tư trong điều kiện khó khăn và rủi ro cao, giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt nam có xu hướng giảm mạnh. Số liệu dưới đây cho thấy sự giảm giá của các khoản đầu tư của 4 quỹ hiện còn hoạt động tại Việt Nam. Dễ dàng nhận thấy tình trạng hoạt động của cac quỹ không mấy sáng sủa. Trừ Vietnam Enterprise Fund tương đối hiệu quả với mức giảm giá 13%, các quỹ còn lại giá trị đầu tư đều giảm trên 50%. Với việc giảm cả về số lượng và chất lượng đầu tư ở Việt Nam đã cho chúng ta thấy thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư không đạt hiệu quả như mong đợi trong suốt trời gian qua, và cũng có thể do môi trường đầu tư của Việt Nam còn khó khăn và cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhưng đều thể hiện một thực tế là môi trường đầu tư của Việt Nam không hấp dẫn các nhà đầu tư nữa. Gía trị tài sản đầu tư và mức giảm giá các quỹ (8-2000) Tên quỹ Tài sản (tr $) Giảm giá % Vietnam Enterprise Fund 25 13 Vietnam Fund Limited 26 52 Vietnam Frontier Fund 34 53 Beta Vietnam Fund 20 56 Nguồn: SG country fund , 2000 Trên đây chúng ta đã xem xét một cách tổng quát hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam trong thời gian qua. Xét trên nhiều khía cạnh, ta có thể thấy các quỹ đầu tư mạo hiểm không đạt được thành công trong việc đầu tư vào Việt Nam, nhiều quỹ đầu tư đã mất kiên nhẫn và từ bỏ Việt Nam để chuyển sang các môi trường đầu tư khác có hiệu quả hơn. Và những quỹ nào vẫn còn tiếp tục hoạt động tại Việt Nam thì lượng vốn gia tăng cho đầu tư thêm không những không tăng mà còn có xu hướng giảm đi, hơn nữa lợi nhuận thu được của các quỹ này ngày càng có chiều hướng giảm xuống. Vậy, đâu là nguyên nhân làm của tình trạng trên? Tại sao các quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động không có hiệu quả tại Việt Nam? Để làm rõ câu hỏi trên chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu vấn đề sau: 2/ Các nguyên nhân làm cho quỹ đầu tư mạo hiểm không phát huy được vai trò của nó ở Việt Nam trong giai đoạn qua. Có rất nhiều lý do dẫn tới tình trạng này. Trực tiếp là hiệu quả hoạt động của một số công ty thuộc danh mục, khả năng hoàn trả nợ vay của một số công ty được đầu tư dưới dạng nợ vay. Gián tiếp là cuộc ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á. Ngoài ra, sự chậm trễ ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có thể coi là một nguyên nhân khác. Thiếu thị trường chứng khoán, lựa chọn và cơ hội chọn thu hồi vốn đầu tư cũng như chuyển hướng danh mục để bảo vệ giá trị cho quỹ bị hạn chế rất nhiều. Thêm nữa có thể do môi trường pháp luật của Việt Nam chưa được hoàn thiện ... Nhưng tựu chung, có những lý do chủ yếu và cơ bản như sau: Thứ nhất, mặc dù trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 7 - 2000 và cho đến cuối năm 2000 có 5 công ty được niêm yết cùng với 5 cổ phiếu và 5 trái phiếu được mua bán và trao đổi tại trung tâm. Và cho đến thời điểm hiện nay cũng chỉ mới có 12 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Số lượng hàng hoá trên thị trường chứng khoán còn rất ít, không đa dạng, không có nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư. Hơn nữa, một số qui chế của thị trường chứng khoán còn chưa thích hợp với hoạt động của loại hình đầu tư mạo hiểm. Do thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới ra đời chưa được 2 năm, khái niệm thị trường chứng khoán còn chưa quen thuộc với công chúng, nên việc huy động vốn của công chúng là rất khó khăn. Điều đó cho chúng ta thấy việc thiếu vắng một thị trường chứng khoán phát triển thực sự gây khó khăn cho các quỹ đầu tư trong việc thu hồi vốn thông qua việc bán cổ phiếu của các công ty thuộc danh mục đầu tư một khi các công ty này được đưa vào niêm yết và bán cổ phiếu ra công chúng. Việc hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam đã được lập kế hoạch từ đầu những năm 90 và các quỹ đầu tư mạo hiểm dự tính khoảng đến năm 1994 thị trường được đưa vào hoạt động và phát triển nhanh chóng. Sự chậm trễ thiết lập thị trường đã làm nản lòng một số quỹ. Một số quỹ không đợi được đã phải rút vốn chuyển hướng đầu tư sang các nước khác có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Thứ hai, việc thiếu các khoản đầu tư tốt, mang lại hiệu quả cũng là lý do không thuyết phục các quỹ tiếp tục hoạt động. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận với các quỹ yêu cầu đầu tư nhưng do không đáp ứng đủ các điều kiện do các quỹ đặt ra nên việc đầu tư kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1025.doc
Tài liệu liên quan