Tài liệu Đề tài Quản trị chiến lược tại công ty Forest Laboratories: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ.
GVHD : TS. Nguyễn Xuân Lãn
Lớp học phần : QTCL3-6
SV Thực hiện : Nhóm FOREST LABORATORIES
Trịnh Thị Như Quỳnh 35k08.1
Lê Đại Nghĩa 35k02.2
Lê Trí Dũng 35k02.2
Nguyễn Thị Hải Yến 35k16.2
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2012
MỤC LỤC:
A. GIỚI THIỆU CÔNG TY, PHÂN TÍCH SỨ MỆNH VIỄN CẢNH
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY
1. Giới thiệu chung về công ty
Forest Laboratories là công ty cổ phần được thành lập năm 1956. Trụ sở chính của công ty ở tại địa chỉ 909 Third Avenue, New York, Hoa Kỳ. Giám đốc điều hành hiện tại là ông Howard Solomon. Hiện nay, Forest có khoảng 5.600 công nhân. Forest là công ty dược, chuyên sản xuất và bán những loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Thuốc chủ yếu là trị các bệnh như trầm cảm, Alzheimer, đau thần kinh, tăng huyết áp, hen suyễn, bệnh tiêu hóa…
Forest Laboratories cũng không ngừng nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm thuốc mới khác biệt. Công ty đã thành lập thương hiệu trong lĩnh vực điều trị các...
116 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quản trị chiến lược tại công ty Forest Laboratories, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ.
GVHD : TS. Nguyễn Xuân Lãn
Lớp học phần : QTCL3-6
SV Thực hiện : Nhóm FOREST LABORATORIES
Trịnh Thị Như Quỳnh 35k08.1
Lê Đại Nghĩa 35k02.2
Lê Trí Dũng 35k02.2
Nguyễn Thị Hải Yến 35k16.2
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2012
MỤC LỤC:
A. GIỚI THIỆU CÔNG TY, PHÂN TÍCH SỨ MỆNH VIỄN CẢNH
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY
1. Giới thiệu chung về công ty
Forest Laboratories là công ty cổ phần được thành lập năm 1956. Trụ sở chính của công ty ở tại địa chỉ 909 Third Avenue, New York, Hoa Kỳ. Giám đốc điều hành hiện tại là ông Howard Solomon. Hiện nay, Forest có khoảng 5.600 công nhân. Forest là công ty dược, chuyên sản xuất và bán những loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Thuốc chủ yếu là trị các bệnh như trầm cảm, Alzheimer, đau thần kinh, tăng huyết áp, hen suyễn, bệnh tiêu hóa…
Forest Laboratories cũng không ngừng nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm thuốc mới khác biệt. Công ty đã thành lập thương hiệu trong lĩnh vực điều trị các bệnh liên quan đến trung tâm thần kinh và tim mạch, và luôn luôn tìm kiếm cơ hội sản phẩm mới để điều trị các bệnh trên một dải rộng các vấn đề về sức khỏe. Sự thành công của Forest Laboratories một phần lớn đến từ khả năng điều chế các loại thuốc tiềm năng để đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc cung cấp các sản phẩm có giá trị cao hơn giá trị hiện tại.
Forest Laboratories là đối tác với các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học để cùng hợp tác phát triển các sản phẩm, cấp phép hoặc mua lại các sản phẩm mới đầy hứa hẹn từ các công ty trên toàn thế giới. Các phòng thí nghiệm thuộc sở hữu của công ty tiến hành điều tra nghiên cứu, kiểm tra nghiêm ngặt các loại thuốc được cấp phép của nó, sau đó tập trung tiếp thị và bán các sản phẩm đó trên thị trường.
2. Một số công ty con
2.1. Công ty dược phẩm Forest
Công ty Dược phẩm Forest có trụ sở tại St Louis, chịu trách nhiệm sản xuất, bán và phân phối các thương hiệu sản phẩm thuốc Forest ở Hoa Kỳ, có 2.800 thành viên chuyên nghiệp được đào tạo để trở thành lực lượng bán hàng trực tiếp đến các nhà cung cấp dịch vụ y tế, bệnh viện, tổ chức quản lý chăm sóc sức khỏe và các hiệu thuốc. Công ty Dược phẩm Forest sử dụng các trung tâm sản xuất thuộc Nhà nước, các chiến lược dịch vụ khách hàng sáng tạo, và một môi trường làm việc hợp tác để dự đoán và đáp ứng nhu cầu phát triển của khách hàng
www.forestpharm.com
2.2. Phòng thí nghiệm Châu Âu
Phòng thí nghiệm Châu Âu là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Forest Laboratories. Công ty bán thuốc theo toa và thuốc bán không cần toa kê của bác sĩ để điều trị một loạt các bệnh. Hai địa điểm tại Dublin và một địa điểm ở Bexley, sản xuất sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu bao gồm: Anh, Ireland, Hà Lan, Hy Lạp, Ba Lan, Hungary, và các thị trường khác ở Trung Đông và châu Úc. Trong Vương quốc Anh và Ireland, công ty tiếp thị sản phẩm thông qua lực lượng bán hàng. Ở các nước khác, công ty sử dụng quan hệ đối tác với các nhà tiếp thị dược phẩm để phân phối các sản phẩm.
www.forestlabs.com
2.3. Viện Nghiên cứu Forest
Viện Nghiên cứu Forest, một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Forest Laboratories, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, và đánh giá lâm sàng các sản phẩm dược phẩm và cung cấp hỗ trợ khoa học cho các sản phẩm đang được thương mại hóa trên thị trường. Viện có các trung tâm nghiên cứu tại thành phố Jersey, New Jersey, và Long Island, New York, và có nhân viên thử nghiệm lâm sàng trên khắp đất nước để phối hợp nghiên cứu. Sự phát triển nghiên cứu tại trung tâm trong những năm gần đây đã thúc đẩy việc mở rộng của các khu vực trọng điểm như: Quản lý dự án và Phát triển, Dược, hóa chất học, Dược lâm sàng và sinh trắc học, phát triển lâm sàng và dược phẩm R & D.
www.frx.com
2.4. Cerexa inc
Cerexa, một chi nhánh thuộc sở hữu của Forest Laboratories, là một công ty dược phẩm sinh học tập trung vào phát triển một danh mục đầu tư của các phương pháp điều trị bệnh liên quan đến hô hấp, đe dọa đến tính mạng con người. Cerexa bắt đầu hoạt động vào tháng Bảy năm 2005 và được mua lại bởi Forest Laboratories vào tháng Giêng năm 2007.
www.cerexa.com
2.5. Phòng thí nghiệm Commack
Phòng thí nghiệm Commack, có trụ sở tại New York - công ty con của Forest Laboratories, cung cấp chung các sản phẩm dược phẩm mang nhãn hiệu Forest. Sản phẩm chung được sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm, cao huyết áp, hen suyễn, đau thắt ngực. Chúng đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng cao nhất và tiêu chuẩn an toàn được thiết lập bởi các thương hiệu Forest, và được phê duyệt bởi Cục Quản lý dược phẩm, thực phẩm Mỹ theo cùng một ứng dụng thuốc mới như các đối tác thương hiệu của họ.
www.inwoodlabs.com
3. Một số loại thuốc chính
Tên thuốc
Hình dạng
Công dụng
Thị trường
Lexapro
Dạng viên 10 đến 40 mg
Trị trầm cảm
Mỹ, Anh…
Bistolic
Dạng viên từ 2,5 mg đến 20mg
Trị tăng huyết áp
Anh, Hà Lan Hunggary…
Savella
12,5 đến 100mg
Trị trầm cảm
Mỹ, Anh….
Daliresp
Dạng viên 50 mg
Anh, Pháp, Bồ Đào Nha…
Namenda
Dạng viên 5mg đến 10 mg
Mất trí nhớ
Mỹ, Hunggary, Hà Lan
Teflaro
Dạng dung dich tiêm từ 400 đến 600 ml
Trị các loại bệnh nhiễm khuẩn
Mỹ, Anh, các nước Trung Đông
Vibriid
Dạng viên từ 10mg đến 40mg
Thuốc kháng sinh trị các loại nấm
Ireland, Anh, Hunggary…..
4. Các thị trường chính của công ty
Forest Laboratories cùng các công ty con của mình phân phối các sản phẩm tại nơi sản xuất là Hoa Kỳ và Anh, Ireland... Forest Laboratories không chỉ phân phối thuốc tại nơi sản xuất mà còn tiến hành xuất khẩu sang các thị trường khác như Ireland, Hà Lan, Hy Lạp, Ba Lan, Hungary, và các thị trường khác ở Trung Đông và châu Úc thông qua hệ thống các đối tác tiếp thị sản phẩm tại nước sở tại.
5. Thành tựu công ty đạt được
5.1 Thành tựu về kinh doanh
Từ những năm 1956 công ty thành lập chỉ là môt phòng thí nghiệm nhỏ, viện nghiên cứu và sản xuất thuốc chỉ đáp ứng cho một thị trường nhỏ hẹp, mang tầm nội địa. Trải qua theo thời gian thì công ty hiện nay đã có 5 công ty con, thị trường đã vươn xa trên quốc tế, phục vụ thuốc cho rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng tài sản của công ty tăng lên qua các năm. Ví dụ năm 2005, tài sản của công ty là 2.708.022.000$. Năm 2007 là 2.422.717.000$, đến năm 2009 là 3.795.854.000$. Điều này một lần nữa khẳng định công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra ta có thể thấy rằng doanh thu thuần tăng qua các năm như năm 2006 là 2.793.934$, đến năm 2008 là 3.501.832, và năm 2009 là 3.636.055 chứng tỏ công ty đang tăng trưởng.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã tiến hành liên doanh, nhượng quyền thương mại, cấp phép đối với nhiều công ty trên các quốc gia khác nhau như Forest đã cấp giấy phép cho Citalopram ( năm 1996), thiết lập quan hệ với Nicomed ( năm 2011).
5.2 Thành tựu đối với cộng đồng
Tặng thuốc miễn phí. Ví dụ năm 2007, tặng 10.000 viên Bristol cho các em nhỏ bị hen xuyễn tại trại trẻ mồ côi Mỹ.
Tổ chức các buổi diễn thuyết, họp báo để giới thiệu thuốc mới và công dụng mới đối với cộng đồng. Đặc biệt là tổ chức các chương trình đào tạo, phát hiện bệnh. Đồng thời hỗ trợ các bệnh viện, tổ chức y tế giúp đỡ khâu kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân.
Thành lập quỹ để hổ trợ cho các em nhỏ mồ côi tại Ireland.
v Một số phần thưởng và danh hiệu cá nhân và tập thể nhận được.
Năm 2000
Nằm trong danh sách công ty tăng trưởng nhất do Forturn bình chọn.
Howard Solomon là một trong ít người quyền lực nhất nước Mỹ.
Xuất hiện trong danh sách 500 của Forbes.
Năm 2001
Là một trong những công ty tốt nhất trong việc phục vụ khách hàng do Sell Power bình chọn.
Là một trong ít công ty tăng trưởng nhanh nhất.
Nằm trong danh sách 50 công ty dược hoạt động hiệu quả.
Xuất hiện trên danh sách 500 Forbes.
Năm 2002
Nằm trong danh sách công ty bán hàng tốt nhất do Sell Power bình chọn.
Nằm trong danh sách những công ty tăng trưởng nhanh nhất do Foturn bình chọn.
Đứng thứ 40 trên 50 công ty dược phẩm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Xếp thứ 3 ở Hoa Kỳ về tăng trưởng doanh thu trong ngành dược phẩm.
Xuất hiện trong danh sách 500 của tạp chí Forbes.
Năm 2003
Lexapro được xác định là thương hiệu mạnh do Medical Marketing bình chọn.
Là một trong 4 công ty dẫn đầu ngành dược của Hoa Kỳ.
Là một trong những công ty sản xuất thuốc tốt để bán do Sell Power bình chọn.
Là một trong số ít công ty tăng trưởng nhanh nhất do Foturn bình chọn.
Đứng thứ 38 trong số 40 công ty dược hàng đầu thế giới.
Nhận giải thưởng quốc gia về giới thiệu sản phẩm mới tốt nhất khi Lexapro được tung ra thị trường.
Là một trong những công ty lớn nhất toàn cầu do Forbes Global bình chọn.
Xếp thứ 1 trên sàn chứng khoán do Wall Streets bình chọn.
Được công nhận về công nghệ MVP trong việc sản xuất thuốc.
Xuất hiện trên danh sách 500 chí Forbes.
Là 1 trong 100 công ty NYC do tờ doanh nghiệp mới đề cử.
Năm 2004
Namenda được công nhận là sản phẩm chất lượng cao.
Là một trong 50 nhà sản xuất hàng đầu về thuốc do tờ báo công nghiệp bình chọn.
Xếp thứ 5 trong 500 công ty sản xuất và phân phối thuốc tốt nhất thế giới.
Là 1 trong 400 công ty lớn nhất nước Mỹ do Forbes Platinum bình chọn.
Nhận giải Frost và Sullivan do Neucology trao tặng và giải công ty có chiến lược tăng trưởng hiệu quả nhất do Psychiatric trao tặng.
Là công ty bán hàng tốt nhất do Sell Power bình chọn
Là 1 trong những công ty tăng trưởng nhanh nhất do Forturn bình chọn.
Xếp thứ 32 trên 40 trong số những công ty dược hoạt động hiệu quả nhất.
Năm 2005
Organic trở thành thương hiệu mạnh do Reserch of Growth bình chọn.
Campral nhận giải thưởng sản phẩm chất lượng do Blonze trao tặng.
Là một trong 4 công ty dược hàng đầu của Mỹ.
Xếp 29 trên 50 công ty dược hoạt động hiệu quả.
Là một trong những công ty sản xuất thuốc tốt để bán do Sell Power bình chọn.
Xuất hiện trong danh sách 500 của Forbes
Năm 2006
Xếp thứ 3 trong 5 công ty tăng trưởng nhanh nhất trên sàn chứng khoán.
Nằm trong danh sách 50 công ty dược hoạt động hiệu quả.
Năm 2007
Xếp thứ 3 trong danh sách các công ty dược và sinh học hàng đầu của Mỹ.
Nằm trong danh sách 50 công ty dược lớn nhất thế giới do Pharmatical Ecuxetive bình chọn
Xếp thứ 7 trong 20 công ty phân phối thuốc hiệu quả do Sell Power bình chọn.
Năm 2008
Nhận giải thưởng vì sức khỏe cộng đồng và giải thưởng sản phẩm mới chất lượng cao khi tung thuốc Bristol ra thị trường.
Xếp thứ 3 trong 25 công ty sản xuất tốt để bán do Sell Power bình chọn.
Xếp thứ 6 trong 25 công ty dược có chính sách sản xuất hiệu quả .
Xếp thứ 15 trong 50 công ty dược lớn nhất toàn cầu do Pharmaceutical Executive bình chọn.
Là một trong 50 nơi làm việc thân thiện nhất nước Mỹ do tạp chí Conceive bình chọn.
Năm 2009
Xếp thứ 3 trong 25 công ty sản xuất thuốc tốt để bán do Sell Power bình chọn.
Nằm trong danh sách 20 công ty dược hàng đầu của Mỹ, nằm trong danh sách 50 công ty có doanh thu lớn nhất trên toàn cầu trong ngành dược.
Là 1 trong 50 nơi làm việc thân thiện nhất Hoa Kỳ do Conceive bình chọn.
Năm 2010
Xếp thứ 3 trong 25 công ty sản xuất tốt để bán do Sell Power bình chọn.
Là 1 trong 50 nơi làm việc thân thiện nhất nước Mỹ do tạp chí Conceive bình chọn.
Là 1 trong 15 công ty dược tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ, là 1 trong 50 công ty tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Lịch sử hình thành
Forest Laboratories được thành lập năm 1956 như là một công ty dịch vụ nhỏ đóng vai trò trợ giúp nghiên cứu và phát triển để chế tạo ra các loại thuốc cho các công ty lớn, giàu có hơn. Sau khi công ty phát triển một loại thuốc, nó sẽ bàn giao sản phẩm mới cho khách hàng của nó, người sau đó sẽ tiếp thị, bán và phân phối ra thị trường. Công ty đạt được một mức độ thành công trong phân khúc của mình và tìm thấy một nhu cầu ổn định cho các dịch vụ mà công ty cung cấp trong thời gian cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Để bảo vệ công ty khỏi những rủi ro liên quan với các ngành công nghiệp thuốc, ban quản trị đã quyết định đa dạng hóa sang thị trường thực phẩm - chủ yếu là bánh kẹo và kem. Sự thay đổi diễn ra vào năm 1977, Hans Loway từ chức, Howard Solomon lên thay đã hướng công ty tập trung vào sản xuất và phân phối dược phẩm và đã mang đến cho công ty một nguồn lợi nhuận khổng lồ sau đó. Với nguồn tài chính mạnh, năm 1984 công ty mua lại công ty O’Neal Jone & Feldman, tạo tiền đề cho công ty mở rộng sang một lĩnh vực thuốc mới-lĩnh vực thần kinh. Năm 1997 công ty gặp khó khăn do chịu sự cạnh tranh mạnh trong phân khúc tiêu hóa, do vậy công ty đã đầu tư mạnh cho nghiên cứu trong phân khúc thần kinh, năm 1998 sản phẩm Celexa ra đời đã tạo nên tiếng vang lớn. Từ đây, đơn vị kinh doanh này trở thành đơn vị kinh doanh chủ lực của công ty.
2. Quá trình phát triển
Năm
Sự kiện
1967
Công ty trở thành công ty Cổ phần
1977
Howard solomon làm giám đốc điều hành của công ty, năm này cũng là năm công ty con Forest Pharmacy thành lập.
1984
Công ty mua công ty O’Neal Jone & Feldman
1986
Công ty mua Aerobid, một loại thuốc trị hen xuyễn
1996
Công ty cho ra đời thuốc Tiazac, một loại thuốc trị tăng huyết áp và đau thắt ngực.
1998
Công ty cho ra đời thuốc Celexa, một loại thuốc chống trầm cảm.
2002
Công ty bán thuốc Lexapro, một phiên bản của Celexa
2006
Công ty bị kiện vì thuốc Celexa gây dị tật cho trẻ sơ sinh
2010
Công ty kí kết thỏa thuận hợp tác với công ty TransTech Pharma trong việc phát triển và thương mại hóa thuốc chống bệnh tiểu đường.
2011
Công ty tung ra 3 loại thuốc khác nhau chỉ trong vòng 6 tháng như Teflaro, Daliresp, Viibryd.
Một số mốc phát triển quan trọng :
Năm 1967, đây là năm công ty tiến hành cổ phần hóa. Trong năm này công ty sau khi huy động nguồn vốn lớn từ nhiều cổ đông thì hoạt động nghiên cứu được tăng cường. Cũng chính thời điểm này mà lợi nhuận của công ty tăng nhanh.
« Điểm quan trọng: công ty cổ phần hóa nhằm huy động vốn cho hoạt động nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm mới.
Những năm 1970 chủ tịch công ty lúc này là ông Hans Loway đã bị cáo buộc là thổi phồng tình hình lợi nhuận của công ty. Chính điều này đã làm giảm độ tín nhiệm của cổ đông đối với công ty này. Sau đó thì Hans Loway từ chức, Loward solomon thay thế vào năm 1977. Ông đã đưa công ty từng bước thoát khỏi tình trạng suy thoái, ông đã chuyển đổi từ chỗ tập trung kinh doanh Vitamin sang kinh doanh dược phẩm vì ông nhận thấy rằng ngành dược là ngành mang lại lợi nhuận khổng lồ. Trong những năm này ông thực hiện chiến thuật sản xuất những loại thuốc có nhu cầu phổ biến và đa công dụng. Đặc biệt rằng trong giai đoạn này chưa phát triển các thương hiệu thuốc.
« Điểm quan trọng: công ty thay đổi chủng loại sản phẩm, sản phẩm mới đem lại lợi nhuận lớn.
Giữa năm 1980, công ty đã có những bước đổi mới trong tư duy. Chuyển đổi từ việc sản xuất những loại thuốc có nhãn hiệu chung, phục vụ nhu cầu thiết yếu sang phát triển các loại thuốc đặc biệt. Do đó trong giai đoạn này thì vấn đề thương hiệu rất được chú trọng. Sau khi nó đã hình thành thương hiệu thì lúc này nó bắt đầu thực hiện một chiến dịch sản xuất những loại thuốc phục vụ những phân khúc thị trường mà những đối thủ cạnh tranh lớn bỏ ngỏ. Trong những năm này thì công ty cũng phát triển một lực lớn đội ngũ bán hàng.
« Điểm quan trọng: công ty tiếp tục thay đổi chủng loại sản phẩm, tập trung các phân khúc còn trống, vẫn chú trọng nghiên cứu, phát triển, phân phối sản phẩm.
Năm 1984, công ty mua lại toàn bộ tài sản của công ty O’Neal Jone & Feldman sau khi giám đốc công ty bị đi tù vì thuốc Mis branded họ sản xuất làm chết người. Trong những năm này công ty đã mua lại rất nhiều công ty lớn nhỏ. Đặc biệt là công ty đã mua UAD Laboratories vào năm 1989.
« Điểm quan trọng: giai đoạn 1984-1989, công ty mua lại nhiều doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô cũng như kế thừa kinh nghiệm, khách hàng,… của những doanh nghiệp đó.
Năm 1994 hình thành một cơ sở sản xuất thuốc ở Ai len.
Năm 1998, thuốc celexa ra đời đã đánh dấu một bước tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu. Thuốc Celexa ra đời đã để lại một tiếng vang lớn, thì đến năm 2002 công ty cho ra đời thuốc Lexapro, một lần nữa làm doanh thu tăng nhanh chóng.
« Điểm quan trọng: Trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2002 công ty tiến hành mở nhiều công ty con chuyên môn hóa các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt trong giai đoạn này công ty chế tạo được nhiều loại thuốc có giá trị về mặt y học.
Tháng 8, năm 2009 tiến hành mua bản quyền kinh doanh thuốc Dasax tại Hoa Kì từ công ty Nycomed.
Tháng 8, năm 2009 cấp phép cho AstraZeneca kinh doanh ceftaroline trên toàn thế giới trừ ở Mỹ, Canada, Nhật.
Tháng 12, năm 2009 thỏa thuận với công ty Almirall để phát triển thị trường và phân phối thuốc LAS100977 ở Mỹ.
« Điểm quan trọng: Từ năm 2006 đến năm 2009 công ty tiến hành mua bản quyền kinh doanh nhiều loại thuốc.
Tháng 6 năm 2010: Kí kết thỏa thuận hợp tác với công ty TransTech Pharma trong việc phát triển và thương mại hóa thuốc chống bệnh tiểu đường.
Tháng 11 năm 2010: Ký thỏa thuận hợp tác và phân phối với Janssen Pharmaceutica để thương mại hóa Bystolic and Savella ở Canada.
Tháng 12 năm 2010: Ký quyết định với Grunenthal GmbH về việc mua bản quyền sản xuất và kinh doanh thuốc GRT 6006 để có thể bán độc quyền trên thị trường Canada và Mỹ.
« Điểm quan trọng: trong năm 2009 và 2010, công ty liên tục mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển thị trường, chú trọng cả khâu phân phối.
Năm 2011: Tung ra thị trường 3 loại thuốc khác nhau chỉ trong vòng 6 tháng :
+ Tháng 3 : Tung ra thị trường : Teflaro
+ Tháng 8 : Tung ra thị trường : Daliresp, Viibryd
III. PHÂN TÍCH VIỄN CẢNH SỨ MỆNH
1. Sứ mệnh
Nguyên bản: “Forest is committed to supporting healthcare organizations and initiatives that provide education or services to the healthcare community, patients, and caregivers. This includes medical education programs primarily dedicated in both content and emphasis to the advancement of objective scientific and educational discourse to further healthcare provider or patient education, support for access to care, disease awareness programs, and general support consistent with Forest’s corporate mission and public health objectives.”
Nguồn:
Dịch: Forest cam kết hỗ trợ các tổ chức y tế và đưa ra các sáng kiến về giáo dục hoặc dịch vụ cho cộng đồng y tế, bệnh nhân, và những người chăm sóc. Điều này bao gồm chủ yếu các chương trình giáo dục y tế về cả nội dung và tập trung các tiến bộ khoa học và giáo dục, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc giáo dục bệnh nhân, hỗ trợ vào chăm sóc, các chương trình nhận thức về bệnh, và hỗ trợ chung phù hợp với nhiệm vụ của Forest và mục tiêu sức khỏe cộng đồng.
1.1 Định nghĩa kinh doanh
=> Forest Lab mang lại niềm vui và giá trị gia tăng cho cộng đồng.
“Forest Lab chủ yếu tập trung vào các bệnh nhân và gia đình của họ, luôn cố gắng gia tăng lợi ích chăm sóc sức khỏe hoặc giáo dục bệnh nhân và hướng tới kinh doanh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đa dạng của bệnh nhân trên toàn thế giới. Forest cam kết hỗ trợ hiệu quả cho giáo dục y tế, tiếp cận các chương trình cộng đồng và đóng góp cho các tổ chức theo quy định, chính sách của công ty.”
1.2 Giá trị cam kết
Các bên hữu quan là các cá nhân hay các nhóm có tác động, và chịu tác động của các chiến lược công ty. Họ là những người ảnh hưởng tới thành tích, sự tồn tại, khả năng cạnh tranh và tính sinh lợi của doanh nghiệp. Các bên hữu quan sẽ tiếp tục ủng hộ cho công ty nếu thành tích của công ty đáp ứng hay vượt cả kỳ vọng của họ. Cho nên điều lệ ứng xử kinh doanh của công ty được xem như một bản tuyên bố, là cam kết giữa công ty với các giới hữu quan. Tất cả giám đốc và nhân viên của công ty phải có trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết này.
Cam kết với khách hàng
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho con người, cho cộng đồng công ty sẽ phát triển và cung cấp sản phẩm dịch vụ có thể đem đến sự hài lòng, hạnh phúc, niềm vui cho bệnh nhân và gia đình của họ.
Không ngừng suy nghĩ về quan điểm của khách hàng để phát triển, cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng cảm thấy hữu ích là một trong những giá trị cơ bản của Forest Lab.
Công ty cam kết đáp ứng nhu cầu khách hàng, cung cấp các sản phẩm an toàn, chất lượng, tin cậy sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường.
Cam kết với nhân viên
Forest cam kết sâu sắc với nhân viên của mình sẽ cung cấp cho nhân viên một môi trường làm việc an toàn và đối xử công bằng với tất cả các nhân viên, tôn trọng các quyền cá nhân của mỗi người.
Forest Lab cung cấp cơ hội phát triển cho nhân viên có thành tích, tạo một nơi làm việc kết hợp hài hòa sự đa dạng về nhiều mặt của nhân viên. Duy trì và cải thiện môi trường làm việc, tạo sự an toàn và thoải mái, dựa trên cách thức phù hợp với pháp luật và các quy định của mỗi nước và khu vực, nơi công ty hoạt động.
Công ty cam kết mang đến đầy đủ những ích lợi theo quy định của pháp luật như bảo hiểm…. quyền tham gia các tổ chức xã hội khác….
Cam kết với cổ đông và nhà đầu tư
Mục đích của công ty là tối đa hóa giá trị cho các cổ đông bằng cách cung cấp giá trị, gia tăng kỹ thuật, và dịch vụ cho khách hàng.
Công ty lắng nghe và phản hồi lại ý kiến đóng góp của cổ đông thông qua cuộc họp cổ đông thường niên. Có những sự thay đổi trong quản lý cho phù hợp với nguyện vọng của cổ đông và những nhà đầu tư.
Công ty cam kết cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời theo điều lệ và theo luật định để cho các bên có thể đánh giá đúng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Cam kết với nhà cung cấp
Forest cho rằng có được một nhà cung cấp tuyệt vời sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh trên thương trường và việc quản lý thành công mối quan hệ với các nhà cung cấp là một nền tảng để công ty có thể làm hài lòng khách hàng một cách tốt nhất. Cho nên triết lý của công ty khi làm việc với các nhà cung cấp là: an toàn và bền vững, chia sẻ những thông tin đáng tin cậy, cả hai bên cùng phấn đấu để phục vụ khách hàng.
Cam kết với cộng đồng
Forest sẽ tôn trọng các nền văn hóa và phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà công ty kinh doanh. Khuyến kích bảo vệ môi trường trong tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty trên toàn thế giới.
Một phần của cam kết này, Forest cung cấp các khoản tài trợ để hỗ trợ các hoạt động phù hợp với tất cả các quy định hiện hành và hướng dẫn bao gồm FDA, OIG, AMA, Bộ luật PhRMA, và hướng dẫn ACCME cho các cuộc họp y tế giáo dục và các chương trình.
Như là một công dân của xã hội, Forest Lab tiến hành các hoạt động đóng góp cho cộng đồng xã hội, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến chăm sóc sức khỏe con người.
Cam kết với chính phủ
Forest sẽ thực hiện theo đúng tất cả các luật và qui định về đạo đức, văn hóa, xã hội… và công ty sẽ duy trì mối quan hệ cởi mở, trung thực với chính trị và chính phủ của mỗi quốc gia mà họ kinh doanh.
Forest sẽ kiên quyết chống lại bất kì hình thức hoạt động tội phạm có tổ chức.
2. Viễn cảnh
- Viễn cảnh của công ty được phát biểu:“realizing our potential”
- Nghĩa là: “Khơi gợi tiềm năng cung cấp những viên thuốc có chất lượng”
Tầm nhìn này được thiết kế để định hướng chung cho toàn công ty. Với viễn cảnh này, Forest Laboratories đã thể hiện mong muốn khát khao, khái quát nhất của mình, nó là hiện thân cho sự kì vọng của các nhân viên, cổ đông các nhà quản trị, thôi thúc động viên mọi nỗ lực của toàn công ty cũng như tạo ra sự thách thức để khơi gợi bản năng muốn chinh phục của các thành viên. Với một viễn cảnh cực kì ngắn gọn nhưng nó cũng đã mô tả được những gì mà công ty cần tiếp tục thực hiện trong tương lai và điều quan trọng nhất là nó tạo cơ sở cho công việc và chiến lược kinh doanh của toàn công ty.
Viễn cảnh trên được công ty theo đuổi từ năm 1994 đến nay và thể hiện rõ nét trên nhiều mặt hoạt động của công ty.
v Cụ thể hóa thành viễn cảnh của các công ty con.
Với một viễn cảnh mở là khơi gợi và thực hiện hóa tiềm năng của bản thân công ty, đã khiến cho công ty không ngừng khai thác các tiềm năng của mình ở mọi góc cạnh. Điều này được cụ thể hóa thành viễn cảnh của các công ty con với việc khai thác các tiềm năng trong lĩnh vực của mình.
Forest Laboratories Europe
“We value the lives of people who rely on our product”
Chúng tôi coi trọng, đánh giá cao cuộc sống của người dân, những người tin tưởng vào sản phẩm của chúng tôi.
Forest Laboratories Europe, họ tôn trọng và đánh giá cao cuộc sống của những người sử dụng sản phẩm của họ, do vậy họ phải không ngừng cải tiến sản phẩm cũng như nghiên cứu tìm tòi ra những sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu của những người sử dụng, những cách thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng.
Cerexa inc
“Developing treatment for serious and life-threatening illness”
Phát triển các phương pháp điều trị cho bệnh nghiêm trọng và những bệnh đe dọa tới tính mạng.
Công ty Cerexa inc thì chú trọng vào các phương pháp điều trị, họ luôn thách thức bản thân trong việc tìm ra các phương pháp điều trị tốt nhất cho các bệnh nghiêm trọng và khó chữa. Họ luôn không ngừng nỗ lực, không đầu hàng trước khó khăn để thách thức chính mình.
Forest Pharmaceuticals, Inc
“To serve as a leader in the pharmaceutical industry, nationally and locally, by contributing safe and effective pharmaceutical therapies that improve the quality of life of patients everywhere”.
Để phục vụ cho khách hàng như là một người dẫn đầu trong ngành công nghiệp dược phẩm của quốc gia và địa phương bằng việc phân phối các dược liệu, liệu pháp điều trị an toàn và hiệu quả góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ở khắp mọi nơi.
v Viễn cảnh đó cũng thể hiện rõ ràng trong quan điểm kinh doanh của Forest Laboratories.
Quan điểm kinh doanh của tập đoàn Forest Laboratories bao gồm ba yếu tố:
- Cấp phép các hợp chất mới đầy hứa hẹn từ các công ty sáng tạo trên thế giới.
- Thực hiện nghiêm ngặt điều tra khoa học và phát triển những phương pháp điều trị duy nhất, sáng chế các loại thuốc có hiệu quả cao.
- Thực thi các sáng kiến, mở rộng tiếp thị và bán hàng để thiết lập vị thế cho các sản phẩm trên thị trường.
v Viễn cảnh đó cũng thể hiện trong chiến lược kinh doanh của công ty.
Công ty không ngừng khai thác tiềm năng của mình, với các giai đoạn khac nhau công ty tìm cho mình các hướng đi khác nhau và biến nó thành thế mạnh của mình.
- Từ năm 1994 đến năm 2002 công ty khai thác khả năng của mình trên nhiều lĩnh vực bằng việc mở nhiều đơn vị kinh doanh chuyên môn hóa các lĩnh vực khác nhau, tái cấu trúc tổ chức. Lúc này công ty trở thành công ty đa ngành nhưng ngành dược vẫn là ngành chủ yếu. Công ty chú trọng nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại thuốc như Lexapro, Celexa…
- Từ năm 2006 đến năm 2009 khi việc nghiên cứu không thu được nhiều kết quả cao. Công ty tiến hành mua bản quyền kinh doanh nhiều loại thuốc, chú trọng vào thế mạnh sản xuất và phân phối.
- Năm 2009 đến 2011: công ty lại tìm cho mình một hướng đi mới khi liên tục hợp tác, liên doanh với nhiều công ty. Và từ đầu năm 2011 khi bản quyền kinh doanh nhiều loại thuốc sắp hết hạn công ty quay lại đẩy mạnh nghiên cứu.
2.1 Tư tưởng cốt lõi
2.1.1 Giá trị cốt lõi
Được thành lập từ rất sớm, để có được và duy trì vị trí khá cao trong trong một lĩnh vực khó, và trong một đất nước có tính cạnh tranh cao như Mỹ thật không dễ dàng chút nào đối với Forest Laboratories. Hơn nữa, để thực hiện nhiệm vụ và đạt được tầm nhìn, tất cả các nhân viên công ty và các nhà quản trị phải tuân thủ các nguyên tắc nguyên lý nền tảng trong công việc cũng như ứng xử của mình. Bởi họ tin rằng, những giá trị cốt lõi này sẽ là kim chỉ nam trên con đường phát triển của công ty cũng như trên con đường phát triển sự nghiệp của họ.
Ø Từ bài phát biểu sau:
“Là một công ty dược phẩm trong một ngành công nghiệp có tính đặc thù cao, Forest Laboratories INC luôn tôn trọng pháp luật và các quy định áp dụng riêng cho ngành công nghiệp liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Công ty là một bộ phận của thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, công ty sẽ không hài lòng với những hoạt động đơn thuần trong lĩnh vực được pháp luật chấp nhận. Forest Laboratories tự hào và tích cực thúc đẩy hoạt động chuyên nghiệp gắn với tinh thần tôn trọng pháp luật cũng như đạo đức nghề nghiệp. Công ty luôn tuân thủ, thực hiện theo các quy định về kiểm tra, phê duyệt, sản xuất và phân phối các sản phẩm. Vì theo công ty, cả về mặt đạo đức và nghĩa vụ hợp pháp, các sản phẩm của công ty hoàn toàn xứng đáng với những người tin tưởng.”
ØTừ sứ mệnh:
“Forest is committed to supporting healthcare organizations”
“support for access to care, disease awareness programs, and general support consistent with Forest’s corporate mission and public health objectives”
Công ty cam kết hỗ trợ, tham gia vào các chương trình chăm sóc, hỗ trợ phát triển sức khỏe cộng đồng.
ØTừ cam kết thực hiện nhiệm vụ kinh doanh:
Forest Laboratories đã đặt ra nhiệm vụ rõ ràng cho mình. Công ty sẽ tiến hành kinh doanh với tính toàn vẹn, sự tôn trọng và trách nhiệm.
=> Giá trị cốt lõi:
Reputation (Uy tín) : Công ty cam kết mang đến cho khách hàng những loại thuốc có chất lượng. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty đã có mặt trên 168 quốc gia.
Team work (làm việc nhóm) : ở công ty các nhân viên đều được chia thành các nhóm làm việc để thúc đẩy các thành viên gia tăng độ gắng kết và tinh thần đồng đội trong công việc.
Respect (Sự tôn trọng) : Forest Lab cam kết tôn trọng pháp luật, các đạo đức của ngành và tiêu chuẩn nghề nghiệp. Tôn trọng những con người trong tổ chức nên công ty coi “tài sản lớn nhất của chúng tôi chính là nhân viên của chúng tôi”
2.1.2 Mục đích cốt lõi
Mục đích cốt lõi là bộ phận thứ hai của tư tưởng cốt lõi, đó là lý do để một tổ chức tồn tại. Do vậy mục đích cốt lõi của Forest Laboratories cũng đã phản ánh các động cơ thúc đẩy mọi người để thực hiện công việc của tổ chức. Nó không phải là một sự hứa hẹn về tiền bạc hay một kết quả kinh doanh tốt. Với họ trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp được đưa lên hàng đầu.
Mục đích cốt lõi: “Công ty mong muốn sẽ tìm kiếm các sản phẩm dược mới giải quyết các vấn đề về sức khỏe, mang lại một sự khác biệt trong cuộc sống của người dân, mang lại một sự hỗ trợ kịp thời cho những con người đang đau khổ.”
Forest Lab cho rằng thành công của họ chỉ được ghi nhận khi nhận được sự hài lòng của khách hàng, khi sản phẩm họ cung cấp luôn có sự đổi mới, toàn vẹn và luôn được phát triển.
Mục đích cốt lõi trên đã dẫn dắt và thôi thúc Forest Lab không ngừng đổi mới, không ngừng hoàn thiện sản phẩm. Trong kinh doanh, các công ty thường không có sự lựa chọn, một là phải đổi mới hoặc có nguy cơ đến một bế tắc. Nhưng Forest Lab lại khác, hành động của họ xuất phát từ suy nghĩ về đạo đức nghề nghiệp, về công việc mà họ đang làm liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Chính từ mục đích cốt lõi đó mà công ty chú trọng bồi dưỡng một lực lượng lao động đa dạng và toàn diện và coi đó là lợi thế cạnh tranh của mình. Các nhà quản trị cấp cao trong Forest Lab đã nhận định “chúng tôi đạt được các mục tiêu thông qua các cam kết phát triển đa dạng và tài sản lớn nhất của chúng tôi chính là nhân viên của chúng tôi”. (“At Forest, we achieve our goals through the commitment, development, and diversity of our greatest asset...our employees.”)
2.2. Hình dung tương lai
2.2.1 Mục tiêu lớn thách thức và táo bạo (BHAG)
Để thực hiện được viễn cảnh đã đề ra và hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh Forest Lab đã đưa ra mục tiêu thách thức mang tính dài hạn đến 30 năm mô tả một cách khái quát những gì mà họ phải cố gắng đạt được. Mục tiêu này là cái đích mà công ty muốn vươn tới, nó sẽ là điểm tập trung nhất quán các cố gắng và hành động.
“Forest Lab hy vọng công ty sẽ vươn rộng ra toàn thế giới.”
Thật vậy, trong báo cáo thường niên năm 2009, Tiến sĩ Lawrence S.Olanoff – chủ tịch giám đốc điều hành công ty Forest Lab đã nói:
“Hôm nay chúng tôi đang làm kinh doanh trong 124 quốc gia và trong hai năm sau chúng ta sẽ có 135 nước và trong 5 năm nữa trong một tập đoàn đang phát triển chúng tôi sẽ có mặt ở 146 nước, và tôi nghĩ với đỉnh cao trong sự phát triển của mình, 10 năm nữa công ty có thể bao trùm được 173 quốc gia”.
Trong một buổi họp quan trọng đó, ông không nói doanh số bán hàng của chúng tôi sẽ tăng hay giá trị cổ phần của chúng tôi sẽ ngày càng đáng giá. Vì ông và công ty đang đắm chìm trong sự ham muốn và chinh phục, mong muốn mở rộng thị trường ra toàn thế giới.
2.2.2 Mô tả sống động
Forest Lab cố gắng để trở thành một người đóng góp và ảnh hưởng hàng đầu đối với thế giới. Do vậy, từ bây giờ Forest đã đặt ra cho mình các hướng đi cụ thể để đạt được mục tiêu lớn đó.
- Công ty sẽ là một phần tất yếu của cuộc sống của mọi người, sẽ mang lại cho mọi người những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, an toàn hơn thông qua việc duy trì các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh cao nhất.
- Forest tự hào và tích cực thúc đẩy các hành động chuyên nghiệp và toàn vẹn cá nhân trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh.
- Công ty có tham vọng sẽ cung cấp các liệu pháp tiên tiến, ảnh hưởng tốt đến sức khỏe và hạnh phúc của bệnh nhân.
- Trong thời gian tới công ty sẽ phải đối phó với một số thay đổi như việc hết độc quyền sản phẩm, hết hạn bằng sáng chế. Nhưng công ty sẽ làm giảm ảnh hưởng bằng việc mua lại sản phẩm và phát triển thị trường và đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo nhằm có được sự chia sẻ thị trường.
B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Môi trường kinh tế
1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tình hình kinh tế Mỹ từ năm 2008 rơi vào tình trạng tồi tệ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính bắt đầu ngay tại Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra khắp toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế Mỹ bị giảm xuống nhanh chóng, rủi ro kinh tế vĩ mô tăng lên. Và trong thời gian này, Mỹ thắt chặt chính sách tài khóa chi tiêu công bị cắt giảm.
Theo một bài viết trên tạp chí “National Journal” của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có nguy cơ bị nhấn chìm bởi những cơn sóng nợ nần, cho dù có hay không các gói tiết kiệm cắt giảm chi tiêu. Thậm chí các biện pháp tiết kiệm trong thỏa thuận sắp tới còn không đủ bù đắp các khoản nợ mới.
Tốc độ tăng trưởng chậm chạp sau suy thoái. Các báo cáo kinh tế đều nhận định Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng trong nửa đầu năm 2011 với mức tăng trưởng chỉ từ 0,4-1,3%. Đáng buồn hơn, dự báo kinh tế Mỹ 6 tháng cuối năm cũng không có gì sáng sủa, lạc quan hơn.
Chi tiêu của chính phủ và các tiểu bang đều cắt giảm. Tiêu dùng gần như im ắng, chỉ tăng ở mức không đáng kể là 0,1% sau mức tăng trưởng 2,1% vào mùa đông năm ngoái. Chi tiêu cho cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giảm, toàn ngành dược đang đứng lại.
=> Trước sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính đó. Forest Lab cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề. Doanh thu thuần giảm 14% từ 782.396.000 USD đến 674.653.000 USD so với năm 2007. Thu nhập ròng giảm 6% từ 229.919.000 USD đến $ 216.577.000 trong quý đầu tiên của năm tài chính và giảm tới 22% ($ 180.163.000) trong quý IV. Trước tình hình đó công ty cũng đã có nhưng phản ứng nhất định.
v Công ty chú trọng cắt giảm chi phí.
Công ty chú trọng cắt giảm chi phí bằng việc cắt giảm chi phí tài chính phát sinh. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, khối lượng nợ lớn đè nặng lên bảng cân đối kế toán của phần lớn các công ty và đã có những tác động nghiêm trọng khi những khoản vay nợ vượt ra ngoài kiểm soát. Forest Lab là một trong những công ty không phát hành khoản nợ nào. Từ năm 2005, thay vì đi vay nợ để đầu tư công ty này lại giữ tiền mặt và các khoản đầu tư linh động để tồn tại và điều hành hoạt động thường ngày. Tuy nhiên con đường chậm mà chắc của công ty cũng mang lại một hạn chế là giá cổ phiếu không tăng cao.
Vì giá cổ phiếu của công ty phần nào phần hưởng đến sự do dự của nhà cung cấp hay ảnh hưởng đến tâm trí khách hàng, nên công ty mua lại phần lớn cổ phiếu của mình để tạo sự ổn định trong quá trình hoạt động, tránh khỏi những biến đổi bất ngờ của thị trường chứng khoán, từ đó sẽ giảm những khoản chi phí như chi phí marketing, có thể nợ nhà cung cấp thay vì trả ngay...
v Công ty chú trọng vào liên minh với các công ty cùng ngành để nghiên cứu và phát triển thuốc.
Trước một môi trường kinh doanh biến động, công ty cũng không mạnh dạn đầu tư gì nhiều. Từ năm 2009, công ty tiến hành hợp tác liên minh với nhiều công ty khác nhau để sản xuất thuốc.
Ví dụ, ForestLaboratories đã hợp tác với công ty Mitsubishi-Tanabe để nghiên cứu thuốc Cariprazine (RGH-188) chuyên trị các bệnh viêm đau mãn tính. Hợp tác với Gedeon Richter sản xuất thuốc Radiprodil (RGH-896) điều trị chứng tâm thần phân liệt. Điều này giúp công ty không phải đầu tư cơ sở vật chất lại mở rộng kinh doanh, chia sẻ được rủi ro.
v Công ty cấu trúc lại sản phẩm sản xuất.
Tuy nền kinh tế tăng trưởng chậm, nhưng nhu cầu với một số loại thuốc chữa bệnh và vắc xin vẫn không ngừng tăng lên. Nắm được nhu cầu này của thị trường nên công ty đã đẩy mạnh sản xuất một số loại thuốc mang lại hiệu quả kinh doanh cao như Lexapro. Lexapro cũng là một trong những loại thuốc thành công nhất trong giai đoạn này. Nó đứng vị trí thứ 17 trong số những loại thuốc bán chạy nhất trên thế giới. Và cắt giảm bớt những sản phẩm ít mang lại lợi nhuận như Celexa……
1.2 Lạm phát và lãi suất
Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng chưa từng có vào cuối năm 2007 và năm 2008. Và cho đến nay tình trạng này cũng chưa cải thiện lên nhiều lắm. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình hình tài chính Mỹ và thế giới.
Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số CPI tại Mỹ tháng 4/2011 tăng 0,4% so với tháng 3/2011 và cao hơn 3,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cho cả năm 2011, lạm phát tại Mỹ tăng 3%, tăng mạnh so với mức tăng chỉ 1,5% trong năm 2010 và là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2007. Chỉ số lạm phát lõi cũng ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm, đạt 2,2%.
CPI tăng mạnh trong năm 2011 có sự đóng góp phần lớn của việc giá thực phẩm leo thang. Cụ thể, thực phẩm đã tăng tới 4,7% trong năm qua, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008.
v Công ty tiến hành soát xét lại hoạt động kinh doanh của công ty con để có được hiệu quả.
Với các công ty con chuyên về lĩnh vực nghiên cứu tại New York. Công ty tiến hành dịch chuyển hoạt động sang chú trọng nghiên cứu giai đoạn III, không đầu tư cho nghiên cứu sơ khai hay nghiên cứu cơ bản do những biến động của môi trường kinh tế xung quanh và nguồn vốn hạn chế và rủi ro tín dụng cao.
Với các công ty sản xuất thì chủ yếu là mua bản quyền các sản phẩm bởi vì con đường đó là ít rủi ro thu hồi vốn nhanh hơn.
1.3 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái của Mỹ so với các nước là cao nên giá trị các hàng hóa Mỹ mua sẽ rẻ tương đối so với hàng hóa cùng loại ở nước ngoài. Do đó việc nhập khẩu các nguyên liệu cho ngành thuốc có phần rẻ. Làm tăng lợi thế cạnh tranh cho các công ty Mỹ nói chung và công ty Forest Lab nói riêng. Nhưng với một tỷ giá hối đoái cao như vậy sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa nói chung cũng như thuốc của Mỹ nói riêng sẽ đắt hơn so các thuốc sản xuất từ Nhật, Đức, Pháp.
v Công ty có chiến lược quốc tế để đáp ứng với sự thay đổi tỷ giá.
Để cắt giảm chi phí công ty đẩy mạnh kinh doanh ở Ireland, Anh, Pháp… vì lợi thế tỷ giá thay đổi ít, nguồn nguyên liệu dồi dào hơn, rẻ hơn và chi phí sẽ giảm cho việc xuất khẩu hàng hóa từ các nước này đi sang khu vực Trung Đông, Hi Lạp….. Hơn nữa chi phí nhân công, chi phí thuế cũng giảm đi đáng kể (nhất là năm 2008 Hoa Kỳ ban hành luật tính thuế mới với tỷ lệ thuế khá cao)
2. Môi trường công nghệ
Hoa Kỳ là một đất nước có sự đầu tư ngân sách rất lớn cho việc đầu tư và nghiên cứu. Đây là nơi mà các nghiên cứu được hỗ trợ thực hiện bởi chính phủ, là nơi có nhiều phát minh sáng chế khoa học nhất, tập trung nhiều nhà khoa học nhất từ trước đến nay. Mỹ luôn là nước tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào đời sống kinh doanh và đã có những thành công vượt trội.
Rất nhiều công ty của Mỹ đã và đang áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong việc sản xuất và phân phối thuốc. Do đó mà Công ty Forest cũng không phải là ngoại lệ.
v Công ty áp dụng công nghệ để đạt được sự vượt trội về hiệu quả sản xuất.
Công nghệ hóa sinh học: là một trong những lĩnh vực mà toàn thế giới đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Việc công nghệ hóa sinh học ngày càng phát triển mạnh và có khả năng xác định chính xác bệnh tật, tìm ra các phương pháp, các loại thuốc chữa trị mới cho các bệnh hiểm nghèo khó chữa. Công nghệ này thực sự là một cuộc cách mạng đối với ngành dược nói riêng và các ngành khác nói chung.
Cũng như các công ty dược khác Forest Lab cũng áp dụng công nghệ hóa sinh học này vào các viện nghiên cứu ở New York.
Tuy nhiên vì đây là công nghệ khá phổ biến nên nhiều công ty cũng áp dụng công nghệ này. Hơn nữa chi phí cho việc tiếp cận công nghệ này khá cao nên công ty cũng chưa tạo được lợi thế cạnh tranh đặc sắc.
Dưới sự phát triển mạnh mẽ của internet, công ty đã sử dụng các ứng dụng eCRM để cải thiện dịch vụ khách hàng truyền thống như là thông tin liên lạc dễ dàng hơn và giải đáp nhanh hơn các vấn đề của khách hàng, tự động trả lời các câu hỏi quen thuộc, để cho khách hàng tự phục vụ, hoặc cho phép các khách hàng yêu cầu một cuộc điện thoại từ một nhân viên dịch vụ khách hàng.
v Công ty còn áp dụng công nghệ để đáp ứng khách hàng tốt hơn.
Forest đã nhận thấy được việc tìm kiếm thông tin về công dụng cũng như thành phần của các loại thuốc là điều mà mỗi bệnh nhân luôn quan tâm. Do đó, Forest đã xây dựng nên website của công ty. Ở đây, mọi bệnh nhân có thể truy cập những thông tin về các loại thuốc mà mình quan tâm, hình dung được thấy quy trình từ nghiên cứu đến khi bào chế ra sản phẩm để từ đó có thể yên tâm khi sử dụng những sản phẩm của Forest. Đây được xem là cầu nối quan trọng giữa công ty và bệnh nhân, giúp công ty hiểu được nhu cầu của khách cũng như mang hình ảnh của công ty đến gần với khách hàng hơn. Website này còn là nới khách hàng gửi các thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình tới các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe, và họ sẽ nhận được các phản hồi. Ở đây, các khách hàng có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe.
Công ty có một hệ thống trung tâm tương tác khách hàng (CIC): Ở đây khách hàng có thể tìm hiểu những vấn đề chuyên môn về các loại thuốc hay phương pháp chữa bệnh trực tiếp từ các chuyên viên trực tổng đài của công ty, khách hàng còn được tư vấn về tình hình sức khỏe.
Đây được xem là giá trị gia tăng mà công ty mang đến cho khách hàng, giúp công ty hiểu được nhu cầu của khách cũng như mang hình ảnh của công ty đến gần với khách hàng hơn.
3. Môi trường văn hóa
Hoa Kỳ là nước có nền văn hóa đa dạng, và rất văn minh tiến bộ. Người tiêu dùng Mỹ quan tâm nhiều tới độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ hay sự thân thiện với môi trường của sản phẩm. Vì có trách nhiệm cao với cá nhân, cộng đồng nên họ luôn đòi hỏi sản phẩm họ mua phải từ các công ty hoạt động vì lợi ích cộng đồng, vì môi trường, không bóc lột sức lao động của công nhân…. Họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn nếu sản phẩm có được những tiêu chí trên. Đặc biệt với các sản phẩm dược thì sự quan tâm này càng nhiều hơn vì sản phẩm mà họ mua liên quan tới tính mạng chính họ.
v Công ty vận dụng những yếu tố văn hóa để đáp ứng khách hàng tốt hơn bằng cách gia tăng giá trị cảm nhận, tăng sự hài lòng.
Forest Lab gắn hình ảnh chính mình với các hoạt động vì cộng đồng. Công ty tặng thuốc cho các em nhỏ bị hen xuyễn tại trại trẻ mô côi Mỹ. Đồng thời hỗ trợ các bệnh viện, tổ chức y tế giúp đỡ khâu kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân.
Công ty tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên của mình. Và nhiều năm liền công ty được bình chọn là một trong 50 nơi làm việc thân thiện nhất nước Mỹ.
Để bảo vệ môi trường, công ty đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải tiên tiến áp dụng phương pháp hóa học, sinh học, xử lý bằng sự oxy hóa cao cấp.
4. Môi trường nhân khẩu học
Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, dân số thế giới đã đạt 6 tỷ người vào năm 1999, tăng lên 6,5 tỷ người năm 2004, lên 6,7 tỷ người năm 2008, và dự báo sẽ lên đến 7 tỷ người vào năm 2012 và 9,2 tỷ người vào năm 2050. Dân số gia tăng nhanh chóng ở các nước nghèo, các nước đang phát triển, trong khi ở các nước công nghiệp phát triển lại giảm tỷ lệ sinh và gặp báo động về tình trạng dân số già nua.
Tại Hoa Kỳ, tháng 10 năm 2006 dân số ước tính là 300 triệu người, trong đó khoảng 12 triệu người là do di dân. Theo số liệu mới nhất năm 2012, dân số Hoa Kỳ 313.056.791 người, chiếm 4,47% dân số thế giới (dân số thế giới 6.995.798.577 người). Tỉ lệ tăng dân số trung bình là 0.89% / năm và chủ yếu là do di dân. Tỉ lệ sinh thấp hơn so với trung bình thế giới gần 30%.
=> Và từ cơ cấu dân số cho thấy, dân số Hoa kỳ đang trở nên già hóa khi tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ người đang ở tuổi lao động và tỉ lệ người cao tuổi khá cao.
Hạng
Thành phố
Dân sốtrong phạm vi thành phố
Miền
Tổng dân số thành thị
1
Thành phố New York
8.214.426
Đông Bắc Hoa Kỳ
18.818.536
2
Los Angeles
3.849.378
Miền Tây Hoa Kỳ
12.950.129
3
Chicago
2.833.321
Trung Tây Hoa Kỳ
9.505.748
4
Houston
2.144.491
Miền Nam Hoa Kỳ
5.539.949
5
Phoenix
1.512.986
Miền Tây Hoa Kỳ
4.039.182
=> Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tỉ lệ dân cư sống ở thành phố khá cao, tập trung nhiều ở các thành phố hạng 1, hạng 2……
Ta thấy, dân số đông, cơ cấu dân số già ở Hoa Kỳ cùng với tập trung nhiều ở khu vực thành thị sẽ tạo nhu cầu tiêu dùng cao hơn các sản phẩm dược cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, theo tình hình dân số thế giới, công ty rất có tiềm năng trong việc mở rộng thị trường của mình. Tiêu biểu là hiện tại công ty đang chú trọng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các nước phát triển như Canada, Anh và các nước Châu Âu. Công ty đang có xu hướng mở rộng việc phân phối thuốc của mình sang các nước đang phát triển.
Cục điều tra dân số Mỹ công bố rằng trong năm 2010, thu nhập trung bình hộ gia đình giảm, tỷ lệ hộ nghèo tăng lên và tỷ lệ phần trăm không có bảo hiểm y tế là tăng lên so với các năm trước.
Từ năm 2007, dưới tác động của cuộc suy thoái, thu nhập trung bình hộ gia đình đã giảm 6,4% gần đạt mức 7,1% vào năm 2001. Thực tế thu nhập trung bình hộ gia đình tại Hoa Kỳ trong năm 2010 là $ 49.445, giảm tới 2,3% trung bình năm 2009. Thu nhập của người dân cũng không đồng đều giữa các khu vực và giữa các sắc tộc khác nhau trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2010 là 15,1%, tăng từ 14,3% trong năm 2009 và tăng liền ba năm liên tiếp.
Số người không có bảo hiểm y tế tăng từ 49,0 triệu năm 2009 lên 49,9 triệu trong năm 2010. Điều này được thể hiện rõ trong bảng dưới đây.
Là một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhưng Hoa Kỳ là nước có sự phân hóa giàu nghèo rất sâu sắc.
Lớp tư bản chủ nghĩa (1%) - gồm lãnh đạo cấp cao, các chính trị gia, những người thừa kế, có thu nhập trên $ 500,000. Tầng lớp giàu có (0,9%) - gồm các triệu phú, giám đốc điều hành, chính trị gia, có thu nhập thường vượt quá $ 350.000.cTầng lớp thượng lưu (15%) có thu nhập trên $ 100.000. Tầng lớp lao động (30%) thu nhập hộ gia đình thông thường khoảng từ $ 16.000 đến $ 30.000. Người lao động nghèo (13%) thu nhập nhỏ chỉ có vài ngàn $.
Theo nhà triết học chính trị gia David Schweickart : “Nếu chúng ta phân chia thu nhập của Mỹ thành 3 phần, chúng ta thấy rằng 10% dân số được 1/3, 30% được một phần ba, và 60% dưới cùng có được 1/3 cuối cùng. Nếu chúng ta phân chia sự giàu có của Mỹ thành 3 phần, chúng ta cũng thấy rằng: gần 1% chiếm 1/3, 9% chiếm 1/3, và 90% là phần còn lại”
è Trước tình hình nhân khẩu học ở Mỹ như vậy, trong những năm gần đây, công ty chú trọng vào việc mở các chi nhánh ở nước ngoài. Còn trụ sở ở Mỹ chủ yếu là dành cho viêc nghiên cứu và sản xuất.
Sự phân hóa thu nhập rõ ràng ở Hoa Kỳ sẽ mang đến cho công ty cơ hội phân cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình ra thành nhiều cấp độ phù hợp với nhu cầu thị hiếu khác nhau của các nhóm khách hàng.
5. Môi trường chính trị - pháp luật
Về hệ thống kinh tế chính trị
Hoa Kỳ có một cấu trúc chính trị phức tạp, với quyền phán xét đối với một hoạt động hay một bang đuợc chia cho nhiều cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khác nhau, một số cơ quan đuợc bầu ra, một số là do chỉ định.
Chính quyền liên bang theo thể thức tam quyền phân lập gồm có ba bộ máy: bộ máy hành pháp (do Tổng thống đứng đầu), bộ máy lập pháp (Quốc hội) và bộ máy tư pháp (do Tòa án Tối cao đứng đầu). Chính quyền liên bang và tiểu bang phần lớn do hai Đảng chính điều hành: Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.
Các thế lực chính trị tại Mỹ:
+ Giới cầm quyền tại Mỹ: Ðảng Cộng Hòa và Ðảng Dân Chủ đang tranh nhau từng ghế trong quốc hội. Tuy nhiên thái độ chính trị và hành động của hai đảng này còn chưa có sự thống nhất nên ảnh hưởng khá lớn tới việc kinh doanh ở Mỹ.
+ Các hiệp hội: Đây là cách mà các doanh nghiệp trong nước hoặc là các hiệp hội của một quốc gia liên kết lại với nhau để tự bảo vệ mình, như hiệp hội bảo vệ nguời tiêu dùng....
v Do tầm ảnh hưởng chính trị mạnh nên Mỹ có nhiều thuận lợi hơn các nước khác trong việc nhận các ưu đãi và có uy tín trong các hiệp hội, tổ chức kinh tế. Môi trường chính trị như vậy cũng ảnh hưởng ít nhiều tới công ty, công ty nên chú trọng vào các hành động của mình để không làm ảnh hưởng tới cấu trúc xã hội và tận dụng những ưu thế hơn người của mình. Các sản phẩm của công ty hầu như đều dãn nhãn là sản phẩm của Mỹ vì giúp công ty dễ dàng tiêu thụ trên thị trường.
Môi trường pháp luật
Chính phủ Mỹ có những chính sách kinh tế tuyệt vời, vừa giúp cho các công ty có quyền tự quyết, còn bản thân chính phủ đảm nhận nhiệm vụ tạo ra một cơ sở lành mạnh để vận hành các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, và hệ thống luật pháp của nước Mỹ.
v Do Mỹ là một nước có sự bảo hộ khá cao cho các doanh nghiệp trong nước bằng nhiều rảo cản thương mại. Forest Lab tận dụng một số rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan như là một sự thuận lợi của mình.
+ Thuế theo trị giá: đuợc đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
+Thuế theo trọng luợng hoặc khối luợng chủ yếu liên quan đến nguồn nguyên liệu.
+Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số luợng.
+Thuế theo thời vụ: thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm.
Các mức thuế:
+ Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nuớc có quan hệ thương mại bình thuờng (NTR), đuợc áp dụng với những nước thành viên
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Ngoài ra, còn có Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN).
+ Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hàng hoá nhập khẩu từ Canada và Mexico đuợc miễn thuế nhập khẩu hoặc được huởng thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế MFN.
+ Các hiệp định thương mại tự do song phương hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ những nước có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ đều được miễn thuế nhập khẩu hoặc có mức thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN.
+ Ưu đãi thuế quan cho những hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thuộc diện hưởng lợi của Luật Thương mại.
+Thuế đối kháng hay thuế trợ giá (countervailing duties – CVDs): là loại thuế đánh vào hàng hóa được hưởng trợ cấp xuất khẩu của chính phủ một nuớc ngoài cấp cho nguời xuất khẩu khi bán hàng hóa vào Hoa Kỳ.
Một số luật bảo vệ người tiêu dùng mà được xem như là hàng rào phi thuế quan:
+ Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Act)
+ Luật liên bang về các chất nguy hiểm (Federal Hazardous Substances Act)
+ Luật về đóng gói phòng ngộ độc (Poison Prevention Packaging Act)
+ Luật về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm
v Giá trị cốt lõi mà công ty cam kết là tôn trọng pháp luật, nên công ty kí rất nhiều cam kết với các hiệp hội tổ chức. Đặc biệt hoạt động trong ngành liên quan đến sức khỏe, công ty phải kí nhiều cam kết để mang lại một sự đảm bảo cho khách hàng, các cơ quan chức năng…Trong thời gian gần đây, công ty dính vào nhiều vụ kiện tụng liên quan tới trách nhiệm sản phẩm trên toàn nước Mỹ. Mười bảy của các vụ kiện cáo buộc rằng Celexa, Lexapro gây ra hoặc góp phần cho các cá nhân tự tử, hoặc gây ra một sự kiện bạo lực. Ba mươi tám của những vụ kiện cáo buộc rằng Celexa, Lexapro gây ra dị tật bẩm sinh hoặc tăng huyết áp động mạch phổi liên tục ở trẻ sơ sinh (PPHN). Công ty hy vọng rằng trong một nước có thủ tục tố tụng hợp lý sẽ thúc đẩy việc giải quyết các vụ kiện và mang lại cho công ty một cơ hội để minh oan sản phẩm của mình.
Công ty thường duy trì $140/năm triệu bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.
Tuy nhiên hoạt động trong nền kinh tế toàn cầu, lại trong một ngành đặc thù liên quan đến sức khỏe con người, công ty Forest Lab có thể gặp phải nhiều trở ngại trong quá trình kinh doanh do các chính sách pháp luật của nhà nước.
+ Các công ty – ít nhất là các công ty hợp pháp – cần phải được chính phủ cho phép hoạt động kinh doanh. Các tập đoàn cần phải được 1 trong 50 bang cho phép thành lập và hoạt động. Các công ty cần phải có các loại giấy đăng ký, giấy phép và giấy cho phép hoạt động do chính quyền địa phương cấp.
+ Các công ty cần hệ thống tòa án để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cuỡng chế thi hành các hợp đồng và giải quyết các tranh chấp thương mại.
+ Chính quyền địa phương bảo vệ lợi ích nguời tiêu dùng. Chính quyền các bang điều tiết hoạt động của các công ty tư nhân nhằm bảo vệ sức khỏe dân chúng và bảo vệ môi truờng. Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ nghiêm cấm mọi loại thuốc có hại, còn Cơ quan Quản lý Y tế và An toàn thực phẩm thì bảo vệ nguời lao động truớc các tai nạn nghề nghiệp.
+ Quốc hội Mỹ đã thông qua nhiều bộ luật để kiểm soát ảnh huởng đến môi truờng do các ngành công nghiệp gây ra như ô nhiễm không khí, đất và nước. Sự ra đời của Cơ quan Bảo vệ Môi truờng Mỹ (EPA) năm 1970 đã tạo tiền đề cho nhiều chương trình liên bang về bảo vệ môi truờng. EPA đã đề ra và thực hiện các giới hạn ô nhiễm, đồng thời, xây dựng lịch trình dể các ngành công nghiệp hạn chế ô nhiễm sao cho phù hợp với các quy chuẩn mới.
=> Tuy những điều khoản đặt ra khá chặt chẽ nhưng Mỹ vẫn được Ngân hàng thế giới xếp thứ 3 trong số các quốc gia có môi trường kinh doanh tốt.
Là một công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, Forest Lab sẽ có lợi thế hơn vì tác động của những luật này ít tác động tới họ, hơn nữa còn giúp họ ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Hơn nữa, Mỹ là một thị trường năng động một môi trường pháp luật vững chắc sẽ giúp công ty chuyên tâm phát triển.
Ngoài ra chính phủ còn có các chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh.
Các bang phải khuyến khích xuất khẩu các ngành công nghiệp của mình. Chính quyền liên bang có nhiệm vụ đàm phán dể hàng hóa xuất khẩu đuợc đánh thuế thấp hơn và hàng hóa nhập khẩu không còn bị ngăn cản bởi các rào cản thương mại từ phía nước ngoài nữa. Chính phủ cũng có nhiệm vụ bảo vệ các công ty Mỹ truớc sự cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài.
v Từ những chính sách này công ty có thể hướng các hoạt động của mình theo hướng hoạt động của các liên bang nhằm hoàn thành chính sách của chính phủ. Công ty đăng ký tham gia, hay là nhà cung cấp cho các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng…. nói chung công ty luôn tận dụng những cơ hội này vì làm ăn với chính phủ là làm ăn chỉ có lời mà không có lỗ -theo nhận định của nhiều nhà kinh tế trên thế giới.
è Tóm lại, môi trường chính trị, pháp luật mang lại cho công ty những cơ hội và đe dọa là:
Cơ hội:
- Do tầm ảnh hưởng chính trị mạnh nên Mỹ có nhiều thuận lợi hơn các nước khác trong việc nhận các ưu đãi và có uy tín trong các hiệp hội, tổ chức kinh tế. Các sản phẩm của công ty hầu như đều dãn nhãn là sản phẩm của Mỹ vì giúp công ty dễ dàng tiêu thụ trên thị trường.
- Forest tận dụng một số rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan như là một sự thuận lợi của mình.
Đe dọa:
- Forest có thể gặp phải nhiều quy định của cục dược phẩm thực phẩm Hoa Kỳ trong việc sản xuất và phân phối thuốc.
- Công ty còn phải ký các văn bản cam kết với nhiều tổ chức hiệp hội có liên quan đến sản xuất và phân phối thuốc như: hội bảo vệ người tiêu dùng, hội bảo vệ môi trường, hợi bảo vệ động vật…
6. Môi trường toàn cầu
Công ty hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia và nhiều vùng lãnh thổ. Do vậy những biến động trên thế giới đều ít nhiều ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.
Công ty đã nhờ vào kinh nghiệm vượt qua khó khăn khi trải qua hai cuộc khủng hoảng lớn tại Mỹ năm 1999 và 2001. Và cuộc khủng hoảng gần đây cũng không ảnh hưởng nhiều tới công ty, vì công ty có những quyết định chiến lược đưa công ty thoát khỏi khó khăn. Có lẽ quy mô vừa phải của các công ty con, cùng sự linh động trong quản lý đã giúp công ty dễ dàng thích ững với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường thế giới.
Công ty quyết định chuyển hướng kinh doanh trong giai đoạn khó khăn, từ việc tập trung nghiên cứu sang mua bản quyền thuốc và tập trung sản xuất và phân phối. Rồi công ty hợp tác, liên doanh với các công ty khác để chia sẻ rủi ro trong hai năm gần đây đã giúp công ty đương đầu với sự biến động của môi trường thế giới.
Tuy nhiên môi trường toàn cầu liên quan tới nhiều khía cạnh và nhiều mặt khác nhau, nên công ty phải luôn luôn cảnh giác, phải nhạy cảm trước các vấn đề xảy ra cũng như tiên liệu trước các biện pháp xử lí để không bị bị động khi có sự thay đổi diễn ra.
II. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CẠNH TRANH
1. Phân tích ngành và mô hình cạnh tranh
1.1 Đặc điểm và chu kỳ ngành
1.11 Định nghĩa ngành:
Ngành công nghiệp nghiệp dược phẩm là ngành bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc để phòng và trị bệnh cho con người.
Sản phẩm phần lớn của ngành công nghiệp là các loại thuốc đông dược và tây dược. Tây dược là những loại thuốc được sản xuất từ hóa chất và một số loại vi nấm, một ít được bào chế từ động vật. Đông dược có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật.
1.12 Đặc điểm của ngành dược ở Hoa Kỳ
- Ngành công nghiệp dược phẩm được ca ngợi như một nhà lãnh đạo thế giới vì nó sáng tạo ra các sản phẩm làm tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới
- Ngành sản xuất dược phẩm là ngành sản xuất và cung cấp dược phẩm cho các bệnh viện, các nhà phân phối thuốc và các tổ chức y tế khác.
- Ngành sản xuất dược phẩm có tiềm năng nhiều hơn thách thức. Đây cũng là ngành có tỷ lệ sinh lời khá cao 30%-50% trên vốn đầu tư, có tốc độ phát triển trung bình hằng năm 16%-18%.
- Thời gian từ khi nghiên cứu cho đến khi tung ra thuốc trên thị trường khá lâu trung bình là 5 năm đến 10 năm.
- Chi phí dành cho việc nghiên cứu và thử nghiệm thuốc khá cao, ít nhất cũng vài trăm triệu USD.
- Tỷ lệ thất bại trong nghiên cứu rất cao. Vì ngày càng xuất hiện nhiều lại vi rút mới có khả năng kháng thuốc cao.
- Nhờ nước Mỹ rất coi trọng nhân tài, đầu tư cho nghiên cứu là lên đến 30-40 % ngân sách quốc gia. Chính vì vậy mà nước Mỹ có một trình độ khoa học công nghệ rất cao. Xu hướng toàn cầu hóa rất phổ biến, cộng với một môi trường kinh doanh cởi mở mà có rất nhiều công ty dược của Nhật và Đức đầu tư tại các bang NewYork, Misisipi, Chicago…
- Ngành công nghiệp dược phẩm tại Hoa Kỳ là một tiên phong trong việc phát hiện ra các loại thuốc mới hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Trong khoảng một thập kỷ qua ngành công nghiệp dược phẩm Hoa Kỳ đã phát hiện ra 370 loại thuốc mới cho các bệnh về tim và các cơ quan khác… Các loại thuốc để chữa bệnh cao huyết áp, bệnh Alzheimer, viêm khớp, Parkinson, ung thư, trầm cảm và bệnh tiểu đường cũng được phát hiện. Trong quá khứ, gần 50% nhu cầu thuốc trên thế giới được sản xuất tại Hoa Kỳ.
- Ngành này thì tiêu chuẩn chất lượng của thuốc rất là khắt khe.
- Hầu như các công ty Dược ở Mỹ đa phần là nhập khẩu về nguyên liệu. Tình hình căng thẳng dầu mỏ ở Trung Đông, cộng với nợ công. Tình hình lạm phát tăng qua các năm . Do đó mà chi phí đầu tư cho nguyên vật liệu khá cao. Đây cũng là một khó khăn cho các công ty dược của Mỹ.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành dược này cần một số vốn rất lớn.
- Đây là ngành chịu nhiều sự kiểm soát gắt gao của pháp luật. Ngành công nghiệp dược phẩm được quy định cẩn thận để đảm bảo rằng tất cả các loại thuốc được phát hành ra công chúng đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Tại Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm giám sát quy định này.
1.13 Chu kỳ của ngành sản xuất dược phẩm:
Ngành sản xuất dược Hoa Kỳ hiện nay đang ở trong giai đoạn tái tổ chức.
Phát sinh
Tăng trưởng
Tái tổ chức
a. Giai đoạn phát sinh
- Từ nửa sau thế kỷ 19 là thời kỳ của sự thay đổi mang tính cách mạng trong ngành khoa học y khoa. Những nhà tiên phong đầu tiên trong lĩnh vực y học vào cuối năm 1800 bao gồm Squibb, Park-Davis, Lilly, Abbott, và Upjohn & Searle. Các nhà tiên phong khác của thế kỷ 19 bao gồm Bayer, Pfizer và Johnson & Johnson. Và công ty hàng đầu ngành dược Merck đã được hình thành trong thế chiến I.
- Thuốc và phương pháp điều trị trong giai đoạn đầu.
Aspirin là một trong các dược phẩm điều trị đầu tiên được bán trên thị trường dưới dạng viên nén. Hoffman đã phát minh ra Heroin ngay sau Aspirin. Cả hai sản phẩm đều được bán trên thị trường bởi Bayer, đặc biệt Heroin thuộc nhóm đầu, cho đến khi bị cấm bởi chính phủ liên bang vào năm 1920 sau khi mối quan tâm về tính chất gây nghiện trong heroin.
b. Giai đoạn phát triển
- Ngành dược ở Mỹ phát triển vào những năm 1890.
- Đến đầu những năm 1900, chính phủ liên bang đã thông qua một loạt các luật được gọi là quy định các loại thuốc theo toa. Cấp giấy chứng nhận từ Cục Quản lý thuốc và thực phẩm đã được yêu cầu cho tất cả các sản phẩm dược phẩm từ năm 1938.
- Những tổ chức, chương trình nghiên cứu đầu tiên trong ngành công nghiệp dược phẩm Hoa Kỳ đã được thành lập trong những năm 1890 bởi Parke Davis ở Detroit và HK Mulford ở Philadelphia.
- Trong thế chiến thứ nhất và thứ hai, nhu cầu về kháng sinh chữa lành vết thương khá cao nên các công ty dược mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, tạo mọi điều kiện mua các bằng sáng chế, hàng loạt các trung tâm nghiên cứu được ra đời.
c. Giai đoạn tái tổ chức từ năm 1982 đến nay
Hiện nay ngành dược ở giai đoạn tái tổ chức với những đặc điểm sau:
+ Tăng trưởng chậm lại.
+ Nhu cầu tiến dần tới mức bão hòa.
+ Người mua tiềm tàng bỏ đi.
+ Nhu cầu bị hạn chế bởi nhu cầu thay thế.
+ Ganh đua của các công ty trở nên mãnh liệt.
+ Dư thừa năng lực sản xuất.
+ Các công ty chạy đua giảm giá thuốc.
+ Số lược đối thủ nhập ngành giảm.
Điều này được thể hiện qua phản ứng của các công ty trong ngành dược tại thời điểm này :
+ Liên minh, nhượng quyền, cấp phép.
+ Sáp nhập, mua lại
+ Tái cơ cấu tổ chức.
+ Thâm nhập thị trường mới.
+ Cắt giảm đầu tư
Ví dụ năm 1984 Công ty Forest Lab mua công ty O’Neal Jone & Feldman.
Tháng 8, năm 2009 cấp phép cho AstraZeneca kinh doanh Ceftaroline trên toàn thế giới trừ ở Mỹ, Canada, Nhật.
Năm 2010 Forest Lab kí kết thỏa thuận hợp tác với công ty TransTech Pharma trong việc phát triển và thương mại hóa thuốc chống bệnh tiểu đường.
è Những khó khăn và thuận lợi đối với các công ty trong ngành dược Hoa Kỳ:
Khó khăn:
+Tăng trưởng của thị trường chậm, kéo theo một sự cắt giảm chi tiêu, nhu cầu thuốc giảm. Dẫn đến doanh thu của các công ty đều giảm.
+ Trong giai đoạn khó khăn này rất các công ty ít chú trọng vào nghiên cứu mở rộng sản xuất vì nhu cầu giảm, cạnh tranh cao.
+ Công ty có quy mô khá lớn bị dư thừa năng lực sản xuất, điều hành quản lý không hiệu quả đang đứng trước nguy cơ bị đẩy ra khỏi ngành.
+ Trong giai đoạn này, các sản phẩm thay thế xuất hiện ngày càng nhiều, cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty trong ngành.
Thuận lợi:
+ Ngành dược rơi vào giai đoạn khó khăn, một số công ty trong ngành sẽ bị diệt vong, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng ít. Do vậy, các công ty trong ngành có tiềm lực vượt qua khó khăn này, cố bám trụ ngành sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai.
+ Tuy trong giai đoạn tái tổ chức, nhưng ngành dược là một ngành đặc biệt, sự suy giảm nhu cầu chỉ mang tính tạm thời, các công ty trong ngành có khả năng vực ngành trở lại giai đoan phát triển nếu tìm ra được các loại thuốc mới chữa trị các bệnh hiểm nghèo….Tuy nhu cầu thuốc chữa bệnh giảm đi nhưng nhu cầu về thuốc phòng bệnh như văc xin lại tăng nên ngành vẫn có tiềm năng để phát triển.
è Trong một ngành đang trong giai đoạn tái tổ chức công ty Forest Lab cũng gặp phải những khó khăn và có được những thuận lợi như là:
Thuận lợi:
- Mặc dù ngành đang tăng trưởng chậm lại nhưng cũng là thời điểm để các công ty tiến hành liên doanh và cấp phép thuốc
- Thời điểm này thì Forest Lab đã có một quy mô rất lớn. Lên đến 5 công ty con. - Đòi hỏi phải tái tổ chức lại. Việc sắp xếp lại công ty sẽ giúp công ty tận dụng nhiều cơ hội từ thị trường.
- Giai đoạn này số lượng công ty muốn gia nhập vào ngành dược khá ít. Đó là điều kiện thuận lợi cho công ty tận dụng được sức mạnh thị trường của mình.
- Giai đoạn này đã thôi thúc công ty đổi mới nhanh công nghệ y học, tạo động lực cho sự phát triển trong tương lai.
Khó khăn:
- Giai đoạn tăng trưởng chậm đòi hỏi công ty phải đầu tư nhiều hơn cứu để đón đầu thị trường.
- Việc sắp xếp lại nhân sự của công ty lớn như Forest Lab vô cùng phức tạp.
- Áp lực phải tăng trưởng và việc liên tục sảy ra việc sáp nhập các công ty đã làm hình thành các tập đoàn dược lớn. Lấn chiếm thị trường của Forest.
1.2 Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh là công cụ hữu dụng và hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành thông qua sự biến động về khả năng sinh lợi của ngành. Theo Michael Poter, các doanh nghiệp trong ngành chịu sự tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
1.21 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là lực lượng không có trong ngành, nhưng họ có thể gia nhập ngành nếu họ muốn. Sự gia nhập ngành của các đối thủ tiềm tàng càng nhiều càng làm giảm khả năng sinh lời, làm giảm thị phần của các công ty hiện có trong ngành.
- Ngành dược phẩm là một ngành có tiềm năng nhiều hơn thách thức và khả năng sinh lời cao. Hơn nữa, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu chăm lo cho sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm. Do đó những phát minh mới nhằm tạo ra các loại thuốc đặc trị đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng cần thiết. Nhận thấy được lợi ích từ ngành mang lại, nhiều cá nhân, tổ chức rất muốn gia nhập vào ngành. Nhưng điều này không phải là dễ dàng vì các công ty trong ngành đã hạn chế việc nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Muốn cạnh tranh trong ngành đòi hỏi rất cao về kinh nghiệm, công nghệ, kĩ thuật, yêu cầu vốn và nguồn lực tài chính…
- Các quy định của Chính phủ: Ngành dược phẩm, là một trong những ngành được Chính phủ ban hành những quy định chặt chẽ và có những yêu cầu đặc biệt. Các công ty trong ngành có khả năng sản xuất đáng kể các sản phẩm của họ mà rất khó để nhân rộng ra, vì họ có bằng sáng chế để bảo vệ các sản phẩm của họ. Đây chính là một rào cản lớn đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Nhờ có bằng sáng chế mà lợi nhuận từ sản phẩm mang lại thường rất cao và luôn ổn định trong suốt khoảng thời gian được cấp bằng sáng chế.
- Tính kinh tế theo quy mô: Trong ngành dược phẩm thì loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn bao gồm các loại chi phí như R&D, thử nghiệm, sản xuất…Muốn làm giảm các loại chi phí này thì các công ty trong ngành cần phải sản xuất một số lượng lớn sản phẩm. Đây chính là hiệu quả của tính kinh tế theo quy mô. Quy mô của công ty cũng đem lại một lợi thế vô cùng quan trọng. Điều này sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh tiềm tàng cảm thấy e ngại khi muốn thâm nhập vào ngành vì công ty mới gia nhập ngành sẽ gặp khó khăn cho vấn đề này, và thường họ sẽ gia nhập ngành với quy mô nhỏ, hoặc nếu chấp nhận gia nhập ngành với quy mô lớn thì họ cũng gặp rất nhiều rủi ro do sẽ gặp sự trả đũa rất mạnh từ các đối thủ hiện tại của ngành.
- Lợi thế chi phí tuyệt đối.
Khả năng vận hành sản xuất vượt trội nhờ vào kinh nghiệm quá khứ: Các công ty trong ngành đã tận dụng được những kinh nghiệm tích lũy dày dạn, các kĩ thuật công nghệ vào quá trình nghiên cứu sản phẩm, sản xuất cũng như trong quản lý điều hành công ty. Cho nên họ hoàn toàn có kinh nghiệm hơn hẳn các đối thủ muốn nhập ngành.
Khả năng kiểm soát đầu vào: Vì các công ty đã tồn tại lâu nên có khả năng tiếp cận được với những nhà cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ, mà chất lượng lại tuyệt vời, các đối thủ tiềm tàng muốn tìm được các nhà cung cấp như vậy là rất khó. Hơn nữa công ty sở hữu nguồn lao động dồi dào, với tay nghề và trình độ kỹ thuật cao.
Khả năng tiếp cận vốn: Ngành dược là một trong những ngành mà cần phải có một nguồn vốn và nguồn lực tài chính hùng mạnh thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Các công ty đang hoạt động trong ngành hoàn toàn có khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn so với các công ty muốn gia nhập ngành nhờ vào uy tín, cũng như khả năng tài chính đã được chứng minh.
- Rào cản nhập cuộc và sự cạnh tranh: Các công ty muốn gia nhập vào ngành thì phải có nguồn vốn lớn để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tìm tòi, thử nghiệm và chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường khi được cấp phép. Nói tóm lại dược phẩm là ngành có rào cản nhập cuộc cao.
1.22 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
- Cấu trúc ngành:
Ngành dược phẩm là một ngành tập trung. Trong ngành có hơn 200 công ty thì phần lớn thị phần tập trung vào 10 công ty lớn.
Biểu đồ dưới đây liệt kê 50 công ty dược phẩm có doanh số lớn nhất trong năm 2010.
Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành diễn ra mạnh mẽ vì đây là ngành đem lại tỷ suất sinh lợi cao từ 30%-50% trên vốn điều lệ. Những công ty trong ngành cạnh tranh khốc liệt với nhau đặc biệt là những công ty dược có tên tuổi như: Pfizer, Eli Lilly and Co, Johnson & Jonhson…
- Các điều kiện nhu cầu:
Nhu cầu về dược phẩm là khá ổn định.
- Rào cản rời ngành:
Ngành dược phẩm là ngành đem lại tỷ suất sinh lợi cao. Nhưng cũng là ngành có rào cản nhập cuộc cao và công ty muốn đi vào hoạt động thì đòi hỏi nó phải đầu tư một khoảng chi phí rất lớn cho cơ sở vật chất, chi phí để thuê chuyên gia, chi phí nghiên cứu và phát triển…cho nên các công ty trong ngành sẽ luôn cố gắng duy trì và mở rộng vị thế của mình hơn là tìm kiếm cơ hội để gia nhập vào ngành khác. Vì nếu rời bỏ ngành thì phải từ bỏ một khoản vốn rất lớn.
Chính vì thế mà rào cản rời ngành rất lớn. Và đang có xu hướng mạnh lên khi các công ty lớn thực hiện chiến lược mua lại trong ngành.
1.23 Năng lực thương lượng của người mua
Ngành dược khó có thể phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay bệnh nhân. Vì vậy khách hàng trực tiếp của họ là các bệnh viện, các trung tâm bảo vệ sức khỏe, hay các quầy thuốc…Những khách hàng này thường mua với số lượng lớn, mua các loại sản phẩm thuốc ở nhiều công ty dược khác nhau trong nước cũng như ở các nước khác. Vì vậy họ có năng lực thương lượng với các nhà sản xuất cao.
1.24 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Các nhà cung cấp của ngành dược phẩm chủ yếu bao gồm: các nhà cung cấp nguyên liệu thô và trung gian.. mà nguồn nguyên liệu này rất phổ biến trên nhiều quốc gia khá nhau, và không tạo ra sự khác biệt với các nhà cung cấp khác. Hơn nữa các nguồn nguyên liệu này không phổ biến với ngành khác... Và các công ty trong ngành có khả năng tích hợp ngược dòng è Năng lực thương lượng của nhà cung cấp thấp.
1.25 Các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế thực hiện chức năng tương tự như sản phẩm trong ngành. Sản phẩm thay thế của ngành dược phẩm chủ yếu là các loại thực phẩm, nước uống mà có công dụng chữa bệnh hoặc phòng bệnh như trà thảo mộc, nước tăng lực, bông cải xanh, đậu tương (đậu nành), dâu tây, mâm xôi… Cho nên áp lực từ các sản phẩm thay thế ở mức trung bình.
Với bảng tóm tắt 5 lực lượng cạnh tranh dưới đây có thể thấy rằng ngành dược phẩm là một ngành khá hấp dẫn.
Các lực lượng cạnh tranh
Đe dọa
Xu hướng
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Thấp
Ít thay đổi
Các đối thủ trong ngành
Cao
Ổn định
Năng lực thương lượng của người mua
Cao
Ít thay đổi
Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Thấp
Ít thay đổi
Các sản phẩm thay thế
Trung bình
Mạnh lên
2. Các nhóm chiến lược
Nhóm chiến lược bao gồm bao gồm các đối thủ cạnh tranh có các điều kiện và cách tiếp cận cạnh tranh tương tự nhau trong thị trường.
Nghiên cứu đăc điểm và điều kiện thực tế của ngành thì hai tiêu chí để đánh giá và phân loại các nhóm chiến lược là:
Chi phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Giá bán sản phẩm
- Trong ngành dược phẩm Mỹ hai nhóm chiến lược chính nổi bật đó là :
+ Nhóm 1: là nhóm độc quyền bao gồm các công ty đầu tư mạnh vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và giá trị của bản quyền được đánh giá cao. Các công ty này khai thác giá trị bản quyền để định giá cao cho sản phẩm sản xuất. Như các công ty như Merck, Pfizer, Eli Lilly…Các công ty này là những đối thủ nặng cân của nhau trong ngành, sản phẩm của công ty này đóng vai trò là sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của công ty kia.
Bởi vậy, nhóm này chủ yếu cạnh tranh về sự khác biệt, đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân và để thực hiện được điều này thì buộc các công ty trong nhóm phải đầu tư chi phí lớn vào hoạt động R&D. Việc nghiên cứu sản phẩm mới một mặt tạo lợi thế cạnh tranh định giá cao, một mặt tạo dựng hình ảnh cho công ty.
Các công ty này rất là có khả năng trong việc chấp nhận mạo hiểm. Các công ty này thường đầu tư một khoản kinh phí rất lớn cho nghiên cứu. Thông thường từ 100 đên 800 triệu USD. Chấp nhận một thách thức lớn. Họ thành công và tồn tại đến ngày nay là do họ luôn khát vọng tạo ra sự khác biệt. Chính vì đưa ra những loại thuốc mới, họ kỳ vọng có một khoản thu nhập lớn. Việc nghiên cứu đòi hỏi một khoản kinh phí khá lớn. Nhưng từ giai đoạn hình thành ý tưởng , nghiên cứu và thử nghiệm trung bình là từ 5 đến 10 năm. Cho nên họ xác định sẽ hứng chịu rủi ro cao để có thu nhập cao.Thu nhập sẻ khá cao vì khi một loại thuốc ra đời thì nó phải có công dụng và tính năng vược trội. Hầu như một điều rằng khi nghiên cứu xong một loại thuốc thì gần như các công ty này đều đăng ký bản quyền. Bản quyền có giá trị từ 15 đến 20 năm. Điều này sẻ giúp công ty tạo dựng được một khoản doanh thu lớn.
+ Nhóm 2: Nhóm thuốc chung bao gồm các công ty như Marion Labs, Carter Wallace và ICN Pharmaceutical. Các công ty theo xu hướng này họ không chủ động nghiên cứu. Họ chủ yếu sao chép các loại thuốc của các công ty khác trong ngành nên chi phí thấp và định giá thấp để cạnh tranh.
Chi phí nghiên cứu và phát triển rất thấp. Các công ty này theo xu hướng này nhấn mạnh đến chính sách giá. Họ thường tìm mọi cách để giảm giá. Họ theo đuổi chính sách thu nhập thấp rủi ro thấp. Họ thường không chú trọng vào đầu tư cho sản phẩm mới, họ chỉ sản xuất những sản phẩm đã hết hạn bảo hộ của những công ty độc quyền.
è Công ty Forest thuộc nhóm độc quyền, công ty đã có rất nhiều đột phá trong việc đầu tư nghiên cứu, luôn đi tiên phong trong việc chế tạo các loại thuốc mới.
+ Năm 1994 hình thành một cơ sở nghiên cứu và sản xuất thuốc ở Ireland sản xuất thuốc ở Ai len.
+ Năm 1998 thuốc Cerexa ra đời đã để lại tiếng vang lớn.Từ đó doanh thu tăng cao. Công ty tiếp tục đầu tư thêm cho việc thu hút các nhà khoa học dược trên thế giới về làm việc.
+ Năm 2006 thì thuốc Cerexa bị làm giả nên gây chết người. Từ đó vấn đề bản quyền được công ty chú trọng mạnh.
+ Năm 2007 cùng hợp tác với Ironwood trong việc nghiên cứu thuốc Linaclotide, một loại thuốc trị bênh đường ruột. Công ty tiến hành nghiên cứu giai đoạn 3 là chủ yếu nhưng cũng tốn không ít vốn đầu tư. Riêng khoản đầu tư cho nghiên cứu và thử nghiệm loại thuốc này trên 2008 người đã đến 256.000 USD.
3. Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành
Muốn tìm được các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành chúng ta cần trả lời những câu hỏi:
Điều gì kìm hãm ngành?
Điều gì tạo động lực cho ngành?
Điều gì khiến các công ty trong ngành phát triển mạnh?
Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành cần được nhận diện và phân tích vì chúng có tác động mạnh nhất đến các thay đổi về môi trường và cấu trúc ngành.
Phân tích các lực lượng dẫn dắt gồm 2 bước:
Nhận diện những lực lượng dẫn dắt ngành
Đánh giá tác động có thể có lên ngành
Các sản phẩm mà các công ty trong ngành dược sản xuất ra nhằm mục đích chữa trị bệnh cho con người hoặc làm tăng sức khỏe, sức đề kháng trong điều kiện bình thường. Một sự tăng lên về các loại bệnh mới hay một đòi hỏi được chăm sóc tốt hơn về sức khỏe cũng sẽ làm tăng một lượng nhu cầu đáng kể mà ngành dược cần đáp ứng. Làm được điều đó, các công ty trong ngành sẽ thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ. Trong điều kiên thực tế ngày nay thì dường như đây chính là động lực để ngành phát triển. Một yếu tố nữa có thể xem vừa là yếu tố kìm hãm vừa là động lực thúc đẩy trong ngành đó là sự sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện không ngừng các quy định, chính sách liên quan đến dược phẩm. Chúng ta sẽ đi xem xét cụ thể từng yếu tố.
3.1 Sự thay đổi về môi trường tự nhiên, sự biến chứng của các loại vi rút, vi khuẩn
Môi trường tự nhiên liên tục thay đổi, sự biến đổi khí hậu, lỗ hổng tầng ozon, sự tăng lên bất thường về lũ lụt, động đất,… Bên cạnh đó, cuộc sống con người cũng bị đe dọa ngày càng nhiều hơn bởi các loại bệnh mới nguy hiểm hơn. Khi cuộc sống được cải thiện, nhu cầu cần được chăm sóc về sức khỏe cũng không ngừng tăng lên.
- Vì lẽ đó nên các công ty dược phẩm cần thiết phải cải tiến, phát triển không ngừng các loại thuốc mới để chữa trị các loại bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe con người, trên khía cạnh nào đó nó giúp mở rộng nhu cầu cho ngành.
- Việc công bố các loại thuốc mới khác biệt làm tăng sức mạnh thị trường của người cải tiến, và làm suy yếu những đối thủ dựa trên nền tảng cũ không theo kịp những cải tiến.
- Các công nghệ mới cũng cần thiết đưa vào ứng dụng vì ngành dược phẩm là ngành nghiên cứu cần sử dụng các thiết bị công nghệ cao và phương pháp nghiên cứu hiện đại. Điều này tạo ra những thay đổi về nhu cầu vốn, yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng, hội nhập dọc, hiệu ứng học tập cũng như đường cong kinh nghiệm.
3.2 Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định và chính sách
Sản phẩm của ngành dược là một sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và có khả năng ảnh hưởng đến độ an toàn của bệnh nhân và môi trường xung quanh. Chính vì vậy,những quy định và chính sách đối với ngành này rất khắt khe, nhất là đối với một nước phát triển mạnh như Mỹ. Sự an toàn của khách hàng và việc bảo vệ môi trường sống là ưu tiên hàng đầu cần phải được đáp ứng. Chẳng hạn như các luật chống lại việc thử nghiệm trên động vật hay cấm các sản phẩm dược chứa các hoạt chất có hại cho con người được ban hành, thì tất cả các sản phẩm trong ngành đều phải qua kiểm nghiệm và dây chuyền sản xuất các sản phẩm đó sẽ bị ngưng hoạt động nếu phạm luật. Điều này một mặt làm cho các công ty dược phải đầu tư thêm những khoản kinh phí không nhỏ vào các giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất. Mặt khác nó giúp các công ty hướng hoạt động của mình không vi phạm phải các nguyên tắc về đạo đức, duy trì được sự tin tưởng của khách hàng-điều sẽ giúp các công ty tồn tại và phát triển lâu dài. Như vậy, ảnh hưởng của quy định và các chính sách cũng tạo ra sự thay đổi không nhỏ đối với ngành dược.
=> Các lực lượng dẫn dắt ngành làm thay đổi môi trường và cấu trúc ngành do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty. Với các lực lượng dẫn dắt ngành hiện nay, thì công ty vừa có những thuận lợi đáng kể do khuynh hướng hoạt động cùng với một số các lực lượng dẫn dắt. Ví dụ như công ty chú trọng vào việc mua bản quyền kinh doanh các loại thuốc, hay hợp tác trao đổi công nghệ sản xuất thuốc với các công ty khác, vì trong ngành dược hiện nay ai có bí quyết công nghệ người đó có lợi thế hơn. Ngoài ra công ty không ngừng nghiên cứu giai đoạn III để hoàn thiện sản phẩm, các sản phẩm có sự đổi mới không ngừng. Ngoài ra công ty còn có cơ hội tìm các khuynh hướng mới cho ngành và có thể khuynh hướng đó sẽ trở thành một lực lượng dẫn dắt cho ngành trong tương lai. Bên cạnh đó với các lực lượng dẫn dắt như hiện nay cũng là sức ép cho sự thay đổi của công ty. Công nghệ thay đổi từng ngày, các chính sách ngày càng khắt khe hơn buộc công ty phải có những phản ứng lại cho phù hợp như đào tạo nguồn lao động, kiểm tra sát sao các công đoạn sản xuất, tiêu thụ…
4. Động thái của đối thủ
Như đã phân tích ở các phần trên, trong một ngành các công ty hoạt động không chỉ đơn lẽ một mình mà xung quanh còn rất nhiều đối thủ cũng cùng tham gia vào ngành đó. Do vậy, để thành công trong ngành công ty phải luôn theo dõi động thái, cũng như hoạt động của đối thủ để đánh giá rồi dự kiến những bước đi tiếp theo của họ và từ đó có cách thức để cạnh tranh được với các đối thủ đó.
Trong ngành sản xuất và phân phối thuốc hiện nay , có những công ty tham gia có thể kể đến là Merck, Pfizer, Eli Lilly, Marion Labs, Carter Wallace và ICN Pharmaceutical…
- Chúng ta phải nói đến công ty dược Merck: là một trong những côngHYPERLINK "" HYPERLINK ""tyHYPERLINK "" HYPERLINK ""dượcHYPERLINK "" HYPERLINK ""phẩm lớn nhất trên thế giới. Merck có HYPERLINK ""trụHYPERLINK "" HYPERLINK ""sởHYPERLINK "" HYPERLINK ""chính nằm ở Whitehouse Station, New Jersey . Công ty được thành lập vào năm 1891 là công ty con của các công ty của Đức được biết đến như Merck HYPERLINK ""KGaAHYPERLINK "" HYPERLINK ""của Hoa Kỳ , Merck & Co đã bị tịch thu bởi chính phủ Mỹ trong ThếHYPERLINK "" HYPERLINK ""chiếnHYPERLINK "" I và sau đó được thành lập như là một công ty Mỹ độc lập. Hôm nay, một trong những của bảy công ty dược phẩm lớn nhất của thịHYPERLINK "" HYPERLINK ""trườngHYPERLINK "" HYPERLINK ""vốn và doanh thu. Công ty mô tả chính nó như là "một công ty nghiên cứu dược phẩm toàn cầu theo định hướng" phát hiện ra, phát triển, sản xuất và thị trường một loạt các sản phẩm sáng tạo để cải thiện sứcHYPERLINK "" HYPERLINK ""khỏe con người và độngHYPERLINK "" HYPERLINK ""vật, trực tiếp và thông qua các liên doanh ". Công ty này luôn hình thành các liên doanh, chuyển giao công nghệ. Là nhà phân phối và sản xuất thuốc lớn nhất thế giới.Thuốc bán rất đắt, họ liên tục cho ra đời các loại thuốc mới.
- Pfizer chuyên môn trong phương pháp sản xuất khoa học phát triển rất nhiều. Một công ty chuên sản xuất các loại thuốc kháng sinh và trầm cảm. Thiết lập một hệ thống phân phối khắp thế giới. Đầu tư hàng năm cả triệu đô cho phát triển công nghệ y học mới.Có mối quan hệ rất mạnh đối với giới công quyền.
- Wallace là công ty dược của mỹ, chủ yếu sản xuất các loại thuốc phổ thông, rất ít đầu tư cho nghiên cứu mà chủ yếu mua lại bản quyền hay sản xuất các loại thuốc hết bản quyền. Nó thâm nhập vào các thị trường người lao động nghèo vì thuốc họ bán thường rất rẻ. Xuất khẩu cho các thị trường đông dân như Angery…
5. Các nhân tố then chốt cho thành công
Các nhân tố then chốt thành công của một ngành là những nhân tố tác động mạnh nhất đến khả năng thành đạt trên thị trường của các thành viên trong ngành. Nó liên quan trực tiếp đến những gì mà mỗi thành viên trong ngành phải có năng lực thực hiện hay tập trung hướng tới để giành thắng lợi về tài chính hay cạnh tranh. Nó thu hút sự quan tâm đặc biệt của tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Việc chẩn đoán chính xác là vô cùng quan trọng. Nếu chẩn đoán sai sẽ dẫn đến chiến lược định hướng sai, nó đồng nghĩa với việc nhấn mạnh vào những mục tiêu cạnh tranh không quan trọng trong khi lại quan tâm không đầy đủ đến các khả năng cạnh tranh quan trọng hơn. Ngược lại, công ty nhận thức đầy đủ về các nhân tố then chốt thành công có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ hướng chiến lược của mình vào những nhân tố này, và đầu tư sức lực của mình vào một hay một số các nhân tố để thực hiện tốt hơn đối thủ.
Trong ngành dược phẩm, các nhân tố then chốt dẫn đến thành công đó là: sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, chiến lược dẫn đầu thị trường về các loại sản phẩm mới chất lượng cao, nguồn lực để thực hiện chiến lược đó.
v Sự đảm bảo chất lượng sản phẩm
Sức khỏe đối với bản thân con người là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy yêu cầu đầu tiên đối với với các sản phẩm thuốc là phải chữa trị được bệnh một cách hiệu quả và tác dụng phụ gây hại ngược trở lại là tối thiểu. Làm được điều này, sự trung thành đối với nhãn hiệu của công ty sẽ rất cao, đó chính là một trong những lợi thế cạnh tranh bền vững. Sự trung thành nhãn hiệu này cũng có hệ quả đó là khách hàng sẽ chấp nhận một mức giá cao hơn cho sản phẩm có thương hiệu của doanh nghiệp thay vì sử dụng sản phẩm tương tự của doanh nghiệp khác.
v Phát triển các loại thuốc mới một cách kịp thời
Khi một loại bệnh mới phát sinh hay một vấn đề về nâng cao sức khỏe trở thành nhu cầu, thì người tiên phong trong việc tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó sẽ được công chúng đánh giá rất cao, một lần nữa in sâu vào tâm trí khách hàng. Nếu đó là một loại bệnh có mức độ nguy hiểm cao đến sức khoẻ con người thì việc đáp ứng kịp thời càng quan trọng hơn nữa vì nó có thể giành giật được tính mạng người bệnh với thời gian. Việc đáp ứng một nhu cầu nâng cao sức khỏe mà trước đó nhu cầu này chưa tồn tại cũng đem lại hiệu ứng tương tự. Và khi sản phẩm là tiên phong, nó sẽ có khả năng đem lại một nguồn tài chính lớn cho doanh nghiệp vì sau thời điểm đó một khoảng thời gian nhất định, nó là sản phẩm “độc quyền”, được quyền định giá cao hơn mức phổ biến trong môi trường cạnh tranh.
v Đội ngũ các chuyên gia nghiên cứu giỏi, dày dạn kinh nghiệm để phát triển sản phẩm mới
Để thực hiện thành công chiến lược dẫn đầu thị trường về phát triển sản phẩm mới, các công ty dược cần một nguồn nhân lực có năng lực và kinh nghiệm. Sở dĩ như vậy bởi vì ngành dược là một ngành công nghệ cao nên việc nghiên cứu, thử nghiệm để cho ra đời sản phẩm mới rất phức tạp, đòi hỏi chuyên môn sâu và đặc biệt. Nếu thiếu lực lượng chuyên gia nghiên cứu tài năng và dày dạn kinh nghiệm thì việc phát triển các loại dược phẩm mới gần như là không thể thực hiện, và nếu có thể làm được thì nó cũng không thể xuất hiện liên tục, hoặc không thể đáp ứng được mong đợi của khách hàng.
¡ Từ phân tích ngành trên ta có thể kết luận về sức hấp dẫn của ngành như sau:
- Ngành dược hiện nay đang có tiềm năng tăng trưởng khá mạnh, điều này có thể thấy rõ qua doanh thu của các công ty lớn trong ngành như Pfizer, GlaxoSmithKline, Novartis, Sanofi-Aventis, Hoffmann–La Roche, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Merck & Co…. Các công ty này đều có daonh thu ở mức cao từ 26 -43 tỷ USD năm 2007 đến năm 2010 là 35-54 tỷ USD mặc dù trong tình hình kinh tế có nhiều biến động. Hơn nữa, dược phẩm là sản phẩm luôn cần thiết đối với con người, đặc biệt trong tình hình môi trường ngày càng suy thoái, các virut, vi khuẩn lạ xuất hiện gây nên các dịch bệnh…
- Ngành dược là ngành không hấp dẫn lắm với các doanh nghiệp ngoài ngành. Bởi vì thu được doanh thu cao nhưng lợi nhuận của các công ty trong ngành lại không cao vì họ phải tốn khá nhiều vào chi phí R&D và thường họ chi đến 29% lợi nhuận gộp cho nguyên cứu và phát triển. Hơn nữa là chi phí cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí vốn đầu tư cho cơ sở vật chất khá lớn và nếu không chi tiêu cho các chi phí này thì họ sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh vì họ sẽ không có các loại thuốc mới khi các bằng sáng chế hiện tại hết hạn. Qua đó ta thấy đây không phải là ngành có mức độ sinh lợi cao.
- Tình trạng cạnh tranh của ngành là khá cao. Mặc dù rào cản nhập cuộc cao, rào cản rời ngành cao, nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng không nhiều, đe dọa từ sản phẩm thay thế cũng thấp, nhà cung cấp cũng ít tác động tới các doanh ngành…nhưng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng nhóm chiến lược, và các doanh nghiệp trong các nhóm chiến lược khác nhau diễn ra mạnh mẽ.
- Các sản phẩm thay thế cho ngành dược như liệu pháp thay thế là một trong những yếu tố đe dọa đến tương lai của ngành dược. Nhưng các sản phẩm từ ngành dược là những sản phẩm thiết yếu của cuộc sống nên khó có thể thay thế được. Trong tương lai ngành dược sẽ không ngừng phát triển và đổi mới.
- Đối với Forest Lab là một trong nhưng công ty phát triển mạnh tại Hoa Kỳ, trong nhưng năm gần đây nhờ tạo cho mình một hướng đi mới, công ty không ngừng tăng cao doanh thu và lợi nhuận.. Qua đây ta nhận thấy rằng vị thế cạnh tranh của công ty không ngừng tăng cao và luôn có khả năng tăng trưởng cao hơn nữa. Yếu tố nguồn vốn sẵn có, không phải vay mượn cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ đào tạo cao mà công ty có được thành công như hôm nay.
C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
I. CÁC KHỐI CƠ BẢN TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH
1. Hiệu quả
Công ty dược phẩm Forest Lab sản xuất các sản phẩm thuốc là viên nén, viên nang… kết hợp với các cơ sở đóng gói công ty có thể sản xuất một số lượng lớn. Như công ty Forest Pharmaceuticals có thể sản xuất hơn 16 tỷ liều thuốc dạng rắn và 2 triệu lít chất lỏng mỗi năm. Và công ty Forest Lab ở Châu Âu có thể sản xuất hơn 4 tỷ liều thuốc mỗi năm. Gần đây, các cơ sở sản xuất thuốc được thiết kế mở rộng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đóng gói các sản phẩm thuộc danh mục đầu tư hiện tại của công ty. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, phù hợp các cơ sở vật chất này các nhóm nghiên cứu của công ty đã áp dụng các cách tiếp cận thích hợp để xử lý thiết kế, quy hoạch, mua sắm nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng cũng như kiểm soát chất lượng. Do vậy, không chỉ gia tăng sản xuất, đóng gói, dán nhãn, phân phối công ty đã sản xuất được các sản phẩm an toàn, hiệu quả, nhất quán, và với số lượng cần thiết để cung cấp không bị gián đoạn.
Tận dụng các công nghệ mới nhất, thực hành hiệu quả và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, công ty đã biến những nguồn nguyên liệu thô ít giá trị thành những sản phẩm có giá trị cao sử dụng điều trị trên khắp thế giới.
Mục tiêu chiến lược của công ty, đặc biệt là một công ty kiêm cả về lĩnh vực sản xuất và phân phối như Forest Lab, là có một dây chuyền sản xuất và kênh phân phối hiệu quả. Mà đầu tiên công ty đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Năm 2010
Năm 2011
Doanh thu thuần (USD)
3.903.524.000
4.213.126.000
Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng (USD)
310.263.000
313.699.000
Chi phí đầu tư máy móc thiết bị (USD)
292.517.000
322.488.000
Tỷ lệ đầu tư trên doanh số
15,44%
15,1%
=>Như vậy ta thấy, tỷ lệ đầu tư cho cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất khá cao.
Không chỉ chi phí cho cơ sở vật chất, công ty đầu tư khá lớn cho nghiên cứu phát triển khá lớn để tạo ra sản phẩm mới nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chữa trị các bệnh khó chữa, chiếm lĩnh được thị trường
Năm 2010
Năm 2011
Doanh thu thuần (usd)
3.903.524.000
4.213.126.000
Tổng chi phí nghiên cứu và phát triển
1.053.561.000
715.872.000
Tỷ lệ chi phí trên doanh số
26.99%
17.01%
Ngoài ra công ty còn tốn khá nhiều chi phí cho các khoản chi phí bán hàng, chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công…) và chi phí hành chính…
Năm 2010
Năm 2011
Doanh thu thuần (USD)
3.903.524.000
4.213.126.000
Chi phí bán hàng (USD)
924.346.000
903.981.000
Chi phí sản xuất, hành chính (USD)
1.264.269.000
1.402.111.000
Tỷ lệ trên doanh số
56,67%
54,74%
Kèm theo sự gia tăng cơ sở vật chất, số lượng lao động tại Forest Lab cũng tăng lên đáng kể. Năm 2011 là khoảng 5600 nhân viên chính thức nhiều hơn so với năm 2010 là 7,7%, trong khi doanh thu cũng chỉ tăng 7,9%.
Tuy doanh thu thuần có tăng nhưng không phải do tăng về số lượng mà do giá cả các sản phẩm thuốc trên thị trường đều tăng. Do vậy, khi có sự đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bi, nhưng chi phí sản xuất vẫn lớn, số lượng sản phẩm không tăng. Thêm vào đó chi phí bán hàng của công ty cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh số, năng suất lao động không có sự cải thiện đáng kể.
è Forest Lab chưa đạt được hiệu quả vượt trội trong sản xuất cũng như phân phối.
2. Chất lượng
Công ty tiến hành đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên để đảm bảo và nâng cao chất lượng
+ Các phòng thí nghiệm thuộc sở hữu của công ty tiến hành điều tra khoa học nghiêm ngặt các loại thuốc được cấp phép. Có thể kể đến Viện Nghiên cứu Forest. Viện này có các trung tâm nghiên cứu tại thành phố Jersey, New Jersey, và Long Island, New York, và có nhân viên thử nghiệm lâm sàng trên khắp đất nước.
+ Các bộ phận khác trong Công ty cũng luôn tuân thủ, thực hiện theo các quy định về kiểm tra, phê duyệt, sản xuất các sản phẩm. Vì theo công ty, cả về mặt đạo đức và nghĩa vụ hợp pháp, các sản phẩm của công ty phải hoàn toàn xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng. Công ty sẽ tiến hành kinh doanh với tính toàn vẹn, sự tôn trọng và trách nhiệm.
+ Để thực hiện tốt điều này, công ty đã chú trọng bồi dưỡng một lực lượng lao động đa dạng và toàn diện và coi đó là lợi thế cạnh tranh của mình.
- Thực tế là công ty đã đạt được những thành công quan trọng đó là chế tạo được nhiều loại thuốc chất lượng cao có giá trị về mặt y học và mang lại doanh số lớn như Celexa, Lexapro….
- Sự cố gắng đảm bảo về chất lượng sản phẩm của công ty đã được công nhận từ phía cộng đồng:
+ Năm 2003: Là một trong những công ty sản xuất thuốc tốt để bán do Sell Power bình chọn.
+ Năm 2004: Namenda được công nhận là sản phẩm chất lượng cao.
+ Năm 2005: Campral nhận giải thưởng sản phẩm chất lượng do Blonze trao tặng.
Là một trong những công ty sản xuất thuốc tốt để bán do Sell Power bình chọn.
+ Năm 2008: Nhận giải thưởng vì sức khỏe cộng đồng và giải thưởng sản phẩm mới chất lượng cao khi tung thuốc Bristol ra thị trường.
è Với những hoạt động để nâng cao chất lượng như trên, công ty đạt được một sự vượt trội về chất lượng nhất là các sản phẩm trong phân khúc thần kinh.
3. Cải tiến
Forest luôn coi việc cải tiến công nghệ là việc làm quan trọng của công ty.
Thông qua việc cải tiến, Forest đã tạo ra các sản phẩm nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đem đến sự hài lòng nhất cho khách hàng.
Công ty tập trung cải tiến sản phẩm.
Các sản phẩm của công ty không ngừng được nghiên cứu và hoàn thiện. Một sản phẩm tung ra thị trường ngày hôm nay không có nghĩa ngày hôm sau cũng thế. Đặc biệt như Lexapro luôn là nằm trong nhóm những sản phẩm dược bán chạy nhất nước Mỹ vì từ năm 2003 đến nay Lexapro luôn được đưa vào nghiên cứu hoàn thiện thêm. Năm 2006, sản phẩm bị nghi ngờ là có các thành phần gây tác dụng phụ mạnh. Công ty lại tiến hành nghiên cứu để tung ra sản phẩm Lexapro được cải tiến không lâu sau đó. Năm 2007, Lexapro được cải tiến lần nữa để bớt tác dụng lên thần kinh con người…
è Công ty đầu tư mạnh về tài chính và nhân sự cho cải tiến các loại thuốc đã có mặt trên thị trường, hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Nhưng cải tiến sản phẩm trong phân khúc thần kinh mang lại thành công nhiều nhất cho công ty, như Lexapro đứng thứ 17 trong các thuốc bán chạy nhất Hoa Kỳ trong vòng 10 năm.
Công ty chú trọng cải tiến quy trình sản xuất.
Với sự hỗ trợ từ Avnet Client Solutions, Forest Lab đã kết hợp sản xuất dược với chữ ký điện tử và một máy tính cho việc xác nhận phản hồi chất lượng và giám sát quy trình sản xuất tại hai nhà máy ở Dublin. Chữ ký điện tử này phù hợp với yêu cầu của cục thực phẩm Hoa Kỳ và cục quản lý dược được biết đến là 21CFR Part11. Điều này đại diện cho một cột mốc quan trọng trong ngành công nghiệp dược, nó giúp giảm thủ tục giấy tờ và cải tiến năng suất cho công ty, từ đó đáp ứng khách hàng kịp thời và nhanh chóng hơn.
è Nhưng cải tiến quy trình của Forest Lab thực sự vượt trội hơn các công ty trong ngành và mang lại sự tăng trưởng vượt trội cho công ty.
4. Đáp ứng khách hàng
- Cung cấp sản phẩm thuốc đạo đức, vì sức khỏe con người.
Công ty Forest sản xuất và phân phối rất nhiều loại thuốc. Mỗi loại thuốc mang lại một khoản doanh thu khác nhau.Trong đó Teflaro loại thuốc trị các loại vi khuẩn, vi rút có doanh thu khoảng 567 triệu USD, khá thấp so với các loại thuốc khác. Nhưng công ty vẫn tiếp tực sản xuất. Hàng năm bỏ tiền ra cho nghiên cứu thuốc trị HIV nhưng chưa thành công.
- Cung cấp thuốc nhanh chóng khi thị trường có nhu cầu.
Công ty Forest đã cung cấp thuốc Bristol khi mà bệnh hen suyễn trở nên phổ biến, hay Tefloro là thuốc trị khuẩn hô hấp, vi rút H5N1.
- Cung cấp nhiều sự hỗ trợ trong việc phát hiện bệnh.
Hằng năm công ty đều tổ chức họp mặt các nhà dược sĩ và bác sĩ tổ chức tại New york để giới thiệu loại thuốc mới, cách phát hiện bệnh, cũng như cách sử dụng một số thuốc.
- Hỗ trợ cộng đồng: Phát miễn phí thuốc.
è Các hành động đáp ứng khách hàng của công ty cũng chưa mang đến một sự khác biệt hay sự vượt trội về mặt chi phí.
Từ phân tích các khối tạo lợi thế cạnh tranh có thể thấy: Lợi thế cạnh tranh của công ty là tạo ra sản phẩm thuốc thần kinh có sự hoàn thiện về chất lượng.
II. CÁC NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG TIỀM TÀNG
1. Nguồn lực hữu hình
1.1 Nguồn tài chính
Kết thúc năm tài chính 2011, Forest đạt được doanh thu là 4.419,7 triệu USD, tăng 5,4% so với năm trước, thu nhập ròng 1.047 triệu USD và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là $3,59. Đây là một con số rất hấp dẫn các nhà đầu tư.
Khả năng sinh lợi:
2007
2008
2009
2010
2011
Lợi nhuận gộp biên
81.40%
81.51%
81.63%
80.19%
79.86%
Lợi nhuận hoạt động biên
20.58%
31.25%
24.77%
21.60%
30.32%
Lợi nhuận ròng biên
13.20%
25.21%
19.59%
16.28%
23.76%
ROA
12.44%
21.37%
14.77%
10.96%
15.17%
ROE
15.03%
26.02%
18.69%
13.95%
19.09%
Trong 5 năm qua các thông số về khả năng sinh lợi của công ty tương đối ổn định mặc dù nền knh tế thế giới nói chung và tại Mỹ nói riêng có nhiều biến động. Lợi nhuận gộp biên tăng nhẹ trong các năm 2007, 2008, 2009 sau đó giảm dần trong 2 năm 2010, 2011. Trong khi đó, trong 2 năm 2010, 2011 doanh thu của công ty vẫn tăng, điều này chứng tỏ bộ phận định giá, các hoạt động thị trường, đặc biệt là hiệu suất hoạt động sản xuất của công ty trong 2 năm này hoạt động không hiệu quả.
Trong năm 2011 lợi nhuận gộp giảm nhẹ, nhưng lợi nhuận hoạt động biên, lợi nhuận ròng biên lại tăng điều này cho thấy công ty có các hoạt động đầu tư tài chính, các biện pháp tài trợ rất tốt.
Cấu trúc nguồn vốn.
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2010
2011
Tổng NNH
100%
97%
130%
156%
149%
Tổng nợ DH
100%
20.925%
27.760%
37.224%
51.104%
Tổng VCS
100%
123%
136%
162%
182%
Bảng: xu hướng nguồn vốn
Khi nhìn vào đồ thị này thì ta có thể kết luận rằng nguồn vốn của công ty đang tăng dần qua các năm, nhưng chủ yếu là tăng nợ dài hạn và tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng không phải do công ty tăng việc phát hành thêm cổ phiếu mới mà chủ yếu là do công ty tăng lợi nhuận chưa phân phối. Lợi nhuận công ty kiếm được đều dùng để tái đầu tư chứ không chia cổ tức cho cổ đông.
Từ những biểu đồ trên, ta thấy từ năm 2008 công ty có xu hướng tăng nguồn vốn bằng những khoản nợ dài hạn nhưng cũng không chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc nguồn vốn (>7%). Các khoản nợ ngắn hạn của công ty rất nhỏ, nhưng chủ yếu là những khoản phải trả ngắn hạn, trong 5 năm liền không có khoản vay ngắn hạn nào.
è Công ty hạn chế việc sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng giá trị cho cổ đông, vì đôi khi sử dụng đòn bẩy tài chính không đúng cách có thể gây hại lại cho người sử dụng. Và chính nhờ chính sách này đã giúp công ty vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, giúp công ty tự chủ hơn trong việc huy động nguồn vốn.
Để ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 công ty đã thực hiện chiến lược mua lại cổ phiếu. Ở đây công ty chủ yếu dùng nguồn lợi nhuận chưa phân phối để mua lại. Chính sách mua lại cổ phiếu của mình giúp công ty không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của thị trường chứng khoán. Ngược lại giá cổ phiếu của công ty cũng tăng nhẹ trong giai đoạn này.
Khả năng tự tài trợ:
Khả năng tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Khả năng tự tài trợ = tổng vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn
2007
2008
2009
2010
2011
Khả năng tự tài trợ
0.8274
0.8212
0.7904
0.7862
0.7948
Các số liệu của Forest về khả năng tự tài trợ rất lớn > 7.9
è Khả năng tự chủ về tài chính của công ty rất tốt.
Khả năng thanh toán:
2007
2008
2009
2010
2011
Khả năng thanh toán hiện thời
3.85
4.76
4.63
4.67
5.61
Khả năng thanh toán nhanh
2.76
3.64
3.71
3.88
4.68
Các nhà cung cấp, ngân hàng, công ty tài chính khi nhìn vào 2 chỉ số này thì yên tâm khi cung cấp hàng hóa, cho vay… vì Forest có chỉ số khả năng thanh toán cao, và liên tục tăng qua các năm: khả năng thanh toán nhanh 2.76 – 4.68, khả năng thanh toán hiện thời 3.85 – 5.61. Việc các chỉ số khả năng thanh toán cao (chủ yếu là do giữ quá nhiều tiền mặt: năm 2011 $2.140 triệu USD, trong khi đó công ty lại không vay nợ ngắn hạn) đồng nghĩa với chỉ số khả năng sinh lợi thấp, nhưng lại giúp công ty có thể dễ dàng vượt qua các k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- Quản trị chiến lược tại công ty forest laboratories.doc